Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ở việt nam

80 747 1
Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI K H O A LUẬT BÙI TH A N H NGÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ x ử LÝ VI PHẠM • • TRÊN THI TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LU Ậ T K IN H TẾ M à SỐ: 60.38.50 LUÂN VẢN THAC SỸ LUẬT HOC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :PG S. TS PHẠM DUY NGHĨA HÀ NỘI - 2007 V- L D 丨 侧 • LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận vãn này là cổng trình nghiên cứu của tôi và không irùng với lài liệu nào (lược công bố. Những sớ liộu sử dụng trong Luận vãn là có Ihạt và trung thực. . I N C ỈƯ Ò I T H Ụ C IIIỆ N Bùi Thanh Ngà I MỤC LỤC M Ở ĐẨU CHƯƠNG 1: M Ộ• T SỐ VÂN ĐỂ c ơ BẢN VỂ PH Á P LUẬT 參 x ử LÝ VI PHẠM TRÊN T H Ị TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN 1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán 1.2 Hình thức và vai trò của pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán 1.3 Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán của các nước và kinh nghiệm đối với V iệt Nam ỉ 3.1 Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán của các nước ỉ .3.2 M ột sổ nhận xét và bài học kinh nghiệm rú t ra trong quy định pháp luật về xử lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán của các nước CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 2.1 Các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán 2.2 Thực trạng khung pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ở V iệt Nam 2.2.1 Các hành vi vi phạm quy định tạ i Luật Chứng khoán 2.2.2 Thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trên th ị trường chứng khoán V iệt Nam 2.2.3 Những vấn đề tồn tạ i của pháp luật về xử lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán ở V iệt Nam CHƯƠNG 3: H O À N T H IỆ N PH Á P L U Ậ T x ử L Ý V I P H Ạ M T R Ê N T H Ị TR Ư Ờ N G C H Ú N G K H O Á N Ở V IỆ T N A M 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ở V iệt Nam 3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ở V iệt Nam 3.3 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ở V iệt Nam 3.3.1 Chỉnh sửa, b ổ sung các văn bản pháp ỉuật có liên quan 3.3.2 Hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm trên tlìị trường chứng khoán ỏ Việt Nam 3.3.3 Kiến Hỉịhị hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam K Ế T LU Ậ N D AN H M U C T À I L IÊ U T H A M K H Ả O 3 Ọ s* o on n Èr í QTQ 7T ST o Ỗ、 3 H H n 5 H H : ÏÏ f-t- 1 í Í B o Èr crq pr ST 0 s、 a sr 以/ a 1 cro o Q TQ ?r sr o Ỗ、 3 DAZH MỤCC Á O TÜ VIẾT TẲT H -í C 3 QfQ UBCKNN H H d ơ o MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động và phân bổ vốn trung và dài hạn quan trọng phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển nền kinh tế quốc dân, có vai trò thiết yếu trong việc huy động, phân phối và kiểm soát vốn một cách có hiệu quả trong nền kinh tế hiện đại, đây là thị trường tài chính bậc cao, hoạt động với những thiết chế phức tạp và chặt chẽ. Bên cạnh vai trò tích cực, thị trường cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro do các hành vi đầu cơ,mua bán nội gián, thâu tóm, lũng đoạn thị trường… làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân. Để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự công bằng, công khai và ổn định thì việc hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm cho TTCK hoạt động là yêu cầu cấp bách, là mục tiêu được Nhà nước quan tâm khi thiết lập TTCK ở Việt Nam. Nhà nước quản lý các quan hệ xã hội, các chủ thể tham gia th ị trường bằng pháp luật theo những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc mà mọi chủ thể tham gia thị trường phải tuân thủ. Thị trường chứng khoán V iệt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 6 năm. Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTCK, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khóan và thị trường chứng khoán. Đây là hành lang pháp luật xử lý v i phạm tạo m ôi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia th ị trường. Tuy nhiên, TTCK là một lĩnh vực mới mẻ, đội ngũ các nhà quản lý và điẻu hành thị trường chưa có nhiêu kinh nghiệm, công chúng chưa hiểu biết nhiều về TTCK và cũng chưa có thói quen đầu tư vào chứng khoán. Do vậy, hoạt động của thị trường trong giai đoạn hiện nay đầy tính rủ i ro và rất dễ phát sinh tiêu cực, có thể gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và đời sống xã hội. Để TTCK hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả cần phải xây dựng một nền tảng căn bản, vững chắc, hoàn chỉnh về pháp luật xử lý vi phạm cho TTCK hoạt động và nó có thể điều chỉnh toàn diện mọi hoạt động của các chủ thể tham 1 gia thị trường bằng những quy tắc chung nhất, đảm bảo được tính cưỡng chế thực thi cao nhất của Nhà nước. Việc hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm là một quá trình tổng hợp, trên cơ sở kế thừa các văn bản pháp luật xử lý vi phạm hiện hành về chứng khoán và TTCK, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của TTCK V iệt Nam trong hơn 6 năm qua và dựa trên cơ sở ứng dụng một cách khoa học quá trình nghiên cứu kinh nghiệm về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật xử lý vi phạm của các nước trên thế giới vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể cùa V iệt Nam. Xuất phát từ những lý do nêu trên và trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, để kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm trên TTCK, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của nhà đầu tư, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm nhằm phát hiện những mặt bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh tế mới phát sinh ở nước ta hiện nay là vấn đề cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và qua hoạt động khảo sát xây dựng pháp luật xử lý vi phạm của các nước trên thế giới, qua học tập kinh nghiệm của các chuyên gia của một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hỗ trợ và phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), Tổ chức K ỹ thuật Đức (G TZ).... về pháp luật xử lý vi phạm trên TTCK của các nước. Thị trường chứng khoán ờ V iệt Nam còn non trẻ, trong khi đó hành lang pháp luật xử lý v i phạm cho thị trường hoạt động chưa hiệu quả. Vãn bản pháp luật xử lý vi phạm để điều chỉnh hoạt động của TTCK ở nước hiện nay mới chỉ ở mức N ghị định của Chính phủ, nên những bất cập và xung đột của các văn bản pháp luật xử lý vi phạm đã bộc lộ dẫn đến hoạt động của thị trường có những hạn chế nhất định. Sự nghiên cứu xây dựng pháp luật xử lý vi phạm trên TTCK ở V iệt Nam đánh dấu bước quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý v i phạm nói chung và pháp luật xử lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán V iệt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Là m ột công trình nghiên cứu có hệ thống, mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để xây dựng pháp luật xử lý vi phạm trên TTCK ở V iệ t Nam phù hợp với hệ thống pháp luật xử lý vi phạm của V iệt Nam. Để đạt được mục đích nêu trên, luận án nghiên cứu hành v i vi phạm trên TTCK ở trong nước và nước ngoài và đặt ra yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trên TTCK ở V iệt Nam như sau: - Phân tích và làm rõ các luận cứ về sự cần thiết xây dựng và hoàn th iệ n pháp luật xử lý v i phạm trên TTCK ở V iệt Nam góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý v i phạm nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế của V iệ t nam; - Đánh giá thực trạng pháp luật xử lý v i phạm trên TTC K ở V iệ t Nam, phân tích hệ thống các văn bản pháp luật về xử lý v i phạm trong lĩn h vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hiện nay của V iệt Nam, những vấh đề bất cập, xung đột giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về xử lý vi phạm trên TTCK với các văn bản pháp luật xử lý vi phạm khác và với thông lệ quốc tế; - Thuyết minh các căn cứ khoa học để xây dựng nội dung của pháp luật về xử lý vi phạm gắn với thực tiễn hoạt động của TTCK V iệ t Nam, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo được tính ổn định, bền vững cuả pháp luật xử lý v i phạm, khắc phục những bất cập, xung đột với các văn bản pháp luật xử lý v i phạm khác có liên quan đảm bảo tính cưỡng chế và thực th i của pháp luật xử lý v i phạm, tạo điều kiện cho TTCK phát triển. 4. Phương pháp đã tiến hành Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm 3 nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hình thành đồng bộ pháp luật quản lý nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đặc biệt là pháp luật xử lý v i phạm trên TTCK ở V iệt Nam • Luận án cũng vận dụng những quan điểm, phương pháp luận cùa triết học, của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, pháp luật của các nước về xừ lý vi phạm trên thị trường chứng khoán để làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật xử lý v i phạm trên thị trường chứng khoán ở V iệt Nam. Đồng thời, Luận văn cũng vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hơp, so sánh, diễn giải, quy nạp, tổng kết thực tiễn, thống kê ,....tiế n hành thu thập tài liệu thông qua các cuộc khảo sát, hội thảo của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về pháp luật xử lý v i phạm trên TTCK để lý giải các vấn đề được đặt ra mà luận văn cần phải làm rõ. 5. Những kết quả đạt được - Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về pháp luật xử lý v i phạm trên TTCK ở V iệ t Nam và làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý v i phạm ở nước ta, với cách tiếp cận tổng hợp từ nhiều phương diện về cách quản lý TTCK của các nước trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh của nền kinh tế th ị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. - Luận văn thu thập, phân tích một số quan điểm lý luận về xây dựng hệ thống pháp luật về xử lý v i phạm nói chung, đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm trên TTCK ở V iệt Nam và tìm ra những hành vi vi phạm đạc trưng mà Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh xử lý v i phạm hành chính và Luật Chứng khóan cần phải điều chỉnh từ góc độ xã hội, kinh tế, chính trị và sự phát triển của TTCK trong tương lai. - Luận văn chỉ ra những bất cập, xung đột giữa hệ thống pháp luật về xử lý v i phạm trên TTCK ở nước ta với các hệ thống pháp luật khác để làm cơ sở chỉnh sửa các vãn bản pháp luật khác có liên quan. - Trên cơ sở làm sáng tỏ các hành vi vi phạm trên TTCK, luận vãn đã đề xuất những giải pháp chủ yếu mang tính lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu 4 quả của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm trên TTCK ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, phát triển những vấn đề lý luận của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng các vãn bản quy phạm pháp luật về xừ lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán ở V iệ t Nam. 6. K ế t cấu của luận văn: Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung của luận vãn gổm ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỂ C ơ BẢN VỂ PHÁP LUẬT x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1-1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN \a . K h á i niệm: Thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế quốc dân, hoạt động với những thiết chế phức tạp, luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể ảnh hường đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của một đất nước do các chủ thể tham gia thị trường gây ra. Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán không tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột về lợ i ích giữa các chủ thể có thể xuất hiện những hành vi nguy hiểm xâm hại đến quyền và lợ i ích hợp pháp của các chủ thể khác, xâm hại đến sự phát triển bình thường của thị trường chứng khoán. V i phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của nhà nước vẻ chứng khoán và thị trường chứng khoán, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật về chứng khoán xác lập và bảo vệ mà tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, dân sự, xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiêm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. b. Đặc điểm của vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán: Giống như v i phạm pháp luật nói chung, v i phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và th ị trường chứng khoán có các đặc điểm sau: + Hành vi xác định của con người (có thể là hành động hay không hành động); 6 + Hành vi đó trái với các quy định của pháp luật chứng khoán, xâm hại tới các quan hộ xã hội được pháp luật chứng khoán bảo vệ; + Chủ thể thực hiện hành v i đó phải có lỗ i (có thể là lỗ i cố ý hoặc lỗ i vô ý); + Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý. Bên cạnh những điểm cơ bản đó, các vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán cũng có những điểm khác biệt được hình thành bởi tính đặc thù của thị trường chứng khoán. + V ớ i tính chất là một lĩnh vực kinh tế phức tạp, luôn có phản ứng dây chuyền, các vi phạm trên th ị trường chứng khoán có thể xâm hại đến quyền và lợ i ích hợp pháp của một số đông công chúng đầu tư, ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của thị trường, do vậy, các chế tài đặt ra để xử lý đối với các chủ thể vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán có mức độ nghiêm khắc hơn so với các vi phạm có tính chất tương đồng khác. + Các hành vi vi phạm pháp luật vẻ chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư tham gia đầu tư chứng khoán. V í dụ trong trường hợp giao dịch nội gián, pháp luật các nước đều quy định cấm giao dịch nội gián.. Pháp luật Việt Nam quy định cấm những cá nhân, tổ chức tiếp cận với những thông tin nội bộ của tổ chức phát hành mà trực tiếp hay gián tiếp mua, bán chứng khoán trong khi tổ chức phát hành chưa công bố thông tin nội bộ ra công chúng có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán nhằm thu được lợ i nhuận. + Việc xác định hành v i vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong giao dịch nội gián, đặc biệt là việc xác định “ những người liên quan ” biết được thông tin nội bộ và sử dụng thông tin nội bộ hoặc cung cấp thông tin nội bộ cho người khác để mua bán chứng khoán để đưa ra hình thức xử phạt phù hợp. Chứng khoán và thị trường chứng khoán với vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thị trường chứng khoán không chỉ phát huy được nội lực của nền kinh tế mà còn thu hút được mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên TTCK luôn tiềm ẩn nhứng rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thị trường do 7 các hành vi giao dịch nội gián, mua bán khống, thao túng thị trường,v.v. Những hành vi này luôn tồn tại trên th ị trường chứng khoán và bị pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán cấm thực hiện. Đây là dạng v i phạm mới phát sinh nên chế tài áp dụng đối với các vi phạm đó hiện chưa được quy định cụ thể trong Bộ Luật Hình sự để xử lý đối với các hành vi vi phạm này. c. Phản loại vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán Giống như vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và th ị trường chứng khoán có thể phân thành: vi phạm luật hành chính, v i phạm luật dân sự, v i phạm luật hình sự. V i phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và th ị trường chứng khoán là những hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về chứng khoán và th ị trường chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Tuỳ thuộc vào từĩig lĩnh vực hoạt động của thị trường chứng khoán mà có các loại vi phạm hành chính khác nhau kèm theo chế tài áp dụng riêng đối với từng loại vi phạm đó như:vi phạm trong lĩnh vực phát hành chứng khoán; vi phạm các quy định về niêm yết chứng khoán; kinh doanh, giao dịch chứng khoán; vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán; vi phạm quy định đối với người hành nghề kinh doanh chứng khoán; về đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán,v.v. V i phạm dân sự ưong lĩn h vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là những hành vi trái pháp luật, có lỗ i,xâm hại tớ i những quan hệ dân sự giữa các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. V i phạm hình sự về chứng khoán và thị trường chứng khoán là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự gảy ra một cách cố ý hoặc vô ý,xâm hại đến hoạt động của thị trường chứng khoán, các quyền, lợ i ích họp pháp của các cá nhân, tổ chức khác. 8 d. Hình thức xử lý các vi phạm trên thị trường chứng khoán X ử lý hành chính: + Đ ối với mỗi hành v i vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đó sẽ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính và có thể bị áp dụng một hay nhiều hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả khác. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức và biện pháp xử lý thích hợp. * Hình thức xử phạt chính: pháp luật hầu hết các nước đều quy định áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt tiền hoặc cảnh cáo đối với hành vi v i phạm hành chính trên th ị trường chứng khoán. • Phạt tiền Khung phạt tiền với mức phạt tối thiểu và mức phạt tối đa được áp dụng chung cho mỗi hành vi vi phạm hành chính. Mức phạt tiền đó thường được tính trên cơ sở khoản thu phi pháp, khoản huy động bất hợp pháp hoặc giá trị chứng khoán mua bán phi pháp. Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung hình phạt tiền tương ứng với hành vi đó, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung hình phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền. • Cảnh cáo Hình phạt cảnh cáo chủ yếu được áp dụng đối với những hành v i v i phạm nhỏ, ít nghiêm trọng, vi phạm lần đầu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và gây thiệt hại không lớn cho các tổ chức, cá nhân khác. * Hình thức xử phạt b ổ sung: Để xử lý triệt để các v i phạm, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của hành vi v i phạm pháp luật chứng khoán có thể ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, đầu tư 9 trên thị trường chứng khoán và ảnh hưởng đến sự ổn định chung của thị trường chứng khoán, pháp luật các nước đều quy định áp dụng các hình phạt bổ sung và một số biện pháp khác song song với việc áp dụng hình phạt chính. Đó có thể là các biện pháp như: • Tước có thời hạn hoặc không có thời hạn quyền sử dụng các loại giấy phép liên quan đến chứng khoán và th ị trường chứng khoán như:giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, giấy phép niêm yết chứng khoán, giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán, giấy phép quản lý quỹ, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. Biện pháp này được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định về sử đụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tổ chức, cá nhân vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. • Tịch thu tiền, chứng khoán được sử dụng để vi phạm hành chính; • Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi v i phạm mà có và số chứng khoán mua trái phép; • Biện pháp khắc phục hậu quả: Trong xử lý v i phạm trên thị trường chứng khoán, có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như: • Buộc khôi phục lạ i đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu; • Buộc huỷ bỏ hoặc cải chính những thông tin sai lệch,thất thiệt; • Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra. + X ử lý dán sự: Việc xử lý các hành vi vi phạm dân sự trong lĩn h vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện thông qua Toà án dân sự. 10 * Phán quyết trên cơ sở hợp đồng: Phán quyết mà toà án đưa ra để xử lý đối với người vi phạm trước hết phải dựa trên cơ sở hợp đồng dân sự được ký kết bởi các bên. Thông thường,khi ký kết hợp đồng (như hợp đồng mở tài khoản ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng, hợp đồng môi giới chứng khoán giữa khách hàng và công ty chứng khoán,v.v) bên cạnh việc thoả thuận các điều khoản căn bản làm phát sinh quyền và nghĩa vụ trong hợp đổng, các bên còn thoả thuận về các biện pháp áp dụng khi xảy ra tranh chấp hay khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợ i đã được xác lập. Do đó, khi giải quyết vụ án, toà án sẽ cãn cứ vào biện pháp áp dụng đã được thoả thuận giữa các bên để đưa ra quyết định xử lý. Hình thức xử lý có thể là phạt vi phạm hay là buộc bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì toà án sẽ ra quyết định xử lý căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành. Buộc bồi thường thiệt hại Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: 'Thiệt hại phải được bội thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có th ể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường \ [Đ iều 605 khoản 1] Tuy nhiên, nếu các bên không thoả thuận được về việc bồi thường thiệt hại kh i v i phạm nghĩa vụ thì Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. * Phán quyết theo quy định của pháp luật Phán quyết về việc buộc bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được toà án tuyên nếu một trong các bên vi phạm nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những quy định của pháp luật không có sự thoả thuận trước của các bên và được phát sinh trên cơ sở hành vi bất hợp pháp do lỗ i cố ý hoặc vồ ý. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng được pháp luật quy định bất buộc thực hiện. Trong lĩn h vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được áp dụng trong trường hợp Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Điều 618 Bộ 11 luật Dân sự 2005) trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao (ví dụ như trường hợp đại diện giao dịch là người được thành viên của Sở giao dịch chứng khoán cử làm đại diện thực hiện nhiệm vụ giao địch tại Sở, do vô ý gây ra lỗ i trong kh i giao dịch do nhầm lẫn, sai sót trong việc đặt sai lệnh mua hoặc bán, loại chứng khoán, giá cả, số lượng trong quá trình nhận lệnh, xử lý lệnh hay trong quá trình chuyển, nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của sở...) gây thiệt hại cho khách hàng. Trong trường hợp này pháp nhân phải bồi thường thiệt hại và sau đó có quyền yêu cầu người có lỗ i phải hoàn trả lại khoản tiền mà pháp nhân đã bồi thường theo quy định của pháp luật; + X ử lý hỉnh sự. M ọi hành vi phạm tộ i cấu thành tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải bị áp dụng các hình phạt nhất định được pháp luật quy định. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tộ i mà còn nhằm cải tạo, giáo dục ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa phát sinh các tội phạm m ới. Đ ối với tộ i phạm trong lĩn h vực chứng khoán, chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính, đó là: • Cảnh cáo hình phạt cảnh cáo được áp đụng đối với người phạm tộ i ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. • Phạt tiền xuất phát từ đặc thù của tội phạm chứng khoán là một trong các dạng tộ i phạm về kinh tế, loại tội phạm này sử dụng tiền hay chứng khoán làm phương tiện phạm tộ i nhằm thu được lợ i nhận hay tránh được các mất mát trong việc giao dịch chứng khoán một cách bất hợp pháp. Do vậy, đây là hình phạt được áp dụng chủ yếu để xử lý các tộ i phạm trong lĩn h vực chứng khoán và th ị trường chứng khoán. Mức phạt tiền đối với dạng tộ i phạm này được quyết định tuỳ thuộc mức độ nghiêm trọng của hành v i phạm tội. • Phạt tù hiện nay ở V iệt Nam, hình phạt tù chủ yếu được áp dụng đối với những vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại đến lợ i ích của số đông các nhà đầu tư hay ảnh hưởng xấu đến hoạt động của thị trường chứng khoán như làm ngưng trệ một phần hay toàn bộ hoạt động thị trường. Hình phạt tù ở các nước 12 thường quy định trong Luật Chứng khoán từ 3 đến 10 năm. Tuy nhiên, có một số nước như ở M ỹ có vụ án Enron gây hậu quả đạt biệt nghiệm trọng nên ngày 25/5/2006 Toà án của M ỹ tuyên phạt Jeffey S killing giám đốc điều hành của Enron 24 nãm 4 tháng tù [Bản tin ngày 23/10/2006 của Bộ Tư pháp Hoa K ỳ www.usdoj.gov, Bản tin AP ngày 14/12/2006, Báo Tuổi trẻ đăng ngày 14/12/2006] Kèm theo hình phạt chính, người phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như : • Phạt tiền • Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định liên quan đến chứng khoán. 1.2 HÌNH THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN 1.2.1 Hình thức pháp luật Đ ối với lĩnh vực chứng khoán, nhất là pháp luật về xử lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán, pháp luật của nhiều nước dù thuộc hệ thống thông luật hay dân luật thường được thể hiện dưới hình thức văn bản luật. V í dụ, trong ỉĩnh vực xử lý hình sự đối với các tội phạm về chứng khoán. Ở M ỹ, việc xử lý hình sự được quy định trong Luật Chứng khoán nãm 1934 và Luật về các giao dịch nội gián năm 1984. Ở A u s tra lia ,chế tài hình sự áp dụng cho tội danh buồn bán nội gián, một tội phạm điển hlnh trong lĩnh vực chứng khoán được quy định trong Luật công ty năm 1991. Ở A nh, trách nhiệm hình sự được quy đinh trong Đạo luật về tư pháp hình sự năm 1993 và trong đạo luật về các giao dịch nội gián năm 1985. Ngoài ra, ở các nước thuộc hệ thống án lệ, việc xử lý vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán còn được căn cứ vào các quyết định xét xử của toà án hay quyết định xử lý hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các vụ việc trước đây mà có tính chất và mức độ tương tự. 13 Ở V iệt Nam , tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại vi phạm mà việc xử lý đối với các vi phạm đó được căn cứ theo các vãn bản quy phạm pháp luật khác nhau như :Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (đối với các vi phạm hành chính) và các văn bản hướng dẫn liên quan; Luật dân sự (đối với các vi phạm dân sự). Riêng đối với các vi phạm hình sự trong lĩn h vực chứng khoán, Bộ luật Hình sự V iệt Nam 1999 chưa có bất kỳ tội danh nào quy định trực tiếp cho các vi phạm trên th ị trường chứng khoán mà hiện chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tộ i phạm trên thị trường chứng khoán trên cơ sở áp dụng chế tài dành cho một số tộ i danh trong lĩnh vực kinh tế. Đây chỉ là một giải pháp trước mắt, mang tính chất tạm thời, về lâu dài, Bộ luật Hình sự cần bổ sung các tội đanh về chứng khoán nhằm ngăn ngừa và xử lý đối với dạng tội phạm này hoặc có thể đưa pháp luật xử lý vi phạm trên TTCK ở V iệt Nam vào các luật chuyên ngành (ví dụ Luật Chứng khóan). 1 2 2 Vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ^1 . Pháp luật xử lý vi phạm về chứng khoán là cơ sỏ giữ vững sự ổn định, an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán; bảo vệ quyền9 lợi ích của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật về chứng khoán của mọi cá nhán, tổ chức, Pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán có các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể tham gia thị trường, cấm các chủ thể đó thực hiện các hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn trong hoạt động của thị trường, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và cồng dân khác. Pháp luật đặt ra các chế tài để áp dụng đối với các hành vi vi phạm nhằm răn đe, phòng ngừa và trừng trị đối với nhũng chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm đó, từ đó có thể nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật về chứng khoán của các cá nhân, tổ chức. 14 ị). Pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trưởng chứng khoán là yếu tố cơ bản tạo môi trường ôn định cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, thiết lập và mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán trên thị trường. Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, không thể tránh khỏi việc xuất hiện các hành vi nguy hiểm xâm hại đến sự ổn định và phát triển bình thường của thị trường chứng khoán. Các hành vi vi phạm đó thường gây ra các phản ứng dây chuyền, tác động xấu đến hoạt động chung của th ị trường chứng khoán như làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động của thị trường, tình trạng “ đóng băng” giá chứng khoán kéo dài hay giá cả chứng khoán biến động thất thường,v.v; làm giảm lòng tin của người đầu tư đối với thị trường, vì vậy, pháp luật xử lý vi phạm về chứng khoán đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn, ổn định cho thị trường. Bên cạnh đó, xử lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán còn là giải pháp tối ưu và quan trọng nhất nhằm tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh vào thị trường chứng khoán, từ đó thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thị trường. T hị trường chứng khoán là nơi các chứng khoán được giao dịch giữa người mua và người bán. Cũng giống như các loại thị trường khác, tham gia vào thị trường chứng khoán ít nhất gồm ba loại chủ thể là các công ty niêm yết (đóng vai trò là người cung cấp chứng khoán); các nhà đầu tư (giữ vai trò là người cầu chứng khoán và các công ty chứng khoán) và các tổ chức trung gian khác (có vai trò m ôi giới và kinh doanh). 1.3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LỊỊẬT VỂ x ử LÝ VI PHẠM TRÊN TTCK CỦA MỘT s ố NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM Đối VỚI VIỆT NAM 1.3.1 Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán của các nước a. Thái Lan Năm 1992,Thái Lan ban hành Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán [B.E 2535] (sau đây gọi tắt là Luật B.E 2535). Luật B.E 2535 quy định cụ thể các vi phạm phải phạt tiền và vi phạm phải bị xử phạt tù hay vừa bị phạt tù vừa bị 15 phạt tiền. Cơ quan xét xử các vụ vi phạm trên thị trường chứng khoán Thái Lan là Ưỷ ban xét xử thuộc Uỷ ban Chứng khoán Thái Lan (SEC). Uỷ ban xét xử gồm 3 thành viên là các viên chức có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, trong đó có một người là nhân viên điều tra theo Luật tố tụng hình sự [Luật B.E 2535 Điều 125]. Trên cơ sở quy định về hình phạt tại Luật B.E 2535, Ưỷ ban xét xử xem xét hành vi vi phạm và đưa ra hình thức xử lý. Đối với trường hợp xử phạt tiền, vụ án được coi là xoá bỏ ngay khi bị can đã thanh toán tiền phạt theo quyết định của Uỷ ban xét xử trong thời hạn quy định, còn đối với trường hợp xử phạt tù hay vừa bị phạt tù vừa bị phạt tiền, bị can chỉ được xoá án sau khi thi hành xong các hình phạt do Toà án tuyên theo quy định của Luật Hình sự. Luật giao dịch chứng khoán Thái Lan xác định hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực và hình thức xử lý đối với các vi phạm đó. V í dụ như trong lĩnh vực phát hành chứng khoán, hành vi vi phạm các quy định về chào bán chứng khoán mới, chào bán chứng khoán ra công chúng, các quy định về chứng chỉ trái phiếu công ty và phát hành trái phiếu công ty có bảo đảm, về đăng ký và chuyển nhượng, quy tắc lập sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán thì bị phạt tiền với số tiền không quá 500.000 bath hay bị phạt tù với thời gian chấp hành hình phạt không quá 2 năm hay vừa bị phạt tiền vừa bị phạt tù [Luật Chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan năm 1992 (B.E 2535] Các hành vi vi phạm giao dịch chứng khoán không công bằng, v i phạm các quy định về mua chứng khoán để thâu tóm doanh nghiệp, lũng đoạn thị trường v.v. được quy định là các vi phạm nghiêm trọng và bị xử lý về hình sự. Tương ứng với mỗi hành vi vi phạm có một hình phạt nhất định, nếu là phạt tù thì không quá 3 năm, còn nếu là phạt tiền thì 500.000 baht. Tuy nhiên, Luật giao dịch chứng khoán Thái Lan quy định áp dụng các hình phạt rất nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm của những người giữ những chức vụ nhất định (Giám đốc, người quản lý hay người điều hành hoạt động của pháp nhân tham gia TTCK) như hành vi lừa đảo công chúng bằng cách đưa ra những thông tin giả 16 hoặc che đậy sự thật mà đáng ra phải thông báo cho công chúng hay có những hành v i làm sai nhiệm vụ và gây thiệt hại cho lợ i ích của pháp nhân, chuyển đổi không trung thực tài sản của pháp nhân thành tài sản của m ìiìh hay của người khác; ăn cắp, làm thiệt hại, phá huỷ,làm giảm giá trị, mất tác dụng của tài sản mà pháp nhân có nhiệm vụ nắm giữ, bảo quản với mục đích gây thiệt hại cho công chúng; thực hiện sai các chế độ về kế toán, sổ sách chứng từ v.v. Những người này bị xử phạt tù từ 5 đến 10 năm và bị phạt tiền từ 500.000 baht đến 1.000.000 baht. K hi có bất cứ dấu hiệu hay chứng cứ nào cho thấy có hành vi vi phạm pháp luật, viên chức có thẩm quyền được quyền tịch thu hoặc tịch biên tài liệu hoặc các chứng từ có liên quan đến việc vi phạm pháp luật để thanh tra hay tiến hành tố tụng. Trong trường hợp có bằng chứng là người vi phạm pháp luật có thể tẩu tán tài sản của mình, SEC có quyền tịch thu hoặc tịch biên tài sản của người đó. Trong trường hợp có cơ sở để nghi ngờ người đó sẽ trốn ra khỏi Vương quốc Thái Lan, trên cơ sở đề nghị của SEC, Toà án hình sự có quyền cấm người đó rời khỏi Vương quốc Thái Lan. Đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp, ƯBCK có quyền ra lệnh tạm thời cấm người đó không được đi ra khỏi vương quốc trong thời hạn không quá 15 ngày cho đến kh i Toà án hình sự có lệnh khác. Như vậy có thể thấy rằng UBCK Thái Lan được trao thẩm quyền khá rộng trong việc xử lý các v i phạm liên quan đến chứng khoán và giao dịch chứng khoán. Thẩm quyền của cơ quan này không chỉ dừng lại ở các hoạt động quản lý hành chính, xử lý vi phạm theo thủ tục xử lý hành chính mà còn cho phép cơ quan này tham gia trực tiếp vào các thủ tục tố tụng hình sự. c. Hàn Quốc Hệ thống pháp luật của Hàn Quốc về chứng khoán có một số nét tương đồng với pháp luật V iệt Nam. Nếu như ở V iệt Nam, ngoài Luật Chứng khoán năm 2006 là văn bản pháp luật chuyên ngành về chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan còn có một số luật khác điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán như Bộ luật Dận„sư,.Luật ThựỢn&..maL1JLpật ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 17 Ĩ ^ L Ũ / m 1 Đầu tư nãm 2005,Luật Doanh nghiệp nãm 2005 v.v. thì Hàn Quốc cũng có các luật điều chỉnh về chứng khoán và các hoạt động kinh doanh, giao dịch trên thị trường chứng khoán là Luật Thương mại, Luật Tín thác đầu tư chứng khoán, Luật Kiểm toán độc lập của công ty cổ phần và Đạo luật chứng khoán và Giao dịch chứng khoán. M ỗi luật chứa đựng các quy phạm điều chỉnh về các nội dung khác nhau liên quan đến chứng khoán. Theo quy định của Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Uỷ ban chứng khoán Hàn Quốc (SEC) được tiến hành các cuộc điều tra khi SEC nghi ngờ hay được thông báo về hành vi v i phạm pháp luật, về các giao dịch không cổng bằng. SEC có quyền điều tra người có liên quan đến giao dịch bị nghi vấn [Điều 128 Luật Chứng khoán Hàn Quốc] v.v. nhưng SEC không có thẩm quyền xử lý những người có liên quan đến giao dịch bất hơp pháp. K hi hành vi vi phạm thuộc vi phạm hình sự nghiêm trọng, SEC chuyển giao cho Toà án các bằng chứng liên quan là kết quả của các cuộc điều tra của SEC để xử phạt. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của v i phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay dân sự với hình phạt áp dụng có thể là phạt tiền hay phạt tù hoặc xử phạt đồng thời vừa bị bỏ tù vừa phải nộp phạt. Trường hợp v i phạm không nghiêm trọng, SEC có thể áp dụng hình phạt hành chính thông qua quyết định của mình, ví dụ như SEC có thể ra quyết định cảnh cáo các vi phạm nhẹ, xử phạt các đối tượng vi phạm bằng cách hạn chế việc phát hành các chứng khoán của các công ty, yêu cầu các cống ty vi phạm tiến hành xử lý kỷ luật hay cách chức các cán bộ lãnh đạo, giám đốc của công ty đó. Các điều khoản về xử phạt vi phạm trên thị trường chứng khoán được quy định từ Điều 208 đến Điều 215 Chương X I Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán. Cũng giống như Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái lan, Luật chứng khoán Hàn Quốc quy định mức phạt cao nhất được áp dụng là không quá 3 năm (đối với phạt tù) và không quá 20 triệu won (đối với phạt tiền) [N ghị định số 15312 ngày 22 tháng 3 năm 1997 thi hành luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc] 18 Các điều khoản xử phạt kép được áp dụng nếu đại diện của pháp nhân phạm các tội nêu trong các Điều 208 đến Điều 212 liên quan đến công việc kinh doanh của pháp nhân hoặc cá nhân. Các giao dịch không cồng bằng trên thị trường bao gồm các hành vi như giao dịch nội gián, thao túng giá, giao dịch giả tạo theo Luật chứng khoán Hàn Quốc, phải chịu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho các bên bị thiệt hại trong các giao dịch đó. Phạt vi phạm nếu lợ i nhuận thu được hoặc tổn thất tránh được đem nhân lên 3 lần, không vượt quá 20 triệu won, hoặc phạt một lượng tiền hơn gấp 3 lần lợ i nhuận hoặc tổn thất đó. Ngoài ra các cán bộ, nhân viên hoặc cổ đông chính (là người sở hữu 10% hoặc hơn tổng số cổ phiếu của một công ty hoặc là người kiểm soát công ty) thu được lợ i nhuận trong việc mua hoặc bán chứng chỉ cổ phiếu của công ty đó trong vòng 6 tháng bắt buộc phải hoàn trả lại khoản lợi nhận đó cho cổng ty. Luật chứng khoán Hàn Quốc cũng quy định cấm thực hiện thao túng giá và các giao dịch giả tạo, giao dịch khống trên th ị trường. Tuy nhiên việc quy đinh các hình phạt với các mức áp dụng như trên sẽ gây khó khăn cho cồng tác xét xử • Việc áp dụng hình phạt như thế nào trong một vụ án hình sự, xử phạt tù, phạt tiền hay xử phạt đồng thời cả xử phạt tù và phạt tiền đêu phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người xét xử. Nhằm đảm bảo ngăn chặn, răn đe và trừng tr ị thích đáng các hành vi v i phạm pháp luật chứng khoán, pháp luật cần quy định cụ thể những trường hợp nào thì b ị xử tù, trường hợp nào thì áp dụng hình phạt là phạt tiền. Đ ối với hình phạt tù, mức phạt áp dụng từ thấp đến cao phải căn cứ vào các tình tiết tăng nạng hay giảm nhẹ trong vụ án. Trong việc áp dụng hình phạt phải đảm bảo nguyên tắc, không lấy hình phạt tiền thay thế cho phạt tù kh i đã có đù các căn cứ để phạt tù. c. Hoa Kỳ Uỷ ban Chứng khoán M ỹ (viết tắt là SEC) là một cơ quan độc lập của Chính phủ M ỹ, được thành lập theo Hiến pháp vào năm 1934 để thi hành các luật chứng khoán liên bang. M ột trong những vai trò quan trọng của SEC là giám sát th ị trường chứng khoán và hành vi của các chuyên gia chứng khoán để chống lại 19 các sai phạm trong việc mua bán chứng khoán, thao túng th ị trường và các hành vi làm tổn hại đến lòng tin của nhà đầu tư. Theo quy định của Luật chứng khoán năm 1934 (Luật 1934) và Luật cưỡng chế lừa đảo chứng khoán và Giao dịch nội gián năm 1988 (Luật 1988),SEC có nhiệm vụ điều tra các dấu hiệu vi phạm luật giao dịch chứng khoán. SEC có quyền xét hỏi, phỏng vấn và yêu cầu đưa ra sổ sách, báo cáo và các tài liệu khác, v.v để điều tra. Trong trường hợp đương sự không chấp hành, SEC có thể yêu cầu toà án liên bang cưỡng chế thi hành. SEC xem xét các chứng cứ để đánh giá vi phạm và đưa ra chế tài áp dụng. Tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà vụ việc có thể được giải quyết theo thủ tục hành chửứi, dân sự hay hình sự. Khi chứng cứ cho thấy có sự vi phạm luật, luật pháp M ỹ quy định SEC có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo thủ tục dân sự và thủ tục xử lý hành chính. a) Thủ tục dân sự Văn phòng Tư pháp là đầu mối giải quyết tất cả các vụ kháng án, tố tụng của SEC liên quan tới Luật chứng khoán hay vụ kiện Uỷ ban và cán bộ Uỷ ban. Văn phòng này có nhiệm vụ tiến hành điều tra, đại diện cho SEC trong quá trình khởi tố. Văn phòng Tư pháp chỉ đạo và giám sát toàn bộ việc tố tụng dân sự theo Bộ luật phá sản và tất cả việc tố tụng khác. Văn phòng Tư pháp cũng đại diện cho SEC trong tất cả các vụ kháng án tại toà phúc thẩm, đệ trình báo cáo và tham gia tranh luận thay mặt cho SEC và cũng có thể yêu cầu một toà án địa hạt của Mỹ ban hành lệnh cấm các hoạt động vi phạm luật hay quy định khác của SEC. Nếu một cá nhân vi phạm Luật 1988,SEC có thể áp dụng hình phạt dân sự đối với cá nhân đó. Mức phạt tiền có thể lên đến 1 triệu USD hoặc gấp ba lần số lợ i nhuận kiếm được hay khoản lỗ tránh được tính trên giá thị trường của chứng khoán [Luật Chứng khoán năm 1934 của M ỹ, Luạt cưỡng chế lừa đảo chứng khoán và giao dịch nội gián năm 1998] b.Thủ tục xử lý hành chính Luật 1934 quy định SEC có quyền sử dụng các giải pháp hành chính để giải quyết vụ việc theo thủ tực hành chính như: phạt tiền, yêu cầu ngừng hoặc đình chỉ tư cách thành viên của Sở giao dịch hay Hiệp hội người giao dịch thị 20 trường OTC; từ chối, đình chỉ hoặc rút đơn người đăng ký làm nhà m ôi giới giao dịch hoặc khiển trách hay sa thải cá nhân. Đ ối với các vi phạm hành chính ít nghiêm trọng, Sở giao dịch chứng khoán có thẩm quyền phạt tiền với mức phạt không quá 5.000 USD đối với bất kỳ đối tượng nào có liên quan, bất luận đó là thành viên của Sở, cá nhân đầu tư hay nhân viên làm việc tại Sở. Còn các vi phạm có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, do Ban xét xử của SEC giải quyết. Trên cơ sở xem xét các báo cáo và các chứng cứ thu thập được, SEC sẽ đưa ra quyết địnhxử phạt vi phạm. Cá nhân, tổ chức kinh doanh chứng khoán nếu không đồng ý với quyết định của SEC có quyền yêu cầu Toà án phúc thẩm xem xét lạ i và quyết định của toà án phúc thẩm là quyết định cuối cùng, các bên liên quan phải có trách nhiệm th i hành quyết định đó. Quyết định ban đầu của cán bộ xử lý và quyết định của SEC phải được công bố ra công chúng. c. Chê tài hình sự Các chế tài hình sự được áp dụng để xử lý các hành v i v i phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh chứng khoán khác. SEC có thể gửi Bộ Tư pháp các kết quả điều tra làm bằng chứng để truy tố tội phạm. Bộ Tư pháp có thể đưa ra chứng cứ trình lên Bồi thẩm đoàn. Các hình phạt hình sự đối với những v i phạm trong giao dịch chứng khoán được gia tăng trong Luật sửa đổi, bổ sung năm 1934. K h i một cá nhân bị kết tội cố ý v i phạm luật chứng khoán liên bang hay cố ý thực hiện việc tuyên truyền thông tin sai lệch và không đúng với các tài liệu đã đăng ký hoặc trốn tránh, không chấp hành những yêu cầu về tài liệu đăng ký như luật định có thể bị phạt đến 1 triệu USD, hoặc bị kết án tù không quá 10 nãm hoặc cả hai hình phạt trên (trừ trường hợp vụ Enron Toà án M ỹ xử phạt Jeffey skillin g là 24 năm 4 tháng tù do Toà án tổng hợp hình phạt từ các hành v i v i phạm khác). Mức phạt tiền cao nhất là 2,5 triệu USD đối với một thể nhân. Bất cứ người nào có được thông tin nội bộ mà thực hiện giao dịch mua hoặc bán chứng khoán vào cùng thời điểm và với cùng một loại chứng khoán đều bị khởi kiện về giao dịch nội gián. Thời hạn khởi kiện có thể kéo dài 5 năm sau ngày diễn ra giao dịch nội gián. Những tổn 21 thất được tuyên bố trong những phiên toà thường dựa trên lợ i nhuận thu được hoặc tổn thất tránh được của người có thông tin nội bộ. d. Trung Quốc Trung Quốc lục địa ngoài lãnh thổ Hồng Kong, là một trong những nước có thị trường chứng khoán m ới phát triển. Trung Quốc ban hành Luật chứng khoán vào ngày 29/12/1998, khác với như Luật chứng khoán của M ỹ hay Thái Lan, Luật chứng khoán Trung Quốc không quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự đối với các hành v i v i phạm pháp luật chứng khoán. Nếu hành v i vi phạm cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật Hình sự đối với các tộ i quy định tại Ơiương m Tiết 4 từ Điều 67 đến Điều 77. Cơ quan Giám quản Chứng khoán của Quốc Vụ viện nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán nghi ngờ có liên quan đến phạm tội, phải chuyển vụ án đến cơ quan tư pháp để xử lý. Theo Điều 167 Luật chứng khoán Trung quốc quy định, cơ quan giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện trong khi tiến hành giám sát, quản lý thị trường chứng khoán được quyền điều tra, xử lý các hành v i vi phạm pháp luật. Các điều khoản về xử phạt vi phạm được quy định tại Chương 11 “ Trách nhiệm pháp luật” từ Điều 175 đến Điều 210 [Luật chứng khoán ngày 29/12/1998 của Trung Quốc] • Căn cứ vào kết quả điều tra và tuỳ thuộc vào mức độ v i phạm, cơ quan giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện hay cơ quan được Quốc vụ viện uỷ quyền ra quyết định xử phạt đối với các hành v i vi phạm. Luật chứng khoán Trung quốc quy định các hình phạt đó là: - Cảnh cáo Trách nhiệm pháp lý này được áp dụng trong các vi phạm pháp luật về phát hành chứng khoán (như hành vi phát hành chứng khoán mà chưa được phê chuẩn; tạo các vãn bản phát hành giả để huy động vốn; vi phạm các quy đinh của pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán); về chế độ công bố thông tin (không công bố thông tin hoặc các thông tin công bố có sự giả tạo); vi phạm các quy định của pháp luật về tổ chức sàn giao dịch chứng khoán phi pháp; hành vi 22 mua, bán khống chứng khoán cho khách hàng của các công ty chứng khoán [Luật chứng khoán ngày 29/12/1998 của Trung Quốc] - Tị ch thu các khoản thu phi pháp - Phạt tiền Mức phạt tiền được tính trên cơ sở khoản thu phi pháp (phạt tiền từ 1 dến 5 lần khoản thu phi pháp); khoản huy động phi pháp (phạt tiền từ 1% đến 5% tổng số tiền đã huy động phi pháp) hay giá trị chứng khoán mua bán phi pháp (phạt tiền từ 5% đến 20% giá trị chứng khoán mua bán phi pháp). Nếu không có các khoản thu phi pháp sẽ bị phạt tiền với mức phạt tiền cao nhất có thể lên đến 600.000 nhan dân tệ [Luật chứng khoán ngày 29/12/1998 của Trung Quốc]. - Các biện pháp khác như:đình chỉ hoặc huỷ bỏ giấy phép hành nghề; thu hồi, huỷ bỏ giấy phép hoạt động của công ty. Nhìn chung, việc xử lý vi phạm theo Luật chứng khoán Trung Quốc được thực hiện trên cơ sở đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc: - Quyết định xử phạt phải căn cứ trên kết quả điều tra của cơ quan giám quản chứng khoán của quốc vụ viện và phải được công bố công khai; - Nếu cán bộ Nhà nước vi phạm các quy định của Luật chứng khoán phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật hành chính; Cán bộ của cơ quan giám quản chứng khoán vi phạm các quy định của Luật chứng khoán sẽ bị xử phạt nặng hơn; - Trách nhiệm bồi thường dân sự và nộp tiền phạt là trách nhiệm đổng thời. Nếu tài sản không đủ để bồi thường và nộp tiền phạt thì thực hiện trách nhiệm bồi thường dân sự trước. - Quyết định xừ phạt của cơ quan giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện hay cơ quan được Quốc vụ viện uỷ quyền không phải là quyết định chung thẩm. Nếu đương sự không chấp nhận với quyết định đó có thể yêu cầu xem xét lại hay trực tiếp khởi kiện tới Toà án. 、 e. Nhật Bản Nhật Bản có một lịch sử phát triển thị trường chứng khoán trên 100 năm. Sau chiến tranh thế giới thứ II, năm 1947 Nhật Bản ban hành Luật chứng khoán 23 và giao dịch chứng khoán. Không giống như pháp luật về chứng khoán của Trung quốc hay Thái Lan,v.v là các quy định về xử lý vi phạm được tập trung tại một chương, Luật chứng khoán Nhật Bản quy định cụ thể từng hành vi vi phạm và hình thức xử lý các hành vi vi phạm được quy định trong các chương của Luật theo từng lĩnh vực hoạt động bằng các biện pháp xử lý hành chính, dân sự hay hình sự. Nếu hành vi vi phạm cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Chương X I Luật chứng khoán. Điều 17 quy định, bất kỳ người nào cố ý xúi giục người khác mua cổ phiếu thông qua việc sử dụng thông cáo phát hành có chứa đựng sự gian dối phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đã mua cổ phiếu này [Luật số 25 năm 1948 về chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản (sửa đổi năm 1992]. Khoản tiền được bồi thường được xác định trên cơ sở xác định giá cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm đưa ra yêu cầu bổi thường thiệt hại. Luật cũng quy định cấm các công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch tiến hành các hành vi lừa đảo thông qua việc giao dịch chứng khoán khống trên thị trường. Khi một thành viên vi phạm quy định này, Sở giao dịch chứng khoán sẽ áp dụng hình thức phạt tiền trong không quá 6 tháng, hay khai trừ thành viên này ra khỏi Sở giao dịch. Bất kỳ người nào thực hiện các hành vi gây rối thị trường với mục đích đánh lừa người khác vé vấn đề kinh doanh chứng khoán bằng cách tạo ra một vỏ bọc tình hình kinh doanh chứng khoán năng động, chỉ số hoặc các lựa chọn chứng khoán được yết thị trên thị trường chứng khoán như: bán chứng khoán với giá cao nhằm gây rối thị trường mà không có mục đích chuyển nhượng, đưa hoặc phổ biến tin đồn thất thiệt về một loại chứng khoán nào đó, thông đồng với người khác để tiến hành mua, bán cùng một loại chứng khoán trên thị trường,v.v [Điều 159] phải có trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có hiệu lực trong thời hạn 1 nãm kể từ ngày người khiếu nại phát hiện ra hành vi vi phạm hay trong vòng 3 năm kể từ khi hành v i vi phạm đó được thực hiện [Luật số 25 năm 1948 về chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán Nhật Bản (sửa đổi năm 1992] Các biện pháp xử lý hành chính được đảm bảo thi hành bởi Toà án. Điều 192 quy định nếu toà án cấp quận nơi bị cáo cư trú thấy cần thiết và khẩn cấp 24 phải bảo vệ người đầu tư có thể xử lý người có hành v i vi phạm phải chấm dứt hoặc dừng ngay hành v i vi phạm đó. K hi cần thiết phải điều tra một trường hợp xem như là phạm tội, Ưỷ ban giám sát giao dịch chứng khoán có thể thẩm vấn người bị tinh nghi, khám xét giữ đồ vật của người bị tình nghi [Luật chứng khoán Nhật Bản năm 1992 Điều 210]. Các hành vi vi phạm Luật chứng khoán nếu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Chương X I của Luật này. Các hình phạt hình sự được áp dụng là phạt tiền và phạt tù hay cả hai hình phạt ưên. Luật chứng khoán Nhật Bản quy định có 11 dạng tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán: • Tội phạm thực hiện hành v i v i phạm pháp luật nhằm khống chế giá chứng khoán và tạo ra một th ị trường bất hợp pháp được áp dụng ở mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù (đối với phạt tù) và 3 triệu yên (đối với phạt tiền) hoặc cả hai hình phạt trên [Luật chứng khoán Nhật Bản năm 1992] - Tội phạm phát hành chứng khoán không đăng ký - Tội phạm tiến hành những hoạt động kinh doanh bị cấm - Tội phạm cung cấp hoặc công bố những thông till không đúng sự thật. - Tội phạm kinh doanh bên ngoài Phòng kinh doanh chứng khoán, không qua thị trường chứng khoán. - Tội phạm hối lộ quan chức và nhân viên Sở giao dịch chứng khoán. - Tội phạm tiết lộ các bí mật. - Tội phạm sử dụng bản thông cáo phát hành bất hợp pháp, các v i phạm nghĩa • r • • • vụ báo cáo và từ chối chấp hành kiểm tra,v.v. - Tội phạm vi phạm nghĩa vụ thông báo. - Tội phạm không báo cáo theo quy định cửa pháp luật chứng khóan - Tội phạm là nhân chứng chuyên môn thực hiện hành vi vi phạm đã quy định. K h i cần thiết phải điều tra một trường hợp nghi ngờ là phạm tội, bất kỳ quan chức nào của Uỷ ban Giám sát Giao dịch Chứng khoán có thể thẩm vấn, khám xét hay tạm giữ đồ vật của người bị tình nghi sau khi được phép bằng văn bản của toà án nhân dân cấp quận. Toà án nơi Ưỷ ban đặt trụ sở có thể tiến hành 25 kiểm tra hoặc khám xét nhà của người bị tình nghi và bắt giữ đồ vật có liên quan đến vi phạm. 1.3.2 Mót sô nhân xét và bài học kinh nghiệm rút ra trong quy định pháp luật về xử iý vi phạm trên thị trường chứng khoán của các nước Để bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của các nhà đầu tư, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán, bảo đảm sự an toàn, ổn định cho hoạt động của thị trường chứng khoán, các quốc gia khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã đặt ra các quy định pháp lý về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán. Do mỗi nước có một lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, có hệ thống pháp luật và các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên các quy định về hình thức xử lý, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử lý đối với các vi phạm trên thị trường có những điểm giống và khác nhau cơ bản. Việc nghiên cứu và rút ra những đặc điểm chung đó với mục đích tham khảo để xây dựng các quy định pháp lý về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán V iệt Nam. Cấp độ vàn bản pháp lý vê xử lý vỉ phạm trên thị trường chứng khoán: Hầu hết các quốc gia đều đặt các quy định về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán trong vãn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là luật. Việc quy định như vậy có các ưu điểm là: +'Nâng cao tầm quan trọng của các quy định này trong việc xây dựng và bảo vệ sự an toàn, ổn định cho hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền và lợ i ích của các chủ thể tham gia thị trường, tạo được lòng tin cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư trên thị trường chứng khoán. + Đảm bảo ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK. Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức xử lý vi phạm đều đựợc quy định trong Luật chứng khoán. Nếu như đối với Thái Lan, Nhật Bản hay M ỹ ,v.v hình thức xử phạt hình sự với các chế tài được quy định ngay trong Luật chứng khoán thì đối với Trung quốc, hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý theo Luật hình sự Trung Quốc. Hai cách làm luật này đểu có 26 những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, hiện nay cách thức quy định trách nhiệm hình sự ngay trong Luật chứng khoán đang dẩn chiếm ưu thế và được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các loại vỉ phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán và trách nhiệm pháp lý đôi vói các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm: Pháp luật vé chứng khoán của các nước thường quy định có bốn loại vi phạm pháp luật, đó là, vi phạm hành chính; vi phạm dân sự; vi phạm kỷ luật và vi phạm hình sự. Tương ứng với mỗi hành vi vi phạm và mức độ nguy hiểm của mỗi hành vi, các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hành chính được cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng đối với hình phạt chính là cảnh cáo hay phạt tiền. Ngoài ra còn áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như đình chỉ hoặc huỷ bỏ giấy phép hành nghề; thu hồi, huỷ bỏ giấy phép hoạt động của công ty; yêu cầu ngừng hoặc đình chỉ tư cách thành viên của Sở giao dịch; từ chối, đình chỉ hoặc rút đơn người đăng ký làm nhà môi giới giao dịch,v.v. Các biện pháp hành chính thường được sử dụng trong trường hợp các bên liên quan là thành viên của Sở giao dịch hay Hiệp hội chứng khoán hoặc là người môi giới giao dịch. Trách nhiệm bồi thường dân sự được quy định khi hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợ i ích hợp pháp của các chủ thể khác phải nộp tiền phạt. Nếu tài sản không đủ để đồng thời bồi thường và nộp tiền phạt thì thực hiện trách nhiệm bồi thường dân sự trước. Biện pháp kỷ luật khiển trách hay sa thải cá nhân là trách nhiệm pháp lý do những người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán áp dụng đối với các cán bộ, nhân viên của mình khi họ vi phạm pháp luật về chứng khoán. Pháp luật các nước đều quy định theo hướng không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm. Trong trường hợp có nhiều hành vi vi phạm thì chỉ áp dụng kỷ luật đối với hành vi vi phạm nặng nhất. 27 Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội. Hình phạt được áp dụng thường là phạt tù hay phạt tiền hoặc tổng hợp cả hai hình phạt. Việc áp dụng hình phạt phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng phạt hay ngăn ngừa hành vi phạm tội mà còn để bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của người đầu tư. Hình phạt tiền được coi là hình phạt hiệu quả nhất đối với các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hầu hết pháp luật của các nước đều xây dựng được khung hình phạt tối đa đối với các vi phạm về chứng khoán mà không quy định các tinh tiết tăng nặng, giảm nhẹ vào trong Luật. Thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán của cơ quan quản lý Nhà nước vê thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực kinh tế rất phức tạp. Những vi íphạm trên thị trường có khả nãng gây ảnh hưởng dây chuyền rất cao tác động xấu đến sự an toàn, ổn định chung của thị trường. Do đó, pháp luật các nước đều quy định giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật về chứng khoán với thủ tục nhanh, gọn theo hướng mở rộng tối đa thẩm quyền xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán. Biện pháp chế tài hình sự với thủ tục điều tra, xét xử của các cơ quan tư pháp như Viện kiểm sát, Toà án,v.v chỉ được áp dụng trong các vụ án nghiêm trọng và gây hậu quả lớn. Mặc dù là cơ quan quản lý 'Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán song thẩm quyền của cơ quan này không chỉ dừng lại ở các hoạt động quản lý hành chính, xử lý vi phạm theo thủ tục xử lý hành chính mà hầu hết các nước đều cho phép cơ quan này tham gia trực tiếp vào các thủ tục tố tụng hình sự. V í dụ như SEC (Ưỷ ban chứng khoán Hàn Quốc), SEC (U ỷ ban chứng khoán M ỹ) hay COB (ư ỷ ban chứng khoán Pháp) được tiến hành các cuộc điều tra; lục soát, tịch thu tang vật (trực tiếp hay được sự phê chuẩn của toà án); thẩm vâứi đương sự; đề nghị truy tố bị can và đưa ra bằng chứng kết tội hoặc tham dự vào quá trình tranh luận trước toà. X ử lý vi phạm-cưỡng chế thực thi pháp luật: 28 Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực Nhà nước tiến hành xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm của các chủ thể có thể xảy ra trên thị trường. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK bao gồm: xử lý kỷ luật;bổi thường dân sự, phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau mà áp dụng các biện pháp xử lý v i phạm trên th ị trường khác nhau nhưng đều sử dụng các biện pháp trừng phạt về kinh tế là chủ yếu, tuy nhiên đối với các vi phạm pháp luật có tính chất nghiêm trọng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vi Các hành vi bị cấm Luật Chứng khoán các nước đều có quy định cấm thực hiện đối với một số hành vi mang tính chất đặc thù của TTCK như: Giao dịch nội gián, lũng đoạn thị trường. Tuỳ vào từng nước với mức độ phát triển khác nhau của thị trường mà một số hành vi có thể bị cấm thực hiện tại nước này nhưng lại được phép thực hiện tại nước khác, ví dụ: ở M ỹ việc bán khống được phép thực hiện nhưng được đạt dưới sự giám sát chặt chẽ của Ưỷ ban Chứng khoán Hoa OKỳ, Nhật Bản cấm hoạt động bán khống, nhưng tại V iệt Nam hoạt động bán khống được thực hiện theo quy định của Luật Chứng khóan. Tóm lại tuỳ thuộc vào pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nước mà mỗi nước có những quy định khác nhau về các hành vi hạn chế trên TTCK và biện pháp xử phạt khác nhau nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm gây ra những ảnh hưởng xấu đối với thị trường từ phía các nhà đầu tư. 29 Chương 2 THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOẮN Ở VIỆT NAM 2.1. c 人 c VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HÌNH THỨC x ử LÝ VI PHẠM Các hành v i v i phạm pháp luật trên th ị trường chứng khoán rất đa dạng xảy ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của th ị truờng chứng khoán như: phát hành chứng khoán, niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, cồng bố thông tin, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của các tổ chức, cá nhân tham gia th ị trường chứng khoán. Các hành vi vi phạm pháp luật trên th ị trường chứng khoán bao gồm: a. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động phát hành chứng khoán Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động phát hành chứng khoán bao gồm: - Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành có những thông tin không chính xác, sai lộch, không đầy đủ trong bản cáo bạch hoặc có những sự kiện m ới phát sinh ảnh hưởng đến nội dung cuả hồ sơ đã nộp mà tổ chức phát hành không báo cáo xin sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành chứng khoán; - Sử dụng các thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò th ị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi được phép phát hành chứng khoán ra cồng chúng; - Phân phối chứng khoán trước khi thực hiện việc công bố phát hành, cung cấp bản cáo bạch; - Các tổ chức phát hành, đại lý phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành v i phạm các quy định của pháp luật về phân phối chứng khoán; - Phát hành chứng khoán không theo đúng nội dung đãng ký phát hành về: số lượng, chủng loại chứng khoán, thời hạn phát hành chứng khoán; - Thông báo phát hành chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung, thời hạn và thời gian quy định; 30 - Đăng ký phát hành nhưng không công bố rõ ràng các thông tin về quyền biểu quyết, quyền đăng ký mua chứng khoán, quyền chuyển đổi chứng khoán, các quyển khác cho các cổ đông và người đầu tư ; - Không có tổ chức trung gian tài chính tham gia bảo lãnh phát hành đối với trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng; - Phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn, trả cổ tức, cổ phiếu thưởng hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ khi chưa làm thủ tục đăng ký phát hành thêm cổ phiếu; - Tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức kiểm toán độc lập, người ký báo cáo kiểm toán xác nhận báo cáo tài chính của tổ chức phát hành không đúng sự thật; - Tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán vượt quá tỷ lệ quy đinh của pháp luật (thông thường là 30% vốn tự có cuả tổ chức bảo lãnh phát hành); - Thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán khi chưa có giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành; - Tổ chức phát hành không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, năm về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. b. Hành vỉ vi phạm pháp luật trong hoạt động niêm yết chứng khoán Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động niêm yết chứng khoán bao gồm: - Hồ sơ xin cấp phép niêm có những sự kiện mới phát sinh ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ đã nộp mà không báo cáo; thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật; - Tổ chức phát hành thêm cổ phiếu nhưng không làm thủ tục đăng ký niêm yết bổ sung theo quy định của pháp luật; - Tổ chức niêm yết thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận; - Tổ chức niêm yết không chấp hành đầy đủ các quy định về thời gian, nội dung và phương tiện công bố thông tin đối với giấy phép niêm yết được cấp; 31 - V i phạm cam kết về việc nắm gữi cổ phiếu; chuyển nhượng cổ phiếu; chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; - Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về - các nội dung liên quan đến việc tách, gộp cổ phiếu; Tổ chức phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng không làm thủ tục đăng ký niêm yết; - Tổ chức niêm yết không công bố việc niêm yết theo quy định của pháp luật; - Tổ chức niêm yết đăng ký niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài không báo cáo cơ quan có thẩm quyền. c. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch chứng khoán Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch chứng khoán bao gồm: - Pháp nhân lấy danh nghĩa cá nhân để mở tài khoản mua bán chứng khoán; - V i phạm các quy định của pháp luật về việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán; - Công ty chứng khoán nhận lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng ngoài trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý; - V i phạm quy định về ký quỹ tiền mua chứng khoán; - V i phạm về giao dịch nội gián từ việc sử dụng thông tin nội bộ; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác để thực hiện việc mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ cho chính mình hoặc cho người có liên quan đến việc mua bán chứng khoán đó; - Thực hiện giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán; - Thông đồng để thực hiện việc mua hoặc bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu hoặc giá cả giả tạo; - V i phạm về thao túng thị trường tham gia hoặc lô i kéo người khác liên tục mua, bán thao túng giá chứng khoán; - Tạo dựng, truyền bá thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động giao dịch chứng khoán; 32 - Tuyên truyền thông tin sai sự thật khiến người khác hiểu sai về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán, làm cho giá chứng khoán dao động bất thường trên thị trường; - Tuyên truyền thông tin sai sự thật khiến người khác mua hoặc bán chứng khoán ồ ạt với khối lượng lớn gây biến động thị trường; - Bán chứng khoán mà không sở hữu chứng khoán vào thời điểm giao dịch; - V i phạm các quy định về giao dịch nội bộ, giao dịch cổ phiếu quỹ, giao dịch thâu tóm tổ chức niêm yết do pháp luật quy định. Trong các vi phạm pháp luật về giao dich chứng khoán trên thị trường chứng khoán thì giao dịch long đoạn thị trường và giao dịch nội gián bằng cách sử dụng thông tin nội bộ thường hay xảy ra nhất và gây thiệt hại nghiêm ưọng nhất. Theo Luật Chứng khoán và giao dịch chứng khoán của M ỹ quy định - Thông tin nội bộ là những thông tin chưa được phổ biến hoặc chưa được tiếp cận công khai và người nắm thông tin nội bộ bao gồm các quan chức, giám đốc và các cổ đông lớn (nắm giữ từ 10% cổ phần trở lên) d. Hành vi vỉ phạm pháp luật trong hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán bao gồm: - Cho mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc dùng chứng khoán của khách hàng để cầm cố; - V i phạm quy định về thời gian xác nhận số dư chứng khoán, chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán, sửa chữa chứng từ, giả mạo chứng từ trong thanh toán, chuyển giao chứng khoán gây thiệt hại vật chất cho khách hàng; - V i phạm chế độ bảo quản lưu trữ chứng khoán, chế độ lưu gữi chứng khoán gốc về đăng ký, thanh toán, lưu gữi chứng khoán; - Không cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời danh sách người nắm gữi chứng khoán và tài liệu có liên quan cho tổ chức phát hành có chứng khoán đăng ký, lưu ký; 33 - V i phạm chế độ đăng ký thông tin chứng khoán, người sở hữu chứng khoán và đăng ký chuyển quyền sở hữu chứng khoán; - Không cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời cho Ngân hàng chỉ định thanh toán các chứng từ cần thiết để thực hiện thanh toán tiền liên quan đến các giao dịch; • Không quản lý tách biệt chứng khoán lưu ký của từng khách hàng và quản lý tách biệt chứng khoán lưu ký của khách hàng với chứng khoán của chính thành viên lưu ký; 一 Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản của quỹ đầu tư trái với điều lệ quỹ, không tách biệt tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán với tài sản khác hoặc không tách biệt tài sản của quỹ đầu tư này với tài sản của quỹ đầu tư khác; - Ngân hàng giám sát bảo quản tài sản vi phạm hợp đồng quản lý giám sát trong đầu tư chứng khoán đã ký kết với cồng ty quản lý quỹ; - Ngân hàng chỉ định thanh toán không thanh toán tiền đầy đủ và đúng hạn cho các giao dịch chứng khoán đã thực hiện; không tuân thủ chế độ thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; không cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để thực hiện việc thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán. đ. Hành vỉ vi phạm pháp luật về công bố thông tin, báo cáo trong hoạt động chứng khoán Các hành vi vi phạm pháp luật về công bố thông tin, báo cáo trong hoạt động chứng khoán bao gồm: tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không thực hiện chế độ cồng bố thông tin kịp th ờ i , chính xác theo đúng quy định của pháp luật, tiết lộ những thông tin chưa được phép công bố, công bố thông tin sai sự thật, thay đổi những thông tin đã công bố mà không báo cáo theo quy định của pháp luật. + T ổ chức phát hành, tổ chức niêm yết không công bố các thông tin về quyền biểu quyết, quyền đăng ký mua chứng khoán, quyển chuyển đổi chứng khoán và các quyền khác cho tất cả các cổ đông biết; không công bố công khai về sở hữu cổ phẩn của các thành viên H ội đồng quản trị, Ban Giám đốc, cổ đổng 34 lớn và những người có liên quan; không thực hiện công bố thông tin định kỳ theo quy định của pháp luật; thông đồng với tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên xác nhận báo cáo tài chính sai sự thật; - Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết không công bố thông tin bất thường theo quy định của pháp luật về các thông tin như:Có biến động lớn về điều kiện liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết bị tổn thất giá trị vốn cổ phần từ 10% trở lên, bị khởi tố, có phán quyết của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty, bị cơ quan thuế điều tra việc vi phạm thuế, thay đổi phương thức và phạm vi kinh doanh của công ty, quyết đinh đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh; mua hoặc bán tài sản cố định có giá trị từ 10% tổng giá trị vốn cổ phần trở lên hoặc đầu tư có giá trị từ 10% tổng giá trị vốn cổ phần trở lên của một tổ chức khác; tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết lâm vào tình trạng phá sản; có quyết định việc hợp nhất, sát nhập, chia, tách, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp, ký kết hợp đổng vay nợ hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% tổng giá trị vốn cổ phần trô lên, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thay đổi ưên 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị; Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết không công bố thông tin xảy ra những sự kiện khác có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán hoặc lợ i ích của người đầu tư; 一 Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết không công bố thông tin về việc tách, gộp cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, mua hoặc bán lại cổ phiếu quỹ, phát hành cổ phiếu thưởng hoặc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức có giá trị từ 10% vốn cổ phần trở lên; - Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết không công bố thông tin có liên quan đến tổ chức niêm yết ảnh hưởng đến giá chứng khoán, giá và khối lượng giao dịch chứng khoán niêm yết thay đổi bất thường, các thông tin liên quan đến tổ chức phát hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợ i của nhà đầu tư; - Tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ vi phạm quy định về công bố thông tin, tách hoặc gộp cổ phiếu; + Sở Giao dịch Chứng khoán không báo cáo thông tin về: 35 - Gi ao dịch chứng khoán trên thị truờng; - Thông tin về tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán; - Thông tin quản lý thị trường và các thông tin khác về tình hình thị trường,- + Công ty chứng khoán không công bố thông tin theo quy định cùa pháp luật khi xảy ra một trong các sự kiện: • Công ty bị khởi tố; - Công ty dự định sát nhập với một công ty khác; - Công ty bị tổn thất từ 10% gía trị tài sản trở lên; - Công ty có sự thay đổi về cổ đông (thành viên) chi phối; - Bổ nhiệm hay miễn nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc); - Công ty có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh; + Công ty quản lý quỹ không công bố thông tin theo quy định của pháp luật khi xảy ra một trong các sự kiện sau: - Công ty bị khởi tố; - Công ty dự định sát nhập với một công ty khác; - Công ty bị tổn thất lớn về tài sản; - Có sự thay đổi về cổ đông (thành viên) chi phối; - Bổ nhiệm hay miễn nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc), bổ nhiệm hay miễn nhiệm người điều hành quỹ; - Công ty có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng tới việc quản lý quỹ; - Gi á trị của quỹ giảm tới 10% so vói giá trị tại thời điểm quỹ được đăng ký thành lập chính thức và những thay đổi quan trọng trong tình hình đầu tư của quỹ. e. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhăn tham gia thị trường chứng khoán Hành vi vi phạm pháp luật của công ty chứng khoán - Công ty chứng khoán không ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty chứng khoán, không quản lý tách biệt tài sản, tiền và chứng 36 khoán của công ty với tài sản, tiền và chứng khoán của khách hàng, không tách biệt tài sản, tiền và chứng khoán của từng khách hàng; - Công ty chứng khoán không tách biệt tự doanh của công ty với m ôi giới, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, không tách biệt hoạt động kinh doanh của chủ sờ hữu công ty với các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán; - Công ty chứng khoán không thường xuyên duy trì mức vốn khả dụng tối thiểu theo quy định của pháp luật; đầu tư vào chứng khoán hoặc tham gia góp vốn vượt hạn mức cho phép theo quy định của pháp luật; hoạt động tín dụng, cho vay chứng khoán - Công ty chứng khoán và các thành viên công ty chứng khoán đầu tư vào công ty chứng khoán khác; - Cồng ty chứng khoán không thực hiện chế độ tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật; không tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; - Công ty chứng khoán làm trái lệnh đặt mua, bán cùa người đầu tư; - Không cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định; - Tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc mượn danh nghĩa khách hàng để mua, bán chứng khoán; - Các hành v i khác làm thiệt hại đến lợ i ích của người đầu tư; - Công ty chứng khoán không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và bất thường theo quy định của pháp luật; - Thành viên của công ty chứng khoán không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán; - Người hành nghề kinh doanh chứng khoán không thực hiện theo quy định của pháp luật về hạn chế đối với người hành nghề kinh doanh chứng khoán, - Công ty chứng khoán lấy danh nghĩa cá nhân để mở tài khoản mua, bán chứng khoán. H ành vì vì phạm pháp luật của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ - Công ty quản lý quỹ bị đình chỉ phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán mà vẫn tiếp tục phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, không thu hồi 37 các chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán đã phát hành gây thiệt hại cho người đẩu tư ; - Công ty quản lý quỹ không thông báo ngay việc đình chỉ phát hành cho người đầu tư biết và không hoàn trả lại số tiền đặt mua chứng chỉ quỹ đầu tư cho người đầu tư và bồi thường thiệt hại cho người đầu tư theo các điều khoản đã cam kết với người đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật; - Công ty quản lý quỹ không tách biệt việc quản lý từng quỹ đầu tư chứng khoán; không báo cáo tất cả các giao dịch chứng khoán của người quản lý quỹ và nhân viên của công ty quản lý quỹ cho bộ phạn kiểm soát nội bộ; - Khi thực hiện các giao dịch mua bán tài sản cho quỹ, thành viên công ty quản lý quỹ nhận lợi ích cho công ty, cho chính mình hoặc cho người thứ ba, ngoài khoản phí và thưởng quy định trong Điều lệ quỹ; - Công ty quản lý quỹ vi phạm quy định hạn chế hoạt động đối với công ty quản lý quỹ như:đùng vốn và tài sản của quỹ để cho vay và bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, vay vốn để tài trợ cho hoạt động của quỹ; thành viên của quỹ mua tài sản của quỹ cho công ty hoặc cho chính mình hoặc bán tài sản của mình cho quỹ; Vi phạm pháp luật của Ngân hàng giám sát - Không quản lý tách biệt tài sản của từng quỹ với các tài sản khác; - Không kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc quản lý quỹ phù hợp với pháp luật và Điều lệ quỹ; - Không báo cáo u ỷ ban chứng khoán Nhà nước khi phát hiện Ban đại diện quỹ, công ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật của người hành nghề quản lý quỹ - Ngưòi hành nghề quản lý quỹ vi phạm các quy định của pháp luật như: không được làm giám đốc hoặc cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành chứng khoán và đồng thời làm việc cho hai hay nhiều công ty quản lý quỹ. 38 Vi pliạm pháp luật của người hành nghề kinh doanh chứng khoán - Công ty chứng khoán và nhân viên của công ty chứng khoán vi phạm các quy định của pháp luật làm thiệt hại lợ i ích của người đầu tư như; Làm trái lệnh đặt mua, bán của người đầu tư ;không cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định; tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc mượn danh nghĩa khách hàng để mua, bán chứng khoán và các hành vi khác làm thiệt hại đến lợ i ích của người đầu tư. Hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán - Nhà đầu tư có hoạt động bán khống chứng khóan, mua bán nội gián, lũng đoạn - th ị trường,… Người tiếp cận được thông tin nội bộ đo vị trí công việc trong tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; - Cá nhân làm việc tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Sở Giao dịch Chứng khoán và tại các cơ quan khác được tiếp cận thông tin nội bộ; - Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên xác nhận sai sự thật hoặc không chính xác hoạt động tài chính của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; - Các nhăn viên làm việc trong các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán; - Các cá nhân có liên quan . Vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia kinh doanh, dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán V iệt Nam vượt quá tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán V iệt Nam do Thủ tướng Chính phủ V iệt Nam quy định và v i phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. 39 2.1.2 Hình thức xử lý các vi phạm trên thị trường chứng khoán Hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phát hành chứng khoán được Luật Chứng khoán các nước quy định cả xử phạt hành chính và xử phạt hình sự. Hình thức xử lý bằng biện pháp hành chính đối với các lỗ i vi phạm chưa nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và hình thức xử lý bằng biện pháp hình sự đối với các lỗ i vi phạm nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự. V í dụ: Luật Chứng khoán của M ỹ quy định khung hình phạt tù cao nhất là 10 năm tù (trừ vụ Enron) và phạt tiền gấp 3 lần số tiền bất hợp pháp thu được (hoặc số thiệt hại tránh được), cao nhất tối đa là 2,5 triệu đô ỉa. Luật Chứng khoán Nhật Bản Điều 197 quy định khung hình phạt chung đối với hành vi vi phạm pháp luật nhằm tác động tới giá chứng khoán và tạo ra một thị trường bất hợp pháp với hình phạt cao nhất là 3 nãm tù và phạt tiền cao nhất là 3 triệu yên hoặc áp dụng cả hai hình phạt, Điều 198 quy định hình phạt đối với tội phát hành chứng khoán không có đăng ký thì bị phạt tù không quá một năm hoặc bị phạt tiền không quá một 1.000.000 yên hoặc áp dụng cả hai hình phạt. Đối với Việt Nam, Luật Chứng khoán đã được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2007 [Luật chứng khoán V iệt Nam được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006]. Luật chỉ quy định các hành v i vi phạm mà không quy định hình thức xử phạt vi phạm mà. Luật chứng khoán quy định “ Các hành vi bị cấm” [Luật chứng khoán Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 Điều 9], dưới Luật là các Nghị định hướng dẫn Luật. Hiện nay, Nghị định 161/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng có quy định các hình thức xử phạt vói mức xử phạt cao nhất là 70.000.000 đồng. Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trên TTCK được quy định tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 với mức phạt tiền cao nhất là 70.000.000 đổng, còn các hành vi vi phạm về hình sự gây thiệt hại nghiêm trọng trong hoạt động chứng khoán thì chưa được quy định trong Bộ Luật Hình sự của V iệt Nam như:tội giao dịch nội gián, tội lũng đoạn thị trường, tội thông tin sai sự thật, tôi bán khống,.■■Trong hoạt động chứng khoán nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự thì chỉ áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội 40 danh được quy định trong Bộ Luật Hình sự như: tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế, tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng... V ì vậy, việc này cũng gây khó khăn trong việc xử phạt và không răn đe được đối tượng có ý định vi phạm. 12 . THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÀNH VI BỊ CẤM VÀ x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 2.2.1. Các hành vi vi phạm quy định tại Luật Chứng khóan Luật Chứng khoán V iệt Nam quy định các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: V i phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo ; công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật,sử dụng thông tin ngoài Đản cáo bạch để thăm dò thị trường,phân phối chứng khoán không đúng với nội dung của đăng ký chào bán về loại chứng khoán, thời hạn phát hành và khối lượng tối thiểu theo quy định, thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng nội dung và thời gian theo quy định ; Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng [Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 Điều 121] Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán Giả mạo trong hồ sơ niêm yết, gây hiểu nhầm nghiêm trọng ;TỔ chức niêm yết không chấp hành đầy đủ các quy định về thời gian, nội dung và phương tiện công bố thông tin về việc niêm yết theo các quy định của pháp luật về việc niêm yết [Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 Điều 122] V i phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán _, 彎 Tô chức, cá nhân tô chức th ị trường giao dịch chứng khoán trái quy định. 41 [ m n^ỊG 900Z/9/6Z uçoipi ỗitnqo lệnq] ire o q ^ Ị ỖiuniỊO a q S u q ire q ỊIỊO g u r iiỊ3 E ỊỊip BJTIS 4BOX ẤBỊ íire o iỊ^ ị S u n q o s q S u LỊUBIỊ Ị ip SUỊ11Ị3 s n ip o ip o ẻ o q n ồ n m OIỊO ư e o ip ị S ixn q o s q ỗ u lỊir e iỊ Ijọ n ỗ u íỗ u n iỊD S u o o BJ ire o ip j S uxiiỊO u ẹ q oẹqD 0 Ị 11Ị 3 OỊ lỏ u i B no Ị 3 Ấ n b n s iq u a Ấ n b ỌD n 3 [q d OD OS u r e iỊ U |q d ureu U9J1 nnq ọs Suọp ỌD 引 oẻoiỊ oọp UIB1 9 §110 丄 oệoiỊ DỌp ureỊO urej ỊÙIỊỊ ỗuọp ^ ». * t- * \ Ấ n b Ấ Ị ire n b X4 ỗ u o o E no ư ự o ip Ị ỗ u ọ ip SLỊẩu q ire q Ịọ n S u íire o q > Ị S un iỊO Ấ1 S u ọ o n s iq u oẼoq Ị^ q o ẹ 八 U?A dọS oẻoq oèỊA LU^I lo q Ị S u op UBOipị SuniỊO ẹ q ỗ u qư ẹq ỊjỌ !ì§N •Ịẻ Ị D ỏ n B u ÜA Ấ n b ẤỊ ire n b Ấ1 S u o o ỊỌA lo p ẤBA o ip o ẻ o q ẤBA cire i{d 0 3 n iS IUÇU ‘UOA * J d ọ B b ịS u r e ip 〒八 \ I, t t q u ịp Ấ n b DBO u rè q d ỊA ÍO BIPỊ r a n〒p Ấ n b B no UBS ỊB Ị B n u i o ệ o q r u n c p ẹp ireoipj ỖuniỊD m nüp Ấnb BnD ires ỊBỊ ÜA UÇA ẵunp (quip Ấnb osqi ộq ỊỘU1Ç0S u iẹ q U Ổ ỊIỊ 0I\1{1 S u o ip Ị ‘r a n | p B q u B no đ B iịd đ ỏ LỊ q o i Ịjỏ Ị BA u 3 Ấ n b ỒA o u q ÇA u ç o ip j S im q o ru n ç p Ấ n b ỒỊ Ĩ 19 ỊQ 031 ^ ire ra S u o ip Ị 4Ấ n b S u ra V 人 1u tîn b OỎỊA Ịồ Ịq q o ũ Ị § U Ọ IỊ^[ -OCLỊI Ấ n V S ire iỊ lỊD B ip Ị o ỏ n p B IÌIỊD Iip i S ire q q o e ip Ị B no ư ự o ip Ị ỊƯỊ. U9 JỊ ire o q> Ị S ujnq o ‘ u ẹ q S u iip ris OBOIỊ 00 ureo íẵuẹq lỊOBipỊ Bụo UBOipỊ ỊBỊ U3J1 UBOipị SiuniỊD ‘U311 UDjnm oqo 9P t \ * V * tiA u ià iq u ‘x p R iỊ 0 n iỊ0 S u tip ự )Ị Ấ Ị S u o o ữ ụo u ç o ip j S u n iỊD 3 í ị S u q u E iỊ LonSỊsỊ •§ u c q ip ç ip i ü n o U IỊ S u o q i ;è m o ẹ q ộ p 31Ị 3 u ỏ iq O IÌIỊI S u ọ ip Ị ề ~ ÍJ ÌỊ n u p ijo n S u ĩĩn o IỊUỒ Ị IBJỊ UIŨỊ í q u ip Ấ n b o jn u i B n b Ịà n A u p A d o § B iS u iB q i o ẻ o iị r u n ^ p íq u ịp Ấ n b 0 3 LỊ1 S u tip B ip i UÇA OI^UI u iç p o ç q 14 Ấ n p S u ọ ip Ị íẩuẸ LỊ IỊDBIỊ5Ị B no u p o ip ị ẩ u Ị Ị ip £U 9 I ; UÇS ỊB Ị Ấ Ị ire n b ẹA S u ụ p U 9 ỊIỊ o riq ; S u ọ ip Ị ire o ip ỉ SuriLỊO Ấ ị Ỗ U Ọ 3 *ư é n iỊ ; dBiỊO 0DI1U BqjSL ư B ơq^Ị S im iỊ3 ire q Ặ n o õ n p B jn ip TipỊ u ço q > [ Sunqo SiLoxư; ĨIỊỊ BA LTBOipỊ ỗurup uap ưenb U9IỊ lop ẤBIỊỊ DBO uảiq DÌILỊỊ ídsud ề ẤBỊỖ BỘIỊD B n s 4b ọ x * ấbị ^ * * " ÍO IÌỊ n ả iiỊ u o o S u o ip ị d s q d Ấ B iS o é o q q u ip Ấ rib ỗ u o ip ị d a q d * J * * V y ẤmS OIÍA quiỊ ỖU0J1 quũop qupỊ guộp léoq íđgqd Ấ|Ị§ SuỏniỊU u|ẤniỊO ^n q Ị oqo 'iLỏnui o \p oẻoq d3i{d ấbịS dB0 oỏjnp BniỊD ỊipỊ uçoipi Sunqo ifUBop q u i^ UB0q>| Sujnq9 3i|Su queq Ị q 3 S u jiq D BA u ẹ o q ) f ÊUJHJ3 q u e o p q u p i S u ỏ p Ị ẻ o q OA q u ị p /Cnb u i ẻ q d ỊA [e n n?ỊG 900Z/9/6Z 却 如 uçoipi Sunqo lè n q ] UỊ1 SuọqỊ ọq Suọo BA 圬 s UIEỊỖ ‘ip ịp OEỊỖ ‘U9ỊA LỊUBqỊ l}ẹẢ UI3ỊU 3八 qujp Ấnb uiẻiỊd Ị八 Vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán Người biết thông tin nội bộ thùc hiện mua, bán chứng khoán, tiết lộ thông tin hoặc đề nghị người khác mua,bán chứng khoán ; V i phạm quy định cấm tham gia vào giao dịch cổ phiếu trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ hoặc mua bán CÔ phiêu băng cách đôi tên hoặc mượn danh nghĩa người khác ; ' r V i phạm quy định vê các hành vi bị câm đê thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo ; Cung cấp tài liệu giả,làm giả, làm sai lệch hoặc tiêu huỷ tài liệu giao dịch đê lừa đảo; dụ dô khách hàng mua, bán chứng khoán ; Tạo dựng và tuyên truyền thông tin sai sự thật gây ảnh hường nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán. Thực hiện hành v i chào mua công khai mà không gửi đăng ký chào mua đến Ưỷ ban Chứng khoán Nhà nước; không chào mua công khai theo quy định hoặc thay đổi, điều chỉnh so với đăng ký chào mua mà không báo cáo theo quy định; không áp dụng các điêu kiện chào mua công khai cho tât cả cô đông của công ty đại chúng; từ chối mua cổ phiếu từ bất kỳ cổ đông nào theo điều kiện đã công bố; không chấp hành đúng thời hạn chào mua công khai [Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 Điều 125] V i phạm quy định về đăng ký, liru ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát V i phạm quy định về thời hạn xác nhận số liệu; chuyển giao chứng khoán; sửa chữa giả mạo chứng từ trong thanh toán; vi phạm chế độ bảo quản chứng ể / khoán; chê độ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán; chê độ bảo mật tài khoản lưu ký của khách hàng; không cung cấp đầy đủ,kịp thời danh sách người nắm giữ chứng khoán cho tổ chức phát hành. Bảo quản tài sản của quỹ đâu tư chứng khoán trái với Điêu lệ quỹ đâu tư chứng khoán; không tách bạch tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán với tài sản 43 khác; không tách bạch tài sản của quỹ đàu tư này với tài sản của quỹ đầu tư khác [Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 Điều 126] Vi phạm quy định về công bố thông tin Công bố thông tin không đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng phương tiện theo quy định; công bố thông tin sai sự thật hoặc làm lộ bí mật số liệu, tài liệu hoặc không công bố thông tin theo quy định [Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 Điều 127] Vi phạm quy định về báo cáo Báo cáo không đây đủ nội dung theo quy định; báo cáo không đúng thời gian theo quy định; báo cáo không đúng mẫu biểu quy định; ngừng hoạt động mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra 冒 r Sự kiện bât thường có thê ảnh hưởng nghiêm trọng đên khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán [Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 Điều 128] Các hành vi bị cấm Tuỳ•/ vào điều kiện thực tế của mỗi nước có thể các hành vi bị cấm và hạn • • • • chế được quy định tại m ỗi nước có những điểm khác nhau, nhưng thông thường, các TTCK thế giới đều ngăn cấm thực hiện một số hành v i có tính chất đặc thù của ngành chứng khoán như hành vi thao túng thị trường, hành vi mua bán nội gián, hành v i thông tin sai sự thật. •• Luật Chứng khoán V iệt Nam Điều 9 quy định các hành v i bị cấm trên TTCK V iệt Nam bao gồm các hành v i sau: f 1. • r Trực tiêp hoặc gián tiêp thực hiện các hành v i gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đên hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm f \ \ yêt, giao dịch, kinh doanh, đâu tư chứng khoán, dịch vụ vê chứng khoán và thị trường chứng khoán. 44 2. Công bố thông tin sai lệch nhằm lô i kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường. 3. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sờ thông tin nội bộ. 4. Thông đông đê thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhăm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán. Theo quy định hiện hành thì UBCKNN là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý, giám sát và thanh tra đối với các quy định pháp luật về các hành vi bị cấm trên TTCK. Luật Chứng khoán mới chỉ quy định hành vi mà chưa quy định rõ tội danh của các hành vi vi phạm như hành vi: H ành vỉ m ua bán nội gián: Là việc tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin nội bộ của tổ chức phát hành và sử dụng thông tin này để thực hiện dưới mọi hình thức nhằm mua hoặc bán chứng khoán khi các thông tin này chưa được tổ chức phát hành chứng khoán công bố ra công chúng. H ành vi lũng đoạn thị trường: Là những hành vi mua bán chứng khoán nhằm làm cho giá chứng khoán tăng lên hoặc giảm xuống một cách giả tạo. Hành vi lũng đoạn thị trường sẽ dẫn đến hậu quả là làm thị trường mất ổn định, gây ảnh hưởng lớn đến các tổ chức phát hành cũng như ư nhà đầu tư. Hành vi lũng đoạn thị trường bao gồm: Hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh chứng khoán thông đổng với nhau thực hiện mua và bán một loại chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán mà không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu; liên tục mua chứng khoán với mức giá cao hoặc liên tục bán chứng khoán với mức giá thấp để tạo ra mức giá giả tạo; mua bán chứng khoán 45 của chính tổ chức phát hành khi tổ chức này chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Luật Chứng khoán Điều 29 quy định uBáo cáo về sở hĩai của cổ đông lớn” đối với cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch làm thay đổi việc nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc không còn nắm giữ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành thì trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày có sự thay đổi trên phải báo cáo TTGDCK, UBCKNN. Các quy định này nhằm nâng cao khả năng giám sát của UBCKNN và TTGDCK đối với các giao dịch lớn có khả nãng dẫn đến việc thâu tóm tổ chức niêm yết. Ngoài ra, tùy vào chính sách của Nhà nước và tình hình thực tế của thị trường còn có một số quy định hạn chế khác. Hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường cũng bị chi phối bởi một số quy định nhằm hạn chế khả năng gây lũng đoạn thị trường từ phía các nhà đầu tư chứng khoán, như các quy định về giới hạn biên độ giá, quy định về giới hạn đặt lệnh... Đ ối với nhà đầu tư nước ngoài theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg quy định: Điều l. a) tổ chức, cá nhân nước ngoài mua bán chứng khóan trên TTCK V iệt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đầng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTGDCK; b) tố i đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán; c) không giới hạn tỷ lệ nắm gữi đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành; Điều 2 quy định: Tổ chức kinh doanh chứng khóan nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập Công ty chứng khóan hoặc Cồng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ. Xử lý v i phạm Xử lý vi phạm là hoạt động cưỡng chế Nhà nước đối với những hành v i vi phạm pháp luật trên TTCK nhằm mục đích ngăn chặn, răn đe đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý v i phạm đối với các vi phạm pháp luật trên TTCK có tác dụng tuyên truyền pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia th ị trường, nhằm bảo vệ lợ i ích hợp pháp của nhà đầu tư. 46 Luật Chứng khoán quy định: “ r ổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật nảy và quy định của pháp luật cố liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nliiệm hình sự ; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật Khoản 3 quy định: ''Việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật vê' xử lý vi phạm hành chính'' [Điều 118 khoản 1] Các điều như: Điều 121,Điều 124...quy định mức phạt tiền từ một đến năm lần số tiền huy động trái phép hoặc khoản thu trái pháp luật, trong khi đó Điều 120 khoản 3 của Luật Chứng khóan lại quy định: ''Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền và mức độ xử phạt đối với từng hành vi vỉ phạm hành chính trong hoạt động chứng khóan và thị trường chứng khoán quy định tại các điều từ Điều 121 đến Điều 130 của Luật này" điều này có sự mâu thuẫn về xử lý vi phạm giữa các quy định của Luật Chứng khoán với các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm. Luật Chứng khóan quy định cụ thể tỷ lộ xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm nhưng lại phải xử phạt theo quy định của Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy, việc quy định việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán của các văn bản pháp luật ở V iệt Nam có mâu thuẫn với nhau (Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định mức xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm trên TTCK cao nhất là 70.000.000). Đối với các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và TTCK, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể áp dụng một trong ba hình thức xử lý vi phạm đó là: xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính; truy cứu trách nhiệm hình sự. H ỉn h thức kỷ luật Kỷ luật là biện pháp xử lý mang tính chất hành chính được áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quy định mang tính chất pháp lý không cao như vi phạm nội quy làm việc, quy trình nghiệp vụ ..., các hành vi vi phạm áp dụng hình 47 thức xử lý này thường là các vi phạm do lỗ i vô ý và mức độ vi phạm thấp, không g ây th iệ t hại về mặt vật chất, không gây tổn hại cho nhiều n g ư ờ i . Các hình thức kỷ luật có thể được áp dụng bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển sang công tác khác với mức lương thấp hơn, xa thải. Hình thức xử phạt hành chính Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK được áp dụng đối với những hành vi của tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý v i phạm các quy định quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạm vi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK bao gồm: V i phạm các quy định về hoạt động phát hành chứng khoán; V i phạm các quy định về giao dịch chứng khoán; V i phạm các quy định về hoạt động kinh doanh, đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán; V i phạm chế độ báo cáo, công bố thông tin; Có hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hình thức xử phạt.. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩn h vực chứng khoán và TTCK bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện pháp khác. K hi tiến hành xử phạt hành chính, đối với một hành v i vi phạm thì bắt buộc phải áp dụng một và chỉ một trong các hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác có thể được áp dụng hoặc không được áp dụng, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung hoặc các biện pháp khác đối với một hành vi vi phạm nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm, khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Hình phạt chính bao gồm hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền. Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng cho các vi phạm do hành vi vổ ý gây ra, có tích chất nhỏ, lần đầu tiên vi phạm và có những tình tiết giảm nhẹ như đã khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Hình thức phạt tiền được quy định theo khung hình phạt, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đều có khung hình phạt tiền tương ứng được quy định tại Nghị định 161/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính 48 trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Khung hình phạt tiền đối với các vi phạm pháp luật trong lĩn h vực chứng khoán và TTCK theo quy định hiện hành có mức thấp nhất là 200.000 đổng và mức cao nhất là 70.000.000 đồng. Hình phạt bổ sung bao gồm: Tước quyên sử dụng giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán có thời hạn hoặc không có thời hạn; Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện hành v i vi phạm mà có và số chứng khoán có liên quan đến hành vi vi phạm trái phép. Các biện pháp khác được áp dụng để xử phạt hành chính bao gồm: Buộc khôi phục lạ i tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trang thái ban đầu; Buộc huỷ bỏ hoặc cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật; Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật. Thời hiệu xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩn h vực chứng khoán và TTCK là hai năm kể từ ngày v i phạm hành chính đó được thực hiện. Đ ối với các vi phạm trong lĩn h vực chứng khoán và TTCK bị khởi tố, truy tố hoặc bị đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì hành vi v i phạm đó vẫn có thể bị xem xét và áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn xử phạt trong trường hợp này là 3 tháng kể từ ngày quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực. Nếu trong thcd hạn quy định tại hai trường hợp trên, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới về hoạt động chứng khoán và TTCK hoặc cố tình chốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu trong hai trường hợp nêu trên. Trong thời gian một năm kể từ ngày đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết hiệu lực th i hành quyết định xừ phạt mà không tái phạm thì được coi như là chưa b ị xử phạt v i phạm hành chính. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK: Thanh tra viên chứng khoán có quyền xử phạt vi phạm hành chính từ phạt cảnh cáo phạt tiền đến 70.00000.000 đồng ngoài ra có quyền áp dụng các hình phạt bổ sung hoặc các biện pháp khác như: Tước quyền sử dụng giấy phép 49 phát hành chứng khoán, giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy phép hành nghề chứng khoán có thời hạn hoặc không thời hạn; Tịch thu toàn bộ các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán liên quan đến hành vi vi phạm; Buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu; buộc cải chính lạ i những thông tin sai lệch, thất thiệt; Buộc bổi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra. Thanh tra chứng khoán có trách nhiệm kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK cần áp dụng các mức phạt đối với các vi phạm có dấu hiệu tội phạm trên TTCK. Đ ối với hình thức xử phạt hành chính vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị lên Ưỷ ban nhân dân cấp Tỉnh xử phạt, đối với các vi phạm cần truy tố thì chuyển sang cơ quan công an điều tra có thẩm quyền. Đối tượng bị xử phạt vi phạm M ọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK đều là đối tượng bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định của pháp luật, các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự V iệt Nam hiện hành thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với các cá nhân có hành vi vi phạm một trong các tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự. Hiện nay các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK chưa được bổ sung vào Bộ luật Hình sự, do vậy đối với các vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK được xem xét và áp dụng truy cứu theo các tội danh đã được Bộ luật Hình sự quy định, ví dụ như tội kinh doanh trái phép (điều 159),tội đầu cơ (điều 160),tộ i lừa dối khách hàng (điều 162),tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế (điều 165),tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (điều 167), tội quảng cáo gian dối (điều 168). Hiên nay vẫn chưa có khái niệm thế nào là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực chứng khoán 50 và TTCK, do vậy chưa có ranh giới rõ ràng giữa việc áp dụng hình thức xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK: Cá nhân là công dân V iệt Nam đủ 16 tuổi trở lên vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các vi phạm phạm luật trong lĩnh vực chứng khoán thường cấu thành các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, các tội danh trong lĩnh vực kinh tế thông thường không phải là các tội danh rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành cá nhân là công dân V iệt Nam đủ từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tộ i phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, đối với người vị thành niên từ 14 đến dưới 16 tuổi cần xem xét cẩn thận và chính xác trước khi thực hiện việc truy tố trước pháp luật về những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK mà họ gây ra. Người nước ngoài vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về chứng khoán và TTCK V iệt Nam cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ những trường hợp đã được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Thủ tục tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo các cách sau: Do cơ quan có thẩm quyền đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng; Do cơ công an điêu tra phát hiện hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán và TTCK; Do Viện kiểm sát nhân dân, dựa trên các kiến nghị của các cơ quan hữu quan, dựa trên tố cáo của các tổ chức, cá nhân khởi tố vụ án hình sự đối với các hành vi vi phạm có dấu hiộu tội phạm 暑 * 上T * • trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được tiến hành truy cứu đối với cá nhân, không truy cứu trách nhiệm hlnh sự với tổ chức. Nếu tội phạm được thực hiện bởi hành vi của nhiều người thì, m ỗi cá nhân tham dự bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật mà mình gây ra. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội • L• i 5 phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK được tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Các đương sự có quyền kháng nghị, kháng cáo đối với các quyết định truy tố, khởi tố của Viện kiểm sát và bản án của Toà án, các đương sự chỉ bị coi là tộ i phạm khi bản án của Toà án đã có hiệu lực thi hành. Bồi thường thiệt hại Đ ối với tất cả các hành v i vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, dù được thực hiện hành v i vi phạm bị xử phạt theo bất kỳ hình thức nào thì tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đó cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tất cả các tổ chức, cá nhân b ị hại do hành vi v i phạm pháp luật gây ra. Nguyên tắc xác định mức độ thiệt hại từ hành v i v i phạm pháp luật trong lĩn h vực chứng khoán và TTCK cãn cứ theo quy định tại chương V của Bộ luật Dân sự. Thiệt hại phải được bồi thường theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể tự thoả thuận nguyên mức độ, hình thức, phương thức bồi thường theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định lại mức thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do lỗ i vô ý gây ra và mức thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩn h vực chứng khoán và TTCK: Đ ối với cá nhân, người đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại th ì có trách nhiệm tự bồi thường thiệt hại do lỗ i của mình gây ra. Đ ối với những cá nhân chưa đủ hoặc không đủ năng lực pháp luật dân sự ( người chưa thành niên dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành v i dân sự) th ì cha, mẹ hoặc tổ chức, cá nhân giám hộ phải dùng tài sản của người vị thành niên, người được giám hộ hoặc tài sản của cha, mẹ hoặc tổ chức, cá nhân giám hộ bổi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự; Đ ối với tổ chức, pháp nhân thì phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong kh i thực hiện nhiêm vụ của tổ chức, pháp nhân giao. Nếu người của tổ chức, pháp nhân đó có lỗ i trong việc gây thiệt hại thì tổ chức, pháp nhân đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị 52 thiệt hại trước sau đó có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại hoàn trả khoản tiền, tài sản mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2.2.2 Thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán V iệt Nam kể từ khi hoạt động đến nay đã xẩy ra nhều hành vi vi phạm, một số vi phạm đã xảy ra trên TTCK là: a. Lũng đoạn thị trường Sự lũng đoạn làm giá cổ phiếu HAP của công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) năm 2001 của các tay buồn chứng khoán ngời Hoa bằng cách tung hứng giá cổ phiếu lên đến 150.000đ/lcp,tức cao gấp 10 lần giá niêm yết khởi điểm. Để làm được điều này, các nhà đầu tư Quốc tịch Trung Quốc một mặt thông qua tài khoản HSBC (ngân hàng duy nhất triển khai dịch vụ lưu ký chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài), mặt khác, thông qua các nhà đầu tư người V iệt gốc Hoa để nắm gữi một lượng lớn cổ phiếu HAP. Gía cổ phiếu HAP được đà bốc lên 7%/ ngày, tức 21%/tuần trong khi giá các cổ phiếu khác tụt xuống. Động tác lũng đoạn làm giá như thế đã giúp các nhà đầu tư này "làm mưa, làm g ió•’ một thời gian trên thị trường. Sau đó, công ty HAPACO quyết định huy động để xây dựng nhà máy giấy K raft và đưa ra kịch bản ncổ phiếu thưởng" chính lúc cổ phiếu HAP đang ở mức giá cao nhất thì bị rớt từ mức giá dự kiến 75.000đ/lcp xuống mức 55.000đ/lcp sau khi xác định lại giá và chính họ đã đạp phải bẫy do chính họ giăng ra [Tạp chí chứng khoán năm 2003 số 5] b. Gian lậnf lừa đảo - Ngày 8/10/2002,TTGDCK TP. Hồ Chí M inh thông báo quyết định tạm ngừng giao dịch cổ phiếu phổ thông của công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Mã cổ phiếu: CAN) do những gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng (7,02 tỷ đồng) 3 nhân viên bị bất vì tộ i làm hồ sơ giả chiếm đoạt 7,02 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tãng. Ngày 9/10/2002 UBCKNN đã thanh tra công ty Đồ hộp Hạ Long và 53 yêu cầu công ty phải công bố thông tin ra công chúng [Tạp chí chứng khoán năm 2003 số 3] - Ngày 8/11/2002 UBCKNN ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Phạt 10.000.000 đồng đối với công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long do v i phạm điểm g, khoản 1,Điều 33 Quy chế Thành viên, niên yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khóan. Đình chỉ hoạt động kiểm toán của công ty dịch vụ tư vấn tài chính kiểm toán và kiểm toán viên (AASC) đối với các Báo cáo tài chính năm 2002, 2003 vì những vi phạm trong quá trình kiểm toán tại công ty Đồ hộp Hạ Long. c. Vi phạm trong lĩnh vực công b ố thông tin, báo cáo trên TTCK Việt Nam Tháng 5/2003 có 21 công ty niêm yết trên TTCK V iệt Nam đã có vi phạm về công bố thông tin niêm yết trên TTCK, điển hình là: - Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà (BIBICA) 3 lần không công bố đúng thời hạn và có báo cáo sai từ lã i 4 tỷ đồng đến lỗ 2,7 tỷ, sau cùng là lỗ 5,4 tỷ đồng và chậm báo cáo tài chính năm 2002 với khoản lỗ 5,4 tỷ đồng. Ngoài ra công ty BIBICA còn vi phạm về chi trả cổ tức của các công ty niêm yết. Mặc dù lỗ, công ty BIBICA vẫn chia cổ tức 5% cho các cổ đông. Công ty B IB IC A đã vi phạm Luật Doanh nghiệp. Hình thức xử lý vi phạm: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh ông Phan Văn Thiện xin đề nghị khấu trừ vào vốn kinh doanh và sẽ thông qua Đại hội cổ đông vào tháng 6/2003. - Công ty cơ khí Bình Triệu (BTC) và cồng ty Cơ điện lạnh (REE) đã tạm ứng cổ tức trên cơ sở Báo cáo tài chính giữa năm lãi, nhưng về cuối năm lại là lỗ. Các sự kiện này đã gây phẫn nộ cho người đầu tư vì họ cho rằng họ bị lừa. - Công ty Đồ hộp Hạ Long (CANFOCO) đã không kịp thời báo cáo UBCKNN, TTGDCK và không công bố thông tin ra công chúng ngay từ kh i Ban lãnh đạo công ty bị cơ quan pháp luật công bố về vụ gian lận này. Như vậy, công ty Đổ hộp Hạ Long đã vi phạm quy chế công bố thông tin. UBCKNN đã xem xét 54 xử lý vi phạm của công ty và trách nhiệm liên đới của công ty kiểm toán và kiểm toán viên. Một s ố vi phạm khác: Ngày 5/5/2004, TTGDCK TP Hồ Chí M inh đã phát hiện trường hợp một nhà đầu tư (giao dịch chứng khoán tại Công ty chứng khóan Ngân hàng đầu tư và phát triển V iệ t Nam) vi phạm quy định đặt lệnh vừa mua, vừa bán một loại chứng khóan trong cùng một phiên giao dịch. Ngày 2/6/2004, một trờng hợp nhà đầu tư là khách hành của công ty chứng khóan Ngân hàng công thương vừa đặt lệnh mua, vừa đặt lện bán m ột loại chứng khóan trong cùng một ngày. Công ty Cáp và vật liệu viễn thông bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài vựơt quá tỷ lệ quy định, vi phạm Quyết định số 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định danh mục, lĩn h vực, ngành, nghề được phép bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Tháng 12/2003,UBCK Quebec cùa Canada thông báo về việc một cồng ty xuất nhập khẩu của V iệt Nam tại Linh Đàm - Hà N ội đã gửi thư mời chào một số công ty của Canada tham gia góp vốn với công ty. Như vậy, công ty này đã vi phạm pháp luật chứng khóan của Canada là chào mua chứng khóan mà không có Bản cáo bạch và không xin phép ƯBCK Quebec [Tạp chí chứng khoán năm 2004 số 10] 2.2.3 Những vấn đề tồn tại của quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và T T C K TTC K là nơi dễ xảy ra các hành vi lừa đảo, lũng đoạn th ị trường, đầu cơ— vì vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật về xử lý v i phạm trên TTC K đòi hỏi ở m ỗi quốc gia phải có một cơ quan quản lý thị trường mạnh, có chuyên môn cao và có thẩm quyền ban hành quy chế cũng như giám sát việc thực th i các quy chế đó. 55 UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK (không có thẩm quyền ban hành các vãn bản pháp quy). Các TTGDCK với quy mô hoạt động hạn chế như một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, trực thuộc UBCKNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước hơn là điều hành đối với hoạt động trên TTGDCK. Với những quy định pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, thông qua thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó vào TTCK trong hơn 6 năm vừa qua cho thấy nhiều vấn đề còn tồn tại trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩn h vực chứng khoán và TTCK.. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm trên TTCK ở nước ta hiện nay. Do vậy, các yếu tố phát sinh trong thòi gian hoạt động của thị trường chưa được điều chỉnh bằng pháp luật kịp thời, các tiêu chí về giám sát thị trường chưa được nghiên cứu và xây dựng một cách đầy đủ và có khoa học nên việc phát hiện các dấu hiệu vi phạm trên TTCK V iệt Nam thời điểm hiện nay là rất khó khăn. Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chỉnh phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đã quy định một cách tương đối cụ thể, chi tiết và đầy đủ các hành vi vi phạm trong lĩn h vực chứng khoán và TTCK, các mức phạt và thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, hệ thống pháp luât về xử lý vi phạm hiện hành trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và còn một số điểm cần bàn, đó là: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và mức phạt tiền trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002,thì thẩm quyển xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK gồm có: Chủ tịch u ỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng. Tuy nhiên, khung hình phạt tiền cao nhất hiện nay được quy định tại N ghị định 161/2004/NĐ-CP là 70.000.000 đồng. Đ ối với các hành vi vi phạm trong lĩnh TTCK thì mức phạt cao nhất này chưa tương ứng với những hành vi vi phạm ở mức độ lớn, gây hậu quả 56 đặc biệt nghiêm trọng, chưa thể hiện được tính nghiêm khắc của pháp luật đối với những trường hợp cố tình vi phạm, tái phạm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (nhất là khi chúng ta chưa quy định các tội danh về chứng khoán và TTCK trong Bộ luật Hình sự hiện hành). Do đó, việc quy định lại mức phạt tiền tại Nghị định 161/2004/NĐ-CP là cần thiết và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính vào xử phạt vi phạm hành chính nên áp dụng mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Đ ối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK mang tính chất đặc biệt nguy hiểm với hậu quả gây ra đặc biệt nghiêm trọng thì các nước đều xử lý về mặt hình sự là các hành vi mua bán nội gián, lũng đoạn thị trường...Ở nước ta các quy định của pháp luật xử lý v i phạm hiện hành mới chỉ cho phép áp dụng các tội danh mang tính chất được quy định tại Bộ luật Hình sự, vì Bộ luật này chưa quy định các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. P háp luật điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán Tương tự hộ thống văn bản pháp luật các nước, hộ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý TTCK hay điều chỉnh hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực TTCK bao gồm các văn bản pháp luật chung kể từ Hiến pháp nước CHXHCN V iệt nam đến các Luật như: Luật Tổ chức Nhà nước, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Pháp luật Công vụ, công chức, Luật khiếu nại tố cáo, Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Luật Thanh tra, Luật chống tham nhũng...) và những văn bản pháp luật chuyên ngành ( ví dụ Luật Chứng khoán...)- N h ữ n g vấn đề tồn tại, bất cập về cơ sở pháp lý Nhóm văn bản pháp luật chung: + Nếu chỉ xét vấn đề liên quan trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý TTC K hiện nay thì có thể đề cập đến các quy định về thẩm quyển ban hành văn bản pháp quy dưới luật 57 ư ỷ ban là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực TTCK, UBCKNN không có thẩm quyền ban hành văn bản nhưng vẫn chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản pháp luật điều chỉnh TTCK nói chung, tuy làm tăng mức độ hiệu lực của văn bản, nhưng sẽ dẫn đến những bất cập như làm chậm quá trình ban hành văn bản nói chung vì phải qua nhiều tầng nấc quản lý ; làm giảm trách nhiệm đối với tính hiệu quả và hiệu lực của vãn bản pháp luật, dẫn đến hệ quả là UBCKNN không thể linh hoạt và nhanh nhạy trong việc ra quyết định quản lý thị trường. Quy định nói trên không phù hợp với việc quản lý một lĩn h vực cụ thể như lĩnh vực TTCK và cần phải được sửa đổi. • • • • + Mặt bất cập khác trong nhóm văn bản pháp luật chung là sự chống chéo và bỏ trống những mảng hoạt động trong lĩnh vực TTCK, ví dụ như: Luật Chứng khóan đã quy định tiêu chuẩn chứng khoán phát hành ra công chúng để niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán, còn việc phát hành riêng lẻ thì chưa được quy định trong Luật Chứng khóan. Luật Doanh nghiệp chỉ quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. V ì vậy, rất nhiều công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng hiện nay là phát hành tự do không có sự quản lý của Nhà nước. - Nhóm pháp luật chuyên ngành về chứng khoán và TTCK Tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO) quy định “ Cơ quan quản lý cần độc lập trong hoạt động và chịu trách nhiệm trong việc thực th i các chức năng và thẩm quyền của mình” [IOSCO,nguyên tắc 2]. “ Cơ quan quản lý cần có đủ thẩm quyền trong hoạt động cưỡng chế thực th i” [IOSCO, nguyên tắc 9]. + Uỷ ban chứng khoán nhà nước có chức năng quản lý nhà nước lĩn h vực TTCK. Hiện nay thực hiện chức năng tổ chức và tham gia vận hành th ị trường. Trong tương lai, mô hình này sẽ không phù hợp với xu thế chung của thế giới và không phải là một mô hình hiệu quả, tối ưu, đặc biệt là trước những thách thức 58 p h á t triển và cạ n h tranh n g à y c à n g g a y g ắ t g iữ a c á c th ị trư ờ n g, c ù n g v ớ i xu h ư ớ n g h ộ i n h ập , to à n cầ u h o á th ị trư ờng. + U B C K N N đ ư ợ c q u y đ ịn h tro n g lu ậ t là c ơ q u an q u ản lý n h à n ư ớ c lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K , n h ư n g trên th ự c t ế U B C K N N m ớ i c h ỉ th ự c h iệ n v iệ c q u ả n lý m ộ t b ộ phận c ủ a T T C K , đ ó là th ị trư ờ n g tập tru n g d o N h à n ư ớ c tổ c h ứ c , c ò n lạ i m ộ t b ộ p h ận lớ n c á c h o ạ t đ ộ n g p h á t h à n h ch ứ n g k h o á n tự d o , n ằ m n g o à i q u ỹ đ ạ o q u ản lý c ủ a N h à n ư ớ c m à p h á p lu ậ t c h ư a đ iề u c h ỉn h h o ạ t đ ộ n g c ủ a th ị trư ờ n g n à y . 59 Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 3.1 Sự CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN Ở VIỆT NAM P h ải k h ẳ n g đ ịn h rằng h o à n th iện p h áp lu ậ t x ử lý v i p h ạ m trên T T C K là m ộ t tro n g n h ữ n g g iả i p h áp p h át triển T T C K V iệ t N a m . - H o à n thiệ n p h áp lu ậ t x ử lý v i phạm trê n T T C K V iệ t N am là m ột nhu cầu m ang tín h tấ t yếu. Đ ố i v ớ i c á c n ư ớ c đ ã c ó T T C K lâu đ ờ i n h ư M ỹ , N h ậ t, H àn Q u ố c v .v . c á c n g u y ê n tắ c x ử l ý vi p h ạm trên T T C K đ ã trở th à n h n h ữ n g q u y đ ịn h ch ặ t c h ẽ tro n g L u ậ t C h ứ n g k h o á n c ủ a m ỗ i n ư ớ c, ở V iệ t N a m , T T C K đ a n g tron g g ia i đ o ạ n c ủ a q u á trìn h ổ n đ ịn h v à p h át triển . V ì v ậ y , v iệ c c ó n g a y m ộ t h ệ th ố n g p h áp lu ậ t đ ồ n g b ộ v à h o à n c h ỉn h đ iề u c h ỉn h v ề x ử lý v i p h ạ m trên T T C K là m ộ t đ iề u k h ó c ó th ể th ự c h iệ n đ ư ợ c. C h ú n g ta k h ô n g th ể áp d ụ n g n g u y ê n x i c á c tiêu c h u ẩ n q u ố c tế, h ộ th ố n g c á c văn b ả n p h áp luật x ử lý v i p h ạ m trên T T C K c ủ a c á c n ư ớ c k h á c đ ể đ iề u c h ỉn h h o ạ t đ ộ n g x ử lý v i p h ạm trên T T C K V iệ t N a m m à k h ô n g tín h đ ế n c á c đ iề u k iệ n , h o à n cả n h c ụ th ể, c á c đ ặ c th ù c ủ a n ền k in h t ế - x ã h ộ i c ủ a V iệ t N a m . C á c vă n b ản p h áp lu ật xử lý v i p h ạm trên T T C K p h ả i đ ư ợ c x â y d ự n g , h o à n th iệ n trên c ơ s ở k ế thừa c á c văn b ản p h áp lu ậ t h iệ n h àn h v ề x ử lý v i p h ạ m trên T T C K , t ổ n g h ợ p , đ ú c k ết k in h n g h iệ m th ự c tiễ n x ử lý v i p h ạ m trên T T C K V iệ t N a m v à d ự a trên c ơ s ở th ự c tiễ n p h áp lu ật x ử lý v i p h ạ m trên T T C K c ủ a c á c n ư ớ c v à o h o à n c ả n h v à đ iề u k iệ n cụ th ể c ù a V iệ t N a m . Đ ể đ ả m b ả o s ự p h át triển ổ n đ ịn h c ủ a th ị trư ờ n g, y ê u cầ u đặt ra đ ố i v ớ i h ệ th ố n g p h á p lu ậ t x ử lý v i p h ạ m trên T T C K là p h ả i tiến h à n h c h ỉn h sừ a, b ổ s u n g N g h ị đ ịn h 1 6 1 /2 0 0 4 /N Đ - C P c h o phù h ợ p v ớ i b ư ớ c tiế n m ớ i c ủ a th ị trư ờ n g , đ ồ n g b ộ v ớ i L u ậ t c h ứ n g k h o á n , văn bản p h áp lý c ó h iệ u lự c c a o n h ất đ ể đ iề u c h ỉn h m ọ i h o ạ t đ ộ n g c ủ a thị trư ờng. 60 - V iệ c h o à n th iện p h áp lu ật x ử lý v i p h ạm trên T T C K V iệ t N a m là m ộ t đ ò i h ỏ i c ủ a th ự c tiễ n k h á ch q u an k h i m à c á c văn bản p h á p lý h iệ n n a y v ề ch ứ n g k h o á n và T T C K đ ã b ộ c lộ n h iều đ iể m h ạ n c h ế , m à n ếu k h ô n g đ ư ợ c k ịp th ờ i b ổ s u n g , c h ỉn h sử a s ẽ là m ản h h ư ở n g th ậm c h í c ả n trở sự phát triển c ủ a T T C K V iệ t N am . - P h áp lu ậ t x ử lý v i p h ạ m trên T T C K h o à n th iện s ẽ tạ o đ ư ợ c sự th ố n g n h ất g iữ a c á c vă n bản p h áp lu ậ t c ó liê n q u an , g ó p p hần h o à n th iện h ệ th ố n g p háp lu ật x ử lý vi p h ạ m ở V iệ t N a m n ó i c h u n g - H o à n th iện k h u n g p h áp l ý x ử lý v i p h ạm trên T T C K V iệ t N a m s ẽ tạ o ra m ộ t m ô i trư ờ n g p háp lý ổ n đ ịn h , v ữ n g c h ắ c v à th u ận lợ i c h o c ơ q u a n q u ản lý c ũ n g n h ư c h o m ọ i tổ c h ứ c , c á n h â n th a m g ia th ị trư ờ n g, tạ o tâ m l ý y ê n tâ m c h o c á c tổ c h ứ c , cá n h ân k h i th a m g ia k in h d o a n h , đ ầ u tư v à o T T C K , từ đ ó th u hút đ ư ợ c c á c tổ c h ứ c, cá n h â n tro n g và n g o à i n ư ớ c th am g ia T T C K V iệ t N a m . V iệ c h o à n th iện k h u n g p h á p lý x ử lý v i p h ạm trên T T C K c ò n k h ắ c p h ụ c đ ư ợ c n h ữ n g m â u th u ẫn , c h ồ n g c h é o h a y x u n g đ ộ t v ớ i c á c q u y đ ịn h tro n g c á c v ă n bản p h áp lu ậ t k h á c c ó liê n q u an . N g o à i ra, m ộ t k h u ô n k h ổ p h áp lu ậ t v ề x ử l ý v i p h ạ m h o à n th iệ n c ò n là y ế u tố q u a n trọ n g g ó p p hần đưa V iệ t N a m h ộ i n h ậ p v ớ i T T C K c á c n ư ớ c tro n g k h u v ự c v à trên th ế g iớ i, tạ o đ à c h o sự phát triển ổ n đ ịn h c ủ a T T C K V iệ t N a m . 3.2 M Ộ T SỐ Đ ỊN H H Ư Ớ N G H O À N T H IỆ N P H Á P L U Ậ T x ử L Ý V I P H Ạ M T R Ê N T H Ị T R Ư Ờ N G C H Ú N G K H O A N Ở V IỆ T N A M • • • 1. X â y d ự n g và h o à n th iệ n p h á p lu ậ t x ử lý vỉ p h ạ m trê n T T C K ở V iệ t N a m + B an hành N g h ị đ ịn h x ử lý v i p hạm m ớ i tha y th ế N g h ị đ ịn h Ỉ6 Ỉ/2 0 0 4 /N Đ -C P X â y d ự n g N g h ị đ ịn h x ử lý v i p h ạ m m ớ i th a y th ế N g h ị đ ịn h 1 6 1 /2 0 0 4 /N Đ - C P th e o h ư ớ n g b a o q u á t, to à n d iệ n v à p h ù h ợ p v ớ i thự c tiễ n c ủ a th ị trư ờ n g. Sửa đ ổ i c á c v ă n b ả n p h áp q u y h ư ớ n g dẫn đ ể th ố n g n h ất v ớ i N g h ị đ ịn h m ớ i v à p h áp luật h iệ n h àn h đ ặ c b iệt là k h u n g p h á p lý x ử l ý v i p h ạm . + Sửa đổi, b ổ sung các văn bản phảp luật xử lý vi phạm có liên quan 61 K iến n g h ị v ớ i c á c cấ p c ó th ẩm q u y ề n c h ỉn h sửa b ổ su n g n h ữ n g v ă n bản p h áp luật k h á c c ó liê n q u a n đ ến p h áp lu ậ t x ử lý v i p h ạm v ề c h ứ n g k h o á n n h ư :B ộ lu ật D â n sự n ă m 2 0 0 5 ,P h áp lệ n h x ử lý v i p h ạm h àn h ch ín h n ă m 2 0 0 2 ,P h áp lệ n h v ề g iả i q u y ế t tranh c h ấ p c á c v ụ án k in h tế, B ộ lu ậ t H ìn h sự n ă m 1 9 9 9 ... 2. C ủ n g cố’ p h á t triể n hệ th ố n g g iá m sá t T T C K h iệ n đ ạ i, tự đ ộ n g hóa. X â y d ự n g v à phát triển h ệ th ố n g g iá m sát T T C K h iệ n đ ạ i, tự đ ộ n g h o á n h ằ m k iể m s o á t c ó h iệ u q u ả sự tu ân thủ q u i đ ịn h v ề h o ạ t đ ộ n g ch ứ n g k h o á n v à th ị trư ờng c h ứ n g k h o á n c ủ a c á c tổ c h ứ c v à c á n hân th a m g ia h o ạ t đ ộ n g trên T T C K . T h ự c h iệ n tự đ ộ n g h o á m ộ t p hần đ ến tự đ ộ n g h o á h o à n to à n tro n g k h âu g iá m sát thị trư ờn g. X ử lý c ư ỡ n g c h ế n g h iê m k h ắ c đ ố i vớ i n h ữ n g trường h ợ p v i p h ạ m p háp luật c h ứ n g k h o á n v à T T C K , từ phạt h à n h c h ín h đ ến c á c c h ế tài d â n sự , h ìn h sự. 3. K iệ n to à n tổ chứ c bộ m áy và n â n g cao n ă n g lự c q u ả n lý n h à nư ớc B ộ m á y U B C K N N p h ải đ ư ợ c tổ c h ứ c là c ơ quan q u ản lý N h à n ư ớ c tro n g lĩn h v ự c, n g à n h h o ạ t đ ộ n g đ ộ c lập , đ áp ứ n g y ê u cầu q u ản lý lin h h o ạ t, n h ạ y b é n đ ố i với TTC K . V iệ c đ à o tạo n g u ồ n n h ân lự c p h ải c ó sự p h ố i hợp g iữ a Ư B C K N N v à c á c c ơ q u an h ữ u q u a n , v ớ i c á c đ ịn h c h ế h o ạ t đ ộ n g trên th ị trư ờng, tro n g đ ó b a o g ồ m đ à o tạo c á c n h à q u ả n lý , n h ân v iê n tá c n g h iệ p v à c ô n g c h ú n g đ ầu tư, x â y d ự n g n g u ồ n n h â n lự c đ á p ứ n g y ê u c ầ u q u ả n lý , tá c n g h iệ p trên T T C K . 3.3. C Á C G IẢ I P H Á P H O À N T H IỆ N PH ÁP L U Ậ T x ử L Ý V I P H Ạ M T R Ê N T H Ị T R Ư Ờ N G C H Ú N G K H O Á N Ở V IỆ T N A M V ấ n đ ề x ử lý v i p hạm : n h ữ n g q u i đ ịn h v ề vấn đ ề n à y đ ã đ ư ợ c đ ề cậ p đ ế n tro n g N g h ị đ ịn h s ố 1 6 1 /2 0 0 4 /N Đ - C P n g à y 0 7 /9 /2 0 0 4 c ủ a C h ín h p h ủ v ề x ử p h ạt vi p h ạ m h à n h c h ín h tro n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K , s o n g c ầ n đ ư a v à o lu ật C h ứ n g k h o á n đ ể c ó tín h h iệ u lự c c a o hcm. Đ ổ n g th ờ i b ổ su n g th ê m n h ữ n g h àn h v i vi p h ạ m m à ch ư a đ ư ợ c q u i đ ịn h tro n g N g h ị đ ịn h n à y , v í dụ: v i p h ạm v ề c ồ n g b ố th ô n g tin k h ô n g đ ầ y đ ủ , k h ô n g k ịp th ờ i, vi p h ạ m n g h ĩa vụ b á o c á o c ủ a c ô n g ty k iể m to á n đ ư ợ c c h ấ p th u ậ n ... 62 3.3.1 Chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan N h ư đ ã ph ân tíc h tro n g p hần thự c trạng, c á c văn bản p h áp lý v ề ch ứ n g k h o á n v à T T C K n ư ớ c ta, b a o g ồ m lĩn h v ự c phát h àn h , n h ìn c h u n g là th iếu tín h h ệ th ố n g , th iế u tín h đ ổ n g b ộ v à tín h cụ th ể, c ò n m a n h m ú n , ch ắ p v á v à c ò n m â u th u ẫn , c h ồ n g c h é o g iữ a c á c q u i đ ịn h ; n h iề u vấn đ ề c ò n b ị b ỏ n g ỏ ch ư a đ ư ợ c lu ật p h áp q u i đ ịn h , đ iề u ch ỉn h , d o đ ó , cầ n p h ải tiến h à n h x e m x é t đ ể b ổ s u n g , c h ỉn h sử a c á c v ă n bản p h áp lu ật tro n g c á c n g à n h k h á c n h au n h ằ m tạ o ra sự th ố n g n h ất, h o à n c h ỉn h tron g h ệ th ố n g lu ật n ó i c h u n g c ũ n g n h ư tron g h ệ th ố n g lu ậ t đ iề u c h ỉn h lĩn h v ự c phát h à n h ch ứ n g k h o á n n ó i riên g . D o đ ó , c ầ n rà so á t c á c v ă n bản p h áp luật h iệ n h àn h n h ư :P h á p lu ậ t v ề d o a n h n g h iệ p , P h á p lu ậ t v ề đ ầu tư tro n g n ư ớc v à n ư ớ c n g o à i, P h á p lu ật v ề tà i c h ín h , n g o à i ra c ũ n g cầ n n g h iê n cứ u m ộ t s ố v ấ n đ ề tro n g P h á p lu ật v ề h àn h c h ín h , h ìn h sự, v ề g iả i q u y ế t tranh ch ấ p , ph á sả n , Bộ lu ậ t H ìn h sự năm 1999, P háp lệnh x ử lý v i phạm hành chỉnh... đ ể c ó n h ữ n g đ iề u c h ỉn h c h o h ợ p lý , đ ồ n g b ộ . M ộ t s ố vấn đ ề cần n g h iê n cứ u đ ể c h ỉn h sửa n h ư : - B ộ luât H ình sự 1999 củ a V iệt N a m hiện nay chư a c ó qui định v ề tội phạm trong lĩn h vực chứng khoán, tuy c ó thể vận dụng m ộ t s ố tộ i danh trong “ C ác tội xâm phạm trật tự quản lý kinh t ế 1, củ a b ộ luật H ình sự như tội đầu cơ , tội lừa d ố i kh ách h àn g... so n g cũ n g có m ộ t s ố tội danh k h ô n g thể vận d ụ ng được n hư tội m u a bán n ội gián , lũ n g đ oạn thị trường, tội nắm g iữ ch ú n g khoán n hằm thâu tóm c ô n g ty, tội lạm d ụ n g tron g v iệ c phát hành chứ ng k h oán..., .do vậy, cần có những qui định riêng v ề cá c tội danh trong Enh vực chứ ng khoán đ ể c ó những khung hình phạt thích hợp. - S ử a đ ổ i c á c q u i đ ịn h c ủ a P h á p lệ n h x ử lý v i p h ạ m h à n h c h ín h n ã m 2 0 0 2 , đ ặ c b iệ t c ầ n p h ải tă n g k h u n g p h ạt tiề n đ ố i vớ i c á c h à n h v i v i p h ạ m h à n h c h ín h trên T T C K n h ằ m răn đ e , n g ă n n g ừ a , g iá o d ụ c c á c đ ố i tư ợ n g v i p h ạm . - S ử a đ ổ i lu ật đầu tư n ư ớ c n g o à i, c h o p h ép c á c d o a n h n g h iệ p c ó v ố n đ ầ u tư n ư ớ c n g o à i đ ư ợ c phát h àn h c h ứ n g k h o á n ra c ổ n g c h ú n g th eo lu ậ t p h áp v ẻ ch ứ n g khoán và TTCK. 63 - T r o n g lĩn h vự c T à i ch ín h , cầ n x e m x é t c á c văn bản p háp lu ật v ề th u ế, v ề k ế to á n , k iể m to á n đ ể tạ o m ộ t m ô i trư ờ n g p h áp lý đ ồ n g b ộ . C ần th ú c đ ẩ y v iệ c b an h à n h h ệ th ố n g ch u ẩ n m ự c k ế to á n v à k iể m to á n th e o tiêu c h u ẩ n q u ố c tế , đ ồ n g th ờ i bắt b u ộ c c á c c ô n g ty c ổ p h ần v à D N N N c ó v ố n từ m ộ t m ứ c đ ộ n h ất đ ịn h trở lê n ( v í dụ 5 tỉ đ ồ n g ) p h ải th ự c h iệ n k iể m to á n b á o c á o tà i c h ín h h à n g n ă m . C ần b an h ành k ịp th ờ i c á c h ư ớ n g d ẫ n v ề c h ế đ ộ k ế toán đ ố i v ớ i n h ữ n g n g h iệ p vụ k ế to á n m ớ i phát sin h tro n g lĩn h vự c ch ứ n g k h o á n như: m u a b án c ổ p h iế u q u ĩ, p h á t hàn h c ổ p h iế u th ư ở n g , tă n g v ố n đ iề u lệ ... 3 .3 .2 H o à n th iệ n các văn bả n p h á p lu ậ t h iệ n h à n h về x ử lý v i p h ạ m trê n T T C K Ở V iệ tN a m Đ â y là m ộ t c ô n g v iệ c c ầ n th iết tro n g v iệ c h o à n th iện k h u ô n k h ổ p h áp lý c h o c ô n g lá c q u ản lý T T C K . Sau m ộ t th ờ i g ia n T T C K đ i v à o h o ạ t đ ộ n g , th ự c t ế đ ã v à đ a n g n ả y sin h n h iều vấn đ ề cầ n p h ả i x ử lý , n h ữ n g tồ n tại, th iếu s ó t v à ch ư a h ợ p lý c ầ n p h ải c ó n h ữ n g c h ỉn h sử a , b ổ s u n g c h o phù hợp. C ụ th ể c ầ n phải x e m x é t đ iề u c h ỉn h , b ổ s u n g m ộ t s ố đ iể m sau: - C á c tiêu c h í v ề đ iề u k iệ n p h át h à n h ra c ô n g c h ú n g tro n g c ô n g tá c thẩm đ ịn h , x e m x é t h ồ s ơ x in p h ép p h át h à n h . V í dụ, q u i đ ịn h đ iề u k iệ n v é h iệ u q u ả s ả n x u ấ t k in h d o a n h , tổ ch ứ c p h át h à n h c h ứ n g k h o á n ra c ô n g c h ú n g p h ả i h o ạ t đ ộ n g k in h d o a n h c ó lã i tro n g h a i n ă m liê n tụ c g ầ n n h ấ t, s o n g t h ế n à o đ ư ợ c g ọ i là lã i v à m ứ c đ ộ lợ i n h u ận p h ả i đạt là b a o n h iê u m ớ i đ ạt y ê u c ầ u . C ầ n x â y d ự n g h ệ th ố n g c h ỉ tiê u đ án h g iá h o ạ t đ ộ n g sả n x u ấ t k in h d o a n h c ũ n g n h ư tìn h h ìn h tài c h ín h c ủ a c á c d o a n h n g h iệ p trên c ơ s ở c h i tiế t h o á , đ ịn h lư ợ n g h o á . - C h ư a c ó c á c q u i đ ịn h cụ th ể v ề p h á t h àn h th êm c ổ p h iếu đ ể tă n g v ố n , p h át h à n h c ổ p h iế u đ ể trả c ổ tứ c, p h át h à n h c ổ p h iếu th ư ở n g, phát h à n h q u y ề n m u a ... g â y lú n g tú n g c h o c ơ q u an q u ả n lý k h i th ự c t ế phát sin h cầ n c ó sự h ư ớ n g d ẫn . - C á c q u i đ ịn h v ề x ử lý v i p h ạ m đ ố i v ớ i c á c tổ ch ứ c p h át h à n h k h i k h ô n g th ự c h iệ n đ ú n g c á c q u i đ ịn h n h ư k h ô n g b á o c á o đ ịn h k ỳ đ ú n g th ờ i h ạ n , k h ô n g 64 c ô n g b ố th ô n g tin k ịp th ờ i, k h ô n g thự c h iệ n đ ư ợ c n h ữ n g c a m k ế t đ ã c ô n g b ố ... n ên k h ó áp d ụ n g k h i c ó n h ữ n g v i p h ạm c ầ n x ử lý . - G iả i quyết tranh chấp và xử lý v i phạm Q u i đ ịn h c á c lĩn h v ự c , q u an h ệ phát s in h tranh chấp; trìn h tự g iả i q u y ế t c á c tranh ch ấp ; q u i đ ịn h c á c h àn h v i vi p h ạm , c á c b iệ n p h áp x ử lý , th ẩ m q u y ề n x ử lý v i p h ạ m ... T h ự c tiễ n h o ạ t đ ộ n g c ủ a th ị trường c h o th ấ y v a i trò c ủ a H iệ p h ộ i ch ứ n g k h o á n đ ố i v ớ i thị trư ờng p h i tập tru n g th ư ờ n g rất lớ n tro n g v iệ c th a m g ia tự q u ản lý thị trư ờ n g, g iá m sát th àn h v iê n đ ảm b ả o thự c h iệ n p h áp lu ật v à c á c q u y tắ c đ ạ o đ ứ c h à n h n g h ề , n ên tạ o đ iề u k iệ n đ ể c h o H iệ p h ộ i ch ứ n g k h o á n th a m g ia g iả i q u y ế t tranh ch ấp . T ó m lạ i, v iệ c rà so á t đ ể c h ỉn h sử a, b ổ s u n g n h ữ n g q u i đ ịn h h iệ n h àn h v ề x ử lý v i p h ạ m là v iệ c là m c ầ n tiế n h àn h th ư ờ n g x u y ê n , n h ư n g c ũ n g c ầ n p h ả i c ó sự n g h iê n cứ u đ ầ y đ ủ , th ự c t ế c á c v i p h ạm tránh v iệ c vãn bản đ ư ợ c b a n h à n h p h ải c h ỉn h sử a, b ổ su n g . P h áp lu ậ t v ề phá sả n d o a n h n g h iệ p h iệ n h à n h c ầ n sử a đ ổ i, b ổ s u n g m ộ t s ố q u y đ ịn h sau : (i) v ề thủ tụ c ph á sả n đ ặ c biệt: đ ể phù h ợ p v ớ i q u y đ ịn h c ủ a L u ật D o a n h n g h iệ p h iệ n h à n h , thủ tụ c p h á sả n đ ặ c b iệ t áp d ụ n g đ ố i v ớ i c á c d o a n h n g h iệ p đ ặ c b iệ t n ê n sử a đ ổ i, b ổ s u n g m ộ t s ố q u y đ ịn h v é c á c v ấ n đ ề sa u tron g p h á p lu ậ t v ề p h á sả n d o a n h n g h iệ p h iệ n hành: + V ề th ờ i g ia n tiế p tụ c c h ịu trách n h iệ m b ồ i th ư ờ n g c ủ a c h ủ d o a n h n g h iệp : C ần q u y đ ịn h th ờ i g ia n đ ể ch ủ d o a n h n g h iệ p p h ả i tiế p tụ c c h ịu trá ch n h iệ m b ồ i th ư ờ n g c h o c á c ch ủ n ợ tro n g trư ờng h ợ p x u ấ t h iệ n c á c n g u ồ n th u n h ậ p m ớ i, tránh trư ờn g h ợ p d o a n h n g h iệ p tìn h n g u y ệ n y ê u cầ u đ ư ợ c tu y ê n b ố p h á sả n sa u k h i ch ủ d o a n h n g h iệ p đ ã tẩu tán h ế t tài sả n đ ể h ư ở n g lợi; + V ề v iệ c g iả i q u y ế t phá sả n k h i đ a n g g iả i th ể đ a n g tiế n h à n h g iả i th ể d o a n h n g h iệ p m à p h át h iệ n á p d ụ n g th ủ tụ c p h á sả n d o a n h n g h iệ p . 65 d o a n h n g h iệ p : T r o n g khi c ó dấu h iệ u p h á sả n th ì p h ải + v ể v iệ c g iả i q u y ế t p há sả n k h i phát h iệ n c ó dấu h iệ u v i p h ạ m h ìn h sự: T ron g k h i g iả i q u y ết ph á sản d o a n h n g h iệp , n ếu phát h iệ n c ó tộ i p h ạ m h ìn h s ự thì k h ô n g đ ìn h c h ỉ v iệ c p h á sả n m à thủ tụ c g iả i q u y ết p h á sả n v ẫ n ph ải đ ư ợ c tiến h àn h b ìn h th ư ờ n g v ì g iả i q u y ế t phá sản m ộ t d o a n h n g h iệ p v à truy cứ u trách n h iệ m h ìn h s ự m ộ t cá n h ân là hai v ấ n đ ề p háp lý k h á c nhau; - Vé Pháp luật hình sự: Đ ể đ ảm b ả o h o ạ t đ ộ n g củ a m ộ t th ị trư ờng c ô n g b ằ n g , h iệ u q u ả v à m in h b ạch và c ũ n g đ ể tạ o m ô i trư ờng là n h m ạn h c h o c á c q u ỹ đ ầu tư v à c ô n g ty q u ả n lý q u ỹ h oạt đ ộ n g , B ộ lu ậ t H ìn h sự n ă m 1 9 9 9 cầ n sử a đ ổ i, b ổ s u n g m ộ t s ố vấn đ ề sau: + X á c đ ịn h k h u n g h ìn h phạt th ích hợp đ ố i v ớ i c á c tộ i d a n h tron g lĩn h vự c ch ứ n g k h oán v à T T C K : tộ i k in h d o a n h trái p h ép (Đ iề u 1 5 9 ) ,tộ i đầu c ơ (Đ iề u 1 6 0 ) ,tộ i lừ a d ố i k h á ch h à n g (Đ iề u 1 6 2 ), tộ i b á o c á o sa i tro n g q u ản lý k in h t ế ( Đ iề u 1 6 7 ) r iê n g tron g lĩn h v ự c ch ứ n g k h o á n v à T T C K ; + B ổ s u n g m ột s ố tộ i d an h tro n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K : tộ i m u a, b án n ộ i g iá n ; tội c ô n g b ố th ô n g tin sa i sự thật; tộ i lũ n g đ o ạ n th ị trư ờng v à o B ộ L u ật H ìn h sự. - Pháp lu ậ t về g iả i quyết tra n h chấp: Đ ể tạo n ê n m ộ t c ơ c h ế g iả i q u y ế t tranh ch ấ p n h a n h g ọ n v à c ó h iệ u q u ả g iữ a c ô n g ty q u ả n lý q u ỹ đầu tư ch ứ n g k h o á n , c ô n g ty c h ứ n g k h o á n v ớ i c á c ch ủ thể k h á c tron g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K , cầ n x á c đ ịn h rõ c á c v ấ n đ ề sa u tron g p h áp luật h iệ n h àn h v ề g iả i q u y ế t tranh chấp: + V ấ n đ ề th ẩ m q u y ề n g iả i q u y ế t c á c tranh ch ấ p v ề c h ứ n g k h o á n v à TTC K : C á c tranh c h ấ p v ề ch ứ n g k h o á n v à T T C K th u ộ c th ẩ m q u y ề n g iả i q u y ế t c ủ a T ò a K in h t ế v à đ ư ợ c g iả i q u y ế t th e o thủ tụ c g iả i q u y ế t c á c vụ án k in h tế , trừ trường h ợ p c á c b ên tranh ch ấ p thỏa thuận lựa chọn hình thức g iải quyết thông qua trọng tài. - V ấ n đ ề c ô n g b ố th ô n g tin: th ự c tế, th ư ờ n g c ó sự m â u th u ẫ n g iữ a y ê u cầu c ủ a c ơ q u a n q u ả n lý th ị trư ờng, q u y ề n lợ i c ủ a n h à đầu tư v ớ i m ứ c đ ộ c ô n g b ố 66 th ô n g tin c ủ a tổ c h ứ c n iê m y ế t v à c á c tổ c h ứ c tru n g g ia n . C á c c ô n g ty n iê m y ế t th ư ờ n g m iễ n c ư ỡ n g tiế t lộ th ô n g tin v ề sả n x u ấ t k in h d o a n h h o ặ c c á c d ự á n đ ầu tư c h iế n lư ợ c , tro n g k h i c ơ q u a n q u ả n lý , c á c n h à đ ầ u tư m o n g m u ố n c ó đ ư ợ c lư ợ n g th ô n g tin tố i đ a . V ì s ự p h á t triể n c ủ a T T C K , v iệ c q u y đ ịn h m ộ t c h ế đ ộ c ô n g b ố th ô n g tin n g à y c à n g h o à n th iệ n v à g iá m sá t th ự c h iệ n tố t c h ế đ ộ đ ó là m ộ t y ê u c ầ u th ư ờ n g x u y ê n đ ố i v ớ i c á c n h à q u ả n l ý T T C K . T ă n g c ư ờ n g c á c q u y đ ịn h c ô n g b ố th ô n g tin là đ iể m c ố t lõ i c ủ a m ộ t k h u ô n k h ổ q u ả n lý dự a trên đ ịn h h ư ớ n g th ị trư ờ n g . M ặ c d ù T T C K V iệ t n a m đ a n g ở g ia i đ o ạ n s ơ k h a i n h ư n g c á c q u y đ ịn h c ơ b ả n v ề c ô n g b ố t h ô n g tin đ ã đ ư ợ c x â y d ự n g k h á tố t. T u y n h iê n , th ự c t ế v ẫ n c ò n n h iề u b ấ t cậ p , đ ò i h ỏ i h ệ t h ố n g c ồ n g b ố th ô n g tin c ầ n p h ải đ ư ợ c p h á t triể n ở tầ m c a o h ơ n v à đ ư ợ c q u y đ ịn h c h ặ t c h ẽ h ơ n . C ụ thể: + C á c y ê u c ầ u v ề c h ế đ ộ b á o c á o k ịp th ờ i v à c ô n g b ố th ô n g tin , đ ặ c b iệ t liê n q u a n tớ i n h ữ n g v ấ n đ ề n h ư p h á t h à n h c ổ p h iế u m ớ i, th a y đ ổ i c h ế đ ộ k ế to á n , h ợ p n h ấ t b á o c á o tài c h ín h , c ô n g b ố ấ n p h ẩ m th ư ờ n g n iê n , c ô n g b ố trên b á o . . . + T h iế t lậ p c á c mẫu c ô n g b ố th ô n g tin c h u ẩ n đ ể tạ o s ự đồng n h ấ t v à tránh trư ờ n g h ợ p c ô n g b ố th ô n g tin s a i s ó t, th iế u c h ín h x á c . H ìn h th ứ c v à n ộ i d u n g c á c m ẫ u c ồ n g b ố th ô n g tin n ê n q u y đ ịn h th e o h ư ớ n g tu â n th ủ c á c c h u ẩ n m ự c q u ố c tế, g ó p p h ầ n q u a n tr ọ n g tr o n g v iệ c h ộ i n h ậ p v ớ i c á c T T C K trên t h ế g iớ i, q u a đ ó th u h ú t c á c n h à đ ầu tư n ư ớ c n g o à i. + X â y d ự n g Q u y đ ịn h c h u ẩ n m ự c v ề c h ứ c v ụ , tiê u c h u ẩ n c ủ a n g ư ờ i c h ịu trá ch n h iệ m c ô n g b ố th ô n g tin n h ư p h ả i c ó h iể u b iế t v ề k in h t ế tà i c h ín h , lu ậ t p h á p v à c ô n g n g h ệ th ô n g t i n . .. + B a n h à n h c á c v ã n b ả n p h á p q u y q u y đ ịn h rõ q u y ề n h ạ n v à trá ch n h iệ m c ủ a từ n g đ ố i tư ợ n g liê n q u a n tro n g k ê n h c ô n g b ố th ô n g tin . T r o n g đ ó , n ê u rõ p h ạ m v i, q u y ề n h ạ n v à n g h ĩa v ụ c ủ a từ n g đ ố i tư ợ n g , từ n g b ộ p h ậ n liê n q u a n . T ừ n g đ ố i tư ợ n g liê n q u a n p h ả i c h ịu trá ch n h iệ m trư ớc p h á p lu ậ t v ề c á c h à n h v i liê n q u a n tr o n g q u á trin h c ô n g b ố th ô n g tin ra c ô n g c h ú n g 67 + C ần c ó v ă n b ản h ư ớ n g d ẫ n c h i tiế t v ề c á c v ấ n đ ề , c á c đ ố i tư ợ n g v à c á c m ứ c x ử p h ạt v i p h ạ m tro n g N g h ị đ ịn h 1 6 1 /2 0 0 4 /N Đ - C P v ề v iệ c x ử p h ạ t v i p h ạ m h à n h c h ín h tro n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K . + H iệ n n a y , c á c b á o c á o tà i c h ín h c ủ a c á c c ô n g ty n iê m y ế t v à n h ữ n g c ô n g ty p h á t h àn h lầ n đầu ra c ô n g c h ú n g c h ịu s ự k iể m to á n c ủ a c á c n h à k iể m to á n đ ộ c lậ p đ ể đ ả m b ả o tín h m in h b ạ c h c ủ a n h ữ n g th ô n g tin tà i c h ín h , n h ằ m b ả o v ệ c á c n h à đ ầ u tư. S ự c h ín h x á c c ủ a c á c k ế t q u ả k iể m to á n là v ô c ù n g q u a n tr ọ n g . D o v ậ y , c ầ n p h ải x â y d ự n g n h ữ n g c h u ẩ n m ự c k ế to á n v à k iể m to á n - th à n h p h ầ n c h ủ c h ố t c ủ a c á c q u y đ ịn h v ề c ô n g b ố t h ô n g tin . v ề lâ u d à i, c á c c h u ẩ n m ự c n à y c ầ n p h ả i đ ư ợ c n â n g c a o đ ể p h ù h ợ p v ớ i c á c t h ô n g lệ q u ố c t ế tố t n h ất. + C ô n g ty ch ứ n g k h o á n là c ầ u n ố i t h ô n g tin g iữ a c ơ q u a n q u ả n lý n h à n ư ớ c , tổ c h ứ c p h át h à n h v à c á c c h ủ th ể k h á c th a m g ia trên th ị trư ờ n g . V iệ c c ô n g b ố th ô n g tin là k h â u k h ô n g th ể th iế u tr o n g q u á trìn h h o ạ t đ ộ n g k in h d o a n h c h ứ n g k h o á n v à c u n g cấ p d ịc h v ụ c h o n h à đ ầ u t ư . N h ìn c h u n g , đ ể g iả i q u y ế t đ ư ợ c triệt đ ể v iệ c tu â n th ủ q u y đ ịn h p h á p lu ậ t v ề x ử p h ạ t v i p h ạ m trên T T C K c ầ n p h ả i tạ o ra m ộ t s ự t h ố n g n h ấ t v à đ ồ n g b ộ g iữ a c á c v ă n b ản p h á p q u y q u y đ ịn h v ề sự h o ạ t đ ộ n g c ủ a c á c c h ủ th ể th a m g ia trên th ị trư ờ n g đ ặ c b iệ t v ề v ấ n đ ề c ô n g b ố th ô n g tin . 3.3.3 K iế n nghị hoàn th iệ n pháp lu ậ t về xử lý v i ph ạm trê n th ị trư ờ n g chứng khoán ở V iệ t N am - Q u y đ ịn h v ề x ử lý v i p h ạ m T h ự c tiễ n T T C K c h o th ấ y , c á c h à n h v i v i p h ạ m tr o n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K c ó th ể g â y n h ữ n g h ậ u q u ả rất lớ n v ề v ậ t ch ấ t lẫ n p h i v ậ t ch ấ t. C á c h à n h v i v i p h ạ m n à y c ó th ể g â y tổ n th ấ t d â y c h u y ề n , ả n h h ư ở n g đ ế n q u y ề n lợ i c ủ a n h iề u tổ c h ứ c , cá n h â n th a m g ia T T C K , ả n h h ư ở n g đ ế n u y tín c ủ a c á c tổ c h ứ c p h á t h à n h , tổ c h ứ c k in h d o a n h v à d ịc h v ụ c h ứ n g k h o á n , n ế u h à n h v i v i p h ạ m c ó tín h c h ấ t trầm trọ n g c ó th ể g â y ả n h h ư ở n g đ ế n c ả n ề n k in h t ế c ủ a đ ấ t n ư ớ c . Đ ố i v ớ i c á c q u y đ ịn h v ề x ử lý v i p h ạ m tr o n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K h iệ n h à n h là k h ô n g c ò n p h ù h ợ p , c ầ n sử a đ ổ i b ổ s u n g tr o n g th ờ i g ia n tớ i v ớ i v iệ c tă n g th ẩm q u y ề n x ử phạt v i p h ạ m h à n h c h ín h tro n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n th e o q u y đ ịn h tại P h á p lệ n h x ử p h ạt v i p h ạ m h à n h c h ín h n ă m 2 0 0 2 ,v ề s ự k h ô n g ph ù h ợ p c ủ a c á c q u y đ ịn h v ề m ứ c đ ộ x ử p h ạ t v i p h ạ m h à n h c h ín h đ ã đ ư ợ c q u y đ ịn h tại N g h ị đ ịn h 1 6 1 /2 0 0 4 /N Đ -C P n g à y 7 / 9 / 2 0 0 4 và L uật C hứng khoán về cả hai p h ư ơ n g d iệ n lý lu ậ n v à thự c tiễ n . V iệ c x â y d ự n g c á c q u y p h ạ m p h á p lu ậ t h ìn h sự đ ố i vớ i lĩn h v ự c ch ứ n g k h o á n v à T T C K là c ầ n th iế t, trên th ế g iớ i c á c n ư ớ c đ ề u q u y đ ịn h m ộ t s ố tộ i d an h m a n g tíc h c h ấ t đ ặ c th ù c ủ a lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K n h ư tộ i m u a bán n ộ i g iá n , t ộ i lũ n g đ o ạ n th ị trư ờ n g. L u ậ t p h á p c ủ a N h ậ t B ả n q u y đ ịn h p h ạt tù đ ến 3 n ă m , H à n Q u ố c p h ạ t tù đ ế n 1 0 n ă m , B a L a n p h ạ t tù đ ế n 5 n ă m đ ố i v ớ i c á c h àn h v i m u a b á n n ộ i g iá n h o ặ c lũ n g đ o ạ n th ị trư ờ n g . T ại n ư ớ c ta, th e o q u y đ ịn h c ủ a p h áp lu ậ t h iệ n h à n h th ì đ ố i v ớ i n h ữ n g h à n h v i v i p h ạ m m a n g tíc h ch ấ t n g h iê m tro n g tro n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K th ị c ó th ể b ị trưy cứ u trách n h iệ m h ìn h sự , tu y n h iê n c á c tộ i d a n h đ ặ c th ù tr o n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K ch ư a đ ư ợ c q u y đ ịn h , d o v ậ y v iệ c á p d ụ n g tru y c ứ u th e o c á c tộ i d a n h c ó tín h ch ấ t tư ơ n g tự đ ã đ ư ợ c q u y đ ịn h tại B ộ lu ậ t H ìn h s ự s ẽ g ặ p n h iề u k h ó k h ăn tro n g v iệ c áp d ụ n g m ứ c đ ộ x ử lý . V ì v ậ y v iệ c b ổ s u n g c á c t ộ i d a n h tron g lĩn h v ự c ch ứ n g k h o á n v à T T C K v à o B ộ lu ậ t H ìn h s ự là c ầ n th iế t. N g o à i ra, cầ n x á c đ ịn h rõ g iớ i h ạ n c ủ a v iệ c á p d ụ n g x ử p h ạ t v i p h ạ m h à n h c h ín h và truy cứ u trách n h iệ m h ìn h sự n h ằ m trán h s ự tu ỳ tiệ n tr o n g v iệ c á p d ụ n g p h á p lu ật. C ần c ó sự đ iề u c h ỉn h đ ầ y đ ủ c ủ a p h á p lu ậ t đ ố i v ớ i trìn h tự, th ủ tụ c x ử p h ạt v i p h ạm h à n h c h ín h v à trìn h tự th ủ tụ c tru y cứ u trá ch n h iệ m h ìn h s ự đ ố i v ớ i c á c h àn h v i v i p h ạm p h áp lu ật tro n g lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K . - Q uy đ ị n h về giám sát V iệ c g iá m sá t trên T T C K c ó tầ m q u a n tr ọ n g đ ặ c b iệ t đ ố i v ớ i sự an to à n c ủ a T T C K . Q u á trìn h g iá m s á t n h ằ m n h a n h c h ó n g p h á t h iệ n ra c á c sa i só t, v i p h ạ m đ ể k ịp th ờ i k h ắ c p h ụ c , v ì v ậ y v iệ c g iá m s á t p h ả i đ ư ợ c tiế n h à n h th ư ờ n g x u y ê n , liê n tụ c v à ở n h iề u c ấ p k h á c n h a u . V iệ c x â y d ự n g h o à n th iệ n h ệ th ố n g p h á p lu ậ t v ề c h ứ n g k h o á n v à T T C K c ầ n c h ú ý q u y đ ịn h c ụ th ể , rõ rà n g v ề n ộ i d u n g g iá m sát. C ần đ á n h g iá đ ú n g v a i trò v à s ự c ầ n th iế t c ủ a h o ạ t đ ộ n g g iá m sá t trên T T C K , c ầ n đ án h g iá tầ m q u a n tr ọ n g c ủ a h o ạ t đ ộ n g g iá m sá t T T C K tr o n g tổ n g th ể h o ạ t đ ộ n g q u ản lý N h à n ư ớ c đ ố i v ớ i th ị trư ờ n g . T ừ đ ó x â y d ự n g 69 n h ữ n g q u y p h ạ m p h áp luật p h ù h ợ p n h ằ m đ iề u c h ỉn h h o ạ t đ ộ n g g iá m sá t T T C K m ộ t c á c h c ó h iệ u q u ả là cầ n th iết. V iệ c phân c ấ p g iá m sá t T T C K c ầ n đ ư ợ c q u y đ ịn h rõ rà n g , đ ầ y đ ủ v à p h ù h ợ p v ớ i thự c tiễ n , từ đ ó x â y đ ự n g v à h ìn h th à n h c ơ c h ế p h ố i h ợ p g iá m s á t g iữ a c á c cấ p , h ìn h th à n h m ộ t h ệ th ố n g c á c c ơ q u a n g iá m sá t T T C K đ ầ y đ ủ v à h o à n ch ỉn h . M ộ t tro n g n h ữ n g g iả i p h á p c h o v iệ c k iệ n to à n c á c q u y đ ịn h p h á p lu ậ t v ề g iá m sá t T T C K v à n â n g c a o h iệ u q u ả c ủ a c ô n g tá c g iá m sá t T T C K là v iệ c x â y d ự n g m ộ t h ệ th ố n g c á c q u y đ ịn h p h á p lu ậ t v ề c h ứ n g k h o á n v à T T C K đ ầ y đ ủ , h o à n c h ỉn h và p h ù h ợ p n h ằ m n â n g c a o ý th ứ c v à s ự tu â n th ủ p h á p lu ậ t c ủ a c á c c h ủ th ể tham g ia v à o T T C K . V iệ c x â y d ự n g c á c q u y p h ạ m p h á p lu ậ t v ề c h ứ n g k h o á n và T T C K c ò n đ ò i h ỏ i tín h p h ù h ợ p v ớ i c á c đ ịn h c h ế tài c h ín h k h á c n h ư c á c q u y đ ịn h p h áp lu ậ t v ề h o ạ t đ ộ n g tín d u n g , n g â n h à n g , k ế to á n , k iể m to á n từ đ ó h ìn h thành m ộ t h ệ th ố n g c á c đ ịn h c h ế tài c h ín h v ớ i m ứ c đ ộ t h ố n g n h ấ t c a o , tránh được c á c x u n g đ ộ t p h á p lu ậ t, tạ o đ iề u k iệ n th u ậ n lợ i c h o v iệ c á p d ụ n g p h á p lu ật v à o c u ộ c s ố n g . V iệ c x â y d ự n g v à h ìn h th à n h h ệ th ố n g c á c tiê u c h í g iá m s á t k h ô n g n h ữ n g tă n g c ư ờ n g h iệ u q u ả h o ạ t đ ộ n g g iá m sá t T T C K m à c ò n c ó tá c d ụ n g tíc h c ự c đ ố i vớ i c á c nh à đầu tư tro n g v iệ c x á c đ ịn h m ứ c đ ộ h à n h v i k h i th a m g ia th ị trư ờ n g . H o à n th iệ n p h á p lu ậ t về quản lý nhà nước đ ố i v ớ i T T C K - C ần trao c h o U B C K N N q u y ề n đ ư ợ c đ ộ c lậ p b a n h à n h c á c q u y ế t đ ịn h q u ả n lý , c á c văn b ản p h á p q u y d ư ớ i lu ậ t, đ ể c ó th ể đ ả m b ả o s ự n h a n h n h ạ y , lin h h o ạ t, h iệ u q u ả , tăn g tín h trá ch n h iệ m tr o n g h o ạ t đ ộ n g q u ả n lý th ị trư ờ n g , th u g ọ n đ ầu m ố i q u ả n lý , trán h s ự q u a n liê u tr o n g h o ạ t đ ộ n g q u ả n lý n ó i c h u n g . - T rư ớc m ắ t c ầ n c ó n h ữ n g q u y đ ịn h p h â n c ấ p rõ h ơ n c h ứ c n ă n g n h iệ m v ụ g iữ a U B C K N N v à T T G D C K . v ề lâ u d à i, c ầ n p h ả i tá c h b iệ t c ơ q u a n q u ả n lý n h à n ư ớ c (q u ả n lý th e o p h á p lu ậ t) đ ộ c lậ p v ớ i c á c c h ủ th ể h o ạ t đ ộ n g c u n g c ấ p d ịc h v ụ th ị trư ờ n g n h ư T T G D C K , đ ồ n g th ờ i p h ả i á p d ụ n g c ơ c h ế tự q u ả n đ ố i v ớ i m ộ t s ố lĩn h v ự c c h o n h ữ n g n g ư ờ i h à n h n g h ề đ ể đ ả m b ả o c h o th ị trư ờ n g h o ạ t đ ộ n g h iệ u q u ả v à q uản lý th ị trư ờ n g h iệ u q u ả . C ần p h ả i tá ch c h ứ c n ă n g q u ả n l ý n h à n ư ớ c v ĩ 70 m ô v ớ i c h ứ c n ă n g tổ c h ứ c , v ậ n h à n h th ị trư ờ n g c ủ a U B C K N N . Ư B C K N N c h ỉ c ò n là c ơ q u a n q u ả n lý n h à n ư ớ c lĩn h v ự c c h ứ n g k h o á n v à T T C K , k h ô n g k iê m n h iệ m v iệ c tổ c h ứ c v à v ậ n h à n h th ị trư ờ n g . C á c tổ c h ứ c c u n g c ấ p d ịc h v ụ g ia o d ịc h th ị trư ờ n g n h ư c á c T T G D C K , c á c s ở g ia o d ịc h c h ứ n g k h o á n … c ầ n đ ư ợ c h o ạ t đ ộ n g th e o c á c lu ậ t n h ư L u ậ t D o a n h n g h iệ p , c h ứ k h ô n g th ể tồ n tạ i n h ư m ộ t đ ơ n v ị h à n h c h ín h s ự n g h i ệ p ,n ằ m tr o n g h ệ th ố n g h à n h c h ín h n h à n ư ớ c n h ư h iệ n n a y . V iệ c p h â n cấ p q u ả n lý tr o n g g ia i đ o ạ n h iệ n nay g iữ a U B C K N N và T T G D C K p h ả i đ ư ợ c th iế t lậ p d ự a trên m ô h ìn h p h â n c ấ p q u ả n l ý g iữ a c ấ p q u ả n lý n h à n ư ớ c v à cấ p tự q u ả n ở c á c n ư ớ c trên t h ế g iớ i. Ư B C K N N s ẽ th ự c h iệ n c á c c h ứ c n ă n g q u ản lý tư ơ n g đ ư ơ n g cấ p q u ả n lý n h à n ư ớ c v à T T G D C K s ẽ th ự c h iệ n n h iệ m v ụ q u ả n lý tư ơ n g đ ư ơ n g c ấ p tự q u ả n ở c á c n ư ớ c . V i ệ c p h â n c ấ p trá ch n h iệ m g iữ a h a i c ơ q u a n n à y cầ n p h ả i đ ư ợ c lu ậ t h o á rõ rà n g đ ể đ ả m b ả o h iệ u q u ả c ủ a h o ạ t đ ộ n g q u ả n lý . - Q u a p h â n tíc h , v iệ c h o à n th iệ n p h ạ m v i q u ả n lý th ị trư ờ n g là v ấ n đ ề m a n g tín h c ấ p th iế t h iệ n n a y đ ố i v ớ i T T C K V iệ t N a m . Đ ể th ự c h iệ n q u ả n l ý to à n d iệ n h ệ th ố n g T T C K V iệ t n a m ,c h ú n g ta c ó th u ậ n lợ i là n g a y từ đ ầ u đ ã tổ c h ứ c đ ư ợ c m ộ t b ộ m á y q u ả n l ý g ồ m c á c c ơ q u a n , n h â n s ự v à m ộ t h ệ t h ố n g th ể c h ế tư ơ n g đ ố i đ ầ y đ ủ đ ể th ự c th i q u ả n lý . T u y n h iê n , v ấ n đ ề k h ó k h ă n , n a n g iả i h iệ n n a y là lự a c h ọ n đ ư ợ c b iệ n p h áp h ữ u h iệ u n h ấ t đ ể b a o q u á t q u ả n lý th ị tr ư ờ n g tự d o , s a o c h o v ẫ n k h u y ế n k h íc h , đ ả m b ả o th ị trư ờ n g p h á t tr iể n , k h ô n g c ả n trở th ị trư ờ n g , n h ư n g p h ả i đ ả m b ả o h ạ n c h ế n h ữ n g m ặ t trá i c ủ a th ị trư ờ n g , đ ả m b ả o tô n tr ọ n g c á c n g u y ê n tắ c q u ả n lý th ị trư ờ n g ... K h ó k h ă n n à y x u ấ t p h á t từ m ặ t h ạ n c h ế trìn h đ ộ , k ỹ n ă n g q u ả n lý n ó i c h u n g c ủ a c á c n h à q u ả n lý th ị trư ờ n g , h ạ n c h ế v ề c ơ sở h ạ tầ n g v ậ t c h ấ t k ỹ th u ậ t c ù a th ị trư ờ n g . T u y n h iê n v ẫ n c ầ n p h ả i lự a c h ọ n m ộ t g iả i p h á p p h ù h ợ p n h ấ t v ớ i đ iề u k iệ n p h á t tr iể n T T C K c ủ a v iệ t n a m h iệ n tạ i v à tư ơ n g la i đ ể c ó th ể x â y đ ự n g m ộ t k h u n g p h á p lu ậ t p h ù h ợ p • T rá n h tìn h trạ n g đ ể th ị trư ờ n g tự d o h o ạ t đ ộ n g p h ổ b iế n n h ư h iệ n n a y . 71 KẾT LUẬN L ấy đ ố i tư ợ n g n g h iê n cứ u là h o à n th iệ n k h u n g p h á p lý x ử lý v i p h ạ m trên T T C K V iệ t N a m . Đ ề tà i đ ã th ự c h iệ n đ ư ợ c m ộ t s ố m ụ c tiê u đ ề ra, đ ó là: - H ệ th ố n g h o á c ơ s ở lý lu ậ n v à th ự c tiễ n v ề k h u n g p h á p lý x ử lý v i p h ạ m trên T T C K V iệ t N a m ; - Phân tíc h th ự c trạn g k h u n g p h á p lý x ử lý v i p h ạ m trên T T C K V iệ t n a m h iệ n tạ i n h ằm là m rõ v à h ệ th ố n g h o á to à n d iệ n n h ữ n g v ấ n đ ề b ấ t c ậ p , h ạ n c h ế tron g k h u ô n k h ổ p h á p lý n ày; - V ậ n d ụ n g n h ữ n g k iế n th ứ c lý lu ậ n v à th ự c tiẻ n đ ể g iả i q u y ế t n h ữ n g v ấ n đ ề v ề h o à n th iện k h u n g p h á p lý x ử lý v i p h ạ m trên T T C K V iệ t n a m ; Đ ề x u ấ t c á c g iả i p h áp g iả i q u y ế t n h ữ n g m ặ t h ạ n c h ế , bất c ậ p đ ạt ra. Đ ề tài đ ư ợ c th ự c h iệ n v ớ i m o n g m u ố n đ ó n g g ó p n h ữ n g v ấ n đ ề v ề lý lu ận v à th ự c tiỗn c h o h o ạ t đ ộ n g q u ả n lý n h à n ư ớ c đ ố i v ớ i lĩn h v ự c T T C K , đ ặ c b iệ t là v ề x ú y d ự n g v à h o à n th iệ n k h u n g p h á p lu ậ t x ử lý v i p h ạ m trên T T C K V iệ t n a m . T r o n g q u á trìn h th ự c h iệ n , k ế t q u ả n g h iê n cứ u c ó th ể c ò n h ạ n c h ế , c ầ n đ ư ợ c b ổ su n g và h o à n th iệ n , e m rất m o n g n h ậ n đ ư ợ c s ự g ó p ý c ủ a c á c th ầ y tr o n g H ộ i đ ồ n g c h ấ m lu ậ n văn . 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. V ă n bản p h á p lu ậ t tro n g nước: 1. B ộ L u ậ t H ìn h s ự n ă m 1 9 9 9 • • • 2 . B ộ L u ật D â n sự n ă m 2 0 0 5 3. L u ật D o a n h n g h iệ p n ă m 2 0 0 5 4 . L u ậ t Đ ầ u tư n ă m 2 0 0 5 5 . L u ật C h ứ n g k h o á n n ă m 2 0 0 6 6. Pháp lệnh x ử phạt vi phạm hành ch ín h , N h à xu ất bản C h ín h trị Q u ố c g ia , n ă m 2 0 0 2 7. N g h ị đ ịn h s ố 1 6 1 /2 0 0 4 /N Đ - C P n g à y 0 7 / 9 / 2 0 0 4 v ề x ử p h ạ t v i p h ạ m h à n h c h ín h tron g lĩn h v ự c ch ứ n g k h o á n v à T T C K ; C á c q u y c h ế , th ô n g tư v ề c h ứ n g k h o á n và T T C K V iệ t n a m c ủ a Ư B C K N N ; I I . Các công trìn h khoa học, sách, báo, tạp chí, L u ậ t nước ngoài 8 . T ạ p c h í C h ứ n g k h o á n V iệ t N a m , U ỷ ban C h ứ n g k h o á n N h à n ư ớ c ( c á c s ố từ năm 2 0 0 1 đ ến năm 2 0 0 6 ). 9. C á c tộ i p h ạ m tr o n g n ền k in h t ế thị trư ờ n g , B ộ T ư p h á p , D ự á n A D B -T A N 2 8 5 3 - V IE . 10. N g u y ễ n V ã n P h ư ơ n g "M ột s ố v ấ n đ ề v ề p h á p lu ậ t x ử lý v i p h ạ m trên thị trư ờ n g c h ứ n g k h o á n V iệ t N a m " . T ạ p c h í q u ản lý n h à n ư ớ c , s ố 2 8 n ă m 2 0 0 5 . 11. H u y N a m "Bàn v ề q u y đ ịn h c ủ a p h áp lu ậ t v ề x ử lý v i p h ạ m " . T ạ p c h í q u ả n lý n hà nư ớc, số 5 năm 2 0 0 6 . 12. L u ậ t C h ứ n g k h o á n n ư ớ c C ộ n g h o à N h â n d â n T r u n g H o a n ă m 1 9 9 8 , T à i liệ u d ịc h c ủ a Ư B C K N N n ă m 1 9 9 9 ; 13. L u ật C h ứ n g k h o á n và G ia o d ịc h C h ứ n g k h o á n H à n Q u ố c , T à i liệ u d ịc h c ủ a Ư B C K N N , 1997; 73 4 . Luật C hứ n g k h oán Nhạt Bản, T ài liệu d ịch củ a U B C K N N , 1 9 9 7 ; 5. L uật C hứ n g k h o á n Đ ứ c, T ài liệu d ịc h củ a U B C K N N , 2 0 0 1 ; 16. LuẠt C hứ n g k h oán và G ia o d ịch C hứ n g k h oán T hái lan 1 9 9 5 , T ài liệu d ịch c ủ a U B C K N N , 1997; 7. Luật C h ứ n g k h o á n và G ia o d ịch C hứ n g k h oán M ỹ năm 1 9 3 4 ,Tài liệu d ịch củ a U B C K N N , 1998; 8. Luật C hứ n g k h oán và G ia o d ịc h C hứ n g k h oán M a la y sia , T à i liệu d ịch củ a U B C K N N , 1997; N ^ liị ( lịn li võ T liị In rờ iig VÒM liu lu n e s ia , T;'ú liọ‘11 tlịc li CÙ; I U IỈC K N N , 0 . R ủi ro và quán lý rủi ro củ a c á c c ô n g ty ch ứ n g k h o á n , B á o c á o củ a T ổ ch ứ c Q u ố c lố c á c U ỷ ban ch ứ n g k h o á n IO SC O , Tài liệu d ịch củ a U B C K N N , năm 1999 1. M ụ c tiêu và c á c n g u y c n tắc củ a c á c q u y đ ịn h p háp luật v ề c h ứ n g k h o á n , B á o c á o c ủ a U ỷ ban K ỹ thuật IO S C O ( 3 0 n g u y ê n lắ c quản lý th ị trường ch ứ n g k h oá n củ a tổ ch ứ c IO S C O ) T ài liệ u d ịch củ a U B C K N N , năm 1 9 9 9 ,t ị , 2. B áo c á o lo n g kết lư vấn trự g iú p k ỹ Ihuậl c ủ a N g â n h à n g P h ái iriến C hâu A (A D B ) vé 111ici lập lộ Irình phát triển T TC K V iệt nam đ ến 2 0 1 0 ,2 0 2 0 ; 3. " T o k y o S lo ck E x ch a n g e" , Sờ g ia o d ịch C hứ n g k h o á n T o k y o , x u ấ t bản năm 2000. ị. " S ecu rities M ark et in K o r e a " ,n ă m 2 0 0 1 . ) . F in a n c ia l S u p erv iso ry S erv ice o f K orea, S u p erv iso ry p o lic ie s and recen t T ren d on u n fair s e c u r itie s T ra d in g in K orea, 2 0 0 2 . " _ j. F in a n c ia l S u p erv iso ry S erv ice o f Japan, F u n ctio n and O r g a n iza tio n o f the In v e stig a tio n D ep a rtm en t ,2 0 0 2 . F. O IC V IO SC O , S u p erv iso ry rranicwt)rk lor n iark cl, năm 2U01 [...]... pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán ^1 Pháp luật xử lý vi phạm về chứng khoán là cơ sỏ giữ vững sự ổn định, an toàn cho hoạt động của thị trường chứng khoán; bảo vệ quyền9 lợi ích của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật về chứng khoán của mọi cá nhán, tổ chức, Pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán có các quy phạm. .. của vi c hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm trên TTCK ở Vi t Nam - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, phát triển những vấn đề lý luận của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng các vãn bản quy phạm pháp luật về xừ lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán ở V iệ t Nam 6 K ế t cấu của luận văn: Luận văn bao gồm phần mở đầu,... hợp pháp của các nhà đầu tư, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán, bảo đảm sự an toàn, ổn định cho hoạt động của thị trường chứng khoán, các quốc gia khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã đặt ra các quy định pháp lý về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán Do mỗi nước có một lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng. .. loại vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán Giống như vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và th ị trường chứng khoán có thể phân thành: vi phạm luật hành chính, v i phạm luật dân sự, v i phạm luật hình sự V i phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và th ị trường chứng khoán là những hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý. .. thị trường chứng khoán của các nước mà mỗi nước có những quy định khác nhau về các hành vi hạn chế trên TTCK và biện pháp xử phạt khác nhau nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm gây ra những ảnh hưởng xấu đối với thị trường từ phía các nhà đầu tư 29 Chương 2 THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT x ử LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOẮN Ở VI T NAM 2.1 c 人 c VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HÌNH THỨC x ử LÝ VI PHẠM... Hình thức pháp luật Đ ối với lĩnh vực chứng khoán, nhất là pháp luật về xử lý vi phạm trên th ị trường chứng khoán, pháp luật của nhiều nước dù thuộc hệ thống thông luật hay dân luật thường được thể hiện dưới hình thức văn bản luật V í dụ, trong ỉĩnh vực xử lý hình sự đối với các tội phạm về chứng khoán Ở M ỹ, vi c xử lý hình sự được quy định trong Luật Chứng khoán nãm 1934 và Luật về các giao dịch... hành xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm của các chủ thể có thể xảy ra trên thị trường Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK bao gồm: xử lý kỷ luật; bổi thường dân sự, phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự Tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau mà áp dụng các biện pháp xử lý v i phạm. .. VI T NAM 1.3.1 Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán của các nước a Thái Lan Năm 1992,Thái Lan ban hành Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán [B.E 2535] (sau đây gọi tắt là Luật B.E 2535) Luật B.E 2535 quy định cụ thể các vi phạm phải phạt tiền và vi phạm phải bị xử phạt tù hay vừa bị phạt tù vừa bị 15 phạt tiền Cơ quan xét xử các vụ vi phạm trên thị trường chứng khoán. .. hưởng lớn đến sự ổn định của thị trường, do vậy, các chế tài đặt ra để xử lý đối với các chủ thể vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán có mức độ nghiêm khắc hơn so với các vi phạm có tính chất tương đồng khác + Các hành vi vi phạm pháp luật vẻ chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư tham gia đầu tư chứng khoán V í dụ trong trường hợp giao dịch nội gián, pháp luật. .. trọng và tuân thủ pháp luật về chứng khoán của các cá nhân, tổ chức 14 ị) Pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trưởng chứng khoán là yếu tố cơ bản tạo môi trường ôn định cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, thiết lập và mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán trên thị trường Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, không thể tránh khỏi vi c xuất hiện các hành vi nguy hiểm xâm hại ... lý k lut i vi mt hnh vi vi phm Trong trng hp cú nhiu hnh vi vi phm thỡ ch ỏp dng k lut i vi hnh vi vi phm nng nht 27 Trỏch nhim hỡnh s l loi trỏch nhim phỏp lý nghiờm khc nht To ỏn ỏp dng i vi. .. v x lý vi phm trờn TTCK vi cỏc bn phỏp lut x lý vi phm khỏc v vi thụng l quc t; - Thuyt minh cỏc cn c khoa hc xõy dng ni dung ca phỏp lut v x lý vi phm gn vi thc tin hot ng ca TTCK V i t Nam, ... LUT x Lí VI PHM TRấN TH TRNG CHNG KHON VIT NAM 2.1 Cỏc hnh vi vi phm trờn th trng chng khoỏn 2.2 Thc trng khung phỏp lut x lý vi phm trờn th trng chng khoỏn V it Nam 2.2.1 Cỏc hnh vi vi phm quy

Ngày đăng: 19/10/2015, 18:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang tên

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

  • 1.2 HÌNH THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

  • Chương 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

  • 1.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÀNH VI BỊ CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan