Những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non

64 1.4K 1
Những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ...˜&™... VŨ THỊ GIANG NHỮNG SÁNG TÁC VỀ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học trẻ em Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI – 2015 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến Sĩ Nguyễn Thị Nhàn – người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Trong khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn. Hà Nội,tháng 5 năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Giang Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin khẳng định đề tài: Những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ mầm non là của riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Giang Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5.1. Tư liệu khảo sát .......................................................................................... 5 5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 7. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 7 8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG SẮC THÁI BIỂU HIỆN VỀ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬTCHO TRẺ MẦM NON ................................................................. 8 1.1. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu ............................................................. 8 1.1.1. Tác giả Phạm Hổ..................................................................................... 8 1.1.2. Tác giả Trần Đăng Khoa ...................................................................... 10 1.2. Biểu hiện phong phú về chủ đề thực vật .................................................. 11 1.2.1. Thế giới hoa lá, cỏ cây quen thuộc, gần gũi. ........................................ 11 1.2.2. Thế giới hoa trái, cỏ cây đẹp đẽ, đa sắc màu ....................................... 18 1.2.3. Thế giới thiên nhiên phong phú và đa dạng.......................................... 24 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 32 CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT NHỮNG SÁNG TÁC VỀ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON .............................................................. 33 2.1. Nghệ thuật ca dao, đồng dao .................................................................... 33 2.1.1. Thể thơ và nhịp điệu .............................................................................. 33 2.1.2. Hình ảnh thơ .......................................................................................... 34 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang 2.1.3. Ngôn ngữ ca dao – đồng dao ................................................................ 35 2.2. Nghệ thuật thơ ca ..................................................................................... 36 2.2.1. Thể thơ và nhịp điệu .............................................................................. 36 2.2.2. Ngôn ngữ thơ ......................................................................................... 39 2.2.2.1. Nghệ thuật sử dụng các từ loại linh hoạt ........................................... 39 2.2.2.2. Các biện pháp nghệ thuật .................................................................. 42 2.3. Truyện kể.................................................................................................. 48 2.3.1. Dung lượng truyện ................................................................................ 48 2.3.2. Kết cấu truyện ....................................................................................... 48 2.3.3. Nhân vật trong truyện ........................................................................... 51 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................ 56 KẾT LUẬN .................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Trong đời sống của mỗi con người, từ xưa cho tới nay, văn học đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Văn học giúp hiểu biết của con người phong phú hơn, góp phần hình thành nhân cách. Lứa tuổi thiếu nhi được giới nghệ sĩ luôn quan tâm. Viết cho thiếu nhi, nhà văn, nhà thơ đã tiếp nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau trong tâm lý, tính cách, sở thích, trạng thái cảm xúc vui, buồn, thích thú… ở độ tuổi các em. Từ đó, nhà văn, liền cầm bút viết tặng cho các bạn nhỏ tuổi những món quà tinh thần tốt đẹp. 2. Tuyển tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non (Tuyển tập) là cuốn sách đáp ứng được nguồn giáo viên mầm non tìm hiểu. Những sáng tác của nhiều cây bút khác nhau đã làm nên diện mạo phong phú của Tuyển tập. Đó là các thể loại ca dao, đồng dao, thơ ca, truyện kể, câu đố. Ở đó các sáng tác được sắp xếp theo 11 chủ đề xoay quanh lứa tuổi mẫu giáo. Những tác phẩm được tuyển chọn đem đến cho học sinh nhiều giá trị hữu ích để làm giàu tâm hồn và giáo dục nhân cách. Luận văn của chúng tôi tìm hiểu chủ đề về Thế giới thực vật viết cho các em mầm non. Đề tài này giúp cho giáo viên tăng cường vốn tri thức, giúp trang bị cho trẻ những kiến thức về môi trường xung quanh. Từ đó giáo dục trẻ thơ những tình cảm tốt đẹp đối với hoa lá cỏ cây…các em cần hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của con người. Đề tài cũng giúp trẻ thơ biết yêu cái đẹp của cảnh vật quanh ta. Như thế, văn chương đã góp phần giáo dục con người. 3. Những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ mầm non. Trong Tuyển tập chúng tôi khảo sát chưa được giới khoa học và các nhà sư phạm đề cập hệ thống, toàn diện, chưa có công trình chuyên biệt. Điều đó đã giúp chúng tôi theo đuổi ý tưởng khoa học cho luận văn của mình. 1 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang 4. Là giáo viên mầm non tương lai, thực hiện luận văn này sẽ giúp người viết nâng cao hơn năng lực văn chương. Đề tài cũng hữu ích cho công việc đứng lớp của người giáo viên trong trường mầm non. 2. Lịch sử nghiên cứu Trong các sáng tác cho văn học thiếu nhi, các em luôn là nhân vật chính. Viết về đời sống, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của các em luôn thu hút những người nghệ sĩ. Những sáng tác cho thiếu nhi luôn được các nhà sư phạm, nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Trong sự tri nhận hạn hẹp của bản thân người viết luận văn, chúng tôi nhận thấy, những tác phẩm viết về chủ đề thiên nhiên trong đó, có Thế giới thực vật cho lứa tuổi mầm non đã được nhìn nhận trên một số phương diện. Những tên tuổi quen thuộc có tâm huyết với những sáng tác văn học thiếu nhi là những tác giả tiêu biểu: Vũ Ngọc Bình, Vân thanh, Định Hải, Võ Quảng, Văn Hồng, Phạm Hổ, Lã Thị Bắc Lý, Hà Nguyễn Kim Giang… Luận văn của chúng tôi xin đề cập đến một số ý kiến nhận xét tiêu biểu về đề tài hoa lá, cỏ cây cho học sinh lứa tuổi mầm non. Tác giả Tô Hoài khi bàn về “Tính triết lý trong đồng dao Việt Nam” có trích dẫn bài Lúa ngô là cô đậu nành. Tác giả viết: bài đồng dao này, “Cùng một cách miêu tả và nội dung của nó cùng chung một hướng […]. Mối tương quan của vạn vật, của thế giới tự nhiên cũng như thế giới con người, tổ tiên ta đã nhìn ra sự ràng buộc với nhau trong một bầu trời không khí yêu thương…” [Theo 12, tr.79]. Tác giả Lã Thị Bắc Lý và Lê Thị Ánh Tuyết trong Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học, (Nxb Giáo dục 2009), khi nhận xét về hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu, ngôn ngữ trong thơ viết cho trẻ mầm non có trích những bài thơ làm dẫn dụ, trong đó có bài Bắp cải xanh của Phạm Hổ và bài Hoa kết trái của Thu Hà. Nhận xét về bài thơ của Phạm Hổ, 2 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang người viết cho rằng: “ Thơ không chỉ có vần mà còn phản ánh cách gieo vần thật phù hợp với sức hấp dẫn của các em”. Ví dụ: Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa. [tr.9] Về bài thơ của Thu Hà, tác giả nhấn mạnh tới cách dùng từ của nhà thơ như sau: “Đặc biệt có nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh, nhiều động từ, nhiều tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc […]. Nhờ hàng loạt các tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh), các từ tượng hình (đốm lửa, rung rinh…) và các động từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh…) […] giúp trẻ hình dung về các loài hoa với những màu sắc và hình dáng rất cụ thể”. [7, tr.10-11]. Sau đó, người viết trích ra bài thơ Hoa kết trái: Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mận trắng tinh Rung rinh trước gió… [tr.10] Cũng trong trang 28 ở sách trên, tác giả ca gợi vẻ đẹp trong bài thơ Hồ sen của Nhược Thủy và cũng trích toàn văn bài thơ [7, tr. 27-28]. Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong công trình Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non cũng nhiều lần trích dẫn những sáng tác về chủ đề 3 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang thực vật như các bài Cây dây leo (Xuân Tửu), Hoa kết trái (Thu Hà), Hoa sen (Nhược Thủy), Bắp cải xanh (Phạm Hổ)… Tác giả Vân Thanh trong bài tiểu luận “Thơ viết cho các em những năm gần đây”, khi đề cập đến cái hay cái đẹp của thơ thiếu nhi cũng đánh giá cao tính giáo dục, chất trữ tình trong các sáng tác. Tác giả đã trích những bài thơ dẫn dụ: Bài Bắp cải xanh của Phạm Hổ cũng được tác giả trích dẫn [12, tr.57]. Ở một bài viết khác có nhan đề “Đọc thơ ca mẫu giáo”, tác giả Vân Thanh cũng chỉ ra vẻ đẹp của Hồ Sen trong thơ Nhược Thủy. Tác giả nhận xét: “ Vẻ đẹp của thiên nhiên bao giờ cũng hướng dẫn các em y như một người bạn [Theo 13, tr.891]. Về ý nghĩa giáo dục của các sáng tác thuộc chủ đề Thế giới thực vật có liên quan đến đề tài cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Chẳng hạn, tác giả Hà Nguyễn Kim Giang trong Giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học (NxbGD 2009), có nhấn mạnh: “Trước hết, tính giáo dục được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của Văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ” [tr.5]. Những nhà văn, nhà thơ, những nhà nghiên cứu khác đều nhận thấy rất rõ vai trò giáo dục của văn học thiếu nhi đối với trẻ thơ. Tóm lại, những bài viết, những ý kiến của giới nghiên cứu về những sáng tác chủ đề Thế giới thực vật thường chỉ dừng ở những nhận xét lẻ tẻ đối với từng sáng tác của một tác giả nào đó. Chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, chuyên biệt về những sáng tác qua Tuyển tập luận văn chúng tôi khảo sát. Căn cứ vào tình hình nghiên cứu, chúng tôi thấy vẫn còn khoảng chống khoa học, vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài Những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ mầm non. 4 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang 3. Mục đích nghiên cứu - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ mầm non (qua Tuyển tập được khảo sát). - Hướng tới việc giáo dục trẻ mầm non ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh, tình yêu thiên nhiên, cảnh vật. - Bản thân tác giả khóa luận trau dồi tri thức về văn học, sự hữu ích thiết thực đối với công việc dạy ở cấp học Giáo Dục Mầm Non sau này của một giáo viên tương lai. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn tìm hiểu những kiến thức lý luận liên quan đến các thể loại ca dao, đồng dao, thơ ca, truyện. - Luận văn tìm hiểu những biểu hiện phong phú chủ đề Thế giới thực vật. Giá trị nghệ thuật những sáng tác đó. - Luận văn chỉ ra ý nghĩa giáo dục đối với học sinh mầm non. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Tư liệu khảo sát - Khóa luận khảo sát những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật trong Tuyển tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non (Tuyển tập), (do Thúy Quỳnh – Phương Thảo tuyển chọn), NXB Giáo Dục Việt Nam – 2009. - Khóa luận khảo sát các sáng tác sau: * Thơ: Gồm có 26 bài 1. Hoa bướm (Nguyễn Đình Kiên) 2. Hoa mơ (Ngô Quân Miện) 3. Hoa kết trái (Thu Hà) 4. Hoa mào gà (Thanh Hào) 5. Lời chào của hoa (Võ Văn Trực) 6. Hoa đồng hồ (Phạm Thái Quỳnh) 5 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang 7. Hồ sen (Nhược Thủy) 8. Khế (Phạm Hổ) 9. Quất (Vũ Hạnh Thắm) 10. Thị (Phạm Hổ) 11. Dứa (Phạm Hổ) 12. Chanh ( Phạm Hổ) 13. Na (Phạm Hổ) 14. Dừa (Phạm Hổ) 15. Giàn gấc (Đặng Vương Hưng) 16. Bắp cải xanh (Phạm Hổ) 17. Củ cà rốt (Phạm Hổ) 18. Đồng dao về củ (Vương Trọng) 19. Cây thược dược (Ngô Quân Miện) 20. Nấm rừng (Nguyễn Châu) 21. Cây bàng (Xuân Quỳnh) 22. Cây dừa (Trần Đăng Khoa) 23. Cây dây leo (Xuân Tửu) 24. Cây (Thy Ngọc) 25. Cây (Phạm Hổ) 26. Cây xấu hổ( Thái Thăng Long) * Ca dao – Đồng dao: Gồm có 2 bài 1. Lúa ngô là cô đậu nành 2. Nhà tôi có một cây cau * Truyện kể: Gồm có 12 truyện 1. Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken, Nguyễn Huy Đàn dịch) 2. Chuyện trong vườn (Thành Tuấn) 3. Búp măng non (Sưu tầm) 4. Sự tích rau thì là (Nhược Thủy) 5. Chú đỗ con (Viết Linh) 6 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang 6. Sự tích cây khoai lang (Theo Báo Họa Mi) 7. Sự tích hạt thóc (Sưu tầm) 8. Cây tùng con (N.Uây-lơ, Nguyễn Huy Đàn dịch) 9. Bé hành đi khám bệnh (Sưu tầm) 10. Hoa bìm bìm (Sưu tầm) 11. Sự tích một loài hoa (Phạm Đức – Phương Ly) 12. Chuyện của cây hoa hồng (Thanh Huyền) 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu những sắc thái nội dung và giá trị nghệ thuật những sáng tác thuộc chủ đề Thế giới thực vật qua Tuyển tập được khảo sát. - Chỉ ra ý nghĩa giáo dục của những sáng tác chủ đề thực vật đối với học sinh lứa tuổi mầm non. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại - Kết hợp các thao tác khoa học khác: Bình giảng, phân tích… 7. Đóng góp của khóa luận - Thông qua triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi hi vọng giúp bạn đọc tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong các sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật trong Tuyển tập khảo sát. - Luận văn góp phần giáo dục trẻ thơ tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ gìn giữ môi trường xung quanh, góp phần giáo dục nhân cách học sinh. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương sau: Chương 1: Những sắc thái biểu hiện về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non Chương 2: Giá trị nghệ thuật những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non 7 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang NỘI DUNG CHƯƠNG1 NHỮNG SẮC THÁI BIỂU HIỆN VỀ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON 1.1. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu Vì là một công trình Tuyển tập nên cuốn sách tập hợp nhiều cây bút khác nhau, thuộc các thể loại khác nhau. Tổng số tác giả khá đông. Trong đó, số tác giả có thơ được tuyển chọn là 17, các cây bút truyện là 12. Ngoài ra còn những sáng tác là ca dao, đồng dao và truyện của tác giả nước ngoài và nghệ sĩ dân gian. Do sự tiếp cận hạn hẹp của tác giả luận văn và khuôn khổ luận văn, vì vậy, trong phần này, chúng tôi giới thiệu một số tác giả tiêu biểu. 1.1.1. Tác giả Phạm Hổ Nhà thơ Phạm Hổ (sinh ngày 28 – 11 – 1926, mất ngày 4 – 5 – 2007), bút danh Hồ Huy, sinh tại xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và em trai là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Ông đỗ bằng Thành chung năm 1943. Sau Cách mạng Tháng Tám ông làm công tác tuyên truyền và tham gia hoạt động văn học nghệ thuật. Sau Hiệp định Geneva năm 1954, ông ra Bắc, tham gia sáng lập Hội Nhà Văn miền Bắc (1957) và cũng là một trong những người đầu tiên hình thành Nhà xuất bản Kim Đồng, nơi chuyên xuất bản văn hóa phẩm dành cho trẻ em. Sau ba năm làm việc tại Nhà xuất bản Kim Đồng, ông chuyển sang Nhà xuất bản Văn học rồi về báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn. Năm 1957 ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. 8 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Chức vụ cuối cùng của ông ở tờ báo này là chức Phó tổng biên tập. Từ năm 1983, ông là Phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam và là Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội. Ông vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh. Nổi bật trong các sáng tác của ông là dành cho thiếu nhi; nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt 1. Một số tác phẩm tiêu biểu Tác phẩm viết cho thiếu nhi Thơ: Chú bò tìm bạn (Tuyển tập thơ, chọn từ hơn 15 tập thơ in riêng từng tập, in lần thứ 3, có bổ sung, Kim Đồng, 1997) Truyện: Chuyện hoa chuyện quả (Toàn tập, Hà Nội, 1993). Kịch: Mỵ Châu – Trọng Thủy (Kim Đồng – 1993) Tác phẩm viết cho người lớn Thơ: Những ngày xưa thân ái (Hội Nhà văn, 1956); Ra khơi (Hội Nhà văn, 1960); Đi xa (Hội Nhà văn, 1973); Những ô cửa - những ngả đường (Hội Nhà văn, 1982). Truyện: Vườn xoan (Hội Nhà văn, 1962); Tình thương (Phụ nữ, 1973); Cây bánh tét của người cô (Hà Nội, 1993). Các giải thưởng văn học Chú bò tìm bạn (tập thơ): giải thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1957. Chú vịt bông (tập thơ) nhận giải loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản tổ chức năm 1967-1968. Những người bạn im lặng nhận giải chính thức về thơ, Hội đồng văn học thiếu nhi Hội nhà văn tặng (1985). 9 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch), giải thưởng về kịch cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản và Hội Nghệ sỹ sân khấu tặng (1986). 1.1.2. Tác giả Trần Đăng Khoa Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo… Từ nhỏ, ông đã được cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em được nhà xuất bản Kim Đồng ấn. Có lẽ sáng tác được nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ Hạt gạo làng ta, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971). Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện cháu bé Khoa đề nghị đổi câu thơ "Đường ta rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ Tố Hữu, khi bé Khoa mới 10 tuổi. Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành 10 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. - Hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam Tác phẩm Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu “thần đồng thơ trẻ” của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa: - Từ góc sân nhà em, 1968. - Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới - Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974. - Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986. - Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản. - Bài Thơ tình người lính biển đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc. - Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần. Giải thưởng Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000). 1.2. Biểu hiện phong phú về chủ đề thực vật 1.2.1. Thế giới hoa lá, cỏ cây quen thuộc, gần gũi. Bước chân vào thế giới thực vật, các em nhỏ sẽ bắt gặp tất cả những gì quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ta sẽ gặp hoa mơ, hoa khế, hoa thị, 11 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang cây dừa, cây bắp cải xanh, củ cà rốt, cây dây leo; đó còn là truyện kể về chú đỗ con, sự tích hạt thóc…Tất cả đều có mặt trong Tuyển tập. Trước hết, những cây cỏ hoa trái này là những loài quen thuộc trẻ thường nhìn thấy trong vườn nhà, trước hiên nhà, trên đường đến trường hay ngoài ruộng: Hoa khế, hoa chanh, cây thị, cây chanh, cây na, quả gấc, quả dừa, cây bắp cải, củ cà rốt… Đó đây ven đê hay cạnh đường đi ta gặp cây xấu hổ. Cảnh tượng lá cây khép lại khi có cái gì đó chạm vào là rất quen thuộc: Tay em khẽ chạm Lá cụp vào rồi Cây như có mắt Phải không bạn ơi (Cây xấu hổ - Thái Thăng Long) Câu chuyện Sự tích hạt thóc (Sưu tầm) giúp các em nhỏ biết được nguồn gốc của hạt thóc có từ đâu và đây là loại hạt rất gần gũi với các em trong bữa ăn hàng ngày. Lúa gạo nuôi sống dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay: “Một hôm , trong lúc đàn gà đang bới đất tìm giun và sâu bọ để ăn, bất ngờ một con chim bay qua và làm rơi một hạt xuống to bằng quả dừa.” Cả họ nhà gà con nào con ấy kêu toáng và chạy xung quanh hạt lạ ấy, bà tiên trên trời thấy đàn gà, cãi nhau inh ỏi nên đã đi xuống, bà liền hỏi “Ai đã nhìn thấy”, “Bầy gà đồng thanh nói: Cháu nhìn thấy trước !”… Nghe đàn gà nói vậy, “Bà Tiên không biết phân xử thế nào bèn lấy gậy đập nát những hạt ra thành từng mảnh nhỏ bằng hạt thóc như bây giờ và vung cho những hạt đó rơi xuống khắp nơi và nói: Ai chịu khó bới thì sẽ nhặt được Từ đó, bầy gà phải nhặt từng hạt thóc, những hạt còn sót lại mọc thành những cây lúa như bây giờ. 12 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Những cây rau, cây quả ngoài vườn nhà, ngoài ruộng quê hiện hữu trong lời thơ chân thực vốn như chúng vẫn thế ở bên ngoài. Đó là cây bắp cải xanh xếp hình khéo léo: Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa (Bắp cải xanh - Phạm Hổ) Có thể là những củ cà rốt lớn nhỏ bên nhau, “lá xanh”, “củ đỏ” mà ngày nào ta gặp ở ngoài ruộng: Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội Ngập đầu Nhảy lên Đẹp thật (Củ cà rốt – Phạm Hổ) Đến với câu chuyện Sự tích rau thì là của tác giả Nhược Thủy, các em nhỏ sẽ biết được tại sao các loài rau gần gũi, thân quen với các em trong cuộc sống hàng ngày, trong mỗi bữa ăn lại có tên gọi như bây giờ, đặc biệt là cây rau thì là bé nhỏ, hấp tấp đi đâu cũng vội vàng nên mới có tên gọi là Rau Thì Là: Ngày xửa ngày xưa, ngày mới có các loại rau thì chưa rau nào có tên cả, thành ra khó gọi quá, cứ nhầm luôn, mất cả thì giờ. Một hôm, các loài rau rủ nhau đến nhà Trời xin Trời đặt tên cho. Trời nói: A phải đấy đặt tên cho dễ 13 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang gọi, dễ tìm.[…] con thì là rau Cải Thìa nhé ! Cải thìa ạ? Vâng, cảm ơn Trời. Sau Cải Thìa, lần lượt đến chị em nhà cải: […] Đến nhà Trời, chú vừa thở vừa nói: Xin trời đặt tên cho! Tên à ? Tên đặt cho các anh em, bạn bè của con hết cả rồi. Để ta nghĩ thêm cho con vậy. Xin trời nghĩ mau con còn về liên hoan. […] Thế con thì là…Trời vừa nói đến đây, còn đang nghĩ thêm tí nữa thì chú Rau bé hấp tấp đã tưởng là Trời đã nói xong, chú cuống quý vội vàng: Vâng, vâng, con Thì Là. Rồi chú chào Trời và co cẳng chạy một mạch về vườn. Các bạn xúm lại hỏi tên. Chú rau bé đáp: Tôi thì là. Thì là gì. Thì là Thì là ! Mọi người cười ầm lên. Vì thế, từ đó chú Rau bé hay rong chơi và hay hấp tấp phải mang cái tên “Thì Là” nghe chẳng ra thế nào. Ngoài vườn kia là cây chanh có nhiều quả: Một lùm xanh biếc Che kín đàn gà Chanh non sần vỏ Chanh già láng vỏ Chanh cốm thơm quá (Chanh – Phạm Hổ) Đó còn là giàn gấc quen thuộc trước thềm nhà. Những trái gấc chín vàng dấu trong lòng màu đỏ tươi như ủ mặt trời bên trong: …Sáng nay gấc khoe Đeo đầy giàn quả Nhộn nhịp ong bay Rung rinh vòm lá. Trái gấc xinh xinh Chín vàng nắng đỏ Bao nhiêu mặt trời Ngủ say trong đó (Giàn Gấc – Đặng Vương Hưng) 14 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Trong câu chuyện Sự tích một loài hoa, (Phạm Đức – Phương Ly) giúp các em nhỏ khám phá ra một loài hoa tuy nhỏ bé. Loài hoa này có màu đỏ, thân cỏ rất đẹp và đặc biệt loài hoa này rất gần gũi với các em nhỏ, loài hoa ấy người ta gọi là Hoa Mười Giờ. Chính loài hoa này đã tượng trưng cho chiếc đồng hồ để báo hiệu cho các loài hoa khác tham gia cuộc thi xem loài hoa nào đẹp nhất, nhưng: “Cuối cùng, bác Cổ thụ già tuyên bố: Mỗi bông hoa đều có hương sắc riêng, tô điểm cho đất trời, cho cuộc đời đáng yêu. Do vậy, tất cả các loài hoa đều xứng đáng nhận phần thưởng. Tuy nhiên, có một bông hoa bé nhỏ báo hiệu thời gian thi cho chúng ta, đã cháy đỏ hết mình và bị kiệt sức héo tàn, đáng được trân trọng, đã đoạt giải đặc biệt.” Các em cũng sẽ nhìn thấy những cây dừa xanh mát vươn cao giữa trời quê hương. Những quả dừa được ví như đàn lợn con, mà những con lợn thì vô cùng gần gũi đối với mỗi gia đình: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao (Cây dừa – Trần Đăng Khoa) Một chú gà ngơ ngác, lang thang trong vườn hoa, đôi mắt nhìn không chớp khi chú giật mình nhìn thấy bông hoa mào gà mà chú ngỡ là mào của mình. Chú kêu lên hoảng hốt, tưởng ai đã lấy mào của chú cắm lên cây hoa ấy: Một hôm chú gà trống Lang thang trong vườn hoa Đến bên hoa mào gà Ngơ ngác nhìn không chớp. 15 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Bỗng gà kêu hoảng hốt: - Lạ thật ! Các bạn ơi ! Ai lấy mào của tôi Cắm lên cây này thế? (Hoa mào gà – Thanh Hào) Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken) câu chuyện kể về một loài hoa có màu hồng, màu xanh rất là đẹp. Ở đây, tác giả đã giúp trẻ khám phá ra một điều kì diệu của một loại hoa, có hình dạng “Trổ hoa hình quả chuông màu hồng, màu xanh xinh đẹp phủ kín mặt đất, chứ chưa bao giờ tìm cách leo lên cao hơn”. Đó là một loài hoa chỉ bò dưới đất nhưng Bìm Bìm đã cảm thông, muốn làm bạn, chia sẻ với Chim Chích con thiệt thòi vì bị thương không thể bay được ra ngoài tổ nhận biết thế giới xung quanh. Chính vì lòng cảm thông với bạn và lòng ham thích của mình nên Bìm Bìm nó đã cố vươn leo lên cao để làm bạn với Chim Chích: “Cách đó không xa, tít tận ngọn cây cao có tổ hai mẹ con Chim Chích. Chích con tàn tật. Nó bị gãy một cánh và hầu như không thể bay được […]. Nhưng cuối cùng, lòng ham thích của nó mãnh liệt đến nỗi nó quấn quanh thân cây, bám vào vỏ rồi vào cành, lên tận tổ của Chích con” và đó chính là cách Bìm Bìm học leo cây. Quả thị còn giúp các em nhỏ ngủ ngon hơn khi có thị kề bên má thơm thơm mát mát. Kỳ diệu hơn, khi quả thị đi vào những lời kể của bà trong cổ tích Tấm cám quen thuộc: Túi thị lủng lẳng Bé xách trong tay Có thị cạnh má Bé càng ngủ say. Bà kể: “Thị này Ngày xưa cô Tấm Chui vào đây trốn Đợi ngày gặp Vua…”. (Thị - Phạm Hổ) 16 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Những bông hoa bé nhỏ, gần gũi thân quen với trẻ trong những chậu hoa, giỏ hoa cũng được tác giả Phạm Thái Quỳnh miêu tả sinh động. Những cánh hoa rung rinh, đỏ như ông mặt trời, giống như chiếc đồng hồ không kim, cứ đều đều mỗi ngày, tới mười giờ là hoa lại nở. Và, chính sự thức giấc của hoa đã tạo cho bé thói quen ý thức về thời gian: Có một loài hoa Ngủ nhiều hơn thức Mặt trời lên cao Hoa mới mở mắt. Mười giờ hoa nở Hoa nở, bé gọi: “Mẹ ơi, mười giờ”. (Hoa đồng hồ - Phạm Thái Quỳnh) Câu chuyện Búp măng non (Sưu tầm) giúp trẻ hình dung ra quá trình trưởng thành của những cây tre, rừng tre. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh cây tre rất gần gũi, quen thuộc với các em. “Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không bao giờ ngả nghiêng.” Để có thể xuyên qua mặt đất, các chú măng con đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả, nhưng những chú măng cũng chưa thể vươn lên khỏi mặt đất, Măng non nản lắm, nhưng nhờ có Tre mẹ động viên an ủi, các chú măng non đã cố gắng suy nghĩ và nhờ sự thông minh, nhanh nhẹn của mình các chú măng non đã xuyên qua mặt đất, lên được mặt đất các chú chim sẻ thấy măng non đã vội khen tấm tắc vì măng non rất giỏi và từ đó các Măng non được ông mặt trời chiếu sáng, lớn lên rất nhanh, “Từ búp măng non, chú đã trở thành cây tre nhỏ giống mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới.” 17 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Như vậy, những sáng tác trên muốn nói với các em rằng, muôn vàn hoa lá, cỏ cây xung quanh chúng ta cũng có nhịp sống, sự sống. Chúng cũng lớn lên hàng ngày như các em, hãy biết yêu thương, bảo vệ, chăm sóc và trân trọng chúng. Chúng là bè bạn thân thiết của con người, bảo vệ cho cuộc sống con người được mát mẻ, được đẹp hơn. 1.2.2. Thế giới hoa trái, cỏ cây đẹp đẽ, đa sắc màu Màu sắc là vẻ đẹp ưu thế của thế giới cỏ cây hoa trái xứ sở nhiệt đới này. Nhiều sắc màu từ nhiều loài hoa trái làm đẹp những trang thơ. Qua những sáng tác, bạn đọc nhận ra một thế giới hoa trái cỏ cây đẹp đẽ vì màu sắc của chúng. Với bài thơ Hoa kết trái, tác giả Thu Hà miêu tả những bông hoa rực rỡ màu sắc. Các em nhỏ cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, tươi tốt của mảnh vườn: Hoa cà tím tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mận trắng tinh Rung rinh trước gió (Hoa kết trái –Thu Hà) Trong câu thơ đầu, tác giả Thu Hà đã miêu tả hoa cà với màu tím nhè nhẹ “Hoa cà tím tím”; câu thơ thứ hai tác giả đã lặp lại hai lần từ vàng để nhằm nhấn mạnh cho trẻ thấy hoa mướp có màu vàng rất rõ “Hoa mướp vàng vàng”. Hoa lựu với màu đỏ rực rỡ giống như những tia nắng hè chói chang: “Hoa lựu chói chang, đỏ như đốm lửa”. 18 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Không chỉ thế, tác giả còn nhắc nhở các em phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cho mảnh vườn mãi mãi giữ được vẻ đẹp ấy: Này các bạn nhỏ Đừng hái hoa tươi Hoa yêu mọi người Nên hoa kết trái. (Hoa kết trái – Thu Hà) Đến với Chuyện của cây hoa hồng, tác giả Thanh Huyền cho các em nhỏ biết nhiều loại hoa khác nhau: “Nào là Cúc vàng tươi, nào Violet tím biếc, nào Thược Dược đủ màu sắc rực rỡ. Nhưng đẹp nhất, thơm nhất vẫn là Hoa Hồng”, mỗi loài hoa có một sắc màu khác nhau làm cho thiên nhiên của con người thêm sức sống. Với trí tưởng tượng phong phú, Ngô Quân Miện miêu tả hoa mơ kết hợp với rất nhiều sự vật xung quanh như chú gà vàng, những tia nắng ấm áp, cơn gió, làm cho những cánh hoa mơ bay bay và trận mưa trắng đã xuất hiện: Gốc mơ già Hoa nở trắng Con gà vàng Nằm sưởi nắng. Cơn gió đến Rung cành cây Hoa bay bay Trận mưa trắng. (Hoa mơ – Ngô Quân Miện) Bài thơ Khế của tác giả Phạm Hổ giúp trẻ tưởng tượng ra hình ảnh cây khế bình dị mà vẫn thật đẹp. Những chùm hoa nhỏ màu tím từ cành cao rơi xuống giếng, tắm mát rồi nhẹ nhàng theo gàu nước lên: Hoa từ cành cao 19 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Rủ nhau xuống giếng Tắm xong, hoa tím Theo gàu nước lên. Còn hình ảnh quả khế, được tác giả miêu tả giống như vàng treo trên cây, long lanh với màu vàng khi quả khế chín: Khế chín đầy cành Vàng treo lóng lánh. (Khế - Phạm Hổ) Trong bài thơ Thị (Phạm Hổ), hình ảnh quả thị được tác giả miêu tả vô cùng đẹp đẽ và ấn tượng đối với các em nhỏ, từ những chiếc lá tới quả thị xanh, quả thị chín: Lá xanh quả xanh Lá xanh quả vàng Chim chuyền rung rinh. (Thị - Phạm Hổ) Đến với truyện Hoa bìm bìm (Sưu tầm), các em nhỏ sẽ biết được tại sao các loài hoa lại có màu sắc, hình dáng đẹp như vậy. “Ngày xửa ngày xưa, các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Một hôm, có một cô Tiên từ trên trời bay xuống, áo của cô có dải lụa bay phấp phới, xanh, đỏ, tím, vàng rất đẹp. Bên bờ dậu, Bìm Bìm cố vươn mình để ngắm cô Tiên xinh đẹp, rực rỡ. Một cô Tiên sà xuống bên Bìm Bìm và hỏi: Bìm Bìm ơi ! Cháu có thích màu áo của cô không ? Cháu thích lắm, nhất là màu tím. Cô tiên nói: Cô sẽ cho cháu mấy viên ngọc quý có thể hóa phép ra các màu mà cháu thích.” Và chính vì điều đó Bìm Bìm đã tặng cho các bạn xung quanh mình như bạn hoa mướp “Bìm Bìm tung viên ngọc vàng vào chùm nụ mướp. Tức 20 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang khắc, nụ mướp nở ra một đám hoa vàng sáng rực cả góc vườn.”, hoa mào gà “Bìm Bìm tung viên ngọc màu đỏ vào chùm nụ hoa mào gà. Ngay lập tức, những nụ hoa nở thành một chùm hoa đỏ thắm rực rỡ”, đám mây “ Mình sẽ tung viên ngọc màu xanh lên trời. Tức khắc, các đám mây trắng biến thành màu xanh trông thật đẹp.”, và cuối cùng là viên ngọc màu tím dành cho Bìm Bìm “ Tức khắc hoa Bìm Bìm chuyển thành màu tím dịu như áo cô Tiên”. Hình ảnh củ cà rốt với lá màu xanh, củ màu đỏ được Phạm Hổ miêu tả khá đặc biệt: Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội Ngập đầu Nhảy lên Đẹp thật (Củ cà rốt – Phạm Hổ) Hình ảnh cây bắp cải có lá màu xanh và cách xếp hình khéo léo: Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa (Bắp cải xanh – Phạm Hổ) Đến với Chuyện trong vườn của tác giả Thành Tuấn, các em sẽ được gặp nhiều hoa trái, cỏ cây đẹp, nhiều màu sắc khác nhau. Cây hoa giấy kiêu ngạo vì “Cây Hoa Giấy có những cành gai màu nâu bóng phổng phao lớn lên 21 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang từng ngày. Những cành lá xanh mướt đua nhau leo dây trên giàn làm nền cho những bông hoa tím đỏ rực rỡ. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn mùa xuân làm Cây Hoa Giấy tươi tốt hơn. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt trông như một bức thảm đỏ rực.”; còn cây táo con “Thì thân sần sùi, nứt nẻ với ít cành lá nhỏ xíu, cong cong.”, cây táo con cũng không nói gì, nó chỉ lặng im. Nhưng mùa thu đến, táo đã bắt đầu ra hoa và kết quả: “Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ xíu màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng”. Qua những sáng tác ta còn thấy, thế giới hoa trái cỏ cây còn có vẻ đẹp vì những dáng vẻ sinh động. Hình ảnh quả na rất sinh động đã được Phạm hổ miêu tả qua những câu thơ sau: Na non xanh Múi loắt choắt. Na mở mắt Múi mở to Na bỏ vò Đua nhau chín. Môi chúm chím Hút múi ra Hạt nhả ra Đen lay láy. ( Na – Phạm Hổ) Quả Dứa thì đầu xanh đội mũ vua: Đầu xanh mũ vua Mình vàng áo giáp Một trăm con mắt 22 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Nhìn quanh bốn bề (Dứa – Phạm Hổ) Chú măng non với thân hình khỏe khoắn, mạnh mẽ đã được tác giả miêu tả qua truyện Búp măng non: “Có một chú Măng non sức lực khỏe mạnh, thân hình mập mạp, tròn trịa. Chú mặc rất nhiều lớp áo” Hình ảnh hoa bướm được tác giả Nguyễn Đình Kiên miêu tả khá sinh động với những cánh hoa, những bông hoa xinh: Xòe cánh bướm Hoa chực bay Rễ là dây Lôi hoa lại Thò tay hái Bông hoa xinh Bé giật mình, Kìa cánh bướm. (Hoa bướm – Nguyễn Đình Kiên) Dáng vẻ bông hoa nhỏ còn ngái ngủ, bừng mở mắt: Hoa còn ngái ngủ Ong đã đến rồi Hoa bừng mở mắt - Xin chào bạn ong ! ( Lời chào của hoa – Võ Văn Trực) Qua những vần thơ, những câu chuyện, thế giới hoa lá cỏ cây đẹp vì nhiều hương vị. Bài thơ Hồ sen giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của hoa sen trong buổi sớm mai. Ở đây, tác giả giúp trẻ tưởng tượng được ra cảnh hồ sen đang nở đẹp và cảm nhận được hương thơm quyến rũ mà thoang thoảng tỏa khắp không gian. Màu xanh nhẹ nhàng, tươi mát của lá sen cùng với chị gió rung êm đềm làm cho hạt sương đêm đọng trên chiếc lá sen long lanh chạy: 23 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Hoa sen đã nở Rực rỡ đầy hồ Thoang thoảng gió đưa Mùi hương thơm ngát. (Hồ sen – Nhược Thủy) Hay mùi thơm của dứa hòa vào trong gió trên đồi đất đỏ: Dứa chín trưa hè Trên đồi đất đỏ Một quả sóc ăn Thơm lừng trong gió… (Dứa – Phạm Hổ) Cùng là loài khế nhưng chúng lại có nhiều hương vị khác nhau chúng ngọt hoặc chua: Khế ngọt, khế chua Đều chia năm cánh Khế chín đầy cành Vàng treo lóng lánh. (Khế - Phạm Hổ) Như vậy, những nhà thơ muốn nhắn nhủ với các bạn nhỏ rằng, thế giới hoa trái cỏ cây đẹp đẽ vô cùng, gần gũi thân quen vá bổ ích với các em, vì vậy các em phải biết trân trọng những loài hoa trái ấy. Chúng không chỉ có giá trị thẩm mĩ mà còn hữu ích đối với con người. Hoa trái giúp con người. Hoa lá cỏ cây khiến trái đất tươi xanh cân bằng sinh thái… 1.2.3. Thế giới thiên nhiên phong phú và đa dạng Thiên nhiên quanh ta vô cùng phong phú đa dạng. Bởi vì ở thế giới đó có nhiều loài cây, loài hoa, loài quả: Cây rau dùng trong bữa ăn hàng ngày như cây bắp cải, củ cà rốt, quả gấc, … 24 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa. (Bắp cải xanh – Phạm Hổ) Câu chuyện Sự tích rau thì là của tác giả Nhược Thủy, giúp trẻ biết được đặc điểm và lợi ích của cây rau thì là, dùng để làm gia vị trong các món ăn: Con thì là lá nhỏ này… Có mùi thơm này… Nấu canh cá thì ngon này… Thế giới thiên nhiên phong phú và đa dạng vì chúng được trồng ở những nơi khác nhau: Ngoài vườn nhà, ngoài ruộng, dưới ao nước. Bài thơ Đồng dao về củ của tác giả Vương Trọng giúp trẻ khám phá ra nhiều các loại củ và mỗi củ được trồng ở một nơi như củ su hào, củ ấu, củ đậu, củ hành, củ riềng, củ sả, củ lạc và củ cà rốt: Ngồi chơi trên đất Lợn thích củ hành Là củ su hào Chó đòi riềng, sả Tập bơi dưới ao Củ lạc đến lạ Đen sì củ ấu Có hạt uống bia Không cần phải nấu Như mũi ông hề Củ đậu mát lành Là củ cà rốt (Đồng dao về củ - Vương Trọng) 25 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Hai câu thơ đầu nói về củ su hào. Loại củ này nằm nhô trên mặt đất, nó có thể được trồng trong vườn rau của gia đình hoặc trồng ngoài đồng ruộng: Ngồi chơi trên đất, Là củ su hào. Có loại củ chỉ có ở dưới nước. Đó chính là củ ấu: Tập bơi dưới ao Đen sì củ ấu Một loại củ ăn rất mát, không cần phải nấu chín, vậy mà nó cũng chỉ trồng ở những ruộng đồng quê gần gũi. Đó là củ đậu: Không cần phải nấu, Củ đậu mát lành. Những loại củ được trồng ở cả trong vườn nhà và ngoài ruộng đồng là củ hành, củ riềng. Những loại gia vị này cũng được nhà thơ đưa vào các sáng tác cho trẻ: Lợn thích củ hành, Chó đòi riềng sả. Hai câu thơ tiếp theo miêu tả một loại củ rất lạ, ăn rất ngon mà chỉ được trồng ngoài ruộng đồng: Củ lạc đến lạ Có hạt uống bia Trong hai câu thơ cuối, tác giả nói tới một loại củ rất đẹp, có màu sắc rực rỡ, củ được ví như mũi ông hề mà lại được trồng ngoài ruộng đồng: Như mũi ông hề Là củ cà rốt. Những nhà thơ tài tình còn cho ta biết, thế giới hoa lá cỏ cây phong phú đa dạng vì mỗi loài có đặc điểm khác nhau: Có loài leo, có loài đội đất mọc lên, có loài to lớn, có loài lại yếu ớt như hoa thược dược, có loài lại bò thành giàn… 26 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Giàn gấc đan lá Xanh một khoảng trời Gió về quạt mát Mát chỗ em ngồi (Giàn gấc – Đặng Vương Hưng) Cây dừa qua cách miêu tả của Trần Đăng Khoa lại có thân to, nhiều tán tỏa bóng mát, cánh tay dang rộng, quả dừa giống đàn lợn con nằm trên cao, cây dừa như người lính đứng canh đất trời quê hương: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. (Cây dừa - Trần Đăng Khoa) Câu chuyện Cây tùng con (N.Uây-lơ, do Nguyễn Huy Đàn dịch) giúp các em nhỏ biết thêm về một loại cây rất đặc biệt, vì cây Tùng con không giống như những loại cây khác, nó chỉ có gai mà không bao giờ có lá. Chính vì điều này mà cây Tùng con rất buồn phiền và nó trở nên kiêu căng khi nó ước gì được lấy, đầu tiên cây Tùng con ước lá của nó toàn bằng vàng: “Tất cả các bạn đều có lá đẹp, lá xanh, riêng ta chỉ có gai. Để cho chúng thèm muốn, ta muốn có tán lá toàn bằng vàng ! Sáng hôm sau, ngủ dậy, nó bỗng lóa mắt: Gai của ta đâu? Chẳng còn cái nào. Trời đã cho ta những chiếc lá bằng vàng mà ta cầu mong. Ta sung sướng quá đi !” 27 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Nhưng vì tên trộm đã vặt hết lá vàng của cây Tùng con, nó lại bật khóc, nó lại muốn có lá cây bằng thủy tinh, điều nó ước cũng thành hiện thực, Láng giềng nhìn nó với ánh mắt ngưỡng ngộ, nhưng một trận bão nổi lên, một lần nữa cây Tùng con với những cành lá trơ trụi: “Nhưng chiều đến, bão nổi lên, cây Tùng nhỏ cố sức van xin, gió vẫn rung cây, lá vỡ sạch không sót cái nào. Sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy thiệt hại, cây Tùng nhỏ khốn khổ lại khóc:” và giờ cây Tùng con muốn có những chiếc lá màu xanh giống như những người bạn xung quanh nó, “Nhưng một con dê mẹ và bầy con chợt đến. Thấy cây Tùng con mới ra lá non, Dê mẹ bảo: Lại đây ! Lại đây các con ! Ăn thoải mái đi ! Ăn hết !” Cây Tùng con lại run rẩy khóc nức nở, vì giờ đây nó lại trơ trụi không còn gì nữa, lá bằng vàng, bằng thủy tinh, bằng những chiếc lá non đã mất sạch. Và cuối cùng cây Tùng con lại trở lại như xưa, nó không còn kiêu ngạo như trước nữa. Qua câu chuyện này tác giả muốn nhắc nhở các em nhỏ rằng phải biết trân trọng những gì thuộc về mình, không được coi thường chê bai, trời sinh ra ta như thế nào ta phải biết vui vẻ, cảm ơn và đón nhận vì đã cho mình được như vậy. Đến với câu chuyện Chú đỗ con của tác giả Viết Linh, các bạn nhỏ sẽ được khám phá, tìm hiểu về môi trường sống xung quanh mình, đó chính là sự lớn lên, trưởng thành của các loại cây, đặc biệt là sự lớn lên của một chú đỗ con. Để có thể trưởng thành một loại cây, Đỗ con phải nhờ tới cô Mưa Xuân “Thì ra là cô Mưa Xuân đem nước đến tắm mát cho Đỗ con. Khi tắm xong chú lại nhắm mắt ngủ khì.” Tiếp theo là chị Gió Xuân “Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm !”, và người cuối cùng đánh thức Đỗ Con dậy là ông Mặt Trời ấm áp. Vì vậy muốn cây có thể lớn lên được, chúng ta phải cần có đất, nước, gió và ông mặt trời, có như vậy cây mới lớn và trưởng thành được. 28 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Bài thơ Cây dây leo của tác giả Xuân Tửu giúp trẻ hình dung ra loài cây thân hình bé nhỏ nhưng “leo trèo” rất giỏi từ trong nhà bò ra cửa sổ rồi nghển cái cổ lên trời cao để tắm nắng, tắm gió, hứng những hạt nước mưa để vươn cao mãi sẽ nở hoa làm đẹp: Cây dây leo Cây trả lời Bé tí teo “Ra ngoài trời Ở trong nhà Cho dễ thở Lại bò ra Tắm nắng gió Ngoài cửa sổ Gội mưa rào Và nghển cổ Cây mới cao Lên trời cao Hoa mới đẹp”. Hỏi: “Vì sao ?” (Cây dây leo – Xuân Tửu) Tác giả Thy Ngọc đã thổi tâm hồn cho thế giới cỏ cây. Cây cũng có tình bạn, cây có cuộc sống, biết sẻ chia “tâm tình”, biết đùa vui, biết giao hòa cùng thiên nhiên. Chúng giao hòa với sương đêm, với sao trời: Tâm hồn cây rất ngỏ Sao hôm bao giờ mọc Chim thường đến tâm tình Cũng đùa nấp sau cây Sương đêm gặp bình minh Bé có cuốn sách hay Hay trao cây chuỗi ngọc… Ngồi bên cây đọc mãi… (Cây – Thy Ngọc) Và đây là hình ảnh cây thược dược yếu ớt gặp gió là đổ rạp: Cây thược dược Mới ra hoa Trận gió qua Cây đổ rạp “Có đau lắm Tôi đỡ nào ! (Cây thược dược – Ngô Quân Miện) 29 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Câu chuyện Bé hành đi khám bệnh (Sưu tầm), giúp các em nhỏ biết được đặc điểm của củ hành tuy thân hình bé nhỏ nhưng có một mùi vị rất đặc biệt là củ hành có mùi rất hăng nên khi bé Hành đi khám bệnh bác sĩ Bắp cải không dám đứng gần để khám bệnh cho bé Hành: “ Vì bé Hành nhỏ nhất nên được bác sĩ Bắp Cải gọi vào khám trước tiên. Bác sĩ vừa đọc cuốn sổ khám bệnh, vừa nói với bé Hành: Cháu hãy cởi bớt áo ra để bác sĩ khám bệnh nào ! Bé hành ngoan ngoãn làm theo lời bác sĩ. Và khi bác sĩ Bắp Cải quay ra nhìn bé Hành thì…Ối, mắt tôi làm sao thế này? Bác sĩ kêu lên. Bé Hành lần lượt cởi một chiếc áo, hai chiếc áo…rồi bước lại gần bác sĩ. Lúc này bác sĩ Bắp Cải phải dụi mắt liên tục và chỉ dám hé mắt nhìn bé Hành […]. Và thế là bác sĩ đành phải khám bệnh cho bé Hành từ xa. Bài thơ Nấm rừng của tác giả Nguyễn Châu giúp trẻ hiểu được qui luật sinh trưởng của loài cây này. Cứ mỗi sau một trận mưa là những cây nấm sẽ đua nhau mọc lên: Ở rừng mỗi bận mưa xong Bao nhiêu nấm trắng, nấm hồng, nấm nâu Nấm đi trước, nấm đi sau Nấm nào cũng đội trên đầu chiếc ô. (Nấm rừng – Nguyễn Châu) Cây bàng suốt đời lặng lẽ tỏa bóng mát cho mọi người mỗi khi mùa hè tới. Những tán lá của nó được tác giả Xuân Quỳnh ví như cái ô to, bóng xòe như cái nong. Giữa thiên nhiên và thiên nhiên, giữa thiên nhiên và con người cũng luôn lo lắng che chở, nương tựa vào nhau, nên em bé trong bài thơ Cây bàng rất biết ơn người bạn ấy: Khi vào mùa nắng Tán lá xòe ra Như cái ô to Đang làm bóng mát. Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát ! 30 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang A ! Bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng ? (Cây bàng – Xuân Quỳnh) Ở bài thơ Cây của tác giả Phạm Hổ lại có một sự phát hiện hết sức ngây ngô và đáng yêu về cái cây nhỏ bé và những chú chim đáng yêu về ngủ đêm tại đó. Dường như qua một đêm, bé lại khám phá ra nhiều điều thú vị: Đêm chỉ thấy cây ngủ Lặng im, rất lặng im Sáng ra, em mới biết Trong cây còn có chim. (Cây – Phạm Hổ) Cây xấu hổ là tên một loài cây có đặc điểm khác thường. Đó là loại cây chỉ cần có tác động nhẹ vào là lá tự nhiên “cụp lại”. Nó xấu hổ với thế giới xung quanh. Nhà thơ Thái Thăng Long đã tái hiện ra một hình ảnh về cây xấu hổ đẹp và đáng yêu. Em bé đùa với cây xấu hổ và đưa ra những câu hỏi thật ngây thơ và gần gũi: Tay em khẽ chạm Lá cụp vào rồi Cây như có mắt Phải không bạn ơ Mắt trong kẽ lá Tinh nghịch nhìn em Xin đừng xấu hổ Cây hãy làm quen. (Cây Xấu Hổ - Thái Thăng Long) Câu chuyện Sự tích cây khoai lang (Theo báo họa mi) giúp cho các em nhỏ biết được từ đâu mà có cây khoai lang. Truyện kể rằng: “Ở bìa rừng có 31 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang hai bà cháu nghèo khổ sinh sống. Hằng ngày, hai bà cháu phải đi đào củ mài để ăn. Một hôm, cậu bé nói với bà: Bà ơi, bây giờ cháu đã lớn. Từ nay trở đi, cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cây lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn. Ăn củ mài mãi thì khổ lắm !” và từ đó cậu bé rất chăm chỉ, chịu khó chăm sóc cho những nương lúa của mình, nhưng thật không may cả khu rừng bị cháy, những nương lúa của chú bé cũng bị cháy hết, chú bé rất buồn và khóc nức nở, bỗng có ông Bụt hiện lên và bảo: Hỡi cậu bé hiếu thảo và chăm chỉ, ta cho con một điều ước, con hãy ước đi !” Cậu bé vốn là người hiếu thảo, nên cậu chỉ cần ước một điều ước đơn giản là bà cậu không bị đói. Biết cậu là người cháu hiếu thảo, là một người tốt bụng nên ông Bụt đã tặng cho cậu loại củ này khi luộc hoặc nướng có vị rất ngọt và thơm, và “Cậu bé đã gọi đó là củ khoai lang.” Tiểu kết chương 1 Tuyển tập thơ ca truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non diễn tả một thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật, cây cối rất gần gũi và bình dị. Những cỏ cây, hoa lá đẹp đẽ làm nên những cái kì diệu, hứng thú. Những loại quả, loài cây nhỏ bé, gần gũi làm cho các em có thêm nhận thức về thế giới xung quanh mình. Qua những bài thơ, ca dao – đồng dao, truyện kể về thế giới thực vật, các tác giả muốn tạo nên sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, hướng các em biết yêu cái đẹp, biết khám phá thế giới tự nhiên qua đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng mà chỉ ở các em mới có được. Các em sẽ yêu thêm môi trường sống xung quanh ta. Các em biết giữ gìn và trân trọng sự sống xung quanh. 32 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT NHỮNG SÁNG TÁC VỀ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON Ở chương 1, luận văn đã chỉ ra những biểu hiện nội dung trong chủ đề viết về Thế giới thực vật cho trẻ mầm non. Trong chương 2 này, người viết khảo sát những phương diện nghệ thuật tiêu biểu của những sáng tác ấy. Đó là thể thơ, ngôn ngữ thơ, các biện pháp nghệ thuật. Đối với thể loại truyện, luận văn tìm hiểu các yếu tố hình thức như dung lượng truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật. 2.1. Nghệ thuật ca dao, đồng dao Đồng dao là một thể loại văn học dân gian, tồn tại song song với ca dao. Nó có nguồn gốc từ rất lâu đời. 2.1.1. Thể thơ và nhịp điệu Qua hai bài ca dao, đồng dao được khảo sát, chúng tôi thấy chúng được làm theo thể thơ lục ngôn và thể thơ lục bát. Thể lục ngôn (6 chữ) là thể xuất phát từ thơ Đường của người Trung Quốc. Thể thơ này ít gặp hơn thể thất ngôn và ngũ ngôn. Bài đồng dao Lúa ngô là cô đậu nành là bài thơ sáng tác theo thể thơ lục ngôn. Các dòng thơ diễn tả theo một cấu trúc ít gặp: Đó là dòng thơ có sự diễn đạt hai vế, được nối với nhau bởi từ “là”. Trong ngữ pháp Tiếng Việt, ta gọi đó là câu vị ngữ danh từ, sau từ “là” là thành phần vị ngữ. Mặt khác, trong đồng dao, đây là bài có cấu trúc vòng tròn, Nghĩa là, câu đầu và câu cuối giống nhau. Khi diễn xướng hết câu cuối, trẻ lại quay lại từ đầu. Cứ như thế, các em hát khi nào dừng hát thì thôi. Và ở đấy có các loài cây, loài quả được liệt kê, song thực chất là bài hát vui. Bài Nhà tôi có một cây cau làm theo thể lục bát quen thuộc. Bài ca dao thể hiện rõ tính tự sự, người kể chuyện xưng “tôi” và đã kể, đã “khoe” cây cau 33 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang của nhà mình cho mọi người được biết. Sau đó là người chủ miêu tả cây cau của nhà mình ra sao: Nào thân, nào lá, nào trải qua thời tiết giao mùa, …Để rồi khẳng định sự vững vàng bền bỉ kiên cường của cây cau yêu quý đó. Qua đó, người nghe nhận thấy rất rõ niềm vui, niền tự hào của người kể về cây cau nhà mình. Đặc biệt là câu chuyện về đôi vợ chồng chim sẻ trò truyện trên ngọn cau khiến không gian ấm áp. 2.1.2. Hình ảnh thơ Hình ảnh gần gũi quen thuộc, của đồng quê: (Lúa, ngô, đậu nành, dưa chuột, dưa hấu,…). Bài ca dao – đồng dao Lúa ngô là cô đậu nành, dường như muốn phản ánh mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài thực vật. Song thực ra, không ai lý giải rành rẽ được mối quan hệ rất chằng chịt kia. Những hình ảnh lúa, ngô, đậu nành, dưa gang, dưa hấu, xuất hiện lần lượt trong lời hát của trẻ: Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là làng dưa hấu Dứa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu lành… (Lúa ngô là cô đậu nành) Dưới con mắt trẻ thơ, các loài thực vật trong tự nhiên có quan hệ họ hàng thật gần gũi, thân thiết: Cây lúa, cây ngô là cô của cây đậu nành, cây đậu nành là anh cây dưa chuột….qua đó cho ta thấy ước mơ đẹp đẽ của trẻ về một cuộc sống thân thiện, gần gũi với cây cỏ và muôn loài trong tự nhiên. Hoặc là những hình ảnh cây cối quen thuộc trong không gian thôn xóm, quanh khu nhà : Hình ảnh cây cau trong bài ca dao hiện đại là hình ảnh quen thuộc. Tác giả cũng miêu tả cho các em thấy rõ chiều cao, sự “nghênh 34 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang ngang” của loài cây này giữa đất trời. Thêm vào đó, hình ảnh đôi chim sẻ đậu lại trò chuyện trên ngọn cau, khiến cho cảnh vật thêm sinh động: Nhà tôi có một cây cau Nó cao bằng bốn bằng năm đầu người Lá thì dài rộng thảnh thơi Thân thì mạnh mẽ một nơi vững vàng Trải qua hạ lại sang thu Mà cau vẫn đứng nghênh ngang giữa trời. Một chiều tôi lại gốc chơi Thấy đôi chim sẻ đậu rồi lại bay Vội vàng tôi lánh núp ngay Chim kia đã đậu ngọn cây chuyện trò Vợ chồng tiếng nhỏ tiếng to “Ở đây làm tổ chẳng lo ngại gì”. (Nhà tôi có một cây cau) 2.1.3. Ngôn ngữ ca dao – đồng dao Ngôn ngữ ca dao - đồng dao trong Tuyển tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non giản dị và mộc mạc nhưng không vì thế mà nó mất đi phần sâu sắc và tinh tế. Đặc biệt, trong hai bài ca dao, đồng dao trên, tác giả dân gian đã sử dụng các thủ pháp như so sánh, kết hợp với phép nhân hóa để giúp trẻ dễ dàng hình dung ra dáng vẻ, thân hình mạnh mẽ của cây cau. Tất cả đã tạo ra sự nhịp nhàng, uyển chuyển giữa các câu thơ: Nhà tôi có một cây cau Nó cao bằng bốn bằng năm đầu người Lá thì dài rộng thảnh thơi Thân thì mạnh mẽ một nơi vững vàng Trải qua hạ lại sang thu Mà cau vẫn đứng nghênh ngang giữa trời. 35 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Một chiều tôi lại gốc chơi Thấy đôi chim sẻ đậu rồi lại bay Vội vàng tôi lánh núp ngay Chim kia đã đậu ngọn cây chuyện trò Vợ chồng tiếng nhỏ tiếng to “Ở đây làm tổ chẳng lo ngại gì”. (Nhà tôi có một cây cau) Bài ca dao Lúa ngô là cô đậu nành, tác giả đã sử dụng điệp từ “là” để giúp trẻ thấy được mối quan hệ giữa các loài với nhau, nó chẳng khác gì con người cũng có họ hàng gần gũi, chằng chịt từ giống này sang giống khác: Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là làng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu nành… (Lúa ngô là cô đậu nành) 2.2. Nghệ thuật thơ ca 2.2.1. Thể thơ và nhịp điệu Những bài thơ trong Tuyển tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non do nhiều cây bút sáng tác. Vì vậy, xuất hiện khá nhiều thể thơ khác nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các tác giả nhưng chủ yếu sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ là chính. Đây là những thể thơ quen thuộc trong đồng dao con trẻ. Một thể loại văn học dân gian phù hợp với các em nhỏ, câu thơ ngắn gọn giúp các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ. Qua thống kê, chúng tôi có các con số như sau: - Thể thơ 2 chữ gồm 1/26 bài (3,84%) - Thể thơ 3 chữ gồm 6/26 bài (23,07%) 36 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang - Thể thơ 4 chữ gồm 12/26 bài (46,15%) - Thể thơ 5 chữ gồm 5/26 bài (19,23%) - Thể lục bát gồm 2/26 bài (7,69%) Trước hết là những sáng tác theo thể thơ 2 chữ. Thể thơ đặc biệt này chỉ có duy nhất một bài: Củ cà rốt của Phạm Hổ. Thực chất thể thơ 2 chữ là biến thể của dòng thơ 4 chữ được “bẻ đôi”. Nhà thơ Phạm Hổ đã khéo léo vận dụng thể thơ đồng dao của dân gian để miêu tả một loại củ cây quen thuộc ngoài đồng là cà rốt. Lời thơ ngắn gọn, nhịp thơ đều không thay đổi. Cách ngắt nhịp ấy khiến cho những củ cà rốt như một đội quân lớn nhỏ xếp hàng trước mặt chúng ta: Lá /xanh Nhảy/ lên Củ/ đỏ Đẹp/ thật Lớn/ nhỏ Tên/ em Bên/ nhau Cà/ rốt Đất/ đội Củ/ đỏ Ngập/ đầu Lá /xanh… (Củ cà rốt – Phạm Hổ) Thể thơ 3 chữ có 6/26 bài (23,07%). Ở dạng thơ này, câu thơ thường có tiết tấu lẻ/ chẵn: 1/2. Chẳng hạn ở bài Na (Phạm Hổ), tác giả miêu tả màu sắc, hình dáng quả na, khá hóm hỉnh. Sau mỗi nhịp ngắt là một đặc điểm của trái quả này lại xuất hiện: Na/ non xanh Múi/ loắt choắt Na/ mở mắt Múi/ mở to (Na – Phạm Hổ) 37 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Thể 4 chữ có 12/26 bài (46,15%). Những sáng tác này thường có tiết tấu 2/2. Tuy vậy, cũng có thể trong một bài nhịp điệu thay đổi linh hoạt. Ví như: Bài Giàn gấc của Đặng Vương Hưng có tiết tấu 2/2, rồi 1/3, lại 2/2, 1/3: Giàn gấc/ đan lá Sáng nay/ giấc khoe Xanh/ một khoảng trời Đeo đầy/ giàn gấc Gió về/ quạt mát Nhộn nhịp/ ong bay Mát/ chỗ em ngồi Rung rinh/ vòm lá (Giàn gấc – Đặng Vương Hưng) Thể 5 chữ là thể Đường luật từ văn học Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Có điều tùy theo mỗi bài thơ, mỗi nội dung diễn tả mà nhịp thơ sẽ phù hợp. Chẳng hạn bài Hoa mào gà của Thanh Hào. Bài thơ như câu chuyện có tính hiện đại ngắn gọn lấy ý tứ từ một truyện xưa. Để tương hợp với lời kể, nhịp thơ thay đổi suốt bài: Từ 2/3à1/4à3/2à2/3à3/2à2/3: Một hôm/ chú gà trống Lang thang/ trong vườn hoa Đến/ bên hoa mào gà Ngơ ngác nhìn/ không chớp Bỗng gà kêu/ hoảng hốt - Lạ thật/ ! / các bạn ơi Ai lấy mào/ của tôi Cắm lên/ cây này thế ? (Hoa mào gà – Thanh Hào) Rõ ràng ở bài thơ trên, thái độ của chú gà trống thay đổi và nhịp thơ cũng thay đổi. Ban đầu chú lang thang đi vào vườn hoa rồi ngạc nhiên vì có loài hoa giống cái mào của mình (Nhịp thơ từ 2/3 chuyển sang 1/4 và 3/2). Sau đó chú gà hoảng hốt kêu lên, thì nhịp thơ lại chuyển sang 2/3. 38 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Nói đến thơ lục bát là nói đến một sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thơ lục bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ. Ví như bài thơ Nấm rừng, tác giả Nguyễn Châu cũng đã sử dụng thể lục bát để nói lên sự sinh sôi nảy nở của những cây nấm rừng, với cách ngắt 2/2/2 ở câu lục và 2/2/2/2 ở câu bát, xong lại có sự biến đổi nhịp điệu ở câu lục thứ hai 3/3 rồi lại 2/2/2/2: Ở rừng/ mỗi bận/ mưa xong Bao nhiêu/ nấmtrắng,/ nấm hồng,/nấm nâu Nấm đi trước,/ nấm đi sau Nấm nào/ cũng đội/ trên đầu/ chiếc ô. (Nấm rừng – Nguyễn Châu) 2.2.2. Ngôn ngữ thơ Để tránh sự trùng lặp bởi vì đối với Thế giới thực vật, những hình ảnh sẽ làm nên vẻ đẹp của hoa lá, cỏ cây, trong phần nội dung chúng tôi đã trình bày khá kĩ. Phần này, để tránh sự trùng lặp, chúng tôi không trình bày phần hình ảnh, chỉ đi vào khai thác vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ. 2.2.2.1. Nghệ thuật sử dụng các từ loại linh hoạt Đặc điểm chung của ngôn ngữ thơ ca viết cho thiếu nhi là giản dị dễ hiểu. Những sáng tác trong Tuyển tập luận văn khảo sát cũng có tính bình dị, gần gũi với các em. Tuy vậy, để làm tròn chức năng miêu tả thế giới hoa trái, cỏ cây nên ngôn ngữ thơ có phần “lộng lẫy” hơn những sáng tác của đề tài khác. Đặc biệt, khi nhà thơ sử dụng các từ loại linh hoạt . Đó là các danh từ (DT), tính từ (TT), động từ (ĐT), chỉ định từ (CĐT), phó từ (PT). Thường trong một dòng thơ sẽ có một danh từ hay một động từ kết hợp với một tính từ. Chẳng hạn ở bài Hoa bướm (Nguyễn Đình Kiên): 39 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Xòe cánh bướm ĐT+DT Hoa chực bay DT+PT+ĐT Rễ là dây DT+là+DT Lôi hoa lại ĐT+DT Thò tay hái ĐT+DT+ĐT Bông hoa xinh DT+TT Bé giật mình DT+ĐT+DT Kìa cánh bướm CĐT+DT (Hoa bướm – Nguyễn Đình Kiên) Ví dụ 2, bài thơ Hoa mơ của Ngô Quân Miện cũng có cách viết như vậy: Gốc mơ già DT+TT Hoa nở trắng DT+ĐT+TT Con gà vàng DT+TT Nằm sưởi nắng. ĐT+DT Cơn gió đến DT+ĐT Rung cành cây ĐT+DT Hoa bay bay DT+TT Trận mưa trắng. DT+TT (Hoa mơ – Ngô Quân Miện) Qua hai ví dụ trên ta thấy dù chỉ là thể 3 chữ, nhưng mỗi dòng thơ, tác giả luôn thay đổi sự kết hợp các từ loại linh hoạt . Các danh từ dùng để gọi tên các loài hoa, loài cây hay con vật, hiện tượng thiên nhiên: Hoa, gốc mơ, con gà, gió, nắng, mưa. Các danh từ, cũng được dùng để chỉ ra những bộ phận cấu tạo làm nên các loài hoa, cây, con ấy: Rễ (cây), gốc (cây), cành (cây)…Còn các tính từ được sử dụng vô cùng hiệu quả. Nó khiến thế giới thực vật hiện lên rực rỡ. Các động từ lại khiến thế giới hoa lá cỏ cây được miêu tả sống động, chúng giao hòa với xung quanh. Các tính từ chỉ màu sắc và vẻ đẹp xinh 40 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang xắn của hoa lá xuất hiện nhiều ở cuối các dòng thơ: trắng, vàng, tím tím, vàng vàng, xanh, đỏ, đẹp, nho nhỏ, xinh xinh. Đây là đặc điểm miêu tả khá rõ của thơ ca khi khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên trong những sáng tác của các em. Đồng thời cách miêu tả ấy các em nhận biết được những loài hoa trái cây cối xung quanh. Bài Hoa kết trái (Thu Hà) là dẫn dụ vô cùng tiêu biểu. Trước mắt ta hiện ra nhiều loài hoa, đủ sắc màu các tính từ màu sắc được sử dụng ở cuối mỗi dòng thơ sau các danh từ: Hoa cà tím tím DT+TT Hoa mướp vàng vàng DT+TT Hoa lựu chói chang DT+TT Đỏ như đốm lửa DT+TT Hoa vừng nho nhỏ DT+TT Hoa đỗ xinh xinh DT+TT Hoa mận trắng tinh DT+TT (Hoa kết trái – Thu Hà) Bài thơ Chanh của tác giả Phạm Hổ đã sử dụng nhiều từ “Chanh” để toát ra sự phong phú của quả chanh: Chanh non sờn vỏ Chanh già láng vỏ Chanh cốm thơm quá Múi chanh chấm muối Mắt cười long lanh. (Chanh – Phạm Hổ) Ngoài ra chủ đề về Thế giới thực vật trong Tuyển tập, các tác giả cũng sử dụng khá nhiều các từ láy để nói lên giá trị biểu cảm của bài thơ như: Các từ tím tím, chói chang, xinh xinh, nho nhỏ, vàng vàng, rung rinh (Hoa kết trái –Thu Hà), các từ thoang thoảng, êm đềm, long lanh (Hồ sen –Nhược Thủy), các từ loắt choắt, chúm chím, lay láy (Na –Phạm Hổ). Ví dụ bài Na (Phạm 41 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Hổ), tác giả sử dụng từ láy để nói lên đặc điểm của quả na với những chi tiết đặc biệt, sinh động: Múi loắt choắt Môi chúm chím Đen lay láy. (Na – Phạm Hổ) 2.2.2.2. Các biện pháp nghệ thuật Các tác giả thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,…trong thơ ca nhằm thể hiện rõ ý đồ của mình cũng như làm cho câu văn thêm hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu hơn với người đọc. Sau đây luận văn phân tích giá trị nghệ thuật một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: a/ Biện pháp điệp từ, điệp ngữ Điệp là biện pháp tu từ lặp một vài yếu tố ở đầu câu hoặc cuối trong một số câu liên tiếp.Tác giả Thu Hà sử dụng biện pháp tu từ điệp trong bài thơ Hoa kết trái, từ hoa được điệp bảy lần. Đây là biện pháp liệt kê để chỉ sự phong phú các loài hoa. Cùng lúc, điệp từ hoa lại kết hợp với biện pháp miêu tả của tác giả thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của các loài hoa khác nhau. Điệp từ hoa còn được kết hợp với hàng loạt các tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh), các từ tượng hình (đốm lửa, rung rinh…) và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh) để làm cho mảnh vườn thêm sinh động: Hoa cà tím tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mận trắng tinh Hoa yêu mọi người (Hoa kết trái – Thu Hà) 42 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Ở bài thơ Bắp cải xanh (Phạm Hổ), với việc sử dụng biện pháp tu từ lặp tác giả đã nói lên được màu sắc, hình dáng, đặc điểm của cây bắp cải. Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa. (Bắp cải xanh – Phạm Hổ) Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứ hai; chữ cuối của câu thứ ba (sắp) lại được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư gợi lên hình dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ, cuộn vòng tròn… b/ Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh Để biểu thị hình ảnh quả Dứa gần gũi trong mắt các em, tác giả Phạm Hổ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa nhằm tạo nên một cách tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng trở nên phong phú đậm nét hơn. Cây dứa, quả dứa vừa oai phong, vừa hùng dũng: Có “mũ vua”, có “áo giáp”, có “trăm con mắt”. Qua ngòi bút tác giả, quả dứa như một võ tướng trong huyền thoại: Đầu xanh mũ vua Mình vàng áo giáp Một trăm con mắt Nhìn quanh bốn bề Dứa chín trưa hè Trên đồi đất đỏ Một quả sóc ăn Thơm lừng trong gió… (Dứa – Phạm Hổ) 43 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Để làm cho Cây Xấu Hổ gần gũi, dễ hiểu hơn với các em, đồng thời bày tỏ được tâm tư, thái độ của mình một cách kín đáo, nhà thơ Thái Thăng Long đã sử dụng cả biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh: Tay em khẽ chạm Vì hay nhút nhát Lá cụp vào rồi Cây đứng một mình Cây như có mắt Vì hay xấu hổ Phải không bạn ơi Suốt đời lặng thinh… Mắt trong kẽ lá Tinh nghịch nhìn em Xin đừng xấu hổ Cây hãy làm quen (Cây Xấu Hổ - Thái Thăng Long) Hoa bướm là loài hoa được đặt tên theo đặc điểm của nó hao hao giống cánh loài bướm côn trùng. Bướm có đôi cánh mỏng manh, cánh hoa bướm cũng vậy. Chính vì thế nhà thơ Nguyễn Đình Kiên đã nhìn thấy cả hai hình ảnh Hoa Bướm và loài Bướm trong sự hiện hữu của loài hoa này. Nhà thơ thấy hoa như muốn bay lên, như cánh bướm vậy: Xòe cánh bướm Hoa chực bay Rễ là dây Lôi hoa lại. Thò tay hái Bông hoa xinh Bé giật mình, Kìa cánh bướm. (Hoa Bướm – Nguyễn Đình Kiên) 44 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Đặc biệt, biện pháp nhân hóa còn tạo nên một hình ảnh rất hay giữa mối quan hệ “hoa mơ bay” với” trận mưa trắng”: Gốc mơ già Hoa nở trắng Con gà vàng Nằm sưởi nắng. Cơn gió đến Rung cành cây Hoa bay bay Trận mưa trắng. (Hoa Mơ – Ngô Quân Miện) Dựa vào qui luật nở vào một thời điểm trong ngày của hoa mười giờ, tác giả Phạm Thái Quỳnh so sánh hoa như chiếc đồng hồ báo thời gian cho con người biết. Bài thơ đem lại cho trẻ có thêm sự hiểu biết để thấy giá trị của một bông hoa tuy nhỏ bé nhưng mang lại lợi ích đối với các em, nhờ mỗi khi hoa nở mà trẻ biết đó là mười giờ: Có một loài hoa Không kim, không cót Ngủ nhiều hơn thức Mà như đồng hồ Mặt trời lên cao Hoa nở, bé gọi : Hoa mới mở mắt. “Mẹ ơi, mười giờ”. Mười giờ hoa nở Đúng giờ, hoa nở Hương thoảng nơi nơi Là hoa đồng hồ Cánh rung rinh nắng Đỏ như mặt trời. (Hoa đồng hồ - Vương Trọng) Một cái cây thô sơ, tầm thường, nhưng đã được tác giả Thy Ngọc nhân hóa hóa thành cái cây có tâm hồn thân tình. Cây có ngàn mắt, có trăm cành 45 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang cây thích giao hòa, có tâm hồn rộng mở để “đón gió”, để sẻ chia bầu bạn cùng bầu trời kia: Cây có ngàn mắt lá Sao hôm bao giờ mọc Mắt nào cũng tươi xanh Cũng đùa nấp sau cây Cây có trăm tay cành Bé có cuốn sách hay Thích dang tay đón gió Ngồi bên cây đọc mãi… Tâm hồn cây rất ngỏ Chim thường đến tâm tình. Sương đêm gặp bình minh Hay trao cây chuỗi ngọc… (Cây – Thy Ngọc) Trong bài thơ Hoa mào gà, tác giả đã sử dụng cả dấu chấm than, dấu hỏi, cả lời gọi tha thiết để loài hoa, loài vật gần gũi nhau hơn, từ “Ơi”, giống như ngôn ngữ nói để tạo ra sự gần gũi giữa các sự vật: Một hôm chú gà trống Lang thang trong vườn hoa Đến bên hoa mào gà Ngơ ngác nhìn không chớp. Bỗng gà kêu hoảng hốt: - Lạ thật ! Các bạn ơi ! Ai lấy mào của tôi Cắm lên cây này thế? (Hoa mào gà – Thanh Hào) Ngoài các biện pháp tu từ, các tác giả khác trong Tuyển tập tạo nên biện pháp đối thoại giữa các nhân vật, nhằm dựng lên một không gian trò truyện trong thơ. Nó vừa thể hiện những nét ngây thơ của trẻ con, vừa đề cập đến 46 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang những thắc mắc thường có ở các em để mở ra trước mắt các em những điều kỳ lạ. Đó là cuộc đối thoại giữa Ong và Bướm trong bài thơ Lời chào của hoa (Võ Văn Trực). Ong thì giục và gọi hoa thức dậy, Hoa thì bừng tỉnh chào bạn: Hoa còn ngái ngủ Hoa bừng mở mắt : Ong đã đến rồi - Xin chào bạn ong ! - Dậy mau đi chứ Hoa liền dâng mật Kìa ông mặt trời ! Thơm ngát cánh rừng (Lời chào của hoa – Võ Văn Trực) Có khi đó là những câu hỏi mà không rõ chủ thể là ai. Tác giả đưa ra rồi lại tự trả lời cho các em nhỏ hiểu. Đó là câu hỏi vì sao quả dừa trên cao lại chứa đầy nước ngọt trong đó: - Ai mang nước lên cây Mà dừa kia có nước? - Chắc mấy hôm trời mưa Dừa đã lo hứng được ! - Nước mưa có ngọt đâu Mà nước dừa lại ngọt? - Chắc dừa đi xin đường Bỏ vào bụng từ trước. (Dừa – Phạm Hổ) Với những biện pháp tu từ trên, các tác giả đã vừa diễn tả được những tình cảm, cảm xúc của mình bằng ánh mắt trẻ thơ vừa tạo một không gian gần gũi, đầy yêu thương của trẻ nhỏ, biến những thứ tưởng chừng như quá quen thuộc, tưởng như dễ quên thành thế giới có tâm hồn, có cảm xúc, thành những người bạn đang quý, đáng yêu của trẻ thơ. 47 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang 2.3. Truyện kể 2.3.1. Dung lượng truyện Để phù hợp với tâm sinh lý và tư duy của trẻ mầm non, những sáng tác truyện kể hầu hết thường có dung lượng ngắn, vừa phải. Lời kể như thế khiến các em dễ nắm bắt nội dung truyện. Và dĩ nhiên, nội dung đó thấm dần dần vào tâm hồn trẻ thơ, tác dụng giáo dục các em sẽ có hiệu quả. Qua việc khảo sát 12 truyện trong Tuyển tập, chúng tôi nhận thấy, truyện ngắn nhất là truyện Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-kenNguyễn Huy Đàn dịch). Truyện này khoảng hơn 250 con chữ. Truyện dài nhất là truyện Sự tích rau thì là (Nhược Thủy), Truyện này dài do đối thoại nhiều, truyện gần 2 trang sách, khoảng trên 500 con chữ. Những truyện còn lại có dung lượng 1 trang sách, tương đương khoảng từ hơn 300 đến gần 400 con chữ. 2.3.2. Kết cấu truyện Kết cấu truyện được hiểu là sự sắp xếp gắn kết các sự kiện, các tình tiết, chi tiết trong mạch kể theo một trình tự nhất định nào đó nhằm diễn tả trọn vẹn nội dung của truyện, nhằm làm rõ ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Có thể thấy, các truyện trong chủ đề thế giới thực vật chính là các sáng tác đồng thoại dành cho con trẻ. Vì viết và kể về thế giới thực vật dành cho trẻ mầm non, so với những chủ đề khác, mảng sáng tác này có cách diễn đạt khác hơn đôi chút. Nếu như ở các chủ đề khác thường có kết thúc có hậu, thì nhiều truyện trong chủ đề này thường giải thích tên gọi một loài cây, loài hoa nào đó. Ví như vì sao gọi cây là cây thì là (Sự tích rau thì là – Nhược Thủy); Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken – Nguyễn Huy Đàn dịch). Và chúng tôi thấy, những truyện viết về thế giới thực vật cho thiếu nhi có mấy dạng cấu trúc sau đây: Dạng thứ nhất, cũng mượn cách kể của cổ tích: Mở đầu là khung thời gian “ngày xửa, ngày xưa” à tình huống lý do để đặt tên loài hoa, loài cây 48 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang nào đóàcó tên gọi. Cách kể này có ở 5 truyện: Sự tích rau thì là (Nhược Thủy), Sự tích cây khoai lang (Theo Báo Họa Mi), Sự tích hạt thóc (Sưu Tầm), Hoa bìm bìm (Sưu Tầm), Sự tích một loài hoa (Phạm Đức –Phương Ly). Ví dụ truyện Hoa bìm bìm: Ngày xưa , các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Một hôm có một cô Tiên trên trời bay xuống, áo có có dải lụa màu xanh, đỏ , tím, vàng rất đẹp. Bên bờ dậu, Bìm Bìm cố vươn mình để ngắm cô Tiên xinh đẹp, rực rỡ. Một cô Tiên sà xuống bên Bìm Bìm và hỏi: Bìm Bìm ơi ! cháu có thích màu áo của cô không? Bìm Bìm đáp: Cháu thích lắm, nhất là màu tím. Cô Tiên nói: Cô sẽ cho cháu mấy viên ngọc quý có thể hóa phép ra các màu mà cháu thích. Nói xong cô tiên đưa cho Bìm Bìm bốn viên ngọc lóng lánh rồi bay đi mất. Thấy trên giàn có chùm nụ mướp, Bìm Bìm liền tung viên ngọc màu vàng vào chùm nụ mướp. Tức khắc, nụ mướp nở ra một đám hoa vàng sáng rực cả góc vườn. Viên ngọc thứ hai màu đỏ, Bìm Bìm tặng cho bạn hoa mào gà. Ngay lập tức, những nụ hoa nở thành một chùm hoa hoa đỏ thắm rực rỡ. Viên ngọc màu xanh Bìm Bìm tặng cho những đám mây trắng và tung viên ngọc lên trời. Tức khắc, các đám mây trắng biến thành màu xanh trông thật đẹp. Còn lại viên ngọc màu tím, Bìm Bìm tung viên ngọc tím lên đầu mình. Tức khắc hoa Bìm Bìm chuyển thành màu tím dịu như áo cô tiên.Tất cả đều tấm tắc khen: “Áo Bìm Bìm đẹp quá !”. Dạng thứ hai, mở đầu là đi thẳng vào lý do vì sao loài cây, loài hoa nào đó có đặc điểm như hiện nay ta thấy chúng và chỉ kể có một sự kiện nào đó. Có 5 truyện kể theo hình thức này: Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Gaken – Nguyễn Huy Đàn dịch), Chuyện trong vườn (Thành Tuấn), Chú đỗ con (Viết Linh), Cây tùng con (N.Uây-lơ – Nguyễn Huy Đàn dịch), Bé hành đi khám bệnh (Sưu Tầm). Ví dụ truyện Chú đỗ con của tác giả Viết Linh: Có một chú Đỗ con nằm ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy, chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti, xôm 49 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài. Ai đó, cô đây. Thì ra cô Mưa Xuân đem nước đến cho Đỗ con được tắm mát, chú lại ngủ khì. Có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình hỏi: Ai đó. Tiếng thì thầm trả lời chú: “Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Đỗ con lại cựa mình, Chú thấy mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo khoác ngoài. Chị Gió Xuân bay đi. Có những tia nắng ấm áp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con hỏi: Ai đó? Ông là Mặt Trời đây, cháu dậy thôi, sáng lắm rồi. Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân. Đỗ con xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía Ông Mặt Trời ấm áp. Dạng thứ ba, tác giả kể một câu chuyện nào đó xoay quanh cuộc sống của loài cây, loài hoa nào đó. Loại này có 2 truyện: Búp măng non (Sưu Tầm), Chuyện của cây hoa hồng (Thanh Huyền). Ví dụ truyện Búp măng non (Sưu tầm): Bé đã bao giờ nhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không bao giờ ngả nghiêng. Từ dưới gốc, tre mẹ sinh ra nhiều tre con. Tre con ngủ say dưới lòng đất, người ta thường gọi chúng là măng. Một ngày kia, ông Thiên Lôi trên trời gõ trống “Thì thùng ! Thì thùng !” Làm cho đám măng nhỏ tỉnh giấc. Có một chú Măng non sức lực khỏe mạnh, thân hình mập mạp, tròn trịa. Măng non lớn rất nhanh, nhưng khi chú chuẩn bị vươn lên khỏi mặt đất, chú cảm thấy có cái gì đó đang cản mình lại. Một bạn Giun Đất trườn qua, nói: Măng non ơi ! Có một hòn đá to ở phía trên đầu bạn đấy ! Thề à ? Tớ biết làm thế nào bây giờ ? Bạn hãy thử tìm một lối khác để vươn lên mặt đất xem sao. Măng non bắt đầu tìm đường bên cạnh hòn đá để xuyên lên khỏi mặt đất, càng nhích lên phía trước nó càng mệt… Măng non nản quá. Nhưng được Tre mẹ động viên, măng non đã cố suy nghĩ, cuối cùng nó cũng xuyên qua mặt đất. Nó hít sâu một luồng không khí trong lành, lòng vui phơi phới. 50 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Từ búp Măng non, chú đã trở thành cây tre nhỏ giống như mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới. 2.3.3. Nhân vật trong truyện 2.3.3.1. Số lượng nhân vật Những truyện kể cho trẻ mầm non trong Tuyển tập luận văn khảo sát có số lượng nhân vật không nhiều vì những câu chuyện này viết nhằm để cho các em nhỏ đọc. Truyện ít nhất có 3 nhân vật đó là truyện: Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken-Nguyễn Huy Đàn dịch), Sự tích cây khoai lang (Theo báo họa mi). 4 Truyện có 4 nhân vật đó là truyện: Chuyện trong vườn (Thành Tuấn), Chú đỗ con (Viết Linh), Sự tích hạt thóc (Sưu tầm), Cây tùng con (N.Uây-lơ, Nguyễn Huy Đàn dịch). 4 Truyện có 5 nhân vật đó là truyện: Búp măng non (Sưu tầm), Bé hành đi khám bệnh (Sưu tầm), Hoa bìm bìm (Sưu tầm), Sự tích một loài hoa (Phạm Đức – Phương Ly). Truyện có 8 nhân vật đó là truyện: Chuyện của cây hoa hồng (Thanh Huyền). Truyện nhiều nhất có 30 nhân vật đó là truyện: Sự tích rau thì là (Nhược Thủy) 2.3.3.2. Các loại nhân vật Truyện viết cho trẻ mầm non chúng tôi khảo sát có các loại nhân vật sau: Thứ nhất các loại nhân vật là con người. Nhân vật con người thường là nhân vật trẻ em, có loài là con vật, đồ vật, loài cây, loài hoa. Tuy vậy, là chủ đề Thế giới thực vật nên nhân vật chính là các loài cây, hoa, lá và các hiện tượng thiên nhiên như gió, nắng, mưa. Đó là cây bìm bìm trong truyện Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken – Nguyễn Huy Đàn dịch), là cây thì là (Sự tích rau thì là – Nhược Thủy), là hạt đỗ (Chú đỗ con – Viết Linh), là 51 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang cây tùng (Cây tùng con – N.Uây-lơ, Nguyễn Huy Đàn dịch), là cây khoai lang (Sự tích cây khoai lang – Theo báo Họa Mi), là hoa mười giờ, hoa hồng, hoa huệ (Sự tích một loài hoa – Phạm Đức, Phương Ly), là cô mưa xuân, là chị gió (Chú đỗ con – Viết Linh), là củ hành, củ su hào, củ cà rối, bắp cải (Bé hành đi khám bệnh – Sưu tầm), là cây bưởi (Chuyện của cây hoa hồng – Thanh Huyền) có khi là con vật nào đó như con gà (Sự tích hạt thóc – Sưu Tầm), là con giun đất (Chuyện của cây hoa hồng – Thanh Huyền), là con chim chích (Vì sao bìm bìm leo trên cây? - Ê-li-da-bét Ga-ken – Nguyễn Huy Đàn dịch), là những con ong, con bướm (Hoa bìm bìm – Sưu tầm), là con dê (Cây tùng con – N.Uây-lơ, Nguyễn Huy Đàn dịch). Nhân vật có khi còn là Bà Tiên (Sự tích hạt thóc – Sưu Tầm), là ông bụt (Sự tích cây khoai lang – Theo báo họa mi). Cùng với thế giới cỏ cây hoa trái kia là con người, mối quan hệ giữa trẻ và các loài vật gần gũi với nhau . Nhân vật con người có thể là trẻ em như cô cháu gái (Chuyện trong vườn – Thành Tuấn), cậu bé (Sự tích cây khoai lang – Theo báo Họa Mi), có khi nhân vật là người lớn như ông chủ vườn (Chuyện trong vườn – Thành Tuấn), nhân vật người bà (Sự tích cây khoai lang – Theo báo họa mi). Các loại nhân vật trong những câu chuyện trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ: hạt đỗ để có thể nảy mầm, lớn lên thành cây thì cần phải có đất, nước, gió cùng với những tia nắng ấm áp thì hạt đỗ mới có thể lớn lên và thành cây được (Chú đỗ con –Viết Linh). Cũng như cây hoa hồng, để có những cánh hoa hồng đẹp rực rỡ, tỏa ra mùi hương thơm ngát thì hoa hồng phải có Mẹ Đất cho dòng sữa mát lành, ngọt ngào, ông Mặt Trời cho những tia nắng rực rỡ, chị Gió đem những làn gió dịu dàng quạt mát cho Hoa Hồng, anh Giun Đất hàng ngày xới đất giúp Hoa Hồng có nhiều không khí để thở, có như vậy cây hoa hồng mới lớn nhanh và ra hoa được (Chuyện của cây hoa hồng – Thanh Huyền). 52 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang 2.3.3.3. Ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật trong Tuyển tập giản dị, gần gũi và thân quen với các em nhỏ. Ngôn ngữ nhân vật trong truyện giản dị dễ hiểu. Ví như truyện Bé hành đi khám bệnh: Mấy hôm nay trời trở lạnh, bé Hành không chịu quàng khăn và mặc áo ấm lên bị ho. Bé Hành quyết định đi khám bệnh. Đến phòng khám, bé hành gặp cả bạn Ngô, bạn Su Hào và bạn Cà Rốt cũng bị ho như bé. Vì bé hành nhỏ nhất nên được bác sĩ Bắp Cải gọi vào khám trước tiên. Qua những từ ngữ đơn giản trong câu chuyện trên giúp trẻ hiểu được tại sao bé Hành lại phải đi khám bệnh và vì sao bé hành lại được bác sĩ khám cho trước tiên. Truyện Búp măng non, các từ ngữ giản dị, mộc mạc giúp trẻ dễ dàng tưởng tượng ra cây tre, vì những từ ngữ đó làm cho trẻ dễ đọc, dễ hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bé đã bao giờ nhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn hay mưa to, tre vẫn thẳng vút không bao giờ ngả nghiêng […] Những giọt nước li ti lất phất thấm nhẹ xuống mặt đất. Khi làn nước mưa thấm xuống thân mình, đám măng non uống nước mưa thật no. Sau đó chúng cựa quậy rồi dùng sức đâm xuyên lên mặt đất. Có một chú Măng non sức lực khỏe mạnh, thân hình mập mạp, tròn trịa. Chú mặc rất nhiều lớp áo. Măng non lớn rất nhanh, nhưng khi chuẩn bị vươn lên khỏi mặt đất thì chú cảm thấy như có cái gì đó đang cản lại mình. Ngôn ngữ điệu nói và đối thoại: Như bạn bè nói với nhau (các loài hoa lá nói với nhau), truyện Chuyện trong vườn (Thành Tuấn) , cuộc đối thoại giữa Hoa Giấy và Cây Táo trở nên rất gần gũi, tha thiết qua các từ “Táo ơi !, nghiêng tán lá xanh thì thầm, bạn Hoa Giấy ơi đừng buồn !”: Một hôm, Cây Hoa giấy nói với Cây Táo: 53 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang - Táo ơi ! cậu có biết là cậu đã làm xấu cả khu vườn không ? Cây táo không đáp mà chỉ im lặng. Mùa xuân đến, cây Hoa Giấy đâm chồi nảy lộc […]. Cây Hoa giấy nói: - Táo ơi ! Cậu nên đi khỏi khu vườn này để lấy chỗ cho tớ trổ hoa thì hơn. Cây táo nép mình im lặng. Cây hoa giấy thấy chẳng ai để ý đến mình thì buồn quá. Cây táo nghiêng tán lá xanh thì thầm: - Bạn Hoa giấy ơi đừng buồn ! Hai chúng ta mỗi người một nhiệm vụ. […] Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của Cây Táo sau mùa cho quả. Truyện Chú đỗ con (Viết Linh), cuộc đối thoại giữa loài cây với các hiện tượng tự nhiên, giữa cây đỗ với gió, với mưa, với ông trời trở nên gần gũi, sự chia sẻ thân thiện: Đỗ con hỏi: - Ai đó ? Có tiếng trả lời: - Cô đây! Thì ra là cô Mưa Xuân đem nước đến tắm mát cho Đỗ con. Bỗng, tiếng sáo vi vu trêm mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình và hỏi: - Ai đó? Có iếng thì thầm dịu dàng trả lời chú: - Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Bỗng có những tia nắng ấm áp khẽ lay Đỗ con dậy, chú hỏi : - Ai đó? Một giọng nói ồm ồm, âm ấm vang lên : - Ông là Mặt Trời đây ! Đỗ con rụt rè hỏi : - Ông ơi ! Ở trên ấy lạnh lém phải không ạ? Ông Mặt Trời động viên Đỗ con: - Cháu cứ vùng dậy đi nào ! Ông sẽ sưởi ấm cho cháu ! 54 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Có khi là cuộc đối thoại giữa các loài nói với Ông Trời, bà Tiên, cô Tiên, Ông Bụt: Như trong truyện Sự tích cây khoai lang (Theo Báo Họa Mi), truyện Hoa bìm bìm (Sưu Tầm), truyện Sự tích hạt thóc (Sưu Tầm), truyện Sự tích rau thì là (Nhược Thủy). Ví dụ truyện Sự tích hạt thóc (Sưu Tầm): Thấy lạ bà Tiên ở trên trời vén mây đi xuống. Thấy đàn gà tranh nhau đòi lấy được quả, bà tiên hỏi ai đã nhìn thấy. Bầy gà đồng thanh nói: - Cháu nhìn thấy trước ! Bà Tiên không biết phân xử thế nào […] và nói: - Ai chịu khó bới thì sẽ nhặt được. Từ đó, bầy gà phải nhặt từng hạt thóc, những hạt còn sót lại mọc thành những cây lúa như bây giờ. Qua cuộc đối thoại trên, trẻ hiểu được tại sao lại có hạt thóc như bây giờ và những chú gà suốt ngày cặm cụi tìm kiếm, mổ từng hạt thóc. Truyện Sự tích rau thì là (Nhược Thủy), đó là cuộc nói chuyện giữa trời và các loài rau tạo ra sự gắn bó thân thiện giữa trời và các loài vật dưới trần gian. Từ đó giúp trẻ hiểu được từ đâu có tên các loài rau như vậy: Một hôm ,loài rau rủ nhau đến nhà Trời xin Trời đặt tên cho. Trời nói: - A phải đấy, đặt tên cho dễ gọi dễ tìm. Trời ra ngắm nghía từng cây để xem mặt đặt tên. Một anh Rau đến trước mặt Trời, cúi chào và nói: - Xin Trời đặt tên cho con ! Trời nhìn anh rồi bảo: - Con thì cuộn trắng lá xanh, nấu canh ăn ngọt, xào luộc cũng ngon, muối dưa cũng giòn phải không? - Thưa Trời, Vâng ạ - Thế con thì là…Trời nghĩ một tí rồi nói tiếp: - Con thì là Rau Cải Thìa nhé ! - Cải Thìa ạ ? Vâng cảm ơn Trời. Ngoài ra ngôn ngữ nhân vật là loài vật trong truyện được nhân hóa: Như chú giun đất, chim sẻ nói chuyện với măng non (Búp măng non – Sưu Tầm), hạt đỗ nói chuyện với chị gió, cô mưa, ông mặt trời (Chú đỗ con – Viết 55 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Linh), con gà nói chuyện với bà tiên (Sự tích hạt thóc – Sưu Tầm), hay bác sĩ bắp cải nói chuyện với củ hành (Bé hành đi khám bệnh – Sưu Tầm), loài hoa bìm bìm nói chuyện với cô tiên (Hoa bìm bìm – Sưu Tầm), cây hoa hồng nói chuyện với anh giun đất, với mẹ đất, với ông trời, với chị bưởi (Chuyện của cây hoa hồng – Thanh Huyền). Thật ra, các nhân vật trong truyện viết cho các em trong Tuyển tập chủ yếu là hoa lá cỏ cây nhưng tác giả đã nhân hóa các nhân vật giống như con người biết nói chuyện, chia sẻ với nhau để giúp trẻ khi đọc câu chuyện có sự thu hút, tạo sự hấp dẫn với các em, đồng thời làm cho câu chuyện thêm sinh động, độc đáo hơn. Tiểu kết chương 2 Các tác giả đã kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau trong các tác phẩm của mình. Đó là những thể thơ và nhịp điệu và ngôn ngữ thơ nhằm làm cho các bài thơ thêm phong phú và đa dạng. Hay là nghệ thuật trong truyện kể qua dung lượng truyện, kết cấu truyện, số lượng nhân vật, các loại nhân vật và ngôn ngữ nhân vật để nói lên những cái hay, cái hấp dẫn trong mỗi câu chuyện. Các bài thơ, bài ca dao – đồng dao, truyện kể không chỉ bó hẹp trong một hình thức thơ, truyện nào mà là sự nhuần nhuyễn các thể thơ khác nhau, các tình tiết truyện khác nhau cùng với việc kết hợp các biện pháp tu từ mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. 56 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang KẾT LUẬN 1. Luận văn đã khảo sát những sắc thái nội dung về chủ đề thế giới thực vật. Thông qua đó, các em có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh mình với hoa lá, trái cây đẹp đẽ, quen thuộc, gần gũi, đa màu sắc, phong phú và đa dạng. Các em sẽ yêu thêm những bài thơ nho nhỏ, những lời hát đồng dao thân quen, những câu chuyện dễ nhớ gần gũi. Hơn thế nữa, các em sẽ học được những bài học bổ ích về tình yêu thiên nhiên. Mỗi bài thơ, mỗi câu chuyện nhỏ xinh, làm nên một tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái. Những truyện đồng thoại kể ngắn ngọn, có kết cấu đơn giản giúp trẻ thơ hiểu thêm môi trường xung quanh. Trong những truyện đồng thoại như thế, nhân vật là loài cây cỏ hoa trái…đã được nhân hóa để có một cuộc sống như con người. Các em nhỏ sẽ thấy thế giới thiên nhiên trở nên gần gũi, trở thành bạn bè...tuy vậy, không vì thế mà quên đi chiều sâu triết lý ở kết cấu từng truyện kể, hoặc đằng sau từng câu thơ. 2. Những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật được biểu đạt bởi những hình thức nghệ thuật tương hợp. Đó là các hình ảnh đến từ thế giới thiên nhiên, là những loài thực vật hay hiện tượng thiên nhiên quen thuộc. Những hình ảnh được nhìn từ đôi mắt trẻ thơ, và sống động như chính trẻ thơ. Ở đây, tác giả đã sử dụng tài tình các biện pháp nghệ thuật như nhân cách hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ . Các từ loại như danh từ, tính từ, động từ cũng được kết hợp linh hoạt để miêu tả thế giới thực vật phong phú, sự vận dụng linh hoạt các hình thức đối thoại và vô số yếu tố bất ngờ ngộ nghĩnh. Đó cũng là nhân tố quan trọng đem lại thành công cho các nhà thơ. 3. Qua những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật, các tác giả đều muốn nói với các em rằng, thế giới thực vật phong phú và đa dạng, tuy đó là những cây trái, là những vật vô tri vô giác, nhưng nó cũng có tình cảm, có 57 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang nhịp sống hàng ngày như mỗi con người chúng ta. Vì vậy các em nhỏ phải biết yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng. 58 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồng Diệu, (1980), “Đọc lại tuổi thơ Trần Đăng Khoa”, Báo văn nghệ số 42, (18/10). 2. Hà Nguyễn Kim Giang (2009), Giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học, (Nxb Giáo dục). 3. Phạm Hổ, (1995), Chuyện hoa, chuyện quả (Tuyển tập truyện), Nxb Phụ nữ, H. 4. Phạm Hổ, (2003), “Một vài ý kiến về thơ cho các em”, trong sách Văn học thiếu nhi Việt Nam Tập 1, Vân Thanh (Sưu tầm –biên soạn), Nxb Kim Đồng, tr. 738à744. 5. Trần Đăng Khoa, (1973), Góc sân và khoảng trời, Nxb Kim Đồng, H. 6. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục. 8. Lã Thị Bắc Lý (2010), Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non (in lần thứ 2), Nxb Giáo dục. 9. Lã Thị Bắc Lý (1013), Giáo trình văn học trẻ em (in lần thứ 10), Nxb Đại học Sư phạm. 10. Nhiều tác giả ( 1983), Bàn về văn học thiếu nhi. Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 11. Võ Quảng, (2003), “Thơ với bạn đọc nhỏ tuổi”, trong sách Văn học thiếu nhi Việt Nam Tập 1, Vân Thanh (Sưu tầm - biên soạn), Nxb Kim Đồng, tr. 663à665. 12. Vân Thanh (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam ( Nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận – Tư liệu), Tập 1, Nxb Kim Đồng. 13. Xuân Tửu, (2003), “Xung quanh vấn đề trẻ em làm thơ”, trong sách Văn học thiếu nhi Việt Nam Tập 1, Vân Thanh (Sưu tầm – biên soạn), Nxb Kim Đồng, tr. 1152à1155. 59 [...]... dung chính của khóa luận gồm 2 chương sau: Chương 1: Những sắc thái biểu hiện về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non Chương 2: Giá trị nghệ thuật những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non 7 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang NỘI DUNG CHƯƠNG1 NHỮNG SẮC THÁI BIỂU HIỆN VỀ CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON 1.1 Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu Vì là một công trình Tuyển tập nên... 5.2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu những sắc thái nội dung và giá trị nghệ thuật những sáng tác thuộc chủ đề Thế giới thực vật qua Tuyển tập được khảo sát - Chỉ ra ý nghĩa giáo dục của những sáng tác chủ đề thực vật đối với học sinh lứa tuổi mầm non 6 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại - Kết hợp các thao tác khoa học khác: Bình giảng, phân... phú về chủ đề thực vật 1.2.1 Thế giới hoa lá, cỏ cây quen thuộc, gần gũi Bước chân vào thế giới thực vật, các em nhỏ sẽ bắt gặp tất cả những gì quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày Ta sẽ gặp hoa mơ, hoa khế, hoa thị, 11 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang cây dừa, cây bắp cải xanh, củ cà rốt, cây dây leo; đó còn là truyện kể về chú đỗ con, sự tích hạt thóc…Tất cả đều có mặt trong Tuyển tập Trước hết, những. .. con người được mát mẻ, được đẹp hơn 1.2.2 Thế giới hoa trái, cỏ cây đẹp đẽ, đa sắc màu Màu sắc là vẻ đẹp ưu thế của thế giới cỏ cây hoa trái xứ sở nhiệt đới này Nhiều sắc màu từ nhiều loài hoa trái làm đẹp những trang thơ Qua những sáng tác, bạn đọc nhận ra một thế giới hoa trái cỏ cây đẹp đẽ vì màu sắc của chúng Với bài thơ Hoa kết trái, tác giả Thu Hà miêu tả những bông hoa rực rỡ màu sắc Các em nhỏ... tác khoa học khác: Bình giảng, phân tích… 7 Đóng góp của khóa luận - Thông qua triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi hi vọng giúp bạn đọc tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong các sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật trong Tuyển tập khảo sát - Luận văn góp phần giáo dục trẻ thơ tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ gìn giữ môi trường xung quanh, góp phần giáo dục... bắt đầu ra hoa và kết quả: “Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ xíu màu xanh Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng” Qua những sáng tác ta còn thấy, thế giới hoa trái cỏ cây còn có vẻ đẹp vì những dáng vẻ sinh động Hình ảnh quả na rất sinh động đã được Phạm hổ miêu tả qua những câu thơ sau: Na non xanh Múi loắt cho t Na mở mắt Múi mở to Na bỏ vò Đua nhau chín Môi chúm chím Hút... thuộc các thể loại khác nhau Tổng số tác giả khá đông Trong đó, số tác giả có thơ được tuyển chọn là 17, các cây bút truyện là 12 Ngoài ra còn những sáng tác là ca dao, đồng dao và truyện của tác giả nước ngoài và nghệ sĩ dân gian Do sự tiếp cận hạn hẹp của tác giả luận văn và khuôn khổ luận văn, vì vậy, trong phần này, chúng tôi giới thiệu một số tác giả tiêu biểu 1.1.1 Tác giả Phạm Hổ Nhà thơ Phạm Hổ... Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam Tác phẩm Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu “thần đồng thơ trẻ của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:... nhưng những chú măng cũng chưa thể vươn lên khỏi mặt đất, Măng non nản lắm, nhưng nhờ có Tre mẹ động viên an ủi, các chú măng non đã cố gắng suy nghĩ và nhờ sự thông minh, nhanh nhẹn của mình các chú măng non đã xuyên qua mặt đất, lên được mặt đất các chú chim sẻ thấy măng non đã vội khen tấm tắc vì măng non rất giỏi và từ đó các Măng non được ông mặt trời chiếu sáng, lớn lên rất nhanh, “Từ búp măng non, ... – Võ Văn Trực) Qua những vần thơ, những câu chuyện, thế giới hoa lá cỏ cây đẹp vì nhiều hương vị Bài thơ Hồ sen giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của hoa sen trong buổi sớm mai Ở đây, tác giả giúp trẻ tưởng tượng được ra cảnh hồ sen đang nở đẹp và cảm nhận được hương thơm quyến rũ mà thoang thoảng tỏa khắp không gian Màu xanh nhẹ nhàng, tươi mát của lá sen cùng với chị gió rung êm đềm làm cho hạt sương đêm đọng ... chọn đề tài Những sáng tác chủ đề Thế giới thực vật cho trẻ mầm non Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang Mục đích nghiên cứu - Khẳng định giá trị nội dung nghệ thuật sáng tác chủ đề Thế giới thực vật. .. Chương 1: Những sắc thái biểu chủ đề giới thực vật cho trẻ mầm non Chương 2: Giá trị nghệ thuật sáng tác chủ đề giới thực vật cho trẻ mầm non Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Giang NỘI DUNG CHƯƠNG1 NHỮNG... CHỦ ĐỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON Ở chương 1, luận văn biểu nội dung chủ đề viết Thế giới thực vật cho trẻ mầm non Trong chương này, người viết khảo sát phương diện nghệ thuật tiêu biểu sáng tác

Ngày đăng: 21/10/2015, 09:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan