ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp

87 835 2
ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ___________________________________ TRẦN HỒNG TRANG ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 08/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN HỒNG TRANG MSSV: 4114316 ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. PHAN ĐÌNH KHÔI Cần Thơ, 08/2014 LỜI CẢM TẠ Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người xung quanh. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, em đã nhận rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành gửi đến quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những tri thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian em học tập ở trường, làm cơ sở để em hoàn thành luận văn hiện tại cũng như làm nền tảng cho em áp dụng thực tiễn sau này. Đặc biệt, em chân thành cám ơn thầy Phan Đình Khôi đã cho em cơ hội được tham gia vào đề tài nghiên cứu của Thầy và được Thầy hướng dẫn và truyền đạt tận tình kiến thức và tâm huyết của mình giúp em hoàn thành bài luận văn này. Xin chân thành cám ơn các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc thu thập số liệu, xin chân thành cám ơn những người đã dành thời gian quý báu để trả lời bảng câu hỏi điều tra số liệu của đề tài. Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và công tác giảng dạy. Kính chúc các cơ quan ban ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Kính chúc các nông hộ trồng lúa có một vụ mùa bội thu. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Trần Hồng Trang i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam kết đề tài này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn hay chuyên đề cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Trần Hồng Trang ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN --------------------------------…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Giáo viên hướng dẫn Phan Đình Khôi iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN --------------------------------…………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Giáo viên phản biện iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi không gian .................................................................................... 2 1.3.3 Phạm vi thời gian ....................................................................................... 2 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................. 2 1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN .............................................................................. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 4 2.1 RỦI RO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ............................................................................................................. 4 2.1.1 Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. ............................................................. 4 2.1.2 Bảo hiểm nông nghiệp ................................................................................ 5 2.1.3 Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm cây lúa ............. 9 2.1.4 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết maketing ...................... 12 2.1.5 Các phương pháp xác định mức sẵn lòng chi trả ....................................... 14 2.1.6 Các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng chi trả ........................................... 15 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................. 16 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 18 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 19 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........ 24 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP ........................................................ 24 3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 24 3.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội ........................................................................... 26 3.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM CÂY LÚA TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP .......................................................................................... 31 3.2.1 Kết quả triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa tại tỉnh Đồng Tháp ....... 31 3.2.2 Thuận lợi và khó khăn .............................................................................. 32 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI ĐỒNG THÁP ............... 34 4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU ..................................................... 34 4.1.1 Đặc điểm của mẫu quan sát ...................................................................... 34 4.1.2 So sánh đặc điểm hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả ........... 37 4.1.3 Tỷ lệ sẵn lòng chi trả ở các mức giá .......................................................... 40 v 4.1.4 Lý do không sẵn lòng trả cho chương trình bảo hiểm cây lúa tỉnh Đồng Tháp .................................................................................................................. 41 4.2 ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ ....................................................... 42 4.2.1 Kết quả ước lượng mô hình probit ............................................................ 42 4.2.2 Kết quả ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình ........................................ 48 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 50 5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 50 5.2 GIẢI PHÁP ................................................................................................. 51 5.2.1 Đối với hộ tham gia bảo hiểm ................................................................... 51 5.2.2 Đối với công ty bảo hiểm ......................................................................... 51 5.3 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 51 5.3.1 Đối với cơ quan nhà nước......................................................................... 51 5.3.2 Đối với công ty bảo hiểm ......................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 52 TIẾNG VIỆT .............................................................................................................. 53 TIẾNG ANH .............................................................................................................. 54 CÁC TRANG WEB .................................................................................................... 55 PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ MÔ HÌNH PROBIT VÀ WTP .............................................. 56 MÔ HÌNH 1 ................................................................................................................ 56 MÔ HÌNH 2 ................................................................................................................ 59 PHỤ LỤC 2 BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ ........................................................ 562 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................ 70 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Vị trí địa lý tỉnh Đồng Tháp ................................................................ 24 Hình 4.1 Tỷ lệ sẵn lòng chi trả ở các mức giá .................................................... 41 vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình hồi quy. ............ 21 Bảng 3.1 Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa tại tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định 315/QĐ-TTg giai đoạn 2011-2013. ................................................. 31 Bảng 4.1 Đặc điểm của hộ trồng lúa .................................................................. 34 Bảng 4.2 Diện tích sản xuất giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả...................................................................................................................... 37 Bảng 4.3 Trình độ của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. ............................................................................................................... 37 Bảng 4.4 Tỷ lệ thành viên tham gia chương trình “ Cánh đồng mẫu lớn” giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. ............................................... 37 Bảng 4.5 Tỷ lệ ruộng lúa có đê bao giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả ........................................................................................................ 38 Bảng 4.6 Tuổi của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng .......... 38 Bảng 4.7 Tỷ lệ tiết kiệm giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. . 39 Bảng 4.8 Tỷ lệ hộ đã từng tham gia bảo hiểm nông nghiệp giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. .................................................................. 39 Bảng 4.9 Tỷ lệ giới tính của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. ....................................................................................................... 40 Bảng 4.10 Tỷ lệ việc làm trên địa phương giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. ................................................................................................. 40 Bảng 4.11 Lý do không tham gia bảo hiểm cây lúa của đáp viên ....................... 41 Bảng 4.12 Kết quả ước lượng mô hình probit .................................................... 43 Bảng 4.13 Kết quả ước lượng hai mô hình probit .............................................. 46 Bảng 4.14 Kết quả ước lượng giá trị WTP trung bình ........................................ 48 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. UBNN : Ủy ban nhân dân. Đvt : Đơn vị tính. Tiếng Anh GMO : Những sinh vật bị biến đổi gen. FCIP : Chương trình bảo hiểm cây trồng Liên bang. APH : Năng suất lịch sử sản xuất thực tế. SRA : Các thỏa thuận tái bảo hiểm tiêu chuẩn. CAN : Chương trình "quản lý rủi ro kinh doanh". ENESA : Cơ quan Bảo hiểm nông nghiệp quốc gia. BASIX : Một tổ chức tài chính vi mô trong Andhra Pradesh. CVM : Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. WTP : Mức sẵn lòng trả. ix x Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 70% dân số sống bằng nghề nông. Có thể khẳng định nghề nông có ảnh hưởng to lớn tới đời sống dân sinh xã hội Việt Nam và đặc biệt là nghề trồng lúa. Trồng lúa là nghề có thu nhập thấp nhưng lại phải đối mặt với rủi ro dịch bệnh lớn, nguy cơ thua lỗ sau một vụ mùa là không nhỏ, gây cản trở trực tiếp tới phát triển kinh tế, làm gia tăng đói nghèo. Nên việc xem xét giữa lợi ích và chi phí trong sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, đối với người nghèo buộc phải đưa ra quyết định sản xuất để tối thiểu hoá rủi ro để bảo vệ thành quả của họ, chứ không thể tối đa hóa lợi nhuận và do đó họ phải bỏ qua các hoạt động có lợi nhiều hơn, có thể giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Một chương trình bảo hiểm hiệu quả và kịp thời có thể cho phép mọi người tham gia vào hoạt động có lợi nhuận cao hơn mà không cần quan tâm đến rủi ro. Thúc đẩy phát triển thông qua cải thiện thị trường tài chính là rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Do đó vấn đề bảo hiểm cho cây lúa ngày càng cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp đối với ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng, đối với nền kinh tế nói chung, tháng 03/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg, với việc hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho nông dân nghèo, hỗ trợ 90% cho nông dân cận nghèo và hỗ trợ 60% cho nông dân không thuộc diện nghèo, cận nghèo giúp cho người nông dân dễ dàng tiếp cận hơn với chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Việc thực hiện thí điểm chương trình bảo hiểm cây lúa tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tỉnh, An Giang, Đồng Tháp là một trong các chương trình trọng điểm tại Việt Nam. Đây xem như là một công cụ tài chính để giảm thiểu thiệt hại và có thể tái sản xuất với người nông dân. Đồng Tháp được chọn tham gia thí điểm chương trình bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa tại hai huyện có diện tích canh tác lớn là Châu Thành và Tân Hồng. Tuy nhiên trong thời gian qua dịch bệnh hoành hành đã ảnh hưởng tới mức thu nhập của các hộ nông dân tỉnh Đồng Tháp qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến mức chi trả cho bảo hiểm cây lúa. Ngoài ra, cây giống kém chất lượng, người nông dân thiếu kỹ thuật, xuất hiện thêm đối tượng gây hại trên cây lúa (bệnh lem lép hạt, chuột,...) cũng làm cho người nông dân điêu đứng. Cho nên, người nông dân cần chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại bằng cách kết hợp với các công ty bảo hiểm và với sự hỗ trợ của Chính phủ. Để đạt được điều trên cần phải tìm hiểu thái độ, nguyện vọng, nhu cầu của người nông dân, cụ thể là xác định mức sẵn lòng của họ trong việc tham gia bảo hiểm và đặc biệt là mức phí của bảo hiểm. Nhận thấy đó là một bước quan trọng trong việc phát triển chương trình bảo hiểm trong tương lai, vì thế đề tài “Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm trên cây lúa của hộ nông dân tại Đồng Tháp” là vấn đề cấp thiết cần tìm hiểu và từ đó đề xuất giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của loại hình bảo hiểm quan trọng này. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa của hộ trồng lúa, từ đó đề xuất mức phí tham gia phù hợp cho loại hình bảo hiểm này. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng bảo hiểm cây lúa tại Đồng Tháp. - Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp cho bảo hiểm nông nghiệp cây lúa. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa của hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp. 1.3.2 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại hai huyện Tân Hồng và Châu Thành tỉnh Đồng Tháp. 1.3.3 Phạm vi thời gian Thông tin thứ cấp để phân tích nhưng vấn đề có liên quan trong đề tài được tổng hợp trong ba năm 2011, 2012, 2013. 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa ở tỉnh Đồng Tháp như thế nào? Câu hỏi 2: Mức phí nào mà người nông dân sẵn sàng chi trả cho bảo hiểm cây lúa là phù hợp nhất đối với cả người nông dân và công ty bảo hiểm? 1.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Số liệu gồm có số liệu thứ cấp được lấy từ sách báo hay các báo cáo của những năm trước, số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn của các nông hộ tỉnh Đồng Tháp năm 2014. Đối với số liệu sơ cấp được xử lý và phân tích bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM) để ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Bài viết gồm có 5 chương. Chương 1 giới thiệu khái quát về tầm quan trọng, sự cần thiết và nêu lên các mục tiêu cần nghiên cứu của đề tài. Chương 2 của đề tài này là cơ sở lý thuyết đề cập đến rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa, đồng thời nêu lên một số phương pháp xác định mức sẵn lòng và các bài tham khảo liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp. Chương 3 giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu và thực trạng thí 2 điểm chương trình bảo hiểm nông nghiệp tại địa phương. Chương 4 trình bày kết quả phân tích đạt được và đưa ra các nguyên nhân theo kết quả thu thập được. Chương 5 kết luận và đề xuất giải pháp để phục vụ cho chương trình bảo hiểm nông nghiệp. 3 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 RỦI RO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 2.1.1 Rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng, cung cấp lương thực và thực phẩm cho con người; là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người dân. Sản xuất nông nghiệp thường được tiến hành ngoài trời trên một phạm vi rộng lớn vì thế nó chịu ảnh hưởng mạnh từ điều kiện tự nhiên. Mặc dù trình độ kỹ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại, con người ngày càng khống chế được các ảnh hưởng xấu của hiện tượng tự nhiên. Nhưng hàng năm, điều kiện tự nhiên vẫn luôn đe dọa và gây tổn thất lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Cho nên chúng không chỉ chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên mà còn chịu tác động của các quy luật sinh học. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người nông dân luôn phải đối mặt với rất nhiều các loại rủi ro khác nhau với cơ chế ảnh hưởng rất đa dạng và phức tạp, hậu quả của chúng rất khó lường. Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường (2005, trang 7-9) phân loại các loại rủi ro thành các nguồn khác nhau như: Rủi ro từ tự nhiên: gió bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, hạn hán và gió lào thường diễn ra cục bộ; sâu bệnh và dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Rủi ro về kinh tế: sự biến động của giá đầu ra và giá đầu vào là rủi ro thị trường quan trọng trong nông nghiệp. Giá các mặt hàng nông nghiệp không ổn định. Biến động giá đầu ra bắt nguồn từ ảnh hưởng của thị trường trong và ngoài nước. Thị trường nông nghiệp chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi điều kiện cung cầu trong nước, trong khi nhiều thị trường hội nhập quốc tế đã tác động mạnh thúc đẩy sản xuất. Trong đó sản lượng nông nghiệp tăng (giảm) trong sản xuất hàng năm làm cho giá đầu ra xu hướng giảm (tăng). Trong thị trường hội nhập, giảm giá thường trái với luật quy định, và do đó giá sốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân. Rủi ro về tài chính: bị ảnh hưởng do chu kỳ sản xuất nông nghiệp thời gian quá dài và những người nông dân dự đoán vốn của họ chỉ thu hồi lại khi họ bán nông sản của mình. Điều này dẫn đến vấn đề trả lãi chậm cho các khoản vay và phải trả khoản lãi cao. Rủi ro từ pháp luật: xuất phát từ sự thay đổi chính sách nông nghiệp của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động của người nông dân tạo thành rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Thay đổi các quy định có thể có tác động tích cực đến các hoạt động nông nghiệp. Điều này đúng trong việc xuất nhập khẩu và các chương trình hỗ trợ người nông dân sản xuất, nhưng cũng có những quy định ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất và làm tăng chi phí các hộ gia đình. 4 Rủi ro về môi trường: chúng ta cần quan tâm về tác động của nông nghiệp đối với môi trường, bao gồm cả những sinh vật bị biến đổi gen (GMO). Vì nó có thể làm giảm năng suất, đất bị ô nhiễm không thể tái sản xuất được và nhiều ảnh hưởng bất lợi khác đối với sản xuất nông nghiệp. Những rủi ro trên cho thấy, tính ổn định trong sản xuất nông nghiệp là rất thấp, nó phụ thuộc rất lớn vào vấn đề thời tiết, vị trí địa lí, đặc điểm về địa hình. Do đó, để chủ động đối phó và có quỹ dự trữ, dự phòng bồi thường kịp thời những tổn thất do các rủi ro gây ra, biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất là tiến hành bảo hiểm nông nghiệp. 2.1.2 Bảo hiểm nông nghiệp 2.1.2.1 Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở các nước trên thế giới và Việt Nam Theo Ngân hàng Thế giới, Quản trị rủi ro nông nghiệp (2005, trang 2, 1114) đã đề cập thực trạng bảo hiểm nông nghiệp ở các nước như sau: Tại Hoa Kỳ, các sản phẩm bảo hiểm về năng suất và doanh thu được cung cấp thông qua các chương trình bảo hiểm cây trồng liên bang (FCIP). Chính sách hiện tại bảo hiểm cho hơn một trăm sản phẩm nhưng trong 2004 chỉ có bốn loại ngô, đậu tương, lúa mì và bông chiếm khoảng 79% của 4 tỷ USD trong tổng số phí bảo hiểm. Khoảng 73% tổng số phí bảo hiểm cho bảo hiểm doanh thu và 25% là bảo hiểm năng suất. Hầu hết các chính sách bảo hiểm FCIP tính trên quy mô một trang trại. Bảo hiểm năng suất dựa trên năng suất trung bình thực tế (APH) được tính trong khoảng từ 4 đến 15 năm. Chính phủ liên bang cung cấp cho nông dân bảo hiểm năng suất và miễn phí lần đầu tham gia. Ngoài ra, nông dân có thể mua thêm bảo hiểm thiệt hại vượt mức hay được gọi là bảo hiểm bổ sung, có thể là bảo hiểm năng suất hoặc bảo hiểm doanh thu. Bảo hiểm doanh thu cũng dựa trên năng suất APH và giá thị trường. Tại đây, bảo hiểm tính theo quy mô khu vực ít tốn kém hơn bảo hiểm trên quy mô trang trại. Vì thế, trong năm 2004, bảo hiểm năng suất và doanh thu khu vực chiếm 7,4% tổng diện tích tham gia bảo hiểm nhưng ít hơn 3% của tổng số phí bảo hiểm. Chính phủ liên bang cũng cung cấp một cơ chế tái bảo hiểm theo tiêu chuẩn SRA, cho phép các công ty bảo hiểm xác định trong hợp đồng điều khoản nào mà họ chịu trách nhiệm và điều khoản nào họ sẽ chuyển giao cho Chính phủ. Chính sách này đem lại lợi ích cho công ty bảo hiểm. Đây được xem là cần thiết vì sẽ kích thích các công ty tham gia và bán bảo hiểm. Tính trung bình, Chính phủ liên bang trả khoảng 70% tổng chi phí cho FCIP. Nông dân chi trả tiền chỉ có khoảng 30 phần trăm của tổng chi phí. Nhưng phần hỗ trợ khác nhau cho mỗi hộ nông dân tùy theo mức bảo hiểm, Mỹ đã liên tục thông qua luật tăng mức hỗ trợ cho nông dân đối với bảo hiểm năng suất và doanh thu sản phẩm. Tỷ lệ hỗ trợ là một trong những thành phần ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tổng phí bảo hiểm. Tại Canada năm 2003, Canada sửa đổi chương trình quản lý rủi ro nông nghiệp. Chương trình cung cấp bảo hiểm năng suất dành cho các hộ nông dân thường xuyên gặp rủi ro trong nông nghiệp hoặc sản phẩm bị sụt giảm năng suất tương tự như ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một sự khác biệt lớn là chương trình 5 của Canada ở quy mô khu vực, liên kết hoàn toàn với Chính phủ liên bang và cấp tỉnh, mặc dù người cuối cùng chịu trách nhiệm về việc cung cấp bảo hiểm là địa phương. Điều này làm cho một số tỉnh, mất nhiều thời gian để đáp ứng các yêu cầu phù hợp với địa phương của họ và cung cấp các sản phẩm bổ sung. Kế hoạch bảo hiểm năng suất được cung cấp cho hơn một trăm loại cây trồng khác nhau, và trên cả vật nuôi. Kế hoạch bảo hiểm cây trồng có sẵn dựa trên sản lượng cá nhân (hoặc giá trị sản xuất trong trường hợp một vài mặt hàng) hoặc dựa vào sản lượng khu vực. Không giống như các chương trình của Hoa Kỳ, các nhà sản xuất Canada không tách riêng các gói bảo hiểm mà phải bảo hiểm tất cả bằng 1 gói cho một loại cây trồng nhất định. Điều này có nghĩa là sản lượng thấp trên một gói có thể được bù đắp bằng gói sản lượng cao khi xác định có thiệt hại trong sản xuất không. Bảo hiểm có thể được mua khi có sự giảm chất lượng, diện tích sản xuất chịu rủi ro. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ cố định ở mức 60% tổng phí bảo hiểm cho hợp đồng thiệt hại thiên tai và 20% dành cho hộ có sản lượng giảm năm 2006. Nếu tính cả chi phí hành chính thì Chính phủ hỗ trợ đến 66%. Kết quả này tương tự tại Hoa Kỳ. Tổng mức đầu tư của chính quyền liên bang và các tỉnh cho chương trình "quản lý rủi ro kinh doanh" là CAN với 1,8 tỷ $ mỗi năm. Trong năm 2004, CAN khoảng 600 triệu $ được cung cấp bởi chính phủ như trợ cấp phí bảo hiểm. Ở Tây Ban Nha, hệ thống bảo hiểm nông nghiệp Tây Ban Nha được xây dựng trên mối quan hệ đối tác nhà nước và tư nhân. Về phía nhà nước là các cơ quan Bảo hiểm nông nghiệp quốc gia (ENESA) phối hợp hệ thống và quản lý các nguồn lực hỗ trợ cho bảo hiểm và cơ quan bồi thường bảo hiểm, cùng với tái bảo hiểm tư nhân, cung cấp tái bảo hiểm cho thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Chính quyền địa phương có liên quan đến chỉ được tăng thêm phí bảo hiểm trợ cấp ở mức độ cho phép được cung cấp ở cấp quốc gia. Về phía tư nhân, hợp đồng bảo hiểm được bán bởi Agroseguro, một quỹ vốn của các công ty đồng bảo hiểm, tập hợp tất cả các công ty bảo hiểm hoạt động trong nông nghiệp. Nông dân, công ty bảo hiểm, và đại diện các tổ chức là tất cả thành phần của một uỷ ban tổ chức chung điều hành bởi ENESA. ENESA có chức năng quản lý hội đồng quản trị của hệ thống bảo hiểm nông nghiệp Tây Ban Nha. Tương tự như chương trình tại Hoa Kỳ và Canada, chương trình kết hợp của Tây Ban Nha cung cấp chính sách bảo hiểm ẩn chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên so với Hoa Kỳ và Canada, các hiệp hội nông dân có nhiều tích cực hơn trong việc tham gia thực hiện và phát triển bảo hiểm nông nghiệp. Mặc dù Chính phủ có dự trữ để bù lỗ các tổn thất lớn, nhưng cuối cùng kho bạc cũng phải chi thêm để đủ kinh phí bồi thường. Tổng phí bảo hiểm đạt khoảng 550 triệu US$ (490 triệu USD) vào năm 2003, trong đó khoảng 225 triệu US$ (200 triệu USD) đã được cung cấp bởi Chính phủ (Burgaz 2004). Sau những thiệt hại nặng nề làm cho Chính phủ nản lòng trong việc hỗ trợ cho những tổn thất đặc biệt cho các nhà sản xuất Tây Ban Nha không đủ điều kiện được bồi thường cho những rủi ro thiên tai mà bảo hiểm cung cấp. Đối với những rủi ro không được bảo hiểm, sẽ sử dụng các khoản thanh toán đặc biệt cho thiên tai, nhưng chỉ khi các nhà sản xuất đã mua bảo hiểm nông nghiệp bao gồm những rủi ro này. 6 Tại Ấn Độ, những nông dân tham gia bảo hiểm thời tiết nói khi họ tham gia bảo hiểm nếu họ có một vụ mùa tốt họ không quan tâm sẽ thu lại phí bảo hiểm còn khi họ bị mất mùa thì họ sẽ nhận được một khoản tiền bảo hiểm. Khoản bồi thường này sẽ giúp họ tái đầu tư sản xuất và ít nhất họ có thêm đủ tiền để cho con cái của họ đi học và giữ lại tài sản trong nhà. Nhiều nông dân ở Ấn Độ thích tham gia bảo hiểm thời tiết mà không quan tâm đến mức phí. Ngay cả những nông dân có thể mua những loại bảo hiểm cây trồng khác mà được Chính phủ hỗ trợ cũng chọn mua bảo hiểm thời tiết theo giá thị trường. Họ nói rằng họ thích bảo hiểm chỉ số thời tiết vì họ có thể tự kiểm tra trạm đo khí tượng và họ được bồi thường kịp thời. Thật vậy, với bảo hiểm chỉ số lượng mưa, một loại bảo hiểm mới được bồi thường nhanh chóng, sẽ thuận lợi hơn so với bảo hiểm cây trồng khác, chỉ có thể chi trả tiền bồi thường sau 18 tháng. Kinh nghiệm của Ấn Độ rõ ràng cho thấy người nông dân đã nhận thấy được lợi ích của bảo hiểm thời tiết. BASIX (một tổ chức tài chính vi mô trong Andhra Pradesh) ước tính rằng 427 nông dân mua bảo hiểm thời tiết năm 2003 có các trang trại quy mô nhỏ-vừa từ hai đến mười mẫu Anh, có thu nhập hàng năm trung bình từ 15.000 đến 30.000 Rupees, hoặc 1 USD và 2 USD mỗi ngày. Nhưng những nông dân này hiện nay đã trở thành khách hàng thường xuyên của loại bảo hiểm này. Với chương trình thí điểm năm 2004 là năm thứ ba, BASIX đã lồng ghép các sản phẩm bảo hiểm thời tiết và hệ thống giao hàng tự động với hy vọng sẽ có 8.000 khách hàng cho mùa vụ 2005 sắp tới và đến thời điểm này số lượng công ty bán loại hình bảo hiểm này ngày càng đông. Ở Việt Nam, bảo hiểm nông nghiệp là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống nằm trong số 550 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm thế giới. Nó không phải là nghiệp vụ kinh doanh thông thường mà mang tính xã hội rất cao, nhu cầu về bảo hiểm nông nghiệp rất lớn, đặc biệt là ở các nước mà nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường bảo hiểm thế giới. Trên góc độ kinh tế xã hội, việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam có tác dụng rất lớn trong việc ổn định giá cả trên thị trường tự do, đặc biệt là giá cả của các mặt hàng thiết yếu như lương thực và thực phẩm, đảm bảo an sinh xã hội. Ngay từ đầu những năm 1980, công ty Bảo Việt đã thí điểm nhận bảo hiểm cây lúa ở hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh tỉnh Nam Định. Đến năm 1997, Bảo Việt tiếp tục mở rộng tại 16 tỉnh đối với cây lúa. Sau 15 năm triển khai bảo hiểm nông nghiệp (từ năm 1983 – 1998), Bảo Việt đa mở rộng dịch vụ tới 26 tỉnh, nhận bảo hiểm cho 200.000 ha lúa. Song đến năm 1999, Bảo Việt phải bỏ cuộc vì không có lãi (thu phí được 13 tỷ đồng nhưng phải bồi thường 14,4 tỷ đồng). Từ đó đến nay, Bảo Việt vẫn tiếp tục duy trì bảo hiểm nông nghiệp và xúc tiến bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cho một số cây công nghiệp khác. Nhưng dịch vụ được cung cấp chỉ được triển khai với hiệu quả thấp, quy mô dè dặt như một cách giữ thị trường mà thôi. Một công ty 100% vốn nước ngoài từng rất thành công ở Pháp (Công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama) là công ty thứ hai nhảy vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp vào năm 2001. Sau gần 5 năm triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Groupama ký được gần 2000 hợp đồng bảo 7 hiểm chăn nuôi heo, bò,... cho nông dân. Tuy vậy, Groupama cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, gói bảo hiểm chính mà Groupama cung cấp là dịch vụ bảo hiểm An Hạnh Phúc bảo hiểm đa rủi ro cho sản xuất nông nghiệp Ngoài ra có thêm công ty Bảo Minh (bảo hiểm cà phê) và ABJC (bảo hiểm bò sữa tại Nghệ An) bắt đầu từ năm 2010. Vấn đề khó nhất của bảo hiểm nông nghiệp là quản lý rủi ro, người nông dân thường sản xuất nông nghiệp không theo một quy trình khoa học nào cả, kiến thức kỹ thuật còn kém; mặt khác, chi phí cho việc bán bảo hiểm lớn, việc kiểm tra, giám định tổn thất và bồi thường gặp khó khăn nên phí bảo hiểm rất cao mà với mức sống của nông dân Việt Nam hiện nay khó mà kham nổi. Bảo hiểm nông nghiệp chơi vơi ở giữa, nếu tăng mức phí bảo hiểm thì nông dân không tham gia, giảm mức phí thì doanh nghiệp bị lỗ nên tìm cách tránh né. Như vậy, trong quá trình triển khai các công ty bảo hiểm phải tính đến tất cả những đặc điểm của ngành này. Có như vậy mới giúp cho công ty triển khai bảo hiểm được đúng định hướng, tính phí bảo hiểm chính xác, dễ dàng định giá, kiểm soát, quản lí được rủi ro và tránh nguy cơ thua lỗ. Đồng thời đòi hỏi công ty bảo hiểm phải luôn chú ý và quản lí tốt nguồn dự trữ dự phòng. 2.1.2.2 Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp Nguyễn Văn Định (2005) chỉ ra rằng bảo hiểm nông nghiệp đóng vai trò khắc phục các rủi ro, tổn thất trong nông nghiệp; góp phần mở rộng tín dụng nông nghiệp; thúc đẩy quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất; góp phần giảm bớt gánh nặng chi tiêu của Ngân sách Nhà nước; bổ sung hiệu quả cho những hạn chế của các biện pháp xử lí rủi ro truyền thống thường gặp phải. a) Khắc phục các rủi ro, tổn thất trong nông nghiệp. Bảo hiểm góp phần khắc phục các rủi ro, tổn thất trong nông nghiệp, qua đó giúp nông dân sớm khắc phục sản xuất và ổn định đời sống. Như đã phân tích, các rủi ro trong nông nghiệp rất đa dạng, phức tạp và khi xảy ra thường để lại hậu quả khá nặng nề cho sản xuất và đời sống. Với việc tham gia bảo hiểm, các rủi ro về tài chính đã được nông dân chuyển giao lại cho doanh nghiệp bảo hiểm. Khi đó doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm quản lí và sử dụng quỹ sao cho có hiệu quả, đảm bảo việc thực hiện bồi thường khi có rủi ro xảy ra. b) Góp phần mở rộng tín dụng nông nghiệp. Để có được vay vốn sản xuất, các ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp, điều này sẽ khiến nhiều hộ không thể vay được tiền. Bằng việc tham gia bảo hiểm, các ngân hàng có thể yên tâm cho nông dân vay vì khi đó họ có khả năng trả nợ, hợp đồng bảo hiểm chính là tài sản thế chấp hiệu quả, đảm bảo cho nông dân trả được tiền vay cả khi họ mất mùa. Chính vì thế, tín dụng nông nghiệp có cơ hội thuận lợi để phát triển, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc, vật tư cần thiết phục vụ sản xuất. 8 c) Thúc đẩy quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Khi đã tham gia bảo hiểm, nông dân hoàn toàn yên tâm vào tuyền đài vốn và phương tiện khoa học kỹ thuật họ đầu tư vào sản xuất sẽ không bị mất trắng ngay cả trong trường hợp xảy ra ra thiên tai, dịch bệnh bất ngờ. d) Góp phần giảm bớt gánh nặng chi tiêu của Ngân sách Nhà nước. Với việc sản xuất nông nghiệp được bảo hiểm, nguồn thu từ thuế nông nghiệp sẽ ổn định hơn, đồng thời khoản kinh phí dùng để cứu trợ cấp đồng bào các vùng bị thiên tai và tai nạn bất ngờ có điều kiện giảm lại. e) Bảo hiểm là sự bổ sung hiệu quả cho những hạn chế của các biện pháp xử lí rủi ro truyền thống thường gặp phải. Bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ có hiệu quả cho những rủi ro trực tiếp, bảo hiểm là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh vượt ra khỏi phạm vi của các biện pháp can thiệp vè mặt kỹ thuật; người tham gia bảo hiểm cần đóng một khoản phí nhỏ thay vì việc tự tích lũy một khoản dự trữ tài chính lớn của biện pháp tự bảo hiểm; bảo hiểm là một phương cách chủ động đối phó với các rủi ro có thể xảy ra ở mức bảo đảm có thể giúp người được bảo hiểm khôi phục lại hoạt động sản xuất của mình như trước khi xảy ra rủi ro. 2.1.3 Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm cây lúa 2.1.3.1 Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 20112013 Theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2011 và Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013, Nhà nước sẽ hỗ trợ phí bảo hiểm cho người nông dân khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ chi phí quản lý và tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, đây là điều mà Việt Nam chưa từng thực hiện trước đó, sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện cả ở cấp Trung ương và cấp địa phương. Cụ thể: Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 90% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp; còn đối với các tổ chức sản xuất nông nghiệp khi tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 20%. Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ 100% đối với các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương; hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương tự đảm bảo 50% còn lại; đối với các tỉnh, thành phố còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo toàn bộ. Việc hỗ trợ phí bảo hiểm được thực hiện thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, khi doanh nghiệp bảo hiểm cấp đơn và thu phí theo hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, với việc hỗ trợ kinh phí cho người nông dân khi tham gia bảo hiểm, hỗ trợ chi phí quản lý và tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, 9 Chính phủ mong muốn sẽ đẩy mạnh phát triển bảo hiểm nông nghiệp, thu hút người nông dân tham gia bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho người nông dân chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần ổn định và phát triển ngành sản xuất nông nghiệp nước nhà nói riêng, an sinh xã hội cho nông thôn Việt Nam nói chung. Theo Quyết định 315, việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được triển khai tại 21 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Gồm có các tỉnh, thành phố sau: bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội; bảo hiểm đối với thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. Các loại rủi ro được bảo hiểm trong quy định cụ thể là thiên tai như bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá và các loại rủi ro thiên tai khác (đối với cây lúa); dịch bệnh như dịch cúm, dịch tai xanh, bệnh lỡ mồm, long móng, bệnh thủy sản, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá và các loại dịch bệnh khác (đối với vật nuôi và thuỷ sản). Và các hộ nông dân nhận được bồi thường bảo hiểm khi bị thiệt hại do các loại rủi ro gây ra theo quy định hiện hành hoặc bồi thường dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có liên quan với thiệt hại. Mỗi tỉnh, thành phố có thể triển khai thí điểm toàn bộ địa bàn hoặc trên một số huyện, xã tiêu biểu theo nguyên tắc lựa chọn sau: các địa phương sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, mang tính đại diện trên địa bàn tỉnh, thành phố; đảm bảo cân đối giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm giai đoạn thực hiện thí điểm; đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít; phù hợp với chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước. 2.1.3.2 Bảo hiểm cây lúa Theo Quyết định số 2114/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 24 tháng 08 năm 2012, ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm vụ bảo hiểm nông nghiệp. Chủ hợp đồng bảo hiểm: là người được bảo hiểm và/hoặc là đại diện cho người được bảo hiểm ủy quyền được sự chấp nhận của Ủy ban nhân dân xã. Đại diện cho người được bảo hiểm có thể là cán bộ chính quyền xã, người đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong xã. Người được bảo hiểm: là các hộ nông dân/tổ chức trồng lúa tại địa bàn xã đã đăng ký tham gia bảo hiểm và có quyền lợi hợp pháp đối với cây lúa trên diện tích lúa được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm: là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. 10 Đơn vị được bảo hiểm: là các xã thuộc tỉnh thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2011. Đối tượng bảo hiểm: là bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất. Năng suất được bảo hiểm được tính bằng 90% năng suất bình quân của 3 vụ tương ứng trong 3 năm trước đó tại xã được bảo hiểm theo niên giám thống kê của Xã (năng suất bình quân xã) (tạ/ ha). Bồi thường bảo hiểm chỉ được chi trả trong trường hợp năng suất thực tế thấp hơn năng suất được bảo hiểm tại xã được bảo hiểm; đơn vị tính là tạ/ ha. Rủi ro bảo hiểm: mức sụt giảm năng suất lúa do thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần, giông, lốc xoáy theo công bố thiên tai của cơ quan chức năng có thẩm quyền), bệnh, dịch bệnh (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá; dịch rầy nâu, sâu đục thân và các loại dịch bệnh trên được công bố dịch bệnh hoặc xác nhận dịch bệnh của cơ quan chức năng có thẩm quyền); cấy/sạ lại (từ 20% diện tích trở lên) được hỗ trợ chi phí (đến 5% số tiền bảo hiểm giúp cho người được bảo hiểm gieo cấy/sạ lại). Loại trừ bảo hiểm: tất cả rủi ro không được nêu tại mục rủi ro bảo hiểm; rủi ro chiến tranh, hạt nhân, phóng xạ và khủng bố; người được bảo hiểm cố ý gây thiệt hại; bất cứ sự sụt giảm năng suất nào do không chuyên cần, dù cố ý hay không cố ý, không tuân thủ các tập quán, kỹ thuật/quy trình và các khuyến cáo trong việc canh tác lúa theo quy định của cơ quan chức năng có thẩm quyền; rủi ro liên hệ quan đến bảo quản sau thu hoạch định (lúa bị nảy mầm, cháy, ngập nước, mất cắp, bẩn,...); rủi ro về chất lượng lúa như rủi ro liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng, mốc, mất hương vị. Thời hạn bảo hiểm: thường là 1 năm và được tái bảo hiểm theo thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm, chủ hợp đồng và người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm được cung cấp theo từng vụ và có hiệu lực khi người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu từ khi cấy/sạ lại và chấm dứt sau ngày thu hoạch. Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm: là giá trị bằng tiền được bảo hiểm theo từng vụ. STBH = DTLĐBH x NSBQ x ĐGL (2.1) STBH : số tiền bảo hiểm. DTLĐBH : diện tích lúa được bảo hiểm. NSBQ : năng suất bình quân. ĐGL : đơn giá lúa theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh để tính phí bảo hiểm và xác định số tiền bồi thường cùng thống nhất một đơn giá. Phí bảo hiểm: được tính theo từng vụ. Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm Bồi thường bảo hiểm: (2.2) Nguyên tắc xác định bồi thường: Mức sụt giảm năng suất của xã; Diện 11 tích lúa được bảo hiểm; năng suất toàn xã do chi cục thống kê công bố; UBND xã có trách nhiệm vụ xác nhận tổng số diện tích tham gia bảo hiểm và tổng số số tiền bồi thường cho toàn xã; công ty bảo hiểm trả tiền bồi thường cho đại diện chủ hợp đồng (xã), đại diện chủ hợp đồng chuyển trả bồi thường cho từng hộ; diện tích gieo trồng lại (trên 20% diện tích lúa toàn xã) được xác định bởi chuyên gia nông nghiệp do công ty bảo hiểm chỉ định. Xác định số tiền bồi thường: Số tiền bồi thường = Mức sụt giảm năng suất x Đơn giá lúa x Diện tích lúa được bảo hiểm (2.3) Phương thức chi trả bồi thường: công ty bảo hiểm sẽ chi bồi thường trực tiếp tới chủ hợp đồng và chủ hợp đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thanh toán số tiền bồi thường tới từng hộ nông dân được bảo hiểm theo diện tích trồng lúa thực tế. Thời hạn yêu cầu bồi thường là 1 năm kể từ ngày xảy ra rủi ro được bảo hiểm. 2.1.4 Khái niệm về mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết maketing 2.1.4.1 Định giá sản phẩm Nagle và Holden (2002) và Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), cho rằng định giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong marketing hỗn hợp. Nó là yếu tố duy nhất sản sinh ra thu nhập. Giá một sản phẩm (là hàng hóa hay dịch vụ) được đưa ra tương tác mạnh mẽ với hầu hết các yếu tố khác của marketing hỗn hợp như: quảng cáo, khuyến mãi và phân phối…Kotler và Armstrong (2001) định nghĩa giá là “lượng tiền phải trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc tổng giá trị mà người tiêu dùng đánh đổi để có hoặc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ”. Monroe (2003) định nghĩa giá một sản phẩm (là hàng hóa hay dịch vụ) là: (2.4) P : giá. M : lượng tiền hoặc hàng hóa/ dịch vụ mà người bán nhận được. G : lượng hàng hóa/ dịch vụ mà người mua nhận được. Có hai phương pháp định giá sản phẩm là định giá sản phẩm dựa vào chi phí và định giá sản phẩm dựa vào giá trị người tiêu dùng nhận được. Định giá sản phẩm dựa vào chi phí Sản phẩm  Chi phí  Giá  Giá trị nhận được  Khách hàng Định giá sản phẩm dựa vào giá trị nhận được Khách hàng  Giá trị nhận được  Giá  Chi phí  Sản phẩm Theo phương pháp định giá sản phẩm dựa vào chi phí (cost basedpricing), giá bán được đưa ra dựa vào các chi phí liên quan đến việc sản xuất 12 và tiêu thụ sản phẩm. Chí phí là yếu tố quyết định giá bán. Ngược lại, nhiều công ty định giá sản phẩm của họ dựa vào giá trị nhận được (value basedpricing). Giá bán được xây dựng trước khi tính đến các chi phí liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty ước tính giá trị nhận được của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa/ dịch vụ của công ty là giá bán. Căn cứ vào giá trị mục tiêu và giá bán mục tiêu, các quyết định về thiết kế sản phẩm và chi phí được đưa ra (Kotler và Armstrong, 2001, dẫn theo Breidert , 2005). Việc định giá sản phẩm dựa và giá trị nhận được khó khăn hơn dựa vào chi phí nhưng tiềm năng lợi nhuận của chiến lược giá dựa vào giá trị nhận được lớn hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp định giá nào khác (Monroe, 2003, dẫn theo Breidert, 2005). Tuy nhiên, việc nhận định giá trị nhận được của khách hàng sai gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của sản phẩm. Nếu công ty nhận định giá trị khách hàng nhận được nhiều dẫn đến định giá sản phẩm quá cao, sản phẩm sẽ không tiêu thụ được, doanh thu bị ảnh hưởng. Ngược lại, nhận định giá trị nhận được thấp dẫn đến giá bán thấp, doanh thu cũng bị ảnh hưởng. 2.1.4.2 Giá tối đa Nagle và Holden (2002), Monroe (2003), dẫn theo Breidert (2005), định nghĩa giá tối đa (pmax) của một sản phẩm được hình thành bởi người tiêu dùng như là sự nhận biết mức giá tham khảo của các sản phẩm tham khảo cộng với giá trị khác biệt giữa sản phẩm tham khảo và sản phẩm quan tâm. Mức giá tối đa được thể hiện như sau: Pmax = pref + pdiff (2.5) Trong đó: Pmax: giá tối đa pref : giá trị tham khảo là chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua một sản phẩm cạnh tranh mà họ cho là sự thay thế tốt nhất của sản phẩm họ đang quan tâm. pdiff : giá trị khác biệt là giá trị của bất kỳ sự khác biệt nào giữa sản phẩm quan tâm và sản phẩm tham khảo. Như vậy, sản phẩm hoàn hảo, ưu việt nhất so với các sản phẩm cạnh tranh sẽ có giá bán tối đa. Mấu chốt để có giá bán tối đa là khác biệt hóa sản phẩm, tức là sửa đổi một sản phẩm làm nó thu hút hơn, khác biệt hơn đối với một nhóm khách hàng nhất định. Sự khác biệt đòi hỏi một chiến lược giá tinh vi dựa vào giá trị nhận được của sản phẩm (Kotler và Armstrong (2001), dẫn theo Breidert (2005)). 2.1.4.3 Giá hạn chế Theo Varian ((2003), dẫn theo Breidert (2005)): Các nhà kinh tế gọi mức sẵn lòng chi trả tối đa của một người là mức giá hạn chế của người đó. Giá hạn chế là mức giá cao nhất mà một người chấp nhận và vẫn mua sản phẩm. Nói cách khác, giá hạn chế của một người là mức giá mà tại đó anh ấy hoặc cô ấy quyết định giữa việc mua hàng và không mua hàng. Theo Breidert (2005), giá hạn chế (pres) của một vài sản phẩm là mức giá mà tại đó người tiêu dùng không thấy sự khác biệt giữa việc tiêu thụ hoặc không tiêu thụ sản phẩm (hoặc bất kỳ loại hàng hóa nào khác của cùng một lớp sản phẩm). 13 2.1.4.4 Mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing Theo Breidert (2005), khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chi trả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng của sản phẩm. Hai giá trị xác định mức giá một người sẵn lòng chấp nhận là mức giá hạn chế và mức giá tối đa. Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi mua sản phẩm là sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có được độ hữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao nhất là mức giá hạn chế; hoặc sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tế thấp hơn mức hữu dụng thì mức giá cao nhất khách hàng chấp nhận chi trả bằng với giá trị kinh tế của sản phẩm thay thế là mức giá tối đa. Mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ. Theo Turner, Pearce và Bateman, (1995), dẫn theo Phan Đình Hùng, (2011) cho rằng mức sẵn lòng chi trả đo cường độ ưa thích của một cá nhân hay xã hội đối với một thứ hàng hóa đó. Đo lường mức độ thỏa mãn khi sử dụng một hàng hóa nào đó trên thị trường được bộc lộ bằng mức giá sẵn lòng chi trả của họ đối với mặt hàng đó. 2.1.5 Các phương pháp xác định mức sẵn lòng chi trả Đối với nhà sản xuất, trước khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng họ thường xem xét sẽ bán hàng hóa, dịch vụ của mình với mức giá là bao nhiêu tiền. Để tránh việc định giá hàng hóa một cách trực quan, không có sự tính toán chính xác, dẫn đến những sai lầm về giá ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng, khi mua một hàng hóa hay sử dụng một dịch vụ, họ quan tâm đến mức độ thặng dư tiêu dùng mà họ nhận được khi sử dụng. Vì ngân sách của người tiêu dùng là hữu hạn nên họ luôn lựa chọn mua các sản phẩm mang lại cho họ nhiều thặng dư tiêu dùng hơn. Do đó, việc xác định mức sẵn lòng chi trả cần được áp dụng trong quá trình định giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và xác định đặc điểm cần có của hàng hóa, dịch vụ (trong quá trình xây dựng sản phẩm) của nhà sản xuất. Mục đích của việc xác định mức sẵn lòng chi trả là xác định thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, xác định mức chi phí khách hàng sẵn sàng bỏ ra để xây dựng giá bán tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu được. Mức sẵn lòng chi trả được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Theo Turner, Pearce và Bateman (1995) có 02 nhóm phương pháp cơ bản để xác định là: phương pháp đánh giá hàng hóa thông qua đường cầu (cách của Marshall hoặc Hicks) và phương pháp đánh giá hàng hóa không thông qua đường cầu. Các phương pháp không thông qua đường cầu: phương pháp này không thể cung cấp thông tin đánh giá, các đo lường về lợi ích thực nhưng vẫn là công cụ tìm tòi hữu ích để thẩm định chi phí lợi ích của các dự án sản xuất. Bao gồm các phương pháp: Phương pháp thay đổi năng suất (Changes in Productivity): được sử dụng để xác định giá trị kinh tế của sự thay đổi sản lượng. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện vì có thể xác định được trực tiếp 14 giá trị kinh tế, dựa trên các thông tin dễ thu thập và quan sát được về giá và các mức sản lượng trên thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này gặp phải vấn đề nhất định chẳng hạn như sản lượng, giá trị hàng hóa có thể bị phản ánh sai trong một số tình huống thay đổi hoặc hàng hóa sử dụng đa mục đích cần có sự đánh đổi về giá trị. Phương pháp chi phí thay thế (Substitue Cost Method): được sử dụng để tính các chi phí để sử dụng biện pháp thay thế hoặc phục hồi để loại bỏ hoặc giảm lược các tác động bất lợi chẳng hạn như tác động của ô nhiễm không khí đối với cơ sở hạ tầng là cầu đường, nhà cửa…Phương pháp này khá đơn giản trong ứng dụng do không phải thực hiện các cuộc điều tra chi tiết nhưng việc xác định các biện pháp thay thế hoặc phục hồi đôi khi rất khó khăn dẫn đến tính toán chi phí không chính xác. Phương pháp chi phí phòng ngừa (Preventive Cost Method): Để tránh các thiệt hại có thể nhìn thấy trước, các biện pháp phòng ngừa thường được sử dụng với chi phí thấp hơn thiệt hại thực tế xảy ra. Chi phí phòng ngừa này được dùng làm cơ sở tính toán chi phí thiệt hại. Phương pháp này đơn giản và có chi phí thấp hơn thực tế thiệt hại nhưng chi phí phòng ngừa luôn bị hạn chế bởi thu nhập. Chẳng hạn như việc tiêm chủng phòng bệnh, chi phí xây dựng đê điều,… Phương pháp chi phí y tế (Cost of Illness): được sử dụng trong trường hợp phát sinh chi phí do sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Chi phí về dịch vụ y tế chẳng hạn như chi phí khám chữa bệnh, thuốc men, chi phí do năng suất lao động giảm…được tính là chi phí do ô nhiễm môi trường tác động đến sức khỏe con người. Phương pháp thông qua đường cầu: cung cấp các thông tin đánh giá và các đo lường về lợi ích, giá trị thặng dư tiêu dùng. Bao gồm các phương pháp: Phương pháp đo lường mức thỏa dụng (Hedonistic Pricing Method): được sử dụng để ước tính giá trị của môi trường ẩn trong giá trị của các hàng hóa, dịch vụ thông thường như giá trị của khung cảnh bờ sông ẩn trong giá bán của mảnh đất ven sông. Giá bán của mảnh đất ven sông sẽ cao hơn giá bán của mảnh đất không có khung cảnh bờ sông, mức chênh lệch giữa hai mảnh đất này là cơ sở để tính giá trị kinh tế của khung cảnh bờ sông. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method): là phương pháp thực hiện khảo sát, đưa ra nhiều câu hỏi về sản phẩm cũng như các đặc điểm kinh tế xã hội, tạo nên tình huống giả định, đề xuất một hoặc nhiều phương án bán sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn. Phương pháp này phức tạp và tốn kém hơn, đòi hỏi thực hiện phân tích thống kê phức tạp. 2.1.6 Các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng chi trả Khái niệm mức sẵn lòng chi trả được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực kinh tế môi trường. Theo Hanley và Spash (1993), dẫn theo Hoàng Thị Hương (2008), mức sẵn lòng chi trả của người được điều tra có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hoặc các biến khác nhau, bao gồm đặc điểm kinh tế xã hội của 15 người đó như thu nhập, trình độ học vấn,...và một số biến đo lường "số lượng" của chất lượng môi trường. Nói cách khác, mức sẵn lòng chi trả có thể được biểu diễn bằng hàm số như sau: WTP = f(Ii, Ai, Ei, qi) Trong đó: i : chỉ số quan sát hay số người được điều tra. WTP : mức sẵn lòng chi trả. I : Biến thu nhập A : Biến tuổi E : Biến trình độ học vấn q : Biến đo lường "số lượng" của chất lượng môi trường. Khi áp dụng khái niệm mức sẵn lòng chi trả vào các lĩnh vực khác bên ngoài kinh tế môi trường, cần xem xét thêm các biến có thể ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả. Về các biến thuộc đặc điểm kinh tế xã hội của người được điều tra, các biến có thể ảnh hưởng như tuổi, ngành nghề, nơi sống, học vấn, thu nhập,... Các biến đo lường "số lượng" của chất lượng môi trường ở đây nên được hiểu là chất lượng của hàng hóa. dịch vụ mà nghiên cứu đang xem xét. 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Bảo hiểm nông nghiệp là vấn đề đã được đề cập và thực thi từ lâu ở một số nước trên thế giới. Bảo hiểm nông nghiệp đến với Việt Nam cũng rất sớm khoảng gần 30 năm nhưng thực tế cho thấy dịch vụ này từ trước tới nay rất ít phát triển do nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam rất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ thì khả năng tham gia bảo hiểm rất hạn chế. Nhiều tác giả trong nước và thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp. Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã chọn được một số nghiên cứu làm tài liệu tham khảo để hoàn thiện đề tài của mình hơn. Hoàng Triệu Huy, Phan Đình Khôi, Phan Thị Ánh Nguyệt (2014) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa ở tỉnh Đồng Tháp cho thấy số hộ tham gia bảo hiểm và diện tích trồng lúa được bảo hiểm còn thấp so với tiềm năng. Theo kết quả ước lượng mô hình probit cho thấy biến tuổi, diện tích trồng lúa, năng suất mang giá trị âm, các biến giới tính, tập huấn, quy mô của hộ, giá bán lúa mang giá trị dương. Nhìn chung, các hộ tham gia các chương trình tập huấn về kỹ thuật sản xuất, các hộ dễ dàng huy động nguồn lực lao động gia đình hay các hộ có khả năng bán lúa thành phẩm ở mức giá cao thường có xu hướng tham gia bảo hiểm cây lúa; còn các hộ có năng suất lúa càng cao hay có quy mô diện tích trồng lúa càng lớn thì càng ít có động cơ tham gia bảo hiểm; các đặc điểm của chủ hộ như độ tuổi hay giới tính không có ý nghĩa thống kê trong quyết định tham gia bảo hiểm. Vandeveer (2001) thực hiện một nghiên cứu về cầu đối với bảo hiểm mùa vụ trồng vải thiều của nông dân ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nông hộ đã từng bị mất mùa sẵn lòng tham gia hơn; hệ số biến giới 16 tính cũng có ý nghĩa thống kê và mang giá trị dương, cho thấy chủ hộ là nam có xác suất tham gia bảo hiểm cao hơn. Bên cạnh đó, những nông dân có nhiều kinh nghiệm lại không sẵn sàng tham gia bảo hiểm, hệ số mang giá trị âm; mức phí bảo hiểm cũng có quan hệ nghịch chiều với khả năng tham gia của nông hộ, mức phí càng tăng sẽ làm giảm xác suất tham gia chương trình bảo hiểm của nông hộ. Các yếu tố về thu nhập và trình độ học vấn của nông dân ít có ảnh hưởng đến quyết định tham gia của họ. Tác giả cũng nhận thấy tỷ lệ tham gia của nông hộ trồng vải khá thấp. Nghiên cứu của Christiaensen và Sarris (2007) về mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm giá của hạt điều và cà phê của nông hộ ở Tanzania cũng cho thấy mức phí ảnh hưởng nghịch chiều đến khả năng tham gia của nông dân, trong khi đó tỷ trọng của thu nhập từ các cây trồng này lại biến đổi cùng chiều với khả năng tham gia. Nguyễn Quốc Nghi, La Nguyễn Thùy Dung, Quan Minh Nhựt (2014) nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ trồng lúa ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Số liệu nghiên cứu được thu thập trên 120 hộ trồng lúa, sử dụng phương pháp CVM để đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nông nghiệp, sử dụng mô hình hồi quy probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ trồng lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm về giá khá cao, nông hộ trên địa bàn nghiên cứu sẵn sàng chi trả trung bình là 174,17 đồng/kg (theo cách tính có những hộ không mua bảo hiểm thì WTP=0) hoặc 342,62 đồng/kg (không tính những hộ không mua bảo hiểm) để tham gia bảo hiểm giá lúa, trong khi tỷ lệ hộ tham gia bảo hiểm năng suất rất hạn chế. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ trồng lúa là trình độ học vấn của chủ hộ, số rủi ro, tập huấn luyện kỹ thuật. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm thu hút sự tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ trồng lúa. Phạm Lê Thông (2013) nghiên cứu mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của nông hộ ở Cần Thơ, được thực hiện với 300 hộ nông dân tại hai huyện Ôn Môn và Thốt Nốt Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu mô hình hồi quy probit đa biến cho thấy tỷ lệ tham gia của nông dân vào chương trình bảo hiểm chưa cao, chưa đến 40%, nguyên nhân có thể là do nông dân chưa thực sự hiểu biết và chưa từng tham gia những chương trình bảo hiểm từ trước. Để đảm bảo giá lúa tối thiểu là 4.500 đồng/kg, nông hộ sẵn lòng trả mức phí trung bình là 216 đồng/kg theo phương pháp tham số và gần 209 đồng/kg theo phương pháp phi tham số. Việc xác định mức phí hợp lý, phổ biến kiến thức đến các nông hộ có diện tích lớn và có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm và kêu gọi tham gia những đối tượng này và từ đó nhân rộng đến các nông hộ có thể là chìa khóa thành công cho các chương trình bảo hiểm. Lê Khương Ninh (2013) nghiên cứu giải pháp góp phần phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta. Qua bài viết ta thấy hoạt động bảo hiểm nông nghiệp chủ yếu bao gồm bảo hiểm năng suất được thiết kế để giảm thiểu rủi ro cho nông hộ trước ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh; tuy nhiên, hoạt động này mang đến hiệu quả kinh doanh thấp cho các doanh nghiệp bảo 17 hiểm và số nông hộ tham gia thị trường bảo hiểm rất hạn chế. Theo đó, trước hết phải ấn định phí bảo hiểm theo đúng mức độ rủi ro của nông hộ, giúp giảm thiểu động cơ lệch lạc và chọn lựa sai lầm của bảo hiểm nông nghiệp. Các chương trình bảo hiểm năng suất vùng và bảo hiểm thu nhập nông hộ sẽ giảm thiểu các khiếm khuyết của thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Tài khoản tiết kiệm có thể giúp nông hộ xây đắp nguồn quỹ tiền mặt để sử dụng trong những năm có thu nhập thấp do ảnh hưởng của rủi ro trong sản xuất. Bảo hiểm thu nhập nông hộ và tài khoản tiết kiệm rất ít tốn kém đối với nông hộ và bao gồm các khu vực khác của sản xuất nông nghiệp mà bảo hiểm chưa xuất hiện. Tóm lại, nội dung lược khảo tài liệu trên cho thấy vấn đề bảo hiểm ở các nước và ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Có nhiều tác giả đã thực hiện đề tài đánh giá mức sẵn lòng trả với phương pháp phân tích là phương pháp ước lượng ngẫu nhiên CVM. Dựa vào các nghiên cứu trên cho thấy mức sẵn lòng trả của các nông hộ phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập, việc làm liên quan đến chính quyền địa phương và sự hiểu biết của các nông hộ về chương trình bảo hiểm. Đối với bảo hiểm nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp còn gặp rất nhiều khó khăn từ việc triển khai cho đến việc người dân sử dụng và tin tưởng vào bảo hiểm cây lúa. Nội dung đánh giá mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về những yếu tố nào làm cho những người dân có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa ở nơi đây sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1 Số liệu thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập, xử lý và phân tích từ các văn kiện báo cáo tổng kết, các sở, ban ngành, phòng thống kê của UBND tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời các nguồn số liệu thứ cấp từ sách, báo, hay các tạp chí chuyên ngành cũng được thu thập và tổng hợp để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 2.3.1.2 Số liệu sơ cấp Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu. Nguồn số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 110 hộ gia đình trồng lúa trên địa bàn hai huyện Tân Hồng và Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp. Thời gian điều tra được thực hiện trong năm 2014. Các hộ gia đình được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Các thông tin được hỏi bao gồm như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình, diện tích sản xuất, thu nhập, tiết kiệm, tổng tài sản,...các thông tin khác liên quan đến đặc điểm của chủ hộ và một số thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất lúa và việc tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa. Việc khảo sát mức sẵn lòng chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp được thực hiện bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM. 18 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.3.2.1 Mô hình lý thuyết Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài các phương pháp truyền thống như thống kê kinh tế, phương pháp so sánh..., nghiên cứu này sử dụng thêm phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM (Contingent Valuation Method) của Haab và McConnell (2002). Hàm mức sẵn lòng của người nông dân thứ i tham gia chương trình bảo hiểm nông nghiệp là Vij = Vi(Mj,Zj,ij) (2.6) Gọi Vij là mức sẵn lòng chi trả của hộ gia đình thứ j cho bảo hiểm cây lúa theo phương án i (trong đó i = 1 là tham gia bảo hiểm, i = 0 là không tham gia bảo hiểm; Mj là thu nhập của hộ gia đình thứ j và Zj là véc tơ biểu diễn các thuộc tính của chủ hộ (chẳng hạn học vấn, giới tính, tuổi, các đặc điểm của nông hộ); ijlà phần sai số ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn hay logistic và độc lập với các biến giải thích và đồng nhất với kỳ vọng bằng 0. Khi đáp viên trả lời "có", nghĩa là đồng ý trả một mức phí tj nào đó cho việc được cung cấp bảo hiểm (tj lần lượt là các mức phí bảo hiểm đưa ra), điều đó có nghĩa là việc tham gia bảo hiểm có lợi hơn là không tham gia, hay là: V1j = V1 (Mj – tj, Zj, ij) >V0 (Mj, Zj, 0j) (2.7) Do ta chỉ quan sát được mức sẵn lòng trả của đáp viên nên ta có thể ước lượng xác suất trả lời “có” hoặc “không”: Pr(yesj) = Pr(V1(Mj - tj, Zj, ij) >V0 (Mj, Zj, 0j)) (2.8) Hàm mức sẵn lòng được giả định là tách rời trong phần quan sát được và phần sai số ngẫu nhiên: Vij = Vi( Mj, Zj, ij) = Ui(Mj, Zj) + ij (2.9) Kết quả sác xuất khi đó: Pr(yesj) = Pr(U1(Mj - tj, Zj) +ij) >U0 (Mj, Zj) +0j) Giả định hàm mức sẵn lòng là tuyến tính: Phần quan sát được của mức sẵn lòng tham gia bảo hiểm: Mức sẵn lòng không tham gia bảo hiểm: 19 (2.10) Thay đổi mức sẵn lòng quan sát được: Khi mức sẵn lòng cận biên của thu nhập trong hai tình huống như nhau, 1 = 0 khi đó: Từ những phân tích trên ta có: α1zj - (Mj – tj) + ij= α0zj + Mj + 0j (2.16) Do đó: Giả địnhrằng có trung bình bằng 0 và phương sai , khi đó WTP trung bình là Giá trị mean WTP cho biết mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng của mỗi hộ gia đình cho chương trình bảo hiểm, công thức này dựa trên phương pháp câu hỏi nhị phân đơn hay giới hạn đơn ( A single-bounded question). 2.3.2.2 Mô hình nghiên cứu ước lượng mức sẵn lòng chi trả Trong nghiên cứu này, phương pháp ước lượng ngẫu nhiên CVM sử dụng số liệu của hộ tham gia và không tham gia mua bảo hiểm để xác định mức sẵn lòng chi trả đối với bảo hiểm cây lúa. Các yếu tố độc lập sử dụng trong mô hình đánh giá tác động bao gồm các đặc điểm của người được phỏng vấn, đặc điểm tài chính của hộ và đặc điểm của hoạt động sản xuất. Vì vậy mô hình chi trả bảo hiểm cây lúa được xây dựng: WTP= f(Bid, Dientich, Trinhdo, CDML, Debao, Tuoi, Tietkiem, Thamgia, Gioitinh, Vieclam) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả phí bảo hiểm bằng việc sử dụng phương pháp định lượng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính sau: WTP =  0 +  1Bid +  2Dientich+  3Trinhdo +  4CDML +  5Debao + 6Tuoi +  7Tietkiem+  8Thamgia +  9Gioitinh +  10Vieclam+ e 20 Trong đó, các biến độc lập được định nghĩa ở bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình hồi quy Đơn vị tính Tên biến Giải thích biến số Y Quyết định sẵn lòng chi Y = 1: Sẵn lòng chi trả trả phí để tham gia BH Y = 0: Không sẵn lòng cây lúa. chi trả Bid Mức phí chi cho bảo Nhận các giá trị 85, 95, hiểm cây lúa. 105 nghìn đồng/1000m2 Dientich Diện tích đất trồng lúa. Trinhdo Trình độ học vấn của chủ Năm hộ. + CDML Có tham gia chương trình Có = 1 “Cánh đồng mẫu lớn” Không = 0 - Debao Đất trồng lúa nằm trong Có = 1 đê bao Không = 0 - Tuoi Tuổi của chủ hộ. Năm + Tietkiem Tiết kiệm của hộ Có = 1 + 1000 m2 Kỳ vọng + Không = 0 Thamgia Tham gia bảo hiểm cây Có = 1 lúa các vụ trước. Không = 0 + Gioitinh Giới tính của chủ hộ + Nam = 1 Nữ = 0 Vieclam Chủ hộ hoặc người thân Có = 1 của chủ hộ làm việc tại Không = 0 chính quyền địa phương. + Ghi chú: Dấu “+” thể hiển mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Dấu “-” thể hiển mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc. 0 là hệ số tự do (tung độ gốc),  i ( với i = 1,2,...,7) là hệ số hồi quy riêng của từng yếu tố. e là sai số ngẫu nhiên. Biến phụ thuộc: WTP: là biến phụ thuộc, mức sẵn lòng chi trả phí khi tham gia bảo hiểm cây lúa (đơn vị tính: nghìn đồng/vụ). 21 Biến độc lập: Biến Bid: là mức phí tham gia bảo hiểm, theo kết quả khảo sát thì biến này nhận các giá trị 85, 95, 105 nghìn đồng/1000m2. Theo quy luật cung cầu thì mức giá càng cao sẽ giảm nhu cầu vì vậy biến này sẽ luôn nghịch chiều với mức sẵn lòng chi trả bảo hiểm. Do đó mức phí càng tăng thì mức sẵn lòng chi trả sẽ càng thấp và ngược lại. Vì vậy, giá trị hệ số 1 kỳ vọng mang dấu âm (-). Biến Dientich: là diện tích đất trồng lúa, biến liên tục tính theo m2. Khi diện tích càng lớn thì thu nhập càng cao, thêm vào đó rủi ro bị dịch bệnh cũng tăng và giá trị tài sản đầu tư vào cũng lớn nên những hộ đó sẽ chi trả cho bảo hiểm cao hơn. Do đó, diện tích canh tác càng lớn thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng cao và ngược lại. Vì vậy, hệ số 2 được kỳ vọng mang giá trị dương (+). Biến Trinhdo: là trình độ của chủ hộ, đây là biến liên tục. Chủ hộ có trình độ càng cao thì càng hiểu biết và dễ dàng tiếp thu ưu điểm của chương trình bảo hiểm cũng như quy trình tham gia, nắm rõ mức hỗ trợ, bồi thường và các mức phí khi tham gia. Do đó, trình độ càng cao thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 3 được kỳ vọng mang giá trị dương (+). Biến CDML: là hộ có tham gia chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”, đây là biến giả. Hộ có tham gia chương trình đa số có mức năng suất và giá đầu ra ổn định nên việc sản xuất lúa của họ đã có hiệu quả. Do đó, những hộ tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ít hơn và ngược lại . Vì vậy hệ số 4 mang giá trị âm (-). Biến Debao: là hộ có đất trồng lúa nằm trong đê bao, đây là biến giả. Ruộng lúa của những hộ đó sẽ được bảo vệ khi nước dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn…nên năng suất lúa được đảm bảo khi có thiên tai. Do đó, những hộ có đất trồng lúa nằm trong đê bao sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ít hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 5 mang giá trị âm (-). Biến Tuoi: là tuổi của chủ hộ, đây là biến liên tục. Khi chủ hộ tuổi càng cao cũng như kinh nghiệm họ càng nhiều, họ sẽ ý thức được rủi ro khi trồng lúa và liều lĩnh trong kinh doanh nên có xu hướng chi cho bảo hiểm nhiều hơn. Do đó, chủ hộ càng lớn tuổi thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng lớn và ngược lại. Vì vậy hệ số 6 sẽ được kỳ vọng mang giá trị dương (+). Biến Tietkiem: là tiết kiệm của hộ, đây là biến giả. Thường những hộ có tiết kiệm thì thu nhập của họ cũng cao, họ sẽ luôn muốn bảo vệ thành quả mà họ tạo ra nên họ rất ngại rủi ro vì thế họ sẽ chi trả cho bảo hiểm càng nhiều. Cho nên hộ nào có thu nhập càng cao thì mức sẵn lòng chi trả của họ càng lớn. Vì vậy hệ số 7 mang giá trị dương (+). Biến Thamgia: là hộ có tham gia bảo hiểm nông nghiệp vụ trước, đây là biến giả. Những hộ đã tham gia bảo hiểm sẽ nắm rõ quy trình, lợi ích mà bảo hiểm mang lại nên sẽ dễ dàng chi trả cho bảo hiểm hơn. Do đó, những hộ nào từng tham gia bảo hiểm sẽ có mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm càng cao. Vì vậy hệ số  8 mang giá trị dương (+). 22 Biến Gioitinh: là giới tính của chủ hộ, đây là biến giả và nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, ngược lại nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ là nữ. Đa phần chủ hộ là nam sẽ có giao tiếp rộng hơn nên hiểu biết hơn, dễ dàng tiếp cận với thông tin và lợi ích từ bảo hiểm cây lúa nên họ có xu hướng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 9 mang giá trị dương (+). Biến Vieclam: là có người thân của hộ hay chủ hộ làm việc tại các tổ chức, chính quyền địa phương. Là biến giả, khi họ có người thân làm tại các tổ chức chính quyền địa phương thì họ sẽ thuận tiện tiếp cận thông tin bảo hiểm và những ưu nhược điểm khi tham gia bảo hiểm, cho nên họ sẽ sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nhiều hơn. Do đó, những hộ có người thân làm tại cơ quan nhà nước thì mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cao hơn và ngược lại. Vì vậy hệ số 10 mang giá trị dương (+). Tóm lại, những nhân tố tác giả kỳ vọng sẽ có tác động đến mức sẵn lòng trả của hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp gồm có: mức phí bảo hiểm, diện tích đất trồng lúa, trình độ học vấn, có tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn, ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín, tuổi của chủ hộ, tiết kiệm của chủ hộ, có tham gia bảo hiểm vụ trước, giới tính của chủ hộ, việc làm của những người trong hộ. Trong đó, biến mức phí bảo hiểm, biến tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn, biến ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín được kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều với mức sẵn lòng chi trả của hộ đối với chương trình bảo hiểm, còn lại các biến diện tích đất trồng lúa, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, tiết kiệm của chủ hộ, có tham gia bảo hiểm vụ trước, giới tính của chủ hộ và việc làm của những người trong hộ được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm của hộ. 23 Chương 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí điạ lý Đồng Tháp là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện và 2 thị xã (Cao Lãnh và Sa Đéc), trung tâm tỉnh đặt tại Cao Lãnh. Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước). Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Hình 3.1 Vị trí địa lý tỉnh Đồng Tháp 3.1.1.2 Điạ lý tự nhiên Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền (có diện tích tự nhiên 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (có diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa). Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa 24 trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). 3.1.1.3 Dân số và lao động Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 người. Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 839.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,7%. Hiện nay, dân số trung bình toàn tỉnh Đồng Tháp được ước tính là 1.679.510 người, tỷ lệ tăng tự nhiên 0,98%. Với việc giới thiệu tư vấn việc làm cho người lao động đã góp phần giải quyết việc làm cho 30.596 người, trong đó xuất khẩu lao động 58 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tính đến cuối năm 2013 đạt 50%, trong đó qua đào tạo nghề là 36%. Qua thực hiện các giải pháp, chính sách, chương trình, dự án công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 10,01% năm 2012 xuống còn 7,48% năm 2013 (giảm 2,53%), vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra cho năm 2013 là giảm 2%. 3.1.1.4 Tài nguyên Ngày nay, nguồn rừng ở tỉnh Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi. Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có cát xây dựng các loại, sét gạch ngói, sét cao lanh, than bùn. Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc…hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp. 3.1.1.5 Đơn vị hành chính Tính đến ngày 14 tháng 10, năm 2013, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 17 phường và 119 xã. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.663.718 người, người Hoa 25 có 1855 người, người Khmer có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày. 3.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp (2013), tình hình kinh tế - xã hội và tình hình Nông – Lâm – Thuỷ sản trong năm 2013 của tỉnh Đồng Tháp như sau: 3.1.2.1 Tình hình kinh tế a) Nông nghiệp Sản lượng lúa bình quân 5 năm 1996 – 2000 đạt 1,897 triệu tấn/năm, năm 2002 đạt 2,16 triệu tấn, lượng lúa hàng hoá đạt trên 1 triệu tấn – đây là một lợi thế để Đồng Tháp cung cấp gạo xuất khẩu cho các thị trường thế giới (hàng năm cung cấp bình quân 3.000 tấn gạo cho xuất khẩu). Năm 2002, tỉnh đã triển khai thực hiện dự án 120 nghìn ha lúa chất lượng cao, tăng thêm lượng gạo đạt tiêu chuẩn, giá trị cao cho xuất khẩu. Diện tích gieo trồng lúa năm 2013 là 541.772 ha, tăng 11,10% (tăng 54.148 ha), với sản lượng lúa trong năm đạt 3.326.947 tấn cao nhất từ trước tới nay, tăng 9,02% (hay tăng 275.184 tấn) so với năm 2012. Sản lượng lúa của tỉnh năm 2013 so với năm 2012 tăng chủ yếu là do tăng diện tích lúa vụ Thu Đông, trong khi diện tích vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu giảm nhẹ. Cụ thể: - Vụ Đông Xuân diện tích giảm 141 ha, sản lượng giảm 31.195 tấn nguyên nhân là do giá lúa thấp, chi phí cao nên người dân chuyển đổi diện tích sang trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, mặt khác để bảo vệ lúa nên phải làm đê bao chống lũ, do vậy cũng làm giảm diện tích đáng kể như ở thị xã Hồng Ngự, bên cạnh đó bà con tự phát đào ao nuôi cá tra nên làm cho diện tích trồng lúa giảm như ở huyện Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự; năng suất lúa giảm do thời tiết không thuận lợi cho cây trồng, tình hình sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất, năm nay nước lũ thấp nên lượng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng ít, nước lũ thấp làm cho dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và ấu trùng sâu bệnh không được rửa trôi nên đó cũng là mầm mống gây bệnh làm giảm năng suất lúa, chuột phá hại nhiều, mặt khác giá lúa thấp, chi phí cao nên bà con nông dân không mạnh dạn đầu tư, bên cạnh đó năm nay thời tiết thay đổi đột ngột có những cơn mưa trái mùa kèm giông lốc làm đỗ ngã đã ảnh hưởng giảm năng suất. - Vụ Hè Thu diện tích giảm 333 ha, nhưng sản lượng tăng 2.891 tấn là do ảnh hưởng vụ Đông Xuân xuống giống và thu hoạch trễ nên phần diện tích Hè Thu xuống giống quá trễ đã cắt vụ thành diện tích xuống giống vụ Thu Đông năm 2013 như ở Thành phố Cao Lãnh và các huyện Tân Hồng, Thanh Bình; một số diện tích bà con bán đất mặt để làm gạch nung và mất đất sản xuất do làm đường giao thông như ở thị xã Sa Đéc; mặt khác để bảo vệ ăn chắc lúa Hè Thu và Thu Đông nên phải làm đê bao chống lũ kết hợp giao thông nông thôn do vậy cũng làm giảm diện 26 tích như ở thị xã Hồng Ngự; một số diện tích bị sạt lỡ và lấy đất làm cụm dân cư như ở huyện Hồng Ngự; một phần diện tích chuyển sang nuôi tôm như ở huyện Lấp Vò; đồng thời một phần diện tích lúa giảm do 2 năm nay giá lúa thấp, chi phí cao dẫn đến trồng lúa không có lãi, nên người dân chuyển sang trồng hoa kiểng, mè, rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như ở thị xã Sa Đéc và các huyện Hồng Ngự, Lấp Vò, Lai Vung. - Vụ Thu Đông diện tích tăng tới 54.621 ha và sản lượng tăng 304.288 tấn. Các loại cây trồng hằng năm khác diện tích và sản lượng đều có sự biến động cả về diện tích và sản lượng. Cụ thể sản lượng bắp đạt 39.017 tấn tăng 5.577 tấn, mía sản lượng đạt 4.214 tấn giảm 3.410 tấn, lác sản lượng đạt 1.134 tấn tăng 48 tấn, rau các loại sản lượng đạt 158.539 tấn giảm 2.444 tấn; đậu phộng sản lượng đạt 1.016 tấn tăng 348 tấn... Nguyên nhân giảm sản lượng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác là do giá tiêu thụ sản phẩm không ổn định vì vậy người nông dân chủ yếu gieo trồng các loại cây này theo nhu cầu của thị trường, khi nhu cầu giảm thì họ sẽ chuyển qua gieo trồng các loại cây trồng khác. Diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có là 22.831 ha, chỉ bằng 98,84% so năm 2012 (giảm 267 ha). Diện tích cây ăn quả hiện có là 22.355 ha, chiếm 97,92% so diện tích cây lâu năm hiện có, bằng 98,72% so năm 2012 (giảm 290 ha). Một số cây ăn quả có diện tích lớn sản lượng cao như: xoài diện tích hiện có 9.119 ha, diện tích cho sản phẩm 8.331 ha, sản lượng thu hoạch 87.379 tấn; quýt diện tích hiện có 1.746 ha, diện tích cho sản phẩm 1.515 ha, sản lượng thu hoạch 49.400 tấn; cam diện tích hiện có 1.513 ha, diện tích cho sản phẩm 1.240 ha, sản lượng thu hoạch 14.535 tấn; nhãn diện tích hiện có 4.450 ha, diện tích cho sản phẩm 4.365 ha, sản lượng thu hoạch 34.100 tấn. Nhìn chung do giá cả sản phẩm bấp bênh nên diện tích các loại cây ăn quả có xu hướng giảm, người nông dân thường chạy theo phong trào tự phát phá vườn để trồng mới các loại cây ăn quả đang có giá cao hoặc chuyển qua trồng màu hay lúa, ngoài ra cũng còn một số diện tích cây ăn trái do già cỗi hay bị sâu bệnh cũng được người dân chặt bỏ để thay thế bằng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. b) Chăn nuôi Năm 2013, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên giá thức ăn tăng cao, giá bán ra trên thị trường thấp trước trước thực trạng thua lỗ, người chăn nuôi khó có thể tăng đàn. Hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn dễ bùng phát các loại dịch bệnh, các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ mua bán gia súc, gia cầm nhằm hạn chế thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh trên địa bàn. Thời điểm 01/10/2013 số lượng gia súc gia cầm của tỉnh như sau: Trâu 2.494 con (tăng 128 con); Bò 22.626 con (tăng 3.626 con); Heo 252.623 con (giảm 21.887 con); Gia cầm 5.181 ngàn con (giảm 574 con). Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng, giết mổ năm 2013 là 35.233 tấn (giảm 2.066 tấn); Sản lượng thịt 27 gia cầm năm 2013 là 9.303 tấn (giảm 773 tấn). Trong đó, nguyên nhân đàn bò tăng do một số cánh đồng có đê bao khép kín, nguồn thức ăn phong phú, có thể chăn thả ở những nơi có đồng trống, ít tốn chi phí nên lợi nhuận khá và tranh thủ thời gian nhàn rỗi bà con đi cắt cỏ ở những nơi khác, làm tăng thêm nguồn thức ăn chăn nuôi. Còn heo giảm là do tình hình diễn biến phức tạp giá thức ăn và con giống tăng cao, trong khi giá bán không ổn định đã làm cho một số hộ nuôi với quy mô lớn và nhỏ lẻ không tái đàn nên làm cho số lượng heo giảm so với thời điểm 01/10/2012. c) Thủy sản Thuỷ sản được xác định là thế mạnh thứ hai, sau cây lúa của tỉnh, đã có bước phát triển khá cả về quy mô, phương thức nuôi trồng và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Giá trị tăng thêm của thuỷ sản năm 1995 đạt 158 tỷ đồng, đạt 246 tỷ đồng năm 200 và đạt 270 tỷ đồng năm 2002. Sản lượng thuỷ sản của tỉnh trong năm 2013 đạt 467.160 tấn, trong đó nuôi trồng nước ngọt đạt 451.838 tấn (tăng 11.625 tấn so với năm 2012), chủ yếu là cá tra, cá ba sa đạt 393.898 tấn (tăng 10.204 tấn) nhưng lợi nhuận từ nuôi cá đạt thấp thậm chí bị lỗ, tôm đạt 1.541 tấn (giảm 359 tấn). Sản lượng thuỷ sản khai thác nước ngọt đạt 15.322 tấn (tăng 1.006 tấn so với năm 2012). Tuy nhiên, trong năm 2013 ngành thuỷ sản gặp rất nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh xuất hiện rải rác ở một số địa phương với các bệnh chủ yếu như: bệnh gan thận mủ trên cá da trơn, bệnh đục cơ trên tôm, các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng trên đàn thuỷ sản nuôi nhưng nhờ công tác lấy mẫu giám sát dịch bệnh đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh, kịp thời cảnh báo và hướng dẫn người dân phòng trị hiệu quả không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Cộng với việc vào đầu năm 2013 Chính phủ Hoa Kỳ đã áp mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá ba sa Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ, thuế suất đánh vào mặt hàng này tăng lên hàng chục lần vì vậy tình hình càng thêm khó khăn. Xuất khẩu khó khăn mà tình hình tiêu thụ trong nước cũng không khả quan, để đảm bảo ổn định trong việc cung cấp nguyên liệu chế biến hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động diện tích nuôi cá nguyên liệu bằng việc tự nuôi toàn bộ hoặc giao cho các hộ nuôi gia công, vì vậy có một số doanh nghiệp có thể tự chủ tới 70% nguyên liệu sản xuất. Do tỷ lệ sản phẩm từ nuôi trồng đến chế biến bán khá cao nên giá thành sản xuất của doanh nghiệp này có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc các doanh nghiệp này xuất khẩu giá thấp vào các thị trường nước ngoài trong một thời gian dài. Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ làm thiệt hại đến lợi ích doanh nghiệp và người nuôi trồng đồng thời làm xấu đi hình ảnh sản phẩm con cá tra Việt Nam trên thế giới. Cho nên để ngành thủy sản của tỉnh có thể phát triển ổn định, bền vững, tạo sản phẩm an toàn chất lượng, tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu thị trường, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành quyết định phê duyệt mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu chính của dự án này là nhằm xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu; trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển và tăng 28 trưởng bền vững của từng thành viên và toàn bộ chuỗi. Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết; đảm bảo ổn định tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất thủy sản. d) Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới trong năm 2013 là 80 ha, đều thuộc thành phần kinh tế nhà nước: Trại Động Cát trồng 34 ha rừng sản xuất và Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Tháp Mười trồng 46 ha trên diện tích rừng đã khai thác trong năm. Riêng một số hộ cá thể tuy có khai thác rừng trong năm 2013 nhưng không trồng lại mà chuyển sang trồng các loại cây khác, vì vậy diện tích rừng của toàn tỉnh trong năm 2013 giảm 81 ha so với năm 2012. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 7,3 triệu cây (giảm 75 ngàn cây). Tổng số gỗ khai thác 117.000 m3 (tăng 4.274 m3). Song song với công tác trồng và chăm sóc rừng, ngành Lâm nghiệp đã triển khai tập huấn phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm và đầu tư thiết bị ở những nơi trọng điểm, tuyên truyền vận động người dân ở gần những nơi có rừng tập trung có ý thức phòng và chống cháy rừng, nhờ vậy tuy trong năm 2013 có xảy ra 03 vụ cháy rừng và đồng cỏ nhưng đều được phát hiện và triển khai lực lượng chữa cháy kịp thời nên công tác chữa cháy mang lại hiệu quả cao, các đám cháy đều được khống chế và dập tắt kịp thời nên thiệt hại đến rừng không đáng kể. So với năm 2012 số vụ cháy tăng 3 vụ, diện tích cháy tăng 4,93 ha, nguyên nhân do nắng nóng kéo dài, người dân xâm nhập trái phép vào rừng, bất cẩn gây ra cháy, có ngày xảy ra 2 vụ. e) Công nghiệp và dịch vụ Giá trị sản xuất toàn ngành Công nghiệp năm 2013 ước tính 15.116 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), tăng 8,34% so với năm 2012 (năm 2012 tăng 7,44% so với năm 2011); Trong đó hai loại sản phẩm có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính chỉ có Thủy sản đông lạnh có mức tăng trưởng tương đối khá đạt 205.684 tấn, tăng 12,29%; Sản phẩm Thức ăn Thủy sản đạt 1.278.263 tấn, tăng 0,98%. Hoạt động thương mại – dịch vụ trong năm vẫn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động Thương mại tuy giá nông sản thấp được bù đắp bởi sản lượng nông sản tăng nhưng tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn thấp hơn năm 2012; Thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu và sự cạnh tranh của một số nước trong xuất khẩu gạo, đã làm cho kim ngạch xuất khẩu sụt giảm so với năm 2012; Kim ngạch nhập khẩu do khó khăn của nền kinh tế trong nước nên cũng bị sụt giảm so với năm 2012. Tỉnh có nhiều điểm du lịch, như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)… Đến nay, các điểm tham quan, du lịch của tỉnh mới được đầu tư, tôn tạo một phần, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nhất là giao thông, nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn mạnh đối với du khách, chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng sông nước Đồng Tháp Mười và biên 29 giới đất liền với Campuchia. Bên cạnh đó, tỉnh còn có các tuyến du lịch liên tỉnh, đưa khách nước ngoài từ thành phố Hồ Chí Minh về Đồng Tháp, đi An Giang, Cần Thơ, về thành phố Hồ Chí Minh; tuyến ngoại tỉnh, chủ yếu đưa khách trong tỉnh đi thăm quan các tỉnh khác như Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang… Tóm lại, kinh tế tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng năm 2012 nhưng vẫn đạt kế hoạch đề ra. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 8,40% (năm 2012 tăng 9,78%), trong đó khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 4,47% (năm 2012 tăng 4,63%), khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 8,87% (năm 2012 tăng 13,97%) và khu vực Dịch vụ tăng 13,69% (năm 2012 tăng 14,41%). GDP bình quân đầu người năm 2013 ước tính 27,55 triệu đồng tăng 10,29% so với năm 2012 (theo giá thực tế), tương đương 1.305 USD (tỷ giá hối đoái tạm tính bình quân năm 2013 là 21.100 đồng/USD), tăng 8,86% so với năm 2012. 3.1.3.2 Văn hóa xã hội Hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, với nhiều nội dung phong phú, góp phần giáo dục truyền thống, giữ vững môi trường văn hóa xã hội lành mạnh: công tác tuyên truyền, cổ động, triển lãm (các hoạt động mừng Đảng-mừng Xuân Quý Tỵ 2013 gắn với các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, Lễ động thổ Cầu Vàm Cống và Cầu Cao Lãnh, Lễ giỗ lần thứ 84 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông”, tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc); Hoạt động văn nghệ quần chúng (phối hợp với Đoàn Văn công Đồng Tháp biểu diễn chương trình nghệ thuật, chủ đề “Vút bay” chào mừng Lễ Khai mạc Giải Đá cầu thế giới năm 2013 để lại ấn tượng tốt đẹp đối với bạn bè trong nước và quốc tế); Hoạt động thể thao (năm 2013, Đồng Tháp được chọn là địa phương tổ chức Giải vô địch Đá cầu thế giới thu hút 12 quốc gia, vùng lãnh thổ với gần 200 vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài… tham gia. Kết thúc Giải, Đội tuyển Việt Nam giữ vững ngôi vô địch với tổng số 07 huy chương (04 HCV, 03HCB); Hoạt động du lịch (Du lịch Đồng Tháp tổ chức đón và phục vụ tổng lượt khách ước thực hiện năm 2013 là: 1.622.000 khách, tăng 11,07 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó có 40.000 khách quốc tế, tăng 13,61 % so với cùng kỳ năm 2012. Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện năm 2013 là 243 tỷ đồng, tăng 22,73 % so với cùng kỳ năm 2012). Trong điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu việc làm ngày càng gia tăng, điều này trở thành áp lực và gánh nặng đối với xã hội trong việc bố trí việc làm cho người lao động. Để giải quyết vấn đề trên tỉnh đã giới thiệu việc làm và tư vấn học nghề cho 2.798 lượt người; chương trình vay vốn hỗ trợ tạo việc làm đã giải ngân 26.929 triệu đồng, tạo việc làm cho 1.444 lao động; ngoài ra các huyện, thị, thành phố đã tích cực triển khai tốt các hoạt động hỗ trợ và tạo việc làm cho người lao động ở địa phương thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, công tác vận động, giới thiệu tư vấn việc làm cho người lao động đã góp phần giải quyết việc làm cho 30.596 người, trong đó xuất khẩu lao động 58 người. Thực hiện trợ cấp thất nghiệp, trong năm đã tiếp nhận 4.915 hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp và 30 quyết định cho 4.601 người hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền 29.262 triệu đồng. 3.1.2.3 Thiệt hại thiên tai Thiệt hại do thiên tai gây ra giảm nhiều so với năm 2012: Chiều dài các đoạn kè bị vỡ, bị cuốn trôi 70 m; Số nhà bị sập, bị cuốn trôi 7 căn; Số nhà bị sạt lở, tốc mái 37 căn; Tổng giá trị thiệt hại 267 triệu đồng. 3.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM CÂY LÚA TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, nhìn chung số hộ tham gia bảo hiểm vẫn còn ít, kéo theo diện tích lúa được bảo hiểm qua các vụ vẫn còn thấp. 3.2.1 Kết quả triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa tại tỉnh Đồng Tháp Bảng 3.1 Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa tại tỉnh Đồng Tháp Số hộ tham gia BH (hộ) Vụ sản xuất Tổng diện tích được BH (ha) Tổng phí BH (triệu đồng) Vụ Đông Xuân 2011 -2012 2.128 552,95 686,6 Vụ Hè Thu 2012 3.106 1.508,30 1.491,6 Vụ Thu Đông 2012 2.454 1.439,20 1.338,3 Vụ Đông Xuân 2012 -2013 3.101 2.653,87 2.657,8 Vụ Hè Thu 2013 2.163 941,96 693,1 Vụ Thu Đông 2013 2.162 1759,00 1982,9 Nguồn: Sở NN & PTNT Đồng Tháp, năm 2014 Nhìn chung, số lượt hộ tham gia bảo hiểm chỉ biến động trong khoảng từ 2.100 đến 3.100 hộ, rất thấp so với tiềm năng. Đa số các hộ này thuộc diện hộ sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 100% hoặc 90% phí bảo hiểm. Số hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo, dù đã được nhà nước hỗ trợ 60% phí bảo hiểm, tham gia vào chương trình thí điểm vẫn còn ít. Trong vụ Đông Xuân năm 2012-2013, mặc dù số hộ tham gia bảo hiểm gần như tương đương với vụ Hè Thu năm 2012, diện tích lúa được bảo hiểm là cao nhất trong giai đoạn 20112013, hơn 2,6 nghìn hecta, với tổng số phí bảo hiểm lên tới hơn nữa 2,6 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng đột biến này là sự hỗ trợ trực tiếp của công ty lương thực MTV Tân Hồng cho phần lớn diện tích của hộ tham gia sản xuất lúa trong vùng nguyên liệu của nhà máy. Ngay sau khi khoản hỗ trợ này bị cắt giảm, số lượng hộ tham gia bảo hiểm cũng như diện tích lúa được bảo hiểm lại rơi vào trạng thái gần như thấp nhất trong cả giai đoạn thí điểm. Có thể nói, lợi ích do chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa mang lại cho người sản xuất vẫn chưa cao, chưa thu hút được sự tham gia của đông đảo các hộ trồng lúa ở đây. 31 3.2.2 Thuận lợi và khó khăn 3.2.2.1 Thuận lợi Nhìn chung, chính sách thí điểm BHNN bước đầu đã được người dân quan tâm, thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, chia sẽ rủi ro khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Một số chính sách chưa phù hợp đã được các cơ quan Trung ương sửa đổi bổ sung như: Quyết định 358/QĐ-TTg ngày 27/02/2013 sửa đổi bổ sung Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 43/2012/TT-BNNPTNT ngày 23/8/2012 sửa đổi Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định số 2114/QĐ-BTC ngày 24/8/2012 sửa đổi bổ sung Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ Tài chính nhằm làm hoàn thiện và đồng bộ cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh và doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp các huyện đã tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện, tích cực tuyên truyền vận động các đối tượng tham gia. Đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc ký kết hợp đồng và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Mô hình “Doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp tham gia thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm” đã phát huy hiệu quả. Cụ thể Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng đã tham gia tuyên truyền vận động các hộ dân trong vùng nguyên liệu trong vụ Đông Xuân 2012-2013 tại huyện Tân Hồng, có 521 hộ tham gia, với diện tích 1.409 ha (chiếm 39,52% kết quả vụ Đông Xuân 2012-2013). 3.2.2.2 Những tồn tại, hạn chế Công tác tuyên truyền chưa thật sự đi vào chiều sâu, nên tỷ lệ hộ bình thường tham gia bảo hiểm rất thấp, chỉ thực hiện chủ yếu các đối tượng hộ nghèo và cận nghèo tham gia. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện một cách nhanh chống, kịp thời làm ảnh hưởng đến lòng tin của các hộ tham gia bảo hiểm nên người nông dân còn e ngại khi tham gia loại hình bảo hiểm này. Kết quả đạt được quá lệ thuộc vào các Công ty, doanh nghiệp tham gia Mô hình “Doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp tham gia thực hiện chương trình thí điểm bảo hiểm” nhằm hỗ trợ một phần phí bảo hiểm ngoài sự hỗ trợ phí bảo hiểm của Nhà nước. Cụ thể vụ Hè thu năm 2013 Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng không có chính sách hỗ trợ người nông dân trong vùng nguyên liệu tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã ảnh hướng đến kết quả thực hiện làm giảm số hộ và diện tích tham gia. Tình hình thời tiết, lũ lụt, dịch bệnh trên cây lúa trong những năm qua không gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, do đó nông dân còn chủ quan và e ngại khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Một số đối tượng dịch bệnh gây hại làm giảm năng suất như chuột, ốc bưu vàng, bệnh lem lép hạ, nhện gié, muỗi hành chưa được xem là đối tượng gây hại được bảo hiểm trên cây lúa. 32 Bên cạnh đó, chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là chương trình mới, đồng thời trình độ, nhận thức của một cán bộ cơ sở còn hạn chế, có tuyên truyền vận động các hộ tham gia bảo hiểm nhưng kết quả đạt không cao. 33 Chương 4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA HỘ TRỒNG LÚA TẠI ĐỒNG THÁP 4.1 TỔNG QUAN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1 Đặc điểm của mẫu quan sát Kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu cho các thông tin như sau: Bảng 4.1 Đặc điểm của hộ trồng lúa Các biến Đơn vị Tính Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 1000 m2 29,51 27,81 2 170 Lớp 6,21 3,70 0 18 0,09 0,29 0 1 0,53 0,50 0 1 46,29 10,84 20 69 Tiết kiệm của chủ hộ 0,62 0,49 0 1 Tham gia các mùa vụ trước 0,59 0,49 0 1 Giới tính của chủ hộ 0,94 0,23 0 1 Việc làm tại cơ quan địa phương 0,05 0,23 0 1 Diện tích sản xuất Trình độ của chủ hộ Thành viên chương trình “Cánh đồng mẫu lớn” Đê bao Tuổi của chủ hộ Năm Số quan sát Hộ 110 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 a) Mô tả mẫu Số liệu nghiên cứu khảo sát bằng cách thông qua điều tra phỏng vấn 110 hộ gia đình và những hộ này đảm bảo phù hợp cho bài nghiên cứu, trong tổng số 110 hộ được lựa chọn có 62 hộ sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm và 48 hộ không sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm. Số liệu được thu thập từ những người quản lí, trực tiếp, canh tác trong hoạt động sản xuất của gia đình. Cuộc điều tra khảo sát thông tin như: đặc điểm của cá nhân chủ hộ (giới tính, độ tuổi, trình độ của chủ hộ), thông tin chung của hộ, đặc điểm sản xuất của và một số thông tin có liên quan đến chương trình bảo hiểm. b) Diện tích Bảng 4.1 cho thấy quy mô sản xuất trong trồng lúa của các hộ. Qua kết quả điều tra cho thấy sự chênh lệch lớn về diện tích trồng lúa của các hộ, hộ trồng lúa nhiều nhất đến 170.000 m2, trong khi hộ có diện tích canh tác thấp nhất chỉ khoản 2.000 m2, trung bình mỗi hộ có 29.517 m2. Nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân trên địa bàn chủ yếu là từ cây lúa, chính vì vậy mà 34 diện tích cây lúa được xem như tài sản gắn liền với sinh kế của gia đình. Những hộ có ít đất canh tác thì có thể thuê đất để canh tác thêm hoặc chọn những hình thức phi nông nghiệp để tăng nguồn thu nhập, trong khi đó việc quản lý kiểm soát hoạt động sản xuất là vấn đề đối với những hộ có diện tích cach tác nhiều hơn, vì vậy mà họ cần có những biện pháp quản lí và phòng ngừa rủi ro. c) Trình độ Hộ nông dân trong bảng khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ khá thấp, gần 52% số chủ hộ chỉ dừng ở cấp tiểu học, số chủ hộ học hết trung học phổ thông chiếm 15%, còn chủ hộ có trình độ đại học hoặc sau đại học chỉ chiếm 1,8%. Với số năm đi học trung bình khoảng 6 năm với độ lệch chuẩn gần 4 năm. Trình độ học vấn thấp có thể làm hạn chế khả năng triển khai và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của nông hộ. d) Cánh đồng mẫu lớn Bảng 4.1 cho thấy các hộ có tham gia chương trình “Cánh đồng mẫu lớn” là rất ít chỉ có 9% và độ lệch chuẩn là 0,29. Những hộ thành viên thường được bao tiêu hỗ trợ chi phí đầu vào, ổn định thị trường đầu ra và họ còn được hướng dẫn trồng lúa theo một quy trình hiệu quả nên họ có rất ít rủi ro vì thế họ không quan tâm lắm đến bảo hiểm cây lúa. Tuy những hộ không tham gia chiếm phần lớn trên địa bàn nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tham gia bảo hiểm tăng. e) Đê bao Bảng 4.1 cho thấy tổng số ruộng lúa sản xuất nằm trong đê bao khép kín trên 50% và độ lệch chuẩn khoảng 0,5. Những hộ mà ruộng lúa có đê bao thường trồng được lúa vụ 3, những năm đầu sản lượng rất cao nhưng giảm dần do không được phù sa bồi bổ. Tuy vậy, họ có thể chủ động trong sản xuất và ít lo ngại về thiên tai cũng như đời sống của người dân được đảm bảo ổn định hơn. Những hộ ngoài đê bao tuy trồng lúa 2 vụ nhưng họ lợi dụng được nước lũ để lấy phù sa, tăng nguồn thuỷ sản và vệ sinh đồng ruộng, vì vậy mà họ có thể có năng suất ở 2 vụ đầu cao hơn so với những hộ nằm trong đê bao. Nên mức độ sẵn lòng tham gia bảo hiểm của các hộ trồng lúa tại Đồng Tháp còn tuỳ thuộc vào tình hình thiên tai, dịch bệnh từng năm tại đây mà đánh giá. f) Tuổi Bảng 4.1 cho thấy sự chênh lệch rất lớn về độ tuổi của chủ hộ trên địa bàn, trong đó chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi, chủ hộ có độ tuổi lớn nhất là 69 tuổi, trung bình độ tuổi của chủ hộ tại đây là 46,29 tuổi, độ tuổi tại đây là khá cao, chứng tỏ các hộ nông dân tại đây có đủ trình độ và kinh nghiệm để có thể ứng biến với các tình huống khác nhau trong sản xuất, tuy nhiên họ vẫn có thể hiểu rõ được những khó khăn trong sản xuất đặc biệt là tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, và mức sẵn lòng của họ được đánh giá cao hơn những hộ còn trẻ. 35 g) Tiết kiệm Hoạt động tiết kiệm của các hộ nông dân trên địa bàn cũng khá cao, trung bình có 62% số hộ được hỏi trả lời có. Trên thực tế tiết kiệm của các họ chủ yếu là để tiền mặt tại nhà, một số ít thì mua vàng, họ không có ý định sẽ gửi ngân hàng vì số tiền tiết kiệm thường xuyên được dùng để xoay sở trong gia đình. Theo tình hình thực tế tại địa phương thu nhập từ trồng lúa là nguồn thu nhập chủ yếu để có tiết kiệm vì vậy những hộ nông dân này sẽ sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho bảo hiểm cây lúa so với các đối tượng không có tiết kiệm . h) Tham gia Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ tham gia của những mùa vụ trước khoảng 59% nhưng thực tế mùa vụ năm 2013 tỷ lệ hộ tham gia giảm so với năm 2012 vì có một số tranh chấp về việc bồi thường và kiểm tra xác nhận rủi ro nên các hộ có liên quan không mặn mà với bảo hiểm cây lúa nữa. Những hộ từng tham gia bảo hiểm cây lúa thì họ đã có những thông tin cũng như hiểu biết nhất định về bảo hiểm cây lúa vì vậy đây là đối tượng quan trọng trong việc phát triển chương trình nên mức sẵn lòng của họ được kỳ vọng cao hơn so với những hộ chưa từng tham gia bảo hiểm cây lúa. i) Giới tính Bảng 4.1 cho thấy sự chênh lệch rất lớn về giới tính của chủ hộ trồng lúa tại địa phương. Có tới 94% chủ hộ là nam. Người canh tác phải thường xuyên kiểm tra, xử lý các vấn đề về dịch bệnh, sâu bệnh, phải thường xuyên đi thăm đồng, tìm hiểu các quy trình kỹ thuật, dự hội thảo và tập huấn kỹ thuật nên chủ hộ là nam sẽ dễ dàng tiếp cận, giao lưu, trao dồi kiến thức mới hơn cũng như kiến thức về bảo hiểm. Mặc khác, chủ hộ là nam ít tính toán chi li hơn nên mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm của họ sẽ cao hơn. j) Việc làm Bảng 4.1 cho thấy việc làm của đáp viên hay người thân của đáp viên tại chính quyền địa phương. Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến giả (0 là không làm việc tại chính quyền địa phương, 1 là làm việc tại chính quyền địa phương) chỉ xác định là có hoặc không vì có rất nhiều việc làm tại cơ quan địa phương. Trên thực tế những đáp viên trả lời có tỷ lệ việc làm trên địa phương không cao chỉ ở mức 5% nhưng hầu như những hộ này đều tham gia bảo hiểm cây lúa khi có chương trình thí điểm vì họ có thể nắm bắt thông tin chính xác, cập nhật thông tin mới kịp thời, tiếp xúc với các chương trình hỗ trợ, hội thảo tuyên truyền… Các hộ có người thân làm việc tại chính quyền địa phương cũng là một nhân tố quan trọng trong việc triển khai chương trình bảo hiểm cây lúa ngày càng có hiệu quả. Sau khi cung cấp thông tin về thực trạng và kế hoạch chương trình bảo hiểm nông nghiệp cũng như giải thích rõ ràng về nội dung và lợi ích của một hợp đồng bảo hiểm giả định. Các đáp viên sẽ được hỏi sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm của họ với các mức giá được cho vào khảo sát dựa trên mức giá đã thí điểm trong 3 năm 2011-2013 là 85.000 đồng, 95.000 đồng, 105.000 đồng. Mỗi đáp viên sẽ được phỏng vấn ở một mức giá ngẫu nhiên qua đó có 62 đáp 36 viên đồng ý và 48 đáp viên không đồng ý, đặc điểm của hai nhóm này sẽ được so sánh ở mục 4.1.2. 4.1.2 So sánh đặc điểm hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả a) Diện tích Bảng 4.2 Diện tích sản xuất giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. Đvt: 1000 m2 Diện tích Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Thấp nhất 2 2,5 Cao nhất 150 170 24,68 31,29 Trung bình Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 Bảng 4.2 cho thấy diện tích trồng lúa của các hộ ở mức trung bình, những hộ sẵn lòng chi trả có diện tích trung bình 24680 m2 nhỏ hơn so với diện tích của hộ không sẵn lòng chi trả 31290 m2. Do mức biến động diện tích của hộ sẵn lòng trả thấp hơn so với hộ không sẵn lòng chi trả, diện tích trồng lúa của các hộ không đồng đều và mức biến động này là khá lớn. Cụ thể diện tích thấp nhất và cao nhất của hộ sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả lần lượt là 2.000 - 150.000 m2; 2.500 - 170.000 m2. Từ kết quả này có thể dẫn đến tình trạng hộ có diện tích càng cao thì mức sẵn lòng chi trả của họ càng giảm. b) Trình độ Bảng 4.3 Trình độ của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. Đvt: lớp Trình độ Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Thấp nhất 0 0 Cao nhất 16 18 6,25 6,16 Trung bình Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 Bảng 4.3 cho thấy trình độ học vấn trung bình của chủ hộ thấp chỉ khoảng lớp 6 ở cả hai nhóm hộ. Dù hộ sẵn lòng chi trả cao hơn nhưng sự chênh lệch trả không nhiều. Trong khi đó ở những hộ không sẵn lòng chi trả có mức biến động cao hơn hộ sẵn lòng chi trả. Kết quả này có thể dự báo đúng kỳ vọng người có trình độ càng cao thì mức sẵn lòng chi trả của họ càng cao. c) Cánh đồng mẫu lớn Bảng 4.4 Tỷ lệ thành viên tham gia chương trình “ Cánh đồng mẫu lớn” giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. 37 Thành viên Cánh đồng mẫu lớn Sẵn lòng chi trả Tần số Thành viên CĐML Không sẵn lòng chi trả Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 2 3,23 8 16,67 Không phải thành viên CĐML 60 96,77 40 83,33 Tổng 62 100,00 48 100,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ hộ là thành viên chương trình Cánh đồng mẫu lớn sẵn lòng chi trả rất thấp chỉ có 3,23%. Tuy số thành viên chương trình không nhiều nhưng cũng cho ta thấy rõ những thành viên đó đa số không có nhu cầu chi trả cho bảo hiểm cây lúa. Kết quả này dự báo nếu hộ là thành viên của chương trình Cánh đồng mẫu lớn thì mức sẵn lòng chi trả của họ rất thấp. d) Đê bao Bảng 4.5 Tỷ lệ ruộng lúa có đê bao giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. Đê bao Sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Có đê bao 29 46,77 29 60,42 Không có đê bao 33 53,23 19 39,58 Tổng 62 100,00 48 100,00 Nguồn: Tổng hợp điều tra nông hộ năm 2014 Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ hộ có đê bao sẵn lòng chi trả thấp hơn hộ không sẵn lòng chi trả. Cơ cấu trong mô hình có sự trái ngược, cụ thể là hộ sẵn lòng chi trả có đê bao chiếm 46,77%, còn không có đê bao chiếm 53,23%; còn hộ không sẵn lòng chi trả thì số hộ có đê bao là 60,42%, hộ không có đê bao là 39,58%. Kết quả này dự báo mức sẵn lòng chi trả cao đối với hộ không có đê bao. e) Tuổi Bảng 4.6 Tuổi của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. Đvt: năm Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Thấp nhất 20 22 Cao nhất 67 69 Trung bình 47 45,38 Tuổi Nguồn: Tổng hợp điều tra nông hộ năm 2014 38 Bảng 4.6 trình bày độ tuổi của chủ hộ cho thấy độ tuổi của những hộ sẵn lòng chi trả giao động ở khoảng từ 20 - 67 thấp hơn những hộ không sẵn lòng chi trả. Những hộ sẵn lòng trả lại có độ tuổi trung bình 47 lớn hơn hộ không sẵn lòng trả là 45,38. Những điều trên nói lên hộ sẵn lòng chi trả có độ tuổi 45 trở lên nhiều hơn hộ không sẵn lòng chi trả. Kết quả này cũng dự báo chủ hộ có độ tuổi càng cao thì mức sẵn lòng trả của họ cũng cao. f) Tiết kiệm Bảng 4.7 Tỷ lệ tiết kiệm giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. Tiết kiệm Sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Có tiết kiệm 41 66,13 27 56,25 Không có tiết kiệm 21 33,87 21 43,75 Tổng 62 100,00 48 100,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ tiết kiệm giữa hai nhóm hộ không quá chênh lệch nhưng vẫn thấy được sự khác biệt trong cơ cấu tỷ lệ. Đối với hộ sẵn lòng chi trả thì tỷ lệ có tiết kiệm cao hơn tỷ lệ không có tiết kiệm (32,26%). Còn những hộ không sẵn lòng chi trả có chênh lệch nhưng mức độ chỉ có (12,5%) thấp hơn so với những hộ sẵn lòng chi trả. Kết quả này dự báo người có tiết kiệm cao sẵn lòng chi trả cao hơn. g) Tham gia Bảng 4.8 Tỷ lệ hộ đã từng tham gia bảo hiểm nông nghiệp giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. Tham gia Sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Không sẵn lòng chi trả Tần số Tỷ lệ (%) Có tham gia 38 34,54 27 24,55 Không có tham gia 24 21,82 21 19,09 Tổng 62 56,36 48 43,64 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 Bảng 4.8 cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả, cụ thể là có tới 38 hộ tham gia (58,46%) sẵn lòng chi trả, trong khi đó có 27 hộ tham gia (41,53%) không sẵn lòng chi trả. So với tổng thể số hộ không tham gia vụ trước sẵn lòng trả cũng khá cao chiếm 21,82% cho thấy có nhiều hộ tiềm năng chưa được tham gia. Kết quả trên cũng dự báo hộ nào có tham gia vụ trước thì mức sẵn lòng chi trả của hộ đó cao hơn. 39 h) Giới tính Bảng 4.9 Tỷ lệ giới tính của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. Sẵn lòng chi trả Giới tính Tần số Nam Nữ Tổng Không sẵn lòng chi trả Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 58 52,73 46 41,82 4 3,63 2 2,22 62 56,36 48 43,64 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 Bảng 4.9 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ nam và nữ trong cơ cấu giới tính của chủ hộ. Ở cả những hộ sẵn lòng chi trả và những hộ không sẵn lòng chi trả tỷ lệ nam giới của chủ hộ hầu như gần tối đa. Và tỷ lệ nam giới này ở hộ sẵn lòng chi trả cao hơn nhiều (52,73 %) so với những hộ không sẵn lòng chi trả (41,82 %). i) Việc làm Bảng 4.10 Tỷ lệ việc làm trên địa phương giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả. Sẵn lòng chi trả Việc làm Tần số Không sẵn lòng chi trả Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Có làm việc tại cơ quan địa phương 4 6,45 2 4,17 Không có làm việc tại cơ quan địa phương 58 93,55 46 95,83 Tổng 62 100,00 48 100,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 Bảng 4.10 cho thấy hộ có thành viên làm việc trên cơ quan địa phương rất ít nhưng trong số đó có khoảng 66,67% là sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa. Nên kết quả này cũng dự báo cho ta biết nếu hộ nào có người thân làm việc trên cơ quan địa phương thì mức sẵn lòng chi trả của họ cao hơn. 4.1.3 Tỷ lệ sẵn lòng chi trả ở các mức giá Hình 4.1 cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch với mức giá và mức sẵn lòng chi trả, cụ thể là có 35,54% sẵn lòng chi trả ở mức giá thấp nhất là 85.000 đồng và chỉ có 3,6% đồng ý trả ở mức giá cao nhất 105.000 đồng. Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra, khi mức giá càng cao thì tỷ lệ chấp nhận chi trả càng thấp. Bên cạnh đó, các đáp viên không sẵn lòng cũng được hỏi các mức giá mà họ cho là phù hợp, thì có 22 đáp viên đồng ý đưa ra mức giá thứ hai. 40 40 Sẵn lòng 35 Không sẵn lòng 30 25 20 15 10 5 0 85000 95000 105000 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 Hình 4.1 Tỷ lệ sẵn lòng chi trả ở các mức giá 4.1.4 Lý do không sẵn lòng trả cho chương trình bảo hiểm cây lúa tỉnh Đồng Tháp Một số đáp viên không sẵn lòng chi trả sẽ được hỏi để cho biết lý do. Bảng 4.11 cho thấy có tới 34,67% đáp viên chọn lý do là “Không biết thông tin về chương trình bảo hiểm nông nghiệp” và đây cũng là lí do đáp viên chọn nhiều nhất. Bên cạnh đó, có 16% đáp viên chọn lý do “Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi thường)”; 12% đáp viên chọn “Tự khắc phục rủi ro” và 2,66% đáp viên chọn lý do “Phí tham gia bảo hiểm cao”. Ngoài ra một số đáp viên chọn lý do khác chiếm 34,67%, cụ thể là “ Xác định thiệt hại chậm; Bồi thường không hợp lý, chậm trễ, khó khăn; Chưa hiểu rõ thông tin về bảo hiểm cây lúa; Chưa thấy triển khai; Công ty không bán; Đất ít; Đường xa; Giám định rườm rà, không chính xác; Không muốn mua”. Bảng 4.11 Lý do không tham gia bảo hiểm cây lúa của đáp viên Tần suất Tỷ lệ (%) 26 34,67 2 2,66 12 16 4. Sản xuất nhỏ lẻ 0 0 5. Không muốn bị áp đặt thực hiện theo quy trình sản xuất nhất định. 0 0 6. Tự khắc phục rủi ro 9 12 26 34,67 Lý do 1. Không biết thông tin về chương trình bảo hiểm nông nghiệp. 2. Phí tham gia bảo hiểm cao. 3. Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi thường) 7. Khác Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ năm 2014 41 Trong số những hộ không sẵn lòng trả ở mức gía thứ nhất thì có 22 hộ đồng ý trả với mức giá thứ hai và mức giá này dao động từ khoảng 20.00085.000 đồng. Và những hộ này sẽ được xem xét lại và thay đổi mức giá cũng như mức sẵn lòng của họ trong mô hình để tính toán lại mức sẵn lòng trả trung bình cho chương trình. 4.2 ƯỚC LƯỢNG MỨC SẴN LÒNG TRẢ Để ước lượng mức sẵn lòng trả (WTP) cho dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp, các nghiên cứu thường sử dụng ba phương pháp: Trực tiếp dựa trên việc đặt câu hỏi CVM trực tiếp với nông dân; Liên quan đến việc vận dụng lý thuyết về sự tối đa hoá hữu dụng kết hợp với những đặc điểm vi mô của nông hộ và thông tin thị trường để ước lượng một cách gián tiếp WTP của nông hộ; Dựa trên thị hiếu được bộc lộ của nông hộ trong sản xuất và tiêu dùng. Trong các phương pháp trên, phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM kết hợp với phương pháp ước lượng gián tiếp thông qua đặc điểm vi mô của nông hộ được sử dụng để đánh giá mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm nông nghiệp của các nông hộ do các phương pháp còn lại thường phải gặp vấn đề khó khăn trong việc thu thập số liệu và việc kết hợp 2 phương pháp giúp cho việc ước lượng chính xác hơn. Nghiên cứu này vận dụng các mô hình thực nghiệm trước đây của Phạm Lê Thông (2013); Hoàng Triệu Huy, Phan Đình Khôi, Phan Thị Ánh Nguyệt (2014), trong đó mức sẵn lòng chi trả cho chương trình bảo hiểm cây lúa bị chi phối bởi các yếu tố liên quan đến đặc điểm của chủ hộ như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn của hộ; và yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất lúa của hộ như diện tích trồng lúa của hộ; ngoài ra khi kiểm tra và xử lý số liệu tác giả nhận thấy một số yếu tố khác như Thành viên chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”, ruộng lúa của hộ có đê bao, tiết kiệm của chủ hộ và hộ có tham gia mùa vụ trước cũng có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi tả của hộ nên các yếu tố đó được đưa thêm vào mô hình; đặc biệt, phí bảo hiểm là yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ. Vì chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ-TTg thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm cho nông dân khi tham gia nên mức phí sẵn lòng chi trả của các nông hộ tính trên mức giá đã được hỗ trợ rồi so với mức phí thực tế còn rất thấp. Bảng 4.12; 4.13; 4.14 sau trình bày các kết quả ước lượng được và qua đó thấy được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình đến mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân. 4.2.1 Kết quả ước lượng mô hình probit 4.2.1.1 Mô hình 1 Trước khi trình bày kết quả ước lượng của mô hình, các kiểm định về tính nhất quán của các hệ số trong mô hình cũng như kiểm định về sự phù hợp của mô hình đã được tiến hành. Kiểm định cor cho các giá trị đều nhỏ hơn 0,4 vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình có thể bỏ qua. Giá trị kiểm định mô hình Prob > chi2 = 0,000 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử dụng có mức ý nghĩa rất cao 1%. Kết quả kiểm định tỷ số hợp lý 42 (likelihood ratio = -29,65) cho thấy các biến giải thích được lựa chọn trong mô hình có ảnh hưởng đến xác xuất mức sẵn lòng chi trả khi tham gia chương trình bảo hiểm. Nhìn chung, khả năng dự báo của mô hình là khá tốt, số trường hợp mô hình dự báo đúng lên đến 88%. Đối với các hệ số ước lượng từ mô hình, ngoại trừ biến giới tính và việc làm của chủ hộ không có ý nghĩa ở mức 10%, các biến giải thích còn lại trong mô hình đều ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ. Hiệu ứng biên được sử dụng để giải thích ý nghĩa thay cho các hệ số ước lượng trong mô hình. Kết quả ước lượng của các tham số và hiệu ứng biên được trình bày trong bảng 4.12 dưới đây: Bảng 4.12 Kết quả ước lượng mô hình probit Hệ số ước lượng Biến số Độ lệch chuẩn p>|z| Hiệu ứng biên Bid -0,214 0,040 0.000 -0,082 Diện tích -0,015 0,007 0,040 -0,006 Trình độ 0,128 0,061 0,038 0,049 CĐML -2,636 1,018 0,010 -0,680 Đê bao -1,068 0,451 0,018 -0,390 Tuổi 0,074 0,025 0,003 0,028 Tiết kiệm 1,228 0,528 0,020 0,457 Tham gia 0,849 0,470 0,071 0,322 Giới tính -1,315 1,149 0,253 -0,354 Việc làm -1,208 0,805 0,133 -0,441 Hệ số chặn 19,476 Giá trị kiểm định χ2 Prob > χ2 : 0,000 R bình phương 60,65 Mức dự báo đúng 88,18 Gía trị likelihood -29,65 Số quan sát 0.000 110 Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả năm 2014 Kết quả ước lượng của mô hình và các thông tin liên quan trình bày trong bảng 4.12 được giải thích cụ thể như sau: Biến bid, đó là phí bảo hiểm trung bình mà hộ phải chi trả. Hiệu ứng biên của biến này mang giá trị âm nên ảnh hưởng ngược chiều đến mức sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ. Xác suất sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ sẽ giảm 0,082 nếu mức phí tăng lên 1 đơn vị (10.000 đồng) nếu các yếu tố trong mô hình không đổi. Kết quả này đã được kỳ vọng trước theo nguyên tắc của cầu, giá cao sẽ làm giảm lượng cầu của hàng hoá, dịch vụ. Kết quả này được ủng hộ bởi hầu hết các thực nghiệm trước đây (Vandeveer, 2001; Christiaensen và Sarris, 2007). 43 Biến diện tích có ý nghĩa trái ngược với kỳ vọng mang giá trị âm, vì vậy biến này có mối quan hệ ngược chiều với mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ ở địa phương. Kết quả ước lượng hiệu ứng biên của biến này cho thấy, khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi, xác suất sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ sẽ giảm 0,006 khi hộ có thêm 1000 m2 đất sản xuất. Do tại địa phương có địa hình tương đối phức tạp vùng cao và vùng trũng đan xen nhau nên việc mở rộng diện tích đất trồng trọt của hộ không tập trung mà bị phân tán ở nhiều nơi. Nhưng cũng vì vậy mà rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của những hộ này được giảm thiểu, những hộ nông dân và xã hội nông thôn cũng thường sử dụng chiến lược này để phân tán rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả này tương tự với nghiên cứu (Hoàng Triệu Huy, Phan Đình Khôi, Phan Thị Ánh Nguyệt, 2014) việc tăng diện tích đất sản xuất lại làm giảm đi động cơ tham gia bảo hiểm cây lúa cũng như mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm của hộ càng ít. Biến trình độ có ảnh hưởng cùng chiều với mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ và giống với kỳ vọng ban đầu. Hệ số hiệu ứng biên của biến này là 0,049, cho thấy nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp thì mức sẵn lòng trả của hộ sẽ tăng 0,049 nếu các yếu tố trong mô hình không đổi. Điều này càng chứng tỏ nông hộ có trình độ sẽ có sự hiểu biết về dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cũng như lợi ích của dịch vụ này mang lại, từ đó thúc đẩy nông hộ chủ động tham gia bảo hiểm để đề phòng rủi ro. Kết quả này được tìm thấy khác với nghiên cứu (Vandeveer, 2001; Phạm Lê Thông, 2013) do ở hai nghiên cứu trước chủ hộ có trình độ học vấn quá thấp gần 90% có trình độ cấp hai trở xuống nên biến trình độ bị giảm ý nghĩa thống kê ở hai mô hình tham khảo trên. Biến thành viên Cánh đồng mẫu lớn, nhận giá trị 1 nếu hộ là thành viên của chương trình và nhận giá trị 0 cho trường hợp ngược lại. Dấu của hệ số ước lượng cho biến này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả ước lượng hiệu ứng biên của biến này cho thấy, nếu hộ là thành viên của chương trình Cánh đồng mẫu lớn, xác suất mức sẵn lòng chi trả của hộ sẽ giảm khoảng 0,68 so với những hộ không tham gia, nếu các yếu tố trong mô hình không đổi. Hộ là thành viên của chương trình Cánh đồng mẫu lớn thì lợi ích của họ đã được đảm bảo giống như khi họ mua bảo hiểm rồi, họ ít có lo ngại về rủi ro tăng giảm giá đầu ra, nếu có dịch bệnh hay thiên tai họ cũng được nhận hỗ trợ về giống, thuốc kịp thời. Chính vì thế mà những hộ là thành viên mức sẵn lòng chi trả của hộ sẽ giảm. Biến đê bao, nhận giá trị 1 nếu hộ có ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín và nhận giá trị 0 cho hộ có ruộng lúa nằm ngoài đê bao khép kín. Dấu của hệ số ước lượng cho biến này giống với kỳ vọng ban đầu mang giá trị âm. Kết quả ước lượng hiệu ứng biên của biến này cho thấy, nếu hộ có ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín, xác suất mức sẵn lòng chi trả của hộ sẽ giảm khoảng 0,39 so với những hộ không có đê bao, nếu các yếu tố trong mô hình không đổi. Theo tình hình của địa phương hiện nay những hộ có đê bao sản xuất lúa vụ 3 vẫn có năng suất rất cao và họ rất chủ quan, không lo ngại về thiên tai. Vì vậy mà mức sẵn lòng chi trả của hộ tại địa phương này sẽ giảm nếu hộ có đê bao. 44 Biến tuổi, tuổi của chủ hộ được kỳ vọng mang giá trị dương. Kết quả ước lượng hiệu ứng biên của biến này cho thấy, khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi, xác suất sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ sẽ tăng 0,028 nếu chủ hộ tăng thêm 1 đơn vị (tuổi). Vì vậy, để tăng mức sẵn lòng chi trả của các hộ, cần nhắm đến đối tượng các chủ hộ có độ tuổi cao, khi họ tiếp thu được những ưu điểm của chương trình thì họ sẽ áp dụng và truyền đạt lại những thông tin này, do đó đây là đối tượng có thể mở rộng quy mô cũng như hiệu quả cho chương trình. Biến tiết kiệm, biến này được kỳ vọng thuận chiều với mức sẵn lòng chi trả và kết quả hệ số hiệu ứng biên cho ta thấy kỳ vọng ban đầu là đúng. Khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi, xác suất sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ sẽ tăng 0,475 so với những hộ không có tiết kiệm. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta chỉ nhắm đến đối tượng có tiết kiệm. Vì những hộ có tiết kiệm thường thì thu nhập họ sẽ cao, nhưng bản chất của chương trình là bình ổn thu nhập. Biến tham gia, những hộ đã từng tham gia mùa vụ trước chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng đến quyết định chi trả của họ. Kết quả ước lượng hiệu ứng biên cho thấy, khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi, xác suất mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ sẽ tăng 0,322 so với những hộ không có tham gia vụ trước. Vì vậy đây là biến quan trọng xây dựng lòng tin của những hộ nông dân, những hộ đã tham gia sẵn lòng chi nhiều hơn để được tham gia bảo hiểm, do đó tạo lòng tin với những hộ chưa tham gia, là cơ sở để xây dựng khách hàng tiềm năng và mở rộng chương trình. Kết quả ước lượng bảng 4.12 cho thấy các biến về giới tính và việc làm không có ý nghĩa trong mô hình. Do đó, các biến này hầu như không ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của 110 hộ trong mô hình. Đối với biến giới tính, mặc dù ở nông thôn nam giới nắm bắt tốt thông tin hơn nữ giới và có khả năng chi trả cao hơn nhưng trong mô hình tỷ lệ nam giới quá cao (94,55%) do vậy về mặt thống kê, biến giới tính trong mô hình không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của hộ cho bảo hiểm cây lúa. Kết quả này tương tự trong nghiên cứu (Hoàng Triệu Huy, Phan Đình Khôi, Phan Thị Ánh Nguyệt, 2014). Còn biến việc làm cũng tương tự vì số hộ có người thân làm tại cơ quan địa phương quá ít nên biến này cũng không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của hộ. 4.2.1.2 So sánh hai mô hình probit Bảng 4.13 trình bày kết quả hồi qui mô hình 1 và mô hình 2. Trong đó, mô hình 2 được phân tích theo số liệu đã điều chỉnh với tổng số quan sát là 110. Cách điều chỉnh số liệu trong mô hình 2 được thực hiện theo các bước sau: Bước đầu, chọn ra những hộ không sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ở mức giá thứ nhất có 48 hộ. Bước hai, xác định những hộ sẵn lòng trả mức giá thứ hai (dựa trên cơ sở bảng số liệu đã thu thập trước) có 22 hộ cho mức giá hai. Bước ba, thay thế mức phí bảo hiểm và mức sẵn lòng của 22 hộ không sẵn lòng chi trả ở mức giá thứ nhất thành mức phí bảo hiểm và mức sẵn lòng của 22 hộ đó ở mức giá thứ hai. Nên mô hình 2 sẽ ước lượng mức sẵn lòng trả có điều chỉnh về mức phí bảo hiểm và mức sẵn lòng của 110 hộ nông dân trong mô hình. 45 Bảng 4.13 Kết quả ước lượng hai mô hình probit Mô hình 1 Mô hình 2 Biến số Hệ số ước lượng Bid -0,214* -0,082 -0,251* -0,00019 Diện tích -0,015** -0,006 -0,019** -0,00001 Trình độ 0.127** 0,049 0,034 0,00003 Cánh đồng mẫu lớn -2,636* -0,680 -1,974 -0,03995 Đê bao -1,068** -0,390 -1,319** -0,00173 Tuổi 0,074* 0,028 0.072** 0,00054 Tiết kiệm 1,228** 0,457 1,567** 0,00500 Tham gia 0,849*** 0,322 1,248** 0,00248 Việc làm -1,208 0,404 0,00017 Hiệu ứng biên -0,441 Hệ số ước lượng Hiệu ứng biên Hệ số chặn 19,476 22,528 Giá trị kiểm định χ2 Prob > χ2 : 0,000 Prob > χ2 : 0,000 R bình phương 60,65 69,62 Mức dự báo đúng 88,18 96,36 Gía trị likelihood -29,65 -18,27 Số quan sát 110 110 Nguồn: Số liệu phân tích của tác giả năm 2014 Ghi chú: *: biến có ý nghĩa thống kê mức 1% **: biến có ý nghĩa thống kê mức 5% ***: biến có ý nghĩa thống kê mức 10% Kiểm đinh đa cộng tuyến được tiến hành để kiểm tra tính vững của các hệ số trong phương trình của mô hình 2. Kết quả kiểm định cho thấy các giá trị giữa các biến đều nhỏ hơn 0,5; do đó có thể bỏ qua tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình. Giá trị kiểm định mô hình Prob > chi2 = 0,000 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử dụng có mức ý nghĩa rất cao 1%. Kết quả kiểm định tỷ số hợp lý (likelihood ratio = -18,27) cho thấy các biến giải thích được lựa chọn trong mô hình có ảnh hưởng đến xác xuất mức sẵn lòng chi trả khi tham gia chương trình bảo hiểm. Ngoài ra, kiểm định mức phần trăm dự báo đúng của mô hình đến 96,36% điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình 2 cao hơn mô hình 1(88,18%). So sánh giữa mô hình 1 và mô hình 2 ta thấy giá trị Pseudo R2 của mô hình 2 là 0,6962 cao hơn mô hình 1 là 0,6065, điều này cho thấy kết quả mô hình 2 giải thích tốt hơn mô hình 1. 46 Mặt khác, trong mô hình 2 biến giới tính bị loại ra khỏi mô hình là do cơ cấu trong mô hình bị thay đổi số hộ không sẵn lòng chi trả không có chủ hộ nào là nữ nên biến giới tính trong mô hình 2 không đánh giá được mức sẵn lòng chi trả của hộ, còn biến trình độ, cánh đồng mẫu lớn, việc làm không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Nguyên nhân là do số đáp viên sẵn lòng chi trả tăng lên 84 hộ còn không sẵn lòng còn có 26 hộ mà trình độ trung bình của hộ sẵn lòng trả lại thấp hơn trình độ hộ không sẵn lòng trả (6,11< 6,66) ngược lại với mô hình 1, mặt khác trình độ học vấn hầu hết các đáp viên còn thấp với trên 80% có trình độ cấp 2 trở xuống nên làm hạn chế hiểu biết về lợi ích khi tham gia bảo hiểm của đáp viên nên khả năng tham gia của họ cũng không cao, những điều này làm giảm ý nghĩa thống kê của biến trình độ trong mô hình 2. Còn với biến Cánh đồng mẫu lớn cũng là do sự thay đổi cơ cấu thành viên tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn đối với hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả một cách rõ rệt lần lượt là 7 và 3, mặt khác số hộ là thành viên của chương trình cũng ít, chính vì những lí do đó mà làm giảm ý nghĩa thống kê của biến Cánh đồng mẫu lớn trong mô hình 2. Các yếu tố có ý nghĩa thống kê còn lại ở mô hình 2 là mức phí (Bid), diện tích sản xuất (Dientich), ruộng lúa có đê bao (Debao), tuổi của chủ hộ (Tuoi), tiết kiệm của chủ hộ (Tietkiem), tham gia những vụ trước (Thamgia). a) Bid Bảng 4.13 cho thấy biến Bid ở cả hai mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số hiệu ứng biên ở cả hai mô hình đều mang giá trị âm. Nhưng hệ số này ở mô hình 2 cao hơn mô hình 1 cho thấy những hộ thuộc mô hình 1 chịu tác động về mức Bid cao hơn mô hình 2. Cụ thể mô hình 2 có hệ số là 0,00019 cho thấy nếu mức giá tăng lên 1 đơn vị (10.000 đồng) thì mức sẵn lòng chỉ giảm xuống 0,019 điểm phần trăm so với mức Bid ban đầu, nếu các yếu tố trong mô hình không đổi. b) Diện tích Bảng 4.13 cho thấy biến Dientich ở cả hai mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số hiệu ứng biên ở hai mô hình đều âm trái ngược với kỳ vọng. Hệ số này ở mô hình 2 là -0,00001 cho thấy nếu diện tích tăng lên 1000 m2 thì mức sẵn lòng sẽ giảm 0,001 điểm phần trăm so với diện tích ban đầu, nếu các yếu tố trong mô hình không đổi. Kết quả này ở mô hình 2 cao hơn mô hình 1 cho thấy mức sẵn lòng chi trả ở mô hình 1 chịu ảnh hưởng của biến diện tích nhiều hơn mô hình 2. c) Đê bao Bảng 4.13 cho thấy biến Debao ngược chiều với mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ở cả hai mô hình và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số hiệu ứng biên ở mô hình 2 là -0,00173 cho thấy xác suất mức sẵn lòng chi trả của hộ sẽ giảm khoảng 0,173 điểm phần trăm so với những hộ không có đê bao, nếu các yếu tố trong mô hình không đổi. Ngoài ra, hệ số này ở mô hình 2 cao hơn mô hình 1 cho thấy những hộ thuộc mô hình 1 sẽ bị ảnh hưởng nhiều so với trong việc quyết định chi trả hơn những hộ thuộc mô hình 2. d) Tuổi Bảng 4.13 cho thấy biến Tuoi có ý nghĩa thống kê trong cả hai mô hình nhưng mô hình 1 có ý nghĩa ở mức 1% còn mô hình 2 có ý nghĩa ở mức 5%. 47 Hệ số hiệu ứng biên của biến này ở mô hình 2 là 0,00054. Điều này nói lên mối quan hệ cùng chiều với mức sẵn lòng trả, nếu tuổi của chủ hộ tăng thêm 1 thì xác suất để hộ sẵn lòng chi trả tăng thêm 0,054 điểm phần trăm, nếu các yếu tố khác không đổi. Kết quả này cũng thể hiện mô hình 2 chịu ảnh hưởng bởi biến tuổi ít hơn mô hình 1. e) Tiết kiệm Bảng 4.13 cho thấy biến Tietkiem cùng chiều với mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm cây lúa ở cả hai mô hình và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số hiệu ứng biên ở mô hình 2 là 0,005 cho thấy xác suất mức sẵn lòng chi trả của hộ sẽ tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm so với những hộ không có tiết kiệm, nếu các yếu tố khác trong mô hình không đổi. Ngoài ra, hệ số này ở mô hình 2 thấp hơn mô hình 1 cho thấy những hộ thuộc mô hình 1 sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong việc quyết định chi trả so với những hộ thuộc mô hình 2. f) Tham gia Bảng 4.13 cho thấy ở cả hai mô hình biến Thamgia có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên hệ số này ở mô hình 1 có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cao hơn hệ số ở mô hình 2 có ý nghĩa ở mức 5%, cho thấy những hộ thuộc mô hình 1 sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong việc quyết định chi trả so với những hộ thuộc mô hình 2. Cụ thể là hệ số hiệu ứng biên ở mô hình 2 là 0,00248 cho thấy xác suất mức sẵn lòng chi trả của hộ sẽ tăng khoảng 0,248 điểm phần trăm so với những hộ không tham gia vụ trước, nếu các yếu tố trong mô hình không đổi. Tóm lại, theo kết quả đã phân tích các đặc điểm đặc trưng của hộ trồng lúa và kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi trả cho bảo hiểm cây lúa của nông hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thông qua việc sử dụng mô hình Probit thì thấy các biến có ý nghĩa thống kê ở mô hình 2 ít tác động đến mức sẵn lòng chi trả hơn các biến ở mô hình 1 và mô hình 2 có mức dự báo chính xác hơn mô hình 1. 4.2.2 Kết quả ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình Bảng 4.14 trình bày kết quả ước lượng WTP trung bình của hai mô hình, các giá trị ASL1 và ASL2 đều bằng 0,0000 < 0,1; nên ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -29.653524 = = = = 110 91.40 0.0000 0.6065 -----------------------------------------------------------------------------sanlong1 | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------bid1 | -.213571 .040332 -5.30 0.000 -.2926202 -.1345218 dientich | -.014821 .0072011 -2.06 0.040 -.0289349 -.000707 trinhdo | .1276812 .0615629 2.07 0.038 .00702 .2483423 cdml | -2.63589 1.017941 -2.59 0.010 -4.631018 -.6407626 debao | -1.068327 .4510271 -2.37 0.018 -1.952324 -.18433 tuoi | .0736437 .0247228 2.98 0.003 .0251879 .1220996 tietkiem | 1.227717 .5282156 2.32 0.020 .192433 2.263 thamgia | .849667 .4701213 1.81 0.071 -.0717538 1.771088 gioitinh | -1.315211 1.149566 -1.14 0.253 -3.568318 .9378967 vieclam | -1.208222 .8050498 -1.50 0.133 -2.786091 .3696467 thanhvien | -.4758893 .2265392 -2.10 0.036 -.919898 -.0318807 _cons | 19.4758 3.938662 4.94 0.000 11.75617 27.19544 -----------------------------------------------------------------------------Note: 0 failures and 1 success completely determined. . mfx Marginal effects after probit y = Pr(sanlong1) (predict) = .60911261 -----------------------------------------------------------------------------variable | dy/dx Std. Err. z P>|z| [ 95% C.I. ] X ---------+-------------------------------------------------------------------bid1 | -.0819955 .01567 -5.23 0.000 -.112701 -.05129 94.5455 dientich | -.0056902 .00276 -2.06 0.040 -.011108 -.000272 29.5168 trinhdo | .0490201 .02383 2.06 0.040 .002314 .095726 6.21818 cdml*| -.6802595 .08966 -7.59 0.000 -.855981 -.504538 .090909 debao*| -.3898165 .14976 -2.60 0.009 -.683346 -.096287 .527273 tuoi | .0282738 .0096 2.95 0.003 .009459 .047088 46.2909 tietkiem*| .4571748 .17631 2.59 0.010 .111623 .802726 .618182 thamgia*| .3229197 .17112 1.89 0.059 -.012474 .658314 .590909 gioitinh*| -.354486 .16209 -2.19 0.029 -.672182 -.03679 .945455 vieclam*| -.4407331 .22806 -1.93 0.053 -.887725 .006259 .054545 thanhv~n | -.1827064 .08719 -2.10 0.036 -.353602 -.011811 4.03636 -----------------------------------------------------------------------------(*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 . sum sanlong1 bid1 vieclam thanhvien dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia gioitinh Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------sanlong1 | 110 .5636364 .4982036 0 1 bid1 | 110 94.54545 8.501092 85 105 dientich | 110 29.51682 27.8185 2 170 trinhdo | 110 6.218182 3.698206 0 18 cdml | 110 .0909091 .2887955 0 1 -------------+-------------------------------------------------------debao | 110 .5272727 .5015406 0 1 tuoi | 110 46.29091 10.83855 20 69 tietkiem | 110 .6181818 .4880558 0 1 thamgia | 110 .5909091 .4939163 0 1 gioitinh | 110 .9454545 .2281302 0 1 -------------+-------------------------------------------------------vieclam | 110 .0545455 .2281302 0 1 thanhvien | 110 4.036364 .9854657 2 7 . 56 . cor bid1 (obs=110) dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia gioitinh vieclam thanhvien | bid1 dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia gioitinh vieclam thanhv~n -------------+--------------------------------------------------------------------------------------------------bid1 | 1.0000 dientich | 0.1118 1.0000 trinhdo | 0.0178 0.0925 1.0000 cdml | 0.1665 -0.0065 0.1874 1.0000 debao | 0.0782 0.0092 0.1501 0.1094 1.0000 tuoi | 0.1408 0.0315 -0.1847 0.0003 0.1808 1.0000 tietkiem | -0.0643 0.2330 -0.0856 0.0533 -0.1070 -0.0430 1.0000 thamgia | -0.0010 0.0853 0.1799 0.1988 0.0640 0.0961 -0.2353 1.0000 gioitinh | 0.0344 0.0901 0.1447 -0.0633 -0.0671 -0.1160 0.1408 0.0444 1.0000 vieclam | -0.0817 0.0143 0.3011 0.0633 -0.0131 -0.0473 0.1064 0.0370 0.0577 1.0000 thanhvien | -0.1075 -0.0875 0.0205 -0.1084 -0.0206 -0.1539 0.0101 0.0874 -0.0319 -0.0497 1.0000 . lstat Probit model for sanlong1 -------- True -------Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------+ | 55 6 | 61 | 7 42 | 49 -----------+--------------------------+----------Total | 62 48 | 110 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as sanlong1 != 0 -------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 88.71% Specificity Pr( -|~D) 87.50 Positive predictive value Pr( D| +) 90.16% Negative predictive value Pr(~D| -) 85.71% -------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr( +|~D) 12.50% False - rate for true D Pr( -| D) 11.29% False + rate for classified + Pr(~D| +) 9.84% False - rate for classified Pr( D| -) 14.29% -------------------------------------------------Correctly classified 88.18% -------------------------------------------------. 57 . wtpcikr bid1 dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia gioitinh vieclam thanhvien, reps(5000) meanl Krinsky and Robb (95 %) Confidence Interval for WTP measures (Nb of reps: 5000) +-----------------------------------------------------------------------------+ | MEASURE | WTP | LB | UB | ASL* | CI/MEAN | |--------------+----------+--------------+--------------+----------+----------| | MEAN/MEDIAN | 95.84 | 94.08 | 97.87 | 0.0000 | 0.04 | +-----------------------------------------------------------------------------+ *: Achieved Significance Level for testing H0: WTP0 LB: Lower bound; UB: Upper bound Sample mean of the explanatory variables used in the computation -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------| dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia gioitinh vieclam thanhv~n -------------+---------------------------------------------------------------------------------------------------Mean | 29.51682 6.21818 0.09091 0.52727 46.29091 0.61818 0.59091 0.94545 0.05455 4.03636 ------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------. 58 Mô hình 2 . probit sanlong2 bid2 thanhvien Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: log log log log log log log dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia vieclam likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = -60.153719 -33.920537 -20.949942 -18.373477 -18.273476 -18.273212 -18.273212 Probit regression Number of obs LR chi2(10) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -18.273212 = = = = 110 83.76 0.0000 0.6962 -----------------------------------------------------------------------------sanlong2 | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------bid2 | -.251397 .054524 -4.61 0.000 -.358262 -.144532 dientich | -.018884 .0082966 -2.28 0.023 -.035145 -.002623 trinhdo | .0341679 .0774935 0.44 0.659 -.1177164 .1860523 cdml | -1.973848 1.267646 -1.56 0.119 -4.458388 .5106923 debao | -1.317817 .6167571 -2.14 0.033 -2.526639 -.1089955 tuoi | .0718469 .0315722 2.28 0.023 .0099666 .1337272 tietkiem | 1.566965 .6627196 2.36 0.018 .2680586 2.865872 thamgia | 1.247796 .6257863 1.99 0.046 .0212776 2.474315 vieclam | .4035441 1.753285 0.23 0.818 -3.032831 3.839919 thanhvien | -.389274 .289094 -1.35 0.178 -.9558877 .1773398 _cons | 22.52823 5.124542 4.40 0.000 12.48431 32.57215 -----------------------------------------------------------------------------Note: 0 failures and 22 successes completely determined. . mfx Marginal effects after probit y = Pr(sanlong2) (predict) = .99980296 -----------------------------------------------------------------------------variable | dy/dx Std. Err. z P>|z| [ 95% C.I. ] X ---------+-------------------------------------------------------------------bid2 | -.0001879 .00046 -0.40 0.686 -.001098 .000722 84.5182 dientich | -.0000141 .00004 -0.40 0.692 -.000084 .000056 29.5168 trinhdo | .0000255 .00009 0.28 0.779 -.000153 .000204 6.21818 cdml*| -.039995 .10523 -0.38 0.704 -.246233 .166243 .090909 debao*| -.0017331 .00373 -0.46 0.642 -.009048 .005581 .527273 tuoi | .0000537 .00013 0.41 0.684 -.000205 .000313 46.2909 tietkiem*| .0049899 .00942 0.53 0.596 -.013466 .023445 .618182 thamgia*| .0024776 .00535 0.46 0.644 -.008017 .012972 .590909 vieclam*| .0001709 .00056 0.30 0.761 -.000929 .00127 .054545 thanhv~n | -.0002909 .00073 -0.40 0.691 -.001726 .001144 4.03636 -----------------------------------------------------------------------------(*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 . sum sanlong2 bid2 thanhvien dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia vieclam Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------sanlong2 | 110 .7636364 .4267924 0 1 bid2 | 110 84.51818 20.74384 20 105 dientich | 110 29.51682 27.8185 2 170 trinhdo | 110 6.218182 3.698206 0 18 cdml | 110 .0909091 .2887955 0 1 -------------+-------------------------------------------------------debao | 110 .5272727 .5015406 0 1 tuoi | 110 46.29091 10.83855 20 69 tietkiem | 110 .6181818 .4880558 0 1 thamgia | 110 .5909091 .4939163 0 1 vieclam | 110 .0545455 .2281302 0 1 -------------+-------------------------------------------------------thanhvien | 110 4.036364 .9854657 2 7 . 59 . cor bid2 (obs=110) dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia vieclam thanhvien | bid2 dientich trinhdo cdml debao tuoi tietki em thamgia vieclam thanhv~n -------------+-----------------------------------------------------------------------------------------bid2 | 1.0000 dientich | 0.0332 1.0000 trinhdo | 0.1415 0.0925 1.0000 cdml | -0.2376 -0.0065 0.1874 1.0000 debao | 0.0970 0.0092 0.1501 0.1094 1.0000 tuoi | 0.2388 0.0315 -0.1847 0.0003 0.1808 1.0000 tietkiem | 0.0179 0.2330 -0.0856 0.0533 -0.1070 -0.0430 1.0000 thamgia | -0.0821 0.0853 0.1799 0.1988 0.0640 0.0961 -0.2353 1.0000 vieclam | 0.0192 0.0143 0.3011 0.0633 -0.0131 -0.0473 0.1064 0.0370 1.0000 thanhvien | -0.1558 -0.0875 0.0205 -0.1084 -0.0206 -0.1539 0.0101 0.0874 -0.0497 1.0000 . lstat Probit model for sanlong2 -------- True -------Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------+ | 82 2 | 84 | 2 24 | 26 -----------+--------------------------+----------Total | 84 26 | 110 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as sanlong2 != 0 -------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 97.62% Specificity Pr( -|~D) 92.31% Positive predictive value Pr( D| +) 97.62% Negative predictive value Pr(~D| -) 92.31% -------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr( +|~D) 7.69% False - rate for true D Pr( -| D) 2.38% False + rate for classified + Pr(~D| +) 2.38% False - rate for classified Pr( D| -) 7.69% -------------------------------------------------Correctly classified 96.36% -------------------------------------------------. 60 . wtpcikr bid2 dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia vieclam thanhvien, reps(5000) meanl Krinsky and Robb (95 %) Confidence Interval for WTP measures (Nb of reps: 5000) +-----------------------------------------------------------------------------+ | MEASURE | WTP | LB | UB | ASL* | CI/MEAN | |--------------+----------+--------------+--------------+----------+----------| | MEAN/MEDIAN | 98.62 | 96.38 | 101.29 | 0.0000 | 0.05 | +-----------------------------------------------------------------------------+ *: Achieved Significance Level for testing H0: WTP0 LB: Lower bound; UB: Upper bound Sample mean of the explanatory variables used in the computation -------------------------------------------------------------------------------------------------------| dientich trinhdo cdml debao tuoi tietkiem thamgia vieclam thanhv~n -------------+-----------------------------------------------------------------------------------------Mean | 29.51682 6.21818 0.09091 0.52727 46.29091 0.61818 0.59091 0.05455 4.03636 ----------------------------------------------------------------------------------------------------- --. 61 PHỤ LỤC 2 BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Số thứ tự:……………………………….. Tên phỏng vấn viên:……………………. Ngày phỏng vấn:……………………….. Tỉnh:…………….Huyện:……………… Xã:………………Ấp:………………….. Địa chỉ/điện thoại:……………………… BẢNG CÂU HỎI Xin chào Ông/Bà! Nhóm nghiên cứu của Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ xin ông bà vui lòng dành thời gian (20 – 40 phút) để trả lời bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho đề tài nghiên cứu về chương trình thí điểm "Bảo hiểm Cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long". Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của ông/bà. Những thông tin ông/bà cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên đáp viên (chủ hộ nếu có):…………………..……………………… 2. Năm sinh:………………… 3. Giới tính:………………………………. 4. Dân tộc:……………… 5. Trình độ học vấn (ghi cụ thể lớp):…………. 6. Công việc tạo thu nhập chính:………………………………………….. 7. Công việc tạo thu nhập khác:………………………………………… Câu 1. Xin Ông/Bà vui lòng cung cấp thông tin của các thành viên cùng sống trong gia đình? (Lưu ý 1: không bao gồm những người tách ra ở riêng) TT Tên Quan hệ Trình độ học Nam/Nữ Tuổi với chủ hộ vấn (lớp) 1 Nghề nghiệp (xem chú thích) 2 3 4 5 6 Chú thích 1: Nghề nghiệp tương ứng của từng thành viên được quy ước như sau: (1) Cơ quan hành chính địa phương (4) Công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm (2) Tổ chức xã hội hay đoàn thể (5) Khác:……………………………… (3) Ngân hàng, quỹ tín dụng Câu 2. Ông/Bà có là thành viên của hợp tác xã/tổ hợp tác sản xuất nông 62 nghiệp không? 1. Có 0. Không Câu 3. Ông/Bà có là thành viên của chương trình “cánh đồng mẫu lớn” ở địa phương không? 1. Có 0. Không Câu 4. Hộ gia đình của ông bà thuộc đối tượng nào sau đây? 1. Hộ nghèo 2. Hộ bình thường 3. Hộ cận nghèo 4. Khác (ghi rõ):…………… Câu 5. Tài sản hiện có của gia đình (trong năm 2014) Năm 2014 Giá trị (1000 Số lượng đồng) Tiêu thức 1.Đất thổ cư (m2) 2.Đất trồng lúa (m2) Tổng cộng II. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ Câu 6. Ông bà bắt đầu trồng lúa từ năm nào?..................................................... Câu 7. Hiện tại ruộng lúa của gia đình có nằm trong đê bao khép kín không? 1. Có 0. Không Câu 8. Ông (Bà) có vay vốn cho sản xuất trong vòng 12 tháng qua không? 1. Có (1)  tiếp câu 11 0. Không (0)  tiếp câu 10 Câu 9. Ông (bà) vui lòng cho biết lý do tại sao không vay vốn? 1. Đủ nguồn lực tài chính sẵn có 2. Không đủ điều kiện được vay 3. Không biết thông tin về vay vốn 4. Khác (Vui lòng ghi rõ): ………………………………… Câu 10. Ông (bà) vui lòng cho biết thông tin vay vốn của gia đình trong vòng 12 tháng qua Nguồn vay Số tiền vay Mục đích vay Thời hạn Lãi suất (triệu đồng) (xem chú (tháng) (%/tháng) thích) Ngân hàng Người thân, bạn bè Các quỹ tín dụng Hội nông dân/ HTX Người cho vay Vay từ các nguồn khác 63 Chú thích 2: PVV ghi câu trả lời câu trả lời bằng số tương ứng với các trường hợp sau:  Sản xuất lúa  Tiêu dùng  Sản xuất nông nghiệp trừ lúa  Mục đích khác Câu 11. Ông/Bà vui lòng liệt kê chi phí trung bình cho một công đất trồng lúa theo giá năm 2013. (Lưu ý 2: PVV chỉ hỏi chi phí sản xuất lúa của gia đình năm 2013) Chỉ tiêu 1. Giống (kg) 1.1 Giống địa phương 1.2 Giống xác nhận 2. Phân bón (kg) 3. Thuốc trừ sâu (ml) 4. Lao động thuê (ngày) 5. Lao động nhà (ngày) 6. Diện tích đất thuê (1.000m2) 7. Chi phí bơm tưới 8. Chi phí thu hoạch 9. Máy móc, công cụ 10. Chi phí khác Tổng Vụ 1 (1.000đ) Vụ 2 (1.000đ) Vụ 3 (1.000đ) Câu 12. Ông/Bà hãy xếp hạng mức thu nhập của gia đình từ các nguồn sau đây. (Xếp hạng cao nhất là 1) _________ Nuôi trồng thủy hải sản _________ Chăn nuôi gia súc, gia cầm _________ Sản xuất lúa _________ Sản xuất các cây lương thực khác _________ Những hoạt động sản xuất nông nghiệp khác _________ Sản xuất phi nông nghiệp (nêu rõ):_________________________ Câu 13. Thu nhập năm 2013 từ trồng lúa? Vụ 1 (xem chú thích) Vụ 2 Vụ 3 (xem chú thích) (xem chú thích) Sản lượng (kg) Giá bán trung bình (1000 đồng) Hình thức tiêu thụ (xem chú thích) Chú thích 3: Phỏng vấn viên ghi số vào ô trả lời tương ứng cho các trường hợp sau:  Thương lái  Cả hai nhóm  Bán lẻ  Khác 64 Câu 14. Thu nhập từ hoạt động khác? Thu nhập (1.000 đồng/năm) Nguồn 1.Hoạt động nông nghiệp (khác trồng lúa) 2.Làm thuê 3.Cho thuê đất 4.Lương công nhân viên chức 5.Buôn bán, dịch vụ 6.Khác (ghi rõ):………………………………. Câu 15. Ông/Bà vui lòng liệt kê năng suất và diện tích nuôi trồng/canh tác cho mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình trong năm 2013 vừa qua. Diện tích Số vụ/ Năng Tổng thu Hoạt động sản xuất (1.000m2) năm suất (Ước tính) 1.Trồng lúa 2.Rau 3.Đậu 4.Hoa màu khác (nêu rõ) 5.Chăn nuôi lợn 6.Chăn nuôi gà, vịt 7.Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản 8.Các hoạt động SXNN khác (phỏng vấn viên hỏi chi tiết) 1. 2. 3. Câu 16. Tổng thu nhập của gia đình anh/chị trong một năm (từ mọi thành viên, gồm cả người làm nông nghiệp và người không làm nông nghiệp) nằm trong mức nào sau đây? (Lưu ý 3: Nếu có thể hỏi cụ thể, PVV ghi số tiền cụ thể bên cạnh mức thu nhập) 1.☐Ít hơn 20 triệu đồng 4.☐Từ 60 đến ít hơn 80 triệu đồng 2.☐Từ 20 đến ít hơn 40 triệu đồng 5.☐Từ 80 đến ít hơn 100 triệu đồng 3.☐Từ 40 đến ít hơn 60 triệu đồng 6.☐Trên 100 triệu đồng Câu 17. Tổng chi tiêu bình quân của gia đình (không bao gồm chi phí sản xuất lúa)? …………………….đồng/năm. Câu 18. Ông/Bà có dành khoản tiết kiệm mỗi năm cho gia đình không? 1.  Có 0.  Không Câu 19. Hình thức tiết kiệm của Ông/Bà là gì? 1.  Gửi tiết kiệm ngân hàng 3.  Mua vàng 2.  Chơi hụi 4.  Khác (ghi rõ):………….......... 65 III. THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Câu 20. Ông/Bà đã bao giờ nghe nói đến bảo hiểm nông nghiệp hay chưa? ☐Có  chuyển sang câu 17 ☐chưa  chuyển sang câu 21 Câu 21. Ông/Bà biết chương trình bảo hiểm cây lúa từ nguồn thông tin nào sau đây? 1.☐Các phương tiện thông tin đại chúng (Tivi, đài, internet, báo chí) 2.☐Đại diện chính quyền địa phương (bao gồm cả đại diện hội nông dân) 3.☐Các công ty bảo hiểm (như Bảo Việt, Bảo Minh) 4.☐Những nông dân khác 5.☐Nguồn khác (nêu cụ thể) ________________________________ Câu 22. Ông/Bà có tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa trong năm 2011 và/hoặc 2012 không? (Lưu ý 3: Hộ có thể tham gia bảo hiểm cả hai năm) 1. Năm 2011 2. Năm 2012 Câu 23. Ông/Bà có tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa trong năm 2013 không? 1. Có  tiếp tục câu 17 0. Không  chuyển sang câu 18 Câu 24. Lý do ông/bà tham gia bảo hiểm cây lúa? 1.  Đáp ứng điều kiện vay vốn sản xuất của ngân hàng 2.  Khuyến cáo của địa phương 3.  Giảm thiểu thiệt hại, thu hồi vốn sản xuất khi có rủi ro 4.  Được hỗ trợ mức phí tham gia 5.  Giảm được chi phí đầu vào (giá giống, thức ăn cho thủy sản,…) 6.  Được tập huấn kỹ thuật sản xuất 7.  Khác (ghi rõ):…………………………………………………….. Câu 25. Lý do ông/bà không tham gia bảo hiểm cây lúa? 1.  Không biết thông tin về chương trình bảo hiểm nông nghiệp 2.  Phí tham gia bảo hiểm cao 3.  Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi thường) 4.  Sản xuất nhỏ lẻ 5.  Không muốn bị áp đặt thực hiện theo quy trình sản xuất nhất định 6.  Tự khắc phục được rủi ro 7.  Khác (ghi rõ):………………………………………………… 66 Câu 26. Ông/Bà tham gia chương trình bảo hiểm cây lúa năm 2013 của công ty nào? 1.  Công ty bảo hiểm Bảo Việt 2.  Công ty CP Bảo Minh 3.  Khác (ghi rõ):……………………….. Câu 27. Số vụ Ông/bà đã tham gia trong năm 2013? …………vụ/năm 2013 Câu 28. Mức phí bảo hiểm ông/bà thực tế trả cho vụ gần nhất? ………………………..đồng/1.000m2/vụ Câu 29. Mức hỗ trợ thực tế gia đình ông bà được nhận ? 1.  100% 2.  80% 3.  60% 4.  Khác (ghi rõ):……… Câu 30. Gia đình ông/bà đã bao giờ được nhận bồi thường từ bảo hiểm nông nghiệp chưa? 1.  Đã có  tiếp câu 31 2. ☐Chưa bao giờ  chuyển sang Mục IV Câu 31. Ông bà đánh giá cách thức bồi thường thiệt hại từ công ty bảo hiểm nông nghiệp. Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt 1.Mức độ chính xác của việc đánh giá thiệt hại 2.Các thủ tục để đánh giá thiệt hại 3.Những giấy tờ cần chuẩn bị để được bồi thường 4.Thời gian nhận được bồi thường (bao nhiêu lâu sau khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra). 5.Các dịch vụ đi kèm (ví dụ: nhận tiền bồi thường có dễ dàng không, mọi thắc mắc kiến nghị có được nhanh chóng giải quyết không) Câu 32. Xin ông/bà cung cấp thông tin về thiệt hại và bồi thường thiệt hại Vụ Lúa Diện tích (ha) Tham gia BHNN Bị thiệt hại Nguyên nhân thiệt hại Sản lượng bị tổn thất % tổn thất Năng suất lúa (tạ/ha) Bình quân Thực tế Đơn giá lúa (đồng/ kg) Số tiền bảo hiểm Tổng số tiền bồi thường 1 2 3 Câu 33. Xin ông/bà cho biết so với thu nhập của vụ lúa không có bảo hiểm trước đây và vụ lúa có bảo hiểm vừa qua, thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa thay đổi như thế nào? 67 1.☐Có tăng lên 2.☐Không thay đổi 3.☐Giảm xuống Câu 34. Ông/bà cho biết những bất lợi khi tham gia bảo hiểm cho cây lúa? (liệt kê tối đa 3 điểm bất lợi nếu có) 1………………………………………………………………………… 2………………………………………………………………………… 3………………………………………………………………………… IV. MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA Mục tiêu của “Chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa” là nhằm hỗ trợ cho hộ trồng lúa chủ động khắc phục rủi ro và bù đắp thiệt hại kinh tế do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Qua đó, đưa bảo hiểm cây lúa vào góp phần bảo đảm ổn định thu nhập, góp phần đảm bảo cuộc sống cho hộ trồng lúa. Mức phí bảo hiểm cây lúa được tính cho từng vụ như sau: Đơn giá lúa (6.000đ/kg)xNS lúa BQ (700kg/1.000m2)xTỉ lệ phí BH(2,19%) = 95.000đ/1.000m2 Nếu năng suất lúa sụt giảm dưới mức năng suất bình quân (thấp hơn 600kg/1.000m2) do rủi ro gây ra thì công ty bảo hiểm sẽ bù đắp mức sụt giảm năng suất do rủi ro. Cụ thể, nếu năng suất thực tế là 500kg/1.000m2/vụ, số tiền công ty bảo hiểm bồi thường sẽ là 1.200.000đồng/1.000m2 (6.000đ/kgx200kg/1.000m2=1.200.000đ/1.000m2). Hoặc nếu diện tích lúa bị ngập úng từ đầu vụ với quy mô ngập úng 5ha/xã trở lên thì số tiền bồi thường cho hộ bị ngập úng sẽ là 216.000đ/1.000m2/vụ (5% giá trị bảo hiểm trên/1.000m2/vụ). Câu 35. Trong thời gian tới, phí bảo hiểm là …………………………..…… đồng/1000m2/vụ, Ông/Bà có sẵn lòng trả phí để tham gia bảo hiểm cây lúa cho vụ tới không? 1.  Không  chuyển sang câu 36 2.  Có  tiếp tục câu 38 Câu 36. Nếu Ông/Bà KHÔNG ĐỒNG Ý sẵn lòng trả cho bảo hiểm nông nghiệp với số tiền tương ứng………………. đồng/1.000m2/vụ như trên thì ông bà có sẵn lòng trả một số tiền nào đó để tham gia bảo hiểm cây lúa cho vụ tới không? 1.  Đồng ý  tiếp tục câu 37 0.  Không đồng ý  chuyển sang câu 38 Câu 37. Nếu ĐỒNG Ý sẳn lòng trả mức giá mới, xin Ông/Bà cho biết số tiền sẵn lòng chi trả là:……………………đồng/1.000m2/vụ Câu 38. Ông/Bà vui lòng xếp hạng các biện pháp sau đây theo thứ tự tác động đến việc sẵn lòng trả để cho chương trình bảo hiểm cây lúa. (Lưu ý 4: PVV ghi số 1 nếu cho biện pháp tác động nhiều nhất, số 2, 3, 4 và 5 cho các biện pháp ít tác động hơn) 68 Biện pháp Cung cấp thông tin nhiều hơn về bảo hiểm nông nghiệp Hỗ trợ phí tham gia bảo hiểm nhiều hơn Đơn giản hóa các thủ tục (khi tham gia và bồi thường) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nhiều hơn Khác (ghi rõ):……………………………… Xếp hạng Câu 39. Ông bà có những đề xuất gì cho chương trình bảo hiểm cây lúa sắp tới (Liệt kê tối đa 3 đề xuất) 1………………………………………………………………………… 2………………………………………………………………………… 3………………………………………………………………………… XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG/BÀ! 69 PHỤ LỤC 3 1. Quyết định số 315/QĐ-TTg, Quyết định về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013. Thủ tướng Chính phủ, ngày 01 tháng 03 năm 2011. 2. Quyết định 3035/QĐ-BTC, Quyết định ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp, Bộ Tài chính, ngày 16 tháng 11 năm 2011. 3. Quyết định số 2114/QĐ-BTC, Quyết định về quy tắc , biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất (ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Bộ Tài Chính, ngày 24 tháng 08 năm 2012. 70 71 1 1 1 [...]... giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả 37 Bảng 4.5 Tỷ lệ ruộng lúa có đê bao giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả 38 Bảng 4.6 Tuổi của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng 38 Bảng 4.7 Tỷ lệ tiết kiệm giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả 39 Bảng 4.8 Tỷ lệ hộ đã từng tham gia bảo hiểm nông nghiệp giữa hộ sẵn lòng chi trả. .. sự phát triển của loại hình bảo hiểm quan trọng này 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa của hộ trồng lúa, từ đó đề xuất mức phí tham gia phù hợp cho loại hình bảo hiểm này 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng bảo hiểm cây lúa tại Đồng Tháp - Ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa - Đề xuất... đến mức sẵn lòng trả của hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp gồm có: mức phí bảo hiểm, diện tích đất trồng lúa, trình độ học vấn, có tham gia chương trình Cánh đồng mẫu lớn, ruộng lúa nằm trong đê bao khép kín, tuổi của chủ hộ, tiết kiệm của chủ hộ, có tham gia bảo hiểm vụ trước, giới tính của chủ hộ, việc làm của những người trong hộ Trong đó, biến mức phí bảo hiểm, biến tham gia chương trình Cánh đồng. .. và hộ không sẵn lòng chi trả 39 Bảng 4.9 Tỷ lệ giới tính của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả 40 Bảng 4.10 Tỷ lệ việc làm trên địa phương giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả 40 Bảng 4.11 Lý do không tham gia bảo hiểm cây lúa của đáp viên 41 Bảng 4.12 Kết quả ước lượng mô hình probit 43 Bảng 4.13 Kết quả ước lượng. .. trợ của Chính phủ Để đạt được điều trên cần phải tìm hiểu thái độ, nguyện vọng, nhu cầu của người nông dân, cụ thể là xác định mức sẵn lòng của họ trong việc tham gia bảo hiểm và đặc biệt là mức phí của bảo hiểm Nhận thấy đó là một bước quan trọng trong việc phát triển chương trình bảo hiểm trong tương lai, vì thế đề tài Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm trên cây lúa của hộ nông dân tại Đồng Tháp ... lúa nằm trong đê bao khép kín được kỳ vọng có mối quan hệ nghịch chiều với mức sẵn lòng chi trả của hộ đối với chương trình bảo hiểm, còn lại các biến diện tích đất trồng lúa, trình độ học vấn, tuổi của chủ hộ, tiết kiệm của chủ hộ, có tham gia bảo hiểm vụ trước, giới tính của chủ hộ và việc làm của những người trong hộ được kỳ vọng sẽ tác động cùng chiều với mức sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm của hộ. .. điểm bảo hiểm cây lúa tại tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định 315/QĐ-TTg giai đoạn 2011-2013 31 Bảng 4.1 Đặc điểm của hộ trồng lúa 34 Bảng 4.2 Diện tích sản xuất giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả 37 Bảng 4.3 Trình độ của chủ hộ giữa hộ sẵn lòng chi trả và hộ không sẵn lòng chi trả 37 Bảng 4.4 Tỷ lệ thành viên tham gia chương trình “ Cánh đồng. .. trả cho bảo hiểm càng nhiều Cho nên hộ nào có thu nhập càng cao thì mức sẵn lòng chi trả của họ càng lớn Vì vậy hệ số 7 mang giá trị dương (+) Biến Thamgia: là hộ có tham gia bảo hiểm nông nghiệp vụ trước, đây là biến giả Những hộ đã tham gia bảo hiểm sẽ nắm rõ quy trình, lợi ích mà bảo hiểm mang lại nên sẽ dễ dàng chi trả cho bảo hiểm hơn Do đó, những hộ nào từng tham gia bảo hiểm sẽ có mức sẵn lòng. .. cho đến việc người dân sử dụng và tin tưởng vào bảo hiểm cây lúa Nội dung đánh giá mức sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về những yếu tố nào làm cho những người dân có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa ở nơi đây sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1 Số liệu... giá mức độ sẵn sàng tham gia sẵn lòng chi trả cho bảo hiểm nông nghiệp, sử dụng mô hình hồi quy probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ trồng lúa Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ trồng lúa tham gia bảo hiểm về giá khá cao, nông hộ trên địa bàn nghiên cứu sẵn sàng chi trả trung bình là 174,17 đồng/ kg (theo cách tính có những hộ không mua bảo hiểm

Ngày đăng: 19/10/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan