phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ

114 320 0
phân tích hoạt động tín dụng dnvvn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH VÕ ĐỨC TOÀN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 08 - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ i KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH VÕ ĐỨC TOÀN MSSV: 4114314 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN HỒNG DIỄM Tháng 08 – 2014 ii LỜI CẢM TẠ Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được các thầy cô tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô của Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh cũng như quý thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ. Đay là cơ sở vững chắc nhất để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngày. Trước hết, em xin trân trọng cám ơn cô Nguyễn Hồng Diễm đã hướng dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ; các Anh, Chị ở phòng tín dụng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết để em hoàn thành luân văn tốt nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu, giúp em tìm hiểu thực tế về quá trình quá trình hoạt động của Ngân hàng. Vì thời gian thực tập tương đối ngắn với vốn kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em mong nhận được những nhận xét của thầy cô và anh chị để luận văn được hoàn thiện hơn. Sau cùng em xin kính chúc Quý thầy cô và các anh chị trong Ngân hàng dồi giàu sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống Xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Võ Đức Toàn iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện Võ Đức Toàn iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………….……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 v MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3 1.3.1. Phạm vi không gian........................................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................... 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................. 4 2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mại .............................................................. 4 2.1.2. Tín dụng và những vấn đề lien quan đến hoạt động tín dụng của NHTM ..... 6 2.1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ..................... 15 2.1.4. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ................. 16 2.1.5. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN ................... 18 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 19 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 19 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 19 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 21 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................... 21 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV ............................ 21 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BIDV ................................................................... 21 3.3. CHỨC NĂNG CỦA BIDV ............................................................................. 29 3.3.1. Về huy động vốn .......................................................................................... 29 3.3.2. Về hoạt động tín dụng .................................................................................. 29 3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA BIDV .................................................. 30 vi 3.4.1. Thuận lợi ...................................................................................................... 30 3.4.2. Khó khăn ...................................................................................................... 30 3.5. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2011-6/2014 ............................................... 31 3.6.1 Thu nhập của ngân hàng trong ba năm (2011-20113) ............................. 34 3.6.2 Chí phí của ngân hàng trong ba năm (2011-2013) .................................. 36 3.6.3 Lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm (2011-2013) .............................. 37 3.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG .......................... 39 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 41 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................................................... 41 4.1. KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ ........... 41 4.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNVVN........................................................................................................ 46 4.2.1. Từ phía NHNN ............................................................................................. 46 4.2.2. Từ phía BIDV .............................................................................................. 47 4.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ (2011-6/2014) ............................ 50 4.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ (2011-6/2014) ............................ 57 4.4.1. Doanh số cho vay ......................................................................................... 57 4.4.2. Doanh số thu nợ ........................................................................................... 64 4.4.3. Dư nợ............................................................................................................ 70 4.4.4. Tình hình nợ xấu .......................................................................................... 75 4.5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. .................. 81 4.5.1. Hệ số thu nợ ................................................................................................. 81 4.5.2. Dư nợ DNVVN/ Tổng vốn huy động........................................................... 82 4.5.3. Vòng quay vốn tín dụng ............................................................................... 84 4.5.4. Nợ xấu / Tổng dư nợ .................................................................................... 85 4.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ...................................................................... 87 vii 4.6.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 87 4.6.2. Những tồn tại................................................................................................ 88 4.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại ................................................................... 89 CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 93 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV CẦN THƠ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................................... 93 5.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG C NG TÁC TH M ĐỊNH ............................ 93 5.2. TĂNG CƯ NG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHO VAY ......... 93 5.3. TI P TỤC NÂNG CAO ĐỘI NG NHÂN L C .......................................... 95 5.4. Đ Y MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ................................................. 95 5.5. HIỆN ĐẠI HÓA TRANG THI T BỊ VÀ PHÁT TRIỂN C NG NGHỆ NGÂN HÀNG........................................................................................................ 97 5.6. TĂNG CƯ NG C NG TÁC QUẢN L NỢ VÀ GIẢI QUY T NỢ XẤU 98 CHƯƠNG 6 ............................................................................................................... 99 K T LUẬN VÀ KI N NGHỊ.................................................................................... 99 6.1 K T LUẬN: ..................................................................................................... 99 6.2 KIẾN NGHỊ : ............................................................................................... 100 6.2.1 Đối với ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển BIDV Việt Nam: ... 100 6.2.2 Đối với nhà nước: .................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 101 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 102 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Khái quát kết quả HĐKD của BIDV Cần Thơ 2011-2013 .......... 33 Bảng 3.2 Thu nhập của ngân hàng TMCP IDV Cần Thơ 2011-2013..…...34 Bảng 3.3 Khái quát KQ HĐKD của BIDV Cần Thơ T6/2013 – T6 /2014. 38 Bảng 3.4 Bảng kế hoạch năm 2014...............................................................40 Bảng 4.1 Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2011-2013............... 42 Bảng 4.2 Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2014 .... 45 Bảng 4.2.1 Biểu lãi suất cho vay DNVVN chỉ đạo từ NHNN 20116/2014............................................................................................................46 Bảng 4.2.2 Biểu lãi suất cho vay DNVVNtại BIDV Cần Thơ 20116/2014............................................................................................................48 Bảng 4.3 Tình hình vay vốn của các DNVVN tại địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2011-6/2014 ................................................................................................. 51 Bảng 4.4 Doanh số cho vay DNVVN theo kỳ hạn 2011-2013.................... 57 Bảng 4.5 Doanh số cho vay DNVVN BIDV Cần Thơ theo kỳ hạn 6 tháng 2013 và 2014 ................................................................................................ 59 Bảng 4.6 Phân tích doanh số cho vay theo loại hình DN 2011-2013 .......... 60 Bảng 4.7 Phân tích doanh số cho vay theo loại hình DN 6 tháng 2013 và 2014 ...................................................................................................................... 63 Bảng 4.8 Tình hình doanh số thu nợ theo kỳ hạn 2011-2013...................... 64 Bảng 4.9 Tình hình doanh số thu nợ theo kỳ hạn 6 tháng 2013 và 2014 .... 66 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013 ......... 67 Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng 2013 và 2014…………………………………………………………………… ..... 69 Bảng 4.12 Tình hình dư nợ DNVVN theo kỳ hạn 2011-2013 .................... 70 Bảng 4.13 Tình hình dư nợ DNVVN theo kỳ hạn 6 tháng 2013 và 2014 ... 72 Bảng 4.14 Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013 .......... 73 Bảng 4.15 Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng 2013 và 2014 ...................................................................................................................... 74 ix Bảng 4.16 Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn năm 2011-2013 .......................... 76 Bảng 4.17 Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn năm 6 tháng 2013, 2014 ........... 77 Bảng 4.18 Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp ........................... 79 Bảng 4.19 Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng 2013, 2014 ...................................................................................................................... 80 Bảng 4.20 Hệ số thu nợ của BIDV trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2014.81 Bảng 4.21 Dư nợ/ VHĐ của BIDV trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng 2014...............................................................................................................83 Bảng 4.22 Vòng quay vốn tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2014 .................................................................................................... 84 Bảng 4.23 Nợ xấu/Tổng dư nợ của BIDV trong giai đoạn 2011- 6/2014 ... 86 x DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Thu nhập, chi phí ngân hàng BIDV Cần Thơ 2011- 2013 ........... 34 Hình 3.2 Lợi nhuận ngân hàng TMCP BIDV cần thơ (2011-2013) ............ 37 Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu DSCV tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014 ..................... 56 Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu DSTN tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014............... 59 Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu dư nợ tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014 ................ 71 Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu nợ xấu tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014………..56 Hình 4.5 DSCV theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013………………...57 Hình 4.6 Doanh số thu nợ phân theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013……....64 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện cơ cấu DSTN theo loại hình DN 2011-2013.....67 Hình 4.8 Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời hạn 2011-2013……………........70 Hình 4.9 Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo loại hình DN 6T/2013 – 6T/2014…..75 Hình 4.10 Nợ xấu phân theo kỳ hạn 6T/2013-6T/2014…………………....78 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế TMCP : Thương mại cổ phần TT-NHNN : Thông tư – Ngân hàng Nhà nước TSĐB : Tài sản đảm bảo VCSH : Vốn chủ sở hữu VHĐ : Vốn huy động xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát triển mạnh mẽ, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nước. Khối doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Số liệu thống kế cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ bình quân tạo thêm 500.000 lao động mới/năm, sử dụng tới 51% lao động xã hội, đóng góp hơn 40% GDP. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Theo số liệu mới nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, 7 tháng qua, cả nước đã có 42.398 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 262.400 tỷ đồng, giảm 7% về số lượng và tăng 17,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng qua cũng lên tới 37.612 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu cho thực trạng nêu trên là hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận được nguồn vốn, nợ xấu tăng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu kém. Nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường nội địa cũng như ngoài quốc tế, giải quyết khó khăn về mặt tài chính, các DNVVN luôn cần sự giúp đỡ, hỗ trợ về vốn từ phía NHTM. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây DNVVN trở thành đối tượng khách hàng đặc biệt nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các NHTM. BIDV hiện nay là Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam (hơn 26 tỷ USD), có thị phần tín dụng và huy động vốn khoảng 12% trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. BIDV có mạng lưới hoạt động gồm hơn 700 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp 63 tỉnh thành ở Việt Nam và có hiện diện tại một số quốc gia trên thế giới. BIDV hiện quan hệ giao dịch với hơn 5 triệu khách hàng trên toàn quốc. Gần đây, BIDV đã thực hiện việc ký kết liên kết hợp tác với ngân hàng Johnan Sinkin, Nhật Bản (24/3/2014) và ngân hàng SMIDB, Myanmar (6/6/2014) về việc hỗ trợ các ngân hàng này trong việc thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN ở hai quốc gia nói trên, mở rộng hợp tác quốc tế. Bên canh đó, BIDV thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các DNVVN trong 1 nước với mức lãi suất cho vay dưới 8%/năm, lãi suất cho vay đã được kéo xuống mốc thấp nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng của BIDV, trong đó có việc đặc biệt quan tâm tới đối tượng là các DNVVN xuất phát từ việc nhận thức được vai trò quan trọng, cũng như sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sự phát triển của đất nước cũng như những khó khăn về nguồn vốn của các doanh nghiệp này. Đối với BIDV, chi nhánh Cần Thơ thì DNVVN là phân khúc mạnh của ngân hàng, là đối tượng khách hàng mà trong thời gian tới ngân hàng sẽ có những nổ lực để nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy ”tung ra” nhiều chính sách hỗ trợ nhằm kích thích sự phát triển của các DNVVN địa phương, tuy nhiên ngân hàng vẫn còn đối mặt với một số khó khăn như nợ xấu tăng cao, khả năng thu hồi vốn thấp. Chính vì thế, ”Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” nhằm tìm hiểu về thực trạng cho vay, các thuận lợi và khó khăn ngân hàng đang phải đối mặt nhằm đề ra giải pháp giúp ngân hàng cải thiện chất lượng tín dụng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011- 6/2014 nhằm thấy được những thành công cũng như yếu điểm và đưa ra biện pháp phù hợp với định hướng chung của doanh nghiệp, địa phương và nền kinh tế để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu những rủi ro trong việc cho đối với loại hình doanh nghiệp này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát KQHĐKD của BIDV Cần Thơ từ 2011-6/2014 - Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN từ 2011-6/2014 thông qua các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu để thấy được sự biến động của việc cho vay tại ngân hàng. - Đánh giá hoạt động tín dụng tại BIDV Cần Thơ. - Phân tích những nhân tố dẫn đến sự rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN. Từ đó đề xuất, kiến nghị ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng. 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu và phân tích số liệu chỉ riêng Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ 1.3.2. Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài: bắt đầu tháng 08/2014 đến tháng 11/2014 Số liệu phân tích thu thập trong 3 năm: 2011, 2012 và năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 do Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ cung cấp. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ trong suốt giai đoạn 2011-6/2014. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mại 2.1.1.1. Khái niệm “Ngân hàng thương mại (ngân hàng trung gian) là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán” (TRẦN ÁI K T, 2007) 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của NHTM (PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN, 2007) ► Chức năng trung gian tín dụng: - Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không những cho thấy bản chất của ngân hàng thương mại mà còn cho thấy nghiệp vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung gian, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. - Nhiệm vụ mà các NHTM thực hiện đối với chức năng trung gian tín dụng: + Nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân bằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ. + Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. + Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. + Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân. -Vai trò của chức năng trung gian dụng NHTM đối với nền kinh tế xã hội : + Nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. 4 +Hệ thống NHTM cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính chất “luân chuyển” không ngừng của nó. ► Chức năng trung gian thanh toán : - Khi trong nền kinh tế chưa có hoạt động ngân hàng hoặc mới có những hoạt động sơ khai thì các khoản giao dịch thanh toán giữa những người sản xuất kinh doanh và các đối tượng khác đều được thực hiện một cách trực tiếp, người trả tiền và người thụ hưởng tự kiểm soát các giao dịch thanh toán, đồng thời sử dụng tiền mặt để chi trả trực tiếp. Nhưng khi NHTM ra đời và hoạt động trong nền kinh tế, thì dần dần các khoản giao dịch thanh toán trước các đơn vị và cá nhân đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. - NHTM đứng ra là trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khác hàng, giữa người mua và người bán, để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau, là nội dung thuộc chức năng trung gian thanh toán của NHTM. - Nhiệm vụ của chức năng này: + Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân. + Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng. + Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. - Vai trò quan trọng của chức năng trung gian thanh toán trong việc luân chuyển tiền tệ: + Giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối lượng thanh toán bằng chuyển khoản. Điều này làm giảm bớt nhiều chi phí cho xã hội về in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết kiệm nhiều chi phí về giao dịch thanh toán. + Góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền- hàng. Phần lớn các giao dịch thanh toán qua ngân hàng là những khoản giao dịch lớn, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong từng khu vực, địa phương, mà còn lan rộng ở phạm vi cả nước và thế giới. Nhờ vậy các mối quan hệ KT-XH được thực hiện cả trên bình diện quốc nội lẫn quốc tế. Điều này không những chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội trong nước phát triển mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển. ► Cung ứng dịch vụ ngân hàng : - Thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, vốn đã mang lại những hiệu quả to lớn cho nền kinh tế xã hội. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ, các ngân hàng cần đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách 5 hàng có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đó chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng. - Các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực hiện được một cách đầy đủ: + Có hệ thống mạng lưới rộng khắp, không những ở trong nước mà còn ở các nước. + Có quan hệ với nhiều công ty,xí nghiệp, tổ chức kinh tế... do đó nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng một cách cụ thể sâu sắc, biết được những điểm mạnh và điểm yếu của từng khách hàng. + Có trang bị hệ thống thông tin hiện đại đồng thời thu nhận và nắm bắt nhiều thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, tình hình tiền tệ, giá cả, tỷ giá...và diễn biến của nó trên thị trường trong nước và quốc tế. - Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM : + Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc tế. + Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế. + Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ, mua bán hộ...) + Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin... + Dịch vụ hàng điện tử 2.1.2. Tín dụng và những vấn đề lien quan đến hoạt động tín dụng của NHTM 2.1.2.1. Khái niệm (PGS.TS LÊ VĂN TỀ, 2013) - Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ LA TINH là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. - Tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: - Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao một lượng tài 6 sản nhất định dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận. Người đi vay chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu đối với tài sản vay, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 2.1.2.2. Phân loại tín dụng (PGS.TS LÊ VĂN TỀ, 2013) ►Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với các ngân hàng thương mại, tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất. - Tín dụng trung hạn: Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam loại cho vay trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, còn đối với các nước trên thế giới loại cho vay này có thời hạn 7 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm (Việt Nam), trên 7 năm (đối với các nước trên thế giới). Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung ứng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây, cá ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nang cao tỉ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng. ►Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản vay: - Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. - Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay phải có tài sản thế chấp hoặc càm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ phasplys để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. ► Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: 7 - Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu... -Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ... - Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dufnh như mua sắm các vậy dụng đắt tiền. Ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. ► Căn cứ vào phương thức hoàn trả -Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản, nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ (cho vay chợ), cho vay trang bị kỹ thuật nông nghiệp. Thông thường có 4 phương pháp trả góp sau đây: + Phương pháp cộng thêm + Phương pháp trả vốn bằng nhau và trả lãi theo số dư vào cuối mỗi định kỳ. + Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi tính trên mức hoàn trả của vốn gốc. + Phương pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các định kỳ (phương pháp hiện giá) - Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo định kỳ đã thỏa thuận. Cho vay hoàn trả theo yêu cầu (áp dụng kĩ thuật thấu chi) ►Căn cứ vào xuất xứ tín dụng: -Chia làm hai loại: +Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. 8 + Cho vay gián tiếp: là khoản vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. Các ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp theo các loại sau: Chiết khấu thương mại, mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc nông nghiệp trả góp, mua các khoản nợ của doanh nghiệp, tín dụng chấp nhận và tín dụng chứng từ. 2.1.2.3. Hợp đồng tín dụng - Hợp đồng tín dụng : là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả cả gốc và lãi, lãi dựa trên tín nhiệm. - Khi giao dịch vay vốn với ngân hàng thì nhiều hợp đồng có thể được kí kết như hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ín dụng, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bão lãnh.....Nhưng trong đó, hợp đồng tín dụng là hợp đồng cơ bản và quan trọng bởi đây là cơ sở pháp lý được thiết lập giữa người đi vay và người cho vay. Trước khi kí kết hợp đồng, ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng các điều kiện sau : + Các bên kí hợp đồng phải có đủ năng lực pháp lý. + Mục đích kí hợp đồng phải hợp pháp. + Ký hợp đồng trên nguyên tắc tự nguyện. - Nội dung của hợp đồng phải có : + Tên gọi chính thức của hợp đồng + Tên gọi và địa chỉ pháp lý của ngân hàng và bên đi vay. + Mức tín dụng. + Điều kiện sử dụng vốn: lãi suất, phí hoa hồng ; thời hạn sử dụng vốn vay, phương thức trả nợ; cách thức sử dụng tiền vay.... + Quy định về người chịu phí tổn khi kí hợp đồng. + Điều kiện xử lý vi phạm và chấm dứt hợp đồng. + Các điều khoản thi hành khác. + Cuối cùng là phải ký tên và đóng dấu, nếu là các thể nhân thì chỉ kí tên, sau đó đưa công chứng hoặc chứng nhận của một cấp chính quyền. Sau khi thẩm định khách hàng hoàn tất, nếu ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay thì thông báo cho khách hàng đến kí hợp đồng tín dụng. Nếu không 9 đồng ý, ngân hàng vẫn phải thông báo cho khách hàng lý do từ chối kí hợp đồng. 2.1.2.4. Đảm bảo tín dụng - Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là thiết lập cơ sở pháp lý để có thê nguồn thu nợ thứ hai dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nhằm bảo vệ quyền lợi của người cho vay. - Các hình thức đảm bảo tín dụng : Có ba hình thức đảm bảo tín dụng sau: + Thế chấp: là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng bất hợp pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Theo quy định có 2 loại thế chấp : bất động sản và giá trị quyền sử dụng đất. + Cầm cố: Là việc bên đi vay giao tài sản (động sản) thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ; nếu tài sản cầm cố có đăng kí quyền sở hữu thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ. Tài sản cầm cố động sản bao gồm: ● Tài sản thực (vật có thực) như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng, tàu biển, máy bay, các loại khác. ●Tiền gồm tiền mặt, tiền trên tài khoản. ●Giấy tờ có giá (giấy tờ trị giá được bằng tiền) như cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu.... ●Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các tiền tài sản khác ●Lợi tức và tài sản phát sinh từ tài sản cầm cố. Bảo lãnh: Là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Các hình thức bảo lãnh : ●Bão lãnh có đảm bảo tài sản hoặc uy tín: Bảo lãnh có đảm bảo tài sản là hình thức bảo đảm kép nhằm đề phòng khi người bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thì ngân hàng có thể xử lý tài sản kèm theo bảo lãnh. 10 Bảo lãnh bằng uy tín: là hình thức bảo lãnh chỉ dựa vào uy tín của người bảo lãnh. ● Bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ: Người bảo lãnh có thểbảo lãnh một phần hoặc toàn bộ số nợ phải thanh toán cho ngân hàng. Trong trường hợp bão lãnh một phần thì phải ghi rõ số tiền bão lãnh. Những trường hợp pháp luật quy định cho vay phải có đảm bảo thì chỉ áp dụng bảo lãnh một phần, và phần còn lại phải có tài sản thế chấp hoặc cầm có, nếu không bắt buộc phải có bảo lãnh toàn bộ. ● Bảo lãnh riêng biệt và bảo lãnh duy trì: Bảo lãnh riêng biệt được áp dụng cho một số tiền vay cụ thể theo hợp đồng tín dụng và được hạch toán riêng trên tài sản cho vay. Bão lãnh duy trì là hành vi bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảo lãnh theo hạn mức tối đa. Phương thức bảo lãnh này được áp dụng khi cho vay bằng kĩ thuật thấu chi trên tài khoản vãng lai. 2.1.2.5. Một số quy định về cho vay (THÁI VĂN ĐẠI, 2012) - Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Trường hợp ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước thời hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tín của người đi vay. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc bắt buộc người đi vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài sản tiền gửi của khách hàng (nếu khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trường hợp khong được cơ cấu lại thời hạn), hoặc ngân hàng có thể sử dụng biệnp pháp cứng rắn hơn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ. - Điều kiện cho vay : Khách hàng muốn được ngân hàng cho vay vốn ngân hàng phải có các điều kiện cơ bản sau đây: + Phải có năng lực pháp luật hành vi nhân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. +Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 11 + Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. + Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Đối tượng cho vay: + Nhu cầu được ngân hàng cho vay hay còn gọi là đối tượng tín dụng là những chi phí vốn cần thiết để cấu thành tài sản cố dịnh, tài sản lưu động và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kì nào đó. + Ngân hàng cho vay các nhu cầu sau: ● Gía trị vật tư, hàng hóa , máy móc thiết bị và các khoản chi phí để các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. ● Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khỏang lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. + Ngân hàng không cho vay các nhu cầu vốn sau: ● Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. ● Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. ● Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. 2.1.2.6. Phương thức cho vay Theo quy chế cho vay của ngân hàng Nhà nước các tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương pháp cho vay: - Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng, thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay vay theo thời vụ. Mỗi lần vay thì khách hàng và ngân hàng phải ký lại hợp đồng tín dụng nên hình thức cho vay này được gọi là cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thooar thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo 12 chu kì sản xuất kinh doanh. Đây là phương thức cho vay luân chuyển cũ nhưng quy chế cho vay cụ thể của ngân hàng đã biến nó thành một phương thức mới. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Đây là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Vì ngân hàng phải bớt các món vay của khách hàng khác để giữ cam kết về hạn mức tín dụng nên khách hàng phải trả một mức phí cho việc duy trì hạn mức dự phòng. Đó là số chênh lệch giữa hạn mức tín dụng với số thực vay. - Cho vay theo dự án: Đây là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuât, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn thì ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kì hạn trong thời hajnc ho vay. Phương thức này thường phù hợp với vay tiêu dùng của các khách hàng cá nhân. - Cho vay thông qua phát hàng và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt và đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn cảu khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. 13 2.1.2.7. Quy trình cho vay Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả cá bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Bước 1: Tiếp nhận dự án Bước 2: Nhân viên tín dụng thẩm định tính khả thi của dự án. Bước 3: Lãnh đạo ngân hàng quyết định cấp tín dụng Bước 4 : Thỏa thuận các tài khoản, kí kết hợp đồng. Bước 5: Giải ngân chuyển tiền cho khách hàng Bước 6: Kiểm tra các điều kiện sử dụng vốn. Bước 7: Tất toán hợp đồng , hoàn tất việc trả nợ gốc và lãi. 2.1.2.8. Rủi ro tín dụng (NGUYỄN ĐĂNG DỜN,2011) - Rủi ro tín dụng là rủi xảy ra khi cho vay mà NHTM không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn. - Như vậy, rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Loại rủi ro này xảy ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bão lãnh bao thanh toán của ngân hàng - Nguyên nhân rủi ro tín dụng : + Nguyên nhân khách quan : ●Do sự biến động của môi trường kinh tế (nội địa, toàn cầu) ●Những bất cập trong cơ chế, chính sách của nhà nước. ●Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa hoàn thiện ●Những nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch beejng..) + Nguyên nhân do người đi vay: ●Tình hình SXKD thiếu ổn định vững chắc. ●Tình hình tài chính không tốt. ●Công tác quản lý kinh doanh còn hạn chế ●Thái độ thiếu thiện chí và bất hợp tác của người đi vay người đi vay sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ) 14 ●Hiện tượng cố ý cố tình lừa đảo + Nguyên nhân thuộc về ngân hàng cho vay: ●Chính sách tín dụng chưa hợp lý ●Chưa nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng ●Chưa xác định đúng quy mô và tốc độ tăng trưởng của tín dụng ●Chưa có chính sách khách hàng hợp lý ●Chưa linh hoạt trong lãi suất và ưu đãi lãi suất. ●Chưa đơn giản hóa quá trình thủ tục cấp tín dụng ●Chua có chiến lược cạnh tranh và Marketing hợp lý ●Qúa cứng nhắc trong việc xác định và kiểm soát hạn mức tín dụng ●Quy trình cho vay còn nhiều kẻ hở bị khách hàng lợi dụng ●Trình độ chuyên môn các bộ tín dụng còn hạn chế. ●Đạo đức kinh doanh chưa tốt. 2.1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Ở mổi quốc gia có một tiêu chí khác nhau, tiêu chí để phân biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhau. Trên thực tế, các nước thường căn cứ vào một số tiêu chí cơ bản như : vốn sản xuất, số lao động thường xuyên, doanh thu…để phân biệt được doanh nghiệp vừa và nhỏ, tùy theo từng ngành, từng thời kì và tùy thuộc vào trình đọ phát triển kinh tế của từng nước. Ở Việt Nam nghị định số 90/ND-CP ngày 23/11/2001 của chính phủ quy định: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người”. 2.1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tồn tại trong nền kinh tế một điều kiện khách quan. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn và đóng một vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ các nước trên 15 thế giới nhất là các nước đang phát triển điều tích cực hổ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi lẻ: - Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp một số lượng lớn sản phẩm và dịch vụ, đa dạng phong phú về chủng loại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự pháp triển cân bằng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ hổ trợ đắc lực cho doanh nghiệp có quy mô lớn, là cơ sở để hình thành doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. 2.1.3.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Là nguồn cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế, tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng sản xuất theo bề ngang và chiều sâu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc đẩy mạnh và thúc đẩy sản xuất là một trong những yêu cầu để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Để thực hiện yêu cầu ấy nếu chỉ dựa vào sự tích lũy lợi nhuận thu được của doanh nghiệp thì sẽ rất lâu, nhưng nếu thông qua hỗ trợ của tín dụng ngân hàng thì việc đó sẻ được thực hiện một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, trong hoạt động sản xất kinh doanh của doanh nghiệp, do thường có sự không ăn khớp về mặt thời gian và quy mô giửa lưu chuyển tiền vào và tiền ra nên có những giai đoạn doanh nghiệp tạm thời thiếu hụt vốn lưu động. Nhu cầu này có thể đáp ứng bởi các khoản tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng là một trong những động lực góp phần vào chất lượng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy, muốn vay được vốn, doanh nghiệp vừa và nhỏ có phương án kinh doanh có hiệu quả, điều này sẻ thúc đẩy doanh nghiệp phải nổ lực nhiều hơn trên mọi mặt. 2.1.4. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1.4.1. Mức độ rủi ro cao Đặc thù ngân hàng là luôn tiềm ẩn rủi ro cao, tùy vào đối tượng được cấp tín dụng mà mức độ đánh giá rủi ro cao hay thấp. tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là rủi ro vì một số nguyên nhân sau: 16 - Các doanh ngiệp vừa và nhỏ thường có vốn tự có thấp, vì thế khả năng tự chủ tài chính không cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này thường chủ yếu tập trung sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm nhất định và dể dàng rơi vào khủng hoảng, thậm chí phá sản khi thị trường biến động bất lợi. - Trình độ quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn dang ở trình thấp chủ yếu là tự tìm tòi, theo kinh nghiệm. Các ý tưởng chủ yếu phát sinh và phụ thuộc sản xuất kinh doanh quá hạn, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không hoặc chú ý rất ít đên công tác hoạch toán kế toán, hoặc chỉ làm để đối phó khi được yêu cầu. 2.1.4.2. Số lượng các khoản tín dụng nhiều, chi phí nghiệp vụ cao Hiện nay, trên tổng thể nền kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đại đa số, vì thế số lượng các khoản tín dụng thường nhiều. Mặt khác, phần lớn các thông tin, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính của các loại hình doanh nghiệp này thường không ổn định và khó xác định và khó xác minh, vì thế chi phí nghiệp vụ thường cao 2.1.4.3. Lãi suất tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cao hơn các doanh nghiệp lớn Với những hạn chế do vốn tự có thấp nên các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được đánh giá là có rủi ro cao, vì thế lãi suất cũng thường cao. Mặt dù mức cho vay không cao cộng với việc phải tốn nhiều chi phí, tuy nhiên nhờ số lượng các món vay nhiều và lãi suất thường cao. 2.1.4.4. Vấn đề bảo đảm tiền vay luôn là vấn đề nóng Về mặt pháp lý các ngân hàng có quyền chủ động lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng và trên lý thuyết ngân hàng hoàn toàn có thể cho khách hàng vay mà không cần các khoản đảm bảo tín dụng nếu như các yếu tố về ý chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, có một thực tế là các ngân hàng thương mại Việt Nam khi cấp tín dụng thường yêu cầu người đi vay phải có đảm bảo tín dụng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi vốn tự có thường thấp, tài sản có thể dùng để bảo đảm cho các khoản tín dụng thường rất hạn chế thì vấn đề tài sản đảm bảo cho các khoản vay chính là vấn đề nóng. Mặt khác, trong khi các doanh nghiệp quốc doanh lớn có thể được các cơ quan chủ quản cấp trên bảo lãnh khi vốn vay ở các ngân hàng, thì đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thức bảo lảnh vay vốn thường ít được sử dụng trong thực tế. 17 2.1.5. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN 2.1.5.1. Hệ số thu nợ (%) -Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho vay khách hàng. Doanh số thu nợ x 100% Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay 2.1.5.2. Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%) Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Dư nợ trên vốn huy động còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng .Chỉ tiêu lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt. Dư nợ x 100% Dư nợ / Vốn huy động = Vốn huy động 2.1.5.3. Nợ xấu / Tổng dư nợ (%) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Đây là chỉ số thể hiện chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ số này cao đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Đây là chỉ số thể hiện chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ số này cao đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp. Nợ xấu x 100% Nợ xấu trên tổng dư nợ = Tổng dư nợ 2.1.5.4. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiên này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, cho thấy thu hồi nợ nhanh hay chậm, nếu vòng quay 18 vốn tín dụng nhanh , tức việc đưa vốn vào sản xuất kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được sử dụng để nghiên cứu đề tài là các số liệu thứ cấp được thu thập từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng báo cáo tín dụng của ngân hàng BIDV chi nhánh Cần Thơ từ năm 20112013. Thêm vào đó là số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng, nợ xấu, mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng qua ba năm (2011-2013) - Ngoài ra, các tài liệu thông tin từ sách, báo chí, internet góp phần lớn cho quá trình nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1 : Tìm hiểu tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2011-6/2014 bằng phương pháp thu thập số liệu, có thể vận dụng phương pháp thống kê mô tả: so sánh tương đối, tuyệt đối để thấy được sự thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua từng năm. 2.2.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp này vào phân tích, trước hết phải xác địnhh số gốc để so sánh và để đảm bảo có thể so sánh được các chỉ tiêu qua thời gian. ► Phương pháp so sánh số tuyệt đối: -Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được sử dụng để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu, tìm ra nguyên nhân biến động đó. Công thức tính : ∆y= y1 – y0 19 Trong đó : y0 là chỉ tiêu kì gốc y1 là chỉ tiêu kì phân tích ∆y là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế. ►Phương pháp so sánh số liệu tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khi cần thiết. Công thức tính : Trong đó : y0 là chỉ tiêu kì gốc y1 là chỉ tiêu kì phân tích ∆y là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế 2.2.2.2. Phương pháp tỷ số Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và một số rủi ro cũng như tỷ số khả năng bù đắp những rủi ro có thể xảy ra từ đó so sánh các tỷ số của gần nhất với những năm trước đó nhằm đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng và đưa ra các giải pháp thích hợp nếu cần thiết. - Mục tiêu 2 và 3: Với mục tiêu đánh giá chung về hoạt động tín dụng và phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN từ 2011- 6/2014 của BIDV, sử dụng sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối qua các chỉ số tài chính để đánh giá. - Mục tiêu 4: Tổng hợp các kết quả từ phân tích và đánh giá các mục tiêu trên để chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu dẫn đến sự rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, từ đó đưa ra một số biện pháp, đề suất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân hàng. 20 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với tên giao dịch Quốc Tế là Bank for Investment and development of Việt Nam, gọi tắt là BIDV. Là ngân hàng thương mại nhà nước, đầu tiên được thành lập ngày 26/04/1957 theo nghị định số 177/TTG của Thủ Tướng Chính Phủ có tên là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Vào ngày 24/06/1981 Ngân hàng Kiến thiết Viện Nam được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN Việt Nam. Vào ngày 14/11/1990, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng. Sau đó để thực hiện chủ trương cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng được chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21/09/1996 theo quyết định số 287/QĐ-NH5 của Thống Đốc NHNN Việt Nam. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần, đến nay BIDV đã có 120 chi nhánh cấp 1, và hơn 500 phòng giao dịch quỹ tiết kiệm, hàng nhìn máy ATM và điểm giaoo dịch chấp nhận thẻ(POS) tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc và có trên 14.550 nhân viên. 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BIDV Ngân hàng bao gồm nhiều phòng ban, mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng, đại diện cho các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. a. Ban giám đốc: ► Giám đốc: - Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. - Có quyền quyết định chính thức một khoản vay. 21 - Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm toán trưởng. ► Phó giám đốc: -Có trách nhiệm hỗ trợ cùng gíam đốc trong việc tổ chức điều hành hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức, công tác TCTD, hành chánh, thẩm định vốn… b. Phòng quan hệ khách hàng: Đối với các khách hàng doanh nghiệp -Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng. + Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. + Trực tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ TMDV). + Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của NH -Công tác tín dụng: + Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng về đề xuất tín dụng. + Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả gốc lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý KH không đáp ứng được các điều kiện tín dụng, phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. + Phân loại, rà soát, phát hiện rủi ro, lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. +Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi. Đề xuất miễn/ giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. Đối với khách hàng cá nhân: -Công tác tiếp thị và quan hệ khách hàng. + Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân 22 +Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. + Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ NH dành cho KH cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức, giới thiệu quản bá với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và lợi ích mà khách hàng được hưởng. -Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ + Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm. + Triển khai kế hoạch thực hiện bán hàng. + Chịu trách nhiệm bán sản phẩm nâng cao thị phần của Chi nhánh. - Công tác tín dụng : + Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. + Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo. + Đối chiếu các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro. + Lập báo cáo để xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu cho vay, cầm cố giấy tờ có giá theo quy trình và quy định nghiệp vụ của BIDV. + Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng + Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan khoản vay để trình lãnh đạo ký. + Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng quản trị tín dụng quản lý. +Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi. Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi (nếu có) đến khi hoàn tất hợp đồng tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. + Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng. + Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn giảm lãi, đề xuất miễn/ giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định 23 c. Phòng quản lý rủi ro: -Công tác quản lý tín dụng: + Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. + Quản lý, giám sát, phân tích đánh giá rủi ro tìm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh, duy trì áp dụng hệ thống đáng giá xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. + Đầu mối nghiên cứu , đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạng mục, điều chỉnh hạng mục, cơ cấu giới hạn cho từng ngành, từng nhóm từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại chi nhánh. + Đầu mối đề xuấtGiám đốc kế hoạch giảm nợ xâu của chi nhánh, và phương án cơ cấu lại các khỏan nợ vay của khách hàng theo qui định. + Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi phòng tài chính kết toán lập cân đối kế toán theo quy định. + Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định của BIDV. + Thu thập quản lý thông tin và tín dụng của chi nhánh, lập báo cáo phân tích thực trạng tín dụng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh. + Thực hiện xử lý nợ xấu. -Công tác quản lý rủi ro tín dụng: + Tham mưu, đề xuất xây dựngcác quy địng biện pháp xử lý rủi ro tín dụng. + Trình lãnh đạo các tín dụng bảo lãnh cho khách hàng. + Phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ KH để phát hiện, xử lý kịp các khoản nợ có vấn đề. + Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. ChỊu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mỗi khoản tín dụng được cấp tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro của BIDV và Chi nhánh. -Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: 24 + Phổ biến các văn bản quy định , quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ của chi nhánh. + Hướng dẫn hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá rà soát phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm có hoặc sắp có. + Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được. + Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp chi nhánh. -Công tác phòng chóng rửa tiền. -Công tác quản lý chất lượng ISO. -Công tác kiểm tra nội bộ + Tham mưu giúp việc cho Giám đốc chi nhánh. + Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra thanh tra, kiểm toán lại Chi nhánh theo quy định. d. Phòng quản trị tín dụng - Trực tiếp quản lý tác nghiệp, quản trị cho vay và bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định quy trình của BIDV và của Chi nhánh. - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng theo quy định của BIDV, gửi kết quả cho phòng quản trị rủi ro để thực hiện rà soát trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về ngân hàng trong tác nghiệp cảu phòng, tuân thủ nội dung quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện hợp đồng tín dụng. - Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, quản lí thông tin lập các loại báo cáo, thống kê về quản lý tín dụng theo quy định. - Tham gia ý kiến vào các ban quản trị tín dụng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu cảu Giám đốc chi nhánh. e. Phòng dịch vụ khách hàng - Trực tiếp quản lý tài sản và giao dịch với khách hàng. 25 - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nươc và của BIDV, phát hiện, báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. - Chịu trách nhiệm. + Kiểm tra pháp ý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch + Thực hiện đung quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mỗi hoạt động giao dịch với khách hàng. +Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng. + Đề xuất với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. f. Tổ thanh toán quốc tế - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với KH. - Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ cuả khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ KH và đề xuất cách giải quyết tư vấn cho KH về các giao dịch đối ngoại, hoạt động thương mại quốc tế. - Chịu trách nhiệm về việc phát triển về nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác đúng đắn an toàn tiền vốn, tài sản của chi nhánh BIDV và của KH trong các giao dịch kinh doanh đối ngoại. - Tham gia ý kiến với các phòng trong quy trình tín dụng và trong quy trình quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh g. Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ -Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. - Đề xuất tham mưu Giám đốc chi nhánh về các biện pháp điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ. 26 Thực hiện đúng quy chế quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc. h. Phòng kế hoạch tổng hợp -Thu thập tổng hợp phân tích đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, đối tác đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. -Thu thập, tổng hợp tình hình, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của chi nhánh qua từng thời kì - Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh của chi nhánh qua từng thời kì. - Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. -Giúp việc giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp , giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiển tại chi nhánh. - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. - Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với KH. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm, cung cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh. - Thu thập và báo cáo với BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường, các sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý. - Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh đảm bảo khả năng thanh toán trạng thái ngoại hối của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại chi nhánh. - Lập báo cáo , thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh i. Tổ điện toán 27 - Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại chi nhánh. -Hướng dẫn, đào tạo hỗ trợ kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ để trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. - Tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. j. Phòng tài chính kế toán - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm) - Thực hiện nhiệm vụ quản lý giám sát tài chính. -Đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn tài chính, kế toán, xây dựng chế dộ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền (nếu có) đối với các phòng có bất động sản riêng. - Quản lý thông tin và lập báo cáo - Thực hiện quản lý thông tin khách hàng - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. k. Phòng tổ chức hành chánh: - Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc giám đốc và triển khai thực hiện các công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân sự tại chi nhánh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. - Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý thông tin. Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, điều kiện làm việc và an toàn lao động các cán bộ công nhân viên, đảm bảo an ninh cho hoạt động chi nhánh. 28 - Lập các thủ tục cần thiết trình ban giám đốc quyết định nâng bậc lương hoặc thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, giám sát trong ngoài tiếp cận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên giám đốc. - Thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách chế độ của nhà nước, quy chế về bảo hiểm lao động, quỹ hỗ trợ và các quỹ khác. -Ngân hàng là một tập thể lớn, bao gồm nhiều phòng ban, mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng, đại diện cho các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, cơ cấu tổ chức của BIDV bao gồm ban lãnh đạo, 4 khối và 10 phòng chức năng, ba chi nhánh cấp 2. 3.3. CHỨC NĂNG CỦA BIDV Trong giai đoạn phát triển hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển không chỉ dừng lại ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản mà còn tiến vào các lĩnh vực khác, với các nghiệp vụ, dịch vụ ngày càng đa dạng hơn. Vì thế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có những chức năng và nhiệm vụ sau: 3.3.1. Về huy động vốn - Huy động vốn với mức tối đa các nguồnh vốn trong nước, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. - Huy động tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. - Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. - Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng. - Vay vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương. 3.3.2. Về hoạt động tín dụng Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế. Thực hiện tín dụng nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Cho thuê dưới hình thức tín dụng thuê mua. Bảo lãnh nhập khẩu thiết bị trả chậm, dự thầu, thực hiện hợp đồng, nhận tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán. 29 Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác, quan hệ rộng rãi với khách hàng là các ngân hàng bạn trong nước và ngoài nước, các tổ chức tài chính tín dụng. Trong đó phạm vi hoạt động mà chi nhánh NHĐT&PTCT đặc biệt quan tâm là: + Huy động và cho vay vốn đối với mọi thành phần kinh tế, mọi tần lớp nhân dân. + Hoạt động thanh toán : thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng, thanh toán quốc tế; và các nghiệp vụ có liên quan như : mở tài khoản thanh toán, mở L/C, cheque. + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các dịch vụ ngân quỹ : chuyển tiền, chi lương, giao nhận tiền tận nợi, chi trả kiều hối. 3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA BIDV 3.4.1. Thuận lợi -Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Cần Thơ được thành lập hoạt động 37 năm với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước, ngân hàng đã tạo được chổ đứng vững chắc và lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước. -Ngân hàng nằm tại trung tâm thành phố Cần Thơ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ tìm kiếm thực hiện giao dịch với khách hàng. -Đặc biệt, phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Với phương châm ấy, các cán bộ ngân hàng luôn nhiệt tình, phục vụ tận tình, tận tâm với khách hàng chính vì thế BIDV vừa là nơi khách hàng có vui vẻ gửi gắm niềm tin. 3.4.2. Khó khăn - Theo báo cáo của NHNN Chi nhánh TP.Cần Thơ, hiện trên địa bàn thành phố có 50 tổ chức tín dụng với 227 địa điểm có giao dịch ngân hàng. Điều này làm tăng áp lực cạnh tranh cho ngân hàng BIDV Cần Thơ, nên BIDV càng phải cố gắng lôi kéo thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức như thủ tục đơn giản, lãi suất cho vay thấp, lãi suất huy động cao. - Khách hàng chưa có ý thức chấp hàng luật tốt, dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng bị kéo dài, từ đó hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hơn. 30 3.5. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2011-6/2014 Giai đoạn 2011-2013, tình hình kinh tế có nhiều biến động mạnh mẽ đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng chung của ngành ngân hàng. Năm 2011 với mức lạm phát đạt đỉnh vào tháng 9 đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng. Điều này cũng đã gây tác động mạnh đến hoạt động tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng giảm mạnh so với năm trước đó, chỉ còn khoảng 10,9%. Nguyên nhân là do ngân hàng phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 là dưới 20%, đồng thời lãi suất cho vay năm 2011 vẫn còn ở mức khá cao (20%) do cuộc chạy đua lãi suất vượt quá khả năng chịu đựng của khách hàng. Chính vì vậy tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số ngân hàng phải gánh thêm khoản nợ của các DNNN, làm tăng các khoản nợ xấu, giảm chất lượng cho vay và đòi hỏi ngân hàng phải tăng các khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên dẫn đến lợi nhuận cũng giảm đi. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản giảm mạnh cũng là một trong những mối lo ngại của nhiều ngân hàng do dư nợ tín dụng bất động sản tăng, và khó có thể thu hồi. Năm 2012 thì tình hình tín dụng của ngành ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, do nhiều biến cố xảy ra nên dẫn đến hoạt động ngân hàng vẫn trong tình trạng rối ren. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng chỉ đạt ở mức 1517%, đạt ở mức thấp nhất từ năm 2003 đến nay (nếu không kể năm 2011). Nhiều ngân hàng chủ trương thực hiện chính sách NHNN giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cũng để cải thiện tình hình tín dụng của ngân hàng mình. Tuy nhiên nhiều biến cố xảy ra, trong đó có sự phá sản của công ty Bình An Co của Diệu Hiền đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các doanh nghiệp và đã gây ra không ít khó khăn cho các ngân hàng cho vay. Ngoài ra cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã đặt ra nhiều bài toán nan giải cho ngành ngân hàng, trong đó bài toán nợ xấu vẫn chưa được xử lý đúng đắn và chặt chẽ với tỷ lệ nợ xấu đạt khoảng 4,08% toàn ngành. Năm 2013 ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. “Sức khỏe” của ngân hàng luôn gắn với doanh nghiệp, mà đến 2013 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Năm 2013, tuy lãi suất cho vay ngân hàng giảm chỉ còn khoảng 13% nhưng tình hình doanh nghiệp vẫn còn đang rất khó khăn, nợ xấu toàn ngành tăng và đạt mức trung 31 bình 4,67% vào tháng 4 /2013 mà dư nợ tín dụng không tăng nhiều được. Tuy nhiên do chính sách tiền tệ được thực hiện tương đối tốt nên đến cuối năm 2013 thì nợ xấu của hầu hết các ngân hàng dưới mức 3%, có sự khởi sắc hơn hai năm trước đó. Đến ngày 30/6/2014 thì đa số các ngân hàng công bố kết quả hoạt động kinh doanh sớm đều đưa ra những con số tương đối lạc quan. Tuy nhiên, các con số này chưa hẳn đã đại diện cho cả hệ thống ngân hàng. Hiện tại, nợ xấu đang là vấn đề ám ảnh trở lại với ngành ngân hàng. Theo thống kê, nợ xấu tăng trở lại, ở mức 4,01% vào cuối tháng 4. Đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại lại có dấu hiệu tăng (lên 4,84%), cho dù đã xử lý được 6.600 tỷ đồng . Trong các nhóm nợ, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của các ngân hàng thương mại có chiều hướng tăng trong 2 quý đầu năm. Tình hình xử lý nợ xấu của ngân hàng vẫn rất khó khăn. Tính đến ngày 25/6/2014, tín dụng toàn hệ thống tăng 2,3%. Tăng trưởng tín dụng tiền đồng đang ở mức báo động, khi chỉ đạt 0,68% trong 6 tháng đầu năm. Đây là mức tăng đáng kể, vì 5 tháng đầu năm, tín dụng chỉ tăng 1,31%. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu tín dụng đề ra trong năm nay (1214%), thì rõ ràng, ngành ngân hàng còn phải nổ lực rất nhiều. Một con số đáng lo ngại nữa là, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm nay, dòng chảy tín dụng chủ yếu dựa vào ngoại tệ, trong khi tiền đồng hầu như bế tắc. 3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 32 Bảng 3.1: Khái quát KQHĐKD của ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2011-2013 KHOẢN MỤC 2012/2011 Tuyệt đối % 2013/2012 Tuyệt đối % 2011 2012 2013 A. Thu nhập 256.435 249.847 237.952 (6.588) (2,569) (11.895) I. Thu nhập từ lãi 235.926 230.660 185.595 (5.266) (2,232) (45.065) (19,537) 1. Thu lãi cho vay 2. Thu lãi tiền gửi II. Thu nhập ngoài lãi 1. Thu từ hoạt dộng dịch vụ 2. Thu khác B. Chi phí I. Chi phí từ lãi 1. Chi phí trả lãi tiền gửi 2. Chi phí trả lãi tiền vay II. Chi phí ngoài lãi 1. Chi phí hoạt động dịch vụ 2. Chi phí dự phòng rủi ro 3. Chi phí khác C. Lợi nhuận trước thuế 235.926 20.509 14.547 5.962 245.279 190.709 102.789 87.920 54.570 366 25.000 29.204 11.156 230.660 19.187 16.927 2.260 241.362 178.045 111.809 66.236 63.317 526 31.914 30.877 8.485 185.595 (5.266) 52.357 (1.322) 24.075 2.380 28.282 (3.702) 204.542 (3.917) 123.709 (12.664) 118.133 9.020 5.576 (21.684 80.833 8.747 997 160 38.000 6.914 41.836 1.673 33.410 (2.671) (2,232) (6,446) 16,361 (62,093) (1,597) (6,640) 8,775 (24,663) 1,6029 43,716 27,656 5,729 (23,942) (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Ngân hàng BIDV Cần Thơ năm 2014) 33 (45.065) 33.170 7.148 26.022 (36.820) (54.336) 6.324 (60.660) 17.516 471 6.086 10.959 24.925 (4,761) (19,537) 172,877 42,228 151,416 (15,255) (30,518) 5,656 (91,582) 27,664 89,544 19,070 35,492 293,754 3.6.1 Thu nhập của ngân hàng trong ba năm (2011-20113) Bảng 3.2 Thu nhập của ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền 2012 Tỷ trọng Số tiền 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Tỷ trọng (%) Thu nhập từ lãi cho vay 235.926 92,00 230.660 92,32 785.595 78,00 Thu nhập ngoài lãi 20.509 8,00 19.187 7,68 52.357 22,00 Tổng thu nhập 256.435 100,00 249.847 100,00 237.952 100,00 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Ngân hàng BIDV Cần Thơ năm 2014) 300,000 250,000 256.435 245.279 249.847 241.362 237.952 204.542 200,000 Thu nhập 150,000 Chi phí 100,000 50,000 0 2011 2012 2013 Hình 3.1 Thu nhập, chi phí ngân hàng BIDV Cần Thơ 2011- 2013 Bảng số liệu trên cho ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng giảm qua từng năm từ 256,435 triệu đồng (2011) còn 237,952triệu đồng(2013) tương ứng với 7,2% do nhiều tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô. Thu nhập lãi có mức chênh lệch đáng kể so với thu nhập ngoài lãi, cũng như bao Ngân hàng thương mại khác, BIDV Cần Thơ luôn có thu nhập từ lãi cao, chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng thu nhập qua từng năm. 34 Thu nhập từ lãi của BIDV năm 2011 có tỷ trọng 92% trên tổng thu nhập.Điều này chứng tỏ lãi suất có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chính vì thế năm 2011 là một năm đáng chú ý khi lãi suất tăng cao, cuộc đua lãi suất diễn ra- điều mà cả doanh nghiệp và ngân hàng không mong muốn. Lãi suất bị đẩy lên trên 20%. Trong bối cảnh lạm phát đạt đỉnh vào tháng 9/2011, hàng loạt doanh nghiệp, tổ chức kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngân hàng nhà nước quyết hạ nhiệt lãi suất bằng cách chỉ thị sẽ đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, điều hành ngân hàng để xảy ra việc huy động vượt trần lãi suất (14%).Ngay sau đó lãi suất huy động giảm rõ rệt từ trên 20% xuống còn 18%.Ngân hàng BIDV đã chấp hành đúng theo quy định của nhà nước, liên tục năm lần trong 4 tháng đầu năm BIDV giảm mạnh lãi suất huy động và cho vay. Điểm đáng lưu ý là lãi suất cho vay xuống bất ngờ còn 14,5%. nhưng với ngân hàng lớn như BIDV thì không phải lo mất khách hàng. Tuy nhiên việc áp dụng trần lãi suất huy động này làm cho lãi suất cho vay giảm dẫn đến thu nhập lãi giảm mạnh, dù cho doanh số cho vay năm 2011 của BIDV Cần Thơ cao hơn so với năm 2010. Tổng thu nhập của BIDV Cần Thơ giảm 23.978 triệu đồng so với 280.413 triệu đồng (năm 2010), chỉ đạt 256.435 triệu đồng. Năm 2012, do những khó khăn của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công Châu Âu ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nước ta, đặc biệt là với hoạt đông ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề lãi suất vẫn còn gây áp lực với cả ngân hàng và các doanh nghiệp.Vào cuối 2011 đầu năm 2012, lãi suất huy động có giảm nhẹ, nhưng lãi suất cho vay vẫn cao, các doanh nghiệp vẫn trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì thế, Chính phủ nước ta ưu tiên việc kiềm chế lạm phát. Đầu năm, Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất huy động xuống còn 13%, vào giữa tháng sáu còn dưới 9%. Do ảnh hưởng của lạm phát làm sức tiêu thụ sản phẩm giảm, các doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất từ đó nhu cầu vốn yếu. Vốn huy động tồn nhiều, đầu ra không nhiều làm cho thu nhập từ lãi của BIDV giảm 4427 triệu đồng, và thu nhập ngoài lãi giảm 1322 triệu đồng, tức giảm 5749 triệu đồng tồng thu nhập của BIDV vào năm này. Cho đến năm 2013,thu nhập từ lãi của BIDV tiếp tục giảm lần lượt 50.331 triệu đồng và 45.065 triệu đồng so với năm 2011, năm 2012, thu nhập này chỉ còn 185.595 triệu, tỷ trọng giảm rõ rệt (78%) so với 2012. Đáng lưu ý, thu nhập từ lãi của BIDV giảm mạnh nhưng chi phí ngoài lãi tăng cao hơn năm trước 33170 triệu đồng. Từ trước đó,Ngân hàng BIDV đã là một trong số những ngân hàng tiên phong giảm lãi suất huy động xuống chỉ còn 5% (đối với kì hạn 1 tháng), kì hạn 9-12 tháng lãi suất chỉ còn 8.5%-8,9%. Trong khi 35 đó, LS cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng BIDV còn 13-14%/năm, ngắn hạn còn 9,5-11,5%/năm. Vấn đề chênh lệch bất hợp lí giữa lãi suất vốn huy động và lãi suất cho vay vẫn còn tồn động cho đến năm 2013. Các doanh nghiệp vẫn đang còn khó khăn, vốn cho vay với mức lãi suất vẫn còn cao nên khiến thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm mạnh. 3.6.2 Chí phí của ngân hàng trong ba năm (2011-2013) Qua bảng 3.1 cho ta thấy tổng chi phí của ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2011 chi phí ngân hàng đạt cao nhất trong 3 năm với tổng chi phí là 245.279 Năm 2011, tình hình nền kinh tế biến động khôn lường, ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro lên đến 25.000 triệu đồng và việc này làm tăng chi phí từ lãi của ngân hàng lên cao, chi phí lãi chiếm gần 80% trong tổng chi phí 2011. Năm 2012, tổng chi phí của Ngân hàng BIDV giảm nhẹ 3917 triệu đồng từ 245.279 triệu (2011) còn 241.362 triệu đồng. Trong đó chi phí lãi là 178045 triệu giảm 6,64% tương đương với 12664 triệu đồng so với năm 2011 do ngân hàng thực hiện tốt việc huy động vốn tiền gửi hạn chế sử dụng vốn vay. Chi phí ngoài lãi tăng từ 54.570 triệu năm 2011 đến 63.317 triệu năm 2012 do nợ xấu vẫn cao ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro để đảm bảo hoạt động. Mức chi phí ngoài lãi có tăng nhưng ít hơn khoản giảm chi phí lãi nên tổng chi phí giảm. Năm 2013, chi phí từ lãi của ngân hàng giảm 30,50% so với 2012 tức giảm 54.336 triệu đồng trong khi chi phí ngoài lãi tăng 27,66%. Việc giảm chi phí từ lãi nhiều là nhờ góp phần lớn của việc giảm chi phí trả lãi tiền vay đến trên 90% từ 66.236 triệu năm 2012 còn 5.576 triệu vào năm 2013. Đến 30/9/2013, nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 4,62%, vì vậy ngân hàng BIDV Cần Thơ tiếp tục tăng chi phí dự phòng rủi ro lên 38.000 tỷ tăng 19,07% so với 2012. 36 3.6.3 Lợi nhuận của ngân hàng trong ba năm (2011-2013) Triệu đồng 40000 33.410 30000 20000 11.156 8.485 10000 0 2011 Năm 2012 2013 Hình 3.2 Lợi nhuận ngân hàng TMCP BIDV cần thơ (2011-2013) Vào năm 2011, tình hình lạm phát ảnh hưởng đến việc kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các ngân hàng làm nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng gặp khó khăn. Các ngân hàng cùng nhau đua lãi suất, riêng Ngân hàng BIDV Cần Thơ đến gần cuối năm, ngân hàng tiên phong giảm lãi suất theo đúng quy định và giám sát chặt chẽ quá trình kinh doanh sử dụng vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vì thế cũng giảm so với năm trước đó còn 11.156 triệu đồng vào 2011. Năm 2012, tình hình kinh tế trong nước cũng chưa lạc quan hơn nhiều so với năm 2011, nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng âm. Đầu năm NHNN dự báo tăng trưởng tín dụng khoảng 15 - 17%, trong năm thì con số này chỉ là 5%. Ngân hàng dư thừa vốn, trong khi nhiều doanh nghiệp lại điêu đứng vì thiếu vốn. Các doanh nghiệp vẫn e dè trong việc đi vay làm thu nhập từ lãi của BIDV Cần Thơ giảm, chi phí trả lãi giảm nhưng cũng không đáng kể do chi phí ngoài lãi lại tăng lên trong đó chi phí dành cho hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tăng hơn 27% so với năm trước. Do đó, lợi nhuận vào năm 2012 chỉ đạt giảm 23,94% so với 2011. Năm 2013, chính sách tiền tệ được thực hiện tương đối tốt đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nợ xấu tuy tiếp tục tăng lên, nhưng tốc độ chậm lại. Đến cuối năm 2013, nợ xấu của hầu hết các ngân hàng dưới 3% (mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế), nợ xấu của BIDV là 2,78%.Tình hình kinh tế năm 2013 có nsự khởi sắc hơn hai năm trước, lợi nhuận của BIDV nhờ thế cũng tăng mạnh từ 8.485 triệu đồng năm 2012 lên đến 33.410 triệu đồng năm 2013, tăng 293,80 % so với năm trước. Tuy thu nhập có giảm 4,76% so với năm 2012 nhưng khoảng chênh lệch lớn hơn giữa 37 thu nhập và chi phí (do chi phí lãi giảm mạnh) đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho BIDV Cần Thơ. Bảng 3.3: Khái quát kết quả HĐKD của BIDV Cần Thơ T6/2013 – T6 /2014 Đvt: triệu đồng KHOẢN MỤC A. Thu nhập 6T-2013 6T-2014 6T-2014/6T-/2013 Tuyệt đối % 110.673 114.765 4.092 3,70 I. Thu nhập từ lãi 88.049 87.012 (1.037) (1,18) 1. Thu lãi cho vay 2. Thu lãi tiền gửi II. Thu nhập ngoài lãi 1. Thu từ hoạt dộng dịch vụ 2. Thu khác B. Chi phí I. Chi phí từ lãi 1. Chi phí trả lãi tiền gửi 2. Chi phí trả lãi tiền vay II. Chi phí ngoài lãi 1. Chi phí hoạt động dịch vụ 2. Chi phí dự phòng rủi ro 3. Chi phí khác C. Lợi nhuận trước thuế 88.049 22.624 21.374 1.250 95.198 64.921 61.859 3.062 30.277 11.405 2.000 16.872 15.475 87.012 (1.037) 27.753 5.129 13.572 7.802 14.181 12.931 80.224 (14.974) 61.187 (3.734) 51.707 (10.152) 5.480 2.418 19.037 11.240 659 10.746 318 1.682 18.060 1.188 34.541 19.066 (1,18) 22,67 (36,5) 1034,48 (15,73) (5,75) (16,41) (78,97) (37,12) (94,22) (84,10) 7,04 123,21 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp Ngân hàng BIDV Cần Thơ năm 2014) Trong 6 tháng đầu năm 2014 thì thu nhập của ngân hàng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 3,7%, trong khi đó chi phí ngân hàng phải chi trả giảm khá mạnh với mức giảm 15,73% so với cùng kỳ năm 2013. Chính vì vậy dẫn đến sự tăng trưởng mạnh trong lợi nhuận của ngân hàng với mức tăng 123,21% so với cùng kỳ năm trước. Từ bảng trên ta có thể rút ra nhận xét: Về thu nhập, thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập từ lãi có sự giảm nhẹ với mức giảm 1,18% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các vẫn còn đại đa số các doanh nghiệp chưa vượt qua được khó khăn trong sản xuất nên việc trả lãi vay tới hạn cho ngân hàng vẫn là một việc làm quá sức đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ và các nguồn thu khác 38 như từ việc bán giấy tờ có giá đã mang lại hiệu quả tích cực, đóng góp vào sự tăng trường trong thu nhập của ngân hàng. Đối với chi phí hoạt động, các khoản chi về tín dụng vẫn chiếm phần lớn trong tổng chi phí. Lãi phải trả đối với huy động vốn bằng tiền gửi giảm đáng kể, chủ yếu là do chính sách lãi suất của ngân hàng theo từng thời kỳ. Tuy chi phí trả lãi tiền vay từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng hội sở (vốn điều chuyển) có tăng nhẹ nhưng không đáng kể với mức giảm của chi phí trả lãi tiền gửi nên làm cho chi phí từ lãi của ngân hàng giảm đáng kể. 3.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ thực hiện định hướng mục tiêu, nhiệm vụ cho năm 2014 như sau : -Trong thời gian tới BIDV sẽ cùng với hội sở tiếp tục xây dựng một hệ thống lớn mạnh hơn nữa. Phát huy hơn nữa vai trò dẫn dắt, công cụ đắt lực trong thực thi các chính sách tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối theo định hướng của ngân hàng nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo tín hiệu thị trường. Tập trung triển khai mạnh mẽ các biện pháp, giải pháp của Chính phủnhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, tiếp tục đẩy mạnh lộ trình kế hoạch tái cấu trúc toàn diện hoạt động BIDV theo định hướng của ngân hàng nhà nước. Dẫn dắt và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là nhiệm vụ. - Dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong những năm vừa qua nhưng BIDV vẫn hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra, và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được nhà nước Chính phủ giao phó. - BIDV Cần Thơ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu là: Tăng trưởng tín dụng hợp lý, có hiệu quả phù hợp với nền vốn huy động để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Đổi mới nâng cao hiệu lực trong quản lý điều hành của hệ thống, tiếp tục đổi mớiphát triển nguồn nhân lực để tạo lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, gia tăng vai trò và uy tín của ngân hàng BIDV nói chung và BIDV Cần Thơ nói riêng trên thị trường quốc tế. - Một số chỉ tiêu được đề ra cụ thể như sau cho năm 2014, qua đó thấy rõ hơn về hoạt động của Ngân hàng trong tương lai: 39 Bảng 3.4 Bảng kế hoạch năm 2014 CHỈ TIÊU ĐVT 2013 Số tương đối KH (%) KH 2014 Thu dịch vụ ròng ( không bao gồm kinh doanh ngoại tệ và phát sinh) tỷ đồng 21 28 133,33 Dư nợ cuối kỳ tỷ đồng 2.236 2.254 100,81 Dư nợ bình quân tỷ đồng 0 0 0 Huy động vốn cuối kỳ tỷ đồng 1.808 2.050 113,38 Huy động vốn bình quân tỷ đồng 1.550 1.802 116,26 Huy động vốn cá nhân tỷ đồng 1.200 1.330 110,83 % 2,6 3 115,38 tỷ đồng 8,5 10,4 122,35 Tỷ lệ nợ xấu Lợi nhuận trước thuế (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) 40 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nhờ vào nguồn vốn mà ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung ứng các dịch vụ, đảm bảo khả năng thanh khoản, mở rộng quy mô hoạt động. Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Qua 3 năm, nhìn chung nguồn vốn của BIDV Cần Thơ tăng giảm qua mỗi năm. Năm 2012 thì nguốn vốn ngân hàng đạt 2.308.078 triệu đồng, tăng lên 14,97% so với năm 2011, nhưng tới năm 2013 thì nguồn vốn giảm nhẹ xuống 5,95% so với năm 2012 va còn lại 2.170.711 triệu đồng. Tuy nhiên đối với đaị đa số các ngân hàng khác trên địa bàn thì đây vẫn là một con số lý tưởng. Sau đây là bảng số liệu về nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013: 41 Bảng 4.1: Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ qua 3 năm Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền VHĐ 1.077.947 VĐC Vốn khác Tổng Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 53,70 1.478.842 64,07 1.818.883 874.526 43,56 711.291 30,82 274.356 55.008 2,74 117.944 5,11 77.472 3,57 100,00 2.308.078 100,00 2.170.711 100,00 2.007.481 83,79 +/- +/- % 400.895 37,19 340.041 (22,99) 12,64 (163.235) 18,67 (436.935) (61,43) 62.936 114,41 (40.472) (34,31) 300.597 14.97 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) 42 % 2013/2012 (137.367) (5.95) Vốn huy động luôn là điểm đầu tiên trong chu trình kinh doanh và quyết định sống còn của một NHTM. Tuy nhiên, vốn tự có của NHTM lại rất ít do đó các NHTM phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Ngay từ khi thành lập, Ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ đã chỉ đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả việc thực hiện đề án huy động vốn, xác định rõ huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định để mở rộng kinh doanh và hoàn thành kế hoạch. Điều này được thể hiện rõ qua việc nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu vốn của BIDV Cần Thơ, đạt cao nhất vào năm 2013 là 83,79% trong tổng nguồn vốn. Trong các năm 2011, 2012, 2013, giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế có nhiều biến động, và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng gay gắt, huy động vốn của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng lên suốt 3 năm qua và đến cuối năm 2013, tổng tiền huy động của Chi nhánh đã là 1.818.883 triệu đồng, một con số huy động khá lớn trên địa bàn. Thứ nhất, với uy tín, thương hiệu được xây dựng từ hơn 30 năm cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp, thân thiện với khách hàng nên Chi nhánh có một nguồn khách hàng thân thiết không nhỏ vẫn tin tưởng vào BIDV Cần Thơ hơn các NHTM khác trong các họat động gửi tiền tiết kiệm cá nhân và doanh nghiệp, dù vẫn còn số ít ngân hàng vì cạnh tranh mà không tuân theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước về trần lãi suất huy động mà để lãi suất huy động thực tế tăng lên vượt trần nhằm thu hút khách hàng. Trong năm 2012 BIDV Cần Thơ với việc bổ sung thêm nhiều máy ATM, với lãi suất linh hoạt, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã làm tăng được thêm 3.165 thẻ ATM qua đó nâng số lượng thẻ ATM trên địa bàn tính đến năm 2012 là 32.544 thẻ ATM từ đó giúp Ngân hàng tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi này của khách hàng. Thứ ba, kênh huy động tiền gửi từ việc bán các giấy tờ có giá được BIDV Cần Thơ khai thác và đầu tư khá tốt, mang lại những hiệu quả tích cực trong việc tăng vốn huy động cho ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2011 phát hành giấy tờ có giá chỉ thu về cho Chi nhánh nguồn vốn là 2.906 triệu đồng thì năm 2012 con số này tăng lên là 188.565 triệu đồng và đến cuối năm 2013 tuy con số này có sự sụt giảm nhưng vẫn còn giữ được ở mức khá cao là 128.670 triệu đồng. Vốn điều chuyển là vốn từ Hội sở chuyển xuống, dù là vốn luân chuyển trong nội bộ ngân hàng nhưng vốn điều chuyển vẫn tính lãi và thường có lãi suất thấp hơn lãi suất đi vay của các TCTD nhưng cao hơn so với vốn huy động rất nhiều. Việc quá lệ thuộc vào vốn điều chuyển sẽ làm giảm hiệu quả 43 tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên vốn điều chuyển còn giúp phản ánh tình hình của chi nhánh hoặc là năng lực huy động còn chưa mạnh, hoặc là do năng lực cho vay của chi nhánh cao làm cho vốn huy động dù nhiều nhưng vẫn không đáp ứng hết, ngược lại. Qua bảng số liệu cho thấy nhu cầu vốn điều chuyển của BIDV Cần Thơ giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 thì vốn điều chuyển đạt mức 874.526 triệu đồng, chiếm 43,56% trong tổng nguồn vốn, xấp xỉ với vốn huy động của ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2012 thì con số này giảm còn 711.291triệu đồng và tỷ trọng tương ứng giảm còn 30,82% và sang năm 2013 thì giảm còn 12,64%. Việc giảm cơ cấu của vốn điều chuyển và tăng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn cho thấy BIDV Cần Thơ ngày càng đạt hiệu quả cao trong hoạt động huy động vốn và ít lệ thuộc vào nguồn vốn cung ứng từ các ngân hàng cấp trên hay hội sở, làm giảm chi phí trả lãi. Thêm vào đó tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013 ngày càng rơi vào bế tắc nên nhu cầu đi vay không mạnh mẽ như trước, chính vì vậy BIDV Cần Thơ cũng không có nhu cầu cần hỗ trợ về mặt vốn từ các ngân hàng cấp trên, kết hợp đồng thời với các chính sách từ NHNN và sự nhạy bén của các cán bộ tín dụng trong việc huy động nguồn vốn từ người dân, doanh nghiệp, vì vậy mà vốn điều chuyển giảm qua các năm. Vốn khác bao gồm vốn vay từ các TCTD, vốn và các quỹ khác là nguồn vốn trong đó vốn vay từ các TCTD thường nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời của ngân hàng chỉ được ngân hàng sử dụng khi nguồn vốn thiếu hụt hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vốn và các quỹ khác là các khoản vốn ngân hàng tạm giữ lại trong thanh toán, khoản phải trả, vốn thừa chưa được xử lý và các quỹ trích lập của ngân hàng thường dùng cho mua sắm tài sản cố định. 44 Bảng 4.2: Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2013-2014 Đvt: triệu đồng Khoản mục 6T-2013 Chênh lệch 6T-2014 6T-2014/6T-2013 Số tiền VHĐ 1.511.051 VĐC Vốn khác Tổng Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % 71,19 1.836.968 85.64 325.917 21,57 541.276 25,50 214.861 10.02 (326.415) (60,3) 70.241 3,31 93.250 4,34 23.009 32,76 100,00 2.145.079 100,00 22.511 1,06 2.122.568 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Qua bảng ta thấy được tình huy huy động vốn của BIDV vẫn tiếp tục tăng qua đầu năm 2014. Vốn huy động của BIDV Cần Thơ tính tới 30/6/2014 là 1.836.968 triệu đồng, tăng 21,57% so với cùng kì năm trước và chiếm tỷ trọng 85,64% trên cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đây là một sự tăng trưởng khá mạnh mẽ, cho thấy được công tác huy động vốn của ngân hàng vẫn luôn đạt hiệu quả rất cao, dù nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng bền vững. Với mỗi đối tượng khác nhau ngân hàng có những kỳ hạn cùng với mức lãi suất thích hợp để thu hút sự quan tâm của khách hàng, kết hợp với các biện pháp marketing, và nắm bắt những gì khách hàng cần bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện giao dịch cho khách hàng trong thời gian sớm nhất đã mang đến cho ngân hàng một nguồn tiền nhàn rỗi khá lớn từ khách hàng trong vùng. Qua đó, ta có thể thấy BIDV luôn rất chú trọng công tác huy động vốn để đảm bảo hoạt động của ngân hàng, khả năng thanh khoản. Khoản mục vốn điều chuyển của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, với số vốn là 214.861 triệu đồng, thấp hơn một nửa lượng vốn điều chuyển năm trước (giảm 60,3%), dẫn đến tỷ trọng VĐC trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chỉ chiếm còn 10,02%. Với sự tăng trưởng cao của vốn huy động trong 6 tháng đầu năm nay, cùng với thực trạng “khát vốn” nhưng vẫn không thể tiếp cận được vốn vay của các doanh nghiệp vẫn còn đang rất phổ biến Chi nhánh không phải lệ thuộc hoặc có nhu 45 cầu được chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên về để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Với nguồn vốn huy động của mình ngân hàng có thể tận dụng đem cho vay, tìm kiếm đầu ra cho đồng vốn huy động được, giảm được chi phí trả lãi và đạt được hiệu quả cao trong chất lượng tín dụng của ngân hàng. 4.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNVVN 4.2.1. Từ phía NHNN Bảng 4.2.1: Biểu lãi suất cho vay DNVVN chỉ đạo bởi NHNN từ 2011-6/2014 Thời gian Mức lãi suất chỉ đạo 30/6/2011 16% 31/12/2011 14,5% - 17% 30/6/2012 10% – 13% 31/12/2012 9% – 11% 30/62013 7,5% – 9% 31/12/2013 8% – 9% 30/6/2014 8% (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/ ) Vào năm 2011, lãi suất tăng cao, “cuộc đua lãi suất” diễn ra và lãi suất bị đẩy lên trên 20%. Trong bối cảnh lạm phát đạt đỉnh vào tháng 9/2011,việc sản xuất kinh doanh của các DNVVN và các tổ chức kinh tế khác rời vào khủng hoảng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 16% đến 31/12/2011.Nhờ đó, đến cuối năm 2011, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ. Việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động đã tạo điều kiện cho việc giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong những tháng cuối 46 năm. Cụ thể vào khoảng 30/6/2011 thì LSCV khu vực DNVVN khoảng 17%, song tới ngày 31/12/2011thì con số này giảm khoảng 0,5-1%/năm và dao động ở mức 14,5-17%/năm, thậm chí chỉ còn 13,5%/năm. Trong khi đó, vào năm 2012 lãi suất cho vay theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tương đối ổn định, phổ biến ở mức 12-15% (đối với các lĩnh vực sản xuất khác). Từ tháng 5/2012, NHNN đã qui định trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất cho vay ở mức phổ biến từ 10-13% / năm, giảm so với năm 2011. Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007. Lãi suất cho vay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn 911%/năm. Chính sách hỗ trợ về mặt lãi suất của NHNN phần nào đã giúp các doanh nghiệp chống chọi lại với tình hình lạm phát, và đang trong tình trạng “khát vốn”. Dựa trên những kết quả đạt được từ việc thực hiện thành công chính sách tiền tệ, kết hợp với những mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, các quy định về hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Đến cuối tháng 8/2013, các mức lãi suất chủ chốt tiếp tục được hỗ trợ theo hướng giảm dần, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất VND trong 6 tháng đầu năm đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm, trong đó lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm còn 7,5-9% và đã trở về mức lãi suất của thời kỳ 2005-2006, các TCTD cũng chủ động giảm lãi suất đối với những khoản cho vay còn tồn đọng. Sau nhiều tháng tăng chậm, tín dụng bắt đầu có dấu hiệu chuyển biến tích cực khi nhu cầu của doanh nghiệp về vốn cho sản xuất kinh doanh đã tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đã cải thiện mạnh Điều này báo hiệu sự khởi sắc cho hoạt động của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là đối với DNVVN, vốn đang gặp phải những rào cản vô hình trong việc tiếp cận vốn. Hiện nay (6/2014), lãi suất cho vay quy định trần đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện đang là 8%/năm. NHNN tiếp tục chỉ đạo TCTD bám sát và làm việc với các DN thông qua các chương trình kết nối trên địa bàn có sự tham gia của UBND tỉnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN về tín dụng. 4.2.2. Từ phía BIDV 47 Bảng 4.2.2: Biểu lãi suất cho vay DNVVN tại BIDV Cần Thơ từ 2011-6/2014 Thời gian Mức lãi suất chỉ đạo 30/6/2011 18% - 20% 31/12/2011 16 %– 17% 30/6/2012 12% – 13% 31/12/2012 10% – 12% 30/62013 10% – 11% 31/12/2013 8% – 9% 30/6/2014 8% (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Đồng hành cùng với NHNN, thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã có những chương trình tín dụng với mức lãi suất ưu đãi giành cho các đối tượng ưu tiên như: kinh tế nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu. BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện chủ trương chính sách của NHNN về việc giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn của DNVVN. Năm 2011, công cuộc khảo sát thị trường đã cho thấy mức lãi suất cho vay VNĐ trong giai đoạn này phổ biến ở mức từ 20,5% - 22%/năm. Để kịp thời hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp hạ nhiệt lãi suất góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, vào tháng 8/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tiến hành 01 đợt giảm lãi suất cho vay (VNĐ) xuống dưới 20%/năm. Từ 06/9/2011, BIDV chính thức công bố điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 1,5% - 2,0%/năm so với mức lãi suất phổ biển trên thị trường. Nhằm hỗ trợ, chia sẻ với các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ngân hàng với chi phí hợp lý, đảm bảo sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay VND từ ngày 20/10/2011, với mức giảm từ 1,0%-2,0%/năm so với mức 18%-19,0%/năm trước đó. Đây là lần giảm thứ 3 liên tiếp trong vòng 2 tháng của BIDV, và lãi suất cho vay đối với DNVVN cán mốc 16,0%/năm. 48 Trong năm 2012, BIDV tiếp tục thực hiện chủ trương, chỉ đạo của NHNN trong việc giảm mặt bằng lãi suất với 5 đợt giảm lãi suất cho vay trong vòng 6 tháng đầu năm 2012. Chiều 11-4-2012, tại Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức họp báo công bố điều chỉnh hạ lãi suất cho vay, bắt đầu áp dụng từ ngày 12-4-2012. BIDV cũng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với những đối tượng ưu tiên như: cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất 14%/năm (giảm 2%/năm). Chiều 28-5-2012, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 1-2%. Cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng ưu tiên của BIDV (bao gồm cho vay nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay hỗ trợ xuất khẩu,…) điều chỉnh trần lãi suất cho vay là 13%/năm. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong năm 2012 BIDV thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với bạn hàng, khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tới cuối năm 2012 thì mức lãi suất cho vay một lần nữa được điều chỉnh còn 12%. Từ ngày 10/5/2013, Ngân hàng này tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND đối với các khách hàng, cụ thể đối với DNVVN, BIDV áp dụng giảm về mức lãi suất tối đa 10%/năm (đối với cho vay ngắn hạn) và 11%/năm (đối với cho vay trung và dài hạn). Ngoài ra, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thiết thực cho khách hàng, BIDV điều chỉnh giảm lãi suất cho vay về mức lãi suất 13%/năm đối với các khoản vay có số dư nợ đến cuối ngày 12/5/2013 có lãi suất vay cao hơn 13%/năm. Như vậy, với đợt giảm lãi suất lần này, kể từ tháng 7/2012 đến 12/5/2013 BIDV đã giảm lãi suất cho vay với mức giảm bình quân từ 1-2%/năm cho khách hàng vay vốn, góp phần đáng kể hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng vay vốn tại BIDV, tiết giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh. BIDV cũng đã đưa ra thông báo từ ngày 28/6/2013, ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay đối với VND và USD trong toàn hệ thống. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên thực hiện theo sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại lần điều chỉnh giảm lãi suất này.Ngoài ra, BIDV áp dụng lãi suất cho vay tối đa là 9,0%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn ở 6 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNVVN. Ngày 18/3/2014, BIDV đã công bố áp dụng biểu lãi suất cho vay mới. Song song với giảm lãi suất huy động, BIDV cũng thông báo hạ lãi suất cho vay. Theo đó, trần lãi suất cho vay ngắn hạn tiền đồng đối với 7 lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 8%/năm, giảm đáng kể so với năm 2011. Điều này cho thấy ngân hàng đã tích cực trong việc thưc hiện chính sách cua NHNN, đồng thời là ngân hàng luôn sát cánh, đồng hành và chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ 49 “phân khúc mạnh” của mình vay vốn, góp phần tăng trưởng tín dụng, cải thiện tình hình nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN nói riêng. 4.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ (2011-6/2014) Giai đoạn từ 2011-2013 là thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, sức mua giảm dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản, nợ xấu tăng cao, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN không có khả năng tiếp cận vốn. Điều đó cũng đã ảnh hưởng không ít tới hoạt động của BIDV, chi nhánh Cần Thơ khi cấp tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nhờ vào việc thực hiện theo chủ trương chính sách NHNN trong việc hỗ trợ cấp tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nên phần nào BIDV vẫn đảm bảo được hoạt động của ngân hàng được ổn định, khẳng định được sự đồng hành của mình cùng với các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. 50 Bảng 4.3: Tình hình vay vốn của các DNVVN tại BIDV Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2012/2011 STT Chỉ tiêu 1 2 3 4 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2013/2012 +/- % +/- % 6T-2013/6T-2014 +/- % 181.053 246.355 6,72 14,39 1,88 (65.302) (6,65) Cho vay DN lớn 6.295.838 4.531.594 5.558.369 6.764.527 4.082.910 5.261.288 2.694.679 1.712.017 2.875.732 1.958.372 (737.469) (448.684) (11,71) (9,90) 1.206.158 1.178.378 21,70 28,86 DNVVN 1.764.244 1.475.459 1.503.239 982.662 917.360 288.785 (16,37) 27.780 Thu nợ 5.884.174 5.331.797 6.884.075 2.805.455 2.887.429 (552.377) (9,39) 1.552.278 29,11 DN lớn 4.268.412 3.960.286 5.460.394 1.994.719 2.010.796 (308.126) 7,22 1.500.108 37,88 (16.077) (0,81) DNVVN Dư nợ 1.615.762 1.954.392 1.371.511 1.423.681 2.180.964 2.061.416 810.736 2.070.188 876.633 2.049.989 (244.251) 226.572 15,12 11,59 52.170 (119.548) 3,80 65.897 (5,48) (20.199) 8,13 (0,98) DN lớn 1.337.572 1.460.196 1.261.090 1.177.494 1.208.936 122.624 9,17 (199.106) (13,64) 81.974 31.442 2,92 2,67 DNVVN 616.820 720.768 800.326 892.694 841.053 103.948 16,85 79.558 11,04 (51.641) (5,78) Nợ xấu 44.702 58.186 57.979 147.139 97.658 13.484 30,16 (207) (0,36) (49.481) (33,63) DN lớn 12.153 16.928 18.523 92.354 56.422 4.775 39,29 1.595 9,42 (35.932) (38,90) DNVVN 32.549 41.258 39.456 54.785 41.236 8709 26,76 (1802) (4,37) (13.549) (24,73) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) 51 Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu DSCV tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014 Nhìn chung, doanh số cho vay các doanh nghiệp tại BIDV Cần Thơ có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2013 doanh số cho vay của chi nhánh đạt mức cao nhất trong suốt giai đoạn phân tích là 6.764.527 triệu đồng tăng 21,7 % so với năm 2012. Trong đó doanh số cho vay đối với DNVVN giai đoạn 2011-2012 có xu hướng giảm, cụ thể 288.785 triệu đồng, tương ứng giảm 16,37% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 nhiều biến động kinh tế xảy ra, trong đó cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu vẫn chưa có giải pháp khắc phục đã tác động lớn đến tình hình kinh tế nước ta, xảy ra nhiều sự kiện chấn động trong giới doanh nghiệp cả nước. Điển hình tại địa bàn thành phố Cần Thơ là vụ thua lỗ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình An Fish Co của Diệu Hiền đã phần nào tác động đến tâm lý của các DN, khiến họ e dè mở rộng sản xuất kinh doanh, cầu giảm, hàng tồn kho nhiều. Bên cạnh đó, dù lãi suất cho vay đã nhiều lần được điều chỉnh giảm xuống, phần nào hỗ trợ các DN, tuy nhiên lãi suất vẫn còn ở mức khá cao (14-16%) và vẫn là rào cản ngăn các DN, đặc biệt là DNVVN tiếp cận vốn. Đến năm 2013, tình hình nền kinh tế có sự khởi sắc, tuy vẫn đang đắm mình trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng các chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát của NHNN đã có hiệu quả, BIDV Cần Thơ cũng đã tiên phong thực hiện chủ trương của NHNN hạ lãi suất vay xuống còn 8%/năm và điều này đã giúp các doanh nghiệp dạn hơn trong việc tiếp cận vốn vay để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó số lượng DN mới thành lập cũng có sự tăng trưởng nên đã làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang lâm vào tình thế rất cam go, nên hoàn toàn bế tắc trước việc tiếp cận vốn vay. Chính vì vậy doanh số cho vay đối với DNVVN năm 2013 có chiều hướng tăng trở lại, nhưng chỉ đạt mức tăng trưởng 1,88% so với năm 52 2012.Tuy nhiên, điều này đã khẳng định được sự đồng hành của ngân hàng chi nhánh với các doanh nghiệp trong địa bàn, cùng nhau cầm cự, chống chọi với những khó khăn trong hoạt động điều hành và sản xuất. Về DSCV thì nhìn chung tổng số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 tại BIDV Cần Thơ có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể thì DSCV tăng 181.053 triệu đồng, tương ứng tăng 6,72% so với năm 2013. Trong năm 2014, nền kinh tế đang trên đà hồi phục, lạm phát được kìm chế ổn định đã thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng đã chủ động tiếp cận vốn vay để nắm bắt cơ hội phục hồi và phát triển. Tuy nhiên trái lại với sự tăng trưởng tổng thể và sự tăng trưởng trong DSCV đối với DN lớn, thì DSCV đối với loại hình DNVVN có sự sụt giảm, cụ thể là giảm 65.302 triệu đồng, tương ứng giàm 14,39% so với cùng kỳ năm 2013 và còn 917.360 triệu đồng vào tháng 6/2014. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực tài chính của bộ phận doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế, tuy ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như giảm lãi suất vay còn 8%/năm hay giảm các phụ phí nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn không thể thuyết phục ngân hàng giải ngân do những báo cáo tài chính thiếu minh bạch, hay do không có tài sản đảm bảo tốt, đồng thời nợ xấu vẫn còn tồn đọng nên BIDV CầnThơ không mạnh dạn tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN trong 6 tháng đầu năm 2014. Bên cạnh đó, do thời điểm đầu năm nên thị trường không có xu hướng tiêu thụ sản phẩm nhiều như vào các dịp lễ cuối năm nên các doanh nghiệp hoạt động cũng kém hiệu quả, vì vậy không có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua vay vốn, và điều này cũng ảnh hưởng tới sự sụt giảm trong DSCV tại chi nhánh. Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu DSTN tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014 53 Trong những năm gần đây, do biến động lớn của nền kinh tế và nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng được ổn định nên BIDV Cần Thơ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn, vì vậy công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng có thể diễn ra trong cùng một năm hoặc năm liền kề sau đó. Chính vì vậy, sự biến động của doanh số thu nợ cũng tương ứng với tình hình cho vay của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ của chi nhánh khá cao đạt mức 5.884.174 triệu đồng vì đại đa số là cho vay các dự án ngắn hạn dưới 1 năm nên quá trình thu hồi nợ cũng được đảm bảo. Vào năm 2012 thì doanh số thu nợ của BIDV giảm 552.377 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 9,39%. Trong đó chỉ tiêu này đối với DNVVN cũng giảm 244.251 triệu đồng, tương ứng 15,12%. Nguyên nhân phần lớn là do hệ quả giảm của doanh số cho vay nên doanh số thu hồi nợ cũng giảm theo. Tuy nhiên tốc độ giảm của doanh số cho vay DNVVN (16,37%) lớn hơn tốc độ giảm của doanh số thu nợ DNVVN (15,12%) nên dễ dàng nhận thấy được hiệu suất thu hồi nợ của ngân hàng đã được tăng lên. Điều này có thể giải thích do BIDV luôn chỉ đạo các cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, luôn có những giải pháp xử lý đối với tình hình của khách hàng mình, cũng như khả năng trả nợ của khách hàng để giải quyết thỏa đáng. Bước qua năm 2013, tổng doanh số thu nợ tăng vọt từ 5.331.797 triệu đồng năm 2012 lên đến 6.884.075 vào cuối năm 2013, tương ứng tăng 29,11%. Dù doanh số thu nợ đối vs loại hình DNVVN tăng lên không đáng kể với tốc độ tăng 3,8% so với năm 2012 và đạt mức 1.432.681 triệu đồng vào cuối năm 2013, nhưng thông qua tình hình thu nợ nói chung và đối với DNVVN nói riêng đã cho thấy BIDV Cần Thơ đã có những chính sách hiệu quả, nổ lực tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năm 2013 sau nhiều tháng tăng chậm, tín dụng bắt đầu có dấu hiệu chuyển biến tích cực do nhu cầu cải thiện hàng hóa đã cả thiện ít nhiều nên tăng khả năng trả nợ cho một số doanh nghiệp. Công tác thu nợ của ngân hàng chi nhánh đối với các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 có sự cải thiện. Điều này được thể hiện thông qua DSTN 6 tháng đầu năm 2014 là 2.887.429 triệu đồng, tăng 81.974 triệu đồng, tương ứng tăng 2,92% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó DSTN đối với khối DNVVN có sự tăng lên so với cùng kỳ năm trước đó. Cụ thể DSTN đạt 876.633 triệu đồng vào cuối tháng 6/2014, tăng 8,13% so với mức 810.736 triệu đồng cùng kỳ năm 2013. Điều đó do trong năm 2014, BIDV Cần Thơ ra chỉ thị cho các cán bộ tín dụng đẩy mạnh công tác thu nợ, thu hồi các khoản nợ tới hạn hoặc đã quá hạn để hạn chế nợ xấu phát sinh. Song song bên cạnh đó, đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích thiện chí trả nợ của các doanh nghiệp như việc giảm lãi suất vay, kích cầu tiêu dùng, song 54 song đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có chiều hướng tích chực hơn so với năm trước để giữ vững độ tín nhiệm với phía ngân hàng đã chủ động hơn trong việc giải quyết các khoản nợ tới hạn để có thể gây dựng lòng tin với ngân hàng, tiếp tục vay vốn để sản xuất. Chính vì vậy so với cùng kỳ năm 2013, thì DSTN 6 tháng đầu năm 2014 đối với bộ phận DNVVN có sự tăng trưởng đáng kể. Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014 Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ cũng diễn biến cùng chiều với hai chỉ tiêu trên. Cụ thể, đến cuối năm 2012, dư nợ đã đạt mức 2.180.964 triệu đồng, tăng 226.572 triệu đồng, tương ứng 11,59% so với vùng kỳ năm 2011. Dư nợ tại chi nhánh tăng trong giai đoạn 2011-2012 cho thấy quy mô cho vay của chi nhánh tăng lên và ngân hàng cũng đã chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế để cho vay, tập trung vào các món vay khả thi, và mở rộng cho vay đối với tất cả thành phần các doanh nghiệp. Dư nợ của doanh nghiệp lớn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ, tuy nhiên khi xem xét dư nợ của các DNVVN ta lại thấy chúng có chiều hướng tăng qua các năm và đã đạt mức 800.326 triệu đồng vào cuối năm 2013. Điều này có thể giải thích do doanh số cho vay năm 2013 của chi nhánh tăng trưởng mạnh. Tình hình dư nợ của các doanh nghiệp trong giai đoạn nói trên nhìn chung có xu hướng giảm. Tổng dư nợ tính đến tháng 6 năm 2014 là 2.049.989 triệu đồng, giảm 20.199 triệu đồng, tương ứng giảm 0,98% so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể trong đó dư nợ của các DNVVN cũng diễn biến theo chiều hướng giảm, ngược lại với tình hình dư nợ của khối DN lớn. Tính đến ngày 30/6 năm 2014 thì dư nợ của khối DNVVN chỉ còn 841.053 triệu đồng, giảm 51.641 triệu đồng, tương ứng giảm 5,78% so với củng kỳ năm trước. Nguyên 55 nhân là do DSCV đối với bộ phận DNVVN trong cùng giai đoạn phân tích có xu hướng giảm, song DSTN lại tăng lên đáng kể nên dẫn đến dư nợ giảm. Điều này cho thấy hiện nay BIDV Cần Thơ đang kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng đối với bộ phận doanh nghiệp này, chỉ cho vay các món vay khả thi và tăng cường thu hồi các khoản nợ quá hạn để hạn chế nợ xấu phát sinh. Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu nợ xấu tại BIDV Cần Thơ 2011-6/2014 Tổng quan về tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp tại BIDV Cần Thơ cũng có sự tăng giảm qua các năm từ 2011-2013. Nguyên nhân sự tăng vọt trong các khoản nợ xấu này là do một phần lí do đã được nêu trên trong năm này, sự khủng hoảng nợ của Châu Âu tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Hoạt động các doanh nghiệp bị đình trệ, lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn ở mức đáng lo ngại, vật giá leo thang, lượng cầu trong nước giảm mạnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và trả nợ của doanh nghiệp. Chính vì thế năm 2012 nợ xấu DNVVN tăng cao. Bước sang năm 2013, nợ xấu của DNVVN có xu hướng giảm, tuy chỉ giảm 1.802 triệu đồng, tương ứng 4,37% so với cùng kì năm 2012, tuy nhiên điều này đã cho thấy ngân hàng đã có những cố gắng tích cực trong việc kiểm soát nợ xấu của các doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong năm 2013, BIDV đã có những biện pháp làm giảm nợ xấu hiệu quả, danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên, tình hình sử dụng vốn của khách hàng được theo dõi chặt chẽ, những khách hàng có thiện chí trả nợ thì sẽ nhận được ưu đãi về mặt lãi suất. Nợ xấu của các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể năm 2014 nợ xấu giảm 49.481 triệu đồng, tương ứng giảm 33,63% so với cùng kỳ năm 2013 và tới ngày 30/6 thì nợ xấu của các doanh nghiệp còn 97.658 triệu đồng. Đặc biệt đối với khối DNVVN thì chỉ tiêu này 56 cũng giảm xuống 13.549 triệu đồng, tương ứng giảm 24,73% so với cùng kỳ năm trước và còn lại 41.236 triệu đồng. Nguyên nhân như đề cập ở trên là 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng đang đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và nợ xấu từ năm trước chuyển sang nên phần nào đã đạt được những hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó ngân hàng cũng tăng cường trích lập các quỹ dự phòng rủi ro, thực hiện phân loại nợ xấu để góp phẩn cải thiện tình hình. 4.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ (2011-6/2014) 4.4.1. Doanh số cho vay * Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn Bảng 4.5: Doanh số cho vay DNVVN BIDV Cần Thơ theo kỳ hạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013/2012 2013 +/- % +/- % Doanh số cho vay 1.764.244 1.475.459 1.503.239 (288.785) (16,37) 27.780 1,88 Ngắn hạn 1.734.741 1.456.047 1.491.236 (278.694) (16,07) 35.189 2,42 Trung và dài hạn 29.503 19.412 (34,20) (7.409) (38,17) 12.003 (10.091) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Qua bảng phân tích số liệu về doanh số cho vay theo kỳ hạn ở trên, ta thấy doanh số cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay, với tỷ trọng trên 98% qua mỗi năm. Đó là do các ngành nghề ở thành phố Cần Thơ vẫn còn tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, thủy sản mà đa phần các ngành nghề này đều có nhu cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn. Ngoài ra, BIDV cơ cấu cho vay theo thời hạn như trên là hợp lý vì đa phần nguồn vốn của BIDV Cần Thơ là vốn ngắn hạn. Nếu chỉ xét về khía cạnh vốn huy động thì vốn huy động ngắn hạn đã chiếm 70% trên tổng nguồn vốn huy động của BIDV Cần Thơ. Chính vì thế, để đảm bảo hoạt động thanh khoản của ngân hàng, BIDV đã tập trung vốn của mình vào việc cho vay ngắn hạn nhiều hơn là so với cho vay trung, dài hạn. 57 Doanh số cho vay ngắn hạn của BIDV Cần Thơ đối với khối DNVVN nhìn chung có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNVVN giảm còn 1.456.047 triệu đồng, tức là giảm 278.694 triệu đồng tương ứng với 16,07% so với năm 2011. Nguyên nhân là tình hình kinh tế cả nước đang rơi vào giai đoạn khó khăn, suy thoái và Cần Thơ cũng không phải là một ngoại lệ, đều có mức tăng trưởng thấp. Lượng cầu trong nước giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa không tiêu thụ được, hàng tồn kho nhiều, chỉ sản xuất cầm chừng, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tuyên bố giải thể, phá sản. Dù NHNN đã chỉ đạo tuyên bố lãi suất cho vay giảm còn khoảng 14%-16%, tuy nhiên quy định đối với các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về mặt lãi suất còn khá khắt khe nên đa phần các DNVVN không đáp ứng được để tiếp cận vay vốn. Tại BIDV Cần Thơ cũng xảy ra tình trạng tương tự, bên cạnh đó nhằm kiểm soát nợ xấu của chi nhánh nên ngân hàng đã chỉ đạo các cán bộ tín dụng thận trọng hơn trong việc thẩm định cho vay các doanh nghiệp. Do đó doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 có xu hướng giảm mạnh so với năm 2011. Bước sang giai đoạn năm 2013, khi tình hình lãi suất cho vay có chiều hướng “dễ thở” hơn cho các DN, thì doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng chi nhánh đối với khối DNVVN có chiều hướng tăng trở lại, nhưng vẫn ở mức thấp (tăng 2,42% so với năm 2012 và đạt mức 1.491.236 triệu đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng đã thực hiện theo chỉ đạo của NHNN cào bằng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 7 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có khối DNVVN, xuống chỉ còn 8%/năm, giảm đáng kể so với năm 2011, tuy vẫn ở mức cao đối với một số doanh nghiệp nhưng đã hỗ trợ không ít doanh nghiệp trong tình trạng “khát vốn”. Khác với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng chi nhánh đối với các DNVVN giảm dần qua các năm. Cụ thể, vào năm 2012 doanh số cho vay giảm 10.091 triệu đồng, tương ứng 34,20% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, tình hình cho vay trung, dài hạn không có sự khởi sắc mà vẫn tiếp tục giảm 38,09%, chỉ còn 12.003 triệu đồng vào cuối năm 2013. Nguyên nhân của sự giảm dần trong doanh số cho vay trung, dài hạn đối với khối DNVVN xuất phát từ hai phía ngân hàng và doanh nghiệp. Vế phía BIDV Cần Thơ, ngân hàng luôn đưa ra các chính sách ưu đãi lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, để nhận được sự ưu đãi đó các doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện đưa ra từ NHNN và BIDV, vì thế cán bộ ở chi nhánh luôn thận trong khi thẩm định các món vay của khách hàng, không dám mạo hiểm cho vay những dự án không mang tính khả thi cao. Điều này đã khiến cho các DNVVN khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay vì đa phần các doanh nghiệp này không biết cách để tạo 58 nên một kế hoạch đầu tư hợp lý và khả quan để thuyết phục chi nhánh giải ngân. Bên cạnh đó, tuy lãi suất cho vay giảm nhưng thủ tục vẫn còn phiền hà, khá phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian, trả thêm phụ phí nên dù thừa tiền nhưng ngân hàng vẫn khó tăng cường đầu ra.Còn về phía bản thân doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi tác động của tình hình kinh tế đang tăng trưởng chậm, thị trường bất ổn, lượng cầu nội địa giảm dẫn đến hàng tồn kho vẫn “dậm chân tại chỗ” nên hầu hết các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Vì lẽ đó mà một số DNVVN lựa chọn chuyển ngành, hoặc rút ra khỏi ngành chờ tình hình kinh tế khá hơn, đa phần thì hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất để giảm chi phí, rất ít DNVVN đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Bảng 4.6: Doanh số cho vay DNVVN BIDV Cần Thơ theo kỳ hạn 6 tháng 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6T-2014/6T-2013 Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 +/- % Doanh số cho vay 982.662 917.360 (65.302) (6,65) Ngắn hạn 975.073 912.367 (62.706) (6,43) Trung và dài hạn 7.589 4.993 (2.596) (34,21) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Nhận xét chung về DSCV theo thời hạn thì ta thấy DSCV ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn, so với DSCV trung và dài hạn trong tổng DSCV. DSCV ngắn hạn của BIDV đối với khối DNVVN có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể tính tới ngày 30/6/2014 DSCV ngắn hạn chỉ còn 912.367 triệu đồng, giàm 62.706 triệu đồng, tương ứng giảm 6,43% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy DSCV giảm sút so với năm 2013 nhưng tỷ trọng của DSCV ngắn hạn trong tổng DSCV lại tăng so với năm 2013, cụ thể năm 2014 là 99,46%, năm 2013 là 99,22%. Mặc dù chủ trương của ngân hàng năm đầu năm 2014 vẫn là mở rộng cho vay, tìm kiếm khách hàng để sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình, nhưng DSCV giảm là do thứ nhất đối với các doanh 59 nghiệp không đảm bảo được uy tín với ngân hàng, BIDV Cần thơ đang thực hiện các biện pháp thắt chặt tín dụng, thẩm định chặt chẽ các món vay và ưu tiên xử lý nợ trước. Thứ hai là do tình hình chung của các DNVVN hiện nay vẫn đang rất khó khăn, chỉ có khoảng 30% DN tiếp cận được vốn vay, những doanh nghiệp có khả năng chống chọi, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình chung thì cũng không có nhu cầu mở rộng sản xuất, đồng thời số DN với năng lực cạnh tranh kém đang dần bị đào thải nên việc đi vay ngân hàng là bất khả thi đối với họ. Chính vì vậy, DSCV ngắn hạn có chiều hướng giảm. Đối với các khoản vay trung và dài hạn, chiều hướng biến động cũng tương tự so với DSCV ngắn hạn. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2014, DSCV trung và dài hạn giảm 2.596 triệu đồng, tương ứng giảm 34,21% so với cùng kỳ năm 2013 và còn lại 4.993 triệu đồng. Nguyên nhân cũng do tình hình chung của các doanh nghiệp đang rất khó khăn, việc tiêu thụ hàng hóa chưa được cải thiện nhiều, ngoài ra do đặc điểm của các món vay trung và dài hạn với thời gian thu hồi từ 1 năm trở lên nên ngân hàng cũng rất cân nhắc trong việc cho vay với loại thời hạn này, nhất là trong tình hình hoạt động đầy biến cố của các doanh nghiệp như hiện nay. * Phân tích doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp Bảng 4.7: Phân tích doanh số cho vay theo loại hình DN 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2012/2011 2013/2012 +/- +/- 2013 % % Doanh số 1.764.244 1.475.459 1.503.239 272.521 232.391 230.861 1.491.723 1.243.068 1.272.378 (288.785) (16,37) 27.780 1,88 cho vay DNNN DN ngoài quốc doanh (40.130) (14,72) (1.530) (0,66) (248.655) (16,67) 29.310 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) 60 2,35 Hình 4.5: DSCV theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013 Doanh số cho vay DNVVN phân theo loại hình doanh nghiệp tại BIDV Cần Thơ được phân thành hai loại hình chính: DNNN và DN ngoài quốc doanh. Đối với DNNN, thì doanh số cho vay có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011, DSCV DNNN đạt 272.521 triệu đồng, cao nhất trong suốt giai đoạn phân tích, chiếm15,45% trong tổng DSCV. Qua năm 2012, thì con số này giảm còn 232.391 triệu đồng, tương ứng giảm 14,72% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 thì DSCV đối với DNNN tại ngân hàng chi nhánh vẫn tiếp tục giảm nhưng tốc độ đã được kìm hãm lại rất nhiều so với năm 2012 với mức giảm chỉ 0,66% và còn 230.861 triệu đồng. Đối với khối DN ngoài quốc doanh thì DSCV giảm vào năm 2012, sau đó có chiều hướng tăng trở lại vào năm 2013.Cụ thể DSCV vào năm 2011 là 1.491.723 triệu đồng. Năm 2012 DSCV có sự sụt giảm chỉ còn 1.243.068 triệu đồng, giảm tương ứng 16,67% so với năm 2011, và chiếm tỷ trọng 84,25% trong tổng DSCV. Khác với DSCV đối với DNNN, DSCV đối với các DN ngoài quốc doanh có chiều hướng tăng trở lại vào năm 2013 với sự tăng trưởng nhẹ ở mức 2,35% so với năm 2012 và đạt doanh số là 1.762.378 triệu đồng. Qua việc phân tích các số liệu, ta có thể dễ dàng nhận thấy được DSCV đối với DNNN chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với DSCV đối với DN ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do toàn thành phố Cần Thơ chỉ có khoảng 28 DNNN thuộc quy mô DNVVN trong số hàng nghìn doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác, nên việc DSCV đối với DNNN chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV là điều tất yếu. Bên cạnh đó ta có thể thấy DSCV đối với bộ phận DNNN giảm dần qua mỗi năm, trong khi đó DSCV đối với DN ngoài quốc 61 doanh tăng giảm qua các năm. Tuy luôn đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế nhưng trong những năm gần đây, các DNNN hoạt động dần kém hiệu quả hơn trước. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến hệ quả này là do các DNNN không chú trọng quá nhiều trong việc cạnh tranh các hoạt động dịch vụ, chăm sóc khách hàng vì ỷ lại bản thân là DNNN. Bên cạnh đó, khối DN này được nhận quá nhiều ưu đãi so với đại bộ phận các DN còn lại như được vay các NHTM quốc doanh, không phải thế chấp tài sản mà căn cứ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp thua lỗ từ năm trước nhưng vẫn chưa được xử lý, nếu có thể xuất trình phương án kinh doanh hiệu quả và được UBND thành phố chấp thuận thì NH vẫn cho vay tiếp. Chính vì những lí do đó, các DNNN không mặn mà trong việc sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn của mình, đồng thời không nhận được sự hài long, tín nhiệm từ phía khách hàng dẫn đến tình hình kinh doanh ngày càng kém đi khiến BIDV Cần Thơ không tích cực, hứng thú mấy trong việc cho vay vốn. Khác với DNNN, các DN ngoài quốc doanh trong những năm tình hình kinh tế nhiều biến cố lớn như trong giai đoạn 2011-2013, các doanh nghiệp vẫn tích cực hoạt động, để cầm cự mà tồn tại, vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vẫn diễn ra rất gay gắt, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay. Các doanh nghiệp luôn cố gắng gây dựng mối quan hệ tốt với phía ngân hàng để được hưởng các ưu đãi về mặt lãi suất, hay đơn giản hóa các thủ tục phiền hà, phụ phí cho việc vay vốn để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện khi DSCV đối với loại hình doanh nghiệp này đạt cao nhất vào năm 2011 là 1.491.293 triệu đồng. Đó là do trong năm này, BIDV Cần Thơ có nhiều chính sách hỗ trợ cho DNVVN vay vốn như đã được đề cập ở một số chỉ tiêu khác. Tuy nhiên qua năm 2012 với sự canh tranh gay gắt trong môi trường đầy những khó khăn, rào cản, những doanh nghiệp yếu kém, không đủ bản lĩnh dễ dàng bị các doanh nghiệp mạnh về vốn tự có tẩy chai khỏi thị trường. Do tình hình kinh tế năm 2012 vẫn không có chuyển biến khả quan hơn như dự kiến ban đầu, cộng với nhược điểm yếu về vốn tự có của đại bộ phận các DN ngoài quốc doanh nên nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp giải thể, hoặc tạm ngưng hoạt động chờ “sóng yên biển lặng”, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng để chờ đợi sự khởi sắc trong tăng trưởng kinh tế. Vì vậy DSCV đối với bộ phận DN ngoài quốc doanh trong năm này giảm so với năm 2011, dù BIDV cũng có nhiều chính sách hỗ trợ trong năm này. Bước sang năm 2013 thì DSCV đối với khối doanh nghiệp này có chiều hướng tăng trở lại dù chỉ tăng ở mức 2,35% nhưng phần nào đã cho thấy hoạt động của các DN ngoài quốc doanh có sự khởi sắc. Nguyên nhân chủ yếu là do BIDV đã chủ động thực hiện chủ trương giảm lãi suất, hỗ trợ cho vay với LSCV chỉ 62 ở mức 8% và đồng thời cũng do một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các khiến BIDV Cần Thơ chủ động hơn trong việc cho vay với mức lãi suất chỉ khoảng 6,5-7%/năm. Bảng 4.8: Phân tích doanh số cho vay theo loại hình DN 6 tháng 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6T-2014/6T-2013 Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 +/- % Doanh số cho vay 982.662 917.360 (65.302) (6,65) DNNN 312.587 258.364 (54.223) (17,35) DN ngoài quốc doanh 670.075 658.996 (11.079) (1,65) (Nguồn:Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Về DSCV theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 thì DSCV DNNN trong tổng DSCV vẫn chiếm tỷ trọng ít hơn so với khối DN ngoài quốc doanh. Cụ thể tới tháng 6 năm 2014 thì DSCV DNNN chiếm khoảng 28,16%, so với cùng kỳ năm trước là 31,81%. Bên cạnh đó, DSCV bộ phận DNNN cũng có xu hướng giảm từ 312.587 triệu đồng vào tháng 6/2013 giảm còn 258.364 triệu đồng vào cuối tháng 6/2014, tương ứng giảm 6,65%. Nguyên nhân chính là do hiện nay thành phố Cần Thơ đã triển khai thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó có việc thực hiện tái cơ cấu các DNNN dẫn đến số lượng DNNN được cổ phần hóa tăng lên so với năm trước nên lượng DNNN giảm đi và hiện tại trên địa bàn Cần Thơ chỉ còn khoảng 8 doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước và 2 DN có trên 51% vốn cổ phần từ Nhà nước. Chính vì vậy DSCV đối với bộ phận DN này từ phía BIDV Cần Thơ vẫn tiếp tục giảm. Đối với bộ phận DN ngoài quốc doanh thì DSCV tính đến tháng 6/2014 là 658.996 triệu đồng, giảm 11.079 triệu đồng, tương ứng giảm 1,65% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do hiện nay các doanh nghiệp này đang trong quá trình tự thân vận động, với nền kinh tế vẫn đầy biến cố và chưa có dấu hiệu tăng trưởng bền vững, các doanh nghiệp với năng lực canh tranh yếu kém dễ dàng bị đào thải buộc phải giải thể, hoặc tạm ngưng hoạt động. BIDV Cần Thơ lại chủ trương tăng cường công tác thu hồi nợ, song song với mở rộng cho 63 vay tuy nhiên đối tượng đi vay rất khan hiếm vì đa phần đang sản xuất cầm chừng, để đảm bảo trả các khoản nợ đã quá hạn rất lâu cho ngân hàng. Chính vì vậy mà DSCV đối với bộ phận DN này cũng giảm so với cùng kỳ năm trước. 4.4.2. Doanh số thu nợ * Phân tích doanh số thu nợ DNVVN theo kỳ hạn Bảng 4.9: Tình hình doanh số thu nợ theo kỳ hạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013/2012 2013 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 1.615.762 1.371.511 1.423.681 (244.251) (15,12) 52.170 3,80 Ngắn hạn 1.581.243 1.352.188 1.406.298 (229.055) (14,49) 54.110 4.00 Trung và dài hạn 34.519 19.323 (41,13) (1.940) (10,03) 17.383 (14.196) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Hình 4.6: Doanh số thu nợ phân theo kỳ hạn giai đoạn 2011-2013 64 Bảng số liệu cho thấy tình hình cơ cấu doanh số thu nợ cũng tương tự như doanh số cho vay. Trong đó doanh số thu nợ kì hạn ngắn hạn chiếm trên 97% tổng doanh số thu nợ tại ngân hàng chi nhánh. Về tình hình biến động cũng doanh số thu nợ cũng cùng chiều hướng với doanh số cho vay. Cụ thể: Doanh số thu hồi nợ ngắn hạn đạt cao nhất vào năm 2011 là 1.581.243 triệu đồng, sau đó bước qua năm 2012 thì doanh số này giảm xuống chỉ còn 1.352.188 triệu dồng tương ứng giảm 14,46% so với năm 2011. Nguyên nhân vì vào năm 2011 BIDV Cần Thơ có nhiều chính sách ưu đãi đối với các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm, đặc biệt là gói ưu đãi lãi suất vay kỳ hạn 3 tháng với lãi suất cho vay gần như chạm sàn lãi suất của năm dành cho 4 đối tương ưu tiên theo sự chỉ đạo của NHNN, trong đó có khối DNVVN. Năm 2012 một phần do doanh số cho vay ngắn hạn giảm, vì vậy doanh số thu nợ cũng giảm theo. Tuy nhiên so về hiệu suất thu hồi nợ thì năm 2012, với hiệu suất 92,8% ngân hàng chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2011 với hiệu suất thu nợ chỉ 91,2%. Kết quả đạt được là do BIDV luôn chỉ đạo các cán bộ giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng để đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp, tùy vào khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, tình hình kinh tế năm 2012 “khó thở” hơn so với năm 2011, sản xuất doanh nghiệp đình trệ, sức mua giảm mạnh, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra nên không đảm bảo khả năng trả nợ. Giai đoạn 2012-2013 doanh số thu nợ có chiều hướng tăng trở lại trong năm 2013 và đạt mức 1.406.298 triệu đồng, tăng 4% so với cuối năm 2012. Kết quả đạt được một phần do phía ngân hàng chi nhánh đã tập trung các biện pháp hỗ trợ đối với nhóm khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phát triển, có khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. BIDV Cần Thơ triển khai các giải pháp hỗ trợ kích thích tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho thị trường, vì vậy trong năm nay lượng cầu ít nhiều đã được cải thiện, điều này đã góp phần to lớn trong việc giữ được phần nào uy tín về các khoản nợ tới hạn đối với phía ngân hàng. Doanh số thu nợ trung và dài hạn lại giảm dần qua các năm từ 20112013. Doanh số thu nợ đối với kỳ hạn trung và dài hạn vào năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 còn 19.323 triệu đồng, tương ứng giảm 41,13%. Năm 2013 thì tình hình thu nợ đối với các khoản nợ trung và dài hạn của ngân hàng chi nhánh vẫn tiếp tục giảm, tuy nhiên đã được khống chế ở mức 10,03% so với năm 2012 và còn lại 17.383 triệu đồng vào thời điểm cuối năm. Tuy doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn liên tục giảm qua các năm, nhưng điều này không giúp ta đánh giá rằng hoạt động thu nợ của chi nhánh không hiệu quả. Điều này có thể giải thích vì các khoản vay trung và dài hạn đều có thời hạn 65 trên 1 năm, nên các món vay này có thể 1 vài năm sau đó mới có thể đáo hạn được. Ngoài ra, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm qua các năm đã được phân tích ở trên cũng giải thích cho sự sụt giảm trong doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng. Năm 2012 thì doanh số này giảm mạnh hơn so với giai đoạn sau đó vì tình hình kinh tế năm 2012 biến động mạnh mẽ với những biến cố lớn xảy ra như khủng hoảng nợ Châu Âu, hay điển hình ở thành phố Cần Thơ là sự sụp đổ của đại gia Diệu Hiện với Bình An Fish Co dẫn đến tâm lý ngần ngại trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh của DN, dẫn đến doanh số cho vay sụt giảm kéo theo doanh số thu nợ cũng giảm mạnh. Bảng 4.10: Tình hình doanh số thu nợ theo kỳ hạn 6 tháng 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6T-2014/6T-2013 Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 +/- % Doanh số thu nợ 810.736 876.633 65.897 8,13 Ngắn hạn 750.521 815.167 64.646 8,61 60.215 61.466 1.251 2,08 Trung và dài hạn (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) So với cùng kỳ năm 2013 thì doanh số thu nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng trưởng khá rõ rệt. Cụ thể DSTN ngắn hạn tính đến ngày 30/6 là 815.167 triệu đồng, tăng 64.646 triệu đồng, tương ứng tăng 8,61% so với năm 2013. Cũng với xu hướng trên, doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm nay cũng có sự tăng trưởng với mức tăng là 2,08%, tương ứng tăng về số tuyệt đối là 1.251 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 61.466 triệu đồng vào cuối tháng 6. Sự tăng trưởng trong việc thu các khoản nợ ngắn hạn thứ nhất là do đặc điểm của các khoản nợ này đều có thời hạn dưới 1 năm nên khả năng thu hồi tương đối không có nhiều khó khăn. Ngoài ra đối với các khoản nợ ngắn hạn hay trung dài hạn, BIDV luôn chú trọng việc bồi dưỡng đào tạo các cán bộ tín dụng của mình nhạy bén hơn trong quá trình thu nợ và xử lý lãi vay của các doanh nghiệp hoạt động có chiều hướng đi xuống và không đảm bảo khả năng trả các món nợ tới hạn để thực hiện công tác tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng tại ngân hàng chi nhánh. Bên cạnh đó để đẩy nhanh tiến độ thu nợ ngân hàng còn đưa ra các biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có triển vọng vượt qua tình hình khó khăn và mở rộng sản xuất trở lại để đảm bảo khả năng 66 trả nợ cho ngân hàng như kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ về mặt lãi suất, cơ cấu lại nợ. Do đó DSTN đối chung và đối với các khoản nợ ngắn, trung và dài hạn nói riêng 6 tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do đặc điểm của các khoản nợ trung, dài hạn có thời hạn thu hồi trên 1 năm nên công tác thu nợ đối với khoản nợ này tương đối khó khăn hơn so với nợ ngắn hạn nên vì vậy DSTN chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. * Phân tích doanh số thu nợ DNVVN theo loại hình doanh nghiệp Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 +/- Doanh số thu nợ DNNN DN ngoài quốc doanh 2013/2012 % 1.615.762 1.371.511 1.423.681 (244.251) (15,12) 325.258 219.806 217.235 (105.452) (32,42) 1.290.504 1.151.705 1.206.446 (138.799) (10,76) +/52.170 3,80 2.571 (1,17) 54.741 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu DSTN theo loại hình DN 2011-2013 Tình hình thu nợ đối với khối DNNN có nhiều điểm tương đồng với tình hình cho vay đối với bộ phận doanh nghiệp này. Cụ thể, năm 2011 doanh số 67 % 4,75 thu nợ đạt 325.258 triệu đồng, và bước sang năm 2012 thì con số này giảm mạnh còn 219.806 triệu đồng, tương ứng giảm 32,42% so với năm 2011. Chiều hướng này vẫn tiếp tục cho tới năm 2013 khi doanh số thu nợ tiếp tục giảm xuống còn 217.235 triệu đồng vào cuối năm 2013, về số tuyệt đối giảm 2.571 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 1,16%. Tuy tình hình thu nợ tới năm 2013 vẫn diễn ra theo chiều hướng giảm nhưng tốc độ giảm đã được kiểm soát khá chặt chẽ. Đối với DN ngoài quốc doanh thì doanh số thu hồi nợ cũng có sự tăng giảm qua các năm, tương ứng với tình hình vay vốn của DN. Cụ thể nằm 2012 doanh số thu nợ giảm 138.799 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 10,76%. Giai đoạn 2012-2013 thì tình hình thu nợ của ngân hàng chi nhánh đối với loại hình doanh nghiệp này có sự tăng trưởng 4,75%, tương ứng về mặt số tuyệt đối là 54.741 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng doanh số thu nợ đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng DSTN so với bộ phận DNNN. Bên cạnh đó tỷ trọng doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng DSTN cũng tăng lên qua mỗi năm, cụ thể năm 2011 là 79,87%, năm 2012 là 83,98% và năm 2013 là 84,74%. DSCV đối với loại hình DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng DSCV nên dẫn tới DSTN của loại hình doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với DNNN trong tổng DSTN. Ngoài ra, ta có thể thấy việc DSTN đối với DN ngoài quốc doanh có chiều hướng tương đồng với DSCV của loại hình DN này là vì đa phần các doanh nghiệp phải tự thân vận động trong thời kì kinh tế nhiều biến động, những thách thức họ phải đối mặt lớn hơn rất nhiều so với DNNN, vì vậy đòi hỏi bản thân DN phải luôn nâng cao, đổi mới, hoạt động có hiệu quả để tồn tại. Chính vì thực tế ấy đòi hỏi họ cần có một nguồn vốn luân chuyển để đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên các DN ngoài quốc doanh rất chủ động trong việc gây dựng độ tín nhiệm đối với ngân hàng chi nhánh bằng cách trả nợ đúng hạn đối với các khoản vay đã tới hạn để có thể nhận được sự đồng tình tiếp tục cho vay vốn từ phía BIDV Cần Thơ so với các doanh nghiệp đã đánh mất sự tín nhiệm từ phía ngân hàng do các khoản nợ quá hạn. Thêm vào đó, điều kiện, thủ tục vay vốn đối với loại hình doanh nghiệp này tương đối khắt khe hơn so với DNNN nên đòi hỏi họ phải có sự đầu tư, sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả nhất. Do đó, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dần được cải thiện và vượt qua DNNN nên khả năng trả nợ cao hơn hẳn so với DNNN trong địa bàn. Ngược lại đối với DNNN, do DSCV từ BIDV đối với doanh nghiệp giảm qua các năm nên vì vậy DSTN cũng có xu hướng tương tự. Ngoài ra, do không nhận được sự ủng 68 hộ từ phía khách hàng và nhận được sự ưu đãi quá nhiều trong việc vay vốn nên không thận trọng khai thác triệt để đồng vốn của mình khiến hiệu quả hoạt động kinh doanh có chiều hướng suy giảm nên khả năng đảm bảo các khoản nợ đối với ngân hàng cũng vì vậy mà giảm theo. Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6T-2014/6T-2013 Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 +/- Doanh số thu nợ 810.736 876.633 65.897 8,13 97.288 100.697 3.409 3,50 713.448 775.936 62.488 8,76 DNNN DN ngoài quốc doanh % (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014 đối với bộ phận DNNN và DN ngoài quốc doanh đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể đối với bộ phận DNNN, DSTN tăng lên 3.409 triệu đồng, tương ứng tăng 3,50% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt DS là 100.697 triệu đồng vào cuối tháng 6/2014. Đối với khối DN ngoài quốc doanh, DSTN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với DNNN do DSCV của bộ phận này luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng DSCV. Cụ thể thì DSTN đối với DN ngoài quốc doanh đầu năm nay cũng có xu hướng tăng, với mức tăng 8,76% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 775.936 triệu đồng vào cuối tháng 6/2014. Xu hướng tăng lên trong tình hình thu nợ đối với cả hai bộ phận doanh nghiệp đã khắc họa rõ nét hơn được hiệu quả từ công tác thu nợ của BIDV Cần Thơ. DSTN của khối DN ngoài quốc doanh tăng đáng kể vì đa phần các DN này đang thực hiện những cố gắng trong việc trả nợ để đảm bảo chữ tín với ngân hàng, gây dựng độ tín nhiệm đối với các khoản nợ tới hạn hoặc quá hạn đã lâu. Bên cạnh đó như đã đề cập thì thủ tục cho vay cũng không phải “dễ thở” đối với khối DN này nên các DN luôn cẩn thận trong việc sử dụng đồng vốn vay để đạt hiệu quả kinh doanh, phần nào giúp doanh nghiệp trả được nợ. Đối với khối DNNN thì một phần do công tác tái cơ cấu DNNN, các DNNN được cổ phần hóa hiện nay với mô hình tổ chức quản lý mới có xu hướng hoạt động tương đối ổn định hơn trước và việc ỷ lại vào cái danh “Nhà nước” phần nào đã được nhận định đúng đắn hơn nên các DN này đã có ý thức và trách nhiệm hơn 69 trong việc trả nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy DSTN tại BIDV Cần Thơ đã tăng lên trong 6 tháng đầu năm nay. 4.4.3. Dư nợ * Phân tích dư nợ DNVVN theo kỳ hạn Bảng 4.13: Tình hình dư nợ DNVVN theo kỳ hạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013/2012 2013 +/- % +/- % Dư nợ 616.820 720.768 800.326 103.948 16,85 79.558 11,04 Ngắn hạn 547.130 650.989 735.927 103.859 18,98 84.938 11,54 Trung và dài hạn 69.690 69.779 64.399 89 0,13 (5.380) (7,7) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời hạn 2011-2013 Qua bảng phân tích dư nợ theo kỳ hạn ở trên, ta dễ dàng nhận thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của DNVVN. Điều này có thể giải thích do trong tổng doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với khối DNVVN thì doanh số cho vay và doanh số thu nợ với kỳ hạn ngắn hạn luôn chiếm phần lớn nên cơ cấu dư nợ của BIDV 70 Cần Thơ cũng có tỷ lệ tương ứng. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ đã phản ánh được đặc điểm chung của các DNVVN đều sản xuất luân chuyển vốn ngắn để đảm bảo sự bổ sung lượng vốn thiếu hụt, đồng thời đảm bảo được sự luân chuyển vốn trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình. Giai đoạn 2011-2013, BIDV luôn tiên phong trong việc thực hiện chủ trương chính sách nhà nước trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay để có thể đồng hành, tương trợ cho các đối tương thuộc diện ưu tiên, trong đó có DNVVN trong việc tiếp cận vốn vay để hoạt động sản xuất, cụ thể ở năm 2013 thì mức lãi suất chỉ còn 8%/năm. Chính vì vậy dư nợ ngắn hạn của các DNVVN trong suốt giai đoạn phân tích có chiều hướng tăng. Cụ thể năm 2013, khi lãi suất vay ở mức “thoáng” hơn nhiều so với 2 năm trước đó, đồng thời một số doanh nghiệp được hỗ trợ cũng đã cải thiện tình hình kinh doanh của mình, tuy đại đa số vẫn đang nằm trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” nên dư nợ đã ở mức cao nhất với 735.927 triệu đồng, chiếm khoảng 92% trong tổng dư nợ, tăng 11,54% so với năm 2012 và tăng 34,51% so với năm 2011. Ngược lại, đối với tình hình dư nợ trung và dài hạn của các DNVVN tại ngân hàng chi nhánh lại có xu hướng giảm qua các năm. Dù BIDV đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng do đặc điểm của món vay với thời hạn dài, kết hợp với tình hình kinh tế vẫn còn khá biến động, chưa có dấu hiệu của sự tăng trưởng bền vững nên BIDV Cần Thơ rất thận trọng trong việc thẩm định cho vay các dự án, chỉ cho vay các dự án có hệ số tín nhiệm cao, có phương án kinh doanh chặt chẽ, đủ sức thuyết phục ngân hàng giải ngân. Thêm vào đó, BIDV tích cực tăng cường việc thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp manh nha xuất hiện sự bất ổn trong hoạt động kinh doanh, do đó dẫn đến DSTN trung dài hạn cao hơn so với DSCV trung dài hạn nên dẫn đến dư nợ có chiều hướng giảm. Điều này được thể hiện rõ khi dư nợ trung dài hạn năm 2012 ở mức 67.779 triệu đồng, chỉ tăng 89 triệu đồng, tương ứng 0,13% so với năm 2011, nhưng tới năm 2013 thì con số này giảm xuống 5.380 triệu đồng, chỉ còn 64.399 triệu đồng, tương ứng giảm 7,7% so với năm 2012. 71 Bảng 4.14: Tình hình dư nợ DNVVN theo kỳ hạn 6 tháng 2013 và 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6T-2014/6T-2013 Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 +/- % Dư nợ 892.694 841.053 51.641 5,78 Ngắn hạn 875.541 833.127 (42.414) (4,84) Trung và dài hạn 17.153 7.926 (9.227) (53,79) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Bước qua giai đoạn năm 2014 thì dư nợ đối với DNVVN có xu hướng giảm như đã được đề cập ở trên. Trong đó dư nợ ngắn hạn giảm 42.414 triệu đồng, tương ứng giảm 4,84% so với cùng kỳ năm 2013 và còn lại 833.127 triệu đồng vào cuối tháng 6. Dư nợ trung và dài hạn cũng có chung xu hướng với mức giảm 53,79%, tương ứng giảm về số tuyệt đối là 9.227 triệu đồng, còn 7.926 triệu đồng vào cuối tháng 6 năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu năm nay ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng cho vay do các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, sức mua của thị trường còn yếu, hàng tồn kho nhiều nên việc tiếp cận vốn vay vấp phải những trắc trở. Bên cạnh đó ngân hàng lại cẩn trọng hơn trong công tác cho vay, dù chủ trương mở rộng cho vay vẫn được triển khai trong năm 2014 nhưng các quy trình thẩm định dự án cho vay đều được kiểm soát gắt gao trong bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp nên làm DSCV giảm, trong khi đó công tác thu nợ lại đạt hiệu quả cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 do các chính sách ngân hàng đưa ra trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo các cán bộ tín dụng đều mang lại hiệu quả nên dẫn đến dư nợ giảm xuống. * Phân tích dư nợ DNVVN theo loại hình doanh nghiệp 72 Bảng 4.15: Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013/2012 2013 +/- % +/- % Dư nợ 616.820 720.768 800.326 103.948 16,85 79.558 11,04 DNNN 98.176 110.760 124.386 12.585 12,82 13.626 12,30 DN ngoài quốc doanh 518.644 610.008 675.940 91.364 17,62 65.932 10,81 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình dư nợ của DNNN tăng qua các năm. Năm 2011, dư nợ thấp nhất chỉ ở mức 98.176 triệu đồng, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ suốt 3 năm phân tích với tỷ trọng 5,56%. Nguyên nhân là do năm 2011 là năm duy nhất trong giai đoạn 2011-2013 DSCV DNNN nhỏ hơn so với DSTN DNNN nên dẫn đến dư nợ ở mức thấp nhất. Điều này cho thấy BIDV Cần Thơ trong năm 2011 đã tăng cường công tác thu hồi nợ, và hạn chế cho vay với loại hình DNNN nên làm DSTN nhỏ hơn DSCV. Năm 2012, dư nợ của khối DN này có tăng trưởng 12,82% so với năm trước, tương ứng tăng 12.585 triệu đồng. Điều này không đồng nghĩa với việc ngân hàng mở rộng, hay tăng cường cho vay đối với khối DN này mà do công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong năm 2012 gặp khó khăn, không đạt hiệu quả như năm 2011 vì các DNNN thiếu thiện ý trả nợ, và một phần là do kinh tế trong năm 2012 là sức ép khá lớn đối với hầu hết các DN nên việc sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả như năm 2011 nên dẫn đến DSCV lớn hơn DSTN và hệ quả dẫn đến dư nợ tăng so với cùng kỳ năm trước. Năm 2013, dư nợ của khối doanh nghiệp này tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2012, chỉ ở mức 12,32%, tương ứng tăng 13.626 triệu đồng và số dư vào cuối năm là 124.386 triệu đồng. Phần lớn do tình hình sản xuất kinh doanh của các DN chưa được cải thiện nhiều nên dẫn đến dư nợ vẫn tiếp tục tăng. Mặc dù DSCV giảm nhưng vẫn lớn hơn so với DSTN trong cùng kỳ năm này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng. Đối với bộ phân doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì dù sự gay gắt của những làn sóng từ tình hình kinh tế gây sức ép không nhỏ đối với đại bộ phận 73 doanh nghiệp nhưng khối doanh nghiệp này đã thể hiện được sự thích ứng cao với những biến động đó. Điều này ta có thể nhận thấy được thông qua sự tương ứng giữa các chỉ tiêu DSCV, DSTN và dư nợ trong suốt giai đoạn 20112013. Dù DSCV và DSTN của ngân hàng đối với khối DN này có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung DSCV đều lớn hơn DSTN ở mỗi năm nên dẫn đến dư nợ năm sau tăng so với năm trước. Năm 2012, dù tình hình kinh tế biến động mạnh mẽ nhất trong 3 năm nhưng mức tăng trưởng của dư nợ vẫn đạt 17,62%, qua đó nâng tổng dư nợ của khối DN này lên thành 610.008 triệu đồng. Năm 2013 con số dư nợ vẫn tiếp tục tăng và đạt mức 675.940 triệu đồng vào cuối năm, tăng 10,81% so với năm 2012. Sự tăng lên trong tình hình dư nợ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho thấy hoạt động kinh doanh hiện nay của bộ phận DN này tương đối ổn, ngân hàng chi nhánh cũng hỗ trợ nhiều sự ưu đãi trong việc cho vay để các doanh nghiệp tiếp tục khai thác đồng vốn mình vào những dự án hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó, phía ngân hàng cũng nên có sự giám sát chặt chẽ để dự nợ tăng trưởng theo hướng tích cực, và song song đó vẫn có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả để hạn chế nợ xấu phát sinh. Bảng 4.16: Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng 2013, 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6T-2014/6T-2013 Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 +/- % Dư nợ 892.694 841.053 51.641 5,78 DNNN 326.059 282.053 (44.006) (13,50) DN ngoài quốc doanh 566.635 559.000 (7.635) (1,35) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) 74 Hình 4.9: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo loại hình DN 6T/2013 – 6T/2014 Bảng số liệu phản ánh tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp giảm trong giai đoạn 6/2013 – 6/2014. Cụ thể đối với khối DNNN, dư nợ giảm từ 326.059 triệu đồng vào tháng 6/2013 còn 282.053 triệu đồng, tương ứng giảm 13,50% vào cùng kỳ năm 2014. Song song đó dư nợ của khối DN ngoài quốc doanh cũng có chiều hướng giảm nhẹ còn 559.000 triệu đồng vào tháng 6 /2014, tương ứng giảm 1,35% so với cùng kỳ năm 2013. Xu hướng giảm chung của tình hình dư nợ đối với các loại hình doanh nghiệp chủ yếu là do sự suy giảm trong DSCV nhưng lại tăng cao trong DSTN đối với 2 khối DN này. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của BIDV Cần Thơ vẫn được đảm bảo hiệu quả, dù trong giai đoạn hiện này các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Đó cũng là do sự đào tạo các cán bộ tín dụng trở nên lành nghề và nhạy bén hơn trong khi thực hiện nghiệp vụ của mình, song song cùng với các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy thiện chí trả nợ của doanh nghiệp, đồng thời kích cầu tiêu dùng giúp doanh nghiệp giải quyết được đầu ra, kinh doanh có hiệu quả để đảm bảo các món nợ vay. Tuy nhiên ngân hàng vẫn phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ này và quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp để hạn chế tối đa các khoản nợ xấu phát sinh, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. 4.4.4. Tình hình nợ xấu * Phân tích tình hình nợ xấu DNVVN theo kỳ hạn 2011-2013 75 Bảng 4.17: Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn năm 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013/2012 2013 +/- % +/- % Nợ xấu 32.549 41.258 39.456 8709 26,76 (1802) (4,37) Ngắn hạn 24.343 28.586 27.483 4.243 17,43 (1.103) (3,86) Trung và dài hạn 8.206 12.672 11.973 4.466 54,42 (699) (5,51) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Tương tự như những chỉ tiêu khác thì tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ xấu trung, dài hạn trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng đối với DNVVN.Điều này là hoàn toàn hợp lý vì trên 95% trong hoạt động cho vay DNVVN là hoạt động cho vay ngắn hạn. Từ bảng số liệu ta có thể nhân thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn của BIDV Cần Thơ có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu ngắn hạn đạt mức 28.586 triệu đồng, tăng 4.243 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 17,43%. Nguyên nhân chính do sản xuất kinh doanh của các DNVVN trong năm này gặp nhiều làn song dữ từ những chuyển biến của nền kinh tế, mức độ lạm phát vẫn còn khá cao dù chính phủ đã phần nào thành công trong việc kìm hãm lạm phát, do đó các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào khi giá cả leo thang, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, lượng cầu tiêu thụ nội địa giảm lại là một điều trăn trở đối với bản thân doanh nghiệp, không có khả năng xoay vòng vốn, vì vậy nhiều doanh nghiệp khủng hoảng nợ xấu tăng cao, việc giải quyết nợ là bất khả thi nên dẫn đến nợ xấu ngắn hạn đối với DNVVN tăng lên trong năm 2012. Tuy nợ xấu ngắn hạn có tăng lên về số lượng nhưng tỷ trọng trong tổng nợ xấu thì nợ xấu ngắn hạn năm 2012 chỉ còn 69,29%, so với 74,79% năm 2011. Đó là do tốc độ tăng trưởng nợ xấu ngắn hạn trong giai đoạn này tăng lên (17,43%) nhưng tốc độ tăng lại tương đối thấp hơn so với tốc độ tăng nợ xấu trung và dài hạn (54,42%). Đến năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn có chiều hướng giảm nhẹ còn 27.483 triệu đồng, giảm 3,86% so với năm 2012. Nguyên nhân một phần là do đặc điểm tín dụng ngắn hạn với các khoản cho vay có thời hạn dưới 1 năm nên BIDV Cần Thơ đã có thể quản lý kiểm soát tốt hơn, vì vậy doanh số thu hồi nợ đối với các khoản 76 vay ngắn hạn có sự cải thiện, nên tình hình nợ xấu ngắn hạn phần nào cũng dịu đi. Đối với nợ xấu kỳ hạn trung và dài hạn thì ta dễ dàng nhận thấy xu hướng biến đổi cũng tương tự như nợ xấu ngắn hạn: tăng vào năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2013. Năm 2012 tình hình nợ xấu trung và dài hạn tăng 4.466 triệu đồng, tương ứng tăng 54,42% so với năm 2011 và đạt mức 12.672 triệu đồng. Qua đó, ta thấy tốc độ tăng của nợ xấu trung và dài hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của nợ xấu ngắn hạn trong cùng giai đoạn 2011-2012, làm tăng tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn trong tổng nợ xấu lên, cụ thể là 30,71% so với năm 2011 chỉ có 25,21% . Điều này cho thấy các hoạt động tín dụng trung và dài hạn vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khi các doanh nghiệp không tạo được sự tin tưởng cho phía BIDV Cần Thơ khiến ngân hàng vẫn chưa thể mạnh dạn, thoải mái hơn trong việc cho vay vốn các dự án trung, dài hạn này. Bước sang năm 2013 thì tình hình nợ xấu có chiều hướng giảm, nhưng không nhiều, chỉ giảm 5,51% so với năm 2012 và còn lại 11.973 triệu đồng. Tuy nhiên BIDV cũng nên giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng trung và dài hạn để có những biện pháp làm giảm nợ xấu trung và dài hạn một cách hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bảng 4.18: Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn năm 6 tháng 2013, 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6T-2014/6T-2013 Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 +/- % Nợ xấu 54.785 41.236 (13.549) (24,73) Ngắn hạn 37.801 32.167 (5.634) (14,90) 16.984 9.069 (7.915) (46,60) Trung và dài hạn (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) 77 Hình 4.10: Nợ xấu phân theo kỳ hạn 6T/2013-6T/2014 Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong đó tình hình nợ xấu ngắn hạn tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ xấu nhưng qua đầu năm nay thì khoản nợ xấu này cũng giảm xuống 14,90% so với năm 2013 và còn lại 32.167 triệu đồng. Nguyên nhân là do đầu năm nay BIDV Cần Thơ chỉ đạo cán bộ tín dụng tăng cường thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ quá hạn, đặc biệt là các khoản nợ xấu. Ngân hàng đối với các khoản nợ này cũng hỗ trợ các doanh nghiệp bằng các biện pháp như xóa miễn lãi, ưu tiên hoàn trả nợ gốc hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ. Thứ hai là do đặc điểm của các khoản nợ ngắn hạn có thể thu hồi dưới 1 năm nên việc quản lý và kiểm soát chúng cũng đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó nợ xấu trung và dài hạn cũng có chiều hướng giảm trong cùng giai đoạn phân tích. Cụ thể nợ xấu trung dài hạn giảm từ 16.984 triệu đồng vào tháng 6 năm 2013 còn 9.069 triệu đồng vào cuối tháng 6 năm 2014, tương ứng giảm 46,6%. Đối với các doanh nghiệp không có khả năng đảm bảo cho các khoản nợ này thì ngân hàng có một số biện pháp như gửi giấy mời hầu tòa để giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện thanh lý các tài sản thế chấp của doanh nghiệp trong lúc vay vốn để đảm bảo nợ xấu được giải quyết phần nào. Điều này cho thấy những kết quả tích cực từ công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng vì đa phần các khoản nợ xấu trung, dài hạn rất khó thu hồi. * Phân tích nợ xấu DNVVN theo loại hình doanh nghiệp 2011-2013 78 Bảng 4.19: Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng 2012/2011 Chỉ tiêu 2011 2012 2013/2012 2013 +/- % +/- % Nợ xấu 32.549 41.258 39.456 8709 26,76 (1802) (4,37) DNNN 7.916 9.132 9.758 1.216 15,36 626 6,86 24.633 32.126 29.698 7.493 30,41 (2.428) (7,56) DN ngoài quốc doanh (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Doanh nghiệp Nhà nước: Tình hình nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 nợ xấu của DNNN tăng 1.216 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 15,36% và đạt mức 9.132 triệu đồng. Năm 2013 tình hình nợ xấu vẫn không có chiều hướng giảm đi, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm so với giai đoạn 2011-2012, chỉ tăng ở mức 6,86% tương ứng tăng về số tuyệt đối là 626 triệu đồng so với năm 212 và đạt 9.758 triệu đồng vào cuối năm 2013. Điều này không phản ánh được rằng BIDV Cần Thơ không giải quyết hiệu quả đối với nợ xấu của loại hình DN này mà vì trong năm 2012 công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong năm 2012 gặp khó khăn, không đạt hiệu quả như năm 2011 vì các DNNN thiếu thiện ý trả nợ, và một phần là do kinh tế trong năm 2012 là sức ép khá lớn đối với hầu hết các DN nên khiến khả năng đảm bảo trả nợ của các doanh nghiệp đối với ngân hàng không được đảm bảo, dẫn đến các khoản nợ xấu tăng cứ tăng dần. Năm 2013 nợ xấu các DNNN tiếp tục tăng nhưng tốc độ chậm lại rất nhiều so với năm 2012, chỉ tăng 6,86% và đạt mức 9.758 triệu đồng năm 2013. Điều đó cho thấy BIDV đã nổ lực trong việc thu hồi nợ, hạn chế cho vay đối với loại hình DN này để giảm thiểu nợ xấu. Tuy nhiên do hoạt động của DNNN vẫn không có cải thiện nhiều so với năm trước nên tình hình nợ xấu có giảm, nhưng không đáng kể. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2011 nợ xấu là 24.633 triệu đồng. Năm 2012 nợ xấu tăng lên 7.493 triệu đồng, tương ứng tăng 30,41% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng kinh tế khiến các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, không có đủ lãi để trả nợ cho chi nhánh. Bên cạnh đó, BIDV Cần Thơ còn giám sát chặt chẽ, phát hiện các món vay của các doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh không tốt đưa vào nợ xấu để tăng trích lập dự phòng 79 đảm bảo an toàn rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên bước sang năm 2013, trái lại với DNNN, nợ xấu của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng giảm đi. Cụ thể năm 2013 nợ xấu của DN ngoài quốc doanh chỉ còn 29.698 triệu đồng, giảm 7,56% so với năm 2012. Một mặt, ngân hàng chi nhánh đã hỗ trợ nhiều sự ưu đãi trong việc cho vay để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có lãi để đảm bảo các khoản nợ vay, đồng thời phía ngân hàng cũng có sự giám sát chặt chẽ và đưa ra những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả như giảm lãi phạt, giãn thời gian trả nợ cho các doanh nghiệp có thiện chí trả nợ để hạn chế nợ xấu phát sinh và giúp giảm nợ xấu của khối DN này. Bảng 4.20: Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp 6 tháng 2013, 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6T-2014/6T-2013 Chỉ tiêu 6T-2013 6T-2014 +/- % Nợ xấu 54.785 41.236 (13.549) (24,73) DNNN 12.365 9.357 (3.008) (24,33) DN ngoài quốc doanh 42.420 31.879 (10.541) (24,85) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Nợ xấu đối với các loại hình doanh nghiệp được nêu trong bảng số liệu trên có xu hướng giảm trong giai đoạn T6/2013 – T6/2014. Cụ thể đối với khối DNNN thì nợ xấu giảm còn 41.236 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 là 54.875 triệu đồng thì nợ xấu đối với DNNN đã giảm 24,73%. Đối với khối DN ngoài quốc doanh thì nợ xấu cũng có chiều hướng giảm xuống. Cụ thể vào cuối tháng 6/2014 nợ xấu chỉ còn 31.879 triệu đồng, giảm 10.541 triệu đồng, tương ứng giảm 24,85% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy công tác kiểm soát nợ xấu tại BIDV Cần Thơ vẫn đang được thực hiện rất hiệu quả. Với những chuyển biến tích cực trong tình hình nợ xấu đối với hai khối DN này, chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Điều này đạt được là do ngân hàng đã triển khai đồng lọat các biện pháp giải quyết nợ xấu tại chi nhánh của mình như tăng trích lập dự phòng rủi ro, song song với thiết lập các nguyên tắc trong quản lý rủi ro như thẩm định dự án cho vay, 80 đánh giá phân loại khách hàng, xem xét tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giảm lãi phạt. Đối với các khoản nợ tồn đọng khó có khả năng thu hồi, ngân hàng hỗ trợ khai thông thị trường bất động sản và yêu cầu các doanh nghiệp xử lý bằng cách thanh lý các tài sản thế chấp, cầm cố; còn đối với các doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ và day dưa trong việc tất toán các khoản nợ đã quá hạn từ rất lâu sẽ nhận được thư mời hầu tòa để giải quyết. 4.5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 4.5.1. Hệ số thu nợ Bảng 4.21: hệ số thu nợ của BIDV trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2014. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T-2013 6T-2014 Doanh số thu nợ 1.615.762 1.371.511 1.423.681 810.736 876.633 Doanh số cho vay 1.764.244 1.475.459 1.503.239 986.662 917.360 Hệ số thu nợ (%) 91,58 92,95 94,71 82,17 95,56 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Qua bảng số liệu trên, ta thấy chỉ tiêu hệ số thu nợ của BIDV Cần Thơ tăng qua các năm trong giai đoạn phân tích. Cụ thể năm 2011, cứ trung bình 1 đồng cho vay thì Chi nhánh thu hồi về khoảng 0,91 đồng. Và chỉ tiêu này tăng dần đến năm 2013 là 0,94 đồng thu hồi khi trung bình ngân hàng cho vay 1 đồng. Năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng đối với khối DN này đạt cao nhất trong 3 năm, cho thấy ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động của mình đem cho vay các DNVVN, mở rộng quy mô tín dụng. Bên cạnh đó DSTN trong năm này cũng đạt cao nhất trong suốt giai đoạn phân tích. Điều này cho thấy bên cạnh việc mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng, thì BIDV Cần Thơ vẫn rất quan tâm đến việc thu hồi các khoản đã cho vay và đạt hiệu quả tích cực do tình hình hoạt động của các doanh nghiệp năm này vẫn chưa rơi vào thời kỳ bế tắc. Qua năm 2012 thì cả hai chỉ tiêu DSCV và DSTN đối với khối DN này đều giảm nhưng hệ số thu nợ lại tăng cho thấy rằng trong giai 81 đoạn chống chọi lại với những biến cố lớn của nền kinh tế, ngân hàng vẫn phần nào đảm bảo được hoạt động thu nợ của Chi nhánh. Năm 2013 thì hệ số thu nợ tại BIDV Cần Thơ vẫn tiếp tục tăng. Vượt qua được thời kì nền kinh tế bị tàn phá khốc liệt như trong năm 2012, thì năm 2013 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, một vài bộ phận trong khối DNVVN có thể phục hồi, nhưng phần lớn vẫn đang rất khó khăn. Bên cạnh đó, năm 2013 là năm ngân hàng chỉ đạo các cán bộ tín dụng mình tăng cường việc thu hồi nợ và theo dõi chặt chẽ hơn quá trình sử dụng vốn của khách hàng, chính vì vậy DSTN đã tăng trở lại, đồng thời với chủ trương mở rộng quy mô tín dụng, tìm kiếm khách hàng đi vay đã làm DSCV năm 2013 cũng đã tăng lên so với năm trước. Điều này cho thấy BIDV Cần thơ song song với việc hỗ trợ các DNVVN trong vấn đề vay vốn bằng các chính sách giúp DN tiến gần hơn đến nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của mình và tăng dư nợ DNVVN, ngân hàng vẫn không quên việc đẩy mạnh và tăng cường công tác thu hồi nợ và chú trọng hơn đến tình hình thu hồi nợ thong qua quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, giám sát quá trình và khai thác đồng vốn của doanh nghiệp. Đến T6/2014, thì hệ số thu nợ của ngân hàng vẫn giữ được ở mức khá cao, cao hơn cả giai đoạn 2011-2013, và tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2013. Điều này cho thấy BIDV Cần Thơ vẫn đang đẩy mạnh công suất của việc thu hồi nợ của các DNVVN trên địa bàn, ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Với các chính sách ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay, cùng các sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thiện chí trả nợ, Chi nhánh đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng dù nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng bền vững. 4.5.2. Dư nợ DNVVN/ Tổng vốn huy động Hệ số cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào hoạt động cho vay DNVVN. Nếu hệ số này thấp thì cho thấy vốn bị ứ động, cho vay chưa đạt hiệu quả, ngân hàng cần có những giải pháp nhằm sử dụng tốt đồng vốn huy động được. Ngược lại nếu chỉ số này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp. 82 Bảng 4.22: Dư nợ/VHĐ của BIDV trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2014. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ DNVVN Tổng VHĐ DN/VHĐ (lần) 2011 2012 2013 6T-2013 6T-2014 616.820 720.768 800.326 892.694 841.053 1.077.947 1.478.842 1.818.883 1.511.051 1.836.968 0,57 0,49 0,44 0,59 0,46 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Nhìn chung thì chỉ tiêu này có chiều hướng giảm trong suốt giai đoạn phân tích. Cụ thể năm 2011 thì cứ 1 đồng vốn huy động được ngân hàng sử dụng 0,57 đồng đem cho vay DNVVN. Bước qua năm 2012 thì con số này giảm còn 0,49 và tiếp tục giảm sang năm 2013 chỉ còn 0,44 đồng. Sự sụt giảm này một phần phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào công tác cho vay DNVVN có chiều hướng đi xuống , tuy nhiên con số vẫn ở mức tương đối tốt. Năm 2011 thì các DN vẫn có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, vì giai đoạn này thì các phần lớn các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì sản xuất nên nhu cầu tiếp cận vốn vay cao; chính vì vậy BIDV Cần Thơ đã khai thác đồng vốn huy động của mình một cách hiệu quả thông qua việc cấp vốn vay cho các DNVVN. Qua năm 2012 thì DSCV đối với bộ phận DNVVN giảm vì một số lí do vĩ mô như tình hình kinh tế khủng hoảng kéo dài và lí do xuất phát từ bản thân doanh nghiệp như không tiêu thụ được hàng hóa, sản xuất bị đình đốn nên dẫn tới việc tiếp cận vốn vay của DN khó khăn hơn trước. Tuy nhiên dư nợ DNVVN lại tăng lên do ngân hàng chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế để cho vay, tập trung vào các món vay khả thi, và mở rộng cho vay đối với tất cả thành phần các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà dư nợ DNVVN trên tổng số vốn huy động được có chiều hướng giảm so với năm 2011. Đến năm 2013 thì chỉ tiêu này tiếp tục giảm, nhưng chỉ giảm nhẹ so với năm 2012. Điều này chứng tỏ BIDV Cần Thơ đã nổ lực trong việc vận dụng đồng vốn huy động của mình hiệu quả hơn trước, để khắc phục tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên ngân hàng vẫn phải có những biện pháp, chính sách tín dụng phù hợp hoặc các chiến lược marketing để tăng cường đầu ra cho đồng vốn huy động của mình, giúp chúng có thể tiếp cận được với khối DNVVN. Đến giai đoạn 6T/2014 thì dư nợ trên tổng vốn huy động của ngân 83 hàng có chiều hướng tăng lại so với giai đoạn 2012-2013, tuy nhiên lại giảm so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể vào tháng 6 năm 2014 thì cứ 1 đồng vốn huy động được, Chi nhánh sử dụng 0,46 đồng để đầu tư vào hoạt động cho vay DNVVN. Qua đó, ta thấy chủ trương năm 2014 của BIDV Cần Thơ vẫn là mở rộng cho vay nhưng nguồn khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu lại khan hiếm vì đa phần các DNVVN vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ bế tắc trong sản xuất kinh doanh, nhiều DNVVN vẫn còn đang thua lỗ nặng nên nhu cầu đi vay là bất khả thi. Tuy nhiên ngân hàng cũng đã tranh thủ tìm kiếm khách hàng bằng việc đưa ra các gói lãi suất hỗ trợ người đi vay để tìm đầu ra cho đồng vốn huy động nên nhìn chung thì hệ số này tăng so với giai đoạn trước đó nhưng lại giảm so với cùng kỳ năm 2013. 4.5.3. Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho thấy thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Vòng quay càng nhanh cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tại ngân hàng càng tốt, càng tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Bảng 4.22: Vòng quay vốn tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng 2014. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 T6-2013 T6-2014 Dư nợ bình quân 587.439 722.207 585.876 355.585 350.653 Doanh số thu nợ 1.615.762 1.371.511 1.423.681 810.736 876.633 2,75 1,90 2,43 2,28 2,50 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự biến động trong giai đoạn 2011-2013, giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013. Cụ thể số vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đạt cao nhất vào năm 2011, sau đó giảm mạnh trong năm 2012. Đến năm 2013 thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng trở lại. 84 Năm 2011, doanh số thu nợ đối với bộ phận DNVVN của ngân hàng khá tốt và cao nhất trong giai đoạn phân tích do năm 2011 dù kinh tế đã có những biến động lớn, tuy nhiên tình hình vẫn “dễ thở” hơn so với hai năm còn lại,đa phần các doanh nghiệp vẫn chưa rơi vào khủng hoảng hoàn toàn, hoạt động kinh doanh vẫn có lãi nên vẫn phần nào đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng, đặc biệt là khối DNVVN ở các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thủy sản. Chính vì lí do đó làm cho vòng luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng khá nhanh và nhanh nhất trong giai đoạn phân tích. Bước sang năm 2012, sự gay gắt của nền kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến đại đa số các DN, đặc biệt là DNVVN. Thêm vào đó, như đã đề cập ở trên, ở địa bàn Cần thơ sự sụp đổ của công ty thủy sản Bình An FishCo đã gây hoang mang sự tín nhiệm của khách hàng đối với các doanh nghiệp thủy sản, vì vậy mà kinh doanh thủy sản năm này đạt hiệu quả khá thấp, không đảm bảo khả năng hoàn trả các món nợ vay cho ngân hàng nên làm doanh số thu nợ giảm mạnh, nhưng dư nợ lại tăng lên. Từ đó dẫn đến vòng quay vốn tín dụng giảm mạnh còn 1,9 vòng/năm. Đến năm 2013 thì vòng quay vốn tín dụng có xu hướng tăng lại. Nguyên nhân là do năm 2013 BIDV Cần Thơ đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có thể phải ngừng hoạt động bất cứ lúc nào, thu hồi các khoản nợ xấu, quá hạn đã lâu và phần nào đã đạt hiệu quả trong công tác nên làm cho doanh số thu nợ tăng lên, và tốc độ tăng của doanh số thu nợ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có sự tăng trưởng trở lại và điều này chứng tỏ ngân hàng đã nổ lực rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh mình. Những nổ lực đó của ngân hàng vẫn tiếp tục được duy trì đến đầu năm 2014 nên vì vậy vòng quay vốn tín dụng có sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 2,50 vòng/năm. 4.5.4. Nợ xấu / Tổng dư nợ Đây là hệ số đo lường nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, hệ số này càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại. 85 Bảng 4.23: Nợ xấu/Tổng dư nợ của BIDV trong giai đoạn 2011- 6/2014. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Nợ xấu DNVVN Tổng dư nợ DNVVN Nợ xấu / Tổng dư nợ (%) 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 32.549 41.258 39.456 54.785 41.236 616.820 720.768 800.326 892.694 841.053 5,28 5,72 4,93 6,14 4,90 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ 2014) Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số này tăng trong năm 2012 và giảm vào năm 2013. Nhìn chung chỉ tiêu này của BIDV Cần Thơ không đảm bảo được ngưỡng dưới 3% được đề ra bởi NHNN. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trung bình toàn ngành ngân hàng trong cùng giai đoạn phân tích lần lượt là 3,4%; 4,08% và 4,67%. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Cần Thơ luôn cao hơn con số bình quân toàn ngành trong suốt 3 năm qua cho thấy dù trong suốt giai đoạn 2011-2013 BIDV Cần Thơ đã có những nổ lực đáng kể trong hoạt động tín dụng của đối với DNVVN, luôn tiên phong đi đầu trong các chính sách, chủ trương của NHNN nhưng Chi nhánh vẫn gặp khó khăn không ít với bộ phận DN này và ảnh hưởng xấu tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cụ thể năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu là 5,72%, tăng so với năm 2011. Một phần lí do là trong năm này sự khủng hoảng nợ của Châu Âu tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng. Tuy lạm phát được kiềm chế nhưng vẫn còn ở mức đáng lo ngại, vật giá leo thang, lượng cầu trong nước giảm mạnh khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung và DNVVN nói riêng bị đình trệ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và trả nợ của doanh nghiệp. Chính vì thế năm 2012 nợ xấu DNVVN tăng cao. Bước sang năm 2013, nợ xấu của DNVVN có xu hướng giảm, tuy chỉ giảm 1.807 triệu đồng, tuy nhiên điều này đã cho thấy ngân hàng đã có những cố gắng tích cực trong việc kiểm soát nợ xấu của các doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong năm 2013, BIDV đã có những biện pháp làm giảm nợ xấu hiệu quả, danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên, tình hình sử dụng vốn của khách hàng được theo dõi chặt chẽ, những khách hàng có thiện chí trả nợ thì sẽ nhận được ưu đãi về mặt lãi suất. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấucủa ngân hàng năm 2013 giảm còn 4,93% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm nay trong tổng dư nợ dường như vẫn giữ ở mức bằng với cuối năm trước, tuy nhiên lại giảm đáng kể so với cùng kỳ 86 năm 2013. Vì giai đoạn 6 tháng đầu năm nay, BIDV Cần Thơ thực hiện một số biện pháp giảm nợ như cơ cấu lại các khoản nợ; phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Chính vì vậy, phần nào đã đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết nợ xấu của các DNVVN cho ngân hàng; tuy nhiên so với cuối năm trước thì các DNVVN vẫn chưa có biện pháp cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đảm bảo các khoản nợ xấu đã quá hạn từ rất lâu nên tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ ở mức 4,9% so với cuối năm 2013. 4.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 4.6.1. Những kết quả đạt được Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2011-6/2014, toàn thể các doanh nghiệp nói chung và bộ phận DNVVN nói riêng đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế với nhiều biến động mạnh mẽ. Tuy nhiên, DNVVN vẫn là một trong những phân khúc mạnh trong hoạt động tín dụng đối với ngân hàng nói chung và BIDV Cần Thơ nói riêng. Tuy nhiên, đối với BIDV Cần Thơ, dù phải chống chọi với sự khắc nghiệt của nền kinh tế và cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng thương mại khác, nhưng với sự sự điều hành sáng suốt của ban lãnh đạo đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung, và cho vay DNVVN nói riêng: Thứ nhất, cách hoạt động , quy trình tín dụng của BIDV Cần Thơ đều được đánh giá của kiểm soát nội bộ là phù hợp với các quy trình tín dụng theo quy định của các luật và các ngân hàng. Dù chỉ là đánh giá mang tính định tính về chất lượng cho vay, nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay của ngân hàng. Với việc thực hiện đúng quy trình, ngân hàng đã có thể đảm bảo chất lượng các khoản vay và cũng dễ dàng tìm được nguyên nhân khi các rủi ro phát sinh với khoản vay. Thứ hai, BIDV Cần Thơ đang ngày càng mở rộng đối tượng cho vay, song song với việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng thân thiết của ngân hàng. Việc gia tăng số lượng và chất lượng đối với các khách hàng DNVVN mới đã tạo điều kiện tốt nhất cho Chi nhánh đa dạng hóa đối tượng cho vay, và cũng đồng thời phân tán rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Thứ ba, dù tình hình kinh tế rất khó khăn nhưng dư nợ cho vay tăng. Cơ cấu cho vay đa dạng vào các doanh nghiệp hoạt động ngoài quốc doanh lẫn 87 loại hình DNNN. Trên nhận thức về an toàn tín dụng, đầu tư cho DNVVN có tỷ lệ đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn nên trong trường hợp xấu nhất vẫn có thể phát mãi thu hồi nợ. Thứ tư, BIDV Cần Thơ, trong bối cảnh các DNVVN đang trong tình trạng “khát vốn” và việc tiếp cận vốn là bất khả thi đối với nhiều DN thì Chi nhánh đã tăng cường nhiều kênh tiếp cận DNVVN, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi phong phú, đa dạng phù hợp với từng loại hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới hình thức cho vay. Có nhiều DNVVN hoạt động kinh doanh tốt đã được cấp hạn mức tín dụng. Thêm vào đó, Chi nhánh cũng đã vận dụng linh hoạt cơ chế lãi suất cho vay trên tinh thần tuân theo chỉ đạo của NHNN, đã tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng từ đó định hướng đầu tư cho vay thích hợp cho từng nhóm DNVVN để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp như hiện nay. Thứ năm, BIDV đang từng bước gắn mình với các khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng qua vai trò tư vấn. Chi nhánh đã chú trọng hơn vào hoạt động marketing để các DNVVN biết đến hoặc hiểu thêm về dịch vụ, tiện ích của ngân hàng mình. Đồng thời, Chi nhánh đã triển khai công tác chủ động tiếp cận các DNVVN, giới thiệu sản phẩm của mình, tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp có thể vay vốn một cách nhanh chóng và tiện lợi, đảm bảo được chất lượng tín dụng. 4.6.2. Những tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, BIDV Cần Thơ vẫn còn những tồn tại khó khăn, hạn chế trong công tác cho vay đối với DNVVN như sau: Thứ nhất, quy trình tín dụng của Chi nhánh tuy chặt chẽ nhưng nhìn chung vẫn còn khá phức tạp và phải trải qua nhiều giai đoạn, đồng thời cũng đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa các phòng ban. Qúa trình giải ngân sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu trong quy trình tín dụng có sự sơ suất của một phòng ban nào đó. Thứ hai, dù được tọa lạc ở vị trí thuận lợi, tuy nhiên về cơ sở hạ tầng của Chi nhánh là chưa tương xứng với quy mô và vai trò của mình do Chi nhánh đã được xây dựng lâu nên có phần xuống cấp. Vấn đề nâng cấp hoặc xây dựng mới lại Chi nhánh cần được cân nhắc do việc tạo một chi nhánh hiện đại, khang trang hơn cũng là một cách gây dựng vững chắc thương hiệu BIDV tại Cần Thơ. 88 Thứ ba, tuy BIDV Cần thơ được thành lập tại TP Cần Thơ rất lâu nhưng vẫn còn một số bộ phận khách hàng cá nhân vẫn chưa biết nhiều đến BIDV. Việc đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá thương mại thương hiệu BIDV Cần Thơ đến đối tượng khách hàng cá nhân cần được chú ý, vì đây là những người cung cấp nguồn vốn có chi phí vốn thấp nhất trong các nguồn vốn của ngân hàng. Việc huy động vốn dân cư tốt hơn sẽ làm giảm áp lực cho vay qua đó DNVVN được hưởng lợi và Chi nhánh cũng tăng lợi nhuận. 4.6.3. Nguyên nhân của những tồn tại Nguyên nhân từ phía chủ quan Ngân hàng + Một nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng là do hạn chế về nguồn vốn cho vay. Khó khăn không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp khi đi vay mà bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cho vay do nguồn vốn phát triển tín dụng dài hạn của ngân hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện các dự án đầu tư (tương ứng với các nguồn vốn trung, dài hạn) của các DNVVN cũng không đủ thuyết phục ngân hàng giải ngân. +Vấn đề đảm bảo tiền vay cũng là một nguyên nhân tạo nên khó khăn. Mặc dù ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, thế nhưng BIDV Cần Thơ vẫn còn quá coi trọng về vấn đề tài sản đảm bảo nhằm sàng lọc khách hàng, hạn chế rủi ro. Chính sự thiếu linh hoạt trong chính sách đảm bảo tiền vay này đã khiến cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Trên thực tế có nhiều dự án kinh doanh có tính khả thi nhưng chỉ vì không đáp ứng đủ các điều kiện về tài sản đảm bảo của ngân hàng mà không được đáp ứng nhu cầu vay vốn. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng “khát vốn” mà còn khiến Chi nhánh tổn thất khi bỏ lỡ khách hàng tiềm năng. Chính sách tín dụng ít mạo hiểm này có thể giúp ngân hàng chống chọi với những biến động của nền kinh tế khó khăn ngày nay, nhưng cũng đồng thời tạo nên rào cản đối với việc tăng lợi nhuận trong hoạt động cho vay của ngân hàng. + Khuyết điểm trong hoạt động tín dụng cũng xuất phát từ sự không hoàn thiện của thủ tục, hồ sơ và quy trình tín dụng. Mặc dù quy trình tín dụng đã được đổi mới nhưng vẫn chưa thực sự tạo được thuận lợi cho các DNVVN. Thủ tục cho vay còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, thời gian xét duyệt đôi khi kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện tín dụng vẫn còn nhiều điểm mang tính định tính, khó xác định trong quá trình cấp tín dụng. Thêm vào đó để được xem xét cho vay vốn thì doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện có vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh từ 10 30% tổng số vốn đầu tư và vì thế gây khó khăn cho DNVVN. 89 + Hạn chế về nguồn thông tin tín dụng là một nguyên nhân có thể xem xét. Trong những năm qua, hệ thống thông tin khách hàng đã được phía chi nhánh cải tiến, cập nhật và tổ chức thành một hệ thống nội bộ. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ hỗ trợ ngân hàng phần nào đối với những khách hàng cũ. Còn đối với khách hàng mới thì nguồn thông tin thu nhập từ khách hàng là chủ yếu. Mà DNVVN là đối tượng khách hàng đa dạng, phức tạp và khó thu thập thông tin nên không đủ cơ sở để ngân hàng ra quyết định cho vay. Để lấy thông tin về doanh nghiệp, ngoài tìm hiểu trực tiếp từ doanh nghiệp, ngân hàng chỉ có thể thu thập từ các kênh trung gian như Hiệp hội ngành nghề, cơ quan thuế, Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Tuy nhiên, việc khai thác thông tin từ các kênh trên không mấy khả thi. Một số Hiệp hội về DNVVN không đưa ra số liệu rõ ràng và độ chính xác không cao. Thông tin từ CIC chưa cập nhật, chưa phản ánh chính xác mối quan hệ tín dụng tại thời điểm ngân hàng cần thẩm định hồ sơ cho vay khách hàng. Mặt khác, Chi nhánh hầu như không khai thác được thông tin từ kênh cơ quan thuế vì việc hợp tác trong thời gian qua khá mờ nhạt, không hiệu quả dù đã có văn bản hướng dẫn từ trên xuống liên quan đến việc cung cấp thông tin giữa ngân hàng và cơ quan thuế. Chính vì vậy hệ thống thông tin khách hàng của ngân hàng vẫn còn là nguyên nhân tạo nên những khuyết điểm trong hoạt động tín dụng. + Một nguyên nhân nữa là công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay vẫn còn tồn tại những bất cập do không được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Một phần vì đã có tài sản đảm bảo nên cán bộ tín dụng có phần xem nhẹ công tác này. Nhiều trường hợp không bám sát đồng vốn cho vay nên không thể tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn một cách kịp thời. Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV Cần Thơ chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Đội ngũ cán bộ kiểm soát dù có đủ kinh nghiệm và trình độ để phát hiện ra những sai phạm, rủi ro tiềm ẩn nhưng đôi khi không được minh bạch. Nguyên nhân khách quan từ DNVVN + Nguyên nhân xuất phát từ phía các doanh nghiệp cũng khiến cho hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng chưa hiệu quả. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN thường mang tính tự phát, đa phần kinh doanh có tính chất ngắn hạn, thương vụ và thiếu kế hoạch và chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thường hạn chế về kiến thức pháp lý, trình độ nhân lực thấp, công nghệ còn lạc hậu và công tác tiếp thị và tìm kiếm thị trường còn yếu kém. Thế nên đa phần các doanh nghiệp có sức chịu đựng rủi ro thấp, chưa tạo nên được sự khác biệt và khả năng cạnh tranh chưa cao. Chính vì vậy, ngân hàng chủ yếu chỉ cấp tín dụng ngắn hạn, mang tính thương vụ mà ít phê duyệt 90 các dự án đầu tư chiều sâu nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của DNNVV. Thêm vào đó khả năng lập dự án của các DNNVV rất hạn chế, đa phần các dự án mà doanh nghiệp đưa ra lại có tính khả thi thấp, chạy theo mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn mà không chú trọng nhiều đến nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn nên không đủ sức thuyết phục đối với ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. + Do công tác hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của một bộ phận doanh nghiệp còn yếu kém nên không cung cấp đủ cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phía ngân hàng, cản trở việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp. Phần lớn các DNNVV không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn và việc công khai tài chính của doanh nghiệp vẫn còn thiếu minh bạch. Báo cáo của doanh nghiệp không được kiểm toán hàng năm, do đó không đủ độ tin cậy. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp thường có song song hai hệ thống kế toán là kế toán thuế và kế toán nội bộ. Báo cáo thuế không phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh của doanh nghiệp bởi doanh thu, lợi nhuận theo báo cáo thuế thường không đúng thực tế do mục đích tránh thuế. Báo cáo nội bộ lại có thể tự thay đổi theo mục đích chủ quan của doanh nghiệp nên không thực sự là cơ sở tin cậy để ngân hàng đánh giá. + Tài sản bảo đảm (quyền sử dụng đất, bất động sản) của các DN đa phần không đạt yêu cầu để làm điều kiện thế chấp, cầm cố ngân hàng. Nếu có tài sản thế chấp thì giá trị của tài sản cũng quá nhỏ so với nhu cầu vay. Các tài sản hình thành từ vốn vay như dây chuyền thiết bị hàng hóa rất khó phát mãi hoặc số tiền thu được phát mãi cũng rất thấp. Điều này làm tăng tính rủi ro cho các khoản vay nên phía ngân hàng không thể chấp nhận và vì thế hạn chế khả năng tiếp cận vốn. Nguyên nhân chủ quan khác + Môi trường pháp lý có tác động ít nhiều đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Mặc dù nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo ra khuôn khổ pháp lý hỗ trợ cho hoạt động và sự phát triển của các DNNVV nhưng hệ thống pháp lý hiện nay vẫn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Các khía cạnh pháp lý liên quan đến thế chấp ngân hàng còn chưa đầy đủ, thống nhất, chưa có các văn bản hướng dẫn hoặc có nhưng chưa phù hợp, việc thế chấp quyền sử dụng đất còn chưa phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, do các tài sản đảm bảo có giá cả thay đổi thường xuyên theo biến động thị trường nên vấn đề phát mại tài sản để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Sự thiếu ổn định và thường xuyên thay đổi trong môi trường pháp lý gây khó khăn đối với hoạt động thế chấp cũng như cho vay của ngân hàng. 91 + Môi trường kinh tế là một trong những yếu tố môi trường vĩ mô có tác động nhiều đến hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà đổi mới với nhiều kết quả tích cực trong những năm qua, tuy nhiên môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều yếu kém. Thêm vào đó nền kinh tế cũng bị tác động bởi lạm phát, các biến động kinh tế của khu vực và thế giới, rủi ro đầu tư là rất lớn và không thể lường hết được. Vì vậy, mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV bị hạn chế. + Công tác quản lý đối với DNNVV của Nhà nước còn chưa chặt chẽ, đặc biệt là trong việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện các pháp lệnh kế toán, thống kê. Song song đó các hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV còn chưa hiệu quả. Chính sách ưu đãi về thuế đối với DNNVV chưa rõ ràng và cụ thể, DNNVV còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn ngoài ngân sách như vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chương 4 đã tập trung phân tích thực trạng chất lượng cho vay đối với DNNVV tại BIDV Cần Thơ. Tuy chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng dư nợ nhưng vào 3 năm gần đây, BIDV Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực, gặt hái được không ít thành quả trong hoạt động cho vay đối với DNNVV. Hoạt động cho vay của ngân hàng đã góp phần đáp ứng nhu cầu về vốn cho các DNNVV, giúp các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình. Chất lượng hoạt động cho vay DNNVV không ngừng được nâng cao qua từng năm, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Song bên cạnh đó, cho vay DNNVV vẫn còn nhiều tồn tại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ những gì đạt được và những vấn đề còn vướng mắc là tiền đề để tìm ra những giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế nhằm tiến tới phát huy tối đa tiềm lực của Chi nhánh. . 92 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV CẦN THƠ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 5.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG C NG TÁC TH M ĐỊNH Công tác thẩm định là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp ngân hàng đưa ra quyết định có cho vay hay không. Chất lượng của công tác thẩm định sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, hay hơn hết là ảnh hưởng đến hiệu quả của đồng vốn ngân hàng bỏ ra để cho vay. Nếu quá trình xem xét thẩm định không được thực hiện một cách chuyên nghiệp sẽ dẫn đến việc đánh giá sai khả năng của khách hàng và mang lại nhiều rủi ro tín dụng. Ngoài việc thẩm định theo cơ chế tín dụng quy trình nghiệp vụ của ngành như: - Đánh giá kỹ càng năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Khi cho vay các DNVVN ngoài quốc doanh còn phải đặc biệt lưu ý đến những đặc điểm ghi trong điều lệ doanh nghiệp (về người đại diện trước pháp luật, về người có quyền quyết định vay vốn…) để giảm bớt rủi ro cho khoản tín dụng được cấp ra. - Thông các qua chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời kết hợp với các thông số, kết quả của các doanh nghiệp cùng ngành, hoặc của các doanh nghiệp truyền thống để đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của doanh nghiệp. - Thực hiện công tác tiếp cận, thu thập thông tín, tham quan doanh nghiệp để có thể đánh giá được năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức, trình độ chuyên môn của nhân viên, đồng thời cũng biết thêm về uy tín của nhà lãnh đạo. Đây là những tiêu chuẩn định tính nên phải có sự tinh tế của cán bộ tín dụng mới có thể nhận xét được chính xác - Cán bộ tín dụng thực hiện công tác thẩm định nên có tìm hiểu, nghiên cứu nhất định về các lĩnh vực khác như thẩm định về phương diện kỹ thuật, các thông số kỹ thuật máy móc, chất lượng máy móc, để từ đó có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng. 5.2. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHO VAY Căn cứ quy định của NHNN, Điều lệ tổ chức và hoạt động, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trách nhiệm ban hành các quy định, quy chế hướng dẫn quy định của NHNN, đồng thời ban hành có quy định riêng áp dụng đối với các Chi nhánh trong hệ thống nhằm đảm bảo an toàn 93 trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Việc không tuân thủ những quy định này trước hết Chi nhánh BIDV Cần Thơ sẽ chịu trách nhiệm đối với về những rủi ro có thể xảy ra đối với những khoản vay đó. Do đó, để nâng cao chất lượng cho vay khách hàng DNVVN, Chi nhánh cần tuân thủ đúng quy định, quy chế tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, nhất là quy định về uỷ quyền phán quyết tín dụng và chính sách về bảo đảm tiền vay. Quy trình cho vay đã được ban hành cần được thực hiện nghiêm túc, bởi việc tôn trọng quy trình cho vay đảm bảo tính tuân thủ từ cán bộ tín dụng đến cấp kiểm soát và cấp phê duyệt được chặt chẽ, khách quan. Trong quy trình cho vay, cần tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay. Nếu có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp. - Yêu cầu khách hàng chuyển các giao dịch về tài khoản tại BIDV để có thể quan sát và theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng có những thay đổi bất thường nào không. - Khi có sự thay đổi về nhân sự quản chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác, cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần nâng cao chất lượng thẩm định khoản vay, thẩm định khách hàng vì đây là khâu rất quan trọng để đưa ra phán quyết tín dụng. Trước hết là tăng cường chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin. Công việc thu thập và xử lý thông tin cần phải được tiến hành liên tục và chủ động, chứ không đợi khách hàng đến xin vay rồi mới tiến hành. Thường xuyên liên lạc với Trung tâm tín dụng phòng ngừa rủi ro và nếu cần thì cũng nên sử dụng tới cơ quan liên quan như Trung tâm thông tin tín dụng CIC để điều hoà luồng thông tin cho hoạt động cho vay. Ngoài ra Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, kiên quyết khởi kiện đối với khách hàng cố tình chây ỳ, trốn tránh, không thiện chí trả nợ mặc dù có nguồn thu hoặc gửi hồ sơ đề nghị tuyên bố phá sản đối với những công ty chây ỳ không chịu trả nợ. Những hồ sơ về tài sản không đủ tính pháp lý để phát mại, tiếp tục hoàn thiện và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan chức năng để hồ sơ được hoàn thiện đầy đủ tính pháp lý trong thời gian nhanh nhất để nhanh chóng thu hồi nợ cho ngân hàng. 94 5.3. TIẾP TỤC NÂNG CAO ĐỘI NG NHÂN LỰC Cán bộ tín dụng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hầu hết rủi ro của các khoản nợ khó đòi xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, không có đủ năng lực trả nợ, song điều này không có nghĩa là các rủi ro đó không có sự ”đóng góp” của các cán bộ tín dụng. Thực tế ở Chi nhánh hiện nay, hầu hết các cán bộ tín dụng đều là cán bộ trẻ ( tuổi đời trung bình là 30-35 tuổi), năng lực thẩm định đánh giá các dự án đầu tư còn chưa tốt, vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong các khoản cho vay dài hạn nên trong quá trình triển khai đôi khi còn chậm chạp, thiếu tính chuyên nghiệp dẫn đến các quyết định cho vay gây lãng phí vốn của ngân hàng. Vì vậy, việc đầu tiên cấp thiết bây giờ Chi nhánh cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ bằng cách: - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng bằng các đợt tập huấn, huấn luyện kỹ năng để đạt được những cải thiện nhất định trong quá trình cho vay. Bên cạnh đó, việc cử một số cán bộ tín dụng đi học đề tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về phương diện kỹ thuật như các thông số kỹ thuật, chất lượng máy móc cũng rất cần thiết để việc thẩm định cho vay doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn vì hiện nay kinh nghiệm thẩm định các lĩnh vực ngoài xây dựng cơ bản của các cán bộ vẫn còn rất hạn chế. - Chú trọng công tác đào tạo cán bộ mới và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ đang làm việc sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như các văn bản chế độ của ngành và ngoài ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trường liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đầu tư, thẩm định đến hạn cho vay. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ngân hàng cần chỉ đao cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp cán bộ mới và rà soát lại đội ngũ cán bộ để có sự điều động và bổ sung cán bộ cho phù hợp vào những thời điểm nhất định, đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn mới. - Thường xuyên hệ thống hóa lại các văn bản cũ, mới để cán bộ tín dụng nắm bắt được, tập trung đào tạo lý luận, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước đến từng cán bộ. 5.4. Đ Y MẠNH HOẠT ĐỘNG MARK TING Tuy ngân hàng tọa lạc ở vị trí khá thuận lợi, nhưng sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng lớn nhỏ trong khu vực luôn là một sức ép đối với BIDV Cần Thơ. Chính vì vậy, hoạt động Marketing đối với BIDV Cần Thơ phải càng 95 được chú trọng. Việc Chi nhánh quảng bá hình ảnh sâu rộng của một trong những ngân hàng lớn mạnh và uy tín nhất trong khu vực đến đông đảo các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, một trong những phân khúc lớn mạnh của ngân hàng, để xây dựng hình tượng, niềm tin trong khách hàng luôn là một công tác quan trọng. Vì vậy Chi nhánh cần thành lập một tổ chuyên trách công tác marketing cho ngân hàng. Trước hết cần xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing Chi nhánh cần xây dựng một kế hoạch chi phí cụ thể, đế tránh lãng phí đồng vốn của ngân hàng. Hoạch định rõ tổng chi phí dự kiến cho cả năm và từng khoản mục chi phí cụ thể cho công tác tiếp thị, đặc biệt là chi phí quảng bá thương hiệu trên truyền thông. Tùy vào năng lực tài chính, đội ngũ nhân viên và chiến lược marketing của mình mà ngân hàng có thể lựa chọn hình thức, phương tiện quảng cáo cho phù hợp. Thông qua việc phân tích đánh giá các yếu tố trên, Chi nhánh có thể chọn phương tiện quảng cáo như qua báo chí, truyền hình, truyền thanh, internet, điện thoại hay gửi thư cho khách hàng, quảng cáo ngoài trời. Tăng cường quan hệ công chúng và công tác PR (Public Relations) Đây là khâu quan trọng có tác dụng duy trì hình ảnh của BIDV Cần Thơ trong khách hàng. Các giao tiếp cộng đồng, hay quan hệ công chúng có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: - Chi nhánh có thể tạo được mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo khách hàng hằng năm. Việc này giúp Chi nhánh đánh giá những mặt tốt, cũng như những tồn tại về hoạt động cho vay khách hàng, đặc biêt là khách hàng DNVVN. Hội nghị khách hàng còn giúp Ngân hàng hiểu rõ những khó khăn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đồng thời nắm bắt được các nhu cầu mới nảy sinh trong khách hàng, từ đó đưa ra cách thức cung ứng sản phẩm, cải tiến đa dạng sản phẩm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ. - Công tác xã hội cũng là một trong những phương tiện giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh của mình tới công chúng. Chi nhánh nên đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, đóng góp vào các quỹ từ thiện xây dựng, gắn biển các ngôi nhà tình nghĩa trên địa bàn. Song song đó, Chi nhánh có thể tài trợ cho một số chương trình để quảng bá sâu rộng hình ảnh của ngân hàng mình. 96 - Nâng cao ý thức của cán bộ về hoạt động marketing. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống thông tin nội bộ của Chi nhánh thật tốt, đảm bảo cán bộ nhân viên của Chi nhánh luôn nắm bắt các thông tin, chính sách mới một cách nhanh chóng. Tăng cường các chính sách tiếp thị, khuyến mại Trong lĩnh vực nào cũng vậy, công tác chiêu thị là một trong những cách thức thu hút sự quan tâm của khách hàng, và trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy. Việc tăng cường tiếp thị, khuyến mại giúp Chi nhánh thu hút thêm khách hàng, trong những giai đoạn nhất định. Tuy chính sách này chỉ mang tính chất thời điểm, ngắn hạn, tuy nhiên nó giúp Chi nhánh tạo thêm uy tín, hình ảnh trong khách hàng, thúc đẩy việc bán chéo sản phẩm. Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về khách hàng Để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác tín dụng của chi nhánh, nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên địa bàn, Ngân hàng cần thành lập một tổ chuyên nghiên cứu và thu thập thông tin về khách hàng của mình. Thông qua những báo cáo nghiên cứu khách hàng được tổng hợp lại, Chi nhánh sẽ có sự đánh giá tổng quát và khách quan nhất về tiềm năng của khách hàng, tính khả thi của dự án, hay uy tín của doanh nghiệp trên địa bàn để chất lượng tín dụng được đảm bảo, đồng vốn được khai thác hiệu quả. Đây cũng là một điều khá khó khăn nhưng với tiềm lực Chi nhánh thì vấn đề này có thể giải quyết được. Các cán bộ tín dụng có thể kiêm luôn việc nghiên cứu khách hàng để tinh tế và chuyên nghiệp hơn trong nghiệp vụ tín dụng, nhưng cần phải chú trọng cẩn thận khâu này. 5.5. HIỆN ĐẠI HÓA TRANG THIẾT BỊ VÀ PHÁT TRIỂN C NG NGHỆ NGÂN HÀNG Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những hình ảnh đầu tiên về Ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch. Tại Chi nhánh Cần Thơ hiện nay, thiết bị máy móc từng phòng ban dù đầy đủ nhưng hầu hết là công nghệ lạc hậu sẽ làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh,… nên nhu cầu đổi mới trang thiết bị máy móc là vô cùng cần thiết. Ngoài ra trang thiết bị hiện đại, tiện nghi mang lại cảm giác yên tâm cho khách hàng khi đến với ngân hàng, đảm bảo các giao dịch được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Chính vì vậy, BIDV Cần Thơ cần nâng cao cơ sở vật chất và các trang thiết bị thật hiện đại, đồng đều cho các bộ phận nhằm thu hút khách hàng. 97 Đồng thời, Chi nhánh phải ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng được tốt nhất, đem lại lợi ích nhiều nhất cho khách hàng đây cũng là mục tiêu để các Ngân hàng phấn đấu hoàn thành tốt nhất. Do đó, việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngân hàng là một trong những biện pháp giúp ngân hàng đến gần với mục tiêu đó nhanh chóng hơn và hiệu quả cao hơn. 5.6. TĂNG CƯỜNG C NG TÁC QUẢN L NỢ VÀ GIẢI QUYẾT NỢ XẤU Nợ xấu là việc phát sinh ngoài ý muốn của người đi vay cũng như người cho vay. Tuy nhiên một khi các khoản vay được quy vào các khoản nợ xấu, đó là điều trăn trở cho cả ngân hàng lẫn chính bản thân doanh nghiệp. Với mức độ rủi ro cao và khó có khả năng thu hồi thì Ngân hàng cần đưa ra những biện pháp xử lý nợ xấu tích cực đểm giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên như: Cơ cấu lại các khoản nợ; phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Trong một số điều kiện Chi nhánh có thể tăng thêm vốn vay đối với các DNVVN như việc dùng hàng tồn kho để làm tài sản thế chấp của doanh nghiệp. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng đối với NHTM khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Nhưng xét về lâu dài, nếu chúng ta thấy các DNVVN có khả năng và có trách nhiệm trả nợ thì Chi nhánh bỏ vốn thêm giúp đỡ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là cách thu hồi vốn tốt nhất. Đây cũng là cách có lợi cho cả hai bên, vừa giúp cho các DNVVN thoát khỏi cảnh khó khăn vừa giúp Ngân hàng thu được nợ. Ngoài ra, đối với những khoản cho vay khó đòi thì Chi nhánh cần có quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương,các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. 98 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN: Trong giai đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, dù nền kinh tế đặc biệt hệ thống ngành ngân hàng có nhiều biến động tiêu cực nhưng ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh Ngân hàng TMCP BIDV Cần Thơ nói riêng đã thể hiện được vai trò của một ngân hàng thương mại và nỗ lực của mình, xứng đáng với vị trí một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đối với hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động tín dụng DNVVN nói riêng, dù cho gặp một số khó khăn nhưng ngân hàng vẫn luôn cố gắng hoàn thiện mình, điều này được thể hiện qua: + Nợ xấu khối DNVVN tăng cao vào năm 2012, vào năm 2013 nợ xấu vẫn còn cao nhưng có giảm nhẹ. Và đến năm 2014 thì nợ xấu đã được ngân hàng kiểm soát và giải quyết tốt giảm 24,73% so với cùng kỳ năm trước. + Hoạt động tín dụng DNVVN nói chung được duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Việc sử dụng vốn huy động vào công tác cho vay DNVVN cũng được ngân hàng tập trung đẩy mạnh, luôn duy trì hệ số dư nợ trên vốn huy động hợp lý. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ DNVVN của ngân hàng giảm vào năm 2012, tác động nhiều nhất là do nền kinh tế chung của thị trường. Năm 2013, hai doanh số này có sự tăng trưởng trở lại. Con số đã thể hiện rất rõ những nỗ lực của ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì việc giảm doanh số cho vay và tăng trong doanh số thu nợ phần nào phản ánh được tình hình khó khăn chung của các DNVVN và phía ngân hàng nhưng đồng thời cũng cho thấy được những cố gắng tích cực trong công tác thu hồi nợ tại BIDV Cần Thơ. Trong đó đáng nói đến là cho dù nợ xấu tăng nhưng công tác thu nợ của ngân hàng luôn được đẩy mạnh. Cho thấy các cán bộ tín dụng tại ngân hàng luôn cố gắng theo sát khách hàng, đôn đốc khách hàng vay trả nợ đúng hạn bên cạnh áp lực doanh số ngày càng cao Ngân hàng cần: +Tăng doanh số cho vay DNVVN + Tích cực thu nợ, giảm hơn nữa nợ xấu của nhóm DN nói chung và nợ nhóm DNVVN nói riêng, hạn chế nợ xấu cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí dự phòng rủi ro cho ngân hàng, giúp ngân hàng tăng lợi nhuận. + Phân tán rủi ro đồng đều cho từng loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế 99 + Tích cực hỗ trợ vốn, đưa vốn đến những đối tượng đang gặp khó khăn và cần vốn, thực hiện tốt hơn nữa vai rò điều hòa vốn trong nền kinh tế của mình. 6.2 KIẾN NGHỊ : 6.2.1 Đối với ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển BIDV Việt Nam: - Hỗ trợ các chi nhánh trong việc đào tạo huấn luyện cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng như mở lớp đào tạo tại chỗ, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chinh ngân hàng để có những buổi nói chuyện trao đổi nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng trong hoạt động tín dụng - Có những chính sách ưu đãi cán bộ tín dụng về lương, khen thưởng, hỗ trợ cán bộ tín dụng về phương tiện đi lại và các chi phí phục vụ cho hoạt động tín dụng khác. - Có khoản chi riêng cho hoạt động Marketing quảng bá thương hiệu, mở rộng khách hàng nhằm vừa giữ chân khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng mới. 6.2.2 Đối với nhà nước: - Trong quá trình xử lý, phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ thì Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do giấy tờ thủ tục rườm rà, xử lý văn bản thi hành án còn chậm. Vì vậy cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Tòa án với Ngân hàng để mau chóng thu hồi nợ tồn đọng mà không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. - Các cấp chính quyền địa phương cần hỗ trợ ngân hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, trong việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau cho vay và công tác thu hồi nợ. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ : Nhà xuất bản : Trường Đại Học Cần Thơ 2. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê 3. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản tài chính. 4. Nguyễn Đăng Dờn,2012. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. TP.HCM : Nhà xuất bản Phương Đông. 5. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản Trị Ngân Hàng thương mại. Cần Thơ : Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 6. Thông tư 02/2013/TT-NHNN.http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van- ban-so-02_2013_TT-NHNN-(10455). [Ngày truy cập:4 tháng 9 năm 2014] 7. Hải Quan, 2014. Bức tranh tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 2011- 2013 [ Ngày truy cập: 4 tháng 09 năm 2014] 8. BIDV điều chĩnh giảm lãi suất huy động VNĐ [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2014] 9. Thu Phương, 2014. Doanh nghiệp nhà nước bị kỳ thị như ”vi trùng” [Ngày truy cập: 25 tháng 09 năm 2014] 10. Vay kinh doanh chỉ với lãi suất 7%/năm tại BIDV [Ngày truy câp: 27 tháng 9 năm 2014] 101 PHỤ LỤC 102 [...]... tài: bắt đầu tháng 08/2014 đến tháng 11/2014 Số liệu phân tích thu thập trong 3 năm: 2011, 2012 và năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 do Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ cung cấp 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ trong suốt giai đoạn 2011-6/2014 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG... hàng - Đánh giá hoạt động tín dụng tại BIDV Cần Thơ - Phân tích những nhân tố dẫn đến sự rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN Từ đó đề xuất, kiến nghị ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu và phân tích số liệu chỉ riêng Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Phạm... tín dụng đối với DNVVN, từ đó đưa ra một số biện pháp, đề suất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân hàng 20 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với tên giao dịch Quốc Tế là Bank for Investment and development of Việt Nam, gọi tắt là BIDV Là ngân hàng. .. khách hàng cá nhân - Cho vay thông qua phát hàng và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt và đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. .. hàng thương mại nhà nước, đầu tiên được thành lập ngày 26/04/1957 theo nghị định số 177/TTG của Thủ Tư ng Chính Phủ có tên là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Vào ngày 24/06/1981 Ngân hàng Kiến thiết Viện Nam được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN Việt Nam Vào ngày 14/11/1990, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT... cho vay, các thuận lợi và khó khăn ngân hàng đang phải đối mặt nhằm đề ra giải pháp giúp ngân hàng cải thiện chất lượng tín dụng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011- 6/2014 nhằm thấy được những thành công cũng như yếu điểm và đưa ra biện pháp phù... gian tới ngân hàng sẽ có những nổ lực để nâng cao chất lượng tín dụng Tuy ”tung ra” nhiều chính sách hỗ trợ nhằm kích thích sự phát triển của các DNVVN địa phương, tuy nhiên ngân hàng vẫn còn đối mặt với một số khó khăn như nợ xấu tăng cao, khả năng thu hồi vốn thấp Chính vì thế, Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nhằm... từ phía các NHTM BIDV hiện nay là Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam (hơn 26 tỷ USD), có thị phần tín dụng và huy động vốn khoảng 12% trong hệ thống ngân hàng Việt Nam BIDV có mạng lưới hoạt động gồm hơn 700 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp 63 tỉnh thành ở Việt Nam và có hiện diện tại một số quốc gia trên thế giới BIDV hiện quan hệ giao dịch với hơn 5 triệu khách hàng trên toàn quốc Gần đây, BIDV... 2.1.2.2 Phân loại tín dụng (PGS.TS LÊ VĂN TỀ, 2013) ►Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Đối với các ngân hàng thương mại, tín dụng ngắn hạn chi m tỉ trọng cao nhất - Tín dụng trung hạn: Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. .. nếu cần thiết - Mục tiêu 2 và 3: Với mục tiêu đánh giá chung về hoạt động tín dụng và phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN từ 2011- 6/2014 của BIDV, sử dụng sử dụng phương pháp so sánh số tư ng đối và tuyệt đối qua các chỉ số tài chính để đánh giá - Mục tiêu 4: Tổng hợp các kết quả từ phân tích và đánh giá các mục tiêu trên để chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu dẫn đến sự rủi ro trong hoạt động tín

Ngày đăng: 19/10/2015, 22:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan