6 “không” khi cho con uống sữa đậu nành

1 361 0
6 “không” khi cho con uống sữa đậu nành

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng và thơm ngon, không chỉ tốt cho người lớn mà còn cho cả trẻ nhỏ. Bé từ 12 tháng tuổi trở lên là đã có thể bắt đầu làm quen với loại sữa mát lành, giàu dinh dưỡng này. Tuy nhiên, khi cho các bé uống sữa đậu nành, mẹ nên chú ý một số điều sau đây: 1. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống sữa đậu nành Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất nên không thể xử lý hàm lượng mangan cao trong sữa đậu nành (mangan là một chất độc thần kinh cho bé dưới 6 tháng tuổi). Sữa đậu nành có thể có hàm lượng mangan cao gấp 50 lần hàm lượng mangan trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi tốt nhất nên được bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần bất kì đồ ăn thêm nào khác. Độ tuổi phù hợp để bé thử món sữa đậu nành là từ 1 tuổi trở lên. 2. Không nên cho bé uống sữa khi đói   Tốt nhất nên ăn kèm một số thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành như bánh mỳ, bánh ngọt,... để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa) Bé uống sữa đậu nành khi dạ dày trống rỗng sẽ làm cho các protein trong sữa bị biến đổi thành nhiệt lượng tiêu thụ trong cơ thể và mất tác dụng dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn kèm một số thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành như bánh mỳ, bánh ngọt,... để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng. 3. Không uống sữa đậu nành sống Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc. 4. Không đánh trứng vào sữa đậu nành Một số bà mẹ thường nấu món canh sữa đậu nành, đậu phụ, trứng và cà chua cho con ăn. Khi đun sôi lên, món canh này sẽ nổi vân rất đẹp do sữa đậu nành và trứng kết tủa. Tuy nhiên, chính hợp chất kết tủa này lại rất khó để cơ thể hấp thụ và còn làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có trong sữa đậu nành và trứng 5. Không uống sữa đậu nành quá nhiều Bé uống sữa đậu nành quá nhiều bị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong sữa, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu. Các chuyên gia của trường Đại học Y Harvard khuyến cáo trẻ em chỉ nên uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày. 6. Không uống sữa đậu nành để thay thế hoàn toàn cho sữa bò, sữa công thức hay sữa mẹ Dù có khá nhiều các khoáng chất và các vitamin nhưng sữa đậu nành lại có ít protein, vitamin A, folate, canxi và kẽm hơn so với sữa bò, và đặc biệt chúng không có chứa vitamin B12. Nếu bé thích uống sữa đậu nành hơn hẳn so với các loại sữa khác, bố mẹ nên bổ sung cho con nguồn vitamin B12 và canxi từ các nguồn thực phẩm khác như phomai, sữa chua, bông cải xanh, kiwi, hải sản,... 

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng và thơm ngon, không chỉ tốt cho người lớn mà còn cho cả trẻ nhỏ. Bé từ 12 tháng tuổi trở lên là đã có thể bắt đầu làm quen với loại sữa mát lành, giàu dinh dưỡng này. Tuy nhiên, khi cho các bé uống sữa đậu nành, mẹ nên chú ý một số điều sau đây: 1. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống sữa đậu nành Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất nên không thể xử lý hàm lượng mangan cao trong sữa đậu nành (mangan là một chất độc thần kinh cho bé dưới 6 tháng tuổi). Sữa đậu nành có thể có hàm lượng mangan cao gấp 50 lần hàm lượng mangan trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, trẻ dưới 6 tháng tuổi tốt nhất nên được bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần bất kì đồ ăn thêm nào khác. Độ tuổi phù hợp để bé thử món sữa đậu nành là từ 1 tuổi trở lên. 2. Không nên cho bé uống sữa khi đói Tốt nhất nên ăn kèm một số thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành như bánh mỳ, bánh ngọt,... để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa) Bé uống sữa đậu nành khi dạ dày trống rỗng sẽ làm cho các protein trong sữa bị biến đổi thành nhiệt lượng tiêu thụ trong cơ thể và mất tác dụng dinh dưỡng. Tốt nhất nên ăn kèm một số thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành như bánh mỳ, bánh ngọt,... để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng. 3. Không uống sữa đậu nành sống Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc. 4. Không đánh trứng vào sữa đậu nành Một số bà mẹ thường nấu món canh sữa đậu nành, đậu phụ, trứng và cà chua cho con ăn. Khi đun sôi lên, món canh này sẽ nổi vân rất đẹp do sữa đậu nành và trứng kết tủa. Tuy nhiên, chính hợp chất kết tủa này lại rất khó để cơ thể hấp thụ và còn làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có trong sữa đậu nành và trứng 5. Không uống sữa đậu nành quá nhiều Bé uống sữa đậu nành quá nhiều bị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong sữa, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu. Các chuyên gia của trường Đại học Y Harvard khuyến cáo trẻ em chỉ nên uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày. 6. Không uống sữa đậu nành để thay thế hoàn toàn cho sữa bò, sữa công thức hay sữa mẹ Dù có khá nhiều các khoáng chất và các vitamin nhưng sữa đậu nành lại có ít protein, vitamin A, folate, canxi và kẽm hơn so với sữa bò, và đặc biệt chúng không có chứa vitamin B12. Nếu bé thích uống sữa đậu nành hơn hẳn so với các loại sữa khác, bố mẹ nên bổ sung cho con nguồn vitamin B12 và canxi từ các nguồn thực phẩm khác như phomai, sữa chua, bông cải xanh, kiwi, hải sản,...

Ngày đăng: 20/10/2015, 04:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan