Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2014

76 4.5K 46
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TRANG PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - 2015 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ TRANG PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ : CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học:TS.Vũ Thị Thu Hƣơng HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, gia đình,đồng nghiệp, bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, TS. Vũ Thị Thu Hương và Th.S Nguyễn Phương Thúy đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Phòng quản lý sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và khoa dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã giúp tôi thu thập số liệu để hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè, những người luôn động viện và khích lệ tinh thần giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập và quá trình làm luận văn. Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2015 Nguyễn Thị Trang Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN, XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TRONG BỆNH VIỆN ................................................................................ 3 1.1.1. Mô hình bệnh tật ..................................................................................... 3 1.1.2.Phác đồ điều trị......................................................................................... 5 1.1.3. Nguồn kinh phí của Bệnh viện................................................................ 6 1.1.4. Danh mục thuốc thiết yếu ....................................................................... 6 1.1.5.Danh mục thuốc chủ yếu .......................................................................... 7 1.1.6.Trình độ chuyên môn, kỹ thuật ................................................................ 8 1.1.7. Hội đồng thuốc và điều trị....................................................................... 8 1.1.8. Xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện .................................................. 10 1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI VIỆT NAM ..................... 11 1.2.1.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng ...................................................... 11 1.2.2.Về phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam ................... 16 1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA ......... 19 1.3.1. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa: ............................. 19 1.3.2. Vài nét về khoa Dược tại bệnh viện ...................................................... 21 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 23 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 23 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 23 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 2.3.1.Thiết kế ngiên cứu .................................................................................. 23 2.3.2.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23 b) Các biến số nghiên cứu ............................................................................... 23 2.2.4. Trình bày số liệu.................................................................................... 27 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28 3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DMT SỬ DỤNG TẠI BVĐKTH ................. 28 3.1.1. Cơ cấu theo tác dụng dược lý................................................................ 28 3.1.2. Cơ cấu thuốc theo phân loại tân dược- thuốc có nguồn gốc từ dược liệu 31 3.1.3. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ.................................................. 32 3.1.4. Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần ...................................................... 34 3.1.5. Cơ cấu thuốc biệt dược và thuốc generic .............................................. 35 3.1.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng ............................................................. 36 3.1.7. Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất ........................ 37 3.1.8. Cơ cấu thuốc cần phải hội chẩn ............................................................ 38 3.1.9. Cơ cấu thuốc trong nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đã sử dụng ....................................................................................................... 39 3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 THEO PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC/VEN .............................................................. 41 3.2.1. Phân tích ABC và các thuốc nhóm A ................................................... 41 3.2.2. Phân tích VEN....................................................................................... 43 3.2.3. Phân tích ma trận ABC/VEN ................................................................ 44 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 48 4.1.Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nhóm điều trị: ............................. 48 4.1.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý.................. 48 4.1.2. Về cơ cấu thuốc theo phân loại tân dược- thuốc có nguồn gốc từ dược liệu .......................................................................................................... 50 4.1.3.Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ ................................................... 51 4.1.4. Cơ cấu thuốc biệt dược và thuốc generic .............................................. 52 4.1.5. Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần ...................................................... 53 4.1.6. Về cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất ................... 54 4.1.7. Cơ cấu thuốc theo đường dùng ............................................................. 54 4.1.8. Cơ cấu thuốc cần phải hội chẩn ............................................................ 55 4.1.9. Cơ cấu trong nhóm thuốc kháng sinh ................................................... 56 4.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 THEO PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC/VEN .............................................................. 57 4.2.1.Phân tích ABC/VEN và các thuốc nhóm A ........................................... 57 4.2.2.Hạn chế của nghiên cứu: ........................................................................ 59 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 60 5.1.KẾT LUẬN .............................................................................................. 60 5.1.1.Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2014 tại BVĐK Thanh Hóa....... 60 5.1.2. Phân tích danh mục thuốc BVĐKTH theo phân tích ABC/VEN ......... 61 5.2.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ BVĐKTH .................................................................................................. 61 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt ADR Tiếng Anh Adverse Drug Reaction BVĐKTH Tiếng Việt Phản ứng có hại của thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa DMT Danh mục thuốc DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu GTSD Giá trị sử dụng HĐTVĐT Hội đồng thuốc và điều trị HTT Hướng tâm thần INN International Nonproprietary Name Tên quốc tế không được đăng ký bản quyền KCB Khám chữa bệnh MHBT Mô hình bệnh tật NCDs SGTs Noncommunicable diseases Standard Treatment Guidelines Bệnh không lây nhiễm Hướng dẫn điều trị chuẩn TGN Thuốc gây nghiện VNĐ Việt Nam đồng VEN BHYT V: Vital drugs E: Essential drugs N: Non-Essential drugs V: Thuốc tối cần E: Thuốc thiết yếu N: Thuốc không thiết yếu Bảo hiểm y tế DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT 4 Hình 1.2. Chu trình quản lý thuốc Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu Bảng 3. 1. Cơ cấu các thuốc trong DMT SD theo tác dụng dược lý 9 22 24 28 Bảng 3.2. Số lượng thuốc trong DMT nhưng không được sử dụng hết 31 Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc theo phân loại tân dược- thuốc có nguồn gốc từ dược liệu 31 Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu từ nước khác 32 Bảng 3.5. Nguồn gốc của các thuốc nhập khẩu 32 Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần 34 Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược và tên Generic Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc mang tên thương mại theo nhóm tác dụng dược lý Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc theo đường dùng Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc cần hội chẩn (trang bên) Bảng 3.12. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Bảng 3.13. Kết quả phân tích ABC 35 Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc theo tác dụng điều trị trong nhóm A 42 Bảng 3.15. Kết quả phân tích VEN 43 Bảng 3.16. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN 44 Bảng 3.17. Cơ cấu thuốc trong nhóm AN 45 Bảng 3.18. Các thuốc trong nhóm AN 45 36 37 37 38 39 41 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh là hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thị trường thuốc phát triển liên tục với sự đa dạng về chủng loại, nhà cung cấp. Theo số liệu của Cục Quản lý dược, tính đến 31/12/2010 có đến 25.497 số đăng ký thuốc còn hiệu lực, trong đó có 12.244 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước với 516 hoạt chất và 13.253 số đăng ký thuốc nước ngoài với 947 hoạt chất [19]. Điều này đã góp phần đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng và giá cả tương đối ổn định, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ thuốc cho người dân và các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nó cũng tác động không nhỏ tới hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như tình trạng lạm dụng thuốc. Sự cạnh tranh giữa thuốc sản xuất trong nước với thuốc nhập khẩu, giữa các doanh nghiệp trong nước sản xuất một loại thuốc có cùng tác dụng dược lý hoặc cùng một dạng thuốc với nhau dẫn tới khó khăn cho các cán bộ y tế trong việc lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện. Bên cạnh đó, còn rất nhiều bất cập trong sử dụng thuốc tại các Bệnh viện như: các thuốc không thiết yếu (không thực sự cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng sinh, vitamin...[18] Sử dụng thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công tác chăm sóc, khám chữa bệnh mà còn là nguyên nhân làm tăng chi phí đáng kể cho người bệnh, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội. Do đó, việc lựa chọn thuốc là công việc rất quan trọng, với nhiệm vụ xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại thuốc làm cơ sở để đảm bảo tính chủ động trong cung ứng cũng như tính hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách trong quá trình điều trị. Ở Thanh Hóa cũng như nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc cho sao cho an toàn, hợp lý, tiết kiệm là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có diện 1 tích rộng, dân số đông. Là một bệnh viện lớn nhất tỉnh Thanh Hóa và cũng là bệnh viện tuyến cuối điều trị với số lượng bệnh nhân không ngừng gia tăng, vấn đề lựa chọn và sử dụng thuốc càng cần được chú trọng và giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014” với hai mục tiêu: 1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014. 2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 bằng phương pháp phân tích ABC/VEN. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng sử dụng thuốc tại Bệnh viện. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN, XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TRONG BỆNH VIỆN Hoạt động lựa chọn thuốc là một quá trình mà trong đó các nhân viên y tế của một tổ chức làm việc thông qua Hội đồng thuốc và điều trị (HĐTVĐT), đánh giá và lựa chọn từ rất nhiều các sản phẩm thuốc có sẵn những thuốc được coi là hiệu quả nhất, an toàn nhất và chi phí hợp lý nhất. Kết quả của quá trình lựa chọn thuốc là một danh mục thuốc (DMT). Danh mục có chứa tất cả các loại thuốc đã được phê duyệt cho mua sắm và sử dụng trong các cơ sở y tế nhất định. Hiện nay, có đến 70% dược phẩm trên thị trường thế giới là bắt chước hoặc không thiết yếu. Nhiều thuốc là biến thể nhỏ của một loại thuốc thử nghiệm và không có lợi thế điều trị hơn các thuốc đó đã có sẵn. Nhiều loại thuốc cho thấy độc tính cao so với lợi ích điều trị của nó. Nhiều sản phẩm mới có chỉ định điều trị không liên quan đến các nhu cầu cơ bản của người dân, chúng gần như luôn luôn đắt hơn các loại thuốc hiện có.Việc lựa chọn thuốc cho phép cán bộ và nhân viên y tế có thể giải quyết vấn đề này, và một số vấn đề khác còn tồn tại trong hầu hết các hệ thống dược phẩm [22]. Sự lựa chọn thuốc sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị, DMT chủ yếu,… được trình bày trong hình 1.1 (trang bên). 1.1.1. Mô hình bệnh tật Mô hình bệnh tật là số liệu thống kê về bệnh tật trong khoảng thời gian nhất định (thường theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và điều trị. Để nghiên cứu mô hình bệnh tật được thống nhất, thuận lợi và chính 3 *Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng tại BV Khoa Dược xây dựng dự thảo DMT của bệnh viện và hướng dẫn thực hành DMTBV Căn cứ để lựa chọn thuốc đƣa vào DMT bệnh viện 1.Mô hình bệnh tật. 2.Phác đồ điều trị. 3.DMT thiết yếu, chủ yếu. Giám đốc bệnh viện xem xét và ký duyệt 4.Nguồn kinh phí của bệnh viện. 5.Đóng góp ý kiến của các khoa phòng trong bệnh viện. 6.DMT sử dụng thuốc kì trước. HĐTVĐT thông qua Làm cơ sở xây dựng DMT kì sau Danh mục thuốc (DMT) bệnh viện theo hoạt chất 7.Trình độ khám chữa bệnh (KCB) của bệnh viện. 8.Thông tin về thuốc và các văn bản pháp quy khác. Danh mục thuốc đấu thầu Danh mục thuốc sử dụngtheo tên biệt dược Hình 1.1. Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng trong bệnh viện [35] 4 xác, Tổ chức y tế thế giới đã ban hành phân loại Quốc tế về Bệnh tật ICD (International Classification of Diseases) Bảng phân loại này đã được bổ sung và sửa đổi 10 lần. Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 gồm 21 chương với 10.000 bệnh, mỗi chương có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh có nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của bệnh đó [22]. Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ xây dựng DMT phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định, phát triển toàn diện trong tương lai. Mỗi bệnh viện được xây dựng trên địa bàn khác nhau, ứng với mỗi đặc trưng nhất định về cấu trúc dân cư, địa lý, yếu tố môi trường, văn hóa, kinh tế xã hội cũng như sự phân công chức năng nhiệm vụ theo tuyến. Từ đó dẫn đến mỗi mô hình bệnh tật của mỗi bệnh viện đều khác nhau, chủ yếu được phân thành 2 loại là MHBT của bệnh viện đa khoa và MHBT của bệnh viện chuyên khoa. [21]. 1.1.2.Phác đồ điều trị Phác đồ điều trị hay hướng dẫn điều trị chuẩn (STGs) là văn bản có tính chất pháp lý. Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như mộtkhuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn thực hành điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một hướng dẫn điều trị bao gồm đủ 4 tiêu chí: - Hợp lý: Đúng thuốc, đúng chủng loại , phối hợp đúng, còn hạn dùng; - An toàn: Không gây tai biến, không có tương tác thuốc. - Hiệu quả: Dễ dàng, khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu. - Kinh tế: Chi phí điều trị thấp nhất [22]. Phác đồ điều trị là sự tập trung trí tuệ của tập thể cán bộ chuyên môn của bệnh viện cho những phương án điều trị cụ thể của từng loại bệnh. Vì vậy DMT của BV cần dựa vào phác đồ điều trị (có thể là các phác đồ điều trị trong và ngoài nước) Không có phác đồ điều trị thì không thể xây dựng DMT một cách khoa học. [21] 5 1.1.3. Nguồn kinh phí của Bệnh viện Nguồn kinh phí của bệnh viện đến từ nguồn đầu tư của nhà nước, nguồn thu của bệnh viện thông qua các hoạt động như khám, chữa bệnh, nguồn quỹ BHYT hoặc nguồn tài trợ của các đơn vị trong và ngoài nước. Đây cũng là căn cứ quan trọng để quyết định và lựa chọn DMT sao cho thật hợp lý. 1.1.4. Danh mục thuốc thiết yếu Bắt nhịp cùng với các nước trên thế giới, năm 1985 Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ I gồm 225 thuốc tân dược được xác nhận là an toàn và có hiệu lực [22]. Năm 1989 Danh mục thuốc tối cần và chủ yếu được ban hành lần thứ II gồm 116 thuốc thiết yếu, cùng một danh mục thuốc gồm 64 thuốc tối cần, trong đó tuyến xã có 58 thuốc thiết yếu và 27 thuốc tối cần [11]. Danh mục thuốc thiết yếu theo đúng thông lệ quốc tế được ban hành lần thứ III năm 1995 gồm có 225 TTY phân theo trình độ chuyên môn [12] Để phát triển sử dụng thuốc y học cổ truyền ngày 28/07/1999 Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV với 346 thuốc tân dược, 81 thuốc y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc nam, bắc [8]. Danh mục TTY Việt Nam lần thứ V được ban hành kèm theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế bao gồm 355 tên thuốc của 314 hoạt chất tân dược, 94 chế phẩm y học cổ truyền, danh mục thuốc nam và 215 danh mục vị thuốc, kèm theo bản hướng dẫn sử dụng danh mục TTY Việt nam lần thứ V [32]. Ngày 26/12/2013 Bộ Y tế ban hành Thông tư 45/2013/TT-BYT ban hành Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI, bao gồm 29 nhóm thuốc điều tri với 466 tên thuốc tân dược[7], bãi bỏ hiệu lực của Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT. *Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc thiết yếu tân dược - Bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng; 6 - Sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo quản, cung ứng và sử dụng; - Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ của thầy thuốc và nhân viên y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; - Giá cả hợp lý; - Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn. Trường hợp có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả và khả năng cung ứng [7] Danh mục TTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của nhà nước về đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và chữa bệnh nhằm tạo điều kiện đủ thuốc trong danh mục TTY. Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành y tế tập trung các hoạt động của mình trong các khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc TT an toàn hợp lý phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Danh mục TTY là cơ sở để xây dựng danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh. 1.1.5.Danh mục thuốc chủ yếu Thuốc chủ yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam được quy định tại danh mục thuốc chủ yếu (DMTCY) sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Danh mục thuốc chủ yếu được Bộ Y tế ban hành xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và của Tổ chức Y tế hiện hành. Đây là cơ sở để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng người bệnh, bao gồm cả người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Từ danh mục thuốc chủ yếu ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BYT, được bổ sung sửa đổi theo Quyết định 7 05/2008/QĐ-BYT và sau đó là Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011. Thông tư 31 bao gồm 900 thuốc (hay hoạt chất) tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu [3] Đây là cơ sở quan trọng để các bệnh viện xây dựng danh mục thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật, trình độ kỹ thuật cũng như khả năng tài chính của BV. Từ 01/01/2015 Danh mục thuốc chủ yếu được thay thế bởi Thông tư 40/TT-BYT ngày 27/11/2014, bao gồm 845 hoạt chất, 1064 thuốc tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh đấu [5]. Danh mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và WHO hiện hành với các mục tiêu: - Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; - Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh; - Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia BHYT; - Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ BHYT. Danh mục thuốc chủ yếu có vai trò rất quan trọng trong chu trình quản lý thuốc trong bệnh viện. 1.1.6.Trình độ chuyên môn, kỹ thuật Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khả năng lựa chọn, cũng như hiệu quả của việc sử dụng thuốc. Thông tư 31/2011/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành và Thông tư 40/TT-BYT (thay thế Thông tư 31 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2015) cũng đã có quy định về phạm vi sử dụng thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu theo phân hạng bệnh viện (Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II, III, IV, các phòng khám đa khoa và các cơ sở y tế khác) [3] [5]. 1.1.7. Hội đồng thuốc và điều trị *Chức năng: Hội đồng thuốc và điều trị có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. 8 *Nhiệm vụ: - Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện. - Xây dựng DMT trong bệnh viện. - Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị. - Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. - Giám sát các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và sai sót trong điều trị. - Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc [4]. * Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc Trong chu trình quản lý thuốc ở BV, HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra điều phối quá trình cung ứng thuốc. HĐT&ĐT thường phải phối hợp với bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc. HĐT&ĐT không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục và chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT. Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc được thể hiện theo hình sau: Lựa chọn Sử dụng Hội Đồng thuốc và điều trị Phân phối Hình 1.2. Chu trình quản lý thuốc 9 Mua sắm 1.1.8. Xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các quy định về sử dụng danh mục thuốc do Bộ y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nước, thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế) HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp Giám đốc Bệnh viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc: - Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; - Phù hợp về phân tuyến chuyên môn; - Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh; - Đáp ứng với các phương pháp mới, kĩ thuật mới trong điều trị; - Phù hợp với phạm vi chuyên môn của Bệnh viện; - Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu do Bộ y tế ban hành; - Ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước [4] * Các tiêu chí lựa chọn thuốc -Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. - Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định. - Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng. 10 - Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc. - Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. - Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể. - Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng [4] Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong trong các kỳ họp của Hội đồng thuốc và điều trị [21]. 1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI VIỆT NAM 1.2.1.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí bệnh viện. Kết quả khảo sát tại Bệnh viện E năm 2009 cho thấy kinh phí mua thuốc chiếm 50% chi tiêu thường xuyên của bệnh viện [37] Tại BV Hữu Nghị năm 2004-2010 tổng tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ từ 29,4% (2010) đến 41,2 %(2007) trong tồng kinh phí BV [31]. Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc cho các BV tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các BV. Theo báo cáo kết quả công tác KCB năm 2009-2010 của Cục Quản lý KCB11 BYT, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong BV chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (2010) tổng giá trị tiền viện phí hằng năm trong BV [18] [11]. *Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và vitamin Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các BV kinh phí mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế cho thấy từ năm 2007-2009 kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị thuốc sử dụng [38]. Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bênh viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và 14 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện huyện, quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến BV trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các BV tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại bệnh viện tuyến trung ương (25,7%) [36]. Cúng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y tế từ các báo cáo về tình hình sử dụng của một số BV, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh trung bình tại các BV chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là 28%, tại các BV chuyên khoa tuyến tỉnh (15 BV) là 34% và tại các BVĐK tuyến tỉnh (52 BV) là cao nhất (43%) [36]. Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại BV trung ương quân đội 108 trong năm 2008 và 2009 cho thấy nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình từ 26,4% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [33] Tương tự tại BV Trung ương Huế năm 2012 kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (34,84%) [46]. 12 Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [42]. Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến [28]. Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấ vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các tuyến BV [36]. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại BV Hữu Nghị từ năm 2008-2010 và tại BV E năm 2009 [36][31] *Tình hình sử dụng thuốc bổ trợ Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin các thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến trong cả nước. Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010 cho thấy , tỏng tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất có cả thuốc bổ trợ là L-ornithin- L-aspartat, Glucosamin, Ginkgobiloba, Arginin, Glutathion. Trong đó hoạt chất L-ornithin-L-aspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán[41]. Đồng thời hoạt chất này cũng là một trong những hoạt chất chiếm giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc nhóm tiêu hóa có xuất xứ từ Ấn Độ và Hàn Quốc năm 2008 [43] Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các bệnh viện.Trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan mật,(L-ornithin-Laspartat, Arginin) chiếm tỷ lệ cao. Tại một bệnh viện đa khoa tuyến trung 13 ương, 3 thuốc chứa L-ornithin-L-aspartat 500mg dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ, chiếm tỷ trọng 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Ngoài ra tại các BV trung ương và tuyến tỉnh , nhóm thuốc giải độc và dùng trong TH ngộ độc cũng chiếm tỷ lệ cao về giá trị và phần lớn giá trị của các nhóm này tập trung vào các thuốc có giá thành cao, hiệu quả không rõ ràng là Glutathion, Alfoscerat [36]. Để khắc phục tình trạng chỉ định rộng rãi 5 loại thuốc : Glutathion tiêm, Ginkgo Biloba uống, Glucosamin uống, Arginin uốngvà L-ornithin L-aspartat tiêm, uống với tỷ lệ chi phí lớn tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong thanh toán BHYT, ngày 02/07/2012 BHXH Việt Nam đã có Công văn số 2503/BHXH-DVT yêu cầu không thanh toán theo chế độ BHYT khi sử dụng các thuốc nêu trên như thuốc bổ thông thường, chỉ thanh toán khi thuốc được sử dụng phù hợp với các Công văn hướng dẫn có liên quan của Cục Quản lý dược các chỉ định của thuốc đã được phê duyệt và tình trạng bệnh nhân. Đối với các trường hợp bệnh có nhiều lựa chọn thuốc, cơ sở KCB lựa chọn thuốc hợp lý, tránh sử dụng thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị lớn không cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT [25]. *Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong DMT Trong năm 2012 Cục quản lý Dược đã tổ chức thành công diễn đàn “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. [9] Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng 9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 14 ước tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011. Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu người là 29,5 USD [14]. Các kết quả khảo sát tại một số BV đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện đều cho thấy các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%-43,3% số khoản mục thuốc và 37%-57,1% tổng giá trị sử dụng. Trong đó thấp nhất là các BV tuyến trung ương [36] [34]. Bên cạnh đó trong các thuốc nhập khẩu các BV ưu tiên sử dụng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm 2008 thuốc thành phần nhập khẩu từ 2 quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm trên 1/5 tổng kim ngạch thuốc nhập khẩu vào thị trường VN. Trong đó chủ yếu là các nhóm thuốc kháng khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doanh nghiệp trong cả nước đang tiến hành sản xuẩt [43]. *Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc mang tên thương mại Tại một số bệnh viện, các thuốc biệt dược thường chiếm tỷ lệ cao trong DMT bệnh viện.Nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2012 thuốc mang tên thương mại chiếm 76,0%; bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2012 số lượng thuốc tên biệt dược chiếm 83,03%; bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2012 thuốc tên biệt dược chiếm 54,21% trên tổng số thuốc sử dụng [9][30] [47]. Tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược gốc chiếm 12,2% số lượng và 9,96% giá trị sử dụng. Trong khi đó số thuốc mang tên thương mại chiếm 90,04% giá trị sử dụng [46] Sử dụng các thuốc mang tên gốc (generic) được xem là một trong những cách làm giảm chi phí điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện. *Tình hình sử dụng thuốc ngoài DMT Bệnh viện 15 Nghiên cứu trong năm 2012, tại bệnh viện Phụ sản Trung ương có 2 thuốc sử dụng ngoài DMTBV là Colimycin 1M.U.I và Luveris; có 24 trêntổng số 174 hoạt chất của DMT không được sử dụng trên thực tế; bệnh viện phụ sản Hà Nội có 5 thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện;bệnh viện đa khoa Đông Anh có 4% thuốc sử dụng không nằm trong DMTBV [30] [40] [47]. 1.2.2.Về phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc có thể được phân tích theo 4 phương pháp chính: bao gồm: Phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị, phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN) và phương pháp phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD). Tất cả cá phương pháp này đều là công cụ hữu ích giúp HĐT&ĐT quản lý danh mục và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý. Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa số lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định những thuốc nào chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách. Phân tích ABC là một công cụ cho việc lựa chọn, mua và phân phối, quản lý và thúc đẩy sử dụng hợp lý, cho phép để có được bức tranh chính xác và khách quan về chi ngân sách cho thuốc. Phân tích ABC có thể: - Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với số lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử dụng để lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra được những liệu pháp điều trị thay thế hoặc thương lượng với nhà cung cáp để mua được với giá thấp hơn. - Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật. 16 - Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của BV. Thuốc trong nhóm A là các loại thuốc giá cao, có thể được thay thế bởi các thuốc rẻ hơn. Mua thuốc A nên thường xuyên hơn, nhưng nhỏ hơn, tồn kho thấp hơn. Khi thay thế thuốc nhóm A bằng thuốc tương đương sinh học giá rẻ hơn có thể dẫn đến tiết kiệm ngân sách đáng kể. Nên cẩn thận theo dõi tình trạng sử dụng của nhóm thuốc A, vì sự gián đoạn bất ngờ trong cung ứng có thể dẫn đến chi phí tốn kém lớn. Phân tích VEN – phân loại thuốc theo các mức độ quan trọng của nó: V (Vital) – tối cần, E (essential) – thiết yếu, N (nonessential) – không thiết yếu. Mục tiêu chính của phân tích VEN là ưu tiên giữa các loại thuốc khác nhau trong việc lựa chọn, mua và sử dụng chúng, quản lý hàng tồn kho và xác định giá mua thích hợp.Mua các loại thuốc tối cần và thiết yếu phải được kiểm tra cẩn thận vì chi phí lớn để duy trì sự sống và sức khỏe của bệnh nhân. Ưu tiên cho việc lưu trữ thuốc “V” và “E” [4]. Thực hiện phân tích ABC/VEN ở các nước khác đã cung cấp một mức độ đủ về tính khách quan trong việc phân tích các chi tiêu của Nhà nước về cung cấp thuốc, giúp giảm thiểu chi phí và loại bỏ các vấn đề đã phát sinh trước đó trong quá trình mua sắm. Việc phân tích ABC–VEN đã được đưa vào Thông tư số 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trìnhxây dựng DMTBV. Vũ Thị Thu Hương sử dụng phương pháp ABC là một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐTVĐT trong xây dựng và thực hiện DMT tại một số bệnh viện đa khoa và nhận thấy các bệnh viện đã mua sắm tương đối tập trung vào các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị (sử dụng 70% tổng kinh phí để mua 17 sắm 11,2% - 13,1% số khoản mục thuốc). Đây là các thuốc có giá trị và số lượng sử dụng lớn trong bệnh viện. Chính vì thế cần ưu tiên trong mua sắm đồng thời quản lý chặt chẽ các thuốc thuộc nhóm A này [36]. Ở Việt Nam hiện đang mở rộng việc áp dụng phân tích ABC/VEN ở các bệnh viện. Hà Quang Đang đã phân tích ABC/VEN tại bệnh viện 87 tổng cục hậu cần. So với năm 2007 thì năm 2008 tỷ lệ số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ các thuốc thuộc DMT-VE đã được tăng lên, thuốc không thuộc DMT-VE tuy đã giảm về số lượng biệt dược và tỷ lệ số lượng tiêu thụ không thay đổi nhưng tỷ lệ giá trị tiêu thụ thuốc lại giảm đi rất nhiều trong cơ cấu các thuốc thuộc loại A cũng như trong cơ cấu thuốc của năm. Điều này cho thấy có sự giảm về số lượng biệt dược và ưu tiên lựa chọn các thuốc không thuộc DMT-VE với giá thấp hơn so với năm 2007 [29]. Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp cải thiện chất lượng DMT tại bệnh viện 115, ban đầu phân tích ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào năm 2008. Theo số lượng thuốc, nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV,CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm (vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị) đã thay đổi từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp. Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhưng cũng là nhóm thuốc cần giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều trị. Từ tỷ lệ 57,3% trước can thiệu giảm xuống còn 41,6%, 71 hoạt chất đã được HĐTVĐT loại khỏi DMT sau can thiệp. Nhóm III ít quan trọng nhưng chiếm tỷ lệ 27,9% theo số lượng, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 hoạt chất được loại khỏi DMT [45]. 18 1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA 1.3.1. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa: Trước năm 2007, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được xếp hạng II. Trực thuộc Sở Y tế Thanh hóa. Từ năm 2007 được công nhận bệnh viện đa khoa hạng I. Hiên nay BV có tổng số 1128 cán bộ nhân viên - người lao động (bao gồm cả biên chế và hợp đồng), được phân bố ở 38 khoa, Phòng và 03 Trung tâm và quy mô 1348 giường bệnh (giường thực kê). Trong đó có 353 cán bộ có trình độ đại học và 131 cán bộ có trình độ trên đại học (Tiến sỹ: 01; Bác sỹ CK II: 36; Thạc sỹ: 29; BS CKI: 62; Dược sỹ CKI: 03.) Trong năm 2014 Bệnh viện đã tiếp nhận 47.642 lượt bệnh nhân điều trị nội trú và 75.558 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú. *Bệnh viện có các chức năng 1.3.1.1.Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về những lĩnh vực chuyên ngành. - Tiếp nhận tất cả các trưởng hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến, cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú , hoặc ngoại trú. - Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước. - Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nới bệnh viện đóng. Tổ chức giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu ; Giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. 1.3.1.2.Đào tạo cán bộ y tế - Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở cấp bậc trên đại học, đại hoc, cao đẳng và trung học. 19 - Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn. 1.3.1.3. Nghiên cứu khoa học về y học - Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật ở cấp nhà nước, cấp bộ, cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. - Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. - Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu... - Tổ chức các buổi hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, tập huấn chuyên ngành, định kỳ tổ chức đào tạo trực tuyến, hội họp, hội thảo trực tuyến với các cơ quan trong và ngoài nước. 1.3.1.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật - Lập kế hoạch vè tổ chức thực hiện, chỉ dạo các bệnh viện tuyến dưới, phát triển kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị. - Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực. 1.3.1.5. Phòng bệnh - Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng. - Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch 1.3.1.6. Hợp tác quốc tế - Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của nhà nước. 20 1.3.1.7.Quản lý kinh tế - Quản lý và có kế hoạch sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng của bệnh viện, thường xuyên duy tu, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, định kỳ kiểm tra , kiểm kê tài sản trang thiết bị máy mọc nâng cao hiệu quả sử dụng. - Trên cơ sở Nghị Định 43/CP và quy chế chi tiêu nội bộ, bệnh viện nghiêm túc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đồng thời gíam sát chặt chẽ các hoạt động thu chi, công khái thuốc và chi phí cho bệnh nhân từng ngày, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn ngân sách nhà nước cấp. Từng bước hạch toán chi phí khám chữa bệnh. - Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. 1.3.2. Vài nét về khoa Dƣợc tại bệnh viện *Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức nhân lực dƣợc Khoa Dược có các bộ phận như quy định tại Thông tư 22/2011/TTBYT của Bộ Y tế quy định Nghiệp vụ dược, Thống kê, Mua sắm, Dược lâm sàng - thông tin thuốc, kho cấp phát, Nhà thuốc bệnh viện đạt chuẩn GPP. Về quản lý sử dụng thuốc, khoaDượcthực hiện Thông tư 23/2011/TT-BYT và danh mục thuốc theo Thông tư 40/2014/TT-BYT. Về nhân lực, khoa Dược có tổng số 44 cán bộ. Trong đó: -Số cán bộ trình độ thạc sỹ: 01; -Số cán bộ trình độ chuyên khoa 1: 02; - Số cán bộ trình độ đại học: 05 (2 đại học dược, 3 đại học kế toán); -Số cán bộ trình độ trung cấp: 34; -Số cán bộ trình độ cao đẳng kế toán: 2; Được hoạt động theo sơ đồ tổ chức sau ( trang bên) 21 Khoa Dƣợc Tổ cấp phát Tổ thống kê Dƣợc lâm sàng Kho vật tư Theo nguồn ngân sách Kho vật tư Kho hóa chất Nguồn chương trình Kho hóa chất Kho thuốc ống Nguồn viện phí Kho dịch truyền Nguồn BHYT Nhà thuốc bệnh viện Nội trú Ngoại trú Kho thuốc Kho đông y Kho cấp phát BHYT Kho thuốc viên thuốc viên, gây nghiện, hướng tâm thần, dịch truyền Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức khoa Dược Tóm lại: Với thực trạng lựa chọn và sử dụng thuốc tại Việt Nam còn nhiều bất cập, việc phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện là rất cần thiết để giám sát việc sử dụng thuốc và có sự điều chỉnh kịp thời để thuốc được sử dụng hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh. Bệnh viện chịu không ít áp lực về việc gia tăng bệnh nhân, kinh phí và vấn đề sử dụng thuốc nhưng chưa có nhiều đề tài phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần cải thiện hoạt động sử dụng thuốc của bệnh viện. 22 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014. 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 01/01/2014 đến tháng 31/12/2014. - Địa điểm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa; 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1.Thiết kế ngiên cứu Mô tả hồi cứu. 2.3.2.Phương pháp thu thập số liệu *Hồi cứu các dữ liệu: + DMT sử dụng cho bênh nhân BHYT năm 2014 tại bệnh viện. + Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015; + Quyết định về việc phê duyệt kết quả đấu thầu rộng rãi trong nước, gói thầu mua thuốc năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa. + Phân nhóm VEN. 2.3.3.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu a) Số liệu sau khi được thu thập: -Sắp xếp số liệu theo mục đích phân tích; -Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến; - So sánh, vẽ bảng, biểu, nhận xét. b) Các biến số nghiên cứu 23 Bảng 2. 1.Các biến số nghiên cứu TT Tên biến Loại biến Định nghĩa 1 Nhóm dược lý Thứ hạng Được phân loại theo thứ tự các nhóm điều trị tại thông tư 31/2011/TT-BYT 2 Giá trị sử dụng của từng thuốc Liên tục Tổng giá trị tiền thuốc bằng số lượng thuốc nhân giá thành 3 Thuốc sản xuất trong nước Thứ hạng Thuốc sản xuất tại các công ty trên lãnh thổ Việt Nam 4 Thuốc đơn thành phần Nhị phân Thuốc chứa 1 hoạt chất 5 Thuốc đa thành phần Nhị phân Thuốc chứa 2 hay nhiều hoạt chất 6 Thuốc tiêm Thứ hạng Thuốc có đường dùng là tiêm 7 Thuốc uống Thứ hạng Thuốc có đường dùng là uống, ngậm, nhai, đặt dưới lưỡi 8 Thuốc khác Thứ hạng Thuốc có đường dùng không phải là uống, tiêm 9 Thuốc phải hội chẩn Nhị phân Thuốc có ký hiệu dấu * trong DM Thông tư 31/TT-BYT 10 Thuốc nghiện – hướng tâm thần Nhị phân Thuốc được phân loại theo quy định tại 19/2014/TT-BYT 11 12 Thuốc mang tên gốc Thuốc được xếp vào gói 1 (Gói thầu số 1- Thuốc theo tên Generic) trong Rời rạc Danh mục thuốc trúng thầu do Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt năm 2014 Thuốc biệt dược Thuốc được xếp vào Gói thầu số 2 (Gói biệt dược) trong Danh mục thuốc Rời rạc trúng thầu năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt 24 c) Cơ sở để phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện * Phân tích theo tác dụng dược lý dựa vào Danh mục thuốc chủ yếu - Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc tân dược chủ yếu đước sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán được ban hành kèm theo Thông tư 31/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 11/7/2011. * Phân tích theo nguồn gốc xuất xứ - Thuốc sản xuất trong nước: thuốc do doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh tại Việt nam sản xuất (Dựa vào Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa công bố). - Thuốc nhập từ các nước phát triển: Thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA, ICH, PIC/S (theo danh sách các nước được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược và Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa công bố) - Thuốc nhập từ các nước đang phát triển: Thuốc sản xuất từ các nước còn lại, bao gồm: các nước chấu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thái Lan,... Các nước Mỹ la tinh như: Urugoay, Colombia, Chi lê, Cuba. (Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa công bố). *Thuốc mang tên gốc: (thuốc generic) Là thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh và được đưa ra thị trường sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn [2] các thuốc này được sắp xếp vào gói 1 (Gói thầu số 1- Thuốc theo tên Generic) trong Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc tại Thanh Hóa do Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt năm 2014 [26]. *Thuốc thương mại: Biệt dược hay tên thương mại, là thuốc đặc chế, thuốc mới được nghiên cứu, đang được giữ bằng sáng chế khi lưu thông trên thị trường và 25 độc quyền sản xuất. Các thuốc này được sắp xếp vào Gói 2 (Gói thầu thuốc biệt dược và tương đương điều trị) trong Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc tại Thanh Hóa do Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt năm 2014 [26]. *Thuốc theo đường dùng: Được sắp xếp thuốc theo đường uống, đường tiêm và các đường khác. *Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất: Phân loại dựa vào các tài liệu sau: Danh mục thuốc gây nghiện, thuốc gây nghiện dạng phối hợp, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dung làm thuốc Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. *Thuốc cần phải hội chẩn trước khi dùng: Các thuốc có kí hiệu (*) trong Danh mục thuốc chủ yếu ban hành kèm theo Thông tư 31/2011/TT-BYT. Đây là các thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn (trừ trường hợp cấp cứu). * Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần: *Phân tích ABC/VEN: *Các bước tiến hành trong phân tích ABC: + Tính tổng giá trị tiêu thụ của tất cả các thuốc sử dụng. + Tính giá trị % mỗi sản phẩm. + Dựa vào % sắp xếp các thuốc theo thứ tự giảm dần. + Tính giá trị % tích lũy cho mỗi sản phẩm, bắt đầu từ sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách. + Phân hạng sản phẩm dựa vào giá trị % tích lũy: Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền. Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền. Hạng C: gồm những sản phẩm chiểm 5-10% tổng giá trị tiền. 26 + Tính tổng số và tỷ lệ % số lượng và số đơn vị tiêu thụ thuốc hạng A, B và C. *Các bước phân tích VEN: + Phân nhóm các thuốc V-E-N dựa vào biên bản thông qua của Hội đồng thuốc và điều trị. + Tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc, số đơn vị tiêu thụ và giá trị sử dụng của các thuốc V-E-N. *Phân tích ma trận ABC/VEN: + Xếp các thuốc V-E-N trong nhóm A thu được các nhóm nhỏ AV, AE, AN. Sau đó tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc, và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ. + Làm tương tự với nhóm B và C thu được ma trận ABC/VEN. V E N A AV AE AN B BV BE BN C CV CE CN 2.2.4. Trình bày số liệu Trình bày số liệu bẳng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word dưới dạng : lập bảng, biểu đồ, sơ đồ. 27 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DMT SỬ DỤNG TẠI BVĐKTH 3.1.1. Cơ cấu theo tác dụng dƣợc lý Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện được mua theo kết quả trúng thầu của Sở Y tế Thanh Hóa năm 2014, được sắp xếp theo các nhóm tác dụng dược lý được trình bày ở bảng sau : Bảng 3. 1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại BVĐKTH năm 2014 theo nhóm tác dụng dƣợc lý Nhóm thuốc Số Số hoạt biệt Tỷ lệ chất dƣợc % BD Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ % Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 74 127 20,2 22.681.435.622 22,6 Thuốc điều trị ung thư và điêu hòa miễn dịch 19 34 5,4 13.430.282.475 13,38 Thuốc tác dụng đối với máu 13 23 3,7 11.852.939.180 11,81 Thuốc tim mạch 51 80 12,7 10.709.294.493 10,67 Thuốc đường tiêu hóa 50 69 11,0 8.075.730.352 8,05 Hoocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 29 58 9,2 7.619.077.141 7,59 13 30 4,8 4.863.530.231 4,85 21 37 5,9 4.486.318.800 4,47 Thuốc điều trị bệnh măt, tai mũi hong 12 15 2,4 3.286.388.265 3,28 Vitamin và kháng chất 12 17 2,7 2.728.203.710 2,72 DD điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-baso Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm và thuốc điều trị gout 28 Thuốc dùng chuẩn đoán 3 3 0,5 2.223.375.034 2,22 Thuốc giãn cơ và ức chê Cholinesterase 8 14 2,2 1.686.212.500 1,68 Thuốc gây tê, mê 13 21 3,3 1.307.901.330 1,3 Thuốc điều trị bệnh tiết niệu 2 2 0,3 1.137.605.386 1,13 Chế phẩm YHCT 17 23 3,7 995.320.570 0,99 Thuốc gải độc và dùng trong các TH ngộ độc 6 9 1,4 861.011.250 0,86 Thuốc điều trị bệnh da liễu 9 10 1,6 500.995.960 0,5 1 3 0,5 372.943.003 0,37 8 8 1,3 331.779.000 0,33 Thuốc chống rối loạn tâm thần 8 19 3,0 312.922.760 0,31 Thống chống co giật, động kinh 6 7 1,1 277.252.700 0,28 Thuốc chống Parkinson 3 6 1,0 246.497.120 0,25 Thuốc tác dụng lên đường hô hấp 7 8 1,3 225.926.251 0,23 2 3 0,5 128.549.401 0,13 2 3 0,5 829.600 0 389 629 100,0 100.342.322.133 100 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn Thuố chống dị ứng và dùng trong các TH quá mẫn Thuốc lợi niệu Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, chống đẻ non Tổng cộng 29 Kết quả cho thấy danh mục thuốc sử dụng tại BVĐKTH gồm 629 biệt dược, 389 hoạt chất chia thành 25 nhóm tác dụng dược lý. Tổng giá trị sử dụng thuốc cả năm 2014 là 100.342.322.133 đồng . Trong đó nhóm có số lượng, chủng loại thuốc sử dụng lớn nhất là nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng với tổng số 127 biệt dược nằm trong 74 hoạt chất, chiếm 20,2% số lượng biệt dược trong danh mục. Nhóm kháng sinh cũng đứng vị trí số 1 về giá trị sử dụng với 22,68 tỷ chiếm 22,6% tổng tiền thuốc sử dụng năm 2014. Xếp thứ 2 trong DMT về giá trị sử dụng là nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch. Nhóm này bao gồm 34 biệt dược, 19 hoạt chất, chiếm 5,4% số lượng biệt dược nhưng chiếm tới 13,38 tỷ (chiếm 13,43% Giá trị sử dụng trong DMT) Điều này có thể lý giải do các thuốc điều trị ung thư là các thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị cho bệnh nhân theo các liệu trình kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. BVĐK Thanh Hóa lại là cơ sở duy nhất trên địa bàn tỉnh có đủ chức năng, trình độ, điều kiện để điều trị bệnh lý ung thư trong tỉnh, do vậy chi phí cho nhóm thuốc này khá cao. Xếp thứ ba về giá trị sử dụng là nhóm thuốc tác dụng lên máu bao gồm 23 biệt dược và chiếm 11,81% giá trị sử dụng. Cũng tương tự như nhóm thuốc ung thư, số lượng thuốc biệt dược trong nhóm này không nhiều (gồm 23 thuốc đứng thứ 8) nhưng về giá trị sử dụng đứng thứ 3. Xếp thứ 4 là nhóm thuốc tim mạch với 80 biệt dược (12,7%) và chiếm 10,67% giá trị sử dụng (10,7 tỷ). Bốn nhóm thuốc: ung thư, kháng sinh, tác dụng lên máu và thuốc tim mạch đã chiếm tới 58,47% giá trị sử dụng của toàn bộ thuốc trong danh mục. Đứng thứ 5 là nhóm thuốc đường tiêu hóa với 8,05% giá trị sử dụng. Xếp thứ 6 là nhóm Hoocmon và thuốc tác dụng lên hệ thống nội tiết, với 7,59% giá trị sử dụng. Nhóm này có tổng số lượng biệt dược đứng thứ 3 (69 biệt dược,chiếm 11% tổng số biệt dược, xếp sau nhóm kháng sinh và thuốc tim mạch). Nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-baso và các dung dịch tiêm truyền xếp thứ 7 về giá trị sử dụng và số lượng biệt dược. 30 Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm và điều trị gout xếp thứ 8 về giá trị sử dụng (4,47%) và thứ 5 về số lượng biệt dược (37 biệt dược).Nhóm vitamin và khoáng chất chỉ chiếm 17 biệt dược (2,7% số lượng) và 2,72% giá trị sử dụng , xếp thứ 10 về giá trị sử dụng thuốc trong nhóm. *Cơ cấu thuốc ngoài danh mục Thông tư 31/TT-BYT sử dụng tại Bệnh viện năm 2014 Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc ngoài DMT Số lƣợng biệt Giá trị sử dụng Nội dung dƣợc (đồng) Thuốc ngoài danh mục 0 0 Thuốc trong danh mục 629 100.342.322.133 Tổng số 629 100.342.322.133 Năm 2014, không có thuốc sử dụng ngoài danh mục thuốcchủ yếu kèm theo Thông tư 31/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Có 629/629 thuốc được sử dụng, chiếm 100%. 3.1.2. Cơ cấu thuốc theo phân loại tân dƣợc- thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu Cơ cấu thuốc được phân loại tân dược- thuốc có nguồn gốc dược liệu dược trình bày ở bảng 3.3.: Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc theo phân loại tân dƣợc- thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu Nhóm thuốc Số lƣợng hoạt chất Số lƣợng biệt dƣợc Tỷ lệ % Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ % GTSD Thuốc tân dược 372 606 96,34 99.347.001.563 99,01 Thuốc nguồn gốc dược liệu 17 23 3,66 995.320.570 0,99 Tổng cộng 389 629 100,00 100.342.322.133 100,00 Nhận xét: Qua số liệu trên cho thấy danh mục thuốc của BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2014 có số lượng thuốc từ dược liệu rất ít (3,66% số lượng 31 chiếm 0,99% giá trị sử dụng) Điều này được giải thích bởi 2 lý do : BVĐK tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện hạng I tuyến cao nhất của tỉnh, các ca bệnh chủ yếu là ca bệnh nặng được chuyển từ tuyến huyện lên, trong khi trên địa bàn thành phố đã có bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa là bệnh viện chuyên về điều trị và sử dụng thuốc Y học cổ truyền. Hơn nữa các thuốc này đều là các thuốc đường uống có giá thành thấp hơn so với các thuốc tân dược, dẫn tới chi phí nhóm này thấp. 3.1.3. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ *Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu từ nước ngoài Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc nhập khẩu từ nƣớc khác Nguồn gốc Số lƣợng biệt dƣợc Tỷ lệ % số lƣợng biệt dƣợc Tỷ lệ % Giá trị sử dụng giá trị (đồng) sử dụng thuốc sản xuất trong nước 226 35,93 29.741.426.284 29,64 thuốc nhập khẩu 403 64,07 70.600.894.889 70,36 Tổng cộng 629 100,00 100.342.322.133 100,00 Kết quả phân tích cho thấy cả số lượng và giá trị sử dụng thuốc nhập khẩu đều lớn hơn thuốc sản xuất trong nước. Trong tồng số 629 biệt dược sử dụng tại Bệnh viện thì có tới 403 biệt dược thuốc nhập khẩu chiếm 64% số lượng biệt dược và chiếm 70,36% giá trị sử dụng. Trong khi đó thuốc nội chỉ chiếm 35,93% số lượng biệt dược và 29,64% giá trị sử dụng trong tổng tiền thuốc. Các thuốc nhập khẩu chủ yếu nằm ở nhóm thuốc ung thư , kháng sinh, chống nhiễm khuẩn, thuốc tác dụng về máu. Phân tích cụ thể về nguồn gốc của các thuốc nhập khẩu có bảng 3.5 (trang bên). * Nguồn gốc của các thuốc nhập khẩu Bảng 3.5. Nguồn gốc của các thuốc nhập khẩu 32 Nƣớc SX Ấn Độ Pháp Trung Quốc Đức Úc Argentina Hà Lan Italia Áo Bỉ Hàn Quốc Thụy Sĩ Mỹ Ba Lan Bangladesh Bulgari Hungary Rumani Thổ Nhĩ Kỳ Indonesia Italia Anh Ukraina Nga Ý Cyprus Nhật Đan Mạch Bulgaria TheNetherlands Poland Tây Ban Nha Số lƣợng Tỷ lệ % biệt dƣợc biệt dƣợc 69 51 19 53 7 3 4 9 8 7 18 7 11 17 3 3 17 1 2 6 3 10 2 1 8 3 7 3 2 3 2 7 10,97 8,11 3,02 8,43 1,11 0,48 0,64 1,43 1,27 1,11 2,86 1,11 1,75 2,70 0,48 0,48 2,70 0,16 0,32 0,95 0,48 1,59 0,32 0,16 1,27 0,48 1,11 0,48 0,32 0,48 0,32 1,11 33 Giá trị sử dụng (đồng) 12.062.178.064 9.498.731.629 6.260.365.830 4.767.266.250 4.311.783.000 3.481.697.600 3.342.630.000 3.107.922.760 2.641.630.600 2.555.515.871 1.993.178.192 1.663.073.730 1.505.423.196 1.498.866.130 1.307.699.140 1.271.179.000 913.101.431 848.925.000 780.910.000 650.225.380 569.686.900 528.608.960 515.250.000 504.215.400 473.398.568 375.654.253 361.972.080 292.354.500 268.148.000 263.130.000 262.450.000 251.244.680 Tỷ lệ % GTSD 12,02 9,47 6,24 4,75 4,30 3,47 3,33 3,10 2,63 2,55 1,99 1,66 1,50 1,49 1,30 1,27 0,91 0,85 0,78 0,65 0,57 0,53 0,51 0,50 0,47 0,37 0,36 0,29 0,27 0,26 0,26 0,25 Malaysia 5 0,79 230.485.810 0,23 Ireland 3 0,48 211.020.500 0,21 Pakistan 3 0,48 201.640.000 0,20 Romania 4 0,64 155.331.000 0,15 Hungary 3 0,48 140.420.000 0,14 Thái Lan 4 0,64 103.394.000 0,10 Isarel 1 0,16 102.135.600 0,10 Hy Lạp 1 0,16 79.200.000 0,08 Thụy điển 1 0,16 77.072.625 0,08 Thái lan 3 0,48 75.879.210 0,08 Australia 3 0,48 44.118.000 0,04 CH SIP 2 0,32 29.400.000 0,03 Singapo 2 0,32 13.446.000 0,01 Thuỵ Sỹ 1 0,16 5.600.000 0,01 Bồ Đào Nha 1 0,16 3.336.000 0,00 Tổng cộng 403 64,07 70.600.894.889 70,36 Các thuốc nhập khẩu, phần lớn có nguồn gốc từ Ấn Độ, Pháp, Trung Quốc, Đức, Argentina, Hà Lan, Italia,Áo, Bỉ...Trong đó các thuốc có nguồn gốc Ấn Độ chiếm số lượng lớn nhất (69 biệt dược chiếm 10,97%) chiếm 12,02 % giá trị sử dụng. Thuốc sản xuất ở nhóm này đa số là các thuốc thuộc các nhóm kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc tác dụng đối với máu, dịch truyền, vitamin,... Tiếp theo đó là các nước nhập từ Pháp (8,11% về số lượng) và 9,47% về giá trị sử dụng, Trung quốc đứng thứ 3 với 3,02% số lượng biệt dược và 6,42% giá trị sử dụng. Tiếp đến là Đức, Úc, Argentina, Hà lan,… 3.1.4. Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần Thuốc đơn/đa thành phần SL biệt dƣợc Đa thành phần Đơn thành phần Tổng cộng 80 549 629 Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ% giá trị sử dụng 9.168.844.391 91.173.477.742 9,14 90,86 100,00 100.342.322.133 100,00 Tỷ lệ % số lƣợng 12,72 87,28 34 Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần trong DMT sử dụng được trình bày trong bảng 3.6. Kết quả cho thấy trong DMT của bệnh viện, thuốc đơn thành phần chiếm phần lớn cả về số lượng và giá trị sử dụng. Thuốc đơn thành phần chiếm 549 biệt dược với tỷ lệ 87,28% trong tổng số biệt dược ,và chiếm 90,86% về giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần chỉ gồm 80 biệt dược chiếm tỷ lệ 12,72% tỷ lệ số lượng và chiếm 9,14% về giá trị sử dụng. 3.1.5. Cơ cấu thuốc biệt dƣợc và thuốc generic Kết quả phân tích cơ cấu thuốc theo tên biệt dược và tên generic được trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dƣợc và tên Generic Số Thuốc tên biệt lƣợng dƣợc/tên gốc biệt dƣợc Tên biệt dược Tỷ lệ % số lƣợng Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ % giá trị sử dụng 70 11,13 10.828.878.969 10,79 Tên generic 559 88,87 89.513.443.164 89,21 Tổng cộng 629 100 100.342.322.133 100 Bảng 3.7 cho thấy số lượng thuốc mang tên generic được ưu tiên sử dụng. Thuốc mang tên generic chiếm 88,87% số lượng thuốc và 89,21% giá trị sử dụng. Trong khi đó thuốc mang tên biệt dược chỉ chiếm 11,13% số lượng thuốc và chiếm 10,79% giá trị sử dụng (tương ứng với 10,8 tỷ đồng). Trong các thuốc mang tên biệt dược đa số là thuốc đơn thành phần (62/70 biệt dược) chỉ có 7 biệt dược là thuốc đa thành phần. * Cơ cấu thuốc mang tên biệt dược Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc mang tên biệt dƣợc theo nhóm TDDL (trang bên) 35 Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc mang tên biệt dƣợc theo nhóm TDDL Nhóm thuốc Thuốc điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn Hoocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết Giãn cơ và ức chế Cholinesterasa Thuốc tim mạch DD điều chỉnh nước,điện giải, cân bằng acis baso Thuốc Tác dụng đối với máu Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm Thuốc đường tiêu hóa Thuốc tác dụng lên đường hô hấp Thuốc chống co giật động kinh Thuốc khác Tổng cộng Số lƣợng Tỷ lệ % Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ % 15 21 3.080.616.430 28,45 7 10 2.575.400.896 23,78 1 1 1.343.401.980 12,41 21 30 1.307.937.344 12,08 3 4 702.317.105 6,49 1 1 645.226.590 5,96 6 9 551.070.664 5,09 6 9 297.788.747 2,75 4 6 252.543.591 2,33 2 4 70 3 61.555.606 6 11.020.016 100 10.828.878.969 0,57 0,10 100,00 Các thuốc mang tên thương mại chủ yếu là thuốc kháng sinh, hoocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase, thuốc tim mạch, dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, thuốc tác dụng đối với máu, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm,...Riêng 2 nhóm thuốc kháng sinh và nhóm hoocmon, thuốc tác động vào hệ thống nội tiết đã chiếm 52,23% giá trị sử dụng của nhóm thuốc biệt dược. Nhóm thuốc tim mạch có số lượng biệt dược biệt dược nhiều nhất chiếm 30% trong số biệt dược đã sử dụng.Tiếp theo là thuốc điều trị ký sinh trùng với 21 biệt dược và chiếm giá trị sử dụng cao nhất (3,08 tỷ chiếm 28,45%). 3.1.6. Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng Cơ cấu thuốc theo đường uống, đường tiêm và đường khác được trình bày trong bảng 3.9. 36 Bảng 3.9 Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng Đƣờng dùng Số lƣợng Tỷ lệ % Giá trị sử dụng Tỷ lệ % số lƣợng (đồng) GTSD Đường tiêm 322 51,19 68.453.817.701 68,22 Đường uống 270 42,93 29.703.802.665 29,60 Đường khác 37 5,88 2.184.701.767 2,18 Tổng cộng 629 100,00 100.342.322.133 100,00 Thuốc đường tiêm (bao gồm tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm tủy sống và tiêm truyền). Căn cứ vào Bảng 3.9 cho thấy thuốc theo đường tiêm được sử dụng nhiều nhất với 322 thuốc (chiếm 51,19% số lượng) và giá trị sử dụng cao nhất-chiếm 68,22% giá trị sử dụng trong tổng số tiền thuốc năm 2014. (68,4 tỷ) Điều này cho thấy bệnh viện sử dụng chủ yếu là các thuốc đường tiêm. Xếp thứ hai là các thuốc đường uống với số lượng biệt dược là 270 biệt dược chiếm 42,93% số lượng nhưng chỉ chiếm 29,6% giá trị sử dụng. Còn lại là các thuốc có đường dùng khác như bôi ngoài da, nhỏ mắt, nhỏ mũi, xịt mũi họng,viên đặt…chỉ có 37 biệt dược và 5,88% giá trị số lượng. 3.1.7. Cơ cấu thuốc gây nghiện, hƣớng tâm thần và tiền chất Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất trong DMT sử dụng được trình bày trong bảng 3.10. Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất (trang bên) Kết quả phân tích cho thấy số lượng thuốc hướng tâm thần, tiền chất làm thuốc, chất gây nghiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cả về số lượng biệt dược và giá trị tiêu thụ. Thuốc gây nghiện chiếm 0,95% số lượng và 0,47% giá trị tiêu thụ. Thuốc hướng tâm thần chiếm 0,79% số lượng và 0,07% giá trị sử dung. Tiền chất dùng làm thuốc chiếm 0,95% số lượng và 0,34% giá trị sử dụng. Điều này cho thấy bệnh viện đã cân nhắc lưa chọn thuốc gây nghiện, hướng thần khi xây dựng danh mục thuốc, các bác sỹ đã không lạm dụng 37 Nhóm thuốc Thuốc gây nghiện Thuốc hướng tâm thần Tiền chất dùng làm thuốc Số lƣợng hoạt chất Số lƣợng biệt dƣợc Tỷ lệ % số BD Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ % GTSD 4 6 0,95 467.617.500 0,47 4 5 0,79 72.676.200 0,07 3 6 0,95 344.819.230 0,34 Thuốc khác 378 612 97,30 99.457.209.203 99,12 389 Tổng cộng 629 100 100.342.322.133 100 thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. 3.1.8. Cơ cấu thuốc cần phải hội chẩn Cơ cấu thuốc cần phải hội chẩn (được ký hiệu dấu * trong danh mục thuốc chủ yếu) được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc cần hội chẩn Nhóm thuốc Thuốc cần hội chẩn Số lƣợng hoạt chất 9 Tỷ lệ % số lƣợng BD 23 3,66 Số lƣợng biệt dƣợc Giá trị sử dụng (đồng) % GTSD 3.309.594.906 3,30 380 606 96,34 97.032.727.227 96,70 Thuốc khác 389 629 100,00 100.342.322.133 100,00 Tổng cộng Bảng 3.11 cho thấy có 23 thuốc cần hội chẩn trong DMT sử dụng của bệnh viện với 3,66% số lượng (nằm trong 9 hoạt chất) và chiếm 3,3% giá trị sử dụng tổng tiền thuốc. Những thuốc chứa hoạt chất là các kháng sinh phải hội chẩn như Cefepim, Amikacin, Cefopperazon, Ceftriaxon, Colistin, Moxifloxacin, Peginterferon Alpha, Vancomycin, acid amin. Trong đó kháng sinh Ceftriaxon chiếm 1,778 tỷ chiếm 1,78% tổng giá trị sử dụng thuốc trong DMT. Các thuốc này được ký hiệu dấu (*) trong Danh mục thuốc chủ yếu kèm theo Thông tư 31/TT-BYT, đó là những 38 thuốc chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng. Với tỷ lệ 3,66% số lượng và 3,3% giá trị sử dụng cho thấy bệnh viện đã chú ý cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc có dấu * này, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. 3.1.9. Cơ cấu thuốc trong nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đã sử dụng Bảng 3.12. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn. Nhóm Thuốc nhóm beta-lactam Nhóm Peniciclin Cephalosporin thế hệ 1 Cephalosporin thế hệ 2 Cephalosporin thế hệ 3 Thuốc nhóm aminoglycosid Thuốc nhóm phenicol Thuốc nhóm nitroimidazol Thuốc nhóm lincosamid Thuốc nhóm macrolid Thuốc nhóm quinolon Thuốc nhóm sulfamid Thuốc nhóm tetracyclin Thuốc khác Thuốc chống virut Thuốc trị giun, sán Thuốc chống nấm Tổng Số Tỷ lƣợng lệ % 40,16 13.632.267.170 16,54 6.054.795.460 3,15 634.024.400 2,36 241.591.278 18,11 6.701.856.032 6,30 366.969.000 1,57 17.750.000 Tỷ lệ % GTSD 60,10 26,69 2,80 1,07 29,55 1,62 0,08 7 5,51 1.888.018.920 4 3,15 13.394.350 7 5,51 1.046.313.840 20 15,75 4.103.299.415 2 1,57 12.770.900 1 0,79 855.000 9 7,09 1.181.556.360 5 3,94 160.592.330 3 2,36 75.292.000 8 6,30 182.356.337 127 100,00 22.681.435.622 8,32 0,06 4,61 18,09 0,06 0,00 5,21 0,71 0,33 0,80 100,00 51 21 4 3 23 8 2 Giá trị sử dụng (đồng) Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có số lượng biệt dược sử dụng nhiều nhất trong DMT (127 biệt dược) và giá trị sử dụng cao nhất trong DMT. Nhóm này bao gồm 16 phân nhóm cụ thể như bảng 3.12. Từ bảng trên ta thấy trong nhóm kháng sinh nhóm beta39 lactam chiếm tỉ lệ vượt trội về số lượng và giá trị sử dụng. Nhóm này chiếm 40,16% số lượng biệt dược trong cả nhóm và chiếm tới 60,1% về giá trị sử dụng. Trong nhóm beta-lactam thì phân nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm giá trị nhiều nhất (18,11% số lượng và 29,55% giá trị sử dụng kháng sinh). Đứng thứ 2 là nhóm Quinolon với 15,75% số lượng biệt dược và 18,09% giá trị sử dụng. Nhóm Nitroimidazol chiếm thứ 3 về giá trị (5,51% giá trị và 8,32% số lượng) Thấp nhất là nhóm Tetracyclin với 1 biệt dược và chiếm 0,004% giá trị sử dụng. Trong nhóm kháng sinh đa số là các thuốc nhập khẩu (64%) chỉ có 36% là các thuốc trong nước sản xuất. 40 3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 THEO PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC/VEN 3.2.1. Phân tích ABC và các thuốc nhóm A Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ABC sẽ cho thấy mối tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ và chi phí, nhằm phân định ra thuốc nào có tỷ lệ lớn trong ngân sách, từ đó có thể lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế, lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, và từ đó phát hiện ra những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc. Sau khi phân tích ABC danh mục thuốc sử dụng tại BVĐKTH, đề tài thu được kết quả trong bảng 3.13. Bảng 3.13. Kết quả phân tích ABC Số hoạt Số tên Tỷ lệ % Nhóm chất BD số BD GTSD (đồng) Tỷ lệ % A 44 131 20,83 70.590.315.566 70,35 B 75 136 21,62 20.166.446.659 20,10 C 270 362 57,55 9.585.558.948 9,55 Tổng cộng 389 629 100,00 100.342.322.133 100 Kết quả phân tích ABC cho thấy, nhóm A (131 thuốc chiếm 20,83% tổng số lượng thuốc) chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất cao nhất là 70,35%. Trong khi đó nhóm B có số lượng thuốc chiếm 21,62% và 20,10% giá trị sử dụng. Nhóm C có số lượng biệt dược thuốc lớn nhất (362 thuốc-chiếm số lượng biệt dược cao nhất- chiếm 57,55%) nhưng giá trị sử dụng nhỏ nhất chỉ chiếm 9,55% tổng giá trị sử dụng thuốc.Thông thường theo phân tích ABC các sản phẩm nhóm A chiếm 10-20%, nhóm B chiếm 10-20%, nhóm C chiếm 60-80% số lượng sản phẩm. tại BVĐK TH nhóm A chiếm 20,8%, nhóm B chiếm 21,62%, nhóm C chiếm 57,55% số biệt dược, đây là tỷ lệ chưa hợp lý. 41 Theo Thông tư 21 các sản phẩm hạng A thường từ 75-80% tổng giá trị tiền, hạng B từ 15-20% giá trị tiền, hạng C gồm những sản phẩm chiếm 5-10% giá trị tiền.Ở BV ĐKTH, nhóm A chiếm 70,35%, nhóm B chiếm 20,10 % điều này cho thấy tỷ lệ chưa hợp lý. Tiến hành phân tích sâu nhóm A để đánh giá tình hình sử dụng thuốc năm 2014 tại bệnh viện. *Phân tích các thuốc nhóm A theo tác dụng điều trị Nhóm A có 13 nhóm điều trị, kết quả phân tích thu được kết quả trong bảng 3.14: Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc theo tác dụng điều trị trong nhóm A Nhóm thuốc Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch Thuốc tác dụng đối với máu Thuốc tim mạch Hoocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết Thuốc đường tiêu hóa DD điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid baso và các DD tiêm truyền Thuốc điều trị bệnh mắt tai mũi họng Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp Thuốc dùng chuẩn đoán Vitamin và khoáng chất Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinestrerase Số Tỷ lệ lƣợng % BD BD Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ % GTSD 37 5,88 17.422.324.110 17,36 14 2,23 11.471.961.065 11,43 10 13 1,59 10.701.255.000 2,07 6.909.560.120 10,66 6,89 17 2,70 6.060.507.391 6,04 8 1,27 3.846.563.570 3,83 16 2,54 3.143.619.606 3,13 4 0,64 2.931.633.444 2,92 5 0,79 2.300.225.260 2,29 1 2 0,16 0,32 2.021.985.000 1.748.506.000 2,02 1,74 2 0,32 1.256.600.000 1,25 42 Thuốc giải độc và dùng trong các trường hợp ngộ độc Tổng cộng thuốc nhóm A 2 131 0,32 20,83 775.575.000 0,77 70.590.315.566 70,35 (Ghi chú: Tỷ lệ % được tính trên tổng số thuốc trong DMT) Bảng 3.14 cho thấy, trong nhóm A gồm 13 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng nhiều nhất là 37 thuốc, giá trị sử dụng chiếm 17,422 tỷ chiếm 17,36% trong DMT. Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch đứng thứ 2 với 14 thuốc, chiếm 11,47 tỷ tương ứng 11,43% giá trị sử dụng trong DMT. Thuốc tác dụng đối với máu có 10 thuốc chiếm 7,63% về số lượng, và tiêu tốn 10,7 tỷ VNĐ chiếm 10,66% tổng giá trị sử dụng thuốc trong DMT. Thuốc tim mạch có 13 biệt dược, chiếm 2,70% số lượng biệt dược, với giá trị sử dụng 6,909 tỷ chiếm 6,89% giá trị sử dụng trong DMT. Hoocmon và các thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết chiếm 2,7% số biệt dược trong DMT và chiếm 6,06 tỷ tương ứng với 6,04% giá trị sử dụng thuốc trong DMT. Riêng 5 nhóm thuốc trên đã chiếm 14,47% số lượng biệt dược và 52,39% giá trị sử dụng của DMT. 08 nhóm thuốc còn lại có số lượng rất ít và tổng giá trị sử dụng bằng 1/4 giá trị sử dụng cả nhóm A, chiếm 17,96 % tổng giá trị sử dụng thuốc sử dụng. 3.2.2. Phân tích VEN Sau khi phân tích VEN thu được kết quả trong bảng 3.15. Bảng 3.15. Kết quả phân tích VEN Phân Tích VEN V E N Tổng cộng Số hoạt Số biệt chất dƣợc 104 254 31 211 380 38 389 629 Tỷ lệ % GTSD 48.988.809.543 48,82 44.021.567.260 43,87 7.331.944.370 7,31 Tỷ lệ % số GTSD (đồng) biệt dƣợc 33,55 60,41 6,04 100,00 100.342.321.173 43 100,00 Kết quả cho thấy, trong DMT sử dụng của bệnh viện, số lượng thuốc E nhiều nhất là 380 thuốc, tiếp đến là thuốc V với 211 biệt dược, thuốc N ít nhất với 38 biệt dược.Tuy nhiên thuốc V chiếm giá trị sử dụng lớn nhất với 48,82 tỷ, thuốc E chỉ xếp thứ 2 về giá trị sử dụng với 44 tỷ chiếm 43,87% giá trị sử dụng. Thuốc N chiếm giá trị sử dụng thấp nhất với 7,31%. 3.2.3. Phân tích ma trận ABC/VEN Sau khi phân tích ma trận ABC/VEN, đề tài thu được kết quả trình bày trong bảng 3.16. Bảng 3.16. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN Nhóm Hoạt chất V A E N V B E N V C E N Tổng 22 17 5 33 36 6 49 201 20 389 % số lƣợng Biệt % Số BD hoạt dƣợc chất 5,66 77 12,24 4,37 47 7,47 1,29 7 1,11 8,48 63 10,02 9,25 64 10,17 1,54 9 1,43 12,60 71 11,29 51,67 269 42,77 5,14 22 3,50 629 100,00 100,00 GTSD % (tỷ VNĐ) GTSD 37.392.775.710 28.278.968.856 4.918.571.000 9.045.598.872 9.754.486.187 1.366.361.600 2.550.434.961 5.988.112.217 1.047.011.770 100.342.321.173 37,27 28,18 4,90 9,02 9,72 1,36 2,54 5,97 1,04 100,00 Nhìn chung ở cả 3 nhóm A, B, C, thuốc V chiếm số lượng nhiều nhất (77/131 thuốc trong nhóm A, 63/136 thuốc nhóm B) Riêng nhóm C thuốc E chiếm số lượng biệt dược lớn nhất ( 269/362 biệt dược) Thuốc N ở cả 3 nhóm đều có số lượng ít nhất (thuốc AN bằng 7/131 tổng số thuốc nhóm A, thuốc BN bằng 9/136 tổng thuốc nhóm B, thuốc CN chiếm 22/362 biệt dược nhóm C). 44 Về giá trị sử dụng, có sự khác nhau trong các nhóm. Trong nhóm A thuốc V chiếm giá trị sử dụng cao nhất (37 tỷ chiếm 37,3% GTSD cả DMT). Tuy nhiên ở nhóm B và C thuốc V lại xếp sau thuốc E. Cụ thể: Trong nhóm B thuốc BE chiếm giá trị sử dụng cao nhất chiếm 9,7 tỷ (trong khi nhóm BV chỉ chiếm 9,03 tỷ) Trong nhóm C thuốc CE chiếm 5,98 tỷ gấp 2 lần nhóm CV là 2,55 tỷ. Thuốc N ở trong cả 3 nhóm A, B, C đều chiếm giá trị sử dụng ít nhất. Thuốc AN chiếm 4,91 tỷ chiếm 4,9% tổng giá trị sử dụng thuốc và chiếm tới 67% tổng giá trị sử dụng thuốc N. Đề tài đi sâu vào phân tích cơ cấu nhóm AN – gồm những thuốc không thiết yếu mà giá trị sử dụng lớn thu được kết quả sau: Bảng 3.17. Cơ cấu thuốc trong nhóm AN Hoạt chất Nhóm thuốc Thuốc đường tiêu hóa Tỷ lệ % biệt dƣợc Biệt dƣợc 3 5 Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ % trong DMT 71 3.170.065.000 3,159 Vitamin và khoáng chất 2 2 29 Tổng 5 7 100 *Phân tích cụ thể các thuốc trong nhóm AN 1.748.506.000 4.918.571.000 1,700 4,86 Bảng 3.18. Các thuốc trong nhóm AN Hoạt chất Biệt dƣợc Đơn vị Số đơn vị tiêu thụ GTSD (đồng) Heposal Saforliv L-Ornithin -LHetopartat aspartat. Z-Pin Viên Viên Ống 89.820 640.460 7.000 211.077.000 1.473.058.000 147.000.000 Ống 67.000 588.930.000 Nấm men bia Viatmin B12 + B1 + B6 Biofil 5ml ống 300.000 750.000.000 Me2B Viên 470.220 1.081.506.000 45 Tỷ lệ % trong DMT Nƣớc SX 0,21 1,47 0,15 Việt Nam Hàn 0,59 Quốc 0,75 Việt 1,08 Nam Calci lactate + Calci gluconate hydrate + Calci carbonat + Ergocalciferol Tổng cộng Deniocal Viên 290.000 667.000.000 1.864.500 4.918.571.000 0,66 4,90 Kết quả phân tích nhóm AN cho thấy có 7 biệt dược của 5 hoạt chất nằm trong 2 nhóm tác dụng dược lý là thuốc đường tiêu hóa và nhóm vitamin. Hai nhóm này chiếm 4,9 tỷ tương ứng với 4,9% giá trị sử dụng. Trong đó nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 5 biệt dược và 3,17 tỷ, chiếm số lượng chủ yếu (63% giá trị sử dụng) trong nhóm AN. Thuốc đường tiêu hóa gồm Biofil và L-ornithin-L-aspartat đều là những thuốc bổ gan, tăng cường chức năng gan có số đơn vị tiêu thụ là hơn 1,1 triệu đơn vị chiếm 59,2% tổng số đơn vị tiêu thụ trong nhóm AN, giá trị sử dụng 3,17 tỷ VNĐ chiếm 64% tổng giá trị sử dụng trong nhóm AN. Riêng hoạt chất chứa L-ornithin Laspartat gồm 4 biệt dược nằm trong 5 loại thuốc được khuyến cáo hạn chế sử dụng theo Công văn 2503/BHXHCSYT của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam do hiệu quả điều trị chưa thực sự rõ ràng chiếm 2,42 tỷ. Điều này là chưa thực sự hợp lý. Trong 5 loại thuốc đường tiêu hóa có 4 thuốc Việt Nam sản xuất và 1 thuốc nhập khẩu từ Hàn Quốc. Nhóm vitamin và khoáng chất trong nhóm AN gồm 2 biệt dược là Deniocal và Me2B với số lượng tiêu thụ năm 2014 là 760.220 đơn vị với giá trị 1,75 tỷ chiếm 1,74% giá trị sử dụng thuốc trong DMT. Trong đó Me2B của Việt Nam sản xuất chiếm 1,1 tỷ, xếp thứ 2 trong nhóm AN sau Safoliv về giá trị sử dụng.Thực tế bệnh nhân tới bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị bị thiếu vitamin và khoáng chất không nhiều, tuy nhiên giá trị tiêu 46 Hàn Quốc thụ (1,74%) là khá cao.Trong khi các thuốc trên không phải là thuốc thiết yếu thì việc xuất hiện với giá trị sử dụng cao trong nhóm A là chưa hợp lý. 47 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1.Về cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nhóm điều trị: Trong năm 2014, giá trị tiền mua thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là 100, 34 tỷ đồng. Trong điều kiện nguồn tài chính được sử dụng cho các bệnh viện rất hạn chế, các bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ thì điều này đặt ra thách thức cho HĐT&ĐT, khoa Dược luôn phải cân đối giữa nhu cầu thuốc và kinh phí của BV để tránh lãng phí và đảm bảo kịp thời cho nhu cầu điều trị. 4.1.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo tác dụng dƣợc lý Kết quả cho thấy danh mục thuốc tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa gồm 629 biệt dược chia thành 25 nhóm tác dụng dược lý. Toàn bộ các thuốc sử dụng đều nằm trong danh mục thuốc chủ yếu theo Thông tư 31/TT-BYT. Trong 25 nhóm thuốc được sử dụng thì kinh phí chủ yếu tập trung vào 4 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất: nhóm thuốc kháng sinh, ung thư, thuốc tác dụng lên máu, thuốc tim mạch. Các nhóm thuốc này chiếm tới 60% giá trị sử dụng của toàn bộ các thuốc. Trong đó, nhóm thuốc có số lượng biệt dược nhiều nhất và giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 20,2% biệt dược và 22,6% trong tổng tiền thuốc.So sánh với các nghiên cứu khác tại một số bệnh viện như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương,.. cho thấy có sự tương đồng: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng và giá trị sử dụng. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ nhóm thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số khoản mục lớn nhất chiếm 24,81% và giá trị sử dụng lớn nhất trong DMT sử dụng tại BV với tỷ lệ 34,84%. [46] Bệnh viện Trung ương quânđội 108 sử dụng thuốc kháng sinh với số lượng nhiều nhất (18,4%) và giá trị sử dụng cao nhất (26,4%) [33]. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu 48 Hương tại 38 bệnh viện đa khoa đại diện cho 6 vùng trên cả nước năm 2009 tỷ lệ kháng sinh trung bình từ 32,3-32,5% [36]. Các kết quả trên có thể nhận định rằng tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh (22%) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hóa ở mức thấp hơn. So sánh với tỷ lệ sử dụng kháng sinh cũng tại BVĐK TH năm 2010 là 27% trong tổng giá trị sử dụng. [32]. Có thể thấy bệnh viện đã chú trọng đến việc sử dụng kháng sinh và có những nỗ lực để điều chỉnh tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý. Xếp thứ 2 trong DMT về giá trị sử dụng là nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch. Nhóm này bao gồm 34 biệt dược, 19 hoạt chất, chiếm 5,4% số lượng biệt dược nhưng chiếm tới 13,38 tỷ (chiếm 13,43% giá trị sử dụng trong DMT) Điều này có thể lý giải do các thuốc điều trị ung thư thường là các thuốc có giá thành cao, chi phí điều trị cho bệnh nhân theo các liệu trình kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. BVĐK Thanh Hóa lại là cơ sở duy nhất trên địa bàn tỉnh có đủ chức năng, trình độ, điều kiện để điều trị bệnh lý ung thư trong tỉnh, Bệnh nhân ung thư ngày một gia tăng do sự ô nhiễm môi trường, nguồn nước, vấn đề an toàn thực phẩm không đảm bảo, lối sống thiếu khoa học,... Các thuốc ung thư là các thuốc đắt tiền, chi phí cao nên mặc dù số lượng biệt dược không nhiều nhưng giá trị tiền thuốc của nhóm này cao nhất trong toàn bộ DMT. do vậy chi phí cho nhóm thuốc này khá cao. So sánh với các BV khác trong cả nước có thể thấy sự giống nhau: tại BV Trung ương Huế nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch xếp thứ hai trong DMT với 14,95% giá trị sử dụng và 6,93% khoản mục [46]. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012, nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch cũng chiếm tỷ lệ khá cao, xếp thứ hai trong DMT về số lượng hoạt chất (11,5%) và xếp thứ 3 về giá trị sử dụng (13,6%) [40] Điều này cho thấy tỷ lệ bệnh lý ung thư đang dần phổ biến ở nước ta và có sự chuyển dịch cơ cấu dần từ các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sang các bệnh lý không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tiểu đường... 49 Bên cạnh nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, điều trị ung thư thì các thuốc điều trị bệnh lý mãn tính khác như thuốc tác dụng lên máu (gồm 23 biệt dược và chiếm 11,81% giá trị sử dụng) thuốc tim mạch (80 biệt dược và chiếm 10,67% giá trị sử dụng), thuốc đường tiêu hóa (8,05% giá trị sử dụng). Năm nhóm thuốc này chiếm tới 66,5% giá trị sử dụng của toàn bộ các thuốc. Căn cứ vào các số liệu trên có thể thấy BVĐKTH là BV đa khoa với nhiều chuyên khoa, mà cơ cấu bệnh tật tập trung vào các nhóm bệnh lý: ung thư, nhiễm khuẩn, bệnh về máu, bệnh tim mạch, tiêu hóa. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu tại một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh khác và nghiên cứu về giá trị thanh toán thuốc BHYT khi các nghiên cứu này đều chỉ ra sự có mặt của các nhóm này trong số 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất. [36] Điều này cho thấy gánh năng từ các bệnh không lây nhiễm như: ung thư, huyết áp, tim mạch, nội tiết ngày càng gia tăng ở nước ta, đúng như nhận định của Bộ Y tế “Mô hình bệnh tật ở Việt nam hiện nay đang có sự chuyển tiếp dịch tễ học. Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao trong khi nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh [12]. Việc sử dụng nhiều các thuốc trong nhóm bệnh này cũng là hợp lý với một số lượng lớn bênh nhân điều trị ngoại trú đến khám và được quỹ BHYT chi trả tiền thuốc hàng tháng. 4.1.2. Về cơ cấu thuốc theo phân loại tân dƣợc- thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu Danh mục thuốc của BVĐK tỉnh Thanh Hóa năm 2014 có số lượng thuốc từ dược liệu rất ít (3,66% số lượng và 0,99% về giá trị sử dụng) Điều này được giải thích bởi 2 lý do: BVĐK tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện hạng I tuyến cao nhất của tỉnh, các ca bệnh chủ yếu là ca bệnh nặng được chuyển từ tuyến huyện lên, cách đó không xa có bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa là bệnh viện chuyên về điều trị và sử dụng thuốc Y học cổ truyền. Điều này dẫn tới số lượng sử dụng thuốc y học cổ truyền tại BV ít , hơn nữa các thuốc này đều là các thuốc đường uống có giá thành thấp hơn 50 so với các thuốc tân dược, dẫn tới chi phí nhóm này thấp. So sánh với các nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy có sự tương đồng. Tại BV ĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012 tỷ lệ các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu cũng khá thấp, chiếm 1,12% về số lượng và 0,44% về giá trị sử dụng [44]. 4.1.3.Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ Kết quả phân tích cho thấy cả số lượng và giá trị sử dụng thuốc nhập khẩu đều lớn hơn thuốc sản xuất trong nước. Trong tồng số 629 biệt dược sử dụng tại Bệnh viện thì thuốc nhập khẩu chiếm 64% số lượng biệt dược và chiếm 70,36% giá trị sử dụng. Các thuốc nhập khẩu chủ yếu nằm ở nhóm thuốc ung thư , kháng sinh, chống nhiễm khuẩn, thuốc tác dụng về máu. Trong khi đó thuốc nội chỉ chiếm 35,93% số lượng biệt dược và 29,64% giá trị sử dụng trong tổng tiền thuốc. Tỷ lệ thuốc nhập khẩu tại BV ĐK TH năm 2014 thấp hơn so với một số BV khác. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 cho thấy tỷ lệ thuốc nhập khẩu chiếm 76,19% số khoản mục và 87,97% giá trị sử dụng [46]. Tại bệnh viện Phụ sản trung ương thuốc nhập khẩu chiếm 96,8% tổng giá trị sử dụng và 76,7 % số lượng thuốc [40]. Có thể thấy tại các bệnh viện việc kê đơn và sử dụng thuốc ngoại vẫn đang là lựa chọn phổ biến. Trong các thuốc nhập ngoại, chủ yếu là các thuốc được sản xuất từ Ấn Độ, Pháp, Trung Quốc, Đức,... Trong đó các thuốc có nguồn gốc Ấn Độ chiếm số lượng lớn nhất (69 biệt dược chiếm 10,97%) chiếm 12,02 % giá trị sử dụng. Chỉ riêng các thuốc nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm 20% giá trị sử dụng thuốc trong DMT. Điều này cho thấy một số lượng chủ yếu các thuốc được nhập từ các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu tại BV Trung ương Huế năm 2012 thì số lượng thuốc nhập từ các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng DMT (50,7%) [46] Đây là một vấn đề chưa hợp lý. Thực tế thuốc được nhập khẩu từ các nước đang phát triển chất lượng không tốt hơn các biệt dược sản xuất trong nước nhưng có giá cao hơn rất nhiều và chí phí cho hoạt động marketing cũng rất lớn. Năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành quyết định phê duyệt đề án “Người Việt Nam ưu 51 tiên dùng thuốc Việt Nam” và đưa ra giải pháp thực hiện đối với cơ sở y tế và thầy thuốc nhằm mục đích ngày càng tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội ở các cơ sở y tế [9]. Trong thông tư 21/2013/TT-BYT cũng quy định ưu tiên thuốc sản xuất trong nước khi lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện [4]. Việc sử dụng thuốc nội giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân hơn, đồng thời khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Việc ưu tiên sử dụng thuốc nội để giảm bớt chi phí là một giải pháp cần quan tâm. Do đó, BVĐK TH nên dần thay đổi cơ cấu thuốc nội/thuốc ngoại, cân nhắc sự thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách phù hợp với nguồn quỹ BHYT được sử dụng. 4.1.4. Cơ cấu thuốc biệt dƣợc và thuốc generic Bên cạnh lựa chọn thuốc nội hay thuốc ngoại thì lựa chọn thuốc theo tên gốc hay tên biệt dược cũng là một vấn đề cần quan tâm.Trong thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể [4]. Thuốc mang tên gốc có giá thành rẻ hơn so với các thuốc sử dụng tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí.Tuy nhiên, có nhiều thuốc tên biệt dược đã có đầy đủ các số liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả, điển hình là thuốc biệt dược gốc được Bộ Y tế ban hành trong “danh mục thuốc biệt dược gốc” [1] Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng thuốc tên gốc được khuyến khích trong trường hợp có thể cân nhắc sử dụng giữa tên gốc và tên biệt dược trong cùng một mục đích điều trị với điều kiện tương đương sinh học. Tại BVĐKTHsố lượng thuốc mang tên generic được ưu tiên sử dụng. Thuốc mang tên generic chiếm 88,87% số lượng biệt dược và 89,21% giá trị sử dụng. Trong khi đó thuốc biệt dược chỉ chiếm 11,13% số lượng biệt dược và chiếm 10,79% giá trị sử dụng (tương ứng với 10,8 tỷ đồng). Trong đó các thuốc mang tên biệt dược chủ yếu là thuốc kháng sinh, hoocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase, thuốc tim mạch, dung dịch 52 điều chỉnh nước, điện giải, thuốc tác dụng đối với máu, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm,.... So sánh với các nghiên cứu một số bệnh viện cho thấy thuốc tên biệt dược chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc tên gốc. Bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Trung ương 108 sử dụng thuốc tên biệt dược chiếm khoảng 90% giá trị sử dụng thuốc, bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh sử dụng thuốc tên biệt dược chiếm hơn 60% tổng giá trị sử dụng thuốc [33] [31] [36] So sánh với BV Trung ương Huế năm 2012 thuốc biệt dược chiếm 90,04% tổng giá trị sử dụng thuốc, thuốc mang tên generic chỉ chiếm 9,96% về giá trị sử dụng [46] Điều này cho thấy BVĐKTH đã tập trung vào việc lựa chọn và sử dụng thuốc generic thay vì thuốc biệt dược, nhằm tiết kiệm và giảm thiểu chi phí trong sử dụng thuốc. 4.1.5. Cơ cấu thuốc đơn và đa thành phần Trong thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế đã quy định ưu tiên sử dụng thuốc ở dạng đơn chất, đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất. Trong DMT sử dụng của BVĐKTH thuốc đơn thành phần chiếm 549 biệt dược với tỷ lệ 87,28% trong tổng số biệt dược ,và chiếm 90,86% về giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần chỉ gồm 80 biệt dược chiếm tỷ lệ 12,72% tỷ lệ số lượng và chiếm 9,14% về giá trị sử dụng.Tuy tỷ lệ đó ít hơn nhiều thuốc đơn thành phần và việc sử dụng thuốc đa thành phần thuận tiện hơn cho bệnh nhân nhưng bệnh viện vẫn cần xem xét hạn chế tối đa sự phối hợp không cần thiết và chưa được chứng minh hiệu quả. Điển hình của sự phối hợp mà các bệnh viện đều có là thuốc phối hợp các vitamin và phối hợp của các thành phần trong dịch truyền. Đôi khi việc phối hợp này dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý do có thể bệnh nhân chỉ cần bổ sung một loại vitamin nhưng bác sĩ lại kê dạng phối hợp. Nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và BV Trung ương Huế cũng cho 53 kết quả tương tự. Tại BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012, tỷ lệ thuốc đơn thành phần chiếm đa số (86,58% biệt dược và 85,98% giá trị sử dụng) [39]. Tại BVĐK Trung ương Huế tỷ lệ thuốc đơn thành phần chiếm 86,1% biệt dược và 88,3% giá trị sử dụng, trong khi thuốc đa thành phần chỉ chiếm 13,9% về số lượng và 11,7% về giá trị sử dụng [46]. 4.1.6. Về cơ cấu thuốc gây nghiện, hƣớng tâm thần và tiền chất Kết quả phân tích cho thấy số lượng thuốc hướng tâm thần, tiền chất làm thuốc, chất gây nghiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 2,69% tổng số thuốc sử dụng tương ứng 0,88% tổng giá trị sử dụng thuốc. Trong đó thuốc gây nghiện chiếm 0,95% số lượng và 0,47% giá trị tiêu thụ. Thuốc hướng tâm thần chiếm 0,79% số lượng và 0,07% giá trị sử dung. Tiền chất dùng làm thuốc chiếm 0,95% số lượng và 0,34% giá trị sử dụng. Tỷ lệ này tương đối thấp do bệnh viện cũng sử dụng các thuốc khác thay thế gây mê gây tê như Propofol, Etomidat và các thuốc chống rối loạn tâm thần hay thuốc giảm đau cũng có nhiều sự lựa chọn thay thế, chỉ sử dụng TGN và HTT khi thật sự cần thiết. Điều này cho thấy bệnh viện đã cân nhắc lưa chọn thuốc gây nghiện, hướng thần khi xây dựng danh mục thuốc, các bác sỹ đã không lạm dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. 4.1.7. Cơ cấu thuốc theo đƣờng dùng Theo quy định hướng dẫn sử dụng thuốc của Bộ Y tế, chỉ dùng đường tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng dược yêu cầu điều trị với thuốc chỉ dùng được đường tiêm [6] Thuốc đường tiêm có giá thành cao hơn các đường khác do quy trình sản xuất đòi hỏi khắt khe hơn (độ vô khuẩn, độ tinh khiết, độ tan,..) chi phí bao bì cũng cao hơn. Ưu điểm của thuốc tiêm là không bị phá hủy bởi dịch vị, dịch ruột, mật, mem gan, tác dụng tương đối nhanh, đặc biệt là thuốc tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền, thuốc được đưa thẳng vào hệ tuần hoàn. Tuy nhiên đường tiêm cũng làm tăng nguy cơ tai biến và chi phí điều trị. Trong DMT BV thuốc theo đường tiêm được sử dụng nhiều nhất với 54 322 thuốc (chiếm 51,19% số lượng) và giá trị sử dụng cao nhất-chiếm 68,22% giá trị sử dụng trong tổng số tiền thuốc năm 2014. (68,4 tỷ) Điều này cho thấy bệnh viện sử dụng chủ yếu là các thuốc đường tiêm. Xếp thứ hai là các thuốc đường uống với số lượng biệt dược là 270 biệt dược chiếm 42,93% số lượng nhưng chỉ chiếm 29,6% giá trị sử dụng. Còn lại là các thuốc có đường dùng khác như bôi ngoài da, nhỏ mắt, nhỏ mũi, xịt mũi họng,viên đặt…chỉ có 37 biệt dược và 5,88% giá trị số lượng. So sánh với nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2012 tỷ lệ thuốc tiêm khá cao chiếm 42% số lượng thuốc và 76,24% giá trị sử dụng. Năm 2010 tại BVĐK TH thuốc đường tiêm chiếm 28,16% số lượng và 33,52% giá trị sử dụng [34] Điều này cho thấy xu hướng sử dụng thuốc đường tiêm đang trở nên gia tăng tại BV. Bệnh viện cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc đường tiêm để hạn chế tai biến và tiết kiệm chi phí điều trị. 4.1.8. Cơ cấu thuốc cần phải hội chẩn Các thuốc cần hội chẩn được ký hiệu dấu (*) trong Danh mục thuốc chủ yếu kèm theo Thông tư 31/TT-BYT, đó là những thuốc chỉ sử dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn trước khi sử dụng. Có 23 thuốc cần hội chẩn trong DMT sử dụng của bệnh viện với 3,66% số lượng (nằm trong 9 hoạt chất) và chiếm 3,3% giá trị sử dụng tổng tiền thuốc. Những thuốc chứa hoạt chất là các kháng sinh phải hội chẩn như Cefepim, Amikacin, Cefopperazon, Ceftriaxon, Colistin, Moxifloxacin, Peginterferon Alpha, Vancomycin, acid amin. Trong đó kháng sinh Ceftriaxon chiếm 1,778 tỷ chiếm 1,78% tổng giá trị sử dụng thuốc trong DMT. Với tỷ lệ 3,66% số lượng và 3,3% giá trị sử dụng cho thấy bệnh viện đã chú ý cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc này, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. So sánh với bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh sử dụng thuốc hạn chế kê đơn chiếm 6,2% tổng giá trị sử dụng cho thấy BVĐK TH đã sử dụng hạn chế hơn. [39]. 55 4.1.9. Cơ cấu trong nhóm thuốc kháng sinh Tại BVĐK TH nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có số lượng biệt dược sử dụng nhiều nhất trong DMT (127 biệt dược) và giá trị sử dụng cao nhất trong DMT. Nhóm này bao gồm 16 phân nhóm trong đó kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm tỉ lệ vượt trội về số lượng và giá trị sử dụng với 40,16% số lượng biệt dược và 60,1% về giá trị sử dụng. Trong nhóm beta-lactam thì phân nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm giá trị nhiều nhất (18,11% số lượng và 29,55% giá trị sử dụng kháng sinh). Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, tỷ lệ kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm kháng sinh với 76,9% giá trị sử dụng và 162 biệt dược trong danh mục thuốc [46]. Trong đó phân nhóm cephalosporin thế hệ 3 và 4 chiếm tỷ lệ cao nhất (19,7% giá trị sử dụng trong danh mục và chiếm 55% giá trị sử dụng của nhóm kháng sinh) [46]. Tỷ lệ tại BVĐKTH tương đồng với một số nghiên cứu tại các bệnh viện cho thấy phần lớn giá trị tiền thuốc kháng sinh tập trung vào nhóm beta-lactam, đặc biệt là các kháng sinh Cephalosporin thế hệ mới, hoạt lực mạnh. Điều này một mặt phản ánh nhu cầu điều trị các tình trạng bệnh nằng ở BV đa khoa tuyến tỉnh, nhưng mặt khác cũng phản ánh ít nhiều trình trạng sử dụng kháng sinh chưa thật sự hợp lý tại BV, đây cũng là thực trạng chung của các BV của nước ta hiện nay. Đứng thứ 2 là nhóm Quinolon với 15,75% số lượng biệt dược và 18,09% giá trị sử dụng. Theo số liệu thống kê tại viện E năm 2009 nhóm beta-lactam được sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là nhóm Quinolon được dùng với tỷ lệ chi phí 15,72%. Tại BV Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ kháng sinh nhóm Quinolon cũng xếp thứ 2 sau nhóm beta-lactam với tỷ lệ 4,36% trong DMT và 12,5% trong nhóm kháng sinh.Quinolon là nhóm có hoạt lực mạnh và phổ rộng, nên được coi là kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng, hoặc dự phòng sau hậu phẫu. 56 Ngày 21/06/2013, Bộ Y tế đã ra “Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020” – số 2174/QĐ-BYT. Theo số liệu báo cáo của 15 viện trực thuộc Bộ, tỷ lệ kháng cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, aminoglycosid và fluoroquinolon ngày càng tăng cao [10]. Đây là những con số đáng lo ngại và Bộ Y tế đã đưa ra những nội dung hoạt động cụ thể và các giai đoạn hoạt động nhằm hạn chế việc kháng thuốc. Vì vậy BVĐKTH cần phải theo dõi và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh hơn nữa, đảm bảo diều trị bệnh và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tránh tình trạng kháng thuốc. 4.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 THEO PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC/VEN 4.2.1.Phân tích ABC/VEN và các thuốc nhóm A Phương pháp phân tích ABC nằm trong bước đầu tiên của quy trình xây dựng danh mục thuốc được quy định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế nên ở Việt Nam các nghiên cứu về danh mục thuốc đều đã sử dụng phân tích ABC để đánh giá về sử dụng ngân sách vào thuốc ở các bệnh viện.Thông thường theo phân tích ABC các sản phẩm nhóm A chiếm 10-20%, nhóm B chiếm 10-20%, nhóm C chiếm 60-80% số lượng sản phẩm. Tuy nhiên ở BVĐK TH nhóm A chiếm 20,8%, nhóm B chiếm 21,62%, nhóm C chiếm 57,55% số biệt dược, đây là tỷ lệ chưa hợp lý. Thuốc nhóm A là những thuốc hay sử dụng có giá trị sử dụng cao, vì vậy thường chỉ tập trung vào 1 số thuốc. Tỷ lệ 20,8% thuốc ở nhóm A cho thấy thuốc nhóm A có quá nhiều chủng loại, chưa tập trung vào một số thuốc chủ yếu. Đề nghị Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng sát, tránh sử dụng quá nhiều biệt dược cho cùng 1 hoạt chất. Theo Thông tư 21 các sản phẩm hạng A thường từ 75-80% tổng giá trị tiền, hạng B từ 15-20% giá trị tiền, hạng C gồm những sản phẩm chiếm 5-10% giá trị tiền.Ở BV ĐKTH, nhóm A chiếm 70,35%, nhóm B chiếm 57 20,10 % giá trị sử dụng tiền thuốc trong DMT, điều này cho thấy tỷ lệ chưa hợp lý. Sản phẩm nhóm A nhiều biệt dược nhưng tỷ lệ sử dụng lại thấp hơn 75% so với quy định tại Thông tư 21, chứng tỏ các sản phẩm nhóm A tuy nhiều nhưng vẫn chưa được sử dụng tập trung. Nhóm A gồm 13 nhóm thuốc phân loại theo tác dụng điều trị. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng nhiều nhất là 37 thuốc. Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch, thuốc tim mạch đứng thứ 2 với 13 thuốc.Tiếp đó là nhóm thuốc tác dụng lên máu. Giá trị sử dụng và số lượng thuốc của 4 nhóm thuốc cao nhất trong nhóm A cũng là những nhóm thuốc cao nhất trong DMT BHYT. Theo thứ tự đó là: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc ung thư, nhóm thuốc tác dụng đối với máu, nhóm thuốc tim mạch. Tiến hành phân tích VEN cho thấy các thuốc V (tối cần) chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng cao nhất, tiếp đến là thuốc E, thuốc N chiếm tỷ lệ ít nhất. Kết hợp phân tích ABC/VEN cho thấy sự chưa hợp lý trong sử dụng thuốc khi một số thuốc không thật sự thiết yếu (nhóm AN) chiếm tỷ lệ 4,9% gía trị sử dụng thuốc, bao gồm 7 biệt dược chứa: Me2B, Deniocal, L-ornithinL-Aspartat, Biofil. Trong đó hoạt chất chứa L-ornithin-L-aspartat được xếp vào 1 trong 5 loại thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu qủa điều trị chưa rõ ràng được khuyến cáo sử dụng hạn chế của BHXH Việt Nam tại Công văn 2503/BHXH-CSYT. Việc sử dụng nhiều các hoạt chất bổ trợ trong điều trị cũng là thực trạng chung của các BV trong cả nước. Theo nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thu Hương năm 2009, tại 1 BVĐK tuyến TW 3 thuốc chứa Lornithin-Laspartat 500mg dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ, chiếm 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Tại BV Trung ương Huế tỷ lệ thuốc không thiết yếu chiếm 5,3% tổng chi phí [37]. BV cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh sử dụng các thuốc có giá thành cao, chi 58 phí điều trị lớn, không cần thiết, đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí nguồn ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT. 4.2.2.Hạn chế của nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và vấn đề thu thập số liệu, bệnh viện chưa xây dựng mô hình bệnh tật nên không có căn cứ để nhận xét về tính thích ứng của cơ cấu dược lý DMT với MHBT. 59 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1.KẾT LUẬN 5.1.1.Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2014 tại BVĐK Thanh Hóa Năm 2014 bệnh viện sử dụng 629 thuốc được phân vào 25 nhóm điều trị. Toàn bộ các thuốc sử dụng đều nằm trong danh mục thuốc chủ yếu theo Thông tư 31/TT-BYT. Trong 25 nhóm thuốc được sử dụng thì kinh phí chủ yếu tập trung vào 4 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất: nhóm thuốc kháng sinh, ung thư, thuốc tác dụng lên máu, thuốc tim mạch. Các nhóm thuốc này chiếm tới 60% giá trị sử dụng của toàn bộ các thuốc. Trong đó, nhóm thuốc có số lượng biệt dược nhiều nhất và giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 127 biệt dược và 22,6% trong tổng tiền thuốc. Trong đó nhóm kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm 40% số lượng biệt dược và 60% về giá trị sử dụng. Trong nhóm beta-lactam thì phân nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm giá trị nhiều nhất (18,11% số lượng và 29,55% giá trị sử dụng kháng sinh). Xếp thứ 2 trong DMT về giá trị sử dụng là nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch. Nhóm này bao gồm 34 biệt dược, 19 hoạt chất, chiếm tới 13,38 tỷ (chiếm 13,43% giá trị sử dụng trong DMT) Thuốc từ dược liệu chiếm 3,66% số lượng và 0,99% về giá trị sử dụng. Thuốc ngoại chiếm 64% tổng số lượng thuốc sử dụng và 70,36% giá trị sử dụng.Thuốc mang tên generic chiếm 88,87% số lượng biệt dược và 89,21% giá trị sử dụng. Thuốc biệt dược chiếm 11,13% số lượng biệt dược và chiếm 10,79,2% giá trị sử dụng (tương ứng với 10 tỷ đồng). Thuốc đơn thành phần chiếm 549 biệt dược và 90,86% về giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ 12,72% số lượng và 9,14% giá trị sử dụng.Thuốc đường tiêm chiếm 51,19% số lượng và 68,22% giá trị sử dụng. (68,4 tỷ) Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất chiếm2,69% số lượng và 0,88% GTSD . Trong đó thuốc gây nghiện chiếm 0,95% số lượng và 0,47% 60 giá trị tiêu thụ. Thuốc hướng tâm thần chiếm 0,79% số lượng và 0,07% giá trị sử dung. Tiền chất dùng làm thuốc chiếm 0,95% số lượng và 0,34% giá trị sử dụng. Có 23 thuốc cần hội chẩn trong DMT sử dụng của bệnh viện với 3,66% số lượng (nằm trong 9 hoạt chất) và chiếm 3,3% giá trị sử dụng tổng tiền thuốc. 5.1.2. Phân tích danh mục thuốc BVĐKTH theo phân tích ABC/VEN Kết quả phân tích ABC cho thấy, nhóm A chiếm 20,83% tổng số lượng thuốc chiếm 70,35% giá trị sử dụng. Nhóm B có số lượng thuốc chiếm 21,62% và 20,10% giá trị sử dụng. Nhóm C có số lượng thuốc lớn nhất chiếm 57,55% nhưng giá trị sử dụng nhỏ nhất chỉ chiếm 9,55%. Trong nhóm A nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng là 5,88% và 17,36% giá trị sử dụng. Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch đứng thứ 2 với 14 thuốc, chiếm 11,47 tỷ tương ứng 11,43% giá trị sử dụng trong DMT. Trong đó nhóm AN có 7 biệt dược thuộc nhóm vitamin và khoáng chất, thuốc đường tiêu hóa chiếm 4,9% giá trị sử dụng thuốc. Trong đó có 5 loại biệt dược của cùng 1 hoạt chất ;à L-ornthin-L-aspartast là thuốc bổ trợ, tác dụng hiệu quả điều tị chưa rõ ràng đã được khuyến cáo hạn chế sử dụng của BHXH Việt Nam. 5.2.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỚI HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ BVĐKTH Cần cập nhật mô hình bệnh tật làm cơ sở xây dựng danh mục thuốc và giám sát việc sử dụng thuốc hợp lý. Ưu tiên sử dụng thuốc nội, thuốc đơn thành phần để tiết kiệm ngân sách. Bệnh viện cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc tiêm để hạn chế lạm dụng thuốc đường tiêm, hạn chế tai biến và tiết kiệm chi phí cho bệnh viện cũng như cho người bệnh. 61 Thay thế các thuốc thuộc nhóm A bằng thuốc rẻ hơn với tác dụng điều trị tương đương để giảm thiểu chi phí thuốc. Giảm bớt số lượng thuốc trong nhóm A, tập trung mua sắm vào những thuốc thiết yếu. Hạn chế sử dụng các thuốc không thiết yếu trong nhóm A như vitamin tổng hợp, khoáng chất và L-ornithin-L-aspartat để thay thế bằng các thuốc cần thiết, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012), Thông tư liên tịch hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, số 01/2012/ TTLT-BYT-BTC, ngày 19 tháng 01 năm 2012. Bộ Y tế- Bộ tài Chính (2012) Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 của liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Y tế – Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Bộ Y tế (2011), Thông tư ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu được quỹ bảo hiểm y tế chi trả số 31/2011/TT-BYT. Bộ Y tế (2013), Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013. Bộ Y tế, (2013), Thông tư 40/2013/TT-BYT ban hành danh mục thuốc chủ yếu được quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám chữa bệnh ngày 27/11/2014. Bô Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Bộ Y tế (2013), Thông tư 45/2013/TT-BYT Ngày 26/12/2013 ban hành Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 5. Bộ Y tế (2012), Quyết định phê duyệt đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012. Bộ Y tế (2013), Quyết định phê duyệt kế hoạch hoành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, số 2174/QĐ-BYT ngày 21/06/2013, Hà Nội. Bộ Y tế, bảng phân loại Quốc tế bệnh tật ICD -10, Nhà xuất bản y học. Bộ Y tế, Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ Y tế về việc chẩn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện , các văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dược, Nhà xuất bản Y học. Bộ Y tế (2010), Niên giám thống kê Y tế năm 2010. Bộ Y tế (2010).Báo cáo kết quả công tác khám chữa bênh năm 2010 và trọng tâm năm 2011; Bộ Y tế (2011) - Nhóm đối tác y tế Báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2011. Bộ Y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012. 17 Bộ Y tế (2012), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong năm 2013. 18 Cục quản lý khám chữa bệnh (2010) Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, thực hiện chỉ thị 06, đề án 1816, và định hướng kế hoạch hoạt động năm 2010. 19 Cục quản lý khám chữa bệnh (2011) Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2010 và định hướng trọng tâm năm 2011. 20 Bộ môn Dược lâm sàng (2011), Dược lâm sàng, nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 21 Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2007), Quản lý và kinh tế dược, Trường Đại học Dược Hà Nội 22 Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2011), Giáo trình pháp chế dược, Trường Đại học Dược Hà Nội 23 Bộ môn y học cơ sở (2010), Bệnh học, nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 24 Báo cáo ngành dược -2010. http://www.mhbs.vn.Trang 3. 25 Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2012) Công văn 2503/BHXH-DVT ngày 02/7/2012 về việc sử dụng 5 loại thuốc hỗ trợ. 26 Sở Y tế Thanh Hóa (2013), Quyết định 798/QĐ-SYT Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2014 tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong tỉnh, Ngày 27/11/2013, Sở Y tế Thanh Hóa, Thanh Hóa. 27 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện năm 2014, Triển khai nhiệm vụ công tác 2015 ngày 08/12/2014. 28 Trương Quốc Cường (2009) Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008, Triển khai kế hoạch năm 2009. 29 Hà Quang Đăng (2009), Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện 87 tổng cục hậu cần giai đoạn 2006 - 2008, luận văn thạc sĩ Dược học. 30 Vũ Thị Đủ (2013), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2012, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ. 31 Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - thực trạng và một số giải pháp, luận án tiến sĩ Dược học. 32 Lê chí Hiếu (2012) Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2010, Luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội. 33 Lương Thị Thanh Huyền (2013), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2012, luận văn thạc sĩ Dược học. 34 Nguyễn Thị Song Hà (2009) Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Phổi trung ương năm 2009, tạp chí dược học số 418 tháng 2 năm 2010. 35 Nguyễn Thị Song Hà (2012), Chuyên đề quản lý cung ứng thuốc trong bệnh 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 viện, tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Quản lý và kinh tế dược. Vũ Thị Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, luận án tiến sĩ Dược học. Vũ Thi Thu Hương , Nguyễn Thanh Bình (2011), Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện E năm 2009, Tạp chí Dược học 428/2011 Lương Ngọc Khuê, (2010) Báo cáo tổng quan tình hình tài chính và sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục Quản lý khám chữa bệnh Việt Nam. Đoàn Thị Phương Mai (2013), Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh năm 2010, luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I. Vũ Đình Phóng (2013), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2012, Luận văn thạc sĩ Dược học. Phạm Lương Sơn (2012) Nghiên cứu hoạt động đấu thầu mua thuốc BHYT cho các cơ sở KCB công lập ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội Phạm Lương Sơn, Dương Tuấn Đức, Nguyễn Thanh Bình (2011) , Phân tích thực trạng thanh toán thuốc BHYT, tạp chí dược học số 428 tháng 12/ 2010. Chu Quốc Thịnh, Nguyễn Thanh Bình (2008), Phân tích cơ cấu thuốc thành phẩm nhập khẩu từ một số quốc gia 2008. Tạp chí Dược học số 412, tháng 8/2010. Giang Thị Thu Thủy (2012) Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại BVĐK tỉnh Hòa Bình năm 2012, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1. Đại học dược Hà nội, hà nội Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115, luận án tiến sĩ Dược học. Lưu Thị Nguyệt Trâm (2012) Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 . Luận văn thạc sĩ dược học năm 2013, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Vũ Thị Thúy (2013), Phân tích hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Đông Anh giai đoạn 2008-2012, luận văn thạc sĩ Dược học. Hoàng Thị Minh Hiền, (2012) Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị - Thực trạng và giải pháp - Luận Án tiến sĩ Dược học, Ttrường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 16 Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I - Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội - Giáo viên hướng dẫn. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Trang Tên đề tài: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014. Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý Dược Mã số: CK 60 72 04 12 Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 9 giờ 30 phútngày 14 tháng 9 năm 2015 tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Quyết định số 611/QĐDHN ngày 07 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội. NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH 1. Những nội dung đã đƣợc sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng Trước khi sửa chữa: Phần 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thiếu phần các biến số nghiên cứu 1.2. PhầnTài liệu tham khảo thừa phầnTài liệu Tiếng Anh. 1.3. Phần các bảng kết quả thiếu đơn vị tính. Sau khi sửa chữa: 1.1. 1.1.Bổ sung phần các biến số nghiên cứu vào chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Loại TT Tên biến Định nghĩa biến 1 Nhóm dược lý Thứ hạng Được phân loại theo thứ tự các nhóm điều trị tại thông tư 31/2011/TT-BYT 2 Giá trị sử dụng của từng thuốc Liên tục Tổng giá trị tiền thuốc bằng số lượng thuốc nhân giá thành 3 Thuốc sản trong nước xuất Thứ hạng Thuốc sản xuất tại các công ty trên lãnh thổ Việt Nam 4 Thuốc phần đơn thành Nhị phân Thuốc chứa 1 hoạt chất 5 Thuốc phần đa thành Nhị phân Thuốc chứa 2 hay nhiều hoạt chất 6 Thuốc tiêm Thứ hạng Thuốc có đường dùng là tiêm 7 Thuốc uống Thứ hạng Thuốc có đường dùng là uống, ngậm, nhai, đặt dưới lưỡi 8 Thuốc khác Thứ hạng Thuốc có đường dùng không phải là uống, tiêm 9 Thuốc phải hội chẩn Nhị phân Thuốc có ký hiệu dấu * trong DM Thông tư 31/TT-BYT 10 Thuốc nghiện hướng tâm thần Nhị phân Thuốc được phân loại theo quy định tại 19/2014/TT-BYT Rời rạc Thuốc được xếp vào gói 1 (Gói thầu số 1- Thuốc theo tên Generic) trong Danh mục thuốc trúng thầu tại Thanh Hóa do Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt năm 11 – Thuốc mang tên gốc 2014 12 Thuốc biệt dược Rời rạc Thuốc được xếp vào Gói thầu số 2 (Gói biệt dược) trong Danh mục thuốc trúng thầu năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt 1.2.Bỏ phần tài liệu tham khảo Tiếng Anh; 1.3.Bổ sung đơn vị tính (đồng) vào các bảng kết quả. 2. Những nội dung xin bảo lƣu (nếu có): Không Hà Nội, ngày Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn Xác nhận của UV,TK Hội đồng tháng năm 2015 Học viên Chủ tịch Hội đồng [...]... gói 1 (Gói thầu số 1- Thuốc theo tên Generic) trong Rời rạc Danh mục thuốc trúng thầu do Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt năm 2014 Thuốc biệt dược Thuốc được xếp vào Gói thầu số 2 (Gói biệt dược) trong Danh mục thuốc Rời rạc trúng thầu năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt 24 c) Cơ sở để phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện * Phân tích theo tác dụng dược lý dựa vào Danh mục thuốc chủ yếu - Sắp... thuốc sử dụng tại bệnh viện là rất cần thiết để giám sát việc sử dụng thuốc và có sự điều chỉnh kịp thời để thuốc được sử dụng hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Bệnh viện chịu không ít áp lực về việc gia tăng bệnh nhân, kinh phí và vấn đề sử dụng thuốc nhưng chưa có nhiều đề tài phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện Do đó, chúng tôi thực... với mong muốn góp phần cải thiện hoạt động sử dụng thuốc của bệnh viện 22 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Các thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 01/01 /2014 đến tháng 31/12 /2014 - Địa điểm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa; 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1.Thiết... thuốc sử dụng ngoài DMTBV là Colimycin 1M.U.I và Luveris; có 24 trêntổng số 174 hoạt chất của DMT không được sử dụng trên thực tế; bệnh viện phụ sản Hà Nội có 5 thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện ;bệnh viện đa khoa Đông Anh có 4% thuốc sử dụng không nằm trong DMTBV [30] [40] [47] 1.2.2.Về phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc. .. của bệnh viện 5.Đóng góp ý kiến của các khoa phòng trong bệnh viện 6.DMT sử dụng thuốc kì trước HĐTVĐT thông qua Làm cơ sở xây dựng DMT kì sau Danh mục thuốc (DMT) bệnh viện theo hoạt chất 7.Trình độ khám chữa bệnh (KCB) của bệnh viện 8.Thông tin về thuốc và các văn bản pháp quy khác Danh mục thuốc đấu thầu Danh mục thuốc sử dụngtheo tên biệt dược Hình 1.1 Quy trình lựa chọn thuốc và xây dựng DMT sử dụng. .. viện, các thuốc biệt dược thường chiếm tỷ lệ cao trong DMT bệnh viện. Nghiên cứu tại bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2012 thuốc mang tên thương mại chiếm 76,0%; bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2012 số lượng thuốc tên biệt dược chiếm 83,03%; bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2012 thuốc tên biệt dược chiếm 54,21% trên tổng số thuốc sử dụng [9][30] [47] Tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ thuốc mang... Đồng thuốc và điều trị Phân phối Hình 1.2 Chu trình quản lý thuốc 9 Mua sắm 1.1.8 Xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các quy định về sử dụng danh mục thuốc do Bộ y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nước, thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế) HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp Giám đốc Bệnh viện. .. Kho hóa chất Nguồn chương trình Kho hóa chất Kho thuốc ống Nguồn viện phí Kho dịch truyền Nguồn BHYT Nhà thuốc bệnh viện Nội trú Ngoại trú Kho thuốc Kho đông y Kho cấp phát BHYT Kho thuốc viên thuốc viên, gây nghiện, hướng tâm thần, dịch truyền Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức khoa Dược Tóm lại: Với thực trạng lựa chọn và sử dụng thuốc tại Việt Nam còn nhiều bất cập, việc phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh. .. sử dụng Trong khi đó số thuốc mang tên thương mại chiếm 90,04% giá trị sử dụng [46] Sử dụng các thuốc mang tên gốc (generic) được xem là một trong những cách làm giảm chi phí điều trị và đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện *Tình hình sử dụng thuốc ngoài DMT Bệnh viện 15 Nghiên cứu trong năm 2012, tại bệnh viện Phụ sản Trung ương có 2 thuốc. .. lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến [28] Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng cao Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấ vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các tuyến BV [36] Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại BV Hữu Nghị từ năm 2008-2010 và tại BV E năm 2009 [36][31] *Tình hình sử dụng ... mục tiêu: Phân tích cấu danh mục thuốc sử dụng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 Phân tích danh mục thuốc sử dụng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 phương pháp phân tích ABC/VEN... trạng sử dụng thuốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Xuất phát từ thực tế trên, tiến hành đề tài Phân tích danh mục thuốc sử dụng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014 với hai mục tiêu: Phân. .. NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA 1.3.1 Tổng quan Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa: Trước năm 2007, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa xếp hạng II Trực thuộc Sở Y tế Thanh hóa Từ năm 2007

Ngày đăng: 21/10/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan