Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay

98 825 4
Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ SÁNH VAI TRß CñA TßA ¸N TRONG VIÖC B¶O VÖ QUYÒN CON NG¦êI ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014 NGƯỜI CAM ĐOAN Phan Thị Sánh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI .................................................................................... 7 1.1. Nhận thức chung về quyền con người............................................. 7 1.1.1. Khái niệm về quyền con người .......................................................... 7 1.1.2. Các thuộc tính cơ bản của quyền con người ....................................... 9 1.1.3. Phân loại quyền con người............................................................... 10 1.2. Khái quát chung về các cơ chế bảo vệ quyền con người .............. 10 1.2.1. Khái niệm về cơ chế bảo vệ quyền con người .................................. 10 1.2.2. Các cơ chế bảo vệ quyền con người ................................................. 11 1.3. Khái niệm, đặc điểm của việc bảo vệ quyền con người bằng Tòa án ............................................................................................. 14 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................ 14 1.3.2. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền con người bằng Tòa án ................. 15 1.4. Các cách thức bảo vệ quyền con người bằng Tòa án ................... 16 1.4.1. Tòa án bảo vệ quyền con người thông qua việc kiểm soát quyền lực Nhà nước ................................................................................... 16 1.4.2. Tòa án bảo vệ quyền con người thông qua việc bảo vệ quyền tự do và an toàn của cá nhân ................................................................ 17 1.4.3. Tòa án bảo vệ quyền con người bằng việc trừng phạt công bằng người thực hiện hành vi phạm tội..................................................... 19 1.4.4. Tòa án bảo vệ quyền con người bằng cách khôi phục lại quyền và lợi ích của cá nhân thông qua hoạt động xét xử................................ 20 1.4.5. Tòa án bảo vệ quyền con người thông qua việc giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người của toàn xã hội....................... 21 1.5. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người................................................ 25 1.5.1. Việc tổ chức quyền lực Nhà nước .................................................... 25 1.5.2. Hệ thống pháp luật của quốc gia ...................................................... 26 1.5.3. Chất lượng của đội ngũ Thẩm phán ................................................. 29 1.5.4. Điều kiện kinh tế - văn hóa .............................................................. 30 1.5.5. Hiệu quả của hoạt động thi hành án ................................................. 30 Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..... 33 2.1. Thực trạng tổ chức hệ thống tòa án ở Việt Nam hiện nay ........... 33 2.1.1. Tòa án nhân dân cấp huyện .............................................................. 34 2.1.2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh ................................................................. 34 2.1.3. Tòa án nhân dân tối cao ................................................................... 35 2.2. Thực trạng vị trí, vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay ..................................................... 36 2.2.1. Thực trạng vị trí của Tòa án trong hệ thống các cơ quan nhà nước........ 37 2.2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước ta hiện nay ........................................................... 37 2.2.3. Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay ........................................................................ 40 2.3. Một số nguyên nhân của thực trạng đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay ............... 56 2.3.1. Tòa án chưa thực sự độc lập trong hoạt động xét xử ........................ 57 2.3.2. Hạn chế, bất cập ở đội ngũ Thẩm phán ............................................ 61 2.3.3. Hệ thống quy định của pháp luật chưa tạo điều kiện thuận lợi để Tòa án bảo vệ quyền con người trong quá trình xét xử..................... 62 2.3.4. Sự hạn chế của tổ chức hệ thống Tòa án hiện nay ............................ 64 2.3.5. Một số nguyên nhân khác ................................................................ 65 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................... 66 3.1. Quan điểm, định hướng về việc đảm bảo vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người................................................ 66 3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ..................... 66 3.1.2. Tiếp tục cải cách tư pháp theo hướng đảm bảo cho Tòa án thực hiện đúng đắn quyền độc lập Tư pháp.............................................. 67 3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay .............................. 72 3.2.1. Cần tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 2013 về các quy định liên quan đến Tòa án............................................................................... 72 3.2.2. Cần xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm có đủ năng lực, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp ............................................................ 76 3.2.3. Cần nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và người dân về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ........................... 77 3.2.4. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở phát huy vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ....................................... 78 3.2.5. Cần tăng cường cơ chế giám sát Nhà nước và giám sát xã hội ......... 82 KẾT LUẬN ................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CCTP Cải cách tư pháp CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, cùng với đó là quá trình nhất thể hóa hội nhập pháp luật đã và đang thực sự diễn ra trên nhiều lĩnh vực, có tác động sâu sắc đến sự phát triển của nước ta hiện nay. Trong đó, vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền con người trong các hoạt động của các cơ quan Tư pháp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều đó được phản ánh trong các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH trong các kỳ Đại hội vừa qua. Nhằm cụ thể hóa một số chủ chương của Đảng, tại nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Với định hướng xác định Tòa án là khâu trung tâm của quá trình cải cách, xét xử là khâu trọng tâm của toàn bộ hoạt động tư pháp, trong đó coi trọng việc hoàn thiện chính sách pháp luật, cơ cấu tổ chức và quá trình hoạt động của các cơ quan tư pháp với quan điểm “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm” [5]. Với chủ chương cải cách tư pháp nêu trên thì việc nghiên cứu vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Điều này được thể hiện trên các bình diện chủ yếu dưới đây: 1 - Về mặt lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập và phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản về vai trò của Tòa án đặc biệt là thẩm quyền và chức năng của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người với những đóng góp về mặt khoa học pháp lý, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của vấn đề này. - Về mặt lập pháp: Kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ hỗ trợ, bổ sung cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật. Nó giúp chúng ta nhận ra những vấn đề cụ thể cần thống nhất, cần làm sáng tỏ trong các quy định của pháp luật, nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 vừa có hiệu lực đã quy định nhiều vấn đề mới trong đó có việc đổi mới chức năng, nhiệm vụ, hoạt động, cơ cấu và tổ chức của Tòa án đối với việc bảo vệ quyền con người. Dự thảo sửa đổi Luật tổ chức TAND đang được Quốc hội cho ý kiến cũng có nhiều quy định mới, bước đầu đã cụ thể hóa được các quy định của Hiến pháp năm 2013, thể hiện được một số định hướng cải cách tư pháp của Đảng liên quan đến tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ của TAND. - Về mặt thực tiễn: kết quả của việc nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà làm luật, các nhà lý luận, các Thẩm phán hoặc các chủ thể khác hoạt động trong lĩnh vực pháp luật những giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp này đôi khi hữu ích hơn những tư tưởng đang bị vây hãm chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật quốc gia đang cần cải cách. Đặc biệt, hiện nay những quy định của pháp luật về các hoạt động của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người vẫn còn một số điểm khó khăn, vướng mắc, bất cập chưa được giải quyết. Dựa trên kết quả của việc nghiên cứu vấn đề nêu trên sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện các chế định liên quan đến hoạt động của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay. 2 Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật trở thành một yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận, lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề lớn, mặc dù đã có nhiều tài liệu đề cập đến như: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Khoa luật - Đại Học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2009; đề tài cấp nhà nước do TS. Uông Chu Lưu làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2006, “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét xử của Toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”; GS.TS Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên): Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội; TS. Nguyễn Ngọc Chí: bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học, Kinh tế - Luật số 23, 2007; Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương: bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam (một số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng nghiên cứu), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luật học số 28, 2012; LS. Trương Trọng Nghĩa: Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án, Báo Công lý, 2014; PGS.TS. Nguyễn Bá Dương: ở Việt Nam, quyền con người được bảo đảm và thực hiện tốt, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013; Ths Đỗ Thị Duyên: hoạt động xét xử của TAND – công cụ hữu hiệu bảo đảm quyền con người trong bối cảnh sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam, Báo thanh tra, 2014… Những công trình này đã phần nào đề cập đến vấn đề vai trò của Tòa án 3 trong việc bảo vệ quyền con người ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các công trình này chưa nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên biệt vấn đề này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như về thực tiễn áp dụng, nhằm đưa ra một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ và chuyên biệt nhất, đánh giá việc bảo vệ quyền con người trong thực tiễn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong bảo vệ quyền con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tác giả chọn đề tài “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay ” để làm luận văn tốt nghiệp cũng nhằm mục đích đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục đích: Mục đích của luận văn đó là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận cũng như thực tiễn những nội dung cơ bản về quyền con người, các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người để từ đó đánh giá vị trí cũng như vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, xác định những bất cập trong thực tiễn để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ: Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ sau: + Xác định nội hàm của quyền con người và các cơ chế để bảo vệ quyền con người. + Làm sáng tỏ vị trí, vai trò của Tòa án cũng như những yếu tố tác động đến quá trình hoạt động của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. + Trên cơ sở những luận điểm nêu trên và đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay, tác giả cũng đề xuất một số giải 4 pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm về quyền con người, các cơ chế bảo vệ quyền con người trên thế giới cũng như tại Việt Nam; làm rõ chức năng, vị trí, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Luận văn nghiên cứu các khái niệm, quan điểm cơ bản về quyền con người, các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở nước ta và trên thế giới; nghiên cứu chức năng, thẩm quyền cũng như tổ chức hoạt động của Tòa án đối với việc bảo vệ quyền con người được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền và hoạt động tư pháp, các học thuyết chính trị pháp lý trên thế giới. Luận văn cũng được trình bày trên cơ sở nghiên cứu Hiến pháp, Luật Tổ chức TAND và các tài liệu khác. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh luật học. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tư pháp liên quan đến đề tài. 6. Những điềm mới, đóng góp mới của luận văn Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan nhất, cơ bản nhất về quyền con người; các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên thế giới. 5 Luận văn là công trình lần đầu tiên nghiên cứu đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Tác giả cũng đưa ra thực trạng vấn đề bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay. Đồng thời đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện thực tiễn chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong những năm gần đây ở nước ta. Từ thực trạng vấn đề bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm cũng như bảo vệ quyền con người trong thời kỳ hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền con người và vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Chương 2: Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1. Nhận thức chung về quyền con người 1.1.1. Khái niệm về quyền con người Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về quyền con người được công bố, mỗi định nghĩa lại tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định của quyền con người. Theo tài liệu Hỏi Đáp về Nhân quyền của Liên hợp quốc (United Nations: Human rights: Questions and Answers) thì có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố. Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc đưa ra khái niệm: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người [25, tr.23]. Một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn là “Quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người” [23, tr.37]. Tại hai văn kiện nổi tiếng thế giới là Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp năm 1978, khái niệm về quyền con người được thể hiện một cách rất cụ thể: “Những chân lý sau đây đã được chúng tôi công nhận như những sự thật hiển nhiên là tất cả mọi người sinh ra đều bình 7 đẳng; tạo hóa đã cho họ các quyền không thể thay thế được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc” [24, tr.96]. Ở Việt Nam, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về quyền con người như một định nghĩa, một điều luật chuyên biệt. Nội hàm của khái niệm quyền con người chỉ được thể hiện trong các quan điểm, chính sách, pháp luật và cũng chỉ được quy định một cách chung chung mà không đưa ra một định nghĩa rõ ràng, riêng biệt. Theo cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt thì quyền con người được hiểu là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [1, tr.1010]. Hiến pháp năm năm 2013 quy định: 1. Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [41, Điều 14]. Trên phương diện nghiên cứu khoa học pháp lý, Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người của Khoa Luật Đại Học Quốc gia Hà Nội, thì quyền con người là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [23, tr.38] Tại buổi quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) của Đảng ủy TANDTC ngày 26/02/2014 khi nói về những điểm mới về quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, PGS.TS Trần Văn Độ - Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Phó Chánh án TANDTC cho rằng: “quyền con người là quyền của cá nhân mà khi sinh ra vốn dĩ là đã có, 8 còn quyền công dân là quyền được quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước nó gắn liền với quốc tịch của mỗi công dân” [65]. Chúng tôi cũng đồng quan điểm với PGS.TS Trần Văn Độ về quan niệm về quyền con người nêu trên. Bởi vì, đây là khái niệm khái quát dễ hiểu và cơ bản nhất về quyền con người. Nó phù hợp với học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights) cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính, dân tộc hay tôn giáo. 1.1.2. Các thuộc tính cơ bản của quyền con người - Tính phổ biến: Tính phổ biến thể hiện ở chỗ quyền con người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người, dù ở những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa khác nhau vẫn hưởng những quyền và sự tự do cơ bản của con người. - Tính đặc thù: Thuộc tính này được hiểu là mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức độ thụ hưởng có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đó. - Tính không thể bị tước bỏ: Quyền con người không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước, chỉ trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước và phải là những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế hay tước bỏ quyền con người. 9 - Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. 1.1.3. Phân loại quyền con người Cách phân loại cơ bản và chủ yếu nhất đó là phân loại quyền con người theo lĩnh vực. Theo đó, quyền con người được phân thành hai nhóm chính: - Nhóm các quyền dân sự - chính trị bao gồm: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; các quyền tự do cơ bản; quyền được bảo đảm an ninh cá nhân; quyền bình đẳng;… - Nhóm quyền kinh tế - xã hội - văn hóa bao gồm: quyền làm việc, quyền sở hữu, quyền kinh doanh, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền được học tập và sáng tạo; quyền hoạt động văn hóa - nghệ thuật… Ngoài ra, quyền con người có thể được phân chia theo chủ thể của quyền. Có thể chia quyền con người ra thành quyền cá nhân; quyền của nhóm như quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi… và quyền tập thể như quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc thiểu số. 1.2. Khái quát chung về các cơ chế bảo vệ quyền con người 1.2.1. Khái niệm về cơ chế bảo vệ quyền con người Khái niệm cơ chế được nêu trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt là cách thức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện [1, tr.464]. Do các quyền con người rất phong phú và những vi phạm xâm phạm đến quyền con người cũng rất đa dạng, được thực hiện bởi nhiều loại chủ thể trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều dạng chủ thể (cá nhân, cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế…) thông qua nhiều biện pháp; từ phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đến theo dõi, giám sát, và xử lý những 10 hành vi xâm phạm đến quyền con người. Tập hợp các cách thức nêu trên để bảo vệ quyền con người được gọi chung là cơ chế bảo vệ quyền con người. Như vậy, theo chúng tôi, cơ chế bảo vệ quyền con người là tổng hợp các biện pháp do các chủ thể khác nhau thực hiện nhằm mục đích bảo vệ các quyền con người, đảm bảo các quyền con người được thực hiện trên thực tế và thúc đẩy sự tôn trọng của các chủ thể đối với quyền con người trong phạm vi không gian nhất định, thời gian và mức độ khác nhau. 1.2.2. Các cơ chế bảo vệ quyền con người * Cơ chế quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người Về cơ bản, cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người được thể hiện ở bộ máy các cơ quan và quy tắc, thủ tục về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong tổ chức Liên hợp quốc. Dựa trên địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy mà các cơ quan về quyền con người của Liên hợp quốc được chia thành hai dạng: dạng các cơ quan được thành lập dựa trên cơ sở Hiến chương (charter - based mechanism) và dạng các cơ quan được thành lập dựa trên cơ sở một số Công ước quan trọng về quyền con người (treaty bodies). Cơ chế dựa trên Hiến chương (Charter - based mechanism) là việc 6 cơ quan chính (gồm: Đại hội đồng - General essembly; Hội đồng bảo an Security council, Hội đồng kinh tế và xã hội - Economic and social council Ecosoc; Hội đồng quản thác - Trusteeship council; Tòa án Công lý quốc tế Intemetional court of justice; Ban thư ký Liên hợp quốc) thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quyền con người của các cơ quan này, thông qua đó để nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn kiện, thẩm định, theo dõi, giám sát và điều hành các chương trình, hoạt động về quyền con người. Cơ chế dựa trên Công ước (Treaty -based mechanism): Cơ chế này được dựa trên các ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế 11 về quyền con người (treaty-based bodies), được thành lập theo quy định của chính các công ước đó (ngoại trừ Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được thành lập theo một Nghị quyết của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc - ECOSOC), nhằm giám sát, thúc đẩy việc thực hiện các công ước về quyền con người, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện các công ước này của các nước thành viên [23, tr.327 - 366]. * Cơ chế khu vực trong việc bảo vệ quyền con người Là việc các tổ chức được thành lập tại các khu vực nhất định để thực hiện các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua việc ban hành các văn bản, thành lập các cơ quan bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong phạm vi nhất định. Cơ chế này dễ đạt được đồng thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, do các quốc gia trong khu vực thường có nhiều điểm chung về kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử. Bên cạnh đó, các cơ chế khu vực, do phạm vi hẹp hơn về địa lý nên tỏ ra dễ tiếp cận hơn với công chúng so với cơ chế toàn cầu của Liên hợp quốc. Theo nghiên cứu thì hiện tại mới chỉ có 3 châu lục thiết lập được cơ chế khu vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đó là Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Ở Châu Âu: Đây là khu vực đầu tiên trên thế giới phát triển cơ chế bảo vệ quyền con người khu vực. Mọi quốc gia thành viên của Hội đồng châu Âu đều phải tham gia Công ước Quyền con người châu Âu. Đây là một trong những điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng châu Âu. Hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người ở châu Âu có nòng cốt là Công ước châu Âu về Bảo vệ Quyền con người và Tự do cơ bản (The European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms) được Hội đồng châu Âu thông qua ngày 4/11/1950, có hiệu lực từ tháng 9/1953. 12 Ở Châu Mỹ: Bộ máy các cơ quan trong cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Châu Mỹ bao gồm hai cơ quan chính là Tòa án quyền con người Châu Mỹ (còn được gọi là Tòa án nhân quyền liên Mỹ) và Ủy ban quyền con người Châu Mỹ (còn được gọi là Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ). Tòa án Nhân quyền liên Mỹ (Inter-American Court of Human Rights): Năm 1979 tổ chức các quốc gia châu Mỹ lập ra Tòa án Nhân quyền này để buộc các nước thành viên tuân thủ và giải thích các quy định của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền. Hai chức năng chính của Tòa án này là làm trọng tài xét xử và tư vấn. Ủy ban quyền con người Châu Mỹ: là một cơ quan thường trực, có chức năng thúc đẩy việc tuân thủ và bảo vệ quyền con người ở Châu Mỹ thông qua các công việc chính như: thu nhận, phân tích và điều tra các đơn thư của các cá nhân cho rằng họ bị vi phạm các quyền con người cụ thể được "Công ước châu Mỹ về Nhân quyền" bảo vệ; giải quyết các đơn khiếu tố đó bằng cách hợp tác hòa nhã với các bên (tranh chấp); giám sát tình trạng nhân quyền tổng quát trong các nước thành viên của "Tổ chức các quốc gia châu Mỹ"… Ở Châu Phi: Hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người ở châu Phi là Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc (African Charter on Human and Peoples’ Rights), được thông qua bởi Tổ chức Liên minh châu Phi (Organization of African Uninty – OAU) vào ngày 27/6/1981, có hiệu lực vào ngày 21/10/1981. Đây là văn kiện nền tảng trong hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người ở châu Phi. Bộ máy cơ quan quyền con người của châu Phi bao gồm Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi và Tòa án Quyền con người châu Phi. 13 Ở Châu Á: Đây là Châu lục có diện tích lớn với lượng dân số chiếm một nửa nhân loại, đa dạng về văn hóa, dân tộc, lịch sử, chính trị, kinh tế nhưng hiện nay vẫn chưa thiết lập được cơ chế chung về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Tuy nhiên, ở một số khu vực của châu Á hiện đã tồn tại những văn kiện và thiết chế chung, cho thấy những triển vọng nhất định về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, điển hình như: Khu vực thế giới Ả-rập đã có: Tuyên bố Cairo về quyền con người trong các quốc gia Hồi giáo năm 1990, Tuyên bố về bảo vệ người tị nạn và người bị chuyển dịch trong thế giới Ả-rập năm 1992, Hiến chương Ả-rập về quyền con người năm 1994; Khu vực Đông Nam Á với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập 1967 được xem là tiểu khu vực có mối liên kết chặt chẽ hàng đầu tại châu Á… * Cơ chế quốc gia trong việc bảo vệ quyền con người Cơ chế này thực hiện thông qua các cơ quan quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền nhằm thực hiện những nghĩa vụ của nhà nước được nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người [23, tr.380 - 385]. 1.3. Khái niệm, đặc điểm của việc bảo vệ quyền con người bằng Tòa án 1.3.1. Khái niệm Như đã trình bày ở phần trên thì quyền con người là quyền của cá nhân mà khi sinh ra vốn dĩ là đã có, còn quyền công dân là quyền được quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước nó gắn liền với quốc tịch của mỗi công dân. Bảo vệ quyền con người là những hoạt động chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm nhân phẩm, lợi ích, nhu cầu và năng lực để giữ gìn cho quyền con người được nguyên vẹn. Xét xử là việc tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, nhân danh công lý phán quyết tính hợp pháp của hành vi pháp lý đã xảy ra trên cơ sở những chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp và trên cơ sở pháp luật buộc cá nhân, tổ chức hay nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý hoặc được thụ hưởng những 14 quyền nhất định nhằm bảo vệ công lý và quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước và xã hội đồng thời bảo vệ trật tự pháp luật. Như vậy, bảo vệ quyền con người bằng tòa án có thể được khái niệm như sau: là hoạt động trừng phạt những hành vi vi phạm quyền con người, khôi phục lại những quyền con người đã bị hạn chế, tước đoạt được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng tư pháp nhằm bảo đảm cho các quyền của cá nhân được tôn trọng và thực hiện trong đời sống xã hội. 1.3.2. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền con người bằng Tòa án - Bảo vệ quyền con người bằng Tòa án mang tính quyền lực Nhà nước: Để thực hiện quyền tư pháp, Nhà nước trao quyền cho nhiều cơ quan trong đó có Tòa án. Tòa án thông qua hoạt động xét xử quyết định tính hợp pháp của hành vi pháp lý và từ đó đưa ra các chế tài pháp lý đối với những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Tính quyền lực Nhà nước được thể hiện qua việc Tòa án được áp dụng các chế tài pháp lý như: hạn chế, thậm chí tước quyền và lợi ích thiết yếu nhất của người vi phạm pháp luật, như: quyền sở hữu, quyền tự do, quyền sống. Bên cạnh đó, tính quyền lực Nhà nước còn được thể hiện qua các cơ chế bảo đảm thi hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nghĩa vụ chấp hành phán quyết của tòa án không chỉ là nghĩa vụ pháp lý thông thường mà là một loại nghĩa vụ được quy định chặt chẽ theo một trình tự thủ tục luật định. - Bảo vệ quyền con người bằng tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ: Hoạt động xét xử được tiến hành theo một trình tự thủ tục chặt chẽ được quy định trong luật. Thẩm quyền và cơ cấu tổ chức hệ thống tòa án cũng được giới hạn bởi những quy định của pháp luật. Nội dung và căn cứ phán quyết của tòa án phải dựa trên cơ sở nội dung của các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi pháp lý được xét xử. Tòa án không có quyền xét xử những 15 hành vi không thuộc phạm vi thẩm quyền pháp luật quy định. Phán quyết của tòa án không được trái với nội dung của pháp luật điều chỉnh hành hành vi pháp lý được xét xử. - Trong phần lớn các trường hợp thì Tòa án chỉ thực sự bảo vệ được quyền con người khi có yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức. Khi quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật, thì các chủ thể muốn được Tòa án đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình thì họ phải có yêu cầu gửi cho Tòa án. Trên cơ sở yêu cầu đó, Tòa án sẽ xem xét để đưa ra phán quyết buộc bên có hành vi xâm phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc Tòa án sẽ đưa ra những phán quyết để trừng phạt thích đáng những người có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt không cần phải có yêu cầu của người khác nhưng do tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật mà Tòa án vẫn đứng ra bảo vệ quyền lợi của người bị xâm phạm. 1.4. Các cách thức bảo vệ quyền con người bằng Tòa án 1.4.1. Tòa án bảo vệ quyền con người thông qua việc kiểm soát quyền lực Nhà nước Các cơ quan Nhà nước là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng cũng là chủ thể chứa đựng những nguy cơ xâm hại đến quyền con người. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [41, Điều 2]. Với quy định này, về cơ bản vẫn kế thừa tư tưởng “Quyền lực nhà nước là thống nhất” được quy định trong các bản Hiến pháp trước đó, nhưng đã có một điểm sửa đổi rất đáng ghi nhận đó là việc đề xuất và đưa được chế định “kiểm soát” quyền lực giữa các cơ quan nhà nước. Thông qua đó, TAND có thể kiểm soát 16 được các hoạt động của các cơ quan hành pháp, lập pháp, nhằm hạn chế những xâm phạm của các cơ quan này đến quyền con người. Ngoài ra, bằng hoạt động xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, đặc biệt là khi xét xử các vụ án hành chính, Tòa án có quyền đề nghị, hay yêu cầu các cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp để khắc phục, loại trừ những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật, hoặc hoàn thiện pháp luật, chính sách, cải tiến phương thức quản lý. Thông qua hoạt động xét xử các vụ án hành chính, Tòa án thực hiện hoạt động giám sát của mình đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan khác của nhà nước trong việc ban hành các quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính. 1.4.2. Tòa án bảo vệ quyền con người thông qua việc bảo vệ quyền tự do và an toàn của cá nhân Quyền tự do và an toàn cá nhân là một trong những quyền cơ bản của con người. Để bảo đảm các cá nhân được hưởng tự do thì các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi người trong xã hội phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do và an toàn cá nhân. Mọi hành vi tước quyền tự do của cá nhân đều bị nghiêm cấm trừ trường hợp có lý do luật định. Cùng với việc nghiêm cấm những hành vi đe dọa, xâm hại đến quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân, các quốc gia phải xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu để ngăn ngừa những người có thẩm quyền lợi dụng "lý do luật định" để "bắt" hoặc "giam giữ" người trái pháp luật, xâm hại quyền tự do và an toàn của cá nhân. Trong các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền tự do của cá nhân thì cơ chế pháp lý do quyền hành pháp thực hiện đóng vai trò quan trọng. Quyền hành pháp được sinh ra để trực tiếp phục vụ những nhu cầu thiết yếu của xã hội mà tự bản thân các cá nhân không thể thực hiện được trong đó có nhu cầu bảo vệ quyền tự do và an toàn cá nhân. Tuy nhiên, do mục đích của hoạt động hành pháp là bảo vệ lợi ích của xã hội, lợi ích của cá nhân, tổ chức nên hoạt động 17 hành pháp luôn gắn chặt với những lợi ích vật chất và tinh thần của xã hội cũng như của người dân khiến cho hoạt động hành pháp dễ bị những người trực tiếp thực hiện lợi dụng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Điều này khiến cho quyền hành pháp dễ bị lạm dụng để xâm hại quyền con người của cá nhân, công dân. Chính vì thế, nhằm phát huy tối đa năng lực bảo vệ quyền con người của hành pháp đồng thời bảo đảm hạn chế tối đa nguy cơ xâm hại quyền con người của hành pháp, cơ chế tư pháp độc lập được trao quyền tối cao trong việc bảo vệ quyền tự do an toàn cá nhân đặc biệt là trong trường hợp nguy cơ bị quyền hành pháp xâm hại. Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước tòa án, nhằm mục đích để tòa án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp” [26]. Quy định này cho thấy những người bị tước tự do do bị “bắt” và “giam giữ” có quyền được yêu cầu tòa án kiểm tra và xác định tính hợp pháp của việc bắt và giam giữ nhằm bảo đảm việc họ bị “bắt” và “giam giữ” đúng quy định của pháp luật cũng như hạn chế tình trạng họ bị hạn chế quyền tự do một cách bất hợp pháp. Tòa án là thiết chế được trao quyền kiểm tra, thẩm định và ra phán quyết về tính hợp pháp của hành vi bắt và giam giữ khi người bị bắt và giam giữ yêu cầu nhằm hạn chế, ngăn chặn những hành vi lợi dụng quyền "bắt", "giam giữ" xâm hại nghiêm trọng quyền tự do và an toàn cá nhân và quyết định bãi bỏ ngay tức khắc việc giam giữ và trả tự do cho người bị bắt và giam giữ trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất hợp pháp của việc bắt và giam giữ. Tòa án không chỉ trừng trị hành vi phạm tội xâm hại đến quyền tự do và an toàn cá nhân bằng việc áp dụng hình phạt mà còn có quyền xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi hạn chế quyền tự do và an toàn cá nhân của cơ quan cảnh sát, cơ quan điều tra khi “bắt” và “giam giữ” 18 nhằm hạn chế tình trạng người có thẩm quyền lợi dụng quyền “bắt” và “giam giữ” mà xâm hại đến quyền tự do và an toàn cá nhân. 1.4.3. Tòa án bảo vệ quyền con người bằng việc trừng phạt công bằng người thực hiện hành vi phạm tội Tội phạm là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho quyền con người cho nên nhà nước và xã hội đặc biệt đề cao hoạt động ngăn chặn, trừng trị và loại trừ hành vi phạm tội nhằm bảo vệ quyền con người. Pháp luật hình sự bao gồm các quy phạm pháp luật về tội phạm và hình phạt là công cụ cơ bản được nhà nước sử dụng để trừng trị những hành vi phạm tội. Việc tước đoạt và hạn chế quyền và lợi ích đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là một trong những cách thức hữu hiệu hạn chế hành vi phạm tội xảy ra. Sự trừng trị nghiêm khắc của hình phạt sẽ khiến cho những người có ý định thực hiện hành vi phạm tội lo sợ bị tước đoạt quyền lợi mà từ bỏ quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội. Hình phạt chỉ phát huy được vai trò xã hội khi được áp dụng đúng đắn và tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong khi đó thực tiễn cho thấy không phải lúc nào hoạt động áp dụng hình phạt cũng bảo đảm được công bằng và đúng với quy định pháp luật. Tòa án thông qua hoạt động xét xử mới có quyền định tội và áp dụng hình phạt đối với tội phạm. Việc xét xử phải kịp thời, công bằng và khách quan cho những người bị buộc tội, “mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra bởi pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự" [30]. Hoạt động xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền độc lập, không thiên vị sẽ hạn chế được những sai sót, bất cẩn trong quá trình xác định sự thật của hành vi có đủ hay không các yếu tố cấu thành tội phạm. Như vậy, xét xử không chỉ là hoạt động trừng phạt tội phạm mà còn là phương thức bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội. Tòa án không 19 chỉ bảo vệ quyền con người bằng việc áp dụng hình phạt trừng trị người thực hiện hành vi phạm tội nhằm ngăn ngừa và loại trừ nguy cơ hành vi tội phạm xâm hại đến quyền con người mà còn được thừa nhận là chủ thể đóng vai trò không thể thiếu nhằm bảo vệ quyền của những người bị các cơ quan điều tra và cơ quan công tố buộc tội nhưng trên thực tế họ là người vô tội. 1.4.4. Tòa án bảo vệ quyền con người bằng cách khôi phục lại quyền và lợi ích của cá nhân thông qua hoạt động xét xử Bảo vệ quyền con người không chỉ là ngăn ngừa, loại bỏ những hành vi xâm hại quyền con người, mà trong trường hợp quyền con người đã bị xâm hại thì việc bảo vệ quyền con người còn bao hàm mục đích khôi phục lại những quyền và lợi ích mà con người đã bị xâm hại. Khôi phục quyền con người chính là tái sinh những quyền con người đã bị tước bỏ, bị cắt xén, bị hạn chế để trở lại tình trạng vốn có nó, hoặc khôi phục những lợi ích do quyền đó mang lại mà đã bị mất đi hoặc sẽ mất đi bởi hành vi vi phạm pháp luật. Khôi phục quyền con người được thực hiện theo nhiều phương cách khác nhau do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện. Cá nhân mang quyền có thể tự mình khôi phục hoặc cũng có thể cầu cứu sự giúp đỡ của các chủ thể xã hội khác, như người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức xã hội, nhà nước. Nhà nước là tổ chức do xã hội tạo ra để phục vụ nhu cầu, đòi hỏi của người dân vì thế nhà nước không chỉ có trách nhiệm đứng ra ngăn chặn các nguy cơ xâm hại đến lợi ích của xã hội mà trước tiên là các quyền con người của công dân, mà còn phải khôi phục quyền của con người. Pháp luật là công cụ khôi phục quyền con người một cách toàn diện nhất. Thông qua hoạt động xét xử sẽ khôi phục lại quyền và những lợi ích đã bị hành vi xâm hại hoặc tước đoạt, cắt xén, hạn chế. Mỗi phương thức khôi phục quyền mang lại những lợi ích và ý nghĩa khác nhau cho chủ thể mang quyền. Pháp luật trang bị cho cá nhân sự nhận thức về quyền, tạo ra ý thức bảo vệ quyền. Áp dụng pháp luật đặc biệt là 20 xét xử thì cung cấp cơ chế pháp lý sẵn có để cá nhân yêu cầu khi họ cho rằng những quyền của họ đã, đang bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại và cần được bảo vệ kịp thời bằng quyền lực nhà nước. Tòa án bằng hoạt động xét xử có quyền và trách nhiệm buộc các chủ thể khác (kể cả cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước) phải khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khi họ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc gây thiệt hại cho họ. Thông qua xét xử dân sự và xét xử hành chính, tòa án quyết định phương thức, nội dung và mức độ quyền, lợi ích mà những chủ thể có nghĩa vụ khôi phục phải tiến hành khôi phục. Ngoài ra, Tòa án còn có quyền quyết định buộc các thiết chế mang quyền lực nhà nước phải khôi phục lại những lợi ích do quyền mang lại bị hạn chế, tước bỏ bởi những hành vi thực thi công vụ gây ra trong quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án bằng hoạt động giải quyết bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước. 1.4.5. Tòa án bảo vệ quyền con người thông qua việc giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người của toàn xã hội Giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người là một vấn đề xã hội phức tạp đòi hỏi có sự kiên trì và ủng hộ của toàn thể xã hội. Giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người cho mọi người cần được thực hiện thường xuyên và bằng nhiều phương pháp cách thức khác nhau nhằm bảo đảm những kiến thức về quyền con người đến với tất cả mọi người. Giáo dục quyền con người phải có sự phổ quát, bao trùm toàn bộ các cá nhân trong xã hội dù đó là người già, phụ nữ hay trẻ em; dù đó là nông dân, công nhân hay là người thất nghiệp; dù là người có trình độ cao hay là người không biết chữ. Những đặc điểm và yêu cầu của giáo dục quyền con người cho thấy hoạt động xét xử có nhiều tiềm năng góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục quyền con người cho xã hội. 21 Tòa án được đa số các nền văn hóa thừa nhận như là biểu tượng của công lý, công bằng xã hội. Dù ở phương Đông hay phương Tây; dù đang bị sự cai trị của một chế độ độc tài hay là một chế độ pháp quyền thì niềm hy vọng về công minh, chính trực và công bằng của hoạt động xét xử chưa bao giờ mất đi trong tiềm thức của người dân. Điều này được thể hiện rõ qua các biểu tượng công lý được các nền văn minh tôn thờ trong lịch sử, như người Trung Hoa, người Việt Nam tôn thờ và ngưỡng mộ hình ảnh Thanh thiên Bao công, ở nền văn minh La Mã thì tôn thờ Nữ thần công lý Justiati với những chi tiết biểu thị các phương diện của hoạt động xét xử của Tòa án; ở nền văn minh Ai cập cổ đại thì tôn thờ nữ thần Maat và Isis được coi là biểu tượng công lý ở xứ này… Do hoạt động xét xử là biểu tượng công lý trong tiềm thức của người dân nên phán quyết của Tòa án có sự ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ, tình cảm và niềm tin vào công bằng, bình đẳng của pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đây chính là một trong những cơ sở xã hội thuận lợi để Tòa án thông qua hoạt động xét xử giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người của người dân. Hoạt động xét xử là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước một cách công khai và dân chủ rộng rãi. Trong quá trình xét xử, bị can, bị cáo, đương sự, người bào chữa, người làm chứng, người bị hại có quyền tham gia trực tiếp vào hoạt động xét xử cho nên họ dễ dàng nắm bắt được các quy định của pháp luật về quyền con người được áp dụng để giải quyết vụ án, đồng thời được trực tiếp thực hành các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Chính vì thế, hoạt động xét xử là phương thức giáo dục pháp luật sinh động và thiết thực đối với bị can, bị cáo, đương sự, người làm chứng và những người tham gia xét xử khác. Thông qua việc tham gia hoạt động xét xử, hiểu biết pháp luật, tri thức về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia xét xử 22 khác sẽ được nâng lên. Đồng thời, thái độ, tình cảm và sự nhìn nhận của những người này đối với hành vi vi phạm pháp luật, quyền và nghĩa vụ pháp lý sẽ có những thay đổi nhất định theo chiều hướng tích cực. Hoạt động xét xử không đơn thuần áp dụng quy phạm một cách máy móc mà phải được thực hiện một cách sáng tạo trên cơ sở phân tích, làm rõ ý nghĩa, nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật trong mối quan hệ với hành vi vi phạm pháp luật cá biệt cho nên những người tham gia xét xử không chỉ nắm bắt được nội dung của quy phạm mà còn thấu hiểu được ý nghĩa xã hội, mục đích hướng đến của quy phạm. Những tri thức này cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người của những người tham gia xét xử. Chính vì tác động một cách toàn diện và sâu sắc đến các cấp độ và các phương diện của ý thức pháp luật của người tham gia xét xử nên hoạt động xét xử được thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật, tuân thủ nghiêm minh quyền con người và phán xử vô tư, khách quan sẽ nâng cao ý thức pháp luật, ý thức tôn trọng và đề cao quyền con người của bị can, bị cáo, đương sự, người làm chứng và những người tham gia hoạt động xét xử. Bản án, quyết định của Tòa án là sự khẳng định của Nhà nước về tính hợp pháp của hành vi pháp lý cũng như sự lên án gay gắt của Nhà nước và pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi pháp lý mà Tòa án tuyên vi phạm pháp luật bị áp dụng các biện pháp trừng trị nghiêm khắc và người thực hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại quyền và lợi ích của người khác phải phục hồi quyền và lợi ích đó theo nội dung phán quyết của Tòa án. Bản án, quyết định của Tòa án không phải là những quy phạm pháp luật có tính trừu tượng mà luôn mô tả rõ ràng những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể cho những cá nhân, tổ chức cụ thể trên cơ sở hành vi pháp lý cụ thể cho nên người tiếp xúc với bản án, quyết định của Tòa án dễ dàng nhận biết được hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật, hành vi như thế nào là bị pháp luật trừng trị, mức độ trừng trị ra sao. Các quy phạm 23 pháp luật được cá biệt hóa với hành vi vi phạm pháp luật nên việc tìm hiểu pháp luật thông qua các bản án sinh động, dễ nhớ và có tính thực tiễn thi hành cao. Thực tiễn đào tạo khoa học pháp lý đã chứng minh bản án, quyết định của Tòa án là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề luật. Điều này cho thấy hoạt động xét xử không chỉ tác động đến người tham gia tố tụng tư pháp, người dân mà còn tác động đến tri thức, tâm lý và ý thức của những người hành nghề luật, những chuyên gia pháp lý. Dân chủ và công khai là đặc tính cơ bản của hoạt động xét xử nên phạm vi không gian tác động của hoạt động xét xử không chỉ bó hẹp trong phòng xử án mà còn có thể tác động đến bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng. Chính vì thế, bản án, quyết định Tòa án có thể ảnh hưởng đến tâm lý, thái độ và niềm tin của người dân một cách rộng rãi trong đời sống xã hội. Sự lên án, bất bình hay đồng tình, ủng hộ phán quyết của Tòa án không chỉ dừng lại ở tâm lý của bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng tư pháp mà đó có thể là thái độ, tìm cảm của cả một cộng đồng xã hội. Bản án, quyết định hợp tình, hợp lý sẽ củng cố mạnh mẽ thái độ tôn trọng pháp luật, niềm tin của xã hội vào công lý và ngược lại bản án, quyết định bất công sẽ tạo ra hệ lụy lớn cho quyền con người vì lúc đó nhiều người trong xã hội không tin tưởng vào công lý, công bằng và bình đẳng của pháp luật của chế độ nhà nước. Như vậy, Tòa án thông qua hoạt động xét xử không chỉ cung cấp tri thức pháp luật cho những người tham gia tố tụng tư pháp mà còn hướng dẫn họ cách thức thực hành pháp luật. Một hoạt động có sự kết hợp hài hòa giữa cung cấp tri thức pháp luật và thực tiễn thi hành luật là phương thức giáo dục pháp luật về quyền con người hiệu quả, thu hút được sự tham gia tích cực của người được giáo dục. Chính vì thế, hoạt động xét xử không chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật mà trở thành một trong những hình thức tuyên truyền và giáo dục pháp luật hữu hiệu trong đời sống xã hội. Tòa án áp dụng pháp luật 24 nghiêm minh, xét xử đúng người, đúng tội và phù hợp với lẽ phải, công bằng xã hội sẽ có sự tác động sâu sắc đến tri thức và tình cảm, niềm tin của người dân vào pháp luật và công lý. Tri thức pháp luật nói chung, tri thức về quyền con người trong pháp luật nói riêng chính là cơ sở, tiền đề đặc biệt quan trọng hình thành nên ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người của cá nhân và đồng thời là nền tảng xã hội củng cố và phát triển văn hóa quyền con người của quốc gia và dân tộc. 1.5. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 1.5.1. Việc tổ chức quyền lực Nhà nước Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực tế, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới thông thường quyền lập pháp được giao cho Quốc hội hay Nghị viện, quyền hành pháp được giao Chính phủ, quyền tư pháp được giao cho Tòa án. Các nhánh quyền lực này được giới hạn bằng công cụ pháp lý thông qua việc phân chia thành các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Sự phân chia này không chỉ nhằm chuyên môn hóa các quyền mà còn tạo ra cơ chế giám sát, chế ước lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực, tạo ra sự cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. Sự phân định này là điều kiện cơ bản để nhân dân giao quyền mà không bị lạm quyền, nhân dân kiểm soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao. Trong nhà nước pháp quyền, tư pháp độc lập được thừa nhận có khả năng nhất bảo đảm cho những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền được duy trì và tồn tại trong xã hội cũng như việc bảo vệ quyền con người của quyền lực nhà nước. Chính vì thế để bảo đảm cho quyền tư pháp được vận hành 25 đúng với bản tính vốn có của nó thì việc xét xử độc lập là yếu tố vô cùng quan trọng. Độc lập xét xử khó được bảo đảm nếu quyền tư pháp không thể độc lập trong mối quan hệ với quyền lực hành pháp và quyền lực lập pháp. So với quyền lập pháp và quyền hành pháp, quyền tư pháp không có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ bởi quyền lực chính trị như quyền lập pháp cũng như công cụ quyền lực cưỡng chế mạnh mẽ như quyền hành pháp nên tính tự vệ của quyền tư pháp trước nguy cơ chi phối của quyền lập pháp hoặc quyền hành pháp không cao. Do đó, để bảo đảm sự độc lập của Tòa án, hạn chế sự xâm hại của các quyền lực khác vào hoạt động của Tòa án, Hiến pháp cần phải hiến định cơ chế bảo đảm sự độc lập của Tòa án. Tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án sẽ hạn chế được nguy cơ bị chi phối bởi các cơ quan nhà nước khác, bảo đảm được năng lực, chất lượng xét xử của Tòa án, là cơ sở vững chắc bảo đảm cho vai trò bảo vệ quyền con người của Tòa án. Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Điều đó, có thể được hiểu là mỗi cơ quan trong việc thực thi quyền lực nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau bằng các quyền cụ thể do pháp luật quy định, đồng thời mỗi cơ quan đều có trách nhiệm thực hiện đúng phạm vi quyền lực của mình, không xâm lấn, không lạm quyền. Như vậy, Hiến pháp mới được ban hành năm 2013 đã thể hiện rõ nội dung ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được xác lập trên thực tế. Sự phân công rành mạch ba quyền này tạo cơ sở pháp lý cho cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cũng như thực tế để Tòa án phát huy được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền con người. 1.5.2. Hệ thống pháp luật của quốc gia Như chúng ta thấy, pháp luật hiện diện ở tất cả các điều kiện khác, tạo cơ sở pháp lý cho các điều kiện ấy phát huy được vai trò và hiệu quả của 26 chúng trong việc thực hiện quyền con người trên quy mô toàn xã hội. Pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người. Để phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người thì phải thể chế hóa quyền con người thành các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật, phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế, tạo thành đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người. Nói cách khác, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người chính là đảm bảo thực hiện quyền con người bằng pháp luật. Thể chế hóa quyền con người trong hệ thống pháp luật, không chỉ là cụ thể hóa quyền con người thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân và những người không phải là công dân hoặc bị tước đi quyền công dân, mà nó còn bao hàm cả việc quy định các hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân, quy định về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công chức Nhà nước, xây dựng hệ thống các thủ tục tố tụng trong đó có tố tụng hình sự, cụ thể hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà các quốc gia đã tham gia ký kết hay phê chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ quyền con người. Quyền con người được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật thành hệ thống các quy định nêu trên, nhưng nếu không có cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó thì không thể nói đã có đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người. Vì vậy, phải triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật… nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên xã hội, hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội. Đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của bộ máy Nhà nước, phải bảo đảm cho các quy định 27 nhằm thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hệ thống pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân ngày càng giảm, các hiện tượng vi phạm càng phải được phát hiện, xử lý kịp thời. Quá trình thể chế hóa quyền con người, xây dựng các thiết chế bảo đảm thực hiện nó trong hệ thống pháp luật cũng chính là quá trình xây dựng đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người. Quyền con người được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật sẽ trở nên vô nghĩa nếu việc tổ chức thực hiện không được thường xuyên. Khả năng bảo đảm bảo vệ quyền con người trong quá trình tổ chức thực hiện trước hết phụ thuộc vào chất lượng của việc thể chế hóa quyền con người tự nhiên thành quyền công dân, cùng với các thiết chế bảo đảm thực hiện nó trong hệ thống pháp luật như: bảo đảm tính cụ thể, đồng bộ thuận tiện khả thi của các quy định pháp luật về quyền công dân; xây dựng thiết chế tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước hướng đến mục tiêu thực hiện bảo vệ quyền con người; xây dựng hệ thống các thủ tục tố tụng ngăn ngừa sự tùy tiện, lạm quyền của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng, hòa nhập pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Như vậy, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người là hệ thống các quy định trong hệ thống pháp luật nhằm cụ thể hóa, bảo đảm thực hiện bảo vệ quyền con người và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó trong thực tiễn đời sống. Hoạt động xét xử của tòa án phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng luật định, cho nên pháp luật tố tụng là cơ sở pháp lý bảo đảm cho tòa án thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình đặc biệt là hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử chỉ bảo đảm được công bằng, vô tư, khách quan khi có hệ thống pháp luật tố tụng đầy đủ, thống nhất và bảo đảm được quyền con 28 người toàn diện cũng như khả năng độc lập của tòa án, Thẩm phán, hội thẩm trước các bên tham gia tố tụng, các cơ quan nhà nước khác. Chính vì pháp luật tố tụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xét xử nên các chế định pháp lý trong lĩnh vực này phải cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử, các nguyên tắc về tổ chức hoạt động của tòa án, các nguyên tắc cơ bản của tổ chức bộ máy nhà nước, cụ thể: Thẩm quyền xét xử của tòa án phải bao quát hết các tranh chấp, mâu thuẫn trong giao lưu dân sự, các hành vi vi phạm pháp luật (kể cả quyết định, hành vi công vụ của cán bộ công chức, cơ quan nhà nước) và các hành vi phạm tội diễn ra trong xã hội; trình tự, thủ tục tư pháp được xác định rõ ràng, chặt chẽ, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước tòa án, đồng thời nội dung dễ hiểu, dễ thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có thể tiếp cận; pháp luật phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp. 1.5.3. Chất lượng của đội ngũ Thẩm phán Thẩm phán là những người được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, bảo vệ công lý của chế độ, nên Thẩm phán cần phải hội đủ những điều kiện về trình độ, năng lực, đạo đức, bản lĩnh… Họ vừa phải thực hiện trách nhiệm xã hội cao cả là cầm cân nảy mực, vừa phải thực hiện nghĩa vụ của một công dân chân chính. Năng lực của Thẩm phán quyết định đến chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án. Hoạt động xét xử đúng pháp luật, chính xác, hợp tình hợp lý hay không cơ bản là do hội đồng xét xử, trong đó Thẩm phán đóng vai trò quan trọng vì Thẩm phán đồng thời là chủ tọa phiên tòa quyết định nội dung vụ việc. Ngoài ra, chất lượng đội ngủ Thẩm phán còn là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến tính độc lập của toà án nói chung, của Thẩm phán nói riêng trong quá trình xét xử. Vì thế, việc xây dựng một cơ chế đào tạo đồng 29 bộ, cùng với việc tuyển dụng và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên và toàn diện cho các Thẩm phán là vô cùng cần thiết để Tòa án thực hiện được vai trò bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hiện nay. 1.5.4. Điều kiện kinh tế - văn hóa Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện quyền con người. Nhưng muốn phát triển kinh tế thì đường lối chính sách, cơ chế phải được cụ thể hóa trong pháp luật. Pháp luật sẽ tạo khuôn khổ môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế được các mặt tiêu cực. Điều kiện kinh tế - văn hóa có tác động lớn đến nhận thức của con người, nhận thức của con người càng tăng thì Tòa án sẽ đảm bảo, bảo vệ quyền con người trong quá trình tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình được tốt hơn. Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập, nghiên cứu nâng cao nhận thức về mọi mặt. Mặt khác, pháp luật có vai trò giáo dục tích cực, mạnh mẽ đối với tất cả các thành viên trong xã hội góp phần hình thành văn hóa pháp lý ở mọi người, giúp cho mọi người biết sống và làm việc theo pháp luật, biết “tự bảo vệ” các quyền và lợi ích hợp pháp của mình và biết tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong cộng đồng. 1.5.5. Hiệu quả của hoạt động thi hành án Thi hành án là công đoạn cuối cùng của việc thực thi quyền lực tư pháp, khâu cuối cùng của quá trình giải quyết vụ án, là quá trình tổ chức thực thi nghiêm minh các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Quyền lực tư pháp nếu chỉ dừng lại ở việc ra phán quyết đúng sai, khẳng định công lý thì chưa đủ và công lý đó chỉ nằm trên giấy tờ mà thôi. Những phán 30 quyết của tòa án nhân danh quyền lực tư pháp chỉ có giá trị đích thực khi chúng được tổ chức thi hành nghiêm minh trên thực tế. Điều này cho thấy hoạt động thi hành án có sự tác động mạnh mẽ đến chất lượng và hiệu quả bảo vệ quyền con người của hoạt động xét xử. Hoạt động thi hành án là hoạt động bảo đảm cho những biện pháp trừng phạt người thực hiện hành vi hủy hoại, xâm hại quyền con người được hiện thực hóa vào đời sống xã hội. Những biện pháp khôi phục quyền con người của tòa án cũng chỉ được hiện thực hóa thông qua hoạt động thi hành án đặc biệt là hoạt động thi hành án dân sự (trừ trường hợp người có nghĩa vụ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án). Nếu bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật không được tổ chức thi hành hoặc được thi hành không đầy đủ thì ý nghĩa xã hội của bản án, quyết định của tòa án bị ảnh hưởng nghiêm trọng, niềm tin của xã hội vào hoạt động xét xử sẽ không cao. Chính vì thế, nhằm bảo đảm bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực được thi hành một cách nghiêm minh, pháp luật luôn chú trọng các cơ chế pháp lý mang tính quyền lực mạnh mẽ để buộc các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước thực thi nghĩa vụ thi hành án. Những cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước không thực thi nghĩa vụ thi hành án, thực thi không đầy đủ nghĩa vụ thi hành án sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc bằng những loại chế tài pháp lý kể cả chế tài pháp lý hình sự. Đồng thời, Nhà nước và pháp luật không ngừng hoàn thiện pháp luật và thể chế bảo đảm hoạt động thi hành án được thực hiện khoa học, hợp lý, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thi hành án. Do ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng và hiệu quả bảo vệ quyền con người của bản án, quyết định của tòa án nên việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thi hành án là yếu tố quan trọng bảo đảm vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. 31 Ngoài các yếu tố tác động chính kể trên, theo chúng tôi còn có các yếu tố khác như yếu tố con người; yếu tố khoa học kỹ thuật và yếu tố hợp tác quốc tế… cũng tác động không nhỏ đến vị trí và vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. 32 Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng tổ chức hệ thống tòa án ở Việt Nam hiện nay Theo thống kê hiện nay cả nước có 700 TAND cấp huyện, 63 TAND cấp tỉnh và TANDTC; tổng biên chế của TAND cấp tỉnh là 4.088 người, trong đó có 1.170 Thẩm phán trung cấp; tổng biên chế TAND cấp huyện là 10.427 người, trong đó có 4.865 Thẩm phán trung cấp và sơ cấp [31]. Hệ thống TAND được tổ chức theo tiêu chí địa giới hành chính và có ba cấp, theo đó hệ thống Tòa án gồm: TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh, TANDTC. Hệ thống Tòa án quân sự về cơ bản, được tổ chức theo địa bàn quân khu, hiện nay hệ thống Tòa án quân sự gồm có: Tòa án quân sự trung ương; 9 Tòa án quân sự cấp quân khu và 17 Tòa án cấp khu vực. Tòa án quân sự được tổ chức theo 3 cấp, và thẩm quyền xét xử chủ yếu là xét xử các vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ [61]. Việc tổ chức hệ thống Tòa án theo địa hạt hành chính như hiện nay có ưu điểm là công tác xét xử bám sát với nhiệm vụ chính trị của các địa phương, bám sát cơ sở, đồng bộ với các cơ quan tiến hành tố tụng và bổ trợ tư pháp của địa phương, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn xét xử các loại vụ án, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan bổ trợ tư pháp với Tòa án. Tuy nhiên, việc tổ chức hệ thống Tòa án theo tiêu chí trên đã bộc lộ nhiều hạn chế khiến cho sự độc lập của Tòa án khó được bảo đảm đặc biệt là những áp lực của các cơ quan hành chính địa phương, hệ thống chính trị địa phương vào hoạt động xét xử của Tòa án. Những hạn chế này được thể hiện ở những phân tích dưới đây: 33 2.1.1. Tòa án nhân dân cấp huyện Với số lượng TAND cấp huyện lên tới 700 như hiện nay là quá lớn, và đang có xu hướng tăng lên, vì nhu cầu thành lập mới các đơn vị hành chính cấp huyện. Điều này đã làm cho việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường nguồn lực cho TAND cấp huyện là rất khó khăn, trong khi đó lượng việc mà TAND cấp huyện phải giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm chiếm phần lớn các loại vụ việc thuộc thẩm quyền của ngành TAND. Điều này lại mâu thuẫn với thực tế là số lượng cán bộ ở từng TAND cấp huyện tương đối ít nên việc tổ chức, bộ máy của TAND cấp huyện khá đơn giản, không được tổ chức theo lĩnh vực xét xử, nên khó khăn trong việc đầu tư, đào tạo chuyên ngành cho các Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp huyện. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xét xử, kéo theo làm giảm niềm tin trong nhân dân đối với hoạt động của Tòa án. Việc tổ chức theo đơn vị hành chính cấp huyện cũng ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của TAND cấp huyện, ảnh hưởng đến tính độc lập tương đối của TAND cấp huyện. Hơn nữa, xuất phát từ sự phát triển kinh tế xã hội của các đơn vị hành chính cấp huyện không đồng đều, tình hình dân số, tình hình phát sinh diễn biến tội phạm, tình hình các tranh chấp không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện, nên số lượng vụ án mà các Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết xét xử cũng không đồng đều. Có huyện hàng năm phải giải quyết quá nhiều án, nhưng có huyện lại rất ít án. Điều này đã và đang diễn ra làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, nhất là đối với các Tòa án cấp huyện rơi vào tình trạng quá tải. 2.1.2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh Theo quy định của pháp luật thì TAND cấp tỉnh có 5 Tòa chuyên trách là Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính; nhưng số lượng vụ án của 5 lĩnh vực này không đồng đều ngay trong TAND 34 cấp tỉnh, và không đồng đều giữa các TAND cấp tỉnh. Thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm các vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. Thực tế, thời gian vừa qua TAND cấp huyện tăng thẩm quyền, số lượng các vụ án mà TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm có xu hướng giảm, trong khi đó số lượng các vụ án xét xử theo trình tự phúc thẩm của TAND cấp tỉnh có xu hướng tăng. 2.1.3. Tòa án nhân dân tối cao Bất cập lớn nhất của TANDTC hiện nay là tình trạng quá tải về xem xét giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do pháp luật hiện hành quy định về thẩm quyền, và cơ cấu tổ chức của TANDTC chưa hợp lý. Thể hiện ở chỗ TANDTC vừa có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm lại vừa có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, nên phải dàn trải nguồn lực để thực hiện 2 nhiệm vụ này, trong khi không thể phân cấp cho Tòa án cấp dưới thực hiện. Luật quy định Hội đồng Thẩm phán TANDTC khi mở phiên họp để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia, quyết định của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành nghĩa là thành viên Hội đồng Thẩm phán phải tham gia đầy đủ các phiên họp, trong khi các thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC đều giữ các chức vụ chủ chốt của TANDTC, phụ trách các bộ phận thuộc TANDTC nên việc tham gia được đầy đủ, thường xuyên các phiên họp là rất khó, hoặc nếu tham gia được cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc mà họ đang đảm nhiệm tại các đơn vị được giao phụ trách. Đối với các đơn vị giúp việc của TANDTC hiện nay chủ yếu là giúp việc để lãnh đạo TANDTC điều hành các hoạt động của ngành TAND, chưa được tổ chức theo hướng thực hiện các chức năng nhiệm vụ của TANDTC. 35 Hiện nay đơn vị giúp việc cho Hội đồng Thẩm phán TANDTC là Ban Thư ký, nhưng với điều kiện như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán TANDTC theo quy định. Trên thực tế Ban Thư ký mới chỉ giúp Hội đồng Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm là chủ yếu. Đối với Chánh án TANDTC, theo quy định của Điều 25 Luật Tổ chức TAND thì Chánh án TANDTC có 12 nhóm nhiệm vụ, trong khi đó chưa có đơn vị nào trực tiếp giúp Chánh án TANDTC cập nhật, theo dõi, điều phối 12 nhóm nhiệm vụ đó, mà công việc này được phân công cho các đơn vị giúp việc của TANDTC, nên rất phân tán, khó khăn trong việc điều hành của Chánh án TANDTC. Như vậy, với tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và thẩm quyền của hệ thống TAND hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò là cơ quan cao nhất của hệ thống cơ quan được giao thực hiện quyền tư pháp - một trong ba nhánh quyền lực cơ bản của Nhà nước, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CCTP mà Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đã đề ra. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá về thực trạng hệ thống tổ chức TAND hiện nay là vô cùng cần thiết, thông qua đó có những đề xuất kiến nghị những nội dung cần sửa đổi bổ sung về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và thẩm quyền của TAND để phát huy được tối đa vai trò bảo vệ quyền con người của Tòa án trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Thực trạng vị trí, vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay Vấn đề bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay không chỉ do một cơ quan duy nhất là Tòa án thực hiện mà là một cơ chế phối hợp, kiểm soát, phân công giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các cá nhân… Chính vì vậy, trước khi đánh giá về thực trạng vai trò của Tòa án trong bảo vệ quyền con người chúng ta cần làm rõ vị trí của Tòa 36 án trong hệ thống các cơ quan nhà nước và mối quan hệ của Tòa án với các cơ quan này. 2.2.1. Thực trạng vị trí của Tòa án trong hệ thống các cơ quan nhà nước Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho TAND. Do vậy, TAND có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, TANDTC, các TAND địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, căn cứ vào pháp luật để đưa ra các phán quyết thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với từng vụ việc cụ thể. Thứ hai, bằng hoạt động xét xử, Toà án thực hiện chức năng kiểm tra hành vi pháp lý của các cơ quan Nhà nước, quyền công dân, quyền con người. Xa hơn là Toà án bảo vệ cho trật tự xã hội ổn định, an toàn và có môi trường phát triển lành mạnh, bền vững. Thứ ba, Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Điều này được cụ thể qua Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [5]. 2.2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước ta hiện nay - Quan hệ giữa Tòa án với Quốc hội 37 Trên cơ sở nguyên tắc hiến định “quyền lực Nhà nước thống nhất và thuộc về nhân dân” và nguyên tắc “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” thì Toà án ở nước ta có sự phụ thuộc khá nhiều vào Quốc hội. Bản chất của mối quan hệ này là cấp trên và cấp dưới - trong đó Quốc hội là cấp trên và Tòa án là cấp dưới. Quốc hội có quyền ban hành tất cả các loại văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức hoạt động của Toà án; các quy tắc tố tụng của Toà án. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản pháp luật của toà án trái với Hiến Pháp, luật pháp hay Nghị quyết của mình. Quốc hội bầu và bãi nhiệm chức Chánh án TANDTC. Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với vị trí này. Chánh án TANDTC phải báo cáo hàng năm trước Quốc hội; phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nếu có yêu cầu của đại biểu Quốc hội. Quốc hội quyết định ngân sách hoạt động hằng năm của Toà án. Như vậy, Quốc hội quyết định khá nhiều các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của hệ thống Tòa án ở nước ta hiện nay. - Quan hệ giữa Tòa án với Chủ tịch nước Hiến pháp xác định rõ Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Trong mối quan hệ với Toà án, Chủ tịch nước có quyền giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động của Toà án thông qua báo cáo của chánh án TANDTC. Ngoài ra trong hoạt động xét xử hình sự thì Chủ tịch nước còn tham gia vào quá trình ra phán quyết của toà án thông qua cơ chế xét ân xá trong các vụ việc hình sự có tuyên án tử hình. - Quan hệ giữa Tòa án với Chính phủ Theo quy định của pháp luật hiện hành, mối quan hệ giữa toà án và Chính phủ được xem là mối quan hệ phối hợp có tính điển hình đồng thời cũng là mối quan hệ mang tính rường cột trong hệ thống quyền lực nhà nước. Tòa án trong hoạt động áp dụng pháp luật của mình phải tuân thủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật do Chính phủ ban hành. Thực trạng toà án phải áp dụng các 38 văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ trong quá trình xét xử phần nào đã dẫn đến tình trạng toà án có sự phụ thuộc nhất định vào Chính phủ. - Quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương Để bảo đảm sự thống nhất quyền lực Nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện), Toà án được tổ chức theo đơn vị hành chính và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Chánh án TAND các cấp địa phương phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp. - Quan hệ giữa Toà án với các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan Tư pháp Như đã khẳng định ở trên, trong hệ thống các cơ quan tư pháp, toà án có vị trí trung tâm. Thông qua hoạt động xét xử toà án sẽ đánh giá tính đúng đắn các hành vi pháp lý của cơ quan điều tra, phán xử hành vi truy tố của Viện kiểm sát nhân dân có đúng quy định pháp luật hay không và đưa ra phán quyết để cơ quan thi hành án thực hiện hoạt động thi hành án. Trong mối quan hệ bên trong này, xét xử là hoạt động trung tâm, là hoạt động thể hiện tập trung nhất bản chất của quyền tư pháp. Mặt khác, pháp luật trao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của toà án trong quá trình diễn ra phiên toà. Chính quy định này đã có ảnh hưởng đến tính chất trung tâm, tính độc lập của toà án trong hệ thống cơ quan tư pháp. Như vậy, trong pháp luật nước ta, Toà án có vị trí độc lập tương đối trong bộ máy Nhà nước. Sự phụ thuộc của Toà án vào hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) hiện nay là tương đối lớn. Tính chất trung tâm của Toà án trong hệ thống các cơ quan tư pháp chưa được bảo đảm do sự tác động từ phía Viện kiểm sát nhân dân thông qua quyền giám sát hoạt động xét xử tại phiên toà. Chính những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến hoạt động của Toà án, đặc biệt là yêu cầu có tính nguyên tắc 39 hiến định của hoạt động tài phán- Toà án phải độc lập chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử. 2.2.3. Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay Như phần trên đã trình bày, Tòa án có vị trí rất quan trọng trong bộ máy cơ quan nhà nước hiện nay. Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” [41, Điều 102]. Theo quy định này thì Toà án là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, chức năng xét xử của Toà án là chức năng cơ bản và quan trọng nhất, nó bao trùm và xuyên suốt quá trình hoạt động của Toà án. Trong vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, vai trò của Toà án biểu hiện qua chức năng và thẩm quyền của Toà án, điều này được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức TAND, BLTTHS, BLTTDS, Luật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật khác nhau. Thực tế cho thấy, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta được thể hiện thông qua việc kiểm soát quyền lực Nhà nước; thông qua hoạt động xét xử trong các lĩnh vực: hình sự, dân sự, hành chính; thông qua việc giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người của cá nhân, xã hội. Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi xin trình bày sâu về thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử, vì đây là hoạt động chính và quan trọng nhất, nó bao trùm lên hầu hết các hoạt động khác của Tòa án. 2.2.3.1. Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự Nhà nước pháp quyền XHCN là một nhà nước mà ở đó, quyền con 40 người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Con người khi sinh ra ai cũng có quyền sống trong môi trường an toàn, trong đó có sự an toàn về pháp lý. Một người chỉ có thể bị buộc tội khi họ được xét xử tại tòa án độc lập, công khai và công bằng. Hiến pháp cũng như pháp luật hình sự Việt Nam có những quy định chặt chẽ về thủ tục xét xử vụ án hình sự tại tòa án trong đó ghi nhận vai trò của tòa án trong việc xét xử, đồng thời quy định các quyền của bị cáo tại giai đoạn xét xử. Cụ thể, là việc quy định về thời hạn xét xử cho từng loại tội; quy định quyền của bị cáo trước tòa như bào chữa, nhờ người bào chữa, tranh tụng bình đẳng với bên buộc tội; quy định quyền kháng cáo và nguyên tắc hai cấp xét xử. Những quy định này nhằm đảm bảo quyền được xét xử công bằng và có một bản án công bằng của người bị buộc tội. Trong giai đoạn gần đây, thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, các Toà án tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, yêu cầu và giải pháp mà Chỉ thị số 48-CT/TW đề ra, đã chú trọng việc tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo giải quyết tốt vụ án, đặc biệt là đối với những vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm. Một số Tòa án địa phương đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp xây dựng quy chế phối hợp trong công tác, định kỳ họp trao đổi, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật, nhằm đảm bảo giải quyết tốt vụ án. Nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án về tham nhũng đã được các Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương cũng như cả nước. Điển hình là vụ án Dương Chí Dũng phạm tội “Tham ô tài sản và Cố ý làm 41 trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế” gây hậu quả nghiêm trọng; vụ án Phạm Trọng Thi cùng các đồng phạm; vụ án Nguyễn Quốc Sơn cùng các đồng phạm và vụ án Đoàn Tiến Dũng cùng các đồng phạm đều phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ” ... Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản đã đảm bảo tính nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Việc xử phạt tù nhưng cho các bị cáo được hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đều được các Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo có căn cứ pháp luật. Đối với các vụ án về kinh tế, tham nhũng, các Tòa án đều đảm bảo xét xử nghiêm khắc, đặc biệt là đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng xét xử sai, gây oan cho người vô tội vẫn còn tồn tại khiến cho nhiều bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị sửa, bị hủy. Điều này làm cho hoạt động xét xử không những không trừng trị được hành vi tội phạm xâm hại đến quyền con người mà còn trở thành hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người. Vì khi Tòa án xét xử sai, gây oan sai cho người vô tội thì những người không phạm tội bị tước đoạt hoặc bị hạn chế những quyền cơ bản của con người. Vì vậy, xét xử sai, gây oan sai cho người vô tội là một loại hành vi ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Tòa án kết tội sai, kết tội oan sẽ làm cho pháp luật không bảo vệ được quyền con người, niềm tin của xã hội đến công bằng, công lý bị giảm sút. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng nhất định nhưng trong thời gian qua tình trạng oan sai vẫn chưa chấm dứt, đặc biệt, vẫn còn những vụ án oan gây chấn động dư luận xã hội, điển hình như vụ xét xử oan sai của TAND tỉnh Bắc 42 Giang về tội “giết người, hiếp dâm” đối với ông Nguyễn Thanh Chấn đã làm cho ông Chấn phải nhận bản án oan “tù chung thân” và đã phải ở tù oan đến 10 năm trời mới được minh oan; vụ án xét xử gây oan sai của TAND tỉnh Tiền Giang về tội “giết người” đối với ông Trần Văn Chiến đã khiến ông Chiến phải ngồi tù oan hơn 16 năm; vụ án xét xử gây oan sai của TAND tỉnh Đồng Nai về tội “giết người cướp của” đối với ông Bùi Minh Hải đã khiến ông Hải phải nhận bản án tù chung thân… Bên cạnh đó tình trạng vi phạm quyền được bào chữa của bị cáo trong quá trình xét xử cũng chưa bảo đảm. Theo quy định của Luật Tố tụng hình sự hoạt động xét xử được tiến hành sau khi tòa án nhận được cáo trạng quyết định truy tố bị can, tất cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi và tranh luận. Trong khi đó chất lượng của hoạt động tranh luận tại Tòa vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều phiên tòa chưa đảm bảo chất lượng thực chất mà vẫn còn mang tính hình thức, quyền bào chữa của bị can tại phiên tòa chưa được đảm bảo. Theo thống kê từ năm 2007 đến năm 2013, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã xét xử được số lượng các vụ án hình sự như sau: Năm 2007, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm 75.191 vụ án hình sự với 128.126 bị cáo trong tổng số 77.198 vụ với 132.425 bị cáo đã thụ lý, đạt 97,4% số vụ và 96,7% số bị cáo; tăng hơn 0,4% so với cùng kỳ năm trước và vượt 7,4% so với chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ các bản án quyết định về hình sự bị huỷ là 0,63% (do nguyên nhân chủ quan là 0,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,23%), bị sửa là 4,43% (do nguyên nhân chủ quan là 1,05% và do nguyên nhân khách quan là 3,38%). So với năm 2006, tỷ lệ các bản án, quyết định hình sự bị hủy tăng 0,03% và bị sửa tăng 0,33% [44]. 43 Năm 2008, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 79.291 vụ án hình sự với 135.976 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 77.407 vụ án với 131.893 bị cáo, đạt 97,6% số vụ và 97% số bị cáo (vượt 5,6% so với chỉ tiêu đề ra). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 63.040 vụ với 109.338 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 14.165 vụ với 22.259 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 202 vụ với 296 bị cáo. Tỷ lệ các bản án quyết định về hình sự bị huỷ là 0,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,17% và do nguyên nhân khách quan là 0,43%), bị sửa là 4,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,7% và do nguyên nhân khách quan là 3,9%). So với năm trước, số vụ án bị huỷ do nguyên nhân chủ quan giảm 0,83%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,35% [45]. Năm 2009, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 80.104 vụ án với 138.823 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 78.343 vụ án với 134.717 bị cáo, đạt 97.8% số vụ và 97% số bị cáo. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 65.462 vụ với 114.344 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 12.687 vụ với 20.079 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 194 vụ với 294 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 0,71% (do nguyên nhân chủ quan là 0,38% và do nguyên nhân khách quan là 0,33%), bị sửa là 4,21% (do nguyên nhân chủ quan là 0,54% và do nguyên nhân khách quan là 3,67%). So với năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0,21%, tỷ lệ bị sửa giảm 0,16% [46]. Năm 2010, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 71.680 vụ án với 121.793 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 68.381 vụ án với 114.988 bị cáo (đạt 95% số vụ và số bị cáo). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 55.221 vụ với 95.241 bị cáo (có 2.178 vụ án với 5.342 bị cáo Toà án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung); theo thủ tục phúc thẩm 12.971 vụ với 19.417 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 189 vụ với 330 bị cáo. 44 Tỷ lệ các bản án quyết định bị huỷ là 0,75% (do nguyên nhân chủ quan là 0,44% và do nguyên nhân khách quan là 0,31%); bị sửa là 5,1% (do nguyên nhân chủ quan là 0,45% và do nguyên nhân khách quan là 4,65%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0,06%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,09% [47]. Năm 2011, Các TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết, xét xử được 75.014 vụ án với 127.247 bị cáo, đạt 97%, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 6.633 vụ với 12.259 bị cáo, trong đó giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 60.925 vụ với 107.000 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 13.896 vụ với 19.989 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 193 vụ với 258 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0.5% (do nguyên nhân chỉ quan 0,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 4,8% (do nguyên nhân chủ quan 0,4% và do nguyên nhân khách quan 4,4%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,04%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,05% [48]. Năm 2012, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 83.116 vụ với 146.968 bị cáo, tăng 6.222 vụ với 15.540 bị cáo so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết, xét xử được 81.643 vụ án với 144.448 bị cáo (đạt 98% số vụ và số bị cáo), tăng 6.629 vụ với 17.241 bị cáo; cụ thể: Giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 67.369 vụ với 122.960 bị cáo (trong đó có 27 vụ án với 68 bị cáo về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, 321 vụ án với 733 bị cáo về các tội tham nhũng, 15.285 vụ án với 19.260 bị cáo về các tội ma túy, 11.637 vụ án với 19.674 bị cáo về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, 26.617 vụ án với 45.866 bị cáo về các tội xâm phạm sở hữu, còn lại là các tội phạm khác). Các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình và tù chung thân đối với 530 bị cáo; xử phạt tù có thời hạn 81.843 bị cáo; xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo 45 25.458 bị cáo, bằng 22% (trong đó có 155 bị cáo phạm các tội về tham nhũng), còn lại là các hình phạt khác. Giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 14.119 vụ với 21.239 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 155 vụ với 249 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,5% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 0,2%); bị sửa là 4,9% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 4,6%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,2% [49]. Năm 2013, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 85.765 vụ với 151.254 bị cáo, tăng 2.649 vụ với 4.286 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 84.086 vụ án với 147.068 bị cáo (bằng 98%, vượt 3% so với chỉ tiêu đề ra), tăng 2.443 vụ so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là: + Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 69.894 vụ với 126.770 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 68.751 vụ với 123.652 bị cáo, trong đó: đình chỉ xét xử 308 vụ với 448 bị cáo (0,5%), trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung 2.285 vụ với 5.601 bị cáo (3,3%), xét xử 66.107 vụ với 117.502 bị cáo (96,2%). Trong số bị cáo đã xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình hoặc tù chung thân 582 bị cáo, xử phạt tù có thời hạn 84.308 bị cáo, xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo 23.007 bị cáo, chiếm 20% (trong đó có 151 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, chiếm 27% trong tổng số các bị cáo bị xét xử về các tội phạm tham nhũng), miễn trách nhiệm hình sự cho 28 bị cáo, tuyên 15 bị cáo không phạm tội, còn lại là các hình phạt khác. + Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 15.603 vụ với 23.991 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 268 vụ với 493 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 15.094 vụ với 22.991 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 241 vụ với 425 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,5% (do nguyên nhân chủ quan 0,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 5,1% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 4,8%). 46 Trong tổng số 84.086 vụ án với 147.068 bị cáo mà toàn ngành đã giải quyết, các Tòa án quân sự giải quyết, xét xử 194 vụ với 329 bị cáo theo thủ tục sơ thẩm; 42 vụ án với 71 bị cáo theo thủ tục phúc thẩm. Tỷ lệ giải quyết các vụ án hình sự của các Tòa án quân sự đạt 94% [50]. Qua số liệu trên, có thể thấy số vụ án hình sự, số bị cáo mà TAND xét xử ngày càng gia tăng, nhưng tỷ lệ án hủy lại giảm dần. Hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND mặc dù còn những hạn chế như phân tích ở trên, nhưng nhìn chung đã đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, phần nào phát huy được vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta. 2.2.3.2. Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử các vụ án dân sự Quyền con người trong lĩnh vực dân sự được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật, các quyền này chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Khi quyền dân sự của con người bị xâm hại, Tòa án thông qua hoạt động xét xử sẽ khôi phục những quyền đó hoặc khôi phục những lợi ích do quyền đó mang lại mà đã bị mất đi hoặc sẽ mất đi bởi hành vi vi phạm pháp luật. Trong những năm gần đây tỷ lệ giải quyết xét xử các vụ việc dân sự của TAND là khá cao. Về cơ bản, các Toà án đã thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, từ việc hướng dẫn cho đương sự thực hiện các nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ đến việc tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết để giải quyết vụ án đúng pháp luật. Đặc biệt, các Toà án đã thực sự quan tâm làm tốt công tác hoà giải, tỷ lệ hoà giải thành chiếm gần nửa trong tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết. Các Tòa án đã có nhiều cố gắng, luôn đảm bảo giải quyết các vụ án 47 trong thời hạn theo quy định của pháp luật; tỷ lệ án quá hạn trong những năm gần đây đã giảm đáng kể. Quá trình giải quyết vụ án, phần lớn các Toà án đã thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng, cũng như áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung. Hàng năm Tòa án đã chủ động tăng cường sự phối hợp với Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp rà soát các bản án dân sự chưa thi hành, để xác định trách nhiệm giữa các cơ quan và xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm của Tòa án. Bên cạnh những kết quả đạt được như phân tích ở trên, thì hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Tòa án ở nước ta vẫn còn một số bất cập nhất định. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Cụ thể, thực trạng xét xử cho thấy số lượng án thụ lý chưa xét xử đúng thời hạn luật định vẫn còn nhiều. Theo thống kê của ngành Tòa án, từ năm 2005 đến năm 2013 thì mỗi năm án tồn đọng khoảng 1.000 vụ việc [42], [43], [44], [45], [46], [47], [48], [49], [50]; xét xử chưa kịp thời hoặc quá trình xét xử kéo dài ảnh hưởng nghiêm trong đến việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự và người có nghĩa vụ liên quan, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Điển hình như vụ tranh chấp nhà đất giữa hai chị em con chú, con bác ruột là bà Nguyễn Thị Gái (Hà Nội) với ông Nguyễn Văn Tị (đã chết) diễn ra cách đây hơn 10 năm mà vẫn chưa xong; vụ tranh chấp đất đai giữa bà Trần Thị Chiu với Công ty du lịch Hà Nội diễn ra từ năm 1997 nhưng mãi 11 năm sau là tháng 11/2008, Tòa án tối cao mới có quyết định kháng nghị tái thẩm, hủy hai bản án vô lý trước đó, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Hà Nội xét xử lại [62]; hay vụ án giải quyết ly hôn giữa bà Trần Thị Hiền và ông Nguyễn Hồng Hào của TAND thành phố Pleiku, tỉnh Gia lai xét xử sơ thẩm ngày 26/11/1988 và kéo đến năm 1996 qua đến 7 phiên xét xử khác nhau [59]; hay 48 vụ án tranh chấp đất đai giữa cụ Triệu Thị Mão với ông Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Chung, trải qua 8 phiên xét xử sở thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm kéo dài từ năm (2002 đến 2008) và đến nay thì vẫn chưa giải quyết xong vì ngày 9/6/2010, TANDTC bất ngờ ra Quyết định kháng nghị bản án số 58/2008/DSPT của TAND thành phố Hà Nội, dù lúc đó bản án này đã thi hành xong gần 2 năm [64]. Thống kê các vụ án dân sự được Tòa ánh nhân dân và Tòa án quân sự các cấp xét xử từ năm 2007 đến năm 2013: Năm 2007, TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm 171.681 vụ việc dân sự trong tổng số 188.992 vụ việc đã thụ lý, đạt 90,84%; tăng 1,78% so với cùng kỳ năm trước và vượt 5,84% so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm. Tỷ lệ các bản án, quyết định những vụ việc dân sự bị huỷ là 1,6% (do nguyên nhân chủ quan là 1,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,2%), bị sửa là 3,4% (do nguyên nhân chủ quan là 2,5% và do nguyên nhân khách quan là 0,9%). So với năm 2006, tỷ lệ bản án, quyết định những vụ việc dân sự bị hủy tăng 0,15%, bị sửa giảm 0,4%. TAND cấp tỉnh và cấp huyện đã thụ lý 175 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản (trong đó yêu cầu tuyên bố phá sản đối với hợp tác xã là 26 đơn; yêu cầu tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp là 149 đơn); đã ra 164 quyết định mở thủ tục phá sản, 10 quyết định không mở thủ tục phá sản, 01 quyết định trả lại đơn [44]. Năm 2008, các Toà án thụ lý 192.336 vụ việc dân sự, đã giải quyết, xét xử được 174.732 vụ việc, đạt 90,8% (vượt 3,8% so với chỉ tiêu xét xử đề ra). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 157.096 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 16.825 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 811 vụ việc. TAND cấp tỉnh và cấp huyện đã thụ lý 136 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; đã ra 131 quyết định mở thủ tục phá sản, 04 quyết định không mở thủ tục phá sản, trả lại đơn yêu cầu 01 trường hợp. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải 49 quyết vụ việc dân sự bị huỷ là 1,4% (do nguyên nhân chủ quan là 1,28% và do nguyên nhân khách quan là 0,12%), bị sửa là 3,1% (do nguyên nhân chủ quan là 2,3% và do nguyên nhân khách quan là 0,8%). So với năm trước, số vụ án bị huỷ do nguyên nhân chủ quan giảm 0,12%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,2% [45]. Năm 2009, TAND các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc, đạt 90,7%. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 177.417 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 15.893 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.048 vụ việc. Các TAND địa phương đã thụ lý 154 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; đã ra 135 quyết định mở thủ tục phá sản, 5 quyết định không mở thủ tục phá sản và trả lại đơn yêu cầu đối với 4 trường hợp/14 trường hợp. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 1,55% (do nguyên nhân chủ quan là 1,42% và do nguyên nhân khách quan là 0,13%), bị sửa là 2,64% (do nguyên nhân chủ quan là 1,91% và do nguyên nhân khách quan là 0,73%). So với năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan tăng 0,14%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,39% [46]. Năm 2010, TAND các cấp đã thụ lý 215.741 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 194.372 vụ việc (đạt 90%). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 180.022 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.032 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.318 vụ việc. TAND cấp tỉnh và cấp huyện đã thụ lý 108 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; đã ra 91 quyết định mở thủ tục phá sản và trả lại đơn yêu cầu đối với 06 trường hợp. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 1,6% (do nguyên nhân chủ quan là 1,47% và do nguyên nhân khách quan là 0,13%); bị sửa là 2% (do nguyên nhân chủ quan là 1,5% và do nguyên nhân khách quan là 0,5%). So với năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0,05%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,41% [47]. 50 Năm 2011, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 222.386 vụ việc, đạt 90%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 28.014 vụ việc; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 207.230 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.730 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.426 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,5% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,9% (do nguyên nhân chủ quan 1,4% và do nguyên nhân khách quan 0,5%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,1%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,1% [48]. Năm 2012, các Tòa án đã 271.306 vụ, tăng 24.391 vụ so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết, xét xử được 246.215 vụ việc (đạt 90%), tăng 23.829 vụ việc. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 231.546 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.484 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.185 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,3% (do nguyên nhân chủ quan 1,2% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,7% (do nguyên nhân chủ quan 1,2% và do nguyên nhân khách quan 0,5%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,4%. Trong năm qua, các Tòa án cũng đã thụ lý 342 yêu cầu tuyên bố phá sản, trong đó đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản đối với 06 trường hợp, ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với 260 trường hợp (trong đó đã ra quyết định tuyên bố phá sản đối với 01 trường hợp) và trả lại đơn yêu cầu đối với 02 trường hợp [49]. Năm 2013, TAND các cấp đã thụ lý 301.912 vụ, tăng 30.606 vụ; đã giải quyết, xét xử được 274.303 vụ việc (bằng 91%, vượt 1% so với chỉ tiêu đề ra), tăng 28.088 vụ việc so với cùng kỳ năm trước; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 259.636/285.794 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 13.509/14.845 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.158/1.273 vụ 51 việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,1% (do nguyên nhân chủ quan 1% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 1,6% (do nguyên nhân chủ quan 1,1% và do nguyên nhân khách quan 0,5%) [50]. Qua số liệu trên, có thể thấy số vụ việc dân sự mà TAND giải quyết ngày càng gia tăng, tuy tỷ lệ án hủy có giảm dần, nhưng tình trạng để kéo dài thời gian giải quyết, số lượng án tồn đọng vẫn còn khá nhiều, đã phần nào ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. 2.2.3.3. Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử các vụ án hành chính Trước thời điểm 01/7/2007, theo Luật Khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì hầu hết các loại việc, sau khi đã được giải quyết khiếu nại lần 1 hoặc lần 2 (hoặc quá thời hạn không được giải quyết), nếu người dân không đồng ý có thể khởi kiện ra toà án để được giải quyết. Tuy nhiên, sau khi Luật Tố tụng hành chính 2010 có hiệu lực thì người dân có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó, hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết đó. Thực tế, hiện nay số lượng đơn khởi kiện hành chính được gửi đến Toà án và được thụ lý giải quyết trên còn ít, mà gửi đến các cơ quan hành chính vẫn còn nhiều. Hoạt động xét xử các khiếu kiện hành chính tại Toà án chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước. Thống kê số liệu giải quyết án hành chính của TAND từ năm 2007 đến năm 2013 cho thấy: Năm 2007, TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm 1.546 vụ án hành chính trong tổng số 1.686 vụ đã thụ 52 lý, đạt 91,7%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 6,2% và vượt 6,7% so với chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết án hành chính bị huỷ là 6,27% (do nguyên nhân chủ quan là 5,89% và do nguyên nhân khách quan là 0,38%), bị sửa là 3,75% (do nguyên nhân chủ quan là 3,56% và do nguyên nhân khách quan là 0,19%). So với năm 2006, tỷ lệ các bản án, quyết định về hành chính bị hủy tăng 0,07%, bị sửa giảm 0,95% [44]. Năm 2008, TAND các cấp đã thụ lý 1.399 vụ án hành chính; đã giải quyết, xét xử được 1.234 vụ, đạt 88% (vượt 1% so với chỉ tiêu đề ra). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 819 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 406 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 9 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết án hành chính bị huỷ là 4,62% (do nguyên nhân chủ quan là 3,4% và do nguyên nhân khách quan là 1,22%), bị sửa là 6% (do nguyên nhân chủ quan là 5,19% và do nguyên nhân khách quan là 0,81%). So với năm trước, số vụ án bị huỷ do nguyên nhân chủ quan giảm 2,49%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan tăng 1,63% [45]. Năm 2009, TAND các cấp đã thụ lý 1.557 vụ án; đã giải quyết, xét xử được 1.299 vụ, đạt 83.4%. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 869 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 403 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 27 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 6,92% (do nguyên nhân chủ quan là 5,85% và do nguyên nhân khách quan là 1,07%), bị sửa là 4,77% (do nguyên nhân chủ quan là 4,31% và do nguyên nhân khách quan là 0,46%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ tăng 2,33% và tỷ lệ bị sửa giảm 1,23% [46]. Năm 2010, TAND các cấp đã thụ lý 1.651 vụ án; đã giải quyết, xét xử được 1.398 vụ (đạt 85%). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 976 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 402 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 20 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 6,15% (do nguyên nhân 53 chủ quan là 5,15% và do nguyên nhân khách quan là 1%); bị sửa là 6,22% (do nguyên nhân chủ quan là 5,5% và do nguyên nhân khách quan là 0,72%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan giảm 0,7%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan tăng 1,19% [47]. Năm 2011, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 1.790 vụ, đạt 77%, tăng hơn cùng kỳ năm trước 392 vụ; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 1236 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 535 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 19 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 4,5% (do nguyên nhân chủ quan 3,9% và do nguyên nhân khách quan 0,6%); bị sửa là 8,5% (do nguyên nhân chủ quan 3,4% và do nguyên nhân khách quan 5,1%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 1,3%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 2,1% [48]. Năm 2012, TAND các cấp đã thụ lý 6.177 vụ, tăng 3.854 vụ (bằng 166%) so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết, xét xử được 4.742 vụ (đạt 77%), tăng 2.952 vụ. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 3.834 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 878 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 30 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 3,5% (do nguyên nhân chủ quan 3% và do nguyên nhân khách quan 0,5%); bị sửa là 3,1% (do nguyên nhân chủ quan 2,7% và do nguyên nhân khách quan 0,4%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 1,6% [49]. Năm 2013, TAND các cấp đã thụ lý 7.738 vụ, tăng 1.561 vụ (bằng 25%); đã giải quyết, xét xử được 6.430 vụ (bằng 83%, thấp hơn 2% so với chỉ tiêu đề ra), tăng 1.688 vụ so với cùng kỳ năm trước; trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 4.671/5.858 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 1.751/1.861 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 8/19 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 3,4% (do nguyên nhân chủ quan 2,8% và do nguyên nhân khách quan 0,6%); bị sửa là 4,2% (do nguyên nhân chủ quan 3% và do nguyên nhân khách quan 1,2%) [50]. 54 Qua số liệu trên cho thấy số án hành chính ngày càng tăng, nhưng theo đó thì số lượng án hủy, sửa hàng năm cũng tăng lên nhiều. Đây có thể là nguyên nhân từ tâm lý e ngại, nể sợ cơ quan hành chính ngang cấp nên dẫn đến các Thẩm phán khi xét xử lúng túng, bị động và phán quyết không khách quan. Điều này đã làm cho nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Tòa án trong lĩnh vực giải quyết án hành chính chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn của người dân. 2.2.3.4. Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người thông qua các hoạt động khác Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người không chỉ thông qua hoạt động xét xử các loại án trong các lĩnh vực khác nhau, mà còn được thể hiện thông qua việc Tòa án phối hợp các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan tổ chức bảo vệ quyền con người trong và ngoài nước trong vấn đề bảo vệ quyền con người; cũng như trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người ở nước ta hiện nay. Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác trong vấn đề bảo vệ quyền con người là cần thiết bởi vì các quyền và tự do của con người không chỉ là các giá trị tinh thần cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại, có cội nguồn xã hội và tư tưởng từ rất lâu đời trong quá trình phát triển của lịch sử hàng nghìn năm qua mà chúng còn là khát vọng, ước mơ và lý tưởng của các dân tộc trong cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ để chống lại các chế độ bất công, tàn bạo, chuyên chế và cực quyền. Vì vậy bảo vệ và phát triển quyền con người là một vấn đề không chỉ do một cơ quan hay tổ chức thực hiện, một vấn đề của mỗi quốc gia mà đó là vấn đề chung cần có sự phối hợp thực hiện của các cơ quan, tổ chức, giữa các quốc gia. Điều này góp phần đảm bảo cho sự ổn định và phát triển chung của thế giới. Đặc biệt, sau khi ra quyết định thi hành bản án, Toà án còn có nhiệm vụ 55 phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, cơ quan Viện kiểm sát để theo dõi, giám sát, giáo dục bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, xét giảm thời gian thử thách đối với những người bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, công tác đặc xá… Ngoài các vai trò kể trên, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người còn thể hiện ở chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người. Tòa án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người bằng việc đưa lên phương tiện thông tin đại chúng các phiên toà xét xử, tổ chức xét xử lưu động ngoài tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung, còn có tác dụng tuyên truyền, giới thiệu, giải thích cho quần chúng nhân dân về pháp luật để mọi người hiểu biết thêm về pháp luật về quyền con người. Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác về quyền con người. Hoạt động xét xử của Tòa án còn góp phần đề cao vai trò, vị trí của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người; nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Thực tế cho thấy, hiện nay việc phối hợp với các cơ quan khác trọng việc bảo vệ và phát triển quyền con người con hạn chế, việc tuyên truyền và phổ biến của Tòa án trong về vấn đề quyền con người cũng đã được phổ biến thông qua việc công khai các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vẫn chưa đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. 2.3. Một số nguyên nhân của thực trạng đảm bảo quyền con người trong hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay Qua thực tiễn hoạt động xét xử và kết quả nghiên cứu chúng tôi cho 56 rằng việc hoạt động xét xử ở Việt Nam chưa bảo vệ quyền con người một cách hiệu quả nhất, chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây: 2.3.1. Tòa án chưa thực sự độc lập trong hoạt động xét xử Độc lập của tư pháp là một trong những yếu tố đảm bảo trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của con người, nhất là trong việc chống lại tình trạng tham nhũng, sách nhiễu của những người cầm quyền. Ở Việt Nam, tính độc lập trong hoạt động còn những hạn chế nhất định như: Trong pháp luật Việt Nam, độc lập tư pháp được bảo đảm thông qua nguyên tắc độc lập của hoạt động xét xử là khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Như vậy, độc lập Tòa án ở Việt Nam được pháp luật bảo đảm thông qua các cơ chế bảo đảm độc lập cho hoạt động xét xử và chủ thể trực tiếp được coi trọng là “Thẩm phán” và “Hội thẩm”. Chính vì thế, các cơ chế pháp lý bảo đảm độc lập cho hoạt động xét xử chủ yếu hướng đến “Thẩm phán” và “Hội Thẩm” còn các cơ chế bảo đảm độc lập cho quyền tư pháp, Tòa án chưa được pháp luật quy định. Do đề cao nguyên tắc “quyền lực nhà nước thống nhất” và chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam nên pháp luật Việt Nam không trực tiếp khẳng định sự độc lập của hệ thống Tòa án đối với các hệ thống cơ quan khác của Nhà nước cũng như của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong quy định của pháp luật xác định trách nhiệm của Tòa án trong mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan nhà nước khác như sau: Thứ nhất, trong mối quan hệ với Đảng Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê 57 nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình [41, Điều 4]. Đảng lãnh đạo Nhà nước trong đó có Tòa án thông qua đường lối, chủ trương và công tác nhân sự. Trong những năm gần đây, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử, như Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQTW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cùng với việc ban hành chủ trương chính sách thì Đảng còn lãnh đạo Tòa án thông qua công tác tổ chức cán bộ của ngành Tòa án. Việc quy hoạch, tuyển chọn Thẩm phán, các chức danh lãnh đạo của Tòa án các cấp đều có sự tham gia ý kiến của cấp ủy các cấp. Ngoài ra, Đảng còn lãnh đạo Tòa án thông qua các cơ quan của Đảng tham mưu cho Đảng trong hoạt động tư pháp, như: Ban Cải cách tư pháp trung ương, Ban Nội chính. Về mặt lý luận thì hoạt động lãnh đạo của Đảng không ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án vì mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy tình trạng cấp ủy Đảng can thiệp vào hoạt động xét xử đã xuất hiện. Điển hình như việc xét xử sơ thẩm vụ án cấp đất trái pháp luật ở thị xã Đồ Sơn ngày 28/8/2006, vụ án truy tố và xét xử bà Trần Thị Ngọc Sương tại Nông trường Sông Hậu về tội lập quỹ trái phép. Trong thực tiễn nhiều vụ án mà Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra có quan điểm trái ngược nhau thì được giải quyết theo hướng xin chủ trương của lãnh đạo Đảng ở địa phương. Chính thông lệ này đã 58 dẫn đến Đảng đã hạn chế sự độc lập của Tòa án trong việc giải quyết những vụ án cụ thể. Thứ hai, trong mối quan hệ với cơ quan quyền lực nhà nước Theo quy định của Hiến pháp thì Tòa án phải chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân địa phương cùng cấp [41]. Để thực hiện chức năng của mình Quốc hội hoặc UBTVQH có quyền xem xét báo cáo của của TANDTC về công tác xét xử của hệ thống Tòa án hàng năm. Ngoài ra, các cơ quan của Quốc hội (Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội), Đại biểu Quốc hội có quyền giám sát Tòa án thông qua quyền yêu cầu Chánh án TANDTC trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết hoặc yêu cầu Chán án TANDTC trả lời chất vấn. Ngoài quyền giám sát, Quốc hội tác động đến Tòa án thông qua công tác cán bộ. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bỏ phiếu tin nhiệm Chánh án TANDTC; Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách cho Tòa án; Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản của TANDTC trái với Hiến pháp, luật và nghị Quyết của Quốc hội. Ở địa phương, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có quyền giám sát TAND địa phương thông qua việc xem xét báo cáo công tác xét xử của Tòa án địa phương. Đồng thời, Hiến pháp quy định Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn chánh án TAND cùng cấp. Ngoài ra, Chủ tịch HĐND (hoặc phó chủ tịch HĐND) có quyền giám sát và tác động đến Chánh án, Thẩm phán thông qua việc tuyển chọn Thẩm phán và Chánh án [41]. Quy định của Hiến pháp cho thấy trong mối quan hệ với hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước thì Tòa án chịu sự giám sát và kiểm soát tương đối toàn diện về mặt tổ chức, nhân sự. Quy định này là hợp lý nhằm hạn chế tối đa tình trạng lạm quyền của Tòa án nhưng không làm mất đi tính độc lập của Tòa án trong quá trình xét xử. Thực tế, tình trạng cơ quan quyền lực nhà nước 59 khó tác động trực tiếp đến hoạt động xét xử, nếu có tác động thì chủ yếu thông qua người đứng đầu các Tòa án. Trong trường hợp này nếu người đứng đầu Tòa án là người có bản lĩnh nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt thì không gây hại lớn đến độc lập của hoạt động xét xử. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 (Điều 239 và Điều 240) và của BLTTDS (Điều 310a và 310b) thì Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải xem xét lại quyết định của mình khi có yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phải xem xét kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đối với quyết định của Hội đồng Thẩm phán. Trong tình hình chất lượng xét xử hiện nay thì quy định nay là một cơ chế pháp lý để Quốc hội thực hiện hoạt động giám sát cũng như tạo ra cơ hội để những người bị oan sai có thể yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án. Tuy nhiên, xét ở phương diện bảo đảm độc lập của Tòa án thì quy định này có sự mâu thuẫn với Hiến pháp về phân công quyền lực nhà nước “quyền tư pháp thuộc về Tòa án”. Thứ ba, trong mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước Tòa án quan hệ với quyền lực hành chính nhà nước thông qua việc xây dựng dự toán ngân sách cho ngành Tòa án. Chính phủ là cơ quan có quyền xem xét và trình ngân sách hàng năm của ngành Tòa án cho Quốc hội thông qua trên cơ sở đề xuất của TANDTC. Quy định này không dẫn đến ngân sách của Tòa án lệ thuộc vào Chính phủ nhưng cũng đã hạn chế nhất định quyền được có ngân sách độc lập của Tòa án như đã được đề cập trong cơ sở lý luận về các phương diện bảo đảm độc lập của Tòa án. Thứ tư, trong mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan tư pháp khác Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp [41]. Mặc dù Tòa án về nguyên tắc có thể độc lập đưa ra phán quyết không lệ thuộc vào ý kiến của Viện kiểm sát, nhưng mối lo 60 lắng về khả năng phán quyết có thể bị kháng nghị trong trường hợp ý kiến của Viện kiểm sát và của Tòa án khác nhau quá xa về đường lối xét xử vụ án cụ thể có thể làm Tòa án phải cân nhắc ý kiến của mình. Sự cân nhắc thận trọng là điều cần thiết nhưng nếu việc đó dẫn đến sự thỏa hiệp thì rõ ràng có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án. Trong thực tiễn một số vụ án oan sai đã khiến cho dư luận nghi ngờ có sự thỏa hiệp về đường lối xét xử giữa Tòa án với Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra. Điển hình như vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, vụ án ông Nguyễn Đình Nhâm ở Thanh Oai, Hà Tây… 2.3.2. Hạn chế, bất cập ở đội ngũ Thẩm phán Mặc dù coi độc lập của Thẩm phán là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho hoạt động xét xử độc lập, tuy nhiên chế định bảo đảm độc lập cho chủ thể này chưa toàn diện và còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xét xử của Thẩm phán. Một Thẩm phán không đương nhiên có được năng lực cũng như bản lĩnh nghề nghiệp mà phải có quá trình rèn luyện phẩm chất đạo đức lâu dài, có trình độ vững vàng đồng thời phải được pháp luật bảo đảm toàn diện trước những áp lực xã hội, áp lực chính trị, áp lực nghề nghiệp và cả áp lực cuộc sống gia đình và bản thân. Các quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán và quy trình bổ nhiệm, tái bổ nhiệm Thẩm phán là yếu tố tạo ra áp lực mạnh mẽ đến tư tưởng của Thẩm phán. Họ không thể vô tư, khách quan nếu như điều đó có thể gây ra những bất lợi cho tương lai nghề nghiệp của họ. Chính vì thế, việc quy định nhiệm kỳ dài và đề cao yếu tố năng lực, kinh nghiệm trong việc thăng tiến nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện để Thẩm phán vô tư, khách quan trong quá trình xét xử. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định nhiệm kỳ Thẩm phán tương đối ngắn (5 năm) [38] trong khi đó quy trình bổ nhiệm Thẩm phán chưa đảm bảo sự minh bạch. 61 Bên cạnh đó, một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng vô tư, khách quan của Thẩm phán chính là thu nhập của Thẩm phán (lương và phụ cấp của Thẩm phán). Hoạt động xét xử có tính đặc thù riêng, nó có thể tước đoạt hoặc mang lại những quyền và lợi ích vật chất lớn cho các bên tranh chấp. Chính vì thế, các bên tranh chấp có thể bất chấp pháp luật và sử dụng những lợi ích vật chất để tác động đến phán quyết của Hội đồng xét xử. Nhằm bảo đảm Thẩm phán không bị lệ thuộc vào những cám dỗ vật chất thì Nhà nước phải có chế độ tiền lương và phụ cấp cho nghề Thẩm phán đủ để trang trải cuộc sống cho Thẩm phán và những người sống lệ thuộc vào thu nhập của Thẩm phán. Lương và phụ cấp cho nghề Thẩm phán hiện nay chưa đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho Thẩm phán. Hiện nay, Thẩm phán sơ cấp hàng tháng có mức lương và phụ cấp khoảng trên 5 triệu đồng; Thẩm phán trung cấp khoảng 8,0 triệu đồng; Thẩm phán cao cấp khoảng trên 9 triệu đồng là quá thấp. Với mức lương như thế, Thẩm phán khó có thể bảo đảm cuộc sống hàng ngày của gia đình, chưa nói đến các chi phí giáo dục, y tế và các khoản chi xã hội khác. Thực tiễn thì một số Thẩm phán đã bị truy tố vì nhận tiền hối lộ và dư luận xã hội cũng quan ngại trước tình hình nhận hối lộ trong hệ thống Tòa án. Trong đội ngũ Thẩm phán hiện nay vẫn còn một bộ phận hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác chưa cao, điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả công tác. 2.3.3. Hệ thống quy định của pháp luật chưa tạo điều kiện thuận lợi để Tòa án bảo vệ quyền con người trong quá trình xét xử Thứ nhất, pháp luật tố tụng hình sự còn cản trở Tòa án bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo. Cụ thể, chưa thể chế đẩy đủ các nguyên tắc bảo đảm cho hoạt động xét xử công bằng; vẫn chưa quy định hai nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm công bằng của thủ tục tố tụng 62 hình sự đó là nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội. Chính vì chưa được thể chế hóa trong Bộ luật nên tồn tại tình trạng một số quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ thể tham gia tố tụng mâu thuẫn với chính tinh thần và yêu cầu của hai nguyên tắc này, như quyền được bào chữa, quyền bình đẳng với bên buộc tội... Hoạt động xét xử hiện nay vẫn còn coi trọng thẩm vấn và xét hỏi. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự chưa bảo đảm quyền được xét xử công bằng của của bị can, bị cáo. Thứ hai, pháp luật tố tụng dân sự chưa bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Thủ tục tố tụng dân sự là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành BLTTDS đã bộc lộ những bất cập ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm công bằng của hoạt động xét xử dân sự. Một số quy định của pháp luật chưa rõ ràng khiến cho hoạt động áp dụng pháp luật chưa thống nhất ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự. Tình trạng Tòa án xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp; xác định không đúng tư cách hoặc thiếu người tham gia tố tụng; áp dụng không đúng pháp luật; sai sót trong việc tính lãi suất; đánh giá chứng cứ còn phiến diện nên quyết định giải quyết vụ án không đúng còn diễn ra khiến cho những nguyên tắc tiến bộ của pháp luật tố tụng dân sự, những quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp của đương sự bị vô hiệu hóa trong quá trình xét xử. Thứ ba, pháp luật tố tụng hành chính chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa người khiếu kiện với người bị kiện trong quá trình xét xử vụ án hành chính. Xét xử hành chính là hoạt động xét xử có những khác biệt nhất định so với hoạt động xét xử dân sự. Sự khác biệt này do đặc điểm chủ thể của bên bị khởi kiện là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện hành vi hành chính, quyết định hành chính có dấu hiệu trái pháp luật. Một số 63 quy định ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tố tụng của bên bị khởi kiện chưa rõ ràng ảnh hưởng đến mức độ công bằng của hoạt động xét xử hành chính. Cùng với việc Tòa án chưa độc lập với bên bị khởi kiện hành chính thì pháp luật quy định về nghĩa vụ của bên bị khởi kiện chưa đầy đủ là những nguyên nhân cơ bản khiến cho niềm tin của xã hội vào hoạt động xét xử còn nhiều hạn chế. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò bảo vệ quyền con người của Tòa án trước những hành vi vi phạm của cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra, quy định của pháp luật nội dung cũng còn nhiều bất cấp, thiếu sót, thậm chí chồng chéo nhau. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình áp dụng pháp luật của Tòa án trong hoạt động xét xử. 2.3.4. Sự hạn chế của tổ chức hệ thống Tòa án hiện nay Nghị quyết số 49/NQ-TW đã nhấn mạnh cải cách hệ thống Tòa án là một trong những là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp trong những năm gần đây. Hệ thống Tòa án hiện hành được tổ chức trên cơ sở kết hợp nguyên tắc cấp xét xử với cấp hành chính của bộ máy nhà nước. Điều này đã dẫn đến mỗi đơn vị hành chính cấp huyện phải có một TAND cấp huyện, nên số lượng TAND cấp huyện hiện tại là quá nhiều, làm lãng phí về nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội cho Tòa án. Hơn nữa do cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn của địa phương nên các Tòa án chịu sự tác động mạnh mẽ bởi chính sách phát triển kinh tế, chính trị- xã hội của địa phương đã khiến cho hoạt động xét xử của các Tòa án khó độc lập đặc biệt là những vụ án có liên quan trực tiếp đến những chính sách quan trọng của địa phương. Tổ chức hệ thống theo cấp hành chính nhà nước dẫn đến việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo Tòa án và tuyển chọn Thẩm phàn gắn liền với phạm vi địa giới hành chính địa phương, đây cũng là một trong những yếu tố tạo ra những nhân tố hạn chế sự độc lập của hoạt động xét xử. 64 2.3.5. Một số nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân nêu trên, còn có các nguyên nhân khác dẫn đến thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay như: hệ thống các quy định pháp luật còn thiếu sự đồng bộ, có nhiều văn bản pháp luật còn chồng chéo giữa các cơ quan, tính thống nhất chưa cao chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; thiếu cơ chế kiểm soát, kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước và của người dân trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Tòa án còn gập nhiều khó khăn, bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ so với các yêu cầu trong thực tiễn của đời sống. 65 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Quan điểm, định hướng về việc đảm bảo vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người Thứ nhất, tổ chức hệ thống Tòa án hợp lý khoa học bảo đảm Tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là trọng tâm của hoạt động quyền tư pháp. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và khắc phục những bất cập trong tổ chức, hoạt động của TAND, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi luật theo hướng bảo đảm nguyên tắc độc lập trong xét xử cuả Toà án, tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án địa phương, tiến tới thực hiện tổ chức Toà án theo hai cấp xét xử; nghiên cứu thành lập Toà án khu vực, áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử. Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa nhằm cụ thể hóa quy định Hiến pháp năm 2013. Đây là lần đầu tiên Hiến pháp nước ta quy định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” [41, Điều 103, Khoản 5]. Thứ ba, xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện môi trường làm việc tại Tòa án các cấp đặc biệt là Tòa án cấp dưới. Bởi vì, tăng thẩm quyền xét xử sự cho tòa án quận, huyện (Tòa án khu vực trong tương lai) là yêu cầu cấp bách nhằm chuyên môn hóa hoạt động của các cấp tòa án trong hệ thống cơ quan xét xử ở nước ta. Thứ tư, đảm bảo về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán, tạo điều kiện để Thẩm phán độc lập khi xét xử; đổi mới trình 66 tự thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán theo hướng Thẩm phán được bổ nhiệm dài hạn, không theo nhiệm kỳ. Thứ năm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức ngành Tòa án đặc biệt là Thẩm phán. Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền con người, quyền công dân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. 3.1.2. Tiếp tục cải cách tư pháp theo hướng đảm bảo cho Tòa án thực hiện đúng đắn quyền độc lập Tư pháp Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Mục đích của việc xây dựng Chiến lược cải cách tư pháp là nhằm “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, hiện đại, bảo vệ công lý”, lấy Tòa án làm trung tâm, xét xử làm trọng tâm và tranh tụng làm khâu đột phá. Trọng tâm của CCTP là bảo đảm cho nguyên tắc Tòa án độc lập có hiệu lực trên thực tế. Để thực hiện được mục đích trên, cần phải có những giải pháp đột phá, tiến hành cải cách ở khâu then chốt nhất là cải cách tổ chức Toà án. Bởi lẽ xét đến cùng, Toà án là nơi giám sát kết quả hoạt động của cả hệ thống tư pháp. Ngay cả việc thi hành án ở khâu cuối cùng thì cũng phải xem xét từ cội nguồn của vấn đề là chất lượng bản án. Bản án công bằng, vô tư luôn tạo ra sức mạnh và tính chính đáng của hệ thống cơ quan tư pháp vì nó được người dân tin tưởng “tâm phục, khẩu phục”. Theo Nghị quyết 49: Tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp huyện; toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà 67 án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm [5]. Việc nghiên cứu cải cách Toà án theo định hướng này cần được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản dưới đây: - Phải đảm bảo cho hoạt động của Tòa án được độc lập trong hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng hay hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung: Hiện nay, Cơ quan điều tra tuy hoạt động độc lập nhưng do cơ chế tổ chức cán bộ là Thủ trưởng cơ quan điều tra có thể kiêm nhiệm một chức vụ hành chính như Tổng cục trưởng, Phó giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Công an huyện nên hoạt động điều tra khó tránh khỏi sự chỉ đạo mang tính hành chính. Tương tự ở cơ quan Kiểm sát thì kiểm sát viên ngoài việc thực hiện thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn bị chỉ đạo mang tính hành chính của Viện trưởng Viện kiểm sát. Chính vì vậy, xây dựng tính độc lập của Toà án sẽ làm giảm thiểu tối đa sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động của Toà án. - Xây dựng mô hình Toà án một mặt tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền lực nhà nước nhưng cũng cần quan tâm đến lợi ích của công dân. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng cơ quan tư pháp là phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân vẫn cần được quán triệt khi thiết kế phạm vi quản hạt của Toà án. - Cải cách tổ chức toà án phải đặt ra mục tiêu góp phần làm cho công tác xét xử được “công bằng, liêm khiết” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiến pháp 2013 đã chỉ rõ: "TAND là cơ quan xét xử của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" [41, Điều 102, Khoản 1]. Vậy cần phải làm thế nào để Tòa án thực hiện được quyền tư pháp một cách độc lập 68 nhằm thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp. Hiến pháp 2013 cũng quy định rõ về sự độc lập của Thẩm phán, theo đó "Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm" [41, Điều 103, Khoản 2]. Theo quy định này thì Hội thẩm nhân dân được đưa ngay vào trong Hiến pháp của nước ta, điều này nói lên tính đại diện và quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử thực hiện quyền tư pháp, mà cụ thể là quyền xét xử. Trong chiến lược CCTP đến năm 2020 đã xác định rõ: Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án [5]. Như vậy, TAND không chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật để trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật của người dân, mà còn trở thành công cụ để người dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước hành vi vi phạm của các cơ quan công quyền. Ngoài ra, để đảm bảo sự độc lập của Tòa án, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đã định hướng rõ: "Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính" [5]. Tuy nhiên, để toàn thể xã hội có nhận thức đúng và thống nhất về tính độc lập của Tòa án trong thực hiện nhiệm vụ của mình đòi hỏi quá trình CCTP phải làm rõ được các yếu tố đảm bảo cho sự độc lập của Tòa án, để từ đó tiến hành xây dựng các thể chế, các chính sách, cũng như các quy định của pháp luật được phù hợp, thuận lợi. Tòa án phải được nhận thức là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý. Từ trước đến nay Tòa án thường được hiểu là cơ quan xét xử, một ngành chuyên môn như các bộ, ngành khác. Các TAND cấp tỉnh và cấp huyện 69 đều được xem như TAND địa phương, chịu sự quản lý của chính quyền địa phương. Đây là nhận thức chưa chính xác về vị trí, vai trò của hệ thống Tòa án hiện nay. Do nhận thức giản đơn, chưa đúng đắn về Tòa án nên việc xem xét, quyết định các vấn đề về thể chế, tổ chức, bộ máy, trụ sở, kinh phí hoạt động, chế độ tiền lương, nhiệm kỳ của Thẩm phán... được nhìn nhận tương đối giống với các cơ quan hành chính Nhà nước khác. Tòa án phải được xã hội nhận thức, được hiểu đúng đắn là một thiết chế đặc biệt, bảo vệ công lý, thực hiện nhiệm vụ một trong ba loại quyền lực Nhà nước là Quyền tư pháp; và vì vậy, cho dù Tòa án được thành lập ở cấp nào, địa phương nào thì Tòa án cũng là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp quốc gia, không phải là cơ quan của địa phương. Sự nghiệp đổi mới và CCTP đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong toàn Đảng, trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về chế độ chính trị và quyền lực nhà nước, trong đó có sự nhận thức mới về vị trí vai trò và quyền lực tư pháp của TAND. Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [41, Điều 2, Khoản 3], đồng thời cũng xác định rõ "TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" [41, Điều 102, khoản 1]. Như vậy, Tòa án phải được nhận thức là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động xét xử nhằm mục tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thực hiện quyền tư pháp quốc gia. Trên cơ sở đó, mới có quan điểm đúng đắn để xác lập và xây dựng thể chế, nguyên tắc hoạt động, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, kinh phí hoạt động của Tòa án, tuổi hưu, nhiệm kỳ và chế độ lương của Thẩm phán... cho phù hợp. Phải tổ chức hệ thống tòa án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính 70 mà theo thẩm quyền xét xử gồm: Tòa án sơ thẩm được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện (Tòa án khu vực), Tòa án phúc thẩm được đặt theo đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, Tòa án cấp cao có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, còn TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Cần đổi mới tổ chức TANDTC theo tinh thần tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có bề dày kinh nghiệm lâu năm. Cùng với việc cải cách mô hình tổ chức Tòa án thì vấn đề cải cách cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán cũng phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu vì Thẩm phán là “linh hồn” của Tòa án. Việc chuẩn bị nhân sự cho việc bổ nhiệm Thẩm phán cần theo nguyên tắc “thà ít mà tốt” còn hơn là vì yêu cầu số lượng mà phải “vơ vét, tận dụng những lực lượng đã có để bổ nhiệm cho đủ” như có lần Chánh án TANDTC trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan cần giải quyết đồng bộ với cải cách tư pháp, đó là việc đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng với cơ quan tư pháp nói chung và ngành tòa án nói riêng, đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng nhưng không ảnh hưởng tới tính độc lập của ngành tòa án nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung. Tăng cường sự giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp với hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có tòa án, nhằm đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật. Thực hiện các nội dung cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự... 71 3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Cần tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 2013 về các quy định liên quan đến Tòa án Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, trong đó có sửa đổi các quy định liên quan đến TAND, được thể hiện từ Điều 102 đến Điều 106. Những nội dung mà Hiến pháp sửa đổi quy định về TAND so với Hiến pháp năm 1992 có nhiều nội dung mới, đó là những định hướng quan trọng đổi mới về tổ chức và hoạt động của TAND. Những nội dung sửa đổi của Hiến pháp cần sớm được thực hiện trên phương diện các quy định của luật cũng như phương diện thực tiễn, cụ thể: Thứ nhất, đối với các quy định của Hiến pháp sửa đổi về chức năng, nhiệm vụ của TAND Hiến pháp sửa đổi quy định: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [41, Điều 102, Khoản 1], đây là điểm rất mới so với Hiến pháp năm 1992. Nội dung mới này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Đây là định hướng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo kiểu nhà nước pháp quyền XHCN. Về mặt thực tiễn đây sẽ là cơ sở pháp lý để giao cho TAND có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quan đến việc hạn chế quyền nhân thân của công dân, mà những loại việc đó hiện nay đang do các cơ quan hành chính thực hiện, ví dụ như việc ra các quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc quyết định đưa người vào các trung tâm giáo dưỡng, cai nghiện… TAND cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng này. Pháp luật tố tụng cũng cần thiết phải có sửa đổi, bổ sung để TAND thực hiện chức năng nêu trên theo Hiến pháp quy định. 72 Thứ hai, đối với các quy định của Hiến pháp về hệ thống TAND Hiến pháp năm 1992 xác định Tòa án được tổ chức theo địa giới hành chính địa phương từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Nghĩa là, có đơn vị hành chính cấp huyện hoặc cấp tỉnh thì đồng thời có Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án cấp tỉnh. Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã xác định tổ chức hệ thống Tòa án theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Hiến pháp năm 2013 đã thể chế quan điểm này về tổ chức TAND, cụ thể là: “TAND gồm TANDTC và các Tòa án khác do Luật định” [41, Điều 102, Khoản 2]. Như vậy, theo quy định này của Hiến pháp thì hệ thống Tòa án được tổ chức theo cấp xét xử không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Do đó, Luật Tổ chức TAND cần được sửa đổi theo hướng quy định về tổ chức Tòa án theo 4 cấp, cụ thể là: TAND sơ thẩm khu vực là cấp xét xử sơ thẩm hầu hết các loại vụ án thuộc thẩm quyền của TAND; TAND cấp tỉnh là cấp xét xử phúc thẩm là chủ yếu, xét xử sơ thẩm một số loại vụ án thuộc các trường hợp mà TAND sơ thẩm khu vực không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm; TAND cấp cao là cấp xét xử phúc thẩm và có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; TANDTC là cấp xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cao nhất và chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật. Tổ chức Tòa án theo 4 cấp nêu trên sẽ đảm bảo cho tính khả thi của nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Thứ ba, đối với quy định của Hiến pháp về các nguyên tắc hoạt động của TAND Về các nguyên tắc hoạt động của TAND, Hiến pháp sửa đổi có một số nội dung quy định mới, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của TAND các cấp. Cụ thể là: - Đối với nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập: Hiến pháp sửa đổi quy định Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm 73 cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Với quy định này thì Thẩm phán, Hội thẩm độc lập xét xử trong mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc phiên tòa xét xử chứ không chỉ giới hạn bởi “khi xét xử” như quy định của Hiến pháp năm 1992; - Đối với nguyên tắc xét xử tập thể, Hiến pháp sửa đổi quy định TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn được quy định trong pháp luật tố tụng theo hướng những vụ việc đơn giản, rõ ràng thì chỉ cần 1 Thẩm phán xem xét giải quyết chứ không cần Hội đồng xét xử như hiện nay, nhằm những vụ việc đó được giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật và đạt hiệu quả, tiết kiệm về thời gian cho những người tham gia tố tụng. - Hiến pháp sửa đổi có bổ sung nguyên tắc mới về hoạt động của Tòa án, đó là nguyên tắc Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo, nhằm thể chế các quan điểm của Đảng về xác định mô hình tố tụng Việt Nam, Hiến pháp sửa đổi đã quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo. Xuất phát từ quy định này của Hiến pháp, pháp luật tố tụng phải quy định chi tiết, cụ thể về tranh tụng tại phiên tòa của tất cả các lĩnh vực xét xử. - Hiến pháp sửa đổi bổ sung nguyên tắc mới là Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo, nguyên tắc này nhằm xác định trách nhiệm của ngành Tòa án trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án các cấp có thẩm quyền đó phải đảm bảo chất lượng xét xử cao nhất, đó cũng là những nội dung mà Luật Tổ chức TAND sửa đổi, bổ sung phải có quy định về trách nhiệm của Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Thứ tư, đối với quy định của Hiến pháp sửa đổi về Thẩm phán Hiến pháp sửa đổi quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước; 74 đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán TANDTC có sự phê chuẩn của Quốc hội. Quy định này nhằm đề cao địa vị pháp lý của Thẩm phán, đặc biệt là địa vị pháp lý của Thẩm phán TANDTC. Bởi vì, chính đội ngũ Thẩm phán là những người trực tiếp giải quyết, xét xử các loại vụ án và thực hiện quyền tư pháp. Do đó, họ được xã hội thừa nhận có địa vị pháp lý cao và được tôn trọng là phù hợp với tiến bộ xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Mặt khác, quy định này là nhằm xác định Thẩm phán là Thẩm phán của quốc gia, không phụ thuộc vào địa phương nào, đó là đảm bảo hoạt động của Thẩm phán là nhân danh Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đối với Thẩm phán TANDTC thì với quy định của Hiến pháp nêu trên bao hàm ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì, Thẩm phán TANDTC sẽ có số lượng hạn chế so với số lượng Thẩm phán TANDTC hiện nay (có thể khoảng không được 17 người, thay vì số lượng 120 người như hiện nay). Thẩm phán TANDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm và được Quốc hội phê chuẩn. Thủ tục này tương tự như thủ tục bổ nhiệm, phê chuẩn các thành viên Chính phủ (Bộ trưởng). Do vậy, Thẩm phán TANDTC phải là những người ưu tú nhất trong hệ thống Tòa án và cơ quan tư pháp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giải quyết xét xử các loại vụ án, có uy tín cao trong các cơ quan tư pháp và trong xã hội, họ thực sự là biểu tượng của công lý của Nhà nước. Với ý nghĩa Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, thì Luật Tổ chức TAND cần sửa đổi, bổ sung quy định về Thẩm phán theo hướng Thẩm phán gồm: Thẩm phán TANDTC và Thẩm phán. Về tiêu chuẩn Thẩm phán, cũng phải sửa đổi theo hướng nâng cao tiêu chuẩn và phải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia. Tiêu chuẩn Thẩm phán gồm các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, nghiệp vụ, thời gian làm việc, và cũng nên bổ sung tiêu chuẩn về vốn sống xã hội.... Với quy định về tiêu chuẩn như vậy và qua kỳ thi tuyển chọn quốc gia, có thể nguồn tuyển chọn 75 Thẩm phán sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay. Về nhiệm kỳ Thẩm phán nên chỉ có trong thời kỳ đầu khi mới được bổ nhiệm Thẩm phán, cụ thể là nhiệm kỳ đầu tiên của Thẩm phán là 5 năm tính từ ngày được Chủ tịch mới bổ nhiệm, nếu được bổ nhiệm lại làm Thẩm phán thì không có nhiệm kỳ mà làm Thẩm phán cho đến khi nghỉ hưu, trừ trường hợp bị cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán. Về độ tuổi làm việc của Thẩm phán, Luật Tổ chức TAND sửa đổi bổ sung cũng cần có quy định về độ tuổi làm việc của Thẩm phán theo hướng kéo dài độ tuổi làm việc so với quy định của Bộ luật lao động và tuổi làm việc của nam nữ như nhau phù hợp với xu hướng bình đẳng giới. 3.2.2. Cần xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm có đủ năng lực, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp Chủ thể trực tiếp thực thi quyền Hiến định và pháp định tại Tòa án chính là các Thẩm phán và Hội thẩm. Bảo đảm cho Tòa án độc lập, chính là bảo đảm cho Thẩm phán và Hội thẩm độc lập. Sự độc lập của Tòa án, của Thẩm phán và Hội thẩm không chỉ giản đơn trong giai đoạn xét xử, mà còn mở rộng phạm vi độc lập ra khỏi khuôn khổ xét xử, độc lập cả trong cơ chế chính sách, thể chế luật pháp đối với các chức danh này. Trước hết, pháp luật phải quy định công khai, minh bạch, đầy đủ, cụ thể về quyền độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử. Việc bổ nhiệm Thẩm phán phải công tâm, chính xác, lựa chọn cho được những người được đào tạo, rèn luyện, có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, bảo đảm có đủ ý chí, quyết tâm bảo vệ công lý, thực hiện quyền tư pháp và độc lập trong xét xử. Mặt khác, cần phải có các thể chế để buộc Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về phán quyết của mình, buộc họ phải độc lập, công tâm, bảo vệ công lý, thực hiện đúng đắn quyền tư pháp và nghiêm cấm các hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử. Chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật, khen thưởng đối với Thẩm 76 phán phải rõ ràng, tuân thủ một quy trình chặt chẽ, không có quyền lực cá nhân nào can thiệp. Cần có quy định chặt chẽ, cụ thể, chi tiết về chuẩn mực đạo đức, cũng như những hành vi Thẩm phán không được làm hoặc phải tránh. Việc kỷ luật Thẩm phán phải được xem xét minh bạch, độc lập. Nhiệm kỳ của Thẩm phán cũng có ảnh hưởng đến sự độc lập của tư pháp. Thẩm phán giữ nhiệm kỳ lâu dài giúp họ yên tâm với công việc xét xử, không phải bận tâm về việc tái bổ nhiệm nhiệm kỳ sau, cương quyết và độc lập hơn trong bảo vệ lẽ phải, công lý, giúp họ có thời gian bồi bổ kiến thức, ngày càng tích lũy bề dày kinh nghiệm, tăng cường chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao tính độc lập của họ. Bên cạnh việc giữ nhiệm kỳ làm việc lâu dài, ổn định, cần phải quy định một chế độ lương bổng đặc biệt cho Thẩm phán, có vậy mới giúp họ công tâm làm việc, giữ gìn phẩm chất đạo đức và ý chí bảo vệ công lý, sẽ nâng cao tính độc lập, tránh mọi sự chi phối, cám dỗ bằng vật chất bởi các quyền lực, thế lực, tác động, ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài đối với các phán quyết của họ. Đồng thời cũng cần tính đến tuổi về hưu của Thẩm phán và các chế độ bảo vệ an ninh công vụ đối với họ. 3.2.3. Cần nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và người dân về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người Nhằm nâng cao nhận thức của Đảng, chính quyền và người dân về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, hạn chế việc yêu cầu hoạt động xét xử phải ưu tiên phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế của địa phương. Quyền lực tư pháp là quyền lực phán xử lẽ phải và phục hồi công lý cho xã hội đồng thời trừng trị hành vi xâm hại công lý. Công lý là công bằng, lẽ phải đã được toàn thể cộng đồng quốc gia dân tộc thừa nhận và cơ bản đã được thể chế hóa trong pháp luật vì thế công lý không thể bị hạn chế bởi tính chất vùng miền, những lợi 77 ích và lý lẽ của một nhóm người hay của một địa phương nào đó. Chính vì thế hoạt động xét xử dù ở bất kỳ cấp nào đều phải được dựa trên công bằng và lẽ phải được thừa nhận trong Hiến pháp và Luật của Nhà nước. Thứ hai, cần quán triệt tư tưởng đề cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong nội bộ Đảng: Trước hết, trong nội bộ các tổ chức Đảng cần phải quán triệt nhận thức mục đích cuối cùng của hoạt động xét xử là bảo vệ quyền con người. Việc quán triệt nhận thức này có thể được thực hiện thông qua việc trao đổi thẳng thắn và trung thực về quyền tư pháp, chức năng của quyền tư pháp và mối quan hệ của hoạt động xét xử đối với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Các cuộc trao đổi đó cũng cần đề cập đến ý nghĩa của hoạt động xét xử, vai trò của nó trong việc duy trì và củng cố niềm tin của người dân và xã hội vào pháp luật, Nhà nước và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Thứ ba, giáo dục người dân tôn trọng và coi trọng hoạt động xét xử của Tòa án: Nhìn từ phương diện bảo vệ quyền con người, người dân cũng cần phải nâng cao nhận thức một cách nghiêm túc, đầy đủ và đúng đắn về sự công bằng, khách quan và vô tư của các phán quyết của Tòa án, trên cơ sở đó quyền và lợi ích của công dân, quyền con người mới được thực sự được bảo vệ. Nếu đương sự không tin tưởng vào phán quyết của Tòa án thì nguy cơ họ sẽ tìm mọi cách để tác động đến Hội đồng xét xử để phán quyết có lợi cho họ hoặc họ sẽ cố tình chây ì hoặc thực hiện những hành vi pháp lý khác khiến cho quá trình thi hành bản án, quyết định khó khăn hoặc kéo dài dẫn đến lãng phí thời gian, vật chất và công sức của xã hội cũng như của công dân, cá nhân. 3.2.4. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở phát huy vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người - Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013: Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. Trình tự, thủ 78 tục xử lý hành vi vi phạm Hiến pháp do luật định; Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định [41, Điều 119]. Theo tinh thần của Điều luật này cho thấy Hiến pháp đã mở rộng chủ thể có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp trong đó có Tòa án. Cơ sở hiến định này là nền tảng pháp lý đặt ra nhu cầu xây dựng đạo luật về thủ tục tố tụng Hiến pháp nhằm bảo đảm những chủ thể có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thực hiện hoạt động bảo vệ Hiến pháp. Nhằm bảo đảm hoạt động bảo vệ Hiến pháp hiệu quả và hạn chế tình trạng vi phạm Hiến pháp đã được phân tích trên, đạo luật thủ tục tố tụng Hiến pháp cần quy định quyền được xét xử của Tòa án đối với những hành vi vi hiến của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước. Trao cho Tòa án quyền giải thích Hiến pháp và luật. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự: BLTTHS cần bổ sung và quy định rõ nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội. Để bảo đảm tính minh bạch và nâng cao ý thức tôn trọng và thực thi nghiêm túc hai nguyên tắc này thì Bộ luật hình sự cần phải quy định rõ đây là những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự. Vì đây là hai nguyên tắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho quyền được xét xử công bằng cho bị can, bị cáo. Cùng với việc bổ sung hai nguyên tắc này thì cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều luật cụ thể nhằm bảo đảm sự thống nhất của pháp luật cũng như thực thi pháp luật hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án, như theo nội dung của Điều 10 BLTTHS thì Tòa án có nghĩa vụ chứng minh tội phạm và quy định của Điều 13 thì Tòa án có trách nhiệm khởi tố vụ án khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm. Hai quy định này của Bộ luật vô hình chung làm cho Tòa án trở 79 thành chủ thể thực hiện hoạt động buộc tội. Điều này mâu thuẫn với nguyên tắc tranh tụng, vì để bảo đảm tranh tụng thì Tòa án phải độc lập với các bên buộc tội và gỡ tội nên cần phải sửa Điều 10, Điều 13 theo hướng Tòa án không có nghĩa vụ phải thực hiện những hoạt động này. Cần bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của bị can, bị cáo và người bào chữa. Sửa đổi tên gọi chương XX của BLTTHS hiện hành thành “Thủ tục tranh tụng”. - Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự: Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: “…Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”; “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự…” [5]. Như vậy, hai yêu cầu căn bản đặt ra cần phải được giải quyết một cách hài hoà là đơn giản hoá các thủ tục nhằm đáp ứng đòi hỏi về tính mềm dẻo, linh hoạt của thủ tục tố tụng dân sự trong bối cảnh nền kinh tế thị thường và đẩy mạnh hội nhập quốc đặc biệt là nhu cầu bảo vệ quyền công dân, quyền con người bằng hoạt động xét xử ngày càng gia tăng. Theo đó, cần phải giải quyết những vấn đề mang tính cốt lõi trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo vệ quyền công dân, quyền con người bằng hoạt động xét xử, bao gồm: Xác định hợp lý vai trò và trách nhiệm chứng minh của các chủ thể; đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả của các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; thiết lập thủ tục tố tụng dân sự rút gọn nhằm loại bỏ sự rườm rà, đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng Việt Nam là một đất nước mà đa phần dân số đều làm nông nghiệp, do vậy đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì việc tự chứng minh là một vấn đề không dễ. Theo quy định của BLTTDS hiện nay thì toà án không còn được tự mình tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ vụ án như trước đây nữa. Như vậy, hậu quả tất yếu là thời gian giải quyết vụ 80 án sẽ bị kéo dài hơn so với các quy định trước kia. Để khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền nên có những quy định mang tính chuyển tiếp cho việc thực hiện. Cụ thể là cần quy định rõ khi nhận đơn khởi kiện của đương sự, toà án phải giải thích rõ cho đương sự về nghĩa vụ chứng minh của họ cũng như các chứng cứ, tài liệu cụ thể cho mỗi vụ án mà đương sự phải xuất trình và quyền yêu cầu toà án thu thập chứng cứ nếu không tự mình thu thập được. Mặt khác, để đơn giản hoá các thủ tục tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc bảo vệ quyền lợi của mình thì cần hoàn thiện các quy định về việc yêu cầu các cơ quan hữu quan cung cấp chứng cứ theo hướng nếu cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ của vụ án không cung cấp các tài liệu cần thiết và cũng không thông báo bằng văn bản cho đương sự về lý do của việc không cung cấp thì đương sự có thể ngay lập tức yêu cầu sự can thiệp của Toà án trong việc thu thập chứng cứ. Theo quy định của BLTTDS hiện hành các quy định về thời điểm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS hiện nay chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa ba pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó và được bổ sung, hoàn thiện hơn trên cơ sở tham khảo các quy định tương ứng trong pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, sự tiếp thu quy định của các nước về thời điểm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, nhằm bảo đảm cho khả năng khôi phục quyền và lợi ích bị vi phạm thì pháp luật tố tụng dân sự cần mở rộng quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay khi phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức. Về việc xây dựng các quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn: Đối với loại vụ kiện có chứng cứ rõ ràng, một bên đương sự thừa nhận nghĩa vụ 81 thì xét về bản chất đây là loại việc không có tranh tụng cả về chứng cứ và về quyền, nghĩa vụ giữa các bên đương sự thì không cần thiết phải giải quyết bằng một phiên tòa với đầy đủ các thành phần như hiện nay. - Hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính: Trong tố tụng hành chính, bên bị khởi kiện là cơ quan công quyền vì thế vấn đề quy định nghĩa vụ pháp lý phải rõ ràng và cần có cơ chế xử lý nghiêm minh trong trường hợp thoái thác nghĩa vụ tố tụng hành chính trong khi đó Luật Tố tụng hành chính hiện hành chỉ quy định nghĩa vụ mà chưa hề đề cập đến những trách nhiệm của bên bị kiện trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ vì thế trong thực tiễn đã xảy ra những tình huống người bị khởi kiện không thực hiện nghĩa vụ tố tụng khiến việc giải quyết vụ án hành chính kéo dài, phức tạp gây thiệt hại quyền lợi của công dân, cá nhân. Chính vì thế, cần bổ sung các nghĩa vụ sau đối với bên bị khởi kiện. Cần bổ sung quy định giới hạn thời gian, nội dung của quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, vì thực tiễn đã xảy ra trường hợp người bị kiện lợi dụng quyền này để kéo dài thời hạn giải quyết vụ án hành chính khiến cho quyền lợi của người khởi kiện bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhằm tăng cường việc bảo vệ quyền lợi cho công dân, Luật Tố tụng hành chính nên bổ sung giới hạn về thời điểm thực hiện quyền này và nội dung sửa đổi quyết định hành chính bị khởi kiện theo hướng: Người bị kiện chỉ có quyền sửa đổi quyết định hành chính bị khiếu kiện trước khi mở phiên tòa; người bị kiện không được sửa đổi quyết định hành chính bị khiếu kiện theo hướng bất lợi cho người khởi kiện. 3.2.5. Cần tăng cường cơ chế giám sát Nhà nước và giám sát xã hội Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay có hai loại giám sát là giám sát mang tính quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và giám sát 82 xã hội mang tính quyền lực nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng và các cá nhân, cộng đồng…). Giám sát mang tính quyền lực nhà nước được thực hiện bởi Quốc hội và HĐND các cấp. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do đó, việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước nói chung và quyền lực tư pháp nói riêng là một nhu cầu tất yếu khách quan, trong đó cơ chế giám sát của cơ quan dân cử đối với các hoạt động tư pháp sẽ là một cơ chế giám sát hữu hiệu bên cạnh hình thức giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân. Điều quan trọng là cần có một cơ chế giám sát hiệu quả, tương xứng với những đổi mới trong tổ chức các cơ quan tư pháp và bản thân Quốc hội và HĐND, Ban Pháp chế HĐND phải nhận thức đúng đắn và phát huy tích cực vai trò giám sát của mình trong Chiến lược cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp dân chủ, nghiêm minh, công khai, minh bạch, bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người. Nền dân chủ trong nhà nước pháp quyền không chỉ đòi hỏi sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ quan nhà nước mà quan trọng hơn, đòi hỏi phải thiết lập được cơ chế giám sát hữu hiệu từ bên ngoài bộ máy nhà nước, trước hết là cơ chế giám sát thường xuyên, thực chất và có hiệu quả từ phía nhân dân chủ thể quyền lực nhà nước đối với các cơ quan và cán bộ thực thi quyền lực nhà nước, kể cả đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra. Giám sát xã hội đối với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có tác dụng hỗ trợ cho giám sát mang tính quyền lực nhà nước. Cùng với xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội, giám sát xã hội đối với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ngày càng được tăng cường và mở rộng, bảo 83 đảm sự vận hành của tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có hiệu quả, khoa học, nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, hoàn thiện có mục tiêu thống nhất là tất cả vì con người, dựa trên ba đặc trưng cơ bản là: toàn bộ hệ thống chính trị luôn được tổ chức và hoạt động vì lợi ích của nhân dân; quyền làm chủ của nhân dân luôn được bảo đảm và được bảo vệ và ngày càng phát triển; quyền và những lợi ích chính đáng của nhân dân luôn mở rộng và phát triển tương thích với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Mục tiêu của cải cách tư pháp ở nước ta là: xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng và các nhiệm vụ hết sức cơ bản và cần thiết. Một trong những nhiệm vụ đó là: “hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp” [5]. Thực tiễn cho thấy, hệ thống Tòa án trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình còn nhiều thiếu sót, bất cập và còn nhiều biểu hiện tiêu cực cần khắc phục nên việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát là vô cùng cần thiết. Hoạt động giám sát được thực hiện một cách có hiệu lực, hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tư pháp được bảo đảm thực hiện đúng pháp luật; giải quyết kịp thời các tranh chấp dân sự và đấu tranh chống tội phạm ngày càng triệt để hơn, góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người một cách toàn diện nhất. 84 KẾT LUẬN Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở nước ta được quy định trong Hiến pháp và luật. Đảm bảo thực hiện các quyền hiến định và luật định, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Quyền con người được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn cuộc sống là thước đo của nền dân chủ, văn minh, của tự do và tiến bộ xã hội, qua đó thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước. Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, bên cạnh hệ thống pháp luật tiến bộ, đòi hỏi phải có một cơ chế phối hợp rất đồng bộ giữa tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và chính cá nhân, công dân cũng phải biết tự mình bảo vệ các quyền của mình, đó là cơ sở để quyền con người được đảm bảo thực hiện. Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, nhưng nhân dân không thực hiện quyền lực nhà nước trực tiếp mà quyền lực lại được uỷ thác tập trung thống nhất ở Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc vừa qua đều khẳng định rất rõ mục tiêu nhất quán của Đảng ta là: chăm lo cho con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền tự do của công dân và theo đuổi xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền Việt nam, trong thiết kế tổ chức bộ máy áp dụng nguyên tắc tập quyền XHCN, nhưng có sự tiếp thu những nhân tố hợp lý của học thuyết phân quyền. Nghĩa là, quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội, nhưng Quốc hội không phải là toàn quyền mà chỉ nắm quyền lực lập hiến và lập pháp; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; còn thẩm quyền quản lý tất cả các lĩnh vực thuộc về đối nội và đối ngoại được giao cho 85 Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; thẩm quyền công tố được giao cho Viện kiểm sát nhân dân với tư cách là cơ quan kiểm sát giữ quyền buộc tội và kiểm sát hoạt động tư pháp; thẩm quyền xét xử được giao cho TAND với tư cách là cơ quan xét xử của Nhà nước Việt Nam. Chính vì vậy, Tòa án có vị trí, vai trò quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ quyền công dân, quyền con người thông qua hoạt động xét xử của mình; kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước khác trong thực thi công vụ mà Tòa án nước ta hiện nay còn bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, hiện thực hóa quyền con người trong hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án trong thực tế. Chính điều này tạo nên cơ chế hoạt động có hiệu quả cao trong hệ thống các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay. Luận văn không chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản nhất về quyền con người; mô hình tổ chức của các cơ quan trong cơ chế bảo vệ quyền con người ở cấp độ quốc tế, cấp độ khu vực và ở quốc gia; đánh giá vị trí, vai trò của Tòa án trong từng cơ chế bảo vệ quyền con người; xác định vai trò quan trọng của Tòa án nước ta trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người… Luận văn còn đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ quyền con người trong tổ chức, hoạt động và việc thực hiện chức năng, thẩm quyền của Tòa án để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ, bảo đảm cũng như thúc đẩy quyền con người ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu trên của luận văn đạt được là do sự hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân. Là một đề tài nghiên cứu mới, liên quan đến lĩnh vực về quyền con người – một lĩnh vực rất rộng, luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các nhà khoa học chuyên môn để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn chủ đề này. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán Việt, Nxb Tp Hồ Chí Minh. 2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992 về Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta, Hà Nội. 3. Bộ chính trị (2002), Báo cáo tóm tắt kết quả 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/02/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 4. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 5. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 6. Lê Cảm (2006), “Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (17). 7. Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học, Kinh tế, (23). 8. Nguyễn Đăng Dung (2005), Thể chế Tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 9. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 10. Nguyễn Đăng Dung (2007), “Trọng tâm của công tác cải cách tư pháp hiện nay là bảo đảm cho nguyên tắc độc lập có hiệu lực trên thực tế”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (178). 87 11. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khán Tùng (2013), Hỏi Đáp về Quyền con người, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 12. Đỗ Thị Duyên (2014), Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân – công cụ hữu hiệu bảo đảm quyền con người trong bối cảnh sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam, Báo thanh tra. 13. Nguyễn Bá Dương (2013), Ở Việt Nam, quyền con người được bảo đảm và thực hiện tốt, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 14. Trịnh Hồng Dương (chủ nhiệm đề tài) (1996), Vị trí vai trò và chức năng của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 02/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 19. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (Chủ biên) (2002), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia. 20. Phan Trung Hoài (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc thực thi các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, (04). 88 21. Josef Thesing (chủ biên) (2005), Nhà nước pháp quyền pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Vũ Đức Khiển (chủ nhiệm đề tài) (2006), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 23. Khoa luật - Đại Học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 24. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948, Nxb Lao động - Xã hội. 25. Liên Hiệp Quốc (2000), Hiến chương Liên Hiệp Quốc. 26. Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị. 27. Hoàng Thế Liên (2006), “Xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ cải cách tư pháp một nhiệm vụ trong tâm của ngành tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (07). 28. Đoàn Đức Lương (2007), “Nâng cao năng lực xét xử các vụ án dân sự của Tòa án trong quá trình cải cách tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (02). 29. Uông Chu Lưu (chủ nhiệm đề tài) (2006), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét xử của Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 30. Nguyễn Huyền Ly (2012), Vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 31. Trương Trọng Nghĩa (2014), Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án, Báo Công lý. 32. Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng. 89 33. Hoàng Thị Kim Quế (2006), “Quyền con người và giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học, (4), Đại học Quốc gia Hà Nội. 34. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1946, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 35. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1950, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 36. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1980, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 37. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 38. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Nxb Lao động, Hà Nội. 39. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004, Nxb Tư pháp. 40. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011, Nxb Tư pháp. 41. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 42. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2005, Hà Nội. 43. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2006, Hà Nội. 44. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2007, Hà Nội. 45. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2008, Hà Nội. 46. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2009, Hà Nội. 47. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2010, Hà Nội. 48. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2011, Hà Nội. 90 49. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2012, Hà Nội. 50. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 51. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2013, Hà Nội. 52. Phạm Hồng Thái (2012), “Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Khoa học, (28), ÐHQGHN. 53. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Thu Hương (2012), “Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam” (một số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng nghiên cứu), Tạp chí Khoa học (28), Đại học Quốc Gia Hà Nội. 54. Chu Hồng Thanh (1996), Tìm hiểu về nhân quyền trong thế giới hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội. 55. Đào Trí Úc (chủ biên) (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 56. Viện thông tin Khoa học xã hội (1998), Tuyên ngôn Độc lập (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) trong Quyền con người – Các văn kiện quan trọng, Nxb Văn hóa Thông tin. 57. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội. 58. http://asean.mofa.gov.vn/vi/vnemb.vn/tin_hddn/ 59. http://dantri.com.vn/ban-doc/bai-1-ky-an-khong-dang-ki-ket-hon-toa-xuly-hon-724535.htm 91 60. http://tcbta.toaan.gov.vn/ 61. http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/56071985/56494212? 62. http://vov.vn/phap-luat/lao-dao-chon-phap-dinh-283058.vov 63. http://www.nhanquyen.vn 64. http://www.tinmoi.vn/nguoi-chet-khong-duoc-yen-vi-quyet-dinh-khangan-cua-toa-toi-cao-011253313.html. 65. http://www.tcbta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tcbta/.../27677465?... 92 [...]... về quyền con người và vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người Chương 2: Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI...pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm về quyền con người, các cơ chế bảo vệ quyền con người trên thế giới cũng như tại Việt Nam; làm rõ chức năng, vị trí, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam Luận văn nghiên cứu các khái... chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong những năm gần đây ở nước ta Từ thực trạng vấn đề bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm cũng như bảo vệ quyền con người trong thời kỳ hiện nay 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu... nhất, cơ bản nhất về quyền con người; các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên thế giới 5 Luận văn là công trình lần đầu tiên nghiên cứu đi sâu vào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay Tác giả cũng đưa ra thực trạng vấn đề bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay Đồng thời đánh giá một cách tương... quyền con người Tập hợp các cách thức nêu trên để bảo vệ quyền con người được gọi chung là cơ chế bảo vệ quyền con người Như vậy, theo chúng tôi, cơ chế bảo vệ quyền con người là tổng hợp các biện pháp do các chủ thể khác nhau thực hiện nhằm mục đích bảo vệ các quyền con người, đảm bảo các quyền con người được thực hiện trên thực tế và thúc đẩy sự tôn trọng của các chủ thể đối với quyền con người trong. .. để bảo đảm sự độc lập của Tòa án, hạn chế sự xâm hại của các quyền lực khác vào hoạt động của Tòa án, Hiến pháp cần phải hiến định cơ chế bảo đảm sự độc lập của Tòa án Tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án sẽ hạn chế được nguy cơ bị chi phối bởi các cơ quan nhà nước khác, bảo đảm được năng lực, chất lượng xét xử của Tòa án, là cơ sở vững chắc bảo đảm cho vai trò bảo vệ quyền con người của Tòa. .. về quyền con người trong pháp luật nói riêng chính là cơ sở, tiền đề đặc biệt quan trọng hình thành nên ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người của cá nhân và đồng thời là nền tảng xã hội củng cố và phát triển văn hóa quyền con người của quốc gia và dân tộc 1.5 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người 1.5.1 Việc tổ chức quyền lực Nhà nước Quyền. .. pháp luật của quốc gia Như chúng ta thấy, pháp luật hiện diện ở tất cả các điều kiện khác, tạo cơ sở pháp lý cho các điều kiện ấy phát huy được vai trò và hiệu quả của 26 chúng trong việc thực hiện quyền con người trên quy mô toàn xã hội Pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người Để phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người thì... chế, tước đoạt được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng tư pháp nhằm bảo đảm cho các quyền của cá nhân được tôn trọng và thực hiện trong đời sống xã hội 1.3.2 Đặc điểm của việc bảo vệ quyền con người bằng Tòa án - Bảo vệ quyền con người bằng Tòa án mang tính quyền lực Nhà nước: Để thực hiện quyền tư pháp, Nhà nước trao quyền cho nhiều cơ quan trong đó có Tòa án Tòa án thông qua hoạt động... hoặc Tòa án sẽ đưa ra những phán quyết để trừng phạt thích đáng những người có hành vi vi phạm Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt không cần phải có yêu cầu của người khác nhưng do tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật mà Tòa án vẫn đứng ra bảo vệ quyền lợi của người bị xâm phạm 1.4 Các cách thức bảo vệ quyền con người bằng Tòa án 1.4.1 Tòa án bảo vệ quyền con người thông qua việc kiểm ... quyền người vai trò Tòa án việc bảo vệ quyền người Chương 2: Thực trạng vai trò Tòa án việc bảo vệ quyền người Việt Nam Chương 3: Quan điểm giải pháp nhằm đảm bảo vai trò Tòa án việc bảo vệ quyền. .. PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 66 3.1 Quan điểm, định hướng việc đảm bảo vai trò Tòa án việc bảo vệ quyền người 66 3.1.1... trò Tòa án việc bảo vệ thúc đẩy quyền người 32 Chương THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng tổ chức hệ thống tòa án Việt Nam Theo thống

Ngày đăng: 19/10/2015, 17:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan