thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long

99 310 0
thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN QUỐC TRẠNG THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 Năm 2014 1 LỜI CẢM TẠ Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường và hơn ba tháng thực tập em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài ”Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long”. Để hoàn thành luận văn này ngoài công sức và sự nổ lực học hỏi của bản thân thì quan trọng hơn hết là sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Quý Thầy Cô, Quý Cô, Chú, Anh, Chị trong ngân hàng. Đạt được kết quả này, em vô cùng biết ơn Quý Thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình dạy bảo em trong những năm vừa qua. Ngoài việc truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành về kinh tế, Quý Thầy cô còn tạo cơ hội để em tiếp cận những kiến thức từ xã hội. Em tin chắc rằng những kiến thức này sẽ là hành trang vững chắc để em bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Quan Minh Nhựt đã trực tiếp hướng dẫn với sự nhiệt tình, tận tâm để giúp em hoàn thành đề tài này. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các Cô, chú, anh, chị là cán bộ nhân viên của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long đã tạo điều kiện, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em về kiến thức thực tiễn cũng như giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo thêm từ phía Quý Thầy Cô cũng như từ phía Ngân hàng để đề tài này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến Quý Thầy Cô và Quý Cô, chú, anh, chị lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Quốc Trạng 2 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Quốc Trạng 3 Ý KIẾN, XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………… Vĩnh Long, Ngày….tháng….năm 2014 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 Trang GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 1.3.1 Phạm vi không gian................................................................................ 3 1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................... 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 2.1.1 Khái niệm tín dụng................................................................................. 4 2.1.2 Khái niệm cho vay ................................................................................. 4 2.1.3 Nguyên tắc cho vay................................................................................ 5 2.1.4 Điều kiện cho vay .................................................................................. 5 2.1.5 Lãi suất cho vay ..................................................................................... 6 2.2 NHU CẦU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ............................................... 6 2.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp.................................................................... 6 2.2.2 Nhu cầu vốn của doanh nghiệp............................................................... 6 2.2.3 Các loại cho vay doanh nghiệp............................................................... 8 2.2.3.1 Theo thời hạn vay................................................................................ 8 2.2.3.2 Theo phương thức cho vay .................................................................. 8 2.2.3.2 Dựa vào sự tín nhiệm đối với khách hàng............................................ 8 2.2.3.2 Theo mục đích sử dụng vốn ................................................................ 9 2.3 RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM ................ 9 5 2.3.1 Khái niệm về rủi ro trong cho vay .......................................................... 9 2.3.2 Các loại rủi ro NHTM thường gặp trong hoạt động kinh doanh.............. 9 2.3.2.1 Rủi ro tín dụng .................................................................................... 9 2.3.2.2 Rủi ro lãi suất .................................................................................... 11 2.3.2.3 Rủi ro tỷ giá ...................................................................................... 11 2.3.2.4 Rủi ro thanh khoản ............................................................................ 11 2.3.3 Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro ................................................................ 11 2.3.3.1 Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, người bán: ....................................................................................................................... 11 2.3.3.2 Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý: ......................... 12 2.3.3.3 Nhóm dấu hiệu liên quan đến kỹ thuật, thương mại và chính sách..... 13 2.3.3.4 Nhóm dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán:......................... 13 2.3.4 Một số mô hình đánh giá rủi ro: ........................................................... 14 2.3.4.1 Mô hình chất lượng 6C...................................................................... 14 2.3.4.2 Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ..................................................................... 15 2.3.5 Đánh giá rủi ro trong cho vay............................................................... 15 2.3.6 Ảnh hưởng của rủi ro trong cho vay ..................................................... 18 2.3.6.1 Đối với ngân hàng bị rủi ro................................................................ 18 2.3.6.2 Đối với hệ thống ngân hàng............................................................... 18 2.3.6.3 Đối với nền kinh tế............................................................................ 18 2.3.7 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng .......................................................... 18 2.3.7.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng....................................................... 18 2.3.7.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ........................................................ 19 2.3.7.3 Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài .............................................. 19 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 19 2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................... 20 2.4.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối...................................................... 20 2.4.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối .................................................... 20 6 2.4.2.3 Phương pháp phân tích tỷ trọng......................................................... 21 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ............................................................................. 3.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................ 22 3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội........................................................ 22 3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG .................. 23 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long.................................................... 23 3.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý......................................................................... 25 3.2.3 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng...................................... 25 3.2.4 Một số quy định về điều kiện và quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long.................... 26 3.2.4.1 Một số quy định về điều kiện cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long ...................................... 26 3.2.4.2 Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long............................................................. 27 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH LONG 27 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG ........................................................................................................ 31 4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG.................................................................................. 36 7 22 4.2.1 Hoạt động cho vay KHDN theo ngành kinh tế ..................................... 36 4.2.2 Hoạt động cho vay KHDN theo thành phần kinh tế.............................. 41 4.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG: .................................................................................................................. 45 4.3.1 Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ xấu xét theo ngành kinh tế: .............................. 45 4.3.2 Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ xấu xét theo thành phần kinh tế:....................... 50 4.3.3 Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ xấu xét theo kỳ hạn nợ: .................................... 53 4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn theo phân loại nợ ......................................... 56 4.4 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG ..................................................................... 59 4.4.1 Những thành tựu đạt được:................................................................... 59 4.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay:................ 60 4.4.2.1 Những tồn tại trong cho vay doanh nghiệp: ....................................... 60 4.4.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổp hần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long ........... 62 CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 5.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................................................................. 70 5.1.1 Định hướng chung: .............................................................................. 70 5.1.2 Định hướng công tác tín dụng: ............................................................. 71 5.2 CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TIỀN GIANG: ...................................................................................................... 72 5.2.1 Các giải pháp hạn chế rủi ro ................................................................. 72 8 5.2.1.1 Mục tiêu............................................................................................ 72 5.2.1.2 Cơ cấu danh mục cho vay hợp lý....................................................... 72 5.2.2 Các giải pháp về quy trình cho vay:...................................................... 74 5.2.2.1 Thẩm định:........................................................................................ 74 5.2.2.2 Tài sản đảm bảo ................................................................................ 75 5.2.2.3 Kiểm tra kiểm soát ............................................................................ 75 5.2.2.4 Cách thức tổ chức quản trị rủi ro: ...................................................... 76 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN. ........................................................................................... 80 6.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................ 6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................... 81 6.2.1.1 Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ ....................................................... 81 6.2.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng.......... 81 6.2.1.3 Hoàn thiện khung pháp lý quy định xếp hạng tín dụng nội bộ ........... 81 6.2.1.4 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.............................................................................. 82 6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam............... 82 6.2.3 Kiến nghị đối với Chính phủ ................................................................ 84 6.2.3.1 Cho phép thành lập thêm các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cụm hoặc khu vực............................................................................... 84 6.2.3.2 Thành lập các tổ chức chuyên thực hiện chấm điểm tín dụng doanh nghiệp độc lập............................................................................................. 84 6.2.3.3 Tạo điều kiện để phát triển thị trường mua bán nợ xấu ...................... 85 6.2.3.4 Chính phủ cần xây dựng cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các TCTD. ...................................................................................................... 85 6.2.4 Kiến nghị Chính quyền địa phương và các bên có liên quan................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 87 9 81 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính CB: Cán bộ CBQHKH: Cán bộ quan hệ khách hàng CBTD: Cán bộ tín dụng CN: Chi nhánh CN0: Công nghiệp CTCP: Công ty cổ phần DN: Doanh nghiệp DNCV: Dư nợ cho vay DNQH: Dư nợ quá hạn DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HTX: Hợp tác xã KHDN: Khách hàng doanh nghiệp MTV: Một thành viên NCVĐ: Nợ có vấn đề NH: Ngân hàng NHCT: Ngân hàng Công thương NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NN: Nhà nước NN0: Nông nghiệp NQH: Nợ quá hạn PGD: Phòng giao dịch QLRR: Quản lý rủi ro RRTD: Rủi ro tín dụng 10 TCTD: Tổ chức tín dụng TMCP: Thương mại cổ phần TM-DV: Thương mại - dịch vụ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TS: Thủy sản TT: Thị trấn TX: Thị xã UBND: Ủy ban nhân dân XLRR: Xử lý rủi ro VN: Việt Nam 11 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG 1.Các bảng: Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 28 Bảng 4.1 Tình hình hoạt động cho vay của Vietinbank Vĩnh Long 32 Bảng 4.2 Cơ cấu cho vay KHDN theo ngành kinh tế: 2011- 2013 36 Bảng 4.3 Cơ cấu cho vay KHDN theo ngành kinh tế: 6 tháng đầu 2014 39 Bảng 4.4 Cơ cấu cho vay KHDN theo thành phần kinh tế: 2011- 2013 41 Bảng 4.5 Cơ cấu cho vay KHDN theo thành phần kinh tế: 6 tháng đầu năm 2014 44 Bảng 4.6 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế: 2011- 2013 45 Bảng 4.7 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế: 6 tháng đầu 2014 48 Bảng 4.8 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế: 2011- 2013 50 Bảng 4.9 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế: 6 tháng đầu 2014 52 Bảng 4.10 Tỷ lệ nợ xấu theo kỳ hạn: 2011- 2013 54 Bảng 4.11 Tỷ lệ nợ xấu theo kỳ hạn: 6 tháng đầu 2014 55 Bảng 4.12 Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong cho vay: 2011- 2013 56 Bảng 4.13 Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong cho vay: 6 tháng đầu 2014 58 12 13 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gắn liền với sự phát triển kinh tế hàng hóa ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay. Hệ thống ngân hàng thương mại có tác động vô cùng lớn và quan trọng đối với quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, mà cụ thể là hoạt động cho vay. Đây là một lĩnh vực kinh doanh cực kỳ nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội,…Cho vay có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng cũng đem đến không ít rủi ro. Những năm gần đây, tình hình ngân hàng có những biến động to lớn nếu không muốn nói là tiêu cực. Năm 2011 tình hình tín dụng đặc biệt lộn xộn. Lãi suất gần như buông trôi, lúc đó là một cuộc đua lãi suất cho vay, tại thị trường liên ngân hàng, giữa ngân hàng và doanh nghiệp lãi suất cho vay lên tới 30%. Việc này không chỉ vi phạm quy định mà còn vi phạm pháp luật, đã làm cho các doanh nghiệp trở nên khốn đốn, đẩy nhanh tình trạng các doanh nghiệp phá sản và buộc phải giải thể. Vào cuối năm 2011, con số công bố các doanh nghiệp buộc phải giải thể, ngừng hoạt động phá sản đã lên tới 55.000 doanh nghiệp, chỉ theo con số báo cáo chính thức. Nhưng vào đầu năm 2013 thì chính ủy ban thường vụ Quốc hội phải công bố con số giải thể và phá sản của các doanh nghiệp lên số chẵn 100.000 doanh nghiệp, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn nữa. Tình hình nợ xấu cũng chẳng khả quan hơn, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm 2014 một điểm chung hiện lên đó là lợi nhuận của các nhà băng khá hơn năm 2013 đi kèm là sự đổ vỡ của nợ xấu. Nợ “siêu xấu” đã đến mức khổng lồ như thế, số chính xác vẫn chưa thống kê vì hầu hết các ngân hàng thương mại luôn che giấu đi sự thật này, các báo cáo chi tiết về tình hình nợ xấu thì lại bị ỉm đi, bị ngăn chặn. Hàng loạt việc như vậy sẽ để lại hậu quả cho ngày nay mà thôi. Được dẫn dắt từ quá khứ và nó sẽ trôi dạt cho tới tương lai. Trôi dạt về đâu, mãi tới đâu thì không ai biết được, chỉ biết cứ để tình trạng thế này thì những vụ lừa gạt tín dụng, mà điển hình là vụ án kinh điển như Huỳnh Thị Huyền Như sẽ tiếp tục xảy ra. Trên đây là bức tranh ảm đạm của ngành ngân hàng thương mại hiện nay, doanh nghiệp phá sản hàng 14 loạt cũng phần nguyên nhân là do ngân hàng, một khi doanh nghiệp sụp đổ kéo theo ngân hàng không thu hồi được vốn đã cho vay sẽ làm suy giảm lợi nhuận, gây khó khăn về thanh khoản, thiệt hại cho ngân hàng, thậm chí cũng đưa ngân hàng vào bờ vực phá sản. Vấn đề cấp thiết hàng đầu bây giờ là hạn chế nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành ngân hàng cũng như từ những thực tế nêu trên em xin chọn đề tài: “Thực trạng rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long” để thực hiện nhằm làm rõ lý thuyết, bám sát thực tiễn và giúp cho hoạt động tín dụng nói chung, cho vay doanh nghiệp nói riêng của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long hạn chế được phần nào rủi ro. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long trong 3 năm 2011; 2012; 2013 và 2 quý đầu năm 2014, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay, giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Khái quát hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long trong 3 năm 2011; 2012; 2013; Quý I, II năm 2014.  Phân tích thực trạng rủi ro trong cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long và tìm ra nguyên nhân.  Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long trong thời gian tới. 15 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long. 1.3.2 Phạm vi thời gian Các thông tin số liệu sử dụng để thực hiện đề tài phản ánh quá trình hoạt động của Ngân hàng từ năm 2011 đến quý 2 năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ năm 2011 đến quý 2 năm 2014. Số liệu do phòng khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long cung cấp. 16 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 2010 số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 quy định: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Từ đây ta có thể rút ra khái niệm về NHTM như sau: Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. 2.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng (credit) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng còn có thể được khái niệm: Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bão lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. 2.1.2 Khái niệm cho vay Luật Các tổ chức tín dụng ban hành năm 2010 số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2011 quy định: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Trong đó quy định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết 17 cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bão lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Như vậy “Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. 2.1.3 Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn phải tuân thủ hai nguyên tắc sau đây: + Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng vốn vay tạo điều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng. Để thực hiện tốt điều này, mỗi lần vay vốn khách hàng làm gấy đề nghị vay vốn, trong giấy này khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết. Nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trước hạn. + Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong khoản thời gian cam kết, ngân hàng chuyển giao cho khách hàng quyền sử dụng một lượng tài sản nhất định. Khi kết thúc kỳ hạn khách hàng phải hoàn trả lại cho ngân hàng phần nợ gốc và một khoản chi phí (lãi) nhất định cho việc sử dụng vốn vay. Nguyên tắc này đảm bảo cho việc tiền vay không bị giảm giá, tiền vay được thu hồi đầy đủ và có sinh lợi. 2.1.4 Điều kiện cho vay Khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng phải thỏa mãn một số điều kiện sau đây:  Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.  Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp  Có đủ khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời gian cam kết  Có dự án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi 18  Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.5 Lãi suất cho vay  Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính theo năm, quý, tháng.  Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.  Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất cho vay áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.  Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dung theo thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.  Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay. 2.2 NHU CẦU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 2.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp Theo luật doanh nghiệp năm 2005 số 60/2005/QH11quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. 2.2.2 Nhu cầu vốn của doanh nghiệp Thông qua mối quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính các doanh nghiệp sẽ lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Ban đầu doanh nghiệp vay tiền hoặc phát hành cổ phiếu để tạo tiền mặt, dòng tiền từ thị trường tài chính đổ vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng tiền này để đầu tư vào tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn. Các tài sản này trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh tiền: một phần được chi dưới dạng thuế thu nhập doanh nghiệp, một phần được tái đầu tư trở lại hoạt động kinh doanh và một phần còn lại quay trở lại thị trường tại chính để trả cho các trái chủ và chi trả cổ tức cho các cổ đông. Nói như vậy cho thấy được quá trình tương tác giữa DN và thị trường tài chính đã khẳng định việc lựa chọn các nguồn vốn để tài trợ cho DN hoạt động (nguồn vốn ngắn hạn, trung dài hạn) đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của DN. 19 Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm có: + Vốn chủ sở hữu: là vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, nguồn vốn có được từ việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần, nguồn vốn liên doanh do các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh đóng góp, nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. + Vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, nguồn vốn này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. + Vốn khác: ủng hộ của các tổ chức chính phủ trong và ngoài nước,… Trên thực tế đa phần hầu hết các doanh nghiệp cần sử dụng vốn vay trong quá trình hoạt động để một mặt bù đắp sự thiếu hụt vốn trong một giai đoạn nào đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, mặt khác để tận dụng những lợi ích mà việc vay vốn mang lại chủ yếu là lá chắn thuế. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp: + Nhu cầu vay ngắn hạn: Nhu cầu tài trợ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp xuất phát từ độ lệch của sự lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp, tức sự không ăn khớp về quy mô và thời gian của dòng tiền vào và dòng tiền ra. Sự chênh lệch này tồn tại chủ yếu phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động và chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp. Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu đưa vào kho cho đến khi thu được tiền bán hàng. Bao gồm hai giai đoạn là giai đoạn tồn kho (còn gọi là chu kỳ tồn kho) và giai đoạn thực hiện các khoản phải thu (hay còn gọi là thời gian thu hồi công nợ). Chu kỳ ngân quỹ (vòng quay tiền) là khoảng thời gian chênh lệch giữa giai đoạn phải trả người bán và chu kỳ hoạt động. + Nhu cầu vay trung và dài hạn: Trong họat động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần trang bị một số tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển,…bằng nguồn vốn trung dài hạn. Nếu không đáp ứng được bằng nguồn vốn trung dài hạn doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định dẫn đến mất cân đối nguồn vốn và mất khả năng thanh toán. 20 2.2.3 Các loại cho vay doanh nghiệp 2.2.3.1 Theo thời hạn vay - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn lên đến 12 tháng. Thường là cho vay vốn lưu động của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Thường được cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới dây chuyền, trang thiết bị. - Cho vay dài hạn là các khoản vay với thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Thường được cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn với mục đích xây dựng, mua sắm các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài như nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, mở rộng sản xuất quy mô lớn. 2.2.3.2 Theo phương thức cho vay - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Doanh số giải ngân không được vượt quá số tiền cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số giải ngân có thể vượt quá số tiền cho vay, thời hạn cho vay có thể lớn hơn thời gian duy trì hạn mức. - Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của khách hàng. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm ngân hàng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hay phương án vay vốn của doanh nghiệp. Trong đó, có một ngân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng khác. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay. 2.2.3.3 Dựa vào sự tín nhiệm đối với khách hàng - Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. 21 - Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở có các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng hoặc có sự bão lãnh của một bên thứ ba. 2.2.3.4 Theo mục đích sử dụng vốn - Cho vay sản xuất công thương nghiệp: Là các khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, chi trả lương, chi phục vụ sản xuất. - Cho vay sản xuất nông nghiệp: là các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như trang trại cây trồng, con giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Cho vay bất động sản: là các khoản cấp tín dụng để đầu tư vào bất động sản như mua đất đai, mua hoặc xây dựng nhà xưởng, văn phòng giao dịch, hoặc các bất động sản khác. 2.3 RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.3.1 Khái niệm về rủi ro trong cho vay Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn đi ngược lại so với kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên không phải sự không chắc chắn nào cũng có rủi ro. Chỉ những tình trạng không chắc chắn có thể ước tính được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng khác không ước tính được xác suất thì được gọi là bất trắc chứ không phải rủi ro. Rủi ro thường được đo lường bằng sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng. Rủi ro là vấn đề tất yếu không thể loại trừ và gắn liền với hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. 2.3.2 Các loại rủi ro NHTM thường gặp trong hoạt động kinh doanh Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề, muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro. Nếu không chấp nhận rủi ro thì sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro. Bốn loại rủi ro lớn mà các NHTM Việt Nam phải đối mặt: 2.3.2.1 Rủi ro tín dụng Theo khoản 01 Điều 02 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt 22 động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn. Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay sai hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia thành các loại sau: Rủi ro lựa chọn Rủi ro giao dịch Rủi ro đảm bảo Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro tín dụng Rủi ro nội tại Rủi ro danh mục Rủi ro tập trung Hình 2.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng - Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng. Có ba bộ phận là: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro đảm bảo là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như: Các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. - Rủi ro danh mục là hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 2 loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. 23 + Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Nó bắt nguồn từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành, một lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 2.3.2.2. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Rủi ro lãi suất phát sinh khi ngân hàng không khớp được giữa lãi suất thu vào từ tài sản sinh lời và lãi suất phải chi ra cho nguồn vốn phải trả lãi. Rủi ro lãi suất còn thể hiện ở sự chênh lệch kỳ hạn giữa huy động và cho vay trong ngân hàng. 2.3.2.3 Rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh từ sự biến động của tỷ giá làm ảnh hướng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như khách hàng. Bất cứ hoạt động nào mà dòng ngân lưu thu phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi dòng ngân lưu chi phát sinh bằng một loại đồng tiền khác thì đều có nguy cơ gặp rủi ro tỷ giá. 2.3.2.4 Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ về tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phát mãi tài sản với giá thấp. Rủi ro thanh khoản khiến ngân hàng phải đình trệ hoạt động, gây thua lỗ, mất uy tín và nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới phá sản. Rủi ro thanh khoản gần như đi kèm với các loại rủi ro còn lại. Nếu ngân hàng gặp phải các rủi ro khác thì chắc chắn trong một chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. Đặc biệt trong cho vay, nếu rủi ro tín dụng xuất hiện thì sẽ kéo theo sự có mặt của rủi ro thanh khoản. 2.3.3 Các dấu hiệu cảnh báo rủi ro 2.3.3.1 Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, người bán - Chuyển tiền thanh toán lương qua ATM cho nhân viên thường xuyên trễ so với ngày định kỳ đã ký hợp đồng. 24 - Tài khoản tiền gửi thanh toán có sự dao động bất thường như giảm sút số dư tiền gửi, tiền gửi ít phát sinh so với trước đây. Xuất hiện các giao dịch chuyển tiền lớn. - Thường xuyên đề nghị ngân hàng tăng giới hạn cho vay, luôn sử dụng hết giới hạn cho vay. Đặt nhu cầu vay vốn với ngân hàng vượt quá nhu cầu thực tế (cao hơn tốc độ phát triển kinh doanh,…). - Thường xuyên phát sinh nợ lãi, nợ gốc quá hạn dưới 10 ngày. Chứng từ sử dụng vốn vay có tẩy xóa hoặc không rõ ràng. Sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn để đầu tư phát triển dài hạn. Chấp nhận sử dụng những nguồn tài trợ đắt nhất. Các tổ chức tín dụng khác có hiện tượng thu hồi nợ trước hạn. Biểu hiện thiếu hợp tác và không đáp ứng các nhu cầu hợp lý của ngân hàng. Thường xuyên tìm cách né tránh, trì hoãn cuộc hẹn với nhân viên ngân hàng. Phản đối nhân viên ngân hàng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo. Tạo hiện trường giả lừa cán bộ ngân hàng. 2.3.3.2 Nhóm dấu hiệu có liên quan đến phương pháp quản lý - Thường xuyên thay đổi cơ cấu hệ thống quản lý hoặc ban điều hành. - Hệ thống quản trị, ban điều hành luôn bất đồng quan điểm. Điều hành một cách độc đoán hoặc quá phân tán. - Hội đồng quản trị, ban giám đốc thiếu kinh nghiệm dẫn đến lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, hành động nhất thời và không có khả năng đối phó khi có những thay đổi bất thường. - Nhân sự doanh nghiệp thường xuyên thay đổi đặc biệt là ban giám đốc và kế toán trưởng. Thái độ làm việc của nhân viên giảm sút, khó khăn về nhân sự, người làm việc có năng lực rời bỏ doanh nghiệp. Có dấu hiệu mất đoàn kết, xuất hiện các vụ kiện cáo từ nội bộ doanh nghiệp. - Thay đổi cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức. Chuẩn bị có sự thay đổi hình thức sở hữu như cổ phần hóa, chia tách, sáp nhập, bán hoặc thay đổi chủ sở hữu. - Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, lương thưởng của nhân viên. - Lãnh đạo và người nhà có doanh nghiệp riêng thường được ưu tiên hơn trong các vụ làm ăn thuận lợi, béo bở. - Phát sinh nhiều khoản chi phí bất hợp lý so với hiệu quả kinh doanh như trang bị phương tiện đi lại sang trọng, đầu tư cơ sở hạ tầng quá mức, chi ngoại giao lớn. 25 2.3.3.3 Nhóm dấu hiệu liên quan đến kỹ thuật, thương mại, chính sách - Khó khăn trong phát triển sản phẩm, sản phẩm mang tính thời vụ cao. - Thay đổi chiến lược kinh doanh, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới không phải là thế mạnh của doanh nghiệp. Mở rộng hoạt động kinh doanh vượt quá năng lực quản lý. - Doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu trực tiếp hàng hóa nhưng lại nhập khẩu ủy thác. - Thực hiện giảm giá bất ngờ hoặc chiết khấu lớn để thu hồi nhanh các khoản phải thu. - Chỉ quan tâm đến doanh thu mà không quan tâm đến lợi nhuận. Quan hệ mua bán vòng vèo. - Giảm nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, tăng đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh bị giảm sút so với các doanh nghiệp cũng ngành nghề trên địa bàn. - Bị tác động mạnh bởi những thay đổi của chính sách nhà nước như lãi suất, tỷ giá, thuế, điều kiện hoạt động, môi trường pháp lý…Nợ thuế gia tăng cao, kéo dài. 2.3.3.4 Nhóm dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán - Chuẩn bị không đầy đủ hoặc chậm trễ các số liệu tài chính, trì hoãn nộp báo cáo tài chính. Ý kiến kiểm toán viên kết luận báo cáo tài chính chưa phản ánh trung thực, hợp lý hoặc loại trừ nhiều yếu tố quan trọng như hàng tồn kho, khoản phải thu,… - Xem xét báo cáo tài chính phát hiện: + Nguồn vốn bị mất cân đối (vốn lưu động ròng âm). Nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Giảm nợ phải trả và tăng nợ phải thu đối với những khoản tiền lớn. Phát sinh nhiều khoản ứng trước với số tiền lớn nhưng không có chứng từ chứng minh mà chủ yếu do doanh nghiệp tự kê khai. Các hệ số nợ phải trả/ tổng tài sản, nợ phải trả/tổng nguồn vốn, hệ số thanh toán lãi vay có chiều hướng giảm sút nhiều, dưới mức cho phép. Gia tăng các khoản nợ thương mại lớn hoặc không có khả năng thanh toán khi đến hạn. + Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn tăng đột biến. Hàng tồn kho lớn, cơ cấu không phù hợp, chu kỳ hàng tồn kho tăng, chất lượng hàng tồn kho giảm. Hệ số thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh xấu đi, khan hiếm tiền mặt. Thời 26 gian thanh toán công nợ, thời gian thu hồi công nợ tăng bất thường. Làm đẹp bảng cân đối kế toán bằng cách hạch toán nhiều tài sản vô hình. + Doanh thu thấp hơn doanh số vay. Doanh thu tăng cao nhưng lợi nhuận giảm hoặc biến động bất thường. Tốc độ tăng chi phí cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận gộp, lãi ròng giảm mạnh, thua lỗ triền miên kéo dài hơn 2 năm liên tiếp. 2.3.4 Một số mô hình lượng hóa rủi ro 2.3.4.1 Mô hình chất lượng 6C (1) Tư cách người vay (Character): Thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. (2) Năng lực của người vay (Capacity): Đối với khách hàng là tổ chức thì phải được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nhân danh tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. (3) Thu nhập của người đi vay (Cash) : Người vay có ba khả năng tạo ra tiền có thể sử dụng để trả nợ vay: + Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập + Bán thanh lý tài sản + Phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Trong đó ngân hàng đánh giá quan trọng nhất là nguồn thứ nhất, coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay ngân hàng. (4) Bảo đảm tiền vay (Collateral): Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu và đánh giá được những yếu tố nhạy cảm của tài sản đảm bảo như: Lợi thế thương mại, khả năng sinh lời và đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển cần phải xem xét các khía cạnh như tuổi thọ, mức độ chuyên dụng của tài sản và một điều cần phải xem xét không thể bỏ qua đó là tính công nghệ, bởi vì công nghệ lạc hậu thì giá trị tài sản sẽ giảm nhanh, khó bán. (5) Các điều kiện (Conditions): Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu doanh nghiệp vay vốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào, kinh doanh những ngành nghề nào và chịu sự ảnh hưởng bởi những điều kiện kinh tế gì để từ đó đánh giá xu hướng và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (6) Kiểm soát (Control): Khi cấp tín dụng ngân hàng phải đặt ra câu hỏi khoản tín dụng này có nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng không. 27 Nếu không có khả năng kiểm soát thì ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu tín dụng cho doanh nghiệp. 2.3.4.2 Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng được sử dụng để: Hổ trợ quá trình ra quyết định cấp giới hạn tín dụng/ cấp tín dụng đối với khách hàng. Hỗ trợ quá trình phân loại nợ, xây dựng chính sách khách hàng và ứng xử quan hệ tín dụng với khách hàng, định giá khoản tín dụng. Chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu chính: Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. + Chỉ tiêu tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính hằng năm có kiểm toán hoặc không có kiểm toán. Đối với báo cáo tài chính có kiểm toán, chất lượng thông tin tài chính còn tùy thuộc vào ý kiến kết luận của tổ chức kiểm toán. STT Ý kiến kiểm toán 1 Chấp nhận toàn phần 2 Ngoại trừ Không trọng yếu Có kiểm toán 3 Ngoại trừ Trọng yếu Không kiểm toán 4 Trái ngược Không kiểm toán 5 Từ chối đưa ý kiến Không kiểm toán Khoản mục Xác định chất lượng thông tin tài chính Có kiểm toán + Chỉ tiêu phi tài chính tùy thuộc vào 3 yếu tố chính: Ngành kinh tế, loại hình doanh nghiệp, đối tượng khách hàng. Tùy theo từng ngành kinh tế, loại hình doanh nghiệp, đối tượng khách hàng mà bảng chấm điểm phi tài chính sẽ hiện ra những câu hỏi và điểm số khác nhau. 2.3.5 Đánh giá rủi ro trong cho vay Chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay. Kết cấu dư nợ cho vay: Dựa vào kết cấu dư nợ cho vay mà ta có thể xác định rủi ro của ngân hàng cho vay cao hay thấp. Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định hoặc cho vay tiêu dùng quá nhiều, sẽ có rủi ro lớn do mức đọ tập chung vốn cho vay cao. Như vậy dựa vào 28 kết cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế, đối tượng, nghề nghiệp…kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan đến khách hàng có thể đánh giá rủi ro cao hay là thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn /tổng dư nợ cho vay. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5. Các ngân hàng cho vay và khách hàng vay đều muốn tránh tình trạng nợ quá hạn. Về phía khách hàng đi vay, nếu quá hạn không trả được sẽ mất uy tín, phải chịu một lãi suất quá hạn cao hơn lãi xuất trong hạn, đối với ngân hàng cho vay, nợ quá hạn tăng sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay. Tỷ lệ này gián tiếp cho ta thấy quy mô của các khoản cho vay có vấn đề của ngân hàng thương mại. Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ chất lượng các hợp đồng cho vay là kém, ngân hàng công thương phải xem xét lại khả năng, đánh giá lại quy trình, thủ tục cho vay, đặc biệt là xem xét lại khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cho vay. Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ xấu” Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về viêc Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụngvà quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lậpvà sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàngcủa tổ chức tín dụng ,việc phân loại nhóm nợ được xác định như sau:  Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. - Các khoản nợ dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. 29 Các khoản nợ điểu chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại lần đầu.  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Hệ số thu nợ sốnợ thucủa nợ ngân hàng. Hệ số này càng lớn Hệ số này phản ánh hiệuDoanh quả thu X 100% Doanh số cho càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi vốn củavay ngân hàng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Công thức tính: Hệ số thu nợ = Chỉ tiêu này có thể dùng để tính toán cho nhiều kỳ hạn khác nhau để đo lường chất lượng tín dụng trong thời gian gần hoặc một giai đoạn nào đó trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng. 2.3.6 Ảnh hưởng của rủi ro trong cho vay 2.3.6.1 Đối với ngân hàng bị rủi ro: Không thu hồi được vốn gốc và lãi đúng hạn trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn vốn tài trợ cho các khoản vay này dẫn đến ngân hàng bị suy giảm lợi nhuận. Nghiêm trọng hơn ngân hàng sẽ 30 gặp khó khăn về thanh toán nếu có nhiều khách hàng yêu cầu rút tiền số lượng lớn. Ngân hàng thiếu đi nguồn vồn để tiến hành tái đầu tư cho vay nên phải tiến hành huy động vốn với chi phí cao hơn để bù đắp nguồn vốn thiếu hụt nhằm đảm bảo kinh doanh liên tục. Nếu rủi ro kéo dài và gia tăng thì ngân hàng sẽ có nguy cơ phá sản. 2.3.6.2 Đối với hệ thống ngân hàng: Hoạt động của các ngân hàng liên quan mật thiết với nhau, gắn kết thành một hệ thống với quy mô to lớn. Chính các ngân hàng cũng là đối tác làm ăn của nhau, có thể gửi tiền tạm thời nhàn rỗi vào một ngân hàng khác để bù đắp chi phí về nguồn vốn hoặc vay vốn lẫn nhau để đảm bảo thanh khoản, tài trợ cho hoạt động kinh doanh được liên tục,…Chính vì điều này nếu một hay một nhóm ngân hàng có rủi ro cho vay thì sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Rủi ro trong cho vay từ phạm vi nhỏ sẽ lớn dần và lan rộng ra các ngân hàng khác. Đặc biệt nếu một ngân hàng có rủi ro trong cho vay quá cao, bị mất thanh khoản thì có thể dẫn đến sựu đổ vỡ dây chuyền cho cả hệ thống. 2.3.6.3 Đối với nền kinh tế: Hệ thống ngân hàng nắm giữ một lượng vốn rất lớn của nền kinh tế. Nếu ngân hàng không thu hồi lại được vốn gốc và lãi trong cho vay thì có khả năng không thể hoàn trả lại vốn cho người gửi tiền về thời gian và cả giá trị. Nền kinh tế bị rối loạn do người gửi tiền mất đi nguồn vốn tái đầu tư, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ. Gián tiếp ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. 2.3.7 Nguyên nhân của rủi ro trong cho vay 2.3.7.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng  Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.  Sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.  Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không bán được.  Quản lý không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.  Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.  Do mất đoàn kết nội bộ trong Hội đồng quản trị, ban điều hành 2.3.7.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng  Chính sách tín dụng không hợp lý, chạy theo lợi nhuận nhất thời dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một nhóm khách hàng hay một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. 31  Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác dẫn đến cho vay, đầu tư không hợp lý.  Do tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng muốn giành giật thị phần nên cho vay dễ dàng nhằm thu hút khách hàng.  Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không thực hiện đúng quy trình cho vay, yếu kém về nghiệp vụ, thiếu đạo đức trong nghề nghiệp.  Định giá tài sản không chính xác, thực hiện không đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc về tài sản như: có thể định giá theo giá thị trường, có thể chuyển nhượng, không có tranh chấp về tài sản, nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, dễ thanh lý, phát mãi để thu hồi nợ. 2.3.7.3 Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài  Do thiên tai, bệnh dịch, hỏa hoạn,…  Do tình hình an ninh trong nước, khu vực bất ổn.  Do khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất biến động bất thường.  Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.  Nguyên nhân khác… 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ phòng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long, thể hiện chi tiết về hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2011; 2012; 2013; 2 quý đầu năm 2014. Cụ thể qua: + Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Bảng cân đối kế toán + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu. + Tổng hợp thông tin từ sách báo, tạp chí liên quan đến ngân hàng kết hợp với thu thập thông tin, tư liệu tại ngân hàng. 2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 32  Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích sự chênh lệch, xu hướng biến động của hoạt động cho vay).  Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tỷ trọng, kết hợp với các chỉ tiêu đo lường rủi ro cho vay để phân tích thực trạng rủi ro trong cho vay tại ngân hàng.  Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế từ đó tìm ra những mặt tích cực và tiêu cực để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay, kiểm soát rủi ro trong cho vay cho ngân hàng. 2.4.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế nhằm thấy được mức độ chênh lệch về giá trị tuyệt đối giữa hai kỳ. Thường là so sánh giữa kỳ sau sao với kỳ liền kề trước đó hoặc cùng kỳ của năm trước. y = y1 – y0 Trong đó:  y0 là chỉ tiêu kỳ trước  y1 là chỉ tiêu kỳ sau  y là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế từ đó đề ra biện pháp khắc phục. 2.4.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối. Phương pháp so sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y (%) = y1/ y0 x 100 – 100(%) Trong đó:  y0 là chỉ tiêu kỳ trước  y1 là chỉ tiêu kỳ sau  y biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. 33 Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục. 2.4.2.3 Phương pháp phân tích tỷ trọng Là phương pháp sử dụng các số liệu quy ra tỷ lệ phần trăm để so sánh. Đây là phương pháp dùng để đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong ngân hàng để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp. 34 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 3.1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam, có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước. Nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn nhất nhì Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, cụ thể: Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về hướng Bắc theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về hướng Nam theo đường quốc lộ 1, chính vì thế Vĩnh Long là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trung tâm của các tuyến giao thông trọng yếu. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam, Đông Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. So với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có nhiều mặt cơ bản thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, đa canh tăng vụ. Tuy nghèo về khoáng sản nhưng với vị trí mà tại đó 2 sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long (sông Tiền với sông Hậu) chảy qua, nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn nước ngọt quanh năm cùng với lượng mưa trung bình lớn tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2013 Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 8,01%/năm. Trong đó khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 2,6%, công nghiệp – xây dựng tăng 16,1%, các ngành dịch vụ tăng gần 9%. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực 1 chiếm 33,2%, khu vực 2 chiếm 22,1%, khu vực 3 chiếm 44,7%. Cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp vẫn còn khá lớn, tỷ trọng khu vực công nghiệp còn thấp. Sản xuất nông nghiệp chưa có nhiều chuyển biến về quy mô, chất lượng sản xuất, thị trường đầu ra. Các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ giảm, nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2013 có biểu hiện sụt giảm đôi chút so với năm trước, cụ thể năm 2011 đạt 27,92 triệu đồng, 2012 đạt 31,82 triệu đồng, 2013 chỉ đạt 31,00 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu cũng diễn biến 35 theo hướng gần giống với thu nhập bình quân đầu người: năm 2011 đạt 390 triệu USD, năm 2012 đạt 393 triệu USD, năm 2013 giảm 40 triệu USD so với năm 2011 và 43 triệu USD với năm 2012 đạt 350 triệu USD. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2013 là 27.147 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 38,11% vào năm 2011 tăng lên 45,04% vào năm 2013. Cũng trong năm 2013 toàn tỉnh giảm 5.001 hộ nghèo, phát sinh mới là 1.271 hộ, đến cuối năm tổng số hộ nghèo trên địa bản tỉnh là 12.623 hộ chiếm 4,57% số hộ toàn tỉnh. Sáu tháng đầu năm 2014 tình hình không có nhiều chuyển biến so với cuối năm 2013. Lực lượng lao động qua đào tạo tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng và số lượng. Đội ngũ công chức tuy được đào tạo, đào tạo lại nhưng vẫn còn một bộ phận yếu về chuyên môn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, ý thức trách nhiệm đối với công việc chưa cao, chưa đáp ứng được với quá trình hội nhập. 3.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long Theo báo cáo thường niên 2010, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng, vào thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới kinh tế với số vốn điều lệ ban đầu là 718 tỷ đồng, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất của Việt Nam, và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam. Ngày 15/04/2008, NH chính thức sử dụng tên thương hiệu cũng như logo Vietinbank thay cho Incombank trên các sản phẩm dịch vụ của NH, đồng thời cũng thay đổi biểu tượng in trên logo từ hình quả địa cầu và viên kim cương sang biểu tượng đồng tiền xanh đỏ. Tháng 12/2008, Vietinbank tiến hành cổ phần hóa, trở thành ngân hàng TMCP, cổ phiếu Vietinbank chính thức có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Vĩnh Long (Ngân hàng Công thương Vĩnh Long) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/1988. Ban đầu Ngân hàng Công thương Vĩnh Long chỉ là chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Long. Bản thân Ngân hàng Công thương Vĩnh Long không phải là một đơn vị kinh doanh độc lập mà còn phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Long. Vì vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng rất 36 hạn chế theo cơ chế bao cấp, theo chỉ thị Nhà nước đưa xuống còn cứng nhắc, kém hiệu quả. Cùng với sự phát triển và đổi mới của nền kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì cơ cấu tổ chức của Ngân hàng cũng có sự thay đổi. Để phù hợp với tình hình kinh tế mới, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ: “Bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng hệ thống Ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ, hạch toán theo chế độ kinh tế độc lập”. Ngày 06/03/1988, Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng đã quyết định chuyển hệ thống Ngân hàng từ 1 cấp thành 2 cấp. Chính vì thế, Ngân hàng Công thương Vĩnh Long đã tổ chức lại thành 2 cấp, Ngân hàng Nhà nước chỉ có nhiệm vụ quản lý. Từ khi có pháp lệnh Ngân hàng, luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng (tháng 5/1990 đến nay), Ngân hàng Công thương Vĩnh Long tách khỏi một bộ phận của Ngân hàng Nhà nước tỉnh và hoạt động như một Ngân hàng thương mại kinh doanh trên mọi lĩnh vực như: công - nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…đa dạng hoá mọi hình thức huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư và cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế. 37 3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CÁC PHÒNG GIAO DỊCH Phòng GD chợ Vĩnh Long Phòng tổ chức hành chánh Phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch Phước Thọ Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng giao dịch Mỹ Thuận Phòng ngân quỹ Phòng giao dịch Hòa Phú Phòng kế toán Phòng giao dịch Vũng Liêm Phòng Tổng hợp Phòng giao dịch Bình Minh Phòng giao dịch Số 2 Phòng giao dịch Số 4 Phòng giao dịch Trà Ôn Phòng giao Tam bình Phòng giao Măng Thít Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 3.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Huy động vốn với nhiều sản phẩm tiền gửi đa dạng về kỳ hạn, hình thức bằng VNĐ hoặc ngoại tệ cho cả cá nhân và tổ chức. Cho vay, bão lãnh (ngắn, trung, dài hạn) với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư bằng VNĐ hoặc ngoại tệ. 38 Thực hiện các dịch vụ như giao dịch thanh toán, chuyển tiền, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, cho thuê két sắt,… 3.2.4. Một số quy định về điều kiện và quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long 3.2.5.1. Một số quy định về điều kiện cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long - Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: + Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. + Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ. + Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định là phải mua bảo hiểm. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. - Có trụ sở làm việc cùng tỉnh, thành phố với chi nhánh cho vay. - Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau: + Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy ủy quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung ủy quyền phải thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ vay thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. + Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy ủy quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung ủy quyền phải thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ vay thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của Ngân hàng 39 thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Công thuong Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. 3.2.5.2. Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long Quy trình bao gồm 11 bước sau: Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Bước 2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và quyết định khoản tín dụng, dự thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng đảm bảo. Bước 3: Xét duyệt cấp tín dụng. Bước 4:Thông báo cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu). Bước 5: Ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch đảm bảo. Bước 6: Làm thủ tục giao nhận tài sản đảm bảo (nếu có) và nhập hồ sơ tài sản đảm bảo. Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, tài sản đảm bảo và khoản cấp tín dụng. Bước 7: Thực hiện phát hành bảo lãnh, mở L/C, giải ngân theo hợp đồng cấp tín dụng. Bước 8: Kiểm tra giám sát tín dụng, giao nhận hồ sơ tín dụng, quản lý tài sản đảm bảo, hồ sơ tài sản đảm bảo, tạm xuất hồ sơ tài sản đảm bảo. Bước 9: Xử lý các phát sinh (nếu có). Bước 10: Thu nợ gốc, lãi, phí. Bước 11: Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng đảm bảo, giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh, giải chấp tài sản đảm bảo. 3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TIỀN GIANG TRONG THỜI GIAN 2011 - 2013 Trong những năm gần đây tình hình kinh tế có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên bằng sự nổ lực không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ, sự chỉ đạo từ Ban lãnh đạo Vietinbank Vĩnh Long, kết quả ngân hàng đạt được là vô cùng tốt. Điều này được thể hiện qua lợi nhuận đạt được trong 3 năm qua (ba chỉ tiêu quan trọng mà NHCT VN hàng năm giao cho các chi nhánh là số dư tiền gửi, dư nợ tín dụng, lợi nhuận 40 sau trích lập dự phòng). Sau đâu là bảng báo cáo lợi nhuận đạt được sau trích lập dự phòng so với lợi nhuận chỉ tiêu được giao: BẢNG 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Lợi nhuận chỉ tiêu được giao 45.000 70.000 80.000 25.000 10.000 Lợi nhuận đạt được sau trích lập dự phòng của chi nhánh 29.863 39.148 47.410 9.285 8.262 Tỷ lệ đạt được so với chỉ tiêu (%) 66,36 55,93 59,26 Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 của Vietinbank Vĩnh Long Để hiểu rỏ hơn tình hình hoạt động gần đây của ngân hàng hãy cũng điểm qua một chút về những năm trước đó. Vì sao phải như vậy? Năm 2011 là năm khắc phục những biến cố trước đó để lại. Năm 2009, nền kinh tế hết sức khó khăn, nhà nước phải cứu nguy nền kinh tế bằng nhiều giải pháp trong đó có thực hiện hai gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn và trung dài hạn theo Quyết định số 131/QĐ- TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 và quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2009 và được Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện theo thông tư số 04/TT-NHNN và thông tư số 05/TT-NNNN. Nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi “dư âm” của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, NH phải tốn chi phí khá cao để thu hút khách hàng đến với NH. Trong năm 2010, do đã hết thời gian hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn, các doanh nghiệp phải tự cứu lấy mình nhưng nền kinh tế chưa chuyển biến tích cực mà còn tiếp tục khó khăn. Năm 2011 bước vào giai đoạn khắc phục hậu quả để lại, chi nhánh tăng cường và quyết liệt trong công tác thu nợ, không chú trọng tăng trưởng tín dụng mà chủ yếu nâng cao chất lượng tín dụng và công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro được đặt lên hàng đầu, áp dụng mọi biện pháp thu hồi nợ như cho khách hàng cam kết tự bán tài sản; giao tài sản cho ngân hàng bán; khởi kiện, đề nghị thi hành án; bán nợ; cho vay mới đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh hoạt động hiệu quả mua lại tài của khách hàng tình hình tài chính yếu kém phát sinh nợ xấu nhằm cơ cấu lại nguồn vốn. Với sự nổ lực phấn đấu hết mình của tập thể cán bộ, ngân hàng 41 đã giảm được tới 10 tỷ đồng nợ xấu so với năm nợ xấu làm điêu đứng chi nhánh, năm 2009 (nợ xấu cao nhất từ lúc hoạt động của CN, đạt 19.422 triệu đồng), lợi nhuận sau thuế đạt 29.863 triệu đồng hoàn thành 66,36% lợi nhuận chỉ tiêu được giao. Bước sang 2012, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng được chú trọng cao, bằng chứng là tại năm này CN nâng cao mức tổng lợi nhuận sau thuế lên đến 39.148 triệu đồng, tăng 9.285 triệu đồng so với năm trước. Sở dĩ lợi nhuận tăng là do hoạt động thu lãi tiền gửi từ TCTD tăng mạnh. Ngân hàng CTVN – chi nhánh Vĩnh Long là một trong những ngân hàng quy mô bậc nhất trên địa bàn này, không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể vượt qua đợt khủng hoảng kinh tế vừa rồi. Bởi thế, việc các ngân hàng khác thiếu vốn để có thể tiếp tục hoạt động là điều hiển nhiên, lúc này khi không tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng nhà nước họ phải chạy đến ngân hàng mạnh để cầu cứu. Trong năm 2012, lãi suất cho vay này “nóng hơn lửa”, bị đẩy lên 30%, có thể nói ngân hàng mạnh sống trên cơ thể ngân hàng yếu. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa, lợi nhuận sau thuế năm 2013 tiếp tục tăng cao, đạt 47.410 triệu đồng hoàn thành 59,26% chỉ tiêu ngân hàng CTVN đặt ra, hơn năm 2012 8.262 triệu đồng. Song, năm 2013 có nhiều biến động về hoạt động tín dụng. Nợ quá hạn, nợ xấu tăng rất cao, cao nhất tính đến thời điểm này là 11.095 triệu đồng vào cuối năm 2013. Trong năm tình hình kinh tế không mấy khả quan đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là gạo và thủy sản diễn biến tiêu cực, giá gạo trong nước cao trong khi giá xuất khẩu thấp, giá thành cá tra sản xuất lớn hơn giá bán nên một số vùng nuôi giảm diện tích, bên cạnh đó việc các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh khiến giá bán cá tra phi lê luôn ở mức thấp, doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Tình hình này kéo dài đến tháng 6 năm 2014, các doanh nghiệp điều bị tắc nghẽn về vốn, một doanh nghiệp làm ăn thất bại sẽ kéo theo dây chuyền nhiều doanh nghiệp làm ăn có mối liên hệ bị kéo theo. Vì vậy trong năm 2013 rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn và dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Nhìn chung kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 có chiều hướng tăng trưởng tốt. Mặc dù nợ xấu tăng cao là điều đáng lo ngại. Chi nhánh đã có nhiều chiến lược để nâng cao lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu được giao, nhưng hiện nay trên địa bàn Vĩnh Long có đến 22 ngân hàng đối thủ. Vì thế, việc cạnh tranh để giành thị phần giữa các ngân hàng khá gay gắt. Để tăng tính cạnh tranh thì cũng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro. Vì vậy làm thế nào tăng cạnh tranh mà hạn chế được rủi ro là một vấn đề không 42 đơn giản của các NHTM hiện nay nói chung cũng như tại Vietinbank Vĩnh Long nói riêng. 43 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2011 – 2013 Cho vay là một trong những nghiệp vụ truyền thống tạo ra nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM. Do có vai trò quan trọng như vậy nên Vietinbank Vĩnh Long đã nổ lực phát triển và đa dạng hóa với những sản phẩm cho vay hiệu quả hướng tới nhiều đối tượng khách hàng. Trong thời gian vừa qua, với sự nổ lực của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, hoạt động cho vay tại chi nhánh vừa bám sát định hướng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, vừa thực tiễn hóa cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Vì vậy hoạt động cho vay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương ngày càng phát triển. Từ năm 2011 đến năm 2013 hoạt động tín dụng của Vietinbank Vĩnh Long có những thay đổi đáng kể. Hoạt động tín dụng bao gồm cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, tái chiết khấu nhưng trên thực tế tại chi nhánh không phát sinh nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu, về nghiệp vụ bảo lãnh chi nhánh chỉ được phép phát hành bảo lãnh trong nước và số dư bảo lãnh chiếm một tỷ lệ rất thấp, bình quân hàng năm từ 1% đến 1,5% so với tổng dư nợ của chi nhánh. Vì vậy đề tài này chỉ phân tích sâu về nghiệp vụ cho vay. Để hiểu rỏ hơn về tình hình hoạt động cho vay tại CN, ta sẽ tập trung phân tích ba chỉ tiêu cơ bản là doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ. Ba chỉ tiêu quan trọng này phản ánh khá chính xác về chất lượng cho vay tại NH, được thể hiện qua bảng số liệu sau: 44 2011 Chỉ tiêu Số tiền 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền 2012/2011 Tỷ trọng (%) 2013/2012 Số tiền chênh lệch Tăng trưởng (%) Số tiền chênh lệch Tăng trưởng (%) Doanh số cho vay 3.975.387 100 4.445.098 100 3.982.872 100 469.711 11,8 (462.226) (10,4) Ngắn hạn 2.666.474 67,8 3.016.905 67,9 3.326.776 83,5 350.431 13,1 309.871 10,3 Trung và dài hạn 1.308.913 32,2 1.428.193 32,1 656.096 16,5 119.280 9,1 (772.097) (54,1) Doanh số thu nợ 3.966.246 100 4.425.504 100 4.089.817 100 459.258 11,6 (335.687) (7,6) Ngắn hạn 2.666.474 67,2 3.016.905 68,2 3.320.676 81,2 350.431 13,1 303.771 10,1 Trung và dài hạn 1.299.772 32,8 1.408.599 31,8 769.141 18,8 108.827 8,4 (639.458) (45,4) Dư nợ 1.619.959 100 1.811.269 100 1.690.614 100 191.310 11,8 (120.655) (6,7) Ngắn hạn 1.069.656 66 1.238.839 68,4 1.449.077 85,7 169.183 16 210.238 17 34 31,6 241.564 14,3 22.127 4 (330.866) (57,8) Trung và dài hạn 550.303 572.430 Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 của Vietinbank Vĩnh Long 45 Về doanh số cho vay: Hiện nay nguồn cung tín dụng ngày càng tăng, các TCTD chấp nhận một cuộc cạnh tranh mới trong đó điều kiện cho vay là mối quan tâm của khách hàng, các chủ thể đi vay so sánh các điều kiện cung tín dụng và họ không ngần ngại đổi mới mối quan hệ đối với ngân hàng. Vì vậy quan tâm đến doanh số cho vay là điều rất quan trọng khi đánh giá về hiệu quả của hoạt động này. Nhìn vào bảng 4.1 có thể thấy doanh số cho vay tăng mạnh nhất vào năm 2012 và có sụt giảm đôi chút vào năm 2013. Cụ thể doanh số cho vay năm 2012 năm 11,8% so với năm 2011 (3.975.387 triệu đồng), đạt 4.445.098 triệu đồng, năm 2013 tăng không đáng kể so với năm 2011 thậm chí còn giảm nếu so sánh với năm 2012, giảm 10,4%, đạt 3.982.872 triệu đồng. Sở dĩ doanh số cho vay tăng mạnh vào năm 2012 nguyên nhân là do các hộ, doanh nghiệp vay vốn mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức cho vay phù hợp với từng đối tượng người dân như loại hình tín dụng kinh doanh nông thôn, doanh nghiệp nhỏ, mua bán lẻ tại các trung tâm thương mại thành phố, các chợ, phường, xã. Song, năm 2013 việc thu hút khách hàng đến vay tiền không thuận lợi. Để lý giải cho việc này, CN cho biết sẽ hạn chế việc cho vay trung và dài hạn, còn nguyên nhân tại sao sẽ được đề cập ngay sau đây. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng một cách điều đặn như năm 2012 đạt 3.016.905 triệu đồng tăng 13,1% so với năm 2011, còn năm 2013 tăng hơn năm 2012 10,3% với số tiền là 3.326.776 triệu đồng. Tuy nhiên doanh số cho vay trung và dài hạn có sự sụt giảm đáng kể. Năm 2011 và 2012 biến động không nhiều khi năm sau chỉ tăng hơn năm trước 9,1%. Đỉnh điểm là năm 2013 số tiền cho vay trung và dài hạn chỉ còn 656.096 triệu đồng, giảm tới 54,1% đối với năm 2012 (số tiền: 1.428.193 triệu đồng). Theo thông tin từ ngân hàng cho biết, nguyên nhân cắt giảm là do: Trước tình hình kinh tế biến động như hiện nay, lãi suất cho vay giữa các kỳ hạn khác nhau hiện không đáng kể, trong khi cho vay ngắn hạn quay vòng vốn nhanh hơn và cập nhật lãi suất nhanh hơn nếu có điều chỉnh. Không chỉ tại Vietinbank Vĩnh Long mà hầu hết các nhà băng khác điều rất e ngại về việc cho vay trung dài hạn, nhưng áp lực lớn hơn khi NHNN siết quy định dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (tỷ lệ không vượt quá 30% vốn ngắn hạn để cho vay). Tình hình tiếp tục kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Ví dụ cụ thể: Khi đầu tư mua máy móc, thiết bị lẽ ra DN phải được cho vay trung, dài hạn song đa phần chỉ được cho vay vốn ngắn hạn, trong khi hệ thống và trình độ quản lý rủi ro ở một số ngân hàng còn thấp. Vì thế, ngân hàng rất miễn cưỡng khi cho doanh nghiệp vay trung, dài hạn, bởi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến 46 thanh khoản. Sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp nếu một dự án của họ chẳng may chậm tiến độ, hoặc việc mua máy móc, thiết bị không thuận lợi trong khi áp lực trả nợ gốc và lãi ngân hàng rất lớn. Điều này, lại làm cho bảng cân đối tài sản của ngân hàng xấu đi. Nếu ngân hàng e ngại mà không cho vay thì hậu quả là doanh nghiệp thiếu vốn, sản xuất đình đốn... Vòng luẩn quẩn này cứ tiếp tục như vậy. Về doanh số thu nợ: Bên cạnh việc cho vay ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc thu nợ nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn và tránh được những rủi ro khác mà CN mắc phải. Nhìn chung qua 3 năm doanh số thu nợ tại CN này rất khả quan thể hiện khả năng thu nợ kịp thời của cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ của người vay vốn. Thu nhiều nhất vào năm 2012 với số tiền 4.425.504 triệu đồng, hơn năm 2011 (số tiền: 3.966.246) là 11,6%. Giống DSCV thì DSTN năm 2013 tăng nhẹ so với 2011 đạt 4.089.817 triệu đồng, song giảm 7,6% đối với năm 2012. Năm 2011 là năm mà Chi nhánh tập trung thu hồi các khoản nợ có vấn đề từ năm 2009 và 2010. Công tác thu hồi nợ được đặt lên hàng đầu bằng nhiều biện pháp quyết liệt hơn. Mỗi cán bộ trong Ngân hàng đều được giao chỉ tiêu thu hồi nợ với những chỉ thị rõ ràng từ cấp trên. Với nổ lực không ngừng cũng như sự phấn đấu của tập thể cán bộ mà nhiều khoản nợ trước đây được thu hồi một cách hiệu quả. Sang năm 2012 công tác thu hồi nợ có bước phát triển tốt hơn. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu dễ thở hơn với những biểu hiện tích cực từ nền kinh tế, thị trường bắt đầu nhộn nhịp trở lại giúp cho các doanh nghiệp có được đầu ra rộng hơn, mang lại nguồn thu để trang trải các chi phí phát sinh cũng như thanh toán nợ đến hạn. Những món nợ dài hạn trước đây được các cán bộ tập trung xử lý bằng các biện pháp như thanh lý tài sản thế chấp, yêu cầu khách hàng bán tài sản để thanh toán, bán nợ, khởi kiện,…Với những biện pháp cứng rắn hơn của phía Chi nhánh đã buộc các khách hàng có ý đồ trốn tránh phải dần thanh toán nợ vay cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn điều tăng so với năm trước đó lần lượt với số tương ứng là 11,3%, 8,4%. Năm 2013 là năm đặc biệt khó khăn với chi nhánh này, như đã nói phần phân tích hoạt động kinh doanh, trong năm có nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp hoạt động bên lĩnh vực xuất khẩu thủy sản sẽ gặp khó khăn. Hoạt động kinh doanh thua lỗ, không trả nợ đúng hạn ngân hàng. Đặc biệt, đối với kỳ hạn trung, dài hạn năm 2013 số tiền thu nợ giảm 639.458 triệu đồng, tương ứng 45,4% so với năm 2012. Bên cạnh lý do có nhiều nợ quá hạn phát sinh trong năm, lý do đơn giản có thể hiểu vì sao doanh số thu nợ các khoản nợ trung dài hạn giảm là món nợ chưa đến hạn trả nợ. 47 Về dư nợ: Dư nợ của ngân hàng cũng như một bức ảnh chụp nhanh về cả một quá trình cho vay của một ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu do NHCT VN đặt ra cho Vietinbank Vĩnh Long về tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi nhánh luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp. Trong chiến lược hoạt động kinh doanh Chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào tín dụng ngắn hạn vì đây là hoạt động tạo sinh lời nhanh, vòng quay vốn nhanh, khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao, sớm phát hiện rủi ro và có thể ngăn chặn kịp thời, ít chịu rủi ro hơn tín dụng trung và dài hạn. Trong đó, đặc biệt chú trọng đầu tư vào các ngành kinh doanh lương thực thực phẩm và kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng. Điều đó lý giải vì sao càng về sau thì dư nợ ngắn hạn càng tăng lên còn dư nợ cho vay trung, dài hạn thì lại giảm xuống. Qua bảng trên thấy được dư nợ ngắn hạn tăng dần điều qua các năm, năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 1.069.656 triệu đồng, năm 2012 đạt 1.238.839 triệu đồng hơn năm 2011 là 16%, năm 2013 đạt 1.449.077 triệu đồng hơn năm 2012 là 17%. Trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn đang trên đà phát triển thì dư nợ cho vay trung dài hạn lại có những biến động mạnh mẽ. Năm 2012 tăng không đáng kể so với năm 2011 chỉ 4%, qua năm 2013 sụt giảm báo động 57,8% đối với năm 2012. Điều này được lý giải bởi doanh số cho vay năm 2013 cũng giảm mạnh với khoản mục trung và dài hạn, mặc khác càng về cuối năm số lượng DN làm ăn thua lỗ càng nhiều nên buộc nhà băng này vừa cho vay vừa sàn lọc khách hàng và thị phần cũng theo đó bị sẽ chia do có nhiều hệ thống ngân hàng TMCP được thành lập tại Vĩnh Long. Nhìn chung 3 năm qua, hoạt động cho vay của Vietinbank Vĩnh Long đã thu được những kết quả khả quan. Mặc dù trong điều kiện rủi ro nhưng trong những năm qua, nhìn chung tổng doanh số cho vay tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng. Điều này chứng tỏ Vietinbank Vĩnh Long tập trung sàn lọc khách hàng, cho vay khách hàng có tình hình tài chính tốt, đồng vốn quay nhanh, sớm thu hồi vốn thanh toán nợ vay đúng hạn. 48 4.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011- 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.2.1. Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp theo ngành kinh tế BẢNG 4.2: CƠ CẤU CHO VAY KHDN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011- 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 Ngành kinh tế Dư nợ 2012 Tỷ trọng (%) Dư nợ 2013 Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1.Nông nghiệp và thủy sản 59.048 4,95 67.905 5,09 69.162 5,65 2.CNO chế biến 145.898 12,23 163.406 12,25 184.560 15,08 3.Xây dựng 73.691 6,18 81.061 6,08 32.369 2,65 4. TM-DV 859.595 72,08 962.747 72,20 916.580 74,91 5. Vận tải 41.296 3,46 43.361 3,25 5.575 0,46 6. Ngành khác 13.088 1,10 15.051 1,13 15.374 1,26 100 1.333.530 100 1.223.620 100 Tổng 1.192.616 Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 của Vietinbank Vĩnh Long Nhìn tổng thể cơ cấu cho vay KHDN ở bảng 4.2 có dấu hiệu tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp và thủy sản qua 3 năm không có nhiều biến động, chỉ dao động từ 4,9% - 5,7% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp hàng năm mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành này khá cao trong năm 2012 xấp xỉ gần 15%, trong năm 2013 tốc độ tăng trưởng không nhiều chỉ 1,85%. Đối với ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng trong cơ cấu cho vay không cao vì hệ thống Ngân hàng Công thương nói chung cũng như chi nhánh Vĩnh Long nói riêng nghiên phục vụ về lĩnh vực công thương nghiệp, ít chú trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp. 49 Kế đến là hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, tổng dư nợ của ngành tăng điều qua 3 năm, năm 2012 hơn 17.508 triệu đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng tròn 12% và thấp hơn 21.154 triệu đồng với năm 2013, tốc độ tăng trưởng năm 2013 là 12,95%. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến luôn đứng thứ hai về tỷ trọng trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp. Tỷ trọng của ngành trong năm 2011, 2012 tương đương nhau là 12,23% và 12,25%. Năm 2013 tỷ trọng tiếp tục tăng, đạt 15,08%. Ngành công nghiệp chế biến mặc dù rủi ro thấp hơn so với ngành nông nghiệp và thủy sản nhưng đối với ngành này thì thời gian cho vay và thu nợ thường kéo dài so với ngành thương nghiệp nên nếu chú trọng cho vay ngành công nghiệp quá cao sẽ ảnh hưởng đến vòng quay vốn của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận. Nói như vậy có nghĩa là ngành công nghiệp chế biến vẫn có những rủi ro tiềm tàng mà ngân hàng cần phải biết để cẩn trọng hơn trong việc cho vay. Những nhà máy chế biến, đặc biệt là chế biển thủy sản tại khu công nghiệp Hòa Phú ở Vĩnh Long hiện nay chưa phát huy hết được hiệu quả vốn có của nó, hơn nữa chịu ảnh hưởng của những vụ kiện bán phá giá nên thị trường đầu ra khó tìm, chất lượng không đạt, giá xuất giảm, vì vậy các nhà máy này cũng chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Tiếp theo là ngành xây dựng, có thể thấy một hiện tượng đang diễn ra hiện nay không chỉ riêng tại Vietinbank Vĩnh Long mà ở hầu hết các NHTM khác là tỷ trọng ngành xây dựng đang có xu hướng giảm dần. Tại chi nhánh tỷ trọng cao nhất vào năm 2011 đạt 6,18% và giảm dần đến năm 2013 chỉ còn 2,65%. Riêng năm 2012, mặc dù dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng tăng hơn năm 2011 là 7.370 triệu đồng nhưng tỷ trọng của ngành trong tổng cơ cấu vẫn giảm đạt 6,08%. Chủ trương của NHCT VN giảm tỷ trọng cho vay xây dựng trong cơ cấu cho vay ngành do ảnh hưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản những năm gần đây ảm đạm, tín dụng thắt chặt đặc biệt là tín dụng đối với đầu tư bất động sản được kiểm soát nghiêm ngặt, nhiều công trình công tạm thời ngưng giải ngân nguồn vốn. Vì vậy dẫn đến ngành xây dựng chậm thu hồi vốn và khả năng thanh toán không đúng hạn xảy ra cao. Để hạn chế rủi ro trong cho vay cũng như phòng ngừa thiệt hại mất vốn có thể xảy ra thì NHCT VN cũng như chi nhánh Vĩnh Long đã rút giảm dần dư nợ cho vay xây dựng cũng như giảm tỷ trọng cho vay trong cơ cấu ngành. Ngành chủ chốt và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp là TM – DV. Tốc độ tăng trưởng năm 2012 đạt 12%, sang 50 năm 2013 tốc độ tăng trưởng âm gần 4,8%. Theo NHCT VN mức lãi suất cho vay trong năm 2013 giảm 3% - 5%, tuy nhiên do mức hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không dám mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh do không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho tăng cao nên nhu cầu đầu tư vốn cũng giảm theo. Mặc dù tổng dư nợ giảm nhưng cơ cấu cho vay vẫn dịch chuyển theo đúng định hướng của Chi nhánh. Trong giai đoạn 2011 – 2013 tỷ trọng ngành TM - DV điều chiếm trên 70% con số cụ thể lần lượt là 72,08%; 74,20% và 74,91%. Chủ trương của NHCT Việt Nam tăng cường cho vay lĩnh vực thương nghiệp vì đối với lĩnh vực này khả năng thu hồi vốn nhanh và nếu DN có gặp rủi ro sẽ nhanh chóng phát hiện để có biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời. Tại Chi nhánh hiện tại các ngành thương nghiệp thường chiếm dư nợ cho vay cao như lúa gạo, xăng dầu và vật liệu xâu dựng trong đó chủ yếu là hàng năm cho vay tạm trữ lúa gạo theo các chương trình hỗ trợ của nhà nước. Ngành vận tải, đặc biệt là vận tải đường biển hiện nay gặp vô vàn khó khăn. Tại Chi nhánh số dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2013 sụt giảm nghiêm trọng, không chỉ về tốc độ tăng trưởng mà còn giảm cả về mặt tỷ trọng. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5% nhưng tỷ trọng trong cơ cấu vẫn giảm so với năm 2011 và giảm từ 3,46% xuống 3,25%. Song, chẳng là gì nếu đem ra so sánh với năm 2013 tốc độ tăng trưởng âm 87,14%, tỷ trọng chưa tới 0,5% trong tổng dư nợ. Những con số đã nói lên tình trạng khủng hoảng của các doanh nghiệp vận tải biển. Các doanh nghiệp vận tải trên khu vực sông Tiền, sông Hậu đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, tại Vĩnh Long hầu hết là các doanh nghiệp vận tải nhỏ, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, nhiều chủ tàu chỉ quản lý một vài tàu nhỏ, kém chất lượng, kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu sức cạnh tranh dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vận tải lương thực như lúa, gạo, khoai lang cùng với một số vật tư nhưng lượng hàng ngày càng khan hiếm, sà lan không có nguồn hàng để vận chuyển trong khi chi phí vận hành lại tăng liên tục bởi giá xăng dầu tăng cao. Chính những khó khăn khách quan từ phía thị trường cộng với cơ cấu đội tàu bất hợp lý đã làm các doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục có hiệu quả kinh doanh kém, thua lỗ kéo dài, không có khả năng trả nợ ngân hàng, nhiều chủ tàu có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy chủ trương của NHCT Việt Nam phải nhanh chóng rút giảm dư nợ cho vay vận tải. Về vận tải đường bộ thì NHCT Vĩnh Long cũng hạn chế cho vay, chỉ cho vay đối với khách hàng cũ, có xe bầy, không cho vay đối với khách hàng chưa từng kinh doanh vận tải đường bộ cũng như chỉ có xe duy nhất (xe mồ côi) vì xe riêng lẻ rủi ro về khả năng trả nợ cao. Bên cạnh việc các doanh nghiệp điêu đứng không có năng lực 51 vay tiền thì năm nay Chi nhánh đang ưu tiên quá trình thu hồi nợ XLRR hơn là tăng trưởng tín dụng trong ngành vận tải. Các ngành khác như nhà hàng, khách sạn điều tăng nhẹ nhưng không nhiều, nhất là vào thời điểm hiện tại. Năm gần đây nhất là 2013 tốc độ tăng trưởng chỉ vỏn vẹn 2,15%, trong khi năm 2012 đạt tới 15% so với năm 2011. Tỷ trọng trong tổng dư nợ tương ứng qua 2011, 2012, 2013 là 1,10%; 1,13%; 1,26%. Cuối năm 2013 Vietinbank Vĩnh Long có mức nợ xấu tăng lên đáng kể ở một số ngành kinh tế quan trọng trong lĩnh vực cho vay đối với doanh nghiệp, do đó chi nhánh đã chủ trương hạn chế cho vay ở một số ngành trong 6 tháng đầu năm 2014 ở hầu hết các ngành, duy nhất đối với lĩnh vực cho vay chủ yếu là thương mại - dịch vụ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 13,57% so với 6 tháng đầu năm 2013 và chiếm đến 80,58% trong tổng dư nợ: BẢNG 4.3: CƠ CẤU CHO VAY KHDN THEO NGÀNH KINH TẾ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Quí I, II 2013 Ngành kinh tế Dư nợ Tỷ trọng (%) Quí I, II 2014 Dư nợ Tỷ trọng (%) 2014/2013 Chênh lệch Tăng trưởng (%) 1.Nông nghiệp và thủy sản 51.794 4,65 45.813 3,81 (5.981) -11,55 2.CNO chế biến 170.130 15,29 157.923 13,12 (12.207) -7,18 3.Xây dựng 18.848 1,69 15.969 1,33 (2.879) -15,27 4. TM-DV 854.121 76,76 969.995 80,58 115.874 13,57 4.875 0,44 4.545 0,38 (330) -6,77 12.972 1,17 9.582 0,80 (3.390) -26,13 100 1.203.827 100 91.088 8,19 5. Vận tải 6. Ngành khác Tổng 1.112.739 Nguồn: Báo cáo cho vay quí I, II năm 2014 của Vietinbank Vĩnh Long Những ngành kinh tế còn lại, mức dư nợ cho vay điều sụt giảm so với cùng kỳ. Ngành công nghiệp chế biến giảm dư nợ lớn nhất với 12.207 triệu đồng, hoạt động trên thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, trước đây hầu hết những khoản 52 nợ ngân hàng cho vay xây dựng các công trình điều không hoàn trả nợ đúng hạn làm cho chi nhánh siết chặt cho vay ngành xây dựng dù cho đến giờ này nợ xấu đã được xử lý và vẫn chưa phát sinh mới, kết quả là tốc độ tăng trưởng ngành âm tiếp tục âm 15,27% trong 6 tháng đầu năm 2014. Những ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, vận tải cũng có diễn biến tương tự, tốc độ tăng trưởng âm lần lượt là: 11,55%; 7,18%; 6,77%. Tình hình trên hiện nay không chỉ diễn ra tại nhà băng này mà còn ở nhiều nơi khác, nhiều ngân hàng rất sợ cho vay vì hầu như cho vay sẽ có nợ xấu. Đây không phải là một hoạt động tích cực bởi vì đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn vốn chủ yếu là từ ngân hàng, một khi không tiếp cận được vốn thì lấy tiền đâu để đầu tư, kinh doanh kiếm lợi nhuận từ đó mới trả nợ được cho ngân hàng hơn nữa tăng trưởng dư nợ cho vay là một trong những biện pháp hợp lý nhằm làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Không nói đâu xa lạ, điển hình là ngân hàng hội sở công thương Việt Nam, khi mà mức nợ xấu chiếm tới 3.770 tỷ đồng cao nhất nhì trong toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2013, dù vậy đến cuối năm tỷ lệ nợ xấu chỉ vỏn vẹn 1% mức thấp nhất so với các ngân hàng niêm yết và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của ngành (3.79%). Nợ xấu to nhưng tỷ lệ nợ xấu thấp thì hiển nhiên là do mức dư nợ cho vay quá lớn, cuối năm 2013 dư nợ cho vay NHCTVN ở con số ngất ngưỡng 376.289 tỷ đồng, hơn gấp 3 lần so với ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và hơn 100 nghìn tỷ đồng nếu so sánh với Vietcombank. Nhìn chung cơ cấu cho vay của ngân hàng đang có xu hướng giảm tỉ trọng cho vay các ngành khác và tăng tỉ trọng cho vay ngành thương nghiệp dịch vụ để thúc đẩy xúc tiến thương mại, thông lưu hàng hóa. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đối với Chi nhánh nhưng bằng sự quyết tâm Chi nhánh đang hoàn thành khá tốt nhiệm vụ NHCT VN giao phó. Vĩnh Long vốn là một tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, phì nhiêu phù sa, nước ngọt quanh năm nên phát triển lớn mạnh về lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là nông sản như lúa gạo, cây ăn trái. Thực hiện chủ trương của ngân hàng nhà nước, Chi nhánh cho vay ưu đãi lãi suất với với các khách hàng doanh nghiệp hoạt động phát triển nông nghiệp nông thôn và hoạt động xuất khẩu để góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, tạo nên sự phát triển bền vững dựa theo sự phát triển chung của kinh tế tỉnh. 53 4.2.2. Hoạt động cho vay KHDN theo thành phần kinh tế Vietinbank Vĩnh Long luôn thực hiện những chính sách nhằm đa dạng hóa trong kinh doanh, chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, phục vụ mọi thành phần kinh tế, mở rộng đối tượng phục vụ gồm cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Để có thể hiểu rỏ những loại hình doanh nghiệp mà nhà băng này cho vay hãy cũng điểm qua những con số thực tế sau: BẢNG 4.4: CƠ CẤU CHO VAY KHDN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011- 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 Thành phần kinh tế 1. DNNN Dư nợ 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Dư nợ Dư nợ Tỷ trọng (%) 596 0,05 0 0,00 5.409 0,44 2.Kinh tế tập thể 293.906 24,64 279.211 20,94 279.378 22,83 3.DNTN 517.480 43,39 533.004 39,97 511.581 41,81 4.Công ty TNHH 335.563 28,14 345.630 25,92 244.410 19,97 5. CTCP 45.071 3,18 175.684 13,17 182.842 14,94 100 1.223.620 100 Tổng 1.192.616 100 1.333.530 Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 tại Vietinbank Vĩnh Long Ngoài việc mở rộng thị phần, tiềm kiếm khách hàng mới Vietinbank Vĩnh Long cũng luôn chú trọng quan tâm khách hàng trung thành lâu dài với ngân hàng. Với cả hệ thống Vietinbank khách hàng truyền thống không ai khác chính là các doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn 3 năm gần đây, việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước không mấy suông sẻ. Đáng chú ý nhất vào năm 2012, trong khi tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cao nhất trong ba năm thì số dư nợ cho vay DNNN chỉ là con số “0” tròn trĩnh, điều này đã được cảnh báo ở năm trước đó qua việc dư nợ cho vay loại hình này là cực kỳ khiêm tốn, chiếm 0,05% trong tổng dư nợ năm 2011. Mặc dù trong năm 2013 số dư nợ cho vay DNNN có 54 dấu hiệu tăng trở lại đạt 0,44% trong tổng cơ cấu nhưng nhìn mặt bằng chung qua ba năm đây là loại hình chiếm tỷ trọng thấp nhất và thấp đến mức chưa có năm nào tỷ trọng vượt qua con số 0,5%. Tuy vậy khi mà chủ trương của nhà nước là cổ phần hóa 100% các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả và tiến tới cổ phần 100% vốn tư nhân thì điều này hiện nay tại các ngân hàng như một quy luật tất yếu. Tại chi nhánh Vietinbank Vĩnh Long hoạt động cho vay kinh tế tập thể hay khác hơn là hợp tác xã chiếm một tỷ lệ tương đối nhiều. Chiếm khoảng một phần tư trong tổng dư nợ cho vay, tỷ trọng tương ứng qua 2011, 2012, 2013 là 24,64%; 20,94%; 22,83%. Mô hình hợp tác xã tại Vĩnh Long phát triển khá phổ biến, từ những mô hình hợp tác xã trồng rau, dưa hấu (HTX rau an toàn Phước Hậu thuộc huyện Long Hồ) tới các mô hình quy mô lớn, với số vốn điều lệ lên tới 500 triệu đồng (mô hình sản xuất, gia công mỹ nghệ xuất khẩu An Phú trải dài 4 huyện: Long Hồ, Tam Bình, Mang Thít, Vũng Liêm). UBNN tỉnh cũng có những chính sách hỗ trợ vốn cho HTX, tuy nhiên sau mười năm nhìn lại chặng đường hoạt động có thể nhận ra nhiều mặt yếu kém và hiện nay chi nhánh cũng đang có chính sách hạn chế cho vay, sàng lọc khách hàng đối với loại hình này. Đối với công ty TNHH và DNTN tại chi nhánh có diễn biến giống nhau về tốc độ tăng trưởng là cùng tăng vào năm 2012, cùng giảm vào năm 2013. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của DNTN cũng như công ty TNHH vào năm 2012 so với năm 2011 điều là 3%, còn ở năm 2013 so với năm 2012 con số này luôn âm, lần lượt là: 4,02%; 29,29%. Đến đây mới thấy sự biến động khác biệt giữa hai loại hình này. Trong khi tốc độ giảm của số dư nợ cho vay DNTN không đáng kể thì sự sụt giảm này thuộc loại hình công ty TNHH là đáng để chi nhánh phải quan tâm kỹ lưỡng, không chỉ giảm về dư nợ mà còn cả về tỷ trọng. Năm 2011 cao nhất chiếm 28,14% trong tổng cơ cấu sau đó chỉ còn 25,92% vào năm 2012 thậm chí còn tiếp tục đi xuống ở năm 2013 khi con số này chỉ còn 19,97%. Theo vietinbank Vĩnh Long, hiện tượng trên do hai nguyên nhân cơ bản. Một là: Hiện nay trên địa bàn tỉnh số DNTN mọc lên ngày một càng nhiều và công ty TNHH cũng vậy, điều này cũng lý giải việc tỷ trọng hai loại hình doanh nghiệp này luôn chiếm cao nhất trong tổng cơ cấu. Song, số lượng công ty TNHH chỉ nhiều nếu so sánh với các loại hình khác khi mà công ty luôn là khách hàng béo bỡ, được rất nhiều các ngân hàng thương mại khác săn đón. Hai là: năm 2013 nhà băng này không thu được nợ đến hạn trả của nhiều công ty TNHH, nợ quá hạn, thậm chí đưa vào nợ xấu. Nợ xấu loại hình này năm 2013 tăng đột biến (sẽ giải thích rỏ hơn ở phần phân 55 tích tỷ lệ nợ xấu). Khách hàng mới thì chưa thấy đâu, khách hàng cũ thì không có khả năng trả nợ thì việc tăng dư nợ cho vay lên được là cực khó. Tuy nhiên ngân hàng hội sở và cả chi nhánh Vĩnh Long điều nhìn được trong tương lai tổng dư nợ cho vay của hai loại hình doanh nghiệp này sẽ tiến lại gần nhau bởi vì các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển lớn mạnh sẽ chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty TNHH vì đối với loại hình hoạt động này sẽ có lợi hơn cho khách hàng đó là các thành viên sáng lập công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn chứ không chịu trách nhiệm vô hạn như đối với DNTN, đồng thời khả năng phát triển lớn mạnh hơn DNTN và được kiểm soát vốn chặt chẽ hơn do có thể góp vốn từ nhiều chủ thể. Do đó số DNTN trong tương lai sẽ giảm dần trên địa bàn và số công ty TNHH tăng dần. Hình thức cho vay cuối cùng tại chi nhánh là công ty cổ phần, hoạt động cho vay đối với CTCP trước đây diễn ra không mấy sôi nổi cho đến năm 2012, trong giai đoạn 2011 – 2013 loại hình doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao, chỉ đứng thứ tư về dư nợ cho vay trong tổng cơ cấu. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc lẫn tăng điều tỷ trọng qua mỗi năm là điều hợp lý do Vietinbank Vĩnh Long đẩy mạnh việc cổ phần hóa những CTCP nhà nước hoạt động kém hiệu quả, số lượng CTCP khác từ đó tăng mạnh. Năm 2012 siêu tăng trưởng so với năm 2011 đến 290%, trong khi năm 2013 tăng hơn năm 2012 4,07%. Tỷ trọng CTCP trong tổng dư nợ qua 2011, 2012, 2013 tương ứng là: 3,78%; 13,17%; 14,94%. Khởi đầu năm 2014 với khối công việc lộn xộn cần được thu xếp tại chi nhánh. Tăng trưởng cho vay không là mục tiêu hàng đầu trong thời điểm hiện tại, ngay cả loại hình cho vay chủ yếu là DNTN cũng có mức dư nợ cho vay sụt giảm trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, giảm 39.026 triệu đồng có tốc độ tăng trưởng âm 6,52%. Song lĩnh vực cho vay đối với công ty TNHH tăng đột biến đến 159.407 triệu đồng, tăng 76,27% so với quí 1, 2 năm 2013 làm cho tổng mức dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế tăng so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm 2013 lượng doanh nghiệp làm ăn thất bát ngày một đông trong khi những DNTN lớn mạnh thì chuyển dần sang hoạt động như những công ty TNHH điều này đã được lý giải và dự báo ở phần trên. Cùng với công ty TNHH thì công ty cổ phần cũng có mức dư nợ cho vay tăng, tốc độ tăng trưởng đạt 10,45%, hai loại hình doanh nghiệp còn lại là hoạt động hợp tác xã và cho vay đối với DNNN điều có tốc độ tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2014 tương ứng: 26,75%; 57,22%. Hợp tác xã kinh doanh trồng trọt điển hình là 56 khoai lang liên tục rớt giá trong đầu năm, thời tiết biến đổi thất thường làm cho chi phí bỏ ra nhiều mà số tiền thu lại thì không được bao nhiêu, từ đó ngân hàng càng ngần ngại trong việc cho vay với loại hình này. Dưới đây là những số liệu về hoạt động cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay: BẢNG 4.5: CƠ CẤU CHO VAY KHDN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Quí I, II 2013 Thành phần kinh tế 1. DNNN Dư nợ Tỷ trọng (%) Quí I, II 2014 Dư nợ Tỷ trọng (%) 2014/ 2013 Chênh lệch Tăng trưởng (%) 5.340 0,48 2.285 0,19 (3.056) -57,22 2.Kinh tế tập thể 154.775 13,91 113.379 9,42 (41.396) -26,75 3.DNTN 598.568 53,79 559.542 46,48 (39.026) -6,52 4.Công ty TNHH 209.006 18,78 368.412 30,60 159.407 76,27 5. CTCP 145.052 13,04 160.209 13,31 15.158 10,45 100 1.203.827 100 91.088 8,19 Tổng 1.112.739 Nguồn: Báo cáo cho vay quí I, II năm 2014 tại Vietinbank Vĩnh Long Nhìn chung trong cho vay theo thành phần kinh tế thì cơ cấu cho vay đối với công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất và bình quân hàng năm chiếm 60% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp trong 3 năm vì đây là hai mô hình hoạt động chủ yếu hiện nay tại tỉnh Vĩnh Long. Nguyên nhân này được lý giải bởi cơ cấu phân loại số lượng DN theo thành phần ở tỉnh thì đa phần là DN ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng cao nhất so với khu vực nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Giai đoạn vừa qua tổng mức dư nợ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng theo đánh giá tổng thể có tăng trưởng, số dư lớn nhất vào năm 2012 và giảm nhẹ ở năm 2013 và có dấu hiệu phục hồi trong những tháng đầu năm 2014, tình trạng hiện nay khi khách hàng đông đảo nhất tại chi nhánh 57 điều đồng loạt giảm mức đi vay do kinh doanh thua lỗ, không có khả năng đầu tư thì nợ xấu cũng bắt đầu bùng phát. 4.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 4.3.1. Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ xấu theo ngành kinh tế Có thể nói chỉ tiêu cơ bản và hiệu quả nhất đánh giá rủi ro trong cho vay tại ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu: BẢNG 4.6: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011- 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 Ngành kinh tế DN Xấu 2012 Tỷ lệ nợ xấu (%) DN Xấu 2013 Tỷ lệ nợ xấu (%) DN Xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.NNo và TS 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2.CNo chế biến 0 0,00 0 0,00 1.974 1,07 3.Xây dựng 168 0,23 1.050 1,30 0 0,00 4. TM- DV 1.143 0,13 2.048 0,21 5.165 0,56 4. Vận tải 294 0,71 1.651 3,81 205 3,67 5. Ngành khác 165 1,26 263 1,74 181 1,18 1.770 0,15 5.011 0,38 7.524 0,61 Tổng Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 tại Vietinbank Vĩnh Long Ngành nông nghiệp và thủy sản không phát sinh nợ xấu trong 3 năm qua do chi nhánh xét thấy trong các năm qua tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường như dịch tai xanh, lỡ mồm lông móng, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trong nuôi cá tra, nhiều trang trại chăn nuôi đã trắng tay. Vì vậy trong các năm qua Chi nhánh luôn thận trọng trong khâu cho vay đối với ngành nông nghiệp và thủy sản nên không có phát sinh nợ xấu. Mặt khác ngành nông nghiệp và thủy sản chỉ tập trung chủ yếu ở khách hàng cá thể và hộ nông dân. 58 Tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến. Chủ trương của Chi nhánh hiện nay phải tập trung kiểm soát cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến do tình hình kinh tế khó khăn, diễn biến bất thường, không lường trước được những rủi ro trong tương lai đặc biệt một số ngành hàng tồn kho rất lớn nhưng không giải phóng được, hoạt động sản xuất kinh doanh không thể ngừng hẳn mà vẫn phải duy trì ở công suất thấp hơn, để nuôi dưỡng nguồn công nhân khi tình hình kinh tế sáng sủa trở lại. Vì vậy trong các năm qua Chi nhánh Vĩnh Long rất ít cho vay đối với các dự án mới, khách hàng mới mà chủ yếu xem xét cho vay đối với những khách hàng cũ có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và quan hệ tín dụng uy tín. Chính sự kiểm soát chặt chẽ nên trong các năm 2011 và 2012 không phát sinh nợ quá hạn đối với cho vay ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên tình hình kinh tế không thể lường trước được, ngành công nghiệp chế biến thủy sản thiếu hụt nguyên liệu sản xuất trầm trọng. Khi mà nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung ứng thì thuế nhập khẩu những nguyên liệu này luôn dao động ở mức cao từ 15 – 18%, chưa kể những thủ tục phiền toái từ hải quan khiến cho các doanh nghiệp luôn bị treo nợ thuế. Một số DN trên địa bàn tỉnh buộc phải ngưng hoạt động, khước nợ nhiều lần buộc ngân hàng phải đưa vào nhóm nợ xấu, khiến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu ngành công nghiệp khá cao 1,07%. Ngành xây dựng tại chi nhánh cũng xuất hiện một tỷ lệ nợ xấu nhất định trong năm 2011 và 2012. Ảnh hưởng của thị trường bất động sản bị đóng băng cùng với những chính sách của nhà nước tạm ngừng giải ngân nhiều công trình công nên vấp phải nợ xấu trong ngành này là điều khó trành khỏi. Năm 2013, sau khi đã giải quyết xong những doanh nghiệp có nợ nấu chi nhánh đã xiết chặt cho vay đối với ngành xây dựng và quản lý chặt chẽ nguồn thu của các công trình. Ngân hàng kết hợp chặt chẽ từ chủ đầu tư, sở kế hoạch và kho bạc để nắm bắt kịp thời nguồn thu của khách hàng đã được Sở kế hoạch – Đầu tư phân bổ nguồn vốn, được chủ đầu tư hoàn tất hồ sơ gửi kho bạc và thời gian kho bạc nhà nước giải ngân để tiến hành thu hồi nợ ngay kể cả khoản vay chưa đến hạn nhưng nguồn thu đã về, tránh trường hợp để khách hàng sử dụng nguồn thu của chính khoản vay đầu tư sai mục đích và không thanh toán kịp thời nợ vay khi đến hạn. Chính nhờ sự quản lý và kết hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành nên trong năm 2013 chi nhánh không bị phát sinh nợ xấu đối với cho vay ngành xây dựng. Lĩnh vực được đề cập kế đến là hoạt động cho vay thương mại – dịch vụ, dư nợ xấu ngày càng tăng cao mỗi năm. Năm 2011 tổng mức dư nợ xấu đạt 1.143 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu chỉ có 0,13%, sang năm 2012 dư nợ xấu tăng lên ở con số 59 2.048 triệu đồng và cực điểm ở năm 2013 khi có tới 5.165 triều đồng là dư nợ xấu, số nợ xấu lớn nhất trong tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên dư nợ xấu của ngành nào lớn không đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ xấu cũng lớn. Việc chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp thì nợ xấu lớn nhất cũng là điều dễ hiểu. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012, 2013 lần lượt là 0,21%; 0,56%. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cao trong năm 2013 không đâu khác là do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp vô vàn khó khăn. Như thực tế đã nêu ở phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, năm trong giai đoạn 2011 - 2013 các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu cá tra điêu đứng. Giá thành cao hơn giá xuất khẩu ra trên thị trường nước ngoài, căn bản là do nguồn nguyên liệu khan hiếm. Mặc dù giá nguyên liệu cao nhưng do chi phí đầu tư vào con cá quá lớn, lớn gấp 1,5 lần so với năm ngoái nên người dân cũng không dám gầy lại ao nuôi cá. Rất nhiều doanh nghiệp “chết” dần nếu không tự chủ được nguồn nguyên liệu. Nếu ngành TM – DV có tổng mức dư nợ xấu lớn nhất thì ngành vận tải có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất trong ba năm. Đối với ngành vận tải kho bãi trong năm 2009 chưa phát sinh nợ quá hạn do tình hình kinh doanh vận tải thủy đầu năm 2009 vẫn còn tiến triển tốt. Đến cuối năm 2009 mới có dấu hiệu bắt đầu suy giảm, tình hình kinh tế khó khăn, nguồn hàng vận chuyển không có. Các kỳ hạn đến hạn trong năm 2009 dường như khách hàng đều thanh toán đúng hạn nhưng bước sang năm 2010 thì một số khách hàng không còn khả năng chống đỡ và không có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Năm 2011 ngân hàng đánh giá khách hàng mất khả năng trả nợ vay nên chuyển sang nợ xấu, nợ xấu bắt đầu xuất hiện 294 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,71% ở lĩnh vực này. Sang năm 2012 hầu hết những những DN không trả nợ đúng hạn trước đây đều đóng cửa buộc lòng chi nhánh phải chuyển thẳng vào nhóm nợ nghi ngờ thậm chí nhóm có khả năng mất vốn, điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng đột biến ở mức 3,81% cao nhất trong tất cả các ngành. Năm 2013 Chi nhánh từng bước chấn chỉnh công tác quản lý nợ và tiếp tục thu hồi nợ “ không phải chờ con nợ chết mới ra tay mà phải theo dõi con nợ nào có bệnh để chữa bệnh kịp thời” nhờ vậy mà giảm được 1.446 triệu đồng dư nợ xấu dù cho tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao đạt 3,67%. Các ngành kinh doanh khác do kinh doanh thua lỗ, phá sản nên tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm tương đối cao, trên 1%. Mặc dù vậy nhưng số dư nợ xấu là rất nhỏ và năm gần đây nhất tỷ lệ lẫn dư nợ xấu điều có dấu hiệu giảm, tỷ lệ nợ xấu qua 2011, 2012, 2013 tương ứng là 1,26%; 1,74%; 1,16% và liệu dư nợ xấu trong năm 2014 có suy giảm? 60 BẢNG 4.7: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Quí I, II 2013 Ngành kinh tế DN Tỷ lệ nợ xấu (%) Xấu 1.NNo và TS Quí I, II 2014 DN Tỷ lệ nợ xấu (%) Xấu 0 0,00 0 0,00 1.682 0,99 1.865 1,18 3.Xây dựng 0 0,00 0 0,00 4. TM- DV 4.242 0,50 3.932 0,41 4. Vận tải 146 2,98 18 0,40 5. Ngành khác 194 1,49 200 2,08 6.263 0,56 6.014 0,50 2.CNo chế biến Tổng Nguồn: Báo cáo cho vay quí I, II năm 2014 tại Vietinbank Vĩnh Long Nợ xấu đang là “cục máu đông” làm nghẽn dòng tín dụng. Tại chi nhánh nợ xấu đang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2013, năm 2014 tổng dư nợ xấu lẫn tỷ lệ nợ xấu điều giảm, tuy nhiên cần hiểu rỏ dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu không có quan hệ kéo theo. Đây là điều đáng mừng trong điều kiện kinh doanh khó khăn hiện nay, theo báo cáo quý 2 năm 2014 tại Vietinbank Vĩnh Long tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế chỉ có 0,5% thấp hơn cùng kỳ năm 2013 (0,56%) và cả cuối năm 2013 (0,61%) chứng tỏ chất lượng thẩm định cũng như công tác thu hồi nợ tại ngân hàng là rất tốt, nó còn biểu hiện rỏ hơn nữa ở ngành nông nghiệp, thủy sản và ngành xây dựng điều không phát sinh nợ xấu. Giống như mọi khi nợ xấu tại chi nhánh vẫn tập trung lớn nhất đối với 2 ngành có tỷ trọng cho vay cao nhất là TM – DV và công nghiệp chế biến. Đầu tiên nói về ngành thương mại dịch vụ có tổng mức nợ xấu cao nhất trong tất cả các ngành đạt 3.932 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu ngành là 0,41%. Lý do chính là nhu cầu vay vốn tăng lên đáng kể, chỉ trong nữa năm đầu 2014 số dư nợ cho vay vượt mức dư nợ cho vay cuối năm 2013, dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm nay. Trong tháng 5 năm 2014 Vĩnh Long nhận được sự hỗ trợ vốn từ chính phủ trong việc đẩy mạnh nuôi cá tra xuất khẩu do nguồn nguyên liệu này đang cực kỳ 61 khan hiếm, từ đó các DN cũng có động lực tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực này nên có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng. Trong khi ngành TM – DV đang có xu hướng tăng trưởng trở lại thì hoạt động công nghiệp chế biến gặp nhiều khó khăn. Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn luôn trong tình trạng báo động về nguyên liệu chế biến trong khi thuế nhập khẩu thì lại quá cao. Lạm phát tăng cao cộng với nguyên liệu đắt đỏ khiến cho chi phí sản suất tăng, giá bán hàng hóa tăng cao dẫn đến sức mua thị trường giảm khi đó các doanh nghiệp chế biến, sản xuất sẽ không bán được hàng và lúc này hàng tồn kho tăng, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, giải thể ảnh hưởng đến kết quả tài chính cũng như khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp. Mặc khác sự hấp thụ vốn của nền kinh tế còn chậm nên việc mở rộng tín dụng là điều không hề dễ dàng. Trên đây là lý do khiến tỷ lệ nợ xấu lẫn dư nợ xấu ngành công nghiệp chế biến tăng trong quí I, II năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013, con số cụ thể tương ứng là: 1,18%; 1.865 triệu đồng. Ngành vận tải và những ngành khác có mức nợ xấu không ảnh hưởng nhiều đến chi nhánh, điều đặc biệt là ngành vận tải có tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể so với 2 quý cùng kỳ năm 2013 và giảm từ 2,98% xuống còn 0,4% cho thấy công tác xử lý rủi ro tại ngân hàng rất tốt. Tóm lại xét về tỷ lệ nợ xấu theo ngành cho thấy tỷ lệ nợ xấu ngành vận tải chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng do chi nhánh có những hướng đi và chính sách đúng đắn nên đã khắc phục tốt trong các năm sau và đối với ngành thương mại dịch vụ tổng nợ xấu cao so với các ngành khác do chi nhánh ngày càng mở rộng và tăng cường cho vay đối với lĩnh vực này và trong cho vay tất yếu sẽ có rủi ro xảy ra, tỷ lệ nợ xấu có tăng đôi chút nhưng trong thời gian gần đây đang cải thiện tốt và vẫn còn rất nhỏ so với những ngành khác. Tỷ lệ nợ xấu ngành TM – DV thấp nhất trong những ngành phát sinh nợ xấu cho thấy việc tập trung cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ là một hướng đi đúng đắn của Chi nhánh. 62 4.3.2. Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ xấu xét theo thành phần kinh tế BẢNG 4.8: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011- 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 Thành phần kinh tế Tỷ lệ DN nợ xấu Xấu (%) DN Xấu 1.DNNN 2012 2013 Tỷ lệ DN nợ xấu Xấu (%) Tỷ lệ nợ xấu (%) 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2.Kinh tế tập thể 437 0,15 542 0,19 1.557 0,56 3.DNTN 732 0,14 4.163 0,78 3.017 0,59 4.Công ty TNHH 306 0,09 306 0,09 2.824 1,16 5. CTCP 295 0,65 0 0,00 126 0,07 1.770 0,15 5.011 0,38 7.524 0,61 Tổng Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 của Vietinbank Vĩnh Long Qua phân tích tỷ lệ tổng dư nợ có nợ xấu xét theo thành phần kinh tế nhìn tổng thể thì nợ xấu tập trung ở ba loại hình doanh nghiệp chính là DNTN, công ty TNHH, hợp tác xã. Trong cả ba năm 2011, 2012, 2013 các HTX có mức tỷ lệ nợ xấu cao so với những loại hình cho vay khác. Trải qua mười năm thành lập và hoạt động cho đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có hơn 1.000 HTX lớn nhỏ nhưng hơn một nữa trong số đó là kinh doanh hoạt động kém hiệu quả. HTX là loại hình hoạt động chủ yếu do một nhóm người bỏ vốn ra và thành lập, nghĩa là nguồn vốn thường chưa đủ mạnh, nhiều người làm chủ nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mô hình này thành lập nhanh và giải tán cũng nhanh khi hoạt động thua lỗ. Những năm gần đây tình hình khí hậu luôn thay đổi thất thường cộng với việc dịch bệnh hoành hành làm cho các HTX trồng trọt và chăn nuôi thường lâm vào tình trạng khốn đốn. Tỷ lệ nợ xấu vẫn thấp hơn nếu so với toàn khối doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu giữa mô hình HTX với khối DN qua 2011, 2012, 2013 tương ứng như sau: 0,15%/0,15%; 0,19%/0,38%; 0,56%/0,61%. 63 Năm 2013 cùng với những chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước, tăng trưởng tín dụng không phải là mục tiêu hàng đầu của chi nhánh mà mục tiêu hàng đầu đó là tập trung thu nợ và sàn lọc khách hàng để ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng. Điển hình là công ty TNHH giảm dư nợ cho vay trong khi những nợ quá hạn trước đây đã biến thành nợ xấu đẩy tỷ lệ nợ xấu lên đến 1,16%, lớn hơn tỷ lệ ở các loại hình khác và ngay cả tỷ lệ nệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp của toàn chi nhánh. Năm 2011 và 2012 tuy tỷ lệ nợ xấu thấp đạt 0,09% nhưng số lượng những công ty TNHH không trả được nợ đúng hạn cho nhà băng này rất nhiều và năm 2013 là thời điểm mà nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu. Nhìn rỏ hơn về nguyên nhân các doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh vấp phải nợ xấu cùng xem xét lĩnh vực cho vay chủ yếu của ngân hàng và cũng chính là lĩnh vực có tổng dư nợ xấu cao nhất không ai khác là các DNTN. Vào năm 2012 dư nợ xấu của DNTN chiếm hơn 80% tổng nợ xấu cho vay khối doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu đạt 0,78% cao hơn gấp 5 lần so với 0,14% vào năm trước đó. Vì sao có hiện tượng không bình thường này? Đi ngược về quá khứ, năm 2009 nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được hỗ trợ lãi suất vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh theo Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ trướng chính phủ ngày 23 tháng 01 năm 2009 nên các doanh nghiệp đã phần nào giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính. Lãi suất cho vay trung bình năm 2009 là 11,07%/năm được nhà nước hỗ trợ lãi suất 4%/năm và lãi suất thực trả ngân hàng chỉ còn khoảng 7%/năm nhưng sang năm 2010 không còn được hưởng hỗ trợ lãi suất của nhà nước, lãi suất vay vốn trung bình năm 2010 là 14%/năm cho thấy năm 2010 các doanh nghiệp tăng chi phí tài chính lên gấp đôi trong khi tình hình kinh tế vẫn ngày càng khó khăn, tốc độ cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng diễn ra gay gắt và có một số doanh nghiệp không có lối thoát như hoạt động trong ngành vận tải đường thủy. Những món nợ này kéo dài sang các năm sau vẫn chưa trả hết được do khách hàng không có khả năng đã làm cho nợ quá hạn năm 2011 tăng cao. Tuy nhiên sang năm 2012 nhiều khách hàng lớn của Ngân hàng tiếp tục vỡ nợ do kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp ngành vận tải đường thủy, kinh doanh xe máy, ô tô và ngành xây dựng dù đã cố cầm cự nhưng vẫn không thể chịu nổi trước sức ép khó khăn từ bên ngoài nên mất dần nguồn thu và không thể thanh toán nợ đến hạn cho Ngân hàng, nhiều DNTN phải giải thể, khoản nợ vay ba năm trước đã không còn khả năng chi trả, nợ quá hạn ngày càng biến chất xấu đi cộng với nhiều DNTN phá sản trong năm 2012 dẫn đến nợ xấu đội lên 4.163 triệu đồng. Sang năm 2013 Ngân hàng đưa ra nhiều giải pháp tăng cường thu hồi nợ xấu. Cùng với việc thắt chặt tín dụng, quản lý nợ tốt 64 nên không phát sinh mới nợ xấu đối với loại hình DNTN. Mặc dù vậy nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao đạt 0,59%. Hai lĩnh vực còn lại trong cho vay doanh nghiệp xét theo thành phần kinh tế là DNNN với CTCP có mức nợ xấu không đáng ngại. Khi mà DNNN có dư nợ xấu bằng 0 trong cả 3 năm thì tỷ lệ nợ xấu của CTCP cũng là thấp nhất trong năm 2012 và 2013. Năm 2011 điều khiến tỷ lệ nợ xấu CTCP lên cao đạt 0,65% là do mức cho vay quá thấp. Chi nhánh chưa thật sự quan tâm đến lĩnh vực này cho đến lúc tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay CTCP tăng kỷ lục trong năm 2012. Kết thúc giai đoạn 2011 – 2013 đầy biến động, ở đó tình hình nợ xấu đã có những chuyển biến tệ hơn. Không vì thế mà ngân hàng Vietinbank Vĩnh Long buông xuôi mặc cho mức nợ xấu tiếp tục tăng, tuy nhiên không phải khi ngân hàng nổ lực xử lý rủi ro thì kết quả lúc nào cũng đạt được như mọng đợi. Mặt tích cực đó là tổng dư nợ xấu cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế có sự sụt giảm trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2013 và cả cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,5%, còn mặt tiêu cực là nợ xấu tiếp tục tăng ở 2 loại hình quan trọng là DNTN và công ty TNHH. BẢNG 4.9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Quí I, II 2013 Thành phần kinh tế DN Tỷ lệ nợ xấu (%) Xấu 1.DNNN Quí I, II 2014 DN Tỷ lệ nợ xấu (%) Xấu 0 0,00 0 0,00 2.Kinh tế tập thể 1.484 0,96 843 0,74 3.DNTN 1.944 0,32 2.066 0,37 4.Công ty TNHH 2.753 1,32 2.948 0,80 83 0,06 158 0,10 6.263 0,56 6.014 0,50 5. CTCP Tổng Nguồn: Báo cáo cho vay quí I, II năm 2014 tại Vietinbank Vĩnh Long 65 Theo bảng 4.9, đến cuối tháng 6 năm 2014 thành phần kinh tế DNTN có tổng dư nợ xấu giảm gần 1 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 0,59% xuống 0,37% mặc dù có tăng nhưng không đáng kể so với 6 tháng đầu 2013, tương tự tỷ lệ nợ xấu trong cho vay công ty TNHH có tín hiệu giảm xuống còn 0,8%. Như đã phân tích, các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đang kém hiệu quả trong khi nợ ngân hàng thì chồng chất, nguồn vốn không tiếp cận được , cạn kiệt tài sản thế chấp khi đi vay, những định chế tài chính vĩ mô của nhà nước chưa hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp do thị trường phát triển lệch lạc nên nguồn vốn chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng, một khi ngân hàng không cho vay thì gần như đồng nghĩa với việc ngừng hoạt động và phá sản. Vậy nguyên nhân tăng nợ xấu là từ ngân hàng hay doanh nghiệp hay là cả hai ? Nợ xấu cho vay DNNN tại chi nhánh không phát sinh mới vẫn bằng 0% trong khi tỷ lệ nợ xấu trong cho vay kinh tế tập thể và CTCP tăng nhẹ so với đầu năm tương ứng là: 0,74%; 0,1% Tóm lại tổng dư nợ có nợ xấu xét theo thành phần kinh tế chủ yếu rơi vào loại hình tổ chức là doanh nghiệp tư nhân. Với loại hình doanh nghiệp này là loại hình hoạt động theo dạng gia đình, phát triển lên chủ yếu từ hình thức cá thể hoặc hộ gia đình, khả năng nắm bắt pháp luật còn kém, quản lý sổ sách không rõ ràng, hoạch toán không đầy đủ. Việc sử dụng vốn không được kiểm soát bởi ban kiểm soát, chủ doanh nghiệp có quyền quyết định tất cả nên dễ xảy ra việc sử dụng vốn vay sai mục đích. Mặt khác khả năng cạnh tranh loại hình này kém hơn so với các loại hình tổ chức khác do thường có quy mô nhỏ và nguồn vốn hạn chế cũng như khả năng hiểu biết về pháp luật, sổ sách, chứng từ kế toán còn hạn chế nên chưa tận dụng hết những hỗ trợ của chính sách nhà nước. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại nhiều hiện nay là do mô hình này đơn giản dễ hoạt động, phù hợp với tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng thời cho vay có đảm bảo 100% bằng tài sản và chịu trách nhiệm vô hạn. 4.3.3. Tỷ lệ tổng dư nợ xấu xét theo kỳ hạn nợ Căn cứ vào những số liệu trên bảng 4.10 nhìn một cách chung nhất thì tình hình nợ xấu tại chi nhánh Vietinbank Vĩnh Long đang diễn biến theo chiều hướng xấu trong 3 năm qua, nợ xấu tăng ngày một nhiều thuộc nợ ngắn hạn lẫn nợ trung, dài hạn. Chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn trung dài hạn vì vậy tổng nợ xấu cũng chiếm tỷ trọng cao hơn. Riêng năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn cao hơn tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn. Mọi việc bắt nguồn từ năm 2010 khi mà một số DNTN bị chuyển nợ quá hạn vay dài hạn mua sàlan. Chỉ cần một khoản vay 66 của khách hàng bị chuyển nợ quá hạn thì toàn bộ các khoản vay khác của khách hàng này tuy chưa đến hạn cũng bị coi như quá hạn (thời gian thử thách đối với các khoản nợ vay ngắn hạn là 3 tháng kể từ ngày thanh toán đầy đủ khoản vay bị quá hạn thật sự và thời gian thử thách đối với nợ vay trung dài hạn là 6 tháng). Đến cuối quý 2 năm 2013 hầu hết những khoản nợ quá hạn này điều không còn khả năng chi trả do salan không có nguồn hàng hóa để vận chuyên, không phát sinh lợi nhuận ngân hàng đã xem xét và đưa vào nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cho khoản vay trung dài hạn là 0,69%, khoản vay ngắn hạn là 0,59%. Tình hình nợ xấu phân theo kỳ hạn được mô tả trong bảng dưới đây: BẢNG 4.10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO KỲ HẠN GIAI ĐOẠN 20112013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 Kỳ hạn DN Xấu 1.Ngắn hạn 2.Trung dài hạn 3.Tổng 2012 Tỷ lệ nợ xấu (%) DN Xấu 2013 Tỷ lệ nợ xấu (%) DN Xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.359 0,15 3.982 0,41 5.289 0,59 411 0,14 1.029 0,28 2.235 0,69 1.770 0,15 5.011 0,38 7.524 0,61 Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 của Vietinbank Vĩnh Long Nợ xấu ngắn hạn chiếm một tỷ lệ khá cao cũng có một phần do quy trình thủ tục cho vay trung dài hạn phức tạp hơn cho vay ngắn hạn, thời gian giải quyết lại lâu hơn, tỷ lệ cho vay trung dài hạn thấp hơn so với cho vay ngắn hạn (cho vay trung dài hạn phải có vốn chủ sở hữu tham gia từ 30% đến 50% tổng nhu cầu vốn trong khi cho vay ngắn hạn không bắt buộc phải có vốn chủ sở hữu tham gia nếu là khách hàng cũ), lãi suất vay ngắn hạn cũng thấp hơn lãi suất vay trung dài hạn nên một số khách hàng đã lợi dụng những ưu điểm trong cho vay ngắn hạn mà vay ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn. Về phía ngân hàng cán bộ cho vay thiếu sự giám sát sử dụng vốn vay, thẩm định phương án vay vốn ngắn hạn chưa chuẩn nên không xác định đúng nhu cầu vốn ngắn hạn, dẫn đến cấp vốn ngắn hạn cao hơn nhu cầu thực tế và khách hàng đã sử dụng vốn vay ngắn hạn ngân hàng cấp dư để đầu tư vào các mục đích có tính chất dài hạn như xây dựng, sữa chữa nâng cấp nhà xưởng, cửa hàng, mua sắm phương tiện đi lại. Đối với các khoản đầu tư 67 này nguồn vốn không thể thu hồi trong ngắn hạn mà sẽ thu dần qua việc khấu hao tài sản. Chính vì vậy khi nợ vay đến hạn thì khách hàng không có khả năng trả đúng hạn và khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần ngân hàng buộc phải chuyển nhóm nợ thành nợ xấu. Vấp phải vô vàn khó khăn, nhưng trong những tháng tiếp theo chúng ta sẽ thấy được hình ảnh phấn đấu không ngừng nghĩ, gồng mình đẩy lùi nợ xấu tại ngân hàng: BẢNG 4.11: TÌNH HÌNH XẤU THEO KỲ HẠN TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Đơn vị tính: Triệu đồngt Quí I, II 2013 Kỳ hạn DN Xấu Quí I, II 2014 Tỷ lệ nợ xấu (%) DN Xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.Ngắn hạn 4.397 0,51 5.125 0,49 2.Trung dài hạn 1.866 0,76 889 0,60 3.Tổng 6.263 0,56 6.014 0,50 Nguồn: Báo cáo cho vay quí I, II năm 2014 tại Vietinbank Vĩnh Long Những tháng đầu năm 2014 ngân hàng Vietinbank Vĩnh Long đã thu hồi và xử lý rất tốt nợ quá hạn và nợ xấu khoản mục cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp. Cụ thể kết quả sau khi xử lý mức nợ xấu trung và dài hạn chỉ còn 889 triệu đồng giảm 1.346 triệu so với cuối năm 2013 và 977 triệu với cùng kỳ trong năm. Dù vậy tỷ lệ nợ xấu cho vay trung dài hạn trong những năm gần đây luôn cao hơn tỷ lệ nợ xấu cho vay ngắn hạn. Những số liệu đã phơi bày chính sách hạn chế cho vay trung và dài hạn thay vào đó là việc tăng cường cho vay ngắn hạn khi mà số dư nợ hai khoản mục này càng ngày càng cách xa nhau trên bảng phân loại. Điểm đáng được ghi nhận tại đây là trong hai quý đầu năm chi nhánh rất tích cực thu hồi, vận động trả nợ quá hạn, tạo điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp để họ có khả năng cũng như thiện chí trả nợ bên cạnh đó chi nhánh cũng trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp những khoản nợ không còn khả năng thu hồi, phát mãi tài sản đảm bảo dễ chuyển nhượng. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, chi nhánh Vietinbank Vĩnh Long thu được kết quả tốt đẹp như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn điều giảm so với cùng kỳ năm 2013, lần lượt đạt: 0,49%; 0,6%. 68 4.3.4. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn theo phân loại nợ BẢNG 4.12: NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA KHDN GIAI ĐOẠN 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2011 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn ) 2012 2013 1.183.903 1.323.966 1.216.096 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) 6.943 4.553 0 Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) 1.230 4.100 5.024 0 911 2.500 540 0 0 Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Tổng dư nợ 1.192.616 1.333.530 1.223.620 Dư nợ quá hạn 8.713 9.564 7.524 Dư nợ xấu 1.770 5.011 7.524 DPRRTD 6.550 18.050 17.490 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,73 0,72 0,61 Tỷ lệ nợ xấu 0,15 0,38 0,61 Tỷ lệ DPRRTD 0,55 1,35 1,43 Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 của Vietinbank Vĩnh Long Kết quả thu được từ bảng số liệu thấy rõ càng về sau tỷ lệ nợ quá hạn càng tiến lại gần tỷ lệ nợ xấu, năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất đạt 0,73% do hậu quả các khoản nợ năm 2009 để lại vẫn chưa thu hồi được. Năm 2012 là năm nợ xấu bắt đầu tăng cao trở lại kể từ năm 2009 tại chi nhánh. Những khoản nợ cần chú ý chuyển thành nợ dưới tiêu chuẩn trong khi năm 2012 nhiều DN kinh doanh thua lỗ không giải quyết nợ đúng hạn dẫn đến phát sinh những món nợ quá hạn khác. Rốt cuộc sang năm 2013 nợ nhóm 2 có đến 90% là chuyển thành nợ xấu, chỉ còn 10% một số DN trả được nợ, tình hình tài chính dần ổn định nên được cơ cấu chuyển trở lại nhóm 1. Do đó nợ nhóm 2 bằng 0, tỷ lệ nợ quá hạn bằng với tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp năm 2013 và bằng 0,61%. 69 Một sự thật tồn tại trong nền kinh tế hiện nay là tình trạng kiểm soát nợ xấu không riêng gì Vietinbank Vĩnh Long mà còn là cả hệ thống ngân hàng Việt Nam rất khó. Sự khó khăn trong nền kinh tế lây lan quá lớn nên vòng chu chuyển tiền tệ trong thị trường chậm lại. Các ngân hàng đang ra sức xử lý nợ xấu bằng cách thu hồi tiền mặt, trích lập dự phòng rủi ro, phát mãi tài sản và đẩy mạnh bán nợ cho VAMC. Đối với ngân hàng vùng nông thôn như Vietinbank Vĩnh Long thì công tác đàm phán bán nợ cho VAMC như một biện pháp bất khả thi. Nhiều ngân hàng đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC trong thời gian qua, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, tính đến ngày 31/12/2013, VAMC đã mua 38.900 tỷ đồng nợ gốc từ các ngân hàng lớn nhỏ trong nước. Tuy nhiên việc bán nợ chỉ làm đẹp bảng cân đối kế toán còn nợ xấu thì chưa được xử lý tận gốc. Còn khâu phát mãi tài sản liệu có đơn giản ? Ngân hàng thì không thể đơn phương phát mãi tài sản, thậm chí khi tiến hành thủ tục khá phức tạp và tốn kém nhiều thời gian. Chính vì điều này làm cho các khoản nợ xấu nay còn xấu hơn, nợ xấu các khoản vay cũ vẫn không ngừng phát sinh dù chi nhánh đã kiểm soát chất lượng khi cho vay. Nói như vậy để hiểu rỏ việc áp dụng những biện pháp xử lý nợ xấu không hề dễ dàng, tại chi nhánh biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là trích lập DPRR, hơn nữa tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay mỗi khi xảy ra rủi ro. Mức trích lập dự phòng RRTD càng lớn càng đảm bảo an toàn cho những món tiền vay tuy nhiên chỉ tiêu này quá lớn sẽ làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng vì vô tình ngân hàng làm cho đồng vốn nhàn rỗi tăng. Nhìn vào bảng 4.13 có thể dễ dàng nhận biết được tỷ lệ DPRRTD cao nhất vào cuối tháng 6 năm 2014 đạt 1,46%. Trong giai đoạn này chỉ có năm 2013 có tỷ lệ dưới mức an toàn, nghĩa là dưới 1% cụ thể đạt 0,55%. Như đã biết nếu hoạt động sử dụng vốn càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro càng cao, tuy nhiên không vì thế mà mức trích lập DPRR phải lớn mà phải trích lập sao cho vừa đủ đảm bảo an toàn cho những khoản vay có rủi ro mất vốn vừa ít ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng vì số tiền trích lập sẽ đưa vào chi phí. Về khoản này chi nhánh đã làm rất xuất sắc, tỷ lệ DPRRTD luôn đảm bảo ở mức an toàn nhưng không quá cao. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2014 Vietinbank Vĩnh Long có tỷ lệ nợ xấu giảm, song nhóm nợ có khả năng mất vốn phát sinh 500 triệu đồng. Theo nguồn tin từ phòng khách hàng doanh nghiệp nguyên nhân phát sinh nợ nhóm 5 này do DNTN vay tiền mua salan từ năm 2012 nhưng do hoạt động kém hiệu quả, đến cuối năm trước chi nhánh đã đưa vào nợ nhóm 3 đến nay chủ DN bỏ trốn chi nhánh chuyển sang nhóm nợ xấu nhất. Điểm khác biệt thứ 2 so với đầu năm là nhóm nợ cần chú ý 70 cũng có phát sinh mới thông qua việc ngân hàng được hoàn trả một số món vay quá hạn nên chuyển từ nhóm 3, 4 lên nhóm 2 số tiền 903 triệu đồng và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013 (1.097 triệu đồng) . Nhằm hiểu chi tiết hơn hãy cùng xem một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong cho vay doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 thông qua bảng dưới đây: BẢNG 4.13: NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦA KHDN TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Quí I, II 2013 Quí I, II 2014 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn ) 1.105.379 1.196.910 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) 1.097 903 Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) 4.950 4.129 Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 1.313 1.385 0 500 1.112.739 1.203.827 Dư nợ quá hạn 7.360 6.917 Dư nợ xấu 6.263 6.014 DPRRTD 14.300 17.560 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,66 0.57 Tỷ lệ nợ xấu 0,56 0.50 Tỷ lệ DPRRTD 1,29 1.46 Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Tổng dư nợ Nguồn: Báo cáo cho vay quí I, II năm 2014 tại Vietinbank Vĩnh Long Tóm lại qua phân tích tình hình nợ xấu và nợ quá hạn cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng vẫn còn rất thấp trong 3 năm 2011, 2012, 2013, có dấu hiệu hạ xuống trong những tháng đầu năm 2014. Diễn biến nợ quá hạn khá khả quan, nợ quá hạn giảm dần cho thấy công tác quản lý nợ của chi nhánh được chú trọng, vấn đề nợ xấu tăng chi nhánh hứa hẹn sẽ xử lý triệt để nợ xấu trong năm 2013 bằng nguồn dự phòng RRTD. 71 4.4. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 4.4.1. Những thành tựu đạt được - Tuân thủ áp dụng quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo chuẩn mực quốc tế để phân nhóm khách hàng và làm cơ sở cấp tín dụng, hạn chế rủi ro phát sinh. Theo quy trình chấp điểm hạng AAA là hạng tốt nhất và hạng CCC là hạng xấu nhất và NHCT VN không cấp tín dụng đối với khách hàng có hạng từ B trở xuống. - Thường xuyên cập nhật những cảnh báo rủi ro của Ngân hàng Công thương Việt Nam để rút kinh nghiệm trường hợp chưa xảy ra hoặc giải quyết kịp thời đối với trường hợp có dấu hiệu. - Bám sát các trương trình kinh tế, các dự án trọng điểm của tỉnh, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, tăng cường mối quan hệ với các ngành, các cơ quan chủ quản của các đơn vị để mở rộng đầu tư đối với những dự án có hiệu quả. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn, cử cán bộ cho vay tham gia các khoá học nghiệp vụ tín dụng, kỹ năng giao tiếp, bán chéo sản phẩm để không ngừng nâng cao trình độ thẩm định phương án, dự án đầu tư, phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp và tốt nhất. - Ưu tiên vốn tín dụng cho các trương trình kinh tế trọng điểm như cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn; cho vay theo chương trình tín dụng mục tiêu, cho vay trạm trữ, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ (theo chỉ đạo từng thời kỳ); cho vay những dự án đầu tư có hiệu quả, nhóm ngành hàng, nhóm hàng có tính cạnh tranh cao và hướng phát triển tốt trong tương lai. - Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu và điều kiện cho vay không có tài sản bảo đảm của Ngân hàng Công thương Việt Nam theo từng thời kỳ, giảm dần dư nợ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. - Thực hiện triển khai các văn bản chỉ đạo của chính phủ, liên bộ, ngân hàng nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Hàng tuần Phòng đều họp kiểm điểm công tác thu hồi nợ và hội đồng xử lý nợ cũng tổ chức hàng tuần để tìm ra những nguyên nhân và chỉ đạo biện pháp giải quyết đối với từng khoản nợ cụ thể. Phân công cụ thể thành phần Ban Giám đốc 72 và lãnh đạo phòng phụ trách từng khoản nợ với cán bộ quản lý trực tiếp, chỉ đạo các phòng rà soát, phân tích từng khoản nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Chi nhánh luôn báo cáo với các cấp ủy, chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, hổ trợ tạo điều kiện của các cấp, các ngành trong công tác xử lý thu hồi nợ tồn đọng. - Lợi nhuận sau trích lập dự phòng luôn tăng trưởng từng năm. 4.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay 4.4.2.1. Những tồn tại trong cho vay doanh nghiệp - Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề của chi nhánh chưa làm tốt công tác tham mưu cho Hội đồng tín dụng cơ sở để xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế địa phương và dựa trên chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ban hành. Theo quy định hàng quý Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề của chi nhánh phải phân tích danh mục tín dụng hiện tại theo kỳ hạn, theo ngành nghề, theo tài sản đảm bảo để đánh giá mức độ rủi ro của từng lĩnh vực và đề xuất với hội đồng tín dụng cơ sở về danh mục tín dụng cần thực hiện trong quý tiếp theo nhưng các năm qua Phòng chỉ tập trung cho công tác thu hồi nợ xấu, nợ có rủi ro là chủ yếu mà chưa quan tâm đề xuất tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh về cơ cấu danh mục tín dụng. Việc thực hiện cơ cấu danh mục tín dụng chỉ dựa trên chỉ đạo chung của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trong khi cơ cấu danh mục tín dụng của chỉ đạo chung này chỉ có cơ cấu về tỷ lệ cho vay trung dài hạn và tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, về quy mô khách hàng, chưa có cơ cấu về ngành hàng, về loại hình khách hàng. Tuy nhiên, đầu năm 2013 theo cơ cấu tổ chức phòng ban của NHCT VN thì phòng Quản lý rủi ro đã giải thể, bộ phận thu nợ được ghép vào phòng tổng hợp, Các khoản nợ còn lại phần lớn là các khoản nợ khó xử lý và tài sản đảm bảo hoặc còn lệ thuộc vào cơ quan Tòa án và Thi hành án. - Nhiều quy định, quy trình ban hành còn những điểm chưa phù hợp với thực tế như: + Quyết định 2586/QĐ ban hành quy trình kiểm tra giám sát vốn vay: chưa quy định cụ thể tần suất giám sát sử dụng vốn vay đối với từng đối tượng khách hàng mà còn quy định chung từ khách hàng vay số tiền nhỏ nhất đến khách hàng vay số tiền lớn nhất, từ khách hàng xếp hạng tín dụng có mức rủi ro cao nhất cũng giống như khách hàng được xếp hạng tín dụng có mức rủi ro thấp nhất. 73 + Quyết định 222/QĐ ban hành quy định cho vay khách hàng doanh nghiệp và quyết định 2760/QĐ hướng dẫn bổ sung quyết định 222 quy định vốn tự có tham gia trong cho vay ngắn hạn và trung dài hạn là chưa hợp lý: chưa hợp lý ở chỗ quy định khách hàng cũ vay ngắn hạn không bắt buộc phải có vốn tự có tham gia, trong khi quy định cho vay trung hạn thì vốn tự có tham gia tối thiểu là 30% và cho vay dài hạn thì tối thiểu phải 50% tổng nhu cần vốn. Điều này dẫn đấn khách hàng thích vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn mà nguồn trả nợ thì chưa được chú trọng đúng mức. + Quyết định 3730/QĐ-NHCT35 ban hành quy định chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào các chỉ tiêu tài chính trong khi 90% các DN hiện nay có báo cáo tài chính không chính xác vì các mục đích che dấu thông tin, trốn thuế,… còn rủi ro phi tài chính được đánh giá qua môi trường kinh doanh là một thực tế không thể né tránh. + Chưa thực hiện chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Theo quy trình tín dụng của NH TMCP Công thương Việt Nam các năm qua thì công tác thẩm định và đề xuất cho vay và thu nợ đều là nhiệm vụ của CBTD. Điều này chưa đảm bảo tính độc lập và khách quan trong cho vay cũng như trong thu nợ. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 04 năm 2012 toàn hệ thống NH TMCP Công Thương Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động, tách bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định độc lập tuy nhiên bước đầu thực hiện công việc phối hợp giữa 2 phòng tại Chi nhánh chưa nhịp nhàng nên hiệu quả công việc còn thấp, mâu thuẩn thường xuyên xảy ra. - Quá trình xử lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro tuy đạt hiệu quả khá cao trong 6 tháng đầu năm 2014 nhưng vẫn còn một số DN còn số dư lớn nhưng thời gian kéo dài vẫn chưa xử lý được. Hầu hết các khoản vay này đều đang chờ Tòa án, thi hành án. Do án tồn đọng quá nhiều nên thời gian xét xử và thi hành án hiện nay kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa xử lý được. - Bên cạnh một số cán bộ tín dụng dụng thực hiện tốt quy trình quản lý nợ thì cũng còn một số cán bộ lơ là trong công tác quản lý nợ, dẫn đến không phát hiện kịp thời khách hàng có dấu hiệu suy giảm về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh để trình Ban lãnh đạo có hướng giải quyết kịp thời. Một số cán bộ tác nghiệp hồ sơ máy chưa chính xác nhưng không rà soát lại kết quả thực hiện, đến khi nợ chuyển nhóm rồi mới phát hiện. Ban lãnh đạo chi nhánh chưa xử lý nghiêm các cán bộ đã để xảy ra sai sót nghiệp vụ để cảnh cáo và răn đe những cán bộ còn lại. 74 - Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Vĩnh Long chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia đình nên phần lớn nhà quản lý có kinh nghiệm nghề nghiệp từ truyền thống gia đình chứ chưa có kinh nghiệm và năng lực quản lý chuyên môn. Mặt khác báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này phần lớn do kế toán không chuyên lập, hạch toán không đầy đủ dẫn đến kết quả lập còn nhiều sai lệch so với thực tế hoạt động. - Lãi suất cho vay của chi nhánh luôn phụ thuộc vào lãi suất mua bán vốn, lãi suất sàn của Hội Sở đưa ra từng thời kỳ và hầu như là cao so với lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương và Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển, 2 đối thủ mạnh nhất của Ngân hàng, nên tính cạnh tranh trên địa bàn thấp. 4.4.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long - Nguyên nhân từ doanh nghiệp + Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém: Quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao (đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp). Với năng lực tài chính như vậy để hoạt động được, các DN phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể, mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp tác động ngay tới vốn vay tất yếu sẽ tác động đến ngân hàng, doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn. + Sổ sách kế toán chưa rõ ràng và minh bạch: các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Chi nhánh khi đề nghị vay vốn nhiều khi mang tính chất hình thức hơn thực chất. Và hiện nay chưa bắt buộc các doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo tài chính (ngoại trừ cho vay không có bảo đảm) nên sổ sách kế toán của DN cung cấp nhiều khi không đúng thực tế dẫn đến chi nhánh quyết định cho vay chưa chính xác. + Do năng lực quản trị điều hành kinh doanh yếu kém: Khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. 75 + Do sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh theo phương án trình bày thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn trả nợ. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Điều này rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu. Thậm chí có cả trường hợp là sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù có lợi nhuận nhưng khách hàng vẫn cố tình chây lỳ, không chịu trả nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn của Ngân hàng và điều này đã gây khó khăn trong quá trình thu hồi nợ. + Do khách hàng gian lận: Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính hoặc gian lận kế toán: hình thức gian lận này xảy ra khi một công ty cố tình khai man các số liệu trên báo cáo tài chính, lời giả lỗ thật. Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo, hình thức gian lận này xảy ra khi bên đi vay cố tình khai man về sự tồn tại của tài sản đảm bảo cho khoản vay như: một tài sản được đem thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau như thế chấp kho hàng, dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để thế chấp, vay vốn, lợi dụng cán bộ non trẻ thiếu kinh nghiệm chỉ định tài sản thế chấp không đúng tài sản thế chấp thực tế. Gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền như: tạo cơ sở niềm tin ban đầu với ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ và khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn hoặc tạo ra các dự án khống để vay khoản tiền lớn và trốn chạy hay móc nối, hối lộ cán bộ ngân hàng để vay tiền, trì hoãn nợ,… + Các thành viên của công ty hoặc doanh nghiệp xảy ra bất đồng quan điểm: không tập trung cho việc kinh doanh, vốn thu hồi thì mạnh ai nấy tiêu xài, đến hạn thanh toán nợ vay thì vốn liến cũng tiêu tan. + Ỷ lại tài sản thế chấp của bên thứ ba: Vì không có tài sản thế chấp và cũng không còn bất cứ tài sản gì nên cứ phó mặt cho bên thế chấp, nếu bên thế chấp không đứng ra trả nợ thay thì Thi hành án cũng kê biên và phát mãi tài sản còn bản thân bên vay vốn thì không có tài sản để kê biên. - Nguyên nhân từ phía ngân hàng + Quy trình, quy định cho vay: 76 Phân tích thẩm định còn mang tính chủ quan, đẫn đến xác định nhu cầu vốn cho vay không chính xác. Việc xác định cho vay chủ yếu chỉ dựa vào tài sản thế chấp và nhu cầu của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu đến đâu thì xác định đến đó và tài sản đủ đảm bảo sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng theo đề nghị khách hàng, dẫn đến cấp vốn thừa. Đồng thời việc xác định thời hạn cho vay không phù hợp tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Quy định vốn tự có tham gia chưa hợp lý đối với cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Vốn tự có tham gia đối với cho vay trung dài hạn thậm chí yêu cầu đến 50% nhưng đối với cho vay ngắn hạn có trường hợp không yêu cầu phải có vốn tự có tham gia. Điều này dẫn đến khách hàng thích đi vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vì tâm lý nhiều khách hàng thích vay nhanh và dễ mà không quan trọng đến nguồn trả nợ từ đâu. Quy trình kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay chưa cụ thể và phù hợp với thực tế. Theo quy định của NHCT VN quy trình kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay theo quyết định 2586/QĐ-NHCT35 đối với giải ngân bằng tiền mặt chậm nhất 5 ngày phải kiểm tra và giải ngân chuyển khoản chậm nhất 7 ngày, trừ khách hàng vay theo phương thức hạn mức tín dụng có tần suất giải ngân một tháng trên 5 lần, sẽ kiểm tra định kỳ 1 tháng/1 lần. Tuy nhiên phần lớn cán bộ chỉ kiểm tra định kỳ hàng tháng đối vớt tất cả các khoản vay và chỉ kiểm tra khoảng 30% khách hàng quản lý. Những khách hàng được kiểm tra này lặp đi lặp lại thường xuyên và có những khách hàng hầu như không được kiểm tra từ lúc vay đến lúc phát sinh nợ quá hạn. Nguyên nhân tồn tại cũng cho thấy rằng quy trình kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay của NHCT ban hành chưa quy định cụ thể theo từng đối tượng khách hàng mà chỉ quy định chung từ khách hàng cá nhân đến khách hàng doanh nghiệp, từ khách hàng có số tiền vay thấp nhất đến số tiền vay cao nhất, từ khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu đến khách hàng đã quan hệ tín dụng lâu năm, từ khách hàng thông thường đến khách hàng chiến lược, từ khách hàng được xếp hạng tín dụng AAA đến khách hàng được xếp hạng tín dụng BB. Trong khi tại chi nhánh chỉ có 15 cán bộ tín dụng nhưng với 1.950 khách hàng cá nhân và 255 khách hàng doanh nghiệp thì việc kiểm tra giám sát vốn vay đối với tất cả các khoản vay như nhau là vượt khả năng quản lý của cán bộ tín dụng. Riêng đối với khách hàng doanh nghiệp là 255 khách hàng nhưng khoản vay phát sinh tính theo hợp đồng tín dụng là khoảng 700 món nhưng tính theo từng giấy nhận nợ trên 2.500 khoản vay. Trong đó khoản 30 khách hàng có giới hạn tín dụng từ 50 tỷ 77 đồng trở lên, 80 khách hàng có giới hạn tín dụng từ 10 tỷ đến 50 tỷ đồng và 100 khách hàng có giới hạn tín dụng từ 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng và khoản 40 khách hàng có giới hạn tín dụng dưới 1 tỷ đồng. Do quy trình quy định việc kiểm tra giám sát vốn vay là như nhau nên hầu hết các CBTD chỉ tập trung kiểm tra những khách hàng có giới hạn tín dụng từ 10 tỷ đồng trở lên. Vì những khách hàng vay lớn thường xuyên bị kiểm toán nội bộ kiểm tra hồ sơ. Còn lại những khoản vay dưới 10 tỷ thì lại ít kiểm tra và sự thật cho thấy những khoản vay phát sinh nợ quá hạn nằm trong giới hạn tín dụng từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng là chủ yếu. Đối với nhóm khách hàng liên quan quy trình cũng chưa có hướng dẫn và quy định cụ thể riêng biệt. Vì vậy việc kiểm tra sử dụng vốn vay đối với nhóm khách hàng liên quan như các khách hàng thông thường rất khó xác định việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Ví dụ: Hai vợ chồng đại diện 2 doanh nghiệp cùng kinh doanh một ngành nghề và thường xuyên chuyển tiền qua lại nhau, chứng từ hóa đơn xuất đầy đủ nhưng giao dịch có thật không thì rất khó xác định. Quy định cho vay cũng chưa ràng buộc và quy định cụ thể không được cho vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Vì thế có nhiều khoản vay Chi nhánh đã xét thấy khách hàng có khả năng trả nợ từ một nguồn thu khác và đầu tư cho vay nhưng kế hoạch trả nợ là không khả thi và kết quả đã không thanh toán nợ vay đúng hạn. Mô hình tổ chức cho vay chưa đảm bảo tính khách quan, độc lập, chưa chuyên sâu theo từng giai đoạn: Một CBTD quản lý khách hàng từ khâu thẩm định trước, trong và sau khi cho vay; thẩm định và định giá tài sản đảm bảo; thu nợ vay; tham gia phiên xử của tòa án, thi hành án. Với mô hình tổ chức cho vay này thì những CBTD thiếu đạo đức, chỉ nghĩ lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích của nhà nước, cấu kết với khách hàng vay theo phương án không có thật, vay tăng để chia lại, vay về cho vay lại với lãi suất cao hơn, cho vay đáo hạn nợ ngân hàng thì những trường hợp này khó phát hiện kịp thời dẫn đến rủi ro tín dụng rất cao. Mặt khác một CBTD quản lý quá nhiều khâu từ khâu tiếp thị khách hàng mới, thẩm định cho vay khách hàng hiện tại, quản lý thu hồi nợ xấu thì không chuyên sâu vào một công việc nào cả và khả năng giải quyết công việc từng khâu không đạt được kết quả tốt như tăng tưởng tín dụng và tìm kiếm khách hàng mới rất khó phát triển mà việc thu hồi nợ xấu cũng không đạt được yêu cầu. 78 Chưa ban hành quy định, quy trình cụ thể đối với khâu hậu kiểm tín dụng mà chủ yếu do các chi nhánh tự quy định vì vậy khâu hậu kiểm tín dụng làm việc chưa tốt, Ban lãnh đạo chi nhánh quy định khoản vay giải ngân mỗi ngày sẽ được các nhân viên hậu kiểm tín dụng kiểm tra cuối mỗi ngày. Nhưng thực tế chưa có nhân viên hậu kiểm tín dụng chuyên trách mà chủ yếu quy định các CBTD kiểm tra chéo với nhau, trong khi công việc chuyên trách của CBTD đã làm không xiết. Vì vậy khâu hậu kiểm tín dụng gần như chưa được thực hiện trong các năm qua. Mặt khác việc kiểm tra chéo các CBTD với nhau chưa đảm bảo được tính độc lập, khách quan mà sẽ có sự che giấu cho nhau. Tuy nhiên việc quy định hậu kiểm chéo của ban lãnh đạo chi nhánh chưa ban hành một văn bản cụ thể và chưa quy định rõ trách nhiệm của cán bộ hậu kiểm vì vậy các CBTD cứ bỏ lơ công việc hậu kiểm. Lãi suất cho vay chưa xét đến tính chất rủi ro của từng khoản vay. Khoản vay không có đảm bảo có rủi ro cao hơn khoản vay có đảm bảo nhưng cùng áp dụng một mức lãi suất cho vay. Như vậy khoản vay không có tài sản đảm bảo sẽ bị tổn thất cao hơn và dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn. Quy định chấm điểm và xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp của NHCT VN còn phụ thuộc nhiều vào các chỉ tiêu tài chính. Như vậy tạo kẻ hở cho những DN lập báo cáo tài chính không trung thực sẽ được xếp hạng tín dụng cao trong khi các DN khai báo trung thực, tỷ suất sinh lời thấp, các chỉ tiêu tài chính thấp sẽ dẫn đến điểm tổng thể thấp và hạng tín dụng sẽ thấp. Điều này dẫn đến cấp tín dụng sai đối tượng và dẫn đến rủi ro tín dụng. Một khoản vay quy định quá nhiều người ký trên tờ trình: 2 CBTD, 2 lãnh đạo phòng, 2 thành viên trong Ban Giám đốc. Điều này sẽ gây ra tâm lý người này ỷ lại người kia và trách nhiệm chính không dừng lại ở một người nào nên ai cũng xem xét hồ sơ qua loa rồi ký vì cấp dưới cứ nghĩ còn lên cấp trên xem xét lại, còn cấp trên lại nghĩ cấp dưới đã ký qua nhiều người rồi thì hồ sơ đã chắc chắn nên cứ đặt bút vào ký. Mặt khác hồ sơ trình qua nhiều người thì thời gian giải quyết càng lâu và cứ thế hồ sơ sẽ tồn đọng. Vì vậy để giải quyết kịp thời nhu cầu khách hàng và đúng thời gian tiêu chuẩn quy định thì mỗi cấp chỉ xem hồ sơ lướt qua rồi ký, không kiểm soát hồ sơ một cách chặt chẽ. Chính điều này càng làm cho khoản vay gặp rủi ro cao hơn. Chưa kiểm tra tài sản đảm bảo và định giá lại theo định kỳ để có hướng xử lý kịp thời, đến khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn thì rất khó hợp tác và tài sản xử lý không đủ thu hồi vốn gốc. 79 + Con người: CBTD của phòng khách hàng DN toàn bộ là cán bộ trẻ, chỉ có 2 CBTD có kinh nghiệm dài nhất là 5 năm, còn lại là 2 đến 3 năm. Hồ sơ cho vay DN rất phức tạp, phân tích cho vay dựa trên nhiều khía cạnh, đòi hỏi phải có kỹ năng phân tích và kinh nghiệm đánh giá nhưng đa phần CBTD khách hàng DN là cán bộ non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm để nhận biết những dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro trong cho vay để từ đó có những cảnh báo và đề xuất hợp lý. Chưa chú trọng những cán bộ có năng lực thật sự, đã để họ rời bỏ Chi nhánh để làm việc cho những Chi nhánh khác hoặc các hệ thống NHTM khác trên địa bàn. Điều này dẫn đến Chi nhánh vừa mất nhân tài lại vừa mất khách hàng. Vì sau khi ra đi thì một số khách hàng thân tín với họ sẽ đi cùng nên sau mỗi một cán bộ ra đi thì thị phần của Chi nhánh bị chia sẻ một ít. Thiếu nhân sự quản lý khách hàng dẫn đến công việc quá tải. Bình quân một cán bộ quản lý khoảng 40 khách hàng với dư nợ khoảng 250 tỷ đồng. Khách hàng doanh nghiệp chủ yếu vay theo phương thức hạn mức tín dụng. Mỗi cán bộ quan hệ khách hàng giải ngân một tháng ít nhất 50 giấy nhận nợ hạn mức chưa kể cho vay từng lần. Điều này dẫn đến vượt khả năng quản lý và giám sát khách hàng sử dụng vốn vay. - Nguyên nhân khác + Kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh chưa theo dõi và giám sát chặt chẽ công tác tín dụng, chưa đưa ra những cảnh báo cụ thể, làm việc chưa mang tính độc lập, khách quan. Phần lớn chỉ đưa ra kiểm tra và đánh giá sai sót của CBTD sau khi khoản vay này đã phát sinh quá hạn. + Một số khoản vay cấp tín dụng còn mang tính áp đặt dựa vào thế quen biết, gửi gắm của chính quyền địa phương. Một số khách hàng lợi dụng mối quan hệ quen biết với các quan chức lớn, đặt vấn đề vay vốn với ban lãnh đạo và ban lãnh đạo áp xuống CBTD để cho vay trong khi khoản vay không khả thi. + Nhận thế chấp chủ yếu tài sản của bên thứ ba: không có tài sản thế chấp của chủ doanh nghiệp/ các thành viên chủ chốt của công ty hoặc có nhưng chiếm tỷ lệ thấp nên không ràng buộc trách nhiệm. Đối với những khách hàng thế chấp chủ yếu tài sản của bên thứ ba khi khả năng kinh doanh bị suy giảm và dự đoán không có khả năng thanh toán nợ vay đúng hạn, đã tiến hành tẩu tán tài sản riêng và bỏ trốn. Bên thứ ba thế chấp gánh lấy hậu quả là bị phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Nhiều trường hợp đã vỡ khóc, vỡ cười vì phần lớn bên thứ ba thế chấp tài sản 80 là những người không có điều kiện làm ăn, không tiếp cận vốn vay dễ dàng nên đã đưa tài sản vào thế chấp cho bên thứ ba vay để được chia lại tiền vay hoặc được trả lãi hàng tháng trên số tiền vay được. Tuy nhiên số tiền nhận chỉ có một mà đến khi trả nợ thì gấp đến hàng chục lần, thậm chí tài sản mất trắng vì bị phát mãi để thu hồi nợ. + Nhận tài sản thế chấp khó thanh lý như tài sản gần đình, chùa, nơi có nhiều mộ, tài sản không có lối đi, tài sản có giá trị quá lớn. Ví dụ: một căn biệt thự tại Vĩnh Long mà định giá 15 tỷ đồng rất khó thanh lý so với một căn nhà 2 đến 3 tỷ đồng. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh - Ảnh hưởng của chính sách nhà nước như thắt chặt tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp bị thiếu vốn, lãi suất vay tăng cao; ngừng giải ngân vốn đối với công trình công dẫn đến công trình dỡ dang không thi công tiếp tục mà vốn cũng chưa thu hồi được. - Các cơ quan pháp luật chưa làm hết trách nhiệm, chưa thật sự hỗ trợ ngân hàng để thu hồi vốn, thường xuyên kéo dài và trĩ hoãn các vụ kiện, chưa phối hợp tốt trong thi hành pháp luật. Trên đây là mốt số nguyên nhân thực tế và chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại Vietinbank Vĩnh Long trong thời gian qua. Tuy nhiên một khoản vay xảy ra rủi ro có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến nhưng không phải tất cả các nguyên nhân nêu trên đều tập trung vào một khoản vay. Điều này càng được chứng minh từ nguồn thống kê xác suất các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khoản vay gặp rủi ro của Ngân hàng Standard Chartered là: - Trình độ quản lý chủ DN kém, thiếu kinh nghiệm: 53% - Các hệ thống kiểm soát trong công ty kém: 51% - Tình hình kinh tế biến đổi: 40% - Phân tích, thẩm định không đầy đủ: 39% - Ngân hàng giám sát lỏng lẻo: 38% - Gian lận- sử dụng vốn sai mục đích: 22% - Kinh doanh dàn trãi hoặc quá tập trung: 22% - Không thích ứng với thay đổi trên thị trường: 18% 81 - Khiếm khuyết của các tài sản đảm bảo: 14% Nguồn: Tài liệu tập huấn trưởng, phó phòng QLRR của Vietinbank do Công ty Cổ Phần đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng (BTC) soạn thảo năm 2012 82 CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 5.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 5.1.1. Định hướng chung - Thực hiện tốt việc chuyển đổi mô hình hoạt động tách bạch giữa khâu quan hệ khách hàng và khâu thẩm định tín dụng, quyết định tín dụng theo hướng chuyển đổi NHCT VN. - Triển khai liên tục các chương trình đào tạo ở các cấp, chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng hiểu biết, phân tích thị trường, kỹ năng khai thác dịch vụ, thái độ phục vụ, tư vấn chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp. - Phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch NHCT VN giao. Chú trọng việc cải tổ và chấn chỉnh mạng lưới giao dịch. - Tổ chức công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ, phân công công việc phù hợp với với năng lực, trình độ cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, chính trị với nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Tiếp tục tuyển dụng nhiều cán bộ có chất lượng cao để bồi dưỡng thay thế cán bộ nghĩ hưu. - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, đảm bảo đánh giá đúng hiệu quả và công sức đóng góp của từng cán bộ, tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy cán bộ có năng lực và trình độ. - Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm gây thất thoát tiền vốn của NHCT VN. - Kiểm toán nội bộ phải làm tốt khâu kiểm toán, kiểm toán đầy đủ, toàn diện mọi hoạt động của chi nhánh. Tổ chức thu thập, phân tích, khai thác các thông tin, giám sát kịp thời phát hiện sớm các rủi ro, lỗi tác nghiệp cũng như các vụ việc phản ánh kịp thời với Ban Giám đốc để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. 83 5.1.2. Định hướng công tác tín dụng Công tác tín dụng: - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tập trung vào công tác bán hàng và nổ lực triển khai hiệu quả các chương trình/sản phẩm tín dụng. Nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá, dự báo để có định hướng tín dụng rõ ràng đối với từng nhóm hàng, ngành hàng. - Triển khai kịp thời các cảnh báo rủi ro từ TW và các thông tin từ địa phương, nâng cao công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng. - Tăng cường tiếp thị các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đặc biệt phát triển mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay khách hàng cá thể hộ gia đình. Đẩy mạnh chào bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác kèm theo sản phẩm tín dụng như bảo hiểm, chuyển tiền, thẻ ATM, thẻ TDQT, E-Banking… - Kiểm tra giám sát rủi ro tín dụng, hạn chế phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu. - Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành quy định về cấp tín dụng tại các phòng khách hàng, phòng giao dịch, nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, hạn chế rủi ro xảy ra. Kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cấp tín dụng cho khách hàng sai quy định - Tiếp tục sắp xếp, bố trí lại nhân viên để tăng cường lực lượng cán bộ tín dụng đủ đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng tín dụng trong năm 2014. Công tác xử lý nợ Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của chi nhánh trong năm 2014: Tập trung, quyết liệt trong công tác thu hồi nợ, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu gia tăng, xử lý nợ có vấn đề nhằm rút giảm nhanh nợ nhóm 2, nợ xấu; tăng cường thu hồi nợ XLRR bằng nhiều biện pháp linh hoạt để rút ngắn thời gian thu hồi nợ. Trên cơ sở các chỉ tiêu Giám đốc giao từng phòng, từng cán bộ - nhân viên quyết tâm tổ chức thực hiện và đẩy mạnh tiến độ thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, bằng cách thường xuyên tiếp xúc, động viên khách hàng tự bán hoặc ủy quyền giao tài sản cho ngân hàng bán thu hồi nợ. Liên hệ chắt chẽ các cơ quan hữu quan đẩy nhanh tiến độ xử lý và bán tài sản giúp chi nhánh thu hồi nợ. 5.2. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG Trong giai đoạn vừa qua, chi nhánh cũng đã thực hiện khá nhiều giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, quản lý rủi ro là một quá trình liên tục 84 nên để hiệu quả hoạt động bền vững thì không thể không tiếp tục đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro, đặc biệt trong hoạt động cho vay. 5.2.1. Các giải pháp hạn chế rủi ro 5.2.1.1. Mục tiêu - Giảm thiểu RRTD trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng theo chính sách và định hướng đề ra. - Phân tán rủi ro trong cơ cấu danh mục tín dụng đã định hướng theo ngành nghề, theo khách hàng, nhóm khách hàng, theo kỳ hạn nợ, theo tài sản đảm bảo. - Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro trong cho vay thông qua các giải pháp về thẩm định, tài sản đảm bảo, kiểm tra kiểm soát. - Trích lập dự phòng đầy đủ, hợp lý, xây dựng cơ chế xử lý nợ hiệu quả; Đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động ngân hang; Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế. 5.2.1.2. Cơ cấu danh mục cho vay hợp lý Hiện tại Phòng QLRR và NCVĐ chủ yếu tập trung công tác thẩm định cấp tín dụng và thu hồi nợ XLRR mà chưa chú trọng thực hiện phân tích cơ cấu danh mục tín dụng để tham mưu cho hội đồng tín dụng xây dựng danh mục cho vay của chi nhánh. Đề xuất: Phòng QLRR và NCVĐ định kỳ hàng quý phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh dựa trên danh mục tín dụng và cơ cấu danh mục tín dụng của NHCT và đề xuất cơ cấu danh mục tín dụng của chi nhánh trong quý tiếp theo: - Việc xây dựng và điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng của chi nhánh phải dựa trên cơ sở sau: + Định hướng tín dụng của NHCT trong từng thời kỳ. + Khả năng quản trị ban lãnh đạo chi nhánh và trình độ chuyên môn của con người tại chi nhánh, trong khả năng quản lý giám sát của chi nhánh. + Tiềm năng và thế mạnh của địa phương như đặc điểm và xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long nên các ngành có ưu thế mạnh như là kinh doanh lương thực: lúa gạo, tấm cám và Vĩnh Long là một tỉnh có điện tích đất nông nghiệp khá lớn nên ngành kinh doanh phân bón cũng là thế mạnh của địa phương. + Không tập trung vốn tín dụng quá nhiều vào một khách hàng hoặc một ngành kinh tế hẹp. Mặc dù theo quy định của NHNN cho phép các NHTM cho vay đối với một khách hàng không vượt 10% vốn tự có nhưng chi nhánh không 85 nên một mình đầu tư vào các dự án lớn mà cần cho vay hợp vốn với các chi nhánh khác trong hệ thống hoặc các NHTM khác trên cùng địa bàn để phân tán rủi ro cho chi nhánh. + Vì sao cần phải phân tán rủi ro cho chi nhánh. Vì hiện nay các chi nhánh của NHCT đều hoạt động theo cơ chế hạch toán mang tính độc lập tương đối, tiền lương gắn liền với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, nếu chi nhánh nào phát sinh nợ xấu cao thì toàn bộ nhân viên chi nhánh, kể cả kiểm toán khu vực đều phải hưởng lương theo xếp loại của chi nhánh đó. - Để đảm bảo tính bền vững, ổn định của tăng trưởng hoạt động tín dụng, chi nhánh cần phải lập kế hoạch tín dụng ngắn hạn và dài hạn, xây dựng kế hoạch cụ thể đối với cơ cấu danh mục tín dụng, xác định ngành hàng, khách hàng/nhóm khách hàng mục tiêu hoặc cần hạn chế cấp tín dụng; đưa ra các biện pháp thực hiện đảm bảo hoạt động tín dụng của chi nhánh phù hợp với diễn biến và khai thác tối đa thế mạnh kinh tế địa bàn như các ngành hạn chế cấp tín dụng hiện nay là đầu tư kinh doanh bất động sản, vận tải thủy, vận tải đường bộ; + Khách hàng hạn chế cấp tín dụng như là khách hàng vay không có đảm bảo bằng tài sản; + Khách hàng mục tiêu như là khách hàng xếp hạng tín dụng từ AA trở lên, có tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, khả năng chuyển nhượng dễ, quan hệ tín dụng uy tín. 5.2.2. Các giải pháp về quy trình cho vay 5.2.2.1. Thẩm định Hiện nay phần lớn cán bộ thẩm định chỉ chú trọng đến quy mô kinh doanh, tài sản đảm bảo và thông tin CIC; các chỉ tiêu tài chính như hệ số tự tài trợ, xếp hạng tín dụng, hệ số thanh toán ngắn hạn của DN nhưng chưa chú trọng đến triển vọng ngành và các yếu tố phi tài chính khác. Trong khi các chỉ tiêu tài chính thì khách hàng có thể lập theo ý chủ quan mà không có cơ quan nào thẩm định lại (vì phần lớn BCTC của các DN vừa và nhỏ hiện nay là không có kiểm toán). Đề xuất: Để nâng cao công tác thẩm định, mỗi CBTĐ phải biết: - Cơ sở thẩm định đầu tiên là gì? Đó chính là thông tin tài chính và phi tài chính. Các thông tin này sẽ thu thập bằng cách nào? Dựa vào thông tin từ khách hàng cung cấp, từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN, từ các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, Sở kế hoạch – Đầu tư,… các DN có mối quan hệ với khách hàng vay và từ các phương tiện thông tin đại chúng (như báo chí, tivi). Các 86 thông tin này sau khi thu thập về để làm cơ sở cho việc thẩm định đạt hiệu quả tốt thì công tác xử lý và bảo quan thông tin cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu thông tin được xử lý tốt sẽ tạo nên cơ sở đáng tin cậy cho việc thẩm định và bảo quản, lưu trữ tốt sẽ làm cơ sở đánh giá khách hàng một cách hệ thống hơn. - Nội dung thẩm định ngoài phân tích các chỉ tiêu tài chính thì cần phân tích các yếu tố phi tài chính quan trọng như: + Thẩm định môi trường kinh doanh cần quan sát các mặt chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội để đánh giá được những điều kiện nào của môi trường kinh doanh có lợi hay bất lợi cho DN. + Thẩm định triển vọng ngành nghề kinh doanh: để biết được chu kỳ tăng trưởng của ngành đang ở giai đoạn nào (tăng trưởng, bảo hòa hay suy thoái), mức độ cạnh tranh ngành, sức ép của sản phẩm thay thế cao hay thấp. + Thẩm định chu kỳ chuyển hóa tài sản để nắm bắt được cách thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu hồi công nợ. + Thẩm định năng lực quản lý của ban điều hành: những DN kinh doanh cùng ngành nghề nhưng được lãnh đạo bởi ban điều hành có năng lực khác nhau sẽ tạo ra những hiệu quả kinh doanh khác nhau. + Thẩm định phương án kinh doanh: đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án để tạo ra dòng tiền trả nợ. - Mối quan hệ giữa bộ phận thẩm định và bộ phận cho vay: cần phải đảm bảo tính độc lập khách quan, trách nhiệm cần phân định rõ ràng ở từng khâu thẩm định. Không vì khách hàng gây áp lực với cán bộ quan hệ khách hàng mà các phòng khách hàng và lãnh đạo chi nhánh gây áp lực lại Phòng QLRR. Như vậy việc thành lập và tách bạch bộ phận thẩm định với bộ phận quan hệ khách hàng không còn mang ý nghĩa nữa. Trên cơ sở thông tin thẩm định đầy đủ, việc thẩm định mang tính độc lập và xử lý tốt các thông tin thu thập sẽ đánh giá khách hàng và nhu cầu vốn một cách chính xác hơn để đề xuất nhu cầu cho vay hợp lý với quy mô và năng lực của khách hàng. 5.2.1.2. Tài sản đảm bảo - Quy trình quy định về tài sản đảm bảo chính là QĐ 1168/QĐ và rất nhiều văn bản sửa đổi bổ sung nhất là thay đổi tỷ lệ nhận thế chấp, tỷ lệ định mức cho vay đối với tài sản đảm bảo. Tuy nhiên các văn bản sửa đổi bổ sung chưa mang tính logic vì vậy các cán bộ dễ bị mắc sai lầm khi tác nghiệp thực tế và cũng gây ra nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm soát. 87 Đề xuất: Các văn bản về tỷ lệ nhận thế chấp, tỷ lệ định mức cho vay có tính chất rất quan trọng. Nếu hiểu sai sẽ dẫn đến cấp tín dụng sai và khi xảy ra rủi ro trong cho vay sẽ dẫn tổn thất lớn. Vì vậy khi ban hành các văn bản có tính chất quan trọng, NHCT Việt Nam nên tổ chức ít nhất một lớp giảng dạy trực tuyến để hướng dẫn các nội dung thay đổi chỉnh sửa và đưa ra các ví dụ minh họa, chỉ ra sự khác biệt giữa văn bản cũ và văn bản mới để cán bộ dễ hiểu và áp dụng thông suốt, giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra trong tác nghiệp. 5.2.2.3. Kiểm tra kiểm soát Hiện tại quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay của NHCT Việt Nam chưa ban hành cụ thể theo đối tượng khách hàng, chỉ quy định chung chung dẫn đến nhiều khách hàng được kiểm tra thường xuyên còn nhiều khách hàng chưa kiểm lần nào và gây ra rủi ro không nhỏ. Đề xuất: NHCT Việt Nam xây dựng lại quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay theo đối tượng cụ thể. Giải pháp đề xuất đưa ra tại đây là có thể dựa vào hạng của khách hàng. Hiện nay NHCT VN chỉ cho vay nếu khách hàng được xếp hạng từ BB trở lên: Định kỳ tối thiểu kiểm tra/rà soát Hạng khách hàng Mức độ rủi ro AAA Thấp nhất 3 tháng/1 lần A-AA Thấp Hàng tháng BB-BBB Trung bình 15 ngày Ngoài việc quy định kiểm tra định kỳ theo xếp hạng còn phải kết hợp với yếu tố định tính như môi trường kinh doanh, chu kỳ phát triển ngành, để tăng cường tần suất kiểm tra kiểm soát, sớm phát hiện những dấu hiệu nghi nghờ và báo cáo lãnh đạo cấp trên để có hướng xử lý kịp thời. Tuy nhiên để thực hiện giải pháp này có hiệu quả NHCT Việt Nam phải hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng. Hiện nay toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (bộ chỉ tiêu, trọng số từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của hệ thống. Đối với NHCT bộ chỉ tiêu chấm điểm còn phụ thuộc nhiều vào các chi tiêu tài chính, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính của DN hiện nay là không chính xác. Đề xuất: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Tỷ trọng chấm điểm nên nghiên về phía các chỉ tiêu phi tài chính như quá trình quan hệ tín dụng lịch sử lâu năm 88 của khách hàng, đánh giá uy tín, khả năng muốn trả nợ, mức độ kinh nghiệm, năng lực quản trị, hoạt động kinh doanh, chu kỳ phát triển của ngành,..những chỉ tiêu này ngân hàng có thể đánh giá một cách khách quan mà các DN không thể che dấu được. Bên cạnh đó định kỳ hay đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng tại các chi nhánh đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa các sai sót do vô tình hay cố ý làm sai lệch thông tin. 5.2.2.4. Cách thức tổ chức quản trị rủi ro - Phối hợp tốt và nhịp nhàng giữa các phòng khách hàng/ Phòng giao dịch và phòng Quản lý rủi ro. Việc triển khai mô hình mới tách bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định tín dụng độc lập là một thay đổi rất quan trọng nhưng NHCT Việt Nam chỉ ban hành quy trình bằng văn bản mà chưa mở các lớp tập huấn dành cho chuyên viên cán bộ quan hệ khách hàng, chuyên viên cán bộ thẩm định để hiểu biết chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận một cách thực tế hơn. Kết quả quá trình phối hợp công việc giữa các phòng chưa tốt và thời gian giải quyết cho vay kéo dài, nội bộ đã trở mặt nhau vì bất đồng quan điểm, nảy sinh mâu thuẫn trong giải quyết công việc. Đề xuất: NHCT Việt Nam mở các lớp tập huấn dành cho chuyên viên cán bộ quan hệ khách hàng, chuyên viên cán bộ thẩm định hiểu biết ý nghĩa, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận một các xâu xa để phối hợp nhịp nhàng hơn (vì quy trình ban hành bằng văn bản là một chuyện và tác nghiệp thực tế thì lại là một chuyện khác). Ngoài ra ban lãnh đạo chi nhánh cũng định kỳ hàng tháng tổ chức các cuộc họp giữa Phòng khách hàng/Phòng giao dịch và Phòng Quản lý rủi ro mang tính chất trao đổi nhau trong công việc để tìm ra các vướng mắc và đưa ra các biện pháp giải quyết để công việc không bị ách tắc và mối quan hệ giữa các phòng trở nên tốt hơn. - Thực hiện chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận Hiện nay tại chi nhánh cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện rất nhiều chức năng như thẩm định tài sản, đề xuất cho vay, thu nợ, hậu kiểm tín dụng, bán hàng, chăm sóc khách hàng,…... nhưng thời gian tập trung thu hồi nợ xấu quá lớn nên cán bộ quan hệ khách hàng tại chi nhánh chưa thực hiện đúng chức năng của cán bộ bán hàng. Đề xuất: : + Khâu xử lý nợ: Khi phát sinh nợ có vấn đề cần chuyển khoản nợ này cho phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề giao cho bộ phận nợ có vấn đề theo dõi và xử lý chính còn cán bộ quan hệ khách hàng chỉ là người hỗ trợ khi cần thiết. Thực 89 hiện giải pháp này, một mặt cán bộ quan hệ khách hàng phát huy tốt chức năng nhiệm vụ chính và mặt khác khoản nợ có vấn đề sẽ được giải quyết một cách độc lập, khách quan và mang lại hiệu quả cao hơn. Quá trình xử lý không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ thân thiết đã được thiết lập giữa cán bộ quan hệ khách hàng và khách hàng trong quá khứ. + Thành lập bộ phận chuyên thẩm định tài sản đảm bảo: Phần lớn các Ngân hàng TMCP đều đã thành lập bộ phận chuyên thực hiện thẩm định tài sản tại chi nhánh nhưng tại NHCT thì chưa có. Việc thành lập bộ phận chuyên thẩm định tài sản mang tính độc lập khách quan, định giá xác thực hơn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra như định giá thị trường chưa chuẩn xác dẫn đến cấp tín dụng sai, thẩm định hồ sơ pháp lý tài sản chưa đầy đủ dẫn đến ngân hàng có thể thua kiện nếu xảy ra tranh chấp. + Thành lập một bộ phận chuyên trách hậu kiểm tín dụng: Theo quy trình quy định bộ phần tín dụng cũng phải có tổ hậu kiểm nhưng hiện nay tại chi nhánh chưa thành lập bộ phận hậu kiểm chuyên trách, mang tính độc lập khách quan mà chủ yếu là kiểm tra chéo giữa cán cán bộ quan hệ khách hàng với nhau. Điều này chưa đảm bảo được tính khách quan trong quá trình kiểm soát. Mặt khác CBQHKH thực hiện quá nhiều công việc của một cán bộ bán hàng nên công tác hậu kiểm tại chi nhánh hiện nay không được thực hiện đồng nghĩa các sai sót trong quá trình tác nghiệp không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy cần thiết phải thành lập một bộ phận hậu kiểm tín dụng độc lập và quy định trách nhiệm rõ ràng, cụ thể đối với bộ phận này. - Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cấp tín dụng và kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm: Hiện nay công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm tra tài sản đảm bảo sau khi giải ngân tại chi nhánh hầu như đã bị quên lãng hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ là hình thức tự vẽ của CBQHKH vì đây là công việc đã rồi sau khi cấp tín dụng. Cán bộ chỉ chú trọng vào cho vay trước mắt mà không chú trọng đồng vốn sau khi giải ngân đi về đâu và tài sản thế chấp như thế nào, đến khi khoản vay có vấn đề nhìn nhận lại thì đã quá muộn, tiền vay không thu về được mà hàng hóa và công nợ cũng không có. Đề xuất: + Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân: Việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cấp tín dụng là rất quan trọng nhằm nắm bắt khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần tăng cường kiểm tra thực tế khách hàng, kiểm tra đối chiếu các chứng từ làm 90 căn cứ giải ngân. Trong quá trình kiểm tra cần phải tích cực phỏng vấn, trao đổi với khách hàng để sớm phát hiện các hiện tượng che dấu việc kinh doanh khó khăn, tìm ẩn rủi ro, cần chú ý kiểm tra dòng tiền và tính chất của dòng tiền dùng để trả nợ ngân hàng. + Tăng cường kiểm tra tài sản đảm bảo nhất là động sản như máy móc thiết bị, hàng hóa, phương tiện vận tải cần phải kiểm tra định kỳ theo quy định của NHCT vì thực tế NH chỉ giữ bản chính giấy đăng ký nhưng phương tiện thì khách hàng đang lưu hành để sớm phát hiện những gian lận của khách hàng hoặc những rủi ro làm giảm giá trị tài sản và có hướng xử lý kịp thời. - Tuyển dụng, bổ sung đội ngũ CB phòng khách hàng đang thiếu hụt trầm trọng. Trong chương 2 cũng đã nêu một trong những tồn tại của chi nhánh là thiếu hụt CBQHKH, sự thiếu hụt cán bộ dẫn đến công việc quá tải, hiệu quả công việc không cao, thời gian giải quyết hồ sơ các DN kéo dài, dư nợ tốt sụt giảm, dư nợ xấu tăng lên, chất lượng nợ xấu đi (bởi vì khách hàng tốt thì rời bỏ chi nhánh còn lại khách hàng xấu thì không rời bỏ được). Áp lực công việc đối với cán bộ quá lớn, dẫn đấn mất khả năng quản lý, không giám sát vốn vay kịp thời, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng rất cao. Đề xuất: tuyển dụng nhân sự bổ sung cho Phòng khách hàng nhất là Phòng khách hàng doanh nghiệp nhằm giảm áp lực công việc, nâng cao hiệu quả công việc, hạn chế rủi ro phát sinh. 91 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Hoạt động tín dụng hiện tại là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các NHTM. Ngoài ra, nó còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế thị trường nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có những tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây hoạt động tín dụng gặp không ít khó khăn do tình hình lạm phát, lãi suất cho tăng cao, chi phí đầu vào như xăng dầu, điện tăng cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như hàng tồn kho không bán được, công nợ cũng không thu hồi được, nợ nần chồng chất dẫn đến hoạt động một cách cầm chừng, kinh doanh thua lỗ thậm chí nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán và bất động sản giao dịch ảm đạm, chưa có dấu hiệu khởi sắc khiến cho các DN đầu tư mạo hiểm vay vốn ngân hàng hoặc tín dụng chợ đen với lãi suất cao đã lâm vào cảnh vỡ nợ có khả năng ảnh hưởng xấu đến ngân hàng và hệ lụy không lường được. Hoạt động tín dụng của Vietinbank Vĩnh Long trong thời gian qua chiếm 90% hoạt động của chi nhánh, đặc biệt cho vay chiếm đến 95% hoạt động tín dụng đã góp phần tạo ra lợi nhuận đáng kể cho chi nhánh. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động cho vay của Vietinbank Vĩnh Long vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế, đó là hiệu quả hoạt động chưa cao, công tác dự báo và cảnh báo rủi ro tín dụng chưa kịp thời, công tác quản lý rủi ro tín dụng còn yếu kém, tỷ lệ nợ xấu đang tăng cần phải khắc phục kịp thời. Việc tìm ra các giải pháp để hạn chế RRTD trong tình hình kinh tế khó khăn và diễn biến khôn lường như hiện nay luôn là vấn đề rất quan trọng của Vietinbank Vĩnh Long nói riêng cũng như các NHTM hiện nay nói chung. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình bày được những vấn đề sau: - Trình bày cơ sở lý luận về các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh, phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro trong cho vay. 92 - Trình bày và phân tích thực trạng rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank Vĩnh Long trong thời gian qua. Từ đó, nêu những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến RRTD. - Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, đưa ra một số gợi ý, giải pháp cơ bản nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại Vietinbank Vĩnh Long nói riêng cũng như các NHTM hiện nay nói chung. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 6.2.1.1 Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ Đề xuất: Khi NHNN ban hành các chính sách hỗ trợ cần quy định rõ và cụ thể về điều kiện áp dụng, đối tượng áp dụng để các NHTM không lúng túng khi thực thi các chính sách và tác dụng của các chính sách mang lại hiệu quả cao hơn. 6.2.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một trung tâm thông tin tín dụng, đây là tổ chức chuyên cung cấp thông tin về thể nhân, pháp nhân cho các NHTM. Đây là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ quá trình ra quyết định tín dụng. Nhưng chất lượng thông tin tín dụng chưa cao, thông tin không cập nhật kịp thời, chính xác và chưa đầy đủ như thông tin chưa cập nhật dư nợ từ các quỹ tín dụng, quỹ đầu tư hoặc khách hàng chưa từng phát sinh nợ xấu nhưng lại cập nhật có nợ xấu. Đề xuất: NHNN phải ban hành cơ chế phân định trách nhiệm rõ ràng, cùng các chế tài xử phạt cả về mặt hành chính và tài chính để đảm bảo các tổ chức liên quan thực hiện đúng trách nhiệm của mình. 6.2.1.3 Hoàn thiện khung pháp lý quy định xếp hạng tín dụng nội bộ Xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng giúp các NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng toàn diện trước, trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế cũng như làm căn cứ để định giá rủi ro. Tuy nhiên việc xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay do mỗi hệ thống NHTM tự xây dựng và áp dụng nên chưa đảm bảo được tính công bằng cũng như khách quan. Đề xuất: NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ hơn về xếp hạng tín dụng nội bộ để các NHTM có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế và yêu cầu tất cả các NHTM phải tuân thủ. Đồng thời việc xếp hạng tín 93 dụng nội bộ của các NHTM chỉ được áp dụng chính thức khi được phê duyệt của NHNN để đảm bảo tính đồng bộ trong các hệ thống xếp hạng tín dụng tại mỗi ngân hàng. 6.2.1.4 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các Tổ chức tín dụng Nguyên tắc trong điều hành của NHNN là không nên trông chờ vào sự quản lý rủi ro từ các NHTM mà phải có những quy định mang tính bắt buộc. Trên thực tế các ngân hàng luôn tìm cách “khai thác” các sơ hở của pháp luật chứ không có ý thức hoàn thiện các hạn chế của pháp luật để bảo vệ mình. Đề xuất: - NHNN cần tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động các NHTM định kỳ đặc biệt là các ngân hàng TMCP để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời, mang tính cạnh tranh lành mạnh. - Kiểm tra việc thực hiện báo cáo định kì theo quy định của NHNN đối với các TCTD, có phản hồi bằng văn bản đối với các TCTD thực hiện không đúng thời gian và nội dung của báo cáo. - Đánh giá những nguy cơ rủi ro, những tồn tại trong hoạt động, những yếu kém về tổ chức, cơ chế hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ tại các TCTD. Trên cơ sở kết quả công tác thanh tra, giám sát, NHNN cần xây dựng các biện pháp tăng cường theo đõi, giám sát hoạt động của các TCTD và để chấn chỉnh, xử lý cụ thể những trường hợp sai phạm. Qua đó, nâng cao tính an toàn, ổn định và cạnh tranh đúng quy định pháp luật của các TCTD. 6.2.2. Kiến Nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Mua nợ: Đây là giải pháp mới nhất trong năm 2012 của NHCT trong bối cảnh kinh tế suy thoái, giải pháp thu hút khách hàng tốt được ban hành theo văn bản số 6963/TGĐ-NHCT35 ngày 05 tháng 09 năm 2012. Văn bản ban hành không gọi là đảo nợ mà chỉ gọi là giải pháp thu hút khách hàng tốt nhưng bản chất của nó chính là đảo nợ vì cho vay để trả nợ ngân hàng khác. Tuy nhiên giải pháp này hiện nay áp dụng rất hạn chế do: + Rủi ro quá cao đối với chi nhánh cho vay để trả nợ NHTM khác: tiền được giải ngân trước nhưng hồ sơ tài sản đảm bảo thì có tính pháp lý sau (công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm sau) mà trách nhiệm trong cho vay thì quá lớn. 94 + Khách hàng rời bỏ NHTM hiện tại đến với NHCT phần lớn là khách hàng không tốt lắm (vì nếu là khách hàng tốt thì NH phục vụ hiện tại bằng mọi giá phải giữ lại khách hàng, còn nếu chấp nhận để khách hàng ra đi là khách hàng có vấn đề nội tại bên trong mà đánh giá bên ngoài có thể không nhận biết được). + Về phía khách hàng phải đáp ứng nhiều điều kiện, tuy nhiên điều kiện dẫn đến hạn chế thực hiện giải pháp này là: chỉ cho vay bằng dư nợ tại NH hiện tại và tài sản đảm bảo đảm phải là tài sản có tính thanh khoản cao, nhà, đất (vị trí trung tâm, dễ chuyển nhượng), ô tô (không phải là ô tô vận tải, ô tô qua sử dụng còn lại dưới 70%) của chính khách hàng/chủ DN hoặc người có quan hệ thân nhân với chủ DN. Đề xuất: + NHCT Việt Nam phải quy định cụ thể trách nhiệm từng bộ phận, trách nhiệm do sai sót khách quan phải khác so với trách nhiệm do sai sót chủ quan trong quá trình hoàn tất hồ sơ thế chấp. - Hiện tại quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay của NHCT Việt Nam chưa ban hành cụ thể theo đối tượng khách hàng, chỉ quy định chung chung dẫn đến nhiều khách hàng được kiểm tra thường xuyên còn nhiều khách hàng chưa kiểm lần nào và gây ra rủi ro không nhỏ. Đề xuất: NHCT Việt Nam xây dựng lại quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay theo đối tượng cụ thể. Giải pháp đề xuất đưa ra tại đây là có thể dựa vào hạng của khách hàng. Hiện nay NHCT VN chỉ cho vay nếu khách hàng được xếp hạng từ BB trở lên. Ngoài việc quy định kiểm tra định kỳ theo xếp hạng còn phải kết hợp với yếu tố định tính như môi trường kinh doanh, chu kỳ phát triển ngành, để tăng cường tần suất kiểm tra kiểm soát, sớm phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ và báo cáo lãnh đạo cấp trên để có hướng xử lý kịp thời. Tuy nhiên để thực hiện giải pháp này có hiệu quả NHCT Việt Nam phải hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng. Hiện nay toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (bộ chỉ tiêu, trọng số từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của hệ thống. Đối với NHCT bộ chỉ tiêu chấm điểm còn phụ thuộc nhiều vào các chi tiêu tài chính, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính của DN hiện nay là không chính xác. 95 Đề xuất: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Tỷ trọng chấm điểm nên nghiên về phía các chỉ tiêu phi tài chính như quá trình quan hệ tín dụng lịch sử lâu năm của khách hàng, đánh giá uy tín, khả năng muốn trả nợ, mức độ kinh nghiệm, năng lực quản trị, hoạt động kinh doanh, chu kỳ phát triển của ngành,..những chỉ tiêu này ngân hàng có thể đánh giá một cách khách quan mà các DN không thể che dấu được. Bên cạnh đó định kỳ hay đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng tại các chi nhánh đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa các sai sót do vô tình hay cố ý làm sai lệch thông tin. 6.2.3 Kiến nghị đối với Chính phủ 6.2.3.1 Cho phép thành lập thêm các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cụm hoặc khu vực Hiện nay chỉ mới có hai trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm tại Hà Nội và TP HCM. Thái độ làm việc của nhân viên trung tâm còn mang tâm lý “khách cần mình chứ mình không cần khách” vì hiện nay chỉ mới có 2 trung tâm hoạt động và trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm TPHCM gần như độc quyền tại các tỉnh thành phía nam. Trong khi hợp đồng thế chấp quy định chỉ có hiệu lực kể từ ngày đăng ký giao dịch bảo đảm, vì vậy đơn đăng ký gao dịch bảo đảm không được tiếp nhận và hoàn trả kết quả kịp thời thì tiến độ giải ngân của khách hàng sẽ chậm trễ, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch của khách hàng. Đề xuất: Cho phép thành lập thêm các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm tại các thành phố để đáp ứng kịp thời cho các NHTM cũng như giải quyết bài toán nhanh cho khách hàng. 6.2.3.2 Thành lập tổ chức chuyên thực hiện chấm điểm tín dụng doanh nghiệp độc lập. Hiện nay trên thế giới đã có các tổ chức chuyên thực hiện chấm điểm tín dụng doanh nghiệp nhưng ở Việt Nam chưa có nên các NHTM phần lớn tự xây dựng quy trình chấm điểm. Trong thời gian tới việc phân loại nợ sẽ được thực hiện theo hạng tín dụng của khách hàng trong khi việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng do mỗi hệ thống ngân hàng tự xây dựng. Rõ ràng việc này mang nặng tính chủ quan, không phản ánh một cách trung thực và khách quan về uy tín tín dụng của khách hàng. Kết quả xếp hạng có thể bị ảnh hưởng bởi sự nhìn nhận và tiêu chí chủ quan do mỗi ngân hàng đặt ra. 96 Đề xuất: Thành lập tổ chức chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp độc lập để đảm bảo tính khách quan hơn trong cấp tín dụng và phân loại nợ. Có thể hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần nhằm hạn chế việc chi phối của các tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng. 6.2.3.3 Tạo điều kiện để phát triển thị trường mua bán nợ xấu Đối với hoạt động mua bán nợ xấu, hệ thống có các Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản. Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ chưa có cơ chế rõ ràng và một sân chơi có hành lang pháp lý đầy đủ. Trong bối cảnh nền kinh tế được còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chuyên gia dự đoán số nợ xấu sẽ còn tăng lên đáng kể vào cuối năm 2014. Đề xuất: Trong thời điểm nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, Chính phủ nên dành sự ưu đãi và quan tâm đầu tư cho lĩnh vực mua bán nợ, đặc biệt là nguồn vốn, thủ tục pháp lý thực hiện mua bán nợ xấu của các NHTM. Nhà nước cần đưa ra các cơ chế chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, làm lành mạnh mạch máu cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. 6.2.3.4 Chính phủ cần xây dựng cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các TCTD Chính phủ cần rà soát lại các văn bản luật liên quan, các quy định hướng dẫn về hoạt động tín dụng đã ban hành để nhanh chóng sửa đổi kịp thời những bất cập còn tồn tại, tạo ra sự thống nhất các quy định trong Luật đất đai, Luật nhà ở, luật dân sự… tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh và quản lý tín dụng. Vì ở Việt Nam thường luật đi sau và rất xa với thực trạng. Hiện nay, việc xử lý nợ xấu của các NHTM gặp khá nhiều khó khăn mà trước hết là môi trường pháp lý, các văn bản hướng dẫn liên quan đến xử lý nợ còn chưa cụ thể, chồng chéo lẫn nhau. Điều này làm hạn chế hiệu quả công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng. Đề xuất: - Điều chỉnh một số quy định giúp cho ngân hàng chủ động trong xử lý TSBĐ. Hiện nay các NHTM rất thụ động trong việc xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu ngày càng gia tăng nhưng tài sản đảm bảo lại không xử lý được. Các cơ quan tòa án, thi hành án thường trì hoãn các vụ kiện, vụ án của ngân hàng, thời gian xử lý 97 tài sản kéo dài gây thất thoát tài sản cho các NHTM nhưng các ngân hàng lại không chủ động được trong xử lý tài sản đảm bảo. - Có chế tài xử phạt cơ quan tòa án, thi hành án kéo dài thời gian xét xử, thi hành án, tiến hành xem xét giảm bớt các thủ tục hành chính trong quá trình kiện tụng, đấu giá tài sản, góp phần tăng trưởng tiến độ thu hồi nợ. 6.2.4 Kiến nghị Chính quyền địa phương và các bên có liên quan - Cơ quan Thi hành án đẩy nhanh việc xử lý các vụ việc tồn đọng, nhất là cần phải kiên quyết kê biên, phát mãi tài sản đối với những trường hợp thực sự có khả năng nhưng chây lì, không thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng theo nội dung bản án đã có hiệu lực pháp luật. - Tòa án các cấp xét xử các vụ án ngân hàng khởi kiện đúng thời gian quy định nhất là các vụ án lớn nhằm giúp ngân hàng sớm có hướng xử lý nợ phù hợp. - Sở Tài chính và Cục thuế yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán thống kê; gửi cho ngân hàng danh sách những doanh nghiệp gian lận thuế hoặc có hoạt động kinh doanh không hợp pháp. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Giáo trình Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại. Cần thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Hữu Mạnh, 2013.Quản trị rủi ro Ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Lao động. 4. Nguyễn văn Tiến, 2013. Vòng quay vốn tín dụng nói gì về hiệu quả tín dụng.. [Ngày truy cập: 4 tháng 10 năm 2014]. 5. Đại học Cần Thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, 2010 Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. 6. Tổng cục thống kê, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội 2013 . [Ngày truy cập: 4 tháng 10 năm 2014]. 7. PGS, TS. Nguyễn Văn Tiến, năm 2010, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê. 8. NH TMCP Công thương Việt Nam: Quy trình nghiệp vụ cho vay; tài sản đảm bảo của NH TMCP Công Thương Việt Nam; Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 của Vietinbank Vĩnh Long; 9. Báo cáo kết quả kinh doanh 2011, 2012, 2013 và phương hướng hoạt động 2012, 2013, 2014 của Vietinbank Vĩnh Long do Phòng Tổng hợp – Tiếp thị Vietinbank Vĩnh Long cung cấp; 10. Các số báo thông tin ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2011; 2012; 2013 11. Công ty Cổ Phần đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng (BTC): Tài liệu tập huấn trưởng/phó phòng QLRR của Vietinbank do Công ty Cổ Phần đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng (BTC) soạn thảo năm 2012 99 [...]... của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long trong 3 năm 2011; 2012; 2013; Quý I, II năm 2014  Phân tích thực trạng rủi ro trong cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long và tìm ra nguyên nhân  Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long. .. của ngành ngân hàng cũng như từ những thực tế nêu trên em xin chọn đề tài: Thực trạng rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long để thực hiện nhằm làm rõ lý thuyết, bám sát thực tiễn và giúp cho hoạt động tín dụng nói chung, cho vay doanh nghiệp nói riêng của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long hạn... khoán Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Vĩnh Long (Ngân hàng Công thương Vĩnh Long) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/1988 Ban đầu Ngân hàng Công thương Vĩnh Long chỉ là chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Long Bản thân Ngân hàng Công thương Vĩnh Long không phải là một đơn vị kinh doanh độc lập mà còn phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Long Vì vậy hoạt động. .. được phần nào rủi ro 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long trong 3 năm 2011; 2012; 2013 và 2 quý đầu năm 2014, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay, giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Khái quát hoạt động cho vay. .. vào nghiên cứu về hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ năm 2011 đến quý 2 năm 2014 Số liệu do phòng khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long cung cấp 16 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm... phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia thành các loại sau: Rủi ro lựa chọn Rủi ro giao dịch Rủi ro đảm bảo Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro tín dụng Rủi ro nội tại Rủi ro danh mục Rủi ro tập trung Hình 2.1 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng - Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng Có... + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề - Rủi ro danh mục là hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 2 loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung 23 + Rủi. .. ngũ công chức tuy được đào tạo, đào tạo lại nhưng vẫn còn một bộ phận yếu về chuyên môn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, ý thức trách nhiệm đối với công việc chưa cao, chưa đáp ứng được với quá trình hội nhập 3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh. .. doanh, dịch vụ của khách hàng - Cho vay hợp vốn: Một nhóm ngân hàng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hay phương án vay vốn của doanh nghiệp Trong đó, có một ngân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng khác - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay. .. ra tỷ lệ phần trăm để so sánh Đây là phương pháp dùng để đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong ngân hàng để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp 34 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Vĩnh Long là tỉnh

Ngày đăng: 19/10/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan