Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang

114 464 7
Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN ANH TÚ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN ANH TÚ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Hùng Cƣờng THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Luận văn " Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ". Chuyên ngành quản lý kinh tế, mã số 60.34.04.10, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, phần lớn thông tin thu thập từ thực tế tại địa phƣơng. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chƣa từng công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Anh Tú ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Vũ Hùng Cƣờng đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, Ban lãnh đạo Kho bạc Nhà nƣớc Tuyên Quang, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên, lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch; Kho bạc Nhà nƣớc Hàm Yên và các phòng chức năng trên địa bàn huyện đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luân văn nay. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Anh Tú iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ ........................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN .................................... 5 1.1. Lý luận chung về Ngân sách Nhà nƣớc ..................................................... 5 1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nƣớc ............................................................. 5 1.1.2. Khái niệm chi ngân sách Nhà nƣớc ........................................................ 6 1.1.3. Khái niệm quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc ........................................... 8 1.1.4. Vai trò của quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc ......................................... 9 1.1.5. Nội dung quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc ........................................... 11 1.2. Một số lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện và quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện .................................................................. 20 1.2.1. Quản lý nhà nƣớc đối với NSNN là tất yếu .......................................... 20 iv 1.2.2. Nội dung của ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ....................................... 21 1.2.3. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện .......................................... 23 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện .. 28 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở Việt Nam .......................................... 29 1.4.1. Tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ...................................................... 29 1.4.2. Tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang ................................................ 31 1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc đối với huyện Hàm Yên ......................................................................... 32 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 34 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 34 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 34 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin ................................................................. 35 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 35 2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 35 2.2.5. Phƣơng pháp phân tích SWOT ............................................................. 36 2.3. Hệ các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 36 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG ........................................................................................... 38 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang .... 38 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí, địa lý ........................................ 38 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ................................................................. 39 3.2. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nƣớc Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang ............ 45 3.2.1. Cơ cấu, tổ chức bộ máy ......................................................................... 45 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 45 3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2013....................................... 48 v 3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên giai đoạn vừa qua ................................................................. 57 3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên giai đoạn 2010 - 2013 ..................................................................... 60 3.5.1. Phân tích thuận lợi, khó khăn của công tác quản lý chi NSNN cấp huyện giai đoạn vừa qua.................................................................................. 60 3.5.2. Thành công, hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................... 62 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢƠC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG .......................................................... 77 4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Huyện Hàm Yên đến năm 2015, tầm nhìn 2020 ......................................................................... 77 4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội chung đến năm 2015, tầm nhìn 2020 ......................................................................................................... 77 4.1.2. Một số mục tiêu chủ yếu ....................................................................... 78 4.2. Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hàm Yên giai đoạn tới ..... 79 4.3. Quan điểm nhằm tăng cƣờng quản lý NSNN tại Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 81 4.4. Các kiến nghị, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ......................................... 82 4.4.1. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên trong thời gian tới ................................................................ 82 4.4.2. Các kiến nghị......................................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa Chữ viết tắt ANQP An ninh quốc phòng BTC Bộ Tài chính CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CP Chính phủ CTMT Chƣơng trình mục tiêu CTN Công thƣơng nghiệp DTNS Dự toán ngân sách ĐTPT Đầu tƣ phát triển GDĐT Giáo dục đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nƣớc KTXH Kinh tế xã hội NĐ Nghị định NQD Ngoài quốc doanh NS Ngân sách NSNN Ngân sách Nhà nƣớc QLNS Quản lý ngân sách QTNS Quyết toán ngân sách SNKT Sự nghiệp kinh tế TT Tỷ trọng UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế 2010-2013 ......... 41 Bảng 3.2: Tổng hợp chi ngân sách huyện giai đoạn 2010 - 2013 ................... 49 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thu - chi ngân sách huyện trên địa bàn giai đoạn 2010-2013 ............................................................................... 48 Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng cơ cấu chi ngân sách huyện hàng năm 2010 - 2013 .... 50 SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu, tổ chức bộ máy KBNN Hàm Yên, Tuyên Quang ............ 47 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngày nay, Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) trở thành công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của bất kỳ nhà nƣớc nào trên thế giới, giữ vai trò quan trọng, chủ yếu trong huy động và phân phối các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đảm bảo hoạt động của Nhà nƣớc, đồng thời phân phối nguồn lực hợp lý để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững, bên cạnh đó còn giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo thực hiện công bằng, ảnh hƣởng trực tiếp đến mọi hoạt động xã hội. Chính từ vai trò đó và trong điều kiện đất nƣớc ta hiện nay đang tích cực phấn đấu không còn là nƣớc kém phát triển trở thành một nƣớc công nghiệp. Với mục tiếu đó và nguồn lực phát triển của Việt Nam là có hạn nên yêu cầu huy động mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả là hết sức cần thiết đây chính là mục tiêu tăng cƣờng quản lý NSNN. NSNN là một thể thống nhất nên yêu cầu tăng cƣờng quản lý NSNN không chỉ ở cấp quốc gia mà các địa phƣơng phải thực hiện. Để thực hiện đƣợc điều đó, trƣớc hết cần phải nhận thức đúng vấn đề lý luận về NSNN, từng bƣớc đổi mới phƣơng thức quản lý NSNN cho phù hợp. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức quốc tế WTO, là điều kiện thuận lợi cho chúng ta đón nhận nguồn tài chính của các tổ chức tài chính thế giới, song phải quản lý, sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực kết hợp huy động nguồn lực bên ngoài đảm bảo nền tài chính quốc gia. Tăng cƣờng quản lý NSNN nhằm làm cho NSNN thực sự là công cụ của Nhà nƣớc, sử dụng nó để thực hiện tốt hơn, hiệu quả cao hơn trong huy động và phân bổ các nguồn lực của xã hội thuộc phạm vi NSNN. Yêu cầu trên đối với huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là hết sức cần thiết, bởi vì là một huyện nông nghiệp, quy mô kinh tế nhỏ tăng trƣởng kinh tế chƣa cao, khả năng tích luỹ thấp, điều kiện tự nhiên còn khó khăn. Chính vì vậy nguồn 2 thu NSNN hàng năm không cao nhƣng vẫn phải đáp ứng yêu cầu chi rất lớn mới có thể phấn đấu bằng với bình quân chung của cả nƣớc, chính vì vậy tăng cƣờng công tác quản lý NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, nhằm sử dụng có hiệu quả NSNN, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, cải thiện tình hình tài chính địa phƣơng, đảm bảo cho yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Thời gian qua, quản lý NSNN của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang từng bƣớc đổi mới, hoàn thiện, nhiều chính sách tài chính góp phần kích thích tăng trƣởng kinh tế, chi ngân sách không ngừng tăng qua các năm góp phần ổn định đời sống xã hôi. Tuy vậy, vẫn còn một vài hạn chế và trong giai đoạn tới cần phải khắc phục và hoàn thiện, tập trung vào nội dung: Phân bổ vốn đầu tƣ và chi thƣờng xuyên; nâng cao ý thức tiết tiệm, chống lãng phí, ý thức kỷ luật tài chính.... Đặc biệt số chi chuyển nguồn sang năm sau thực hiện còn khá cao, chiếm tỷ trọng 11 - 14 % tổng chi ngân sách huyện, cụ thể thể năm 2010 là 40.456 triệu đồng; Năm 2011 là 53.269 triệu đồng; Năm 2012 là 26.854 triệu đồng. Năm 2013 là 32.112 triệu đồng. Số lƣợng các đơn vị sử dụng Ngân sách thực hiện các nhiệm vụ chi không đảm bảo quy định của Nhà nƣớc đƣợc phát hiện thông qua Thanh tra, kiểm toán ngày càng gia tăng, gây lãng phí trong sử dụng Ngân sách nhà nƣớc, công tác giám sát tài chính ngân sách của Hội đồng nhân dân huyện, xã chƣa thực sự có hiệu quả. Do vậy vấn đề tăng cƣờng quản lý chi Ngân nhà nƣớc cấp huyện càng trở nên cấp bách và cần thiết. Đây chính là yếu tố có tính quyết định để thực hiện thăng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010 - 2015 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XIX đề ra. Với nhận thức nhƣ vậy, với những kiến thức đã đƣợc các thầy, cô của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên trang bị, cùng với thực tiễn công tác và với mong muốn góp một phần nhỏ công sức 3 để tham gia công tác quản lý chi NSNN ở địa phƣơng đƣợc tốt hơn nên tôi chọn đề tài: " Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang " 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện tại huyện Hàm Yên, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN cấp huyện. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Xác định và phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2013. * Phạm vi về không gian: Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 4 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN cấp huyện và quản lý chi NSNN cấp huyện; các nội dung cơ bản của chi NSNN cấp huyện và quản lý chi NSNN cấp huyện. - Nghiên cứu, chỉ ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trong điều kiện thực tế hiện nay ở Việt Nam. - Đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện qua thực tế tại địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. - Xây dựng và đề xuất đƣợc các giải pháp khoa học và thực tiễn nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý chi NSNN cấp huyện nói riêng. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các cán bộ giảng dạy và sinh viên thuộc chuyên ngành quản lý nhà nƣớc và tài chính công.... 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang. Chƣơng 4: Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. Lý luận chung về Ngân sách Nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước Tài chính nhà nƣớc tác động đến hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội, thể hiện qua quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm của xã hội. TCNN đã hình thành trƣớc so với Ngân sách nhà nƣớc (NSNN). Trong TCNN thì NSNN là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất vì nó là quỹ tiền tệ lớn nhất. Qua kênh thu, NSNN huy động và tập trung một bộ phận các nguồn tài chính trong xã hội dƣới các hình thức nhƣ: Thuế và các khoản thu không mang tính chất thuế, vay nợ của Chính phủ trong và ngoài nƣớc, viện trợ quốc tế. Qua kênh chi: Nhà nƣớc sử dụng NSNN để cấp phát vốn, kinh phí, tài trợ về vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị dự toán ngân sách…. nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Nhƣ vậy NSNN gắn liền hoạt động của Nhà nƣớc, là một trong những công cụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đƣợc nhằm đảm bảo hoạt động nhà nƣớc. Nhà nƣớc ra đời, hình thành và phát triển gắn liền hình thành chế độ sở hữu và đấu tranh giai cấp trong quá trình phát triển xã hội loài ngƣời, mang tính tất yếu và khách quan, do vậy NSNN cũng mang tính khách quan. Khi không còn Nhà nƣớc thì không còn NSNN. Và bản chất Nhà nƣớc quyết định bản chất NSNN, nhƣng quản lý NSNN là những tổ chức và con ngƣời cụ thể nên quản lý NSNN mang tính chủ quan. Do vậy nhận thức đúng về bản chất NSNN và vận dụng thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả NSNN là cần thiết đối với mọi quốc gia, mọi cấp chính quyền. Khi nói về ngân sách Nhà nƣớc, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân sách. Khái niệm về NSNN đƣợc hiểu đầy đủ theo Luật NSNN: " Ngân sách Nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan 6 Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc". 1.1.2. Khái niệm chi ngân sách Nhà nước Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ ực hiện các chức nă - ớc đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN hình thành các loại quỹ trƣớc khi đƣa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trƣớc khi đƣa vào sử dụng . Luật NSNN đã xác định cụ thể chi NSNN bao gồm: các khoản chi phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh; đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; chi trả nợ của nhà nƣớc; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, chi NSNN có những nội dung và cơ cấu khác nhau, song đều có những đặc trƣng cơ bản nhƣ: - Chi NSNN luôn gắn chặt với bộ máy nhà nƣớc và những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội mà Nhà nƣớc đó đảm nhiệm. Nội dung chi ngân sách do chính quyền nhà nƣớc các cấp đảm nhận theo quy định hoặc phân cấp quản lý NSNN để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, phát triển KT - XH. Các cấp của cơ quan quyền lực nhà nƣớc là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi NSNN vì các cơ quan đó quyết định các nhiệm vụ chính trị, KT - XH của vùng, miền, đất nƣớc, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. - Chi ngân sách nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cƣ ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền KT - XH của Nhà nƣớc. 7 Thông thƣờng các khoản chi của NSNN đƣợc xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Điều này có nghĩa hiệu quả của các khoản chi ngân sách phải đƣợc xem xét toàn diện dựa trên việc hoàn thành các mục tiêu KT - XH đề ra. - Các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả hoặc hoàn trả không trực tiếp và thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lƣợng của những địa chỉ cụ thể đều đƣợc hoàn lại dƣới hình thức chi tiêu công. Điều này đƣợc quyết định bởi những chức năng tổng hợp về KT - XH của Nhà nƣớc. - Các khoản chi ngân sách gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác nhƣ tiền lƣơng, giá cả, lãi suất, tỷ suất hối đoái… nói chung là các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ. Để đánh giá tính tích cực, tiến bộ của ngân sách một quốc gia ngƣời ta thƣờng xem xét đến cơ cấu nội dung chi của ngân sách quốc gia đó. Cơ cấu chi ngân sách thƣờng đƣợc hiểu là hệ thống các khoản chi ngân sách bao gồm các khoản chi và tỷ trọng của nó... Nội dung, cơ cấu chi NSNN là sự phản ảnh những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nƣớc đó trong từng giai đoạn lịch sử và chịu sự chi phối của các nhân tố sau...: - Chế độ - ố cơ bản ảnh hƣởng đến nội dung, cơ cấu chi ngân sách vì nó quyết định bản chất và nhiệm vụ KT - XH của Nhà nƣớc. - Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất vì nó tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định. - Khả năng tích lũy của nền kinh tế: khả năng này càng lớn thì nguồn chi đầu tƣ phát triển kinh tế cũng nhƣ khả năng đáp ứng yêu cầu chi thƣờng xuyên tăng lên. - Mô hình tổ chức bộ máy nhà nƣớc và những nhiệm vụ KT - XH mà nó đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. 8 1.1.3. Khái niệm quản lý chi ngân sách Nhà nước Quản lý chi ngân sách tổ chức quản lý giám sát quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nƣớc trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Chi ngân sách mớ ể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách nhƣ thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc. Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nƣớc từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nƣớc phục vụ các mục tiêu KT - XH. Vấn đề quan trọng trong quản lý chi NSNN là việc tổ chức quản lý giám sát các khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao, muốn vậy cần phải quan tâm các mặt sau: - Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát. - Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và quản lý các khoản chi tiêu NSNN. - Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát trƣớc, trong và sau khi chi. - Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phƣơng và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT - XH của các cấp theo Luật NSNN để bố trí các khoản chi cho thích hợp. - Quản lý chi ngân sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộc vốn nhà nƣớc với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi. 9 1.1.4. Vai trò của quản lý chi Ngân sách Nhà nước 1.1.4.1. Vai trò của ngân sách nhà nước Vai trò của NSNN đƣợc xác lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn cụ thể. Phát huy vai trò của NSNN nhƣ thế nào là thƣớc đo đánh giá hiệu quả điều hành, lãnh đạo của Nhà nƣớc. Trong ịnh hƣớng XHCN ở nƣớc ta hiện nay, NSNN có nề các vai trò chủ yếu sau: Thứ nhất, với chức năng phân phối, NSNN có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nƣớc. Đó là vai trò truyền thống của NSNN trong mọi mô hình kinh tế, gắn chặt với các chi phí của Nhà nƣớc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính của Nhà nƣớc góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nhà nƣớc sử dụng NSNN nhƣ là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trƣờng, giá cả cũng nhƣ giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn định KT - XH. Muốn thực hiện tốt vai trò này, NSNN phải có quy mô đủ lớn để Nhà nƣớc thực hiện các chính sách tài khóa phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, ổn định xã hội. Thứ ba, NSNN là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của thúc đẩy phát triển bền vữ , đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng, ối nguồn lực theo phƣơng thức riêng của nó, vận hành theo những quy luật riêng của nó. Mặt trái của nó là phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xã hội. Bên cạnh đó do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các chủ sở hữu nguồn lực thƣờng khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên, môi trƣờng sinh thái bị hủy hoại, nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần nhƣng khu vực tƣ nhân 10 không cung cấp nhƣ hàng hóa công cộng. Do đó, nếu để ự điều chỉnh mà không có vai trò của Nhà nƣớc thì sẽ phát triển thiếu bền vững. Vì vậy Nhà nƣớc sử dụng NSNN thông qua công cụ là chính sách thuế và chi tiêu công để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội, cung cấp hàng hóa dịch vụ công cho xã hội, chú ý phát triển cân đối giữa các vùng, miền đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 1.1.4.2. Vai trò quản lý chi ngân sách Nhà nước Quản lý chi NSNN có vai trò rất to lớn, thể hiện: Thứ nhất, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả. Thông qua quản lý các khoản cấp phát của chi NSNN sẽ có tác động khác nhau đến đời sống KT - XH, giữ vững ổn định, đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội nhƣ: xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các hoạt động mang tính cộng đồng. Quản lý chi tiêu của NSNN có hiệu quả sẽ tác động vào kích cầu khi nền kinh tế bị giảm sút hoặc cắt giảm chi tiêu Chính phủ để bình ổn giá cả thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành quỹ dự phòng trong NSNN để ứng phó với những biến động của thị trƣờng. Thứ hai, thông qua quản lý các dự án đầu tƣ phát triển nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Quản lý chi ngân sách góp phần điều tiết thu nhập dân cƣ thực hiện công bằng xã hội. Trong tình hình phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, chính sách chi NSNN và quản lý chi NSNN sẽ giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cƣ, góp phần khắc phục những khiếm khuyết củ . Vai trò của quản lý chi ngân sách trong việc phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tầm vĩ mô đƣợc thể hiện rất rõ. Đồng thời vai trò của nó còn thể hiện ở chỗ thông qua đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ sẽ tạo ra điều kiện rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có thể nói quản lý chi ngân sách có hiệu quả là yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển bền vững. 11 Thứ ba, quản lý chi NSNN có vai trò điều tiết giá cả, chống suy thoái và chống lạm phát. Khi nền kinh tế lạm phát và suy thoái, nhà nƣớc phải sử dụng công cụ chi ngân sách để khắc phục tình trạng này. Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ tác động đến giá cả giá cả ảm. Để đảm bảo lợi ích của ngƣời tiêu dùng, nhà nƣớc sử dụng công cụ chi ngân sách để điều tiết, can thiệp vào thị trƣờng dƣới hình thức cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tƣ hoặc tăng đầu tƣ, tăng chi tiêu cho bộ máy QLNN, cũng nhƣ trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự trữ của nhà nƣớc. Trong quá trình điều tiết thị trƣờng, việc quản lý chi ngân sách có vai trò rất lớn đến việc chống lạm phát và suy thoái, kích cầu nền kinh tế. Khi nền kinh tế lạm phát, nhà nƣớc cắt giảm chi tiêu, thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế tổng cung tổng cầu, hạn chế đầu tƣ của xã hội làm cho giá cả dần dần ổn định, chống lạm phát. Khi nền kinh suy thoái, sức mua giảm sút nhà nƣớc tăng chi đầu tƣ để tăng cung, tăng cầu, tạo việc làm, kích cầu chống suy thoái nền kinh tế. Thứ tư, để duy trì sự ổn định của môi trƣờng kinh tế, Nhà nƣớc sử dụng công cụ chi ngân sách. Thông qua quản lý các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển, Nhà nƣớc sẽ điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng đối tƣợng cụ thể, tạo ra sự kích thích tăng trƣởng nền kinh tế thông qua đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đầu tƣ vào các ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tƣ vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 1.1.5. Nội dung quản lý chi Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nƣớc bao gồm Ngân sách Trung ƣơng và Ngân sách Địa phƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành bao gồm: - Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ( gọi chung là ngân sách tỉnh ) bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 12 - Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là ngân sách huyện ) bao gồm ngân sách huyện và ngân sách các xã, thị trấn. - Ngân sách các xã, thị trấn ( gọi chung là ngân sách xã ). 1.1.5.1. Chi đầu tư phát triển Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi do địa phƣơng quản lý; Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; Phần chi đầu tƣ phát triển trong các chƣơng trình quốc gia do địa phƣơng thực hiện; Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật. Chi đầu tƣ phát triển của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ hàng hóa của Nhà nƣớc, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Đặc điểm của chi đầu tƣ phát triển: - Chi đầu tƣ phát triển là khoản chi lớn của NSNN nhƣng không có tính ổn định. - Xét theo mục đích kinh tế - xã hội và thời hạn tác động thì chi đầu tƣ phát triển của NSNN mang tính chất chi cho tích lũy. - Phạm vi và mức độ chi đầu tƣ phát triển của NSNN luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chi đầu tƣ phát triển thông qua việc quản lý cấp phát vốn đầu tƣ cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Đúng đối tƣợng: Cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của NSNN đƣợc thực hiện theo phƣơng thức cấp phát không hoàn trả nhằm đảm bảo vốn để đầu tƣ các dự án cần thiết phải đầu tƣ thuộc kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội; quốc phòng an ninh… từ đó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cân đối của nền kinh tế quốc dân. 13 - Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tƣ và xây dựng, có đủ các tài liệu thiết kế và dự toán đƣợc duyệt: Trình tự đầu tƣ và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bƣớc công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tƣ và xây dựng từng công trình. Các dự án đầu tƣ không phân biệt quy mô và mức vốn đầu tƣ đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tƣ và xây dựng gồm 3 giai đoạn là chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc xây dựng đƣa dự án vào khai thác sử dụng. Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tƣ và kết thức xây dựng đƣa công trình vào khai thác sử dụng có thể thực hiện tuần tự hoặc gối đầu, xen kẽ tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án đầu tƣ. - Đúng mục đích, đúng kế hoạch: Cấp phát vốn đầu tƣ XDCB của NSNN đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý NSNN về đảm bảo tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phƣơng. - Giám đốc bằng tiền: Thực hiện công tác giám đốc trong quá trình cấp phát vốn đầu tƣ có tác dụng đảm bảo sử dụng tiền vốn tiết kiệm, đúng mục đích, đúng kế hoạch và thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trình tự đầu tƣ và xây dựng, kế hoạch tiến độ thi công, đảm bảo chất lƣợng công trình và hoàn thành công trình đúng thời hạn để đƣa vào sử dụng. Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm đảm bảo vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc cấp phát kịp thời, đúng kế hoạch, đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao. Quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tƣ thuộc NSNN bao gồm các nội dung sau: - Lập, thông báo kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB hàng năm: Các dự án đầu tƣ từ NSNN chỉ đƣợc ghi kế hoạch vốn khi đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ và xây dựng. Trong thời gian lập dự toán hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu của dự án, chủ đầu tƣ lập kế hoạch vốn đầu tƣ của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp vào dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN. 14 Sau khi dự toán NSNN đƣợc Quốc hội quyết định, trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Thủ tƣớng Chính phủ giao cho Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng lập phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ thuộc địa phƣơng quản lý trình thƣờng trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tƣ cho từng dự án đã đủ điều kiện thủ tục đầu tƣ thuộc phạm vi quản lý đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu đƣợc giao về tổng mức đầu tƣ, cơ cấu vốn, cơ cấu ngành kinh tế… Đối với cấp huyện thì Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp cùng các phòng chức năng của huyện tham mƣu cho UBND huyện phân bổ vốn đầu tƣ cho dự án huyện quản lý. - Thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tƣ XDCB hàng năm: Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tƣ cho KBNN cùng cấp để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án. - Cấp phát vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN: Để đƣợc cấp phát vốn đầu tƣ, các dự án đầu tƣ phải đảm bảo các điều kiện sau: + Phải có đủ thủ tục đầu tƣ theo quy định. + Đã đƣợc ghi kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB của năm. + Đã tổ chức đấu thầu xây lắp, tuyển chọn tƣ vấn theo quy định - Phƣơng thức cấp phát vốn đầu tƣ XDCB: + Cấp tạm ứng: Tạm ứng vốn theo tỷ lệ phần trăm đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị thực hiện các công việc thi công xây lắp, mua sắm thiết bị, thuê tƣ vấn, đền bù giải phóng mặt bằng… Do vậy cấp tạm ứng nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành dự án đúng thời hạn. + Cấp phát khối lƣợng hoàn thành: Đây là nôi dung chính của cấp phát vốn đấu tƣ XCDB là khâu quyết định nhằm đảm bảo cấp phát đúng thiết kế, đúng kế hoạch và dự toán đƣợc duyệt. Nội dung cấp phát theo khối lƣợng 15 hoàn thành của dự án bao gồm: Khối lƣợng công tác quy hoạch hoàn thành; khối lƣợng công tác chuẩn bị đầu tƣ hoàn thành; khối lƣợng thực hiện dự án đầu tƣ hoàn thành và các chi phí khác của dự án. - Quyết toán vốn đầu tƣ XDCB: Tất cả các dự án đầu tƣ sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ ngày sau khi công trình hoàn thành ban giao đƣa vào khai thác, sử dụng. Vốn đầu tƣ đƣợc quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã đƣợc thực hiện trong quá trình đầu tƣ để đƣa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí thực hiện đúng với thiết kế, dự toán đƣợc duyệt, đảm bảo đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán. Vốn đầu tƣ phải đƣợc xác định đầy đủ trong báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ, phân định rõ nguồn vốn đầu tƣ, giá trị hình thành tài sản cố định. Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ phải đảm bảo thời gian lập, đúng nội dung và đƣợc thẩm tra, phê duyệt theo quy định. 1.1.5.2. Chi thường xuyên Chi thƣờng xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nƣớc về lập pháp, hành pháp, tƣ pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà nƣớc vẫn phải cung ứng. Nội dung cơ bản của chi thƣờng xuyên Ngân sách cấp huyện ( theo lĩnh vực chi ): Chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa-thể thao, khoa học và công nghệ; Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nƣớc; Chi cho hoạt động hành chính Nhà nƣớc; Chi cho Quốc phòng - An ninh; Chi khác. Chi thƣờng xuyên có các đặc điểm cơ bản đó là: - Đại bộ phận các khoản chi thƣờng xuyên mang tính ổn định. - Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng thì các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. 16 - Phạm vi, mức độ chi thƣờng xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nƣớc và sự lựa chọn của Nhà nƣớc trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Chi thƣờng xuyên của NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN và cũng là khâu quan trọng nhất của toàn bộ chu trình ngân sách, nó quyết định chất lƣợng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính. Lập dự toán là căn cứ quan trọng cho việc quản lý và kiểm soát chi thƣờng xuyên. Hay nói cách khác quản lý theo dự toán đối với chi thƣờng xuyên là cơ sở để đảm bảo cân đối NSNN, tạo điều kiện chấp hành NSNN, hạn chế tính tùy tiện của các đơn vị sử dụng ngân sách. Do đó vấn đề là cần phải nâng cao chất lƣợng lập và xét duyệt dự toán trên cơ sở bố trí NSNN sát đúng với nhiệm vụ của từng đối tƣợng và các loại hình hoạt động. Dự toán chi sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt có giá trị nhƣ chỉ tiêu pháp lệnh. Các cấp, các ngành, các đơn vị có trách nhiệm chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc duyệt trong qúa trình hoạt động của mình, phải phân bổ, công khai và sử dụng theo đúng chế độ quy định. - Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính. Bởi lẽ: Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhƣng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào, do vậy trong qúa trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho chi phí ít nhất nhƣng vẫn đạt hiệu quả một cách tốt nhất. - Nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nƣớc: Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc Nhà nƣớc là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, Kho bạc Nhà nƣớc vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi của NSNN; đặc biệt là các khoản chi thƣờng xuyên. Để tăng cƣờng vai trò của Kho bạc Nhà nƣớc trong kiểm 17 soát chi thƣờng xuyên của NSNN, hiện nay ở nƣớc ta đã và đang triển khai thực hiện "chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nƣớc" và coi đó nhƣ là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này. Quản lý chi thƣờng xuyên bao gồm các nội dung sau: Thứ nhất, xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách. Trong quản lý chi thƣờng xuyên của NSNN nhất thiết cần phải có định mức cho từng nội dung chi hay cho mỗi đối tƣợng cụ thể. Nhờ đó cơ quan Tài chính mới có căn cứ để lập các phƣơng án phẩn bổ ngân sách, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành, thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị dự toán. Thông thƣờng định mức chi thƣờng xuyên của NSNN đƣợc thể hiện ở các dạng sau: - Định mức chi tiết theo từng mục chi của Mục lục NSNN ( hay còn gọi là định mức sử dụng ): Loại định mức này biểu hiện nhƣ chế độ tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, công tác phí, chế độ hội nghị, chi tiếp khách….Loại định mức này khá đa dạng do chi thƣờng xuyên bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo quy định hiện hành phần lớn các định mức này do Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phối hợp với Bộ Tài chính ban hành. Đối với địa phƣơng thì Hội đồng nhân dân Tỉnh đƣợc ban hành một số định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù của địa phƣơng. Đây là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành khi chi tiêu và cũng là cơ sở để KBNN thực hiện kiểm soát chi. - Định mức chi tổng hợp theo từng đối tƣợng đƣợc tính định mức chi của NSNN ( hay còn gọi là định mức phân bổ ): Đây là định mức mang tính chất tổng hợp. Loại định mức này biểu hiện nhƣ: định mức kinh phí hành chính trên một biên chế, định mức chi tổng hợp cho một học sinh thuộc các cấp học, định mức chi cho sự nghiệp văn hóa - thể thao, truyền thanh - truyền hình….Định mức này có thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ ổn định ngân sách có tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trƣợt giá. Trên cơ sở tổng chi ngân sách địa phƣơng đƣợc Chính phủ giao và định mức 18 phân bổ ngân sách của Thủ tƣớng Chính phủ, các địa phƣơng xây dựng và ban hành các định mức phân bổ ngân sách cho các cấp, các ngành, các đơn vị dự toán phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của địa phƣơng mình. Do tầm quan trọng của định mức đối với công tác quản lý chi thƣờng xuyên nên khi xây dựng định mức cần chú ý các yêu cầu sau: + Định mức chi phải đƣợc xây dựng một cách khoa học. + Định mức chi phải mang tính thực tiễn cao. Tức là, nó phải phản ánh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chỉ có nhƣ vậy thì định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý kinh phí chi thƣờng xuyên. + Đinh mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đối tƣợng thu hƣởng NSNN cùng loại hình hoặc cùng loại hoạt động. + Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao. Thứ hai, lập dự toán chi thƣờng xuyên. Khi lập dự toán chi thƣờng xuyên phải dựa trên các căn cứ sau: - Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. - Chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc, các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định. - Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; định mức phân bổ dự toán do Thủ tƣớng Chính phủ, Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành theo phân cấp. - Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; Thông tƣ hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và các văn bản hƣớng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp. - Số kiểm tra về dự toán ngân sách đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liền kề. 19 Thứ ba, chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên. Đây là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên là phải đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí đƣợc phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn vậy trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: - Phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã xác định. - Đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc và tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng NSNN. Trong khâu này cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan Tài chính các cấp, công tác kiểm soát chi của KBNN và hơn hết là nâng cao ý thức chấp hành dự toán, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí đƣợc cấp của các đơn vị dự toán. Thứ tư, quyết toán chi thƣờng xuyên. Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi thƣờng xuyên của ngân sách. Quyết toán chi thƣờng xuyên cũng đƣợc lập từ cơ sở và tổng hợp từ dƣới lên theo hệ thống các cấp dự toán và các cấp ngân sách. Quá trình quyết toán chi thƣờng xuyên phải chú ý các nội dung sau: - Phải lập đầy đủ các loại báo cáo quyết toán và gửi kịp thời các loại báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xét duyệt theo quy định của Luật NSNN. - Số liệu trong báo cáo quyết toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, theo đúng mục lục ngân sách quy định. - Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán và của ngân sách các cấp phải đƣợc KBNN cùng cấp xác nhận. Qua công tác quyết toán chi thƣờng xuyên sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức 20 của Nhà nƣớc quy định của các đơn vị dự toán cũng nhƣ của các cấp ngân sách, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách. Làm cơ sở cho việc xây dựng cũng nhƣ điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách cho năm sau. 1.2. Một số lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện và quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1. Quản lý nhà nước đối với NSNN là tất yếu Quản lý nhà nƣớc đối với NSNN là quá trình tác động của Nhà nƣớc đến các mối quan hệ của NSNN, nhằm hƣớng NSNN tác động vào các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội phục vụ cho mục tiêu, chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời là quá trình sử dụng NSNN nhƣ là công cụ để quản lý và điều hành nền kinh tế, hƣớng các quan hệ kinh tế phát triển theo ý đồ của Nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc về NSNN là làm cho các hoạt động của NSNN theo đúng pháp luật nhà nƣớc, mặt khác kích thích kinh tế phát triển, tạo lập, bồi dƣỡng nguồn thu cho ngân sách và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các khoản chi ngân sách, bảo đảm sự cân đối tích cực thu - chi ngân sách, giảm bội chi ngân sách. Mục tiêu tổng quát trong quản lý và sử dụng ngân sách là phải tạo sự cân đối tích cực, ổn định NSNN tạo môi trƣờng tài chính thuận lợi cho sự ổn định và phát triển, nâng cao hiệu quả của NSNN thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Nhà nƣớc là chủ thể quản lý; các quan hệ, các bộ phận của ngân sách là đối tƣợng, khách thể quản lý. Vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với ngân sách là một tất yếu bởi vì: Thứ nhất: NSNN thể hiện bản chất của Nhà nƣớc, của chế độ và phục vụ nhà nƣớc, tác động đến mọi mặt hoạt động đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh, là công cụ của nhà nƣớc để kích thích kinh tế phát triển, có vai trò chi phối toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia, là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách tài chính quốc gia. 21 Thứ hai: Xuất phát từ vai trò tài chính Nhà nƣớc, NSNN là công cụ quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và quản lý kinh tế nói riêng. Nhà nƣớc định ra Luật NSNN, Luật Thuế và các Luật liện quan, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ, chính sách xã hội, nguồn chi từ NSNN là rất lớn tác động nền kinh tế, đồng thời thực hiện kiểm tra kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực mang lại hiệu quả. Thứ ba: Các vấn đề liên quan đến NSNN ở tầm vĩ mô chỉ có Nhà nƣớc mới có khả năng chi phối, quy định thực hiện, tác động mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Quản lý vừa mang tính bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển. 1.2.2. Nội dung của ngân sách nhà nước cấp huyện Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện là ngân sách của các quận và thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo Luật NSNN năm 2002, nội dung phân định nhiệm vụ thu, chi của ngân sách huyện bao gồm những nội dung sau : a) Nguồn thu ngân sách Các khoản thu NSĐP đƣợc hƣởng 100%: Thuế nhà đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí; thuế muôn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; tền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nƣớc không kể thuê mặt nƣớc từ hoạt động dầu khí; tiền đền bù thiệt hại đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc; lệ phí trƣớc bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thu từ vốn góp của NSĐP, tiền thu hồi vốn của NSĐP tại cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho địa phƣơng theo quy định của pháp luật; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phƣơng tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trƣớc bạ; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; thu bổ sung từ ngân 22 sách tỉnh; thu từ huy động đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định. b) Nhiệm vụ chi ngân sách * Chi đầu tƣ phát triển: Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH không có khả năng thu hồi do địa phƣơng quản lý; đầu tƣ và hỗ trợ cho các DN, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; phần chi đầu tƣ phát triển trong các chƣơng trình quốc gia do địa phƣơng thực hiện; các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật; * Chi thƣờ : - Các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa - thông tin, văn học - nghệ thuật, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, môi trƣờng, các sự nghiệp khác do địa phƣơng quản lý (giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác); đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dƣỡng khác; phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác; các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác; bảo tồn, bảo tàng, thƣ viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác; phát thanh - truyền hình và các hoạt động thông tin khác; bồi dƣỡng, huấn luyện, huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục - thể thao và các hoạt động thể dục - thể thao khác; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; - Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phƣơng quản lý: Sự nghiệp giao thông; sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp; sự nghiệp thị chính... * Chi hoạt động quốc phòng, an ninh do Ngân sách địa phƣơng thực hiện theo quy định của Chính phủ. 23 * Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng. * Thực hiện các chính sách XH đối với các đối tƣợng do địa phƣơng quản lý. * Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc. * Các khoản chi thƣờng xuyên khác theo quy định của pháp luật. * Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới. * Chi chuyển nguồn NSĐP năm trƣớc sang NSĐP năm sau. 1.2.3. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.3.1. Nguyên tắc cơ bản về quản lý Ngân sách Nhà nước cấp huyện Một là, nguyên tắc tập trung thống nhất, quốc gia chỉ có một hệ thống NSNN thống nhất, quyền quyết định tập trung vào Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp. Sự thống nhất trong quản lý NSNN phải bằng pháp luật, bằng chính sách, chế độ và bằng kế hoạch ngân sách hàng năm. Hai là, đảm bảo tính đầy đủ và toàn vẹn của ngân sách nhà nước. Mọi khoản thu và chi của NSNN đều phải tâp trung đầy đủ, toàn bộ vào NSNN, không đƣợc bỏ sót, hoặc để bất kỳ nguồn nào ngoài NSNN. Nguyên tắc này đảm bảo tính nghiêm ngặt của NSNN, giúp nhà nƣớc nắm và điều hành toàn bộ NSNN, chống tùy tiện, thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Ba là, đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội; thực hành tiết kiệm là quốc sách, giữ vai trò chủ đạo kích thích kinh tế phát triển và đảm bảo tính cân bằng của NSNN. Bốn là, đảm bảo quỹ dự trữ tài chính. Đây là vấn đề có tính chiến lƣợc, đảm bảo sử dụng ổn định tài chính và chủ động trong điều hành NSNN. Quỹ này không mất đi, mà tăng hàng năm (hình thành từ kết dƣ ngân sách, nguồn tăng thu vƣợt kế hoạch hàng năm và bố trí trong chi ngân sách ). 24 Năm là, đảm bảo tính trung thực, công khai của NSNN. Phản ảnh các khoản thu chi NSNN đã diễn ra trong thực tế đúng sự thật khách quan. Các dự toán, quyết toán phải đƣợc kiểm tra, thẩm định nghiêm túc theo một trình tự chặt chẽ, không cho phép cơ quan hành chính tự ý làm sai trái mà cơ quan lập pháp đã quyết định NSNN. Dự toán thi - chi ngân sách sau khi thông qua phải công khai. Sáu là, tính kỷ cương theo pháp luật. Phải chấp hành nghiêm túc Luật NSNN, các Luật Thuế, các văn bản pháp quy của nhà nƣớc, đảm bảo trật tự kỷ cƣơng trong quản lý tài chính. 1.2.3.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện chi nhà nƣớc huyện huyện huyện. a) Lập dự toán chi ngân sách huyện Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch. * Yêu cầu trong quá trình lập ngân sách phải đảm bảo: + Kế hoạch NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội: Kế hoạch ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi bám sát kế hoạch phát triển, xã hội. Có tác động tích cực đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, cũng chính là thực hiện kế hoạch NSNN. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc thực hiện cơ chế quản lý vĩ mô, kế hoạch phát triển KT - XH chủ yếu mang tính định hƣớng. + Kế hoạch NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phƣơng trong thời kỳ và yêu cầu của Luật NSNN. Hoạt động NSNN là nội dung cơ bản của chính sách tài chính. 25 Do vậy, lập NSNN phải thể hiện đƣợc đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính địa phƣơng nhƣ: Trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu. Bên cạnh đó, NSNN hoạt động luôn phải tuân thủ các yêu cầu của Luật NSNN, nên ngay từ khâu lập ngân sách cũng phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật NSNN nhƣ: Xác định phạm vi, mức độ của nội dung các khoản thu, chi; phân định thu, chi giữa các cấp ngân sách, cân đối NSNN. * Căn cứ lập NSNN: + Nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của Đảng và chính quyền địa phƣơng trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. + Lập NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là sơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho NSNN. Đồng thời, cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của NSNN. + Lập NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trƣớc, đặc biệt là của năm báo cáo. + Lập NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ thể về chi tài chính nhà nƣớc. Lập NSNN là xây dựng các chỉ tiêu chi cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ có thể đƣợc xây dựng sát, đúng, ngoài dựa vào căn cứ nói trên phải đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật (đặc biệt là hệ thống các Luật thuế) và các văn bản pháp lý khác của Nhà nƣớc. b) Chấp hành chi ngân sách địa phương * Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Sau khi UBND giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc đƣợc quy định tại Điểm a khoản 1 điều 44 của Nghị định số 60/ 2003/ NĐ-CP, ngày 06 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Dự toán chi thƣờng xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc phân bổ theo từng loại của Mục lục NSNN, theo các nhóm mục: chi thanh toán cá nhân; chi nghiệp vụ, chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa; các khoản chi khác. + Nội dung cơ bản của chi thƣờng xuyên ngân sách huyện (xét theo lĩnh vực chi): Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục - thể thao, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nƣớc; chi cho hoạt động hành chính nhà nƣớc; chi cho quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; chi khác. * Nguyên tắc quản lý chi thƣờng xuyên của ngân sách huyện bao gồm: Nguyên tắc quản lý theo dự toán; nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN. c) Quyết toán chi ngân sách cấp huyện Theo Nghị định 60/ 2003/ NĐ-CP ngày 06/ 6/ 2003 của Chính phủ, quyết toán ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau: * Số liệu quyết toán NSNN: Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định tại điều 62 của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại khoản 2 điều 66 của Nghị định này. * Ngân sách cấp dƣới không đƣợc quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình. Cuối năm, cơ quan tài chính đƣợc ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền. * KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán. KBNN xác nhận số liệu chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách. 27 * Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện: Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán đƣợc quy đinh nhƣ sau: + Đơn vị dự toán cấp xã lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên. + Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dƣới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dƣới trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp. + Cơ quan tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện. Trƣờng hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I. * Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán chi ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện đƣợc quy định nhƣ sau: + Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và ngân sách thành phố nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. Ban Tài chính xã, các phòng ban trực thuộc huyện lập quyết toán chi ngân sách; trình UBND xã, các phòng ban trực thuộc huyện xem xét gửi phòng Tài chính cấp huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Sau khi đƣợc HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính cấp huyện. + Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán chi ngân sách xã; lập quyết toán chi ngân sách cấp huyện; Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi 28 NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán chi ngân sách cấp huyện và quyết toán chi ngân sách cấp xã,) trình UBND đồng cấp xem xét gửi Sở Tài chính; Đồng thời, UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi đƣợc HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính. 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện Công tác quản lý chi NSNN cấp huyện chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi các nhân tố sau: - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng: trình độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng có tác động đến nguồn thu NSNN, quy mô nguồn thu sẽ quyết định đến nhiệm vụ chi NSNN. Trình độ phát triển kinh tếxã hội càng cao thì các nguồn thu NSNN càng lớn, đồng thời cũng khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai thuận lợi cho việc khai thác các nguồn thu và khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tốt hơn sẽ thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ và đầu tƣ kinh doanh, góp phần thức đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách và đáp ứng nhu cầu chi, cân đối thu-chi NSNN tại địa phƣơng sẽ dễ dàng hơn. Quản lý chi NSNN là để phục vụ các hoạt động kinh tế-xã hội, mục tiêu tăng trƣởng và phát triển của xã hội. Do vậy, quản lý chi NSNN sẽ gặp khó khăn khi nền kinh tế khủng khoảng và mất ổn định. - Thể chế, cơ chế chính sách: Khi Luật NSNN đƣợc ban hành, thì cơ chế quản lý chi NSNN mới đƣợc hình thành và đi vào cuộc sống. Để hƣớng dẫn thực hiện Luật NSNN, các chế độ chính sách về quản lý chi NSNN đƣợc ban hành, đó là Nghị định của Chính phủ, các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành chức năng, các văn bản của KBNN. Đây là hệ thống chế độ, chính sách làm cơ sở để thực hiện cơ chế quản lý chi NSNN. Vì vậy, chế độ chính sách nếu có tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc, sẽ góp phần đảm bảo quản lý chặt chẽ không có kẽ hở để tránh thất 29 thoát, lãng phí NSNN. Chế độ chính sách ổn định, ít thay đổi nhiều sẽ thuận lợi cho việc triển khai thực hiện quản lý chi NSNN. - Nguồn nhân lực và bộ máy tổ chức quản lý: Đây là yếu tố luôn có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý chi NSNN, thể hiện qua các nội dung: Năng lực điều hành của cấp ủy, chính quyền; Năng lực đề ra sách lƣợc trọng hoạt động; Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo; Năng lực chuyên môn của cán bộ là công tác quản lý chi NSNN. - Trang thiết bị cơ sở vất chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN: Có trang thiết bị cơ sở vật chất tốt và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi NSNN sẽ giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và thống nhất về mặt số liệu, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý chi NSNN. 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở Việt Nam 1.4.1. Tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Tổng thu NSNN trên địa bàn Tiền Hải năm 2013 đạt 847.388 triệu đồng, bằng 195% dự toán tỉnh giao và bằng 134% dự toán HÐND huyện giao, tăng 7% so với năm 2012. Trong đó, thu ngân sách huyện đạt 555.817 triệu đồng, đạt 156% dự toán của huyện. Nếu loại trừ các khoản thu chuyển nguồn, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dƣ và thu ghi thu, ghi chi tiền thuê đất, thì số thu thực tại trên địa bàn có tiến bộ và kết quả vƣợt trội. Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi NSNN ở cả 2 cấp (huyện và xã) đều vƣợt kế hoạch. Toàn huyện chi NSNN năm 2013 đạt 817.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9% so với năm 2012. Tiền Hải tập trung ƣu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Khoản chi này mặc dù chƣa đạt kết quả do có nguyên nhân khách quan, nhƣ khoản di dân Ðông Long, tuy đã hoàn thành, nhƣng yêu cầu chuyển thanh toán sang niên độ tài chính năm 2014. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vƣợt dự toán. 30 Nguyên nhân thu, chi NSNN năm 2013 có kết quả nêu trên đƣợc huyện Tiền Hải rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, năm 2013 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trƣớc đây để các ngành và các địa phƣơng xây dựng dự toán và các chƣơng trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng đƣợc tăng cƣờng qua nhiều khâu. Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cƣờng cán bộ giám sát, mặt khác thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dƣỡng kiến thức thu, chi ngân sách xã. Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã. Ðặc biệt trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận đƣợc vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chƣơng trình mục tiêu). Huyện tiếp tục rà soát, phân loại, sắp xếp các công trình xây dựng theo thứ tự ƣu tiên… Ngoài ra, Tiền Hải còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý chi NSNN trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệt công trình khi chƣa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi nhƣ dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thƣờng xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lƣơng… (Nguồn: Thông tin kinh tế Website tỉnh Thái Bình: http:// www.thaibinh.gov.vn ). 31 1.4.2. Tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Với Luật NSNN đƣợc sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phƣơng và các đơn vị khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính. Huyện Na Hang tổ chức thực hiện khác tốt công tác chi NSNN đáp ứng đƣợc các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Na Hang đã chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, các cơ quan chuyên môn tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nền việc chi tiêu NSNN đƣợc bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tƣ phát triển đƣợc bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi tiêu dùng tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện và cơ sở. Ngoài ra, Na Hang còn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chi đột xuất của huyện, xã, đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Kho bạc huyện đã tích cực tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và thƣờng xuyên phối kết hợp với các phòng, ban chuyên môn thuộc khối Tài chính tập trung kịp thời các khoản thu NSNN và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN trên địa bàn huyện. Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chƣơng trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế - xã hội và những tác động ảnh hƣởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện đƣợc chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chƣơng trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trƣờng hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt đƣợc mục tiêu sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chƣơng trình, dự án kém hiệu quả. Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, huyện Na Hang còn tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là 32 giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. (Nguồn: Trang Kinh tế-xã hội-Website tỉnh Tuyên Quang: http://www.tuyenquang.gov.vn) 1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý chi ngân sách Nhà nước đối với huyện Hàm Yên Từ kinh nghiệm của các địa phƣơng trong nƣớc về ệu quả, ể vận dụng cho huyện Hàm Yên nhƣ sau: chi . . - ằ . - , , giám sát . ệ , ,c đơn vị sử dụng ngân sách huyện Hàm Yên i chung. 33 Nhờ các cơ chế đặc thù thích hợp, chính quyền địa phƣơng có thể quyết định những vấn đề riêng có của mình, thực hiện các hỗ trợ tài chính cần thiết cho các đơn vị để khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với qui hoạch phát triển chung của địa phƣơng. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển trong từng giai đoạn và thể chế chính trị của từng địa phƣơng khác nhau nên công tác quản lý ngân sách ở mỗi địa phƣơng có những đặc thù khác nhau. Do vậy, phải vận dụng một cách hợp lý, phù hợp, tránh dập khuôn, máy móc. 34 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cấp huyện cần phải làm rõ là gì? - Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang hiện nay nhƣ thế nào? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân? - Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện ở Huyện Hàm Yên thời gian qua? - Để tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hàm Yên cần thực hiện những giải pháp chính nào? 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin Để có thể đánh giá đƣợc thực trang công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang thì cần phải thu thập thông tin thứ cấp. - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về NSNN và quản lý NSNN, quản lý chi NSNN. Những thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, các chính sách của địa phƣơng đối với công tác quản lý chi NSNN và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cung cấp. Các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn đƣợc thu thập thông qua các tài liệu, báo cáo của địa phƣơng, của ngành tài chính, ngành Kho bạc Nhà nƣớc và website của các Bộ, ngành, tỉnh, huyện liên quan. 35 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin để đƣa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài. 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp so sánh thống kê - So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣọng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau: - Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ, kế hoạch + So sánh các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự. + So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phƣơng pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả chi NSNN giữa các năm, các thời kỳ, hoặc cơ cấu của các nhiệm vụ chi trong tổng số chi NSNN trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả Dựa trên số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế, xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình chi NSNN ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. 2.2.4. Phương pháp chuyên gia Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động quản lý chi NSNN và dự báo về chính sách chi NSNN, về đổi mới trong quản lý chi NSNN trong tƣơng lai. 36 2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT Phƣơng pháp phân tích SWOT ( còn gọi là ma trận SWOT ) là phƣơng pháp phân tích các điểm Mạnh điểm Yếu, Cơ hội và Thách thức nhằm xem xét tổng thể những thuận lợi, khó khăn dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của nội tại chủ thể, cũng nhƣ những cơ hội và thách thức phát triển trong bối cảnh mới, từ đó chỉ ra những nhân tố tác động đến công tác quản lý chi Ngân sách nhằm đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản lý chi Ngân sách ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang dựa trên tranh thủ cơ hội, giảm thiểu rủi ro, phát huy tối đa lợi thế, hạn chế bất lợi thế trong quá trình phát triển. 2.3. Hệ các chỉ tiêu nghiên cứu Đề tài sử dụng hệ chỉ tiêu: - Chỉ tiêu: Tổng Thu Ngân sách huyện = (A + B + C + D + E ) Trong đó: (A): Thu ngân sách trên địa bàn (B): Thu kết dƣ năm trƣớc (C): Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (D): Thu chuyển nguồn (E): Thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách - Chỉ tiêu: Tổng chi Ngân sách huyện = ( A + B + C ) Trong đó: (A): Chi cân đối Ngân sách địa phƣơng (B): Chi từ nguồn để lại quản lý qua Ngân sách (C): Chi chuyển nguồn - Chỉ tiêu: Chi cân đối Ngân sách địa phƣơng = ( 1 + 2 + 3 + 4 ) Trong đó: (1): Chi đầu tƣ phát triển (2): Chi thƣờng xuyên (3): Chi bổ sung Ngân sách cấp dƣới 37 (4): Chi chuyển nguồn - Chỉ tiêu : Chi từ nguồn để lại quản lý qua NS = (5 + 6 + 7 + 8) Trong đó: (5): Học phí (6): Viện phí (7): Chi sự nghiệp y tế từ nguồn thu khác (8): Nguồn đóng góp tự nguyện * Ý nghĩa của các chỉ tiêu phản ánh đƣợc cơ cấu, nhiệm vụ chi của ngân sách huyện Hàm Yên, tăng cƣờng tính chủ động của ngân sách, xác định rõ nhiệm vụ trong yếu trong tổng chi NSNN, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí NSNN. Để tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp cấp huyện giúp cho các cơ quan thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể đƣa ra quyết định kịp thời, hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí NSNN. 38 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí, địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý Hàm Yên là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Tuyên Quang. Trung tâm huyện cách thành phố Tuyên Quang 43km. Có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Đông giáp hai huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, và phía Tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên tỉnh Yên Bái. Với đặc trƣng của vùng đất miền núi, Hàm Yên có thể mạnh về nông lâm nghiệp, địa bàn có đƣờng quốc lộ 2 đi qua và con sông Lô chảy qua rất thuận lợi để tiêu thụ các mặt hàng nông sản và là điều kiện để huyện phát huy tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Khai thác triệt để đất đai, tiểu vùng khí hậu và thƣơng hiệu đã có để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Tích cực thu hút đầu tƣ phát triển những ngành công nghiệp huyện có tiềm năng nhƣ: Công nghiệp chế biến, điện, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khi và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát huy lợi thế về trục đƣờng giao thông, các danh thắng về lễ hội văn hóa truyền thống để phát triển dịch vụ du lịch nhằm quảng bá về mảnh đất, con ngƣời Hàm Yên với bạn bè gần xa. 3.1.1.2. Địa hình Hàm Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 90.054,60ha, trong đó: Đất nông nghiệp 82.932,13ha; đất phi nông nghiệp 4.787,05ha và đất chƣa sử dụng 2.335,42ha. Có 17 xã và 01 thị trấn. Địa hình của Hàm Yên khá phức 39 tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông, suối, là nơi có điểm cao nhất trong tỉnh Tuyên Quang đỉnh núi Chạm Chu có độ cao 1.587m so với mực nƣớc biển. Có thể chia Hàm Yên thành 3 vùng địa hình nhƣ sau: - Vùng núi phía Bắc của huyện chủ yếu là dốc cao, đồi núi nhiều, đất lúa ít, chủ yếu phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng lúa nƣơng rẫy. Là vùng điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển, nhiều tập tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Mông, Dao, Nùng sinh sống, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn. Gồm các xã: Yên Lâm, Yên Phú, Yên Thuận, Minh Khƣơng, Minh Dân, Bạch Xa, Minh Hƣơng, Phù Lƣu… - Vùng đồi núi giữa huyện đất đai tƣơng đối thuận lợi so với các vùng khác, có sông Lô chảy qua thuận tiện về trồng lúa, rau mầu, chăn nuôi gia súc, dịch vụ và việc phát triển giao thông đƣờng thủy. Là trung tâm của huyện nên điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí khá hơn các vùng khác, đời sống nhân dân ổn định. Gồm các xã: Thị trấn Tấn Yên, Tân Thành, Thái Sơn, Bình Xa, Nhân Mục, Bằng Cốc,… - Vùng đồi núi phía Nam của huyện có độ dốc thấp, đia hình tiếp giáp với huyện Yên Sơn và trung tâm thành phố Tuyên Quang. Có quốc lộ 2 chạy qua nên thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa tập trung và tiêu thụ sản phẩm nông sản, là vùng điều kiện kinh tế - xã hội khá phát triển, thu nhập của ngƣời dân khá hơn so với vùng khác. Gồm các xã: Hùng Đức, Đức Ninh, Thái Hòa, Thành Long… 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Hàm Yên có một vị trí địa lý khá thuận lợi, có đƣờng quốc lộ 2 chạy qua và xuyên suốt địa phận của huyện, hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy tƣơng đối hoàn chỉnh tạo điều kiện rất lớn cho việc giao lƣu, phát triển kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Đất đai mầu mỡ kết hợp với 40 hệ thống thủy lợi đảm bảo và ổn định tạo điều kiện phát triển cho những loại cây có giá trị kinh tế cao. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông lâm nghiệp đã và đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Đây là những thuận lợi và nguồn lực lớn cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhờ chú trọng phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng huyện Hàm Yên đã hình thành một số vùng chuyên canh tập trung nhƣ: Vùng trồng cam ở các xã phí Bắc (Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khƣơng, Minh Dân, Phù Lƣu, Yên Lâm…) với diện tích cam lên đến 2500ha, Để tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm Cam sành Hàm Yên và khẳng định thƣơng hiệu "Cam sành Hàm Yên" trên thị trƣờng cả nƣớc. Huyện Hàm Yên đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nhằm khẳng định với khách hàng các đặc điểm nội bật của Cam sành Hàm Yên đã đƣợc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa "Thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên". Cùng với Cam sành Hàm Yên cũng hình thành những vùng chuyên canh, sản xuất lúa gạo ngon nổi tiếng tại các xã Phù Lƣu, Minh Hƣơng; vùng sản xuất mía tại xã Bình Xa, Tân Thành cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đƣờng Tuyên Quang; phát triển giống trâu ngố tại hầu hết các xã trong huyện, đặc biệt là các xã vùng sâu xa có nhiều diện tích và điều kiện chăn thả tự nhiên; phát triển giống vịt bầu đặc sản tại xã Minh Hƣơng, phát triển vùng chè ở các xã phí Nam (Đức Ninh, Thái Hòa, Thái Sơn …). Hình thành cụm công nghiệp Tân Thành có diện tích rộng trên 72ha đƣợc quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản, thức ăn gia súc, chế biến vật liệu xây dựng, chế biến nƣớc hoa quả và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cụm công nghiệp Tân Thành chính thức đƣợc khởi động là điểm nhấn quan trọng trong bƣớc khởi đầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Hàm Yên giai đoạn 2010-2015. Hình thành các tua, tuyến du lịch nhƣng du lịch sinh thái rừng Chạm Chu, du lịch khu di tích thắng cảnh 41 quốc gia Động Tiên (Xã Yên Phú), du lich tâm linh Đền Thác Cái (xã Yên Lâm); Đền Bắc Mục và Đình Thác Cấm (Thị trấn Tân Yên). Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh, kinh tế huyện Hàm Yên đã từng bƣớc tăng trƣởng khá ổn định và vững chắc; tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 đƣợc thể hiện ở Bảng 3.1: Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế 2010-2013 Chỉ tiêu I. Tốc độ tăng trƣởng GDP Đơn vị tính Năm Năm 2010 2011 Năm 2012 Năm 2013 Triệu đồng Tổng cộng 902.923 1.102.034 1.280.571 1.536.558 1. Nông lâm nghiệp, thủy sản '' 452.932 464.748 524.748 555.624 2. Công nghiệp - xây dựng '' 238.664 320.554 389.257 499.534 Trong đó: Công nghiệp '' 129.491 139.979 156.097 268.280 3. Thƣơng mại - dịch vụ '' 211.327 316.732 366.566 481.400 % 100 100 100 100 1. Nông lâm nghiệp, thủy sản '' 50,2 42,17 41,24 37,71 2. Công nghiệp - xây dựng '' 26,4 29,09 29,95 29,62 Trong đó: Công nghiệp '' 54,26 43,67 40,10 53,70 3. Thƣơng mại - dịch vụ '' 23,4 28,74 28,81 32,67 II. Cơ cấu kinh tế III. Tài chính - Ngân sách Triệu đồng 1. Thu ngân sách cấp huyện '' 310.707 374.738 510.935 543.463 2. Chi ngân sách cấp huyện '' 307.382 369.605 492.313 523.024 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ) Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 và mục tiêu nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XIX. Dƣới sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân 42 các dân tộc trong huyện, kinh tế của huyện tiếp tục đƣợc cải thiện, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc giữ vững. Đến năm 2013, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch. Kết quả đạt đƣợc trên các lĩnh vực, cụ thể: - Giá trị sản xuất công nghiêp - xây dựng ( giá cố định năm 1994) đạt 499,534 tỷ đồng, đạt 113,6 % lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết. - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 555,624 tỷ đồng, đạt 101,9 % lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết; sản lƣợng lƣợng thực quy thóc đạt 54.521,6 tấn, đạt 102,3 % lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết. - Giá trị các ngành dịch vụ đạt 481,400 tỷ đồng, đạt 118,3 % lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết. - Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 13,085 triệu đồng/ngƣời/năm, đạt 100% lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết. - Hệ số sử dụng đất đạt 2,51 lần, đạt 100% lộ trình chỉ tiêu Nghị quyết. - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,9 %, đạt 100 % kế hoạch. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 645 tỷ đồng, tăng 9,3 % so với kế hoạch. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo ( theo tiêu chí mới ) còn 20,06 %. - Tỷ lệ số hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 97,75%, đạt 100 % chỉ tiêu kế hoạch. * Kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội: - Sản xuất nông - lâm nghiệp: + Trồng trọt: Diện tích cây lúa nƣớc thực hiện 7.084,4 ha, tăng 0,5 % so với kế hoạch; Diện tích cây ngô thực hiện 2.729,9 ha, tăng 12,7 % kế hoạch; Diện tích cây đậu tƣơng thực hiện 454,8ha, tăng 0,8% kế hoạch; Diện tích cây lạc thực hiện 431,1 ha, tăng 0,3% kế hoạch; tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho 2.677,5 ha Cam, tăng 7,1 % kế hoạch. Cam sành Hàm Yên đã đƣợc xếp hạng vào tốp 10 thƣờng hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam; Trồng, chăm sóc 1.884,4 ha che, đạt 100% kế hoạch. 43 + Chăn nuôi: Duy trì và phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn; tổng đàn trâu đạt 15.266 con; đàn bò đạt 946 con; đàn lợn đạt 80.365 con; đàn gia cầm đạt 742,5 nghìn con. Tình hình dịch bệnh trong đàn gia súc, gia cầm ổn định không xảy ra dịch bệnh; công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc duy trì thƣờng xuyên. + Sản xuất lâm nghiệp: Tổ chức gieo ƣơm sản xuất cây giống lâm nghiệp đƣợc: 3.178.480 cây. (Trong đó: Keo hạt 1.174.522 cây; Keo giâm hom 1.502.368 cây; Mỡ 108.520 cây; Lát hoa 293.040 cây; Xoan 100.000 cây). Trồng rừng đƣợc 2.078,1 ha, vƣợt 1,4 % chỉ tiêu kế hoạch. Khai thác rừng trồng đạt 64.043m3 gỗ, đạt 96,0% kế hoạch giao. - Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (Theo giá cố định 1994) năm 2013 đạt 268,28 tỷ đồng, so với kế hoạch tăng 37,3%. Các sản phẩm chủ yếu sản xuất và tiêu thụ đạt: Điện thƣơng phầm 33,76 triệu Kwh; cao lanh 32.000 tấn; bột ba rít 6.000 tấn; quặng sắt 11.915 tấn; chế biến chè khô 2.150 tấn; chế biến gỗ xẻ 13.000 m3, gỗ ván bóc 2.000 m3, dăm gỗ 18.000 tấn; gạch chỉ 21 triệu viên; đƣờng kính 25.200 tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội thực hiện 645 tỷ đồng, tăng 9,3 % so với kế hoạch. Duy trì hoạt động của 19 chợ và 49 điểm bán hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong nhân dân trên địa bàn. - Xây dựng cơ bản: Khởi công mới 21 đầu điểm công trình trong năm 2013 với tổng kinh phí trên 79,5 tỷ đồng. Thực hiện xây dựng các công trình trọng điểm nhƣ: Tuyến đƣờng ĐT189, đƣờng Bình Xa đi Minh Hƣơng; đƣờng Tân Bắc - Tân Phú Tân Tiến; Kè sông Lô tại Thị trấn Tân Yên; kè suối Yên Phú, Minh Hƣơng, Bình Xa; đƣờng đi thôn Ba Luồng xã Thái Hòa; đƣờng đi Chợ Tổng xã Đức Ninh; Cụm Công nghiệp Tân Thành; Nhà máy sản xuất gạch xã Thái Sơn. 44 - Tài chính - Tín dụng: Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách và đảm bảo tiến độ chi theo yêu cầu của địa phƣơng. Trong nhƣng năm qua, công tác tài chính luôn có sự chỉ đạt sát sao của cấp ủy, điều hành quyết liệt, linh hoạt của chính quyền các cấp nên công tác thu, chi ngân sách đảm bảo đạt dự toán đƣợc giao hàng năm. Công tác tín dụng, tổ chức huy động vốn và giải quyết cho nhân dân vốn vay giải quyết việc làm; cho các hộ nghèo vay vốn đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, làm nhà ở; học sinh, sinh viên con hộ nghèo vay vốn đi học tại các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đai học. Tổng số nguồn vốn huy động toàn huyện đạt 519,416 tỷ đồng; tổng dự nợ toàn huyện 578,703 tỷ đồng. - Giáo dục - đào tạo: Mạng lƣới giáo dục - đạo tạo khá đầy đủ với các loại hình nhƣ: Nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cơ sở vật chất các trƣờng lớp học từng bƣớc đƣợc củng cố. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học ở các bậc học luôn đạt 100 %. Hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục ở các bậc học. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các bậc học luôn đƣợc chú trọng. Đến nay toàn huyện có 99,6 % giáo viên mầm non, 100 % giáo viên tiểu học, 100 % giáo viên THCS và 100 % giáo viên THPT đạt chuẩn và trên chuẩn. - Dân số, lao động việc làm và y tế: Tính đến 31/12/2013, dân số toàn huyện là 111.808 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,40 %, mật độ dân số 123 ngƣời/km2. Tổng số lao động toàn huyện là 67.445 ngƣởi, chiếm 60,3 tổng dân số, trong đó: Lao động nông, lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 70% tổng số lao động, tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn sản xuất nông lâm nghiệp; lao động công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 15 % và lao động thƣơng mại - dịch vụ chiếm khoảng 15 %. 45 Mạng lƣới y tế khá hoàn chỉnh, gồm có 01 Bệnh viện đa khoa trung tâm huyện, 02 phòng khám đa khoa khu vực và 17 trạm y tế xã, với tổng số trên 200 giƣờng bệnh và gần 300 cán bộ y, bác sỹ. Do làm tốt công tác y tế dự phòng nên các dịch bệnh đƣợc ngăn chặn kịp thời, đáp ứng cơ bản yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện. 3.2. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nƣớc Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang 3.2.1. Cơ cấu, tổ chức bộ máy Cùng với qúa trình xây dựng và trƣởng thành của toàn hệ thống, KBNN Tuyên Quang đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ 1/4/1990 ngày từ khi ngành KBNN đƣợc thành lập. KBNN Hàm Yên là đơn vị KBNN huyện trực thuộc KBNN Tuyên Quang và đƣợc thành lập, hoạt động từ 1/4/1990. Trải qua gần 25 năm, KBNN Hàm Yên đã nỗ lực cố gắng phấn đấu nhanh chóng ổn định tổ chức, hoàn thiện bộ máy, vƣơn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, thể hiện tốt vai trò không thể thiếu trong quản lý tài chính của Nhà nƣớc, góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang và công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển của đất nƣớc. KBNN Hàm Yên gồm: 03 tổ chuyên môn nghiệp vụ ( Tổ Kế toán; Tổng Tổng Hợp - Hành chính; Tổ Kho quỹ ). Tổng số cán bộ công chức là 12 cán bộ. Trong đó: Đảng viên 7 đồng chí, số cán bộ công chức có trình độ đại học chiếm 75%; cán bộ công trức có trình độ cáo cấp lý luận chính trị chiếm 8,3%; trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm 33,3%. 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nƣớc về quỹ Ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính Nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng Kế toán Nhà nƣớc; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nƣớc và cho đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành Trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. 46 - Kho bạc Nhà nước có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau: Tập trung phản ánh đầy đủ, kịp thời các khuản thu ngân sách Nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách Nhà nƣớc các khoản tiền do tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu ngân sách Nhà nƣớc cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật. Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách Nhà nƣớc và các nguồn vốn khác đƣợc giao theo quy định của pháp luật. Quản lý ngoại tệ tập trung của ngân sách Nhà nƣớc, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu, chi ngân sách Nhà nƣớc bằng ngoại tệ. Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính Nhà nƣớc và các quỹ khác do KBNN quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ; tịch thu, ký cƣợc, kỹ quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Quản lý tài sản quý hiếm đƣợc giao theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN. Đƣợc trích tài khoản của các tổ chức, cá nhân mở tại KBNN để nộp vào NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản không đúng, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng theo quy định của pháp luật, báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách cho cơ quan Tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nƣớc liên quan theo quy định. 47 Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ KBNN tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống. Tổ chức huy động vốn cho NSNN và đầu tƣ phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị của cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi, vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của KBNN. Thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa, cải cách hành chính, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo phân công, phân cấp của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và theo quy định của pháp luật. Giám đốc Phó Giám đốc Tổ kế toán Tổ kho quỹ Tổ TH- HC Sơ đồ 3.1: Cơ cấu, tổ chức bộ máy KBNN Hàm Yên, Tuyên Quang - Nhiệm vụ cụ thể của các Tổ nghiệp vụ như sau: Tổ Kế toán Nhà nƣớc: Thực hiện hạch toán kế toán, kiểm soát chi vốn thƣờng xuyên NSNN. Tổ Tổng hợp - Hành chính: Thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB, vốn chƣơng trình mục tiêu, vốn sự nghiệp kinh tế. Tổ Kho quỹ: Thực hiện quản lý thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý của Nhà nƣớc giao cho Kho bạc quản lý. 48 3.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2013 Chi ngân sách cơ bản thực hiện theo dự toán đƣợc duyệt vào đầu năm, ngoài ra còn tăng chi trên cơ sở tăng chi để cân đối nhờ vậy, đã đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Tổng chi ngân sách huyện tăng, cụ thể qua biểu đồ 3.1: Đơn vị tính: Triệu đồng 600 543.463 510.935 523.024 492.313 500 Thu NSNN Chi NSNN 374.738 369.605 400 310.707307.382 300 200 100 0 2010 2011 2012 2013 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thu - chi ngân sách huyện trên địa bàn giai đoạn 2010-2013 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang Những năm qua các nhiệm vụ chi ngân sách huyện đều tăng và một số nhiệm vụ chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số chi thƣờng xuyên của ngân sách, cụ thể qua bảng 3.2: 49 Bảng 3.2. Tổng hợp chi ngân sách huyện giai đoạn 2010 - 2013 STT Tổng chi Chi cân đối NSĐP Chi đầu tƣ phát triển Chi thƣờng xuyên Chi an ninh - QP Chi SN giáo dục đào tạo Chi sự nghiệp y tế Chi sự nghiệp VHTT Chi SN PT truyền hình Chi SN thể dục thể thao Chi SN đảm bảo XH Chi sự nghiệp kinh tế Chi QL HC Đảng, ĐT Chi khác Chi chƣơng trình MT Chi chuyển nguồn Chi bổ sung NS xã Chi quản lý qua NS 2010 DT 182.456 175.111 15.049 139.794 598 99.698 7.485 1.207 1.326 183 2.283 3.548 19.596 3.870 6.429 16.839 7.345 TH 307.379 289.127 51.339 158.576 1.785 105.672 10.657 1.117 1.602 183 5.057 9.102 22.325 1.070 13.662 40.456 25.094 18.252 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) 2013 DT 501.739 473.856 83.325 327.862 1.210 214.152 42.446 1.520 2.654 486 11.501 22.151 27.360 3.028 1.104 61.565 27.883 TH 523.024 492.824 84.720 291.699 2.979 203.896 26.445 1.446 2.683 486 14.767 9.072 27.668 2.257 5.181 32.112 79.112 30.198 49 A I II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 III IV V B Chỉ tiêu Kết quả ( triệu đồng ) 2011 2012 DT TH DT TH 301.859 369.602 426.746 492.311 279.990 348.401 405.689 468.359 54.377 63.631 87.392 109.628 200.019 184.481 261.840 260.764 952 2.582 1.241 2.521 129.492 124.647 167.169 184.555 23.332 13.853 40.215 21.360 1.275 1.119 1.349 1.385 1.248 1.234 1.654 1.898 191 191 187 187 9.863 6.724 12.976 13.185 16.098 9.487 13.911 8.646 15.378 21.395 20.970 24.604 2.262 3.244 2.168 2.419 5.444 5.736 9.040 9.061 53.269 26.854 20.078 41.284 37.417 62.052 21.869 21.201 21.057 23.952 50 2010 2011 6% 13% Chi thƣờng xuyên 5% 15% Chi thƣờng xuyên Chi đầu tƣ phát triển 8% 57% 16% 17% Chi bổ sung NS xã Chi chuyển nguồn 52% Chi bổ sung NS xã 11% Chi chuyển nguồn Chi quản lý qua NS Chi quản lý qua NS 2012 2013 Chi thƣờng xuyên 6% 4% Chi đầu tƣ phát triển 13% 23% 54% Chi đầu tƣ phát triển Chi bổ sung NS xã 6% 5% Chi thƣờng xuyên 15% Chi đầu tƣ phát triển 17% 57% Chi bổ sung NS xã Chi chuyển nguồn Chi chuyển nguồn Chi quản lý qua NS Chi quản lý qua NS Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng cơ cấu chi ngân sách huyện hàng năm 2010 - 2013 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ) Qua bảng 3.2 cho thấy chi ngân sách huyện giai đoạn 2010-2013 luôn đạt và vƣợt dự toán giao đầu năm từ 104,2% đến 168,4 %. Nguyên nhân là do huyện đã thực hiện tốt các biện pháp thu NSNN và nuôi dƣỡng các nguồn thu trên địa bàn, quyết liệt trong công tác chống thất thu NSNN. Do vậy, hàng năm thu NSNN trên địa bàn đều vƣợt dự toán giao đầu năm từ 10 % đến 15 %. Từ đó, huyện có nguồn thu và chủ động đảm bảo các nhiệm vụ chi NSNN trên địa bàn huyện. Biểu đồ 3.2 về tỷ trọng cơ cấu chi ngân sách huyện giai đoạn 2010-2013 cho thấy, chi thƣờng xuyên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%) trong tổng chi ngân sách của huyện, tiếp đến là chi đầu tƣ phát triển (trên 16%). Cụ thể đối với từng mục chi NS của huyện giai đoạn 2010-2013 nhƣ sau: 51 + Đối với chi đầu tƣ phát triển: Chi đầu tƣ phát triển tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012 ( tƣơng ứng là 51.339 triệu đồng năm 2010, đạt 341,15% so với dự toán, và 63.631 triệu đồng năm 2011, đạt 219% dự toán, và tăng đột biến lên đến 109.628 triệu đồng năm 2012, đạt 456% dự toán). Nguyên nhân của sự gia tăng chi NS liên tục và đột biến năm 2012 là huyện đã khai thác tốt từ thu cấp quyền sử dụng đất bằng các hình thức đấu giá đất các khu dân cƣ; nhờ sự chỉ đạo quyết liệt công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản, với khối lƣợng đầu tƣ lớn, cấp độ khẩn trƣơng để đáp ứng các tiêu chí Nghị quyết đã đề ra. Đƣợc sự đồng thuận của nhân dân, Huyện phát động sâu rộng thi đua cao điểm phấn đấu hoàn thành công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản. Huy động cả hệ thống chính trị tham gia, trong đó tập trung các khâu giải quyết nhanh các thủ tục hành chính chuẩn bị đầu tƣ, giải phóng mặt bằng huy động vốn, đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện đúng tiến độ các công trình. Đối với việc đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, công trình chỉnh trang đô thị, công trình làm đƣờng giao thông nông thôn, Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ…. Chính điều đó góp phần tích cực trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tƣ cho các các công trình phúc lợi công cộng của địa phƣơng và từng bƣớc thay đổi bộ mặt. Tuy nhiên, đến năm 2013, chi NS giảm xuống còn 84.720 triệu đồng đạt 102% dự toán. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế, nguồn thu từ bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thực hiện chậm và hạn chế. Do vậy, huyện thiếu nguồn thu cho NS để đầu tƣ phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Chi đạt trên 100% dự toán là vƣợt so với kế hoạch, sẽ làm tăng nguy cơ bội chi và mất cân đối thu-chi ở cấp huyện. Tuy nhiên, do làm tốt công tác xây dựng và bảo vệ kế hoạch số thu bổ sung từ NS cấp trên, đặc biệt là số thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên để đầu tƣ các công trình trọng điểm và các nhiệm vụ chi trọng yếu. Đồng thời huyện thƣc hiện tốt khai thác nguồn thu 52 nhƣ: thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn; thu ngoài quốc doanh; lệ phí trƣớc bạ.... nên NS cấp huyện luôn đảm bảo số thu để thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. + Đối với chi thƣờng xuyên: - Với những nỗ lực trong công tác kiểm soát chi, hạn chế các nội chi chƣa phải là cấp thiết, Qua các năm 2010 - 2013 công tác chi thƣờng xuyên ngân sách cấp huyện về cơ bản hoàn thành kế hoạch giao ; nhóm chi thƣờng xuyên đều chi vƣợt kế hoạch cao nhất hàng năm là ở mức 120% đến 125% là vì huyện Hàm Yên là một huyện thuần nông chủ yếu là sản xuất nông nghiệp không có các nhà máy, trƣờng học của trung ƣơng đóng trên địa bàn mà cơ bản chỉ đáp ứng phục vụ các đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn. Khoản chi chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số chi thƣờng xuyên NS huyện là chi cho giáo dục đào tạo giai đoạn 2010-2013 (tƣơng ứng 66,6% năm 2010; 67,5% năm 2011; 70,7% năm 2012 và 69,8 % năm 2013). Số chi năm sau tăng và cao hơn so với năm trƣớc. Nguyên nhân số chi luôn tăng và chiến tỷ trọng cao là huyện luôn ƣu tiên và thực hiện đúng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc chú trọng tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo, bởi giáo dục - đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Đặc biệt là thực hiện các nhiệm vụ chi cho giáo dục đào tạo nhƣ: phổ cập giáo dục ở các bậc học; hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em dƣới 5 tuổi; hỗ trợ tiền ăn cho học sinh dân tộc nội trú…. cho thấy rằng huyện đã thƣờng xuyên và chú trọng sự nghiệp "Trồng người" trên địa bàn. Khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi thƣờng xuyên của NS là chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể. Giai đoạn 2010-2013 khoản chi này chiếm tỷ trọng từ 9-14% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể chủ yếu chi hoạt động của các phòng chuyên môn thuộc khối Ủy ban nhân dân huyện; khối đảng, Mặt trận tổ quốc và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. Chỉ tiêu này qua các năm 53 2010-2013 đều tăng vƣợt dự toán giao đầu năm (tƣơng ứng là 22.325 triệu đồng năm 2010, đạt 113% so với dự toán, và 21.395 triệu đồng năm 2011, đạt 139% dự toán, 24.604 triệu đồng năn 2012, đạt 117,3% dự toán, và 27.668 triệu đồng năm 2013, đạt 101,1% dự toán). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chi quản lý hành chính tăng trong đó có nguyên nhân do Chính phủ cải cách chế độ lƣơng, phụ cấp đối với cán bộ công chức, thay đổi của Luật bảo hiểm, … và cũng có cả nguyên nhân chủ quan từ công tác quản lý chi của chính quyền các địa phƣơng chƣa thực sự tiết kiệm trong chi quản lý hành chính, bộ máy còn cồng kềnh, công tác cải cách hành chính của địa phƣơng chƣa triệt để, việc tinh giản biên chế còn chậm, huyện còn sử dụng nhiều hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế đƣợc giao dẫn đến tăng chi quản lý hành chính. Chi cho sự nghiệp y tế liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013 (tƣơng ứng là 10.657 triệu đồng năm 2010, 13.853 triệu đồng năm 2011, và 21.360 triệu đồng năm 2012, và 26.455 triệu đồng năm 2013). Nguyên nhân hàng năm số chi NS tăng là do trong lĩnh vực này huyện đã luôn quan tâm và bố trí nhiệm vụ chi để tăng cƣờng cơ sở vật chất và nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, phục vụ tốt chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện. Chi sự nghiệp kinh tế, nội dung này đã đƣợc tập trung chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng cho thấy đã có tác dụng trong thực tiễn từ năm 2010 đến năm 2013 số chi chiếm từ 1-5% trong tổng số chi ngân sách. Qua bảng 3.2 cho thấy chủ trƣơng của cấp ủy địa phƣơng rất quan tâm đến các khoản chi cho sự nghiệp kinh tế nông nghiệp vì là một huyện chủ yếu là đất nông nghiệp tuy nhiên số chi qua các năm đã thể hiện số chi chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm cao nhất chỉ chiếm 5% so với tổng chi ngân sách huyện. Do vậy, đã phần nào có ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung và chƣa phát huy đƣợc hết lợi thế về tiềm năng kinh tế của huyện. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội chiếm tỷ trọng từ 3-5% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Qua số liệu trong bảng 3.2 các năm cho thấy trong lĩnh vực 54 này, Huyện đã quan tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 20,06%, phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện dự án nhận rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Thực hiện chi trả trợ cấp cho các đối tƣợng ngƣời có công và các đối tƣợng bảo trợ xã hội đầy đủ kịp thời. Chi sự nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy lợi chiếm tỷ trọng từ 1-3% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Kinh phí thực hiện cho sự nghiệp nông, lâm nghiêp, thủy lợi chủ yếu tập trung cho phát triển và quản bá thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên; sản xuất cây giống lâm nghiệp và cấp bù kinh phí thủy lợi phí để duy trì các hồ, đập thủy lợi và hệ thống tƣới tiêu nƣớc phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Từ năm 2012 nguồn cấp bù thủy lợi phí đƣợc tập trung về Sở Tài chính Tuyên Quang do vậy số chi giảm so với các năm trƣớc. Chi khác chiếm tỷ trọng từ 0,6-1,5% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Chi khác của ngân sách, huyện chủ yếu chi hỗ trợ các cơ quan trên địa bàn huyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất của địa phƣơng và các lễ hội truyền thống của huyện hàng năm. Chi lĩnh vực quốc phòng - an ninh chiếm tỷ trọng từ 0,9-1,4% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Huyện đã đảm bảo kinh phí để thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh chính trị trên địa bàn trong những năm qua. Thực hiện chỉ trả kịp thời chế độ có 775 đối tƣợng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ Tƣớng Chính phủ. Đầu tƣ phƣơng tiện và trang thiết bị, máy móc để duy trì công tác kiểm soát, giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Chi cho sự nghiệp phát thanh, truyền hình chiếm tỷ trọng từ 0,6-1% trong tổng số chi thƣờng xuyên và liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013 (tƣơng ứng là 1.602 triệu đồng năm 2010, và 1.234 triệu đồng năm 2011, 1.898 triệu đồng năm 2012, và 2.683 triệu đồng năm 2013). Nguyên nhận số chi các năm tăng là do huyện đã chú trọng đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, 55 trang thiết bị để Đài truyền thanh, truyền hình huyện duy trì việc thu và phát lại các chƣơng trình của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Tuyên Quang. Phản ánh kịp thời các sự kiện về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện. Chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin chiếm tỷ trọng từ 0,5-0,7% trong tổng số chi thƣờng xuyên. Huyện đã đảm bảo kinh phí và tổ chức thực hiện bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể nhƣ: hát Then; múa khèn; hát Sình ca; hát Páo dung của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa " tại cơ sở và quy định về nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm đều đạt trên 80%. Chi cho sự nghiệp thể dục thể thao chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số chi thƣờng xuyên. Là một huyện miền núi, phong trào thể dục thể thao chƣa đƣợc phát triển sâu rộng và toàn diện. Do vậy khoản chi cho sự nghiệp thể dục thể thao của huyện trong những năm qua mới chỉ dừng lại cở công tác hỗ trợ các vận động viên tham gia các giải thể thao của tỉnh Tuyên Quang tổ chức. + Chi bổ sung ngân sách xã giai đoạn 2010-2013 là không ổn định, nội dung chi phát sinh theo kế hoạch chi của từng năm (tƣơng ứng là 25.094 triệu đồng năm 2010, đạt 149% so với dự toán giao đầu năm, và 41.284 triệu đồng, tăng 205% so với dự toán, và 62.052 triệu đồng năm 2012, đạt 165,8% so với dự toán, 79.112 triệu đồng năm 2013, đạt 128,5 % dự toán và giảm 37,3 % so với năm 2012). Nguyên nhân các nằm đều vƣợt dự toán cao là do tất các xã, thi trấn trên địa bàn huyện đều thuộc đối tƣợng thu không đủ chi, đều phụ thuộc vào số bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên để chi. Các nội dung chi của các xã, thị trấn không ổn định. + Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua Ngân sách chiếm tỷ trọng 5% trong tổng số chi ngân sách huyện và liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013. 56 Nguyên nhân là huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ ghi thu, ghi chi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Nguồn thu chủ yếu là thu từ học phí; viện phí và nguồn đóng góp xây dựng tự nguyện. Từ nội dung nguồn thu, huyện thực hiện đảm bảo các nhiệm vu chi cho đầu tƣ, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trƣờng lớp học và bệnh viện, trạm y tế và các nhà văn hóa thôn bản trên địa bàn huyện. Qua tổng hợp chi ngân sách huyện từ năm 2010-2013 cho thấy rằng: - Nguồn chi tăng và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi thƣờng xuyên ngân sách cấp huyện là chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Năm 2010 số chi là 105.672 triệu đồng đạt 105% dự toán, chiếm tỷ trọng 66,6% trong tổng chi thƣờng xuyên ngân sách, năm 2011 số chi là 124.647 triệu đồng đạt 96% và chiếm 67,5% trong tổng chi thƣờng xuyên ngân sách, năm 2012 số chi là 184.555 triệu đồng đạt 110,4% so với dự toán và chiếm 70,7% trong tổng chi thƣờng xuyên ngân sách, năm 2013 số chi là 203.896 triệu đồng đạt 95 % dự toán, chiếm 69,8 % trong tổng chi thƣờng xuyên. Điều đó cho thấy sự quan tâm đầu tƣ cho giáo dục của chính quyền địa phƣơng nhằm thúc đẩy sự nghiệp trồng ngƣời và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhận xét: Qua biểu đồ 3.1 cho thấy thu chi Ngân sách huyện giai đoạn 2010-2013 so với kế hoạch và mục tiêu của Nghị quyết Hội đồng nhân dân Huyện đề ra đã đạt và vƣợt mức, đó là một cố gắng lớn của Huyện. Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi tạo sự chủ động cân đối đáp ứng nguồn chi tại chỗ đã thực sự phát huy tích cực của các đơn vị cơ sở, phƣờng, xã. Các khoản thu đƣợc thể hiện vào NS, đồng thời chi ngân sách theo kế hoạch và đƣợc kiểm soát qua Kho bạc Nhà nƣớc, đã hạn chế tình trạng sử dụng NS không đúng mục đích, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và đồng vốn của ngân sách đƣợc sử dụng có hiệu quả. Đối với nguồn tăng thu trong năm: căn cứ vào khả năng tăng thu NS chi thƣờng xuyên, sau khi dành 50% tăng thu cho dự phòng tăng lƣơng, ƣu 57 tiên bố trí đầu tƣ xây dựng cơ bản, để bổ sung một số nhiệm vụ chi chƣa đƣợc cân đối trong dự toán đầu năm. Việc sử dụng nguồn kinh phí dự phòng chủ yếu cho các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của địa phƣơng, các nhiệm vụ chính trị nhƣ: Tiêu hủy phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả lũ lụt… Đối với công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản: Năm 2010-2012 là giai đoạn Huyện Hàm Yên ƣu tiên mọi nguồn lực để tập trung mạnh vào công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển mạng lƣới đô thị và các điểm dân cƣ tập trung. Vì vậy công tác chi cho đầu tƣ phát triển năm 2010 đạt 341,15% dự toán, và tăng đột biến năm 2012, đạt 456% dự toán. Đối với công tác chi thƣờng xuyên: Cùng với sự đổi mới trong quản lý điều hành nền kinh tế nói chung, cơ chế điều hành chi ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Các nhiệm vụ chi hàng năm tăng cao, đáp ứng tƣơng đối đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện trong những năm qua. Chi quản lý hành chính tuy quản lý chặt chẽ và đã thực hành tiết kiệm, nhƣng vẫn tăng cao do tăng tiền lƣơng tối thiểu và còn phát sinh nhiều nhiệm vụ chi phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. 3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên giai đoạn vừa qua - Trình độ phát triển Kinh tế-xã hội của huyện: trình độ phát triển kinh tế-xã hội của huyện là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý thu, chi NSNN ở huyện. Huyện Hàm Yên có hạ tầng tốt, có vị trí địa chiến lƣợc thuận lợi cho phát triển kinh tế. So với các huyện trong tỉnh, Hàm Yên luôn có mức tăng trƣởng kinh tế trung bình khá và là địa phƣơng luôn đạt và vƣợt kế hoạch dự toán thu NSNN. Trong những năm qua trình độ phát triển kinh tế-xã hội huyện Hàm Yên tăng trƣởng khá, phát huy vị trí thuận lợi nằm dọc trục Quốc lộ 2 và tiếp giáp với các huyện thuộc tỉnh Hà Giang, Yên Bái. Huyện đã mời gọi 58 thu hút các nhà đầu tƣ vào đầu tƣ kinh doanh tại huyện, cùng với đó là những quy định công khai hóa, minh bạch thủ tục hành chính và tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tƣ kinh doanh, nộp thuế cho nhà nƣớc. Do đó giai đoạn 2010-2013 thu NSNN huyện liên tục tăng từ 310.707 triệu đồng năm 2010, và lên 543.463 triệu đồng năm 2013. Điều đó cho thấy nguồn thu NS huyện đƣợc đảm bảo và huyện có nguồn thu NS để đáp ứng các nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, cùng với khủng hoảng nền kinh tế và thiên tai, bão lũ nhiều đã làm ảnh hƣớng đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của huyện Hàm Yên. Nguồn thu NS có hạn chế, đấu giá quyền sử dụng đất chậm không thực hiện đƣợc và trong điều kiện NS còn hạn hẹp huyện đã phải dành ngân sách để khắc phuc thiên tai, bão lũ, hỗ trợ hộ nghèo, mua gạo cứu đói.... Do vậy đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện. - Thể chế, cơ chế chính sách: Giai đoạn 2010-2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Hàm Yên nói riêng về cơ bản cơ chế chính sách đối với công tác quản lý chi NSNN là tƣơng đối phù hợp. Công tác quản lý chi NSNN đƣợc thực hiện có hiệu quả dựa trên các cơ chế chính sách đƣợc Nhà nƣớc ban hành. Tuy nhiên, vẫn còn có một số cơ chế chính sách của HĐND quy định về định mức chi áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh chậm đƣợc sửa đổi ban hành dẫn đến khi thực hiện các đơn vị sử dụng ngân sách phản ánh không trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ sở và lúng túng trong việc áp dụng. Ví dụ: Định mức chi tiếp khách, chi công tác phí, chị hội nghị, chi khác... định mức chi thấp hơn so với mặt bằng giá cả thị trƣờng hiện nay dẫn đến tiêu cực, lãng phí trong sử dụng ngân sách và làm ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý chi NSNN ở huyện. - Nguồn nhân lực và bộ máy tổ chức quản lý: Nguồn nhân lực và bộ máy tổ chức quản lý đối với công tác quản lý chi NSNN là một trong những 59 nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý chi NSNN ở huyện Hàm Yên. Trong thời gian vừa qua nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN luôn đƣợc cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên chú trọng. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN đƣợc nâng cao. Năng lực điều hành của chính quyền đƣợc củng cố. Bộ máy tổ chức quản lý đƣợc bố trí hợp lý và thƣờng xuyên phối hợp với nhau trong công tác quản lý chi NSNN. Do đó công tác quản lý chi NSNN trên địa huyện luôn đƣợc thực hiện đảm bảo đúng chế độ quy định và Luật NSNN đã ban hành. Tuy nhiên, vẫn còn có cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN có trình đô chuyên môn yếu, suy thoái bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật kém tập trung ở các cơ quan: Kho Bạc, Tài Chính, Thuế, Kinh tế-hạ tầng....đã cố tình kiểm soát, làm sai lệch hồ sơ chi NSNN, tìm kẽ hở của cơ chế chính sách móc ngoặc với cán bộ kế toán đơn vị biến tƣớng, hợp lý hóa hồ sơ chứng từ để rút NSNN phục vụ cho mục đích cá nhân dẫn đến NSNN bị thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn. - Trang thiết bị cơ sở vất chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN: Đầu tƣ trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi NSNN sẽ giúp cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên kịp thời trong công tác lãnh đạo và điều hành quản lý chi NSNN. Những năm qua, xác định đƣợc những yếu tố then chốt và nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện. Cấp ủy, chính quyền Huyện Hàm Yên đã đầu tƣ trang bị đầy đủ máy vi tính cho các phòng ban chuyên môn, các xã và dành kinh phí NS để triển khai phần mềm kế toán HCSN và kế toán NS xã. Thông qua đó đã đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công tác quản lý chi NSNN. Số liệu đuợc thực hiện thống nhất và công tác chấp hành, quyết toán NSNN đƣợc các đơn vị trên địa 60 bàn thực hiện đảm bảo kịp thời, chính xác và đã góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý chi NSNN ở huyện Hàm Yên. 3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên giai đoạn 2010 - 2013 3.5.1. Phân tích thuận lợi, khó khăn của công tác quản lý chi NSNN cấp huyện giai đoạn vừa qua 3.5.1.1. Những thuận lợi - Hàm Yên : khoáng sản, quặng, vật liệu xây ấp dẫn thu hút đầu tƣ. dự ớ - Hàm Yên ử, văn hoá và cảnh quan đẹ ộng Tiên, Hồ Khởn, Chạm Chu. Huyện ầu tƣ sẽ mang lại có khu du lịch sinh thái Hồ Khởn nguồn thu lớn cho ngân sách huyện. ệ - ự nhiên và xã hộ ể dạ , Hàm Yên ớng sản xuất hàng hóa tập trung và đa ất phát điểm tƣơng đối thuận lợi hơn so , của Hàm Yên với một số huyện trong tỉnh, thuộc loại trung bình khá. K ững bƣớ ể, cơ cấ ể cực, tăng dần ụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp. Đời sống đại bộ phận công nghiệ nhân dân đƣợc cải thiện, số hộ lên rõ rệt, bộ mặ - ủa Hàm Yên ấu hạ tầ ảm nhanh, hộ trung bình và khá tăng ững thay đổi cơ bản. ợng và chất, nguồn - xã hội phát triển cả vốn đầu tƣ toàn xã hội hàng năm tăng đáng kể. Hầ ọng điểm đã và đang đƣợc triể hiệu quả, từng bƣớ ự ộ p phần nâng tỷ lệ tăng nguồn thu ngân sách hàng năm. Với những thuận lợi trên, cùng với tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng 61 tốt yêu cầu công tác quản lý chi NSNN tại huyện, đƣợc thể hiện: Có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, điều kiện tự nhiên phát triển đã thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ vào đầu tự tại huyện từ đó NS huyện có nguồn thu để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và chủ động trong các nhiệm vụ chi. Các nội dung chi NS đƣợc quản lý chặt chẽ, toàn diện. Công tác quản lý chi NSNN đƣợc cấp ủy, chính quyền thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả từ huyện xuống cơ sở. Bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc tại KBNN Hàm Yên tƣơng đối đầy đủ, khang trang. Bộ máy tổ chức đƣợc thống nhất và chất lƣợng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng tốt yều cầu đây cũng là điều kiện thuận lợi để KBNN Hàm Yên thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN và tham mƣu cho cấp ủy chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn. 3.5.1.2. Những khó khăn ởng khá song còn chậm so với mặt bằng chung và chƣa tƣơng xứng vớ ủa huyện, tốc độ chuyể ậ ớc độ ấ ủa huyện phát triển dựa , lâm nghiệp, trình độ lao động còn lạc hậu chƣa đáp chủ ứng đƣợc sản xuất. ấu hạ tầng còn thấp đặc biệt ở những xã đồi núi xa trục - Hệ thố đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ. Trong số diệ ăn cho phát triể vậ ất nông lâm nghiệp còn nhiều vì ự ấu hạ tầng. - Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới ạ vào sản xuấ , chƣa tạo thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lƣợng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, còn ít mô hình sản xuất điể nghiệp ại hiệu quả cao. ộ thực hiện một số ể - tiểu thủ công nghiệp ậm, công nghiệp-tiểu thủ công ực, phần lớn các cơ sở sản xuấ ụ nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp. 62 - Trình độ quả ộ khoa học - công nghệ còn thấp, trình độ sản xuất chƣa cao. Do còn có những khó khăn nhất định nhƣ: Kinh tế chƣa có những bƣớc đột phá, trình độ lao động còn lạc hậu, trình độ khoa học-công nghệ thấp, đề án thực hiện chậm...cho nên đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý chi NSNN tại huyện. Kinh tế còn chậm so với mặt bằng chung của cả nƣớc dẫn đến các nhiệm vụ chi còn phải chờ bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên để thực hiện. Các đề án thực hiện chậm đã làm ảnh hƣởng đến công tác chi NS cho thực hiện các đề án, các công trình khoa học-công nghệ và phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện tiếp. Điều đó dẫn đến lãng phí trong sử dụng NS và ảnh hƣớng đễn chất lƣợng của công tác quản lý chi NSNN. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế nƣớc ta gặp nhiều khó khăn thử thách. Việc quản lý ngân sách hiện nay còn nhiều bất cập, chƣa hợp lý nên tình trạng tham ô, lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nƣớc diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó kiễm soát. Mặc dù, nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều quy định nhằm hạn chế tình trạng tham ô, lãng phí nhƣ quy chế công khai tài chính kiểm tra tài chính… Tuy nhiên hiệu quả mang lại vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, kẽ hở vẫn còn rất nhiều nên tài sản của nhà nƣớc, của dân vẫn “ đội nón ra đi”. 3.5.2. Thành công, hạn chế trong công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 3.5.2.1. Thành công Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Hàm Yên trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên điều đó thể hiện sự tập trung lãnh chỉ đạo công tác thu NSNN để đáp ứng tốt các nhiệm vụ chi NSNN, hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tếxã hội của huyện và nâng cao trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn. 63 * Đối với chi đầu tƣ phát triển: Đây là nội dung chi đƣợc huyện đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Kết quả về quản lý chi đầu tƣ phát triển đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau: - Đã tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ, về quyết toán vốn đầu tƣ; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ xây dựng cơ bản ngày từ khâu quyết định đầu tƣ, bố trí vốn đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và thanh quyết toán vốn đầu tƣ. - Bố trí cơ cấu chi đầu tƣ bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh và Huyện đề ra. Quá trình thực hiện chi đầu tƣ phát triển luôn coi trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm ra tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho huyện trong quá trình phát triển. Theo đó chi đầu tƣ trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tâng kỹ thuật đô thi của huyện, chỉnh trang đô thi, đầu tƣ cơ sở vật chất cho các trƣờng lớp học…; ngoài ra vốn đầu tƣ còn bố trí để thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội của huyện nhƣ: xóa đói giảm nghèo, kiên có hó kênh mƣơng, giao thông nông thôn và nâng cấp đền đƣờng, đèn chiếu sáng đô thị… - Huyện đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ: + Xác định đúng đắn sự cần thiết phải đầu tƣ đối với các dự án, công trình để có quyết định đầu tƣ chính xác, phù hợp với điều kiện, khả năng của ngân sách. + Nâng cao năng lực của các chủ đầu tƣ thông qua việc kiện toàn, củng cố bộ máy các ban quản lý vốn đầu tƣ XDCB của huyện, cũng nhƣ tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ các Ban quản lý xã, thị trấn. + Nâng cao chất lƣợng công tác tƣ vấn: Lập dự án, thiết kế dự toán, thi công, giám sát. 64 + Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế tổng dự toán, thẩm định quyết toán… + Tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng, tiến hành xử phạt hợp đồng đối với các nhà thầu thi công không đảm bảo tiến độ, chất lƣợng công trình; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tƣ và các bên có liên quan trong quản lý chất lƣợng công trình. - Mặc dù nguồn vốn chi đầu tƣ phát triển phân cấp cho huyện còn hạn hẹp, song huyện cũng tìm mọi biện pháp để tăng thêm nguồn vốn đầu tƣ. Đề xuất, kiến nghị với tỉnh Tuyên Quang và Trung ƣơng trong việc bổ sung thêm vốn đầu tƣ cho huyện để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo môi trƣờng sinh thái của huyện. * Đối với quản lý chi thƣờng xuyên: Kết quả quản lý chi thƣờng xuyên ở huyện Hàm Yên đƣợc thể hiện nhƣ sau: - Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thƣờng xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của huyện. Ngoài các khoản chi thƣờng xuyên, ngân sách huyện đã đáp ứng các nhu cầu chi có tính đột xuất nhất là chi khắc phục thiên tại, lũ lụt, cứu đói và các trƣờng hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. - Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều bƣớc chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng ngân sách ban hành cũng nhƣ nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phƣơng. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thƣờng xuyên đƣợc quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bƣớc có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của Kho bạc ngày càng chặt 65 chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lƣợng báo cáo quyết toán đã đƣợc nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tƣơng đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhƣ hoạt động của đơn vị dự toán trong năm ngân sách. - Cơ cấu chi ngân sách đã từng bƣớc đƣợc đổi mới, chú trọng mục tiêu phục vụ các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhƣ: Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em dƣới 5 tuổi, chƣơng trình phổ cập giáo dục các bậc học, chƣơng trình giảm nghèo bền vững, xây dƣng nông thôn mới… Cơ cấu chi ngân sách huyện đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. - Các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách và thu hƣởng ngân sách từ các khoản chi thƣờng xuyên đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và hạn chế đƣợc tiêu cực. - Các đơn vị thực hiện khoán kinh phí hành chính theo Nghị định 130 của Chính phủ bƣớc đầu đã mang lại những kết quả tích cực, hiệu quả hoạt động, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ công tác. Chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh gọn, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ, xây dựng quy trình nghiệp vụ theo Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 nhƣ: Văn phòng HĐND & UBND huyện; Chi cục Thuế; KBNN Hàm Yên…. các cơ quan đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ gắn liền với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từng bƣớc tiết kiệm kinh phí chi thƣờng xuyên để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức từ đó thu nhập của cán bộ công chức đƣợc nâng lên. - Việc thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43 của Chính phủ đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan. Các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc giao quyền tự chủ tài chính. Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và ngƣời lao động theo hƣớng gọn nhẹ, hiệu quả. Chú trọng nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chí phí hành chính để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức. 66 3.5.2.2. Những hạn chế * Đối với chi đầu tƣ phát triển. Thứ nhất, kế hoạch xây dựng hàng năm của huyện chƣa đƣợc xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trƣờng hợp chƣa đảm bảo quy định, gây lãng phí và hiệu quả đầu tƣ thấp, thể hiện: - Bố trí vốn đầu tƣ còn dàn trải, phân tán, chƣa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tƣ cho từng ngành, theo lĩnh vực còn bị do do phục thuộc vào phần vốn phân cấp đầu tƣ của tỉnh hàng năm. Nhiều lĩnh vực rất cần thiết cần phải đầu tƣ nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ: Cải thiện vệ sinh môi trƣờng; cải tạo các trục giao thông chính của huyện; công trình văn hóa thể thao…. - Nhiều công trình chƣa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tƣ cũng đƣợc ghi kế hoạch dẫn đến tình trạng vốn ghi kế hoạch mới chỉ ở mức khái toán nên thƣờng phải điều chỉnh bổ sung vốn trong quá trình thực hiện gây bi động trong quá trình điều hành ngân sách của huyện. - Một số công trình chƣa đƣợc thẩm định sự cần thiết đầu tƣ một cách chặt chẽ, chƣa xác định chắc chắn hiệu quả kinh tế - xã hội sau đầu tƣ của công trình đó mang lại hoặc hiệu qua sau đầu tƣ sẽ thấp nhƣng đã đƣợc bố trí kế hoạch vốn. Nhiều khi công trình đƣợc bố trí từ ý chí chủ quan của đồng chí lãnh đạo hoặc ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân. Thứ hai, chất lƣợng các công tác tƣ vấn chƣa cao nhất là tƣ vấn lập dự án, lập thiết kế dự toán do chỉ thực hiện trên máy và tƣ duy chủ quan, không đến thực địa của cán bộ lập dự án, thiết kế dự toán dẫn đến có nhiều sai sót về khối lƣợng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật… kết quả là tính chính xác về tổng mức đầu tƣ các công trình chƣa cao, bố trí vốn cũng không chính xác. Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán cũng có nhiều sai sót. Thứ ba, tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành thời gian theo hợp đồng nhất là các dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp, chuyển nợ nhiều, hậu quả là huyện không hoàn thành kế hoạch đầu tƣ trong một số năm. 67 Thứ tư, việc tính toán xác định giá trị chỉ định thầu của chủ đầu tƣ nhiều trƣờng hợp chƣa chính xác, chất lƣợng công tác đầu thầu chƣa cao. Công tác nghiệm thu chƣa đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định. Chất lƣợng công trình chƣa đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, nhiều công trình chất lƣợng kém, nhanh xuông cấp; chất lƣợng công tác tƣ vấn giám sát chƣa cao; đơn vị tƣ vấn không đảm bảo có mặt tại hiện trƣờng để giám sát thi công công trình dẫn đến công tình chất lƣợng thi công kém, có trƣờng hợp còn thông đồng với nhà thầu thi công dẫn đến chất lƣợng công trình không đảm bảo kỹ thuật. Thứ năm, bộ máy quản lý chi đầu tƣ còn nhiều bất cập chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý. Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế - hạ tầng là cơ quan trực tiếp tham mƣu cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản, nhƣng do trình độ và khả năng của đội ngũ cán bộ còn bị hạn chế nến dẫn đến hiệu quả quản lý chi đầu tƣ từ ngân sách còn thấp. Thứ sáu, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ chƣa thật sự chăt chẽ. Theo quy định của Bộ Tài chính, KBNN có trách nhiệm kiểm soát chi đầu tƣ, cùng phối hợp với ngành tài chính nhằm đảm bảo vốn đầu tƣ đƣợc sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm qua, sự kiểm soát chi đầu tƣ của KBNN Hàm Yên còn có hạn chế, thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: + KBNN Hàm Yên chƣa đổi mới một cách toàn diện về kiểm soát chi đầu tƣ, chƣa làm tốt quy trình kiểm soát trƣớc, trong và sau khi đã cấp phát. + Còn thiếu thống nhất và đồng bộ trong kiểm soát chi đầu tƣ từ ngân sách giữa các khâu có liên quan với nhau. + Nhiều trƣờng hợp cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán khối lƣợng hoàn thành chƣa đảm bảo hồ sơ, thủ tục chế độ quy định. + Do giá xăng dầu biến động làm cƣớc vận tải, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, do đó một số công trình phải thực hiện phê duyệt dự toán bổ sung, ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB. 68 + Công tác công khai thủ tục hành chính và công khai quy trình nghiệp vụ còn chậm, thời gian thanh toán chƣa đảm bảo quy định dẫn đến các chủ đầu tƣ còn cho rằng cán bộ Kho bạc sách nhiếu, cứng nhắc và máy móc trong giải quyết công việc. + Việc phối kết hợp giữa KBNN, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện chƣa đƣợc chặt chẽ dẫn đến việc báo cáo số liệu chƣa đƣợc đảm bảo kịp thời, chính xác và thống nhất gây hạn chế cho việc điều hành ngân sách của huyện. Thứ bảy, công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ XDCB của các hạng mục công trình của các chủ đầu tƣ còn chậm so với quy định, chất lƣợng báo cáo còn sai sót dẫn đến chất lƣợng thẩm định, phê duyệt quyết toán của các phòng chức năng của huyện bị hạn chế. * Đối với chi thƣờng xuyên. Những hạn chế trên lĩnh vực chi thƣờng xuyên tập trung ở các vấn đề nhƣ: xây dựng định mức chi, lập dự toán chi, chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi thƣờng xuyên. Thứ nhất, công tác xây dựng định mức chi. - Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: là đơn vị hành chính thuộc tỉnh nên huyện không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về HĐND và UBND tỉnh. Trong giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh đã ban hành các định mức phân bổ ngân sách, các định mức này tƣơng đối toàn diện trên các lĩnh vực để làm cơ sở xây dựng sự toán chi ngân sách cho ngân sách địa phƣơng và các đơn vị sử dụng ngân sách. Tuy nhiên các định mức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện: + Căn cứ để xây dựng định mức chi chƣa đủ cơ sở khoa học vững chắc, chƣa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn manh tính bình quân. Khi phân bổ ngân sách cho các địa phƣơng hầu hết các hoạt động lĩnh vực văn - xã, sự nghiệp kinh tế và quản lý hành chính Nhà 69 nƣớc, Đảng, đoàn thể với tiêu thức theo đầu dân đã gây ra nhiều tranh cãi về tính công bằng. + Đối với việc xây dựng định mức sử dụng ngân sách: theo quy định hiện hành, thẩm quyền ban hành các định mức này chủ yếu thuộc về Bộ Tài chính và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Thực tế HĐND tỉnh Tuyên Quang cũng đã ban hành nhiều định mức sử dụng ngân sách ở địa phƣơng trong đó tập trung vào các nội dung chi hành chính nhƣ: Chế độ hội nghị, chế độ chi tiếp khách… Tuy nhiên phần lớn các định mức đều lạc hậu và chậm đƣợc sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thƣc tế và gây khó khăn trong công tác quản lý, là kẽ hở tạo ra sự không trung thực của một bộ phận cán bộ, công chức. + Nhiều nội dung chi chƣa thể hiện đƣợc định mức phân bổ ngân sách nhƣ: chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, những nội dung này thƣờng chỉ giải quyết đƣợc trong quá trình thực hiện dự toán trên cơ sở khả năng tăng thu của ngân sách. Điều này cũng có nguyên nhân nhiều khi do khả năng ngân sách chƣa thể cân đối đƣợc khi xây dựng định mức. Thứ hai, công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên. - Công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên chƣa đồng bộ với công tác lập các kế hoạch, dự án khác nhƣ kế hoạch đào tạo, kế hoạch dạy nghề, dự án bảo vệ môi trƣờng… Điều này dẫn tới xây dựng dự toán chi thƣờng xuyên các lĩnh vực trên không có cơ sở vững chắc; định tính nhiều hơn định lƣợng; không phân bổ đƣợc đến từng cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách. Dự toán không có tính dẫn dắt đơn vị thực hiện nhiệm vụ. - Khi lập dự toán chi thƣờng xuyên do nhiều khoản chi chƣa có định mức hoặc không thể định mức hóa đƣợc nhƣ chi mua sắm, sửa chữa, chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, chi đảm bảo nhiệm vụ phát sinh… gây khó khăn công tác lập dự toán. 70 - Trong công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên, trình độ cán bộ lập dự toán còn yếu, không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phƣơng pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian. - Phƣơng án phân bổ ngân sách hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên thƣờng cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực mang tính chất bình quân, dễ xảy ra khả năng nơi thừa, nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chính chƣa thực sự hợp lý. - Đối với cấp huyện thuộc tỉnh nên việc xây dựng các kế hoạch ngân sách trung và dài hạn khó thực hiện đƣợc vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong thời kỳ ổn định và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, do đó nảy sinh tâm lý bị động, trông chờ vào cấp trên. Điều này dẫn đến hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ƣu tiên, cơ cấu và nội dung các khoản chi thƣờng xuyên cũng nhƣ khả năng đề ra chiến lƣợc chi thƣờng xuyên. Thứ ba, việc chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên. - Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách chƣa thực hiện tốt, đôi khi chƣa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế, điều này thƣờng xẩy ra đối với các đơn vị dự toán cấp 1 có các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, các đơn vị này thƣờng có xu hƣớng muốn giữ lại một phận dự toán chi thƣờng xuyên của các đơn vị trực thuộc dƣới danh nghĩa phục vụ cho các nhiệm vụ chung của ngành. - Do việc phân bổ dự toán chƣa thực sự sát với nhu cầu chi nền thƣờng xuyên xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nền phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của KBNN. - Tình trạng lãng phí trong chi thƣờng xuyên còn lớn và tƣơng đối phổ biến. Thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc không 71 đúng tiêu chuẩn, định mức; quản lý và sử dụng trụ sở làm việc không đúng mục đích, vƣợt tiêu chuẩn định mức; chi tổ chức lễ hội còn mang tính chất phô trƣơng, hình thức, gây tốn kém cho ngân sách; một số trƣờng hợp chi hỗ trợ, khen thƣởng không đúng đối tƣợng quy định. Các khoản chi thƣờng xuyên của nhiều đơn vị chƣa thực hiện đúng chế độ chứng từ hóa đơn theo quy định. Nhiều đơn vị chi tiêu số tiền lớn nhƣng chỉ có chứng từ viết tay (không hợp lệ) vẫn đƣợc thanh quyết toán (theo quy định mua hàng có giá trị trên 200.000 đồng phải có hóa đơn giá trị gia tăng). - Chƣa tính toán, xác định đƣợc hiệu quả chi ngân sách. Hiện nay chúng ta đang quản lý NSNN theo đầu vào mà chƣa tính đến kết quả đầu ra, nói cách khác là hiệu quả kinh tế - xã hội của các khoản chi tiêu ngân sách chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Việc quản lý chi tiêu chủ yếu dựa vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ có sẵn, kết quả là không thể đánh giá đƣợc hiệu quả của mỗi đồng kinh phí thƣờng xuyên đã sử dụng. Không có thông tin phản hồi từ hiệu quả chi thƣờng xuyên sẽ cản trở việc đánh giá kết quả sử dụng các khoản chi này, thiếu cơ sở cho việc hoạch định chính sách và điều hành của lãnh đạo huyện. - Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành thƣờng xuyên nhƣng chƣa mang lại hiệu quả cao, nhiều trƣờng hợp còn nể nang, ngại va chạm, chƣa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách, chƣa kết hợp đƣợc thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thƣờng xuyên để tham mƣu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách. - Công tác kiểm soát chi của KBNN cơ bản bảo đảm đúng quy định, tuy nhiên cũng có nhiều trƣờng hợp bị "lọt lƣới", mặt khác công tác cải cách thủ tục và công khai hóa quy trình nghiệp vụ còn chậm, giải quyết công việc đôi khi còn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong quan hệ giao dịch với Kho bạc. 72 - Công tác công khai ngân sách địa phƣơng, các đơn vị sử dụng ngân sách chƣa đƣợc quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, nhất là các xã thị trấn và các phòng chuyên môn của huyện. Phổ biến là không đảm bảo về nội dung, hình thức công khai. Đối với xã, thị trấn thì thƣờng là nội dung công khai việc huy động và sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. - Việc triển khai thực hiện khoán biến chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130 của Chính phủ trên địa bàn huyện đến năm 2013 mới thực hiện ở các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện Hàm Yên. Khối xã, thị trấn chƣa thực hiện triển khai áp dụng. Ngoài ra còn thiếu nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện nên các đơn vị và cả cơ quan tài chính còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện cơ chế khoán nhƣ: xây dựng đề án khoán, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ… Vì vậy, còn có hạn chế trong việc đánh giá đầy đủ kết quả do thực hiện cơ chế khoán mang lại. - Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 43 của Chính phủ đến năm 2013 mới đƣợc triển khai áp dụng đối với đơn vị: Bệnh viện huyện, Đài truyền thanh - truyền hình và một số trƣờng mầm non trên địa bàn huyện. Trong quá trình thực hiện các đơn vị xây dựng định mức chi tiêu nội bộ chƣa phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị mình và tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng, chƣa khai thác hết các điều kiện thuận lợi và tiềm năng về cơ sở vật chất, con ngƣời của từng đơn vị. Thứ tư, công tác quyết toán chi thƣờng xuyên. - Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng chƣa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu ( nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi tiếp khách, mua sắm, chi khác…. ), chất lƣợng báo cáo chƣa cao, nhiều trƣờng hợp chƣa khớp đúng giữa tổng hợp và chi tiết. 73 - Chất lƣợng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chƣa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thƣờng chỉ rút kinh nghiệm. - Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thƣờng chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi ngân sách trong năm của đơn vị mà chƣa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của cơ quan thẩm quyền, những bài học kinh nghiệm về chấp hành dự toán để nâng cao chất lƣợng quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nƣớc. 3.5.2.3. Nguyên nhân * Đối với chi đầu tƣ phát triển. - Hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tƣ và xây dựng trong thời gian qua đƣợc các cơ quan có thẩm quyền ban hành tƣơng đối đầy đủ, việc sửa đổi, bổ sung thực hiện thƣờng xuyên nhƣng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, rắc rối khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm đƣợc sửa đổi cho phù hợp. Đối với tỉnh Tuyên Quang, Ủy ban nhân dân tỉnh thƣờng căn cứ vào hƣớng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng để đƣa ra các quy định áp dụng trên địa bàn tỉnh nhƣng các quy định này thƣờng đƣợc ban hành rất chậm và thƣờng xuyên phải sửa đổi bổ sung do không phù hợp, gây lúng túng cho các đơn vị khi áp dụng các quy định pháp luật và thực hiện công việc. Điều này nói lên sự chậm trễ, lúng túng của các ngành tỉnh Tuyên Quang và của UBND tỉnh trong công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh. - Quá trình lập kế hoach đầu tƣ xây dựng hàng năm của huyện chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, chƣa quản lý chặt chẽ các khâu chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, quyết toán vốn đầu tƣ. 74 - Năng lực của các chủ đầu tƣ còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện gần nhƣ ở mọi công đoạn từ chuẩn bị dự án đến thực hiện dự án. Một số đơn vị còn thực hiện công việc theo tƣ duy rất cũ mặc dù môi trƣờng đầu tƣ, chế độ, chính sách… đƣợc đổi mới liên tục, hàng ngày. Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến nhất là khối xã, thị trấn. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng chƣa đáp ứng đƣợc yếu cầu dẫn đến nhiều sai phạm trên lĩnh vực này. - Năng lực của các đơn vị tƣ vấn còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về lƣợng và chất, dẫn đến hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế dự toán còn sơ sài, thiếu so với quy định, không có nhiều ý tƣởng trong kiến trúc. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh lƣởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án cũng nhƣ chất lƣợng và hiệu quả của dự án. - Công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực này tuy đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhƣng kết luận, xử lý sai phạm còn chƣa nghiêm minh. Chƣa có cơ chế rõ ràng, cụ thể để thực hiện công tác giám sát đầu tƣ của cộng đồng, của các đoàn thể, nhân dân nhất là các công trình có huy động đóng góp của nhân dân. * Đối với chi thƣờng xuyên. - Cơ chế chính sách liên qua đến NSNN và kiểm soát chi còn thiếu đồng bộ và chƣa chặt chẽ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi đối với các khoản chi thƣờng xuyên mặc dù đã đƣợc bổ sung, sửa đổi nhiều nhƣng vẫn chƣa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế. - Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thƣờng xuyên còn chống chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau, nội dung quy định chƣa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chƣa bao quát hết các nội dung nên còn khe hở để các đơn vị sử dụng ngân sách có cơ hội lợi dụng. 75 - Việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn còn chậm. Sau khi Luật đƣợc ban hành phải chờ khá lâu Nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn. Với những văn bản đòi hỏi phải có hƣớng dẫn của địa phƣơng thì đƣợc thực hiện chậm hơn nhiểu, đặc biệt nội dung hƣớng dẫn của địa phƣơng có lúc còn trái với quy định của Nhà nƣớc dẫn đến các đơn vị sử dụng ngân sách gặp nhiều lúng túng trong thực hiện và công tác quản lý ngân sách, kiểm soát chi của cơ quan Tài chính và Kho bạc còn có khó khăn nhất định. - Các đơn vị sử dụng ngân sách của huyện ý thức tự giác chấp hành pháp luật và các quy định trong quản lý, sử dụng NSNN chƣa cao. Trong xây dựng dự toán chi, luôn có khuynh hƣớng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, không bám sát các nhiệm vụ chi dẫn đến chất lƣợng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó gây lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng NSNN. Các đơn vị chƣa nâng cao ý thức quản lý sử dụng ngân sách tiết kiệm, một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các phòng chuyên môn thuộc huyện và xã chƣa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách. - Thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN còn cao nên việc tạm ứng tiền mặt về quỹ của đơn vị để tạm chi còn khá phổ biến. Điều này vừa vi phạm nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đối tƣợng cung cấp hàng hóa, dịch vụ vừa làm tăng các khoản chi phí liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt. - Trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế, nhất là đối với cán bộ kế toán xã, thị trấn và kế toán trƣờng học. Cán bộ kế toán xã, thị trấn thƣờng yếu về nghiệp vụ lại thay đổi thƣờng xuyên, cán bộ kế toán trƣờng học thƣờng do giáo viên kiêm nhiệm nên thiếu kiến thức chuyên môn về kế toán. Do vậy, khả năng nhận thức về Luật và các văn bản, chế độ về quản lý, chi tiêu NSNN của cán bộ này là rất hạn chế, từ 76 đó khả năng tham mƣu cho thủ trƣởng đơn vị trong việc xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ cho phù hợp với chế độ do cơ quan chức năng ban hành là rất thấp và việc thủ trƣởng đơn vị kiểm soát và duyệt chi các khoản chi tại đơn vị cho đúng chế độ còn khó khăn và hạn chế. - Huyện Hàm Yên thiếu các biện pháp, chế tài xử lý đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN dẫn đến thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi; các khoản từ chối cấp phát của Kho bạc đối với những khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức, vì đơn vị dễ dàng hợp thức hóa các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác, bằng những chứng từ, hóa đơn khác phù hợp hơn. - Trong công tác thanh tra, kiểm tra. Huyện chƣa kiên quyết xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, chƣa xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm quản lý chi NSNN một cách đúng mức để làm gƣơng. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng, bởi vì thực tế hiện nay cán bộ có chức, có quyền vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách ngày càng tăng lên. 77 Chƣơng 4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢƠC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG 4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Huyện Hàm Yên đến năm 2015, tầm nhìn 2020 4.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chung đến năm 2015, tầm nhìn 2020 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hàm Yên giai đoạn 2011-2015 nêu: Chỉ đạo chặt chẽ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đảm bảo tiến độ. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tập trung vào những vùng chuyên canh, những cây trồng có thế mạnh của địa phƣơng nhƣ: cây Cam sành, cây mía, chè, cây nguyên liệu giấy, cây lƣơng thực rau, đậu tƣơng; tiếp tục đầu tƣ thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng hàng hóa nông sản; chỉ đạo sản xuất bảo đảm khung thời vụ và quy trình kỹ thuật. Tăng cƣờng phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, đồng thời làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi. Tiếp tục thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015. Tăng cƣờng quản lý sử dụng đất lầm nghiệp trên địa bàn huyện. Chủ động sản xuất, quản lý chặt chẽ chất lƣợng cây giống và chuẩn bị đủ các điều kiện đảm bảo trồng đạt kế hoạch 2.300 ha rừng. Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện kế hoạch và kịp thời di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tập trung chỉ đạo sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; sản xuất những sản phẩm có lợi thế của địa phƣơng nhƣ: chế biến đƣờng kính, chế biến gỗ, sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất công cụ, tiểu thủ công nghiệp... 78 Quản lý chặt chẽ diện tích đất đai, đất lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản; thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lƣợng y tế, chú trọng công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện các đề án phát triển giáo dục và đào tạo đã đƣợc phê duyệt; duy trì, củng cố, giữ vững và phát huy thành quả phổ cấp giáo dục ở các bậc học; tăng cƣờng các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trƣờng, lớp học đã đƣợc đầu tƣ. Chú trọng công tác bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hút đầu tƣ, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm nhƣ: Tuyến đƣờng ĐT189, tuyến đƣờng Bình Xa đi Minh Hƣơng, kè suối Yên Phú, Minh Hƣơng, công trình xây dựng trụ sở làm việc của Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn và các trạm y tế xã. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đấu tranh phòng chống các tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân vững mạnh. 4.1.2. Một số mục tiêu chủ yếu - Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định năm 1994) đạt 686,5 tỷ đồng, trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đạt 302,9 tỷ đồng, tăng 12,9%. - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 600,7 tỷ đồng. - Giá trị các ngành dịch vụ trên 550 tỷ đồng. - Thu nhập bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành đạt 20,31 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 25%. - Sản lƣợng lƣơng thực quy thóc đạt 53.823 tấn. - Trồng mới 2.300 ha rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%. 79 - Trồng và chăm sóc 1.886,4 ha chè; 2.700 ha cam; 1.505,3 ha mía. - Chăn nuôi: tốc độc tăng trƣởng đàn trâu 3%, đàn bò 2%, đàn lợn 7% và đàn gia cầm 7%. - Bê tông hóa 175 km đƣờng giao thông thôn, bản. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt trên 850 tỷ đồng, tăng 31%. - Thu ngân sách trên địa bàn đạt 75 tỷ đồng. - Giáo dục: Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học ở các bậc học: Nhà trẻ đạt 84%, mẫu giáo đạt 100%, trong đó trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100 %. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi tiểu học đạt 100%, THCS đạt 100%, THPT đạt 90%. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng dạy và học ở các cấp học, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục ở các bậc học. - Xây dựng và duy trì 18/18 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới ); giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi xuống còn 17,1%. - Giải quyết việc làm mới cho 1.950 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,81%/năm. - Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa đạt trên 85%; thôn bản, tổ nhân dân đạt danh hiệu văn hóa trên 75 %. - Tỷ lệ số hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 97,75 %. - Tỷ lệ dô hộ dân ở thành thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt 98%; tỷ lệ số hộ dân ở nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 80%. - Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đảm bảo an toàn các ngày lễ lớn. 4.2. Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hàm Yên giai đoạn tới * Cơ hội: - Huyện Hàm Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng núi Đông Bắc bộ và Tây Bắc đƣợc Chính phủ ƣu tiên và bổ sung ngân sách để phát triển kinh tế-xã hội. 80 - Địa phƣơng thuộc tỉnh Tuyên Quang - Một trong những tỉnh đƣợc đánh giá có tiềm năng phát triển, có tốc độ tăng trƣởng GDP ổn định liên tục qua nhiều năm. - Có khu di tích danh thắng Động Tiên, di tích cấp quốc gia tạo điều kiện cho phát triển du lịch, trên địa bàn Hàm Yên và tỉnh Tuyên Quang. Huyện đã mời gọi đầu tƣ, xã hội hóa nguồn vốn để phát triển cho kinh tế địa phƣơng. Với cơ hội trên, huyện Hàm Yên có điều kiện để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn. Nguồn thu NS ổn định và phấn đấu giảm tỷ lệ trợ cấp từ ngân sách cấp trên, chủ động cân đối thu-chi NS và thực hiện quản lý chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và công tác quản lý chi NSNN nói riêng. * Thách thức: Tuy nhiên huyện Hàm Yên cũng đứng trƣớc nhiều thách thức đó là: - Địa phƣơng đã và đang chịu ảnh hƣởng của tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thƣờng xuyên xẩy ra. - Nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các địa phƣơng của tỉnh Tuyên Quang. - Tỷ lệ lao động thất nghiệp, lao động không có việc làm tăng cao do kinh tế chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp. - Công tác qui hoạch chƣa đồng bộ, nhiều lĩnh vực còn chậm và treo. - Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế. Với một huyện nguồn thu NS còn hạn chế, chi các chƣơng trình mục tiêu phải cần có sự bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên. Hàng năm ngân sách luôn phải dành một phần để khắc phục thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn, đầu tƣ quy hoạch đô thị và khu dân cƣ.... Do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện. 81 4.3. Quan điểm nhằm tăng cƣờng quản lý NSNN tại Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Tăng cƣờng quản lý NSNN luôn đƣợc xem là một vấn đề cấp bách trong điều hành ngân sách hiện nay, đƣợc thực hiện trong mọi lĩnh vực của quản lý NSNN. Trong đó việc phân cấp quản lý NSNN cho mỗi cấp và ngành đƣợc quan tâm đặc biệt. Yêu cầu đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm và tham gia tích cực trong đánh giá, đóng góp có nhƣ vậy thì cơ chế phân cấp mới phát huy hiệu quả, thể hiện vừa thống nhất, vừa tập trung dân chủ. Do vậy cần xác đinh những quan điểm cơ bản trong quản lý ngân sách để thống nhất điều hành nhƣ sau: Một là, quản lý NSNN phải đảm bảo cân đối ngân sách có tích lũy, tăng đầu tƣ gắn với sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hiện có. Huy động mọi nguồn vốn nhất là nguồn vốn vay ƣu đãi, ODA cho các mục tiêu văn hóa - xã hội. Tăng cƣờng quản lý và khai thác nguồn thu ngân sách, tăng nhanh tỷ trọng các nguồn thu mới. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Hai là, trong chi NSNN phải ƣu tiên đầu tƣ lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ nhằm chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét hai lĩnh vực này. Ngoài ra cần ƣu tiên để chi nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao. Ba là, tăng cƣờng kỷ luật tài chính ở các cấp, các ngành, quản lý NSNN đúng luật pháp, bằng kế hoạch, đẩy mạnh cải cách, đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao vai trò trách nhiệm thủ trƣởng, xóa bỏ cơ chế xin cho; nâng cao vai trò giám sát của HĐND trong dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Thực hiện nguyên tắc thu ngân sách là thu đúng, đủ và kịp thời. Chi ngân sách là tiết kiệm và hiệu quả. 82 4.4. Các kiến nghị, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 4.4.1. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên trong thời gian tới Trong bối cảnh chung đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ hội nhập và phát triển, thời gian tới có một số thuận lợi: Chính phủ ƣu tiên đầu tƣ về kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực cho các tỉnh Đông Bắc bộ. Thời gian qua đội ngũ doanh nhân ngày càng trƣởng thành thị trƣờng trong và ngoài nƣớc đƣợc mở rộng, một số sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng; nguồn lao động trẻ dồi dào, nếu đƣợc đào tạo, định hƣớng tốt sẽ là nguồn lực lớn cho phát triển; có lợi thế để khai thác kinh tế, dịch vụ và du lịch; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có điều kiện tăng trƣởng nhanh; sản xuất nông nghiệp nhiều tiềm năng phát triển, tiếp tục giữ vai trò quan trọng, góp phần tăng trƣởng kinh tế và ổn định xã hội. Song, khó khăn thách thức còn rất lớn, một số chỉ tiêu quan trọng của huyện dƣới mức bình quân chung của tỉnh và cả nƣớc. Ngân sách eo hẹp, khả năng chi cho đầu tƣ phát triển còn hạn chế. Môi trƣờng đầu tƣ chƣa hấp dẫn. Trình độ dân trí và tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo thấp. Mặt khác, phải thƣờng xuyên đối phó với âm mƣu gây mất ổn định chính trị, xã hội của các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan. Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, công tác quản lý chi NSNN huyện Hàm Yên phải tập trung thực hiện các giải pháp sau đây: 4.4.1.1. Tăng cường và bồi dưỡng nguồn thu ngân sách Giải pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng, chỉ có thể tăng thu mới đảm bảo cân đối chi. Trong này cần tập trung vào các nội dung: tăng cƣờng quản lý và chống thất thu thuế, nuôi dƣỡng và tạo nguồn thu mới, tăng cƣờng bộ máy quản lý thu thuế. Để thực hiện các cấp chính quyền phải tăng cƣờng 83 chỉ đạo phối hợp các ngành để xác định dự toán thu chính xác. Giúp ngành thuế tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật thuế đảm bảo nghiêm minh và công bằng, xử lý nghiêm trƣờng hợp trốn thuế. Chính sách ƣu đãi khuyến khích liên quan đến thuế phải phù hợp thẩm quyền, chính sách huy động sức dân phải đƣợc tính toán cân nhắc trong các mối quan hệ chặt chẽ. Tích cực tham gia, đóng góp Chính phủ ban hành chính sách thuế mới. 4.4.1.2. Quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách Trƣớc hết, nguyên tắc sử dụng ngân sách tiết kiệm lên hàng đầu, rà soát tính toán khoa học điều chỉnh định mức chi mới phù hợp nhƣng tinh thần phải hết sức tiết kiệm, vừa đảm bảo hoạt động cơ bản vừa đảm bảo yêu cầu của địa phƣơng và thủ trƣởng đơn vị sự nghiệp tích cực khai thác thêm nguồn thu để đảm bảo hoạt động, chống tƣ tƣơng nhà nƣớc phải đảm bảo 100 % chi hoạt động. Thắt chặt kỷ luật tài chính xử lý kiên quyết và nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp tham nhũng. Cần làm rõ những nguyên nhân gây thua lỗ của doanh nghiệp, dự án không có hiệu quả. Mặt khác, phải thực hiện tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hƣớng lực chọn đúng các trọng điểm chi phục vụ có hiệu quả chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Cụ thể là: - Trong điều kiện khả năng ngân sách còn có hạn cần phải sắp xếp thứ tự ƣu tiên và đặc biệt sử dụng ngân sách có tác dụng nhƣ nguồn vốn " mới " tạo tiền đề căn bản để huy động thêm nguồn lực khác của xã hội. - Ƣu tiên tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đầu tƣ cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng mức chi cho khoa học công nghệ… - Cần tăng chi thƣờng xuyên ở mức hợp lý, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nƣớc, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trên tất cả các lĩnh vực để huy động thêm sự đóng góp của toàn xã hội, thực hiện khoán chi hành 84 chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Nghiên cứu xây dựng thí điểm đề án khoán kinh phí xe công. - Trong chi đầu tƣ phát triển cần sớm khắc phục tình trạng đầu tƣ manh mún, dàn trải khiến cho công trình chậm đƣa vào sử dụng, chống thất thoát trong chi đầu tƣ XDCB và nâng cao chất lƣợng các công trình xây dựng từ nguồn ngân sách. - Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác giám sát tài chính, thƣờng xuyên kiểm tra, hƣỡng dẫn việc thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin, bảo đảm hoạt động chi tiêu công khai minh bạch, đúng định mức, chế độ quy định. 4.4.1.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành ngân sách Tập trung rà soát lại các văn bản chế độ không còn phù hợp để xây dựng các văn bản mới. Có chế mới xây dựng cần phải thể hiện công khai minh bạch, công bằng và rõ ràng, không chồng chéo. Các đơn vị sử dụng ngân sách phấn lớn là các cơ quan hành chính Nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp có hoạt động gắn liền với các chức năng của bộ máy Nhà nƣớc. Một trong những " đầu vào " quan trọng của các cơ quan này là những khoản chi thƣờng xuyên từ NSNN và " đầu ra " là những dịch vụ công nhằm đáp ứng các nhu cầu có tính chất chung cho toàn xã hội. Việc xác định cơ chế tài chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách: Thời gian qua, chúng ta đã làm tƣơng đối tốt việc khoán chi phí cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc cũng nhƣ giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 130 và Nghị định 43 của Chính phủ. Thời gian tới, đối với các dịch vụ công thiết yếu, Nhà nƣớc cần tiếp tục quan tâm, tăng nguồn đầu tƣ từ ngân sách, đảm bảo về cả chất lƣợng và số lƣợng dịch vụ công cung cấp miến phí và đồng đều cho mọi ngƣời dân nhằm thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Quy mô các dịch vụ công thiết yếu, mang tính phúc lợi xã hội này càng ngày càng tăng thể hiện tính bền vững của 85 tăng trƣởng kinh tế xã hội. Mở rộng quyền tự chủ về tài chính cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc cung cấp các dịch vụ công thiết yếu bằng cơ chế "khoán" để tạo động lực, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực tài chính đƣợc giao, đồng thời, có tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá số lƣợng và chất lƣợng của dịch vụ công mà cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp; gắn chặt cơ chế chi ngân sách với việc "mua" các dịch vụ công cơ bản dành cho ngƣời dân, đặc biệt dành cho bộ phận dân cƣ có thu nhập thấp. Đối với dịch vụ công không thiết yếu, phải đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ công phù hợp với cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Các đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc cung ứng dịch vụ công không thiết yếu có quyền tự chủ về tài chính, đƣợc hạch toán đủ chi phí, tự cân đối thu, chi. Xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ công không thiết yếu, khai thác các nguồn lực trong xã hội để đáp ứng nhu cầu đa dạng, kể cả nhu cầu của bộ phân dân cƣ có thu nhập cao. Nhà nƣớc tạo môi trƣờng lành mạnh, bình đẳng theo phát luật để thúc đẩy các cá nhân, tổ chức không thuộc nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc phát triển ngày càng đa dạng các dịch vụ công. Tuy nhiên, Nhà nƣớc phải có quy chế giám sát chất lƣợng các dịch vụ công, đồng thời ngăn chặn nạn ép giá, nâng giá đối với các dịch vụ công không có yếu tốt cạnh tranh. Về điều hành ngân sách: Tập trung đổi mới công tác lập dự toán, xây dựng định mức chi phù hợp, tăng cƣờng vai trò trách nhiệm cấp cơ sở, ứng dụng mạnh tin học xây dựng cơ sở dữ liệu thí điểm việc phân bổ kinh phí theo đầu ra… 4.4.1.4. Tổ chức hiệu quả về công khai ngân sách Công khai tài chính là một biện pháp không thể thiếu của hoạt động NSNN, nhất là đối với các khoản chi NSNN, nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phân bổ và sử dụng NSNN, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, 86 chống lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính. Việc công khai ngân sách bao gồm các nội dung: - Công khai các chế độ, chính sách ngân sách, công khai quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan tài chính, các cơ quan và đơn vị sử dụng ngân sách. - Công khai số liệu, tài liệu liên quan đến dự toán và quyết toán NSNN hàng năm. Trong quá trình phân bổ ngân sách phải thực hiện quy chế dân chủ theo Chi thị 30 của Bộ Chính trị, đảm bảo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế mà phân bổ ngân sách hợp lý, có hiệu quả. 4.4.1.5. Đối với quy trình lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách Lập, chấp hành và quyết toán NSNN là 3 khâu của quy trình NSNN gắn liền với các quyền quyết định, quyền quản lý, quyền kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Trong đó lập dự toán giữ vai trò hết sức quan trọng, không những cung cấp thông tin cần thiết nhất cho quản lý NSNN ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, mà còn tạo cơ sở cho việc đề xuất hay thay đổi các chính sách, chế độ tài chính hiện hành. Vì vậy đổi mới công tác lập dự toán phải đƣợc coi là ƣu tiên số 1 trong quy trình NSNN, khăc phục tính hành chính trong công tác lập dự toán để đơn giải hóa quy trình, vừa đảm bảo đƣợc nguyên tắc tập trung những cũng vừa tôn trọng dân chủ ở cơ sở. Bên canh đó, lập dự toán phải phản ánh đƣợc những mỗi liên hệ cơ bản trong việc lựa chọn và cân đối các nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu đầu tƣ phát triển và ổn định môi trƣờng kinh tế - tài chính vĩ mô. - Về lập dự toán chi Ngân sách: Nội dung dự toán phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chủ động trong điều hành ngân sách. Phải xác định rõ những khoản chi trọng điểm, thứ tự ƣu tiên các khoản chi, kiên quyết loại bỏ những khoản chi bất hợp lý. Trong lập dự toán chi ngân sách cần giảm bớt các khâu, các thủ tục rƣờm rà, qua đó cũng khắc phục đƣợc sự thƣơng lƣợng "co kéo" giữa các cơ 87 quan trong quá trình lập dự toán. Mở rộng hơn các quyền tự chủ tài chính của địa phƣơng trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo trung thực, kịp thời và tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt. - Về quy trình chi NSNN: Thực hiện nguyên tắc cấp phát, thanh toán trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc cho tất cả các đối tƣợng sử dụng ngân sách. Từ đó ngân sách đƣợc kiểm soát rất chặt và đúng mục đích, tăng thẩm quyền quyết định cho thủ trƣởng đơn vị. Để thực hiện cần hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu, hoàn chỉnh công tác lập dự toán để làm căn cứ cho đơn vị sử dụng ngân sách ra lệnh chuẩn chi kèm hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc để cấp phát thanh toán trực tiếp cho ngƣời hƣởng lƣơng, ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay ngƣời nhận thầu. Đối với Kho bạc Nhà nƣớc tham gia điều hành quỹ ngân sách để đảm bảo khả năng thanh toán của NSNN. Cơ quan chủ quản phối hợp với cơ quan tài chính lập và phân bổ dự toán chi tiết cho các đơn vị trực thuộc của mình và gửi kết quả phân bổ cho Kho bạc Nhà nƣớc để làm căn cứ cấp phát. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, đổi mới công tác phân bổ kế hoạch đầu tƣ, hƣớng dẫn xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tƣ dài hạn cố gắng và phân kỳ đầu tƣ gắn với mục tiêu các chƣơng trình. Tăng cƣờng vai trò trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Tăng trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan kế hoạch. - Có biện pháp khắc phục "vốn chờ công trình", chuyển nhiệm vụ chi XDCB cho năm sau,trong thời gian qua. Trong đó tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng, trên cơ sở giải quyết khiếu nại tố cáo, thành lập Ban bồi thƣờng giải phóng mặt bằng có tính chuyên nghiệp để thực hiện tốt hơn ổn định hơn cuộc sống ngƣời dân bị giải tỏa, di dời. - Về quyết toán chi ngân sách: Thủ trƣởng các đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về báo cáo quyết toán của đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc. Cơ quan tài chính thực hiện thẩm tra báo cáo quyết toán các đơn vị và tổng hợp quyết toán trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán. 88 4.4.1.6. Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN Phân cấp quản lý NSNN là vấn đề lớn, phức tạp đòi hỏi phải đƣợc nghiên cứu giải quyết thỏa đáng theo nguyên tắc rõ ràng, ổn định, công bằng, hợp lý, đảm bảo lợi ích của cả Trung ƣơng và địa phƣơng. Nghị quyết Trung ƣơng 3 (Khóa VIII) nêu rõ: "phân định trách nhiệm, thẩm định giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ", đã cho thấy quan điểm đổi mới phân cấp quản lý NSNN hiện nay không chỉ nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, mà còn phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cấp chính quyền địa phƣơng làm chủ ngân sách cấp mình. Để thực hiện quan điểm đó phải có bƣớc đi và giải pháp thích hợp. Trƣớc mắt cần mở rộng phân cấp cho địa phƣơng thẩm quyền quản lý kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực, khẳng định mỗi địa phƣơng là một pháp nhân công quyền, có nguồn lực riêng và tổ chức bộ máy phù hợp để tăng tính tự quản và tự chịu trách nhiệm, đƣợc chủ động tìm kiếm và huy động các nguồn vốn thông qua các hình thức vay, nhận viện trợ trong và ngoài nƣớc, liên doanh, liên kết, phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phƣơng. Cần cơ cấu lại tổ chức bộ máy hành chính, gắn phân cấp quản lý NSNN với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và hành chính. Phân biệt rõ đây là đơn vị hành chính cơ sở, đơn vị hành chính trung gian; đâu là đơn vị hành chính đô thị và đâu là đơn vị hành chính nông thôn để có cơ sở đổi mới một cách cơ bản và sâu sắc chính quyền địa phƣơng. Phân loại các đơn vị hành chính theo quy mô, diện tích, dân số, đặc điểm và chỉ số phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách phù hợp với từng loại đơn vị hành chính. Tổ chức hợp lý, tinh gọn bộ máy, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ đảm bảo ổn định và chuyên môn hóa cao. 89 Mạnh dạn áp dụng việc phân quyền, ủy quyền, tự quản với mục tiêu là làm cho chính quyền Trung ƣơng chỉ tập trung sức lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ có tính chiến lƣợc quốc gia, hàm lƣợng chất xám cao, tầm nhìn rộng. Đối với chính quyền địa phƣơng, ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công tại chỗ và nguồn tài chính công bổ sung từ cấp trên còn đƣợc thực hiện những nhiệm vụ có tính tự quản do chính quyền địa phƣơng tự để ra phù hợp với đặc thù của địa phƣơng, không trái pháp luật. Để tạo thế chủ động và tính độc lập tƣơng đối của ngân sách địa phƣơng cần nghiên cứu mở rộng hơn các quyền tự chủ tài chính của địa phƣơng ban hành mức thu phù hợp, xóa bỏ hình thức hỗ trợ theo số chênh lệch thu - chi, thực hiện bổ sung cân đối ngân sách cho địa phƣơng theo các tiêu thức cụ thể về dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời, vị trí địa lý mức độ hƣởng thụ các dịch vụ công… 4.4.1.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách Thực hiện phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra tài chính tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sử dụng ngân sách. Mặt khác cần xử lý đầy đủ, kịp thời đối với những cá nhân, tập thể vi phạm theo kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Thực hiện công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kết quả xử lý. Thực hiện chế độ trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công. Theo đó ngƣời đứng đầu phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những khoản chi sai chế độ, thất thoát, lãng phí ở đơn vị đƣợc giao phụ trách. 4.4.1.8. Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý tài chính ngân sách Ủy ban nhân dân huyện cần nghiên cứu đổi mới cơ cấu, tổ chức bộ máy, rà soát chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để đảm bảo đáp ứng yếu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn mới, quản lý có hiệu quả các khoản chi NSNN. 90 Trong công tác quản lý ngân sách hiện nay thì việc cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý là tất yếu khách quan. Các đơn vị sử dụng ngân sách huyện, xã cần phải sử dụng hiệu quả các phần mềm kế toán để nâng cao hiệu quả quản lý đồng thời có các thông tin kịp thời, chính xác về tình hình ngân sách địa phƣơng và tham mƣu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền trong điều hành ngân sách. Muốn tăng cƣờng quản lý chi ngân sách của huyện thì trƣớc hết phải tăng cƣờng quản lý chi ở các xã, thị trấn. Do cán bộ kế toán xã, thị trấn yếu về chuyên môn kế toán và thƣờng xuyên thay đổi. Vấn đề đặt ra là phải đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng trên địa bàn huyện. Cụ thể là: - Nâng cao phẩm chất, trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện bằng cách định kỳ tổ chức các lớp tập huấn về chế độ kế toán tài chính. Hƣớng dẫn, triển khai kịp thời các văn bản mới về chế độ, ngân sách nhà nƣớc. Xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ chi ngân sách trên địa bàn huyện, khắc phục tình trạng thiếu hụt về cán bộ. - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng giảm bớt đầu mối, nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy quản lý chi đặc biệt là trong lĩnh vực cấp phát vốn đầu tƣ XDCB. Cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách của mỗi cán bộ quản lý ngân sách. Huyện cần ban hành những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tài chính huyện. Đồng thời có chính sách đãi ngộ của cán bộ quản lý tài chính, cán bộ kế hoạch, cán bộ kế toán, cấp phát quản lý vốn đầu tƣ. - Xây dựng chiến lƣợc quy hoạch cán bộ quản lý chi ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo 91 kiến thức về quản lý nhà nƣớc, về kinh tế thị trƣờng, ngoại ngữ, tin học…Gắn việc đào tạo, bồi dƣỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trƣờng của cán bộ tài chính. Quan tâm chế độ tiền lƣơng và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm cho họ yên tâm không tìm cách xoay sở bóp méo chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ chi ngân sách và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách. 4.4.2. Các kiến nghị 4.4.2.1. Đối với Nhà nước, Bộ, ngành Trung ương - Cần nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Theo quy định hiện nay về thời biểu tài chính đối với công tác quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN thì việc thực hiện các công tác này đối với cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, không thƣc chất. - Bộ Tài chính về bổ sung định mức chi cho lĩnh vực văn hóa xã hội, vùng dân tộc thiểu số, đồng thời kiến nghị Chính phủ xử lý khó khăn về tài chính đối với những địa phƣơng có khó khăn về tài chính kéo dài. - Các Bộ, ngành không nên yêu cầu các địa phƣơng bảo lãnh vay vốn để đầu tƣ cho các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng phải đầu tƣ, vì có thể sớm triển khai công trình song sẽ làm cho cấn đối ngân sách địa phƣơng khó khăn thêm, khi thổng hợp chung của ngân sách phản ánh không chính xác nội dung chi, thiếu sự rõ ràng. - Xây dựng tiêu chí phân cấp ngân sách mới với quan điểm là tăng cƣờng phần cấp mạnh nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các địa phƣơng, vì NSNN thực chất là nhằm đảm bảo và phục vụ lợi ích của nhân dân. 4.4.2.2. Đối với các Sở, Ngành tỉnh Tuyên Quang - UBND tỉnh và các sở, ngành cũng xác định rõ nhƣng công trình trọng điểm góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phƣơng, phục vụ trực tiếp nhân dân nhƣng hết sức cân nhắc khi lựa chọn phƣớng án bảo lãnh và phải tính đến khả năng trả nợ, trả lãi không để ảnh hƣởng đến cân đối ngân sách. 92 - Sở, ngành tham gia, góp ý kiến trực tiếp với Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc kịp thời ban hành sửa đổi, bổ sung các định mức chi cho phù hợp với tình hình thức tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Để thực hiện lành mạnh tình hình tài chính hiện nay ở Tuyên Quang và đủ sức thực hiện chức năng vào trò là công cụ để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh cần có sự quán triệt thống nhất nên cần nghiên cứu đề xuất Tỉnh ủy có Nghị quyết chuyên đề về huy động vốn và chấn chỉnh quản lý tài chính gắn với chƣơng trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tham nhũng. 4.4.2.3. Đối với Huyện Hàm Yên Thực tế phân cấp NSNN ở huyện Hàm Yên chƣa có sự chuyển biến mạnh nên cần phải xây dựng cơ chế phân cấp, trƣớc mắt nên xây dựng hệ thống dữ liệu đánh giá sự biến động của từ xã và từng vùng là cơ sở cho công tác dự báo trong công tác lập phƣơng án phân bổ. Trong điều kiện chƣa tính toán cụ thể cho từng xã, thị trấn thì có thể phân theo nhóm hoặc theo tiêu chí vùng kinh tế. Phân cấp tài chính gắn với phân cấp quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực, do vậy khi thống nhất phải thực hiện nhất quán, xã nào không thực hiện cần phải làm rõ nguyên nhân nhằm chống lại tƣ tƣởng tranh thủ trợ cấp, đảm bảo công bằng và kỷ luật tài chính. Dự toán giao đầu năm nên làm rõ trợ cấp mục tiêu và trợ cấp chi thƣờng xuyên để tăng cƣờng công tác giám sát và phản ảnh đúng nội dung trợ cấp, tránh ghi chung chung. 93 KẾT LUẬN Tăng cƣờng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn tự hạn chế yếu kém trong qúa trình thực hiện công tác này mà còn là sự đòi hỏi của các quy luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc về đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN. Đây là hoạt động có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải đƣợc quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội ở trên địa bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc họa những nét nổi bật sau: - Khái quát một cách tƣơng đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý chi ngân sách cấp huyện của huyện Hàm Yên. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn, của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thức đẩy huyện phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn. - Thực tiễn quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hàm Yên đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng, đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện ở trên địa bàn. Qua phân tích, luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển trên địa bàn huyện. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với huyện nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để tăng cƣờng công tác quản lý chi ngân sách và sử dụng các khoản chi có hiệu quả, tiết kiệm đáp ứng yêu cầu đổi mời cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi ngân sách huyện nói riêng. 94 - Thông qua thực hiện tăng cƣờng quản lý chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cƣờng hạch toán kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích lũy. Thực hiện tốt công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện sẽ phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn huyện có hiệu quả. Đồng thời giúp cho huyện thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ hộ nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời giầu và ngƣời nghèo. Đề tài luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang để làm cơ sở đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện trên địa bàn huyện Hàm Yên, sẽ giúp cho huyện có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả. Để thực hiện các biện pháp tăng cƣờng công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện đạt kết quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh chỉ đạo thƣờng xuyên của Huyện ủy, UBND huyện Hàm Yên, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện cho đến xã cần phải quan tâm đúng mức công tác này và coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì cơ quan tài chính. Mặc dù đã có những cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn, có giá trị áp dụng vào công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang./. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá XVIII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ ( 2010 - 2015 ). Huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang. 2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. NXB Tài chính Hà Nội. 3. Phạm Đình Cƣờng (2009), “Phân cấp trong lĩnh vực tài chính - ngân sách ở Việt Nam”, Tài chính, (7), tr. 15 - 16. 4. Nguyễn Việt Cƣờng (2008), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Tài chính - Kế toán, Hà Nội. 5. Trịnh Tiến Dũng (2002), “Về phƣơng pháp lập và phân bổ ngân sách ở nƣớc ta hiện nay”, Tài chính, (3), tr. 15 - 17. 6. Đảng Cộng sản Việt nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính Hà Nội. 8. Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (2010), Báo cáo tổng thể phát triền kinh tế - xã hội huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên quang giai đoạn 2010 - 2015. 9. Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015. 10. Kho bạc Nhà nƣớc, Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia các năm 2010 - 2014. 11. Niên giám thống kê 2010, 2011, 2012 tỉnh Tuyên Quang. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang. 12. Tào Hữu Phùng (2010), “NSNN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nƣớc ta”, Tạp chí Cộng sản, (10). 13. Đặng Hữu Pháp (2002), “Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân sách theo luật NSNN”, Quản lý nhà nước, (9), tr. 6 - 14. 96 14. Lê Minh Thông, (2008), “Quản lý thu chi ngân sách”, Tài chính, (10). 15. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình về quản lý Ngân sách. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 16. (2009), Tăng cƣờng các biện pháp quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh TN, Kinh tế & Phát triển, số Đặc san, tháng 3/ 2009. 17. , Khoa học và Công nghệ, ĐHTN 68 (12). 18. Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên ( 2010 - 2013 ), Báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nƣớc các năm 2010, 2011, 2012, 2013 huyện Hàm Yên. 19. Website tham khảo: - Website Bộ Tài chính : http:// www.mof.gov.vn/Default. asp. - Website Tỉnh Thái Bình: http:// www.thaibinh.gov.vn/ - Website Tỉnh Tuyên Quang: http:// www.tuyenquang.gov.vn/ 97 PHỤ LỤC CÁC BIỂU CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN VÀ CHI BỔ SUNG NGÂN SÁCH XÃ CÁC NĂM Bảng 1: Tổng hợp chi ngân sách huyện Hàm Yên năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Thực hiện/ Tỷ Dự toán % trọng Dự toán Thực hiện Tổng chi 182.456 307.379 168 A Chi cân đối NSĐP 175.111 289.127 165 94,0 I Chi đầu tƣ phát triển 15.049 51.339 341 16,7 II Chi thƣờng xuyên 139.794 158.576 113 51,5 1 Chi An ninh - quốc phòng 598 1.785 298 1,12 2 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề 99.698 105.672 105 66,6 3 Chi sự nghiệp y tế 7.485 10.657 142 6,7 4 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 1.207 1.117 92 0,7 5 Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 1.326 1.602 120 1,01 6 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 183 183 100 0,11 7 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 2.283 5.057 221 3,18 8 Chi sự nghiệp kinh tế 3.548 9.102 256 5,73 9 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 19.596 22.325 113 14,0 10 Chi khác 3.870 1.070 27 0,67 II Chi chƣơng trình mục tiêu 3.429 13.662 398 4,44 III Chi chuyển nguồn IV Chi bô sung ngân sách cấp dƣới B Chi quản lý qua ngân sách 40.456 13,1 16.839 25.094 149 8,16 7.345 18.252 248 6,0 Nguồn: Phòng Tài Chính Kế hoạch huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang 98 Bảng 2: Tổng hợp chi ngân sách huyện Hàm Yên năm 2011 Đơn vị: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Thực hiện/ Tỷ Dự toán % trọng Tổng chi 301.859 369.602 122 A Chi cân đối NSĐP 279.990 348.401 124 94 I Chi đầu tƣ phát triển 54.377 63.631 117 18 II Chi thƣờng xuyên 200.091 184.481 90 52 1 Chi An ninh - quốc phòng 952 2.582 271 1,4 2 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề 129.492 124.647 96 67 3 Chi sự nghiệp y tế 23.332 13.853 59 7,5 4 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 1.275 1.119 87 0,6 5 Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 1.248 1.234 98 0,6 6 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 191 191 100 0,1 7 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 9.863 6.724 68 3,6 8 Chi sự nghiệp kinh tế 16.098 9.487 58 5,1 9 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 15.378 21.395 139 11,6 10 Chi khác 2.262 3.244 143 1,7 II Chi chƣơng trình mục tiêu 5.444 5.736 105 1,6 III Chi chuyển nguồn IV Chi bô sung ngân sách cấp dƣới 20.078 41.284 205 11,8 B Chi quản lý qua ngân sách 21.869 21.201 96 6 53.269 15,2 Nguồn: Phòng Tài Chính Kế hoạch huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang 99 Bảng 3: Tổng hợp chi ngân sách huyện Hàm Yên năm 2012 Đơn vị: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Thực hiện/ Tỷ Dự toán % trọng Tổng chi 426.746 492.311 115 A Chi cân đối NSĐP 405.689 468.359 115 95,2 I Chi đầu tƣ phát triển 97.392 109.628 112 23,4 II Chi thƣờng xuyên 261.840 260.764 99 55,6 1 Chi An ninh - quốc phòng 1.241 2.521 203 0,9 2 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề 167.169 184.555 110 70 3 Chi sự nghiệp y tế 40.215 21.360 53 8,1 4 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 1.349 1.385 102 0,5 5 Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 1.654 1.898 114 0,7 6 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 187 187 100 0,07 7 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 12.976 13.185 101 5,0 8 Chi sự nghiệp kinh tế 13.911 8.646 62 3,3 9 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 20.970 24.604 117 9,4 10 Chi khác 2.168 2.419 111 0,9 II Chi chƣơng trình mục tiêu 9.040 9.061 100,2 0,01 III Chi chuyển nguồn 26.854 - 5,7 IV Chi bô sung ngân sách cấp dƣới 37.417 62.052 165 13,2 B Chi quản lý qua ngân sách 21.057 23.952 113 4,8 Nguồn: Phòng Tài Chính Kế hoạch huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang 100 Bảng 4: Tổng hợp chi ngân sách huyện Hàm Yên năm 2013 Đơn vị: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Thực hiện/ Tỷ Dự toán % trọng Tổng chi 501.739 523.024 104 A Chi cân đối NSĐP 473.856 492.824 104 I Chi đầu tƣ phát triển 83.325 84.720 101 17,1 II Chi thƣờng xuyên 327.862 291.699 88,9 59,1 1 Chi An ninh - quốc phòng 1.210 2.979 246 1,0 2 Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề 214.152 203.896 95 69,8 3 Chi sự nghiệp y tế 42.446 26.445 62 9,0 4 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 1.520 1.446 95 0,4 5 Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 2.654 2.683 101 0,9 6 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 486 486 100 0,1 7 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 11.501 14.767 128 5,0 8 Chi sự nghiệp kinh tế 22.151 9.072 40 3,1 9 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 27.360 27.668 101 9,4 10 Chi khác 3.028 2.257 74 0,7 II Chi chƣơng trình mục tiêu 1.104 5.181 469 1,0 III Chi chuyển nguồn 32.112 - 6,5 IV Chi bô sung ngân sách cấp dƣới 61.565 79.112 128 16,0 B Chi quản lý qua ngân sách 27.883 30.198 108 5,7 Nguồn: Phòng Tài Chính Kế hoạch huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang 101 Bảng 5:Tổng hợp chi bổ sung cân đối cho Ngân Sách xã năm 2010 huyện Hàm Yên Đơn vị tính: 1.000đ Số TT Tên xã Tổng số Dự toán Thực hiện Thực hiện/ Dự toán % 16.839.090 25.094.580 149,0 1.044.880 1.643.195 157,2 1 Yên Thuận 2 Bạch Xa 926.875 1.514.370 163,3 3 Minh Khƣơng 978.243 1.492.765 152,5 4 Minh Dân 971.560 1.509.176 155,3 5 Phù Lƣu 1.146.853 1.756.029 153,1 6 Tân Thành 1.128.004 1.616.411 143,2 7 Minh Hƣơng 1.194.693 1.521.766 127,3 8 Bình Xa 803.845 1.271.298 158,1 9 Yên Lâm 878.934 1.397.040 158,9 10 Yên Phú 1.063.855 1.459.967 137,2 11 Thị Trấn 138.000 138.000 100 12 Nhân Mục 905.327 1.381.312 152,5 13 Bằng Cốc 939.343 1.177.370 125,3 14 Thành Long 1.027.039 1.545.100 150,4 15 Thái Sơn 676.015 1.221.148 179,1 16 Thái Hòa 842.679 1.106.166 131,2 17 Đức Ninh 926.337 1.426.981 154,0 18 Hùng Đức 1.246.608 1.916.486 153,7 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 102 Bảng 6: Tổng hợp chi bổ sung cân đối cho Ngân Sách xã năm 2011 huyện Hàm Yên Đơn vị tính: 1.000đ Số Tên xã TT Tổng số Dự toán Thực hiện Thực hiện/ Dự toán % 26.078.395 41.284.810 158,3 1 Yên Thuận 1.616.508 2.649.640 163,9 2 Bạch Xa 1.414.997 2.174.330 153,6 3 Minh Khƣơng 1.455.672 2.215.964 152,2 4 Minh Dân 1.532.205 2.386.986 155,7 5 Phù Lƣu 1.760.933 3.090.616 175,5 6 Tân Thành 1.731.418 2.997.876 173,1 7 Minh Hƣơng 1.859.579 3.057.335 164,4 8 Bình Xa 1.367.443 2.250.462 164,5 9 Yên Lâm 1.387.662 2.097.229 151,1 10 Yên Phú 1.601.279 2.438.720 152,2 11 Thị Trấn 0 685.961 - 12 Nhân Mục 1.356.971 1.882.787 138,7 13 Bằng Cốc 1.366.194 1.878.253 137,4 14 Thành Long 1.575.312 2.361.928 149,9 15 Thái Sơn 1.247.663 1.879.709 150,6 16 Thái Hòa 1.410.889 2.071.405 146,8 17 Đức Ninh 1.508.929 2.155.838 142,8 18 Hùng Đức 1.884.741 3.009.765 159,6 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 103 Bảng 7: Tổng hợp chi bổ sung cân đối cho Ngân Sách xã năm 2012 huyện Hàm Yên Đơn vị tính: 1.000đ Số TT Tên xã Tổng số Dự toán Thực hiện Thực hiện/ Dự toán % 37.417.263 62.052.681 165,8 1 Yên Thuận 2.130.425 3.926.754 184,3 2 Bạch Xa 1.722.426 2.391.003 138,8 3 Minh Khƣơng 1.798.191 3.287.679 182,8 4 Minh Dân 1.918.019 2.730.893 142,3 5 Phù Lƣu 2.350.721 3.582.913 152,4 6 Tân Thành 2.320.884 3.465.401 149,3 7 Minh Hƣơng 2.380.229 3.723.240 156,4 8 Bình Xa 4.364.031 8.233.684 188,6 9 Yên Lâm 1.771.659 3.402.257 192,0 10 Yên Phú 2.209.567 3.256.982 147,4 11 Thị Trấn 881.047 1.943.269 220,5 12 Nhân Mục 1.636.421 2.271.148 138,7 13 Bằng Cốc 1.669.348 2.940.202 176,1 14 Thành Long 2.067.202 3.965.444 191,8 15 Thái Sơn 1.742.810 2.596.597 148,9 16 Thái Hòa 1.956.638 2.986.026 152,6 17 Đức Ninh 2.091.043 2.946.613 140,9 18 Hùng Đức 2.406.601 4.402.570 182,9 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 104 Bảng 8: Tổng hợp chi bổ sung cân đối cho Ngân Sách xã năm 2013 huyện Hàm Yên Đơn vị tính: 1.000đ Số TT Thực hiện Thực hiện/ Tên xã Dự toán Tổng số 61.565.758 79.112.118 128,5 Dự toán % 1 Yên Thuận 4.239.468 5.027.364 118,5 2 Bạch Xa 2.656.043 3.164.268 119,1 3 Minh Khƣơng 3.526.560 4.127.390 117,0 4 Minh Dân 2.862.862 3.300.043 115,2 5 Phù Lƣu 3.767.909 5.188.406 137,6 6 Tân Thành 3.747.984 4.529.256 120,8 7 Minh Hƣơng 3.823.792 4.620.744 120,8 8 Bình Xa 4.005.034 10.573.914 263,9 9 Yên Lâm 3.598.279 4.362.930 121,2 10 Yên Phú .3.563.224 4.119.673 115,6 11 Thị Trấn 1.798.585 2.598.539 144,4 12 Nhân Mục 2.472.223 2.765.258 111,8 13 Bằng Cốc 3.264.661 3.656.340 111,9 14 Thành Long 4.186.310 4.533.117 108,2 15 Thái Sơn 2.855.013 3.355.250 117,5 16 Thái Hòa 3.195.074 3.903.331 122,1 17 Đức Ninh 3.315.387 4.102.991 123,7 18 Hùng Đức 4.687.352 5.183.297 110,5 Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang [...]... sở lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang Chƣơng 4: Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1 Lý. .. hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN cấp huyện - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang - Xác định và phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 3... cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang " 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Từ nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp huyện tại huyện Hàm Yên, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm. .. là quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 3.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2013 * Phạm vi về không gian: Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 4 4 Ý nghĩa khoa học của đề tài - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN cấp huyện và quản lý chi NSNN cấp huyện; các nội dung cơ bản của chi NSNN cấp huyện và quản lý chi NSNN cấp huyện. .. đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trong điều kiện thực tế hiện nay ở Việt Nam - Đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện qua thực tế tại địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang - Xây dựng và đề xuất đƣợc các giải pháp khoa học và thực tiễn nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ... toán thi - chi ngân sách sau khi thông qua phải công khai Sáu là, tính kỷ cương theo pháp luật Phải chấp hành nghiêm túc Luật NSNN, các Luật Thuế, các văn bản pháp quy của nhà nƣớc, đảm bảo trật tự kỷ cƣơng trong quản lý tài chính 1.2.3.2 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện chi nhà nƣớc huyện huyện huyện a) Lập dự toán chi ngân sách huyện Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là... các định mức phân bổ ngân sách cho năm sau 1.2 Một số lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện và quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1 Quản lý nhà nước đối với NSNN là tất yếu Quản lý nhà nƣớc đối với NSNN là quá trình tác động của Nhà nƣớc đến các mối quan hệ của NSNN, nhằm hƣớng NSNN tác động vào các hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội phục vụ cho mục tiêu, chi n lƣợc, kế hoạch... Quản lý chi ngân sách tổ chức quản lý giám sát quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nƣớc trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật Chi ngân sách mớ ể hiện ở khâu phân bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách nhƣ thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân. .. và quản lý các khoản chi tiêu NSNN - Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát trƣớc, trong và sau khi chi - Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phƣơng và các tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT - XH của các cấp theo Luật NSNN để bố trí các khoản chi cho thích hợp - Quản lý chi ngân sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách. .. sống kinh tế xã hội Quản lý vừa mang tính bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển 1.2.2 Nội dung của ngân sách nhà nước cấp huyện Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện là ngân sách của các quận và thị xã, thành phố thuộc tỉnh Theo Luật NSNN năm 2002, nội dung phân định nhiệm vụ thu, chi của ngân sách huyện bao gồm những nội dung sau : a) Nguồn thu ngân sách Các khoản thu NSĐP ... tác quản lý chi ngân sách cấp huyện huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 62 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢƠC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG. .. công tác quản lý chi NSNN cấp huyện huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang Chƣơng 4: Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 5 Chƣơng CƠ SỞ LÝ LUẬN... quản lý chi ngân sách cấp huyện huyện Hàm Yên, hạn chế, bất cập công tác quản lý chi NSNN cấp huyện thời gian qua, từ đề xuất số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản lý chi NSNN cấp huyện huyện

Ngày đăng: 16/10/2015, 21:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan