Anh (chị) có ý kiến gì về Dân gian ta có câu "Ở hiền gặp lành" nhưng trong tác phẩm "Ở hiền", nhà văn Nam Cao lại để cho nhân vật Nhu suy nghĩ “Tại sao ở đời lại có nhiều sự b

2 828 1
Anh (chị) có ý kiến gì về Dân gian ta có câu "Ở hiền gặp lành" nhưng trong tác phẩm "Ở hiền", nhà văn Nam Cao lại để cho nhân vật Nhu suy nghĩ “Tại sao ở đời lại có nhiều sự b

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ BÀI Dân gian ta có câu "Ở hiền gặp lành" nhưng trong tác phẩm "Ở hiền", nhà văn Nam Cao lại để cho nhân vật Nhu suy nghĩ “Tại sao ở đời lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhường mình? Còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?”. Anh (chị) có ý kiến gì về vấn đề đặt ra trong những câu nói trên? Hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình. BÀI LÀM Con người bon chen, giành giật của nhau. Những người hiền thì cứ nhẫn nhục, chịu đựng, phải chăng họ nghĩ mình đối tốt với người khác thì cũng sẽ nhận lại sự đối xử tương tự? Hay chỉ mong có vậy, những lũ người xấu xa, vô nhân tính càng ỷ thế, “được đằng chân lân đằng đầu” mà hà hiếp, bắt nạt họ, coi họ là những cái gai trong mắt, là ngọn cỏ để tha hồ chà đạp, đè nén, muốn loại họ ra khỏi thế giới này. Dòng suy nghĩ của Nhu tiếp diễn, nhân vật này nghĩ tới những ác ma gây ra bao tội lỗi cho những người hiền lành: “Còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?”. Những “kẻ thành công” chỉ những loại người giàu có, hoặc cao sang, có quyền cao chức trọng. Đáng lẽ đây chính là những con người đáng được xã hội tôn vinh, trân trọng, sùng bái vì sự giỏi giang của họ. Có mấy ai biết rằng đằng sau sự hào quang chói lòa ấy chứa đựng những bản chất “tham lam”, “chẳng biết chịu nhường ai”. Đây đúng hẳn là loại người bỉ ổi, dẫm đạp lên quyền lợi của người khác để giành được lợi riêng, làm giàu cá nhân. Chẳng nói đâu xa, ta lấy chính nước Việt Nam khi xưa: nước ta là một đất nước nhỏ bé, con người sống ôn hòa và đặc biệt rất ghét chiến tranh. Có phải vì lẽ đó mà tạo hóa đã ban tặng cho dân tộc ta những tài nguyên phong phú, những khoáng sản quý hiếm? Thế nhưng, chính vì nước ta hiền lành, luôn chủ trương hòa bình mà mấy nghìn năm bị áp bức, đô hộ, đánh chiếm. Hết Tây lại đến Tàu, những kẻ tham lam, độc ác đã đày đọa tù ải biết bao con người yêu nước, giết hại bao sinh linh bé bỏng mới chào đời. Như vậy vẫn chưa đủ, lũ “uống máu người” còn phá hoại nơi sống, chỗ ở của dân tộc ta, đốt rừng, đốt nhà, thiêu hủy mọi nguồn sống của những người yêu đất nước và căm thù chiến tranh. Sự bất công này không phải ai cũng thấu và hẳn cũng chẳng ai giải đáp nổi. Trở về thế kỉ 21, một thế kỉ của sự văn minh, hiện đại, có tòa án, luật pháp, có nhà tù nhưng cũng chỉ là cái vỏ bọc, đằng sau đấy là những bàn tay đen tối, lọc lừa, “đổi trắng thay đen”, những hành vi hết sức bạo ngược, tàn nhẫn. Chúng – xã hội đen tối mưu hại tất cả những ai làm hỏng hay muốn tố cáo ngăn chặn những việc làm phi pháp, vô nhân đạo nhằm kiếm lợi, Nhà nước dân chủ thì luôn sang sảng “do dân, vì dân, phục vụ hết lòng” nhưng thực sự rỗng tuếch. “Thuế là nguồn ngân sách chủ yếu để xây dựng phát triển đất nước”, ở đây cần thêm chữ “và con người” ở sau cùng. Nhà nước bỏ ra mười tỉ để xây dựng một nhà máy, trong đó chỉ có một tỉ đưa vào sử dụng, còn lại nào là chủ thầu công trình một ít, chủ tịch tỉnh một ít... Thôi thì cứ mãi bài ca “Dân thời giàu nhưng nước thời nghèo”. Một đất nước đang phát triển mà tồn tại những con người như vậy thử hỏi đến bao giờ mới “sánh vai được với các cường quốc năm châu”? Câu hỏi này có lẽ sẽ chẳng bao giờ được giải đáp khi vẫn tồn tại những con người lấy tham ô, trục lợi riêng làm mục đích sống, chỉ quan tâm tàm giàu cho bản thân chứ không góp phần chung tay xây dựng xã hội. Nam Cao là nhà văn ở thế kỉ 20 – có lẽ là khá xa so với đời sống thực tại của ta nhưng tư tưởng mà ông gửi gắm qua suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm của mình thì vẫn thực sự đúng đắn, là vấn đề bức bối của thời kì hiện tại. Cuộc sống vốn dĩ còn quá nhiều nghịch lí chưa được giải tỏa. Những người tốt ở hiền chưa thực sự được sung sướng thậm chí họ toàn nhận phải nhiều điều bất hạnh vì tính khiêm nhường, nhẫn nhịn đã ngấm sâu vào bản chất của họ khiến họ không thể đủ dũng khí và sức mạnh đứng lên đấu tranh với những mưu mô, tính toán của bao kẻ cường quyền, bạo ác nhằm giành lấy công lí, lẽ phải. Đây là ý trời, cũng là lẽ ở đời. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức để trở thành những người tốt, bảo vệ công lí và chống lại những âm mưu xấu xa, khiến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. (Tăng Bích Ngọc, lớp chuyên Anh khóa 2006 - 2009)

ĐỀ BÀI Dân gian ta có câu "Ở hiền gặp lành" nhưng trong tác phẩm "Ở hiền", nhà văn Nam Cao lại để cho nhân vật Nhu suy nghĩ “Tại sao ở đời lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhường mình? Còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?”. Anh (chị) có ý kiến gì về vấn đề đặt ra trong những câu nói trên? Hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình. BÀI LÀM Con người bon chen, giành giật của nhau. Những người hiền thì cứ nhẫn nhục, chịu đựng, phải chăng họ nghĩ mình đối tốt với người khác thì cũng sẽ nhận lại sự đối xử tương tự? Hay chỉ mong có vậy, những lũ người xấu xa, vô nhân tính càng ỷ thế, “được đằng chân lân đằng đầu” mà hà hiếp, bắt nạt họ, coi họ là những cái gai trong mắt, là ngọn cỏ để tha hồ chà đạp, đè nén, muốn loại họ ra khỏi thế giới này. Dòng suy nghĩ của Nhu tiếp diễn, nhân vật này nghĩ tới những ác ma gây ra bao tội lỗi cho những người hiền lành: “Còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?”. Những “kẻ thành công” chỉ những loại người giàu có, hoặc cao sang, có quyền cao chức trọng. Đáng lẽ đây chính là những con người đáng được xã hội tôn vinh, trân trọng, sùng bái vì sự giỏi giang của họ. Có mấy ai biết rằng đằng sau sự hào quang chói lòa ấy chứa đựng những bản chất “tham lam”, “chẳng biết chịu nhường ai”. Đây đúng hẳn là loại người bỉ ổi, dẫm đạp lên quyền lợi của người khác để giành được lợi riêng, làm giàu cá nhân. Chẳng nói đâu xa, ta lấy chính nước Việt Nam khi xưa: nước ta là một đất nước nhỏ bé, con người sống ôn hòa và đặc biệt rất ghét chiến tranh. Có phải vì lẽ đó mà tạo hóa đã ban tặng cho dân tộc ta những tài nguyên phong phú, những khoáng sản quý hiếm? Thế nhưng, chính vì nước ta hiền lành, luôn chủ trương hòa bình mà mấy nghìn năm bị áp bức, đô hộ, đánh chiếm. Hết Tây lại đến Tàu, những kẻ tham lam, độc ác đã đày đọa tù ải biết bao con người yêu nước, giết hại bao sinh linh bé bỏng mới chào đời. Như vậy vẫn chưa đủ, lũ “uống máu người” còn phá hoại nơi sống, chỗ ở của dân tộc ta, đốt rừng, đốt nhà, thiêu hủy mọi nguồn sống của những người yêu đất nước và căm thù chiến tranh. Sự bất công này không phải ai cũng thấu và hẳn cũng chẳng ai giải đáp nổi. Trở về thế kỉ 21, một thế kỉ của sự văn minh, hiện đại, có tòa án, luật pháp, có nhà tù nhưng cũng chỉ là cái vỏ bọc, đằng sau đấy là những bàn tay đen tối, lọc lừa, “đổi trắng thay đen”, những hành vi hết sức bạo ngược, tàn nhẫn. Chúng – xã hội đen tối mưu hại tất cả những ai làm hỏng hay muốn tố cáo ngăn chặn những việc làm phi pháp, vô nhân đạo nhằm kiếm lợi, Nhà nước dân chủ thì luôn sang sảng “do dân, vì dân, phục vụ hết lòng” nhưng thực sự rỗng tuếch. “Thuế là nguồn ngân sách chủ yếu để xây dựng phát triển đất nước”, ở đây cần thêm chữ “và con người” ở sau cùng. Nhà nước bỏ ra mười tỉ để xây dựng một nhà máy, trong đó chỉ có một tỉ đưa vào sử dụng, còn lại nào là chủ thầu công trình một ít, chủ tịch tỉnh một ít... Thôi thì cứ mãi bài ca “Dân thời giàu nhưng nước thời nghèo”. Một đất nước đang phát triển mà tồn tại những con người như vậy thử hỏi đến bao giờ mới “sánh vai được với các cường quốc năm châu”? Câu hỏi này có lẽ sẽ chẳng bao giờ được giải đáp khi vẫn tồn tại những con người lấy tham ô, trục lợi riêng làm mục đích sống, chỉ quan tâm tàm giàu cho bản thân chứ không góp phần chung tay xây dựng xã hội. Nam Cao là nhà văn ở thế kỉ 20 – có lẽ là khá xa so với đời sống thực tại của ta nhưng tư tưởng mà ông gửi gắm qua suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm của mình thì vẫn thực sự đúng đắn, là vấn đề bức bối của thời kì hiện tại. Cuộc sống vốn dĩ còn quá nhiều nghịch lí chưa được giải tỏa. Những người tốt ở hiền chưa thực sự được sung sướng thậm chí họ toàn nhận phải nhiều điều bất hạnh vì tính khiêm nhường, nhẫn nhịn đã ngấm sâu vào bản chất của họ khiến họ không thể đủ dũng khí và sức mạnh đứng lên đấu tranh với những mưu mô, tính toán của bao kẻ cường quyền, bạo ác nhằm giành lấy công lí, lẽ phải. Đây là ý trời, cũng là lẽ ở đời. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức để trở thành những người tốt, bảo vệ công lí và chống lại những âm mưu xấu xa, khiến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. (Tăng Bích Ngọc, lớp chuyên Anh khóa 2006 - 2009) ...tốt đẹp (Tăng B ch Ngọc, lớp chuyên Anh khóa 2006 - 2009)

Ngày đăng: 16/10/2015, 20:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan