Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại phòng quân y tổng cục kỹ thuật

69 462 0
Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại phòng quân y tổng cục kỹ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN QUYẾT THẰNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC TẠI PHÒNG QUÂN Y TỔNG CỤC KỸ THUẬT LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - NĂM 2015 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN QUYẾT THẮNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC TẠI PHÒNG QUÂN Y TỔNG CỤC KỸ THUẬT LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: 60720412 Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà HÀ NỘI – NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự tận tình chỉ bảo của các Thầy, các Cô, sự nhiệt tình giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng phòng Sau đại học – Giảng viên Bộ môn Quản lý & Kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo để tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cám ơn: Ban giám hiệu Trường đại học Dược Hà Nội, Phòng Sau đại học, Bộ môn Quản lý & Kinh tế dược, Các Thầy giáo, Cô giáo, trường đại học Dược Hà Nội, đã giảng dạy và cho tôi cơ hội được học tập nâng cao tại Trường. Tôi xin trân trọng cám ơn: Thủ trưởng Cục Hậu cần, Thủ trưởng Phòng Quân y và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi, những người luôn luôn bên cạnh động viên chia sẻ hỗ trợ tôi trong mọi hoàn cảnh. Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2015 Học viên Nguyễn Quyết Thắng DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 BYT Bộ Y tế 2 CQY Cục Quân y 3 DMT Danh mục thuốc 4 DSDH Dược sĩ đại học 5 DSTH Dược sĩ trung học 6 FIFO First in, First out (nhập trước xuất trước) 7 FEFO First expiry date, First out (hết hạn trước xuất trước) 8 KNNC Kiểm nghiệm nghiên cứu 9 GDT Thực hành tốt phân phối thuốc 10 GMP Thực hành tốt sản xuất thuốc 11 GLT Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc 12 GST Thực hành tốt bảo quản thuốc 13 PQY Phòng Quân y 14 QĐ Quân đội 15 SSCĐ Sẵn sàng chiến đấu 16 TCKT Tổng cục Kỹ thuật 17 WHO Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1. Các biến số nghiên cứu 3.1. Nhân lực của PQY năm 2012 - 2014 25 3.2. Nhân lực kho thuốc của PQY năm 2012 - 2014 27 3.3. Kết quả khảo sát trang thiết bị trong kho thuốc 30 3.4. Cơ cấu kinh phí của PQY năm 2012 - 2014 32 3.5. Tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng tại đơn vị 33 3.6. Danh mục thuốc PQY theo nhóm tác dụng năm 21,22 36 2012 - 2014 3.7. Danh mục thuốc PQY mua năm 2012 - 2014 37 3.8. Giá trị tiền thuốc tồn kho dự trữ năm 2012 - 2014 41 3.9. Yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm của kho thuốc 42 3.10. Số lượng thuốc PQY gửi trung tâm KNNC Dược quân đội kiểm tra chất lượng khi kiểm nhập năm 2012 - 2014. 47 Số mẫu thuốc PQY gửi trung tâm KNNC Dược quân 3.11. đội kiểm tra trong quá trình bảo quản và cấp phát năm 2012-2014. 48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1.1. Chu trình cung ứng thuốc quốc gia 3 1.2. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO 4 1.3. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc ở Việt Nam 10 1.4. 11 2.1. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc cho tất cả các đối tượng sử dụng thuốc trong QĐ Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y - Bộ Quốc phòng Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 3.1. Sơ đồ tổ chức Phòng Quân y 23 3.2. Biểu đồ cơ cấu nhân lực PQY năm 2012-2014 26 3.3. Biểu đồ cơ cấu nhân lực kho PQY năm 2012-2014 27 3.4. Phần mềm quản lý xuất nhập của kho thuốc PQY 28 3.5. Sơ đồ kho thuốc theo tiêu chuẩn GDP 29 3.6. Sơ đồ kho thuốc PQY-TCKT 29 1.5. 13 20 Biểu đồ cơ cấu nguồn kinh phí của PQY – TCKT 3.7. 36 từ năm 2012-2014 3.8. Biểu đồ tiêu chuẩn thuốc tại đơn vị 33 3.9. Sơ đồ hoạt động phân phối thuốc tại PQY-TCKT 34 3.10. Hình ảnh sắp xếp kho 39 3.11 Phần mềm theo dõi cấp phát, xuất, nhập, tồn, kiểm kê, đối chiếu. 40 3.12 Sơ đồ tiếp nhận thuốc. 43 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................... 3 1.1. Phân phối thuốc................................................................................ 3 1.1.1. Vai trò của phân phối thuốc trong chu trình cung ứng thuốc ...... 3 1.1.2. Mạng lưới phân phối, kênh phân phối thuốc .............................. 3 1.1.3. “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP) .................................... 5 1.2. Một vài nét về phân phối thuốc ở Việt Nam ..................................... 9 1.2.1. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc của Việt Nam .................... 9 1.2.2. Mô hình phân phối thuốc trong Quân đội ................................. 11 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của hệ thống Quân y trong Quân đội ............................................................................................... 12 1.3.1. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y ......................................... 12 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Phòng Quân Y – Tổng cục Kỹ thuật trong Quân đội [10] ...................................................... 14 1.3.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Dược - Phòng Quân y trong quân đội.................................................................................... 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 19 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................. 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 19 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................. 19 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: .................................................. 22 2.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu .......................................... 22 Chương 3. KẾT QUẢ ............................................................................. 23 3.1. Phân tích một số yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014 ............................... 23 3.1.1. Khảo sát mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực của Phòng Quân y – TCKT 23 3.1.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động phân phối thuốc của PQY .... 28 3.2. Phân tích hoạt động phân phối thuốc theo các chỉ tiêu thực hành tốt phân phối thuốc - GDP tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật năm 2012 - 2014 .......... 34 3.2.1. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc ........................................ 34 3.2.2. Hoạt động phân phối thuốc ...................................................... 35 Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 50 4.1. Một số yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014 ............................................. 50 4.1.1. Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực của Phòng Quân y – TCKT. 50 4.1.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động phân phối thuốc của PQY .... 51 4.2. Hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y – Tổng cục Kỹ thuật 52 4.2.1. Hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc ........................................... 52 4.2.2. Hoạt động cấp phát thuốc......................................................... 53 4.2.3. Hoạt động quản lý chất lượng .................................................. 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 57 I. KẾT LUẬN ......................................................................................... 57 1. Một số yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014. ............................................ 57 2. Hoạt động phân phối thuốc ............................................................... 57 II. ĐỀ XUẤT........................................................................................... 58 ĐẶT VẤN ĐỀ Dân là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển toàn diện của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nguồn lực vô cùng quý giá này, ngày 22 tháng 01 năm 2001 Ban chấp hành TW đã ra Chỉ thị 06/2001/CT TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở nhằm " Bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa" . Ngày 23 tháng 02 năm 2005, Bộ chính trị đã đưa ra nghị quyết 46 - NQ/TW: “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Quan điểm cơ bản của nghị quyết là: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hành động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ". Y tế nói chung là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Một trong những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác khám, chữa bệnh của ngành y tế là vấn đề cung ứng đầy đủ kịp thời, đảm bảo chất lượng của ngành dược. Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, đưa nền kinh tế Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Cũng như các ngành kinh tế khác, hoạt động của thị trường thuốc chịu nhiều tác động của cơ chế mới và có những biến đổi mạnh mẽ. Rõ ràng, những yếu tố tích cực mà cơ chế thị trường mang lại là không thể phủ nhận được, nguồn thuốc 1 dồi dào, phong phú, người dân có nhiều hưởng lợi về thuốc. Song nó cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý. Vì vậy, việc phân phối, quản lý sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả tại các đơn vị y tế, nơi trực tiếp cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân đã và đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết. Quân y - Cục Hậu cần - Tổng cục Kỹ thuật thuộc cấp chiến dịch của Bộ Quốc phòng về công tác quân y trực thuộc Cục Hậu cần - Tổng cục Kỹ thuật. là đơn vị Quân y đảm bảo, chỉ đạo nghiệp vụ tuyến cao nhất của Tổng cục, dưới sự chỉ đạo, bảo đảm trực tiếp của Cục Quân y - Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ khám bệnh và chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức Quốc phòng trong toàn Tổng cục. Là đơn vị quân đội nên công tác phân phối thuốc có những nét đặc thù riêng. Với mong muốn đảm bảo ngày càng tốt hơn nữa về công tác phân phối thuốc của Quân y - Tổng cục Kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài: " Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật" nhằm thực hiện các mục tiêu: 1. Phân tích một số yếu tố nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật trong 3 năm 2012 - 2014. 2. Phân tích hoạt động phân phối thuốc theo các chỉ tiêu Thực hành tốt phân phối - GDP tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật năm từ năm 2012 đến năm 2014 Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Phân phối thuốc “Thực hành tốt phân phối thuốc” là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát được đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc. Sản phẩm có được sản xuất tốt nhưng trong quá trình phân phối không được đảm bảo, dưới tác dụng của điều kiện môi trường như nắng nóng, mưa độ ẩm cao... sẽ làm cho sản phẩm bị hư, bị giảm chất lượng. Chính vì vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc của GDP là góp phần duy trì ổn định chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường, giúp hệ thống đảm bảo chất lượng được củng cố bền vững. 1.1.1. Vai trò của phân phối thuốc trong chu trình cung ứng thuốc Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng. Trong đó tồn trữ và cấp phát nằm trong nhiệm vụ phân phối thuốc. Chu trình cung ứng thuốc có thể được tóm tắt khái quát theo hình 1.1. Lựa chọn Thông tin Hướng dẫn sử dụng Mô hình bệnh tật, Lựa chọn Công Nghệ Phác đồ điều trị, Ngân sách Khoa Học Mua sắm PHÂN PHỐI Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc quốc gia [3] 1.1.2. Mạng lưới phân phối, kênh phân phối thuốc Mạng lưới phân phối là toàn bộ các kênh phân phối. Theo khuyến cáo của WHO mạng lưới phân phối thuốc trên thế giới được trình bày trong hình 1.2. 3 CÁC TUYẾN HỆ THỐNG TƯ NHÂN Các nhà cung ứng đa quốc gia Cấp đa quốc gia Cấp quốc gia Các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước Các công ty bán buôn Cấp tỉnh, thành phố Các nhà phân phối HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC Cơ quan mua sắm quốc tế Các cơ quan cung ứng của chính phủ: Hồ sơ sản phẩm; Đơn vị mua sắm; Đơn vị nhập khẩu; Quản lý tồng trữ, tài chính, kho thuốc,… Các công ty, bệnh viện,.. Cấp huyện: trung tâm y tế, bệnh viện,… Cấp huyện Các hiệu thuốc, đại lý Các cán bộ làm việc Cộng đồng tại cộng đồng… Đường phân phối của thuốc theo truyền thống, kho thuốc trung ương truyền thống Người sử dụng Đường phân phối có thể biến đổi (theo kế hoạch hoặc không theo kế hoạch) Đường thu thập thông ti Hình 1.2. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO [14] 4 Kênh phân phối là những con đường đi của thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng. Các kênh phân phối bao gồm các dạng sau: + Kênh phân phối trực tiếp: Kênh cấp không. Trong kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp thiết lập những quan hệ trực tiếp với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng thông qua lực lượng bán hàng bên trong và bên ngoài, hoặc các đại lý của chính doanh nghiệp. Hạn chế của kênh này là doanh nghiệp hay thiếu cả kinh nghiệm cần thiết lẫn quy mô. + Kênh phân phối gián tiếp: Kênh cấp 1, 2, 3..., cấp n có độ dài ngắn khác nhau, số lần hàng hóa qua tay trung gian càng nhiều thì kênh phân phối càng dài, cấp kênh càng lớn. Kênh phân phối gián tiếp sử dụng một hoặc nhiều trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bằng việc chuyển các công việc phân phối cho các thành viên khác của kênh như đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, ngoài gia tăng xâm nhập thị trường, nhà sản xuất có thể đạt được sự tiết kiệm tương đối do những trung gian phân phối này, phân phối sản phâm của nhiều nhà sản xuất khác nhau vì vậy sẽ chia sẻ các chi phí cố định cao của việc thực hiện các chức năng phân phối cho khối lượng sản phâm được phân phối lớn hơn (kho dự trữ hàng, hỗ trợ bán hàng, trợ giúp khách hàng, thu thập thông tin...). Hiện tại các doanh nghiệp thường sử dụng kênh phân phối hỗn hợp. Với một số khách hàng, doanh nghiệp phục vụ qua kênh phân phối trực tiếp, một số khách hàng khác lại phục vụ qua kênh phân phối gián tiếp. Việc sử dụng kênh phân phối hỗn hợp tạo nên sức mạnh cạnh tranh thành công trong hệ thống phân phối nhờ kết hợp những ưu lợi điểm của từng loại kênh, đáp ứng tối đa phục vụ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. 1.1.3. “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP) Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Vì vậy để bảo đảm chất lượng của thuốc khi cung cấp đến 5 tay người tiêu dùng, thì nghành Dược Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã triển khai thực hiện 2 mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc: “Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân”, “Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả”. Để đạt được điều đó, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu mà Bộ y tế áp dụng đó là triển khai thực hiện các nguyên tắc Thực hành tốt (GPS), đảm bảo chất lượng thuốc. Bộ Y tế đã ban hành các quyết định chính thức áp dụng về tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc của hiệp hội các nước Đông Nam Á(GMP - ASEAN) - 9/1996” [1], “Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc(GLP) - 5/2000” và “Thực hành tốt bảo quản thuốc(GSP) - 6/2001”, “Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới(GMP - WHO) - 2004”, “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP) – 12/2007 [2]. “Thực hành tốt phân phối thuốc” là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc [3], [6]. Bản nguyên tắc này đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt phân phối thuốc”, nêu lên các yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc để bảo đảm việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời, đầy đủ và có chất lượng như dự kiến. Nội dung nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc của BYT” ban hành năm 2011 qui định về các nội dung cơ bản sau [3]: - Quy định về tổ chức: + Cơ sở phân phối thuốc phải có tư cách pháp nhân. + Sơ đồ tổ chức và phân công nhiệm vụ rõ ràng. - Quy định về nhân sự: + Cơ sở phải có đủ số lượng cán bộ, nhân viên phù hợp với qui mô 6 phân phối thuốc. + Có trình độ chuyên môn phù hợp và được đào tạo về GDP. + Phải có đủ kinh nghiệm công tác phù hợp với chức trách được giao. - Quy định về quản lý chất lượng: + Tất cả các thuốc phải được lưu hành hợp pháp, và phải được mua, cung cấp cũng như bán, giao hàng, gửi hàng bởi các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược hợp pháp, đáp ứng các quy định của pháp luật. + Phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh chất lượng sản phẩm. Các thông tin này phải luôn có sẵn để cung cấp cho các cơ quan quản lý và người sử dụng dù ở đầu hay cuối kênh phân phối. - Quy định về cơ sở, kho tàng và bảo quản: + Tất cả các cơ sở phân phối thuốc phải có các điều kiện kho tàng, phương tiện bảo quản thuốc tuân thủ theo đúng các nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP). + Kho phải có các khu vực bảo quản, khu vực nhận và xuất hàng, khu vực lấy mẫu, điều kiện và yêu cầu trong bảo quản, nhận hàng, quay vòng hàng tồn kho và kiểm soát các dược phẩm quá hạn. - Quy định về vận chuyển, phương tiện vận chuyển và trang thiết bị: + Quá trình vận chuyển thuốc phải đảm bảo giữ nguyên tính toàn vẹn và chất lượng thuốc. + Tất cả các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị được sử dụng trong bảo quản, phân phối và xử lý thuốc phải thích hợp với mục đích sử dụng và phải bảo vệ được thuốc tránh các điều kiện có thể ảnh hưởng xấu đến độ ổn định, tính toàn vẹn của bao bì, thuốc và phòng tránh việc nhiễm bẩn. + Phải có trang bị theo dõi điều kiện môi trường vận chuyển.... - Quy định về bao bì và nhãn trên bao bì: + Thuốc phải được bảo quản và phân phối trong các bao bì không gây tác động xấu đến chất lượng sản phẩm và có đủ khả năng bảo vệ sản phẩm 7 tránh các ảnh hưởng bên ngoài, kể cả việc nhiễm khuẩn. + Bao bì phải được thiết kế để phù hợp với điều kiện vận chuyển: bằng đường bộ, đường thủy, đường không,… + Nhãn ngoài bao bì phải rõ ràng, dán chắc chắn và đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật. - Quy định về giao hàng và gửi hàng + Thuốc chỉ được bán và hoặc phân phối cho cơ sở dược hợp pháp được phép mua những sản phẩm đó theo quy định của pháp luật. + Phải có các văn bản chứng minh tính hợp pháp của cá nhân, cơ sở đó trước khi thuốc được gửi. - Quy định về hồ sơ tài liệu: Phải có sẵn các quy chế, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, các tài liệu chuyên môn thích hợp để tra cứu, các quy định, quy trình, hồ sơ tài liệu để bảo đảm thực hiện đúng các yêu cầu về bảo quản, phân phối thuốc và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu. - Quy định về thu hồi sản phẩm và sản phẩm bị loại, bị trả về + Phải thiết lập một hệ thống, bao gồm cả quy trình bằng văn bản, để thu hồi nhanh chóng và có hiệu quả những thuốc được xác định hoặc nghi ngờ là có khiếm khuyết và chỉ định rõ người chịu trách nhiệm thu hồi. + Sản phẩm bị loại bỏ và những sản phẩm bị trả lại cho nhà phân phối phải được nhận dạng phù hợp và được xử lý theo một quy trình, trong đó ít nhất phải có việc giữ các sản phẩm đó ở khu vực biệt trữ nhằm tránh lẫn lộn và ngăn ngừa việc tái phân phối cho tới khi có quyết định về biện pháp xử lý. Điều kiện bảo quản áp dụng cho thuốc bị loại bỏ hoặc trả về phải được duy trì trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển cho tới khi có quyết định sau cùng. Việc đánh giá và đưa ra quyết định về xử lý thuốc loại bỏ, thuốc trả về phải được thực hiện bởi một người được phân công bằng văn bản của 8 người có thẩm quyền. Khi tiến hành đánh giá, phải tính đến tính chất của sản phẩm bị trả lại, các điều kiện bảo quản đặc biệt, điều kiện và lai lịch cũng như thời gian kể từ khi xuất bán sản phẩm đó. 1.2. Một vài nét về phân phối thuốc ở Việt Nam 1.2.1. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc của Việt Nam Theo cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ ngày 1 tháng 1năm 2009, các doanh nghiệp nước ngoài được quyền nhập khẩu trực tiếp. Do vậy, mô hình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cũng thay đổi. Trước đây, quy trình đi theo thứ tự như sau: nhà sản xuất(nước ngoài) - nhà nhập khẩu ủy thác(tại Việt Nam) - nhà phân phối bán buôn(tại Việt Nam) - nhà phân phối bán lẻ(tại Việt Nam). Hiện tại, quy trình đã được rút ngắn, lược bỏ khâu “nhà nhập khẩu ủy thác” nhằm giảm thiểu chi phí. Khi hàng đã nhập về Việt Nam, việc phải làm sao để thuốc có mặt ở các kênh bán lẻ là bài toán khó nhất. Vào được kênh bán lẻ tư nhân dễ hơn(đối với những mặt hàng không cần kê toa) vì chỉ cần có chiết khấu, khuyến mãi phù hợp là được. Còn để vào kênh bán lẻ nhà nước (nhà thuốc bệnh viện, qua đấu thầu) khó khăn hơn rất nhiều. Sự ra đời của nhà thuốc Mỹ Châu 5 trong hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy một xu thế mới trong kinh doanh bán lẻ dược phẩm: hình thành chuỗi nhà thuốc. Mô hình này được các nhà chuyên môn đánh giá cao vì qua đó mới dễ thực hiện được chuẩn GPP(Good Pharmacy Practice), áp dụng trên toàn quốc kể từ năm 2010 mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Trong những năm gần đây BYT đã thực hiện thành công 2 mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam: + Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Với tính xã hội hóa cao, với sự 9 tham gia của các thành phần kinh tế, mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, người dân có thể dễ dàng tiếp cận cơ sở bán lẻ thuốc. + Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả: Bộ Y tế tích cực và cương quyết triển khai Chính sách quản lý chất lượng toàn diện, đảm bảo chất lượng thuốc từ sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn. Tuân thủ nguyên tắc GDP, đến nay ở nước ta đã hình thành một mạng lưới phân phối thuốc tương đối hoàn chỉnh. Và mô hình mạng lưới phân phối tại Việt Nam hiện nay phù hợp với mạng lưới phân phối theo khuyến cáo của WHO. Theo Lê Viết Hùng, Nguyễn Thị Thái Hằng và cộng sự, mô hình mạng lưới phân phối thuốc của Việt Nam hiện nay thực hiện theo hình 1.3. 10 Hình 1.3. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc ở Việt Nam [7] Ghi chú: đường đi của thuốc 1.2.2. Mô hình phân phối thuốc trong Quân đội Trong Quân đội, công tác phân phối thuốc cũng tuân theo các nguyên tắc phân phối thuốc cơ bản của BYT đã ban hành(GDP), nhưng đồng thời cũng áp dụng một số nguyên tắc phân phối riêng mang tính chất đặc thù quân đội. Đặc biệt với người sử dụng là quân nhân và thuốc bảo đảm sẵn sàng chiến đấu. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc trong quân đội có thể tóm tắt như trong hình 1.4. Các nhà sản xuất đa quốc gia Các hãng phân phối quốc tế Các nhà thuốc bệnh viện, bệnh xá,... Các bệnh viện trung ương QĐ Các công ty, xí nghiệp dược trung ương Các bệnh viện, QK, QĐ, QBC Các công ty, xí nghiệp dược tỉnh thành, QK Cục Quân Y Các bệnh xá Sư đoàn và tương đương Phòng QY Quân khu, Quân đoàn, Tổng cục Các bệnh xá Lữ đoàn, trung đoàn Ban QY Sư đoàn và tương đương Trạm QY Tiểu đoàn và tương đương Người sử dụng 11 Hình 1.4. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc cho tất cả các đối tượng sử dụng thuốc trong QĐ Ghi chú: đường đi của thuốc 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của hệ thống Quân y trong Quân đội 1.3.1. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y Căn cứ Quyết định số 56/2001/QĐ - BQP ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng về việc "Ban hành Điều lệ công tác Quân y”. Tổ chức ngành Quân y đã được kiện toàn, phát triển và thống nhất công tác chỉ đạo. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y đã được Cục Quân y - Bộ Quốc phòng khái quát theo hình 1.4. 12 CỤC QUÂN Y BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN VSPD QUÂN ĐỘI TT YHDP PHÍA NAM TT KNNC DƯỢC QUÂN ĐỘI Hệ thống bệnh viện 108, 103, 175, 105, 354, 87 QK. QĐ. QC Viện y học hạt nhân, Viện Pháp y HỆ THỐNG KHO K 708 -706 HỆ THỐNG DN DƯỢC QĐ HỆ THỐNG PHÒNG QUÂN Y PHÓNG QUÂN Y QUÂN KHU QUÂN ĐOÀN, QUÂN CHỦNG PHÒNG QUÂN Y TỔNG CỤC. TỒN TRỮ, CẤP PHÁT TỒN TRỮ, CẤP PHÁT Hình 1.5. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y - Bộ Quốc phòng Hệ thống tổ chức, chỉ đạo, quản lý của Ngành Quân y được tổ chức từ cấp chiến lược, chiến dịch đến cấp chiến thuật , gồm:  Cấp chiến lược có Cục quân y trực thuộc Bộ Quốc phòng. 13  Cấp chiến dịch có Phòng quân y trực thuộc hậu cần quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộ đội biên phòng, Tổng cục và tương đương, Bệnh viện 175, Bệnh viện 108, Học viện Quân y, Viện Y học Dân tộc Quân đội.  Cấp chiến thuật có:  Một số bệnh viên như Quân y viện 105, Quân y viện 5, Quân y viện 4, Quân y viện 121.. thuộc các phòng Quân y Quân khu , Quân đoàn.  Ban quân y trực thuộc Phòng Hậu cần cấp sư đoàn, vùng hải quân, bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) và tương đương.  Chủ nhiệm quân y và một số nhân viên quân y thuộc Ban hậu cần lữ đoàn, trung đoàn và tương đương.  Tiểu đoàn và tương đương có y sỹ và y tá trực thuộc tiểu đoàn bộ.  Đại đội và tương đương có y tá trực thuộc chỉ huy đại đội, chiến sỹ kiêm nhiệm công tác vệ sinh thuộc trung đội. 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Phòng Quân Y – Tổng cục Kỹ thuật trong Quân đội [10] Căn cứ vào Quyết định số: 379/QĐ – HC năm 1995 của Cục Hậu cần - TCKT về việc ban hành quy chế làm việc của Phòng Quân y quy định chức năng, nhiệm vụ như sau:  Vị trí, chức năng của Phòng Quân y Phòng quân y là một tổ chức trong hệ thống tổ chức thuộc Cục Hậu cần - các quân khu, quân đoàn quân binh chủng và tương đương, có chức năng làm tham mưu cho Đảng ủy, Chỉ huy Cục Hậu Cần về chỉ đạo, bảo đảm, quản lý công tác quân y đối với các đơn vị thuộc nội bộ các quân khu, quân đoàn quân binh chủng và tương đương. Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức quốc phòng của cơ quan, đơn vị. Mọi hoạt động của Phòng Quân y đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ủy Cục Hậu cần, đồng thời dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quân y. 14  Nhiệm vụ của Phòng Quân y - Công tác tổ chức chỉ huy quân y, quản lý chỉ đạo ngành: + Chỉ đạo và bảo đảm cho nhiệm vụ SSCĐ của quân y các đơn vị trong nội bộ đơn vị quản lý, tổ chức mạng lưới quân y thực hiện nhiệm vụ thường trực cấp cứu, khám bệnh, điều trị kịp thời, an toàn trên các tuyến. + Quản lý về chuyên môn đối với cán bộ, nhân viên quân y các đơn vị. - Công tác vệ sinh phòng dịch: + Theo dõi và quản lý chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các khu vực đóng quân của cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chủ động phòng chống, ngăn chặn và dập tắt kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, không để lan rộng và biến chứng xấu. Tổ chức thực hiện các nội dung công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch trong cơ quan, đơn vị. Kiểm tra thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn, vệ sinh môi trường và các công trình vệ sinh công cộng của cơ quan . + Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung công tác vệ sinh phòng dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp đối với các đơn vị trong nội bộ cần, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức chiến đấu và khả năng lao động, công tác của bộ đội trong mọi tình huống. - Công tác điều trị dự phòng: + Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung công tác quản lý sức khỏe bộ đội, đề ra các biện pháp điều trị dự phòng thích hợp. Công tác cấp cứu điều trị kịp thời, an toàn ở các tuyến theo phân cấp. Chỉ đạo công tác khám kiểm tra lại sức khỏe phục vụ nhiệm vụ tuyển quân, tuyển sinh của đơn vị theo đúng tiêu chuẩn sức khỏe qui định. + Chỉ đạo, hướng dẫn các tuyến quân y đơn vị thực hiện các chỉ tiêu quy định của Cục Quân y về điều trị bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. + Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của công tác quản lý sức khỏe, cấp cứu điều trị cho cán bộ, chiến sỹ, CNVCQP của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. 15 - Công tác dân số, gia đình và trẻ em, phòng chống HIV/AIDS: + Phối hợp các ngành có liên quan nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, chiến sỹ, CNVCQP cần thực hiện tốt các mục tiêu của công tác DS- KHHGĐ, nắm vững các kiến thức về phòng chống nhiễm HIV/AIDS để tự bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. + Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung chương trình Dân số, Gia đình và Trẻ em, phòng chống nhiễm HIV/AIDS. - Công tác dược trang bị: + Bảo đảm kịp thời vật chất quân y cho các đơn vị theo đúng tiêu chuẩn định mức qui định. Phân phối kinh phí nghiệp vụ theo tiêu chuẩn phân cấp của Cục Quân y và hướng dẫn đơn vị quản lý sử dụng an toàn hợp lý. + Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chế độ công tác dược chính ở các tuyến quân y đơn vị. Chế độ kiểm kê, thanh xử lý vật chất quân y theo phân cấp, đúng nguyên tắc qui định. - Công tác huấn luyện xây dựng ngành: + Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nội dung huấn luyện và nghiên cứu khoa học ngành y cấp cơ sở cho các đối tượng theo qui định. Phát hiện đề xuất với cấp trên và các cơ quan chức năng về nhu cầu đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên quân y. + Chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng đơn vị quân y 5 tốt” và “Chiến sỹ quân y làm theo lời Bác Hồ”. + Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo ngành theo quy định. 1.3.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Dược - Phòng Quân y trong quân đội  Vị trí, chức năng của bộ phận dược - Phòng Quân y Vị trí, chức năng của bộ phận dược: Bộ phận dược là một bộ phận thuộc sự quản lý điều hành trực tiếp của Trưởng Phòng Quân y, là một tổ chức chuyên môn kỹ thuật về dược, tiếp nhận, tạo nguồn, cấp phát, quản lý, bảo quản thuốc, bông băng, hóa chất và vật tư quân y và triển khai các chế 16 độ chuyên môn về dược, tham gia lựa chọn Danh mục thuốc, đảm bảo thông tin thuốc, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý trong toàn đơn vị, giúp trưởng Phòng Quân y chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo hướng của ngành và yêu cầu trong điều trị.  Nhiệm vụ của bộ phận Dược- Phòng Quân y - Lập kế hoạch hàng năm về công tác đảm bảo trang bị kỹ thuật y tế cho các đơn vị thuộc Phòng Quân y đảm bảo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo chỉ đạo của Trưởng Phòng Quân y, của ngành. - Lập dự trù thuốc, bông băng, hóa chất và vật tư quân y gửi về Cục Quân y. - Lập kế hoạch phân bổ ngân sách, tạo nguồn, tiếp nhận, cấp phát theo tiêu chuẩn, định mức và hướng dẫn nội dung chi tiêu ngân sách của cơ quan nghiệp vụ cấp trên. - Thực hiện công tác kiểm tra bảo đảm kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng và kiểm chuẩn trang thiết bị y tế theo phân cấp. Hướng dẫn và đôn đốc việc chấp hành các tiêu chuẩn, chế độ nghiệp vụ kỹ thuật trang bị trong phạm vi mình quản lý. - Thực hiện công tác kiểm kê, đăng ký, thống kê theo dõi trang thiết bị y tế thuộc phạm vi mình quản lý. Báo cáo và thanh quyết toán theo qui định. - Tồn trữ, bảo quản thuốc, bông băng, hóa chất và vật tư quân y, hạn chế làm giảm chất lượng. Dự trữ đủ cơ số SSCĐ, cơ số phòng chống lụt bão thiên tai thảm họa. - Tham gia quản lý kinh phí thuốc, bông băng, hóa chất và vật tư quân y, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụ người bệnh. - Hằng năm sơ kết công tác đảm bảo thuốc , bông băng, hóa chất và vật tư quân y, tham gia công tác huấn luyện nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật trang thiết bị y tế. 17  Tổ chức bộ phận dược - Phòng Quân y Tổ chức bộ phận dược - Phòng Quân y cần gọn nhẹ, sử dụng và phát huy được khả năng kiến thức của cán bộ theo định hướng chức trách nhiệm vụ. Bộ phận dược - Phòng Quân y thường gồm 2 bộ phận: - Hành chính, dược chính, phân phối. - Kho. Qua nghiên cứu tham khảo một số đề tài, luận văn của một số đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy các đề tài, luận văn trước chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động cung ứng, đánh giá hoạt động cấp phát, tồn trữ và hướng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện mà chưa đi sâu vào phân tích hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y ở các Tổng cục, nơi có nhiều các đầu mối QY cơ sở nhỏ lẻ, tập trung ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhất là tính chất đặc thù về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị như, mô hình bệnh tật khác nhau, trình độ chuyên môn đội ngũ y bác sĩ khác nhau,… Hướng nghiên cứu mới của đề tài phân tích theo các chỉ tiêu thực hành tốt phân phối - GDP của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế áp dụng vào Phòng Quân y – Tổng cục Kỹ thuật từ đó có thể nhân rộng ra các Tổng cục khác và các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng và các đơn vị tương đương. 18 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phân phối thuốc tại: + Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thật. + Kho thuốc - Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật. + Ban Quân y các đơn vị trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật. - Địa điểm nghiên cứu: + Phòng Quân y – Tổng cục Kỹ thuật - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19 Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật Khảo sát một số yếu tố nguồn lực phục vụ công tác phân phối thuốc của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 -2014 * Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực của PQY-TCKT * Hệ thống kho tàng và trang thiết bị. * Kinh phí Thuận lợi, khó khăn Phân tích một số hoạt động phân phối thuốc *Mạng lưới phân phối, * Hoạt động phân phối - Danh mục hàng phân phối. - Hoạt động tồn trữ bảo quản. - Đảm bảo chất lượng thuốc. - Hoạt động cấp phát(giao hàng, gửi hàng, vận chuyển) - Hoạt động quản lý chất lượng + Đảm bảo chất lượng đầu vào + Đảm bảo chất lượng trong bảo quản và cấp phát. Thực hiện tốt, tồn tại Giải pháp khắc phục Nâng cao hiệu quả phân phối thuốc tại PQY-TCKT Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 20 Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu Stt Nội dung 1 2 3 Cơ cấu nhân lực phòng quân y Hệ thống kho tàng và trang thiết bị Kinh phí Các biến Cách tính và giải thích - Số lượng cán bộ của PQY + Số lượng BS CK II + Số lượng BS CK I + Số lượng DS ĐH + Số lượng DS TH + Số lượng Y sĩ - Số lượng cán bộ của kho thuốc – PQY + Số lượng DS ĐH + Số lượng DS TH Số lượng các loại trang thiết bị + Số lượng điều hòa + Số lượng tủ lạnh + Số lượng giá kệ + Số lượng tủ đựng có khóa + Số lượng quạt thông gió + Số lượng nhiệt kế, ẩm kế + Số lượng máy vi tính + Giá trị tiền dưới dạng hiện vật + Giá trị tiền dưới dạng tự chi 21 Số lượng từng loại cán bộ của PQY %= Tổng số cán bộ của PQY Số lượng từng loại cán bộ của kho thuốc PQY %= Tổng số cán bộ của PQY Số lượng từng loại trang thiết bị %= Tổng số trang thiết bị Số lượng từng loại kinh phí %= Tổng số kinh phí 4 Hoạt động phân phối thuốc - Số lượng danh mục thuốc phân phối - Số lượng danh mục thuốc tự mua - Số lượng thuốc gửi TTKNNC dược Quân đội kiểm tra chất lượng khi kiểm nhập - Số lượng thuốc gửi TTKNNC dược Quân đội kiểm tra chất lượng trong quá trình bảo quản và cấp phát 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: ∑ DMT phân phối = ∑17 nhóm tác dụng ∑ DMT tự mua =∑ 05 nhóm tác dụng ∑= Đạt + không đạt ∑= Đạt + không đạt - Các tài liệu có sẵn: + Nghị định 123/2003/ ND - CP của Chính phủ Quy định về tiêu chuẩn vật chất Hậu cần với Quân nhân tại ngũ. + Nghị định 65/2009/NĐ - CP ngày 31/7/2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 123/2003/NĐ - CP, Thông tư liên tịch 195/2010/TTLT/BQP-BTC-BKH&ĐT ngày 23/11/2010 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ và theo khả năng ngân sách. + Dự trù thuốc của các năm 2012, 2013 và 2014 của Phòng Quân y và của các đơn vị trực thuộc. + Biên bản kiểm kê hàng năm (ngày 01/7 và 01/01). + Báo cáo kết quả công tác quân y hàng năm của các đơn vị, Phòng Quân y và Cục Quân y. + Danh sách các đơn vị được hưởng chế độ 30a của Chính phủ. 2.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel. 22 Chương 3. KẾT QUẢ 3.1. Phân tích một số yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014 3.1.1. Khảo sát mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực của Phòng Quân y – TCKT  Mô hình tổ chức Tùy theo từng Quân khu, Quân đoàn, Tổng cục, Binh chủng... mà PQY có tổ chức phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của đơn vị. PQY - TCKT có mô hình tổ chức theo hình 3.1. Chỉ huy Phòng Bộ phận Dân số-gia đình và trẻ em Bộ phận điều trị Bộ phận Dược Bộ phận Kho Bộ phận vệ sinh phòng dịch Bộ phận Nghiệp vụ dược Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Phòng Quân y Như vậy, PQY – TCKT, có cơ cấu tổ chức bao gồm toàn bộ các lĩnh vực y tế theo mô hình y tế cộng đồng. Các cán bộ được phân công thực hiện các mặt công tác theo chuyên ngành lĩnh vực cụ thể. Qua khảo sát chúng tôi thấy, lĩnh vực công tác của các cán bộ được qui định cụ thể chức trách nhiệm vụ cho từng CB trong PQY, cụ thể: * Trưởng phòng Quân y: Chỉ huy điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân y trong nội bộ Tổng cục Kỹ thuật sẵn sàng chiến đấu. 23 Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ công tác quân y bao gồm: Công tác vệ sinh phòng dịch. Công tác điều trị dự phòng, Công tác DS, GĐ&TE, Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Công tác dược trang bị và công tác huấn luyện xây dựng ngành. Chỉ đạo quân y các đơn vị phối hợp với y tế địa phương nơi đóng quân triển khai các nội dung có liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân. * Phó trưởng Phòng: Phó trưởng phòng quân y là bác sỹ CKI là người giúp trưởng phòng quân y quản lý điều hành các hoạt động của phòng quân y. Thay thế trưởng phòng khi trưởng phòng vắng mặt. * Bộ phận vệ sinh phòng dịch: Nắm vững tình hình VSPD trong Tổng cục để giúp trưởng phòng quân y đặt kế hoạch và chỉ huy đôn đốc các mặt công tác VSPD thích hợp với nhiệm vụ và hoàn cảnh của từng đơn vị thời bình cũng như thời chiến. * Bộ phận Dân số, gia đình và trẻ em: Nắm vững tình hình công tác dân số, gia đình và trẻ em của các đơn vị Tổng cục Kỹ thuật. Tham mưu cho trưởng phòng quân y quản lý và điều phối hoạt động công tác DS, GĐ & TE. * Bộ phận điều trị: Nắm vững tình hình công tác điều trị của các đơn vị thuộc Tổng cục Kỹ thuật. Tham mưu cho trưởng phòng quân y các mặt công tác điều trị, cứu chữa thương bệnh binh để đảm bảo sức khỏe cho bộ đội. Hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác chuyên môn, tổ chức thực hiện, định kỳ đánh giá kết quả và báo cáo lên cấp trên. * Bộ phận dược: - Bộ phận nghiệp vụ dược: Nắm vững tình hình công tác dược của các đơn vị Tổng cục Kỹ thuật. Tham mưu cho trưởng phòng quân y quản lý và điều phối hoạt động công tác dược trong TCKT. - Bộ phận kho: thực hiện bảo quản tồn trữ thuốc trong kho, tổ chức tiếp nhận và cấp phát thuốc cho các đơn vị theo kế hoạch. 24  Cơ cấu nhân lực * Tại Phòng Quân y Do Phòng quân y có nhiệm vụ chỉ đạo các công tác điều trị, dự phòng và đảm bảo thuốc, vật tư y tế,… trong toàn TCKT. Nên Phòng quân y cũng phải có các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp thực hiện các nhiệm vụ này. Kết quả khảo sát nhân lực tại Phòng quân y được trình bày trong bảng 3.1. và hình 3.2. Bảng 3.1. Nhân lực của PQY năm 2012 - 2014 2012 STT Cán bộ Số lượng 2013 Tỷ lệ % Số lượng 2014 Tỷ lệ % Tỷ lệ % 1 Bác sỹ CKII 0 2 Bác sỹ CKI 5 62,5 5 62,5 5 62,5 3 Dược sỹ ĐH 1 12,5 1 12,5 1 12,5 4 Dược sỹ TH 1 12,5 1 12,5 1 12,5 5 Y sỹ 1 12,5 1 12,5 1 12,5 8 100 8 100 8 100 Tổng 0 Số lượng 25 0 S 6 ố l 5 ư ợ 4 n g 3 BS CK II BS CK I 5 5 5 DSĐH 2 DSTH YS 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 1 0 2012 2013 2014 Năm Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu nhân lực của PQY năm 2012 - 2014 Nhận xét Trong 3 năm từ năm 2012 -2014, quân số nhân lực của PQY – TCKT không có sự thay đổi trong đó tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chiếm 75%, tỷ lệ cán bộ có tỷ lệ trung học chiếm 25 %. Tuy nhiên theo TT 08 - 2007 /TTLT - BYT - BNV [11] thì tỷ lệ nhân lực như tỷ lệ DSĐH/BS : 1/8 và tỷ lệ DSĐH/DSTH : 1/2 - 1/2,5. Do đó nhân lực của PQY cũng như các đơn vị tuyến dưới còn thiếu rất nhiều. * Tại kho và bộ phận cấp phát thuốc của Phòng Quân Y Kho thuốc trực thuộc Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ Thuật có nhiệm vụ tồn trữ và bảo quản thuốc, vật tư trang thiết bị y tế. Kết quả khảo sát nhân lực tại kho thuốc của PQY - TCKT được trình bày trong bảng 3.2. và hình 3.3. 26 Bảng 3.2. Nhân lực kho thuốc của Phòng Quân y năm 2012 – 2014 2012 2013 2014 STT Cán bộ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Dược sỹ đại học 1 33,3 1 33,3 1 33,3 2 Trung học dược 2 66,7 2 66,7 2 66,7 Tổng 3 100,0 3 100,0 3 100,0 % 100 90 80 70 60 66.7 66.7 66.7 50 DSTH 40 DSĐH 30 20 10 33.3 33.3 33.3 2012 2013 2014 0 Năm Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu nhân lực kho thuốc của PQY năm 2012 – 2014 Nhận xét: Tại kho thuốc của PQY có hai dược sỹ trung học thực hiện mọi công tác bảo quản cấp phát thuốc. Một năm tổ chức cấp phát làm hai lần sáu tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Ngoài ra theo nhiệm vụ đột xuất theo đặc thù của Quân đội chứng từ không được phép trình bày. Như 27 vậy, so với các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng thì số lượng cán bộ tại kho thuốc của PQY – TCKT là ít hơn rất nhiều [9], đồng thời với số lượng cán bộ, nhân viên như vậy thì rất khó khăn cho kho thuốc khi thực hiện cấp phát với số lượng lớn. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi thấy khi thực hiện cấp phát thuốc với số lượng lớn thì có sự phối hợp bổ xung tăng cường cán bộ từ PQY đến để thực hiện cùng cấp phát. Đặc biệt việc cấp phát thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất luôn có sự giám sát và tham gia của Trợ lý dược của Phòng Quân y (Trợ lý dược trực tiếp theo dõi chỉ đạo cấp phát) 3.1.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động phân phối thuốc của PQY  Tại Phòng Quân y Qua khảo sát chúng tôi thấy tại PQY-TCKT được trang bị 01 máy vi tính dùng để quản lý theo dõi xuất nhập thuốc của kho quân y và tình hình sử dụng, nhu cầu thuốc của các đơn vị. Và ở PQY cũng được trang bị 01 tủ lạnh dùng để bảo quản thuốc và vacxin yêu cầu phải bảo quản lạnh (Nhiệt độ từ 0oC đến 8oC). Hình 3.4. Phần mềm quản lý xuất nhập của kho thuốc  Hệ thống kho thuốc Kho thuốc của PQY-TCKT chỉ bao gồm một nhà kho không ngăn tách cứng thành các khu vực bảo quản thuốc. Kho được xây dựng trong 28 khu vực riêng biệt, thoáng mát, có diện tích khoảng 150 m2, thể tích kho khoảng 450 m3, nhà cấp II…theo hình 3.5. và hình 3.6. Hình 3.5 Sơ đồ kho thuốc tiêu chuẩn Hình 3.6 Sơ đồ kho thuốc PQY Nhận xét: So với tiêu chuẩn GDP, kho thuốc PQY – TCKT còn có những hạn chế sau: - Bố trí sắp xếp khi vực chưa đạt tiêu chuẩn thuận tiện. - Chỉ có một cửa ra vào phục vụ cấp phát hạn chế việc quan sát, không thuận tiện cho việc giao nhận hàng. - Bộ phận kiểm soát chưa bao quát được toàn bộ quá trình cấp phát. 29  Trang thiết bị Kho thuốc phòng quân y được trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản thuốc như: Điều hòa không khí, tủ lạnh, giá kệ, quạt thông gió, nhiệt kế, ẩm kế … Kết quả khảo sát trang bị trong kho được trình bày tại bảng 3.3. Bảng 3.3. Kết quả khảo sát trang thiết bị trong kho thuốc và kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong kho Số lượng ( cái) STT Thiết bị Năm Năm Năm 2012 2013 2014 Cấp chất lượng 01 Điều hòa không khí 03 04 04 03 02 Tủ lạnh 01 01 01 03 03 Giá kệ 08 15 15 02 04 Tủ đựng thuốc có khóa 03 03 03 02 05 Quạt thông gió 03 03 03 02 06 Nhiệt kế, ẩm kế 03 03 03 02 07 Máy vi tính 01 01 01 02 Nhiệt độ STT Kết quả theo dõi Độ ẩm Số ngày Tỷ lệ Số ngày Tỷ lệ 1 Số ngày ghi đúng giờ 9 75 9 75 2 Số ngày ghi không đúng giờ 3 25 3 25 12 100 12 100 Tổng Nhận xét: Trong kho thuốc của PQY – TCKT gồm: + Có đầy đủ giá, kệ phục vụ cho công tác sắp đặt thuốc và được bổ 30 sung khi có nhu cầu sắp xếp thuốc. + Có đầy đủ các phương tiện bảo quản thuốc: Quạt thông gió, ẩm kế, nhiệt kế. + Có điều hòa không khí đảm bảo thuốc được bảo quản đúng nhiệt độ qui định. + Có tủ đựng thuốc với khóa chắc chắn để bảo quản thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần. + Có tủ lạnh để bảo quản các thuốc, các sinh phẩm có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp. + Có hệ thống sổ sách theo dõi nhập, xuất đầy đủ và cũng được quản lý bằng máy vi tính. Tóm lại, với tổ chức, cơ cấu cán bộ và trang thiết bị hiện có hoạt động phân phối thuốc của Phòng Quân y - TCKT có những thuận lợi: Tổ chức chặt chẽ nên quá trình phân phối được thống nhất, thông suốt, tỷ lệ cán bộ dược ổn định nên hoạt động phân phối dễ dàng triển khai phù hợp với các qui định của ngành, của nhà nước. Tuy nhiên, kho thuốc chưa đạt được theo nguyên tắc GSP, công tác bảo quản thuốc khó đảm bảo được về mặt chất lượng, kho thuốc chỉ có 2 dược sĩ trung cấp, dễ xảy ra nhầm lẫn trong cấp phát khi cán bộ có việc đột xuất đồng thời khi cấp phát số lượng lớn kho gặp nhiều khó khăn.  Kinh phí của Phòng Quân y Kinh phí của Phòng Quân y - TCKT được Cục Quân y đảm bảo theo nhu cầu và quy định định mức. Hàng năm Cục Quân y sẽ thông báo đến các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc Phòng định mức phân bổ kinh phí cho các đơn vị. Định mức phân bổ này được tính bằng số tiền thuốc, vật tư y tế/ người/ năm và số tiền thuốc, hóa chất xét nghiệm/ giường bệnh/ năm, định mức cũng phân loại theo đối tượng cán bộ và cấp độ của giường bệnh [5]. Tại các đơn vị quân y trong TCKT cũng như tại PQY sẽ căn cứ vào 31 định mức và số lượng quân số, đối tượng, số giường bệnh, loại giường bệnh hiện có và đặc điểm địa bàn đóng quân, tính chất nhiệm vụ của từng đơn vị để tiến hành tính toán lượng kinh phí sẽ được bảo đảm. Qua khảo sát chúng tôi thấy kinh phí cấp cho PQY-TCKT hoàn toàn là nguồn ngân sách ngành quân y (100%). Kinh phí này được CQY bảo đảm cho PQY bằng hai hình thức: hiện vật (vật tư y tế), kinh phí tự chi (tiền). Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 3.4. và hình 3.7. Bảng 3.4. Cơ cấu kinh phí của PQY năm 2012 – 2014 (Đơn vị tính 1000 VNĐ) 2012 2013 2014 Năm Giá trị Kinh phí Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Hiện vật 2.599.000 54,7 2.669.000 52,3 2.720.000 51,2 Tự chi 2.156.000 45,3 2.434.000 47,7 2.589.000 48,8 Tổng 4.755.000 100 5.103.000 100 5.309.000 100 100 % 90 80 70 60 50 Hiện vật Tự chi 40 30 20 10 0 2012 2013 2014 Năm Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu nguồn kinh phí của PQY-TCKT năm 2012 - 2014 Nhận xét: - Kinh phí chủ yếu cấp xuống theo hình thức hiện vật (Thuốc, vật tư hóa chất) 32 - Tổng kinh phí cho công tác phân phối thuốc được tăng dần theo từng năm: năm 2012 đạt 4.755.000, năm 2013 và năm 2014 đã tăng lên 5.103.000 và 5.309.000 so với năm 2012. Đối với kinh phí bằng hiện vật, đặc biệt là tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng tại đơn vị của Cục Quân y quy định cho các đơn vị của Tổng cục Kỹ thuật có sự khác nhau so với tiêu chuẩn thuốc, bông băng theo Nghị định số 65/2009/ND - CP [12]. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5. và hình 3.8. Bảng 3.5. Tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng tại đơn vị (Đơn vị tính 1000 VNĐ) Đối Cán bộ Cán bộ Cán bộ Đối tượng tượng cao cấp trung cấp sơ cấp hưởng phụ Tiêu chuẩn Hiện tại Định mức cấp 400 185 125 100 500 400 300 100 Hình 3.8. Biểu đồ tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng tại đơn vị Nhận xét: Kết quả hình 3.6. cho thấy tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng tại đơn vị do CQY cấp cho các cán bộ (cao cấp, trung cấp, sơ cấp) ở đơn vị của Tổng cục Kỹ thuật thấp hơn so với tiêu chuẩn của Nghị định số 65/2009/ND - CP. 33 Qua các nghiên cứu, chúng tôi thấy tổng số cán bộ nhân viên của PQY - TCKT trong các năm nghiên cứu (08 cán bộ nhân viên) không có sự biến động tuy nhiên việc bổ sung kinh phí tăng lên hàng năm đặc biệt là nguồn kinh phí tự chi năm 2014 tăng 1,12 % so với năm 2012. Chính nguồn kinh phí tự chi là điều kiện thuận lợi để PQY đảm bảo cho hoạt động tồn trữ và phân phối thuốc cho các đơn vị trong Tổng cục. 3.2. Phân tích hoạt động phân phối thuốc theo các chỉ tiêu thực hành tốt phân phối thuốc - GDP tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật năm 2012 - 2014 3.2.1. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc Hoạt động phân phối thuốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất của bộ phận dược, Phòng Quân y - TCKT. Qua khảo sát nghiên cứu hoạt động phân phối thuốc của PQY-TCKT được thực hiện theo hình 3.9. 34 Hình 3.9. Sơ đồ hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y – TCKT Nhận xét: - Hoạt động phân phối thuốc của Phòng Quân y - TCKT khá đa dạng với nhiều hình thức: Vừa là cấp 1 vừa là cấp 2. - Tại các đơn vị cũng có một phần kinh phí tự chi để mua thuốc. - Không có kênh phân phối cấp không. - Hoạt động phân phối không mang tính lợi nhuận lên quá trình phân phối khác hẳn với các công ty kinh doanh, mục tiêu phân phối là đảm bảo 35 nhu cầu thuốc cho các cán bộ chiến sỹ. Như vậy, hoạt động phân phối thuốc của PQY là một khâu trung gian trong quá trình đưa thuốc từ nhà sản xuất đến người sử dụng. PQY đảm nhiệm vai trò cân đối nhu cầu, tạo nguồn, bảo quản và tiến hành cấp phát đến các khâu phân phối tiếp theo. 3.2.2. Hoạt động phân phối thuốc  Danh mục thuốc phân phối của Phòng Quân y - TCKT Kết quả khảo sát danh mục thuốc và chi phí mua thuốc của Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật từ năm 2012 đến năm 2014 được trình bày trong bảng 3.6., 3.7. Bảng 3.6. Danh mục thuốc PQY theo nhóm tác dụng. TT Số chủng loại thuốc Nhóm tác dụng 2012 2013 2014 1 Thuốc Gây nghiện và Diazepam tiêm 3 3 3 2 Thuốc Hướng tâm thần. 3 4 4 3 Thuốc tê, mê. 3 3 3 4 Thuốc chống sốc, giải độc 3 3 3 5 Thuốc Tim mạch, Huyết áp. 33 25 37 6 Thuốc Tiết niệu. 8 8 8 7 Thuốc giảm đau, chống viêm, gút. 14 21 21 8 Thuốc tiêu hóa. 26 26 26 9 Thuốc Hô hấp. 9 8 8 10 Thuốc Thần kinh, tâm thần, dị ứng. 14 17 17 11 Thuốc nội tiết. 1 1 1 36 12 Thuốc giãn cơ tác dụng trên máu. 2 2 2 13 Dịch tiêm truyền, thay thế máu, điện giải. 12 12 11 14 Huyết thanh. 1 1 1 15 Vitamin và khoáng chất. 23 23 23 16 Thuốc dùng ngoài. 17 17 17 17 Thuốc khác 12 12 9 184 186 194 Tổng Bảng 3.7. Danh mục thuốc PQY mua từ năm 2012 - 2014 Số chủng loại thuốc TT Nhóm tác dụng 2012 2013 2014 1 Thuốc tim mạch 5 7 9 2 Thuốc tiêu hóa 3 4 4 3 Thuốc VTM & khóang chất 1 2 2 4 Giảm đau, hạ sốt, chống viêm 3 4 4 5 Thuốc dùng ngoài 2 2 2 Tổng 14 19 21 Nhận xét: - Số chủng loại thuốc của PQY trong tất cả các năm khá đa dạng và phong phú (các năm đều có trên 180 loại thuốc). - Số chủng loại thuốc thuộc nhóm tim mạch, huyết áp chiếm số lượng lớn nhất (năm 2012: 38, năm 2013: 29, năm 2014: 46 loại). Với 37 nguồn kinh phí tự chi PQY đã tập trung cung ứng đảm bảo thuốc theo nhu cầu khám và điều trị dựa trên thực tế mô hình bệnh tật của đơn vị. - Tỷ lệ số chủng loại thuốc do PQY tự mua tăng theo từng năm (Năm 2012 là 14/184, năm 2013: 19/186, năm 2014: 21/194). - Có cả các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất. Tuy nhiên, số thuốc này chỉ để sử dụng khi tiến hành cấp cứu và dự trữ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ).  Hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc Để đảm bảo luôn có thuốc đáp ứng cho các đơn vị khi có tình huống bất thường hay có nhu cầu đột xuất thì PQY cũng dự trữ một lượng thuốc nhất định trong kho thuốc của TCKT. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy số lượng và chủng loại thuốc tồn trữ tại kho thuốc TCKT được tính toán dựa trên các qui định của BYT, CQY và dự kiến tình hình bệnh dịch trong năm. Thuốc tồn trữ trong kho được bảo quản theo các qui định trên nhãn thuốc. Dù vậy, do kho thuốc không đủ tủ lạnh, tủ mát để bảo quản các thuốc có chế độ đặc biệt nên các thuốc này thường được để tại PQY. Thuốc gây nghiện, hướng thần và tiền chất được bảo quản theo qui chế do BYT ban hành, do thủ kho là DSTH nên theo định kỳ 6 tháng PQY cũng tiến hành lập giấy ủy quyền quản lý thuốc gây nghiện, hướng thần và tiền chất cho thủ kho. * Sổ sách: Ngoài các sổ sách ghi chép thường xuyên, PQY cũng đã triển khai phần mềm tin học quản lý thuốc. Các thuốc được quản lý với đầu đủ nội dung sau: -Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng. - Nhóm tác dụng dược lý. - Giá thuốc, nước sản xuất. - Đối tượng bệnh nhân được sử dụng… 38 Với đầy đủ các nội dung trên, mỗi thuốc sẽ được mã hóa, bất cứ sự thay đổi nào của mã thuốc này phải có sự đồng ý của PQY. Nhờ có các mã của từng thuốc, dược sĩ phụ trách kho sẽ kiểm tra được công việc xuất nhập và tồn kho chính xác, tránh được các sai sót và tên thuốc, hàm lượng. * Sắp xếp hàng, luân chuyển hàng. Hình 3.10. Sắp xếp thuốc và hóa chất trong kho thuốc Nhìn chung khoa thuốc – PQY – TCKT đã tuân thủ các nguyên tắc về sắp xếp thuốc trong kho nhưng do đặc thù của mỗi kho thuốc là khác nhau nên trong quá trình bảo quản kho thuốc – PQY đã có những điều chỉnh linh hoạt. Cụ thể, các kho được sắp xếp như sau: - Sắp xếp theo thứ tự ABC - Trong mỗi mục theo thứ tự ABC, tiếp tục sắp xếp theo nguyên tắc FIFO, FEFO. - Thuốc gây nghiện, hướng thần: Do đây là những thuốc có liên quan chặt chẽ với quy định pháp lý, kho thuốc – PQY chú ý bảo quản theo đúng quy chế. Thuốc gây nghiện và hướng thần đều do DSĐH quản lý, được sắp xếp trong tủ riêng, có phân chia ngăn riêng cho từng loại thuốc và có dãn nhãn để tránh nhầm lẫn. 39 - Thuốc bảo quản lạnh được sắp xếp trong tủ lạnh và có dán nhãn phía trước mỗi ô thuốc. * Hoạt động thống kê và kiểm kê thuốc hàng tháng: Hệ thống kho có các loại sổ sách và phần mềm để theo dõi, quản lý việc cấp phát thuốc và số lượng thuốc xuất nhập, tồn kho. Thuốc sau khi cấp phát, chứng từ được chuyển cho DSĐH thống kê để vào máy. Mỗi bảo quản viên tự theo dõi và cập nhật số lượng thuốc xuất nhập trong ngày trên máy tính và cuối tháng sẽ tổng hợp vào sổ theo dõi. Riêng đối với thuốc gây nghiện, hướng thần DSĐH phụ trách sẽ vào sổ theo dõi số lượng thuốc cấp phát. Hình 3.11. Phần mềm theo dõi cấp phát thuốc và số lượng thuốc xuất nhập, tồn kho Thường kỳ vào cuối tháng hoặc khi có yêu cầu đột xuất, khoa Dược tiến hành kiểm kê đối chiếu số lượng thuốc xuất, nhập, tồn kho giữa lý thuyết với thực tế. Quá trình kiểm kê cũng giúp PQY theo dõi số liệu các thuốc cận hạn, thuốc ít được sử dụng để có biện pháp điều chỉnh, tránh lãng phí và tồn đọng thuốc. Căn cứ vào số liệu tồn kho trên sổ sách và số liệu kiểm kê thực tế, thủ kho sẽ tìm nguyên nhân thừa thiếu thuốc. Cuối tháng, 40 các bảo quản viên sẽ đối chiếu với thống kê dược số liệu nhập, xuất, tồn của tháng đó.. Kiểm tra số lượng tồn trữ trong kho: PQY tiến hành kiểm kê định kỳ hàng tuần và hàng tháng. Thông thường khoa dược dành thời gian 1 ngày để kiểm kê mỗi tháng, trong lúc kiểm kê tạm thời ngừng việc xuất nhập. Do số lượng mặt hàng lớn, nên việc kiểm kê tốn nhiều thời gian và công sức, đặc biệt trong tình trạng hiện nay PQY và kho còn thiếu nhân lực. * Hàng dữ trữ trong kho Dự trữ hợp lý sẽ đảm bảo được mức độ an toàn trong phân phối thuốc và hạn chế được những tác động bất lợi do thị trường gây ra. Mặt khác còn đáp ứng kịp thời thuốc cho điều trị khi đột xuất có thiên tai, dịch bệnh, thảm họa xảy ra. Tuy nhiên, dự trữ quá nhiều không những làm tăng chi phí bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng thuốc mà còn gây ứ đọng tiền vốn trong khi nguồn kinh phí của PQY còn hạn hẹp. Bảng 3.8. Giá trị tiền thuốc tồn kho dự trữ năm 2012 - 2014 Đơn vị tính: 1.000 VNĐ Stt Tồng giá trị Giá trị thuốc Số tháng thuốc sử dụng dự trữ tồn trữ (Tháng) Năm 2012 4.755.000 832.100 2,1 Năm 2013 5.103.000 935.550 2,2 Năm 2014 5.309.000 1.061.800 2,4 Nhận xét: Số lượng thuốc dự trữ được thể hiện bằng tổng giá trị tiền thuốc tồn kho dự trữ và hàng dữ trữ sẵn sàng chiến đấu theo quy định đặc thù của Quân đội và đã đạt tiêu chuẩn theo khuyến cáo của WHO và theo hướng dẫn của Bộ Y tế về dự trữ thuốc trong kho phải đảm bảo được nhu cầu sử dụng từ 2 - 3 tháng. 41 * Nhiệt độ, độ ẩm, vệ sinh Kho thuốc - PQY - TCKT với đầy đủ các trang thiết bị bảo quản đúng theo quy chế chuyên môn, điều kiện của kho thuốc đã đảm bảo về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng nên hạn chế tối đa tình trạnghư hỏng thuốc do thời tiết nóng ẩm, chuột bọ, mất mát và phòng tránh các nguy cơ xảy ra cháy nổ hoạt động. Kho luôn được thường xuyên cập nhật nhiệt độ, độ ẩm. Tuy nhiên lại không có máy hút ẩm để đảm bảo độ ẩm trong kho. Để điều chỉnh độ ẩm trong kho, các bảo quản viên có thể chỉnh máy điều hòa. Nhiệt độ, độ ẩm trong kho được theo dõi vào 2 thời điểm trong ngày là 7h30 - 8h và 13h30 - 14h. Bất kỳ bảo quản viên nào vào kho có nhiệm vụ phải cập nhật nhiệt độ, độ ẩm vào số theo dõi. Bảng 3.9. Yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm của kho thuốc Tên Nhiệt độ Độ ẩm Tủ mát 8 - 150C Không quá 70 % Nguyên liệu 15 - 250C Không quá 70 % Thuốc độc A, B 15 - 250C Không quá 70 % Kháng sinh, viên, tiêm 15 - 250C Không quá 70 % Dụng cụ, thiết bị y tê Nhiệt độ phòng Không quá 80 % Tinh dầu, dược liệu Nhiệt độ phòng Không quá 80 % Các kho lưu trữ tuân thủ đầy đủ các quy trình bảo quản và được theo dõi đầy đủ về nhiệt độ, độ ẩm thông qua ghi chép của bảo quản viên khi vào kho. Tuy nhiên, việc theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của kho vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Mỗi bảo quản viên sẽ quản lý một số đầu thuốc nhất định theo ABC. Vì vậy, các bảo quản viên có thể theo dõi thuốc trong quá trình bảo quản, tránh tình trạng hư hại, mất mát, và có thể lên dự trù thuốc kịp thời 42 đảm bảo cung ứng thuốc đẩy đủ phục vụ nhu cầu điều trị. Nhìn chung kho đã trang bị đầy đủ, ứng dụng tin học trong quản lý. Ngoài ra, diện tích các kho không lớn nên việc xây dựng, bố trí các khu vực riêng biệt cho mục đích tiếp nhận, biệt trữ thuốc còn nhiều hạn chế. * Vệ sinh: Kho thuốc được đảm bảo tốt các điều kiện về vệ sinh và an toàn, vệ sinh nhà kho định kỳ 1 lần/tuần. Tuy nhiên quy trình làm vệ sinh kho và thu gom rác chưa được hệ thống hóa thành văn bản để tiện tuân thủ, theo dõi, kiểm tra, giám sát  Hoạt động cấp phát  Tiếp nhận thuốc Thuốc do PQY phân phối được tiếp nhận từ Kho 708, 706 của CQY BQP và do các Công ty cung cấp theo hợp đồng mua sắm. Thuốc được tiếp nhận tại kho thuốc của TCKT, quá trình tiếp nhận như hình Thành lập hội đồng kiểm nhập Kiểm tra giấy tờ pháp lý Kiểm nhận thuốc Nhập kho Hình 3.12. Sơ đồ tiếp nhận thuốc của Phòng Quân y năm 2012 - 2014 - Thành lập hội đồng kiểm nhập: Hội đồng kiểm nhập gồm Trưởng phòng Kế hoạch - Chủ tịch hội đồng, trưởng phân kho, trợ lý dược - ủy 43 viên thư ký, nhân viên thống kê dược, Thủ kho thuốc, nhân viên tài chính kho - ủy viên. - Kiểm tra các giấy tờ pháp lý liên quan: Trước khi tiến hành kiểm nhận thuốc hội đồng kiểm nhập tiến hành kiểm tra các chứng từ pháp lý để đảm bảo thuốc có nguồn gốc rõ ràng và tránh thất thoát thuốc trong quá trình vận chuyển. Các giấy tờ cần kiểm tra gồm: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn chứng từ, phiếu kiểm nghiệm,… - Kiểm nhận thuốc: Hội đồng kiểm nhập tiến hành kiểm tra thực tế trên thuốc với sự chứng kiến của các nhà cung cấp, quá trình kiểm tra gồm: + Kiểm tra số lượng, nhãn mác: Thực hiện kiểm tra qui cách đóng gói, nhãn mác, số lô, số kiện. Với mỗi chủng loại thuốc thông thường tiến hành mở ngẫu nhiên một số kiện để kiểm tra thực tế nội dung bên trong, đối chiếu toàn bộ các thông tin trên nhãn kiện thuốc, hộp thuốc, vỉ thuốc với các giấy tờ pháp lý liên quan. Thuốc được chấp nhận khi tất cả các thông tin này đều phải trùng khớp, thống nhất với nhau. Với các thuốc đắt tiền hay thuốc gây nghiện, hướng tâm thần thì ngoài kiểm tra thủ tục pháp lý như thuốc thông thường còn phải tiến hành kiểm tra thực tế thông tin trên từng đơn vị đóng gói nhỏ nhất. + Kiểm tra chất lượng thuốc: Các thành viên hội đồng kiểm nhập tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên một số thuốc bằng cảm quan đặc biệt các thuốc dễ hư hỏng trong bảo quản, vận chuyển và các thuốc hay bị làm giả. Việc kiểm tra được tiến hành so sánh hình thức cảm quan thực tế với những mô tả trong tiêu chuẩn của thuốc. Nếu nghi ngờ về chất lượng thì hội đồng tiến hành lập biên bản, thông báo ngay cho người có trách nhiệm của nhà cung cấp. Với các thuốc này khi cần thiết có thể lấy mẫu hoặc mời cơ quan kiểm nghiệm đến lấy mẫu tiến hành kiểm nghiệm thuốc theo qui định của BYT. - Nhập kho: Thuốc sau khi kiểm nhập có đầy đủ thủ tục và không có nghi ngờ về chất lượng thì hội đồng kiểm nhập lập biên bản kiểm nhập và 44 tiến hành nhập kho. Đầu tiên thuốc được vận chuyển vào trong kho ở khu vực chờ phân loại, sau đó được phân loại và đưa về các giá, kệ bảo quản, cập nhật vào sổ kho vào ngày làm việc tiếp theo. Riêng với các thuốc gây nghiện, hướng tâm thần thì tiến hành nhập kho, cập nhật vào sổ kho và phân loại đưa vào tủ bảo quản ngay sau khi kiểm nhập.  Cấp phát thuốc cho đơn vị Sau khi tiến hành tiếp nhận thuốc xong thì căn cứ vào kế hoạch công tác năm, vào danh mục phân bổ thuốc đã được phê duyệt thì Phòng Quân y tiến hành cấp phát thuốc cho các đơn vị. Qua khảo sát, nghiên cứu chúng tôi thấy qui trình cấp phát thuốc của PQY - TCKT được thực hiện qua các bước sau: - Lập kế hoạch cấp phát: Để đảm bảo nhu cầu thuốc cho các đơn vị, hàng năm PQY tiến hành cấp phát thuốc 02 lần thông thường vào tháng 04 và 09, thời gian cụ thể có thể được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm công tác nhưng không quá 30 ngày. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ thực tế, danh mục thuốc dự trù đã được phê duyệt và lượng thuốc, kinh phí thực tế được CQY bảo đảm Trợ lý dược tiến hành lập dự thảo kế hoạch cấp phát trình trưởng Phòng Quân y. Khi kế hoạch được phê duyệt thì tiến hành sao gửi thông báo đến các đơn vị, kho thuốc. - Bàn giao thuốc: Do PQY không có các phương tiện vận chuyển lên các đơn vị phải chuẩn bị phương tiện, nhân lực đến kho thuốc của PQY nhận thuốc. Quá trình bàn giao thuốc được thực hiện như sau: + Thủ kho: Khi nhận được kế hoạch cấp phát thì tiến hành kiểm kê lượng thuốc thực tế trong kho và chuẩn bị thuốc cấp phát. Trước 01 ngày cấp phát thủ kho tiến hành chuẩn bị thuốc và các phương tiện đóng gói cần thiết đối với những thuốc cần ra lẻ và thực hiện ra lẻ thuốc. + Các đơn vị: Căn cứ vào kế hoạch cấp phát chuẩn bị nhân lực và 45 phương tiện vận chuyển đến kho để nhận thuốc. + Bàn giao thuốc: Với sự có mặt của Trợ lý dược, thủ kho tiến hành kiểm tra các thủ tục hành chính (Giấy giới thiệu, giấy chứng minh thư, lệnh xuất kho,…) và tiến hành kiểm đếm bàn giao thuốc. Khi cán bộ nhận thuốc kiểm đếm đầy đủ số lượng và chất lượng thuốc (Bằng cảm quan) theo lệnh xuất kho, kế hoạch cấp phát thì thủ kho tiến hành lập biên bản bàn giao thuốc, cập nhật vào sổ kho. - Tiếp nhận thuốc của các đơn vị: Khi thuốc được vận chuyển đến các đơn vị thì tiến hành kiểm nhập và nhập kho theo qui trình tiếp nhận thuốc tại kho thuốc của PQY.  Theo dõi quá trình phân phối thuốc tại các đơn vị Để đảm bảo quá trình phân phối thuốc trong TCKT được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, đúng bệnh và đủ theo số lượng, thì sau khi cấp phát thuốc và kinh phí tự chi bằng tiền cho các đơn vị, PQY theo định kỳ hàng quí hay bất thường sẽ đến các đơn vị để kiểm tra hoạt động PPT. Thông thường thành phần đến kiểm tra bao gồm Chỉ huy Phòng, Trợ lý dược và Trợ lý điều trị. Nội dung kiểm tra bao gồm: Các chế độ khám, chỉ định điều trị, chế độ cấp và bảo quản thuốc,…  Hoạt động quản lý chất lượng Mục đích của “Thực hành tốt phân phối thuốc” là nhằm đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người tiêu dùng. Do vậy công tác đảm bảo chất lượng thuốc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động phân phối thuốc của PQY. Việc đảm bảo chất lượng thuốc tại PQY được tiến hành trên nhiều khâu, nhiều giai đoạn trong suốt quá trình lựa chọn nguồn cho đến khi thuốc chuyển xuống các đơn vị. Do hạn chế về đề tài và thời gian nên trong luận văn này chúng tôi không tiến hành khảo sát quá trình bảo đảm chất lượng thuốc tại các đơn vị cơ sở. Quá trình đảm bảo chất lượng thuốc tại PQY được thực hiện như sau: 46  Đảm bảo chất lượng đầu vào * Các sản phẩm do Cục Quân y cấp Theo định kỳ hàng năm CQY sẽ đảm bảo một lượng thuốc theo hạn ngạch cho PQY. Chất lượng các thuốc này tại đầu vào sẽ do CQY đảm nhận kiểm tra, giám sát và vận chuyển đến kho thuốc của PQY. Khi tiếp nhận tại kho thuốc PQY thì PQY sẽ tiến hành theo dõi chất lượng thuốc, quá trình được tiến hành như sau: Hội đồng kiểm nhập kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan, kiểm tra giấy tờ vận chuyển, phiếu xuất kho (Của kho 706,708), lệnh xuất kho, lệnh nhập kho,… Trong quá trình thực hiện nếu có nghi ngờ hay sai sót có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc nào đó thì tiến hành lập biên bản báo cáo CQY, khi cần có thể lấy mẫu hoặc yêu cầu TTKN dược Quân đội đến lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc, nếu không có sự bất thường nào thuốc được nhập vào kho. Bảng 3.10. Số lượng thuốc PQY gửi trung tâm KNNC Dược quân đội kiểm tra chất lượng khi kiểm nhập năm 2012-2014. Năm Số lượng mẫu Tổng Đạt Không đạt 2012 9 1 10 2013 10 0 10 2014 12 0 12 Tổng 31 1 32 Nhận xét: - Số mẫu được gửi đi kiểm tra chất lượng tăng theo từng năm. - Trong 3 năm đã phát hiện được 01 mẫu không đạt chất lượng. * Các sản phẩm do Phòng Quân y tự mua Để đảm bảo PQY được chủ động trên một số loại thuốc đặc thù thì hàng năm CQY sẽ phân bổ cho PQY một lượng kinh phí bằng tiền để PQY 47 tự mua các chủng loại thuốc cần thiết theo nhu cầu. Với các thuốc do PQY mua thì việc đảm bảo chất lượng thuốc được tiến hành như sau: - Lựa chọn nhà cung cấp: Để đảm bảo thuốc có chất lượng tốt, ổn định thì đầu tiên đó là phải lựa chọn nhà cung cấp. Nhà cung cấp được lựa chọn phải là những nhà cung cấp uy tín trên thị trường (Có đủ tư cách pháp nhân theo luật định, được nhiều công ty, đơn vị đặt mua,…). - Kiểm tra chất lượng đầu vào: Thuốc được nhà cung cấp vận chuyển đến kho cần kiểm tra điều kiện vận chuyển, các giấy tờ pháp lý liên quan (Phiếu xuất kho, số lô,…). Kiểm tra phiếu kiểm nghiệm của lô thuốc được nhập, kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan, nếu có nghi ngờ về chất lượng thì tiến hành lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm theo qui định. Nếu không có nghi ngờ gì thì thuốc được nhập kho theo qui định.  Đảm bảo chất lượng trong bảo quản và cấp phát Thuốc được cung cấp bởi các nguồn khác nhau thì đều được tiến hành nhập kho và bảo quản theo qui định trên nhãn thuốc. Đồng thời trong thời gian thuốc lưu trữ trong kho thì định kỳ trợ lý dược và thủ kho tiến hành kiểm tra công tác bảo quản và giám sát chất lượng thuốc. Khi đó thuốc sẽ được kiểm tra về điều kiện bảo quản và chất lượng thuốc theo cảm quan. Nếu nghi ngờ về chất lượng thì thuốc sẽ được để sang khu riêng và đề nghị TTKNNC dược quân đội đến kiểm tra lấy mẫu về kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn qui định. Bảng 3.11. Số mẫu thuốc PQY gửi trung tâm KNNC Dược quân đội kiểm tra trong quá trình bảo quản và cấp phát năm 20122014. Năm 2012 Số lượng mẫu Tổng Đạt Không đạt 10 0 48 10 2013 13 0 13 2014 15 0 15 Tổng 38 0 38 Nhận xét: - Trong quá trình bảo quản thuốc đã có sự giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc. - Số mẫu thuốc lấy gửi đi kiểm nghiệm tăng theo từng năm: Năm 2012 gửi 10 mẫu, năm 2013 là 13 và năm 2014 là 15 mẫu. - Số lô thuốc được kiểm tra ngẫu nhiên hoặc có nghi ngờ đều đạt chất lượng theo yêu cầu. - Trong nhiều năm qua thuốc phải thanh sử do lý do quá hạn kém chất lượng không có Tóm lại, công tác bảo đảm chất lượng thuốc đã được Phòng Quân y TCKT chú trọng và thực hiện trên tất cả các khâu của qúa trình cung ứng thuốc. Qua đó, đã nâng cao chất lượng thuốc do Phòng Quân y phân phối đến người sử dụng. 49 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Một số yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014 4.1.1. Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực của Phòng Quân y – TCKT * Mô hình tổ chức Trong hệ thống tổ chức của ngành Quân y thì Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật là một bộ phận kết nối giữa Cục Quân y với quân y cơ sở trong Tổng cục. Phòng Quân y có nhiệm vụ thực hiện tất cả các nhiệm vụ về chăm sóc và quản lý sức khỏe cho các cán bộ, chiến sỹ của Tổng cục. Với chức năng chỉ đạo và quản lý mọi mặt về y tế của Tổng cục, nên Phòng Quân y có biên chế cán bộ chuyên môn bao gồm cả y và dược. - Quản lý và điều hành hoạt động của Phòng Quân y là các cán bộ có trình độ chuyên môn là bác sỹ trở lên (Trưởng Phòng và Phó trưởng Phòng). - Các trợ lý giúp việc cho Chỉ huy phòng bao gồm hai chuyên ngành là y, dược có trình độ đại học trở lên. Mỗi trợ lý chịu trách nhiệm một chuyên ngành mà mình được phân công. Trong đó trợ lý dược có nhiệm vụ giúp Chỉ huy Phòng quản lý công tác dược trong Tổng cục. Như vậy, Phòng Quân y là một khâu thực hiện công tác y tế trong quân đội. Mô hình này của Phòng Quân y phù hợp với mô hình của một Phòng y tế cấp huyện trong hệ thống tổ chức của ngành y tế Việt Nam. Nhưng về phân phối thuốc, theo chúng tôi mô hình này có một số khó khăn: Cán bộ chuyên ngành dược chỉ làm tham mưu còn quyết định phân phối thuốc lại do cán bộ chuyên ngành y. * Cơ cấu nhân lực Cán bộ Phòng Quân y – Tổng cục Kỹ thuật bao gồm hai chuyên ngành y và dược, trong khoảng thời gian nghiên cứu thì cán bộ chuyên ngành dược luôn chiếm khoảng 25% số cán bộ của phòng. Tỷ lệ cán bộ Dược sỹ cao cấp so với Bác sỹ của Phòng Quân y cao hơn so với tỷ lệ của toàn quốc 50 (Dược sỹ cao cấp /Bác sỹ của PQY = 0,125, của toàn quốc 0,091). Đặc biệt PQY có cán bộ dược (Cán bộ làm tham mưu phân phối thuốc), điều này cho thấy công tác phân phối thuốc ở Phòng Quân y có sự quan tâm và coi trọng hơn của các cơ quan chỉ huy. Sự coi trọng công tác này của chỉ huy phòng và các cấp lãnh đạo là hoàn toàn hợp lý vì: Trong hoạt động của Phòng Quân y công tác dược có vai trò đặc biệt quan trọng, công tác này nhằm đảm bảo một lượng thuốc đầy đủ có chất lượng cho các đơn vị. Còn các hoạt động chuyên ngành y tế khác của Phòng Quân y thì chủ yếu chỉ mang tính thống kê theo hàng năm. Như vậy, Phòng Quân y có tổ chức chặt chẽ, trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ giữa các nhân viên phải được xác định rõ ràng. Các cán bộ có đầy đủ trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình. Có đầy đủ cán bộ dược đảm nhiệm phân phối và tồn trữ thuốc (Có trình độ từ dược sỹ trung học trở lên). Với những kết quả này, theo chúng tôi, tổ chức và nhân sự của Phòng Quân y như vậy là đáp ứng được theo tiêu chuẩn GDP của Bộ Y tế. 4.1.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động phân phối thuốc của PQY Sau yếu tố con người, cơ sở vật chất trang thiết bị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác phân phối và tồn trữ thuốc. Nó không những ảnh hưởng đến chất lượng thuốc mà còn ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong quá trình phân phối, tồn trữ thuốc. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, về cơ bản Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật cần có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác phân phối và tồn trữ thuốc. Nhà kho: Được xây dựng trong một khu riêng biệt nằm trong hệ thống cụm kho hậu cần của Tổng cục Kỹ thuật , trong khu vực thoáng mát, diện tích đảm bảo (150m2), được gia cố các lớp chống nóng, chống cháy nổ,… Trang thiết bị: Tại cơ quan Phòng Quân y và kho thuốc cũng được trang bị khá nhiều trang thiết bị, đồng thời các trang thiết bị được bổ xung 51 hoàn thiện hàng năm: Có 02 máy vi tính phục vụ công tác quản lý xuất nhập thuốc, có đầy đủ giá, kệ, thiết bị phòng chống nóng ẩm (Quạt thông gió, điều hòa không khí ),… Với cơ sở và trang thiết bị như vậy, kho thuốc PQY có nhiều thuận lợi trong công tác phân phối và cung ứng thuốc như: Dễ bảo vệ kho tàng trước những yếu tố nguy cơ (Trộm cắp, cháy nổ, bão lụt,…). Dễ tra cứu theo dõi được chủng loại, số lượng thuốc trong kho, thuận tiện trong bảo quản thuốc trước tác động của môi trường. Mặc dù tại kho thuốc chưa có kho lạnh hay tủ lạnh tại kho thuốc nhưng trên thực tế các thuốc PQY phân phối chỉ có rất ít các thuốc cần bảo quản lạnh lên với một tủ lạnh trang bị tại cơ quan phòng thì cũng có thể đủ để bảo quản thuốc. Tuy nhiên, với việc thiếu hệ thống bảo quản lạnh tại kho thuốc thì cũng tiềm ẩn nguy cơ nhầm lẫn, mất an toàn cho các thuốc bảo quản lạnh tại tủ lạnh cơ quan Phòng Quân y, đồng thời với tủ lạnh để ở đó có thể có một số đồ ăn thức uống do các cán bộ trong phòng để vào. Căn cứ theo tiêu chuẩn GSP của BYT thì kho thuốc của Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật vẫn chưa đảm bảo được theo yêu cầu. Đây cũng là thực trạng chung của các đơn vị quân y trong quân đội và kho thuốc của các bệnh viện trong cả nước. 4.2. Hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y – Tổng cục Kỹ thuật 4.2.1. Hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc Kho thuốc Tổng cục Kỹ thuật là một cơ sở tồn trữ thuốc của Phòng Quân y, nên để thực hiện tốt công tác phân phối thuốc ở PQY thì kho thuốc cũng phải đạt được các nội dung theo tiêu chuẩn GSP của BYT, và công văn số 1972/QY5 của Cục Quân y hướng dẫn thực hiện danh mục kiểm tra thực hành tốt bảo quản thuốc các đơn vị trong toàn quân. Theo kết quả ở mục 3.1.2, mục 3.2.3 và đối chiếu với nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc” (Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 52 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế) kho thuốc của Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật có một số nội dung đáng lưu ý: Về nhân sự: PQY được biên chế một dược sỹ đại học và hai dược sĩ trung học làm công tác quản lý và bảo quản thuốc. Căn cứ vào lượng thuốc tồn trữ trong kho hàng năm và việc thực hiện qui chế quản lý thuốc gây nghiện, hướng thần và tiền chất thì cơ cấu nhân sự này của kho thuốc Phòng Quân y là phù hợp (Đảm bảo đủ khả năng quản lý và bảo quản). Tuy vậy, để bảo đảm theo qui chế thuốc gây nghiện hướng thần và tiền chất thì mỗi năm Phòng Quân y đã tiến hành làm giấy ủy quyền cho thủ kho để quản lý các thuốc trong danh mục này theo qui định của BYT. Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thấy Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật thường xuyên làm tốt công tác này. Về nhà kho và trang thiết bị: Về cơ bản kho thuốc có đầy đủ được các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản thuốc. Tuy nhiên, chúng tôi thấy kho thuốc của Phòng Quân y vẫn chưa có trang thiết bị bảo quản thuốc đặc biệt (Các thuốc có yêu cầu bảo quản lạnh: Các vắc xin sinh phẩm). Với điều kiện như vậy thì rất khó cho Phòng Quân y có thể đảm bảo được chất lượng các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ thấp (Dưới 100C). Về qui trình bảo quản: Kho thuốc của Phòng Quân y tiến hành bảo quản thuốc theo các qui định của ngành dược, Cục Quân y. Tuy nhiên, toàn bộ các qui trình bảo quản này không được qui định thành một văn bản hay nói khác đi kho thuốc Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật chưa xây dựng được các SOP (Qui trình thao tác chuẩn) để cho thủ kho thực hiện. 4.2.2. Hoạt động cấp phát thuốc Với phương thức phân phối thuốc gián tiếp và nằm ở khâu trung gian của quá trình phân phối thuốc của CQY, nên hoạt động tiếp nhận và cấp phát thuốc ở PQY cũng giữ một vai trò quan trọng của quá trình phân phối thuốc. Công tác tiếp nhận thuốc: Tiếp nhận thuốc là một trong các khâu mở 53 đầu của toàn bộ quá trình phân phối. Nói chung công tác này thường được các cơ sở phân phối kiểm soát nghiêm ngặt vì khâu này gần như giữ vai trò quyết định cho việc đảm bảo chất lượng thuốc. Trong công tác tiếp nhận việc quan trọng nhất là kiểm soát chất lượng, chủng loại, nguồn gốc và tính pháp lý của thuốc. Tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật, công tác tiếp nhận cũng rất được coi trọng. Việc thực hiện công tác này luôn có sự giám sát và tăng cường cán bộ từ PQY đến kho thuốc để thực hiện công tác tiếp nhận. Các cán bộ thực hiện công tác này cũng phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt theo qui định của PQY (Kiểm tra các chứng từ pháp lý của thuôc: Lệnh nhập, phiếu xuất kho, chứng chỉ chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, tem nhãn. Kiểm tra chất lượng thuốc sơ bộ bằng cảm quan,…). Như vậy, công tác tiếp nhận thuốc của Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật được thực hiện khoa học, chính xác góp phần đảm bảo được chất lượng thuốc trong toàn bộ quá trình phân phối. Công tác cấp phát: Hoạt động cấp phát thuốc của PQY được thực hiện tại kho quân y của Tổng cục. Khi tiến hành cấp phát thì căn cứ vào số lượng thuốc cấp phát mà PQY có thể tăng cường cán bộ xuống kho để thực hiện. Với Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật, công tác cấp phát gần như là khâu cuối cùng của quá trình phân phối thuốc. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn và thất thoát thuốc trong quá trình cấp phát thì trong khâu này PQY cũng yêu cầu các cán bộ thực hiện tốt các qui chế của ngành (3 kiểm tra, 3 đối chiếu). Từ năm 2012 đến năm 2014 chúng tôi không thấy có việc cấp phát nhầm lẫn thuốc. Tóm lại, công tác tiếp nhận và cấp phát thuốc ở Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật được thực hiện một cách nghiêm túc, có chất lượng và phù hợp với các qui chế của ngành dược đặc biệt theo chúng tôi trong các khâu này đã đáp ứng được theo tiêu chuẩn GDP do BYT ban hành. Tuy nhiên, với việc ở kho thuốc chỉ có 03 cán bộ thì công tác bảo quản, cấp phát thuốc 54 vẫn còn có nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ không thực hiện được nhiệm vụ đặc biệt khi thủ kho ốm đau, hay những vấn đề bất thường khác. 4.2.3. Hoạt động quản lý chất lượng Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do vậy, việc đảm bảo thuốc có chất lượng phục vụ cho người bệnh là hết sức quan trọng. Nếu thuốc không đảm bảo chất lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân và còn làm lãng phí tiền của của nhà nước. Tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thấy thuốc được kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ: Từ khâu nhập thuốc cho đến toàn bộ quá trình cấp phát bảo quản. Ngay từ khi tạo nguồn thuốc thì Phòng Quân y đã quan tâm đến chất lượng thuốc, đây cũng là nề nếp chung của các đơn vị quân y trong toàn quân, mà trực tiếp là từ Phòng Quân y. Các thuốc được lựa chọn vào danh mục thuốc và các công ty được lựa chọn để mua thuốc, Phòng Quân y đều giao cho các cán bộ dược ở phòng nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm thuốc và chính sách chất lượng của các nhà cung cấp. Khi tiếp nhận thuốc từ Kho 706,708 hay từ các công ty cung cấp hay trong quá trình bảo quản thuốc liên tục được kiểm tra giám sát chất lượng bằng cảm quan. Trong quá trình kiểm tra nhứng thuốc có nghi ngờ về chất lượng đều được gửi đi kiểm nghiệm, đồng thời định kỳ tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên để giám sát chất lượng thuốc. Chính vì vậy, thuốc do Phòng Quân y phân phối đều đảm bảo chất lượng, theo các kết quả kiểm tra kiểm nghiệm do Trung tâm Kiểm nghiệm, Nghiên cứu Dược Quân đội tiến hành kiểm tra lấy mẫu thuốc ở các đơn vị trong Tổng cục Kỹ thuật từ năm 2012 đến năm 2014 chúng tôi thấy 20/20 (100%) loại thuốc kiểm nghiệm đều đạt chất lượng, có lẽ chính vì vậy mà từ năm 2001 đến nay không có trường hợp tai biến nào do nguyên nhân chất lượng thuốc xảy ra trong TCKT. 55 Tóm lại, Phòng Quân y đã có sự quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo chất lượng thuốc trong suốt quá trình phân phối thuốc theo qui định của BYT và Cục Quân y. Công tác này cũng đã góp phần nâng cao chất lượng phân phối thuốc của Phòng Quân y, bảo đảm sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ trong Tổng cục Kỹ thuật và nâng cao hiệu quả nguồn kinh phí quân y. 56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Một số yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014. - Phòng Quân y có một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ PQY đến các cơ sở trực thuộc. PQY là một tổ chức nằm giữa CQY với các đơn vị cơ sở. - PQY có một đội ngũ cán bộ làm công tác phân phối, quản lý thuốc có đầy đủ năng lực theo qui định của BYT (Cán bộ có trình độ từ DSTH trở lên, có 01 DSĐH làm công tác theo dõi chất lượng và quản lý phân phối thuốc). - Về cơ bản Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác phân phối và bảo quản thuốc (Kho thuốc được xây dựng kiên cố: Diện tích 150m2, có hệ thống chống nóng ẩm: điều hòa, đầy đủ giá kệ,…). 2. Hoạt động phân phối thuốc Hoạt động phân phối thuốc đã được Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng hàng đầu của PQY. Về cơ bản mọi hoạt động của quá trình phân phối thuốc đã được PQY thực hiện đầy đủ trong điều kiện cho phép. + Danh mục thuốc xây dựng trong 03 năm nghiên cứu có đầy đủ các nhóm thuốc, năm 2012 có 184 thuốc, năm 2013 là 186 thuốc và năm 2014 là 194 thuốc. Nguồn kinh phí tự chi đã được sử dụng để mua bổ xung các thuốc có nhu cầu sử dụng, các thuốc này cũng phù hợp với MHBT của Tổng cục Kỹ thuật Trong 03 năm nghiên cứu, mặc dù với MHBT đa dạng, tình hình kinh tế tế xã hội, diễn biến bệnh tật phức tạp,… Nhưng Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật đã thực hiện tốt công tác dự trù thuốc không để xảy ra tình trạng dự trù thừa hay thiếu thuốc vượt quá giới hạn cho phép. 57 - Về hoạt động tồn trữ, bảo quản thuốc: PQY đã xây dựng khá đầy đủ theo các nội dung của GSP, có sổ sách ghi chép thường xuyên, quản lý thuốc bằng phần mềm tin học. Các nguyên tắc sắp xếp hàng và luân chuyển hàng đã tuân thủ về sắp xếp thuốc trong kho. Hoạt động thống kê và kiểm tra thuốc của PQY cũng được kiểm kê định kỳ hàng tuần và hàng tháng. Kho thuốc - PQY được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản đúng theo quy chế về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… và các điều kiện vệ sinh được đảm bảo tốt. - Về hoạt động cấp phát: PQY đã xây dựng được qui trình tiếp nhận thuốc đầy đủ chặt chẽ có hội đồng kiểm nhập, có kiểm tra giám sát khi nhập thuốc. Hoạt động cấp phát thuốc cho đơn vị và theo dõi quá trình phân phối thuốc tại các đơn vị luôn tuân thủ các quy trình do PQY xây dựng. Từ năm 2012 đến năm 2014, không thấy có sự nhầm lẫn trong cấp phát thuốc. Tuy nhiên việc thực hiện đúng theo các quy trình trên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. - Về hoạt dộng quản lý chất lượng thuốc: Chất lượng thuốc đã được Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật tiến hành theo dõi trong suốt quá trình phân phối tồn trữ thuốc. Từ năm 2012 đến năm 2014 đã có 70 mẫu thuốc được PQY gửi đi kiểm nghiệm do nghi ngờ về chất lượng trong quá trình bảo quản. Hoạt động này của PQY góp phần to lớn vào việc ngăn chặn thuốc giả, thuốc kém chất lượng lọt vào hệ thống phân phối thuốc của mình. II. ĐỀ XUẤT - Cần bổ xung 01 dược sỹ có trình độ trung học trở lên cho kho thuốc. - Chỉ huy PQY nên có một cán bộ chuyên ngành dược đảm trách công tác phân phối thuốc. - Xây dựng các SOP trong tất cả các khâu của quá trình phân phối thuốc. Xây dựng kho lạnh để đảm bảo chất lượng thuốc trong công tác tồn trữ thuốc. Từ đó tiến hành xây dựng hoạt động phân phối thuốc theo tiêu chuẩn GDP, kho thuốc theo tiêu chuẩn GSP mà BYT ban hành. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Y tế (1996), Thông tư hướng dẫn thực hiện việc triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) của hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), Số 12/BYT-TT ngày 12 tháng 09 năm 1996. 2. Bộ Y tế (2007), Quyết định: Về việc ban hành lộ trình triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” và nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, Số: 27/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007. 3. Bộ Y tế (2011), Thông tư: Ban hành nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc”, Số: 48 /2011/TT-BYT. 4. Bộ y tế (2007) - Quản lý và kinh tế dược, sách đào tạo dược sỹ đại học, NXB y học 5. Cục Quân y (2000), Điều lệ tiếp tế quân y, Công văn số 21/CV-CQY. 6. Bùi Thị Thơm (2013), Phân tích hoạt động phân phối thuốc CTy Dược Traphaco, Luận văn Thạc sĩ Dược học. 7. Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược, Quản lý và Kinh tế Dược, Nhà xuất bản Y học. 8. Hoàng Thị Loan 2010, Khảo sát việc cung ứng thuốc tại một số nhà thuốc tư nhân khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội năm 2010, Luận văn Thạc sỹ Dược học. 9. Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. 10. Tổng cục Kỹ thuật (1995), Quyết định: Về việc ban hành quy chế làm việc của Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật, Quyết định số: 379/QĐ-HC. 11. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Số 08/2007/TTLT - BYT – BNV. 12. Chính phủ (2009), Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ. Số 65/2009/ NĐ – CP ngày 31 tháng 7 năm 2009. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 13. Jonathan D. Quick et al (2012), Managing Access to Medicines and Health Technologies, Management Sciences for Health. 14. WHO (2000), How well do health systems perform, The world health report. [...]... đoạn hiện nay, chúng tôi lựa chọn đề tài: " Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật" nhằm thực hiện các mục tiêu: 1 Phân tích một số y u tố nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật trong 3 năm 2012 - 2014 2 Phân tích hoạt động phân phối thuốc theo các chỉ tiêu Thực hành tốt phân phối - GDP tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật năm... Tổng cục Kỹ thuật từ đó có thể nhân rộng ra các Tổng cục khác và các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng và các đơn vị tương đương 18 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phân phối thuốc tại: + Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thật + Kho thuốc - Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật + Ban Quân y các đơn vị trực thuộc Tổng cục. .. Tổng cục Kỹ thuật - Địa điểm nghiên cứu: + Phòng Quân y – Tổng cục Kỹ thuật - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 19 Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật Khảo sát một số y u tố nguồn lực phục vụ công tác phân phối thuốc của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 -2014 * Tổ chức bộ m y và cơ cấu... lượng hoạt động phân phối thuốc tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Phân phối thuốc “Thực hành tốt phân phối thuốc là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát được đ y đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc Sản phẩm có được sản xuất tốt nhưng trong quá trình phân phối. .. về thuốc Song nó cũng g y không ít khó khăn cho công tác quản lý Vì v y, việc phân phối, quản lý sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả tại các đơn vị y tế, nơi trực tiếp cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân đã và đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết Quân y - Cục Hậu cần - Tổng cục Kỹ thuật thuộc cấp chiến dịch của Bộ Quốc phòng về công tác quân y trực thuộc Cục Hậu cần - Tổng cục Kỹ thuật là đơn vị Quân y đảm... chiến thuật có:  Một số bệnh viên như Quân y viện 105, Quân y viện 5, Quân y viện 4, Quân y viện 121 thuộc các phòng Quân y Quân khu , Quân đoàn  Ban quân y trực thuộc Phòng Hậu cần cấp sư đoàn, vùng hải quân, bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) và tương đương  Chủ nhiệm quân y và một số nhân viên quân y thuộc Ban hậu cần lữ đoàn, trung đoàn và tương đương  Tiểu đoàn và tương đương có y sỹ và y tá... đó nhân lực của PQY cũng như các đơn vị tuyến dưới còn thiếu rất nhiều * Tại kho và bộ phận cấp phát thuốc của Phòng Quân Y Kho thuốc trực thuộc Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ Thuật có nhiệm vụ tồn trữ và bảo quản thuốc, vật tư trang thiết bị y tế Kết quả khảo sát nhân lực tại kho thuốc của PQY - TCKT được trình b y trong bảng 3.2 và hình 3.3 26 Bảng 3.2 Nhân lực kho thuốc của Phòng Quân y năm 2012 – 2014... đạo nghiệp vụ tuyến cao nhất của Tổng cục, dưới sự chỉ đạo, bảo đảm trực tiếp của Cục Quân y - Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ khám bệnh và chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức Quốc phòng trong toàn Tổng cục Là đơn vị quân đội nên công tác phân phối thuốc có những nét đặc thù riêng Với mong muốn đảm bảo ng y càng tốt hơn nữa về công tác phân phối thuốc của Quân y - Tổng cục Kỹ thuật trong giai... -2014 * Tổ chức bộ m y và cơ cấu nhân lực của PQY-TCKT * Hệ thống kho tàng và trang thiết bị * Kinh phí Thuận lợi, khó khăn Phân tích một số hoạt động phân phối thuốc *Mạng lưới phân phối, * Hoạt động phân phối - Danh mục hàng phân phối - Hoạt động tồn trữ bảo quản - Đảm bảo chất lượng thuốc - Hoạt động cấp phát(giao hàng, gửi hàng, vận chuyển) - Hoạt động quản lý chất lượng + Đảm bảo chất lượng đầu... KẾT QUẢ 3.1 Phân tích một số y u tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014 3.1.1 Khảo sát mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực của Phòng Quân y – TCKT  Mô hình tổ chức T y theo từng Quân khu, Quân đoàn, Tổng cục, Binh chủng mà PQY có tổ chức phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của đơn vị PQY - TCKT có mô hình tổ chức theo hình 3.1 Chỉ huy Phòng Bộ phận ... tài: " Phân tích hoạt động phân phối thuốc Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật" nhằm thực mục tiêu: Phân tích số y u tố nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật. .. động phân phối thuốc tại: + Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thật + Kho thuốc - Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật + Ban Quân y đơn vị trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật - Địa điểm nghiên cứu: + Phòng Quân y. .. để PQY đảm bảo cho hoạt động tồn trữ phân phối thuốc cho đơn vị Tổng cục 3.2 Phân tích hoạt động phân phối thuốc theo tiêu thực hành tốt phân phối thuốc - GDP Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật

Ngày đăng: 21/10/2015, 18:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.Bìa, muc luc.doc

  • 2.Nội dung Đe tài .doc

    • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • Chương 1. TỔNG QUAN

      • 1.1. Phân phối thuốc

        • 1.1.1. Vai trò của phân phối thuốc trong chu trình cung ứng thuốc

        • 1.1.2. Mạng lưới phân phối, kênh phân phối thuốc

        • 1.1.3. “Thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP)

        • 1.2. Một vài nét về phân phối thuốc ở Việt Nam

          • 1.2.1. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc của Việt Nam

          • 1.2.2. Mô hình phân phối thuốc trong Quân đội

          • 1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của hệ thống Quân y trong Quân đội

            • 1.3.1. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y

            • 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Phòng Quân Y – Tổng cục Kỹ thuật trong Quân đội [10]

            • 1.3.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Dược - Phòng Quân y trong quân đội

            • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

              • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

                • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

                • 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:

                • 2.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu

                • Chương 3. KẾT QUẢ

                  • 3.1. Phân tích một số yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014

                    • 3.1.1. Khảo sát mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực của Phòng Quân y – TCKT

                    • 3.1.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động phân phối thuốc của PQY

                    • 3.2. Phân tích hoạt động phân phối thuốc theo các chỉ tiêu thực hành tốt phân phối thuốc - GDP tại Phòng Quân y - Tổng cục Kỹ thuật năm 2012 - 2014

                      • 3.2.1. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc

                      • 3.2.2. Hoạt động phân phối thuốc

                      • Chương 4. BÀN LUẬN

                        • 4.1. Một số yếu tố nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phân phối của Phòng Quân y – TCKT năm 2012 – 2014

                          • 4.1.1. Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực của Phòng Quân y – TCKT

                          • 4.1.2. Trang thiết bị phục vụ hoạt động phân phối thuốc của PQY

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan