Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận

106 1.8K 5
Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC DƯƠNG THỊ HƯỜNG RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 11 KĨ NĂNG LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUANG NINH HÀ NỘI – 2012 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................5 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................13 5. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................13 6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................14 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................14 8. Dự kiến đóng góp của luận văn ..................................................................15 9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................16 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................17 1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................17 1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy ..................17 1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận ..........................................20 1.1.3. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận ................26 1.1.4. Lập luận bác bỏ với tư cách là một bộ phận trong kĩ năng làm văn nghị luận ...................................................................................................32 1.1.5. Hình thành kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh dựa trên các lí thuyết liên quan.........................................................34 1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................37 1.2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 THPT về thao tác lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận ...........................................37 1.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên .........................................................39 1.2.3. Thực trạng học tập của học sinh ...........................................................42 Chƣơng 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN .....................................45 2.1. Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm văn nghị luận .................................................................45 2.2. Yêu cầu của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận ...........................................................................................45 3 2.3. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận ....................................................................................................47 2.3.1. Bài tập nhận diện .................................................................................47 2.3.2. Bài tập luyện tập vận dụng....................................................................52 2.3.3. Bài tập chữa lỗi ....................................................................................58 2.4. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận ...................................................................................................60 2.4.1. Định hướng chung của việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận .................................................................................60 2.4.2. Cách thức luyện tập...............................................................................66 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM....................................................75 3.1. Mô tả thực nghiệm ...................................................................................75 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................75 3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm........................................................76 3.1.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm .....................................................78 3.2. Giáo án thực nghiệm ................................................................................79 3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................92 3.4.1. Tiêu chí đánh giá ...................................................................................92 3.4.2. Kết quả thu được ...................................................................................92 3.4.3. Kết luận rút ra qua thực nghiệm ...........................................................94 KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................99 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục luôn được quan tâm và bàn tới, đặc biệt là vấn đề thay đổi và cải biến phương pháp dạy học Một xu hướng dạy học hiện đại và tiến bộ được đưa ra là thay đổi vị trí, vai trò của người thầy và người trò: người Thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Ngoài ra còn có xu hướng khác như: đổi mới phương pháp dạy học mấu chốt là việc giáo viên dạy cho học sinh học phương pháp, cách thức, kĩ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề; học sinh học phương pháp, cách thức làm công cụ hữu dụng trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Không nên sử dụng phương pháp cung cấp và đọc chép kiến thức mà tăng cường cung cấp phương pháp cho học sinh, vẽ cho học sinh con đường để chúng đi đến đích. Trao cho học sinh phương pháp là trao chìa khoá để học sinh tự mở những cánh cửa chứ không phải việc giáo viên mở sẵn những cánh cửa để học sinh bước vào. Điều đó có nghĩa là giáo viên sẽ là người hướng dẫn để học sinh chủ động trong quá trình học của mình. Nói như Phrit-mên trong cuốn "Thế giới phẳng" (NXB Trẻ, 2005) thì: "Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học- nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới...Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều". Mục tiêu quan trọng của dạy học Ngữ văn nói chung và dạy Làm văn nói riêng là dạy cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận. 1 1.2. Làm văn là một môn học có tính chất thực hành tổng hợp của các giờ Ngữ văn Nó được coi là bộ phận thực hành quan trọng nhất vì đó là phần luyện tập có tính chất tổng hợp và sáng tạo. Nhiều năm gần đây, nhà trường phổ thông chúng ta đã coi trọng việc nâng cao trình độ viết văn cho học sinh. Cố gắng thì nhiều nhưng hiệu quả chưa được như ý. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó việc rèn kĩ năng lập luận trong làm văn nghị luận là khâu cần được tập trung nghiên cứu. Làm văn là quá trình sáng tạo của cá nhân học sinh, là cơ hội để học sinh được bộc lộ rõ nét, tập trung vốn hiểu biết nhiều mặt cùng những phẩm chất và năng lực của mình, đặc biệt là tư duy sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Có thể nói, chỉ đến công đoạn làm văn, học sinh mới thực sự luyện tập được cả về kiến thức cũng như kĩ năng. Mỗi bài viết của học sinh là một tác phẩm nhỏ, qua đó các em thể hiện vốn sống, vốn văn hoá, nhân cách, khả năng tư duy, khả năng lập luận cũng như khả năng diễn đạt của mình. Trên thực tế, việc dạy và học làm văn chưa chú trọng tính chất tổng hợp, tính chất sáng tạo của phân môn, chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng lập luận. Nguyên nhân của vấn đề trên một phần là do sách giáo khoa còn nặng về cung cấp lí thuyết, chưa chú trọng đúng mức hệ thống bài tập luyện tập, hay cách thức, biện pháp, yêu cầu rèn luyện cụ thể. Mặt khác, do giáo viên chưa phân bố thời gian hợp lí cho việc luyện tập, giáo án lên lớp còn nặng về đề mục, chưa chú trọng việc xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập cho học sinh. Phần nữa là do học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của phân môn, xem Làm văn là một phân môn tách biệt với hai phân môn Đọc văn và Tiếng Việt. Đề xuất các giải pháp thực hành môn Làm văn ở nhà trường phổ thông được xem là một vấn đề khoa học cấp thiết. Xét về phương diện lí thuyết, những kiến thức về làm văn không phải là vấn đề khó nắm bắt, song bước vào 2 thực tiễn dạy học lại là cả quá trình thử thách sự nỗ lực của cả người dạy lẫn người học. Trong khi đó, công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn về làm văn, về phương pháp dạy học, về rèn luyện kĩ năng, một phần còn ít, một phần chưa đến được với giáo viên và học sinh nên việc ứng dụng nó vào dạy học cũng còn hết sức hạn chế. Ngoài ra, việc có quá nhiều loại sách tham khảo, sách mẫu- những bài viết có sẵn, một kiểu tham khảo với mục đích đào tạo những người thợ chép bài cũng là một áp lực đối với cả người dạy lẫn người học. Dạy học Ngữ văn nói chung và Làm văn nói riêng hướng vào hoạt động, thực hành, vào rèn luyện kĩ năng là một việc làm khó những không thể không làm. Bởi vì mục đích cuối cùng của việc dạy học Làm văn không chỉ là cung cấp cho học sinh tri thức mà còn phải rèn luyện cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo làm văn cơ bản. 1.3. Văn nghị luận Là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những gì mình đề xuất. Trong nhà trường, việc rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận là yêu cầu rất quan trọng trong quá trình học tập. Văn nghị luận giúp cho học sinh tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, xã hội và trải nghiệm bản thân vào việc làm văn, rèn kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt góp phần vào việc phát triển tư duy cho học sinh, đồng thời xây dựng cho các em phương pháp, tư tưởng khoa học để có những nhận thức, thái độ đúng đắn trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Để học sinh phổ thông tạo được những văn bản hay, sáng tạo, việc giúp các em có kĩ năng sử dụng tốt các thao tác lập luận là rất quan trọng. Sách giáo khoa Ngữ Văn từ THCS (Trung học cơ sở) đến THPT (Trung học phổ thông) đã đưa các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ 3 thể (ở sách giáo khoa Làm văn trước đây các thao tác lập luận này chưa được học một cách rõ ràng, cụ thể), nhằm giúp học sinh hiểu sâu bản chất các thao tác cụ thể, từ đó vận dụng tốt các thao tác đó trong quá trình tạo lập văn bản. Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS đã cung cấp cho học sinh hai thao tác lập luận là thao tác lập luận chứng minh, thao tác lập luận giải thích, đến sách giáo khoa Ngữ văn THPT - SGK Ngữ văn 11 - phần Làm văn giới thiệu thêm bốn thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, và bình luận. Bốn thao tác lập luận này là trọng tâm phần Làm văn của sách Ngữ văn lớp 11. Trong đó thao tác lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác... Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. Lập luận bác bỏ là một bộ phận không thể thiếu trong kĩ năng làm văn nghị luận, nhưng lâu nay chưa đưa vào trong SGK (sách giáo khoa). Đây là lần đầu tiên được đưa vào trong SGK, cho nên giáo viên phần nhiều có thể cảm thấy lúng túng. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, nội dung này không hề xa lạ, bởi nó thường gặp trong báo chí, tranh luận. Hơn thế nữa, lập luận bác bỏ là một công việc khoa học, nó đòi hỏi khách quan, trung thực. Những cách bác bỏ bằng xuyên tạc, cắt xén, bịa đặt bằng chứng giả đều không có giá trị. Do đó, học thao tác lập luận bác bỏ cũng là bài học có ý nghĩa về đạo đức, rèn luyện trí tuệ và tính trung thực cho học sinh. Với tất cả những vướng mắc, lúng túng của người giáo viên gặp phải khi rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh và với những lợi ích không thể phủ nhận của thao tác lập luận này trong việc bồi dưỡng tư duy phê phán khoa học... Xuất phát từ thực trạng dạy học Làm văn hiện nay, cùng với mong muốn những bài làm văn của học sinh ngày càng được nâng cao về chất lượng, tránh đi những lỗi đáng có, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận”. Với đề tài này, chúng tôi sẽ tìm tòi và đề xuất một số biện pháp, cách thức và hình thức cũng như hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị 4 luận cho học sinh, từng bước trang bị cho học sinh kĩ năng làm văn khoa học và cũng từng bước trang bị cho các em những kiến thức, hành trang bước vào cuộc sống. 2. Lịch sử vấn đề Ở nhà trường phổ thông, trong tương quan với hai phân môn Đọc văn và Tiếng Việt thì Làm văn ít được chú trọng hơn. Điều này đã dẫn đến một thực tế là những vấn đề liên quan đến phân môn Làm văn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Mặc dù vậy, những công trình khoa học đã công bố cũng đã phần nào giải quyết được những phương diện lí thuyết và thực hành của việc dạy học Làm văn. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi tạm chia các công trình đã được nghiên cứu về lĩnh vực Làm văn thành cách nhóm sau đây: 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu các vấn đề lí luận chung về Làm văn và phương pháp dạy học môn Làm văn 1) Phương pháp dạy học Tập làm văn (một chương trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt- Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh Toán- NXB Giáo dục năm 1998). 2) Làm văn (tập 1 và tập 2)- Đình Cao, Lê A, NXB Giáo dục năm 1991). 3) Phương pháp dạy học môn Làm văn (một chương trong Phương pháp dạy học Văn- Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt, NXB ĐHQG Hà Nội năm 1999). 4) Môn Văn và Tiếng Việt, tập II (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1993-1996 cho giáo viên THPT)- Trần Thanh Đạm, Nguyễn Đăng Mạnh, Phương Lựu, Vụ giáo viên-1995. 5) Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục năm 2006. Với tầm nhìn của các nhà sư phạm, các công trình nghiên cứu và giáo trình ở nhóm thức nhất rất quan tâm tới việc dạy lí thuyết và thực hành làm 5 văn. Đứng ở góc độ lí thuyết dạy học và phương pháp bộ môn, các tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt đã xuất phát từ tình hình dạy học Làm văn ở nhà trường THPT còn nhiều thiếu sót mà báo động: Sự đơn giản trong tư duy, sự nghèo nàn trong tình cảm và sự phiến diện trong nhân cách học sinh là điều không thể chấp nhận trong nền giáo dục của chúng ta. Làm văn mà chỉ biết sao chép kiến thức và phát ngôn theo những khuôn sáo có sẵn, chắc chắn đó là tình trạng không bình thường trong giáo dục và giảng dạy văn chương [18, 219]. Không chỉ là những lo ngại về tình hình học sinh mà vấn đề dạy học của giáo viên cũng đáng lo ngại: Giáo viên chưa ý thức được đầy đủ yêu cầu của việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua môn Làm văn gắn liền với việc hình thành những phẩm chất cần có của một người lao động như tác phong cẩn thận, đức tính cần cù, bền bỉ cũng như tinh thần trách nhiệm và tính mực thước trong lao động và trong đời sống. Do lối dạy văn khuôn mẫu, xơ cứng, do quan niệm làm văn nặng về thi cử, do yêu cầu chủ yếu đối với học sinh ở nhà trường phổ thông vẫn là sao chép kiến thức, giáo viên không ý thức được hết nguy hại lâu dài sâu xa của lối dạy làm văn lâu nay [18, 130]. Với thực trạng ấy, các tác giả đã xác định lại vị trí của Làm văn trong chương trình Ngữ văn ở THPT, ở những việc cụ thể như dạy lí thuyết, luyện tập thực hành rèn kĩ năng, việc ra đề kiểm tra, việc chấm và trả bài cho học sinh. Bên cạnh đó, trong những giáo trình dạy học phương pháp dạy phân môn Làm văn, các tác giả như Lê A, Nguyễn Quang ninh, Bùi Minh Toán đã đi vào xác định vị trí và mục tiêu chương trình của sách giáo khoa cũng như phân môn làm văn trong trường THPT, chỉ ra những tiền đề lí thuyết của việc dạy học làm văn từ góc độ ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết giao tiếp, lôgic học, lí luận văn học. Các tác giả khẳng định: Trên con đường xác định một lí thuyết thực sự khoa học cho môn làm văn, ta lại gặp nhiều vấn đề của làm văn gắn liền với lôgic. Từ khâu ra đề, chấm bài, rèn luyện kĩ năng, giảng dạy 6 lí thuyết của giáo viên, đến việc lập ý, dựng đoạn, viết bài của học sinh. Ở đâu cũng cần sử dụng những hiểu biết về lôgic học. Các thao tác về tư duy được nghiên cứu trong lôgic học như: Suy diễn, chứng minh, bác bỏ và đang được sử dụng triệt để trong làm văn. Không nắm được các thao tác tư duy, không nắm được những quy luật cơ bản của lôgic học không thể tạo dựng được những bài văn chặt chẽ, mạch lạc về nội dung và rõ ràng trong sáng về diễn đạt [4, 197]. Về phương pháp dạy học, các tác giả đã nêu những vấn đề khá cụ thể về phương pháp dạy học lí thuyết, truyền đạt trực tiếp các khái niệm, các vấn đề lí thuyết, phân tích mẫu, phương pháp thực hành, phương pháp ra đề, phương pháp chấm và trả bài cùng một số kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh. Các tác giả Lê A và Đình Cao đã có bộ giáo trình Làm văn hai tập dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Đây là một công trình lớn đề cập đến lí luận và thực hành của môn Làm văn nói chung nhằm mục đích “vừa cung cấp cho sinh viên tri thức lí thuyết, vừa rèn luyện kĩ năng, vừa khắc phục những thiếu sót về nói và viết, vừa nâng cao trình độ ngôn ngữ phù hợp với bậc Đại học”(Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán- Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội-1998, tr. 8). Trong bộ sách Làm văn 10, 11, 12 do tác giả Trần Thanh Đạm làm chủ biên đã đưa ra qua niệm: “Tập làm văn là tập viết thành câu, thành đoạn, thành bài về những cảm xúc, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhận xét… của mình để cho người khác cảm được, hiểu được một cách đầy đủ, đúng đắn. Do đó Làm văn là rèn luyện ngôn ngữ, ngôn từ. Đồng thời, tập làm văn là phát triển các năng lực trí tuệ, tâm hồn, góp phần phát triển nhân cách của con người. Cũng trong những bộ sách này, các tác giả đã trình bày một cách nhất quán những vấn đề về lí thuyết làm văn và làm văn nghị luận, xây dựng bài văn nghị luận đến các kiểu bài làm văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học, các bài làm văn tự do, sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh THPT. 7 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng dạy học môn Làm văn 1) Phương pháp làm văn nghị luận- Lê Thanh Thông, Nguyễn Lệ Thu, NXB Đà Nẵng. 2) Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh- Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Bàn, Trần Hữu Phong, NXB ĐHQG, 2000. 3) Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận- Nguyễn Ngọc Phúc (NCGD- Số 11/1980). 4) Muốn viết được bài văn hay- Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh, NXB Giáo dục, 1995. 5) Mấy vấn đề lí luận và thực hành Làm văn- Phan Trọng Luận (Vụ Giáo viên Bộ Giáo dục, 1993) 6) 150 bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn văn- Nguyễn Quang Ninh, NXB Giáo dục, 1997. Tác giả Nguyễn Ngọc Phúc trong bài “rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận” đã đưa ra vấn đề: rèn kĩ năng làm văn nghị luận phải được tiến hành một cách toàn diện, công phu và kiên trì và phải được quan tâm đúng mức. Tác giả đề xuất việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận phải rèn kĩ năng suy nghĩ, phải coi trọng cả hai mặt: cung cấp kiến thức và giúp học sinh rèn luyện thành thạo kĩ năng làm bài qua tất cả các khâu, trong tất cả các phân môn của môn Ngữ văn, đồng thời tích hợp với các môn học khác và trong các hoạt động của nhà trường. Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu vấn đề rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh, cũng như chỉ ra một số vấn đề dạy học Làm văn trong nhà trường. Những công trình ấy đã xây dựng được một hệ thống tri thức cơ bản về qui trình tổ chức một bài văn, tuy nhiên lại thiếu đi những bài tập rèn luyện kĩ năng cụ thể, thiết thực. 8 Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người đi trước, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ một cách hiệu quả. 2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về lập luận bác bỏ và kĩ năng lập luận bác bỏ Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác...Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. Trong đời sống cũng như trong sách báo, ta có thể bắt gặp những ý kiến sai lầm, những lời nói, bài viết lệch lạc, thiếu chính xác, trái ngược với thực tế, với đạo lí, không phù hợp với chân lí,...hoặc sử dụng cách lập luận không lôgic, phản khoa học... Trước những tình huống ấy, ta thường trao đổi lại, tranh luận để bác bỏ ý kiến sai trái đó. Theo Từ điển tiếng Việt giải thích: "Bác bỏ (đg): bác đi, gạt đi, không chấp nhận". Ví dụ: Bác bỏ ý kiến. Bác bỏ luận điệu vu khống. Dự án bị bác bỏ. Về bản chất, nghị luận là tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng; bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn. Về vấn đề này, từ rất xa xưa con người trong những cuộc tranh luận cũng đã có những cách bác bỏ ý kiến sai lầm rất thú vị. Trong cuốn Phương pháp biện luận- Thuật hùng biện của tác giả Triệu Truyền Đống, dịch Nguyễn Quốc Siêu đã tổng kết và trình bày có hệ thống những cách thức, chiến thuật và mưu mẹo giành chiến thắng trong tranh luận, với gần 280 bài. Sách dẫn những ví dụ trong sử sách và đời thường của các nước trên thế giới, chia làm bốn phần: Thắng bằng lôgic; Thắng bằng nghệ thuật ngôn từ; Thắng bằng mưu chước; Thắng bằng vạch trần nguỵ biện. Tranh luận là quá trình giao lưu ngôn ngữ đòi hỏi cả hai bên phải chứng minh được quan điểm của mình là 9 đúng đắn, bằng những lí lẽ cần thiết. Đồng thời vạch trần sai lầm trong quan điểm của đối phương, nhằm đi đến một nhận thức chung. Tranh luận là tinh hoa nghệ thuật của năng lực hành động ngôn ngữ, là cách thức phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi sai lầm. Thời xưa, tranh luận đã từng lưu lại nhiều tấm gương sáng chói. Trần Chuẩn nói rõ lí lẽ mà quân địch phải lui, Tô Tần du thuyết mà sáu nước được an, Gia Cát Lượng thiệt chiến quần nho mà Ngô- Thục kết liên minh, đánh cho quân Tào Tháo thất điên bát đảo. Ngày nay, cũng đã có biết bao cuộc tranh luận đã thu hút và làm nức lòng người. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về lí thuyết làm văn nghị luận, đặc biệt là lí thuyết về lập luận bác bỏ như trên, còn có khá nhiều những công trình nghiên cứu về thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh THPT. Trong cuốn “Rèn kĩ năng làm văn tốt nghiệp THPT và thi đại học môn Ngữ văn- nghị luận xã hội”, NXB ĐHQG, năm 2009 có viết: Do đặc trưng của việc bàn luận, làm sáng rõ một vấn đề xã hội nào đó, cũng giống như các bài văn nghị luận nói chung, một bài văn nghị luận xã hội cần có sự kết hợp thành thạo giữa các thao tác nghị luận, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, bố cục lôgic. Và mỗi thao tác lập luận ứng với một mục tiêu cụ thể: Giải thích để làm rõ và giới hạn khái niệm; phân tích để đi sâu vào những khía cạnh cụ thể; chứng minh và so sánh để làm sáng tỏ vấn đề; bác bỏ để làm nổi bật sự đúng đắn của vấn đề; bình luận để đánh giá nâng cao và mở rộng vấn đề. Thao tác lập luận bác bỏ lần đầu tiên được đưa vào chương trình sách giáo khoa lớp 11, tập 2 cũng với mục đích là rèn luyện cho học sinh đầu óc phê phán, phân tích, biết nhận ra chỗ đúng, chỗ sai và biết cách phê phán, bác bỏ cái sai. Nếu một người mà thiếu đầu óc phê phán thì dễ dàng rơi vào tình trạng ba phải, dễ dãi, không có năng lực phân biệt đúng sai. Thao tác lập luận bác bỏ có thể giúp học sinh mài sắc tư duy phê phán của mình. Bác bỏ không phải là việc cao xa, khó khăn, ngoài tầm của học sinh. Chỉ cần biết rèn luyện, 10 tuân theo các chỉ dẫn, có tri thức phong phú là có thể thực hiện được việc bác bỏ các quan điểm, tư tưởng sai trái. Việc rèn luyện kĩ năng viết văn, đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận là một vấn đề khá mới. Trong quá trình dạy học đa số các giáo viên chú ý tới việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận chứ chưa chú ý sâu sắc tới việc rèn một kĩ năng lập luận cho học sinh. Căn cứ vào những công trình đã nghiên cứu và đặc biệt là thông qua thực tế giảng dạy và khả năng nhận thức của học sinh, luận văn xin đề xuất một số những cách thức rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận Khi triển khai vấn đề này chúng tôi có mong muốn lớn nhất là rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận một cách linh hoạt, thuần thục và hiệu quả nhất. Để từ đó giúp học sinh nâng cao và hoàn thiện kĩ năng lập luận nói chung và kĩ năng lập luận bác bỏ nói riêng. Hơn nữa, học sinh biết cách sử dụng tổng hợp các thao tác và các kĩ năng riêng lẻ đã được học tập để viết được một bài làm văn hoàn thiện. Việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy. Từ đó, học sinh phát huy được năng lực cá nhân, óc tư duy phê phán, khả năng sáng tạo cũng như sự tự tin bộc lộ ý kiến riêng trước những vấn đề văn học hay những vấn đề của đời sống xã hội. Đề tài của chúng tôi cũng có mong muốn biến động lực học tập môn Ngữ văn thành động lực thực sự từ bên trong của mỗi cá nhân học sinh để học sinh cảm thấy thực sự hứng thú và say mê. 11 3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như khắc phục những hạn chế, thiếu sót của giáo viên khi dạy học phần Làm văn Quá trình dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học. Muốn cho việc học của học sinh đạt được những hiệu quả như ý muốn, đòi hỏi người thầy cũng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp. Mỗi giáo viên phải tự trau dồi chuyên môn, suy nghĩ tìm tòi những hướng đi, cách làm có hiệu quả trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức Làm văn cũng như giúp học sinh rèn luyện hình thành các kĩ năng làm văn một cách hiệu qủa nhất. Việc thực hiện đề tài này cũng nhằm giúp giáo viên tự chuẩn hoá lại kiến thức làm văn, có thể giúp giáo viên khắc phục những hạn chế, thiếu xót trong công tác giảng dạy của mình. Từ đó, giúp giáo viên có ý thức đầy đủ hơn về yêu cầu của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận của học sinh. Và mục đích cao nhất mà mỗi người giáo viên luôn hướng tới là đào tạo ra những con người có tri thức, có phương pháp, kĩ năng làm việc, thực sự bản lĩnh, tự tin, sáng tạo làm chủ tương lai của mình. 3.3. Nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học tập của học sinh trong việc dạy và học làm văn nghị luận Việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ là một phần rất quan trọng trong rèn kĩ năng làm văn nghị luận. Công việc này giúp thêm một phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh đối với phân môn làm văn. Từ đó, giúp bước đầu xoá bỏ tình trạng thờ ơ, chán ghét của một bộ phận học sinh đối với bộ môn này. Giúp cho học sinh và cả bản thân giáo viên có thể nối liền khoảng cách văn chương và đời sống, biến những kiến thức sách vở trở nên sinh động trong cuộc sống đời thường, khả năng ứng dụng trong thực tế sinh động và linh hoạt hơn. Ví như kĩ năng lập luận bác bỏ ứng dụng trong những cuộc tranh luận, thảo luận về những vấn đề văn học hay những vấn đề của cuộc sống xã hội. Học sinh có khả năng 12 ứng biến linh hoạt, khả năng tư duy ngôn ngữ nhanh nhạy và hùng biện thông minh. Đó cũng là mục đích cao nhất của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, luận văn của chúng tôi mong muốn thực những nhiệm vụ quan trọng sau: - Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Đề xuất một số cách rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT. - Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. - Tổ chức dạy thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng của những điều tra dạy học thực nghiệm được tiến hành ở một số lớp 11 tại trường THPT Kinh Môn II, Hải Dương. Đây là đối tượng khá thuận lợi cho việc tiến hành thực nghiệm sư phạm với đề tài rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh trong làm văn nghị luận. Ở lứa tuổi này tuy các em chưa trưởng thành như những học sinh khối lớp 12 nhưng các em cũng không còn non nớt , bỡ ngỡ như học sinh lớp 10. Các em đã có thể có những suy nghĩ khá thấu đáo về những vấn đề văn học hay những vấn đề về đời sống xã hội, từ đó các em tự tin thể hiện những suy nghĩ của riêng mình hay phát biểu những ý kiến mang tính cá nhân độc lập và có chính kiến. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn tập trung vào việc dạy học một số giờ lí thuyết và thực hành về thao tác lập luận bác bỏ, giờ trả bài, hay các giờ đọc văn. Để từ đó giúp học sinh hình thành những kĩ năng lập luận bác bỏ cơ bản và vận dụng kĩ năng đó vào việc hoàn thiện bài làm văn cụ thể. 13 Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn chú ý tới năng lực viết văn của học sinh được nhìn trên khả năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Đó là kĩ năng vận dụng cao của học sinh để tiến tới hoàn thiện kĩ năng lập luận bác bỏ nói riêng và kĩ năng làm văn nghị luận nói chung. 6. Phạm vi nghiên cứu Để viết được bài nghị luận có chất lượng người học sinh cần phải rèn luyện rất nhiều các kỹ năng. Luận văn này tập trung vào vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. Đây được coi là một bộ phận không thể thiếu trong kĩ năng làm văn nghị luận. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu có nhiều thuận lợi và hiệu quả sau đây: 7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp để nghiên cứu phân tích những vấn đề như phân tích tâm lí học sinh, phân tích năng lực cá nhân của học sinh lớp 11, phân tích những đặc trưng của văn nghị luận, đặc biệt là phân tích thao tác lập luận bác bỏ và tác dụng của nó trong làm văn nghị luận cũng như những ứng dụng vào thực tế cuộc sống. 7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp điều tra, khảo sát là một phương pháp quan trọng trong việc tiến hành nghiên cứu đề tài này. Bởi lẽ, phương pháp điều tra khảo sát giúp cho chúng ta có những số liệu cụ thể mang tính khoa học và thuyết phục dẫu rằng chúng ta đã tiến hành những thực nghiệm sư phạm hiệu quả trước đó. Ví như khi điều tra thực tế về khả năng vận dụng kĩ năng lập luận bác bỏ vào trong bài văn nghị luận của học sinh, có tới 90% học sinh có sử dụng lập luận bác bỏ vào trong bài làm của mình, con số đó rõ ràng đã nói lên rất nhiều về tính hiệu quả của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh làm văn nghị luận. 14 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng nên sử dụng phương pháp thực nghiệm này, bởi vì thực nghiệm sẽ là phương pháp giúp kiểm tra hướng đi, hay những đề xuất trong đề tài một cách chính xác và hiệu quả nhất. Kĩ năng lập luận bác bỏ được tiến hành theo các bước cụ thể như thế nào và kĩ năng đó có tác dụng ra sao đối với việc tạo lập văn bản, với việc phát biểu ý kiến của học sinh,… Tất cả những vấn đề đó phải được thể hiện qua những thực nghiệm sư phạm thì mới có tác dụng kiểm chứng. 7.4. Phương pháp thống kê Ngoài những phương pháp kê trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê so sánh. Đây là phương pháp khá quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài bởi lẽ việc thống kê so sánh đã đem lại những cứ liệu, dẫn chứng. Và đó là những cơ sở cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu, phát hiện ra những cách thức con đường, gợi mở giải pháp giúp học sinh thuận lợi hơn khi sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. 8. Dự kiến đóng góp của luận văn 8.1. Về lý luận - Hệ thống hoá những tiền đề về lí luận bác bỏ. - Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Làm văn THPT. 8.2. Về thực tiễn - Đề xuất các cách thức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh THPT. - Giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học Làm văn nghị luận. 15 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận ở lớp 11 trung học phổ thông Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 16 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy 1.1.1.1. Về tư duy * Tư duy: Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí. Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của con người sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005): Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - bộ não người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lí luận .v.v... Tư duy là một hoạt động nhận thức không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triến của xã hội loài người. Trong quá trình phát triển của mình con người không chỉ tư duy nhằm giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra mà còn tiến hành tư duy nhằm lĩnh hội tri thức và phát triển nhân cách của mình, trên cơ sở đó đóng góp kết quả hoạt động của mình vào kho tàng văn hoá xã hội của nhận loại. theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoạt động nhận thức của con người diễn ra theo một quá trình đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến hoạt động thực tiễn là một quá trình nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan" (Lê-nin). Tâm lí học cho rằng: "Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ 17 có tính quy luật của sự việc và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta chưa biết" (Phạm Minh Hạc-chủ biên, Tâm lí học tập 2, Nxb Giáo dục, 1989). Như vậy tư duy nằm trong giai đoạn nhận thức lí tính, nó là sự phản ánh một cách gián tiếp khái quát hiện thực khách quan vào bộ não của con người được thể hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn. Tư duy nảy sinh trên cơ sở của nhận thức cảm tính, những vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính. Tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của hàng loạt sự việc, hiện tượng đồng thời nhờ tư duy con người tìm kiếm cái mới để tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới. Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm văn nghị luận là một hoạt động có mối liên hệ trực tiếp tới các hoạt động tư duy, tới vấn đề lôgic và đó là một hoạt động mang tính trí tuệ cao. 1.1.1.2. Về lập luận * Lập luận Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới. Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lí tính như là một hình thức của tri thức. Định nghĩa lôgic là hành động sử dụng lí tính để rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp luận cho trước, và hai phương pháp tường minh được sử dụng rộng rãi nhất để đạt đến kết luận là lập luận suy diễn và lập luận quy nạp. Tuy nhiên, trong các ngữ cảnh triết học lí tưởng, lập luận là quy trình trí óc đem lại cho sự tưởng tượng, tri giác, ý nghĩ, và cảm giác của ta bất cứ cái gì có thể hiểu được mà những hành vi trí óc kia có thể hàm chứa; và do đó liên hệ trải nghiệm của ta với ý nghĩa toàn thể. Chi tiết cụ thể của các phương pháp lập luận là mối quan tâm của các ngành như triết học, lôgic, tâm lý học, và trí tuệ nhân tạo. 18 * Các kiểu lập luận Lập luận suy diễn là lập luận cho trước các tiền đề đúng, kết luận phải được rút ra từ đó và nó không thể sai. Trong kiểu lập luận này, kết luận là cố hữu trong các tiền đề. Do đó, lập luận suy diễn không làm tăng cơ sở tri thức của ta và được coi là không có tính mở rộng. Các ví dụ cổ điển về lập luận suy diễn đã có trong các tam đoạn luận như dưới đây: 1. Con người không bất tử. 2. Socrates là một con người. 3. Do đó, Socrates không bất tử. Lập luận quy nạp, nếu các tiền đề đúng thì kết luận được rút ra với một xác suất đúng nào đó. Phương pháp này có tính mở rộng, do nó tạo thêm thông tin bên ngoài những gì đã được hàm chứa trong chính các tiền đề. Ví dụ cổ điển sau đây là của David Hume: 1. Từ xưa đến nay, Mặt Trời vẫn mọc ở đằng Đông. 2. Do đó, ngày mai Mặt Trời cũng sẽ mọc ở đằng Đông. Lập luận loại suy, hay suy luận để tìm ra cách giải thích tốt nhất. Phương pháp này phức tạp hơn về cấu trúc và có thể dùng đến cả các luận cứ quy nạp và suy diễn. Đặc điểm chính của loại suy là phương pháp này ủng hộ một kết luận bằng cách chứng minh rằng các lời giải thích khác là sai, hoặc chứng minh khả năng xảy ra của kết luận được ủng hộ, với một tập hợp các giả thuyết gây tranh cãi được cho trước. Phép tương tự là lập luận bằng tương tự đi từ trường hợp cụ thể này tới trường hợp cụ thể khác. Kết luận của một phép tương tự chỉ là có thể đúng (plausible). Lập luận bằng tương tự rất thường gặp trong nhận thức thông thường, khoa học, triết học và khoa học nhân văn, nhưng đôi khi chỉ được chấp nhận như là một phương pháp bổ trợ, hay một cách tiếp cận được cải tiến là lập luận dựa trên tình huống về các suy luận bằng phương pháp tương tự. 19 1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận 1.1.2.1. Khái niệm bác bỏ và thao tác lập luận bác bỏ Theo từ điển Tiếng Việt, bác bỏ là bác đi, gạt đi, không chấp nhận. Bác bỏ ý kiến. Bác bỏ luận điệu vu khống. Dự án bị bác bỏ. Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục nghe. Có thể bác bỏ lập luận bằng cách bác bỏ luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Muốn bác bỏ hiệu quả, có sức thuyết phục, ta cần nắm vững thao tác lập luận bác bỏ, cần diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển để người có quan điểm, ý kiến sai lệch và người nghe, người đọc dễ tiếp nhận, tin theo. 1.1.2.2. Các phương pháp bác bỏ * Các phương pháp bác bỏ trong biện luận - Bác bỏ bằng lôgíc Lôgíc là khoa học nhiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy, nghiên cứư sự suy luận đúng đắn. Bên cạnh đó, lôgíc còn thể hiện trật tự chặt chẽ, tất yếu giữa các hiện tượng, sự gắn bó giữa các ý hay cách suy luận chặt chẽ. Do vậy, bác bỏ bằng lôgíc là gạt đi, không chấp nhận ý kiến sai lầm dựa trên sự hiểu biết và vận dụng những suy luận đúng đắn, sự chặt chẽ, tất yếu giữa các hiện tượng, giữa các ý. Stalin đã từng nhận định về lời biện luận của Lê-nin rằng: "Lúc đó, điều khiến tôi khâm phục chính là sức mạnh lôgíc không thể chiến thắng nằm trong lời diễn thuyết của người. Sức mạnh lôgíc này tuy có khô khan, nhưng nó lại tóm chặt lấy người nghe, từng bước từng bước làm xúc động, và cuối cùng thì cầm tù người nghe, không từ một ai. Tôi còn nhớ lúc đó có rất nhiều đại biểu nói: "Lôgíc trong bài nói của Lê-nin khác nào những xúc tu vạn năng, sẽ kẹp chặt lấy anh từ mọi phía bằng kìm, khiến anh không thể thoát khỏi. Nếu anh không đầu hàng, sẽ thất bại hoàn toàn" [9, 50]. 20 Bác bỏ bằng lôgíc rất đa dạng, phong phú, nhưng cốt lõi nhất vẫn là dựa vào những quy luật tất yếu của nhận thức và tuy duy để công kích đối phương trong các loại tranh luận và giao tiếp đời thường. Bác bỏ bằng lôgic có rất nhiều cách như vạch trần mâu thuẫn, phép phản bác phản chứng, lấy luận cứ chứng minh tại chỗ... - Bác bỏ bằng nghệ thuật ngôn từ Ngôn ngữ vốn là vỏ của tư duy, xưa nay ngôn ngữ được sử dụng như thứ vũ khí lợi hại trong tranh luận, bác bỏ một vấn đề sai lầm nào đó. Ngôn ngữ được sử dụng biến hoá khôn lường trong nghệ thuật hùng biện. Có người nhận xét rằng: Khổng Tử thì lời ngắn ý xa, dẫn dắt ra từng bước từng bước theo tầng tầng lớp lớp. Mạnh Tử thì sắc lạnh tài hoa, khí lớn ào ạt. Trang Tử thì mặc sức tung hoành, dạt dạo sóng vỗ. Hàn Phi thì biện bác tâm lí, thấu tình đạt lí...Các bậc thầy đó ba tấc lưỡi vừa uốn lên thì lời vàng ý ngọc, hào quang muôn toả. Cách bác bỏ bằng ngôn từ rất đa dạng như: Hỏi khéo đối phương, phát vấn, hỏi để chặn hỏi, biết rõ mà vẫn hỏi... - Bác bỏ bằng mưu chước Mưu chước là kết tinh trí tuệ con người hàng ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội; là hạt minh châu sáng nhất trong kho tàng tri thức loài người. Mưu chước có thể khiến bạn cứ cười cười nói nói mà vẫn đánh bại kẻ địch, khiến bạn nhẹ nhàng đạt được chiến thắng trong những cuộc tranh luận gay go. Bác bỏ sai lầm của đối phương không chỉ bằng ngôn ngữ trơn tru, bằng lôgic chặt chẽ mà phải bằng cả mưu kế đầy trí tuệ. Bác bỏ bằng mưu chước có thể sử dụng các cách như: Khéo khen, gậy ông đập lưng ông, khích tướng, giỏi mà như dốt... - Bác bỏ bằng vạch trần nguỵ biện Nguỵ biện là luận chứng như đúng mà lại sai cho một sự giả dối. Chân lí vẫn thường đối lập với giả dối, nơi có sự giả dối cũng thường có hình bóng 21 của sự nguỵ biện. Muốn không bị thất bại trong những cuộc tranh luận thì luôn phải chuẩn bị cho mình một khả năng nhận biết và phân tích nhạy bén với nguỵ biện. Có một số cách nguỵ biện thường gặp như: đánh tráo khái niệm, đánh tráo luận đề, gây rối để chiến thắng, tráo đổi trọng tâm... * Các phương pháp bác bỏ trong văn nghị luận - Bác bỏ luận điểm Bác bỏ luận điểm là chỉ ra sự sai lầm của luận điểm qua hai phương thức chính là dùng thực thế và dùng suy luận. Dùng thực tế để bác bỏ tức là tìm ra những điểm trái với thực tế đời sống. Ví dụ, nghiên cứu về Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa đã đưa ra nhận định: "Nó chứa chan một chất tàn héo, tiêu ma...Cái đẹp của Truyện Kiều ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được". Luận điểm này có hai điểm chưa thoả đáng: Thứ nhất, chất thơ của Truyện Kiều tràn ngập sự tàn héo; thứ hai, chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới thưởng thức được Truyện Kiều. Bác bỏ ý kiến này, có thể chỉ ra, trong thực tế của tác phẩm, chất thơ chứa chan của Truyện Kiều không phải là sự tàn héo, mà là tình yêu và nỗi đau về phẩm giá con người; và nhận định đó trái với thực tế đời sống, bởi những người có chí tiến thủ, không chịu thụt lùi cũng đều yêu mến Truyện Kiều. Dùng phép suy luận để làm cái sai của luận điểm cần phải bác bỏ được bộc lộ đầy đủ. Ví dụ: Để bác bỏ luận điểm “cái đẹp của Truyện Kiều ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được" (Nguyễn Bách Khoa), có thể suy luận như sau: Nếu luận điểm “chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được” cái đẹp của Truyện Kiều là đúng, thì phần đông người dân Việt Nam, những người hẳn là không muốn thụt lùi, sẽ quay lưng lại với Truyện Kiều. Nhưng sự thực không phải như vậy! 22 - Bác bỏ luận cứ Bác bỏ luận cứ tức là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng. Ví dụ: có người cho rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, nhưng có người không đồng tình với quan điểm trên dẫu vấn đề đó đã được khoa học kiểm chứng, và họ đưa ra một luận đề: "Hút thuốc lợi nhiều hơn hại", điều đó có nghĩa họ phản bác quan điểm hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Họ lập luận như sau: "Nguyên soái Hạ Long trước khi biểu hiện một tài năng siêu việt là phải say sưa hút một điếu thuốc. Đồng chí Đặng Tiểu Bình chẳng phải rất khoẻ mạnh đó sao ? Và khi hút thuốc ông đã giải quyết bao vấn đề hóc búa trong cải cách! Vậy nếu không có thuốc lá thơm liệu có Trung Quốc ngày nay không? Khi bước vào giới xã giao, nếu không có thuốc lá e rằng khó mà thuận buồm xuôi gió. Hút thuốc là một phương thuốc thúc đẩy sự gần gũi trong quan hệ, cho nên có người nói: nó là bức thảm trải ra trên con đường ngoại giao. Lại nữa, từng lô hàng thuốc lá thơm loại sang xuất ra nước ngoài, ta thấy đã mang lại cho quốc gia biết bao lợi nhuận và ngoại tệ. Nếu những khoản tiền đó dùng cho giáo dục chắc rằng sẽ bồi dưỡng ra biết bao những tài năng...Nếu nói hút thuốc lá sẽ dẫn tới ung thư, vậy thì nước sông Hoàng Phố cũng dẫn tới ung thư và phải chăng nguồn nước máy cũng không được dùng cho ăn uống? Thực ra tâm tình trầm uất mới là nguyên nhân lớn nhất gây ra ung thư. Nếu hút thuốc vừa phải sẽ xoá bỏ mọi ưu phiền, tâm tình thư thái. Và một chút ni-cô-tin thì có hề gì!" Trong ví dụ trên, người phản bác lại quan niệm hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ đã đưa ra hàng loạt những dẫn chứng sinh động và thú vị, kết hợp với những lí lẽ linh hoạt, người phản bác ấy đã thuyết phục người nghe và kết quả là đã giành thắng lợi trong cuộc tranh cãi (đương nhiên thắng lợi của người phản bác ở trên không có nghĩa việc hút thuốc sẽ có lợi cho sức khoẻ là một chân lí khoa học). 23 Lấy một ví dụ khác, có một vị thượng viện Mĩ đã nói với nhà lôgic học Mĩ là Bếch-cơ-li rằng: "Tất cả những người cộng sản đều công kích tôi, ông công kích tôi, vì vậy, ông là người cộng sản". Bêch-cơ-li lập tức bác bỏ: "Suy luận của ông rất hay, xem xét từ khía cạnh lôgic thì nó không khác gì suy luận sau đây. Tất cả mọi con ngỗng đều ăn rau cải trắng, ngài thượng nghị sĩ cũng ăn rau cải trắng, vậy ngài thượng nghị sĩ là ngỗng". Ở đây, ngài thượng nghị sĩ nọ đã dùng thuật tam đoạn luận sai là do thuật ngữ giữa không chu diên. Và Bêch-cơ-li đã bắt chước hình thức suy luận này để rút ra kết luận: "Ngài thượng nghị sĩ là con ngỗng" khiến đối phương phải khó chịu, và cũng chính như vậy đã vạch trần mọi sai lầm trong cách suy luận của đối phương. - Bác bỏ lập luận Bác bỏ lập luận là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lôgíc trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận. Ví dụ: Năm 1924, trong bài diễn văn ca ngợi Truyện Kiều trong nền văn hoá dân tộc, Phạm Quỳnh đã lập luận như sau: “Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta; một nước không thể không có quốc tuý, Truyện Kiều là quốc tuý của ta; một nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta”. Cách lập luận của Phạm Quỳnh nhằm khẳng định giá trị của Truyện Kiều nhưng lập luận ấy có phần thái quá. Do vậy Ngô Đức Kế đã bác bỏ lập luận ấy như sau: “… thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không có quốc hoa, không quốc tuý, không quốc hồn, thế thì cái văn trị vũ công mấy triều… đều ở đâu đem đến”. Cách bác bỏ này khiến cho Phạm Quỳnh không trả lời được. 24 Ba cách bác bỏ trên đây được tách ra để thuyết minh cho dễ thấy, trong thực tế chúng lại liên kết với nhau rất chặt chẽ. Và mục đích cao nhất của bác bỏ là bảo vệ lẽ phải và chân lí. Ví dụ, có đề bài: Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt- kịch của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập 2) nhân vật Đế Thích có quan niệm "được sống là hạnh phúc". Hồn Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó, và đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích "ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông không cần biết". Hãy phản bác quan niệm sai lầm của Đế Thích ? - Để bác bỏ quan niệm sai lầm của Đế Thích, chúng ta phải chỉ rõ: Khi Trương Ba sống trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba nhận thức rõ tình trạng trớ trêu của mình. Sống trong thân xác phàm tục, thô lỗ ấy, Trương Ba bị mọi người xa lánh, trong đó có cả những người thân yêu nhất của mình. Sự tồn tại như thế thật là vô nghĩa, thậm chí là nặng nề và bức bối. - Từ đó Trương Ba cho rằng: "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được", cần có sự thống nhất giữa thể xác và tâm hồn, nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và hành động. Được sống theo đúng bản chất là một nhu cầu, quyền lợi thiêng liêng của con người. - Trên cơ sở đã phân tích chúng ta đi đến việc phê phán quan niệm sai lầm của Đế Thích cho rằng chỉ cần được sống, có thể sống dựa vào thân xác của người khác, không cần sống thực với con người mình, con người tồn tại nhưng tất cả mọi tư tưởng lại bị chi phối, bị điều khiển bởi kẻ khác hoặc có không ít người vì mục đích mà bất chấp thủ đoạn... tất cả đều là những quan niệm sai lầm. Bởi lẽ sống hay không sống không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng hơn cả là sống như thế nào? Có được là mình toàn vẹn không? Sống có ý nghĩa không? Nói như Nooc-man Ku-sin: "Cái chết không phải là mất mát lớn nhất cuộc đời chúng ta. Mất mát lớn nhất đời ta là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống". Trương Ba đã chọn cái chết để được sống mãi trong lòng 25 mọi người, đặc biệt là những người thân yêu, còn hơn là khi sống trong thân xác hàng thịt mà ông lại dần bị lãng quên và chết ngay khi còn sống. Với những lập luận trên, chúng ta đã vạch rõ sự sai lầm trong quan niệm sống của Đế Thích, đồng thời lại khẳng định được sự đúng đắn trong quan niệm và sự quyết định của Trương Ba. Có thể nói rằng, các phương pháp bác bỏ trong biện luận là những cơ sở hữu ích, cần được vận dụng trong lập luận bác bỏ ở bài làm văn nghị luận. Ngoài mục đích giúp tư duy học sinh phát triển, phương pháp bác bỏ còn khiến cho những bài làm văn của các em thuyết phục hơn, chặt chẽ hơn, đồng thời nâng cao chất lượng làm văn, tránh hiện tượng nan giải thường xảy ra trước đây là học sinh làm văn sáo rỗng, máy móc, công thức. 1.1.3. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận 1.1.3.1. Các thao tác lập luận cơ bản Do đặc trưng của việc bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội hay văn học nào thì rất cần có sự kết hợp thành thạo giữa các thao tác nghị luận, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Bên cạnh những thao tác diễn dịch, quy nạp các em đã được học ở THCS, thì lên bậc THPT các em tiếp tục được làm quen với các thao tác lập luận sau đây: - Giải thích: Là thao tác sử dụng lí lẽ phân tích để lí giải , giảng giải, cắt nghĩa cho người đọc, người nghe hiểu rõ về một vấn đề nào đó. Trong làm văn nghị luận thao tác lập luận giải thích được thể hiện giải thích rõ khái niệm những nhận định, nhận xét, các từ ngữ khó, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa tường minh, hàm ẩn, có khi tập trung giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm. Giải thích phải sát với khái niệm, đúng trọng tâm, không xa đề, không lạc đề. Lời văn giải thích phải sáng rõ, ngắn gọn, chặt chẽ, hợp lôgic. 26 Ví dụ: Giải thích câu thơ sau: Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Đây là câu thơ thứ 3 và 4 của Truyện Kiều. Câu thơ thể hiện sự chiêm nghiệm phổ quát của đại thi hào về cõi nhân sinh: chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Cuộc bể dâu là những đổi thay lớn lao bất ngờ ngoài sự toan tính và mong muốn của con người, gây ra nhiều nỗi đau thương. Trong cuộc vần xoay đó làm bật lên những thân phận bất hạnh khiến Nguyễn Du vô cùng thương xót, bất bình. Chinh phụ ngâm cũng có ý thơ gần như vậy: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi; khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. - Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Riêng đối với tác phẩm văn học, phân tích là để khám phá ba giá trị của văn học: nhận thức, tư tưởng và thẩm mĩ. Phân tích phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn. Ví dụ: Phân tích câu thơ sau: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu (Nguyễn Khuyến) Từ xanh ngắt gợi tả không gian trời thu cao xanh vời vợi, nền trời là một màu xanh ngăn ngắt. Màu xanh này gợi tả được cảnh trong veo và thật im 27 vắng, yên tĩnh. Cụm từ mấy tầng cao đã diễn tả không gian sâu thẳm vô cùng. Trên nền không gian bao la ấy, tác giả điểm xuyết một cành trúc. Từ láy lơ phơ giàu sức tạo hình, gợi tả cành trúc khẳng khiu, thanh mảnh, nhẹ nhàng, thưa thớt lá, đang đong đưa trong làn gió nhẹ của chiều thu. Nhờ cần trúc với dáng nét lơ phơ mà cảnh thu có vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng, thanh thoát. - Chứng minh: là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. Để chứng minh chúng ta nên đưa lí lẽ trước khi chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau. Ví dụ: Học giả Trung Quốc Lâm Ngữ Đường khi bàn về hạnh phúc có nói "Hạnh phúc của ta thuộc về cảm giác". Hãy chứng minh. Mỗi người có một cảm giác về hạnh phúc khác nhau nhưng xét cho cùng đó là niềm hân hoan vui sướng của tâm hồn, ta thấy hạnh phúc ánh lên trong đôi mắt của người cha khi đưa con xa về thăm nhà, hạnh phúc tuôn trao từng giọt nước mắt của mẹ lần đầu nghe con bập bẹ tiếng mẹ thiêng liêng. Một tiếng nói ríu rít của trẻ thơ, một tiếng nước reo sôi trong căn phòng ấm áp, ánh đèn vàng dịu dàng hắt qua khe cửa một chiều đông buốt giá cũng là những vang ngân nhẹ nhàng của hạnh phúc trong khúc giao hưởng cuộc đời. Tôi nhớ có lần đã nghe tiếng reo vui sướng và nét mặt rạng rỡ của cậu bé khi ngắm bình minh trên biển. Niềm vui khi nhìn thấy vẻ đẹp của hừng đông, hạnh phúc đơn sơ của cậu bé gợi tôi nghĩ đến cảm giác hạnh phúc khi biết lắng nghe, cảm nhận những âm thanh, vẻ đẹp của cuộc sống. [47, 214] (Trích bài làm của học sinh) - Bình luận: Là bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc hiện tượng, chỉ ra sự đúng, sai, phải, trái, lợi hại để nhận thúc một cách đúng đắn về đối tượng từ đó có cách ứng xử phù hợp, có phương châm hành động đúng đắn. Đây là thao tác 28 tổng hợp bởi nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh, nó đòi hỏi người viết phải có vốn hiểu biết rộng và tư duy độc lập cao. Ví dụ: "Có người đã từng nói: Để có được thành công là ao ước của biết bao nhiêu người nhưng người ta chỉ đạt được điều đó khi đã trải nghiệm và biết sống thành thật với chính mình". Muốn thành công bắt buộc ta phải qua nhiều trải nghiệm và không trải nghiệm nào lại phù hợp hơn sự thất bại để ta có thể rút ra được những bài học quý giá giúp ta trưởng thành vững vàng hơn, những thất bại cũng là những cầu nối để ta sống thật với chính mình, biết ta còn những khuyết điểm sai sót để sửa chữa mà không hề chạy trốn. Thất bại chỉ là thất bại khi ta không chiến thắng được chính bản thân mình, không tin mình và buông xuôi, điều ấy có nghĩa là ta không còn là ta nữa, ta không sống mà ta chỉ tồn tại, hãy nhớ rằng "khi nhìn lại đời mình trong những giờ phút kiên gan, chống chọi với mọi nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng những khoảnh khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm điều gì hết lòng" (Henry Prummond). Khi gặp thất bại bạn đừng bi quan, hãy hết lòng vì ước mơ và nhất định chúng ta sẽ thành công [47, 188]. (Trích bài làm của học sinh) - Bác bỏ: Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục nghe. Có thể bác bỏ lập luận bằng cách bác bỏ luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Ví dụ: Có một số người có qua điểm "AIDS là vấn đề y học, không phải vấn đề xã hội", để bác bỏ ý kiến trên có người đưa ra lập luận sau: "AIDS có tính đặc thù của nó. Đó là sự lây lan, sự nguy hiểm chết người và nguy hại xã hội...Do dễ lây lan mà từ bênh tật của cá thể biến thành mối nguy cơ của toàn xã hội. Và dù bạn có giữ mình thế nào, cũng khó tránh một lần sơ sẩy. Hiện này người mắc bệnh AIDS đã tới 2 triệu rưỡi, người nhiểm HIV có tới 14 triệu. Như vậy, đến năm 2000 thì số người mắc bệnh sẽ là 14 triệu, còn 29 người nhiễm sẽ là 50 triệu- 100 triệu. Và trong khi toàn dân ai cũng nói tới mối hiểm hoạ đại dịch AIDS thì sao các bạn có thể thản nhiên coi đó chỉ là vấn đề y học mà thôi ?" [9, 64]. Trước những con số đáng giật mình mà không thể nghi ngờ thì mọi người phải tin rằng AIDS quả là một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Ở đây con số đã có một sức mạnh hùng biện to lớn. Đó là cách bác bỏ dựa vào những chứng cứ xác thực và lí lẽ linh hoạt. - So sánh: Là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng. Ví dụ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời. (Lê Trí Viễn) 1.1.3.2. Mối quan hệ giữa thao tác lập luận Thao tác lập luận bác bỏ là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống các thao tác lập luận. Tuy rằng mỗi thao tác lập luận lại đáp ứng những mục tiêu cụ thể: Giải thích để làm rõ và giới hạn khái niệm; phân tích để đi sâu vào những khía cạnh cụ thể; chứng minh và so sánh để làm sáng tỏ vấn 30 đề; bác bỏ để làm nổi bật sự đúng đắn của vấn đề; bình luận để đánh giá nâng cao và mở rộng vấn đề [2, 23]. Trong thực tế, rất hiếm những trường hợp làm văn nghị luận chỉ sử dụng một thao tác lập luận duy nhất. Bởi vậy, cần phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như một cách thức để đáp ứng yêu cầu của bài làm văn nghị luận. Mỗi thao tác lập luận có vai trò, vị trí, có đặc điểm và ưu thế đặc biệt riêng và để triển khai được rõ nét toàn diện trọn vẹn một cách hoàn hảo ý tưởng của người viết, không thể không so sánh mức độ quan trọng nhất giữa các thao tác. Bởi lẽ một bài làm văn nghị luận không hoặc rất ít khi sử dụng đơn lẻ một thao tác lập luận mà thường là sử dụng phối hợp một tổ hợp các thao tác lập luận khác nhau. Nếu chỉ sử dụng một thao tác đơn lẻ sẽ khiến người viết lúng túng thụ động, gián hạn phạm vi diễn đạt của mình, bố cục bài viết sẽ trở nên lỏng lẻo, ý tứ diễn đạt thì nghèo nàn, sơ sài, đơn điệu. Một bài nghị luận thành công không chỉ sử dụng thuần tuý một thao tác lập luận. Trong văn nghị luận các thao tác trên không tách rời riêng rẽ mà luôn kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, sự kết hợp các thao tác lập luận không có nghĩa là sử dụng chúng một cách ngang hàng nhau, càng không được hiểu rằng trong mọi trường hợp thao tác này phải có vai trò lớn hơn thao tác kia và ngược lại. Khi tổ chức một bài văn nghị luận không phải bất kì kiểu bài nào cũng cần huy động đầy đủ các thao tác lập luận. Tuỳ thuộc vào vấn đề, vào đối tượng tiếp nhận mà người viết có thể lựa chọn một số thao tác nhất định. "Ví dụ khi vấn đề đưa ra là một chân lí đã được thừa nhận thì có thể không cần đến việc giải thích, một đoạn văn chỉ có thể triển khai theo một thao tác diễn dịch hoặc quy nạp, hoặc với người viết để được đưa ra thì có thể không cần giải thích, chứng minh mà cần đi sâu vào phân tích, tổng hợp. Bởi thế trong một đoạn văn một bàn văn nghị luận sẽ có một hoặc hai thao tác chính có vai trò nòng 31 cốt tạo nên mạch lập luận của vấn đề đưa ra để nghị luận và những thao tác phối hợp giúp cho lập luận được sinh động có nhiều chiều" [2, 10]. Viết văn nghị luận là thể hiện sự hiểu biết, nhận thức khám phá của người viết về đối tượng nghị luận qua đó nâng cao trình độ năng lực của người viết đồng thời thuyết phục người đọc, người nghe hiểu và tin vào vấn đề đang nghị luận; cũng qua đó người viết đồng thời phát huy năng lực của bản thân bộc lộ chính kiến, thái độ, cách đánh giá của mình trước vấn đề, từ đó có được những điều chỉnh tích cực về mặt tư duy lẫn hành động nhằm nâng cao tầm hiểu biết của mình trước các lĩnh vực của đời sống và văn học. Do vậy việc sử dụng kết hợp các thao tác lập luận để đi từ hiểu biết nhận thức đến khám phá và cuối cùng là bình luận, đánh giá về mối liên hệ của bản thân và vận dụng nó vào trong đời sống. 1.1.4. Lập luận bác bỏ với tư cách là một bộ phận trong kĩ năng làm văn nghị luận 1.1.4.1. Khái niệm văn nghị luận Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) sử dụng lí luận, bao gồm lí lẽ dẫn chứng, trình bày những ý kiến của mình để làm rõ một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) hiểu, tin theo những ý kiến đó. Văn nghị luận bao gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Đặc điểm văn nghị luận - Về chức năng: Văn nghị luận trực tiếp trình bày các luận điểm, thể hiện tư tưởng về chính trị, triết học, đạo đức, xã hội, hay bày giải quan điểm, đạo lí ở đời, … Văn nghị luận trung đại thể hiện ở các bài: chiếu, hịch, cáo, biểu, bình sử, điều trần, thư, … Văn nghị luận không chỉ có tư tưởng đúng đắn mà còn có những tình cảm lớn làm thành mạch nguồn của nó. Vì thế văn nghị luận bồi dưỡng cho con người những tình cảm sâu sắc đúng đắn về thời đại, dân tộc, nhân loại. 32 - Về kết cấu: Do có nhiều thể loại khác nhau nên kết cấu của chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, trên bình diện chung có thể thấy, bài văn nghị luận thường gồm ba phần chính dưới dạng tổng – phân – hợp: Vấn đề nghị luận; nội dung nghị luận; khái quát, bày tỏ quan điểm tư tưởng. Các thao tác phân tích, so sánh, giải thích, bác bỏ, chứng minh, … thường xuất hiện trong văn nghị luận. - Về tổ chức lời văn: Văn nghị luận đòi hỏi sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của các luận cứ, sự thuyết phục của luận chứng, … 1.1.4.2. Khái niệm về kĩ năng Theo từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Trong tâm lí học, kĩ năng được nghiên cứu nhiều, song chưa thống nhất, có hai hướng quan niệm cơ bản như sau: Coi kĩ năng như một phương thức, cách thức hành động được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả (V.A.Krutetxki, V.S.Kudin, A.G.Covaliôv, N.A.Rưcôv, Đại bách khoa toàn thư Liên Xô) Chú ý đến mặt kĩ thuật của hành động và đề cao kết quả cuối cùng của hành động. Nhóm tác giả này cho rằng: Kĩ năng là khả năng của con người tiến hành một cách có kết quả mục đích hành động đã được tự giác trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau (N.D.Levitôv, E.A.Milerian, K.K.Platonôv, G.G.Colubev,...). Có nhiều quan điểm về vấn đề này, chúng tôi chấp nhận quan điểm cho rằng kĩ năng như một phương thức, cách thức hành động được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả. 1.1.4.3. Con đường hình thành kĩ năng làm văn nghị luận Như đã phân tích ở trên, kĩ năng là sự vận dụng tri thức vào hoạt động thức tiễn để giải quyết một nhiệm vụ nào đó, là năng lực hành động để đạt kết quả với mục đích đã đề ra. Do đó muốn có kĩ năng trước hết ta phải có tri 33 thức về lĩnh vực đó và phải trực tiếp thực hiện các thao tác, các hành động và phải luyện tập nhiều lần để đạt kết quả như mong muốn. Kĩ năng nói chung và các kĩ năng triển khai luận điểm nói riêng chỉ có thể hình thành bằng con đường luyện tập, tạo ra các năng lực thực hiện các hành động triển khai luận điểm không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện thay đổi. Quá trình rèn luyện kĩ năng cho học sinh trải qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn 1: Trước hết là những kĩ năng sơ đẳng. Kĩ năng này làm cho học sinh ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và các kĩ năng, kĩ xảo đã có. Giai đoạn 2: Biết cách hành động nhưng chưa đầy đủ, có hiểu biết phương thức hành động, sử dụng được các kĩ xảo nhưng không phải là các kĩ năng chuyên biệt của hoạt động này. Giai đoạn 3: Có những kĩ năng chung phát triển cao (kĩ năng kế hoạch hoá hoạt động, kĩ năng tổ chức hành động) những còn mang tính chất riêng lẻ, chưa có sự phối hợp, di chuyển giữa các kĩ năng). Giai đoạn 4: Có những kĩ năng phát triển cao, học sinh sử dụng vốn hiểu biết và các kĩ xảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hoạt động mà còn cả động cơ, cách thức đạt mục đích. Giai đoạn 5: Có tay nghề, biết sử dụng một cách sáng tạo các kĩ năng khác nhau, biết phối hợp các kĩ năng khác nhau để tạo ra sản phẩm. 1.1.5. Hình thành kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh dựa trên các lí thuyết liên quan 1.1.5.1. Dựa trên lí thuyết văn bản Nói và viết là hai dạng khác nhau của việc sử dụng ngôn ngữ, mỗi dạng có những đặc điểm riêng. Lời nói được quan niệm là dạng nói của ngôn ngữ nói, còn văn bản là sản phẩm dạng viết của ngôn ngữ viết. Do sự khác biệt về đặc tính giao tiếp, kênh giao tiếp, thời gian giao tiếp, mà việc tổ chức 34 lời nói và văn bản cũng có sự khác nhau. Thường thì lời nói chỉ gồm một vài câu, có cấu trúc đơn giản, nội dung dễ hiểu, vì vậy việc rèn luyện để đạt được một số kĩ năng nhất định nào đó có thể diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Có thể tạo ra được những lời nói đúng bằng việc học truyền khẩu, không qua trường lớp. Những đối với việc tạo văn bản thì tình hình không phải vậy. Văn bản là một tổ chức phức tạp về nội dung, chặt chẽ về kết cấu, đa dạng về phong cách vì vậy chỉ khi được học tập, rèn luyện, chúng ta mới có thể xây dựng được văn bản tốt. Do đó có thể nói rằng, môn Làm văn là môn học dạy cho học sinh biết cách xây dựng văn bản chứ không phải xây dựng lời nói. Làm văn miệng vì thế được quan niệm là dạng nói của ngôn ngữ viết, hay cụ thể hơn là dạng nói của văn bản chứ không phải lời nói. Lí thuyết văn bản đã góp phần đắc lực cho việc đề xuất những nội dung lí thuyết và đặt ra những kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong môn Làm văn ở nhà trường. Ví như chúng ta thường nhắc cho học sinh cần viết văn cho mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý tứ chặt chẽ, tất cả những điều này gắn liền với những lí thuyết về liên kết, về kết cấu, và về lí thuyết lập luận được xem xét trong những lí thuyết về văn bản. Những lí thuyết về văn bản không chỉ giúp cho học sinh xây dựng văn bản mà còn giúp cho học sinh tiếp nhận văn bản nhanh chóng, chính xác; không phải chỉ giúp học sinh viết được những bài làm văn tốt mà còn giúp các em xây dựng các bài viết thuộc mọi bộ môn khoa học một cách hiệu quả. 1.1.5.2. Dựa trên lí thuyết giao tiếp Như đã nói ở trên, văn bản là đơn vị giao tiếp cơ bản nhất của ngôn ngữ. Làm văn là làm các loại văn bản, mà văn bản là đơn vị giao tiếp cơ bản, vì vậy chúng ta có thể nói, làm văn chính là làm các loại văn bản để giao tiếp. Điều này có nghĩa là, việc làm văn có quan hệ với một lí thuyết khác bên cạnh lí thuyết văn bản. Đó là lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ. 35 Những hiểu biết về mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản sinh văn bản cũng như tạo lập văn bản. Khi xây dựng văn bản chúng ta khống thể chỉ biết cách tổ chức các đơn vị ngôn ngữ, chỉ chú ý các nhân tố ngôn ngữ mà còn cần phải chú ý tới việc xử lí mối quan hệ giữa bài viết với những nhân tố khác nằm ngoài hệ thống ngôn ngữ. Những hiểu biết này càng cụ thể, phong phú thì hiệu quả giao tiếp càng cao, việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ càng thoả đáng. Như vậy, một mặt văn bản được xây dựng cần đảm bảo đúng các qui tắc, chuẩn mực và chịu sự chi phối của hệ thống ngôn ngữ. Hiểu theo cách này văn bản được quan niệm như một hệ thống khép. Mặt khác, văn bản khi đã ra đời lại được dùng vào việc giao tiếp, có những mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp xác định. Lúc này các đơn vị ngôn ngữ dùng để tổ chức văn bản không phải có giá trị ngang bằng như khi chúng tồn tại trong hệ thống. Các đơn vị đó có thể thêm những giá trị mới. Nếu hiểu như vậy, văn bản sẽ được quan niệm như một hệ thống mở. Vì thế có thể coi văn bản là một tổ chức kép về mặt hệ thống- kết cấu ngôn ngữ nhưng lại là một hệ thống mở về mặt giao tiếp. 1.1.5.3. Dựa trên lôgíc học và lí luận văn học Ngoài hai tiền đề lí thuyết gắn liền với việc Làm văn đã nêu ở trên, chúng ta không thể không nhắc đến những lí thuyết lôgíc học và lí luận văn học, đặc biệt là khi chúng ta tổ chức rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận. Những vấn đề trong lôgíc như: nội hàm và ngoại diên, khái niệm và phán đoán, khẳng định và bác bỏ là những vấn đề lí thuyết quan trọng trong kĩ năng lập luận. Tuy vậy, những lí thuyết lôgíc là những lí thuyết rất rộng và khó tiếp cận, chúng ta chỉ nên chú ý đến những vùng lí thuyết mang tính ứng dụng cao và phải phù hợp với tư duy học sinh. Ví như khi rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận, chúng ta tiếp cận 36 những lí thuyết về khẳng định và bác bỏ, các phương pháp khẳng định và các phương pháp bác bỏ hiệu quả... Bên cạnh những vấn đề về mặt lôgíc, những vấn đề lí luận văn học cũng có quan hệ chặt chẽ với việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh. Những vấn đề của lí luận văn học đặt ra và giải quyết, ví như: đặc trưng của văn học, chức năng của văn học, hình tượng, nhân vật, thể loại là những tri thức nền không thể thiếu khi viết những văn bản văn học. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Làm văn 10 (Nxb Giáo dục, 1990): "Văn nghị luận là văn của tư duy lôgíc cho nên các yếu tố nội dung của nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng thường được gọi là các ý kiến". Hơn nữa, ý kiến trong bài văn nghị luận thường là những phán đoán, những nhận xét khái quát của người viết về nội dung nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu của vấn đề nghị luận. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 THPT về thao tác lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận * Chương trình Làm văn 11 gồm một số nội dung cơ bản sau: - Ôn tập kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận đã học ở lớp 10 THPT. - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận. - Tóm tắt văn bản nghị luận. * Sách giáo khoa lớp 11 triển khai nội dung chương trình thành các tiết học cụ thể: - Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận gồm 4 thao tác: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận và luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. 37 - Tóm tắt văn bản nghị luận. Ta có thể nhận thấy, ở chương trình Làm văn lớp 10 có sự đa dạng và phong phú về các kiểu văn bản: Văn bản tự sự, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận và một số các loại văn bản khác như lập kế hoạch cá nhân, viết quảng cáo, trình bày một vấn đề...Hơn nữa, mục đích quan trọng nhất của chương trình Làm văn 10 là ôn tập và hoàn thiện kĩ năng viết văn tự sự và thuyết minh. Nhưng khi chuyển sang chương trình Làm văn lớp 11 ta thấy có sự khác biệt. Toàn bộ các bài học làm văn chỉ tập trung vào một vấn đề cơ bản là văn nghị luận. Mảng kiến thức quan trọng nhất là các thao tác lập luận, luyện tập từng thao tác lập luận và việc luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Bên cạnh đó có một số bài khác có dung lượng kiến thức ít hơn như: Phân tích đề; Lập dàn ý bài văn nghị luận; Tóm tắt văn bản nghị luận. Một số bài viết cũng tập trung vào văn nghị luận như nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Như vậy, thời lượng tiết học ở lớp 11 dành cho thao tác lập luận trong văn nghị luận chiếm đa số. Đây cũng là lớp học có tính chất nền móng giúp học sinh tìm hiểu, khám phá, rèn luyện; vận dụng các kĩ năng lập luận của các thao tác lập luận một cách bài bản, chất lượng, thành thạo, nhuần nhuyễn. Điều này sẽ giúp ích cho học sinh rất nhiều khi tập trung ôn tập, từ đó mở rộng, nâng cao, hoàn thiện các kĩ năng làm văn nghị luận ở lớp 12. * Nội dung về thao tác lập luận bác bỏ Lập luận bác bỏ là một bộ phận không thể thiếu trong kĩ năng làm văn nghị luận nhưng lâu nay chưa được đưa vào sách giáo khoa. Từ khi thực hiện việc đổi mới chương trình sách giáo khoa THPT thì nội dung này mới được đưa vào chương trình học. Nội dung bài học được sắp xếp vào sách giáo khoa Làm văn lớp 11, tập 2 với ba phần chính: - Những kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ. - Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ. - Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận. 38 Các nội dung trên sẽ được sắp xếp thành các tiết học cụ thể: Tiết học lí thuyết lập luận bác bỏ sẽ cung cấp các khái niệm, yêu cầu và cách thức bác bỏ và trong phần học lí thuyết sẽ có những bài tập luyện tập tương ứng. Ở những tiết luyện tập và luyện tập vận dụng kết hợp sẽ có những bài tập củng cố lí thuyết và cả những bài tập nâng cao. Trong chương trình sách giáo khoa Làm văn lớp 11 bộ nâng cao còn có thêm nội dung Luyện nói: Thảo luận, tranh luận. Tiết học này sẽ triển khai các nội dung luyện tập nhằm vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong kĩ năng nói, hình thức thảo luận nhóm, tổ. Thảo luận, tranh luận về một vấn đề là đưa ra những ý kiến để phân tích, soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, từ đó mà tán thành hay phản đối. Đây là một hình thức phát biểu, trao đổi miệng, nhằm bày tỏ quan điểm của mỗi cá nhân trước những vấn đề đặt ra trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống. 1.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên Trong những năm trở lại đây công cuộc đổi mới chương trình sách giáo khoa THPT nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn nói riêng đã thu được kết quả khả quan. Với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 thì mục tiêu là xây dựng chương trình như một chỉnh thể văn hoá mở, hiện tượng trùng lặp về văn bản tác giả, tri thức về sự phân phối điều hoà không hợp lí giữa các cấp độ được khắc phục. Trong chương trình lần này đã được nhìn xuyên suốt từ tiểu học cho đến trung học phổ thông. Nhấn mạnh đến cả ba phương diện tri thức khoa học xã hội và nhân văn, kĩ năng, về giáo dục tình cảm thẩm mĩ cũng là nét nổi bật của chương trình mới, chương trình chuẩn đã liên kết phần Đọc văn với Tiếng Việt và Làm văn, coi trọng sự phát triển của loại thể. Đặc biệt là khắc phục được khoảng cách giữa Làm văn với đời sống thực tế. Điều này cũng có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh với các thao tác lập luận trong văn nghị luận. 39 Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng đặt ra nhu cầu cấp thiết nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của học sinh, góp phần vào việc đào tạo những thế hệ công dân mới cho đất nước. Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học thì các bài học không biên soạn theo hướng truyền thụ lí thuyết có tính ắp đặt cho mỗi giáo viên mà mỗi bài học là một quá trình dẫn dắt học sinh thông qua những bài tập, những thao tác hoạt động để hình thành kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng. Cũng nhờ có sự đổi mới đồng bộ, toàn diện cả về chương trình lẫn phương pháp nên chất lượng giảng dạy Ngữ văn nói chung và Làm văn nói riêng đã thu được kết quả khả quan. Và đặc biệt là hạn chế được rất nhiều tình trạng giáo viên thuyết giảng lí thuyết khô cứng, rập khuôn, máy móc trong các giờ Làm văn. Các tiết học về thao tác lập luận đã được đổi mới cả về phương pháp, cách tổ chức và tính sáng tạo trong việc soạn giáo án. Lí thuyết không còn được dạy một cách khô cứng mà lồng ghép với thực hành. Giáo viên chú trọng nhiều hơn đến việc rèn luyện kĩ năng, vận dụng các thao tác lập luận cho học sinh một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn, và thành công hơn cả là giáo viên đã giúp học sinh tiếp cận với cuộc sống thực tế một cách tinh tế; biến học sinh thành những chủ thể chiếm lĩnh kiến thức một cách thực sự, tạo cho học sinh những động cơ hứng thú với phân môn Làm văn. Qua mỗi bài viết, học sinh đã biết vận dụng những lí thuyết Làm văn vào thực hành, biết vận dụng những kinh nghiệm sống, những trải nghiệm của bản thân kết hợp với những thao tác lập luận, những kĩ năng làm văn của mình để bộc lộ tính sáng tạo, ý kiến chủ quan cá nhân một cách có lập trường, bản lĩnh đúng đắn. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng tự hào của một bộ phận giáo viên vẫn còn một bộ phận nhỏ những giáo viên còn thể hiện sự yếu kém trong năng lực tư duy, lười trau dồi, lười sáng tạo, vẫn còn những giờ Làm văn nhạt nhẽo và hời hợt, vẫn giữ lối tư duy, lối dạy cũ, tách rời giữa lí thuyết và thực hành chưa tạo được thu hút cho học sinh với phân môn Làm văn... 40 Trên đây là những vấn đề chung, những điểm tích cực và và cả những tiêu cực trong việc dạy học Làm văn của giáo viên. Đối với việc dạy thao tác lập luận mà cụ thể là Thao tác lập luận bác bỏ xin đưa ra một số thực trạng đáng lưu ý sau đây: Đa số giáo viên đều nắm rõ mục tiêu của bài Thao tác lập luận bác bỏ là hiểu được mục đích, yêu cầu và cách thức lập luận bác bỏ trong văn nghị luận. Giáo viên đã hình dung ra phương pháp giảng dạy kết hợp lí thuyết và thực hành, biết vận dụng những kiến thức thực tế để hình thành cho học sinh một kĩ năng bác bỏ tối thiểu, từ đó nâng cao năng lực bác bỏ trong những bài luyện tập và luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Một kết quả thấy rõ là học sinh biết phân biệt cái đúng, cái sai, biết cách vạch trần cái sai lầm để bảo vệ cái đúng, chân lí theo đúng quy luật tư duy... Tuy nhiên, bài học về Thao tác lập luận bác bỏ là bài học lần đầu tiên được đưa vào sách giáo khoa trong chương trình đổi mới, cho nên phần nhiều giáo viên cảm thấy lúng túng, thậm chí còn gặp khó khăn trong việc đưa ra những khái niệm, phân định những kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành. Đặc biệt, giáo viên không nắm chắc các cách thức bác bỏ, nhầm lẫn giữa những cách thức bác bỏ, hay tư duy bác bỏ bị hạn chế... Chính vì vậy mà bài học về thao tác lập luận bác bỏ chưa đạt hiệu quả cao. Thiết nghĩ để dạy bài Thao tác lập luận bác bỏ thành công và đặc biệt là hình thành cho học sinh kĩ năng lập luận bác bỏ, người giáo viên phải học tập và trau dồi về kiến thức, tích cực chủ động trong tư duy và luôn mài sắc tư duy. Hơn nữa người giáo viên phải có năng lực cao trong việc nhận định cái đúng, cái sai, từ đó mới có thể giúp học sinh sử dụng thao tác lập luận bác bỏ một cách chính xác. Có thể thấy rằng, dạy học thời hiện đại đòi hỏi phải có những người giáo viên thực sự hiện đại, năng động, tích cực đáp ứng được những yêu cầu của sự đổi mới. Dạy thao tác lập luận bác bỏ không khác gì dạy tư duy cho học sinh, mà dạy tư duy cho học sinh không thể là những người thầy có tư 41 duy thấp, lùn được. Việc cần thiết và quan trọng là người giáo viên cần nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và lương tâm với nghề, có như vậy thì người giáo viên mới có những định hướng rèn luyện trau dồi nghề nghiệp, và có như vậy thì mới hi vọng đào tạo ra những thế hệ con người phát triển toàn diện và hữu ích. 1.2.3. Thực trạng học tập của học sinh Trong vài ba năm trở lại đây cùng với những thuận lợi của công cuộc đổi mới sách giáo khoa đem lại thì vị trí của người học cũng có sự thay đổi. Người học không còn là người thụ động tiếp nhận kiến thức nữa, người học được đặt ở trung tâm của hoạt động giáo dục, được quyền chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức, được tự do sáng tạo mà không phải chịu sự áp đặt của người thầy. Nhờ vậy, hoạt động học tập của học sinh đã có những điểm mới, tình trạng sao chép, học đối phó, học vì điểm đã hạn chế phần nào. Có nhiều bài viết của học sinh đã thể hiện được sức sáng tạo trong tư duy, lối lập luận sắc sảo, những vốn hiểu biết rộng lớn, những suy nghĩ độc lập, có chính kiến và thái độ sống đúng đắn trước những hiện tượng của đời sống xung quanh. Đặc biệt, có những học sinh đã biết thể hiện những trải nghiệm, những hoàn cảnh thực tế vào trong bài viết thực sự tinh tế và làm rung động trái tim người đọc. Ví như có nhiều độc giả đã không cầm được nước mắt khi đọc bài văn của cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ … 42 Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn. Có thể thấy, học sinh đã biết vận dụng hài hoà các thao tác lập luận, các kĩ năng làm văn cùng với những hiểu biết của bản thân, để từ đó bày tỏ những suy nghĩ cá nhân một cách thẳng thắn. Điều này giúp chúng ta có thể khẳng định chất lượng học tập môn Làm văn đặc biệt là khả năng vận dụng các thao tác lập luận trong bài viết của học sinh đã có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những điểm tích cực và những cố gắng kể trên chưa phải là tất cả vì vẫn còn một bộ phận những học sinh còn thơ ơ chán ghét môn Làm văn, học đối phó, thiếu kinh nghiệm, thiếu bản lĩnh sống, thiếu kĩ năng và phương pháp làm văn, kiến thức rỗng, xa rời thực tế, lười tư duy...Và còn rất nhiều những hạn chế, đòi hỏi cần có sự cố gắng hơn nữa trong việc trau dồi, rèn luyện trong làm văn nghị luận. Đối với việc học và thực hành Thao tác lập luận bác bỏ cũng có một số vấn đề cần chú ý: Về mặt tích cực, học sinh đã bước đầu hiểu được khái niệm, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. Bản thân học sinh đã biết phân biệt những cái đúng, cái sai trong vấn đề nghị luận. Đặc biệt có bộ phận học sinh đã biết vận dụng thao tác lập luận bác bỏ vào trong bài viết khá tốt. Ví dụ, đề bài yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ vấn đề: "Ngồi chờ đợi những quà tặng bất ngờ từ cuộc sống". Học sinh viết có đoạn: "Chờ đợi những quà tặng bất ngờ từ cuộc sống có nghĩa là ta chỉ biết đứng 43 im tại chỗ nhìn người ta đua nhau chạy, rồi tự cầu khẩn sẽ có một phép màu may mắn xảy đến với mình. Có nghĩa là sống mà không dám tự phấn đấu, lại muốn ỷ lại vào hoàn cảnh, vào người khác. Đó là kẻ sống phụ thuộc, sống như sự may rủi trong cuộc chơi. Nhưng đã là cuộc sống thì không ai đoán trước được. Đâu phải lúc nào cũng có những ông bụt, bà tiên với những phép màu như trong truyện cổ tích. Có thể bạn gặp may một lần những dĩ nhiên không thể trông chờ vận may ấy đến với mình suốt đời được. Thượng đế rất công bằng và bạn nên nhớ rằng trên đời này không có bữa trưa nào là miễn phí cả. Cuộc sống không phải lúc nào cũng chờ đợi ta bằng những món quà bất ngờ. Bởi cuộc sống không phải là một cuốn phim. Đơn giản vì không có một ông đạo diễn hay biên kịch nào giúp ta đưa ra các tình huống, giải quyết những khó khăn của ta. Chính vì vậy không nên ngồi đó chờ đợi những món quà bất ngờ từ cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống." (Bài viết của học sinh) Về mặt hạn chế, đa phần học sinh còn bỡ ngỡ, xa lạ với lí thuyết bác bỏ, càng khó khăn hơn khi các em chưa hình thành rõ ràng trong tư duy những cách thức lập luận bác bỏ căn bản. Học sinh còn rất non yếu trong những lí lẽ và dẫn chứng để đưa ra những lập luận sắc sảo hay việc thể hiện một trình độ tư duy cần thiết trong nhận thức vấn đề và trong diễn đạt văn nghị luận. Điều này đòi hỏi người giáo viên cần có những phương pháp tối ưu giúp học sinh nắm bắt vấn đề và rèn kĩ năng lập luận bác bỏ. 44 CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 2.1. Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 trong bài làm văn nghị luận Giờ học Làm văn là một giờ học rất quan trọng, mục tiêu của giờ học này là giúp học sinh nhận biết và thông hiểu những vấn đề lí thuyết cơ bản như khái niệm, những yêu cầu và cách thức tiến hành... Mục tiêu của bài thao tác lập luận bác bỏ là giúp học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ và biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận, hình thành trong học sinh một tư duy phê phán, biết phân biệt cái đúng, cái sai. Từ đó, nâng cao kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận, biết sử dụng lợi thế của ngôn ngữ, của tư duy để bảo vệ chân lí và những điều đúng đắn. Tuy nhiên, mục tiêu của giờ học không chỉ đơn thuần là hình thành những kiến thức lí thuyết cơ bản mà quan trọng hơn là còn giúp học sinh thực hành, luyện tập để củng cố kiến thức. Có thể nói, trong cuộc sống xã hội cũng như trong học tập, học sinh sẽ vấp phải rất nhiều những khó khăn trong vấn đề giao tiếp và tranh luận, có rất nhiều những ý kiến sai lầm đòi hỏi con người phải có đủ năng lực để bác bỏ. Vấn đề của đề tài đặt ra trong việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cũng không mục ngoài mục tiêu quan trọng đó. 2.2. Yêu cầu của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận Trong thực tế đời sống có rất nhiều ý kiến sai lầm cần phải phê phán, bác bỏ nhằm đề cao, khẳng định ý kiến đúng. Vì vậy chúng ta cần quan tâm tới cách thức bác bỏ. Tuy nhiên, việc quan trọng đầu tiên là chúng ta cần hiểu về các yêu cầu của lập luận bác bỏ. 45 Khi bác bỏ ý kiến nào đó không phải chỉ đơn giản là tuyên bố ý kiến đó sai lầm, mà quan trọng là phải có lập luận đầy đủ để chứng minh là nó sai thì mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Muốn bác bỏ ý kiến đó sai, trước hết hãy trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan và trung thực. Sau đó người viết phải làm sáng tỏ hai phương diện: Ý kiến đó sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai. Muốn tìm chỗ sai của ý kiến, chúng ta cần đọc kĩ ý kiến và xem xét ý kiến ấy trên ba yếu tố: Luận điểm, luận cứ và lập luận. Phân tích rõ những sai lầm về luận điểm, luận cứ và lập luận rồi sau đó tiến hành bác bỏ. Để tìm hiểu vì sao ý kiến đó lại sai lầm thì chúng ta phải dùng những lí lẽ, dẫn chứng để phân tích, lí giải nguyên nhân sai lầm của ý kiến. Ví dụ, để chứng minh một luận cứ sai, có thể bác bỏ bằng cách chỉ ra trong luận cứ đó, người viết đã trích dẫn sai, cố ý cắt xén câu chữ của người khác, hoặc trích dẫn đúng nhưng phân tích, giải thích lại sai. Mặt khác, chúng ta thấy một vấn đề, cái đúng và cái sai đôi khi không tồn tại tách biệt nhau. Trong các ý kiến, có ý kiến đúng, có ý kiến sai; có ý kiến mặt này đúng nhưng mặt kia sai, trường hợp này đúng, trường hợp kia sai. Vì thế, khi thực hiện thao tác lập luận bác bỏ cần có sự cân nhắc, phân tích từng mặt, để tránh tình trạng khẳng định chung chung, tràn lan hay bác bỏ, phủ nhận tất cả giống như kiểu người ta hất chậu nước bẩn nhưng lại hất cả đứa trẻ con ngồi trong chậu nước đó. Khi sử dụng lập luận bác bỏ chúng ta dựa vào mức độ đúng, sai của các ý kiến mà vận dụng thao tác này cho thích hợp và đưa ra kết luận thoả đáng. Nói quá hoặc nói chưa tới là tự biến ý kiến của mình thành đối tượng để người khác phê phán, bác bỏ giống kiểu lấy gậy ông đập lưng ông. Bác bỏ là lập luận để làm sáng rõ sự thật và chân lí, tự nó cũng phải phù hợp với chân lí. Vì thế bác bỏ phải được thực hiện một cách chân thực, có mức độ và đúng quy cách. 46 2.3. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận Như đã phân tích lí thuyết ở phần trên ta nhận thấy, kĩ năng chỉ có thể được hình thành thông qua những hoạt động luyện tập cụ thể. Không có hoạt động luyện tập thì không có bất cứ kĩ năng nào được sinh ra. Để làm được điều này ngoài việc xây dựng một hệ thống năng lực cũng như kĩ năng văn học, kĩ năng làm văn cho học sinh không thể thiếu hệ thống bài tập tương ứng "Thiếu một hệ thống bài tập chặt chẽ thì năng lực và kĩ năng của học sinh cũng không bao giờ được hình thành" [15, 307]. Các mẫu bài tập luyện tập cần phải phù hợp với qui trình luyện tập, phù hợp với trình độ học sinh, và phải đảm bảo đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao.Vì vậy, để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh có hiệu quả chúng tôi xin đề xuất một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ sau đây: 2.3.1. Bài tập nhận diện 2.3.1.1. Mẫu bài tập Bài tập nhận diện thường có các mẫu sau đây: - Tái hiện kiến thức lí thuyết. - Trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm. - Nhận diện kiến thức thông qua việc tìm hiểu một đoạn văn. Bài tập nhận diện là mẫu bài tập giúp học sinh nhận biết về những kiến thức lí thuyết của lập luận bác bỏ như mục đích, yêu cầu và cách thức bác bỏ. Bên cạnh đó, loại bài tập này cũng giúp học sinh nhận biết những đoạn văn, những bài làm văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Và thông qua những mẫu đã được tiếp xúc, học sinh dễ dàng tái hiện kiến thức lí thuyết về lập luận bác bỏ, đồng thời học sinh cũng định hình được cách thức bác bỏ để vận dụng vào việc viết các đoạn văn, bài văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. 47 Với dạng bài tập này học sinh cần nhận diện được thao tác lập luận bác bỏ được sử dụng với mục đích gì, cách thức bác bỏ của bài tập là cách bác bỏ nào, thái độ bác bỏ một vấn đề sai lầm ra sao. Hay nói cách khác, bài tập nhận diện là bài tập giúp học sinh nhận diện và xác định: + Mục đích của lập luận bác bỏ. + Yêu cầu của lập luận bác bỏ. + Cách thức của lập luận bác bỏ. Trong các loại bài tập nhận diện lập luận bác bỏ, loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ là loại bài tập quan trọng nhất. Bởi vì, thông qua loại bài tập này học sinh không chỉ nhận diện được các cách thức bác bỏ mà còn học tập được các cách bác bỏ để vận dụng vào việc luyện tập tạo lập văn bản. Có ba loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ sau đây: - Loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ luận điểm. - Loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ luận cứ. - Loại bài tập nhận diện cách thức bác bỏ lập luận. Ví dụ: Hãy nhận xét cách thức bác bỏ của Mặc Tử, nhà triết học Trung Quốc cổ đại trong đoạn trích dưới đây: Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: "Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có thể coi là trung thần được không?" Mặc Tử nói: "Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, như thế có khác gì cái bóng ? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang ? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì có còn được ích gì ? Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần, thì khi vua có lỗi lầm, phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện, khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng một dạ với vua; dưới thì không a dua vào bè kết đảng với ai... Có được như thế thì tôi mới cho là trung thần". 48 Bài tập yêu cầu học sinh nhận diện được cách thức bác bỏ trong thao tác lập luận bác bỏ thông qua một đoạn văn bản cụ thể. Để làm được bài tập này học sinh phải đọc kĩ đoạn văn và chỉ ra cách thức bác bỏ là cách gì, cách bác bỏ đó có tác dụng như thế nào. Có thể dễ dàng nhận thấy, tiến trình bác bỏ của Mặc Tử là nhằm vào luận điểm nhưng cách bác bỏ của Mặc Tử là bác bỏ bằng suy luận, bằng lí lẽ. Mặc Tử chứng minh một cách rất hợp lí rằng, luận điểm về "trung thần" như Văn Quân nói lại với ông, nếu tiếp tục phát triển một cách lôgic, sẽ dẫn đến một điều không thể nào chấp nhận: trung thần không phải là rường cột mà chỉ lay lắt, chập chờn như cái bóng, tiếng vang. 2.3.1.2. Phân tích mẫu Mẫu bài tập nhận diện là mẫu bài tập đơn giản nhất trong hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng. Bài tập nhận diện không đòi hỏi tư duy cao và yêu cầu của mẫu bài tập này thường là ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và khoa học. Bài tập giúp học sinh tái hiện một cách dễ dàng những kiến thức mà học sinh đã nắm bắt và chiếm lĩnh được trong quá trình học tập. Để giúp học sinh nhận diện kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng, giáo viên nên thiết kế hệ thống câu hỏi bài tập hợp lí. Dùng hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận ở mức độ phù hợp sẽ kích thích khả năng nhận diện và tái hiện kiến thức một cách hiệu quả ở học sinh. Ví dụ: Bài tập 1: Hãy nhắc lại những yêu cầu, mục đích và cách thức của thao tác lập luận bác bỏ? Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm bắt, tái hiện các kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ đã được học từ trước. Đặc biệt, học sinh nhận biết các cách thức lập luận bác bỏ: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận để phục vụ cho việc giải quyết những bài tập luyện tập sau này. 49 Bài tập 2: Đáp án nào sau đây được coi là chính xác nhất khi nói về mục đích của lập luận bác bỏ: A. Vạch ra những sai lầm, thiếu sót trong lập luận. B. Dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn để chỉ ra những sai lầm của một quan điểm, ý kiến và bênh vực ý kiến đúng đắn. C. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để vạch ra những sai lầm của một ý kiến, quan điểm và thuyết minh cho những điều đúng đắn. Đây là dạng bài tập trắc nghiệm nhanh, dạng bài tập này giúp học sinh định hình trong tư duy về mục đích của lập luận bác bỏ và phương hướng bác bỏ đúng đắn, tránh rơi vào nguỵ biện. Bài tập 3: Hãy đọc đoạn văn và trả lời những câu hỏi sau: Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải qui lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức) Câu hỏi: 1. Đoạn văn trên đã sử dụng lập luận bác bỏ để bác bỏ nội dung gì? 2. Tác giả Nguyễn An Ninh đã dùng cách bác bỏ nào trong đoạn văn trên? Dạng bài tập tìm hiểu một đoạn văn bản cụ thể có tác dụng rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng lập luận của học sinh. Thông qua đoạn văn các em sẽ xác định được ý kiến sai lầm cần bác bỏ là gì, nội dung bác bỏ ra sao và cách thức bác bỏ như thế nào. Bên cạnh đó học sinh sẽ dễ dàng nhận diện những kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ, hình dung rõ nét về những 50 đoạn văn có sử dụng lập luận bác bỏ và đặc biệt học sinh có thêm kĩ năng phân biệt thao tác lập luận bác bỏ với các thao tác lập luận khác, kĩ năng bác bỏ một ý kiến sai lầm. 2.3.1.3. Đề xuất qui trình rèn luyện Qui trình là trình tự sắp xếp các bước, các khâu theo một trật tự nhất định và mang tính ổn định để tiến hành thực hiện một hoạt động nào đó. Bất kể một hoạt động mang tính rèn luyện kĩ năng nào cũng cần có những khâu, những bước sắp xếp theo qui trình như vậy. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ thông qua dạng bài tập nhận diện, chúng tôi xin đề xuất qui trình rèn luyện sau đây: Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định chính xác yêu cầu của đề bài. Bước 2: Loại những phương án không chính xác nếu đó là bài tập trắc nghiệm. Ghi nhanh những vấn đề quan trọng nếu đó là bài tập tự luận. Xác định cách thức bác bỏ có trong đoạn văn dựa vào ba cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận. Bước 3: Kiểm tra độ chính xác của bài tập, sửa chữa kịp thời nếu có những sai sót. Qui trình rèn luyện trên đây là các bước thực hiện mà học sinh cần tuân thủ để làm tốt bài tập nhận diện. Ví dụ: Tìm thao tác lập luận bác bỏ đoạn văn sau và chỉ ra cách thức bác bỏ của đoạn văn đó: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ. Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư. 51 Anh có quyền hút nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút. Tội nghiệp thay những cái thai con nằm ngay trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Hút thuốc cạnh người đàn bà có thai quả là một tội ác. Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu". (Nguyễn Khắc Viện, Ôn dịch, thuốc lá) Qui trình làm bài tập đi theo các bước sau: Bước 1: Học sinh đọc đoạn văn bản, tìm ra quan điểm sai lầm Tôi hút thuốc, tôi bệnh, mặc tôi. Học sinh dễ dàng xác định được đây là một ý kiến thể hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với những người xung quanh, với những người thân của mình. Bước 2: Xác định cách thức bác bỏ (ý kiến sai lầm Tôi hút thuốc, tôi bệnh, mặc tôi được bác bỏ bằng cách thức bác bỏ luận điểm và dùng thực tế để bác bỏ). Bước 3: Kiểm tra độ chính xác của câu trả lời. 2.3.2. Bài tập luyện tập vận dụng 2.3.2.1. Mẫu bài tập Bài tập luyện tập vận dụng thường có những mẫu bài tập sau: - Luyện viết một đoạn văn bác bỏ một ý kiến sai lầm theo cách thức bác bỏ luận điểm; - Luyện viết một đoạn văn bác bỏ ý kiến sai lầm theo cách thức bác bỏ luận cứ; - Luyện viết một đoạn văn bác bỏ ý kiến sai lầm theo cách thức bác bỏ lập luận. Mẫu bài tập luyện tập vận dụng là mẫu bài tập mang tính thực hành cao. Đây là mẫu bài tập luyện tập tạo lập văn bản theo một chủ đề cho trước, có yêu cầu về nội dung và cách thức thực hiện rõ ràng. Bài tập này nhằm phát huy khả năng diễn đạt và khả năng sử dụng lập luận bác bỏ vào trong việc tạo lập một đoạn văn bản ngắn. Loại bài tập này có ưu điểm là tiết kiệm 52 thời gian, giáo viên chấm bài nhanh chóng và có thể thấy ngay kết quả làm bài của học sinh. Ví dụ 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn bác bỏ điều sai lầm trong ý kiến sau: "Học sinh theo môn văn thì không có tương lai". Ví dụ 2: Hãy viết một đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để bày tỏ quan điểm của bạn về ý kiến: "Lục Vân Tiên là tác phẩm văn học bình dân, nôm na, không có giá trị cao về mặt nghệ thuật". Ví dụ 3: Lập luận để bác bỏ sai lầm trong luận điểm "Có tiền là có hạnh phúc". Ví dụ 4: Lập luận để bác bỏ sai lầm trong luận điểm "Thật thà là cha dại". 2.3.2.2. Phân tích mẫu Bài luyện tập về thao tác lập luận bác bỏ có tác dụng rèn luyện cho học sinh đầu óc phê phán, phân tích, biết nhận ra chỗ đúng, sai và biết cách phê phán và bác bỏ cái sai. Nếu một người mà thiếu đầu óc phê phán thì dễ dàng rơi vào trạng thái ba phải, dễ dãi, không có năng lực phân biệt đúng sai. Bên cạnh đó bài luyện tập vận dụng còn giúp học sinh biết cách viết một đoạn văn nêu ý kiến bác bỏ một ý kiến sai lầm, biết cách vạch ra cái sai trong luận điểm, hoặc cái sai trong luận cứ, trong cách lập luận. Vấn đề trong phần luyện tập vận dụng là những vấn đề gần gũi, liên quan trực tiếp tới cuộc sống, suy nghĩ, tình cảm của học sinh. Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải biết bày tỏ quan điểm của mình một cách rõ ràng, viết ra văn bản có sử dụng lập luận bác bỏ hoặc phát biểu bằng miệng những suy nghĩ có vận dụng thao tác lập luận bác bỏ. Có thể dùng ba dạng bài tập có sử dụng ba cách thức bác bỏ đã học: Bài tập bác bỏ luận điểm, bài tập bác bỏ luận cứ, bài tập bác bỏ lập luận. * Bài tập bác bỏ luận điểm: Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh dùng cách diễn đạt để vạch ra cái sai của bản thân luận điểm. Có thể sử dụng hai cách thông thường để bác bỏ là dùng thực tế để bác bỏ và dùng phép suy luận để bác bỏ. 53 Ví dụ: Hãy dùng cách bác bỏ luận điểm để bác bỏ ý kiến "nam vô tửu như kì vô phong". Để làm được bài tập này học sinh phải dùng cách bác bỏ luận điểm, mà cụ thể là dùng thực tế để bác bỏ. Ví dụ về một bài viết của học sinh: "Nam vô tửu như kì vô phong. Người xưa cho rằng phải biết uống rượu mới xứng đáng là nam nhi. Thực tế người Việt uống rượu quá nhiều. Từ thôn quê đến thành thị, từ người nông dân đến anh cán bộ, khi xong việc đều muốn ngồi lại với nhau để nhâm nhi. Đã ngồi vào bàn nhậu phải uống cho say. Không say không về. Có những lúc đi ngoài đường, xe cộ ồn ào vẫn nghe âm vang tiếng hô một hai ba dzô! Uống quá nhiều rượu bia gan thận không chịu nổi, lái xe không làm chủ được tốc độ. Ốm đau, bị tai nạn vào bệnh viện không có chỗ nằm. Có trường hợp năm bệnh nhân nằm chung một giường. Khi con người chưa biết quý sức khỏe của mình, ngành y có đầu tư nhiều cũng không giải quyết được nạn quá tải ở bệnh viện. Người nước ngoài nhận xét người Việt uống rượu quá nhiều. Họ cho rằng nếu hạn chế được việc uống rượu, đất nước Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh. Có những người không uống rượu nhưng vẫn sống rất mạnh mẽ, làm việc có hiệu quả, xứng đáng là bậc nam nhi. Đề cao việc uống rượu là quan niệm sai. Cuộc sống hiện đại con người cần phải biết nhận xét, đánh giá và lựa chọn cho mình một quan điểm sống” Ý kiến bị bác bỏ trong ví dụ trên là một ý kiến sai lầm là: người đàn ông biết uống rượu mới xứng đáng là nam nhi đại trượng phu. Ý kiến đó đã bị bác bỏ bằng những dẫn chứng trong thực tế: có những người uống rượu gây tai nạn giao thông và không còn thực hiện được trọng trách của một nam nhi. Tuy nhiên có những người không uống rượu mà vẫn là những đấng nam nhi đích thực do họ luôn tỉnh táo khi giải quyết vấn đề, không bị men rượu làm cho u mê. Một ý kiến sai lầm nhưng luôn được cho là đúng lại bị bác bỏ một cách dễ dàng qua cách thức bác bỏ dùng thực tế. Những dẫn chứng thực 54 tế có sức mạnh to lớn trong việc đánh đổ những ý kiến không đúng đắn, thiếu chính xác. Khi viết đoạn văn bác bỏ một luận điểm sai lầm giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách dùng thực tế và phép suy luận để bác bỏ có hiệu quả nhất. * Bài tập bác bỏ luận cứ: Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh bác bỏ bằng cách chỉ ra sự sai lầm trong lí lẽ và trong dẫn chứng. Ví dụ 1: Hãy dùng cách bác bỏ luận cứ để chỉ ra sự sai lầm trong ý kiến sau "Lời khen có tác dụng rất lớn đối với con người, nó giúp con người vui hơn, hạnh phúc hơn và không có lời khen xấu mà chỉ có những lời khen tốt". Với bài tập trên, học sinh sẽ sử dụng những lí lẽ để bác bỏ ý kiến chưa chính xác được nêu ra trong đề bài: "Lời khen quả là rất tốt. Lời khen giúp khích lệ lòng người, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì mình được tôn vinh. Tuy nhiên lời khen cũng có những biến tướng. Biến tướng của lời khen là những lời xu nịnh, bợ đỡ. Theo Tuân Tử, những lời mật ngọt chết ruồi này chỉ có thể bay ra từ miệng của những“kẻ thù ta”. Lời xu nịnh, bợ đỡ cũng là những lời khen, nhưng là khen những cái không đáng khen. Những lời khen như thế dễ khiến người ta ảo tưởng về mình, ngộ nhận mình tài giỏi tốt đẹp. Vì vậy mà lầm đường, sinh ra kiêu căng, ngạo mạn. Những lời khen đó dẫn ta đến vực thẳm tiêu vong tài năng, nhân phẩm, sự nghiệp. Nhưng ở đời, thói thường ai mà chẳng thích được khen, không muốn bị chê. Vậy làm sao để nhìn rõ bản chất của sự khen chê này? Muốn vậy mọi người phải luôn khiêm nhường trong lối sống, luôn nghĩ mình còn kém cỏi, quanh mình còn nhiều điều đáng học hỏi "trong ba người đi trước ta ắt có người là thầy ta". Ví dụ 2: Nhất Chi Mai phê bình Vũ Trọng Phụng: "đọc văn Vũ Trọng Phụng thấy phẫn uất, khó chịu... vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó". Sự chỉ trích của Nhất Chi Mai gồm ba luận cứ: hắc ám, 55 căm hờn và nhỏ nhen. Nhà văn Vũ Trọng Phụng bác lại một cách dõng dạc: "Hắc ám, có! Vì tôi là người bi quan; căm hờn cũng có, vì tôi cho rằng cái xã hội nước nhà mà lại không đáng căm hờn, mà lại cứ vui vẻ trẻ trung, trưởng giả, ăn mặc tân thờ, khiêu vũ... như các ông chủ trương thì một là không cải cách gì xã hội, hai là ích kỉ một cách đáng sỉ nhục. Còn nhỏ nhen thì là thế nào? Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa, dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa... mà bảo là nhỏ nhen, thì há dễ Dô-la, Huy-gô, Man-rô, Đốt-xtôi-ép-xki, M.Goóc-ki, lại không cũng là nhỏ nhen?" Vũ Trọng Phụng đã bác bỏ ba luận cứ của Nhất Chi Mai: hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen không phải bằng cách công kích lại Nhất Chi Mai mà bằng cách dùng lí lẽ chỉ ra ba điểm tiến bộ trong ba luận cứ bị phê phán để khẳng định quan niệm tiến bộ của mình đối với đời sống đương thời. *Bài tập bác bỏ lập luận là loại bài tập yêu cầu học sinh sử dụng cách vạch ra những mâu thuẫn, không nhất quán trong lập luận của đối phương hay chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận. Ví dụ, Phạm Quỳnh khi viết về Truyện Kiều đã lập luận: "Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta; nước không thể không có quốc tuý, Truyện Kiều là quốc tuý của ta; một nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta". Ngô Đức Kế đã bác bỏ lập luận ấy như sau: "… thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không có quốc hoa, không quốc tuý, không quốc hồn, thế thì cái văn trị vũ công mấy triều… đều ở đâu đem đến”. Có thể thấy, cách lập luận của Phạm Quỳnh mang tính mâu thuẫn, phiến diện: Truyện Kiều là đỉnh cao nhưng không phải là tất cả. Cách bác bỏ của Ngô Đức Kế là vạch ra sự phiến diện trong lập luận đó. 56 2.3.2.3. Đề xuất qui trình rèn luyện Bước 1: Giáo viên đưa bài tập, học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập. Bước 2: Lập dàn ý sơ lược. Bước 3: Học sinh luyện tập, viết đoạn văn bác bỏ ý kiến sai lầm. Bước 4: Giáo viên nhận xét, đọc mẫu đoạn văn xuất sắc. Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn bác bỏ ý cũ và tìm ý mới của câu thành ngữ "Bới lông tìm vết". + Xác định vấn đề trong câu thành ngữ từ xưa tới nay là vấn đề được nhìn nhận theo quan điểm tích cực hay tiêu cực. + Lập dàn ý: Ý cũ của câu thành ngữ là gì? Ý mới của câu thành ngữ là gì? Làm cách nào để bác bỏ ý cũ và chỉ ra ý mới của câu thành ngữ? + Viết bài hoàn chỉnh. + Đọc văn của người để sửa văn của mình: " Trong nhiều cuộc họp tổng kết, rút kinh nghiệm, người ta vẫn quen với những lời khen, tiếng vỗ tay, tịnh không có một lời phê bình, nhắc nhở nào. Thực tế, mọi hoạt động, mọi công tác đều có sai lầm, khuyết điểm,... Song ít ai dám thẳng thắn phê bình bởi họ e đồng nghiệp nhận xét mình là người "bới lông tìm vết". Thành ngữ ấy lâu nay bị hiểu theo nghĩa tiêu cực, đó là lấy những điều nhỏ nhặt để phê bình, nhắc nhở, ý chỉ thái độ hay soi mói, bắt bẻ thiếu thiện chí. Nhưng ta cũng biết rằng "nhân vô thập toàn", chẳng ai hoàn thiện cả, cũng chẳng có việc gì hoàn mĩ từ đầu đến cuối, nếu không thẳng thắn chỉ ra những sai lầm thì dễ trở thành bao che, dối trá. Từ đó không nhận ra khuyết điểm sẽ không có phương hướng sửa chữa, khắc phục. Lâu dần thành bệnh kinh niên thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Xã hội hiện đại không hiếm những bệnh kinh niên do ngại nhìn thẳng sự thật mà ra: bệnh thành tích, bệnh vô cảm, những sai trái, gian lận trong thi cử,... Bên cạnh đó, vì tính không toàn diện bẩm sinh của mỗi con người, mọi sự việc nên ai ai cũng mong muốn và luôn luôn phải vươn tới cái hoàn thiện. Trên con đường đi tìm sự toàn diện, việc nhìn ra khuyết điểm của 57 bản thân là một điều kiện tiên quyết: biết bệnh mới có thuốc chữa. Mặt khác, biết được khuyết điểm của người khác cũng là một cách để ta đề phòng, tránh đi vào vết xe đổ. "Bới lông tìm vết vẫn có mặt tích cực đối với những người thực sự muốn hoàn thiện bản thân và đặc biệt là không ngại phê bình." (Bài viết của học sinh) 2.3.3. Bài tập chữa lỗi 2.33.1. Bài tập Bài tập chữa lỗi là những bài tập có chứa những lỗi cơ bản trong lập luận bác bỏ như lỗi lôgic, lỗi lập luận,... Và đó cũng là những lỗi thường xuyên học sinh mắc phải trong quá trình thực hành. Sử dụng loại bài tập này giáo viên sẽ kiểm tra tổng hợp những kiến thức về lập luận bác bỏ của học sinh. Có thể chỉ ra ba dạng bài tập chữa lỗi sau đây: - Chữa lỗi sai luận điểm; - Chữa lỗi sai luận cứ; - Chữa lỗi sai lập luận. Bài tập chữa lỗi là dạng bài tập giúp học sinh nhận ra lỗi trong lập luận bác bỏ để từ đó củng cố thêm về cách thức lập luận bác bỏ. Việc tìm ra chính xác lỗi sẽ giúp các em tránh được những sai lầm khi vận dụng lập luận bác bỏ vào trong bài viết của mình. 2.3.3.2. Phân tích mẫu Bài tập chữa lỗi là những bài tập giáo viên cố tình đưa ra những lỗi sai về lôgic, lập luận hoặc luận điểm sai... Để từ đó học sinh huy động kĩ năng và tư duy lôgic tìm ra những chỗ sai và chỉ ra cách sửa chữa. Đây là loại bài tập mang tính tổng hợp cả kĩ năng xác định lỗi và kĩ năng tạo lập văn bản. Ví dụ: Chỉ ra lỗi sai về lôgic trong cách phân công của một bạn lớp trưởng như sau: "Các bạn đoàn viên kéo xe, các bạn nữ quét dọn, còn những ai khoẻ mạnh thì đi đào đất” 58 Với dạng bài tập này, yêu cầu của đề bài khá đơn giản thường là chỉ lỗi sai trong một đoạn văn ngắn. Tuy vậy, giáo viên phải định hướng học sinh hai yêu cầu cơ bản: xác định lỗi và chữa lỗi. Ở bài tập trên, lỗi là ba đối tượng (các bạn đoàn viên, các bạn nữ, những ai khoẻ mạnh) chồng chéo nhau, cấp độ không tương ứng. Chữa lỗi bằng cách thay đổi tên ba đối tượng cho tương ứng: bạn nam, bạn nữ... 2.3.3.3. Qui trình rèn luyện Qui trình rèn luyện chữa lỗi đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Có thể xác lập qui trình phổ biến sau đây: Bước 1: Đọc kĩ bài tập, xác định lỗi của lập luận Bước này học sinh phải xác định chính xác lỗi của lập luận là gì, đưa luận điểm sai hay lập luận mắc lỗi lôgic. Có xác định lỗi đúng thì khi tiến hành chữa lỗi mới đúng được. Bước 2: Tiến hành chữa lỗi Học sinh sẽ tiến hành chữa lỗi bằng các cách chỉnh sửa luận điểm cho phù hợp, điều chỉnh lập luận cho hợp lôgic. Bước 3: Viết lại cho hoàn chỉnh Ví dụ: Chỉ ra lỗi sai về lôgic trong lập luận dưới đây "Nếu hoạt động thể thao quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới học tập, còn nếu hoạt động thể thao quá ít thì lại ảnh hưởng không tốt tới thân thể. Như vậy nói chung là hoạt động thể thao quá nhiều hay quá ít đều không tốt đối với học tập và đối với thân thể". Bước 1: Học sinh xác định lỗi trong lập luận của đoạn văn Lỗi sai trong lập luận là câu khái quát bỏ sót tính chất giả định (nếu) và tính điều kiện (nếu... thì) của từng về cụ thể. Bước 2: Chữa lỗi bằng cách tách từng vấn đề cụ thể trong câu khái quát, thêm tính chất giả định vào từng vấn đề. 59 Bước 3: Học sinh viết lại câu cho hoàn chỉnh "Nói chung là nếu hoạt động thể thao quá nhiều hay quá ít thì đều không tốt đối với con người chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải tập luyện thể thao ở mức độ phù hợp với cơ thể mỗi người" Có thể nói rằng, sử dụng hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh là một phương pháp khoa học và hiệu quả. Trên đây là hệ thống bài tập cơ bản, giáo viên có thể vận dụng những bài tập này vào luyện tập và rèn kĩ năng bác bỏ cho học sinh trong các giờ học lí thuyết, thực hành, trả bài hay những giờ đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể sử dụng những bài tập khác cùng dạng và áp dụng theo qui trình rèn luyện như trên cũng đều mang lại hiệu quả nhất định. 2.4. Tổ chức cho học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận 2.4.1. Định hướng chung của việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận 2.4.1.1. Cần căn cứ vào nội dung chương trình SGK để lựa chọn nội dung cũng như cách thức, biện pháp cụ thể Trong chương trình SGK Ngữ văn 11 bộ cơ bản có 03 bài liên quan mật thiết và chặt chẽ với việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ: + Thao tác lập luận bác bỏ; + Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ; + Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Ngoài ra, trong SGK Ngữ văn 11 bộ nâng cao còn có thêm 01 bài rất hữu dụng: + Luyện nói: Thảo luận, tranh luận. Đối với những bài học trên, SGK đã đưa ra những kiến thức lí thuyết cần thiết (Bài học-ghi nhớ) và hệ thống những bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ, hướng dẫn từ yêu cầu đến những cách thức bác bỏ đúng đắn. 60 Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể triển khai thêm một số dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh. Bên cạnh đó, việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ có thể triển khai và tiến hành trong các giờ trả bài dựa trên cơ sở những bài viết về văn nghị luận của học sinh. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh rèn kĩ năng bác bỏ thông qua những ý kiến sai lầm trong bài làm cụ thể, từ đó vừa mài sắc tư duy, vừa chấn chỉnh lại cách diễn đạt cho học sinh. Ngoài ra, việc rèn kĩ năng bác bỏ còn có thể thực hiện thông qua bài Luyện nói: thảo luận, tranh luận. Ở những tiết đã học trước đó, học sinh được giới thiệu và luyện tập về thao tác lập luận bác bỏ, chủ yếu là kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận. Tiết học này sẽ triển khai các nội dung luyện tập nhằm vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong kĩ năng nói, hình thức thảo luận nhóm, tổ. Đây là một hình thức phát biểu, trao đổi miệng, nhằm bày tỏ quan điểm của mỗi cá nhân trước những vấn đề đặt ra trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống. Và những vấn đề mà SGK đưa ra để học sinh trao đổi, thảo luận bao gồm cả vấn đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. 2.4.1.2. Tuân thủ nguyên tắc bộ môn: lí thuyết thực hành * Làm văn là môn học thực hành của các giờ ngôn ngữ và văn học. Khi làm một bài văn, học sinh phải vận dụng tổng hợp những kiến thức về văn học, về ngôn ngữ và những hiểu biết về đời sống, về thế giới xung quanh mình, đồng thời học sinh phải huy động năng lực suy nghĩ , tìm tòi những kiến thức, giải quyết sáng tạo một vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, học sinh còn phải biết vận dụng những kĩ năng như lập luận, dùng từ, đặt câu,...để diễn đạt nội dung đó dưới hình thức trong sáng, sinh động và hấp dẫn. Những kiến thức về văn học, Tiếng Việt, và những kĩ năng viết đó đều được giảng dạy trên lớp qua các tiết đọc văn, từ ngữ, ngữ pháp văn bản. 61 Kết quả học tập môn Làm văn của học sinh thể hiện khá đầy đủ trình độ Ngữ văn của học sinh và là thước đo chính xác kết quả giảng dạy Ngữ văn của giáo viên. * Về phương pháp dạy học bộ môn phải nhấn mạnh nguyên tắc thực hành "Thừa nhận nguyên tắc thực hành của môn tập làm văn đã được nhất trí dễ dàng về mặt lí thuyết: khâu làm văn được coi là khâu hoàn thiện quá trình học giảng văn, văn học sử, lí luận văn học và Tiếng Việt. Nó hoàn thiện vì qua Làm văn, học sinh được bổ sung và tự bổ sung những hiểu biết về văn học đã thu nhận được trong các phân môn. Cũng qua Làm văn, vốn "kiến thức chết" sẽ trở thành "kiến thức sống". Hiểu biết tản mạn, có khi "hỗn loạn" được phạm trù hoá, được chuyển hoá về chất. Ai cũng thừa nhận qua làm văn, học sinh không chỉ thử thách về vốn kiến thức hay hiểu biết lí thuyết về làm văn mà còn phải huy động một cách tổng lực nhiều yếu tố về vốn sống, về văn hoá, về tư duy, tình cảm..."( Một số giải pháp nhằm nâng cao tính thực hành trong dạy Làm văn nghị luận ở THCS, Luận văn thạc sĩ KHGD, Lê Ngọc Bảy, Huế-2001) Ở nguyên tắc này, giáo viên phải có ý thức tổ chức giờ học, phân bố thời gian hợp lí, cân đối giữa hai phần lí thuyết và luyện tập, kích thích và tạo điều kiện để học sinh làm việc nhiều hơn, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, tự mình rèn luyện kĩ năng, 2.4.1.3. Căn cứ vào những yêu cầu cần đạt để định ra những tiêu chí nội dung của bài tập rèn luyện Văn bản viết hay lời nói (văn miệng) của học sinh là một sản phẩm mang tính chất thực hành tổng hợp. Để có một văn bản hoàn chỉnh cần đáp ứng những yêu cầu sau: + Phải đúng hướng; + Phải đúng trật tự; + Phải mạch lạc; 62 + Phải trong sáng. Trong đó: - Đúng hướng hay không đúng hướng phụ thuộc vào việc xác định vấn đề, ở thao tác lập luận bác bỏ là việc xác định ý kiến sai lầm, ý kiến chưa chính xác. - Mạch lạc, trong sáng phụ thuộc vào khâu sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, khâu lập luận và việc liên kết văn bản, cụ thể ở thao tác lập luận bác bỏ là việc xác định cách thức bác bỏ sao cho phù hợp và chính xác. - Trật tự hay không trật tự, phong phú hay không phong phú phụ thuộc vào khâu lập dàn ý, sắp xếp các ý. Từ vấn đề trên chúng tôi định hướng các dạng bài tập chính ở trên: - Dạng bài tập nhận diện. - Dạng bài tập xây dựng và vận dụng. - Dạng bài tập chữa lỗi. 2.4.1.4. Căn cứ vào những tiền đề lí luận dạy học, lí luận nhận thức liên quan để đề ra các bài tập rèn luyện kĩ năng * Dựa trên cơ sở lí luận dạy học Dạy Làm văn phải dựa trên quan điểm: học sinh là yếu tố trung tâm, là chủ thể hoạt động, chiếm lĩnh kiến thức lí thuyết và thực hành. Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học hiện đại khẳng định vai trò chủ thể của người học và vai trò tổ chức hướng dẫn của người dạy. Dạy học tập trung vào người học, nói như D. Wey thì: "học sinh là mặt trời mà quy tụ xung quanh nó là những phương tiện dạy học". Và "học sinh là chủ thể trung tâm, là một tiền đề có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc đổi mới triệt để về phương pháp dạy học. Cốt lõi, linh hồn của vấn đề lấy học sinh là trung tâm chính là vấn đề bồi dưỡng "năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề" (Giáo sư Phan Trọng Luận, Giáo sư Lê Trí Viễn, Giáo sư Phùng Văn Tửu- Môn Văn và Tiếng Việt, tập 1). 63 Phương pháp dạy học như là một công cụ thiết yếu của người giáo viên: "Vấn đề đáp số cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả đáp số là những con đường đi tới đáp số" (Mutxosuki). Đề cao phương pháp giáo dục tích cực, coi học sinh là trung tâm, không phải chỉ đơn thuần là chuyện chuyển đổi khái niệm về mặt hình thức. Thực chất là sự đổi mới trong dạy học nhằm "tạo được một sự chuyển hoá, một sự vận động bên trong của chủ thể học sinh". Công việc học tập của học sinh được xem là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, sáng tạo. Do vậy, việc "tích cực hoá hoạt động bên trong của từng học sinh là một quá trình hoạt động tâm lí nhận thức của bản thân chủ thể, và làm thế nào để học sinh thực sự hoạt động". * Dựa trên cơ sở lí luận nhận thức: Nhận thức là một quá trình từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình nhận thức của con người được chia làm hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính gồm cảm giác và tri giác; nhân thức lí tính gồm tư duy và tưởng tượng. Giáo viên cần chú ý tới các kiểu bài và các cấp độ khác nhau của bài tập; sự đa dạng về hình thức bài tập cũng như cách thức tổ chức. Cần xác định được hình thức, nội dung và quy trình luyện tập cho học sinh, tiến tới angôrit hoá các dạng bài tập. Học sinh cần tích cực chủ động chuyển tri thức thành hành động, tức là hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Kĩ năng chỉ có thể được hình thành qua quá trình rèn luyện lâu dài, có phương pháp, có ý thức. Vai trò của cả người dạy lẫn người học đều hết sức quan trọng. Phải biết phát huy tiềm năng và phát huy hoạt động tư duy tích cực của ba loại đối tượng: giỏi, trung bình và yếu. Cần cho học sinh tham gia vào quy trình kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kết quả học tập của bản thân. 64 2.4.1.5. Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ phải đảm bảo quy trình Quy trình đi từ lí thuyết đến thực hành bao gồm: Lí thuyết chung- Rèn luyện kĩ năng bộ phận- Hoàn thành văn bản- Chấm, trả bài- Ôn tập. Quy trình sản sinh văn bản: Định hướng- Lập đề cương- Triển khai đề cương thành văn bản- Đánh giá- Kiểm tra văn bản. Quy trình hệ thống hoá kiến thức cũ, giảng kiến thức mới và luyện tập thực hành. Thao tác lập luận bác bỏ là một thao tác tương đối khó so với các thao tác lập luận khác, bởi lẽ khi sử dụng thao tác này học sinh phải có khả năng tư duy nhất định. Chính vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ sẽ trở nên khó khăn và vất vả hơn. Điều đó đòi hỏi người giáo viên trước khi cho học sinh tiến hành luyện tập thì cần phải xác lập một quy trình và mô hình rèn luyện thích hợp với đối tượng học sinh. * Xét về quy trình rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ: Khi rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ phải tiến hành theo quy trình nhất định. Thứ nhất, phải đi từ những ví dụ, ngữ liệu cụ thể để giúp học sinh hình thành những khái niệm, những vấn đề lí thuyết cơ bản. Thứ hai, tiến hành luyện tập các bài tập theo cấp độ từ dễ đến khó. Thứ ba, báo cáo kết quả luyện tập bằng chính bài viết của học sinh. * Xét về mô hình rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ: Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ nên tiến hành theo mô hình sau: - Xác định vấn đề nghị luận là gì? - Nhận định vấn đề nghị luận là vấn đề đúng hay sai ? Đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào? Đặc biệt lưu ý những vấn đề vừa có mặt đúng vừa có mặt sai. - Tiến hành bác bỏ điểm sai trong vấn đề nghị luận theo ba cách: Bác bỏ luận điểm; bác bỏ luận cứ; bác bỏ cách lập luận. 65 2.4.2. Cách thức luyện tập 2.4.2.1. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ học lí thuyết * Mục đích Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ học lí thuyết nhằm cũng cố sâu sắc những kiến thức về khái niệm, yêu cầu và cách thức bác bỏ. Đồng thời biết vận dụng lí thuyết vào thực hành, giải quyết những bài tập luyện tập. Chính vì vậy mà dạy học lí thuyết phải lồng ghép với thực hành. Đối với bài thao tác lập luận bác bỏ có thể tiến hành theo hai cách: Cách thứ nhất đi từ giảng lí thuyết đến minh hoạ bằng đoạn văn mẫu, sau đó yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ về thao tác lập luận bác bỏ. Cách thứ hai đi từ những bài tập mẫu, giúp học sinh chiếm lĩnh, khám phá văn bản mẫu, sau đó học sinh tự mình rút ra kết luận và hình thành khái niệm. Trong hai cách hình thành khái niệm và những kiến thức lí thuyết cơ bản trên thì cách đưa bài tập mẫu rồi để học sinh tự hình thành khái niệm là cách thức được các giáo viên thường xuyên tiến hành ở các lớp học đầu cấp. Tuy nhiên việc lựa chọn văn bản mẫu phải được chọn lọc kĩ lưỡng, phải đảm bảo tính chuấn mực, thẩm mĩ cũng như có khả năng kích thích tư duy học sinh, để từ đó hình thành kiến thức lí thuyết đúng đắn và chuẩn mực. Khi tiến hành lồng ghép giữa lí thuyết và thực hành chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp là diễn dịch và quy nạp. Diễn dịch và quy nạp đều là những thao tác tư duy lôgic quen thuộc và không qua khó trong cách tiếp nhận của học sinh. Nếu diễn dịch đi từ một nguyên lí chung suy ra những hệ luận, những đoán định cụ thể, đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể; thì quy nạp là quá trình suy nghĩ vận động, tự xem xét những bộ phận, đối tượng riêng lẻ để tìm mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau, từ đó nâng lên thành nhận định khái quát và những đặc điểm tính chất chung của chúng. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi người giáo viên phải thực sự linh hoạt, chủ động trong quá trình sử dụng chúng. 66 Ngoài ra còn có thể sử dụng kiểu trình bày tổng- phân - hợp, đây là cách thức tổng hợp đi từ những vấn đề khái quát đến những vấn đề cụ thể và cuối cùng là khái quát nâng cao và mở rộng vấn đề. Có thể nói với mục đích rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ là lồng ghép giữa lí thuyết và thực hành đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của một giờ học rèn luyện thao tác lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 ở THPT. * Nội dung Trong giờ lí thuyết, để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ thành công và hiệu quả, giáo viên nên sử dụng hệ thống bài tập nhận diện về mục đích, yêu cầu và cách thức bác bỏ. Có hai nội dung quan trọng trong giờ học lí thuyết là kiến thức lí thuyết đơn thuần và vận dụng kiến thức lí thuyết để làm các bài tập. * Phương pháp Giáo viên cung cấp thông tin, đưa văn bản mẫu, tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu văn bản bằng hệ thống câu hỏi khoa học, chính xác. Từ đó học sinh nhận biết được thao tác lập luận bác bỏ và nhận biết được cách thức bác bỏ thông qua văn bản mẫu đó. Ví dụ: + Giáo viên đưa văn bản mẫu "Có một giáo viên Ngữ văn tiểu học khi nhận xét bài làm văn của học sinh có nói: Các em, hôm qua chúng ta viết bài làm văn có nhan đề Tan học về. Bài lần này kết quả ra sao? Chúng ta xem xét hai con số sau sẽ rõ. Lớp chúng ta có 50 người, viết về việc tan học về dọc đường đã quên mình nhảy xuống nước cứu em bé chẳng may bị ngã có tới 20 người, viết về việc nhặt được túi tiền mà nộp cho công an có tới 21 người. Các em hãy xem, làm gì có tới từng ấy em bé nhằm vào lúc các em tan học về để ngã xuống nước cho các em cứu? Dọc đường làm gì có ngần ấy túi tiền cho các em nhặt? Thầy sống 67 bằng này tuổi rồi, trên đường đến trường hay về nhà mà sao chẳng có được cái may mắn như các em, không một lần nhặt được túi tiền ?" + Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bản mẫu thông qua hệ thống câu hỏi, học sinh tự khám phá và trả lời: a, Trong ví dụ trên, thầy giáo đã vạch ra điều sai lầm gì của học sinh trong việc viết văn? b, Để vạch rõ sai lầm, thầy giáo đã sử dụng cách thức nào? + Giáo viên khái quát, định hướng: Việc vạch ra sai lầm trong ý kiến của người khác là một dấu hiệu nhận biết đó là thao tác lập luận bác bỏ bởi bản chất của bác bỏ là bác đi, gạt đi những ý kiến sai lầm để bảo vệ những ý kiến đúng đắn. Văn bản mẫu nêu trên là minh chứng cho lập luận bác bỏ. Người thầy giáo đã dùng những con số chính xác và những con số này đã có sức mạnh vạch ra được cái sai lầm của học sinh trong việc làm văn theo lối mòn, không chịu sáng tạo, suy nghĩ hoặc coi cóp nhau dẫn đến kết quả thấp. 2.4.2.2. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ học thực hành * Mục đích: Như trên đã phân tích, mục tiêu cao nhất của giờ học lí thuyết là cung cấp những kiến thức lí thuyết cơ bản thì mục tiêu của giờ thực hành là biến những kiến thức lí thuyết trừu tượng kia thành những sự trải nghiệm thực tế. Học sinh biết vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết những vấn đề bài tập sinh động và đa dạng. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ hay bất cứ một kĩ năng của thao tác lập luận nào cũng không thể tách rời mục tiêu là giúp học sinh tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh từ những kiến thức lí thuyết đã học. Kĩ năng tạo lập văn bản có cả kĩ năng tạo lập văn bản nói và kĩ năng tạo lập văn bản viết. Mà bản chất của lập luận bác bỏ là tranh luận và thảo luận thì kĩ năng tạo lập văn bản nói lại càng trở nên quan trọng. Khi nói cần phải đạt đến trình độ nói đúng và nói hay. Nói đúng là nói chính xác vấn đề cần bàn bạc, trao đổi. Nói hay là 68 nói đúng nhưng cao hơn nữa là thuyết phục được lòng người đọc khiến họ tin và hành động theo mình. Trong thời đại ngày nay rất cần kĩ năng và năng lực nói tốt để phản bác những quan điểm sai lầm và để bênh vực bảo vệ chân lí, bảo vệ những điều đúng đắn. Tuy nhiên, rèn kĩ năng viết trong lập luận bác bỏ cũng rất quan trọng bởi văn nghị luận là loại văn phổ biến trong chương trình Ngữ văn THPT. Những vấn đề của xã hội và văn học luôn được đặt ra và trong đó có cả những điều đúng đắn và cả những điều sai lầm. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng viết thành thạo để gạt bỏ những điều sai lầm và tìm kiếm, bảo vệ những điều đúng đắn. Đó là một năng lực thể hiện tư duy ngôn ngữ của học sinh, không những giúp các em hoàn thiện kĩ năng thực hành mà còn mài sắc tư duy, giúp các em trưởng thành về mặt nhân cách và nâng cao về mặt trí tuệ. Với những mục tiêu cơ bản và quan trọng như vậy thì giờ thực hành có hai hoạt động tiếp nối nhau là rèn kĩ năng nói và rèn kĩ năng viết trong lập luận bác bỏ. * Nội dung Trong giờ thực hành, nội dung của giờ thực hành chủ yếu là luyện viết đoạn văn có sử dụng lập luận bác bỏ. Bên cạnh đó còn có những bài tập nhận biết thông qua những đoạn văn bản về lập luận bác bỏ. * Phương pháp - Luyện kĩ năng nói cho học sinh trong giờ thực hành thao tác lập luận bác bỏ: Hình thức luyện nói cho học sinh qua giờ thực hành về thao tác lập luận bác bỏ chủ yếu thông qua những tình huống giao tiếp cụ thể. Thông thường một giờ thực hành làm văn với mục tiêu rèn kĩ năng nói được thể hiện dưới hình thức thảo luận nhóm. Đây là một hình thức phát biểu, trao đổi miệng, nhằm bày tỏ quan điểm của mỗi cá nhân trước những vấn đề đặt ra trong học tập, sinh hoạt và cuộc sống. Trong thảo luận, phát biểu miệng, trước một vấn đề được đặt ra thường có nhiều ý kiến, quan điểm không đồng nhất, thậm chí 69 trái ngược nhau, do vậy mà thông qua tranh luận sẽ đi đến quan điểm thống nhất. Có thể tiến hành rèn kĩ năng nói theo các bước sau: + Giáo viên giới thiệu sơ lược về hình thức thực hành là thảo luận nhóm và việc vận dụng lập luận bác bỏ khi phân tích, làm sáng tỏ vấn đề thảo luận. + Giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai những vấn đề thảo luận, định hướng học sinh khẳng định hoặc bác bỏ những luận điểm trong vấn đề thảo luận. + Tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến của mình, giáo viên để học sinh được thoải mái, dân chủ trong quá trình nói, kích thích những suy nghĩ độc lập, không áp đặt hay gạt phăng những ý kiến trái chiều. + Giáo viên tổng kết, nhận xét và đánh giá khả năng luyện tập vận dụng của học sinh, đưa một số tình huống tiếp theo để học sinh thảo luận ở nhà hoặc ở ngoài giờ học. Ví dụ giáo viên tiến hành giờ rèn kĩ năng nói cho học sinh trong tiết thực hành thao tác lập luận bác bỏ với vấn đề trong thành ngữ "Im lặng là vàng". Các bước tiến hành như sau: + Giáo viên nhắc học sinh về hình thức thảo luận nhóm, giáo viên tiến hành chia nhóm, nhóm tự cử trưởng nhóm và hoạt động độc lập với các nhóm khác. + Giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai vấn đề thảo luận "Im lặng là vàng". Giáo viên định hướng thời gian thảo luận, nội dung thảo luận và đặc biệt định hướng học sinh suy nghĩ về vấn đề thảo luận ở nhiều chiều, nhiều góc cạnh: Im lặng là vàng, đôi khi quý hơn vàng nhưng cũng có lúc im lặng không là vàng. + Giáo viên tổ chức cho học sinh tự thể hiện ý kiến, quan điểm của mình bác bỏ hay đồng tình với vấn đề trong thành ngữ trên. + Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá về những bài phát biểu theo hình thức đánh giá chéo nhóm. Nếu có những vấn đề trái chiều giữa các nhóm thì giáo viên tiếp tục tổ chức tranh luận để đi đến thống nhất vấn đề. + Giáo viên khái quát, định hướng lại nội dung thảo luận; nhận xét và cho điểm các nhóm: Luận điểm trên có hàm ý khuyên mỗi người trong giao tiếp 70 cần biết suy nghĩ, lắng nghe, không nên tự bộc lộ mình hoặc can thiệp vào công việc của người khác mới là khôn ngoan, chín chắn. Nhưng mặt khác, nếu trước những người, những việc sai trái mà ta cứ im lặng, không có thái độ gì thì không phải là cách ứng xử đúng đắn. - Luyện kĩ năng viết cho học sinh trong giờ thực hành thao tác lập luận bác bỏ: Bên cạnh kĩ năng nói thì kĩ năng viết cũng là một trong những kĩ năng quan trọng trong làm văn. Kĩ năng viết được bộc lộ rõ nét nhất qua mỗi bài viết của học sinh trong những giờ kiểm tra trên lớp, hay những bài tập giáo viên giáo cho các em làm ở nhà. Việc rèn kĩ năng viết cho học sinh là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức và thời gian. Khi rèn kĩ năng viết giáo viên phải chú ý đến đề tài, vấn đề vừa sức, có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh, phát huy được tính sáng tạo, tư duy độc lập và phải phù hợp với quỹ thời gian của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải thu bài, chấm trả bài chính xác, kịp thời, biết động viên những bài có chất lượng tốt, và giải quyết những vấn đề tồn đọng trong mỗi bài viết của học sinh. Song song với việc rèn kĩ năng viết cho học sinh thông qua những bài trên lớp hay ở nhà thì giáo viên cũng nên tổ chức cho học sinh quan sát, tìm hiểu cuộc sống xung quanh sau đó viết bài thu hoạch. Bài thu hoạch là cách gián tiếp kiểm tra năng lực sử dụng lập luận bác bỏ dưới hình thức ngoại khoá. Tuy vậy, để có thể nhanh chóng thấy được kết quả vận dụng của học sinh thì người giáo viên cần biết tổ chức luyện tập ngay trong những giờ thực hành trên lớp. Giáo viên có thể đánh giá năng lực của học sinh thông qua những bài thực hành nhỏ như viết một đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ với đề tài giáo viên cho sẵn hoặc học sinh tự lựa chọn. Đây là cấp độ luyện tập đơn giản và cơ bản so với việc thực hành luyện tập viết một bài văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, trong một bài làm văn nghị luận của học sinh không phải chỉ có vận dụng duy nhất một thao tác lập luận bác bỏ mà là sự kết hợp vận dụng nhiều thao tác khác nhau. Do đó, việc rèn kĩ năng viết tối ưu của 71 thao tác lập luận bác bỏ là viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề đặt ra. Giáo viên có thể tiến hành tổ chức rèn luyện kĩ năng viết theo các bước sau đây: + Giáo viên nêu vấn đề nghị luận, đưa đề tài, có thể là vấn đề xã hội hoặc vấn đề văn học. + Giáo viên nêu nhiệm vụ thực hành và tổ chức cho học sinh luyện tập, học sinh có thể luyện tập theo hình thức nhóm hoặc theo hình thức cá nhân độc lập. + Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả bằng văn bản, tổ chức cho học sinh so sánh kết quả bài làm và đáp án. + Giáo viên chọn một bài tiêu biểu để chữa mẫu, rút kinh nghiệm làm bài cho cả lớp. * Lưu ý Trong nghị luận xã hội, thao tác lập luận bác bỏ vô cùng cần thiết. Bởi đáp án của một bài văn nghị luận xã hội thông thường luôn có phần bác bỏ những thói quen, cách sống, cách hiểu sai, những biểu hiện xấu cần phải ngăn chặn, loại bỏ… để giáo dục, khuyên răn con người. Khi dùng thao tác lập luận bác bỏ người viết cần tỏ thái độ khách quan, trung thực. Khi bác bỏ một vấn đề cần xem xét vấn đề đó ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau, cần đặt bản thân mình vào trường hợp, tình huống đó để có cảm nhận đầy đủ và bác bỏ vấn đề. Để thuyết phục người đọc, khi bác bỏ một vấn đề nào đó, người viết cần đưa ra lí do chính đáng, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, đồng thời phải đưa ra một đề xuất, một cách hiểu mới hợp lí hơn, đúng đắn hơn. 2.4.2.3. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ trả bài * Mục đích Từ trước tới nay, đa số những giờ trả bài làm văn không được giáo viên coi trọng đúng mức, thậm chí còn có trường hợp bỏ qua hoặc cắt xén thời gian của giờ trả bài để dành cho những bài học khác. Chính vì thế giờ trả bài 72 chỉ đơn thuần là một giờ giáo viên thông báo điểm bài viết cho học sinh. Nên chăng cần phải nhìn nhận sâu sắc hơn vai trò của giờ trả bài và tác dụng của giờ trả bài trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn nói chung và kĩ năng lập luận bác bỏ nói riêng. Mục tiêu của giờ trả bài làm văn là củng cố lại cho học sinh những kiến thức và kĩ năng làm bài, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào trong bài viết. Và một điều rất quan trọng trong giờ trả bài là giúp cho học sinh nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo. Với mục tiêu cơ bản như vậy thì việc rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ hay bất cứ thao tác lập luận nào cũng đều rất hữu ích và hiệu quả. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong giờ trả bài sẽ có điểm khác so với những giờ lí thuyết và thực hành ở trên. Trước hết, vấn đề nghị luận đã có sẵn và học sinh không hề cảm thấy xa lạ vì thế sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán trong luyện tập. Tiếp theo, khi tổ chức luyện tập thao tác lập luận bác bỏ trong giờ trả bài thì hình thức tối ưu là thảo luận nhóm, phát biểu miệng, tranh luận trực tiếp về vấn đề của đề bài và vấn đề đặt ra trong chính bài làm của học sinh. * Nội dung Giờ trả bài là một giờ luyện tập lí tưởng cho việc rèn luyện kĩ năng. Bởi lẽ, mẫu bài tập thực hành đã được sử dụng trong giờ viết văn, đến giờ trả bài giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại đề bài và kĩ năng thực hành tương ứng. Nội dung luyện tập chủ yếu trong giờ trả bài là rèn luyện kĩ năng lập dàn ý và tạo lập văn bản, đặc biệt là tạo lập đoạn văn bản. * Phương pháp Đối với giờ trả bài thì thời gian dành cho việc luyện tập là không nhiều, thông thường là 1/2 thời gian của tiết học (khoảng 25 phút). Chính vì thế giờ luyện tập có thể tiến hành theo các bước sau: + Giáo viên chọn một bài viết của học sinh có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong bài viết, yêu cầu học sinh đọc trước lớp. 73 + Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu và nhận xét theo hình thức thảo luận, phát biểu miệng: Lập luận bác bỏ trong bài viết được sử dụng ở đoạn văn nào? Cách bác bỏ có phù hợp không? Đoạn văn có vạch ra sự sai lầm của vấn đề nghị luận và bảo vệ được những điều đúng đắn? + Giáo viên nhận xét và chữa lỗi trong bài viết, đồng thời nhận xét và chữa lỗi trong bài phát biểu của học sinh. Ví dụ: Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để bác bỏ điều sai lầm trong ý kiến "Một điều nhịn, chín điều lành là thể hiện cho sự hèn nhát". Đối với đề bài trên, giáo viên tiến hành các bước luyện tập cơ bản để từ đó cũng cố và rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập luận bác bỏ phù hợp. + Giáo viên cho học sinh tiến hành xác định nội dung cần bác bỏ chính là ý kiến được nêu ra trong đề bài. + Hướng dẫn học sinh xác định cách thức bác bỏ phù hợp (Ở đề bài trên nên sử dụng cách bác bỏ luận điểm dùng thực tế). + Giáo viên cho học sinh tiến hành luyện tập theo hình thức thảo luận nhóm (Hình thức luyện tập này sẽ tiết kiệm thời gian và quan trọng hơn là tất cả học sinh đều được tham gia luyện tập.) + Kiểm tra kết quả luyện tập (học sinh báo cáo kết quả luyện tập bằng văn bản). + Giáo viên nhận xét, định hướng học sinh qua những bài viết có chất lượng tốt: “Một điều nhịn, chín điều lành”. Ý cả câu khuyên con người ta nên bình tĩnh, biết bình tĩnh, tránh nóng nảy để giữ hòa khí. Ở đây, ta cần hiểu nhịn không phải là thua kém, hèn nhát mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước, nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Nhưng nhịn không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát. Lịch sử đất nước ta hàng ngàn năm Bắc thuộc, bị thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm, đô hộ, nếu chúng ta mãi nuốt nhục mà nhịn thì làm sao có được ngày hôm nay? 74 CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mô tả thực nghiệm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm Như bất cứ một công tình khoa học nào, để xác lập được giả thiết khoa học, chúng tôi đã bao quát, nghiên cứu, sàng lọc và lựa chọn để đưa ra những cơ sở lí thuyết, thực tiễn mang tính thuyết phục cao nhất. Tất cả mọi giả thuyết khoa học sẽ trở nên vô nghĩa khi lí thuyết không được vận dụng vào thực tế. Để kiểm nghiệm, chứng minh tính khả thi của đề tài, kịp thời phát hiện và điều chỉnh những vấn đề còn bất cập, quy trình thực nghiệm dưới đây đã dựa trên những cơ sở về nội dung và hình thức giáo dục. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy và học tập văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT, xuất phát từ thực tiễn dạy học rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT, với mục tiêu rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ một cách thành thục, linh hoạt, chính xác, khoa học. Đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành phát triển cũng như hoàn thiện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh, qua đó nâng cao năng lực tư duy, năng lực biểu đạt cho học sinh trong bài làm văn nghị luận. Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số phương pháp, một hướng đi nhằm giúp học sinh rèn luyện thao tác lập luận bác bỏ trong giờ học làm văn nói chung và trong giờ học văn nghị luận nói riêng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên để kiểm tra tính đúng đắn, chính xác cũng như kiểm chứng tính khả thi cho hướng lí thuyết đã đặt ra. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đưa những đề xút ấy vào kiểm chứng trong thực tế dạy học. Kết qua thực nghiệm thu được chính là căn cứ, cơ sở qua đó giúp cho việc đánh giá một cách khoa học, khách quan, tính chính xác, tính đúng sai, cũng như tính khả thi của vấn đề đặt ra trong luận văn. 75 Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực nghiệm sẽ thu được những kết quả cần thiết, từ đó rút ra được những kết luận cần thiết có ích cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cũng như phát triển thêm cho những vấn đề lí thuyết đang nghiên cứu để giúp hướng đi của đề tài phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn dạy học, phục vụ cao nhất cho hoạt động dạy học cũng như nâng cao chất lượng tốt nhất cho những giờ Làm văn nói riêng và những giờ Làm văn nghị luận nói chung, đặc biệt là những bài học về lập luận bác bỏ và việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tốt nhất thao tác lập luận bác bỏ vào trong việc viết văn nghị luận và trong cuộc sống. Để tiến hành các thực nghiệm chúng tôi tập trung định hướng vào những vấn đề cơ bản sau: Kiểm tra hiệu quả, tác dụng của những vấn đề lí thuyết đặt ra trong luận văn nhằm rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 như: Việc phối hợp hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh những chuẩn bị cần thiết cho cả giáo viên và học sinh một giờ dạy về thao tác lập luận bác bỏ một cách hiệu quả. Tiến hành rèn luyện thao tác lập luận bác bỏ thông qua những giờ dạy lí thuyết, thực hành và trả bài, sau đó rèn khả năng vận dụng thao tác lập luận bác bỏ thông qua hệ thống bài tập nhận diện, vận dụng và chữa lỗi. Đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức rèn luyện thao tác lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận với mục đích nâng cao chất lượng bài làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT. Đánh giá về khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tiễn dạy học làm văn nói chung, dạy học văn nghị luận nói riêng. 3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm của chúng tôi là học sinh lớp 11 THPT. Đối tượng này có khá nhiều thuận cho việc triển khai đề tài này khi các em đã bước vào bậc THPT một năm, các em đã quen dần với ngôi trường mới, quen 76 với phương pháp dạy học của các thầy cô giáo, đã có trình độ hiểu biết tương đối cao về cuộc sống và tri thức văn học. Trong điều kiện cho phép, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Kinh Môn II thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đây là ngôi trường mới thành lập được 9 năm nhưng đã có chất lượng chuyên môn khá tốt, là một trường có uy tín của tỉnh Hải Dương. Học sinh của trường được xét tuyển trong kì thi vào THPT. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, dưới sự tác động có hiệu quả của các hoạt động sư phạm tích cực, chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh ngày càng có sự thay đổi chuyển biến rõ rệt. Với phương châm dạy học là dạy chữ thông qua dạy người, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng có nhiều tiến bộ. Từ việc đón nhận những học sinh có chất lượng đầu vào thấp, trượt trong kì thi vào THPT, nhà trường đã đào tạo ra thế hệ học sinh có chất lượng khá tốt như đỗ vào các trường cao đẳng đại học có uy tín, học sinh giỏi lọt vào vòng chọn học sinh giỏi quốc gia... Đây là ngôi trường có rất nhiều thuận lợi để chúng tôi tiến hành thực nghiệm đề tài của mình. Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 11 có trình độ ban đầu ngang bằng nhau và được lựa chọn về số lượng. Giáo viên được mời làm thực nghiệm và giáo viên các lớp đối chứng cũng có trình độ nghề nghiệp tương đối đồng đều. Chúng tôi chia đối tượng thực nhiệm ra làm hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đối tượng thực nghiệm gồm 6 lớp 11, trong đó có 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng. ĐTTN Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp 11A 11B 11C 11D 11E 11F Sĩ số 44 46 46 43 47 46 Tổng số 136 136 Việc lựa chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng không thể tuyệt đối như nhau mà chỉ đảm bảo một cách tương đối các tiêu chí, các yêu cầu cơ 77 bản, đủ cho phép chúng tôi tiến hành một thực nghiệm chính xác, khách quan cũng như rút ra được những kết luận trên cơ sở đáng tin cậy. 3.1.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm 3.1.3.1. Nội dung thực nghiệm Để kiểm chứng cho tính chính xác phù hợp cũng như tính khả thi cho những vấn đề lí thuyết đề xuất trong luận văn của mình, chúng tôi đã tiến hành áp dụng những hướng lí thuyết đó vào thực tiễn dạy học cụ thể. Chúng tôi lựa chọn thiết kế 2 giáo án thực nghiệm phù hợp với yêu cầu của đề tài và tiến hành giảng dạy tại các lớp thực nghiệm. Trong luận văn, chúng tôi có đề xuất việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. Đây là một thao tác mới và khó đối với học sinh lớp 11 THPT, hơn nữa chúng tôi cũng có mục đích là rèn luyện trên cả kĩ năng nói và kĩ năng viết. Vì vậy, chúng tôi đã tận dụng toàn bộ những bài học về lập luận bác bỏ để rèn kĩ năng cho học sinh, trong đó có một bài về lí thuyết, một bài thực hành và một giờ trả bài dạng đề nghị luận xã hội. Mục tiêu của luận văn còn muốn rèn kĩ năng bác bỏ cả trong những giờ trả bài, trong đó có cả dạng đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Tuy vậy, việc rèn kĩ năng bác bỏ trong các giờ trả bài phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài, phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, đó là công việc mang tính chiến lược được tiến hành trong cả quá trình. Chính vì thế chúng tôi đã lựa chọn thiết kế giáo án thực nghiệm ở các bài sau: - Thao tác lập luận bác bỏ (SGK Ngữ văn 11, tập 2, 1 tiết). - Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ (SGK Ngữ văn 11, tập 2, 1 tiết). 3.1.3.2. Tiến trình thực nghiệm Sau khi chuẩn bị đầy đủ nội dung thực nghiệm và các điều kiện cần thiết chúng tôi tiến hành theo các bước sau: - Gặp gỡ, trao đổi với giáo viên được mời dạy thực nghiệm về mục đích, nội dung, yêu cầu của công tác thực nghiệm. Cùng với giáo viên thực 78 nghiệm nghiên cứu, trao đổi, thống nhất về giáo án thực nghiệm và quy trình thực nghiệm. - Tiến trình dạy thực nghiệm: + Tiến trình giảng dạy các tiết học thực nghiệm đúng như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy của nhà trường đảm bảo công việc diễn ra bình thường. + Giáo viên tham gia quá trình thực nghiệm sẽ dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo giáo án của họ và dạy lớp thực nghiệm của đề tài. + Chúng tôi tiến hành tham gia dự giờ các giờ giảng ở lớp có giáo án thực nghiệm để trực tiếp quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh để thu nhận, nắm bắt những thông tin cần thiết. Chúng tôi mời các lớp giáo viên có kinh nghiệm trong tổ chuyên môn cùng dự giờ sau đó xin ý kiến đóng góp. - Kiểm tra và thu nhận kết quả thực nghiệm Chúng tôi phát phiếu bài tập cho học sinh thực nghiệm trong mỗi bài thực nghiệm. Các em sẽ làm bài tập vào các phiếu đó, chúng tôi sẽ thu các phiếu bài tập để làm căn cứ đánh giá kết quả thực nghiệm. 3.2. Giáo án thực nghiệm Sau đây là một số thực nghiệm của chúng tôi: THỰC NGHIỆM 01 THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ Tiết 81-Làm văn 11 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: - Hiểu được mục đích, yêu cầu, khái niệm của thao tác lập luận bác bỏ; các thao tác và cách thức bác bỏ. - Biết cách bác bỏ một ý kiến, quan niệm sai lầm. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, giáo án, nghiên cứu tài liệu. 79 - Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Các thao tác lập luận phân tích và so sánh. 3. Bài mới: Đoạn văn trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung: Huyền Đức lại nói: - “… Viên Thiệu ở Hà Bắc, bốn đời làm tam công, có nhiều đầy tớ cũ; hiện nay như con hổ dữ hùng cứ ở Kí Châu; bộ hạ nhiều tay tài giỏi, có thể cho là anh hùng được chăng?" Tháo lại cười nói: - Viên Thiệu ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà không quyết đoán, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì lại quên mình, không thể gọi là anh hùng được! Em có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn văn trên? HS trả lời. Đó là cách phủ định vấn đề mà mình cho là không đúng. Thao tác này trong văn nghị luận gọi là thao tác lập luận bác bỏ. Vậy bác bỏ là gì? Bác bỏ như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề đó. Hoạt động của GV và HS Phân tích ngữ liệu sau: Kiến thức cơ bản cần đạt I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận Có người nói: Đội mũ bảo bác bỏ: hiểm khi đi xe máy là 1. Mục đích: không cần thiết”. Suy nghĩ -> Phủ định những ý kiến chưa chuẩn xác. đó hoàn toàn sai lầm. Đội 2. Khái niệm: 80 mũ bảo hiểm giúp bảo vệ Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ và chính bản thân người đội dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ mũ khi đi lại trên đường những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của nếu chẳng may gặp phải một quan điểm, ý kiến nào đó. tai nạn rủi ro. Các số liệu 3. Yêu cầu: thống kê cũng cho thấy đội - Nắm chắc những ý kiến sai lầm, đưa ra mũ bảo hiểm giúp giảm những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với 30% thương vong do chấn thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, phù hợp. thương sọ não trong các vụ II. Cách bác bỏ: tai nạn giao thông. Vì vậy 1. Phân tích ngữ liệu: việc đội mũ bảo hiểm khi a) Ngữ liệu 1: đi xe máy là hết sức cần - Nội dung bác bỏ: Ý kiến: “Nguyễn Du là thiết. một con bệnh thần kinh”. Ta dùng thao tác bác bỏ - Cách thức bác bỏ: để làm gì? + Chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ: Thế nào là bác bỏ?  Mắc bệnh (U cư, Mạn hứng) Để bác bỏ thành công ta  Khiếu ảo giác (Văn tế thập loại chúng cần nắm vững những yêu cầu nào? sinh)  Mấy bài thơ tả nỗi sầu muộn và sợ hãi. Chia lớp thành các nhóm -> Quyết đoán rằng Nguyễn Du bị mắc chứng học tập thảo luận về ba loạn thần kinh. ngữ liệu trong SGK. + So sánh với những thi sĩ nước ngoài có trí Nhóm 1: Phân tích ngữ tưởng tượng kì dị tương tự Nguyễn Du: liệu 1 “Có những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Nhóm 2: Phân tích ngữ Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kì dị, liệu 2 Nhóm 3: Phân tích ngữ liệu 3 có khi quái dị ấy”. + Cách diễn đạt: phối hợp các loại câu để đoạn văn có sức thuyết phục: 81 Nhóm 4: Nhận xét.  Câu phủ định: “Không thế đâu” - Yêu cầu: “cái mà tác giả bảo là ảo giác, ta cho là trí tưởng tượng của nghệ sĩ”. + Nội dung nào bị bác bỏ + Cách thức bác bỏ như  Câu cảm thán: “đã là một sự quá bạo”.  Câu hỏi tu từ: “Tác giả căn cứ vào đâu thế nào ? mà biết như vậy rằng Nguyễn Du bị Các nhóm thảo luận trong mắc bệnh thần kinh?” thời gian ngắn từ 5 – 7 “…thì lối lập luận ấy có khoa học phút. - Hết thời gian từng nhóm không?”  Bác bỏ lập luận. cử đại diện lên trình bày b) Ngữ liệu 2: kết quả làm việc của nhóm - Nội dung bác bỏ: Ý kiến “Tiếng nước mình mình. còn nghèo nàn”. - Chiếu kết quả thảo luận - Cách thức bác bỏ: của từng nhóm cho lớp quan sát. - Giáo viên khái quát, nhấn + Trực tiếp phê phán: “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả”. + Phân tích bằng lí lẽ và dẫn chứng: mạnh nội dung và cách  Lí lẽ: “Họ chỉ biết những từ thông thức bác bỏ qua từng ngữ dụng và còn nghèo những từ An Nam liệu. hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào”.  Dẫn chứng: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du.” “Người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình mà không thể viết những tác phẩm tương tự”. Nội dung nào bị bác bỏ? + Cách diễn đạt: sử dụng nhiều câu nghi 82 vấn: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay Ông Nguyễn An Ninh đã giàu?” chỉ ra những hạn chế nào “Vì sao người An Nam … tác phẩm tương của những người phê tự? phán tiếng nước mình? + Tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch: “Sự bất tài của con người”.  Bác bỏ luận cứ. Ông chứng minh ngược c) Ngữ liệu 3: lại vấn đề như thế nào? - Nội dung bác bỏ: Ý kiến “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”. - Cách thức bác bỏ: Ông đã sử dụng những loại câu gì khi bác bỏ? + So sánh tác hại của rượu và tác hại của thuốc lá:  Uống rượu thì chỉ người uống chịu  Hút thuốc thì những người ở gần người hút cũng hít phải luồng khói độc. + Phân tích tác hại do những người hút thuốc lá gây ra: Nêu nội dung bác bỏ?  Đầu độc, gây bệnh cho những người xung quanh. Bác bỏ bằng cách nào?  Làm nhiễm độc, suy yếu thai nhi.  Nêu gương xấu cho con trẻ. + Cách diễn đạt: phối hợp câu khẳng định và câu cảm thán:  “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ …”  “Hút thuốc thì những người gần anh 83 cũng hít phải luồng khói độc…” Hút thuốc lá có hại như thế nào?  Bác bỏ luận điểm. 2. Các cách thức bác bỏ: - Bác bỏ luận điểm - Bác bỏ luận cứ - Bác bỏ lập luận Tác giả sử dụng những => Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ loại câu nào khi bác bỏ? hoặc một cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân, hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch của luận điểm, luận cứ, lập luận. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1/ Trang 26: Từ việc phân tích ngữ liệu a) Ý kiến, quan điểm bác bỏ: như trên, ta rút ra cách - Nguyễn Dữ bác bỏ ý nghĩ sai lệch: thức lập luận bác bỏ như “cứng quá thì gãy”, “từ đó mà đổi sau: cứng ra mềm”. Nêu cách thức bác bỏ? - Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm: “thơ là những lời đẹp”. b) Cách bác bỏ và giọng văn: Học sinh làm bài tập trong - Nguyễn Dữ: dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực SGK. tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch. Chỉ ra ý kiến, quan điểm + Lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, mà Nguyễn Dữ và Nguyễn còn gãy hay không là việc của trời” Đình Thi đã bác bỏ? + Dẫn chứng: Ngô Tử Văn cứng mà không gãy, hơn thế còn được phong thưởng. - Nguyễn Đình Thi: dùng dẫn chứng để bác 84 Cách bác bỏ và giọng văn bỏ với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị: của hai tác giả có gì khác + Dẫn chứng: Thơ Hồ Xuân Hương nhau? Thơ Nguyễn Du Thơ Bô dơ le Thơ kháng chiến chống Pháp => đều không dùng lời đẹp. c) Kinh nghiệm: Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phải phù hợp. 2. Bài tập vận dụng: Bác bỏ quan điểm cho rằng: “Chống Rút kinh nghiệm gì về tiêu cực trong thi cử hiện nay là việc cách bác bỏ? làm không cần thiết”. 4. Củng cố: Các kiến thức cơ bản cần nắm vững: - Mục đích, yêu cầu thao tác lập luận bác bỏ. - Cách bác bỏ: + Bác bỏ luận điểm. + Bác bỏ luận cứ + Bác bỏ lập luận. 5. Hƣớng dẫn về nhà - Tập viết những đoạn bác bỏ một ý kiến sai: "Học dốt không phải là cái tội" - Đọc sách báo chú ý tới những bài tranh luận để tự rút ra những bài học về cách thức bác bỏ qua những bài tranh luận ấy. - Chuẩn bị bài “Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ”, làm các bài tập trong SGK. 85 PHIẾU KIỂM TRA SỐ 1 1. Mục đích của lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận là gì? a. Giải thích vấn đề nghị luận. b. Bác bỏ ý kiến sai lầm, bảo vệ ý kiến đúng đắn. c. Chứng minh những ý kiến sai lầm. 2. Yêu cầu của lập luận bác bỏ là gì? a. Chỉ ra ý kiến sai lầm bằng thái độ tích cực. b. Chỉ ra ý kiến sai lầm bằng thái độ và công kích. 3. Khi muốn bác bỏ ý kiến sai lầm nào chúng ta nên bác bỏ bằng những cách thức nào? a. Bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ lập luận. b. Bác bỏ quan điểm, bác bỏ ý kiến sai, bác bỏ dẫn chứng. 4. Viết một đoạn văn ngắn bác bỏ ý kiến "Con hƣ tại mẹ" 86 THỰC NGHIỆM 02 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ Tiết 83- Làm văn 11 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Biết phát biểu ý kiến hoặc viết được đoạn văn nghị luận bác bỏ. II. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Kết hợp ôn với chữa bài tập trong tiết học trước. Kết hợp tập viết và nói khi dùng thao tác lập luận bác bỏ. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ: Trình bày cách bác bỏ - Chuẩn bị bài mới: + HS: đọc bài bác bỏ quan niệm không kết bạn với người học yếu. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản cần đạt + HS: nhắc lại cách bác bỏ một I. BÀI HỌC luận điểm, quan niệm, một cách (Nhắc lại cách bác bỏ đã học ở lập luận sai. bài trước) Hoạt động 1: hướng dẫn giải bài II. LUYỆN TẬP tập. Bài 1. + HS:đọc bài tập, trao đổi, làm Đoạn văn a: việc cá nhân, hoàn thành các bài - Vấn đề bác bỏ: quan niệm sống tập 1, 2. quẩn quanh, nghèo nàn của Các câu hỏi gợi ý những người đã trở thành nô lệ 87 Ghec-xen bác bỏ điều gì trong của tiện nghi. đoạn trích a? - Ông bác bỏ như thế nào? những hình ảnh so sánh sinh Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và động. Vua QuangTrung bác bỏ điều gì Đoạn văn b: trong đoạn trích b? - Vần đề bác bỏ: thái độ dè dặt,né Cách bác bỏ ra sao? tránh của những người hiền tài trước một vương triều mới. + GV: theo dõi, hướng dẫn, chỉnh sửa. - Cách bác bỏ: dùng lí lẽ phân tích để nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước. Bài 2. Quan niệm a: Quan niệm a về việc học giỏi văn - Vấn đề cần bác bỏ: chỉ cần đọc em thấy đúng chưa? Toàn diện nhiều sách và thuộc nhiều thơ chưa? Vì sao? văn thì học giỏi văn.(thiếu kiến Để bác bỏ quan niệm này, ta nên thức đời sống) dùng cách nào? - Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn ( cần có kiến thức đời sống, có chứng thực tế phương pháp làm bài…) Quan niệm b: - Vấn đề cần bác bỏ: chỉ cần luyệ tư duy, luyện nói, viết thì sẽ học Quan niệm a về việc học giỏi văn giỏi văn.(chưa có kiến thức bộ em thấy đúng chưa? Toàn diện môn và kiến thức đời sống) chưa? Vì sao? - Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn Để bác bỏ quan niệm này, ta nên chứng thực tế. dùng cách nào? Quan niệm đúng đắn: muốn học 88 ( chỉ mới có phương pháp, chưa tốt môn ngữ văn, cần phải: có vốn sống và kiến thức) - Sống sâu sắc và có trách nhiệm + HS: phát biểu quan niệm của để tích lũy vốn sống thực tế. mình về việc học văn. - Có động cơ và thái độ học tập + GV: bổ sung. đúng đắn để có khát vọng vượt lên trên những giới hạn của bản thân. - Có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn để nắm được tri thức một cách cơ bản và hệ thống. - Thường xuyên đọc sách báo, tạp chí... và có ý thức thu thu thập + HS: làm bài tập 3. thông tin trên các phương tiện + GV: dùng câu hỏi gợi mở cho thông tin đại chúng. + HS: phát hiện ý để làm bài. Bài 3.Ý chính trong thân bài : Ở phần mở bài chỉ nên nêu quan Thừa nhận đây cũng niệm sống này hay nên nêu thêm trong những quan niệm sống một quan niệm khác? đang tồn tại. Phân tích ngắn gọn Ý chính trong phần thân bài là nguyên nhân phát sinh quan niệm gì? sống ấy. Nên bác bỏ quan niệm trên bằng Bác bỏ quan niệm về cách sống cách nào? Có cần dùng lí lẽ, dẫn ấy. chứng không? Vấn đề cần bác bỏ: bản chất của là một quan niệm sống ấy thực ra là lối Bác bỏ xong, ta có cần nêu lên một quan niệm sống khác, chuẩn mực 89 sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm. Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn hơn không? Cụ thể? chứng thực tế. Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn. 4. Củng cố - Luyện tập củng cố bài cũ : bác bỏ quan niệm cho rằng những người lướt nét (internet) là hư hỏng. 5. Hƣớng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ. 90 PHIẾU KIỂM TRA SỐ 2 1. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng lập luận bác bỏ về vấn đề sau: "Có tiền là có tất cả". 2. Có ý kiến cho rằng: "Không nên kết bạn với những người nghèo", hãy sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để vạch ra sự sai lầm của ý kiến trên. 3. Viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng lập luận bác bỏ để chỉ ra sự sai lầm trong ý kiến: Chỉ cần giữ sạch sẽ trong căn nhà của mình, còn bên ngoài không cần thiết. 91 3.4. Kết quả thực nghiệm 3.4.1. Tiêu chí đánh giá Chúng tôi đã vạch ra một số tiêu chí trong quá trình đánh giá như sau: - Thu thập mọi thông tin từ việc quan sát các giờ học trên lớp của giáo viên và học sinh, từ mức độ hiểu bài, khả năng nắm bắt kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết yêu cầu cụ thể, khả năng chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, tình cảm thái độ của học sinh với bài học, những thông tin phản hồi từ phía giáo viên sau khi tham gia giảng dạy thực nghiệm, ý kiến của giáo viên trong tổ chuyên môn tham gia dự giờ thực nghiệm. - Kết quả của phiếu bài tập đã phát cho học sinh. - Kết quả làm bài văn nghị luận về thao tác lập luận trong đó có thao tác lập luận bác bỏ được thống kê đầy đủ. 3.4.2. Kết quả thu được - Từ phía giáo viên thực nghiệm: Hầu hết giáo viên đều tổ chức giờ dạy có hiệu quả, chủ động tổ chức học sinh chiếm lĩnh tri thức và luyện tập thực hành, tạo được một không khí học tập dân chủ, sôi nổi, khơi gợi được hứng thú cho học sinh. Giáo viên quan tâm đến hệ thống bài luyện tập, thực hành cho học sinh, thấy được sức ảnh hưởng và khả năng phát huy hiệu quả trong việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học sáng tạo cải thiện không khí học tập cho học sinh cũng được giáo viên quan tâm. Nhiều thầy cô có kinh nghiệm đã cho những ý kiến đóng góp bổ ích. - Từ phía học sinh thực nghiệm: Học sinh có được tâm lí thoải mái trong mỗi giờ học, các em được tự do phát biểu, góp ý xây dựng bài, trao đổi, bổ sung ý kiến cho bạn. Học sinh rất hứng thú với bài học, tích cực chủ động trong việc nắm bắt kiến thức. Khi thảo luận nhóm, các em tích cực tranh luận, thi đua giữa các nhóm sôi nổi. Trong giờ thực hành, luyện tập các em có thái độ rất nghiêm túc. Điều này cho thấy, nội dung và phương pháp tổ chức giờ học có sự phù hợp với đối tượng học sinh và đã nâng cao tinh thần học tập cho các em. 92 - Kết quả phiếu bài tập thực hành: Sau khi chấm bài, nhận xét và sửa lỗi chúng tôi thu được kết quả: Tất cả các bài tập phát cho học sinh đều có lời giải ghi rõ trong phiếu. Có tới 92% học sinh tham gia giải bài tập đúng ở những bài tập trắc nghiệm. Ở những bài viết tự luận khả năng diễn đạt, tư duy bác bỏ và phương pháp bác bỏ đã được các em vận dụng và hoàn thiện khá linh hoạt, đặc biệt kĩ năng bác bỏ đã được nâng lên rõ rệt trong những bài viết hay đoạn văn ngắn. Một kết quả đáng mừng là những bài viết của những học sinh khá giỏi đã được nâng lên về chất, lập luận của các em mở ra nhiều chiều và chặt chẽ, kĩ năng diễn đạt linh hoạt, uyển chuyển. Một số đoạn văn bác bỏ đạt tới khả năng hoàn thiện. Kết quả thu được từ bài kiểm tra bằng phiếu như sau: Bảng kết quả lớp Điểm dƣới 5 đối chứng và lớp Số thực nghiệm lượng Điểm 5-6 Số % lượng % Điểm 7-10 Số lượng % Lớp thực nghiệm 18 13,2 32 23,5 86 63,3 Lớp đối chứng 27 19,9 47 34,6 62 45,5 Từ bảng tổng hợp kết quả phiếu thực nghiệm chúng tôi xin rút ra một số ý kiến: Ở những lớp thực nghiệm tỉ lệ khá giỏi tăng lên đáng kể so với những học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình. So với lớp đối chứng, tỉ lệ khá giỏi ở lớp thực nghiệm tăng lên 17,8% còn tỉ lệ yếu kém giảm 9%. Kết quả này cho thấy khả năng nắm bắt kiến thức lí thuyết và kĩ năng thực hành của học sinh lớp thực nghiệm đã có tiến bộ rõ rệt. Hoạt động giáo dục đã có tác động hiệu quả thực sự, khả năng lập luận bác bỏ đã hoàn thiện khá rõ, khả năng diễn đạt của học sinh cũng chặt chẽ và lập luận sắc sảo hơn. 93 Theo dõi phần nhận xét của giáo viên trong những bài làm của học sinh chúng tôi thấy: Nội dung bài làm đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài, các em đã biết cách bác bỏ một vấn đề sai lầm để bảo vệ ý kiến đúng đắn, năng lực phân biệt cái đúng, cái sai đã nhạy cảm và chính xác hơn. Trong những bài tự luận học sinh bày tỏ ý kiến một cách chủ động, mạnh dạn và rất sáng tạo. Năng lực viết văn của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. 3.4.3. Kết luận rút ra qua thực nghiệm Thao tác lập luận bác bỏ là một thao tác lập luận hữu ích và rất cấn thiết đối với học sinh không chỉ trong quá trình làm văn nghị luận mà cả trong cuộc sống thực tế hằng ngày. Rèn kĩ năng lập luận bác bỏ là rèn cho học sinh một tư duy phê phán, một năng lực phân biệt cái đúng, cái sai, một khả năng lập luận sắc sảo để bảo vệ cái đúng, cái chân lí. Hơn nữa, lập luận bác bỏ rất cần thiết trong làm văn nghị luận vì nó giúp cho học sinh viết văn chặt chẽ hơn, lôgic hơn, bày tỏ quan điểm rõ ràng và toàn diện, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng làm văn cho học sinh. Với sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh, việc tổ chức hoạt động học tập sáng tạo mới mẻ cùng với hình thức luyện tập hợp lí, vận dụng lập luận bác bỏ vào việc giải quyết hệ thống bài tập cụ thể đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT. Đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế dạy học văn nghị luận cho học sinh không chỉ ở khối lớp 11 mà cả khối lớp 12 và đã mang lại hiệu quả nhất định, vì thế đề tài cần được tiếp tục bổ sung và phát triển thêm. 94 KẾT LUẬN CHUNG Đại văn hào Nga M. Gorki đã từng nói: "Văn học là nhân học". Văn học chính là người, theo đúng nghĩa của nó. Nhiều người khác lại cho rằng "chất nhân văn" ngoài xã hội phụ thuộc phần lớn vào chất lượng dạy học văn ở trong nhà trường phổ thông. Tất cả những điều đó cho dù cách diến đạt có khác nhau, nhưng đều đề cao, coi trọng vấn đề dạy học văn. Có thể nói rằng, trong vấn đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông thì dạy học Làm văn có một vị trí rất quan trọng. Nó được xem là phân môn có tính chất công cụ và có tính tổng hợp. Làm văn là môn học giúp hình thành và phát triển khả năng tạo lập văn bản. Không chỉ trang bị, bồi dưỡng, củng cố cho các em những kiến thức cần thiết, rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản mà còn trang bị cho các em những kĩ năng học tập, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Và quan trọng hơn nữa là trau dồi tư tưởng, tình cảm, giáo dục bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức cũng như xây dựng cho các em lối sống lành mạnh góp phần vào quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Ngoài ra còn tăng cường phát triển toàn diện cho học sinh cả về thể chất và xúc cảm thẩm mĩ, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, xây dựng cho học sinh một bản lĩnh trong hiện tại và tương lai. Thực hiện đề tài này mặc dù vẫn chỉ là những suy nghĩ tìm tòi bước đầu song mục tiêu của luận văn chúng tôi hướng đến không nằm ngoài những mục tiêu trên. Trong luận văn của chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một phần chương trình Làm văn lớp 11 THPT, đó là giờ dạy phân môn Làm văn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng phân biệt cái đúng, cái sai, tư duy phê phán bác bỏ một vấn đề sai lầm, rèn kĩ năng lập luận bác bỏ một cách linh hoạt, thuần thục và chính xác. Cũng giống như một giờ học Ngữ văn chung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, không còn là cách người thầy truyền thụ giảng dạy theo phương pháp truyền thống, học sinh tiếp thu một cách thụ động thầy đọc trò chép, mà thay vào đó là hướng tới hoạt động chủ động của 95 học sinh. Giờ học mà chúng tôi hướng tới là một giờ học tích cực trong đó người giáo viên đóng vai trò là người điều khiển tổ chức, học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học. Với mục tiêu rèn luyện cho học sinh phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì người giáo viên phải là người truyền lửa cho học sinh, khơi dậy niềm say mê với môn học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi cá nhân học sinh. Biến nhu cầu học văn là một nhu cầu thực sự từ bên trong bản thân học sinh, chuyển hứng thú từ giáo viên thành hứng thú của mỗi học sinh. Giờ dạy chúng tôi hướng đến theo phương pháp dạy học tích cực còn là việc giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học sao cho phù hợp. Để nâng cao chất lượng hiệu quả của việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề sự phối hợp hài hoà giữa các thao tác của giáo viên và hoạt động của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Để rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT trước hết cần có sự nỗ lực tâm huyết cũng như chuẩn bị chu đáo của người giáo viên như việc đổi mới tư duy dạy học, kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành, chuẩn bị kĩ lưỡng các bước kiểm tra đánh giá. Việc chấm và trả bài cũng là một khâu hết sức quan trọng đối với việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ của học sinh. Đối với giáo viên, giờ trả bài sẽ đánh giá kĩ thuật ra đề; độ chính xác, công bằng trong khâu chấm điểm; song đặc biệt giờ trả bài còn đánh giá cả phẩm chất của giáo viên dạy văn trong những lời phê, lời nhận xét. Có một thực tế cho thấy, học sinh không hứng thú với việc học văn, viết văn cũng bởi những lời nhận xét thờ ơ của giáo viên. Xin đưa ra một số ví dụ: bài viết sơ sài; bài viết đủ ý; bài tạm được; bài viết khá; bài viết còn sai chính tả...Có những bài viết giáo viên chỉ nhận xét một cách đơn giản như vậy thì học sinh sẽ rất khó nhận ra điểm mạnh của mình để phát huy và càng khó hơn khi xác 96 định những điểm yếu, những sai sót để sửa chữa. Nguyên nhân của hiện trạng này có thể là do thời gian hạn chế: giáo viên vội vàng, chưa đọc kĩ bài viết của học sinh...Tuy vậy cũng có những giáo viên luôn tận tâm trong việc chấm và trả bài, đặc biệt cẩn thận trong những lời phê, lời nhận xét. Có thể đưa ra một số ví dụ: Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công ( Đề bài: Bản chất của thành công); em đã có nhiều tiến bộ, cần cố gắng hơn nữa; em không nên viết hai màu mực trong bài kiểm tra... Thiết nghĩ những lời phê, nhận xét tuy ngắn gọn song sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh nếu người giáo viên biết nhận xét chính xác và biết động viên tinh thần học sinh... Bên cạnh đó giáo viên là người hướng dẫn học sinh những kĩ năng cơ bản trong việc tự học, tự đánh giá và tổ chức hoạt động học của bản thân. Trong quá trình tổ chức rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh chúng tôi tổ chức các giờ học cụ thể bao gồm: tổ chức dạy học lí thuyết, tổ chức giờ luyện tập thực hành, tổ chức giờ trả bài phối hợp lồng ghép các hoạtt động giữa giáo viên và học sinh ứng với mỗi tiết học trên cơ sở nghiên cứu kĩ nội dung chương trình SGK Ngữ văn 11 THPT phân môn Làm văn. Chúng tôi tiến hành rèn luyện thao tác lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 theo các bước sau: Thứ nhất, trên cơ sở trang bị củng cố cũng như yêu cầu học sinh nắm thật chắc những kiến thức về thao tác lập luận bác bỏ, chúng tôi tiến hành rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập luận bác bỏ thông qua việc rèn luyện cho học sinh tạo lập đoạn văn bản nghị luận hoặc khả năng làm văn miệng. Thứ hai, Chúng tôi rèn luyện kĩ năng sử dụng lập luận bác bỏ vào trong làm văn nghị luận, cả dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội, trong cả giờ lí thuyết, thực hành, trả bài và đọc hiểu văn bản. Chúng tôi tiến hành luyện tập để rèn kĩ năng lập luận bác bỏ cho học sinh thông qua một số hình thức luyện tập đa dạng như rèn kĩ năng nói, rèn kĩ 97 năng viết qua việc đưa ra một hệ thống đề tài nghị luận mở, khuyến khích học sinh sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận đó. Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất ba dạng bài tập tiêu biểu có hiệu quả trong việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận. Thứ nhất, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập nhận diện nhằm kiểm tra những kiến thức lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ. Thứ hai, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập luyện tập vận dụng. Thứ ba, chúng tôi đề xuất dạng bài tập chữa lỗi trong lập luận bác bỏ. Cuối cùng chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của hướng đi, đề xuất mới đề cập trong luận văn và thu được những thành quả nhất định tuy còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Từ việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT, chúng tôi mong muốn giúp cho học sinh có được kĩ năng sử dụng lập luận bác bỏ vào trong những bài viết của mình, khiến những bài viết ấy càng trở nên chặt chẽ, chính xác và thuyết phục hơn, từ đó phát triển tư duy phê phán, năng lực nhận biết vấn đề, và kĩ năng bảo vệ những điều đúng đắn, làm cho việc làm văn trở nên gần gũi với đời sống, với suy nghĩ của học sinh hơn. Đó là những kĩ năng cần thiết giúp các em vững bước trên đường đời của mình. Như chúng ta đã biết “dạy tốt” thì mới “học tốt”. Vì vậy, thực hiện theo chương trình, sách giáo khoa đổi mới, thiết nghĩ, giáo viên cũng phải đổi mới cách dạy, đó là dạy học theo hướng gợi mở, khuyến khích học sinh làm việc, suy nghĩ và cuối cùng đi đến kết luận. Giáo viên chỉ nên định hướng, tuyệt nhiên không nên làm thay công việc của học sinh, đó là việc học sinh tự khám phá mặt ưu điểm của các thao tác lập luận và biết cách phối hợp các thao tác đó trong bài văn nghị luận. Bàn lại vấn đề trên, sẽ là không mới đối với những giáo viên dày dạn kinh nghiệm trong nghề, nhưng chúng tôi hi vọng sẽ là có thể góp chút ý tưởng đối với những giáo viên mới vào nghề, giúp học sinh có thể học tốt phân môn Làm văn này. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa (9/2009), Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Văn Vụ (2009), Thực hành Làm văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Văn Vụ (2009), Thực hành Làm văn lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê A, Đình Cao (1992), Làm văn tập 1 và 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê A, Nguyễn Trí, Làm văn giáo trình đào tạo giáo viên hệ Cao đẳng sư phạm. 6. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạy Làm văn, Nxb GD, Hà Nội. 7. Lê Ngọc Bảy, Một số giải pháp nhằm nâng cao tính thực hành trong dạy Làm văn ở THCS, Luận văn thạc sĩ KHGD, Huế thành 10/2001. 8. Trần Thanh Đạm, Nguyễn Đăng Mạnh, Phƣơng Lựu (1995), Môn Văn và Tiếng Việt, tập II, (Tài liệu BDTX chu kì 1993-1996 cho giáo viên THPT), Vụ giáo viên. 9. Triệu Truyền Đống (1999), Phương pháp biện luận, Nxb GD, Hà Nội. 10. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lí học, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Đỗ Kim Hồi (1997), Nghĩ về công việc dạy văn , NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Hiểu văn, dạy văn, NXB ĐHQG, Hà Nội. 13. Đỗ Quang Huy (NCGD số 4/1994), Việc rèn luyện năng lực văn cho học sinh. 14. Hoàng Đức Huy (2004), Phương pháp Làm văn thuyết minh, nghị luận, Nxb ĐHQG, TPHCM 15. Vũ Ngọc Khánh (2000), Bí quyết giỏi văn, năm 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Xuân Lạc (2009), Chuẩn bị kiến thức làm bài thi môn văn, NXB ĐHQG, Hà Nội. 17. Hà Thúc Loan, Làm văn nghị luận lí thuyết và thực hành, NXB Thuận Hoá. 99 18. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (2008), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG, Hà Nội. 19. Phan Trọng Luận (3/2009), Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập một), NXB Giáo dục. 20. Phan Trọng Luận (1969), Rèn luyện tư duy giảng dạy văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Thiết kế Ngữ Văn 11, Nxb GD 22. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2000), Phương pháp dạy học văn, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 23. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)(2006) Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, Nxb GD, Hà Nội. 24. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006) Sách giáo viên Ngữ Văn 11, Nxb GD, Hà Nội. 25. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2006), Sách bài tập Ngữ Văn 11, Nxb GD, Hà Nội. 26. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 11 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 27. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Muốn viết được văn hay, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống (2003), Văn bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, NXB ĐHQG, Hà Nội. 29. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000), Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội. 30. Nguyễn Quang Ninh (1984), Dạy cho học sinh biết viết một đoạn văn, Tài liệu Đại học sư phạm Hà Nội. 100 31. Nguyễn Quang Ninh (1981), Một vài suy nghĩ bước đầu dạy cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, Tài liệu tổng hợp. 32. Nguyễn Quang Ninh (1993), Phương pháp đánh giá nội dung bài làm văn học sinh, Tạp chí nghiên cứu giáo dục. 33. Nguyễn Quang Ninh (1993), 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 34. Nguyễn Quang Ninh (2000), Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết theo hướng giao tiếp, NXB Giáo dục, Hà Nội. 35. Nguyễn Quang Ninh (NCGD số 12/1995), Từ việc lập đề cương trong ngữ pháp văn bản đến việc lập dàn ý trong bài làm văn của học sinh. 36. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong (2000), Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh, NXB ĐHQG Hà Nội. 37. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Viết Chữ, Nguyễn Thuý Hồng, Dƣơng Tuấn Anh (2005), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Viện nghiên cứu sư phạm, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 38. Nguyễn Quốc Siêu, Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 39. Trần Đăng Suyền (1984), Từ điển văn học (tập 2), Nxb KHXH, Hà Nội. 40.Trần Đình Sử (2001), Bàn về vấn đề dạy Làm văn trong chương trình sách giáo khoa ở THPT, Tạp chí ngôn ngữ. 41. Đỗ Ngọc Thống (2001), Đổi mới phương pháp dạy học Làm văn cấp THPT (tập 1), Nxb Hà Nội. 42. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nguyễn Thanh Huyền (2010), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội. 43. Lê Thanh Tông, Nguyễn Lệ Thu, Phương pháp làm bài văn nghị luận, NXB Đà Nẵng. 101 44. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội, Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 45. Bảo Quyến (2007), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội. 46. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội (2010). 47. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội (2010). 48. Tuyển tập đề bài và bài làm văn nghị luận xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội (2010). 49. Nâng cao kĩ năng nghị luận, NXB Giáo dục. 102 103 [...]... những cách thức rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận 3 Mục đích nghiên cứu 3.1 Rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận Khi triển khai vấn đề này chúng tôi có mong muốn lớn nhất là rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận một cách linh hoạt, thuần thục và hiệu quả nhất Để từ đó giúp học sinh nâng cao và... năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ Đó là kĩ năng vận dụng cao của học sinh để tiến tới hoàn thiện kĩ năng lập luận bác bỏ nói riêng và kĩ năng làm văn nghị luận nói chung 6 Phạm vi nghiên cứu Để viết được bài nghị luận có chất lượng người học sinh cần phải rèn luyện rất nhiều các kỹ năng Luận văn này tập trung vào vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ năng lập luận bác. .. chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề rèn luyện cho học sinh lớp 11 kĩ năng lập luận bác bỏ trong làm văn nghị luận, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận bác bỏ một cách hiệu quả 2.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về lập luận bác bỏ và kĩ năng lập luận bác bỏ Lập luận bác bỏ là thao tác dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch... trong làm văn nghị luận cho học sinh THPT - Giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học Làm văn nghị luận 15 9 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong bài làm văn nghị luận ở lớp. .. nhiên, việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận là một vấn đề khá mới Trong quá trình dạy học đa số các giáo viên chú ý tới việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong làm văn nghị luận chứ chưa chú ý sâu sắc tới việc rèn một kĩ năng lập luận cho học sinh Căn cứ vào những công trình đã nghiên cứu và đặc biệt là thông qua thực tế giảng dạy và khả năng nhận thức của học sinh, luận văn xin... như chất lượng học tập của học sinh trong việc dạy và học làm văn nghị luận Việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ là một phần rất quan trọng trong rèn kĩ năng làm văn nghị luận Công việc này giúp thêm một phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh đối với phân môn làm văn Từ đó, giúp bước đầu xoá bỏ tình trạng thờ ơ, chán ghét của một bộ phận học sinh đối với... cứu về việc nâng cao chất lượng dạy học môn Làm văn 1) Phương pháp làm văn nghị luận- Lê Thanh Thông, Nguyễn Lệ Thu, NXB Đà Nẵng 2) Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh- Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Bàn, Trần Hữu Phong, NXB ĐHQG, 2000 3) Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn nghị luận- Nguyễn Ngọc Phúc (NCGD- Số 11/ 1980) 4) Muốn viết được bài văn hay- Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc... sinh nâng cao và hoàn thiện kĩ năng lập luận nói chung và kĩ năng lập luận bác bỏ nói riêng Hơn nữa, học sinh biết cách sử dụng tổng hợp các thao tác và các kĩ năng riêng lẻ đã được học tập để viết được một bài làm văn hoàn thiện Việc rèn kĩ năng lập luận bác bỏ giúp học sinh nâng cao năng lực tư duy Từ đó, học sinh phát huy được năng lực cá nhân, óc tư duy phê phán, khả năng sáng tạo cũng như sự tự... sở cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu, phát hiện ra những cách thức con đường, gợi mở giải pháp giúp học sinh thuận lợi hơn khi sử dụng thao tác lập luận bác bỏ 8 Dự kiến đóng góp của luận văn 8.1 Về lý luận - Hệ thống hoá những tiền đề về lí luận bác bỏ - Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Làm văn THPT 8.2 Về thực tiễn - Đề xuất các cách thức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ. .. liên minh, đánh cho quân Tào Tháo thất điên bát đảo Ngày nay, cũng đã có biết bao cuộc tranh luận đã thu hút và làm nức lòng người Bên cạnh những công trình nghiên cứu về lí thuyết làm văn nghị luận, đặc biệt là lí thuyết về lập luận bác bỏ như trên, còn có khá nhiều những công trình nghiên cứu về thao tác lập luận trong làm văn nghị luận cho học sinh THPT Trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn tốt nghiệp ... luận bác bỏ 44 CHƢƠNG TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 2.1 Mục tiêu việc rèn luyện kỹ lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 làm văn nghị luận Giờ học Làm văn học. .. NĂNG LẬP LUẬN BÁC BỎ TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN .45 2.1 Mục tiêu việc rèn luyện kỹ lập luận bác bỏ cho học sinh lớp 11 làm văn nghị luận 45 2.2 Yêu cầu việc rèn kĩ lập luận bác bỏ làm. .. thức rèn luyện cho học sinh lớp 11 kỹ lập luận bác bỏ làm văn nghị luận Mục đích nghiên cứu 3.1 Rèn luyện kĩ lập luận bác bỏ làm văn nghị luận Khi triển khai vấn đề có mong muốn lớn rèn luyện cho

Ngày đăng: 15/10/2015, 11:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử vấn đề

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Đối tƣợng nghiên cứu

  • 6. Phạm vi nghiên cứu

  • 7. Phƣơng pháp nghiên cứu

  • 8. Dự kiến đóng góp của luận văn

  • 9. Cấu trúc của luận văn

  • 1.1. Cơ sở lí luận

  • 1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy

  • 1.1.2. Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận

  • 1.1.3. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận

  • 1.2. Cơ sở thực tiễn

  • 1.2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên

  • 1.2.3. Thực trạng học tập của học sinh

  • 2.1. Mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ cho học sinh lớp

  • 11 trong bài làm văn nghị luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan