Trò chơi dân gian nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

4 541 0
Trò chơi dân gian   nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trẻ em cần một trò chơi với bạn bè để chúng có thể đoàn kết hơn. Đây chính là cách tôi đào tạo một nhân tài. VIệt Nam chúng ta cần phải học điều này vì bên nước ngoài các trò về tinh thần đồng đội được đặt lên hàng đầu.

Chúng ta ai cũng đã từng là một đứa trẻ, cũng từng trốn cha trốn mẹ những buổi trưa hè chạy ra sân đình để cùng chúng bạn chơi những trò chơi dân gian như: Rồng rắn lên mây, cướp cờ, kéo co, mèo đuổi chuột, ô ăn quan…Những trò chơi dân gian ấy gắn liền với tuổi thơ, mang lại niềm vui, hình thành kỹ năng sống cho mỗi người. Tất cả như một bức tranh sống động, nhiều màu sắc nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ ta. Mời QV&CB cùng tìm về ký ức tuổi thơ qua bài viết sau: Trò chơi dân gian – Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Trò chơi dân gian gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất của người nông dân và thường bắt nguồn từ những bài đồng dao có nhịp điệu đơn giản, gieo vần một cách tự do, có thể ngắn hoặc dài lặp đi lặp lại . Những câu đồng dao như: Nu na nu nống/ Cái trống nằm trong/ Con ong nằm ngoài/ Củ khoai liếm mật/ Phật ngồi Phật khóc/… hay “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà hay không...” đã in sâu trong tâm trí tuổi thơ. Những trò chơi dân gian lành mạnh không chỉ giúp giải trí sau những phút lao động mệt nhọc mà còn rèn luyện sức khoẻ, tạo phản ứng nhanh nhạy, khéo léo trong mỗi con người. Vào những đêm trăng sáng ngoài sân đình trẻ con túm áo nhau chơi “rồng rắn lên mây”, rồi cùng hồi hộp, chờ đợi người bị bắt khi chơi trò “trốn tìm” ; “bịt mắt bắt dê”. Hay dưới bóng mát của luỹ tre đầu làng chúng bạn xoè tay ra để đọc to “chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương...”. Rồi bỗng tất cả đều giật mình rụt nhanh tay lại khi nghe “ù à, ù ập”. Những trò chơi đòi hỏi tính toán, kỹ năng tư duy, khả năng nhanh nhẹn, sáng tạo như ô ăn quan, cướp cờ cũng được các em nhỏ vô cùng yêu thích. Với ưu điểm dễ chơi, có thể chơi bất kỳ lúc nào và bất cứ ở đâu. Khi thì quanh đống rơm, lũy tre đầu làng, khi thì ở sân đình, sân chùa, khi thì ở ngõ bên bờ rào dâm bụt…Dụng cụ chơi không cần quá cầu kỳ, ngược lại rất đơn giản và sẵn có. Chỉ cần những viên đá nhặt ở ven đường mấy đứa trẻ có thể quên cả lời mẹ dặn ngồi lê la “chơi ô ăn quan”, mấy que tre, bó đũa cũng trở thành dụng cụ để cho trẻ chơi “cỗ chuyền”. Viên phấn vẽ ô tròn, ô vuông để nhảy lò cò, vừa nhảy vừa điều khiển mảnh ngói hay mảnh sành vỡ sao cho đi đúng hướng... Những trò chơi thú vị ấy luôn hấp dẫn các em nhỏ, tiếng nói cười phá tan bầu không khí của làng quê Việt. Em Nguyễn Thị Hồng Ánh – Trường trung học cơ sở Thi Sơn cho biết: Em rất thích các trò chơi dân gian. Tranh thủ giờ ra chơi, em lại rủ các bạn chơi nhảy dây, trốn tìm…, qua những trò chơi này giúp các em đoàn kết với nhau hơn. Hơn nữa chơi trò chơi dân gian giúp em tránh xa được các trò chơi điện tử vô bổ. Em Nguyễn Thị Hồng Ánh cho biết thêm: (TCDG1 máy 1) Cuộc sống hối hả đã khiến những trò chơi dân gian không còn phổ biến như những năm 70 của thế kỷ trước. Trẻ em thành phố đã có thể dễ dàng chơi các trò chơi hiện đại mang tính bạo lực. Tuy nhiên về các vùng nông thôn vào những ngày hè, chúng ta vẫn có thể bắt gặp hình ảnh các em ngồi túm năm tụm ba chơi ô ăn quan, đánh chuyền, nhảy lò cò… Những trò chơi dân gian nhẹ nhàng nhưng mang ý nghĩa giáo dục nhân cách sâu sắc. Và chắc chắn mai này khi lớn lên những trò chơi ấy vẫn mãi in đậm trong tâm trí các em như những kỷ niệm đẹp về một tuổi thơ hồn nhiên và vô tư. Em Nguyễn Thị Nhung – Thành phố Phủ Lý chia sẻ: (TCDG2 máy 1) Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con em mình chơi những trò chơi dân gian thú vị, bổ ích. Bởi chúng không chỉ dạy các em cách sáng tạo, vận động tư duy mà còn giáo dục nhân cách cho các em, giúp các em sống nhân hậu hơn, biết yêu thương nhau, yêu gia đình, yêu quê hương. Bà Nguyễn Thị Hoan – một phụ huynh nói: (TCDG3 máy 1) Trò chơi dân gian có nhiều loại phù hợp với sở thích, cá tính khác của nhiều người, mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Nếu như rồng rắn lên mây, cướp cờ... là trò chơi nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp thì trò chơi đẩy gậy, kéo co lại giúp các em rèn luyện sức khỏe. Đánh đáo, chơi chuyền, chơi ô ăn quan lại rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác....Bên cạnh việc vui đùa, rèn luyện thân thể, còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng của con trẻ. Ngày nay, trước những xô bồ của cuộc sống, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trẻ em có thể dễ dàng chơi các trò chơi điện tử trên điện thoại, máy tính bảng. Chỉ cần một cái chạm tay, cả thế giới ảo sẽ hiện ra. Trò chơi dân gian vì thế mất dần vị trí của mình, thế nhưng trong tâm trí của mỗi người, trò chơi dân gian vẫn tồn tại như những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, nuôi dưỡng tâm hồn, chắp cánh ước mơ giúp các em sống nhân hậu hơn để hướng đến những giá trị tốt đẹp và bền vững. Thu Huệ ... Thị Hồng Ánh – Trường trung học sở Thi Sơn cho biết: Em thích trò chơi dân gian Tranh thủ chơi, em lại rủ bạn chơi nhảy dây, trốn tìm…, qua trò chơi giúp em đoàn kết với Hơn chơi trò chơi dân gian. .. tránh xa trò chơi điện tử vô bổ Em Nguyễn Thị Hồng Ánh cho biết thêm: (TCDG1 máy 1) Cuộc sống hối khiến trò chơi dân gian không phổ biến năm 70 kỷ trước Trẻ em thành phố dễ dàng chơi trò chơi đại... tụm ba chơi ô ăn quan, đánh chuyền, nhảy lò cò… Những trò chơi dân gian nhẹ nhàng mang ý nghĩa giáo dục nhân cách sâu sắc Và chắn mai lớn lên trò chơi in đậm tâm trí em kỷ niệm đẹp tuổi thơ hồn

Ngày đăng: 20/10/2015, 21:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan