kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tân thành

83 232 0
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tân thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ______________________________________ NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG DUY KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 Ngày 15 tháng 9 năm 2014 1 LỜI CẢM TẠ Qua hơn ba năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, được sự dạy dỗ và chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, cùng với thời gian hơn ba tháng thực tập tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành”. Để đạt được kết quả này,ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, em còn được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong Công ty. Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Hồng Liên, người đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em làm bài luận văn từ đề cương sơ bộ đến bản chính, đồng thời em cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt hơn ba năm qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành, cùng với các cô chú, anh chị trong Công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho em trong suốt thời gian hơn ba tháng thực tập tại Công ty. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực hiện bài luận văn có hạn nên luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong quý thầy cô thông cảm và chỉ dạy thêm để bài luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe và thành công trong công việc, kính chúc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương 2 mại Tân Thành ngày càng phát triển vững mạnh và gặp nhiều thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 15, tháng 06, năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Nhật Trường Duy 3 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 15, tháng 06, năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Nhật Trường Duy 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày.…, tháng…, năm 2014 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU…………………………………………1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu….………………………………………1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………2 1.2.1. Mục tiêu chung……….……………………….……………...2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………….…………………………2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………..…………………3 1.3.1. Không gian……………………...….……...…………………3 1.3.2. Thời gian……………………...….….………………..………3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu………………..…….....………………3 1.4. Lược khảo tài liệu……………………...…….....………………3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN…………………………………………………………....4 2.1. Lý thuyết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươn..........................................................………………….……….4 2.1.1. Lý thuyết về kế toán tiền lương……………………...………4 2.1.1.1. Một số vấn đề về tiền lương……………….………….……4 a) Khái niệm tiền lương………………….………………….………4 b) Chức năng của tiền lương……………………………….….……5 c) Đặc điểm của tiền lương……………………….…………..……6 d) Nguyên tắc tính trả lương ………………...………………..……6 e) Các hình thức trả lương………….…………………...……..……8 f) Quỹ lương………………....……………………………………....….…11 6 g) Các khoản thu nhập khác của người lao động……..……………12 2.1.1.2. Hạch toán kế toán tiền lương…………....…………………12 a) Nguyên tắc hạch toán…………..………………………...………12 b) Tài khoản hạch toán…………..……………….…………………12 c) Hạch toán nghiệp vụ…………….………….……………………14 2.1.2. Kế toán các khoản trích theo lương…….…...………………14 2.1.2.1. Các khoản trích theo lương………………...………………14 a) Bảo hiểm xã hội …………………………………………………15 b) Bảo hiểm y tế………………..……………………...……………15 c) Bảo hiểm thất nghiệp……………………...………………..……15 d) Kinh phí công đoàn……………………...………………………16 2.1.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương……………..…………17 a) Nguyên tắc hạch toán…………………….……………...………17 b) Tài khoản hạch toán………………..……………………………17 c) Hạch toán nghiệp vụ………………….…………….……………22 2.1.3. Kế toán thuế thu nhập cá nhân………………………………23 2.1.3.1. Thuế thu nhập cá nhân………….…………………………23 a) Khái niệm……………………...…………………...……………23 b) Xác định thuế thu nhập cá nhân……………………......……….23 2.1.3.2. Kế toán thuế thu nhập cá nhân……………………....……26 a) Nguyên tắc hạch toán………………...….………………………26 b) Tài khoản sử dụng……………….………………………………26 c) Hạch toán nghiệp vụ……………………….……………………26 2.1.4. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm…………...……28 2.1.4.1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm……………………….28 7 a) Khái niệm………………………………...………………………28 b) Quy định về quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm…………….…28 2.1.4.2. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm…...….....……29 a) Nguyên tắc hạch toán…………...……………………..…....……29 b) Tài khoản hạch toán……...…...……………….……….…...……29 c) Hạch toán nghiệp vụ...………...…………………………....……30 2.1.1.5. Các hình thức kế toán…………...………….……...….……30 a) Hình thức kế toán Nhật ký chung……………………....….……31 b) Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái………………………….…32 c) Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ……………………..……..…34 d) Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ……………………..……35 2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………37 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu……………….………………37 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu…………….…………..……37 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH 3.1. Quá trình hình thành và phát triển……………………………39 3.2. Ngành nghề kinh doanh…………….…………………………39 3.3. Tổ chức công tác quản lý………………………………………40 3.3.1. Sơ đồ bộ máy Công ty………………..…...…………………40 3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận………...……………40 3.4. Tổ chức công tác kế toán…………..………………………..…44 3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán……………………...……..…….…44 3.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán…………...………..………44 3.4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận…………...…...…44 8 3.4.2. Các chính sách kế toán đang áp dụng………………………48 3.4.2.1. Hệ thống tài khoản kế toán……………………......………48 3.4.2.2. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ………………………48 3.4.2.3. Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho………….………48 3.4.2.4. Hình thức kế toán áp dụng…………...……...……………48 3.5. Tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh…..……50 3.6. Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển…………......……51 3.6.1. Thuận lợi…………...…………………….…………………51 3.6.2. Khó khăn…………...………………….……………………52 3.6.3. Định hướng phát triển………………….……………………52 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH……………….……………………53 4.1. Tình hình và cơ cấu lao động của công ty………………….…53 4.1.1. Tình hình lao động của Công ty………………….….………53 4.1.1.1. Tình hình lao động………..…...……….……..……………53 4.1.1.2. Cơ cấu lao động………..…...……….……..………………53 a) Cơ cấu theo trình độ…………..…………………………………53 b) Cơ cấu lao động theo giới tính………….....……………….……55 c) Cơ cấu lao động theo độ tuổi……….…...……………………....56 4.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Tân Thành.…………………………57 4.2.1. Quỹ lương…….…...…………………...……………………57 4.2.2. Hình thức trả lương……….....…………………………...…58 4.2.3. Phương pháp tính lương……………………...……….……58 9 4.2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán……………………...…………..59 4.2.5 Hệ thống tài khoản……………………...….………….……59 4.2.6 Trình tự hạch toán……………………...…….……..………59 4.2.7. Trình tự ghi sổ……………………...…….…………………69 4.3. Phân tích tình hình quỹ lương của công ty…………………...70 4.3.1. Phân tích tình hình kế hoạch quỹ lương………………...…70 4.3.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương……………………..71 4.3.3. Phân tích tỷ suất chi phí lương…………………………...…73 4.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương…………….………………...…………………………74 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH………………….…………………………………..……76 5.1. Đánh giá chung……………..…………...……………………76 5.1.1. Ưu điểm…………………..……………....…………………76 5.1.2. Nhược điểm……………………......………..………………76 5.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty……………………...……………...…77 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………...…78 6.1. Kết luận……………………...……..…………………………78 6.2. Kiến nghị……………………...…….…………………………78 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………….………………………80 PHỤ LỤC......................................................................................…81 10 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn 20112012……….………………………………………………………..16 Bảng 2.2. Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2014…………….17 Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013…………………………………………………………………30 Bảng 4.1. Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty……….....54 Bảng 4.2. Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty…………..…..55 Bảng 4.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại công ty………………...56 Bảng 4.4. Bảng chấm công……….………………………….…..…67 Bảng 4.5. Bảng thanh toán tiền lương của Phòng Hành chính nhân sự…………………………………………………………………....68 Bảng 4.6: Bảng tình hình quỹ lương thực tế và kế hoạch của công ty…….……………………………………………………………...70 Bảng 4.7: Tình hình sử dụng quỹ lương của công ty………….….…71 Bảng 4.8: Tỷ suất chi phí lương của công ty…………….…………..73 Bảng 4.9. Mối quan hệ giữa số lượng nhân viên và doanh thu.……..74 11 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ hạch toán Tài Khoản 334………………………..14 Hình 2.2. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương…………...22 Hình 2.3. Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chung……..32 Hình 2.4. Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái.…..33 Hình 2.5. Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ….…35 Hình 2.6 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ…37 Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy công ty………………..…………….……40 Hình 3.2. Sơ đồ bộ máy kế toán…………..……………….………44 Hình 3.3. Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung của công ty..…49 Hình 4.1. Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương tại công ty……62 Hình 4.2. Phiếu tạm ứng……………………………….………….63 Hình 4.3. Danh sách nhân viên tạm ứng…………………………...63 Hình 4.4. Phiếu Chi…………………………….…………………..64 Hình 4.5. Sơ đồ trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương.………………………………………………………………69 12 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1:Trích các nghiệp vụ phát sinh nêu trên tại Sổ Nhật ký chung..................................................................................................81 Phụ lục 2: Trích sổ Cái của các tài khoản 334, 3382, 3383, 3384, 3389………………………………………………………………....83 13 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TNCN : Thu nhập cá nhân TK : Tài khoản LN : Lợi nhuận ĐVT : Đơn vị tính 14 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, bên cạnh các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát triển thì môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn như: sự canh tranh khốc liệt, công nghệ - kĩ thuật ngày càng lạc hậu, nhu cầu chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao.Vì vậy, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra các chiến lược dài hạn; đăc biệt là cải tiến, đổi mới các nguồn lực. Trong đó, con người là nguồn lực quan trọng nhất. Có rất nhiều nhà Quản trị sử dụng các biện pháp thúc đẩy người lao động làm việc tốt như: thưởng, bắt buộc, phạt…, nhưng con người chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động bỏ ra được bù đắp xứng đáng dưới dạng tiền lương. Tiền lương là khoản tiền các doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: tiền thưởng, phụ cấp…. Gắn liền với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp. Đây là các quỹ thể hiện sự quan tâm của xã hội dành cho người lao động, các quỹ này được hình thành trên cơ sở từ nguồn đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành” cho luận văn của mình với mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho phù hợp với chế độ và điều kiện của công ty. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. 15 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành. - Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp giúp Công ty hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài nghiên cứu đươc thực hiện và hoàn thành tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành. 1.3.2 Thời gian - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2012 – 6/2014 - Thời gian thu thập số liệu từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/11/2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trần Thảo Nghi (2014). Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Cần Thơ, đã thực hiện đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật”. Đề tài này nghiên cứu đặc điểm lao động và công tác quản lý lao động tiền lương của xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật, các hình thức trả lương, hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp từ đó đánh giá chung, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật. Võ Thị Diện (2014). Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Cần Thơ, đã thực hiện đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ”.Đề tài này nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền lương và sự ảnh hưởng của chi phí tiền lương đối với công ty. Cụ thể là tìm hiểu hình thức trả lương và phương pháp tính lương của công ty, tìm hiểu công tác kế toán tiền lương tại công ty và ảnh hưởng của chi phí đến lợi nhuận của công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn 16 thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ. 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1.1 Lý thuyết về kế toán tiền lương 2.1.1.1 Một số vấn đề về tiền lương a) Khái niệm tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp (người sử dụng lao động) trả cho người lao động tương ứng với thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, kết quả lao động mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng say lao động. Thực tế, cái mà người lao động quan tâm đến không phải là khối lượng tiền lương, mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến hai khái niệm về tiền lương đó là: Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. - Tiền lương danh nghĩa: là số lượng tiền mà người lao động nhận được khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. - Tiền lương thực tế: là số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa. Ngoài ra chúng ta còn một số khái niệm khác liên quan đến tiền lương: - Tiền lương cơ bản: là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức.Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận. - Tiền lương tối thiểu: là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ. Nó là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động khác và là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động. Trong đời sống kinh tế hiện nay thì tiền lương có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó đảm bảo cuộc 18 sống của mỗi cá nhân, nó quy định mức sống, sự tồn tại của mỗi con người trong xã hội. Còn đối với doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương để làm đòn bẩy kinh tế thúc đẩy tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. b) Chức năng của tiền lương - Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm. - Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động. - Chức năng kích thích lao động: Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả. - Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro. - Chức năng công cụ quản lý của Nhà nước: Tiền lương với chế độ của nó là những đảm bảo có tính chất pháp lý của Nhà nước buộc người sử dụng lao động phải trả theo công việc đã hoàn thành của người lao động, đảm bảo quyền lợi tối thiểu mà họ được hưởngqua mức lương tối thiểu. Từ đó mới phát huy được chức năng kích thích người lao động, căn cứ vào yêu cầu cơ bản này thông qua thực hiện tình hình kinh tế xã hội mà Nhà nước đặt ra chế độ tiền lương phù hợp, như một văn bản bắt buộc đối với người sử dụng lao động. Các cơ sở sản xuất kinh doanh lấy một phần thu nhập của mình để trả lương. Chính vì điều này người sử dụng lao động phải biết tiết kiệm sức lao động cũng như những chi phí khác. c) Đặc điểm của tiền lương - Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa. 19 - Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hóa tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích người lao động tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác. d) Các hình thức trả lương  Hình thức trả lương theo thời gian Chủ yếu áp dụng cho những người làm công tác quản lý. Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Ở hình thức này có hai cách trả lương: Trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng tùy thuộc vào đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh hoặc là quy định của từng doanh nghiệp. Trả lương theo thời gian giản đơn được chia thành: - Lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo bậc lương quy định gồm có tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp( nếu có). Thường được áp dụng cho cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các cán bộ công nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Hình thức này có nhược điểm là không tính được số ngày làm viêc thực tế trong tháng. - Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên, tính trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. Hình thức này có ưu điểm là thể hiện được trình độ và điều kiện làm việc của người lao động, nhược điểm là chưa gắn tiền lương với sức lao động của từng người nên không động viên tận dụng thời gian lao động để nâng cao năng suất lao động. - Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Hình thức này có ưu điểm là tận dụng được thời gian lao động nhưng lại có nhược điểm là theo dõi phức tạp. Trả lương theo thời gian có thưởng: là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với các chế độ tiền lương thưởng trong sản xuất. Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là dễ tính toán xong có nhiều hạn chế, vì tiền lương tính trả cho người lao động nhưng chưa đầy đủ 20 nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động. Do đó chưa phát huy hết chức năng của tiền lương cho sự phát triển sản xuất và chưa phát huy được khả năng sẵn có của người lao động.  Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lương công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. Tuy nhiên hình thức này còn hạn chế như chỉ coi trọng số lượng sản phẩm mà chưa quan tâm đến chất lượng công việc, không theo đúng định mức kinh tế, kĩ thuật để làm cơ sở cho cách tính lương, đơn giá đối với từng loại sản phẩm, từng công việc hợp lý nhất. - Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp: là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm. Sản phẩm này phải đúng quy cách, phẩm chất, định mức kinh tế và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định. Hình thức này được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất, trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Đơn giá được xác định như sau: ĐG = L/Q hoặc L x T Trong đó: ĐG: Đơn giá sản phẩm L : Lương theo cấp bậc Q : Mức sản lượng T : Mức thời gian - Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất. - Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Chế độ khen thưởng này được đặt ra khuyến khích người lao động 21 nêu cao ý thức trách nhiệm, doanh nghiệp có chế độ tiền lương thưởng cho công nhân đạt và vượt chỉ tiêu mà doanh nghiệp quy định. Ví dụ, như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư… - Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với xuất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức sản xuất hoặc định mức sản lượng. Hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động. - Hình thức trả lương tính theo sản phẩm tập thể: Là hình thức tiền lương áp dụng cho những công việc nặng nhọc có định mức thời gian dài, cá nhân từng người không thể làm được hoặc làm được nhưng không bảo đảm tiến độ, đòi hỏi phải áp dụng lương sản phẩm tập thể. Khi áp dụng hình thức này phải chú ý đến cách chia lương sao cho đảm bảo công bằng hợp lý, phải chú ý tình hình thực tế của công nhân về sức khỏe, về sự cố gắng trong lao động. - Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán quỹ Quỹ tiền lương = Số sản phẩm x Đơn giá lương Tiền lương cá nhân = Số sản phẩm x Quỹ lương Hệ số cá nhân dựa vào mức độ phức tạp của vị trí công việc, năng suất lao động của cá nhân…Hình thức trả lương này áp dụng cho nhóm người có chung sản phẩm cuối cùng mà công việc có tính chuỗi liên quan chặt chẽ với nhau.  Hình thức trả lương khoán Hình thức trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng, hình thức này áp dụng cho từng bộ phận sản xuất. e) Quỹ lương Quỹ tiền lương là tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho người lao động mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng, bao gồm lao động trong biên chế, lao động hợp đồng ngắn hạn, lao động hợp đồng dài hạn và lao động thời vụ. Quỹ tiền lương doanh nghiệp bao gồm: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc( theo thời gian, theo sản phẩm). - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc theo kế hoạch của doanh nghiệp. 22 - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép hoặc đi học… - Các loại tiền thưởng trong sản xuất. - Các khoản phụ cấp thường xuyên( phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…) Về phương diện hạch toán quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ đã quy định, bao gồm lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và các loại thưởng trong sản xuất . - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm nhiệm vụ nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập, ngừng sản xuất ... f) Các khoản thu nhập khác của người lao động Ngoài tiền lương, chế độ BHXH thì nhân viên có thành tích trong sản xuất kinh doanh sẽ được hưởng khoản tiền thưởng. Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lương sản phẩm, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định. 2.1.1.2 Hạch toán kế toán tiền lương a) Nguyên tắc hạch toán Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. b) Tài khoản hạch toán Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 – Phải trả người lao động Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Bên Có: 23 - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động. Số dư bên Có: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên nợ phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác. Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tk cấp 2: - Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. - Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. 24 c) Hạch toán nghiệp vụ Nguồn: Chế độ kế toánViệt Nam, năm 2006 Hình 2.1. Sơ đồ hạch toán Tài Khoản 334 2.1.2 Kế toán các khoản trích theo lương 2.1.2.1 Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương người lao động áp dụng từ 01/01/2014 theo quy định bao gồm 4 khoản trích: BHXH, BHTN, BHYT và KPCĐ. Căn cứ để trích các khoản này là dựa vào tiền lương cơ bản và một số khoản phụ cấp có tính ổn định như lương của người lao động. a) Bảo hiểm xã hội Quỹ được lập nhằm tạo ra nguồn tài trợ cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động … Quỹ BHXH được hình thành 25 do việc trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Tỷ lệ trích BHXH hàng tháng là 26% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung; trong đó doanh nghiệp chi cho người lao động là 18% (tính vào chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 8% được trừ vào lương hàng tháng. (Tỷ lệ trích BHXH hàng tháng áp dụng trong giai đoạn 2010-2011 là 22%, giai đoạn 2012-2013 là 24%). b)Bảo hiểm y tế Quỹ được lập để phục vụ cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động như: khám và chữa bệnh. Theo quy định của chế độ chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHYT được hình thành do trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Tỷ lệ trích BHYT hàng tháng là 4.5% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi cho người lao động là 3% (tính vào chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 1.5% được trừ vào lương hàng tháng. Doanh nghiệp nộp hết 4.5% cho cơ quan BHYT. c) Bảo hiểm thất nghiệp Quỹ BHTN được lập ra nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp và nguồn hình thành như BHXH. Tỷ lệ trích BHTN hàng tháng là 3% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi cho người lao động là 1% (tính vào chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 1% được trừ vào lương hàng tháng, ngân sách nhà nước hỗ trợ 1%. Doanh nghiệp nộp 2% và ngân sách chuyển 1% cho cơ quan BHXH. d) Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn được lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền của người lao động; được hình thành do trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Tỷ lệ trích KPCĐ hàng tháng là 2% theo tiền là phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề nghiệp); trong đó, doanh nghiệp chi cho hết 2% (tính vào chi phí cho đối tượng sử dụng lao động). Doanh nghiệp nộp 1% cho liên đoàn lao động địa phương, 1% giữ lại để chi cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp. 26 Bảng 2.1. Tỷ lệ các khoản trích theo lương giai đoạn năm 2010-2014. Đơn vị tính: % Nguồn: Luật Bảo hiểm xã hội 2.1.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương a) Nguyên tắc hạch toán Phản ánh tình hình trích nộp và thanh toán BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ của đơn vị. b) Tài khoản hạch toán Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Bên Nợ: - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị; - Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn; Bên Có: - Trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh; - Trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khấu trừ vào lương của CNV; - Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù; - Số BHXH đã chi trả CNV khi được cơ quan BHXH thanh toán; 27 Số dư bên Có: - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết; Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả cho công nhân viên chưa được thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa cấp bù. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác có các TK cấp 2: - Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị. - Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị. - Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định. - Tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. c) Hạch toán nghiệp vụ Nguồn: Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006 Hình 2.2. Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương. 28 2.1.3 Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 2.1.3.1 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm a) Khái niệm Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp là quỹ dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại nghề cho người lao động tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành. b) Quy định về quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Tại điểm 2 và điểm 4 Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp quy định: - Mức trích lập: Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1%-3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. - Quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: + Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm. + Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau”. Căn cứ các quy định nêu trên, hàng năm, doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (Quỹ) với mức trích từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp; số dư lũy kế của Quỹ không bị khống chế; việc chi trợ cấp mất việc làm đối với người lao động bị mất việc làm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.1.3.2 Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm a) Nguyên tắc hạch toán - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cập mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang 29 năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. - Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Trường hợp doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (quý) thì có thể điều chỉnh quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quý khi lập báo cáo tài chính. b) Tài khoản hạch toán Kết cấu và nội dung phản ánh TK351- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Bên Nợ: Chi trả cho người lao động thôi việc, mất việc làm từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Bên Có: Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Số dư bên Có: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng. c) Hạch toán nghiệp vụ - Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo chính sách tài chính hiện hành, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. - Chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, chi đào tạo lại nghề cho người lao động theo chế độ, ghi: Nợ TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Có TK 111, 112,. . . - Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112,. . . 30 - Cuối niên độ kế toán sau, doanh nghiệp tính, xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần phải lập. Trường hợp số dự phòng trợ cấp mất việc làm phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng hết đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch thiếu, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng được cung cấp bởi phòng Tài Chính Kế Toán, phòng Tổ chức hành chính Công ty TNHH TM Tân Thành. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp. - Mục tiêu 2: Sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh để làm rõ hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương.  Phương pháp so sánh số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của cùng một chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các hiện tượng kinh tế. Δy = Y1 - Y0 Trong đó: - Δy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế - Y1: trị số kỳ phân tích - Y0: trị số kỳ gốc  Phương pháp so sánh số tương đối Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu qua các kỳ nghiên cứu. Δy = y1  y 0 x 100% y0 Với y1 là trị số kỳ phân tích; y0: trị số kỳ gốc 31 Δy là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế Sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong công ty. - Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty. 32 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành. Trụ sở: 3165 Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Điện thoại: ( 07103) 651 342 – 0917 558 442 Vốn điều lệ: 50 tỷ đồng Được hình thành và phát triển từ năm 1996 với chuyên ngành kinh doanh và sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), Công Ty TNHH TM Tân Thành tự hào khi được là người bạn đồng hành cùng bà con nông dân trong suốt chặng đường 18 năm vừa qua. Với thâm niên 18 năm hoạt động trong ngành thuốc BVTV, Công ty Tân Thành nhận thức rất rõ về những tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học trong nền nông nghiệp hiện nay. trong nhiều năm qua, Công ty Tân Thành đã tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường và con người, đã và đang thay thế dần các sản phẩm hóa học độc hại. Các chế phẩm sinh học như: Plastimula 1SL, Chubeca 1.8SL, Lacasoto 4SP… với chất lượng vượt trội đã nhanh chóng chinh phục bà con nông dân khắp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông, miền Trung và Cao Nguyên… góp phần khá lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hướng đến việc xây dựng Nông Nghiệp Việt Nam phát triển một cách bền vững. 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: Kinh doanh và sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. 33 3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ 3.3.1 Sơ đồ bộ máy Công ty Phòng Kĩ Thuật Phòng Kinh Doanh Phòng Marketing Ban Kiểm Phòng Hành Chính Nhân Sự Soát Phòng Kế Toán Tài Chính Chi Nhánh Cờ Đỏ Giám Phó Đốc Giám Chi Nhánh Đồng Tháp Đốc Chi Nhánh Kiên Giang Chi Nhánh Sóc Trăng Chi Nhánh TP HCM Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy công ty. 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận  Giám đốc Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc là người lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và phân xưởng. Đồng thời giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm ký xác nhận các loại phiếu thu chi, các bản hợp đồng và các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, báo cao thuế)…  Phó giám đốc Là người dưới quyền giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của giám đốc và chuyên phụ trách 34 phòng tổ chức lao động, phòng hành chính. Đồng thời phó giám đốc là người thay mặt giám đốc ký các hợp đồng, giấy tờ lưu thông và một số giấy tờ khác, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.  Ban kiểm soát Có nhiệm vụ giám sát đánh giá công tác điều hành. Ban Kiểm Soát có quyền thẩm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo Cáo Tài Chính cũng như các báo cáo khác.  Phòng Kỹ Thuật Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Nhiệm vụ: - Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm mới. - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm. - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỷ thuật hợp lý hóa sản xuất phát triển khoa học công nghệ. - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quản lý kỹ thuật và tình trạng máy móc, thiết bị, hệ thống điện. - Tổ chức làm thử mẫu sản phẩm, chế thử, giác thử.  Phòng Kinh Doanh Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch hóa và điều độ sản xuất tìm ra thị trường các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, phụ trách quan hệ khách hàng. Nhiệm vụ: - Xây dựng chiến lược ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực của công ty. - Phân bổ kế hoạch tháng, quý cho các đơn vị. - Phối hợp hoạt động giữa các đơn vị nhằm đạt được kế hoạch đề ra. - Khai thác, tiếp cận, quản lý, cấp phát vật tư, nguyên liệu, phụ kiện 35 chính xác, kịp thời phục vụ sản xuất. - Tổ chức tốt việc tiêu thụ: giao hàng gia công, bán hàng sản xuất và các dịch vụ khác. - Tìm và nghiên cứu thị trường mới. - Lập báo cáo thống kê kế hoạch quy định.  Phòng Marketing - Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng. - Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. - Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng. - Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu. - Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….). - Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.  Phòng Hành chính nhân sự Có chức năng đảm bảo kế hoạch nhân sự trong công tty thực hiện quản lý và bố trí nhân sự, chấm công, có chức năng tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa cho các cán bộ công nhân viên.  Phòng Kế Toán tài chính Là bộ phận giúp cho ban lãnh đạo công ty trong công tác quản lý nguồn vốn để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Là bộ phận lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty. 36 3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế Toán Trưởng ( Trưởng Phòng) Kế toán bán hàng Kế toán thuế và tiền lương Kế toán Tổng hợp Kế toán xuất nhập khẩu Thũ quỹ Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Hình 3.2. Sơ đồ bộ máy kế toán. 3.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận  Kế toán trưởng Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty. Là người điều hành công việc chung của bộ máy kế toán đồng thời kiểm kê kế toán tình hình giảm, tăng trích khấu hao tài sản cố định, và tình hình tăng, giảm giá trị công cụ dụng cụ, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho chi phí. Kế toán trưởng là người lập các chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi quý thông qua bảng tổng hợp và chi tiết các thành viên trong bộ máy kế toán, chịu trách nhiệmvề các báo cáo kế toán đã lập. Đồng thời kế toán trưởng phải là người phổ biến các chế độ kế toán, thể lệ tài chính mới cho các kế toán viên trong bộ máy kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ, bảo vệ tài sản, vật chất, tiền vốn cho công ty.  Kế toán tổng hợp Là người có nhiệm vụ theo dõi, quản lý và xây dựng các báo cáo tổng hợp như: báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn kho … Đồng thời kế toán tổng hợp kiêm luôn phần kế toán tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm giao dịch, ký hợp đồng vay mượn và theo dõi tình hình tăng, giảm chi phí của tài khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền vay và thanh toán ngân hàng. 37  Thủ quỹ Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý và giữ tiền mặt, thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ các chứng từ đã có đầy đủ điều kiện để thanh toán. Thủ quỹ là người có liên quan chặt chẽ đến kế toán tiền mặt. Hằng ngày thủ quỹ vào sổ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh có liên quan đến tài khoản tiền mặt và đối chiếu với số liệu của kế toán tiền mặt. Mặt dù chia bộ máy kế toán theo phần hành riêng nhưng giữa các phần hành có sự liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau. Đến cuối kỳ, các kế toán viên đều phải có số liệu báo cáo về các phần hành kế toán của mình phụ trách cho kế toán trưởng lập báo cáo kế toán.  Kế toán thuế và tiền lương Nhiệm vụ của kế toán thuế đầu tiên là phải tính toán ghi chép chính xác số thực có, tình hình luân chuyển, tình hình giữ gìn sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền …ở doanh nghiệp. - - Phản ánh và giám sát tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính của doanh nghiệp: Các nhà quản lý thông qua số liệu kế toán, đối chiếu giữa số liệu kế toán và số liệu kế hoạch để thấy được tình hình hoạt động sản xuất doanh nghiệp, từ đó có biện pháp cụ thể cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phản ánh và giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của nhà nước. - Phát hiện khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp: Từ số liệu kế toán cung cấp được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp ở một thời kỳ nào đó, qua số liệu này các nhà quản lý phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó nhà quản lý thấy được những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp, nhứng khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. - Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động. - Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau. - Tính và phân bổ chính xác đối tượng, tính giá thành . 38 - Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề xuất biện pháp tiếp kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác. - Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT KPCĐ đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động.  Kế toán bán hàng - Phản ánh và giám đốc kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng. - Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước. - Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chặt chẽ hàng hoá và kết quả bán hàng. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, kế toán cần nắm vững nội dung của việc tổ chức công tác kế toán đồng thời cần đảm bảo một số yêu cầu sau: + Xác định thời điểm hàng hoá được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hàng hoá bán ra về số lượng và chủng loại. + Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và tình hình luân chuyển chứng từ khoa học hợp lý, tránh trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Đơn vị lựa chọn hình thức sổ sách kế toán để phát huy được ưu điểm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. 39  Kế toán xuất nhập khẩu - Lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng. - Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng xuất hàng đúng thời gian yêu cầu. - Lập và triển khai các báo cáo của hải quan theo yêu cầu của luật hải quan. - Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của bộ phận. 3.4.2 Các chính sách kế toán đang áp dụng 3.4.2.1 Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ –BTC ngày 14/09/2006. 3.4.2.2 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ Công ty trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. 3.4.2.3 Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho Công ty tính giá trị hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3.4.2.4 Hình thức kế toán áp dụng Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán NKC vào trong phần mềm kế toán. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ thực tế phát sinh kiểm tra, ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có làm cơ sở nhập liệu vào máy tính. Cùng lúc chương trình sẽ cập nhật số liệu vào Nhật ký chung và sổ kế toán chi tiết liên quan. Sau đó số liệu cũng được ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Định kỳ cuối tháng, quý, năm kế toán sẽ thực hiện đối chiếu khớp đúng giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết. Cuối cùng, tiến hành in bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính theo quy định. 40 Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu Nguồn: Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006 Hình 3.3. Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung của công ty 41 Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TM Tân Thành 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2014/2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN 2013/2012 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 201.381 192.156 208.458 16.302 8.48 (9.225) (4,58) 201.381 192.156 208.458 16.302 8.48 (9.225) (4,58) 181.245 175.293 187.565 12.272 7.00 (5.952) (3,28) 18.357 16.863 20.893 4.030 23.90 (1.494) (8,14) 30 22 27 5 23.51 (8) (26,67) 11.734 8.455 10.032 1.577 18.65 (3.279) (27,94) 3.065 3.974 5.263 1.289 32.43 909 29,66 3.327 2.687 3.689 1.002 37.28 640 (19,24) 261 1.769 1.936 167 9.48 1.508 777,77 41 59 41 59 302 1.769 1.995 168 9.48 1.469 785,76 62 441 483 42 9.48 379 411,29 240 1.325 1.451 126 9.48 1.085 752,08 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty 42 Qua bảng 3.1, ta thấy cả doanh thu, giá vốn hàng bán và tổng chi phí của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 có sự tăng giảm không ổn định, tuy nhiên thì lợi nhuận của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 lại tăng nhanh vào 6 tháng đầu năm 2013, 2014. Cụ thể: Doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 201.3811 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 192.156 triệu đồng, tương đương giảm 9.225 triệu đồng ( giảm 4,58%) so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 là 208.458 triệu đồng, tăng 16.302 triệu đồng( tăng 8,48%) so với năm 2013. Giá vốn hàng bán cũng có xu hướng biến động cùng nhịp độ với doanh thu bán hàng. Cụ thể,6 tháng đầu năm 2012 là 181.245 triệu đồng, năm 2013 là 175.293 triệu đồng, giảm 5.952 triệu đồng( giảm 3,28) so với năm 2012, năm 2014 là 187.565 triệu đồng, tăng 12.272 triệu đồng ( tăng 7,00%) so với năm 2013. Chi phí tài chính tăng giảm không ổn định. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 là 11.734 triệu đồng, năm 2013 là 8.455 triệu đồng, giảm 3.279 triệu đồng( giảm 27,94%) so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự xụt giảm này là do công ty đi vay vốn ít hơn nên giảm được khá lớn về chi phí lãi vay. Chi phí tài chính 6 tháng đầu năm 2014 là 10.032 triệu đồng, tăng 1.577 triệu đồng (tăng 18,65%). Chi phí bán hàng tăng đều qua các năm, 6 tháng đầu năm 2012 là 3.065 triệu đồng, năm 2013 là 3.974 triệu đồng, tăng 909 triệu đồng( tăng 29,66%) so với năm 2012, năm 2014 là 5.263 triệu đồng tăng 1.289 triệu đồng( tăng 32,43%) so với năm 2013 Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm không ổn định, 6 tháng đầu năm 2012 là 3.327 triệu đồng, năm 2013 là 2.687 triệu đồng, giảm 640 triệu đồng (giảm 19,24%) so với năm 2012. Nguyên nhân làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp là do công ty giảm một lượng lớn quà khuyến mãi cho khách hàng, vì vậy mà doanh thu 2013 giảm so với năm 2012 6 tháng đầu năm 2014 là 3.689 triệu đồng, tăng 1.002 triệu đồng( tăng 37,28%) so với năm 2013. Tuy doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán và chi phí tăng giảm không ổn định, nhưng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế lại tăng qua các năm. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 là 302 triệu đồng, năm 2013 là 1.769 triệu đồng, tăng 1.469 triệu đồng( tăng 785,76%) so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động lớn này là do công ty giảm được một lượng lớn chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp( đã phân tích ở trên), 6 tháng đầu năm 2014 là 1.995 triệu đồng, tăng 168 triệu đồng( tăng 9,48%) so với năm 2013. 43 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng đều qua các năm và cùng nhịp độ với tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, 6 tháng đầu năm 2012 là 240 triệu đồng, năm 2013 là 1325 triệu đồng tăng 1.085 triệu đồng (tăng 752,08%) so với năm 2012, năm 2014 là 1.451 triệu đồng, tăng 126 triệu đồng (tăng 9,48%). 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi Nằm trên quốc lộ 80 nên việc vận chuyển hàng hóa và giao thông khá thuận tiện. Ban giám đốc giàu kinh nghiệm và trình độ cao. Đội ngũ nhân viên năng động, đoàn kết, sáng tạo. Có mối quan hệ tốt với các Công ty thuốc BVTV, thuốc hóa học trong và ngoài thành phố. Sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đa dạng mẫu mã và chủng loại sản phẩm. Tạo được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước cũng như các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng. 3.6.2 Khó khăn Thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty cùng ngành nên Công ty gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Còn phụ thuộc vào tình hình xuất khẩu lương thực thực phẩm, nông sản trong khu vực. 3.6.3 Định hướng phát triển Mở rộng thị trường ra các nước lân cận như: Lào, Campuchia, Thái lan. Đào tạo đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức. Công ty đẩy mạnh đầu tư mạnh trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu chất lượng sản phẩm trong tương lai. 44 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH 4.1 TÌNH HÌNH VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY 4.1.1 Tình hình lao động của Công ty 4.1.1.1 Tình hình lao động Phần lớn đội ngũ nhân viên của Công ty còn trẻ, được Công ty sắp xếp cho những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người. Đội ngũ nhân viên của Công ty rất tích cực, hăng hái trong công việc và có tinh thần trách nhiệm và đoàn kết rất cao. Đa số đội ngũ nhân viên của Công ty đều qua đào tạo và có trình độ chuyên môn cao, chủ yếu là tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Nhân viên có kinh nghiệm, làm việc lâu dài và gắn bó với Công ty. 4.1.1.2 Cơ cấu lao động a) Cơ cấu theo trình độ Bảng 4.1. Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty. Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Từ bảng 4.1 cho thấy trình độ nhân viên của Công ty khá cao, đáp ứng được các yêu cầu nhân sự của Công ty. Tỷ lệ nhân viên qua đào tạo chiếm hơn 80% và có sự tăng giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2012 số lượng nhân viên 45 có trình độ đại học và sau đại học là 73 người chiếm 48,99%; năm 2013 là 74 người chiếm 47,44%; tính đến tháng 6 năm 2014 tăng lên 84 người chiếm 48,55%. Số lượng nhân viên cao đẳng và trung cấp cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Cụ thể, năm 2012 là 50 người chiếm 33,56%; năm 2013 là 51 chiếm 32,69%; năm 2014 tăng lên 57 người chiếm 32,95%. Tuy nhiên số lượng nhân viên có trình độ phổ thông còn tương đối cao. Cụ thể, năm 2012 là 26 người, chiếm 17,45%, năm 2013 là 31 người, chiếm 19,81%, 6 tháng đầu năm 2014 là 32 người, chiếm 18,50% tổng số lao động. Bên cạnh đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, Công ty cũng tạo điều kiện cho các nhân viên trẻ học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Để Công ty phát triển mạnh mẽ và lâu dài đòi hỏi Công ty phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo nhân viên của mình một cách hiệu quả hơn. b) Cơ cấu lao động theo giới tính Bảng 4.2. Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty. Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Qua bảng số liệu cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty, cho thấy nhân viên nam và nhân viên nữ của Công ty chênh lệch khá cao. Cụ thể; năm 2012 số nhân viên nam là 97 người và nữ là 52 người; năm 2013 chênh lệch còn 29,48%, trong đó nam là 101 người, nữ là 55 người; đến tháng 6 năm 2014 chênh lệch này tiếp tục giảm nhẹ và còn 27,16%, cụ thể số nhân viên nam là 110 người, nữ là 63 người. Tuy nhiên khoảng chênh lệch giữa số nhân viên nam và nhân viên nữ vẫn còn khá cao. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó là do đặc thù ngành nghề kinh doanh của Công ty là mua, bán các sản phẩm bảo vệ thực vật nên Công ty thường phân công cho nhân viên nam. Mặt khác, nhân viên nam đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe, khả năng chịu áp lực công việc; vì vậy Công ty ưu tiên tuyển dụng nhân viên nam, giúp hoàn thành tốt công việc góp phần làm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của Công ty. 46 c) Cơ cấu lao động theo độ tuổi Bảng 4.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại công ty. Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Độ tuổi ảnh hưởng đến chất lượng công việc, hiểu rõ vấn đề này giúp nhà quản trị phân bổ, điều tiết lao động một cách hợp lý. Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty trong 2 năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy số lượng lao động ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ hơn 50%. Cụ thể, năm 2012 số người lao động dưới 30 tuổi là 77 người chiếm 51,68%, năm 2013 là 82 người chiếm 52,56%, năm 2014 tăng lên 95 người chiếm 54,91%. Số lượng nhân viên của Công ty ở độ tuổi từ 30 – 39 cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể, năm 2012 là 44 người chiếm 29,53%, năm 2013 là 43 người chiếm 27,56%, sáu tháng đầu năm 2014 tăng lên 47 người chiếm 27,17% trong tổng cơ cấu lao động. Hai giai đoạn độ tuổi này là lực lượng lao động trẻ, sức khỏe tốt, năng động, nhiệt tình và còn nhiều thời gian gắn bó với Công ty. Đặc biệt là độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi họ còn là những người có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn. Chính vì vậy đây là đội ngũ nhân viên quan trọng trong sự nghiệp phát triển lâu bền của Công ty. Công ty cần có những chính sách nhân sự thu hút và tạo sự gắn kết lâu dài với mình. Độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi năm 2012 chiếm 11,40% với 17 người và năm 2013 với 19 nhân viên chiếm 12,18%, năm 2014 là 18 người chiếm 10,40%. Lao động ở độ tuổi này giàu kinh nghiệm và tay nghề cao, họ là đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt nhân viên mới, lao động trẻ. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu lao động theo độ tuổi là lao động từ 50 tuổi trở lên. Họ là một bộ phận không chỉ giàu kinh nghiệm trong công 47 việc mà còn có trình độ chuyên môn. Những ý kiến đóng góp của họ trong Công ty luôn được đánh giá cao và là chỗ dựa kinh nghiệm của thế hệ trẻ. Cụ thể, năm 2012 tăng lên 11 người chiếm 7,38%, năm 2013 là 12 người chiếm 7,69%, năm 2014 tăng lên 13 người nhưng tỷ lệ lại giảm xuống còn 7,51%. Nhìn chung nhân viên của Công ty còn khá trẻ, đó là điều kiện thuận lợi nếu Công ty biết khai thác hợp lí và phân bổ một cách hiệu quả nguồn nhân lực và nếu như vậy Công ty sẽ phát triển sản xuất kinh doanh một cách bền vững lâu dài. 4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM TÂN THÀNH 4.2.1 Hạch toán kế toán tiền lương 4.2.1.1 Quỹ lương Quỹ lương là toàn bộ số tiền lương trả cho cán bộ, công nhân viên của Công ty. Hiện nay doanh nghiệp đang cố gắng tăng quỹ lương lên một cách hợp lý để có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất của người lao động và khuyến khích tăng năng suất lao động bên cạnh hiệu quả sản xuất hoạt động kinh doanh. 4.2.1.2 Hình thức trả lương Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Công ty sử dụng bảng chấm công, bảng lương để làm căn cứ tính lương cho công nhân viên. Công ty nghỉ vào ngày chủ nhật hàng tuần nên số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày. Tiền lương trong tháng = Tiền lương cơ bản + phụ cấp Trong đó:, - Mức tiền lương cơ bản: do Công ty quy định, mức tiền lương cơ bản phụ thuộc vào chức vụ của mỗi người. - Phụ cấp bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm, lương phụ trội, phụ cấp cơm trưa, phụ cấp độc hại. Mỗi cá nhân được hưởng phụ cấp và với số tiền khác nhau tùy thuộc vào chức vụ cá nhân. Ngoài ra, vào dịp Tết Nguyên Đán Công ty sẽ tiến hành thưởng thêm lương cho người lao động. 4.2.1.3 Phương pháp tính lương Tiền lương được phòng kế toán tính vào đầu mỗi tháng. Sau đó, nộp cho Ban giám đốc duy ệt và phân bổ về các đơn vị thanh toán cho công nhân 48 viên. Với mức lương cơ bản chung của nhân viên là 2.000.000 đồng/người/tháng và mức lương cơ bản của trưởng phòng là 2.500.000 đồng/người/tháng. Công ty áp dụng hình thức trả lương bằng chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng Đông Á cho nhân viên. Vào tuần đầu tiên của tháng, Công ty tạo điều kiện cho nhân viên tạm ứng trước một phần lương trong tháng. Trưởng phòng lập danh sách và gửi giấy đề nghị tạm ứng lên giám đốc. Sau khi giám đốc ký duyệt sẽ được photo thêm hai bản. Bản gốc được giám đốc giữ để làm căn cứ đối chiếu, một bản gửi về phòng kế toán để lập phiếu chi, một bản gửi trả về phòng đề nghị tạm ứng. Tới khoảng cuối tuần thì tiền tạm ứng sẽ được cấp. 4.2.1.4 Chứng từ, sổ sách kế toán Hệ thống chứng từ được sử dụng trong hạch toán tiền lương gồm: - Bảng chấm công - Giấy đề nghị tạm ứng - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng tổng hợp lương - Phiếu chi, Ủy nhiệm chi Các loại sổ sách mà Công ty sử dụng để hạch toán tiền lương gồm - Sổ Nhật ký chung - Sổ Cái tài khoản 334 4.2.1.5 Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ –BTC ngày 14/09/2006. Cụ thể tài khoản: 334, 642. - Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 3341: Phải trả công nhân viên + Tài khoản 3348: Phải trả người lao động khác 49 4.2.1.6 Lưu đồ luân chuyển chứng từ Quy trình thanh toán tiền lương của công ty được thể hiện qua lưu đồ luân chuyển chứng từ như sau: Hàng ngày trưởng phòng nhân sự co trách nhiệm chấm công cho toàn nhân viên trong công ty, sau đó phòng nhân sự sẽ lập bảng trả lương làm 2 liên, 1liên được lưu lại tại phòng nhân sự, 1 liên chuyển cho phòng kế toán. Sau khi nhận được bảng thanh toán lương cho phòng nhân sự kế toán viên trong phòng kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp tiền lương và lập làm 2 liên, 1 liên lưu lại tại phòng kế toán và 1 liên chuyển cho thủ quỹ. Thủ quỹ sau khi nhân được bảng tổng hợp tiền lương tiến hành lập phiếu chi tiền lương thanh toán cho nhân viên, sau đó cho nhân viên ký tên và chi tiền cho nhân viên. * Nhận xét: Hình 4.1, quy trình thanh toán tiền lương của công ty cho ta thấy được việc chấm công do phòng Nhân sự kiểm soát hoàn toàn, vì vậy sẽ không đảm bảo được tính trung thực, dễ cấu kết thông đồng nhau, vì thế mà độ rủi ro sẽ cao, bảng chấm công mất đi tính chính xác. Phòng Nhân sự nên lập bảng thanh toán lương làn ba liên. Một liên được lưu tại Phòng nhân sự, hai liên còn lại được chuyển cho phòng kế toán và thủ quỹ để giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu được thuận lợi hơn cũng như hạn chế được gian lận. 50 Phòng Nhân sự Bắt đầu NV Phòng Kế toán Thủ quỹ Bảng thanh toán lương Bảng tổng hợp tiền lương Lập bảng tổng hợp lương phải trả Lập phiếu chi tiền lương Bảng chấm công Lập bảng trả lương Phiếu chi cho nhân viên theo bảng thanh toán lương Bảng tổng hợp tiền lương Bảng thanh toán lương Xét duyệt cho nhân viên ký tên, chi tiền Phiếu chi cho nhân viên theo bảng thanh toán NV Tiền Hình 4.1: Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương tại công ty TNHH TM Tân Thành. 51 4.2.1.7 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đề tài tập trung vào hạch toán chi tiết cho phòng nhân sự là nhiệm vụ quản lý chung công tác về nhân lực. Đó là việc sắp xếp, điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Số liệu được thu thập vào tháng 06 năm 2014. Dưới đây là một số nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong tháng 06/2014: 1. Ngày 02/06/2014 Trưởng phòng nhân sự lập phiếu tạm ứng số 001 ngày 02/06/2014 gửi lên Giám đốc sau khi tổng hợp danh sách nhân viên tạm ứng trước tiền lương. Kèm theo đó là bảng danh sách nhân viên đề nghị tạm ứng. 2. Ngày 05/06/2014 sau khi được Giám đốc xem xét và xét duyệt, kế toán lập phiếu chi số PC001 ngày 05/06/2014 kèm theo phiếu tạm ứng số 001 ngày 02/06/2014 3. Sau khi nhận được phiếu chi số PC001 ngày 05/06/2014, thủ quỹ tiến hành chi tiền tạm ứng bằng tiền mặt. 4. Ngày 07/06/2014 phòng kế toán nhận được bảng chấm công từ phòng nhân sự 5. Kế toán tiến hành tính lương và lập bảng lương gửi lên Kế toán trưởng và Giám đốc chờ duyệt. 6. Ngày 13/06/2014 thủ quỹ thanh toán lương cho nhân viên bằng chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng. 4.1.2.8 Lên sổ sách kế toán Công ty sử dụng “ Sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp” để theo dõi số lượng lao động theo công việc và trình độ của công nhân viên được lưu giữ ở phòng nhân sự và được lưu trên máy tính để theo dõi và tính lương cho người lao động. Bảng chấm công là chứng từ ban đầu để hạch toán thời gian lao động của công ty, nhằm theo dõi số ngày làm việc thực tế, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH để có căn cứ tính lương cho người lao động. Trưởng phòng Nhân sự là người được ủy quyền chịu trách nhiệm chấm công cho toàn nhân viên trong công ty. - Bảng chấm công (Phụ lục 4 trang 51) Với nghiệp vụ (1) kế toán lập phiếu tạm ứng số 001 và bảng danh sách nhân viên tạm ứng. 52 - Phiếu tạm ứng số 001 (phụ lục 1 trang 48) - Bảng danh sách nhân viên tạm ứng ngày 02/06/2014 (phụ luc 2 trang 49) Sau khi gửi phiếu tạm ứng số 001 ngày 02/06/2014 cùng bảng danh sách nhân viên tạm ứng ngày 02/06/2014 và được giám đốc xét duyệt, kế toán viên tiến hành lập phiếu chi số PC001 ngày 05/06/2014. Với nghiệp vụ (2) kế toán tiến hành lập phiếu chi số PC001, kèm theo phiếu tạm ứng số 001. - Phiếu chi số PC001 ngày 05/06/2014 (phụ lục 3 trang 50) Sau khi nhận được bảng chấm công, danh sách nhân viên tạm ứng, phiếu tạm ứng kế toán viên tiến hành tính tiền lương và lập bảng thanh toán lương. Với nghiệp vụ (5) kế toán tiến hành tính và lập bảng tiền lương của toàn nhân viên công ty trong tháng 06/2014 * Bảng tiền lương của nhân viên công ty tháng 06/2014 Tiền lương của nhân viên được tính dựa trên số ngày làm việc thực tế, tiền lương cơ bản trong tháng và các khoản phụ cấp. - Số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày. - Tiền lương cơ bản của trưởng phòng là 2.500.000đ/tháng, của nhân viên là 2.000.000đ/ tháng - Các khoản phụ cấp bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp cơm trưa, phụ cấp độc hại và phụ cấp chức vụ. 53 Đơn vị tính: đồng Họ và tên Nguyễn Văn Chương Chức vụ Số ngày làm việc thực tế Tiền lương cơ bản/tháng (26 ngày) Phụ cấp Trách nhiệm Chức vụ Tổng tiền Cơm trưa Độc hại Tổng lương 1.000.000 500.000 3.500.000 5.903.846 Trưởng phòng 25 2.500.000 Nguyễn Văn Thuấn Nhân viên 26 2.000.000 300.000 500.000 800.000 1.600.000 3.600.000 Trần Quốc Khải Nhân viên 24 2.000.000 300.000 500.000 800.000 1.600.000 3.446.145 Nguyễn Thị Thúy Nhân viên 25 2.000.000 300.000 500.000 800.000 1.600.000 3.523.077 Nguyễn Thu Sương Nhân viên 26 2.000.000 300.000 500.000 800.000 1.600.000 3.600.000 Đặng Văn Toàn Nhân viên 25 2.000.000 300.000 500.000 800.000 1.600.000 3.523.077 Nguyễn Thanh Sang Nhân viên 25 2.000.000 300.000 500.000 800.000 1.600.000 3.523.077 …. …. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. 1.000.000 1.000.000 ….. Ngày…tháng….năm… Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán tiền lương 54 Giám đốc (ký, họ tên) 4.1.2.9 Lên sổ kế toán tổng hợp Sau khi kế toán viên chuyển phiếu chi số PC001 kèm theo phiếu tạm ứng số 001 lên cho thủ quỹ, thủ quỹ xét duyệt, rồi tiến hành chi tiền tạm ứng bằng tiền mặt, kế toán viên ghi nhận vào Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản 334 Với nghiệp vụ (3) kế toán tiến hành lên sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản 334. - Sổ Nhật ký chung (phụ lục 6 trang 53) - Sổ Cái tài khoản 334 (phụ lục 7 trang 55) Sau khi được kế toán trưởng và giám đốc duyệt bảng tính lương, thủ quỹ tiến hành thanh toán lương cho người lao động bằng tiền gửi ngân hàng. Với nghiệp vụ (6), kế toán viên tiến hành lên Sổ Nhật Ký Chung và Sổ Cái tài khoản 334. - Sổ Nhật Ký Chung (phụ lục 6 trang 53) - Sổ Cái tài khoản 334 (phụ lục 7 trang 53) * Nhận xét: - Sổ sách, chứng từ kế toán: + Bảng chấm công: sử dụng mẫu số 01a-LĐTL ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC, trên bảng chấm công phải ghi đầy đủ tên đơn vị thực hiện, địa chỉ đơn vị và họ tên, chữ ký của người chấm công, thủ trưởng đơn vị. + Phiếu tạm ứng: Sử dụng mẫu số 03-TT ban hành theo quyết định sô 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC. Trên phiếu tạm ứng phải có đầy đủ các mục: tên người tạm ứng, lý do tạm ứng, số tiền tạm ứng và thời hạn thanh toán cùng chữ ký, họ tên của các bên liên quan. +Phiếu chi: mẫu số 02-TT ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, trên phiếu chi phải ghi đầy đủ ngày tháng năm và số của phiếu chi, phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. + Bảng thanh toán tiền lương: Sử dụng mẫu số 02- LĐTL ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC, trên bảng thanh toán tiền lương phải ghi đầy đủ ngày tháng năm, tên đơn vị, địa chỉ, và tên, chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng và giám đốc 55 + Sổ Nhật Ký Chung: mẫu số S03a – DNN ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng BTC, trên sổ NKC phải có đầy đủ các mục: tên đơn vị, địa chỉ, ngày tháng năm, chữ ký, họ tên của người ghi sổ, kế toán trưởng, giám đốc. + Sổ Cái: mẫu số S03b- DNN ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng BTC, trên Sổ Cái phải ghi đầy đủ thông tin: tên đơn vị, địa chỉ, năm, tên tài khoản, số hiệu tài khoản; tên, chữ ký của người ghi sổ, kế toán trưởng và giám đốc Nhìn chung, các chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty được sử dụng mẫu đúng theo quy định của BTC, tuy nhiên nhiều chứng từ vẫn còn thiếu chữ ký của các bên liên quan. Đây cũng là hạn chế mà công ty cần khắc phục trong thời tới. 4.2.2 Hạch toán các khoản trích theo lương Song song với việc tính lương, kế toán tiến hành tính các khoản trích theo lương nhằm khấu trừ vào lương của nhân viên để tính ra số tiền thực lĩnh được của nhân viên trong tháng 06/2014. 4.2.2.1 Chứng từ, sổ sách kế toán - Bảng tính BHXH, BHYT, BYTN 4.2.2.2 Tài khoản sử dụng - Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác, có 4 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn + Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội + Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế + Tài khoản 3389: Bảo hiểm thất nghiệp 4.2.2.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ Quy trình thành toán các khoản trích theo lương của công ty được thể hiện qua lưu đồ luân chuyển chứng từ như sau: Sau khi nhận được bảng thanh toán lương từ phòng nhân sự, phòng kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp tiền lương làm 2 liên, 1 liên được sử dụng lập bảng thanh toán lương đã được khấu trừ làm 2 liên, 1 liên được lưu lại tại phòng kế toán, liên còn lại chuyển cho thủ quỹ. 56 Một liên bảng tổng hợp tiền lương còn lại được lập, tính bảng kê các khoản trích theo lương làm 2 liên, 1 liên được lưu lại tại phòng kế toán, liên còn lại chuyển cho thủ quỹ. Sau khi nhận được 1 liên bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương và 1 liên bảng thanh toán lương được khấu trừ, thủ quỹ tiến hành kiểm tra, xét duyệt và lập phiếu chi tiền mặt nộp các khoản trích theo lương cho cơ quan Nhà nước. * Nhận xét: Quy trình thanh toán các khoản trích theo lương của công ty khá tỉ mỉ, các phòng chức năng làm tốt chức năng luân chuyển và lưu giữ chứng từ, tuy nhiên việc tính toán và nộp các khoản trích theo lương còn khá phức tạp và rườm rà, cần giảm các bước không cần thiết để tiết kiệm thời gian công ty và đạt hiệu quả cao nhất. 57 Phòng Kế toán Thủ quỹ Bảng thanh toán lương BK trích nộp các khoản theo lương A Bảng thanh toán tiền lương được khấu trừ Lập bảng tổng hợp lương phải trả Bảng tổng hợp tiền lương Lập, tính bảng kê các khoản trích theo lương Lập bảng thanh toán lương đã được khấu trừ Bảng thanh toán tiền lương được khấu trừ Bảng kê các khoản trích theo lương A Lập phiếu chi tiền các khoản phải trả Phiếu Chi các khoản trích lập phải nộp Kiểm tra, chi tiền Tiền Nhà nước Hình 4… Quy trình thanh toán các khoản trích theo lương của công ty TNHH TM Tân Thành. 58 59 4.2.2.4 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Dưới đây là nghiệp vụ phát sinh trong tháng 06/2014: 7. Ngày 26/06/2014 kế toán tiến hành tính và nộp các khoản trích theo lương bằng tiền gửi ngân hàng. 4.2.2.5 Lên sổ sách kế toán Sau khi kế toán viên tính bảng thanh toán lương và được kế toán trưởng, giám đốc duyệt bảng thanh toán lương, kế toán viên tiến hành tính và nộp các khoản trích theo lương bằng tiền gửi ngân hàng. Với nghiệp vụ (7) kế toán tiến hành lập bảng tính các khoản trích theo lương, tiến hành ghi vào sổ NKC với tài khoản đối ứng là 112 và Sổ cái các tài khoản 3382,3383,3384, 3389. - Sổ Nhật ký chung (phụ lục 6 trang 54 - Sổ Cái tài khoản 3382 (phụ luc 7 trang 55) - Sổ Cái tài khoản 3383 (phụ lục 7 trang 56) - Sổ Cái tài khoản 3384 (phụ lục 7 trang 57) - Sổ Cái tài khoản 3389 (phụ lục 7 trang 58) * Bảng tính các khoản trích theo lương - Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, nhưng chỉ có 3 khoản khấu trừ vào lương của người lao động đó là: BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%). - Tổng số tiền khấu trừ = tiền lương cơ bản x 10,5% - Trong đó: + BHXH = tiền lương cơ bản x 8% + BHYT = tiền lương cơ bản x 1,5% + BHTN = tiền lương cơ bản x 1% 60 Đơn vị tính: đồng Họ và tên Nguyễn Văn Chương Chức vụ Tổng tiền lương cơ bản trong tháng Các khoản trích theo lương BHXH (8%) BHYT (1,5) BHTN (1%) Tổng số tiền trích theo lương Trưởng phòng 2.403.846 192.308 36.058 24.038 252.404 Nguyễn Văn Thuấn Nhân viên 2.000.000 160.000 30.000 20.000 210.000 Trần Quốc Khải Nhân viên 1.846.154 147.692 27.692 18.462 193.846 Nguyễn Thị Thúy Nhân viên 1.923.077 153.846 28.846 19.231 201.923 …. …. …. …. …. …. …. Ngày …tháng…năm… Người lập (ký, họ tên) Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán tiền lương 61 62 * Nhận xét: - Bảng tính các khoản trích theo lương phải ghi đầy đủ các khoản trích khấu trừ vào lương và phải đúng tỷ lệ quy định. Nhìn chung, công ty đang thực hiện rất đúng quy định về tỷ lệ các khoản trích theo lương. Tuy nhiên vẫn còn thiếu chữ ký của những người có trách nhiệm. 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUỸ LƯƠNG CỦA CÔNG TY 4.3.1 Phân tích tình hình kế hoạch quỹ lương Bảng 4.4: Bảng tình hình quỹ lương thực tế và kế hoạch của công ty. Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Phòng hành chính nhân sự. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương của công ty khá tốt. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 kế hoạch đề ra cho 142 nhân viên mức lương bình quân 3,0 triệu đồng/người/tháng, tiền lương kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2012 là 2.025 triệu đồng, thực tế tiền lương là 2.235 triệu đồng vượt 210 triệu đồng và cao hơn 10,37% so với kế hoạch, nguyên nhân dẫn đến sự biến động là do số lượng nhân viên thực tế là 149 người. Năm 2013, kế hoạch đề ra là 2.625 triệu đồng cho 158 nhân viên với mức lương hàng tháng là 3,3 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, thực tế lại giảm 29 triệu đồng và giảm 1,10% so với kế hoạch, ứng với 2.596 triệu đồng, do số lương nhân viên thực tế chỉ có 156 người, sự biến động vẫn nằm trong tầm kiểm soát của công ty, 6 tháng đầu năm 2014 kế hoạch tiền lương là 2.945 triệu đồng với mức lương trung bình 3,4 triệu đồng/người/tháng cho 165 nhân viên, thực tế là 3.125 triệu đồng, cao hơn kế hoạch 180 triệu đồng và cao hơn 6,11%, do số lượng nhân viên thực tế là 173 người. Do công ty rút kinh nghiệm nên số lượng nhân viên được dự đoán chính xác hơn. 63 4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương Bảng 4.5: Tình hình sử dụng quỹ lương của công ty. Nguồn: Phòng hành chính nhân sự. Qua bảng số liệu tình hình sử dụng quỹ lương của công ty ta thấy, tổng quỹ lương tăng nhanh qua từng năm bên cạnh đó tiền lương bình quân của nhân viên cũng có xu hướng tăng, 6 tháng đầu năm 2012 tổng quỹ lương là 2.235 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 tổng quỹ lương tăng lên 2.596 triệu đồng, tăng 361 triệu đồng và tăng 16,15% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 quỹ lương thực tế là 3.125 triệu đồng, tăng 529 triệu đồng và tăng 20,38% so với năm 2013. Tổng số lượng nhân viên cũng tăng lên qua từng năm nhưng do tổng quỹ lương có xu hướng tăng nhanh hơn nên tiền lương bình quân của một lao động trên một tháng cũng tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2012 tiền lương bình quân của một nhân viên là 3,0 triệu đồng/người/tháng, năm 2013 là 3,3 triệu đồng/người/ tháng, tăng 0,3 triệu đồng và tăng 10,00% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 mức lương bình quân tăng lên 3,4 triệu đồng/người/tháng tăng 0,1 triệu đồng và tăng 3,03% so với năm 2013. Tuy tổng quỹ lương của công ty tăng đáng kể qua từng năm nhưng mức lương bình quân của người lao động lại tăng tương đối chậm so với tốc độ tăng của quỹ lương. Mức lương bình quân của công ty vẫn còn ở mức trung bình dù công ty cũng đã điều chỉnh chính sách lương phù hợp để đảm bảo cuộc sống cho nhân viên. 4.3.3 Phân tích tỷ suất chi phí lương Việc phân tích chỉ tiêu tỷ suất chi phí tiền lương rất cần thiết với công ty vì dựa vào kết quả phân tích ta có thể thấy được tình hình chung của chi phí lương tại công ty. 64 Bảng 4.6: Tỷ suất chi phí lương của công ty. Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 Tổng quỹ lương 2.235 2.596 3.125 Tổng doanh thu 201.381 192.156 208.458 1,11 1,35 1,50 Tỷ suất(%) 2013 2014 Nguồn: Phòng hành chính nhân sự. Qua bảng 4.8 ta thấy, tỷ suất 6 tháng đầu năm 2012 là 1,11%, năm 2013 là 1,35%, cho thấy chi phí lương chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong doanh thu. Do quỹ lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 đạt 201.381 triệu đồng; trong khi tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 192.156 triệu đồng, năm 2014 là 208.458 triệu đồng. Tỷ suất 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên đáng kể đạt mức 1,50%. Do tổng quỹ lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhìn chung thì chi phí lương vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu. Chi phí lương hằng năm tăng nhằm tạo sự yên tâm cho nhân viên làm việc tại công ty. 4.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương Bảng 4.7. Mối quan hệ giữa số lượng nhân viên và doanh thu. Nguồn: Phòng hành chính nhân sự. Qua bảng 4.7 ta thấy,6 tháng đầu năm 2012 tổng số nhân viên là 149 người; doanh thu là 201.381 triệu đồng và lợi nhuận là 261 triệu đồng, năm 2013 số nhân viên tăng lên 7 người và tăng 4,70 % so với 6 tháng đầu năm 2012, trong khi đó doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm 9.225 triệu đồng, giảm 4,58% so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy doanh thu giảm nhưng lợi nhận sản xuất kinh doanh lại tăng rất nhanh, năm 2012 lợi nhuận là 261 triệu đồng, 65 6 tháng đầu năm 2013 là 1.769 triệu đồng, tăng 1.508 triệu đồng, tăng 677,77% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động lợi nhuận lớn như vậy là do công ty thắt chặt, giảm một lượng lớn chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là do công ty không thực hiện chương trình quà khuyến mãi cho khách hàng, chi phí quà khuyến mãi được công ty ghi nhận vào khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp. Sang 6 tháng đầu năm 2014 tổng số nhân viên công ty, doanh thu và lợi nhuận sản xuất kinh doanh đều tăng. Cụ thể, tổng số nhân viên tăng lên 17 người, tăng 10,90% so với 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu tăng lên 2018.458 triệu đồng, tăng 16.302 triệu đồng, tăng 4,48% so với năm 2013. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh cũng tăng, 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận đạt 1.936 triệu đồng, tăng 167 triệu đồng, tăng 109,44% so với 6 tháng đầu năm 2013. Qua phân tích tình hình sử dụng quỹ lương của Công ty TNHH TM Tân Thành, cho thấy công ty đã chủ động trong việc kiểm soát tổng quỹ lương của công ty mình. Từng năm tổng quỹ lương và mức lương bình quân của một lao động tăng lên đáng kể nhưng chi phí lương vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng doanh thu bán hàng, cho thấy sự cố gắng trong khâu quản lý lao động của ban giám đốc công ty. Công ty phải cân bằng làm sao vừa có thể tăng tiền lương giúp cải thiện đời sống cho người lao động vừa không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên việc khai thác triệt để tiềm năng nguồn nhân lực, vấn đề chêch lệch tiền lương giữa các phòng hay mức lương bình quân ở mức trung bình vẫn là vấn đề nan giải mà công ty cần có chiến lược khắc phục để có thể phát triển kinh doanh bền vững trong thời gian dài. Hi vọng với sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc, tinh thần đoàn kết, nhiệt huyết của tập thể nhân viên thì công ty sẽ nhanh chóng phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. 66 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 5.1.1 Ưu điểm - Trong công tác kế toán, công ty đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ kế toán do Nhà nước quy định, công ty thiết lập hệ thống công tác kế toán một cách tương đối chặt chẽ, gọn nhẹ, trình độ chuyên môn cao. - Toàn thể lãnh đạo và đội ngũ nhân viên luôn nỗ lực phấn đấu, hỗ trợ nhau để công tác kế toán được thực hiện một cách tương đối hiệu quả. - Bộ máy kế toán tương đối độc lập và đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm, tuân thủ quy tắc, vì vậy quá trình tính và hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương luôn đúng quy định, đúng thời gian được giao và chính xác. - Các loại chứng từ, biểu mẫu báo cáo đều tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước được bảo quản cẩn thận, quy trình luân chuyển chứng từ được tổ chức một cách khoa học, dễ dang kiểm tra và đối chiếu. - Hạch toán tiền lương: Được thực hiện theo quy định của Nhà nước ban hành, kế toán đã hạch toán đầy đủ, chính xác rõ ràng từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Số liệu kế toán được lưu trữ một cách có hệ thống đảm bảo cho việc đối chiếu số liệu kế toán một cách nhanh chóng và thuận tiện. - Các khoản trích theo lương: Công ty đã trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ, thời gian Nhà nước quy định. Ngoài ra, công ty cồn quan tâm đến đời sống, tình trạng sức khỏe của cán bộ công nhân viên. 5.1.2 Nhược điểm Quy trình tạm ứng tiền lương còn khá phức tạp và rườm rà. Công tác chấm công còn khá lạc lõng. Một số bộ phận chờ đến gần cuối tháng mới đánh và kiểm tra tình hình lao động thực tế để nộp cho phòng kế toán. 67 5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng lao động để có thể bố trí, phân công lao động một cách hợp lý nhất. Tạo điều kiện để nhân viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt là bộ phận kế toán, cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kịp thời chế độ, chính sách, qui định về các vấn đề liên quan. Các hình thức khen thưởng, xử phạt phải công bằng và nghiêm minh để xây dựng thái độ nghiêm túc trong công việc. Đối chiếu, kiểm tra tỉ mỉ trong hạch toán và thanh toán tiền lương với các bộ phận khác. 68 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra các quyết định kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để phát triển và cạnh tranh với các công ty cùng ngành, Công ty TNHH TM Tân Thành cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm ra biện pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nói chung và công tác kế toán nói riêng. Trong quá trình thực hiện đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Tân Thành ” được sự giúp đỡ nhiệt tình của anh chị phòng kế toán tài chính và các anh chị trong công ty, bản thân em đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quí báu nhất là về phương pháp tính và hạch toán tiền lương. Mong đề tài sẽ giúp một phần nào hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, cũng như giải quyết một số vấn đề về nhân sự của công ty. Tin tưởng rằng với sự nổ lực của ban giám đốc và tinh thần đoàn kết của tập thể nhân viên Công ty TNHH TM Tân Thành sẽ luôn giữ vững vị thế của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước, sẽ từng bước phấn đấu phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đa dạng sản phẩm và sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa. 6.2 KIẾN NGHỊ Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM Tân Thành em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích. Em cũng xin nêu lên một số ý kiến để giúp việc tính và thanh toán lương ngày càng hoàn thiện hơn. 6.2.1 Đối với cơ quan Nhà nước Cần ban hành kịp thời chính sách, quy định về tiền lương cũng như các khoản trích theo lương sao cho phù hợp với tình hình kinh tế thị trường để đảm bảo đời sống của người lao động mà không xử ép doanh nghiệp. Cần quản lý chặt chẽ giá cả của các mặt hàng, tránh tình trạng đột ngột tăng giá ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đưa ra biện pháp xử phạt, chế tài thỏa đáng đối với các doanh nghiệp bóc lột sức lao động của nhân viên hay vi phạm việc trích nộp các loại bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ. 69 6.2.2 Đối với Công ty Ban Giám đốc Công ty cần kiểm soát nhân viên chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận, bè phái trong công ty. Cần ban hành các quy định chung của công ty để các nhân viên thực hiện đúng và có hiệu quả cao nhất trong công việc. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chế độ kế toán Việt Nam, 2006. Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán lập báo cáo tài chính chế độ chứng từ, sổ kế toán sơ đồ kế toán doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 2. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2008. Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 3. Trần Quốc Dũng, 2008. Bài giảng Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Đại học Cần Thơ. 4. Trần Thảo Nghi, 2014. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. 5. Trần Quốc Dũng, 2009. Bài giảng Kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ. 6. Quốc hôi, 2008. Luật Bảo Hiểm Y Tế. . [ Ngày truy cập 25 tháng 8 năm 2014]. _ 7. Huỳnh Minh Hiền, 2013. Kế toán tiền lương và phân tích tình hình lao động của công ty Cổ phần dược phẩm Cửu Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 71 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu tạm ứng Đơn vị: Phòng nhân sự PHIẾU TẠM ỨNG Số: 001 Tên tôi: Nguyễn Văn Chương Bộ phận công tác: Trưởng phòng nhân sự Đề nghị tạm ứng: 6.000.000 ./. Bằng chữ: Sáu triệu đồng chẵn ./. Lý do tạm ứng: tạm ứng trước tiền lương cho nhân viên Ngày 02 tháng 06 năm 2014 Giám đốc Phụ trách Kế toán trưởng ứng phòng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Người xin tạm ( Ký, họ tên) Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự 72 ( Ký, họ tên) Phụ lục 2: Danh sách nhân viên tạm ứng tiền lương Công ty TNHH TM Tân Thành 3165 Thị trấn Thạnh An, Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ DANH SÁCH NHÂN VIÊN TẠM ỨNG TIỀN LƯƠNG THÁNG 06/2014 PHÒNG: NHÂN SỰ Số tiền Tên Trần Thị Bảo Khuyên 2.000.000 Nguyễn Văn Thuấn 2.500.000 Đặng Văn Toàn 1.500.000 Tổng cộng 6.000.000 Ngày 02 tháng 06 năm 2014 Phụ trách phòng Người lập ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự 73 Phụ lục 3: Phiếu chi Mẫu số 02 – TT ( Ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 19/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) PHIẾU CHI Quyển số 1 Ngày 05 tháng 06 năm 2014 Số PC001 Nợ TK: 334 Có TK: 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn văn Chương Địa chỉ: Phòng nhân sự Lý do chi: Tạm ứng trước tiền lương Số tiền: 6.000.000 (Viết bằng chữ): Sáu triệu đồng chẵn ./. Kèm theo: Giấy tạm ứng chứng từ gốc Ngày 05 tháng 06 năm 2014 Giám đốc ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Người nhận tiền Người lập phiếu ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự 74 Thủ quỹ Phụ lục 4: Bảng chấm công Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành Phòng: Nhân sự BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 06 năm 2014 STT Ngày trong tháng Họ và tên 01 Quy ra công Số công Số công hưởng BHXH 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 x x x x x x CN x x x x x P CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 25 1 Nguyễn Văn Chương 2 Trần Thị Bảo Khuyên x x x x x x P CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 25 3 Nguyễn Văn Thuấn x x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 26 4 Trần Quốc Khải x x x x x x x CN x P x x x x CN x x x x x x CN x x x x x P CN x 24 5 Nguyễn Thị Thúy x x P x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 25 6 Nguyễn Thu Sương x x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 26 7 Đặng Văn Toàn x x x x P x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x 25 8 Nguyễn Thanh Sang x x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x P x x x x CN x 25 x Cần Thơ, ngày 03 tháng 06 năm 2014 Thủ trưởng đơn vi ( ký, họ tên) Người chấm công ( ký, họ tên) Ký hiệu chấm công: - x ghi chú : Hưởng lương -T : Tai nạn - Ts : Thai sản -P : Nghỉ phép -H : Hội nghị, học tập -N : Ngừng việc -Ô : Ốm - Nb : Nghỉ bù - Cô : Con ốm - No : Nghỉ không phép Nguồn: Phòng hành chính nhân sự. 75 Phụ lục 5: Bảng thanh toán tiền lươn Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành Phòng: Nhân sự BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 06 năm 2014 Lương thời gian STT Họ và tên Phụ cấp cơ bản 1 tháng Các khoản trích Tổng tiền Số tiền lương Số công Đơn vị tính: đồng Tổng tiền ( 26 ngày) Phụ cấp Phụ cấp Phụ cấp Phụ cấp trách nhiệm chức vụ cơm trưa độc hại 1.000.000 1.000.000 500.000 3.500.000 5.903.846 Nguyễn Văn Chương 25 2.500.000 2.403.846 1.000.000 2 Trần Thị Bảo Khuyên 25 2.000.000 1.923.077 300.000 500.000 800.000 1.600.000 3.523.077 3 Nguyễn Văn Thuấn 26 2.000.000 2.000.000 300.000 500.000 800.000 1.600.000 3.600.000 4 Trần Quốc Khải 24 2.000.000 1.846.154 300.000 500.000 800.000 1.600.000 5 Nguyễn Thị Thúy 25 2.000.000 1.923.077 300.000 500.000 800.000 6 Nguyễn Thu Sương 26 2.000.000 2.000.000 300.000 500.000 7 Đặng Văn Toàn 25 2.000.000 1.923.077 300.000 8 Nguyễn Thanh Sang 25 2.000.000 1.923.077 300.000 201 16.500.000 15.942.308 3.100.000 Tổng 1.000.000 Tạm ứng Tổng tiền 1 Thực lĩnh BHXH BHYT BHTN ( 8%) ( 1,5%) ( 1%) Tổng tiền Số tiền 192.308 36.058 24.038 252.404 5.651.442 2.000.000 153.846 28.846 19.231 201.923 1.321.154 2.500.000 160.000 30.000 20.000 210.000 890.000 3.446.145 147.692 27.692 18.462 193.846 3.252.299 1.600.000 3.523.077 153.846 28.846 19.231 201.923 3.321.154 800.000 1.600.000 3.600.000 160.000 30.000 20.000 210.000 3.390.000 500.000 800.000 1.600.000 3.523.077 153.846 28.846 19.231 201.923 1.821.154 500.000 800.000 1.600.000 3.523.077 153.846 28.846 19.231 201.923 3.321.154 4.500.000 6.100.000 1.600.000 30.6422.299 1.275.384 239.134 159.424 1.673.942 22.968.357 1.500.000 6.000.000 Ký nhận Tổng số tiền bằng chữ: Hai mươi hai triệu chín trăm sáu mươi tám ngàn ba trăm năm bảy đồng ./. Cần thơ, ngày 10 tháng 07 năm 2014 Người lập (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Nguồn: Phòng hành chính nhân sự 76 Giám đốc (ký, họ tên) Phụ lục 6: Trích các nghiệp vụ phát sinh nêu trên tại Sổ Nhật ký chung. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành Mẫu số: S03a – DN Năm 2014 Địa chỉ: 3165 Thị trấn Thạnh An, ( ban hành theo QĐ số huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ 48/2006/QĐ –BTC Đơn vị tính: đồng Đã Chứng từ Ngày tháng ghi sổ Số Ngày Diễn giải Số ghi STT hiệu Sổ dòng TK đối 10/06/2014 10/06/2014 10/06/2014 PC001 BTL006 BTL006 BTL006 05/06/2014 10/06/2014 10/06/2014 10/06/2014 Chi tiền tạm ứng lương Hạch toán thanh toán lương Hạch toán các khoản trích Trừ các khoản trích cho NV Nợ Có ứng Cái 05/06/2014 Số phát sinh x 01 334 6.000.000 x 02 111 x 03 642 x 04 334 x 05 642 x 06 3382 318.846 x 07 3383 2.869.615 x 08 3384 478.269 x 09 3389 159.423 x 10 334 x 11 3383 6.000.000 15.788.462 15.788.462 3.826.154 1.673.942 1.275.385 Cộng chuyển sang trang sau … … Cộng trang trước chuyểnsang … … x 77 12 3384 239.135 13/06/2014 26/06/2014 BTL006 BK006 13/06/2014 26/06/2014 Thanh toán lương cho NV Nộp các khoản trích x 13 3389 x 14 334 x 15 112 x 16 3382 318.846 x 17 3383 4.145.000 x 18 3384 717.404 x 19 3389 318.846 x 20 112 Cộng số phát sinh trongtháng 159.423 22.968.357 22.968.357 5.500.096 … … Ngày…tháng…năm… Người lập Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) 78 Phụ lục 7: Trích sổ Cái của các tài khoản 334, 3382, 3383, 3384, 3389. Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành Địa chỉ: 3165 Thị Trấn Thạnh An, Huyện Vình Thạnh, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Năm 2014 Tên tài khoản: Phải trả người lao động Số hiệu tài khoản: 334 Đơn vị tính: đông Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày Trang Diễn giải nhật ký TK đối ứng Số tiền Nợ Số dư đầu kỳ Có … 05/06/2014 PC001 05/06/2014 Tạm ứng tiền lương cho nhân viên 01 111 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Tính tiền lương cho Phòng nhân sự 01 642 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Trích các khoản trích vào lương 02 338 1.673.942 13/06/2014 BTL006 13/06/2014 Thanh toán tiền lương cho nhân viên 02 112 22.968.357 … 6.000.000 15.788.462 Cộng số phát sinh … Số dư cuối kỳ Ngày…tháng…năm… Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) 79 Giám đốc (Ký, họ tên) … Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành Địa chỉ: 3165 Thị Trấn Thạnh An, Huyện Vình Thạnh, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Năm 2014 Tên tài khoản: Kinh Phí Công Đoàn Số hiệu tài khoản: 3382 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày ghi sổ Trang nhật Diễn giải Số ký Ngày Số tiền TK đối ứng Nợ Số dư đầu kỳ Có .. 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Trích KPCĐ cho phòng nhân sự 01 642 26/06/2014 BK006 26/06/2014 Nộp KPCĐ của phòng nhân sự 02 112 318.486 318.486 … Cộng số phát sinh … … Số dư cuối kỳ Ngày…tháng…năm… Người lập Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) 80 Giám đốc ( Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành Địa chỉ: 3165 Thị Trấn Thạnh An, Huyện Vình Thạnh, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Năm 2014 Tên tài khoản: Bảo Hiểm Xã Hội Số hiệu tài khoản: 3383 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Trang Ngày ghi sổ nhật Số Ngày ký Số tiền TK đối ứng Nợ Có … Số dư đầu kỳ … 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Trích BHXH cho phòng nhân sự 01 642 2.869.615 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Trừ BHXH vao lương nhân viên 02 334 1.275.385 26/06/2014 BK006 26/06/2014 Nộp BHXH cho phòng nhân sự 02 112 4.145.000 Cộng số phát sinh … … Số dư cuối kỳ … … Ngày…tháng…năm… Người lập ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) 81 Giám Đốc ( Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành Địa chỉ: 3165 Thị Trấn Thạnh An, Huyện Vình Thạnh, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Năm 2014 Tên tài khoản: Bảo Hiểm Y Tế Số hiệu tài khoản: 3384 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày ghi sổ Số Diễn giải Ngày Trang TK đối nhật ký ứng Số tiền Nợ Có … Số dư đầu kỳ … 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Trích BHYT cho phòng Nhân sự 01 642 478.269 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Trừ BHYT vào lương của nhân viên 02 334 239.135 26/06/2014 BK006 26/06/2014 Nộp BHYT cho phòng Nhân sự 02 112 717.404 Cộng số phát sinh … … Số dư cuối kỳ … … Ngày… tháng…năm… Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 82 Đơn vị: Công ty TNHH TM Tân Thành Địa chỉ: 3165 Thị Trấn Thạnh An, Huyện Vình Thạnh, Tp Cần Thơ SỔ CÁI Năm 2014 Tên tài khoản: Bảo Hiểm Thất Nghiệp Số hiệu tài khoản: 3389 Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày Diễn giải Trang TK đối nhật ký ứng Số tiền Nợ Có … Số dư đầu kỳ … 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Trích BHTN cho phòng Nhân sự 01 642 159.423 10/06/2014 BTL006 10/06/2014 Trừ BHTN vào lương của nhân viên 02 334 159.423 26/06/2014 BK006 26/06/2014 Nộp BHTN cho phòng nhân sự 02 112 318.846 Cộng số phát sinh … … Số dư cuối kỳ … … Ngày …tháng…năm… Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 83 [...]... công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 15 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân. .. hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp em đã chọn đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành cho luận văn của mình với mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho phù hợp với chế độ và điều kiện của công ty 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... tìm hiểu công tác kế toán tiền lương tại công ty và ảnh hưởng của chi phí đến lợi nhuận của công ty Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn 16 thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1.1 Lý thuyết về kế toán tiền lương 2.1.1.1... Tân Thành - Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp giúp Công ty hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài nghiên cứu đươc thực hiện và hoàn thành tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại. .. phương pháp suy luận để đánh giá và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty 32 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI TÂN THÀNH 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Thành Trụ sở: 3165 Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ Điện thoại: (... Hạch toán nghiệp vụ Nguồn: Chế độ kế toánViệt Nam, năm 2006 Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán Tài Khoản 334 2.1.2 Kế toán các khoản trích theo lương 2.1.2.1 Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương người lao động áp dụng từ 01/01/2014 theo quy định bao gồm 4 khoản trích: BHXH, BHTN, BHYT và KPCĐ Căn cứ để trích các khoản này là dựa vào tiền lương cơ bản và một số khoản phụ cấp có tính ổn định như lương. .. đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật” Đề tài này nghiên cứu đặc điểm lao động và công tác quản lý lao động tiền lương của xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật, các hình thức trả lương, hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp từ đó đánh giá chung, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí... tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác Tài khoản 334 - Phải trả người lao động, có 2 tk cấp 2: - Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng... nghiệp in và bao bì Duy Nhật Võ Thị Diện (2014) Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Cần Thơ, đã thực hiện đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ”.Đề tài này nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền lương và sự ảnh hưởng của chi phí tiền lương đối với công ty Cụ thể là tìm hiểu hình thức trả lương và phương pháp tính lương của công ty, tìm... tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động b) Tài khoản hạch toán Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 – Phải trả người lao động Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền

Ngày đăng: 17/10/2015, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan