Bài ca phong cảnh Hương Sơn

3 574 0
Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN                                      (Chu Mạnh Trinh) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC     Cảm nhận được cảnh vật nên thơ, nên hoạ của Hương Sơn. Thấy được sự hoà quyện giữa tấm lòng thành kính trang nghiêm với tình yêu quê hương đất nước. Cách sử dụng từ tạo hình, giọng điệu bài thơ khoan thai nhẹ nhàng như ru, như mời mọc. Hiểu được các hình tượng trong bài và đặc điểm của thơ cổ thể. Tìm hiểu và phân tích tác phẩm hát nói.   1/ Kiến thức   – Một cái nhìn bao quát về phong cảnh Hương Sơn.   – Tấm lòng thành kính với cảnh đẹp quê hương đất nước.   – Cách sử dụng từ, giọng điệu bài hát nói khoan thai nhẹ nhàng.   – Thấy được tình yêu với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và tâm hồn phóng khoáng, hướng Phật của nhà thơ.   2/ Kĩ năng Nắm được bố cục của bài hát nói. Đọc hiểu bài thơ thể hát nói.   3/ Thái độ Tình yêu thiên nhiên đất nước. II. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM 1/ Tác giả – Chu Mạnh Trinh (1862-1905). Hiệu là Trúc Vân. – Quê: Hưng Yên. – Học giỏi, đỗ Tiến sĩ 1892. Là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, nổi tiếng về thư pháp và kiến trúc. 2/ Bài thơ – Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ có thể được sáng tác khi tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. – Thể loại: HÁT NÓI.   3/ Bố cục: Bài thơ có thể chia làm ba phần: – 4 câu đầu: giới thiệu bao quát cảnh Hương Sơn. – 2012 câu tiếp: Cảnh đẹp Hương Sơn – 3 câu cuối: Suy niệm của nhà thơ trước cảnh Hương Sơn. III. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN      1/ Giới thiệu Hương Sơn: Hương Sơn (còn gọi là chùa Hương): Là quần thể danh thắng, di tích bao gồm nhiều suối, chùa, hang động lớn nhỏ khác nhau thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. Bầu trời cảnh bụt -> Câu thơ ngắn đặc biệt như lời giới thiệu gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. – ao ước bấy lâu nay: nhấn mạnh khao khát, ước mơ cháy bỏng.    Kìa non non nước nước mây mây    Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải ? -> câu hỏi tu từ, thán từ, điệp trùng =>Sự bỡ ngỡ kì thú của nhà thơ. Những điệp từ nối nhau vẽ nên sự trùng điệp, mênh mông của cảnh vật, bộc lộ sự háo hức, rạo rực bên trong lòng người.     Cách giới thiệu rất khéo, tự nhiên, thuyết phục về Hương Sơn trùng điệp, kì thú, thanh tao.     2/ Tả cảnh Hương Sơn      * Cái thần Hương Sơn: – Chim cúng trái, cá say kinh, tiếng chày kình -> Hình ảnh độc đáo, thần tình nhuốm màu Phật giáo. – Khách tang hải  giật mình trong giấc mộng -> Ngỡ ngàng    * Vẻ đẹp của thắng cảnh Hương Sơn   Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng  Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh -> Liệt kê, điệp từ. Ấn tượng về một quần thể vừa thiên tạo (động, hang, suối), vừa nhân tạo (chùa, am).  Nhác trông lên ai khéo họa hình,  Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt -> So sánh, trông thoáng qua. Cảnh đẹp ở tư thế nhiều tầng, hùng vĩ, gần gũi với con người.    3/  Suy niệm của nhà thơ:   Chừng giang sơn còn đợi ai đây   Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt ? -> Câu hỏi tu từ   Càng trông phong cảnh càng yêu -> Nghệ thuật tăng tiến -> Sự rung cảm thiết tha trước vẻ đẹp của Hương Sơn.   Say mê, tự hào. Phải có trách nhiệm đối với danh thắng. Từ tình yêu thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo đến tình yêu đất nước tha thiết, đậm sâu. III.TỔNG KẾT     1/ Nghệ thuật          Từ ngữ, hình ảnh gợi tả. Hài hòa chất họa, chất nhạc.Nhịp thơ nhẹ nhàng, khoan nhặt.    2/ Nội dung Miêu tả cảnh đẹp thanh cao thoát tục của Hương Sơn. Đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương đất nước.

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN (Chu Mạnh Trinh) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Cảm nhận được cảnh vật nên thơ, nên hoạ của Hương Sơn. Thấy được sự hoà quyện giữa tấm lòng thành kính trang nghiêm với tình yêu quê hương đất nước. Cách sử dụng từ tạo hình, giọng điệu bài thơ khoan thai nhẹ nhàng như ru, như mời mọc. Hiểu được các hình tượng trong bài và đặc điểm của thơ cổ thể. Tìm hiểu và phân tích tác phẩm hát nói. 1/ Kiến thức – Một cái nhìn bao quát về phong cảnh Hương Sơn. – Tấm lòng thành kính với cảnh đẹp quê hương đất nước. – Cách sử dụng từ, giọng điệu bài hát nói khoan thai nhẹ nhàng. – Thấy được tình yêu với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và tâm hồn phóng khoáng, hướng Phật của nhà thơ. 2/ Kĩ năng Nắm được bố cục của bài hát nói. Đọc hiểu bài thơ thể hát nói. 3/ Thái độ Tình yêu thiên nhiên đất nước. II. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM 1/ Tác giả – Chu Mạnh Trinh (1862-1905). Hiệu là Trúc Vân. – Quê: Hưng Yên. – Học giỏi, đỗ Tiến sĩ 1892. Là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, nổi tiếng về thư pháp và kiến trúc. 2/ Bài thơ – Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ có thể được sáng tác khi tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. – Thể loại: HÁT NÓI. 3/ Bố cục: Bài thơ có thể chia làm ba phần: – 4 câu đầu: giới thiệu bao quát cảnh Hương Sơn. – 2012 câu tiếp: Cảnh đẹp Hương Sơn – 3 câu cuối: Suy niệm của nhà thơ trước cảnh Hương Sơn. III. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1/ Giới thiệu Hương Sơn: Hương Sơn (còn gọi là chùa Hương): Là quần thể danh thắng, di tích bao gồm nhiều suối, chùa, hang động lớn nhỏ khác nhau thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. Bầu trời cảnh bụt -> Câu thơ ngắn đặc biệt như lời giới thiệu gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. – ao ước bấy lâu nay: nhấn mạnh khao khát, ước mơ cháy bỏng. Kìa non non nước nước mây mây Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải ? -> câu hỏi tu từ, thán từ, điệp trùng =>Sự bỡ ngỡ kì thú của nhà thơ. Những điệp từ nối nhau vẽ nên sự trùng điệp, mênh mông của cảnh vật, bộc lộ sự háo hức, rạo rực bên trong lòng người. Cách giới thiệu rất khéo, tự nhiên, thuyết phục về Hương Sơn trùng điệp, kì thú, thanh tao. 2/ Tả cảnh Hương Sơn * Cái thần Hương Sơn: – Chim cúng trái, cá say kinh, tiếng chày kình -> Hình ảnh độc đáo, thần tình nhuốm màu Phật giáo. – Khách tang hải giật mình trong giấc mộng -> Ngỡ ngàng * Vẻ đẹp của thắng cảnh Hương Sơn Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh -> Liệt kê, điệp từ. Ấn tượng về một quần thể vừa thiên tạo (động, hang, suối), vừa nhân tạo (chùa, am). Nhác trông lên ai khéo họa hình, Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt -> So sánh, trông thoáng qua. Cảnh đẹp ở tư thế nhiều tầng, hùng vĩ, gần gũi với con người. 3/ Suy niệm của nhà thơ: Chừng giang sơn còn đợi ai đây Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt ? -> Câu hỏi tu từ Càng trông phong cảnh càng yêu -> Nghệ thuật tăng tiến -> Sự rung cảm thiết tha trước vẻ đẹp của Hương Sơn. Say mê, tự hào. Phải có trách nhiệm đối với danh thắng. Từ tình yêu thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo đến tình yêu đất nước tha thiết, đậm sâu. III.TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật Từ ngữ, hình ảnh gợi tả. Hài hòa chất họa, chất nhạc.Nhịp thơ nhẹ nhàng, khoan nhặt. 2/ Nội dung Miêu tả cảnh đẹp thanh cao thoát tục của Hương Sơn. Đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương đất nước. ... điệp, mênh mông cảnh vật, bộc lộ háo hức, rạo rực bên lòng người Cách giới thiệu khéo, tự nhiên, thuyết phục Hương Sơn trùng điệp, kì thú, tao 2/ Tả cảnh Hương Sơn * Cái thần Hương Sơn: – Chim cúng...1/ Giới thiệu Hương Sơn: Hương Sơn (còn gọi chùa Hương) : Là quần thể danh thắng, di tích bao gồm nhiều suối, chùa, hang động lớn nhỏ khác thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây Bầu trời cảnh bụt -> Câu... họa, chất nhạc.Nhịp thơ nhẹ nhàng, khoan nhặt 2/ Nội dung Miêu tả cảnh đẹp cao thoát tục Hương Sơn Đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương đất nước

Ngày đăng: 20/10/2015, 23:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan