kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại nhân lực

139 480 0
kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại nhân lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH -------oOo------- NGÔ THỊ DUỐI KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã Số Ngành: 52340301 C n Th TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH -------oOo------- NGÔ THỊ DUỐI MSSV: 4114095 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH : Kế Toán Mã Số Ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TRƯƠNG ĐÔNG LỘC C n Th LỜI CẢM TẠ ------oOo-----Để thực hiện đƣợc đề tài nghiên cứu này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung và thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã cung cấp cho em những kiến thức cần thiết cũng nhƣ những kinh nghiệm sống hết sức quý báu. Đặc biệt, em chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Trƣơng Đông Lộc, ngƣời Thầy đã dành nhiều thời gian tận tình hƣớng dẫn và góp ý trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Những góp ý và hƣớng dẫn của Thầy giúp cho đề tài tốt nghiệp của em hoàn chỉnh hơn. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các Anh Chị, Cô Chú… làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thƣơng mại Nhân Lực, đặc biệt là chị Khanh, anh Thái, anh Thế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian em đƣợc thực tập tại Quý Công ty. Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè là những ngƣời luôn động viên, quan tâm, chia sẻ và đồng hành cùng em trong quá trình từ khi bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành luận văn này. Sau cùng, em xin kính chúc Quý Thầy Cô; các Anh Chị, Cô Chú trong Công ty Nhân Lực luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Duối i TRANG CAM KẾT --------oOo-------Em xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của em. Các số liệu, kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Duối ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP --------oOo-------........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Sóc Trăng, ngày … tháng … năm 2014 iii MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................viii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... ix CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 3 1.3.1 Không gian ........................................................................................................ 3 1.3.2 Thời gian ........................................................................................................... 3 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................... 4 2.1.1 Những đặc điểm cơ bản về kế toán xây lắp ...................................................... 4 2.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động chính .................................................................. 5 2.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ .................................................................. 7 2.1.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ............................................................. 8 2.1.5 Kế toán chiết khấu thƣơng mại ....................................................................... 11 2.1.6 Kế toán giảm giá hàng bán.............................................................................. 13 2.1.7 Kế toán hàng bán bị trả lại .............................................................................. 14 2.1.8 Thu nhập khác ................................................................................................. 16 2.1.9 Kế toán giá vốn hàng bán ................................................................................ 17 2.1.10 Kế toán chi phí bán hàng .............................................................................. 21 2.1.11 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .......................................................... 23 2.1.12 Kế toán chi phí hoạt động tài chính .............................................................. 25 2.1.13 Kế toán chi phí khác ..................................................................................... 27 2.1.14 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp................................................. 29 2.1.15 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ........................................... 31 2.1.16 Kế toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh ......................................... 34 2.1.17 Những vấn đề cơ bản về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ............... 35 2.1.18 Một số chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ......... 37 2.1.19 Phân tích theo mô hình Dupont .................................................................... 40 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 41 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 41 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................ 41 iv CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƢƠNG MẠI NHÂN LỰC .......................................................................................... 43 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .......................................................................................... 43 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ............................................................................... 44 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................................. 44 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ....................................................................... 44 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban....................................................... 45 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ............................................................................... 45 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................... 45 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán .............................................. 46 3.4.3 Chế độ và hình thức kế toán............................................................................ 46 3.4.4 Phƣơng pháp kế toán ....................................................................................... 51 3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY .................................................................................................................................... 51 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN ...................... 53 3.6.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 53 3.6.2 Khó khăn ......................................................................................................... 54 3.6.3 Phƣơng hƣớng phát triển................................................................................. 54 CHƢƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ......................................... 56 NHÂN LỰC ..................................................................................................................... 56 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THÁNG 06 NĂM 2014 ................................................................................................... 56 4.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng ............................................................................... 56 4.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng .................................................................................. 56 4.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng .............................................................................. 56 4.1.4 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.................................. 58 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NHÂN LỰC TỪ NĂM 2011 ĐẾN HẾT THÁNG 6 NĂM 2014 ................................................ 63 4.2.1 Phân tích doanh thu ......................................................................................... 63 4.2.2 Phân tích chi phí.............................................................................................. 68 4.2.3 Phân tích lợi nhuận ......................................................................................... 73 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ........... 76 4.3.1 Phân tích các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................... 77 4.3.2 Phân tích các tỷ suất lợi nhuận của Công ty ................................................... 81 4.3.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty bằng phƣơng pháp Dupont (2011 – 2013) .............................................................................................. 85 4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY .................................................................................................................................... 88 4.4.1 Các nhân tố chủ quan (nhân tố bên trong Công ty) ........................................ 88 4.4.2 Các nhân tố khách quan .................................................................................. 90 v CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY NHÂN LỰC ................................................................................................................................. 93 5.1 NHÂN XÉT CHUNG ................................................................................................ 93 5.1.1 Ƣu điểm .......................................................................................................... 93 5.1.2 Những mặt cần khắc phục ............................................................................... 94 5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN......................................................... 95 5.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY ............................................................................................... 95 5.3.1 Giải pháp tăng doanh thu ................................................................................ 95 5.3.2 Giải pháp hạ chi phí ........................................................................................ 96 5.3.3 Các giải pháp khác .......................................................................................... 97 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 98 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 98 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 99 vi DANH MỤC BẢNG STT Tên hình Trang 3.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Nhân Lực (2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014) 52 4.1 Tình hình doanh thu của Công ty Nhân Lực giai đoạn 2011 – 2013 64 4.2 Tình hình doanh thu của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 - 2014 67 4.3 Tình hình chi phí của Công ty Nhân Lực giai đoạn 2011 – 2013 69 4.4 Tình hình chi phí của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 - 2014 72 4.5 Tình hình lợi nhuận tại Công ty Nhân Lực giai đoạn 2011 – 2013 74 4.6 Tình hình lợi nhuận của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 - 2014 76 4.7 Các tỷ số hiệu quả kinh doanh tại Công ty Nhân Lực (2011 2013) 77 4.8 Các tỷ số hiệu quả kinh doanh tại Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 - 2014 80 4.9 Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty Nhân Lực (20112013) 82 4.10 Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 - 2014 82 vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động chính 7 2.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ 8 2.3 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 11 2.4 Sơ đồ hạch toán chiết khấu thƣơng mại 13 2.5 Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán 14 2.6 Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại 16 2.7 Sơ đồ hạch toán các khoản thu nhập khác 17 2.8 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 21 2.9 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 23 2.10 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 27 2.12 Sơ đồ hạch toán các khoản chi phí khác 28 2.13 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 31 2.14 Sơ đồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh 34 2.15 Sơ đồ hạch toán lợi nhuận chƣa phân phối 35 2.16 Sơ đồ phân tích Dupont 41 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 44 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 45 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 47 3.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung 49 3.5 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ từ trong quy trình kế toán doanh thu 50 4.1 Sơ đồ Dupont tại Công ty Nhân Lực (2011 – 2013) 85 viii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT BĐS: BHTN: BHXH: BHYT: CPSX: DT: GVHB: GTGT: KH & CN: KPCĐ: KQHĐKD: LN: PC: PT: PXK: ROA: ROE: ROS: SXKD: TK: TNDN: TNHH: TS: TSCĐ: TTĐB: VAT: VCSH: XDCB: XK: Bất động sản Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Chi phí sản xuất Doanh thu Giá vốn hàng bán Giá trị gia tăng Khoa học và công nghệ Kinh phí công đoàn Kết quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận Phiếu chi Phiếu thu Phiếu xuất kho Return On Asset (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) Return On Equity (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) Return On Sales (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) Sản xuất kinh doanh Tài khoản Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Tài sản Tài sản cố định Tiêu thụ đặc biệt Value Added Tax (Thuế giá trị gia tăng) Vốn chủ sở hữu Xây dựng cơ bản Xuất khẩu ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng ngày càng đòi hỏi phải không ngừng phát triển và hoàn thiện về mọi mặt. Nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO (11/2006) nền kinh tế của chúng ta đã đang và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, đây thật sự là một sân chơi bình đẳng và bổ ích cho tất cả các doanh nghiệp. Việc gia nhập vào Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO của Việt Nam đã mang đến nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức cho các doanh nghiệp trong nƣớc bởi sự tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng. Khi ấy các doanh nghiệp trong nƣớc không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong nƣớc mà còn phải đối đầu với các doanh nghiệp bạn ở nƣớc ngoài cùng lĩnh vực đang thâm nhập vào thị trƣờng của chúng ta với tiến trình hội nhập. Trong điều kiện đó để có thể trụ vững và phát triển trƣớc sự sàng lọc, đào thải khắt khe của nền kinh tế thị trƣờng thì các doanh nghiệp phải có những chiến lƣợc, chính sách đúng đắn và hợp lý kiểm soát chi phí sao cho ở mức thấp nhất có thể nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi công tác kế toán chi phí phải khoa học, hợp lý. Bởi vậy khi đó công tác kế toán không còn đơn thuần chỉ là thu thập, ghi chép các số liệu thuần túy mà phải biết phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính một cách chính xác, kịp thời, hữu ích cho nhà quản trị để hoạch định và ra quyết định đúng đắn.. Với đặc thù của ngành xây dựng là sản phẩm có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài và trải qua nhiều công đoạn. Bên cạnh đó, ngành xây dựng có sự nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trƣởng kéo theo doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng mở rộng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, công trình xây dựng sẽ bị đình trệ, ngƣời dân không chi tiền để xây dựng nhà ở, nhà nƣớc không mở rộng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng,…dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, khi nền kinh tế nƣớc ta trong những năm gần đây phải đối mặt với nhiều bất ổn và áp lực thì thị trƣờng bất động sản cũng gặp nhiều khó 1 khăn, lƣợng tồn kho bất động sản tuy có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn rất lớn cụ thể tính đến ngày 15/12/2013 tổng giá trị tồn kho khoảng 94.458 tỷ đồng trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm công trình mới cũng nhƣ trong thực hiện các công trình dở dang, công nợ tại các công trình rất lớn. Nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, phá sản. Theo Báo cáo tình hình năm 2013 của Bộ Xây dựng công bố sáng ngày 7 tháng 1 năm 2014, cả nƣớc có hơn 10.000 doanh nghiệp xây dựng phá sản. Trƣớc tình đó, để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm, công trình đạt tiêu chuẩn, kết hợp với việc kiểm soát chi phí chặt chẽ để có thể thu lại đƣợc doanh thu cao đảm bảo cho mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện đƣợc điều này thì công tác kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chính xác và hợp lý trở nên quan trọng hơn hết, nó giúp công ty phát hiện đƣợc ƣu khuyết điểm của mình để kịp thời khắc phục những hạn chế hay phát huy những điểm mạnh tạo nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp có đƣợc uy tín trên thị trƣờng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nên tôi quyết định chọn dề tài “Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực (sau đây đƣợc gọi là Công ty Nhân Lực), trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nhân Lực. - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Nhân Lực. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty . 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Việc nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Nhân Lực. 1.3.2 Thời gian - Giai đoạn nghiên cứu của đề tài này là từ năm 2011 đến hết quý 2 năm 2014. - Kỳ thực hiện kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh là tháng 06 năm 2014. - Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Nhân Lực trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Nhân Lực. 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những đặc điểm cơ bản về kế toán xây lắp - Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Mỗi sản phẩm xây lắp có những kết cấu kỹ thuật, mỹ thuật, vật tƣ, địa điểm, nhân lực và phƣơng pháp thi công khác nhau. Chính những đặc điểm này hình thành nên sự khác nhau về dự toán chi phí thi công xây lắp, về vật tƣ, lao động, máy móc thiết bị thi công mà trong quản lý cũng nhƣ kế toán cần phải am hiểu mới có thể quản lý và hạch toán đƣợc chi phí thi công xây lắp. - Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn và thời gian thi công kéo dài: Mỗi sản phẩm xây lắp thƣờng có giá trị lớn vì vậy phải huy động vốn từ nhiều nguồn tài trợ. Quá trình thi công sản phẩm xây lắp thƣờng kéo dài, có khi phải tiến hành nhiều năm, chịu sự chi phối rất lớn bởi thời tiết trong quá trình thi công. Đặc điểm này làm cho quá trình bàn giao sản phẩm, khối lƣợng xây lắp tiến hành nhiều lần; chi phí xây lắp phát sinh rất phức tạp. Đòi hỏi kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải phân tích, theo dõi đƣợc chi phí ở từng kỳ, từng lần bàn giao, theo từng nguồn vốn tài trợ. - Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp tƣơng đối dài: Mỗi sản phẩm xây lắp thƣờng có thời gian hữu dụng khá dài. Đặc điểm này bắt buộc quá trình chuẩn bị, thi công, bàn giao sản phẩm xây lắp phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy trình, quy phạm trong xây dựng cơ bản do nhà nƣớc ban hành và là nguyên nhân phát sinh những chi phí thiệt hại phá đi làm lại đôi khi rất lớn mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cần xác định rõ phạm vi chi phí liên quan và những chi phí nào đƣợc tính vào chi phí thi công xây lắp công trình, chi phí nào không đƣợc tính vào chi phí thi công xây lắp công trình và những chi phí này đƣợc tài trợ từ những nguồn nào. - Sản phẩm xây lắp gắn liền với những đặc điểm cố định: Đặc điểm này làm cho quá trình thi công xây lắp gắn liền với từng địa bàn nhất định làm phát sinh sự di chuyển lao động, vật tƣ, máy móc thi công… Đây là nguyên nhân phát sinh tính khác biệt về chi phí lao động, vật tƣ, chi phí sử dụng máy móc thiết bị trong từng quá trình thi công. (Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2002, trang 91) 4 2.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động chính 2.1.2.1 Khái niệm Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. (Điều 03, Chuẩn mực kế toán số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác”) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần (hay còn gọi là Doanh thu thuần) có thể thấp hơn doanh thu bán hàng. Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. 2.1.2.2 Ý nghĩa - Doanh thu là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải các khoản CP trong quá trình SXKD góp phần đảm bảo cho quá trình kinh doanh tiếp theo đƣợc tiến hành liên tục do vậy nếu doanh nghiệp không tiêu thụ đƣợc hàng hóa hoặc tiêu thụ chậm sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng về mặt tài chính. - Nếu doanh nghiệp thực hiện doanh thu bán hàng một cách đầy đủ, kịp thời sẽ làm cho tốc độ chu chuyển vốn lƣu động tăng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức vốn, giảm bớt số vốn phải huy động từ bên ngoài do đó sẽ giảm đƣợc chi phí về vốn. - Doanh thu là cơ số quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với nhà nƣớc. 2.1.2.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. (Chuẩn mực kế toán số 14) 5 2.1.2.4 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu - Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Theo chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung, nguyên tắc cơ sở dồn tích đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đƣợc ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai”. - Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tƣơng ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. - Nguyên tắc thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ đƣợc ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu đƣợc lợi ích kinh tế. 2.1.2.5 Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: Doanh nghiệp theo dõi doanh thu trên tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Nội dung và kết cấu của TK 511: Bên Nợ: - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã đƣợc xác định là đã bán trong kỳ kế toán. - Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phƣơng pháp trực tiếp. - Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ. - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ. - Khoản chiết khấu thƣơng mại kết chuyển cuối kỳ. - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tƣ và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 không có số dƣ cuối kỳ. * Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, 6 phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng. 2.1.2.6 Sơ đồ hạch toán TK 333 TK 111, 112, 131 TK 511 Thuế TTĐB, thuế XK Doanh thu bán hàng hóa sản phẩm, dịch vụ thuế GTGT (trực tiếp) phải nộp TK 521, 531, 532 TK 333 (3331) Thuế GTGT Kết chuyển các khoản Giảm trừ doanh thu đầu vào phải nộp TK 911 TK 3387 Kết chuyển doanh thu thuần Kết chuyển doanh thu kỳ kế toán TK 111, 112 Doanh thu chƣa Thực hiện Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động chính 2.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ 2.1.3.1 Khái niệm Doanh thu bán hàng nội bộ dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ các doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu đƣợc từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá nội bộ. 2.1.3.2 Nguyên tắc hạch toán Kế toán doanh thu nội bộ đƣợc thực hiện nhƣ đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511). 2.1.3.3 Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: Doanh nghiệp theo dõi trên TK 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ”. Nội dung và kết cấu TK: Bên Nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán. 7 - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ. - Số thuế GTGT phải nộp theo phƣơng pháp trực tiếp của lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ. - Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần sang TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: - Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 512 không có số dƣ cuối kỳ. *Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu xuất kho,… 2.1.3.4 Sơ đồ hạch toán TK 333 TK 111, 112, 131 TK 512 Thuế TTĐB, thuế XK Doanh thu bán hàng hóa thuế GTGT (trực tiếp) phải nộp sản phẩm, dịch vụ nội bộ TK 521, 531, 532 TK 333 (3331) Thuế GTGT Kết chuyển các khoản Giảm trừ doanh thu đầu vào phải nộp TK 911 TK 3387 Kết chuyển doanh thu Kết chuyển doanh bán hàng nội bộ thu kỳ kế toán TK 111, 112 Doanh thu chƣa Thực hiện Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ 2.1.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 2.1.4.1 Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là bao gồm các khoản thu từ tiền lãi; tiền bản quyền; cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia; thu nhập về hoạt động đầu tƣ mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ,…cùng các khoản thu hoạt động tài chính khác đƣợc coi là thực hiện trong kỳ, không phân 8 biệt các khoản doanh thu đó thực tế hay sẽ thu đƣợc tiền. 2.1.4.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn, không phân biệt các khoản đó đã thu đƣợc tiền hay sẽ thu đƣợc tiền. Trong đó: - Doanh thu từ hoạt động mua, bán chứng khoán là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu. - Khoản lãi nhận đƣợc từ khoản đầu tƣ cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tƣ này mới đƣợc ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tƣ nhận đƣợc từ các khoản đầu tƣ dồn tích trƣớc khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tƣ đó thì ghi giảm giá trị khoản đầu tƣ trái phiếu, cổ phiếu đó. - Đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu là số chênh lệch giữa giá ngoại tệ bán ra với giá mua vào. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, doanh thu là tổng số tiền thu đƣợc do bán bát động sản. - Đối với hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu đƣợc ghi nhận khi hoàn tất việc bàn giao đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị của diện tích đất đã chuyển giao theo giá trị ngay. 2.1.4.3 Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: TK 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính” Nội dung và kết cấu TK 515: Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phƣơng pháp trực tiếp (nếu có). - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia. - Lãi do nhƣợng bán các khoản đầu tƣ vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết. - Chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng. - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh. - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ. 9 - Lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh. - Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tƣ XDCB (giai đoạn trƣớc hoạt động) đã hoàn thành đầu tƣ vào doanh thu hoạt động tài chính. - Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dƣ cuối kỳ. * Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo ngân hàng, séc lãnh tiền mặt,… 2.1.4.4 Sơ đồ hạch toán 10 TK 515 TK 911 TK 111, 112, 138 Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi trái phiếu cổ tức đƣợc chia TK 1111, 1121 TK 1112, 1122 Bán ngoại tệ Lãi bán ngoại tệ Cuối kỳ kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính TK 1112, 1122 TK 152, 153, 156, 211, 241, 642 Mua vật tƣ, hàng hóa, TSCĐ dịch vụ bằng ngoại tệ Lãi tỷ giá TK 121, 221 Dùng cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia bổ sung vốn góp TK 331 Chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng do mua hàng TK 413 Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại Số dƣ cuối kỳ của hoạt động SXKD Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 2.1.5 Kế toán chiết khấu thƣơng mại 2.1.5.1 Khái niệm Chiết khấu thƣơng mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lƣợng lớn (Điều 03, Chuẩn mực kế toán số 14). 11 2.1.5.2 Thủ tục chứng từ khi thực hiện chính sách chiết khấu thương mại Trƣờng hợp ngƣời mua hàng với khối lƣợng lớn đƣợc hƣởng chiết khấu thƣơng mại thì giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã đƣợc giảm giá (đã trừ chiết khấu thƣơng mại). Trên hóa đơn phải ghi rõ tỷ lệ hoặc mức giảm giá, giá bán chƣa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT (nếu có) và tổng giá thanh toán. Khi đó doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thƣơng mại. Trƣờng hợp ngƣời mua hàng mua nhiều lần mới đạt đƣợc lƣợng hàng đƣợc hƣởng chiết khấu thƣơng mại thì số chiết khấu ngƣời mua đƣợc hƣởng đƣợc giảm trừ vào giá bán của hoá đơn bán hàng lần cuối cùng. Khi số chiết khấu ngƣời mua đƣợc hƣởng lớn hơn số tiền bán hàng đƣợc ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì sẽ tiếp tục trừ vào hóa đơn của lần mua hàng tiếp theo trong kỳ tới. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền đƣợc giảm giá. Trƣờng hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng thì phải chi tiền chiết khấu thƣơng mại cho ngƣời mua. Khoản chiết khấu thƣơng mại trong các trƣờng hơp này đƣơc phản ánh vào TK 521 2.1.5.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 521 - “Chiết khấu thƣơng mại” Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thƣơng mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho ngƣời mua vì ngƣời mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với số lƣợng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thƣơng mại đã ghi chép trên hợp đồng kinh tế mua bán. Nội dung và kết cấu TK 521: Bên Nợ: Số chiết khấu thƣơng mại đã thanh toán cho khách hàng. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thƣơng mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu của kỳ hạch toán. Tài khoản 521 không có số dƣ cuối kỳ. 2.1.5.4 Sơ đồ hạch toán 12 TK 111, 112, 131 TK 521 Số tiền bên bán chấp nhận giảm trừ cho khách hàng TK 511 Kết chuyển chiết khấu thƣơng mại TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chiết khấu thƣơng mại 2.1.6 Kế toán giảm giá hàng bán 2.1.6.1 Khái niệm Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho ngƣời mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu (Điều 03, Chuẩn mực kế toán số 14). 2.1.6.2 Thủ tục chứng từ trong trường hợp giảm giá hàng bán Đối với doanh nghiệp đã xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và lập hóa đơn giao cho ngƣời mua nhƣng sau đó do hàng hóa, dịch vụ kém phẩm chất hay không đúng quy cách…phải điều chỉnh giảm giá bán thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản. Trong văn bản ghi rõ số lƣợng, quy cách hàng hóa, mức giảm giá theo hóa đơn đã xuất (ghi rõ số, ký hiệu, ngày tháng lập hóa đơn), lý do giảm giá, đồng thời bên bán lập hóa đơn để điều chỉnh mức giá đƣợc điều chỉnh. Hóa đơn đƣơc lập mới ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hóa dịch vụ tại hóa đơn số, ký hiệu, ngày tháng…Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế GTGT đầu vào và đầu ra. 2.1.6.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 532 – “Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng đƣợc hƣởng do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách theo yêu cầu trong hợp đồng đã ký kết. Nội dung và kết cấu TK 532: Bên Nợ: 13 Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho ngƣời mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc TK 512 – “Doanh thu bán hàng nội bộ”. Tài khoản 532 không có số dƣ cuối kỳ. 2.1.6.4 Sơ đồ hạch toán TK 111, 112, 131 TK 532 Số tiền bên bán chấp nhận giảm giá cho khách hàng TK 511 Kết chuyển giảm giá hàng bán TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán 2.1.7 Kế toán hàng bán bị trả lại 2.1.7.1 Khái niệm Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lƣợng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán (Điều 03, Chuẩn mực kế toán số 14). 2.1.7.2 Thủ tục chứng từ trường hợp hàng bán bị trả lại Khi mua hàng mà ngƣời bán đã xuất hóa đơn, ngƣời mua đã nhận hàng nhƣng sau đó ngƣời mua phát hiện hàng không đúng quy cách, chất lƣợng phải trả lại một phần hay toàn bộ lô hàng. Khi xuất hàng trả lại cho ngƣời bán ngƣời mua phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại cho ngƣời bán do không đúng quy cách hoặc không đảm bảo chất lƣợng, tiền thuế GTGT tƣơng ứng (nếu có). Hóa đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai. Trƣờng hợp ngƣời mua là đối tƣợng không có hóa đơn, khi trả lại hàng, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng, số lƣợng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế 14 GTGT (ghi rõ của hóa đơn nào: số hiệu, ngày tháng lập hóa đơn), lý do trả lại hàng kèm hóa đơn (bản sao y có chứng thực) gửi cho bên bán. Biên bản này đƣợc lƣu giữ cùng với hóa đơn để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, số thuế GTGT đã kê khai của bên bán. Nếu ngƣời bán đã xuất hàng và lập hóa đơn, ngƣời mua chƣa nhận hàng nhƣng phát hiện hàng không đúng quy cách, chất lƣợng phải trả lại một phần hay toàn bộ lô hàng. Khi trả lại hàng, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng, số lƣợng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT (ghi rõ của hóa đơn nào: số hiệu, ngày tháng lập hóa đơn), lý do trả lại hàng kèm hóa đơn (bản chính) gửi cho bên bán để bên bán lập lại hóa đơn cho số lƣợng hàng đã nhận. Các hóa đơn này là căn cứ để bên bán điều chỉnh kê khai doanh số bán, số thuế GTGT đầu ra. 2.1.7.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 531 – “Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân nhƣ: Vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng bị mất hoặc kém phẩm chất, hàng không đúng chủng loại hoặc quy cách. Giá trị hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lƣợng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo. Nội dung và kết cấu TK 531: Bên Nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho ngƣời mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo. Tài khoản 531 không có số dƣ cuối kỳ. 2.1.7.4 Sơ đồ hạch toán 15 TK 111, 112, 131 TK 531 TK 511 Thanh toán với ngƣời mua Kết chuyển hàng bán số hàng bị trả lại bị trả lại TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại 2.1.8 Thu nhập khác 2.1.8.1 Khái niệm Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trƣớc đƣợc hoặc có dự tính đến nhƣng ít có khả năng xảy ra hiện thực hoặc là những khoản thu không mang tính thƣờng xuyên. 2.1.8.2 Nguyên tắc hạch toán Loại tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu nhập, không phản ánh các khoản chi phí. Do đó, trong kỳ kế toán tài khoản thuộc loại 7 đƣợc phản ánh bên có, cuối kỳ đƣợc kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. 2.1.8.3 Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: TK 711 – “Thu nhập khác” có kết cấu và nội dung nhƣ sau: Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phƣơng pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phƣơng pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711 không có số dƣ cuối kỳ. 16 * Chứng từ sử dụng: sử dụng hóa đơn, các chứng từ thu tiền liên quan… 2.1.8.4 Sơ đồ hạch toán TK 711 TK 911 TK 111, 112 Thu phạt khách hàng vi phạm Kết chuyển thu nhập khác hợp đồng kinh tế vào tài khoản 911 TK 111, 112 Thu đƣợc khoản phải thu khó đòi đã xóa nợ TK 111, 112 Thuế đƣợc nhà nƣớc hoàn lại bằng tiền TK 152, 156, 211 Thu nhập, tiền thƣởng, vật phẩm đƣợc biếu, tặng TK 338, 344 Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ ký cƣợc ngắn hạn, dài hạn TK 331, 338 Nợ phải trả không xác định đƣợc chủ hoặc chủ không đòi Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán các khoản thu nhập khác 2.1.9 Kế toán giá vốn hàng bán 2.1.9.1 Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thƣơng mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã đƣợc xác định là tiêu thụ, và các khoản khác đƣợc tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. 17 2.1.9.2 Các phương pháp tính giá xuất kho * Phương pháp bình quân gia quyền Giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể đƣợc tính theo thời kỳ hoặc mỗi lần nhập một lô hàng về, phụ thuộc tình hình của doanh nghiệp (Điều 15, chuẩn mực kế toán số 02 - "Hàng tồn kho"). + Phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ: Trị giá thành phẩm xuất kho trong kỳ Số lƣợng thành phẩm = xuất kho trong kỳ Giá xuất kho bình quân (2.1) x gia quyền liên hoàn Trong đó: Đơn giá bình quân gia quyền Trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ = Trị giá thành phẩm nhập kho trong kỳ + (2.2) Số lƣợng thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lƣợng thành phẩm nhập kho trong kỳ Theo phƣơng pháp này, giá vốn của thành phẩm xuất kho để bán đƣợc tính tƣơng đối hợp lý nhƣng không linh hoạt vì cuối tháng mới tính đƣợc đơn giá bình quân. + Phƣơng pháp bình quân gia quyền liên hoàn: Về bản chất, phƣơng pháp này giống phƣơng pháp trên nhƣng đơn giá bình quân phải đƣợc tính lại sau mỗi lần nhập kho thành phẩm trên cơ sở trị giá thành phẩm nhập kho và số lƣợng thành phẩm nhập kho trong mỗi lần. * Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh Trị giá vốn của thành phẩm để xuất bán chính là giá trị thực tế nhập kho của lô hàng. Áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng và mặt hàng ổn định và nhận diện đƣợc. (Điều 14, Chuẩn mực kế toán số 02 - "Hàng tồn kho") * Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO) Phƣơng pháp nhập trƣớc, xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc mua trƣớc hoặc sản xuất trƣớc thì đƣợc xuất trƣớc, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn 18 kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. (Điều 16, chuẩn mực kế toán số 02 - "Hàng tồn kho") * Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO) Phƣơng pháp nhập sau, xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc mua sau hoặc sản xuất sau thì đƣợc xuất trƣớc, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trƣớc đó. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập kho sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. (Điều 17, chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho") 2.1.9.3 Ý nghĩa Trong quá trình hoạt động thì việc xác định KQHĐKD là điều cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp, trong đó giá vốn hàng bán là yếu tố quan trọng trong việc xác định KQHĐKD. Nếu giá vốn hàng bán trên một đơn vị sản phẩm thấp sẽ làm cho doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí, làm tăng lợi nhuận kiếm đƣợc từ hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay. Vì vậy, khi doanh nghiệp kiểm soát giá vốn sẽ giúp cho nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trong các chiến lƣợc kinh doanh. 2.1.9.4 Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 632 – “Giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tƣ; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (Đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tƣ nhƣ: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tƣ theo phƣơng thức cho thuê hoạt động (Trƣờng hợp phát sinh không lớn); chi phí nhƣợng bán, thanh lý BĐS đầu tƣ. . . Nội dung kết cấu TK 632: Bên Nợ: - Tập hợp giá vốn, giá trị mua và chi phí mua phân bổ cho lƣơng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vƣợt trên mức bình thƣờng và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không đƣợc tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. 19 - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thƣờng do trách nhiệm cá nhân gây ra. - Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản lập dự phòng năm trƣớc. Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trƣớc). - Trị giá vốn của thành phẩm đã đƣợc xác định là tiêu thụ trong kỳ nhƣng do một số nguyên nhân khác nhau bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Tài khoản 632 không có số dƣ cuối kỳ. * Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng thông thƣờng, hóa đơn GTGT, bảng kê bán lẻ hàng hóa, biên bản xử lý hàng thiếu hụt, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, sổ chi tiết bán hàng… 2.1.9.5 Sơ đồ hạch toán 20 TK 154 TK 632 TK 911 Sản phẩm sản xuất xong tiêu thụ ngay Kết chuyển giá vốn không qua nhập kho hàng bán TK 157 TK 155, 156, 157 Hàng gửi Hàng gửi đi bán đi bán đƣợc xác định là tiêu thụ Thành phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại nhập kho TK 155, 156 TK 159 Xuất kho thành phẩm hàng hóa để bán Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 159 Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 152, 153, 138 Phản ánh khoản hao hụt Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán 2.1.10 Kế toán chi phí bán hàng a) Khái niệm Chi phi bán hàng là những chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong kỳ, bao gồm: Chi phí nhân viên; chi phí vật liệu, bao bì; chi phí dụng cụ đồ dùng; khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo; chi phí hoa hồng đại lý… b) Ý nghĩa Công tác hạch toán chi phí bán hàng là một khâu hạch toán quan trọng 21 giúp hình thành một tổng thể thông tin hoàn chỉnh để phục vụ cho nhà quản lý, nó xác định các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, là cơ sở để lập dự toán chi phí, giúp xác định KQHĐKD trong kỳ đƣợc chính xác hơn. Vì vậy, từ những thông tin kế toán có đƣợc mà nhà quản lý sẽ quyết định cắt giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết cho quá trình tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. c) Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: TK 641 – “Chi phí bán hàng” dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung kết cấu TK 641: Bên Nợ: - Chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên Có: - Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ hạch toán. - Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ. - Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 142 – “Chi phí trả trƣớc” để chờ phân bổ. Tài khoản 641 không có số dƣ cuối kỳ. d) Sơ đồ hạch toán 22 TK 334, 338 TK 641 Lƣơng và các khoản trích theo lƣơng TK 111, 112, 138 Ghi giảm chi phí bán hàng của nhân viên bán hàng TK 142 TK 152, 153 Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí bán hàng chuyển sang kỳ sau dùng cho bộ phận bán hàng TK 142, 242, 214 TK 911 Chi phí phân bổ, trích trƣớc Kết chuyển chi phí bán hàng Khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 331, 333 Chi phí dịch vụ mua ngoài thuế phải nộp Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 2.1.11 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí của bộ máy quản lý hành chính và các chi phí khác có tính chất chung, bao gồm: Chi phí nhân viên quản lí; chi phí hành chính; chi phí văn phòng; chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ dùng quản lí; khấu hao tài sản cố định; thuế, phí, lệ phí; chi phí dự phòng; chi phí mua ngoài; chi phí khác. b) Ý nghĩa Công tác chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý cũng nhƣ công tác kế toán của doanh nghiệp, nó giúp xác định các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý; phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinh; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các 23 khoản chi phí. Từ đó xác định chính xác thu nhập, góp phần ngăn chặn hiện tƣợng tham ô, lãng phí trong kinh doanh, giúp hạ thấp chi phí và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. c) Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lƣơng nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp,… bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nƣớc, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…). Nội dung và kết cấu TK 642: Bên Nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trƣớc chƣa sử dụng hết). - Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trƣớc chƣa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 642 không có số dƣ cuối kỳ. * Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng thông thƣờng, hóa đơn GTGT; phiếu thu, phiếu chi; giấy báo nợ, giấy báo có; bảng kê thanh toán tạm ứng… 24 d) Sơ đồ hạch toán TK 334, 338 TK 642 Lƣơng và các khoản trích theo lƣơng TK 111, 112, 138 Ghi giảm chi phí QLDN của nhân viên bán quản lý TK 142 TK 152, 153 Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí QLDN chuyển sang dùng cho bộ phận quản lý kỳ sau TK 142, 242, 214 TK 911 Chi phí phân bổ, trích trƣớc Kết chuyển chi phí QLDN Khấu hao TSCĐ TK 111, 112, 331, 333 Chi phí dịch vụ mua ngoài thuế phải nộp Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1.12 Kế toán chi phí hoạt động tài chính a) Khái niệm Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tƣ tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,…; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán, đầu tƣ khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,… 25 b) Ý nghĩa Công tác chi phí tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý cũng nhƣ công tác kế toán của doanh nghiệp, nó giúp xác định các khoản chi phí phục vụ cho việc quản lý; phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinh; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí. Từ đó xác định chính xác KQHĐKD giúp nhà quản lý có những chính sách điều chỉnh kịp thời, hợp lý và đúng đắn. c) Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: TK 635 – “Chi phí tài chính” dùng để phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán. . .; Dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái. . . Nội dung và kết cấu TK 635: Bên Nợ: - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính. - Lỗ bán ngoại tệ. - Chiết khấu thanh toán cho ngƣời mua. - Các khoản lỗ do thanh lý, nhƣợng bán các khoản đầu tƣ. - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện). - Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (Lỗ tỷ giá hối đoái chƣa thực hiện). - Dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập năm trƣớc chƣa sử dụng hết). - Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tƣ XDCB (Lỗ tỷ giá - giai đoạn trƣớc hoạt động) đã hoàn thành đầu tƣ vào chi phí tài chính. - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tƣ tài chính khác. Bên Có: 26 - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trƣớc chƣa sử dụng hết); - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dƣ cuối kỳ. * Chứng từ sử dụng: Hợp đồng tín dụng, ủy nhiệm chi, séc thanh toán, hóa đơn tài chính, giấy xác nhận, biên bản góp vốn,… d) Sơ đồ hạch toán TK 111, 112, 141 TK 635 Các chi phí hoạt động tài chính TK 911 Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính TK 222 TK 121, 228, 214 Lỗ về bán chứng khoán Lỗ hoạt động liên doanh khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động TK 129, 229, 413 TK 129, 229 Lập dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính, lỗ do chênh lệch tỷ giá Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 2.1.13 Kế toán chi phí khác a) Khái niệm Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thƣờng của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trƣớc. b) Ý nghĩa Công tác kế toán chi phí khác không kém phần quan trọng trong công tác tập hợp chi phí của doanh nghiệp. Kế toán chi phí khác giúp doanh nghiệp rà soát lại các khoản chi phí ngoài hoạt động thông thƣờng hoặc các khoản chi phí đã bị bỏ sót để có thể phản ánh chính xác tình hình của doanh nghiệp. c) Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: TK 811 – “Chi phí khác” phản ánh những khoản 27 chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thƣờng của các doanh nghiệp. Nội dung kết cấu TK 811: Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 811 không có số dƣ cuối kỳ. * Chứng từ sử dụng: phiếu chi,… d) Sơ đồ hạch toán TK 811 TK 111, 112 TK 911 Các khoản chi phí khác phát sinh Kết chuyển chi phí khác (thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ) sang TK 911 TK 338, 331 Khi nộp tiền phạt Khoản tiền phải nộp do vi phạm hợp đồng TK 211 Giá trị còn lại của TSCĐ nhƣợng bán, thanh lý TK 214 Giá trị hao mòn TK 222, 223 Giá trị vốn góp liên doanh, liên kết Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán các khoản chi phí khác 28 2.1.14 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a) Khái niệm Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp theo thuế suất đƣợc quy định. (Võ Văn Nhị, Kế Toán Tài Chính) Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm thời phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. b) Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNDN = ( phải nộp Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ ) X KH&CN (nếu có) Thuế suất thuế TNDN (2.3) Thu nhập chịu thuế: (tính theo năm dƣơng lịch hoặc năm tài chính) bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nƣớc ngoài và thu nhập chịu thuế khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế (2.4) Thu nhập tính thuế: đƣợc xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập đƣợc miễn thuế và các khoản lỗ đƣợc kết chuyển từ các năm trƣớc theo quy định. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản lỗ được kết (2.5) chuyển theo quy định Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 25% c) Ý nghĩa 29 Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong khuyến khích đầu tƣ phát triển kinh tế – xã hội, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ thông qua các quy định về ƣu đãi thuế, các yếu tố kỹ thuật trong tính thuế, quản lý thuế. Thuế thu nhập doanh nghiêp là công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính phủ. d) Tài khoản, chứng từ sử dụng * Tài khoản sử dụng: TK 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Nội dung và kết cấu TK 8211: Bên Nợ: - Thuế TNDN phải nộp phát sinh trong năm - Thuế TNDN phải nộp bổ sung của các năm trƣớc khi phát hiện có sai sót - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8211 > số phát sinh bên nợ TK 8211 sang TK 911 Bên Có: - Số thuế TNDN thực tế phải nộp < số thuế TNDN đã tạm nộp. - Thuế TNDN phải nộp giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trƣớc. - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8211 < số phát sinh bên nợ TK 8211 sang TK 911. Nội dung và kết cấu TK 8212: Bên Nợ: - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm. 30 - Hoàn nhập chi phí thuế TNDN hoãn lại. - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 > số phát sinh bên nợ TK 8212 sang TK 911. Bên Có: - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm > thuế TNDN hoãn lại đƣợc hoàn nhập trong năm) - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hoãn lại đƣợc hoàn nhập trong năm > thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm) - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 < số phát sinh bên nợ TK 8212 sang TK 911 Tài khoản 821 không có số dƣ cuối kỳ * Chứng từ sử dụng: Bảng tính toán, kết chuyển chi phí và doanh thu, thu nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp; Bảng tính toán kết chuyển chênh lệch; Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;… e) Sơ đồ hạch toán 3334 8211 Số thuế TNDN tạm nộp; Số thuế TNDN phải nộp > số thuế TNDN đã tạm nộp 3334 Số thuế TNDN phải nộp < số thuế TNDN đã tạm nộp 911 911 Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8211 > số phát sinh bên nợ TK 8211. Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8211 < số phát sinh bên nợ TK 8211. Hình 2.13 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.15 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm KQKD là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và các 31 hoạt động khác trong một kỳ hạch toán, đƣợc biểu hiện bằng số tiền lãi lỗ. Sau một kỳ kế toán, cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác là kịp thời. Chú ý nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán. b) Mục tiêu, ý nghĩa của việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kế toán xác định KQKD của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung trong việc xác định lƣợng hàng hóa tiêu thụ thực tế và chi phí tiêu thụ thực tế phát sinh trong kỳ nói riêng của mình, biết đƣợc xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh cụ thể trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Do đó, đòi hỏi kế toán trong doanh nghiệp phải xác định và phản ánh một cách đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình trong từng thời kỳ. c) Tài khoản sử dụng Tài khoản 911 – “Xác định KQKD” dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Nội dung và kết cấu TK 911: Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tƣ và dịch vụ đã bán. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển lãi trƣớc thuế về hoạt động kinh doanh. Bên Có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tƣ và dịch vụ đã bán trong kỳ. - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dƣ cuối kỳ. 32 d) Phương pháp hạch toán - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần và thu nhập thuần vào tài khoản 911: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 – Thu nhập khác Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh - Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động kinh doanh vào tài khoản 911: Nợ TK911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 635 – Chi phí tài chính Có TK811 – Chi phí khác - Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa trong kỳ đã tiêu thụ: Nợ TK911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Gía vốn hàng bán - Tính và kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại trong kỳ trƣớc vào kết quả kỳ này: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có 1422 – Chi phí chờ kết chuyển - Kết chuyển lãi, lỗ: Nếu lãi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 4212 – Lãi chƣa phân phối Nếu lỗ: Nợ TK 4212 – Lãi chƣa phân phối Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh e) Sơ đồ hạch toán 33 TK 632 TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 511 Kết chuyển doanh thu thuần TK 641 TK 512 Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ TK 642 Kết chuyển chi phí QLDN TK 515 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính TK 635 TK 711 Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính TK 811 TK 421 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển lỗ thuần TK 821 Kết chuyển chi phí thuế TNDN TK 421 Kết chuyển lãi thuần Hình 2.14 Sơ đồ xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.16 Kế toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh Phân phối kết quả kinh doanh là nhằm phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp. Nội dung kết cấu TK 421 – “Lợi nhuận chƣa phân phối” Bên Nợ: - Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp - Trích lập các quỹ - Chia lợi nhuận cho các bên liên doanh, cổ đông - Bổ sung nguồn vốn kinh doanh - Nộp lợi nhuận lên cấp trên 34 SD: Số lỗ hoạt động kinh doanh chƣa đƣợc xử lý Bên Có: - Số lợi nhuận thực tế từ hoạt động kinh doanh - Lợi nhuận cấp dƣới nộp lên hoặc số lỗ của cấp dƣới đƣợc cấp trên bù - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh SD: Số lợi nhuận chƣa phân phối hoặc chƣa sử dụng 111,112,338(8) 111,112,338(8) 4211,4212 - Trong năm, tạm chia lãi; Cuối năm, thu hồi số chênh - Cuối năm, bổ sung số lệch lãi phải chia < lãi đã chênh lệch do số lãi phải tạm chia chia > lãi đã tạm chia 411,414,415,431 411,414,415,431 - Trong năm, tạm trích lập các quỹ; - Cuối năm, bổ sung số chênh lệch do số quỹ đƣợc trích lập > số quỹ tạm trích Cuối năm, hoàn nhập số chênh lệch số quỹ đƣợc trích lập < số quỹ tạm trích 336 Xác định số lợi nhuận nộp lên cấp trên Hình 2.15 Sơ đồ hạch toán lợi nhuận chƣa phân phối 2.1.17 Những vấn đề cơ bản về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh, và các nguồn tiềm năng cần khai thác. Từ đó, đƣa ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. b) Đối tượng Đối tƣợng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là diễn biến trong quá trình sản xuất kinh doanh; các điều kiện vật tƣ, tiền vốn, tài sản lao động, môi trƣờng kinh doanh. Các đối tƣợng trên đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế và kinh tế mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau một kỳ kinh 35 doanh, bao gồm: các chỉ tiêu về doanh thu, giá thành, lợi nhuận,…và các lợi ích về kinh tế xã hội khác. Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực nhƣ: vốn, vật tƣ, lao động, cùng những nhân tố nội tại của doanh nghiệp và khách quan của thị trƣờng đã tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. c) Nhiệm vụ Đánh giá thƣờng xuyên và toàn diện tình hình thực tế các kế hoạch về vật tƣ, lao động, tiền vốn. Tình hình chấp hành các thể lệ và quản lý kinh tế của Nhà nƣớc. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phát hiện và phát triển mọi khả năng tiềm tàng, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tìm hiểu và dự đoán những lợi thế cũng nhƣ khó khăn trong tƣơng lai. Từ đó đƣa ra hoạch định chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững. d) Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh * Doanh thu: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu đƣợc phân loại nhƣ sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu từ hoạt động tài chính - Doanh thu khác Vai trò của doanh thu: Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích. Nó phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa trong kỳ. Là cơ sở đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Nó cũng là căn cứ để tính thuế. * Chi phí: Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí trong doanh nghiệp gồm: - Giá vốn hàng - Chi phí tài chính 36 - Chi phí bán hàng, chi phí QLDN - Chi phí khác * Lợi nhuận: Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác mang lại. Là chỉ tiêu chất lƣợng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch của doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Lơi nhuận bao gồm: - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là khoản chênh lệch của doanh thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành của toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thế gián thu phải nộp theo quy định. - Lợi nhuận hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp trừ đi các khoản phát sinh từ hoạt động này. Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản về tiền gời ngân hàng, cho vay, đầu tƣ chứng khoán,… - Lợi nhuận khác: Là khoản lợi nhuận không dự tính trƣớc hoặc có dự tính trƣớc nhƣng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đƣa tới. 2.1.18 Một số chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty a) Các chỉ số về hiệu quả hoạt động * Vòng quay hàng tồn kho: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm đƣợc chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho bình quân 37 (2.6) Hàng tồn kho đầu kỳ + hàng tồn kho cuối kỳ Hàng tồn kho bình quân = (2.7) 2 * Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thƣớc đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dƣ bình quân các khoản phải thu trong kỳ. Vòng quay khoản phải thu Doanh thu thuần = (2.8) Khoản phải thu bình quân Khoản phải thu = Khoản phải thu đầu kỳ bình quân + Khoản phải thu cuối kỳ (2.9) 2 * Kỳ thu tiền bình quân: là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong năm = Vòng quay khoản phải thu (2.10) Hệ số này theo nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lƣợc kinh doanh, phƣơng thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể. * Vòng quay tổng tài sản: Tỷ số vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu qủa của việc sử dụng tài sản. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần = Tổng giá trị tài sản bình quân b) Các chỉ số về khả năng sinh lời * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales - ROS) 38 (2.11) Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu đƣợc tạo ra trong kỳ. Nói cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trƣớc hay so sánh với các doanh nghiệp khác. Công thức tính đƣợc thiết lập nhƣ sau: Lợi nhuận ròng ROS (%) = x 100 Doanh thu thuần (2.12) Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hƣởng của các chiến lƣợc tiêu thụ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. * Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return On Asset - ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản hay còn gọi là suất sinh lời của tài sản dùng để đo lƣờng khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Công thức tính nhƣ sau: Lợi nhuận ròng ROA (%) = Tổng tài sản bình quân x 100 (2.13) Công thức trên có thể đƣợc viết lại nhƣ sau: ROA = Lợi nhuận ròng x Doanh thu thuần = ROS Doanh thu thuần Tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản x (2.14) Nhƣ vậy, suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ ROS và vòng quay tổng tài sản. ROA càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu càng lớn. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) Tỷ số này đo lƣờng mức lợi nhuận trên mức đầu tƣ của các chủ sở hữu. Công thức tính đƣợc thiết lập nhƣ sau: Lợi nhuận ròng ROE (%) = Vốn chủ sở hữu bình quân 39 x 100 (2.15) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn mà nguồn vốn hình thành nên tài sản. Vì vậy, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ lệ thuộc suất sinh lời của tài sản (ROA) Các nhà đầu tƣ rất quan tâm đến chỉ số này, bởi đây là khả năng thu nhập mà doanh nghiệp có thể nhận đƣợc nếu doanh nghiệp quyết định đặt vốn vào công ty. 2.1.19 Phân tích theo mô hình Dupont Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể, từ đó đƣa ra các quyết định nhằm cải thiện tình hình tài chính trong công ty. Phân tích Dupont sẽ cho thấy mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu, đƣợc gọi là phƣơng pháp Dupont vì công ty Dupont ở Hoa Kỳ là công ty đầu tiên sử dụng các mối quan hệ chủ yếu này để phân tích các tỷ số tài chính. Kỹ thuật phân tích Dupont đƣợc biểu diễn bởi 2 dạng căn bản sau: Dupont đƣợc triển khai dƣới dạng cơ bản: ROA = ROS x Vòng quay tổng tài sản Lợi nhuận ròng ROA = Doanh thu thuần Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân (2.16) Dupont đƣợc triển khai dƣới dạng mở rộng: ROE = ROA x Hệ số vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng ROE = Tổng tài sản bình quân x Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận ròng ROE = Tổng tài sản bình quân 40 (2.17) Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu x Vốn chủ sở hữu (2.18) ROE ROA ROS Lợi nhuân thuần Chia Nhân Nhân Doanh thu Tổng TS/VCSH Vòng quay tổng tài sản Doanh thu Chia Tổng tài sản Hình 2.16 Sơ đồ phân tích Dupont Tác dụng của phƣơng pháp phân tích Dupont: - Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn). - Cho phép phân tích lƣợng hóa những nhân tố ảnh hƣởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phƣơng pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch). - Đề ra các chính sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài này đƣợc thu thập chủ yếu từ các sổ sách, báo cáo tài chính do Phòng Kế toán của Công ty cung cấp. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Đề tài này sử dụng các tỷ số tài chính (ROA, ROE, ROS) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phƣơng pháp thống kê; so sánh số tƣơng đối, số tuyệt đối để đánh giá tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 41 2.2.2.1 Phương pháp thống kê Dựa vào các tài liệu, báo cáo và điều tra đã đƣợc tổng hợp có độ tin cậy để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và trình bày các chỉ tiêu đó dƣới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị từ đó rút ra những kết luận và đề xuất giải pháp hợp lý. 2.2.2.2 Phương pháp so sánh Là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu năm trƣớc hay chỉ tiêu dự toán. Đây là phƣơng pháp đơn giản, đƣợc sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong các dự báo chỉ tiêu kinh tế xã hội. Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để so sánh phải đồng nhất cả về thời gian lẫn không gian. Có 2 phƣơng pháp so sánh: tuyệt đối và tƣơng đối - Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số giữa hai chỉ tiêu, có thể là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) hoặc chỉ tiêu năm nay so với năm trƣớc. ∆ = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu dự toán Hoặc: ∆ = Chỉ tiêu năm nay – Chỉ tiêu năm trƣớc Với ∆: Mức chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu. + So sánh kết quả kinh doanh kỳ này với kỳ trƣớc để đánh giá tình hình kinh doanh của công ty. + So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán để phân tích sự biến động chi phí của công trình. - Phương pháp so sánh tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng, đƣợc tính dựa vào công thức sau: F1 – F0 ∆F = * 100% (2.19) F0 Trong đó: ∆ F là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích F1 là trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0 là trị số chỉ tiêu kỳ gốc 42 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƢƠNG MẠI NHÂN LỰC 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty TNHH XD & TM NHÂN LỰC đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 16/10/2008. Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh số 5902000300 do Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Sóc Trăng cấp. Mã số thuế số: 2200292177 Điện thoại: 0793.627666 Địa chỉ: Số 20-KTM06, Đƣờng số 6, KĐT 5A, TP.Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Điện thoại: 0793627666 Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng cơ bản và sản xuất bê tông thƣơng phẩm… Hình thức tổ chức doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn. Vốn kinh doanh: 12.000.000.000 VNĐ (Mƣời hai tỷ đồng). Trong đó có vốn góp tiền mặt của các thành viên sau: + Nguyễn Anh Tuấn: 10.000.000.000 (chiếm 83,34%). + Dƣơng Thế Nghiêm: 1.000.000.000 (chiếm 8,33%). + Nguyễn Đình Thái: 400.000.000 (chiếm 3,33%). + Nguyễn Sông Gianh: 600.000.000 (chiếm 5%). Nhân lực: Công ty có 20 nhân viên văn phòng và khoảng 70 công nhân lành nghề với trình độ khác nhau, trong đó: + Đại học: 06 ngƣời. + Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: 14 ngƣời. + Công nhân lành nghề: 70 ngƣời. Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ kỹ sƣ thiết kế và giám sát đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn cao và tận tâm với công việc. Tất cả gắn kết lại với nhau tạo nên sức mạnh cho công ty ngày càng phát triển. 43 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Lĩnh vực kinh doanh của công ty là xây dựng, thƣơng mại… với các ngành nghề chủ yếu: - Trồng hoa, cây cảnh, buôn bán hoa và cây. - Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao. - Xây dựng nhà các loại, công trình đƣờng bộ, công ích, kỹ thuật dân dụng. - Tƣ vấn, giám sát, thi công công trình dân dụng, công nghiệp; tƣ vấn thiết kế kết cấu công trình dân dụng công nghiệp. - Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nƣớc, lò sƣởi và điều hòa không khí. - Hoàn thiện công trình, hoạt động xây dựng chuyên dung khác. - Buôn bán tre nứa, gỗ cây và gỗ chế biến, xi măng, thạch cao, vật liệu,… 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÕNG THIẾT KẾ - KỸ THUẬT PHÓ KẾ TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN VẬT TƢ THỦ KHO KẾ TOÁN TIỀN MẶT, NGÂN HÀNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ KIÊM THỦ QUỸ ĐỘI CƠ KHÍ, ĐỘI CƠ ĐỘNG Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 44 ĐỘI THI CÔNG 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Giám đốc: Phụ trách chung tổ chức xem xét và giải quyết mọi biến động, khó khăn, vƣớng mắc về hoạt động của công ty và ký hợp đồng xây dựng, sữa chữa các công trình của các nhà đầu tƣ. Phó Giám đốc: Là ngƣời trực tiếp quản lý hoạt động của các đội, công trƣờng và các hoạt động khác của công ty, tham mƣu cho giám đốc về tình hình thu, chi và việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, giải quyết các chế độ chính sách cho ngƣời lao động phù hợp theo luật lệ ban hành. Phòng thiết kế - kỹ thuật: Làm nhiệm vụ thiết kế và cùng với nhân viên kỹ thuật ở các đội thi công quản lý về kỹ thuật, chất lƣợng công trình, kết hợp chặt chẽ với Phòng tài chính – kế toán lên kế hoạch xây dựng và ký kết các hợp đồng xây dựng các công trình phải đảm bảo chất lƣợng và giữ uy tín cho công ty. Phòng kế toán: Quản lý theo dõi tình hình tài chính của công ty, giám sát thi hành chế độ quy định nguyên tắc tài chính của Nhà nƣớc. Nghiên cứu đề xuất ban hành các quy định, quy chế quản lý tài chính kế toán, định chế điều hành các nghiệp vụ hạch toán kinh doanh theo luật định. Tổ chức thực hiện kiểm tra chặt chẽ tổng hợp phân tích kết quả kinh doanh, chỉ đạo quản lý ngân quỹ, mua sắm công cụ, quyết toán thu chi tài chính, có trách nhiệm quản lý lƣu trữ lâu dài các hồ sơ gốc có liên quan đến kế toán tại công ty. Các đội thi công: Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành các công trình đƣợc giao khoán theo tình hình thức khoán nội bộ. Các đội trƣởng nhận khoán theo hợp đồng nhận khoán từng phần công việc. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trƣởng Thủ Quỹ Kế toán Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng Kế toán Phải thu, Phải trả, Báo cáo Kế toán Tổng hợp Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 45 Kế toán Vật tƣ 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán Kế toán trƣởng: Thực hiện nghiêm túc chức năng đƣợc quy định trong pháp lệnh kế toán trƣởng doanh nghiệp quốc doanh. Có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc Công ty thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều hành tổ chức kế toán Nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Có trách nhiệm kiểm soát và hƣớng dẫn mọi hoạt động tổ chức và quản lý kinh doanh của các đơn vị cơ sở, đồng thời chỉ đạo cán bộ công nhân viên thuộc thẩm quyền mình quản lý từ Công ty đến Phòng Kế toán công ty nhằm làm tốt công tác kế toán – thống kê. Đồng thời, chịu trách nhiệm về sự chính xác các số liệu trong báo cáo. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt thông qua phiếu thu và phiếu chi ghi vào sổ quỹ tiền mặt hằng ngày, đối chiếu với kế toán thanh toán trong ngày để kịp thời phát hiện sai sót, cuối mỗi ngày phải khóa sổ và kiểm số dƣ tiền mặt còn lại cuối ngày. Thủ quỹ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trƣởng. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Hàng ngày ghi chép liên tục vào sổ, lập phiếu thu, chi cho các hoạt động của công ty nhƣ tạm ứng, trả lƣơng cho nhân viên,… Kế toán tiền phải thu phải trả, báo cáo thuế: Hàng ngày kết hợp với kế toán vật lieu để cập nhật số liệu thực tế về số lƣợng vật tƣ hàng hóa nhập xuất và cung ứng để theo dõi báo cáo thuế… Kế toán tổng hợp: Xác định kết quả kinh doanh các khoản thanh toán với Nhà nƣớc. Hàng tháng, hàng quý cũng nhƣ cuối kỳ kế toán, Kế toán Tổng hợp lập tất cả các báo cáo tài chính, giúp kế toán trƣởng báo cáo, phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty. Bảo quản, lƣu trữ hồ sơ tài liệu kế toán cũng nhƣ cung cấp những thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan bên ngoài. 3.4.3 Chế độ và hình thức kế toán Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, Thông Tƣ số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính ban hành. Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trên phần mềm kế toán Winktsys. Đây là phần mềm do công ty đặt hàng thiết kế để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quy mô hoạt động của công ty. 46 Sổ kế toán: - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Máy vi tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Trình tự ghi sổ kế theo hình thức kế toán trên máy vi tính: Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái, Sổ Nhật Ký Chung) và các sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã đƣợc nhập trong kỳ. Ngƣời làm kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đƣợc in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự ghi sổ kế theo hình thức kế toán Nhật ký chung: 47 - Hàng ngày, căn cứ các chứng từ gốc đã đƣợc kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan. Trƣờng hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ, tùy theo khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có). - Cuối kỳ, cộng số liệu sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh, sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết đƣợc dùng để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 48 Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm Đối chiếu, kiểm tra Ghi hàng ngày Hình 3.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung 49 Lưu đồ luân chuyển chứng từ trong quy trình kế toán doanh thu: PHÒNG KINH DOANH BỘ PHẬN BÁN HÀNG Bắt đầu Lệnh bán hàng KH ĐĐH Kiểm tra, xét duyệt Lệnh bán hàng THỦ QUỸ Hóa đơn GTGT Lệnh bán hàng A Phiếu thu Kiểm tra hàng tồn kho Phiếu xuất kho Thu tiền Phiếu giao hàng Phiếu xuất kho Phiếu thu Hóa đơn GTGT Xuất kho A PHÕNG KẾ TOÁN N KH Phiếu giao hàng Hình thức thanh toán Chấp nhận bán chịu Phiếu thu Phiếu thu Ghi sổ Lƣu Kết thúc Hình 3.5 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ trong quy trình kế toán doanh thu 50 3.4.4 Phƣơng pháp kế toán Hạch toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Đánh giá theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Phƣơng pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Tính giá theo phƣơng pháp thực tế đích danh. Khấu hao tài sản theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ. Tính giá xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền. Tính lƣơng theo phƣơng pháp hệ số và lƣơng khoán. Hệ thống sổ sách tại công ty sử dụng hình thức nhật ký chung. Tính giá thành theo phƣơng pháp trực tiếp. 3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Trong nền kinh tế thị trƣờng, kết quả hoạt động kinh doanh gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp, chỉ tiêu quan trọng để đánh giá là lợi nhuận. Khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng và phát triển. Ngƣợc lại sẽ ảnh hƣởng xấu đến doanh nghiệp, có nguy cơ phá sản. Vì vậy, để đề ra hƣớng đi đúng đắn cho đơn vị cần phải phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty. 51 Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Nhân Lực (2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 2012 2013 2013 2014 Tổng doanh thu 25.464 31.986 20.296 4.462 347 Tổng chi phí 18.480 31.787 19.895 5.701 3.036 6.984 199 400 (1.239) (2.689) 489 44 40 - - 6.495 155 360 (1.239) (2.689) Lợi nhuận trƣớc thuế Thuế Lợi nhuận sau thuế Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực Nhận xét: Dựa vào bảng 3.1 ta thấy đƣợc tổng doanh thu của công ty năm 2012 tăng và cao nhất trong 3 năm cụ thể là đạt gần 32 tỷ đồng, tăng hơn 6,5 tỷ so với năm 2011 (doanh thu đạt trên 25 tỷ đồng). Tuy nhiên, tổng chi phí của công ty năm 2012 (trên 31,7 tỷ đồng) tăng rất cao so với năm 2011 (trên 18,4 tỷ đồng) do đó làm cho lợi nhuận trƣớc thuế của công ty bị ảnh hƣởng nhiều, cụ thể lợi nhuận giảm từ khoảng 7 tỷ (2011) xuống chỉ còn gần 200 triệu đồng (2012). Nguyên nhân làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm mạnh là vì chi phí công ty tăng cao và nhiều hơn so với lƣợng tăng doanh thu, ngoài ra còn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, tình hình bất động sản bị đóng băng. Bƣớc sang năm 2013, tổng doanh thu của công ty có xu hƣớng giảm xuống cụ thể là giảm khoảng 11,6 tỷ so với năm 2012 còn trên 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thì tình hình chi phí có chiều hƣớng khả quan hơn và chứng minh cho điều này thì ta có thể thấy đƣợc tổng chi phí năm 2013 giảm đáng kể (giảm khoảng gần 11,9 tỷ) so với năm 2012. Nhờ vậy, lợi nhuận trƣớc thuế của công ty năm 2013 (400 triệu đồng) đã tăng khoảng 2 lần so với năm trƣớc. Bƣớc sang so sánh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 với 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy đƣợc tình hình kinh doanh của Công ty không khả quan, đang trong tình hình khá căng thẳng và khó khăn. Lợi nhuận trƣớc thuế đang trong tình trạng cảnh báo vì khoản lỗ tăng gấp đôi so với cùng khoảng thời gian vào năm trƣớc, cụ thể trong cùng khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì năm 2013 Công ty lỗ trên 1,2 tỷ đồng nhƣng khoảng thời gian này trong năm 2014 Công ty lỗ trên 2,6 tỷ đồng. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận nữa năm đầu 52 2014 có thể thấy rõ đó là tổng doanh thu đạt đƣợc rất thấp chỉ đạt 347 triệu đồng, ngƣợc lại tổng chi phí thì lại rất cao (trên 3 tỷ đồng). Qua bảng tóm tắt kết quả kinh doanh của Công ty Nhân Lực trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khá khả quan trong 3 năm 2011, 2012, 2013 vì nhìn chung công ty vẫn kinh doanh có lãi. Mặc dù lợi nhuận năm 2012 và năm 2013 giảm đáng kể so với năm 2011. Tuy nhiên doanh thu 2012 lại tăng so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh thu có giảm hơn so với 2012 nhƣng lợi nhuận công ty đạt gần gấp 2 lần so với lợi nhuận năm 2012. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang trên đà phát triển trở lại, vẫn duy trì thị trƣờng cũ và mở rộng ra thị trƣờng mới trong bối cảnh ngành xây dựng đang gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014 thì kết quả kinh doanh của Công ty chƣa đƣợc tốt vì khoản lợi nhuận trƣớc thuế đang ở con số âm (lỗ trên 2,6 tỷ đồng). Nhƣng điều này chƣa đánh giá đƣợc Công ty kinh doanh có hiệu quả hay không, mà ta chỉ có thể nhận xét tình hình kinh doanh những tháng đầu năm này đang gặp khó khăn, không đƣợc khả quan. Và khó khăn chủ yếu đối với Công ty lúc này là nguồn vốn phục vụ cho những công trình mới thi công, do đó để xoay sở vốn Công ty phải vay mƣợn nhiều nguồn khác nhau dẫn đến chi phí lãi vay cao góp phần làm cho tổng chi phí rất cao. Ngoài ra, những công trình chỉ mới bắt đầu thi công nên chƣa có đƣợc doanh thu từ công trình hoàn thành bàn giao, doanh thu của Công ty nhận đƣợc chủ yếu từ các hoạt động nhỏ lẻ nhƣ cho thuê máy móc thiết bị trong thời gian ngắn. Từ các khoản doanh thu nhỏ lẻ và khoảng chi phí khổng lồ nhƣ vậy thì lợi nhuận chắc hẳn sẽ ở con số âm, do doanh thu không bù đắp đƣợc khoản chi. Nhƣng sang những tháng tiếp theo thì không hẳn lợi nhuận sẽ không thay đổi theo chiều hƣớng tốt hơn. 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty Nhân Lực đã trải qua gần 6 năm hoạt động và từng bƣớc khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng nhờ vào các thuận lợi mà công ty có đƣợc. Bên cạnh đó công ty cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Cụ thể là những thuận lợi và khó khăn sau. 3.6.1 Thuận lợi - Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại nằm trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng đây đã là một lợi thế vì nơi đây cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu. Do đó nhu cầu xây dựng là rất lớn, nhất là những công trình dân dụng. Môi trƣờng kinh doanh thuận lợi này là một yếu tố rất quan trọng giúp công ty phát triển một cách nhanh chóng. 53 - Trong quá trình hình thành và phát triển công ty đã tích góp đƣợc nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công công trình. Công ty đang dần tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng thông qua việc hoàn thành nhiều công trình xây dựng chất lƣợng và đúng tiến độ, đó là nền tảng giúp công ty phát triển trong tƣơng lai. - Ngoài ra, yếu tố quyết định sự phát triển thịnh vƣợng và bền vững của doanh nghiệp chính là con ngƣời. Cụ thể, Công ty Nhân lực nhờ có đƣợc đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao nhƣ: kỹ sƣ xây dựng, kỹ sƣ cơ khí, kỹ sƣ điện, cử nhân kế toán, các tổ đội thi công…luôn năng nổ, nhiệt tình trong công việc và có tinh thần tích cực phấn đấu nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn trong quản lý kinh doanh. Do đó công ty luôn có đủ nhân lực để thực hiện các hoạt động xây dựng với tiến độ nhanh và chất lƣợng công trình đƣợc đảm bảo. 3.6.2 Khó khăn - Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành. - Giá cả nguyên vật liệu xây dựng, xăng dầu tăng cao đột ngột làm ảnh hƣởng đến các công trình đang thi công dở dang. - Do khó khăn trong nền kinh tế cả nƣớc dẫn đến việc khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hang mặc dù lãi suất cho vay đã hạ xuống. - Vốn kinh doanh còn thiếu so với nhu cầu sản xuất. - Máy móc, trang thiết bị cũ kỹ, công nghệ còn lạc hậu chƣa đƣợc đầu tƣ. 3.6.3 Phƣơng hƣớng phát triển - Công ty tiếp tục phát triển, đẩy mạnh đầu tƣ, cải tiến trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thiện mô hình sản xuất, bố trí sắp xếp lao động một cách phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của từng giai đoạn. Tập trung xây dựng nhà ở dân dụng có giá trị thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của ngƣời dân và tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. - Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác xây dựng và quy trình quản lý tiêu chuẩn, chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO. - Đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình sản xuất. - Thực hiện phân tích, đánh giá chất lƣợng lao động để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện trong tác phong cũng nhƣ khả năng làm việc của ngƣời lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. - Nâng cao chất lƣợng sản phẩm vì mục đích cạnh tranh, tăng lợi nhuận 54 cho Công ty. - Thực hiện mục tiêu “Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc” để khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng xây lắp và vật tƣ xây dựng, tạo uy tín, chiếm đƣợc tình cảm của khách hàng trong và ngoài nƣớc. 55 CHƢƠNG 4 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NHÂN LỰC 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THÁNG 06 NĂM 2014 4.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng - Hóa đơn GTGT gồm 3 liên: liên 1 lƣu tại Công ty, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 lƣu trong hồ sơ bán hàng. - Phiếu xuất kho gồm 3 liên: liên 1 lƣu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp ghi vào sổ chi tiết, liên 3 giao cho ngƣời vận chuyển làm chứng từ đi đƣờng và giao hàng. - Phiếu nhập kho gồm 2 liên: liên 1 lƣu ở bộ phận lập phiếu, liên 2 giao cho thủ kho kiểm tra đối chiếu với số lƣợng đặt mua và tiến hành ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để ghi vào sổ chi tiết. - Biên bản nhập, xuất thành phẩm. - Bảng kê chi tiết bán hàng - Phiếu thu, phiếu chi gồm 3 liên: liên 1 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ, một liên chuyển cho bộ phận kế toán ghi sổ và liên còn lại giao cho ngƣời nộp tiền. - Giấy báo của ngân hàng - Bảng phân bổ lƣơng. - Bảng trích khấu hao tài sản cố định,… 4.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng Công ty áp dụng đầy đủ các sổ kế toán của hình thức Nhật ký chung theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ cái. - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản doanh thu, chi phí. 4.1.3 Tài khoản kế toán sử dụng Công ty áp dụng đầy đủ các tài khoản kế toán theo quyết định số 56 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 và luật sửa đổi bổ sung theo thông tƣ 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009. Công ty sử dụng các tài khoản hạch toán doanh thu, chi phí sau: - Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, gồm 5 tài khoản cấp 2: 5111 - Doanh thu bán hàng hóa 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ 5114 - Doanh thu trợ cấp trợ giá 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản 5118 - Doanh thu khác - Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính, gồm 2 tài khoản cấp 2: 5151 - Lãi tiền gửi ngân hàng 5152 - Lãi chênh lệch tỷ giá - Tài khoản 711 - Thu nhập khác, gồm 2 tài khoản cấp 2: 7111 - Đƣợc thƣởng 7112 - Thu nhập từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ Các TK hạch toán chi phí Công ty sử dụng: - Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán - Tài khoản 635 - Chi phí tài chính, gồm 2 tài khoản cấp 2: 6351 - Chi phí lãi vay 6352 - Lỗ chênh lệch tỷ giá - Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, gồm các tài khoản cấp 2: 6411 - Chi phí nhân viên bán hàng 6412 - Chi phí nhiên liệu, sửa chữa 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6418 - Chi phí bán hàng bằng tiền khác - Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, gồm các tài khoản cấp 2: 57 6421 - Chi phí nhân viên quản lý 6422 - Chi phí vật liệu quản lý 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6428 - Chi phí quản lý doanh nghiệp bằng tiền khác - Tài khoản 811 – chi phí khác, gồm 2 tài khoản cấp 2: 8111 – Chi phí bồi thƣờng, bị phạt 8112 – Chi phí thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ 4.1.4 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 6 năm 2014 1. Ngày 05/06/2014, thu tiền cho thuê xe với số tiền 6.300.000 đồng (bao gồm VAT 10%), khách hàng đã thanh toán bằng tiền Việt Nam theo phiếu thu 002/06. Nợ TK 1111 6.300.000 Có TK 5113 5.727.273 Có TK 3331 572.727 2. Ngày 09/06/2014, xuất kho 99 thùng Gạch men 40x40 loại 1 theo phiếu xuất kho số PXK 001/06, giá xuất kho là 61.818 đồng/thùng bán cho Công ty Tài Lực theo hóa đơn GTGT số 0000100. Giá bán 70.909 đồng/thùng, VAT 10%, khách hàng chƣa thanh toán. Nợ TK 632 6.119.982 Có TK 1561 6.119.982 Nợ TK 131 7.722.000 Có TK 5112 7.020.000 Có TK 3331 702.000 3. Ngày 10/06/2014, Công ty lập phiếu xuất kho PXK 002/06, xuất 181 thùng Gạch men 40x40 với giá xuất kho 64.902 đồng/thùng bán cho Công ty Tài Lực theo hóa đơn GTGT số 0000101. Giá bán là 73.636 đồng/thùng, VAT 10%. Khách hàng thanh toán tiền hàng ngày 10/06 và tiền còn nợ của ngày 09/06 bằng tiền mặt theo phiếu thu PT 005/06. 58 Nợ TK 1111 7.722.000 Có TK 131 7.722.000 Nợ TK 632 11.747.262 Có TK 1561 11.747.262 Nợ TK 1111 14.661.000 Có TK 511 13.328.182 Có TK 3331 1.332.818 4. Ngày 11/06/2014, chi tiền mặt cho số tiền công chứng hồ sơ là 72.000 đồng theo phiếu chi PC 014/06. Nợ TK 6428 72.000 Có TK 1111 72.000 5. Ngày 16/06/2014, xuất kho 133 thùng Gạch 40x40 loại 1 theo phiếu xuất kho PXK 003/06, giá xuất kho 73.472 đồng/thùng bán cho Công ty CPĐT & PT Đô thị Dầu khí Cửu Long theo hóa đơn GTGT số 0000102. Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu PT 007/06, số tiền là 10.905.202 đồng, trong đó VAT = 10%.(Giá bán 74.540 đồng/thùng) Nợ TK 632 9.771.776 Có TK 1561 9.771.776 Nợ TK 1111 10.905.202 Có TK 5112 9.913.820 Có TK 3331 991.382 6. Ngày 16/06/2014, chi tiền điện thoại, fax tháng 5 năm 2014 theo phiếu chi PC 023/06 số tiền 140.628 đồng, trong đó VAT 10%. Nợ TK 6427 127.844 Nợ TK 1331 12.784 Có TK 1111 140.628 7. Ngày 17/06/2014, Công ty lập phiếu xuất kho PXK 004/06, xuất 15 bao Bột trét nội thất với giá 194.765 đồng/bao bán cho chị Lƣơng Thu Phƣợng theo hóa đơn GTGT số 0000103. Giá bán là 196.032 đồng/bao, VAT 10%. Chị Phƣợng thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu PT 009/06. Nợ TK 632 2.921.475 59 Có TK 1561 2.921.475 Nợ TK 1111 3.234.528 Có TK 5112 2.940.480 Có TK 3331 294.048 8. Ngày 18/06/2014, xuất kho 95 thùng Gạch men 40x40 loại 1 theo phiếu xuất kho PXK 005/06, giá xuất kho là 135.720 đồng/thùng bán cho chị Lƣơng Thu Phƣợng theo hóa đơn GTGT số 0000104. Giá bán 136.720 đồng/thùng, VAT 10%, chị Phƣợng thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt theo phiếu thu PT 010/06. Nợ TK 632 12.893.400 Có TK 1561 12.893.400 Nợ TK 1111 14.287.240 Có TK 5112 12.988.400 Có TK 3331 1.298.840 9. Ngày 23/06/2014, xuất kho 15 bao Bột trét nội thất theo phiếu xuất kho PXK 006/06, giá vốn 2.380.000 đồng bán cho Công ty Tài Lực theo hóa đơn GTGT số 0000104. Giá bán chƣa thuế VAT là 196.363 đồng/bao, VAT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu PT 012/06. Nợ TK 632 2.380.000 Có TK 1561 2.380.000 Nợ TK 1111 3.239.990 Có TK 5112 2.945.445 Có TK 3331 294.545 10. Ngày 24/06/2014, chị Trần Thị Cẩm Dung chi nộp tiền vào tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Sóc Trăng số tiền 20.500.000 đồng theo phiếu chi PC 043/06. Sang ngày 25/06/2014 nhận đƣợc giấy báo của ngân hàng. Nợ TK 1111 20.500.000 Có TK 1121 20.500.000 11. Ngày 25/06/2014, Công ty chi tiền mặt trả lãi vay ngân hàng số tiền 79.885.000 đồng theo phiếu chi PC 045/06. Nợ TK 6351 79.885.000 60 Có TK 1111 79.885.000 12. Ngày 26/06/2014, tổng số khấu hao TSCĐ là 43.133.363 đồng. Trong đó bộ phận quản lý doanh nghiệp là 12.481.462 đồng và chờ phân bổ là 30.651.901 đồng. Nợ TK 6424 12.481.462 Nợ TK 1421 30.651.901 Có TK 2411 43.133.363 13. Ngày 28/06/2014, tiền điện Công ty phải thanh toán theo hóa đơn điện số 32053 với giá chƣa VAT là 16.357.636, VAT 10%. Phân bổ các đối tƣợng: Phân xƣởng sản xuất là 14.732.084 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.625.552 đồng. Nợ TK 627 14.732.084 Nợ TK 6427 1.625.552 Nợ TK 1331 1.635.764 Có TK 331 17.993.400 14. Ngày 30/06/2014, bảng tổng hợp và phân bổ lƣơng cho các đối tƣơng nhƣ sau: - Công nhân trực tiếp sản xuất: 231.008.540 đồng - Nhân viên phân xƣởng: 30.352.440 đồng 113.248.444 đồng - Nhân viên QLDN: Nợ TK 622 231.008.540 Nợ TK 627 30.352.440 Nợ TK 6421 113.248.444 Có TK 334 374.609.424 15. Công ty tiến hành trích lập BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định Nợ TK 622 53.131.964 Nợ TK 627 6.981.061 Nợ TK 6421 26.047.142 Nợ TK 334 35.587.895 Có TK 338 121.748.062 61 Các hạch toán khóa sổ và kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh vào cuối tháng. Đồng thời kết chuyển sang tài khoản lợi nhuận chƣa phân phối theo trình tự hạch toán KQKD: * Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 79.736.311 Có TK 911 79.736.311 * Kết chuyển các khoản chi phí: Nợ TK 911 483.449.906 Có TK 632 230.162.485 Có TK 635 79.885.000 Có TK 642 173.402.421 * Kết chuyển lỗ: Nợ TK 4211 403.713.595 Có TK 911 403.713.595 Nhận xét: Qua quá trình ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định KQKD trong tháng 6 năm 2014 tại Công ty Nhân Lực ta thấy đƣợc một số mặt về hình thức cũng nhƣ nội dung nhƣ sau: - Về trình tự ghi sổ: Công ty thực hiện đúng theo trình tự ghi sổ của hình thức Nhật ký chung. Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời các nghiệp vụ này còn đƣợc ghi vào các sổ nhật ký đặc biệt. Cuối kỳ, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ các nghiệp vụ trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Về chứng từ: các mẫu chứng từ Công ty sử dụng đúng với quy định của Bộ Tài chính và phù hợp với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài ra, thông tin đƣợc ghi nhận trên chứng từ cũng đƣợc thực hiện tƣơng đối đầy đủ và chính xác, đảm bảo thể hiện rõ ràng các khoản mục cần thiết. Nhƣng bên cạnh đó còn thiếu một số thông tin trên mẫu chứng từ và chữ ký của các bên liên quan trong quá trình thực hiện nghiệp vụ làm giảm tính hợp pháp đối với chứng từ (xem phụ lục 2). 62 - Về sổ sách: việc lên sổ sách của Công ty tƣơng đối đầy đủ và đảm bảo đúng mẫu quy định, cùng với việc ghi nhận kịp thời, trung thực đảm bảo thực hiện tôt quá trình quản lý và theo dõi các số liệu kế toán của Công ty (xem phụ luc 03). - Về nội dung: Các nghiệp vụ phát sinh tƣơng đối đơn giản. Kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng 06 năm 2014 của Công ty đang gặp khó khăn, tình hình lợi nhuận đang ở mức âm, cụ thể Công ty lỗ 403.713.595 đồng. Tuy nhiên, đây là tháng Công ty thu đƣợc nhiều khoản doanh thu nhất trong khoảng 6 tháng đầu năm 2014. Khoản lỗ là do trong tháng các khoản mục chi phí phát sinh quá nhiều, đặc biệt cuối tháng có công trình mới hoàn thành đƣợc kết chuyển vào chi phí giá vốn tƣơng đối cao, trong khi đó doanh thu nhận đƣợc thì thấp hơn so với chi phí nên không đủ để cắn trừ làm cho KQKD ở con số âm. Do đó, Công ty phải có giải pháp về việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí có hiệu quả để cải thiện tình hình kinh doanh của mình trong tƣơng lai. Ví dụ điển hình nhƣ khoản chi trả lãi vay ngân hàng ở nghiệp vụ số 9 là một hạn chế trong việc sử dụng chi phí, vì khoản lãi vay gần 80 triệu thì không nên chi tiền mặt mà nên trả bằng chuyển khoản, nếu trả bằng chuyển khoản Công ty sẽ tiết kiệm đƣợc khoản chi phí. 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY NHÂN LỰC TỪ NĂM 2011 ĐẾN HẾT THÁNG 6 NĂM 2014 4.2.1 Phân tích doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ nó góp phần vào việc bù đắp chi phí, phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó chứng tỏ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận. Do đó doanh nghiệp nên thực hiện ghi nhận doanh thu bán hàng một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác để các nhà quản lý có thể đƣa ra các giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp khắc phục kịp thời hạn chế hay phát huy những lợi thế của mình đang có. Vì vậy, tình hình doanh thu ở mỗi doanh nghiệp nên đƣợc phân tích một cách đều đặn, thƣờng xuyên và giám sát chặt chẽ. 63 Bảng 4.1 Tình hình doanh thu của Công ty Nhân Lực giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng Giá trị (%) Năm 2012 Tỷ trọng Giá trị (%) Chênh lệch 2013 Tỷ trọng Giá trị (%) 2012/2011 Tỷ lệ Giá trị (%) 2013/2012 Tỷ lệ Giá trị (%) DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 24.401 95,8 30.382 95,0 20.295 100,0 5.981 24,5 (10.087) (33,2) DT hoạt động tài chính 1.016 4,0 1.604 5,0 0,5 0 588 57,9 (1.603,5) (100,0) 47 0,2 - - - - (47) (100,0) - - 25.464 100,0 31.986 100,0 20.295,5 100,0 6.522 25,6 (11.691) (36,6) Thu nhập khác Tổng doanh thu Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực 64 * Về cơ cấu doanh thu: Doanh thu của công ty bao gồm 3 khoản chính: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chủ yếu của công ty. Đây luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng doanh thu (luôn đạt trên 94%). Còn về doanh thu tài chính và thu nhập khác có tỷ trọng rất nhỏ (gần nhƣ không đáng kể) hoặc không chiếm tỷ trọng ở một vài năm. Trong giai đoạn 2011 - 2013 thì tổng doanh thu năm 2012 đạt đƣợc là cao nhất , đạt gần 32 tỷ tăng hơn 6,5 tỷ so với năm 2011 (doanh thu khoảng 25 tỷ). Đến năm 2013 tổng doanh thu của công ty giảm mạnh và doanh thu đạt đƣợc thấp nhất trong 3 năm, cụ thể doanh thu năm 2013 chỉ đạt đƣợc khoảng 20 tỷ giảm gần 12 tỷ so với năm 2012. - Năm 2011, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty khá ổn tổng doanh thu mà Công ty đạt đƣợc là hơn 25 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao (95,8%), doanh thu tài chính chiếm 4% còn thu nhập khác chƣa chiếm tới 0,2% (chỉ chiếm đƣợc 0,18%) trên tổng doanh thu năm 2011. - Năm 2012, tổng doanh thu có sự tăng cao và doanh thu đạt đƣợc cao nhất trong 3 năm 2011, 2012, 2013 (gần 32 tỷ đồng). Trong năm 2012, không phát sinh khoản thu nhập khác nên tổng doanh thu chỉ bao gồm 2 khoản mục còn lại: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất nhƣng có giảm so với năm 2011(95,8%) đó là đạt còn 95%; doanh thu tài chính đã tăng lên 1% so với năm 2011 chiếm 5% trên tổng doanh thu. - Năm 2013, doanh thu sụt giảm mạnh (giảm gần 12 tỷ so với doanh thu năm 2012) và cũng là năm có doanh thu thấp thất trong giai đoan 2011 - 2013 chỉ đạt trên 20 tỷ. Nhƣng dù giá trị doanh thu đạt ở mức cao hay thấp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ vẫn là khoản mục chiếm giữ tỷ trọng đứng đầu. Đặc biệt hơn trong năm 2013 này khoản doanh thu chỉ thu đƣợc chủ yếu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chiếm dƣờng nhƣ 100%), ngoài ra còn khoản doanh thu tài chính chiếm chƣa đƣợc 0,01% * Tình hình biến động về giá trị các khoản doanh thu: Nhìn chung các khoản doanh thu còn trong tình trạng không ổn định, không theo chiều hƣớng cụ thể. Điển hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 giảm so với năm 2011, nhƣng lại tăng vào năm 2013. Ngƣợc lại tình hình doanh thu tài chính năm 2012 tăng so với năm 2011 65 nhƣng đến năm 2013 lại giảm xuống mức rất thấp. Cụ thể nhƣ sau: - Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Vì là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên doanh thu từ hoạt động xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Bằng phƣơng pháp so sánh ta xác định đƣợc mức chênh lệch về doanh thu, tỷ lệ biến động theo phần trăm của doanh thu. Qua bảng 4.1 ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt trên 30 tỷ đồng, tăng khoảng 24,5% so với năm 2011 (đạt trên 24 tỷ đồng). Năm 2012, xét về tổng doanh thu hay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì cũng đều tăng so với năm trƣớc và đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2013. Tín hiệu tích cực này là nhờ vào Công ty đã trang bị các thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, do đó năng suất công việc đƣợc nâng lên rõ rệt giúp hoàn thành và bàn giao nhiều công trình xây dựng, chủ yếu là công trình dân dụng. Cùng với tình hình chung về xây dựng và kinh doanh bất động sản chƣa thật sự khả quan nhƣng Công ty đã ký kết và hoàn thành bàn giao nhiều hợp đồng, đây là một trong những nguyên nhân giúp Công ty tăng doanh thu và giữ đƣợc uy tín trên thị trƣờng. Đến năm 2013, doanh thu giảm gần 10 tỷ tƣơng đƣơng 33,2% so với năm 2012, tuy doanh thu có giảm nhƣng nó vẫn giữ vai trò là nguồn thu chủ yếu của năm. Doanh thu năm 2013 giảm do chịu ảnh hƣởng tình hình chung nền kinh tế cả nƣớc đặc biệt ngành xây dựng, theo nhƣ Báo cáo của Bộ trƣởng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 nêu rõ: “Ngành Xây dựng đã bƣớc vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nƣớc vẫn đang trong giai đoạn khó khăn; thị trƣờng BĐS vẫn còn trầm lắng; SXKD của các DN vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu, duy trì đời sống, việc làm cho ngƣời lao động tiếp tục là một thách thức lớn đối với các DN…”. Ngoài ra còn nguyên nhân khác là do đặc thù ngành xây dựng các công trình thi công thƣờng kéo dài kèm theo đó hầu hết các hợp đồng xây dựng đã đƣợc bàn giao trong năm trƣớc nên số lƣợng công trình hoàn thành để bàn giao trong năm 2013 còn lại không nhiều. - Đối với doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác: Doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty và thậm chí không phát sinh ở một vài năm theo nhƣ đã phân tích trong phần cơ cấu doanh thu ở trên. Năm 2012, doanh thu tài chính đạt khoảng 1,6 tỷ tăng gần 0,6 tỷ (tƣơng đƣơng 57,9%) so với năm 2011. Doanh thu tài chính năm 2012 tăng chủ yếu là 66 nhờ vào thu lãi tiền gửi từ các tổ chức tín dụng. Sang năm 2013, mức doanh thu tài chính của Công ty giảm đột ngột xuống chỉ còn khoảng 500 nghìn đồng gần nhƣ không có khoản thu. Sự tụt giảm bất ngờ này là do nguồn vốn trong năm 2013 phải tập trung đầu tƣ vào các công trình xây dựng bắt đầu khởi công và công trình đang xây dựng dở dang của năm trƣớc, vì vậy Công ty hầu nhƣ không còn những khoản tiền nhàn rỗi để gửi các tổ chức tín dụng và nhƣ vậy khoản thu lãi từ tiền gửi gần bằng 0. Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 khoản mục thu nhập khác chỉ phát sinh vào năm 2012, 2 năm còn lại không có phát sinh. Năm 2011, tuy thu nhập khác có phát sinh nhƣng với giá trị không đáng kể trong tổng doanh thu của năm, nó chỉ đạt khoảng 47 triệu đồng chiếm 0,2% trên tổng doanh thu (trên 25 tỷ đồng). Số tiền thu đƣợc là từ việc thanh lý, nhƣợng bán một số TSCĐ tại Công ty, bởi vì trong năm Công ty đã tiến hành tổng kiểm tra chất lƣợng máy móc, thiết bị đang sử dụng để nâng cấp hoặc thay mới các máy móc, thiết bị hiện đại hơn. Tình hình hoạt động tại Công ty trong năm 2012 và 2013 không có những vấn đề phát sinh bất thƣờng vì vậy không có khoản thu nhập cũng nhƣ chi phí khác. Tóm lại, tổng doanh thu của Công ty bị ảnh hƣởng bởi nhiều khoản doanh thu khác nhau nhƣ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, doanh thu từ hoạt động khác. Nhƣng mức độ ảnh hƣởng và sự thay đổi của mỗi khoản là không giống nhau, sự thay đổi này phụ thuộc vào tình hình chung của mỗi doanh nghiệp và tình hình biến động của nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ thế giới. Bảng 4.2 Tình hình doanh thu của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 2013 Tỷ trọng Giá trị (%) 2014 Tỷ trọng Giá trị (%) Chênh lệch 2014/2013 Tỷ lệ Giá trị (%) 4.462 100 347 100 (4.115) (92,2) DT hoạt động tài chính - - - - - - Thu nhập khác - - - - - - 4.462 100,0 347 100,0 (4.115) (92,2) Tổng doanh thu Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực 67 Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 của Công ty chủ yếu chỉ thu đƣợc từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, những nguồn thu còn lại dƣờng nhƣ chƣa có phát sinh. Khoản doanh thu đạt đƣợc từ bán hàng và cung cấp dịch vụ vào nữa năm đầu 2014 khá thấp và giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể là doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 347 triệu đồng giảm 92,2% so với 6 tháng đầu năm 2013 (DT đạt trên 4,4 tỷ đồng). Doanh thu nữa năm đầu 2014 thấp là do chƣa hoàn thành bàn giao đƣợc nhiều công trình. 4.2.2 Phân tích chi phí Chi phí là một trong hai nhân tố quan trọng ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của công ty, cho nên việc xem xét tình hình thực hiện chi phí là đều cực kỳ quan trọng, nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí, đồng thời có chiến lƣợc phù hợp làm giảm thiểu các loại chi phí đến mức thấp nhất. Do đó tình hình chi phí tại công ty cần đƣợc phân tích rõ ràng, chính xác. 68 Bảng 4.3 Tình hình chi phí của Công ty Nhân Lực giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị Chênh lệch 2012 Tỷ trọng (%) Giá trị 2013 Tỷ trọng (%) 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị 2013/2012 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Giá trị GV hàng bán 13.828 74,8 23.807 74,9 15.464 77,7 9.979 72,2 (8.343) (35,0) CP tài chính 3.374 18,3 6.222 19,6 2.446 12,3 2.848 84,4 (3.776) (60,7) Trong đó: lãi vay 3.374 x 5.729 x 1.747 x 2.335 69,8 (3.982) (69,5) CP QLDN 1.264 6,8 1.758 5,5 1.986 10,0 494 39,1 228 13,0 15 0,1 - - - - (15) (100,0) - - 18.481 100,0 31.787 100,0 19.896 100,0 13.306 72,0 (11.891) (37,4) CP khác Tổng chi phí Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực 69 * Về cơ cấu chi phí: Dựa vào bảng 4.2, ta thấy tổng chi phí của Công ty bao gồm các khoản: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Tƣơng tự nhƣ trong cơ cấu doanh thu thì mỗi khoản mục chi phí sẽ chiếm giữ một tỷ trọng khác nhau trên tổng chi phí trong năm và có những biến động tăng giảm không giống qua từng năm. Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí QLDN là các khoản mục ảnh hƣởng chủ yếu đến tình hình chi phí của công ty, ngoài ra còn khoản mục chi phí khác chiếm tỷ lệ không đáng kể và nhằm năm không có phát sinh. Thông qua 2 bảng 4.1 và 4.3 ta dễ nhận thấy đƣợc tình hình chung tổng chi phí tại Công ty giai đoạn 2011 – 2013 gần giống với tình hình chung tổng doanh thu tại công ty, đó là tổng chi phí năm 2012 tăng cao so với năm 2011 và đến sang năm 2013 thì lại giảm, nhƣng có sự khác nhau về tỷ lệ tăng giảm qua từng năm. Cụ thể nhƣ sau, tổng doanh thu năm 2012 tăng 25,5% so với năm 2011 trong khi đó tỷ lệ tổng chi phí tăng gần 3 lần so với tỷ lệ tăng doanh thu (tăng gần 72%). Đến năm 2013, tỷ lệ của tổng doanh thu (giảm 36,6%) và tổng chi phí (giảm 37,4%) có sự chênh lệch không đáng kể. Sự thay đổi của tổng chi phí chịu ảnh hƣởng bởi các khoản mục cấu thành nên nó và tình hình tỷ trọng các khoản mục chi phí biến đổi trong từng năm nhƣ sau: - Năm 2011, tổng chi phí khoảng 18,5 tỷ đồng. Trong đó, giá vốn hàng bán và chi phí tài chính chiếm tỷ trọng hơn 90% trên tổng chi phí (giá vốn hàng bán chiếm 74,8%, chi phí tài chính chiếm 18,3%), tiếp đến chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 6,8% và cuối cùng là khoản mục chi phí khác chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ (chỉ chiếm 0,1%). - Năm 2012, tổng chi phí tăng rất cao (tăng trên 13 tỷ đồng) làm khoản chi phí của năm lên đến gần 32 tỷ đồng. Tuy tổng chi phí tăng cao so với năm trƣớc nhƣng tỷ trọng giữa các khoản mục chiếm giữ trong năm không thay đổi nhiều so với tỷ trọng nó đã chiếm trong năm 2011, cụ thể là giá vốn hàng bán (74,9%), chi phí tài chính (19,6%), chi phí QLDN (5,5%) và không có phát sinh chi phí khác. - Năm 2013, tổng chi phí giảm còn khoảng gần 20 tỷ đồng (giảm trên 10 tỷ so với năm 2012 đây là xu hƣớng tốt đối với Công ty), nhƣng trong cơ cấu chi phí năm này có xu hƣớng thay đổi về tỷ trọng giữa các khoản chi phí. Tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán và chi phí QLDN tăng lên, ngƣợc lại tỷ trọng chi phí tài chính lại giảm xuống (giá vốn hàng bán 77,7%, chi phí tài chính 12,3%, chi phí QLDN 10%). * Tình hình biến động về giá trị các khoản chi phí: 70 - Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2012 là cao nhất (trên 23 tỷ đồng), tăng gần 10 tỷ tƣơng ứng 72,2% so với năm 2011. Đến năm 2013, chi phí này giảm xuống chỉ còn trên 15 tỷ đồng giảm khoảng 35% so với năm trƣớc đó. Mặc dù chi phí giá vốn trong năm 2013 giảm mạnh, nhƣng tỷ trọng của nó chiếm giữ lại tăng hơn so với năm 2012 (tăng từ 74,9% lên 77,7%). Điều đó cho thấy dù chi phí giá vốn hàng bán tăng hay giảm, tổng chi phí cao hay thấp thì khoản mục chi phí này vẫn có giá trị rất cao và chiếm giữ tỷ trọng cao nhất. Có sự biến động chi phí nhƣ vậy là do trong năm 2012, công ty đẩy mạnh kinh doanh, số lƣợng công trình bàn giao nhiều nên chi phí giá vốn tăng cao. Nhƣng đến năm 2013, số lƣợng công trình hoàn thành ít kéo theo chi phí giá vốn cũng giảm xuống giống tình hình doanh thu của năm. - Chi phí tài chính: Năm 2012, chi phí tài chính trên 6 tỷ tăng gần 3 tỷ tƣơng đƣơng 84,4% so với năm 2011. Sang năm 2013, chi phí này giảm gần 2/3 (khoảng 60,7%) so với năm 2012 chỉ còn trên 2 tỷ đồng. Nhƣng theo tình hình trên thì khoản chi phí tài chính này vẫn còn ở mức cao, chủ yếu Công ty phải chịu các khoản lãi vay từ ngân hàng trong việc huy động vốn để phục vụ cho hoạt động xây lắp của mình. Chứng minh điều đó ta có thể xem khoản lãi vay qua các năm nhƣ sau: năm 2011 chi phí tài chính cũng chính bằng lãi vay (trên 3 tỷ đồng), năm 2012 chi phí lãi vay trên 5,5 tỷ chiếm 92,1% trong khoản mục chi phí tài chính, năm 2013 chi phí lãi vay giảm còn trên 1,5 tỷ chiếm 71,4% trong khoản mục chi phí tài chính của năm. Nhƣ đƣợc biết trong năm 2012 là năm phải thực hiện nhiều công trình nhất, cho nên chi phí lãi vay phải trả cao nhất rơi vào năm này. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chỉ tiêu này vào năm 2012 trên 1,7 tỷ đồng tăng 39,1% so với năm 2011 (CP QLDN trên 1,2 tỷ). Xu hƣớng tăng của khoản mục chi phí này vẫn tiếp diễn trong năm 2013, sang năm 2013 CP QLDN tăng hơn 0,2 tỷ xấp xỉ 13% so với năm 2012. Đây là khoản chi phí duy nhất theo một chiều hƣớng nhất định so với những khoản chi phí còn lại với tình hình bất ổn định. CP QLDN theo xu hƣớng tăng dần qua các năm chứng tỏ không phải là điều ngẫu nhiên, mà là do Công ty đang thực hiện chính sách chú trọng năng lực, chất lƣợng của các bộ phận thong qua các buổi huấn luyện, lớp học nhằm nâng cao tay nghề, trình độ cho công nhân viên trong Công ty. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty còn phải chi cho các buổi tiếp khách với đối tác và tạo lập mối quan hệ thân thiết với những khách hàng, nhà cung cấp lớn. 71 - Chi phí khác: Trong giai đoạn 2011 – 2013, khoản chi phí khác không ảnh hƣởng nhiều đến tổng chi phí. Nó chỉ phát sinh vào năm 2011 từ việc thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ với giá trị khoảng 15 triệu đồng chiếm 0,1% trên tổng chi phí của năm. Mặc dù năm 2012 và 2013 chi phí khác không có phát sinh nhƣng cũng không làm cho tổng chi phí giảm xuống. Từ đó, cho thấy rằng nó là khoản chi phí không đáng kể đói với tình hình chi phí chung của Công ty. Sau khi tiến hành phân tích tình hình chi phí của Công ty qua các năm, ta có thể thấy công tác quản lý chi phí của Công ty chƣa thật sự có hiệu quả. Giá trị của các khoản mục chi phí phát sinh trong năm còn tƣơng đối cao. Do đó, Công ty cần xem xét và khắc phục những hạn chế hiện có trong việc thực hiện, kiểm soát chi phí tại Công ty hoặc đề ra giải pháp, chính sách mới thật sự có hiệu quả hơn. Bảng 4.4 Tình hình chi phí của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2013 Giá trị 2014 Tỷ trọng (%) Giá trị 2014/2013 Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) GV hàng bán 3.545 62,2 369 12,2 (3.176) (89,6) CP tài chính 1.022 17,9 1.611 53,1 589 57,6 CP QLDN 1.134 19,9 1.056 34,7 (78) (6,9) - - - - - - 5.701 100,0 3.036 100,0 (2.665) (46,7) CP khác Tổng chi phí Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực Tổng chi phí của 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 gồm ba khoản chính đó là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Xét về tỷ trọng chiếm giữ của từng khoản mục trong cơ cấu tổng chi phí thì có sự khác nhau và đối lập rõ rệt giữa nữa năm đầu 2013 so với cùng kỳ 2014, cho đến hết tháng 6 năm 2014 chi phí tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng chi phí (chiếm trên 50%) và GVHB có tỷ trọng thấp nhất (12,2%). Đối với cùng kỳ năm 2013 thì các tỷ trọng này theo chiều hƣớng ngƣợc lại. Ngoài ra, từ bảng số liệu trên ta còn thấy đƣợc sự thay đổi của các khoản mục chi phí 72 trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 không theo chiều hƣớng nhất định. Cụ thể là GVHB và CP QLDN đều giảm, trong đó GVHB giảm với tỷ lệ rất cao gần 90%; riêng chỉ có CP tài chính là tăng và tăng từ trên 1 tỷ (2013) lên đến trên 1,6 tỷ đồng (2014), tăng gần 60% vƣơn lên dẫn đầu về tỷ trọng chiếm giữ trong tổng cơ cấu chi phí của 6 tháng đầu năm 2014. Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2014 công tác quản lý chi phí của Công ty cũng tƣơng đối có hiệu quả vì đã giảm đƣợc chi phí quản lý doanh nghiệp trong Công ty tiết kiệm gần 78 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc, còn đối với khoản chi phí tài chính có tăng do phải huy động nguồn vốn nhiều hơn phục vụ cho nhiều công trình xây dựng đang thi công nên khoản mục chi phí này tăng là không đáng lo. 4.2.3 Phân tích lợi nhuận Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là hƣớng tới lợi nhuận, nó chính là thƣớc đo hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận càng cao thì sự phát triển của công ty càng vững mạnh. Nên mục đích của việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận, cũng nhƣ tìm ra và khắc phục những nguyên nhân gây ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận, phát huy những yếu tố thuận lợi là việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Phục vụ cho việc phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty Nhân Lực ta dựa vào bảng số liệu sau: 73 Bảng 4.5 Tình hình lợi nhuận của Công ty Nhân Lực (2011 – 2013) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 24.401 30.382 20.295 5.981 24,5 (10.087) (33,2) GVHB 13.827 23.807 15.464 9.980 72,2 (8.343) (35,0) LN gộp 10.574 6.575 4.831 (3.999) (37,8) (1.744) (26,5) 6.951 199 400 (6.752) (97,1) 201 101,0 33 - - (33) (100,0) - - 6.984 199 400 (6.785) (97,2) 201 101,0 Thuế TNDN 489 44 40 (445) (91,0) (4) (9,1) LN sau thuế 6.495 155 360 (6.340) (97,6) 205 132,3 LN thuần HĐKD LN khác LN trƣớc thuế Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực Qua bảng số liệu 4.3, ta thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hƣớng giảm dần qua từng năm. Năm 2012, doanh thu thuần có tăng gần 6 tỷ đồng (24,5%) so với năm 2011, song đó chi phí GVHB cũng tăng với tỷ lệ rất cao (tăng 72,2% tƣơng đƣơng khoảng 10 tỷ đồng). Do tốc độ tăng của chi phí trong năm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu dẫn đến lợi nhuận gộp năm 2012 giảm khoảng 4 tỷ so với năm 2011. Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán năm 2013 đều giảm so với năm trƣớc kéo theo lợi nhuận gộp cũng giảm theo và giảm trên 1,5 tỷ. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dần qua từng năm vì tuy giá trị các công trình ngày càng cao, nhƣng do chi phí nguyên vật liệu tăng liên tục nên làm cho lợi nhuận có xu hƣớng ngày càng giảm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lợi nhuận gộp về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty. Theo nhƣ phân tích bảng số liệu 4.3 (trang 69) ở phần trên thì khoản mục chi phí QLDN tăng dần qua các năm, còn về lợi nhuận gộp thì theo chiều hƣớng giảm dần. Từ sự thay đổi của 2 chỉ tiêu này đã làm cho lợi nhuận thuần bị ảnh hƣởng. Thông qua bảng 4.5, ta thấy lợi nhuận thuần tăng giảm bất thƣờng. Cụ thể, lợi nhuận thuần năm 2012 giảm một cách trầm trọng so với năm 2011 đó là giảm gần 97,1% với giá trị trên 6,7 tỷ đồng 74 và giá trị lợi nhuận đạt đƣợc chỉ dừng lại ở mức triệu đồng (199 triệu).Nguyên nhân lợi nhuận giảm trầm trọng là do chịu sự ảnh hƣởng của nền kinh tế trong gia đoạn suy thoái và một số nguyên nhân khách quan khác. Mặc khác không thể không kể đến nguyên nhân do tổ chức công tác quản lý chi phí của Công ty chƣa thật sự hiệu quả, chi phí vẫn còn ở mức cao. Lợi nhuận năm 2013 là 400 triệu đồng, tuy con số không cao nhƣng tăng với tỷ lệ rất cao so với năm 2012 (199 triệu) tăng thêm 101%. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy sự khởi sắc của công ty đang vƣơn lên phát triển. Lợi nhuận khác là lợi nhuận có đƣợc từ khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động khác và chi phí khác. Thu nhập khác và chi phí khác có phát sinh thì công ty mới có đƣợc khoản lợi nhuận khác, ngƣợc lại thì không. Do đó, trong giai đoạn 2011 – 2013 ta chỉ thấy xuất hiện lợi nhuận khác vào năm 2011 với giá trị là 33 triệu đồng, còn năm 2012 và 2013 không có khoản lợi nhuận khác. Tuy không có đƣợc khoản lợi nhuận khác nhƣng đó không phải là điều xấu mà đôi khi lại là dấu hiệu tốt, vì điều đó cho ta thấy hệ thống máy móc, thiết bị vẫn còn trong tình trạng tốt. Thêm vào đó là khoản lợi nhuận khác chỉ giữ tỷ trọng khá thấp trong tổng lợi nhuận của công ty nên sự thay đổi của nó không ảnh hƣởng nhiều. Tóm lại, trong tình hình kinh tế thị trƣờng đang gặp khó khăn nhƣ hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, trƣớc nguy cơ tỷ lệ các doanh nghiệp ngành xây dựng làm ăn thua lỗ và phá sản ngày càng tăng, mà Công ty Nhân Lực đã có thể “chèo lái con thuyền” của mình đi tiếp và thu đƣợc lợi nhuận dù thấp thì đó cũng là một khích lệ đáng kể giúp Công ty có thêm động lực để phấn đấu hơn. Tuy vậy, Công ty cũng không nên chủ quan với những gì đang có mà ngày càng phải nổ lực hoàn thiện những mặt hạn chế trong công tác quản lý của mình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể trụ vững trên thị trƣờng kinh tế nhiều biến động này. 75 Bảng 4.6 Tình hình lợi nhuận của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm 2013 2014 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2014/2013 2013 2014 Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 4.462 347 (4.115) (92,2) Giá vốn hàng bán 3.545 369 (3.176) (89,6) 917 (22) (939) (102,4) (1.239) (2.689) (1.450) 117,0 - - - - (1.239) (2.689) (1.450) 117,0 - - - - (1.239) (2.689) (1.450) 117,0 Lợi nhuân gộp Lợi nhuận thuần HĐKD Lợi nhuận khác Lợi nhuận trƣớc thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực So với khoản lỗ trong nữa năm đầu 2013 phải gánh chịu thì tình hình lợi nhuận của nữa năm đầu 2014 đáng cảnh báo hơn nhiều do con số thua lỗ tăng cao. Cụ thể nhƣ sau lợi nhuận gộp -22 triệu đồng, giảm 102,4% so với cùng kỳ năm 2013; tiếp đến lợi nhuận thuần từ HĐKD hay cũng chính bằng lợi nhuận trƣớc thuế vì không có phát sinh khoản lợi nhuận khác bị lỗ trên 2,6 tỷ đồng, so với khoản lỗ của 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản lỗ này tăng thêm gần 117%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản lỗ này tăng cao là do ảnh hƣởng bởi chi phí tài chính của Công ty trong giai đoạn này tăng cao theo nhƣ đã phân tích ở bảng số liệu 4.4 (trang 72). Khoản lợi nhuận trƣớc thuế tính từ đầu năm đến cuối quý 2 năm 2014 là con số rất đáng lo, cho nên Công ty cần phải quan tâm và sớm tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận của mình để có thể khắc phục tình trạng thua lỗ đang hiện hữu. 4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Trong phần phân tích trên chúng ta đã biết đƣợc tình hình doanh thu, chi phí cũng nhƣ lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên chúng ta vẫn chƣa đủ cơ sở kết luận rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả, mà cần 76 phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác không kém phần quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Đó là các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh, chỉ số về khả năng sinh lời nhƣ: vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản, kỳ thu tiền bình quân; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). 4.3.1 Phân tích các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh Đây là nhóm các tỷ số đƣợc các nhà quản trị cũng nhƣ chủ sở hữu quan tâm hàng đầu, nó phản ánh hiệu quả quản lý các loại tài sản của Công ty. Từ các chỉ số này nhà quản lý có thể đo lƣờng đƣợc hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản tại Công ty. Vì thế, phân tích các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh góp phần không nhỏ trong việc đƣa ra những quyết định đúng đắn về vấn đề quản lý tài sản, hàng tồn kho hay các khoản phải thu. Bảng 4.7 Các tỷ số hiệu quả kinh doanh của Công ty (2011 -2013) Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính 2011 2012 2013 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 13.827 23.806 15.464 Doanh thu thuần Triệu đồng 24.401 30.382 20.295 Khoản phải thu bình quân Triệu đồng 6.058 4.337 8.381 Hàng tồn kho bình Triệu đồng quân 43.325 73.558 68.269 Tổng tài sản bình Triệu đồng quân 80.664 100.328 95.183 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 0,3 0,3 0,2 Vòng quay khoản phải thu Vòng 4,0 7,0 2,4 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 90 51,4 150 Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,3 0,3 0,2 Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực 77 * Vòng quay hàng tồn kho Tỷ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngƣợc lại. Từ số liệu trong bảng 4.4 ta thấy đƣợc tỷ số hiệu quả này của công ty là rất thấp. Năm 2011 và 2012, tỷ số vòng quay hàng tồn kho là 0,3 vòng. Nhƣng sang năm 2013 nó có xu hƣớng giảm xuống và chỉ còn 0,2 vòng (giảm 0,1 vòng so với hai năm trƣớc). Tóm lại, tỷ số vòng quay hàng tồn kho tại Công ty không ổn định và theo xu hƣớng chung thì tỷ lệ rất thấp, ngoài ra hệ số vòng quay hàng tồn kho còn có dấu hiệu giảm trong năm 2013. Điều đó cho thấy tình hình xây dựng các công trình của Công ty không đƣợc tốt, vòng quay hàng tồn kho quá thấp chứng tỏ lƣợng hàng tồn kho lớn, do đó làm cho chi phí tồn trữ và lƣợng hao hụt tăng lên ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ta còn có thể nhận thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty có xu hƣớng xấu đi, hàng tồn kho quay vòng chậm và tốc độ quay vòng chậm nhất rơi vào năm 2013. Nguyên nhân làm cho tốc độ quay vòng năm 2013 chậm nhất là do trong năm có nhiều công trình xây dựng dở dang, cùng với đó là do năm 2012 còn nhiều hợp đồng chƣa đƣợc thanh lý nên chi phí chƣa đƣợc quyết toán nên cộng dồn chuyển sang năm 2013 vì vậy hàng tồn kho rất lớn. Do đó, Công ty cần phải có chính sách điều chỉnh mức tồn kho hợp lý để đảm bảo phù hợp không để quá dƣ hoặc quá ít. * Vòng quay khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Năm 2011, vòng quay khoản phải thu là 4 vòng. Đến năm 2012, nó tăng lên đạt 7 vòng tăng gần 3 vòng so với năm 2011. Sự gia tăng về chỉ tiêu này cho thấy tốc độ thu hồi nợ của Công ty càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, giúp cho Công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất hơn. Tuy vậy, sang năm 2013 chỉ tiêu này đột ngột giảm xuống chỉ còn 2,4 vòng. Điều đó sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc huy động vốn đầu tƣ cho các dự án mới, dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty không tốt. Vì vậy, Công ty cần có chính sách, biện pháp khắc phục tình trạng này. * Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Vì vậy, từ chỉ số này có thể đánh giá chất lƣợng của công tác theo dõi thu hồi nợ của Công ty. Năm 2011, 78 kỳ thu tiền bình quân của Công ty đạt 90 ngày. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống còn 51,4 ngày và đến năm 2013 con số này tăng cao đột ngột tăng thêm gần 2 lần so với năm 2012. Năm 2013, kỳ thu tiền bình quân là 150 ngày. Trong giai đoạn 2011 – 2013, ta thấy đƣợc kỳ thu tiền bình quân cũng chuyển biến theo tình hình chung của Công ty là không ổn định, chỉ tiêu này đã đƣợc kiểm soát nên đã giảm nhiều trong năm 2012 nhƣng lại tăng vọt vào năm 2013. Điều này cũng không khó lý giải, bởi vì chịu ảnh hƣởng chung của nền kinh tế khó khăn cho nên Công ty phải thông cảm bán chịu cho khách hàng đối tác có uy tín nhiều hơn, nhằm đảm bảo mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng với phƣơng châm hỗ trợ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nhƣng tình trạng trên cũng không nên để kéo dài, nó sẽ không tốt cho tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty. Chính vì vậy, Công ty cần có giải pháp hợp lý để vừa tạo đƣợc quan hệ tốt với khách hàng đồng thời đảm bảo đƣợc tình hình kinh doanh của mình bằng cách nào đó kéo giảm kỳ thu tiền bình quân xuống mức thấp hơn có thể. * Vòng quay tổng tài sản Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vòng quay tổng tài sản của Công ty là rất thấp và tƣơng đối ổn định trong 2 năm 2011 và 2012 nhƣng có sự sụt giảm vào năm 2013. Năm 2011, 2012 vòng quay này là gần nhƣ nhau bằng 0,3 vòng tức là bình quân trong một năm 1 đồng tài sản tạo ra 0,3 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2013, vòng quay này giảm xuống còn 0,2 vòng, tuy giảm với giá trị nhỏ là 0,1 vòng so với năm trƣớc nhƣng xét về tỷ lệ phần trăm thì con số này lại thấy khá lớn đó là giảm trên 30%. Tóm lại, tỷ số vòng quay tổng tài sản của Công ty là rất nhỏ. Điều đó nói lên rằng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chƣa tốt, hiệu quả rất thấp và đang có xu hƣớng giảm hơn, cho nên Công ty cần khắc phục vấn đề trên nhanh chóng và kịp thời. Nhìn chung, các tỷ số đo lƣờng hiệu quả kinh doanh của Công ty là chƣa tốt. Điển hình cần đặc biệt quan tâm đến 2 tỷ số đó là vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tổng tài sản. Hai tỷ số này rất nhỏ, chứng tỏ việc quản lý hàng tồn kho cũng nhƣ quản lý tài sản chƣa hiệu quả làm tăng chi phí tồn trữ, bảo quản dẫn đến ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân cũng bất ổn nên cũng cần có sự quan tâm điều chỉnh cho phù hợp. 79 Bảng 4.8 Các tỷ số hiệu quả kinh doanh của Công ty 6 tháng đầu năm (2013 2014) Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2013 2014 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 3.545 369 Doanh thu thuần Triệu đồng 4.462 297 Khoản phải thu bình quân Triệu đồng 2.248 8.092 Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 72.805 64.796 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 93.764 90.962 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 0,05 0,01 Vòng quay khoản phải thu Vòng 2,0 0,04 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 90 4500 Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,05 0,003 * Vòng quay hàng tồn kho Về tỷ số này thì cả 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 đều ở con số rất thấp, nhƣng vẫn có sự chênh lệch qua từng giai đoạn. So với 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ số vòng quay hàng tồn kho đầu năm 2014 thấp hơn (2014 là 0,01 vòng, 2013 thì 0,05 vòng). Điều đó cho ta thấy, thời gian tồn trữ hàng tồn ngày càng tăng, hay sản phẩm dịch vụ Công ty sản xuất ra đƣợc tiêu thụ ngày càng chậm hơn. Việc này làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của Công ty do làm tăng chi phí trong việc bảo quản, hao hụt và tồn đọng của hàng tồn kho. * Vòng quay khoản phải thu Qua 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay khoản phải thu tƣơng đối thấp chỉ đạt 2 vòng. Sang 6 tháng đầu năm 2014 thì tỷ số này lại giảm xuống rất thấp chỉ còn 0,04 vòng, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản nợ của Công ty ngày 80 càng rất chậm, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt rất thấp, điều này có ảnh hƣởng rất lớn đối với Công ty vì khả năng đáp ứng luồng tiền mặt cần thiết cho Công ty trong thời điểm này gần nhƣ là không có, từ đó có thể làm cho Công ty kém linh động hơn trong việc sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân làm cho vòng quay khoản phải thu nữa năm đầu 2014 rất thấp là do ảnh hƣởng từ các khoản phải thu kéo dài chƣa thanh toán từ năm 2013 và các khoản phải thu mới phát sinh trong kỳ dẫn đến khoản phải thu bình quân giai đoạn này rất cao (trên 8 tỷ đồng), trong khi đó doanh thu đạt đƣợc thì lại rất thấp chỉ đạt gần 300 triệu đồng. * Kỳ thu tiền bình quân Khoảng thời gian trung bình cần thiết để Công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng trong nữa năm đầu 2013, 2014 có sự chênh lệch rất cao (2013 là 90 ngày, còn nữa năm đầu 2014 là 4500 ngày). Đối với 6 tháng đầu năm 2014 thì kỳ thu tiền bình quân là con số đáng quan tâm vì nó rất cao, nó lên đến 4500 ngày, tức thời gian bình quân cần thiết để thu hồi các khoản nợ rất dài. Từ đó cho thấy đƣợc yếu kém trong việc kiểm soát cũng nhƣ việc thu hồi các khoản nợ của Công ty. * Vòng quay tổng tài sản: Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản của cả 6 tháng đầu năm 2013, 2014 đều rất rất nhỏ. Vòng quay tổng tài sản nữa đầu năm 2013 chỉ đạt 0,05 vòng, và giảm xuống chỉ còn 0,003 vòng vào nữa đầu năm sau. Từ những con số rất nhỏ đó chƣa cho thấy đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Công ty cần chú trọng hơn nữa trong công tác sử dụng nguồn tài sản của mình. Tóm lại, trong giai đoạn nữa năm đầu của cả hai năm 2013 và 2014 Công ty chƣa đạt đƣợc bất kỳ hiệu quả kinh doanh nào trong việc quản lý các chỉ tiêu nhƣ hàng tồn kho, khoản phải thu,…Do đó, Công ty cần phải khẩn trƣơng, gấp rút hơn trong việc đề ra các giải pháp khắc phục tình hình khó khăn hiện tại và có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty trong thời gian tiếp theo. 4.3.2 Phân tích các tỷ suất lợi nhuận của Công ty Các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là những chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó là thƣớc đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Nó là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh 81 của Công ty và từ kết quả đó đƣa ra kế hoạch hoạt động trong tƣơng lai hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi các chi tiêu này không tốt. Bảng 4.9 Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty Nhân Lực (2011-2013) Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính 2011 2012 2013 Doanh thu thuần Triệu đồng 24.401 30.382 20.295 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 6.951 199 400 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 80.664 100.328 95.183 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 17.401 16.333 14.130 ROS % 28,5 0,7 2,0 ROA % 8,6 0,2 0,4 ROE % 40,0 1,2 2,8 Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Qua bảng 4.5, ta thấy đƣợc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm 2011, 2012, 2013 là khá thấp và không đồng đều. Năm 2011, tỷ suất này cao nhất trong 3 năm đạt 28,5% tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc 28,5 đồng lợi nhuận. Nhƣng đến năm 2012, tỷ suất lợi nhuận này giảm xuống chỉ còn 0,7% tức 100 đồng doanh thu giờ chỉ tạo ra đƣợc 0,7 đồng lợi nhuận, giảm 27,8 đồng (giảm gần 98% so với năm 2011), tỷ suất ROS giảm mạnh là do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu gần 3 lần (chi phí tăng 72,2%, doanh thu tăng 24,5 %) làm cho lợi nhuận giảm rất nhiều so với năm trƣớc. Qua đó, thấy đƣợc sự yếu kém trong việc sử dụng và kiểm soát chi phí của Công ty. Sang năm 2013, ROS bắt đầu có sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực hơn, tỷ suất này tăng từ 0,7% (2012) lên gần 2% (2013). Tuy nhiên con số này khá nhỏ, cho nên Công ty phải cố gắng hơn trong việc tăng doanh thu và giảm bớt chi phí hơn nữa để nâng cao đƣợc lợi nhuận trong những năm tiếp theo. * Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Trong giai đoạn 2011 – 2013 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao nhất vào năm 2011 nhƣng với giá trị cũng không cao và rất thấp trong 2 năm còn lại. Cụ thể năm 2011 ROA đạt 8,6% cho thấy mức hiệu quả của việc sử dụng tài sản tại Công ty nhƣ sau cứ 100 đồng tài sản tạo ra đƣợc 8,6 đồng lợi nhuận. 82 ROA trong năm 2012 và 2013 lần lƣợt là 0,2% và 0,4%. Mặc khác, tỷ suất ROA của toàn ngành xây dựng ở 2 năm này lại ở mức âm là -1%. Vì vậy, ROA của năm 2012 và 2013 tuy rất thấp nhƣng vẫn còn ở mức dƣơng và cao hơn so với ROA toàn ngành (-1%), chứng tỏ việc quản lý tài sản của Công ty chƣa hiệu quả nhƣng so với toàn ngành thì khả quan hơn nhiều. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các chủ đầu tƣ, vì nó liên quan tới quyết định có nên đầu tƣ vào một công ty nào đó hay không. Còn đối với chủ đầu tƣ đã là cổ đông của công ty thì tỷ số này gắn liền với hiệu quả đầu tƣ của họ. Cũng nhƣ 2 tỷ suất ROA và ROS, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng không mấy khả quan và diễn biến không ổn định. Từ số liệu trong bảng 4.6, ta có thể nhận thấy đƣợc rằng mặc dù ROE không ổn định nhƣng đây luôn là tỷ suất cao nhất so với các tỷ suất còn lại trong từng năm, chứng tỏ Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả nhất. Cụ thể nhƣ sau năm 2011 ROE đạt gần 40% tức với 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc 40 đồng lợi nhuận. ROE giảm xuống chỉ còn 1,2% vào năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013 đạt 2,8%. Tuy tỷ suất ROE năm 2012 giảm nhƣng không có nghĩa là việc sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty không đạt hiệu quả và ngƣợc lại năm 2013 có tỷ suất ROE tăng nghĩa là trong việc sử dụng và quản lý vốn chủ sỡ hữu của Công ty đạt hiệu quả hơn. Bởi vì, so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của toàn ngành thì năm 2012 tỷ suất này cao hơn tỷ suất toàn ngành (tỷ suất ROE toàn ngành trong năm 2012 ở mức âm 3%), năm 2013 tỷ suất ROE của Công ty có tăng lên đạt 2,8% nhƣng lại thấp hơn nhiều so với ROE của toàn ngành (10%). Nhìn chung trong giai đoạn 2011 - 2013, năm 2011 là năm sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả nhất. Tóm lại trong cơ chế thị trƣờng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi, suôn sẻ. Bên cạnh đó năm 2012 ngành xây dựng lại chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh, chi phí xây dựng tăng nhiều so với năm 2011, thị trƣờng bất động sản ảm đạm làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. Đối với Công ty Nhân Lực cũng không ngoại lệ, từ đó làm cho các tỷ suất không đều nhau giữa các năm và đặc biệt luôn thấp nhất vào năm 2012. Do đó chúng ta cần nhanh chóng có chiến lƣợc, giải pháp khắc phục tình tình khó khăn này đối với cả ngành xây dựng nói chung và Công ty Xây Dựng Nhân Lực nói riêng. 83 Bảng 4.10 Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty Nhân Lực 6 tháng đầu năm (2013-2014) Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2013 2014 Doanh thu thuần Triệu đồng 4.462 347 Lợi nhuận ròng Triệu đồng (1.239) (2.688) Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 93.764 90.962 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 13.348 12.948 ROS % (27,8) (774,6) ROA % (1,3) (3,0) ROE % (9,3) (20,8) Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực Từ bảng số liệu 4.10, ta có thể dễ dàng nhìn thấy đƣợc các tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong 6 tháng đầu năm của cả hai năm 2013, 2014 đều là những con số âm. Không khó để giải thích điều đó bởi vì chỉ tiêu lợi nhuận ròng tính lũy kế từ đầu năm đến cuối quý 2 của hai năm 2013, 2014 đều mang giá trị âm. Tình hình cụ thể của hai giai đoạn này nhƣ sau: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) nữa năm đầu 2013, 2014 lần lƣợt là - 27,8% và - 774,6%. Hai con số này chứng tỏ Công ty kinh doanh thua lỗ, nhƣng mức thua lỗ năm 2013 thấp hơn so với 2014. Vì vậy trong cùng khoảng thời gian của hai giai đoạn này thì giai đoạn trong năm 2013 có thể nói hoạt động hiệu quả hơn 2014 do kiềm chế đƣợc mức lỗ thấp hơn. Cứ 100 đồng doanh thu bỏ ra năm 2013 Công ty sẽ bị lỗ 27,8 đồng, còn năm 2014 thì Công ty bị lỗ tới 774,6 đồng. Đây cũng là tỷ suất mang giá trị âm cao nhất xét về mặt giá trị và là tỷ suất kém hiệu quả nhất so với 2 tỷ suất còn lại là ROA, ROE. Đến với tỷ số ROE đƣợc nhiều nhà đầu tƣ quan tâm nhất, vì ảnh hƣởng nhiều nhất đến lợi ích mà họ nhận đƣợc ứng với mức đầu tƣ bỏ ra. Nhƣng theo đánh giá chung qua bảng số liệu ở trên thì tỷ suất lợi nhuận này không đáp ứng đƣợc kỳ vọng cho các nhà đầu tƣ vì ROE mang giá trị âm, cụ thể là -9,3% vào nữa năm đầu 2013, sang nữa đầu năm sau con số âm không ngừng ở đó mà tăng lên cao đến -20,8%. Qua những con số trên, cho ta thấy Công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu chƣa có hiệu quả, vì khoản lỗ của việc sử dụng đồng vốn ngày càng tăng. 84 Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của hai giai đoạn đang xét đều mang giá trị âm, nhƣng so với các tỷ số lợi nhuận còn lại thì tỷ số ROA có hiệu quả nhất. Bởi vì, cứ 100 đồng tài sản bỏ ra Công ty chỉ bị lỗ 1,3 đồng (2013) và 3 đồng (2014) thấp hơn nhiều so với các khoản lỗ Công ty phải chịu đối với tỷ số ROS, ROE. Điều đó cho thấy Công ty đã sử dụng nguồn tài sản chƣa thật sự có hiệu quả vì chƣa tạo ra đƣợc lợi nhuận, nhƣng so với việc sử dụng những chỉ tiêu khác nhƣ chủ sỡ hữu, doanh thu thì tài sản là chỉ tiêu đã đƣợc Công ty sử dụng có hiệu quả hơn. Nhìn chung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm của hai năm 2013, 2014 các tỷ suất lợi nhuận của Công ty đều không có hiệu quả và theo chiều hƣớng không tích cực. Bởi vì, tất cả các tỷ suất ROA, ROS, ROE đều mang giá trị âm tức tƣơng ứng với những đồng doanh thu, tài sản hay vốn chủ sỡ hữu bỏ ra thì không mang lại đƣợc lợi nhuận mà còn bị tốn kém thêm. Ngoài ra, những tỷ số lợi nhuận này trong giai đoạn năm sau đều thấp hơn nhiều so với năm trƣớc. Chính vì vậy, Công ty cần thiết xem xét lại những chiến lƣợc, chính sách mình đang thực hiện để tìm ra các ƣu điểm để tiếp tục phát huy và khắc phục nhƣợc điểm đang mắc phải. Để từ đó đề ra đƣợc kế hoạch cụ thể và hợp lý nhất giúp cân bằng lại tình hình trong Công ty. 4.3.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty bằng phƣơng pháp Dupont (2011 – 2013) Trong hệ thống các chỉ tiêu tài chính, mỗi chỉ tiêu đóng một vai trò và mức độ quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Vậy tỷ suất ROE có chịu tác động bởi các tỷ suất còn lại hay không? Để thấy rõ hơn về mối quan hệ giữa các tỷ suất này thì ta cùng nhau vận dụng công thức của mô hình Dupont trong các phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình này đƣợc coi là công cụ đơn giản nhƣng vô cùng hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát đƣợc toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra các quyết định đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Chính vì thế, ta sẽ phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty Nhân Lực thông qua sơ đồ Dupont bên dƣới, để đánh giá đƣợc hiểu quả kinh doanh của Công ty nhƣ thế nào. 85 ROE (%) 2011 2012 2013 39,95 1,22 2,83 Tổng TS/VCSH ROA (%) 2011 2012 2013 8,62 0,2 0,42 Nhân 2011 2012 2013 28,49 0,65 1,97 2011 2012 2013 6.951 199 400 Chia 2013 4,64 6,74 6,14 Vòng quay tổng TS (vòng) ROS (%) LN ròng (triệu đồng) 2011 2012 Nhân 2011 2012 2013 0,3 0,3 0,21 DT thuần (triệu đồng) DT thuần (triệu đồng) 2011 2011 2012 24.401 30.382 2013 20.295 2012 24.401 30.382 2013 Tổng TS (triệu đồng) Chia 20.295 Hình 4.1 Sơ đồ Dupont tại Công ty Nhân Lực (2011 – 2013) 86 2011 2012 2013 80.664 100.328 95.183 Dựa vào sơ đồ trên ta có thể dễ dàng thấy đƣợc sự thay đổi của một chỉ tiêu nào đó sẽ chịu tác động bởi các chỉ tiêu khác nhƣ thế nào, cụ thể nhƣ sau: - Chỉ số ROE giảm mạnh từ năm 2011 (39,95%) xuống còn 1,22% năm 2012. Từ sơ đồ ta thấy đƣợc sự tụt giảm này do bị ảnh hƣởng bởi chỉ tiêu ROA và tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, ROA từ 8,62% năm 2011 giảm còn 0,2% năm 2012; ngƣợc lại tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng từ 4,64 (2011) lên 6,14 (2012). ROA giảm là do ảnh hƣởng bởi chỉ tiêu ROS giảm, mà nguyên nhân dẫn đến ROS giảm là vì lợi nhuận ròng từ năm 2011 đến 2012 giảm rất mạnh khoảng 97,14% trong khi đó doanh thu tăng với tỷ lệ thấp hơn chỉ khoảng 24,51% nên không thể bù đắp đƣợc khoản chênh lệch lợi nhuận quá lớn. Trong giai đoạn 2011 – 2012, tuy vòng quay tổng tài sản ổn định nhƣng tình hình khả năng sinh lời của Công ty giảm, chƣa đạt đƣợc hiệu quả nên chỉ tiêu ROE đã bị ảnh hƣởng và chuyển biến theo chiều hƣớng xấu. - Từ năm 2012 đến năm 2013, ROE có xu hƣớng tăng nhẹ từ 1,22% (2012) lên 2,83% (2013). Tƣơng tự phân tích trên, ROE tăng lên là nhờ cả 2 yếu tố ROA và tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu đều tăng nhƣng tăng không cao. Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng chỉ 0,6. ROA tăng 0,22% nhờ ROS tăng 1,32% nhƣng theo đó vòng quay tổng tài sản giảm 0,09 vòng làm cho ROA tăng với con số khá thấp. Nhìn chung sang năm 2013, các tỷ số chuyển biến theo chiều hƣớng khả quan hơn, chứng tỏ Công ty đã có đầu tƣ và sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả hơn. Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp, nó thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố cụ thể tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó giúp Công ty có thể đề ra đƣợc những kế hoạch, chính sách tổ chức quản lý tại doanh nghiệp chính xác và hiệu quả hơn. Qua việc phân tích, triển khai chỉ tiêu ROE theo sơ đồ Dupont, có thể thấy chỉ tiêu này đƣợc cấu thành bởi 3 yếu tố chính: ROS - đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của Công ty; Vòng quay tổng tài sản - đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của Công ty; Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu - là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của Công ty. Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE nhƣ sau: - Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. Cụ thể nhƣ nâng cao đòn bẩy tài chính (tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu) có nghĩa vay 87 thêm vốn để đầu tƣ, nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của Công ty còn cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tƣ là có hiệu quả. - Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản. - Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm thông qua việc gia tăng khả năng cạnh tranh tại doanh nghiệp. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đƣợc trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp. Các đại lƣợng kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra cũng nhƣ trình độ sử dụng các nguồn lực nó chịu tác động trực tiếp của rất nhiều các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, do đó nó ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta có thể tìm hiểu một số nhân tố sau: 4.4.1 Các nhân tố chủ quan (nhân tố bên trong Công ty) * Bộ máy quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lƣợng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó,Công ty đã tập trung chú trọng xây dựng bộ máy quản trị đƣợc tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao. * Lao động tiền lương Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của ngƣời lao động tác 88 động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, Công ty luôn tìm kiếm thêm nguồn nhân lực có chất lƣợng và tổ chức những buổi tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên mình. Ngoài ra, Công ty còn tổ trức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phụ thuộc chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch kinh doanh,… theo từng thời kỳ, giai đoạn đề ra. Và cố gắng tuân theo nguyên tắc chung: sử dụng đúng ngƣời đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời phải phát huy đƣợc tính độc lập, sáng tạo của ngƣời lao động. Bên cạnh quan tâm về nguồn lao động thì vấn đề tiền lƣơng cũng khiến Công ty đau đầu, vì Công ty phải có đƣợc những chính sách tiền lƣơng, chính sách phân phối thu nhập sao cho hài hòa, hợp lý giữa lợi ích của nhân viên và lợi ích của bản thân mình. Bởi vì, tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lƣơng là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tói tâm lý ngƣời lao động trong doanh nghiệp. * Tình hình tài chính Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tƣ đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Do đó, để có thể tăng đƣợc khả năng huy động vốn thì Công ty đang cố gắng tạo dựng, thiết lập mối quan hệ thân tín hơn với các ngân hàng tín dụng để có thể tăng đƣợc nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu của mình. * Chất lượng của sản phẩm Ngày nay chất lƣợng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trƣờng, vì chất lƣợng của sản phẩm nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời tiêu dùng tốt hơn. Chất lƣợng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp và riêng đối với doanh nghiệp xây dựng thì chất lƣợng quan trọng hơn khi nào hết, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tài sản, tính mạng con ngƣời. Khi chất lƣợng sản 89 phẩm của một nhà cung cấp không đáp ứng đƣợc những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang nhà cung cấp khác đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ bởi vì ta thƣờng nghe nói “khách hàng là thƣợng đế”. Ngoài ra, Chất lƣợng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Vì vậy, với ngành nghề là xây dựng, Công ty nhận thức đƣợc tầm quan trọng của từng công trình mình làm ra đối với khách hàng. Cho nên, trong hoạt động kinh doanh của mình Công ty luôn thực hiện mục tiêu hàng đầu là chất lƣợng. Bên cạnh đó, Công ty còn luôn tìm kiếm, sáng tạo về mẫu mã, phong cách mới cho những thiết kế của mình để phù hợp với thị hiếu của khách hàng, vì mỗi công trình kiến trúc xây dựng thì yếu tố thẩm mỹ cũng khá quan trọng. *Tình hình nguyên vật liệu Là công ty xây dựng thì nguyên vật liệu là một đầu vào quan trọng và không thể thiếu, chi phí sử dụng nguyên vật liệu thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Số lƣợng, chủng loại, cơ cấu, chất lƣợng, giá cả của nguyên vật liệu ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hƣởng tới năng suất và chất lƣợng của sản phẩm do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm và có hiệu quả, Công ty giao nhiệm vụ cho bộ phận kiểm kê kho theo dõi thƣờng xuyên lƣợng tồn nguyên vật liệu để có thể xử lý kịp thời, không để thiếu hụt hoặc ứ đọng trong thời gian dài. 4.4.2 Các nhân tố khách quan *Môi trường tự nhiên Môi trƣờng tự nhiên xem xét dƣới góc độ là một yếu tố môi trƣờng vĩ mô bao gồm các điều kiện vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý,... ảnh hƣởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lƣợng, ảnh hƣởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lƣợng sản phẩm, ảnh hƣởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. Đối với công ty xây dựng, vị trí địa lý thuận tiện giúp cho quá trình luân chuyển nhanh chóng giúp hoàn thành công trình đúng tiến độ, và thời tiết khí hậu là nhân tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến việc xây dựng nó có thể làm cho quá trình thi công kéo dài hoặc hƣ hao làm tăng thêm chi phí. Mặc dù, Công ty biết đƣợc ảnh hƣởng của nó và cũng đã có nhiều biện pháp hạn chế nhƣng chuyện 90 thất thoát là chuyện không thể tránh khỏi khi có biến cố khí hậu thời tiết xảy ra. * Các chính sách của nhà nước Theo nhƣ cuộc nói chuyện phỏng vấn giữa phóng viên và Bộ trƣởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vào ngày 11 tháng 02 năm 2014 thì Bộ trƣởng đã đề cập vấn đề sau: “Trƣớc diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc, ngay từ đầu năm 2013, Bộ Xây dựng đã ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu. Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nƣớc theo cơ chế thị trƣờng; đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch xây dựng; tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trƣờng bất động sản gắn với thực hiện Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội; thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nƣớc… Các cơ chế, chính sách mới ban hành của ngành Xây dựng đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân đồng tình, ủng hộ và từng bƣớc phát huy hiệu quả trong cuộc sống.” Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc, chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào dự án, chƣơng trình nhà nƣớc. Và trong Luật Ðấu thầu cũng có những ƣu đãi cho DN vừa và nhỏ có điều kiện tham gia đấu thầu công khai và sẵn sàng dành phần nhất định cho họ nếu bảo đảm đƣợc chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ và tiến độ cung cấp. Nhằm hỗ trợ về huy động vốn, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 58/2013/QÐ-TTg thay thế Quyết định 193 trƣớc đây về Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn có nhiều chính sách ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ trong lĩnh vực xây dựng, nhƣ đối với doanh nghiệp mới thành lập, hoặc những doanh nghiệp nằm trong vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… * Môi trường văn hóa xã hội Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hƣớng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, ngƣời lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngƣợc lại. 91 * Môi trường tác nghiệp - Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp. Ngoài đối thủ cạnh tranh trực tiếp, doanh nghiệp còn phải đƣơng đầu với các đối thủ mới tiềm ẩn có thể hội nhập ngành và các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhƣng đây không hẳn là điều xấu. Bởi vì, nhờ vào sự cạnh tranh tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. - Nhà cung ứng: Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp đƣợc cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Nhà cung ứng của một công ty xây dựng đó chính là các công ty/xí nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thiết bị,.. Công ty luôn tìm cách tạo lập và giữ mối quan hệ giao hiệp tốt với những nhà cung ứng của mình. - Khách hàng: Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu nhƣ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có ngƣời hoặc là không đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đƣợc. Điều đó cho ta thấy đƣợc, mọi tổ chức cả kinh doanh lẫn phi kinh doanh muốn tồn tại đều phải có khách hàng. Biết đƣợc tầm ảnh hƣởng của khách hàng, Công ty có những chƣơng trình ƣu đãi đối với những khách hàng lớn và thân thiết của mình, ngoài ra cũng có những ƣu đãi dành cho những khách hàng mới nhằm thu hút và tạo dựng thêm mới mối quan hệ với nhiều khách hàng. 92 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY NHÂN LỰC 5.1 NHÂN XÉT CHUNG 5.1.1 Ƣu điểm Công ty đã chủ động xây dựng đƣợc mô hình quản lý khoa học phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý gọn nhẹ với 5 phòng ban chức năng hoạt động có hiệu quả giúp lãnh đạo Công ty trong việc giám sát sản xuất thi công, quản lý kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là bộ máy kế toán của Công ty đƣợc tổ chức theo hình thức tập trung đã giúp cho kế toán trƣởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất. Hơn nữa còn thuận tiện cho việc phân công phân nhiệm, chuyên môn hóa công việc đối với nhân viên kế toán. Đội ngũ kế toán có năng lực và tinh thần trách nhiệm với công việc đã đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty về công tác quản lý tài chính. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán đƣợc vận dụng hợp lý khoa học phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Phòng Kế toán đựơc trang bị ba máy vi tính cài đặt phần mềm do lập trình viên của Bộ xây dựng thiết kế góp phần giảm bớt khối lƣợng công việc thủ công, truy xuất thông tin kế toán nhanh chóng, chính xác và kịp thời. * Về hình thức sổ kế toán áp dụng Công ty Nhân Lực áp dụng hình thức Nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này rất phổ biến hiện nay. Ngoài ra đây còn là hình thức đơn giản, dễ làm đặc biệt là thích hợp trong việc áp dụng kế toán máy của doanh nghiệp nó cũng thích hợp với yêu cầu quản lý, với khối lƣợng công việc và trình độ của các nhân viên kế toán của Công ty. * Về công tác tổ chức hệ thống chứng từ Việc sử dụng hệ thống chứng từ có sự kết hợp giữa hệ thống chứng từ hƣớng dẫn và hệ thống chứng từ bắt buộc đã giải quyết tốt công tác lập chứng từ và phản ánh chi tiết các thông tin kế toán. Đảm bảo phản ánh đúng, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo điều kiện cho việc ghi sổ và đối chiếu kiểm tra. Công việc bảo quản, lƣu trữ chứng từ cũng đƣợc thực hiện theo đúng các quy định hiện hành. 93 * Về công tác tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp đƣợc tổ chức theo đúng chế độ kế toán. Một số tài khoản đƣợc chi tiết một cách khoa học đảm bảo công tác hạch toán kế toán tại Công ty. * Về công tác lập báo cáo tài chính Các Báo cáo tài chính của Công ty đƣợc lập theo đúng qui định của Bộ tài chính, các báo cáo quản trị nội bộ của Công ty đƣợc lập hàng tháng rất đa dạng và phong phú nhƣ: Báo cáo tình hình thu hồi vốn, Bảng doanh thu dự kiến, báo cáo CPSX,…đã đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, phát huy đƣợc vai trò định hƣớng cho quá trình sản xuất kinh doanh. 5.1.2 Những mặt cần khắc phục * Về chế độ sổ sách Công ty không mở các sổ chi tiết tài khoản mà chỉ theo dõi trên sổ cái và sổ Nhật ký chung. * Về vấn đề luân chứng từ Chứng từ còn thiếu chữ ký của các chủ thể tham gia. Chứng từ thƣờng đƣợc gửi về vào cuối tháng dẫn đến công việc kế toán thƣờng tập trung nhiều vào cuối tháng trong khi khối lƣợng công việc những ngày đầu và giữa tháng thƣờng ít. Khi đó, kế toán mới tiến hành phản ánh lên sổ, do đó ảnh hƣởng đến tính chính xác về thời gian của công tác kế toán. * Về công tác thu hồi vốn Một trong những vấn đề không chỉ Công ty mà hầu hết các doanh nghiệp ngành xây dựng đều gặp phải là công tác nghiệm thu thanh toán và thu hồi công nợ chƣa hiệu quả dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong sản xuất. Đó là tình trạng có một số công trình hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc chủ đầu tƣ nghiệm thu thanh toán hoặc công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao nhƣng vẫn chƣa đƣợc chủ đầu tƣ thanh toán tòan bộ làm tăng CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do đó, Công ty cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác thu hồi vốn và có những biện pháp thu hồi vốn đầu tƣ, xây dựng một cơ chế thanh toán thích hợp thúc đẩy việc thu hồi quay vòng vốn cho sản xuất. Bởi vì hoạt động của Công ty chủ yếu tiến hành bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Nhƣ vậy hàng tháng, Công ty sẽ phải chịu một khoản chi phí lãi vay tƣơng đối lớn. Điều này cũng ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận kinh doanh của Công ty. 94 5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN Những giải pháp khắc phục một số hạn chế tồn tại nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán tại Công ty: - Đào tạo, bổ sung và nâng cao tay nghề cho các kế toán viên vì khối lƣợng công việc kế toán ngày càng lớn, đặc biệt là vào thời điểm cuối kỳ. Do đó Công ty cần xem xét, đào tạo thêm kế toán viên để phụ trách một số phần hành nhất định. - Chứng từ, sổ sách nên đƣợc lập, ghi chép kịp thời, trung thực và đặc biệt phải thật sự đầy đủ theo mẫu quy định để đáp ứng cả tính hợp pháp và hợp lý. - Thực hiện kiểm soát thật chặt chẽ trong quá trình nhập liệu vì Công ty đang sử dụng các phần mềm kế toán nên số liệu kế toán sẽ tự động đƣợc cập nhật vào các sổ và báo cáo tài chính. Vì vậy nếu số liệu đầu vào không chính xác sẽ ảnh hƣởng đến các sổ kế toán, báo cáo tài chính. 5.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY 5.3.1 Giải pháp tăng doanh thu Để tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, yếu tố hàng đầu mà mỗi công ty cần quan tâm đó là doanh thu. Muốn tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh thì công việc quan trọng là phải tăng doanh thu một cách hợp lí. Tuy vậy, việc tăng lợi nhuận có nhiều cách nhƣ: tăng khối lƣợng tiêu thụ, tăng giá bán hoặc tăng giá nhận thầu công trình. Nhƣng do tình hình thị trƣờng bất động sản nhƣ hiện nay thì việc tăng giá bán là một điều hết sức khó khăn. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất là tăng sản lƣợng tiêu thụ các công trình. Qua bảng số liệu tình hình doanh thu của 3 năm 2011, 2012, 2013 thì ta thấy đƣợc thực trạng doanh thu của ba năm qua không theo một chiều hƣớng cụ thể mà tăng giảm theo từng năm. Để có thể tăng doanh thu trong tƣơng lai, công ty cần tham khảo một số biện pháp để tăng khối lƣợng công trình nhƣ sau: - Công ty cần có bộ phận chuyên giám định nguyên vật liệu xây dựng, kiểm tra chất lƣợng các công trình. Nhằm tạo uy tín cho các công trình tạo danh tiếng. - Cần quan hệ tốt với các khách hàng và thiết lập mối quan hệ mới nhằm tìm kiếm nhiều gói thầu xây dựng. - Công ty cần mở rộng địa bàn kinh doanh ra các tỉnh khu vực xung quanh nhằm tìm kiếm khách hàng mới. 95 - Mặt khác, công ty cần đầu tƣ đổi mới máy móc trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt hơn chất lƣợng xây dựng các công trình, để tạo sức cạnh tranh cũng nhƣ uy tín, có nhƣ vậy mới thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn. 5.3.2 Giải pháp hạ chi phí Nói đến các yếu tố ảnh hƣởng tới lợi nhuận không thể không nhắc đến chi phí. Để lợi nhuận cao tất nhiên thì cần tối thiểu hóa chi phí. Điều đó có nghĩa là tiết kiệm chi phí đến mức có thể chứ không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình cũng nhƣ các hoạt động quan trọng khác. Trong ba năm 2011 – 2013, ta thấy tổng chi phí đều khá cao. Điều này rõ ràng ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận. Do đó, công ty cần phải có những biện pháp thiết thực nhằm hạ thấp chi phí, nhƣng không ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình trong thời gian tới. Sau đây là một số biện pháp công ty có thể tham khảo: + Về nguyên vật liệu trực tiếp, do tình hình giá cả vật liệu ngày càng tăng. Nên trong thời gian tới Công ty cần thƣờng xuyên theo dõi giá cả thị trƣờng các loại nguyên vật liệu, để có biện pháp dự trữ hợp lí các nguồn nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm khoản chi phí khi giá cả của nó có thể tăng đột biến lúc cần sử dụng. Công ty cần tham khảo từ nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu với nhau, rồi từ đó lựa chọn nguồn cung cấp hợp lí và đáng tin cậy. + Về nhân công trực tiếp, cần phải phổ biến để họ nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm các nhân tố làm tăng chi phí không cần thiết nhƣ: tiết kiệm điện, nƣớc, nhiên liệu, dụng cụ, …Tránh sử dụng lãng phí, hoặc lấy của chung làm mục đích riêng. Cần kiểm tra việc sử dụng nhằm tiết kiệm đến mới thấp nhất các khoản mục chi phí bằng cách sử dụng luân chuyển các định mức về chi phí nhƣ: chi phí tiếp khách, chi phí điện thoại,…Thƣờng xuyên rà soát lại các định mức chi phí không phù hợp, đề xuất các biện pháp nhanh chóng, nhằm tránh lãng phí, tiết kiệm đƣợc chi phí. Đối với chi phí nhân công, công ty cần có biện pháp với những ngƣời xao lãng công việc, trốn tránh trách nhiệm hoặc có hành động làm ảnh hƣởng xấu đến Công ty. + Về máy móc trang thiết bị, cần thƣờng xuyên bảo trì cũng nhƣ vận hành đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo máy sử dụng đƣợc tuổi thọ cao nhất, cũng nhƣ tránh hƣ hỏng tốn chi phí sửa chữa không cần thiết. + Về tình hình tài chính, chi phí lãi vay ảnh hƣởng nhiều đến doanh thu tài chính mà công ty đạt đƣợc. Do đó nếu công ty có giải pháp hạ chi phí lãi vay xuống mức thấp thì sẽ có ích cho hoạt động kinh doanh của mình. Điển 96 hình thì Công ty nên có kế hoach trả nợ càng sớm càng tốt nhằm tránh gánh nặng đối với các khoản lãi vay ảnh hƣởng không nhỏ tới lợi nhuận. 5.3.3 Các giải pháp khác Công ty chƣa có bộ phận kế toán quản trị riêng biệt nên vấn đề tham mƣu cho ban giám đốc về các phƣơng án kinh doanh và quản lý chi phí còn hạn chế. Do đó, công ty cần có kế hoạch xây dựng bộ phận kế toán quản trị trong tƣơng lai gần. Bên cạnh các biện pháp trên, Công ty cần phải tìm hiểu thêm có biện pháp khác nhằm đem lại kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhất nhƣ: + Công ty cần quan tâm đến đời sống của công nhân viên, giúp đỡ họ lúc khó khăn, cũng nhƣ cần họ thông cảm những lúc Công ty gặp trở ngại. Tạo bầu không khí đoàn kết gắn bó trong Công ty, từ đó họ sẽ hăng say làm việc, mang lại hiệu suất lớn trong công việc. + Tạo điều kiện để ngƣời lao động đƣợc nâng cao tay nghề, phát triển trình độ chuyện môn, kích thích sự sáng tạo, tính tích cực trong công việc, có những hình thức khen thƣởng về vật chất cũng nhƣ tinh thần, giúp cho công nhân có tinh thần phấn khởi, hăng hái hơn trong công việc từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng và nâng suất của công việc. + Không ngừng phát triển kỹ thuật công nghệ, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý có hiệu quả. + Cần thƣờng xuyên phân tích nắm vững sự biến động của thị trƣờng, nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh. + Cần có biện pháp sử dụng những đồng vốn có hiệu quả, phát huy tối đa sức mạnh của đồng vốn trong kinh doanh. + Cần thanh lý những tài sản không cần thiết, đầu tƣ vào tài sản mới hiện đại, phục vụ tốt cho công tác quản lí và sản xuất của Công ty. 97 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh sau một thời gian nhất định, nó thể hiện sự thành bại của môt công ty. Ngoài ra, kết quả kinh doanh còn đƣợc coi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty, đó vừa là mục tiêu vừa là động lực để công ty phát triển. Ở mỗi doanh nghiệp đều gặp phải những yếu tố trở ngại cả về mặt chủ quan và khách quan làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, nhất là đối với công ty xây dựng đang gặp nhiều khó khăn và thử thách hiện nay. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh, cho nên Công ty Nhân Lực đặc biệt quan tâm đến công tác này. Sau gần 6 năm hình thành và phát triển, Công ty Nhân Lực đã trải qua nhiều giai đoạn thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trƣớc tình hình biến động của thị trƣờng. Song Công ty đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là công tác xây dựng với nhiều hạn mục công trình lớn. Để có đƣợc những thành tựu nhƣ vậy, Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ quản lý, tìm hiểu thị trƣờng và sự cố gắng nổ lực không ngừng của các thành viên trong Công ty. Tuy là một công ty còn non trẻ so với những công ty khác cùng ngành, nhƣng với sự học hỏi và phấn đấu không ngừng cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc đã giúp Công ty dần trở thành một trong những đơn vị xây dựng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011 – 2013, đứng trƣớc tình hình thị trƣờng trầm lắng, giá cả vật tƣ thƣờng xuyên thay đổi, nhu cầu xây dựng sụt giảm, thị trƣờng bất động sản đóng băng và trong môi trƣờng cạnh tranh khóc liệt nhƣ thế mà Công ty vẫn làm ăn có lãi (lợi nhuận trƣớc thuế của 3 năm 2011, 2012, 2013 lần lƣợt là 6984 triệu đồng, 199 triệu đồng và 400 triệu đồng). Đây là điều đáng tự hào cho nổ lực hết mình của Công ty, của những ngƣời lao động trong công ty. Bên cạnh đó, cũng có sự giúp đỡ của Nhà nƣớc. Trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục nổ lực hơn nữa vào xu hƣớng chung phát triển đất nƣớc. Về bộ máy kế toán tại Công ty đƣợc phân công hợp lý giữa các bộ phận, luân chuyển chứng từ chặt chẽ, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và an toàn trong việc bảo mật dữ liệu. Bên những công việc thủ công, Công ty còn ứng dụng phần mềm máy tính vào bộ máy kế toán giúp nắm bắt kịp thời thông tin kinh tế và sự phát triểm của khoa học kỹ thuật. Sử dụng phần mềm 98 kế toán còn giúp cho công tác kế toán thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn và giảm bớt khối lƣợng công việc rất nhiều. Kế toán kết quả kinh doanh đƣợc Công ty thực hiện theo đúng chế độ quản lý quá trình xác định kết quả kinh doanh. Sổ sách áp dụng trong công tác kế toán cũng đƣợc sử dụng theo đúng các mẫu biểu quy định của Nhà nƣớc. Ngoài những mặt làm đƣợc tại công ty thì cũng còn không ít những mặt thiếu sót, bởi không có gì là hoàn hảo. Nên Công ty muốn có thể trụ vững trên thị trƣờng thì cần phấn đấu hơn nữa để tiếp tục phát huy thế mạnh đang có và khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại, cũng nhƣ có kế hoạch hoạt động cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình Công ty. 6.2 KIẾN NGHỊ Trong tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, hầu hết mọi công ty đều chịu sự tác động không nhỏ từ những yếu tố khách quan nhƣ chủ đầu tƣ, tình hình biến động lãi suất, lạm phát, sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc, giá cả nguyên vật liệu trên thị trƣờng,… Trƣớc tình hình đó, em có một số kiến nghị nhằm góp phần quản lý chi phí hiệu quả: - Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy thị trƣờng bất động sản vƣợt qua thời kỳ khó khăn này. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng nói riêng nhƣ giảm lãi vay để các doanh nghiệp xoay sở nguồn vốn kịp thời, thực hiện hoạt động kinh doanh. Có chính sách tham mƣu với các ngân hàng trong việc hỗ trợ tài chính tín dụng cho các doanh nghiệp xây dựng giúp họ có điều kiện phát triển quy mô sản xuất và kinh doanh nhƣ: áp dụng mức lãi suất ƣu đãi, gia tăng mức cho vay vốn,… - Với đặc thù của ngành xây dựng là ngƣời mua chọn ngƣời bán thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu, do đó các doanh nghiệp trong nƣớc thƣờng thất thế hơn so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có những chính sách để tạo rào cản kỹ thuật để hổ trợ các doanh nghiệp trong nƣớc cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. - Các cơ quan cấp trên cần có biện pháp kiểm soát lạm phát hơn nữa, bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào, cần phải có lộ trình tăng giá xăng dầu một cách cụ thể trong tƣơng lai giúp doanh nghiệp có hoạch định cụ thể kiểm soát đƣợc chi phí hiệu quả. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Đức Dũng, 2006. Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Thống Kê 2. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống Kê 3. Trần Quốc Dũng, 2013. Bài giảng Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Đại học Cần Thơ 4. Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2002. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống Kê 5. Trƣơng Đông Lộc, 2010. Bài giảng Quản trị tài chính. Đại học Cần Thơ 6. Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trƣơng Chí Tiến, 2012. Quản trị hoc. Đại học Cần Thơ 7. Võ Văn Nhị, 2010. Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Tài Chính 8. Võ Văn Nhị, 2012. Nguyên lý kế toán. Nhà xuất bản Phƣơng Đông 9. Bùi Văn Trƣờng, 2008. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội 100 PHỤ LỤC 01 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Nhân Lực (2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6 Tháng đầu năm 2012/2011 Giá trị 2014 Tỷ lệ (%) Giá trị 6T 2014/ 6T 2013 Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2011 2012 2013 24.401 30.382 20.295 4.462 347 5.981 24,5 (10.087) (33,2) (4.115) (92,2) 2. Các khoản giảm trừ DT - - - - - - - - - - - 3. Doanh thu thuần 24.401 30.382 20.295 4.462 347 5.981 24,5 (10.087) (33,2) (4.115) (92,2) 4. Giá vốn hàng bán 13.827 23.807 15.464 3.545 369 9.980 72,2 (8.343) (35,0) (3.176) (89,6) 5. LN gộp 10.574 6.575 4.831 917 (22) (3.999) (37,8) (1.744) (26,5) (939) (102,4) 6. DT tài chính 1.106 1.604 0,5 0,4 - 498 45,0 (1.603,5) (100,0) (0,4) (100,0) 7. CP tài chính 3.374 6.222 2.446 1.022 1.611 2.848 84,4 (3.776) (60,7) 589 57,6 1. DT bán hàng 2013 2013/2012 101 Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6 Tháng đầu năm 2012/2011 2011 2012 2013 2013 Giá trị 2014 2013/2012 Tỷ lệ (%) Giá trị 6T 2014/6T 2013 Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 8. CP QLDN 1.264 1.758 1.986 1.134 1.056 494 39,1 228 13,0 (78) (6,9) 9. LN thuần HĐKD 6.951 199 400 (1.239) (2.689) (6.752) (97,1) 201 101,0 (1.450) 117,0 10. TN khác 47 - - - - (47) (100,0) - - - - 11. CP khác 14 - - - - (14) (100,0) - - - - 12. LN khác 33 - - - - (33) (100,0) - - - - 13. LNTT 6.984 199 400 (1.239) (2.688) (6.785) (97,2) 201 101,0 (1.450) 117,0 14. Thuế TNDN 489 44 40 - - (445) (91,0) (4) (9,1) - - 15. LN sau thuế 6.495 155 360 (1.239) (2.688) (6.340) (97,6) 205 132,3 (1.450) 117,0 Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Nhân Lực 102 PHỤ LỤC 02 Các mẫu chứng từ liên quan đến quá trình hạch toán của Công ty 1. Phiếu xuất kho CÔNG TY TNHH XD & TM NHÂN LỰC Địa chỉ: Số 20 – KTM06 – Đƣờng số 6 – Khu Đô Thị 5A – P4 – TP Sóc Trăng ĐT: 0793.627.666 Fax: 0793.627.676 Mẫu số 02 – VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Số: 003/06 TK Nợ: 632 TK Có: 1561 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 18 tháng 06 năm 2014 Họ và tên ngƣời nhận hàng: Bán lẻ (Lƣơng Thu Phƣợng) Địa chỉ: Sóc Trăng Lý do xuất kho: Xuất bán Gạch Men 40x40 loại 1 - Bán lẻ (Lƣơng Thu Phƣợng) Xuất tại kho: STT A 01 Tên, nhãn hiệu vật tƣ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa B Gạch Men 40x40 loại 1 Mã hiệu Đơn vị tính C D GACH40L1 Thùng Cộng Số lƣợng Yêu cầu Thực xuất Đơn giá (VND/Thùng ) 1 2 3 Thành tiền (VND) 4 95 95 135.720 12.893.400 95 95 135.720 12.893.400 Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Mƣời hai triệu tám trăm chín mƣơi ba nghìn bốn trăm đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: Giấy giao hàng. Ngày 18 tháng 06 năm Kế toán trƣởng Ngƣời nhận hàng Ngƣời lập 2014 (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Giám Đốc (Đã đóng dấu, ký) 103 2. Phiếu thu 104 3. Hóa đơn GTGT 105 106 107 4. Phiếu chi 5. Chứng từ giao dịch ngân hàng 108 PHỤ LỤC 03 Các sổ sách liên quan quá trình xác định kết quả kinh doanh của Công ty Mẫu số: S03a – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 06 năm 2014 (Trích) Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày ghi sổ Số hiệu Ngày tháng 05/06/2014 PT 002/06 05/06/2014 Diễn giải Thu tiền cho thuê xe Cộng chuyển trang sau 109 Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Nợ 1111 6.300.000 Có X 5113 5.727.273 3331 572.727 6.300.000 6.300.000 Trang trƣớc chuyển sang 6.300.000 Xuất kho Gạch men 40x40 loại 1 bán – Công ty Tài Lực PXK 001/06 Giá vốn hàng bán 09/06/2014 09/06/2014 HĐ GTGT - 0000100 632 X Doanh thu bán hàng 6.119.982 1651 1311 6.119.982 7.722.000 5112 7.020.000 3331 702.000 Xuất kho Gạch men 40x40 loại 1 bán – Công ty Tài Lực PXK 002/06 Giá vốn hàng bán 632 11.747.262 1561 10/06/2014 HĐ GTGT – 0000101 PT 005/06 6.300.000 Doanh thu bán hàng 11.747.262 X 1311 14.661.000 10/06/2014 Thu tiền bán hàng 5112 13.328.182 3331 1.332.818 1111 22.383.000 1311 Cộng chuyển trang sau 110 22.383.000 68.933.244 68.933.244 Trang trƣớc chuyển sang 11/06/2014 PC 014/06 11/06/2014 Chi tiền công chứng hồ sơ 68.933.244 6428 72.000 X 1111 72.000 Xuất kho Gạch men 40x40 loại 1 bán – Công ty Cửu Long PXK 003/06 Giá vốn hàng bán 632 9.771.776 1561 PT 007/06 16/06/2014 Doanh thu bán hàng 9.771.776 X 1111 10.905.202 16/06/2014 Chi tiền điện thoại, fax tháng 05/2014 PC 023/06 5112 9.913.820 3331 991.382 6427 127.844 1331 12.784 1111 17/06/2014 68.933.244 PXK 004/06 140.628 Xuất kho Bột trét nội thất bán – Lƣơng Thu Phƣợng 17/06/2014 Giá vốn hàng bán X 632 2.921.475 1561 Cổng chuyển trang sau 111 2.921.475 92.744.325 92.744.325 Trang trƣớc chuyển sang 17/06/2014 PT 009/06 17/06/2014 Doanh thu bán hàng (Gạch men 40x40) – Lƣơng Thu Phƣợng Giá vốn hàng bán X … … … 5112 2.940.480 3331 294.048 Xuất kho Bột trét nội thất bán – Công ty Tài Lực 23/06/2014 632 1111 … Giá vốn hàng bán PT 012/06 3.243.528 12.893.400 1561 Doanh thu bán hàng PXK 006/06 23/06/2014 X 18/06/2014 PT 010/06 ... 1111 92.744.325 Xuất kho Gạch men 40x40 loại 1 bán – Lƣơng Thu Phƣợng PXK 005/06 18/06/2014 92.744.325 Doanh thu bán hàng Cộng chuyển trang sau 112 X 12.893.400 14.287.240 5112 12.988.400 3331 1.298.840 … … 632 2.380.000 1561 1111 … 2.380.000 3.239.990 5112 2.945.445 3331 294.545 128.788.483 128.788.483 Trang trƣớc chuyển sang 24/06/2014 25/06/2014 PC 043/06 PC 045/06 24/06/2014 25/06/2014 128.788.483 1121N Chi nộp tiền vào tài khoản NHNN & PTNT Sóc trăng X Chi tiền trả lãi vay ngân hàng X 20.500.000 1111 6351 20.500.000 79.885.000 1111 26/06/2014 26/06/2014 Trích khấu hao TSCĐ X 79.885.000 6424 12.481.462 1421 30.651.901 2411 28/06/2014 HĐ Điện 32053 28/06/2014 Phân bổ tiền điện X 43.133.363 627 14.732.084 6427 1.625.552 1331 1.635.764 331 30/06/2014 Tính và phân bổ lƣơng cho các bộ phận 17.993.400 622 231.008.540 627 30.352.440 6421 113.248.444 X 334 Cộng chuyển trang sau 113 128.788.483 374.609.424 664.909.670 664.909.670 Trang trƣớc chuyển sang 30/06/2014 30/06/2014 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định 664.909.670 X 622 53.131.964 627 6.981.061 6421 26.047.142 334 35.587.895 338 Tổng số phát sinh 664.909.670 121.748.062 3.781.623250 3.781.623250 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã đóng dấu, ký) 114 Mẫu số: S03a1 – DNN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN Tháng 06 năm 2014 (Trích) Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày Ghi có các tài khoản Ghi nợ TK 111 Diễn giải ghi sổ Số hiệu Ngày 05/06/2014 PT 002/06 05/06/2014 Thu tiền cho thuê xe 16/06/2014 PT 007/06 16/06/2014 17/06/2014 PT 009/06 17/06/2014 TK khác 511 3331 6.300.000 5.727.273 572.727 Thu tiền bán Gạch men 40x40 loại 1 – Công ty Cửu Long 10.905.202 9.913.820 991.382 Thu tiền bán Bột trét nội thất – Lƣơng Thu Phƣợng 3.234.528 2.940.480 294.048 Cộng chuyển trang sau 20.439.730 115 131 0 18.581.573 1.858.157 Số hiệu Số tiền 0 Trang trƣớc chuyển sang 20.439.730 0 18.581.573 1.858.157 18/06/2014 PT 010/06 18/06/2014 Thu tiền bán Gạc men 40x40 loại 1 – Lƣơng Thu phƣợng 14.287.240 12.988.400 1.298.840 23/06/2014 PT 012/06 23/06/2014 Thu tiền bán Bột trét nội thất – Công ty Tài Lực 3.239.990 2.945.445 294.545 … … … … … … … Cộng phát sinh … 885.272.982 22.383.000 0 … 35.018.165 3.501.817 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã đóng dấu, ký) 116 … 824.370.000 Mẫu số: S03a2 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN Tháng 06 năm 2014 (Trích) Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày Ghi nợ các tài khoản Diễn giải Ghi có TK 111 TK khác ghi sổ Số hiệu Ngày 11/06/2014 PC 014/06 11/06/2014 Chi tiền công chứng hồ sơ 72.000 72.000 16/06/2014 Chi tiền điện thoại, fax tháng 05 năm 2014 140.628 127.844 12.784 Cộng chuyển trang sau 212.628 199.844 12.784 PC 16/06/2014 023/06 117 635 0 642 1331 Số hiệu Số tiền 0 Trang trƣớc chuyển sang 212.628 20.500.000 24/06/2014 PC 043/06 24/06/2014 Chi nộp tiền vào tài khoản NHNN & PTNT ST 25/06/2014 PC 045/06 25/06/2014 Chi tiền trả lãi vay ngân hàng … … … … 199.844 12.784 0 1121 20.500.000 79.885.000 79.885.000 … Cộng phát sinh 0 … … … … 996.892.993 79.885.000 15.984.763 9.523.179 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã đóng dấu, ký) 118 … 891.500.051 Mẫu số: S03a3 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG Tháng 06 năm 2014 (Trích) Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày ghi sổ 28/06/201 4 Số hiệu Tài khoản ghi nợ Diễn giải TK khác Ngày tháng 156 152 CP điện cho PXSX HĐĐ 28/06/2014 CP điện cho QLDN 32053 Thuế VAT … … … … Cộng SPS Phải trả … … 97.084.558 267.386.187 Số hiệu ngƣời bán (ghi có) Số tiền 627 14.732.084 14.732.084 6427 1.625.552 1.625.552 1331 1.635.764 1.635.764 … … 30.224.075 394.694.820 … Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã đóng dấu, ký) 119 Mẫu số: S03a4 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Tháng 06 năm 2014 (Trích) Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày ghi sổ Số hiệu Diễn giải Ngày tháng PXK-001/06 09/06/2014 HĐ GTGT- 09/06/2014 0000100 … … Phải thu ngƣời mua (ghi nợ) … Bán hàng chịu cho Công ty Tài Lực … Hàng hóa 7.722.000 … Cộng phát sinh Ghi có TK doanh thu 49.189.961 Thành phẩm DV 7.020.000 … … Có TK 3331 702.000 … 44.718.146 … 4.471.815 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã đóng dấu, ký) 120 Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ CÁI Tháng 06 năm 2014 Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số hiệu: 511 Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày Diễn giải Trang nhật ký TK đối ứng Số tiền Nợ Có Số dƣ đầu tháng 30/06/2014 Chuyển từ nhật ký đặc biệt thu tiền 111 35.018.165 30/06/2014 Chuyển từ nhật ký đặc biệt bán hàng 131 44.718.146 30/06/2014 Cuối tháng kết chuyển doanh thu thuần 911 Cộng SPS 79.736.311 79.736.311 79.736.311 Số dƣ cuối tháng Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã đóng dấu, ký) 121 Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ CÁI Tháng 06 năm 2014 Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán Số hiệu: 632 Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Trang nhật ký Diễn giải Ngày Số tiền TK đối ứng Nợ 156 6.119.982 Có Số dƣ đầu tháng 09/06/2014 PXK – 09/06/2014 001/06 10/06/2014 PXK – 10/06/2014 002/06 Giá vốn Gạch men 40x40 156 11.747.262 17/06/2014 PXK – 17/06/2014 004/06 Giá vốn Bột trét nội thất 156 2.921.475 18/06/2014 PXK – 18/06/2014 005/06 Giá vốn Gạch men 40x40 156 12.893.400 23/06/2014 PXK – 23/06/2014 006/06 Giá vốn Bột trét nội thất 156 2.380.000 … ... … … … Giá vốn Gạch men 40x40 … … Cuối tháng kết chuyển để xác định KQKD 30/06/2014 230.162.485 911 Cộng SPS … 230.162.485 230.162.485 Số dƣ cuối tháng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) Kế toán trƣởng (Đã ký) 122 Giám đốc (Đã đóng dấu, ký) Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ CÁI Tháng 06 năm 2014 Tên tài khoản: Chi phí tài chính Số hiệu: 635 Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Số Ngày Diễn giải Trang TK nhật đối ký ứng Số tiền Nợ Có Số dƣ đầu tháng Chi trả lãi PC 25/06/2014 25/06 vay ngân 045/06 hàng 30/06/2014 111 79.885.000 Cuối tháng kết chuyển để xác định KQKD 911 Cộng SPS 79.885.000 79.885.000 79.885.000 Số dƣ cuối tháng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã đóng dấu, ký) 123 Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ CÁI Tháng 06 năm 2014 Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu: 642 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Số tiền TK đối ứng Nợ 214 12.481.462 334 113.248.444 Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định 338 26.047.142 30/06/2014 Chuyển từ nhật ký đặc biệt chi tiền 111 15.984.763 30/06/2014 Chuyển từ nhật ký đặc biệt mua hàng 331 5.640.610 30/06/2014 Cuối tháng kết chuyển để xác định KQKD 911 Ngày ghi sổ Số Trang nhật ký Diễn giải Ngày Có Số dƣ đầu tháng Khấu hao TSCĐ 26/06/2014 26/06 của BP QLDN Lƣơng phải trả chi NV QLDN 30/06/2014 30/06 Cộng SPS 173.402.421 173.402.421 173.402.421 Số dƣ cuối tháng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) Kế toán trƣởng (Đã ký) 124 Giám đốc (Đã đóng dấu, ký) Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ CÁI Tháng 06 năm 2014 Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh Số hiệu: 911 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày ghi sổ Số Trang nhật ký Diễn giải Ngày TK đối ứng Số tiền Nợ Có Số dƣ đầu tháng 30/06/2014 Cuối tháng K/C doanh thu thuần 511 Cuối tháng K/C giá vốn hàng bán 632 Cuối tháng K/C CP tài chính 79.736.311 230.162.485 635 79.885.000 Cuối tháng K/C CP QLDN 642 K/C lãi trong tháng 421 Cộng SPS 173.402.421 403.713.595 483.449.906 483.449.906 Số dƣ cuối tháng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) Kế toán trƣởng Giám đốc (Đã ký) (Đã đóng dấu, ký) 125 Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ CÁI Tháng 06 năm 2014 Tên tài khoản: Lợi nhuận chƣa phân phối Số hiệu: 421 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày ghi sổ Số Trang nhật ký Diễn giải Ngày Số tiền TK đối ứng Nợ 911 403.713.595 Số dƣ đầu tháng 30/06/2014 Kết chuyển lỗ Cộng SPS 403.713.595 Số dƣ cuối tháng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) Kế toán trƣởng (Đã ký) 126 Giám đốc (Đã đóng dấu, ký) Có Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm Tháng 06 năm 2014 (Trích) Đơn vị tính: đồng Chứng từ Số Ngày Số tiền TK Khách hàng Diễn giải đối ứng Nợ Có Số dƣ đầu tháng HĐ GTGT 0000100 Công Xuất bán Gạch 09/06/2014 ty Tài 131 men 40x40 loại 1 Lực 7.020.000 HĐ GTGT 0000101 Công Xuất bán Gạch 10/06/2014 ty Tài 131 men 40x40 loại 1 Lực 13.328.182 … … … … … … Kết chuyển doanh bán các thành phẩm 911 74.009.038 Cộng SPS ... 74.009.038 74.009.038 Số dƣ cuối tháng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) Kế toán trƣởng (Đã ký) 127 Giám đốc (Đã đóng dấu, ký) Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực Số 20, KTM06 - Đƣờng số 6 - Khu Đô Thị 5A - Phƣờng 4 - TP. Sóc Trăng SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ Tháng 06 năm 2014 (Trích) Đơn vị tính: đồng Chứng từ Số Ngày Số tiền TK Khách hàng Diễn giải đối ứng Nợ Có Số dƣ đầu tháng PT 002/06 05/06/2014 Thu tiền cho thuê xe 111 Kết chuyển doanh cung cấp dịch vụ 911 Cộng SPS 5.727.273 5.727.273 5.727.273 5.727.273 Số dƣ cuối tháng Ngƣời ghi sổ (Đã ký) Kế toán trƣởng (Đã ký) 128 Giám đốc (Đã đóng dấu, ký) [...]... hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực (sau đây đƣợc gọi là Công ty Nhân Lực) , trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Nhân Lực - Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Nhân. .. tích kết quả hoạt động kinh doanh nên tôi quyết định chọn dề tài Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Xây Dựng và Thƣơng Mại Nhân Lực để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả. .. thực hiện tại Công ty Nhân Lực trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là chế độ kế toán và tổ chức công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Nhân Lực 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những đặc điểm cơ bản về kế toán xây lắp... thì công tác kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chính xác và hợp lý trở nên quan trọng hơn hết, nó giúp công ty phát hiện đƣợc ƣu khuyết điểm của mình để kịp thời khắc phục những hạn chế hay phát huy những điểm mạnh tạo nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp có đƣợc uy tín trên thị trƣờng Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là kế toán xác định và phân tích. .. của Công ty Nhân Lực - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Việc nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Nhân Lực 1.3.2 Thời gian - Giai đoạn nghiên cứu của đề tài này là từ năm 2011 đến hết quý 2 năm 2014 - Kỳ thực hiện kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh là tháng 06... tính theo phƣơng pháp trực tiếp - Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ - Khoản chiết khấu thƣơng mại kết chuyển cuối kỳ - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tƣ và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán Tài khoản 511 không có số dƣ... pháp trực tiếp (nếu có) - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Bên Có: - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia - Lãi do nhƣợng bán các khoản đầu tƣ vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết - Chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại... biết phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính một cách chính xác, kịp thời, hữu ích cho nhà quản trị để hoạch định và ra quyết định đúng đắn Với đặc thù của ngành xây dựng là sản phẩm có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài và trải qua nhiều công đoạn Bên cạnh đó, ngành xây dựng có sự nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trƣởng kéo theo doanh thu và lợi... Sản xuất kinh doanh Tài khoản Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Tài sản Tài sản cố định Tiêu thụ đặc biệt Value Added Tax (Thuế giá trị gia tăng) Vốn chủ sở hữu Xây dựng cơ bản Xuất khẩu ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói... phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Mỗi sản phẩm xây lắp có những kết cấu kỹ thuật, mỹ thuật, vật tƣ, địa điểm, nhân lực và phƣơng pháp thi công khác nhau Chính những đặc điểm này hình thành nên sự khác nhau về dự toán chi phí thi công xây lắp, về vật tƣ, lao động, máy móc thiết bị thi công mà trong quản lý cũng nhƣ kế toán cần phải am hiểu mới có thể quản lý và hạch toán đƣợc chi phí thi công xây

Ngày đăng: 17/10/2015, 08:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan