KĨ NĂNG làm các KIỂU đề THI đại HOC DẠNG câu 5 điểm PHẦN văn XUÔI

48 338 0
KĨ NĂNG làm các KIỂU đề THI đại HOC DẠNG câu 5 điểm PHẦN văn XUÔI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KĨ NĂNG LÀM CÁC KIỂU ĐỀ THI ĐẠI HOC DẠNG CÂU 5 ĐIỂM PHẦN VĂN XUÔI I. Dạng bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự Đề 1: Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam Đề 2: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao Đề 3: Phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao Đề 4: Phân tích nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao Đề 5: Phân tích nhân vật bà cô Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao Đề 6: Phân tích nhân vật Cố Hồng trong tác phẩm “Họp của một tang gia” – Vũ Trọng Phụng Đề 7: Phân tích nhân vật Vợ Nhặt trong tác phẩm “Vợ Nhặt” – Kim Lân Đề 8: Phân tích nhân vật cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ Nhặt” – Kim Lân Đề 9: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ Nhặt” – Kim Lân Đề 10: Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài Đề 11: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài Đề 12: Phân tích nhân vật A Sử trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài Đề 13: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” – NTT Đề 14: Phân tích nhân vật Mai trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” – NTT Đề 15: Phân tích nhân vật Dít trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” – NTT Đề 16: Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” – NTT Đề 17: Phân tích nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi Đề 18: Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi Đề 19: Phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu Đề 20: Phân tích nhân vật bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu Đề 21: Phân tích nhân vật người chồng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn Minh Châu Đề 22: Phân tích nhân vật Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” – Nguyễn Khải Đề 23: Phân tích nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân Đề 24: Phân tích nhân vật tôi trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân 1. LÝ THUYẾT I. Mở bài II. Thân bài 1. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự → vai trò thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. - Tác giả, tác phẩm - Nhân vật trong tác phẩm tự sự: hoàn cảnh xuất hiện nhân vật Vị trí: nhân vật chính, nhân vật phụ 2. Phân tích a.Ngoại hình b. Tính cách, phẩm chất c. Số phận ⇒ Vai trò trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm → Thái độ của tác giả: yêu quý, trân trọng, lên án hay phê phán. 3. Mở rộng, nâng cao - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Đóng góp của nhân vật, tác phẩm trong nền văn học - Bài học tiếp nhận sáng tạo 2. THỰC HÀNH Đề 1: Liên I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự: là xương sống của tác phẩm, được tái hiện trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Được khắc họa khác với nhân vật trữ tình, có các hành động, việc làm, suy nghĩ. Phân tích tác phẩm mà không phân tích nhân vật sẽ không thấy được tư tưởng tác giả & chủ đề tác phẩm. - Tác giả Thạch Lam: truyện ngắn Thạch Lam là truyện ngắn trữ tình → tình huống tâm trạng → nhân vật được khai thác chủ yếu ở thế giới nội tâm. + Nhân vật của Thạch Lam là những con người nhỏ bé sống nghèo khổ nhưng tâm hồn tinh tế. - Tác phẩm: + Trích “Nắng trong vườn” (1958) + Hoàn cảnh sáng tác: xã hội 30 – 45, manh nha từ cuộc sống của bản thân tác giả thủa ấu thơ. - Nhân vật Liên: + Xuất hiện trong không gian 1 phố huyện nghèo nàn, tiêu điều, thiếu sinh khí. + Vị trí: nhân vật chính trong tác phẩm II. Phân tích 1. Ngoại hình - Nhân vật Thạch Lam chủ yếu là nhân vật tâm trạng nên không được khắc họa nhiều về ngoại hình. + Đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy + Chừng 15, 16 tuổi được mẹ giao cho quản lí một cửa hàng nhỏ ở phố huyện nghèo. - Hình ảnh của một trẻ nghèo thương những đứa trẻ mà không có gì cho chúng, phở bác Siêu là một món quà xa xỉ. 2. Phẩm chất, tính cách + Nhạy cảm giàu lòng yêu thương + Liên mang một tâm hồn tinh tế, dễ xúc động: trước thời khắc của ngày tàn. - Đảm đang, tháo vát: + Một mình trông cửa hàng, kiểm lại xem bán được bao nhiêu + Chăm sóc em + Thiên nhiên: chiều buông – đêm xuống – khuya + Với những con người nghèo khổ nơi phố huyện - Đầy ước mơ, hy vọng: ngắm bầu trời sao Đợi tàu háo hức, thường trực, phổ biến. - Ý thức sâu sắc, bản thân: cuối truyện – tự thương mình. 3. Số phận: như những người dân phố huyện - Nhỏ bé, leo lét - Vô nghĩa - Quẩn quanh, không lối thoát → Thái độ của tác giả: + Trân trọng những đứa trẻ + Cảm thương số phận con người + Trân trọng những ước mơ, hy vọng của con người. III. Mở rộng – nâng cao - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chủ yếu ở đời sống nội tâm Đề 3: Thị Nở I. Giới thuyết - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật tái hiện trong nhiều mối quan hệ khác. → Vai trò: thể hiện chủ để tư tưởng tác phẩm - Nhân vật là linh hồn của tác phẩm tự sự, khi phân tích tác phẩm tự sự không thể bỏ qua nhân vật. - Tác giả Nam Cao: đề tài nhiều nội dung + Cách xây dựng nhân vật của Nam Cao: xấu về ngoại hình nhưng nổi bật ở vẻ đẹp phẩm chất (CP, TN…) - Thị Nở: + Xuất hiện phần giữa → cuối tác phẩm + Là nhân vật phụ nhưng có vai trò rất quan trọng II. Phân tích a. Tên: Thị Nở → Cách đặt tên đặc trưng của Nam Cao: CP, Lang Rận b. Gia cảnh, ngoại hình - Nghèo - Dòng dõi ma hủi - Xấu ma chê quỷ hờn: + mặt: bề ngang dài hơn bề dài + môi: vĩ đại, nứt nẻ như bờ ruộng khô lâu ngày không có nước + Mũi to, lúc nào cũng phập phồng như quả cà chua. - Thị Nở thiếu tất cả những gì cần và đủ của một người phụ nữ có thể lấy chồng. c. Tính cách - Dở hơi, ngẩn ngơ: + bạ đâu ngủ đấy + Dừng yêu về hỏi ý kiến bà cô - Phẩm chất tiềm ẩn: giàu tình yêu thương + Gặp Chí trong tình huống bản năng + Dành cho Chí tình thương không vụ lợi: độc thoại, nội tâm của Thị, bát cháo hành. → Đằng sau vẻ bề ngoài xấu xí là tình yêu thương đồng loại ⇒ Cách nhìn người d. Vai trò đặc biệt trong cuộc đời Chí - Khơi dậy bản năng ở Chí + Khơi dậy con người trong Chí: khiến Chí thức tỉnh → Tư tưởng tác giả: chỉ tình thương mới đánh thức được tình thương e. Số phận - Người nông dân số phận bất hạnh + Người nông dân nghèo bị áp bức + Người phụ nữ xấu xí + Nạn nhân của thành kiến xã hội: không có quyền định đoạt hạnh phúc cho đời mình. ⇒ Tố cáo xã hội đẩy người nông dân đến bước đường cùng, cướp đi quyền làm người của con người. III. Mở rộng – nâng cao - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua hành động, lời nói, nội tâm - Thái độ của tác giả - Bài học Đề 2: Chí Phèo I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả + tác phẩm - Chí Phèo: + Nhân vật phổ biến trong sáng tác của Nam Cao + Xuất hiện bằng tiếng chửi nhưng không ai đáp trả Tiếng chửi ất chất chứa bao đau đớn, tuyệt vọng khi bị cự tuyệt quyền làm người. - Là nhân vật chính trong tác phẩm, là linh hồn thể hiện tư tưởng tác giả & chủ đề tác phẩm. II. Phân tích a. Ngoại hình - Trước khi ở tù: là một anh canh điền khỏe mạnh, cường tráng. - Sau khi ở tù: thay đổi hoàn toàn → Ngoại hình; là người x, cũng là kết quả của tính cách sau khi ở tù. b. Tính cách phẩm chất - Là một anh nông dân chăm chỉ, hiền lành, giàu lòng tự trọng - Bản chất lương thiện bị đập tắt khi ở tù về - Bản chất lương thiện trỗi dậy khi gặp Thị Nở, không thể ác được nữa → Niềm tin bất diệt của Nam Cao vào nhân cách con người. c. Số phận - Bất hạnh: + bị bỏ rơi + Bị áp bức đến đường cùng + Bị cự tuyệt quyền làm người vì thành kiến xã hội. + Trả giá quá đắt cho bản chất lương thiện được trở về III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Thái độ của tác giả - Bài học sáng tạo + tiếp nhận Đề 4: Bá Kiến I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Nam Cao: + Là nhà văn hiện thực xuất sắc, thường tái hiện chân thật, cuộc sống của người nông dân. Trong tất cả các tác phẩm của Nam Cao, ông chủ yếu tập trung khắc họa hình ảnh người nông dân, qua đó gián tiếp nổi bật hình ảnh giai cấp thống trị (Lang Rận). → Mâu thuẫn giai cấp Tuy nhiên có lẽ chỉ có ở tác phẩm “Chí Phèo”, đại diện của giai cấp thống trị được khắc họa đầy đủ & rõ nét, sống động có khi từ tác phẩm bỏ ra ngoài cuộc đời khiến giai cấp thống trị muốn bỏ tù Nam Cao nhưng lại thấy anh trí thức hay đi Hà Nội nên thôi. + Đề tài người nông dân bị bóc lột. → Mâu thuẫn giai cấp - Tác phẩm: Tái hiện mâu thuẫn giai cấp xã hội ở thôn BB trong đó có giai cấp thống trị. - Nhân vật Bá Kiến: + Là nhân vật chính + Đối lập gay gắt: giai cấp thống trị với giai cấp bị trị + Được xây dựng dựa trên nguyên mẫu ở làng Đại Hoàng quan hệ ông - Hình tượng vừa có tính nghệ thuật vừa có tính hiện thực sâu sắc. II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện - Nam Cao tuân thủ nguyên tắc tái hiện hiện thực → đưa nguyên mẫu → Tăng tính hiện thực và giá trị tố cáo - Xuất thân trong gia đình có dòng dõi cai trị - Là nhân vật đầy mâu thuẫn lên đỉnh điểm 2. Ngoại hình - Ngoài 60 tuổi, già yếu nhưng vẫn còn lão luyện + Giọng nói: ngọt, nhạt → quát trước mới nói + Tiếng cười: sang → Ngoại hình nổi bật của kẻ thống trị 3. Tính cách Điển hình của giai cấp thống trị giai đoạn 30 – 45 - Tham lam + Tham quyền: mượn tay Chí Phèo để sẵn sàng tiêu diệt phe cánh đối đầu với mình để ai thua cũng không gây hại cho mình. → Hình ảnh của một đàn cá xâu xé con mồi, giẫm đạp lên nhau để đục khoét của dân. + Tham tiền: + Bóc lột nhân dân: Chí Phèo ở nhà Bá Kiến + Vợ Binh Chức: đi lấy tiền chồng đi lính phải có Bá Kiến đi theo và ở lại đêm, còn lại mấy đồng mua kẹo cho con. + Háo sắc: vợ Binh Chức mỗi khi đi chứng thực trên hiểm. - Nham hiểm, thủ đoạn + Cách cai trị được đúc rút từ mấy đời làm tổng lí + Với Chí Phèo: Ngấm ngầm đẩy Chí vào tù vì ghen tuông một cách thảm hại. - Khi Chí ra tù, Bá Kiến thường tác nhân biến Chí trở thành một con quỷ dữ và Chí được dùng trong việc đòi nợ, về được mấy đồng mua rượu. - Khi Chí thức tỉnh và đòi quyền làm người chính Bá Kiến là giọt nước làm tràn ly, khiến Chí phải kết liễu cuộc đời. - Tàn ác: + Sẵn sàng đẩy người lương thiện vào tù: CP, Năm Thọ, Binh Chức. Nhà tù của xã hội phong kiến những người lương thiện thì con quỷ dữ. → Tước đoạt quyền sống, quyền làm của người lương thiện. 4. Ý nghĩa - Khắc họa hình ảnh của giai cấp thống trị - Lên án bản chất của giai cấp thống trị, là người xui đẩy người dân đến bước đường cùng. III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được khắc họa từ nhiều phía: ngoại hình, hành động, tính cách, suy nghĩ nội tâm. → Nhân vật xây dựng là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. ⇒ Tầm khái quát lớn Tuy nhiên Nam Cao chưa đấu tranh trực diện mà chỉ để nhân vật tự phơi bày. ⇒ Mâu thuẫn một mất một còn Đề 5: Bà Cô I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả - Tác phẩm: + Bức tranh xã hội 30 – 45 đẩy người nông dân vào đường cùng + Thường kiến nặng nề đến mức làm cho người nông dân không còn lối thoát. Đại diện cho thời kiến xã hội là bà cô. - Nhân vật bà cô: + Xuất hiện: Kể sơ lược cuộc đời Chí khi gặp TN Thị Nở → thường kiến bà cô đóng sập cánh cửa trở về con đường lương thiện. + Nhân vật phụ → tác động đến nhân vật chính II. Phân tích a. Ngoại hình - Ngoài 50 không chồng → Đố kị, ích kỉ b. Gia cảnh - Sống trong nghèo khó, không chồng - Sống cùng cháu dở hơi, xấu xí c. Tính cách - Mang nét tâm lí đặc trưng của bà cô không chồng + Khó tính → đố kị với cháu gái Tưởng nói đùa Tin → hoảng hốt → nhục nhã → tủi thân → thấy cháu bà sao mà đĩ thế - Là hiện thân của thời kiến xã hội đối với Chí: không chấp nhận Chí là con người. + Đề cao cái giống “mà hủi” nhà bà hơn cái kẻ “rạch mặt ăn vạ” như Chí Phèo. + Không chấp nhận Chí Phèo đến với TN Thị Nở → Tác động đến đứa cháu gái dở hơi, đẩy Chí Phèo vào bi kịch không lối thoát → Chí kết liễu đời mình. ⇒ Bà cô là người gián tiếp đẩy Chí Phèo đến bước đường cùng và tước đoạt quyền hưởng hạnh phúc của Thị Nở và Chí Phèo. d. Thái độ của tác giả - Tố Cáo - Tư tưởng “con người chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của người ích kỉ” III. MR – NC - Xây dựng nhân vật: + Qua hành động + Biệt tài xây dựng nhân vật qua độc thoại, nội tâm Đề 7: Người vợ nhặt I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Kim Lân: nhà văn của người nông dân → Am hiểu sâu sắc về người nông dân → viết chân thực - Tác phẩm: Trích trong tập “Con chó xấu xí” + Được gây men từ nạn đói 1945 - Người vợ nhặt là nhân vật chính, xuất hiện từ đầu tác phẩm II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật - Đặt giữa nạn đói 1945 - Cái đói, cái rét tràn đến xóm ngụ cư DC: Đoàn người từ Nam Định, Thái Bình Những đứa trẻ Trên đường Tràng & thị về nhà. 2. Tên tuổi, lai lịch - Thị không tên, không quê quán, không người thân như cánh bèo trôi dạt giữa cuộc đời. - Thị là hiện thân của tất cả người phụ nữ bất hạnh trong xã hội bấy giờ 3. Ngoại hình, tính cách Bị xộc xệch cả nhân hình lẫn tính cách - Ngoại hình: quần áo rách bươm như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám sịt, ngực lép kẹp, haii mắt trũng xuống, ngồi vêu bên đường. → Chân dung người thiếu nữ ngày đói - Tính cách: không chút dịu dàng, nữ tính mà chao chát, chỏng lỏn + Quên sĩ diện để bám vào câu hò vu vơ + Trơ tráo, sưng sỉa mặt Tràng → Hoàn cảnh bị cái đói, cái chết dồn ép ⇒ Đây là hình tượng người phụ nữ ít gặp trong văn học 4. Phẩm chất - Khát vọng sống: bám víu để được tồn tại. Cứ cuộc sống đói rét kia, thị sẽ hy vọng sống lại bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết. - Khát vọng hạnh phúc: + Theo Tràng về chỉ để tìm chỗ bám víu + Thấy gia cảnh của Tràng, thị hoàn toàn có thể quay gót ra đi nhưng thị chấp nhận, ném một tiếng thở dài, hy vọng gắn bó với một con người. - Yếu tố, tinh tế, sâu sắc. + Khi ở chợ: ăn thì ăn chứ sợ gì → không phải vì đói để được ăn vì giá mà ăn để giữ cho mình chút sĩ diện, ăn vì thách thức. Sau khi ăn, ướm hỏi “Về chị nhà thất hụt tiền thì bỏ bố” → ướm hỏi gia cảnh Tràng (tiêu biểu người phụ nữ phong kiến) + Trên đường về: mang tâm lí của người con dâu về nhà chồng - e thẹn, bao nhiêu con mắt đổ dồn về phía mình - Thấy người ta bàn tán, thị cũng thấy khó chịu + Về đến nhà - Đến cổng: nén tiếng thở dài - Ngồi mớm ở mép giường + Sáng hôm sau: - Nhát chổi quét sàn sạt → tự tin vì được cả gia đình ấy chấp nhận - Bữa cơm ngày đói “mắt thị tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng” → chia sẻ, cùng gánh chịu với mọi người trong gia đình. - Đảm đang, thu vén + Dáng vẻ: cắp cái thúng → người lao động + Lời nói: Sao mà hoang thế + Sáng dậy sớm, quét dọn nhà cửa → quang cảnh ngôi nhà khác hẳn (phân tích cảm nhận của Tràng) - Lạc quan trong bữa ăn: khi đối mặt trực tiếp với cái đói, cái chết, tiếng trống thúc thế là cách giai cấp thống trị dồn đẩy người nông dân đến bước đường cùng thị nói chuyện cứu đói. → Ý thức vượt lên hoàn cảnh → người phụ nữ đầy bản lĩnh củ một người biết tự cứu mình. 5. Số phận (cho lên sau ngoại hình) - Số phận của người lao động nghèo đói - Người phụ nữ bất hạnh + Để mất sĩ diện của người phụ nữ + Tự rẻ rúng mình: theo không một người đàn ông không quen biết về làm vợ → đó là cách để tự cứu mình. III. Đánh giá - Thái độ của tác giả - Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Nhân vật được xây dựng có tầm khái quát hóa cao độ + Chủ yếu diễn tả qua thế giới nội tâm - Bài học sáng tạo + tiếp nhận Đề : Nhân vật Tràng I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sử - Tác giả: + Đề tài: người nông dân và cảnh nông thôn + Am hiểu sâu sắc cảnh ngộ người nông dân, gắn bó với cách mạng - Tác phẩm: + Tiền thân là “xóm ngụ cư” (1945) → “con chó xấu xí” + Cảm hứng từ nạn đói 1945 + Vị trí: nhân vật chính II. Phân tích 1. Giới thiệu chung - Gia cảnh: + nghèo khó, xóm ngụ cư + có mẹ già - Ngoại hình: + 2 con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng tối + 2 bên quai hàm bạnh ra + Bộ mặt thô kệch → Sự đẽo gọt sơ sài của tạo hóa 2. Số phận - Bất hạnh: + Sống trong nghèo đói + Có nguy cơ không lấy được vợ - Tuy nhiên, từ khi có vợ theo về, số phận Tràng có biến chuyển hướng đến tương lai tươi sáng 3. Phẩm chất, tính cách a. Hồn nhiên, chất phác và hăng say lao động - Chơi đùa với lũ trẻ - Câu hò đùa - “Chậc, kệ!” khi có người đàn bà theo về: (“Chậc, kệ!”, không phải vô trách nhiệm mà là sự chấp nhận đương đầu cùng người đàn bà kia bám víu vào cuộc sống để kiếm tiền) b. Giàu lòng thương người - “Chậc, kệ!” không phải vô trách nhiệmmà là sự chấp nhận đương đầu cùng thị bám víu vào cuộc sống để kiếm tìm hạnh phúc. c. Giàu khát khao về hạnh phúc về một mái ấm gia đình - Diễn biến tâm lý của Tràng sáng hôm sau d. Chu đáo - Sắm sửa trước khi đưa thị về nhà → Tràng không khinh miệt mà trân trọng thị III. MR – NC - Thái độ của tác giả - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: hành động, lời nói, suy nghĩ nội tâm - Ngôn ngữ giản dị, có khẩu ngữ - Bài học sáng tạo + tiếp nhận Đề: Nhân vật cụ cố Hồng I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sử - Tác giả: + Nhà văn trào phúng bậc thầy + Thói hơm hĩnh, văn minh rởm của xã hội đương thời là nguồn cảm hứng cho các sáng tác của VTP. - Tác phẩm: sự lố lăng, đồi bại của xã hội trưởng giả + Lên án của tác giả - Nhân vật: + xuất hiện trong đám tang cụ cố Tổ + Nhân vật phụ thuộc tầng lớp thượng lưu II. Phân tích 1. Giới thiệu chung - Tên: cụ cố Hồng → chân thực cụ thể - Hoạt cảnh xuất hiện trong đám tang cụ cố + Là con của người chết: lí ra phải đau thương trước sự mất mát nhưng cụ cố Hồng, trước giây phút tử biệt sinh li lại thể hiện mình một cách trái với cuộc sống đạo lí. 2. Tính cách - Đồi trụy: hút thuốc phiện – ngay cả khi bố mất - Khoe mẽ, vô trách nhiệm được giấu trong lớp vỏ bởi rối của người tang gia. + Đáng ra cụ phải sắp đặt mọi việc khi là con trưởng trong nhà nhưng chỉ hút thuốc phiện trên gác với câu nói “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” + Mơ màng nghĩ đến lúc mặc bộ đồ xô gai - Là người già nhưng không còn quan niệm phong kiến mà học đòi lai căng + Thể hiện mình: đi đưa tang để được người ta khen để thỏa mãn lòng sĩ diện + Ngu dốt, kệch cỡm: sử dụng từ ngữ “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Con Tuyết nó hư hỏng là tại mày. Giờ thì tao nhờ mày” - Bất hiếu: tìm thấy hạnh phúc từ cái chết của cha mình → Thể hiện niềm hạnh phúc của một tang gia 3. Ý nghĩa - Đại diện cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội 30 – 45 thoát ra khỏi xã hội phong kiến mà chịu ảnh hưởng mạnh mẽ “mưu Âu gió Mĩ” → Tha hóa - Rung lên hồi chuông về thực trạng xã hội mà mọi chuẩn mực xã hội bị đảo lộn vì đồng tiền, vì học đòi lai căng. III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật trào phúng có sức châm biếm, tố cáo mạnh mẽ qua ngoại hình, hành động lời nói, suy nghĩ. - Bài học Đề: Nhân vật Tnú I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sử - Tác giả gắn bó với người dân Tây Nguyên → ảnh hưởng đến ngòi bút - Tác phẩm: + in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” + Viết năm 1965: Cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt → nổi bật hiện tượng người anh hùng - Nhân vật Tnú: + xuất hiện trong lời kể của cụ Mết → tính sở thi + Nhân vật chính II. Phân tích a. Hình ảnh xuất hiện nhân vật - Đặt trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến ác liệt → nhân vật thể hiện đầy đủ hoàn cảnh khối liệt của cuộc đấu tranh. b. Ngoại hình - Khỏe mạnh, cường tráng - Hình ảnh người anh hùng cách mạng c. Gia cảnh - Mồ côi, lớn lên trong cái nôi của dân làng Xô Man → biểu tượng của con người Tây Nguyên. - Vợ con chết trong tay thằng Dục → căm thù ngùn ngụt d. Phẩm chất - Gắn bó với cách mạng: + Nhỏ + Được dạy chữ + Bị bắt - Cá tính mang bản chất của người con núi rừng - Có tinh thần quật khởi mạnh mẽ + Khi bị tra tấn + Khi vùng lên k/n - Giàu tình yêu thương + Yêu thương vợ con + Yêu qh gắn bó với con người qh → chiến đấu để bảo vệ buôn làng e. Số phận - Đại diện cho người dân bị áp bức → vùng lên đấuu tranh III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - hành động lời nói nội tâm - Đậm tính sử thi - Được kể lại bằng giọng điệu trang trọng, ngợi ca + Hội tụ vẻ đẹp của cả cộng đồng + Nhân vật được đặt trước thử thách để vượt qua thử thách - Thái độ của tác giả Đề: Nhân vật Mị I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: + am hiểu sâu sắc về con người và phong tục miền núi + Nhân vật trong sáng tác: con vật, loài vật, người nghèo khổ - Nhân vật: + Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – kết quả của chuyến đi Tây Bắc của tác giả + Nhân vật chính → chủ đề tác phẩm tư tưởng tác giả + Xây dựng từ nguyên mẫu → tính chân thực cao: khi Tô Hoài đi công tac từ Tà Sùa sang Phúc Yên (Sơn La). Ở Tà Sùa, ông gặp vợ chồng người Mèo đúng dịp tết → cùng ăn tết và nghe kể về cuộc sống của họ dưới sự áp bức của giai cấp thống trị II. Phân tích 1. Nguồn gốc xuất thân - Sinh ra trong một gia đình nghèo, mang món nợ truyền kiếp - Là nguồn gốc của số phận 2. Ngoại hình - Tình đẹp (trai làng đứng nhẵn vách) 3. Phẩm chất - Người lao động hiền lành chăm chỉ - Có đời sống tâm hồn trẻ trung phong phú: tài thổi sáo → thổi hồn mình vào trong tiếng sáo → tài hoa → đời sống tâm hồn phong phú + Khát khao yêu đương → trẻ trung Đi theo tiếng sáo của người yêu - Sâu sắc + ý thức được hoàn cảnh → muốn làm việc trả nợ + Ý thức về cảnh làm dâu gạt nợ - Mạnh mẽ quyết liệt (sẵn sàng chết ngay) - Sức sống tiềm tàng (đêm mùa xuân, mùa đông) - Sức phản kháng vượt lên hoàn cảnh Số phận - Người lao động nghèo bị áp bức - Người phụ nữ bất hạnh, chịu nhiều đau khổ (tình yêu tan vỡ khi đang khát khao yêu đương, sối nổi trẻ trung) 3 tháng Mị cứ khóc ròng. - Chấp nhận gắn kết với người mình không yêu, không có tình cảm - Nạn nhân của thần quyền, cường quyền III. MR – NC Đề: Nhân vật bà cụ Tứ I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sử - Tác giả Kim Lâm + Chuyên viết truyện ngắn về khung cảnh làng quê & cuộc sống nông dân nghèo + Am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí người nông dân. - Tác phẩm: + Tiền thân là “xóm ngụ cư” + Rút trong tập “Con chó xấu xí” gây hứng từ nạn đói năm 1945 - Nhân vật bà cụ Tứ: + Xuất hiện từ giữa → cuối tác phẩm + Là nhân vật phụ nhưng có vai trò quan trọng II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật - Trong xóm ngụ cư của nạn đói 1945 (phân tích hoàn cảnh) - Gia cảnh: nghèo + Căn nhà + Quần áo vắt khươm mươi niên… + Neo đơn: chỉ có 2 mẹ con → tô đậm tình cảm tội nghiệp của bà cụ Tứ 2. Ngoại hình - Già: ngoài 60 - Dáng dấp: già nua + toát lên vẻ nhọc nhằn, vất vả suốt một đời (lọng khọng, lật đật) Liên hệ hình ảnh mẹ trong “BKSĐ” 3. Số phận - Người nông dân bất hạnh giữa nạn đói - Đối mặt với nỗi đau của người mẹ không lo được cho con trong việc quan trọng của đời người (diễn biến tâm lí khi chàng đưa thị về) - Sớm mất điểm tựa là người chồng 4. Tính cách, phẩm chất - Người mẹ giàu lòng thương con Liên hệ: Tình thương của Vũ Nương: muốn con nhận được tình thương của cha và mẹ. + Người đàn bà: con có bữa ăn no → bà cụ Tứ mong con có hạnh phúc trọn vẹn: vừa day dứt, vừa xót xa cho con “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. - Hạnh phúc đến lúc này quá mong manh - Nhân hậu, cảm thông sâu sắc với người nghèo - Bà không ở vị thế của người bề trên, người giàu sang hơn để nhón tay làm phúc. Niềm cảm thông xuất phát từ trải nghiệm của cuộc đời đầy nhọc của chính bà + Niềm cảm thông của những người phụ nữ với nhau mang tính giai cấp - Niềm tin mạnh mẽ vào tương lai tươi sáng + Người già nhất nhưng nói người đến tương lai nhất → Bà Cụ Tứ là người lao động nghèo biết chia sẻ, yêu thương, đùm bọc những người cùng cảnh ngộ. - Phẩm chất của bà là phẩm chất của một người mẹ, một người phụ nữ → Thái độ của tác giả + Đồng cảm với nỗi khổ của con người + Đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động, lời nói suy nghĩ nội tâm - Người giản dị Đề: Nhân vật A Phủ I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sử - Tác giả + tác phẩm (đề phân tích Mị) - Nhân vật A Phủ + Thể hiện trong cảnh đánh nhau với A Sử + Nhân vật chính II. Phân tích 1. Gia cảnh + ngoại hình: cường tráng, khỏe mạnh - Mồ côi bố mẹ mất trong dịch bệnh → Số phận bất hạnh + Trở thành món hàng cho người ta đem bán + Nghèo: sống giữa cuộc đời phong kiến với những thủ tục khắt khe → không lấy được vợ. + Đi ở bị áp bức Bị đánh → đi ở Bị trói trong đêm đông vì đánh mất bò 2. Phẩm chất - Cần cù lao động chăm chỉ, sớm tự lập - Cương trực, thẳng thắn bản chất người con trai núi rừng - Sức sống hi vọng tự do hạnh phúc + Nhỏ: bị bán → trốn lên núi + Đêm từ mùa xuân: không lấy được vợ → theo trai làng đi chơi xuân + Đêm mùa đông III. MR - NC Đề: Nhân vật Dít I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: + Sống gắn bó và nặng ân nghĩa với đại ngàn Tây Nguyên → Có vốn sống phong phú về con người và cuộc chiến ở Tây Nguyên + Cây bút tiêu biểu cho văn học thời chiến mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Tác phẩm: Trích trong tập “Trên qh những anh hùng Điện Ngọc”, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ở thời kì quyết liệt nhất. - Nhân vật Dít: + Xuất hiện từ đầu tác phẩm trong cuộc đối thoại với Trúc sau 3 năm đi ll. + Nhân vật phụ II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện - Sau 3 năm đi lưu lạc, Trúc về thăm làng XM và được trò chuyện với những người đã gắn bó thân thiết nơi đâu trong đó có Dít. 2. Gia cảnh Sinh ra và lớn lên ở làng XM, là em ruột của Mai 3. Ngoại hình - Dít rất giống Mai, cái mũi hơi tròn đã thẳng và nhỏ lại, hai hàng lông mày đậm, đôi mắt mở to bình thản, kiên định. → Một cô gái hồn nhiên xinh đẹp + Kiên định (nếu Trúc được khắc họa bằng đôi bàn tay thì Dít hiện lên với đôi mắt luôn nhìn thẳng → nghệ thuật của tác giả) 4. Số phận - Chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh 5. Tính cách, phẩm chất a. Vẻ đẹp vốn có của người thiếu nữ - Trẻ trung xinh xắn, điểm nhấn là đôi mắt - Dịu dàng ý tứ : “hai chân nép về một bên, đem tay kéo váy che kín cả gót chân” b. Một cô gái thông minh, gan dạ nhanh nhẹn - Bị giặc bắt, bắn đạn xẹt qua tóc, đến phát thứ 10 thì đôi mắt bình thản nhìn chúng. c. Ý thức trách nhiệm cao, sống theo nguyên tắc của mình và nguyên tắc đặt sau tình thương - Ý thức trách nhiệm của đồng chí bí thư: kiểm tra giấy phép của Tnú - Giàu tình yêu thương với gia đình (Mai), đồng chí, đồng đội (Tnú), dân làng (biếu cụ Mết muối) → Dít là hiện thân cho dân làng Xô Man đứng lên chống Mĩ. Thế hệ của Dít sẽ bổ sung tất cả những thiếu hụt từ thế hệ của Mai. Nếu Mai chỉ có hai bàn tay không thì Dít đã là người cm chủ động (Dít là thế hệ của Chiến – “NĐCTGĐ”) III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Nhân vật được xây dựng theo khuynh hướng sử thi + Xây dựng nhân vật qua hành động, lời nói suy nghĩ - Thái độ của tác giả Đề: Nhân vật Huấn Cao I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: + NT là nhà văn lãng mạn: Trước cách mạng ông đi tìm những vẻ đẹp nay chỉ còn vang bóng. + Xây dựng nhân vật theo 2 loại: → có tài năng, thiên lượng, khí phách (hiếm hoi). → đầy rẫy trong xã hội - Tác phẩm + Trích “VBMT” + Gợi không khí cổ xưa, trang trọng → nhân vật có thiên lượng, tài năng khí phách → nhân vật đẹp nhất đời văn NT. - Nhân vật: + Xây dựng theo nguyên mẫu Cao Bá Quát + Nhân vật chính II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật: nhà lao, trong vị thế của người tử tù chờ hành hình. 2. Cuộc đời và số phận - Bất hòa với chế độ phong kiến → đứng lên chống triều đình nhưng thất bại, bị bắt và chờ án chém → không thực hiện được hoài bão lớn. - Là người có thiên lượng, tài năng, khí phách, sống trong xã hội mục rỗng → Sinh lầm thế kỉ 3. Phẩm chất - Văn võ toàn tài + Võ + Văn: viết chữ đẹp → nghệ sĩ - Lí tưởng cao cả + Tài không để phục vụ chế độ thối nát. + Tài để đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của xd. - Khí phách hiên ngang: tử tù chờ cái chết đang đến rất gần mà HC không bị lụy, run sợ mà trái lại hết sức hiên ngang. DC: chỗ gông, trả lời khinh bạo đến điều - Tâm: + Tâm của một người Mĩ: Khoảnh không phải để kiêu căng mà của một ý thức sâu sắc về tài năng và nhân cách bản thân. DC: Cả đời ông chỉ viết hai bộ tứ bình và 1 bức trung đường cho 3 người bạn thân → người tri kỉ hiểu được nét chữ. + Tâm của một kẻ sĩ biết trân trọng những tấm lòng biết nhỡn liên tài: thay đổi cách cư sử với quản ngục. Huấn Cao – quản ngục thì người tri kỉ → quyết định cho chữ → Tâm tỏa sáng qua cảnh cho chữ → Lời khuyên thấm vào quản ngục để ông hướng thiện ⇒ Không đi vào cõi chết mà đi vào cõi bất tử 4. Ý nghĩa nhân vật - Gửi gắm lòng yêu nước của tác giả - Phản đối quy luật tính cách là hệ quả của hoàn cảnh - Thái độ của tác giả III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Đặt nhân vật trong tình huống éo le + Miêu tả nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ + Nhân vật cặp đôi Đề: Nhân vật Việt I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: + Cây bút hàng đầu của văn xuôi cách mạng + Vợ chồng ông vừa giàu chất hiện thực của chiến tranh, vừa đằm thắm chất chữ tình. + Sống gắn bó với con người NB → là nhà văn là nông dân Nam Bộ - Tác phẩm + Rút trong tập “Truyện và kí” (1978) + Nhân vật: chính xuất hiện xuyên suốt tác phẩm II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật - Trên nền cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt - Quan hệ có truyền thống cách mạng → khi bị thương nặng bởi một mình chiến đấu với xe bọc thép 2. Số phận - Bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh - Số phận đại diện cho thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ 3. Tính cách a. Hồn nhiên, ngây thơ vô tư - Nghe chị nói chuyện trọng đại → cười khì khì, bắt đom đóm vào tay lăn ra ngủ. - Tự nhận mình chỉ thua chị có một chút → đòi đi bộ đội - Tranh xem ai bắt được nhiều ếch hơn - Vào bộ đội vẫn cầm theo ná cao su, sợ con ma cụt đầu - Giành với chị đi bộ đội, giấu biệt là mình có chị vì sợ mọi người yêu mất chị. b. Giàu tình cảm, giàu tình yêu thương - Yêu gia đình: + đi bộ đội để trả thù cho ba má + Luôn có hình ảnh của má trong tâm chí khi đau đớn nhất về thể xác, ước gì có má để vơi bớt cơn đau. + Thương chị (Chị Hai, chị Chiến) ấn tượng của hai chị em, má không bao giờ chết. + Chú Năm - Với đồng đội: gắn bó như ruột thịt, được mọi người gọi là “Cậu Tư” - Tình yêu thương đẩy lùi đau đớn khi bị thương. Kí ức lớn trong tâm trí, mỗi khi tỉnh dậy Việt lại nhớ lại c. Lòng căm thù giặc sâu sắc, là người anh dũng kiên cường - Căm thù giặc → vào bộ đội để tiếp nối truyền thống gia đình, qh - Đánh được một xe bọc thép của giặc - Khi bị trúng đạn, kiên cường chịu đựng, lúc nào tay cũng để ở cò súng → chủ động tinh thần chiến đấu kiên cường - Vượt lên hoàn cảnh của bản thân để hướng tới sự sống “Các anh chờ Việt, chờ Việt với…” ⇒ Việt hiện thân cho thế hệ trẻ chống Mĩ trong tư thế tìm giặc mà tiến đánh III. MR – NC - Thái độ ca ngợi của tác giả với thế hệ trẻ biến nỗi đau vô cùng thành sức mạnh vô biên. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Lời kể nửa trực tiếp Đề: Nhân vật Cụ Mết I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: Viết nhiều và hay về núi rừng và con người Tây Nguyên - Tác phẩm: + Viết năm 1965 là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành ca ngợi ý chí bất khuất tinh thần đấu tranh của người dân Tây Nguyên - Nhân vật cụ Mết: + Nhân vật phụ + Có vai trò là người kể chuyện II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện - Thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ gay go, ác liệt - Là người kể chuyện về một đời người không một đêm 2. Ngoại hình: người già làng 60 tuổi - Bàn tay nặng trịch như một kìm sắt - Quắc thước, râu dài đến ngực, đen bóng - Mắt vẫn sáng, xếch ngược, vết sẹo láng bóng - Ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn - Tiếng nói của cụ ồ ồ, dội vang lồng ngực → Một già làng khỏe mạnh, quắc thước là linh hồn của dân làng Hô Man 3. Tính cách, phẩm chấta. a. Yêu quê hương đất nước sâu sắc, là cầu nối giữa Đ’, cách mạng và dân làng - Sớm giác ngộ cách mạng “Đ’ còn núi nước này còn”, trung thành với cách mạng - Tinh thần cách mạng: già vào rừng mài giáo → Nhận thức đầy đủ về cách mạng b. Là một già làng, đồng thời cụ Mết cũng là một người chỉ huy điềm tĩnh, sáng suốt và kiên định. - Khen ai cũng chỉ khen là “Được - Lời nói quả quyết có sức nặng + Cán bộ là Đảng + Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo - Sáng suốt + Nhận ra chân lý “Chúng nó…” + Can ngăn Tnú ra cứu vợ con → Tnú là cán bộ, là Đ’, Đ’ còn núi nước này còn. + Nhận định cuộc chiến đấu còn dài “Năm nay làng ta không đói…”nhưng cần phải dự trữ lương thực tới 3 năm c. Tinh thần quật khởi mạnh mẽ + Tnú bị bắt, cụ cổ vũ dân làng nổi dậy và giặc nằm dưới ngọn giáo của cụ d. Giàu lòng yêu thương + Kể về cuộc đời Tnú với giọng trịnh trọng + Hỏi chân thường, hồn nhiên: 10 ngón tay mày vẫn thế à, không mọc được nữa à - Mẹ con Mai: khóc - Với cán bộ: Để muối cho người đau - Với dân làng: chia muối cho mọi người III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Thái độ của tác giả: ca ngợi một thế hệ dân làng CM Đề: Nhân vật người đàn ông hàng chài I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả + tác phẩm đề nhân vật Phùng - Nhân vật người đàn ông; + Nhân vật phụ + Xuất hiện ở phần đầu tác phẩm, khi Phùng phát hiện ra chiếc thuyền tiến vào bờ. II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật - Hoàn cảnh xã hội: thời hậu chiến, người dân đang hân hoan trong niềm vui chiến thắng. - Hoàn cảnh cụ thể: trong cảnh đánh vợ 2. Gia cảnh - Là trụ cột trong 1 gia đình làng chài - Có một người vợ xấu xí, ngoài 40 tuổi và 1 đàn con nheo nhóc 3. Ngoại hình - Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền - Mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, từng bước chắc chắn - Hàng lông mày cháy nắng rủ xuống 2 con mắt vẻ độc dữ → Ngoại hình của một người dân lao động bươn trải, cực khổ, thân hình chắc khỏe để chống đỡ cả một gia đình, cơ nghiệp nhưng cũng hiện lên những nét dữ dằn. 4. Số phận - Số phận nghèo khổ của người dân lao động trong cuộc sống mưu sinh Nhọc nhằn: đông con, không có cái ăn “ngày biển động phải ăn xong rồng luộc chấm muối” ⇒ Số phận bất hạnh đẩy người đàn ông vào tình trạng biến đổi nhân cách 5. Tính cách a. Trước kia (thời trẻ) - Hiền lành, lương thiện + Là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh vợ + Trốn không đi lính - Nhân hậu, cao thượng, giàu lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang một người phụ nữ xấu xí lại có mang với người khác. b. Thực tại - Là người chồng vũ phu, tàn độc + Đánh vợ → bỏ đi + Tát thằng Phác → Do hoàn cảnh tha hóa, biến chất. Nhưng đó là hành động ích kỉ, đáng lên án. III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua hành động, lời nói, suy nghĩ - Thái độ của tác giả + Báo động tình trạng bạo lực gia đình + Cách nhìn đời, nhìn người và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống Đề: Nhân vật Phùng I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác Nguyễn Minh Châu: + Người mở đường tình anh và tài năng của văn học sau 1975 với khuynh hướng thế sự đời tư đậm nét. + Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là những con người nhỏ bé trong cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. - Tác phẩm “CTNX” + Sáng tác tiêu biểu của NMC sau 1975, trích trong tập “Bến quê” + Là một tác phẩm đa nghĩa - Nhân vật Phùng - Là nhân vật chính, xuất hiện từ đầu tác phẩm - Đóng vai trò là người kể chuyện, xưng “tôi” → tăng tính chân thực, đem lại cái nhìn đa chiều cho tác phẩm. II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật - Nhận nhiệm vụ đi chụp bức ảnh “chỉ toàn tĩnh vật”, không có con người để bổ sung vào bộ lịch đầu năm. - Anh đến vùng biển miền Trung là chiến trường cũ - Ngoại hình nhân vật không được nhắc đến vì đây là người tự kể chuyện, chủ yếu là bộc lộ quan điểm, thái độ. 2. Tính cách a. Mang phẩm chất của một người nghệ sĩ, săn tìm, rung động trân trọng trước cái đẹp. - Công phu trong việc chọn cảnh chụp, sau khoảng tuần lễ vẫn chưa tìm thấy cảnh đẹp ưng ý. - Chụp được cảnh đất trời cho → tim như có ai bóp thắt bào → Cái đẹp chính là đạo đức ⇒ Lao động nghệ thuật thực sự và chân chính có trái tim nhạy cảm, đam mê cái đẹp b. Mang phẩm chất của người chiến sĩ đi ra từ chiến trường - Chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, Phác “há hốc mồm ra mà nhìn” “vứt chiếc máy ảnh, chạy ào tới” → phản xạ tự nhiên có bản chất lương thiện tốt đẹp, căm ghét cái xấu, bất công bảo vệ kẻ yếu. c. Bị địch kiến chi phối nhưng không phải người bảo thủ, biết lắng nghe để nhận thức về con người, cuộc đời và nghệ thuật. - Hỏi: người đàn ông có đi lính Ngụy không? - Vỡ lẽ về người đàn ông → Cuộc đời là những mối quan hệ chằng chịt, phải nhìn đa diện, toàn diện → Người nghệ sĩ Phùng nhận ra nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không được phép bôi hồng hiện thực mà là tái hiện chân thực cuộc sống đời thường. - Hình ảnh cuối vẫn là bức ảnh chiếc thuyền với ánh ban mai phớt hồng nhưng người đàn bà bước ra với những bước chân nặng trịch. → Nhận thức vè giá trị của tác phẩm: để tác phẩm nghệ thuật sống được trong lòng bạn đọc người nghệ sĩ có quyền săn tìm cái đẹp nhưng cái đẹp phải chân thực và bước ra để sống cùng cuộc đời. III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Nhân vật tự truyện + Được đặt trong nhiều mâu thuẫn khác nhau → vỡ lẽ, nhận thức về cuộc đời và nghệ thuật. + Thông qua điểm nhìn của chính nhân vật: thái độ, quan điểm được bộc lộ rõ → nhân vật tư tưởng. - Thái độ tư tưởng của tác giả: Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không xa lạ với con người. Đề: Nhân vật người đàn bà I. Giới thuyết (đề trước) - Nhân vật người đàn bà: nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật - Cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn của từng số phạn sau 1975 - P. đi công tác, chứng kiến cảnh bạo lực 2. Gia cảnh - Khi chưa lấy chồng: là một người đàn bà xấu xí, sinh ra trong 1 gia đình khá giả, không ai lấy, có thai với một chàng trai một nhà hàng giữa phá - Sau khi lấy chồng: hai vợ chồng cùng đám con nheo nhóc sống chật vật trên chiếc thuyền bé tí tẹo 3. Ngoại hình - Ngoài 40, thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển - Cao lớn với những đường nét thô kệch - Mặt rỗ 4. Số phận - Số phận người ngư dân nghèo đối mặt với đời sống khó khăn thời hậu chiến. + Nhà đông con, sống tạm bợ trên chiếc thuyến chật hẹp + Biển động cả nhà phải ăn xương rồng chấm muối - Số phận của người đàn bà bất hạnh + Bị chồng đánh đập dã man + Trông cảnh con cái bị tổn thương. Đây là nỗi đau lớn nhất của một người mẹ. 5. Tính cách phẩm chất - Chăm chỉ, cần cù, lam lũ: sống và làm việc trên thuyền - Cam chịu nhẫn nhục - Giàu lòng yêu thương - Từng trải sâu sắc - Giàu lòng hi sinh III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua suy nghĩ, lời nói, hành động - Thái độ của tác giả Đề: Nhân vật Chiến I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: + Nguyễn Thi là nhà văn quê ở miền Bắc, song xứng đáng được coi là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi thời kháng Mĩ của nhân dân Nam Bộ + Trang viết của ông vừa giàu tính hiện thực chiến đấu vừa đậm chất trữ tình. - Tác phẩm “NĐCTGĐ” (1966) in trong tập “Truyện và kí” (1978) là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi và nền văn xuôi thời chống Mĩ. - Nhân vật Chiến: + Nhân vật chính + Xuất hiện trong dòng hồi tưởng của Việt khi bị thương nằm lại trong rừng. II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật: dòng hồi tác giả của Việt - Gia cảnh: là người con gái sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước → đau thương làm nên lòng căm thù sâu sắc. ⇒ Tinh thần đấu tranh cách mạng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Số phận - Chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh - Là số phận chung của người dân MB, cả dân tộc VN thời chống Mĩ 3. Ngoại hình - Có nhiều nét giống má - Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ cháy nắng - Thân hình to và chắc nịch - Tác giả miêu tả người phụ nữ khỏe mạnh vầ thể chất → vẻ đẹp mạnh mẽ ấy như minh chứng cho họ sinh ra là để gánh vác, chống trọi với cuộc sống vất vả, với bom đạn kẻ thù. 4. Tính cách, phẩm chất - Là người con gái giàu tình thương + Là người con hiếu thảo: tự nguyện đi đánh giặc để trả thù cho ba má → đặt trong hoàn cảnh chiến tranh, đây là biểu hiện cao đẹp nhất của lòng hiếu thảo. + Là người chị biết nhường nhịn các em Hoàn cảnh neo đơn (ba má hi sinh, chị Hai ở xa) Chiến tần tảo chăm sóc các em. - Nhường Việt chuyện đi bắt ếch, chuyện bắn chết tên giặc trên sông Định Thủy. - Tranh đi tòng quân với Việt vì không muốn em phải xông pha vào nơi hiểm nguy, cái chết cận kề. - Là cô gái đảm đang, kiên nhẫn, chu toàn mọi việc. + Khi được chú Năm giao cho cuốn sổ gia đình, Chiến kiên trì ngồi đánh vần đọc từng chữ, quên cả ăn. + Luôn mang theo chiếc gương vào trường → biết chăm sóc bản thân + Còn ít tuổi nhưng chững chạc trong việc làm, suy nghĩ, tính toán thu xếp đâu vào đấy khi chuẩn bị đi ll. → Chú Năm khen “Việc nhà thu gọn…đặng bề nước non” → tính cách này Chiến rất giống má (theo suy nghĩ của Việt) - Là người chiến sĩ giải phóng quân, kiên cường, gan góc, lạc quan, yêu cuộc sống. + Đau thương, căm thù giặc → xung phong ra trận + Vào bộ đội, Chiến chiến đấu anh dũng, quả cảm trở thành đại đội trưởng bộ đội nữ quân Bến Tre, lập được nhiều chiến công. ⇒ Chiến xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” ⇒ Chiến là biểu tượng cho người con gái NB thời chống Mĩ III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa qua hành động, lời nói, suy nghĩ, đặt trong hoàn cảnh khắc nghiệt phải vượt lên, ng đậm chất Nam Bộ. Đề: Nhân vật Người lái đò I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: + PCNT NT gói gọn trong một chữ “ngông” + Thể hiện sự tài hoa của mình bằng cách miêu tả các con người tài hoa xuất trúng trong → sự thay đổi sau cách mạng: vẻ đẹp ở những con người lao động bình thường trong nghề của mình. - Tác phẩm + Hoàn cảnh: Nhân vật thực tế của tác giả về Tây Bắc để tìm chất “ vàng 10 đã thử lửa” → đó là hình ảnh người lái đò Sông Đà. + Xuất sứ: in trong tác phẩm sông Đà (1960) + Thuộc sở trường, thể loại tùy bút ĐĐ: tự do, không có luật lệ, quy phạm gì chặt chẽ Đậm chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi của… - Nhân vật người lái đò: + Xuất hiện trong hoàn cảnh chiến đấu với thượng nguồn sông Đà. + Là một nhân vật chính, vẻ đẹp của con người Tây Bắc. II. Phân tích 1. Lai lịch, tên tuổi, hoàn cảnh sống - Là người lái đò vùng sông Đà. - Gọi là người lái đò → chung cho tất cả những người lao động, thể hiện sự gắn bó, tình yêu lao động. - Là người từng trải, lái đò trên sông Đà hơn 10 năm. Đó là công việc mưu sinh của ông và ngày nào cũng phải đối mặt với con sông Đà hung dữ. 2. Ngoại hình: mang những nét đặc trưng của nghề nghiệp - Giọng nói ào ào như tiếng nước mặt ghềnh - Tay lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh, nhãn giới cao vòi vọi - Ngoài 70 tuổi vẫn mang thân thể cường tráng. → 1 người lao động khỏe khoắn 3. Phẩm chất: mang vẻ đẹp của người lao động a. Là người có trí nhớ tuyệt vời, am hiểu về dòng sông, sống gắn bó với quê hương. - Hơn 10 năm trời làm nghề lái đò, ghi nhớ từng thác dữ, hiểu tường tận tính nết con sông. - Ông lái nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. - Ông thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. - Dàn trận trên sông Đà - Biết rõ từng cửa sinh, cửa tử trên thạch trận sông Đà. b. Là người dũng cảm, kiên cường, bình tĩnh, ứng biến linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. - Chiến đấu với dòng sông ở trận : Chặng 1: sức mạnh nghiêng về sông Chặng 2: người lái đò hoàn toàn chủ động Chặng 3: thừa thắng c. Mang vẻ đẹp của người lao động bình dị. - Họ không coi chiến thắng là những công oanh liệt. Đó là công việc hàng ngày họ phải đối mặt. + Nói về những con cá anh + Chiến thắng tan xèo trong nước → Người lao động bình dị trong tâm làm chủ tn ⇒ Thử vàng mười đã qua III. MR – NC Thái độ của tác giả: ngợi ca, trân trọng đặt niềm tin vào con người trong cuộc đời mới. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Đặt nhân vật vào hoàn cảnh gay go, ác liệt + Qua ngoại hình và hành động Đề: Nhân vật Mai I. Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả Nguyễn Trung Thành: + Nhà văn gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên + Viết thường công về mảnh đất và con người Tây Nguyên trong 2 cuộc kháng chiến. + Nhân vật: là người anh hùng, mang tầm vóc sử thi - Tác phẩm “Rừng Xà Nu” + Sáng tác năm 1965, khi quân Mĩ đánh ồ ạt vào miền Nam nước ta + Là tác phẩm tiêu biểu của NTT - Nhân vật Mai: + Nhân vật phụ không xuất hiện từ đầu → đến cuối tác phẩm nhưng có vị trí quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm. II. Phân tích 1. Hoàn cảnh xuất hiện - Đặt trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt - Mai xuất hiện gắn liền với những biến cố trong cuộc đời Tnú: từ khi nhở đến lớn. 2. Gia cảnh - Là người con của làng Xô Man - Có Dít là em gái, là vợ Tnú và một đứa con 3. Ngoại hình - Mai không được tác giả miêu tả trực tiếp về ngoại hình. Hình ảnh Maii hiện lên qua hình ảnh Dít. Dít giống Mai y hệt cái mũi thẳng và nhỏ hai hàng lông mày đậm đến lỗi cho tối cả hai mắt mở to. 4. Tính cách, phẩm chất a. Sớm có tinh thần cách mạng, anh dũng, gan dạ, trung thành với cách mạng. - Từ nhỏ đã cùng Tnú đưa cơm nuôi cán bộ - Khi bị giặc bắt và tra tấn → quyết không khai ra nơi ở của Tnú với mọi người, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. b. Trước những người thân yêu, là cô gái dịu dàng, giàu đức hi sinh, tình yêu thương. - Lúc nhỏ, học chữ cùng Tnú, chịu để Tnú đánh. - Khi Tnú đi tù trở về, Mai chạy ra đón Tnú, nắm lấy bàn tay Tnú thổn thức. - Bảo vệ con đến hơi thở cuối cùng, không lực chọn cho riêng mình – chiến đấu với kẻ thù – phân tích cảnh bị tra tấn - Khi Tnú lao ra, Mai nép mình vào ngực Tnú để tìm nơi bảo vệ → căm thù → tt: chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo. 5. Số phận - Chịu nhiều đau thương, mất mát III. MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Đặt nhân vật vào tình huống buộc phải lựa chọn → khẳng định mình + Miêu tả qua hành động, lời nói - Thái độ của tác giả II. DẠNG ĐỀ SO SÁNH NHÂN VẬT 1. Lí thuyết: MB: Giới thiệu nhóm nhân vật – đề tài TB: Giới thuyết: + Đề tài chung + Nhân vật trong tác phẩm tự sự? + Xác định vị trí nhân vật: chính, phụ? + Nhóm nhân vật – tác giả, tác phẩm Phân tích: a. Nét chung + hoàn cảnh + giai cấp + số phận + phẩm chất Lí giải + Đề tài + Hoàn cảnh sáng tác + Gặp gỡ tư tưởng của tác giả b. Nét riêng Lí giải: - Dựa trên nét chung - Gặp gỡ tư tưởng của tác giả - Nghệ thuật MR – NC: góp vào đề tài Tư tưởng tác giả KB: Nét chung, nét riêng Bài học 2. Thực hành: Đề 1: So sánh Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và Thị (Vợ Nhặt – Kim Lân) 1. Giới thuyết - Đề tài: Người phụ nữ trong văn học Nhân vật trong truyện ngắn làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm - Vị trí nhân vật trong tác phẩm - Tác giả, tác phẩm 2. C/m a. Giống nhau - Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến nửa thực dân - Thuộc tầng lớp người lao động nghèo khổ + Mị: bị áp bức → nghèo: món nợ truyền kiếp + Thị: không quê quán, nguồn gốc… → phận chung - Ngoại hình: + Mị: người con gái vùng sơn cước + Thị: người phụ nữ ngày đói - Số phận + Mị: có đời sống tâm hồn phong phú: tài thổi sáo, hiếu thảo, sức sống tiềm tàng, giác ngộ cách mạng. + Thị: vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn: tinh tế, chỉn chu, thu vén gia đình. - Nghệ thuật khắc họa nhân vật + Mị: tâm trạng → có chiều sâu + Thị: hành động, lời nói, tâm trạng → đa chiều - Nghệ thuật trần thuật + Mị: lời kể của tác giả + Thị: đan xen đa giọng Đề 2: Phân tích hình tượng người vợ trong “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa”. Đề 3: Phân tích nhân vật Mai trong “Rừng xà nu” và Chiến trong “Những đứa con trong gia đình”. Đề 4. Phân tích nhân vật Việt (Những đứa con trong già đình) và Tnu (Rừng xà nu). Chữa bài Đề 2. 1. Giới thuyết - Đề tài: quen thuộc trong văn học → giới thiệu 2 nhân vật. →Nhân vật đóng vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. - Tác giả, tác phẩm 2. Phân tích, chứng minh a. Giống nhau (lí giải) - Hoàn cảnh sống khổ cực + Thị: cái đói năm 1945 đày đọa thị, nghèo đói, vô gia cư + Người đàn bà: cuộc sống mưu sinh vất vả - Đều là những người lao động nghèo, vất vả + Thị: toát lên từ hành động + Người đà bà: ngoại hình → cuộc sống vất vả - Số phận bất hạnh: + Thị: Cuộc sống chỉ để có miếng ăn, sống như 1 sự tồn tại + Người đàn bà: gánh nặng sống mưu sinh → đàn con nheo nhóc, người chồng vũ phu. - Phẩm chất tốt đẹp + Người lao động chăm chỉ ∙ Thị: chủ động kiếm tìm việc làm ∙ Người đàn bà: bươn chải ngày đêm trên biển để kiếm sống + Giàu lòng yêu thương ∙ Thị: Gắn bó với người để kiếm tìm hạnh phúc ∙ Người đàn bà: cam chịu, chấp nhận hi sinh để chồng được giảm gánh nặng, con được sống trong bình yên no đủ. + Sống sâu sắc ∙ Thị: nhìn ngôi nhà, đón bát cháo cám ∙ Người đàn bà: kiểu đời + Khát vọng ∙ Thị: khát vọng sống, hạnh phúc ∙ Người đàn bà: hạnh phúc bình thường → Cùng có một sự lựa chọn: điểm tựa từ gia đình bé nhỏ của mình Đó cũng là sự lựa chọn của tất cả những người phụ nữ Việt Nam ở mọi thời kỳ. Đều không có tên → đại diện cho tất cả những người phụ nữ. b. Khác nhau (lí giải) - Hoàn cảnh sống: hoàn cảnh xã hội khác nhau + Thị: nạn đói 1945 + Người đàn bà: cuộc sống vất vả thời hậu chiến - Lai lịch + Thị: không rõ + Người đàn bà: rõ lai lịch → 2 người đàn bà đứng trước 2 hoàn cảnh cụ thể khác nhau - Ngoại hình + Thị: rách mướp, quần áo như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt. + Người đàn bà: dáng vẻ thô kệch, mặt rỗ chằng chịt. - Số phận: + Thị: phận của kẻ tha hương, nghèo đói + Người đàn bà: nghèo đói của thời hậu chiến, bị hành hạ c. Nguyên nhân nỗi khổ Thị: nạn đói → thực dân phát xít Người đàn bà: cuộc sống đói nghèo sau chiến tranh - Phẩm chất + Thị: người tính tế, lạc quan + Người đàn bà: sắc sảo, từng trải, giàu lòng hi sinh - Nghệ thuật trần thuật + Tình huống truyện: hành động Nhận thức + tâm trạng + Ngôi kể: tác giả Tác giả + nhân vật + Khắc họa nhân vật ⋅ Thị: hành động + ngoại hình + suy nghĩ nội tâm ⋅ Người đàn bà: ngoại hình + lời nói Đề 3: 1. Giới thuyết - Đề tài: người phụ nữ - quen thuộc trong văn học + Họ phải chịu nhiều đau thương, mất mát + Ẩn chứa nhiều vẻ đẹp → chạm vào tấm lòng của nhà văn - Nhân vật trong truyện ngắn là yếu tố quan trọng, đứa con tinh thần của tác giả, thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm → vị trí nhân vật: Chiến (chính), Mai (phụ) - Tác giả: NT và NTT gặp gỡ nhau và xây dựng nhân nhân vật - Tác phẩm: + RXN: chiến đấu của con người TN + NĐCTGĐ: tiếp xúc với mạch nguồn trong dòng sông cm → khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mãn. 2 nhân vật gặp gỡ nhau ở nhiều nét phong cách nhưng có cá tính không thể lẫn lộn. 2. Phân tích, chứng minh a. Nét chung Hoàn cảnh sáng tác phải đối mặt với đế quốc Mĩ hùng mạnh, với cuộc chiến đấu cam go, ác liệt → “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, người phụ nữ cũng là những anh hùng chống giặc. - Các nhân vật phải đối mặt với những lựa chọn khốc liệt giữa cái chung và cái riêng → lựa chọn hành động chiến đấu. - Chịu nhiều hi sinh, mất mát + Chiến: ba má đều chết dưới tay giặc + Mai: bị giặc tra tấn dã man, không bảo vệ được đứa con - Phẩm chất + Là những người phụ nữ giàu lòng yêu thương ⋅ Chiến: tranh dự bội đội với em cũng vì thương em còn nhỏ, chưa chịu được khổ, thương má, chị Hai . Mai: dạy Tnu học chữ, tình thương dành cho con. + Đức hi sinh cao cả . Chiến . Mai: chấp nhận cái chết để bảo vệ con + Là những người phụ nữ anh dũng, can trường . Chiến: tham gia chiến đấu, đạt nhiều thành tích . Mai: kiên định, không khai CM → bảo vệ CM → Lí giải: + Đề tài: Người phụ nữ trong cuộc kháng chiến + Hình ảnh: Cuộc kháng chiến chóng Mĩ ác liệt + Gặp gỡ tư tưởng, ngợi ca, trân trọng + Sâu sắc b. Nét riêng - Lai lịch + Chiến: Người con NB, sinh ra trong gia đình truyền thống CM + Mai: Người con núi rừng TN - Tinh thần CM + Chiến: từ truyền thống gia đình → truyền thống CM → chủ động tìm giặc, cầm vũ khí chiến đấu + Mai: từ mất mát, chưa kịp cầm vũ khí, chiến đấu bằng hai bàn tay không → Số phận 2 nhân vật khác nhau: tranh đi với em → tham gia kháng chiến phải chết - Cá tính riêng + Chiến: chỉn chu, lo toan, trong sáng + Mai: lanh lợi, thông minh (nhỏ), kiên định, mạnh mẽ Nghệ thuật khắc họa nhân vật + RXN: thiên về lời nói, hành động + NĐCTGDD: lời nói, suy nghĩ, nội tâm - Ngôn ngữ: + RXN: đậm chất TN + NĐCTGĐ: đậm chất NB 3. MR – NC Đề 1: 1. Giới thuyết chung - Đề tài: Hình ảnh những con người trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Nhân vật: là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm, thể hiện đề tài… → Tnú và Việt là nhân vật chính - Tác giả: NTT và NT gặp gỡ nhau trong tư tưởng - Tác phẩm: RXN và NĐCTGĐ → sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn → chi phối cách xây dựng nhân vật. 2. Phân tích a. Nét chung * Lí giải - Hoàn cảnh sáng tác: Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước → nhân vật được đặt trong hoàn cảnh đấu tranh ác liệt. - Đề tài: hình tượng con người trong kháng chiến. - Cảm hứng: ngợi ca * Hai nhân vật phải chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt: ba, má, ông nội đều bị giặc giết hại. Tnú: vợ con bị giặc tra tấn dã man đến chết. * Phẩm chất tốt đệp - Có lòng căm thù giạc sâu sắc - Là những chiến sĩ anh hùng, quả cảm + Việt: tranh đi bộ đội với chị; vào bộ đội, lập được nhiều thành tích. + Tnú: nuôi bộ đội từ nhỏ, trải qua bao thử thách, bàn tay với những ngón bị cháy một đốt vẫn cầm súng giết giặc. - Giàu tình yêu thương. + Với quê hương: . Việt đi bộ đội để bảo vệ quê hương . Tnú: làng Xô man, rừng xà nu, con suối làng + Với gia đình . Việt: thương ba má, chị . Tnú: thương yêu vợ con → bảo vệ vợ con dù có thể chết. b. Nét riêng - Lí giải: + Yêu cầu sáng tạo + Hoàn cảnh cụ thể khác nhau + Phong cách nhà văn - Nguồn gốc lai lịch + Việt: sinh ra trong gia đình giàu truyền thống CM ở NM → Dòng máu CM thấm sâu vào máu + Tnú: người con của núi rừng TN bị giặc bắn phá → căm thù sâu sắc - Tinh thần cách mạng + Việt: tiếp nối truyền thống gia đình, tìm giặc mà đánh + Tnú: người con của núi rừng TN bị giặc bắn phá → căm thù sâu sắc - Tinh thần cách mạng + Việt: tiếp nối truyền thống gia đình, tìm giặc mà đánh + Tnú: tự phát → tự giặc, tay không → vũ khí → đấu tranh vũ trang tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của người dân TN - Tính cách + Việt: ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên mà sâu sắc → con người NB + Tnú: bộc trực, thẳng thắn, chân chất mà nghĩa tình → con người TN → Hình ảnh người anh hùng trong sử thi. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Việt: lời nói, suy nghĩ nội tâm + Tnú: lời nói, hành động, suy nghĩ nội tâm - Nghệ thuật trần thuật NĐCTGĐ: đậm chất NB RXN: đậm chất TN - Ngôi kể: + NĐCTGĐ: hồi tưởng → cảm xúc chân thật + RXN: cụ Mết → trang trọng, tính chất sử thi đậm nét 3. MR – NC 4. Cách làm bài so sánh 2 đoạn văm MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn văn Yêu cầu trích dẫn TB: - Giới thuyết + Tác giả: Đặc điểm phong cách tác giả gắn với thời điểm sáng tác + Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, chủ đề + Đoạn trích: Đại ý - Phân tích giống nhau và lý giải + Lý giải: Hoàn cảnh, vấn đề đặt ra trong tác phẩm, gặp gỡ tư tưởng của nhà văn. + Giống nhau: Đại ý chủ đề, đặc trưng miêu tả của ddaonj, tư tưởng tác giả gửi gắm, nghệ thuật. - Phân tích sự khác nhau và lí giải + Lí giải + Khác nhau: Điểm nhìn trần thuật, nội dung chính, nhân vật (khắc họa nhân vật + miêu tả hành động), nghệ thuật (ngôn ngữ). - Mở rộng, nâng cao Đề bài: Phân tích hai đoạn văn sau trong thế đối sánh “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát… lay động trên chõng hàng của chị Tí”. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) “Tiếng trống thành phố gần đấy đã bắt đầu thu không… từ biệt vũ trũ”. (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) 1. Giới thuyết * Tác giả * Tác phẩm * Đoạn trích 2. Giống nhau (lí giải) - Đại ý: miêu tả thiên nhiên khi đêm xuống - Đối tượng: thiên nhiên làm nổi bật con người - Tư tưởng: sự quát tinh tế trước cảnh thiên nhiên + bóng tối ngự trị + không gian quạnh quẽ + ánh sáng được điểm suốt làm nổi bật bóng đêm + miêu tả thuộc về những phạm vi khác nhau: xa → gần, → xa vươn tới không gian vũ trụ → không gian vừa cụ thể vừa mơ hồ, vừa rất gần lại vừa rất xa → không gian rộng và vắng lặng của bóng đêm. Thông qua thiên nhiên, hướng tới con người và làm nổi bật hình ảnh con người. + HĐT: khung cảnh cuộc sống con người nơi phố huyện về đêm: buồn tẻ, tăm tối → sự quan sát tinh tế của Liên. + CNTT: thiên nhiên là bối cảnh làm hiện rõ hình ảnh quan ngục Hình ảnh ẩn dụ cho Huấn Cao ⇒ Tư tưởng của tác giả: trân trọng, ngợi ca đối với con người. - Nghệ thuật + Đ2 nhìn trần thuật: - tác giả → sự khách quan - xa → gần → xa cho thấy sự quan sát tỉ mỉ, kỹ càng của tác giả. + Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết hình ảnh của tác giả khách quan (đánh giá sự đóng góp của 2 tác giả) → làm nên tính chất chân thực của đoạn văn. 3. Khác nhau * Lí giải: - Dấu ấn tác giả - Yêu cầu sáng tạo * Biểu hiện: - Đối tượng Thiên nhiên + HĐT: Thiên nhiên được khắc họa chủ yếu qua hình ảnh (phân tích) → thiên nhiên tĩnh lặng, có chút buồn của phố huyện nghèo. + CNTT: Thiên nhiên chốn ngục tù, quạnh quẽ, được khắc họa qua âm thanh (phân tích các loại âm thanh). → nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Con người + HĐT: - Liên và An và những đứa trẻ: ngây thơ, hồn nhiên (trực tiếp). - Hiện hữu gián tiếp: người dân phố huyện với cuộc sống tù túng, nghèo khổ. + CNTT: - Trực tiếp: quản ngục nặng trĩu suy tư - Gián tiếp: Huấn Cao qua hình ảnh ẩn dụ → sắp từ biệt vũ trụ ⇒ Tính chất: đang tồn tại đang vận động đến sự lụi tắt - Tư tưởng tác giả gửi gắm + HĐT: cảm thông với cuộc sống của con người nghèo khổ đồng cảm với khát vọng. + CNTT: thiên nhiên u ám với nhiều điềm báo của sự chết chóc, vì sao → ẩn dụ con người nghĩa khí, thiên lương. - Nghệ thuật * HĐT: đối lập: ánh sáng và bóng tối + Hình ảnh: ngôi sao ganh nhau lấp lánh + Âm thanh: nhẹ nhàng + Ngôn ngữ, giọng điệu: nhẹ nhàng, đôn hậu mà sâu lắng + Tả thực, miêu tả tâm lí nhân vật * CNTT: + Hình ảnh diễn tả bóng đêm, 1 vì sao sắp từ biệt vũ trụ + Biện pháp ẩn dụ [...]... nội tâm - Bài học sáng tạo + tiếp nhận Đề : Nhân vật Tràng I Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sử - Tác giả: + Đề tài: người nông dân và cảnh nông thôn + Am hiểu sâu sắc cảnh ngộ người nông dân, gắn bó với cách mạng - Tác phẩm: + Tiền thân là “xóm ngụ cư” (19 45) → “con chó xấu xí” + Cảm hứng từ nạn đói 19 45 + Vị trí: nhân vật chính II Phân tích 1 Giới thi u chung - Gia cảnh: + nghèo khó, xóm... phẩm tự sự - Tác giả: + NT là nhà văn lãng mạn: Trước cách mạng ông đi tìm những vẻ đẹp nay chỉ còn vang bóng + Xây dựng nhân vật theo 2 loại: → có tài năng, thi n lượng, khí phách (hiếm hoi) → đầy rẫy trong xã hội - Tác phẩm + Trích “VBMT” + Gợi không khí cổ xưa, trang trọng → nhân vật có thi n lượng, tài năng khí phách → nhân vật đẹp nhất đời văn NT - Nhân vật: + Xây dựng theo nguyên mẫu Cao Bá Quát... ngực → Một già làng khỏe mạnh, quắc thước là linh hồn của dân làng Hô Man 3 Tính cách, phẩm chấta a Yêu quê hương đất nước sâu sắc, là cầu nối giữa Đ’, cách mạng và dân làng - Sớm giác ngộ cách mạng “Đ’ còn núi nước này còn”, trung thành với cách mạng - Tinh thần cách mạng: già vào rừng mài giáo → Nhận thức đầy đủ về cách mạng b Là một già làng, đồng thời cụ Mết cũng là một người chỉ huy điềm tĩnh,... suy nghĩ - Thái độ của tác giả + Báo động tình trạng bạo lực gia đình + Cách nhìn đời, nhìn người và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống Đề: Nhân vật Phùng I Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác Nguyễn Minh Châu: + Người mở đường tình anh và tài năng của văn học sau 19 75 với khuynh hướng thế sự đời tư đậm nét + Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là những con người nhỏ bé trong... nhất của một người mẹ 5 Tính cách phẩm chất - Chăm chỉ, cần cù, lam lũ: sống và làm việc trên thuyền - Cam chịu nhẫn nhục - Giàu lòng yêu thương - Từng trải sâu sắc - Giàu lòng hi sinh III MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: qua suy nghĩ, lời nói, hành động - Thái độ của tác giả Đề: Nhân vật Chiến I Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: + Nguyễn Thi là nhà văn quê ở miền Bắc, song... yêu nước của tác giả - Phản đối quy luật tính cách là hệ quả của hoàn cảnh - Thái độ của tác giả III MR – NC - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Đặt nhân vật trong tình huống éo le + Miêu tả nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ + Nhân vật cặp đôi Đề: Nhân vật Việt I Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sự - Tác giả: + Cây bút hàng đầu của văn xuôi cách mạng + Vợ chồng ông vừa giàu chất hiện thực... qua điểm nhìn của chính nhân vật: thái độ, quan điểm được bộc lộ rõ → nhân vật tư tưởng - Thái độ tư tưởng của tác giả: Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không xa lạ với con người Đề: Nhân vật người đàn bà I Giới thuyết (đề trước) - Nhân vật người đàn bà: nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm II Phân tích 1 Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật - Cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn của từng số phạn sau 19 75 -... nhận Đề: Nhân vật cụ cố Hồng I Giới thuyết - Nhân vật trong tác phẩm tự sử - Tác giả: + Nhà văn trào phúng bậc thầy + Thói hơm hĩnh, văn minh rởm của xã hội đương thời là nguồn cảm hứng cho các sáng tác của VTP - Tác phẩm: sự lố lăng, đồi bại của xã hội trưởng giả + Lên án của tác giả - Nhân vật: + xuất hiện trong đám tang cụ cố Tổ + Nhân vật phụ thuộc tầng lớp thượng lưu II Phân tích 1 Giới thi u... Nguyễn Thi là nhà văn quê ở miền Bắc, song xứng đáng được coi là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi thời kháng Mĩ của nhân dân Nam Bộ + Trang viết của ông vừa giàu tính hiện thực chiến đấu vừa đậm chất trữ tình - Tác phẩm “NĐCTGĐ” (1966) in trong tập “Truyện và kí” (1978) là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi và nền văn xuôi thời chống Mĩ - Nhân vật Chiến: + Nhân vật chính + Xuất hiện trong dòng hồi tưởng... sắc về tài năng và nhân cách bản thân DC: Cả đời ông chỉ viết hai bộ tứ bình và 1 bức trung đường cho 3 người bạn thân → người tri kỉ hiểu được nét chữ + Tâm của một kẻ sĩ biết trân trọng những tấm lòng biết nhỡn liên tài: thay đổi cách cư sử với quản ngục Huấn Cao – quản ngục thì người tri kỉ → quyết định cho chữ → Tâm tỏa sáng qua cảnh cho chữ → Lời khuyên thấm vào quản ngục để ông hướng thi n ⇒ Không ... chất sử thi đậm nét MR – NC Cách làm so sánh đoạn văm MB: Giới thi u tác giả, tác phẩm, đoạn văn Yêu cầu trích dẫn TB: - Giới thuyết + Tác giả: Đặc điểm phong cách tác giả gắn với thời điểm sáng... - Đại ý: miêu tả thi n nhiên đêm xuống - Đối tượng: thi n nhiên làm bật người - Tư tưởng: quát tinh tế trước cảnh thi n nhiên + bóng tối ngự trị + không gian quạnh quẽ + ánh sáng điểm suốt làm. .. phẩm: Hoàn cảnh đời, chủ đề + Đoạn trích: Đại ý - Phân tích giống lý giải + Lý giải: Hoàn cảnh, vấn đề đặt tác phẩm, gặp gỡ tư tưởng nhà văn + Giống nhau: Đại ý chủ đề, đặc trưng miêu tả ddaonj,

Ngày đăng: 22/10/2015, 23:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan