Tác động của hội nhập khu vực ASEAN +3 đến thương mại đồ gỗ việt nam bằng chứng thực nghiệm qua mô hình trọng lực

92 395 2
Tác động của hội nhập khu vực ASEAN +3 đến thương mại đồ gỗ việt nam bằng chứng thực nghiệm qua mô hình trọng lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THÚY MAI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN + 3 ĐẾN THƢƠNG MẠI ĐỒ GỖ VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM QUA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THÚY MAI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN + 3 ĐẾN THƢƠNG MẠI ĐỒ GỖ VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM QUA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. Nguyễn Anh Thu PGS.TS Hà Văn Hội Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Anh Thu – Trƣờng ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội. Các số liệu, bảng biểu đƣợc sử dụng để nghiên cứu, phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận văn đều đƣợc lấy từ các nguồn chính thống nhƣ đã ghi chú và liệu kê trong các tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, đề tài có sử dụng các khái niệm, nhận xét, đánh giá của các tác giả, các cơ quan, tổ chức khác và đều đƣợc ghi rõ trong nội dung cũng nhƣ ở phần tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ và động viên trong quá trình thực hiện. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất tới TS. Nguyễn Anh Thu – giảng viên hƣớng dẫn trực tiếp luận văn của tôi. Cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình, đầy trách nhiệm, những góp ý và gợi mở quý báu của cô từ khi tôi bắt đầu thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKT-ĐHQGHN), Phòng Đào tạo của trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN, các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy chƣơng trình cao học về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, khóa K21, năm học 2012-2015, các cán bộ của Khoa và của Phòng tham gia quản lý và hỗ trợ khóa học. Xin đƣợc cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các thành viên của lớp Cao học K21- ĐHKT, ĐHQGHN và những ngƣời bạn của tôi, những ngƣời đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i Danh mục bảng................................................................................................. iv Danh mục hình ................................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 6 1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế ................. 6 1.1.2. Các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đê đánh giá tác động của hội nhập kinh tế ................................................................................. 10 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến ngành đồ gỗ của Việt Nam ............ 17 1.1.4. Nhận xét tình hình nghiên cứu ....................................................... 18 1.2. Cơ sở lý thuyết về hội nhập kinh tế ...................................................... 19 1.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế ........................................................ 19 1.2.2. Các hình thức hội nhập kinh tế ...................................................... 20 1.2.3. Tác động của hội nhập kinh tế ....................................................... 21 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 25 2.1. Mô hình trọng lực ................................................................................. 25 2.2. Số liệu ................................................................................................... 33 CHƢƠNG 3. HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN+3 VÀ THƢƠNG MẠI NGÀNH ĐỒ GỖ VIỆT NAM ........................................................................ 34 3.1. Hội nhập khu vực ASEAN+3 ............................................................... 34 3.1.1. Khu vực thương mại tự do ASEAN ................................................. 34 3.1.2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc ......................... 40 3.1.3. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc ......................... 42 3.1.4. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) 46 3.2. Thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam ......................................................... 47 3.2.1. Năng lực ngành đồ gỗ của Việt Nam ............................................. 49 3.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu ngành đồ gỗ của Việt Nam ................... 57 3.3. Một số hạn chế trong xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam ................. 62 CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 64 4.1. Kết quả của mô hình trọng lực ............................................................. 64 4.2. Một số hạn chế của mô hình ................................................................. 67 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu 1 ACFTA 2 AEC 3 AFTA 4 AJCEP 5 AKFTA 6 ASEAN 7 ASEAN+3 8 ASEAN-6 9 CGE 10 CLMV 11 EHP 12 EL Nguyên nghĩa ASEAN-China Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc) ASEAN Economic Community (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN) ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản) ASEAN-Korea Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc) Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản 6 nƣớc thành viên của ASEAN, bao gồm Singapore, Phillipines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunei Computable General Equilibrium (Mô hình cân bằng tổng thể khả tính) 4 nƣớc thành viên của ASEAN, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam Early Harvest Program (Chƣơng trình Thu hoạch sớm) Exclusion list (Danh mục loại trừ) i 13 EU 14 FDI 15 FE 16 FTA 17 GDP 18 GEL 19 HSL 20 IL 21 MERCUSUR 22 MFN 23 NAFTA 24 NT 25 OLS European Union (Cộng động chung châu Âu) Foreign Direct Investment (Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) Fix effects (Các tác động cố định) Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại Tự do) Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội) General Exclusion List (Danh mục hàng loại trừ tổng quát) Highly Sensitive List (Danh mục hàng nhạy cảm cao) Inclusion List (Danh mục bao gồm) Mercado Común del Sur (Khối thị trƣờng chung Nam Mỹ) Most Favoured Nation (Nguyên tắc tối huệ quốc) North America Free Trade Agreement Hiệp định Thƣơng mại Tự do Bắc Mỹ Normal Track (Danh mục hàng thông thƣờng) Ordinary Least Square (Bình phƣơng tối thiểu) ii 26 RCA 27 RE 28 SL Revealed Comparative advantage) Lợi thế so sánh hiện hữu Random Effects (Các tác động ngẫu nhiên) Sensitive List (Danh mục hàng nhạy cảm) Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement 29 VJEPA (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản) 30 WB 31 WTO World Bank (Ngân hàng thế giới) World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới) iii DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1. Bảng 2.1 2. Bảng 3.1 3. Bảng 3.2 4. Bảng 3.3 5. Bảng 3.4 6. Bảng 3.5 FTA ASEAN – Trung Quốc 41 7. Bảng 3.6 FTA ASEAN – Hàn Quốc 43 8. Bảng 3.7 9. Bảng 3.8 10. Bảng 3.9 11. Bảng 3.10 12. Bảng 3.11 Mô tả các biến số trong mô hình hồi quy Trang Tổng kết tình hình cắt giảm thuế trong CEPT/ASEAN Tiến độ cắt giảm thuế quan trong AFTA của các nƣớc ASEAN, 2010 Các ngoại lệ FTA ASEAN Thuế suất trung bình của ASEAN trong CEPT/AFTA Thuế suất trung bình của Hàn Quốc trong AKFTA Thuế suất trung bình của Việt Nam trong AKFTA Tỷ trọng 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2014 Diện tích trồng rừng của Việt Nam qua các năm Diễn biến diện tích rừng trồng tập trung và sản lƣợng gỗ khai thác,2009-201 iv 29 35 37 38 39 45 45 48 54 54 13. Bảng 3.12 14. Bảng 3.13 15. Bảng 3.14 16. Bảng 3.15 17. Bảng 3.16 18. Bảng 3.17 19. Bảng 4.1 20. Bảng 4.2 Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa Thị trƣờng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam năm 2013 Các thị trƣờng cung cấp và loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc, 2001-2013 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc, 2001-2013 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản, 2001-2013 Kết quả ƣớc tính mô hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Kết quả ƣớc tính mô hình nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam v 56 56 57 60 61 62 64 66 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 3 Hình 3.3 4 Hình 3.4 5 Hình 3.5 6 Hình 3.6 Nội dung Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam (2006-2014) Phân bố doanh nghiệp ngành chế biến gỗ theo sản phẩm chủ yếu (năm 2008) Tổng cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ và nguồn cung Các thị truờng xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam năm 2009 và 2013 Xuất khẩu đồ gỗ sang các nƣớc đối tác chính của Việt Nam, 2013-2014 vi Trang 49 50 52 53 58 59 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại đang ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một xu thế tất yếu, điển hình là sự ra đời và phát triển của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) với số lƣợng thành viên đã lên tới 161 nƣớc1. Bên cạnh đó, các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng (khu vực) cũng đƣợc thực hiện nhằm thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại hơn nữa giữa một nhóm nhỏ các quốc gia nhất định. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng rất tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Năm 1995, Việt Nam tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, (AFTA). Năm 2004, hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đƣợc ký kết. Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) lần lƣợt đƣợc ký kết vào các năm 2006 và 2008. Năm 2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực. Mới đây, ngày 05/05/2015, Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) chính thức đƣợc ký kết. Các hiệp định này đều giành những ƣu đãi đáng kể đối với việc dỡ bỏ các rào cản đối với sản phẩm đồ gỗ, một ngành mà Việt Nam có thế mạnh trong xuất khẩu. Ngành đồ gỗ chiếm vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Việt Nam hiện là nƣớc xuất khẩu gỗ lớn thứ sáu trên thế giới, với giá trị xuất khẩu tăng bình quân 27,15% trong thời kỳ 2001- 2010 và năm 2014 đạt đƣợc con số 6,23 tỷ USD (Bộ Công thƣơng, 2015). Nếu nhƣ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ lần đầu tiên vƣợt mốc 1 https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm, truy cập ngày 20/05/2015 1 1 tỷ USD, thì đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã chạm mức 6,23 tỷ USD (riêng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD). Năm 2014, các thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia… Riêng hai thị trƣờng Hoa Kỳ và Nhật Bản kim ngạch xuất khẩu đã chiếm xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (trong đó, thị trƣờng Hoa Kỳ đạt 2,235 tỷ USD, Nhật Bản là 952 triệu USD)2 Trƣớc xu hƣớng hội nhập vùng mạnh mẽ nêu trên, đề tài sẽ tập trung phân tích các tác động của hội nhập vùng tới thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam. Trên cơ sở đó có thể đƣa ra một số gợi ý cho Việt Nam để tận dụng hơn nữa những lợi ích tiềm năng mà hội nhập vùng mang lại, trong bối cảnh Việt Nam đang hƣớng đến phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ bền vững. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài nhằm đánh giá tác động của hội nhập kinh tế vùng gần đây của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do và hiệp định đối tác kinh tế với các nƣớc trong khu vực châu Á (ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) đối với thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời câu hỏi: Việc tham gia vào các hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN+3 có tác động thế nào tới ngành đồ gỗ của Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đó, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ: - Tổng kết các nội dung về tự do hóa thƣơng mại và hợp tác trong ngành đồ gỗ trong ASEAN và các Hiệp định kinh tế - thƣơng mại của Việt 2 GSO (2015) 2 Nam với các nƣớc đối tác gồm Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA) và Nhật Bản (AJCEP). - Đánh giá các yếu tố tác động đến xuất nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian gần đây, trong đó có các FTAs đã ký kết, bao gồm AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung phân tích tác động của việc tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) - Đề tài sử dụng số liệu thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam trong giai đoạn từ 2001-2013, khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập khu vực và thế giới; cũng nhƣ do sự sẵn có của số liệu nghiên cứu. - Đề tài tập trung đánh giá tác động của việc hội nhập vùng đối với thƣơng mại trong ngành đồ gỗ của Việt Nam. Các mặt hàng đồ gỗ xem xét trong đề tài bao gồm gỗ và các sản phẩm từ gỗ thuộc Chƣơng 44 (Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ), và các sản phẩm có mã HS 940330 (Đồ nội thất bằng gỗ đƣợc sử dụng trong văn phòng), 940340 (Đồ nội thất bằng gỗ đƣợc sử dụng trong nhà bếp), 940350 (Đồ nội thất bằng gỗ đƣợc sử dụng trong phòng ngủ), 940360 (Đồ nội thất bằng gỗ khác) 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Mô hình trọng lực là một phƣơng pháp kinh tế lƣợng đƣợc sử dụng để phân tích trong thƣơng mại quốc tế. Mô hình này lần đầu tiên đƣợc Tinbergen (1962) sử dụng để so sánh quy mô của dòng thƣơng mại giữa các nƣớc với các lực hấp dẫn giữa hai nƣớc nhƣ trong vật lý học. Mô hình đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phát triển và ứng dụng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại. 3 Một trong những ƣu điểm của mô hình là có thể kiểm soát đƣợc tác động của các biến khác ngoài FTA đến dòng thƣơng mại, do đó có thể tách biệt riêng ảnh hƣởng của FTA (Plummer và các cộng sự (2010)). Bên cạnh FTA, mô hình còn đƣa vào các biến khác có ảnh hƣởng đến thƣơng mại nhƣ quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, khoảng cách thu nhập, khoảng cách giữa các nƣớc, tỷ giá hối đoái, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa… Ngày nay, mô hình trọng lực đƣợc sử dụng rất nhiều trong phân tích tác động của việc thực hiện FTA nói chung, nhất là đánh giá tác động tạo lập thƣơng mại và chuyển dịch thƣơng mại (Lin và Michael (2010)). 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn đƣợc chia thành 5 chƣơng, với nội dung nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận: Chƣơng này sẽ trình bày những nghiên cứu đánh giá tác động của các FTA đến thƣơng mại nói chung, đến thƣơng mại ngành cụ thể; cũng nhƣ những nghiên cứu về ngành đồ gỗ của Việt Nam. Chƣơng 1 cũng sẽ hệ thống hóa những lý thuyết về hội nhập kinh tế và những tác động của FTA tới nền kinh tế. Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. : Trên cơ sở lý thuyết ở Chƣơng 1, chƣơng này trình bày phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài, quá trình xây dựng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các FTA ASEAN+3 cũng nhƣ các yếu tố riêng rẽ khác tới dòng thƣơng mại chung cũng nhƣ thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam. Chƣơng 3. Hội nhập khu vực ASEAN+3 và thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam. Chƣơng này sẽ đƣa ra những phân tích chi tiết về tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN và Việt Nam với tƣ cách là thành viên của ASEAN, bao gồm những cam kết cắt giảm thuế quan chung cùng những ƣu đãi thuế quan đối với các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam. Chƣơng 3 cũng sẽ nêu lên thực trạng của thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4 Chƣơng 4. Kết quả của mô hình: Trên cơ sở mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu đồ gỗ đã đƣợc trình bày ở chƣơng 2, chƣơng này trình bày chi tiết kết quả ƣớc lƣợng của mô hình trọng lực. Từ đó đƣa ra những kết luận về tác động của các yếu tố riêng rẽ, đặc biệt là FTA ASEAN+3 tới thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam. Trên cơ sở đó đƣa ra một số khuyến nghị và đề xuất nhằm thúc đẩy thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN+3 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của các Hiệp định thƣơng mại tự do FTA trƣớc khi ký kết và sau khi hiệp định có hiệu lực đối với các nƣớc liên quan, sử dụng các phƣơng pháp khác nhau. Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) và mô hình thƣơng mại toàn cầu (GTAP) là hai phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá những tác động đó. Ngoài ra, mô hình SMART còn đƣợc sử dụng trong nhiều bài nghiên cứu đánh giá tác động tiềm năng của các FTA. Một số nghiên cứu tiêu biểu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế có thể đƣợc kể tên dƣới đây : Albert (2012) sử dụng mô hình SMART để đánh giá tác động của các FTA giữa ba liên kết kinh tế khu vực ở châu Phi (bao gồm cộng đồng Đông Phi - EAC, thị trƣờng chung của các nƣớc ở Đông và Nam Phi – COMESA, cộng đồng Phát triển Nam Phi - SADC) đối với phúc lợi và an ninh lƣơng thực của các nƣớc trong khu vực. Các kết quả ƣớc lƣợng cho thấy giá trị thƣơng mại tạo lập ƣớc tính gần 2 tỷ đô la Mỹ, và giá trị thƣơng mại chuyển hƣớng là khoảng 454 triệu đô la Mỹ. Đối với an ninh lƣơng thực, sản lƣợng ngô của các nƣớc sẽ tăng lên trong khi sản lƣợng gạo và lúa mì giảm sút. ATPC (2011) sử dụng mô hình SMART nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác kinh tế EU và châu Phi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nhƣợng bộ thƣơng mại giữa hai khu vực có thể khiến Châu Phi phải trả giá đắt, bởi đi kèm theo đó là những nguy cơ về điều chỉnh chi phí đi kèm với quá trình giảm công nghiệp hóa (de-industrialization); và những lợi ích thƣơng mại mà EU có đƣợc lại phần lớn do tác động chuyển dịch thƣơng mại với các nƣớc khác trên thế giới và trong nội bộ các nƣớc châu Âu. 6 Chandrima và Biswajit (2011) đánh giá tác động của FTA giữa Ấn Độ và ASEAN, sử dụng mô hình CGE và mô hình SMART. Với các kịch bản đƣa ra, kết quả ƣớc lƣợng cho thấy thƣơng mại giữa Ấn Độ và các nƣớc ASEAN tăng lên đáng kể, trong đó nƣớc đƣợc lợi lớn nhất là Ấn Độ, Singapore và Philippines. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy tác động chuyển hƣớng thƣơng mại, với việc giảm tỷ trọng thƣơng mại của các nƣớc khác ở khu vực này. Hiro Lee và Michael G. Plummer (2011) đánh giá tác động của việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với phúc lợi kinh tế, thƣơng mại và sản lƣợng ngành của các nƣớc ASEAN, sử dụng mô hình CGE. Theo đó, nếu các rào cản thƣơng mại và vận chuyển giảm 10%, phúc lợi của các nƣớc ASEAN sẽ tăng đáng kể, với Singapore là 37% và gấp 6 lần đối với các nƣớc ASEAN khác. Các nƣớc CLMV sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng. Thƣơng mại trong nội khối có thể tăng đến 54%, thƣơng mại thế giới tăng 0,4%, tác động tạo lập thƣơng mại lớn hơn chuyển hƣớng thƣơng mại. Tác động đối với sản lƣợng của 20 ngành trong ASEAN. Ando (2010) đánh giá tác động tiềm năng của các FTAs giữa ASEAN +3, CEPEA (Hiệp định thƣơng mại tự do của ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand). Tác giả chỉ ra rằng việc tạo thuận lợi thƣơng mại và trợ giúp kỹ thuật cho các nƣớc đang phát triển làm tăng phúc lợi của các nƣớc trong khu vực, và tự do hóa thƣơng mại nông nghiệp có tác động tích cực tới các nƣớc thành viên. Plummer và Chia (2009) ƣớc lƣợng tác động của việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sử dụng mô hình CGE. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc hình thành một thị trƣờng thống nhất ở Đông Nam Á sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho các nƣớc tham gia, bao gồm cả Campuchia, Lào và Việt Nam. Phúc lợi kinh tế mà Việt Nam, Campuchia, Lào thu đƣợc lần lƣợt là 7 2,8% ; 6,3% và 3,6%. Ngoài ra, nếu mở rộng AEC với một hiệp định thƣơng mại với các nƣớc láng giềng, tổng phúc lợi của ASEAN có thể tăng lên 2/3, và tăng 1/3 nếu mở rộng thêm với Mỹ và EU.Trong kịch bản này, Việt Nam sẽ là nƣớc đƣợc lợi nhiều nhất. Oktaviani R.và các cộng sự (2008) sử dụng mô hình GTAP đánh giá tác động của tự do hóa nông nghiệp đến nền kinh tế của các nƣớc ASEAN-6 và phân phối thu nhập ở Indonesia. Các kịch bản đƣợc đƣa ra: (1) xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với hàng hóa nông nghiệp; (2) xóa bỏ thuế quan đối với hàng nông nghiệp không nằm trong danh mục loại trừ; (3) tự do hóa thƣơng mại trong ASEAN và tăng cƣờng tạo thuận lợi thƣơng mại. Trong cả 3 kịch bản, phúc lợi của các nƣớc ASEAN đều tăng, trong đó Malaysia là nƣớc đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất. Kenichi K. (2003) sử dụng mô hình CGE để đánh giá tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do của Nhật Bản ở châu Á tới thƣơng mại toàn cầu. Tác động của các FTAstới phúc lợi và chuyển dịch cơ cấu của các nền kinh tế khác nhau là khác nhau. FTAs có tác động mạnh tới năng suất kinh tế của Nhật Bản, nhƣng lại mang lại lợi ích lớn hơn từ các dòng vốn đổ vào nền kinh tế đối với nhiều nƣớc ASEAN. Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động của hội nhập kinh tế tới thương mại của Việt Nam Trần Công Thắng và các công sự (2011) nghiên cứu những thay đổi trong thƣơng mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Bên cạnh việc xem xét các số liệu về thƣơng mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhóm tác giả sử dụng mô hình thƣơng mại toàn cầu (GTAP) phân tích những tác động của việc thực hiện Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Kết quả của mô hình chỉ ra sự gia tăng đáng kể của các mặt hàng xuất khẩu của Việt 8 Nam nhƣ rau quả, dầu và sản phẩm chế biến khác. Các mặt hàng lâm nghiệp, gạo, thủy sản và nông sản khác cũng tăng lên nhƣng không cao nhƣ các mặt hàng trên. Trong khi đó nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Trung Quốc có sự tăng lên mạnh đối với rau quả, sản phẩm nông sản chế biến, nƣớc ngọt, lúa giống, sản phẩm chăn nuôi, nông sản chế biến. MUTRAP III (2010) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do tới nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá các tác động sau khi hình thành FTAs, sử dụng mô hình trọng lực; đánh giá tác động tiềm năng của các FTAs này trong tƣơng lai, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể; và tác động sâu và tiềm năng tới một số ngành cụ thể trong nền kinh tế, sử dụng mô hình cân bằng bộ phận. Các mô hình trọng lực đƣợc áp dụng cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với các nƣớc đối tác, với biến giả về FTA đối với AFTA. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy các biến nhƣ quy mô của nền kinh tế, khoảng cách địa lý, biến động của tỷ giá hối đoái và mức độ dễ dàng khi thực hiện các hoạt động kinh doanh đều có ý nghĩa giải thích quan trọng. Biến giả FTA có dấu dƣơng ở trong cả mô hình xuất khẩu và nhập khẩu. Việc thành lập AFTA dẫn đến tăng trƣởng thƣơng mại không chỉ trong khối ASEAN mà cả thƣơng mại của ASEAN với các nƣớc ở ngoài khối. Từ Thúy Anh và Tô Minh Thu (2010) sử dụng mô hình Cân bằng Tổng thể Động (dynamic general equilibrium model) đánh giá tác động của hội nhập kinh tế ở khu vực Đông Á tới thay đổi phúc lợi, tổng sản phẩm, thƣơng mại và cơ cấu sản xuất của Việt Nam. Nghiên cứu nhận thấy cơ cấu sản xuất của Việt Nam sẽ thay đổi theo hƣớng tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp, giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình đó, nông nghiệp của Việt Nam cần phải đƣợc đặc biệt chú ý vì sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh cao. Roland-Holst và các cộng sự (2002) sử dụng mô hình cân bằng động, đa ngành và Bảng chào ban đầu (Initial Offer) để đánh giá tác động kinh tế trong dài hạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 9 Nguyễn Chân và Trần Kim Dung (2001) sử dụng mô hình CGE để đánh giá tác động của tự do hóa thƣơng mại của Việt Nam với vị thế là một nền kinh tế mở, nhỏ/chập nhận giá. Sau khi chia 97 lĩnh vực trong bảng cân đối liên ngành của Việt Nam (I/O: input/output) năm 1996 chia thành 33 khu vực sản xuất (17 cho sản xuất trong nƣớc, và 16 cho xuất khẩu), các tác giả đã phân tích tác động của thƣơng mại và các cải cách thuế quan đối với xuất khẩu 1.1.2. Các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đê đánh giá tác động của hội nhập kinh tế Tác động của các FTA đến thƣơng mại đã đƣợc nghiên cứu bởi Tinbergen (1962) lần đầu tiên và đã chỉ ra tác động tích cực đáng kể giữa những nƣớc thành viên trong Khối thịnh vƣợng chung Anh. Để phân tích tác động, các nhà nghiên cứu vào những năm 1970 và 1980 đã thêm vào các biến giả mà hai nƣớc trong cùng một FTA sẽ nhận đƣợc cùng một giá trị thống nhất. Đặc biệt là ở trong các nghiên cứu nhƣ EEC (European Economic Community), EFTA (European Free Trade Association) và LAFTA (Latin America Free Trade Agreement) (Aitken (1973) và Brada Mendez (1983). Từ đó thì phƣơng pháp sử dụng biến giả đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu. A.A Hatab, E. Romstad, X Huo (2010) phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới xuất khẩu nông sản của Ai cập với 50 nƣớc đối tác chính trong giai đoạn 1994 – 2008, sử dụng mô hình trọng lực. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố có tác động quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Ai Cập bao gồm GDP của nƣớc nhập khẩu, nƣớc nhập khẩu sử dụng ngôn ngữ chung Ả Rập, sự giảm giá đồng pound của Ai Cập và khoảng cách địa lý gần gũi. Tuy nhiên các yếu tố nhƣ nƣớc nhập khẩu là thành viên của các liên kết khu vực với Ai Cập hay GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc nhập khẩu lại không tác động đáng kể đến xuất khẩu nông sản của Ai Cập. 10 Laetitia Gulhot (2010) đánh giá tác động của các FTA chính ở khu vực Đông Á đã đánh giá tác động của 3 hiệp định thƣơng mại tự do: ASEAN (AFTA) và ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) đến dòng thƣơng mại ở khu vực Đông Á. Mô hình trọng lực đƣợc tác giả sử dụng bao gồm các biến số cơ bản nhƣ GDP, GDP bình quân đầu ngƣời, khoảng cách phát triển kinh tế, khoảng cách địa lý và các biến giả đại diện cho các FTA chính ở khu vực Đông Á AFTA, AKFTA, ACFTA. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng (panel data) hồi quy mô hình trọng lực để đánh giá tác động của những yếu tố riêng rẽ lên dòng thƣơng mại của 12 nền kinh tế (10 thành viên ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc) với 22 đối tác thƣơng mại chính trong giai đoạn 1985 tới 2007. Mặc dù, xét về tổng quan AFTA có tác động tích cực đối với thƣơng mại đa phƣơng trong khu vực. Các kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng AFTA có tác động tích cực thúc đẩy thƣơng mại nội ngành trong khu vực, mang lại hiệu ứng tạo lập thƣơng mại lớn đối với xuất khẩu và hiệu ứng chệch hƣớng thƣơng mại đối với nhập khẩu ngoài khu vực. Ngoài ra, ACFTA và AKFTA chƣa thể hiện tác động tới dòng thƣơng mại ở Đông Á do thời gian hiệu lực ngắn. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình trọng lực hoàn chỉnh đánh giá tác động của các FTA đa phƣơng tới dòng thƣơng mại trong khu vực, tuy nhiên, chƣa đánh giá đƣợc tác động đến dòng thƣơng mại chung hay thƣơng mại ngành của một quốc gia thành viên của các FTA đa phƣơng đó. E. Erdem và S. Nazlioglu (2008) sử dụng mô hình trọng lực nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ sang Cộng đồng chung châu Âu (EU) trong giai đoạn 1996-2004, sử dụng cách tiếp cận các tác động ngẫu nhiên (random-effects model REM). Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ sang thị trƣờng này có quan hệ thuận chiều với quy mô của nền kinh tế, dân số của nƣớc nhập khẩu, biến dân số 11 Thổ Nhĩ Kỳ sống ở nƣớc thành viên EU (biến giả bằng 1 nếu có hơn 100.000 ngƣời Thổ Nhĩ Kỳ sống ở một nƣớc thành viên EU), nƣớc có chung kiểu khí hậu Địa Trung Hải và nƣớc là thành viên của Liên minh thuế quan Thổ Nhĩ Kỳ - EU. Tuy nhiên, lƣợng xuất khẩu có quan hệ tỷ lệ nghịch với diện tích đất nông nghiệp và khoảng cách địa lý tới nƣớc nhập khẩu. N. Malhotra và A. Stoyanov (2008) phân tích tác động của Hiệp định Thƣơng mại tự do Canada-Chile tới thƣơng mại nông nghiệp của hai nƣớc trong giai đoạn 1998-2005, sử dụng mô hình trọng lực. Bên cạnh các biến truyền thống của mô hình, tác giả đƣa thêm biến về diện tích đất canh tác và lƣợng phân bón cho sản xuất. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng Chile là nƣớc đƣợc lợi nhiều hơn đối với xuất khẩu các sản phẩm nông sản, trong khi lợi ích thu đƣợc của Canada từ các chƣơng trình cắt giảm thuế quan là không đáng kể. Nowark-Lehmann D.et all (2007) đánh giá tác động tiềm năng của hiệp định thƣơng mại tự do giữa Chile và EU, mức độ cạnh tranh về giá, thu nhập thực tế, khác biệt về thu nhập trung bình và chi phí vận chuyển đến xuất khẩu một số ngành hàng của Chile sang EU trong giai đoạn 1988-2002. Theo đó, FTA giữa Chile và EU sẽ thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu lƣơng thực thực phẩm của Chile sang EU. Vollrath và các cộng sự (2006) nhận thấy thu nhập bình quân đầu ngƣời có tác động đến thƣơng mại đối với thực phẩm chế biến (manufactured food) nhƣng không tác động đến (commodity food) khi sử dụng mô hình trọng lực để phân tích thƣơng mại của các mặt hàng thực phẩm chế biến và các mặt hàng nông sản phổ biến giữa 9 nƣớc trong giai đoạn 1996-2002. Và điều này nhất quán với lý thuyết HO về thƣơng mại quốc tế: tỉ lệ đất đai/lao động là một yếu tố quan trọng tác động đến thƣơng mại nông sản và EU, NAFTA, MERCUSOR đều làm tăng thƣơng mại nội ngành về nông sản. 12 Jason và Dayton (2005) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của hội nhập vùng tới thƣơng mại trong nông nghiệp của thế giới đã đƣa thêm các biến giải thích cho thƣơng mại nông nghiệp bao gồm: tỉ giá hối đoái thực, diện tích đất nông nghiệp, biến giả thể hiện nƣớc đối tác có chung đƣờng biên giới, ngôn ngữ, là nƣớc không có biển (landlock). Mô hình ƣớc lƣợng có đƣa thêm các biến giả về thời gian và biến tác động cố định (fixed effects) đại diện cho các yếu tố riêng biệt của từng nƣớc có ảnh hƣởng tới thƣơng mại mà không đƣợc đƣa vào trong mô hình (ví dụ nhƣ thay đổi về chế độ chính trị, các cú sốc về kinh tế vĩ mô, và các yếu tố đặc trƣng khác). Các số liệu đƣợc lấy cho 9 mặt hàng nông nghiệp trong thƣơng mại giữa 89 nƣớc trong giai đoạn 1985-2002, và xem xét với 8 hiệp định thƣơng mại khu vực. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, việc thực hiện NAFTA giúp tăng thƣơng mại nông nghiệp của nội khối lên tới hơn 75%, và tác động chuyển hƣớng thƣơng mại của NAFTA và CER rất hạn chế. EU-15 và các hiệp định thƣơng mại tự do của châu Phi lại có những tác động chệch hƣớng thƣơng mại rõ rệt. Những kết quả ƣớc lƣợng tác động của các FTA tới dòng thƣơng mại không giống nhau mà có sự pha trộn đã đƣợc chứng minh trong các nghiên cứu trong những năm của thập niên 1990. Các nghiên cứu nhƣ Frankel, Stein and Wei (1995) and Frankel (1997) đã xem xét tác động của một số FTA chính nhƣ EU, NAFTA, MECOSUR, AFTA, chỉ ra những tác động tích cực trong trƣờng hợp MECOSUR và AFTA tuy nhiên ngƣợc lại đối với trƣờng hợp EU và NAFTA. Solaga và Winters (2000) giải thích tác động tạo thƣơng mại và tác động chệch hƣớng thƣơng mại của một số FTA đa phƣơng. Tác giả đã chỉ ra tác động tạo thƣơng mại chỉ ở những nƣớc Mỹ Latinh và tác động chuyển hƣớng thƣơng mại đối với trƣờng hợp EU và EFTA. Endoh (1999) phân tích tác động tạo thƣơng mại và chệch hƣớng thƣơng mại của EEC, 13 LAFTA và CMEA, và họ thấy cả hai tác động đối với những FTA này, đồng thời cũng chỉ ra những tác động này giảm dần trong những năm 1990. Baier và Bergstrand (2002) đã thêm vào mô hình các biến giả FTA và chỉ ra rằng các FTA đã làm cho dòng thƣơng mại tăng lên gấp bốn lần. Carrere (2003) đã áp dụng nghiên cứu của Baier và Bergstrand vào phân tích dữ liệu bảng, kết quả chỉ ra rằng các FTA đã tạo ra sự gia tăng đáng kể trong thƣơng mại so sánh với các kết quả trƣớc đây. Chen và Tsai (2005) thay đổi mô hình trọng lực và so sánh các kết quả bằng việc sử dụng dữ liệu bảng. Nghiên cứu cho thấy giữa những giá trị ƣớc lƣợng khác nhau giữa những FTA khác nhau. Gilbert, Scollay, và Bora (2004) phân tích tác động của những FTA chính và những khối thƣơng mại ở Đông Á theo khu vực, đƣa ra kết quả là những khối thƣơng mại ở Đông Á tồn tại trong khu vực hàng hóa và sản xuất. Endoh (2005) từ đánh giá tác động của quy định xuất xứ ƣu đãi GSTP (Generalized System of Trade Preferences) của những nƣớc đang phát triển đã chỉ ra thƣơng mại giữa các nƣớc trong GSTP đã tăng lên đáng kể. Urata, S. và M. Okabe (2007) sử dụng khi nghiên cứu tác động của các FTA đến dòng thƣơng mại. Thứ nhất, tác giả phân tích những thay đổi trong cơ cấu thƣơng mại trƣớc và sau khi FTA đƣợc ký kết thông qua việc tính toán hai chỉ số là tỷ trọng của thƣơng mại nội ngành trong tổng thƣơng mại của các thành viên FTA và chỉ số tập trung thƣơng mại. Kết quả chỉ ra rằng thƣơng mại nội ngành trong FTA chiếm tỷ trọng lớn đối với EU và NAFTA. Thứ hai, tác giả sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của các FTA đến dòng thƣơng mại song phƣơng bằng cách hồi quy bộ dữ liệu tổng hợp và phân tách. Các biến đƣợc đƣa vào mô hình bao gồm GDP, thu nhập bình quân đầu ngƣời, khoảng cách địa lý. Các biến giả bao gồm biến Adjacency và Language, nhận giá trị là 1 lần lƣợt nếu hai quốc gia có cùng chung đƣờng 14 biên giới hay ngôn ngữ và ngƣợc lại nhận giá trị là 0, và các biến giả đại diện cho các FTA. Dữ liệu ƣớc lƣợng cho 178 quốc gia trong giai đoạn 1950 – 2005. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy các biến số về GDP, thu nhập bình quân đầu ngƣời hay biến giả cho các quốc gia có chung biên giới và ngôn ngữ đều có tác động tích cực tới thƣơng mại đúng với phân tích của lý thuyết kinh tế. Hầu hết các FTA đƣợc đƣa vào mô hình đều mang lại tác động tạo lập thƣơng mại lớn. Tác động làm chệch hƣớng thƣơng mại xảy ra ở một số mặt hàng trong các FTA nhƣ EU, NAFTA, MERCOSUR. Một số FTA chƣa thể hiện đƣơc tác động trong mô hình do thời gian hiệu lực ngắn. Các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đánh giá tác động của hội nhập kinh tế tới thương mại của Việt Nam Nguyen Anh Thu (2012) đã đánh giá tác động của hội nhập kinh tế của Việt Nam theo Hiệp dịnh Thuong mại Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) tới thƣơng mại Việt Nam, sử dụng mô hình trọng lực. Số liệu về thƣơng mại trong nghiên cứu đƣợc lấy từ 39 nƣớc đối tác trong giai doạn 2004 – 2011. Các biến phụ thuộc đƣợc đƣa vào mô hình nhƣ GDP, khoảng cách giữa các quốc gia, thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ giá hối đoái thực và 2 biến giả VJEPA, AFTA. Kết quả cho thấy việc tham gia AFTA (cùng với các yếu tố khác nhƣ GDP, khoảng cách dịa lý, tỉ giá hối đoái thực) có tác động tích cực tới thƣơng mại của Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của VJEPA chƣa rõ ràng do hiệp định mới đƣợc ký kết và lộ trình cắt giảm thuế cần có thời gian để có tác động mạnh hơn tới thƣơng mại. Nghiên cứu mới dừng lại ở việc nghiên cứu 2 FTA mà Việt Nam tham gia AFTA và VJEPA chƣa đánh giá đƣợc hết các FTA ASEAN+3 tới dòng thƣơng mại của Việt Nam. Nguyễn Tiến Dũng (2011) sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của khu vực thƣơng mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) tới dòng 15 thƣơng mại của ViệtNam, với số liệu thƣơng mại giữa Việt Nam và 18 nƣớc đối tác từ năm 2001– 2009. Tác giả đã phân tích khái quát về AKFTA , đi sâu trình bày chiều hƣớng và cơ cấu thƣơng mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc và các nƣớc ASEAN cũng nhƣ cấu trúc bảo hộ trong các nƣớc thành viên. Đồng thời tác giả sử dụng mô hình trọnglực để đánh giá tác động của AKFTA đến thƣơng mại Việt Nam, với các biến số thông thƣờng trong mô hình trọng lực nhƣ GDP, khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu ngƣời, khoảng cách thu nhập giữa các nƣớc và các biến giả đƣợc bổ sung đại điện cho các khu vực thƣơng mại tự do. Ngoài AKFTA, tác giả cũng xem xét AFTA, ACFTA, AJCEP để so sánh những tác động của các hiệp định này lên dòng thƣơng mại của Việt Nam. Bài nghiên cứu xây dựng phƣơng trình riêng cho xuất khẩu và nhập khẩu nhằm phân tích tác động của AKFTA tớixuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng AKFTA thúc đẩy tăng trƣởng thƣơng mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc, trong khi AFTA có tác động tích cực tới xuất khẩu của Việt Nam nhƣng có tác động không rõ ràng tới nhập khẩu của Việt Nam với các nƣớc ASEAN. Tác động của ACFTA và VJEPA tới thƣơng mại Việt Nam là chƣa rõ ràng. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chƣa phân tích đƣợc tác động của các FTA này tới thƣơng mại một ngành cụ thể và mô hình trọng lực trong bài nghiên cứu có thể làm cơ sở áp dụng để đánh giá tác động đến một ngành. Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) cho rằng có ba nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến luồng thƣơng mại nhƣ nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến cung (GDP và dân số của nƣớc xuất khẩu), nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến cầu (GDP và dân số của nƣớc nhập khẩu) và nhóm yếu tố hấp dẫn hay cản trở (khoảng cách địa lý). Nhóm tác giả sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ tập trung thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc ASEAN+3, với số liệu thống kê thƣơng mại của Tổng Cục Hải Quan từ 199816 2005. Mô hình đƣợc xây dựng riêng cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả ƣớc lƣợng OLS chỉ ra rằng sự gia nhập và thực hiện các cam kết ASEAN+3 của Việt Nam chƣa hiệu quả nên không có tác động lớn đến tăng trƣởng thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc ASEAN. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ đi sâu phân tích mức độ tập trung thƣơng mại tổng hợp mà không phân tích mức độ tập trung thƣơng mại theo từng ngành. Do Tri Thai (2006) phân tích thƣơng mại giữa Việt Nam và 23 nƣớc châu Âu, với chuỗi số liệu từ năm 1993-2004, sử dụng mô hình trọng lực. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố nhƣ quy mô nền kinh tế, quy mô thị trƣờng, tỉ giá hối đoái có tác động mạnh tới thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc EU. Tuy nhiên, thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc này vẫn ở dƣới mức tiềm năng. 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến ngành đồ gỗ của Việt Nam MUTRAP (2014), với sự phối hợp của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố Báo cáo Nghiên cứu chiến lƣợc phát triển ngành chế biến gỗ. Nghiên cứu đã đƣa ra cái nhìn tổng quan và định hƣớng phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam, cũng nhƣ đƣa ra một số khuyến nghị phƣơng án đàm phán trong FTA Việt Nam – EU liên quan tới sản phảm gỗ chế biến. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam là ngành có nhiều triển vọng phát triển, cả trong định hƣớng xuất khẩu lẫn tiêu dùng nội địa. Quy mô thị trƣờng nội địa đang mở rộng theo sự gia tăng thu nhập của ngƣời dân. Thị trƣờng xuất khẩu đã ổn định trở lại sau khủng hoảng và tiếp tục hứa hẹn một giai đoạn tăng trƣởng mới, đặc biệt với các sản phẩm mới từ lâm sản ngoài gỗ. MUTRAP III, (2013) sử dụng nhiều phƣơng pháp để đánh giá tác động của các FTAs đến kinh tế Việt Nam, trong đó có phân tích cấp ngành dựa trên các chỉ số tiềm năng GR, RCA, vv đã cho thấy tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vào các đối tác FTA khác nhau rất tƣơng đồng nhƣng không giống nhau. 17 Với ngành đồ gỗ, các FTA đƣợc coi là lợi ích tổng hợp đối với ngành. Thƣơng mại với Nhật Bản đƣợc coi là một cơ hội, nhƣng ACFTA với Trung Quốc lại ít đƣợc ƣa thích. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngành đồ gỗ có tiềm năng có thể mở rộng. Tuy nhiên, cần lƣu ý các chứng chỉ xác nhận nguồn v.v... Các hóa chất trong ngành này cũng đang đƣợc giám sát ở các thị trƣờng nhập khẩu. MUTRAP cũng đƣa ra các thách thức cho ngành này, ví dụ nhƣ phải đối mặt với hạn chế tài chính trong nƣớc và thị trƣờng lao động có kỹ năng, cũng nhƣ là cạnh tranh quốc tế khi mà mức thuế đang giảm dần. Huỳnh Thị Thu Sƣơng (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác trong chuối cung ứng đồ gỗ của Việt Nam. Tác giả dùng phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận với các chuyên gia để đƣa ra bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lƣợng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 6 nhân tố có tác động nhất định đến hợp tác chuỗi cung ứng, gồm: quyền lực, sự thân quen, tín nhiệm, tần suất, văn hóa và chiến lƣợc. 1.1.4. Nhận xét tình hình nghiên cứu Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế đến thƣơng mại. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng phổ biến là mô hình cân bằng tổng thể hoặc cân bằng bộ phận, cùng với mô hình trọng lực ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy hội nhập kinh tế có tác động thúc đẩy mạnh mẽ tới thƣơng mại của các nƣớc thành viên. Dòng thƣơng mại bị tác động bởi các yếu tố nhƣ quy mô của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, dân số, các yếu tố tƣơng đồng về địa lý, văn hóa. Ở Việt Nam gần đây cũng có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập thƣơng mại đến nền kinh tế nói chung, phúc lợi xã hội, thƣơng mại, đầu tƣ, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 18 (WTO). Bên cạnh các đánh giá định tính, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng các phƣơng pháp định lƣợng, trong đó phổ biến nhất là phƣơng pháp Cân bằng Tổng thể Khả tính (CGE), Mô hình Thƣơng mại Toàn cầu (GTAP) và gần đây là Mô hình Trọng lực. Các nghiên cứu đều chỉ ra những tác động tích cực của hội nhập tới thƣơng mại. Tuy nhiên, các đánh giá về tác động hội nhập vùng của Việt Nam còn hạn chế, nhất là đánh giá tác động của hội nhập vùng tới ngành thƣơng mại nói chung, và thƣơng mại ngành đồ gỗ nói riêng còn hạn chế. Do vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá tác động của một số hội nhập vùng tới thƣơng mại trong ngành đồ gỗ của Việt Nam. 1.2. Cơ sở lý thuyết về hội nhập kinh tế 1.2.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế Balassa (1987) coi hội nhập kinh tế vừa là một quá trình, vừa là một trạng thái. Là một quá trình, hội nhập kinh tế bao gồm các biện pháp kinh tế và chính trị đƣợc sử dụng để xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thể nhân kinh tế thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Là một trạng thái, hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự thiếu vắng của các hình thức phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế có thể đƣợc coi nhƣ là một quá trình xóa bỏ các hình thức phân biệt kinh tế giữa các nƣớc. Theo Charles, hội nhập kinh tế khu vực hàm ý các thỏa thuận và hiệp định giữa các nƣớc ở cùng một khu vực địa lý nhằm giảm bớt, và cuối cùng là xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các dòng hàng hóa, thƣơng mại, và nhân tố sản xuất giữa các nƣớc với nhau. Chu Văn Cấp (2014) cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trƣờng trong nƣớc với thị trƣờng khu vực và thế giới thông qua sự nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân, mặt khác, gia nhập và góp phần xây 19 dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu (APEC, ASEAN, IMF, WB, WTO…) Là sự thiết lập các mối quan hệ song phƣơng, và đa phƣơng về thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính, khoa học, công nghệ. 1.2.2. Các hình thức hội nhập kinh tế Có nhiều hình thức hội nhập kinh tế khác nhau. Mỗi hình thức bao gồm các mức độ phân biệt đối xử khác nhau giữa các nƣớc cùng là thành viên và giữa các nƣớc thành viên với các nƣớc ở ngoài khối. Các hình thức hội nhập căn bản nhất bao gồm : Các Hiệp định Ưu đãi Thương mại (PTAs – Preferential Trade Agreements): Đây là các hiệp định trong đó các nƣớc thành viên thực hiện cắt giảm thuế quan hoặc đƣa ra mức đối xử ƣu đãi đối với các hạn chế định lƣợng trong thƣơng mại với nhau; trong khi vẫn duy trì các rào cản thƣơng mại của họ với các nƣớc không tham gia hiệp định. Hình thức hội nhập này thƣờng đƣợc áp dụng đối với chỉ một nhóm hàng hoá nhất định và thƣờng đƣợc trao đơn phƣơng. Khu vực Mậu dịch Tự do (FTAs – Free Trade Areas): Đây là hình thức hội nhập trong đó các nƣớc thành viên xóa bỏ rào cản thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực, trong khi vẫn duy trì các chính sách thƣơng mại của mình với các nƣớc khác. Liên minh thuế quan (CUs - Custom Unions): Trong CUs, các nƣớc thành viên xóa bỏ tất cả rào cản thƣơng mại với các nƣớc thành viên và áp dụng một chính sách thuế quan chung đối với các nƣớc ở ngoài khối. Thị trường chung (Common Markets – CMs): Đây là các thỏa ƣớc bao gồm tất cả các đặc điểm của CUs, bên cạnh đó CMs còn cho phép dự dịch chuyển tự do của các yếu tố sản xuất trong khối. Tất nhiên các nƣớc này vẫn duy trì chính sách của riêng mình đối với sự chuyển dịch của yếu tố sản xuất với các nƣớc ở ngoài khối. 20 Liên minh kinh tế (Economic Unions):Đây là cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế cao hơn thị trƣờng chung. Bên cạnh các đặc điểm của CMs, các nƣớc trong EUs còn áp dụng các chính sách tiền tệ, tài khóa, công nghiệp và phúc lợi xã hội chung, cũng nhƣ áp dụng các chính sách đối ngoại chung với các nƣớc ở ngoài khối. Liên minh tiền tệ (Monetary Unions): Đây là hình thức liên kết kinh tế cao nhất, tiến tới thành lập một “quốc gia kinh tế chung” của nhiều nƣớc với nhiều đặc điểm nhƣ xây dựng chính sách kinh tế chung, xây dựng chính sách đối ngoại, trong đó có các chính sách ngoại thƣơng chung. Bên cạnh đó còn quy định chính sách lƣu thông tiền tệ thống nhất, hình thức một đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của các nƣớc hội viên và xây dựng Ngân hàng chung thay thế Ngân hàng Trung ƣơng của các nƣớc, xây dựng quỹ tiền tệ chung, xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nƣớc đồng minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế tiến tới thực hiện liên minh về chính trị. 1.2.3. Tác động của hội nhập kinh tế Tác động tĩnh của hội nhập: Theo Amr (2013), Viner (1950) đã lần đầu tiên đƣa ra cách tiếp cận “tĩnh” trong phân tích tác động của hội nhập kinh tế dƣới hình thức liên minh thuế quan. Viner đƣa ra hai tác động quan trọng của hội nhập kinh tế bao gồm tạo lập thƣơng mại (trade creation) và chuyển hƣớng thƣơng mại (trade diversion). Tác động tạo lập thƣơng mại xảy ra khi dòng thƣơng mại trong khối chuyển từ các nguồn cung ứng với chi phí cao hơn sang nguồn cung ứng có chi phí rẻ hơn, do tác động của việc cắt giảm thuế quan đối với các nƣớc thành viên. Tác động chuyển dịch thƣơng mại xảy ra khi dòng thƣơng mại trong khối chuyển từ các nguồn cung ứng ở ngoài khối với chi phí thấp hơn sang các nguồn cung ứng ở trong khốicó chi phí cao 21 hơn nhƣng lại đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan. Trong trƣờng hợp này, nguồn lực bị phân bổ kém hiệu quả hơn. Tác động động của hội nhập: Amr (2013), Balassa (1962) và Cooper và Massel (1965) có lẽ là những ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm tác động động của hội nhập kinh tế. Balassa với lý thuyết động về hội nhập kinh tế cho rằng phân tích tĩnh về tạo lập thƣơng mại và chuyển dịch thƣơng mại chƣa đủ để phân tích những phúc lợi đạt đƣợc nhờ hội nhập.Balassa (1962) và Allen (1963) liệt kê các tác động động cơ bản của hội nhập bao gồm: tính kinh tế theo quy mô, thay đổi công nghệ, thay đổi cấu trúc thị trƣờng và cạnh tranh, tăng trƣởng năng suất, rủi ro và bất ổn, và các hoạt động đầu tƣ. Schiff và Winter (1998) đã tổng kết định nghĩa của các tác động động của hội nhập kinh tế là bất cứ điều gì đó tác động đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia trong trung và dài hạn. Tính kinh tế nhờ quy mô: Theo Corden (1972), tính kinh tế nhờ quy mô xảy ra khi càng tăng quy mô của sản lƣợng thì chi phí sản xuất càng giảm – kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn. Hội nhập mang lại cơ hội mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng sản lƣợng của doanh nghiệp, từ đó có thể tận dụng lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Balassa và Stoutjesdijk (1975) cho rằng các thị trƣờng nhỏ làm tăng chi phí, giới hạn mức độ chuyên môn hóa sản xuất, giảm cạnh tranh, và thu hẹp các động lực cho đổi mới công nghệ. Tác động tới cạnh tranh: Theo Balassa (1961), hội nhập kinh tế mở rộng thị trƣờng hơn so với thƣơng mại bảo hộ, khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Điều này thúc đẩy họ phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất và hiệu quả để tồn tại và mở rộng thị phần.Hội nhập cũng làm giảm tính chất độc quyền của các thị trƣờng đóng cửa do có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hơn đến từ các thị trƣờng bên ngoài. Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực sẽ đƣợc phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn. 22 Tác động đối với đầu tư: Các nghiên cứu của Baldwin, Forlid và Haaland (1995), Dunning và Robson (1998) đã đƣa ra các khái niệm về tạo lập và chuyển dịch đầu tƣ, mở rộng từ lý thuyết của Viner. Nghiên cứu của Baldwin, Forslid và Haaland (1995), Dee và Gali (2003), Kalotay (2007) đã áp dụng các khái niệm này vào trƣờng hợp của EU. Khi mà các rào cản đầu tƣ bị giảm bớt hoặc xóa bỏ, tác động tạo lập đầu tƣ theo nhƣ Dee và Gali (2003) xảy ra khi sản xuất đƣợc chuyển từ nơi có chi phí sản xuất cao sang nơi có chi phí sản xuất thấp trong khối hội nhập. Tác động chuyển dịch đầu tƣ xảy ra khi sản xuất chuyển từ một nƣớc ở ngoài khối có chi phí sản xuất cao hơn sang một nƣớc thành viên có chi phí sản xuất cao hơn ở trong khối do tác động của các ƣu đãi dành cho các nƣớc trong khối hội nhập. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hiện nay, theo nhƣ Ethier (1998), tăng trƣởng nhanh hơn nhiều so với thƣơng mại. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc coi là một trong những động lực chính của hội nhập giữa các nƣớc, nhất là giữa các nƣớc đang phát triển, bởi nó gắn liền với hai biến số vĩ mô quan trọng là xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế. Shams (2003) cho rằng FDI có thể thúc đẩy các hình thức hội nhập hƣớng đến thị trƣờng bởi nó mở rộng phạm vi cho trao đổi thƣơng mại và tăng mức độ thâm nhập thị trƣờng. Tác động thay đổi chính sách và cải cách: Bên cạnh các chính sách thuế quan, các hiệp định hội nhập song phƣơng và đa phƣơng còn bao hàm nội dung về các vấn đề khác nhƣ: các cam kết liên quan đến quản trị công, thủ tục và quy trình hải quan, đối xử quốc gia với nhà đầu tƣ của nƣớc đối tác, chính sách cạnh tranh, bao gồm cả cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, và những vẫn đề khác. Plummer (2007) chỉ ra rằng, hội nhập khu vực giúp cho các nƣớc xác định đƣợc những vấn đề này để cải thiện môi trƣờng cạnh tranh bằng cách giảm chi phí, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, và thúc đẩy cải cách chính sách để tăng hiệu quả của nền kinh tế. 23 Tác động tới tăng trưởng kinh tế: Theo Plummer (2010), các tác động của hội nhập nhƣ mở rộng thị trƣờng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy sử dụng và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, về lâu dài, sẽ có tác động tích cực tới tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn. 24 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý thuyết ở Chƣơng 1, Chƣơng 2 sẽ trình bày phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài. Để đảm bảo tính khoa học và khả thi trong khuôn khổ bài nghiên cứu, đề tài này sử dụng kết hợp đồng thời hai phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Tác giả nghiên cứu định tính thông qua việc tìm đọc các tài liệu nghiên cứu, các bài báo tạp chí và các dự án nghiên cứu trong và ngoài nƣớc để có thể phát huy các phƣơng pháp đánh giá tác động của FTA từ các nghiên cứu quốc tế và Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả, so sánh để đánh giá thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã phát triển và xây dựng mô hình trọng lực để đánh giá các tác động của FTA trong khuôn khổ hội nhập thƣơng mại hàng hóa ASEAN+3 tới thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam. 2.1. Mô hình trọng lực Mô hình trọng lực là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích khối lƣợng và chiều hƣớng thƣơng mại song phƣơng giữa các nƣớc, đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại quốc tế. Mô hình này phân tích thƣơng mại song phƣơng giữa các nƣớc dựa trên các biến số nhƣ GDP, dân số và khoảng cách địa lý giữa các nƣớc, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu ngƣời, khoảng cách thu nhập giữa các nƣớc. Mô hình trọng lực cũng có thể đƣợc mở rộng để phân tích tác động của hội nhập kinh tế đối với một quốc gia, cho phép đánh giá liệu một khu vực thƣơng mại tự do làm tăng hay giảm thƣơng mại giữa các nƣớc so với mức thƣơng mại thông thƣờng. Ƣu điểm của mô hình trọng lực là có thể đánh giá ảnh hƣởng của nhiều yếu tố riêng rẽ lên thƣơng mại quốc tế, do đó có thể tách riêng ảnh hƣởng của các FTAs. 25 Mô hình trọng lực ban đầu đƣợc Tinbergen (1962) và Pöynöhen (1963) nghiên cứu một cách độc lập, với ý tƣởng ban đầu đƣợc xuất phát từ lý thuyết về Lực hấp dẫn của Newton. Theo đó, lực hấp dẫn giữa hai vật thể tỉ lệ thuận với khối lƣợng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai vật đó. Mô hình Trọng lực cơ bản nhất cho rằng thƣơng mại giữa hai nƣớc i và j tỉ lệ thuận với quy mô nền kinh tế của hai nƣớc và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai nƣớc. Mô hình này đƣợc diễn giải ở công thức sau: M ij  G YY i j Dij (1) Trong đó: G là một hằng số. Mij là giá trị thƣơng mại của nƣớc i với nƣớc j (hoặc xuất khẩu/nhập khẩu của nƣớc i với nƣớc j). Yi, Yjlà biến chỉ quy mô của nền kinh tế nƣớc i và j. Thông thƣờng Y đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Dij là khoảng cách giữa hai nƣớc i và j (đây là biến đại diện cho chi phí thƣơng mại giữa hai nƣớc i và j). Biểu diễn phƣơng trình (1) dƣới dạng logarit và thêm biến sai số ngẫu nhiên uij, phƣơng trình trọng lực cơ bản trở thành: ln M ij  G  1 ln Yi  2 ln Yj  3 ln Dij  uij (2) Trong phƣơng trình (2), là các hệ số. Dựa trên các giả thuyết về mối quan hệ của các đại lƣợng trong mô hình trọng lực, các hệ số 1 và  2 đƣợc kỳ vọng có dấu dƣơng, khi quy mô của nền kinh tế các nƣớc tăng lên sẽ dẫn đến tăng trao đổi thƣơng mại. Hệ số  3 đƣợc kỳ vọng có dấu âm, khoảng cách giữa các nƣớc càng tăng sẽ càng làm tăng chi phí giao dịch, và do đó có tác động cản trở thƣơng mại. 26 Xem xét thêm yếu tố về thời gian trong mô hình, ta có các số liệu dƣới dạng bảng chứa đựng thông tin về các biến của các nƣớc theo từng năm. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng với số liệu dạng bảng giúp kiểm soát tác động của từng năm cụ thể lên thƣơng mại. Khi đó phƣơng trình (2) trở thành : ln M t ij  G  1 ln Y t i  2 ln Y t j  3 ln Dij  ut ij (3) Trong đó : t chỉ thời gian utijlà biến ngẫu nhiên. Để xem xét tác động của việc gia nhập FTA, biến giả FTA đƣợc đƣa vào phƣơng trình, nhận giá trị bằng 1 nếu nƣớc nhập khẩu và xuất khẩu cùng ở trong FTA trong năm t và có giá trị bằng 0 trong các trƣờng hợp khác. Ngoài các yếu tố về quy mô nền kinh tế và khoảng cách địa lý, còn có nhiều yếu tố khác có tác động đến thƣơng mại giữa hai nƣớc. Các biến giải thích đƣợc lựa chọn đƣa thêm vào mô hình, tổng hợp từ các nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đã nêu ở chƣơng 2, bao gồm: Tỷ giá hối đoái thực giữa các đồng tiền (REER), Thu nhập bình quân đầu ngƣời, Chênh lệch thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa hai quốc gia. Đƣa các biến vào phƣơng trình, khi đó phƣơng trình sẽ có dạng: ln M ijt  G  1 ln Yi t   2 ln Y jt  3 ln Dtj   4 ln(Yi t / Pi t )  4 5 ln(Y jt / Pjt )   6 ln(Yi t / Pi t  Y jt / Pjt )   FTAijkt   7 REERij  uijt (4) k 1 Trong đó : ln: logarit tự nhiên Mtij : Xuất khẩu/Nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam và các nƣớc đối tác G là một hằng số. Yi, Yj tƣơng ứng là GDP của Việt Nam và nƣớc đối tác j 27 Dij là khoảng cách giữa Việt Nam đến nƣớc j đƣợc chuẩn hóa dân số Yti/Pti, Ytj/ Ptj tƣơng ứng là thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam và nƣớc đối tác j Yti/Pti - Ytj/ Ptjlà chênh lệch thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa Việt Nam và nƣớc đối tác j FTAtijk, bao gồm hiệp định AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP là các biến giả đo lƣờng tác động của các khu vực thƣơng mại tự do tới xuất khẩu và nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Trong mô hình này, k nhận giá trị bằng 1, 2, 3, 4 cho các hiệp định thƣơng mại AFTA, ACFTA, AKFTA và AJCEP. Các biến giả của FTA có giá trị bằng 1 nếu nƣớc xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu cùng là thành viên của FTA trong năm t, và có giá trị bằng 0 trong trƣờng hợp khác. REERij là tỷ giá hối đoái thực giữa các đồng tiền utij là biến ngẫu nhiên. 28 Bảng 2.1: Mô tả các biến số trong mô hình hồi quy Biến phụ thuộc Mô tả Đơn vị Ký hiệu Xuất khẩu/Nhập khẩu Xuất khẩu/Nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam tới/từ nƣớc đối tác j USD Mtij Tổng thu nhập trong nƣớc của Việt Nam GD danh nghĩa USD Yi Tổng thu nhập trong nƣớc của nƣớc đối tác j GD danh nghĩa USD Yj Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam USD Yti/Pti Thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc đối tác j USD Ytj/ Ptj Biến giải thích Chênh lệch thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa 2 quốc gia Yti/Pti - Ytj/ Ptj Khoảng cách địa lý giữa 2 thành phố lớn Khoảng cách giữa 2 quốc nhất (hoặc 2 thành phố gia trung tâm) của Việt Nam và nƣớc đối tác Tỷ giá hối đoái thực Hiệp định thƣơng mại tự do và Hiệp định kinh tế km Dij REERij Biến giả k=1 với AFTA k=2 với ACFTA k=3 với AKFTA k=4 với AJCEP FTAtijk Nguồn: Tổng hợp của tác giả 29 Các biến giả đƣợc định nghĩa cho mỗi khu vực thƣơng mại tự do nói trên và nhận giá trị là 0 nếu nƣớc đối tác không phải là thành viên của khu vực thƣơng mại tự do. Các biến giả nhận giá trị là 1 khi nƣớc đối tác thƣơng mại là thành viên của khu vực thƣơng mại tự do đang xem xét tính từ khi khu vực thƣơng mại tự do bắt đầu có hiệu lực. Nhƣ vậy, biến giả cho khu vực thƣơng mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ nhận giá trị là 1 tƣơng ứng vào các năm 2006, 2007 và 2008. Trong trƣờng hợp AFTA, quá trình cắt giảm thuế quan bắt đầu từ năm 1995 sau khi Việt Nam gia nhập khu vực thƣơng mại tự do này. Tuy nhiên, trong nửa cuối những năm 1990, phần lớn hàng hóa trong danh mục cắt giảm đều có mức thuế quan rất thấp, và tự do hóa trong khuôn khổ AFTA chỉ thật sự bắt đầu năm 2003 khi việc cắt giảm thuế quan đƣợc thực hiện đối với các hàng hóa trong danh mục loại trừ tạm thời. Vì thế biến giả cho AFTA nhận giá trị là 1 kể từ 2003 (Nguyễn Tiến Dũng, 2011) Theo lý thuyết, quy mô của các nền kinh tế càng lớn thì kim ngạch trao đổi thƣơng mại càng tăng. Các biến GDP, GDP bình quân đầu ngƣời đƣợc kỳ vọng có dấu dƣơng trong phƣơng trình hồi quy. Khoảng cách thu nhập giữa Việt Nam và nƣớc đối tác thƣơng mại sẽ có dấu âm hoặc dấu dƣơng. Khi biến giải thích này có dấu dƣơng, nó cho thấy tác động của thƣơng mại liên ngành dựa trên sự khác biệt về nguồn lực yếu tố sản xuất. Ngƣợc lại, khi hệ số của chênh lệch thu nhập có dấu âm, nó cho thấy tác động của thƣơng mại nội ngành (Nguyễn Tiến Dũng, 2011) Đối với biến tỉ giá hối đoái, khi REER tăng, tức là đồng tiền của Việt Nam mất giá thực so với đồng tiền nƣớc ngoài, điều này sẽ có tác động tích cực tới xuất khẩu và tác động tiêu cực tới nhập khẩu. Khi RER giảm, đồng nội tệ của Việt Nam lên giá thực so với đồng tiền nƣớc ngoài, điều này sẽ có tác động tích cực tới nhập khẩu và tác động tiêu cực tới nhập khẩu. Do vậy, 30 RER đƣợc kỳ vọng sẽ có dấu dƣơng trong phƣơng trình xuất khẩu và có dấu âm trong phƣơng trình nhập khẩu. Mức độ tác động của tỷ giá đối với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa còn phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu hàng hóa theo giá. Khoảng cách giữa các nƣớc có thể đƣợc đo lƣờng bằng khoảng cách về mặt địa lý giữa các thành phố quan trọng nhất (về mặt dân số) hoặc là khoảng cách giữa các thủ đô của các nƣớc. CEPII còn áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng khoảng cách giữa hai nƣớc dựa trên khoảng cách giữa hai thành phố lớn nhất của hai nƣớc này, trong đó có tính đến tỷ trọng dân số của các thành phố này trên tổng dân số của cả nƣớc.Biến khoảng cách đƣợc kỳ vọng có dấu âm trong phƣơng trình xuất khẩu và nhập khẩu.Khoảng cách càng lớn, chi phí vận tải sẽ càng cao và hạn chế trao đổi buôn bán giữa các nƣớc Các biến giả cho các FTA sẽ có dấu âm hoặc dấu dƣơng tùy thuộc vào kết quả ƣớc tính. Khi một biến giả có dấu dƣơng, điều đó có nghĩa là FTA đang xem xét có tác động tích cực đối với thƣơng mại của Việt Nam và nƣớc đối tác thƣơng là mại, và ngƣợc lại. Trong nghiên cứu này, các biến giả FTA đƣợc kỳ vọng sẽ có dấu dƣơng trong cả phƣơng trình xuất khẩu và nhập khẩu. Tác động của việc cắt giảm thuế quan, đi kèm với các nội dung về hài hòa hóa thủ tục hải quan và những ƣu đãi trong chính sách thƣơng mại của các nƣớc đối tác đƣợc kỳ vọng sẽ có tác dụng thúc đẩy thƣơng mại ngành giữa các nƣớc. Mô hình ƣớc lƣợng Trong phân tích thực nghiệm có các loại dữ liệu gồm: dữ liệu chuỗi theo thời gian (time series), dữ liệu chéo (cross-sectional) và dữ liệu bảng (panel data). Dữ liệu chuỗi theo thời gian cung cấp các giá trị của một hay nhiều biến theo thời gian (ví dụ nhƣ GDP hay CPI của một nƣớc trong nhiều năm). Dữ liệu chéo cung cấp các giá trị tại cùng một thời điểm cho một hay nhiều biến (ví dụ nhƣ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nƣớc ASEAN trong 31 năm 2013). Dữ liệu chéo cung cấp các giá trị của một hay nhiều biến theo chuỗi thời gian (ví dụ nhƣ giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm của các nƣớc trên thế giới trong giai đoạn 2001-2013). Đối với các phƣơng trình hồi quy với số liệu bảng, các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm: phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tổng quát (Pooled Ordinary Lest Square- Pooled OLS), phƣơng pháp ƣớc lƣợng các tác động cố định (Fixed Effects – FE) và phƣơng pháp ƣớc lƣợng các tác động ngẫu nhiên (Random Effects – RE). Phương pháp Pooled OLS coi tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tƣợng khác nhau và không thay đổi theo thời gian. Phƣơng trình hồi quy theo phƣơng pháp này có dạng: (5) Hồi quy theo mô hình các tác động cố định FE là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển. Phƣơng trình hồi quy theo phƣơng pháp này có dạng: (6) Trong đó . Thành phần đại diện cho tất cả những yếu tố không quan sát đƣợc, khác nhau đối với mỗi chủ thể nhƣng không thay đổi theo thời gian. Thành phần đại diện cho tất cả những yếu tố không quan sát đƣợc, thay đổi theo chủ thể và theo thời gian. Mô hình FE giả định rằng những khác biệt giữa các chủ thể mà không thay đổi theo thời gian có ảnh hƣởng hoặc làm sai lệch các biến độc lập (có tƣơng quan với các biến này), do vậy cần phải kiểm soát các đặc điểm này. Mô hình FE hƣớng đến loại bỏ các tác động của các đặc tính không thay đổi theo thời gian này ra khỏi các biến độc lập để xem xét tác động ròng của chỉ các biến giải thích thay đổi theo thời gian đến biến phụ thuộc. 32 Mô hình ước lượng các tác động ngẫu nhiên REcho rằng, những khác biệt giữa các chủ thể là ngẫu nhiên và không tƣơng quan với các biến độc lập hay biến giải thích trong mô hình, do vậy có những ảnh hƣởng nhất định đến biến phụ thuộc. Vì thế trong mô hình này, ta có thể đƣa thêm các biến khác nhau giữa các chủ thể mà không thay đổi theo thời gian. Mô hình RE có dạng: (7) Thay vì coi nhƣ là hằng số, mô hình giả định rằng đây là một biến ngẫu nhiên với giá trị trung bình là với của mẫu lớn hơn và (8) là số hạng sai số ngẫu nhiên có giá trị trung bình là 0 và phƣơng sai là . Thay (8) vào (7) ta đƣợc phƣơng trình có dạng: (9) 2.2. Số liệu - Số liệu về thƣơng mại đồ gỗ giữa Việt Nam và các nƣớc đối tác chính đƣợc lấy từ trang UN Comtrade cho giai đoạn từ năm 2001-2013. - Số liệu về GDP, GDP bình quân đầu ngƣời, tỷ giá hối đoái thực đƣợc lấy từ trang dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). - Số liệu về khoảng cách giữa các nƣớc (khoảng cách giữa thủ đô các nƣớc có điều chỉnh theo dân số) đƣợc lấy từ trang web Centre d' Etudes Prospectives et d'Informations Internationales (CEPII). 33 CHƢƠNG 3. HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN+3 VÀ THƢƠNG MẠI NGÀNH ĐỒ GỖ VIỆT NAM Trên cơ sở những lý thuyết về hội nhập kinh tế và tác động của FTA, cùng với quá trình nghiên cứu các công trình khoa học đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1, chƣơng 3 của đề tài sẽ đƣa ra những phân tích chi tiết về tiến trình hội nhập khu vực ASEAN và Việt Nam với tƣ cách là thành viên của ASEAN. Trong đó, tác giả sẽ trình bày những cam kết cắt giảm thuế quan chung cũng những ƣu đã thuế đối với ngành hàng đồ gỗ, và những rào cản phi thuế quan mà đồ gỗ của Việt Nam sẽ gặp phải trong các hiệp định AFTA, ACFTA, AKFTA và AJCEP. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ xem xét thực trạng thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam, từ đó sẽ có cơ sở để phân tích những kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy đƣợc trình bày trong chƣơng 4. 3.1. Hội nhập khu vực ASEAN+3 3.1.1. Khu vực thương mại tự do ASEAN Đƣợc thành lập năm 1967, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) gồm 5 thành viên là (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan). Đến cuối năm 1999, 10 thành viên đã gia nhập ASEAN gồm Brunei (1984), Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam (1997). Hƣớng tới mục tiêu chung, các nƣớc ASEAN cùng là thúc đẩy hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cƣờng hợp tác, an ninh và ổn định của khu vực. Cho đến nay, ASEAN đã thực hiện xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và hƣớng tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Cắt giảm mạnh thuế quan đối với thƣơng mại nội khối thông qua chƣơng trình ƣu đãi thuế quan phổ cập CEPT đã đƣợc các nƣớc ASEAN thực hiện 34 một cách triệt để. Đến nay, Hiệp định Thƣơng mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA – ASEAN Trade in Good Agreement) đã đƣợc ASEAN hệ thống hóa trong văn bản chính thức, với mục tiêu chính là tự do hóa thƣơng mại, chính thức có hiệu lực vào ngày 17/5/2010. Với sự điều chỉnh linh hoạt tới năm 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế), Hiệp định ATIGA hƣớng đến việc xóa toàn bộ thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và vào năm 2015 đối với các nƣớc CLMV. Bảng 3.1: Tổng kết tình hình cắt giảm thuế trong CEPT/ASEAN3 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 dòng 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.689 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 10.455 8.496 10.256 10.285 10.296 10.054 10.059 10.072 10.069 10.097 3.277 5.447 5.478 5.511 5.488 5.488 5.488 5.488 5.488 234 234 234 234 234 202 202 202 Số thuế IL 05% 0% GEL 234 Nguồn: MUTRAP (2011) PC (2010) nêu rõ “căn cứ vào tầm quan trọng của thƣơng mại phi nội khối, AFTA có những đặc điểm đƣợc cho là một cơ chế mở và ƣu đãi, ví dụ nhƣ: (i) Giá trị để tính nguồn gốc xuất xứ khu vực thấp (RVC) là 40% - khả năng để các thành viên giàm thuế hơn nữa trên cơ sở MFN và vẫn đủ điều kiện để tiếp cận các thị trƣờng thành viên khác trên cơ sở ƣu đãi (ii) Loại bỏ các sản phẩm nông nghiệp (nhạy cảm) 3 Lƣu ý: Đối với CEPT, mức thuế cam kết chính là mức thuế thực hiện/áp dụng 35 Các nƣớc thành viên ASEAN đã có những bƣớc tiến quan trọng trong việc cắt giảm thuế quan theo chƣơng trình Ƣu đãi thuế quan phổ cập CEPT. Theo thống kê của ASEAN, các nƣớc ASEAN-6 đã đƣa mức thuế trung bình của hơn 99% dòng sản phẩm xuống mức 0-5%. Các nƣớc CLMV cũng đã đƣa hơn 90% hàng hóa vào danh mục giảm thuế của CEPT. Trong đó, hơn 95% dòng thuế của các sản phẩm này đã đƣợc đƣa về mức 0-5%. Có 2.025 dòng sản phẩm đƣợc phân loại là hàng nông sản thô. Trong đó có 1,387 dòng thuế (chiếm 68,5%) trong danh mục bao hàm tức thì; 377 dòng thuế (chiếm 18,6%) trong danh mục Loại trừ tạm thời; và 261 dòng thuế (chiếm 12,9%) trong danh mục nhạy cảm. Việt Nam cũng đã cắt giảm 6.859 dòng thế (chiếm 72% tổng số dòng thuế trong Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% tính đến thời điểm năm 2014 theo cam kết ATIGA. Từ ngày 01/01/2015 dự kiến sẽ có thêm 1.720 dòng thuế đƣợc cắt giảm xuống thuế suất 0%. Số còn lại gồm 687 dòng thế (chiếm 7%) sẽ đƣợc cắt giảm xuống 0% vào năm 2018 (chủ yếu đối với các mặt hàng bao gồm ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, sữa và các sản phẩm sữa, tủ lạnh, máy điều hòa…).4 Ngày 26/02/2009, Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đƣợc ký kết tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tạo ra khuôn khổ toàn diện cho các nỗ lực tự do hóa hàng hóa thƣơng mại trong ASEAN. ATIGA ra đời trên cơ sở kết hợp các cam kết trong CEPT/ASEAN cùng với các Hiệp định, Nghị định thƣ có liên quan và đƣợc coi nhƣ là một hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thƣơng mại hàng hóa nội khối. ATIGA bao gồm những đặc trƣng đảm bảo tăng cƣờng tính minh bạch, 4 http://mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/3312584?pers_id=2177092&item_id=122608676&p_detai ls=1, truy cập ngày 20/5/2015. 36 chắc chắn và khả năng có thể dự đoán của khung pháp lý ASEAN và cải thiện hệ thống quy tắc trong khuôn khổ ASEAN. Các cam kết trong hiệp định không chỉ bao gồm những nội dung về tự do hóa thuế quan, các rào cản phi thuế quan mà còn những quy định về đơn giản hóa quy tắc xuất xứ. Theo đó thì để đảm bảo sự nhanh chóng và thuận tiện cho doanh nghiệp khi thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, các cơ quan quản lý hàng hóa nhập khẩu nhƣ Hải quan, y tế, kiểm dịch sẽ cùng phối hợp hoạt động. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan trong ATIGA thì đến năm 2015 các nƣớc ASEAN sẽ đƣa thuế suất xuống 0% đối với tất cả các mặt hàng, trừ những mặt hàng nằm trong Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL), hoặc những mặt hàng trƣớc đó nằm trong danh mục GEL, sau đó đƣợc đƣa ra để cắt giảm thuế quan theo lộ trình riêng. Bảng 3.2: Tiến độ cắt giảm thuế quan trong AFTA của các nƣớc ASEAN, 2010 Tỷ trọng các dòng thuế ở mức 0% Tỷ trọng các dòng thuế ở mức 0-5% Brunei 99,03 Campuchia 98,53 Indonesia 98,66 Lào 95,18 Malaysia 98,68 Myanmar 99,28 Philippines 98,63 Việt Nam 99,68 Singapore 100,00 Thailand 99,84 Nguồn: M. Okabe và S. Urata (2013) Thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại đƣợc đề cập không chỉ thông qua cắt giảm và xóa bỏ thuế quan. Chƣơng trình CEPT cũng yêu cầu các nƣớc dần xóa bỏ các hạn chế định lƣợng với sản phẩm trong Chƣơng trình CEPT và các hàng rào phi thuế quan khác trên cơ sở từng bƣớc trong thời hạn năm năm sau khi đƣợc hƣởng các ƣu đãi áp dụng với những sản phẩm đó. Một Chƣơng trình làm việc để loại bỏ NTBs đã đƣợc xây dựng và thống nhất tại Kỳ họp lần thứ 20 Hội đồng AFTA. Các nƣớc ASEAN đang từng bƣớc tiến hành cam 37 kết hƣớng tới xóa bỏ hàng rào phi thuế quan (NTBs) – rào cản gây trở ngại lớn tới thƣơng mại. Bảng 3.3: Các ngoại lệ FTA ASEAN Danh mục Quốc gia Danh mục cắt giảm thuế (IL); Thuế, phi thuế và loại bỏ các hạn chế định lƣợng ASEAN6 (99.4%) Danh mục “loại trừ tạm thời”, Tuy nhiên, tất cả CMLV (98.6%) cácsản phẩm đã đƣợc đƣa vào IL Thuế quan và lộ trình 1998: 20%; 2003: 0-5% 2010: 0% VN: 0-5% (2006) L/M: 05% (2008) C: 05% (2010) Tẩt cả: 0% (2015) hoặc 2018 ASEAN6 (tổng cộng là 28 sản phẩm, 0.0005% số sản phẩm) 0% - 2010 (gạo và đƣờng, Indonesia và gạo, Philippines) VN (0 sản phẩm) 0% 1.1.2013 L/M (0 Lào, 11 Myanmar) 0% trong 1.1.2015 (yến mạch, đƣờng, M) 0% trong ngày 1.1.2017 Cam pu chia (54 (ngựa đua, con lợn sống, một sản phẩm) số gia cầm, một số thịt) Danh mục loại trừ chung: Đây là danh mục các sản phẩm loại trừ vĩnh viễn ra khỏi CEPT vì lý do anh ninh quốc gia, đạo đức công cộng và vì lý do sức khỏe) Việt Nam (ví dụ): hạt giống thuốc phiện, bột thuốc phiện, thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá, xăng và các sản phẩm dẫn xuất, dƣợc phẩm thừa, chất nổ và pháo hoa, dƣ lƣợng chất thải hóa chất, vũ khí quân đội, súng lục Nguồn: MUTRAP III(2013) 38 Việt Nam sau khi tham gia hội nhập ASEAN đã cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế quan áp dụng với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ các nƣớc ASEAN vào Việt Nam. Lộ trình giảm thuế từ năm 1996 đối với các mặt hàng đồ gỗ thuộc nhóm lĩnh vực hàng hóa trong danh mục cắt giảm thuế quan (IL), giảm thuế xuống mức 0-5% vào năm 2006 và đƣợc cam kết xóa bỏ thuế quan vào năm 2015 (dự tính lộ trình ngắn hơn). Cụ thể, thuế suất trung bình của Việt Nam trong CEPT/AFTA áp dụng với hàng đồ gỗ năm 2006, 2010 và 2013 là 0,03 % và 1,51%, thấp hơn so với thuế MFN (7,20 %) (MUTRAP III, 2011). Bảng 3.4: Thuế suất trung bình của ASEAN trong CEPT/AFTA STT Mặt hàng Cam kết thuế quan Thuế của nƣớc nhập khẩu MFN của Mã HS 2008 2010 2015 nƣớc nhập khẩu 1 Hàng dệt, may 2 Dầu thô 3 Hàng thủy sản 4 Giày dép các loại 5 Gỗ và sản phẩm gỗ 61, 62, 63 5 1 0 18 2709 2 1 0 2 5 1 0 8 64 3 1 0 5 44 1 1 0 6 03 1604, 1605 Nguồn: MUTRAP III (2011) Thuế suất MFN với một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và cam kết theo CEPT/AFTA của các nƣớc ASEAN đã đƣợc tóm tắt trong bảng trên. Nhìn chung, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam nói chung đồ gỗ nói riêng có ƣu thế rất lớn khi xuất khẩu sang các nƣớc ASEAN do mức thuế các nƣớc nhập khẩu cam kết áp dụng thấp hơn so với thuế MFN. Đặc biệt, mức 39 thuế 0% sẽ đƣợc áp dụng với mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang các nƣớc trong khu vực khi ASEAN hoàn tất việc xây dựng AEC trong năm 2015. Cơ hội đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ tiềm năng khác của hàng đồ gỗ Việt Nam ngày một nâng cao. 3.1.2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đƣợc ký kết ngày 29/11/2004, trong đó các bên cam kết cắt giảm thuế quan đối với thƣơng mại hàng hóa vào năm 2006 đối với các nƣớc ASEAN-6 và Trung Quốc; và vào năm 2015 đối với 4 nƣớc CLMV. ACFTA triển khai thực hiện cắt giảm thuế quan đối với ba nhóm hàng hóa chính bao gồm: - Chương trình “thu hoạch sớm” (EHP – Early Harvest Program): đƣợc thực hiện từ ngày 01/01/2004. Theo đó, mức thuế đối với các hàng hóa nông sản thƣơng chƣơng 01-08 trong biểu thuế xuất nhập khẩu sẽ đƣợc giảm xuống mức 0% vào ngày 01/01/2006 đối với các nƣớc ASEAN-6 và Trung Quốc; vào ngày 01/01/2008 đối với Việt Nam; vào ngày 01/01/2009 đối với Lào và Myanmar và vào ngày 01/01/2010 đối với Campuchia. - Chương trình cắt giảm thông thường (NT - Normal Track): bắt đầu đƣợc thực hiện từ ngày 01/7/2005, áp dụng đối với các hàng hóa còn lại trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Theo đó, mức thuế đối với các hàng hóa này sẽ giảm xuống 0% vào ngày 01/01/2010 đối với ASEAN-6 và Trung Quốc; và vào ngày 01/01/2015 đối với các nƣớc CLMV. - Cắt giảm thuế quan đối với các hàng hóa trong danh mục nhạy cảm thường (SL – Sensitive List) và nhạy cảm cao (HSL - Highly Sensitive List): mỗi nƣớc có những mặt hàng riêng trong danh mục SL và HSL. Đối với hàng hóa trong danh mục SL, ASEAN-6 và Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2012; xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2018. Việt Nam cam kết cắt giảm xuống 20% 40 không muộn hơn ngày 01/01/2015; xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2020. Đối với các nƣớc CLM, thuế suất sẽ giảm xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2015; xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2020. Hàng hóa trong danh mục hàng nhạy cảm cao sẽ đƣợc giảm 50% tại thời điểm cam kết của danh mục hàng nhạy cảm. Bảng 3.5: FTA ASEAN – Trung Quốc Danh mục Sản phẩm Thuế và lộ trình Nông nghiệp (HS 01Thu hoạch sớm 08) Bình Tất cả đƣợc liệt thƣờng ASEAN-6 + kê trong “lộ (NT) (I và Trung Quốc trình bình (0% 1.1.2012) thƣờng” II) 0% kể từ 1.1.2006 NT I NT II 0% kể từ 1.1.2010 ngoại trừ NT II 150 dòng thuế (0% 1.1.2012) 0-5% kể từ 2009 50% các dòng thuế (Vn), 2010 (My, L),2012 (C) CMLV (0% 40% các dòng thuế 1.1.2018) 0% trong vòng 1.1.2013 0% kể từ 2015 Tất cả các sản phẩm ngoại trừ 250 TL đƣợc liệt kê (0% vào năm 2018) Danh mục ASEAN-6 + nhạy cảm Trung Quốc (ST) (tối đa 400 TL và 10% hàng 20% không muộn Các sản phẩm đƣợc liệt kê trong ST nhập khẩu) 41 hơn 1.1.2012 0-5% không muộn hơn 1.1.2018 CMLV (tối đa 500 dòng thuếTL) Đặc biệt ASEAN-6 + nhạy cảm Trung Quốc (HST) (tối đa 40% của ST TL hoặc tối 20% không muộn Các sản phẩm đƣợc liệt hơn 1.1.2012 kê trong ST 0-5% không muộn hơn 1.1.2018 50% không muộn Các sản phẩm đƣợc liệt hơn 1.1.2015 kê trong HST đa 100 TL) CMLV (tối đa 50% không muộn 40% của ST Các sản phẩm đƣợc liệt TL hoặc tối đa kê trong HST hơn 1.1.2018 150 TL) Nguồn: MUTRAP III (2013) 3.1.3. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc Quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và ASEAN phát triển tƣơng đối mạnh mẽ trong những năm gần đây. Về thƣơng mại, đầu tƣ và xây dựng, ASEAN đã trở thành một trong những đối tác chủ chốt của Hàn Quốc. Kim ngạch thƣơng mại giữa ASEAN và Hàn Quốc từ 8,2 tỉ đô la năm 1989 lên 125 tỉ đô la năm 201, đã tăng hơn 15 lần. Tổng thƣơng mại của Hàn Quốc có tới 12% thƣơng mại với ASEAN và ASEAN trở thành đối tác lớn thứ hai của Hàn Quốc, sau Trung Quốc, và lớn hơn Mỹ và EU. Ngƣợc lại, Hàn Quốc cũng trở thành đối tác thƣơng mại lớn thứ năm của ASEAN năm 2011, và cũng là nƣớc có vốn đầu tƣ FDI vào ASEAN đứng thứ năm5. 5 Tính toán từ số liệu của GSO (2014) 42 Năm 2005, ASEAN và Hàn Quốc ký hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện, và sau đó là các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực. Ngày 24/8/2006 Hiệp định Thƣơng mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) đƣợc ký kết và có hiệu lực từ tháng 6/2007. Và ngay khi hiệp định có hiệu lực, Hàn Quốc cam kết xóa bỏ ít nhất 70% dòng thuế trong danh mục hàng thông thƣờng (NT-Normal Track); xóa bỏ ít nhất 95% dòng thuế trong danh mục này không muộn hơn ngày 01/1/2008; và xóa bỏ tất cả các dòng thuế trong danh mục NT không muộn hơn ngày 01/01/2010. Gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình Thông thƣờng đã đƣợc xóa bỏ thuế quan của đến ngày 01/01/2010 bởi Hàn Quốc và ASEAN-5 (Bruney, Indonesia, Malaysia, Phillipines và Singapore). Vào năm 2010, thuế quan đối với 7% hàng hóa còn lại đƣợc cắt giảm (chủ yếu là của các nƣớc ASEAN-6). Đối với 3% hàng hóa còn lại sẽ đƣợc áp dụng các biện pháp bảo hộ nhƣ hạn ngạch thuế quan, giảm thuế quan trong thời gian dài xét theo mức độ nhạy cảm của hàng hóa. Bảng 3.6: FTA ASEAN – Hàn Quốc Lộ trình Thông thƣờng ASEAN-6 + Hàn Quốc (0% từ 1/1/2010) Sản phẩm 0% danh mục TL và hơn 90% của giá trị nhập khẩu 43 Thuế quan và lộ trình Hàn Quốc: 70% các sản phẩm 0% kể từ 1/1/2007. 0% kể từ 2010 SEAN 6: 2009: 90% các sản phẩm đƣợc liệt kê 0% 2010: 0% đối với tất cả các sản phẩm (linh hoạt: (linh hoạt: 2012 đối với 5% các sản phẩm đƣợc liệt kê) CMLV (0% từ 1/1/2018 Vietnam) (0% từ 1/1/2020 CML) Danh mục nhạy cảm ASEAN-6 + Hàn Quốc (Tối đa 10% danh mục TL và 10% giá trị nhập khẩu) VN: 10% danh mục TL và 25% giá trị nhập khẩu CML: 10% danh mục THIếT LậP Nhóm 1 Đặc biệt nhạy cảm(tối đa 200 danh mục TL hoặc 3% danh mục TL và 3 của giá trị nhập khẩu (không cho CMLV) Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 75% of TL 2013 đối với VN (2014 đối với CML): 0- 5% 2015 đối với VN (2017 đối với CML): 90% các sản phẩm đƣợc liệt kê 0% 2016 đối với VN (2018 đối với CML):0% đối với tất cả các sản phẩm (linhhoạt: 2018 Việt Nam và 2020 Campuchia đối với 5% các sản phẩm đƣợc liệt kê) 20% không quá 1/1/2012 0-5% không quá 1/1/2016 VN: 20% không quá 1/1/2017 (CMLV 2020) 0-5% không quá 1/1/2021 (CMLV 2024) ASEAN 6+Hàn Quốc: thuế không quá 50% muộn nhất là 1/1/2016 (VN 2021, CMLV 2024) ASEAN 6+Hàn Quốc: thuế phải giảm 20% muộn nhất là 1/1/2016 (VN 2012, CMLV 2024) ASEAN 6+Hàn Quốc: thuế phải giảm 50% muộn nhất là 1/1/2016 (VN 2012, CMLV 2024) Hàng hóa chịu hạn ngạch thuế quan Miễn cắt giảm thuế. Tối đa 40 TL ở mức 6 chữ số Nguồn: MUTRAP III (2013) 44 Đối với Việt Nam, ít nhất 50% số dòng thuế trong lộ trình thông thƣờng sẽ có thuế suất từ 0-5% trƣớc ngày 1/1/2013, đối với các nƣớc CML là vào ngày 1/1/2015. Đến năm 2016, Việt Nam sẽ phải đƣa 90% số dòng thuế về mức 0-5% và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2017. Thời hạn tƣơng ứng cho CML sẽ là 90% vào năm 2018 và tự do hóa hoàn toàn vào năm 2020. Thái Lan tham gia vào AKTIG năm 2007 và có lộ trình cắt giảm thuế khác. Thuế suất đối với các sản phẩm trong Lộ trình Thông thƣờng sẽ đƣợc cắt giảm theo từng giai đoạn và xóa bỏ vào năm 2016 hoặc 2017. Bảng 3.7: Thuế suất trung bình của Hàn Quốc trong AKFTA Cam kết thuế quan Sản phẩm 2008 2010 2015 Hàng thủy sản 3,33 2,97 2,97 Hàng rau quả 28,95 26,87 24,57 Hạt điều 8,67 5,33 5,33 Sản phẩm mây tre, cói và thảm 0,00 0,00 0,00 Gỗ và sản phẩm gỗ 2,92 2,92 2,92 Giấy và sản phẩm từ giấy 0,00 0,00 0,00 Nguồn: MUTRAP (2011) Bảng 3.8: Thuế suất trung bình của Việt Nam trong AKFTA Cam kết thuế quan Sản phẩm 2010 2011 2015 Hàng thủy sản 20,21 15,41 10,00 Hàng rau quả 19,17 14,60 10,00 Sữa và sản phẩm từ sữa 15,32 10,92 10,00 Gạo, lúa mỳ 17,14 13,93 10,00 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,38 5,76 0-5 Giấy và sản phẩm từ giấy 15,90 12,15 0-5 Nguồn: MUTRAP (2011) 45 3.1.4. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) AJCEP bắt đầu đàm phán vào tháng 4 năm 2005, là một FTA toàn diện với những quy định kinh tế ở mức độ sâu. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 2008 hiệp định đƣợc ký kết giữa ASEAN và Nhật và có hiệu lực vào tháng 12 năm 2008. Đến tháng 6 năm 2010, Nhật Bản, Singapore, Lào, Việt Nam, Myanmar, Brunei và Malaysia đã phê chuẩn hiệp định. Vào năm 2009, Việt Nam và Nhật Bản ký một hiệp định đối tác kinh tế riêng, thời điểm mà Nhật Bản đang rất quan tâm thúc đẩy cơ chế song phƣơng, ngay cả thông qua khuôn khổ khu vực. AJCEP đối với nhiều chƣơng, vẫn chủ yếu trong giai đoạn đàm phán. Khi hoàn tất, Hiệp định sẽ bao gồm nhiều những vấn đề quan trọng nhất liên quan tới hội nhập kinh tế, một chƣơng về giảm thuế, một chƣơng về thƣơng mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại, giải quyết tranh chấp, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ và quyền sở hữu trí tuệ. Về Lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể, Hiệp định quy định6: - Danh mục NT: • Nhật Bản: Gồm 92% số dòng thuế và giá trị thƣơng mại, trong đó 88% số dòng thuế đạt 0% vào năm 2007 và 90% số dòng thuế đạt 0% vào 2013; • ASEAN-6: 90% số dòng thuế đạt 0% vào 2013, căn cứ vào cam kết EPA song phƣơng; • Việt Nam: 90% số dòng thuế đạt 0% trong 15 năm (2023). - Danh mục SL: Thuế cuối cùng 5% vào 2018 (xác định theo các cam kết EPA song phƣơng). MUTRAP III (2011) 6 46 - Danh mục HSL: Thuế cuối cùng 50% (xác định theo các cam kết EPA song phƣơng). - Danh mục loại trừ: Không cam kết giảm thuế (Chiếm 1% số dòng thuế) (xác định theo các cam kết EPA song phƣơng). Thƣơng mại hàng hóa: cắt giảm thuế hoặc loại bỏ (áp dụng một hệ thống nhƣợng bộ chung trong đó việc cắt giảm và loại bỏ thuế giữa Nhật bản và các nƣớc ASEAN đƣợc áp dụng nhƣ nhau đối với mỗi quốc gia ký kết), tự vệ, thủ tục hải quan v.v.. Trong 10 năm, thuế quan đối với 93% hàng nhập khẩu từ ASEAN vào Nhật sẽ đƣợc loại bỏ, trong vòng 10 năm, 50% nhập khẩu từ Nhật Bản vào ASEAN sẽ đƣợc cắt giảm bởi 6 nƣớc ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore and Thái Lan). Quy tắc xuất xứ: Chứng nhận xuất xứ (áp dụng một quy định chung về quy tắc xuất xứ đối với các quốc gia ký kết và điều chỉnh tổng hợp các quy định về xuất xứ ở Nhật Bản và các nƣớc ASEAN (cho phép các linh kiện và sản phẩm bán thành phẩm, .v.v. sản phẩm chế biến và các nƣớc ký kết khác đƣợc coi là sản xuất nội địa), vấn đề cấp chứng nhận xuất xứ ... Các biện pháp kiểm dịch động, thực vật: Hiệp định SPS đã khẳng định quyền và nghĩa vụ liên quan tới các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Một tiểu ban sẽ đƣợc thành lập để trao đổi thông tin và thúc đẩy hợp tác... Tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá tuân chuẩn: Tiêu chuẩn tự nguyện, tiêu chuẩn bắt buộc, các thủ tục đánh giá tuân chuẩn không đƣợc tạo ra những rào cản không cần thiết cho thƣơng mại. 3.2. Thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam Nếu nhƣ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ lần đầu tiên vƣợt mốc 1 tỷ USD, thì đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã chạm mức 6,23 tỷ USD (riêng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD). Tốc độ 47 tăng trƣởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ giai đoạn 2004-2014 bình quân từ 15 đến 18,3%/ năm. Năm 2014, các thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia… Riêng hai thị trƣờng Hoa Kỳ và Nhật Bản kim ngạch xuất khẩu đã chiếm xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (trong đó, thị trƣờng Hoa Kỳ đạt 2,235 tỷ USD, Nhật Bản là 952 triệu USD).7 Báo cáo “Công nghiệp nhẹ Việt Nam: Tạo việc làm và triển vọng nền kinh tế thu nhập trung bình” của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, đây là ngành có tiềm năng lớn, học hỏi nhanh, có năng lực cạnh tranh quốc tế, thị trƣờng lớn và đa dạng. Năm 2014, ngành gỗ nằm trong 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với tỷ trọng trong tổng xuất khẩu là 4,1%. Bảng 3.9: Tỷ trọng 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2014 Xếp hạng 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất Tỷ trọng trong tổng XK (%) I Điện thoại các loại và linh kiện 15,7 II Hàng dệt, may 13,9 III Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 7,6 IV Giày dép các loại 6,9 V Hàng thủy sản 5,2 VI Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 4,9 VII Dầu thô 4,8 VIII Gỗ và sản phẩm gỗ 4,1 IX Phƣơng tiện vận tải và phụ tùng 3,8 X Cà phê 2,4 XI Gạo 2,0 Nguồn:Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam 2014 7 GSO (2015) 48 3.2.1. Năng lực ngành đồ gỗ của Việt Nam Theo số liệu tại nghiên cứu “Lập bản đồ các bên liên quan cho FLEGT/VPA tại Việt Nam” (Forest Trend, 11/2011), trong giai đoạn 20002009, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành đồ gỗ đã tăng từ 741 doanh nghiệp năm 2000 lên 1.710 vào năm 2005 và 3.098 doanh nghiệp vào năm 2009, với tốc độ tăng trƣởng trung bình là 18%/năm. Theo Cục chế biến, thƣơng mại nông lâm thủy sản và nghề muối - Bộ NN và PTNN, tính đến tháng 6/2013, Việt Nam có khoảng 3.900 doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ. Hình 3.1:Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ “Lập bản đồ các bên liên quan cho FLEGT/VPA tại Việt Nam” của Forest Trend và Số liệu Bộ NNPTNT Một số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp trong ngành gỗ có thể kể tới bao gồm : (i)Sự cải thiện của môi trƣờng kinh doanh nói chung và đối với ngành gỗ nói riêng ; (ii) Mức độ hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam thông qua các FTA, cho phép đồ gỗ Việt Nam tiếp cận các thị trƣờng lớn với thuế quan thấp hơn, tạo điều kiện tăng hiệu quả xuất khẩu sản phẩm gỗ. Từ đó thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp trong 49 ngành ; (iii) Mức độ gia tăng của đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam (để tận dụng các cơ hội hội nhập; riêng đối với trƣờng hợp của đầu tƣ Trung Quốc từ khoảng sau 2006 thì có một phần lý do là chuyển dịch sản xuất nhằm đối phó với thuế chống bán phá giá đối với đồ gỗ phòng ngủ Trung Quốc tại thị trƣờng Mỹ); (iv) Sự tăng trƣởng đáng kể của quy mô thị trƣờng nội địa, đặc biệt trong giai đoạn thị trƣờng bất động sản phát triển nóng, kéo theo các nhu cầu về đồ gỗ nội thất; (v) sự phát triển nóng về nhu cầu đối với một số sản phẩm gỗ (ví dụ nhu cầu dăm gỗ của Trung Quốc bùng nổ trong vài năm trở lại đây).8 Với tốc độ phát triển bình quân 2 con số liên tục nhiều năm (năm 2013 là 19% với 5,7 tỷ USD), năm 2014 là 6,23 tỷ USD, chỉ tiêu đạt kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2020 của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam là điều khả thi. Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam (2006-2014) Nguồn: Tổng cục Hải quan 8 Theo Bộ NN và PTNT 50 Ngành hàng chế biến gỗ có năng suất lao động khá cao, mỗi lao động tạo ra 18.300USD/năm, so với 13.900USD/lao động/năm ngành giày dép, 8.900USD/lao động/năm ngành thủy sản và 7.100USD/lao động/năm ngành dệt may. Điều đáng nói, sự phát triển của ngành hàng này kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ nhƣ keo dán gỗ, dầu màu, vật liệu kim khí, bao bì và chèn lót, giấy nhám với doanh số hàng năm trên 1,7 tỷ USD (nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 30%)9 Các doanh nghiệp chế biến gỗ đa phần có quy mô nhỏ. Theo Báo cáo Quy hoạnh ngành chế biến gỗ 6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 46% doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô siêu nhỏ; 49% có quy mô nhỏ, 1,7% quy mô vừa và 2,5% có quy mô lớn nếu phân theo số lao động. Theo vốn đầu tƣ, các tỷ này lần lƣợt là 93% quy mô nhỏ và siêu nhỏ, 5,5% quy mô vừa vả chỉ có 1,2% số doanh nghiệp có quy mô lớn. Theo nguồn gốc vốn, thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc, 95% còn lại thuộc khu vực tƣ nhân, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI chiếm 16%. Chỉ có khoảng 20% tổng số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp, nhóm còn lại hoặc phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, hoặc là tập trung ở thị trƣờng nội địa (Báo cáo “Lập bản đồ các bên liên quan lần đầu cho FLEGT VPA ở Việt Nam”, Forest Trend 11/2011). Nhóm xuất khẩu trực tiếp tập trung phần lớn các doanh nghiệp gỗ có quy mô trung bình và lớn trong ngành. Trong đó, 57% là doanh nghiệp có vốn FDI. Nhóm nay đƣợc chia thành hai nhóm nhỏ hơn: nhóm một có khả năng tiếp cận thị trƣờng EU và Hoa Kỳ, nhóm hai chủ yếu tiếp cận thị trƣờng châu Á. Nhóm một chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ngoại thất, và một tỷ lệ nhỏ là nội thất, đặc biệt trong một vài năm gần đây khi đồ gỗ nội thất Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá ở Hoa Kỳ. VCCI (2014) 9 51 Nhóm các doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp (chiếm khoảng 80%) bao gồm các doanh nghiệp gia công lại cho doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp sản xuất để tiêu thụ nội địa. Hình 3.3: Phân bố doanh nghiệp ngành chế biến gỗ theo sản phẩm chủ yếu (năm 2008) Nguồn: Lập Bản Ðồ Các Bên Liên Quan Lần Ðầu Cho FLEGT VPA Ở Việt Nam, Tô Xuân Phúc và Nguyễn Tôn Quyền, 2011 Về nguồn cung gỗ nguyên liệu Về tổng thể, nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ Việt Nam chủ yếu từ hai nguồn cơ bản: nguồn nguyên liệu gỗ trong nƣớc (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. 52 Hình 3.4: Tổng cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ và nguồn cung Nguồn: Bộ NN và PTNT Có thể thấy nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất phần lớn đến từ nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, nguồn gỗ trong nƣớc đang có xu hƣớng ngày càng tăng, đóng góp nhiều hơn vào tổng nhu cầu gỗ sản xuất từ nay đến 2020. Về nguồn gỗ trong nƣớc, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năm 2012, tổng diện tích rừng là 13,52 triệu ha, gồm 10,29 triệu ha rừng tự nhiên và 3,23 triệu ha rừng trồng. Tổng diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất (cho phép khai thác) khoảng 4 triệu ha, với tổng sản lƣợng khai thác tối đa hàng năm khoảng 400.000 m3 gỗ, chủ yếu sử dụng ở trong nƣớc. Tuy nhiên, theo quyết định của Chính phủ thì từ năm 2008, sản lƣợng khai thác từ rừng tự nhiên tối đa không quá 150.000 m3/năm và kể từ năm 2014 đóng cửa rừng tự nhiên. Do đó, hiện trữ lƣợng gỗ nguyên liệu từ rừng tự nhiên coi nhƣ không đƣợc tính đến, và nguồn nguyên liệu gỗ nội địa hiện chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng. 53 Theo thống kê thì diện tích gỗ rừng trồng hiện vào khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lƣợng gỗ đạt khoảng 60 triệu m3. Sản lƣợng gỗ rừng trồng đƣợc khai thác đạt trên khoảng 5 triệu m3/năm, tuy nhiên gỗ rừng trồng hiện chủ yếu là keo và bạch đàn (loại gỗ đƣợc khai thác ở độ tuổi từ 6-10 năm, đƣờng kính nhỏ, chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu). Bảng 3.10: Diện tích trồng rừng của Việt Nam qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Diện tích (ha) 196.000 191.000 387.000 577.000 759.000 913.000 1.122.000 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha) 13.505.000 1.305.000 1.705.000 1.948.000 2.200.000 2.600.000 3.200.000 Nguồn: Tập hợp từ chiến lược phát triển lâm nghiệp và báo cáo của Bộ NN và PTNT Bảng 3.11: Diễn biến diện tích rừng trồng tập trung và sản lƣợng gỗ khai thác, 2009-2013 2009 Diện tích rừng trồng tập trung Sản lƣợng gỗ khai thác 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (1000 ha/m3) Tỷ lệ tăng (%) Tỷ lệ tăng trung bình (%) 243 5,9 252,5 3,9 212 -16 187 11,8 205,1 9,7 -1,7 3766,7 5,7 4042,6 7,3 4692 16,9 5251 3 5608 6,8 7,9 Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ các năm 2009-2013 54 Đáng chú ý là trong khi nhiều doanh nghiệp ngành chế biến gỗ có thể sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu, một số doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng trong nƣớc, ví dụ nhƣ các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ. Sự hạn chế trong nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nƣớc cũng nhƣ sự bất hợp lý trong phân bổ địa lý của các doanh nghiệp trong so sánh với vùng nguyên liệu đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp này. Về nguồn gỗ nhập khẩu, theo thống kê, ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện phụ thuộc tƣơng đối vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Thực tế là tỷ trọng giữa gỗ nguyên liệu đƣợc khai thác trong nƣớc và gỗ nguyên liệu nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn trong hơn một thập kỷ qua. Trƣớc những năm 2000, lƣợng gỗ nguyên liệu trong nƣớc chiếm tỷ trọng rất lớn và chủ yếu là gỗ đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên trong nƣớc. Trong những năm sau đó, lƣợng gỗ nguyên liệu khai thác trong nƣớc cho công nghiệp chế biến bắt đầu giảm, chiếm khoảng 60-70% tổng nguyên liệu sử dụng. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, theo VIFORES tình hình này bắt đầu đƣợc cải thiện, với tỷ lệ gỗ nguyên liệu trong nƣớc ngày càng tăng. Năm 2013, gỗ nhập khẩu chỉ chiếm 40% tổng số gỗ sử dụng của ngành (4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu so với tổng 17 triệu m3 sử dụng). Sáu tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này chỉ còn là 30%. Về loại gỗ, gỗ nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu là loại có giá trị cao, chất lƣợng tốt, và vì vậy cũng đƣợc sử dụng phần lớn để chế biến đồ gỗ xuất khẩu (khoảng 65-75% tùy loại). Phần gỗ nguyên liệu nội địa tham gia phục vụ xuất khẩu chỉ ở mức thấp (khoảng 20-23% tùy loại) do chất lƣợng hạn chế. 55 Bảng 3.12: Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa Sản phẩm tiêu thụ Nguồn nguyên liệu Nội địa Xuất khẩu Tổng 1. Gỗ nhập khẩu 33.4% 66.60% 100% - Gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu 2.27% 77.30% 100% - Gỗ rừng trồng, gỗ vƣờn, gỗ cao su,... 66.60% 22.70% 100% - Ván nhân tạo các loại sản xuất nội địa 77.30% 22.70% 100% - Ván nhân tạo các loại nhập khẩu 2. Gỗ trong nƣớc Nguồn: Đánh Giá Tình Hình Khai Thác Gỗ Và Lâm Sản Khác - Đầu Ra Cho Sản Phẩm Lâm Sản Việt Nam, Nguyễn Tôn Quyền, 2014 Bảng 3.13: Thị trƣờng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam năm 2013 ĐVT: Nghìn USD Thị trƣờng Năm 2013 So năm 2012 Thị trƣờng (%) Năm 2013 So năm 2012 (%) Lào 458.886 60,68 Hàn Quốc 12.972 159,54 Hoa Kỳ 220.035 11,84 Đài Loan 12.489 4,85 Malaysia 91.820 2,51 Pháp 10.565 129,63 Thái Lan 78.108 -9,42 Italia 8.147 67,57 Myanmar 65.964 30,69 Thụy Điển 7.154 3,07 New Zealand 65.084 4,18 Trung Quốc 6.740 -96,64 Campuchia 48.580 70,09 Australia 6.528 -9,15 Chile 38.113 20,15 Nhật Bản 5.941 3,38 Brazil 22.792 -11,96 Nga 5.762 41,79 56 Đức 19.690 82,3 Canada 4.824 -23,59 Indonesia 16.970 -34,55 Achentina 4.188 56,8 Phần Lan 15.807 14,11 Nam Phi 3.109 -0,02 981 48,42 Anh Nguồn: Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính Bảng 3.14: Các thị trƣờng cung cấp và loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam Thị trƣờng Các nƣớc Đông Nam Á Các nƣớc thuộc châu Đại Dƣơng Loại gỗ nhập khẩu vào Việt Nam Gỗ lớn, gỗ cứng từ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng và ván nhân tạo Gỗ rừng trồng (keo, bạch đàn) Các nƣớc thuộc châu Phi Gỗ rừng trồng (bạch đàn), gỗ rừng tự nhiên Các nƣớc Nam Mỹ Gỗ bạch đàn từ rừng trồng Bắc Mỹ Gỗ chất lƣợng cao (sồi, anh đào) Trung Quốc Các loại ván nhân tạo Nguồn: Đánh Giá Tình Hình Khai Thác Gỗ Và Lâm Sản Khác - Đầu Ra Cho Sản Phẩm Lâm Sản Việt Nam, Nguyễn Tôn Quyền, 2014 3.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu ngành đồ gỗ của Việt Nam Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm các nhóm: Đồ gỗ mỹ nghệ; Nội thất; Ngoài trời; Gỗ kết hợp vật liệu khác; Ván nhân tạo và sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo; Sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ; dăm gỗ. 57 Năm 2009 Năm 2013 Hình 3.5: Các thị truờng xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam năm 2009 và 2013 Nguồn: Trademap, 2014 Theo số liệu của Bộ Công Thƣơng, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu tăng trƣởng ổn định (trừ ngoại lệ năm 2009, khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới giảm sút do khủng hoảng).Tính chung giai đoạn 2001 - 2010, tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ bình quân đạt 27,15%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng kim ngạch chung cả nƣớc. 58 Hình 3.6: Xuất khẩu đồ gỗ sang các nƣớc đối tác chính của Việt Nam, 2013-2014 Nguồn: Niêm giám Thống kê Hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2014 (bản tóm tắt) Thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam và Trung Quốc có bƣớc tăng mạnh kể từ năm 2007. Xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ tăng gấp đôi từ năm 2001 – 2007, từ 90 triệu USD năm 2001 lên hơn 170 triệu USD năm 2007. Con số này tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2010, lên 395 triệu USD. Năm 2013 chứng kiến sự tăng vƣợt bậc của xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Trung Quốc, với giá trị là hơn 1 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2001. Tuy nhiên, thƣơng mại đồ gỗ mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong cán cân thƣơng mại của Việt Nam với Trung Quốc, chiểm khoảng 8% năm 2013. 59 Bảng 3.15:Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc, 2001-2013 ĐVT: Tỷ USD Tổng XK Tổng NK từ sang TQ TQ gỗ sang TQ gỗ từ TQ 2001 1.417 1.606 0,009 0,002 2002 1.518 2.159 0,013 0,003 2003 1.883 3.139 0,015 0,008 2004 2.899 4.595 0,037 0,029 2005 3.246 5.900 0,062 0,052 2006 3.243 7.391 0,095 0,079 2007 3.646 12.710 0,170 0,124 2008 4.850 15.974 0,148 0,127 2009 5.403 16.673 0,197 0,112 2010 7.743 20.204 0,395 0,157 2011 11.613 24.866 0,613 0,174 2012 12.836 29.035 0,693 0,185 2013 13.178 36.886 1,021 0,178 Năm Tổng XK đồ Tổng NK đồ Nguồn: WITS (2014) Có thể thấy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng dần qua các năm từ 2001 đến 2013. Đáng chú ý là năm 2010, với giá trị xuất khẩu tăng gấp 1.5 lần so với năm trƣớc. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rõ tỷ trọng thƣơng mại đồ gỗ trong cán cân thƣơng mại Việt Nam – Hàn Quốc là rất nhỏ. Năm 2013, con số này chỉ đạt 0,004%. 60 Bảng 3.16: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc, 2001-2013 ĐVT: Tỷ USD Năm Tổng XK Tổng NK từ sang HQ HQ Tổng XK đồ Tổng NK đồ gỗ sang HQ gỗ từ HQ 2001 406,1 1886,8 0,018 0,011 2002 468,7 2279,6 0,024 0,011 2003 492,1 2625,4 0,024 0,021 2004 608,1 3359,4 0,025 0,022 2005 663,6 3594,1 0,037 0,028 2006 842,9 3908,4 0,053 0,044 2007 1243,4 5340,4 0,072 0,020 2008 1793,5 7255,2 0,076 0,026 2009 2077,8 6976,4 0,073 0,067 2010 3092,2 9757,6 0,109 0,050 2011 4866,7 13175,9 0,147 0,044 2012 5580,9 15535,4 0,180 0,047 2013 6682,9 20677,9 0,267 0,122 Nguồn: WITS (2014) Năm 2010 cũng chứng kiến sự tăng đáng kể của xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản, với giá trị là hơn 400 triệu USD, gấp 4 lần so với năm 2001. Năm 2013, giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản là hơn 736 triệu USD. 61 Bảng 3.17: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản, 2001-2013 ĐVT: Tỷ USD Tổng XK Tổng NK từ sang NB NB gỗ sang NB gỗ từ NB 2001 2509,8 2183,1 0,096 0,004 2002 2437,0 2504,7 0,118 0,004 2003 2908,6 2982,1 0,136 0,005 2004 3542,1 3552,6 0,167 0,005 2005 4340,3 4074,1 0,213 0,006 2006 5240,1 4702,1 0,260 0,008 2007 6090,0 6188,9 0,280 0,006 2008 8467,7 8240,3 0,345 0,007 2009 6335,6 7468,1 0,312 0,005 2010 7727,7 9016,1 0,402 0,005 2011 11091,7 10400,7 0,544 0,005 2012 13064,5 11602,1 0,595 0,006 2013 13544,2 11558,3 0,736 0,006 Năm Tổng XK đồ Tổng NK đồ Nguồn: WITS (2014) 3.3. Một số hạn chế trong xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam Bên cạnh những thuận lợi, ngành sản xuất và chế biến đồ gỗ Việt Nam vẫn đang tồn tại một số hạn chế nhất định. Chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam thực chất là sản xuất gia công, với mẫu mã thiết kế do khách hàng cung cấp, doanh nghiệp không chủ động về sản phẩm cũng nhƣ thị trƣờng. Giá trị gia tăng của ngành gỗ cũng thấp, khi phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu hiện đang bán sản phẩm theo phƣơng thức FOB, lợi nhuận thấp và không tiếp cận đƣợc trực tiếp với chuỗi cung ứng ở nƣớc ngoài. Hơn nữa, do nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ chủ yếu là nhập khẩu, nên 62 chi phí đầu vào còn cao, giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu thấp. Khi so sánh với Trung Quốc, nƣớc chiếm vị thế số 1 về xuất khẩu gỗ, chi phí lƣơng ở Trung Quốc chỉ chiếm 14% doanh thu, trong khi Việt Nam gần 20%. Năng suất lao động thấp: Theo VIFORES thì năng suất lao động của ngành gỗ Việt Nam chỉ bằng 50% của Philippines, 40% của Trung Quốc, 20% của EU. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ ra hạn chế, một lao động Việt Nam làm ra 1,9 sản phẩm ghế/ngày, ở Trung Quốc là 4,5 sản phẩm; kinh nghiệm quản lý và chƣơng trình đào tạo cho công nhân còn hạn chế; công suất sử dụng thấp. Các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ, ít vốn (93% dƣới 29 tỷ đồng/doanh nghiệp), đầu tƣ chƣa thỏa đáng, tỷ suất lợi nhuận trung bình chƣa cao; chƣa có chính sách marketing nhất quán về sản phẩm nhƣ phân khúc thị trƣờng; chiến lƣợc về vật liệu và sử dụng nguyên liệu trong nƣớc; việc hợp tác phân công giữa các doanh nghiệp còn yếu, không thể tạo thành sức mạnh để nhận những đơn hàng lớn. Và điều quan trọng không thể thiếu là chƣa có chính sách, chiến lƣợc sản phẩm quốc gia để có cơ chế khuyến khích đầu tƣ. Trong khi đó, vẫn còn không ít ngƣời có quan điểm, ngành chế biến gỗ gắn với nạn phá rừng. Thực tế, khoảng 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nƣớc lại thuộc về các công ty đa quốc gia, công ty vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI). Do đó, trên thị trƣờng nội địa, ngành chế biến gỗ Việt Nam đang bị lấn át bởi sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất theo mẫu mã nhập từ nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… Ngoài ra, vấn đề máy móc trong ngành chế biến gỗ cũng khiến năng suất lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trong nƣớc thấp, giảm lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cho chế biến chủ yếu là nhập khẩu (nhập khẩu khoảng 60%) cũng khiến ngành gỗ trong nƣớc khó phát triển bền vững. 63 CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết quả của mô hình trọng lực Số liệu xuất nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ giữa Việt Nam và các nƣớc đối tác đƣợc xem xét, bao gồm các nƣớc ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các nƣớc đối tác khác trên khắp thế giới. Bảng số liệu gồm 572 quan sát, với số liệu thƣơng mại của 44 nƣớc, trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2013. Bảng 4.1: Kết quả ƣớc tính mô hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Lnexport Coef. Std.Err z P>|z| lngdpj 1.3730 0.2066 6.65 0.000 lngdpv 6.8375 12.5402 0.55 0.586 lngdppcj 0.2792 0.3876 0.72 0.471 lngdppcv -6.8865 13.6229 -0.51 0.613 lnincomegap 0.3906 0.2119 1.84 0.065 lndist -1.8698 0.3244 -5.76 0.000 lnreer 0.0210 0.0960 0.31 0.754 afta -0.1326 0.3500 -2.38 0.017 acfta 0.9091 0.4398 2.07 0.039 akfta 0.5040 0.1800 2.83 0.005 ajcep 0.2956 0.2253 -1.31 0.191 cons -135.6966 221.3446 -0.61 0.542 R-sq: within = 0.651 Number of obs: 572 Number of groups: 44 Wald chi2 (9) =313.88 Prob>chi2 = 0.000 64 Đối với phƣơng trình xuất khẩu, hệ số R2=0,651 cho thấy các biến giải thích giúp giải thích đƣợc khoảng 65.1% sự biến động của biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định giả thuyết Ho với mọi hệ số của các biến giải thích trong mô hình đều bằng 0 cho thấy giả thuyết này bị loại bỏ (Prob>chi2=0.000). Do vậy mô hình ƣớc lƣợng này tƣơng đối phù hợp. Biến GDP của nƣớc đối tác (lngdpj) có ý nghĩa giải thích trong mô hình. Hệ số của biến GDP của nƣớc đối tác có dấu dƣơng, cho thấy quy mô của nền kinh tế của nƣớc đối tác tăng có tác động tích cực tới xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Từ hệ số của các biến trong mô hình cho thấy, nếu GDP của nƣớc đối tác tăng lên 1% thì xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam tăng 1.373%, và tác động này có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%. Biến về khoảng cách lndistw có dấu âm, cho thấy khoảng cách địa lý là một trở ngại đối với xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Hệ số của biến khoảng cách chỉ ra rằng khi khoảng cách tăng lên 1%, thì xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam giảm 1,87%, với mức ý nghĩa thống kê là 0,1%. Bên cạnh đó, biến tỷ giá hối đoái thực lnreer đƣợc kỳ vọng có dấu dƣơng trong phƣơng trình, tức là đồng Việt Nam giảm giá có tác động thúc đẩy xuất khẩu. Tuy vậy, biến này lại không có nhiều ý nghĩa giải thích trong mô hình. Điều này gợi ý xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam không bị ảnh hƣởng nhiều bởi biến động của tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ. Đối với các biến giả FTA, kết quả ƣớc lƣợng mô hình cho thấy các biến giả của khu vực thƣơng mại tự do AFTA, ACFTA, AKFTA đều có ý nghĩa giải thích trong mô hình. Hệ số của ACFTA và AKFTA đều có dấu dƣơng nhƣ kỳ vọng. Việc là thành viên của ACFTA sẽ tác động tích cực tới xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Tƣơng tự, việc tham gia AKFTA của Việt Nam cũng giúp tăng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Bên cạnh các biến giả có ý 65 nghĩa, biến giả đối với AJCEP không có ý nghĩa giải thích trong mô hình. Điều này có thể giải thích là do thời gian cắt giảm thuế quan của ACFTA và AKFTA ngắn hơn so với AJCEP. Bảng 4.2: Kết quả ƣớc tính mô hình nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam Lnimport Coef. Std.Err z P>|z| lngdpj 1.272 0.447 2.840 0.004 lngdpv 73.814 32.218 2.100 0.036 lngdppcj 0.328 0.889 0.370 0.712 lngdppcv -79.098 38.103 -2.080 0.068 lnincomegap -0.366 0.366 0.477 0.770 lndist -2.385 0.952 -2.510 0.012 lnreer -0.291 0.045 4.600 0.574 afta -0.328 0.379 0.870 0.387 acfta 0.061 0.352 0.170 0.862 akfta -0.241 0.116 -4.050 0.000 ajcep -1.267 0.321 -3.940 0.000 cons -1,310.613 623.028 -2.100 0.035 R-sq: within = 0.602 Number of obs: 572 Number of groups: 44 Wald chi2 (9) = 104.01 Prob>chi2 = 0.000 66 Đối với phƣơng trình nhập khẩu, hệ số R2=0,602, cho thấy các biến độc lập giải thích đƣợc khoảng 60,2% sự biến động của biến phụ thuộc. Kiểm định F cho thấy giả thuyết Ho với tất cả các biến của hệ số hồi quy đều có hệ số bằng 0 bị bác bỏ. Điều này cho thấy phƣơng trình này tƣơng đối phù hợp. Trong phƣơng trình nhập khẩu, biến GDP của nƣớc đối tác và GDP của Việt Nam đều có ý nghĩa giải thích với độ tin cậy 5%. Dấu dƣơng của biến GDP của nƣớc đối tác cho thấy Việt Nam nhập khẩu đồ gỗ nhiều hơn từ các nƣớc có GDP lớn hơn. Khi GDP của nƣớc đối tác tăng 1%, thì nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam tăng 1,27%. Dấu dƣơng của biến GDP của Việt Nam cho thấy khi GDP của Việt Nam tăng 1%, nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam tăng tới 73,8%. Tƣơng tự nhƣ trong phƣơng trình xuất khẩu, biến khoảng cách lndistw mang dấu âm, và có ý nghĩa giải thích ở mức 5%. Điều này cho thấy khoảng cách xa là một rào cản đối với nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Các biến giả cho khu vực thƣơng mại tự do AFTA, ACFTA không có nhiều ý nghĩa trong việc giải thích biến động của nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Trong khi đó, biến AKFTA và AJCEP có ý nghĩa trong mô hình, với mức ý nghĩa là 1%. Tuy nhiên, chỉ có biến giả AKFTA có dấu dƣơng, cho thấy nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam từ Hàn Quốc có tăng lên sau khi cắt giảm thuế. Biến giả AJCEP có dấu âm, cho thấy nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam từ các nƣớc trong khối thậm chí còn thấp hơn khi thực hiện cắt giảm thuế quan. 4.2. Nhận xét Kết quả hồi quy hai phƣơng trình cho thấy, các yếu tố tác động tích cực tới thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam bao gồm: quy mô nền kinh tế của nƣớc đối tác, và việc tham gia vào khu vực thƣơng mại tự do ACFTA và AFKTA. Khoảng cách giữa hai nƣớc có tác động tiêu cực tới thƣơng mại, do chi phí giao 67 dịch cao khi khoảng cách xa. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam ảnh hƣờng tích cực trong phƣơng trình nhập khẩu. Khi thu nhập tăng, nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam cũng tăng. Tỷ giá hối đoái lại không có nhiều ý nghĩa giải thích trong mô hình. Việc tham gia AJCEP lại không có ý nghĩa giải thích trong mô hình xuất khẩu, và có tác động tiêu cực trong phƣơng trình nhập khẩu. Điều này cho thấy chƣa có sự thay đổi lớn trong thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam khi tham gia các hiệp định này. Có thể giải thích vấn đề này do sự tƣơng đồng về nguồn cung sản phẩm đồ gỗ của các nƣớc. 4.3. Một số khuyến nghị để thúc đẩy thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Ngành gỗ đƣợc cho là có nhiều triển vọng phát triển trong tƣơng lai. Điều này đƣợc nhiều chuyên gia đồng tình bởi xét từ nhiều khía cạnh, cả từ thị trƣờng lẫn năng lực và khả năng mở rộng sản xuất, ngành đồ gỗ đều có rất nhiều tiềm năng. Việt Nam cần tập trung các chính sách phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành chế biến gỗ trong thời gian tới, coi đây nhƣ là một ngành sản xuất, xuất khẩu mũi nhọn.Vì vậy, cần nhanh chóng có chính sách tổng thể của Nhà nƣớc nhƣ khuyến khích đầu tƣ vào ngành bằng chính sách thuế, khuyến khích xuất khẩu, tiếp cận dễ hơn các nguồn tài chính, tín dụng ƣu đãi; hình thành các khu hay cụm công nghiệp chế biến gỗ. Các doanh nghiệp ngành gỗ nên liên kết, tạo sức mạnh chung, đặc biệt là khuyến khích kết nối doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc để tận dụng kinh nghiệm thị trƣờng của các doanh nghiệp này. Nếu xây dựng đƣợc chuỗi cung ứng, liên kết nội khối vững chắc, phát huy hết các thế mạnh của mình, ngành xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam có đủ khả năng để nhảy lên các bậc cao hơn. 68 KẾT LUẬN 1. Những đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý thuyết về hội nhập kinh tế khu vực và phân tích các tác động của các FTA đến nền kinh tế. Luận văn cũng đã đi sâu tổng quan và hệ thống hóa đƣợc những nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế liên quan đến phƣơng pháp đánh giá tác động của FTA đến dòng thƣơng mại chung cũng nhƣ dòng thƣơng mại trong một ngành cụ thể. Ngoài ra, luận văn cũng tổng quan đƣợc các nghiên cứu có liên quan đến ngành đồ gỗ Việt Nam. Từ đó, trên cơ sở kế thừa và phát huy các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả tìm ra phƣơng pháp phù hợp đánh giá tác động của các FTA ASEAN+3 đến thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam. Thứ hai, luận văn đã hệ thống đƣợc tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN và Việt Nam với tƣ cách là thành viên của ASEAN. Tác giả đã tập trung phân tích rõ những cam kết cắt giảm thuế quan chung và những ƣu đãi thuế quan đối với các mặt hàng đồ gỗ Việt Nam trong khuôn khổ các FTA ASEAN+3. Thứ ba, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu có liên quan, luận văn đã phát triển phƣơng pháp đánh giá tác động của các FTA ASEAN+3 đến thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam. Tác giả xây dựng mô hình trọng lực để phân tích và đánh giá các yếu tố riêng rẽ tác động lên dòng thƣơng mại chung của Việt Nam cũng nhƣ dòng thƣơng mại trong ngành đồ gỗ. 2. Những hạn chế của luận văn Luận văn sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các FTA ASEAN+3 đến thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam. So với các phƣơng pháp đánh giá tác động của hội nhập khác, mô hình trọng lực có một 69 số ƣu điểm hơn nhƣ: sử dụng các số liệu tƣơng đối sẵn có, tính đơn giản về mặt thực hiện, và việc có thể thêm các biến vào mô hình để đánh giá tác động riêng biệt của từng yếu tố lên thƣơng mại. Tuy nhiên, mô hình trọng lực cũng có một số hạn chế nhƣ sau: Thứ nhất, các biến giả đƣợc đƣa vào mô hình là những chỉ số rất cơ bản của chính sách hội nhập vùng. Các biến này không phản ánh đƣợc quy mô và mức độ hội nhập của FTA, chỉ giải thích đƣợc sự tồn tại của FTA và các nƣớc tham gia vào FTA đó. Vì vậy, các biến giả này có thể sẽ giải thích sự gia tăng của thƣơng mại do FTA vì nó có thể tƣơng quan với các biến khác nhƣ mức độ liên kết sản xuất, lan tỏa công nghệ, di chuyển nội khối hoặc các nỗ lực ngoại giao, xúc tiến thƣơng mại là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng thƣơng mại nối khối. Thứ hai, biến khoảng cách địa lý giữa các nƣớc cũng không đại diện đƣợc hoàn toàn cho chi phí thƣơng mại, do còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa nhƣ mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng, thời gian nhanh hay chậm của thủ tục thông quan… 70 3. Gợi ý đối với các nghiên cứu tiếp theo Mô hình trọng lực đƣợc sử dụng trong luận văn để phân tích tác động của các FTAs của ASEAN+3 đối với thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam nhìn chung còn khá đơn giản. Để mô hình có mức độ phù hợp cao hơn, tác giả sẽ cân nhắc việc đƣa thêm các biến vào mô hình để xem xét tốt hơn tác động của từng yếu tố tới thƣơng mại, cũng nhƣ tác động của các FTAs đối với thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam nói riêng. Các biến có thể đƣợc xem xét tới bao gồm các biến về thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (tính theo phƣơng pháp trung bình đơn giản hoặc trung bình có trọng số), mức độ mở cửa thị trƣờng, diện tích trồng cây lấy gỗ của các nƣớc đối tác, hay biến về văn hóa, thị hiếu, sở thích của các nƣớc đối tác. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 2 Từ Thúy Anh và Tô Minh Thu, 2010. Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập Đông Á, chƣơng 6 trong Nguyễn Đức Thành (2009) Báo cáo Thƣờng niên Kinh tế Việt Nam 2010: Lựa chọn để tăng trƣởng bền vững. Hà Nội: NXB Tri thức. 3 Chu Văn Cấp, 2014. 28 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Tiến trình, thành tựu và thúc đẩy. Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 14(24) – Tháng 0102/2014,trang 35-39. 4 Nguyễn Chân và Trần Kim Dung, 2011. Development of CGE Model to Evaluate Tariff Policy in Vietnam. Hanoi: Paper presented at the Final Dissemination Seminar of the MIMAP Vietnam Modeling Project, 30/8/2011. 5 David Roland-Holst và các cộng sự, 2002. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới: Dự báo kinh tế đến năm 2020. Đề tài thảo luận số 0204, Dự án "Nâng cao năng lực phân tích chính sách và nghiên cứu phát triển", của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng và Viện nghiên cứu Châu Á của các nƣớc Bắc Âu do DANIDA tài trợ. 6 Hoàng Xuân Diễm, 2014. Tác động của hội nhập khu vực ASEAN đến thương mại nông nghiệp Việt Nam: Cách tiếp cận sử dụng mô hình trọng lực. Luận văn Thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 7 Nguyễn Tiến Dũng, 2011. Tác động của Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN- Hàn Quốc đến thƣơng mại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Số 27 (2011), trang 219-231, ĐHQGHN. 72 8 MUTRAP, 2011. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam. Mã hoạt động : FTA-2, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thƣơng mại và Đầu tƣ của Châu Âu. 9 MUTRAP III, 2009. Đánh giá tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam. Mã hoạt động: FTA-9A, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thƣơng mại và Đầu tƣ của Châu Âu. 10 MUTRAP III, 2010. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do SEAN- Trung Quốc: Phân tích định tính và định lượng. Mã hoạt động: FTA-1, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thƣơng mại và Đầu tƣ của Châu Âu. 11 MUTRAP III, 2011. Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất khẩu của Bộ Công thương giai đoạn 2011-2015. Mã hoạt động: FTA-HOR Follow-up, Dự án Hỗ trợ Chính sách Thƣơng mại và Đầu tƣ của Châu Âu. 12 MUTRAP III, 2013. Đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam. Mã hoạt động : FTA-HOR, Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên. 13 Nguyễn Tôn Quyền, 2014. Đánh Giá Tình Hình Khai Thác Gỗ Và Lâm Sản Khác - Đầu Ra Cho Sản Phẩm Lâm Sản Việt Nam. 14 Nguyễn Hồng Sơn, 2009. Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Nội dung và Lộ trình, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 15 Huỳnh Thị Thu Sƣơng, 2012. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 16 Tổng cục hải quan, 2014. Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2014 73 (bản tóm tắt). < http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID =824&Category=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20chuy%C3%A An%20%C4%91%E1%BB%81&Group=S%E1%BB%91%20li%E1%BB %87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA> [Ngày truy cập: 20/05/2015] Tiếng Anh 17 A. A. Hab, E. Romstad and X. Huo, 2010. Determinants of Egyptian Agricultural Exports: A Gravity Model Approach, Modern Eonomy, vol. 1, p. 134-143, 2010. 18 African Trade Policy Centre (ATPC), 2005. The Economic and Welfare Impacts of the EU-Africa Economic Partnership Agreement". ATPC briefing paper no. 6, 2005. 19 Albert Makochekanwa, 2012. COMESA-EAC-SADC Tripartite Free Trade Area: Implication on Welfare and Food Security. [truy cập ngày 19/7/2013] 20 Ali Zafar, 2005. Revenue and the Fiscal Impact of Trade Liberalization: The Case of Niger. World Bank Policy Research Working Paper 3500, February 2005. 21 Amr Sadek Hosny, 2013. Theories of Economic Integration: A Survey of the Economic and Political Literature. International Journal of Economy, Management and Social Sciences, 2(5), p. 133-155, May 2013. 22 Ando Mitsuyo, 2010. Impacts of FTAs in East Asia: CGE Simulation Analysis. RIERI Discussion Paper Series 09-E-037. 74 23 Balassa, B.,1965. Trade liberalization and Revealed Comparative Advantage. Manchester School of Economic and Social Studies, 33, 99-123 24 Chandrima Sikdar and Biswajit Nag, 2011. Impact of India-ASEAN Free Trade Agreement: A Cross-country Analysis Using Applied General Equilibrium Modelling. Working paper series no. 107, Asia Pacific Research and Training Network on Trade, 2011. 25 E. Erdem and S. Nazlioglu, 2008. International Trade and Finance Association. International Trade and Finance Association Working Papers, 2008. 26 Economic Commission for Africa (ECA), 2004. Assessing Regional Integration in Africa. ECA policy research report. 27 G. O. Pasadilla, 2006. Agricultural Liberalization in Preferential Trading Agreements: The Case of the ASEAN-FTA. Asia-Pacific Trade and Investment Review. Vol. 2, no. 2, December 2006. 28 Gilbert, J., Scollay, R. and Bora, B. , 2004. New Regional Trading Developments in the Asia-Pacific Region, in Global Change and East Asian. 29 Hiro Lee and Michael G. Plummer, 2011. Assessing the Impact of the ASEAN Economic Community. OSIPP Discussion Paper: DP-2011-E-002. 30 Jason H.G and Dayton M. L, 2005. Regionalism in World Agricultural Trade: Lessons from Gravity Model Estimation. Presentation paper, American Agricultural Economics Association Annual Meeting, Providence, Rhode Island, July 24-27, 2005. 31 Kenichi Kawasaki, 2003. Impact of Free Trade Agreements in Asia. RIERI Discussion Paper Series 03-E-018. 32 Lawrence Othieno và Issac Shinyekwa, 2011. Trade, Revenue and Welfare Effects of the East African Community Customs Union 75 Principle of Asymmetry on Uganda: An Application of WITS-SMART Simulation Model". EPRX Research series no. 79, 2011. 33 Lin Sun và Michael R. Reed, 2010. Impacts of Free Trade Agreements on Agricultural Trade Creation and Trade Diversion. American Journal of Agricultural Economics, 92 (5): 1351-1363; doi: 10.1093/ajae/aaq076. 34 Mangabat M.C and Natividad ,2007. Agricultural trade in the ASEAN region: Challenges for Enhancing Cooperation and Integration. The International Journal of Economic Policy Studies, vol. 2, 2007. 35 Mengesha Y. Negasi ,2009. Trade Effects of Regional Economic Integration in Africa: The Case of SADC, 36 Michael G. Plummer, David C. and Shintaro H, 2010. Methodology for Impact Assessment of Free Trade Agreements, Asian Development Bank, Phillipines. 37 Misa Okabe và Shujiro Urata, 2013. The Impact of AFTA on IntraAFTA Trade”, ERIA Discussion Paper Series, ERIA-DP-2013-05, [Truy cập ngày 20/05/2015] 38 N. Malhotra và A. Stoyanov, 2008. Analyzing the Agricultural Trade Impacts of the Canada-Chile Free Trade Agreement. CATPRN Working Paper 2008-08. 39 Nowak L. D, Herzer and Vollmer, 2007. The Free Trade Agreement between Chile and the EU: Its Potential Impact on Chile’s Export 76 Industry. Applied Econometrics and International Development, vol. 7-1 (2007). 40 Nowak L.D, Herzer and Vollmer, 2007. The Free Trade Agreement between Chile and the EU: Its potential impact on Chile’s Export Industry”, Applied Econometrics and International Development, Volume 7-1 (2007) 41 Nguyen Anh Thu, 2012. Assessing the Impact of Vietnam's Integration under AFTA and VJEPA on Vietnam's Trade Flows, Gravity Model Approach. Yokohama Journal of Sciences, vol. 17, no. 2, p. 137-148, 2012. 42 PC, 2010. Bilateral and Regional Agreements: Draft Reports, Productivity Commission (http://www.pc.gov.au/) 43 Plummer, 2007. Best Practices in Regional Trading Agreements: 44 Policy Initiatives edited by S. Yusuf, M. Altaf and K. Nabeshima. The World Bank, Oxford University Press. 45 Rina Oktaviani et al. ,2008. Impacts of ASEAN Agricultural Trade Liberalization on ASEAN-6 Economies and Income Distribution in Indonesia. Asia-Pacific Research and Training Network on Trade, Working paper series no. 51, 01/2008. 46 Tinbergen, J. ,1962. Shaping the World Economy – Suggestions for an International Economic Policy. The Twenty Century Fund. 47 Urata, S. And Okabe, M. ,2007. The impacts of free trade agreements on trade flows: An application of the gravity model approach, RIETE Discussion. Paper Series 07-E-052. 77 PHỤ LỤC Thống kê thị trƣờng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2014 ĐVT: USD Thị trƣờng xuất khẩu So T12/2014 T12/2014 với T11/2014 So năm 2014 Năm 2014 (% +/- KN) với 2013 (% +/- KN) Tổng kim ngạch 609.643.787 13,4 6.231.676.438 12,0 Hoa Kỳ 212.865.056 7,8 2.234.892.138 11,5 Nhật Bản 84.650.039 12,2 952.018.881 16,1 Trung Quốc 72.971.092 2,7 871.770.998 -17,1 Hàn Quốc 43.299.696 0,3 491.424.692 49,5 Anh 30.822.997 43,1 274.604.190 26,0 Australia 15.241.715 -1,1 157.726.674 22,6 Canada 14.789.717 0,9 154.415.100 29,8 Đức 18.617.796 73,4 114.909.366 5,9 Pháp 14.202.139 28,6 104.814.833 24,2 Đài Loan 8.594.277 3,3 82.718.204 6,1 Hồng Kông 3.972.745 -26,1 77.521.621 -14,3 Hà Lan 9.224.404 52,4 63.306.113 9,5 Ấn Độ 4.775.920 -25,5 58.373.511 12,2 Malaysia 4.609.991 -4,4 56.199.847 34,6 Bỉ 4.159.869 53,1 33.680.332 19,5 New zealand 2.470.822 10,4 28.433.833 30,3 Italy 3.014.929 40,7 25.412.179 -6,1 Thụy Điển 3.282.955 83,1 22.344.242 -5,2 Thổ Nhĩ Kỳ 2.334.422 23,7 20.092.410 52,2 Ả Rập Xê út 1.527.161 -19,8 19.372.281 26,7 Tây Ban Nha 3.193.805 155,1 18.940.380 19,6 Đan Mạch 2.043.916 88,5 16.031.437 13,7 Singapore 1.424.141 37,2 15.871.746 -36,6 UAE 1.340.371 -9,6 15.741.261 5,6 Ba Lan 2.169.719 57,9 14.718.929 20,4 Thái Lan 1.582.608 29,3 14.412.499 19,1 Nam Phi 988.165 28,9 10.319.147 29,4 Na Uy 981.732 14,1 9.311.081 4,2 Nga 602.218 90,1 7.244.581 -9,1 Cô Oét 539.164 4,1 6.954.093 55,6 Mêxicô 415.292 -49,1 5.002.435 49,6 Áo 242.129 -53,1 4.294.150 -29,1 Phần Lan 650.920 9,1 3.885.902 -7,3 Hy Lạp 586.938 193,8 3.236.291 32,4 Thụy Sỹ 226.354 -30,3 2.883.298 -24,7 Séc 524.393 514,7 2.597.681 -30,7 Bồ Đào Nha 447.602 -7,5 2.318.914 25,4 Campuchia 146.831 25,2 2.159.965 -71,4 Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2015 [...]... trƣờng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam năm 2013 Các thị trƣờng cung cấp và loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc, 2001-2013 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc, 2001-2013 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản, 2001-2013 Kết quả ƣớc tính mô hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Kết quả ƣớc tính mô hình nhập khẩu đồ gỗ của Việt. .. ASEAN+ 3 và thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam Chƣơng này sẽ đƣa ra những phân tích chi tiết về tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN và Việt Nam với tƣ cách là thành viên của ASEAN, bao gồm những cam kết cắt giảm thuế quan chung cùng những ƣu đãi thuế quan đối với các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam Chƣơng 3 cũng sẽ nêu lên thực trạng của thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 4 Chƣơng 4 Kết quả của mô. .. mô hình: Trên cơ sở mô hình trọng lực cho xuất khẩu và nhập khẩu đồ gỗ đã đƣợc trình bày ở chƣơng 2, chƣơng này trình bày chi tiết kết quả ƣớc lƣợng của mô hình trọng lực Từ đó đƣa ra những kết luận về tác động của các yếu tố riêng rẽ, đặc biệt là FTA ASEAN+ 3 tới thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam Trên cơ sở đó đƣa ra một số khuyến nghị và đề xuất nhằm thúc đẩy thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. .. sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ tập trung thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc ASEAN+ 3, với số liệu thống kê thƣơng mại của Tổng Cục Hải Quan từ 199816 2005 Mô hình đƣợc xây dựng riêng cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam Kết quả ƣớc lƣợng OLS chỉ ra rằng sự gia nhập và thực hiện các cam kết ASEAN+ 3 của Việt Nam chƣa hiệu quả nên không có tác động lớn đến tăng... biến nhất là phƣơng pháp Cân bằng Tổng thể Khả tính (CGE), Mô hình Thƣơng mại Toàn cầu (GTAP) và gần đây là Mô hình Trọng lực Các nghiên cứu đều chỉ ra những tác động tích cực của hội nhập tới thƣơng mại Tuy nhiên, các đánh giá về tác động hội nhập vùng của Việt Nam còn hạn chế, nhất là đánh giá tác động của hội nhập vùng tới ngành thƣơng mại nói chung, và thƣơng mại ngành đồ gỗ nói riêng còn hạn chế Do... gian để có tác động mạnh hơn tới thƣơng mại Nghiên cứu mới dừng lại ở việc nghiên cứu 2 FTA mà Việt Nam tham gia AFTA và VJEPA chƣa đánh giá đƣợc hết các FTA ASEAN+ 3 tới dòng thƣơng mại của Việt Nam Nguyễn Tiến Dũng (2011) sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của khu vực thƣơng mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) tới dòng 15 thƣơng mại của ViệtNam, với số liệu thƣơng mại giữa Việt Nam và 18... toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) - Đề tài sử dụng số liệu thƣơng mại đồ gỗ của Việt Nam trong giai đoạn từ 2001-2013, khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập khu vực và thế giới; cũng nhƣ do sự sẵn có của số liệu nghiên cứu - Đề tài tập trung đánh giá tác động của việc hội nhập vùng đối với thƣơng mại trong ngành đồ gỗ của Việt Nam Các mặt hàng đồ gỗ xem xét trong đề tài bao gồm gỗ và các sản phẩm từ gỗ thuộc... hội nhập kinh tế tới thương mại của Việt Nam Nguyen Anh Thu (2012) đã đánh giá tác động của hội nhập kinh tế của Việt Nam theo Hiệp dịnh Thuong mại Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) tới thƣơng mại Việt Nam, sử dụng mô hình trọng lực Số liệu về thƣơng mại trong nghiên cứu đƣợc lấy từ 39 nƣớc đối tác trong giai doạn 2004 – 2011 Các biến phụ thuộc đƣợc đƣa vào mô. .. (2010) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do tới nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu đánh giá các tác động sau khi hình thành FTAs, sử dụng mô hình trọng lực; đánh giá tác động tiềm năng của các FTAs này trong tƣơng lai, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể; và tác động sâu và tiềm năng tới một số ngành cụ thể trong nền kinh tế, sử dụng mô hình cân bằng bộ phận Các mô hình trọng. .. liên kết khu vực với Ai Cập hay GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc nhập khẩu lại không tác động đáng kể đến xuất khẩu nông sản của Ai Cập 10 Laetitia Gulhot (2010) đánh giá tác động của các FTA chính ở khu vực Đông Á đã đánh giá tác động của 3 hiệp định thƣơng mại tự do: ASEAN (AFTA) và ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) đến dòng thƣơng mại ở khu vực Đông Á Mô hình trọng lực đƣợc tác giả sử ... triển xây dựng mô hình trọng lực để đánh giá tác động FTA khu n khổ hội nhập thƣơng mại hàng hóa ASEAN+ 3 tới thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam 2.1 Mô hình trọng lực Mô hình trọng lực công cụ hữu... HỌC KINH TẾ - NGUYỄN THÚY MAI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN + ĐẾN THƢƠNG MẠI ĐỒ GỖ VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM QUA MÔ HÌNH TRỌNG LỰC Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số:... trọng lực để đánh giá tác động FTA ASEAN+ 3 nhƣ yếu tố riêng rẽ khác tới dòng thƣơng mại chung nhƣ thƣơng mại đồ gỗ Việt Nam Chƣơng Hội nhập khu vực ASEAN+ 3 thƣơng mại ngành đồ gỗ Việt Nam Chƣơng

Ngày đăng: 15/10/2015, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan