Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh

122 783 2
Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG B¶O VÖ QUYÒN CON NG¦êI TRONG BèN C¤NG ¦íC GENEVA VÒ VIÖC B¶O Hé N¹N NH¢N CHIÕN TRANH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG B¶O VÖ QUYÒN CON NG¦êI TRONG BèN C¤NG ¦íC GENEVA VÒ VIÖC B¶O Hé N¹N NH¢N CHIÕN TRANH Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYẾN BÁ DIẾN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Phương Nhung MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ BẢO HỘ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH VÀ QUYỀN CON NGƯỜI......... 9 1.1. Nhận thức về quyền con người ........................................................ 9 1.1.1. Khái niệm về quyền con người ........................................................... 9 1.1.2. Tính cấp thiết bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xung đột vũ trang ............................................................................................ 11 1.2. Khái quát chung về bốn Công ước Geneva ................................... 15 1.2.1. Khái niệm về bốn Công ước Geneva ................................................ 15 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của bốn Công ước Geneva ............. 18 1.2.3. Đặc điểm, vai trò, của bốn Công ước Geneva ................................... 25 1.2.4. Phạm vi áp dụng của bốn Công ước Geneva ..................................... 32 Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ VIỆC BẢO HỘ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH..... 36 2.1. Các nguyên tắc chung..................................................................... 36 2.2. Bảo hộ đối với những người tham chiến........................................ 38 2.2.1. Bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu ............................ 38 2.2.2. Bảo vệ tù binh .................................................................................. 43 2.2.3. Lính đánh thuê .................................................................................. 52 2.3. Bảo hộ đối với những đối tượng dân sự......................................... 55 2.3.1. Bảo vệ các nhân viên y tế, đơn vị y tế và phương tiện vận chuyển y tế.................................................................................................... 55 2.3.2. Bảo vệ các nhân viên tôn giáo .......................................................... 60 2.3.3. Bảo vệ thường dân ............................................................................ 62 2.3.4. Bảo vệ những đối tượng đặc biệt trong xung đột vũ trang (phụ nữ, trẻ em, phụ nữ có thai) ................................................................ 66 2.4. Các biện pháp bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi các quy định của bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung ............................................................................. 67 2.4.1. Các biện pháp quốc gia ..................................................................... 67 2.4.2. Trách nhiệm của một số quốc gia bảo hộ, tổ chức trong việc hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân chiến tranh.................................................... 68 2.4.3. Xử lý vi phạm cá nhân bằng chế quy chế của cơ quan xét xử hình sự quốc tế ........................................................................................ 72 2.5. Đánh giá tính hiệu quả về các quy định bảo vệ quyền con người của nạn nhân chiến tranh .................................................... 73 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT .......................................................... 75 3.1. Nội luật hóa bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung vào pháp luật quốc gia ........................................................... 75 3.2. Thực trạng thực thi việc bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung........................... 80 3.2.1. Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục nội dung bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung ............................................... 80 3.2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền con người trong xung đột vũ trang .............. 82 3.2.3. Nguyên nhân của tồn tại phổ biến vi phạm nhân quyền trong chiến tranh ........................................................................................ 96 3.3. Giải pháp để nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung .................................................................................... 101 KẾT LUẬN ............................................................................................... 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 109 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HRW Human rights watch ICC International criminal court ICRC International committee of the Red Cross IHL International humanitarian law LHQ Liên Hợp Quốc MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi lật lại từng trang trong cuốn sách “Không thể chuộc lỗi” – một cuốn sách (hồi ký) về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam của bác sĩ, cựu chiến binh người Mỹ – Allen Hassan thì nỗi ám ảnh kinh hoàng và đáng sợ về chiến tranh lại ùa về trong tôi. Tôi vẫn nhớ như in những cảnh tượng hàng ngày, hàng giờ trẻ em bị khiêng tới bệnh viện do thương tích mà tác giả miêu tả:“Tôi chú ý đến những bàn tay ủ rũ dọc theo thành cáng. Những bàn tay đu đưa này như muốn đặt câu hỏi: Tại sao? Tại sao lại là cháu? Cháu đã làm gì sai nào?” [2]. Đằng sau đó là nỗi đau của người bố, người mẹ, người ông, người bà bị mất con, mất cháu, nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần luôn giằng xé trong tâm khảm cả những người chết và người đang sống. Và hơn thế, trẻ em lẽ ra cái tuổi còn “ẵm ngửa đến khoảng 5 tuổi” thì phải được ăn, ngủ, vui chơi bên gia đình, được tận hưởng cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc, được cảm nhận hơi thở của hòa bình và tình yêu thương nhưng chiến tranh đã cướp đi sự ngây thơ, hồn nhiên trong đôi mắt, thậm chí còn chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra, chưa nhận thức được thế giới xung quanh đã phải chịu cảnh bị thương tật đầy mình, thậm chí vĩnh viễn không bao giờ có quyền được sống, mà vốn dĩ tạo hóa đã ban cho bất cứ một người nào khi sinh ra vì đơn giản họ là con người. Người bác sỹ viết cuốn sách này đã rơi vào tình trạng trầm cảm khi phải chứng kiến thảm cảnh vào cuối tháng 05/1968: Hình ảnh hàng chục thi thể trẻ em chết thảm thương ghi sâu vào tâm não tôi. Khi những đứa trẻ này chết một cách lặng lẽ, há hốc miệng ra thở rồi yếu ớt giãy giụa giã từ cuộc đời, hết bé này đến bé khác, tôi đã tự hỏi có thể nào chuộc được lỗi lầm cho một cuộc thảm sát ghê rợn như thế [2]. 1 Có thể nói, chiến tranh mang lại nỗi đau tuyệt vọng cho con người và cả nỗi ám ảnh trong tâm thức của những người chứng kiến nó. Xét theo cái nhìn nhân quyền, chiến tranh tước bỏ quyền làm người tự nhiên, và rất rất nhiều quyền cơ bản lẽ ra trong thời bình con người được hưởng. Như một thực tế, chiến tranh khiến cho bản chất con người bị biến dạng, mà trong rất nhiều trường hợp, họ không được coi là một con người. Khi không được tôn trọng giống như một con người, thì đương nhiên con người nói chung sẽ bị giết, bị tra tấn một cách vô nhân đạo và phi nhân tính. Chúng ta không thể không nhắc tới tội ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam với những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền như tra tấn dã man, hạ độc tù binh, tấn công không có sự phân biệt giữa binh lính và thường dân, thả chất độc dioxin gây ra sự dị dạng cho thế hệ thứ hai, thứ ba… Tội ác của chúng để lại hậu quả nặng nề sau khi chiến tranh kết thúc: con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con, một số trở về mang thương tật và nỗi đau thể xác tinh thần suốt đời, đặc biệt thế hệ thứ hai, thứ ba bị dị dạng mất đi những quyền con người cơ bản mà vốn dĩ tạo hóa đã ban tặng cho họ. Ngày nay, mặc dù Liên Hợp Quốc đã ra đời nhằm ngăn chặn nguy cơ của cuộc chiến tranh giữa các nước, nhưng chiến tranh vẫn diễn ra như một quy luật khách quan với những vũ khí sát thương ngày càng hiện đại như chiến tranh Iraq với Mỹ, các hành vi giết người vô nhân đạo của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS như chặt đầu con tin, cưỡng hiếp phụ nữ, bắt ép trẻ em vào xung đột vũ trang một cách có hệ thống… đã và đang cản trở những nỗ lực bảo vệ quyền con người của một số nhóm người trong chiến tranh. Một điều không thể phủ nhận đó là các quyền cơ bản của con người lẽ ra họ được hưởng trong thời bình bị tước bỏ, thu hẹp và nhiều trường hợp quyền lợi không được bảo vệ như quyền sống, quyền được hưởng một cuộc sống hòa bình, quyền không bị tra tấn, quyền tự do đi lại, quyền được xét xử 2 công bằng… Với ý nghĩa nhằm hạn chế những thiệt hại khủng khiếp và bảo vệ một số nhóm người cụ thể trong chiến tranh – Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng ra đời. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, nhằm giới thiệu một cái nhìn tổng quan về các quy định trong Luật Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh và đánh giá việc bảo vệ các quyền con người ở mức độ như thế nào, đồng thời, chứng minh sự cần thiết và tầm quan trọng của Luật Geneva. Thông qua đó, luận văn góp phần khỏa lấp một khoảng trống trong nghiên cứu khoa học về vấn đề bảo vệ các quyền của con người trong luật Nhân đạo quốc tế – một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Mặc dù khái niệm về Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng cũng như khái niệm quyền con người không phải là những khái niệm mới mẻ nhưng do tính phức tạp và tính thực tiễn mang tính quốc tế nên vấn đề này trong nghiên cứu khoa học rất mới mẻ, có rất ít tác giả nghiên cứu về đề tài này. Phần lớn các tài liệu, các công trình quốc tế trong nước đi theo hướng nghiên cứu một cách độc lập về Luật Geneva và quyền con người. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: - Cuốn: The relationship between international humanitarian law and human rights law in armed conflict của tập thể tác giả Oona A. Hathaway, Rebecca Crootof, Philip Levitz, Haley Nix, William Perdue, Chelsea Purvis, Julia Spiege.Tài liệu này nói về mối quan hệ giữa Luật Nhân quyền quốc tế và Luật Nhân đạo quốc tế trong đó một số quyền như quyền được sống, quyền tự do biểu đạt, lập hội, di chuyển… có mâu thuẫn nhau khi chiến tranh xảy ra. 3 - Cuốn: Nghiên cứu về pháp luật tập quán Luật Nhân đạo quốc tế: Góp phần vào việc hiểu biết và tôn trọng quy tắc luật trong xung đột vũ trang của tác giả Jean – Marie Henckaerts, NXB Cambridge University Press. Tài liệu này giải thích nguyên nhân dẫn đến việc nghiên cứu về pháp luật tập quán Nhân đạo quốc tế mà ICRC tiến hành vừa qua theo yêu cầu của Hội nghị quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, vai trò của luật tập quán Nhân đạo quốc tế trong trường hợp xung đột vũ trang xảy ra. - Cuốn: Không thể chuộc lỗi của tác giả Allen Hassan - một bác sĩ, cựu chiến binh người Mỹ, NXB Tuổi Trẻ. Tài liệu này ghi chép một cách chi tiết tội ác của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam như giết dân thường mà không có sự phân biệt giữa binh lính và thường dân, trẻ em bị giết một cách thương tâm và sự nỗ lực của một bác sỹ lương y đối với nạn nhân chiến tranh đồng thời thể hiện nỗi bất lực trước những xác chết không đếm nổi do tội ác của binh lính Mỹ gây ra. - Cuốn: Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người của các tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2011). Tài liệu này cung cấp một khối lượng kiến thức trọng tâm về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người, nhằm đưa đến cho người đọc sự hiểu biết toàn diện về vấn đề rất rộng lớn và phức tạp này. - Cuốn: Hỏi đáp về quyền con người của Trung tâm nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân thuộc khoa Luật – ĐHQGHN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tài liệu này cung cấp những nội dung cơ bản nhất về vấn đề quyền con người ở quốc tế và Việt Nam. - Cuốn: Các văn kiện cơ bản về Luật Nhân đạo quốc tế của Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Lí luận chính trị. Tài liệu này tổng hợp lại tất cả các văn kiện quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền con người trong xung đột vũ trang. 4 - Cuốn: Luật Nhân đạo quốc tế - Những nội dung cơ bản của Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Lí luận chính trị. Tài liệu này truyền tải những nội dung cơ bản nhất về bảo vệ quyền con người trong chiến tranh bao gồm những nhóm người thuộc đối tượng được bảo vệ cũng như quy định giới hạn việc sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hiện đại khác nhằm hạn chế được thiệt hại xảy ra đồng thời tránh xảy ra thương vong không cần thiết. - Cuốn: Thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam, luận án Tiến sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Xuân Sơn, tài liệu này phân tích rõ thẩm quyền của Tòa án Hình sự quốc tế, nêu ra những khó khăn và thuận lợi khi Việt Nam gia nhập Tòa án Hình sự quốc tế. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là đưa ra cái nhìn tổng quát những vấn đề cơ bản của Luật Geneva về nguồn gốc ra đời, quá trình hình thành, đặc điểm… Đồng thời, tác giả đi tìm câu trả lời tại sao lại phải bảo vệ quyền con người trong chiến tranh, tại sao việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, Luật Geneva đã có những nguyên tắc, quy định bảo vệ nhóm người nhất định trong chiến tranh như thế nào. Qua đó, tác giả hiểu được sâu sắc các quy định của pháp luật, đồng thời đánh giá được các quy định của Luật Geneva đã thực sự trở thành một khung pháp lý bảo vệ có hiệu quả nhân quyền trong chiến tranh hay chưa hay chỉ dừng lại ở trên lí thuyết. Mặt khác, tác giả muốn tìm tòi để có những nhận thức sâu sắc về thực trạng về thực hiện quyền con người trong chiến tranh ở mức độ như thế nào, và lí do tại sao lại còn nhiều tình trạng vi phạm nhân quyền trong chiến tranh đến như vậy. Cuối cùng, tác giả trình bày một số kiến nghị, giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và của trong chiến tranh. 5 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nói trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề cơ bản nhất về Luật Geneva và quyền con người, quy chiếu những quy định trong Luật Geneva dưới lăng kính nhân quyền, trình bày tính cấp thiết phải bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh, đồng thời, nêu ra việc quyền con người bị thu hẹp trong chiến tranh so với thời bình để làm rõ thêm tính cấp thiết phải bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh. - Làm rõ cơ chế bảo vệ quyền con người trong Luật Geneva với những nội dung lớn bao gồm: các nguyên tắc chung về bảo vệ quyền con người trong Luật Geneva, bảo hộ với những người tham chiến, bảo hộ đối với những đối tượng dân sự, các biện pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh, đồng thời, tác giả đưa ra những đánh giá và xem xét các quy định của luật về bảo vệ quyền lợi của họ. - Làm rõ thực trạng thực thi việc bảo vệ quyền con người khi xảy ra xung đột vũ trang, lí giải nguyên nhân tại sao vẫn còn tình trạng vi phạm phổ biến quyền con người trong chiến tranh, đồng thời, tác giả đưa ra những giải pháp kiến nghị. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu là quyền của nhóm người được Luật Geneva bao gồm: những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, thường dân, tù binh, lính đánh thuê, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo và một số đối tượng khác. Phạm vi nghiên cứu: một số nước ở khu vực Trung Đông đang xảy ra xung đột mạnh mẽ như Syria, Iraq, Pakistan, một số cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ là một bên tham chiến như chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ, Hoa Kỳ – Iraq, Hoa Kỳ – Afganistan. 6 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), các quan điểm của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam và của Liên Hợp Quốc về quyền con người. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm: khảo cứu tài liệu, phân tích – tổng hợp, thống kê, so sánh. Các cách tiếp cận của luận văn bao gồm: cách tiếp cận dựa trên quyền con người (HRBA), nhân học văn hóa, dân tộc học, triết học, chính trị học và luật học. 6. Những nét mới của luận văn Ở Việt Nam hiện mới chỉ có một vài nghiên cứu về Luật Nhân đạo quốc tế bằng việc liệt kê các văn kiện hoặc tóm tắt những nội dung cơ bản hoặc chỉ là những thống kê thiệt hại về người trong chiến tranh với sự lên án chiến tranh gay gắt mà chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về nhân quyền trong chiến tranh. Vì thế, luận văn này góp phần bổ sung, khỏa lấp khoảng trống trong nghiên cứu về nhân quyền trong chiến tranh. 7. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn Luận văn cung cấp một cái nhìn tổng quan về Luật Geneva dưới lăng kính nhân quyền, phân tích, làm rõ tính hiệu quả của Luật Geneva trong việc bảo vệ các quyền cơ bản nhất của con người khi chiến tranh mang tính quốc tế hoặc không mang tính chất quốc tế xảy ra. Đồng thời tác giả cũng đánh giá được thực tiễn thực thi Luật Geneva trong việc bảo vệ nhóm người cụ thể trên thực tế như thế nào. Bên cạnh đó, tìm ra nguyên nhân tại sao còn tồn tại tình trạng vi phạm phổ biến nhân quyền trong chiến tranh, để từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người trong chiến tranh. Đó chính là tính mới của luận văn mà các công trình nghiên cứu hiện có ở Việt Nam chưa đề cập một cách rõ ràng. 7 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu làm 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về bốn Công ước Geneva về bảo hộ nạn nhân chiến tranh và quyền con người. Chương này cung cấp nhận thức chung về quyền con người thông qua việc phân tích các khái niệm về quyền con người, nêu ra tính cấp thiết phải bảo vệ quyền con người trong chiến tranh. Đồng thời, tác giả đưa ra khái quát chung, khái niệm, lịch sử hình thành cũng như đặc điểm, vai trò, phạm vi áp dụng của bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung. Chương 2. Những nội dung cơ bản của bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh. Chương này làm rõ những nguyên tắc chung, phân tích một cách cụ thể và chi tiết các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền con người trong xung đột vũ trang theo hai nhóm lớn bao gồm: bảo hộ đối với những người tham chiến và bảo hộ đối với những đối tượng dân sự. Đồng thời, tác giả trình bày những quy định của pháp luật về các biện pháp đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi bốn Công ước Geneva. Cuối cùng, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá tính hiệu quả của các quy định về bảo vệ quyền con người đối với những đối tượng được bảo vệ cũng như các biện pháp đưa ra để nhằm đảm bảo thực hiện. Chương 3. Thực trạng thực thi việc bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva và giải pháp kiến nghị, đề xuất. Chương này mở đầu bằng việc đánh giá sự nội luật hóa nội dung bốn công ước vào pháp luật quốc gia và đưa ra nhận xét chung. Đồng thời, tác giả đưa ra thực trạng nổi bật nhất về việc thực thi trên thực tế việc bảo vệ quyền con người của bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung, từ đó, rút ra kết luận chung. Chương 3 kết thúc bằng việc đưa ra nguyên nhân lí giải tại sao tồn tại thực trạng phổ biến đó, và dựa trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triền nhân quyền trong chiến tranh. 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ BẢO HỘ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1. Nhận thức về quyền con người 1.1.1. Khái niệm về quyền con người Quyền con người là một khái niệm khá rộng, vì thế, “mỗi một định nghĩa được đưa ra tiếp cận ở một góc độ nhất định, hiện có gần 50 định nghĩa về quyền con người” [21, tr.37]. Theo quan điểm của những người theo trường phái tự nhiên thì cho rằng “nhân quyền là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người” [23, tr.22]. Điều này có nghĩa là, dù bạn là ai, bạn mang phong tục tập quán, truyền thống văn hóa nào, bạn là người có chức sắc trong xã hội hay bạn là công dân bình thường, thậm chí bạn thuộc nhóm người dễ bị tổn thương thì không một chủ thể nào, kể cả nhà nước có quyền tước bỏ quyền con người bẩm sinh, vốn có của con người như quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền không bị phân biệt đối xử… Một định nghĩa khác của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người [23, tr.21]. Điều này có nghĩa là mặc dù quyền con người là bẩm sinh vốn có nhưng chắc chắn sẽ có sự vi phạm nếu không có những quy định của pháp 9 luật để phân định rạch ròi việc được làm gì và không được làm gì, đâu là hợp pháp hay bất hợp pháp. Bởi vì mỗi con người khi sinh ra đều có những số phận khác nhau, cuộc sống vốn dĩ đã không công bằng, có những người mới sinh ra được học hành tử tế, thành đạt, có danh vọng nhưng có những người bị mất cha mẹ, sống côi cút một mình, tương lai tăm tối, có những người bị tật nguyền mãi mãi phải chịu số phận đáng thương, có những người nắm sức mạnh quyền lực nhà nước trong tay, trong khi có những người chỉ là những người dân bình thường. Điều này dẫn tới một tất yếu là xã hội lúc nào cũng phân chia giai cấp: giai cấp nào nắm quyền lực về kinh tế thì nắm những quyền lực khác như: xâm phạm quyền lợi của những giai cấp khác, nên nếu không có pháp luật thì quyền con người nói chung và của nhóm yếu thế nói riêng trong xã hội rất dễ bị xâm phạm.Vì thế quyền con người phải là những bảo đảm pháp lý phổ quát thì mới bảo vệ nhân phẩm, thể chất, tinh thần cho con người. Như vậy, hai định nghĩa về quyền con người được đưa ra ở các góc độ khác nhau nhưng đều có một quan điểm chung đó là quyền con người là những giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới, nên cần thiết phải bảo vệ. Ở Việt Nam, vấn đề nhân quyền hay khái niệm quyền con người “là những vấn đề mới mẻ, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [23, tr.38]. Theo Luật Nhân quyền quốc tế, quyền của một con người có hai nhóm quyền chính: (i) nhóm quyền dân sự, chính trị và (ii) nhóm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhóm quyền dân sự và chính trị bao gồm các quyền: quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật; quyền sống; quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn 10 bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện; quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của người bị tước tự do; quyền về xét xử công bằng; quyền tự do đi lại, cư trú; quyền được bảo vệ đời tư; quyền tự do chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do ý kiến và biểu đạt; quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân, quyền tự do lập hội, quyền tham gia vào đời sống chính trị. Nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội bao gồm: quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng; quyền làm việc và hưởng thù lao công bằng, hợp lý; quyền được hưởng an sinh xã hội, quyền được hỗ trợ về gia đình, quyền về sức khỏe, quyền được giáo dục. 1.1.2. Tính cấp thiết bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xung đột vũ trang Thứ nhất, chiến tranh tất yếu gây ra nhiều mất mát, đau thương về con người Theo số liệu của Bộ quốc phòng và một số tài liệu khác, trong chiến tranh thế giới thứ nhất: 8 triệu binh sĩ bị chết, 15 triệu người bị thương nặng, trong đó 7 triệu người bị tàn phế suốt đời, đa số những người này lại đang ở độ tuổi thanh xuân, lực lượng lao động chính. Chiến tranh còn gây ra nạn đói, bệnh tật và dân thường cũng phải chịu thảm hoạ. Nếu kể cả dân thường thì chiến tranh thế giới nhất đã gây thương vong cho khoảng 33 triệu người kể cả binh lính và dân thường. Tác hại của chiến tranh thế giới hai còn lớn hơn nhiều với số lượng hơn 60 triệu người chết trong đó: Liên Xô 27 triệu, Trung Quốc 13,5 triệu, Ba Lan 6 triệu, Đức 7,3 triệu, Nhật 2,1 triệu, Nam Tư 1,6 triệu, hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy. Qua số liệu chúng ta thấy rằng chiến tranh đã gây ra một hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại [36]. Trong chiến tranh Việt Nam,“quân Mỹ đã rải xuống Việt Nam một số 11 lượng lớn chất đi-ô-xin và vũ khí hủy diệt. Hậu quả làm hàng triệu người bị chết, mang thương tật, đặc biệt 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn...” [46]. Sau khi chiến tranh kết thúc, các nạn nhân đã và đang chết dần chết mòn, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong số họ, có rất nhiều cảnh ngộ bi đát, tuyệt vọng vì bệnh tật giày vò, cô đơn. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo, hàng trăm nghìn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống đời sống thực vật... Thứ hai, kinh tế kiệt quệ, thiệt hại lớn về tài sản Cũng theo ghi chép từ nguồn tài liệu trên, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thiệt hại về vật chất khoảng 260 tỉ USD. Chi phí quân sự trực tiếp của các nước tham chiến khoảng 208 tỉ USD. Mức tăng trưởng của Châu Âu bị chiến tranh thế giới nhất làm chậm lại khoảng 8 năm. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%. Về vật chất, các nước tham chiến đã chi khoảng 1384 tỉ USD. Thiệt hại do chiến tranh tàn phá toàn thế giới thì không tính nổi. Riêng Liên Xô 1710 thành phố, 70000 làng, 32000 nhà máy bị tàn phá hoặc thiêu huỷ. Ở Nhật Bản, 70 thành phố bị không quân Mĩ oanh kích trong đó có 2 thành phố bị ném bom nguyên tử. Thiệt hại do bọn phát xít Đức gây ra ở Châu Âu không thống kê nổi. Những thiệt hại về văn hoá, văn minh cũng rất nặng nề [36]. Thứ ba, môi trường bị phá hủy nghiêm trọng. Chiến tranh hiện đại với sức công phá của các vũ khí sát thương, nó không những gây ra những tổn thất nặng nề về con người, vật chất, mà còn tàn phá môi trường một cách nghiêm trọng. “Chẳng hạn, trong 10 năm, từ 12 năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã rải 80 triệu lít chất diệt cỏ xuống khoảng 1/4 diện tích toàn miền Nam Việt Nam, trong đó chủ yếu là chất độc da cam có chứa 366 kg chất điôxin” [5].Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Sự tàn phá đó gọi là cuộc chiến tranh huỷ diệt môi trường, huỷ diệt hệ sinh thái và con người ở Việt Nam. Thứ tư, một tất yếu khách quan khi xung đột xảy ra là quyền con người bị thu hẹp, hạn chế hơn so với quyền con người trong thời bình: Mỗi con người sinh ra đều có các quyền cơ bản của một con người vì đơn giản họ là con người. Sinh ra họ có quyền được sống, được quyền mưu cầu hạnh phúc, được xét xử công bằng, được bảo vệ quyền sức khỏe. Quyền sống với tư cách là một trong những quyền cơ bản nhất của con người được quy định trong Luật Nhân quyền quốc tế thì trong Luật Geneva, đối phương cầm súng tước đoạt mạng sống của nhau là hợp pháp, bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng thường dân bị giết, tù binh, hàng binh bị tra tấn, bị đối xử phi nhân đạo, rơi vào lỗ đen của pháp luật mà không được xét xử thông qua một tòa án xảy ra phổ biến trong các cuộc chiến. Bên cạnh đó, theo Luật Nhân quyền quốc tế, mọi cá nhân mà tước đoạt tự do của người khác thì phải chịu tố tụng (ngoại trừ một số ngoại lệ) còn trong Luật Geneva, luật vẫn cho phép các nhà nước giam giữ tù binh chiến tranh, có thể giam giữ một số dân thường vì lí do an ninh. Đặc biệt, trong quá trình tố tụng có một số điểm khác biệt, về mặt lí luận, cả hai luật đều quy định bị cáo đều có quyền bào chữa. Quyền bào chữa của bị cáo vi phạm pháp luật trong xung đột vũ trang thông thường bị xử tại tòa án đối phương tức là kẻ thù trước đó của mình, bất đồng ngôn ngữ thì quyền lợi của các bị cáo sẽ gặp 13 nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Trái lại, bị cáo trong thời bình có thể liên lạc với người thân, tìm luật sư, đa phần là không bất đồng ngôn ngữ nên việc bảo vệ quyền lợi của họ thuận lợi hơn. Thứ năm, các quyền cơ bản của con người bị xâm phạm nghiêm trọng. Như đã trình bày các thông tin trên, ta thấy rõ được tác hại của chiến tranh gây ra vô cùng lớn về người, của cải, môi trường từ đó ảnh hưởng vô cùng to lớn đến vấn đề bảo vệ quyền con người. Cụ thể, quyền sống bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là nhóm người thuộc đối tượng bảo vệ vô can không liên quan đến cuộc chiến như những người dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, nhân viên y tế. Trong hoàn cảnh chiến tranh, dường như một thực tế là quyền bẩm sinh vốn có của con người như quyền sống, quyền được bảo vệ an toàn, quyền không bị tra tấn… vẫn còn bị vi phạm một cách ngang nhiên, việc tấn công, xả súng, ném bom, vũ khí sát thương khác bừa bãi là điều xảy ra phổ biến. Chính vì thế, thiệt hại về người, tài sản, của cải vô cùng lớn, điều tất yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người. Trong một đoạn phim khủng khiếp về “cảnh binh lính Mỹ bắn chết dân thường tại Iraq và cười cợt bên các xác chết vừa được tung lên mạng” [3] thì ta mới thấy rõ được sự coi thường tính mạng của con người trong chiến tranh hiện đại. Một minh chứng không thể không nhắc tới đó là hậu quả trong chiến tranh Việt Nam “hàng triệu người mất đi quyền sống, hàng trăm bà mẹ phải sống cô quạnh tuổi già, đặc biệt 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc, đang phải chịu một cuộc sống không trọn vẹn” [39], mọi quyền con người của thế hệ thứ hai, thứ ba bị cản trở một cách trầm trọng do biến chứng chất độc màu da cam. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp quyền ăn uống tối thiểu cũng không được đảm bảo do thiệt hại nặng nề của chiến tranh, chi tiêu mua vũ khí, phục vụ chiến đấu mà không thể đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là các 14 nước nghèo khi xảy ra chiến tranh, kinh tế đã trì trệ thì lại càng lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiêu biểu như Việt Nam thì sau khi giành chính quyền 1945 thì “hầu hết cơ sở sản xuất đều đình đốn, hàng vạn công nhân không có việc làm, tình trạng mưa bão, ngập lụt 9 tỉnh Bắc Bộ, đê sông Hồng vỡ càng làm cho đời sống nhân dân thêm khó khăn” [14, tr.102]. Mặt khác, quyền về môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể như trình bày ở trên đó là với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao đã làm chết cây cối, động vật và gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài dẫn tới làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Hiện tượng rừng, đất bị nhiễm chất hóa học làm cho rừng không thể lớn lên, đất bị nhiễm hóa chất không trồng trọt, chăn nuôi được. Từ đó, kéo theo quyền về sức khỏe của con người không được đảm bảo vì do sống trong môi trường có hóa chất độc, gây ra nhiều hiện tượng như vô sinh, sinh dị dạng, ung thư xương, ung thư da... Đặc biệt, một số quyền như quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo cũng bị vi phạm khá phổ biến, điển hình là, thí nghiệm kinh hoàng trên cơ thể con người của Đức quốc xã, “các tù nhân trong trại tập trung bị ép buộc phải tham gia vào những thí nghiệm ghê rợn thường gây ra cái chết, biến dạng cơ thể hoặc tàn tật suốt đời” [27] như thí nghiệm trên các cặp song sinh, thí nghiệm cơ – xương – hệ thần kinh trên cơ thể của tù binh… Bên cạnh đó, một số quyền khác của con người bị ảnh hưởng như: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giam tùy tiện, nạn đói, cưỡng bức tham gia vào lực lượng vũ trang. 1.2. Khái quát chung về bốn Công ước Geneva 1.2.1. Khái niệm về bốn Công ước Geneva Nguồn của Luật Nhân đạo quốc tế bao gồm hai dạng: các điều ước và các tập quán, điều này có nghĩa là bên cạnh các điều ước mà chỉ có hiệu lực 15 ràng buộc các quốc gia thành viên, tất cả các bên tham chiến trong một cuộc xung đột vũ trang trên thế giới còn phải chịu sự ràng buộc bởi các tập quán. Các tập quán Nhân đạo quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các cuộc xung đột vũ trang hiện nay vì nó có tác dụng lấp khoảng trống còn lại của điều ước do Nhân đạo quốc tế điều chỉnh. Cả hai dạng trên đều được áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các tập quán với tư cách là những quy tắc xử sự được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành thói quen trong ứng xử khi xung đột vũ trang xảy ra nên không cần phải cưỡng chế mà các bên tự làm giống như một quy tắc giao ước, nhưng nhược điểm là do đề cao sự tự ý thức, đạo đức, nhân đạo của các bên, không có một cơ chế pháp lý hữu hiệu nào để răn đe nếu các bên vi phạm nên tính hiệu quả của các tập quán chưa cao. Ngược lại, luật điều ước do Nhân đạo quốc tế điều chỉnh lại giải quyết được những nhược điểm của các tập quán. Vì thế, các điều ước quốc tế do Luật Nhân đạo quốc tế điều chỉnh được thừa nhận và áp dụng ngày càng rộng rãi hơn. Trong luật Điều ước gồm hai nhánh luật: Luật Geneva và Luật Lahay. Luật Lahay “có nội dung chính là điều chỉnh các vấn đề về phương thức tiến hành chiến tranh cũng như các biện pháp và phương tiện sử dụng trong chiến tranh” [45, tr.58]. Với tư cách là một trong hai nhánh luật quan trọng của luật điều ước do luật Nhân đạo quốc tế điều chỉnh: Luật Geneva là khái niệm chỉ tập hợp những văn kiện được xây dựng dưới sự bảo trợ của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (International committee of the Red Cross – ICRC) và được thông qua trong các hội nghị ngoại giao tổ chức ở Geneva (Thụy Sỹ) từ giữa thế kỉ XIX. Những văn kiện xuất phát từ nguồn này có nội dung trọng tâm nhằm bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang (bao gồm những binh sỹ bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, thường dân, tù binh...) [45, tr.57]. Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất luật Geneva là tập hợp các văn 16 kiện pháp lý quốc tế do Hội chữ thập đỏ quốc tế nghiên cứu, xây dựng và tổ chức các hội nghị ngoại giao để thông qua các văn kiện này. Phạm vi áp dụng bao gồm: xung đột vũ trang mang tính quốc tế và xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Đối tượng được bảo vệ theo luật Geneva bao gồm: những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, thường dân, tù binh, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo, nhà báo, trường học, bệnh viện. Tiêu biểu nhất cho những văn kiện xuất phát từ nguồn này là các công ước Geneva 1864, 1906, 1929, bốn công ước Geneva năm 1949 và hai nghị định thư bổ sung năm 1977. Luật Geneva hiện đang có hiệu lực bao gồm bốn công ước: Công ước Geneva (I) về bảo vệ những người bị thương và bị bệnh trong lực lượng vũ trang trên đất liền 1949; Công ước Geneva (II) về bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển 1949; Công ước Geneva (III) về việc đối xử với tù binh 1949; Công ước Geneva (IV) về bảo hộ thường dân trong thời gian chiến tranh 1949 và hai Nghị định thư bổ sung năm 1977 bao gồm: Nghị định thư (I) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế; Nghị định thư (II) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Bốn công ước và hai Nghị định thư đã thiết lập các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về các quy tắc cư xử nhân đạo trong chiến tranh. Công ước Geneva đầu tiên năm 1864 được thông qua tại Hội nghị ngoại giao tổ chức tại Geneva và dưới sự tổ chức, chỉ đạo của Ủy ban quốc tế giúp đỡ thương binh – tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên trên lĩnh vực này và là tiền thân của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế hiện nay – bao gồm 10 Điều với sự tham gia từ 16 quốc gia châu Âu. Sau đó, Công ước này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và phát triển đến năm 1949 bao gồm “600 Điều với sự tham gia của 196 quốc gia” [52]. 17 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của bốn Công ước Geneva Năm 1859, một công dân Thụy Sĩ – Hăngri Đuynăng đã tận mắt chứng kiến hậu quả kinh hoàng, hàng ngàn binh sỹ bị thương nằm bất lực và bị bỏ rơi mà không có ai chăm sóc trong trận Solferino (miền Bắc nước Ý). Trải nghiệm đó đã gợi ý cho ông một ý tưởng thành lập tổ chức cứu trợ quốc tế, những người trong tổ chức này có thể được đào tạo trong thời bình để khi chiến sự xảy ra có nghĩa vụ chăm sóc những người bị thương, bị ốm. Ý tưởng này được thể hiện trong cuốn sách ngắn của ông“ Kỷ niệm về Solferino” xuất bản năm 1862. Vào năm 1863, Hăngri Đuynăng kết hợp với đại tướng Guylôm Hăngri Đuyphua và ba người bạn của ông nữa, bao gồm luật gia Gustave Moynier, bác sỹ Louis Appia và bác sỹ Theodore Maunoir thành lập Ủy ban quốc tế giúp đỡ thương binh – tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên trên lĩnh vực này và là tiền thân của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế hiện nay. Năm 1864 Ủy ban này với sự thuyết phục của năm con người đầy nhân hậu đã tổ chức một hội nghị ngoại giao quốc tế ở Geneva với sự tham gia của đại diện từ 16 quốc gia châu Âu [45, tr.40]. Tại hội nghị, mỗi nước thống nhất sẽ thành lập một tổ chức cứu trợ, hỗ trợ các dịch vụ y tế quân đội trong thời chiến. Đó cũng là những manh nha đầu tiên cho sự ra đời của hội chữ thập đỏ ở các nước. Đồng thời, 16 quốc gia này đã ký một hiệp ước nói rằng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai họ sẽ chăm sóc cho tất cả những người bị ốm, bị thương trên chiến trường dù họ là công dân của nước nào. Các bên tham chiến có thể nhận ra tính trung lập của nhân viên y tế, bệnh viện và xe cứu thương bằng cách nhận dạng biểu tượng là một chữ thập đỏ nền trắng và thừa nhận sự bảo vệ pháp lý của Hội chữ thập đỏ quốc tế. Hiệp ước đó gọi là Công ước Geneva. Công ước Geneva đầu tiên năm 1864 với 10 điều luật và tiếp tục được 18 bổ sung và phát triển vào năm 1906, 1929 chỉ quan tâm đến những người bị thương, bị ốm trên chiến trường đồng thời kêu gọi sự bảo vệ đối với tất cả các cơ sở y tế, nhân viên y tế và bất kỳ người dân giúp đỡ những người bị thương. Công ước quy định Hội Chữ thập đỏ quốc tế là một nhóm y tế trung tính. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quốc tế, các Công ước Geneva năm 1949 đã mở rộng tất cả những người bị cuốn vào cuộc xung đột như: lính đánh thuê, tù binh, những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu trên bộ và trên biển, dân thường bao gồm cả người dân sống trên lãnh thổ xảy ra xung đột hoặc trong tình trạng bị chiếm đóng, các phóng viên, nhiếp ảnh gia, cán bộ tôn giáo và y tế… Sau cuộc đàm phán những hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) thì bốn Công ước Geneva 1949 với 600 điều luật chính thức được ra đời cụ thể như sau: Thứ nhất, Công ước Geneva (I) về bảo vệ những người bị thương và bị bệnh trong lực lượng vũ trang trên đất liền 1949 diễn ra tại hội nghị Geneva – được thông qua đầu tiên năm 1864 và được sửa đổi, bổ sung qua các Công ước 1906, 1929 và sau đó là Công ước Geneva 1949. Công ước Geneva (I) quy định đối tượng được bảo vệ theo Công ước này là những người bị thương và bị bệnh trong lực lượng vũ trang trên đất liền; những người bị thương, bị ốm sẽ được bảo vệ trong mọi trường hợp và pháp luật quy định họ không được từ bỏ quyền của mình; công ước còn quy định một số cơ quan giữ vai trò cộng tác và kiểm soát các hoạt động của các quốc gia bảo hộ đối với các bên xung đột; hoạt động cứu trợ của Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế cũng như bất cứ tổ chức nhân đạo phải được tôn trọng và các quốc gia phải tạo điều kiện thuận lợi có thể để hỗ trợ cũng như giúp đỡ việc thực hiện nghĩa vụ nhân đạo này; vai trò quan trọng của Phòng thông tin cũng như Cơ quan thông tin trung ương; các đơn vị và cơ sở y tế, nhân viên y tế đều không bị tấn công trừ trường hợp sử dụng sai mục đích, cách nhận dạng biểu tượng phân biệt, cách xử lý vi phạm… 19 Thứ hai, Công ước Geneva (II) về bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển 1949 – được thông qua vào năm 1906 và được sửa đổi, bổ sung, thay thế bởi Công ước Geneva (II) năm 1949. Tương tự với các quy định trong công ước (I) về quốc gia bảo hộ, cơ chế hoạt động của Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế, Phòng thông tin quốc gia, Cơ quan thông tin Trung ương, Công ước Geneva (II) còn quy định các tàu bệnh viện, cơ sở y tế vùng ven bờ biển, tàu cứu hộ ven biển, nhân viên y tế trên tàu bệnh viện đều được bảo vệ khi xung đột vũ trang xảy ra; kêu gọi sự giúp đỡ của các tàu bè trung lập… Nói tóm lại, hai Công ước Geneva (I) và (II) là tương tự nhau, bao gồm trên đất liền và trên biển tương ứng. Những người bị ốm, bị thương, bị đắm tàu chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc thành lập Hội chữ thập đỏ bởi vì: Chiến tranh không phải là quan hệ giữa người với người, mà là quan hệ giữa các quốc gia, trong đó các cá nhân ngẫu nhiên trở thành kẻ thù của nhau, không phải với tư cách của những người công dân, mà với tư cách người lính. Vì mục đích của chiến tranh là tiêu diệt kẻ địch nên việc giết những binh lính khi họ cầm vũ khí được coi là hợp pháp; nhưng một khi những người lính đã hạ vũ khí và đầu hàng thì họ không còn là kẻ thù hoặc không còn là thành viên của kẻ thù nữa, và họ lại trở thành những con người bình thường, vì vậy, sẽ là bất hợp pháp nếu tước đi mạng sống của họ [45, tr.35]. Có thể nói, khi những người lính bị thương, bị ốm, bị đắm tàu đã hạ vũ khí sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi như: bị thương tật khó di chuyển, nằm trên chiến trường của kẻ thù, nhiều khi họ bị đẩy vào cuộc chiến vì cưỡng bức, ép buộc… thật là bất công khi cướp đi mạng sống của họ. Vì vậy, những đối tượng này phải được bảo vệ và chăm sóc. Những điểm chính của hai công ước đó là: những người bị ốm, bị thương và bị đắm tàu trong các lực lượng vũ 20 trang phải được chăm sóc đầy đủ; các bên tham chiến phải đối xử với các thành viên của lực lượng tham chiến đối phương bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu một cách nhân đạo, không có sự phân biệt đối xử. Mọi nỗ lực phải được thực hiện để thu thập những người chết một cách nhanh chóng; xác nhận cái chết bằng cách kiểm tra y tế; nhiệm vụ của các cơ quan trong việc bảo vệ những đối tượng này khỏi sự tấn công, trả thù, tra tấn, giết hại... Các bên tham chiến cần đảm bảo thiết bị y tế, cơ sở y tế, phương tiện vận chuyển y tế, nhân viên y tế không bị phá hủy, không bị tấn công, bị hư hỏng hoặc bị ngăn cản hoạt động ngay cả khi khu vực đó không có bệnh nhân. Thứ ba, Công ước Geneva liên quan đến đối xử tù nhân của chiến tranh đã được thông qua 1929, sau đó được sửa đổi một cách đáng kể và thay thế bằng Công ước Geneva (III) năm 1949. Công ước Geneva (III) bảo vệ những thành viên của lực lượng vũ trang rơi vào tay kẻ thù, tức là họ thuộc sự kiểm soát của sức mạnh Nhà nước đối phương, chứ không phải của cá nhân, quân đội đã bắt họ. Nội dung chủ yếu của công ước này đó là các bên tham gia xung đột phải có trách nhiệm đối xử nhân đạo với tù binh, tôn trọng nhân phẩm của tù binh, cung cấp thực phẩm và nơi trú ẩn, cung cấp chăm sóc y tế khi cần thiết, bảo vệ khỏi sự tò mò của công chúng; không bị tra tấn tinh thần và thể chất các loại; cho phép các chuyến thăm của các đại diện của Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ/ Trăng lưỡi liềm đỏ và các tổ chức nhân đạo vô tư nào khác; đảm bảo vệ sinh và y tế cho tù binh; nhân viên y tế và tôn giáo bị giữ lại để giúp đỡ tù bình phải được bảo vệ; các chế tài xử lý vi phạm đối với tù binh trong khoảng thời gian tù binh chịu sự quản lý của bên đối phương. Bên cạnh đó, tù binh được thông báo tin tức cho thân nhân và gia đình thông qua Cơ quan thông tin Trung ương hoặc hội Chữ thập đỏ quốc tế; được phép liên lạc với người thân và nhận bưu kiện cứu trợ, được phép giữ cho quần áo của họ, đồ dùng cá nhân, được cung cấp thức ăn và quần áo đầy đủ, 21 được chăm sóc y tế về nhu cầu sức khỏe - không thua kém những binh lính người bắt giữ họ; được trả tiền cho bất kỳ công việc họ làm, được hồi hương nếu có xác nhận bị bệnh nặng hoặc bị thương (nhưng họ không phải tiếp tục nhiệm vụ hoạt động quân sự sau đó), nhanh chóng được chuyển về nước khi chiến tranh chấm dứt; không bị kết tội khi chưa qua một tòa án nào. Thứ tư, Công ước Geneva (IV) về bảo vệ thường dân trong thời gian chiến tranh được thông qua vào năm 1949 do hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Nếu như các Công ước Geneva năm 1864, 1906, 1929 mới chỉ đề cập đến việc bảo vệ những người bị thương, bị ốm thuộc các lực lượng vũ trang của các bên tham chiến thì các Công ước Geneva năm 1949 đã mở rộng phạm vi bảo vệ đến những thường dân trong chiến tranh. Thường dân phải được bảo vệ chống lại các hành vi bạo lực hoặc đe dọa, lăng mạ; các bên tham chiến phải tôn trọng danh dự, niềm tin cũng như thực hành tôn giáo và phong tục tập quán của họ; những khu vực an toàn như bệnh viện, trường học thì trong mọi trường hợp không được xem là mục tiêu tấn công, luôn được tôn trọng và bảo vệ, đặc biệt là khu vực bảo hộ dành cho người bị thương, bị bệnh, người già, trẻ em dưới 15, phụ nữ có thai hoặc bà mẹ có con dưới 7 tuổi trừ một số trường hợp luật định; vai trò quan trọng của Ủy ban hội chữ thập đỏ; phụ nữ, trẻ em được bảo vệ về nhân phẩm, không bị làm nhục, ép làm gái mại dâm, bị hãm hiếp… Trong tiến trình phát triển của lịch sử, diễn biến xung đột vũ trang mang tính quốc tế và không mang tính quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều dạng vũ khí và biện pháp chiến tranh mới – với tính chất ngày càng khốc liệt, hủy diệt hơn. Mặt khác những cuộc nội chiến diễn ra với số lượng ngày càng lớn và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, các quyền cơ bản của con người không được đảm bảo, xuất hiện các cuộc thanh trừng sắc tộc ở Kenya (30/01/2008) thuộc châu Phi – bộ tộc Kikuyu của tổng thống Kibaki là 22 những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ làn sóng bạo lực của bộ tộc Luo của Odinga và các nhóm sắc tộc khác “với thiệt hại gần 1.000 người bị chết và làm 300.000 người mất nhà cửa” [31]; “nạn diệt chủng Pol Pot đã giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong giai đoạn 1975-1979, trong tổng dân số gần 8 triệu” [40]; hiện nay nổi lên một vấn đề thời sự lớn là cuộc thanh trừng sắc tộc giữa nhóm người Kurd sinh sống ở vùng đất Kurdistan, tiếp giáp Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ với nhóm phiến quân Sunni (nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS) với những hành vi vi phạm nghiêm trọng bốn Công ước Geneva như: cướp, hiếp, giết, mua bán phụ nữ và trẻ em, xả xúng một cách tàn sát, vô nhân đạo, chặt đầu những người thuộc nhóm người Kurd [37]. Với thực tế diễn biến phức tạp, thực tế đã chứng minh bốn Công ước Geneva chưa đủ hiệu quả pháp lý, vì thế, hai Nghị định thư bổ sung bốn công ước bao gồm Nghị định thư (I) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và Nghị định thư (II) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế ra đời như một tất yếu khách quan của tình hình quốc tế. Nghị định thư (I) tái khẳng định tính pháp lý quốc tế của các Công ước Geneva năm 1949, nhưng giải thích rõ thêm một số vấn đề còn gây khó hiểu trong quá trình áp dụng luật và hình thành thêm những quy định mới để phù hợp sự phát triển của chiến tranh quốc tế hiện đại sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tính đến tháng 6 năm 2013, Nghị định thư (I) đã được thông qua bởi 174 quốc gia ngoại trừ Hoa Kỳ, Israel, Iran, Pakistan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý. Mặc dù, Hoa Kỳ, Iran và Pakistan đã ký vào 12/12/ 1977 với ý định phê chuẩn Nghị định thư sau đó cơ quan cao nhất của những quốc gia này không đồng ý phê chuẩn. Nghị định thư (I) khẳng định các quy định của bốn Công ước Geneva ban đầu và cụ thể hóa thêm mới những nội dung cơ bản sau sau: 23 Nghị định thư (I) đã đưa ra giải thích rõ ràng hơn về những thuật ngữ để tránh trường hợp không hiểu rõ luật, lách luật, bỏ sót đối tượng bảo vệ, như những danh từ “người bị thương”, “người bị bệnh” và “người bị đắm tàu” bao gồm cụ thể những đối tượng nào, từ đó, mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo vệ hay các danh từ như “đơn vị y tế”, “vận tải y tế” cũng được giải thích rõ ràng hơn. Mặt khác, Nghị định thư (I) cũng đã bổ sung làm rõ thêm các quy định cụ thể đã ghi nhận trong bốn Công ước một cách rõ ràng, cụ thể và rất chi tiết. Đồng thời chia ra các mục, trong các mục có các phần được chia theo các đối tượng bảo hộ tạo ra sự dễ tìm và dễ áp dụng cho các bên xung đột như vận tải y tế, những người mất tích và người chết, những phương pháp và phương tiện chiến tranh – quy chế của chiến sỹ và tù binh, thường dân… Bên cạnh đó, Nghị định thư (I) đã quy định cụ thể thêm một số đối tượng, cụ thể là về người tị nạn và người không quốc tịch (Đ73), bảo hộ phụ nữ (Đ76), bảo hộ trẻ em (Đ77), bảo hộ nhà báo (Đ 79), những người trên máy bay (Đ 42) - bảo vệ đối tượng đang nhảy dù từ một chiếc máy bay gặp nạn mà không phải là lính nhảy dù, tránh xả súng không có sự phân biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, Đ 51 và Đ 54 cấm các cuộc tấn công bừa bãi vào dân thường và tiêu hủy thực phẩm, nước, và các vật dụng khác cần thiết cho sự sống còn. Đ 77 cấm tuyển dụng đối với trẻ em dưới 15 tuổi vào lực lượng vũ trang. Nghị định thư (II) năm 1977 sửa đổi Công ước Geneva về bảo vệ nạn nhân của xung đột vũ trang phi quốc tế nhằm cung cấp bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang nội bộ diễn ra trong biên giới của một quốc gia. Tính đến tháng 4 năm 2013, Nghị định thư đã được thông qua bởi 167 quốc gia – Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Pakistan và Iraq là trường hợp ngoại lệ đáng chú ý trong đó Hoa Kỳ, Iran và Pakistan đã ký 12/12/1977 với ý định phê chuẩn nó nhưng cơ quan đại diện cao nhất của 24 quốc gia này không đồng ý phê chuẩn. Trước khi thông qua Nghị định thư này, Điều 3 chung cho tất cả bốn Công ước Geneva năm 1949 sẽ áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang không mang tính quốc tế. Có rất nhiều lí do mà bốn Công ước Geneva chỉ tập trung vào các cuộc xung đột vũ trang mang tính quốc tế nhưng lại chỉ có một điều duy nhất để áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế và có một số nước tham gia công ước nhưng lại không phê chuẩn Nghị định thư (II). Các quốc gia lo ngại rằng Nghị định thư có thể ảnh hưởng đến chủ quyền của nhà nước, ngăn chặn có hiệu quả các chính phủ duy trì luật pháp và trật tự trong biên giới của họ và nó có thể được viện dẫn để biện minh cho sự can thiệp của bên ngoài hoặc một số hành vi của thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền để khiêu khích, kích động chống phá nội bộ trong một quốc gia. Tuy nhiên, Nghị định thư (II) ra đời là một tất yếu khách quan, thực tế chứng minh là khoảng 80% các nạn nhân của xung đột vũ trang từ năm 1945 đã là nạn nhân của các cuộc xung đột không quốc tế và các xung đột không mang tính chất quốc tế thường chiến đấu với tàn ác hơn các cuộc xung đột quốc tế. 1.2.3. Đặc điểm, vai trò, của bốn Công ước Geneva 1.2.3.1. Đặc điểm của bốn Công ước Geneva Thứ nhất, bảo vệ một số nhóm người nhất định, bảo vệ tính nhân bản Khi xung đột vũ trang xảy ra, việc các bên tham chiến sử dụng súng, đạn và các phương tiện khác để tước đoạt mạng sống của nhau là hợp pháp. Nhưng chiến tranh là việc của các quốc gia, nếu xung đột vũ trang mà tàn sát vô nhân đạo đến những đối tượng không liên quan đến cuộc chiến thì thật là vô lý. Lẽ tất nhiên, Luật Geneva không thể bảo vệ tất cả những đối tượng bị ảnh hưởng trong các cuộc xung đột vũ trang như những binh sỹ đang cầm vũ khí, các mục tiêu quân sự, lính biệt kích, gián điệp mà chỉ bảo vệ những nhóm 25 người nhất định bao gồm: những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, dân thường, tù binh, nhà báo, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo và một số đối tượng khác (gọi chung là các đối tượng được bảo hộ). Nếu như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người đồng tính thuộc nhóm người dễ bị tổn thương trong thời bình thì những đối tượng như những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, dân thường, tù binh, các đối tượng dân sự được coi là nhóm người dễ bị tổn thương trong thời chiến. Bởi họ là những đối tượng trực tiếp đối mặt với bom đạn, vũ khí hạt nhân, cụ thể, dân thường có thể mất mạng sống, nếu có bị thương thì khó có thể được điều trị kịp thời do bạo lực làm đường giao thông không an toàn, bản thân những người tù nhân phạm tội trong nước trong quá trình điều tra, xét xử còn tồn tại rất nhiều vi phạm nhân quyền nên tất yếu tù binh trong cuộc chiến là đối tượng “tổn thương kép” vì là tù binh vốn dĩ đã bị tước tự do mặt khác lại thuộc thẩm quyền xét xử tòa án của kẻ thù, bất đồng ngôn ngữ… Nên việc bảo vệ các quyền lợi của nhóm đối tượng trên là cấp thiết hơn bao giờ hết, nếu không bảo vệ họ thì một thảm họa vi phạm nhân quyền sẽ tồn tại. Theo một số tài liệu ở Nhà tưởng niệm Nguyễn Văn Cừ (Bắc Ninh), ta có thể thấy rất rõ cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam vào những năm 1930 – 1945, rất nhiều tù binh bị đối xử vô nhân đạo, không được ăn uống, tất cả những người tù bị khóa với nhau bằng một cái khóa ở chân, vệ sinh tại chỗ – một kiểu tra tấn tinh thần vô cùng tàn ác và nhẫn tâm, tra tấn về thể xác cực kì dã man mà không hề có một tòa án nào đứng ra bảo vệ họ cả. Trên thế giới, tồn tại khá nhiều cuộc chiến tranh xuất phát từ mâu thuẫn sắc tộc như Polpot đã sử dụng rất nhiều hình thức man rợ để tàn sát người dân vô tội như “chôn người tập thể, giết hại bằng cách bắn, chém và chặt đầu, đập vỡ sọ, đẩy xuống sông, xuống giếng, treo cổ lên cây, cắt cổ, mổ bụng, moi gan, cho xe tăng nghiền chết nhiều người hay bắn chết hàng loạt” [40] hoặc 26 những hành vi man rợ tương tự của phát xít Đức tiêu diệt người Do Thái… Vì thế, Luật Geneva ra đời mục đích bảo vệ tính nhân bản của các dân tộc, ngăn cản sự tiêu diệt tận gốc các dân tộc với nhau, bảo vệ quyền cơ bản nhất của con người đó là quyền sống. Thứ hai, Luật Geneva là ngành luật mang tính thực tiễn, chấp nhận thực tiễn Hiến chương Liên hợp quốc (1945) đã khẳng định rất rõ quan điểm của tổ chức này là “các quốc gia phải giải quyết những tranh chấp giữa họ bằng phương pháp hòa bình, đồng thời phải từ bỏ việc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm làm tổn hại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị” [28, Điều 2] trừ một số trường hợp pháp luật quốc tế cho phép một hoặc một nhóm quốc gia sử dụng vũ lực nếu điều đó là cần thiết. Mặc dù trong quan hệ quốc tế, các quốc gia kêu gọi không sử dụng vũ lực thế nhưng, chiến tranh như một thực tế khách quan vẫn cứ tiếp diễn xảy ra và hàng ngày, hàng giờ vẫn gây ra những thiệt hại khủng khiếp ảnh hưởng đến nhiều quyền cơ bản của một con người. Luật Geneva ra đời không hề có mục tiêu kích động chiến tranh, cổ động chiến tranh mà chỉ là chấp nhận một thực tiễn khách quan. Có rất nhiều quan điểm cho rằng Luật Geneva mâu thuẫn với các mục tiêu cơ bản được nêu ra trong Hiến chương Liên hợp quốc. Thực tế không phải như vậy, Luật Geneva ra đời không có ý nghĩa là cổ động, kích động chiến tranh mà Luật Geneva ra đời như chấp nhận một thực tế khách quan dù muốn hay không muốn chiến tranh vẫn xảy ra, nên các quy phạm Luật Geneva ra đời để đáp ứng những yêu cầu trên, hầu hết các quy phạm được áp dụng khi chiến tranh xảy ra chứ không quan tâm đến lý do cũng như tính chất hợp pháp hay không hợp pháp của cuộc chiến, không phân biệt mục đích của các cuộc xung đột. 27 Cụ thể theo Điều 2 của bốn Công ước Geneva đều qui quy định rõ ràng rằng “Ngoài những quy định được thực thi trong thời bình, Công ước này sẽ được áp dụng trong mọi trường hợp chiến tranh có tuyên chiến, hoặc bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào nảy sinh giữa hai hay nhiều Bên ký kết, dù tình trạng chiến tranh không được một trong các Bên đó công nhận” [44, Điều 2]. Ngược lại, theo quy định của Hiến chương, khi xung đột vũ trang xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền trong Hiến chương sẽ xem xét tính hợp pháp hay không hợp pháp của cuộc chiến, sau đó, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mới đưa ra các biện pháp thực thi. Qua đó, chúng ta thấy rằng Luật Geneva không hề mâu thuẫn với các quy định trong Hiến chương mà là một phần nhỏ để bổ sung, hoàn thiện pháp luật quốc tế. Thứ ba, Luật Geneva là Điều ước quốc tế mang tính chất đa phương, để ngỏ cho mọi quốc gia tham gia cũng như cho quyền tự do rút khỏi công ước Trong quan hệ pháp lý quốc tế, điều ước quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành khung pháp luật quốc tế để tạo một trật tự cũng như sự tuân thủ trong quá trình các quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế. Luật Geneva cũng là một điều ước quốc tế đa phương, năm 1864 có 10 thành viên tham gia, năm 1949 có 196 thành viên, một số quốc gia vẫn còn bỏ ngỏ chưa kí kết. Trong tương lai, với những diễn biến phức tạp của tình hình xung đột vũ trang, điều ước quốc tế vẫn để ngỏ cho các quốc gia tham gia với sự tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế. Theo Điều 60 công ước (I) “Kể từ ngày bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ bỏ ngỏ cho các Nước chưa ký kết gia nhập” [44, Điều 60]. Theo Điều 63 công ước (I) “Mỗi bên ký kết có quyền tự do rút khỏi Công ước này” [44, Điều 63]. Thứ tư, bản chất của bốn Công ước Geneva là giới hạn việc sử dụng bạo lực trong khuôn khổ sự cần thiết thích đáng nhằm hạn chế tới mức thấp 28 nhất thiệt hại xảy ra và bảo vệ quyền con người trong chiến tranh chứ không ngăn chặn chiến tranh. Một đặc điểm chung trong tất cả bốn Công ước này đó là các công ước đã thiết lập những quy tắc tối thiểu mà các bên tham chiến phải tôn trọng, cấm gây thương tích quá đáng, gây những đau đớn không cần thiết và gây những tàn phá ở diện rộng hay có tác động lâu dài hoặc nghiêm trọng đối với môi trường. Mục đích của sự ra đời Luật Geneva không phải nhằm xóa bỏ chiến tranh, mà vẫn thừa nhận chiến tranh như là một thực tế khách quan và cố gắng làm hạn chế những tổn thất, thiệt hại không cần thiết về sinh mạng, tài sản để đảm bảo sự tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người như quyền được sống, quyền được an toàn, quyền được đối xử nhân đạo, quyền được bảo vệ nhân phẩm… 1.2.3.2. Vị trí, vai trò của bốn Công ước Geneva Thứ nhất, bốn Công ước Geneva là một trong những văn bản cơ bản, nền tảng, trụ cột, đầu tiên của Luật Nhân đạo quốc tế về bảo hộ nạn nhân chiến tranh. Bốn Công ước Geneva ra đời ngay lập tức góp phần quan trọng trong việc bảo hộ nạn nhân và hạn chế những tổn thất không cần thiết trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Bốn công ước đã xây dựng được khung pháp lý các bên tham chiến được làm gì, giới hạn đến đâu, đối tượng nào được bảo vệ, đối tượng nào được phép tấn công. Kể từ đây, các quốc gia thành viên đã có những căn cứ pháp lý chung phải tuân thủ mà không có sự phân biệt quốc gia khi tham chiến với nhau, đồng thời tránh được sự lạm quyền, sự vô nhân đạo, vô ý thức trong quá trình tham chiến, đặc biệt là các quốc gia thành viên mà có thế lực trên thương trường quốc tế; dần dần đã tạo ra được những phép tắc, hiểu biết, nhận thức nhất định khi các bên tham gia vào xung đột vũ trang. Cùng với sự phát triển đa dạng của các biện pháp và 29 vũ khí sử dụng trong chiến tranh mới – với tính chất ngày càng tàn khốc, hủy diệt hơn, hàng loạt các văn kiện mang tính pháp lý khác của Luật Nhân Đạo quốc tế ra đời nhưng đều dựa trên nền tảng bốn Công ước Geneva để bổ sung, phát triển và giải thích rõ thêm. Thứ hai, các Công ước Geneva nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện và phát triển văn bản quy phạm pháp luật quốc tế nói chung và Luật Nhân đạo quốc tế nói riêng. Các Công ước Geneva đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự ra đời của ngành Luật Nhân đạo quốc tế. Với sự đóng góp ấy, Luật Nhân đạo quốc tế đã trải qua gần 1,5 thế kỷ tồn tại đã phát triển hàng trăm các văn kiện pháp lý để điều chỉnh các quan hệ quốc tế mới nảy sinh khi xảy ra xung đột vũ trang. Từ khi các Công ước Geneva ra đời, hệ thống Luật Nhân đạo quốc tế phát triển thành rất nhiều hệ thống nhỏ, nhưng nhìn chung tạo thành 5 hệ thống nhỏ bao gồm: + Các văn kiện về giới hạn các phương pháp chiến tranh và phương tiện chiến tranh như Tuyên bố Xanh Pêtécbua (Declaration Renouncing the Use, in Time of War, of Explosive Projectiles Under 400 Grammes Weight, Saint Petersburg, 29 November/ 11 December 1868) kêu gọi các quốc gia không sử dụng những loại vũ khí sát thương không cần thiết và cấm sử dụng các đầu đạn phá; Công ước quốc tế về chống tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê… + Các văn kiện về bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột như Nghị định thư (I) về vấn đề xung đột vũ trang mang tính quốc tế và Nghị định thư (II) về vấn đề xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. + Các văn kiện về bảo vệ tài sản văn hóa như Công ước Lahay về bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp xung đột vũ trang… + Các văn kiện về xét xử tội phạm chiến tranh như công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, Quy chế Rôm về Tòa án Hình sự quốc tế. 30 + Các văn kiện về vị thế trung lập trong chiến tranh như Công ước (V) liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các Quyền lực trung lập và con người trong trường hợp chiến tranh trên bộ… Qua đó, chúng ta thấy bốn Công ước Geneva là những viên gạch nền tảng đầu tiên để phát triển thành một hệ thống với hàng trăm văn kiện Luật Nhân đạo quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng các quy định của Luật Geneva điều chỉnh các vấn đề khi xung đột vũ trang xảy ra như quy định những khu vực nào được phép tấn công, những khu vực nào là khu vực an toàn để bảo vệ những đối tượng được bảo hộ, tuy nhiên, Luật Geneva không xem xét tính hợp pháp hay không hợp pháp của cuộc chiến làm căn cứ để bảo vệ hay không bảo vệ các đối tượng được bảo hộ. Nó không hề mâu thuẫn với nguyên tắc của luật quốc tế vì Luật Geneva không khuyến khích sử dụng vũ lực, không khuyến khích chiến tranh mà chỉ chấp nhận thực tiễn rằng dù muốn hay không muốn Luật Geneva vẫn tồn tại và nó ra đời để giảm thiểu tối đa mức thiệt hại khi chiến tranh xảy ra. Điều này có nghĩa là bốn Công ước Geneva là một bộ phận nhỏ trong Luật Nhân Đạo quốc tế nhằm bổ sung, hỗ trợ cho sự thúc đẩy và phát triển toàn diện hơn Luật quốc tế. Thứ ba, đây là một trong những Điều ước quốc tế đầu tiên chủ tịch nước kí sắc lệnh đánh dấu sự phát triển nhân quyền ở Việt Nam Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại thành phố Geneva, Thụy Sỹ vào ngày 20/7/1954 đã đánh dấu bước trưởng thành của nền ngoại giao non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi lần đầu tiên tham gia một hội nghị quốc tế lớn. Thế nhưng ngay sau đó, Mỹ quay lại xâm lược miền Nam Việt Nam một lần nữa, những năm 1957 – 1959, Mĩ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đánh phá điên cuồng, giết hại, giam cầm hơn nửa triệu cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước, đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành hiệp định Geneva. 31 Trong cuốn sách “hồ sơ tội ác Hoa Kỳ” đã có trích dẫn một số vụ thảm sát trong chiến tranh Việt Nam, tiêu biểu là vụ thảm sát Ngân Sơn – Chí Thạnh ngày (7/9/1954), kẻ thù điên cuồng bắn vào đoàn người biểu tình làm “64 người chết và 76 người bị thương” [16, tr.55]; vụ thảm sát Phú Lợi (30/11/ 1958), “nhà tù đã bị bỏ thuốc độc vào khẩu phần ăn của tù nhân nhằm thủ tiêu các người tù cộng sản khiến hàng ngàn tù nhân bị trúng độc và dẫn tới hậu quả số người tử vong đã lên đến hàng ngàn người” [16, tr.56]. Trong bối cảnh lịch sử đó, để bảo vệ toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như hạn chế hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức kí kết bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh vào năm 1957. Đó là một trong những điều ước quốc tế đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền, tính nhân bản, sự an toàn cho đồng bào Việt Nam khi cầm súng đánh đuổi kẻ thù xâm lăng và yêu cầu một sự tuân thủ về mặt pháp lý từ Đế quốc Mỹ. Chính vì thế, bốn Công ước Geneva là một trong những Điều ước quốc tế đầu tiên chủ tịch nước kí kết tham gia, nó có vai trò vô cùng quan trong giải quyết vấn đề nhân quyền thời điểm lúc bấy giờ và trong thời điểm hiện nay. 1.2.4. Phạm vi áp dụng của bốn Công ước Geneva Về cơ bản Luật Geneva áp dụng cả hai trường hợp đó là xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Cụ thể như sau: Thứ nhất, các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế. Khái niệm “các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế” có thể hiểu là “những cuộc xung đột vũ trang diễn ra giữa hai hay nhiều bên tham chiến mà có ít nhất hai bên không thuộc cùng một quốc gia” [45, tr.67]. Trong Điều 2 chung của bốn Công ước Geneva năm 1949, chủ thể tham gia cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế chỉ là các quốc gia. Sau đó trong Điều 1(4) Nghị định thư (I) đã mở rộng thêm phạm vi khái niệm: 32 Các cuộc xung đột vũ trang, trong đó các dân tộc chiến đấu chống lại sự đô hộ của thực dân, sự chiếm đóng của nước ngoài và chống lại các chế độ phân biệt chủng tộc để thực hiện quyền tự quyết của dân tộc được thừa nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong Tuyên bố về những Nguyên tắc của Luật pháp quốc tế và Quan hệ Hữu nghị và hợp tác giữa các Quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc [45, Điều 1]. Tóm lại, các chủ thể tham gia cuộc xung đột vũ trang là các quốc gia thành viên hoặc những tổ chức và phong trào giải phóng dân tộc mà được quốc tế thừa nhận. Thứ hai, các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Trong Công ước năm 1949 chỉ tồn tại duy nhất Điều 3 chung về điều chỉnh các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế, còn lại hàng trăm điều để điều chính các cuộc xung đột vũ trang mang tính quốc tế. Điều đó là điều dễ hiểu vì các quốc gia quan niệm vấn đề đó chủ yếu vẫn thuộc công việc nội bộ của các quốc gia. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh nếu không có các quy định để bảo vệ quyền con người trong những cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế thì sẽ tồn tại những vi phạm nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân trực tiếp hứng chịu cuộc xung đột. Vì thế, Nghị định thư (II) ra đời như một tất yếu khách quan, Điều 1 Nghị định thư (II) đã định nghĩa xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế: Xung đột diễn ra trên lãnh thổ của một nước giữa các lực lượng vũ trang của nhà nước đó với các lực lượng vũ trang chống đối hay các nhóm vũ trang khác có tổ chức, được đặt dưới sự chỉ huy có trách nhiệm, thực hiện sự kiểm soát một phần lãnh thổ đủ rộng để triển khai các hoạt động quân sự thường xuyên, có phối hợp [44, tr.366]. 33 Như vậy, xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế là xung đột vũ trang diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước, giữa các lực lượng vũ trang của nhà nước đó với các lực lượng vũ trang chống đối hay ly khai hay với các nhóm vũ trang khác có tổ chức được đặt dưới sự chỉ huy có trách nhiệm và kiểm soát một phần lãnh thổ đủ rộng để triển khai các hoạt động quân sự thường xuyên, có phối hợp. Mục đích của các lực lượng tiến hành hoạt động vũ trang chống đối trong xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế là lật đổ chính phủ đang cầm quyền hay đi đến thỏa thuận thành lập một nhà nước mới. Một số trường hợp không áp dụng Luật Geneva. Luật Geneva ra đời mục đích nhằm hạn chế những thiệt hại tới mức tối thiểu về người và của cải, trong xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế, khi hai bên nổ phát súng đầu tiên báo hiệu một cuộc chiến thì Luật Geneva có hiệu lực ngay lập tức nhưng không phải cứ xảy ra bạo lực trong nội bộ quốc gia đó là áp dụng ngay Luật Geneva mà còn phải căn cứ vào mức độ căng thẳng, tính chất tự phát hay có tổ chức, hoạt động quân sự có thường xuyên, có phối hợp hay chỉ là các hoạt động bạo lực lẻ tẻ, riêng rẽ, tình trạng căng thẳng, mục đích của bạo lực là gì, hậu quả của cuộc bạo lực ra sao. Mặt khác, để tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia và nguyên tắc “không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia” thì những trường hợp xảy ra những cuộc bạo loạn hoặc căng thẳng nội bộ mà chưa đến mức trở thành xung đột vũ trang thì sẽ không áp dụng Luật Geneva nói riêng và Luật Nhân đạo quốc tế nói chung mà áp dụng các quy tắc của Luật Nhân quyền quốc tế. Trong Điều 1(2) Nghị định thư (II) đã quy định: “Nghị định thư này sẽ không áp dụng đối với các tình trạng lộn xộn và căng thẳng nội bộ, như bạo loạn và các hành động bạo lực lẻ tẻ, riêng rẽ và các hành động tương tự khác tương tự mà không phải là các cuộc xung đột vũ trang” [44, tr.454]. Những khái niệm này không được đưa ra trong Hội nghị Ngoại giao về tái khẳng định và 34 phát triển Luật Nhân đạo quốc tế tại Geneva (1974 -1977) nhưng sau đó được Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế định nghĩa: * Bạo loạn nội bộ “là hành động nổi loạn tự phát do một hay nhiều nhóm tổ chức chống lại nhà cầm quyền do tồn tại tình trạng căng thẳng trong nội bộ quốc gia hoặc trong quá trình đó xảy ra bạo lực và chính phủ buộc phải sử dụng lực lượng cảnh sát, quân đội để ngăn chặn tình hình này” [45, tr.75]. Hậu quả là số lượng nạn nhân không lớn. Ví dụ cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên 10/04/2004, khoảng hàng ngàn đồng bào người dân tộc thiểu số đã dùng máy cày, máy kéo và hàng trăm xe máy, mang theo hung khí, gậy gộc và đá... đã vào các chợ, trường học và nhà dân đập phá và cướp bóc lương thực thực phẩm, xô xát với dân chúng trong vùng và tấn công người thi hành công vụ. Hành động này nhanh chóng kết thúc sau khi có sự can thiệp và trấn an tinh thần của chính phủ, nguyên nhân của cuộc bạo loạn là hầu hết những đồng bào dân tộc tham gia vụ này đều bị dụ dỗ, lôi kéo. Cuộc bạo loạn này chỉ mang tính tự phát do bị dụ dỗ, lôi kéo, số lượng nạn nhân chết không đáng kể. * Căng thẳng nội bộ “là khái niệm cụ thể chỉ những tình huống cụ thể mà có sự căng thẳng nghiêm trọng (về chính trị, tôn giáo, chủng tộc, kinh tế hoặc xã hội…) mà thường là hậu quả của những cuộc xung đột vũ trang hoặc bạo loạn nội bộ” [45, tr.75]. Những tình huống căng thẳng nội bộ được thể hiện dưới một hoặc nhiều đặc điểm sau: có một số lớn người bị bắt giữ, có một số lớn tù “chính trị”, có thể tồn tại tình trạng giam giữ, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo; có tình trạng tước bỏ những bảo đảm pháp lý cơ bản, bất kể là có tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở quốc gia hay không; có những cáo buộc về các vụ mất tích. Trong hai trường hợp này Luật Nhân quyền quốc tế sẽ điều chỉnh để bảo vệ quyền cơ bản của những người liên quan đến bạo loạn nội bộ và căng thẳng nội bộ trừ trường hợp xảy ra những hậu quả nghiêm trọng, với số lượng nạn nhân lớn, hoặc đã có dấu hiệu rõ rang chuyển thành một cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế thì lúc đó Luật Geneva mới áp dụng 35 Chương 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ VIỆC BẢO HỘ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH 2.1. Các nguyên tắc chung Thứ nhất: Phân biệt giữa thường dân và binh lính, giữa mục tiêu dân sự và mục tiêu quân sự [45, tr.30]: Nguyên tắc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn của dân thường vì nếu các bên tham chiến mặc lẫn thường dân thì khi chiến sự xảy ra với một tình trạng rất hỗn loạn các bên khó có thể phân biệt được và tất yếu làm tăng rủi ro cho thường dân. Một lí do khác là, tình trạng lộn xộn trong chiến tranh làm cho tâm lý các chiến binh hoảng loạn, mất bình tĩnh, vì thế, họ có thể xả súng vào đối phương bất cứ lúc nào chỉ trong tích tắc. Hậu quả là, quyền lợi của thường dân - đặc biệt là quyền được sống (một trong những quyền cơ bản nhất của con người) sẽ bị xâm hại nghiêm trọng, số lượng thường dân vô tội bị chết, bị thương và khó có thể đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời vì sự nguy hiểm của chiến tranh. Mặt khác, nếu không quy định nguyên tắc này thì các bên xung đột sẽ sử dụng cách thức này để ngụy trang gây rủi ro cho thường dân nghiêm trọng. Do đó, nguyên tắc này đòi hỏi các bên tham chiến trong các cuộc xung đột vũ trang luôn phải phân biệt rõ giữa thường dân và binh lính để bảo vệ thường dân và tài sản của họ.Trong bốn Công ước Geneva thì chưa đề cập đến vấn đề này nhưng trong phần II về quy chế chiến sỹ và tù binh Khoản 3, Điều 44, Nghị định thư (I) đã quy định rõ: “Để tăng cường việc bảo hộ thường dân chống lại hậu quả của những cuộc xung đột, các chiến sỹ có trách nhiệm phải tự phân biệt họ với thường dân khi họ tham gia vào việc chiến đấu...” [44, tr.388]. Mặt khác, để bảo vệ thường dân, các đơn vị y tế, nhân viên y tế thì Luật 36 Geneva yêu cầu phải phân biệt rõ được mục tiêu quân sự (việc tấn công quân sự là hợp pháp) và mục tiêu dân sự (được bảo vệ khỏi sự tấn công của các bên tham chiến). Việc phân biệt hai mục tiêu này là cơ sở để bảo vệ gián tiếp các cá nhân dân sự. Thứ hai: Cấm tấn công và bảo hộ những người không tham gia hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu [45, tr.30]: Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm chiến tranh là quan hệ giữa các quốc gia, các binh lính vì mục tiêu chung của quốc gia là tiêu diệt kẻ địch. Về nguyên tắc, khi họ không tham gia hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu tức là họ đã trở thành những con người bình thường. Mặt khác, họ tham gia cuộc chiến có thể tự nguyện hoặc bị cưỡng ép, vì thế, thật bất hợp lý khi tước đi mạng sống của họ. Nguyên tắc này đều được quy định cụ thể trong bốn Công ước và được chi tiết hóa trong hai Nghị định thư trong cả hai loại xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và không mang tính chất quốc tế. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này đó là tất cả những người thuộc lực lượng vũ trang bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu, tù binh, dân thường, nhân viên y tế, tù binh, nhân viên tôn giáo, nhà báo… đều phải được tôn trọng và bảo vệ mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo... Bên cạnh đó, “không được có bất kỳ hành động chủ ý hay sự lơ là không thích đáng có hại đến sức khỏe và sự toàn vẹn thân thể hay tinh thần của những người nằm dưới quyền lực của bên đối phương” [44, tr.373]. Đặc biệt, việc giết hại hoặc làm bị thương binh lính khi họ đã quy hàng hoặc đã bị loại khỏi vòng chiến đấu đều bị cấm. Thứ ba: Đối xử nhân đạo với tù binh và những người của bên đối phương bị bắt giữ [44, tr.31]: Tính nhân đạo được thể hiện xuyên suốt trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung năm 1977. Cụ thể đó là: các bên tham chiến 37 phải tôn trọng sinh mạng, phẩm giá, các quyền tự do về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được liên lạc với gia đình và tiếp nhận cứu trợ, trong lúc giao chiến họ là kẻ thù, sẵn sàng cầm súng giết hại đối phương, nhưng khi hạ vũ khí, các bên đối phương phải tôn trọng và đảm bảo cho tù binh có các quyền cơ bản của một con người, cung cấp chỗ ăn, chỗ ở đảm bảo các điều kiện về ánh sáng, vệ sinh và chăm sóc y tế cho họ, đặc biệt khi vi phạm pháp luật theo Điều 83 Công ước (III): “Khi xem xét nên áp dụng chế tài kỉ luật hay tư pháp đối với hành vi vi phạm của tù binh, nước giam giữ phải bảo đảm sao cho các nhà chức trách có thẩm quyền thể hiện một thái độ khoan dung ở mức độ cao nhất” [44, tr.262] hoặc theo Điều 87 Công ước (III) khi quyết định hình phạt thì tù binh có tình tiết giảm nhẹ là “các nhà chức trách của Nước giam giữ đặc biệt lưu ý tới việc bị cáo, do không phải là công dân của nước giam giữ, nên không có nghĩa vụ phải trung thành với Nước giam giữ…” [44, tr.263], hoặc trong những điều kiện nhất định thì mới sử dụng hình phạt tử hình… Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến một số nguyên tắc khác như “nguyên tắc quyền không được khuyết từ” [45, Điều 7 Công ước Geneva (I), (II), (III) và trong Điều 8 Công ước Geneva (IV)]; “nguyên tắc không ai bị gây khó dễ hoặc bị kết án vì hoạt động nhân đạo nhằm giúp đỡ các đối tượng được bảo hộ” [45, Điều 18 Công ước Geneva (I), Điều 21 Công ước Geneva (II)]. 2.2. Bảo hộ đối với những người tham chiến 2.2.1. Bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu 2.2.1.1. Khái niệm người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu Trong Công ước (I), (II) không đưa ra khái niệm người bị thương, bị ốm trên bộ, người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu trên biển bị đắm tàu mà chỉ đưa ra một cách cụ thể những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu thuộc những đối tượng nào. Cụ thể, Công ước (I), (II) đưa ra những đối tượng sau thuộc diện bảo vệ: thành viên các lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân, quân tình nguyện 38 trực thuộc các lực lượng vũ trang, thành viên phong trào kháng chiến có tổ chức, những người đi theo lực lượng vũ trang nhưng không trực tiếp tham gia các lực lượng vũ trang và được các lực lượng vũ trang cho phép như phóng viên chiến tranh, nhân viên dân sự trên máy bay, thành viên thủy thủ đoàn của các đội thương thuyền, những người cư trú tại lãnh thổ không bị chiến đóng tự động cầm vũ khí chống lại kẻ thù. Nghị định thư (I) đã bổ sung, chi tiết hóa việc bảo vệ người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu ở Mục II. Theo Điều 8 Nghị định thư (I) đưa ra định nghĩa người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu bao gồm cả binh lính và thường dân, đây là điểm mới so với các văn kiện trước đó. Khái niệm “người bị thương” bao gồm các dấu hiệu sau: có chấn thương và không có bất kỳ hành động đối địch nào. Khái niệm “người bị bệnh” thì dấu hiệu thông thường là bệnh tật, ngoài ra còn có các dấu hiệu khác: rối loạn bất lực khác về thể chất hoặc tinh thần và không có bất kỳ hành động đối địch nào. Cụ thể, định nghĩa còn nêu ra một số đối tượng cụ thể được coi là những người bị thương, bị ốm như người tàn tật, phụ nữ có thai, sản phụ, trẻ sơ sinh... Liên quan đến khái niệm của người bị đắm tàu thì phạm vi khái niệm người bị đắm tàu bao gồm cả trên biển (theo nghĩa truyền thống) và trên các sông, hồ… dù đối tượng chuyên chở đó thuộc quân sự hay dân sự. Khái niệm tàu được mở rộng ra cả máy bay. Ngoài ra, sự “rủi ro” cũng được mở rộng theo hướng: việc đắm tàu thuyền và máy bay do việc bắn hạ bởi hỏa lực của các bên tham hoặc các lí do khác như: trục trặc kỹ thuật, do điều kiện thời tiết… cũng thuộc vào khái niệm người bị đắm tàu. Việc định nghĩa những danh từ trên chỉ trong một điều luật giúp cho người áp dụng luật dễ dàng thực thi hơn, tránh được tình trạng lúng túng khi áp dụng pháp luật đồng thời tránh được những trường hợp bỏ sót, những trường hợp không được liệt kê trong các Công ước nhưng cần thiết phải bảo vệ. 39 2.2.1.2. Những quy tắc về bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu * Điều kiện để được bảo vệ là những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu phải từ bỏ bất kỳ hành động đối địch nào [45, tr.295]: Theo quy định ở Điều 12, Điều 13 Công ước (I), (II) chỉ nêu ra nguyên tắc cần thiết phải bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu nhưng chưa đưa ra điều kiện được bảo vệ đối với họ là gì. Theo Điều 8 Nghị định thư (I) nhấn mạnh điều kiện để bảo vệ người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu, đó phải là: “ …không có bất kỳ hành động đối địch nào” [44, tr.370]. Cụ thể, theo Điều 41(2,c) Nghị định thư (I), để được coi là đã bị loại khỏi vòng chiến đấu thì những người có liên quan phải không tham gia các hành động đối địch và không có ý định chạy chốn; còn theo Điều 51 (3) Nghị định thư (I), để được coi là thường dân thì những người có liên quan phải không trực tiếp tham gia chiến sự trong suốt thời gian đó. * Những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu phải được tôn trọng và bảo vệ trong tất cả mọi trường hợp. Họ phải được đối xử và chăm sóc một cách nhân đạo. Bất kỳ hành động nào nhằm tước đoạt mạng sống hoặc xâm hại những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu đều bị cấm [45, tr.291]: Quy tắc này được hình thành xuất phát từ một thực trạng của chiến tranh vô nhân đạo được tái hiện lại chân thực trong cuốn sách ngắn “Kỷ niệm về Solferino” của Hăngri Đuynăng và thực tiễn của các cuộc chiến trong lịch sử. Đây là quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ quyền của những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu và được thể hiện trong các điều luật của Công ước (I), (II), (III), đồng thời, được tái khẳng định trong Điều 10 Nghị định thư (I) và Điều 7 Nghị định thư (II). Để những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu được tôn trọng, bảo vệ, được chăm sóc và đối xử nhân đạo thì nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính, tín ngưỡng… phải 40 được thực hiện nghiêm chỉnh. Trong lịch sử tồn tại nhiều cuộc xung đột vũ trang bắt nguồn từ xung đột sắc tộc như Phátxít Đức tàn sát đối với chủng tộc người dân Do Thái, nạn diệt chủng Polpot… Chính sự phân biệt chủng tộc sâu sắc mà những nạn nhân bị tàn sát hết sức dã man, vô nhân tính, những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu chúng còn tìm mọi cách để giết hại, diệt chủng. Điều 10 Nghị định thư (I) cũng tái khẳng định rằng đối tượng nêu trên phải được đối xử nhân đạo, nhưng cụ thể hơn đó là họ phải được chăm sóc y tế theo thể trạng của họ đòi hỏi, không được có bất kỳ sự phân biệt nào với họ dựa trên những tiêu chuẩn khác ngoài tiêu chuẩn y tế. * Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tính mạng và thân thể của họ như sát hại hoặc thủ tiêu, tra tấn hoặc sử dụng cho các cuộc thí nghiệm sinh học, cố ý không chăm sóc y tế hoặc chủ tâm đặt họ vào nguy cơ có thể bị lây bệnh nhiễm trùng: Hành vi nghiêm cấm này được quy định cụ thể tại Điều 12 Công ước (I), (II) và Điều 11 Nghị định thư (I). Những người bị ốm, bị thương, bị đắm tàu là những đối tượng không có khả năng tự vệ trong chiến tranh bởi vì họ gặp khó khăn ở vấn đề sức khỏe, sống bên đất của kẻ thù, sự phản kháng của họ đối với các hành vi xâm hại rất yếu ớt. Chính vì thế cần phải quy định một loạt các hành vi cấm như trên để bảo vệ những đối tượng này khỏi sự xâm hại về tính mạng, thân thể. Trong chiến tranh hiện tượng này xảy ra khá phổ biến nhưng tàn nhẫn và độc ác nhất chính là hành động “12 thí nghiệm kinh hoàng trên cơ thể con người” [27] của Đức quốc xã, trong đó có thí nghiệm về cơ, xương, hệ thần kinh, làm tê liệt về cả thể xác lẫn tinh thần. Những nạn nhân chủ yếu là tù binh, những người bị thương, bị ốm chịu đau đớn dữ dội, các phần cơ thể bị cắt xén và tàn tật suốt đời. Do đó, Điều 11 Nghị định thư (I) đã chi tiết hóa việc nghiêm cấm những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu phải chịu tác động của một hành vi y học nếu việc đó không do tình trạng sức khỏe 41 của họ yêu cầu và không phù hợp với những chuẩn mực y học đã được thừa nhận rộng rãi. Ngay cả khi có sự thỏa thuận của họ thì những hành động sau cũng không được phép bao gồm: cắt bỏ những bộ phận trong cơ thể, dùng làm đối tượng thí nghiệm y học hay khoa học, cắt để ghép các mô hoặc bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp cho máu để truyền cứu hoặc cho da để ghép da thì phải có sự tự nguyện của chính chủ thể mà không phải là sự ép buộc từ phía bên ngoài thì được phép làm trái với những hành động không được phép đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu được quyền từ chối tất cả các cuộc phẫu thuật. * Tại mọi thời điểm và nhất là sau một trận chiến, các bên xung đột cần thực hiện ngay lập tức tất cả những biện pháp để tìm kiếm và thu lượm những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu để đảm bảo chăm sóc y tế đồng thời bảo vệ họ khỏi bị cướp bóc, hành hạ: Việc quy định trách nhiệm nhân đạo trong việc tìm kiếm và thu lượm cũng như bảo vệ họ tránh khỏi nạn trộm cướp, hành hạ được thể hiện rất rõ trong các Điều 15, 16, 17 Công ước (I); Điều 17(1) Công ước (II) và Điều 8 Nghị định thư (II). Tuy nhiên, Điều 33 Nghị định thư (I) đã quy định chi tiết trách nhiệm mỗi bên xung đột phải tìm kiếm những người mà bên đối phương báo cáo là mất tích, các bên phải phối hợp với nhau hoặc thông qua nước bảo hộ hoặc trung tâm tìm kiếm của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế hay quốc gia để tìm ra tung tích của những người này. Quy định này có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc đối với những người đang bị rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt nguy hiểm trong các cuộc xung đột vũ trang, giúp cho họ có cơ hội sống sót để trở về bên người thân. Ngoài những quy tắc cơ bản trên, bốn Công ước còn quy định một số các quy tắc khác như: “những người bị chết cũng phải được thu nhặt để bảo vệ họ khỏi bị tước đoạt cũng như để an táng họ một cách tử tế” [44, Điều 16 Công ước 42 (I), Điều 19 Công ước (II), Điều 122 Công ước (III), Điều 134 Công ước (IV) và Điều 33 Nghị định thư (I)]; “cấm những hành động trả thù nhằm vào những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu” [44, Điều 46 Công ước (I), Điều 47 Công ước (II) và Điều 20 Nghị định thư (I)], “nghĩa vụ tôn trọng những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu của người dân đồng thời, tôn trọng và phát huy vai trò của dân chúng, các tổ chức cứu trợ và các tàu thuyền trung lập trong việc tìm kiếm, chăm sóc, giúp đỡ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu” [44, Điều 18 Công ước (I), Điều 27 Công ước (II), Điều 17 Nghị định thư (I)]. 2.2.2. Bảo vệ tù binh 2.2.2.1. Định nghĩa tù binh Trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư không có một định nghĩa cụ thể về tù binh mà chỉ đề cập trong Điều 4(a) Công ước (III) và các Điều 43, 44 Nghị định thư (I) những đối tượng nào được coi là tù binh. Nguyên tắc chung để được công nhận là tù binh theo Công ước thì phải đáp ứng hai điều kiện: điều kiện được công nhận là lực lượng vũ trang và điều kiện thỏa mãn quy chế chiến binh. Về điều kiện được công nhận là lực lượng vũ trang thì lực lượng, các nhóm và các đơn vị vũ trang phải có tính tổ chức, tức là đặt dưới quyền chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới và có tính kỉ luật nội bộ để đảm bảo tôn trọng luật lệ của luật pháp quốc tế. Về điều kiện quy chế chiến binh thì họ phải tuân thủ các dấu hiệu sau [45, tr.336]: + Tự phân biệt giữa họ và dân thường bằng cách mang dấu hiệu riêng cố định và ở xa có thể phân biệt được + Công khai mang vũ khí + Theo đúng luật pháp và tập quán chiến tranh Nếu không thỏa mãn hai điều kiện trên thì sẽ không được coi là tù binh. Như vậy, ta có thể định nghĩa về tù binh như sau: “bất kỳ thành viên lực lượng vũ trang của một bên xung đột nào cũng là chiến binh và bất kỳ chiến 43 binh nào bị bắt giữ cũng có thể được coi là tù binh” [45, tr.334]. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ sau dù không thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu vẫn được coi là tù binh, cụ thể: + Do tính chất chiến sự nên các chiến binh không thể tự phân biệt mình với thường dân bằng quân phục hoặc các dấu hiệu phân biệt từ xa thì họ vẫn được coi là tù binh trong trường hợp họ bị bắt nếu họ đã tự phân biệt mình bằng cách công khai mang vũ khí trong chiến đấu và trong quá trình dàn quân chuẩn bị tấn công mà đối phương có thể nhìn thấy. + Những người đi theo các lực lượng vũ trang nhưng không trực tiếp tham gia các lực lượng vũ trang như nhân viên dân sự thuộc phi hành đoàn trên máy bay quân sự, phóng viên chiến tranh, nhà cung ứng, những người trong các đội lao công hay các cơ quan phụ trách vấn đề sinh hoạt của các lực lượng vũ trang, với điều kiện họ đã được các lực lượng vũ trang cho phép đi theo, các lực lượng này phải cấp cho họ một thẻ căn cước tương tự mẫu thẻ in ở phần phục lục của Công ước (III). + Dân chúng của một lãnh thổ không bị chiếm đóng đã tự động đứng lên cầm vũ khí chống quân xâm lược mà chưa đủ thời gian để tự tổ chức thành những lực lượng vũ trang chính quy với điều kiện là họ công khai mang vũ khí và tôn trọng luật pháp và tập quán chiến tranh. + Thủy thủ đoàn của các đội thương thuyền, thuyền trưởng, hoa tiêu, phụ hoa tiêu, nhân viên ngành hàng không dân dụng Một số đối tượng thì được đối xử như tù binh bao gồm những chiến binh của nước bị chiếm đóng bị bên chiếm đóng bắt trên lãnh thổ bị chiếm đóng; những chiến binh trong lực lượng vũ trang của các bên xung đột bị các nước trung lập hay các nước không tham chiến quản thúc theo pháp luật quốc tế, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các nước liên quan; nhân viên y tế và tôn giáo. Một số đối tượng khi bị bắt không được hưởng quy chế tù binh: chiến 44 binh có hành động xảo trá vi phạm quy tắc tự phân biệt và công khai mang vũ khí, lính đánh thuê, lính biệt kích, gián điệp. 2.2.2.2. Những quy tắc về bảo vệ và đối xử đối với tù binh * Quyền của tù binh Thứ nhất, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm trong mọi trường hợp: Điều 14 Công ước (III) khẳng định: “tù binh có quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm trong mọi trường hợp” [44, tr.235]. Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm được thể hiện ở chỗ trước khi họ bị bắt họ có các quyền dân sự nào thì được giữ nguyên sau khi trở thành tù binh, trừ trường hợp đặc biệt thì nước giam giữ có thể hạn chế quyền của tù binh nhưng chỉ trong tình trạng giam giữ đòi hỏi. Khi tù binh nằm trong tay của đối phương bản thân họ lúc đó là đối tượng dễ bị tổn thương bởi rất nhiều lí do: không biết ngôn ngữ, trình tự, thủ tục pháp lí như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình; sự đối xử nhân đạo ở mức nào phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia, cá nhân quản thúc họ. Vì thế, quy định tại Điều 17 Công ước (III) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền dân sự, thân thể và danh dự của tù binh: Không được tra tấn tù binh về thể chất hoặc tinh thần, hay cưỡng ép họ dưới bất kì hình thức nào nhằm bắt họ cung cấp thông tin với bất kỳ loại nội dung nào. Tù binh từ chối không trả lời thì không bị đe dọa, nhục mạ, hoặc chịu bất kỳ sự bất lợi và thua thiệt dưới bất kì hình thức nào [44, tr.236]. Trong trường hợp cần phải trả tự do một phần hoặc hoàn toàn là điều kiện để có thể giúp cải thiện tình hình sức khỏe của tù binh thì các bên giam giữ cần tiến hành việc làm này. Thứ hai, quyền được đối xử nhân đạo [44, tr.235]: Đối với tù binh thì nguyên tắc này giữ vị trí rất quan trọng vì quyền lợi của họ phụ thuộc hoàn 45 toàn vào ý chí chủ quan của bên xung đột vũ trang. Chúng ta có thể thấy những bị can, bị cáo phạm tội trong quốc gia của chính họ đôi khi còn bị xử oan sai, vẫn còn tình trạng mớm cung, đánh đập khi tra hỏi bị báo chí phanh phui như vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) thì chúng ta mới thấy được tình trạng của tù binh sẽ thế nào nếu không quy định những nguyên tắc này trong luật. Pháp luật quy định tù binh phải được đối xử nhân đạo. Cụ thể, nước giam giữ không được có những hành động hay thiếu sót không hợp pháp gây tử vong hoặc đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của tù binh dưới sự quản thúc của mình, những hành vi này đều bị nghiêm cấm và là những hành động vi phạm nghiêm trọng. Quy định nghiêm cấm những hành động gây thương tật thể chất, các thí nghiệm y học, khoa học đối với tù binh. Sự nhân đạo còn được thể hiện trong việc quy định trách nhiệm của các nước giam giữ, nước thành viên được chuyển giao quyền quản lý tù binh. Dù là quốc gia nào thì phải có trách nhiệm bảo vệ tù binh kể cả khi gặp khó khăn, trục trặc cũng phải thi hành mọi biện pháp hiệu quả để khắc phục tình hình, trong trường hợp nước được chuyển giao quyền quản lý tù binh không thể hoàn thành trách nhiệm thì phải gửi trả lại tù binh cho nước chuyển giao quyền quản lý tù binh. Tính nhân đạo thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Công ước nhưng nổi bật nhất thể hiện ở chế độ kỷ luật áp dụng với tù binh: chế tài hình sự và chế tài kỉ luật. Việc áp dụng hình phạt lúc nào cũng tuân thủ nguyên tắc “sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân tù binh không phải chịu một chế độ đối xử khắc nghiệt hơn chế độ áp dụng đối với các quân nhân đồng cấp của nước giam giữ cùng phạm một hành vi, tức dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử” [44, tr.263]. Trong chừng mực có thể, pháp luật khuyến khích sử dụng các biện pháp kỉ luật hơn là các biện pháp truy tố. Trong khi áp dụng hình phạt thì phải coi tình tiết “bị cáo không phải là công dân của nước cầm 46 giữ, nên không có nghĩa vụ phải trung thành với nước cầm giữ, và việc họ thuộc thẩm quyền quản lý của nước cầm giữ là do những hoàn cảnh ngoài ý muốn của họ” [44, tr.262] là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt, cấm các hình phạt có tính chất nhục hình như xâm phạm đến thân thể, phạt giam ở những nơi không có ánh sáng… Đối với hình phạt tử hình, tòa án hoặc nhà chức trách khi quyết định thì vẫn phải cân nhắc vị thế đặc biệt của tù binh đó là do không phải là công dân của nước cầm giữ. Có một số ưu tiên nhân đạo đối với một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và có con nhỏ thì trong chừng mực có thể không tuyên án tử hình, nếu có thì cũng phải hoãn việc tử hình. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ triệt để nguyên tắc giả định vô tội và không được ép cung, nguyên tắc xét xử công khai, không được trừng phạt bị cáo hai lần vì cùng một hành vi phạm tội, trong bất cứ trường hợp nào, chế tài kỉ luật cũng không được mang tính chất vô nhân đạo, tàn bạo làm nguy hại đến sức khỏe của tù binh.Tù binh được tự mình hoặc nhờ người khác thực hiện quyền bào chữa của mình.Trong quá trình tù binh chịu những hình thức kỉ luật thì được hưởng những quyền dân sự cơ bản như tập thể dục, ở ngoài trời ít nhất hai giờ một ngày, được nhận và gửi thư. Trong trường hợp tù binh đào thoát không thành công và bị bắt lại, kể cả trước đó để đạt mục đích đào thoát họ dùng mọi biện pháp nhưng không dùng bạo lực đối với người khác như xâm phạm đến tài sản công cộng, ăn cắp không phải để làm giàu, làm và sử dụng giấy tờ giả mạo, mặc áo thường dân… thì chỉ áp dụng chế tài kỉ luật, việc sử dụng vũ khí đối với tù binh được coi là biện pháp cuối cùng trước đó đã cảnh cáo họ. Thứ ba, quyền được đối xử bình đẳng với mọi tù binh [45, tr.347]: Tất cả các tù binh của nước giam giữ đều được đối xử như nhau, không chịu bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào, dựa trên chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, chính kiến… trừ trường hợp liên quan đến cấp bậc, giới tính, lí do sức khỏe, tuổi 47 tác, khả năng chuyên môn. Việc đối xử công bằng không chỉ áp dụng tù binh với nhau, tính công bằng còn thể hiện ở hai đối tượng giữa sỹ quan, hạ sỹ quan và quân nhân tù binh với quân nhân đồng cấp của nước giam giữ cùng phạm một hành vi. * Những quy tắc về bảo đảm điều kiện giam giữ về vật chất của tù binh + Về điều kiện ở: Nước giam giữ phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa tù binh với quân đội của nước giam giữ đóng trong cùng một vùng, họ phải được ở “với những điều kiện thuận lợi tương đương với quân đội của Nước giam giữ đóng trong cùng một vùng” [44, tr.240], có tính đến phong tục, tập quán của tù binh. Tù binh phải được ở trong không gian đủ ánh sáng, đủ lượng khí, đủ sưởi ấm, không bị ẩm thấp. + Về điều kiện ăn: Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người, để con người có thể tồn tại chính vì thế các nước cầm giữ tuyệt đối không được thi hành những biện pháp kỉ luật “bỏ đói tập thể” đối với tù binh, đó là sự đối xử vô nhân tính và vi phạm nghiêm trọng quyền thiết thân của họ. Để chứng minh quy tắc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, chúng ta có thể kể đến trong chiến tranh Việt Nam, Nhật đã dùng chính sách “nhổ cỏ trồng đay” gây nạn đói khủng khiếp cho nhân dân ta, hàng triệu người bị chết. Một chính sách vô nhân đạo trong về ăn uống được thể hiện rất rõ trong quy tắc ở nhà tù Phú Quốc là "ăn cơm nhạt tức là tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn” [16]. Vì thế, nước giam giữ phải bảo đảm khẩu phần ăn hàng ngày đủ cả về chất, lượng, chủng loại. Việc thực hiện nghĩa vụ này ở mỗi nước là không giống nhau đặc biệt khó có thể thực hiện tốt ở những nước nghèo, kém phát triển như Châu phi vì nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng quốc gia cũng như ý thức con người, tính nhân đạo của quốc gia. + Về điều kiện mặc: Tù binh có quyền được cung cấp đầy đủ quần áo, đồ lót, giầy dép phù hợp với từng đặc điểm khí hậu để đảm bảo đủ độ ấm tối 48 thiểu, trong trại tù binh phải có căng tin để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ với giá cả thị trường ở địa phương đó. + Về điều kiện vệ sinh: Theo Điều 29 quy định trong công ước (III): “Nước giam giữ có trách nhiệm thi hành tất cả những biện pháp vệ sinh cần thiết để đảm bảo cho các trại được sạch sẽ, hợp vệ sinh và để phòng ngừa dịch bệnh” [44, tr.241]. Việc giữ vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các quyền lợi về sức khỏe, tránh các dịch bệnh đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các bên giam giữ phải cung cấp trang thiết bị buồng tắm, vòi hoa sen, cung cấp đủ nước, xà phòng… đủ đáp ứng cho nhu cầu vệ sinh và giặt quần áo. + Về đảm bảo y tế: Mỗi một trại phải có đủ bệnh xá để chăm sóc y tế, có các phòng cách ly dành cho những người mắc bệnh truyền nhiễm hay bệnh tâm thần, trường hợp tù binh bị bệnh nặng thì phải được tiếp nhận ở bất kỳ cơ sở y tế nào, tù binh được quyền đến các cơ quan y tế để khám bệnh, tù binh được khám sức khỏe định kì một tháng một lần, nước giam giữ phải tạo điều kiện cho tù binh được chính nhân viên y tế nước mình hoặc quốc tịch với mình chăm sóc. Nhìn chung những quy định trên dựa trên những quy tắc về nhân quyền để đưa ra những nguyên tắc để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho họ. Tuy nhiên, các nước khác nhau với thể chế chính trị, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế… sẽ khiến việc đảm bảo này trên thực tế sẽ rất khác nhau. * Những quy tắc về đảm bảo điều kiện giam giữ về tinh thần của tù binh Thứ nhất, về sinh hoạt tôn giáo [44, tr.244]: Các tù binh được tự do thực hiện các hoạt động tôn giáo, lễ nghi tôn giáo nhưng phải tuân theo các biện pháp kỷ luật thông thường do bên giam giữ đặt ra, những giáo sỹ tuyên úy hoặc tù binh có chức sắc tôn giáo được tạo điều kiện thực hiện các nghi lê tôn giáo đối với người đồng đạo. 49 Thứ hai, về các sinh hoạt tinh thần, thể thao, giải trí [44, tr.245]: Khi trở thành tù binh họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như: sống trên đất nước không phải quê hương của mình, xa gia đình người thân, ngôn ngữ bất đồng… họ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, chán nản, trầm cảm, stress. Vì thế, các sinh hoạt tinh thần, thể thao, giải trí có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp họ sống khỏe, lạc quan hơn. Nên, trong Điều 38 Công ước (III) yêu cầu nước giam giữ tôn trọng sở thích cá nhân của tù binh, tạo điều kiện cho các hoạt động trí tuệ, giáo dục, giải trí và thể thao, đồng thời có các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động đó như cung cấp phòng ốc, trang thiết bị cần thiết. Bên cạnh đó, các nước giam giữ phải đảm bảo liên lạc thư tín của họ đối với gia đình và người thân. * Những quy tắc về cứu trợ tù binh [44, tr.256]: Tù binh được nhận các đồ cứu trợ từ cá nhân, cơ quan, tổ chức, Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế những đồ dùng, vật phẩm phục vụ cho thể chất cũng như tinh thần bao gồm: thực phẩm, quần áo, thuốc men, những đồ vật để đáp ứng nhu cầu về tôn giáo, học tập hay giải trí, sách vở, đồ thờ, dụng cụ khoa học, đồ tập thể thao… * Những quy tắc về sử dụng sức lao động của tù binh [44, tr.248-250]: Khi trở thành tù binh thì tất yếu họ sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định nhưng không vì thế mà lợi dụng họ là đối tượng dễ bị lợi dụng, có nhiều điều kiện bất lợi mà các bên giam giữ ra sức bóc lột sức lao động của tù binh một cách vô nhân đạo với mục đích trừng phạt, trả thù hay để tạo lợi ích cho bên giam giữ. Mục đích của việc quy định việc làm chỉ để duy trì tính tự trọng, sức khỏe về vật chất, tinh thần, tránh họ rơi vào tình trạng lười biếng, chán nản. Khi sử dụng sức lao động, nước cầm giữ phải tuân thủ nguyên tắc bình đẳng trên cơ sở tính đến tuổi tác, giới tính, cấp bậc và khả năng thể lực của họ 50 và đặc biệt nhằm mục đích giữ cho họ được sức khỏe về thể chất và tinh thần. Để tránh sự lạm dụng tùy tiện sức lao động của tù binh vào những công việc nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần nên trong Điều 50 Công ước (III) đã liệt kê những một số công việc được phép làm ngoài những công việc liên quan đến việc quản trị, sắp xếp, gìn giữ trại họ ở: nông nghiệp; công nghiệp sản xuất, khai thác hay chế biến trừ ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa học, ngành xây dựng các công trình công cộng và nhà cửa có tính chất hoặc mục đích quân sự; vận chuyển và bốc dỡ có tính chất hoặc mục đích quân sự; hoạt động thương mại hoặc nghệ thuật, công việc cần vụ, các công việc công ích không có tính chất hoặc mục đích quân sự. Trong trường hợp nước giam giữ vi phạm các quy định trên, tù binh có quyền khiếu nại đối với nơi giam giữ, nơi giam giữ phải tôn trọng quyền khiếu nại của họ và không được trừng phạt người gửi đơn. Trong quá trình làm việc, tù binh phải được hưởng các điều kiện làm việc phù hợp, nhất là về nhà ở, thực phẩm, quần áo dụng cụ theo nguyên tắc: “Những điều kiện này không được kém những điều kiện mà công dân Nước giam giữ được hưởng khi làm công việc tương tự; đồng thời cũng phải tính đến các điều kiện khí hậu” [44, tr.249]. Đồng thời, tù binh được huấn luyện và được trang bị các phương tiện bảo hộ, được hưởng sự bảo hộ trong các luật về bảo hộ lao động, đặc biệt không được sử dụng lao động như là một biện pháp kỉ luật với tù binh. Tù binh không phải làm những công việc có hại cho sức khỏe hoặc nguy hiểm trừ khi họ tự nguyện như gỡ mìn hay các thiết bị tương tự, không được bắt tù binh làm một việc bị coi là hạ nhục đối với nhân viên trong lực lượng vũ trang, thời gian làm việc không được quá dài được nghỉ ít nhất một giờ vào giữa ngày làm việc và mỗi tuần được nghỉ 24h. Khi bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong thời gian lao động thì phải được chăm sóc và được trả phụ cấp, tù binh được quyền khám kiểm tra định kỳ khả năng lao 51 động ít nhất một tháng một làm, được miễn lao động trong trường hợp không có khả năng lao động. * Quy tắc đối xử với tù binh ốm nặng, tử vong Tù binh ốm nặng được quyền lập chúc thư và được gửi về nước ngay sau khi họ chết. Tù binh chết thì được quyền khai tử và được chôn cất tử tế nếu có thể theo nghi lễ tôn giáo của hộ, chôn cất ở từng mộ cá nhân trừ trường hợp không thể mới chôn chung. Danh sách mồ mả và các chi tiết về tù binh chôn ở nghĩa địa hay ở địa chỉ nào phải được gửi lại cho nước tù binh thuộc quyền, đồng thời các bên xung đột ngay sau khi chiến sự kết thúc thì phải kí kết thỏa thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thân nhân gia đinh đến thăm mồ mả, mang hài cốt về. 2.2.3. Lính đánh thuê Vấn đề lính đánh thuê xuất hiện từ thế kỷ XVIII cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề loài người đang phải đối mặt. Chúng ta có thể kể đến Hoa Kỳ là một quốc gia sử dụng lính đánh thuê nhiều nhất trên thế giới và Châu Phi được xem là vùng đất phát triển nghề đánh mướn mạnh nhất. Những người lính đánh thuê có mặt tại đây không ngoài mục đích kiếm tiền, để được trả từ vài chục đến vài ngàn USD mỗi tháng, bất chấp việc họ đã bị biến thành "bia đỡ đạn" cho quân đội thuê họ. Điển hình vào tháng 7/2004, tại Iraq: “4 lính đánh thuê của công ty an ninh Blackwter thiệt mạng khi bị rơi vào ổ phục kích của quân phiến loạn, 4 nhân viên khác của Blackwater đã bị thiêu sống tại Fallujah” [8]. Vậy câu hỏi đặt ra là lính đánh thuê đã thực sự được bảo vệ chưa và tại sao vẫn còn tình trạng lính đánh thuê bị giết, thiêu sống, thiệt mạng, vẫn bị xử như tội phạm khi bị một bên xung đột bắt giữ chứ không được phép hồi hương sau khi chiến tranh kết thúc như các tù binh. Chúng ta sẽ phân tích khái niệm “lính đánh thuê” để trả lời rõ hơn về vấn đề này. Định nghĩa về “lính đánh thuê” được chấp nhận rộng rãi nhất, mặc dù không được 52 xác nhận bởi một số quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ - được quy định trong Điều 47 Nghị định thư (I) mà trước đó các Công ước Geneva năm 1949 không có quy định cụ thể nào về vấn đề này, theo đó, lính đánh thuê là bất cứ người nào mà đáp ứng các yếu tố sau [44, tr.390]: a) Được tuyển lựa một cách đặc biệt ở trong hay ngoài nước để chiến đấu trong cuộc xung đột vũ trang b) Thực tế có tham gia trực tiếp vào các cuộc xung đột c) Tham gia các cuộc xung đột chủ yếu để đạt được lợi ích cá nhân và được một bên trong cuộc xung đột hay người đại diện cho bên tham gia xung đột đó hứa thưởng lương cao hơn rõ rệt so với lương được trả cho những chiến binh có cấp bậc tương đương trong các lực lượng vũ trang của bên đó d) Không phải là công dân của một bên trong cuộc xung đột và không phải là người cư trú trên lãnh thổ do một bên trong cuộc xung đột kiểm soát e) Không phải là thành viên của các lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột f) Không do một nước không tham gia cuộc xung đột chính thức phái đến với danh nghĩa là thành viên của các lực lượng vũ trang của bên đó. Việc đưa ra định nghĩa “lính đánh thuê” không thể bảo vệ quyền lợi của lính đánh thuê vì những lí do sau: Thứ nhất, để các lính đánh thuê trên thực tế trở thành lính đánh thuê theo quy định của Nghị định thư (I) thì phải thỏa mãn cả sáu điều kiện trên thì rất khó khăn, ví dụ như nó sẽ là rất khó khăn để chứng minh rằng một lính đánh thuê được trả tiền cắt cổ, khi tham chiến bị bắt thì đương nhiên sẽ chịu sự kiểm soát của một trong các bên tham chiến tức phải cư trú trên lãnh thổ do một bên xung đột kiểm soát, có thể xảy ra tình trạng lách luật như các bên tham chiến yêu cầu lính đánh thuê phải thay đổi quốc tịch cùng bên tham chiến.. 53 Thứ hai, định nghĩa lính đánh thuê không bao gồm những đối tượng được sử dụng trong các tình huống khác như trong các cuộc bạo loạn, đảo chính, lật đổ, phá hoại trật tự hiến định của một quốc gia hay phá hoại sự toàn vẹn của một lãnh thổ… Khi tìm hiểu lính đánh thuê người ta thường bắt gặp những thuật ngữ “ tại sao lính đánh thuê mà không được gọi là lính đánh thuê” và tại sao các quốc gia thành viên lại đồng ý quy định quá ngặt nghèo các điều kiện của lính đánh thuê như thế. Điều này xuất phát từ lí do chính trị đó là các quốc gia thành viên không muốn mang tiếng họ vô trách nhiệm nên họ mới quy định trong luật. Nhưng đồng thời họ quy định tiêu chuẩn lính đánh thuê cao bởi vì phần lớn họ muốn trốn trách trách nhiệm, bồi thường cho những đối tượng đó. Khi các quốc gia thành viên bắt được lính đánh thuê thì quốc gia có quyền tuyên bố họ được hưởng quy chế tù binh hay từ chối nó thì điều này phụ thuộc vào lương tri, sự nhân đạo của từng quốc gia. Tuy nhiên, quyền lợi của lính đánh thuê sẽ được hưởng sự bảo hộ tại Điều 75 Nghị định thư (I). Cụ thể quyền lợi của lính đánh thuê được bảo vệ bởi: * Cấm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe thân thể hay tinh thần của con người như giết hại, tra tấn, dùng cực hình, cắt bỏ các bộ phận trên cơ thể… * Quyền được xét xử công bằng: lính đánh thuê không bị một ai trừng trị về một hành vi phạm pháp nếu không dựa trên cơ sở trách nhiệm hình sự cá nhân, không bị kết án hay thi hành hình phạt khi chưa có phán quyết của tòa án, không bị buộc tội hoặc bị kết án nếu đã có những hành động hoặc những thiếu sót mà không cấu thành một hành vi phạm tội thể theo luật trong nước hay luật quốc tế vào lúc họ thực hiện hành động đó, sẽ được coi là vô tội cho đến lúc có bản án của một tòa án. 54 2.3. Bảo hộ đối với những đối tượng dân sự 2.3.1. Bảo vệ các nhân viên y tế, đơn vị y tế và phương tiện vận chuyển y tế 2.3.1.1. Những quy tắc về bảo vệ các nhân viên y tế * Định nghĩa về nhân viên y tế: Nhân viên y tế vai trò vô cùng quan trọng trong việc cứu chữa những nạn nhân trong chiến tranh. Nếu không có nhân viên y tế thì chắc chắn những người bị thương, bị ốm, người bị tâm thần khi tham chiến… sẽ bị bỏ rơi nơi chiến trận, không được cứu chữa. Việc bảo vệ nhân viên y tế là một tất yếu bởi đơn giản họ là con người, hơn thế nữa họ thực hiện nghĩa vụ cao cả là cứu giúp nạn nhân. Việc bảo vệ nhân viên y tế là sự bảo vệ gián tiếp quyền được chăm sóc y tế của những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu. Theo tinh thần Điều 2, Công ước Geneva 1864, nhân viên y tế bao gồm các nhân viên cứu thương, nhân viên bệnh viện bao gồm cả nhân viên hậu cần, các nhân viên y tế, nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ việc vận chuyển bệnh nhân. Theo tinh thần của Điều 8(c) Nghị định thư (I) nhân viên y tế được quy định cụ thể hơn và mở rộng hơn với điều kiện là những nhân viên y tế phải được chỉ định hoặc thừa nhận bởi một bên trong cuộc xung đột, bao gồm hai loại: Thứ nhất, những nhân viên làm công tác chuyên môn về y tế: những người do một bên xung đột cử ra chuyên để hoạt động với mục đích y tế bao gồm tìm kiếm, sơ tán, vận chuyển, chuẩn đoán, điều trị, việc sơ cứu đầu tiên những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu. Thứ hai, những nhân viên làm công tác hành chính, phục vụ: quản lý các đơn vị y tế, hoặc điều khiển hay quản lý các phương tiện vận tải y tế. Căn cứ vào các Điều 24, 25 Công ước (I), Điều 36, 37 Công ước (II) và các Điều 8(c), 9(2) Nghị định thư (I), những đối tượng sau thuộc phạm trù nhân viên y tế [45, tr.299]: 55 + Nhân viên quân y, thường trực hay phụ trợ của các bên trong cuộc xung đột + Nhân viên y tế dân sự (dân y), được một bên trong cuộc xung đột bổ nhiệm + Nhân viên y tế thuộc các tổ chức phòng vệ dân sự + Nhân viên y tế của các Hội Chữ thập đỏ quốc gia (Trăng lưỡi liềm đỏ, sư tử và mặt trời đỏ) và các Hội cứu trợ quốc gia tình nguyện khác được một trong các bên trong cuộc xung đột công nhận và cho phép hoạt động một cách hợp thức. + Nhân viên y tế của các đơn vị hay các phương tiện vận tải y tế được một nước trung lập; một nước khác không tham gia xung đột; một tổ chức cứu trợ được một nước như vậy công nhận và cho phép hoạt động hay một tổ chức quốc té vô tư có tính chất nhân đạo gửi tới để giúp một bên trong cuộc xung đột với mục đích nhân đạo * Các quy tắc bảo vệ đối với nhân viên y tế dân sự: Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các nhân viên y tế Điều này có nghĩa là các bên xung đột phải loại trừ nhân viên y tế là mục tiêu tấn công, đồng thời có trách nhiệm tôn trọng các quyền cơ bản của họ như quyền sống, quyền an toàn về thân thể và trách nhiệm bảo vệ họ khỏi sự xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm. Trong trường hợp cơ sở y tế bị đảo lộn do chiến sự thì nhân viên y tế dân sự phải được hưởng mọi sự giúp đỡ cần thiết như: tìm nơi trú ẩn, được sự giúp đỡ của địa phương nơi làm việc… Nước chiếm đóng phải tạo điều kiện để nhân viên y tế dân sự trong các lãnh thổ bị chiếm đóng để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ. Thứ hai, không một ai có thể bị trừng phạt vì đã có hoạt động y tế phù hợp với nghĩa vụ thầy thuốc, dù trong hoàn cảnh nào hay dù người đang hưởng lợi đó là ai. 56 Thứ ba, không một ai tham gia các hoạt động y tế bị buộc phải có những hành động hay việc làm trái với đạo đức ngành y hoặc trái với những quy tắc y tế có lợi cho thương binh và bệnh binh, hay trái với Công ước Geneva 1949 hoặc Nghị định thư bổ sung 1977. Thứ tư, không một ai tham gia các hoạt động y tế có thể bị buộc phải cung cấp cho bất kỳ ai, hoặc là của bên đối phương hoặc là của bên mình, trừ những trường hợp do pháp luật của bên mình quy định, tin tức về những thương binh và bệnh binh mà mình đang chăm sóc hoặc đã chăm sóc, nếu những tin tức đó có thể có hại cho những thương binh và bệnh binh đó hay cho gia đình họ, trừ thông tin bắt buộc phải thông báo về các bệnh truyền nhiễm. [45, tr.302] 2.3.1.2. Những quy tắc về bảo vệ các đơn vị y tế: * Định nghĩa về các đơn vị y tế: Đơn vị y tế được hiểu là …những cơ sở và đơn vị khác, bất kể thuộc quân y hay dân y, được tổ chức ra với mục đích y tế, nghĩa là để tìm kiếm, sơ tán, vận chuyển, chẩn đoán hay điều trị, kể cả việc sơ cứu ban đầu những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu cũng như việc phòng ngừa bệnh tật. Trong số các cơ sở y tế, danh từ này bao gồm các bệnh viện và các đơn vị y tế tương tự khác, các trung tâm truyền máu, các trung tâm, các viện y học dự phòng và các trung tâm tiếp tế y tế cũng như các kho hàng về phương tiện y tế và thuốc men của các đơn vị này [44, tr.370]. Các đơn vị y tế có thể là cố định hay lưu động, thường trực hay tạm thời * Quy tắc về bảo vệ các đơn vị y tế: Thứ nhất, các đơn vị y tế, dù là quân y hay dân y, bất cứ lúc nào cũng đều phải được tôn trọng, bảo vệ và không bao giờ là mục tiêu tấn công 57 Để bảo vệ các đơn vị y tế một cách thực sự hiệu quả, các bên tham chiến cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo quy định tại Điều 19 Công ước(I), Điều 18 Công ước (IV) và Điều 12 Nghị định thư (I) [44, tr.304]: + Phải thông báo cho nhau biết địa điểm các đơn vị y tế cố định của mình + Trong khả năng có thể được, phải bố trí làm sao để các đơn vị y tế xa các mục tiêu quân sự để không bị nguy hiểm khi có các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu này + Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được sử dụng các đơn vị y tế làm bình phong để các mục tiêu quân sự không bị tấn công + Không được sử dụng các cơ sở y tế vào các hoạt động khác ngoài mục đích nhân đạo, gây tổn hại cho đối phương + Phải có biện pháp đánh dấu để nhận biết các cơ sở y tế + Sự chấm dứt bảo vệ đối với cơ sở y tế dân sự chỉ trong trường hợp các cơ sở y tế bị sử dụng vào các hoạt động khác ngoài mục đích nhân đạo.Bên cạnh đó, còn quy định cụ thể những hành động không bị xem là những hành động có hại cho địch. 2.3.1.3. Những quy tắc về vận chuyển y tế [45, tr.307]: Việc vận chuyển y tế là các hoạt động chuyên chở bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không những đối tượng như những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo và các phương tiện y tế. Nguyên tắc xuyên suốt Công ước Geneva (I), (IV) và Nghị định thư (I) về vận chuyển y tế đó là tất cả các hoạt động vận chuyển y tế bao gồm đường bộ, đường thủy và đường hàng không đều phải được các bên tham gia xung đột tôn trọng và bảo vệ. Tức là, hoạt động vận chuyển y tế là đối tượng được miễn trừ tấn công và bắt giữ khi thỏa mãn yêu cầu nhận dạng, tư cách pháp lý, hoạt động. Quy tắc này có ý nghĩa rất quan trọng bởi bảo vệ phương tiện vận 58 chuyển y tế tức là bảo vệ nhân viên y tế, bảo vệ những người bị thương, bị ốm, và những đối tượng khác đang được vận chuyển, bảo vệ tài sản, đồ cứu trợ, dụng cụ, thiết bị y tế đang chuyên chở. Vì thế, việc bảo vệ này có ý nghĩa sống còn đến quyền lợi của những đối tượng được bảo vệ theo Công ước Geneva. 2.3.1.4. Những quy tắc về bảo vệ các khu vực, địa điểm y tế và an toàn [45, tr.315]: Những quy tắc này được hình thành do sự thỏa thuận của các bên trong thời bình hoặc sau khi chiến sự nổ ra. Các bên xung đột cùng với sự giúp đỡ của các nước bảo hộ và Ủy ban Chữ thập đỏ sẽ thỏa thuận những khu vực nào là khu vực, địa điểm y tế an toàn và về nguyên tắc các bên trong cuộc xung đột phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ những địa điểm này, không bao giờ tấn công và các địa điểm đó trừ trường hợp vi phạm. Những quy tắc này có ý nghĩa thực sự rất quan trọng trong việc bảo vệ địa điểm y tế, các trang thiết bị y tế để phục vụ cho những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, bảo vệ các nhân viên y tế, bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu đang được chăm sóc. Để bảo vệ khu vực này, cả hai công ước (I) và (IV) đều kèm theo phụ lục về Dự án hiệp định về các khu vực, địa điểm y tế và an toàn đã chi tiết hóa vấn đề này như về thiết kế (phải nằm xa mục tiêu chiến tranh, phải phân biệt rõ bằng dấu hiệu…) và về quản lý (tiến hành mọi biện pháp ngăn chặn để ngăn cấm những người không có quyền được đến hoặc trú ngụ trong các khu vực đó, không sử dụng đường giao thông và phương tiện vận tải của khu vực đó để di chuyển nhân viên, không được bố trí lực lượng quân sự để bảo vệ khu vực đó để tránh sự nhầm lẫn), về giám sát (các bên phải thông báo danh sách cho nhau các khu vực y tế và an toàn để các bên nắm được). 2.3.1.5. Bảo vệ quyền lợi của các đối tượng thông qua biểu tượng và dấu hiệu phân biệt [45, tr.318] Biểu tượng phận biệt mà các bên có thể lựa chọn một trong ba loại: 59 Chữ thập đỏ trên nền trắng, trăng lưỡi liềm đỏ trên nền trắng hoặc sư tử và mặt trời đỏ trên nền trắng. Đối với các nhân viên y tế bao gồm cả quân y và dân y, đều phải mang trên tay trái một băng tay chịu ẩm ướt, trên đó có biểu tượng phân biệt do nhà đương cục quân sự cấp và đóng dấu và một thẻ căn cước có biểu tượng phân biệt. Đối với các đơn vị y tế thì lá cờ phân biệt được treo cùng với quốc kỳ của bên mà các cơ sở đó thuộc quyền, trong trường hợp là đơn vị y tế của nước trung lập thì phải treo quốc kỳ của bên tham chiến mà họ giúp đỡ với lá cờ phân biệt. Đối với phương tiện vận chuyển y tế, tàu thuyền phải đảm bảo tất cả bề mặt là màu trắng, ở hai bên sườn tàu và trên các mặt phẳng ngang in một hoặc nhiều chữ thập đỏ sẫm, càng to càng tốt và lá cờ treo biểu tượng phân biệt treo cùng với lá cờ quốc kỳ của nước mình; đối với tàu trung lập. Đối với phương tiện vận chuyển y tế, ngoài biểu tượng truyền thống còn có thể sử dụng một số biểu tượng khác là tín hiệu phát sáng, tín hiệu vô tuyến, nhận dạng bằng các phương tiện điện tử. Việc phân biệt này đóng vai trò vô cùng quan trọng để trong tình thế chiến tranh diễn ra quyết liệt, để đánh bại được đối phương các bên thường hành động nhanh chóng, tức khắc. Nếu không có sự phân biệt này thì các đối tượng được bảo hộ rất dễ bị xả súng vô tổ chức. Như vậy, sử dụng biểu tượng phân biệt có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của một nhóm người không liên quan đến cuộc chiến, qua đó hạn chế được thiệt hại xảy ra. 2.3.2. Bảo vệ các nhân viên tôn giáo 2.3.2.1. Định nghĩa các nhân viên tôn giáo Theo Điều 8 (d) Nghị định thư (I) nhân viên tôn giáo là tất cả những người mà thỏa mãn ba điều kiện sau [44, tr.370]: Thứ nhất, đối tượng là bất kể người nào, dù là binh lính hay dân thường, ví dụ: giáo sĩ tuyên úy Thứ hai, những đối tượng trên chỉ chuyên thực hiện chức năng tôn giáo, tín ngưỡng 60 Thứ ba, những đối tượng này thuộc một trong các lực lượng sau: các lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột hoặc các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế của một bên trong cuộc xung đột hoặc các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế thường trực (trừ các tàu bệnh viện) cũng như các nhân viên thuộc các nước và các tổ chức được cử sang với mục đích nhân đạo bao gồm: (a) một nước trung lập hay một nước khác không tham gia xung đột; (b) một tổ chức cứu trợ được một nước như vậy công nhận và cho phép hoạt động; (c) một tổ chức quốc tế vô tư có tính chất nhân đạo; (d) các tổ chức bảo hộ dân sự của một Bên trong cuộc xung đột. 2.3.2.2. Quy tắc bảo vệ các nhân viên tôn giáo [45, tr.327] Quy tắc bảo hộ nhân viên tôn giáo xuất phát từ quyền con người của họ, bản thân họ là một trong những đối tượng nằm ngoài cuộc chiến, chiến tranh là sự hợp pháp tước đi mạng sống của lực lượng vũ trang của các bên tham chiến, nhưng thật bất công khi tước đi mạng sống của những người này. Họ là những người giúp đảm bảo nhu cầu tâm linh cho tù binh và dân thường, xuất phát từ nghĩa vụ của họ hoặc đôi khi xuất phát từ cái tâm, từ sự nhân đạo. Khi chiến tranh xảy ra, đặc biệt là các tù binh ở trong tù tình trạng chán trường, mệt mỏi của chiến tranh thì nhu cầu tâm linh là cần thiết hơn bao giờ hết, giúp họ tạo được niềm tin trong cuộc sống. Về nguyên tắc, các nhân viên tôn giáo phải được tôn trọng và bảo vệ trong mọi trường hợp, bất kỳ sự tấn công nào mà nhằm trực tiếp vào các nhân viên tôn giáo hoặc bất kỳ hành động nào xâm phạm các quyền của họ đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật quốc tế, nghiêm cấm các hành vi trả thù nhằm vào họ. Họ không bị bắt buộc làm việc gì khác ngoài chức năng tôn giáo của họ, được tạo điều kiện để tổ chức các nghi lễ tôn giáo, giúp đỡ về mặt tâm linh, tổ chức an táng, nhận và chuyển những lời di chúc của các tù binh sắp chết hoặc cung cấp tài 61 liệu tôn giáo. Các bên xung đột cần phải tạo điều kiện cho nhân viên tôn giáo trợ giúp về mặt tâm linh đối với những người sắp chết. Họ được phóng thích, hồi hương không chậm trễ ngay sau khi chiến sự kết thúc. 2.3.3. Bảo vệ thường dân 2.3.3.1. Khái quát chung về thường dân Thường dân là những người sinh sống trên những vùng đang xảy ra chiến sự, họ không tham gia chiến sự, tức không phải là chiến binh và không tham gia một phong trào nổi dậy chống lực lượng chiếm đóng, họ cần sự cứu giúp từ các lực lượng y tế, tôn giáo, các tổ chức nhân đạo quốc tế và trong nước để nhằm thoát khỏi tình trạng chiến tranh: chết chóc, đói khát… Như vậy có thể liệt kê những trường hợp sau được coi là thường dân: + Thường dân của một bên sống trên lãnh thổ của bên đối phương + Thường dân của một bên đang nằm dưới sự quản lý của bên đối phương ở các vùng bị đối phương chiếm đóng + Cư dân sống trên lãnh thổ do tình thế cấp thiết chưa tổ chức thành lực lượng vũ trang chính quy, khi bị bắt thì không công khai mang vũ khí hoặc không tôn trọng luật pháp và tập quán chiến tranh + Nhà báo, nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo hoạt động tự do, với tư cách cá nhân chứ không do lực lượng vũ trang cử đi. Bên cạnh đó, để bảo vệ thường dân một cách có hiệu quả và thiết thực thì Công ước (III) và Nghị định thư (I) đã bảo vệ các mục tiêu dân sự như trường học, bệnh viện, các khu chợ dân sự… Đặc biệt, các bên còn tự thiết lập hoặc thông qua thỏa thuận để thành lập các khu vực đặc biệt để bảo vệ dân thường như khu trung lập hóa, các địa điểm không phòng thủ, các khu phi quân sự. Mặt khác, các bên còn thực hiện các hoạt động phòng vệ dân sự như: sơ tán, báo động, cứu vớt, hướng dẫn phòng tránh bằng cách chỉ cho người dân những khu vực nguy hiểm… để bảo vệ quyền cơ bản nhất của những người dân, hạn chế tối thiểu thiệt hại có thể xảy ra. 62 2.3.3.2. Bảo vệ thường dân trong các lãnh thổ đối phương hoặc bị đối phương chiếm đóng * Bảo hộ chung cho cư dân trước một số hậu quả do chiến tranh [44, tr.330-304] Đối với phần II của Công ước (IV), đối tượng được bảo hộ là tất cả cư dân của các quốc gia trong cuộc xung đột như: kiều dân, doanh nhân nước ngoài, người lao động nước ngoài làm thuê, công dân của bên đối phương tham chiến… Cư dân được trú ẩn ở các khu vực và địa điểm an toàn và bệnh viện hay các khu trung lập hóa để tự bảo vệ quyền an toàn cho mình, hoặc trong trường hợp bị thương, bị bệnh hoặc thuộc các đối tượng bảo vệ đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ em thì được y tế chăm sóc. Và một điều quan trọng để bảo vệ sự sinh tồn của họ khi chiến sự xảy ra, họ được quyền nhận thuốc men, lương thực và quần áo. Đồng thời, pháp luật đảm bảo cho trẻ em dưới 15 tuổi hoặc ly tán gia đình do chiến tranh sẽ không bị bỏ rơi, tạo điều kiện cho các em được thu nhận ở các nước trung lập. Ta thấy tính phổ quát về quyền con người được áp dụng trong các quy định này rất rõ vì về nguyên tắc ai cũng có quyền sống, quyền được đảm bảo an toàn, quyền có thức ăn. Quy định này bảo vệ cả đối tượng kiều dân của một bên xung đột mà xuất phát từ các lý do liên quan đến xung đột bị quốc gia họ tước quyền tự do hay truy tố về mặt hình sự, mặc dù đối tượng này bị bỏ ngỏ ở các mục khác của Công ước (IV). * Quy chế và việc đối xử với người được bảo hộ (tức là công dân của các quốc gia tham chiến) Thứ nhất, trong mọi hoàn cảnh, những người được bảo vệ phải được tôn trọng về thân thể, danh dự, quyền lợi gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Họ phải luôn được đối xử nhân đạo và được bảo vệ, đặc biệt là trước các hành động bạo lực hoặc đe dọa bạo lực, sự xỉ vả và xoi mói của công chúng [45, tr.390]: 63 Sự đối xử nhân đạo này phải dựa trên cơ sở không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào về chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo, chính kiến hoặc mọi tiêu chuẩn tương tự khác trừ các quy định liên quan tới sức khỏe, tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, vì lí do chiến tranh, các bên xung đột có thể thi hành những biện pháp kiểm soát và an ninh cần thiết đối với người được bảo vệ trong tay họ. Thứ hai, để cụ thể hóa nghĩa vụ bảo vệ thường dân, Công ước (IV) và Nghị định thư (I) đã đưa ra một số hành động cấm cụ thể [44, tr.311-312]: + Cấm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe thân thể hay tinh thần của con người như giết hại, tra tấn dưới mọi hình thức (tinh thần hay thân thể), sử dụng cực hình, cắt bỏ các bộ phận trên cơ thể, thí nghiệm y học và khoa học hoặc xâm hại đến nhân phẩm con người như làm nhục, cưỡng bức làm mại dâm, cưỡng hiếp. + Cấm cưỡng bức về mặt thể chất hoặc tinh thần người được bảo hộ để buộc họ hoặc bên thứ ba cung cấp tin tức. + Cấm các hình phạt tập thể, cướp bóc, trả thù. Thứ ba, khi các bên xung đột tấn công, để bảo vệ dân thường, Nghị định thư (I) (các Điều 51,52,53,54,55,56) quy định một số dạng tấn công bị cấm [44, tr.392-395]: + Cấm tấn công hoặc đe dọa tấn công với mục đích gây khủng khiếp cho thường dân hoặc với mục đích trả thù vào thường dân, các cá nhân dân sự, mục tiêu dân sự hoặc tấn công không phân biệt tức là tấn công không nhằm vào một mục tiêu quân sự nhất định nào hoặc sử dụng các phương pháp hay phương tiện chiến đấu mà tác hại của nó không thể giới hạn vào mục tiêu quân sự. + Cấm hoặc hạn chế tiến hành một số phương pháp chiến tranh tác động trực tiếp đến đời sống của thường dân: 64 (i) gây nạn đói [45, tr.108] Theo Nghị định thư(I) Điều 54(2) và Nghị định thư (II) Điều 14 đều quy định cấm sử dụng nạn đói như là một phương chiến tranh để chống lại dân thường, dù bất cứ lí do gì, đồng thời yêu cầu các bên tham chiến phải bảo vệ những tài sản thiết yếu cho sự sống còn của thường dân (cụ thể là đất đai canh tác, công trình thủy lợi, nguồn nước, giống vật nuôi, cây trồng…) không được tấn công, phá hủy, lấy đi hoặc làm mất giá trị sử dụng hoặc biến các tài sản đó thành đối tượng của các cuộc trả thù trừ trường hợp ngoại lệ thì các bên tham chiến có thể sử dụng tài sản ấy tuy nhiên có những điều kiện cụ thể và các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đó. (ii) Cưỡng bức lao động hoặc cưỡng bức tuyển dụng vào quân đội [45, tr.111]: Những hành động này diễn ra khá phổ biến trong các cuộc xung đột vũ trang trước đó và vẫn xảy ra trong chiến tranh hiện đại, Những thường dân bị bắt với những cáo buộc vi phạm nhỏ nhặt, và các bên tham chiến viện lý do đó để buộc thường dân phải phục dịch, cưỡng bức lao động hoặc ép phải làm việc tại các chốt kiểm soát nơi bên đối phương đang giao chiến nếu không làm thì sẽ tra tấn trong thời gian giam giữ hoặc dọa giết nếu không chịu hợp tác [47]. Tình trạng này theo báo cáo của tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vẫn còn tồn tại ở miền Đông Ukraine. Hơn nữa, việc ép dân thường vào nhập ngũ là tình trạng cũng rất phổ biến trong lịch sử, đẩy họ vào tình trạng làm bia đỡ đạn cho bên tham chiến như trong một số giai đoạn của cuộc chiến tranh Việt Nam, thực dân Pháp và Mỹ đã từng đưa những người dân Việt Nam làm bia đỡ đạn trong chiến tranh thuộc địa. Chính vì thế các quy định về tuyển quân, lao động có ý nghĩa rất quan trong trong việc bảo vệ quyền lợi của thường dân. 65 Theo Điều 51 Công ước (IV), thường dân sẽ không bị ép buộc phải phục vụ trong các lực lượng vũ trang đối phương; nghiêm cấm những hành động gây sức ép hay tuyên truyền để lôi kép, ép buộc thường dân phải nhập ngũ đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi. Các quốc gia chiếm đóng chỉ có thể bắt buộc thường dân phải lao động nếu họ trên 18 tuổi, họ không phải thực hiện những công việc liên quan đến quân sự mà chỉ làm các công việc như dịch vụ công ích, phục vụ ăn, ở, mặc… tức là các công việc thuộc lĩnh vực dân sự. Họ được đảm bảo những điều kiện khi làm việc như thù lao, trang thiết bị, số giờ làm việc, hưởng tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Thứ tư, thường dân ở trong các lãnh thổ đối phương hoặc bị chiếm đóng hoặc thuộc sự kiểm soát của một bên xung đột được quyền hưởng các hoạt động cứu trợ: Thường dân sẽ được hưởng sự trợ giúp cả về vật chất lẫn sức người. Sự trợ giúp về mặt vật chất như thuốc men, quần áo, thực phẩm thiết yếu… để đảm bảo sự tồn tại của họ. Trợ giúp về sức người tức là các nhân viên cứu trợ, đặc biệt là phục vụ việc vận tải và phân phát hàng cứu trợ. Các quốc gia phải có trách nhiệm tạo điều kiện, tiếp nhận, bảo vệ các lô hàng cũng như tôn trọng những nhân viên cứu trợ để hoạt động nhân đạo này có thể phát huy một cách hiệu quả trong việc bảo vệ quyền con người của người dân trừ những trường hợp ngoại lệ đặc biệt. 2.3.4. Bảo vệ những đối tượng đặc biệt trong xung đột vũ trang (phụ nữ, trẻ em, phụ nữ có thai) Phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ không chỉ trong thời bình mà còn trong thời chiến. Bởi họ rất dễ bị lạm dụng, lợi dụng tình dục hoặc cưỡng bức sức lao động khiến họ phải chịu nỗi đau về thể xác và tinh thần hoặc đối với trẻ em thực sự rất đáng thương nếu bị đẩy vào chiến trường làm bia đỡ đạn. Điều này dễ khiến họ bị đẩy vào tình trạng 66 hoảng loạn, tâm thần. Chính vì thế, việc bảo vệ những đối tượng này là cần thiết vô cùng. Đối với phụ nữ, họ phải được bảo vệ chống lại sự cưỡng hiếp, buộc làm gái mại dâm hay mọi hình thức ô nhục khác. Đối với phụ nữ có thai hoặc có con còn nhỏ thì được đối xử đặc biệt, trong trường hợp chịu hình phạt tử hình thì các bên xung đột cố gắng tránh tuyên hình phạt này. Đối với trẻ em, trẻ em phải được tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ đặc biệt và chống mọi hình thức làm nhục, chống lại sự lôi kéo, ép buộc vào lực lượng vũ trang. Đồng thời, các bên phải thi hành mọi biện pháp để đảm bảo trẻ em dưới 15 tuổi không tham gia chiến sự. 2.4. Các biện pháp bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi các quy định của bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung 2.4.1. Các biện pháp quốc gia * Trách nhiệm chuyển nội dung các văn kiện sang ngôn ngữ quốc gia và chuyển hóa nội dung văn kiện vào hệ thống pháp luật quốc gia [45, tr.460]: Việc quy định trách nhiệm này được thể hiện ở trong bốn Công ước và Nghị định thư (I) với nội dung là các quốc gia thành viên phải chuyển tất cả các Điều ước nhân đạo từ ngôn ngữ quốc tế sang ngôn ngữ quốc gia mình, chuyển các nội dung cơ bản của bốn Công ước và hai Nghị định thư bổ sung vào trong hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt là chế tài hình sự để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nghiêm trọng. Yêu cầu này là điều kiện tất yếu để các nước có thể thực hiện Luật Geneva vào trong từng quốc gia và là bước đầu tiên để giúp cho người dân, binh lính, người lãnh đạo tiếp cận với các nội dung của luật. * Phổ biến, giáo dục nội dung của Công ước và hai Nghị định thư đối với người đứng đầu nhà nước, binh lính thuộc lực lượng vũ trang, cán bộ y tế, toàn thể nhân dân Nội dung này được quy định ở bốn Công ước và hai Nghị định thư với 67 nội dung là các quốc gia thành viên phải cam kết sẽ phổ biến càng rộng càng tốt, trong thời bình cũng như trong thời chiến nội dung Công ước ở nước mình, trước hết là chương trình huấn luyện quân sự, sau đó nếu có điều kiện thì xây dựng chương trình giáo dục dân sự, các khóa đào tạo. Như vậy, đối tượng để phổ biến và giáo dục là toàn thể nhân dân trong đó bao gồm binh lính, thường dân, cán bộ y tế, người lãnh đạo… Đặc biệt theo Điều 6, khoản 1, Nghị định thư (I) các quốc gia cần nỗ lực để đào tạo những cán bộ tư vấn pháp lý có mặt trong trường hợp cần thiết để tư vấn và hướng dẫn phù hợp với nội dung Công ước. Từ đó, hình thành trong toàn thể nhân dân thói quen pháp lý hành động và xử lý vi phạm theo nội dung Công ước. * Xử lý vi phạm bằng hệ thống pháp luật của quốc gia thành viên: Với việc thể chế những nội dung của Luật Geneva vào pháp luật quốc gia, quốc gia là chủ thể duy nhất sử dụng những quy định của luật áp dụng trên thực tế để xét xử và trừng trị những nghi can vi phạm theo đúng pháp luật. * Ngoài ra, các quốc gia còn là chủ thể trực tiếp xây dựng các khu vực an toàn và bệnh viện, thiết lập các khu trung lập hóa, phân biệt rõ ràng mục tiêu quân sự và mục tiêu dân sự để mục đích bảo vệ dân thường và tài sản văn hóa, đồng thời, đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích các biểu tượng, ký hiệu của Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế. Từ đó thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người trong chiến tranh. 2.4.2. Trách nhiệm của một số quốc gia bảo hộ, tổ chức trong việc hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân chiến tranh 2.4.2.1. Quốc gia bảo hộ và các tổ chức thay thế Sự tham gia của quốc gia bảo hộ ngay khi bắt đầu xảy ra xung đột được quy định rất rõ tại Điều 8 chung của Công ước (I), (II), (III), Điều 9 Công ước (IV) và Điều 5 Nghị định thư (I). Nước bảo hộ bắt đầu làm nhiệm vụ của mình khi có sự đồng ý của các bên xung đột. Hoạt động của quốc gia bảo hộ 68 là nhằm mục đích “làm cho công dân của quốc gia đề nghị bảo hộ được đối xử đúng theo những quy định của pháp luật quốc gia sở tại và theo đúng các quy định của các điều ước quốc tế” [45, tr.482]. Trong trường hợp không có sự thống nhất của ba bên: quốc gia có lợi ích và công dân được bảo hộ, quốc gia hiện đang giam giữ công dân hay đang chiếm đóng lãnh thổ quốc gia kia và quốc gia được đề nghị là quốc gia bảo hộ thì thông thường Ủy ban chữ thập đỏ sẽ là tổ chức làm nhiệm vụ thay thế quốc gia bảo hộ. Nhiệm vụ của các quốc gia bảo hộ là đảm bảo sự tôn trọng và thi hành công ước đồng thời đảm bảo quyền lợi của các bên xung đột thông qua các hoạt động cụ thể như: thăm và giữ liên lạc đối với những đối tượng được bảo vệ, đặc biệt là những tù nhân; giám sát các hoạt động trợ giúp nhân đạo; đứng ra làm trung gian giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên… Như vậy, về nguyên tắc, quốc gia bảo hộ giữ một vị trí quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên xung đột nói chung, cùng với Ủy ban chữ thập đỏ tạo ra một cơ chế giám sát giữa các bên. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xảy ra chiến sự, kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chỉ có 5 cuộc xung đột vũ trang có sự tham gia của nước bảo hộ và các quốc gia bảo hộ chỉ có vai trò trong việc bảo vệ nhân viên ngoại giao, trụ sở và tài liệu của cơ quan ngoại giao, chuyển phát tài liệu. 2.4.2.2. Thúc đẩy sự tôn trọng các quy định của Công ước và hai Nghị định thư thông qua ủy ban điều tra nhân đạo quốc tế Ủy ban Điều tra nhân đạo quốc tế được thành lập theo Điều 90 Nghị định thư (I). Phạm vi hoạt động của Ủy ban là cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và chỉ những quốc gia nào thừa nhận thẩm quyền của Ủy ban mới có quyền yêu cầu Ủy ban thực hành nhiệm vụ này. Nhiệm vụ là tiến hành các cuộc điều tra đối với những thông tin hoặc cáo buộc sự vi phạm, bao gồm những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và những vi phạm nghiêm trọng 69 đối với bốn Công ước Geneva và Nghị định thư (I). Mục đích của cuộc điều tra là tìm kiếm, phát hiện, xác minh sự thật, thực chất của vi phạm sau đó trình lên các quốc gia có liên quan một báo cáo hoạt động điều tra, được bí mật đối với công chúng. Đồng thời đưa ra khuyến nghị, đề nghị các quốc gia thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật Geneva thúc đẩy sự tôn trọng, ý thức trách nhiệm cao từ các quốc gia. 2.4.2.2. Hoạt động của Phòng thông tin quốc gia, Cơ quan thông tin Trung ương Hoạt động tìm kiếm nạn nhân chiến tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền của tù binh, người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu hay kiều dân… đồng thời giúp đỡ gia đình tìm được người thân. Nếu không có sự trợ giúp của trung tâm này thì hàng vạn binh lính, người bị thương bị ốm tản tác trên chiến trường sẽ không ai quan tâm, chăm sóc, đến khi chết hoặc mất tích thì không được chôn cất, người thân không biết tin tức, ví dụ trong chiến tranh Việt Nam (1930- 1945), do chưa có hoạt động này nên hiện tại rất nhiều người lính vẫn chưa tìm được hài cốt. Để tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền của người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu, tù binh được chăm sóc một cách kịp thời để có thể đảm bảo sức khỏe, được cung cấp dịch vụ y tế hoặc đảm bảo được an táng và trở về quê hương thì tại Điều 122 Công ước (III) và Điều 33 Nghị định thư (I) yêu cầu các bên phải lập ra Phòng thông tin chính thức được lập ở các quốc gia hoặc các bên trung lập, các nước không tham chiến (nếu các bên có thỏa thuận) để thu thập thông tin bao gồm: tên, họ, cấp bậc, số hiệu, sinh quán và ngày sinh đầy để, nước mà tù binh thuộc quyền, tên bố mẹ, tên, họ và địa chỉ người cần phải báo cho biết, địa chỉ nhận thư từ, những thông tin liên quan đến việc cầm giữ tù binh, việc di chuyển, phóng thích, hồi hương tù binh, việc tù binh trốn, tù binh nằm viện, tù binh chết, tình trạng sức khỏe người bị ốm, bị thương, bị 70 đắm tàu, tù binh. Các bên phải thỏa thuận thành lập Cơ quan tù binh Trung ương về tù binh và đặt ở một Nước trung lập thu thập tất cả các thông tin liên quan đến tù binh, người bị thương bị ốm qua Phòng thông tin, các kênh chính thức hoặc kênh tư nhân và chuyển tin tức đến nước nguyên quán càng sớm càng tốt. Và các bên xung đột phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ quan này thực hiện nhiệm vụ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tình trạng binh lính Mỹ bị mất tích không tìm được xác, gia đình không nhận được tin tức gì về họ. Cụ thể, theo sự ghi chép của Thông tấn xã Việt Nam, “có khoảng 2.585 lính Mỹ đã bị mất tích trong các cuộc chiến tranh ở khu vực Đông Nam Á, trong đó, 1.925 trường hợp ở Việt Nam, 569 trường hợp ở Lào, 81 trường hợp ở Campuchia, và 10 trường hợp trong lãnh hải của Trung Quốc” [41]. Như vậy, với việc quy định bổ sung trong Nghị định thư (I) về vấn đề mất tích, các bên có nghĩa vụ thông báo cho nhau những thông tin liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, thỏa thuận cho phép các đội tìm kiếm, nhận dạng và thu nhặt người bị chết có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với binh lính tử trận cũng như giúp đỡ người thân của họ tìm được hài cốt. 2.4.2.3. Hoạt động của Ủy ban hội chữ thập đỏ quốc tế Có thể nói hoạt động của Ủy ban hội Chữ thập đỏ quốc tế nói chung và hội Chữ thập đỏ quốc gia nói chung là cơ quan hoạt động có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ quyền của những đối tượng được bảo hộ. Là tổ chức được thành lập năm 1863, hoạt động mở rộng trên phạm vi toàn thế giới để cung cấp trợ giúp nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột và bạo lực vũ trang và thúc đẩy sự hoàn thiện pháp luật bảo vệ nạn nhân chiến tranh. Những quy định của bốn Công ước và hai Nghị định thư về hoạt động của ICRC bao gồm: hoạt động cứu trợ như phân phát những đồ cứu trợ, đến thăm tù binh cũng như các hoạt động giám sát thông qua việc đi thăm tất cả những nơi có tù binh, đặc biệt là nơi giam giữ, tạm giam hoặc nơi tù binh lao động, đồng thời tổ 71 chức các cuộc hội thảo, đối thoại quốc tế nhằm tăng cường sự tuân thủ của các quốc gia đối với luật Nhân đạo nói chung và Luật Geneva nói riêng 2.4.3. Xử lý vi phạm cá nhân bằng chế quy chế của cơ quan xét xử hình sự quốc tế Trong chiến tranh, những vi phạm nghiêm trọng về Công ước và hai Nghị định thư do cơ quan tòa án quốc gia xét xử. Tuy nhiên, trong các vụ việc như vụ diệt chủng Polpot – Polpot đã lãnh đạo giết hại 1.5 tới 2.3 triệu người trong giai đoạn (1975 – 1978) trong tổng số 8 triệu người bao gồm các đối tượng: “nhà sư Phật giáo, những tri thức có ảnh hưởng phương Tây, người tàn tật, người dân tộc thiểu số với những hành vi rất dã man như: đánh họ chết bằng những thanh sắt, bằng cuốc, chôn sống, từ chối viện trợ nhân đạo gây nạn đói” [40]. Hoặc tiêu biểu ở phương Tây là vụ diệt chủng dã man, vô nhân tính của chế độ Hitle đối với người Do Thái với những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như thí nghiệm trên cơ thể gây đau đớn về thể xác và tinh thần. Những hành vi như vậy có một đặc điểm chung là do sự lãnh đạo của những người đứng đầu nhà nước – những người nắm quyền lực cao nhất đất nước gây ra thì tòa án quốc gia không thể trừng trị họ được. Chính vì thế cần phải có một cơ chế xét xử hình sự quốc tế để xử lý các hành vi đặc biệt nghiêm trọng của các cá nhân. Các tòa án hình sự lâm thời cho Nam Tư cũ (11/02/1993) và tòa án hình sự quốc tế lâm thời cho Rwanda (08/11/1994) đã truy tố và trừng trị những hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva nói riêng và Luật Nhân đạo quốc tế nói chung nhưng thẩm quyền giới hạn về mặt lãnh thổ và chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi vụ việc được giải quyết hai tòa án này giải thể. Chỉ có tòa án hình sự quốc tế là cơ quan xét xử hình sự quốc tế độc lập và thường trực, trừng trị các loại tội: tội diệt chủng, tội phạm chống lại nhân loại, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược với nguyên tắc không áp dụng quyền miễn trừ cho những người đứng đầu hay là quan chức cao cấp của nhà nước, thành viên cơ quan lập pháp. 72 Như vậy, cơ chế này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chấm dứt những hành vi vi phạm để góp phần vào việc duy trì và gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời, cơ chế này tạo tính răn đe và ngăn ngừa những vi phạm tương tự xảy ra và tạo một khuôn phép cho hành động của người đứng đầu nhà nước. Từ đó, có thể hạn chế được những vi phạm quyền con người xảy ra trên diện rộng với những hành vi vô nhân đạo. 2.5. Đánh giá tính hiệu quả về các quy định bảo vệ quyền con người của nạn nhân chiến tranh * Quy định pháp lý về bốn Công ước và hai Nghị định thư bổ sung về cơ bản đã trở thành khung pháp lý cơ sở cho việc bảo vệ quyền con người Về cơ bản, pháp luật đã quy định đầy đủ các đối tượng được bảo hộ có những quyền gì, trong chiến tranh, các bên tham chiến không được làm gì để quyền con người được đảm bảo. Và có quy định chủ thể như quốc gia, quốc gia bảo hộ, tổ chức nhân đạo quốc tế có quyền và trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ quyền của các đối tượng được bảo hộ. Đặc biệt, pháp luật đã quy định các tội cụ thể vi phạm trong chiến tranh với hệ thống cơ quan tư pháp quốc gia và hệ thống cơ quan hình sự quốc tế để xử lý các hành vi vi phạm nghiêm trọng. * Một số đối tượng còn chưa được bảo vệ + Luật chưa bảo vệ một số đối tượng sau: lính đánh thuê (vì đặt ra tiêu chuẩn quá cao khiến thực tế họ là “lính đánh thuê” nhưng lại “không phải là lính đánh thuê” theo Công ước), lính biệt kích, gián điệp. + Hiện nay xuất hiện lực lượng vũ trang phi chính phủ với sự hiện diện xuyên quốc gia như mạng lưới Al – Queda sẽ được xác định là xung đột thuộc vào loại nào xung đột mang tính chất quốc tế hay không mang tính chất quốc tế và khi họ bị bắt làm tù binh thì họ có được hưởng quy chế tù binh hay không là vấn đề đang tranh cãi. Cụ thể, nhà nước Mỹ cho rằng việc đối xử những tù binh chiến tranh của lực lượng Taliban và Al Qaeda tại Vịnh 73 Guantanamo ở Cuba là không được hưởng sự bảo hộ của Công ước Geneva với nguyên nhân họ bị chỉ định là “chiến binh bất hợp pháp” [59] và không tuân thủ tập quán chiến tranh. Việc chưa quy định rõ ràng vấn đề này trong luật dẫn tới việc áp dụng luật theo ý chí chủ quan của các quốc gia, nhiều khi dẫn tới những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. + Trong thời đại hiện nay, vũ khí hiện đại với tính chất hủy diệt hàng loạt ngày càng phát triển tạo ra một nguy cơ to lớn khi chiến tranh kết thúc. Hậu quả là hàng vạn, hàng nghìn người bị thương, bị dị tật vĩnh viễn, không những vậy, thế hệ thứ hai, thứ ba bị dị dạng, sinh ra lẽ ra được hưởng quyền con người vốn dĩ tự nhiên ban tặng nhưng vì chiến tranh, họ vĩnh viễn mang dị tật với tất cả sự tự ti, tổn thương và bất hạnh. Nhưng trong Luật Geneva chưa hề có quy định những vấn đề khi chiến tranh kết thúc chưa có điều khoản để bảo vệ và chữa trị cho họ như thế nào cũng như quy định trách nhiệm của quốc gia tham chiến đã gây ra tình trạng này. Ví dụ: trong vụ việc Việt Nam kiện Hoa Kỳ về hậu quả chất độc màu da cam, tòa án liên bang Hoa Kỳ kết luận: “bên nguyên đơn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mối quan hệ giữa bệnh tật của họ với chất dioxin, không có căn cứ pháp luật quốc tế, các công ty hóa chất chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ Mỹ nhưng chính phủ Mỹ lại có quyền miễn tố” [46]. 74 Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC THI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 3.1. Nội luật hóa bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung vào pháp luật quốc gia Trên thế giới chưa có một thống kê cụ thể là bao nhiêu quốc gia đã nội luật hóa bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung vào pháp luật quốc gia. Nhìn một cách tổng quát, nội dung bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung được thể chế hóa ở các ngành luật khác nhau, nhưng nổi bật nhất là luật hoạt động chữ thập đỏ quốc gia và luật hình sự quốc gia. Hầu hết các quốc gia thành viên đều đã thể chế một cách đầy đủ và chi tiết những nội dung cơ bản của bốn Công ước về hội Chữ thập đỏ vào trong luật hoạt động hội chữ thập đỏ của các quốc gia hoặc trong điều lệ hoạt động của các tổ chức này như: tôn trọng vị thế, vai trò, chức năng cứu trợ, tìm kiếm nạn nhân chiến tranh và các nguyên tắc hoạt động của hội chữ thập đỏ quốc gia. Để làm rõ thêm sự nội luật hóa của quốc gia thành viên ở mức độ nào, tác giả sẽ nghiên cứu bốn bộ luật hình sự của Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Nga, Trung Quốc và Việt Nam để rút ra nhận xét. Bộ luật hình sự Hoa Kỳ (1984, sửa đổi bổ sung qua các thời kỳ) [48] đã có các quy định việc cấm sản xuất, tàng trữ, sở hữu vũ khí sinh học gây độc (Đ 175- Đ 178), vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt (Đ 229), tội khủng bố với sử dụng một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ bị xử phạt tù có thời hạn năm hoặc suốt đời, và nếu kết quả tử vong, sẽ bị trừng phạt bằng cái chết (Đ 2331Đ 2339); Cấm các hành vi tra tấn gây đau đớn về thể xác và tinh thần đối với người thuộc sự kiểm soát và giam giữ của mình, nếu vi phạm bị phạt tiền hoặc bỏ tù không quá 20 năm hoặc nếu gây cái chết thì bị tử hình hoặc bỏ tù nhiều năm (Đ 2340-2340B). Đặc biệt trong luật Hoa Kỳ có quy định về “tội phạm chiến tranh” tại chương 118 (Đ 2441- Đ 2442). 75 Đối với tội ác về chiến tranh (Đ 2441) thì bất cứ ai dù đang ở trong hay ngoài Hoa Kỳ mà phạm tội ác chiến tranh thì tùy từng mức độ vi phạm mà bị phạt tiền hoặc chung thân hoặc phạt tù với thời hạn nhiều năm hoặc nếu gây ra cái chết thì cũng phải chịu hình phạt là cái chết. Điều kiện thỏa mãn các cấu thành tội ác chiến tranh là các hành vi vi phạm nghiêm trọng được quy định trong Điều 3 chung của bốn Công ước Geneva và được cụ thể hóa trong luật Hoa Kỳ bao gồm: “tra tấn, thô lỗ hoặc đối xử vô nhân đạo, thực hiện thí nghiệm sinh học, giết người (lỗi cố ý và vô ý), cố ý gây thương tích, cố ý gây thương tích một cách nghiêm trọng, hiếp dâm, tấn công tình dục hoặc xâm hại đến nhân phẩm, bắt giữ làm con tin” [48, Điều 2441]. Bên cạnh đó, luật có những chế tài hình phạt đối với việc tuyển dụng và sử dụng lính là trẻ em (Đ 2442). Mặt khác, luật hình sự Hoa Kỳ đã đưa ra hẳn một chương về dẫn độ (Đ 3181-Đ 3196). Điều này tạo cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho việc hợp tác giữa các nước trong cơ chế hoạt động của Tòa án hình sự quốc tế. Trong nội dung luật hình sự Liên bang Nga hiện hành (1996), các loại tội phạm liên quan đến xung đột vũ trang được đề cập ở phần XII, chương 34 với tên mục “Tội phạm chống hòa bình và an toàn con người” [62] đã quy định rất cụ thể các chế tài đối với các hành vi vi phạm trong chiến tranh. Pháp luật cấm các hành vi sản xuất, buôn bán vũ khí hóa học, sinh học, cả những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà được quy định bởi hiệp ước quốc tế của Liên bang Nga, nếu vi phạm bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Bên cạnh đó, theo Điều 356 luật Liên bang Nga sẽ đưa ra các hình phạt tù đến 20 năm nếu trong xung đột có hành vi vi phạm như: “ngược đãi tù binh chiến tranh hoặc dân thường, trục xuất người dân, cướp bóc tài sản quốc gia trong lãnh thổ bị chiếm đóng” [62, Điều 356]; đối với hành sử dụng phương pháp và vũ khí hủy diệt hàng loạt bị cấm bởi hiệp ước quốc tế kí kết bởi Liên bang Nga thì bị phạt tù từ 10-12 năm. Khác với luật của Hoa Kỳ, luật hình sự Liên bang Nga quy 76 định “tội ác diệt chủng” [62, Điều 357] – trong trường hợp có hành động nhằm phá hoại hoàn toàn hoặc một phần nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hay tôn giáo bằng cách giết chết các thành viên của nhóm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc các hành động khác nhằm tiêu diệt các thành viên của nhóm thì tùy theo mức độ hành vi mà bị phạt tù hoặc án tử hình hoặc tù chung thân. Một điểm rất tiến bộ trong luật hình sự Liên bang Nga đó là “các hành động hủy diệt hàng loạt hệ thực vật và động vật, làm ngộ độc khí quyển hoặc tài nguyên nước hoặc các hành động khác gây ra thảm họa môi trường” [62, Điều 358] thì sẽ bị phạt tù, quy định này nhằm hạn chế hành vi gây hại đến môi trường sống, đồng thời bảo vệ quyền sức khỏe, quyền môi trường của người dân. Và một điểm tiến bộ trong Luật hình sự Liên bang Nga không thể không kể đến việc thể chế hóa định nghĩa lính đánh thuê theo Nghị định thư (I) vào trong luật: “Một lính đánh thuê là một người hoạt động để có được bồi thường vật chất và không phải là một công dân của một quốc gia tham gia vào cuộc xung đột vũ trang hoặc thù địch, không sống trên lãnh thổ của mình, và không phải là người chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính thức” [62, Điều 359]. Cũng tương tự như luật hình sự của Hoa Kỳ, luật hình sự Liên bang Nga cũng đưa ra các chế tài đối với chủ thể sử dụng, đào tạo đối với lính đánh thuê. Mục đích của quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng lính đánh thuê đang tồn tại phổ biến hiện nay, qua đó, bảo vệ gián tiếp quyền của đối tượng bảo hộ trong chiến tranh. Đồng thời, để bảo vệ những nhân viên y tế hoạt động trong hội Chữ thập đỏ hoặc nhân viên ngoại giao, theo Điều 360, việc tấn công vào người cũng như các văn phòng, nhà ở thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm. Nhìn chung, theo sự đánh giá dưới góc độ nhân quyền, những quy định của luật hình sự Liên bang Nga đã thể chế hóa khá đầy đủ và chi tiết việc áp dụng hình phạt nếu xâm hại đến quyền lợi của những đối tượng được bảo hộ theo bốn Công ước. 77 Trong luật hình sự của Trung quốc (có hiệu lực 1997, sửa đổi bổ sung 1999, 2001, 2002, 2005, 2006, 2009, 2011) [61] có một điểm rất đặc biệt khác với các bộ luật hình sự của các quốc gia khác, pháp luật có các quy định liên quan đến sỹ quan đang tại ngũ, cán bộ dân sự, quân nhân, binh sỹ của quân đội giải phóng quân Trung Quốc và lực lượng cảnh sát nhân dân Trung Quốc mà rất ít quy định bảo vệ cho đối phương khi xung đột vũ trang xảy ra. Cụ thể trong Điều 444, Điều 445, Điều 446 có quy định với các nội dung như: cấm hành vi bỏ mặc thương binh, quy định chế tài hình phạt đối với hành vi của người với cương vị là người điều trị, cấp cứu, có điều kiện cứu giúp thương binh nhưng không cứu giúp họ; trong chiến tranh, trên địa bàn hoạt động quân sự, người nào có hành vi làm hại người dân vô tội, cướp bóc tài sản của người dân vô tội, phạt tù từ năm năm trở xuống, nếu tình tiết nghiêm trọng thì phạt tù từ năm năm đến mười năm; nếu tình tiết đặc biệt nghiêm trọng xử phạt từ mười năm trở lên hoặc chung thân hoặc tử hình. Như vậy, luật hình sự Trung Quốc về cơ bản đã bảo vệ được đối tượng binh sỹ bị thương, dân thường trong chiến tranh nhưng lại không có các quy định bảo vệ tù binh đối phương, điển hình chưa có quy định về tội ngược đãi tù binh hay việc gây bị thương hoặc chết đối với nhân viên y tế. Một điều đáng chú ý trong bộ luật hình sự Trung Quốc không hề có các quy định về các tội như diệt chủng, tội phạm chiến tranh, tội ác chống lại loài người như trong luật hình sự của các quốc gia khác. Do đó, có thể đưa ra nhận xét việc thể chế nội dung của luật hình sự Trung Quốc còn sơ sài, chưa thể chế đầy đủ nội dung của bốn Công ước vào trong luật quốc gia, vì thế, xét theo góc độ nhân quyền để đánh giá thì cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người trong chiến tranh chưa đầy đủ, chi tiết. Trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, việc nội luật hóa các quy định của bốn Công ước và hai Nghị định thư được thể hiện trong hai chương 78 XXIII về “các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” và chương XXIV về “các tội phá hoại hòa bình, chống lại loài người và tội phạm chiến tranh” Trong chương XXII với việc thể chế hóa nguyên tắc đối xử nhân đạo đối với tù binh trong bốn Công ước, luật hình sự Việt Nam đã đưa ra chế tài đối với hành vi ngược đãi đối với tù binh, hàng binh, nếu vi phạm sẽ “bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” [33, Điều 340]. Để nâng cao trách nhiệm trong việc cứu giúp thương binh, thu lượm xác chết trong chiến tranh, ví dụ như trách nhiệm cứu giúp của các nhân viên y tế của Hội chữ thập đỏ quốc gia, nhân viên y tế trong tổ chức dân sự, quân y hoặc trách nhiệm những người trong đội tìm tìm kiếm thi thể, Điều 336 đã quy định chế tài: Những người có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc cố tình không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng thì phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm; các hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng thì hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm; phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm [33, Điều 336]. Ngoài ra, hành vi chiếm đoạt di vật của tử sĩ cũng bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Như vậy, nguyên tắc đối xử nhân đạo đối với tù binh được thể chế hóa rất chi tiết trong luật hình sự Việt Nam. Đặc biệt, trong chương XXIV, ba nội dung rất quan trọng của bốn Công ước và hai Nghị định thư bổ sung đã được chi tiết hóa vào trong luật hình sự Việt Nam, đó là tội chống lại loài người (Đ 342), tội phạm chiến tranh (Đ 343), tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê (Đ 343) với các chế tài pháp lý tương ứng. 79 Nhìn chung, bốn bộ luật hình sự đều đã thể chế những nội dung cơ bản của bốn Công ước và hai Nghị định thư bổ sung với những mức độ khác nhau: luật hình sự Liên bang Nga là minh chứng cho sự thể chế hóa đầy đủ và chi tiết các quy định của Công ước Geneva nhưng ngược lại, luật hình sự Trung Quốc còn có những hạn chế nhất định. Việc thể chế hóa các quy định vào trong luật là một trong các tiêu chí để đánh giá việc bảo vệ quyền con người trong chiến tranh có tốt hay không. Và về cơ bản, các chế tài trong luật hình sự đã tạo tính răn đe trong việc tuân thủ pháp luật của những người có trách nhiệm trong chiến tranh, hành động có giới hạn để bảo vệ con người. Tuy nhiên, chúng ta để ý đến số năm hình phạt tù thì thông thường chỉ bị phạt năm năm – mười năm – hai mươi năm, chỉ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì mới bị xử chung thân hoặc tử hình, mặt khác, trong luật hình sự của nhiều nước còn có những tình tiết giảm nhẹ để hạ bậc khung hình phạt hoặc một số quốc gia còn sử dụng hình phạt tiền là hình phạt chính và để khung hình phạt rất rộng (Hoa Kỳ). Do đó, việc xử hình phạt đối với những đối tượng này còn rất nhẹ, nên, tính răn đe trong luật hình sự chưa cao nên vẫn tạo ra kẽ hở cho các hành vi vi phạm, ví dụ, đối với hành vi ngược đãi tù binh theo luật hình sự Việt Nam chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm lại thêm một hệ thống các tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, chưa phạm tội lần nào thì hình phạt sẽ không đáng kể. 3.2. Thực trạng thực thi việc bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung 3.2.1. Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục nội dung bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung Theo tài liệu trên web của ICRC [55], tính đến 01/09/2011, 100 quốc gia thành viên đã tạo ra các Uỷ ban quốc gia và các cơ quan quốc gia khác để hỗ trợ các quốc gia đảm bảo sự tôn trọng các nghĩa vụ của bốn Công ước 80 Geneva và hai Nghị định thư. Nhiệm vụ của các ủy ban và các cơ quan thường bao gồm phổ biến Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng. Việc tuyên truyền, giáo dục nội dung bốn Công ước đã được rất nhiều quốc gia thừa nhận và thể chế hóa vào trong luật bao gồm Azerbaijan, Brazil, Colombia, Croatia, Cộng hòa dân chủ Congo, Pháp, Mexico, Peru, Philippins, Tây Ban Nha, Việt Nam... cụ thể, trong chỉ thị của Bộ quốc phòng Mỹ đã khẳng định rằng các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ sẽ ngăn chặn các hành vi vi phạm luật chiến tranh bằng việc đào tạo và phổ biến giáo dục các quy định của Luật Geneva hoặc cộng hòa dân chủ Congo quy định trong điều 47 của Hiến pháp: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm việc phổ biến và giáo huấn nội dung của Hiến pháp, các tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền, hiến chương châu Phi về con người và quyền con người, cũng như của tất cả các văn kiện mang tính khu vực và quốc tế liên quan đến luật nhân quyền và Luật Nhân đạo quốc tế [55, Điều 47]; hoặc luật của Peru bắt buộc phải có chương trình giáo dục về nhân quyền và Luật Nhân đạo quốc tế hoặc luật hoạt động hội chữ thập đỏ Việt Nam (2008) có quy định “nhiệm vụ tuyên truyền giá trị nhân đạo của hội chữ thập đỏ” [34, Điều 2], đồng thời thiết lập các hệ thống viện nhân quyền quốc gia được thành lập để nghiên cứu, xuất bản sách, bắt đầu đưa dần dần bộ môn liên quan đến nhân quyền và nhân đạo vào trong chương trình giảng dạy. Nhìn chung, lĩnh vực này hoàn toàn là rất mới đối với Việt Nam. Algeria thành lập ủy ban để nghiên cứu và giảng dạy và phổ biến các quy định IHL, tương tự, IHL là một phần của chương trình đại học ở Argentina hoặc theo báo cáo của Cuba, IHL được giảng dạy trong các trung tâm của luật pháp quốc tế và được bao gồm trong các khóa học sau đại học tại Cuba. Như vậy, khảo sát việc thực hiện luật IHL nói chung và Luật Geneva 81 nói riêng, phần lớn các nước (100/196) đã phổ biến ở những mức độ khác nhau nội dung Luật Geneva bằng việc đưa thành bộ môn trong các trường đại học và khóa sau đại học. Các quốc gia còn lại đang nỗ lực đưa nhân quyền vào trong đời sống, và trong tương lai sẽ thúc đẩy phát triển nhân quyền. 3.2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền con người trong xung đột vũ trang Thứ nhất, tù binh chưa được tôn trọng và đối xử nhân đạo, việc đối xử nhân đạo hay không là phụ thuộc vào sự nhân đạo của các quốc gia chứ chưa phụ thuộc vào các quy định của pháp luật: * Tù nhân chiến tranh trong nhiều trường hợp không được coi là người Khảo sát lịch sử các cuộc chiến tranh, chúng ta có một nhận xét chung là tù nhân chiến tranh luôn là đối tượng bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, nhiều trường hợp họ vẫn bị tra tấn, bị giết, thiếu thốn về mọi thứ: ăn uống, vệ sinh... Điều này được thể hiện rất rõ trong chiến tranh Việt Nam và Hoa Kỳ. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tham gia bốn Công ước Geneva 1957 và Nghị định thư (I) năm 1981, Hoa Kỳ tham gia Công ước Geneva 1955, chỉ kí và chưa phê chuẩn hai Nghị định thư bổ sung.Thế nhưng trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ còn xây dựng 1 hệ thống nhà tù trên miền Nam Việt Nam như nhà tù Phú Lợi, nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc. Ở đây, tù nhân gần như không được coi là người. Theo các ghi chép của nhiều tác giả về tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam, ở nhà tù Côn Đảo, “tù nhân phải nằm trên nền xi măng ẩm thấp, không có giường ngủ, đa số bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp do nền nhà ẩm thấp, bị suy dinh dưỡng do không được cho ăn, không được chữa bệnh 1 cách đầy đủ” [43]. Nhà tù Phú Quốc có những hình thức tra tấn ghê rợn: dùng kìm chích đã cũ đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay, bắt tù nhân ăn cơm nhạt không được ăn muối – sau hai tháng mắt sẽ bị mờ và sau 6 tháng có người bị mù hẳn, sử dụng các lộn vỉ sắt để bắt tù binh chỉ mặc quần đùi cắm đầu, thân xuống vỉ sắt 82 để lưng người tù tóe máu, tróc da tơi tả, lấy thùng phi úp lên tù nhân đang ngồi xổm rồi gõ vào thùng để tù nhân bị đau đầu, điếc tai hoặc thùng phi đổ đầy nước, gõ thật mạnh khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước, đục răng và bẻ răng bằng việc dùng búa đóng, dùng roi các đuối quấn lấy thân nạn nhân rồi giật ra làm da thịt bị đứt theo rồi dùng muối ớt xát vào da thịt nạn nhân, dùng đinh 3 phân đóng vào tay tù binh khiến xương ngón tay của người tù bị vỡ nát hoặc dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi hoặc dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục [1]. Với sự tra tấn dã man đó tất yếu dẫn tới một hậu quả thương tâm là xác người chết không đếm nổi, hàng chục ngàn người mang dị tật hay bị tàn phế cả đời. Tổ chức chữ thập đỏ quốc tế đã đến Côn Đảo vào năm 1969 và 1972, họ đã nhận thấy sự tra tấn tù nhân 1 cách tàn bạo, có hệ thống và kéo dài. Họ tìm được các vật chứng của nhục hình ở các tù binh, trong đó có các vết sẹo do tra tấn bằng điện, thể hiện của sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Nhưng chính quyền Việt Nam cộng hòa không thừa nhận và cho rằng tổ chức Hội Chữ thập đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù. Như vậy, có thể đưa ra nhận xét đó là, dù đã có sự tham gia giám sát của Hội chữ thập đỏ quốc tế và có những báo cáo tận mắt chứng kiến sự tra tấn đáng sợ, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhưng hành động của các tổ chức này chỉ dừng lại ở báo cáo, việc giám sát chỉ dừng lại ở quan sát, hành động của họ là đưa ra báo cáo, còn việc lên án hay không hoặc có hành động ngăn chặn hay không còn phụ thuộc vào sức ép của cộng đồng quốc tế, sức ép của các quốc gia thành viên nhưng dường như một lần nữa tính “chính trị hóa” làm các quốc gia e ngại, sợ liên quan đến quyền lợi dân tộc, sợ sức mạnh của đế quốc mạnh nhất thế giới nên im lặng, không lên tiếng để bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh. Một minh chứng điển hình khác đó là Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (2006) đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi 83 phạm Công ước quốc tế về nhân quyền nói chung và Luật Geneva nói riêng đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo (Cuba), bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây). Theo đó, “tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ” [59]. Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi của tù binh trong chiến tranh vẫn bị vi phạm phổ biến và ở mức độ nghiêm trọng. Họ bị tước đi những quyền làm người cơ bản nhất. Thực trạng này thể hiện sự bất lực của cơ chế đảm bảo thực thi các quy tắc Geneva. Kết lại rằng việc quyết định dừng hay không dừng việc tra tấn vẫn phụ thuộc vào tính nhân đạo của lương tâm của đối phương quản thúc tù binh. * Tồn tại hệ thống bắt giữ và giam cầm tù binh ngoài sự thống trị của pháp luật (tiêu biểu là Hoa Kỳ), không có tòa án bảo vệ quyền lợi của họ: Như chúng ta đã biết, tù binh trong chiến tranh là con người, là đối tượng được bảo vệ theo các quy tắc Geneva, thế nhưng, trên thực tế, những thực trạng thương tâm vẫn diễn ra trước mắt, họ không những bị tra tấn dã man, bị dẫm đạp quyền cơ bản của một con người mà họ còn phải chịu đựng tình trạng bị giam giữ vô thời hạn, không có hệ thống tòa án đứng ra xét xử và bảo vệ quyền lợi cho họ. Gần đây, theo Tổ chức nhân quyền quốc tế "Human Rights Watch" ngày 7/3/2004 đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân. Cuộc nghiên cứu kết luận "hệ thống bắt giữ và giam cầm của chính quyền Mỹ tồn tại bên ngoài sự thống trị của luật pháp" [7]. Đồng thời, những 84 tù nhân này bị giam trong những lỗ đen luật pháp, không có toà án, không có cố vấn pháp luật, không được gia đình thăm viếng và không được sự bảo vệ pháp lý cơ bản nào. HRW nêu rõ đến nay Washington vẫn chưa đưa ra câu trả lời thích hợp cho những thực tế này. HRW đưa ra trường hợp ba tù nhân mà họ cho là đã chết khi bị giam giữ, hai người tại cơ sở quân sự Bagram ở Kabul vào tháng 12/2002 và một tại Asadabad hồi tháng 6/2003. Hai trường hợp đầu tiên được các nhà giám định pháp y kết luận là bị giết chết, tuy nhiên các quan chức Mỹ tới nay vẫn chưa giải thích vì sao [7]. Báo cáo còn cho biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, giội nước lạnh, quì gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài... Sự im lặng của quốc gia lớn mạnh nhất thế giới trong khi cộng đồng quốc tế không có hành động nào để bảo vệ tù nhân chiến tranh đã thể hiện sự bất lực của Luật Geneva trước sức mạnh của siêu cường quốc Hoa Kỳ. * Tồn tại một thái độ im lặng, lờ đi của quốc gia siêu cường trên thế giới (tiêu biểu là Hoa Kỳ) thể hiện sự bất lực của quy tắc Geneva và cơ chế thực thi: Như đã trình bày ở trên, các tổ chức quốc tế hoạt động bảo vệ nhân quyền như HRW, ICRC, UNHR… đã lên án hành động của Hoa Kỳ, thế nhưng câu trả lời là “im lặng”, “lờ đi” hay “phủ nhận hoàn toàn”. Điều này chứng tỏ quy tắc Geneva và cơ chế thực thi, cũng như cộng đồng quốc tế không thể giải quyết được. Có thể nói, dù Luật Geneva đã đưa ra những nguyên tắc bảo vệ tù nhân, nhưng việc thực hiện thực thi trên thực tế quyền của tù binh thực sự không được bảo vệ một cách hiệu quả. Sự im lăng lờ đi của các siêu cường quốc nói chung trước sự ghi chép rõ ràng của các tổ chức quốc tế chứng tỏ sự yếu kém, 85 bất lực của các quy tắc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh của Luật Geneva đối với bên tham chiến là kẻ mạnh như Hoa Kỳ trên thực tế. Thứ hai, vấn đề bảo vệ dân thường, phụ nữ, trẻ em vẫn vi phạm thường nhật trong chiến tranh: * Tấn công không có sự phân biệt giữa dân thường và binh lính, giữa mục tiêu quân sự và mục tiêu dân sự: Tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến, hàng ngày hàng giờ loài người vẫn phải chứng kiến thảm cảnh dân thường bị giết, bị bắn chết trong các cuộc chiến trong. Trong chiến tranh Việt Nam, với thực hiện chính sách “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, không lực Hoa Kỳ ném bom bừa bãi khắp nơi, bất kể đó là mục tiêu dân sự hay quân sự thì chỉ cần nhận được tin tình báo hoặc do thám vị trí có quân giải phóng là họ ném bom không thương tiếc. Chính vì thế mà nhiều công trình dân sự dân sinh và cả nhà dân đều bị trúng bom không phải 1-2 lần mà rất nhiều lần, gây thiệt hại nhiều khu vực trọng yếu như khu dân cư, đê điều. Điển hình tại khu phố Khâm Thiên, Hà Nội, “các máy bay B52 của Mỹ đã dội bom thẳng vào một bên dãy phố đông dân thường sinh sống, giết chết 278 người” [18]. Có thể nói, trong nhận thức của binh lính Hoa Kỳ dường như tham gia chiến tranh không phải bảo vệ nhân quyền mà làm thế nào để bá chủ thế giới nên chúng tấn công không có sự phân biệt mục tiêu dẫn tới tình trạng dân thường bất cứ lúc nào mà bị nghi ngờ là du kích, dù có lý do hay viện cớ vô lý đều bị bắt và giết hết sức dã man. Cụ thể, trong vụ thảm sát Mỹ Lai, Quảng Ngãi (16/03/1968) lính lục quân Hoa Kỳ đã: Thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể...Theo ghi chép của đài BBC news, trong vụ thảm sát này phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt, những 86 người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê [16]. Trong những cuộc chiến tranh gần đây, tình trạng giết người vô lý của quân đội Hoa Kỳ đã có phần giảm xuống một phần do nhận thức về nhân quyền của binh lính tăng lên và Hoa Kỳ đã là thành viên bốn Công ước Geneva 1955 nhưng vẫn tồn tại một tình trạng rất phổ biến không tuân thủ Luật Geneva. Cụ thể, “vụ việc lính Mỹ bắn giết, cười trên xác dân thường Iraq được WikiLeaks ghi lại bằng video” [29], lính Mỹ xả đạn một cách vô nhân đạo dù đã quan sát được đó là những người dân thường, hành động đó làm khoảng 9 người bị chết. Nhưng một điều đáng buồn ở đây là một sự vô trách nhiệm đối với nhân quyền trong chiến tranh của một bộ phận không nhỏ lính Mỹ, cụ thể trong trường hợp này, “khi bắn được dân thường họ kêu hò sung sướng như một chiến tích đã đạt được "Ha ha ha, tao đã bắn trúng. Một giọng nói khác vang lên đáp lời: "Đúng rồi, nhìn các xác chết kìa” [29]. Điều này chứng tỏ, sự nhận thức trong nhiều binh lính Mỹ khi chiến tranh xảy ra cần phải bảo vệ dân thường không tồn tại. Một vụ việc khác cũng trong chiến tranh Iraq (19/11/2005), “lính Mỹ đã nổ súng vào dân thường, trẻ em, sinh viên với những vết đạn khắp thân thể với tổng số 24 người dân bị chết” [15]. Sau vụ thảm sát trên, tất cả đều rơi vào im lặng như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Vào 2006, khi tạp chí Time và các đài truyền hình Ả Rập thu thập và công bố đoạn băng ghi cảnh thi thể phụ nữ và trẻ em nằm giữa những vũng máu lênh láng, quân đội Mỹ mới mở cuộc điều tra. Thực tiễn cho ta thấy, tình trạng binh lính Hoa Kỳ không tôn trọng các quy tắc Luật Geneva vẫn còn xảy ra phổ biến và chính quyền thì tìm mọi cách để bưng bít thông tin về vụ thảm sát đã ngăn cản rất lớn việc bảo vệ quyền của những người dân. Bên cạnh đó, quyền của người phụ nữ thì bị xâm phạm nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực Trung Đông. Điển hình vụ việc gần đây, những người phụ 87 nữ từ vùng tôn giáo thiểu số Yazid (miền Bắc, Iraq) bị nhóm Nhà nước Hồi giáo - IS bắt “chịu sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần khi phải sống trong điều kiện tồi tệ, thường xuyên bị đánh đập và hãm hiếp” [11]. Điều này chứng minh rằng việc vi phạm nhân quyền trong chiến tranh vẫn diễn ra khá phổ biến với những hành vi man rợ, vô nhân đạo gây tổn thương vô cùng nghiêm trọng đến thể xác và tinh thần của người dân vô tội. * Vẫn còn tình trạng trẻ em tham gia vào đấu tranh vũ trang, bị bán, bị ép buộc tham gia xung đột vũ trang Theo Ủy ban Điều tra quốc tế độc lập về Syria, một ủy ban của LHQ chuyên điều tra tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột ở Syria kết luận là nhà nước hồi giáo tự xưng IS lạm dụng trẻ em trên quy mô lớn "theo một cách có hệ thống và có tổ chức" [42]. Trẻ em 10, 12 tuổi đang bị lạm dụng trong nhiều vai trò khác nhau, là chiến binh, người đưa tin, gián điệp, lính gác, thực hiện nhiệm vụ ở các trạm kiểm soát và cả những công việc nội bộ như nấu ăn, lau dọn, đôi khi phải chăm sóc y tế cho những kẻ bị thương. Ngoài ra chúng ta không thể không nhắc đến Liberia – là một đất nước nổi tiếng về việc bắt trẻ em và biến chúng thành chiến binh khi xung đột vũ trang xảy ra. Điều này ảnh hưởng khủng khiếp đến tâm sinh lý của những đứa trẻ vì phải chứng kiến cái chết, súng đạn, hoặc bị thương, bị chết và đặc biệt phải đau khổ trong tâm hồn. Tại Liberia “có hàng chục ngàn trẻ em (hầu hết là các em bị mồ côi, không nơi nương tựa) bị các "ông chủ của chiến tranh" huấn luyện và biến thành chiến binh trẻ em” [20]. Sau khi chiến tranh kết thúc, các em mồ côi, không còn gia đình, bị mọi người nhìn khinh miệt. Tiêu biểu trong cuộc nội chiến (2002 – 2003) tại Liberia giữa lực lượng ủng hộ tổng thống đắc cử Alassane Ouattara và lực lượng trung thành với tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo, bất chấp sự phản đối của quốc tế, cựu tổng thống Laurent Gbagbo đã “chiêu mộ thêm nhiều bé trai độ tuổi từ 14 đến 17 ở Liberia để huấn luyện, tham gia vào các 88 cuộc tấn công trong cuộc nội chiến” [56]. Như vậy, tình trạng này vẫn còn diễn ra hết sức phổ biến, ảnh hưởng đến quyền của trẻ em một cách trầm trọng, nhiều trường hợp bị đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn, hoặc còn sống thì phải chịu sự đau khổ trong tâm sinh lý và về thể xác. Thứ ba, thực tiễn hoạt động của tòa án quốc gia, tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người: * Khi có hành vi vi phạm các bên tham chiến luôn tìm mọi cách bưng bít thông tin, che giấu sự vi phạm, chỉ trong trường hợp vụ việc phát giác và chịu sức ép từ dư luận quốc tế mới tiến hành điều tra ở tòa án quốc gia: Nhìn chung, các quốc gia đều muốn giữ thể diện, tránh chịu trách nhiệm vì nếu phải chịu trách nhiệm thì thông thường phải chịu một khoán phí rất lớn hoặc tránh tạo ra các mâu thuẫn cho mình ví như bạo loạn, mâu thuẫn sắc tộc, khủng bố, đòi ly khai hoặc lãnh đạo bị đưa ra xét xử tại tòa án hình sự quốc tế… nên tìm mọi cách bưng bít thông tin về các vi phạm trong chiến tranh. Cụ thể, trong vụ thảm sát Mỹ Lai (19/03/1969): Quân Hoa Kỳ đã che giấu sự thật bằng việc tuyên bố 128 Việt Cộng và 22 dân thường bị giết. Chỉ đến khi một nhân tố đối lập với chính phủ Hoa Kỳ, nhà báo Seymour Hersh đã tiến hành cuộc điều tra đồng thời các tạp chí lớn, đài truyền hình đã đăng tải thì Hoa Kỳ mới mở cuộc điều tra thực sự và đưa ra truy tố các đối tượng [16]. Như vậy, các quốc gia tham chiến vi phạm nhân quyền nói chung đều cố gắng bưng bít thông tin bằng việc giữ kín, che đậy không cho truyền tải trên phương tiện thông tin đại chúng và cố gắng ngăn cản những chủ thể tìm kiếm sự thật về vi phạm của quân nhân trong chiến tranh ví dụ Hoa Kỳ luôn tìm cách tiêu diệt Wikileaks vì đã đăng tải rất nhiều tài liệu mật liên quan đến các cuộc chiến tranh và tội ác của Hoa Kỳ. Mặt khác, trong hầu hết luật hình 89 sự của các quốc gia đều quy định “tội làm lộ bí mật quân sự đối với quân nhân” nên việc tiết lộ thông tin bí mật trong nội bộ về vi phạm nhân quyền trong chiến tranh của quân nhân rất khó có thể xảy ra. Do đó, việc bưng bít thông tin luôn là một rào cản trong việc đưa các vụ việc ra xét xử tại tòa án. * Hình phạt tù đối với quân nhân phạm tội trong chiến tranh còn rất nhẹ, chưa đủ sức răn đe Nhìn chung, trong pháp luật quốc gia, số năm phạt tù đối với quân nhân phạm tội trong chiến tranh là rất ít, những loại tội như tội ngược đãi tù binh theo luật hình sự Việt Nam “chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ đến phạt tù từ ba tháng đến ba năm” [33, Điều 340], giả sử trong trường hợp này lại có những tình tiết giảm nhẹ nhân thân tốt như có công với đất nước, không vi phạm pháp luật thì hình phạt không đáng kể hoặc trong luật hình sự Hoa Kỳ thì đưa ra khung hình phạt rất rộng mà thẩm phán khi xử phạt có thể lựa chọn trong các loại hình phạt phạt tiền, phạt tù hoặc chung thân hoặc tử hình… Do đó, tạo sự lách luật để bảo vệ quân nhân của họ khi vi phạm pháp luật trong chiến tranh, vì thế, các quy định chưa thực sự chưa đủ sức răn đe đối với các chủ thể vi phạm. Hơn nữa, thực tiễn xử án các vụ phạm tội trong chiến tranh rõ ràng là vẫn nghiêng về bảo vệ những người vi phạm. Điển hình là Tòa án Hoa Kỳ tiến hành điều tra và xử tội những binh lính tham gia thảm sát vụ Mỹ Lai và buộc tội 14 sĩ quan về việc che giấu thông tin, nhưng sau đó thì các đối tượng này được tuyên bố trắng án, chỉ có duy nhất trung úy Calley bị tòa tuyên là có tội với các tội danh giết người có chủ ý và ra lệnh cho cấp dưới nổ súng với hình phạt chung thân nhưng chỉ 2 ngày sau tổng thống Nixon đã ra lệnh thả Calley và chỉ phải chịu án 4 tháng rưỡi ngồi tù. Như vậy về thực tiễn, việc điều tra, xử tội để trừng trị các đối tượng vi phạm pháp luật trong chiến tranh vẫn được bảo vệ bởi chính quyền quốc gia. 90 Mặt khác, tình trạng các quốc gia tham chiến luôn tìm mọi cách bưng bít thông tin, nên khi phát hiện ra cũng phải mất một khoảng thời gian sau đó vụ việc mới đưa ra điều tra, nhiều trường hợp không đủ chứng cứ khoa học để chứng minh như vụ kiện về hậu quả chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam. * Một số nước lớn (điển hình là Hoa Kỳ) đã lợi dụng hiệp định song phương về miễn trừ về quân nhân để cản trở việc thực thi một cách có hiệu quả hoạt động của ICC: Hiện nay, một số nước lớn mà tiêu biểu là Hoa Kỳ lợi dụng tư cách một nước lớn đã ký với 100 nước (2005) và đang vận động ký với nhiều quốc gia về “hiệp định song phương về miễn trừ để nhằm mục đích tìm kiếm sự miễn trừ tố tụng trước ICC cho các công dân Mỹ”, bao gồm cả các nhân viên dân sự, quân sự và người làm công, mà có thể bị cáo buộc phạm các tội ác quốc tế được nêu trong Quy chế Rôm. Tức là khi đối tượng này vi phạm pháp luật trong chiến tranh chỉ xử theo pháp luật và tòa án của Hoa Kỳ. Hành động này làm cản trở rất lớn đến thực tiễn hoạt động xét xử công bằng đối với các hành vi vi phạm nhân quyền, đồng thời chưa tạo ra sự răn đe thực sự đối với binh lính khi vi phạm các quy tắc của Luật Geneva. * Hoạt động của ICC về cơ bản đã có hiệu quả trong việc xử các tội phạm chiến tranh nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định: Theo ghi chép của trang web chính thức của ICC và một số tài liệu khác: ICC đã tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử (liên quan đến 8 quốc gia với 18 cá nhân) trong đó bao gồm: bốn vụ do các quốc gia thành viên chuyển giao (Uganda, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Trung Phi, Mali), hai vụ do HĐBA LHQ chuyển sang (không phải là quốc gia thành viên quy chế Rôm) gồm Darfur (Sudan) và Libya, hai vụ do công tố khởi xướng gồm Kenya và Côte d’Ivoire, hiện tại 91 đang nghiên cứu các trường hợp ở Afghanistan, Georgia, Guinea, Colombia, Honduras, Korea và Nigeria [9]. Như vậy, ICC đã xét xử có hiệu quả và trừng trị những tội ác đối với người đứng đầu nhà nước như nhà lãnh đạo Libya bao gồm: Muammar Gaddafi và hai nhân vật khác của chính quyền này với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người (27/06/2011), nhà lãnh đạo của cộng hòa dân chủ nhân dân Congo - Lubanga Dyilo - 14 năm tù (14/ 03/ 2012) với cáo buộc vi phạm nhân quyền hàng loạt, bao gồm cả các cuộc tàn sát dân tộc, giết người, tra tấn, hãm hiếp, cắt xén và ép buộc trẻ em tham gia quân đội… Từ đó, tạo sự giới hạn, tính răn đe trong hành động của những lãnh đạo của các quốc gia, đồng thời, thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh. Tuy nhiên, ICC không có lực lượng cảnh sát, vì thế tòa phải dựa vào sự hợp tác của quốc gia liên quan để bắt giữ nghi phạm.Trong trường hợp không có sự hợp tác của các quốc gia trong việc cung cấp chứng cứ, không đủ chứng cứ thì hoạt động của ICC không thể đạt hiệu quả, ví dụ vụ Tổng thống Kenya (05/12/2014) bị cáo buộc là "đồng phạm gián tiếp" với “các tội danh giết người, lưu đày, hãm hiếp, ngược đãi và những hành động tàn bạo khác được cho là diễn ra trong tình trạng bạo lực hậu bầu cử ở Kenya giai đoạn 20072008 khiến hơn 1000 người thiệt mạng” [31]. Nhưng sau đó, trưởng công tố tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Fatou Bensouda đã rút lại cáo buộc tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta phạm các tội ác chống lại loài người và chỉ trích chính phủ Kenya không cung cấp cho tòa các tài liệu cần thiết để chứng minh rằng tổng thống Kenyatta đứng sau các vụ tấn công nói trên. Cũng tương tự như vụ việc trên, chính phủ Libya trong vụ ICC cáo buộc người lãnh đạo Muammar Gaddafi và hai nhân vật khác của chính quyền này với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người cũng “tồn tại tình trạng không hợp tác của chính phủ Libya về việc bắt ông Gaddafi, sau đó, ICC buộc phải nhờ sự can thiệp của 92 HĐBA LHQ” [56]. Điều này dẫn tới sự cản trở của ICC trong việc xét xử tội phạm chiến tranh, kết quả hoạt động chưa hiệu quả. Thứ tư, hoạt động của hội Chữ thập đỏ quốc tế, hội Chữ thập đỏ quốc gia, Phòng thông tin quốc gia và Cơ quan thông tin trung ương đã đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ và cứu trợ, tìm kiếm nạn nhân chiến tranh, góp phần bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh: ICRC thực sự đã làm tốt sứ mệnh nhân đạo đó là bảo vệ tính mạng và nhân phẩm của nạn nhân chiến tranh. ICRC đã hoạt động một cách có hiệu quả để ngăn chặn bạo lực chống lại thường dân, thăm người bị giam giữ với mục đích để điều trị cho họ và giám sát việc giam giữ để bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh cũng như cung cấp cơ hội để người bị mất tự do có thể liên lạc với người thân trong gia đình, cung cấp viện trợ, cung cấp thực phẩm. Cụ thể, theo ghi chép của tổ chức ICRC [49], trong chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ quan này đã chuyển thư, bưu kiện và tiền quyên góp để giúp đỡ tù binh chiến tranh của tất cả các nước. Hơn nữa, do sự can thiệp của các cơ quan này mà khoảng vài trăm ngàn tù binh đã được trao đổi giữa các bên tham chiến, giải thoát cho họ và được trở về đất nước mình. Trong suốt cuộc chiến tranh, ICRC giám sát việc tuân thủ các bên tham chiến bằng việc thăm kiểm tra các trại tù binh chiến tranh, tổng cộng có 524 trại khắp châu Âu đã được thăm bởi 41 đại biểu đến từ các ICRC cho đến khi chiến tranh kết thúc. Bên cạnh đó, ICRC còn chụp những bức ảnh cuộc sống trong tù để người thân của họ có thể giảm bớt sự không chắc chắn về số phận của họ. Vai trò của tổ chức này vẫn tiếp tục phát triển trong chiến tranh thế giới thứ hai trong việc cứu trợ nạn nhân cũng như thực hiện các hoạt động nhân đạo như đến thăm các trại tù binh. Tuy nhiên trong cuộc chiến diệt chủng của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái, ICRC đã không có được thỏa thuận để thực hiện hoạt động cứu trợ, điều trị đối với các nạn nhân Do Thái – đây là thất bại lớn nhất của ICRC trong lịch sử. 93 Trong các cuộc chiến gần đây, hoạt động này được ghi chép lại rất cụ thể trong một bản tóm tắt các hoạt động của ICRC tại Cộng hòa Dân chủ Congo 2014 trên web của ICRC [50], ICRC cung cấp thực phẩm với mức trung bình của 2.711 tù nhân mỗi tháng trên toàn quốc thông qua các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng và hoàn thành bốn dự án nước uống trong các nhà tù của Kinshasa, Bunia, Bukavu và Kolwezi với số lượng 9.400 tù nhân đồng thời còn cải tiến cũng đã được thực hiện cho các tòa nhà và công trình vệ sinh, cung cấp y tế, hoạt động phẫu thuật chỉnh hình, được cung cấp vật dụng thiết yếu, cung cấp vật phẩm thiết yếu cho con người, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức nhân đạo trong nước... Hoạt động của tổ chức này cũng tương tự trong chiến tranh Syria, tổ chức này đã tiếp tục giúp chính quyền địa phương cung cấp nước uống cho hàng triệu người lớn và trẻ em, cũng như thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu. Một điểm nổi bật khác của ICRC đó là tổ chức này đã nỗ lực tìm kiếm, chăm sóc trẻ em bị thất lạc trong chiến tranh và tìm mọi cách giúp trẻ em trở về với gia đình. Hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc trong việc bảo vệ đối tượng cần thiết phải quan tâm nhất đó là trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động nhân đạo của hội Chữ thập đỏ quốc tế và quốc gia bị các quốc gia lấy lí do chính trị để ngăn cản hoạt động, thậm chí một hoạt động cấp nước của hội Chữ thập đỏ quốc tế cũng hiểu thành một hành động gây chiến, với cả ý đồ chính trị ở đằng sau của quốc gia tham chiến.Vì thế ngày càng nhiều nhân viên nhân đạo trở thành mục tiêu nếu không cũng là nạn nhân của bạo lực. Mặt khác, điều này khiến cho hoạt động của hội Chữ thập đỏ quốc tế khó đạt được thỏa thuận hơn với các quốc gia để đưa hàng cứu trợ vào cho dân chúng. Điển hình là xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine gần đây. Bên cạnh đó, hoạt động của Phòng thông tin quốc gia và Cơ quan thông 94 tin trung ương hoạt động rất hiệu quả đóng góp vào công tác tìm kiếm nạn nhân. Hiện tại: Trung tâm này đang lưu trữ khoảng 50 triệu phiếu nhân thân tù binh và thu thập tất cả các nguồn tin từ chính thức hay riêng tư mà có liên quan đến tù binh nhằm xác định tên tuổi và những chỉ dẫn về việc bắt giữ, di chuyển, phóng thích, hồi hương, nằm viện, đào thoát hay tử vong [45, tr.367]. * Nhận xét chung: Với sự ra đời của Luật Geneva, hoạt động bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh về cơ bản đã đạt được hiệu quả: Luật Geneva là căn cứ pháp lý quốc tế để các quốc gia phải tuân thủ trong xung đột vũ trang. Đặc biệt, hoạt động của ICRC và ICC được danh chính hoạt động và được pháp luật bảo hộ. Thực tế, hoạt động của ICRC đã cống hiến to lớn cho việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh và ICC đã xử lý được một số vụ việc liên quan đến nhà lãnh đạo tạo tính răn đe đối với người lãnh đạo ở các nước trên thế giới. Từ đó, góp phần bảo vệ quyền con người của nạn nhân chiến tranh khỏi những vụ thảm sát rộng được chỉ đạo bởi nhà cầm quyền, đặc biệt là quyền của trẻ em, quyền của tù binh, hàng binh, người bị thương, bị ốm, bị bệnh. Văn kiện mang tính pháp lý nhưng bị chính trị hóa trong nhiều trường hợp nên hiệu quả chưa cao: Xung đột vũ trang là kết quả của mâu thuẫn chính trị, liên quan đến quyền lực của các nhà nước với nhau, thậm chí là những người lãnh đạo nhà nước với nhau hoặc giữa quyền lực nhà nước với quyền lực đối lập với nhà nước đó trong một quốc gia. Mặc dù bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư là văn kiện mang tính pháp lý với những quy định rất cụ thể, chi tiết nhưng do “tính chính trị hóa” sâu sắc nên một thực tế là có rất nhiều hành vi 95 vi phạm pháp luật về quyền con người vẫn xảy và được che đậy, bảo vệ bởi quyền lực nhà nước. Cụ thể, các nước lớn sử dụng hiệp định song phương miễn trừ để tránh truy tố quân nhân của quốc gia tham chiến khỏi sự trừng trị của ICC nếu vi phạm pháp luật trong chiến tranh thì bị xử tại tòa án nước sở tại chứ không xét xử tại tòa án đối phương để xử với chế tài rất nhẹ. Mặt khác, các chính phủ nhìn chung sợ mất thể diện, luôn tìm cách trở ngại, bưng bít các thông tin, che đậy thiệt hại về vi phạm nhân quyền để tránh chịu trách nhiệm và luôn tìm mọi cách cản trở những người tố cáo sự thật, thậm chí còn xử họ theo pháp luật và truy bắt họ. Như vậy, tính chính trị hóa sâu sắc trong các quy định của Luật Geneva đã ngăn cản rất lớn việc bảo vệ nhân quyền ở các quốc gia. Hơn nữa, trong chính trị, kẻ mạnh và kẻ yếu thế được phân biệt khá rõ nét, kẻ mạnh thì thường giữ thái độ “im lặng”, “lờ đi” hay “phủ nhận sạch trơn” nếu vi phạm nhân quyền trong chiến tranh. Một vấn đề nữa lý giải lý do tại sao vẫn còn tồn tại tình trạng tấn công bừa bãi, không tuân thủ các quy định của Công ước đó là sau khi cuộc chiến kết thúc, ví dụ như chiến tranh Việt Nam với Hoa Kỳ, mặc dù Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam rất rõ ràng, ta có thể thấy hình ảnh những người tù bị còng tay, chân, tra tấn, chặt đầu nhưng thực tiễn cho thấy Việt Nam không kiện tòa án Hình sự quốc tế hoặc cơ chế tòa án xét xử quốc gia những tội vi phạm nghiêm trọng quyền con người vì nhiều lý do nhưng lý do chính là giữ mối quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp với nước lớn như Hoa Kỳ và các nước khác để thu hút đầu tư, tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ. 3.2.3. Nguyên nhân của tồn tại phổ biến vi phạm nhân quyền trong chiến tranh Thứ nhất, phần lớn không phải do sự bất cập các quy định của Luật Geneva mà là thiếu thiện chí tôn trọng và tuân thủ không nghiêm của các quốc gia: 96 Trong quan hệ quốc tế luôn tồn tại nguyên tắc “không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia” nên việc thực hiện nghiêm chỉnh hay không thì trước tiên cũng là việc nội bộ của quốc gia đó, chúng ta thấy rõ bài học đắt giá của Việt Nam khi đưa quân thực hiện nghĩa vụ nhân đạo tiêu diệt quân Khmer Đỏ tại Campuchia trong chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia (19751979) bị lên án gay gắt. Chỉ cần một quốc gia trong số các quốc gia thành viên không tôn trọng, thiếu thiện chí thì việc tuân thủ theo một quy tắc chung là rất khó. Một thực tế khác là, các siêu cường trên thế giới tiêu biểu như Hoa Kỳ có những minh chứng cho hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong chiến tranh mà hầu như không có một vụ xử tội ác chiến tranh đối với người đứng đầu nhà nước mà chỉ thấy ở các nước tham chiến với những nước siêu cường quốc như Cộng hòa dân chủ nhân dân Congo, Lyberia... Kết quả là, các quốc gia chưa tạo ra một trật tự tuân thủ các quy tắc Geneva. Chính vì thế, tồn tại một tình trạng đó là các quốc gia nói chung đều thiếu thiện chí tuân thủ luật. Thứ hai, trong Luật Geneva, kể từ khi được hình thành vẫn chưa có cơ chế đảm bảo thi hành hiệu quả, sự bất lực này hiển nhiên dẫn đến tổn thất về con người trong chiến tranh [4]: Nguyên nhân chính gây đau khổ trong cuộc xung đột vũ trang không phải là một thiếu quy tắc, mà là không có một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo và tôn trọng các quy tắc áp dụng. Hiện nay, các cơ chế bảo vệ đối với nhân quyền trong chiến tranh như Ủy ban điều tra Nhân đạo quốc tế, quốc gia bảo hộ.. hiếm khi được sử dụng. Hơn nữa, chúng chỉ được áp dụng trong xung đột vũ trang quốc tế, trong khi phần lớn các cuộc xung đột hiện nay là xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế.. Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục các quy định của Luật Geneva trong quân đội, cho dân thường chưa tốt: 97 Thực tiễn ở trong các quốc gia đã dần nội luật hóa và đưa bộ môn có nội dung của Luật Geneva vào trong giảng dạy cũng như thiết lập các Ủy ban quốc gia hoặc các tổ chức khác để tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, việc quy định trong các văn bản pháp luật không có nghĩa là việc tuyên truyền, giáo dục trên thực tế là đạt hiệu quả cao. Việc giáo dục, tuyên truyền vấn đề này nhiều nơi chưa được chú trọng hoặc hoàn toàn là mới mẻ với nhiều nước, vì thế, chưa thể hình thành một thói quen, hệ tư tưởng, quy chuẩn hành vi đúng mực khi chiến tranh xảy ra. Thực tế hoạt động tuyên truyền, giáo dục đối với Luật Geneva tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các đối tượng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nhân quyền, mới dịch các tài liệu, mới chuẩn bị đưa vào giảng dạy… Đa số, đối với công dân, binh lính, người lãnh đạo chưa được tiếp nhận tinh thần nội dung bốn Công ước. Thứ tư, người thực thi pháp luật chưa tốt: Việc tuyên truyền giáo dục nội dung bốn Công ước trên thực tế trong một số nước còn là vấn đề hết sức mới mẻ, đa phần các nước đã đưa vào chương trình giảng dạy nhưng chưa thực sự tạo cho người thực thi pháp luật quy chuẩn hành vi đúng mực, thói quen nhân đạo trong chiến tranh hoặc một số nước lớn lợi dụng quyền lực để bảo vệ những hành vi vi phạm nhân quyền trong chiến tranh của quốc gia mình, từ đó, tạo ra thái độ coi thường đối phương trong chiến tranh mà điển hình là Hoa Kỳ. Những tư tưởng này đã hằn sâu trong quan niệm của những người tham chiến hàng nghìn năm nay nên rất khó có thể thay đổi suy nghĩ, hành động của họ ngay lập tức. Vì thế, không ít các quốc gia mặc dù đã tham gia bốn Công ước Geneva nhưng vẫn chưa gọt bỏ quan niệm truyền thống như: trong chiến tranh dù cầm vũ khí hay không cầm vũ khí đều là kẻ thù, trong tư tưởng của những cường quốc thì họ không có ý định bảo vệ nhân quyền mà làm thế nào để chứng tỏ sức mạnh của sự bá chủ thế giới. Nên, việc giáo dục, giảng dạy để thay đổi tư tưởng, suy 98 nghĩ đã tồn tại trong hàng nghìn năm của những người thực thi với mục đích thay đổi ngay lập tức tư tưởng trong thời gian ngắn thì thực sự rất khó.Vì thế, bản thân những người thực thi pháp luật chưa tuân thủ tốt các quy định của Luật Geneva và minh chứng này thấy rất rõ trong chiến tranh Iraq – Hoa Kỳ, Việt Nam – Hoa Kỳ như đã trình bày ở trên. Thứ năm, pháp luật quốc gia và hoạt động của ICC chưa đủ sức răn đe Như đã trình bày ở phần thực trạng, hình phạt trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới nói chung còn rất nhẹ, chưa tương xứng với mức độ hành vi vi phạm, mặt khác còn một hệ thống các tình tiết giảm nhẹ để giảm khung hình phạt nên thường hình phạt không đáng kể. Bên cạnh đó, hoạt động của ICC tưởng chừng là hoạt động mang tính độc lập nhưng nhiều khi là công cụ chính trị để bảo vệ cho các nước lớn, có sự kiểm soát của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nato và sự hỗ trợ của LHQ (đứng sau LHQ là 5 ủy viên thường trực có vai trò quyết định, trong đó có Hoa Kỳ). Do đó, hoạt động của ICC chỉ đưa ra xét xử một số vụ mà chủ thể là các nước không có thế lực trên chính trường quốc tế, còn đối với hoạt động vi phạm nhân quyền của các cường quốc, đặc biệt là trừng trị người đứng đầu nhà nước thì hoạt động của ICC chưa đủ sức mạnh. Chính điều này đã tạo ra một rào cản vô cùng lớn trong việc bảo vệ quyền con người trong chiến tranh. Thứ sáu, do ý chí chính trị của nhà lãnh đạo, người cầm quyền Với ý đồ của kẻ xâm lược, với bản chất bành chướng, tự họ cho họ cái quyền giẫm đạp lên người khác nên họ nghĩ họ được quyền tước đoạt quyền sống của người khác, được quyền tra tấn, giết kẻ yếu. Mặt khác, do ý chí chính trị của nhà lãnh đạo nên không tổ chức, hướng dẫn người dân, người đại diện cho quyền lực nhà nước hiểu biết Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng, thể chế hóa vào trong luật từng quốc gia cũng như đảm bảo thực hiện trên thực tiễn một cách hiệu quả. Trên thực tế, vẫn tồn tại 99 tình trạng quyền lực nhà nước mà cụ thể là người lãnh đạo nhà nước bảo vệ, bao che cho những quân nhân của nhà nước mình khi vi phạm nhân quyền.Vì thế, lực lượng cầm quyền, cơ quan cầm quyền của các quốc gia thẩm quyền chưa ý thức được trách nhiệm của mình, tổ chức việc thực thi cho rõ đồng thời vẫn chưa xét xử đúng tội đối với trường hợp quân nhân nước mình vi phạm Luật Geneva. Thứ bảy, do nhận thức của từng người, trình độ văn hóa của từng người Đối tượng tham gia vào xung đột vũ trang có trình độ văn hóa khác nhau, có những trường hợp trẻ em 13 -14 tuổi bị đẩy vào xung đột vũ trang trong khi nhận thức, suy nghĩ chưa đủ trưởng thành, nhiều hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhưng có khi chúng chưa thể nhận thức một cách đầy đủ hoặc nhiều trường hợp lính đánh thuê là những người nghiện ma túy, trốn nợ, những phần tử có tư tưởng cực đoan khát máu, được đào tạo bởi những công ty tư nhân với những tư tưởng vô nhân đạo thì những đối tượng này làm sao có thể đạo đức, tính yêu con người, nhân đạo với con người. Hoặc trong nhận thức của bên tham chiến là siêu cường quốc, những nhận thức, suy nghĩ vẫn tồn tại trong hàng nghìn năm này khó có thể mà thay đổi đó là: chiến tranh thuộc về kẻ mạnh, kẻ mạnh có quyền làm những gì họ muốn, và thái độ khinh thường, coi thường đối phương. Thứ tám, một phần nguyên nhân là do vẫn còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc Đó là sự phân biệt đối xử màu da giữa da trắng - da màu, nạn phân biệt chủng tộc. Sự coi thường ấy vẫn tồn tại trong thời bình thì khi chiến sự xảy ra, một điều tất yếu sự coi thường sẽ gây ra những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền khủng khiếp như hành động xả sung vô tổ chức, cưỡng hiếp, mổ bụng, chặt đầu… Hoặc một thực tế, do cộng đồng quốc tế nói chung có cái nhìn thiển cận, miệt thị đối với lính đánh thuê vì phần lớn họ là những cái đầu máu 100 lạnh, giết người không ghê tay… Tuy nhiên, trên thực tế, lính đánh thuê vẫn là một con người, nhiều trường hợp vì kế sinh nhai hoặc nhiều khi bị bắt ép nhưng khi họ trở thành tù binh thì bị đối xử tàn tệ, không được đối xử như là một con người, mất đi những quyền cơ bản nhất của một con người. 3.3. Giải pháp để nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung Thứ nhất, các quốc gia tiếp tục tuyên truyền, giáo dục luật Nhân quyền quốc tế, luật Nhân đạo quốc tế nói chung và các quy tắc của Luật Geneva nói riêng Một thực trạng đã được trình bày ở trên chứng tỏ rằng vẫn còn tình trạng vi phạm nhân quyền rất phổ biến. Đó cũng là điều dễ hiểu vì suy nghĩ của con người như thế nào thì sẽ hành động như vậy, mà ý thức cũ của cả một cộng đồng quốc tế đã tồn tại hàng nghìn năm nay khó có thể thay đổi nhanh chóng được. Do đó, để thúc đẩy nhân quyền trong chiến tranh trước hết, các quốc gia phải tuyên truyền, giáo dục đối với nhân dân về Luật Nhân quyền quốc tế để họ có thể hiểu biết, nhận thức sâu sắc về quyền cũng như sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống như một thói quen, một quy tắc sống. Khi nhận thức về nhân quyền nói chung được thấm sâu vào trong trái tim, suy nghĩ, hành động của con người, thì dù ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào dù hòa bình hay chiến tranh họ sẽ có những hành động tôn trọng các quyền con người. Và một yếu tố quyết định tới tính hiệu quả trong việc thực thi bảo vệ quyền con người tại các quốc gia không thể không tuyên truyền, giáo dục về Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và các quy tắc của Luật Geneva nói riêng. Vì đó là những quy tắc cụ thể mà con người phải làm hoặc không được làm trong xung đột vũ trang. Nó có tác dụng định hướng đúng đắn hành vi của con người trong chiến tranh đồng thời bảo vệ quyền của những đối tượng bảo hộ. Như trình bày ở trên, tồn tại một số nhận thức về chiến tranh như khi 101 chiến tranh cả hai đất nước là kẻ thù của nhau, chỉ quan tâm đến đánh bại kẻ thù mà chưa quan tâm đến nhân quyền… Ý thức này tồn tại rất lâu và để gọt bỏ ý thức đó thì cần phải tuyên truyền, giáo dục trong thời gian rất dài. Chính vì thế, các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia thành viên nói riêng phải tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nội dung này vào trường đại học, sau đại học, trong các chương trình nhân đạo, chương trình đào tạo của Quân đội nhân dân cả trong thời bình và trong thời chiến. Tuy nhiên, quá trình này thực sự rất khó khăn đòi hỏi các quốc gia phải kiên trì, nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề này. Đối với Việt Nam, lĩnh vực nhân quyền vẫn là lĩnh vực còn rất mới mẻ, quyền con người mới được Hiến pháp 2013 thừa nhận. Nên, việc tuyên truyền, giáo dục nhân quyền, đặc biệt là Luật Nhân đạo quốc tế và bốn Công ước Geneva mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, một số đối tượng đặc thù, hoặc mới chỉ dừng lại ở dịch tài liệu chưa có sự nghiên cứu sâu sắc và chưa được tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân. Chính vì thế, trong những năm tới, Việt Nam cần triển khai nội dung môn học về Luật Nhân đạo quốc tế vào trong chương trình giảng dạy ở bậc đại học, sau đại học, mở rộng hơn các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực này, đặc biệt xây dựng một chương trình riêng về tuyên truyền, giáo dục cho binh lính, người đứng đầu những kiến thức cơ bản về các quy tắc Geneva và luật Nhân đạo quốc tế để thúc đẩy nhân quyền trong chiến tranh. Thứ hai, các quốc gia giáo dục con người sống nhân văn, đạo đức, sống vì lý tưởng cao đẹp trong cộng đồng quốc tế Việc thực hiện Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng trước hết xuất phát từ tâm của người dân, người lãnh đạo, những người lính trực tiếp cầm súng. Dù có tuyên truyền, giáo dục tốt đến đâu về nhân quyền mà chính người thực thi pháp luật không có tâm, có đạo đức thì sẽ rất khó bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh. Nếu không có đạo đức, có lương 102 tâm thì có thể bề ngoài hô hào đấu tranh cho nhân quyền, hô hào bảo vệ những đối tượng cần được bảo vệ trong chiến tranh nhưng khi thực tiễn xảy ra thì hành động một cách phi nhân tính (chủ nghĩa nhân đạo hình thức) gây ra thiệt hại khủng khiếp cho loài người. Do đó, sự giáo dục con người sống nhân văn, đạo đức, sống có ý thức vì lý tưởng cao đẹp trong cộng đồng quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế tối thiểu những tổn thất của con người trong chiến tranh. Thứ ba, thúc đẩy xu hướng đa cực hóa trong quan hệ quốc tế để hạn chế được sức mạnh của một số siêu cường trên thế giới Như chúng ta đã biết, bốn Công ước Geneva là một văn kiện pháp lý cao nhưng bị chính trị hóa sâu sắc, các thế lực mạnh nhất thế giới lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” cả trong thời bình lẫn thời chiến để chống phá các quốc gia khác trong đó có Việt Nam hoặc luôn dựa vào sức mạnh của mình mà bao che những hành động vi phạm nhân quyền của quân nhân nước mình hoặc khi cộng đồng quốc tế lên án thì cậy thế kẻ mạnh giữ thái độ “im lặng”… Chính vì thế, một biện pháp được đặt ra đó là thế giới cần thúc đẩy xu hướng đa cực hóa trong quan hệ quốc tế để hạn chế được sức mạnh của một số siêu cường trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Sau 1991, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô – Đông Âu tạo ra thế giới đơn cực, nhưng hiện nay trong quan hệ quốc tế, các quốc gia nỗ lực đẩy theo xu hướng đa cực hóa, xuất hiện các hiện tượng kinh tế như G7, G20 để hạn chế được sức mạnh toàn cầu của cường quốc. Điều này không những có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhân quyền nói chung, đặc biệt là nhân quyền trong chiến tranh. Giả sử Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền trong chiến tranh khi đã hình thành xu hướng đa cực hóa về chiều sâu thì sẽ có một cộng đồng quốc tế có tiếng nói, có sức mạnh yêu cầu xét xử nghiêm minh, yêu cầu đưa ra tòa án hình sự quốc tế, phản đối hiệp định miễn trừ song phương của Hoa Kỳ. 103 Như vậy, việc thúc đẩy đa cực hóa trong quan hệ quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế sức mạnh siêu cường của Hoa Kỳ, thúc đẩy sức mạnh của một cộng đồng các quốc gia,từ đó tạo ra sức mạnh kiềm chế, kiểm soát, răn đe nhau, vì thế, sẽ thúc đẩy nhân quyền trong chiến tranh. Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật của Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và bốn Công ước Geneva nói riêng cũng như pháp luật quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi của những được bảo hộ trong chiến tranh Trước hết, bốn Công ước Geneva nên bổ sung quy định bảo hộ thương bệnh binh đối với các trường hợp nhiễm chất độc màu da cam/ dioxin, những trường hợp bị dị dạng bởi nhiễm chất độc màu da cam đối với các quốc gia tham chiến cũng như thừa nhận sự hỗ trợ nhân đạo của Hội chữ thập đỏ thế giới và các tổ chức nhân đạo khác để xoa dịu đi nỗi đau, cũng như những mất mát mà những người dân vô tội, binh lính… phải chịu đựng. Đồng thời, nên quy định xung đột vũ trang xuyên quốc gia là xung đột vũ trang mang tính quốc tế. Đối với luật quốc gia, các quốc gia vẫn phải tiếp tục nội luật hóa công ước vào trong pháp luật của nước mình tạo ra một sân chơi quốc tế, đặc biệt là luật hình sự với phải tăng số năm hình phạt tù cao hơn để đủ sức răn đe, xử lý nghiêm minh đúng tội, đúng mức độ vi phạm trên thực tiễn. Bên cạnh đó, các quốc gia cần phải thế chế nội dung tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bắt ép trẻ em vào xung đột vũ trang vào trong luật hình sự với những chế tài đủ tính răn đe. Cụ thể, cần quy định trong pháp luật hình sự quốc gia về tội “huấn luyện, tuyển dụng, thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào hoạt động trong xung đột vũ trang” , “ tội bắt ép trẻ em làm lính đánh thuê”…để bảo vệ quyền lợi của trẻ em một cách triệt để nhất. Mặt khác phải tổ chức triển khai cho tốt để tạo điều kiện cho Hội chữ thập đỏ để bảo vệ dân thường, mỗi một quốc gia cần có chính sách xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực về y tế để hỗ trợ nạn nhân chiến tranh. 104 Thứ năm, tiếp tục tăng cường đối thoại đối với các quốc gia thành viên để tìm giải pháp tăng cường sự tuân thủ các quy định Luật Geneva dưới sự hỗ trợ của ICRC và Thụy Sỹ: Chúng ta thấy rất rõ rằng: “Một quyền của con người nếu bị xâm phạm một cách thường xuyên mà không có phản ứng đáp trả rõ ràng thì rất dễ mất giá trị theo thời gian” [4] Vì thế, các quốc gia cần một diễn đàn để cùng nhau quyết định các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo thi hành Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng. Một diễn đàn với sự tham gia của nhiều quốc gia cùng đối thoại, cùng giải quyết sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết để đảm bảo rằng pháp luật sẽ chi phối sự phát triển trong tương lai của chiến tranh cũng như giải quyết ngay lập tức những vấn đề thực tiễn phát sinh.. Trong các cuộc đối thoại, việc các quốc gia tạo ra các chế tài tương ứng cũng như đồng tình mở các cuộc điều tra để đáp lại những hành vi vi phạm nghiêm trọng trong luật góp phần ngăn chặn tội ác trong tương lai và bảo vệ dân thường khỏi những đau khổ và mất mát. 105 KẾT LUẬN 1. Mỗi con người khi sinh ra tạo hóa đã ban tặng cho họ có những quyền cơ bản nhất, vì đơn giản họ là con người. Chiến tranh như một hiện thực khách quan khủng khiếp cướp đi rất nhiều quyền cơ bản của con người, mà trước hết là quyền sống. Chính vì thế, các quy tắc Geneva ra đời như một yêu cầu khách quan và chấp nhận sự thật rằng dù muốn hay không muốn chiến tranh luôn xảy ra, và nó ra đời không phải vì mục đích cấm chiến tranh, mà chỉ nhằm hạn chế tới mức tối thiểu thiệt hại về người và vật chất. Từ đó, ta thấy được tính nhân văn sâu sắc trong các quy định của bốn Công ước Geneva. 2. Các quy tắc Geneva không thể bảo vệ tất cả đối tượng tham gia xung đột vũ trang mà chỉ liệt kê một số đối tượng cụ thể: nhóm tham chiến (người bị ốm, bị thương thuộc lực lượng vũ trang trên chiến trường; người bị ốm, bị thương, bị đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển) và nhóm đối tượng dân sự (nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo, thường dân, tù binh và một số đối tượng khác). Đồng thời, pháp luật cũng có quy định một số biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc bảo vệ đối tượng này trong chiến tranh như các quốc gia phải dịch và nội luật hóa nội dung của Công ước vào pháp luật quốc gia, hoạt động tìm kiếm của phòng thông tin, Cơ quan thông tin Trung ương, Ủy ban chữ Thập đỏ quốc tế, tòa án hình sự quốc gia, tòa án Hình sự quốc tế. Từ đó, tạo ra một khung pháp lý hoạt động thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh. 3. Hầu hết các quốc gia thành viên đã từng bước nội luật hóa các quy định của bốn Công ước Geneva vào trong pháp luật quốc gia và các Ủy ban quốc gia đã được thành lập ở nhiều nước để triển khai nội dung bốn Công ước Geneva trên thực tế. Tuy nhiên, một thực trạng mà tác giả đã trình bày ở trên cho thấy, một số ưu điểm về thực tiễn bảo vệ quyền con người trong bốn 106 Công ước Geneva như: sự nỗ lực của các quốc gia trong việc nội luật hóa, thiết lập các Ủy ban quốc gia cũng như đưa bộ môn vào chương trình đại học, sau đại học, hoạt động có hiệu quả của Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế, Phòng thông tin quốc gia, Cơ quan thông tin Trung ương. Nhưng thực tế còn quá nhiều vi phạm nhân quyền trong chiến tranh, tù binh vẫn bị tra tấn một cách vô nhân tính, thường dân bị chết do các bên tham chiến không tuân thủ nguyên tắc phân biệt binh lính với thường dân, bắt trẻ em vào xung đột vũ trang một cách có tổ chức, tình trạng phụ nữ bị hãm hiếp, làm nô lệ tình dục vẫn diễn ra phổ biến. 4. Thái độ của các nước lớn, tiêu biểu là Hoa Kỳ, khi bị lên án hoặc tung video lên phương tiện thông tin đại chúng về các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng thì giữ thái độ “im lặng” hoặc “phủ nhận”. Thực tế chỉ ra rằng, trong lịch sử chỉ thấy các vụ xử tại Tòa án hình sự quốc tế là các quốc gia không có thế lực trên chính trường quốc tế như Libya, Uganda, Cộng hòa dân chủ nhân dân Congo… mà không hề có vụ việc nào xử những người đứng đầu của các nước siêu cường quốc. Có thể nói, Tòa án hình sự quốc tế chưa hoạt động thực sự độc lập mà vẫn bị chi phối bởi Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, tính “chính trị hóa” làm cản trở việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh còn được biểu hiện rất rõ ở chỗ, các siêu cường quốc, mà tiêu biểu là Hoa Kỳ luôn vận động các quốc gia kí hiệp định song phương về miễn trừ tố tụng trước ICC, khi quân nhân vi phạm pháp luật chỉ phải xử theo luật Hoa Kỳ, từ đó, tạo ra cơ chế lách luật để bảo vệ những người vi phạm trong quốc gia của họ. Như vậy, “tính chính trị hóa” làm biến dạng, cản trở những nỗ lực bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh. 5. Thực trạng trên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cơ bản nhất đó là quan điểm về chiến tranh từ ngàn đời nay đó là các bên phải tước đi sinh mạng của nhau, ai chứng tỏ là kẻ mạnh hơn thì kẻ 107 đó sẽ là người chiến thắng. Suy nghĩ, thói quen tồn tại và ăn sâu vào trong máu thịt của loài người kể từ khi bắt đầu có sự sống trên trái đất. Vì thế, để thay đổi thói quen, suy nghĩ mà đã tồn tại như một quy tắc này thì thực sự phải nỗ lực, kiên trì, bền bỉ thúc đẩy các hoạt động nhân quyền trong thời bình và thời chiến. 6. Cuối cùng, giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy hoạt động nhân quyền trong chiến tranh đó là nỗ lực, kiên trì, bền bỉ công tác tuyên truyền, giáo dục các quy tắc về Luật Nhân quyền quốc tế và Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và các quy tắc của bốn Công ước Geneva nói riêng để loại dần dần suy nghĩ, thói quen đã ăn sâu, bám rễ trong hành động của con người, đồng thời, hình thành nên suy nghĩ, cách cư xử luôn trân trọng con người, cư xử nhân văn, nhân đạo giữa con người với con người. Bên cạnh đó, các quốc gia phải tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này, vì chỉ có đối thoại thì mới tìm kiếm sự đồng thuận, chia sẻ kinh nghiệm cũng như là cơ hội các quốc gia ngồi trực diện với nhau bày tỏ quan điểm, cùng giải quyết, cùng nỗ lực duy trì và thúc đẩy nhân quyền. Từ đó, mới tạo ra sức mạnh đồng thuận của cộng đồng quốc tế và đưa ra những giải pháp ngay tức thì với nhiều sự kiện mới nảy sinh trong thực tế. 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Hoàng Anh, Dương Phạm (2012), Nhà tù Phú Quốc tội ác man rợ đến ác quỷ cũng kinh hãi, đăng trên VTC: http://vtc.vn/nha-tu-phu-quoc-toi-acman-ro-den-ac-quy-cung-kinh-hai.226-0.html, (truy cập ngày 02/02/2014). 2. Lê Đình Bì, Nguyễn Văn Phước (biên dịch) (2006), Không thể chuộc lỗi, NXB Trẻ, Hà Nội. 3. An Bình (2010), Rò rỉ video quân đội Mỹ sát hại dân thường Iraq, đăng trên Báo Dân trí: http://dantri.com.vn/the-gioi/ro-ri-video-quan-doi-mysat-hai-dan-thuong-iraq-388846.htm, (truy cập ngày 08/06/2013). 4. Bộ Ngoại giao (2014), Thụy Sỹ và ICRC kêu gọi tôn trọng luật nhân đạo, đăng trên Thế giới Việt Nam: http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ thegioi/2014/8/CA23476AB833306A/, (truy cập ngày 07/10/2013). 5. Bộ quốc phòng (2012), Xây dựng nền phòng hoá toàn dân - nhìn từ thảm hoạ chất độc da cam/điôxin do Mỹ gây ra trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng: http://www.mod.gov.vn/, (truy cập ngày 03/04/2013). 6. Bộ Tư pháp (2008), Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, tài liệu dịch do Wolfgang Benedek chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội. 7. Việt Dũng (2010), Sự thật nhân quyền ở Mỹ, đăng trên Vì tổ quốc Việt Nam: http://vitoquocvietnam.wordpress.com/2013/11/10/su-that-ve-viec-thuchien-nhan-quyen-o-nuoc-my/, (truy cập ngày20/03/2014). 8. FRI (2013), Sôi động thị trường lính đánh thuê tại Mỹ, đăng trên Dân trí: http://dantri.com.vn/the-gioi/soi-dong-thi-truong-linh-danh-thue-tai-my171463.htm, (truy cập ngày 03/04/2013). 9. Vũ Công Giao (2013), Trách nhiệm bảo vệ ICJ, ICC và Quyền con người, bài giảng tại khoa Luật, Lớp Cao học Nhân quyền khóa 2, tháng 8-2013, Hà Nội. 109 10. Trọng Giáp (2014), IS chiếm mỏ khí đốt, chặt đầu 8 phiến quân Syria, đăng trên Vxpress: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/is-chiem-mo-khi-dot-chatdau-8-phien-quan-syria-3102252.html, (truy cập ngày 04/04/2013). 11. Sơn Hà (2014), IS buôn bán và cưỡng hiếp hàng nghìn phụ nữ, đăng trên Tuổi trẻ: ttp://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20140925/is-buon-ban-va-cuong-hiephang-nghin-phu-nu/650296.html, (đăng nhập ngày 15/11/2014). 12. Lê Mậu Hãn (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. 13. Phạm Hoàng (2014), Ukraine: Hàng cứu trợ và trò chơi mèo vờn chuột, đăng trên Báo điện tử chính phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/ Ukraine-Hang-cuu-tro-va-tro-choi-meo-von-chuot/206907.vgp,(truy cập ngày 08/09/2013). 14. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB chính trị, Hà Nội. 15. Quốc Hùng (2006), Vụ bê bối mới của binh lính Mỹ tại Iraq, đăng trên Cand: http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Vu-be-boi-moi-cua- binh-linh-My-tai-Iraq-284605/, (truy cập 11/11/2014). 16. Phạm Hùng (2009), Hồ sơ tội ác Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, NXB Đồng Nai. 17. Thu Huyền (2014), Ukraine “mở cửa” đón hàng Nga cứu trợ, đăng trên báo điện tử chính phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Ukrainemo-cua-don-hang-Nga-cuu-tro/206155.vgp, (truy cập ngày 08/08/2014). 18. Trương Mai Hương (2012), Đế quốc Mỹ tàn phá thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đăng trên Tạp chí Cộng sản: http://www. tapchicongsan.org.vn/Home/truyenthong-hientai/2012/19435/De-quocMy-tan-pha-Thu-do-Ha-Noi-trong-12-ngay.aspx, (truy cập 25/03/2014). 19. Trần Minh Hưởng (2013), Những quy định mới nhất hướng dẫn thực hiện luật hình sự, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 110 20. Linh Tiến Khải (2011), Bóng ma của các chiến binh trẻ em Liberia, đăng trên Đài Vatican: http://vi.radiovaticana.va/news/2011/12/05/ b%C3%B3ngmac% E1%BB%A7a_c%C3%A1c_chi%E1%BA%BFn_binh_tr%E1%BA%BB_e m_liberia/vie-543609, (truy cập ngày 08/09/2014). 21. Khoa Luật – ĐHQG HN (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Khoa Luật – ĐHQGHN (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội. 23. Khoa Luật – ĐHQG HN (2012), Hỏi đáp về quyền con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 24. Khoa Luật – ĐHQG HN (2010), Quyền con người – Tập tài liệu chuyên để của Liên Hợp Quốc, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 25. Khoa Luật – ĐHQGHN (2006), Tòa án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 26. Khoa Luật – ĐHQGHN (2010), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948: Mục tiêu chung của nhân loại, tài liệu dịch do Godmundur Alfredsson và Asbjorn Eide chủ biên, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 27. Cao Anh Lâm (2013), Những thí nghiệm kinh hoàng trên cơ thể con người, đăng trên An ninh thủ đô: http://www.anninhthudo.vn/khampha/nhung-thi-nghiem-kinh-hoang-tren-co-the-con-nguoi/502583.antd, (truy cập ngày 6/11/2013). 28. Liên Hợp Quốc (1945), Hiến chương Liên Hợp Quốc, đăng trên Thư viện pháp luật: http://thuvienphapluat.vn/archive/Hien-Chuong-Lienhop-quoc-1945-vb229045.aspx, (truy cập ngày 20/05/2013). 29. Hoài Linh (2010), Lính Mỹ bắn giết, cười trên xác dân thường Iraq, đăng trên Việt Nam net: http://vnn.vietnamnet.vn/thegioi/201004/Linh-My-bangiet-cuoi-tren-xac-dan-thuong-Iraq-902769/, (truy cập ngày 10/11/2013). 111 30. Khánh Linh (2014), Tổng thống Kenya bị xét xử tại Tòa án hình sự quốc tế, đối mặt với cáo buộc tội ác chống lại loài người, đăng trên Đảng cộng sản: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview. aspx?co_id=30127&cn_id=679071, (truy cập ngày 05/10/2013). 31. Kiệt Linh (2008), “Thanh trừng sắc tộc” đẫm máu ở Kenya, đăng trên Viết báo: http://vietbao.vn/The-gioi/Thanh-trung-sac-toc-dam-mau-oKenya/65120121/159/, (truy cập ngày 11/11/2013). 32. Trần Trung Ngọc (2008), Nước Mỹ - Nhân quyền – Việt Nam, đăng trên Sách hiếm: http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts049-a.php, (đăng nhập ngày 20/03/2014). 33. Quốc hội (2000), Bộ luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tr. 229 - 242, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 34. Quốc hội (2008), Luật hoạt động chữ thập đỏ, đăng trên: http://www.na.gov.vn/OpenAttach.asp%3Fidfile%3D651, (truy cập ngày 11/10/2014). 35. Nguyễn Thị Xuân Sơn (2013), Thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế và vấn đề gia nhập của Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 36. Tài liệu – Ebook (2013), Giáo án sử 11 – Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 -1918), đăng trên Thư viện tài liệu: http://doc.edu.vn/tailieu/giao-an-su-11-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-1914-1918-12440/, (truy cập ngày 04/04/2013). 37. Như Tâm (2014), Phiến quân Hồi giáo cười cợt bàn tính mua nữ nô lệ, đăng trên Vxpress: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phien-quan-hoi-giao-cuoicot-ban-tinh-mua-nu-no-le-3102209.html, (truy cập ngày 04/04/2013). 38. Thu Thảo (2013), Nhà tù Phú Lợi – Biểu tượng của lòng dũng cảm, đăng trên báo Bình Dương: http://baobinhduong.vn/nha-tu-phu-loi-bieutuong-cua-long-dung-cam-a66255.html, (truy cập ngày 07/06/2013). 112 39. Lê Hoàng Uyên Thảo (2013), Hậu quả của chiến tranh, Luận văn tốt nghiệp đại học, đăng trên Thư viện chia sẻ luận văn: http://luanvan.co/luanvan/hau-qua-cua-chien-tranh-1033/, (truy cập ngày 22/05/2013). 40. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Tận cùng tội ác của chế độ diệt chủng Pol pot, đăng trên Người đưa tin: http://www.nguoiduatin.vn/tan-cungtoi-ac-man-ro-cua-che-do-diet-chung-pol-pot-a120750.html, (truy cập ngày 04/05/2013). 41. Thông tấn xã Việt Nam (2003), Tiếp tục tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam, đăng trên Viết báo: http://vietbao.vn/ChinhTri/Tiep-tuc-tim-kiem-linh-My-mat-tich-trong-chien-tranh-tai-VietNam/20003734/96/, (truy cập ngày 19/11/2014). 42. Tri Thông (2014), Trẻ em theo IS ngày càng đông, hiếu chiến, sẵn sàng cảm tử, đăng trên Pháp luật: http://plo.vn/the-gioi/tre-em-theo-is-ngaycang-dong-hieu-chien-san-sang-cam-tu-511303.html, (truy cập ngày; 19/11/2014). 43. Bùi Văn Toản (2010), Tù nhân Côn Đảo năm 1940-1945, NXB Thanh niên, thành phố Hồ Chí Minh. 44. Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Các văn kiện cơ bản về Luật Nhân đạo quốc tế, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 45. Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Luật Nhân đạo quốc tế - Những nội dung cơ bản, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 46. Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2014), “Cơ sở pháp lý yêu cầu Chính phủ và các công ty hóa chất Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp nhà nước (KHCN-33.08/11-15), Hà Nội. 47. Hải Yến (2014), Ukraine phe ly khai có thực đã cưỡng bức lao động thường dân, đăng trên: http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/ukraine-phely-khai-co-thuc-da-cuong-buc-lao-dong-thuong-dan-400272.html, (ngày truy cập: 23/02/1014). 113 Tiếng Anh: 48. Cornell University Law School (1992), U.S. Code: Title 18 – crimes and criminal procedure, available on: http://www.law.cornell.edu/uscode/text/18, (access: 12/05/2014. 49. International Committee of the Red Cross (2005), ICRC in World War I:: overview of activities, available on: https://www.icrc.org/eng/resources/documents/ misc/57jqgq.htm, (access: 13/09/2014). 50. International Committee of the Red Cross (2008), Democratic Republic of the Congo: ICRC activities in the Kivus from April to August 2008, available on: https://www.icrc.org/eng/resources/documents/update/congo-kinshasa-update310808.htm, (access: 15/09/2014). 51. International Committee of the Red Cross (2009), Protocols I and II additional to the Geneva Conventions, available on: https://www.icrc. org/eng/resources/documents/misc/additional-protocols-1977.htm, (access: 13/03/2013). 52. International Committee of the Red Cross(2012), Summary of the Geneva Conventions of 12 August 1949 and their Additional Protocols, available on: https://www.icrc.org/eng/resources/documents/publication/p0368.htm, (access: 13/03/2013). 53. International Committee of the Red Cross (2014), Status of additional protocols relating to the protection of victims of armed conflicts: ICRC statement to the United Nations, available on:https://www.icrc.org/en/ document/status-additional-protocols-relating-protection-victims-armedconflicts-icrc-statement#.VKdTKNKG8qM, (access: 19/08/2014) 54. International Committee of the Red Cross (2014), Syria: Long-term conflict could bring the collapse of the water supply system, available on: https://www.icrc.org/eng/resources/documents/audiovisuals/video/2014/03-14syria-water-three-years-interview.htm, (access: 15/10/2014). 114 55. International Committee of the Red Cross (2015), Practice Relating to Rule 143. Dissemination of International Humanitarian Law among the Civilian Population, available on: https://www.icrc.org/ customaryihl/eng/docs/v2_rul_rule143#top, (access: 13/08/2014). 56. International Criminal Court (2014), Saif Al-Islam Gaddafi Case: ICC Pre-Trial Chamber I issues non-compliance finding for Libyan Government and refers matter to UN Security Counci, available on: http://www.icc/i.int/en_menus/icc/press%20and%20media/press%20rele ases/Pages/PR1074.aspx, (access: 15/10/2014). 57. Peter Maurer - Didier Burkhalter (2014), 150 years after the first Geneva convention, Switzerland and the ICRC call for greater respect for international humanitarian law, available on: http://blogs.icrc.org/ilot/2014/08/27/150-years-after-the-first-genevaconvention-switzerland-and-the-icrc-call-for-greater-respect-forinternational-humanitarian-law-joint-article/, (access: 01/12/2014). 58. Ren´e Provost (2004), International human rights and humanitarian law, available on: http://www.cambridge.org, (access: 03/02/2013). 59. United Nations Human rights (2013), Statement of the United Nations Special Rapporteur on torture at the Expert Meeting on the situation of detainees held at the U.S. Naval Base at Guantanamo Bay, available on: http://www.ohchr.org/en/NewsEvents/Pages/Display News.aspx?NewsID=13859&LangID=E, (access: 12/11/2014). 60. United Nations Human rights Council (2014), Report of the independent international commission of inquiry on the Syrian Arab Republic, available on: http://www.ohchr.org/Documents/HRBodies/ HRCouncil/CoISyria/A.HRC.27.60_Eng.pdf, (access:10/12/2014). Tiếng Trung Quốc 61. 中国人民共和国, 中华人民共和国刑法(修订), (Luật hình sự hiện hành Trung Quốc), available on: http://www.npc.gov.cn/wxzl/wxzl/ 2000-12/17/content_4680.htm, (access: 11/09/2014). 115 Tiếng Nga 62. РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ,УГОЛОВНЫЙ КОДЕКС РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ (УК РФ), (Bộ luật hình sự Liên bang Nga, 1996), available on: http://www.consultant.ru/popular/ukrf/, (access: 11/09/2014). 116 [...]... triền nhân quyền trong chiến tranh 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BỐN CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ BẢO HỘ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1 Nhận thức về quyền con người 1.1.1 Khái niệm về quyền con người Quyền con người là một khái niệm khá rộng, vì thế, “mỗi một định nghĩa được đưa ra tiếp cận ở một góc độ nhất định, hiện có gần 50 định nghĩa về quyền con người [21, tr.37] Theo quan điểm của những người. .. làm rõ thêm tính cấp thiết phải bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh - Làm rõ cơ chế bảo vệ quyền con người trong Luật Geneva với những nội dung lớn bao gồm: các nguyên tắc chung về bảo vệ quyền con người trong Luật Geneva, bảo hộ với những người tham chiến, bảo hộ đối với những đối tượng dân sự, các biện pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh, đồng thời, tác giả đưa ra... bốn Công ước Geneva về bảo hộ nạn nhân chiến tranh và quyền con người Chương này cung cấp nhận thức chung về quyền con người thông qua việc phân tích các khái niệm về quyền con người, nêu ra tính cấp thiết phải bảo vệ quyền con người trong chiến tranh Đồng thời, tác giả đưa ra khái quát chung, khái niệm, lịch sử hình thành cũng như đặc điểm, vai trò, phạm vi áp dụng của bốn Công ước Geneva và hai Nghị... Geneva Thứ nhất, bốn Công ước Geneva là một trong những văn bản cơ bản, nền tảng, trụ cột, đầu tiên của Luật Nhân đạo quốc tế về bảo hộ nạn nhân chiến tranh Bốn Công ước Geneva ra đời ngay lập tức góp phần quan trọng trong việc bảo hộ nạn nhân và hạn chế những tổn thất không cần thiết trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Bốn công ước đã xây dựng được khung pháp lý các bên tham chiến được làm... hại về người và của trong chiến tranh 5 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nói trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề cơ bản nhất về Luật Geneva và quyền con người, quy chiếu những quy định trong Luật Geneva dưới lăng kính nhân quyền, trình bày tính cấp thiết phải bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh, đồng thời, nêu ra việc quyền con người bị thu hẹp trong chiến tranh. .. của bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh Chương này làm rõ những nguyên tắc chung, phân tích một cách cụ thể và chi tiết các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền con người trong xung đột vũ trang theo hai nhóm lớn bao gồm: bảo hộ đối với những người tham chiến và bảo hộ đối với những đối tượng dân sự Đồng thời, tác giả trình bày những quy định của pháp luật về các biện pháp đảm bảo. .. (II) về bảo vệ những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển 1949; Công ước Geneva (III) về việc đối xử với tù binh 1949; Công ước Geneva (IV) về bảo hộ thường dân trong thời gian chiến tranh 1949 và hai Nghị định thư bổ sung năm 1977 bao gồm: Nghị định thư (I) về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế; Nghị định thư (II) về bảo vệ. .. lực, hiệu quả trong việc thực thi bốn Công ước Geneva Cuối cùng, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá tính hiệu quả của các quy định về bảo vệ quyền con người đối với những đối tượng được bảo vệ cũng như các biện pháp đưa ra để nhằm đảm bảo thực hiện Chương 3 Thực trạng thực thi việc bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva và giải pháp kiến nghị, đề xuất Chương này mở đầu bằng việc đánh giá... những vấn đề cơ bản của Luật Geneva về nguồn gốc ra đời, quá trình hình thành, đặc điểm… Đồng thời, tác giả đi tìm câu trả lời tại sao lại phải bảo vệ quyền con người trong chiến tranh, tại sao việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Hiện tại, Luật Geneva đã có những nguyên tắc, quy định bảo vệ nhóm người nhất định trong chiến tranh như thế nào Qua đó, tác giả... con người trong thời bình: Mỗi con người sinh ra đều có các quyền cơ bản của một con người vì đơn giản họ là con người Sinh ra họ có quyền được sống, được quyền mưu cầu hạnh phúc, được xét xử công bằng, được bảo vệ quyền sức khỏe Quyền sống với tư cách là một trong những quyền cơ bản nhất của con người được quy định trong Luật Nhân quyền quốc tế thì trong Luật Geneva, đối phương cầm súng tước đoạt mạng ...I HC QUC GIA H NI KHOA LUT NGUYN PHNG NHUNG BảO Vệ QUYềN CON NGƯờI TRONG BốN CÔNG ƯớC GENEVA Về VIệC BảO Hộ NạN NHÂN CHIếN TRANH Chuyờn ngnh: Phỏp lut v quyn ngi Mó s: Chuyờn ngnh... quyn ngi ca nn nhõn chin tranh 73 Chng 3: THC TRNG THC THI VIC BO V QUYN CON NGI TRONG BN CễNG C GENEVA V GII PHP KIN NGH XUT 75 3.1 Ni lut húa bn Cụng c Geneva v hai Ngh nh th b... khụng phi nh vy, Lut Geneva i khụng cú ý ngha l c ng, kớch ng chin tranh m Lut Geneva i nh chp nhn mt thc t khỏch quan dự mun hay khụng mun chin tranh xy ra, nờn cỏc quy phm Lut Geneva i ỏp ng nhng

Ngày đăng: 19/10/2015, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan