Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự việt nam luận văn ths luật

91 710 3
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự việt nam  luận văn ths  luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BẢO TÂM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BẢO TÂM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm HÀ NỘI - 2012 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n b¶o ®¶m ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ B¶o T©m 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng 1 MỞ ĐẦU Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU 8 LẦN" TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề về chế định đa tội phạm 8 1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần 10 1.2.1. Khái niệm của tình tiết phạm tội nhiều lần 10 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần 12 1.3. 15 Phân biệt phạm tội nhiều lần với một số tình tiết khác có liên quan (gần) trong pháp luật hình sự 1.3.1. Phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội 15 1.3.2. Phạm tội nhiều lần và tội liên tục 18 1.3.3. Phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp 20 1.3.4. Phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm 23 1.4. Ý nghĩa của việc điều chỉnh về mặt lập pháp tình tiết phạm tội nhiều lần 25 Chương 2: 27 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Những quy định của pháp luật hình sự việt nam về phạm tội nhiều lần từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 4 27 2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 27 2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 29 2.2. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về phạm tội nhiều lần 33 2.2.1. Những quy định của Phần chung Bộ luật Hình sự năm 1999 về phạm tội nhiều lần 33 2.2.2. Những quy định của Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 1999 về phạm tội nhiều lần 35 2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phạm tội nhiều lần 43 Chương 3: NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN CỦA VIỆC TIẾP TỤC 57 HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÌNH TIẾT "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN" 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phạm tội nhiều lần 57 3.2. Nội dung hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phạm tội nhiều lần 72 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 5 Danh môc c¸c b¶ng Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Thống kê số liệu một số tội danh các đối tượng phạm tội thường bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần từ năm 2007 đến năm 2011 6 44 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phạm tội nhiều lần là một tình tiết thuộc chế định đa tội phạm. Tuy nhiên tình tiết này vẫn chưa được quy định một cách cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Trong Bộ luật nó được coi là một tình tiết "tăng nặng trách nhiệm hình sự" hay có thể là một tình tiết "định khung tăng nặng". Trong các vụ án hình sự đối tượng phạm tội nhiều lần chiếm tỉ lệ rất lớn. Về mặt pháp lý, phạm tội nhiều lần chưa được các nhà làm luật định nghĩa một cách chính thức mà ở mỗi một tội danh cụ thể lại có một quy định riêng. Ví dụ: tại Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTCBNV ngày 2-01-1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự thì: Tình tiết "Phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134a... (đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan đến tình dục) được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội đó trở lên (hai lần phạm tội tham ô trở lên, hai lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa trở lên...) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [22]. Về mặt lý luận, dưới góc độ khoa học luật hình sự các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm này như sau: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử. Đối với những trường hợp phạm từ hai tội trở lên mà 7 những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật này, chỉ khi nào do các điều tương ứng trong phần các tội phạm Bộ luật này quy định riêng mới bị coi hoặc có thể bị coi là phạm tội nhiều lần. Hay có thể được hiểu là: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử... [26]. Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy tình tiết phạm tội nhiều lần bao gồm năm nội dung sau: (1) Phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau (ví dụ: phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối đối với nhiều người - điểm c khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự, nhiều lần trộm cắp, nhiều lần hiếp dâm...). (2) Nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập. (3) Tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật Hình sự (cùng là tội trộm cắp, hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật. (4) Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án...) và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án (được tuyên trong một bản án). (5) Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại [22]. Như vậy, có thể thấy việc hiểu về tình tiết phạm tội nhiều lần khá phức tạp. Mặt khác để hiểu đúng về tình tiết phạm tội nhiều lần chúng ta cần 8 phải phân biệt nó với các tình tiết khác thuộc chế định đa tội phạm: phạm nhiều tội, tội liên tục, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đây là những tình tiết có nhiều dấu hiệu giống nhau, nếu không phân biệt được sẽ dẫn đến việc hiểu sai và áp dụng sai. Từ những lý do trên đây chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. T×nh h×nh nghiªn cøu Phạm tội nhiều lần là một tình tiết được đề cập đến trong luật hình sự Việt Nam với yếu tố là tình tiết tăng nặng định khung của rất nhiều loại tội và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tình tiết này đã được đề cập đến trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và tiếp tục được kế thừa trong Bộ luật Hình sự 1999. Vấn đề này cũng được đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác nhau biên soạn như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do TSKH.PGS. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003 (tái bản); 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; 4) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1995; 5) Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Phần chung), Tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000; 6) Chế định nhiều tội phạm - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tác giả TS. Lê Văn Đệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 v.v... Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam đã dành không ít công sức cho việc nghiên cứu về đề tài này, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của TSKH.PGS. Lê Cảm: 1) Chế định đa tội phạm trong Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự 9 (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) Chế định đa (nhiều) tội phạm và mô hình lý luận của nó trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6/2001; 3) Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản, Định tội danh: lý luận hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; 4) Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002. Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học pháp lý như: 1) Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Phạm tội nhiều lần" quy định trong Luật Hình sự Việt Nam, của ThS. Lê Văn Luật (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2006; 2) Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết hình phạt - tồn tại và giải pháp, của Vũ Hồng Thiêm (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tháng 5/2008); 3) Về việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người trong một số tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1999, của Nguyễn Hải Dũng (Tạp chí Kiểm sát, số 2/2005; 4) Áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tình tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần, của Vũ Thành Long (Tạp chí Kiểm sát, số 21/2006); 5) Bàn về phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, của Đỗ Thanh Huyền (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2007); 6) Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 1999, của Dương Tuyết Miên (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2003); 7) Cần hiểu chính xác về tình tiết tăng nặng chung và tình tiết tăng nặng định khung trong Bộ luật Hình sự, của Trinh Đình Thể (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/1998); 8) Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, của Đinh Văn Quế (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2010); 9) Những hạn chế trong các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và hướng khắc phục, của Hồ Sĩ Sơn (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/2008); 10) Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, của Mai Bộ (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1999) v.v... 10 Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề phạm tội nhiều lần nhưng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó hoặc chừng mực xem xét qua các trường hợp phạm tội cụ thể hay kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề phạm tội nhiều lần vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Do vậy, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề phạm tội nhiều lần cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm tội nhiều lần là một vấn đề tương đối hẹp và phức tạp. Nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu chung mà ít có nghiên cứu chuyên sâu. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ xem xét và giải quyết một số vấn đề cơ bản xung quanh vấn đề phạm tội nhiều lần như: 1) Khái niệm và đặc điểm của phạm tội nhiều lần; 2) Phân biệt phạm tội nhiều lần và một số tình tiết khác thuộc chế định đa tội phạm như phạm nhiều tội, phạm tội liên tục, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; 3) Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về "Phạm tội nhiều lần". Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của phạm tội nhiều lần, luận văn đi sâu nghiên cứu tình tiết này trên phương diện lập pháp và việc áp dụng chế định này trong thực tiễn xét xử để từ đó đưa ra các kiến nghị. 4. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu đúng như tên gọi của nó là vấn đề phạm tội nhiều lần trong luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở này, mục đính nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam. Đồng thời luận văn còn phân tích và đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về phạm tội nhiều lần để từ đó, đưa ra những kiến nghị để việc áp dụng được thống nhất, tránh tình trạng hiểu sai về tình tiết này. 11 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu bản án điển hình... để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề đã được nêu ra trong luận văn. Cụ thể đó là: - Phương pháp phân tích: Luận văn đã phân tích chi tiết các vấn đề có liên quan đến vấn đề phạm tội nhiều lần, từ đó có thể đánh giá được thực tiễn áp dụng. Các nội dung cần phân tích bao gồm: Phân tích các vấn đề lý luận về phạm tội nhiều lần, phân tích các thông số về tình hình phạm tội, người phạm tội, phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về phạm tội nhiều lần... - Phương pháp so sánh: Là việc so sánh các vấn đề có liên quan đến vấn đề phạm tội nhiều lần, từ đó có thể rút ra các kết luận mang tính đánh giá. Các nội dung so sánh bao gồm: so sánh giữa phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội; phạm tội liên tục; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm; tái phạm nguy hiểm. - Phương pháp tổng hợp: Đó là việc khái quát hóa toàn bộ các nhận định độc lập sau khi phân tích, so sánh từng nội dung, từng tiêu chí cụ thể. Phương pháp tổng hợp giúp cho quá trình đánh giá tránh khỏi sự phân tán, rời rạc và thiếu trọng tâm. Các nội dung tổng hợp được đặt trong một hệ thống cấu trúc có mối liên hệ qua lại, trong đó xác định những nội dung cơ bản chi phối nhận định chung. - Nghiên cứu các vụ án điển hình: Đây là một phương pháp nghiên cứu quan trọng của luận văn. Đó là những thực tiễn để chứng minh và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận mà tác giả đã đưa ra. 6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận văn Cơ sở khoa học của luận văn là các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về phạm tội nhiều lần và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự 12 năm 1999, cũng như các công trình khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn áp dụng các quy định về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam và qua nghiên cứu các bản án của Tòa án nhân dân các cấp, những vụ án hình sự do cơ quan công an điều tra, khởi tố để rút ra những nhận xét, đánh giá. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của vấn đề phạm tội nhiều lần, bản chất pháp lý của nó. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng để đưa ra các kiến nghị phù hợp. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội hiện nay ở nước ta. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về "Phạm tội nhiều lần" trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần" và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Những phương hướng cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần". 13 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN" TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỊNH ĐA TỘI PHẠM Phạm tội nhiều lần là một trong các dạng của chế định đa tội phạm. Do đó trước khi tìm hiểu về chế định này, chúng ta cần hiểu về chế định đa tội phạm. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam khi nghiên cứu về chế định đa tội phạm giữa các nhà nghiên cứu tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có thể kể đến một số quan điểm khác nhau như sau: Quan điểm của PGS.TS Võ Khánh Vinh: Chế định đa tội phạm là một chế định của luật hình sự cần bao hàm tất cả những trường hợp khi một người thực hiện một số tội phạm với điều kiện nếu như đối với các tội này người đó vẫn chưa hết án tích hoặc thời hiệu truy tố về hình sự. Quan điểm khác với quan điểm của PGS.TS Võ Khánh Vinh là quan điểm của PGS.TS Lê Văn Đệ: "Nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào việc người đó đã bị xét xử về các tội đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không có những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự" [14]. Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Văn Cảm: Nhiều (đa) tội phạm là một chế định độc lập của luật hình sự Việt Nam bao gồm bốn dạng (trường hợp): (1) phạm tội nhiều lần; (2) phạm nhiều tội; (3) tái phạm; (4) phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà trong những điều kiện như nhau nếu so sánh với tội đơn nhất thì các dạng này thường cho thấy tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn của tội phạm được thực hiện, cũng như của nhân thân người phạm tội [7, tr 388-389]. 14 Như vậy, theo định nghĩa nói trên thì GS.TSKH Lê Văn Cảm đã nêu rõ các dạng của chế định nhiều (đa) tội phạm. Theo đó, nhiều tội phạm không chỉ là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử (phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội) mà còn bao gồm cả trường hợp phạm từ hai tội trở lên và có thể đã bị đưa ra xét xử (tái phạm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp). Nếu so sánh đặc điểm của bốn dạng tội phạm nói trên thì có thể thấy chúng có một đặc điểm chung là người phạm tội phạm từ hai tội trở lên và vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ở mỗi dạng lại nổi bật lên một điểm khác biệt để phân biệt giữa các dạng tội phạm khác nhau. Ở dạng phạm tội nhiều lần đặc điểm nổi bật là: phạm từ hai tội trở lên và những tội ấy được quy định tại cùng một điều và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử. Ở dạng phạm nhiều tội thì người phạm tội cũng phạm từ hai tội trở lên, những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau và người phạm tội cũng chưa bị đưa ra xét xử về tội nào trong số những tội ấy. Ở dạng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì người phạm tội phạm tội nhiều lần, có tính chất liên tục, có hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của người phạm tội, người phạm tội có thể bị đưa ra xét xử ở các lần khác nhau. Ở dạng tái phạm đặc điểm khác biệt của nó là ở chỗ người phạm tội trước đó đã bị kết án về bất kỳ tội phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Có thể nói khi nghiên cứu về chế định nhiều (đa) tội phạm ta có thể thấy được tính phức tạp cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và những thiệt hại do hành vi này gây ra thường là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội nhiều lần chính là một trong các dạng tội phạm có tính chất như vậy. 15 1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TÌNH TIẾT PHẠM TỘI NHIỀU LẦN 1.2.1. Khái niệm của tình tiết phạm tội nhiều lần Về mặt lập pháp: phạm tội nhiều lần với tính chất là một dạng của chế định đa tội phạm từ trước đến nay vẫn chưa nhận được sự điều chỉnh chính thức bằng một quy phạm riêng biệt nào mà mới chỉ được quy định với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm cụ thể và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999. Về mặt thực tiễn, lần đầu tiên bằng giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo trong Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT ngày 02/01/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã đưa ra khái niệm phạm tội nhiều lần đối với riêng một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tình dục được đề cập trong Luật đã nêu mà theo đó, khái niệm phạm tội nhiều lần đối với một tội nào đó trong số các tội phạm có tính chất tham nhũng được thực tiễn xét xử của nước ta hiểu là: Bị cáo đã phạm tội ấy từ hai lần trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1) trong điều luật tương ứng và người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình dự và tội ấy cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [7, tr. 391]. Cụ thể như sau: Đối với tội phạm về ma túy: Tại điểm b khoản 3 Phần II quy định: Tình tiết "phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 185b, khoản 2 Điều 185c, khoản 2 điều 185d, khoản 2 Điều 185e, khoản 2 Điều 185g, khoản 2 Điều 185h, khoản 2 Điều 185i, khoản 2 Điều 185k, khoản 2 Điều 185m, khoản 2 Điều 185n được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi 16 lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng; đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu Điều luật có quy định về số lượng chất ma túy được định khung hình phạt. Người nào tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy từ hai lần trở lên dù chỉ đối với một người cũng được coi là phạm tội nhiều lần. Đối với tội phạm hiếp dâm, cưỡng dâm: Tại điểm c khoản 1 Phần III: Tình tiết "phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 3 Điều 112a, khoản 3 Điều 113a, khoản 2 Điều 114, khoản 2 Điều 201, khoản 2 Điều 137 được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần hiếp dâm trở lên, hai lần cưỡng dâm trở lên…) và mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 Điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng được coi là phạm tội nhiều lần người nào hiếp dâm, cưỡng dâm giao cấu… từ hai lần trở lên đối với một người. Về mặt lý luận: Dưới góc độ khoa học luật hình sự chúng ta thấy có hai quan điểm về khái niệm phạm tội nhiều lần. Một là: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử [7]. Hai là: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô… và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội 17 phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án. Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử…[26]. 1.2.2. Đặc điểm cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần Từ khái niệm nói trên tình tiết phạm tội nhiều lần có những đặc điểm cơ bản như sau: Đặc điểm thứ nhất: Người phạm tội thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Có thể hiểu hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đe dọa xâm phạm hoặc xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đặc điểm thứ hai: Hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mỗi lần thực hiện bao giờ cũng phải có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập. Các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm bao gồm bốn yếu tố: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Đây là một đặc điểm quan trọng để xác định có phải người phạm tội đã thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm hay không. Nếu hành vi không có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập thì không thể xác định được đó là tình tiết phạm tội nhiều lần. Đặc điểm thứ ba: Tội phạm do một điều hoặc một khoản của điều tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự quy định. Đây là một đặc điểm đặc trưng của tình tiết phạm tội nhiều lần và dùng để phân biệt với tình tiết phạm nhiều tội. Người phạm tội thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mỗi lần thực hiện hành vi phải có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập và tội phạm đó do cùng một điều hoặc một khoản tương ứng quy định tại Bộ luật Hình sự. 18 Đặc điểm thứ tư: Tội phạm này vẫn phải còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội phải bị đưa ra xét xử cùng một lần. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 23 Bộ luật Hình sự năm 1999. Nếu hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Do đó, hành vi nói trên không bị tính là một lần phạm tội. Đặc điểm "người phạm tội phải bị đưa ra xét xử cùng một lần" có nghĩa là các hành vi phạm tội trước đó chưa bị đưa ra xét xử lần nào. Đây là một đặc điểm để phân biệt giữa tình tiết phạm tội nhiều lần và tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Như vậy, đây là bốn đặc điểm cần và đủ để có thể đánh giá thế nào là phạm tội nhiều lần. Nếu thiếu một trong bốn đặc điểm hay còn gọi là dấu hiệu nói trên thì khó có thể coi đó là tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần. Để phân tích rõ hơn bốn đặc điểm nêu trên của tình tiết phạm tội nhiều lần, chúng ta cùng nghiên cứu một ví dụ thực tế như sau: Ngày 28/09/2010 Nguyễn Văn Thêm (chưa có tiền án, tiền sự) sang nhà cháu Trần Thị H sinh ngày 04/08/1996, trú quán: Thôn Cựu, xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội (gọi Thêm là ông trẻ ở gần nhà), Nguyễn Văn Thêm có hành vi sờ ngực, bộ phận sinh dục của cháu Trần Thị H sau đó định giao cấu với cháu H thì bị anh Trần Thế Hưng (bố cháu H) trên gác chạy xuống cầm đòn gánh đuổi đánh và hô hoán mọi người đến bắt quả tang Nguyễn Văn Thêm. Tại cơ quan điều tra Nguyễn Văn Thêm khai nhận: Khoảng tháng 05/2009 nhà cháu H đang sửa chữa công trình phụ nên H thường mang bát đĩa sang nhà Thêm rửa nhờ. Thêm thấy cháu H phát triển sớm nên Thêm đã nhiều lần có hành vi dùng tay sờ ngực cháu H và nảy sinh ý muốn giao cấu với cháu H. Một hôm cháu H sang nhà Thêm chơi thấy không có ai ở nhà nên cháu đã lấy chiếc điện thoại di động Trung Quốc màu đen của Thêm mang về nhà. Sau đó Thêm phát hiện ra cháu H lấy chiếc điện thoại nên đã nhắn cháu H phải đem 19 điện thoại sang trả nếu không sẽ nói cho bố mẹ biết. Ngày hôm sau cháu H sang nhà Thêm để nói chuyện với Thêm về chiếc điện thoại H đã lấy của Thêm, lúc này không có ai ở nhà. Thêm bảo cho cháu H chiếc điện thoại đó rồi Thêm ôm cháu H, sờ bộ phận sinh dục của cháu H, cháu H không đồng ý, Thêm dọa sẽ mách bố mẹ cháu về việc cháu H lấy chiếc điện thoại, sau đó Thêm Thêm cởi quần của cháu H và thực hiện hành vi giao cấu. Thêm còn khai từ tháng 05/2009 đến đầu năm 2010 Thêm đã nhiều lần giao cấu với cháu H ở tại nhà Thêm và có lần ở nhà cháu H, cứ khoảng một tuần, 1 đến 2 lần thêm lại giao cấu với cháu H nhưng không cho vào sâu vì cháu H kêu đau và xuất tinh ra ngoài. Trong suốt thời gian quan hệ với cháu H, Thêm đã mua chuộc cháu H bằng cách thỉnh thoảng cho tiền và mua điện thoại di động cho cháu H, khi cháu H không muốn tiếp tục giao cấu thì Thêm dọa sẽ nhắn tin cho các bạn của H biết. Vì vậy cháu H sợ buộc phải cho Thêm tiếp tục hành vi giao cấu. Vào ngày 28/09/2010 Thêm thấy cháu H chỉ có một mình ở nhà liền đi vào ôm lấy cháu H và định thực hiện hành vi giao cấu thì bất ngờ bố cháu H ở trên gác chạy xuống cầm đòn gánh đuổi đánh và hô mọi người đến bắt quả tang. Tại bản giám định số 2480 ngày 26/10/2010 của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an kết luận: Trên cơ thể của cháu H không có dấu vết thương tích, màng trinh không bị rách. Sức khỏe của cháu H hiện bình thường. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử Nguyễn Văn Thêm phạm tội "Hiếp dâm trẻ em". Áp dụng khoản 4 Điều 112, điểm g khoản 1 Điều 48 (phạm tội nhiều lần) của Bộ luật Hình sự năm 1999 xử phạt Nguyễn Văn Thêm 15 năm tù. Phân tích vụ án nói trên ta thấy được rõ bốn đặc điểm của tình tiết phạm tội nhiều lần là: - Nguyễn Văn Thêm đã thực hiện từ hai lần trở lên hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đó là hành vi xâm hại đến quyền tự do và bất 20 khả xâm phạm về tình dục trẻ em (cháu H chưa đủ 13 tuổi), xâm phạm đến quá trình phát triển bình thường, sức khỏe và tinh thần của trẻ em. - Hành vi nói trên của Thêm được thực hiện nhiều lần và mỗi lần đều có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập bao gồm 04 yếu tố là khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan). Thêm đã xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục trẻ em, sức khỏe và tinh thần của trẻ em (khách thể). Nguyễn Văn Thêm đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự (chủ thể). Hành vi của Thêm đã gây ra hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cháu H cả về sức khỏe lẫn tinh thần (mặt khách quan). Thêm thực hiện hành vi hoàn toàn với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là Thêm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (mặt chủ quan). - Những lần phạm tội nói trên của Nguyễn Văn Thêm do Điều 112 Bộ luật Hình sự (Tội hiếp dâm trẻ em) quy định. - Và Nguyễn Văn Thêm chưa bị đưa ra xét xử lần nào. Tóm lại, nghiên cứu về những đặc điểm nói trên là để giúp chúng ta phân biệt giữa tình tiết phạm tội nhiều lần với các tình tiết tương đồng khác để tránh nhầm lẫn khi áp dụng trên thực tiễn. 1.3. PHÂN BIỆT PHẠM TỘI NHIỀU LẦN VỚI MỘT SỐ TÌNH TIẾT KHÁC CÓ LIÊN QUAN (GẦN) TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 1.3.1. Phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội Cũng như tình tiết phạm tội nhiều lần, tình tiết phạm nhiều tội chưa nhận được sự điều chỉnh chính thức bằng một quy phạm riêng biệt nào trong pháp luật hình sự Việt Nam. Thuật ngữ "phạm nhiều tội" chỉ được đề cập đến trong tên gọi của một điều luật "Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội" (Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 1985 trước đây và Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành). 21 Vì vậy, để phân biệt hai tình tiết này chúng ta có thể dựa vào các khái niệm, các đặc điểm của nó dưới góc độ khoa học luật hình sự. Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử. Phạm nhiều tội là phạm tội từ hai lần trở lên hoặc khi hành vi của người phạm tội có dấu hiệu của từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau (hoặc tại các khoản khác nhau của cùng một điều nếu các đối tượng của tội phạm khác nhau) trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số những tội ấy [7, tr. 396]. Từ hai khái niệm nói trên, có thể thấy đặc điểm duy nhất để phân biệt hai tình tiết này là: số lần phạm tội từ hai lần trở lên nhưng ở tình tiết phạm tội nhiều lần thì những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc một khoản của điều) tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, còn ở tình tiết phạm nhiều tội thì những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau (hoặc tại các khoản khác nhau của cùng một điều nếu các đối tượng của tội phạm khác nhau) trong Phần riêng của Bộ luật Hình sự. Ví dụ: Khoảng 11 giờ ngày 27/10/2010, Nguyễn Quang Huy (không có tiền án, tiền sự) đi xe máy Nouvo màu đen, không đeo biển kiểm soát trên đường Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng tìm người có tài sản để cướp giật. Khoảng 12 giờ, Huy phát hiện chị Trần Thu Hoài, sinh năm 1970, trú tại Phòng 401 nhà 24T1 Trung Hòa, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ngồi sau xe máy ôm theo một túi xách để trước bụng. Huy liền bám theo để giật túi xách của chị Hoài. Khi chị Hoài đi đến ngã tư Huỳnh Thúc Kháng với đường Nguyên Hồng thì Huy áp sát bên phải xe của chị Hoài, dùng tay trái giật lấy 22 chiếc túi xách của chị Hoài rồi nhanh chóng tẩu thoát. Sau đó, Huy lục túi xách thấy có 12 triệu đồng, một số giấy tờ mang tên chị Hoài và một điện thoại di động Nokia 6500 màu đen. Quá trình bắt giữ Huy cơ quan điều tra đã thu giữ được chiếc máy điện thoại di động tang vật nêu trên và thu giữ trong người Huy một gói nilon đựng chất bột màu trắng. Huy khai là chất heroin (đã được cơ quan giám định xác định đó là chất ma túy: hêroin, trọng lượng 0,416g). Huy khai nhận về nguồn gốc chất ma túy như sau: khoảng 10 giờ ngày 3/11/2010, Huy mua một gói nhỏ heroin từ Trần Anh Tuấn trên phố Lò Đúc Hà Nội với giá 400.000 (bốn trăm nghìn đồng). Huy đã sử dụng một ít hêroin, số còn lại cất trong người cho đến khi bị bắt giữ. Huy đã mua của Tuấn 04 lần vào các thời điểm khác nhau với số lượng như trên. Có thể thấy rằng: Huy đã thực hiện hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm là hành vi cướp giật tài sản (Huy không dùng vũ lực mà chỉ nhanh chóng cướp tài sản rồi tẩu thoát nên hành vi của Huy cấu thành tội cướp giật tài sản) và hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Hai hành vi nói trên của Huy cấu thành hai tội là tội cướp giật tài sản theo Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999 và tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 Bộ luật Hình sự. Như vậy, trường hợp phạm tội của đối tượng Huy chính là trường hợp phạm nhiều tội tức là Huy đã phạm hai tội mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau (Điều 136 và Điều 194) trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và Huy chưa bị xét xử về tội nào trong số những tội ấy. Bên cạnh đó, do nhiều lần Huy thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy nên Huy sẽ bị truy tố theo điểm b khoản 2 Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 1999 với tình tiết tăng nặng định khung phạm tội nhiều lần. Bởi vì Huy đã bốn lần phạm tội mua bán trái phép chất ma túy mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (Điều 194) tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và Huy vẫn chưa bị xét xử. 23 1.3.2. Phạm tội nhiều lần và tội liên tục Hai tình tiết phạm tội nhiều lần và tội liên tục nếu xét về thuật ngữ "nhiều lần" và thuật ngữ "liên tục" ta thấy chúng dường như là tương đồng nhưng thực ra về bản chất là rất khác nhau. Có thể hiểu tội liên tục là khi tội phạm được hình thành từ một loạt hành vi nguy hiểm cho xã hội giống nhau, mà các hành vi đó có cùng một mục đích chung, được thực hiện với một ý định phạm tội thống nhất, cùng xâm hại đến một khách thể và trong sự tổng hợp của những hành vi đó thì cấu thành một tội độc lập [7, tr. 389]. Như vậy, tội liên tục cũng là tội được hình thành từ nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, nhưng khác với phạm tội nhiều lần một loạt hành vi nguy hiểm của tội liên tục mới cấu thành nên một tội vì mỗi hành vi chưa đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập, còn với tình tiết phạm tội nhiều lần thì hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mỗi lần thực hiện bao giờ cũng có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập. Mặt khác, xét về hậu quả cũng như thiệt hại cho xã hội do hành vi gây ra thì phạm tội nhiều lần gây ra thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với tội liên tục. Về mức độ trách nhiệm hình sự, phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn phạm tội liên tục chỉ để chỉ tội đó do một loạt hành vi cấu thành nên nó chỉ là tình tiết định tội mà thôi. Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Lưu sinh 1976 kết hôn với Nguyễn Văn Doanh sinh 1975, trú tại thôn Đạo Thượng, Tân Hưng, Sóc Sơn, Hà Nội. Cuộc hôn nhân kéo dài 15 năm, hai người đã có hai mặt con. Thế nhưng chị Lưu thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ dã man. Từ cán cuốc, đòn gánh, mũ cối, dây cu roa... đến tuýp nước, tất cả những vật dụng Doanh vớ được đều trở thành hung khí hành hạ vợ. Nhiều lần, chị Lưu phải đi cấp cứu tại trạm xá do những trận đòn của chồng. Người phụ nữ lam lũ sống ở làng quê vẫn cắn răng chịu đựng cảnh bị chồng hành hạ nhiều năm mà không dám giải thoát cho mình. Ngày 31/5/2009, chị gái của Doanh bị ốm có nhờ chị Lưu đến gặt lúa hộ. Chị Lưu đến làm và còn biếu chị gái của Doanh 200 ngàn đồng để bồi 24 dưỡng, thuốc men. Khi về nhà, chị thật thà kể cho chồng nghe thì liền bị Doanh chửi mắng vì đã đi gặt hộ lại còn cho những 200 nghìn đồng. Sau khi dùng dây cu roa trói vợ và mặc sức đánh đập tàn nhẫn, được người hàng xóm can ngăn thì Doanh mới chịu thả vợ ra. Người chồng vũ phu này bắt vợ phải cùng lên nhà bố mẹ vợ để kể tội. Trước mặt mọi người trong gia đình nhà vợ, Doanh ra sức thóa mạ vợ mình. Sau đó, hai vợ chồng lại dắt nhau về nhà. Khoảng 23h cùng ngày, gia đình chị Lưu chưa hết tâm trạng lo lắng chị sẽ tiếp tục bị Doanh hành hạ khi về tới nhà thì nhận tin dữ chị Lưu chết vì tự tử bằng bả chó. Trước khi chết, lá thư của chị Nguyễn Thị Lưu (thôn Đạo Thượng, xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) gửi đến các cơ quan chức năng ngày 7/6/2007 với những lời lẽ thống thiết: "Tôi không hiểu tại sao gần đây chồng tôi lại hay đánh đập, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, thể xác của tôi bằng những hành động quá tàn bạo". Chị Lưu tố cáo anh Nguyễn Văn Doanh, chồng chị, đã có những hành vi bạo hành tàn bạo như sau: Lần 1, khi đi chăn vịt, anh Doanh đã ném mũ cối vào mặt chị Lưu rồi đấm đá túi bụi. Lần 2, anh Doanh cầm chuôi cuốc thúc mạnh vào cổ chị Lưu khiến chị phải đi viện. Lần thứ 3, chỉ vì thời tiết mưa bão nhiều khiến lúa bị bọ dầy phá hoại, anh Doanh đổ lỗi cho chị Lưu làm hỏng lúa và đã đi mua xăng về đốt lúa rồi lấy dây cô loa đánh túi bụi vào người chị Lưu ở bờ ruộng. Vào khoảng tháng 4/2004, do ghen tuông, Doanh đã chửi mắng chị Lưu vì khi chị Lưu đi bán hoa quả ở chợ đã có một thanh niên đến mua hoa quả và bắt tay chị. "Những lời nhiếc móc, những trận đòn phũ phàng, những sự tra tấn tàn bạo có thể ập đến với tôi bất cứ lúc nào khiến tôi luôn sống trong tâm trạng sợ hãi giữa sự sống và cái chết. Nửa đêm, anh ta bắt tôi ngồi 25 dậy và ký vào đơn ly dị. Anh ta chửi mắng tôi là ngu như chó, "mày có chết đi thì tao cũng chỉ mất với mày một cỗ ván với mấy triệu là xong, nửa tháng sau là tao lại có vợ mới"… Sau khi xem xét vụ án, Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn tuyên Nguyễn Văn Doanh phạm tội Hành hạ người khác theo Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 1999 và phạt Doanh mức án 24 tháng tù treo, bồi thường gần 20 triệu đồng. Vụ án trên cho thấy Doanh đã thực hiện rất nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm như hành vi đánh, nhiếc móc vợ xâm phạm đến sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ. Tuy nhiên mỗi một hành vi của Doanh chưa đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập mà tổng hợp các hành vi nguy hiểm cho xã hội nói trên của Doanh mới cấu thành nên một tội là tội Hành hạ người khác. Đây chính là một trong những tội điển hình của loại tội liên tục nói trên. 1.3.3. Phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp Dưới góc độ khoa học luật hình sự, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được hiểu là phạm tội nhiều lần, có tính chất liên tục và nhằm mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính mà hoạt động phạm tội đã trở thành hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 12/05/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự thì tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được hướng dẫn như sau: 5.1 Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy 26 cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; b. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Ví dụ: A là một người không nghề nghiệp, chuyên sống bằng nguồn thu thập từ việc phạm tội. Trong một thời gian, A liên tiếp thực hiện năm vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp". 5.2. Khi áp dụng tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp", cần phân biệt: a. Đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp". Ví dụ: B đã bị kết án về tội "trộm cắp tài sản", nhưng chưa chấp hành hình phạt hoặc sau khi chấp hành xong hình phạt, trong một thời gian, B lại liên tiếp thực hiện bốn vụ trộm cắp tài sản (tài sản chiếm đoạt được trong mỗi vụ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên). Trong trường hợp này, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bị áp dụng ba tình tiết tăng nặng là "phạm tội nhiều lần", "tái phạm" (hoặc "tái phạm nguy hiểm") và "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp". b. Đối với tội phạm mà trong điều luật có quy định tình tiết "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" là tình tiết định khung hình phạt thì không được áp dụng tình tiết đó là tình tiết tăng nặng tương 27 ứng quy định tại Điều 48 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp điều luật không có quy định tình tiết này là tình tiết định khung hình phạt thì phải áp dụng là tình tiết tăng nặng tương ứng quy định tại Điều 48 của Bộ luật Hình sự [37]. Như vậy, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thể hiện tính nguy hiểm và mang cấp độ cao hơn so với tình tiết phạm tội nhiều lần. Phạm tội nhiều lần chỉ để chỉ người phạm tội thực hiện từ hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Còn đối với phạm tội có tính chất chuyên nghiệp thì các hành vi phạm tội có tính chất liên tục nghĩa là người phạm tội liên tiếp thực hiện loại tội phạm cùng nhóm trong khoảng thời gian nhất định và ít nhất phải từ năm lần trở lên. Các hành vi phạm tội đã trở thành hoạt động phạm tội có hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội. Mặt khác, nếu ở tình tiết phạm tội nhiều lần các lần người tội phạm thực hiện hành vi phạm tội chưa bị đưa ra xét xử lần nào thì ở tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp người phạm tội có thể bị đưa ra xét xử ở các lần khác nhau. Bởi vì có thể ngay sau khi được xóa án tích người phạm tội lại tiếp tục thực hiện một loạt tội phạm cùng nhóm. Điểm khác nhau cuối cùng là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn ở phạm tội nhiều lần thì các lần phạm tội phải chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Nguyễn Vi Vương là đối tượng không có công ăn việc làm. Do cần tiền để ăn tiêu nên trong khoảng thời gian từ giữa năm 2008 đến tháng 9/2009 Nguyễn Vi Vương đã một mình dùng xe máy Yamaha Exciter - biển kiểm soát 29Z7-4382 đi trên các đường phố Hà Nội, khi thấy có các chị phụ nữ đi xe máy, có đeo túi xách thì ép sát xe vào phía bên phải và tay phải giữ tay ga, tay trái giật túi của họ, sau đó phóng xe chạy vào chỗ vắng lục túi lấy 28 các tài sản có giá trị, còn túi, giấy tờ không có giá trị Vương vứt đi. Tại cơ quan điều tra Vương đã khai nhận gây ra 19 vụ cướp giật tài sản với tổng giá trị tài sản và tiền Nguyễn Vi Vương cướp giật được trong 19 vụ án nói trên ước tính khoảng gần 500.000.000 (năm trăm triệu đồng). Nhìn chung hành vi của Vương bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Bởi vì lý do Vương phạm tội là để có tiền tiêu xài, là nguồn sống chính vì Vương không có công ăn việc làm. Số vụ cướp giật Vương gây ra là 19 vụ và tổng trị giá tài sản mà Vương cướp giật được là rất lớn. Nên có thể khẳng định đây chính là nguồn sống chính của Vương. 1.3.4. Phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm So với tình tiết phạm tội nhiều lần, tái phạm được quy định bằng một chế định độc lập tại Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo đó tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định như sau: "Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý" [30]. Tái phạm nguy hiểm bao gồm các trường hợp: a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý [30]. Cũng giống như tình tiết phạm tội nhiều lần, tái phạm cũng là thực hiện từ hai lần trở lên hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Nhưng tái phạm, tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án và chưa được xóa án tích còn phạm tội nhiều lần thì người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần nhưng chưa lần nào bị đưa ra xét xử nên chưa bị kết án và chưa có án tích. 29 Ở tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm tội phạm trước và tội phạm mới không cần thiết phải cùng là một tội được quy định trong cùng một điều luật còn ở tình tiết phạm tội nhiều lần thì bắt buộc tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật Hình sự. Theo quy định của Bộ luật Hình sự tình tiết tái phạm và tái phạm nguy hiểm có những dấu hiệu đặc trưng đó là dấu hiệu về hình thức lỗi và tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội còn tình tiết phạm tội nhiều lần không đặt ra dấu hiệu này. Ví dụ: Hồi 14h30’ ngày 29/03/2009, Đội 8 - Phòng cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội bắt quả tang 02 đối tượng Nguyễn Bá Long (có 3 tiền án) và Phạm Tuấn Anh (có 01 tiền án, 01 tiền sự) đi xe máy Repson, không biển kiểm soát dừng ở đầu xe ô tô Honda Accord, biển kiểm soát 30N-9601 đang đỗ trước số nhà 29 Hàng Bài. Đối tượng Long ngồi sau xe máy đang dùng tay cậy mặt gương chiếu hậu của xe ô tô còn Phạm Tuấn Anh là người lái xe. Tại cơ quan điều tra, đối tượng Long và Tuấn Anh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như đã nêu trên và khai nhận trong ngày 29/03/2009 Long cùng Tuấn Anh còn gây ra 2 vụ trộm cắp mặt gương xe ô tô như sau: Vụ thứ nhất: Khoảng 12h Long rủ Tuấn Anh đi trộm cắp mặt gương xe ô tô để đem bán lấy tiền ăn tiêu. Bọn chúng đi đến đường Kim Liên mới phát hiện 1 chiếc xe Azuza để bên lề đường, không có người trông giữ. Tuấn Anh điều khiển xe máy áp sát và đỗ ngay trước đầu xe ô tô, Long ngồi sau đưa tay cậy mặt gương chiếu hậu bên lái của xe ô tô rồi cả hai tiếp tục đi về hướng Tây Sơn để trộm cắp tiếp. Vụ thứ hai: Sau khi thực hiện vụ trộm cắp tài sản nêu trên, Tuấn Anh chở Long đi đến đường Yên Hòa phát hiện 1 chiếc xe Accord không có người trông giữ để ven đường. Tuấn Anh liền áp sát đầu xe ô tô và dừng lại để Long cậy mặt gương xe. Sau đó cả hai đi về ngõ Đê Tô Hoàng. Tại đây Long bán 2 chiếc gương xe ô tô vừa trộm cắp được cho 1 đối tượng tên là Tùng lấy 1.000.000 đồng. 30 Hành vi trên của Long và Tuấn Anh đã cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999. Long và Tuấn Anh đều là những đối tượng đã có tiền án, tiền sự chưa được xóa án tích mà lại phạm phải tội mới do cố ý là tội trộm cắp tài sản. Bên cạnh đó Long và Tuấn Anh đã có 03 lần thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, lần nào cũng đủ dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản và chưa lần nào bị đưa ra xét xử. Vì vậy Long và Tuấn Anh bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tình tiết tăng nặng là tái phạm và phạm tội nhiều lần theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999. Như vậy, cùng là tội trộm cắp tài sản nhưng Long và Tuấn Anh bị áp dụng hai tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm và phạm tội nhiều lần. Tái phạm vì phạm tội mới mà chưa được xóa án tích. Phạm tội nhiều lần là vì có nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp và chưa lần nào bị đưa ra xét xử mặc dù mỗi lần thực hiện hành vi đã đủ để cấu thành tội trộm cắp tài sản. 1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH VỀ MẶT LẬP PHÁP TÌNH TIẾT PHẠM TỘI NHIỀU LẦN Phạm tội nhiều lần là một tình tiết cần phải được điều chỉnh về mặt lập pháp bằng các quy phạm trong một chương độc lập của Bộ luật Hình sự. Đây là điều cần thiết và quan trọng trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm ở nước ta trong những năm qua đã cho thấy một cách xác đáng và đảm bảo sức thuyết phục là nếu như trong pháp luật hình sự không có sự ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng định nghĩa pháp lý của khái niệm "phạm tội nhiều lân" thì các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử khó đạt được sự thống nhất và đồng bộ trong việc nhận thức khoa học và áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tình tiết này. Việc ghi nhận những dấu hiệu đặc trưng cơ bản, điển hình và riêng biệt trong định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội nhiều lần sẽ thể hiện rõ 31 được tính nguy hiểm cho xã hội của nó và giúp chúng ta hiểu đúng, phân biệt được bản chất pháp lý của dạng nhiều tội phạm trên. Bên cạnh đó việc được ghi nhận chính thức với tính chất là các căn cứ pháp lý cho Tòa án áp dụng có ý nghĩa và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của Tòa án, đến quyền và lợi ích thiết thân của chính bản thân người phạm tội. Theo cấu trúc xây dựng điều luật thì bất kỳ điều luật cụ thể nào trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự, nhà làm luật nước ta đều quy định mức hình phạt tối thiểu và mức hình phạt tối đa tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tương ứng. Đường lối xử lý chung trong pháp luật nước ta là tăng nặng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với những trường hợp phạm tội nhiều lần. Tóm lại việc điều chỉnh về mặt lập pháp tình tiết phạm tội nhiều lần có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, góp phần đồng bộ hóa các quy định của pháp luật về tình tiết này. 32 Chương 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 CHO ĐẾN TRƢỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cho đến trƣớc khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 Năm 1945, Cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời với chính quyền non trẻ. Chúng ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn là tiêu diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vì vậy, sau ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật hình sự để tạo cơ sở cho việc trấn áp tội phạm. Tuy vậy, trong thời kỳ đầu của chính quyền cho đến những năm 1950 với muôn vàn khó khăn, thử thách, kinh nghiệm lập pháp chưa có nhiều nên những quy định của pháp luật hình sự chưa hoàn chỉnh. Thời kỳ này, các chế định của luật hình sự được thể hiện dưới dạng các Sắc lệnh. Mỗi tội phạm cụ thể lại được điều chỉnh bằng một Sắc lệnh mà không quy định chung trong một Sắc lệnh. Nghiên cứu các văn bản quy định trong thời kỳ này có thể thấy tình tiết phạm tội nhiều lần chưa được đề cập đến. Tiếp theo, từ những năm 1960 đến năm 1975, Nhà nước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, đó là: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những quy định chung trong luật hình sự cũng đã có những bước phát triển để bảo vệ sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa, chống lại những âm mưu, hành động phá hoại, làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước, tập thể và công dân, trấn áp kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời bảo vệ cơ sở vật chất và kỹ thuật, bảo vệ 33 nên kinh tế kế hoạch, chống mọi âm mưu và hành động phản cách mạng, lật đổ chính quyền nhân dân. Trong thời kỳ này các quy định của pháp luật hình sự cũng chưa có được sự thống nhất, tập trung mà vẫn quy định ở nhiều văn bản khác nhau. Nghiên cứu các văn bản quy định trong thời kỳ này, có thể thấy tình tiết phạm tội nhiều lần cũng chưa được đề cập đến mà pháp luật chỉ quy định về các tình tiết tăng nặng khác như tái phạm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hoặc phạm tội có tổ chức. Với đại thắng mùa xuân năm 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Tuy vậy, ngay sau khi giải phóng, tạm thời hai miền Nam, Bắc vẫn tồn tại hai hệ thống pháp luật khác nhau. Ngày 25/04/1976, nhân dân ta tiến hành tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung trong cả nước. Ngày 02/07/1976, Quốc Hội chính thức đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật được áp dụng chung cho cả nước. Những năm đầu đất nước thống nhất, pháp luật hình sự đã bắt đầu đề cập đến tình tiết phạm tội nhiều lần với ý nghĩa là một trong những trường hợp cần xử lý nghiêm khắc. Ví dụ: Tại Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ngày 20/05/1981 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quy định: Tội hối lộ bao gồm nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ. Người nào nhận hối lộ thì bị phạt tù từ 1 năm đến 10 năm. Người nào đưa hối lộ, môi giới hối lộ thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Phạm tội trong trường hợp phạm tội nhiều lần thì bị phạt tù đến 15 năm: Điều 5: Những trường hợp cần xử nặng. Người nhận hối lộ, đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù đến 15 năm: a) Phạm tội hối lộ có tổ chức, b) Phạm tội hối lộ nhiều lần, c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để thực hành hối lộ, d) Của hối lộ có giá trị lớn, 34 đ) Lợi dụng chức vụ cao để nhận hối lộ, e) Phạm tội hối lộ gây hậu quả nghiêm trọng [43]. Tóm lại, những quy định của pháp luật hình sự về tình tiết phạm tội nhiều lần trong giai đoạn này chưa được đề cập nhiều và nó chỉ mang tính chất là một tình tiết tăng nặng hình phạt. 2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 cho đến trƣớc khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 Đáp ứng yêu cầu tăng cường kỷ cương, pháp luật và thực hiện đầy đủ, toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, ngày 27/06/1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VII, Quốc hội đã thông qua toàn văn Bộ luật Hình sự, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986 (gọi là Bộ luật Hình sự 1985). Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời dựa trên cơ sở sự kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là bước ngoặt rất quan trọng trong lịch sử pháp luật nước ta. Các quy định về hình sự đã được tập trung lại thành một bộ luật hoàn chỉnh. Bộ luật Hình sự năm 1985 được chia làm hai phần: phần chung và phần riêng. Tại phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1985 lần đầu tiên tình tiết phạm tội nhiều lần chính thức được quy định là một tình tiết tăng nặng chung. Cụ thể như sau: Điều 39. Những tình tiết tăng nặng. 1- Những tình tiết sau đây mới được coi là tình tiết tăng nặng: a) Phạm tội có tổ chức; xúi giục người chưa thành niên phạm tội; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; c) Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 35 đ) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về vật chất, công tác hay các mặt khác; e) Phạm tội vì động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng; h) Phạm tội nhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm; i) Sau khi phạm tội, đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm [28]. Tại Phần riêng của Bộ luật tình tiết phạm tội nhiều lần được xét đến như là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong một số tội phạm khác nhau được quy định tại các điều tương ứng trong bộ luật. Cụ thể: 1) Khoản 2 Điều 88: Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. 2) Điểm đ khoản 2 Điều 97: Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. 3) Khoản 2 Điều 170: Tội lừa dối khách hàng. 4) Điểm đ khoản 2 Điều 226: Tội nhận hối lộ. 5) Điểm đ khoản 2 Điều 227: Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ. 6) Điểm c khoản 2 Điều 272: Tội chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm. Trong khoảng 15 năm tồn tại, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Qua bốn lần sửa đổi, bổ sung có trên 100 lượt điều luật được sửa đổi hoặc bổ sung. Với những sửa đổi, bổ sung này luật hình sự đã có sự phát triển đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện đổi mới. Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 ngày 10/05/1997, 36 quy định phạm tội nhiều lần là tình tiết định khung hình phạt cao ở các tội phạm cụ thể đã được tăng lên rất nhiều so với Bộ luật Hình sự năm 1985 (từ 6 tội lên đến 28 tội). Cụ thể các tội nói sau được bổ sung thêm tình tiết tăng nặng định khung phạm tội nhiều lần: 1) Tội Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa 2) Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa 3) Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa 4) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân 5) Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 6) Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 7) Tội giả mạo trong công tác 8) Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi 9) Tội sản xuất trái phép chất ma túy 10) Tội tàng trữ trái phép chất ma túy 11) Tội vận chuyển trái phép chất ma túy 12) Tội mua bán trái phép chất ma túy 13) Tội chiếm đoạt chất ma túy 14) Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy 15) Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy 16) Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 37 17) Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy 18) Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy 19) Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác 20) Tội hiếp dâm trẻ em 21) Tội cưỡng dâm người chưa thành niên 22) Tội giao cấu với trẻ em 23) Tội chứa mãi dâm, tội môi giới mãi dâm 24) Tội mua dâm người chưa thành niên 25) Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa 26) Tội hiếp dâm 27) Tội cưỡng dâm 28) Tội dâm ô đối với trẻ em Bên cạnh đó về mặt thực tiễn, lần đầu tiên tình tiết phạm tội nhiều lần đã được các cơ quan chức năng hướng dẫn áp dụng tại Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT ngày 02/01/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985. Thông tư đã đưa ra khái niệm phạm tội nhiều lần đối với riêng một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tình dục được đề cập trong Bộ luật Hình sự. Như vậy, tình tiết phạm tội nhiều lần đã được chính thức ghi nhận là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung hoặc là một tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Việc ghi nhận nói trên đồng thời cũng là một căn cứ pháp lý quan trọng cho việc tòa án xem xét trong vấn đề quyết định khung và mức hình phạt. 38 2.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN 2.2.1. Những quy định của Phần chung Bộ luật Hình sự năm 1999 về phạm tội nhiều lần Kế thừa những quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tình tiết phạm tội nhiều lần là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm g khoản 1 Điều 48): 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước; k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; 39 m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội; o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm. 2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng [30]. Tình tiết phạm tội nhiều lần dưới góc độ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ để Tòa án cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này. Một mức hình phạt cụ thể là ba năm, bảy năm, mười lăm năm, hai mươi năm, thậm chí là sự lựa chọn giữa hình phạt tù chung thân và hình phạt tử hình một phần phụ thuộc vào việc người phạm tội có hay không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có một hay nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, để từ đó Tòa án quyết định quyền sống hay chết của người phạm tội. Do đó, tình tiết phạm tội nhiều lần nhìn từ góc độ này có ý nghĩa và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của Tòa án, đến quyền và lợi ích thiết thân của chính bản thân người phạm tội. Tuy nhiên, trong một vụ án hình sự có thể có một tội phạm hoặc nhiều tội phạm, một người phạm tội hoặc nhiều người phạm tội, nên việc xác định tình tiết định tội và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ trong phạm vi một tội phạm cụ thể mà không được sử dụng tình tiết định tội của tội phạm này làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội phạm khác cũng như tình tiết tăng nặng của người phạm tội này làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho người phạm tội khác vì "những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng". 40 2.2.2. Những quy định của Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 1999 về phạm tội nhiều lần Theo quy định tại Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 1999, tình tiết phạm tội nhiều lần được quy định là tình tiết định khung hình phạt trong rất nhiều tội phạm quy định tại các điều của các chương khác nhau. Tổng số điều luật có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng phạm tội nhiều lần tại Bộ luật Hình sự năm 1999 là 48 điều. Cụ thể: 1) Điểm c khoản 1 Điều 104: Tội cố ý gây thương tích 2) Điểm d khoản 2 Điều 111: Tội hiếp dâm 3) Điểm c khoản 3 Điều 112: Tội hiếp dâm trẻ em 4) Điểm b khoản 2 Điều 113: Tội cưỡng dâm 5) Điểm b khoản 3 Điều 114: Tội cưỡng dâm trẻ em 6) Điểm a khoản 3 Điều 115: Tội giao cấu với trẻ em 7) Điểm a khoản 2 Điều 116: Tội dâm ô với trẻ em 8) Điểm e khoản 2 Điều 119: Tội mua bán phụ nữ (nay đổi là Tội mua bán người) 9) Điểm b khoản 2 Điều 121: Tội làm nhục người khác 10) Điểm b khoản 2 Điều 123: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật 11) Điểm c khoản 2 Điều 125: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác 12) Điểm b khoản 2 Điều 131: Tội xâm phạm quyền tác giả 13) Điểm a khoản 2 Điều 142: Tội sử dụng trái phép tài sản 14) Điểm k khoản 2 Điều 153: Tội buôn lậu 15) Điểm đ khoản 2 Điều 154: Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới 41 16) Khoản 2 Điều 162: Tội lừa dối khách hàng 17) Điểm b khoản Điều 169: Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ 18) Điểm b khoản 2 Điều 170: Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 19) Điểm b khoản 2 Điều 171: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 20) Điểm b khoản 2 Điều 173: Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai 21) Điểm b khoản 2 Điều 176: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng 22) Điểm b khoản 2 Điều 193: Tội sản xuất trái phép chất ma túy 23) Điểm b khoản 2 Điều 194: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 24) Điểm b khoản 2 Điều 195: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy 25) Điểm b khoản 2 Điều 196: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy 26) Điểm a khoản 2 Điều 197: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 27) Điểm b khoản 2 Điều 198: Tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy 28) Điểm b khoản 2 Điều 200: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy 29) Điểm b khoản 2 Điều 201: Tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác 30) Điểm a khoản 2 Điều 228: Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em 42 31) Điểm c khoản 2 Điều 251: Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có (nay gọi là Tội rửa tiền) 32) Điểm c khoản 2 Điều 254: Tội chứa mại dâm 33) Điểm d khoản 2 Điều 255: Tội môi giới mại dâm 34) Điểm a khoản 2 Điều 256: Tội mua dâm người chưa thành niên 35) Điểm b khoản 2 Điều 257: Tội chống người thi hành công vụ 36) Điểm b khoản 2 Điều 266: Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức 37) Điểm b khoản 2 Điều 267: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 38) Khoản 2 Điều 275: Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép 39) Điểm c khoản 2 Điều 278: Tội tham ô tài sản 40) Điểm c khoản 2 Điều 279: Tội nhận hối lộ 41) Điểm c khoản 2 Điều 280: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 42) Điểm b khoản 2 Điều 281: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 43) Điểm b khoản 2 Điều 282: Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ 44) Điểm b khoản 2 Điều 283: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 45) Điểm c khoản 2 Điều 284: Tội giả mạo trong công tác 46) Điểm d khoản 2 Điều 289: Tội đưa hối lộ 47) Điểm d khoản 2 Điều 290: Tội làm môi giới hối lộ 48) Điểm a khoản 2 Điều 291: Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi 43 Như vậy, so với Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bổ sung thêm nhiều tội mới với tình tiết định khung tăng nặng phạm tội nhiều lần như: Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp… Về mặt thực tiễn, việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần vào các trường hợp cụ thể không phải giống nhau mà tùy theo các tội phạm khác nhau thì nội dung hướng dẫn lại khác nhau. Tại điểm 3.3 khoản 3 Mục I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự hướng dẫn xem xét trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội nhiều lần làm tiền giả như sau: Đối với người nhiều lần làm hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả thì cần phải lấy tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ; nếu trong các lần phạm tội đó có trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không xem xét trách nhiệm hình sự đối với trường hợp đó (không cộng số lượng tiền giả của lần phạm tội đó); nếu có hai lần phạm tội làm hoặc tàng trữ hoặc vận chuyển hoặc lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trở lên thì ngoài việc cộng số lượng tiền giả của các lần phạm tội để xem xét trách nhiệm hình sự đối với họ, còn phải áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự [35]. Tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự đã hướng dẫn việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần đối với tội cố ý gây thương tích, tội chứa mại dâm, tội đánh bạc. 44 Điểm c khoản 1 Điều 104 (Tội cố ý gây thương tích) Bộ luật Hình sự năm 1999: "phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" được hướng dẫn áp dụng như sau: "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự được hiểu là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên hoặc của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) và trong các lần đó chưa có lần nào bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự [37]. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 15/06/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các trường hợp xét xử bị cáo theo các khoản khác nhau của Điều 104. Cụ thể: Tại mục b điểm 3.2 áp dụng đối với xét xử bị cáo với tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần theo khoản 1 Điều 104: b. Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự trong các trường hợp sau đây: b.1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả lần từ 11% trở lên. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự. b.2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi 45 người) mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự [36]. Tại điểm c mục 3.2 áp dụng đối với xét xử bị cáo với tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần theo khoản 2 Điều 104: c. Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Hình sự trong các trường hợp sau đây: c.1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên mà có ít nhất hai lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Hình sự. c.2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà trong đó có ít nhất hai người và mỗi người một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31% thì bị cáo cũng chị bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Hình sự [36]. Tại điểm d - mục 3.2 áp dụng đối với xét xử bị cáo với tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần theo khoản 3 Điều 104: d. Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 46 Điều 104 của Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự trong các trường hợp sau đây: d.1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên mà có ít nhất hai lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự. d.2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà trong đó có ít nhất hai người và mỗi người một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự [36]. Đối với tội chứa mại dâm, việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần được hướng dẫn như sau: (mục 4) 4.1. Chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội nhiều lần" đối với người chứa mại dâm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Chứa mại dâm (không phân biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lần trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau (không phân biệt thời gian dài hay ngắn); b. Chứa mại dâm hai đôi mua bán dâm trở lên độc lập với nhau trong cùng một khoảng thời gian; c. Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau. 47 4.2. Không coi là phạm tội nhiều lần trong các trường hợp sau đây: a. Chứa mại dâm một đôi mua bán dâm trong một khoảng thời gian liên tục; b. Chứa mại dâm nhiều người (một nhóm) cùng đến mua bán dâm, nhưng chỉ một người trong số họ hoặc một số người trong số họ hoặc tất cả họ cùng nhau thỏa thuận đứng ra giao dịch với người chứa mại dâm để trả tiền thuê địa điểm, phương tiện một lần và việc mua bán dâm diễn ra trong cùng một khoảng thời gian [36]. * Đối với Tội đánh bạc, người đánh bạc sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội nhiều lần trong trường hợp như sau: Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự [36]. Năm 2009, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bổ sung thêm một số tội mới có tình tiết phạm tội nhiều lần với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Đó là các điều: 1) Điều 164b Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (điểm b khoản 2) 2) Điều 170a Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (điểm b khoản 2) 3) Điều 226b. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điểm b khoản 2) 48 * Đối với Tội rửa tiền: Tình tiết định khung tăng nặng "Phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự được hướng dẫn như sau: là trường hợp rửa tiền từ hai lần trở lên và trong các lần đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLTBCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền. 2.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao, trong năm 2011 (tính từ ngày 1/10/2010 đến ngày 30/09/2011) Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 62.689 vụ án hình sự với 11.354 bị cáo; đã giải quyết xét xử được 57.279 vụ với 9761 bị cáo. Riêng trên địa bàn Hà Nội, theo báo cáo Ủy ban tư pháp Quốc hội của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, tính từ ngày 01/10/2009 đến 30/04/2012, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm 3812 vụ, phúc thẩm 4093 vụ. Nghiên cứu các bản án sơ thẩm do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử trong năm 2010, 2011, 8 tháng đầu năm 2012 tác giả nhận thấy các bị cáo bị tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội nhiều lần" tại điểm Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999 thường phạm các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản, Cướp giật tài sản, Cướp tài sản, Hiếp dâm, Hiếp dâm trẻ em, Chứa mại dâm, Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, Mua bán trái phép chất ma túy, Đánh bạc… Theo ý kiến của Chánh án Tòa Hình sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì 90% hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, cướp giật tài sản được thực hiện nhiều lần. Luận văn xin đưa ra số liệu thống kê một số tội đã được tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; cấp quận huyện xét xử sơ thẩm trong các năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 49 2011 do Tòa án nhân dân tối cao thống kê mà các đối tượng phạm tội thường bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần. Bảng 2.1: Thống kê số liệu một số tội danh các đối tượng phạm tội thường bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần từ năm 2007 đến năm 2011 Tổng số vụ án phải giải quyết/bị cáo TT Điều luật Tội danh 1 104 Cố ý gây thương tích 6597/ 10413 6323/ 10048 6990/ 11313 6840/ 11277 7275/ 11965 2 111 Hiếp dâm 414/581 367/524 357/559 328/514 326/ 478 3 112 Hiếp dâm trẻ em 679/797 659/769 541/628 547/639 550/ 620 4 133 Cướp tài sản 2259/ 5933 2187/ 5735 2305/ 5962 2072/ 5423 2338/ 6236 5 136 Cướp giật tài sản 2574/ 4618 2757/ 4877 3275/ 5641 2869/ 4763 2845/ 4699 6 138 Trộm cắp tài sản 15260/ 24013 16991/ 2778 18297/ 29234 12598/ 20254 14150/233 62 7 139 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2073/ 3002 1976/ 2778 2164/ 3040 2051/ 3005 2078/ 2995 194 Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt trái phép chất ma túy 8934/ 12334 10249/ 13756 11039/ 14497 11740/ 14994 12897/161 54 8 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao. Về mặt thực tiễn tình tiết phạm tội nhiều lần được Tòa án áp dụng dưới hai trường hợp: Một là: Áp dụng với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g - khoản 1 - Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999. Hai là: Áp dụng với tính chất là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Để chứng minh cho nhận định trên chúng ta cùng nghiên cứu một vụ án điển hình sau đây. 50 Vụ án cướp tài sản: Nội dung vụ án như sau: Trong khoảng thời gian từ ngày 13/11/2009 đến ngày 26/11/2009 các đối tượng Lê Văn Hành sinh năm 1986, đăng ký hộ khẩu thường trú tại xóm 2 xã Chân Lý - huyện Lý Nhân - tỉnh Hà Nam; Nguyễn Hứu Tới sinh năm 1981, đăng ký hộ khẩu thường trú tại tổ 5 - phường Giang Biên - quận Long Biên - Hà Nội; Trần Hùng Mạnh sinh năm 1986 đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Khoái Cầu - xã Thắng Lợi - huyện Thường Tín - Hà Nội; Trần Văn Đạt sinh năm 1990 đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Côc Ngang - xã Phạm Ngũ Lão - Kim Động - Hưng Yên; Nguyễn Quang Vĩnh sinh năm 1990, đăng ký hộ khẩu thường trú tại tổ 4 - khu phố Tân Liên - thị trấn Tân Phú - huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước tụ tập thành ổ nhóm để phạm tội. Chúng sử dụng các phương tiện nguy hiểm như: dùi cui điện, súng bắn điện, bình xịt hơi cay, dao tông… Chúng đã liên tiếp gây ra 8 vụ cướp tài sản của người đi đường trên địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Cụ thể là: Vụ thứ nhất: Khoảng 22 giờ ngày 13/11/2009 Lê Văn Hành, Trần Văn Đạt, Nguyễn Hứu Tới tụ tập nhau tại vỉa hè hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội bàn nhau đi cướp giật tài sản (xe máy) nhưng sau đó Tới có việc bận nên không đi nên nói với Hành và Đạt: "Chúng mày mang dao đi cho chắc ăn". Đạt và Hành đồng ý và cùng đi mượn 1 con dao tông dài 50cm, bản rộng 5cm của người bán hàng nước gần đó tên là Tuấn "đầu đinh". Sau đó Đạt dùng xe máy Dream không biển kiểm soát (xe của Đạt) chở Hành ngồi sau cầm theo bình xịt hơi cay và dao tông đi lên đường cao tốc hướng Pháp Vân-Cầu Giẽ để cướp tài sản. Đến khu vực xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, bọn chúng phát hiện thấy anh Nguyễn Văn Trường (sinh năm 1958) đi xe máy Wave màu đỏ biển kiểm soát 29U2-1905 phía sau chở anh Nguyễn Văn Hưng (sinh năm 1973) đi cùng chiều. Đạt tăng ga đuổi theo, đến đoạn km 190 quốc lộ 1 thuộc địa phận thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội, đuổi kịp hai anh, Đạt cho xe vượt lên ép xe máy buộc anh Trường phải dừng xe. Lúc này Hành dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt anh Trường, anh 51 Hưng, đạp vào xe máy rồi vung dao lên kề vào cổ anh Trường nói "muốn chết không đưa xe máy đây". Anh Trường nói "cái gì" thì bị Hành cầm dao chém vào hai tay anh Trường rồi lấy chìa khóa xe máy của anh Trường nổ máy phóng đi. Sau đó Hành mang xe đến chợ Dịch Vọng-Cầu Giấy-Hà Nội bán được 7.500.000 đồng. Số tiền đó Hành, Đạt và Tới chia nhau ăn hết. Vụ thứ hai: Khoảng 22 giờ ngày 17/11/2009 Lê Văn Hành và Nguyễn Hữu Tới rủ nhau đi cướp xe máy. Tới đi xe Dream không đeo biển kiểm soát của Đạt đèo Hành đi trên các đường phố nhằm mục đích cướp tài sản. Đến khoảng 3 giờ 45 phút ngày 18/11/2009, khi bọn chúng đi trên cầu Thăng Long thì phát hiện anh Nguyễn Văn Tuân (sinh năm 1990) đi xe máy Sirius màu đỏ, biển kiểm soát 29V1-8881, phía sau chở chị Thạch Thị Hương (sinh năm 1994) đang đi từ hướng Đông Anh về Từ Liêm. Đến đoạn giữa cầu, Tới lái xe ép xe của anh Tuân vào bên phải đường, còn Hành dùng tay tát vào mặt anh Tuân, Tới đá vào người anh Tuân rồi lục túi chị Hương lấy điện thoại di động Nokia 1200 và 1.700.000 đồng. Hành lấy của anh Tuân 1 chiếc điện thoại Nokia 6070 rồi chúng lấy chiếc xe máy của anh Tuân đi về phía Hà Nội. Chiếc xe máy trên chúng tháo biển kiểm soát, thay bằng biển kiểm soát giả 30F4-1102 để sử dụng làm phương tiện đi cướp các vụ án sau. Hai chiếc điện thoại cướp được chúng khai do bị hỏng nên chúng đã vứt đi. Theo kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa chiếc xe máy nói trên trị giá 10.320.000. Vụ thứ ba: Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 22/11/2009, Trần Hùng Mạnh đi xe sirius biển kiểm soát 30F4-1102 chở Lê Văn Hành cầm dùi cui điện, bình xịt. Nguyễn Hữu Tới chở Trần Văn Đạt bằng xe Dream không đeo biển kiểm soát của Đạt đi trên quốc lộ 5 hướng Hà Nội-Hưng Yên để cướp xe máy. Khi đi đến địa phận thuộc huyện Yên Mỹ-Hưng Yên, bọn chúng phát hiện anh Phạm Văn Độ (sinh năm 1985) đang để xe máy biển kiểm soát 30F4-9686 ở ven đường để đi vệ sinh, còn chị Trần Mai Hoa (sinh năm 1985) là bạn anh 52 Độ đứng cạnh xe. Các đối tượng đi xe đến áp sát rồi Hành xuống xe dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt anh Độ, chị Hoa làm họ không chống cự được. Bọn chúng cướp được chiếc xe máy của anh Độ và đem về bán được 7,5 triệu đồng. Vụ thứ tư: Khoảng 22 giờ ngày 23/11/2009, Lê Văn Hành mang theo dao bấm, bình xịt hơi cay và lái chiếc xe Sirius màu đỏ biển kiểm soát 30F4-1102 đèo Trần Hùng Mạnh ngồi sau dùng dùi cui điện đi cướp xe máy của người đi đường. Đến 22 giờ 30 phút khi đi đến đường Pháp Vân-Cầu Giẽ đoạn km 191 thuộc xã Vân Bình, huyện Thường Tín hướng về nội thành Hà Nội thì phát hiện anh Nguyễn Khắc Phúc (sinh năm 1977) một mình điều khiển xe máy nhãn hiệu Lisohaka màu xanh biển kiểm soát 17H1-8762 đang đi cùng chiều. Thấy vậy Hành lái xe ép xe của anh Phúc dừng vào bên phải đường và dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt anh Phúc, còn Mạnh cầm mũ bảo hiểm đánh vào đầu và dí dùi cui điện vào cổ anh Phúc. Chúng lục soát người anh Phúc lấy đi chiếc điện thoại di động Nokia 3110C, một chiếc ví bên trong có khoảng 300.000 đồng và một số giấy tờ khác. Chúng mang chiếc xe máy cướp được đi bán với giá 2.300.000 đồng. Số tiền đó chúng đã chia nhau ăn hết. Theo kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa chiếc xe máy nói trên trị giá 3.200.000. Chiếc điện thoại Nokia 3110C có giá 800.000 đồng. Vụ thứ năm: Khoảng 22 giờ ngày 24/11/2009, Trần Văn Đạt, Lê Văn Hành, Trần Hùng Mạnh và Nguyễn Quang Vĩnh rủ nhau đi cướp xe máy. Đạt đi xe máy Dream đèo Hành cầm theo bình xịt hơi cay, Vĩnh đi xe máy Sirius màu đỏ đèo Mạnh cầm dùi cui điện. Khi đi đến đoạn giữa cầu Thăng Long, bọn chúng nhìn thấy anh Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1987) đi xe máy Wave @ màu đen theo hướng Từ Liêm - Đông Anh đang dừng xe nghe điện thoại, chúng liền áp sát xe của anh Hùng, Mạnh xuống xe xông vào dùng tay, chân đấm đá anh Hùng rồi lục soát lấy đi của anh Hùng 01 ví da bên trong có 2.300.000 đồng và 01 chiếc điện thoại Eicson-P90, Hành lấy xe máy của anh 53 Hùng rồi chúng đi về hướng chợ Long Biên. Sau đó Hành bán chiếc xe máy nói trên được 7.500.000 và chia nhau ăn tiêu hết. Vụ thứ sáu: Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 25/11/2009 Lê Văn Hành đi xe Dream không đeo biển kiểm soát, Trần Văn Đạt đèo Nguyễn Hữu Tới đi xe Sirius biển kiểm soát 30F4-1102 mang theo bình xịt hơi cay đi cướp trên đường quốc lộ 1B mới hướng Hà Nội-Bắc Ninh. Khi di đến đoạn thuộc huyện Tiên Du-Bắc Ninh bọn chúng phát hiện anh Vũ Nhất Được đang đi chiếc xe máy Wave mang biển kiểm soát 29Y1-0233. Hành lái xe máy ép xe của anh Được vào lề đường rồi xịt hơi cay vào mặt anh Được khiến anh Được bỏ chạy. Tới lên xe của anh Được cùng các đối tượng đi về Hà Nội gửi lại xe Dream của Đạt tại điểm trông xe khu vực bờ hồ rồi bọn chúng sử dụng chiếc xe máy vừa cướp được đi cướp tiếp thêm vụ thứ 7. Theo kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa chiếc xe máy nói trên trị giá 11.025.000. Vụ thứ bảy: Khoảng gần 24 giờ ngày 25/11/2009, Trần Văn Đạt đi xe sirius biển kiểm soát 30F4-1102, Lê Văn Hành đèo Nguyễn Hữu Tới đi bằng chiếc xe máy vừa cướp được của anh Vũ Nhân Được. Khi đi đến Vạn PhúcHà Đông, Hà Nội thì phát hiện anh Nguyễn Đình Cảnh (sinh năm 1961) đang đi chiếc xe máy Airblade, biển kiểm soát 30K9-2729 về phía Tây Mỗ-Từ Liêm, Hà Nội. Hành điều khiển xe máy vượt lên ép xe của anh Cảnh và lề đường và dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt anh Cảnh, anh Cảnh đạp vào xe của Hành làm xe đổ, Hành dựng xe quay lại thì anh Cảnh cầm 1 đoạn gậy và rút chìa khóa xe hô to "cướp". Các đối tượng sợ không dám lấy xe và bỏ chạy về hướng Thanh Xuân, Hà Nội. Chiếc xe máy nói trên của anh Cảnh mua tháng 11/2009 trị giá 33 triệu đồng. Vụ thứ tám: Sau khi không cướp được xe máy của anh Nguyễn Đình Cảnh, Trần Văn Đạt, Lê Văn Hành và Nguyễn Hữu Tới bàn nhau đi cướp tiếp. Đến 1 giờ 15 phút ngày 26/11/2009 khi chúng đi trên đường Kim Giang 54 hướng về phố Khương Đình thì phát hiện anh Nguyễn Văn Kiên (sinh năm 1981) đang đi xe máy Wave RS, màu đỏ xám, biển kiểm soát 29Z9-6638 ngược chiều. Thấy vậy chúng liền vòng xe quay lại đuổi theo anh Kiên đến đoạn xóm vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hành một mình lái xe, ép xe của anh Kiên làm xe đổ xuống đường. Tới dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt anh Kiên, Hành dùng dùi cui điện dí vào người anh Kiên khiến cho anh Kiên không chống cự được. Sau đó cả ba cùng lao vào dùng tay chân đánh anh Kiên. Đạt lục soát người anh Kiên lấy được 01 chiếc ví bên trong có khoảng 20.000 đồng và một số giấy tờ khác. Hành tháo chiếc nhẫn từ tay anh Kiên rồi lấy chiếc xe máy của anh Kiên cùng đồng bọn chạy thoát. Sau đó Hành mang xe đi bán với giá 8.000.000 đồng. Số tiền bán xe Hành chia cho đồng bọn để ăn tiêu. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử và tuyên bố các bị cáo Lê Văn Hành, Trần Văn Đạt, Nguyễn Hữu Tới, Trần Hùng Mạnh, Nguyễn Quang Vĩnh phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999. Khi quyết định mức hình phạt của các bị cáo Tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự 1999. Nhận xét về vụ án nói trên chúng ta thấy: Hành vi phạm tội của Lê Văn Hành, Trần Văn Đạt, Nguyễn Hữu Tới, Trần Hùng Mạnh, Nguyễn Quang Vĩnh là rất nghiệm trọng. Chúng đã dùng vũ lực và các phương tiện nguy hiểm như dao, dùi cui điện, bình xịt hơi cay… làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Hành vi trên đủ các dấu hiệu của tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999. Trong một thời gian ngắn từ ngày 13/11/2009 đến ngày 26/11/2009 chúng đã gây ra 8 vụ cướp tài sản ước tính có trị giá hơn một trăm triệu đồng. Một loại hành vi này đủ các đặc điểm của tình tiết phạm tội nhiều lần. 55 - Đặc điểm thứ nhất: Bọn chúng đã thực hiện nhiều hơn hai lần hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đó là hành vi xâm hại đến quyền sở hữu tài sản và sức khỏe của công dân, gây tâm lý hoang mang lo lắng cho người dân và gây mất trật tự trị an xã hội. - Đặc điểm thứ 2: Hành vi nguy hiểm cho xã hội nói trên của chúng trong mỗi lần thực hiện có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập. Lê Văn Hành, Trần Văn Đạt, Nguyễn Hữu Tới, Trần Hùng Mạnh, Nguyễn Quang Vĩnh đã xâm hại đến khách thể là các quan hệ xã hội bị luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sở hữu tài sản và sức khỏe của công dân. Hành, Đạt, Tới, Mạnh, Vĩnh đều trên 18 tuổi nên đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Đây chính là những dấu hiệu về chủ thể. Về mặt khách quan đó là những biểu hiện ra bên ngoài như thời gian, địa điểm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả… Về mặt chủ quan được biểu hiện bằng hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Như vậy, mỗi một lần thực hiện hành vi cướp tài sản là một lần bọn chúng đã có đủ các dấu hiệu của tội cướp tài sản. Điều này làm thỏa mãn đặc điểm thứ hai của tình tiết phạm tội nhiều lần. - Đặc điểm thứ ba: Những tội ấy phải được quy định tại một điều tương ứng trong phần riêng Bộ luật Hình sự. Ở trong vụ án này 8 lần phạm tội đều là tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BHLS 1999 - Đặc điểm thứ tư: Tất cả 8 lần Hành, Đạt, Tới, Mạnh, Vĩnh thực hiện hành vi cướp tài sản trước đó chưa bị đưa ra xét xử lần nào mà xét xử chung trong một lần. Điều này thỏa mãn dấu hiệu thứ tư là tội phạm này vẫn phải còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội phải bị đưa ra xét xử cùng một lần. Từ những phân tích nói trên chúng ta có thể thấy tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử đúng người đúng tội, việc áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần là rất hợp lý. Điều này đã cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật và của cơ quan áp dụng pháp luật. 56 Ngoài vụ án nói trên, một trong những vụ án gây xôn xao dư luận vào năm 2010, 2011 là vụ án My sói (Đào thị Thu Hương) cùng đồng bọn liên tiếp gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Điều đáng nói trong vụ án là tuy mới chỉ 14 tuổi nhưng My sói cùng với bạn trai là Trịnh Thăng Long là người cầm đầu một nhóm tội phạm chuyên lừa các thiếu nữ để hiếp dâm và cướp tài sản của họ. Nói đến My sói thì giới trẻ giang hồ ai cũng biết danh. Nhóm đối tượng này nguy hiểm ở chỗ bọn chúng hoạt động khá công khai. Khi My sói chỉ cần hô "làm luật", thì cả bọn sẽ xông vào nạn nhân để đánh đập, dọa nạt, cướp tài sản và bắt các cô gái phải cởi đồ để cả bọn thực hiện hành vi bỉ ổi, trong lúc Long là kẻ cầm điện thoại ghi lại hình ảnh đó. Và nếu cô gái nào không vâng lời sẽ bị dọa đưa đoạn clip lên mạng internet. Vụ án được phát hiện từ việc vào tối muộn ngày 22/7, công an can thiệp vào vụ gây rối trật tự công cộng trên phố Nguyễn Khuyến. Có 3 đối tượng bị đưa về trụ sở là Nguyễn Đức Hoàng (18 tuổi), My "Sói" và Hoàng Trọng Đạt (18 tuổi). Đến ngày 24/7, cảnh sát đã bắt tiếp Trịnh Thăng Long (18 tuổi), Trần Hoàng Nam (18 tuổi), Âu Thế Đoàn (17 tuổi), Nguyễn Xuân Thắng (17 tuổi) và Lê Quang Vinh (19 tuổi) để làm rõ. Đây là một trong những vụ án điển hình do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nôi xét xử. Luận văn xin được đưa ra như một ví dụ thực tiễn về công tác xét xử của Tòa án về tình tiết phạm tội nhiều lần với tính chất là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Nội dung vụ án như sau: Vào tháng 06 năm 2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành xét xử các bị cáo: Trịnh Thăng Long - sinh ngày 13.4.1992 (ở tại phường Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội); Đào thị Thu Hương (My Sói) - sinh ngày 14.5.1996 (ở tại phố Trương Định, phường Yân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội); Nguyễn Xuân Thắng - sinh ngày 22.9.1993 (trú tại xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội); Nguyễn Đức Hoàng - sinh ngày 15.11.1992 (ở tại phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội); Lê Quang Vinh, sinh ngày 14.4.1991 (ở tại xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội); Âu 57 Thế Đoàn, sinh ngày 21.8.1992 (ở tại phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội); Hoàng Trọng Đạt, sinh ngày 8.4.1992 (ở tại phố Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội); Trần Hoàng Nam (Trần Trung Kiên), sinh ngày 12.9.1992 (ở tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội). Do cần tiền ăn tiêu, Đào thị Thu Hương tức My Sói và Trịnh Thăng Long nảy sinh ý định lừa các phụ nữ đưa vào các nhà nghỉ để hiếp dâm rồi bắt đi bán dâm trong các nhà hàng. Đào thị Thu Hương đã cùng Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Đức Hoàng, Lê Quang Vinh, Trần Hoàng Nam, Hoàng Trọng Đạt, Âu Thế Đoàn liên tiếp gây ra các vụ Hiếp dâm, Hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản như sau: Vụ thứ nhất: Khoảng 23 giờ ngày 16/7/2010, Hương lên mạng Internet làm quen với chị Phạm thị Kiều Thúy (tức Phương), sinh năm 1986 rồi rủ chị Thúy đi ăn đêm. Khi chị Thúy đến quán Internet ở 108 D8, Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội thì Long, Hoàng, Đoàn, Đạt ra đón rồi đưa đến gặp Hương. Hương dùng tay tát chị Thúy rồi lục soát quần áo của chị Thúy lấy 280.000 đồng, 01 chiếc điện thoại Nokia 1202 rồi cả bọn kéo chị Thúy lên xe taxi đưa về nhà nghỉ Toàn Cầu ở phố Kim Đồng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Tại phòng 301 của nhà nghỉ Hương, Long, Đạt, Đoàn và Hoàng đã xông vào dùng tay chân đấm đá chị Thúy. Hương nói với chị Thúy "tối nay mày tiếp đón các anh tao cho đàng hoàng, nếu không đừng có trách", nói xong Hương lên phòng 401 ngủ. Long ép Thúy cởi quần áo ra, chị Thúy khóc lóc van xin, Long liền đè chị Thúy ra gường còn Đoàn giữ hai chân chị Thúy để Long hiếp chị Thúy. Long hiếp xong thì Đoàn tiếp tục hiếp chị Thúy còn Hoàng và Đạt đứng nhìn uy hiếp. Đến khoảng 7 giờ ngày 17/7/2010, Long gọi điện cho Thắng mang 500.000 đến nhà nghỉ để trả tiền thuê phòng. Thắng rủ Vinh đi cùng đến nhà nghỉ. Khi Thắng đến nơi Long nói "trên kia có gái, chơi không?" Thắng đồng ý và lên phòng 301 bắt chị Thúy giao cấu. Chị Thúy không đồng ý thì Thắng đe "nếu không cho sẽ gọi cho Long vào để xử lý". 58 Chị Thúy sợ phải để cho Thắng hiếp dâm. Đến 13 giờ 30 phút cùng ngày chị Thúy trốn khỏi nhà nghỉ Toàn Cầu. Vụ thứ hai: Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 17/7/2010, Hương đến quán điện tử trên phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội lên mạng Internet làm quen với chị Phạm thị Hải Yến (sinh năm 1991) rồi rủ chị Yến đi trượt patanh. Chị Yến nhận lời, Hương, Long, Đạt thuê xe taxi đến đón Yến. Khi chị Yến đến Long túm tóc đẩy lên xe taxi rồi đưa đến quán Internet trên phố Trương Định. Tại đây Hương đã dùng tay tát vào mặt chị Yến cướp 01 điện thoại di động Samsung Viettel. Sau đó cả bọn đưa chị Yến vào nhà nghỉ An Khánh ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội và thuê hai phòng 301 và 302. Cả bọn đưa chị Yến lên phòng 302. Tại phòng 302, Hương, Long, Đạt xông vào đấm đá chị Yến. Hương còn dí dao díp vào cổ chị Yến bắt cởi quần áo để cho Long hiếp dâm. Chị Yến không cởi quần áo, Long nói: "mày ở đây đừng có nghĩ đến chuyện bỏ trốn, mày trốn tao tìm được tao giết" rồi Long gọi điện cho Thắng nói "anh mới bắt được một con, em có chơi thì lên nhà nghỉ An Khánh". Thăng nghe điện thoại rồi rủ Vinh, Nam đi cùng. Khi đến nhà nghỉ An Khánh, Thắng và Vinh vào phòng 302 hiếp dâm chị Yến. Đến 7 giờ ngày 18/7/2012, chị Yến van xin nên Thắng đưa chị Yến về nhà. Sau khi ngủ dậy Hương cùng cả bọn đặt 03 chiếc điện thoại di động và 01 dây chuyền vàng cho chị Trương Thị Thu Trang (lễ tân nhà nghỉ) và hẹn sẽ mang tiền đến trả tiền thuê phòng để chuộc lại. Cả bọn đến quán điện tử trên phố Nguyên Hồng để đợi Thắng. Tại đây, Long bàn với cả bọn đi mua dao để quay về nhà nghỉ An Khánh cướp lại tài sản. Cả bọn đồng ý. Khi đi đến nhà nghỉ An Khánh, Long và Đoàn mỗi tên cầm 1 con dao cùng Hoàng đi vào. Khi gặp chị Trương Thị Thu Trang đang đứng ở quầy bar, Long nói "chị cho em chuộc điện thoại". Trang lấy 3 chiếc điện thoại di động và 1 dây chuyền vàng để lên mặt quầy. Long cầm lấy và đi ra ngoài cửa còn Đoàn cầm dao dí vào cổ chị Trang nói "Đ.mẹ mày, im mồm". Hoàng đứng bên cạnh dùng tay phải giật chiếc dây chuyền trên cổ chị Trang rồi 3 tên chạy ra ngoài cùng đồng bọn lên 59 xe máy về quán điện tử trên phố Nguyên Hồng. Sợi dây truyền vàng cướp được của chị Trang bọn chúng bán được 600.000 đồng và ăn tiêu hết. Vụ thứ ba: Khoảng 19 giờ ngày 19/7/2010, Hương lên mạng Internet giả làm Nguyễn Đức Hoàng để làm quen với cháu Nguyễn thị Thêu (tức Mập), sinh ngày 2.7.1995 (15 tuổi 17 ngày) trú tại Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Sau đó Hương bảo Hoàng nhắn tin cho cháu Thêu rủ đi chơi. Hoàng đèo Thắng ra phố Tây Kết, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đón cháu Thêu rồi đưa đến chỗ Hương, Long, Đạt đứng chờ cách đó một đoạn. Thấy đồng người cháu Thêu sợ bỏ chạy, cả bọn lôi cháu Thêu lên xe máy kẹp giữa. Hương tát cháu Thêu và giật chiếc điện thoại Nokia 1202 mà cháu Thêu đang cầm trên tay đưa cho Long cầm. Sau đó chúng đưa cháu Thêu đến quán Internet ở phố Nguyên Hồng gặp Vinh, Đoàn, Nam. Tại đây Hương dùng tay tát cháu Thêu rồi nói "hôm nay mày biết thế nào là pháo giàn" rồi thuê xe taxi đến nhà nghỉ Đông Tây ở Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Long thuê 2 phòng 302 và 305 của nhà nghỉ. Đoàn và Nam vào phòng 305, còn cả bọn đưa cháu Thêu lên phòng 302 rồi dùng chân tay đấm đá cháu Thêu. Sau đó, Hương sang phòng 305, còn lại trong phòng có Long, Thắng, Vinh, Đạt, Hoàng. Long bắt cháu Thêu phải cởi quần áo nhưng cháu Thêu không cởi. Long chửi và đe dọa cháu Thêu: "nếu không cởi quần áo tao sẽ đánh", "nếu mày bỏ trốn tao sẽ quay video tung lên mạng". Cháu Thêu sợ phải cởi quần áo. Đạt đòi giao cấu với cháu Thêu, cháu Thêu không đồng ý liền bị Hoàng, Vinh, Thắng giữ tay, chân để cho Đạt hiếp cháu Thêu. Sau đó, Hoàng, Vinh lần lượt vào hiếp dâm cháu Thêu. Còn Long và Thắng dùng máy điện thoại di động quay video. Đến khoảng 7 giờ sáng ngày 20/7/2010, Hoàng và Vinh lại đè cháu Thêu cởi hết quần áo giữ chân tay cháu Thêu để Đoàn hiếp dâm cháu Thêu. Do biết cháu Thêu có chiếc xe máy Atila biển kiểm soát 30L3-2776 đang gửi tại công viên tuổi trẻ, Hương và Long bàn nhau cướp chiếc xe này. Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 20/7/2012, cả bọn trả phòng nghỉ rồi đưa cháu Thêu đến lấy chiếc xe máy Atila. Chiếc xe này chúng bán được 60 10 triệu đồng, còn chiếc điện thoại chúng bán được 250.000 đồng. Số tiền này cả bọn chia nhau ăn tiêu hết. Đến tối ngày 21/7/2012 cả bọn thả cháu Nguyễn thị Thêu về nhà. Vụ thứ tư: Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 20/7/2012, Hương lên mạng Internet rủ bạn học cùng lớp là cháu Nguyễn thị Bích Ngọc sinh ngày 7.2.1995 (15 tuổi 5 tháng 13 ngày) trú quán tại phố Bạch Mai, phường Trương Định, Hà Nội đi mua sắm quần áo, cháu Ngọc nhận lời gọi điện thoại di động rủ thêm cháu Ngô Minh Hằng sinh ngày 13.5.1995 (15 tuổi 2 tháng 7 ngày) trú quán tại phố Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội cùng đi. Hương, Long, Đạt, Hoàng, Thắng đi xe máy đến đón cháu Ngọc và cháu Hằng rồi đưa đến quán Internet tại phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tại đây cháu Ngọc và cháu Hàng đòi về thì Long, Hương, Đạt, Nam, Hoàng, Vinh, Đoàn, Thắng dùng tay chân đấm đá Ngọc và Hằng. Hương cướp chiếc điện thoại Nokia 1202 rồi cả bọn bắt Hằng, Ngọc lên xe taxi. Cháu Ngọc và Hằng vũng vẫy kêu cứu. Ngay lúc đó công an phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội phát hiện cả bọn bỏ chạy. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bố các bị cáo: Trịnh Thăng Long; Đào thị Thu Hương; Nguyễn Xuân Thắng; Nguyễn Đức Hoàng; Lê Quang Vinh; Âu Thế Đoàn; Hoàng Trọng Đạt; Trần Hoàng Nam phạm các tội Hiếp dâm, Hiếp dâm trẻ em, Cướp tài sản theo các Điều 111, Điều 112 và Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tòa án đã áp dụng các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 111, điểm b khoản 3 Điều 112, điểm d khoản 2 Điều 133, điểm g khoản 1 Điều 48 để xử phạt Trịnh Thăng Long 30 năm tù; Đào Thị Thu Hương 12 năm tù; Nguyễn Xuân Thắng 18 năm tù; Nguyễn Đức Hoàng 18 năm tù; Lê Quang Vinh 30 năm tù; Âu Thế Đoàn 18 năm tù; Hoàng Trọng Đạt 30 năm tù; Trần Hoàng Nam 04 năm tù. Nhận xét về vụ án nói trên chúng ta thấy: Trịnh Thăng Long; Đào thị Thu Hương; Nguyễn Xuân Thắng; Nguyễn Đức Hoàng; Lê Quang Vinh; Âu 61 Thế Đoàn; Hoàng Trọng Đạt; đã thực hiện nhiều lần hành vi Hiếp dâm. Do đó các bị cáo nói trên đã bị Tòa án áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần với tính chất là tình tiết tăng nặng định khung để làm căn cứ quyết định hình phạt (điểm d khoản 2 Điều 111). Bên cạnh đó, chúng còn gây ra 05 vụ cướp tài sản nên Tòa án đã áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt đối với tội Cướp tài sản. Việc áp dụng nói trên của Toà án là hoàn toàn đúng pháp luật. Tình tiết sảnm tội nhiều lần trong vụ án này được thể hiện dưới hai hình thức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong tội Cướp tài sản và là tình tiết tăng nặng định khung trong tội Hiếp dâm. Trên đây là thực tiễn áp dụng của Tòa án khi xét xử các vụ án có tình tiết phạm tội nhiều lần. Tuy nhiên bên cạnh đó việc áp dụng vẫn còn nhiều vướng mắc nên các quy định của pháp luật hình sự về phạm tội nhiều lần cần được hoàn thiện hơn nữa. 62 Chương 3 NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN CỦA VIỆC TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÌNH TIẾT "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN" 3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN Trước khi nói đến sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phạm tội nhiều lần thì chúng ta phải nhắc đến sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999. Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2000. Từ khi ra đời đến nay, Bộ luật Hình sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành , tình hình đất nước ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt đòi hỏi Bộ luật Hình sự phải được nghiên cứu, điều chỉnh nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự 1999 được xây dựng trên cơ sở tư duy kỹ thuật lập pháp cũ nên nhìn chung cách thiết kế các quy định trong Bộ luật Hình sự chưa bảo đảm tính rõ ràng, chặt chẽ và minh bạch cao. Điều này thể hiện ở chỗ: 1. Từ sau năm 2000, Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết số 08/NQ-TW 63 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết số 08/NQ-TW), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48/NQ-TW) và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49/NQ-TW). Đặc biệt, tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định đặc trưng tổng quát của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là xây dựng một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo" [13] và một trong những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu trên là phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Đây là những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, đặc trưng cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần được pháp luật thể chế hóa, trong đó có pháp luật hình sự. 2. Thực tiễn cũng đã chứng kiến những sự đổi thay lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Về mặt xã hội, tư tưởng nhân quyền, dân chủ, tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà cốt lõi là đề cao quyền con người, quyền cơ bản của công dân, bảo đảm cho người dân được sống trong môi trường an toàn, bình an và lành mạnh ngày càng được phổ biến rộng rãi và được nhận thức rõ ràng hơn trong xã hội. Đây cũng chính là một trong những định hướng lớn được xác định trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này nhằm tôn trọng và phát huy các quyền con người, các quyền cơ bản của công dân, tiếp tục ghi nhận và bảo đảm các quyền này được phát huy trên thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế, có lúc có nơi việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện. Người dân chưa thực sự cảm thấy an toàn, bình an về môi trường sống 64 của mình. Tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trong lao động, trong xây dựng, trong giao thông đã đến mức báo động. Trong xã hội còn xảy ra những vụ giết người, cướp của hết sức dã man, tàn bạo gây chấn động trong dư luận gây tâm lý hoang mang trong một bộ phận nhân dân. Vì vậy, Bộ luật Hình sự phải góp phần tạo ra một môi trường sống an lành cho người dân, bảo vệ tốt hơn các giá trị của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Về đối ngoại, trong những năm qua, nước ta đang dần hội nhập sâu vào đời sống quốc tế. Đó là nhu cầu nội tại bên trong của Việt Nam trong quá trình phát triển. Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương, trong đó có các công ước về phòng chống tội phạm, như: ba Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống ma túy; Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ bổ sung cho Công ước; Công ước chống tham nhũng; các điều ước quốc tế liên quan đến chống khủng bố, buôn bán người, rửa tiền v.v... và đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi trong quá trình phát triển mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang lại, nước ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn, như: diễn biến hòa bình, sự gia tăng của các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cũng như khả năng du nhập của loại tội phạm này vào nước ta. Mặc dù mới được sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhưng Bộ luật Hình sự hiện hành vẫn chưa phản ánh được một cách đầy đủ, toàn diện những đặc điểm và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện hội nhập quốc tế, chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm nói chung và thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước ta với các nước nói riêng. Điều này, đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự để nội luật hóa các quy định có liên quan đến pháp luật hình sự qui định trong các điều ước quốc tế mà nước ta là 65 thành viên, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. 3. Về mặt kỹ thuật lập pháp, Bộ luật Hình sự hiện hành có nhiều bất cập cần phải được khắc phục để làm cho các quy định của Bộ luật Hình sự được rõ ràng, chặt chẽ và minh bạch hơn, trong đó đáng lưu ý là những bất cập liên quan đến mô hình thiết kế cấu thành của một số loại tội phạm; cách quy định hình phạt trong các cấu thành tội phạm; sự thống nhất giữa các qui định trong Phần chung và giữa các qui định của Phần chung và Phần các tội phạm cũng như việc sử dụng các thuật ngữ trong Bộ luật Hình sự;… Từ những lý do trên, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một Bộ luật Hình sự mới thực sự là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước được đề ra trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); bảo đảm cho các thành phần kinh tế tham gia thị trường một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử, cạnh tranh lành mạnh; bảo đảm cho nền kinh tế thị trường vận hành đúng hướng, có hiệu quả trên cơ sở các qui luật vốn có của nó và được chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, đồng thời, góp phần phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội phát sinh trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Bộ luật Hình sự phải được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới. - Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự phải đồng bộ với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng và các Luật khác có liên quan. 66 - Bộ luật Hình sự mới phải mang tính hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế và thời đại. Cũng giống như sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, tình tiết phạm tội nhiều lần cũng cần phải được hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như để phù hợp với tình hình tội phạm hiện nay. Luận văn xin đưa ra một số lý do dẫn đến sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phạm tội nhiều lần. Thứ nhất: Quy định phạm tội nhiều lần là tình tiết định khung hình phạt có mức phạt cao là ít. Chỉ có 48 điều luật có quy định phạm tội nhiều lần là tình tiết định khung hình phạt cao hơn. Bên cạnh đó, trong thực tiễn áp dụng vi tình tiết phạm tội nhiều lần chưa được điều chỉnh về mặt lập pháp với một khái niệm thống nhất nên dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Có không ít người cho rằng phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên về cùng một tội phạm. Nhận thức này là chưa thật đầy đủ. Hậu quả của sự nhận thức này là, đánh giá tính chất nghiêm trọng của tội phạm khác nhau, áp dụng pháp luật khác nhau mà cụ thể là có áp dụng khung hình phạt có mức phạt cao hơn hay không, hay chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt. Ví dụ, ngày 20-10-2010, L có hành vi trộm cắp tài sản có trị giá 1.500.000 đồng, sau khi bị bắt L khai nhận trước đó vào tháng 4 năm 2010 L có trộm cắp tài sản có giá trị 3.000.000 đồng. Về nhân thân, L không tiền án, không tiền sự. Trong quá trình xét xử L, có ý kiến cho rằng L có hành vi phạm tội nhiều lần. Vì trước đó L đã có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị 3.000.000 đồng. Ý kiến khác lại cho rằng L không phạm tội nhiều lần vì lần trộm cắp vào ngày 20-10-2006, có giá trị dưới 2 triệu đồng là chưa đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản nên L chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp tài sản mà L thực hiện trong tháng 4/ 2010 mà thôi. Thứ hai: Khi nghiên cứu về tình tiết phạm tội nhiều lần chúng ta thấy rằng việc phân biệt nó với các tình tiết khác như phạm tội có tính chất chuyên 67 nghiệp hay phạm tội có tổ chức khó xác định. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cũng là phạm tội nhiều lần nhưng để xác định nó là chuyên nghiệp thì phải căn cứ vào mục đích phạm tội. Có tính chất chuyên nghiệp mục đích chính là để nuôi sống người phạm tội và đó là nguồn sống chính của chúng. Tuy nhiên thế nào là nguồn sống chính thì pháp luật hình sự chưa có sự hướng dẫn cụ thể. Hay như trong thực tế, cùng là có nhiều người tham gia thực hiện hành vi phạm tội và cùng thực hiện nhiều lần hành vi đó nhưng có những vụ án thì đó là phạm tội có tổ chức còn có những vụ án đó chỉ là phạm tội nhiều lần. Vấn đề mấu chốt để phân biệt giữa phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần trong trường hợp này chính là "kế hoạch đã thống nhất từ trước". Điều đó có nghĩa là: nhiều người cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước thì được xác định là phạm tội có tổ chức. Còn nhiều người cùng phạm tội nhưng không theo một kế hoạch có trước thì đó là phạm tội nhiều lần. Tuy nhiên, thế nào là "kế hoạch đã thống nhất từ trước" thì chưa được pháp luật hướng dẫn cụ thể. Thứ ba: Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật hình sự về tình tiết phạm tội nhiều lần và phạm tội đối với nhiều người trong một số tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1999. * Tại khoản 2 Điều 119 (Tội mua bán người) quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm: a) Vì mục đích mại dâm; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đ) Để đưa ra nước ngoài; e) Đối với nhiều người; g) Phạm tội nhiều lần [30]. 68 Theo như quy định của Điều 119 thì tình tiết phạm tội nhiều lần và tình tiết phạm tội đối với nhiều người là tình tiết tăng nặng định khung. Tuy nhiên, như thế nào là phạm tội đối với nhiều người và như thế nào là phạm tội nhiều lần thì chưa được tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn. Trên thực tế có những vụ án hành vi mua bán người xảy ra nhiều lần và đối với nhiều người nhưng khi áp dụng tình tiết tăng nặng định khung thì chỉ áp dụng một tình tiết tăng nặng định khung là phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội đối với nhiều người. Ví dụ: Trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010, Nguyễn Hùng Cường (có 2 tiền án và 01 tiền sự) được chị gái Nguyễn Thị Ngọc Lan (đang sinh sống tại Trung Quốc) nhiều lần gọi điện về bàn với Cường tìm con gái Việt Nam lừa bán sang Trung Quốc với mục đích để Lan tổ chức đưa họ đi bán dâm và Lan thỏa thuận với Cường nếu tìm được gái đẹp sẽ mua với gái cao. Tiền thu được từ bán dâm thì mỗi người hưởng một nửa. Thực hiện sự thỏa thuận với Nguyễn Thị Ngọc Lan nên ngày 30/1/2010 Cường đã lừa chị Trần Thị Trang đi cùng cường ra thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chơi sau đó Cường đã lừa bán chị Trang sang Trung Quốc. Tiếp đến, ngày 6/3/2010, Cường bàn bạc với Đỗ Văn Thanh (có 2 tiền án) và để lừa chị Hà Thị Gương đi ra thị xã Móng Cái chơi và đã lừa chị Gương sang Trung Quốc. Một thời gian sau, ngày 22/5/2010 chị Trang trốn được về Việt Nam và ngày 8/10/2010 chị Gương cũng trốn được về Việt Nam làm đơn tố cáo bị Cường và Thanh lừa bán sang Trung Quốc. Tòa án tuyên bố Nguyễn Hùng Cường và Vũ Văn Thanh, Đỗ Văn Thanh phạm tội "Mua bán người". Áp dụng các điểm a, đ, g khoản 2 - Điều 119; điểm g - khoản 1 Điều 48 (tái phạm) Bộ luật Hình sự xử phạt Nguyễn Hùng Cường 07 (bảy) năm tù; Áp dụng các điểm a, đ khoản 2 Điều 119, điểm g - khoản 1 Điều 48 (tái phạm nguy hiểm) Bộ luật Hình sự xử phạt Đỗ Văn Thanh 05 năm 06 tháng tù giam. Theo như quyết định của Tòa án thì Cường chỉ bị áp dụng tình tiết tăng nặng định khung "phạm tội nhiều lần" mà không bị áp dụng tình tiết tăng nặng định khung phạm tội "đối với nhiều người" tại điểm e - khoản 2 Điều 119. 69 Theo cá nhân tác giả, trong vụ án nói trên Tòa án nên áp dụng cả điểm e và điểm g khi quyết định hình phạt đối với Cường. Cường đã lừa bán 02 lần, mỗi lần lừa được một người. Số phụ nữ Cường đã lừa bán sang Trung Quốc là 02 người. Hành vi phạm tội của Cường và Thanh đã xúc phạm và làm tổn thương tinh thần, danh dự, nhân phẩm đối với người phụ nữ. Do đó, Tòa án nên áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng định khung là "phạm tội nhiều lần" và phạm tội "đối với nhiều người". * Theo quy định tại điểm b - khoản 2 Điều 194 (Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy) thì tình tiết phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng định khung. Trước khi có thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy " của Bộ luật Hình sự năm 1999 việc hiểu và vận dụng áp dụng pháp luật đối với tình tiết này trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán trái phép chất ma túy theo tinh thần các văn bản hướng dẫn trước đây để giải quyết các vụ án hình sự có áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần. Theo Điểm 8 Mục C Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 5/8/1998 thì phải áp dụng tình tiết định khung hình phạt "phạm tội nhiều lần" đối với tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại điểm b khoản 2 Điều 185đ (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985) như sau: Mua trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên nhằm bán trái phép cho người khác, không phân biệt bán một lần hoặc bán nhiều lần; Mua trái phép chất ma túy một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma túy đó từ hai lần trở lên cho người khác, không phân biệt bán lại từ hai lần trở lên cho một người hoặc cho nhiều người; Mua trái phép chất ma túy một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma túy đó trong cùng một lúc cho hai người trở lên [39]. Như vậy đối với những trường hợp bán ma túy cùng lúc với hai người thì dù có phạm tội một lần hay lần đầu mà với nhiều người thì vẫn phải chịu 70 tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần. Điều này là mâu thuẫn với khái niệm "phạm tội lần đầu" là từ trước tới nay chưa phạm tội lần nào. Điều này có thể làm xấu đi tình trạng của bị can, bị cáo. Ví dụ: Trường hợp A bán ma túy, từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào, nay do sử dụng và nghiện ma túy nên bắt đầu đi vào con đường mua bán ma túy. Nhưng ngay lần đầu A đã bán ma túy cùng lúc cho hai người và bị bắt ngay. Nếu đúng khái niệm trên thì A phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 194 với tình tiết định khung tăng nặng phạm tội nhiều lần. Rõ ràng A mới phạm tội lần đầu và duy nhất một lần thì bị bắt ngay thì tại sao có thể nói A phạm tội nhiều lần được. Đây là điều không hợp lý và không mang tính thuyết phục. Để khắc phục sự bất hợp lý nói trên Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy " của Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo đó, tình tiết "phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 194 được hiểu là đã có từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên, hai lần bán trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu điều luật có quy định về số lượng chất ma túy để định khung hình phạt (điểm 2.3 khoản 2 Mục I). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP đã gặp vướng mắc sau khi áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần: Trường hợp bị can mua heroin về chia nhỏ thành nhiều gói và đã 10 lần bán cho các đối tượng nghiện, lần cuối cùng bị bắt quả tang, thu giữ 3,5gam heroin. Quá trình điều tra đủ chứng cứ xác định bị can đã thực hiện 11 lần bán heroin để kiếm lời nhưng thực tế, trong 71 quá trình điều tra không xác định được khối lượng của 10 lần bị can đã bán trước đó. Thông tư số 17 có hướng dẫn "trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại…". Vậy, việc xác định khối lượng để định khung hình phạt đối với trường hợp này như thế nào hay chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội nhiều lần"? Qua thực tiễn giải quyết án ma túy ở địa phương, vấn đề này cần phải được hướng dẫn cụ thể để áp dụng thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án. Thứ tư: Trong thực tiễn xét xử đã gặp những vướng mắc nhất định khi áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần. Ví dụ 1: Ngày 1/3/2004 A có hành vi trộm cắp 01 chiếc xe đạp trị giá 700.000đ tại huyện X tỉnh Q. Ngày 4/4/2004 A lại có hành vi trộm cắp 01 chiếc xe máy trị giá 5.000.000đ tại huyện Y tỉnh Q. Ngày 5/2/2005 A có hành vi trộm cắp 01 chiếc Tivi trị giá 2.000.000đ tại huyện Z tỉnh Q. Khi xét xử A thì có các trường hợp xảy ra như sau: (1) Sau ngày 5/2/2005 mới điều tra, truy tố A về ba lần thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản trên thì khi xét xử, Tòa án chỉ xét xử A về tội "trộm cắp tài sản" theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự với tổng trị giá tài sản trộm cắp là 7.700.000đ và áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với A là "Phạm tội nhiều lần" theo điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Hình phạt đối với A là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. (2) Nhưng, giả thiết vào tháng 10/2005 A mới bị cơ quan có thẩm quyền của huyện X phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử A về hành vi trộm cắp tài sản (trộm cắp chiếc xe đạp trị giá 700.000đ). Đến tháng 1/2006 A lại bị TAND huyện Y xét xử về tội "Trộm cắp tài sản" (Trộm cắp 01 chiếc xe máy trị giá 5.000.000đ). Tháng 3/2006 A bị TAND huyện Z xét xử về tội "Trộm cắp tài sản" (trộm cắp 01 chiếc Tivi trị giá 2.000.000đ). Cả ba trường hợp này các hành vi phạm tội của A được phát hiện tại ba thời điểm khác nhau nên 72 không thể tiến hành điều tra, truy tố, xét xử A cùng một lần trong một bản án được mà đưa ra xét xử ba lần tại ba Tòa án của ba huyện khác nhau, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định của pháp luật. Xem xét hai trường hợp trên thì chúng ta thấy có sự bất cập trong việc quy định và áp dụng pháp luật. Đối với trường hợp thứ (2) thì A bị bất lợi hoàn toàn. Hình phạt "cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm" được áp dụng đối với A qua ba lần xét xử. Còn trường hợp (1) thì chỉ áp dụng đối với A một lần và A phải chịu thêm tình tiết "Phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự mà thôi. Thậm chí, có những trường hợp tương tự như trên, Tòa án nhân dân huyện X đang xét xử A về hành vi trộm cắp chiếc xe đạp thì A vẫn đang được điều tra về hành vi trộm cắp chiếc xe máy và chiếc Tivi tại huyện Y và huyện Z, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không thể chờ để nhập vụ án theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự mà vẫn xét xử bình thường tùy theo từng hành vi bị phát hiện tại các thời điểm khác nhau, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự. Ví dụ 2: Ngày 23/6/2012, Nguyễn Văn Hiếu đến Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại A gặp anh Giáp Văn Long để thuê xe ô tô tự lái, hai bên hợp đồng thuê xe ô tô 3 ngày và Hiếu thế chấp cho anh Long một xe máy. Anh Long đã giao xe ô tô 7 chỗ cùng bản sao đăng ký xe ô tô, 1 sổ đăng kiểm và 1 giấy chứng nhận bảo hiểm cho Hiếu. Sau khi thuê xe, Hiếu nhờ người khác cầm cố xe được 70 triệu, số tiền này Hiếu đã ăn tiêu hết. Do không có tiền chuộc xe ô tô nên ngày 29/6/2012 Hiếu đến gặp anh Nguyễn Văn Bình giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại B hợp đồng thuê xe ô tô 4 chỗ. Anh Bình đã giao xe cho Hiếu cùng bản sao giấy đăng ký xe ô tô, sổ đăng kiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau đó, Hiếu đem xe ô tô 4 chỗ đến thế chấp cho anh Giáp Văn Long để lấy xe máy (đã thế chấp trước đó) đi vay tiền chuộc xe ô tô 7 chỗ ngồi. Do không vay được tiền Hiếu đã bỏ trốn. Chiếc xe ô tô 7 chỗ được định giá là 300.000.000đ (Ba trăm triệu 73 đồng). Chiếc xe ô tô 4 chỗ được định giá là 120.000.000đ (Một trăm hai mươi triệu đồng). Quá trình giải quyết vụ án có hai quan điểm là: Quan điểm 1: Nguyễn Văn Hiếu phải chịu trách nhiệm tình tiết "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự (phạm tội nhiều lần). Quan điểm 2: không áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Hiếu, vì cho rằng hành vi của bị cáo chỉ có một lần chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (điểm a khoản 3 Điều 139 Bộ luật Hình sự), còn lần thứ hai chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai trăm triệu đồng chưa đủ định lượng để cấu thành điểm a khoản 3 Điều 139 Bộ luật Hình sự. Theo chúng tôi việc không áp dụng tình tiết tăng nặng điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự đối với Nguyễn Văn Hiếu trong vụ án nêu trên theo quan điểm 2 là không đúng quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự. Vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thứ nhất của Nguyễn Văn Hiếu đã đủ yếu tố cấu thành định khung hình phạt ở điểm a khoản 3 Điều 139 Bộ luật Hình sự; hành vi thứ hai của Hiếu đủ yếu tố cấu thành định tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên hành vi của bị cáo Hiếu thuộc tình tiết phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Ví dụ 3: Đầu tháng 01 năm 2011, Phạm Văn Hưng sử dụng mạng Internet, thấy trên mạng có nhiều người rao bán xe môtô các loại, nên Hưng đã nảy sinh ý định thông tin trên mạng, giả vờ rao bán các loại xe mô tô đắt tiền không có giấy tờ Hải quan, trốn thuế với giá rẻ để chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu mua xe. Để thực hiện ý định trên, Hưng đã gặp Nguyễn Quang Tuấn cùng ở xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên bàn bạc thống nhất với Nguyễn Quang Tuấn, theo đó Tuấn sẽ lên mạng, lấy tên là Cường, Hưng lấy tên là Hoàng rao bán các loại xe mô tô có giá trị không có giấy tờ Hải quan, 74 trốn thuế với giá rẻ để "câu" khách ở các tỉnh ngoài. Khi khách hàng đồng ý mua xe sẽ hẹn gặp ở huyện Thủy Nguyên thỏa thuận giá, giao tiền trước. Sau khi Hưng đã nhận tiền, Tuấn sẽ giả vờ dẫn khách hàng đi lấy xe và tạo lý do bỏ trốn để chiếm đoạt tiền của những người này. Khoảng tháng 01/2011, Nguyễn Quang Tuấn sử dụng mạng internet lấy nick là Châu Việt Cường rao bán xe mô tô có giá trị, không có giấy tờ Hải quan, trốn thuế trên mạng. Tuấn làm quen được với anh Trịnh Quốc Dũng, sinh năm 1977, ở số 7/A2 Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Qua quá trình trò chuyện trên mạng Tuấn đã nói dối anh Dũng có các loại xe SH, Liberty không có giấy tờ Hải quan bán với giá rẻ và cho anh Dũng số điện thoại để liên lạc. Anh Dũng tin tưởng nên đã liên lạc qua điện thoại với Tuấn, Tuấn hẹn anh Dũng đến thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên để thỏa thuận việc mua bán xe. Khoảng hai ngày sau, anh Dũng liên lạc với Tuấn hẹn sẽ đến thị trấn Núi Đèo, Hưng nói với Tuấn dẫn anh Dũng đến quan cà phê Master ở xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên để gặp Hưng. Sau đó, Hưng đã gặp Phạm Văn Hải, Nguyễn Hữu Tuấn, Bùi Văn Trà cùng ở xã Phuc Lễ đến quán cà phê Master chơi. Khi anh Dũng từ Hải Dương đến huyện Thủy Nguyên được Quang Tuấn đưa đến quán cà phê Master, tại đây anh Dũng đã gặp Hải, Hữu Tuấn, Trà đang ngồi trong quán, Quang Tuấn điện thoại cho Hưng đến quán cà phê. Khoảng 10 phút sau, Hưng đi xe taxi đến quán cà phê gặp anh Dũng và giới thiệu tên là Hoàng và nói dối anh Dũng có nhiều xe SH, Liberty không có giấy tờ Hải quan bán, xe SH giá 40.000.000 đồng, xe Liberty giá 25.000.000 đồng, nếu đồng ý mua sẽ giao tiền trước và giao xe tại Hải Dương. Anh Dũng nói giao xe tại Hải Dương thì mới giao tiền, Hưng không đồng ý nên cả bọn giải tán. Hai ngày sau anh Dũng điện thoại cho Quang Tuấn nói sẽ mua hai xe SH và hẹn gặp nhau ở quán cà phê Master để thỏa thuận và giao tiền. Quang Tuấn đồng ý và gọi điện cho Hưng nói về việc này, Hưng nói, cứ dẫn nó xuống. Khi anh Dũng đến quán cà phê Master gặp Quang Tuấn và Hưng, anh Dũng đã đưa trước cho Hưng 30.000.000 đồng. 75 Sau khi nhận tiền, Hưng giả vờ bảo Quang Tuấn dẫn anh Dũng đi lấy, hiểu ý, Quang Tuấn dẫn anh Dũng sang nội thành Hải Phòng, khi đi đến khu vực chợ gần cầu Lạc Long, Quang Tuấn nói anh Dũng ngồi đợi ở quán nước để đi lấy xe. anh Dũng tin đã ngồi đợi, Quang Tuấn đi sâu vào trong ngõ rồi đi xe ôm bỏ trốn về xã Phục Lễ đưa tiền cho Hưng. Bằng các thủ đoạn này các bị can đã thực hiện hành vi nhiều lần, theo đó Phạm Văn Hưng thực hiện 5 vụ với tổng số tiền chiếm đoạt là 153.000.000 đồng; Nguyễn Quang Tuấn tham gia thực hiện 4 vụ với số tiền chiếm đoạt là 128.000.000 đồng; Nguyễn Hữu Tuấn tham gia 4 vụ với số tiền chiếm đoạt là 135.000.000 đồng; Bùi Văn Trà thực hiện 02 vụ với số tiền chiếm đoạt là 110.000.000 đồng; Phạm Văn Hải tham gia thực hiện 4 vụ, với số tiền chiếm đoạt được 123.000.000 đồng. Các bị can đã bị Viện kiểm sát nhân dân truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 139 khoản 2 điểm e (chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng) Bộ luật Hình sự. Tại bản án ngày 18/4/2012 Tòa án nhân dân đã áp dụng Điều 139 khoản 2 điểm e để quyết định hình phạt đối với các bị cáo. Mặc dù tổng số tiền do các bị cáo nhiều lần thực hiện hành vi chiếm đoạt đã được cộng lại để xác định là tình tiết định khung hình phạt theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự, nhưng Tòa án vẫn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g (phạm tội nhiều lần), khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt đối với các bị cáo. Theo quan điểm của Tòa án, họ không vi phạm Điều 48 khoản 2 Bộ luật Hình sự đã quy định: "Những tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng". Bởi lẽ các bị cáo đã thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác nhiều lần, mỗi lần đều có giá trị trên mức tối thiểu quy định tại Điều 139 khoản 1 (trên 02 triệu đồng) nên đã thỏa mãn dấu hiệu phạm tội nhiều lần. Mặt khác giá trị tài sản các bị cáo đã chiếm đoạt trị giá trên 50 triệu đồng là tình tiết định khung hình phạt quy định tại điểm e khoản 2 Điều 139 76 Bộ luật Hình sự. Tình tiết định khung hình phạt này không phải là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự, hay nói cách khác tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g (phạm tội nhiều lần) khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự không phải là yếu tố định khung hình phạt quy định tại điểm e (chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng) Bộ luật Hình sự. Vậy bản án của Tòa án là có căn cứ, đúng pháp luật. Thực tế bản án này đã được chuyển về Tòa án và Viện kiểm sát cấp trên để theo dõi kiểm tra, kiểm sát, tuy nhiên đến nay cũng không có ý kiến phản hồi về việc Tòa án cấp dưới áp dụng Điều 48 khoản 2 Bộ luật Hình sự là đúng hay sai và mặc nhiên đó là tiền lệ để Tòa án cấp dưới áp dụng theo nguyên tắc tương tự. Theo quan điểm của đồng chí Đặng Khắc Thắng Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Thủy Nguyên thì việc tòa án áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (phạm tội nhiều lần) theo điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự đối với các bị cáo là hoàn toàn không đúng và đã vi phạm khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự "Những tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng". Bởi lẽ các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần và tổng tài sản các bị cáo chiếm đoạt nhiều lần có giá triệu trên 50 triệu đồng, từ việc cộng tổng giá trị tài sản do các bị cáo chiếm đoạt nhiều lần nên các bị cáo mới bị truy tố theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự. Mặc dù tên gọi của tình tiết định khung tại điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự không phải là "phạm tội nhiều lần", nhưng về mặt bản chất thì tình tiết định khung này được tạo nên bởi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội nhiều lần" theo quy định tại Điều 48 khoản 1 điểm g Bộ luật Hình sự. Hay hiểu theo một cách khác thì từ việc các bị cáo phạm tội nhiều lần mới chiếm đoạt được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng, phạm tội nhiều lần là nguyên nhân là tiền đề để cơ quan tố tụng xác định giá trị tài sản làm căn cứ để truy tố các bị cáo theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ 77 luật Hình sự. Vậy tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (phạm tội nhiều lần) theo điểm g khoản 1 điều 48 Bộ luật Hình sự đã là yếu tố định khung hình phạt đối với các bị cáo và không được coi là tình tiết tăng nặng đối với các bị cáo nữa. Việc Tòa án áp dụng thêm tình tiết tăng nặng đã làm bất lợi đối với các bị cáo, gây mất công bằng trong công tác xét xử. Để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung và thực tiễn xét xử nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án trong việc phân hoá tối đa trách nhiệm hình sự của người phạm tội thì pháp luật cần phải có sự điều chỉnh để các quy định về phạm tội nhiều lần được hoàn chỉnh và phù hợp với thực tiễn. 3.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ PHẠM TỘI NHIỀU LẦN Từ những vướng mắc nói trên, luận văn xin đưa ra một số phương án để hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phạm tội nhiều lần. a) Đối với trường hợp khi bị cáo phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy đều đáp ứng ba đặc điểm: Được thực hiện với cùng một hình thức lỗi; có cùng một tính chất (chiếm đoạt, bạo lực, vụ lợi …) và cùng xâm hại đến một nhóm quan hệ xã hội nên đều được quy định trong cùng một Chương của Phần các tội phạm trong Bộ luật Hình sự nhưng lại thiếu một đặc điểm là không phải do một điều (hoặc một khoản của điều) tương ứng mà lại do các điều khác nhau trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự quy định. Khi điều chỉnh về mặt lập pháp thì trường hợp nêu trên phải bị coi hoặc có thể bị coi là phạm tội nhiều lần. Nếu những trường hợp ấy cùng được thực hiện với lỗi cố ý thì nên quy định đây buộc phải coi là phạm tội nhiều lần. Nếu cùng thực hiện với lỗi vô ý thì nên quy định là có thể bị coi là phạm tội nhiều lần. Với kỹ thuật lập pháp như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự khi dành sự lựa chọn cho cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án khỏi bị bó tay [7, tr. 394]. 78 b) Bộ luật Hình sự nên quy định tình tiết phạm tội nhiều lần thành một điều khoản riêng biệt với định nghĩa pháp lý như sau: Điều… Phạm tội nhiều lần 1. Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà các tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc một khoản của điều) trong Bộ luật này. 2. Đối với những trường hợp phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật này, chỉ khi nào các điều tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật này quy định riêng mới phải bị coi hoặc có thể bị coi là phạm tội nhiều lần. Bên cạnh đó để góp phần khẳng định nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền thì cũng cần quy định bổ sung là nếu trường hợp bị cáo đã được áp dụng một trong các chế định nhân đạo của pháp luật hình sự như miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích hoặc đã chấp hành xong hình phạt theo các quy định của Bộ luật Hình sự đối với tội đã phạm trước đây thì khi truy cứu trách nhiệm hình sự không được tính để xác định là phạm tội nhiều lần. Cụ thể như sau: "Đối với tội được thực hiện trước đây mà người phạm tội đã được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xóa án hoặc đã chấp hành xong hình phạt theo các quy định của Bộ luật này thì không được tính để xác định là phạm tội nhiều lần" [7]. c) Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (tại Mục 3.2 của Nghị quyết) thì, tình tiết "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự được hiểu như sau: a. "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự được hiểu là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một 79 người từ hai lần trở lên hoặc của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) và trong các lần đó chưa có lần nào bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" để xét xử bị cáo theo khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự được thực hiện theo hướng dẫn tại các điểm b, c và d tiểu mục 3.2 này. b. Chỉ áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự trong các trường hợp sau đây: b1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự. b2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cùng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. c. Chỉ áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Hình sự trong các trường hợp sau đây: 80 c1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên mà có ít nhất hai lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31% thì bị cáo cùng chỉ bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật Hình sự. c2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà trong đó có ít nhất hai người và mỗi người một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự. d. Chỉ áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự trong các trường hợp sau đây: d1.Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên mà có ít nhất hai lần tỷ lệ thương tật từ 31 đến 60%. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự. d2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà trong đó có ít nhất hai người và mỗi người một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự. Khi áp dụng Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP cần lưu ý các điểm sau: 81 (1) Nghị quyết quy định chỉ áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" để định khung tăng nặng hình phạt (nâng lên một khung hình phạt) nếu người phạm tội có ít nhất hai hành vi phạm tội trở lên quy định tại một khung hình phạt liền kề nhẹ hơn (quy định tại đoạn 1 của các điểm c1, c2, d1, d2). (2) Ngược lại, không áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" để định khung tăng nặng hình phạt (nâng lên một khung hình phạt) nếu người phạm tội có ít nhất hai hành vi phạm tội trở lên nhưng không quy định cùng trong một khung hình phạt liền kề nhẹ hơn (quy định tại đoạn 2 của các điểm c1, c2, d1, d2). Theo chúng tôi, các trường hợp quy định tại đoạn 2 của các điểm c1, c2, d1, d2 của Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP thì cần hướng dẫn thêm là, khi xét xử phải áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Phạm tội nhiều lần" đối với bị cáo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ: thực chất, Tòa án chưa áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người" để định tội hoặc định khung hình phạt trong các trường hợp trên, vì trong các lần phạm tội đó, bị cáo đã có một lần phạm tội thỏa mãn khung hình phạt đang áp dụng, vậy nó được coi là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt ở chỗ nào nữa? (Ví dụ tại đoạn 2 điểm d2: "Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên (đã thỏa mãn khoản 3 Điều 104), còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61% (khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 104 hoặc cả khoản 1, khoản 2...) thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự". Mà khi một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì phải coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự (khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự) [22]. d) Đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy trong trường hợp "Mua trái phép chất ma túy một lần và bán lại trái phép số lượng chất ma túy 82 đó trong cùng một lúc cho hai người trở lên" thì không nên coi đó là phạm tội nhiều lần đối với những trường hợp phạm tội lần đầu. Trong trường hợp này cần tính tổng thể số lượng chất ma túy mà người phạm tội đã bán lại trái phép cho từng người mua để định khung hình phạt. Đồng thời Tòa án nhân dân tối cao nên bổ sung thêm hướng dẫn về căn cứ để xác định thế nào là nguồn sống chính của tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Đây là điều rất quan trọng vì nó là đặc điểm chính yếu để phân biệt giữa hai tình tiết phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. e) Đối với hành vi mua bán người nhiều lần các cơ quan chức năng có thể hướng dẫn như sau: Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội nhiều lần thực hiện hành vi mua bán người và mỗi lần hành vi mua bán đã cấu thành tội mua bán người. Phạm tội nhiều lần, có thể mỗi lần mua bán 1 người, nhưng cũng có thể trong các lần mua bán đó có lần mua bán nhiều người, nếu có lần mua bán nhiều người thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm e và điểm g khoản 2 Điều 119 Bộ luật Hình sự với 2 tình tiết là "đối với nhiều người" và "phạm tội nhiều lần". Trường hợp phạm tội đã mua bán nhiều lần đối với cùng 1 người thì cũng bị coi là mua bán nhiều lần. Người phạm tội mua bán người trong các trường hợp quy định theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Hình sự thì có khung hình phạt từ 5 năm đến 20 năm tù. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Bộ luật Hình sự. 83 f) Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao cần sớm có văn bản hướng dẫn việc áp dụng khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự "Những tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng", theo đó cần hướng dẫn rõ những trường hợp phạm tội nhiều lần mà tổng các lần phạm tội cộng lại có giá trị tài sản đã được áp dụng là tình tiết định khung hình phạt đối với các bị cáo thì không được áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự (phạm tội nhiều lần) đối với các bị cáo. Bên cạnh đó cũng cần có hướng dẫn đối với trường hợp phạm tội giao cấu với trẻ em nhiều lần trong cùng một lúc thì có thuộc vào trường hợp phạm tội nhiều lần không. Vì trên thực tiễn xét xử có trường hợp xảy ra như sau: Thông giới thiệu cho H. (hơn 15 tuổi) vào làm tại một quán cà phê ở quận 12. Đêm 21-2-2008, Thông rủ H. vào công viên ngồi chơi, sau đó đi thuê phòng và Thông đã ba lần "quan hệ" với H. Sáng hôm sau, Thông chở H. về lại quán cà phê và cho 40.000 đồng. Khi biết chuyện, gia đình H. đã tố cáo. Xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân Quận 12 phạt Thông ba năm tù giam theo khoản 1 Điều 115 (Tội giao cấu với trẻ em). Bản án đã bị Viện kiểm sát nhân dân Quận này kháng nghị vì Viện kiểm sát cho rằng Thông phạm tội nhiều lần, lẽ ra phải xử theo khoản 2 Điều 115 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt từ ba đến 15 năm tù) thì tòa sơ thẩm lại chỉ xử theo khoản 1 (khung hình phạt từ một đến năm năm tù). Từ đó, Viện kiểm sát đề nghị tòa phúc thẩm chuyển khoản và tăng hình phạt đối với Thông. Tại phiên tòa phúc thẩm, công tố viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận định kháng nghị của VKS cấp dưới không chính xác bởi Thông phạm tội trong cùng một khoảng thời gian tại cùng một địa điểm thì không thể xem là phạm tội nhiều lần. Do vậy, công tố viên đã đề nghị y án sơ thẩm và được tòa đồng tình. g) Từ thực tiễn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chúng ta thấy có rất nhiều đối tượng phạm tội khi phạm vào các tội như tội trộm cắp, tội cướp tài 84 sản, cướp giật tài sản bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội nhiều lần. Do đó cần nghiên cứu đưa tình tiết phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng định khung để tăng thêm sự nghiêm minh của pháp luật và tăng thêm tính răn đe đối với người phạm tội. Việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về phạm tội nhiều lần là vô cùng cấp thiết. Đó chính là cơ sở để thực thi pháp luật đồng thời phát huy được tối đa hiệu quả của pháp luật về phạm tội nhiều lần và nhất là sẽ khắc phục được những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. 85 KẾT LUẬN Việc nghiên cứu "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam" cho phép đưa ra một số kết luận chung sau: Phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết tăng nặng định khung, thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác nghiên cứu khoa học luật hình sự cũng như đối với thực tiễn xét xử. Nắm vững quy định của pháp luật hình sự về tình tiết này sẽ giúp cơ quan điều tra, truy tố, xét xử sẽ xác định rõ tính chất nguy hiểm của tội phạm để có thể giải quyết một cách đúng đắn, chính xác các vụ án có tình tiết này. Về mặt lập pháp, phạm tội nhiều lần với tính chất là một dạng của chế định đa tội phạm từ trước đến nay vẫn chưa nhận được sự điều chỉnh chính thức bằng một quy phạm riêng biệt nào mà mới chỉ được quy định với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm cụ thể và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999. Song, dưới góc độ khoa học luật hình sự chúng ta có thể đưa ra khái niệm như sau: Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc tại cùng một khoản của điều) tương ứng trong Phần riêng Bộ luật Hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử. Tuy chưa được ghi nhận với một khái niệm pháp lý chính thức trong Bộ luật Hình sự nhưng tại một số văn bản pháp luật hình sự các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có những hướng dẫn cụ thể đối với một số tội danh có tình tiết tăng nặng định khung phạm tội nhiều lần. Nhìn chung trong thực tiễn, các cơ quan điều tra, truy tố xét xử đã áp dụng pháp luật một cách chính xác, 86 xử đúng người, đúng tội danh với mức hình phạt thích đáng. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có những vướng mắc nhất định khi áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn giải quyết vụ án. Điều đó dẫn tới việc chúng ta phải đưa ra những kiến nghị, giải pháp kịp thời để hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tình tiết phạm tội nhiều lần và để hoạt động tố tụng được diễn ra thuận lợi, chính xác hơn nữa. Những kết quả của luận văn đã thể hiện sự nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân có hạn, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả luận văn rất mong được sự tiếp tục chỉ dẫn của các thầy cô, của bạn bè để luận văn có nội dung hoàn thiện hơn. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Bộ (1999), "Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng", Tòa án nhân dân, (1). 2. Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao Bộ Tư pháp (2007), Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP ngày 24/12 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII "Các tội phạm về ma túy" của Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội. 3. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 4. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Lê Cảm (2001), "Chế định đa (nhiều) tội phạm và mô hình lý luận của nó trong luật hình sự Việt Nam", Dân chủ và pháp luật, (6). 6. Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 7. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: lý luận hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Nguyễn Hải Dũng (2005), "Về việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần, phạm tội đối với nhiều người trong một số tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1999", Kiểm sát, (Số Tết). 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/ của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 88 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Lê Văn Đệ (2003), Chế định nhiều tội phạm - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Hậu (2004), "Phân biệt các khái niệm "Phạm nhiều tội, Phạm tội nhiều lần, Tái phạm, Tái phạm nguy hiểm" trong chế định nhiều tội phạm", Kiểm sát, (7). 16. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đinh Xuân Hiền (2002), "Bàn về tình tiết phạm tội nhiều lần", Kiểm sát, (4). 18. Đỗ Thanh Huyền (2007), "Bàn về phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần", Tòa án nhân dân, (4). 19. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển Pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 20. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Hà Nội. 21. Vũ Thành Long (2006), "Áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tình tiết tăng nặng "Phạm tội có tổ chức" và "Phạm tội nhiều lần"", Kiểm sát, (21). 22. Lê Văn Luật (2006), "Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Phạm tội nhiều lần" quy định trong Luật hình sự Việt Nam", Khoa học pháp lý, (4). 23. Uông Chu Lưu (2004), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, Tập I (Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Dương Tuyết Miên (2003), "Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 1999", Tòa án nhân dân, (1). 89 25. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 26. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Phần chung), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 27. Đinh Văn Quế (2010), "Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự", Tòa án nhân dân, (4). 28. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (1997), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 30. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 31. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 32. Tập thể tác giả (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 33. Phạm Văn Thiệu (2007), "Về tình tiết "Phạm tội nhiều lần" quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự", Tòa án nhân dân, (3). 34. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 15/6 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các trường hợp xét xử bị cáo theo các khoản khác nhau của Điều 104, Hà Nội. 37. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 38. Tòa án nhân dân tối cao (2011) Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 90 39. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an (1998), Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA ngày 5/8 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VII A "các tội phạm về ma tuý" của Bộ luật Hình sự, Hà Nội 40. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (1995), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Hà Nội. 41. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Hà Nội. 42. Đào Trí Úc (2000), Luật Hình sự Việt Nam (Quyển I) - Những vấn đề chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1981), Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ, Hà Nội. 44. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Võ Khánh Vinh, Phạm Thư (1997), "Định tội danh trong trường hợp "phạm tội nhiều lần, tái phạm - tái phạm nguy hiểm"", Kiểm sát, (10). 91 [...]... sự Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần" 13 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN" TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỊNH ĐA TỘI PHẠM Phạm tội nhiều lần là một trong các dạng của chế định đa tội phạm Do đó trước khi tìm hiểu về chế định này, chúng ta cần hiểu về chế định đa tội phạm Trong khoa học luật hình sự Việt Nam khi nghiên cứu về chế định đa tội phạm giữa các... luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về "Phạm tội nhiều lần" trong pháp luật hình sự Việt Nam Chương 2: Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần" và thực tiễn áp dụng Chương 3: Những phương hướng cơ bản của việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. .. đã đề cập đến vấn đề phạm tội nhiều lần nhưng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó hoặc chừng mực xem xét qua các trường hợp phạm tội cụ thể hay kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề phạm tội nhiều lần vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức Do vậy, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề phạm tội nhiều lần. .. trong thực tiễn xét xử để từ đó đưa ra các kiến nghị 4 Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu đúng như tên gọi của nó là vấn đề phạm tội nhiều lần trong luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở này, mục đính nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam Đồng thời luận văn còn phân tích và đánh giá những vướng mắc trong thực. .. của luận văn Cơ sở khoa học của luận văn là các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về phạm tội nhiều lần và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự 12 năm 1999, cũng như các công trình khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề này Bên cạnh đó, cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn áp dụng các quy định về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt. .. khoa học và luận chứng các vấn đề đã được nêu ra trong luận văn Cụ thể đó là: - Phương pháp phân tích: Luận văn đã phân tích chi tiết các vấn đề có liên quan đến vấn đề phạm tội nhiều lần, từ đó có thể đánh giá được thực tiễn áp dụng Các nội dung cần phân tích bao gồm: Phân tích các vấn đề lý luận về phạm tội nhiều lần, phân tích các thông số về tình hình phạm tội, người phạm tội, phân tích thực tiễn áp... cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn 3 Phạm vi nghiên cứu Phạm tội nhiều lần là một vấn đề tương đối hẹp và phức tạp Nghiên cứu về vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu chung mà ít có nghiên cứu chuyên sâu Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ xem xét và giải quyết một số vấn đề cơ bản xung quanh vấn đề phạm tội nhiều lần như: 1) Khái niệm và đặc điểm của phạm tội nhiều lần; 2) Phân biệt phạm. .. bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã đưa ra khái niệm phạm tội nhiều lần đối với riêng một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tình dục được đề cập trong Luật đã nêu mà theo đó, khái niệm phạm tội nhiều lần đối với một tội nào đó trong số các tội phạm có tính chất tham nhũng được thực tiễn xét xử của nước ta hiểu là: Bị cáo đã phạm tội ấy từ hai lần trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy... tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm và phạm tội nhiều lần Tái phạm vì phạm tội mới mà chưa được xóa án tích Phạm tội nhiều lần là vì có nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp và chưa lần nào bị đưa ra xét xử mặc dù mỗi lần thực hiện hành vi đã đủ để cấu thành tội trộm cắp tài sản 1.4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH VỀ MẶT LẬP PHÁP TÌNH TIẾT PHẠM TỘI NHIỀU LẦN Phạm tội nhiều lần là một tình tiết cần phải... biệt phạm tội nhiều lần và một số tình tiết khác thuộc chế định đa tội phạm như phạm nhiều tội, phạm tội liên tục, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; 3) Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về "Phạm tội nhiều lần" Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của phạm tội nhiều lần, luận văn đi sâu nghiên cứu tình tiết này trên phương diện lập pháp và việc áp ... cứu khoa học riêng Các số liệu, ví dụ trích dẫn luận văn bảo đảm độ tin cậy, xác trung thực Những kết luận khoa học luận văn ch-a đ-ợc công bố công trình khác Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bảo Tâm... hiu sai v ỏp dng sai T nhng lý trờn õy chỳng tụi la chn nghiờn cu ti "Mt s lý lun v thc tin v phm ti nhiu ln theo lut hỡnh s Vit Nam" lm lun thc s lut hc ca mỡnh Tình hình nghiên cứu Phm ti nhiu... tờn gi ca nú l phm ti nhiu ln lut hỡnh s Vit Nam Trờn c s ny, mc ớnh nghiờn cu ca lun l nghiờn cu nhng lý lun v phm ti nhiu ln theo lut hỡnh s Vit Nam ng thi lun cũn phõn tớch v ỏnh giỏ nhng

Ngày đăng: 19/10/2015, 15:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan