so sánh hiệu quả tài chính kỹ thuật của mô hình nuôi tôm rừng chứng nhận và mô hình nuôi tôm rừng chưa được chứng nhận tại tỉnh cà mau

11 451 0
so sánh hiệu quả tài chính  kỹ thuật của mô hình nuôi tôm rừng chứng nhận và mô hình nuôi tôm rừng chưa được chứng nhận tại tỉnh cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN TỐNG NGỌC ĐAN SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH - KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM RỪNG CHỨNG NHẬN VÀ MÔ HÌNH NUÔI TÔM RỪNG CHƯA ĐƯỢC CHỨNG NHẬN TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN TỐNG NGỌC ĐAN SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH - KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM RỪNG CHỨNG NHẬN VÀ MÔ HÌNH NUÔI TÔM RỪNG CHƯA ĐƯỢC CHỨNG NHẬN TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Thạc sĩ HUỲNH VĂN HIỀN 2014 2 SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT-TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM RỪNG CÓ CHỨNG NHẬN VÀ KHÔNG CHỨNG NHẬN NATURLAND TẠI TỈNH CÀ MAU Tống Ngọc Đan Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Đề tài được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2014 tại 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển của tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu này tập trung đến các chỉ tiêu tài chính - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú chứng nhận và chưa chứng nhận tại Cà Mau.Thông tin số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn 72 hộ nuôi tôm Kết quả nghiên cứu cho thấy, mực nước trung bình trong mương nuôi là khoảng 1,1 m và độ sâu trung bình của trảng là 0,3m. Tỷ lệ rừng, của mô hình tôm rừng có chứng nhận(TR-CN) trung bình là 58% cao hơn tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN) là 55.6%. Mật độ thả nuôi chung đối với TR-CCN khoảng 26,8 con /m2/năm cao hơn TR-CN (23,7 con/m2/năm) và nguồn giống từ các trại giống địa phương chiếm 73% đối với TR-CN và 65,5% đối với TR-CCN . Năng suất tôm sú bình quân của mô hình TR-CN là 184,4 kg/ha/năm, và TR-CCN là 213.84 kg/ha/năm. Tổng chi phí bình quân đầu tư cho mô hình nuôi khoảng 27,3 triệu đồng/ha/năm đối với TR-CN và 31,33 triệu đồng/ha/năm đối với TR-CCN . Lợi nhuận của mô hình TR-CN khoảng 44,9 triệu đồng/ha/năm và TR-CCN là 37,9 triệu đồng/ha/năm. Hiệu quả chi phí của mô hình TR-CN là 2,64 lần và TR-CCN là 2,21 lần. Những khó khăn của hai mô hình nuôi là tình trạng thiếu vốn để sản xuất vẫn còn diễn ra, kỹ thuật nuôi, tình trạng dịch bệnh và năng suất thấp. Từ khóa: Tôm sú, Tôm rừng chứng nhận, tỉnh Cà Mau. Title: Comparative efficiency financial-technical of shrimp forest certification farming systerm and shrimp forest non-certification of Naturland in Ca Mau province ABSTRACT The research was carried out from 2013 to 2014 in two districts of Nam Can and Ngoc Hien Ca Mau province. This study focused on issues financial-technical of black tiger shrimp forest certification and non-certification in Ca Mau province. Primary data information was collected by interviewing 72 households shrimp farmers (forest certification and non-certification). The method analysis used Excell for descriptive tatistics and comparing. The study results showed that the average water level in the ditch is approximately 1.1 m feed and an average depth of 0.3 m of grassland. The rate of forest, on the shrimp forest certification average 58 % higher than the shrimp forest non-certification (55.6 %). Stocking density is the shrimp forest non-certification 26.8 ind/ m2/year higher than shrimp forest certification (23.7 ind/m2/year) and seed from local hatcheries about 73 % of shrimp forest certification 65.5 % and shrimp forest non-certification. Average yield of shrimp forest certification is 184.4 kg/ha/year, and shrimp forest non-certification is 213.84 kg/ha/year. Total average investment cost for farming about 27.3 million/ha/year for forest shrimp certification and forest shrimp non-certification is 31.33 million/ha/year. The profit of forest shrimp certification around 44.9 million/ha/year and forest shrimp non-certification is 37.9 million/ha/year. Cost effectiveness of forest shrimp certification is 2.64 times and forest shrimp non-certification is 2.21 times. The difficulties of farming households in two models is lack of capital to invesment production, technical, quality seed made for disease and low productivity are difficutls very importances. Key words: Back tiger shrimp, shrimp forest certification, Ca Mau province. 3 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Ngành Thuỷ sản Việt Nam đã có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống và lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Con tôm, con cá đã có vị trí quan trọng thường xuyên trong sản xuất lương thực thực phẩm và đời sống của người dân Việt Nam chúng ta. Trong nhiều thập kỷ qua, nhờ sự phấn đấu nỗ lực của toàn ngành thuỷ sản, đặc biệt là các thế hệ lao động nghề cá ngành Thuỷ sản Việt Nam đã không ngừng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. Trong đó nghề nuôi tôm đóng vai trò quan trọng ,chiếm phần lớn sản lượng thủy sản của nước ta từ trước tới nay, ngoài ra nó còn đóng góp quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã trở thành một nghề truyền thống và không ngừng thay đổi. Theo tính toán, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hơn 1.200.000 ha, bằng gần 60% của cả nước. Trong đó, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản vùng triều khoảng 750.300 ha, chiếm trên 26% tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh ven biển của vùng và chiếm 74% tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trên vùng triều toàn quốc.( Học mãi . vn, 2011 ) .Vùng bán đảo Cà Mau có diện tích tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ rất lớn trên 630.000 ha (Sở NN&PTNT Cà Mau, 2013). Khu vực ven sông Hậu và sông Tiền có diện tích vùng triều ít hơn (trên 123.000 ha). Diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng rất phong phú với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Cà Mau là một trong những tỉnh có nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu đời và là địa bàn nuôi thủy sản trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước . Đặc biệt là nghành nuôi tôm đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của Cà Mau. Trong đó nuôi tôm trong rừng ngập mặn (RNM) là mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu .Cà Mau có 17.000 ha nuôi tôm trong RNM và là địa phương có diện tích nuôi tôm trong RNM lớn nhất cả nước ( VASEP,2014 ) . RNM của tỉnh tập trung nhiều nhất ở hai huyện Ngọc Hiển, Năm Căn. Diện tích còn lại được phân bổ ở các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh. Đặc biệt, mô hình tôm sinh thái (nửa diện tích trồng rừng, nửa diện tích nuôi tôm) ở Lâm ngư trường 184. Lâm ngư trường 184 đã kết hợp với Công ty CP Chế biến Thủy sản và XNK Cà Mau (Camimex) tổ chức sản xuất chế biến xuất khẩu tôm sinh thái, đem lại giá trị kinh tế liên tục tăng: Năm 2002 đạt 17 tấn, trị giá 271.500 USD, năm 2003 đạt 24,5 tấn, trị giá 460.570 USD, năm 2004 đạt 134 tấn trị giá 2,32 triệu USD, năm 2005 đạt 131 tấn, trị giá 2,47 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2006 đạt 108,8 tấn, trị giá 2,04 triệu USD (Báo mới.com , 2010) . Ở huyện Năm Căn, Ngọc Hiển hiện có khoảng 1.200 hộ nuôi tôm sinh thái được công nhận. Để để góp phần hiểu rõ hơn ngành nuôi tôm sú nơi đây và cải thiện đời sống người dân trong vùng được tốt hơn đề tài được thực hiện là rất cần thiết.. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả được các chỉ tiêu kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm rừng chứng nhận và và tôm rừng chưa chứng nhận Naturland ở Cà Mau. Từ đó đề ra một số giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả của nghề nuôi tôm rừng trong những giai đoạn sau. 1.3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng kỹ thuật của mô hình nuôi tôm rừng chứng nhận và tôm rừng chưa được chứng nhận Naturland ở Cà Mau. - So sánh hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm rừng chứng nhận và chưa được chứng nhận Naturland ở Cà Mau. - Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm rừng kết hợp. 4 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu nghiên cứu được thu thập thực tế bằng cách phỏng vấn trực tiếp từng hộ dân bằng bảng phỏng vấn được soãn sẵn đối với hộ nuôi tôm rừng tại tại huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà mau. Tổng quan sát là 72 hộ nuôi tôm sú, trong đó mô hình nuôi tôm - rừng được chứng nhận 36 hộ và mô hình nuôi tôm- rừng chưa được chứng nhận 36 hộ. Phương pháp xử lý bằng phần mềm EXCEL thông qua phương pháp thống kê mô tả bằng cách sử dụng các chỉ số như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, tỉ lệ phần trăm được dùng để mô tả thông tin chung về chủ hộ, mô hình kỹ thuật nuôi và đăc điểm kinh tế của nông hộ. Một số biên cơ bản được sử dụng để thu thập như sau: + Thông tin chung về nông hộ. + Qui mô nhân khẩu của nông hộ. + Các nguồn thu nhập của nông hộ. + Các chỉ tiêu về kỹ thuật như: Số lượng giống thả nuôi (con); Nguồn giống thả nuôi; năng suất tôm thu hoạch; năng suất tôm tự nhiên, năng suất cua nuôi; năng suất các loài thuỷ sản khác (cá). + Các chỉ tiêu tài chính: Tổng chi phí, giá bán, thu nhập, lợi nhuận, hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận. + Nguồn bán sản phẩm tôm chứng nhận và chưa chứng nhận. + Thông tin về tôm chứng nhận. + Các khó khăn trong nuôi tôm. + Các thông tin khác sao cho đáp ứng được mục tiêu của đề tài. 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm của hộ tiêu dùng các sản phẩm cá lóc của hộ gia đình ở An Giang Trong tổng số 72 hộ được phỏng vấn thì tỉ lệ chủ hộ là Nữ chiếm tỉ lệ thấp, ở mô hình tôm rừng có chứng nhận với 10% và tôm rừng chưa chứng nhận với 20% còn lại là Nam chiếm tỉ trọng khá cao. Độ tuổi trung bình của các nông hộ tôm rừng chứng nhận (TR-CN) là 42 tuổi còn tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN) là 52 tuổi. Cụ thể, mô hình TR – CN có nhóm tuổi từ 36 – 45 chiếm 32,5%, nhóm tuổi từ 46 – 55 tuổi chiếm 29,7%, nhóm tuổi trên 55 chiếm 29,7% và còn lại nhóm tuổi 20 – 30 tuổi chỉ chiếm 8,1%. Mô hình TR – CCN thì nhóm tuổi từ 46 – 55 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất 33,3%, nhóm tuổi từ 36 – 45 tuổi và nhóm tuổi trên 55 tuổi cùng chiếm tỉ trọng 26,7%, nhóm còn lại nhóm tuổi từ 20 – 35 tuổi chiếm tỉ trọng 13,3% Bảng 1: Số nhân khẩu, lao động gia đình và hình thức sở hữu đất đai của mô hình khảo sát Nội dung TR-CN (n=36) TR-CCN (n=36) Nhân khẩu (người) 4,8±1,6 4,5±1,4 Số LĐGĐ(người/hộ) 2,7±1,3 2,9±1,4 Giới tính + Nam 67% 59% + Nữ 33% 41% Sở hữu đất đai Sổ xanh 100% 100% Theo Bảng 1 cho thấy, cả hai mô hình nuôi tôm rừng tỉnh Cà Mau nông hộ đều sở hữu sổ xanh. Điều này cho thấy nông hộ nuôi đều ký hợp đồng giao khoán đất rừng canh tác chứ không phải được cấp quyền sử dụng đất. Số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ nuôi tôm rừng chứng nhận 4,8±1,6 người/hộ cao hơn so với tôm rừng chưa chứng nhận (4,5±1,4 người/hộ). Nhưng số lao động chính trong gia đình chiếm của tôm rừng chưa chứng nhận 2,9±1,4 người /hộ lại cao hơn đối với tôm rừng 5 chứng nhận (2,7±1,3 người/hộ). Và trong đó nam tham gia nuôi tôm chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ 67 % đối với tôm rừng chứng nhận và 59% đối với tôm rừng chưa chứng nhận. Kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm từ những từ những vụ nuôi thì người dân càng hiểu rõ được đối tượng nuôi của mình, những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho người dân nắm bắt kịp thời và xử lý một cách hiệu quả trong vụ nuôi. Số năm kinh nghiệm của TR-CCN là 17,2 năm cao hơn TR-CN trung bình chỉ có 15,3 năm. Qua hình cho ta thấy chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 10-20 năm cao nhất, đối với mô hình TR-CN là 60,60% và đối với mô hình TR-CCN là 66,7%. 3.2 Một số thông tin về kỹ thuật của hai mô hình khảo sát Diện tích đất của nông hộ TR-CCN trung bình là 4,6 ha/hộ cao hơn TR-CCN trung bình 4,4 ha/hộ. Và diện tích mặt nước của nông hộ ở TR-CCN trung bình là 2,0 ha/hộ cao hơn TR-CCN trung bình 1,8 ha/hộ. Diện tích mặt nước nuôi tôm của hai mô hình còn tương đối thấp vì còn phụ thuộc vào qui định tỷ lệ rừng tối thiểu khi ký hợp đồng giao đất. Bảng 2: Quy mô diện tích canh tác của hộ nuôi Nội dung Diện NTTS (ha/hộ) Diện tích mặt nước nuôi (ha/hộ) Kết hợp tỷ lệ diện tích rừng /tôm TR-CN (N=36) TR-CCN (N=36) 4,6±1,3 2,0±0,7 55,6±8,9 4,4±1,4 1,8±0,8 58±11,9 Qua Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ rừng kết hợp với nuôi tôm của mô hình TR-CCN trung bình 58% cao hơn so với mô hình TR-CN trung bình 55,6%. Đối với mô hình TR-CCN tỷ lệ rừng kết hợp với nuôi tôm nhiều nhất là 75% rừng , thấp nhất là 20% rừng, trong khi đó mô hình TR-CN có tỷ lệ rừng kết hợp với nuôi tôm nhiều nhất là 70% rừng, thấp nhất là 40% rừng. Tuy tỷ lệ rừng kết hợp với nuôi tôm của mô hình TR-CN thấp hơn so với TR-CCN nhưng lại ổn định hơn không dao động nhiều. Do mô hình TR-CN tuân thủ theo tiêu chuẩn của Naturland và được tập huấn, sự quản lý của những công ty sản xuất tôm sinh thái. Nguồn gốc tôm giống từ trại giống địa phương đối với TR-CN và 65,5% đối với 77% TR-CCN. Theo khảo sát hộ nuôi tôm rừng thì hầu hết các hộ nuôi đều tin tưởng và lấy giống từ trại giống địa phương, sẽ giảm được chi phí vận chuyển con giống, giá giống sẽ rẻ hơn giống từ tỉnh khác và trong quá trình thả nuôi sẽ ít hao hục con giống vì không vận chuyển xa. Con giống nhập tỉnh tuy giá cao nhưng nông hộ nuôi của mô hình TR-CN sử dụng cũng khá cao chiếm 33% và 13,8% đối với TRCN. Một tỷ lệ chung là hầu hết các hộ nuôi đều quan tâm đến nguồn gốc tôm giống và hài lòng về chất lượng con giống thả nuôi. Hầu hết các hộ thả nuôi tôm giống với kích cỡ PL12-15, các hộ nuôi thả trực tiếp vào ao không qua ương tôm giống trước khi thả. Việc kiểm tra chất lượng tôm giống chỉ được áp dụng bằng cảm quan (kích cỡ, màu sắc...) là chủ yếu chiếm 70% đối với TR-CN và 73% TR-CCN, và một phần chiếm không nhỏ là không kiểm tra chất lượng con giống chiếm 22% đối với TR-CN và 23% TR-CCN, và rất ít hộ nuôi mô hình tôm rừng có gửi phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng tôm giống. Hộ nuôi tôm rừng của hai mô hình thích mua con giống từ nhiều tại giống sản xuất để có nhiều sự lựa chọn để xem con giống nào thích hợp để thả nuôi. Nguồn gốc con giống rất được sự quan tâm của nông hộ chiếm hơn 90% nông hộ quan tâm vì nó là yếu tố ảnh hưởng đến dịch bệnh cũng như năng suất trong quá trình nuôi. Số lần thả giống tôm khoảng 3-10 lần trung bình khoảng 6 lần/năm, khoảng cách giữa các lần thả trong năm trung bình 1,3 tháng. Kết quả khảo sát cho thấy, hộ nuôi tôm rừng thường sên vét vào các tháng 6, 7 và 8 nên các mô hình nuôi tập trung thả giống lần đầu vào tháng 8 và tháng 9 là chủ yếu. Cua thả cùng lúc với tôm sú, số lần thả giống cua trung bình khoảng 4,8 lần/năm đối với TR-CCN và 4,6 lần/năm đối với TR-CN, khoảng cách hai lần thả trung bình hơn 1,5 tháng /lần. Qua kết quả Bảng 3 cho thấy, mật độ thả nuôi tôm sú, cua biển của mô hình TR-CN thấp hơn TRCCN. Mật độ thả nuôi tôm sú cao nhất của hai mô hình bằng nhau là 6,6 con/m2, nhưng mật độ thả 6 nuôi thấp nhất của TR-CCN là 2,8±1,5 con/m2/năm lại cao hơn TR-CN là 1,9±1,0 con/m2/năm nên mật độ nuôi chung của mô hình TR-CN là 23,7±9,1 thấp con/m2/năm hơn mô hình TR-CCN là 26,8±15,9 con/m2/năm. Ngoài ra, mật độ thả nuôi chung của cua biển trung bình đối với TR-CCN là 6,4 con/m2 cao hơn TR-CN 6,1 con/m2. Số lượng cua biển được thả cũng giảm dần theo các lần thả, lần thả cua nhiều nhất là lần đầu tiên sau khi cải tạo. Qua khảo sát các hộ nuôi tôm rừng QCCT cho ta một cái nhìn tổng quát về cách quản lý ao nuôi của mô hình nuôi tôm rừng ở tỉnh Cà Mau. Độ sâu trung bình của mực nước nuôi tôm rừng khoảng1,0 m đến 1,1 m đây là khoảng độ sâu thích hợp đối với mật độ thả thưa. Độ sâu trung bình của trảng 0,3 m đây là nơi cư trú rất lý tưởng cho tôm, tán rừng che mát ổn định nhiệt độ và giảm thoái hóa đất. Bảng 3: Mật độ thả nuôi tôm sú và cua của mô hình TR-CN và TR-CCN Nội dung Thả giống tôm sú Số lần thả (lần/năm) TR-CN (n=36) TR-CCN (n=36) 5,5±1,8 6,4 ±1 K/C hai lần thả (tháng) 1,3 ± 0,6 1,3 ± 0,2 Mật độ chung (con/m2/năm) Thả giống cua biển Số lần thả (lần/năm) K/C hai lần thả (tháng) Mật độ chung (con/m2/năm) 23,7±9,1 26,8±15,9 4,6 ± 1,6 1,8 ± 1,2 6,1±3,7 4,8 ± 1,9 1,6 ± 1,1 6,4±7,7 Bệnh xuất hiện trong lúc nuôi rất cao chiếm 64% đối với TR-CCN và 69% đối với TR-CN. Trong đó tỷ lệ bệnh xuất hiện phần lớn trong tổng số mẫu thu là bệnh đỏ thân xuất hiện trên 74% số hộ với mức độ thiệt hại trên 70% đối với mô hình TR-CCN, và xuất hiện trên 67% số hộ với mức độ thiệt hại trên 74% đối với TR-CN.Thứ hai là bệnh đố trắng xuất hiện trên 40%số hộ đối với TR-CCN và 44% số hộ đối với TR-CN; mức độ thiệt hại của bênh đốm trắng rất cao thiệt hại trên 80%. Ngoài ra, cua biển nuôi thả ghép cũng bị nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 53% số hộ đối vớiTR-CCN và rũ càng, đục cơ và đen mang. Theo khảo sát cho thấy khi ao nuôi tôm bị nhiễm bệnh thì hộ nuôi đều không sử dụng chất hóa học để xử lý bênh cho tôm mà chỉ sử dụng những phương pháp thủ công để trị bệnh như thay nước, cải tạo ao hoặc thu toàn bộ Bảng 4: Thu hoạch tôm và cua của mô hình TR-CN và TR-CCN Nội dung Thu hoạch tôm sú Thời điểm thu lần đầu khi nuôi (ngày) Phương pháp thu hoạch Thu tỉa Thu hoạch cua Thời điểm thu lần đầu khi nuôi (ngày) TR-CN ( n=36) TR-CCN ( n=36) 116,9±16,5 122,7±18,6 100% 100% 131,2±16,4 136,7±22,2 Theo khảo sát, các hộ nuôi thu hoạch mỗi tháng hai lần theo con nước, tùy theo các con nước mà hộ nuôi xã cống để thu hoạch. Nhìn chung, thời điểm thu hoạch tôm sú lần đầu sau khi thả giống trung bình 122,7 ngày ðối với TR-CCN cao hõn so với TR-CN 116,9 ngày. Còn cua nuôi ghép thì thời điểm thu hoạch lần đầu sau khi thả giống không có sự chênh lệch nhiều 136,7 ngày và 131,2 ngày. Và hình thức thu hoạch tôm và cua sau khi trưởng thành là hình thức thu tỉa. 7 Sau khi thu hoạch, nông hộ bảo quản bằng cách ngâm hoặc ướp với nước đá. Trong mô hình nuôi TR-CN theo yêu cầu của Naurland người nuôi tuyệt đối không được sử dụng các chất kháng sinh, hóa chất trong bảo quản tôm. Bảng 5: Hình thức bán tôm sú của mô hình được khảo sát Nội dung TR-CN TR-CCN (n=36) (n=36) Bán cho tổ chức chứng nhận 96 0 (%) Chiết khấu (%) 6,4±1,3 0 Thời gian trả (tháng ) 3,6±2,5 0 Bán cho tổ chức không chứng nhận (%) 4 100 Bán cho thương lái 93,6 Bán cho đại lý thu gom 6,4 Cả hai mô hình trên đều là nuôi QCCT, do đó nông hộ thường thu tỉa vào các con nước. Thường sản phẩm của các nông hộ của mô hình TR-CCN đều bán cho người đi thu gom 93,6%, vì sau khi hoạch mỗi ngày theo con nước thì người thu gom sẽ đến tận nhà của nông hộ để thu hoạch và trả bằng tiền mặt. Riêng đối với nông hộ của mô hình TR-CN thì họ bán cho tổ chức chứng nhận sinh thái là 96% thông qua những thương lái thu gom riêng của tổ chức. Những nông hộ của TR-CN sẽ được tổ chức chứng nhận sinh thái chi trả thêm phần trăm chiết khấu sinh thái 6,4 % trên tổng sản lượng bán cho tổ chức và phần chiết khấu đó sẽ được chi trả sau 3,6 tháng. Một số ít nông hộ còn lại của mô hình TR-CN bán cho những thương lái thu gom riêng lẽ do tôm chưa đủ chất lượng. Bảng 6: Năng suất của mô hình TR-CN và TR-CCN Nội dung TR-CN TR-CCN ( n=36) ( n=36) 461,9±327,3 463,6±351,6 Năng suất chung (kg/ha) Tôm sú 184,4±96,1 213,8±177,6 Tôm tự nhiên 100,6±71,3 122,8±139,3 Cua 153,6±171,2 101,0±107,5 Thủy sản khác 72±49,8 96,2±87,6 Năng suất cao luôn là điều mong đợi của người nuôi trồng thủy sản. Theo khảo sát cho thấy, năng suất nuôi tôm sú của mô hình TR-CCN là 213,8 kg/ha cao hơn so với mô hình nuôi TR-CN là 184,4 kg/ha. Đồng thời năng suất nuôi tôm tự nhiên và thủy sản khác lần lượt là 122,8 kg/ha và 96,2 kg/ha đều cao hơn so với mô hình TR-CN là 100,6 kg/ha và 72 kg/ha. Điều đó cho thấy, năng suất tôm sú của mô hình có chứng nhận có xu hướng thấp hơn so với mô chưa chứng nhận. 3.3. Một số chỉ tiêu tài chính của mô hình khảo sát Nuôi tôm theo QCCT nên cả hai mô hình chỉ đầu tư về con giống, cải tạo ao, kỹ thuật do đó chi phí đầu tư không cao. Kết quả cho thấy mô hình TR-CN có tổng chi phí trung bình là 27,3 triệu đồng/ha/năm, còn mô hình TR-CCN thì có chi phí cao hơn (31,3 triệu đồng/ha/năm). Doanh thu trung bình của mô hình TR-CN là 72,2 triệu đồng/ha/năm, còn mô hình TR-CCN thì có doanh thu thấp hơn (69,2 triệu đồng/ha/năm). Lợi nhuận của mô hình nuôi TR-CN là 44,9 tr.đ/ha/năm cao hơn so với mô hình nuôi TR-CCN 37,9 triệu đồng /ha/năm. Vì nông hộ nuôi ở mô hình TR-CN được hưởng thêm mức chiết khấu từ tôm sinh thái nên tăng thêm một phần lợi nhuận. Bên cạnh đó tôm rừng chứng nhận còn có mang lại lợi ích là mật độ rừng bao phủ tạo môi trường sinh thái và tạo được sản phầm sinh thái an toàn thực phẩm bán được với giá cao nên góp phần nâng cao chất lượng tôm nuôi. 8 Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính của mô hình TR-CN và TR-CCN Nội dung Tổng chi phí (tr.đ/ha/năm) Tổng doanh thu (tr.đ/ha/năm) Lợi nhuận (tr.đ/ha/năm) Hiệu quả chi phí (lần) Tỷ suất lợi nhuận (%) TR-CN (N=36) 27,3±8,5 72,2±52,3 44,9±47,7 2,64 164 TR-CCN (N=36) 31,3±17,2 69,2±55,0 37,9±47,9 2.21 121 Xét về hiệu quả sử dụng đồng vốn, thì ở mô hình nuôi TR-CN hiệu quả sử dụng vốn 2,64 lần có nghĩa là đầu tư 1 đồng vốn thì thu được 2,64 đồng, trong khi đó mô hình nuôi TR-CCN chỉ mang lại doanh thu là 2,21 lần. Do đó tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bỏ ra ban đầu ở mô hình TR-CN là 164% cao hơn mô hình TR-CCN 121%. Hình 1: Cơ cấu thu nhập theo đối tượng trong mô hình khảo sát Từ phân tích bảng cho thấy, nếu xét về khía cạnh hiệu quả sử dụng đồng vốn trên một đơn vị tiền bỏ ra thì mô hình nuôi TR-CN mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình TR-CCN. Kết quả cho thấy, đối với mô hình TR-CN có tỷ trọng thu nhập từ tôm sú thấp hơn (52%) so với mô hình TR-CCN (61%). Trong khi từ cua của mô hình TR-CN (39%) cao hơn so với mô hình TR-CCN (27%). Riêng các sản phẩm tự nhiên của mô hình TR-CN (9%) thấp hơn so với mô hình TR-CCN (12%). 3.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn và giải pháp đối với mô hình tôm rừng khảo sát Mô hình nuôi tôm sinh thái không còn xa lạ đối với nông hộ nuôi ở tỉnh Cà Mau. Theo khảo sát cho thấy các nông hộ đều biết về các thông tin về các loại quy đinh để đươc chứng nhận 73% đối với TRCN và 16% đối với TR-CCN. Phần quan trọng để thu hút nông hộ tham gia mô hình tôm sinh thái là ưu đãi khi được cấp chứng nhận sinh thái thì số nông hộ biết khá cao 69% đối với TR-CN và 18% đối với TR-CCN. Nhìn chung thì nông hộ khi tìm hiểu mô hình nuôi tôm sinh thái rất muốn được tham gia chiếm 32% đối với TR-CCN. Bởi vì theo nông hộ cho biết mô hình nuôi tôm sinh thái cho năng suất thấp hơn cách nuôi quảng canh truyền thống không theo qui trình sinh thái, nhưng mô hình nuôi tôm sinh thái giúp giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, đầu ra ổn định và giá bán cao hơn. Đây cũng là mô hình nuôi góp phần cải thiện môi trường và nâng cao đời sống của nông hộ rừng ngập mặn. Nguồn nước là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định đến thành công của mô hình nuôi tôm rừng. Qua khảo sát cho thấy có đến 36% số nông hộ TR-CCN và 23% số nông hộ TR-CN cho biết họ có được sự ưu đãi của thiên nhiên về vị trí đầm nuôi. Nguồn lao động dồi dào sẵn có ở tỉnh chiếm 50% đối với TR-CN và 44% đối với TR-CCN góp phần tạo công ăn việc làm cho hầu hết lao động ở địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo. Nghề nuôi tôm kết hợp với rừng là nghề nuôi chính ở tỉnh Cà Mau vì thế hầu hết các nông hộ nuôi chú trọng đến việc cải tạo ao nuôi nên chất lượng đầm tốt chiếm 36% đối với TR-CCN và 23% đối với TR-CN. Hộ nuôi còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền địa phương như tập huấn kỹ thuật cho người nuôi chiếm 23% đối với TR-CN và 10% 9 đối với TR-CCN. Ngoài ra, một số thuận lợi khác được đề cập đến như nguồn vốn dồi dao, chi phí vận hành, chi phí đầu tư thấp. Bên cạnh những thuận lợi thì nông hộ nuôi cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi. Tình trạng thiếu vốn là khó khăn chiếm 73% nông hộ đối với TR-CCN và 58% TR-CN do đó nông hộ không đủ điều kiện để mở rộng diện tích canh tác. Việc áp dụng và truyền đạt tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa tòan diện, chỉ thực hiện ở một số địa phương. Còn số địa phương còn lại không được hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật qui trình quản lý chăm sóc tôm, có khoảng 60% đối với TR-CCN và 58% đối với TR-CN. Ngoài ra, chất lượng con giống chưa đươc đảm bảo dẫn đến dịch bệnh ngày càng gia tăng và tôm chết không rõ nguyên nhân là khó khăn lớn của người nuôi. 4. KẾT LUẬN Tổng diện tích đất sử dụng NTTS của mô hình nuôi TR-CCN trung bình là 4,4 ha/ hộ nuôi và TRCN là 4,6 ha/hộ nuôi. Diện tích mặt nước của mô hình TR-CCN là 1,8 ha/ hộ nuôi và TR-CN là 2 ha/hộ nuôi. Mật độ thả giống tôm sú ở mô hình TR-CN trung bình là 23,7 con/m2/năm thấp hơn so với mật độ thả giống trung bình của TR-CCN 26,8 con/m2/năm . Năng suất chung trung bình ở mô hình TR-CCN là 463,6 kg/ha cao hơn so với mô hình TR-CN (461,9 kg/ha). Lợi nhuận trung bình của mô hình TR-CN là 44,9 tr.đ/ha cao hơn 7 tr.đ/ha so với mô hình TR-CCN Tỷ suất lợi nhuận trung bình của mô hình TR-CCN là 164% và mô hình TR-CN là 121%. Nhà nước cần hỗ trợ công tác cho vay vốn từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ cho các gia đình nuôi tôm có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất. Xây dựng phương án xử lý nước thải và chất thải cụ thể cho từng vùng nuôi. Mở thêm nhiều lớp tập huấn, tăng cường chuyển giao và ứng dụng thông tin kỹ thuật công nghệ kỹ thuật tiên tiến , thông tin các tiến bộ mới để cung cấp kiến thức về kỹ thuật đến ngươi nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần cải thiện chất lượng con giống theo người dân nguyên nhân bệnh tôm xảy ra thì con giống với chất lượng suy giảm là một trong những nguyên nhân chính cấu thành bệnh tôm, do vậy Nhà nước cần chú trọng hơn vào vấn đề sản xuất và quản lý chất lượng nguồn giống. Cần có quy hoạch cụ thể cho các vùng nuôi, đảm bảo các yếu tố an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển lợi thế. Từ đó khuyến khích người dân có ý thức hơn trong việc trồng rừng kết hợp với nuôi tôm tạo thu nhập, bảo vệ sinh thái. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Thị Nga, 2011. Từ nghiên cứu đến triển khai – sản xuất kết hợp mô hình rừng – tôm kết hợp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hoạt động khoa học số tháng 12.2011. Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, 2013. Kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2012. Dương Thế Hùng, 2010. Tôm rừng sinh thái http://www.baomoi.com/Tom-rung-nuoi-sinhthai/84/12663986.epi Đoàn Quân, 2013. Nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn.Tạp chí thủy sản Việt Nam. Thông tin cập nhật trên trang wesite: http://www.thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-sinh-thai-rung-ngap-manarticle-4274.tsvn. Cập nhật ngày 27/03/2013. Lê Xuân Sinh và Nguyễn Trung Chánh, 2009. Tôm sú (Penaeus monodon) sinh thái ở Cà Mau. Tạp chí khoa học 2009: 347 – 359. Sở NN&PTNT Cà Mau, 2013. Diện tích và sản lượng tôm nuôi năm 2012 VASEP, 2012. Báo cáo xuất khẩu ngành tôm 2012 - Xu hướng năm 2013. 11 [...]...TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Thị Nga, 2011 Từ nghiên cứu đến triển khai – sản xuất kết hợp mô hình rừng – tôm kết hợp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Hoạt động khoa học số tháng 12.2011 Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, 2013 Kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2012 Dương Thế Hùng, 2010 Tôm rừng sinh thái http://www.baomoi.com/Tom-rung-nuoi-sinhthai/84/12663986.epi Đoàn Quân, 2013 Nuôi tôm sinh thái rừng ngập... http://www.thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-sinh-thai-rung-ngap-manarticle-4274.tsvn Cập nhật ngày 27/03/2013 Lê Xuân Sinh và Nguyễn Trung Chánh, 2009 Tôm sú (Penaeus monodon) sinh thái ở Cà Mau Tạp chí khoa học 2009: 347 – 359 Sở NN&PTNT Cà Mau, 2013 Diện tích và sản lượng tôm nuôi năm 2012 VASEP, 2012 Báo cáo xuất khẩu ngành tôm 2012 - Xu hướng năm 2013 11

Ngày đăng: 16/10/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan