Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội bộ lao động thương binh và xã hội luận văn ths

89 369 3
Quản lý tài chính tại cục bảo trợ xã hội   bộ lao động thương binh và xã hội  luận văn ths

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHÍ THỊ CHÂU LOAN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI - BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHÍ THỊ CHÂU LOAN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI - BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ BẤT XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện. Tên đề tài tôi lựa chọn chƣa đƣợc thực hiện, nghiên cứu bởi bất cứ tác giả nào trƣớc đây. Toàn bộ thông tin, dữ liệu và nội dung trình bày trong luận văn không vi phạm bản quyền hoặc sao chép bất hợp pháp dƣới bất cứ hình thức nào. Bằng cam kết này, tôi xin chịu trách nhiệm với những vi phạm của mình nếu có. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2015 Ngƣời cam đoan Phí Thị Châu Loan LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, với kiến thức đƣợc các thầy cô giảng dạy, em đã không ngừng nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ “Quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội”. Để có đƣợc kết quả nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn: Các thầy cô tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có tham gia giảng dạy các chuyên đề tại lớp cao học khóa 21 chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất đã hƣớng dẫn nhiệt tình để em từng bƣớc nghiên cứu hoàn thành luận văn. Các thầy cô giáo ở Khoa Tài chính - Ngân hàng và Khoa sau đại học đã hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến để em hoàn thiện luận văn và thực hiện các thủ tục theo quy định. Các cấp lãnh đạo của Cục Bảo trợ xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi để em công tác và nghiên cứu trong quá trình làm luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2015 Học viên TÓM TẮT Luận văn với đề tài “Quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội” bao gồm 04 chƣơng với nội dung chính nhƣ sau: Chƣơng 1 luận văn trình bày các vấn đề chung về cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu. Bên cạnh đó luận văn đã khái quát quá trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc và tính kế thừa từ các luận văn này. Chƣơng 2 luận văn đã nói rõ các phƣơng pháp nghiên cứu mà luận văn sẽ thực hiện đồng thời đƣa ra khung nghiên cứu của luận văn. Chƣơng 3 luận văn đã trình bày các kết quả nghiên cứu đƣợc để mô tả bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTBXH, làm nổi bật thực trạng mà đơn vị đang phải đối mặt và có những đánh giá về công tác QLTC của Cục. Chƣơng 4 bao gồm kết luận về các vấn đề đã thực hiện, đƣa ra những giải pháp đề hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTBXH đồng thời nêu ra một số kiến nghị để hoàn thiện công tác QLTC tại đơn vị. MỤC LỤC Danh sách các từ viết tắt ............................................................................................................ i Danh mục các bảng biểu........................................................................................................... ii Danh mục các sơ đồ ................................................................................................................. iii Danh mục các biểu đồ .............................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................5 1.2.Những vấn đề chung về cơ quan hành chính Nhà nƣớc và tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nƣớc ......................................................................................8 1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước ........................8 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính Nhà nước .......................10 1.2.3 Tài chính trong các cơ quan hành chínhNhà nước ...................................12 1.3. Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc ............................14 1.3.1. Khái niệm và vai trò của quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước .......................................................................................... 14 1.3.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước.................................................................................................... 16 1.3.3. Nội dung và quy trình quản lý tài chính trong các Cơ quan hành chính Nhà nước.................................................................................................... 19 1.4. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở Việt Nam ................................................................................................................27 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ..............................................................................27 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục Viễn Thông Việt Nam ...............28 1.4.3. Bài học rút ra cho Cục Bảo trợ xã hội .....................................................29 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................... 32 2.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu ........................................................................32 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin ...............................................................32 2.1.2. Phương pháp tổng hợp số liệu .................................................................33 2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................33 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HÔI - BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI .......................................37 3.1 Khái quát về Cục Bảo trợ xã hội......................................................................37 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................37 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội ...................................................39 3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Cục bảo trợ xã hội ......................................40 3.2.Thực trạng quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội........................................42 3.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội.....................42 3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội ..........44 3.2.3. Nội dung quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội .................................45 3.2.4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội .....................................................................................................62 3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội ..........63 3.3.1. Những thành tựu đạt được .......................................................................63 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội .....................................................................................................65 Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................66 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI - BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI .............. 67 4.1. Mục tiêu, quan điểm quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội .......................67 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội ........68 4.2.1.Hoàn thiện công tác lập và phân bổ dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước ...68 4.2.2.Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước ...69 4.2.3.Hoàn thiện công tác quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước ................70 4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính .....70 4.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính .......................................................71 4.3. Kiến nghị.........................................................................................................72 4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ ......................................................72 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan .............................73 4.3.3 Một số kiến nghị đối với Bộ Lao động Thương binh và xã hội .................75 Kết luận chƣơng 4 ..................................................................................................76 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 78 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CQHCNN Cơ quan hành chính Nhà nƣớc 2 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 3 LĐTBXH Lao động thƣơng binh và xã hội 4 MTQG Mục tiêu quốc gia 5 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 6 QLTC Quản lý tài chính 7 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Các bƣớc thực hiện nghiên cứu luận văn 34 2 Bảng 2.2 Diễn giải các bƣớc thực hiện nghiên cứu luận văn 35 Phân bổ dự toán chi hoạt động dự án (kinh phí không 3 Bảng 3.1 thƣờng xuyên) cho từng phòng thuộc Cục Bảo trợ xã 50 hội năm 2010-2014 Số liệu đề nghị chuyển nguồn kinh phí chi hoạt động 4 Bảng 3.2 dự án (kinh phí không thƣờng xuyên) sang thực hiện 51 năm sau của Cục Bảo trợ xã hội giai đoạn 2010-2014 5 Bảng 3.3 Cơ cấu thực hiện chi thƣờng xuyên -Cục Bảo trợ xã hội năm 2010-2014 52 Số tiết kiệm chi từ kinh phí giao tự chủ tài chính 6 Bảng 3.4 (thuộc kinh phí thƣờng xuyên) năm 2010-2014 của 53 Cục Bảo trợ xã hội 7 Bảng 3.5 8 Bảng 3.6 9 Bảng 3.7 Tình hình chi trả tiền lƣơng tăng thêm giai đoạn 2010 -2014 Cơ cấu thực hiện chi hoạt động dự án (nguồn không thƣờng xuyên) năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ xã hội Số liệu dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán chi NSNN năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ xã hội ii 55 56 59 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 1.1. 2 Sơ đồ 1.2 3 Sơ đồ 1.3 4 Sơ đồ 3.1: Nội dung Hệ thống các CQHCNN của Việt Nam Quan hệ giữa CQHCNN và các cơ quan chức năng khác Quy trình lập, chấp hành và quyết toán thu chi tại CQHCNN Cơ cấu bộ máy tổ chức Cục Bảo trợ xã hội Trang 10 17 21 40 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung 1 Biểu đồ 3.1. Hệ thống các CQHCNN của Việt Nam 2 Biểu đồ 3.2 3 Biểu đồ 3.3 Quan hệ giữa CQHCNN và các cơ quan chức năng khác Quy trình lập, chấp hành và quyết toán thu chi tại CQHCNN iii Trang 47 54 61 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo trợ xã hội là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội và là một tiêu chí đƣợc cộng đồng quốc tế sử dụng để đánh giá tiến bộ và công bằng xã hội của một quốc gia. Trong những năm qua, công tác bảo trợ xã hội và giảm nghèo tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, lãnh đạo Bộ LĐTBXH, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công tác bảo trợ xã hội trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Cùng với đó, Luật Ngƣời cao tuổi, Luật Ngƣời khuyết tật đã đƣợc Quốc hội thông qua, Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định hƣớng dẫn thực hiện. Đề án phát triển nghề công tác xã hội và chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội đƣợc thực hiện theo hƣớng mở rộng, nâng cao mức chuẩn trợ cấp. Đây là một trong những bƣớc tiến quan trọng trong việc thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, các đối tƣợng bảo trợ xã hội nhằm tạo môi trƣờng pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với các đối tƣợng này. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh, do tác động của biến đổi khí hậu, công tác bảo trợ xã hội những năm qua đã gặp phải những khó khăn nhất định, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống ngƣời dân, đặc biệt là các đối tƣợng yếu thế. Song, với sự nỗ lực phấn đấu của các đơn vị trong năm 2013, đời sống của các đối tƣợng chính sách trợ giúp xã hội đƣợc nâng cao, đảm bảo định mức trợ cấp cho các đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói, với việc thực hiện đồng bộ các chính sách, ngƣời nghèo, đối tƣợng bảo trợ xã hội đã đƣợc tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế nhƣ vốn, đất sản xuất, công nghệ, thị trƣờng...và các dịch vụ xã hội nhƣ y tế, giáo dục, nƣớc sạch, trợ giúp pháp lý... Qua đó, số lƣợng đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội ngày càng tăng; các cá nhân, gia đình bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt đƣợc hỗ trợ kịp thời. 1 Để hoạt động này thực sự hiệu quả phát huy đƣợc tối đa công dụng của nó nhắm giúp đỡ cho các đối tƣợng cần đƣợc bảo trợ có đƣợc một cuộc sống tốt đẹp hơn thì vấn đề QLTC có vai trò hết sức quan trọng, bằng việc đảm bảo sử dụng nguồn tài chính lành mạnh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chi đúng chi đủ không gây thất thoát lãng phí. Xuất phát từ thực tiễn này, là một cán bộ công chức Nhà nƣớc trực tiếp làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. Qua nghiên cứu cho thấy đề tài “Quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội” hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo và công việc thực tiễn của mình. Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: + Nội dung và các phƣơng thức QLTC trong các CQHCNN? + Đặc điểm về tổ chức hoạt động và vai trò quản lý Nhà nƣớc của Cục Bảo trợ xã hội ra sao? + Thực trạng công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội hiện nay nhƣ thế nào? Có những bất cập gì cần tháo gỡ? + Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội? Để thực hiện đƣợc những giải pháp này cần có những điều kiện gì? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Đƣa ra các giải pháp đồng bộ và có tính khả thi góp phần vào quá trình QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội.  Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về QLTC tại CQHCNN. - Tham khảo kinh nghiệm QLTC của các CQHCNN từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Cục Bảo trợ xã hội. 2 - Nêu rõ thực trạng QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội: Nội dung, phƣơng thức quản lý, căn cứ và những nhân tố ảnh hƣởng đến QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. - Phân tích nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội.  Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: QLTC tại CQHCNN là lĩnh vực rộng và mỗi một CQHCNN lại có những đặc điểm riêng. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về QLTC nguồn kinh phí NSNN cấp cho Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐTBXH. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác QLTC trong nội bộ cơ quan. - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu về công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội từ năm 2010 đến năm 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nhấn mạnh việc nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, lấy thực tiễn so sánh với khung lý thuyết về các chi tiêu đánh giá công tác QLTC tại các CQHCNN để làm luật chứng. Từ đó, đánh giá thực trạng về công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Luận văn sử dụng phƣơng pháp định tính để giải quyết vấn đề cụ thể là các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống, so sánh, thống kê phân tích, đánh giá trên cơ sở các báo cáo tổng hợp về công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. Quan sát cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, các văn bản chế độ, các quy chế nội bộ, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, với các định mức Nhà nƣớc quy định, giữa các năm, so sánh giữa thực tế và chuẩn mực … 3 5.Những dự kiến đóng góp của luận văn nghiên cứu Qua đề tài nghiên cứu này tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý luận về QLTC tại CQHCNN  Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đƣa ra các giải pháp từ đó có thế góp phần giải quyết phần nào về vấn đề QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Từ thực trạng công tác QLTC tại đơn vị, kết hợp với việc tổng quan tài liệu, vận dụng cơ sở lý thuyết về QLTC tại CQHCNN, kế thừa các nghiên cứu trƣớc đó để vận dụng vào trƣờng hợp cụ thể của đơn vị từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể và có tính áp dụng thực tế cao.  Xây dựng các định hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại phát huy ƣu điểm của các yếu tố mà đơn vị đang áp dụng. Tác giả hy vọng rằng những giải pháp gợi ý là hữu ích có thể giúp đơn vị QLTC hiệu quả tại các CQHCNN nói chung và Cục Bảo trợ xã hội nói riêng, từ đó góp phần giúp các đối tƣợng cần đƣợc xã hội bảo trợ có cuộc sống tốt đẹp hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn có giá trị tham khảo cho những ngƣời nghiên cứu về cùng chủ đề, góp phần hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về QLTC trong ngành LĐTBXH. - Về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp luận cứ khoa học cho việc tăng cƣờng QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện mới. 7. Kết cấu của luận văn Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận và các bảng số liệu kèm theo, luận văn đƣợc chia thành 04 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Do tính cấp thiết của vấn đề QLTC tại CQHCNN nên từ trƣớc đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề QLTC công nói chung và QLTC tại CQHCNN nói riêng. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây.  Tình hình nghiên cứu: (1) Phạm Văn Hùng (2012). Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Cục Viễn thông Việt Nam.Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Nghiên cứu này tập trung vào hoàn thiện cơ chế QLTC của Cục Viễn Thông Việt Nam. Luận văn chỉ ra rằng nên tăng cƣờng việc giao tự chủ tài chính cho đơn vị, huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực, ngoài ra còn phải đẩy mạnh cải cách hành chính công, công khai minh bạch các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ lĩnh vực tài chính kế toán thì công tác quản lý kiểm tra, thanh tra, giám sát quy trình QLTC theo quy định của pháp luật, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh tổng thể về quy trình QLTC tại đơn vị, những hạn chế trong công tác QLTC tại đơn vị và những đề xuất để hoàn thiện cơ chế QLTC. (2) Đặng Thị Chúc (2012). Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài chính ngành Kiểm sát nhân dân. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính, Hà Nội. Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kế toán và tổ chức công tác kế toán tài chính hiện nay của ngành Kiểm sát nhân dân. Theo tác giả công tác tổ chức quản lý tài chính của ngành gồm: tổ chức đơn vị dự toán các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân, nguồn kinh phí hoạt động, công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán Ngân sách nhà nƣớc, cơ chế quản lý tài chính hiện nay. Tổ chức bộ máy kế toán trong ngành Kiểm sát nhân dân thành 3 cấp, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thực hiện ghi chép ban đầu. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán. Tổ chức hệ thống tài chính và báo cáo tài chính….Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp với những nội dung cụ thể về hoàn thiện hệ thống 5 chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, phân tích tài chính nhằm nâng cao công tác kiểm tra quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân, nâng cao năng lực và chất lƣợng công tác kế toán. (3) Đinh Phƣơng Liên (2012), Quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Hà Nội. Luận văn đã đƣa ra đƣợc thực trạng chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại thành phố Ninh Bình: từ khâu lập kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, thực trạng cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, thực trạng quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Từ đó, tác giả luận văn đánh giá công tác quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Ninh Bình, chỉ ra đƣợc những hạn chế, yếu kém của công tác quản lý ngân sách. Xác định đƣợc nguyên nhân yếu kém đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Ninh Bình. (4) Lê Thị Thanh Bình (2012). Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu quy trình quản lý chi NSNN trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân và đặc biệt là thực trạng quản lý chi NSNN của Viện Kiểm sát nhân dân 2 cấp ở thành phố Hà Nội. Tác giả đã làm rõ về cơ sở lý luận của việc quản lý chi NSNN nói chung và việc quản lý chi NSNN trong ngành Kiểm sát nhân dân của thành phố Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý chi NSNN của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, tác giả phân tích làm rõ thực trạng quản lý chi NSNN, tìm ra những vấn đề chƣa hoàn thiện trong các văn bản quy định và những điểm chƣa hợp lý trong tổ chức quản lý chi NSNN. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý chi NSNN cho phù hợp với yêu cầu QLTC trong ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng. (5) Phan Thị Thanh Hƣơng (2012). Quản lý chi Ngân sách nhà nước của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Hà Nội. 6 Luận văn đã làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách cấp thành phố trực thuộc tỉnh. Tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ đó chỉ ra những mặt đƣợc và chƣa đƣợc trong công tác quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc của thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2007-2011. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc của thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới. (6) Phạm Ngọc Huyền (2013). Hoàn thiện quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Tài chính, Bộ Tài chính. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến QLTC. Tác giả đã nêu lên thực trạng công tác QLTC tại Nhà xuất bản Tài chính, Bộ Tài chính. Từ đó đƣa ra những khuyến nghị để hoàn thiện QLTC tại đơn vị. (7) Trần Quỳnh Trang (2014). Quản lý chi thương xuyên NSNN tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sỹ kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả nêu ra đƣợc những khó khăn trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại đơn vị nhƣ là văn bản pháp luật chƣa đầy đủ, còn chồng chéo, thời gian xây dựng dự toán chƣa phù hợp, thẩm tra, xét duyệt dự toán cho Cục Hải quan tỉnh Điện biên chƣa kịp thời. Từ đó đƣa ra định hƣớng tăng cƣờng quản lý chi thƣờng xuyên NSNN: tăng cƣờng kiểm soát, kiểm tra nội bộ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ kế toán. Tác giả cũng đƣa ra những khuyến nghị với Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.  Công trình dƣới dạng giáo trình, tài liệu tham khảo: Một số giáo trình tiêu biểu: (1) TS. Phạm Văn Khoan và TS. Nguyễn Trọng Thản 2010, Quản lý tài chính các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công, NXB Tài chính; (2) TS. Đặng Văn Du và TS. Bùi Tiến Hanh 2010, Quản lý chi NSNN, NXB Tài chính; (3) TS. Phạm Văn Khoan 2010, Quản lý tài chính công, NXB Tài chính. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến QLTC, đề cập đến nhiều khía cạnh lý luận cũng nhƣ thực tiễn về QLTC. Nhƣng chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu về QLTC trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội. Chính vì vậy, tác giả có thể tin tƣởng rằng với công trình nghiên cứu của mình, tác giả sẽ có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn về công tác QLTC tại CQHCNN nhằm hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. 7 1.2.Những vấn đề chung về cơ quan hành chính Nhà nƣớc và tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nƣớc 1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước 1.2.1.1.Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước CQHCNN là một bộ phận của bộ máy Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính. Nhiệm vụ của các cơ quan này là thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành trên lãnh thổ hay trong từng ngành, từng lĩnh vực. CQHCNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc theo hai hƣớng: thứ nhất, ban hành các văn bản pháp quy nhằm hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên; thứ hai là chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của các CQHCNN dƣới quyền và các đơn vị cơ sở khác thuộc thẩm quyền. Nhƣ vậy: “CQHCNN là một dạng cơ quan Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước về mọi mặt của đời sống xã hội thông qua hoạt động chấp hành và điều hành, có thẩm quyền mang tính quyền lực Nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ chức năng do luật định”. CQHCNN Việt Nam đƣợc tổ chức theo các ngành và các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đứng đầu là Chính phủ Việt Nam. CQHCNN ở cấp trung ƣơng bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. CQHCNN ở địa phƣơng là các UBND các cấp, tƣơng ứng với mỗi cấp có một cấp UBND. CQHCNN là một loại cơ quan Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, có chức năng quản lý Nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. CQHCNN là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nƣớc. 1.2.1.2. Đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước Kinh nghiệm của các nƣớc phát triển cho thấy, khi phân tách rõ các cơ quan Nhà nƣớc cho phép phân cấp quản lý, phân quyền trách nhiệm chặt chẽ quyết định cho hiệu quả của khu vực công. Đặc biệt sự khác nhau về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nên công tác QLTC của Nhà nƣớc tại các đơn vị này tồn lại các nguyên tắc và theo mô hình khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào QLTC 8 tại CQHCNN nên hiểu rõ và cụ thể vai trò CQHCNN có ý nghĩa quan trọng trong định hƣớng quản lý sau này. CQHCNN là một bộ phận quan trọng của Nhà nƣớc. Do vậy CQHCNN cũng mang đầy đủ đặc điểm chung của cơ quan Nhà nước như sau: - CQHCNN có quyền nhân danh Nhà nƣớc khi tham gia vào các quan hệ luật pháp nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hƣớng tới lợi ích công. - Hệ thống CQHCNN có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. - CQHCNN đƣợc thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc đƣợc giao. - Nguồn nhân sự của CQHCNN là đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Luật số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội khoá 12 về Luật cán bộ công chức. Bên cạnh đó, CQHCNN có những đặc trưng riêng sau: - CQHCNN do Nhà nƣớc thành lập, chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên lập ra nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc bằng hoạt động chấp hành và điều hành quyền lực của Nhà nƣớc. CQHCNN đƣợc quy định có thẩm quyền pháp lý, xuất phát từ quyền lực của Nhà nƣớc. - Các CQHCNN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (quan hệ trực thuộc trên dƣới, trực thuộc ngang và quan hệ chéo) tạo thành một thể thống nhất theo thứ bậc mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chấp hành một cách nhất quán, hiệu quả. Đó là hệ thống bộ máy phức tạp, nhiều đầu mối đƣợc biên chế với hạt nhân của hệ thống là công chức. - CQHCNN là cơ quan Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc bằng phƣơng pháp đơn phƣơng quyết định, phƣơng pháp quyết định một chiều gắn với quyền lực tuyệt đối. Cùng với sự đa dạng của các lĩnh vực xã hội, CQHCNN thực hiện chức năng quản lý trên mọi phƣơng diện, vì vậy nó đƣợc tổ chức thành hệ thống các cơ quan quản lý trong từng lĩnh vực. 9 - Hệ thống CQHCNN có nghĩa vụ tổ chức đảm bảo quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân bằng các chƣơng trình kinh tế xã hội phân phối công bằng, hợp lý cho ngƣời dân. - Nguồn kinh phí duy trì hoạt động của CQHCNN chủ yếu từ NSNN. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính Nhà nước  Ở Việt Nam, theo Hiến pháp 2013, Hệ thống các CQHCNN gồm có: - Chính phủ - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. - UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND-CQHCNN ở địa phƣơng. Chính phủ: Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơng UBND huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã UBND xã, phƣờng, thị trấn Sơ đồ 1.1. Hệ thống các CQHCNN của Việt Nam  Chức năng, nhiệm vụ của CQHCNN Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất: theo Điều 94 Hiến pháp 2013 “Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu 10 trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.” Bộ, cơ quan ngang bộ: là cơ quan của Chính phủ, đƣợc thành lập và thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nƣớc về ngành hoặc lĩnh vực. Theo Điều 99 Hiến pháp 2013 thì “Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ; chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”. Nghị định 36/2012/ NĐ-CP ngày 18/4/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. CQHCNN ở địa phƣơng: Theo Điều 114 Hiến pháp 2013:“Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan hành chính của Hội đồng nhân dân, CQHCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và CQHCNN cấp trên”. Nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định trong Luật tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND: ngày 04/4/2014 nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thành phố trực thuốc Trung ƣơng; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Các CQHCNN thực hiện chức năng hành pháp trên các mặt sau: + Quản lý hành chính Nhà nƣớc về kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng. + Quản lý hành chính Nhà nƣớc về tài chính, NSNN, công sản, hoạch toán, kiểm toán, bảo hiểm, tín dụng, v.v… + Quản lý hành chính Nhà nƣớc về khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. + Quản lý hành chính Nhà nƣớc về nguồn lực và phát triển các nguồn lực. 11 + Quản lý hành chính Nhà nƣớc về tổ chức bộ máy hành chính. 1.2.3 Tài chính trong các cơ quan hành chínhNhà nước  Quan niệm về Tài chính: Hiện nay, có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “tài chính”: Có ý kiến cho rằng tài chính có nghĩa là các khoản thu nhập, thanh toán tiền tệ, chu chuyển tiền tệ hoặc là vốn tiền tệ. Tài chính đƣợc hiểu nhƣ là hệ thống các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để thỏa mãn các nhu cầu của các chủ thể. Trong nền kinh tế thị trƣờng, thuật ngữ tài chính còn đƣợc mô tả là vốn dƣới hình thức tiền tệ, đƣợc thể hiện dƣới dạng các nguồn vốn đầu tƣ, cho vay hoặc đi vay thông qua thị trƣờng tài chính hay định chế, tổ chức tài chính. Nhiều ý kiến khác quan niệm tài chính là nguồn tiền bạc, thu nhập hay tài sản; là cách thức, hay sự huy động, phân phối, cấp phát, trợ giúp, chi tiêu, sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể để thực hiện các lợi ích kinh tế của mình. Kế thừa những nghiên cứu khác nhau về khái niệm tài chính, có thể xem xét tiếp cận phạm trù này dƣới hai giác độ sau: Về hình thức: Tài chính là sự vận động của các dòng tiền tệ gắn liền với quyền sở hữu hoặc chiếm dụng của mỗi chủ thể trong những khoảng thời gian nhất định. Sự vận động của các dòng tiền thuộc mỗi chủ thể đƣợc nhìn nhận rõ nét nhất thông qua hai mặt hoạt động thu, chi quỹ tiền tệ của chính mỗi chủ thể đó. Về nội dung: Tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối giá trị của cải xã hội giữa các chủ thể trong những không gian, thời gian nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa các quan niệm khác nhau đó, tác giả đồng ý với quan niệm cho rằng: Tài chính là các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội trong những không gian, thời gian cụ thể. Tài chính của cơ quan hành chính là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc khu vực hành chính với Nhà nƣớc và các chủ thể khác trong quá trình hình thành, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện và hoàn thành 12 các nhiệm vụ mà Nhà nƣớc giao cho các cơ quan hành chính. Có thể hiểu tài chính trong các cơ quan hành chính là hệ thống các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để đáp ứng các nhu cầu hoạt động nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính trong việc đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung cho toàn xã hội.  Nguồn kinh phí cho hoạt động của các CQHCNN bao gồm: - Nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho các cơ quan hành chính. Đây là nguồn kinh phí quan trọng nhất, chủ yếu nhất đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc giao cho các đơn vị nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị- xã hội trong thời hạn là một năm. - Ngoài ra còn có các nguồn tài chính khác nhƣ khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản sau khi nộp vào NSNN đƣợc để lại theo quy định; Nguồnviện trợ, tài trợ trong và ngoài nƣớc; hoặc các nguồn khác (nếu có).  Các khoản chi của các CQHCNN bao gồm: - Chi thƣờng xuyên: Chi cho hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao nhƣ chi cho con ngƣời (bao gồm tiền lƣơng, các khoản phụ cấp theo lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, đoàn thể…), chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm tài sản cố định, chi thanh toán tiền điện, điện thoại, tiền nƣớc, thanh toán tiền dịch vụ, chi thanh toán tiền nhiên liệu… - Chi không thƣờng xuyên: Chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức, chi thực hiện chƣơng trình MTQG, chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nƣớc đặt hàng, chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nƣớc ngoài theo quy định, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học… - Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản: Chi sửa chữa, cải tạo lớn trụ sở làm việc, chi xây dựng mới trụ sở… 13 1.3. Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc 1.3.1. Khái niệm và vai trò của quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước 1.3.1.1. Quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước QLTC theo nghĩa rộng đƣợc hiểu là việc sử dụng tài chính làm công cụ quản lý hệ thống xã hội thông qua việc sử dụng những chức năng vốn có của nó. QLTC theo nghĩa hẹp là quản lý phần đầu vào và đầu ra của ngân sách thông qua các định mức, quy định chi tiêu hiện hành của Nhà nƣớc. Sự tồn tại và phát triển của Nhà nƣớc đòi hỏi phải có nguồn tài chính đảm bảo để duy trì sự hoạt động bình thƣờng của các cơ quan trong bộ máy Nhà nƣớc. Các CQHCNN có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, không đòi hỏi ngƣời đƣợc phục vụ phải trả thù lao. Do đó NSNN phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các CQHCNN. Nhƣ vậy có thể hiểu, QLTC trong CQHCNN là quá trình áp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tài chính trong CQHCNN để đạt được những mục tiêu đã định. Đối với CQHCNN, việc quản lý các nguồn kinh phí và sử dụng các nguồn này phục vụ các hoạt động của cơ quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao đó là mục đích của QLTC. QLTC trong các CQHCNN là sự thiết lập hệ thống quản lý thực hiện các phƣơng pháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tác động một cách có ý thức tới hoạt động tài chính nhằm đạt tới mục đích nhất định. QLTC là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. QLTC đƣợc coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra đƣợc một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phƣơng hƣớng phát triển đã đƣợc hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các CQHCNN có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính. 14 1.3.1.2.Vai trò của quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước QLTC là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Bởi vì, tài chính biểu hiện tổng hợp và bao quát hoạt động của đơn vị. Thông qua QLTC, chủ thể quản lý không chỉ kiểm soát đƣợc toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà còn đánh giá đƣợc chất lƣợng hoạt động của chúng. Tài chính còn biểu hiện lợi ích của các chủ thể tham gia và liên quan đến đơn vị. Thông qua QLTC, chủ thể quản lý sử dụng đƣợc công cụ kích thích lợi ích một cách hữu hiệu. QLTC ở các CQHCNN cũng có vai trò quan trọng nhƣ thế. Ngoài ra, do hoạt động của các CQHCNN rất đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và theo đuổi không chỉ mục tiêu riêng, mà còn phục vụ mục tiêu chung của toàn xã hội nên QLTC khá phức tạp. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động của các CQHCNN là những vấn đề còn mang tính phức tạp hơn nữa. Quản lý tốt tài chính của CQHCNN không những góp phần làm giảm bớt các khoản chi NSNN, mà còn khuyến khích cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao cho xã hội với chi phí tiết kiệm. QLTC với CQHCNN có vai trò trong việc cân đối hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của CQHCNN. QLTC với CQHCNN góp phần tạo hành lang pháp lý trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính của các CQHCNN cụ thể: từ việc xây dựng quan điểm thống nhất, hợp lý các định mức chi tiêu đến việc kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu nhằm phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của về việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, khi xây dựng cơ chế cần quan tâm tới tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ, thống nhất chỉ huy, trách nhiệm thủ trƣởng các đơn vị dự toán và các cấp các ngành trong lĩnh vực quản lý. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các CQHCNN liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế-xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân. Do đó, nếu tài chính của các CQHCNN đƣợc quản lý, giám sát, kiểm tra tốt, sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa 15 các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính công, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính của đất nƣớc. Ngoài ra, QLTC các CQHCNN còn cung cấp thông tin để tái cơ cấu hoạt động cung cấp dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao… trong tƣơng quan với sự cạnh tranh của khu vực tƣ nhân. Nhƣ vậy, QLTC đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các CQHCNN. Đặc trƣng hoạt động của các cơ quan này không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhƣng bản thân nó có những ảnh hƣởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng hay chậm chạp. Chính vì thế, kết quả của hoạt động này nhiều khi đƣợc đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính chứ không phải định lƣợng. Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố không thể định lƣợng một cách cụ thể, chính xác: chẳng hạn nhƣ năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sự am hiểu về các lĩnh vực xã hội cơ bản của chủ thể tiến hành hoạt động quản lý Nhà nƣớc. 1.3.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước 1.3.2.1. Đặc điểm quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước Các CQHCNN có nhiệm vụ duy trì quản lý Nhà nƣớc và duy trì sự hoạt động bình thƣờng của các ngành trong xã hội. Với chức năng và nhiệm vụ nhƣ vậy nên các hoạt động của CQHCNN này hoàn toàn mang tính chất phục vụ nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc và hoạt động của CQHCNN này đặc biệt là hoạt động tài chính không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Do điểm riêng biệt này nên hoạt động QLTC trong CQHCNN đƣợc áp dụng theo chế độ QLTC đặc thù. Nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của CQHCNN chủ yếu là từ NSNN. Việc sử dụng nguồn lực tài chính của CQHCNN gắn liền với thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao cho, nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính bên cạnh việc đánh giá về mặt kinh tế còn xem xét đánh giá về mặt xã hội và việc đạt đƣợc những mục tiêu đã định trong sự phát triển của xã hội. Các CQHCNN dù hoạt động trong lĩnh vực nào các đơn vị này cũng phải chịu sự quản lý và chi phối của các đơn vị có liên quan nhƣ: cơ quan tài chính (Bộ Tài chính, Sở tài chính, Phòng tài chính), KBNN nơi đơn vị mở tài khoản và cơ quan quản 16 lý cấp trên trực tiếp. Mối quan hệ giữa CQHCNN với các đơn vị chức năng khác đƣợc thể hiện qua sơ đồ 1.2 Cơ quan tài chính Nhà nƣớc Cơ quan chủ quản CQHCNN Chính quyền địa phƣơng KBNN Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa CQHCNN và các cơ quan chức năng khác QLTC trong CQHCNN có một số đặc điểm tiêu biểu trên các góc độ nhƣ sau: - Nếu xét trên góc độ đối tượng quản lý: đối tƣợng quản lý là các hoạt động thu chi tài chính chủ yếu gắn với nguồn NSNN và các nguồn hình thành khác, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của CQHCNN và không vì mục tiêu lợi nhuận. - Nếu xét trên góc độ chủ thể quản lý: chủ thể QLTC trong các CQHCNN là các cơ quan, bộ phận chuyên trách QLTC. Nhiệm vụ của các chủ thể này đƣợc phân cấp theo từng đối tƣợng quản lý, đồng thời tiếp cận các nhiệm vụ do cấp Trung ƣơng và địa phƣơng giao phó. - Nếu xét trên góc độ cơ chế quản lý: cơ chế QLTC là sự kết hợp giữa cơ chế quản lý chung của Nhà nƣớc với cơ chế riêng phù hợp với từng CQHCNN, từng hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi đơn vị hành chính Nhà nƣớc nhƣ cơ chế tạo lập nguồn kinh phí, cơ chế phân phối và sử dụng nguồn kinh phí, cơ chế kiểm tra giám sát. 17 1.3.2.2. Yêu cầu quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước Mục tiêu hoạt động của các CQHCNN là phục vụ lợi ích chung, tài chính của CQHCNN là tài chính công, vì vậy công tác QLTC tại các CQHCNN phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau: - Thống nhất và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ, chính sách Nhà nước hiện hành: Thông qua việc chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách, Nhà nƣớc thể hiện rõ sự quản lý thống nhất và công bằng với các CQHCNN. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống khuôn khổ pháp lý về chứng từ, tài khoản và sổ kế toán cũng nhƣ báo cáo tài chính phải đƣợc xây dựng phù hợp với cơ chế chính sách tài chính và quản lý của Nhà nƣớc, đồng thời phù hợp với việc vận dụng tại các đơn vị trên cơ sở thống nhất giữa các đơn vị trong cùng một lĩnh vực. - Đảm bảo tính hiệu quả: hiệu quả của công tác QLTC ở các CQHCNN mang lại không nhỏ cả về mặt kinh tế và xã hội. Xét về góc độ xã hội, QLTC tốt sẽ kéo theo một loạt các hiệu ứng tích cực trong các công tác quản lý khác, nhờ đó không chỉ Nhà nƣớc mà cả những ngƣời dân đều đƣợc thụ hƣởng dịch vụ và chất lƣợng công hiệu quả, đảm bảo tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. - Công khai, minh bạch: đây là một yêu cầu rất cơ bản cho công tác QLTC ở CQHCNN. Công khai minh bạch ở đây phải đƣợc thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, phải đƣợc triển khai từ đơn vị cơ sở đến các cơ quan quản lý cấp trên . - Phân cấp quản lý đúng mức: quá trình phân cấp quản lý phải đảm bảo theo một lộ trình thích hợp, phải có sự chuẩn bị kỹ càng, thận trọng, phù hợp với tình hình và khả năng cụ thể ở từng CQHCNN. Việc phân cấp này phải tạo điều kiện giảm thiểu các chồng chéo của công tác QLTC nhƣng vẫn phát huy đƣợc khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CQHCNN và đảm bảo đƣợc nguyên tắc thống nhất của Nhà nƣớc, tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong QLTC cần sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý nhƣ các quy định, cơ chế tài chính, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức trong 18 thu, chi NSNN cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực. 1.3.3. Nội dung và quy trình quản lý tài chính trong các Cơ quan hành chính Nhà nước NSNN tại các CQHCNN đƣợc thực hiện theo một quy trình thống nhất của chu trình hoạt động NSNN gồm ba giai đoạn: lập dự toán và phân bổ kinh phí NSNN, chấp hành dự toán kinh phí NSNN và quyết toán kinh phí NSNN tại các CQHCNN. Do vậy, nội dung công tác QLTC tại các CQHCNN cũng phải bao gồm công tác quản lý trong tất cả ba giai đoạn nói trên. Ngoài ra QLTC tại CQHCNN bằng pháp luật, chính sách, các quy định có liên quan đến tài chính của các CQHCNN và bằng công tác thanh tra, kiểm tra công tác QLTC tại CQHCNN. - QLTC bằng pháp luật, chính sách. - QLTC bằng cách quản lý chu trình lập, chấp hành và QLTC tại CQHCNN quyết toán thu chi trong các CQHCNN. - QLTC bằng kiểm tra, đánh giá công tác quản lý tài chính tại CQHCNN. 1.3.3.1. Quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nước bằng pháp luật, chính sách, các quy định liên quan đến tài chính QLTC Nhà nƣớc bằng pháp luật đó là thể hiện vai trò tài chính của Nhà nƣớc bằng các luật, chính sách, quy định về tài chính của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan bắt buộc mọi chủ thể tham gia đều bình đẳng nhƣ nhau và Nhà nƣớc nắm quyền lực điều tiết, chi phối toàn bộ nền kinh tế vĩ mô. Dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ, đủ mạnh thì Nhà nƣớc mới phát huy đƣợc hiệu lực quản lý kinh tế-xã hội. Để QLTC đối với CQHCNN có hiệu quả đòi hỏi phải có đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách và đƣợc thể chế hóa bằng hệ thống luật, các văn bản dƣới luật phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam cũng nhƣ biến động của thế giới. Pháp luật là hệ thống các hành vi, quy tắc ứng xử do Nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận hoặc đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển và phù hợp với lợi ích, giai cấp thống trị trong xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 19 Pháp luật là phƣơng tiện để Nhà nƣớc quản lý kinh tế xã hội: pháp luật có khả năng triển khai những chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng nhất. Pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, mang tính quyền lực của Nhà nƣớc nên chính bộ máy Nhà nƣớc họat động có hiệu quả đều phải dựa trên những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật: quy định về quyền của các cơ quan trong bộ máy Nhà nƣớc, quy định quyền hạn của các cán bộ trong các cơ quan đó. Nhà nƣớc QLTC công bằng pháp luật đó là thể hiện vai trò tài chính của Nhà nƣớc, thể hiện Nhà nƣớc sử dụng tài chính là một công cụ quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và quản lý kinh tế nói riêng. Nhà nƣớc là một thiết chế quyền lực, định ra các luật, chính sách, quy định về tài chính không những bắt buộc các CQHCNN phải tuân theo mà còn tạo môi trƣờng thống nhất bình đẳng cho các CQHCNN hoạt động. Dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ, đủ mạnh thì Nhà nƣớc mới phát huy đƣợc hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các giải pháp và công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết các mục tiêu nhất định theo định hƣớng mục tiêu tổng thể của đất nƣớc. Bất kỳ chính sách nào cũng đƣợc xây dựng nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu chung của xã hội thông qua việc sử dụng các giải pháp, công cụ nhất định. Các mục tiêu đó đƣợc rút ra từ những giá trị xã hội cơ bản và đƣợc gọi là các mục tiêu tối cao của xã hội. QLTC bằng luật pháp của CQHCNN đƣợc áp dụng và điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản quy định còn xuất phát từ vai trò quan trọng tài chính đối với các CQHCNN. Tài chính cơ quan Nhà nƣớc là khâu quan trọng trong hệ thống tài chính của nền kinh tế. Quan hệ tài chính và tài chính CQHCNN thể hiện bản chất của Nhà nƣớc và phục vụ cho Nhà nƣớc. Vì vậy Nhà nƣớc phải trực tiếp can thiệp chi phối các quan hệ tài chính trong đó có tài chính CQHCNN đƣợc thông qua hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, chính sách quy định của Chính phủ và bộ, ngành có liên quan. 20 1.3.3.2. Quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nước bằng quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước Quản lý tài chính tại CQHCNN cần có quy trình quản lý từ khâu lập dự toán NSNN trong phạm vi đƣợc cấp có thẩm quyền giao hàng năm đền việc tổ chức chấp hành dự toán NSNN hàng năm theo chế độ chính sách của Nhà nƣớc và khâu quyết toán NSNN. Kiểm tra, kiểm soát - Chức năng nhiệm vụ - Quy chế tài chính - Tình hình thực hiện kế hoạch năm trƣớc - Chấp hành dự toán Lập và phân bổ dự toán Quyết toán Cơ quan có thẩm quyền: cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính, kho bạc Sơ đồ 1.3: Quy trình lập, chấp hành và quyết toán thu chi tại cơ quan hành chính Nhà nƣớc Căn cứ lập dự toán kinh phí bao gồm: Nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng nói chung và nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ƣơng, địa phƣơng, định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thƣờng xuyên NSNN, định hƣớng và chỉ đạo cụ thể của Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách; các văn bản pháp quy về việc lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN; Có hai phƣơng pháp lập dự toán: - Phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ: là phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán là dựa vào các kết quả đã thực hiện của kỳ liền trƣớc và điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ tăng trƣởng dự kiến. 21 - Phƣơng pháp lập dự toán cấp không: là phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán là dựa vào năm kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn, cụ thể của đơn vị chứ không dựa vào kết quả đã thực hiện của kỳ trƣớc, không dựa vào số liệu và kinh nghiệm sẵn có. Đây là phƣơng pháp phức tạp hơn chủ yếu vận dụng với hoạt động không thƣờng xuyên. Quy trình lập dự toán kinh phí: Hàng năm, căn cứ vào văn bản hƣớng dẫn lập dự toán kinh phí NSNN và số kiểm tra về dự toán kinh phí NSNN của cơ quan có thẩm quyền, các CQHCNN hƣớng dẫn cụ thể về nội dung, yêu cầu và thời hạn lập dự toán kinh phí ngân sách và thông báo số kiểm tra về dự toán kinh phí NSNN cho các đơn vị trực thuộc, các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách lập dự toán chi tiết kinh phí NSNN theo quy định, gửi cơ quan cấp trên. Căn cứ vào dự toán kinh phí do các đơn vị trực thuộc báo cáo (trong đó có nội dung chi thƣờng xuyên NSNN); nhiệm vụ chính trị của ngành; các chế độ, chính sách, định mức chi, số kiểm tra về dự toán kinh phí ngân sách của đơn vị mình, CQHCNN tổng hợp, thẩm tra và lập dự toán kinh phí NSNN của đơn vị mình báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán kinh phí ngân sách, các CQHCNN tiến hành phân bổ và giao dự toán kinh phí NSNN để làm cơ sở điều hành và quản lý kinh phí NSNN trong năm. Do việc xây dựng, phân bổ và giao dự toán cho các CQHCNN đƣợc thực hiện vào năm trƣớc và các chế độ, chính sách, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc có thể thay đổi cho nên nhiều khi dự toán kinh phí NSNN giao cho các CQHCNN chƣa phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Do vậy, khi triển khai thực hiện dự toán đƣợc giao, việc điều chỉnh dự toán đã giao cho các CQHCNN là một phần trong công tác lập dự toán kinh phí NSNN và là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng nhu cầu chi cho những nhiệm vụ chi cấp bách, đột xuất, các thay đổi trong chế độ, chính sách của Nhà nƣớc. Yêu cầu, căn cứ và quy trình điều chỉnh dự toán đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ đối với công tác lập dự toán kinh phí NSNN. 22 Quản lý đối với quá trình lập dự toán kinh phí NSNN tại các CQHCNN là quản lý trƣớc chi tiêu. Do vậy, nội dung và biện pháp quản lý chủ yếu của giai đoạn này là quản lý sự tuân thủ các căn cứ pháp lý làm cơ sở cho lập dự toán kinh phí NSNN, quản lý về chấp hành quy trình, thời gian lập dự toán kinh phí NSNN và quản lý về chấp hành nội dung, phƣơng pháp lập dự toán kinh phí NSNN tại các CQHCNN. Đồng thời, quản lý ở khâu này còn đƣợc thực hiện đối với việc thẩm tra nội dung dự toán, phân bổ và giao dự toán kinh phí NSNN của các cấp có thẩm quyền nếu đƣợc thực hiện nghiêm túc, có đầy đủ căn cứ khoa học thì có thể đạt đƣợc kết quả tốt là loại bỏ đƣợc các nội dung dự toán lập thiếu cơ sở pháp lý hoặc không có tính khả thi trong thực hiện, hoặc không cần thiết phải chi tiêu. Thông qua việc tổ chức xét duyệt dự toán kinh phí tại các CQHCNN sẽ giúp các CQHCNN đạt đƣợc mục đích tiết kiệm chi NSNN ngay từ giai đoạn lập dự toán nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu hợp lý về kinh phí của các cơ quan thực hiện dự toán.  Chấp hành dự toán kinh phí NSNN tại CQHCNN Chấp hành dự toán kinh phí NSNN các CQHCNN nói chung là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm thực hiện các chế độ và chỉ tiêu chi theo kế hoạch chi NSNN tại đơn vị CQHCNN trong năm tài chính đã đƣợc phê duyệt. Để thực hiện việc sử dụng kinh phí NSNN tại các CQHCNN đƣợc hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa việc sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan này đơn thuần là đảm bảo tuân thủ kế hoạch NSNN đƣợc dự kiến và phê duyệt ban đầu, mà phải thích ứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời phải tính đến hiệu quả hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Mục tiêu của chấp hành dự toán kinh phí NSNN bao gồm: biến các chỉ tiêu chi ghi trong kế hoạch NSNN hàng năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch hoạt động của các CQHCNN, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc. Tiếp theo, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế 23 -tài chính của các CQHCNN. Thông qua chấp dự toán kinh phí NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn. Chấp hành dự toán kinh phí NSNN tại các CQHCNN là quản lý khâu thực hiện kế hoạch NSNN đã đƣợc phê duyệt - là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên các tài liệu và trong các khả năng và dự kiến. Để biến các chỉ tiêu đó thành hiện thực phải thông qua khâu chấp hành NSNN. Hơn nữa, chấp hành dự toán kinh phí ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán NSNN. Tổ chức sử dụng kinh phí NSNN bao gồm: phân bổ và giao dự toán kinh phí NSNN. Sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ, UBND giao dự toán NSNN, các cơ quan Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán kinh phí NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc. Đối với những việc sử dụng kinh phí NSNN tại các CQHCNN sẽ đƣợc cơ quan có thẩm quyền phân bổ theo nhóm chi NSNN. Chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc thực hiện khi có đủ các điều kiện nhƣ đã có trong dự toán NSNN đƣợc giao, chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định, đã đƣợc Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi. Điều chỉnh dự toán kinh phí NSNN trong quá trình chấp hành ngân sách là điều rất phổ biến khi có sự thay đổi về nhiệm vụ chi do chƣa phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Ngoài ra, khi chế độ, chính sách, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc thay đổi thì dự toán kinh phí NSNN sẽ đƣợc điều chỉnh.  Quyết toán kinh phí NSNN tại CQHCNN Công tác quyết toán kinh phí NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý kinh phí NSNN tại các CQHCNN. Mục đích của quyết toán kinh phí NSNN nói chung là tổng kết đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện kinh phí NSNN tại các đơn vị trong năm tài khóa đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý, điều hành chi cho những cơ quan có thẩm quyền chẳng hạn nhƣ: Quốc hội, Chính phủ, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cùng cấp… 24 Quyết toán kinh phí NSNN đƣợc thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá quá trình chấp hành NSNN trong năm tài khóa, xác định những thành công, hạn chế và xây dựng những bài học kinh nghiệm trong công tác lập dự toán kinh phí NSNN cũng nhƣ chấp hành dự toán NSNN trong những năm tài khóa tiếp theo. Quyết toán kinh phí NSNN đƣợc thể hiện qua báo cáo quyết toán đƣợc quy định theo mẫu biểu và cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhƣ sau: - Tính chính xác, trung thực của số liệu quyết toán: số liệu trong báo cáo quyết toán kinh phí NSNN phải là số mà CQHCNN đã thực hiện thanh toán (thực chi) hoặc đã đƣợc phép hạch toán chi theo quy định và phải đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ. - Về nội dung: báo cáo quyết toán kinh phí NSNN phải đầy đủ các nội dung phù hợp với các nội dung sử dụng kinh phí NSNN theo danh mục hay mục lục NSNN. Báo cáo quyết toán kinh phí NSNN hàng năm phải có bản thuyết minh các khoản mục và giải thích đầy đủ sự thay đổi của các chỉ tiêu chi thƣờng xuyên NSNN trên thực tế so với các chi tiêu dự toán. - Tính hiệu lực và pháp lý: báo cáo tài chính có hiệu lực trong kỳ báo cáo hay năm tài khóa và ngƣời đứng đầu CQHCNN phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán kinh phí NSNN tại đơn vị cũng nhƣ chịu trách nhiệm về những khoản chi sai (bị xuất toán) hoặc quyết toán sai chế độ, quy định hiện hành. Báo cáo quyết toán sau khi hoàn thành sẽ đƣợc cơ quan chức năng của Nhà nƣớc (KBNN) tổng hợp và đệ trình cơ quan QLTC để xác nhận số liệu sử dụng kinh phí NSNN. Quy trình lập báo cáo quyết toán kinh phí NSNN ở các nƣớc thƣờng đƣợc thực hiện theo từ cơ sở và tổng hợp từ dƣới lên. Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán đƣợc tiến hành nhƣ sau: - CQHCNN cấp dƣới lập báo cáo quyết toán kinh phí NSNN năm tài khóa theo chế độ quy định và gửi cơ quan cấp trên. - CQHCNN cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dƣới trực thuộc. Các CQHCNN cấp trên phải tổng hợp và lập báo 25 cáo quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc để hình thành báo cáo quyết toán chung của toàn đơn vị để đệ trình cơ quan QLTC cùng cấp. - Cơ quan QLTC cùng cấp thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc đƣợc hƣởng kinh phí NSNN. Nếu báo cáo quyết toán kinh phí NSNN không đáp ứng yêu cầu quy định, cơ quan QLTC có thể yêu cầu đơn vị trực thuộc xây dựng lại báo cáo quyết toán và ngƣời đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm. Nhƣ vậy, quản lý quyết toán kinh phí NSNN tại các CQHCNN là quản lý khâu cuối cùng của chu trình này. Nội dung và biện pháp quản lý chủ yếu trong khâu quyết toán kinh phí NSNN tại các CQHCNN là quản lý việc chấp hành những quy định về kế toán, kiểm soát, kiểm toán và quyết toán kinh phí NSNN do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Cụ thể là quản lý về chấp hành quy định về kế toán, tổ chức kiểm tra giám sát, kiểm toán và quyết toán kinh phí NSNN, khoá sổ kế toán, hiệu chỉnh quyết toán và lập báo cáo quyết toán theo các quy định hiện hành. Đối với CQHCNN có các đơn vị trực thuộc dự toán sử dụng kinh phí NSNN thì biện pháp quản lý quyết toán là việc rà soát, hiệu chỉnh số liệu đã thực chi tiêu để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán chung của CQHCNN. Đối với CQHCNN cấp trên thì biện pháp quản lý quyết toán kinh phí NSNN tại các CQHCNN cấp dƣới chính là việc thẩm tra các báo cáo quyết toán kinh phí NSNN của các đơn vị trực thuộc. Việc thẩm định đối với các cấp quản lý kinh phí NSNN đối với các đơn vị trực thuộc sẽ sớm phát hiện những vi phạm về sử dụng chi NSNN cũng nhƣ những sai phạm trong công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán kinh phí NSNN để có biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và xử lý vi phạm. Mặt khác, cũng thông qua kiểm tra chấp hành quyết toán kinh phí NSNN, các cấp quản lý kinh phí NSNN tại các CQHCNN sẽ phát hiện ra những điểm còn bất cập trên các mặt nhƣ tổ chức bộ máy kế toán, tình hình thực hiện chức trách nhiệm vụ của các bộ phận tác nghiệp, tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ trong công tác kế toán, tình hình thực hiện các quy định về kiểm toán, kiểm tra nội bộ để có giải pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị hành chính Nhà 26 nƣớc nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý kinh phí NSNN tại CQHCNN và tại các đơn vị trực thuộc của các cơ quan này. 1.3.3.3. Kiểm tra kiểm soát công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính Nhà nước QLTC đối với CQHCNN cũng đƣợc giám sát bởi hệ thống kiểm tra, kiểm soát để kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện sai sót, điều chỉnh kịp thời để đƣa công tác tài chính đi vào nề nếp từ đó kịp thời đƣa ra các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa tiêu cực giúp cho cơ chế QLTC ngày càng hoàn thiện hơn. Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tuân thủ pháp luật; nguyên tắc chính xác, kịp thời, đầy đủ, khách quan, công khai; nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả. Hệ thống kế toán chặt chẽ cho phép hạn chế tối đa các gian lận đồng thời cũng nâng cao tính tự chủ và QLTC có hiệu quả hơn. Đi đôi với công tác kiểm tra, kiểm soát thì công tác đánh giá cũng đƣợc coi trọng trong quá trình QLTC. Đánh giá là việc phân tích các công việc đã làm, đang làm và chƣa làm đƣợc để có các giải pháp điều chỉnh thích ứng kịp thời đồng thời từ đó có thể tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tổ chức thực hiện tài chính trong các kỳ sau. 1.4. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở Việt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, có trách nhiệm thực hiện các chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật. Về cơ chế QLTC, Cục Bảo vệ chăm sóc, trẻ em đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan, công khai toàn cơ quan, gửi cơ quan Bộ LĐTBXH, gửi KBNN nơi giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, Phòng Tài chính - Kế toán để theo dõi, giám sát. 27 Trong quá trình triển khai thực hiện công tác QLTC tại đơn vị, Cục đã tiết kiệm đƣợc một phần nguồn kinh phí đƣợc giao tự chủ tài chính (các khoản thanh toán cho cá nhân, các khoản thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí vật tƣ văn phòng, thông tin, liên lạc...) để bổ sung thêm thu nhập cho cán bộ, công chức với hệ số lƣơng tăng thêm tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ do Nhà nƣớc quy định. Số kinh phí tiết kiệm đƣợc không chi hết có thể chuyển sang năm sau sử dụng. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục Viễn Thông Việt Nam Cục Viễn thông thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông là Vụ Viễn thông và Cục quản lý chất lƣợng Công nghệ thông tin và truyền thông, kế thừa đƣợc những kinh nghiệm thực thi quản lý Nhà nƣớc của Cục Quản lý chất lƣợng Công nghệ thông tin và truyền thông và kinh nghiệm tham mƣu xây dựng chính sách, văn bản pháp luật của Vụ Viễn thông. Về cơ chế QLTC, từ năm 2009 Cục chính thức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Từ năm ngân sách 2012 cơ chế QLTC của Cục áp dụng theo Thông tƣ số 188/2011/TT-BTC ngày 19/11/2012 hƣớng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Viễn thông, có quy định: “Cục Viễn thông là cơ quan quản lý Nhà nƣớc, do đặc thù về tổ chức và hoạt động đƣợc áp dụng cơ chế tài chính nhƣ đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động có tính đến các yếu tố về đầu tƣ, chi thƣờng xuyên, lao động, tiền lƣơng” Từ khi áp dụng cơ chế tự chủ, đơn vị đã mở rộng đƣợc quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cụ thể là: 28 Từng bƣớc phân biệt rõ hơn cơ chế quản lý Nhà nƣớc đối với đơn vị sự nghiệp có thu với cơ chế quản lý Nhà nƣớc đối với CQHCNN theo hƣớng cơ quan Nhà nƣớc không làm thay, không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của đơn vị. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với sự nghiệp công lập trong tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động gắn với chất lƣợng và hiệu quả công việc, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ có chất lƣợng. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị, về sử dụng tổng hợp các nguồn lực của đơn vị để phát triển hoạt động sự nghiệp, chi trả tiền lƣơng, thu nhập gắn với kết quả, năng suất và chất lƣợng công việc. Các văn bản quy định về định mức thu phí, lệ phí viễn thông theo quy định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền qua từng giai đoạn. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác QLTC tại đơn vị, Cục đã vận dụng các văn bản quy định về định mức chi nhƣ hệ số lƣơng cấp bậc và mức lƣơng tối thiểu; phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp lãnh đạo, công vụ; định mức tính lƣơng làm thêm giờ; định mức sử dụng ô tô, sử dụng điện thoại; chế độ công tác phí...đồng thời cụ thể hóa ban hành trong các nội dung chi tiết của Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm thực hiện thống nhất, đúng quy định trong toàn Cục. 1.4.3. Bài học rút ra cho Cục Bảo trợ xã hội Tại phần này luận văn đã phân tích, so sánh kinh nghiệm về QLTC của một số CQHCNN để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho QLTC của Cục Bảo trợ xã hội: Một là, việc xác định và sử dụng kinh phí đƣợc giao tự chủ tài chính Kinh phí giao thực hiện tự chủ hàng năm đƣợc xác định trên cơ sở biên chế đƣợc cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ NSNN tính trên biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định. Theo đó, dự toán phân bổ ngân sách đƣợc quy định cụ thể định mức chi thƣờng xuyên áp dụng cho năm đầu thời kỳ ổn định; dự toán các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định điều chỉnh tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định, đồng thời có bổ 29 sung kinh phí cải cách tiền lƣơng đảm bảo đủ lƣơng theo quy định. Tuy nhiên, việc giao biên chế còn mang tính chủ quan, chƣa chính xác dẫn đến việc phân bổ kinh phí tự chủ còn chƣa thực sự phù hợp, thiếu cơ sở. Quy định các đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhƣng không đƣợc vƣợt định mức chi, chế độ chi do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành; kinh phí đƣợc giao tự chủ, giao khoán nhƣng có một số khoản chi vẫn phải đảm bảo có chứng từ hóa đơn hợp pháp hợp lệ theo quy định, thủ trƣởng đơn vị chƣa đƣợc trao toàn quyền quyết định trong khả năng kinh phí của đơn vị. Để tiết kiệm kinh phí hoạt động nhằm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, vì vậy dẫn đến chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động hành chính công bị hạn chế do bị cắt giảm hoặc không thực hiện đầy đủ các công đoạn, nhiệm vụ mà lẽ ra cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải thực hiện. Hai là, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ Mặc dù đã quy định đơn vị áp dụng cơ chế tự chủ quyết định phƣơng án chi trả thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng ngƣời hoặc từng bộ phận trực thuộc. Tuy nhiên trên thực tế tại nhiều đơn vị, việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính hình thức, quy chế chi trả thu nhập tăng thêm còn mang tính bình quân, chƣa quy định hoặc quy định chƣa đầy đủ việc chi trả thu nhập tăng thêm theo kết quả, năng suất lao động nên chƣa khuyến khích, tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức trong đơn vị. Ba là, xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát công tác QLTC Việc xây dựng cơ chế tài chính đối với đơn vị hành chính Nhà nƣớc vừa đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu, chất lƣợng hiệu quả đồng thời gắn mục tiêu công bằng giữa các lĩnh vực kết hợp với cải cách hệ thống tài chính trên cơ sở đa dạng về phƣơng thức quản lý cũng nhƣ vận dụng cơ chế tự vận động trong lĩnh vực tài chính của từng ngành khác nhau. Vì vậy thùy theo đặc điểm của từng loại lĩnh vực có cách thức quản lý phù hợp, không áp dụng một phƣơng thức chung với tất cả các lĩnh vực. 30 Kết luận Chƣơng 1 Qua phân tích nghiên cứu những vấn đề cơ bản về CQHCNN và QLTC tại CQHCNN trong chƣơng 1 luận văn đã hoàn thành đƣợc những nội dung chủ yếu sau: - Hệ thống hoá lý luận và làm rõ đƣợc các khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và phân loại CQHCNN. - Nắm đƣợc lý thuyết cơ bản về QLTC trong CQHCNN: vai trò, đặc điểm của QLTC, nội dung và quy trình QLTC trong CQHCNN. - Tìm hiểu về tổng quan tình hình tài liệu nghiên cứu giúp cho tác giả có thêm những hiểu biết quí giá về đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số CQHCNN trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm về QLTC đối với Cục Bảo trợ xã hội để có thể xây dựng các chính sách bảo trợ xã hội hƣớng tới những đối tƣợng yếu thế trong xã hội, nhằm hoàn thiện hơn hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam. 31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày tại chƣơng 1, chƣơng này luận văn sẽ lựa chọn các phƣơng pháp để áp dụng nghiên cứu cho đề tài và sau đó sẽ trình bày về mô hình thiết kế nghiên cứu. Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu nhƣ sau: 2.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu trƣớc để làm nên tảng cho nghiên cứu. Đây là nguồn kiến thức quí giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu. Vì vậy mục đích của việc thu thập và nghiên cứu nhằm: - Giúp tác giả nắm đƣợc phƣơng pháp của các nghiên cứu thực hiện trƣớc đây; - Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình; - Giúp tác giả có phƣơng pháp luận và luận cứ chặt chẽ hơn; - Giúp tác giả nắm đƣợc các kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực nghiên cứu; - Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính. Trong luận văn tác giả sử dụng tài liệu thứ cấp để nghiên cứu. Tất cả các thông tin, thu thập số liệu để phục vụ cho nghiên cứu của đề tài là các thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Cục Bảo trợ xã hội. Các tài liệu liên quan đến QLTC tại cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ đƣợc thu thập từ: - Sách giáo khoa về QLTC, các quy định của pháp luật về chế độ tài chính trong CQHCNN, các quy định của pháp luật về tổ chức, QLTC tại Việt Nam. 32 - Kế hoạch, dự toán Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH phê duyệt hàng năm. - Các báo cáo tài chính năm của Cục Bảo trợ xã hội và các báo cáo khác có liên quan. - Các trang web điện tử của Cục Bảo trợ xã hội; Bộ LĐTBXH và các trang web khác. Số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để phân tích các dữ liệu về tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị. 2.1.2. Phương pháp tổng hợp số liệu Phương pháp thống kê so sánh: Đề tài sử dụng số liệu qua các báo cáo, thống kê của Cục Bảo trợ xã hội cho phép phân tích đƣa ra các nhận xét và đề xuất những phƣơng án phù hợp hoàn thiện công tác QLTC tại đơn vị. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập đƣợc để đƣa ra các nhận định về hoạt động QLTC của Cục Bảo trợ xã hội. Phương pháp biểu đồ: Xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời gian. Sử dụng các bảng, biểu để phản ánh thực trạng hoạt động QLTC của Cục. Phương pháp phân tích: Phân tích dựa trên thống kê, phân tích tình hình hoạt động và những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, dữ liệu thì cần chọn lọc lại các yếu tố chính sau đó phƣơng pháp nghiên cứu nêu trên để nhận định đánh giá chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác QLTC đồng thời đƣa ra những giải pháp tổng thể nhằm hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội, từ đó cũng chỉ ra đƣợc những kiến nghị cụ thể với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. 2.2. Thiết kế nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu gồm có 3 bƣớc. 33 Bảng 2.1 Các bƣớc thực hiện nghiên cứu luận văn Nguồn thông tin Bƣớc Báo cáo hoạt động tài chính qua các năm của đơn vị Liên hệ với Phòng tài chính-kế toán 1 2 3 Các nguồn khác Truy cậpWebsite Các nguồn khác Thu thập các báo cáo tài chính Tìm kiếm thu thập các văn bản liên quan đến cơ chế tài chính tại CQHCNN Phân loại thống kê, lập bảng, biểu đồ kết quả và phân tích số liệu Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội Kết thúc (Nguồn : Tác giả tổng hợp) 34 Bảng 2.2 Diễn giải các bƣớc thực hiện nghiên cứu luận văn Loại Bƣớc Nội dung thông tin - Thu thập các báo cáo tài chính của Cục Bảo trợ xã hội qua các năm (từ năm 2010 đến năm 2014). 1 - Kiểm tra độ tin cậy, sự phù hợp của các báo cáo đối với yêu Thứ cấp cầu của luận văn. - Thu thập thông tin liên quan đến hoạt động của Cục Bảo trợ xã hội qua website : http://btxh.gov.vn/ Thứ cấp - Phân loại, thông kê và lập bảng/ biểu đồ dự toán NSNN của Cục Bảo trợ xã hội năm 2010 đến năm 2014 Thứ cấp - Phân tích sự biến động của số liệu. - Phân loại, thống kê, lập bảng số liệu về phân bổ dự toán hoạt động chi dự án (kinh phí không thƣờng xuyên) cho từng phòng thuộc Cục năm 2010 đến năm 2014 Thứ cấp - Phân tích sự biến động của số liệu. -Thống kê, lập bảng số liệu đề nghị chuyển nguồn chi hoạt động 2 dự án (kinh phí không thƣờng xuyên) sang năm sau thực hiện của Cục Bảo trợ xã hội Thứ cấp -Phân tích biến động của số liệu - Phân loại, thống kê, lập bảng cơ cấu thực hiện chi thƣờng xuyên- Cục Bảo trợ xã hội năm 2010 đến năm 2014 Thứ cấp - Phân tích sự biến động của số liệu. - Phân loại, thống kê, lập bảng số liệu tiết kiệm chi thƣờng xuyên từ kinh phí giao tự chủ tài chính năm 2010 đến năm 2014 - Phân tích sự biến động của số liệu. 35 Thứ cấp - Phân loại, thống kê, lập bảng số liệu về tình hình chi trả thu nhập tăng thêm giai đoạn 2010 đến năm 2014 Thứ cấp - Phân tích sự biến động của số liệu. - Thống kê, lập bảng cơ cấu chi thực hiện hoạt động dự án (không thƣờng xuyên) của đơn vị năm 2010 đến 2014 Thứ cấp - Phân tích số liệu thu đƣợc. Thống kê, lập bảng/ biểu đồ số liệu dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán của đơn vị năm 2010 đến 2014 Thứ cấp - Phân tích số liệu thu đƣợc. - Phân tích thực trạng QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Từ đó đƣa 3 ra các giải pháp hoàn thiện công tác QLTC tại đơn vị Thứ cấp - Kết thúc quá trình nghiên cứu. (Nguồn : Tác giả tổng hợp) Kết luận chƣơng 2 - Chƣơng 2 của luận văn đã trình bày chi tiết về các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu cũng nhƣ thiết kế nghiên cứu với trình tự qua 3 bƣớc. - Nội dung chƣơng 2 tuy ngắn gọn nhƣng rất quan trọng, bởi việc lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu giúp học viên xác định đƣợc cách thức thực hiện việc thu thập thông tin, phân loại, thống kê và xử lý thông tin một cách hiệu quả nhất trong quá trình hoàn thiện luận văn. Từ đó chỉ rõ các phƣơng pháp nghiêu cứu ở chƣơng 3 và công cụ ở chƣơng 4. 36 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI - BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 3.1 Khái quát về Cục Bảo trợ xã hội 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Bảo trợ xã hội đƣợc thành lập từ năm 2008 tại Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH. Theo đó, Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH ban hành Quyết định số 179/QĐ-LĐTBXH ngày 25/01/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội. Trong đó cơ cấu tổ chức của Cục có 05 phòng và tƣơng đƣơng (trong đó có Văn phòng Chƣơng trình MTQG về giảm nghèo). Ngày 08/5/2009, Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH có Quyết định số 579/QĐLĐTBXH về việc điều chuyển Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời tàn tật Việt Nam về trực thuộc Cục Bảo trợ xã hội; ngày 22 tháng 3 năm 2010, có Quyết định số 399/QĐ-LĐTBXH về việc thành lập Phòng Tài chính - Kế toán thuộc Cục Bảo trợ xã hội. Tính đến thời điểm 30/5/2011, Cục có 7 phòng và đơn vị trực thuộc (Văn phòng Cục, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Chính sách xã hội, Phòng Trợ giúp đột xuất, Phòng Công tác xã hội, Văn phòng Chƣơng trình MTQG về giảm nghèo và Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ ngƣời khuyết tật) và đƣợc giao 43 biên chế công chức (tại Quyết định số 598/QĐ-LĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ trƣởng Bộ LĐTB&XH). Từ tháng 5/2011 đến nay, Cục Bảo trợ xã hội đƣợc Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội giao thêm một số nhiệm vụ để triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chỉnh phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tƣớng Chính phủ cụ thể nhƣ sau: - Đầu mối tham mƣu và trực tiếp xây dựng và triển khai 03 đề án: đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, đề án quy hoạch phát triển mạng lƣới các cơ sở trợ 37 giúp xã hội và đề án đổi mới chính sách trợ giúp xã hội (thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ ngày 01/11/2012 ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020). - Trực tiếp theo dõi, triển khai thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt), trong đó có các nhiệm vụ: tham mƣu xây dựng kế hoạch triển khai đề án; khảo sát, đánh giá và thu thập thông tin về ngƣời rối nhiễu tâm trí, ngƣời tâm thần; xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật để trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho ngƣời rối nhiễu tâm trí, ngƣời tâm thần; phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội khu vực để chăm sóc, phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời rối nhiễu tâm trí, ngƣời tâm thần dựa vào cộng đồng; sơ kết, tổng kết thực hiện đề án và báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ. - Chủ trì thực hiện dự án “Hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng”, chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Tiêu chuẩn về Hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng (Quyết định 504/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025; Quyết định số 484/QĐ-LĐTBXH ngày 22/4/2011 của Bộ LĐTBXH về việc triển khai nhiệm vụ của Bộ LĐTBXH). - Bên cạnh các nhiệm vụ phát triển nghề công tác xã hội theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề ánphát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 nhƣ: xây dựng mạng lƣới cán bộ, nhân viên công tác xã hội và hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội thì việc nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với công chức, viên chức trong lĩnh vực công tác xã hội là một nhiệm vụ mới mà đề án phát triển nghề công tác xã hội phải thực hiện. 38 - Thực hiện Quyết định số 128/QĐ-LĐTBXH ngày 11/11/2013 của Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH về việc giao nhiệm vụ thực hiện Kết luận của Phó Thủ tƣớng Vũ Văn Ninh, Trƣởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tại cuộc họp về tình hình ngƣời dân di cƣ tự do từ Campuchia về Việt Nam, Cục Bảo trợ xã hội đƣợc giao chủ trì: (1) nghiên cứu chính sách trợ giúp đột xuất để hỗ trợ ngƣời dân di cƣ tự do từ Campuchia về nƣớc gặp khó khăn, (2) nghiên cứu tiểu đề án Đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống sản xuất bền vững cho ngƣời dân di cƣ tự do từ Campuchia về nƣớc gặp khó khăn, (3) xây dựng đề án tổng thể đối với ngƣời dân di cƣ tự do từ Campuchia về nƣớc. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội Cục Bảo trợ xã hội có Cục trƣởng và một số Phó Cục trƣởng giúp việc. Phòng chức năng và đơn vị trực thuộc gồm: - Phòng Chính sách xã hội là đơn vị thuộc Cụ c Bảo trợ xã hội, có trách nhiệm giúp Cục trƣởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về ngƣời khuyết tật, ngƣời cao tuổi, giảm nghèo và các đối tƣợng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên trong phạm vi cả nƣớc theo quy định của pháp luật. - Phòng Trợ giúp đột xuấ t là đơn vị thuộc Cục Bảo trợ xã hội , có trách nhiệm giúp Cục trƣởng quản lý Nhà nƣớc và tổ chức hƣớng dẫn hoạt động về trợ giúp đột xuất trong phạm vi cả nƣớc theo quy định của pháp luật. - Phòng Công tác xã hội là đơn vị thuộc Cục Bảo trợ xã hội có trách nhiệm giúp Cục trƣởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác xã hội, các cơ sở bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí; bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trợ giúp cho nạn nhân bom mìn. - Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật Việt Nam (NCCD) là đơn vị trực thuộc Cục Bảo trợ xã hội có trách nhiệm giúp Cục trƣởng, Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật Việt Nam thực hiện chức năng điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật trong phạm vi cả nƣớc. - Văn phòng chƣơng trình MTQG về Giảm nghèo là bộ phận thuộc Cục Bảo trợ Xã hội, có chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực giảm nghèo, tham mƣu giúp 39 Cục trƣởng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng trình Bộ và giúp Ban chỉ đạo của Chính phủ thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo - Văn phòng Cu ̣c là đơn vị thuộc Cục Bảo trợ xã hội , có trách nhiệm giúp Cục trƣởng thực hiện chức năng quản lý, theo dõi về hành chính, văn thƣ, lƣu trữ; tổ chức cán bộ; thi đua-khen thƣởng; kế hoạch tổng hợp và đối ngoại; thực hiện công tác quản trị đối với một số hoạt động của Cục; - Phòng Tài chính-Kế toán là đơn vị thuộc Cục Bảo trợ xã hội, có chức năng giúp Cục trƣởng quản lý công tác tài chính, tài sản, kế toán các nguồn kinh phí thuộc Cục theo quy định của pháp luật. Cục trƣởng    Phó Cục trƣởng Phó Cục trƣởng Phó Cục trƣởng Phó Cục trƣởng  Phòng Tài chínhKế toán  Phòng  giúp Trợ đột  xuất Phòng chính sách xã hội Văn phòng Chƣơng trình MTQG về giảm nghèo Văn phòng NCCD Phòng Công tác xã hội Văn phòng Cục Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Cục Bảo trợ xã hội 3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Cục bảo trợ xã hội Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH có trách nhiệm giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng quản lý về Nhà nƣớc về ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong phạm vi cả nƣớc theo quy định của pháp luật. Cục Bảo trợ có tên giao dịch quốc tế là Department of Social Assistance, viết tắt là DSA. 40 Cục Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ:  Nghiên cƣ́u, xây dƣ̣ng trình Bô ̣ các văn bản về - Chiế n lƣơ ̣c, chƣơng trin ̀ h, quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch dài ha ̣n và hàng năm , dƣ̣ án, đề án về ngƣời cao tuổi , ngƣời khuyết tật , trơ ̣ giúp các đố i tƣơ ̣ng bảo trơ ̣ xã hô ̣i , giảm nghèo; - Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về ngƣời cao tuổ i, ngƣời khuyết tật, trơ ̣ giúp các đố i tƣơ ̣ng bảo trơ ̣ xã hô ̣i, giảm nghèo; - Chế đô ̣, chính sách: + Chế đô ̣, chính sách đối với ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật; + Chế đô ,̣ chính sách trợ giúp thƣờng xuyên , đô ̣t xuấ t đố i với các đố i tƣơ ̣ng bảo trợ xã hội; + Chế đô ̣, chính sách trợ giúp ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhâ ̣p thấ p ; - Tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực đƣợc giao. - Giải pháp thực hiện Chƣơng trình trợ giúp xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội . - Quy hoa ̣ch và hƣớng dẫn quy hoạch ma ̣ng l ƣới cơ sở bảo trợ xã hội ; cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội. - Hê ̣ thố ng chỉ tiêu giám sát , đánh giá về ngƣời cao tuổ i , ngƣời khuyết tật , đố i tƣơ ̣ng bảo trơ ̣ xã hô ̣i, giảm nghèo;  Hƣớng dẫn, kiể m tra và tổ chƣ́c thƣ̣c hiê ̣n cá c quy đinh ̣ của Nhà nƣớc , của Bô ̣ về ngƣời cao tuổ i , ngƣời khuyết tật và trơ ̣ giúp các đố i tƣơ ̣ng bảo trơ ̣ xã hô ̣i , giảm nghèo theo quy định.  Tổ chức công tác thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tƣợng quản lý.  Là đầu mối giúp Bộ triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.  Tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì tổng kết, đánh giá các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến về công tác ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội và giảm nghèo. 41  Nghiên cứu, xây dựng chế độ chính sách đối với công chức, viên chức trong lĩnh vực đƣợc phân công.  Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hƣớng dẫn về vị trí việc làm, số lƣợng ngƣời làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội theo phân công của Bộ.  Tổ ng kế t, đánh giá , nhân rô ̣ng các phong trào , mô hình, điể n hình tiên tiế n trong liñ h vƣ̣c đƣơ ̣c giao ; tham gia công tác tuyên truyề n , phổ biế n giáo du ̣c pháp luâ ̣t theo phân công của Bô ;̣  Giúp Bộ th ực hiện chức năng quản lý N hà nƣớc đối với các hội , tổ chƣ́c phi Chiń h phủ hoa ̣t đô ̣ng trong liñ h vƣ̣c đƣơ ̣c giao theo quy định của pháp luật .  Thƣ̣c hiê ̣n hơ ̣p tác quố c tế , nghiên cƣ́u khoa ho ̣c ; tham gia đào ta ̣o bồ i dƣỡng chuyên môn , nghiệp vụ về công tác xã hội, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, bảo trợ xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động, cộng tác viên công tác xã hội theo phân công của Bộ  Sơ kế t, tổ ng kế t, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực đƣợc phân công .  Quản lý cán bộ , công chƣ́c , viên chƣ́c ; cơ sở vâ ̣t chấ t , tài chính , tài sản theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t và phân cấ p của Bô .̣  Thƣ̣c hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ khác do Bô ̣ trƣởng giao. 3.2.Thực trạng quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội 3.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội Hoạt động QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội trong thời gian qua dựa trên cơ sở những văn bản chính sách liên quan sau: - Dự toán sử dụng trong ngành LĐTBXH đƣợc thực hiện căn cứ vào Luật Ngân sách: Căn cứ Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách, Thông tƣ 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ. 42 - Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nƣớc. - Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nƣớc. - Thông tƣ số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định về việc đầu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. - Thông tƣ số 97/2010/ TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập. - Các văn bản quy định về định mức chi cho các công tác bảo trợ xã hội theo quy định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền qua từng giai đoạn. - Về tiền lƣơng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề, phụ cấp thâm niên nghề thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 Chính phủ quy định chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang. Nghị định số 17/2013/ NĐ-CP ngày 19/2/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang; Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ; Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ và Thông tƣ liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 14/12/2009 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về chế độ phụ cấp thâm niên nghề. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác QLTC tại đơn vị Cục đã vận dụng các văn bản quy định về định mức chi nhƣ hệ số lƣơng cấp bậc và mức lƣơng tối thiểu; phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp lãnh đạo, công vụ; định mức tính lƣơng làm thêm giờ; định mức 43 sử dụng ô tô, sử dụng điện thoại; chế độ công tác phí...đồng thời cụ thể hóa ban hành trong các nội dung chi tiết của Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm thực hiện thống nhất, đúng quy định trong toàn Cục. Ngoài ra còn rất nhiều thông tƣ, nghị định, văn bản hƣớng dẫn có liên quan khác. 3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội Phòng Tài chính-Kế toán Cục Bảo trợ xã hội có Kế toán trƣởng, Phó trƣởng phòng và một số cán bộ, công chức đảm nhiệm các chức danh công việc sau: - 01 Kế toán lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn và bảo hiểm 03 chế độ. - 02 chuyên viên phụ trách kế toán ngân hàng, kế toán dự án. - 01 chuyên viên phụ trách kế toán tiền mặt, kế toán kho bạc. - 01 chuyên viên kế hoạch tài chính, kế toán tổng hợp. - 01 thủ quỹ, kế toán vốn. Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Nghiên cứu xây dựng, trình Cục trƣởng ban hành các văn bản quy định và hƣớng dẫn chế độ, tiêu chuẩn, định mức về quản lý và sử dụng tài sản, thu, chi các nguồn kinh phí thuộc Cục theo quy định của pháp luật; - Nghiên cứu, xây dựng trình Cục trƣởng kế hoạch, dự toán thu chi các nguồn kinh phí hàng năm; - QLTC, tài sản, kế toán và quyết toán các nguồn kinh phí thuộc Cục theo trách nhiệm đơn vị dự toán, kế toán trực thuộc Bộ; - Tham gia công tác thẩm định, đấu thầu, thanh quyết toán, nghiệm thu ban giao đối với đầu tƣ mua sắm tài sản, trang thiết bị của Cục; - Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo chế độ hiện hành của Nhà nƣớc, quy định của Bộ và Cục; - Quản lý cán bộ, công chức; cơ sở vật chất, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục; - Thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu theo quy định của Luật Kế toán; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trƣởng giao. 44 3.2.3. Nội dung quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội Nguồn kinh phí hoạt động của Cục Bảo trợ gồm có nguồn NSNN cấp, nguồn viện trợ. Song với đặc thù của đơn vị là CQHCNN nên nguồn kinh phí chủ yếu là NSNN vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu quy trình QLTC nguồn NSNN cấp. 3.2.3.1.Lập dự toán ngân sách Nhà nước tại Cục Bảo trợ xã hội Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị hành chính nên NSNN là nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu của đơn vị. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đƣợc Nhà nƣớc cấp ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đó. NSNN cấp cho Cục Bảo trợ xã hội bao gồm: + Kinh phí đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; + Kinh phí thực hiện đề án phát triển nghề công tác xã hội đã hỗ trợ xây dựng mô hình điểm trung tâm cung cấp dịch vụ; Đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên công tác xã hội; Tổ chức đào tạo vừa học vừa làm trình độ cao đẳng, trung cấp… + Kinh phí thực hiện các chƣơng trình MTQG về giảm nghèo: hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá chƣơng trình MTQG giảm nghèo; Xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề cho con em ngƣời nghèo; Hỗ trợ ngƣời nghèo về nhà ở… + Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác; + Một số khoản kinh phí khác để sửa chữa, mua sắm tài sản cố định cơ quan. Mức kinh phí NSNN cấp cho chi thƣờng xuyên đƣợc giao hàng năm đƣợc tăng thêm hay giảm đi theo tỷ lệ do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định. Căn cứ để lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN: dựa vào Thông tƣ hƣớng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Bộ Tài chính (năm 2010 có Thông tƣ số 90/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2011), dựa vào định mức chi tiêu (Thông tƣ 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với CQHCNN và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tƣ số 45 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra khảo sát, các Thông tƣ liên ngành và Thông tƣ khác của Bộ LĐTBXH có liên quan đến công tác Bảo trợ xã hội, quy chế chi tiêu nội bộ....) Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1 thì có 2 phƣơng pháp lập dự toán là phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phƣơng pháp lập dự toán cấp không. Song thực tế ở Cục Bảo trợ xã hội dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc lập theo phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ còn dự toán kinh phí không thƣờng xuyên (chi hoạt động dự án) dùng phƣơng pháp lập dự toán cấp không và lập dự toán cho từng năm một. Đối với kinh phí do NSNN, phƣơng pháp quản lý đƣợc thực hiện theo đúng chu trình quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN nhƣ sau: + Hàng năm Cục Bảo trợ xã hội phải lập dự toán chi đƣợc đảm bảo bằng nguồn NSNN và dự toán này phải đƣợc Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH chấp nhận. + Trong quá trình chấp hành NSNN, Cục Bảo trợ xã hội phải giao dịch với KBNN trong quá trình sử dụng thông qua sự kiểm soát chi của KBNN và phải đáp ứng các điều kiện kiểm soát chi. + Định kỳ theo chế độ, Cục Bảo trợ xã hội thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng để làm cơ sở cho Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổng hợp quyết toán từ ngân sách. Trên cơ sở các nhiệm vụ đƣợc giao trong năm tới, vận dụng chính sách liên quan và tình hình quản lý sử dụng ngân sách hàng năm, Các đơn vị thuộc Cục phối hợp với phòng Tài chính-Kế toán của Cục Bảo trợ xã hội lập dự toán sử dụng NSNN hàng năm. 46 Biểu đồ 3.1: Dự toán sử dụng ngân sách Nhà nƣớc năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ Xã hội (Nguồn: Dự toán sử dụng NSNN năm, Cục Bảo trợ xã hội) Qua biểu đồ 3.1 cho thấy kinh phí ngân sách sử dụng qua các năm có tăng lên rõ rệt. NSNN cấp năm 2011 tăng 5% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 27% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 20% so với năm 2012. Trong đó kinh phí NSNN bảo đảm họat động chi thƣờng xuyên tăng nhanh từ năm 2010 đến 2012 xong năm 2013 lại giảm xuống so với năm 2012 nhƣng năm 2014 lại tăng so với năm 2013 . Năm 2011, kinh phí thƣờng xuyên từ NSNN tăng 55% so với năm 2010, sang tới năm 2012 nguồn kinh phí này đã tăng 27% so với năm 2011. Nhƣng đến năm 2013 nguồn kinh phí thƣờng xuyên NSNN cấp giảm 9% và năm 2014 tăng 32%. Nguyên nhân do Cục đƣợc giao nhiều nhiệm vụ chuyên môn hơn nên nguồn NSNN cấp cho hoạt động chi dự án tăng qua các năm. Trong số các nhiệm vụ chi không thƣờng xuyên (chi hoạt động dự án), nhiệm vụ chi mà NSNN cấp nhiều nhất và tăng đều qua các năm là thực hiện Chƣơng trình MTQG về giảm nghèo. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của Cục là thực hiện quản lý Nhà nƣớc về bảo trợ xã hội. Ngoài ra, điểm nổi bật trong cơ cấu chi không thƣờng xuyên là năm 2014, Cục tập trung thực hiện Chƣơng trình mục tiêu với mức kinh phí rất lớn. 47 Tuy nhiên thực tế là NSNN đƣợc cấp cho các đơn vị của Cục Bảo trợ xã hội trong giai đoạn 2010-2014 có tăng hàng năm nhƣng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Lý giải nguyên nhân này, có thể thấy rằng: Đối với nguồn kinh phí do NSNN cấp một phần do nguồn kinh phí này còn hạn hẹp, gây ra sự khó khăn trong việc cấp ngân sách cho Cục Bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch và bảo vệ kế hoạch cũng có ý nghĩa quan trọng ảnh hƣởng tới việc cấp ngân sách cho Cục Bảo trợ xã hội. Bảo vệ kế hoạch tài chính đòi hỏi mọi chỉ tiêu về kinh phí và sử dụng kinh phí cần đƣợc chuẩn bị một cách kỹ lƣỡng, có cơ sở khoa học, mang tính thuyết phục cao để tạo đƣợc đƣợc sự ủng hộ của cơ quan tài chính cấp trên. Thực tế công tác lập kế hoạch những năm qua của Cục Bảo trợ xã hội còn có những hạn chế, chƣa đƣợc đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó. Công tác lập kế hoạch chƣa đƣợc chuyên nghiệp hoá, chƣa đƣợc chuẩn bị kỹ càng và có đủ các cơ sở để thuyết phục cơ quan chủ quản. Chƣa có các kế hoạch về công tác nhân sự, chƣa có quy hoạch tổng thể về đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn nên Bộ chủ quản thƣờng cắt đi một số khoản đáng kể so với kế hoạch đặt ra. Cũng do nguồn NSNN không đủ theo kế hoạch nên Cục Bảo trợ xã hội cũng phải cắt giảm một số các khoản chi để phù hợp với nguồn kinh phí đƣợc cấp, Điều đó cho thấy rằng, hiệu quả công tác tài chính của Cục Bảo trợ xã hội cũng sẽ bị sụt giảm. 3.2.3.2 Chấp hành dự toán Ngân sách Nhà nước tại Cục Bảo trợ xã hội  Nguyên tắc phân bổ dự toán chi NSNN của Cục Bảo trợ xã hội Sau khi đƣợc đƣợc Bộ LĐTBXH (Vụ Kế hoạch-Tài chính) giao dự toán ngân sách, Cục Bảo trợ xã hội tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các phòng trực thuộc Cục sử dụng ngân sách. - Tổng số giao cho các phòng trực thuộc không vƣợt quá dự toán đƣợc Bộ LĐTBXH (Vụ Kế hoạch-Tài chính) giao cả về tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực. - Dự toán giao cho Cục sử dụng ngân sách đƣợc phân bổ chi tiết theo từng loại, khoản và nội dung chi. - Phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên của Cục Bảo trợ xã hội: 48 + Nguồn ngân sách chi thƣờng xuyên hàng năm của Cục Bảo trợ xã hội dùng cho chi quản lý hành chính: tiền lƣơng, các khoản có tính chất lƣơng; các khoản trích theo lƣơng, chi thƣờng xuyên, chi nghiệp vụ, các khoản mua sắm, sửa chữa thƣờng xuyên, tiết kiệm 10% kinh phí chi thƣờng xuyên để thực hiện cải cách tiền lƣơng. + Nguồn kinh phí đƣợc cấp hàng năm tăng lên chủ yếu do biên chế tăng lên, chế độ chính sách con ngƣời tăng, trong đó phần lớn do tăng ngân sách để thực hiện cải cách tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức. + Nguồn ngân sách đƣợc giao hàng năm không có khoản kinh phí dự phòng, theo quy định của Luật NSNN, Cục Bảo trợ xã hội cũng không đƣợc phép để lại kinh phí dự phòng, vì vậy ngành cũng nhƣ Cục Bảo trợ xã hội cũng không đƣợc để lại kinh phí dự phòng, ngành gặp rất nhiều khó khăn khi có nhiệm vụ phát sinh đột xuất hoặc thiên tai xảy ra. + Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Số lƣợng trang thiết bị và cơ sở vật chất của Cục còn thiếu, phần lớn đã hƣ hỏng do phải di chuyển nơi công tác nhiều lần (hiện tại Cục vẫn đang làm việc nhờ tại trụ sở của Cục chăm sóc, bảo vệ trẻ em). Số lƣợng trang thiết bị mới đƣợc bổ sung cho cán bộ, công chức trong năm chỉ chiếm 10%. Tỷ trọng 10% số lƣợng trang thiết bị mới và sửa chữa vẫn chƣa đáp ứng kịp nhu cầu công việc trong chuyên môn và tốc độ phát triển công nghệ phục vụ chuyên môn bởi những nguyên nhân sau: thiết bị tin học là loại trang thiết bị có tuổi thọ thấp và thời gian làm việc cao do vậy thiết bị xuống cấp nhanh chóng trong khi kinh phí sửa chữa, nâng cấp rất hạn hẹp; các tài sản có giá trị lớn không đủ kinh phí để duy tu bảo dƣỡng, sửa chữa thƣờng xuyên nên xuống cấp khá nhanh chóng. Phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách của Cục Bảo trợ xã hội cho các phòng thuộc Cục sử dụng ngân sách phải gửi về Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH thẩm tra trƣớc khi thực hiện giao dự toán. Sau đó, Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH tổng hợp chung toàn ngành trình Bộ Tài chính thẩm định, KBNN Trung ƣơng (bản tổng hợp) và gửi KBNN thành phố Hà Nội nơi Cục Bảo trợ xã hội giao dịch (Quyết định phân bổ và phụ lục đính kèm). Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trƣớc ngày 31 tháng 12 năm trƣớc. 49 Bảng 3.1: Phân bổ chi hoạt động dự án (nguồn kinh phí không thƣờng xuyên) cho từng phòng thuộc Cục Bảo trợ xã hội năm 2010-2014 Phòng thuộc Cục Công tác xã hội Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số Số Số Số Số tiền Tỷ tiền Tỷ tiền Tỷ tiền Tỷ tiền Tỷ (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) 14.072 44,36 14.339 44,72 18.200 44,78 20.750 41,44 23.554 42,37 Chính sách bảo trợ xã hội 4.498 14,18 4.412 13,76 6.228 15,33 9.413 18,80 10.375 18,66 Văn phòng NCCD 2.000 6,31 1.706 5,32 2.066 5,08 3.235 6,46 4.053 7,29 600 1,89 720 2,25 1.200 2,95 1.659 3,31 1.500 2,70 9.000 28,37 9.280 28,94 10.445 25,70 11.862 23,69 12.344 22,20 1.550 4,89 1.610 2.500 6,15 3.155 6,30 3.766 6,77 100 40,639 100 50.074 100 55.592 100 Trợ giúp đột xuất Văn phòng chƣơng trình MTQG về giảm nghèo Văn phòng cục Tổng cộng 31.720 100 32.067 5,02 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm, Cục Bảo trợ xã hội) Nguồn kinh phí không thƣờng xuyên (chi dự án) đƣợc NSNN cấp phân bổ nhiều nhất cho phòng Công tác xã hội chiếm từ 41%-44% tổng nguồn kinh phí cấp cho toàn đơn vị. Giải thích cho sự tập trung kinh phí lớn nhất về phòng Công tác xã hội vì đây là phòng thực hiện nhiều nhiệm vụ mà Bộ giao nhƣ xây dựng Đề án phát triển nghề công tác xã hội, đề án trợ giúp và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí, đề án cải tạo môi trƣờng trong các trung tâm bảo trợ xã hội, chƣơng trình hành động quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2015. Ngoài ra đây cũng là phòng tổ chức xây dựng mô hình thí điểm trung tâm cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội, đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội. Chiếm tỷ trọng phân bổ dự toán NSNN cao thứ hai là Văn phòng chƣơng trình MTQG về giảm nghèo chiếm 23%-28%. Chƣơng trình MTQG luôn đƣợc chính phủ, bộ ngành quan tâm. Văn phòng chƣơng trình MTQG về giảm nghèo thực hiện nhiệm vụ hƣớng dẫn địa phƣơng triển khai đồng bộ các chính sách về giảm nghèo, xây dựng mô hình giảm nghèo, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Phòng 50 trợ giúp đột xuất là đơn vị có tỷ trọng phân bổ dự toán thấp nhất chiếm 1,89%-3,31%. Do nhiệm vụ của phòng trợ giúp đột xuất là hƣớng dẫn hoạt động về trợ giúp đột xuất trong phạm vi cả nƣớc nhƣ kiểm tra tình hình, động viên ngƣời dân khi sảy ra thiên tai, hạn hán...nên phụ thuộc vào diễn biến của từng năm thì số phân bổ này tăng hoặc giảm, cũng nhƣ có thể đƣợc bổ sung thêm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.  Điều chỉnh dự toán chi NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội Đối với khoản kinh phí không thƣờng xuyên đề nghị chuyển nguồn sang kinh phí thực hiện sang năm sau, Cục Bảo trợ xã hội có công văn đề nghị lên Vụ Kế hoạch-Tài chính tổng hợp toàn ngành gửi Bộ Tài chính để thẩm tra theo quy định. Trên cơ sở thống nhất ý kiến của Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch-Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH ra quyết định điều chỉnh dự toán NSNN đã giao các đơn vị cấp II trực thuộc, đồng thời gửi Bộ Tài chính, KBNN Trung ƣơng (bản tổng hợp) và gửi KBNN Hà Nội nơi đơn vị giao dịch bản chi tiết. Trong tháng 1 của năm tiếp theo đơn vị phải gửi biểu số 02/DVDT báo cáo số dƣ dự toán, dƣ tạm ứng kinh phí đề nghị xét chuyển năm sau ra KBNN nơi đơn vị mở tài khoản. Khi nhận đƣợc quyết định đồng ý chuyển kinh phí hoặc hủy dự toán của Vụ Kế hoạch-Tài chính, Cục sẽ gửi KBNN Hà Nội quyết định chuyển kinh phí để tiếp tục công tác giải ngân thực hiện hoạt động hoặc quyết định huỷ dự toán. Bảng 3.2: Số liệu đề nghị chuyển nguồn kinh phí chi hoạt động dự án (kinh phí không thƣờng xuyên) sang thực hiện năm sau của Cục Bảo trợ xã hội giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Dự toán 31.720 32.067 40.639 50.074 55.592 2 Thực hiện 31.526 31.607 40.605 49.751 55.112 3 Chênh lệch 194 460 34 323 480 Nộp NSNN Điều chuyển kinh phí không sử dụng hết sang năm sau 4 Hƣớng xử lý Nộp NSNN Điều chuyển Điều chuyển kinh phí kinh phí không sử không sử dụng hết dụng hết sang năm sau sang năm sau ( Nguồn báo cáo Tài chính năm, Cục Bảo trợ xã hội) 51 Từ bảng số liệu trên cho thấy năm 2010 đơn vị đã nộp lại NSNN 194 triệu đồng và năm 2012 số nộp lại là 34 triệu do đơn vị không giải ngân hết. Giải thích cho tình trạng trên là hàng năm đơn vị luôn có một khoản kinh phí dự phòng cho hoạt động cứu trợ. Tùy thuộc vào diễn biến thời tiết, thiên tai của từng năm mà kinh phí này đƣợc sử dụng hay cấp bổ sung linh hoạt để phù hợp thực tế. Năm 2011 đơn vị xin điều chuyển kinh phí không sử dụng hết sang năm 2012 là 460 triệu, số tiền này để thực hiện hoạt động cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo trợ xã hội. 323 triệu là số kinh phí không sử dụng hết xin điều chuyển sang năm 2014 để phục vụ cho hoạt động đoàn ra đi học tập kinh nghiệm về nghề công tác xã hội tại Canada. Năm 2014 Cục Bảo trợ xã hội xin điều chuyển 480 triệu kinh phí không sử dụng hết của hoạt động Phát triển nghề công tác xã hội sang năm 2015.  Chấp hành dự toán chi NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội Các phòng thuộc Cục căn cứ dự toán ngân sách đƣợc giao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao theo quy định của pháp luật. Thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm trong phạm vi đƣợc phân công quản lý, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và các quy định của pháp luật về ngân sách. Bảng 3.3: Cơ cấu thực hiện chi thƣờng xuyên - Cục Bảo trợ xã hội Năm 2010-2014 STT 1 2 3 4 Nội dung Chi cá nhân Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi mua sắm sửa chữa tài sản Chi khác Tổng cộng Năm 2010 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) Năm 2011 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) Năm 2012 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) Năm 2013 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) Năm 2014 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) 1.615 72,75 1.939 54,76 2.900 66,13 3.024 81,29 3.690 73,16 392 17,66 1.225 34,59 1.155 26,34 441 11,85 770 15,27 151 6,8 303 8,56 255 5,82 130 3,49 380 7,53 62 2.220 2,79 100 74 3.541 2,09 100 75 4.385 1,71 100 125 3.720 3,36 100 204 5.044 4,04 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm, Cục Bảo trợ xã hội) 52 Trong hoạt động chi thƣờng xuyên từ nguồn ngân sách qua bảng 3.3 cho thấy, thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, bao gồm chi tiền lƣơng, tiền thƣởng, các khoản trích nộp theo lƣơng (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn,…) và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Tỷ trọng chi thanh toán cá nhân chiếm khoảng 55% - 81% tổng chi, năm 2013 là cao nhất (81,29% tổng chi). Về nội dung chi này tăng đều qua các năm do Nhà nƣớc điều chỉnh tăng lƣơng tối thiểu chung và đơn vị đã tiết kiệm chi, trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. Chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi, từ khoảng 12% đến 35%, thấp nhất vào năm 2013 với tỷ trọng chiếm 11,85% tổng kinh phí chi thƣờng xuyên. Đƣợc xếp vào nhóm chi này ở đơn vị là các khoản chi cho hoạt động của văn phòng điều phối về ngƣời khuyết tật (NCCD), chi cho nghị quyết 30a của Chính phủ (Chƣơng trình quốc gia về giảm nghèo),…Nhóm chi khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất từ 1,71% - 3,36% tổng chi. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và chi khác trong những năm qua có xu hƣớng giảm dần, cho thấy đơn vị đã có ý thức chú trọng đến việc tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Chi mua sắm, sửa chữa bao gồm các khoản chi để mua sắm thêm tài sản (bao gồm cả công cụ, dụng cụ và tài sản cố định) và các khoản chi để sửa chữa thƣờng xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định. Đây là nội dung chi khá quan trọng thể hiện sự đầu tƣ của Nhà nƣớc cho Cục để mua sắm, đầu tƣ, sửa chữa cơ sở vật chất, tài sản, thiết bị cho đơn vị, qua đây có thế thấy rằng đơn vị chƣa có quy hoạch tổng thể về đầu tƣ cơ sở vật chất. Trong những năm qua, tỷ lệ đầu tƣ bằng nguồn NSNN cho mua sắm, sửa chữa là không ổn định và còn ở mức thấp, chiếm tỷ lệ từ 3,49% - 8,56% tổng chi NSNN. Bảng 3.4: Số tiết kiệm chi từ kinh phí giao tự chủ tài chính (thuộc kinh phí thƣờng xuyên) năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ xã hội Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung 1 Dự toán (1) 2 Thực hiện (2) Năm 2010 2.351 Năm 2011 3.653 Năm 2012 4.641 Năm 2013 4.097 Năm 2014 5.432 2.220 3.541 4.385 3.720 5.044 3 Tiết kiệm = (1)-(2) 131 112 256 377 388 (Nguồn:Báo cáo tình hình thực hiện một số chỉ tiêu trong năm, Cục Bảo trợ xã hội) 53 Sau khi kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao, Cục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nƣớc theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP. Cục đã thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán quản lý hành chính đƣợc giao. Khoản chênh lệch này đƣợc xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đƣợc. Kinh phí thƣờng xuyên từ NSNN thực hiện trong năm đều thấp hơn dự toán đƣợc giao và phần chênh lệch này đƣợc dùng để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức của đơn vị và một phần đƣợc chuyển tiếp sang ngân sách năm sau chứng tỏ Cục đã thực hiện tiết kiệm chi thƣờng xuyên, tạo nguồn tích lũy cho ngân sách chi thƣờng xuyên năm tiếp theo. Biểu đồ 3.2. Số tiết kiệm năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ Xã hội (Nguồn:Báo cáo tình hình thực hiện một số chỉ tiêu trong năm, Cục Bảo trợ xã hội) Hàng năm Cục Bảo trợ xã hội đều thực hiện việc tiết kiệm chi từ kinh phí giao tự chủ để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức của Cục. Số kinh phí tiết kiệm đƣợc tăng qua các năm, song năm 2011 chi nghiệp vụ chuyên môn của Cục nhiều hơn so với các năm dẫn đến số tiết kiệm đƣợc từ nguồn kinh phí giao tự chủ tài chính thấp nhất trong giai đoạn 2010 -2014. 54 Bảng 3.5: Tình hình chi trả tiền lƣơng tăng thêm của Cục Bảo trợ xã hội giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính:Triệu đồng STT 1 2 Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền chi TN tăng thêm 127 108 201 216 Bình quân ngƣời/ tháng 0.271 0.230 0.430 0.462 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm, Cục Bảo trợ xã hội) Năm 2014 264 0.579 Từ bảng số liệu 3.5 cho thấy, chi tiền lƣơng tăng thêm ở Cục tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng cao trong năm 2014. Song thu nhập tăng thêm bình quân của Cục năm 2011 là thấp nhất do số tiết kiệm chi từ kinh phí giao tự chủ tài chính năm 2011 thấp. Thu nhập bình quân của Cục có xu hƣớng tăng lên, năm sau cao hơn năm trƣớc. Thu nhập bình quân tháng năm 2012 tăng 87% so với năm 2011, năm 2013 tăng 7% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 22% so với năm 2013. Để có đƣợc kết quả nêu trên, Cục Bảo trợ xã hội luôn chú trọng tới việc kiểm soát chặt chẽ các nội dung chi, các quy trình thực hiện chi cho đúng với chính sách, chế độ của Nhà nƣớc, đảm bảo các khoản chi đƣợc thực hiện đúng mục đích, đúng đối tƣợng, đúng quy trình, đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho ngành cũng nhƣ cho đất nƣớc. Thực hiện cơ chế quản lý chi thƣờng xuyên NSNN giai đoạn 20102014, trên cơ sở kinh phí và biên chế đƣợc giao hàng năm, Cục Bảo trợ xã hội đã đảm bảo công khai minh bạch, dân chủ về nguồn kinh phí đƣợc sử dụng, chủ động tiết kiệm chi phí thƣờng xuyên để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Gắn quyền lợi, trách nhiệm và thu nhập nên mọi cán bộ công chức đều nâng cao ý thức tiết kiệm, quan tâm giám sát chặt chẽ việc quản lý sử dụng tài sản và kinh phí. Từ khi Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí đƣợc ban hành, đƣa vào áp dụng thì việc triển khai thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong Cục đã chuyển biến tích cực, nó đã trở thành phƣơng châm hành động tích cực của toàn đơn vị. Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, đơn vị cũng nên xem lại cách xác định thu nhập tăng thêm. Hàng năm thì mức chi trả thu nhập tăng thêm vẫn dựa hoàn toàn vào hệ 55 số lƣơng và phụ cấp chức vụ của ngƣời lao động. Nhƣ vậy sẽ có tình trạng cán bộ trẻ có năng lực nhƣng thời gian công tác ít sẽ nhận thu nhập ít hơn những ngƣời làm việc lâu năm, bậc lƣơng tăng theo hình thức đến hẹn lại lên. Bảng 3.6: Cơ cấu thực hiện chi hoạt động dự án (nguồn không thƣờng xuyên) năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ xã hội STT Nội dung chi 5 Trả công cho ngƣời lao động Thanh toán dịch vụ công cộng Vật tƣ văn phòng phẩm Thông tin tuyên truyên liên lạc 6 1 Năm 2010 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) Năm 2011 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) Năm 2012 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) Năm 2013 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) Năm 2014 Số tiền Tỷ (triệu trọng đồng) (%) 114 0,36 209 0,66 93 0,23 59 0,12 63 0,11 47 0,15 19 0,06 25 0,06 65 0,13 77 0,14 453 1,44 550 1,74 608 1,5 581 1,17 620 1,12 3.480 11,04 4.228 13,38 5.005 12,33 3.853 7,74 4.270 7,75 Hội nghị 3.522 11,17 5.617 17,77 9.236 22,75 13.641 27,42 15.190 27,56 7 Công tác phí 1.854 5,88 3.191 10,1 5.608 13,81 7.044 14,16 7.460 13,54 8 1.256 3,98 2.087 6,6 4.186 10,31 3.402 6,84 3.600 6,53 10 0,03 - 12 260 0,04 0,82 35 400 0,99 0,07 - 29 323 0,05 0,59 65,95 15.201 48,09 15.412 37,96 21.071 42,35 23.480 42,60 12 Chi thuê mƣớn Sửa chữa TS phục vụ hoạt động chuyên môn Chi đoàn ra Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành Mua sắm TS phục vụ cho hoạt động chuyên môn - 233 0,74 13 Chi khác 3 4 9 10 11 Tổng cộng 20.790 31.526 100 31.607 - - - - - - - - 32 0,08 100 40.605 100 49.751 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm, Cục Bảo trợ xã hội) 56 100 55.112 100 Hàng năm ngoài công việc là xây dựng hoạch định chính sách, Cục Bảo trợ xã hội đã phối hợp với các Bộ ngành, đơn vị có liên quan để tổ chức các cuộc hội nghị, tập huấn triển khai hƣớng dẫn địa phƣơng thực hiện Luật, chính sách, các thông tƣ, nghị định và các văn bản hƣớng dẫn để cán bộ chuyên trách về LĐTXH cũng nhƣ về Bảo trợ xã hội có thể nắm rõ, áp dụng đúng và linh hoạt cho các đối tƣợng cần đƣợc bảo trợ xã hội. Giúp cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội có thể tiếp cận đƣợc các dịch vụ công tốt hơn, đƣợc hƣởng mức trợ cấp theo quy định của Nhà nƣớc, nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện. Trong bảng 3.6 cơ cấu chi hoạt động dự án có một số nội dung chi nhƣ: hội nghị, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành tăng đều qua các năm do yêu cầu nhiệm vụ phát sinh gia tăng đều đặn; Các nội dung chi: vật tƣ văn phòng phẩm, thông tin tuyên truyền liên lạc, chi phí thuê mƣớn, chi đoàn ra… tăng giảm theo nhiệm vụ thực tế phát sinh. Với chức năng hoạch định chính sách Cục Bảo trợ xã hội đã nghiên cứu các văn bản để cụ thể hóa các đối tƣợng đƣợc hƣớng trợ cấp Bảo trợ xã hội nhƣ Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng Bảo trợ xã hội, Thông tƣ liên tịch số 29/2014/TTLTLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP. Thời gian qua có một số trƣờng hợp chi sai đối tƣợng nhƣng theo phân cấp thì chủ tịch Huyện có thẩm quyền ra quyết định căn cứ vào hồ sơ do cán bộ phụ trách LĐTBXH cấp xã lập. Nhƣ ở Huyện Bảo Hà tỉnh Yên Bái có một số đối tƣợng chƣa đủ 80 tuổi nhƣng cán bộ phụ trách LĐTBH “phù phép” để hƣởng chế độ trợ cấp thƣờng xuyên cho ngƣời cao tuổi hay nhƣ vụ việc cán bộ LĐTBXH tại huyện Phủ lý đầu năm 2015 báo chí có đƣa tin cắt bớt khoản trợ cấp cho ngƣời khuyết tật. Theo quy định của Luật Ngƣời khuyết tật điều chỉnh mức trợ cấp từ 180.000đ/ tháng lên mức 270.000đ/ tháng từ tháng 1 năm 2013 nhƣng cán bộ LĐTBXH cấp xã vẫn chi trả cho đối tƣợng khuyết tật mức 180.000đ/tháng. Những sai phạm trên Bộ LĐTBXH đã chỉ đạo Cục Bảo trợ xã hội phối hợp với địa phƣơng giải quyết. 57 3.2.3.3. Quyết toán ngân sách Nhà nước tại Cục Bảo trợ xã hội Công tác quản lý quyết toán kinh phí NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội đƣợc thực hiện rất tốt theo đúng quy định của Luật NSNN và đã phát huy tác dụng tích cực trong việc đánh giá quá trình chấp hành dự toán, phân bổ thực hiện chi NSNN tại Cục trong các năm tài khóa vừa qua. Quyết toán kinh phí NSNN tại Cục đƣợc thể hiện qua báo cáo quyết toán đƣợc lập theo đúng quy định, biểu mẫu và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý chi NSNN, cụ thể: Về tính chính xác, trung thực của số liệu quyết toán: số liệu trong báo cáo quyết toán kinh phí NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội là số liệu đã thực hiện thanh toán chi lƣơng, phụ cấp và các khoản chi cho hoạt động chuyên môn của Cục. Các số liệu đã đƣợc hạch toán chi theo quy định, chính xác, trung thực và đầy đủ. Về sự đầy đủ nội dung báo cáo quyết toán, có thể nói các nội dung báo cáo quyết toán kinh phí NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội đƣợc xây dựng đầy đủ và phù hợp với các nội dung chi tiêu kinh phí NSNN theo Mục lục NSNN. Báo cáo quyết toán kinh phí NSNN trong giai đoạn 2010-2014 đều có kèm theo bản thuyết minh các khoản mục và giải thích đầy đủ sự thay đổi các khoản chi tiêu trên thực tế so với dự toán kinh phí NSNN, cho thấy hoạt động kiểm soát chi NSNN tại Cục đƣợc quản lý và giám sát thƣờng xuyên, chặt chẽ. Quá trình lập báo cáo quyết toán kinh phí NSNN tại Cục đƣợc Cục Trƣởng trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung cũng nhƣ sự đầy đủ về các thông tin đƣợc phản ánh. Cuối mỗi năm tài khóa, đơn vị thực hiện đối chiếu số kinh phí đã sử dụng trong năm với Kho bạc thành phố Hà Nội để tổng hợp và xác nhận số liệu chi NSNN của Cục và thực hiện xác nhận số dƣ các nguồn kinh phí. 58 Bảng 3.7: Số liệu dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán kinh phí NSNN năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ xã hội Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung chi Năm 2010 Dự Thực Quyết toán hiện toán Năm 2011 Dự Thực Quyết toán hiện toán Năm 2012 Dự Thực Quyết toán hiện toán 2.351 1615 2.220 1.615 2.220 1615 3.653 1939 3.541 1.939 3.541 1.939 4.641 2.900 4.385 2.900 4.385 2.900 4.097 3.024 3.720 3.024 3.720 3.024 5.432 3.690 5.044 3.690 5.044 3.690 523 392 392 1337 1.225 1.225 1399 1.155 1.155 761 441 441 987 770 770 151 62 151 62 151 62 303 74 303 74 303 74 255 87 255 75 255 75 130 182 130 125 130 125 380 375 380 204 380 204 31.720 31.526 31.526 32.067 31.607 31.607 40.639 40.605 40.605 49.751 49.751 55.592 55.112 55.112 114 114 114 209 209 209 93 93 93 59 59 59 63 63 63 47 47 47 19 19 19 25 25 25 65 65 65 77 77 77 453 453 453 550 550 550 608 608 608 581 581 581 620 620 620 3.480 3.480 3.480 4228 4.228 4.228 5.005 5.005 5.005 3853 3.853 3.853 4.750 4.270 4.270 13.641 15.190 15.190 15.190 7.044 7.460 7.460 7.460 4 Chi thƣờng xuyên Chi cá nhân Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi mua sắm sửa chữa tài sản Chi khác Chi hoạt động dự án Trả công cho ngƣời lao động Thanh toán dịch vụ công cộng Vật tƣ văn phòng phẩm Thông tin tuyên truyên liên lạc 5 Hội nghị 3.522 3.522 3.522 5617 5.617 5.617 9.236 9.236 9.236 6 Công tác phí 1.854 1.854 1.854 3191 3.191 3.191 5.608 5.608 5.608 I 1 2 3 4 II 1 2 3 59 Năm 2013 Dự Thực Quyết toán hiện toán 50.074 13641 13.641 7044 7.044 Năm 2014 Dự Thực Quyết toán hiện toán 7 Chi thuê mƣớn Sửa chữa TS phục vụ hoạt động chuyên môn 1.256 1.256 1.256 2087 2.087 2.087 4.186 10 10 10 12 12 12 - 0 - 260 260 260 400 20.790 15.661 15.201 15.201 15.446 15.412 15.412 11 Chi đoàn ra Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành Mua sắm TS phục vụ cho hoạt động chuyên môn 0 - 233 233 233 - - 0 - - - - 12 Chi khác 0 - 0 - 32 32 32 0 - - - - 35.148 45.280 44.990 44.990 53.471 61.024 60.156 60.156 8 9 10 Tổng: I+II 20.984 34.071 20.790 33.746 33.746 35.720 35.148 4.186 400 4.186 3402 3.402 - 35 35 400 323 54.171 60 3.600 3.600 35 29 29 29 - 323 21071 21.071 ( Nguồn báo cáo tài chính năm, Cục Bảo trợ xã hội) 3.402 3.600 53.471 323 323 21.071 23.480 23.480 23.480 Từ bảng 3.7 cho thấy số dự toán sử dụng ngân sách cao hơn số thực hiện và số quyết toán của đơn vị. Tại nguồn kinh phí thƣờng xuyên đơn vị đã chủ động thực hiện tiết kiệm kinh phí từ chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để tăng thu nhập cho cán bộ công chức trong đơn vị. Chi hoạt động dự án có sự chênh lệch là do còn tùy thuộc vào tình hình thực tế, những điều chỉnh linh hoạt trong công việc để đạt đƣợc hiệu quả và chất lƣợng, giúp cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội có thể hƣớng chế độ bảo trợ xã hội một cách tốt nhất, cũng nhƣ giúp các đối tƣợng có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội. Biểu đồ 3.3. Quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nƣớc năm 2010-2014 của Cục Bảo trợ Xã hội Số thực hiện dự toán bằng đúng số quyết toán đƣợc xét duyệt cho thấy với nhiệm vụ đƣợc giao về quản lý tài chính qua các năm, Cục Bảo trợ xã hội đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, chủ động trong kế hoạch chi tiêu, phân bổ và điều chính kịp thời, cân đối các khoản kinh phí đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong các năm tài chính, giải ngân kinh phí đạt 99% từ đó hạn chế những tồn đọng cuối năm. Nhƣ vậy có thể thấy công tác quản lý quyết toán kinh phí NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội đã chấp hành nghiêm túc những quy định về kế toán, kiểm toán, kiểm soát cũng nhƣ các quy định về quyết toán chi NSNN hiện hành. Cụ thể là đã chấp hành nghiêm túc các quy định về kế toán, tổ chức kiểm tra giám sát thƣờng xuyên, kiểm toán đúng quy định và quyết toán kinh phí NSNN tại Cục. 61 3.2.4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội Kiểm tra, kiểm sát QLTC trong thời gian qua đƣợc thƣờng đƣợc tập trung ở các vấn đề nhƣ: kiểm tra quá trình thực hiện đúng chính sách, văn bản liên quan đến QLTC; phát hiện các sai phạm và xử lý… Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý thu, chi NSNN tại Cục Bảo trợ xã hội đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách, Luật Kế toán và Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính ban hành quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN. Công tác kiểm tra, kiểm soát thu, chi luôn đƣợc Cục Bảo trợ xã hội quan tâm hàng đầu. Chứng từ quyết toán phải qua ít nhất 2 khâu là kiểm tra lần đầu và kiểm tra lại. + Kiểm tra lần đầu là công việc của kế toán thanh toán ở phòng Tài chínhKế toán, Cục Bảo trợ xã hội. Trên thực tế khâu kiểm tra này rất quan trọng bởi tính kịp thời và việc trực tiếp góp phần ngăn ngừa sai phạm ngay từ khi lập chứng từ ban đầu. Các khoản chi tiêu trƣớc khi trình Cục trƣởng phê duyệt đƣợc phòng Tài chính - Kế toán kiểm tra, kiểm soát căn cứ theo các quy định của Nhà nƣớc và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan Cục Bảo trợ xã hội. Hàng năm sau khi nộp báo cáo quyết toán cho Vụ Kế hoạch-Tài chính, Phòng Tài chính-Kế toán phải tổ chức công khai minh bạch báo cáo quyết toán tại đơn vị. Phải có phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân của việc các khoản chi tiêu chƣa hợp lý, chƣa thực sự hiệu quả. Đối với các khoản chi trực tiếp đƣợc bộ phận kiểm soát chi của KBNN kiểm soát chặt chẽ theo đúng chế độ chính sách hiện hành, theo đúng hệ thống Mục lục NSNN đến tận các mục, tiểu mục. Đối với các khoản chi tạm ứng: Hàng tháng phòng Tài chính-Kế toán lập kế hoạch đi công tác, mua nhiên liệu, văn phòng phẩm, chi khác... để gửi ra KBNN Hà Nội (nơi đơn vị giao dịch) xin tạm ứng, hết 6 tháng mới thực hiện quyết toán các khoản tạm ứng này (hoàn tạm ứng). Đôi khi vẫn xẩy ra tình trạng bảng kê thanh toán không đúng với thực tế các khoản chi nhƣng kho bạc vẫn không phát hiện ra. 62 + Khâu kiểm tra lại thông thƣờng đƣợc thực hiện bởi Kế toán trƣởng của đơn vị nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, đảm bảo tuân theo các quy định về chế độ, chính sách tài chính, đồng thời xem xét lại công tác kiểm tra của kế toán viên.. Hiện nay, theo yêu cầu công tác QLTC, số lƣợng chứng từ kế toán ở các đơn vị phát sinh nhiều nên có những thời điểm khâu kiểm tra chứng từ không kỹ, chƣa kịp thời nên vẫn có những sai sót nhƣ nhầm lẫn nhƣ thiếu chữ ký, ngày tháng cón bị sai lệch. Tự kiểm tra thƣờng xuyên (kiểm tra nội bộ): Trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị và kế toán trƣởng phải kiểm tra thƣờng xuyên công tác dự toán, công tác phân bổ và công tác tập hợp chứng từ quyết toán của các phòng thuộc Cục. Kiểm tra định kỳ công tác dự toán, phân bổ và quyết toán theo kế hoạch (không thƣờng xuyên): Công tác kiểm tra hàng năm đều đƣợc lập kế hoạch và tiến hành theo đúng trình tự quy định.. Nội dung kiểm tra công tác tài chính kế toán bao gồm việc lập dự toán (căn cứ xác lập dự toán), phân bổ và giao dự toán, chấp hành ngân sách, mua sắm tài sản, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán và các quy định pháp luật hiện hành về kế toán nhƣ: việc lập, thu thập xử lý chứng từ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ và khóa sổ, lập báo cáo tài chính, thực hiện kiểm kê tài sản, kiểm tra tổ chức bộ máy, …. Bên cạnh đó, cơ quan Cục Bảo trợ xã hội còn chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan khác nhƣ Kiểm toán Nhà nƣớc, Thanh tra Bộ Tài chính… Cục Bảo trợ xã hội luôn chấp hành tốt các quy định về chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nƣớc, đảm bảo khách quan từ khâu tổ chức thực hiện kiểm tra đến khâu đƣa ra kết luận về kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị. 3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính của Cục Bảo trợ xã hội 3.3.1. Những thành tựu đạt được Thứ nhất, với việc không ngừng nâng cao và hoàn thiện công tác QLTC trong giai đoạn 2010-2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cục Bảo trợ xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, thực hiện đẩy nhanh tiến độ và cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch đƣợc phê duyệt, đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ công chức của Cục cụ thể: 63 Công tác quản lý kinh phí NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến kế toán, kiểm toán, quyết toán kinh phí ngân sách về cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của Luật NSNN và các quy định của Bộ Tài chính. Công tác thẩm định, phê duyệt dự toán đang dần đƣợc thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, công khai, minh bạch dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng đƣợc Lãnh đạo Cục phê duyệt đã tạo đƣợc sự đồng thuận, thống nhất trong phân bổ kinh phí, giảm tình trạng xin cho nhƣ trƣớc đây. Dự toán kinh phí NSNN Nhà nƣớc đƣợc lập ngày càng sát với thực tế nhu cầu chi tiêu, đƣợc giao đầy đủ, kịp thời đã tạo sự chủ động, thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Hầu hết các khoản chi ngân sách đều chấp hành theo đúng chế độ, chính sách, định mức chi hiện hành của Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về đảm bảo thu nhập cho cán bộ công chức, thực thi các nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho ngành LĐTBXH nói chung và Cục Bảo trợ xã hội nói riêng. Công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán chi ngân sách cũng dần đi vào nền nếp và có hiệu quả. Thứ hai, thực hiện quản lý kinh phí NSNN tại Cục đã đảm bảo cho hoạt động tài chính ngày càng minh bạch, rõ ràng. Việc chấp hành các văn bản chính sách về QLTC đƣợc đơn vị áp dụng thực hiện một cách triệt để, đội ngũ cán bộ làm công tác QLTC luôn cập nhật văn bản, chế độ, chính sách, hƣớng dẫn sử dụng NSNN từ các cơ quan cấp trên, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, KBNN… để việc QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Thứ ba, Cục Bảo trợ xã hội đang dần xây dựng đƣợc bộ máy kế toán chi NSNN về cơ bản đã đảm bảo đƣợc nguyên tắc độc lập về mặt chuyên môn nghiệp vụ, phát huy vai trò tham mƣu giúp thủ trƣởng đơn vị quản lý kinh phí NSNN ngày càng tốt hơn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Mỗi cán bộ kế toán đƣợc phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể; đảm bảo chủ động trong công việc; số liệu kế toán thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra, đối chiếu. Qua các đợt kiểm tra quyết toán hoặc kiểm toán do cơ quan chủ quản, Kiểm toán Nhà nƣớc tiến hành, số liệu về tình hình tài chính-kế toán của đơn vị đƣợc đánh giá là trung thực, hợp lý, hợp pháp. 64 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội 2.3.2.1 Hạn chế trong quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội trong thời gian qua Bên cạnh những kết quả tích cực đáng ghi nhận, Cục Bảo trợ xã hội còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần đƣợc tháo gỡ và khắc phục, đó là: Thứ nhất, cơ chế quản lý sử dụng nguồn tài chính có những khâu còn thiếu chặt chẽ, đối với nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN cấp, Cục chƣa lập kế hoạch chi đầu năm theo nhóm mục chi làm căn cứ điều hành hoạt động chi khiến đơn vị bị động trong cân đối nguồn vốn trƣớc những nhu cầu chi đột xuất. Vì chƣa có kế hoạch chi cụ thể theo nội dung kinh tế nên Cục thiếu cơ sở đánh giá tình hình sử dụng nguồn tài chính trong năm của đơn vị có phù hợp với chủ trƣơng phát triển của Cục hay không. Thứ hai, việc chi lƣơng tăng thêm vẫn dựa vào hệ số lƣơng và phụ cấp chức vụ, nhƣ vậy đối với cán bộ, công chức những ngƣời cùng hệ số lƣơng sẽ nhận thu nhập tăng thêm nhƣ nhau. Cơ chế này chƣa phản ánh toàn diện sự đóng góp của mỗi cá nhân, không tạo động lực khuyến khích cán bộ nâng cao hiệu suất lao động. Thứ ba, xuất phát từ tình hình nội bộ, nhƣ hạn chế về cơ sở vật chất và năng lực con ngƣời cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả công tác kế hoạch, tài chính của Cục. Hiện tại ở Cục chƣa có cán bộ chuyên trách về Kế hoạch tài chính vì vậy các kế toán viên thuộc phòng Tài chính-Kế toán kiêm nhiệm luôn cả công tác duyệt kế hoạch các hoạt động của các phòng mà mình chuyên quản trƣớc khi trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo Cục và cơ quan cấp trên. Vì vậy trong quá trình xét duyệt kế hoạch và xét duyệt quyết toán không thể tránh khỏi một số sai sót nhƣ kế hoạch đôi khi còn chậm tiến độ, kế hoạch giữa các phòng thuộc cục có sự trùng lặp. 3.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế trong quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội trong thời gian qua - Số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu, chƣa đáp ứng kịp cho công việc, cán bộ, công chức của đơn vị chủ yếu là cán bộ trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm. 65 - Việc bình xét, khen thƣởng, đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức còn mang tính hình thức. Chƣa có quy chế đánh giá khen thƣởng hoàn chỉnh. Các chỉ tiêu đánh giá chƣa gắn với kết quả đầu ra, hiệu quả công việc. - Đơn vị chƣa có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập. - Sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong Cục còn thiếu chặt chẽ. - Các văn bản hƣớng dẫn, thông tƣ của Nhà nƣớc thƣờng xuyên thay đổi, có sự thay đổi liên tục, công tác tập huấn không đáp ứng kịp thời gây khó khăn cho đơn vị thực hiện. - Công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN đến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chƣa sâu sắc, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của đơn vị và của cán bộ còn hạn chế. Kết luận chƣơng 3 Chƣơng 3 đề cập đến thực trạng công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Chƣơng 3 nêu lên quá trình hình thành và phát triển cũng nhƣ chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy quản lý của Cục Bảo trợ xã hội. Chƣơng này còn nêu rõ thực trạng của công tác QLTC của đơn vị. 66 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI - BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 4.1. Mục tiêu, quan điểm quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội Nhƣ đã đƣợc đánh giá ở chƣơng 3, công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội trong thời gian qua đã có những thành công bƣớc đầu quan trọng và có hiệu quả, tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng kinh phí từ NSNN, góp phần quan trọng hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Tuy nhiên, cũng nhƣ đã tổng kết trên đây, công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội cũng còn bộc lộ một số hạn chế và bất cập. Xuất phát từ thực trạng, những thành công, những bất cập, hạn chế và khó khăn trong công tác QLTC tại Cục, để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ để đạt đƣợc những mục tiêu phát triển của Ngành LĐTBXH trong bối cảnh cải cách hành chính và hiệu quả chi tiêu công đang đƣợc thúc đẩy trên tất cả các lĩnh vực và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác QLTC trong toàn Ngành và tại từng đơn vị đƣợc phân cấp cần phải đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ, hƣớng tới mục tiêu sao cho để NSNN thực sự trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất. Hoàn thiện công tác QLTC thực chất là cải cách hành chính trong lĩnh vực chi tiêu tài chính công, điều này phù hợp với tƣ duy quản lý tiến bộ hơn và góp phần cho sự thành công của công cuộc cải cách hành chính đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Xác định đƣợc mục tiêu trên, trong thời gian tới Cục Bảo trợ xã hội sẽ phấn đấu nâng cao năng lực hoạt động để hoàn thành tốt hơn nữa các nhiệm vụ đƣợc giao trên cơ sở hoàn thiện công tác QLTC tại Cục theo những định hƣớng cơ bản sau: Một là, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện QLTC hiện tại, phấn đấu hoàn thiện việc áp dụng cơ chế quản lý kinh phí NSNN, đồng bộ hóa các định mức chi tiêu nội bộ, thực hiện kịp thời chi tiêu và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách của Nhà nƣớc và của Bộ Tài chính. Hai là, chủ động xây dựng dự toán kinh phí chính xác và khoa học hơn, 67 đảm bảo đáp ứng yêu cầu, khả năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Sử dụng kinh phí NSNN đúng quy định, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Ba là, tăng cƣờng chất lƣợng công tác kế toán tài chính, hiệu quả hoạt động đầu tƣ, mua sắm trang thiết bị ... chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch chi NSNN đƣợc phê duyệt, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực QLTC đảm bảo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật và có ý thức đạo đức nghề nghiệp tốt. Bốn là, hoàn thiện cơ chế gắn kết trách nhiệm của lãnh đạo Cục và từng bộ phận chức năng trong việc chi tiêu tài chính tại đơn vị với việc thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao ở các mức độ khác nhau. Mở rộng quyền chủ động cho lãnh đạo Cục và lãnh đạo các phòng trong việc sử dụng định mức chi tiêu, đảm bảo linh hoạt, kịp thời nguồn kinh phí hoạt động, tạo điều kiện hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội 4.2.1.Hoàn thiện công tác lập và phân bổ dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước Trong quá trình lập dự toán NSNN hàng năm, phòng Tài chính - Kế toán phối hợp với các đơn vị trực thuộc hƣớng dẫn lập dự toán cho năm tiếp theo dựa trên số liệu đã thực hiện của năm trƣớc liền kề. Tuy nhiên trong quá trình lập dự toán NSNN các đơn vị còn lập chƣa sát với thực tế, chƣa có con số chi tiết cụ thể, thiếu thuyết minh nên gây khó khăn cho các cán bộ phòng Tài chính - Kế toán thẩm định dự toán cũng nhƣ khi tổng hợp số liệu giải trình với các cơ quan có thẩm quyền cấp phát kinh phí NSNN. Phát huy chức năng giám sát trƣớc khi chi Ngân sách làm cơ sở cho quá trình chấp hành và quyết toán ngân sách cần có các giải pháp để hoàn thiện công tác lập và phân bổ dự toán NSNN của Cục: - Đặt công tác lập dự toán NSNN vào đúng vị trí quan trọng của nó, chấm dứt tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc lập dự toán NSNN hàng năm của các phòng hoặc yêu cầu các phòng lập dự toán theo đúng số kinh phí đƣợc cấp. 68 - Thực hiện đúng quy trình lập dự toán NSNN, quy định một cách cụ thể và chấp hành nghiêm ngặt thời gian lập dự toán ở các phòng với các mẫu biểu thống nhất và các định mức tiêu chuẩn rõ ràng, biên chế phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao. - Dự toán NSNN của các phòng phải thể thiện đầy đủ chi tiết nội dung thu-chi (chi thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên), trên cơ sở đó mới có thể xác định đƣợc kế hoạch NSNN tƣơng đối chính xác và tạo cơ sở cho việc kiểm soát chi tiêu ở các khâu tiếp theo. - Công thức phân bổ đƣợc xây dựng chi tiết, rõ ràng, công khai và thống nhất theo tiêu chí phân bổ nhất định, việc lựa chọn tiêu chí để thích hợp vừa đạt đƣợc tính công bằng và đạt đƣợc hiệu quả chi NSNN. 4.2.2.Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước Kiểm soát chi trong quá trình chấp hành NSNN thực chất là việc kiểm soát trong quá trình cấp phát, sử dụng kinh phí. Cục phối kết hợp với KBNN thành phố Hà Nội trong việc kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc để đảm bảo các nguyên tắc tất cả các khoản chi đều đƣợc kiểm soát. Chấm dứt tình trạng bảng kê thanh toán không đúng với thực tế các khoản chi tại đơn vị thực hiện dự toán. Để hoàn thiện đƣợc công tác chấp hành dự toán kinh phí NSNN phải đảm bảo đƣợc: Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đƣợc duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui định và phải đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN quyết định chi. Thứ hai, Đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toán NSNN. Thứ ba, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng qui định; tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác định số thực chi NSNN. 69 4.2.3.Hoàn thiện công tác quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước Quyết toán NSNN là quá trình sau khi đã diễn ra cấp phát và sử dụng NSNN. Quyết toán NSNN là phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành NSNN thông qua công tác hạch toán kế toán để phản ánh việc sử dụng kinh phí có đúng mục đích, có thực hiện theo thời hạn quy định… đơn vị thực hiện dự toán phải thực sự coi trọng công tác quyết toán NSNN, đánh giá đúng công tác quyết toán là hoạt động kiểm soát sau khi chi ngân sách. Hoàn thiện tốt công tác quyết toán NSNN, cần thực hiện các nội dung sau: - Thực hiện các chế độ báo cáo tài chính định kỳ, đầy đủ theo quy định. Kiên quyết đình chỉ việc cấp phát kinh phí đối với đơn vị không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính định kỳ. - Thực hiện các khoản chi đúng mục đích, đúng chế độ gắn liền với hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị. Việc thực hiện các khoản chi còn thể hiện hoàn thành chuyên môn của đơn vị, trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị không chỉ là sử dụng kinh phí không hiệu quả mà còn gắn với nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao. Vì vậy trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị kiên quyết không sử dụng các khoản chi không đúng mục đích, chuyên môn. - Thƣờng xuyên liên hệ, trao đổi chuyên môn theo ngành dọc giữa các đơn vị và giữa đơn vị với cơ quan chủ quản, cơ quan QLTC có liên quan thông qua các cuộc hội thảo, đánh giá tổng kết, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ. 4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quá trình chi tiêu tài chính nhằm khắc phục tình trạng đơn vị chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nƣớc quy định và thủ trƣởng duyệt chi. Thực tế tại Cục thƣờng kiểm tra kiểm soát khi kết thúc năm lập báo cáo tài chính vì vậy có những sai sót phát hiện muộn gây khó khăn cho việc hoàn thiện QLTC. Thời gian tới phải tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra giám sát theo định kỳ để kịp thời xử lý các hiện tƣợng vi phạm, đảm bảo có tính răn đe, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cán bộ QLTC. Một là, kiểm soát chặt chẽ định mức các khoản chi thông qua quy chế chi 70 tiêu nội bộ của đơn vị coi đây là văn bản mang tính pháp lý cao nhất trong đơn vị sau nghị định và các thông tƣ hƣớng dẫn của Nhà nƣớc. Đó là mối quan tâm hàng đầu của thủ trƣởng đơn vị cũng nhƣ các cơ quan kiểm tra của Nhà nƣớc là việc thực hiện định mức các khoản chi phải đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, định mức và hiệu quả. Hai là, về phƣơng thức kiểm tra, kiểm soát tại Cục là kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Cục tự xây dựng kế hoạch thực hiện theo định kỳ hàng Quý trong năm tài khóa kết hợp với kiểm tra, kiểm soát đột xuất theo yêu cầu của Cục trƣởng hoặc khi có vụ việc phát sinh. Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với chấp hành quy định của hoạt động chi tiêu thƣờng xuyên tại Cục sẽ đƣợc thực hiện bởi Tổ công tác do Cục trƣởng thành lập. Các nội dung kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc xác định cụ thể đối với mỗi khi thực hiện nhằm đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện và khách quan của công tác kiểm tra, kiểm soát, khắc phục tình trạng tùy tiện, vô trách nhiệm, hình thức trong công tác chi tiêu góp phần nâng cao hiệu quả QLTC tại đơn vị. 4.2.5. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính Việc sắp sếp, kiện toàn tổ chức bộ máy là nhiệm vụ thƣờng xuyên của một tổ chức nói chung và của CQHCNN nói riêng mà đặc biệt đối với đơn vị có hoạt động đặc thù nhƣ Cục Bảo trợ xã hội là hết sức cần thiết. Tại đơn vị, Cục trƣởng là ngƣời đầu tiên chịu trách nhiệm về QLTC do vậy cần phải nâng cao nhận thức về công tác QLTC cho các lãnh đạo Cục. Bên cạnh đó phải tổ chức các phòng ban phù hợp với chuyên môn, nhiệm vụ để bộ máy hoạt động có hiệu quả. Bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, chuyên môn. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các phòng ban trong việc lập kế hoạch, thực hiện công tác chuyên môn và công tác QLTC của đơn vị. Xuất phát từ tình hình nội bộ, Cục chƣa có cán bộ chuyên trách về Kế hoạch tài chính vì vậy các kế toán viên thuộc phòng Tài chính-Kế toán kiêm nhiên luôn cả công tác duyệt kế hoạch các hoạt động của phòng chuyên môn mà mình chuyên quản trƣớc khi trình lãnh đạo Phòng, lãnh đạo Cục và cơ quan cấp trên, dẫn đến trong quá trình xét duyệt kế hoạch và xét duyệt quyết toán không thể tránh khỏi 71 những sai xót. Từ thực tế đó để hoàn thiện bộ máy QLTC cần bố trí cán bộ chuyên trách về Kế hoạch tài chính. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập, hiện nay tại Cục chƣa có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập. Do có quy mô nhỏ nên các hoạt động tài chính của Cục nhìn chung tự kiểm tra là chính, kết hợp với kiểm tra kiểm soát của các cơ quan QLTC ngoài đơn vị (đơn vị cấp trên, kiểm toán Nhà nƣớc...). Nếu trong thời gian tới, Cục xây dựng đƣợc hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập thì chắc rằng QLTC của Cục sẽ càng chặt chẽ hơn. Bên cạnh việc hoàn thiện bộ máy tài chính thì việc nâng cao chất lƣợng nhân lực QLTC cũng cần đƣợc quan tâm cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động và sự thay đổi của các quá trình kinh tế xã hội. Đối với công tác QLTC của Cục Bảo trợ xã hội, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kế toán, tài chính của Cục thực sự là giải pháp chiến lƣợc quan trọng. Để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính chuyên trách, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu, có tinh thần trách nhiệm cao, cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau: - Xây dựng chiến lƣợc nguồn đào tạo, kế hoạch triển khai chiến lƣợc đào tạo cán bộ, tổ chức triển khai chiến lƣợc đào tạo theo kế hoạch của Bộ đề ra. - Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tài chính. Quan tâm đào tạo sau đại học tại các cơ sở trong nƣớc và nƣớc ngoài đối với những cán bộ, công chức trẻ có năng lực, có ý chí phấn đấu để xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận tinh nhuệ trong tƣơng lai. - Có chế độ thƣởng phạt nghiêm minh nhằm khuyến khích tinh thần cho cán bộ nhƣ nâng lƣơng trƣớc thời hạn đối với những cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc trong học tập và tự học, đƣa vào danh sách quy hoạch các chức danh lãnh đạo Cục... 4.3. Kiến nghị 4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ Chính phủ cần tổng hợp và đề xuất Quốc hội, bổ sung, sửa đổi Luật NSNN và hệ thống các quy định pháp lý nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, 72 phù hợp với xu thế hội nhập và Thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn và đổi mới công tác QLTC công của Việt Nam. Luật NSNN và hệ thống các quy định pháp lý cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện một số điểm cụ thể sau đây: - Luật NSNN về quy trình và nội dung công tác quản lý chi NSNN cần đƣợc bổ sung sửa đổi để cụ thể hóa các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các CQHCNN và các đơn vị trực thuộc trong việc lập dự toán, chấp hành NSNN và quyết toán NSNN, đặc biệt là ở nội dung chi thƣờng xuyên NSNN tại đơn vị theo hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ, phát huy sự năng động sáng tạo trong công tác lập, chấp hành và quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN tại CQHCNN. - Ban hành các văn bản quy định và tiêu chuẩn hóa hỗ trợ cho sự thay đổi phƣơng thức quản lý chi NSNN nói chung và chi NSNN tại các CQHCNN nói riêng sang phƣơng thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra. Trƣớc hết Nhà nƣớc cần phải ban hành đƣợc quy định các tiêu đánh giá chất lƣợng và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các CQHCNN các cấp đƣợc phân bổ sử dụng NSNN. Tiếp đến, phƣơng pháp đánh giá hiệu quả chi thƣờng xuyên NSNN căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị. Đây là hai vấn đề mấu chốt đảm bảo sự thành công của quá trình triển khai áp dụng cơ chế này. Vì vậy, có thể ban hành quy định cho phép các CQHCNN từng bƣớc lựa chọn và áp dụng phƣơng thức lập dự toán và thực hiện chi NSNN theo kết quả đầu ra đối với một số khoản chi thƣờng xuyên cho các hoạt động cơ bản và có điều kiện áp dụng dễ dàng nhất. - Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để khắc phục những điểm chƣa thực sự rõ ràng, trùng lặp hoặc chồng chéo về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và các CQHCNN trong quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN. Vì vậy, cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN. 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan - Bộ Tài chính cần nghiên cứu, đánh giá lại và hoàn thiện cơ chế QLTC đối với CQHCNN, tạo điều kiện tăng cƣờng và hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN 73 tại các cơ quan này. Có thể nói đây là một điều kiện tiên quyết, tạo ra các cơ sở tiền đề phân tích và đánh giá hoạt động chi NSNN, do vậy mới có cơ sở đánh để tăng cƣờng công tác quản lý chi NSNN đối với các CQHCNN nói chung cũng nhƣ đối với Cục Bảo trợ xã hội nói riêng. - Hệ thống hóa các chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán và thực hiện chi thƣờng xuyên NSNN. Đồng thời, đây cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng và hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên NSNN nói chung và tại các đơn vị đƣợc phân cấp quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN tại các CQHCNN còn nhiều bất cập, có nhiều khoản chi chƣa có định mức rõ ràng hoặc khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa quá lớn (nhƣ định mức chi lễ kỷ niệm, lễ hội), nhiều định mức xa thực tế nên khó thực hiện nghiêm túc... Do đó, trong thời gian tới Bộ Tài chính cần hoàn thiện và cập nhật hệ thống các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN tại các CQHCNN. Để đối phó với tình trạng các nội dung, định mức chi tiêu của NSNN luôn bị lạc hậu và thấp hơn nhu cầu chi thực tế của nền kinh tế, cần nghiên cứu định mức chi theo tỷ lệ (%) với mức lƣơng cơ bản. Đối với những khoản chi chƣa ban hành đƣợc tiêu chuẩn định mức chi tiêu, áp dụng phƣơng pháp quản lý theo đầu ra của công việc. - Xây dựng và hoàn thiện quy trình ban hành văn bản pháp quy về hoạt động tài chính để giảm thiểu tác động tiêu cực hay tác động phụ từ sự thay đổi chế độ và chính sách tài chính. Có thể thấy các văn bản về chế độ và chính sách tài chính trong thời gian qua đƣợc thƣờng xuyên bổ sung, cập nhật, thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và công tác QLTC là điều hoàn toàn phù hợp, khoa học. Song nhiều sự thay đổi, bổ sung đã gây ra những bất cập, khó khăn cho hoạt động của các đơn vị hành chính Nhà nƣớc. Khắc phục vấn đề này, cần xác định việc hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu đầy đủ, thống nhất, ổn định trong thời gian ít nhất là trung hạn. Trong trƣờng hợp cần điều chỉnh, cần nghiên cứu và đánh giá tác động ngoài ý muốn để có thể triển khai áp dụng một cách khả thi và hiệu quả nhất. 74 - Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cần tích cực hơn nữa trong việc cải cách các thủ tục hành chính trong phạm vi hoạt động tài chính và NSNN để đảm bảo đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Cải cách hành chính không chỉ đảm bảo tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nƣớc thông qua chế độ trách nhiệm và các chế tài quản lý nghiêm minh mà còn góp phần hạn chế tiêu cực trong hoạt động chi tiêu và quản lý chi tiêu NSNN. Đơn giản hóa về quy trình thủ tục hành chính một mặt làm cho mọi chủ thể quản lý dễ hiểu, dễ nhớ và dễ dàng chấp hành; mặt khác sẽ giảm bớt kẽ hở, hạn chế tiêu cực phát sinh thông qua các hình thức "lách luật". 4.3.3 Một số kiến nghị đối với Bộ Lao động Thương binh và xã hội Thứ nhất, trên cơ sở các chủ trƣơng của Nhà nƣớc, của Chính phủ và Bộ Tài chính về các chế độ định mức chi tiêu, quy chế QLTC đối với các CQHCNN, Bộ LĐTBXH ban hành các văn bản hƣớng dẫn kịp thời để Cục Bảo trợ xã hội thống nhất thực hiện, tránh tình trạng hiểu sai, làm sai, tạo khe hở cho các hành vi vi phạm. Trong trƣờng hợp đơn vị cấp dƣới có khó khăn phát sinh cần giải quyết, đề nghị Bộ LĐTBXH sớm nghiên cứu để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc cho đơn vị. Thứ hai, hoàn thiện quy trình công tác QLTC của ngành LĐTBXH. Trên thực tế trong những vừa qua năm qua công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội cho thấy việc sử dụng nguồn kinh phí chƣa thực sự hiệu quả, một số nội dung chi chƣa đúng chính sách, chế độ nhƣng không đƣợc phát hiện. Mặt khác, có thể nói rằng việc xét duyệt dự toán và quyết toán kinh phí của đơn vị vẫn còn hạn chế bởi tính chủ quan trong các quy trình này. Chính vì vậy, việc xây dựng, ban hành quy trình xét duyệt quyết toán khoa học, phù hợp với quy định của Luật NSNN, Luật kế toán và thực hiện nghiêm túc sẽ giúp cho công tác lập dự toán và quyết toán kinh phí đƣợc bài bản hơn, khắc phục tình trạng chủ quan duy ý chí và hình thức trong công tác lập dự toán và quyết toán kinh phí góp phần nâng cao hiệu quả QLTC. Thứ ba, đề nghị Bộ LĐTBXH thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm trao đổi vƣớng mắc về các văn bản, chế độ mới ban hành trong công 75 tác QLTC cụ thể hóa văn bản hƣớng dẫn, đồng thời giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện qua đó nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của mỗi cán bộ tài chính, kế toán góp phần nâng cao hiệu quả QLTC. Thứ tư, tăng cƣờng sự phối hợp giữa cơ quan tài chính, KBNN, cơ quan chủ quản trong QLTC đối với Cục Bảo trợ xã hội. Kết luận chƣơng 4 Chƣơng này đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Chƣơng 4 nêu rõ mục tiêu và quan điểm QLTC của đơn vị. Đồng thời đƣa ra những giải pháp và kiến nghị với các cơ quan chức năng để có thể giúp cho công tác QLTC của Cục Bảo trợ đƣợc tăng cƣờng hơn nữa. 76 KẾT LUẬN QLTC ở các CQHCNN là mục tiêu, chiến lƣợc trong lộ trình cải cách tài chính công của Nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Quản lý, sử dụng các nguồn tài chính ở các CQHCNN có liên quan trực tiếp tới hiệu quả kinh tế xã hội do đó cần có sự quản lý trong khai thác đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính. Do đó vấn đề tìm giải pháp hoàn thiện QLTC của Cục Bảo trợ xã hội là một vấn đề hết sức cần thiết. Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu và qua nghiên cứu thực tiễn, luận văn “Quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTBXH” đã giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cần nghiên cứu về QLTC của các CQHCNN và những đổi mới của QLTC của các CQHCNN hiện nay, các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ chế QLTC và kinh nghiệm thực tiễn QLTC của các CQHCNN khác, từ đó rút ra bài học cho công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng QLTC và tình hình thực hiện QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội trên các mặt: hệ thống luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; quy trình QLTC; tổ chức thực hiện QLTC; kiểm tra giám sát thực hiện QLTC. Từ đó đánh giá các kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Thứ ba, đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội trong thời gian tới: hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chính sách, quy định của Nhà nƣớc về QLTC; quy trình QLTC; đổi mới phƣơng thức QLTC; đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra thu chi tài chính; nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý và trình độ cán bộ QLTC. Với những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, cho nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong và xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này để luận văn có thể tiếp tục đƣợc hoàn thiện, đem lại hiệu quả cao hơn về lý luận và thực tiễn. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2013.Quyết định số 1268/QĐ-LĐTBXH ngày 30/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo trợ xã hội. Hà Nội. 2. Bộ Tài chính, 2010.Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.Hà Nội. 3. Bộ Tài chính, 2012.Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước. Hà Nội. 4. Chính phủ, 2006.Nghị định 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/ 2006 quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp Nhà nước. Hà Nội. 5. Cục Bảo trợ xã hội, 2010-2013. Báo cáo tài chính. Hà Nội. 6. Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010.Quản lý chi NSNN.Hà Nội: NXB Tài chính. 7. Phạm Văn Hùng, 2012. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Cục Viễn thông Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ kinh tế.Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. 8. Phạm Văn Khoan, 2010.Quản lý tài chính công.Hà Nội: NXB Tài chính. 9. Phạm Văn Khoan và Nguyễn Trọng Thản, 2010.Quản lý tài chính các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công.Hà Nội: NXB Tài chính. 10. Quốc hội, 2013. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội. Website 11. http://btxh.gov.vn/ 12. http://www.molisa.gov.vn/ 78 [...]... tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình Qua nghiên cứu cho thấy đề tài Quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo và công việc thực tiễn của mình Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: + Nội dung và các phƣơng thức QLTC trong... tại Cục Bảo trợ xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện mới 7 Kết cấu của luận văn Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận và các bảng số liệu kèm theo, luận văn đƣợc chia thành 04 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã. .. thi góp phần vào quá trình QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội  Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về QLTC tại CQHCNN - Tham khảo kinh nghiệm QLTC của các CQHCNN từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Cục Bảo trợ xã hội 2 - Nêu rõ thực trạng QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội: Nội dung, phƣơng thức quản lý, căn cứ và những nhân tố ảnh hƣởng đến QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội - Phân tích... NSNN cấp cho Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐTBXH - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác QLTC trong nội bộ cơ quan - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu về công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội từ năm 2010 đến năm 2014 4 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nhấn mạnh việc nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, lấy thực tiễn so sánh với khung lý thuyết... hoạt động và vai trò quản lý Nhà nƣớc của Cục Bảo trợ xã hội ra sao? + Thực trạng công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội hiện nay nhƣ thế nào? Có những bất cập gì cần tháo gỡ? + Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội? Để thực hiện đƣợc những giải pháp này cần có những điều kiện gì? 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Đƣa ra các giải pháp đồng bộ và. .. động Thƣơng binh và Xã hội Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Do tính cấp thiết của vấn đề QLTC tại CQHCNN nên từ trƣớc đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề QLTC công nói chung và QLTC tại CQHCNN nói riêng Có... phần hoàn thiện quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc của thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới (6) Phạm Ngọc Huyền (2013) Hoàn thiện quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Tài chính, Bộ Tài chính Luận văn Thạc sỹ kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Luận văn lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến QLTC Tác giả đã nêu lên thực trạng công tác QLTC tại Nhà xuất bản Tài chính, Bộ Tài chính Từ đó đƣa... đơn vị QLTC hiệu quả tại các CQHCNN nói chung và Cục Bảo trợ xã hội nói riêng, từ đó góp phần giúp các đối tƣợng cần đƣợc xã hội bảo trợ có cuộc sống tốt đẹp hơn 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn có giá trị tham khảo cho những ngƣời nghiên cứu về cùng chủ đề, góp phần hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về QLTC trong ngành LĐTBXH - Về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp luận cứ khoa học cho... chế, bất cập trong công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Công tác QLTC tại Cục Bảo trợ xã hội  Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: QLTC tại CQHCNN là lĩnh vực rộng và mỗi một CQHCNN lại có những đặc điểm riêng Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên... nước và đơn vị sự nghiệp công, NXB Tài chính; (2) TS Đặng Văn Du và TS Bùi Tiến Hanh 2010, Quản lý chi NSNN, NXB Tài chính; (3) TS Phạm Văn Khoan 2010, Quản lý tài chính công, NXB Tài chính Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến QLTC, đề cập đến nhiều khía cạnh lý luận cũng nhƣ thực tiễn về QLTC Nhƣng chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu về QLTC trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội Chính vì vậy, tác giả có thể tin ... quản lý tài Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài Cục Bảo trợ xã hội Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ... TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI - BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 67 4.1 Mục tiêu, quan điểm quản lý tài Cục Bảo trợ xã hội .67 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài Cục. .. tài nghiên cứu Quản lý tài Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thƣơng binh Xã hội làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ Qua nghiên cứu cho thấy đề tài Quản lý tài Cục Bảo trợ xã hội - Bộ

Ngày đăng: 15/10/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan