Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ trong trại giam (trích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả lại cho đó là một cản

2 815 0
Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ trong trại giam (trích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả lại cho đó là một cản

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ trong trại giam (trích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả lại cho đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? -------------- Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập Vang bóng một thời (1940) của nhà văn Nguyễn Tuân. Nội dung tác phẩm ca ngợi nhân vật Huấn Cao, một nhà Nho vì nghĩa lớn đã dũng cảm đứng về phía nhân dân chống lại triều đình phong kiến thối nát đương thời. Huấn Cao không chỉ là kẻ chọc trời khuấy nước, có cái hoài bão tung hoành mà còn là một nghệ sĩ có tài viết chữ Hán rất đẹp khiến nhiều người ngày đêm mơ ước có được chữ Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời. Nhưng Huấn Cao lại là người không dễ dàng gì cho người khác chữ của mình: Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Trong đời, ông mới chỉ cho chữ ba người bạn thân của ông mà thôi. Người ta bảo ông khoảnh (khó tính, kênh kiệu) song thực ra không phải như vậy. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp nhưng chỉ viết cho tri âm, tri kỉ, không phải ai muốn xin chữ ông cũng cho. Ông tiếc công chăng? Không! Ông nghĩ chữ đẹp không phải ai cũng biết nó đẹp và quý. Bạn tri kỉ tà bạn hiểu cái đẹp, quý cái đẹp ấy và quý những nét đẹp khác trong con người mình. Viết cho những người ấy là san sẻ tâm hồn, tài năng, cái đẹp của mình cho bạn. Như vậy là biết trọng mình, trọng bạn, coi cái đẹp là của quý trên đời, khônq được phung phí. Hoàn cảnh đẩy Huấn Cao vào vị thế éo le là thân phận của kẻ tử tù. Con người ông, tài năng ông sắp bị hủy diệt. Đáng tiếc biết bao! Trong những ngày bị giam tại nhà ngục tỉnh Sơn chờ ngày giải vào kinh (Huế) thọ tội, Huấn Cao đã bắt gặp một tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Nghe tiếng tăm Huấn Cao đã lâu, nay lại có dịp giam giữ ông trong tay, mơ ước có được chữ quý của ông treo trong nhà càng thêm thôi thúc, nung nấu tâm can viên quản ngục. Nhưng làm cách nào để xin được chữ Huấn Cao? Điều đó quả khó vô cùng! Thực sự cảm phục trước khí tiết và tài năng của Huấn Cao nên Viên quản ngục đã biệt đãi ông như một thượng khách, luôn luôn hạ mình, tỏ thái độ cung kính. Nhưng không phải vì thế mà Huấn Cao xiêu lòng. Chỉ qua lời người thư lại, ông Huấn mới vỡ lẽ rằng viên quản ngục là người biết thưởng thức, quý trọng cái đẹp. Chính điều đó làm cho ông cảm kích mà vui lòng cho chữ. Cảnh ông Huấn Cao cho chữ là tình huống kì lạ, góp phần làm nổi bật tính cách của các nhân vật lãng mạn, những con người không chịu sự chi phối của yếu tố khách quan. Trong buồng giam tối tăm, chật hẹp, đầy mạng nhện và phần chuột, phân gián, bó đuốc tẩm dầu cháy ngùn ngụt, đỏ rực như một đám cháy nhà, soi tỏ ba bóng người đang hoạt động. Một người ngồi xổm dưới đất, hai tay căng những vuông lụa trắng tinh trên tấm ván. Một người khác tay run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ mang gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt trên mặt lụa. Ba người đó là viên quản ngục, thầy thơ lại và ông Huấn Cao. Giữa chốn lao tù, không phải bóng tối và sự tàn bạo có thể khuất phục được con người, mà chính con người lại có sức cảm hoá kì diệu. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng tuyệt vời, người tử tù đã làm chủ nhà ngục, còn viên quản ngục thì lại kính cẩn chắp tay vái người tử tù như vái một thần tượng. Viết xong, ông Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng dậy, rồi nhìn lại những chữ mình mới viết đẹp tươi, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Đoạn ông đĩnh đạc khuyên viên quản ngục: Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Nghe lời khuyên chí tình, chí nghĩa, viên quản ngục lùi ra và nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh! Câu nói của ông ta ấp úng trong nghẹn ngào, cảm động. Có được chữ quý của Huấn Cao trong tay, ước muốn bao năm giờ đã thành sự thật mà viên quản ngục vẫn ngỡ là mơ. Hành động cho chữ của Huấn Cao – những dòng chữ cuối cùng của cuộc đời một lần nữa khẳng định khí phách, bản lĩnh của ông. Ông muốn truyền lại cái trong sáng, tài hoa của mình cho hậu thế, thông qua kẻ biệt nhỡn liên tài, tri âm tri kỉ. Trước mắt, ông muốn cứu một con người ra khỏi chốn bùn nhơ, trả lại thiên lương cho người ấy. Đây cũng là hành động vì nghĩa mang tính nhân đạo cao cả của Huấn Cao. Giữa khung cảnh đen tối của nhà giam, hình ảnh người tử tù bỗng trở nên lớn lao lạ thường, vượt lên trên những cái thấp hèn, dung tục của thế giới xung quanh. Màu trắng tinh khiết của vuông lụa, những dòng chữ thơm mùi mực mới dường như cũng ánh lên rạng rỡ dưới ánh sáng ngọn đuốc và vầng hào quang tỏa ra từ nhân cách, khí tiết cao vời vợi của người tử tù – kẻ sáng tạo ra Cái Đẹp. Tất cả đều như muốn hóa thành bất tử, như một lời nhắn nhủ con người hãy cố gắng gìn giữ Cái Đẹp của cuộc đời. Cảnh cho chữ là một bức tranh sống động mà yếu tố kì ảo và hiện thực hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tới mức tuyệt vời. Ở đoạn này, ngòi bút Nguyễn Tuân như bay như múa theo từng nét chữ tài hoa của Huấn Cao và đặc tả được thần thái của con người cùng cảnh vật. Thủ pháp lãng mạn bay bổng và hiện thực phong phú cộng với ngôn ngữ sáng tạo, giàu chất tạo hình của nhà văn đã dệt nên chân dung bất hủ của Huấn Cao – tượng trưng cho Cái Đẹp, cái tài hoa tài tử, nhưng cao cả hơn là sự tuyệt vời của nhân cách trong sạch, của khí tiết cương cường mà uy vũ bạo quyền không sao khuất phục được.

Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ trong trại giam (trích truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả lại cho đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? -------------Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập Vang bóng một thời (1940) của nhà văn Nguyễn Tuân. Nội dung tác phẩm ca ngợi nhân vật Huấn Cao, một nhà Nho vì nghĩa lớn đã dũng cảm đứng về phía nhân dân chống lại triều đình phong kiến thối nát đương thời. Huấn Cao không chỉ là kẻ chọc trời khuấy nước, có cái hoài bão tung hoành mà còn là một nghệ sĩ có tài viết chữ Hán rất đẹp khiến nhiều người ngày đêm mơ ước có được chữ Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời. Nhưng Huấn Cao lại là người không dễ dàng gì cho người khác chữ của mình: Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Trong đời, ông mới chỉ cho chữ ba người bạn thân của ông mà thôi. Người ta bảo ông khoảnh (khó tính, kênh kiệu) song thực ra không phải như vậy. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp nhưng chỉ viết cho tri âm, tri kỉ, không phải ai muốn xin chữ ông cũng cho. Ông tiếc công chăng? Không! Ông nghĩ chữ đẹp không phải ai cũng biết nó đẹp và quý. Bạn tri kỉ tà bạn hiểu cái đẹp, quý cái đẹp ấy và quý những nét đẹp khác trong con người mình. Viết cho những người ấy là san sẻ tâm hồn, tài năng, cái đẹp của mình cho bạn. Như vậy là biết trọng mình, trọng bạn, coi cái đẹp là của quý trên đời, khônq được phung phí. Hoàn cảnh đẩy Huấn Cao vào vị thế éo le là thân phận của kẻ tử tù. Con người ông, tài năng ông sắp bị hủy diệt. Đáng tiếc biết bao! Trong những ngày bị giam tại nhà ngục tỉnh Sơn chờ ngày giải vào kinh (Huế) thọ tội, Huấn Cao đã bắt gặp một tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Nghe tiếng tăm Huấn Cao đã lâu, nay lại có dịp giam giữ ông trong tay, mơ ước có được chữ quý của ông treo trong nhà càng thêm thôi thúc, nung nấu tâm can viên quản ngục. Nhưng làm cách nào để xin được chữ Huấn Cao? Điều đó quả khó vô cùng! Thực sự cảm phục trước khí tiết và tài năng của Huấn Cao nên Viên quản ngục đã biệt đãi ông như một thượng khách, luôn luôn hạ mình, tỏ thái độ cung kính. Nhưng không phải vì thế mà Huấn Cao xiêu lòng. Chỉ qua lời người thư lại, ông Huấn mới vỡ lẽ rằng viên quản ngục là người biết thưởng thức, quý trọng cái đẹp. Chính điều đó làm cho ông cảm kích mà vui lòng cho chữ. Cảnh ông Huấn Cao cho chữ là tình huống kì lạ, góp phần làm nổi bật tính cách của các nhân vật lãng mạn, những con người không chịu sự chi phối của yếu tố khách quan. Trong buồng giam tối tăm, chật hẹp, đầy mạng nhện và phần chuột, phân gián, bó đuốc tẩm dầu cháy ngùn ngụt, đỏ rực như một đám cháy nhà, soi tỏ ba bóng người đang hoạt động. Một người ngồi xổm dưới đất, hai tay căng những vuông lụa trắng tinh trên tấm ván. Một người khác tay run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ mang gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt trên mặt lụa. Ba người đó là viên quản ngục, thầy thơ lại và ông Huấn Cao. Giữa chốn lao tù, không phải bóng tối và sự tàn bạo có thể khuất phục được con người, mà chính con người lại có sức cảm hoá kì diệu. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng tuyệt vời, người tử tù đã làm chủ nhà ngục, còn viên quản ngục thì lại kính cẩn chắp tay vái người tử tù như vái một thần tượng. Viết xong, ông Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng dậy, rồi nhìn lại những chữ mình mới viết đẹp tươi, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Đoạn ông đĩnh đạc khuyên viên quản ngục: Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Nghe lời khuyên chí tình, chí nghĩa, viên quản ngục lùi ra và nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh! Câu nói của ông ta ấp úng trong nghẹn ngào, cảm động. Có được chữ quý của Huấn Cao trong tay, ước muốn bao năm giờ đã thành sự thật mà viên quản ngục vẫn ngỡ là mơ. Hành động cho chữ của Huấn Cao – những dòng chữ cuối cùng của cuộc đời một lần nữa khẳng định khí phách, bản lĩnh của ông. Ông muốn truyền lại cái trong sáng, tài hoa của mình cho hậu thế, thông qua kẻ biệt nhỡn liên tài, tri âm tri kỉ. Trước mắt, ông muốn cứu một con người ra khỏi chốn bùn nhơ, trả lại thiên lương cho người ấy. Đây cũng là hành động vì nghĩa mang tính nhân đạo cao cả của Huấn Cao. Giữa khung cảnh đen tối của nhà giam, hình ảnh người tử tù bỗng trở nên lớn lao lạ thường, vượt lên trên những cái thấp hèn, dung tục của thế giới xung quanh. Màu trắng tinh khiết của vuông lụa, những dòng chữ thơm mùi mực mới dường như cũng ánh lên rạng rỡ dưới ánh sáng ngọn đuốc và vầng hào quang tỏa ra từ nhân cách, khí tiết cao vời vợi của người tử tù – kẻ sáng tạo ra Cái Đẹp. Tất cả đều như muốn hóa thành bất tử, như một lời nhắn nhủ con người hãy cố gắng gìn giữ Cái Đẹp của cuộc đời. Cảnh cho chữ là một bức tranh sống động mà yếu tố kì ảo và hiện thực hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau tới mức tuyệt vời. Ở đoạn này, ngòi bút Nguyễn Tuân như bay như múa theo từng nét chữ tài hoa của Huấn Cao và đặc tả được thần thái của con người cùng cảnh vật. Thủ pháp lãng mạn bay bổng và hiện thực phong phú cộng với ngôn ngữ sáng tạo, giàu chất tạo hình của nhà văn đã dệt nên chân dung bất hủ của Huấn Cao – tượng trưng cho Cái Đẹp, cái tài hoa tài tử, nhưng cao cả hơn là sự tuyệt vời của nhân cách trong sạch, của khí tiết cương cường mà uy vũ bạo quyền không sao khuất phục được. ... nhân đạo cao Huấn Cao Giữa khung cảnh đen tối nhà giam, hình ảnh người tử tù trở nên lớn lao lạ thường, vượt lên thấp hèn, dung tục giới xung quanh Màu trắng tinh khiết vuông lụa, dòng chữ thơm... tiết cao vời vợi người tử tù – kẻ sáng tạo Cái Đẹp Tất muốn hóa thành bất tử, lời nhắn nhủ người cố gắng gìn giữ Cái Đẹp đời Cảnh cho chữ tranh sống động mà yếu tố kì ảo thực hòa quyện vào nhau,... phách, lĩnh ông Ông muốn truyền lại sáng, tài hoa cho hậu thế, thông qua kẻ biệt nhỡn liên tài, tri âm tri kỉ Trước mắt, ông muốn cứu người khỏi chốn bùn nhơ, trả lại thiên lương cho người Đây

Ngày đăng: 17/10/2015, 01:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan