Thẩm quyền điều tra hình sự của hải quan việt nam luận văn ths luật

104 898 2
Thẩm quyền điều tra hình sự của hải quan việt nam  luận văn ths  luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Khoa Luật Đặng Công Thành Thẩm quyền điều tra hình sự của hải quan Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số: 60 38 40 HÀ NỘI – 2008 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hải quan Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, do vậy, lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hoạt động đầu tư, liên doanh, gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu… gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh mặt tích cực, thì hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi mang tính quốc tế cũng đã và đang từng bước thâm nhập vào Việt Nam, làm cho tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngày càng phức tạp. Mặt khác, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách thông qua các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới để chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, dưới các chiêu bài "chống tham nhũng", "dân chủ", "nhân quyền" để tuyên truyền chia rẽ nội bộ; tìm mọi cách vận chuyển trái phép tài liệu phản động, ngoại hối, vũ khí vào Việt Nam để kích động, chống phá Nhà nước ta. Do vậy, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam ngày càng phức tạp, nặng nề và nhiều thách thức. 1 Để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan nói chung, tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới nói riêng, bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định cho cơ quan Hải quan được tiến hành một số hoạt động điều tra tội phạm. Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định, khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì cơ quan Hải quan có thẩm quyền: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định cơ quan Hải quan có thẩm quyền khởi tố và tiến hành các hoạt động điều tra với 2 tội danh: Tội buôn lậu (Điều 153, Bộ luật hình sự), Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154, Bộ luật hình sự). Tuy nhiên, từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 được ban hành đến nay, trong khi tình hình buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới ngày càng diễn biến phức tạp, việc thực thi các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự liên quan đến thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan đang phát sinh những vấn đề đòi hỏi phải được hiểu và thực hiện đúng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một 2 văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn làm rõ các quy định về thẩm quyền điều tra, các biện pháp điều tra hình sự do cơ quan Hải quan được phép tiến hành như thế nào, công chức Hải quan có được phép áp dụng các biện pháp điều tra tương tự như các điều tra viên, kiểm sát viên hay không?. Điều này dẫn đến Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kể các cơ quan tiến hành tố tụng hiểu theo nhiều cách khác nhau về thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự của cơ quan Hải quan. Hiện nay, trong hoạt động điều tra hình sự, cơ quan Hải quan các cấp còn gặp nhiều vần đề vướng mắc cần làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn khi tiến hành một số hoạt động điều tra. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam” là vấn đề mang tính cấp thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tế và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua tuy đã có, nhưng rất ít bài viết, đề tài nghiên cứu về thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan, như đề tài luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Lịch về thẩm quyền điều tra của Hải quan. Tuy nhiên, đề tài được nghiên cứu theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Pháp lệnh tổ chức hình sự năm 1989. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đề cập trong luận văn đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Do vậy, thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn về thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan để có kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3 Mục đích của đề tài là nhằm làm rõ thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ của đề tài phải thực hiện là: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc quy định thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam; thẩm quyền điều tra của Hải quan một số nước trên thế giới; nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các quy định về thẩm quyền điều tra hình sự của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam; nghiên cứu thực trạng điều tra vụ án hình sự của cơ quan Hải quan, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, hoàn thiện. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay liên quan đến tổ chức hoạt động điều tra hình sự nói chung và trên cơ sở thực tiễn tổ chức hoạt động điều tra của Hải quan Việt Nam. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để hoàn thành luận văn này là phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp lịch sử; các phương pháp nghiên cứu của xã hội học như so sánh, đối chiếu, thống kê v.v... . 5. Những điểm mới của luận văn - Luận văn là một công trình đi sâu nghiên cứu, so sánh thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới. - Luận văn nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan. 4 - Đánh giá thực trạng hoạt động điều tra vụ án hình sự của Hải quan Việt Nam từ năm 2003 đến 2006, nêu lên những tồn tại, thiếu sót, những vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật đang cản trở hoạt động của cơ quan Hải quan trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn trong lĩnh vực hải quan. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam. 6. Cơ cấu của luận văn: Luận văn gồm phần mở đầu, 03 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo: Chương 1. Những vấn đề chung về thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam; Chương 2. Thực trạng tình hình thực hiện thẩm quyền điều tra hình sự của cơ quan Hải quan từ năm 2003 đến nay; Chương 3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hịên thẩm quyền điều tra của Hải quan Việt Nam. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển thẩm quyền điều tra của Hải quan Việt Nam Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký Sắc lệnh 27/SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam bộ. Nhiệm vụ của Sở Thuế quan và thuế gián thu là: thu thuế nhập cảng, xuất cảng; thu thuế gián thu có biên vào sổ tổng dự toán; thu các món tiền do sự kinh doanh độc quyền mà có. Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Hải quan Việt Nam trong bộ máy nhà nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế đất nước, mà còn khẳng định Hải quan là một công cụ không thể thiếu của một quốc gia độc lập có chủ quyền [29, tr 7]. Trong những ngày đầu thành lập, Sở Thuế quan và thuế gián thu cùng với Nha thương vụ Việt Nam (thuộc Bộ Kinh tế Quốc gia) đã đấu tranh với Pháp để bảo vệ chủ quyền về ngoại thương và thuế quan của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống pháp, Chính phủ giành độc quyền về ngoại thương, mọi hàng hoá lưu thông trong vùng tự do đều do Chính phủ kiểm soát, quản lý. Ngành Thuế quan đã cùng với Ngoại thương Cục làm tốt công tác kiểm soát chống buôn lậu hàng hoá, kiểm soát hàng hoá, tiền bạc của tư thương xuất, nhập giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, thực hiện nhiệm vụ thu thuế xuất nhập cảng. Nhằm tăng cường công tác kiểm soát 6 và chống buôn lậu hàng hoá có hiệu quả, ngày 28 tháng 5 năm 1948, Chính phủ ban hành Sắc lệnh 189/SL quy định sự khám nhận và truy tố những việc trái với luật lệ ngoại thương theo thủ tục ấn định, cụ thể: "1. Các nhân viên thuế quan và công an sẽ khám nhận theo thủ tục hiện hành. Ngoài ra mỗi khi truy thấy một sự phạm pháp những nhân viên kinh tế có thẩm quyền có thể trực tiếp khám và lập biên bản theo thường pháp. 2. Các việc phạm pháp sẽ đưa ra trước toà án thường nếu có sự khiếu tố của những cơ quan kinh tế có thẩm quyền. Công tố viên truy tố theo đơn khiếu tố của các cơ quan kinh tế" Như vậy, theo quy định tại Sắc lệnh này thì nhân viên Thuế quan và thuế gián thu có quyền khám xét và tiến hành các hoạt động tố tụng để truy tố đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại thương, nhằm bảo vệ độc quyền về ngoại thương của Nhà nước. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất (Khoá II) được ban hành vào tháng 3 năm 1951 đã xác định "mục tiêu đấu tranh kinh tế tài chính với địch cốt làm sao cho địch thiếu thốn, mình no đủ, hại cho địch, lợi cho mình”. Do đó, Nhà nước không đặt hàng rào ngăn hẳn giữa ta với địch, mà chúng ta vẫn mở mang, buôn bán với địch, nhưng chỉ đưa vào vùng địch những thứ hàng không hại cho ta, và đưa ra vùng tự do những thứ hàng cần cho kháng chiến, cần cho đời sống nhân dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - tài chính trong điều kiện mới nêu trên, ngày 17 tháng 7 năm 1951, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Nghị định 63/NĐ ấn định hệ thống tổ chức Sở thuế thuộc Bộ Tài chính. Và như vậy, Sở Thuế quan và thuế gián thu bị giải thể, thay vào đó là Phòng Thuế xuất nhập khẩu nằm trong Sở Thuế trung ương. Về cơ bản, chức năng nhiệm vụ cũng như biên chế của Phòng Thuế xuất nhập khẩu không có gì thay đổi so với Sở Thuế quan và thuế gián thu cũ, nhưng quy mô đã bị thu hẹp lại cho phù hợp với tính hình mới. Theo Điều lệ tạm thời số 247-TTg 7 ngày 10 tháng 4 năm 1953 quy định tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan thuộc ban quản lý xuất nhập khẩu ở trung ương và các Khu quản lý xuất nhập khẩu hay Phân khu quản lý xuất nhập khẩu ở địa phương, thì phân sở Thuế xuất nhập khẩu có nhiệm vụ "Tổ chức việc kiểm soát, truy nã và xử lý các vụ buôn lậu. Nếu tội nặng thì phải thỉnh thị Khu quản lý xuất nhập khẩu". Với nhiệm vụ này, trong năm 1953 ngành Thuế xuất nhập khẩu đã bắt 20.163 vụ, tịch thu hàng hoá trị giá 997 triệu đồng [29, tr 70]. Chiến thắng đông xuân 1953-1954, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, rút quân về nước, lập lại hoà bình trên cơ sở thừa nhận chủ quyền dân tộc của ba nước Đông Dương. Mặc dù, nền kinh tế nước ta bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa kịp phục hồi, nhưng Chính phủ đã có chủ trương mở rộng buôn bán với các nước. Để làm được điều này ngoài khả năng khôi phục và phát triển sản xuất, khai thác nguồn hàng, còn cần có một lực lượng chức năng có khả năng hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm chính sách độc quyền ngoại thương của Nhà nước. Vì vậy trong phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 1954, Chính phủ đã quyết định chuyển ngành thuế xuất nhập khẩu sang Bộ Công thương để thành lập ngành Hải quan. Ngày 14 tháng 12 năm 1954, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký Nghị định số 136/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương. Tên gọi Hải quan được sử dụng chính thức từ đó đến nay [29, tr 85]. Ngày 6/4/1955 Bộ Công thương đã ký Nghị định 73-BCT/NĐ/KB quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Hải quan, cho phép Hải quan có quyền khám xét hàng hoá, tiền tệ, vàng bạc, hành lý, công cụ vận tải, hành khách qua lại biên giới Việt Nam Dân chủ cộng hoà; giữ lại để xử lý những hàng hoá trên nếu vi phạm vào thể lệ hải quan; giữ lại và giao Công an để điều tra và chuyển sang Toà án nhân dân để truy tố những gian thương chống lại hoặc phá hoại chính sách của Chính phủ. 8 Tháng 9 năm 1955, Bộ Công thương được chia tách thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp. Tháng 4 năm 1958, Bộ Thương nghiệp lại tách thành Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương. Cơ quan Hải quan cũng được chuyển giao trực thuộc Bộ Thương nghiệp, rồi Bộ Ngoại thương, là những Bộ có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại và ngoại thương. Nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng sản xuất trong nước và phát triển nguồn thu ngoại hối phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng cường quan hệ giữa nước ta với các nước, đòi hỏi phải có các văn bản pháp lý về quản lý kinh tế hoàn chỉnh ở mức cao hơn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Ngày 27 tháng 2 năm 1960, Chính phủ đã ban hành Điều lệ Hải quan kèm theo Nghị định số 03/CP. Ngày 18 tháng 2 năm 1961, Bộ Ngoại thương ban hành Thông tư số 16/BNT-VPCP giải thích và hướng dẫn Điều lệ Hải quan, quy định cơ quan Hải quan có quyền khám người, công cụ vận tải, nhà ở; cơ quan Hải quan có quyền tạm giữ hàng hoá phạm pháp, công cụ vận tải chuyên chở hàng hoá phạm pháp, tang vật che dấu hàng phạm pháp. Cơ quan Hải quan có quyền xử lý đối với hành vi buôn lậu, trường hợp cần thiết, cơ quan Hải quan có quyền đề nghị cơ quan Công tố truy tố trước toà. Ngày 30 tháng 8 năm 1984, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan, là cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 20 tháng 10 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Điều 1 Nghị định 139/HĐBT quy định: “Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước, có chức năng: - Kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các loại công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 9 - Thi hành chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu; - Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất nhập khẩu; - Chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.” Như vậy, việc quy định Hải quan có thẩm quyền khám xét, điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu đã góp phần to lớn trong việc bảo vệ chính sách độc quyền về ngoại thương của Nhà nước trong những năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, góp phần vào bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở kế thừa những thành quả đã đạt được, Pháp lệnh Hải quan năm 1990 quy định "Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại tệ, tiền Việt Nam qua biên giới". Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì tình hình đầu cơ, buôn lậu ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và an ninh quốc gia. Vì vậy, hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua biên giới bị coi là tội phạm và được quy định trong Bộ luật hình sự. Theo Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 thì "Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, thì bị phạt tiền đến năm lần giá trị vật phạm pháp hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm". Để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định: Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình, thì cơ quan Hải quqan có quyền có 10 quyền: “a) Đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; b) Đối với hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.” Ngày 4/4/1989, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Theo Điều 28 của Pháp lệnh thì Hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra đối với tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo Điều 97 của Bộ luật hình sự: "a) Đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ ngay người đó và xin ngay lệnh tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền; khám xét người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan do Hội đồng Bộ trưởng quy định; khi cần thiết, trưng cầu giám định, khởi tố bị can; hoàn thành và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. b) Đối với hành vi thuộc loại tội nghiêm trọng, phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khi xét cần ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ ngay người đó và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; khám xét người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan do Hội đồng Bộ trưởng quy định; chuyển hồ sơ vụ án 11 cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.". Ngày 28 tháng 12 năm 1989, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, theo đó hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới được quy định trong Điều 96a. Do vậy, kể từ thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực thì cơ quan Hải quan không có quyền khởi tố vụ án, điều tra đối với hành vi mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì một số hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, nhưng do có tính chất quản lý nhà nước đối với các mặt hàng đó, nên đã quy định thành một tội riêng, như: ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc. Vì vậy, Hải quan cũng không có thẩm quyền khởi tố vụ án và tiến hành hoạt động điều tra đối với các tội danh này. Ngày 29 tháng 6 năm 2001, Quốc hội khoá X thông qua Luật Hải quan, quy định Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nhằm thể chế hoá các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, đồng thời nêu cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với công dân, bảo đảm tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân. Năm 2003, Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng hình sự thay thế Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và các Luật sửa đổi, bổ sung một 12 số điều của Bộ luật tố tụng hình sự, thì thẩm quyền điều tra của Hải quan được quy định cụ thể tại Điều 111. Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì cơ quan Hải quan có thẩm quyền: đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành hoặc hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH11 về tổ chức hoạt động điều tra hình sự. Điều 20 của Pháp lệnh quy định, cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền: “a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra 13 và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”. Như vậy, từ khi thành lập đến nay, Hải quan đều có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh kinh tế. Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của ngành Hải quan cho thấy cơ quan Hải quan chiếm vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra để đấu tranh với các tội phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Tầm quan trọng của nó được thể hiện: Thứ nhất, cơ quan Hải quan, mặc dù tên gọi, tổ chức bộ máy có thể thay đổi cho phù hợp với từng điều kiện lịch sử của đất nước, nhưng là cơ quan duy nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam; thu thuế và các khoản khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Thứ hai, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá được Nhà nước giao cho cơ quan Hải quan từ những ngày đầu thành lập, nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh kinh tế, trật tự trong lĩnh vực Hải quản quản lý. 14 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy định thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam 1.2.1. Cơ sở lý luận Bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia mà các lĩnh vực quản lý nhà nước có khác nhau. Tuy nhiên, ở những lĩnh vực quản lý quan trọng thì quốc gia nào cũng giao cho những cơ quan quản lý có những thẩm quyền và được thực hiện những biện pháp nhất định để thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc gia được thể hiện ở việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đập tan mọi âm mưu và hành động chống phá sự bền vững của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do vậy, trong lĩnh vực này, Nhà nước ta giao cho các cơ quan chuyên trách của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao thực hiện các biện pháp đặc biệt để bảo vệ an ninh quốc gia (như áp dụng các biện pháp tình báo, trinh sát, các biện pháp tạm giữ người...). Tương tự, trong lĩnh vực Hải quan, bảo vệ lợi ích quốc gia được thể hiện ở việc bảo vệ chủ quyền, an ninh kinh tế, trật tự pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá qua biên giới, Nhà nước cũng giao cho lực lượng Hải quan những thẩm quyền và được thực hiện những biện pháp để đấu tranh đối với hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về hải quan, như xử phạt vi phạm hành chính, điều tra hình sự... Quản lý nhà nước là chức năng của cơ quan pháp hành pháp (Chính phủ) chứ không phải của cơ quan tư pháp. Nếu như các cơ quan tư pháp là những cơ quan giải quyết các tranh chấp xẩy ra trong xã hội liên quan đến 15 quyền lợi của nhà nước, các tổ chức và công dân thì cơ quan hành pháp chỉ có chức năng quản lý nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định của pháp luật hành chính. Tuy nhiên, những biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều trường hợp chưa đủ mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Do vậy, pháp luật giao cho các cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực nhất định có một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và hỗ trợ cho các cơ quan tư pháp đối với những hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải bị xử lý về hình sự. Sự hỗ trợ này thể hiện ở việc, Nhà nước giao cho các cơ quan quản lý nhà nước này được quyền tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự, sau đó chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự không phải là cơ quan điều tra, mà là những cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong một số địa bàn, lĩnh vực nhất định. Pháp luật tố tụng hình sự giao cho các cơ quan này được quyền tiến hành một số hoạt động điều tra là vì tại các địa bàn, lĩnh vực đó thường xuyên xảy ra tội phạm, Nhà nước đòi hỏi phải có phản ứng kịp thời xử lý theo pháp luật đối với những hành vi phạm tội đó, vì vậy, cần phải giao cho các cơ quan quản lý nhà nước được quyền tiến hành một số hoạt động điều tra. Ví dụ, trong lĩnh vực Hải quan, tình trạng buôn lậu, trốn thuế đối với các loại hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới xẩy ra thường xuyên. Trong những trường hợp này, cần thiết phải giao cho Hải quan thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra để xử lý kịp thời đối với các hành vi phạm tội xảy ra trong lĩnh vực này. Tương tự, đối với cơ quan Kiểm lâm (trong quản lý bảo vệ rừng), Bộ đội biên phòng (trong quản lý biên 16 giới quốc gia), Cảnh sát biển (trong bảo vệ an ninh trật tư trên các vùng biển của quốc gia). Do các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không phải là cơ quan điều tra, mà là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nên thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được giao cho Thủ trưởng cơ quan để hoạt động điều tra có hiệu quả, không để lọt tội phạm, làm oan người vô tội, tránh việc lạm quyền. Thủ trưởng các cơ quan này hoặc là tự mình tiến hành, hoặc là phân công, uỷ nhiệm cho cấp phó thực hiện nhiệm vụ điều tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động điều tra của mình. Tuỳ theo tính chất, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của đơn vị vũ trang mà thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được giao cho Thủ trưởng các đơn vị nghiệp vụ liên quan, ví dụ, đối với Bộ đội biên phòng, thẩm quyền này được giao cho Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Trưởng đồn biên phòng hoặc cấp phó của những người nêu trên được uỷ nhiệm khi Thủ trưởng vắng mặt. Tương tự, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong cơ quan Hải quan là Cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu; hoặc cấp phó của những người nêu trên khi được phân công hoặc được uỷ nhiệm khi Thủ trưởng vắng mặt. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thủ tục hải quan là một trong những vấn đề được các Nhà nước quan tâm và tiến hành cải cách thủ tục hành chính, xem đó như là một biện pháp để thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Thủ tục hải quan ngày càng đơn giản hoá, thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. Lợi dụng các thủ tục thông thoáng về Hải quan trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, những đối tượng buôn lậu luôn 17 tìm mọi cách để trốn thuế, vận chuyển hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu qua biên giới, bằng nhiều phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Khi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan thì việc phát hiện, điều tra các hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn, như hàng hoá đã qua biên giới không thể bắt giữ, kiểm tra, đối chiếu... Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội, tất cả các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đều giao cho cơ quan Hải quan có quyền khởi tố, điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, cơ quan Hải quan phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật như nhập khẩu hàng hoá không khai báo, nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.... Việc quy định cơ quan Hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án thì cơ quan Hải quan cũng có trách nhiệm xem xét hành vi vi phạm pháp luật hải quan có phải là tội phạm hay không. Nếu không phải là tội phạm thì tiến hành xử lý vi phạm hành chính và thông quan hàng hoá. Như vậy, Nhà nước giao thẩm quyền điều tra hình sự cho Hải quan, đồng thời gắn liền trách nhiệm của Hải quan trong việc thông quan nhanh chóng tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. Như vậy, cơ sở lý luận của quy định về thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam được thể hiện rất rõ ở chỗ xuất phát từ bản chất hoạt động của cơ quan Hải quan là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; yêu cầu của nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá qua biên giới để bảo vệ an ninh 18 kinh tế, trật tự an toàn xã hội thì Nhà nước phải quy định cho cơ quan Hải quan, công chức Hải quan có những quyền và nghĩa vụ nhất định, trong đó có quyền tiến hành các hoạt động điều tra hình sự. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải xảy ra thường xuyên ở tất cả các địa bàn do cơ quan Hải quan quản lý. Trong số những hành vi vi phạm này có nhiều hành vi cấu thành tội phạm. Các vụ án xảy ra trong lĩnh vực hải quan như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, trốn thuế xuất nhập khẩu ... là những vụ án rất phức tạp, việc phát hiện, điều tra hành vi phạm tội hết sức khó khăn. Điều đó đòi hỏi người cán bộ điều tra, nhất là giai đoạn điều tra ban đầu, phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực kinh tế, ngoại thương, nắm bắt kịp thời các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định về biên giới quốc gia, các quy định về cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mòn, lối mở cho hàng hoá, phương tiện và người qua lại biên giới . Điều 6 Luật Hải quan quy định địa bàn hoạt động của Hải quan bao gồm: các cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên các vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và những địa bàn hoạt động hải quan khác do Chính phủ quy định. Địa bàn hoạt động hải quan thường là nơi biên giới xa xôi, có địa hình phức tạp. Một trong những yêu cầu đặt ra trong hoạt động đấu tranh với các 19 loại tội phạm trong lĩnh vực hải quan là nhanh chóng và kịp thời vì tội phạm thường xảy ra tại các khu vực biên giới, cửa khẩu, do vậy nếu chậm trễ thì chỉ cần thời gian rất ngắn bọn tội phạm sẽ ra khỏi Việt Nam và thoát khỏi tầm kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan phải thường xuyên tuần tra, kiểm soát để phòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Nhà nước phải trao cho cơ quan Hải quan “cây gậy pháp lý”, đó là được quyền tiến hành các hoạt động điều tra hình sự để trấn áp bọn tội phạm. Thực tế cho thấy từ ngày thành lập đến nay, tuỳ từng giai đoạn lịch sử, ngành Hải quan có các tên gọi khác nhau, nhưng cơ quan Hải quan đều có thẩm quyền khởi tố, điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, góp phần bảo vệ an ninh kinh tế của đất nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo số liệu thống kê từ 1998 đến năm 2006, Hải quan Việt Nam đã khởi tố 362 vụ, chuyển cho cơ quan điều tra hàng trăm vụ để xem xét khởi tố vụ án. Các vụ án do Hải quan khởi tố đã góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật hải quan nói chung, hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới nói riêng. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế thì hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại gia tăng. Các nước trên thế giới đều tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan và ký kết các công ước quốc tế song phương, cũng như đa phương để đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã tổ chức nhiều hội nghị về chống buôn lậu và gian lận thương mại tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm, cũng như cảnh báo các phương thức gian lận mới. Mặt khác, qua nghiên cứu pháp luật các nước trên thế giới, cơ quan Hải quan các nước đều được giao thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự đối với tội buôn 20 lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ở các cấp độ khác nhau. Do vậy, việc quy định thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc quy định cho phép cơ quan Hải quan có quyền tiến hành các hoạt động điều tra hình sự, khởi tố vụ án để áp dụng các biện pháp cần thiết ngăn chặn đối tượng vi phạm xuất cảnh, nhập cảnh là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại, ngoại thương để bảo vệ lợi ích quốc gia. 1.2.3. Thẩm quyền điều tra của Hải quan một số nước trên thế giới Nhằm mục đích phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, pháp luật của các nước trên thế giới đều giao cho cơ quan hải quan nhiều quyền hạn phù hợp với chức năng của mình để kiểm tra, kiểm soát, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, trong đó có thẩm quyền điều tra hình sự. Qua nghiên cứu pháp luật các nước trên thế giới, để đấu tranh với tội phạm phát sinh trong lĩnh vực hải quan, cơ quan Hải quan các nước đều được giao thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự đối với tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ở các cấp độ khác nhau. Theo Điều 112 Luật Hải quan Indonesia thì nhân viên hải quan được chỉ định sẽ được trao thẩm quyền đặc biệt của nhân viên điều tra theo quy định của Luật tố tụng hình sự năm 1981 để điều tra các tội phạm trong lĩnh vực hải quan. Nhân viên điều tra có quyền: nhận báo cáo và thông tin của bất cứ người nào liên quan đến việc phạm tội hải quan; triệu tập bất cứ người nào để nghe với tư cách là nhân chứng hay để điều tra với tư cách là bị can; bắt giữ và bắt người tình nghi đã thực hiện việc phạm tội hải quan; khám nơi ở, quần áo hay kiểm thể. Nhân viên điều tra của cơ quan Hải quan Indonexia phải thông báo việc bắt đầu điều tra và chuyển kết quả điều tra cho Viện trưởng 21 Viện Công tố tối cao theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo Điều 4 Luật Hải quan Trung Hoa thì Nhà nước thành lập bộ máy công an chuyên trách trinh sát chống tội phạm buôn lậu trong Tổng cục Hải quan. Bộ máy công an trinh sát chống tội phạm buôn lậu của Hải quan tiến hành trinh sát, bắt giữ, dự thẩm theo quy định của Luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Theo quy định tại Điều 5 Luật Hải quan Trung Hoa thì tội buôn lậu do Cơ quan Công an trinh sát chống buôn lậu Hải quan tiến hành điều tra. Các vụ án buôn lậu do các ngành chấp pháp hành chính liên quan bắt được đều phải bàn giao cho cơ quan Hải quan. Theo Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Nga thì cơ quan Hải quan là một trong những cơ quan điều tra. Cơ quan Hải quan của Cộng hòa liên bang Nga điều tra các tội phạm về buôn lậu, các tội phạm vi phạm pháp luật Hải quan của liên bang Nga, tội trốn thuế hải quan. Trong Luật Hải quan các nước như Philipin, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Pháp... đều giao cho nhân viên hải quan thẩm quyền khá rộng trong hoạt động điều tra các tội phạm trong lĩnh vực hải quan. Họ có quyền khám xét, lục soát và tạm giữ hàng hoá, phưong tiện vi phạm. Điều 107 Luật Hải quan Malaysia quy định “ Toà án có thể cấp lệnh cho Hải quan khám xét bất cứ lúc nào, ngày hay đêm khi có căn cứ cho rằng: tại nhà ở, cửa hàng hay các địa điểm khác có dấu diếm hay lưu giữ hàng hoá cấm hay chưa làm thủ tục hải quan để tịch thu hàng hoá đó, tịch thu cả sổ sách, tài liệu liên quan. Được bắt giữ người tại nhà ở, cửa hàng hay các địa điểm khác, nơi phát hiện đang sở hữu hàng hoá nói trên”. Theo Điều 216 Luật Hải quan Hàn Quốc thì việc điều tra và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những tội phạm trong lĩnh vực hải quan đều do cơ quan hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm. Như vậy, Hải quan các nước có quyền tiến hành điều tra đối với tất cả các tội phạm xẩy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, đặc biệt một 22 số nước như Nga, Trung Quốc thì Hải quan có quyền điều tra tất cả các tội liên quan đến hoạt động hải quan, kết thúc điều tra chuyển cho cơ quan Công tố để truy tố. Việc Nhà nước ta giao cho cơ quan Hải quan Việt Nam được quyền tiến hành một số hoạt động điều tra đối với tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, là tương tự với quy định của các quốc gia trên thế giới và phù hợp với xu hướng quốc tế hiện nay. 1.3. Quy định của pháp luât Việt Nam về thẩm quyền điều tra hình sự và quan hệ phối hợp trong tổ chức điều tra của cơ quan Hải quan 1.3.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra của Hải quan Việt Nam Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Hải quan có thẩm quyền: đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành hoặc hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Trên cơ sở quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quy định Hải quan có quyền khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra đối với 2 tội danh: Tội buôn lậu theo Điều 153 và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1999. Theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình 23 mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền, đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Như vậy, thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì có một số đặc điểm sau đây: Thứ nhất, cơ quan Hải quan chỉ có quyền khởi tố và tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự đối với tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Đối với một số hàng hoá có tính chất quản lý đặc biệt như vũ khí, ma tuý, chất độc... cho nên hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được quy định thành các tội phạm riêng. Do vậy, cơ quan Hải quan không có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với các tội phạm này. 24 Thứ hai, đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nội dung quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không có gì thay đổi so với Bộ luật tố tụng năm 1988, nhưng thực chất đã có sự thay đổi về loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan. Tội phạm ít nghiêm trọng quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 là loại tội phạm nguy hiểm không lớn có mức khung hình phạt đến 5 năm tù, còn theo phân loại tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999, tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là 3 năm tù. Như vậy, thẩm quyền điều tra của Hải quan đã bị thay đổi, bị hạn chế và bó hẹp lại đối với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của người phạm tội trong lĩnh vực hải quan. Thứ ba, đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, cơ quan Hải quan có quyền khởi tố vụ án, tiến hành điều tra vụ án cho đến khi kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát để truy tố. - Phạm tội quả tang: đó là trường hợp người phạm tội đang thực hiện hành vi phạm tội (người đang thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, như: xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không khai báo hải quan hoặc khai báo gian dối trong quá trình làm thủ tục hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm hoặc mang hàng hoá trái phép qua biên giới v.v...); hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện (người thực hiện hành vi tội phạm chưa kịp hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đang xoá dấu vết của tội phạm... thì bị phát hiện); hoặc đang bị đuổi bắt sau khi thực hiện tội phạm (ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị Hải quan phát hiện nên đã chạy trốn và bị Hải quan truy đuổi. Việc truy đuổi phải thực hiên ngay sau khi có hành vi chạy trốn thì mới được coi là phạm tội quả tang). 25 - Tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 8 Bộ Luật hình sự năm 1999 thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến ba năm tù. Đối chiếu quy định tại Điều 8 với Điều 153, 154 Bộ luật hình sự thì chỉ có những trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 153 và khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng, đó là các trường hợp: buôn bán hoặc vật chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thuộc trong các trường hợp: hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại một trong các Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá; hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại một trong các Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự. - Chứng cứ rõ ràng. Điều kiện chứng cứ rõ ràng được xác định như khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm sát, cơ quan Hải quan phát hiện hành vi vi phạm, thu giữ, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (ví dụ như hàng cấm, hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép những không có giấy phép...). Qua những tang vật, phương tiện vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm và đối tượng vi phạm thừa nhận hành vi vi phạm của mình. - Lai lịch người phạm tội rõ ràng. Tại thời điểm phát hiện hành vi phạm tội, cơ quan Hải quan xác định được nơi cư trú của người phạm tội, nhân thân 26 người phạm tội, điều kiện gia đình, hoàn cảnh kinh tế của người phạm tội, bố mẹ, vợ, chồng, anh chị em và con cái của người phạm tội. Như vậy, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà Hải quan phát hiện hành vi phạm tội quả tang, tội phạm ít nghiêm trọng, chứng cứ, lai lịch người phạm tội rõ ràng thì khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra, kết thúc điều tra và chuyển cho Viện Kiểm sát để truy tố. Thứ tư, đối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, cơ quan Hải quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Đối chiếu với quy định tại Điều 153 và Điều 154 Bộ luật hình sự thì tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 153 và khoản 2, 3 Điều 154. Khi phát hiện các hành vi phạm tội thuộc các loại tội kể trên, cơ quan Hải quan chỉ có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, được tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, mà không được quyền khởi tố bị can và sau đó phải chuyển cho cơ quan Điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra. Mục tiêu 27 của hoạt động điều tra ban đầu là thu thập chứng cứ để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như thu giữ, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm. Có thể nói đây là giai đoạn điều tra rất quan trọng, là nền tảng cho toàn bộ hoạt động điều tra tiếp theo và chi phối toàn bộ sự thành bại của việc xử lý vụ án. Vì vậy, nếu giai đoạn điều tra ban đầu được tiến hành kịp thời, đúng hướng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn điều tra tiếp theo, ngược lại, nếu giai đoạn điều tra ban đầu được tiến hành sơ sài, không kịp thời, sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra sau này, thậm chí còn làm cho vụ án bế tắc. Đối với tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng, nhưng phức tạp được hiểu là phạm tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới, nhưng ở khoản 1 Điều 153 và khoản 1 Điều 154. Tuy nhiên, việc tiến hành điều tra ban đầu có những khó khăn trong việc lấy lời khai, thu thập chứng cứ, cần phải có sự tham gia của cơ quan điều tra chuyên trách. Đối với các vụ án loại này, cơ quan Hải quan cũng chỉ ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Thứ năm, các hoạt động điều tra mà cơ quan Hải quan được tiến hành còn tuỳ thuộc vào tính chất của vụ án thuộc loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Đối với trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp quả tang, chứng cứ, lại lịch rõ ràng, cơ quan Hải quan có thể tiến hành điều tra từ đầu đến khi kết thúc vụ án. Có nghĩa rằng, cơ quan Hải quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan, 28 trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp chỉ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Điều này có nghĩa là cơ quan Hải quan không được khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, mà phải chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đây là điểm hết sức chú ý trong thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan. Tùy theo từng trường hợp cụ thể nêu trên, cơ quan Hải quan được phép tiến hành các hoạt động điều tra: - Khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan: Là hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan Hải quan bằng cách tìm tòi, lục soát, kiểm tra, đối chiếu có định hướng nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm tìm kiếm dấu vết của tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Khám xét là một biện pháp cưỡng chế trong hoạt động tố tụng hình sự đụng chạm đến quyền bất khả xâm phạm thân thể, về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín của công dân. Vì vậy, việc khám xét chỉ được tiến hành khi có căn cứ nhận định trong người, nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan có công cụ, 29 phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Qua nghiên cứu các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đường hàng không thì hàng hoá thường có giá trị lớn như ngoại tệ, vàng bạc, đá quý hoặc văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động... Do vậy, phần lớn cơ quan Hải quan đều tiến hành khám người để phát hiện hàng hoá vi phạm, tài liệu mang theo người. Đối với những vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua đường bộ, đường biển do cơ quan Hải quan phát hiện và điều tra thì khi phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới cơ quan Hải quan thường tiến hành khám phương tiện vận tải để phát hiện hàng lậu, mà chưa chú ý đến việc khám người để phát hiện các tài liệu, giấy tờ liên quan đến vụ án. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều tra các vụ buôn lậu, nhất là khi điều tra mở rộng vụ án. Hàng hoá buôn lậu là tang vật đặc biệt, là vật chứng của các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới. Do vậy, khi khám xét, nếu phát hiện tang vật, phương tiện vi phạm thì cơ quan Hải quan phải ra quyết định tạm giữ vào bảo quản vật chứng để làm căn cứ xử lý vụ án. Trong các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, cơ quan Hải quan ra quyết định tạm giữ các vật chứng là hàng hoá buôn lậu, ngoại tệ và các đồ vật khác liên quan đến vụ án; phương tiện vận chuyển hàng hoá vi phạm; tài liệu, chứng từ chứng minh nguồn gốc lô hàng do chủ hàng hoặc người vận chuyển xuất trình. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cho phép công chức Hải quan có quyền tạm giữ vật chứng. Vì vậy, trong các trường hợp cần tạm giữ vật chứng thì những người có thẩm quyền khởi tố vụ án phải ra quyết định tạm giữ vật chứng để bảo đảm tính pháp lý của việc tạm giữ. - Lấy lời khai: Sau khi phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, Hải quan tiến hành lấy lời khai người thực hiện hành 30 vi vi phạm. Đây là một biện pháp nhằm cũng cố, thu thập tài liệu, tránh việc thông đồng trong khai báo và là biện pháp chuyển hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ pháp lý để xác định tính chất, mức độ vi phạm làm căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Việc lấy lời khai ban đầu chủ yếu tập trung các vấn đề: lý lịch, nhân thân của người vi phạm; quá trình bốc xếp, vận chuyển hàng hoá qua biên giới; số lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá vi phạm; vị trí, vai trò của các đối tượng trong vụ án; động cơ, mục đích hoạt động của các đối tượng. Tuy nhiên, trừ những vụ án qua đấu tranh chuyên án hoặc qua xác minh hoặc áp dụng các biện pháp trinh sát, còn những vụ án do cơ quan Hải quan phát hiện quả tang thì việc lấy lời khai các đối tượng vi phạm chưa xây dựng thành kế hoạch, biên bản lấy lời khai còn đơn giản, sơ sài, nội dung lấy lời khai dàn trải, chung chung, chưa có nội dung đấu tranh cụ thể. Do vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả điều tra vụ án của Hải quan. Trong hoạt động điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì hoạt động lấy lời khai của người làm chứng có một vai trò quan trọng. Lời khai của người làm chứng giúp cơ quan Hải quan có tài liệu so sánh, đánh giá, chứng minh tội phạm, nhiều trường hợp còn giúp Hải quan định hướng, truy bắt tội phạm đạt hiệu quả cao. Trong thực tiễn hoạt động điều tra, Hải quan không áp dụng biện pháp lấy lời khai người làm chứng một cách tràn lan, chỉ áp dụng biện pháp này khi có yêu cầu cần củng cố chứng cứ chứng minh tội phạm hoặc trường hợp người vi phạm bỏ trốn. Các cơ quan Hải quan khi tiến hành lấy lời khai người làm chứng cũng rất linh hoạt, thường tránh phương pháp mệnh lệnh trong lấy lời khai người làm chứng, ít khi sử dụng giấy triệu tập, mà trực tiếp xuống nơi ở của họ để động viên họ cung cấp thông tin và ghi biên bản tại chỗ, trong trường hợp cần thiết thì yêu cầu Cảnh sát khu vực hoặc Công an xã, phường, thị trấn làm chứng. 31 - Khởi tố bị can: Khởi tố bị can là hình thức pháp lý trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội. Khởi tố bị can được thể hiện bằng quyết định khởi tố bị can. Theo Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì cơ quan Hải quan chỉ tiến hành khởi tố bị can đối với các đối tượng phạm tội trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, ít nghiêm trọng. Từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành đến nay, cơ quan Hải quan chưa tiến hành khởi tố bị can với bất kỳ một đối tượng nào. Theo quy định của pháp luật thì thời hạn điều tra của cơ quan Hải quan tối đa là 20 ngày, trong điều kiện cơ quan Hải quan không có thẩm quyền tạm giữ người, tạm giam bị can, nên việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Đó là một trong những nguyên nhân mà cơ quan Hải quan không tiến hành khởi tố bị can, mà chỉ khởi tố vụ án và chuyển luôn cho cơ quan điều tra. Theo quy định của pháp luật thì ngay sau khi khởi tố bị can, cơ quan Hải quan phải tiến hành hỏi cung bị can. Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. Để việc hỏi cung bị can có hiệu quả, trước khi hỏi cung, cán bộ Hải quan phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để nắm vững nội dung của vụ án, nhân thân bị can, qua đó lập kế hoạch hỏi cung. Trong kế hoạch phải dự kiến những vấn đề cần hỏi, dự kiến phương pháp và chiến thuật hỏi, cũng như trình tự câu hỏi, dự kiến việc đưa ra chứng cứ đấu tranh và thời gian, địa điểm hỏi cung. - Để làm rõ hành vi vi phạm, cơ quan hải quan có quyền trưng cầu giám định. Bản chất của hoạt động giám định là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp, phương tiện khoa học kỹ thuật, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận những vấn đề thực tiễn. Trong các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, cơ quan Hải quan phải tiến hành giám định số lượng (như gỗ, quặng, than...), chất lượng hoặc tiến hành giám định chữ ký, 32 con dấu khi có nghi ngờ chứng từ, tài liệu có trong hồ sơ hải quan là giả như C/O, hợp đồng... Ngoài các hoạt động điều tra nêu trên, cơ quan Hải quan còn có quyền tiến hành các hoạt động điều tra như đối chất, nhận dạng, yêu cầu các cơ quan tổ chức cung cấp tài liệu, chứng từ... liên quan đến vụ án. Kết thúc điều tra, đối với tội phạm ít nghiêm trong trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì cơ quan Hải quan phải ra kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Cơ quan Hải quan phải gửi bản kết luận điều tra cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét truy tố hoặc đình chỉ điều tra vụ án trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì phải có báo cáo kết quả điều tra, trong đó nêu rõ các biện pháp điều tra đã tiến hành, các giả thiết, các phương án điều tra đã thực hiện, kết quả điều tra, những vấn đề cần tiếp tục làm rõ và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án. Thứ sáu, Thẩm quyền điều tra của Hải quan được quy định cho cả 3 cấp từ Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan cửa khẩu. Theo quy định tại Điều 13 Luật Hải quan thì tổ chức và hoạt động của Hải quan theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Hệ thống tổ chức của Hải quan gồm ba cấp: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương. Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì những người sau đây có quyền khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động 33 điều tra: “Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu’’. Điều cần lưu ý ở đây là cấp Chi cục Hải quan thì chỉ có Chi cục Hải quan cửa khẩu mới có thẩm quyền khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra, còn Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu không có thẩm quyền khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra. Khi phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu phải chuyển cho Cục Hải quan để xem xét khởi tố vụ án. Khi Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và quy định của Luật Hải quan thì cả ba cấp Hải quan đều có thẩm quyền điều tra vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Như vậy, qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của Hải quan cho thấy: thẩm quyền điều tra tội phạm mà pháp luật quy định cho cơ quan Hải quan là rất hạn chế so với tình hình tội phạm xảy ra trong lĩnh vực hoạt động của hải quan. Với quy định như vậy, cơ quan hải quan chưa có đủ thời gian, thẩm quyền để thu thập chứng cứ xác định được hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, nhiều vụ án, 34 cơ quan Hải quan khởi tố chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, nhưng một thời gian sau cơ quan Điều tra lại trả lại cho cơ quan Hải quan để xử lý hành chính. Điều này đã gây phiền hà, trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu, dẫn đến tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. 1.3.2. Quy định về quan hệ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan Điều tra chuyên trách, Viện Kiểm sát nhân dân và các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. - Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì quan hệ giữa Cơ quan điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với nhau là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra. Như vậy, mối quan hệ giữa cơ quan điều tra chuyên trách và cơ quan Hải quan là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới thì cơ quan Hải quan tiến hành khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra, sau đó chuyển vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Còn cơ quan Điều tra, nếu phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình có quyền khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có thể phối hợp với cơ quan Hải quan để nghiên cứu hồ sơ, phân tích chứng cứ... ví dụ: vụ án buôn lậu xẩy ra tại Công ty CP xuất nhập khẩu y tế TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan điều tra yêu cầu Hải quan phối hợp cung cấp các thông tin, văn bản pháp luật và đánh giá chứng cứ của vụ án. 35 Đối với những trường hợp cơ quan Hải quan phát hiện hành vi vi phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, mà vụ việc đó đang do cơ quan điều tra thụ lý thì cơ quan Hải quan chuyển các thông tin cho Cơ quan Điều tra để củng cố chứng cứ, tiến hành hoạt động điều tra, ví dụ: vụ án buôn lậu xẩy ra tại Công ty TNHH Thực phẩm JIN HUI Việt Nam khi cơ quan Hải quan phát hiện Công ty nhập khẩu mật ong Trung Quốc (chứ không phải nước đường để về sản xuất mật ong nhân tạo như theo khai báo của Công ty), sau đó tái xuất luôn để xin xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ (vì mật ong Trung Quốc bị cấm nhập vào Mỹ do dư lượng kháng sinh cao), nên cơ quan Hải quan đã tiến hành điều tra, xác minh. Tại thời điểm đó Công an Hà Nội cũng đang tiến hành điều tra, xác minh vụ việc theo yêu cầu của Hiệp hội nuôi ong Việt Nam. Do vậy, cơ quan Hải quan đã bàn giao hồ sơ vụ việc cho cơ quan Công an và phối hợp với Công an tiếp tục điều tra vụ án. Ngược lại, đối với những vụ việc mà cơ quan Hải quan đang thụ lý (kể cả đang điều tra trinh sát) thì cơ quan Điều tra có thể chuyển giao các thông tin, hồ sơ... cho cơ quan Hải quan và phối hợp làm rõ. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thẩm quyền có quyền yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển ngay hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra. Các yêu cầu của Cơ quan điều tra có giá trị bắt buộc thi hành đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu Cơ quan Hải quan khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra. Như vậy, mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan với Viện Kiểm sát nhân dân là mối 36 quan hệ giữa cơ quan kiểm sát và cơ quan chịu sự kiểm sát trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Cơ quan Hải quan phải thực hiện những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và cơ quan Hải quan tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều hoạt động ở các khu vực cửa khẩu, biên giới và có một nhiệm vụ chung là phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Để công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đạt kết quả cao thì đòi hỏi các lực lượng này phải thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp trong công tác bắt giữ, xử lý. Do vậy, trong hoạt động điều tra hình sự, ngoài mối quan hệ phối hợp với cơ quan điều tra, với Viện Kiểm sát nhân dân, Hải quan còn có mối quan hệ phối hợp với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, như Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển... trong việc tiếp nhận, trao đổi và xử lý thông tin; phối hợp trong hoạt động tuần tra, kiểm soát; phối hợp trong công tác phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý. 37 Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY 2.1. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc thực hiện thẩm quyền điều tra hình sự của cơ quan Hải quan 2.1.1. Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xẩy ra trong lĩnh vực của Hải quan. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, tình hình kinh tế, chính trị xã hội nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ. Nền kinh tế có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu quan trọng, chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện. Nước ta đã có quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên thế giới. Hàng năm có hàng triệu lượt khách du lịch vào Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2004 đạt 58.578 triệu USD, năm 2005 đạt 69.104 triệu USD và năm 2006 đạt 84.015 triệu USD. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh không ít những tiêu cực tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có tình trạng buôn lậu và tệ nạn tham nhũng gia tăng. Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá không chỉ mang tính chất cá nhân, đơn lẻ như trước đây, mà phát triển mang tính chất có tổ chức, đường dây khép kín, chặt chẽ, có sự móc nối, tham gia của một số cán bộ, công chức tha hoá, biến chất trong các cơ quan Nhà nước, lực lượng có chức năng phòng, chống buôn lậu như Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng, Công an... Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, vũ khí, tài liệu phản động, văn hoá phẩm đồi truỵ qua biên giới để chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, dưới các chiêu bài "chống tham 38 nhũng", "dân chủ", "nhân quyền" để tuyên truyền chia rẽ nội bộ, kích đọng nhân dân lật đổ chính quyền. Lợi dụng chính sách mở cửa nền kinh tế của đất nước, nhiều nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia đã vào Việt Nam núp dưới hình thức đầu tư, du lịch để tiến hành “rửa tiền”, đầu tư bất hợp pháp, lừa đảo... Các nhóm tội phạm nước ngoài cũng sử dụng lãnh thổ Việt Nam làm địa điểm trung chuyển hàng hoá, nhập cư bất hợp pháp, buôn lậu hàng hoá, ma tuý, vũ khí. Mặt khác, các nước có chung đường biên giới với Việt Nam đều có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, đối diện với các cửa khẩu của Việt Nam là các chợ biên giới tương đối sầm uất, các kho hàng được tập kết để sẵn sàng vận chuyển trái phép vào Việt Nam (như khu vực đối diện với gò Tà Mâu ở An Giang, khu vực đối diện cửa khẩu Mộc Bài...). Vì vậy, với sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch thì tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đường bộ ngày càng phức tạp. Do Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 tạo thông thoáng hơn trong quá trình làm thủ tục hải quan, một số doanh nghiệp đã bắt đầu lợi dụng các ưu đãi về miễn kiểm tra hải quan đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan để gian lận thương mại, trốn thuế, với các thủ đoạn như giả mạo hồ sơ giấy tờ, khai đúng mặt hàng nhưng khai sai thuế suất.v.v... Tình hình lợi dụng việc áp dụng trị giá tính thuế theo Điều 7 - Hiệp định GATT/WTO để trốn thuế ngày càng trở nên đáng lo ngại. Mặt hàng vi phạm chủ yếu là những loại hàng có thuế suất cao như ô tô, xe máy, linh kiện, phụ tùng, máy móc. Hiện tượng khác đáng lo ngại là việc lợi dụng hình thức chuyển khẩu để buôn lậu, gian lận thương mại. Đối tượng buôn lậu đã sử dụng thủ đoạn làm giả hồ sơ hải quan để lấy hàng từ cửa khẩu nhập về thẳng kho mà không làm thủ tục hải quan; khai báo sai số lượng, chủng loại; lợi 39 dụng cơ quan Hải quan không giám sát trực tiếp khi hàng vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến nơi làm thủ tục, không quy định thời gian, tuyến đường nên đã phá niêm phong hải quan để lấy hàng hóa. Tại địa bàn một số tỉnh biên giới đường bộ, tình trạng cư dân biên giới lợi dụng tiêu chuẩn hàng hoá trao đổi được miễn thuế xuất nhập khẩu theo Quyết định 254/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để buôn lậu. Đặc biệt, đối tượng buôn lậu thuê mướn dân cư biên giới (cả người già, trẻ em), chia nhỏ lô hàng để lợi dụng tiêu chuẩn miễn thuế (500.000/lượt) vận chuyển hàng lậu qua biên giới, sau đó vận chuyển vào nội địa. Hoạt động xuất lậu xăng dầu qua biên giới đường bộ và lợi dụng hình thức tạm nhập - tái xuất trên tuyến biển cũng diễn biến phức tạp, nhất là vào thời điểm khi giá xăng dầu tại các nước láng giềng tăng mạnh theo thị trường thế giới trong khi giá xăng dầu tại Việt nam được nhà nước hỗ trợ nên thấp hơn. Mức chênh lệch này càng cao thì hoạt động xuất lậu càng sôi động. Tại vùng biển Đông Bắc hoạt động xuất lậu than, quặng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Khu vực biển miền Trung tình trạng vận chuyển gỗ trái phép có chiều hướng gia tăng. Số gỗ được thu gom từ việc khai thác gỗ trái phép từ các rừng Quảng Bình, biên giới Việt - Lào, vận chuyển bằng đường sông, đường bộ về tập kết ven biển miền Trung, chờ thời cơ thuận lợi để xuất lậu sang Trung Quốc. Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý qua biên giới diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức hoạt động liều lĩnh và rất tinh vi. Các loại ma tuý được vận chuyển vào Việt Nam qua các tuyến: biên giới Việt Nam – Lào chủ yếu là hêrôin, thuốc phiện. Gần đây xuất hiện nhiều loại ma tuý tổng hợp dạng ATS, chất gây nghiện và hướng thần. Địa bàn trọng điểm là các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị; tuyến biên giới Việt – Trung 40 chủ yếu là chất gây nghiện, ma tuý tổng hợp Diazepam dạng viên nén và ống nước được vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam; hêrôin, thuốc phiện, cần sa có nguồn gốc từ vùng “tam giác vàng” được vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc, địa bàn hoạt động là Quảng Ninh, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn. Trên tuyến biên giới Tây Nam với địa bàn trọng điểm là Long An, Kiên Giang và Tây Ninh, các chất ma tuý được vận chuyển qua biên giới chủ yếu là hêrôin, thuốc phiện, cần sa. Ma tuý được vận chuyển qua đường Hàng không - Bưu điện chủ yếu là hêrôin, ma tuý tổng hợp và các chất gây nghiện hướng thần với thủ đoạn hết sức tinh vi. Trên tuyến biển và cảng biển, qua một số vụ do cơ quan Hải quan và Cảnh sát các nước đã phát hiện với số lượng vận chuyển lớn có cảng đi từ Việt Nam, có thể trong thời gian tới đây là một trong những tuyến tiềm ẩn trọng điểm về vận chuyển ma tuý với số lượng lớn. Ngoài ra, hiện nay việc sản xuất, chế biến, chưng cất ma tuý đã xuất hiện tại nước ta, nhưng nguyên liệu, dụng cụ, tiền chất, kể cả sách hướng dẫn chủ yếu được đưa từ nước ngoài vào. Kết quả phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới từ năm 2003 đến năm 2006 của ngành Hải quan như sau: Số vụ phát hiện Năm Tổng số Trị giá (tỷ đồng) Buôn lậu, vận Gian lận chuyển trái thương mại phép hàng hoá vi phạm Ma tuý Vũ khí, thủ tục chất nỗ hải quan qua biên giới 2003 10.948 867,654 6.153 4.754 37 4 2004 11.327 405 5.116 660 5.524 24 3 2005 11.559 497,6 3.654 669 7.201 34 1 2006 12.134 4.587,680 4.026 322 7.727 45 14 Qua nghiªn cøu c¸c vô bu«n lËu, vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn 41 giíi do c¬ quan H¶i quan ph¸t hiÖn, b¾t gi÷, cã thÓ rót ra mét sè ®Æc ®iÓm sau: Thø nhÊt, vÒ thµnh phÇn vµ ®Æc ®iÓm cña ®èi t­îng bu«n lËu, vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn giíi: - Bän ®Çu nËu lµ nh÷ng tªn cÇm ®Çu, tæ chøc ®iÒu hµnh nh÷ng ®­êng d©y bu«n lËu lín tõ thµnh phè lín ®Õn biªn giíi, tõ ®ã to¶ vÒ néi ®Þa hoÆc trùc tiÕp lµm thñ tôc nhËp khÈu t¹i c¸c c¶ng biÓn t¹i c¸c thµnh phè lín nh­ H¶i Phßng, TP. Hå ChÝ Minh.... Nh÷ng ®­êng d©y bu«n lËu cña chóng cã quy m« lín, ph©n c«ng vai trß chÆt chÏ, ®Òu cã bè trÝ n¬i tËp kÕt, ®iÓm trung chuyÓn hµng lËu. Bän chóng th­êng mãc nèi, mua chuéc mét sè c¸n bé c«ng chøc tha ho¸, biÕn chÊt trong c¸c lùc l­îng nh­ H¶i quan, Biªn phßng, Qu¶n lý thÞ tr­êng ®Ó lµm vá bäc che ch¾n cho ho¹t ®éng bu«n lËu. VÝ dô: nh­ vô ¸n T©n Tr­êng Sanh, bän bu«n lËu ®· mua chuéc, cÊu kÕt víi c¸c c«ng chøc h¶i quan ®Ó bu«n lËu. Mét sè tr­êng hîp, bän ®Çu nËu cßn mãc nèi víi c¸c ®èi t­îng bu«n lËu ng­êi Trung Quèc, Hång K«ng, Camphuchia, Th¸i Lan... ®Ó h×nh thµnh ®­êng d©y bu«n lËu xuyªn quèc gia. Bän ®Çu nËu lµ nh÷ng ®èi t­îng hÕt søc nguy hiÓm, ¶nh h­íng ®Õn quy m«, tÝch chÊt ho¹t ®éng bu«n lËu, vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn giíi trªn tõng ®Þa bµn vµ trªn toµn quèc. V× vËy, c¬ quan H¶i quan lu«n tËp trung lùc l­îng ®Ó ph¸t hiÖn vµ ®Êu tranh cã hiÖu qu¶ ®èi víi c¸c ®­êng d©y, æ nhãm nµy. - Ng­êi ph¹m téi thuéc c¸c c¬ quan, tæ chøc. Nh÷ng ng­êi nµy th­êng nóp bãng c¸c c¬ quan, tæ chøc d­íi danh nghÜa liªn doanh, liªn kÕt, nghiªn cøu khoa häc, viÖn trî nh©n ®¹o... ®Ó bu«n lËu. - C¸c ®èi t­îng lîi dông c¸c së hë trong chÝnh s¸ch ®iÒu hµnh xuÊt nhËp khÈu, chÝnh s¸ch qu¶n lý nhµ n­íc vÒ h¶i quan ®Ó bu«n lËu. Th«ng th­êng nh÷ng ®èi t­îng nµy lµ nh÷ng ng­êi cã häc vÊn cao, khi ph¸t hiÖn nh÷ng s¬ hë trong chÝnh s¸ch qu¶n lý th× thµnh lËp doanh nghiÖp hoÆc lîi dông c¸c 42 doanh nghiÖp nhµ n­íc nhËp khÈu uû th¸c... ®Ó bu«n lËu, gian lËn th­¬ng m¹i. Mét sè ®èi t­îng thµnh lËp doanh nghiÖp mãc nèi víi n­íc ngoµi ®Ó khai b¸o thÊp trÞ gi¸ tÝnh thuÕ ®Ó trèn thuÕ hoÆc lµm gi¶ c¸c chøng tõ ®Ó trèn tr¸nh sù kiÓm tra, kiÓm so¸t cña h¶i quan. - Mét sè thuyÒn tr­ëng, thuyÒn viªn c¸c tµu viÔn d­¬ng, c¸c tiÕp viªn hµng kh«ng lîi dông c«ng viÖc cña m×nh ®· vËn chuyÓn thuª hµng ho¸, ngo¹i hèi cho bän bu«n lËu víi ph­¬ng thøc, thñ ®o¹n ngµy cµng tinh vi. - Ng­êi téi ph¹m lµ ng­êi d©n téc, ng­êi sèng khu vùc biªn giíi, ng­êi lao ®éng, bu«n b¸n tiÓu ng¹ch. Sè ®èi t­îng nµy do nhËn thøc h¹n chÕ, hoµn c¶nh gia ®×nh khã kh¨n vÒ kinh tÕ, kh«ng cã c«ng ¨n viÖc lµm ... nªn ®· bÞ c¸c ®Çu nËu l«i kÐo thuª vËn chuyÓn hµng ho¸ qua biªn giíi hoÆc tham gia bu«n b¸n qua biªn giíi víi sè l­îng nhá. Tuy nhiªn, sè l­îng ®èi t­îng nµy rÊt ®«ng ®¶o, tõ trÎ em cho ®Õn ng­êi giµ. - Ng­êi ph¹m téi lµ ng­êi n­íc ngoµi, viÖt kiÒu. Sè ®èi t­îng nµy th­êng lîi dông chÝnh s¸ch më cöa nÒn kinh tÕ cña n­íc ta ®Ó ho¹t ®éng bu«n lËu, trung chuyÓn ma tuý, th«ng qua ho¹t ®éng hîp t¸c ®Çu t­, du lÞch, vÒ th¨m th©n nh©n... Hµng ho¸ mµ chóng bu«n lËu th­êng lµ c¸c mÆt hµng cã gi¸ trÞ kinh tÕ vµ lîi nhuËn cao nh­ ma tuý, ngo¹i tÖ, ®¸ quý, tiÒn gi¶ v.v... Qua nghiªn cøu 4026 vô bu«n lËu, vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn giíi mµ c¬ quan H¶i quan ph¸t hiÖn n¨m 2006 th× cã 3422 ®èi t­îng lµ nam giíi, chiÕm kho¶ng 85%, cßn n÷ giíi chØ chiÕm kho¶ng 15 %. Trong ®ã, trÎ em (d­íi 14 tuæi) lµ 418 ng­êi chiÕm kho¶ng 10,3%; ng­êi ®ñ tõ 14 ®Õn 18 tuæi lµ 612, chiÕm kho¶ng 15,2%; ng­êi trªn 60 tuæi lµ 124 ng­êi, chiÕm kho¶ng 3,1%, cßn l¹i lµ ng­êi tõ ®é tuæi tõ 18 ®Õn 60; cã 3502 ng­êi mang quèc tÞch ViÖt Nam, chiÕm kho¶ng 87%, 443 ng­êi lµ ViÖt kiÒu hoÆc ng­êi ViÖt Nam ë n­íc ngoµi, chiÕm kho¶ng 11%, cßn 81 ng­êi lµ ng­êi n­íc ngoµi chiÕm kho¶ng 2%. Thø hai, vÒ ph­¬ng thøc, thñ ®o¹n bu«n lËu, vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ 43 qua biªn giíi: §Ó thùc hiÖn trãt lät hµnh vi bu«n lËu, vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn giíi, trèn tr¸nh sù kiÓm tra, kiÓm so¸t cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng, Bän bu«n lËu th­êng sö dông c¸c ph­¬ng thøc, thñ ®o¹n nh­: - Lîi dông ®­êng biªn giíi trªn bé vµ trªn biÓn cña n­íc ta dµi, lùc l­îng kiÓm so¸t biªn giíi (H¶i quan, Bé ®éi Biªn phßng, C¶nh s¸t biÓn) máng nªn bän chóng ho¹t ®éng tr¾ng trîn, ngang nhiªn vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn giíi ®Ó bu«n b¸n kiÕm lêi. §©y lµ ph­¬ng thøc mµ bän bu«n lËu th­êng sö dông ®Ó vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn giíi ®­êng bé qua c¸c lèi mßn, lèi më hoÆc vËn chuyÓn trªn biÓn tõ Trung Quèc vµo ViÖt Nam b»ng c¸c tµu nhá. - VËn chuyÓn lÐn lót hµng ho¸ qua biªn giíi, víi nh÷ng thñ ®o¹n tinh vi nh»m tr¸nh sù ph¸t hiÖn cña c¸c c¬ quan chøc n¨ng. VÝ dô ®Çu n¨m 2006, t×nh h×nh xuÊt lËu x¨ng dÇu qua biªn giíi T©y Nam s«i ®éng, ChÝnh phñ chØ ®¹o lùc l­îng H¶i quan, Qu¶n lý thÞ tr­êng, Bé ®éi biªn phßng t¨ng c­êng c«ng t¸c tuÇn tra kiÓm so¸t, xö lý nghiªm hµnh vi bu«n b¸n tr¸i phÐp x¨ng dÇu qua biªn giíi th× bän bu«n lËu lîi dông lóc giao ca, ®ªm tèi ®Ó vËn chuyÓn x¨ng dÇu sang Campuchia. - Lîi dông nh÷ng s¬ hë trong quy tr×nh thñ tôc h¶i quan, chÝnh s¸ch qu¶n lý xuÊt nhËp khÈu ®Ó bu«n lËu. VÝ dô nh­ chÝnh s¸ch néi ®Þa ho¸ xe m¸y, nhµ n­íc cho phÐp c¸c doanh nghiÖp nhËp khÈu linh kiÖn víi thuÕ suÊt thÊp, cïng víi mét sè bé phËn ®­îc s¶n xuÊt trong n­íc ®Ó l¾p r¸p. Nh­ng ®èi t­îng bu«n lËu ®· lîi dông chÝnh s¸ch nµy ®Ó mua xe nguyªn chiÕc, th¸o rêi ra tõng bé phËn råi lµm thñ tôc nhËp khÈu nh­ linh kiÖn ®Ó h­ëng thuÕ suÊt thÊp. Mét sè tr­êng hîp, bän bu«n lËu c©u kÕt víi c¸c c«ng ty n­íc ngoµi dïng thñ ®o¹n h¹ gi¸ trªn ho¸ ®¬n (down gi¸) ®Ó trèn thuÕ. B»ng c¸ch lËp 2 bé chøng tõ cã gi¸ kh¸c nhau, bé chøng tõ cã gi¸ thÊp h¬n ®Ó xuÊt tr×nh cho h¶i quan khi lµm thñ tôc hoÆc khai sai tªn hµng trªn c¸c chøng tõ nh­ invoice, packing list hoÆc lËp c¸c chøng tõ nh­ göi nhÇm hµng ®Ó doanh nghiÖp ViÖt Nam dÔ dµng ®èi 44 phã víi H¶i quan khi bÞ ph¸t hiÖn. 2.1.2. Nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®­îc cña H¶i quan ViÖt Nam trong ®iÒu tra vô ¸n h×nh sù tõ n¨m 2003 ®Õn n¨m 2006. Trong nh÷ng n¨m qua lùc l­îng H¶i quan ®· thùc hiÖn tèt nhiÖm vô phßng, chèng bu«n lËu vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn giíi, b¶o vÖ s¶n xuÊt trong n­íc, t¹o m«i tr­êng c¹nh tranh lµnh m¹nh trong ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh. Theo sè liÖu thèng kª tõ n¨m 2003 ®Õn n¨m 2006, kÕt qu¶ ®Êu tranh phßng, chèng téi ph¹m cña ngµnh H¶i quan nh­ sau: Tổng số vụ Trị giá Số vụ buôn lậu, vận chuyển trái Số vụ Hải quan vi phạm (tỷ đồng) phép hàng hoá qua biên giới khởi tố 2003 10.948 867,654 6.153 45 2004 11.327 405 5.116 47 2005 11.559 497,6 3.654 52 2006 12.134 4.587,680 4.026 41 Năm Qua nghiên cứu về kết quả điều tra vụ án hình sự của Hải quan trong những năm vừa qua, có thể rút ra một số nhận xét về kết quả đạt được như sau: Thứ nhất, thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự cơ quan Hải quan đã tiến hành đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia; góp phần vào công tác phòng ngừa tội phạm. Cụ thể từ năm 2003 đến năm 2006, Hải quan đã bắt giữ, xử lý 18.949 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, trong đó đã tiến hành khởi tố 185 vụ án hình sự. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, cơ quan Hải quan bắt giữ quả tang rất nhiều vụ buôn 45 lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, ra quyết định khởi tố vụ án, nhưng chưa có vụ án nào mà cơ quan Hải quan tiến hành điều tra toàn bộ vụ án và chuyển cho Viện Kiểm sát xem xét, truy tố. Những vụ án do cơ quan Hải quan phát hiện, khởi tố, trị giá hàng vi phạm thường có giá trị lớn, vụ việc phức tạp hoặc có dấu hiệu móc nối với cán bộ, công chức Hải quan hoặc cán bộ, công chức của các lực lượng chức năng khác. Do vậy, tất cả các vụ án cơ quan Hải quan chỉ tiến hành khởi tố; tiến hành khám xét; tạm giữ hàng hoá, phương tiện vi phạm, chứng từ về nguồn gốc của lô hàng... và chuyển cho cơ quan Điều tra để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Qua nghiên cứu tình hình buôn lậu, cho thấy việc Hải quan tiến hành khởi tố các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có tác dụng phòng ngừa tội phạm rất hiệu quả. Ví dụ đầu năm 2006, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan có hiệu lực thi hành, việc kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan, một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự ưu đãi này làm giả con dấu, chữ ký của cán bộ Hải quan để làm thủ tục chuyển cửa khẩu, vận chuyển thẳng hàng hoá từ cửa khẩu về kho doanh nghiệp mà không làm thủ tục hải quan. Khi Hải quan phát hiện và tiến hành khởi tố vụ án buôn lậu xẩy ra tại Công ty TNHH Dea Sungvina ở Bình Dương thì kết quả phúc tập hồ sơ đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu từ tháng 3/2006 đến nay không phát hiện thêm trường hợp nào lợi dụng chính sách chuyển cửa khẩu để buôn lậu. Như vậy, việc quy định thẩm quyền điều tra của Hải quan, cũng như việc Hải quan thực hiện thẩm quyền điều tra hình sự đã có tác dụng răn de, phòng ngừa rất lớn các tội phạm xẩy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Thứ hai, thông qua điều tra, khám phá vụ án đã phát hiện nhiều vụ 46 buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ nền sản xuất trong nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Theo kết quả thống kê cho thấy, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngày càng phức tạp. Tuy số vụ khởi tố không lớn (185 vụ trên 18.949 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới bị phát hiện, bắt giữ), nhưng đã thu cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Mặt khác, đã có tác dụng rất lớn ngăn ngừa việc gian lận thương mại, trốn thuế, đã góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ nền sản xuất trong nước, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững. Điển hình như vụ án buôn lậu xẩy ra tại Công ty YTECO - TP. Hồ Chí Minh: Năm 2004, qua nguồn tin trình sát Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện tình trạng các Doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài thao túng thị trường Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện và các Công ty dược trong nước. Cục Điều tra chống buôn lậu đã xác lập chuyên án TD804 để tiến hành điều tra, xác minh. Kết quả ban đầu phát hiện Công ty CP xuất nhập khẩu y tế thành phố Hồ Chí Minh (YTECO) - một doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm lớn nhất miền Nam, trong nhiều năm liền đã cạo sửa, giả mạo giấy phép để nhập khẩu tân dược với trị giá trên 10 tỷ đồng, sửa đổi toa thuốc để trốn thuế với số lượng lớn, bên cạnh đó Công ty còn ký kết với các văn phòng đại diện các Hãng dược nước ngoài để tuồn thuốc trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính, lũng đoạn thị trường. Cục Điều tra chống buôn lậu đã khởi tố vụ án, tạm giữ các lô hàng vi phạm, thu giữ các tài liệu, vật chứng (các giấy phép giả, các giấy phép bị cạo sửa, các toa thuốc bị sửa đổi...) và chuyển giao cho Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm trật tự quản lý và chức vụ - Bộ Công an (C15) tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Thành công của vụ án không chỉ là việc trừng trị bọn tội phạm mà đã làm cho thị trường tân dược bình ổn, tạo điều 47 kiện cho các Công ty dược của Việt Nam sản xuất các mặt hàng đáp ứng yêu cầu thuộc chữa bệnh và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp Bộ Y tế có những chấn chỉnh về cấp phép nhập khẩu thuốc và vaccin phòng bệnh. Thứ ba, thông qua công tác nghiệp vụ, các đơn vị điều tra đã phát hiện kịp thời hoạt động của các thế lực thù địch chống Việt Nam, góp phần có hiệu quả trong bảo vệ an ninh quốc gia. Khi thực hiện nhiệm vụ điều tra của mình, cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều vụ vận chuyển qua biên giới tài liệu phản động, tài liệu truyền giáo trái phép, ngoại tệ vào Việt Nam qua để nuôi dưỡng bọn phản động trong nước, nhằm chống lại chính quyền nhân dân, kích động bạo loạn gây mất ổn định về chính trị, xã hội. Theo số liệu thống kê từ năm 2003 đến năm 2006, cơ quan Hải quan đã phát hiện và bắt giữ các tài liệu phản động, như sau: Năm 2003 2004 2005 2006 Số ấn phẩm 2.447 1.315 3.278 1.879 Việc phát hiện và bắt giữ kịp thời việc vận chuyển trái phép tài liệu phản động qua biên giới, không để đối tượng kịp phán tán, truyên tuyền, kích động nhân dân, đã góp phần bảo về chủ quyền, an ninh quốc gia. Điển hình là ngày 04/8/2003, Hải quan cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã phát hiện Mc Robert, sinh 1947 đã mang tài liệu truyền đạo trái phép qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Nội Bài để tán phát ngay tại khu vực cách ly cho một người Việt Nam. Ngày 02/11/2004, Hải quan cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện Bursch D đã giấu trong hành lý 670 cuốn sách có nội dung kích động chống lại chế độ cộng sản. Ngày 28/4/2004, Hải quan sân bay Đà Nẵng đã phát hiện Ngô Diện Thuật - Giám đốc Công ty TNHH Điện tử tin học nhập cảnh từ Thái Lan về mang theo 04 cuốn, 10 đĩa 48 DVD có nội dung tôn giáo. Thứ tư, qua công tác điều tra, thu thập thông tin, từ năm 2003 đến năm 2006, Hải quan đã phát hiện và bắt giữ kịp thời 89 vụ vận chuyển văn hoá phẩm đồi truỵ qua biên giới, góp phần bảo vệ gìn giữ bản sắc nền văn hoá truyền thống, chống sự “xâm lăng” về văn hoá của lối sống phương Tây, đồi truỵ vào Việt Nam. Trong đó khởi tố 2 vụ án và xử lý vi phạm hành chính 87 vụ. Điển hình ngày 2/9/2003, Hải quan Tân Sơn Nhất phát hiện trong đoàn vận động viên của thành phố Hồ Chí Minh nhập cảnh từ Quảng Châu - Trung Quốc về Việt Nam mang theo 125 đĩa VCD có nội dung đồi trụy. Tháng 10/2003, Hải quan Tân Sơn Nhất phát hiện Việt kiều Jonh Nguyễn mang 18 đĩa ghi hình có nội dung đồi trụy (cả 2 vụ Hải quan đã khởi tố vụ án). Thứ năm, thông qua công tác điều tra phát hiện những sơ hở, thiếu sót mà bọn buôn lậu thường lợi dụng, những bất cập trong chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan. Thông qua công tác điều tra phát hiện những sơ hở, thiếu sót mà bọn buôn lậu thường lợi dụng trong quy trình thủ tục hải quan, cũng như các phương thực thủ đoạn mới trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Do vậy, Ngành Hải quan đã có những cảnh báo và sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn để chấn chỉnh. Sau khi gia nhập WTO, cơ quan Hải quan áp dụng quy trình thủ tục hải quan mới theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005 và các công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO, đã xuất hiện những bất cập, kẽ hở để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, gian lận, trốn thuế. Qua công tác đấu tranh chuyên án đã phát hiện trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu nổi lên tình trạng làm giả hồ sơ hải quan và 49 xuất khống hàng hoá để hợp thức hoá nguyên vật liệu nhập khẩu nhưng đã tiêu thụ trong nước. Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 1373/TCHQ-ĐT ngày 03/4/2006 cảnh báo về những thủ đoạn làm giả hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; công văn số 1522/TCHQ-ĐT ngày 11/04/2006, cảnh báo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về thủ đoạn gian lận qua hình thức nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, kiến nghị các cơ quan sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định trong lĩnh vực này (Quyết định 929/QĐ-TCHQ, ngày 25/5/2006 ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Quyết định 69/2005/QĐ-BTC quy định về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài). Trong quá trình điều tra vụ án buôn lậu ở Công ty CP xuất nhập khẩu y tế TP. Hồ Chí Minh, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát hiện phương thức thủ đoạn làm giả hồ sơ, chứng từ như cạo sửa giấy phép để bổ sung số lượng, cắt dán giấy phép rồi photocopy đóng dấu sao y bản chính để làm thủ tục hải quan. Cục Điều tra chống buôn lậu đã có văn bản cảnh báo phương thức thủ đoạn buôn lậu cho toàn ngành. Đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung về chế độ cấp giấy phép là cơ quan cấp giấy phép phải gửi cho Tổng cục Hải quan 01 bản chính để theo dõi; sửa đổi quy trình thủ tục hải quan, buộc doanh nghiệp nộp bản chính nếu nhập khẩu một lần, phải nộp bản sao và xuất trình bản chính giấy phép nếu nhập khẩu nhiều lần. Khi điều tra vụ buôn lậu lá thuốc lá xẩy ra tại Lào Cai, Hải quan phát hiện việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải trong một thời gian dài thực hiện qua các lối mở, cửa khẩu phụ là không đúng với các quy định về cửa khẩu biên giới Quốc gia. Tổng cục Hải quan đã có công văn 5000/TCHQ-ĐT ngày 25/8/2005 yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chấn chỉnh và thực hiện đúng quy định của pháp luật. 50 Đồng thời kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 32/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Biên giới quốc gia cho phù hợp với tình hình quản lý khu vực biên giới và chính sách phát triển kinh tế vùng biên của nước ta, cũng như các nước có chung đường biên giới. Song song với quá trình điều tra làm rõ hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, các tình tiết liên quan để giải quyết đúng đắn vụ án, cơ quan Hải quan đã phát hiện những sở hở thiếu sót trong chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước và đã kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung hoặc có biện pháp quản lý phù hợp. Đầu năm 2006, tình trạng “chảy máu khoáng sản” sang Trung Quốc ồ ạt, khi tiến hành điều tra vụ vận chuyển trái phép quặng sắt sang Trung Quốc, cơ quan Hải quan phát hiện chính sách quản lý xuất khẩu quặng còn nhiều điểm bất cập, sơ hở mà các doanh nghiệp đã lợi dụng để xuất khẩu trái phép quặng qua biên giới. Theo quy định của Thông tư 02/2006/TT-BCN quy định về điều kiện doanh nghiệp được phép xuất khẩu quặng chỉ cần có giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc giấy phép chế biến khoáng sản. Do vậy, các doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này để mua khoáng sản khai thác trái phép, trôi nổi trong dân, sau đó dùng giấy phép của mình để làm thủ tục xuất khẩu đi Trung Quốc. Tổng cục Hải quan đã kiến nghị Bộ Công nghiệp, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về xuất khẩu khoáng sản để hạn chế việc chảy máu khoáng sản sang Trung Quốc. Khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài có hiệu lực thi hành thì Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra làm rõ hành vi của Công ty Sovilaco nhập khẩu 13 container 51 màn hình máy tính đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu. Quá trình điều tra Hải quan phát hiện nhu cầu về màn hình máy tính dạng plasma hoặc LCD đã qua sử dụng ở thị trường Việt Nam rất lớn trong khi các nhà máy ở Việt Nam sản xuất chưa đáp ứng thị trường, giá thành quá cao. Hải quan đã kiến nghị Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và truyền thông) xem xét sửa đổi danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. Vì vậy, tháng 5/2007, Bộ Bưu chính viễn thông đã ban hành Quyết định 11/2007/QĐ-BBCVT loại mặt hàng màn hình máy tính dạng plasma hoặc LCD đã qua sử dụng ra khỏi danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu. Như vậy, qua nghiên cứu kết quả điều tra các vụ án hình sự của Hải quan Việt Nam trong những năm qua cho thấy số lượng vụ án mà cơ quan Hải quan tiến hành khởi tố, điều tra không lớn, nhưng thông qua hoạt động điều tra, đã góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo hộ nền sản xuất trong nước. Đặc biệt, đã phát hiện các thiếu sót, sở hở trong chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của nhà nước, cũng như các sở hở trong quy trình thủ tục hải quan và kiến nghị giải pháp khắc phục. 2.1.3. Những tồn tại trong điều tra vụ án hình sự của Hải quan Việt Nam từ năm 2003 đến nay Mặc dù, đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện thẩm quyền điều tra, nhưng trong hoạt động của mình cơ quan Hải quan vẫn đang có một số tồn tại sau đây: Thứ nhất, việc tiếp nhận và xử lý tin báo tội phạm liên quan đến hoạt động của cơ quan Hải quan còn nhiều bất cập và thiếu sót. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm phải tiếp nhận và xử lý các tin báo tội phạm do cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước cung cấp. Theo chỉ 52 đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đều phải thiết lập đường dây nóng để người dân phản ánh, thông báo về việc vi phạm của công chức hải quan và tổ chức phòng tiếp dân. Các số điện thoại đường dây nóng bao gồm của Cục trưởng, Phó cục trưởng, Trưởng Phòng tổ chức cán bộ và đều được công bố công khai tại trụ sở cơ quan Hải quan và thông báo trên báo Hải quan. Tuy nhiên, tin báo theo đường dây nóng chủ yếu là các tin báo về hành vi sách nhiễu của cán bộ Hải quan đối với doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Phòng tiếp dân chủ yếu là tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo hoặc các yêu cầu hướng dẫn về thủ tục hải quan. Ngành Hải quan chưa có quy định về trình tự, thủ tục, giải quyết tin báo về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và cũng chưa phân công đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý tin báo tội phạm. Hiện nay, duy nhất trong toàn ngành chỉ có Cục Điều tra chống buôn lậu là có số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận tin báo tội phạm, nhưng không có trụ sở tiếp nhận tin báo tội phạm để cá nhân, tổ chức đến cung cấp. Nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin tội phạm, do chưa có quy định cụ thể, dẫn đến việc giải quyết không kịp thời hoặc không đuợc giải quyết làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Hải quan. Do vậy, trong thời gian qua việc tiếp nhận tin báo tội phạm từ các tổ chức, cá nhân không nhiều. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc phát hiện tội phạm và làm giảm hiệu quả công tác điều tra tội phạm của cơ quan Hải quan. Thứ hai, thực hiện chưa nghiêm túc thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự đã làm hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. Thẩm quyền điều tra hình sự mà nhà nước trao cho ngành Hải quan có tác dụng rất lớn trong công tác phòng, ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái 53 phép hàng hoá qua biên giới và chống thất thu thuế. Nhưng ngành Hải quan chưa nhận thức được đầy đủ và chính xác về ví trí, vai trò của công tác điều tra tội phạm hình sự, mà chủ yếu quan tâm nhiều đến vấn đề thu thuế. Nhiều cán bộ lãnh đạo trong ngành Hải quan có nhận thức cho rằng công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới là công tác chống “rò rỉ” từ các khâu nghiệp vụ khác của quá trình thông quan hàng hoá và khi phát hiện đều ảnh hưởng đến công chức Hải quan, do vậy, hoạt động điều tra hình sự của hải quan không được quan tâm, ủng hộ trong quá trình hoạt động. Từ nhận thức chưa đầy đủ, chính xác về thẩm quyền điều tra của Hải quan dẫn đến một loạt vấn đề khác ảnh hưởng đến công tác điều tra như: công tác chỉ đạo điều hành, công tác triển khai hoạt động điều tra, công tác bố trí cán bộ làm công tác điều tra... Từ khi Bộ luật hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 có hiệu lực, ngành Hải quan chưa có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện thẩm quyền điều tra của Hải quan, trình tự thủ tục tiến hành điều tra một vụ án cho cơ quan Hải quan các cấp, cũng như ban hành mẫu ấn chỉ sử dụng trong hoạt động tố tụng trong toàn ngành. Vì vậy, khi điều tra vụ án hình sự, Hải quan còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục tiến hành. Thông thường khi vụ buôn lậu bị phát hiện thì phần lớn đều liên quan đến các cơ quan chức năng như Hải quan, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường. Do vậy, Lãnh đạo các cấp chưa chỉ đạo quyết liệt trong hoạt động điều tra, dẫn đến việc xử lý khó khăn, nhiều vụ việc chuyển sang xử lý hành chính. Do vậy, từ năm 2003 đến nay, kết quả hoạt động điều tra hình sự của cơ quan Hải quan chiếm một số lượng rất nhỏ, không đáng kể so với thực tế tình hình tội phạm xẩy ra trong lĩnh vực hải quan. Cơ quan Hải quan chỉ tiến hành 54 khởi tố, điều tra 185 vụ/18.949 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Chi cục Hải quan là cơ quan Hải quan có trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong địa bàn hoạt động hải quan. Các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới chủ yếu do Chi cục Hải quan phát hiện và bắt giữ. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, chưa có Chi cục Hải quan nào khởi tố vụ án và tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, các Chi cục cũng chỉ lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, tiến hành khám xét theo thủ tục hành chính..., sau đó chuyển hồ sơ vụ việc về Phòng tham mưu xử lý vi phạm và thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan để làm thủ tục khởi tố hoặc chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong 185 vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới do Hải quan phát hiện và khởi tố thì không có vụ án nào cơ quan Hải quan tiến hành khởi tố vụ án, tiến hành các hoạt động điều tra và chuyển cho Viện Kiểm sát để xem xét truy tố. Mặc dù rất nhiều vụ án, cơ quan Hải quan bắt giữ quả tang, chứng cứ, lai lịch người phạm tội rõ ràng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì sau khi khởi tố vụ án, cơ quan Hải quan có quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Nhưng trong thực tế, khi xác định vụ việc vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì cơ quan Hải quan trao đổi ý kiến với Viện Kiểm sát nhân dân hoặc với cơ quan Điều tra, sau đó tiến hành khởi tố và chuyển giao vụ án ngay cho cơ quan điều tra mà không tiến hành bất cứ hoạt động điều tra nào. Ví dụ, như vụ buôn lậu 10 container gỗ huê xẩy ra tại cảng Cát Lát – TP. Hồ Chí Minh, sau khi khởi tố vụ án, Cục Điều tra chống buôn lậu chuyển giao ngay vụ án, kèm theo hồ 55 sơ, tang vật cho cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, mà không thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật, kể cả việc chuyển hoá chứng cứ trinh sát sang chứng cứ được thu thập theo thủ tục Bộ luật tố tụng hình sự quy định làm căn cứ chứng minh hành vi vi phạm. Ngoài các vụ mà cơ quan Hải quan tiến hành khởi tố và chuyển giao cho cơ quan Điều tra, có rất nhiều vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, sau khi tiến hành xác minh theo thủ tục hành chính, xác định vụ vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì cơ quan Hải quan tiến hành chuyển giao ngay vụ việc cho cơ quan điều tra chuyên trách, mà không khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật (kể cả nhiều trường hợp phát hiện quả tang, chứng cứ rõ ràng). Điều này cho thấy cơ quan Hải quan tự hạn chế thẩm quyền của mình trong hoạt động tố tụng. Ví dụ, ngày 26/5/2006, Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh An Giang phát hiện và bắt quả tang Nguyễn Văn Hùng vận chuyển trái phép 2kg vàng qua biên giới để sang Camphuchia. Hải quan tỉnh An Giang chỉ ra Quyết định tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tiến hành lấy lời khai, không khởi tố vụ án, mà chuyển hồ sơ, tang vật cho cơ quan Điều tra - Công an thị xã Châu Đốc tiến hành khởi tố và điều tra vụ án theo thẩm quyền. Hoặc ví dụ, ngày 3/8/2004, Chi cục Hải quan sân bay Quốc tế Nội Bài phát hiện vợ chồng ông Nguyễn Văn Phong (Việt kiều) vận chuyển trái phép 7 chiếc sừng tê giác từ Zimbabwe về Việt Nam trên chuyến bay VN217. Hải quan sân bay Quốc tế Nội Bài chỉ lập biên bản chứng nhận, tạm giữ tang vật vi phạm và chuyển giao hồ sơ, tang vật cho cơ quan Điều tra công an TP. Hà Nội để xem xét khởi tố vụ án. Theo thống kê của Cục Điều tra chống buôn lậu, hàng năm cơ quan Hải quan chuyển cho cơ quan điều tra chuyên trách, cơ quan Viện Kiểm sát hàng trăm vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hàng qua biên giới, để các cơ 56 quan này xem xét khởi tố. Năm 2003 2004 2005 2006 số vụ chuyển cơ 137 76 96 105 85 27 0 0 quan Điều tra để xem xét khởi tố Số vụ chuyển Viện Kiểm sát để xem xét khởi tố Thứ ba, Quan hệ phối hợp điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Hải quan, giữa cơ quan Hải quan cấp trên và cơ quan Hải quan cấp dưới còn nhiều bất cập, hạn chế hiệu quả phát hiện và xử lý tội phạm. Theo Điều 12 Luật Hải quan thì Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự chỉ đạo, điều hành của Hải quan cấp trên. Mặc dù pháp luật quy định tổ chức và hoạt động của hải quan theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Nhưng trong thực tế “tính cục bộ địa phương” vẫn còn tồn tại trong mối quan hệ giữa các đơn vị Hải quan với nhau. Việc cung cấp thông tin về tội phạm, việc phối hợp trong hoạt động điều tra, bắt giữ, xử lý giữa các đơn vị Hải quan rất hạn chế. Nhiều vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có sự tiếp tay của cán bộ Hải quan hoặc trách nhiệm quản lý của Hải quan. Do vậy, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố không phối hợp, phối hợp không kịp thời hoặc kéo dài thời gian, gây cản trở cho hoạt đồng điều tra nhằm tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm hoặc hợp thức hoá hoá đơn chứng từ. Nhiều trường hợp để bảo vệ công tác nội bộ, các đơn vị đã không cung cấp thông tin, hồ sơ chứng từ theo yêu cầu của Cục Điều tra chống buôn lậu, cho đến khi Tổng cục Hải 57 quan có văn bản chỉ đạo mới thực hiện. Có đơn vị còn ban hành quy định thủ tục cung cấp hồ sơ chứng từ và trao đổi thông tin rất phức tạp. Nếu muốn yêu cầu bất kỳ đơn vị nào trong Cục cung cấp thông tin hoặc cung cấp hồ sơ chứng từ thì đầu tiên cơ quan yêu cầu phải có công văn hoặc giấy giới thiệu đến Phòng tham mưu xử lý vi phạm - là đơn vị đầu mối tiếp nhận yêu cầu phối hợp. Sau khi nghiên cứu, Phòng tham mưu báo cáo Lãnh đạo Cục bằng văn bản. Khi được Lãnh đạo Cục đồng ý thì Phòng tham mưu mới làm thông báo cho các đơn vị trong Cục biết để cung cấp thông tin hoặc tài liệu theo yêu cầu. Do vậy, việc phối hợp không kịp thời và mất rất nhiều thời gian. Thứ tư, quan hệ phối hợp với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khác chưa được chặt chẽ, hạn chế hiệu quả phát hiện, xử lý và phòng ngừa tội phạm. Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan điều tra chuyên trách là mối quan hệ phân công và phối hợp trong điều tra. Trong thực tế, việc phối hợp giữa cơ quan điều tra chuyên trách với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có hiệu quả, không thường xuyên, chỉ mang tính vụ việc. Theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thẩm quyền có quyền yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển ngay hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra. Các yêu cầu của Cơ quan điều tra có giá trị bắt buộc thi hành đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Do vậy, đã xẩy ra nhiều trường hợp Hải quan đang tiến hành điều tra, xác minh thì cơ quan Điều tra lại yêu cầu chuyển hồ sơ để nghiên cứu làm cho việc điều tra bị tạm dừng, việc kết luận điều tra phải chờ kết quả từ cơ quan Điều tra. Vì vậy, vấn đề làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hoá bị 58 đình trệ, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ví dụ: trường hợp Công ty TNHH Xuân Phương nhập khẩu máy cày ở TP. Hồ Chí Minh. Theo quy định tại Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 thì máy cày đã qua sử dụng được phép nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 thì ôtô các loại đã qua sử dụng được nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá 05 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. Công ty TNHH Tuấn Hải đã mua 15 chiếc máy cày đã qua sử dụng sản xuất từ năm 1998, theo thoả thuận trên hợp đồng thì hàng sẽ đến Việt Nam vào tháng 4/2006, nhưng do việc vận chuyển trên biển gặp bão, nên hàng về đến Việt Nam ngày 18/5/2006 và theo quy định thì hàng này cấm nhập khẩu. Cơ quan Hải quan đang tiến hành điều tra xác minh tại hãng tàu và cảng nước ngoài để xác định việc vi phạm là do khách quan hay doanh nghiệp cố ý thì cơ quan cảnh sát điều tra TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu Cục Hải quan chuyển giao hồ sơ. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phải chuyển hồ sơ cho cơ quan Điều tra và việc thông quan lô hàng của Công ty phải chờ kết luận điều tra. Sau 2 tháng cơ quan Điều tra lại căn cứ việc xác minh của Hải quan có trong hồ sơ ban đầu, đã trả hồ sơ cho Cục Hải quan để xử lý hành chính. Chính việc chuyển hồ sơ nêu trên đã làm cho việc giải quyết lô hàng kéo dài, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. Mặt dù pháp luật đã quy định đối với những tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, sau khi khởi tố vụ án thì trong vòng 7 ngày phải chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc chuyển cho cơ quan điều tra nào chưa có hướng dẫn cụ thể, do vậy, cơ quan Hải quan rất lúng túng trong việc chuyển giao và thường mất rất nhiều thời gian, thủ tục trong việc trao đổi, thống nhất cơ quan tiếp nhận. Ví dụ: Ngày 6/3/2005, Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành khởi tố vụ án buôn lậu xẩy 59 ra tại Công ty TNHH Tuấn Anh ở An Giang. Cục Điều tra chống buôn lậu đã có công văn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an tiếp nhận vụ án để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Tuy nhiên, cơ quan Cảnh sát điều tra- Bộ Công an cho rằng vụ án xẩy ra tại An Giang, đối tượng phạm tội đang cứ trú tại An Giang, đề nghị Cục Điều tra chống buôn lậu chuyển giao vụ án cho Công an tỉnh An Giang để tiếp tục điều tra. Cục Điều tra chống buôn lậu đã tiến hành trao đổi với Công an tỉnh An Giang thì Công an tỉnh An Giang cho rằng vụ việc do Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố nên chuyển cho cơ quan cùng cấp là Cục Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) - Bộ Công an. Đề bảo đảm thời hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Cục Điều tra chống buôn lậu phải xin ý kiến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và tổ chức cuộc họp với sự tham gia của Viện Kiểm sát, C15, để thống nhất cơ quan tiếp nhận điều tra vụ án. Cuộc họp thống nhất C15 chỉ đạo Công an tỉnh An Giang tiếp nhận vụ án để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền. Tổng cục Hải quan đã ký Quy chế phối hợp trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác với Tổng cục Cảnh sát, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng. Nhưng trong thực tiễn công tác phối hợp trong cung cấp thông tin, điều tra còn nhiều hạn chế do các lực lượng không muốn chia sẽ thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động điều tra hoặc còn mang tính cục bộ... . Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, tổ chức trong phối hợp điều tra. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp giữa Hải quan với cơ quan điều tra chưa chặt chẽ, chỉ mang tính hình thức thủ tục. Nhận thức của một số cán bộ Hải quan, kể cả Công an, Bộ đội Biên phòng còn nảy sinh tư tưởng coi nhẹ việc phối hợp, vì cho rằng việc phối hợp chỉ thêm phức tạp, làm lộ bí mật, kéo dài thời gian dẫn đến hiệu quả không cao. 60 2.2. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại trong hoạt động điều tra hình sự của cơ quan Hải quan 2.2.1. Nguyên nhân khách quan Nền kinh tế nước ta sau hơn 20 năm đổi mới vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều mối quan hệ kinh tế- xã hội phức tạp, nhiều thành phần kinh tế và các quan hệ sản xuất khác nhau, đã phát sinh nhiều mâu thuẫn và lợi ích khác nhau; sản phẩm sản xuất ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giá thành sản phẩm hàng hoá nội địa cao so với mặt hàng cùng loại do nước ngoài sản xuất. Khi hàng hoá nước ngoài tràn vào Việt Nam thì nạn chảy máu vàng và thất nghiệp là hệ quả tất yếu có tác động ngược trở lại làm cho hoạt động buôn lậu có xu hướng gia tăng. Mặt khác, do nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi nên một số ngành nghề kinh doanh Nhà nước vẫn đang độc quyền hoặc được Nhà nước bảo hộ, dẫn đến tình trạng chây ỳ, chưa kích thích sản xuất, thay đổi công nghệ. Do vậy, khi có sự chênh lệch về giá cả, thì hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới gia tăng. Ví dụ khi có sự chệnh lêch về giá xăng dầu giữa Việt Nam và Camphuchia thì hoạt động xuất lậu xăng dầu xẩy ra ồ ạt, bọn buôn lậu dùng mọi thủ đoạn để vận chuyên trái phép xăng dầu qua biên giới (như vận chuyển qua lối mòn, chở bằng túi ni lông để khi bị bắt thì chọc thủng phi tang....). Khi giá xăng dầu ít chênh lệch thì hoạt động xuất lậu xăng dầu chấm dứt. Hoặc trường hợp giá đường trong nước thường cao hơn đường sản xuất từ Thái Lan (do công nghệ sản xuất của Việt Nam lạc hậu, máy móc cũ...). Vì vậy, đầu năm 2006, việc buôn lậu đường diễn ra rất phức tạp tại các tỉnh Tây Nam do giá cả chênh lệch nhau gấp hai lần. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đó là tình trạng thất nghiệp gia tăng 61 (tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay khoảng 7,4% ở thành thị và khoảng 25% ở nông thôn), sự phân hoá giàu nghèo tiếp tục diễn ra ngày càng sâu sắc. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những vùng bị thiên tai còn rất khó khăn, đã tác động trực tiếp đến sự gia tăng tội phạm nói chung và tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới nói riêng. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước tiếp tục suy thoái về đạo đức. Chủ nghĩa thực dụng, lối sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, đồng tiền trước mắt làm cho tình trạng tham ô, hối lộ, buôn lậu ngày càng phổ biến với tính chất và thủ đoạn tinh vi. Các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, mại dâm ngày càng diễn biến phức tạp. Các tệ nạn xã hội đã, đang và sẽ là nhân tố làm cho tình hình tội phạm tiếp tục gia tăng với tính chất, mức độ nguy hiểm hơn trước. Cùng với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và khu vực mậu dịch tự do (AFTA)... Theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ giảm dần thuế suất đối với một số dòng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, thì lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh; hoạt động đầu tư, liên doanh, gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu… gia tăng mạnh mẽ, đồng thời những phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mang tính quốc tế cũng thâm nhập vào Việt Nam, làm cho hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngày càng phức tạp. Để thực hiện các cam kết quốc tế thì Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách quản lý kinh tế cho phù hợp với các cam kết quốc tế. Trong giai đoạn đầu khi triển khai áp dụng không thể không có các sở hở trong chính sách quản lý. Chính vì vậy, bọn buôn lậu đã lợi dụng những sơ hở này để buôn lậu, trốn thuế. 62 Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch đã và đang điều chỉnh chính sách đối với Việt Nam nhằm thực hiện ý đồ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thông qua việc triển khai các dự án hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dục, luật pháp, y tế và các hoạt động từ thiện, nhân đạo khác, các thế lực thù địch đang tìm cách để thâm nhập vào nội bộ ta, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng; tuyển lựa, móc nối, cài cắm cơ sở nội gián vào những bộ phận thiết yếu, cơ mật của Đảng, Nhà nước để tác động chuyển hoá, phá hoại nội bộ; tác động, thúc đẩy những nhân tố chống đối bên trong, tạo dựng "ngọn cờ" hình thành tổ chức đối lập. Bằng nhiều thủ đoạn về kinh tế, từng bước tác động chuyển hoá chế độ chính trị ở nước ta. Các tổ chức phản động lưu vong được Mỹ và phương Tây sử dụng đang liên kết lực lượng, chuyển hướng hoạt động vào nội địa. Một số tổ chức hoạt động chống phá ta quyết liệt, tìm cách đưa người, vũ khí và phương tiện hoạt động tình báo, xâm nhập nội địa, lợi dụng chiêu bài "chống tham nhũng", "dân chủ", "nhân quyền" để tuyên truyền chia rẽ nội bộ; lợi dụng mọi khả năng, hình thức hoạt động để móc nối, liên kết với lực lượng chống đối bên trong, nhất là số cơ hội chính trị, bất mãn trong nội bộ nhằm tạo dựng lực lượng, phối hợp trong ngoài, kích động, tạo dựng "ngọn cờ", hình thành tổ chức, đảng phái đối lập, từng bước công khai hoá, hợp thức hoá để hoạt động chống phá. Liên quan đến tình hình này là hoạt động vận chuyển trái phép qua biên giới vũ khí, chất nổ, văn hoá phẩm đồi truỵ, văn hoá phẩm có nội dung phản động, chống phá nhà nước gia tăng. Trong những năm qua, tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra gay gắt, hoạt động vũ trang của các nhóm hồi giáo cực đoan đã làm cho hoà bình và an ninh thế giới bị đe doạ. Bên cạnh đó cuộc chiến “về dầu lửa” diễn biến phức tạp. Do vậy, hoạt động buôn lậu vũ 63 khí phát triển, không chỉ mang tính quốc gia, mà xuyên quốc gia, có sự cấu kết chặt chẽ của các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức thành các đường dây, ổ nhóm xuyên quốc gia. Do hoạt động buôn bán ma tuý là siêu lợi nhuận, mặt dù tất cả các nước đều có hình phạt rất nặng, thậm chí là chung thân, tử hình. Nhưng tình hình buôn bán và vận chuyển ma tuý qua biên giới vẫn diễn ra phức tạp. Những yếu tố về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội... nói trên đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá quan biên giới, cũng như kết quả công tác điều tra hình sự của cơ quan Hải quan. 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan Những nguyên nhân chủ quan gây nên những hạn chế trong thực hiện thẩm quyền điều tra của Hải quan bao gồm: Thứ nhất, quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự chưa phù hợp với thực tế hoạt động của ngành Hải quan. Về phạm vi khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Hải quan có thể thấy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì chính sách thuế sẽ giảm dần, vấn đề buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá thông thường sẽ giảm theo. Trong thời gian tới lực lượng Hải quan chủ yếu tập trung vào việc chống buôn lậu, vận chuyển trái phép đối với hàng cấm xuất nhập khẩu, ma tuý, vũ khí, đồ cổ, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ... . Mặt khác, theo quy định của Luật Hải quan, Quyết định 65/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì lực lượng kiểm soát hải quan được áp dụng các biện pháp trinh sát cần thiết để phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Như vậy, phạm vi phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của lực lượng kiểm soát Hải quan là rất rộng, đối với tất cả các mặt hàng, kể 64 cả ma tuý, vũ khí, chất cháy, chất nổ.... Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Hải quan chỉ có quyền khởi tố và tiến hành các hoạt động điều tra đối với tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật hình sự) và tội vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới (Điều 154 Bộ luật hình sự). Do vậy, trong thực tiễn khi phát hiện những hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép chất độc, chất cháy... cơ quan Hải quan phải chuyển cho cơ quan Điều tra. Điều này mất rất nhiều thời gian về thủ tục hành chính, không bảo đảm được tính nhanh chóng kịp thời trong phát hiện, điều tra tội phạm và tạo điều kiện thông thoáng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Về các hoạt động điều tra: Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì Hải quan có quyền lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.... . Theo quy định tại Chương XI Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan.... do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Còn việc lấy lời khai do cơ quan Hải quan thực hiện chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, Bộ luật tố tụng hình sự cũng chỉ quy định chung chung “theo quy định của Bộ luật này”. Vậy, việc Hải quan tiến hành lấy lời khai có áp dụng tương tự việc lấy lời khai của Điều tra viên hay không? đang là một vấn đề cần phải có hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho hoạt động điều tra của Hải quan. Do chưa có quy định cụ thể, cho nên việc triệu tập người làm chứng đến làm việc rất khó khăn và cũng chưa có chế tài xử lý khi những người này 65 không đến làm việc. Ví dụ: Trong vụ án buôn lậu xẩy ra ở Công ty TNHH Tuấn Anh, Cục Điều tra chống buôn lậu đã 3 lần triệu tập bà Nguyễn Thị Khánh Linh là cán bộ Phòng kinh doanh đến làm việc, nhưng cả 3 lần bà Khánh Linh đều vắng mặt. Cục Điều tra chống buôn lậu đã cử cán bộ đến tận nhà để xác minh, gia đình đều cho rằng Khánh Linh đi học xa nên gia đình đã không liên hệ được. Cục Điều tra chống buôn lậu đã đề nghị Công an Phường giúp đỡ để yêu cầu Khánh Linh đến làm việc. Nhưng Khánh Linh vẫn không đến theo giấy triệu tập, cán bộ điều tra của Hải quan buộc phải áp dụng biện pháp khác buộc đối tượng buộc phải đến cơ quan Hải quan để làm việc. Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự thì Lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra phải được Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi tiến hành. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Hải quan có quyền khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan. Vậy, Lệnh khám của Hải quan có cần phải có sự phê duyệt của Viện Kiểm sát nhân dân hay không, chưa được hướng dẫn cụ thể. Trong thực tiễn cũng có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng Bộ luật Tố tụng hình sự, cũng như Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự đều không quy định nên việc khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát hải quan không cần phải có sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân. Có quan điểm cho rằng ngay cả Lệnh khám xét của cơ quan điều tra còn phải có sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì đương nhiên Lệnh khám xét của cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra phải có sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Tương tự việc thu giữ, tạm giữ vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án chưa được hướng dẫn cụ thể. Trên thực tế, để tránh việc thực thi không đúng quy định, cơ quan Hải quan thường sử dụng quyết định hành chính để tiến hành khám xét, cũng như thu giữ vật chứng. 66 Tóm lại, các hoạt động điều tra của các cơ quan được tiến hành một số hoạt động điều tra nói chung, cũng như Hải quan nói riêng chưa được quy định một cách cụ thể về thủ tục, trình tự, thẩm quyền tiến hành điều tra. Về thủ tục chuyển vụ án: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Bộ Luật tố tụng hình sự, khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự thì đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Việc xác định cơ quan điều tra có thẩm quyền đang là một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Đối với trường hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu khởi tố vụ án thì chuyển cho cơ quan Điều tra cấp huyện nơi xẩy ra vụ án, cũng là nơi phát hiện. Đối với trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan liên tỉnh khởi tố vụ án thì chuyển cho cơ quan Điều tra nơi xẩy ra vụ án hay nơi phát hiện cũng chưa có quy định cụ thể. Ví dụ, Cục Hải quan TP. Hải Phòng là Cục Hải quan liên tỉnh (địa bàn quản lý bao gồm: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình) trường hợp vụ án buôn lậu xẩy ra tại Công ty XNK Tuấn Phong ở Thái Bình, nhưng việc vi phạm xẩy ra tại Chi cục Hải quan Hưng Yên. Như vậy, trong trường hợp này chuyển cho cơ quan Điều tra tỉnh Thái Bình hay cho cơ quan Điều tra tỉnh Hưng Yên? Trường hợp Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan khởi tố vụ án thì việc chuyển cho cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an hay cơ quan Điều tra cấp tỉnh chưa có quy định cụ thể. Trong thực tế, khi tiến hành khởi tố vụ án, Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan thường trao đổi trước với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an để xin ý kiến về việc chuyển giao vụ án. 67 Các quy định của Bộ luật hình sự chưa có hướng dẫn cụ thể và nhiều quy định không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện thẩm quyền điều tra hình sự của cơ quan Hải quan: Theo nội dung của Điều 153, Điều 154 Bộ luật hình sự thì người nào buôn bán hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trị giá từ 100 triệu đồng trở lên; hoặc trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi của hai điều này hoặc tại một trong các Điều 155, 156, 157, 158, 159, 160, và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng bị coi là phạm tội. Việc định lượng trị giá hàng hóa, tiền tệ phạm pháp là 100 triệu đồng, hoặc trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên (theo Điều 161 Bộ luật hình sự) bị coi là tội phạm đã không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Việc người xuất cảnh mang thêm 7000 USD (tương đương 100 triệu đồng Việt Nam) không khai báo để mua sắm khi xuất cảnh thường xuyên xẩy ra ở sân bay Quốc tế Nội Bài và sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, số tiền đó hiện nay không lớn so với thu nhập, mức sống của người dân ở các thành phố. Tuy nhiên, theo quy định trên nếu người xuất cảnh không khai báo có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Trong năm 2003 và 2004, Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện và bắt giữ 146 vụ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, trị giá vi phạm đều trên 100 triệu đồng. Ví dụ, Bà Đặng Thị Út Chị xuất cảnh không khai báo 12.000 USD. Ông Nguyễn Văn Sang xuất cảnh không khái báo 17.800 USD. Bà Lý Xuân Lan xuất cảnh không khai báo 9.000 USD. Ông Nasin Prapaporn quốc tịch Mỹ nhập cảnh không khai báo 30.000 USD ... Trong thực tế, những trường hợp vi phạm như vậy xảy ra khi trao đổi ý kiến với Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan điều tra, thì cả 2 cơ quan đều có ý kiến là xử lý về hành chính mà không khởi tố về hình sự. 68 Theo quy định tại Điều 153, 154 Bộ luật hình sự, đối với những trường hợp mặc dù trị giá hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép dưới 100 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại hai điều này hoặc tại một trong các Điều 155, 156, 157, 158, 159, 160, và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng bị coi là phạm tội. Trong thực tế, thông tin tội phạm, về việc xử phạt vi phạm hành chính giữa các cơ quan chưa được kết nối trực tuyến và chưa có quy định các cơ quan phải thường xuyên cung cấp cho nhau, nên Hải quan không có thông tin để xử lý khi phát hiện vi phạm. Hiện nay, Chính phủ ban hành rất nhiều Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan, trong lĩnh vực thương mại.... Tuy nhiên, những hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, thương mại, sở hữu trí tuệ không xác định rõ hành vi nào là hành vi buôn lậu, hành vi nào là hành vi vận chuyển trái phép để làm căn cứ xác định một hành vi vi phạm pháp luật là tái phạm để xem xét đến khả năng bị xử lý hình sự. Hiện nay, hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển, các thông lệ, tập quán quốc tế trong hoạt động ngoại thương được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong giải quyết tranh chấp. Cho nên, nhận thức về hành vi buôn lậu có nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ và giải quyết vụ việc của các cơ quan chức năng. Trước đây, việc nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép nhập khẩu của các cơ quan có thẩm quyền mà trị giá hàng hoá trên 100 triệu đồng thì cơ quan Hải quan khởi tố vụ án buôn lậu (hành vi này được coi là buôn bán trái phép) và chuyển cho cơ quan Điều tra tiếp tục điều tra theo quy định, nếu xử lý hành chính thì phạt tiền và tịch thu toàn bộ hàng hoá vi phạm. Nhưng hiện nay, quan điểm về nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có sự thay đổi về nhận thức trong hoạt động của cơ quan 69 Hải quan. Hải quan là cơ quan gác cửa nền kinh tế, do vậy, nếu doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu thì Hải quan cho hàng hoá vào, nếu doanh nghiệp không có giấy phép nhập khẩu thì Hải quan không cho hàng hoá vào. Như vậy, giấy phép ở đây chỉ là như cái “vé” nếu có thì vào, không có “vé” thì mời anh ra. Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép cũng thay đổi chỉ phạt tiền và buộc tái xuất (trước đây là phạt tiền và tịch thu hàng hoá vi phạm). Vậy trong trường hợp mà trị giá hàng hoá trên 100 triệu đồng thì hành vi nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép có bị coi là trái phép và bị khởi tố hay không? hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Khi chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi thì quan điểm, quy định về hành vi vi phạm cũng khác so với trước đây. Ví dụ, trước năm 1998 thì doanh nghiệp muốn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phải có giấy phép của Bộ Thương mại, nhưng hiện nay thì doanh nghiệp có quyền nhập khẩu hàng hoá theo giấy phép kinh doanh. Như vậy, rõ ràng quy định về buôn bán trái phép phải được hiểu theo nghĩa là buôn bán không đúng quy định của Nhà nước (chứ không phải buôn bán trái phép là buôn bán không có giấy phép). Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn hoặc giải thích rõ những hành vi nào là hành vi buôn lậu, hành vi nào là hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới. Mà chỉ có các bình luận của các luật gia, các nhà nghiên cứu, những đó là không phải là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn để cơ quan Hải quan áp dụng. Thứ hai, về tổ chức bộ máy điều tra hình sự của cơ quan hải quan còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực Hải quan. 70 Hiện nay, ở Tổng cục Hải quan có 2 đơn vị tương đương đều có quyền khởi tố và điều tra vụ án hình sự như nhau, đó là Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Kiểm tra sau thông quan. Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chưa có văn bản phân công đơn vị nào có nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn hoạt động điều tra hình sự trong toàn ngành. Do vậy, từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành, ngành Hải quan chưa có văn bản nào hướng dẫn việc thực hiện hoạt động tố tụng hình sự. Theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, chỉ có Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu và cấp phó của những người nêu trên khi được phân công hoặc được uỷ quyền, mới có quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Nhưng trong thực tiễn hoạt động điều tra chủ yếu là do các cán bộ Hải quan tiến hành. Ngành Hải quan chưa tổ chức một hệ thống cơ quan điều tra hình sự riêng, có chức danh tiêu chuẩn riêng, mà lực lượng điều tra hình sự nằm trong lực lượng kiểm soát hải quan. Do vậy, tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong hoạt động tố tụng hình sự còn yếu kém. Thứ ba, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ điều tra của cơ quan Hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan. Đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra hình sự chủ yếu là kiêm nhiệm, nằm trong lực lượng kiểm soát hải quan. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát hải quan nói chung, điều tra hình sự nói riêng còn thiếu, trình độ chưa đồng đều. Tính đến tháng 12/2006 số lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm soát trong toàn Ngành là 1.412 cán bộ trong tổng số 8.000 cán bộ công chức, trình độ Đại học là 790 người (chiếm 55,9%); 622 cán bộ có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, trong đó chỉ có 289 cán bộ có chuyên ngành đào tạo là 71 Luật, An ninh, Cảnh sát (chiếm 20%). Nhiều Cục hải quan tỉnh, thành phố số cán bộ làm công tác kiểm soát hải quan không quá 5 người như: Quảng Nam, Bình Dương, Cà Mau, GiaLai- Kontum. Trình độ của cán bộ kiểm soát đa số mới đáp ứng yêu cầu tuần tra kiểm soát công khai, tổ chức đấu tranh với các vụ việc và chuyên án nhỏ, trong phạm vi hẹp. Do vậy, kiến thức chuyên sâu về pháp luật, kỹ năng, chiến thuật điều tra rất yếu. Dẫn đến chất lượng hoạt động điều tra các vụ án hình sự của Hải quan trong những năm qua không cao. Do không có nghiệp vụ điều tra nên khi phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, cơ quan Hải quan chỉ khởi tố vụ án và chuyển giao luôn cho cơ quan điều tra. Công tác điều tra hình sự đòi hỏi cán bộ điều tra phải có kiến thức pháp luật, kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế và nắm rõ các quy trình thủ tục hải quan. Trong những năm qua, ngành Hải quan cũng đã bắt đầu sắp xếp cán bộ theo hướng chuyên môn hoá phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo. Nhưng do nhận thức còn coi nhẹ công tác điều tra hình sự cho nên việc bố trí cán bộ còn chưa phù hợp. Hải quan là ngành tương đối nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tiền và hàng hoá, do vậy, chính sách cán bộ là thường xuyên luân chuyển. Việc luân chuyển là đúng đắn, nhưng cũng nảy sinh nhiều bất cập, đó là công việc được giao sau khi luân chuyển không theo chuyên môn, ngành nghề đào tạo, do vậy, cán bộ làm công tác điều tra luôn thay đổi, dẫn đến thiếu cán bộ có trình độ, kinh nghiệm điều tra. Trong những năm gần đây, ngành Hải quan đã chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, nhưng chủ yếu là nghiệp vụ kiểm soát hải quan nói chung, còn nghiệp vụ điều tra chuyên sâu chưa được quan tâm. Hiện nay, Tổng cục Hải quan mới ký quy chế với các Học viện của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để đào tạo cán bộ điều tra và cán bộ tình báo hải quan. 72 Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ phát hiện, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá quan biên giới còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu phát hiện và xử lý tội phạm trong lĩnh vực hải quan. Điều kiện vật chất, kỹ thuật để phục vụ hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới còn hạn chế, kinh phí phục vụ công tác điều tra còn hạn hẹp, không đáp ứng yêu cầu. Phương tiện chính để đảm bảo tuần tra kiểm soát, phát hiện bắt giữ trên biển trong toàn ngành chỉ có 24 con tàu, 30 xuồng, canô, 5 ống nhòm. Trong đó có 5 tàu dầu chỉ phục vụ tiếp nhiên liệu, 6 tàu GRIP của Nga đóng từ những năm 80, 4 tàu cao tốc của Australia, còn lại là tàu Việt Nam đóng. Phương tiện chính để đảm bảo tuần tra, truy đuổi và bắt giữ bọn buôn lậu trên tuyến biên giới đường bộ chủ yếu là xe gắn máy: 15 chiếc Rebell, 50 chiếc future. Các phương tiện này chưa đáp ứng yêu cầu về tối thiểu để thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát thường xuyên. Trong tình hình bọn buôn lậu sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tàu lớn, có tốc độ cao thì phương tiện kỹ thuật lạc hậu của Hải quan càng không đáp ứng được yêu cầu truy đổi và bắt giữ bọn buôn lậu. Qua nghiên cứu số liệu bắt giữ của Cục Điều tra chống buôn lậu thì chỉ có 12% vụ án buôn lậu bắt được thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát công khai, còn lại 88% số vụ bắt được thông qua hoạt động đấu tranh chuyên án. Để thực hiện có kết quả tốt công tác điều tra một chuyên án hoặc một vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới phải có một lượng kinh phí tài chính lớn, chi phí cho đặc tình, cơ sở bí mật, chi phí xăng dầu, chí phí giám định... Do vậy, lẽ ra cơ quan Hải quan phải được cấp một nguồn kinh phí, vật chất đảm bảo cho hoạt động điều tra hình sự, song lại không có. Để thực hiện các hoạt động điều tra hình sự, các đơn vị phải sử dụng nguồn 73 kinh phí khoán, nên rất hạn hẹp, có nơi không khuyến khích hoạt động điều tra hình sự vì không có kinh phí, nhiều đơn vị phải lấy thu bù chi trong hoạt động kiểm soát. Đó cũng là lý do các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới bị “hành chính hoá” để có nguồn kinh phí từ thu xử phạt và bán hàng tịch thu bù đắp các chi phí ban đầu. 74 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 3.1. Những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm công tác điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam Các quy định của pháp luật là cơ sở để cơ quan Hải quan tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự. Để bảo đảm cho hoạt động của cơ quan Hải quan đạt hiệu quả cao thì hệ thống pháp luật phải đồng bộ, quy định rõ ràng trách nhiệm quyền hạn của cơ quan Hải quan, công chức Hải quan trong hoạt động tố tụng hình sự, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân có liên quan. 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan Sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Hải quan năm 1990 thì địa bàn hoạt động Hải quan bao gồm khu vực của khẩu, cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện quốc tế, khu vực kiểm soát hải quan dọc theo biên giới, bờ biển, hải đảo, vùng tiếp giáp lãnh hải và những địa điểm khác ở nội địa do Pháp lệnh này quy định. Nghị định 128-HĐBT ngày 19/4/1991 quy định khu vực kiểm soát hải quan bao gồm: khu vực kiểm soát hải quan dọc theo biên giới đất liền bao gồm các xã và các đơn vị hành chính tương đương trong khu vực biên giới Việt Nam; khu vực kiểm soát hải quan trên sông, suối biên giới là phần sông suối biên giới trong phạm vi các xã và đơn vị hành chính tương đương trong khu vực biên giới; khu vực kiểm soát hải quan dọc theo bờ biển và hải đảo bao gồm các xã và các đơn vị hành chính tương đương ở ven biển và hải đảo; khu vực kiểm soát hải quan trên biển bao gồm nội thuỷ, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 75 Ngày 29/6/2001, Quốc hội đã thông qua Luật Hải quan thay thế Pháp lệnh Hải quan năm 1990. Theo quy định tại Điều 6 của Luật Hải quan thì địa bàn hoạt động chỉ bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Hải quan thì địa bàn hoạt động hải quan bị bó hẹp chỉ còn trong khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng sông quốc tế và các địa điểm làm thủ tục hải quan trong nội địa, trong khi hoạt động của bọn tội phạm ngày càng rộng, vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Vì vậy, việc triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, cũng như việc áp dụng các biện pháp điều tra gặp nhiều khó khăn, vì hoạt động khám xét của Hải quan chỉ được tiến hành trong địa bàn hoạt động hải quan. Việc mở rộng địa bàn hoạt động hải quan đang là một vấn đề mà toàn ngành Hải quan quan tâm. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới thì địa bàn hoạt động hải quan nên mở rộng như Pháp lệnh Hải quan năm 1990, không nên chia tách biên giới để giao cho các lực lượng khác nhau kiểm soát, mà phải bảo đảo tính thống nhất và toàn vẹn biên giới. Vì vậy, cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan theo hướng mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động hải quan: đó là địa bàn hoạt động hải quan nơi hải quan tiến hành làm thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan quy định tại Điều 6 Luật Hải quan hiện hành và khu vực kiểm soát hải quan (quy định cụ thể như Nghị định 128-HĐBT ngày 19/4/1991 trước đây). 76 Luật Hải quan các nước đều quy định cho phép cơ quan Hải quan được tiến hành các hoạt động điều tra hình sự đối với tội phạm xẩy ra trong lĩnh vực hải quan ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt như Pháp, Nga, Trung Quốc thì Hải quan thuộc hệ thống cơ quan điều tra, có quyền điều tra các tội phạm xẩy ra trong lĩnh vực hải quan, kết thúc điều tra chuyển cơ quan công tố. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định cho phép cơ quan Hải quan được tiến hành khởi tố, điều tra tất cả các tội phạm xẩy ra trong lĩnh vực hải quan như trốn thuế, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp... . Ngày 16/4/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/2004/QĐ - TTg ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu vận chuyên trái phép hàng hoá qua biên giới, cho phép Hải quan được áp dụng các biện pháp trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật, xây dưng cơ sở bí mật... để phục vụ công tác phòng chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Đây là những biện pháp bổ trợ hiệu quả cho công tác điều tra hình sự. Tuy nhiên, các biện pháp này mới được quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do vậy, cần phải được quy định cụ thể trong Luật Hải quan - văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn, ổn định, sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động của cơ quan Hải quan. 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự Việc lượng hoá tính chất nguy hiểm cho xã hội thông qua việc quy định hàng hoá vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc trốn thuế trên 50 triệu đồng trong cấu thành tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, tội trốn thuế không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Qua nghiên cứu các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện này thì 80% vụ vi phạm đều có trị giá hàng hoá trên 100 triệu đồng. Đối với những vụ vi phạm do Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì số thuế 77 ẩn lậu phần lớn đều trên 50 triệu đồng. Vì vậy, đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và tội trốn thuế cần phải quy định lại định lượng hàng hoá vi phạm, số thuế ẩn lậu làm căn cứ xử lý hình sự. Từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, Toà án nhân dân tối cao chưa có văn bản hướng dẫn về tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Trong thực tiễn, cơ quan Hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định một hành vi vi phạm pháp luật hải quan là vi phạm hành chính hay hình sự. Qua nghiên cứu các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, chúng tôi xin kiến nghị Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn hành vi buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo hướng: Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới để trao đổi trái với các quy định của Nhà nước. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, mua bán hàng hoá qua biên giới không đúng cửa khẩu cho phép. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Không khai báo hoặc khai báo gian dối để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hải quan. Giả mạo xuất xứ Việt Nam (bao gồm cả giả mạo C/O và ghi nhãn hàng hoá). Chuyển tải bất hợp pháp để giả mạo xuất xứ Việt Nam. Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là những vấn đề rất vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hiện nay. Việc hướng dẫn rõ các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới còn làm cơ sở để xác định các trường hợp đã bị xử phạt hành chính, mà tiếp tục vi phạm để xử lý hình sự. Trong thực tiễn hiện nay việc phân biệt vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự đối với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và hành vi trốn thuế đang có nhiều quan điểm và cách xử lý khác nhau. Theo quy định của công ước Nairobi về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong phòng ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan thì Buôn lậu là một loại 78 gian lận thương mại, nhưng theo Bộ luật hình sự, cũng như thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự hiện nay thì gian lận thương mại là một loại của buôn lậu..... Vì vậy, để hiểu và áp dụng thống nhất trong các cơ quan tiến hành tố tụng, kiến nghị Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an hướng dẫn Điều 153, 154 Bộ luật hình sự. 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền điều tra của hải quan. Xuất phát từ hoạt động đặc thù của cơ quan Hải quan là cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình buôn lậu vũ khí, ma túy, chất cháy, chất nổ... có chiều hướng gia tăng, vì vậy ngoài thẩm quyền điều tra đối với tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới cần quy định cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền điều tra đối với các tội phạm về ma tuý, các tội buôn bán hàng cấm như vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tội trốn thuế, các tội xuất nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, v.v…là những tội phạm thường xuyên xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan. Hải quan là cơ quan gác cửa nền kinh tế đất nước, là cơ quan đầu tiên đón khách và là cơ quan cuối cùng tiễn khách ra khỏi Việt Nam. Khi phát hiện tội phạm nếu không cho phép cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ người, bắt người, nếu để người đó xuất cảnh thì việc điều tra, truy tố rất khó khăn. Do vậy, Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung quy định cho cơ quan Hải quan có quyền bắt người, tạm giữ người để kịp thời ngăn chặn người phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra sau này. Mặt khác, theo quy định của Pháp lệnh tổ chức hình sự hiện hành chỉ có Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông 79 quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu và cấp phó của những người nêu trên khi được phân công hoặc uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng, mới có quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Điều đó hạn chế rất nhiều trong hoạt động điều tra của Hải quan, bởi vì, một đơn vị hải quan chỉ có một cấp trưởng và từ một đến ba cấp phó giúp việc (trừ các Cục Hải quan lớn có thể có 5 cấp phó giúp việc). Mọi hoạt động điều tra đều phải do cấp trưởng hoặc cấp phó tiến hành sẽ không đảm nhiệm hết các hoạt động điều tra từ lấy lời khai, tiến hành khám xét.... và bên cạnh đó hàng ngày phải giải quyết công việc của đơn vị. Vì vậy, đề nghị sửa đổi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự theo hướng cho phép cán bộ Hải quan được tiến hành các hoạt động điều tra như lấy lời khai, tiến hành các hoạt động khám xét, đối chất, nhận dạng, yêu cầu các cơ quan tổ chức cung cấp tài liệu, chứng từ. Vì vậy, đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự về thẩm quyền của cơ quan Hải quan theo hướng được áp dụng biện pháp bắt người, tạm giữ người và thẩm quyền được trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác mà không phải xin lệnh của cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền. Cơ quan Hải quan được khởi tố vụ án và tiến hành điều tra các tội về trốn thuế, ma tuý, vũ khí, chất cháy, chất nổ... . Cán bộ Hải quan được phân công tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Tóm lại Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự nên được sửa đổi như sau: “1. Cơ quan hải quan trong khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội được quy định tại các Điều 153, 154, 161, 185, 186, 187, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, thì Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc 80 trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền: a. Đối với tội ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám người, đồ vật, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hoá; xét cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ người đó, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khởi tố bị can, hỏi cung bị can, khi cần thiết tiến hành thì trưng cầu giám định, tiến hành các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án . b. Đối với những tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án; tiến hành khám người, đồ vật, phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hóa, xét cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ người đó, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án 2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó và cán bộ trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Khi Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực 81 thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao. 3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này. Cán bộ được phân công điều tra có quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung bị can; thực hiện Lệnh khám người, đồ vật, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hoá, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và theo sự phân công thủ trưởng cơ quan. 4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu và cán bộ được phân công nhiệm vụ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.” Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực từ 1/7/2004 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự có hiệu lực từ ngày 1/10/2004, nhưng đến nay chưa có một văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan được thực hiện như thế nào. Do vậy, để hoạt động điều tra hình sự của cơ quan Hải quan có hiệu quả và đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội, cản trở hoạt động xuất xuất, nhập khẩu, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Thông tư liên tịch với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành 82 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 về hoạt động tố tụng của ngành Hải quan: hướng dẫn trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động điều tra. Trong nội dung Thông tư liên tịch cần phải quy định cụ thể các vấn đề: các hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan như hỏi cung, lấy lời khai, thu giữ vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, đối chất, nhận dạng được áp dụng tương tự như hoạt động điều tra của Điều tra viên quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (áp dụng tương tự như Chương X và chương XI Bộ luật tố tụng hình sự). Lệnh khám người, đồ vật, khám phương tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hoá trong địa bàn hoạt động hải quan không phải phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp (để bảo đảm thông quan nhanh chóng hàng hoá, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu). Thủ tục, trình tự tiến hành áp dụng theo quy định tại chương XII Bộ luật tố tụng hình sự. Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan với cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân trong cung cấp, trao đổi thông tin. Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan với cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân trong việc xác định hành vi vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự. Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan với cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân đân trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Xây dựng các mẫu ấn chỉ trong hoạt động điều tra hình sự. Theo quy định của Điều 95 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất. Do vậy, Tổng cục Hải quan cần phải sớm ban hành mẫu ấn chỉ sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự để sử dụng thống nhất trong toàn ngành. Bên cạnh hoàn thiện các hệ thống pháp luật nêu trên, cần sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại, các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính để làm cơ sở xác định một hành vi vi phạm pháp luật hải quan là vi phạm hành chính hay hình sự. 83 3.2. Những giải pháp về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ bảo đảm công tác điều tra của Hải quan 3.2.1. Những giải pháp về tổ chức bộ máy Hiện nay, bộ máy chuyên trách làm nhiệm vụ điều tra hình sự chưa được thành lập. Nhiệm vụ điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới được quy định một cách chung chung trong các Quyết định của Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc ngành Hải quan. Do vậy, khi phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì Lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố mới thành lập Ban chuyên án hoặc Tổ điều tra vụ án đó, thành phần do 01 Lãnh đạo làm trưởng Ban/Tổ trưởng, thành viên là cán bộ của các Phòng, ban. Vì vậy, hiệu quả điều tra hình sự không cao, do không có tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong hoạt động điều tra. Để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có hiệu quả, cần phải sửa đổi, bổ sung Quyết định số 30/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; sửa đổi, bổ sung Quyết định 72/2006/QĐ-BTC ngày 13/12/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu theo hướng quy định hệ thống cơ quan điều tra hình sự chuyên trách trong hệ thống các cơ quan Hải quan từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể: Tổng cục Hải quan thành lập Phòng điều tra hình sự trực thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, có nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo Cục và Tổng cục về công tác điều tra hình sự trong toàn ngành, trực tiếp điều tra các vụ án hình sự do Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện hoặc vụ án lớn, phức tạp liên quan 84 đến nhiều địa phương, nhiều ngành mà Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan không đủ khả năng điều tra hoặc những vụ án có liên quan đến công chức Hải quan. Cục Kiểm tra sau thông quan thành lập thêm phòng Tham mưu xử lý vi phạm, trong đó có một Tổ chuyên trách về điều tra hình sự, trực tiếp điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới do Cục kiểm tra sau thông quan phát hiện. Cục Hải quan địa phương thành lập Tổ chuyên trách điều tra hình sự trong Đội Kiểm soát hải quan. Ngoài chức năng chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các Chi cục Hải quan về công tác điều tra hình sự, Tổ chuyên trách điều tra hình sự trực tiếp điều tra những vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép do Cục Hải quan tỉnh phát hiện hoặc các vụ án liên quan đến địa bàn hoạt động của hai Chi cục Hải quan trở lên hoặc những vụ án mà Chi cục Hải quan không đủ khả năng điều tra chuyển lên. Chi cục thành lập Bộ phận chuyên trách trong Đội tổng hợp, có nhiệm vụ tiến hành điều tra các vụ án do Chi cục Hải quan cửa khẩu phát hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình. Các đơn vị chuyên trách điều tra hình sự có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các cá nhân, tổ chức và các cơ quan nhà nước. 3.2.2. Những giải pháp về công tác cán bộ Hiệu quả công tác điều tra hình sự đối với vụ án buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ cán bộ làm công tác điều tra. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ làm công tác điều tra là vấn đề cấp bách hiện nay. Vì vậy, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ công chức Hải quan cần phải phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu, phối hợp với các trường Đại học, Trung tâm 85 đào tạo của Công an, Quân đội để phối hợp đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực điều tra, trinh sát của cán bộ Hải quan. Bên cạnh đó cần phải hoàn thiện giáo trình điều tra hình sự cho các lớp nghiệp vụ hải quan theo hướng: ngoài phần quy định thẩm quyền điều tra của Hải quan, cần phải bổ sung phần nội dung về hoạt động điều tra hình sự chuyên sâu, các biện pháp điều tra, khám xét... Mời thêm giáo viên của Học viện An ninh, Học viện Cảnh sát, Học viện Biên phòng có kinh nghiệm giảng dạy về công tác điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới tham gia giảng dạy các lớp nghiệp vụ hải quan. Ổn định đội ngũ cán bộ điều tra hình sự của Hải quan theo hướng chuyên môn hoá là hết sức quan trọng. Do đặc điểm của ngành Hải quan, cán bộ tại các Cục Hải quan tỉnh thường xuyên phải luân chuyển, dẫn đến sự xáo trộn về mặt cán bộ, cán bộ điều tra có kinh nghiệm thì bị luân chuyển đi làm việc khác, cán bộ mới luân chuyển về không tránh khỏi những lúng túng về mặt thủ tục, trình tự điều tra, thậm chí còn có những sai sót trong quá trình điều tra. Vì vậy, để tạo điều kiện cho cán bộ điều tra có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ, thì việc bố trí, ổn định cán bộ làm công tác điều tra hình sự ở các đơn vị hải quan là hết sức cần thiết. Vì vậy, cần phải có chế độ chính sách, đãi ngộ phù hợp để cán bộ làm công tác điều tra an tâm công tác như chế độ phụ cấp, thanh toán tiền làm thêm giờ.... Việc luân chuyển cán bộ điều tra cũng chỉ thực hiện trong hệ thống tổ chức điều tra hình sự của ngành. Xây dựng các tiêu chuẩn, chức danh cán bộ điều tra, trên cơ sở đó, tuyển chọn những người có đủ điều kiện, năng lực sang làm công tác điều tra, có chương trình đạo tạo, tái đào tạo cho phù hợp. Cán bộ làm công tác điều tra hình sự ít nhất phải có các tiêu chuẩn cơ bản: là công dân Việt Nam trung 86 thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực; có sức khoẻ tốt để hoàn thành được nhiệm vụ điều tra; có trình độ Đại học an ninh, Đại học cảnh sát hoặc Đại học luật, có kiến thức về kinh tế ngoại thương, thanh toán quốc tế; có thời gian làm công tác kiểm soát hải quan ít nhất từ 4 năm trở lên. 3.3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng 3.3.1. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với cơ quan điều tra chuyên trách Ngày 26/6/2003, Tổng cục Hải quan đã ký quy chế phối hợp số 3012/QCPH/TCHQ-TCCS giữa Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác. Tuy nhiên, trong những năm qua việc phối hợp chỉ mang tính hình thức, phối hợp với từng vụ việc đơn lẻ. Hiện nay, ngành Hải quan đang áp dụng phương thức quản lý rủi ro vào quá trình thông quan hàng hoá (tức là hàng hoá được thông quan trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan). Trong giai đoạn đầu thực hiện quản lý rủi ro sẽ có rất nhiều khiếm khuyết. Do vậy, cần phải có cơ chế trao đổi thường xuyên về phương thức thủ đoạn phạm tội mới, các đường dây ổ nhóm buôn lậu để hai lực lượng có phương án phòng, chống có hiệu quả. Mặt khác, đối tượng buôn lậu có thể là người Việt Nam, người nước ngoài, do vậy, trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, Hải quan không chỉ có quan hệ với cơ quan Điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân mà còn có mối quan hệ với cơ quan điều tra an ninh nhân dân. Vì vậy, cần phải xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa Tổng cục Hải quan với Tổng cục An ninh (hoặc xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ Tài chính với Bộ Công an trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm). 87 Quy chế phối hợp phải bao gồm các nội dung: quy định về nội dung trao đổi thông tin: Các thông tin trao đổi, cách thức trao đổi thông tin; phối hợp trong điều tra, bắt giữ, xử lý: phối hợp lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ; quy định về trách nhiệm tiếp nhận vụ án do Hải quan khởi tố, điều tra. Hiện nay, cơ quan Hải quan đang áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan. Vì vậy, để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới một cách hiệu quả, song song với việc xây dựng quy chế cần phải tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối mạng dữ liệu, chia sẽ thông tin trực tuyến giữa hai cơ quan. Để việc phối hợp giữa hai lực lượng có hiệu quả trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Công an tỉnh, thành phố, căn cứ vào tình hình ở địa phương, hàng tháng, hàng quý tiến hành giao ban giữa hai đơn vị. Cuộc giao ban đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được, rút kinh nghiệm, trao đổi những phương thức, thủ đoạn buôn lậu mới, các vụ buôn lậu có liên quan đến công tác cán bộ của hai đơn vị và phương hướng phối hợp trong thời gian tới. 3.3.2. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với Viện Kiểm sát Trong hoạt động điều tra thì Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan Hải quan; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; đặt ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan Hải quan tiến hành điều tra… Vì vậy, để hoạt động điều tra hình sự có hiệu quả, cần phải tăng cường mối quan hệ với Viện Kiểm sát nhân dân trước khởi tố vụ án (như trao đổi thông tin, xin ý kiến khởi tố vụ án) và trong quá trình điều tra: phối hợp trong vấn đề phê chuẩn khởi tố bị can, như quy định các tài liệu có trong hồ sơ, cách thức 88 chuyển hồ sơ, thời gian chuyển hồ sơ, phối hợp trong việc thực hiện các yêu cầu của Viện Kiểm sát như hỏi cung, lấy lời khai hoặc phối hợp trong khám xét để bảo đảm cho hoạt động điều tra của cơ quan Hải quan khách quan, đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, trên địa bàn biên giới quốc gia có rất nhiều lực lượng hoạt động đều có nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới như Bộ Đội biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan này cũng đều có thẩm quyền khởi tố vụ án và hoạt động điều tra như cơ quan Hải quan. Các cơ quan này cũng có các thông tin về đường dây, ổ nhóm, các thông tin về hoạt động buôn lậu. Vì vậy, cần phải phân định rõ trách nhiệm của từng lực lượng và làm tốt công tác phối hợp thì hoạt động điều tra của các cơ quan mới có hiệu qủa cao. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính ký kết quy chế phối hợp với Bộ Quốc phòng trong phòng, chống tội phạm tại biên giới. Quy định rõ trách nhiệm của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và mối quan hệ trong cung cấp thông tin, trong hoạt động điều tra hình sự. 3.4. Những giải pháp khác nâng cao hiệu quả công tác điều tra của Hải quan Việt Nam. 3.4.1. Giải pháp đảm bảo phương tiện kỹ thuật phục vụ phát hiện, điều tra Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngày càng tinh vi. Bọn buôn lậu đều sử dụng công nghệ thông tin liên lạc hiện đại, phương tiện vận chuyển có tốc độ cao để đối phó với các cơ quan chức năng, vô hiệu hoá hoạt động của lực lượng Hải quan trong quá trình phát hiện, truy đuổi, cũng tiến hành các hoạt động điều tra. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra hình sự của cơ quan Hải quan, thì lực lượng điều tra hình sự phải được quan tâm đúng mức về kinh phí, phương tiện và các điều kiện bảo đảm khác, như trang bị thêm tàu 89 thuyền, ống nhòm, hệ thống rađa, hệ thống định vị phương tiện, hệ thống theo dõi liên lạc vô tuyến viễn thông để phục vụ công tác chống buôn lậu trên biển, trên sông, suối biên giới. Đường biên giới trên bộ rất phức tạp, đi lại khó khăn, do vậy, vấn đề đuổi bắt gặp nhiều khó khăn, trong lúc đối tượng buôn lậu sử dụng phương tiện có tốc độ cao, có lực lượng yểm trợ cản đường. Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu trên tuyến đường bộ cần trang bị thêm xe máy có phân khối lớn để có khả năng truy đuổi đối tượng. Để bảo đảm an toàn, chặt chẽ trong quá trình bắt giữ, khám xét, thu giữ vật chứng, lấy lời khai cần trang bị cho lực lượng điều tra của Hải quan các trang thiết bị tối thiểu như máy chụp ảnh, máy ghi âm, camera, các phương tiện giao thông để dẫn giải đối tượng. Về mặt kinh phí: cần bảo đảm có đủ kinh phí cho hoạt động giám định, in ấn văn bản, chi phí ăn uống, sinh hoạt của đối tượng bị tạm giữ… Do vậy, khi xây dựng kinh phí hoạt động của mình (kinh phí khoán) các đơn vị Hải quan cần giải trình và dự kiến các kinh phí này vào kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. 3.4.2. Giải pháp nâng cao hoạt động nghiệp vụ hải quan Trong hoạt động điều tra vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì vấn đề bắt giữ hàng hoá vi phạm, đối tượng vi phạm giữ một vai trò quan trọng trong điều tra, xử lý. Do vậy, việc áp dụng các biện pháp bắt giữ hàng hoá, phương tiện, đối tượng buôn lậu trong hoạt động điều tra hình sự cần phải được tính toán kỹ lưỡng vừa nhằm ngăn chặn hậu quả, nhưng vừa phải bảo đảm tính pháp lý chặt chẽ phục vụ cho việc củng cố chứng cứ, kết luận hành vi phạm tội của đối tượng. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có thông tin về hàng hoá buôn lậu, phương thức vận chuyển, các địa điểm tập kết để từ đó có các phương án phục kích bắt giữ, thu giữ hàng hoá vi phạm, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hàng hoá vi phạm, nhật ký hành 90 trình của phương tiện, chứng từ xuất nhập cảnh... và đồng thời vô hiệu hoá thông tin của các đối tượng để bắt giữ cả đường dây ổ nhóm. Thực tiễn hoạt động điều tra hình sự của Hải quan đối với các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì để bắt giữ được hàng hoá vi phạm, tạm giữ đối tượng cần phải làm tốt các công tác như lập kế hoạch đón bắt trên cơ sở thu thập thông tin, tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động, thời gian, địa điểm tập kết hàng hoá, thời gian và địa điểm vận chuyển, các đối tượng vận chuyển. Trong kế hoạch phải có các nội dung: căn cứ xây dựng kế hoạch; các phương án bắt giữ hàng hoá, đối tượng; lực lượng tham gia; các phương án giải quyết các tình huống phát sinh.... Việc thực hiện các thủ tục bắt giữ phải theo quy định của pháp luật, đặc biệt chú trọng trong khâu lập biên bản phạm pháp quả tang. Vì đây là chứng cứ quan trọng trong hồ sơ vụ án và căn cứ để xác định cơ quan Hải quan có quyền điều tra đến giai đoạn nào. Để bảo đảm đúng quy định của pháp luật, khi phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì cơ quan Hải quan phải tiến hành kiểm tra, khám xét để thu giữ hàng lậu, lập biên bản phạm pháp quả tang hoặc biên bản vi phạm hành chính, tiến hành tạm giữ hàng hoá, các hoá đơn, chứng từ kèm theo, tiến hành lấy lời khai ngay các đối tượng vi phạm. Trong trưòng hợp cần thiết (khi pháp luật tố tụng hình sự chưa cho phép Hải quan tạm giữ người) có thể tạm giữ người theo thủ tục hành chính để phục vụ cho hoạt động điều tra. Trên thực tế đối với những án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong trường hợp phạm tội quả tang thì việc lấy lời khai, hỏi cung bị can nhằm để người bị bắt nhận tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Nhưng để làm rõ đường dây ổ nhóm thì tương đối khó khăn vì bọn chúng thường bao che, giấu giếm cho nhau, hy vọng bọn 91 chưa bị phát hiện chạy chọt, lo lót để ra ngoài hoặc bọn chưa bị bắt có trách nhiệm chăm lo gia đình hoặc có trường hợp lo sợ trả thù. Vì vậy, khi nhận định vụ án có tổ chức, đường dây ổ nhóm thì khi khai thác đối tưọng có thể chia ra hai giai đoạn: thứ nhất, giai đoạn khai thác ban đầu tập trung đấu tranh với đối tượng bị bắt giữ để chúng nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật, thừa nhận đã thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, các phương thức, thủ đoạn nếu có. Thứ hai, giai đoạn mở rộng điều tra để làm rõ đường dây ổ nhóm: Căn cứ vào lời khai của đối tượng để đấu tranh làm rõ có hay không có đối tượng chủ mưu hoặc đối tượng tiếp tay. Hoặc căn cứ vào tình hình của vụ án để xác định nghi vấn để tiến hành điều tra, như có dấu hiệu chạy án, tẩu tán tài sản, thông cung... Để công tác lấy lời khai, hỏi cung đạt hiệu quả cao cần phải nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu các hoạt động kinh tế, các văn bản pháp luật có liên quan, nhân thân và hoàn cảnh kinh tế của người có hành vi vi phạm, lấy lời khai nhiều lần, sử dụng linh hoạt các chiến thuật hỏi thẳng, hỏi vòng vo, hỏi trực diện. Kết hợp với các công tác lấy lời khai phải tiến hành xác minh, tổng hợp đối chiếu tìm ra mẫu thuẫn để đấu tranh. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh hình sự đối với vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì ngoài các giải pháp về tổ chức và tiến hành các hoạt động điều tra hình sự, cần phải tăng cường các hoạt động bổ trợ cho hoạt động điều tra hình sự, đó là các biện pháp kiểm soát hải quan nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc đấu tranh với bọn tội phạm. Tăng cường công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Đây là một biện pháp cơ bản, thường xuyên của Hải quan, nhằm vận động quần chúng không tham gia buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, không tiếp 92 tay cho bọn buôn lậu. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề, vì đời sống nhân dân vùng biên giới đang gặp nhiều khó khăn. Để làm tốt nhiệm vụ này Hải quan cần phải phối hợp với Uỷ ban mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể phát động phòng trào quần chúng phòng, chống buôn lậu, các gia đình ký cam kết không tham gia buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, không tiếp tay buôn lậu. Thông qua công tác tuyên truyền, khuyến khích động viên nhân dân tích cực cung cấp tình hình buôn lậu, các thủ đoạn mà bọn buôn lậu thực hiện, tố cáo các hành vi tiêu cực của công chức Hải quan. Khi bắt giữ vụ buôn lậu thì công tác vận động quần chúng phải tập trung làm ổn định tư tưởng của quần chúng, bằng cách vạch trần bản chất của bọn buôn lậu, cũng như các thủ đoạn lôi kéo, lợi dụng nhân dân làm bình phong, vỏ bọc che chắn cho chúng, để nhân dân không tham gia cướp hàng, bao vây lực lượng Hải quan, giải thoát cho bọn buôn lậu. Lực lượng kiểm soát Hải quan cần phải tổ chức thành các tổ, nhóm thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát công khai để phát hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Cũng như có tác dụng phòng ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Để tăng cường hiệu quả công tác điều tra hình sự đối với các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, theo chúng tôi thì lực lượng Hải quan phải chủ động phòng chống từ xa, chứ không để khi xẩy ra mới tiến hành bắt giữ, xử lý, cần phải tấn công vào các đường dây, ổ nhóm buôn lậu. Do vậy, lực lượng Hải quan cần phải chú trọng xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật, cộng tác viên rộng khắp cả nước, cả ở nước ngoài để nắm tình hình, phát hiện và có phương án đấu tranh khi bọn buôn lậu bắt đầu thực hiện việc gom hàng, tập kết, thuê người vận chuyển qua biên giới. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả hoạt động điều tra hình sự thì lực 93 lượng Hải quan cần áp dụng các biện pháp trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật... để bỗ trợ cho quá trình đấu tranh chuyên án, đấu tranh với bọn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. 3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thì tội phạm buôn lậu đang trở thành một hoạt động mang tính toàn cầu, như buôn bán vũ khí, chất phóng xạ, chất ma tuý... Vì vậy, việc phòng chống buôn lậu đã vượt qua khỏi nội bộ công việc của quốc gia. Yêu cầu về hợp tác phòng, chống buôn lậu giữa các quốc gia đã và đang đặt ra. Vì vậy, để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, Việt Nam cần mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề phòng chống tội phạm, nhất là các nước trong khu vực và các nước chung đường biên giới như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Mặc dù, hiện nay Việt Nam đã ký kết các hiệp định song phương với một số nước về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong các vấn đề về hải quan, như Israel, Belarus... Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa gia nhập công ước Nairobi, Jonhanesburg và cũng chưa ký kết với Trung Quốc, Lào và Campuchia về hỗ trợ hành chính trong các vấn đề về hải quan, để trao đổi thông tin, tình hình hoạt động buôn lậu dọc biên giới Việt Nam- Trung Quốc, Việt Nam- Lào, Việt Nam - Campuchia, nơi mà hoạt động buôn lâu diễn ra tương đối tấp nập. Do vậy, chúng tôi đề xuất Việt Nam chủ động chuẩn bị các điều kiện cơ sở pháp lý, phương tiện kỹ thuật và con người để gia nhập công ước Nairobi, Jonhanesburg về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong các vấn đề hải quan, để ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan. Khi chưa gia nhập công ước Nairobi, Jonhanesburg, Việt Nam đàm phán ký kết hiệp định với Trung Quốc, Lào, Campuchia về hỗ trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan để ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu, vận 94 chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. 95 KẾT LUẬN 1. Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới là một hiện tượng xã hội, không chỉ có ở nước ta, mà tồn tại ở tất cả các nước trên thế giới, kể các các nước có nền kinh tế phát triển, bởi vì mục tiêu của nhà kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, do vậy, một số đối tượng luôn tìm mọi cách trốn tránh sự kiểm soát của nhà nước, trốn thuế xuất nhập khẩu để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ở nước ta trong thời gian qua có xu hướng gia tăng. Các đối tượng buôn lậu sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, lợi dụng những bất cập về cơ chế, chính sách thương mại đang thay đổi của nước ta khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lợi dụng những yếu kém trong quá trình chuyển đổi phương thức quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, của Hải quan nói riêng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện các hình thức bảo hộ mới như hàng rào kỹ thuật, vệ sinh, an toàn thực phẩm, vấn đề về môi trường, vấn đề chống bán phá giá... làm xuất hiện các hình thức gian lận mới. Nguy cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu vận chuyển trái phép các chất ma tuý, vũ khí, rửa tiền dưới nhiều hình thức khác nhau, quy mô hoạt động buôn lậu cũng mở rộng và có tính tổ chức cao hơn, hoạt động buôn lậu xuyên quốc gia đã xuất hiện làm cho vấn đề chống buôn lậu ngày càng nóng bỏng hơn, sự hợp tác quốc tế trong vấn đề chống khủng bố và an ninh kinh tế đã và đang là vấn đề được quốc tế quan tâm và thúc đẩy các nước hợp tác. 2. Căn cứ vào quan điểm đối mới của Đảng trong vấn đề cải cách tư pháp, trên cơ sở nghiên cứu vấn đề chung về điều tra, lịch sử hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam, thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan 96 một số nước trên thế giới. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những quy định của pháp luật tố tụng hiện hành về thẩm quyền điều tra của Hải quan Việt Nam cũng như thực trạng thực hiện thẩm quyền điều tra của Hải quan Việt Nam từ năm 2003 đến 2006, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều tra của Hải quan như yếu tố về nhận thức của các cấp lãnh đạo ngành Hải quan, Bộ Tài chính, tình hình kinh tế xã hội, chính sách thu hút đấu từ nước ngoài, chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong từng thời kỳ, các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, cũng như tình hình hợp tác quốc tế. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá những kết quả, cũng như những tồn tại và hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra hình sự của cơ quan Hải quan sau hơn 4 năm thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự . Qua đó, luận văn đã đưa ra những các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật như sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự... tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động điều tra hình sự của cơ quan Hải quan, các giải pháp về nâng cao hiệu hoạt động điều tra hình sự của cơ quan Hải quan, cũng như các vấn đề bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí bảo đảm cho hoạt động điều tra, theo hướng: Thứ nhất, những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm công tác điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam, như sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan; hướng dẫn Bộ luật hình sự; sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, quy định cơ quan Hải quan có quyền khởi tố và tiến hành các hoạt động điều tra đối với tất cả các tội danh liên quan đến lĩnh vực hải quan như tội trốn thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, tội buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, vũ khí qua biên giới, .... và cơ quan Hải quan có quyền tạm giữ người, cán bộ Hải quan được phân công có quyền 97 áp dụng các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật. Thứ hai, tăng cường và hoàn thiện các quy định về mối quan hệ phối hợp với cơ quan Điều tra chuyên trách, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự trong hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Thứ ba, xây dựng bộ máy tổ chức điều tra hình sự từ Tổng cục đến Chi cục; xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ làm công tác điều tra, để đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong hoạt động điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam. Thứ tư, trang bị thêm phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phát hiện và đấu tranh đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới. Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, nhất là các nước có chung đường biên giới như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự của cơ quan Hải quan là một đề tài được nhiều người quan tâm, nhất là khi chúng ta tiến hành cải cách hoạt động tư pháp và trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế. Với thời gian có hạn và điều kiện vừa công tác vừa nghiên cứu, chắc chắn luận văn sẽ còn những tồn tại, khiếm khuyết, có nhiều nội dung cần thiết phải được nghiên cứu, xem xét ở mức độ sâu hơn, đầy đủ hơn. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu thêm đề tài này khi có điều kiện. Xin cám ơn sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của các Thầy giáo, các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng giám khảo chấm luận văn tốt nghiệp Cao học khoá IX - Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội để bản luận văn được hoàn thiện hơn ./. 98 Phụ luc 1 Thống kê số cán bộ chuyên trách kiểm soát hải quan (Tháng 12/2006) Số Tên đơn vị Số lượng TT Trình độ Chuyên ngành ĐH luật, điều tra 01 Cao Bằng 39 12 8 02 Điện Biên 19 08 7 03 Hà Giang 24 09 4 04 Quảng Ninh 121 47 22 05 Lạng Sơn 65 31 4 06 Lào Cai 35 17 7 07 Hải Phòng 52 32 11 08 Hà Nội 18 14 7 09 Thanh Hoá 37 16 12 10 Nghệ An 46 36 6 11 Hà Tĩnh 34 13 3 12 Quảng Bình 30 09 1 13 Quảng Trị 76 39 5 14 Thừa Thiên-Huế 12 08 1 15 Đà Nẵng 32 20 4 16 Quảng Nam 03 02 1 17 Quảng Ngãi 08 04 1 18 Bình §ịnh 12 05 4 19 Gia Lai 05 04 5 20 Đak lak 09 05 2 21 Khánh Hoà 06 03 3 99 22 Bình Dương 02 02 1 23 Bà Rịa – Vũng 19 12 6 Tµu 24 TP.Hå ChÝ Minh 147 87 42 25 Đồng Nai 16 10 17 26 Tây Ninh 17 07 1 27 Long An 07 03 4 28 Đồng Tháp 27 26 2 29 An Giang 82 36 15 30 Kiên Giang 36 11 3 31 B ình Phước 06 04 1 32 Cần Thơ 06 05 1 33 Cà Mau 04 03 1 34 Cục ĐTCBL 360 250 88 1.412 790 298 Tổng 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật: 1. Nghị định 03/CP ngày 27/2/1960 của Chính phủ ban hành Điều lệ Hải quan. 2. Nghị định 139/HĐBT ngày 20/10/1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan 3. Pháp lệnh Hải quan năm 1990. 4. Bộ Luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985. 5. Bộ Luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999. 6. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. 7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng hình sự, năm 2000. 8. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989. 9. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 10. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. 11. Luật Hải quan năm 2001. 12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005. 13. Quyết định 65/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. 14. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam từ năm 1945 – 2000. Các tài liệu tham khảo khác: 101 15. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự - Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2004), Hà Nội. 16. Bình luận khoa học bộ luật hình sự (phần các tội phạm) – NXB CAND (2001), Hà Nội. 17. Cục Điều tra chống buôn lậu (2006), Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát ngành Hải quan 2003, 2004, 2005, 2006, Hà Nội. 18. Chương trình cải cách tổng thể hành chính Hải quan giai đoạn 2001- 2010 và tầm nhìn đến 2020. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật tố tụng hình sự – NXB Công an nhân dân, Hà Nội 23. Khoa Luật – Trường Đại học KHXH và NV (1999), Giáo trình điều tra hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 24. Luật Hải quan một số nước, NXB Chính trị quốc gia (2003), Hà Nội. 25. Lê Thanh Bình (1998), Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. TSKH, PGS Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 27. Trần Mạnh Đạt (2004), Đấu tranh phòng, chống tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 102 28. Trường Đại học luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 29. Tổng cục Hải quan (2005), 60 năm Hải quan Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 30. Tổng cục Hải quan (1998), Xây dựng Ngành Hải quan là một bình chủng đặc biệt trên mặt trận kinh tế, an ninh, Lưu hành nội bộ, Hà Nội 31. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1997), Chuyên đề Hội thảo tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội 32. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Bộ luật tố tụng hình sự Nga, Hà Nội. 33. Các công ước quốc tế, Về cấm các loại vũ khí hủy diệt, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng, sở hữu trí tuệ, phòng chống ma tuý, rửa tiền, buôn bán phụ nữ, trẻ em, Tổng cục Hải quan, bản dịch tiếng Việt. 34. Công ước Quốc tế Nairobi, Về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trên lĩnh vực Hải quan, Tổng cục Hải quan, bản dịch tiếng Việt. 35. Hải quan Hoa Kỳ (2005), Tài liệu hội thảo về kiểm soát xuất khẩu, Tổng cục Hải quan, bản dịch tiếng Việt. 36. Tổ chức Hải quan Thế giới (2001), Sổ tay cẩm nang nghiệp vụ Hải quan, Tổng cục Hải quan, bản dịch tiếng Việt. 37. Tổ chức Hải quan Thế giới (1999), Cẩm nang dành cho các Điều tra viên về chống gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan, bản dịch tiếng Việt. 38. Văn phòng Tình báo Hải quan khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Bản tin Tình báo hàng tháng từ 2001 - 12/2006, Tổng cục Hải quan, bản dịch tiếng Việt. 103 [...]... Nam về thẩm quyền điều tra hình sự và quan hệ phối hợp trong tổ chức điều tra của cơ quan Hải quan 1.3.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra của Hải quan Việt Nam Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Hải quan có thẩm quyền: đối với tội phạm... cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định” Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và quy định của Luật Hải quan thì cả ba cấp Hải quan đều có thẩm quyền điều tra vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới Như vậy, qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của Hải quan cho thấy: thẩm quyền điều tra tội phạm mà pháp luật. .. hàng hoá Như vậy, Nhà nước giao thẩm quyền điều tra hình sự cho Hải quan, đồng thời gắn liền trách nhiệm của Hải quan trong việc thông quan nhanh chóng tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu Như vậy, cơ sở lý luận của quy định về thẩm quyền điều tra hình sự của Hải quan Việt Nam được thể hiện rất rõ ở chỗ xuất phát từ bản chất hoạt động của cơ quan Hải quan là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh... hơn quyền tự do dân chủ của công dân Năm 2003, Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng hình sự thay thế Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và các Luật sửa đổi, bổ sung một 12 số điều của Bộ luật tố tụng hình sự, thì thẩm quyền điều tra của Hải quan được quy định cụ thể tại Điều 111 Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì cơ quan Hải quan. .. quan Hải quan là một trong những cơ quan điều tra Cơ quan Hải quan của Cộng hòa liên bang Nga điều tra các tội phạm về buôn lậu, các tội phạm vi phạm pháp luật Hải quan của liên bang Nga, tội trốn thuế hải quan Trong Luật Hải quan các nước như Philipin, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Pháp đều giao cho nhân viên hải quan thẩm quyền khá rộng trong hoạt động điều tra các tội phạm trong lĩnh vực hải quan Họ... điều tra - Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì quan hệ giữa Cơ quan điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với nhau là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra Như vậy, mối quan hệ giữa cơ quan điều tra chuyên trách và cơ quan Hải quan là quan. .. trọng, nội dung quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không có gì thay đổi so với Bộ luật tố tụng năm 1988, nhưng thực chất đã có sự thay đổi về loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan Tội phạm ít nghiêm trọng quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 là loại tội phạm nguy hiểm không lớn có mức khung hình phạt đến 5 năm tù, còn... gia 1.2.3 Thẩm quyền điều tra của Hải quan một số nước trên thế giới Nhằm mục đích phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, pháp luật của các nước trên thế giới đều giao cho cơ quan hải quan nhiều quyền hạn phù hợp với chức năng của mình để kiểm tra, kiểm soát, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, trong đó có thẩm quyền điều tra hình sự Qua nghiên... sở quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quy định Hải quan có quyền khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra đối với 2 tội danh: Tội buôn lậu theo Điều 153 và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1999 Theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Cơ quan Hải quan khi thực hiện... dự thẩm theo quy định của Luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Theo quy định tại Điều 5 Luật Hải quan Trung Hoa thì tội buôn lậu do Cơ quan Công an trinh sát chống buôn lậu Hải quan tiến hành điều tra Các vụ án buôn lậu do các ngành chấp pháp hành chính liên quan bắt được đều phải bàn giao cho cơ quan Hải quan Theo Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Nga thì cơ quan Hải ... Nga thỡ c quan Hi quan l mt nhng c quan iu tra C quan Hi quan ca Cng hũa liờn bang Nga iu tra cỏc ti phm v buụn lu, cỏc ti phm vi phm phỏp lut Hi quan ca liờn bang Nga, ti trn thu hi quan Trong... quan cú quyn iu tra tt c cỏc ti liờn quan n hot ng hi quan, kt thỳc iu tra chuyn cho c quan Cụng t truy t Vic Nh nc ta giao cho c quan Hi quan Vit Nam c quyn tin hnh mt s hot ng iu tra i vi ti buụn... Quy nh ca phỏp luõt Vit Nam v thm quyn iu tra hỡnh s v quan h phi hp t chc iu tra ca c quan Hi quan 1.3.1 Quy nh ca phỏp lut t tng hỡnh s v thm quyn iu tra ca Hi quan Vit Nam Theo quy nh ti iu

Ngày đăng: 20/10/2015, 15:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • M U

  • Chng 1NHNG VN CHUNG V THM QUYN IU TRA HèNH S CA HI QUAN VIT NAM

  • 1.1. Vi nột v lch s hỡnh thnh v phỏt trin thm quyn iu tra ca Hi quan Vit Nam

  • 1.2. C s lý lun v thc tin v quy nh thm quyn iu tra hỡnh s ca Hi quan Vit Nam

  • 1.2.1. C s lý lun

  • 1.2.2. C s thc tin

  • 1.2.3. Thm quyn iu tra ca Hi quan mt s nc trờn th gii

  • 1.3. Quy nh ca phỏp luõt Vit Nam v thm quyn iu tra hỡnh s v quan h phi hp trong t chc iu tra ca c quan Hi quan

  • 1.3.1. Quy nh ca phỏp lut t tng hỡnh s v thm quyn iu tra ca Hi quan Vit Nam

  • 1.3.2. Quy nh v quan h gia c quan Hi quan vi cỏc c quan iu tra chuyờn trỏch, Vin Kim sỏt nhõn dõn v cỏc C quan c giao nhim v tin hnh mt s hot ng iu tra.

  • Chng 2THC TRNG TèNH HèNH THC HIN THM QUYN IUTRA HèNH S CA C QUAN HI QUAN T NM 2003 N NAY

  • 2.1. Nhng kt qu t c v nhng tn ti trong vic thc hin thm quyn iu tra hỡnh s ca c quan Hi quan

  • 2.1.1. Tỡnh hỡnh vi phm phỏp lut v ti phm xy ra trong lnh vc ca Hi quan.

  • 2.1.2. Những kết quả đạt được của Hải quan Việt Nam trong điều tra vụ án hình sự từ năm 2003 đến năm 2006.

  • 2.1.3. Nhng tn ti trong iu tra v ỏn hỡnh s ca Hi quan Vit Nam t nm 2003 n nay

  • 2.2. Nhng nguyờn nhõn lm phỏt sinh nhng tn ti trong hot ng iu tra hỡnh s ca c quan Hi quan

  • 2.2.1. Nguyờn nhõn khỏch quan

  • 2.2.2. Nguyờn nhõn ch quan

  • Chng 3NHNG GII PHP NNG CAO HIU QU THC HIN THM QUYN IU TRA CA HI QUAN VIT NAM

  • 3.1. Nhng gii phỏp hon thin h thng phỏp lut bo m cụng tỏc iu tra hỡnh s ca Hi quan Vit Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan