ĐÓNG góp của NHÀ yêu nước PHAN bội CHÂU TRONG PHONG TRÀO yêu nước đầu THẾ kỉ XX

11 5.2K 3
ĐÓNG góp của NHÀ yêu nước PHAN bội CHÂU TRONG PHONG TRÀO yêu nước đầu THẾ kỉ XX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG * MÔN: LỊCH SỬ CHUYÊN ĐỀ: ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ YÊU NƯỚC PHAN BỘI CHÂU TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX Tác giả: Trần Quỳnh Chi – Nguyễn Thị Thu Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Chuyên tỉnh Tuyên Quang I- Khái quát một số vấn đề về cuộc đời và hoạt động của nhà yêu nước Phan Bội Châu trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: 1. Tiểu sử: Phan Bội Châu ( 1867- 1940) tên thật là Phan Văn San, biệt hiệu Sào Nam, sinh năm 1867 tại thôn Sa Nam, xã Đồng Liệt( nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ngay từ khi còn nhỏ, PBC nổi tiếng thông minh học giỏi. Mười ba tuổi, thi đỗ đầu huyện, mười sáu tuổi đỗ đầu tỉnh. Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, nơi quê hương vốn giàu truyền thống yêu nước, Phan Bội Châu sớm có nhiệt tình cứu nước. Năm 17 tuổi khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất ( 1883), Phan Bội Châu viết hịch “ Bình Tây thu Bắc” để kêu gọi thân hào, nhân dân đứng lên chống Pháp. Năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, hưởng ứng chiếu Cần Vương, thân hào xứ Nghệ nổi lên mạnh mẽ, Phan ( 19 tuổi) đã lập “ Đội Thí sinh quân” gồm hơn 60 người để hưởng ứng. Tiếp đó, là mười năm Phan Bội Châu dạy học, mở rộng giao du, tìm nững người đồng tâm, đồng chí. Năm 1900 sau khi đỗ giải nguyên và cụ thân sinh mất, ông chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. 2. Chủ trương cứu nước: Từ thực tiễn của phong trào đấu tranh vũ trang cuối TK XIX, Phan Bội Châu cho rằng, nước ta là một nước thuộc địa, muốn giải phóng nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, nhất thiết phải đánh đổ thực dân Pháp và đánh đổ 1 bằng con đường bạo lực. Muốn đấu tranh bằng bạo lực thắng lợi không thể chỉ đơn độc thủ hiểm ở một vùng, mà phải xây dựng phong trào toàn quốc, phải có tổ chức mới và biện pháp đấu tranh mới là “bạo động”. Ông coi “ bạo động là con đường hoạt động duy nhất và tất yếu” để đánh đuổi giặc Pháp. Theo quan niệm của Phan Bội Châu, độc lập không thể xin được, “nợ máu phải trả bằng máu”. Theo cụ Phan trong hoàn cảnh một nước thuộc địa mà bất kì một sự phản kháng hòa bình nào cũng bị đàn áp dã man thì việc dùng bạo lực cách mạng đập tan bạo lực phản cách mạng là con đường đúng đắn nhất để giành thắng lợi. Phan Bội Châu đã thấy rằng sức mạnh của bạo lực là sức mạnh có vũ trang của nhiều người, do đó phải chuẩn bị lâu dài và chu đáo. Muốn xây dựng thể chế quân chủ lập hiến, trước hết phải có độc lâp dân tộc, mới xây dựng thể chế mới, muốn có độc lập dân tộc, ngoài con đường bạo lực, không có con đường nào khác. Truyền thống quê hương Nghệ An nơi Phan Bội Châu sinh ra và lớn lên là vùng đất quật cường có truyền thống đấu tranh vũ trang. Đường lối bạo động của Phan Bội Châu có ý nghĩa lịch sử rất to lớn. Mặc dù không giành được thắng lợi nhưng vì đi đúng xu thế phát triển của lịch sử, đường lối bạo động cách mạng đó đã phát động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đó là cống hiến lớn lao của Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc. 3. Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu. a) Duy Tân Hội và Phong trào Đông Du. Thực hiện chủ trương làm cách mạng bằng “ bạo lực” để cứu nước, Phan Bội Châu tìm cách liên hệ với các văn thân sĩ phu yêu nước trong các phong trào đấu tranh chống Pháp, liên kết dư đảng Cần Vương, những tay tráng kiệt sơn lâm, những người có thế lực trong triều đình… khắp Bắc, Trung, Nam. Phan Bội Châu muốn thực hiện kế hoạch liên kết cả dân tộc thành một khối thống nhất, hình thành mặt trận dân tộc thống nhất sơ khai. Sau một qua trình vận động xây dựng phong trào ở Bắc, Trung, Nam, Phan Bội Châu nhận thấy cần có một tổ chức cách mạng mới và biện pháp đấu tranh mới là “ bạo động”, “ xuất dương, cầu viện” và “ chuẩn bị điều kiện để tiến hành bạo động đại quy mô, khôi phục nước VN, lập ra chính phủ độc lập”. Năm 1904, Phan Bội Châu cùng hơn 20 đồng chí khác, thành lập tổ chức Duy Tân Hội, tôn Cường Để làm Hội chủ để “ thu phục nhân tâm”, tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của những người trong nước. Mục đích chính của Hội là đánh Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. Căn cứ vào việc tôn Cường Để làm Hội chủ, chứng tỏ rằng Duy Tân Hội 2 vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa quân chủ, nhưng đây là quân chủ lập hiến. Để thực hiện mục đích trên, Hội đã đề ra 3 nhiệm vụ: (1) Mở rộng thế lực của Hội về người và tài chính. (2) Xúc tiến công việc chuẩn bị bạo động. (3) Trù liệu cử người xuất dương cầu viện. => Trong ba nhiệm vụ đó, chủ trương xuất dương cầu viện là quan trọng nhất. Ý nghĩa: Sự thành lập Duy Tân Hội đánh dấu một bước tiến quan trọng về tư tưởng và tổ chức cứu nước của những người yêu nước Việt Nam trên con đường chống Pháp, phù hợp với quy luật phát triển của nước ta lúc bấy giờ, trong điều kiện phương Đông mới thức tỉnh theo con đường dân chủ tư sản. Về vấn đề “ xuất dương, cầu viện”, Phan Bội Châu quyết định sang cầu viện Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng. Tháng 2- 1905, Phan Bội Châu sang Nhật đặt cơ sở cho phong trào Đông Du. Tại đây, Phan Bội Châu gặp các chính khách Nhật (Đại Ôi bá tước, Phúc Đảo) yêu cầu giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Các chính khách Nhật chỉ chấp thuận trước mắt đưa thanh niên trong nước sang Nhật học để rèn đúc chí khí, nuôi dưỡng nhân tài, chờ thời cơ thuận lợi về nước hoạt động. Giữa năm 1905, Phan Bội Châu trở về nước vận động thanh niên yêu nước xuất dương du học. Ông cũng tiến hành vận động thành lập các hội nông, công, thương làm nơi liên lạc đưa đón tập hợp lực lượng, đồng thời là cơ quan cung cấp tài chính cho phong trào Đông Du. Tháng 6- 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông du. Trong những năm 1905- 1908, số thanh niên Việt Nam sang Nhật học đã lên tới 200 người, trong đó Nam Kì hơn 100, Bắc Kì 50 và Trung kì hơn 40. Đa số du học sinh Việt Nam được vào học trường Đông Á Đồng văn thư viện, chương trình học về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và quân sự. Một số ít được vào học trường Chấn võ- trường quân sự của chính phủ Nhật. Năm 1908 là năm đỉnh cao của phong trào Đông du đã thu hút được đông đảo phụ huynh học sinh, họ vượt biển sang Nhật Bản thăm con, khi về họ công khai tuyên truyền, quyên góp tiền của gửi cho Duy Tân Hội. Thông qua phong trào Đông du, Phan Bội Châu đã góp phần đào tạo được một số cán bộ như Đặng Tử Mẫn, Lương Ngọc Quyến, Lương Nghị Khanh…làm nòng cốt cho phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. 3 Nhằm thức tỉnh quốc dân, Phan Bội Châu và các nhà lãnh đạo Duy Tân Hội đã sáng tác nhiều thơ văn, như: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Đề tỉnh quốc dân hồn… vạch rõ kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp xâm lược và tố cáo bọn phong kiến thối nát. Đồng thời với việc dùng văn thơ tuyên truyền nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, Phan Bội Châu tích cực các hoạt động mở rộng giao du và liên kết các nhân sĩ cách mạng trong và ngoài nước. Phan Bội Châu đã gặp Tôn Trung Sơn, Lương Khải Siêu, qua tiếp xúc ông hiểu thêm về tư tưởng dân chủ tư sản và biện pháp đấu tranh bằng “bạo động vũ trang”. Cuối năm 1906, Phan Bội Châu gặp Hoàng Hoa Thám ở Phồn Xương (Yên Thế). Hoàng Hoa Thám hứa sẽ tham gia vào Duy Tân Hội khi có điều kiện. Sau đó, Phan Bội Châu còn tiếp xúc với một số nhân sĩ cách mạng ở Bắc kì, Trung kì bàn về việc mở rộng các cuộc diễn thuyết tuyên truyền việc chuẩn bị cho “ bạo động vũ trang”. Bên cạnh đó, Phan Bội Châu còn cùng với các chí sĩ lưu vong Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ hiện sống ở Nhật thành lập tổ chức Đông Á đồng minh hội ( 1909) để liên hiệp các nước châu Á cùng giúp đỡ nhau trong công cuộc cứu nước. Phan Bội Châu còn sáng kiến thành lập Hội Điền- Quế- Việt liên minh nhằm thu hút sự tham gia của các học sinh người Vân Nam, Quế Châu vả các nhà hoạt động CM Việt Nam với mục đích giúp đỡ nhau giải phóng đất nước khỏi ách thống trị và ràng buộc của đế quốc. Trước ảnh hưởng và uy tín của Phan Bội Châu cũng như phong trào Đông du ngày càng lớn, thực dân Pháp một mặt tăng cường khủng bố, mặt khác thỏa hiệp, nhượng cho Nhật một số quyền lợi ở Đông Dương, với điều kiện phải trục xuất Phan Bội Châu và những người yêu nước Việt Nam khỏi nước Nhật. Tháng 9- 1908, Nhật trục xuất du học sinh Việt Nam. Tháng 21909 Phan Bội Châu cũng bị trục xuất khỏi nước Nhật. Thất bại của phong trào Đông du đã thức tỉnh Phan Bội Châu một bài học quý giá: Đã là đế quốc thì dù da vàng hay da trắng cũng đều là một phường cướp nước như nhau. Ý nghĩa của Duy Tân Hội và phong trào Đông Du: + Duy Tân Hội trong suốt thời kì từ 1904- 1911 thực sự đóng vai trò như một Đảng chính trị. Đóng góp lớn nhất của Duy Tân Hội là đã phát động mạnh mẽ phong trào yêu nước rầm rộ trên toàn quốc, tập hợp được lực lượng đông đảo kháng Pháp, chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần cho các cuộc đấu tranh sắp tới. + Phong trào Đông Du đã tạo nên một không khí cách mạng rất sôi nổi kéo dài từ năm 1905- 1908. Phong trào lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam đã có một vị trí trọng yếu trong lịch sử cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. 4 + Đào tạo được một số cán bộ cung cấp cho phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX như Lương Ngọc Quyến, Đặng Tử Mẫn, Lương Nghị Khanh… + Phong trào truyền bá một số tư tưởng đúng đắn của Phan Bội Châu như: xác định kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp, vạch rõ những tội ác của chúng và kiên trì chủ trương “ đánh giặc phục thù” mà thủ đoạn là bạo động. b) Việt Nam Quang phục hội. Sau khi phong trào Đông Du thất bại, Phan Bội Châu sang Xiêm. Năm 1911, CM Tân Hợi thành công, lật đổ triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc và thành lập chính phủ Dân quốc. Sự kiện đó đã đem lại cho Phan Bội Châu và các đồng chí của ông một nguồn phấn khởi và tin tưởng mới, họ xem đây là cơ hội tốt cho CM Việt Nam. Vì vậy, PBC trở về Trung Quốc để tiếp tục cuộc vận động cứu nước. 6- 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu cùng với các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục Hội. Mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp bằng bạo lực, nên đã thành lập Việt Nam Quang phục quân. Cùng với Duy Tân Hội trước đó, sự ra đời và hoạt động của VNQPH khẳng định xu hướng bạo động là hạt nhân tư tưởng cứu nước của PBC. Mặt khác, sự ra đời của VNQPH đánh dấu một bước tiến mạnh hơn trong tư tưởng của PBC và những người lãnh đạo CMVN bấy giờ trên con đường dân chủ tư sản, từ chủ trương Quân chủ Lập hiến của Duy Tân Hội sang chủ trương Cộng hòa dân quốc của VNQPH. Hoạt động của Việt Nam quang phục hội chủ yếu trong nước, chủ trương ám sát những tên trùm thực dân và bọn tay sai đắc lực của chúng, gây tiếng vang lớn, khôi phục lại phong trào yêu nước trên phạm vi cả nước. Nhưng chỉ sau vụ giết tuần phủ Nguyễn Duy Hàn ở Thái Bình và giết hại trung tá Pháp ở Hà Nội, hoạt động vũ trang của Việt Nam Quang Phục Hội tạm lắng xuống do Pháp khủng bố, bắt giam hàng trăm người. Tháng 1- 1914, Phan Bội Châu bị bắt giam ở Quảng Đông. Cuối năm 1917, sau khi thoát khỏi nhà tù, Phan Bội Châu định trở về nước phát động một cuộc “bạo động vũ trang” nhưng không thành. Từ năm 1920, trước ảnh hưởng ngày càng vang dội của cách mạng tháng Mười, Phan Bội Châu bắt đầu có sự chuyển biến tư tưởng, cảm tình với chủ nghĩa xã hội. Cuối năm 1924, trong lần tiếp xúc trao đổi với đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, PBC nhận thức được sự hạn chế của mình và đặt nhiều hi vọng vào Nguyễn Ái Quốc. Tháng 6- 1925 Phan Bội Châu bị mật thám bắt ở Thượng Hải, sau đó đưa về giam ở Hỏa Lò ( Hà Nội). Trước khí thế đấu tranh mạnh 5 mẽ của quần chúng, tháng 12- 1925, thực dân Pháp phải xóa bỏ án tử hình và đưa ông về giam lỏng ở Huế cho đến lúc qua đời ( 29- 10- 1940). 4. Ý nghĩa của những hoạt động của Phan Bội Châu. - Kế tục truyền thống thượng võ của cha ông, tiếp tục truyền thống khởi nghĩa vũ trang chống Pháp, chống xâm lược của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX. - Tư tưởng của Phan Bội Châu khác tư tưởng bạo động của các sĩ phu Cần vương ở chỗ tách khỏi tư tưởng trung quân, đoạn tuyệt với phong kiến, chuyển yêu nước sang lập trường dân chủ tư sản. - Tiếp thu ngày càng sâu sắc tư tưởng dân chủ và hướng cuộc đấu tranh của nhân dân vào con đường cách mạng mới. - Phan Bội Châu sớm đã có tư tưởng về việc đoàn kết dân tộc đến đoàn kết quốc tế nhằm giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Tuy nhiên phạm vi đoàn kết quốc tế của ông cũng chỉ giới hạn ở các nước “ đồng chủng, đồng văn, đồng bệnh” trong phạm vi châu Á. - Thơ, văn yêu nước của Phan Bội Châu góp phần thức tỉnh quốc dân đồng bào, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc. - Xu hướng bạo động cuối cùng thất bại, nhưng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho đời sau. Có thể nói trước khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, Phan Bội Châu là ngôi sao sáng nhất trong bầu trời cách mạng Việt Nam. 5. Hạn chế. - Thực tế phong trào cho thấy Phan Bội Châu chưa xác định được cơ sở trong nước mà dựa vào thế lực bên ngoài. Chưa thấy được lực lượng nòng cốt của cách mạng là công- nông. - Dựa vào đế quốc Nhật để đánh đế quốc Pháp là ảo tưởng, Phan Bội Châu chưa nhận thức đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc. II – Một số dạng đề ôn tập dành cho học sinh giỏi về đóng góp của Phan Bội Châu trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Đề 1: Trình bày sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm đầu thế kỉ XX? Vì sao Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng con đường bạo động? Gợi ý trả lời: Trước hết, cần giúp học sinh nắm được bối cảnh xuất hiện huynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX: 6 Bối cảnh trong nước: - Phong trào Cần Vương thất bại, con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến bị phá sản, chấm dứt vai trò lịch sử của nó. - Thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa I (chính trị, kinh tế, văn hóa – ngắn gọn) - Chuyển biến trong kinh tế, xã hội. + Sự nảy sinh các giai cấp tầng lớp mới + Giai cấp cũ bị phân hóa sâu sắc + Tầng lớp sĩ phu nho học mới xuất hiện trong quá trình phân hóa của tầng lớp sĩ phu cũ, trừ một số đi vào con đường yếm thế, đa số vẫn ôm mộng cứu nước cứ dân. Bối cảnh thế giới có những sự kiện ảnh hưởng: + Nhật Bản được coi là cứu tinh của các dân tộc da vàng… + Cải cách của Trung Quốc, nơi được coi là cái nôi của văn hóa Nho giáo, vạn lí trường thành vững chắc, biểu trưng của chế độ pk cũng bị lung lay… + Làn sóng duy tân, đổi mới ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Xingapo, Philippin… + Châu Âu: Pháp… -> Đó là những nước có chế độ chính trị gần như tương đồng với nước ta, chỉ ra cho những người yêu nước Việt Nam một con đường cứu nước mới. Đó là muốn cứu nước, phải đi theo con đường TBCN, phải đoạn tuyệt với phong kiến hoặc ít nhất là cải tiến chế độ. ->Từ những luồng tư tưởng trên, các nguồn tài liệu tân thư tân văn xuất hiện như Văn minh tân học sách ( Sách dạy làm văn minh), những từ dân ước, dân nguyện, dân chủ, dân sinh lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách này. * Vì sao PBC chủ trương bạo động? Theo PBC, độc lập không thể đi xin được “nợ máu phải trả bằng máu”. Theo PBC trong hoàn cảnh một nước thuộc địa mà bất kì một sự phản kháng hòa bình nào cũng bị đàn áp dã man thì việc dùng bạo lực cách mạng đập tan bạo lực phản cách mạng là con đường đúng đắn nhất để giành thắng lợi. PBC đã thấy rằng sức mạnh của bạo lực là sức mạnh có vũ trang của nhiều người, do đó phải chuẩn bị lâu dài và chu đáo. 7 Muốn xây dựng thể chế QCLH, trước hết phải có độc lập dân tộc, muốn có độc lập dân tộc, ngoài con đường bạo lực, không có con đường nào khác. Do truyền thống quê hương… Nhận xét: Đường lối bạo động của PBC có ý nghĩa lịch sử rất to lớn. Mặc dù không giành được thắng lợi nhưng vì đi đúng xu thế phát triển của lích sử, đường lối bạo động cách mạng đó đã phát động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đó là cống hiến lớn lao của PBC đối với lịch sử dân tộc. Đề 2: Đánh giá ý nghĩa của những hoạt động của Duy Tân Hội và phong trào Đông Du? Gợi ý trả lời: + Duy Tân Hội trong suốt thời kì từ 1904-1911 thực sự đóng vai trò như một Đảng chính trị. Đóng góp lớn nhất của Duy tân hội là đã phát động mạnh mẽ phong trào yêu nước rầm rộ trên toàn quốc, tập hợp được lực lượng đông đảo kháng Pháp, chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần cho các cuộc đấu tranh sắp tới. + Phong trào Đông Du đã tạo nên một không khí cách mạng rất sôi nổi kéo dài từ năm 1905-1908. Phong trào lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam đã có một vị trí trọng yếu trong lịch sử cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX + Đào tạo được một số cán bộ cung cấp cho phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (Lương Ngọc Quyến) + Phong trào truyền bá một số tư tưởng đúng đắn của PBC như: xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp; đề ra con đường mới: đó là con đường cách mạng vũ trang giành độc lập dân tộc. Đề 3: Phân tích ý nghĩa của những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu? Gợi ý trả lời: + Kế tục truyền thống thượng võ của cha ông, tiếp tục truyền thống khởi nghĩa vũ trang chống Pháp, chống xâm lược của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX. + Tư tưởng của PBC khác tư tưởng bạo động của các sĩ phu Cần vương ở chỗ tách khỏi tư tưởng trung quân, đoạn tuyệt với phong kiến, chuyển yêu nước sang lập trường DCTS. Tiếp thu ngày càng sâu sắc tư tưởng dân chủ và hướng cuộc đấu tranh của nhân dân vào con đường cách mạng mới. 8 + Xu hướng bạo động cuối cùng thất bại, nhưng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho đời sau. Riêng PBC được đánh giá “ vị anh hùng…” + Thơ văn yêu nước của PBC góp phần thức tỉnh quốc dân đồng bào… III- Một số đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu: Đương thời, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã viết về Phan Bội Châu như sau: “Phan Bội Châu nhận hẳn rằng người Pháp quyết không có thiệt lòng khai hóa cho người Nam, nên nói việc khai hóa, trước phải tìm cách đánh đổ chính phủ Pháp, mà muốn đánh đổ chính phủ Pháp, không nhờ cậy thế lực một nước mạnh ngoài, thì tự người Nam không làm gì được. Hiện nay nước mạnh duy có Nhật Bản là nước đồng văn đồng chủng nên cầu viện với Nhật Bản...” (Phan Châu Trinh, Cuộc nói chuyện với quan Thống soái Sài Gòn trên đảo Côn Lôn) Phan Bội Châu cũng đã được một luật sư người Pháp tên là Bona ca ngợi rằng: “Cụ Phan (Phan Bội Châu) là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quân chân chính. Dầu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ” Trong sách Đại cương cương lịch sử Việt Nam (xuất bản 2006) đã có đoạn viết: “Theo Phan Bội Châu, chỉ có con đường vũ trang bạo động...Đây là con đường đúng đắn nhất. Tuy nhiên, ông thất bại là vì "không có lực lượng bên trong mà chỉ ỉ lại vào người ngoài thì thật là khó", " ỉ lại vào người thì không thể thành công được”. Những lời tự phê phán của ông thật sự nghiêm khắc mà cũng vô cùng chính xác!...Mặc dù không giành được thắng lợi, nhưng đường lối bạo động cách mạng đó đã phát động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân Việt. Đó là cống hiến lớn lao của Phan Bội Châu và các tổ chức của ông...” Ngoài sự nghiệp cách mạng, Phan Bội Châu còn viết rất nhiều sách báo, và đã được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Trong Từ điển văn 9 học (bộ mới xuất bản 2004), sau khi giới thiệu về ông và sự nghiệp văn chương của ông, cũng đã kết luận rằng: “Trong lịch sử văn học Việt Nam không dễ gì có nhiều văn chương có sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng lớn lao như văn chương của Phan Bội Châu. Ngày nay trong văn chương đó, về tư tưởng và quan niệm, có thể điểm này điểm khác không còn phù hợp, nhưng trái tim chan chứa nhiệt huyết của tác giả vẫn còn nguyên giá trị. Ông là một trong số những nhà văn lớn của văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20” Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá Phan Bội Châu là “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” Kết luận: Như vậy, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã nêu tấm gương tiêu biểu trong các cuộc vận động yêu nước chống Pháp những năm đầu thế kỉ XX. Ông đã có ảnh hưởng và uy tín rất lớn trong các giới đồng bào. Quá trình vận động CM, ông kiên trì phương pháp đấu tranh bằng bạo động vũ trang và chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của nước ngoài để đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc, xây dựng mjột nhà nước phỏng theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật Bản. Tuy nhiên, do hạn chế của điều kiện lịch sử và của bản thân, chủ trương “bạo động” của Phan Bội Châu bị thất bại. Sau nhiều năm tận tụy hy sinh vì sự nghiệp cứu nước không thành, Phan Bội Châu đau đớn, xác nhận “Lịch sử của tôi là lịch sử một trăm thất bại mà không một thành công”. Song bằng hình thức đấu tranh mới là “bạo động” “xuất dương, cầu viện”, Phan Bội Châu đã góp phần xứng đáng làm cho phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX có bước phát triển mới trong sự nghiệp đấu tranh của dân tộc ta chống chủ nghĩa đế quốc phương Tây. 1. 2. 3. Tài liệu tham khảo Phan Bội Châu, Phan Bội Châu toàn tập (Tập 6). Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1990. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) - Nguyễn Văn Khánh - Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. Trần Văn Giàu - Đinh Xuân Lâm - Nguyễn Văn Sự, Lịch sử Việt Nam (1897-1914). Nhà xuất bản Xây dựng. 10 4. 5. 6. Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông. NXB Văn hóa – Thông tin, H, 1997 Đinh Xuân Lâm (cb), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006. Sách giáo khoa lịch sử 11 Nâng cao, NXB Giáo Dục, HN năm 2013 11 [...]...4 5 6 Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông NXB Văn hóa – Thông tin, H, 1997 Đinh Xuân Lâm (cb), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 Sách giáo khoa lịch sử 11 Nâng cao, NXB Giáo ... quốc Pháp ảo tưởng, Phan Bội Châu chưa nhận thức đắn chất chủ nghĩa đế quốc II – Một số dạng đề ôn tập dành cho học sinh giỏi đóng góp Phan Bội Châu phong trào yêu nước đầu kỉ XX: Đề 1: Trình bày... văn yêu nước PBC góp phần thức tỉnh quốc dân đồng bào… III- Một số đánh giá, nhận định nhà nghiên cứu đời nghiệp Phan Bội Châu: Đương thời, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh viết Phan Bội Châu sau: Phan. .. năm đầu kỉ XX? Vì Phan Bội Châu chủ trương cứu nước đường bạo động? Gợi ý trả lời: Trước hết, cần giúp học sinh nắm bối cảnh xuất huynh hướng dân chủ tư sản đầu kỉ XX: Bối cảnh nước: - Phong trào

Ngày đăng: 17/10/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan