Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh tuyên quang

110 527 0
Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM HÙNG SƠN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM HÙNG SƠN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lƣu Ngọc Trịnh THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Phạm Hùng Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành luận văn này. Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lƣu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế và chính trị thế giới ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa sau đại học Trƣờng Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên, đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến CBCNV Cục Thống kê Tuyên Quang và các Sở, Ban Ngành của tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu và cung cấp các tài liệu có liên quan đến đề tài, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè, ngƣời thân đã giúp đỡ và động viên tạo thuận lợi cho tôi hoàn thiện khóa học này. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Phạm Hùng Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn ....................................... 4 4. Đóng góp khoa học của đề tài .................................................................... 5 5. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ .............................................................................. 6 1.1. Cơ sở lý luận về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ..................................... 6 1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế .............................................................................. 6 1.1.2. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ............................................................ 8 1.2. Nội dung đánh giá về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế .......................... 10 1.2.1. Chất lƣợng tăng trƣởng theo quan niệm hiệu quả (năng suất) .......... 10 1.2.2. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................................ 12 1.2.3. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là năng lực cạnh tranh kinh tế của nền kinh tế, ngành hoặc doanh nghiệp đƣợc xem xét ................ 12 1.2.4. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là phát triển bền vững ...................... 13 1.2.5. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế theo quan niệm nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền tăng trƣởng với công bằng xã hội ....... 15 1.2.6. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế còn đƣợc thể hiện ở vai trò của dân số, y tế, giáo dục và đào tạo, môi trƣờng ................................... 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ............. 20 1.3.1. Các nhân tố kinh tế ............................................................................ 20 1.3.2. Các nhân tố phi kinh tế ...................................................................... 20 1.4. Cơ sở thực tiễn về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ............................... 20 1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phƣơng và các nƣớc .................................. 20 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang ................ 24 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 26 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 26 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 26 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ................................................................. 26 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .......................................................... 26 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................. 26 2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá nội dung bên trong (nội tại) của tăng trƣởng kinh tế .................................................................................... 27 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đời sống văn hoá, xã hội gắn liền với tăng trƣởng kinh tế ............................................................................ 32 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trƣởng kinh tế gắn với phát triển xã hội ... 38 2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trƣởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng .... 39 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 .............. 40 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang ... 40 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................. 40 3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ................................................... 40 3.2. Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang ............. 42 3.2.1. Chất lƣợng tăng trƣởng về mặt kinh tế .............................................. 42 3.2.2. Chất lƣợng tăng trƣởng về mặt xã hội ............................................... 62 3.2.3. Chất lƣợng tăng trƣởng về mặt môi trƣờng ....................................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.2.4. Môi trƣờng chính sách của địa phƣơng ............................................. 71 3.3. Đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang ................ 72 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân .......................................... 72 3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ........................................................... 74 Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG .................................... 76 4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 ............................................................. 76 4.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 76 4.1.2. Định hƣớng ........................................................................................ 77 4.1.3. Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 ............................................ 78 4.2. Dự kiến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 ............................... 78 4.2.1. Định hƣớng ........................................................................................ 78 4.2.2. Dự kiến một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 .............................. 79 4.3. Các giải pháp để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020 .................................................. 80 4.3.1. Hoàn thiện môi trƣờng chính sách ..................................................... 80 4.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................................... 81 4.3.3. Giải pháp về huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ .... 87 4.3.4. Về phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ...................... 88 4.3.5. Về phát triển và nâng cao chất lƣợng khoa học - công nghệ ............. 89 4.3.6. Tập trung phát triển và nâng cao kết cấu hạ tầng .............................. 89 4.3.7. Gắn kết chặt chẽ giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ...................................................................................... 90 4.3.8. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng ... 92 4.4. Kiến nghị ............................................................................................... 93 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Gross domestic product Tổng sản phẩm trong nƣớc GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố ICOR Incremental capital output ratio Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp PCI Peripheral Component Interconnect Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh HDI Human development index Chỉ số phát triển con ngƣời Loren curve Một loại đồ thị dùng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối TFP Total factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp GINI Gini coefficient Hệ số đƣợc tính từ đƣờng cong Loren CBR Crude birth rate Tỷ suất sinh thô TFR Total fertility rate Tổng tỷ suất sinh CDR Crude death rate Tỷ suất chết thô WB World Bank Ngân hàng thế giới GDP Loren IFAD International Fund for Agricultural Quỹ phát triển nông nghiệp Development quốc tế UNDP United Nations Programme Development Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Chỉ tiêu GRDP từ năm 2010 đến năm 2013 ..................................... 43 Bảng 3.2: Kết quả đóng góp của các khu vực đối với tốc độ tăng trƣởng GRDP......... 45 Bảng 3.3: Giá trị và cơ cấu GRDP theo từng khu vực kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 ..................................................................................... 46 Bảng 3.4: Cơ cấu GRDP khu vực II giai đoạn 2010 - 2013 ........................... 48 Bảng 3.5: Cơ cấu GRDP khu vực III giai đoạn 2010 - 2013 .......................... 50 Bảng 3.6: Giá trị và cơ cấu GRDP trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 ......................................................... 50 Bảng 3.7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 - 2013 phân theo loại hình kinh tế ................................. 52 Bảng 3.8: Trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn ......................................... 53 Bảng 3.9: Trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn ........................................ 54 Bảng 3.10: Cơ cấu vốn đầu tƣ trên địa bàn phân theo nguồn vốn và thành phần kinh tế ..................................................................................... 55 Bảng 3.11: Dân số trung bình và lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn .................................................... 58 Bảng 3.12: Năng suất lao động xã hội ............................................................ 58 Bảng 3.13: Hệ số ICOR Tuyên Quang thời kỳ 2010 - 2013 ........................... 59 Bảng 3.14: Tốc độ tăng năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) ............... 59 Bảng 3.15: Tỷ phần đóng góp trong kết quả tăng lên của giá trị tăng thêm ... 60 Bảng 3.16: Thu, chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2010 - 2013................. 61 Bảng 3.17: GRDP bình quân đầu ngƣời.......................................................... 62 Bảng 3.18: Thu nhập của dân cƣ năm 2013 .................................................... 63 Bảng 3.19: Bảng số liệu tính hệ số GINI năm 2013 ....................................... 64 Bảng 3.20: Chỉ số HDI giai đoạn 2010 - 2013 Tuyên Quang ......................... 65 Bảng 3.21: Lao động và việc làm ở Tuyên Quang.......................................... 65 Bảng 3.22: Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng ở Tuyên Quang .......... 66 Bảng 3.23: Tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc và Tuyên Quang ..................................... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii Bảng 3.24: Tổng hợp các chỉ số PCI của Tuyên Quang ................................. 72 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GRDP Tuyên Quang từ 2010 - 2013 .............. 44 Hình 3.2. Tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân cả nƣớc và Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2013 ................................................................... 44 Hình 3.3: Cơ cấu GRDP Tuyên Quang năm 2010 và năm 2013 .................... 47 Hình 3.4: Cơ cấu GRDP cả nƣớc và Tuyên Quang năm 2013 ....................... 51 Hình 3.5: Xuất, nhập khẩu Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2013 ................... 55 Hình 3.6: Tỷ phần đóng góp trong kết quả tăng lên của giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn 2011 - 2013 .................................................. 60 Hình 3.7: Thu, chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2010 - 2013 ................... 62 Hình 3.8: Đƣờng cong Loen tỉnh Tuyên Quang năm 2013 ............................ 64 Hình 3.9: Thu nhập chia theo 5 nhóm của Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2013 .................................................................................. 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đã nêu: ”Về quan điểm phát triển: Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lƣợc: Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nƣớc ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững…”; về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 nghiệp và điều chỉnh chiến lƣợc thị trƣờng; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế xanh. Nhƣ vậy trong mọi chiến lƣợc phát triển về kinh tế ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến việc đổi mới mô hình tăng trƣởng để đảm bảo phát triển kinh tế phải tăng nhanh và phát triển ổn định nhằm nâng cao mức sống của ngƣời dân lao động, đảm bảo công bằng xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Vì vậy, việc nghiên cứu những khái niệm cơ bản về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nƣớc là cần thiết nhằm đƣa ra những chỉ tiêu thống kê kinh tế, xã hội và môi trƣờng phản ánh chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của từng thời kỳ và giúp cho công tác kế hoạch đề ra những chính sách tối ƣu nhƣ phải có những gì và phải làm những gì để đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế có chất lƣợng. Kết thúc năm 2013 - là năm thứ ba Tuyên Quang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 với phƣơng châm "Ổn định hài hoà, tập trung đột phá, khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển" nhằm hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV đề ra. Tuy nhiên, đến nay kinh tế Tuyên Quang về cơ bản vẫn kém phát triển, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đang còn rất nhiều vấn đề bất cập, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Việc nghiên cứu để đánh giá đúng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, phát hiện những tiến bộ ban đầu, chỉ ra các vấn đề và nguyên nhân chủ yếu của chúng, và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh luôn là điều trăn trở của không chỉ lãnh đạo, các chuyên gia trong tỉnh, mà còn của đông đảo ngƣời dân Tuyên Quang cho đến nay. Chính vì thế, tôi chọn chủ đề: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 "Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn cao học của mình. * Tổng quan nghiên cứu của Đề tài Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về tăng trƣởng, hầu hết đều thống nhất tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, sản lƣợng của nền kinh tế trong giai đoạn nhất định, đó là kết quả đƣợc tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Một số nghiên cứu có cách tiếp cận chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế dƣới góc độ nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng cao và duy trì trong một giai đoạn; tăng trƣởng có hiệu quả (năng suất lao động, hệ số ICOR, đóng góp TFP) và có tính cạnh tranh cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế; tăng trƣởng kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; vai trò quản lý có hiệu quả của nhà nƣớc... Từ năm 2005, trở lại đây, có rất nhiều báo cáo, bài viết phân tích và đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cụ thể là: Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá (2005) trong ấn phẩm “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam”, các tác giả chỉ đƣa ra một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam ở các nội dung: (1) đầu tƣ vào hình thành tài sản vốn vật chất và vốn con ngƣời; (2) nhận dạng mô hình tăng trƣởng của Việt Nam và (3) phân phối thu nhập và mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trƣởng của Việt Nam; Trần Thọ Đạt (2011) bài viết “Tổng quan về chất lượng tăng trưởng và đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam” dƣới nhiều khía cạnh khác nhau của tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng, thể hiện qua các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất (tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng của các khu vực), các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, công nghệ,...) các yếu tố diễn ra trong bản thân quá trình sản xuất (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế), các kết quả đạt đƣợc về tiến bộ và công bằng xã hội (lao động, việc làm và thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo vệ môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 trường); Nguyễn Ngọc Sơn (2011) tác giả dựa vào tốc độ tăng trƣởng GDP chung của cả nƣớc và đối với từng nhóm ngành (nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ) trên các khía cạnh nhƣ: Hiệu quả của tăng trƣởng kinh tế; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; cấu trúc của các yếu tố bên cầu cho sự tăng trƣởng; cơ cấu tăng trƣởng theo yếu tố bên cung; cấu trúc tăng trƣởng theo ngành; chất lƣợng tăng trƣởng theo mức độ lan tỏa... Tuy nhiên, việc nghiên cứu chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của một tỉnh thì còn rất ít đƣợc đề cập; đặc biệt là một tỉnh miền núi nhƣ Tuyên Quang đến nay cũng chƣa có một đánh giá và đƣợc đề cập đến một cách toàn diện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài đƣa ra đánh giá bƣớc đầu về thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế. - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian qua. - Xác định đƣợc những nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến thực chất chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang cho đến nay. - Đề xuất đƣợc một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang trong những năm sắp tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng và đƣa ra đánh giá bƣớc đầu về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Tuyên Quang xét theo góc độ kinh tế và một số nội dung về xã hội và môi trƣờng. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu vấn đề trên trong thời gian 4 năm (2010 - 2013). - Về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 4. Đóng góp khoa học của đề tài Luận văn với chủ đề trên sẽ đƣa ra đánh giá bƣớc đầu về thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tuyên Quang. Nhờ đó, Luận văn sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, học tập và chỉ đạo thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng của một địa phƣơng cấp tỉnh. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo. Luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian 2010 - 2013. Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1. Cơ sở lý luận về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế 1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã thông qua phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển đất nƣớc 5 năm (2011 - 2015) với nhiệm vụ chủ yếu: “Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bƣớc xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Phát triển, nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bƣớc tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Bảo vệ môi trƣờng, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với tình trạng biến đổi khí hậu. Tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mƣu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế…”. Những mục tiêu trên nhằm tạo cho kinh tế nƣớc ta phát triển nhanh, ổn định và bền vững, tự chủ trong sản xuất có tính cạnh tranh cao, ít phụ thuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 vào nƣớc ngoài, năng suất lao động cao, có cơ cấu kinh tế phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc, mức sống và phúc lợi xã hội của ngƣời lao động đƣợc bảo đảm, đƣợc nâng cao không ngừng. Tất cả các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra nhằm đƣa nền kinh tế nƣớc ta tăng nhanh, nghĩa là tăng thu nhập của ngƣời lao động làm nền tảng cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo, tạo môi trƣờng phát triển bền vững. Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về khối lƣợng sản phẩm và dịch vụ (sau khi đã loại trừ phần giá trị của sản phầm do biến động giá cả) của từng thời kỳ báo cáo so với các thời kỳ báo cáo trƣớc. Tăng trƣởng kinh tế đóng vai trò trọng yếu trong việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống, nâng cao khả năng của con ngƣời nhằm tiến tới một tƣơng lai tốt đẹp. Để đạt đƣợc mục tiêu này thì trƣớc tiên là kinh tế phải ổn định và phát triển, tăng trƣởng nhanh, nghĩa là tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời, tăng tiêu dùng cuối cùng xã hội bình quân đầu ngƣời; có chính sách giáo dục hợp lý, tạo các cơ hội việc làm và phải kết hợp một cách tích cực với việc giảm nghèo đói; chú trọng việc cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; giữ gìn vệ sinh môi trƣờng trong sạch, phát triển sản xuất đi đôi với việc không gây ô nhiễm môi trƣờng thì môi trƣờng tự nhiên sẽ bền vững, giảm những chi phí lớn về bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho thế hệ mai sau; cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện mở rộng phát triển sản xuất đa ngành, đa thành phần, có tính cạnh tranh lành mạnh. Tăng trƣởng bằng cách nào là vấn đề quan trọng. Không chỉ tốc độ tăng trƣởng mà chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế cũng ảnh hƣởng lớn đến kết quả tăng trƣởng. Đó chính là lý do tại sao phải tìm ra những ảnh hƣởng phức tạp giữa các nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển và các nƣớc công nghiệp ổn định hơn vì đã chú ý đến chất lƣợng tăng trƣởng. Thực tế, luôn có mối quan hệ 2 chiều giữa tăng trƣởng kinh tế và phát triển môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 trƣờng và xã hội. yếu tố về chất lƣợng hỗ trợ trong thời gian dài sẽ trở nên quan trọng hơn. Tăng trƣởng kinh tế có hai mặt: Tăng trƣởng kinh tế theo chiều rộng: Là tăng trƣởng nhờ vào sự tăng thêm nhiều vốn, tăng lao động và tăng cƣờng khai thác tài nguyên. Tăng trƣởng kinh tế theo chiều sâu: Là tăng trƣởng nhờ tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, tăng cƣờng chất lƣợng quản lý, nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ. Trong suốt thời gian dài ngƣời ta thƣờng nhắc đến mặt lƣợng của tăng trƣởng kinh tế (mức độ tăng, tăng cao hay thấp) còn về chất lƣợng tăng trƣởng thời gian gần đây ngƣời ta mới đƣợc quan tâm nhiều. 1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế 1.1.2.1. Định nghĩa về chất lượng tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế tăng trƣởng có chất lƣợng là nền kinh tế: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo định hƣớng của từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc, sản xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, của ngƣời lao động và của ngƣời dân nói chung; công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng; phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng…” (trang 11, 26, Trịnh Quang Vượng 2005). 1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của chất lượng tăng trưởng kinh tế a. Về đầu tƣ phát triển các loại tài sản cơ bản: Những loại tài sản đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng nƣớc là tài sản vật chất, con ngƣời và tài sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiến bộ kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến việc sản xuất và sử dụng các loại tài sản trên. Để từng bƣớc nâng cao tốc độ tăng trƣởng kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 cần tập trung quan tâm nhiều đến tăng tích luỹ tài sản hữu hình và vô hình, nhƣng ngoài ra, các loại tài sản khác nhƣ con ngƣời (nguồn lực xã hội) cũng nhƣ nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng phải đƣợc quan tâm tƣơng xứng. Đối với ngƣời nghèo, những loại tài sản này rất quan trọng; tích luỹ tài sản, tiến bộ khoa học kỹ thuật có ý nghĩa quyết định đến những tác động lâu dài vào nghèo đói. Nghiên cứu và đề ra những phƣơng pháp ít sai lệch, thích hợp để áp dụng nhằm phát triển 3 loại tài sản. Các chính sách đúng đắn từng thời kỳ có thể góp phần làm tăng các loại tài sản này. Đầu tƣ cho giáo dục ở các cấp khác nhau, tƣơng ứng với từng thời kỳ phát triển chung, vừa tạo ra sự tăng trƣởng nguồn lao động và tài sản. Đầu tƣ cho tài sản tự nhiên, nhƣ sức khoẻ của con ngƣời, cho dân cƣ nghèo sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm kinh tế. Sử dụng hiệu quả các tài nguyên này cũng quan trọng nhƣ làm tăng chúng. Vì thế để tăng năng suất các nhân tố tổng hợp cần có sự quản lý tốt, giảm tác động thái quá của đặc quyền, đặc lợi. b. Các hƣớng điều chỉnh đầu tƣ, chính sách theo thời gian: Trong quá trình tăng trƣởng các hƣớng phân bổ đầu tƣ đóng vai trò quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch từ kinh tế nông, lâm thuỷ sản sang khu vực kinh tế công nghiệp chế biến và dịch vụ, tạo nhiều việc làm, hạn chế nạn thất nghiệp. Sự phân bổ đầu tƣ hợp lý hơn về nguồn lao động, đất đai và các loại tài sản khác có nghĩa là phân bổ hợp lý hơn các cơ hội kiếm sống, nâng cao năng lực của con ngƣời để tận dụng công nghệ khoa học và tạo ra thu nhập. Đó là lý do tại sao thƣờng kết hợp giữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế với kết quả xoá đói giảm nghèo nhằm xác định các cơ hội và hƣớng điều chỉnh đầu tƣ hợp lý. Tăng trƣởng bền vững cũng rất quan trọng trong quá trình tăng trƣởng kinh tế có chất lƣợng. Thu nhập của ngƣời lao động nghèo rất dễ bị ảnh hƣởng bởi các cuộc khủng hoảng, đặc biệt đối với các ngƣời dân không có tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 sản nhƣ đất đai, tay nghề thấp, và không đủ tiền tiết kiệm để chi tiêu dùng của họ trong những ngày khó khăn. . . Vì vậy để tăng trƣởng kinh tế tốt và giảm đƣợc đói nghèo thì mức độ phát triển kinh tế phải ổn định và quan tâm đến đảm bảo an sinh xã hội. Đầu tƣ cho phát triển sản xuất phải hợp lý, hài hoà theo từng thời kỳ, phù hợp với trình độ kỹ thuật của ngƣời lao động, khả năng tài chính,… sẽ không gây tổn thất cho nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển nhanh và bền vững. Nền kinh tế phát triển vững chắc sẽ chuyển dịch từ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên chuyển dần sang sản xuất công nghiệp chế biến và sản xuất dịch vụ. c. Cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý tốt là tiền đề thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Sự hoạt động có hiệu quả của các bộ máy, các chế độ qui định, các đặc quyền, các thể chế minh bạch và rõ ràng đảm bảo cho các qui định của luật và các vấn đề liên quan để tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Tác động của quản lý kém, sự phiền nhiễu mang tính quan liêu và tham nhũng đi ngƣợc lại và làm tổn hại đến tăng trƣởng bền vững. Việc nắm giữ các chính sách, pháp luật Nhà nƣớc và các nguồn lực bằng các đặc quyền thƣờng dẫn tới chi đầu tƣ phát triển tài sản công ít mang tính phục vụ xã hội hơn dẫn đến giảm trợ cấp cho xã hội, giảm tác động tới phúc lợi. Do đó, đầu tƣ cho năng lực để quản lý tốt hơn là ƣu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế nói chung. Tiến hành cải cách chính sách của Chính phủ từ trên xuống dƣới với các chiến lƣợc phát triển rõ ràng theo từng thời kỳ cùng với khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, nâng cao quyền công dân và tạo cho họ tiếng nói mạnh hơn là góp phần trực tiếp vào tăng trƣởng kinh tế - xã hội. 1.2. Nội dung đánh giá về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế 1.2.1. Chất lượng tăng trưởng theo quan niệm hiệu quả (năng suất) Tăng trƣởng kinh tế theo chiều sâu có nhiều chỉ tiêu để đo tính hiệu quả của sử dụng vốn sản xuất và lao động nhƣ năng suất lao động sống (thường gọi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 là năng suất lao động), năng suất vốn sản xuất (gồm vốn cố định và vốn lưu động) hoặc năng suất vốn cố định, . . . Năng suất dùng để đo hiệu quả giữa một bên là lao động, đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh và một bên là sản phẩm (vật chất hay dịch vụ) đƣợc tạo ra trong quá trình đó. Có thể coi năng suất là thƣớc đo của sự phát triển. Năng suất đƣợc tính cho từng loại yếu tố hoặc đồng thời cho nhiều yếu tố. Nhƣng chỉ tiêu phản ánh tập trung nhất, toàn diện nhất và đích thực nhất của tăng hiệu quả đó là năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Năng suất các nhân tố tổng hợp là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ tác động của các nhân tố vô hình nhƣ đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân, viên chức,… Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế cao khi TFP cao. Nhƣ vậy, chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc quan niệm theo nguồn gốc tăng trƣởng. Quan niệm này thích hợp nhất là ở các nƣớc công nghiệp, khi mà các yếu tố chiều rộng đã đƣợc khai thác ở mức cao, nền kinh tế cần phải đƣợc đặc biệt chú ý phát triển theo chiều sâu. Các công trình nghiên cứu về tăng trƣởng của Romer (1993), LeVine (2000) đều cho rằng, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trí thức, yếu tố chất lƣợng nhân lực và khoa học công nghệ có vai trò vƣợt trội so với các yếu tố truyền thống nhƣ tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, lao động nhiều và rẻ. Để tăng trƣởng có hiệu quả cao (hay tăng trưởng do nâng cao hiệu quả), cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo và nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế theo quan niệm về nguồn gốc và phƣơng thức tăng trƣởng rất có ích cho mục tiêu tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tăng trƣởng. Sử dụng tốc độ tăng TFP để phản ánh chất lƣợng tăng trƣởng nhƣ đã nói là rất có ý nghĩa, song việc tính toán chính xác chỉ tiêu TFP và tốc độ tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 TFP còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, lại có nhiều phƣơng pháp tính khác nhau nên tính chất so sánh đƣợc giữa các thời kỳ, giữa các địa phƣơng trong một quốc gia và so sánh quốc tế chƣa đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên, nếu chúng ta có chủ trƣơng và sự đầu tƣ về nhân lực và kinh phí hợp lý thì vẫn có khả năng tính toán đƣợc tốc độ tăng TFP ở phạm vi nền kinh tế quốc dân và một số ngành có trình độ hạch toán tốt, điển hình là công nghiệp. Ngoài ra, khi xét về chất lƣợng tăng trƣởng theo quan niệm hiệu quả có thể còn đánh giá trên góc độ đầu tƣ mà chỉ tiêu thống kê đặc trƣng là hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio). Hệ số ICOR cho biết để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nƣớc đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tƣ thực hiện. Hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tƣ dẫn đến tăng trƣởng kinh tế. Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đầu tƣ có hiệu quả cao, hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là để duy trì cùng một tốc độ tăng trƣởng kinh tế cần một tỷ lệ vốn đầu tƣ so với tổng sản phẩm trong nƣớc thấp hơn. Chỉ số ICOR sẽ mất tác dụng khi kinh tế suy thoái với GDP giảm và ít giá trị tác dụng khi dùng nó phân tích ngắn hạn. 1.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chất lƣợng tăng trƣởng gắn liền với chuyển dịch cơ cấu thể hiện ở chỉ tiêu tỷ phần (%) đóng góp về sự phát triển của các ngành, các khu vực, loại hình kinh tế, các vùng,… trong việc tăng lên của sản xuất nói chung. Tính hợp lý của quan niệm này là coi chất lƣợng sự vật là sự biến đổi cơ cấu bên trong của sự vật, không gắn chất lƣợng sự vật với mục đích tồn tại, bối cảnh, môi trƣờng, điều kiện mà sự vật tồn tại hoặc các sự vật có mối liên hệ tác động mật thiết với sự vật. Hơn nữa, khi xét chất lƣợng tăng trƣởng phải trên cơ sở phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu của mỗi một thời kỳ cho có ý nghĩa. 1.2.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh kinh tế của nền kinh tế, ngành hoặc doanh nghiệp được xem xét Trong tình hình kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế năng lực cạnh tranh là một khái niệm quan trọng để chỉ khả năng tăng trƣởng và phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 của nền kinh tế. Tăng trƣởng đi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng trƣởng có chất lƣợng cao và ngƣợc lại. Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra tăng trƣởng bền vững trong một môi trƣờng kinh tế đầy biến động của thị trƣờng thế giới. Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trƣờng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Tổng số năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của một nƣớc là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trƣờng kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp. 1.2.4. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững Phát triển bền vững là quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng nền kinh tế - xã hội trên cơ sở một phƣơng thức sản xuất hiện đại đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng trƣởng, phát triển kinh tế - xã hội hiện đại, đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng nhằm duy trì mối quan hệ cân bằng, hài hoà giữa con ngƣời và thế giới tự nhiên, duy trì đƣợc nền tảng của sự phát triển lâu dài. Ngân hàng thế giới (WB) cho là chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là phát triển bền vững, không đảm bảo duy trì phát triển bền vững thì đó là tăng trƣởng không có chất lƣợng. Thuật ngữ “bền vững” ở đây không phải là duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và lâu dài về thời gian nhƣ một số ngƣời nghĩ. Phát triển bền vững ở đây, theo WB, là phát triển theo nguyên tắc “sự thoả mãn nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm ảnh hưởng tới sự thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Cụ thể hơn, phát triển bền vững là bảo toàn và phát triển 3 nguồn vốn: Tài nguyên môi trƣờng, nhân lực và cơ sở vật chất (vốn tài nguyên, vốn con người và vốn vật chất). Trong đó, tài nguyên môi trƣờng hiện nay đƣợc quan tâm chú ý đặc biệt, vì thời gian công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các quốc gia thƣờng dẫn tới huỷ hoại về môi trƣờng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 Tăng trƣởng kinh tế cao làm cho thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng lên. Các kết quả nghiên cứu của WB, điển hình là công trình nghiên cứu của Mani Wheeler (Industrial Pollution in Economic Development, 1998, WB), cho thấy mức độ ô nhiễm lúc đầu tăng cùng với tốc độ tăng trƣởng cho tới khi thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt tới 12.000 USD/ngƣời. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tiếp tục tăng thì chất lƣợng môi trƣờng giai đoạn tiếp theo đƣợc cải thiện rõ rệt. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng và chất lƣợng môi trƣờng tuân theo quy luật đƣờng cong Kuznet. Khi hệ số co dãn về thu nhập theo thời gian là tăng và tăng nhanh hơn hệ số co dãn mức cầu về hàng hoá môi trƣờng thì lƣợng hàng hoá môi trƣờng đƣợc tiêu dùng nhiều hơn và do đó chất lƣợng của môi trƣờng đƣợc cải thiện khá hơn. Các kết quả nghiên cứu của WB về chất lƣợng tăng trƣởng cho thấy trên thế giới đã hình thành những chiến lƣợc phát triển nhƣ sau: Các nƣớc công nghiệp đặt mục tiêu nâng cao thu nhập bình quân đầu ngƣời cùng với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Các quốc gia Tây Âu và Nhật Bản đã đạt đƣợc cả 2 mục tiêu, nhƣng Hoa Kỳ lại thất bại trƣớc mục tiêu bảo vệ môi trƣờng. Các nƣớc đang phát triển ở khu vực Đông á nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan đã và đang kinh qua thời kỳ công nghiệp hoá tăng trƣởng cao nhƣng phải trả giá rất lớn cho môi trƣờng bị huỷ hoại. Các quốc gia Nam Á và Châu Phi tuy tăng trƣởng kinh tế chậm, thậm chí tăng trƣởng âm (thập kỷ 80 - thập kỷ mất mát của Châu Phi) nhƣng môi trƣờng vẫn bị tổn thất lớn do khai thác nguồn tài nguyên vô tổ chức và quản lý lỏng lẻo. Nhƣ vậy, quan điểm tăng trƣởng kinh tế trƣớc, khắc phục hậu quả môi trƣờng sau là không hợp lý. Phải tạo ra sự cân bằng giữa tăng trƣởng và bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế đƣợc quan niệm là phát triển bền vững không chỉ là chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên, mà còn là môi trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 xã hội (tình trạng tội phạm, tham nhũng,…), chất lƣợng của ngƣời lao động (vốn nhân lực) và chất lƣợng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế (vốn vật chất), trong đó quan trọng nhất là hệ thống giao thông vận tải, viễn thông liên lạc, điện và nƣớc. 1.2.5. Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo quan niệm nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền tăng trưởng với công bằng xã hội Tăng hay giảm phúc lợi xã hội cho dân cƣ cũng là thƣớc đo chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế; có nghĩa là khi cả xã hội đã tạo ra đƣợc một khối lƣợng của cải vật chất lớn hơn thì một quan điểm nữa là phân phối kết quả đó nhƣ thế nào để đảm bảo đƣợc công bằng xã hội. Mặt khác, phúc lợi không chỉ thể hiện ở thu nhập bình quân đầu ngƣời mà còn là chất lƣợng cuộc sống, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng tự nhiên, cơ hội học tập và chăm lo sức khoẻ… Công bằng xã hội thể hiện ở nhiều chỉ tiêu nhƣ hệ số Gini về thu nhập, hệ số Gini về giáo dục và tỷ lệ ngƣời nghèo trong xã hội. Quan niệm chất lƣợng tăng trƣởng theo phúc lợi và công bằng xã hội đƣợc các nhà kinh tế học của tổ chức OXFAM rất coi trọng. Họ thấy rằng, nếu quá chú ý đến tăng trƣởng mà ít chú ý đến công bằng xã hội thì sẽ dẫn đến bất ổn xã hội và tăng trƣởng không thể dài lâu, hoặc quá đề cao công bằng xã hội thì sẽ không có động lực để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Sự kết hợp 2 mặt đó lại với nhau tạo ra chất lƣợng của tăng trƣởng kinh tế. 1.2.6. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện ở vai trò của dân số, y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường 1.2.6.1. Vai trò của chất lượng dân số, lao động và việc làm trong tăng trưởng kinh tế Chất lƣợng dân số và lao động có một vai trò quyết định trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định xã hội và môi trƣờng. Mức tăng trƣởng kinh tế cao, ổn định trong nhiều năm và tăng cao hơn mức tăng dân số bình quân sẽ góp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 phần nâng cao mức sống của dân cƣ nói chung, dân trí nói riêng và trình độ kỹ thuật của ngƣời lao động. Một số chỉ tiêu thể hiện chất lƣợng dân số, lao động và việc làm nhƣ: Mức tăng tự nhiên (sinh, chết) và mức độ di chuyển của dân cƣ từ nông thôn vào các khu đô thị; cơ cấu lao động theo ngành kinh tế; cơ cấu lao động theo làm công, ăn lƣơng; tỷ lệ thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động và tỷ lệ thời gian lao động đƣợc sử dụng ở khu vực nông thôn; tỷ suất sinh thô (CBR); tổng tỷ suất sinh biểu thị số con trung bình mà một phụ nữ sinh trong cả đời ngƣời sinh ra (TFR) là chỉ số không phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của dân số (đây là một trong những chỉ tiêu nhân khẩu học quan trọng dùng để dự báo tăng trưởng dân số); tỷ suất chết thô (CDR) và tỷ suất chết sơ sinh; trình độ học vấn của dân số… 1.2.6.2. Vai trò của hoạt động giáo dục và đào tạo trong tăng trưởng kinh tế Hiệu quả của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cá nhân ngƣời học rất phong phú, đa dạng. Trong đó, chất lƣợng giáo dục đào tạo cũng có ảnh hƣởng quan trọng đến những lợi ích này, cụ thể trên một số nội dung sau: a. Đối với xã hội, lợi ích lớn nhất mà giáo dục và đào tạo mang đến là tạo ra một nguồn nhân lực, một lực lƣợng lao động có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có tay nghề, có chất lƣợng, tạo nên sức mạnh thật sự cho quốc gia, cho cộng đồng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay, giáo dục đào tạo là nền tảng tạo ra sức cạnh tranh cho nguồn nhân lực, cho nền kinh tế. b. Đối với các ngành kinh tế đó là lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu đƣợc do số học sinh tốt nghiệp làm ra trong quá trình lao động. Chất lƣợng giáo dục đào tạo càng cao thì lợi ích mà những học sinh này mang lại cho xã hội càng lớn. c. Đối với cơ sở đào tạo, đó là các khoản thu mà nhà trƣờng có đƣợc từ kết quả học tập và lao động sản xuất mà học sinh mang lại hay còn gọi là sự hoàn vốn đào tạo. Hiện nay, chất lƣợng giáo dục đào tạo của từng trƣờng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 từng cơ sở đào tạo không chỉ có tác động rất quan trọng, trực tiếp đến kết quả học tập và lao động sản xuất mà học sinh sẽ mang lại mà với cơ chế thị trƣờng, chất lƣợng giáo dục đào tạo còn trực tiếp quyết định đến việc thu hút đƣợc học sinh vào trƣờng. d. Đối với cá nhân các thành viên trong xã hội thì giáo dục đào tạo trang bị cho họ năng lực thiết yếu để nắm bắt đƣợc cơ hội và tiếp cận, sử dụng đƣợc các nguồn lực để tự phát triển và đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, của đất nƣớc. Với tƣ cách ngƣời lao động, hiệu quả của giáo dục đào tạo là lƣơng hoặc tiền công mà họ đƣợc hƣởng trong quá trình lao động sau khi đƣợc đào tạo. Chất lƣợng giáo dục đào tạo cũng có tác động quan trọng đối với mức tiền công, tiền lƣơng của ngƣời lao động. đ. Lợi ích vô hình nhƣng vô giá mà giáo dục và đào tạo mang lại cho xã hội cũng nhƣ ngƣời học là nhân cách của ngƣời lao động. Giáo dục và đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc biến đổi nhân cách, làm thay đổi phẩm giá của ngƣời học. Từ một ngƣời không có nghề nghiệp, không có thu nhập, vẫn phải nằm trong “dân số phụ thuộc”, phải “ăn bám” xã hội, gia đình, ngƣời học qua giáo dục và đào tạo trở thành ngƣời lao động có trình độ, có tay nghề, có thể góp phần cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội, làm giàu cho đất nƣớc, có khả năng tự nuôi sống bản thân và gia đình mình. 1.2.6.3. Vai trò của hoạt động y tế trong tăng trưởng kinh tế Mục tiêu phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng là vì sự phồn vinh của đất nƣớc, vì cuộc sống hạnh phúc của con ngƣời. Sản xuất phát triển là cơ sở cơ bản để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời cả về trí lực và thể lực. Con ngƣời là vốn quí nhất, trong đó sức khỏe đƣợc coi trọng hơn cả. Trí lực và thể lực con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao là yếu tố quan trọng thúc đẩy hiệu quả sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trƣờng và hạn chế dần sự bất bình đẳng trong đời sống xã hội của các tầng lớp dân cƣ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 Tự bản thân sức khoẻ đã là một khía cạnh quan trọng của phúc lợi, sức khoẻ kém có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến cơ hội của cá nhân - khả năng lao động và tạo thu nhập của họ, kết quả học tập, khả năng chăm sóc con cái, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng,… Chức năng của sức khoẻ với tƣ cách là một phƣơng tiện có nghĩa là bất bình đẳng về sức khoẻ sẽ chuyển thành bất bình đẳng về các phƣơng tiện phúc lợi khác. 1.2.6.4. Vai trò và tác động của môi trường với tăng trưởng kinh tế Việc đánh giá tác động của tăng trƣởng kinh tế lên chất lƣợng môi trƣờng và nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đƣợc đề cập trong nhiều tài liệu. Tuy nhiên, giữa tăng trƣởng kinh tế và môi trƣờng có mối quan hệ hai chiều. Đánh giá tác động của môi trƣờng ngƣợc trở lại tăng trƣởng kinh tế sẽ đem lại cái nhìn tổng thể hơn. Tác động của môi trƣờng đối với tăng trƣởng kinh tế có thể hiểu một cách tổng quát là những tác động do sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng gây ra đối với các cơ hội tăng trƣởng kinh tế (hoặc thu nhập) của xã hội, bao gồm thiệt hại về sức khoẻ cộng đồng và thiệt hại về kinh tế. a. Tác động của ô nhiễm môi trƣờng đối với sức khoẻ cộng đồng: Sức khoẻ cộng đồng ngày càng chịu nhiều tác động của môi trƣờng sinh hoạt, môi trƣờng công cộng, môi trƣờng giao thông cũng nhƣ môi trƣờng nơi làm việc, nhƣ: Ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc tác động đến dịch bệnh; tình hình nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật; tình hình ngộ độc thực phẩm; tác động ô nhiễm môi trƣờng đến sức khoẻ và tai nạn lao động… b. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trƣờng: Ô nhiễm môi trƣờng đang có xu hƣớng gia tăng và ngày càng phức tạp hơn theo vị trí địa lý, theo quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và dịch vụ. Nổi bật tại Việt Nam sẽ là những vấn đề ô nhiễm công nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nằm cả ở trong khu công nghiệp hay cũng nhƣ nằm xen kẽ trong khu dân cƣ. Mặc dù vậy, sẽ tốt hơn nếu nhƣ có thể giải quyết đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng thông qua những chính sách dựa trên công cụ kinh tế trên cơ sở xác định thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra. Những khó khăn đặt ra cho việc đánh giá thiệt hại kinh tế không chỉ thuộc về phƣơng pháp kỹ thuật đánh giá mà còn ở cả cách tổ chức thực hiện đánh giá, liên quan chặt chẽ đến thủ tục và cam kết của các bên tham gia, cũng nhƣ môi trƣờng pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trƣờng. c. Tác động của môi trƣờng đối với tăng trƣởng kinh tế: Không thực hiện các biện pháp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, hiểm hoạ về biến đổi khí hậu tất yếu sẽ xảy ra. Tần suất xuất hiện những trận lụt, bão lớn và nƣớc dâng cao ở những vùng đất thấp đang xảy ra thƣờng xuyên hơn, mức tàn phá khủng khiếp hơn. Biến đổi khí hậu không chỉ gây tổn thất về của cải, sinh mạng mà còn làm căng thẳng mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới và trong từng khu vực. Theo ƣớc tính của UNDP, thay đổi khí hậu đã làm cho kinh tế toàn cầu thiệt hại mỗi năm 550 tỷ USD, thiệt hại nặng nề nhất là các nƣớc đang phát triển vì ở đây môi trƣờng sinh thái đang bị huỷ hoại nhanh chóng. Hiện tƣợng đám mây màu nâu do khí thải công nghiệp đang bay lên tích tụ trên bầu trời Nam Á đầu tháng 8/2002 và đang bay lơ lửng báo trƣớc những thảm hoạ khó lƣờng tại khu vực này. Từ những quan niệm về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế trên đây có thể khái quát chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế có 3 nội dung chủ yếu nhƣ sau: (1). Tăng trƣởng kinh tế xét theo các yếu tố bên trong - nội tại của quá trình sản xuất xã hội nhƣ tăng trƣởng gắn liền với chuyển đổi cơ cấu, tăng trƣởng xét theo quan điểm hiệu quả, nhịp điệu của tăng trƣởng, các yếu tố tác động đến tăng trƣởng, tăng trƣởng gắn liền với cạnh tranh lành mạnh. (2). Tăng trƣởng gắn liền với nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo việc làm cho lao động đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng trong việc thực hiện pháp luật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 (3). Tăng trƣởng gắn liền với bảo vệ môi trƣờng, không gây ô nhiễm môi trƣờng và có các biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm; tăng trƣởng kinh tế gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khai thác bừa bãi, làm cạn kiệt tài nguyên nhiên nhiên của đất nƣớc. 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế 1.3.1. Các nhân tố kinh tế - Lao động: Là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất, đó là lao động có kỹ năng sản xuất, có kiến thức và có kỷ luật, là yếu tố quan trọng nhất của tăng trƣởng kinh tế. - Vốn: Là toàn bộ tƣ liệu vật chất đƣợc tích luỹ của nền kinh tế, nhƣ: Máy móc, nhà xƣởng, thiết bị...và các trang thiết bị đƣợc sử dụng nhƣ những yếu tố đầu vào trong sản xuất. - Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, nhƣ: Khoáng sản, đất đai, rừng, nguồn nƣớc và các loại năng lƣợng...Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có tính chiến lƣợc nên việc lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và không lãng phí tài nguyên quốc gia là vấn đề hết sức quan trọng. - Công nghệ: Là những thành tựu kiến thức đƣa ra những nguyên lý và cải tiến sản phẩm, quy trình hay thiết bị kỹ thuật; bên cạnh đó còn là sự phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế để từ đó tạo ra nguồn tích luỹ lớn cho nền kinh tế. 1.3.2. Các nhân tố phi kinh tế Đây là các nhân tố có tác động gián tiếp và rất khó lƣợng hoá cụ thể tác động của chúng đến tăng trƣởng kinh tế, nhƣ: Văn hoá - xã hội; dân tộc và tôn giáo; thể chế chính trị và quản lý nhà nƣớc. 1.4. Cơ sở thực tiễn về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế 1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương và các nước 1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 Mô hình tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015, trƣớc hết là phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, tính bền vững. Thứ hai, dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Thứ ba, dựa trên cơ sở máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao. Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phải đạt đƣợc hiệu quả sử dụng các nhân tố tổng hợp (TFP) và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Để sau năm 2025, là một trong những tỉnh công nghiệp tốp đầu của khu vực Đông Nam Bộ. Năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt ở mức 12,1% (mục tiêu nghị quyết là 12%), gấp đôi so với tốc độ tăng trƣởng chung của cả nƣớc. Một số lĩnh vực quan trọng khác cũng đạt và vƣợt dự toán, nhƣ: thu ngân sách ƣớc đạt gần 27 ngàn tỷ đồng (đạt 103%, tăng 11% so với cùng kỳ), trong đó 59,1% là thu từ nội địa (chưa tính nguồn thu từ xổ số kiến thiết), cho thấy hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn vẫn ổn định và có tăng trƣởng. Tuy nhiên, mô hình tăng trƣởng kinh tế vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chƣa đầy đủ bốn nhóm yếu tố về lao động, tài nguyên, vốn và công nghệ hiện đại để phát triển theo chiều sâu. Năng suất các nhân tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình nhƣ kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá dịch vụ, chất lƣợng vốn đầu tƣ mà chủ yếu là chất lƣợng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý chƣa cao..., đặc biệt là trình độ lao động và vốn đầu tƣ. 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Là một nƣớc nông nghiệp truyền thống, bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan mới bƣớc vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch lần thứ chín. Sau gần 50 năm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Thái Lan hiện đã trở thành một nƣớc công nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 mới trong khu vực và trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển của mình, nhìn chung, Thái Lan đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá cao và chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc đảm bảo. Trong thời kỳ từ 1980 - 1986, tỷ lệ tăng trƣởng GDP của Thái Lan luôn giữ ở mức từ 4,8 - 5,5%/năm, một tốc độ tăng trƣởng khá trong thời kỳ đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tiếp theo đó đến giai đoạn từ 1987 - 1995, tốc độ gia tăng GDP đã tăng lên nhanh chóng, trung bình đạt 9%/năm. Giai đoạn tiếp theo từ 1996 - 1999, tác động cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á đã làm cho kinh tế Thái Lan chững lại, giảm từ 9,2% năm 1995 xuống còn 5,9% vào năm 1996. Trong thời kỳ từ năm 1987 - 1996, tăng trƣởng nhanh của Thái Lan chủ yếu đạt đƣợc nhờ vào tăng vốn đầu vào, đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp không nhiều và có những biến động thất thƣờng. Tăng trƣởng nhanh của Thái Lan thời kỳ trƣớc năm 1996 tiềm ẩn yếu tố kém bền vững, khi mà tăng trƣởng nhanh gắn liền với sự gia tăng không ngừng và quá ào ạt của vốn vật chất đầu vào. Ngay từ những năm 1960, cùng với việc thực thi chiến lƣợc công nghiệp hóa, khu vực chế tạo của nƣớc này đã đƣợc bảo hộ và phát triển mạnh. Đến sau 1985, khi nền kinh tế mở cửa hơn, cơ cấu công nghiệp chuyển mạnh từ hƣớng sử dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng nhiều vốn, do giai đoạn này dòng chảy của vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đổ vào Thái Lan ồ ạt. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 làm cho nền kinh tế tăng trƣởng âm, yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp suy giảm mạnh. Tăng trƣởng kinh tế của Thái Lan dựa chủ yếu vào tăng nguồn vốn đầu vào. Tỷ lệ đầu tƣ trên GDP những năm trƣớc khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 1997 khá cao, thậm chí rất cao (nhiều năm trên 40%). Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn của Thái Lan lại thấp, với chỉ số ICOR trong nhiều thập kỷ gần đây thƣờng xuyên ở mức cao trên 5. Cơ cấu đầu tƣ của Thái Lan trong thời kỳ này có sự thiên lệch lớn. Thái Lan quá tập trung đầu tƣ cho ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng kết cấu hạ tầng, dẫn đến sự mất cân xứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 trong đầu tƣ đối với nông nghiệp; trong khi nông nghiệp vẫn là ngành vẫn chiếm phần lớn lực lƣợng lao động. Hiện nay, ngành dịch vụ đang là một trong những ƣu tiên phát triển kinh tế của Thái Lan, trong đó du lịch là ngành mũi nhọn trong lĩnh vực dịch vụ. Du lịch Thái Lan tăng trƣởng mạnh và liên tục từ sau năm 1991. Sự thành công trên đã khiến du lịch trở thành ngành có doanh thu cao nhất, chiếm 6% GDP của Thái Lan. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành công nghiệp không khói này của Thái Lan đã và đang gặp nhiều khó khăn do nạn dịch SARS, đại dịch cúm gia cầm, sóng thần... Để khôi phục du lịch, Chính phủ Thái Lan đã đƣa ra nhiều chính sách thu hút khách du lịch, trong đó đặc biệt phải kể đến việc coi trọng khu vực kinh tế tƣ nhân, coi kinh tế tƣ nhân nhƣ là một trong những động lực phát triển kinh tế. Đây là một sự thay đổi hết sức kịp thời và phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế Thái Lan. 1.4.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cách từ những năm 1960, kể từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ nhất ra đời năm 1962, nền kinh tế đã duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh. Bình quân tốc độ tăng GDP hàng năm là 9% cao hơn rất nhiều so tốc độ tăng bình quân của thế giới. Trong cùng thời gian công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trên 20% năm, dịch vụ tăng trên 14%/ năm. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh đã giúp cho Hàn Quốc giải quyết đƣợc nhiều vấn đề nhƣ giảm thất nghiệp, giảm tỷ lệ nghèo đói, giảm mức chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. - Tài trợ cho các nhu cầu đầu tƣ trƣớc tình hình kinh tế trong nƣớc kém phát triển, nguồn tích luỹ từ nội bộ ít, nguồn tài trợ bên ngoài giảm sút chính phủ đã khuyến khích đầu tƣ làm tăng việc sử dụng nguyên liệu trong công nghiệp, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, khuyến khích du nhập công nghệ kỹ thuật mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 - Sử dụng công cụ thuế và tăng cƣờng tiết kiệm của chính phủ, sử dụng công cụ thuế nhƣ một công cụ kích thích đầu tƣ, tăng cƣờng sử dụng chính sách lãi suất thấp, chính phủ đƣa ra các điều kiện để hoàn lại vốn và trả lãi cho các nhà đầu tƣ. Để tập trung vốn cho phát triển các ngành mũi nhọn. 1.4.1.4. Kinh nghiệm của Anh Học thuyết Mác đã nhận định là sự tích luỹ tƣ bản nguyên thuỷ nhất thiết phải diễn ra trƣớc khi có sự phát triển kinh tế. Cơ sở thực tiễn của học thuyết này bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển kinh tế của nƣớc Anh, nơi mà buôn bán, bóc lột thuộc địa và một số hình thức khác đã tạo cho nƣớc Anh có đƣợc nguồn vốn tích luỹ khổng lồ. Đến cuối thế kỷ XIX nguồn vốn tích luỹ của nƣớc Anh biến thành tƣ bản đầu tƣ vào công nghiệp. Từ thực tiễn đó cho thấy, trƣớc cách mạng công nghiệp nƣớc Anh đã trải qua chủ nghĩa tƣ bản thƣơng mại hàng thế kỷ. Nhƣ vậy, con đƣờng và giải pháp cơ bản để tạo dựng vốn đầu tƣ vào công nghiệp hoá và phát triển kinh tế là phát triển mạnh tự do thƣơng mại nhằm tạo ra từ tích luỹ nội bộ nền kinh tế kết hợp với sự cƣớp bóc từ các nƣớc thuộc địa. 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang - Mở rộng và phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy sự năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành và nhân dân. Luôn giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trƣờng thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. - Đẩy mạnh hợp tác, mở rộng liên doanh, liên kết, tận dụng thời cơ thu hút đầu tƣ; tập trung vốn cho phát triển các ngành thuộc tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và tăng cƣờng vai trò điều tiết của nhà nƣớc trong nền kinh tế quốc dân, mở rộng thị trƣờng; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ƣơng và tập trung huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. - Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là tăng cƣờng sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phƣơng phục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 vụ cho sản xuất công nghiệp, khuyến khích việc đầu tƣ công nghệ kỹ thuật mới để tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; bên cạnh đó chú trọng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Tiếp tục rà soát để xây dựng cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng đồng bộ và đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất,... để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững. - Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang hiện nay nhƣ thế nào ? Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang là gì ? Giải pháp nào là cần thiết để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang ? 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các công trình nghiên cứu trƣớc đó; tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, các hội nghị tổng kết của các đơn vị, cơ quan trong tỉnh; và thông tin thông qua các tạp chí chuyên ngành thống kê, báo chí, internet… 2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu và biểu đồ minh họa; một số thông tin sẽ đƣợc kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý. 2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Đề tài kết hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp thống kê mô tả (phân tổ dữ liệu, trình bày dữ liệu bằng bảng biểu, đồ thị thống kê và sơ đồ…), phân tích, so sánh, đánh giá, mô hình hóa...; phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian; phƣơng pháp chỉ số… 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích Phù hợp với các nội dung trên và xuất phát từ điều kiện thực tế về hệ thống chỉ tiêu thống kê và nguồn số liệu hiện có, đề tài chỉ đi sâu vào đánh giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 một số nhóm chỉ tiêu thống kê phù hợp để phản ánh thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Tuyên Quang xét theo góc độ kinh tế và một số nội dung về xã hội và môi trƣờng. 2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá nội dung bên trong (nội tại) của tăng trưởng kinh tế 2.3.1.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quan hệ về sự biến đổi của các bộ phận cấu thành với biến đổi chung của tổng thể Việc xác định các bộ phận cấu thành và tổng thể chung chỉ có ý nghĩa tƣơng đối, phụ thuộc vào đặc điểm của hiện tƣợng và mục đích nghiên cứu. Các bộ phận cấu thành ở đây có thể là các loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm với giá trị chung; có thể là các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh với một ngành; có thể là các ngành, nhóm ngành, các khu vực kinh tế, loại hình sản xuất với toàn nền kinh tế quốc dân ở phạm vi toàn quốc hay một tỉnh, thành phố; có thể là các tỉnh, thành phố, các vùng với chung toàn quốc,... Có nhiều loại chỉ tiêu phản ánh quan hệ về sự biến đổi của các bộ phận cấu thành với sự biến động chung của tổng thể nhƣ đã trình bày ở trên. Ở đây chỉ trình bày 3 loại đặc trƣng nhất nhƣ sau: a. Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất chung do đóng góp của các bộ phận cấu thành Nếu gọi kết quả sản xuất (giá trị tăng thêm hoặc tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh) trong phạm vi tổng thể chung là Y, và của từng bộ phận cấu thành là yj (j = 1, 2,… n chỉ số thứ tự các bộ phận cấu thành) ta có: Công thức tính: + Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất nói chung (đóng góp của tất cả các bộ phận cấu thành). I Y Y Y0 Y1 Y0 Y0 ; (1) + Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do đóng góp của bộ phận thứ j (ij) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 y j1 j iY Y0 y j0 ; (2) Y0 Trong đó: 0 ký hiệu cho kỳ gốc và 1 ký hiệu cho thời kỳ báo cáo Từ 1 và 2 có thể thiết lập quan hệ sau: n I Y n i j vì Y j 1 j ; (3) j 1 b. Cơ cấu đóng góp của các bộ phận cấu thành trong tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất (dj) ij  I dj ; (4) Y c. Chỉ số đặc trương quan hệ so sánh giữa tốc độ tăng những sản phẩm hoặc những ngành chủ yếu và tốc độ tăng kết quả sản xuất nói chung Gọi I y / c - tốc độ tăng những sản phẩm hoặc những ngành chủ yếu và I - tốc độ tăng kết quả sản xuất nói chung, ta sẽ có công thức tính chỉ số đặc Y trƣng quan hệ so sánh giữa tốc độ tăng những sản phẩm hoặc những ngành chủ yếu và tốc độ tăng chung kết quả sản xuất (Is) Is I y/c I ; (5) Y Is > 1 nghĩa là kết quả sản xuất ra những sản phẩm chủ yếu, những sản phẩm cốt kế dân sinh hoặc những ngành chủ yếu tăng cao hơn kết quả sản xuất những sản phẩm khác hoặc các ngành khác thì là tốt, chất lƣợng tăng trƣởng theo xu thế đó là cần thiết và rất có ý nghĩa. Ngƣợc lại, nếu Is < 1 thì chất lƣợng tăng trƣởng chƣa tƣơng xứng với tăng lên của khối lƣợng. 2.3.1.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung của đầu tư xã hội và sản xuất a. Năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) = ------------------------------------------- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ; (6) http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 (triệu đồng/lao động) Tổng số ngƣời làm việc bình quân b. Hệ số ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (viết tắt là ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho biết để tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm trong nƣớc (GRDP) đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tƣ thực hiện. Vì vậy, hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tƣ dẫn tới tăng trƣởng kinh tế. Vốn đầu tƣ thực hiện trong hệ số ICOR bao gồm các khoản chi tiêu để làm tăng tài sản cố định, tài sản lƣu động. Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tƣ và hiệu quả sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế. Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đầu tƣ có hiệu quả cao, hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là để duy trì cùng 1 tốc độ tăng trƣởng kinh tế cần 1 tỷ lệ vốn đầu tƣ so với tổng sản phẩm trong nƣớc thấp hơn. Theo qui luật của lợi tức biên giảm dần, khi nền kinh tế càng phát triển (GRDP bình quân đầu người tăng lên) thì hệ số ICOR sẽ tăng lên, tức là để duy trì cùng một tốc độ tăng trƣởng cần một tỷ lệ vốn đầu tƣ so tổng sản phẩm trong nƣớc cao hơn. Với nội dung đó hệ số ICOR đƣợc coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế: Có hai phƣơng pháp tính hệ số ICOR * Phƣơng pháp thứ nhất đƣợc tính theo công thức: ICOR V1 ; (7) G1 G0 Trong đó: V1: tổng vốn đầu tƣ của năm báo cáo; G1: tổng sản phẩm trong nƣớc của năm báo cáo; G0: tổng sản phẩm trong nƣớc của ba hoặc năm trƣớc năm báo cáo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 Các chỉ tiêu về vốn đấu tƣ và tổng sản phẩm trong nƣớc để tính hệ số ICOR theo phƣơng pháp này phải đƣợc tính theo cùng một loại giá: Giá thực tế hoặc giá so sánh. * Phƣơng pháp thứ hai đƣợc tính theo công thức: ICOR I V (%) I G (%) ; (8) Trong đó: IV: tỷ lệ vốn đầu tƣ so với tổng sản phẩm trong nƣớc; IG: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc. Hệ số ICOR tính theo phƣơng pháp này thể hiện: Để tăng thêm 1 phần trăm (%) tổng sản phẩm trong nƣớc đòi hỏi phải tăng bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn đầu tƣ so với GDP. c. Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp và tỷ phần đóng góp của tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) suy cho cùng là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình nhƣ đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân, v.v... (gọi chung là các nhân tố tổng hợp). Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (gọi tắt là TFP) là tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp chung (năng suất tính chung cho cả vốn và lao động). Đây là chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá tính chất phát triển bền vững của kinh tế, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất xã hội, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ tổ chức, quản lý sản xuất,… của mỗi ngành, mỗi địa phƣơng hay mỗi quốc gia. Chính vì vậy tốc độ tăng TFP và tỷ phần đóng góp của tốc độ tăng TFP là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp ( ITFP ) đƣợc tính theo công thức: ITFP IY .IK .IL ; (9) Trong đó: IY - tốc độ tăng kết quả sản xuất (kết quả sản xuất là giá trị tăng thêm đối với từng ngành kinh tế, từng đơn vị hoặc từng khu vực, từng địa phương, là tổng sản phẩm trong nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân). IK - tốc độ tăng vốn hoặc tài sản cố định; IL - tốc độ tăng lao động làm việc; , là hệ số đóng góp của vốn hoặc tài sản cố định và hệ số đóng góp của lao động ( + = 1). Để áp dụng đƣợc công thức trên ta phải có số liệu về 3 chỉ tiêu: - Giá trị tăng thêm đối với từng ngành, từng đơn vị hoặc từng khu vực, từng địa phƣơng và tổng sản phẩm trong nƣớc đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân tính theo giá so sánh (giá cố định); - Vốn hoặc tài sản cố định tính theo giá so sánh (giá cố định); - Lao động làm việc. Các hệ số đóng góp của vốn hoặc tài sản cố định ( ) và của lao động ( ) có thể xác định đƣợc bằng phƣơng pháp hạch toán hoặc bằng hàm sản xuất Cobbc - Douglass. - Tính các hệ số theo phƣơng pháp hạch toán và theo phƣơng pháp hạch toán có dạng: Công thức tính hệ số Thu nhập đầy đủ của ngƣời lao động theo giá hiện hành = Giá trị tăng thêm ; (9.1) hoặc GDP theo giá hiện hành Khi có đƣợc hệ số ( =1 vì + , ta dễ dàng xác định đƣợc hệ số =1). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 - Tính các hệ số và theo hàm sản xuất Cobb - Douglass Hàm sản xuất Cobb -Douglass có dạng cơ bản: ~ Y ; (9.2) P.K .L Trong đó: ~ Y - Giá trị lý thuyết về tổng sản phẩm trong nƣớc hoặc giá trị tăng thêm; P - Năng suất bình quân chung; K - Vốn hoặc giá trị tài sản cố định; L - Lao động làm việc; - Hệ số đóng góp của vốn hoặc giá trị tài sản cố định; - Hệ số đóng góp của lao động, với Tham số P và các hệ số , + = 1. có thể tính đƣợc nhờ vào hệ phƣơng trình chuẩn tắc đƣợc xây dựng trên cơ sở phƣơng pháp bình quân nhỏ nhất. Tỷ phần đóng góp của các nhân tố đối với tỷ lệ tăng lên của giá trị tăng thêm phản ánh vai trò của từng nhân tố. Khi tỷ phần đóng góp do tăng TFP càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngƣợc lại. d. Tỷ lệ thu so với chi ngân sách trên địa bàn Tỷ lệ thu so với Chi ngân sách trên địa bàn (%) Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn = --------------------------------------------------- x 100 ; (10) Chi ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đời sống văn hoá, xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế 2.3.2.1. GRDP bình quân đầu người GRDP GRDP bình quân đầu ngƣời = Dân số trung bình ; (11) Chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh “toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương”. GRDP bình quân đầu ngƣời tăng lên đòi hỏi sản xuất phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Muốn vậy, một mặt phải phấn đầu tăng nhanh và đều đặn về mặt sản xuất, nhƣng đồng thời phải thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình để bảo đảm dân số tăng chậm và ổn định. Đảm bảo đồng thời hai yêu cầu trên chính là nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ và đó cũng chính là tăng trƣởng tốt. 2.3.2.2. Đường cong Lorenz Đó là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ thiếu đồng đều hoặc bất bình đẳng của thu nhập. Khi nghiên cứu phân phối thu nhập của dân cƣ, đƣờng cong Lorenz biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm số dân cƣ và tỷ lệ phần trăm thu nhập của các nhóm dân cƣ đó. Trên đồ thị, trục hoành biểu thị tỷ lệ phần trăm cộng dồn của số dân cƣ từ 0% đến 100% đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhóm dân cƣ có thu nhập tăng dần và trục tung biểu thị tỷ lệ phần trăm cộng dồn thu nhập của các nhóm dân cƣ từ 0% đến 100%. Vì các nhóm dân cƣ đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất nên tỷ lệ phần trăm cộng dồn số nhóm dân cƣ luôn luôn lớn hơn phần trăm cộng dồn thu nhập tƣơng ứng của nhóm, do vậy đƣờng cong Lorenz luôn nằm dƣới đƣờng nghiêng 45 0 và có mặt lõm hƣớng lên trên (xem hình vẽ theo ví dụ). Đƣờng cong Lorenz càng lõm (diện tích hình A càng lớn) thì sự bất bình đẳng càng cao và ngƣợc lại. Nếu tất cả các nhóm dân cƣ có mức thu nhập giống nhau, khi đó đƣờng cong Lorenz sẽ trùng với đƣờng nghiêng 450 và đƣợc gọi là đƣờng bình đẳng tuyệt đối. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 ĐƢỜNG CONG LORENZ 120 §-êng ong Lorenz vïng1 §-êng cong Lorenz vïng 2 N 100 80 0 5 g4 n ª i gh 60 n ng ê §- A 40 B 20 M 0 0 20 40 60 80 100 Hai đƣờng cong trên cho ta một nhận biết về sự bất bình đẳng theo thu nhập của dân cƣ: vùng 1 có mức độ chênh lệch nhỏ hơn vùng 2 vì khoảng cách từ đƣờng nghiêng 450 tới đƣờng cong Lorenz 1 gần hơn khoảng cách tới đƣờng cong Lorenz 2. Đƣờng cong Lorenz không chỉ giúp ta so sánh sự biến động giữa các vùng mà còn giúp ta so sánh sự biến động theo thời gian. Muốn vậy, ngƣời ta vẽ các đƣờng cong Lorenz của các năm khác nhau trong cùng một vùng trên cùng một hệ trục toạ độ. 2.3.2.3. Hệ số GINI Hệ số GINI là số đo về sự bất bình đẳng phân phối thu nhập của dân cƣ, đƣợc biểu hiện bằng tỷ lệ so sánh giữa phần diện tích giới hạn bởi đƣờng nghiêng 450 và đƣờng cong Lorenz với toàn bộ diện tích tam giác OMN. Nếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 gọi A là phần diện tích giới hạn bởi đƣờng nghiêng 450 (ON) với đƣờng cong Lorenz và B là diện tích còn lại của tam giác OMN thì ta có hệ số GINI (G): A A B G= ; (12) Nếu đƣờng cong Lorenz trùng với đƣờng thẳng 450 (đƣờng bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số GINI bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối bình đẳng tuyệt đối. Nếu đƣờng cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số GINI bằng 1 (vì B = 0), xã hội có sự phân phối bất bình đẳng tuyệt đối. Nhƣ vậy 0 G 1 Khi nghiên cứu về sự bất bình đẳng về thu nhập của dân cƣ, với số liệu về thu nhập và số ngƣời tƣơng ứng ta chia theo các nhóm dân cƣ có mức thu nhập khác nhau, công thức tính hệ số GINI nhƣ sau: n Pi Qi G 1 Qi 1 ; i 1 (13) 100 000 Trong đó: Pi - tỷ lệ cộng dồn số ngƣời đến nhóm dân cƣ có mức thu nhập i Qi và Qi-1 - tỷ lệ cộng dồn thu nhập của số ngƣời đến nhóm dân cƣ có mức thu nhập i và i - 1 Nếu nhƣ đƣờng cong Lorenz mới chỉ giúp ta nhận biết bằng trực giác cũng nhƣ tính chất bất bình đẳng và sự khác nhau về bất bình đẳng trong phân phối, thì hệ số GINI cho phép ta xác định mức độ bất bình đẳng đó đến đâu, với con số cụ thể là bao nhiêu. Hệ số GINI là một số không âm (0 G 1); hệ số này càng nhỏ thì sự bình đẳng trong phân phối càng lớn và ngƣợc lại hệ số này càng lớn thì sự bình đẳng trong phân phối càng nhỏ. Chất lƣợng tăng trƣởng tốt, nghĩa là phải ngày càng tạo ra sự công bằng của xã hội, hạn chế bớt sự bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ và nhƣ vậy đƣờng cong Lorenz cũng nhƣ hệ số GINI cũng là chỉ tiêu cho phép ta đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng của một nƣớc hay một vùng hoặc một địa phƣơng. 2.3.2.4. Chỉ số phát triển con người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 Chỉ số phát triển con ngƣời (Human Development Index - HDI) là chỉ số tổng hợp (bình quân giản đơn) của ba chỉ số thành phần: chỉ số Tuổi thọ, chỉ số Giáo dục và chỉ số GDP phản ánh về sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một vùng, một tỉnh..., trên các phƣơng diện sức khoẻ, tri thức và mức sống. Chỉ số Tuổi thọ: Phản ánh độ dài cuộc sống và sức khỏe, đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh. Chỉ số Giáo dục: Phản ánh về tri thức, đƣợc đo bằng tỉ lệ ngƣời lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục. Chỉ số GDP: Phản ánh về mức sống, đƣợc đo bằng GDP bình quân đầu ngƣời tính bằng sức mua tƣơng đƣơng theo Đô la Mỹ (PPP_USD). HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện trình độ phát triển con ngƣời cao nhất; HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. - Công thức tính: HDI ITuoi _ tho I Giao _ duc 3 I GDP ; (14) Trong đó: I Tuoi _ tho : Chỉ số tuổi thọ; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 I Giao _ duc : Chỉ số Giáo dục; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 I GDP : Chỉ số GDP; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 - Công thức tính các chỉ số thành phần: I Tuoi _ tho X 25 85 25 (14.1) Trong đó: X: tuổi thọ trung bình thực tế 25: Tuổi thọ trung bình tối thiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 85: Tuổi thọ trung bình tối đa I Giao _ duc 2 I Biet _ chu 3 1 I Nhap _ hoc 3 (14.2) Trong đó: I Biet _ chu : I Biet _ chu Tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ, đƣợc tính bằng công thức: A B (A là số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ; B là dân số từ 15 tuổi trở lên). I Nhap _ hoc : Tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục, đƣợc tính bằng công thức: I Nhap _ hoc C D (C là tổng số học sinh, sinh viên đang học các cấp giáo dục từ tiểu học đến đại học, kể cả các lớp xóa mù chữ và bổ túc văn hóa; D là dân số từ 6 đến 24 tuổi). IGDP Log(Y ) Log(100) Log(40.000) Log(100) (14.3) Trong đó: Y: GDP bình quân đầu ngƣời thực tế tính bằng PPP_USD 100: GDP bình quân đầu ngƣời tối thiểu tính bằng PPP_USD 40.000: GDP bình quân đầu ngƣời tối đa tính bằng PPP_USD. 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội Các chỉ số về giáo dục: Tỷ lệ ngƣời biết chữ, số năm đi học bình quân; tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và xã giữ vững phổ cập các bậc học,... Các chỉ số về y tế: Tỷ lệ trẻ em trong các độ tuổi, tỷ số giới tính trẻ em sinh ra, tỷ suất chết của trẻ em dƣới 5 tuổi, số bác sĩ trên một nghìn dân,... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 Các chỉ số phản ánh về công bằng xã hội và nghèo đói: Tỷ lệ nghèo đói và khoảng cách nghèo đói, chỉ tiêu phản ánh mức độ bình đẳng giới, chỉ số phản ánh công bằng xã hội,... Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới. 2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường - Tỷ lệ dân số đƣợc cung cấp nƣớc sạch. - , chất thải y tế đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt. chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng. - Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nƣớc thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp giáp với các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên 5.870,38 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 82.652,56 ha, chiếm 14,09%, diện tích đất lâm nghiệp 447.119,16 ha chiếm 76,2% (rừng đặc dụng 47.492,88 ha, chiếm 10,62%; rừng phòng hộ 141.677,29 ha, chiếm 31,69%; rừng sản xuất 257.948,99 ha, chiếm 57,69%). Tổng dân số 746.669 ngƣời; mật độ dân số trung bình 127 ngƣời/km2; tỉnh có 22 dân tộc (trong đó: Dân tộc Kinh 46%, Tày 26%, Dao 13%, Sán Cháy 8%, còn lại là các dân tộc khác). Tổng số lao động 404.213 ngƣời (trong đó: Lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 78%; công nghiệp chiếm 8,51% và dịch vụ chiếm 13,49%). Toàn tỉnh có 6 huyện, 1 thành phố với 141 xã, phƣờng, thị trấn; 2.090 thôn, bản; hiện nay có 61 xã (trong đó có 5 thuộc khu vực ATK) và 761 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tƣ Chƣơng trình 135. 3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội Năm 2013, cả nƣớc phải thực hiện chủ trƣơng kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hƣởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Nhƣng với sự nỗ lực không ngừng, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nƣớc năm 2013; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện các nhiệm vụ với tinh thần khẩn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 trƣơng, tập trung, quyết liệt và hiệu quả; vƣợt qua khó khăn, thách thức, giành nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Kết quả năm 2013 là năm đầu tiên hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 21/21 chỉ tiêu đề ra, tiêu biểu như: Tốc độ tăng trƣởng tăng trƣởng đạt 13,5%; Tỉnh đánh giá có (mƣời) sự kiện nổi bật, đặc biệt là: Phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tƣ và an sinh xã hội; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.420/3.393,3 tỷ đồng tăng trên 17% so với năm 2012; thu cân đối ngân sách nhà nƣớc đạt 1.086/970 tỷ đồng, bằng 112% dự toán, tăng 19% so với năm 2012; phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới trong đó có làm đƣờng giao thông nông thôn đƣợc 535 km, đạt 120,2% kế hoạch; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và thành lập trƣờng Đại học Tân Trào; cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các tổ chức và cá nhân, huy động cả hệ thông chính trị tham gia; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trên 5%; trồng rừng đạt 13.788 ha, đạt 102,1% kế hoạch; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,21% so với năm 2012; kìm chế tai nạn giao thông cả ba tiêu chí đều giảm. Trong điều kiện khó khăn, tỉnh đã thu hút đầu tƣ hoàn thành đƣa vào sản xuất nhà máy đƣờng Hàm Yên công suất 2.000 tấn mía cây/ngày, nhà máy thủy điện Chiêm Hóa công suất 48MW, nhà máy luyện gang công suất 150.000 tấn/năm; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Dây truyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp công suất 140.000 tấn/năm, nhà máy may xuất khẩu MSA YB (dự án mở rộng), nhà máy Thủy điện Yên Sơn, nhà máy luyện Ăngtimon Lâm Bình,... Chương trình xây dựng nông thôn mới: Tập trung chỉ đạo thực hiện Kế hoạch về xây dựng nông thôn mới 7 xã điểm tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013 - 2015 và các chính sách Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Hƣớng dẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tƣ xây dựng, thanh quyết toán; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nhiều tiêu chí và nhiệm vụ đã đƣợc nhân dân toàn tỉnh hƣởng ứng thực hiện. Kết thúc năm 2013 có 22 xã đạt trên 10 tiêu chí; 93 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; 14 xã đạt dƣới 5 tiêu chí. Giáo dục, y tế, văn hóa - thông tin, thể thao có nhiều khởi sắc, an sinh xã hội đƣợc bảo đảm; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. 3.2. Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang 3.2.1. Chất lượng tăng trưởng về mặt kinh tế 3.2.1.1. Tốc độ tăng GRDP Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2013 Giai đoạn 2011 - 2013, tốc độ tăng GRDP Tuyên Quang bình quân là 9,83%/năm. Nếu so sánh giữa các năm ta thấy tốc độ tăng GRDP không đồng đều. Năm có tốc độ tăng cao nhất là 10,51% (2013), thấp nhất 5,58% (2010). Năm 2012, có tốc độ tăng GRDP năm sau thấp hơn tốc độ tăng năm trƣớc. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị tuyệt đối thì không có trƣờng hợp nào có GRDP năm sau thấp hơn năm trƣớc, tức là có tốc độ tăng đạt "giá trị âm". Xét tốc độ tăng của GRDP thuộc các khu vực kinh tế: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ, ta thấy so với tốc độ tăng chung của cả 3 khu vực thì khu vực công nghiệp và xây dựng có 3 năm tăng cao hơn; khu vực dịch vụ có 2 năm tăng cao hơn và 2 năm tăng thấp hơn; còn riêng khu vực nông nghiệp chỉ có 1 năm cao hơn (năm 2010), còn lại các năm đều tăng thấp hơn (có 02 năm tăng trưởng âm). Bình quân chung 3 năm (2011 - 2013): Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 22,92%, khu vực dịch vụ tăng 13,27%, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản là - 3,35% (nguyên nhân của sự giảm sút này là do chịu ảnh hưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 của dịch bệnh và diễn biến bất thường của thời tiết, chi phí đầu vào tăng nhanh khi giá bán không ổn định). Bảng 3.1: Chỉ tiêu GRDP từ năm 2010 đến năm 2013 (theo giá so sánh 2010) Tổng chung Khu vực I Khu vực II Tốc (nông lâm nghiệp (công nghiệp tuyệt đối độ tăng và thuỷ sản) và xây dựng) (tỷ đồng) (%) Số Tốc Số Tốc Số Tốc tuyệt đối độ tăng tuyệt đối độ tăng tuyệt đối độ tăng (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) 5 6 7 8 Số Năm Phân theo khu vực kinh tế: Khu vực III (dịch vụ) A 1 2 3 4 2010 10.224 5,58 4.201 17,69 2.477 - 11,67 3.546 - 12,25 2011 11.214 9,68 3.737 - 11,07 3.240 28,81 4.237 19,54 2012 12.259 9,32 3.654 - 2,21 4.112 46,27 4.493 6,03 2013 13.547 10,51 3.793 3,80 4.600 13,95 5.154 14,70 Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2013 (%) Tuyên Quang 1.108 9,83 Cả nƣớc - 136 5,60 - 3,35 708 3,10 22,92 6,00 536 13,27 6,40 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. 12,00% 10,00% 10,51% 9,68% 9,32% 8,00% 6,00% 5,58% 4,00% 2,00% 0,00% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Năm 2013 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 Hình 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GRDP Tuyên Quang từ 2010 - 2013 (theo giá so sánh 2010) Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2011-2013 là 9,83%, đây là giai đoạn có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao hơn so với cả nƣớc (5,60%). Tuy nhiên xét theo khu vực kinh tế thì tính ổn định của tốc độ tăng trƣởng của Tuyên Quang còn nhiều bất cập so với cả nƣớc (khu vực I là - 3,35%, 3,10%; khu vực II là 22,92%, 6%; khu vực III là 13,27%, 6,40%). 25,00% 22,92% 20,00% Khu vực I 15,00% 13,27% Khu vực II 9,83% 10,00% 6,00% 6,40% 5,60% 5,00% 3,10% Tốc độ tăng BQ chung 0,00% Tuyên Quang -5,00% Khu vực III Cả nước -3,35% Hình 3.2. Tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân cả nƣớc và Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2013 (theo giá so sánh 2010) Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Xét theo mức độ đóng góp của từng khu vực đối với tốc độ tăng chung của GRDP cho thấy: Khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp vào tốc độ tăng bình quân năm của GRDP năm 2012 ở vị trí thứ nhất (83,48%) nhƣng đến năm 2013 chỉ đứng ở vị trí thứ hai (37,87%); khu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 vực dịch năm 2011 (69,83%) có mức độ đóng góp cao nhất trong các năm nhƣng cũng chỉ đứng vị trí thứ hai và năm 2013 (51,28%) có mức đóng góp thấp hơn nhƣng lại đứng ở vị trí thứ nhất; còn khu vực nông lâm và thuỷ sản mức độ đóng góp luôn có sự biến động không ổn định, đây là khu vực còn nhiều sự hạn chế đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để đem lại hiệu quả. So với cả nƣớc năm 2013, mức độ đóng góp của các khu vực kinh tế của Tuyên Quang đã hình thành theo chiều hƣớng tích cực, từng bƣớc phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nƣớc. Bảng 3.2: Kết quả đóng góp của các khu vực đối với tốc độ tăng trƣởng GRDP Đơn vị: % Khu vực Cả nuớc Tuyên Quang Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 năm 2013 A 1 2 3 4 5 TỐC ĐỘ TĂNG GRDP (1+2+3) 5,58 9,68 9,32 10,51 5,42 1. Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 6,51 - 4,54 - 0,74 1,14 0,48 2. Công nghiệp và xây dựng 4,15 7,46 7,78 3,98 2,10 3. Dịch vụ - 5,08 6,76 2,28 5,39 2,84 100 100 100 100 100 1. Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 116,67 - 46,90 - 7,94 10,85 8,78 2. Công nghiệp và xây dựng 74,37 77,07 83,48 37,87 38,64 3. Dịch vụ - 91,04 69,83 24,46 51,28 52,57 TỶ LỆ % ĐÓNG GÓP VÀO GRDP Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. 3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GRDP a. Chuyển dịch cơ cấu theo khu vực kinh tế Giai đoạn 2010 - 2013, cơ cấu ngành kinh tế Tuyên Quang đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, cụ thể: Khu vực I có tỷ trọng giảm dần từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 41,10% năm 2010 xuống còn 31,02% năm 2013; khu vực II có tỷ trọng tăng dần từ 24,23% năm 2010 lên 29,93% năm 2013; tƣơng tự khu vực III cũng có tỷ trọng tăng dần từ 34,67% năm 2010 lên 39,05% năm 2013. Bảng 3.3: Giá trị và cơ cấu GRDP theo từng khu vực kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 (theo giá hiện hành) STT CHỈ TIÊU A B Cả nƣớc Tuyên Quang Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 năm 2013 1 2 3 4 5 TỔNG SỐ (tỷ đồng) 10.224 12.715 14.832 1 Khu vực I 4.202 5.371 5.024 5.306 2 Khu vực II 2.477 1.913 4.250 5.121 1.373.000 3 Khu vực III 3.545 4.289 5.558 6.681 1.552.500 17.108 3.584.300 658.800 CƠ CẤU (%) 100 100 100 100 100 1 Khu vực I 41,1 42,24 33,87 31,02 18,38 2 Khu vực II 24,23 24,02 28,65 29,93 38,31 3 Khu vực III 34,67 33,74 37,48 39,05 43,31 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Với kết quả trên cho thấy cơ cấu kinh tế Tuyên Quang đang hƣớng tới sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhƣng do xuất phát điểm là nền kinh tế công nghiệp địa phƣơng nhỏ, chƣa có sản phẩm mũi nhọn chính có tính chất chi phối đƣa kinh tế công nghiệp phát triển nhanh; dịch vụ có thu phát triển cũng chƣa mạnh, nên tính chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm và chƣa theo khuynh hƣớng rõ ràng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 Hình 3.3: Cơ cấu GRDP Tuyên Quang năm 2010 và năm 2013 (theo giá hiện hành) Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Đối với khu vực I: Giảm từ 41,10% năm 2010 xuống còn 31,02% năm 2013; nguyên nhân do giá trị sản phẩm hàng nông lâm, thuỷ sản có chiều hƣớng giảm trong khi đó các sản phẩm của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và các dịch vụ khác có chiều hƣớng tăng dần. Đối với khu vực II: Năm 2013, công nghiệp tuy có gặp những khó khăn nhất định, nhƣng với sự cố gắng của các ngành và doanh nghiệp nên đã có chuyển biến tích cực; tỷ trọng qua các năm đều tăng dần nếu nhƣ năm 2010 mới chiếm 59,05% thì đến năm 2013 đã chiếm 70,89% (trong đó ngành sản xuất phân phối điện nước đã có bước tăng nhanh và ổn định từ 20,31% năm 2010 lên 34,17% năm 2013). Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Tuyên Quang có khả năng cạnh tranh và đạt giá trị cao góp phần tăng dần tỷ trọng qua các năm nhƣ: Bột Ba rít, bột penpat nghiền, đá xây dựng các loại, cát sỏi, xi măng, chè chế biến, đƣờng kính trắng, điện, giấy...Hoạt động sản xuất trong xây dựng có xu hƣớng giảm dần đây cũng là tình trạng chung so với các tỉnh trong cả nƣớc, nếu năm 2010 chiếm tỷ trọng là 40,95% thì đến năm 2013 chỉ chiếm gần 30%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang tập trung vốn đầu tƣ xây dựng một số công trình trọng điểm nhƣ: Hạ tầng trung tâm huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 lỵ Yên Sơn, Lâm Bình tại địa điểm mới; giao thông (đang thực hiện nhiều dự án giao thông quan trọng như dự án giao thông nông thôn 3, dự án cầu Tứ Quận, đường tránh ngập hồ thủy điện Tuyên Quang, dự án cầu Kim Xuyên, cầu Bà Đạo…), trƣờng học, các dự án kiên cố hoá kênh mƣơng, bê tông hoá đƣờng giao thông nông thôn,... Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành của khu vực II đang từng bƣớc vận hành theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển dịch có cấu trong ngành công nghiệp còn chƣa thực sự rõ nét và còn chậm, chất lƣợng tăng trƣởng còn thấp, tính ổn định, bền vững chƣa cao,... Bảng 3.4: Cơ cấu GRDP khu vực II giai đoạn 2010 - 2013 (theo giá hiện hành) Đơn vị: % STT Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 B 1 2 3 4 TỔNG SỐ 100 100 100 100 CHỈ TIÊU A 1 Công nghiệp khai thác 5,13 5,50 5,58 5,62 2 Công nghiệp chế biến 33,61 38,06 31,18 31,10 20,31 19,09 33,58 34,17 40,95 37,35 29,66 29,11 Sản xuất và phân phối 3 4 điện nƣớc Xây dựng Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Đối với khu vực III: Là khu vực cũng chịu ảnh hƣởng lớn của biến động giá cả thị trƣờng và rất khó lƣờng; sự dịch chuyển trong nội bộ các nhóm ngành rất chậm chạp, không rõ nét cụ thể từ 34,67% năm 2010, đến năm 2013 mới đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 mức 39,05%. Tỷ trọng của các nhóm ngành thƣơng mại, khách sạn nhà hàng, vận tải kho bãi thông tin liên lạc... trong tổng giá tăng thêm khu vực III có xu hƣớng giảm dần từ 52,83% năm 2010 giảm xuống còn 50,68% năm 2013; tỷ trọng của các ngành hoạt động sự nghiệp trong khu vực III có xu hƣớng tăng dần từ 47,17% năm 2010 lên 49,32% năm 2013, tuy nhiên nguồn kinh phí cho các hoạt động này chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nƣớc cấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 Bảng 3.5: Cơ cấu GRDP khu vực III giai đoạn 2010 - 2013 (theo giá hiện hành) Đơn vị: % STT A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Năm 2010 1 100 13,81 1,65 15,00 12,12 0,43 9,83 18,66 16,34 9,67 1,34 1,16 CHỈ TIÊU B TỔNG SỐ Thƣơng nghiệp sửa chữa xe đồ dùng gia đình Khách sạn nhà hàng Vận tải kho bãi thông tin liên lạc Tài chính tín dụng Hoạt động khoa học và công nghệ Các HĐ liên quan đến KDTS và DVTV Quản lý NN, an ninh QP, bảo đảm xã hội Giáo dục đào tạo Y tế và HĐ cứu trợ xã hội Hoạt động văn hoá thể thao Các ngành dịch vụ khác Năm 2011 2 100 15,52 3,98 14,28 10,94 1,48 8,71 19,32 16,88 7,27 0,94 0,69 Năm 2012 3 100 14,48 3,09 15,43 6,82 1,20 7,84 21,12 18,58 9,72 0,97 0,73 Năm 2013 4 100 14,38 2,94 17,62 6,68 1,18 7,88 19,51 18,21 9,82 1,10 0,68 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Bảng 3.6: Giá trị và cơ cấu GRDP trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 (theo giá hiện hành) TUYÊN QUANG CHỈ TIÊU A TỔNG SỐ (tỷ đồng) Nhà nƣớc Ngoài Nhà nƣớc Tập thể Tƣ nhân Cá thể Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài CƠ CẤU (%) Nhà nƣớc Ngoài Nhà nƣớc Tập thể Tƣ nhân Cá thể Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 10.224 4.321 5.903 102 1.051 4.750 100 42,26 57,74 1,00 10,28 46,46 - 2 12.715 4.848 7.851 135 1.126 6.590 16 100 38,13 61,75 1,06 8,85 51,83 0,12 3 14.832 5.280 9.333 162 1.352 7.819 220 100 35,60 62,92 1,09 9,11 52,72 1,48 4 17.108 5.937 10.920 198 2.408 8.314 251 100 34,70 63,83 1,16 14,08 48,59 1,47 CẢ NƢỚC NĂM 2013 5 3.584.300 1.154.100 1.729.500 180.900 392.000 1.156.600 700.700 100 32,20 48,25 5,05 10,93 32,27 19,55 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 Cùng với sự chuyển dịch có cấu theo ngành thì cơ cấu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2013 cũng có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nƣớc, tăng dần tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thành phần kinh tế nhà nƣớc trong thời gian qua tiếp tục đƣợc đổi mới và sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hoá nên giảm đáng kể các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Do vậy, cơ cấu của thành phần kinh tế nhà nƣớc giảm từ 42,26% năm 2010 xuống còn 34,7% năm 2013, nhƣng kinh tế nhà nƣớc vẫn duy trì đƣợc vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã có sự chuyển dịch và từng bƣớc có sự tăng trƣởng nên tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GRDP có xu hƣớng ngày càng tăng trong GRDP với tỷ trọng tăng từ 0,12% năm 2010 lên 1,47% năm 2013. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực, kinh tế ngoài nhà nƣớc chiếm gần trên 60% tổng sản phẩm trong nƣớc và có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây (năm 2010 chiếm 57,74%, năm 2013 chiếm 63,83%). Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2013 tuy đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ và tích cực, nhƣng sự chuyển dịch diễn ra còn rất chậm. Cơ cấu ngành truyền thống (khu vực I và khu vực II) còn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao. Khu vực dịch vụ chƣa tạo ra đƣợc bƣớc đột phá nên tỷ trọng không tăng trong GRDP và tốc độ tăng chỉ xoay quanh tốc độ tăng GRDP. Do đó, trong những năm tới cần đƣa ra các giải pháp phù hợp, đồng bộ thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển nhƣ: Các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ, công nghệ thông tin, dịch vụ bƣu chính, viễn thông ... và đặc biệt là dịch vụ du lịch. Sự phát triển của các loại hình dịch vụ này không chỉ làm cho khu vực dịch vụ phát triển mà còn tác động tích cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Hình 3.4: Cơ cấu GRDP cả nƣớc và Tuyên Quang năm 2013 (theo giá hiện hành) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Năm 2013, cơ cấu GRDP của Tuyên Quang đã thể hiện rõ xu thế phát triển của nền kinh tế, từng bƣớc dịch chuyển theo hƣớng tích cực (công nghiệp, dịch vụ); tuy nhiên có thể thấy với thế mạnh của tỉnh là một tỉnh miền núi, diện tích đất lâm nghiệp lớn (chiếm trên 70%), độ che phủ rừng cao (trên 60%)... nhƣng cơ cấu kinh tế khu vực I mới chỉ đóng góp trên 31% trong tổng cơ cấu GRDP, nó thể hiện nền kinh tế có sự phát triển chƣa tƣơng xứng, chƣa phát huy đƣợc hết hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. So với cả nƣớc thì cơ cấu kinh tế Tuyên Quang còn cần rất nhiều giải pháp và nguồn lực đầu tƣ để từng bƣớc phát triển theo xu thế chung. 3.2.1.3. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Bảng 3.7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 - 2013 phân theo loại hình kinh tế (theo giá hiện hành) Đơn vị: Triệu đồng. CHỈ TIÊU A TỔNG SỐ Nhà nƣớc Ngoài Nhà nƣớc Tập thể Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 2 3 5.844.208 6.169.827,6 873.861 677.290,0 4.970.347 5.492.537,6 65.026 18.859,0 4 7.014.240,9 8.094.564,6 955.586,0 964.075,6 6.058.654,9 7.130.489,0 3.650,2 377.230,0 Tƣ nhân 1.557.083 1.361.452,3 1.737.295,1 1.270.234,0 Cá thể 3.348.238 4.112.226,3 4.317.709,6 5.483.025,0 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - - - - 100 100 100 100 Nhà nƣớc 14,95 10,98 13,62 11,91 Ngoài Nhà nƣớc 85,05 89,02 86,38 88,09 Tập thể 1,12 0,30 0,05 4,66 Tƣ nhân 26,64 22,07 24,77 15,69 Cá thể 57,29 66,65 61,56 67,74 CƠ CẤU (%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - - - - Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng qua các năm đều tăng cao và có xu thế ổn định năm 2013 tăng 1,38 lần so với năm 2010; khu vực nhà nƣớc có xu thế ngày một giảm dần; khu vực ngoài nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu tổng mức, trong đó đóng góp chủ yếu là khu vực cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao và tƣơng đối ổn định tăng từ 57,29% năm 2010 lên 67,74% năm 2013. 3.2.1.4. Trị giá hàng hoá xuất, nhập khẩu a. Trị giá hàng hoá xuất khẩu Bảng 3.8: Trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn Đơn vị: Triệu USD STT CHỈ TIÊU A B TỔNG SỐ Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 1 2 3 4 6,135 8,403 36,306 60,608 - - - - 1 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 2 Hàng CN nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 0,299 0,525 13,222 27,512 3 Hàng nông sản 4,656 5,663 5,226 6,308 4 Hàng lâm sản - - - - 5 Hàng thuỷ sản - - - - 6 Hàng hoá khác 1,18 2,215 17,858 26,788 100 100 100 100 - - - - 4,87 6,25 36,42 45,39 75,89 67,39 14,39 10,41 CƠ CẤU (%) 1 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 2 Hàng CN nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 3 Hàng nông sản 4 Hàng lâm sản - - - - 5 Hàng thuỷ sản - - - - 6 Hàng hoá khác 19,23 26,36 49,19 44,20 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 Giai đoạn 2010 - 2013, trị giá hàng hoá xuất khẩu của Tuyên Quang có xu thế tăng dần qua các năm, năm 2013 trị giá hàng hoá xuất khẩu tăng gấp 9,88 lần so với năm 2010, đây là dấu hiệu tốt cho các mặt hàng xuất khẩu của Tuyên Quang. Trong các mặt hàng xuất khẩu thì hàng nông sản có xu hƣớng giảm dần từ 75,89% năm 2010 giảm xuống còn 10,41% năm 2013; mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hƣớng tăng dần từ 4,87% năm 2010 tăng lên 45,39% năm 2013. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tuyên Quang là: Chè, giấy vàng mã, bột ba rit, gỗ tinh chế, hàng may mặc, đũa, bột giấy…Có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là các nhóm hàng thô và sơ chế nhƣ: Bột ba rit, gỗ tinh chế, bột giấy… một số ít có tỷ trọng gia công lớn, hàm lƣợng công nghệ thấp nhƣ: Hàng may mặc, đũa…điều này cho thấy yếu tố tài nguyên vẫn đóng vai trò chủ yếu vào tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang. b. Trị giá hàng hoá nhập khẩu Bảng 3.9: Trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn Đơn vị: Triệu USD CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A 1 2 3 4 TỔNG SỐ 48,16 71,37 71,84 32,77 48,16 71,37 71,84 32,77 44,58 0,13 0,12 0,23 3,58 71,24 71,71 32,54 - - - - 100 100 100 100 92,58 0,19 0,17 0,69 7,42 99,81 99,83 99,31 - - - - Phân theo nhóm hàng Tƣ liệu sản xuất Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng Nguyên, nhiên, vật liệu Hàng tiêu dùng CƠ CẤU (%) Tƣ liệu sản xuất Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng Nguyên, nhiên, vật liệu Hàng tiêu dùng Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 Giá trị hàng hoá nhập khẩu giai đoạn 2010 - 2013 của Tuyên Quang nhìn chung là không ổn định nếu năm 2010 là 48,16 triệu USD, năm 2012 là 71,84 triệu USD và năm 2013 là 32,77 triệu USD; xét theo tỷ trọng hàng hoá thì cơ bản là nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho nhu cầu đầu tƣ và phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp chiếm trên 99%. Đơn vị: Triệu USD XUẤT, NHẬP KHẨU GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 80 71,84 71,37 70 60,61 60 48,16 50 36,31 40 32,77 30 20 10 6,14 8,4 0 2010 2011 Xuất khẩu 2012 2013 Nhập khẩu Hình 3.5: Xuất, nhập khẩu Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2013 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 3.2.1.5. Vốn đầu tư Bảng 3.10: Cơ cấu vốn đầu tƣ trên địa bàn phân theo nguồn vốn và thành phần kinh tế (theo giá hiện hành) Đơn vị: % CHỈ TIÊU A PHÂN THEO NGUỒN VỐN Vốn khu vực Nhà nƣớc Vốn khu vực ngoài Nhà nƣớc Vốn khu vực đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ 1. Nông nghiệp và lâm nghiệp 2. Thuỷ sản 3. Công nghiệp khai thác 4. Công nghiệp chế biến 5. Sản xuất và phân phối điện nƣớc 6. Xây dựng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 2 3 4 100 100 100 100 49,51 25,19 40,31 39,11 49,66 69,47 58,01 59,41 0,83 5,34 1,68 1,48 100 100 100 100 4,82 10,39 8,84 7,31 0,17 0,15 0,40 0,51 0,93 2,20 15,49 15,05 6,55 11,76 6,59 13,68 41,18 11,76 9,95 14,09 6,02 0,29 0,69 0,91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56 7. Thƣơng nghiệp sửa chữa xe đồ dùng gia đình 8. Khách sạn nhà hàng 9. Vận tải kho bãi thông tin liên lạc 10. Tài chính tín dụng 11. Hoạt động khoa học và công nghệ 12. Các HĐ liên quan đến KDTS và DVTV 13. Các ngành dịch vụ khác 1,48 0,15 15,02 1,57 22,11 0,00 0,00 28,76 34,69 1,43 0,19 28,28 0,30 27,84 1,09 0,12 20,87 0,07 0,05 26,25 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 a. Cơ cấu theo nguồn vốn: Khu vực kinh tế nhà nƣớc có xu hƣớng giảm dần từ 49,51% năm 2010 giảm xuống còn 39,11% năm 2013, nhƣng vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Đây là xu hƣớng tích cực nhằm giảm áp lực cho ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt là áp lực ngân sách đối với Tuyên Quang còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ƣơng. Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc có tỷ trọng tăng từ mức 49,66% năm 2010 lên 59,41% năm 2013; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng thấp và tăng tƣơng đối ổn định. b. Cơ cấu theo ngành kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có xu thế tăng dần từ 4,99% năm 2010 lên 7,82% năm 2013, đây là dấu hiệu tốt để giúp các ngành thuộc khu vực này tăng năng suất và hiệu quả để đóng góp vào mức tăng chung của toàn tỉnh, tuy nhiên so với tổng nguồn vốn thì việc đầu tƣ cho lĩnh vực này còn rất ít. Khu vực công nghiệp và xây dựng có xu hƣớng tăng đều từ 26% năm 2011 lên 43,73% năm 2013, nguồn vốn của khu vực này đã góp phần quan trọng để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ sản xuất và năng suất lao động, do đó thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của Tuyên Quang. Khu vực dịch vụ cũng có tỷ trọng tăng đều từ 40,33% năm 2010 lên 48,43% năm 2013. 3.2.1.6. Số người trong độ tuổi lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 Số ngƣời trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên qua các năm đều tăng, năm 2010 chiếm 63,59% trong tổng dân số, đến năm 2013 chiếm 64,16%; giai đoạn 2011 - 2013 tăng bình quân hàng năm là 0,72%, tƣơng ứng với 3.196 ngƣời. Đây là nguồn nhân lực rất lớn của tỉnh, nhƣng chƣa đƣợc phát huy hết do chất lƣợng lao động còn thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 Bảng 3.11: Dân số trung bình và lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn Đơn vị: Người CHỈ TIÊU STT A 1 2 3 Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 1 2 3 4 B Dân số trung bình 730.690 734.908 739.892 746.669 Thành thị 95.503 96.144 97.295 98.693 Nông thôn 635.187 638.764 642.597 647.976 Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên 464.625 467.125 469.032 479.076 Thành thị 52.338 53.064 56.325 57.283 Nông thôn 412.287 414.061 412.707 421.793 Tỷ trọng lao động trong dân số (%) 63,59 63,56 63,39 64,16 Thành thị 54,80 55,19 57,89 58,04 Nông thôn 64,91 64,82 64,22 65,09 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 3.2.1.7. Năng suất lao động xã hội Bảng 3.12: Năng suất lao động xã hội Đơn vị: Triệu đồng/người. Năm Năm Năm Năm Bình quân giai đoạn 2010 2011 2012 2013 2011-2013 Tuyên Quang 22,21 27,45 31,41 34,29 15,57 Cả nƣớc 44,00 55,20 63,10 68,70 16,01 Chỉ tiêu Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Giai đoạn 2010 - 2013, năng suất lao động xã hội năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trƣớc, năm 2010 là 22,21 triệu đồng đến năm 2013 là 34,29 triệu đồng (tăng 1,54 lần). Tốc độ tăng năng suất xã hội qua các năm đều tăng, bình quân giai đoạn 2011 - 2013 tăng 15,57%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59 3.2.1.8. Hệ số ICOR Bảng 3.13: Hệ số ICOR Tuyên Quang thời kỳ 2010 - 2013 (giá so sánh 2010) Đơn vị: Triệu đồng STT Năm A B Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh 1 1 2010 2 2011 3 2012 4 2013 Bình quân thời kỳ 2011-2013 5.596.014 6.795.818 4.939.522 5.008.374 GRDP Chênh lệch GRDP so với năm trƣớc 2 3 10.283.719 11.218.825 12.258.889 13.456.824 16.743.714 ICOR Tuyên Quang Cả nƣớc 4 = 1/3 5 935.106 1.040.064 1.197.935 7,27 4,75 4,18 5,02 5,80 5,62 3.173.105 5,28 5,45 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Hiệu suất sử dụng vốn đầu tƣ (hệ số ICOR) Tuyên Quang bình quân thời kỳ 2011 - 2013 là 5,28, đang ở mức rất cao (thấp hơn so với cả nước 5,45) ; tuy nhiên đây là con số tƣơng đối phù hợp với điều kiện cụ thể của một tỉnh miền núi; việc đầu tƣ dài hạn nhƣ: Đƣờng giao thông, công trình hạ tầng văn hoá, giáo dục, y tế... hiện nay chƣa mang lại hiệu quả ngay. 3.2.1.9. Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp và tỷ phần đóng góp của tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp Bảng 3.14: Tốc độ tăng năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) Đơn vị: % Tốc độ tăng (%) Năm Giá trị tăng thêm Tài sản Lao động Hệ số đóng góp Tài sản Lao động Tốc độ tăng giá trị tăng thêm do Tài sản Lao động Tốc độ tăng TFP (%) A 1 2 3 4 5 6 7 8 2010 2011 2012 2013 Bình quân thời kỳ (2011 - 2013) 19 24 16 15 14 18 16 16 16 20 14 18 0,48 0,50 0,51 0,49 0,52 0,50 0,49 0,51 6,7 10 6,8 6 8,3 9 8 7 4 5 2 2 18 16 17 0,49 0,51 7 8 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê 2013 Bảng 3.15: Tỷ phần đóng góp trong kết quả tăng lên của giá trị tăng thêm Đơn vị: % Cả nƣớc Tuyên Quang Năm Tổng số Chia ra: Tài Lao sản động Tổng TFP số Chia ra: Tài Lao sản động 6 7 TFP A 1 2 3 4 5 2010 100 35,20 43,60 21,20 100 23,11 68,79 2011 100 41,50 37,50 21,00 100 26,18 55,53 18,29 2012 100 42,00 50,00 8,00 100 30,86 59,16 2013 100 40,00 46,00 14,00 100 17,12 55,79 27,09 100 38,80 44,00 17,20 100 22,09 56,41 21,50 Bình quân thời kỳ (2011 - 2013) 8 8,10 9,98 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê 2013. Mức đóng góp của tài sản và lao động bình quân giai đoạn 2011 - 2013 chiếm 82,80%, TFP chiếm 17,20% vào tốc độ tăng trƣởng chung, chứng tỏ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang nặng về đầu tƣ theo chiều rộng, nhịp độ tăng trƣởng tuy giữ đƣợc năm sau cao hơn năm trƣớc nhƣng giao động lớn, việc khai thác nguồn lực khó khăn, bị động ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả thu đƣợc. Đơn vị: % Hình 3.6: Tỷ phần đóng góp trong kết quả tăng lên của giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn 2011 - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Tỷ phần đóng góp của TFP trong giá trị tăng thêm có sự biến động lớn: Năm cao nhất đƣợc 21,20%; năm thấp nhất đƣợc 8,00%, bình quân trong thời kỳ (2011 - 2013) đƣợc 17,20%. Đây là yêu cầu cần thiết, bức xúc, đòi hỏi phải có các giải pháp tăng cƣờng hơn nữa, có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của toàn tỉnh. 3.2.1.10. Tỷ lệ thu so với chi ngân sách trên địa bàn Bảng 3.16: Thu, chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm A Tổng thu Tổng chi Tỷ lệ thu so với ngân sách ngân sách chi ngân sách 1 2 3 2010 5.806 5.765 100,71 2011 7.217 7.157 100,84 2012 9.412 9.301 101,19 2013 9.753 14.899 65,46 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Phát huy nội lực của các thành phần kinh tế tăng cƣờng đầu tƣ phát triển thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn liên tục tăng. Chi ngân sách địa phƣơng nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Từ việc tăng thu ngân sách địa phƣơng kéo theo chi ngân sách địa phƣơng cũng tăng mạnh lên theo từng năm. Tổng thu ngân sách địa phƣơng tăng chủ yếu do: Kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, phát sinh số nộp ngân sách nhà nƣớc cao so kế hoạch, các khoản vốn tạm ứng và thanh toán các công trình lớn đƣợc kê khai nộp thuế kịp thời; nhu cầu sử dụng đất thông qua đấu giá tăng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang; hoạt động vận tải trên địa bàn tăng từ nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt làm tăng thu phí xăng dầu; việc điều chỉnh mức thu thuế nhà đất tại địa bàn thành phố Tuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 Quang; số thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc phân bổ từ các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng đóng trên địa bàn tỉnh ... Tuy nhiên cũng có nhân tố làm giảm thu nhƣ: Một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn khó khăn về vốn và điều kiện tiêu thụ nên sản xuất cầm chừng dẫn đến doanh thu không đạt kế hoạch; do ảnh hƣởng của thời tiết khô hạn nên sản lƣợng điện sản xuất dự kiến không đạt kế hoạch, làm giảm mạnh số thu; về chính sách, thực hiện các ƣu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuế đất theo quy định... Đơn vị: Tỷ đồng Hình 3.7: Thu, chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2010 - 2013 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 3.2.2. Chất lượng tăng trưởng về mặt xã hội 3.2.2.1. GRDP bình quân đầu người Bảng 3.17: GRDP bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2013 (%) A 1 2 3 4 5 Tuyên Quang 14,13 17,45 19,91 22,41 16,62 Cả nƣớc 24,82 31,65 36,56 39,95 17,19 Tốc độ tăng (%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 Tuyên Quang 13,00 23,50 14,11 12,60 Cả nƣớc 18,03 27,50 15,52 10,93 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Giai đoạn 2011 - 2013, GRDP bình quân đầu ngƣời của Tuyên Quang đều tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế tăng đều và ổn định là nhân tố giúp cho GRDP bình quân đầu ngƣời tăng. Chỉ tiêu này tăng lên đòi hỏi sản xuất phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Muốn vậy, một mặt phải phấn đầu tăng nhanh và đều đặn về mặt sản xuất, nhƣng đồng thời phải thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình để bảo đảm dân số tăng chậm và ổn định. Đảm bảo đồng thời hai yêu cầu trên chính là nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ và đó cũng chính là tăng trƣởng tốt. 3.2.2.2. Đường cong Loen Bảng 3.18: Thu nhập của dân cƣ năm 2013 Đơn vị: % Thứ tự nhóm-i A 1 2 3 4 5 Thu nhập bình quân Phần Phần trăm cộng dồn: Phần trăm đầu ngƣời/tháng trăm thu nhập Dân số Thu nhập (1000 đồng) dân số 1 2 3 4 5 408,70 0,20 0,06 0,20 0,06 678,60 0,20 0,10 0,40 0,16 1.074,20 0,20 0,16 0,60 0,33 1.540,30 0,20 0,23 0,80 0,56 2.935,80 0,20 0,44 1,00 1,00 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 120 100 80 60 40 20 0 0 20 40 60 80 100 120 Hình 3.8: Đƣờng cong Loen tỉnh Tuyên Quang năm 2013 Nguồn: Tính từ số liệu Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 3.2.2.3. Hệ số GINI Bảng 3.19: Bảng số liệu tính hệ số GINI năm 2013 Đơn vị: % Thu nhập Thứ tự nhóm-i bình quân đầu ngƣời/tháng (1000 đồng) Tỷ Tỷ Phần trăm trọng trọng cộng dồn dân số thu (Fi-Fi-1) Thu Fi-Fi-1 Yi+Yi-1 của nhập Dân số từng từng (Fi) nhóm nhóm 2 3 4 5 6 7 8=(6x7) (Yi+Yi-1) nhập (Yi) A 1 1 408,70 0,20 0,06 0,20 0,06 0,20 0,06 0,01 2 678,60 0,20 0,10 0,40 0,16 0,20 0,23 0,05 3 1.074,20 0,20 0,16 0,60 0,33 0,20 0,49 0,10 4 1.540,30 0,20 0,23 0,80 0,56 0,20 0,88 0,18 5 2.935,80 0,20 0,44 1,00 1,00 0,20 1,56 0,31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 Cộng 6.636,60 1,00 1,00 0,643317 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Hệ số GINI 2013 = 1 - 0,643317 = 0,375 Tƣơng tự ta tính đƣợc hệ số GINI: Năm 2010 là 0,341; năm 2011 là 0,359; năm 2012 là 0,353. Hệ số GINI qua các năm đều tăng dần, từ 0,341 năm 2010, tăng lên 0,375 năm 2013; cho thấy GINI của Tuyên Quang ngày càng lớn dần và đang hình thành xu hƣớng tạo ra sự bình đẳng trong phân phối càng nhỏ về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ. 3.2.2.4. Chỉ số phát triển con người (HDI) Bảng 3.20: Chỉ số HDI giai đoạn 2010 - 2013 Tuyên Quang Giá STT trị tối trị tối CHỈ TIÊU đa thiểu (max) (min) A B I CÁC CHỈ SỐ 1 2 3 II Số liệu giá trị thực: Giá Các chỉ số (%) Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2010 7 2011 2012 2013 1 2 3 4 5 6 Tuổi thọ (tuổi) 85 25 74,6 74,6 74,7 74,7 0,826 0,827 0,828 0,829 Tỷ lệ biết chữ của ngƣời lớn (%) 100 0 90,7 89,2 91,2 91,8 Tỷ lệ đi học kết hợp (%) 100 0 68,7 70,4 68,8 68,4 GDP đầu ngƣời (PPP USD) 40.000 100 8 9 10 0,834 0,829 0,837 0,840 717,7 824,7 854,6 1.091,7 0,329 0,352 0,358 0,399 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN (HDI) 0,663 0,669 0,674 0,689 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong những năm qua, chỉ số HDI của Tuyên Quang có tăng nhƣng biến động giữa các chỉ số tuổi thọ, giáo dục và thu nhập chƣa đều, tuy nhiên nó đã thể hiện rõ xu hƣớng phát triển tốt về mặt kinh tế và xã hội. 3.2.2.5. Việc làm và thất nghiệp Bảng 3.21: Lao động và việc làm ở Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66 Tỷ lệ thất nghiệp (%): Lao động đang làm việc (ngƣời) Năm Chia ra: Tổng số Cả nƣớc Tuyên Quang Thành Nông thị thôn Tổng số Chia ra: Chia ra: Thành Nông Tổng số Thành Nông thị thôn 7 thị thôn 8 9 A 1 2 3 4 5 6 2010 456.875 51.170 405.705 1,69 4,14 1,35 4,29 2011 461.525 53.721 407.804 1,55 4,26 1,20 3,60 2012 466.570 54.623 411.947 1,44 3,96 1,08 3,21 2013 473.816 54.543 419.273 1,42 4,22 1,20 2,18 3,59 1,54 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013. Giai đoạn 2011 - 2013, số ngƣời đang làm việc qua các năm đều tăng bình quân 1,22%, trong đó khu vực thành thị tăng trên 2%; tỷ lệ thất nghiệp chung của Tuyên Quang thấp hơn cả nƣớc, trong đó khu vực thành thị cao hơn và khu vực nông thôn lại thấp hơn. 3.2.2.6. Mức sống dân cư Bảng 3.22: Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng ở Tuyên Quang Đơn vị: Nghìn đồng. Tốc độ STT CHỈ TIÊU Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 tăng bình quân 2011-2013 (%) A B TỔNG SỐ 1 2 3 4 5 886,00 1.038,00 1.162,40 1.290,10 13,34 1.639,00 1.966,00 2.208,80 2.473,90 14,71 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị Nông thôn 2 1 768,00 872,00 986,10 1.094,60 12,54 292,00 333,00 371,50 11,86 Phân theo nhóm thu nhập Nhóm 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 408,70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67 3 Nhóm 2 478,00 455,00 590,10 678,60 12,39 Nhóm 3 728,00 835,00 926,00 1.074,20 13,85 Nhóm 4 1.025,00 1.219,00 1.375,30 1.540,30 14,54 Nhóm 5 1.909,00 2.225,00 2.552,90 2.935,80 15,43 Chênh lệch về thu nhập (lần) Nhóm 5 và nhóm 1 6,54 6,68 6,87 7,18 Thành thị và nông thôn 2,13 2,25 2,24 2,26 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Giai đoạn 2011 - 2013, thu nhập bình quân đầu ngƣời đều tăng; tuy nhiên chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm có xu hƣớng tăng cao, nhất là thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1, từ 6,54 lần năm 2010 lên 7,18 lần năm 2013; giữa nông thôn và thành thị cũng có sự chênh lệch đáng kể điều này cho thấy quá trình phân phối thu nhập giữa các nhóm chƣa hiệu quả. Đơn vị: Nghìn đồng. Hình 3.9: Thu nhập chia theo 5 nhóm của Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2013 Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 3.2.2.7. Xoá đói giảm nghèo Bảng 3.23: Tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc và Tuyên Quang Đơn vị: %. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68 Năm A Trong đó: Tuyên Quang Thành thị Nông thôn 1 2 3 Cả nƣớc 4 Trong đó: Thành thị Nông thôn 5 6 2010 34,83 4,69 40,20 14,20 6,90 17,40 2011 29,08 3,44 33,70 12,60 5,10 15,90 2012 22,63 2,16 26,25 11,10 4,30 14,10 2013 17,93 1,15 20,85 7,80 - - Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Tuyên Quang Niên giám thống kê năm 2013 Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm đều giảm, từ 34,83% năm 2010, xuống còn 17,93% năm 2013; tuy nhiên vẫn cao hơn so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nƣớc (7,80%). Một số nguyên nhân chủ yếu tỷ lệ hộ nghèo cao là do: Có 36,5% do thiếu vốn sản xuất; 9,59% do thiếu đất sản xuất; 14,85% là do không biết cách làm ăn, cách tổ chức cuộc sống; 5,70% là do có nhu cầu lao động nhƣng thiếu việc làm... 3.2.2.8. Giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển về quy mô, chất lƣợng; hàng năm ngân sách địa phƣơng hàng năm chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngày càng tăng, từ 779 tỷ đồng năm 2010 lên 1.633 tỷ đồng năm 2013, kết quả đạt đƣợc nhƣ sau: a. Về giáo dục mầm non: Cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đã tạo điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy và học cụ thể: Số trƣờng mầm non, mẫu giáo tăng từ 146 trƣờng (trong đó 14 trường đạt chuẩn quốc gia) năm học 20102011 lên 148 trƣờng (trong đó 22 trường đạt chuẩn quốc gia) năm học 20132014; số lớp học từ 1.633 lớp lên 1.725 lớp; tổng số cháu đi nhà trẻ từ 9.346 cháu lên 9.713 cháu; tổng số lớp mẫu giáo từ 1.621 lớp lên 1.717 lớp; tổng số cháu đi mẫu giáo từ 35.583 cháu lên 42.653 cháu; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi mẫu giáo từ 99,2% (trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo 99%) lên 99,9% (trong đó 100%); số giáo viên mầm non từ 2.130 cô giáo lên 3.777 cô giáo… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 b. Về giáo dục phổ thông: Duy trì tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1và tỷ lệ học sinh lớp 5 vào lớp 6 là 100%; số trƣờng đạt chuẩn quốc gia tăng từ 34 trƣờng năm học 2010-2011 lên 39 trƣờng năm học 2013-2014; số trƣờng phổ thông liên cấp I+II từ 12 trƣờng lên 15 trƣờng; số trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia từ 28 trƣờng lên 38 trƣờng; số trƣờng THPT từ 27 trƣờng lên 29 trƣờng; số học sinh từ 127.533 học sinh lên 127.559 học sinh; số học sinh bình quân một giáo viên từ 15,23 học sinh lên 15,46; số học sinh bình quân một lớp học từ 24,61 học sinh lên 24,86 học sinh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông từ 96,47% lên 98,51%… c. Về giáo dục chuyên nghiệp: Số giáo viên trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 110 ngƣời năm 201 lên 138 ngƣời năm 2013; cao đẳng giảm từ 92 ngƣời xuống còn 72 ngƣời; số giảng viên đại học năm 2013 là 197 ngƣời… Năm 2013, Tuyên Quang tiếp tục duy trì, củng cố và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thành lập trƣờng Trung học phổ thông huyện Lâm Bình; trƣờng Đại học Tân Trào... Tiếp tục hoàn thiện đề án thành lập Trƣờng Cao đẳng Y tế; đề án thành lập Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; đề án phát triển trƣờng Trung học phổ thông Chuyên. Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình phối hợp, liên kết đào tạo và hoạt động khoa học với các trƣờng Đại học theo các nội dung đã ký kết. 3.2.2.9. Y tế và chăm sóc sức khoẻ Phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trƣờng sống. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ, góp phần hạ thấp đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi, cơ bản thanh toán một số dịch bệnh phổ biến trƣớc đây. Hàng năm, ngân sách địa phƣơng chi cho sự nghiệp y tế, dân số kế hoạch hoá gia đình ngày càng tăng, từ 146 tỷ đồng năm 2010 lên 854 tỷ đồng năm 2013. Một số chỉ tiêu tăng đều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 qua các năm: Số giƣờng bệnh/1 vạn dân tăng từ 20,3 giƣờng năm 2011 lên 20,76 giƣờng năm 2013; số bác sỹ/1 vạn dân từ 6,8 bác sỹ lên 7 bác sỹ; tỷ lệ xã có bác sỹ từ 63% lên 73%; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ từ 60,28% lên 71,63%; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 11% lên 30%; tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế 85,44% lên 87,88%; tuổi thọ bình quân từ 74,6 lên 74,7... Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm từ 21,6% năm 2010 xuống còn 18,2% năm 2013;… 3.2.3. Chất lượng tăng trưởng về mặt môi trường Ô nhiễm môi trƣờng của Tuyên Quang đang dần diễn biến theo xu hƣớng phức tạp hơn theo vị trí địa lý, theo quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và dịch vụ. Đó là, những vấn đề ô nhiễm công nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nằm cả ở trong các khu công nghiệp hay cũng nhƣ nằm xen kẽ trong khu dân cƣ. Đánh giá thiệt hại môi trƣờng rất cần thiết, là cơ sở góp phần giải quyết các xung đột môi trƣờng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ở Việt Nam cũng nhƣ tỉnh miền núi nhƣ Tuyên Quang khó có thể xác định đƣợc đầy đủ tất cả những thiệt hại kinh tế bằng tiền bởi những thiếu sót hiện nay về kỹ thuật đánh giá và lƣợng giá cũng nhƣ đội ngũ chuyên gia chuyên ngành đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Tác động của môi trƣờng đối với tăng trƣởng kinh tế có thể hiểu một cách tổng quát là những tác động do sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng gây ra đối với các cơ hội tăng trƣởng kinh tế (hoặc thu nhập) của xã hội, bao gồm thiệt hại về sức khoẻ cộng đồng và thiệt hại về kinh tế. Hàng năm, ngân sách Tuyên Quang chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng ngày càng tăng, từ 21 tỷ đồng năm 2010 lên 51 tỷ đồng năm 2013; bên cạnh đó còn luôn có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao nhƣ: Tăng cƣờng quản lý, sử dụng tài nguyên và chủ động bảo vệ môi trƣờng; tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2011-2015; quản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71 lý khai thác chặt chẽ tài nguyên; các chƣơng trình, dự án thực hiện đảm bảo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng; thành lập Quỹ bảo vệ môi trƣờng của tỉnh; triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; thực hiện có hiệu quả các định hƣớng ƣu tiên về tài nguyên môi trƣờng của chiến lƣợc phát triển bền vững, chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu và thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) về bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, nên đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣ: Tỷ lệ che phủ rừng từ 64% năm 2011, tăng lên 65% năm 2013; bảo vệ rừng tự nhiên từ 267.254 ha lên 267.645 ha; bảo vệ rừng trồng từ 130.115 lên 140.906 ha; tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc hợp vệ sinh từ 60% lên 68%; tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn từ 85% lên 86%; tỷ lệ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng từ 85,7% lên 100%; ...một số chỉ tiêu về môi trƣờng hàng năm vẫn đảm bảo đạt tỷ lệ cao nhƣ: Tỷ lệ dân số thành thị đƣợc cung cấp nƣớc sạch 98%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng 80%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị 90%... Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện nay công tác quản lý địa bàn ở một số địa phƣơng vẫn còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép; nạn đốt rừng làm nông nghiệp, phá rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ vẫn chƣa xử lý triệt để…hiện tƣợng sạt lở đất, xói lở, xảy ra ở một số nơi, gây nên những thiệt hại về kinh tế, phá huỷ cảnh quan môi trƣờng và đe doạ ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân. 3.2.4. Môi trường chính sách của địa phương Mặc dù với sự nỗ lực không ngừng của chính quyền tỉnh trong việc cải thiện công tác điều hành, kết quả thu hút đầu tƣ trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với điều kiện, tiềm năng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 thế mạnh của tỉnh nên năng lực cạnh tranh của tỉnh chƣa đƣợc cải thiện nhiều, một số chỉ tiêu thành phần PCI của tỉnh còn có điểm số thấp so với cả nƣớc. Bảng 3.24: Tổng hợp các chỉ số PCI của Tuyên Quang STT CHỈ SỐ NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 A B 1 2 3 4 1 Gia nhập thị trƣờng 5,22 7,37 7,58 6,70 2 Tiếp cận đất đai 5,19 4,44 6,38 6,05 3 Tính minh bạch 6,86 5,53 4,98 5,09 4 Chi phí thời gian 5,82 5,48 4,16 5,15 5 Chi phí không chính thức 6,04 6,57 5,38 4,33 6 Tính năng động 5,98 3,60 3,71 4,34 7 Hỗ trợ doanh nghiệp 5,36 3,30 2,39 4,02 8 Đào tạo lao động 5,48 4,76 4,34 5,18 9 Thiết chế pháp lý 3,96 6,65 3,75 5,55 10 Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A 4,40 57,90 53,67 47,81 48,98 PCI Nguồn: http://www.pcivietnam.org/tuyen-quang Để góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: Ban hành chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh và danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tƣ; Chƣơng trình hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2013 - 2015; chƣơng trình vận động viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài tại tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020; tổ chức chƣơng trình “Cà phê doanh nhân”. Xây dựng các dự án kêu gọi đầu tƣ, tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tƣ trong nƣớc và tại một số nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia... Thành lập Sở Ngoại vụ và triển khai thực hiện dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 sử dụng nguồn vốn IFAD. 3.3. Đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang 3.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 3.3.1.1. Kết quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 - Ổn định kinh tế vĩ mô bƣớc đầu thể hiện đƣợc vai trò quan trọng trong điều hành nền kinh tế thị trƣờng của Tuyên Quang. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh những năm qua tiếp tục tăng trƣởng khá và tƣơng đối toàn diện, hài hoà với phát triển văn hoá xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. - Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GRDP. - Cơ sở hạ tầng tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhất là các vùng nông thôn. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp có chuyển biến mạnh, phát triển vững chắc, hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh. - Hoạt động tài chính, tín dụng điều hành ngân sách có nhiều tiến bộ; khoa học công nghệ, tài nguyên môi trƣờng đƣợc quan tâm phục vụ thiết thực, hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Các thành phần kinh tế tiếp tục đƣợc tạo điều kiện phát triển và bình đẳng trƣớc pháp luật. Cơ cấu thành phần kinh tế đã và đang có sự chuyển dịch theo quan điểm phát triển đa sở hữu với nhiều thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó đã đem lại cho nền kinh tế có sự tăng trƣởng nhanh, đạt đƣợc những mặt tích cực của mục tiêu phát triển bền vững. - Xoá đói giảm nghèo đạt đƣợc những chuyển biến rất tích cực, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời liên tục tăng do tốc độ tăng GRDP luôn cao hơn hẳn so với tốc độ tăng dân số của cùng thời kỳ. Đây là một dấu hiệu tốt cho chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang, đặc biệt về khía cạnh cạnh tranh: Thu nhập bình quân đầu ngƣời cao sẽ là cơ hội để nâng cao chất lƣợng dân số, chất lƣợng nguồn lao động cả về mặt sức khỏe lẫn trình độ chuyên môn, từ đó tạo đƣợc điều kiện cạnh tranh hơn về năng suất và hiệu quả. - Chất lƣợng công tác giáo dục và đào tạo, chất lƣợng khám chữa bệnh không ngừng đƣợc cải thiện từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của nhân dân; đã chú Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74 trọng nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với thị trƣờng lao động, giải quyết việc làm. 3.3.1.2. Nguyên nhân - Các cấp, các ngành, các địa phƣơng đã tích cực đổi mới lề lối, phƣơng thức hoạt động; vận dụng sáng tạo các cơ chế chính sách của nhà nƣớc vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Chính phủ. - Tập trung chỉ đạo thực hiện bốn khâu đột phá và xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm nhƣ: Giá trị sản xuất công nghiệp, làm đƣờng giao thông nông thôn, phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảo đảm an sinh xã hội...; tập trung vào những vấn đề khó khăn, vƣớng mắc của cơ sở để chỉ đạo, điều hành và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra. - Chủ động có các biện pháp tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc, nhất là khó khăn về nguyên, nhiên, vật liệu, vốn, thị trƣờng tiêu thụ để duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Quan tâm chỉ đạo, có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, bảo đảm đời sống của nhân dân. - Thƣờng xuyên chăm lo, bảo đảm đời sống của nhân dân nhất là ở vùng còn nhiều khó khăn. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, chính sách của nhà nƣớc cho các hộ chế độ chính sách. 3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 3.3.2.1. Những tồn tại - Kinh tế phát triển chƣa ổn định và bền vững, quy mô nhỏ; một số sản phẩm công nghiệp, nông lâm nghiệp tăng trƣởng thấp...; sản xuất hàng hóa phát triển chƣa mạnh, sức cạnh tranh thấp, chƣa có thƣơng hiệu. Tƣ duy và chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ và sản xuất hàng hóa ở một số ngành, địa phƣơng còn hạn chế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 75 - Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chƣa đƣợc tập trung đầu tƣ; chƣa có nhiều thuận lợi để thu hút nhà đầu tƣ. Công tác thu hút đầu tƣ còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chƣa cao. - Tiến độ triển khai một số dự án và giải ngân vốn xây dựng cơ bản, vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn chậm, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dung vốn đầu tƣ. - Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Chất lƣợng giáo dục đào tạo có mặt còn hạn chế. Chất lƣợng giảm nghèo chƣa thật sự bền vững; đời sống của một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn. - Thủ tục hành chính về đất đai, cấp phép đầu tƣ, xây dựng còn phức tạp; cơ chế điều hành vẫn còn bất cập, mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Thực hiện các quy định về trách nhiệm quản lý địa bàn (đất đai, lâm sản, khoáng sản, an ninh trật tự...) thực hiện chƣa nghiêm có nơi còn sai phạm, việc đánh giá cán bộ chƣa gắn với trách nhiệm quản lý địa bàn. 3.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu a. Nguyên nhân khách quan - Do Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ của tỉnh hiện tại chƣa thuận lợi trong việc thu hút đầu tƣ so với nhiều tỉnh, thành phố khác. - Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nƣớc, tình hình lạm phát, giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao. - Vốn do Trung ƣơng cấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. b. Nguyên nhân chủ quan - Việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng nhƣng một số nơi còn chậm, hiệu quả chƣa cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 76 - Ở một số địa phƣơng việc nhận thức về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chƣa sát với thực tế, muốn tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nhƣng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện tại chƣa thích ứng, trong khi điều kiện để phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lại là lợi thế và là thế mạnh, nhƣng việc đầu tƣ còn rất hạn chế nên ảnh hƣởng đến việc duy trì và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng chung của toàn tỉnh. - Thành phần kinh tế nhà nƣớc là thành phần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ nhiều nhất nhƣng lại không phải là thành phần có tỷ lệ đóng góp GRDP cao. Thành phần kinh tế nƣớc ngoài nhỏ bé nên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi. Kinh tế cá thể quy mô nhỏ, sản xuất chủ yếu là thủ công, phân tán nhỏ lẻ, hiệu quả, năng suất thấp nhƣng lại chiếm tỷ trọng cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế chung của nền kinh tế. - Tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, việc huy động và sử dụng nguồn vốn địa phƣơng còn hạn chế; chƣa khai thác đƣợc các lợi thế sẵn có của tỉnh để đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng. - Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng chƣa đồng bộ, còn khó khăn đối với thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh kém, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp. Chƣơng 4 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG 4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 4.1.1. Quan điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 77 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV (giai đoạn 2011 - 2015) đã xác định tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, phấn đấu tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; sớm đƣa Tuyên Quang thoát khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc. Tập trung vào 04 khâu đột phá: (1) Huy động nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông. (2) Phát triển mạnh công nghiệp, tập trung công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến sâu khoáng sản. (3) Phát triển kinh tế du lịch. (4) Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. 4.1.2. Định hướng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV đã xác định phƣơng châm "Ổn định hài hoà, tập trung đột phá, khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển", huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả và tính bền vững; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nhanh và đa dạng hoá các ngành dịch vụ; phát triển nông, lâm nghiệp vững chắc theo hƣớng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trƣờng. Nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hoá - xã hội, nhất là giáo dục, đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chú trọng bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững; chủ động hội nhập và hợp tác phát triển. Tăng cƣờng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78 Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 4.1.3. Một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 - Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm trên 14%. - Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Công nghiệp, xây dựng 38%; các ngành dịch vụ 37%; nông lâm nghiệp 25%. - Đến năm 2015, GDP bình quân đạt trên 1.300 USD/ngƣời (tương đương 26,8 triệu đồng). - Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 6.500 tỷ đồng, tăng bình quân trên 23%/năm. - Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt trên 1.400 tỷ đồng, tăng bình quân 17%/năm; trong đó thu cân đối ngân sách địa phƣơng đạt trên 1.000 tỷ đồng. - Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 25 triệu USD. - Duy trì 100% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45%, trong đó qua đào tạo nghề đạt trên 27%. - Trên 75% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa; trên 70% số thôn, bản, tổ nhân dân đạt chuẩn văn hóa. - Tạo việc làm mới cho trên 80.000 lao động. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân 3 - 4%/năm. - Tỷ lệ che phủ của rừng trên 60%; hầu hết dân cƣ thành thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch, 75% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế, trên 90% chất thải rắn thông thƣờng đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn. 4.2. Dự kiến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 4.2.1. Định hướng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 79 Huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và bền vững; thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện các lĩnh vực đột phá về công nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hoá và phát triển mạnh du lịch; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng cƣờng công tác bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và phấn đấu đạt mức trung bình của cả nƣớc. 4.2.2. Dự kiến một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 (1) Tốc độ tăng GRDP bình quân trên 8%/năm. (2) Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp - xây dựng: 41,6%; các ngành dịch vụ: 39,1%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 19,3%. (3) GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 2.000 USD/năm. (4) Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định năm 2010 đạt 17.600 tỷ đồng, tăng bình quân 11,5%/năm. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 97%. (5) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân trên 4%/năm. (6) Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt trên 1.670 tỷ đồng, trong đó số thu cân đối ngân sách nhà nƣớc 1.600 tỷ đồng. (7) Giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt trên 136 triệu USD. (8) Duy trì 100% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn phổ cập mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề trên 37%. (9) Trên 90% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá; trên 80% số thôn, bản, tổ nhân dân đạt chuẩn văn hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 80 (10) Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi xuống 13,5%; 80% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 25 giƣờng bệnh/10.000 dân. (11) Tạo việc làm cho trên 100.000 lao động. (12) Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân 3 - 4%/năm. (13)Về môi trƣờng: Tỷ lệ che phủ của rừng trên 60%; 98% dân cƣ thành thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch, 95% dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế; trên 90% chất thải rắn thông thƣờng đƣợc xử lý theo quy định. 4.3. Các giải pháp để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020 4.3.1. Hoàn thiện môi trường chính sách - Tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và bảo đảm theo quy định. Đơn giản hóa thủ tục hành chính bảo đảm thực chất, gọn nhẹ, hiệu quả và nâng cao chất lƣợng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến ngƣời dân và doanh nghiệp. - Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan đến doanh nghiệp; bãi bỏ, chỉnh sửa những nội dung không hợp lý, bảo đảm quyền bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn lực của Nhà nƣớc; điều chỉnh, bổ sung kịp thời, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. - Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trƣờng và phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng Thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo ổn định thị trƣờng, thực hiện các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 81 - Rà soát và kịp thời điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng sự tham gia của các tổ chức xã hội và nhân dân trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các quy hoạch, cơ chế, chính sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. - Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đó là tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt các quy chế phối hợp; duy trì tốt đối thoại hàng năm giữa doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nƣớc, tìm giải pháp giải quyết khó khăn cùng doanh nghiệp. 4.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4.3.2.1. Về cơ cấu ngành kinh tế a. Đối với nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - Chú trọng đầu tƣ giống mới, kỹ thuật công nghệ mới, công tác phòng chống dịch bệnh đƣợc áp dụng nhiều hơn …để tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ vì đó là những yếu tố không chỉ đƣa lại năng suất sản lƣợng cao hơn, mà còn làm tăng thêm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp và hiệu quả chất lƣợng tăng trƣởng của lĩnh vực này. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án, quy hoạch đƣợc phê duyệt; hoàn thành Quy hoạch phát triển trồng trọt đến năm 2020, Quy hoạch vùng nguyên liệu mía đƣờng đến năm 2020; triển khai rà soát, bổ sung Quy hoạch vùng nguyên liệu giấy. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. - Tập trung phát triển các cây chè, cam, lạc, mía, nguyên liệu giấy và một số nông sản hàng hóa có hiệu quả kinh tế. Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 82 14/11/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. - Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp nhƣ: Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm; hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai cho vùng đặc biệt khó khăn; miễn thủy lợi phí; quản lý chặt chẽ giống, vật tƣ; chủ động phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ làm công tác khuyến nông để làm tốt nhiệm vụ hƣớng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; ... khuyến khích và tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ để đƣa giống mới, công nghệ cao vào sản xuất, thâm canh, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác; tập trung xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, tổ chức quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. - Ƣu tiên bố trí vốn để nâng cấp, sửa chữa, duy tu bảo dƣỡng các công trình thủy lợi nhƣ trạm bơm, nạo vét hệ thống kênh mƣơng, tu bổ các hồ đập chứa nƣớc đã bị xuống cấp có khả năng mất an toàn; đầu tƣ các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thực hiện các chính sách của tỉnh trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, rất quan trọng, nhằm đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân trong điều kiện khó khăn. - Tận dụng lợi thế, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá, quy mô công nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản; chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hƣớng tăng quy mô đàn gia cầm, đàn lợn; phục hồi tốc độ tăng trƣởng đàn trâu, đàn bò, trong đó chú trọng phát triển đàn bò Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 83 sữa; đồng thời, chủ động phòng, chống dịch bệnh; phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm. Quy hoạch, mở rộng diện tích, tăng sản lƣợng và giá trị nuôi trồng thủy sản và các dự án, mô hình khuyến nông, khuyến ngƣ nuôi các loại cá giống mới, đặc sản. - Thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020; Kết luận số 30-KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020. Các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản đã đƣợc quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu phải tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa ngƣời dân - doanh nghiệp - nhà máy chế biến, cùng thực hiện đầu tƣ phát triển bền vững, ổn định vùng nguyên liệu theo quy hoạch, kế hoạch đƣợc phê duyệt; tăng cƣờng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, phấn đấu cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất hàng năm. Làm tốt công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng; kiên quyết xử lý việc lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích. - Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020, trong đó trƣớc mắt tập trung huy động, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện xây dựng nông thôn mới cho 7 xã điểm; phấn đấu đến năm 2015 có trên 5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Chủ động, thực hiện rà soát, di chuyển kịp thời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; đồng thời thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống lụt, bão giảm nhẹ thiên tai. b. Đối với nhóm ngành công nghiệp và xây dựng - Nên duy trì những ngành công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ thấp ở mức hợp lý (giúp giải quyết được nhiều lao động với đòi hỏi tay nghề không cao, và thường đem lại hiệu quả kinh tế không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 84 cao, tạo ra giá trị tăng thêm không nhiều, lợi thế cạnh tranh không bền vững), phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay; đồng thời phải khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao nhƣng đảm bảo yếu tố môi trƣờng, nhất là những sản phẩm sử dụng tài nguyên sẵn có của địa phƣơng nhƣ: Chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến sâu khoáng sản,... Quan tâm chỉ đạo chặt chẽ các cơ sở chế biến lâm sản và phát triển vùng nguyên liệu, gắn kết chặt chẽ, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà máy chế biến với ngƣời trồng nguyên liệu, cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy hoạt động đủ công suất… để từng bƣớc tăng chất lƣợng của tăng trƣởng kinh tế chung của toàn tỉnh. - Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung một số cơ chế, chính sách và tăng cƣờng khuyến khích, thu hút đầu tƣ vào các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh; tiếp tục tập trung đầu tƣ hạ tầng thiết yếu khu công nghiệp Long Bình An và cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng,... Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin công nghiệp để hỗ trợ cho doanh nghiệp về thị trƣờng, sản phẩm, giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, nguồn lao động; quảng cáo, giới thiệu và tƣ vấn đầu tƣ, bồi dƣỡng kiến thức quản lý; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào Sàn giao dịch thƣơng mại điện tử của tỉnh. - Tập trung mở rộng quy mô khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn và lợi thế để phát triển mạnh công nghiệp luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng; tiếp tục đầu tƣ mới một số cơ sở sản xuất gạch tại các huyện, kết hợp đầu tƣ mở rộng nâng công suất của một số cơ sở theo hƣớng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn. Phát huy công suất của Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa, các nhà máy thủy điện, các nhà máy xi măng, các dự án sản xuất vật liệu xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 85 dựng, đƣờng kính, may xuất khẩu, chế biến chè...; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhƣ: Nhà máy luyện Ăngtimon huyện Lâm Bình, khởi công Nhà máy đƣờng Chiêm Hóa, Nhà máy sản xuất phân bón NPK tại cụm công nghiệp Sơn Nam, Nhà máy đá xẻ huyện Sơn Dƣơng...Chú trọng các dự án sản xuất vật liệu mới nhƣ: gạch granít, bê tông nhẹ vật liệu compozit, lắp ráp điện tử,... Thu hút các dự án xây dựng Nhà máy cơ khí lắp ráp và chế tạo cơ khí công suất 20.000 tấn/năm. Tiếp tục đầu tƣ các nhà máy thuỷ điện: Thủy điện Yên Sơn (huyện Yên Sơn), Thủy điện Lâm Xuyên (huyện Hàm Yên), Thủy điện Thác Vàng (huyện Hàm Yên), nhà máy nƣớc phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; thu hút đầu tƣ các dự án sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. - Lập danh mục dự án để mời gọi đầu tƣ vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ƣu tiên các dự án đầu tƣ vào các lĩnh vực cơ khí, luyện kim, điện tử - tin học, hóa chất, dệt may, da giày, sản xuất vật liệu xây dựng... - Phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề ở khu vực nông thôn; tăng cƣờng hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với thực hiện chính sách trợ giúp, tƣ vấn và thông tin thị trƣờng một cách đồng bộ; giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và tăng thu nhập cho ngƣời lao động. c. Đối với nhóm ngành dịch vụ - Xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thƣơng mại, thu hút đầu tƣ, phát triển thị trƣờng; duy trì và đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh. - Phát triển mạnh thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ, đồng thời tích cực thực hiện các giải pháp phát triển thị trƣờng tài chính, lao động, bất động sản. - Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, phát triển ngành du lịch để trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 86 Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, công viên địa chất Na Hang - Lâm Bình và các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để bảo tồn và phát triển du lịch; phát triển đồng bộ và nâng cao chất lƣợng hệ thống dịch vụ phục vụ phát triển du lịch. - Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ vận tải; xây dựng cơ chế chính sách huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng hệ thống bến xe, điểm đỗ, điểm dừng, bến thủy nội địa. 4.3.2.2. Về cơ cấu thành phần kinh tế - Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy chế phối hợp trong việc triển khai Luật Đầu tƣ và các văn bản pháp lý liên quan theo hƣớng minh bạch, rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tƣ thực hiện các dự án. Thƣờng xuyên rà soát, kiểm tra tình hình triển khai các dự án đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ nhƣng chậm triển khai, chủ đầu tƣ không đủ năng lực để thu hồi hoặc chuyển giao cho chủ đầu tƣ khác. - Định hƣớng, khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện xúc tiến đầu tƣ: Tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ tại chỗ, các hoạt động mang tính chất nghiên cứu tại chỗ, các hoạt động mang tính chất nghiên cứu, điều tra, phổ biến chính sách; các hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án đầu tƣ đang hoạt động, thúc đẩy giải ngân, đề xuất chính sách cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Triển khai nội dung, tiến độ Chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ của tỉnh nhằm quảng bá môi trƣờng đầu tƣ tỉnh Tuyên Quang, phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tƣ - thƣơng mại - du lịch; tăng cƣờng hợp tác với các địa phƣơng trong cả nƣớc, đặc biệt là các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, các tỉnh lân cận để hợp tác về đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 87 - Nâng cao hiệu quả, tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty cổ phần sau sắp xếp, đổi mới. Tiếp tục củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, phát huy vai trò của hợp tác xã trong việc thực hiện các dịch vụ sản xuất, tiêu thụ nông lâm sản cho nông dân. 4.3.3. Giải pháp về huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 4.3.3.1. Về huy động vốn đầu tư - Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các tổ chức tín dụng để huy động mọi nguồn vốn hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời nâng cao năng lực hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng và ngân hàng. - Huy động các nguồn vốn trong doanh nghiệp và nguồn vố nhàn dỗi trong dân; tranh thủ các nguồn vốn của Trung ƣơng; các nguồn vốn ODA, FDI và các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế. 4.3.3.2. Về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư - Để nâng cao hiệu quả đầu tƣ, trong quá trình tạo ra chất và lƣợng của tăng trƣởng, mức đầu tƣ và cách thức đầu tƣ đều đƣợc đánh giá là quan trọng nhƣ nhau. Không nên chỉ chú trọng vào tăng lƣợng vốn đầu tƣ mà còn cần chú trọng đến cơ cấu đầu tƣ hợp lý nếu không sẽ làm giảm hiệu quả đầu tƣ, không duy trì đƣợc sự tăng trƣởng và ảnh hƣởng không tốt cho nền kinh tế. - Xác định cơ cấu vốn đầu tƣ hợp lý, tập trung đầu tƣ vốn vào những ngành, lĩnh vực thuộc lợi thế của tỉnh và sử dụng nhiều lao động có trình độ phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng nhƣ lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, phát triển chăn nuôi; chú trọng tập trung ƣu tiên đầu tƣ vào những lĩnh vực đột phá để đem lại hiệu quả cao, tránh đầu tƣ vào những dự án cần nhiều vốn, sử dụng ít lao động, đầu tƣ mang tính chất dàn trải. Vốn đầu tƣ khu vực nhà nƣớc chỉ nên đầu tƣ vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, cơ sở giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 88 - Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông lâm nghiệp: Hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai cho hộ nghèo ở vùng khó khăn; hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; hỗ trợ vacxin và tiền công tiêm phòng gia súc; hỗ trợ trồng rừng sản xuất, chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hỗ trợ giống sản xuất vụ đông trên chân ruộng 02 vụ lúa... chính sách ổn định dân cƣ, chính sách hỗ trợ đầu tƣ nông thôn mới... - Đẩy nhanh công tác giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ. Triển khai kịp thời các chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung; thực hiện tốt chính sách ƣu đãi thuế, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, tạo điều kiện bồi dƣỡng nguồn thu, tăng thu ngân sách. Quản lý và điều hành ngân sách hiệu quả, tiết kiệm, tạo nguồn chi cho đầu tƣ phát triển. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế vay vốn để phát triển sản xuất, chú trọng khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, ƣu tiên việc đầu tƣ đối với huyện nghèo, các xã thuộc Chƣơng trình 135 và các dự án trọng điểm của địa phƣơng. 4.3.4. Về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ƣơng 8 (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, nhằm hƣớng tới mục tiêu xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội; đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nâng cao chất lƣợng giáo dục. Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu và trình độ phát triển các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nƣớc để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 89 - Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong sự gắn kết với việc phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và sáng tạo khoa học công nghệ - động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. - Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong đó chú trọng nâng cao năng lực, chất lƣợng hoạt động của Trƣờng Cao đẳng nghề, các Trung tâm dạy nghề cấp huyện, các cơ sở đào tạo nghề nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, từng bƣớc bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 4.3.5. Về phát triển và nâng cao chất lượng khoa học - công nghệ - Cần tập trung hơn vào chọn lọc, ứng dụng, đƣa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào phục vụ sản xuất; đồng thời tập trung triển khai một số đề tài nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, góp phần đƣa hoạt động khoa học công nghệ phát triển toàn diện hơn. Hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp, cơ chế quản lý, nghiên cứu đề tài khoa học cần có bƣớc đổi mới, thiết thực, hiệu quả hơn.Trong đó cần chú trọng việc xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm. - Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển khoa học - công nghệ đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020; đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học công nghệ; ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ƣu tiên sử dụng các công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lƣợng, thân thiện với môi trƣờng, phát triển kinh tế xanh. 4.3.6. Tập trung phát triển và nâng cao kết cấu hạ tầng - Tập trung huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm, công trình giao thông, hạ tầng đô thị, công trình thủy lợi theo quy hoạch. Quy hoạch và đầu tƣ phát triển hạ tầng đô thị ở các huyện; hoàn thành đầu tƣ hạ tầng thiết yếu của trung tâm huyện lỵ Yên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 90 Sơn; tập trung đầu tƣ xây dựng trung tâm huyện lỵ Lâm Bình. Tiếp tục đầu tƣ, chỉnh trang đô thị thành phố Tuyên Quang; quan tâm đầu tƣ các công trình hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. - Chú trọng đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông, trọng tâm là đƣờng Hồ Chí Minh (đoạn qua tỉnh Tuyên Quang), cầu Tình Húc (thành phố Tuyên Quang),... Triển khai xây dựng đƣờng cao tốc nối thành phố Tuyên Quang với đƣờng cao tốc Lào Cai - Hải Phòng, đƣờng sắt Thái Nguyên Tuyên Quang - Yên Bái, đƣờng quốc lộ 37B, quốc lộ 2B; chuẩn bị các điều kiện để triển khai đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng vành đai I, vành đai II, nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% các tuyến đƣờng từ trung tâm xã đến trung tâm các thôn, bản. - Tiếp tục đầu tƣ phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực tƣới và hạn chế thiệt hại do thiên tai; xây dựng, cải tạo các công trình hồ chứa đa năng, công trình kè sông đoạn qua các khu đô thị; tu sửa, nâng cấp, quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi. Tập trung đầu tƣ một số công trình văn hóa, thể thao thiết yếu nhƣ: Cụm tƣợng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang gắn với Quảng trƣờng Nguyễn Tất Thành (giai đoạn II), sân vận động, nhà luyện tập, thi đấu thể thao và các công trình trọng điểm khác. Huy động nguồn lực cải tạo, phát triển và quản lý, sử dụng hiệu quả, an toàn lƣới điện; đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng các công trình cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp với từng vùng. 4.3.7. Gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội 4.3.7.1. Giải quyết công ăn việc làm - Tập trung thực hiện quy hoạch và nâng cấp trung tâm dạy nghề huyện Chiêm Hóa, huyện Sơn Dƣơng thành trƣờng trung cấp nghề; tiếp tục nâng cao năng lực đào tạo nghề, chất lƣợng hoạt động của Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 91 thuật và Công nghệ. Thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình lao động, việc làm giai đoạn 2011 - 2015. Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; chủ động tìm kiếm và phát triển thị trƣờng lao động, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu lao động. - Phát triển các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề gắn với tƣ vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho ngƣời lao động; triển khai có hiệu quả Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và dự án về dạy nghề thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm. 4.3.7.2. Xoá đói giảm nghèo bền vững - Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững theo hƣớng tạo điều kiện để ngƣời nghèo tự vƣơn lên thoát nghèo - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, để nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân; thực hiện tốt các lĩnh vực an sinh xã hội. Thƣờng xuyên rà soát, nắm chắc tình hình đời sống của nhân dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo, thực hiện các biện pháp hỗ trợ, không để xảy ra tình trạng thiếu đói; triển khai có hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế đối với ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách theo quy định. 4.3.7.3. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo - Tiếp tục đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong các trƣờng học đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật đặc biệt là tay nghề, bậc thợ cao; đồng thời có chính sách ƣu đãi để thu hút lao động có chất lƣợng, tay nghề cao, cán bộ tri thức có năng lực chuyên môn đến và ở lại với Tuyên Quang. Tạo bƣớc chuyển biến căn bản và toàn diện về chất lƣợng giáo dục, đào tạo, xây dựng xã hội học tập, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 92 - Triển khai có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội hóa học tập tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; tiếp tục đầu tƣ cơ sở vật chất cho việc dạy và học của Trƣờng Đại học Tân Trào; nâng cấp hệ thống các trƣờng nghề và trƣờng chuyên nghiệp. Củng cố, sắp xếp mạng lƣới trƣờng, lớp để hệ thống giáo dục phát triển toàn diện. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực đầu tƣ cơ sở vật chất ngành giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân học tập, chú trọng điều kiện học tập ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 4.3.7.4. Nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khoẻ - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cƣờng áp dụng chế độ luân phiên cán bộ y tế giúp tuyến dƣới nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế theo hƣớng chuyên ngành, cân đối giữa các chuyên khoa; chú trọng đào tạo để có đội ngũ cán bộ là trƣởng, phó khoa của bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế huyện đạt trình độ chuyên khoa cấp I trở lên; chăm sóc sức khoẻ và công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các đối tƣợng chính sách; đầu tƣ nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở khám chữa bệnh. Đầu tƣ nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành Trung tâm khám chữa bệnh kỹ thuật cao. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, gia đình; quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh phòng chống các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm trong cộng đồng. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe thông qua việc khuyến khích mở các cơ sở khám chữa bệnh bán công, tƣ nhân, phát triển dịch vụ y tế kỹ thuật cao; tăng cƣờng huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế. 4.3.8. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường - Quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên; thực hiện đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trƣờng, tài nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 93 nƣớc. Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, giám sát về tài nguyên và môi trƣờng, các tổ chức, cá nhân, các dự án đầu tƣ sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. - Xây dựng các dự án xử lý rác thải tập trung, xử lý nƣớc thải đô thị; bảo đảm khu công nghiệp của tỉnh có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng; xử lý cơ bản các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng; thu gom, xử lý các rác thải nguy hại, rác thải rắn, nƣớc thải y tế. - Thực hiện xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh học. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho cộng đồng, chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu. 4.4. Kiến nghị Để có thể tiếp tục nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 cần: - Chú trọng đến hiệu quả của việc đầu tƣ, trong đó cần quan tâm đến đầu tƣ thuộc lĩnh vực của Nhà nƣớc, không nên quá phụ thuộc vào việc tăng vốn đầu tƣ; mà cần chủ động triển khai những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn nhƣ: Thực hiện việc đào tạo nâng cao tay nghề ngƣời lao động cũng nhƣ trình độ, năng lực của cán bộ quản lý để tạo ra năng suất lao động cao hơn, khuyến khích việc cải tiến qui trình sản xuất, giảm chi phí trung gian và các tiến bộ khoa học công nghệ để ngày một nâng cao năng suất lao động, tăng đóng góp của TFP vào tăng trƣởng. Bên cạnh đó cần nắm bắt nhu cầu thị trƣờng để kịp thời thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng và năng suất cao hơn, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho các sản phẩm. - Kinh tế của Tuyên Quang chủ yếu vẫn là nông, lâm nghiệp và thủy sản nên việc chuyển dịch cơ cấu cần gắn chặt với những điều kiện kinh tế - xã hội, vị thế vai trò và lợi thế cạnh tranh hiện có của địa phƣơng. Vì vậy, cần có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 94 nhận thức đúng đắn hơn về mục tiêu chuyển dịch kinh tế của các cấp, từ tỉnh đến các huyện: Có thể là toàn tỉnh cần có chuyển dịch nhanh hơn về cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, nhƣng với từng địa phƣơng thì cần có bƣớc đi khác nhau. Những địa phƣơng có điều kiện phát triển nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ thì tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ phải tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn, nhƣng với các địa phƣơng có thế mạnh riêng có về nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hoặc thủy sản, trong khi điều kiện phát triển công nghiệp lại khó khăn thì không nhất thiết phải giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ để từng bƣớc làm tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng chung của tỉnh một cách bền vững. - Xem xét điều chỉnh lại cơ cấu trong nội bộ một số ngành kinh tế nhƣ: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phải quy hoạch và ƣu tiên đầu tƣ cho những loại cây, con có thế mạnh vƣợt trội và đặc biệt là phải tăng nhanh hơn tỷ trọng của ngành dịch vụ của khu vực này; ngành công nghiệp phải từng bƣớc giảm tỷ trọng của một số ngành có hàm lƣợng công nghệ thấp, tăng nhanh các ngành có hàm lƣợng công nghệ cao, tiêu tốn ít nguyên liệu và sử dụng công nghệ tiên tiến. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục những bất cập về cơ cấu của các thành phần kinh tế; có cơ chế, chính sách để khuyến khích và khai thác thế mạnh của các thành phần kinh tế góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế chung toàn tỉnh; đồng thời, cần tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với mỗi thành phần kinh tế, loại hình sở hữu, để các thành phần kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu đề ra. - Chú trọng đầu tƣ cho y tế, giáo dục bằng cách huy động từ nhiều nguồn khác nhau; đồng thời tăng cƣờng công tác quản lý đối với chất lƣợng dịch vụ y tế, giáo dục bằng các biện pháp cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 95 - Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động để họ có cơ hội tìm kiếm đƣợc việc làm và thực hiện quyết liệt hơn các giải pháp nhằm tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống dân cƣ, nhất là lao động khu vực nông thôn. - Rà soát và bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ cam kết về bảo vệ môi trƣờng. Tích cực triển khai các biện pháp nhằm bảo về tài nguyên, khoáng sản và tiếp tục thực hiện phòng trào trồng cây, gây rừng, bảo vệ môi trƣờng sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 96 KẾT LUẬN Qua phân tích đánh giá có thể thấy những năm qua kinh tế của Tuyên Quang tiếp tục tăng trƣởng khá và tƣơng đối toàn diện, hài hoà với phát triển văn hoá xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GRDP. Cơ sở hạ tầng tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, một số lĩnh vực nhƣ giao thông, thông tin liên lạc phát triển khá mạnh; thƣơng mại, dịch vụ, du lịch có chuyển biến, tiềm năng du lịch bƣớc đầu đƣợc khai thác phát huy. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp có chuyển biến mạnh, phát triển vững chắc, bƣớc đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh. Hoạt động tài chính, tín dụng điều hành ngân sách có nhiều tiến bộ; khoa học công nghệ, tài nguyên môi trƣờng đƣợc quan tâm phục vụ thiết thực, hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các thành phần kinh tế tiếp tục đƣợc tạo điều kiện phát triển và bình đẳng trƣớc pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc kinh tế Tuyên Quang vẫn còn những bất cập nhƣ: Kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng là cơ bản các yếu tố chiều sâu chƣa đƣợc khai thác một cách hợp lý và còn nhiều bất cập; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp còn chậm; thực hiện một số dự án đầu tƣ chƣa đạt tiến độ đề ra; sản lƣợng một số sản phẩm công nghiệp chƣa đạt kế hoạch; chậm xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu một số sản phẩm của tỉnh; mặt hàng xuất khẩu chƣa đa dạng, chất lƣợng, sức cạnh tranh chƣa cao. Chất lƣợng dịch vụ du lịch còn hạn chế, sản phẩm du lịch còn ít; năng lực thu hút đầu tƣ, năng lực cạnh tranh còn thấp; chất lƣợng giáo dục đào tạo và một số lĩnh vực văn hoá, xã hội chƣa cao... Qua nghiên cứu Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang, bƣớc đầu đã căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung phản ánh mặt chất của tăng trƣởng, xác định đƣợc các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 97 nhóm chỉ tiêu, nguồn số liệu chủ yếu phục vụ việc phân tích, đồng thời đề xuất đƣợc những nội dung cơ bản và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc phân tích nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là một chủ đề hết sức rộng và phức tạp, hiện nay vẫn còn nhiều nội dung và chƣa có một khái niệm thống nhất, cũng chƣa có một thƣớc đo chuẩn nào để xem xét, đánh giá một nền kinh tế là tăng trƣởng đạt chất lƣợng hay chƣa đạt chất lƣợng; nguồn số liệu để tính toán các chỉ tiêu còn nhiều bất cập, chƣa đầy đủ; một số chỉ tiêu tính toán độ tin cậy chƣa cao... Với thời gian cho phép và khả năng tƣ duy có hạn nên đề tài cũng chƣa thể đƣa ra những giải pháp tối ƣu để giải quyết các vấn đề còn tồn tại để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế cho Tuyên Quang. Dựa trên cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, đề tài đã nhận thức đƣợc rõ tầm quan trọng của nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế và mong muốn bƣớc đầu góp một phần nhỏ vào việc tìm ra hƣớng đi đúng đắn và trên cơ sở đó cũng mạnh dạn đề xuất một số nội dung để từng bƣớc khắc phục những hạn chế hiện nay nhằm phát triển kinh tế tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá (2005) “Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam”. 2. Báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2010, Việt Nam 2/3 chặng đƣờng thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hƣớng tới năm 2015, Hà Nội. 3. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012; Quyết định số 529 /QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2014 về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012, 2013. 4. Cục Thống kê Tuyên Quang, Niên giám thống kê năm 2013. 5. Cục Thống kê Tuyên Quang các báo cáo về GRDP từ năm 2010 đến năm 2013. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI: Báo cáo chính trị. 7. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV. 8. Trần Thọ Đạt (2011), “Tổng quan về chất lƣợng tăng trƣởng và đánh giá về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “ chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam: Giai đoạn 2001 - 2010 và định hƣớng tới năm 2020”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, "Tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam". Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2006. 10. Nguyễn Thị Việt Hồng (2013) Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học Đề tài cấp bộ "Nghiên cứu xây dựng nội dung báo cáo thống kê về chất lƣợng tăng trƣởng của Việt Nam và áp dụng cho giai đoạn 2006-2010". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 99 11. Dƣơng Mạnh Hùng, Bùi Bá Cƣờng (2012) Vụ hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê “phân tích hiện trạng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam”. 12. Tăng Văn Khiên (2005) Nghiên cứu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế Hải Phòng thời kỳ 2001 - 2004. 13. Phƣơng pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản Quốc gia ở Việt Nam. 14. Nguyễn Ngọc Sơn (2011), “Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam mƣời năm nhìn lại và giải pháp cho tƣơng lai”, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam: Mƣời năm nhìn lại và định hƣớng tƣơng lai, Diễn đàn phát triển Việt Nam. 15. Thủ tƣớng chính phủ, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011về chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015. 16. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của về việc ban hành bộ tiêu chí giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phƣơng. 17. Tổng cục Thống kê, Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, NXB Thống kê - 2004. 18. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê năm 2013. 19. Tổng cục Thống kê, Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2013, NXB Thống kê. 20. Tổng cục Thống kê (2014) Báo cáo đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực. 21. Trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân tháng 2 năm 2012, đánh giá tổng quan về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam và vai trò của TFP. 22. UBND tỉnh Tuyên Quang (2013) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013; mục tiêu, nhiệm vụ và một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2014. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 100 23. UBND tỉnh Tuyên Quang (2013) Báo cáo tổng kết thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2013. 24. UBND tỉnh Tuyên Quang (2014) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. 25. Viện Khoa học Thống kê: "Một số vấn đề về phƣơng pháp luận thống kê", Nhà xuất bản Thống kê năm 2005. 26. Trịnh Quang Vƣợng (2005), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học đề tài cấp Tổng cục Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu thống kê đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng của nền kinh tế, Tổng cục Thống kê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ [...]... về thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tuyên Quang 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian... nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến thực chất chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang cho đến nay - Đề xuất đƣợc một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang trong những năm sắp tới 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Tuyên Quang 3.2 Phạm vi nghiên cứu... đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh luôn là điều trăn trở của không chỉ lãnh đạo, các chuyên gia trong tỉnh, mà còn của đông đảo ngƣời dân Tuyên Quang cho đến nay Chính vì thế, tôi chọn chủ đề: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 "Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang" làm đề tài... http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang hiện nay nhƣ thế nào ? Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang là gì ? Giải pháp nào là cần thiết để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tuyên Quang ? 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu thứ... tiễn về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian 2010 - 2013 Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang thời gian tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT... và tăng trƣởng không thể dài lâu, hoặc quá đề cao công bằng xã hội thì sẽ không có động lực để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Sự kết hợp 2 mặt đó lại với nhau tạo ra chất lƣợng của tăng trƣởng kinh tế 1.2.6 Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện ở vai trò của dân số, y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường 1.2.6.1 Vai trò của chất lượng dân số, lao động và việc làm trong tăng trưởng kinh tế Chất. .. đây ngƣời ta mới đƣợc quan tâm nhiều 1.1.2 Chất lượng tăng trưởng kinh tế 1.1.2.1 Định nghĩa về chất lượng tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế tăng trƣởng có chất lƣợng là nền kinh tế: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo định hƣớng của từng thời kỳ... lao động nhiều và rẻ Để tăng trƣởng có hiệu quả cao (hay tăng trưởng do nâng cao hiệu quả), cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo và nâng cao trình độ khoa học công nghệ Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế theo quan niệm về nguồn gốc và phƣơng thức tăng trƣởng rất có ích cho mục tiêu tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tăng trƣởng Sử dụng tốc độ tăng TFP để phản ánh chất lƣợng tăng trƣởng nhƣ đã nói là... kinh tế, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tuyên Quang Nhờ đó, Luận văn sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, học tập và chỉ đạo thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng của một địa phƣơng cấp tỉnh 5 Bố cục của đề tài Ngoài... nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV đề ra Tuy nhiên, đến nay kinh tế Tuyên Quang về cơ bản vẫn kém phát triển, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đang còn rất nhiều vấn đề bất cập, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Việc nghiên cứu để đánh giá đúng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, phát hiện những tiến bộ ban đầu, chỉ ra các ... trạng chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Tuyên Quang nhƣ ? Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Tuyên Quang ? Giải pháp cần thiết để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Tuyên. .. yếu ảnh hƣởng đến thực chất chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang - Đề xuất đƣợc số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tuyên Quang năm tới Đối tƣợng phạm... HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM HÙNG SƠN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời

Ngày đăng: 16/10/2015, 09:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan