Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội

118 562 6
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------- TRẦN THỊ THU TRANG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THU TRANG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ CÔNG TY XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS VŨ CÔNG TY XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn về đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chi nhánh Hà Nội”, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Vũ Công Ty đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên, những chỉ dẫn quý giá trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Đồng thời, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Tài chính Ngân hàng đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích, thực tế về ngành qua các môn học và các giờ giảng dạy quý báu tại giảng đường cũng như đưa ra những lời khuyên quý giá đối với kết quả nghiên cứu sơ bộ của đề tài. Bên cạnh đó, tác giả xin cảm ơn Phòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Văn phòng Khoa Tài chính Ngân hàng đã không chỉ tổ chức khóa học này để học viên có cơ hội nâng cao hiểu biết, đào sâu nghiên cứu các kiến thức về ngành tài chính ngân hàng mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học viên hoàn thành thành công khóa học. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể các cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và Chi nhánh Hà Nội đã nhiệt tình hỗ trợ tác giả về mặt tài liệu, số liệu và những nghiệp vụ liên quan để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Lời cuối cùng, tác giả xin được tri ân sự giúp đỡ, động viên, khích lệ, cổ vũ về mặt tinh thần của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu sâu và hoàn thiện một cách tốt nhất nhưng luận văn khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để hoàn thiện đề tài hơn nữa. Học viên Trần Thị Thu Trang LỜI CAM KẾT Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này do tác giả tự mình thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Công ty, tự mình thu thập các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và đang tin cậy cả về lý thuyết và thực tế tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để đào sâu nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng. Tác giả cam đoan toàn bộ luận văn không hề sao chép từ bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào của người khác. Tác giả xin được chịu hoàn toàn trách nhiệm tính xác thực của bài viết. Ngƣời thực hiện Trần Thị Thu Trang PHẦN TÓM TẮT Tín dụng ưu đãi đã và đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Với tầm quan trọng ngày một gia tăng đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã xây dựng và triển khai chiến lược sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi giai đoạn 2011 – 2014 để đem nguồn vốn dành cho mảng tín dụng chính sách được đất nước giao phó cũng như các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủy thác để cho vay giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, luận văn trên cơ sở tiếp cận hệ thống và tiếp cận thực tiễn đối với đề tài, kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng và quy nạp, đã thực hiện được một số nội dung: Về hiệu quả kinh tế, Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tương đối hiệu quả, nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng tương đối ổn định, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, chất lượng tín dụng ủy thác tương đối tốt và tranh thủ được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Về hiệu quả xã hội, nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng khả thi, góp phần vào công tác giảm nghèo trên toàn địa bàn thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội vẫn chưa đạt mức tối ưu do còn tiềm ẩn nhiều tồn tại chưa được khắc phục trong hoạt động cũng như trong cơ chế vận hành. Để cải thiện những tồn tại, hạn chế này, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội cần phải có định hướng chiến lược cụ thể, có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế về phía ngân hàng và hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng như các giải pháp khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh đồng thời kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà Nước và NHCSXH Việt Nam cần quan tâm hỗ trợ hơn để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN LỜI CAM KẾT PHẦN TÓM TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: ...............................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài: ...................................................................................1 1.2. Sự phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .........................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: ......................................................................2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................3 4. Kết cấu của Luận văn: .......................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI .........9 VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI ........................9 2.1. Ngân hàng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng: .........................................9 2.1.1. Ngân hàng và các hoạt động của Ngân hàng: ................................................9 2.1.1.1. Ngân hàng: ..............................................................................................9 2.1.1.2. Các hoạt động của gân hàng:.................................................................10 2.1.2. Ngân hàng Chính sách Xã hội và Tín dụng ưu đãi:.....................................11 2.1.2.1. Ngân hàng Chính sách Xã hội: ..............................................................11 2.1.2.2. Tín dụng ưu đãi: ....................................................................................16 2.2. Nguồn vốn Tín dụng ƣu đãi: ...........................................................................25 2.2.1. Khái niệm và đặc trưng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi:.............................25 2.2.1.1. Khái niệm nguồn vốn tín dụng ưu đãi: ..................................................25 2.2.1.2. Đặc trưng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi: ............................................25 2.2.2. Sự hình thành vốn tín dụng ưu đãi: .............................................................26 2.2.2.1. Vốn được cấp phát theo quy định của Chính phủ: ................................26 2.2.2.2. Vốn huy động: .......................................................................................28 2.2.2.3. Vốn đi vay: ............................................................................................29 2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: ..............................................29 2.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi: ............................29 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: ....................................................................29 2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế: ...................................................................................30 2.3.2.2. Hiệu quả xã hội: ....................................................................................37 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: ...................................................................................................................................38 2.4.1. Nhân tố bên ngoài: .......................................................................................38 2.4.1.1. Các nhân tố về mặt pháp lý: ..................................................................39 2.4.1.2. Tình hình kinh tế: ..................................................................................40 2.4.1.3. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................41 2.4.1.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước: .................................41 2.4.2. Nhân tố bên trong: .......................................................................................42 2.4.2.1. Chất lượng nhân sự: ..............................................................................42 2.4.2.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: .....................................................43 2.4.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH: .......................................................43 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................44 3.1 Câu hỏi nghiên cứu: ..........................................................................................44 3.2. Cách tiếp cận: ...................................................................................................44 3.2.1 Cánh tiếp cận hệ thống: ................................................................................44 3.2.2 Cánh tiếp cận thực tiễn: ................................................................................44 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................45 3.3.1 Cơ sở phương pháp luận: ..............................................................................46 3.3.2 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể:.......................................................46 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG ....................................50 CHÍNH SÁCH Xà HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI .................................................50 4.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội ................50 4.1.1. Đôi nét về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam: ..................................50 4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ...........................................................50 4.1.1.2. Vị trí, vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong sự phát triển kinh tế - xã hội: ...........................................................................................................52 4.1.1.3. Những thành tựu đã đạt được của NHCSXH: .......................................53 4.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội:.....................................54 4.1.2.1. Mô hình tổ chức và quản lý: ..................................................................54 4.1.2.2. Các chương trình tín dụng đang triển khai tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội ..............................................................................................55 4.1.2.3. Tình hình hoạt động giai đoạn 2011 – 2014: ........................................56 4.2. Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ................................................................................56 4.2.1. Quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: .......56 4.2.1.1. Nguồn hình thành vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................................56 4.2.1.2. Quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011 – 2014: .......................................................................................59 4.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ...................................................................................................................59 4.2.2.1. Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ưu đãi: ....................................................59 4.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ..............................................................................................67 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội:......................................................................................82 4.3.1. Những mặt đã đạt được: ..............................................................................82 4.3.1.1. Hiệu quả kinh tế: ...................................................................................83 4.3.1.2. Hiệu quả xã hội: ....................................................................................84 4.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ......................................................84 4.3.2.1. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế: ................................85 4.3.2.2. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội:..................................86 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI ..........................................88 NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI..........................................................................88 5.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ..........................88 5.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ................................................................................90 5.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi: .........................................................................................................................90 5.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tín dụng ưu đãi: ................................90 5.2.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng: ..............................................................90 5.2.1.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng: ..............................................................91 5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi: .........................................................................................................................92 5.2.2.1. Nghiên cứu đề xuất quy định áp dụng mức lãi suất và cho vay linh hoạt trong hạn mức cho phép: ....................................................................................93 5.2.2.2. Thực hiện tốt công tác tham mưu Ban đại diện HĐQT các cấp: ..........94 5.2.3. Nhóm giải pháp khác: ..................................................................................94 5.2.3.1. Nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự: ..................................................94 5.2.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất và áp dụng công nghệ: ..............................96 5.2.3.3. Tăng cường kiểm tra giám sát: ..............................................................97 5.2.3.4. Tăng cường tuyên truyền, mở rộng hợp tác quốc tế: ............................99 5.3. Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội:.............................................................100 5.3.1. Kiến nghị với các Cơ quan quản lý các cấp: .............................................100 5.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH: ..............................................................................100 5.3.1.2. Đảm bảo hỗ trợ hoạt động của NHCSXH: ..........................................101 5.3.1.3. Hỗ trợ NHCSXH huy động vốn: .........................................................101 5.3.1.4. Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động: ................................101 5.3.2. Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam ...........................................................101 5.3.2.1.Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành: ..............................................101 5.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách: .............................................................102 KẾT LUẬN ............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Sự cần thiết của đề tài: Trong tiến trình phát triển của xã hội, ngành ngân hàng ngày càng nắm giữ vị thế và vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới.Ngân hàng có thể được ví như mạch máu của toàn bộ hoạt động kinh tế, điều hòa dòng chảy tiền tệ thông qua những hoạt động dịch vụ vô cùng đa dạng, phong phú.Bên cạnh những hoạt động thuần chất kinh tế, xã hội con người ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi Nhà nước, mỗi Chính phủ - trong đó có Việt Nam - phải ngày càng chú ý đến vấn đề về an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Ở nước ta, lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và hiện nay đã trở thành một mục tiêu quốc gia rất được chú trọng.Nhằm cụ thể hóa mục tiêu này một cách thật sự hiệu quả, ngày 04 tháng 10 năm 2002, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác” và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc “Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội” ra đời đã tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách với tín dụng thương mại, góp phần đưa chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, tăng cường hiệu quả đồng vốn ngân sách ưu đãi khi đến với người nghèo. Trải qua hơn 10 năm thành lập, hoạt động và phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành “cánh tay vươn dài” của Chính phủ đưa hàng trăm ngàn tỷ đồng đã đến với những đối tượng khó khăn trong xã hội. Hiệu quả của các chính sách đó đã được thấy rõ, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có đóng góp không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và đạt được những thành quả đáng khích lệ.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, do Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, hoạt động không vì lợi nhuận đồng thời do đặc thù về đối tượng Ngân hàng phục vụ nên thực tế hiệu quả sử dụng đồng vốn ngân sách ưu đãi vẫn còn nhiều hạn chế. 1 Đâythực sự là một vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội, trong đó Chi nhánh Hà Nội lại là một trong những đơn vị có tỷ lệ dư nợ lớn nhất trong toàn hệ thống.Ngoài ra, hiện nay tín dụng là một mảng nghiên cứu khá rộng với nhiều công trình đóng góp, tuy nhiên, chủ yếu những nghiên cứu này vẫn tập trung vào tín dụng thương mại.Trong khi đó, tín dụng ưu đãi hiện đang rất thiếu các công trình nghiên cứu cả về tổng thể lẫn chuyên sâu. Do đó, cần phải nghiên cứu để có được một cái nhìn tổng quan về tín dụng ưu đãi và phân tích, đánh giá để thấy được hiệu quả về nhiều mặt cũng như những hạn chế, khó khăn trong sử dụng nguồn vốn ưu đãi và từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục. Từ những lý do này, đề tài luận văn“Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội”đã được lựa chọn nhằm phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất, kiến nghị một số các giải pháp giúp cho việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách trở nên hiệu quả hơn, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. 1.2. Sự phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Đề tài luận văn “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Thành phố Hà Nội” được lựa chọn phù hợp với chuyên ngành Tài chính Ngân hàng do đề tài không chỉ dựa trên các lý thuyết và chỉ tiêu tài chính để đánh giá thực trạng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi mà còn cung cấp mảng kiến thức về tín dụng chính sách mà ngành ngân hàng hiện nay vẫn còn hiếm các nghiên cứu và lý luận đóng góp. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? Xu hướng hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi này có hiệu quả hay không? Thứ hai, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? 2 Thứ ba, những tồn tại và nguyên nhân về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và tại sao những tồn tại này cải thiện chưa đáng kể? Thứ tư, giải pháp nào có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội? Thứ năm, những khuyến nghị nào nên được đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực trạng sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đồng thời đưa ra các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi. Nhiệm vụ nghiên cứu: phân tích về mặt lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, qua đó đánh giá tình hình thực tế sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội trên giác độ ngân hàng và hiệu quả xã hội trên giác độ tổng thểđồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn dựa trên lý luận về nguồn vốn tín dụng ưu đãi và hoạt động tín dụng ưu đãi đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh Hà Nội. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2011 – 2014. - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng, hiệu quả xã hội trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. 3 4. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần Mở đầu giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu và phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về nguồn vốn tín dụng ưu đãi và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Tín dụng ngân hàng là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng với rất nhiều mô hình, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó, bên cạnh tín dụng thương mại thông thường thì những nghiên cứu về tín dụng vi mô cũng rất được quan tâm. Mô hình tín dụng ưu đãi được triển khai thực hiện tại Việt Nam hiện nay cũng dựa trên mô hình tín dụng vi mô đã được nghiên cứu và ứng dụng từ rất lâu ở một số quốc gia trên thế giới. Từ năm 1976, nhà kinh tế học Muhamnad Yunus đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng mô hình tín dụng vi mô (Microfinance) qua ngân hàng Grameen, Bangladesh do chính ông sáng lập. Tại buổi diễn văn tại Trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ năm 2012, Muhammad Yunus đã chia sẻ ý tưởng mô hình tín dụng vi mô khởi nguồn trong thời điểm ông đang đi tìm hiểu về nạn đói ở vùng nông thôn. Lúc này, Muhammad Yunus đã gặp một vài người đang mắc nợ, tổng cộng có 42 người, họ cần 27 đô la để phát triển sản xuất kinh doanh, Yunus đã có ý tưởng mà sau này đã trở thành hiện tượng, một bước ngoặt thay đổi cuộc sống của người nghèo. Ông cho rằng những khoản tín dụng nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt, mỗi người đều có trong họ những ý tưởng kinh doanh sẵn có, tất cả những gì họ cần chỉ là đồng vốn cho họ khởi nghiệp.Và ngân hàng Grameen ra đời, sử dụng nguồn vốn cho người nghèo vay những khoản vay nhỏ không cần tài sản thế chấp, không lãi suất và không ngày đáo hạn. Dựa trên mô hình tín dụng vi mô, ngân hàng Grameen triển khai cho vay những khoản tín dụng nhỏ theo nhóm nhỏ, các thành viên giám sát và quản lý lẫn nhau cùng sự tư vấn của nhân viên ngân hàng và nếu có một thành viên không trả được nợ thì các thành viên khác sẽ bị từ chối cho vay, vì vậy, tạo thành cơ chế ràng buộc và hối thúc thu hồi nợ đúng hạn cho ngân hàng.Cho đến nay, Mohammad Yunus và ngân hàng Grameen đã đạt được nhiều thành công vang đội. Đồng thời, mô hình tín dụng vi mô của Muhammad Yunus đã trở thành một hình mẫu và tiếp tục được nhiều tác giả kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng vào từng quốc gia, từng khu vực khác nhau trên khắp thế giới. 5 Mosely và Hulme (1998) hay Pitt và Khandker (1996, 1998) đã có những khảo sát cho thấy tác động của doanh số cho vay đã tăng lên cùng với thu nhập của hộ vay. Hay tác giả Mohammad Arifujjaman Khan và Mohammand Anisur Rahaman (2007) đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng tín dụng vi mô có ảnh hướng đáng kể tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống người nghèo cả về mặt kinh tế và mặt xã hội, người nghèo dễ tiếp cận tín dụng ưu đãi, không cần tài sản đảm bảo và thủ tục vay rất đơn giản, dễ hiểu và đầy đủ thông tin và nhờ có khoản tín dụng vi mô, thu nhập của người nghèo đã có sự gia tăng. Ngoài ra, trên thế giới còn có một số những công trình nghiên cứu của các tác giả như: Robinson Marguerite. 2001. “The Microfinance Revolution: Sustainable Finance for the Poor”; Remenyi Joe and Quinones, Bejamin. 2000. “Microfinance and Poverty Alleviation: Case studies from Asia and the Pacific”. New York; Khandker, Shahid. 2001. “Does Micro-finance really benefit the Poor? Evidence from Bangladesh”, Manila đã kết luận rằng tín dụng vi mô góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo và gia tăng thu nhập cho người nghèo. Những công trình nghiên cứu trên đã bước đầu xây dựng mô hình tín dụng vi mô và triển khai ở một số nước với những thành công nhất định. Tại Việt Nam, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng dựa trên mô hình tín dụng vi mô với những điều chỉnh nhất định theo quy định của Chính phủ sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước nói chung và phù hợp với mục đích thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của đất nước một cách hiệu quả nhất. Đã có một số công trình nghiên cứu ở Việt Namcó một số phân tích và đánh giá về tín dụng ưu đãi, tuy nhiên, hiện chưa có nhiều do đa số các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về mảng tín dụng ngân hàng hiện vẫn tập trung vào tín dụng thương mại thông thường. Tuy vậy những năm qua, đã có một số công trình về tín dụng ưu đãi cùng với những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ. Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội” của Hà Thị Hạnh (2004) và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Mô hình Ngân hàng Chính sách và các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính 6 sách” của Nhóm nghiên cứu (2000) đã đưa ra những phân tích về tín dụng đối với người nghèo, nêu bật được vai trò của tín dụng chính sách đã góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ nghèo của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2000 và đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả mô hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Năm 2007, Đỗ Thanh Hiền với công trình nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ đã có những phân tích khá chi tiết về tín dụng đối với hộ nghèo thực hiện trong phạm vi NHCSXH Thành phố Hà Nội, thể hiện rõ nét hiệu quả của các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn thành phố và có đề xuất một số giải pháp khá thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối tượng hộ nghèo. Luận văn Thạc sĩ “Tín dụng cho người nghèo ở Hà Nội” của Hoàng Liên Sơn (2008) cũng đã có những đánh giá về tín dụng hộ nghèo trên địa bàn Hà Nội và đưa ra một số nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng với hộ nghèo. Ngoài ra, cũng có khá nhiều những bài báo đăng tải trên đặc san của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các thời báo khác. Vụ tín dụng – TTBC (VP) năm 2013 đã có bài viết “Trên 21 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi” đăng tải trên tạp chí ngân hàng đã đánh giá thực trạng đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, kết quảthực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trong hơn 10 năm thành lập và hoạt động của NHCSXH góp phần xóa đói giảm nghèo của đất nước tương đối khả quan và đề xuất một số giải pháp giúp giảm nghèo đạt kết quả cao hơn. Bài viết “Hành trình của đồng vốn ưu đãi” của tác giả Hữu Hải (2012) đã nêu bật những thành công, những mặt đạt được của NHCSXH trong công cuộc đem đồng vốn ưu đãi đến với người vay và hiệu quả xã hội của đồng vốn ưu đãi. Tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết, chuyên đề nói trên về tín dụng ưu đãi đa phần chỉ tập trung vào nghiên cứu riêng lẻ từng nhóm đối tượng, đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo, cho vay các đối tượng chính sách, cho vay giải quyết việc làm...., nghiên cứu về nguồn vốn của NHCSXH hoặc chỉ đánh giá sơ bộ thực trạng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi mà chưa nghiên cứu về mặt tổng thể hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cho vay, để đề xuất nhóm giải pháp 7 nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi nói chung một cách có hệ thống. Vì thế, luận văn trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đi trước sẽ đi vào phân tích một cách tổng thể tình hình sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và đề xuất nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, phạm vi Chi nhánh Thành phố Hà Nội. 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI 2.1. Ngân hàng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng: 2.1.1. Ngân hàng và các hoạt động của Ngân hàng: 2.1.1.1. Ngân hàng: Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngân hàng làtổ chức tài chính cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế, đó là các chức năng như chức năng tín dụng, đầu tư, thanh toán, tiết kiệm, quản lý tiền mặt, bảo lãnh, môi giới, bảo hiểm hay ủy thác. Ngân hàng có thể chia thành một số loại khác nhau dựa trên mục tiêu và đặc thù hoạt động.Ngoài Ngân hàng Trung ương, dựa trên tiêu chí mục tiêu hoạt động, có thể chia ngân hàng thành 2 loại: i. Vì mục tiêu lợi nhuận: Ngân hàng thương mại: là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan như hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngân hàng đầu tư: là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính để thực hiện hàng loạt các dịch vụ liên quan tới tài chính như bảo lãnh: làm trung gian giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư; tư vấn: giúp giàn xếp các thương vụ mua lại và sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác; môi giới: cho khách hàng là các tổ chức. Đối tượng chính của ngân hàng đầu tư là các tổ chức, công ty và chính phủ, không phải là khách hàng cá nhân. ii. Không vì mục tiêu lợi nhuận: Khác với các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng đặc thù nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Ở Việt Nam, khối ngân hàng đặc thù Nhà nước, hoạt động phi lợi nhuận có 9 Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thực hiện mục tiêu đóng góp vào quá trình xóa đói giảm nghèo. Đối tượng của các ngân hàng này cũng rất đặc thù so với khối NHTM, chủ yếu là các đối tượng chính sách, có hoàn cảnh khó khăn hoặc các doanh nghiệp, dự án triển khai ở vùng khó khăn theo quy định của Chính Phủ. Khối ngân hàng đặc thù Nhà nước thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, hoạt động không vì lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.1.2. Các hoạt động củagân hàng: Mỗi loại hình ngân hàng có những hoạt động khác nhau. Khối ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động huy động tiền gửi, sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ tài chính khác. Theo quy định của Pháp luật, hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động dịch vụ thanh toán, hoạt động ngân quỹ và các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt đông ngân hàng. Khối ngân hàng đặc thù nhà nước cũng là một loại hình tổ chức tín dụng đặc biệt, thực hiện huy động nguồn vốn tín dụng ưu đãi và sử dụng nguồn vốn này để thực hiện mục tiêu chính sách quốc gia và thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Ở Việt Nam, hai ngân hàng đặc thù nhà nước là Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động vì mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế đất nước thông qua các khoản vay cho các đối tượng khác nhau như hộ nghèo, các đối tượng chính sách, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo quy định của Pháp luật, vay cho các công trình thủy 10 lợi, giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu. 2.1.2. Ngân hàng Chính sách Xã hội và Tín dụng ƣu đãi: 2.1.2.1. Ngân hàng Chính sách Xã hội: a. Khái niệm Ngân hàng Chính sách Xã hội: - Ngân hàng Chính sách: Ngân hàng Chính sách là một loại hình ngân hàng đặc biệt, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của đất nước dựa trên các quy định ban hành của Chính phủ. - Ngân hàng Chính sách Xã hội: Có nhiều loại hình Ngân hàng Chính sách khác nhau thực hiện các chính sách khác nhau của Nhà nước theo từng lĩnh vực. Ngân hàng phát triển thực hiện chính sách phát triển kinh tế đất nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Ở các nước trên thế giới, Ngân hàng Chính sách Xã hội có thể thuộc Nhà nước hoặc tư nhân.Ở Indonesia, Ngân hàng Rakyat là ngân hàng thương mại nhà nước cho vay các đối tượng như các doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ, hộ nghèo và các chương trình của Chính phủ Indonesia. Bên cạnh đó, có những NHCSXH tư nhân rất nổi tiếng như ngân hàng Grameen ở Bangladesh với 90% sở hữu của người nghèo vay vốn và 10% sở hữu của Chính phủ, ngân hàng CARD ở Philippines với tiền thân là một tổ chức phi chính phủ và sau đó hoạt động như một ngân hàng nông thôn độc lập. Các ngân hàng này đều áp dụng và cung ứng tín dụng vi mô cho khách hàng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hướng tới đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách. Ở Việt Nam hiện nay có một số tổ chức tín dụng cung cấp tín dụng vi mô như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một ngân hàng chuyên về tín dụng vi mô và chính sách xã hội là Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, trực thuộc chính phủ với 100% vốn nhà nước. 11 b. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội: Ở mỗi quốc gia, NHCSXH hoạt động theo những mô hình khác nhau mang những đặc điểm khác nhau và khác biệt với NHTM thông thường. Tựu trung lại có thể thấy một số đặc điểm khác biệt nổi bật như sau: - Về đối tượng: NHCSXH cung ứng tín dụng ưu đãi cho các đối tượng đặc biệt như hộ nghèo, phụ nữ khu vực nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ...đây là những đối tượng gần như không có khả năng tiếp cận với tín dụng thương mại. - Về tín dụng cung ứng: NHCSXH cung ứng tín dụng vi mô, đó là những khoản tín dụng nhỏ với mức lãi suất thấp, thời gian thu hồi linh hoạt và dài hạn, không cần tài sản thế chấp và thủ tục cho vay được đơn giản hóa đến mức tối đa, quy trình cho vay và giám sát chủ yếu được vận hành theo hướng tự quản có sự kết nối, đôn đốc và tham mưu của nhân viên ngân hàng. - Về hoạt động, NHCSXH mở mạng lưới hoạt động rộng khắp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và các vùng khó khăn để phục vụ khách hàng một cách thuận lợi nhất. - Về huy động tiết kiệm, mô hình NHCSXH khác với NHTM, NHCSXH nhận tiết kiệm vi mô, huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo với bất kỳ mức gửi nào và thời gian rút tiết kiệm linh hoạt. Ngoài ra, để làm rõ hơn nữa những đặc điểm khác biệt của NHCSXH, trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn xin được làm rõ đặc điểm của NHCSXH Việt Nam. Khác với các NHTM thông thường, do mục đích hoạt động khác biệt không vì lợi nhuận mà vì thực hiện mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội nên NHCSXH Việt Nam có những đặc điểm khác biệt: - Về chế độ và quy định: NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật, thực hiện bảo tồn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng.NHCSXH không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. 12 Vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. - Về mục tiêu hoạt động: NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xóa đói giảm nghèo. Mức cho vay và lãi suất cho vay NHCSXH áp dụng sẽ theo Quyết định của Chính phủ căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ. Hiện nay, mức lãi suất cho vay dao động từ 0% đến 0.8%/tháng. - Về đối tượng cho vay: đối tượng cho vay của NHCSXH là những đối tượng gần như không thể tiếp cận được với tín dụng thương mại thông thường. Đó là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống, không đủ điều kiện để vay vốn từ các ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống trong các xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Về phương thức cho vay: trực tiếp hoặc ủy thác bán phần qua các Tổ chức chính trị, xã hội bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp. - Về cơ cấu hoạt động: NHCSXH hoạt động theo mô hình quản trị dọc từ cấp trung ương đến địa phương, trong đó có Bộ máy quản trị và Bộ máy điều hành tác nghiệp: 13 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Chính sách Xã hội + Bộ máy quản trị: Bao gồm Hội đồng quản trị ở Trung ương và Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị các hoạt động của NHCSXH, phê duyệt các chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm, ban hành các văn bản về chủ trương, chính sách, quy định, quy chế tổ chức và hoạt động của NHCSXH các cấp, nghị quyết các kỳ họp HĐQT. Ban đại diện HĐQT các cấp có chức năng giám sát việc thi hành các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT. Chỉ 14 đạo việc gắn tín dụng ưu đãi với kế hoạch xóa đói giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả của đồng vốn ưu đãi. + Bộ máy điều hành tác nghiệp: Hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến địa phương, gồm Hội sở Chính, các chi nhánh tỉnh, thành phố và màng lưới phòng giao dịch khắp các quận, huyện, thị xã trên toàn quốc. Bộ máy điều hành tác nghiệp thực hiện công việc chuyên môn, giúp việc cho HĐQT và Ban đại diện HĐQT các cấp nhằm hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hướng tới mục tiêu an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. c. Các hoạt động chính của Ngân hàng Chính sách Xã hội Cũng như các NHTM thông thường, NHCSXH có 2 hoạt động chính là huy động vốn và sử dụng vốn. - Hoạt động huy động vốn: Khác với các NHTM thông thường chủ yếu huy động vốn qua kênh nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đi vay trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường vốn, vay Ngân hàng Nhà nước, NHCSXH cũng huy động vốn nhưng vốn huy động không chiếm tỷ lệ lớn. Nguồn vốn của NHCSXH có thể chia thành 3 loại: Vốn được cấp phát theo Quy định của Chính phủ hoặc nhận ủy thác, vốn huy độngvà vốn vay. - Hoạt động sử dụng vốn: Khác với các NHTM thông thường sử dụng vốn để cung ứng các hoạt động tín dụng, đầu tư, trung gian tài chính...NHCSXH sử dụng vốn để cho vay tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định. Hình thức cho vay được tiến hành theo 2 phương thức: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác từng phần qua các Tổ chức chính trị - xã hội (Tổ chức Hội). - Cung ứng các hoạt động dịch vụ: Ngoài chức năng chính là sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định của Pháp luật và theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, NHCSXH cũng thực hiện một số các dịch vụ về thanh toán 15 như các NHTM khác nhưng không chuyên sâu về mảng dịch vụ này. Các dịch vụ thanh toán bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, các dịch vụ chuyển tiền trong nước và chuyển tiền kiều hối. 2.1.2.2. Tín dụng ưu đãi: a. Khái niệm Tín dụng ưu đãi: Tín dụng ưu đãi được hiểu khái quát là cho vay với những ưu đãi nhất định khác biệt so với tín dụng thương mại thông thường. Tín dụng ưu đãi gồm 2 loại: - Tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế quốc gia: Cho vay các ngành công nghiệp có tầm chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng đòi hỏi khối lượng vốn lớn hoặc thời gian hoàn trả dài, các doanh nghiệp nhà nước phát triển các dịch vụ công cộng....Chính phủ cho vay các ngành công nghiệp, các dự án, công trình này những khoản vay ưu đãi để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế đất nước, vì lợi ích của quốc gia. - Tín dụng ưu đãi nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội: đây là tín dụng ưu đãi hướng tới các đối tượng khó khăn theo chính sách quốc gia về an sinh xã hội của nhà nước. Hiện nay, song song với việc phát triển kinh tế, mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, ổn định kinh tế xã hội cũng trở thành mục tiêu đặc biệt được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn xin được làm rõ khái niệm Tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Trên thế giới, khái niệm tín dụng ưu đãi thường được biết đến qua mô hình tín dụng vi mô. Tín dụng vi mô, đó là những khoản tín dụng nhỏ cung ứng cho các đối tượng đặc biệt như hộ nghèo, các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, các đối tượng chính sách....với mức lãi suất cho vay thấp, thủ tục vay được đơn giản hóa, phương thức cho vay, thu nợ theo hướng tự quản giữa các thành viên vay vốn dựa trên sự giám sát, kết nối của nhân viên ngân hàng. Tại Việt Nam, mô hình tín dụng vi mô được áp dụng vào NHCSXH để tiến hành hoạt động tín dụng ưu đãi. Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP quy định Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác “…là việc sử dụng 16 các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chượng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội” Như vậy, tín dụng ưu đãi là cung ứng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác những khoản tín dụng nhỏ với mức cho vay, lãi suất cho vay ưu đãi, phương thức cho vay linh hoạt do Thủ tướng Chính phủ quyết định sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ. b. Đặc điểm của tín dụng ưu đãi: Ngoài những đặc điểm tương tự như tín dụng ngân hàng ở chỗ có sự chuyển nhượng về vốn, có thời hạn, có kèm theo chi phí thì tín dụng ưu đãi còn có những đăc điểm riêng: Về đối tượng, tín dụng ưu đãi hướng tới những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách theo quy định của Chính phủ, những đối tượng gần như không có khả năng tiếp cận với tín dụng thương mại.Ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, các đối tượng này bao gồm: hộ nghèo, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo quy định như hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người mù..., các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) và các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tín dụng ưu đãi sẽ đến với các đối tượng này thông qua từng chương trình cho vay cụ thể như cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo… Về phương thức cho vay, tín dụng ưu đãi được triển khai theo những phương thức đặc biệt khác hẳn so với tín dụng thương mại thông thường và ở mỗi quốc gia, tín dụng ưu đãi lại áp dụng theo các phương thức khác nhau. Ở Việt Nam, người vay không cần thế chấp tài sản khi vay (trừ các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng theo quy định), thủ tục vay đơn giản, đưa vốn vay đến tận tay người vay tại điểm 17 giao dịch, cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay. Về mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay đều thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ theo từng thời kỳ. Về mục tiêu, tín dụng ưu đãi khác với tín dụng thương mại. Tín dụng ưu đãi không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. c. Các hình thức tín dụng ưu đãi: Tương tự như tín dụng thương mại, các hình thức của tín dụng ưu đãi được phân thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào từng tiêu chí cụ thể. Dựa vào đó, NHCSXH có thể xây dựng quy trình tín dụng cũng như mô hình quản lý sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro. Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn xin được đề cập đến các hình thức của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Việt Nam. (i) Căn cứ vào phương thức cho vay: Tín dụng ưu đãi gồm 2 hình thức: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác từng phần qua các Tổ chức Hội.  Cho vay trực tiếp: Tương tự như các NHTM thông thường, NHCSXH tiến hành cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách trực tiếp.Tuy nhiên, phương thức cho vay này chỉ áp dụng với một số chương trình nhất định như Giải quyết việc làm nguồn Trung ương, hoặc cho vay đối với các tổ chức là pháp nhân.Những chương trình này cho vay những món vay lớn hơn thông thường và cần có tài sản thế chấp. NHCSXH trực tiếp thẩm định món vay, kiểm tra tài sản đảm bảo (tùy theo từng chương trình và đối tượng) trước khi cho vay, tiến hành giải ngân, kiểm tra giám sát và đôn đốc thu hồi nợ đến hạn cũng như xử lý nợ quá hạn.  Cho vay ủy thác từng phần qua các Tổ chức chính trị - xã hội: - Tổ chức chính trị - xã hội (Tổ chức Hội): 18 NHCSXH đã ký kết các Văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận với các tổ chức hội bao gồm: Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Nông Dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp về việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nêu rõ mức phí ủy thác và thống nhất phân bổ cho từng cấp Hội, đoàn thể theo từng mức như quy định. Các Tổ chức Hội dựa trên thỏa thuận ủy thác của NHCSXH sẽ tiến thành tổ chức chỉ đạo và kiểm tra giám sát hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn. - Tổ Tiết kiệm và Vay vốn: NHCSXH ký kết Hợp đồng ủy nhiệm với các Tổ TK&VV. Tổ TK&VV là một tổ chức do các Tổ chức Hội nói trên hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã và được UBND cấp xã, phường, thị trấn chấp thuận bằng văn bản. Tổ TK&VV được thành lập nhằm mục đích tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống, cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng và đảm bảo an toàn vốn vay của mỗi thành viên trong tổ. Mỗi tổ TK&VV gồm từ 5 đến 60 thành viên và được thành lập theo phạm vi thôn, bản, ấp, buôn. Những tổ có trên 15 thành viên thì phải bầu ra 1 Ban quản lý tổ (gồm 2 – 3 người), dưới 15 người thì bầu ra 1 người làm Tổ trưởng. Những người chịu trách nhiệm quản lý tổ TK&VV phải được lựa chọn một cách uy tín, phải có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cao và không được là thành viên Ban thường vụ của Hội đoàn thể cấp xã để tránh sự chồng chéo trong quản lý và kiểm tra giám sát. Như vậy, các cá nhân muốn vay vốn của NHCSXH cần phải gia nhập và trở thành thành viên của Tổ TK&VV trên địa bàn sinh sống. Ban Quản lý Tổ, các Tổ chức Hội cấp xã, phường và UBND xã, phường sẽ chịu trách nhiệm xét đề nghị vay vốn của hộ vay, kiểm tra điều kiện của người vay có đúng quy định hay không, chứng kiến NHCSXH giải ngân cho người vay và tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của hộ vay và cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ đến hạn cũng như xử lý nợ rủi ro. 19 - Chi phí của NHCSXH cho phương thức cho vay ủy thác từng phần: NHCSXH chi trả phí ủy thác và hoa hồng cho vay và thu lãi cho Tổ chức Hội các cấp và Tổ TK&VV theo các văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy nhiệm ký kết với các cấp.  Phí ủy thác: Mức phí ủy thác trả cho các Tổ chức Hội được tính trên số lãi thực thu. Mức phí ủy thác hiện nay theo quy định của Bộ tài chính là 0.045%/ tháng, phân bổ đều cho các Tổ chức Hội các cấp như sau: Hội cấp Trung ương: 3% Hội cấp Tỉnh, thành phố: 5% Hội cấp huyện: 8% Hội cấp xã: 84% Ngoài ra, mức phí ủy thác cũng căn cứ vào chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ do Hội nhận ủy thác càng cao thì mức phí ủy thác Tổ chức Hội nhận được càng thấp.  Hoa hồng Tổ TK&VV: NHCSXH chi trả hoa hồng ủy thác cho Ban quản lý Tổ TK&VV dựa trên lãi thực thu, số dư tiết kiệm. Tỷ lệ Hoa hồng do Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ. Hiện nay, Hoa hồng Tổ TK&VV được ủy nhiệm thu lãi là 0.085%, thu tiết kiệm là 0.1%/tháng trên dư tiết kiệm. Như vậy, NHCSXH ủy thác cho vay qua các Tổ chức Hội với mạng lưới Tổ TK&VV trên toàn quốc, phủ khắp đến từng thôn. NHCSXH ký văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy nhiệm với Tổ chức Hội các cấp và Tổ TK&VV về việc ủy thác thu lãi, thu tiết kiệm hàng tháng và chi trả hoa hồng và phí ủy thác, bình xét cho vay, kiểm tra giám sát và đôn đốc thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ rủi ro cùng với cán bộ ngân hàng. Cho vay ủy thác qua các Tổ chức Hội là một phương thức cho vay đặc thù của NHCSXH và cũng là phương thức được sử dụng chủ yếu trong hoạt động tín dụng của NHCSXH. Phương thức này hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của 20 NHCSXH và tận dụng mạng lưới các cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội rộng khắp trên toàn quốc với mục tiêu hộ dẫn vốn tới hộ vay một cách kịp thời và thuận tiện ngay tại nơi cư trú, đảm bảo ngăn chặn tệ tham nhũng, cửa quyền của bên cho vay và bên sử dụng vốn vay, đảm bảo minh bạch, kiểm soát chéo chặt chẽ, đúng chế độ chính sách và pháp luật, đồng thời tiết kiệm được chi phí quản lý ngành, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước. (ii) Căn cứ vào thời hạn cho vay: Tín dụng ưu đãi gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn: - Cho vay ngắn hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng. - Cho vay trung hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời hạn từ 12 – 60 tháng - Cho vay dài hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng. (iii) Căn cứ vào các chương trình cho vay: Khác với các NHTM thông thường, tín dụng ưu đãi tại NHCSXH được đem cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ. Hoạt động tín dụng ưu đãi được triển khai theo từng chương trình, mỗi chương trình quy định đối tượng khách hàng cụ thể và quy định một quy trình cấp tín dụng cụ thể khác nhau. Cho đến nay, tại NHCSXH hiện đang triển khai 17 chương trình tín dụng. Cụ thể: - Cho vay hộ nghèo - Cho vay hộ cận nghèo - Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Cho vay giải quyết việc làm Theo nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay, chương trình cho vay GQVL phân thành 2 loại hình: Cho vay GQVL nguồn Trung ương và cho vay GQVL nguồn địa phương + Nguồn Trung ương: bao gồm các dự án vay vốn thuộc nguồn vốn do Tổng Liên đoàn lao động, Liên minh các Hợp tác xã Việt nam, Hội người mù Việt Nam, 21 Bộ Quốc phòng quản lý. NHCSXH sẽ thực hiện cho vay trực tiếp thông qua các dự án, cụ thể là dự án nhóm hộ hoặc dự án do người vay trực tiếp làm chủ dự án. + Nguồn địa phương: bao gồm các dự án vay vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nguồn vốn do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý. Đối với nguồn này, NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức Chính trị xã hội trên cơ sở thiết lập các Tổ TK&VV. - Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn - Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2002/QĐ-TTg - Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 74/QĐ-TTg - Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo quyết định 1592/QĐTTg - Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 - Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn - Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định 52/QĐTTg - Cho vay chương trình nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long. - Cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn - Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ - Cho vay đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy 22 - Ngoài ra, vốn tín dụng chính sách còn sử dụng để cho vay theo từng dự án: Cho vay dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFW), cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp, cho vay dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên Quang - Cho vay dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam. (iv) Căn cứ vào nguồn hình thành vốn tín dụng ưu đãi: Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi được theo dõi, triển khai và quản lý dựa trên loại nguồn hình thành vốn tín dụng ưu đãi. Có 2 hình thức: cho vay ưu đãi nguồn vốn Trung ương và Cho vay ưu đãi nguồn vốn ủy thác địa phương. - Cho vay ưu đãi nguồn vốn Trung ương: sử dụng toàn bộ nguồn vốn tín dụng ưu đãi do Nhà nước cấp phát, do huy động theo lãi suất thị trường hoặc tự nguyện không lãi suất, do nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Cho vay ưu đãi nguồn vốn ủy thác đầu tư địa phương: sử dụng toàn bộ nguồn vốn hình thành từ các khoản tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách chính quyền địa phương ủy thác cho NHCSXH cho vay theo quy định. d. Quy trình cấp tín dụng: Tùy theo từng chương trình sẽ có những quy trình cấp tín dụng cụ thể riêng. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, hoạt động tín dụng ưu đãi được triển khai như sau: - Cho vay ủy thác qua các tổ chức Chính trị - Xã hội (Tổ chức Hội): Hình 2.2: Sơ đồ Quy trình cấp tín dụng Hộ vay (1) Tổ TK&VV (6) (8) Tổ chức CTXH cấp xã (2) (3) NHCSXH (4) (5) UBND cấp xã 23 (1)Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn hoặc lập dự án (tùy theo chương trình) gửi cho Tổ TK&VV. (2) Tổ TK&VV cùng Tổ chức Hội tiến hành họp bình xét những hộ đủ điều kiện, thẩm định dự án (tùy theo từng chương trình) sau đó lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối tượng vay và cư trú hợp pháp tại xã. (3) Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng (4) Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, phê duyệt và thông báo tới UBND cấp xã về việc giải ngân. (5) UBND cấp xã thông báo cho tổ chức hội cấp xã (6) Tổ chức Hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV (7) Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên vay vốn biết danh sách hộ vay được vay, thời hạn và địa điểm giải ngân. (8) Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay. - Cho vay trực tiếp: Bước 1: Người vay lập dự án theo mẫu có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án. Sau đó người vay lập hồ sơ vay đầy đủ theo quy định tùy từng chương trình vay. Bước 2: Người vay gửi hồ sơ vay đến NHCSXH. Cán bộ NHCSXH kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và viết giấy biên nhận. Bước 3: Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay, sau đó trình Trưởng phòng và Giám đốc phê duyệt, sau đó thông báo đến người vay về việc hồ sơ được vay hay không. Bước 4: Cán bộ NHCSXH cùng người vay lập Hợp đồng tín dụng trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phê duyệt. e. Vai trò của tín dụng ưu đãi trong sự phát triển kinh tế và xã hội Tín dụng ưu đãi góp phần tạo thêm công ăn việc làm, đem đến cho người nghèo cơ hội được sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, hỗ trợ các doanh nghiệp, các vùng kinh tế khó khăn do điều kiện tự nhiên, môi trường được tiếp cận 24 với nền kinh tế thị trường, tiếp bước cho học sinh sinh viên có cơ hội được tới trường, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. 2.2. Nguồn vốn Tín dụng ƣu đãi: 2.2.1. Khái niệm và đặc trƣng của nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: 2.2.1.1. Khái niệm nguồn vốn tín dụng ưu đãi: Ở các NHTM thông thường, nguồn vốn bao gồm Nợ và Vốn chủ sở hữu.Trong đó, các khoản Nợ bao gồm các loại tiền gửi, vốn đi vay có phí và vốn chủ sở hữu và nguồn vốn này được sử dụng cho các hoạt động khác nhau của NHTM với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa lợi ích cổ đông. Khác với khái niệm nguồn vốn thương mại thông thường này, nguồn vốn tín dụng ưu đãiđề cập đến nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động tín dụng ưu đãi, không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi có những đặc trưng và được hình thành từ những nguồn đặc thù. 2.2.1.2. Đặc trưng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi có những nét đặc trưng khác biệt so với nguồn vốn tín dụng thương mại thông thường.Với tính chất là nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động tín dụng ưu đãi, nguồn vốn tín dụng ưu đãi mang đặc thù riêng từ nguồn hình thành, mục đích sử dụng đến cơ chế duy trì nguồn vốn. - Về nguồn hình thành: ngoài hình thành từ đi vay theo lãi suất thị trường của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như các NHTM, nguồn vốn tín dụng ưu đãi còn hình thành từ sự cấp phát theo lộ trình của Nhà nước, phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ, nhận ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước theo từng dự án cho vay ưu đãi, nguồn tiền gửi duy trì của các tổ chức tín dụng (2% hàng năm)theo quy định, nguồn tiết kiệm chi ngân sách của chính quyền địa phương hoặc những nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 25 - Về mục đích sử dụng: nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng để cho vay ưu đãi theo từng chương trình và theo quy định chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ về lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay, điều kiện cho vay, quy trình tín dụng cũng như đối tượng thụ hưởng. Đối tượng được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi là những hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách hoặc các thương nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tại vùng khó khăn theo quy định của Pháp luật. Đây là những đối tượng gần như khó có thể tiếp cận với tín dụng thương mại thông thường. - Cơ chế duy trì nguồn vốn tín dụng ưu đãi: tương tự như nguồn vốn tín dụng thương mại, nguồn vốn tín dụng ưu đãi hướng tới mục tiêu bảo tồn và phát triển quy mô. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng ưu đãi thuận lợi hơn nhiều so với tín dụng thương mại ở cơ chế hỗ trợ của Nhà nước trong việc cấp bù chênh lệch lãi suất và tăng vốn điều lệ cho NHCSXH theo lộ trình. Để bảo tồn nguồn vốn trước những chi phí về lãi suất huy động do lãi suất cho vay tại NHCSXH thường thấp hơn nhiều so với các NHTM trong khi vẫn huy động vốn theo lãi suất thị trường và giảm thu lãi một số chương trình do được hưởng chế độ ưu đãi, Nhà nước hàng năm cấp bù chênh lệch lãi suất để bù đắp phần lãi suất thiếu hụt cho NHCSXH. Bên cạnh đó, Chính phủ quyết định tăng vốn điều lệ cho NHCSXH theo lộ trình giai đoạn đã định để đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi luộn rộng mở và đến được với nhiều người cần vốn nhất. 2.2.2. Sự hình thành vốn tín dụng ƣu đãi: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được hình thành từ 3 nguồn: nguồn vốn được cấp phát theo quy định của Chính phủ, vốn huy động và vốn đi vay. 2.2.2.1. Vốn được cấp phát theo quy định của Chính phủ:  Vốn từ Ngân sách nhà nước: Đây là nguồn vốn chính và quan trọng nhất của NHCSXH do NHCSXH được thành lập và hoạt động hướng tới mục tiêu vì an sinh xã hội do Chính phủ quy định. Ngân sách nhà nước cấp vốn khi NHCSXH thành lập, đó là Vốn điều lệ và bổ sung vốn điều lệ hàng năm theo lộ trình tăng vốn đã định. 26 Ngoài ra, do đối tượng cho vay chủ yếu là người nghèo và các đối tượng chính sách, những hộ gia đình khó khăn nên khả năng trả nợ không cao, nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, lãi suất NHCSXH cho vay rất thấp, chỉ từ 0%-9%/năm, những năm trước đây, mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi, vì vậy, khả năng NHCSXH huy động tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn so với các ngân hàng khác và khả năng bù đắp chi phí huy động cũng thấp hơn các NHTM thông thường. Vì vậy, hàng năm Ngân sách nhà nước có hoạt động hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất để bù đắp các chi phí về chênh lệch lãi suất cho NHCSXH khi đem vốn ưu đãi cho vay.Vốn này được sử dụng để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác và hình thành nên các tài sản cố định của NHCSXH phục vụ cho hoạt động và phát triển của ngân hàng. Ngoài ra, vốn từ Ngân sách nhà nước gồm vốn ODA – Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức mà Ngân sách Nhà nước đi vay nước ngoài với lãi suất ưu đãi và giao cho NHCSXH thực hiện cho vay theo quy định. Bên cạnh nguồn vốn do Ngân sách nhà nước trực tiếp cấp phát theo quy định, hàng năm Ủy ban nhân dân các cấp được phép trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước này được cấp phát không tính lãi suất, ngoài ra NHCSXH còn được hưởng một số ưu đãi như được miễn các khoản thuế phải nộp. Vì vậy, toàn bộ nguồn vốn cho vay ưu đãi có thể thu hồi và quay vòng, vốn được bảo tồn và gia tăng, góp phần mở rộng và phát triển hoạt động của NHCSXH, tạo điều kiện cho nhiều hộ vay hơn được vay vốn ưu đãi. Hàng năm NHCSXH căn cứ kế hoạch tín dụng chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm để lên kế hoạch báo cáo nguồn vốn huy động để Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách đã quy định: Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách 27 nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thoả thuận.  Vốn nhận ủy thác: NHCS nhân vốn do chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức Chính trị - Xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước ủy thác để cho vay ưu đãi. 2.2.2.2. Vốn huy động: Bên cạnh nguồn vốn chính là vốn Ngân sách nhà nước cấp phát, để giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nước cũng như thể hiện trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đối với mục tiêu an sinh xã hội của đất nước, NHCSXH huy động vốn từ: * Nhận tiền gửi có trả lãi hoặc tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt.Nguyên nhân do NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, huy động vốn theo lãi suất tại thời điểm hiện tại không quá mức lãi suất của NHTM cùng địa bàn áp dụng, trong khi đó, lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM. Vì vậy, chi phí huy động vốn cũng như khả năng thanh toán có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH nên việc huy động vốn theo hình thức nhận tiền gửi cần vận hành theo kế hoạch đã được duyệt hàng năm. Việc huy động các nguồn vốn trong nước với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc sau:Chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên cùng địa bàn. * Vốn đóng góp tự nguyện: 28 NHCSXH nhận nguồn vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức Chính trị - Xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước. 2.2.2.3. Vốn đi vay: NHCSXH vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, vay Ngân hàng Nhà nước hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Lãi suất vay vốn được thỏa thỏa thuận giữa NHCSXH và các tổ chức cho vay và thường cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn.Trường hợp phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vay vốn của tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội, lãi suất do Bộ Tài chính quy định. 2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: 2.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: Tương tự như các NHTM thông thường, khái niệm hiệu quả sử dụng vốn cũng được hiểu là việc huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, đối với các NHTM thông thường, hiệu quả sử dụng vốn tối ưu thể hiện ở khả năng huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn phải nhằm mục tiêu khiến cho đồng vốn sinh lời và hướng tới mục tiêu cao nhất của Ngân hàng là tối đa hóa giá trị cổ đông. Trong khi đó, NHCSXH lại có sự khác biệt. Do mục tiêu của NHCSXH không phải vì lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, và do đặc trưng của NHCSXH là ngân hàng 100% vốn nhà nước, vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn được định nghĩa là việc tiếp nhận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, sử dụng và quản lý nguồn vốn nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh tế sử dụng vốn của NHCSXH và tối đa hóa hiệu quả xã hội mà nguồn vốn tín dụng ưu đãi đem lại cho người vay. 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Khác với nguồn vốn tín dụng thương mại thông thường, chịu áp lực lợi nhuận để đạt được hiệu quả, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi lại chịu áp lực về các quy định sử dụng vốn chặt chẽ của Chính phủ.Có nhiều tiêu chí khác nhau đánh giá 29 hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Có thể chia thành 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính bao gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xét trong phạm vingân hàngvà nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi xét trên góc độ ngân hàng thể hiện ở việc tín dụng ưu đãi phải đảm bảo hoàn trả và hạn chế rủi ro, như vậy hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi hướng tới mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội của Nhà nước mới đạt được hiệu quả. Để đánh giá được cụ thể về hiệu quả kinh tế, cần phải xác định rõ cơ cấu nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng như thế nào. Cơ cấu sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi thể hiện qua cơ cấu dư nợ bao gồm: cơ cấu dư nợ theo chương trình, cơ cấu dư nợ theo thời hạn và cơ cấu dư nợ theo nguồn của vốn tín dụng ưu đãi: + Theo chương trình cho vay: Cơ cấu dư nợ theo chương trình = cho vay 𝐷ư 𝑛ợ 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐ℎươ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑖𝑛 ℎ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100% Tương tự như các đánh giá cơ cấu tín dụng thương mại, đây là chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng theo từng chương trình và thể hiện biến động tỷ trọng các loại dư nợ qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ ưu đãi khác với cơ cấu tín dụng thương mại thông thường ở chỗ:Tín dụng thương mại bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau như cho vay, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu...., tỷ lệ dư nợ càng cao càng cho thấy mức độ phát triển của hoạt động tín dụng càng lớn và mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín. Trong khi đó, tín dụng ưu đãi gồm hoạt động cho vay và tín dụng ưu đãi phân thành các chương trình tín dụng khác nhau như cho vay Hộ nghèo, Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay GQVL, cho vay NSVSMTNT..., tỷ lệ dư nợ các chương trình càng cao càng cho thấy tín dụng ưu đãi chủ yếu tập trung ở mảng nào, hướng tới đối tượng nào. + Theo thời hạn: 30 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn = (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛𝑔 ắ𝑛 ℎạ𝑛/𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 ℎạ𝑛/𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐷ư 𝑛ợ x 100% Tương tự như NHTM thông thường, NHCSXH cũng phân tích cơ cấu tín dụng ưu đãi dựa trên cơ cấu dư nợ theo thời hạn. Tỷ lệ này cho thấy tín dụng ưu đãi được sử dụng chủ yếu để cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. + Theo nguồn: Cơ cấu dư nợ theo nguồn = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛𝑔𝑢 ồ𝑛 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 ươ𝑛𝑔 /Đị𝑎 𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100% Tín dụng thương mại sử dụng nguồn vốn huy động để tiến hành các hoạt động cung cấp các dịch vụ.Trong khi đó, tín dụng ưu đãi sử dụng nguồn vốn không chỉ huy động mà còn được cấp phát, được nhận từ Ngân sách nhà nước hoặc các cấp chính quyền.Vì vậy, chỉ tiêu cơ cấu dư nợ còn thể hiện tỷ trọng sử dụng vốn tập trung chủ yếu ở nguồn Trung ương hay nguồn Địa phương.Tỷ lệ này đối với nguồn Địa phương càng tăng càng thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự phát triển về huy động và sử dụng vốn của NHCSXH. Sau khi đánh giá cơ cấu sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, mức độ hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu chính:  Nhóm 1: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả: tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay, tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn, hệ số thu nợ, tỷ lệ thu nợ đến hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xóa, vòng quay vốn tín dụng. + Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn: 𝑉ố𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 –𝑉ố𝑛 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn (%) = 𝑉ố𝑛 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 x 100% Cũng như các NHTM thông thường, tỷ lệ tăng trưởng vốn cho thấy tốc độ tăng vốn của NHCSXH so với năm trước.Đối với các NHTM, tỷ lệ tăng trưởng vốn cho thấy khả năng huy động vốn của NHTM như thế nào so với năm tài chính trước. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy NHTM đang huy động vốn rất hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng và huy động vốn qua nhiều kênh khác nhau một 31 cách tốt nhất. Tuy nhiên, đối với NHCSXH, tỷ lệ tăng trưởng vốn lại thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp vào chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Hàng năm, vốn điều lệ của NHCSXH tăng theo lộ trình đã định sẵn và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tỷ lệ này càng cao càng thể hiện việc các cấp chính quyền địa phương ngày một được khuyến khích và quan tâm tăng cường nguồn vốn địa phương để cho vay, hướng tới mục tiêu an sinh phát triển xã hội. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng thể hiện thói quen tiết kiệm của người nghèo vay vốn nếu như vốn huy động từ hoạt động tiết kiệm gia tăng. + Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = 𝐷ư 𝑛ợ𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 −𝐷ư 𝑛ợ𝑛ă𝑚 𝑡𝑟 ướ𝑐 𝐷ư 𝑛ợ𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 x 100% Chỉ tiêu này thể hiện sự gia tăng dư nợ tín dụng của ngân hàng qua các năm. Đối với một NHTM thông thường, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tìm kiếm khách hàng, duy trì hoạt động và khả năng thực hiện kế hoạch.Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện sự ổn định trong hoạt động của NHTM.Đối với NHCSXH cũng vậy, dư nợ tăng trưởng qua các năm cho thấy khả năng thực hiện kế hoạch tín dụng đã đề ra. Hơn nữa, chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện sự triệt để trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, đem được nhiều đồng vốn ưu đãi đến với hộ nghèo và những đối tượng chính sách khác, đồng thời đánh giá một phần hiệu quả xã hội của đồng vốn ưu đãi. Dư nợ tăng cho thấy có nhiều hơn các đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách đã tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, có nhiều hơn các công trình nước sạch, vệ sinh, nhà ở được xây mới, học sinh sinh viên nghèo có thêm cơ hội đến trường. + Tỷ lệ tăng trưởng Doanh số cho vay: Tỷ lệ tăng trưởng Doanh số cho vay (%) = 𝐷𝑆𝐶𝑉𝑛 ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 −𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 x 100% Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay cho thấy tình hình tăng trưởng doanh số cho vay (số tiền giải ngân đến khách hàng trong năm tài chính) so với năm trước, thể hiện sự khả năng sử dụng hiệu quả và triệt để nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng như quy mô hoạt động của 32 ngân hàng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng đánh giá phần nào hiệu quả xã hội của nguồn vốn ưu đãi. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hoạt động của NHCSXH ổn định và hiệu quả, quy mô hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất, kinh doanh cũng như giải quyết phần nào nhu cầu xây mới công trình nước sạch, vệ sinh, nhà ở... gia tăng. Ngược lại, chỉ tiêu này càng giảm càng cho thấy quy mô vốn rơi vào trạng thái khó triển khai, đồng nghĩa với nguyên nhân của việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi kém hiệu quả mà nguyên nhân này sẽ có liên quan đến các thủ tục hành chính, quy địnhcủa chính quyền địa phương cũng như chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. + Tỷ lệ thu lãi: Tỷ lệ thu lãi (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ã𝑖 đã 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ã𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 x 100% Đối với các NHTM thông thường, tỷ lệ thu lãi thể hiện khả năng đôn đốc thu hồi lãi của các khoản cho vay tại ngân hàng, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của ngân hàng. Tỷ lệ thu lãi thấp là dấu hiệu cảnh báo nợ xấu trong tương lai cũng như khả năng tài chính của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Tỷ lệ này được đánh giá là an toàn nếu đạt mức trên 95%. Tương tự như vậy, tỷ lệ thu lãi các món vay ưu đãi cũng thể hiện chất lượng hoạt động của NHCSXH, khả năng đôn đốc, theo sát và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi của từng khách hàng. Với đặc thù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu này không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng tài chính của NHCSXH nhưnglại cảnh báo nợ khó đòi, nợ xấu cần xử lý rủi ro có thể phát sinh trong tương lai, số lãi tồn đọng chưa thu được cũng như cho thấy mức độ hiệu quả trong khả năng sử dụng vốn của khách hàng và hiệu quả quản lý sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ thu lãi càng cao càng cho thấy hộ vay sử dụng vốn hiệu quả và ổn định, tín dụng an toàn cũng như góp phần giảm tăng chi ngân sách nhà nước trong trường hợp phải xử lý xóa nợ. + Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: Tỷ lệ dư nợ/Tổng nguồn vốn (%) = 33 𝐷ư 𝑛ợ𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢 ồ𝑛 𝑣ố𝑛 x 100% Tương tự như đánh giá NHTM, chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung sử dụng vốn của NHCSXH.Tỷ lệ này càng cao cho thấy NHCSXH triển khai sử dụng vốn hiệu quả, chỉ tiêu này càng thấp càng thể hiện mức độ trì trệ trong sử dụng vốn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tài chính tại NHCSXH do vốn tồn đọng phải chịu phí quản lý vốn là 3%/năm. + Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ (%) = 𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ𝑠ố 𝑡ℎ𝑢𝑛 ợ 𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 x 100% Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng có tốt hay không. Cụ thể, chỉ tiêu này cho ta biết trong năm, cứ 1 đồng vốn ngân hàng cho vay thì ngân hàng thu về x đồng. Tại NHCSXH, chỉ tiêu này còn thể hiện hiệu quả sử dụng đồng vốn tín dụng ưu đãi của hộ vay cũng như hiệu quả đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng và của các tổ chức hội nhận ủy thác. + Tỷ lệ thu nợ đến hạn: Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) = 𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợđế𝑛 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợđế𝑛 ℎạ𝑛 x 100% Chỉ tiêu tỷ lệ thu nợ đến hạn phản ánh khả năng thu hồi nợ đến hạn của ngân hàng, cứ 100 đồng nợ đến hạn thì ngân hàng thu hồi được x đồng. Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện sự chất lượng hoạt động của ngân hàng, khả năng đôn đốc thu hồi nợ đến hạn của ngân hàng và của các tổ chức hội nhận ủy thác. Tỷ lệ này thấp cảnh báo nợ xấu sẽ xảy ra trong tương lai. + Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = 𝑁ợ𝑞𝑢 á ℎạ𝑛 x 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ Tương tự như các NHTM thông thường, tỷ lệ nợ quá hạn đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện khả năng quản lý tín dụng yếu kém của ngân hàng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHTM. Đối với NHCSXH, tỷ lệ này cao còn thể hiện việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi chưa hiệu quả cũng như báo hiệu nguồn tăng chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ rủi ro trong tương lai. + Tỷ lệ nợ khoanh: 34 Tỷ lệ nợ khoanh (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑘ℎ𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100% Tại NHCSXH, những món vay được đề nghị xử lý nợ rủi ro có thể đưa vào khoanh nợ, không tính lãi món vay kể từ thời điểm được khoanh nợ. Những món vay được khoanh nợ phải đảm bảo các điều kiện: - Khách hàng vay vốn thuộc đối tượng được phép vay theo quy định của Chính phủ. - Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, bị thiệt hại do nguyên nhân khách quanlàm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản. Mức độ thiệt hại từ 40 – 100%. Các nguyên nhân khách quan bao gồm: + Nhóm 1: Các yếu tố liên quan đến thiên nhiên: Thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, động đất, sạt lở đất, rét đậm rét hại, cháy rừng, địch họa, hỏa hoạn hoặc các dịch bệnh liên quan đến gia súc, gia cầm, thủy hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng. + Nhóm 2: Những thay đổi trong chính sách: Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng: không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu, mặt hàng sản xuất kinh doanh bị cấm, bị hạn chế, khách hàng phải chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật... + Nhóm 3: các yếu tố liên quan đến con người: Khách hàng vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động ở nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự, người lao động bị tai nạn nghề nghiệp, ốm đau thường xuyên, măc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa, không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ cho ngân hàng + Nhóm 4: Các yếu tố liên quan đến pháp nhân Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã có quyết định giải thể hoặc phá sản mà không còn pháp nhân, không còn vốn và tài sản để trả nợ cho NHCSXH. Những món vay có mức độ thiệt hại từ 40 – 80% được khoanh nợ tối đa 3 năm, những món vay thiệt hại từ 80 – 100% được khoanh nợ từ 3 – 5 năm. Trường 35 hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vốn vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ có thể được xem xét tiếp tục khoanh nợ với thời gian tối đa không quá lần khoanh nợ trước đó. + Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ𝑥ấ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100% Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng đánh giá chất lượng tín dụng của NHCSXH và mức độ hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn ưu đãi. Tại NHCSXH, Nợ xấu = Nợ quá hạn + Nợ khoanh. Tỷ lệ này càng cao càng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của NHCSXH, làm giảm thu lãi của những món nợ khoanh và làm tăng chi ngân sách nhà nước cho những món nợ xóa. + Tỷ lệ nợ xóa: Tỷ lệ nợ xóa (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑥ó𝑎 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100% Khác với các NHTM thông thường, tại NHCSXH, những món vay được đề nghị xử lý rủi ro, tùy từng mức độ trình Chủ tịch HĐQT hoặc đề nghị Bộ tài chính phối hợp với Liên bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xóa nợ. Những món vay được xóa nợ là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại NHCSXH sau khi ngân hàng đã áp dụng mọi nguồn có khả năng thanh toán. Món vay xóa nợ phải đảm bảo đủ các điều kiện: - Khách hàng vay đúng đối tượng được vay và sử dụng vốn đúng mục đích xin vay. - Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan, sau khi hết thời gian khoanh nợ hoặc khoanh nợ bổ sung mà vẫn không có khả năng trả nợ NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán. + Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = 𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ 𝐷ư 𝑛ợ𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢 â𝑛 x 100 Vòng quay tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay, tức là vòng quay tín dụng cho ta biết ngân hàng thu nợ được khách hàng bao nhiêu để có thể lại 36 cho vay mới. Vòng quay vốn tín dụng càng cao có ý nghĩa rằng ngân hàng luân chuyển vốn càng nhanh. Ngoài ra, vòng quay vốn tín dụng còn cho ta biết ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn hay dài hạn. Vòng quay vốn tín dụng càng cao cho thấy ngân hàng đang thiên về chính sách tín dụng ngắn hạn, trong khi đó, vòng quay vốn tín dụng càng thấp cho thấy ngân hàng thiên về cho vay trung và dài hạn.  Nhóm 2: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi được ủy thác qua các Tổ chức Hội Phương thức cho vay áp dụng chủ yếu tại NHCSXH là phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các Tổ chức Chính trị - Xã hội. Vì vậy, hiệu quả công tác ủy thác này càng cao càng có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi nói chung tại NHCSXH. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác ủy thác qua các Tổ chức hội gồm: Tỷ lệ dư nợ ủy thác và tỷ lệ nợ quá hạn: + Tỷ lệ dư nợ ủy thác qua các Tổ chức Hội: Tỷ lệ dư nợ ủy thác qua các = Tổ chức Hội (%) 𝐷ư 𝑛ợ ủ𝑦 𝑡ℎá𝑐 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100% Tỷ lệ dư nợ ủy thác qua các Tổ chức Hội cho biết nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với người vay chủ yếu bằng hình thức nào. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự chặt chẽ, kiểm soát chéo trong phương thức cho vay đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát giữa ngân hàng và các hội đoàn thể tại địa phương nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và sử dụng có hiệu quả. + Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn ủy thác qua các Tổ chức Hội (%) = 𝑁ợ 𝑞ú𝑎 ℎạ𝑛 𝐻ộ𝑖 𝑃𝑁/𝐻ộ𝑖 𝐶𝐶𝐵/𝐻ộ𝑖 𝑁𝐷/Đ𝑜à𝑛 𝑇𝑁 𝐷ư 𝑛ợ 𝑢ỷ 𝑡ℎá𝑐 𝑞𝑢𝑎 𝐻ộ𝑖 𝑃𝑁/𝐻ộ𝑖 𝐶𝐶𝐵/𝐻ộ𝑖 𝑁𝐷/Đ𝑜à𝑛 𝑇𝑁 x 100% Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng ủy thác qua từng tổ chức Hội, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi từng tổ chức Hội nhận ủy thác quản lý. Tỷ lệ nợ quá hạn ở Tổ chức Hội nào càng cao càng cho thấy chất lượng tín dụng do Hội quản lý còn thấp, xét trong mối tương quan với dư nợ và các yếu tố khác. 2.3.2.2. Hiệu quả xã hội: 37 Đây là chỉ tiêu hoàn toàn khác biệt so với đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các NHTM thông thường. Với đặc thù hướng tới mục tiêu thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, các tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH thể hiện cơ cấu sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi vào các chương trình cho vay các đối tượng khác nhau như thế nào, kết quả xã hội sau khi triển khai cho vay các chương trình này đã giúpbao nhiêu hộ thoát nghèo hàng năm, thu hút được bao nhiêu lao động có việc làm mới ổn định, số hộ có công trình NSVSMTNT được xây mới hoặc sửa chữa nâng cấp, số hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở, số HSSV được vay và tỷ lệ tăng trưởng qua các năm.Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy nhờ có đồng vốn tín dụng ưu đãi, đã có thêm nhiều hơn hộ nghèo thoát nghèo, nhiều hơn con em các hộ gia đình khó khăn được vay vốn đến trường, các công trình nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh được xây mới, tạo thêm nhiều hơn việc làm cho các lao động. Đi kèm với chỉ tiêu định tính là công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn đúng mục đích thì chỉ tiêu này thể hiện rõ rệt nhất hiệu quả xã hội do nguồn vốn tín dụng ưu đãi đem lại. 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: Đối với NHCSXH, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi sao cho hiệu quả trong bối cảnh hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận là đặc biệt quan trọng.Để quản lý việc sử dụng vốn một sao cho hiệu quả, cần phải hiểu rõ những nhân tố tác động chính đến việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, bao gồm các nhân tố bên ngoài ngân hàng và các nhân tố nội tại ngân hàng. 2.4.1. Nhân tố bên ngoài: Tương tự như việc sử dụng vốn tại các NHTM, NHCSXH sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài ngân hàng như nhân tố kinh tế, xã hội, pháp luật..... Tuy nhiên, do đặc thù nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng vì mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi chịu nhiều ảnh hưởng của các quy định của Chính phủ về tín dụng ưu đãi, về các đối 38 tượng, phạm vi áp dụng từng thời kỳ.... cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp ủy chính quyền là rất lớn so với các yếu tố khác. Nhìn chung, các nhân tố bên ngoài chính tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi bao gồm: 2.4.1.1. Các nhân tố về mặt pháp lý: Các nhân tố về mặt pháp lý bao gồm sự điều hành của các quy định, hướng dẫn của các văn bản pháp luật cũng như tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và sự hiểu biết, chấp hành pháp luật của người dân.Hệ thống văn bản pháp luật không chỉ quy định phương thức sử dụng vốn mà còn ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ưu đãi.Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp lý, cơ chế, thể lệ quy định tín dụng ưu đãi cho phù hợp với thực tiễn là một trong những yếu tố tiên quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Cho đến nay, NHCSXH đã trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển, vì vậy hệ thống văn bản pháp luật, các nghị định, quy định của Chính phủ cũng như hệ thống văn bản dưới luật của NHCSXH đã tạo ra một hành lang pháp lý tương đối nghiêm ngặt trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi với mục tiêu đảm bảo tính hiệu quả cao nhất. Hệ thống này bao gồm: - Luật các Tổ chức tín dụng: mặc dù là loại hình ngân hàng đặc biệt, NHCSXH cũng là một tổ chức tín dụng và chịu sự quy định của Luật các Tổ chức tín dụng. - Nghị định của Chính phủ, các Quy định của Thủ tướng Chính phủ: + Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác: Đây là một trong những văn bản quan trọng nhất chi phối hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, trong đó quy định rõ ràng về đối tượng thụ hưởng, về huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động và sử dụng vốn tại NHCSXH. 39 + Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập NHCSXH không chỉ khai sinh ra NHCSXH mà còn xác định rõ mục tiêu và phương thức hoạt động vận hành của NHCSXH. + Hệ thống các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ qua từng thời kỳ đối với từng chương trình cho vay, xử lý nợ rủi ro và các Quyết định sửa đổi, bổ sung: hệ thống văn bản này quy định rõ đối tượng thụ hưởng tín dụng ưu đãi của từng chương trình cho vay, mức lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay, phương thức cho vay, quy định về ngưỡng nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp...để xác định đối tượng và những sửa đổi, bổ sung điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế xã hội từng thời kỳ có tác động trực tiếp đến hoạt động triển khai sử dụng vốn tín dụng ưu đãi để cho vay tới người cần vốn. + Hệ thống các văn bản dưới luật của NHCSXH: hệ thống các văn bản hướng dẫn của HĐQT và của từng ban chuyên môn NHCSXH triển khai các quyết định của Thủ tướng chính phủ để vận dụng vào từng địa phương và từng mảng tín dụng ưu đãi cũng như phương thức sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi sao cho hiệu quả nhất. Hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng ưu đãi nói riêng chịu sự chi phối của các yếu tố về mặt pháp lý, các văn bản pháp luật và dưới luật. Môi trường pháp lý vững mạnh, các cơ chế, thủ tục, quy định được hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 2.4.1.2. Tình hình kinh tế: Nhân tố kinh tế có tác động lớn đến hiệu quả sử sụng vốn.Tình hình kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.Đối với tín dụng ưu đãi, hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi để cho vay tuy không chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố này nhưng vẫn rất quan trọng.Nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách và các doanh nghiệp vừa vả nhỏ vay để sản xuất, kinh doanh để thoát nghèo và tạo thêm việc làm. Vì vậy, một nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp và có xu hướng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình 40 sử dụng vốn của người vay được hiệu quả, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và phát triển quy mô tín dụng ưu đãi để nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến được với nhiều người nghèo hơn nữa. Ngược lại, kinh tế suy thoái sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của người vay, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. 2.4.1.3. Điều kiện tự nhiên: Các điều kiện tự nhiên về mặt khí hậu, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, địch họa....có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Khác với khách hàng của các NHTM khác, đối tượng khách hàng của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, các đối tượng chính sách, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương nhân ở các vùng khó khăn hoặc khu vực nông thôn vay vốn để sản xuất kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi. Vì vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của người vay và hiệu quả thu hồi của ngân hàng. Những rủi ro do điều kiện tự nhiên xảy ra nếu như gây thiệt hại đến phương án sản xuất kinh doanh của người vay sẽ làm giảm khả năng thu hồi nợ, gia tăng nợ rủi ro, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, thậm chí cảnh báo nguy cơ tăng chi ngân sách nhà nước để xử lý xóa nợ rủi ro. 2.4.1.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước: Với đặc thù là một ngân hàng của nhà nước thực hiện chính sách quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH có hiệu quả hay không gắn liền với trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ, ban ngành liên quan về các mặt: + Về nguồn vốn:  Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bố trí cấp đủ vốn điều lệ, cấp bổ sung vốn điều lệ theo lộ trình, bố trí kế hoạch vốn vay, cấp bù lỗ và xử lý nợ rủi ro.  Ủy ban Nhân dân các cấp trích nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để chuyển cho Chi nhánh NHCSXH trên địa bàn thực hiện cho vay.  Chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu và chuyển giao vốn ODA. 41 + Về hoạt động sử dụng vốn:  Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách, giải pháp để thực hiện tín dụng ưu đãi và trực tiếp chỉ đạo các giải pháp chuyên ngành có liên quan đến hoạt động của NHCSXH.  Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân tại địa phương phối hợp với các Tổ chức chính trị - xã hội tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; kết hợp chương trình kinh tế với chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình văn hóa xã hội nhằm hỗ trợ người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế rủi ro. Trong đó, sự kết hợp của Ủy ban nhân dân và các tổ chức hội tại địa phương là đặc biệt quan trọng nhằm theo sát tuyên truyền vận động, tạo điều kiện để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người vay. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân, Hội đoàn thể còn có vai trò lớn trong việc phối hợp với NHCSXH tại địa phương giám sát việc bình xét vay vốn, xác nhận đối tượng đủ điều kiện vay vốn của các Tổ TK&VV trước khi cho vay và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi tiền vay của người vay sau khi cho vay. 2.4.2. Nhân tố bên trong: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi bao gồm chất lượng nhân sự, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ công tác tín dụng, cơ cấu tổ chức bộ máy ngân hàng, cơ chế hỗ trợ giữa các cấp. 2.4.2.1. Chất lượng nhân sự: Đây là yếu tố quan trọng tác động tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đặc biệt là chất lượng của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng tại NHCSXH là người quản lý nguồn vốn vay tại địa bàn mình phụ trách, từ khi xét duyệt đến khi giải ngân, kiểm tra sau vay và thu hồi. Đối với nguồn vốn cho vay ủy thác qua các Tổ chức Hội, công tác phối hợp của cán bộ tín dụng với chính quyền và hội đoàn 42 thể tại địa phương, tham mưu cho Ban đại diện HĐQT tại địa phương để phân bổ nguồn vốn cho vay sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Đối với nguồn vốn cho vay trực tiếp, chất lượng nhân sự tín dụng càng có vai trò quan trọng. Cán bộ tín dụng phải có đủ năng lực thẩm định dự án sản xuất kinh doanh cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để từng đồng vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng không chỉ hiệu quả mà còn có ý nghĩa xã hội nhất. 2.4.2.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là công cụ để ban lãnh đạo giám sát được hoạt động của từng phòng giao dịch và chi nhánh NHCSXH nhằm đảm bảo hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả và theo sát chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện định kỳ tại NHCSXH góp phần rà soát chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, phát hiện các sai sót và khắc phục kịp thời, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 2.4.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH: Cơ cấu tổ chức gồm 3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, phối hợp với 4 tổ chức chính trị xã hội hiện nay có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Cơ cấu tổ chức càng đi vào ổn định, càng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, càng tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp Đảng, Chính quyền, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương không chỉ giảm chi phí quản lý, điều hành mà còn đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng, người vay được nhận vốn kịp thời và hoạt động sử dụng vốn tín dụng ưu đãi càng hiệu quả. 43 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? Xu hướng hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi này có hiệu quả hay không? Thứ hai, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? Thứ ba, những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi và tại sao những tồn tại này cải thiện chưa đáng kể? Thứ tư, giải pháp nào có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH – Thành phố Hà Nội? Thứ năm, những khuyến nghị nào nên được đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi? 3.2. Cách tiếp cận: Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên 2 cách tiếp cận chính là cách tiếp cận hệ thống và cách tiếp cận thực tiễn. 3.2.1 Cánh tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống là phương pháp tiếp cận vấn đề dựa trên việc hệ thống hóa lý thuyết, lý luận về vấn đề đó và dựa vào hệ thống lý luận này để tiếp cận đánh giá vấn đề. Luận văn dựa trên cơ sở các lý luận về hiệu quả sử dụng vốn, các mô hình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng hệ thống khung lý luận chung về vốn tín dụng ưu đãi, hoạt động tín dụng ưu đãi và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, phân tích để thấy được những yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi đồng thời làm tiền đề để phân tích thực tiễn hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. 3.2.2 Cánh tiếp cận thực tiễn: 44 Luận văn còn tiếp cận vấn đề nghiên cứu bằng cách tiếp cận thực tiễn, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tiếp cận với vấn đề nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn, dựa trên cách tiếp cận hệ thống và phân tích tình hình thực tiễn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, những yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn, luận văn khái quát thành một hệ thống những kết luận về thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích cụ thể những những mặt đã hiệu quả của hoạt động sử dụng vốn, những mặt còn tồn tại, nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi chưa đạt được mục tiêu xét trong từng điều kiện cụ thể. Để triển khai cách tiếp cận thực tiễn với vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp để thu thập số liệu cũng như các phương pháp phân tích, đánh giá số liệu thực tế cùng với những quan sát, căn cứ đánh giá tình hình hoạt động thực tế của Chi nhánh NHCSXH Hà Nội giai đoạn 2011-2014 để có những đánh giá cụ thể nhất về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Có thể khái quát mô hình nghiên cứu sử dụng xuyên suốt luận văn như sau: Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu của luận văn Hệ thống hóa lý luận Thu thập số liệu Phân tích số liệu bằng các phương pháp Nhận diện các kết quả phân tích Đánh giá, kết luận Đề xuất, kiến nghị dựa trên kết quả đánh giá 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 45 3.3.1 Cơ sở phƣơng pháp luận: Phương pháp luận là khoa học lý luận về hệ thống phương pháp nghiên cứu giúp cho nghiên cứu đạt được mục đích một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng định hướng, dẫn dắt cách thức xem xét đánh gia sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và nhận thức dựa trên ý nghĩa: Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo thực tế khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, xem xét sự vật hiện tượng phải dựa trên quan điểm toàn diện, phát triển, liên hệ phổ biến, lịch sử cụ thể. Như vậy trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, những yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, chỉ ra những mặt đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến cho hoạt động sử dụng vốn tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội chưa hoàn toàn hiệu quả như mục tiêu đề ra, đồng thời xem xét các yếu tố này trong hoàn cảnh kinh tế, xã hội cụ thể tại từng thời điểm cũng như trong điều kiện hoạt động nói chung của NHCSXH và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. 3.3.2 Những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Sau khi hệ thống hóa lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu và phương pháp phân tích xử lý số liệu để thu thập tât cả những tài liệu đánh giá về hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh NHCSXH Hà Nội, bao gồm những số liệu về tình hình và chất lượng hoạt động sử dụng vốn cũng như những nhận định đánh giá nghiên cứu đi trước; sau đó sử dụng các phương pháp phân tích xử lý số liệu khác nhau để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, những mặt đạt được hoặc những tồn tại hạn chế của Chi nhánh Hà Nội và từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. - Phương pháp thu thập tài liệu 46 + Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: luận văn thu thập số liệu và các tài liệu thứ cấp liên quan thông qua hệ thống các báo cáo như báo cáo tình hình hoạt động cấp chi nhánh và Trung Ương, báo cáo kết quả hoạt động ban đại diện Hội đồng quản trị, báo cáo kiểm tra kiểm soát nội bộ, báo cáo hội nghị giao ban liên ngành, báo cáo chuyên đề kế hoạch nghiệp vụ, kế toán ngân quỹ, các báo cáo của bên thứ ba (ủy ban nhân dân, hội đoàn thể) năm 2011, 2012, 2013, 2014; các số liệu tổng hợp trên hệ thống Thông tin Báo cáo của Chi nhánh do các Phòng giao dịch gửi về; hệ thống các bài báo chuyên ngành, các nghiên cứu đi trước. - Phương pháp phân tích xử lý số liệu + Phương pháp định lượng và định tính: Khi tiếp cận, phân tích và nghiên cứu một vấn đề, có hai phương pháp chính mà các nhà nghiên cứu thường sử dụng là định tính và định lượng. Phương pháp định tính tiếp cận, quan sát nhằm tìm cách mô tả và phân tích đối tượng. Trong khi đó, phương pháp định lượng thu thập số liệu thực tế, sử dụng các mô hình Khoa học tự nhiên, các phương pháp khác nhau của nghiên cứu định lượng để phân tích đánh giá vấn đề. Đối với đề tài về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi, đa phần có thể đánh giá bằng phương pháp định lượng qua phân tích số liệu thu thập. Tuy nhiên, có những yếu tố không thể đo đếm bằng phương pháp định lượng như cơ hội được sản xuất kinh doanh, cơ hội được đến trường học, cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống, tình hình kinh tế xã hội, những thay đổi về mặt tổ chức v.v... Chính vì vậy, luận văn trong quá trình phân tích đánh giá sử dụng kết hợp hài hòa hai phương pháp định lượng và định tính. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và cơ sở lý luận về nguồn vốn tín dụng ưu đãi và hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, luận văn sử dụng các phương pháp sau: Thứ nhất, phương pháp phân tích cơ cấu: với nguồn số liệu thu thập được, luận văn sử dụng phương pháp phân tích cơ cấu để đánh giá các chỉ tiêu như cơ cấu nguồn vốn huy động, cơ cấu, dư nợ phân bổ cho các chương trình cho vay, cơ cấu dư nợ phân bổ cho các Hội đoàn thể, v.v.... Bằng phương pháp này, luận văn có thể 47 đánh giá được nguồn vốn tín dụng ưu đãi được hình thành từ những nguồn nào là chủ yếu, được sử dụng thông qua những chương trình nào, tỷ lệ phân bổ nguồn vốn cho các chương trình như thế nào và hướng tới những đối tượng nào là chính cũng như nguồn vốn tín dụng ưu đãi được ủy thác qua những tổ chức Chính trị - xã hội với tỷ trọng như thế nào. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích cơ cấu cũng chỉ ra cơ cấu sử sụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh Hà Nội thiên về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn và chủ yếu dư nợ tín dụng ưu đãi được sử dụng từ nguồn Trung ương do NHCSXH cấp hay từ nguồn địa phương do Thành phố Hà Nội ủy thác. Thứ hai, phương pháp phân tích xu hướng: luận văn sử dụng phương pháp này để đánh giá xu hướng sử dụng vốn qua các năm, xu hướng nguồn vốn huy động, dư nợ, nợ quá hạn tăng hay giảm, xu hướng hiệu quả xã hội của vốn ưu đãi qua các năm như thế nào. Bằng phương pháp phân tích xu hướng, luận văn có thể đánh giá tốc độ tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, thu lãi, thu nợ đến hạn, tốc độ giảm nợ xấu... qua đó phân tíchđược một phần hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Thứ ba, phương pháp phân tích tổng hợp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp so sánh trong phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn ưu đãi qua các năm. Với phương pháp này, luận văn tổng hợp số liệu thu thập và tiến hành phân tích tổng hợp cũng như so sánh với chỉ tiêu trung bình trên toàn hệ thống NHCSXH để thấy từng chỉ tiêu tài chính của Chi nhánh Hà Nội so với mức trung bình toàn ngân hàng có hiệu quả hay không và có đi theo đúng định hướng phát triển của ngân hàng hay không. Thứ tư, phương pháp phân tích nghiên cứu tình huống: đề tài sử dụng phương pháp này trong khi phân tích định lượng. Qua phân tích nghiên cứu tình huống, luận văn có thể nghiên cứu thực tế tình hình tại từng thời điểm để tìm ra nguyên nhân những biến động bất thường của các chỉ tiêu tài chính tại thời điểm đó, từ đó lý giải được những tồn tại, hạn chế của hoạt động huy động và sử dụng vốn ưu đãi. Thứnăm, phương pháp quan sát: đối với những yếu tố không thể đánh giá bằng số liệu thu thập được, đề tài dùng phương pháp quan sát để đánh giá định tính về 48 hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi. Bằng phương pháp quan sát, luận văn diễn đạt cụ thể hơn về hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi, cụ thể trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội. + Phương pháp quy nạp: là phương pháp dựa trên những đánh giá, quan sát thực tế sau đó rút ra kết luận tổng quát hóa vấn đề đang xảy ra. Sử dụng phương pháp này, sau khi dựa trên cơ sở lý luận và phân tích đánh giá số liệu thực tế, luận văn tổng kết về tình hình hiệu quả hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Chi nhánh NHCSXH Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 49 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 4.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội 4.1.1. Đôi nét về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam: 4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng ta trong quá trình đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, vùng nghèo đã được thực hiện ở nước ta ngay từ ngày thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (năm 1951) và đã trở thành công cụ xoá đói giảm nghèo cơ bản và bền vững. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII (tháng 6 năm 1993), Đảng ta chủ trương: “Hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược Quốc gia về xoá đói giảm nghèo, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500.000đ/hộ, người vay không phải bảo đảm tiền vay. Từ kinh nghiệm thực tiễn hai năm thực hiện Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo. Ngân hàng Phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng đặc thù, việc quản lý được giao cho các bộ, ngành có liên quan còn việc điều hành tác nghiệp cụ thể được giao cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Sau bảy năm đi vào hoạt động, tổng nguồn vốn của ngân hàng Phục vụ 50 người nghèo đạt trên 7.000 tỷ đồng với gần 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn, đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của một bộ phận người nghèo. Tuy nhiên bên cạnh ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn được giao cho nhiều cơ quan nhà nước, hội đoàn thể và các ngân hàng thương mại nhà nước cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của nhà nước bị phân tán, chồng chéo, trùng lắp thậm chi cản trở lẫn nhau. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo, yêu cầu đặt ra là phải tập trung nguồn lực do Nhà nước huy động được vào một tổ chức tín dụng duy nhất, nhằm tạo nên sức mạnh có tính đột phá, giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, góp phần hạn chế tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Mặt khác, để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước chuyển hẳn sang kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cần thiết phải tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Trên cơ sở đó, ngày 4/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. NHCSXH là một định chế tài chính thuộc loại hình ngân hàng chính sách được quy định tại khoản 2, Điều 4 và Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/6/2010. Tên đầy đủ là Ngân hàng Chính sách xã hội, tên quốc tế là: Vietnam Bank for Social Policies. NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có vốn điều lệ được Nhà nước cấp khi thành lập là 5.000 tỷ đồng, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. NHCSXH được tiếp nhận vốn của Nhà nước và huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay các đối tượng được thụ hưởng chính sách xã hội. Quản trị ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị 51 các cấp, gồm cán bộ lãnh đạo của một số cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm. Bộ máy điều hành tác nghiệp được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện gồm các cán bộ chuyên ngành tài chính – ngân hàng. NHCSXH thực hiện phương thức uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức giao dịch tại tất cả các xã phường trong cả nước. Giá trị mà NHCSXH hướng tới là “Vì hạnh phúc của người nghèo, vì an sinh xã hội”. 4.1.1.2. Vị trí, vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong sự phát triển kinh tế - xã hội: Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay, trong số 3 ngân hàng cung cấ p tiń du ̣ng vi mô và phát triể n nông thôn (NHCSXH, Ngân hàng Nông nghiê ̣p và P hát triển nông thôn , Ngân hàng Hơ ̣p tác xã Viê ̣t Nam ) và 7 tổ chức tài chính vi mô chính thức tại thị trường tài chính Việt Nam, NHCSXH luôn dẫn đầ u về số lươ ̣ng khách hàng và mức đô ̣ bao phủ trên khắ p các tin ̉ h thành toàn quố c . Với mục tiêu thực hiện chính sách quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, NHCSXH đã và đang có một ví trí và vai trò quan trọng có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Thứ nhất, NHCSXH thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, giảm chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, các miền, từng bước thực hiện công bằng xã hội, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo,tạo việc làm, tăng thu nhập đối với người nghèo, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị – xã hội trong nước. Thứ hai, NHCSXH tham gia vào việc phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực tập trung cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. NHCSXH huy động và tập trung mọi nguồn lực tiềm năng trong và ngoài nước cũng như các dự án của Chính phủ để cho vay tín dụng ưu đãi, đem tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng gần như không có khả năng vay vốn ở các NHTM, tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ được sản xuất kinh doanh, phát triển 52 kinh tế. Cán bộ ngân hàng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và hội đoàn thể tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn vay cũng như tư vấn, góp ý đối với khách hàng để nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nhất. Thứ ba, NHCSXH hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. NHCSXH đem nguồn vốn vay ưu đãi đến với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để con em họ có cơ hội được đến trường học tập, nâng cao trình độ dân trí. Thứ tư, NHCSXH tham gia tích cực vào thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. NHCSXH cũng là một loại hình tổ chức tín dụng, là “cánh tay vươn dài” của Đảng và Nhà nước, đem nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn, các đối tượng chính sách, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương nhân hoạt động ở vùng khó khăn, phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá bảo lãnh bởi Chính phủ để huy động vốn, bởi vậy, NHCSXH cũng tham gia vào quá trình lưu chuyển của dòng tiền tệ và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. 4.1.1.3. Những thành tựu đã đạt được của NHCSXH: Trải qua hơn 10 năm hoạt động, NHCSXH đã và đang đạt được những thành tựu nhất định.NHCSXH đã tập trung được nguồn lực khá lớn và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.Đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn của NHCSXH đã đạt đến 136.750 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 129.456 tỷ đồng vớiqua 17 chương trình tín dụng và 4 dự án nguồn vốn ủy thác nước ngoài, gấp nhiều lần so với 5.000 tỷ vốn điều lệ và 3 chương trình nhận bàn giao năm 2003. Hơn nữa, các hộ vay vốn tại NHCSXH đã có ý thức tiết kiệm, số tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV đã đạt mức 3.400 tỷ đồng. Nợ quá hạn toàn Ngân hàng chỉ chiếm 0,41%, nợ khoanh chiếm 0,47% tổng dư nợ so với mức 13,75% năm 2003 khi nhận bàn giao. NHCSXH đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi, cho vay tới hơn 24,8 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp trên 3,2 triệu hộ thoát ngưỡng nghèo, thu hút việc làm 53 cho trên 10 triệu lao động, hơn 3 triệu HSSV được vay vốn học tập, xây dựng trên 5 triệu công trình NS&VSMTNT, gần 7 nghìn chòi tránh lũ cho hộ nghèo tại 7 tỉnh miền Trung, gần 94 nghìn ngôi nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng đồng bằng Sông Cửu Long, gần 484 nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chưa có nhà ở trên toàn quốc. Ngoài ra, mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn nước ta. Mô hình hoạt động 3 cấp Trung ương, tỉnh, huyện với bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và hệ thống 196.931 Tổ TK&VV rộng khắp cả nước đã góp phần tinh giản biên chế, tiết kiệm chi phí, tăng cường kiểm tra, giám sát, minh bạch hóa công tác triển khai cho vay, ngăn chặn việc xâm tiêu, chiếm dụng, tham nhũng, tiêu cực trong quá trình sử dụng vốn tín dụng ưu đãi và từng bước tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, NHCSXH đã bước đầu góp phần thực hiện xã hội hoá sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Với hoạt động ủy thác cho vay qua các Tổ chức Chính trị - xã hội các cấp, NHCSXH đã huy động được hàng vạn các cán bộ của Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp cùng tham gia vào công tác cho vay, thu nợ và kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng vốn. Việc NHCSXH tổ chức giao dịch lưu động, thu nợ, thu lãi, giải ngân trực tiếp tại Ủy ban Nhân dân các phường, xã trên toàn quốc với sự tham gia hỗ trợ của các Tổ chức hội cấp xã cũng góp phần minh bạch hóa hoạt động sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đồng thời xã hội hóa cũng như tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền các cấp để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo theo đúng chủ trương của đất nước. 4.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội: 4.1.2.1. Mô hình tổ chức và quản lý: (i) Bộ máy quản trị: 54 - Ban Đại diện Hội đồng quản trị cấp thành phố: gồm 13 thành viên, Phó chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban, Giám đốc NHCSXH Thành phố Hà Nội là Ủy viên thường trực, các thành viên khác là lãnh đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố. - Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp quận, huyện có tổng số 289 thành viên. Ban đại diện HĐQT các cấp có chức năng quản trị các hoạt động của NHCSXH đánh giá tình hình thực hiện chính sách tín dụng, chỉ tiêu kế hoạch cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ được NHCSXH và UBND thành phố giao để triển khai nhiệm vụ trong năm và nhiệm vụ cụ thể của từng kỳ, phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn, chỉ tiêu kế hoạch tín dụng trong năm hoặc điều chỉnh kế hoạch tín dụng đối với từng chương trình tùy theo từng thời kỳ. Ban đại diện HĐQT còn chỉ đạo NHCSXH thành phố và các quận, huyện phối hợp với Hội đoàn thể, chính quyền địa phương rà soát nhu cầu vay vốn của người dân, rà soát và bổ sung đối tượng hộ nghèo, cận nghèo kịp thời để tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng ưu đãi, thường xuyên quan tâm tạo điều kiện đối với các hộ mới thoát nghèo nhằm tránh tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Ngoài ra, Ban đại diện HĐQT còn có nhiệm vụ tham mưu với UBND thành phố phân bổ nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương để NHCSXH thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng cụ thể. Bên cạnh đó, Ban đại diện HĐQT các cấp chỉ đạo NHCSXH bám sát nhiệm vụ do NHCSXH cấp TW giao từng năm để thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát do từng thành viên Ban đại diện thực hiện hoặc thành lập những đoàn kiểm tra liên ngành để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tín dụng, phản ánh tình hình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời. (ii) Bộ máy điều hành tác nghiệp: Ban Giám đốc, các phó Giám đốc, bên dưới là các phòng chức năng, và 24 phòng giao dịch quận, huyện trên toàn thành phố. 4.1.2.2. Các chương trình tín dụng đang triển khai tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội 55 NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội hiện đang triển khai 11 chương trình tín dụng: Cho vay hộ nghèo, Cho vay hộ cận nghèo, Cho vay giải quyết việc làm, Cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn KFW, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay thương nhân vùng khó khăn, cho vay dự án bò sinh sản. 4.1.2.3. Tình hình hoạt động giai đoạn 2011 – 2014: Trong giai đoạn 2011-2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế khủng hoảng gặp nhiều khó khăn nói chung và những biến động trong hệ thống NHCSXH nói riêng do đây là thời gian NHCSXH thay đổi hoàn toàn phương thức theo dõi dư nợ hoạt động tín dụng, theo dõi dư nợ trên sổ tiết kiệm và vay vốn, cũng như trong hoàn cảnh chia tách, sát nhập các phòng giao dịch trên toàn chi nhánh Hà Nội, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội vẫn hoạt động và phát triển. Đến cuối năm 2014, toàn thành phố đã có 26 phòng giao dịch quận, huyện với 562 điểm giao dịch xã trên tổng số 584 xã, phường, thị trấn và 7.910 tổ TK&VV được thành lập và hoạt động tại các thôn, bản, cụm dân cư. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tăng trưởng dư nợ đạt bình quân 10% mỗi năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 0,5% trên tổng dư nợ và đang giảm dần mặc dù mức giảm chưa nhiều.Hoạt động sử dụng vốn và quy mô tín dụng ngày càng phát triển. 4.2. Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: 4.2.1. Quy mô nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: 4.2.1.1. Nguồn hình thành vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội 56 BẢNG 4.1: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI Năm 2011 Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) 3.574,0 100% 9,59% 4.008 2.622,0 73,36 % 725,0 Năm 2013 Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) 100% -0,57% 2.957,8 20,29 % 37,85% 167,2 4,68% 59,8 1,67% Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tổng nguồn vốn huy động và quản lý Nguồn vốn Trung Ương Nguồn vốn nhận ủy thác, đầu tư của ngân sách thành phố, ngân sách quận huyện và MTTQ Nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường của tổ chức kinh tế và dân cư Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV Năm 2012 Năm 2014 Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 12,14% 4.318,5 100% 7,75% 4.736 100% 9,67% 73,80% 12,81% 3.196,8 74,03 % 8,08% 3.444 72,72 % 7,73% 837 20,88% 15,45% 982,7 22,76 % 17,41% 1.096 23,14 % 11,53% 30,92% 128 3,19% -23,44% 30 0,69% -76,56% 64 1,35% 113,33 % 53,18% 85,2 2,13% 42,47% 109 2,52% 27,93% 132 2,79% 21,10% Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính, Báo cáo Ban đại diện HĐQT năm 2011, 2012, 2013, 2014 57 Hình 4.1: Diễn biến quy mô nguồn vốn tín dụng ƣu đãi qua các năm 0.8 0.7 0.6 Nguồn vốn TW chuyển về 0.5 Nguồn vốn nhận ủy thác 0.4 Nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư 0.3 0.2 Nguồn vốn huy động từ tiền gửi Tổ TK&VV 0.1 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Trong tổng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nguồn vốn do Trung Ương điều chuyển về chiếm tỷ trọng lớn, trên 72% và nhìn chung tăng trưởng đều qua các năm. Đến năm 2014, nguồn vốn do Trung ương chuyển về đã tăng thêm 31,35% so với năm 2011.Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là nguồn vốn nhận ủy thác, đầu tư của Ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện và Mặt trận tổ quốc. Nguồn huy động này chiếm tỷ trọng trên 20% và có hiện có tốc độ tăng trưởng khá lớn khi tăng gấp 1,51 lần vào cuối năm 2014 so với cùng kỳ năm 2011. Bên cạnh hai nguồn hình thành quan trọng nói trên, nguồn vốn tín dụng ưu đãi còn được hình thành từ nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường từ tổ chức kinh tế và dân cư và nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV. Hai nguồn này chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Trong đó, nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường có xu hướng giảm mạnh những năm gần đây do từ năm 2010, giá cả biến động, sự cạnh tranh về lãi suất giữa các Ngân hàng Thương mại dẫn đến việc huy động nguồn vốn cho hệ thống NHCSXH theo lãi suất thị trường gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2013, nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường đã giảm từ 137,2 tỷ so với năm 2011, chiếm tỷ trọng chỉ 0,68% trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, đi đôi với bước đầu khởi sắc của nền kinh tế, từ năm 2014, nguồn vốn huy động này đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 113,33%. Nguồn vốn hình thành từ tiền gửi tiết kiệm Tổ TK&VV cũng chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Từ năm 2011, nguồn huy động từ tiền gửi Tổ 58 TK&VV đã tăng liên tiếp, từ 59,8 tỷ lên tới 132 tỷ vào năm 2014, tăng 120,74% và chiếm tỷ trọng 2,79%, cao hơn nhiều so với mức 1,67% vào năm 2011. Đạt được kết quả này là do hàng năm NHCSXH Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các Hội đoàn thể đôn đốc, kiện toàn các Tổ TK&VV, tăng cường công tác tuyên truyền đến hộ vay giúp họ hình thành thói quen tiết kiệm. Như vậy, nhìn chung nguồn hình thành vốn tín dụng ưu đãi tăng trưởng đều qua các năm, ngoại trừ nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường từ các tổ chức kinh tế và cá nhân là có suy giảm do tình hình kinh tế huy động vốn khá khó khăn thì các nguồn khác đều có sự tăng trưởng đều đặn, xét về tổng thể giúp gia tăng nguồn vốn cho hoạt động tín dụng ưu đãi. 4.2.1.2. Quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011 – 2014: Nhìn vào biểu đồ có thể thấy nguồn vốn tín dụng ưu đãi NHCSXH Chi nhánh Hà Nội tăng trưởng đều đặn qua các năm và không lớn, mức tăng trưởng trung bình khoảng 9,97%/năm, tuy nhiên, tăng trưởng tương đối ổn địnhchiếm khoảng trên 3,2% tổng nguồn vốn toàn ngân hàng. Xét về quy mô tổng thể, từ năm 2011 đến năm 2014, tổng nguồn vốn tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã tăng liên tục từ 3.574 tỷ đồng lên tới 4.736 tỷ đồng, tăng 1.162 tỷ đồng tương đương với 32,5% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng đều đặn và không có năm nào nguồn vốn bị sụt giảm hay tăng trưởng âm. Mặc dù trung bình tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 9,97%/năm nhưng năm 2013, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm so với những năm trước, chỉ đạt 7,75% do tình hình kinh tế khó khăn, nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường sụt giảm 76,56% so với năm 2012. Mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức trung bình nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng 5,7% trung bình toàn ngành. Đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng vốn của Chi nhánh Hà Nội đã bước đầu khởi sắc, tăng 9,67% so với năm 2013 và tăng 32,51% so với năm 2011. 4.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: 4.2.2.1. Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ưu đãi: 59 Từ năm 2011 đến năm 2014, tổng dư nợ Chi nhánh NHCSXH Hà Nội tăng trưởng khá đều đặn, chiếm khoảng trên 3,2% tổng dư nợ toàn ngân hàng. Cuối năm 2014, dư nợ tăng thêm 1.166,89 tỷ đồng, tăng 32,83% so với năm 2011. Nếu xét tốc độ tăng trưởng hàng năm thì mức tăng trưởng trung bình trên 10%/năm. Riêng năm 2013, tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp hơn hẳn những năm trước đó, chỉ đạt 7,65% là do nhu cầu vay vốn năm 2013 giảm so với năm 2012 (doanh số cho vay năm 2013 chỉ bằng 71.4% so với năm 2012) nhưng đã bước đầu đạt mức ổn định năm 2014. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được Chi nhánh NHCSXH Hà Nội cho vay theo từng đối tượng cụ thể. Cơ cấu sử dụng vốn như thế nào sẽ tùy thuộc vào từng tiêu chí đánh giá, đó là cơ cấu phân theo chương trình, phân theo thời hạn và phân theo nguồn ủy thác. 60 BẢNG 4.2: CƠ CẤU SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃITẠI NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI PHÂN THEO THỜI HẠN VÀ THEO NGUỒN ỦY THÁC Năm 2011 Tiêu chí Tổng dƣ nợ Năm 2012 Năm 2013 Dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 3.554,449 100,00 % 10,20% 3.994,254 100,00% 12,37% 4.299,952 100,00% 1,21% 33,587% Tỷ lệ (%) Dƣ nợ (tỷ đồng) Năm 2014 Tỷ lệ tăng Dƣ nợ trƣởng (tỷ đồng) (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tăng trƣởn g (%) 7,65% 4.721,343 100% 9,80% 2,03% 48,17% 90,710 1,92% 3,95% 3,81% 39,35 % Tỷ lệ (%) Phân theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn 42,955 Cho vay trung hạn 2.467,391 69,42% Cho vay dài hạn 1,47% 37,10% 75,20% 21,73% 3.488,116 81,12% 16,13% 3.620,947 76,69% 931,711 23,33% -10,76% 724,577 16,85% -22,23% 1.009,686 21,39% 8,08% 3.163,643 79,20% 6,56% 3.331,904 77,49% 5,32% 3.628,506 76,85% 8,90% 22,37% 830,611 20,80% 41,86% 968,048 22,51% 16,55% 1.092,837 23,15% 12,89 % 27,903% 3.003,653 1.044,103 29,37% -19,455% Phân theo nguồn ủy thác Cho vay từ nguồn 2.968,928 83,53% vốn TW Cho vay từ nguồn vốn ủy thác địa 585,521 16,47% phương 58,890 87,259 Nguồn: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ - Chi nhánh NHCSXH Hà Nội 61 - Theo thời hạn cho vay: Hình 4.2: Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi phân theo thời hạn cho vay 4000 3500 3000 2500 Cho vay ngắn hạn 2000 Cho vay trung hạn 1500 Cho vay dài hạn 1000 500 0 2011 2012 2013 2014 Có thể thấy, NHCSXH Hà Nội hiện đang sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi chủ yếu để cho vay trung và dài hạn, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp. Năm 2011, cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 1,21% trên tổng dư nợ, tín dụng ngắn hạn có tăng vào năm 2012, 2013 và 2014 nhưng mức độ không nhiều và vẫn chiếm tỷ trọng thấp dưới 2%. Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng trên 20% và đang có xu hướng giảm dần những năm gần đây. Năm 2013, cho vay dài hạn đã giảm 219,5 tỷ so với năm 2011, tỷ trọng trên tổng dư nợ giảm xuống 16,85% so với mức 29,37% năm 2011. Tuy nhiên, dư nợ cho vay dài hạn có bước tăng trưởng 39,35%, chiếm 21,39% tổng dư nợ do năm 2014, nhu cầu vay NS&VSMTNT tăng mạnh, đồng thời lãi suất cho vay HSSV giảm xuống 0,6% dẫn đến nhu cầu vay HSSV tăng. Như vậy có thể thấy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đang có xu hướng tập trung vào cho vay trung hạn. Dư nợ cho vay trung hạn tăng trưởng khá lớn qua các năm, từ mức 69,42% trên tổng dư nợ năm 2011 lên tới 81,12% trên tổng dư nợ năm 2013, tăng thêm 1.020,73 tỷ, gấp 1,41 lần so với năm 2011. Năm 2014, tỷ trọng cho vay trung hạn có giảm so với 2013 do cho vay dài hạn tăng trưởng mạnh, tuy nhiên trên phương diện tổng thể, tỷ trọng cho vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội vẫn chủ yếu tập trung vào cho vay trung hạn. 62 - Theo nguồn ủy thác: Hình 4.3: Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi theo nguồn ủy thác 2014 3628.506 1092.837 2013 3331.904 968.048 2012 3163.643 830.611 2968.928 2011 0% 20% 585.521 40% 60% Nguồn Trung Ương 80% 100% Nguồn địa phương Nguồn vốn tín dụng ưu đãi còn được nhận biết và đánh giá theo nguồn ủy thác. Chủ yếu nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng để cho vay là nguồn Trung ương với dư nợ chiếm trên dưới 80% tổng dư nợ và vẫn đang tăng trưởng đều đặn qua các năm.Nguồn địa phương chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, tuy nhiên hiện đang có xu hương tăng dần. Năm 2011, nguồn vốn ủy thác địa phương chỉ đạt 585,5 tỷ đồng, chiếm 16,47% trên tổng dư nợ, thấp hơn mức 23,4% toàn NHCSXH. Tuy nhiên, đến năm 2014, dư nợ đã đạt hơn 1.092,837 tỷ đồng, tăng 507,337 tỷ đồng và chiếm 23,15% trên tổng dư nợ. 63 BẢNG 4.3: QUY MÔ CHO VAY TỪ NGUỒN VỐN ỦY THÁC ĐỊA PHƢƠNG Năm 2011 Dƣ nợ (tỷ đồng) Tổng Dƣ nợ từ nguồn vốn ủy thác địa phƣơng Cho vay GQVL thông thường Cho vay GQVL đối với hộ nghèo Cho vay GQVL đối với hộ cận nghèo Cho vay GQVL do LĐLĐ TP quản lý Cho vay GQVL do Hội người mù quản lý Cho vay GQVL do Đoàn thanh niên quản lý Cho vay GQVL cơ sở SXKD của người tàn tật Cho vay GQVL nguồn vốn quận, huyện Cho vay từ “Quỹ vì người nghèo” do MTTQ Thành phố và quận huyện ủy thác 585,5 351,2 40 41 24 7 5 1 55 13 Tỷ trọng (%) 100 % 59,98 % 6,83 % 7,00 % 4,10 % 1,20 % 0,85 % 0,17 % 9,39 % 2,22 % Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Dƣ nợ (tỷ đồng) 29,94% 830,6 100% 41,86% 968,0 20,56% 424,5 51,11 % 20,87% 514,8 17,65% 81 9,75% 64,00% 97 11,68 % 102,50 % 136,59 % 21,83% 29,8 3,59% 24,17% 29,0 133,33 % 11 1,32% 57,14% 15,0 100% 15 1,81% 0,00% 6 0,72% 13,87% 78 9,39% 41,82% 91,0 2,36% 13 1,57% 0,00% 12,5 64 200,00 % 500,00 % 95,8 104,6 26,4 7,0 Tỷ trọng (%) 100 % 53,18 % 9,90 % 10,81 % 3,00 % 1,55 % 2,73 % 0,72 % 9,40 % 1,29 % Năm 2014 Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 16,55% 1.092,8 100% 12,89% 21,28% 609,3 55,76 % 18,36% 18,27% 98,1 8,98% 2,42% 7,84% 137,8 12,61 % 31,78% -2,68% 29,3 2,68% -17,46% 36,36% 1,50 1,37% 0,00% 76,00% 14,0 1,28% -47,05% 16,67% 22,0 2,01% 213,63 % 16,67% 91,8 8,40% 0,87% 3,85% 13,3 1,21% 32,54% Năm 2011 Dƣ nợ (tỷ đồng) Tổng Dƣ nợ từ nguồn vốn ủy thác địa phƣơng Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 585,5 33 Cho vay dự án bò sinh sản 15,3 Cho vay hộ nghèo tại 7 xã nghèo huyện Sóc Sơn - Tỷ trọng (%) Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Dƣ nợ (tỷ đồng) 100 % 5,64 % 2,61 % 29,94% 830,6 100% 41,86% 968,0 100,00% 57.9 6,97% 75,45% 57,8 -1,92% 14.7 1,77% -3,92% 10,1 0,00 % 0,00% 2.8 0,34% 100,00 % - Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ 65 Tỷ trọng (%) 100 % 5,97 % 1,05 % 0,00 % Năm 2014 Tỷ lệ tăng trƣởng (%) Dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 16,55% 1.092,8 100% 12,89% -0,19% 57,3 5,24% -0,91% -31,06% 5,0 0,46% -50,76% 100,00 % - 0,00% 0,00% Nguồn vốn ủy thác địa phương được sử dụng để cho vay chủ yếu vào chương trình GQVL với các đối tượng khác nhau tùy theo đơn vị nào quản lý vốn đó.Có thể thấy, tổng vốn ủy thác địa phương cho vay chương trình GQVL chiếm tới trên 90% tổng dư nợ nguồn địa phương.Chương trình GQVL tùy theo đối tượng vay là hộ thông thường, hộ nghèo, cận nghèo, khuyết tật hoặc tùy theo nguồn vốn địa phương do đơn vị nào quản lý thì sẽ triển khai cho vay theo những dự án nhất định với những mức lãi suất khác nhau theo quy định. Trong số các loại dự án GQVL, cho vay GQVL thông thường là chiếm tỷ trọng tới trên 50% tổng dư nợ nguồn địa phương và có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, từ mức 20,56% năm 2011 lên đến 20,87% vào năm 2012 và đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ GQVL thông thường đã tăng lên 21,28%. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng có giảm còn 18,36% nhưng vẫn chiếm 55,76% trên tổng dư nợ.Cho vay GQVL đối với hộ nghèo, cận nghèo và GQVL nguồn vốn quận, huyện chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định qua các năm. GQVL do Hội người mù, Đoàn thanh niên, hội người khuyết tật quản lý có tỷ trọng khá thấp nhưng cũng đang có xu hương tăng trưởng đều. GQVL nguồn Liên đoàn lao động quản lý có xu hướng giảm nhẹ cả về tốc độ tăng trưởng lẫn tỷ trọng trên tổng dư nợ ủy thác địa phương. Đến năm 2014, cho vay GQVL nguồn này chỉ còn chiếm 2,68% so với mức 4,1% năm 2011. Các chương trình khác như cho vay chăn nuôi bò sinh sản, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay hộ nghèo tại 7 xã huyện Sóc Sơn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Chương trình cho vay bò sinh sản giảm mạnh những năm gần đây, năm 2014, dư nợ cho vay chăn nuôi bò sinh sản chỉ còn 5 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng dư nợ ủy thác, giảm 10.3 tỷ đồng so với mức 15,3 tỷ chiếm 2,61% năm 2011. Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tuy có sự tăng mạnh vào năm 2012 với tốc độ tăng trưởng đạt 75,45% nhưng đến năm 2013, 2014 đã bắt đầu giảm nhẹ do một số hộ trả trước hạn và ít nhu cầu vay vốn. Riêng chương trình cho vay hộ nghèo 7 xã huyện Sóc Sơn bắt đầu triển khai vào năm 2012 với hình thức cho vay ngắn hạn và đã 66 thuhồi vào cuối năm 2013 đồng thời chuyển dư nợ này sang chương trình khác do không còn nhu cầu vay đối với chương trình này. 4.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: a.Hiệu quả kinh tế: (i) Doanh số cho vay, thu nợ, thu lãi: BẢNG 4.4: DOANH SỐ CHO VAY, THU NỢ, THU LÃI Năm 2011 Tỷ lệ Số dƣ tăng (tỷ trƣởng đồng) (%) Năm 2012 Tỷ lệ Số dƣ tăng (tỷ trƣởng đồng) (%) Năm 2013 Tỷ lệ Số dƣ tăng (tỷ trƣởng đồng) (%) Tổng dƣ 3.554,449 10,20% 3.994,254 12,37% 4.299,952 7,65% nợ Doanh số 1.512,998 4,20% 1.750,132 15,67% 1.837,819 5,01% cho vay Doanh số 1.184,449 30,02% 1.310,334 10,63% 1.529,106 16,70% thu nợ Doanh số 205,279 44,70% 255,648 24,54% 307,249 20,18% thu lãi Năm 2014 Tỷ lệ Số dƣ tăng (tỷ trƣởng đồng) (%) 4.721,343 9,80% 2.174,893 18,34% 1.751,783 14,56% 390,630 27,14% Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính – Chi nhánh NHCSXH Hà Nội 67 Hình 4.4: Diễn biến Doanh số cho vay, thu nợ, thu lãi 5000 4299.952 4500 4000 4721.343 3994.245 3554.449 3500 3000 Tổng dư nợ 2500 Doanh số cho vay 1750.132 2000 1837.819 1512.998 2174.893 1751.783 1500 1000 500 1184.449 205.279 1310.334 255.648 Doanh số thu nợ Doanh số thu lãi 1529.106 307.249 390.63 0 2011 2012 2013 2014 Từ năm 2011 đến năm 2014, Doanh số cho vay tăng tăng từ 1.513 tỷ đồng lên 2.174,893 tỷ đồng, tăng 43,75% so với năm 2011; tỷ lệ tăng trưởng ổn định qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012 và 2014ở mức 15,67% và 18,34%, cao hơnso với mức trung bình trên 4% các năm và cao hơn mức 13,46% toàn ngành năm 2014, chiếm trên 5% doanh số cho vay toàn ngân hàng. Doanh số thu nợ tăng từ 1.184,5 tỷ lên gầ n 1.752 tỷ đồng vào năm 2014, tăng 47,9% so với năm 2011 chiếm trên 5,5% tổng doanh số thu nợ toàn ngân hàng.Tố c đô ̣ tăng trưởng luôn đa ̣t trên 10%, đă ̣c biê ̣t tăng ma ̣nh năm 2011. Tổng dư nợ tăng từ 3.225,4 tỷ lên 4.721 tỷ đồng vào năm 2014,tăng 32,83% so với năm 2011, chiếm trên 3% tổng dư nợ toàn hệ thống. Tốc độ tăng trưởng các năm ổn định, luôn đạt trên 10% và cao hơn mức bình quân 9,7% toàn ngân hàng. Riêng năm 2013, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 7,65% và tăng trưởng trở la ̣i vào năm 2014, đa ̣t 9,80%. Doanh số thu lãi cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, doanh số thu lãi tăng gấp 1,44 lần so với năm 2010, đến năm 2014, doanh số thu lãi tăng 90,29% so với năm 2011. Tố c đô ̣ tăng trưởng doanh số thu laĩ luôn đa ̣t trên 20% hàng năm. (ii) Các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu: 68 BẢNG 4.5: NỢ QUÁ HẠN, NỢ KHOANH Năm 2011 Số tiền (tỷ đồng) Tỉ lệ (%) Tổng dư nợ 3.554,449 100,00% Nợ xấu 18,731 0,53% Nợ quá hạn 17,131 0,48% Nợ khoanh 1,700 0,05% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng/ Tăng/ Tăng/ Tăng/ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Giảm Giảm Giảm Giảm (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (%) (%) (%) (%) 10,20% 3.994,254 100,00% 12,37% 4.299,952 100,00% 7,65% 4.721,343 100,00% 9,80% 8,90% 14,029 0,35% -25,10% 13,454 0,31% -4,10% 8,877 0,18% -34,02% 35,96% 13,354 0,33% -22,05% 12,238 0,28% -8,36% 7,347 0,155% -39,97% -63,04% 0,675 0,02% -60,29% 1,200 0,03% 77,78% 1,527 0,032% 27,5% Nguồn: Phòng Kế toán Tài Chính Hình 4.5: Tình hình Nợ xấu qua các năm 20 18 16 14 12 10 Nợ quá hạn 8 Nợ khoanh 6 4 2 0 2011 2012 2013 69 2014 Tỷ lệ nợ xấu những năm gần dây chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 0,5% trên tổng dư nợ và đang có xu hướng giảm dần cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Năm 2014, nợ xấu chỉ chiếm 01.8% tổ ng dư nơ ̣ , giảm 34,2% so với tỷ lê ̣ 0,31% năm 2013. Tỷ lệ này năm 2012 là0,35% và 0,53% năm 2011. Nợ quá hạn năm 2011 tăng 35,96% so với năm 2010 nhưng đã bắt đầu giảm nhẹ những năm 2012, 2013và giảm mạnh 39,97% năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn mức giảm 48,1% của toàn ngành. Năm 2014, nơ ̣ quá hạn dồn tích chỉ còn 7,35 tỷ đồng , chiế m 0,155% tổ ng dư nơ ̣ so với mức 17,32 tỷ đồ ng chiế m 0,48% năm 2011 và thấp hơn mức 0,41% toàn ngành. Nơ ̣ khoanh giảm mạnh những năm 2011, 2012, chiế m tỷ tro ̣ng chỉ 0,02% tổ ng dư nơ ̣ và tăng ma ̣nh năm 2013, 2014. Năm 2013, nơ ̣ khoanh tăng 77,78% so với năm 2011 và tiếp tu ̣c tăng năm 2014 lên mức 0,032% tổ ng dư nơ ̣ , thấp hơn mức 0,47% toàn ngành và tăng trong xu hướng chung của toàn ngân hàng (tốc độ tăng nợ khoanh NHCSXH năm 2013, 2014 lần lượt là 62,07% và 123,1%) do trong bố i cảnh kinh tế khó khăn , thu hồ i nơ ̣ đế n ha ̣n gă ̣p nhiề u rủi ro và Chin ́ h phủ cho phép xử lý rủi ro, khoanh nơ ̣ mô ̣t số món nơ ̣ đến hạn chưa trả được ngay. 70 BẢNG 4.6: NỢ QUÁ HẠN THEO TỪNG CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tuyệt Tỷ Số tuyệt Tỷ Số tuyệt Số tuyệt Tỷ Tỷ trọng đối trọng đối trọng đối đối trọng (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) Tổng nợ quá hạn 17,131 100% 13,354 100% 12,238 100% 7,347 100% Cho vay hộ nghèo 6,541 38,18% 4,956 37,11% 4,178 34,14% 1,653 22,50% Cho vay Giải quyết việc làm 2,456 14,34% 2,388 17,88% 2,357 19,26% 2,159 29,39% nguồn TW Cho vay HSSV có 5,766 33,66% 4,269 31,97% 4,161 34,00% 2,384 32,45% HCKK Cho vay ĐTCS đi LĐ có thời hạn ở 1,020 5,95% 0,686 5,14% 0,587 4,80% 0,067 0,91% nước ngoài Hộ SXKD vùng 0,039 0,23% 0,028 0,21% 0,022 0,18% 0,017 0,23% khó khăn Cho vay 0,280 1,63% 0,226 1,69% 0,221 1,81% 0,279 3,80% NSVSMTNT Cho vay GQVL 1,029 6,01% 0,801 6,00% 0,712 5,82% 0,589 8,02% nguồn ĐP Cho vay KFW 0,2 2,72% Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ Nợ quá hạn chủ yếu phát sinh ở chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn và cho vay GQVL nguồn TW.Tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng nợ quá hạn các chương trình này cũng đang giảm dần.Nợ quá hạn cho vay hộ nghèo giảm ma ̣nh . Năm 2014, nơ ̣ quá ha ̣n cho vay hô ̣ nghèo giảm 60,44% so với năm 2013 và giảm 74,73% so với năm 2011, chiế m 22,5% tổ ng nơ ̣ quá ha ̣n . Trong khi đó, nợ quá hạn cho vay HSSV và cho vay GQVL nguồn Trung ương giảm khá chậm. Tốc độ giảm nợ quá hạn cho vay GQVL TW chỉ đạt 2,77% năm 2012, 1,3% năm 2013 và 8,4% năm 2014. Nợ quá hạn cho vay HSSV giảm 25,96% năm 2012, tuy nhiên năm 2013 giảm rất ít, tốc độ giảm nợ quá hạn chỉ đạt 2,53% nhưng tiế p tục giảm mạnh năm 42,71% năm 2014, xuố ng mức 2,38 tỷ, giảm 3,38 tỷ so với năm 2011. Các chương trình khách như cho vay XKLĐ, Hộ SXKD vùng khó khăn, NSVSMTNT, GQVL địa phương chiếm tỷ trọng thấpnhưng tốc độ thu hồi không 71 tăng đáng kể, thâ ̣m chí năm 2014, nơ ̣ quá ha ̣n cho vay NS &VSMTNT tăng và phát sinh nơ ̣ quá ha ̣n chương trình KFW. Hình 4.6: Cơ cấu nợ quá hạn theo từng chƣơng trình tín dụng Hộ nghèo GQVL TW Năm 2011 HSSV XKLĐ Năm 2012 Hộ SXKD VKK Năm 2013 72 NS&VSMTNT GQVL ĐP Năm 2014 KFW (iii) Các chỉ tiêu tài chính: BẢNG 4.7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động (%) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 10,61% 12,14% 7,75% 9,67% 10,20% 19,25% 7,65% 9,80% Hệ số thu nợ (%) 78,28% 74,87% 83,20% 80,54% Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) 87,15% 87,00% 86,90% 89,35% Tỷ lệ thu lãi (%) Tỷ lệ dư nợ/Tổng nguồn vốn (%) Tỷ lệ tăng trưởng Doanh số cho vay (%) Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 97,60% 98,00% 98,42% 125,5% 99,45% 99,66% 99,57% 99,69% 4,20% 15,67% 5,01% 18,34% 0,3494 0,3472 0,3687 0,3710 Sau khi phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của tổng dư nợ và của từng chương trình cho vay qua hệ thống bảng biểu, có thể thấy, những năm gần đây, tín dụng ưu đãi đã có những bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng.Đồng vốn ưu đãi huy động đã tăng khá nhiều và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cũng đã cải thiện tích cực qua các năm. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ khoanh còn cao và chưa có hướng cải thiện rõ ràng. Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động của chi nhánh Hà Nội tăng trưởng liên tục từ năm2011 đến 2012, sang năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng giảm mạnh, chỉ còn 7,75% so với mức 12,14% năm 2012 nhưng đã tăng trở la ̣i năm 2014, lên mức 9,67%. Nguyên nhân biế n đô ̣ng là do năm 2013 trầ n laĩ suấ t huy đô ̣ng giảm thấ p , NHCSXH khó có thể cạnh tranh với các NHTM trong huy động vốn từ nguồn tiền gửi của tổ chức và cá nhân theo laĩ suấ t thi ̣trường . Bên canh đó , nguồ n v ốn trung ương chỉ tăng 7,75% nhưng vẫn cao hơn mức 4,5% toàn ngành.Tỷ lệ tăng trưởng dự nợ tăng mạnh vào năm 2012 khi đạt mốc 19,25% so với mốc 10,2% năm 2011, tuy nhiên sang năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 7,65%, cao hơn mức 6,8% toàn ngành do kinh tế 73 khó khăn và nhu cầ u vay vố n năm 2013 thấ p hơn những năm trước đó . Tuy nhiên, chỉ tiêu này đã tăng trở la ̣i mức 9,8% năm 2014. Hệ số thu nợ trên toàn thành phố dao đô ̣ng qua các năm và có biến động so với với mức chung của toàn ngành NHCSXH. Năm 2011, 2012, hê ̣ số thu nơ ̣ chỉ đa ̣t 78,28% và 74,87%. Năm 2013,chỉ số này có bước tăng trưởng đa ̣t 83,2%, cao hơn hẳn so với mức 77,1% toàn ngành do doanh số cho vay tăng ít trong khi doanh số thu nợ tăng mạnh. Tuy nhiên, năm 2014, chỉ tiêu này chỉ đạt 80,54% và thấp hơn hẳn mức 86,58% toàn ngân hàng do doanh số cho vay tăng nhanh. Tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt khá cao nhưng chưa triê ̣t để , dao động quanh mức 87% mỗi năm và tăng lên 89% năm 2014. Tỷ lệ thu lãi tăng đều qua các năm và luôn đạt mức cao, từ 97,6% lên 98% và lên tới 98,42% năm 2013 và đạt trên 125% năm 2014 do công tác đôn đốc thu hồi lãi hàng tháng và lãi tồn chương trình HSSV, cho vay hộ nghèo xây nhà ở thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ dư nợ/ tổng nguồn vốn đạt mức rất cao, trên 99% hàng năm và không có biến động nhiều.Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay tăng mạnh vào năm 2012 từ mức chỉ 4,2% lên tới 15,67% năm 2012, cao hơn nhiều so với mức 4,4% toàn ngành và chững lại vào năm 2013 khi tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt 5,1%và tăng mạnh trở lại lên 18,34% năm 2014, cao hơn mức 15% toàn ngành do năm 2014 nhu cầu vay vốn tăng mạnh so với năm 2013 do những điều chỉnh về lãi suất cho vay và mức vay phù hợp hơn với tình hình kinh tế, xã hội. Vòng quay vốn tín dụng không có sự thay đổi nhiều qua các năm. Chi nhánh đạt 0,35 vòng năm 2011 và 2012 và năm 2013, 2014 là 0,37 vòng cho thấy cơ cấu cho vay tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội chủ yếu là cho vay trung và dài hạn. (iv) Công tác ủy thác cho vay qua các Tổ chức Chính trị - Xã hội tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: - Dư nợ ủy thác qua các Tổ chức Hội: 74 BẢNG 4.8: TÌNH HÌNH DƢ NỢ CHO VAY ỦY THÁC Tổng dư nợ ủy thác qua các Tổ chức hội Hội Nông Dân Hội Phụ nữ Hội Cựu Chiến Binh Đoàn Thanh niên Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ trọng tăng (tỷ đồng) (%) trƣởng (%) Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ trọng tăng (tỷ (%) trƣởng đồng) (%) Tỷ lệ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ trọng tăng Dƣ nợ Tỷ trọng tăng (tỷ (%) trƣởng (tỷ đồng) (%) trƣởng đồng) (%) (%) 3.225,9 100,00% 3.327,0 100,00% 3,13% 2.984,2 100,0% 8,67% 886,7 1.733,8 291,6 72,2 29,7% 58,1% 9,8% 2,4% 7,90% 9,53% 6,11% 8,38% Năm 2013 8,10% 961,9 29,82% 8,48% 1.010,1 1855,4 57,52% 7,01% 1.889,1 326,9 10,13% 12,11% 342,0 81,7 2,53% 13,19% 85,8 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ 30,36% 56,78% 10,28% 2,58% Năm 2014 5,00% 1,81% 4,62% 5,26% 3.636,9 100,00% 9,31% 1.112,9 2.031,9 400,06 92,04 30,60% 55,87% 11,01% 2,52% 10,18% 7,56% 16,98% 7,27% BẢNG 4.9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CHO VAY ỦY THÁC Năm 2011 Năm 2012 Nợ Nợ Dƣ nợ quá Tỷ Tăng/ Dƣ nợ quá Tỷ (tỷ hạn trọng giảm (tỷ hạn trọng đồng) (tỷ (%) (%) đồng) (tỷ (%) đồng) đồng) Tổng dư nợ ủy thác qua các Tổ chức hội Hội Nông Dân Hội Phụ nữ Hội Cựu Chiến Binh Đoàn Thanh niên Năm 2013 Nợ Tăng/ Dƣ nợ quá Tỷ giảm (tỷ hạn trọng (%) đồng) (tỷ (%) đồng) Tăng/ giảm (%) Năm 2014 Nợ Dƣ nợ quá Tỷ (tỷ hạn trọng đồng) (tỷ (%) đồng) Tăng/ giảm (%) 2.984,3 11,61 0,39% 39,21% 3.225,9 9,56 0,30% -17,66% 3.327,0 8,1 0,24% -15,27% 3.636,9 4.517 0,12% -44,23% 886,7 4,75 0,54% 51,76% 961,9 3,70 0,38% -22,11% 1.010,1 1.733,8 5,53 0,32% 39,29% 1.855,4 4,70 0,25% -15,01% 1.889,1 2,9 3,7 0,29% -21,62% 1.112,9 1,8 0,20% -21,28% 2.031,9 2,2 0,16% -37,93% 0,11% -40,54% 291,6 0,95 0,33% 15,85% 326,9 0,84 0,26% -11,58% 342,0 72,2 0,38 0,53% -9,52% 81,7 0,32 0,39% -15,79% 85,8 0,232 0,27% -27,50% 92,04 0,178 0,19% -23,28% Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ 75 0,638 0,19% -24,05% 400,06 0,339 0,085% -46,87% Hình 4.7: Tình hình dƣ nợ cho vay ủy thác Hội Nông Dân Hội Phụ Nữ Hội Cựu Chiến Binh Đoàn Thanh niên 92.04 400.06 81.7 326.9 86 342 1855.4 1889 886.7 961.9 1010 1112.9 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 72.2 291.6 1733.8 2031.9 Hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cho vay đến hộ nghèo và các ĐTCS khác được triển khai bằng hình thức cho vay trực tiếp hoặc cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó cho vay ủy thác qua các tổ chức hội chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2011, dư nợ cho vay ủy thác qua các tổ chức hội chiếm tới 83,96%, năm 2012 chiếm 80,76%, năm 2013 chiếm 77,37% và năm 2014 chiếm 77,03% tổng dư nợ. Có thể thấy, công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức hội đóng vay trò quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Trong 4 tổ chức hội nhận ủy thác, cho vay ủy thác qua hội phụ nữ chiếm tỷ trọng lớn, trung bình khoảng 57% tổng dư nợ cho vay ủy thác. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ hội phụ nữ hiện giảm nhẹ, thể hiện sự tăng trưởng dư nợ ở các tổ chức hội khác.Hội nông dân nhận ủy thác cho vay nhiều thứ 2 sau hội phụ nữ. Dư nợ ủy thác qua hội nông dân đạt 886,7 tỷ vào năm 2011, chiếm 29,7% tổng dư nợ cho vay ủy thác năm 2011. Đến năm 2014 dư nợ ủy thác qua hội nông dân đã tăng lên 1.112,9 tỷ, chiếm 30,6% so với mức 29,7% năm 2011. Dư nợ ủy thác qua Hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên chưa nhiều, chiếm tỷ trọng khá thấp. Dư nợ Hội cựu chiến binh chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ các năm, dư nợ Đoàn thanh niên chiếm 76 khoảng 2,5% các năm. Tuy dư nợ cả 2 tổ chức hội vẫn đang tăng trưởng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng chưa nhiều. Năm 2013 tăng trưởng dư nợ Hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên chỉ đạt 4,62% và 5,26% so với năm 2012 nhưng có tăng trưởng đáng kể năm 2014, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 16,98% và 7,27% so với năm 2013.Tuy nhiên, xét tỷ trọng dư nợ của hội CCB và ĐTN thì mức tăng này chưa đáng kể. - Hiệu quả hoạt động ủy thác: Hình 4.8: Cơ cấu nợ quá hạn cho vay ủy thác Hội Nông Dân Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Hội Phụ Nữ 1.8 2.2 2.9 Hội Cựu Chiến Binh Đoàn Thanh Niên 0.178 0.339 0.232 0.638 3.7 3.7 4.7 4.75 0.84 0.32 5.53 0.95 0.38 Nợ quá hạn cho vay ủy thác qua các tổ chức hội sau khi tăng khá mạnh vào năm 2011 đã bắt đầu có xu hướng giảm triệt để.Năm 2011, nợ quá hạn hội nông dân, hội phụ nữ và hội cựu chiến binh tăng khá mạnh so với năm 2010. Nợ quá hạn Hội nông dân tăng 51,76%, Hội phụ nữ tăng 39,29% và hội cựu chiến binh tăng 15,85%. Đoàn thanh niên giảm 9,52% nhưng mức giảm chưa nhiều. Sang năm 2012, nợ quá hạn cho vay ủy thác qua các tổ chức hội giảm được 17,66%, trong đó nợ quá hạn Hội nông dân giảm 22,11%, Hội phụ nữ giảm 15,01%, hội cựu chiến binh giảm 11,58% và đoàn thanh niên giảm 15,79%. Đến năm 2013, nợ quá hạn tiếp tục giảm mạnh với tốc độ giảm nợ quá hạn của mỗi tổ chức hội đạt trung bình trên 20% so với năm 2012. Năm 2014, nợ quá hạn chỉ còn chiếm 0,12% tổng dư nợ ủy thác, giảm 61,09% so với năm 2011. Nợ quá hạn giảm cho thấy công tác đôn đốc 77 thu hồi nợ quá hạn ngày càng được chú trọng, đồng thời, Chính phủ cũng quan tâm và xử lý những món nợ rủi ro chưa có khả năng trả nợ. b. Hiệu quả xã hội của sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi: Mục tiêu của nguồn vốn tín dụng ưu đãi là để NHCSXH cho vay tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đạt được hiệu quả xã hội đúng như định hướng hoạt động của NHCSXH nói riêng và chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung. Để đạt được hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi, theo quy định của Chính phủ, NHCSXH sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình tín dụng khác nhau, mỗi chương trình quy định đối tượng cũng như các điều kiện liên quan đến món vay ưu đãi. Qua từng món vay theo từng chương trình, từng đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà ở, học sinh sinh viên được thêm cơ hội đến trường... và từng bước thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. 78 BẢNG4.10: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI THEO CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY Năm 2011 Năm 2012 Tổng dƣ nợ Tỷ lệ tăng Dƣ nợ trƣởng (tỷ đồng) (%) 3.554,449 100% 10,20% 3.994,254 Cho vay hộ nghèo 1.222,783 34,40% Tiêu chí Cho vay HộCận nghèo Cho vay Giải quyết việc làm Nguồn TW Dƣ nợ (tỷ đồng) - Tỷ lệ (%) 0,00% 1,60% 100% 1.362,462 34,11% Tỷ lệ tăng Dƣ nợ trƣởng (tỷ đồng) (%) 12,37% 4.299,952 Tỷ lệ (%) 100% Năm 2014 Tỷ lệ tăng Dƣ nợ trƣởng (tỷ đồng) (%) 7,65% 4.721,343 11,42% 1.166,242 27,12% -14,40% 486,181 19,23% -22,14% 721,762 20,31% 18,76% 914,203 22,89% 26,66% 1.056,788 24,58% 15,60% 1.188,132 25,17% 12,43% 184,517 158,844 3,98% -13,91% 156,684 3,64% -1,36% 3,34% 0,55% Nguồn TP 537,245 15,11% 23,52% 755,359 18,91% 40,60% Cho vay HSSV có 1.041,972 29,31% 13,40% 1.001,109 25,06% -3,92% HCKK Cho vay NS&VSMTNT 427,288 12,02% 20,55% 539,601 13,51% 26,29% Cho vay hộ SXKD vùng 60,633 1,71% 0,76% 75,613 1,89% 24,71% khó khăn Cho vay DNVVN 25,980 0,73% -7,05% 25,221 0,63% -2,92% (KFW) Cho vay ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước 3,961 0,11% -46,33% 1,865 0,05% -52,92% ngoài Cho vay hỗ trợ hộ nghèo 32,995 0,93% 18,08% 57,730 1,45% 74,97% về nhà ở Cho vay dự án chăn 15,281 0,43% -2,12% 14,675 0,37% -3,97% nuôi bò sinh sản Cho vay thương nhân 1,794 0,05% 0,22% 1,775 0,04% -1,06% vùng khó khăn 900,094 20,93% 19,16% 1.030,580 21,83% 14,50% 838,077 19,49% -16,29% 597,824 12,66% -28,67% 582,336 13,54% 7,92% 782,964 16,58% 34,45% 75,625 1,76% 0,02% 75,617 1,60% -0,01% 23,623 0,55% -6,34% 13,423 0,28% -43,18% 1,387 0,03% -25,63% 1,409 0,03% 1,59% 57,792 1,34% 0,11% 57,267 1,21% -0,91% 10,134 0,24% -30,94% 4,992 0,11% -50,74% 1,767 0,04% -0,45% 1,732 0,04% -1,98% Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ 79 11,31% 100% Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 9,80% 0,00% 6,79% - 907,981 Tỷ lệ (%) - 5,19% - Tỷ lệ (%) Năm 2013 1.090,002 23,09% 124,20% 157,552 Hình 4.9: Tình hình sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi theo các chƣơng trình tín dụng 1,600.000 Hộ nghèo 1,400.000 Hộ cận nghèo 1,200.000 GQVL 1,000.000 HSSV NS&VSMTNT 800.000 Hộ SXKD VKK 600.000 KFW XKLĐ 400.000 Hộ nghèo Nhà ở 200.000 Bò sinh sản Thương nhân VKK 2011 2012 2013 2014 Nhìn vào hệ thống bảng biểu, có thể thấy chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, năm 2011, vốn sử dụng cho vay hộ nghèo chiếm tới 34,4% và tiếp tục tăng trưởng thêm 11,42% vào năm 2012, chiếm 34,11%. Đến năm 2013, cho vay hộ nghèo giảm mạnh, chiếm 27,12% trên tổng dư nợ và tiếp tục giảm 22,14%, chiếm 19,23% năm 2014, thấp hơn nhiều mức 34.22% toàn ngành. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do điều chỉnh những hộ vay vốn trả nợ nhưng đã thoát nghèo sang cho vay hộ cận nghèo, hơn nữa,nhu cầu vốn năm 2013, 2014 giảm so với các năm trước nên dư nợ cho vay hộ nghèo đã giảm tới 14,40%.Đến cuối năm 2014,nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã giúp hơn 94.000 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Bên cạnh chương trình Hộ nghèo thì chương trình cho vay hộ cận nghèo bắt đầu được triển khai áp dụng từ năm 2013, cho vay 486 tỷ đồng với 23.767 hộ, dư nợ bình quân đạt 20,4 triệu đồng/hộ và dư nợ cho vay hộ cận nghèo chiếm tỷ trọng khá cao, 11,31% trên tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ hộ cận nghèo tiếp tục tăng mạnh 124,2% năm 2014, chiếm 23,9% tổng dư nợ. Nhờ có nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ các chương trình cho vay, tính đến cuối năm 2014, theo chuẩn nghèo, cận nghèo của Thành phố Hà Nội, toàn thành phố có 80 34.409 hộ nghèo với 147.589 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 1,91% tổng dân cư, giảm so với mức 4,97% năm 2010; số hộ cận nghèo là 44.639 với 163.616 nhân khẩu, chiếm 2,48% tổng dân số. Chương trình cho vay Giải quyết việc làm chiếm tỷ trọng bình quân trên 21%, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn ngân hàng khoảng 5% và vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các năm, đến năm 2014, dư nợ GQVL đã tăng thêm 64,62% so với năm 2011. Trong đó, GQVL nguồn Địa phương thường cao gấp 3 nguồn Trung ương. Dư nợ GQVL nguồn địa phương có xu hướng tăng trưởng đều và nhanh qua các năm, trong khi đó, nguồn trung ương thì giảm dần. Năm 2014, GQVL nguồn Trung ương đã giảm 14,61%, trong khi đó nguồn địa phương tăng 91,82% so với năm 2011. Đến cuối năm 2014, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần tạo việc làm cho hơn 165.000 lao động trên toàn thành phố. Chương trình cho vay HSSV có HCKK vốn chiếm tỷ trọng cao, chỉ sau chương trình cho vay hộ nghèo, tuy nhiên tỷ trọng cho vay HSSV có xu hướng giảm dần. Năm 2014, dư nợ cho vay HSSV giảm 444.148 tỷ đồng, tỷ trọng trên tổng dư nợ giảm từ 29,31% xuống còn 12,66% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm dư nợ này là do công tác thu hồi nợ theo phân kỳ và nợ đến hạn cuối kỳ của Chi nhánh khá tốt, ngoài ra, các hộ vay còn trả nợ trước hạn nhiều trong khi nhu cầu vay vốn năm 2013, 2014 giảm so với năm 2012, 2011.Cho đến cuối năm 2012, nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng cho vay HSSV có HCKK đã tạo điều kiện cho hơn 296.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn dược vay vốn để được đến trường và trang trải chi phí học tập. Chương trình cho vay NS&VSMTNT cũng chiếm tỷ trọng lớn so với các chương trình khác, trên 12% các năm và có xu hướng tăng trưởng khá ổn định. Riêng năm 2013, tốc độ tăng trưởng dư nợ NS&VSMTNT có chững lại so với các năm trước, tăng trưởng chỉ đạt 7,92%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng năm 2011 và 2012. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này đạt 100% kế hoạch dư nợ nên có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu vay vốn năm 2013 giảm so với các năm trước. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng dư nợ NS&VSMTNT tăng mạnh 34,14%, chiếm 16,58% tổng dư nợ do từ năm 2014, chương trình NS&VSMTNT được phép 81 cho vay tái sau khi đáo hạn với mức vay cao hơn và lãi suất thấp hơn để hộ vay được sửa chữa những công trình cũ hỏng, xuống cấp nên nhu cầu vay vốn tăng mạnh.Từ năm 2011 đến 2014, thông qua chương trình cho vay NS&VSMTNT, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã hỗ trợ xây dựng và cải tạo hơn 235.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn. Ngoài các chương trình tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nói trên, nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng được sử dụng để cho vay qua nhiều chương trình khác.Chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn và cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tuy chiếm tỷ trọng thấp, chỉ khoảng 1% tổng dư nợ nhưng hiện vẫn tăng trưởng qua các năm mặc dù mức tăng không nhiều. Các chương trình còn lại như cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay dự án chăn nuôi bò sinh sản, cho vay các ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay thương nhân vùng khó khăn đều có xu hướng giảm cả về dư nợ và tỷ trọng trên tổng dư nợ. Nguyên nhân do những chương trình này chỉ áp dụng được ở những vùng khó khăn theo quy định và càng những năm gần đây khu vực khó khăn càng giảm dần. Ngoài ra, các chương trình như XKLĐ cũng chỉ có thể cho vay với từng đối tượng nhất định như những người có công với cách mạng, con thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo....Trong khi đó, những đối tượng này sau khi triển khai cho vay thì không còn lại nhiều và ngày càng ít do kinh tế xã hội phát triển cũng như chủ trương xây dựng nông thôn mới giúp nhiều bà con thoát nghèo. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn tín dụng ưu đãi chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 4,97% năm 2010 xuống 1,91% năm 2014, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi cơ bản nhận thức từ việc cấp không, cho không sang vay vốn có hoàn trả, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng vốn. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội: 4.3.1. Những mặt đã đạt đƣợc: 82 4.3.1.1. Hiệu quả kinh tế: - Thứ nhất, về mặt nguồn vốn: Nguồn vốn tín dụng nhìn chung gia tăng không ngừng do NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã bám sát các chỉ tiêu kế hoạch được giao và chủ động xây dựng kế hoạch vay vốn, tranh thủ nguồn vốn Trung ương chuyển về, nguồn vốn ủy thác đầu tư, tập trung huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân tại địa phương, động viên hộ vay gửi tiết kiệm và tranh thủ sự quan tâm của các cấp chính quyền. Hoạt động huy động tiết kiệm từ Tổ TK&VV bắt đầu có sự khởi sắc đã giúp tạo cho người vay có thói quen tiết kiệm trong chi tiêu để tạo vốn tự có, làm quen dần với dịch vụ tài chính ngân hàng, giúp tăng thêm nguồn vốn cho vay 2 chương trình là cho vay hộ nghèo và cho vay NSVSMTNT đồng thời khoản tiết kiệm này cũng là một khoản dự phòng hỗ trợ cho người vay khi món vay đến hạn. NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã tranh thủ triệt để sự quan tâm của các cấp chính quyền, chính quyền địa phương để gia tăng nguồn vốn ủy thác địa phương hàng năm. - Thứ hai, về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ: Tăng trưởng nguồn vốn ổn định đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay, tăng trưởng dư nợ tương đối ổn định qua các năm. Cơ cấu dư nợ ngày càng đa dạng với nhiều chương trình tín dụng, giảm sự tập trung dư nợ vào một số chương trình chính. - Thứ ba, về tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp và giảm trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do Chi nhánh đã tích cực phối hợp với Hội đoàn thể để xử lý đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn bằng nhiều biện pháp. - Thứ tư, về hiệu quả sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn tương đối hiệu quả thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số thu lãi cao cho thấy hiệu quả của công tác cho vay ủy thác qua các tổ chức hội cũng như cho vay trực tiếp. Tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn luôn đạt trên 99% cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn tương đối cao, sử dụng triệt để và không để tồn đọng vốn, đáp ứng đẩy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của 83 khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng xấp xỉ 0,34 đến 0,37 vòng một năm cho thấy chi nhánh thiên về tín dụng trung và dài hạn, phù hợp với các chương trình triển khai theo quy định của Chính phủ cũng như phù hợp với nguồn vốn huy động và nhận ủy thác chủ yếu là dài hạn. 4.3.1.2. Hiệu quả xã hội: - Công tác an sinh xã hội, cho vay tín dụng ưu đãi luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm chưa phục hồi, lãi suất thị trường nói chung có xu hướng đi xuống để khuyến khích tăng trưởng tín dụng, Chính phủ đã có những điều chỉnh về mặt lãi suất và mức cho vay đối với một số chương trình cho phù hợp với thực tế. Từ năm 2014, mức cho vay tối đa chương trình cho vay hộ nghèo được nâng lên 50 triệu đồng, cao hơn so với mức 30 triệu đồng trước đó, cho vay NS&VSMTNT tối đa 6 triệu đồng/công trình. Ngoài ra, mức lãi suất cho vay các chương trình đều được điều chỉnh giảm từ 0.05% đến 0.1% so với mức cũ. - Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được phân bổ sử dụng cho nhiều chương trình tín dụng khác nhau, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố xuống 1,91% năm 2014 so với mức 4,97% năm 2010. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã tạo thêm 165.000 việc làm mới cho lao động toàn thành phố, hỗ trợ cho 296.000 HSSV được vay vốn đi học, xây mới và cải tạo hơn 235.000 công trình nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. - Mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp, hoạt động ủy thác hiệu quả đem vốn ưu đãi đến với người vay thuận tiện hơn, hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội. 4.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo chủ trương an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải chịu áp lực về lợi nhuận kinh doanh nên không thể tránh khỏi những tồn tại làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Đối với NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, ngoài những mặt đã đạt được trong suốt 4 năm gần đây thì những hạn chế vẫn còn tồn đọng. 84 4.3.2.1. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế: - Một là, huy động vốn còn bị động do hoạt động không theo cơ chế thị trường nên kém cạnh tranh về mặt lãi suất và tính đa dạng về dịch vụ, kém hấp dẫn với các tổ chức kinh tế, dân cư, đồng thời tiết kiệm từ hộ vay chỉ ở mức nhỏ lẻ và chưa có vai trò thực sự quan trọng trong tổng vốn huy động.Nguyên nhân của hạn chế này là do hoạt động của NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng chịu sự chi phối chặt chẽ bởi các quy định của Chính phủ, đồng thời, NHCSXH cho vay với mức lãi suất thấp hơn so với các NHTM thông thường, nếu huy động vốn theo lãi suất thị trường thì vấn đề chênh lệch lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm cho NHCSXH. Bên cạnh đó, nguyên tắc huy động vốn của NHCSXH chú trọng vào các nguồn vốn không tốn hoặc tốn ít chi phí.Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn thường bị lệ thuộc vào cơ chế cấp phát của Ngân sách nhà nước cũng như Chính quyền địa phương. - Hai là, tỷ lệ nợ quá giảm nhưng không đáng kể và không bền vững, tỷ lệ nợ khoanh tăng do chưa có cơ chế thích hợp trong việc ràng buộc, đôn đốc thu hồi nợ, công tác thẩm định, kiểm tra còn nhiều bất cập, phối hợp với tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ.Ngoài ra, một số đơn vị chưa chủ động nắm bắt, đôn đốc xử lý nợ đến hạn làm phát sinh nợ quá hạn. Việc kiểm soát chất lượng tín dụng còn mang tính đối phó, mang tính xử lý như cho gia hạn nợ, cho vay lại...mà nguyên nhân chủ yếu do các đối tượng vay vốn của Chi nhánh chủ yếu là các đối tượng đặc biệt có hoàn cảnh khó khăn hoặc dân trí chưa cao nên việc giảm nợ quá hạn chưa thực chất và chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng của đơn vị. - Ba là, một trong những chi phí lớn nhất của hoạt động sử dụng vốn là chi phí ủy thác và hoa hồng đội lên cao từ năm 2013 do ảnh hưởng của văn bản mới quy định chi hoa hồng trên lãi thực thu. Như vậy, một đồng vốn tín dụng ưu đãi cho vay và thu gốc, lãi về phải chịu chi phí hoa hồng ủy thác trên cả dư nợ và trên lãi thực thu. Vì thế dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng khiến cho hoạt động sử dụng vốn giảm tính hiệu quả. 85 - Bốn là, cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn kém hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn HSSV cao cho thấy khả năng thu hồi vốn gốc và lãi thấp hơn hẳn các chương trình khác. Nguyên nhân là do thời hạn cho vay dài, hộ vay chưa hiểu về giai đoạn ân hạn, chưa có cơ chế ràng buộc hộ vay trả nợ sau khi sinh viên ra trường, hoạt động cho vay dựa trên tín chấp ủy thác qua các Tổ chức Chính trị - xã hội nên cơ chế ràng buộc hộ vay trả nợ vẫn dựa trên đôn đốc và động viên. Ngoài ra, Chi nhánh chưa thực hiện thu lãi HSSV đều hàng tháng cũng như thu nợ gốc đều theo phân kỳ dẫn tới việc các món vay trở thành gánh nặng lớn đối với người vay khi đến hạn. - Sáu là, hiệu quả sử dụng vốn dưới hình thức cho vay trực tiếp chưa cao, đặc biệt ở chương trình cho vay GQVL nguồn trung ương có tỷ lệ nợ quá hạn cao trên tổng nợ quá hạn GQVL. Trong đó, cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở SXKD trên địa bàn bị chuyển nợ quá hạn như hệ thống văn bản, biểu mẫu, quy đinh, hướng dẫn của NHCSXH còn chưa chặt chẽ, trình độ và khả năng thẩm định dư án của cán bộ, quá trình kiểm tra sau vay và giám sát, đôn đốc thu hồi nợ chưa sát sao.... 4.3.2.2. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội: - Một là, xảy ra tình trạng cho vay sai đối tượng do trách nhiệm xác định đối tượng của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo và hệ thống quy định, hướng dẫn của NHCSXH chưa chặt chẽ. Ngoài ra, tình trạng cho vay chồng chéo, vay trùng chương trình, vay vượt mức cho vay tối đa, sử dụng vốn chưa đúng mục đích, chiếm dụng vốn, thu phí của hộ vay vẫn xảy ra ở một số nơi trên địa bàn do hoạt động của cấp tổ TK&VV chưa đúng quy định, đặc biệt là khâu bình xét cho vay chưa đảm bảo công khai, dân chủ, khâu kiểm tra sử dụng vốn sau vay chưa được sát sao, chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả xã hội của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của người vay. - Hai là, tăng trưởng dư nợ từng chương trình chưa ổn định, chương trình cho vay HSSV dư nợ giảm mạnh do các nguyên nhân về quy định hành chính, thời vụ hoặc nguồn vốn. Cụ thể, đối tượng hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo và những hộ vay có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm tại khu vực đô thị hóa, chuyển đổi cơ 86 cấu kinh tế, mất đất sản xuất...vẫn còn rất lớn nhưng nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, tại một ít nơi, câp ủy và ban đại diện HĐQT cấp huyện chưa thực sự quan tâm, sâu sát đến hoạt động tín dụng chính sách, chưa quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay trên địa bàn đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra, UBND cấp xã chưa kịp thời bổ sung danh sách hộ nghèo phát sinh trong kỳ để xác nhận cho vay vốn tín dụng ưu đãi kịp thời. Bên cạnh đó, do đặc thù tín dụng ưu đãi chủ yếu cho vay các đối tượng đặc biệt và chủ yếu để phát triển nông thôn, chăn nuôi, trồng trọt, vì vậy, yếu tố thời vụ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng ưu đãi, nếu thiên tai địch họa xảy đến thì nguồn vốn tín dụng ưu đãi bị suy giảm hiệu quả rất lớn cả về mặt kinh tế phía ngân hàng và hiệu quả xã hội do người vay bị thiệt hại không trả được hết nợ. Ngoải ra, cấp tổ TK&VV chưa nhiệt tình nhận ủy thác cho vay HSSV do chương trình có thời hạn cho vay dài. - Ba là, hiệu quả xã hội của đồng vốn tín dụng cũng như tăng trưởng tín dụng chưa có bước đột phá do mức cho vay, lãi suất cho vay và những đối tượng được vay vốn bị quy định chặt chẽ, khó thay đổi linh hoạt theo nhu cầu hiện hành. Cụ thể, chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn hiện nay thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân, tuy nhiên, những đối tượng được vay chương trình này chỉ là những hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc những hộ khó khăn đột xuất về tài chính như gặp thiên tai, địch họa, bệnh tật....trong khi đó, có nhiều hộ gia đình làm nông nghiệp, hoàn cảnh khó khăn, có nhiểu HSSV đang ăn học nhưng không thuộc đối tượng để được vay vốn cho HSSV đi học. Ngoài ra, mức vốn vay một số chương trình quá thấp và không còn phù hợp với chi phí như cho vay xuất khẩu lao động tối đa 30 triệu đồng, cho vay giải quyết việc làm để thu hút một lao động là 20 triệu đồng, đối với nhiều ngành nghề, mức đầu tư này quá thấp. 87 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI 5.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: Trong bối cảnh kinh tế, xã hội không ngừng biến động cũng như vấn đề về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ngày càng được chú trọng, ngày 10/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 852/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020 tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của NHCSXH. Hòa trong hoạt động và phát triển chung của toàn Ngân hàng, Chi nhánh Hà Nội đã và đang xây dựng những định hướng hoạt động cho giai đoạn sắp tới nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn NHCSXH và phát triển được những tiềm lực sẵn có của chi nhánh. Một số định hướng phát triển chính của NHCSXH Hà Nội: a) Về đối tượng cho vay: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội tiếp tục phục vụ các đối tượng khách hàng theo quy địnhn của Chính phủ, đặc biệt chú trọng vào các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách như Hội người khuyết tật, Hội người mù tại các huyện ngoại thành. b) Về nguồn vốn huy động: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội xác định phương hướng nhiệm vụ tăng trưởng nguồn vốn theo kế hoạch bao gồm nguồn vốn do Nhà nước cấp phát, ngườn vốn huy động theo lãi suất thị trường và nguồn vốn nhận ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương để tăng cường sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi vì an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. c) Về hoạt động sử dụng vốn: đẩy mạnh bám sát chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động sử dụng vốn nhằm tối đa hóa hiệu quả, thu hồi nợ đến hạn kịp thời và xử lý nợ rủi ro theo đúng quy định. Chi nhánh chủ động xây dựng các phương án trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, duy trì và đạt mức tối ưu các chỉ tiêu tài chính nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 88 d) Về hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội: tăng cường kiểm tra giám sát tình hình ủy thác và chất lượng hoạt động tổ, thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các ban quản lý tổ TK&VV khi có những thay đổi điều chỉnh về chính sách tín dụng ưu đãi, tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung các chương trình tín dụng cho người dân, thực hiện tốt công tác kiện toàn tổ TK&VV cũng như tăng cường vai trò của các Tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền địa phương và ban đại diện HĐQT cấp các cấp. e) Về cơ chế tài chính: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội chủ động xây dựng phương án thực hiện cơ chế khoán tài chính ổn định trong từng giai đoạn, đề xuất cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất sao cho phù hợp phát huy tính chủ động và đảm bảo hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh, đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động theo đúng chế độ và đảm bảo quyền lợi của đội ngũ cán bộ, viên chức lao động trên toàn chi nhánh. f) Về công tác quản trị ngân hàng: Toàn chi nhánh tăng cường hoạt động tham mưu cho ban đại diện HĐQT các cấp, tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội các cấp cũng như hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức hội, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát của ban đại diện HĐQT các cấp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ TK&VV trên toàn thành phố, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. g) Về phát triển nguồn nhân lực NHCSXH Chi nhánh Hà Nội không ngừng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đồng thời đảm bảo các chế độ lao động cho người lao động, đặc biệt là các lao động nữ. h) Về cơ sở hạ tầng hoạt động : - Chi nhánh Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa tin học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ của NHCSXH Hà Nội cho phù hợp với phương thức hoạt động cũng như tăng cường thuận tiện trong công tác tổng hợp số liệu báo cáo. 89 5.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: 5.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: 5.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tín dụng ưu đãi: Với mục tiêu an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng ưu đãi được hình thành từ sự ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Trong đó, nguồn vốn do Ngân sách nhà nước cấp phát theo lộ trình chiếm đa số. Tuy nhiên, đi đôi với hoạt động an sinh, ổn định xã hội thì thực tế hiện nay nền kinh tế quốc gia đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng, chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Vì vậy, để góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH Chi nhánh Hà Nội nói riêng cần có những bước chủ động duy trì và phát triển quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Để chủ động bảo tồn và mở rộng quy mô vốn, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội nghiên cứu hoàn thiện cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tăng cường tầm quan trọng của huy động vốn bên cạnh việc sử dụng vốn để cho vay, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng phòng giao dịch để đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn từ huy động theo lãi suất thị trường bám sát kế hoạch đã đề ra và đảm bảo nguyên tắc huy động tối đa nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi suất hoặc lãi suất thấp, sau đó huy động vốn theo lãi suất thị trường và lãi suất huy động áp dụng không được cao hơn lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM Nhà nước trên cùng địa bàn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác vận động tuyên truyền về lợi ích của tiền gửi tiết kiệm tại Tổ TK&VV cho hộ vay để hộ vay không chỉ hình thành thói quen tiết kiệm mà còn tăng cường nguồn vốn cho Chi nhánh. Ngoài ra, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội cũng cần tăng cường công tác tham mưu về nguồn vốn đầu tư ủy thác địa phương để tranh thủ sự ủng hộ của Chính quyền địa phương, tăng nguồn vốn cho vay. 5.2.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng: - Tăng cường dự báo nợ quá hạn: 90 Hiện nay, nợ quá hạn phải chịu mức lãi suất 130% so với lãi suất trong hạn. Việc áp dụng mức lãi suất quá hạn cao để tăng trách nhiệm trả nợ của người vay là điều bình thường trong hoạt động cho vay, tuy nhiên, đối với hoạt động tín dụng ưu đãi cho vay những đối tượng khách hàng đặc thù thì việc áp dụng mức lãi suất quá hạn cao chưa chắc đã đảm bảo trách nhiệm trả nợ và khả năng thu hồi nợ. Chính vì vậy, NHCSXH cần phải tăng cường khả năng dự báo, đánh giá khả năng thu hồi nợ đến hạn, cảnh báo sớm và xây dựng các phương án xử lý cho phù hợp với từng loại rủi ro theo hướng đôn đốc thu hồi triệt để cũng như trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hợp lý. - Xử lý nợ rủi ro: Đối với những món nợ xấu muốn xử lý rủi ro sau khi đã tận thu mọi nguồn trả nợ thì cần tuân theo một quy trình xử lý nợ rủi ro tương đối phức tạp và lâu dài, trong khi đó, hoạt động kinh tế là không thể ngừng. Bởi vậy, NHCSXH cần phải chú ý hoàn thiện cơ chế quản lý và xử lý nợ rủi ro nhằm mục tiêu giảm thiểu nợ xấu và nợ cần xử lý rủi ro để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cũng như giảm chi ngân sách nhà nước. Cần xác định rõ nguyên nhân nợ rủi ro và đảm bảo việc xử lý nợ rủi ro, khoanh nợ, xóa nợ đúng theo quy định của Chính phủ để giảm thiểu tăng chi Ngân sách nhà nước và có lợi ích nhất đối với những hộ vay thực sự khó khăn. - Tăng cường cơ chế ràng buộc trong cho vay đối với chương trình cho vay HSSV có HCKK: đây là chương trình cho vay dài hạn, lãi và gốc vay chỉ phải trả sau khi sinh viên ra trường, xin được việc làm, vì vậy mức độ rủi ro của chương trình này khá cao. Chính vì thế, cần có cơ chế ràng buộc hộ gia đình hoặc sinh viên, đăc biệt là trường hợp cho vay HSSV mồ côi như phối hợp với trường học nơi HSSV theo học, phối hợp với chính quyền địa phương hoặc phối hợp với cơ quan nơi HSSV công tác trong những trường hợp nợ xấu để nâng cao ý thức trả nợ của hộ vay, có thể giảm nợ xấu HSSV mà vẫn tăng trưởng bền vững quy mô dư nợ HSSV. 5.2.1.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng: 91 NHCSXH hoàn thiện quy trình cấp tín dụng dựa trên quy định của Nhà nước và áp dụng một cách đơn giản hóa, tạo điều kiên thuận lợi tối đa cho người vay, đồng thời tăng cường công tác ủy thác cho vay qua các Tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu bổ sung và thay đổi một số điểm trong quy trình tín dụng như: - Bổ sung các điều kiện ưu đãi đối với hộ vay: Hiện nay, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với người dân với rất nhiều ưu đãi đặc biệt như không cần tài sản thế chấp, không mất chi phí làm thủ tục vay vốn, quy trình thủ tục vay vốn khá đơn giản và thuận lợi tạo điều kiện tối đa cho người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện đại hóa, vai trò của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật ngày càng quan trọng. Để hoạt động sử dụng vốn tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả cao hơn, cần nghiên cứu bổ sung thêm những điều kiện ưu đãi khi vay vốn cho người vay để khuyến khích người vay áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới, các phương thức sản xuất mới vào sản xuất kinh doanh, trồng trọt chăn nuôi để tạo ra được các bước đột phá về năng suất và sản lượng, từ đó tăng cường hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi. - Hoàn thiện hệ thống biểu mẫu, quy định, hướng dẫn các chương trình cho vay, giảm thiểu thủ tục đối với các chương trình cho vay DNVVN hoặc cho vay GQVL đối với cơ sở SXKD tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, các doanh nghiệp ở nông thôn, vùng khó khăn trên địa bàn có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phối hợp với chính quyền địa phương và Hội đoàn thể trong suốt quy trình cho vay, từ giai đoạn thẩm định trươc cho vay và kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cho vay cũng như đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ quá hạn để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. - Đề xuất, tham mưu với Hội đồng quản trị về việc trích hoa hồng chỉ nên trích trên dư nợ hoặc trên lãi thực thu, tránh tình trạng hiện nay trích chồng chéo gây ảnh hưởng đáng kể đến tài chính của NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng. 5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: 92 5.2.2.1. Nghiên cứu đề xuất quy định áp dụng mức lãi suất và cho vay linh hoạt trong hạn mức cho phép: Theo cơ chế hiện nay, Chính phủ quy định mức lãi suất và mức vay cho từng chương trình tín dụng của NHCSXH theo từng thời kỳ và thực hiện thống nhất trong cả nước. Việc thực hiện cơ chế như trên trên lý thuyết sẽ đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các vùng miền, giữa các khu vực trên cả nước. Tuy nhiên, do đặc thù khác biệt giữa các vùng miền cũng như sự khác nhau trong quy định chuẩn nghèo, cận nghèo của Chính phủ khiến cho việc áp dụng các chương trình này ở những địa bàn khác nhau như nông thôn, đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về thu nhập và chi phí hoạt động tại các vùng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế suy thoái, chưa có nhiều khởi sắc và mặt bằng chung lãi suất trên thị trường là tương đối thấp và tăng giảm linh hoạt, mức lãi suất do Thủ tướng Chính phủ quy định theo thời kỳ đôi khi sẽ trở nên cứng nhắc và phản ứng chậm với những thay đổi của thị trường. Cụ thể, trong suốt giai đoạn 20112013, lãi suất cho vay ưu đãi tại NHCSXH tương đối cao so với mặt bằng lãi suất cho vay nói chung trên thị trường, cao nhất là 0.9%/tháng và nhu cầu vay vốn giảm thấp đặc biệt trong năm 2013. Sang năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã điều chỉnh lãi suất cho vay giảm và tăng mức cho vay tối đa đối với một vài chương trình như cho vay hộ nghèo, cho vay NS&VSMTNT, tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì mức lãi suất tối đa 0.8%/tháng vẫn tương đối cao đặc biệt khi Nhà nước đang kích thích tăng trưởng tín dụng và đầu tư để phát triển kinh tế. Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra là NHCSXH Chi nhánh Hà Nội cần nghiên cứu để đề xuất bổ sung quy định cho phép áp dụng mức lãi suất linh hoạt, có thể quy định trần lãi suất và sàn lãi suất để từng đơn vị có quyền tự chủ, NHCSXH tại địa phương tham mưu cho ban đại diện HĐQT cùng cấp quyết định lãi suất và mức cho vay sao cho phù hợp với từng khu vực và tình hình kinh tế nói chung. Ngoài ra cần có cơ chế giám sát để phát hiện và sửa đổi những điểm chưa hợp lý. Đồng thời cũng cần có những quy định về trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm ràng buộc giữa các lãnh đạo NHCSXH trong trường hợp sử dụng vốn sai quy định, không hiệu quả 93 hoặc không phù hợp với thực tế và những nguyên nhân chủ quan khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 5.2.2.2. Thực hiện tốt công tác tham mưu Ban đại diện HĐQT các cấp: Chi nhánh NHCSXH Hà Nội và Ban giám đốc các Phòng giao dịch trên toàn thành phố cần thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Ban đại diện HĐQT các cấp, phối hợp chặt chẽ với các Hội Đoàn thể các cấp để chuẩn hóa từng bước của quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là giai đoạn xác nhận đối tượng và bình xét người vay đủ điều kiện vay của chính quyền và hội đoàn thể cấp xã cũng như cập nhật thường xuyên danh sách hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn quy định. Giai đoạn xác nhận đối tượng vay cũng như số lượng đối tượng nghèo, cận nghèo được bổ sung kịp thời là một trong những giai đoạn đặc biệt quan trọng thể hiện từng đồng vốn tín dụng ưu đãi có đến được với người cần vốn thực sự hay không. Thực hiện tốt công tác này, hoạt động sử dụng vốn sẽ gia tăng hiệu quả do cho vay đúng đối tượng quy định cũng như những hộ vay nghèo, đối tượng chính sách có thể kịp thời được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ngoài ra, Chi nhánh NHCSXH Hà Nội cũng cần tăng cường tham mưu cho Ban đại diện HĐQT các cấp về vấn đề kiểm tra, giám sát tới từng Tổ chức Chính trị - xã hội và tới từng hộ vay để đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng đúng mục đích và nhận định đươc cụ thể hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn thành phố. 5.2.3.Nhóm giải pháp khác: 5.2.3.1. Nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự: a. Nâng caochất lượng nhân sự ngân hàng: Con người là nhân tố trọng tâm quyết định hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Để nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, NHCSXH cần phải có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Nhóm giải pháp cần được áp dụng để xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có chất lượng cần hướng tới năng lực chấp hành và thực hiện nhiệm vụ như sau: - Đào tạo cho cán bộ ngân hàng: 94 Hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đang là một yêu cầu cấp thiết cần được chú trọng và đầu tư đúng mức tại NHCSXH. Theo báo cáo, đến hết năm 2012, trong tổng số hơn 9.000 cán bộ của NHCSXH mới có 135 có trình độ Sau đại học (chiếm khoảng 1,5%); và có tới xấp xỉ 30% trong tổng số cán bộ có trình độ trung cấp. So với mặt bằng chung thì trình độ trung bình xét theo cấp bậc đào tạo của cán bộ tại NHCSXH là tương đối thấp. Trong khi đó,xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi NHCSXH ngày càng phải chú trọng tới việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ để có thể kịp thời nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu trong thời kỳ mới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay toàn hệ thống NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đang đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng. Để thực hiện giải pháp này, NHCSXH nên tập trung thực hiện một số chương trình đào tạo chủ yếu như: Đào tạo cho lãnh đạo quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các chi nhánh, phòng giao dịch có chất lượng tín dụng thấp, trong đó chương trình đào tạo phân theo 02 nhóm đối tượng là nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở và nhóm cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; Đào tạo cho cán bộ mới tuyển dụng. Phương pháp đào tạo cần có sự linh hoạt, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực tập thực tế tại cơ sở, đặt câu hỏi tình huống, thảo luận theo nhóm..., không chỉ đào tạo nghiệp vụ tín dụng ưu đãi mà còn đào tạo về tài chính doanh nghiệp để phục vụ công tác cho vay các doanh nghiệp hoặc cơ sở SXKD, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ viên chức cần được tạo điều kiện tối đa về thời gian, công việc và cần được hỗ trợ kinh phí để tham gia các khóa học nâng cao trình độ như các khóa đào tạo ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng...do các đơn vị khác tổ chức hoặc cử cán bộ cũng như lãnh đạo đi học các chương trình đào tạo sau đại học. - Các chế độ phúc lợi người lao động: cơ chế khoán tài chính, khoán quỹ lương đến các đơn vị cơ sở và người lao động; cơ chế phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi đối với cán bộ, viên chức phải phù hợp với điều kiện tài chính và hoạt động của ngân hàng cũng như năng suất lao động của người lao động để đảm bảo quyền lợi cho toàn thể cán bộ viên chức, tránh tình trạng cào bằng, người lao động nhận 95 phúc lợi như nhau không xét đến tần suất và chất lượng công việc ảnh hưởng tới chất lượng lao động, trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. b. Đào tạo cán bộ hội đoàn thể: Song song với việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngân hàng, để hoạt động có hiệu quả, NHCSXH cần phải tổ chức thêm các khóa đào tạo để bổ sung kiến thức cho đối tượng là cán bộ các tổ chức đoàn thể tham gia các Tổ TK&VV – những người mà hầu hết không có hoặc có ít kiến thức trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng lại đóng vai trò rất lớn trong hoạt động của NHCSXH thông qua cơ chế ủy thác cho vay. Có thể nói rằng, yếu tố con người luôn là yếu tố then chốt để dẫn tới mọi thành công; bản thân mỗi cấp lãnh đạo của NHCSXH cần nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, có như vậy NHCSXH mới có thể đáp ứng được kỳ vọng, thực hiện được trọng trách mà Đảng và Chính phủ giao phó. 5.2.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất và áp dụng công nghệ: Bên cạnh yếu tố về con người, yếu tố cơ sở vật chất như trụ sở làm việc, phương tiện, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi hoạt động của xã hội nói chung và NHCSXH nói riêng. Hơn nữa, phát triển NHCSXH theo định hướng trở thành ngân hàng hiện đại, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 – 2020. Những ngày đầu thành lập, NHCSXH bắt đầu từ “không” trụ sở, “không” nơi giao dịch... mọi hoạt động đều phải dựa vào sự hỗ trợ từ Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng NN&PTNT. Để giải quyết những khó khăn đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 Chỉ thị số 05/2003/CT-TTg ngày 18/3/2003 và số 09/2004/CT-TTg ngày 16/3/2004 trong đó yêu cầu các cấp, các ngành phải bố trí trụ sở có nguồn gốc từ NSNN dôi dư do sắp xếp lại để chuyển giao NHCSXH làm trụ sở; đồng thời, chỉ đạo các địa phương hỗ trợ kinh phí để NHCSXH xây dựng trụ sở, mua sắm phương tiện làm việc. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho NHCSXH rất hạn chế, đến nay, vẫn còn một số phòng giao dịch cấp 96 huyệntrên địa bàn thành phố Hà Nội như Phòng giao dịch Ba Đình-Tây Hồ, PGD Chương Mỹ, PGD Nam Từ Liêm... hiện đang phải đi thuê trụ sở hoặc ở trong trụ sở đã cũ, xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác cũng rất thiếu thốn. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin áp dụng trong ngân hàng còn nhiều bất cập, phần mềm ứng dụng lạc hậu dẫn đến việc chậm trễ, sai sót không đáng có phát sinh trong quá trình xử lý thông tin. Mới đây, trong năm 2013, NHCSXH đã hiện đại hóa hệ thống thông tin, sử dụng phần mềm Intellect Online và chương trình giao dịch xã Intellect Offline để thay thế cho hệ thống thông tin cũ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong giao dịch và tăng cường độ chính xác trong hoạt động hạch toán. Tuy nhiên, chương trình này vẫn còn rất nhiều bất cập, đặc biệt hạn chế về tốc độ truy cập và đồng bộ thông tin, dữ liệu. Trước tình hình đó, để cán bộ có điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng, hoàn thành công tác, NHCSXH cần phải chú trọng hơn nữa tới việc đầu tư xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động. Để có thể thực hiện được giải pháp này, trong bối cảnh NSNN hết sức khó khăn, NHCSXH cần xác định rõ việc đầu tư cơ sở vật chất cho công việc không thể chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí từ NSNN, NHCSXH cần thực hiện các biện pháp triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi còn lãng phí, chưa cấp thiết như các lịch trình tác trong/ngoài nước chưa cần thiết, du lịch nghỉ dưỡng cho các cán bộ cấp lãnh đạo trên toàn hệ thống, các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo...để tạo nguồn kinh phí cho việc đầu tư cơ sở vật chất. Đồng thời, NHCSXH cần tích cực tranh thủ sự ủng hộ và vào cuộc của ban đại diện HĐQT các cấp trong việc xem xét rà soát cấp đất xây dựng trụ sở phòng giao dịch tại những huyện còn thiếu cũng như hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng trụ sở. Ngoài ra, với nguồn lực còn hạn chế như vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất cần chú trọng tới những khu vực có nhiều khó khăn, các huyện ngoại thành, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, hoặc tập trung quá nhiều vào các địa bàn thành phố, đô thị dẫn tới việc mất cân bằng giữa các khu vực. 5.2.3.3. Tăng cường kiểm tra giám sát: 97 Dù có hệ thống chính sách pháp luật rõ ràng, đội ngũ cán bộ chất lượng cao thì cũng khó tránh khỏi những sai sót do nhiều nguyên nhân, từ chủ quan tới khách quan. Bởi vậy, các biện pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát ở nhiều quy mô, cấp độ là hết sức cần thiết để có thể giảm thiểu những sai sót đó. Hiện tại, công tác kiểm tra giám sát hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội có: Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ và công tác kiểm tra kiểm soát liên ngành. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động của toàn chi nhánh để hạn chế tối đa sai sót, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh công tác kiểm soát nội bộ, Ban đại diện HĐQT các cấp hàng năm tổ chức các đợt kiểm tra trên toàn thành phố, đồng thời các thành viên Tổ chức Hội và khối Tổ TK&VV cũng định kỳ và đột suất kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ vay để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bao gồm: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát: Xây dựng kế hoạch thanh tra , kiểm tra định kỳ hàng quý, hàng năm... Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục các sai sót trong quá trình hoạt động. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, giám sát hoạt động ủy thác: Áp dụng mô hình cấp trên giám sát cấp dưới; giám sát chéo giữa các chi nhánh; giám sát trong nội bộ chi nhánh. Mặt khác, do đặc thù của NHCSXH, việc chuyển tải vốn đến người vay chủ yếu bằng phương thức uỷ thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị – xã hội như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Mặt khác, để hạn chế việc bộ máy ngày càng cồng kềnh, các chi phí hoạt động tăng lớn, hiện nay, các Tổ TK&VV thường tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ - là các cán bộ Hội tại cơ sở - để triển khai các chương trình tín dụng của ngân hàng cho các đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, trong số đó, nhiều người là cán bộ đã nghỉ hưu, là nhân dân tại địa phương tham gia các tổ chức Hội và được phân công vào các Tổ TK&VV. Việc sử dụng nguồn nhân lực như trên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng bắt nguồn từ 98 việc thiếu kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ Tổ TK&VV hay thiếu những ràng buộc về mặt pháp lý, trách nhiệm đối với những cá nhân đó. Vì vậy, việc ủy thác nguồn vốn của ngân hàng cho các tổ chức Hội thực hiện cần phải được giám sát thường xuyên và chặt chẽ để hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể có. - Thường xuyên giám sát hoạt động ủy thác: Như đã nêu trên, hệ thống kiểm tra giám sát của NHCSXH đã tương đối hoàn chỉnh, bao gồm kiểm tra giám sát do Ban kiểm soát thực hiện, kiểm tra giám sát của HĐQT và của các tổ chức nhận ủy thác; quá trình kiểm tra giám sát được thực hiện ở tất cả các cấp từ Trung ương, cấp tỉnh cho đến cấp huyện. So với các mô hình ngân hàng thương mại, cơ chế giám sát của NHCSXH có một số ưu thế giúp ngân hàng có thể giảm thiểu những sai sót trong quá trình hoạt động như: Việc giám sát hoạt động của NHCSXH có sự tham gia thường xuyên của lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, cơ quan trung ương, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể (như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước...) – những người vốn có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quản lý nhà nước. Đây là một lợi thế mà không ngân hàng nào khác có được. Tuy nhiên, ngoài ưu thế có được, việc phân công trách nhiệm, phối kết hợp trong hệ thống kiểm tra giám sát của NHCSXH còn chưa rõ ràng, chồng chéo lên nhau dẫn đến việc lãng phí kinh phí tổ chức các đoàn kiểm tra mà hiệu quả của hoạt động kiểm tra giám sát vẫn còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào phát huy được hiệu lực, hiệu quả vai trò giám sát, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động quản lý, điều hành của toàn hệ thống. Để giải quyết vấn đề này, cần phải thiết kế một hệ thống kiểm tra giám sát chung của cả hệ thống quản lý và điều hành và trực tiếp do HĐQT chỉ đạo. Hệ thống này thực hiện hoạt động giám sát kiểm tra theo các Nghị quyết của HĐQT và độc lập với việc điều hành tác nghiệp. Chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ của điều hành tác nghiệp giao cho hệ thống kế toán thực hiện. Đây là một vấn đề lớn cần có một đề án tổng thể trên quan điểm toàn cục và toàn diện để phát huy vai trò giám sát hoạt động cả về chủ trường, chính sách và nghiệp vụ. 5.2.3.4. Tăng cường tuyên truyền, mở rộng hợp tác quốc tế: 99 Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực về quản lý tín dụng nhỏ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.Việc đẩy mạnh quá trình tuyên truyền, giao lưu, hợp tác giúp ngân hàng hội nhập sâu rộng hơn vào hoạt động tài chính vi mô quốc tế, đạt được các mục tiêu về quảng bá hình ảnh và hoạt động, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, cũng như chia sẻ về các bài học kinh nghiệm trong quản lý điều hành.Hơn nữa, tăng cường tuyên truyền, mở rộng hợp tác quốc tế giúp NHCSXH ngày càng khẳng định rõ vai trò trong hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam nói riêng và vị thế trong khu vực và trên thế giới nói chung; củng cố vai trò thành viên trong các hiệp hội và diễn đàn có uy tín về tài chính vi mô và tín dụng nông thôn trong khu vực và trên thế giới như: Hiệp hội Ngân hàng phục vụ người nghèo (BWTP), Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA)..... 5.3. Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: 5.3.1. Kiến nghị với các Cơ quan quản lý các cấp: 5.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH: Để tạo hành lang pháp lý phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện tốt nhất cho NHCSXH thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng, kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với thực tế hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHCSXH như Nghị định số 78/2002/NĐCP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH; các văn bản quy định về việc cho vay đối với các đối tượng theo từng thời kỳ; các văn bản quy định về chuẩn nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác nhằm đảm bảo tín dụng ưu đãi vào từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh tế thực tế, từ đó có thể tối đa hóa hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 100 5.3.1.2. Đảm bảo hỗ trợ hoạt động của NHCSXH: Trong bối cảnh NSNN những năm qua gặp nhiều khó khăn, nguồn thu từ hoạt động cho vay với lãi suất thấp chưa đủ bù đắp các nhu cầu chi tiêu và chi phí huy động vốn theo lãi suất thị trường, cần phải xác định rõ xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trong nhất của Đảng và Nhà nước, cần phải đảm bảo bố trí NSNN đủ theo nhu cầu thực tế. Từ đó, kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình các cấp có thẩm quyền ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ hoạt động của NHCSXH như: bố trí đủ số cấp bù chênh lệch lãi suất, bố trí tăng vốn điều lệ phù hợp với sự phát triển không ngừng của NHCSXH. 5.3.1.3. Hỗ trợ NHCSXH huy động vốn: Hỗ trợ trong việc huy động vốn, vay tái cấp vốn và chỉ đạo các tổ chức tín dụng Nhà nước (bao gồm các tổ chức tín dụng Nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá và Nhà nước giữ cổ phần chi phối) thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định, bảo lãnh phát hành Trái phiếu Chính phủ. 5.3.1.4. Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động: Chiến lược an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, chú trọng. Việc thực hiện những mục tiêu trên cần sự chung sức của toàn xã hội, sự nỗ lực của mọi tổ chức, cá nhân. Trong bối cảnh đó, NHCSXH đã được thành lập với vai trò như cánh tay nối dài cho Đảng, Nhà nước trong quá trình thực hiện Chiến lược an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của NHCSXH cần đặt trong tổng thể của toàn xã hội, được đánh giá thông qua việc góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách, chiến lược an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Để đạt được hiệu quả cao nhất, các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan cần tăng cường sự phối hợp với NHCSXH trong việc thực hiện nhiệm vụ thông qua một số hình thức như: kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn và hỗ trợ NHCSXH tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động; phối hợp NHCSXH để đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi trong tổng thể xã hội. 5.3.2. Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam 5.3.2.1.Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành: 101 Tăng cường chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của chi nhánh trong quá trình hoạt động - Xây dựng các kế hoạch hoạt động hàng năm, 5 năm trong đó cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng hoạt động và các giải pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra; đảm bảo thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương. - Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động việc và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. - Chỉ đạo quyết liệt các đơn vị tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. - Định kỳ sơ kết, đánh giá, báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. - Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng động viên các cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 5.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách: - Hoàn thiện hệ thống các mức lãi suất phân biệt theo từng Chương trình tín dụng, từng vùng miền, khu vực theo sự phân cấp của Chính phủ để đề xuất với Thủ tướng Chính phủ. - Nghiên cứu, bổ sung các điều kiện ưu đãi để khuyên khích những người vay vốn áp dụng khoa học, kỹ thuật mới, các phương thức sản xuất mới tạo ra các bước đột phá về năng suất, sản lượng hướng tới mục tiêu sử dụng hiệu quả nhất nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. - Hoàn thiện cơ chế quản lý và xử lý nợ bị rủi ro: xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ khi đến hạn, quá hạn; nghiên cứu, xây dựng cơ chế nhận biết, cảnh báo sớm và phương án xử lý đối với từng loại hình rủi ro; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với đặc thù hoạt động. - Hoàn chỉnh cơ chế phân cấp quyền tự chủ cho chi nhánh trong quá trình hoạt động: Hiện nay, mọi hoạt động của chi nhánh trên thực tế đều phụ thuộc rất nhiều vào NHCSXH Trung ương, từ việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động cho đến việc tuyển dụng nhân sự và việc lựa chọn các chương trình tín dụng để triển khai trên địa bàn thành phố đều phải tuân theo quyết định của 102 NHCSXH Trung ương. Thực hiện quy trình như vậy khiến cho việc triển khai hoạt động ở chi nhánh sẽ chậm trễ, mất rất nhiều thời gian để chờ quyết định từ NHCSXH Trung ương. Vì vậy, để Chi nhánh có thể chủ động triển khai các nội dung cần thiết đảm bảo cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, kiến nghị NHCSXH Trung ương phân cấp, tăng quyền tự chủ, tự quyết định cho Chi nhánh trong một số nội dung như: quyết định các chương trình tín dụng, mức cho vay và lãi suất áp dụng trên địa bàn thành phố; quyết định việc mua sắm thiết bị, sửa chữa trụ sở trong trường hợp cấp thiết để đảm bảo điều kiện công tác cho cán bộ. 103 KẾT LUẬN NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, một đơn vị lớn trong hệ thống NHCSXH, là cánh tay vươn dài của Đảng và Nhà nước đem nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là công cụ để hiện thực hóa chính sách tín dụng ưu đãi vì an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, NHCSXH nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã và đang từng bước xác lập vị trí vững chắc trong nền kinh tế, sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi do Nhà nước cấp phát, do huy động từ thị trường hoặc do nhận ủy thác từ các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn thông qua các chương trình cho vay khác nhau dưới hình thức vay trực tiếp hoặc vay ủy thác từng phần qua các Tổ chức Chính trị - xã hội. Tăng trưởng nguồn vốn tại Chi nhánh Hà Nội đã dần ổn định qua các năm, tạo tiền đề cho hoạt động sử dụng vốn được hiệu quả. Cho đến nay, Chi nhánh Hà Nội đã có mức tăng trưởng dư nợ ổn định với các chương trình tín dụng cho vay tới các đối tượng khác nhau với thời hạn, lãi suất và mức cho vay khác nhau.Nợ xấu của chi nhánh luôn ở mức thấp. Hoạt động sử dụng vốn tương đối hiệu quả, các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng vốn luôn đạt mức cao tương đối so với mức chung toàn NHCSXH. Tuy nhiên, vấn đề về cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi vẫn chưa được triển khai triệt để và ráo riết. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội cần có những định hướng phát triển riêng, bám sát kế hoạch và phương hướng hoạt động của NHCSXH, đề ra các nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường bộ máy hoạt động, tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, một số đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước và đối với chính NHCSXH cũng được đề ra nhằm hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý hướng dẫn hoạt động của NHCSXH và NHCSXH chi nhánh Hà Nội cũng như tạo điều kiện ưu đãi hơn nữa để nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến được với nhiều người dân hơn và được sử dụng một cách hiệu quả hơn. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo Kết quả hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội 2. Chính phủ, 2002. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hà Nội. 3. Đỗ Thanh Hiền, 2007. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội.Luận văn Thạc sĩ, Học viện Ngân hàng. 4. Hà Thị Hạnh và các cộng sự, 2000. Mô hình Ngân hàng Chính sách và các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách. Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ. 5. Hà Thị Hạnh, 2004.Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Hoàng Liên Sơn, 2008.Tín dụng cho người nghèo ở Hà Nội.Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Ngân hàng Chính sách Xã hội. Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.Hà Nội. 8. Ngân hàng Chính sách Xã hội. Báo cáo Kết quả Hoạt động năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội 9. Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội. Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.Hà Nội. 10. Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo Tổng kết chuyên đề Kế hoạch – Nguồn vốn năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội 11. Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo Tổng kết chuyên đề Kế hoạch – Tín dụng năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội 12. Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo Tổng kết chuyên đề Kế toán – Ngân quỹ năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội. 105 13. Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2013. Đặc san Thông tin Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chào xuân Quý Tỵ. Hà Nội.Trang: 11 – 58. 14. Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2013. Đặc san Thông tin Ngân hàng Chính sách Xã hội, Kỷ niệm 10 năm.Hà Nội. Trang: 1 – 24. 15. Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2014. Đặc san Thông tin Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chào xuân Giáp Ngọ. Hà Nội. Trang: 1 – 18. 16. Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2014. Đặc san Thông tin Ngân hàng Chính sách Xã hội số 67.Hà Nội. Trang: 2 – 17. 17. Ngân hàng Chính sách Xã hội, 2015. Đặc san Thông tin Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chào xuân Ất Mùi.Hà Nội. Trang: 10 – 28. 18. Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội. Thông báo Kết luận Hội nghị giao ban liên ngành về kết quả thực hiện ủy thác năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội. 19. Nguyễn Kim Phung, 2006.Giải pháp phát triển nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng. 20. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 21. Peter S.Rose, 2004.Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 22. Quốc hội, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng.Hà Nội. 23. Thủ tướng Chính phủ, 2002. Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội.Hà Nội. 24. Trần Hữu Ý, 2010. Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngân hàng. 25. Trung tâm Đào tạo, 2013. Tài liệu đào tạo. Hà Nội: Lưu hành nội bộ. 26. Trung tâm Đào tạo, 2013.Văn bản nghiệp vụ đang áp dụng trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.Hà Nội: Lưu hành nội bộ. 27. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Kế hoạch Thực hiện chương trình Giảm nghèo Thành phố Hà Nội năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Hà Nội. 106 Tài liệu Tiếng Anh 28. Jonathan Morduch, Barbara Haley, 2002.Analysis of the Effects of Microfinance on Poverty Reduction, p7-55 29. Mandfred Zeller, Richard L. Meyer, 2002.The triangle of microfinance Financial Sustainability, Outreach and Impact, p220-228 30. Mohammad Arifujjanman Khan, Mohammad Anisur Rahaman, 2007.Impact of Microfinance on Living Standards, Empowerment and Poverty Alleviation of Poor People: A Case Study on Microfinance in the Chittagong District of Bangladesh, p74-76 Tài liệu tại các Websites: 31. Havard Business Review Staff, 2012.Life’s work: Muhammad Yunus. Available at: . [Accessed 22nd May, 2014]. 32. News, 2012. Muhammad Yunus speaks at Havard Business School. Available at: . [Accessed 22nd May, 2014] 33. Ngân hàng Nhà nước, 2013.Tổng hợp các kiến nghị của cử tri về vấn đề tín dụng, chính sách,. [Ngày truy cập: 16 tháng 08 năm 2014]. 34. Ngọc Tú, 2013. Báo Tin tức, Ba triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn đi học.. [Ngày truy cập: 16 tháng 8 năm 2014]. 107 35. Phạm Vũ Thịnh, 2006.Giáo sư Yunus và Ngân hàng Grameen.. [Ngày truy cập: 17 tháng 8 năm 2014]. 36. Thanh Hiền, Đông Hoàng, 2013. Báo Nông thôn ngày nay, 10 năm thực hiện ủy thác cho vay vốn ưu đãi: Dân lợi, Hội vững, Ngân hàng đỡ việc.. [Ngày truy cập: 16 tháng 8 năm 2014]. 108 [...]... hình sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và đề xuất nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, phạm vi Chi nhánh Thành phố Hà Nội 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI 2.1 Ngân hàng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng: 2.1.1 Ngân hàng và các hoạt động của Ngân hàng: 2.1.1.1 Ngân hàng: Ngân. .. ưu đãi và hoạt động tín dụng ưu đãi đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh Hà Nội - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2011 – 2014 - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn vốn. .. này có hiệu quả hay không? Thứ hai, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? 2 Thứ ba, những tồn tại và nguyên nhân về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và tại sao những tồn tại này cải thiện chưa đáng kể? Thứ tư, giải pháp nào có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội? Thứ... trong sử dụng nguồn vốn ưu đãi và từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục Từ những lý do này, đề tài luận văn Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã được lựa chọn nhằm phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất, kiến nghị một số các giải pháp giúp cho việc sử dụng. .. hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi? 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực trạng sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đồng thời đưa ra các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi Nhiệm vụ nghiên cứu: phân tích về mặt lý luận và thực tiễn về hiệu. .. hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, qua đó đánh giá tình hình thực tế sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội trên giác độ ngân hàng và hiệu quả xã hội trên giác độ tổng thểđồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn dựa trên lý luận về nguồn vốn tín dụng. .. trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Tín dụng ngân hàng là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng với rất nhiều mô hình, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó, bên cạnh tín dụng. .. trạng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi mà còn cung cấp mảng kiến thức về tín dụng chính sách mà ngành ngân hàng hiện nay vẫn còn hiếm các nghiên cứu và lý luận đóng góp 1.3 Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? Xu hướng hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi. .. khái niệm nguồn vốn thương mại thông thường này, nguồn vốn tín dụng ưu đãi ề cập đến nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động tín dụng ưu đãi, không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo Vì vậy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi có những đặc trưng và được hình thành từ những nguồn đặc thù 2.2.1.2 Đặc trưng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi: Nguồn vốn tín dụng ưu đãi có những... khác liên quan đến hoạt đông ngân hàng Khối ngân hàng đặc thù nhà nước cũng là một loại hình tổ chức tín dụng đặc biệt, thực hiện huy động nguồn vốn tín dụng ưu đãi và sử dụng nguồn vốn này để thực hiện mục tiêu chính sách quốc gia và thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng Ở Việt Nam, hai ngân hàng đặc thù nhà nước là Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt ... 2.1.2 Ngân hàng Chính sách Xã hội Tín dụng ƣu đãi: 2.1.2.1 Ngân hàng Chính sách Xã hội: a Khái niệm Ngân hàng Chính sách Xã hội: - Ngân hàng Chính sách: Ngân hàng Chính sách loại hình ngân hàng. .. LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI 2.1 Ngân hàng hoạt động tín dụng Ngân hàng: 2.1.1 Ngân hàng hoạt động Ngân hàng: 2.1.1.1 Ngân hàng: Ngân hàng loại... THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG 50 CHÍNH SÁCH Xà HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 50 4.1 Tổng quan Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội 50

Ngày đăng: 15/10/2015, 19:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan