Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh số 1

3 1.1K 0
Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh số 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

  Mùa thu thường là đề tài của các thi nhân Việt Nam. Bởi mùa thu là thời điểm giao cảm của tâm hồn con người với thiên nhiên tạo thành một truyền thống thi ca của mùa thu. Cũng viết về mùa thu nhưng mỗi nhà thơ viết về một thời điểm khác nhau . Nguyễn Khuyến viết “ Thu điếu ” vào thời điểm trong thu. Xuân Diệu viết “ Đây mùa thu tới ” ở thời điểm cuối thu . Còn nhà thơ Hữu Thỉnh viết “ Sang thu” ở thời điểm chớm thu . bài thơ là sự cảm nhận của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu . Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về   Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu   Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi . Thật vậy , bài thơ sang thu tuy ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc , gợi cảm về thời điểm giao mùa từ hạ sang thu  ở  nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ . Mở đầu bài thơ tác giả viết :   “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về .”    Ta thấy tác giả cảm nhận không gian làng quê sang thu thật bất ngờ . “ Bỗng nhận ra hương ổi ” , từ bỗng thể hiện sự đột ngột , bất ngờ nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm sao ! Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu về . Đó là hương ổi thoang thoảng thơm trong gió thu se lạnh . Từ phả có thể thay bằng các từ thổi , đưa , bay ,lan , tan … Nhưng cả bấy nhiêu từ đều không có cái  nghĩa đột ngột ,  bất ngờ . Mùa quả chín , mùa ổi đã trỡ thành nhan đề cho cả một bộ phim truyện nổi tiếng , giờ đây đã trở thành mùi hươngcủa mùa thu miền Bắc Việt Nam .    Ta thấy nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng từ ngữ rất đắt ở hai câu thơ   “ Sương chùng chình qua ngõ  –  hình  n hư thu đã về ” . chùng chình là từ láy gợi hình , có thể thay bằng từ  dềnh dàng , đủng đỉnh , chầm chậm , lững thững . ..  Dùng chùng chình có cái hay riêng . tác giảđã nhân hóa làn sương . nó đi qua ngõ nhà có vẻ cố ý chậm hơn mọi ngày . Ta thấy có cái gì đó thật duyên dáng , thật yểu điệu của một làn sương , một hình bóng thiếu nữ , một  người  bạn  gái nào đó …Và tất cả chưa thật rõ ràng , hay vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra . Từ hình như thể hiện cái ngỡ ngàng , ngạc nhiên đó . Từ cảm nhận này ta có thể hiểu được tâm hồn nhạy cảm , yêu thiên nhiên , yêu thời tiết thu và cuộc sống nơi làng quê, cao hơn nữa đó là tình yêu dân tộc .    Cùng với không gian làng quê sang thu , ta còn thấy tác giả cảm nhận không gian đất trời vào thu . Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu    Đất trời sang thu được cảm nhận từ những hình ảnh quen thuộc , gần gũi : sông , cánh chim , đám mây. Sông có lúc dềnh dàng  gợi lên một cảnh tượng cụ thể , dòng sông nước bắt đầu cạn , chảy chậm lại , không cuồn cuộn , ào ạt như thời gian vào hạ . Từ dềnh dàng cũng như từ chùng chình ở trên làm cho con sông trở nên duyên dáng , gần người hơn. Lúc này chim cũng vội vã hơn vì sợ lạnh phải đi tránh rét ở những miền ấm áp  . Đặc biệt nhất là đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu  là một liên tưởng sáng tạo thú vị . Sự thật , không hề có đám mây nào như thế . Vì làm sao có sự phân biệt rạch ròi bằng mắt thường trên bầu trời  . Đó là đám mây trong liên tưởng , tưởng tượng của tác giả . Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ , cũng dềnh dàng , chùng chình , bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp , thật là khêu gợi hồn thơ . có thể nói hình ảnh giao mùa thể hiện duyên dáng và thần tình nhất trong bài thơ là ở hai câu thơ : Có đám mây mùa hạ  – vắt nửa mình sang thu . ở đây, cái dềnh dàng , cái chùng chình của sương , của sông , cái nhè nhẹ của gió , cái thoang thoảng của hương được kết đọng trong cái vắt nửa mình ngập ngừng của đám mây trên bầu trời giao mùa . Hữu Thỉnh  cũng đã có những câu thơ , đoạn thơ gần giống tứ thơ này  nhưng không tài hoa , bất ngờ thú vị bằng . Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ Dùng dằng hoa quan họ Nở tím bên sông Thương Nắng thu đang trải đầy Đã trăng non múi bưởi Bên cầu con nghé đợi Cả chiều thu sang sông .                                                                                                             ( Chiều sông Thương )     Bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh không những mang đậm chất dân gian  làng quê dân dã , mang đậm hơi thở của ruộng đồng mà còn mang tính triết lí sâu sắc  : Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi  Ta thấy thiên nhiên trong  Sang thu còn được nhà thơ gợi ra bằng những hình ảnh độc đáo : nắng , mưa , sấm chớp , hàng cây …   Nắng mưa lúc sang thu cũng không giống như hồi giữa hạ . Nắng nhạt dần chứ không còn chói chang , dữ dội  , gay gắt . Mưa cũng ít đi , nhất là những trận mưa rào , mưa dông ầm ầm ào ạt . Bởi vậy sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi . Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi    Hai câu thơ có hai tầng nghĩa : tả thực  và ẩn dụ . sấm mùa hạ ít đi khi sang thu . bởi vậy hàng cây không còn bị giật mình , đột ngột . Nhưng đó còn là những âm vang ba động bất thường của ngoại cảnh , của cuộc đời . Và ở những con người từng trải , đứng tuổi thì tất nhiên sẽ vững vàng , trầm tĩnh hơn , càng không bị bất ngờ , giật mình trước những tác động của ngoại giới  dù là những tiếng sấm đầu thu. Như vậy hai câu thơ không  chỉ tả cảnh sang thu mà còn chất chứa suy nghiệm về con ngừơi và cuộc sống .      Bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh là khúc giao mùa nhẹ nhàng , thơ mộng , bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí , đã nối tiếp hành trình thơ thu  dân tộc , góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương , đem đến  cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam.

Mùa thu thường là đề tài của các thi nhân Việt Nam. Bởi mùa thu là thời điểm giao cảm của tâm hồn con người với thiên nhiên tạo thành một truyền thống thi ca của mùa thu. Cũng viết về mùa thu nhưng mỗi nhà thơ viết về một thời điểm khác nhau . Nguyễn Khuyến viết “ Thu điếu ” vào thời điểm trong thu. Xuân Diệu viết “ Đây mùa thu tới ” ở thời điểm cuối thu . Còn nhà thơ Hữu Thỉnh viết “ Sang thu” ở thời điểm chớm thu . bài thơ là sự cảm nhận của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu . Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi . Thật vậy , bài thơ sang thu tuy ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc , gợi cảm về thời điểm giao mùa từ hạ sang thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ . Mở đầu bài thơ tác giả viết : “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về .” Ta thấy tác giả cảm nhận không gian làng quê sang thu thật bất ngờ . “ Bỗng nhận ra hương ổi ” , từ bỗng thể hiện sự đột ngột , bất ngờ nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm sao ! Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu về . Đó là hương ổi thoang thoảng thơm trong gió thu se lạnh . Từ phả có thể thay bằng các từ thổi , đưa , bay ,lan , tan … Nhưng cả bấy nhiêu từ đều không có cái nghĩa đột ngột , bất ngờ . Mùa quả chín , mùa ổi đã trỡ thành nhan đề cho cả một bộ phim truyện nổi tiếng , giờ đây đã trở thành mùi hươngcủa mùa thu miền Bắc Việt Nam . Ta thấy nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng từ ngữ rất đắt ở hai câu thơ “ Sương chùng chình qua ngõ – hình n hư thu đã về ” . chùng chình là từ láy gợi hình , có thể thay bằng từ dềnh dàng , đủng đỉnh , chầm chậm , lững thững . .. Dùng chùng chình có cái hay riêng . tác giảđã nhân hóa làn sương . nó đi qua ngõ nhà có vẻ cố ý chậm hơn mọi ngày . Ta thấy có cái gì đó thật duyên dáng , thật yểu điệu của một làn sương , một hình bóng thiếu nữ , một người bạn gái nào đó … Và tất cả chưa thật rõ ràng , hay vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra . Từ hình như thể hiện cái ngỡ ngàng , ngạc nhiên đó . Từ cảm nhận này ta có thể hiểu được tâm hồn nhạy cảm , yêu thiên nhiên , yêu thời tiết thu và cuộc sống nơi làng quê, cao hơn nữa đó là tình yêu dân tộc . Cùng với không gian làng quê sang thu , ta còn thấy tác giả cảm nhận không gian đất trời vào thu . Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Đất trời sang thu được cảm nhận từ những hình ảnh quen thuộc , gần gũi : sông , cánh chim , đám mây. Sông có lúc dềnh dàng gợi lên một cảnh tượng cụ thể , dòng sông nước bắt đầu cạn , chảy chậm lại , không cuồn cuộn , ào ạt như thời gian vào hạ . Từ dềnh dàng cũng như từ chùng chình ở trên làm cho con sông trở nên duyên dáng , gần người hơn. Lúc này chim cũng vội vã hơn vì sợ lạnh phải đi tránh rét ở những miền ấm áp . Đặc biệt nhất là đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu là một liên tưởng sáng tạo thú vị . Sự thật , không hề có đám mây nào như thế . Vì làm sao có sự phân biệt rạch ròi bằng mắt thường trên bầu trời . Đó là đám mây trong liên tưởng , tưởng tượng của tác giả . Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ , cũng dềnh dàng , chùng chình , bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp , thật là khêu gợi hồn thơ . có thể nói hình ảnh giao mùa thể hiện duyên dáng và thần tình nhất trong bài thơ là ở hai câu thơ : Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu . ở đây, cái dềnh dàng , cái chùng chình của sương , của sông , cái nhè nhẹ của gió , cái thoang thoảng của hương được kết đọng trong cái vắt nửa mình ngập ngừng của đám mây trên bầu trời giao mùa . Hữu Thỉnh cũng đã có những câu thơ , đoạn thơ gần giống tứ thơ này nhưng không tài hoa , bất ngờ thú vị bằng . Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ Dùng dằng hoa quan họ Nở tím bên sông Thương Nắng thu đang trải đầy Đã trăng non múi bưởi Bên cầu con nghé đợi Cả chiều thu sang sông . ( Chiều sông Thương ) Bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh không những mang đậm chất dân gian làng quê dân dã , mang đậm hơi thở của ruộng đồng mà còn mang tính triết lí sâu sắc : Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Ta thấy thiên nhiên trong Sang thu còn được nhà thơ gợi ra bằng những hình ảnh độc đáo : nắng , mưa , sấm chớp , hàng cây … Nắng mưa lúc sang thu cũng không giống như hồi giữa hạ . Nắng nhạt dần chứ không còn chói chang , dữ dội , gay gắt . Mưa cũng ít đi , nhất là những trận mưa rào , mưa dông ầm ầm ào ạt . Bởi vậy sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi . Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Hai câu thơ có hai tầng nghĩa : tả thực và ẩn dụ . sấm mùa hạ ít đi khi sang thu . bởi vậy hàng cây không còn bị giật mình , đột ngột . Nhưng đó còn là những âm vang ba động bất thường của ngoại cảnh , của cuộc đời . Và ở những con người từng trải , đứng tuổi thì tất nhiên sẽ vững vàng , trầm tĩnh hơn , càng không bị bất ngờ , giật mình trước những tác động của ngoại giới dù là những tiếng sấm đầu thu. Như vậy hai câu thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chất chứa suy nghiệm về con ngừơi và cuộc sống . Bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh là khúc giao mùa nhẹ nhàng , thơ mộng , bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí , đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc , góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương , đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam. ... động ngoại giới dù tiếng sấm đầu thu Như hai câu thơ không tả cảnh sang thu mà chất chứa suy nghiệm ngừơi sống Bài thơ sang thu Hữu Thỉnh khúc giao mùa nhẹ nhàng , thơ mộng , bâng khuâng mà thầm... Nắng thu trải đầy Đã trăng non múi bưởi Bên cầu nghé đợi Cả chiều thu sang sông ( Chiều sông Thương ) Bài thơ sang thu Hữu Thỉnh mang đậm chất dân gian làng quê dân dã , mang đậm thở ruộng đồng... truyện tiếng , trở thành mùi hươngcủa mùa thu miền Bắc Việt Nam Ta thấy nhà thơ Hữu Thỉnh sử dụng từ ngữ đắt hai câu thơ “ Sương chùng chình qua ngõ – hình n hư thu ” chùng chình từ láy gợi hình

Ngày đăng: 20/10/2015, 19:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan