Giáo án mĩ thuật tiểu học tuần 9 chuẩn năm học 2015.2016

11 487 0
Giáo án mĩ thuật tiểu học tuần 9 chuẩn năm học 2015.2016

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án mĩ thuật tuần 9 tiểu học chuẩn năm học 2015.2016. Soạn đầy đủ, chi tiết theo Hướng dẫn chuân KTKN, HD điều chỉnh nội dung day hoc, tích hợp BVMT. Mọi người không cần phải chỉnh, dùng được ngay. Tuần 9 Từ khối 1 đến khối 5.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 9 – MÔN MĨ THUẬT NĂM HỌC: 2015 - 2016 (Từ ngày 19 tháng 10 năm 2015 đến ngày 25 tháng 10 năm 2015) Thứ ngày Lớp Tiết Tiết PPCT Tên bài Đồ dùng Hai 19/10 3B 1 9 Vẽ trang trí. Vẽ màu vào hình có sẵn 2B 2 9 Vẽ theo mẫu.Vẽ cái mũ (nón) 1A 3 9 Xem tranh phong cảnh Tranh minh hoạ 3A 4 9 Vẽ trang trí. Vẽ màu vào hình có sẵn Tranh minh hoạ 2A 5 9 Vẽ theo mẫu.Vẽ cái mũ (nón) 1B 1 9 Xem tranh phong cảnh Tranh minh hoạ Năm 5A 22/10 5B 2 9 TTMT.Giới thiệu sư lược về điêu khắc.... Tranh minh hoạ 4 9 TTMT.Giới thiệu sư lược về điêu khắc.... Tranh minh hoạ 4A 5 9 Vẽ trang trí.Vẽ đơn giản hoa, lá Tranh minh hoạ Ba 20/10 Tranh minh hoạ Vật mẫu Vật mẫu Tư 21/10 Sáu 23/10 KHỐI 1 1 BÀI 9: XEM TRANH PHONG CẢNH I. MỤC TIÊU - Học sinh nhận biết tranh phong cảnh , yêu thích tranh phong cảnh. - Mô tả được những hình ảnh và màu sắc chính trong tranh. - Học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường. - HSNK: Có cảm nhận vẽ đẹp của tranh phong cảnh. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Tranh, hoặc ảnh về phong cảnh . - Tranh phong cảnh của thiếu nhi. Học sinh: - Vở tập vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài - Giáo viên treo tranh bảng. ?- Đâu là tranh phong cảnh? Vì sao em biết ? Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh thiên nhiên : Như đồng ruộng, nhà cửa cây cối, núi sông ...Tranh phong cảnh mang lại cho người xem cảm xúc thẩm mĩ cảnh đẹp của quê hương đất nước Việt Nam. Qua hình ảnh, màu sắc, bố cục. Mà các họa sĩ đã thể hiện . ` - Học sinh nhắc lại đầu bài HĐ1 Giới thiệu tranh phong cảnh - Giáo viên để lại tranh phong cảnh trên bảng - Học sinh quan sát và trả lời ? - Các bức tranh trên bảng có giống nhau không? + Tranh trên khác nội dung + Tranh vẽ cảnh miền núi : Đồi núi cây cối, nhà cửa… + Tranh vẽ đồng bằng : Ruộng vườn , ao, hồ, nhà cửa.. + Tranh vẽ miền biển : Nước biển, bãi biển, tàu thuyền.. + Tranh vẽ thành phố: Nhà cao tầng, xe cộ, đường dây điện… Tóm lại Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính, người và con vật là phụ, Tranh phong cảnh được thể hiện theo cảnh thực hoặc cảnh đã được quan sát đều được. Vẽ bằng nhiều chất liệu khác nhau đều đẹp. HĐ2 Hướng dẫn xem tranh 1 . Tranh Đêm hội - Học sinh quan sát và trả lời ? - Tranh vẽ những gì? + Tranh vẽ những mái nhà cao, thấp với mái ngói đỏ + Các chùm pháo hoa nhiều màu sắc trên trời. 2 ?- Màu sắc của tranh như thế nào? + Tranh có nhiều màu sắc tươi sáng và đẹp: Màu vàng, màu tím, màu đỏ của mái ngói, màu xanh của lá cây... + Bầu trời màu xanh sẫm làm nổi bật màu của pháo hoa và các mái nhà. ?- Các con có thích bức tranh này không? Tóm lại Tranh Đêm hội của bạn Hoàng Chương là tranh đẹp, màu sắc tươi vui, đúng là đêm hội diễn ra ở thành phố. 2. Tranh 2 Chiều về - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi ? - Tranh bạn Hoàng Phong vẽ ban ngày hay ban đêm? + Tranh vẽ ban ngày ?- Tranh vẽ ở đâu? có những gì? + Cảnh nông thôn + Có nhà ngói, cây dừa, có đàn trâu ăn no đi trên đườnglàng. ? - Vì sao bạn Phong lại đặt tên là chiều về? + Bầu trời buổi chiều thường là màu cam, đàn trâu ăn no đang về chuồng. ? - Màu sắc của tranh như thế nào? + Màu sắc tươi vui, màu đỏ của mái ngói, màu vàng của tường, màu xanh của lá cây, màu da cam của bầu trời.... Tóm lại Tranh của bạn Hoàng Phong là tranh vẽ đẹp, có những hình ảnh quen thuộc, màu sắc rực rỡ, gợi nhớ đến buổi chiều hè ở vùng nông thôn. HĐ3 Nhận xét- Đánh giá - Giáo viên nhận xét giờ, tuyên dương những học sinh hăng hái phát biểu ý kiến Trò chơi Xếp đúng tranh theo chủ đề - Giáo viên phổ biến luật chơi - Yêu cầu xếp nhanh, đúng, theo chủ đề và đúng thời gian quy định. - Tuyên dương những nhóm xếp nhanh, đúng, nội dung yêu cầu Dặn dò chuẩn bị bài 10 Vẽ quả KHỐI 2 3 BÀI 9: TẬP VẼ CÁI MŨ(NÓN)THEO MẪU I . MỤC TIÊU - Học sinh hiểu được hình dáng, đặc điểm của một số loại mũ (nón). - Biết cách vẽ cái mũ (nón) - Tập vẽ cái mũ (nón ) theo mẫu - HSNK: sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. CHUẨN BỊ Giáo viên:- Sưu tầm một số tranh ảnh các loại mũ. - Một số loại mũ(nón). - Hình minh hoạ. Bài vẽ của học sinh. Học sinh: - Giấy vẽ, vở tập vẽ, bút chì., tẩy, sáp màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng của học sinh * Giới thiệu bài Mũ dùng che nắng che mưa, mũ có nhiều hình dáng, màu sắc phong phú. Mũ được làm chất liệu như vải, giấy, nhựa.. Mũ được vẽ như thế nào? Bài học hôm nay cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng - Học sinh nhắc lại đầu bài HĐ1 Quan sát và nhận xét - Giáo viên bày mũ lên bàn - Học sinh quan sát và trả lời ? - Trên bàn có những loại mũ nào? + Mũ lưỡi trai, mũ sơ sinh, mũ tai bèo, mũ cối, mũ phớt... ?- Các loại mũ này có giống nhau không? + Không ?- Màu sắc như thế nào? + Màu sác đa dạng và phong phú ?- Các con thích chiếc mũ nào nhất? Vì sao? ?- Hãy kể tên những chiếc mũ mà em biết? HĐ2 Cách vẽ - Giáo viên bày chiếc mũ lưỡi chai lên bàn ?- Nêu bộ phận chính của cái mũ? + Có thân, vành mũ... ?- Chiếc mũ này màu gì? Là loại mũ nào? + Chiếc mũ màu đỏ, là mũ phớt. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ chiếc mũ lên bảng 4 + Phác khung hình bao quát cho vừa tờ giấy + Phác các nét chính của chiếc mũ + Phát chi tiết cho gần giống mẫu + Trang trí và vẽ màu - Học sinh nhắc lại cách vẽ chiếc mũ chiếc mũ phớt. HĐ3 Thực hành - Giáo viên treo bài vẽ của năm học trước lên bảng - Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước - Học sinh thực hành vẽ chiếc mũ lưỡi chai vào vở - Học sinh quan sát kỹ hình dáng và đặc điểm của cái mũ trên bàn rồi mới vẽ. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Lớp trưng bày bài lên bảng ? Các con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao? + Bài vẽ đẹp như mẫu đặt trên bàn + Bài trang trí sáng tạo - Giáo viên nhận xét bài vẽ của học sinh, tuyên dương những bài vẽ đẹp. ? Khi ngồi trên xe máy các con cần đội mũ gì để tránh sảy ra tai nạn cho mình và cho người khác? + Đội mũ bảo hiểm Dặn dò Chuẩn bị bài 10 Vẽ tranh Đề tài tranh chân dung KHỐI 3: BÀI 9: VẼ TRANG TRÍ VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN I. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu thêm về cách sử dụng màu , - Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn . - Hoàn trành bài theo yêu cầu - HSNK: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: - Một số tranh có màu đẹp của thiếu nhi về đề tài lễ hội. - Một số bài vẽ của học sinh năm cũ. * Học sinh: - Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng của học sinh * Giới thiệu bài 5 Trong dịp tết, nhân dân thường tổ chức các hình thức vui chơi như múa hát, đánh trống đấu vật, đánh cờ…Múa rồng là trò chơi vui nhộn, hấp dẫn các bạn nhỏ. Bạn Quang Trung đã vẽ lại cảnh vui nhộn đó. Các con hãy chọn màu sắc để vẽ lại cảnh vui múa rồng theo ý thích của mình nhé. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. Bài 9 Vẽ trang trí : Vẽ màu vào hình có sẵn. - Lớp nhắc lại đầu bài. HĐ1 Quan sát và nhận xét - Giáo viên treo tranh lên bảng - Học sinh quan sát và trả lời ?- Các con có nhận xét gì về tranh lễ hội + Không khí tưng bừng, nhộn nhịp, màu sắc rực rỡ vui tươi.. - Giáo viên để lại tranh Múa rồng cho cả lớp quan sát và trả lời ? -Trong tranh vẽ những gì? + Vẽ cảnh vui chơi của các bạn học sinh, đang múa xung quanh con rồng. Tóm lại Cảnh Múa Rồng được chuẩn bị rất chu đáo, cần rất nhiều trang phục khác nhau, các hoạt động vui nhộn gây ấn tượng người xem HĐ2 Cách vẽ màu vào hình có sẵn - Giáo viên treo hình vẽ lên bảng. ? – Các con có biết đây là hình vẽ gì không? Cần làm gì? + Hình vẽ của tranh Múa Rồng + Cần chọn màu để vẽ vào hình. ?- Các con sử dụng màu như thế nào? + Chọn màu để vẽ vào hình, màu để nền. + Màu sắc cần có đậm, có nhạt rõ nội dung - Giáo viên vẽ mẫu, học sinh quan sát cách sử dụng màu vào hình vẽ. HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát nhận xét bài vẽ của học năm học trước. - Học sinh thực hành trong vở tập vẽ .Vẽ màu vào hình vẽ có sẵn: Múa rồng. - Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng. + Vẽ màu kín hình, màu sắc có đậm nhạt mới đẹp. + Chọn cảnh ban ngày hay ban đêm để chọn màu sắc cho phù hợp HĐ4 Nhận xét - Đánh giá - Học sinh trưng bày bài lên bảng. 6 ?- Những bài vẽ nào vẽ đẹp? Những bài vẽ nào chưa đẹp? Tại sao? - Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung, chấm bài tuyên dương những bài vẽ đẹp. * Trò chơi : Vẽ màu vào hình Chọi gà - Giáo viên treo hình vẽ chọn gà lên bảng - Chia 4 nhóm, lên bảng vẽ màu vào hình. Cần vẽ màu hình và màu nền. - Giáo viên phổ biến luật chơi. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm vẽ màu đẹp và nhanh. Dặn dò : Chuẩn bị bài 10 Thường thức mỹ thuật Xem tranh Tĩnh vật KHỐI 4 BÀI 9: TẬP VẼ ĐƠN GIẢN MỘT BÔNG HOA HOẶC MỘT CHIẾC LÁLÁ I. MỤC TIÊU - Hiểu hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản - Biết cách vẽ đơn giản một hoặc hai bông hoa,chiếc lá . - Tập vẽ đơn giản một bông hoa hoặc một chiếc lá. - HSNK: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối. * BVMT: Biết yêu mến thiên nhiên và biết ích lợi của các loài hoa, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: - Một số loại hoa lá thật, - Một số tranh ảnh chụp hoa lá được vẽ đơn giản - Một số bài vẽ của học sinh lớp trước. *Học sinh: - Sách giáo khoa, vài bông hoa lá thật. - Giấy vẽ, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Giới thiệu bài * Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh Hoa, lá trong thiên nhiên rất phong phú và đẹp, luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo của con người. Hoa, lá đã đi sâu vào hội hoạ, nhất là nghệ thuật trang trí. Vậy cách sử dụng hoa, lá trong trang trí như thế nào? Qua bài 9 cô cùng các con tìm hiểu cách đơn giản hoa, lá. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng - Học sinh dỡ sách giáo khoa bài 9 HĐ1 Quan sát và nhận xét - Giáo viên treo hoa lá thật lên bảng. Như hoa sứ, hoa rau muống, hoa hồng, hoa hướng dương, hoa loa kèn...Lá tía tô, lá mùng lá bưởi, lá sắn... ? - Đây là bông hoa gì? Màu sắc như thế nào? 7 + Hoa sứ, hoa sen, hoa loa kèn.. + Có màu đỏ, màu xanh, màu vàng màu tím ?- Đây là lá gì? Màu sắc như thế nào? + Lá bưởi, lá sắn, lá mùng.. + Có màu xanh, màu vàng... - Giáo viên cất các lá trên bảng - Giáo viên treo ảnh các loại hoa, lá lên bảng - Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi . ?- Các con có biết đây là hoa lá gì không? + Hoa lá rau muống, hoa lá sứ, ... ?- Các con có nhận xét gì về ảnh trên bảng? + Các cành hoa lá được vẽ đều hơn, cân đối, màu sắc hài hoà hơn. ?- Các con có biết vì sao? + Đã được đơn giản và cách điệu Tóm lại Để vẽ được hình hoa lá cân đối và đẹp, để dùng trong trang trí. Khi vẽ cần lược bỏ những chi tiết rườm rà, nhưng vẫn giữ nguyên được cấu trúc ban đầu. Gọi là đơn giản hoa, lá. HĐ2 Cách vẽ đơn giản hoa, lá - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hoa, lá thật để thấy được hình dáng chung của chúng. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ lên bảng + Vẽ hình dáng chung của hoa + Vẽ các nét chính của hoa, lá + Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết, bỏ bớt các chi tiết rườm rà, phức tạp + Vẽ màu theo ý thích - Học sinh nhắc lại cách vẽ hoa, lá đơn giản HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát bài vẽ của năm học trước. - Học sinh làm cá nhân, vẽ đơn giản hoa, lá trong vở tập vẽ - Giáo viên quan sát và nhắc nhở những học sinh đang còn lúng túng + Nhìn mẫu hoa, lá để vẽ, Vẽ hình dáng chung cân đối với tờ giấy, tìm đặc điểm của hoa, lá với các chi tiết cần được vẽ, vẽ hình cho rõ đặc điểm, rồi mới vẽ màu. HĐ4 Nhận xét - Đánh giá 8 - Giáo viên cùng học sinh chọn các bài hoàn thành tốt và chưa hoàn thành để treo lên bảng - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về: + Hình hoa, lá vẽ đơn giản( đẹp, rõ đặc điểm) + Màu sắc hài hoà - Học sinh xếp lại bài theo ý thích. Dặn dò * BVMT: Dặn HS luôn biết yêu mến thiên nhiên và biết ích lợi của các loài hoa, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường. - Chuẩn bị cho bài sau: Quan sát các đồ vật có dạng hình trụ KHỐI 5: BÀI 9: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU - HS hiểu biết một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam. - Có cảm nhận vẽ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam - HSNK: Lựa chọn được tác phẩm mình yêu thích, thấy được lí do tại sao thích. II. CHUẨN BỊ GV: - SGK, tư liệu về điêu khắc cổ - Tranh ảnh trong bộ DDDH HS:- SGK, vở tập vẽ, tranh ảnh về điêu khắc cổ VN III. CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU * Giới thiệu bài Điêu khắc cổ gồm có tượng và phù điêu.Tượng và phù điêu là nhữg tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện như đục, đẽo, khắc, nặn....bằng các chất liệu như gỗ, đá, đồng, vàng, chì, sắt. HĐ1 Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ - Giáo viên treo ảnh tượng và phù điêu lên bảng - Học sinh quan và trả lời + Điêu khắc là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời thường đặt ở chùa, đình, lăng + Thể hiên các chủ đề tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với nhiều hình ảnh phong phú và sinh động. + Thường được làm bằng các chất liệu như đồng, nhôm, đá, sắt, đất nung.. + Các tác phẩm phù điêu cổ là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện bằng cách đục, đẽo, gò. Còn tranh được tạo trên mặt phẳng bằng cách vẽ bằng các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, bột màu.. 9 ?- Thế nào là điêu khắc cổ? Tại sao lại gọi là di sản văn hoá của nước ta và cần phải gìn giữ? HĐ2 Tìm hiểu về tượng và phù điêu nổi tiếng - Giáo viên treo ảnh chụp lên bảng - Học sinh quan sát và trả theo các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. a/ Tượng * Tượng phật A- Di - Đà đặt ở chùa Phật Tích- Bắc Ninh. + Pho tượng được tạc bằng đá. + Phật toạ trên toà sen, trong trạng thái thiền định khuôn mặt và hình dáng chung biểu hiện sự diụ dàng và đôn hậu của Đức Phật. Nét đẹp còn được thể hiện ở từng chi tiết như các nếp áo cũng như các hoạ tiểt trang trí trên bệ tượng. * Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đặt ở chùa Bút Tháp – Bắc Ninh + Tượng được tạc bằng gỗ( là pho tượng đẹp nhất Việt Nam ). + Có nhiều cách tay và mắy: tượng chưng cho khả năng siêu phàm của đức Phật. Các cánh tay được xếp thành những vòng tròn như ánh hào quang đang toả sáng che chở cho con người. Hàng nghìn ánh mắt tượng trưng cho khả năng nhìn thấy mọi nổi khổ của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp. * Tượng Vũ Nữ Chăm đặt ở Mỹ Sơn Quảng Nam + Chất liệu bằng đá. + Vẽ đẹp khoẻ mạnh của con gái Chăm, hình khối chắc khoẻ, gương mặt rạng rỡ, hiền hậu. + Vẽ đẹp của bức tượng qua nghệ thuật điêu khắc tài ba mang đậm phong cách của người Chăm. b/ Phù điêu - Học sinh quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 SGK ?- Phù điêu được làm bằng chất liệu gì? + Được làm bằng gỗ, đồng, đá ?- Hình thức thể hiện như thế nào? + Chủ yếu là chạm. ? - Nội dung nói lên điều gì ? + Thể hiện các cảnh sinh hoạt diễn ra thường ngày của con người. ? – Các con hãy nêu tên tượng và phù điêu mà con đã từng quan sát? Tóm lại Các tác phẩm điêu khắc cổ là di sản văn hoá vô cùng quý báu của dân tộc ta. Nên mỗi chúng ta phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ. 10 + Các tác phẩm điêu khắc cổ thường được đánh giá rất cao về nội dung và nghệ thuật góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam. HĐ3 Nhận xét - Đánh giá - Giáo viên nhận xétchung về tiết học - Khen ngợi tinh thần học tập tốt, tích cực tham gia phát biểu của học sinh. Dặn dò Chuẩn bị bài 10 Trang trí đối xứng qua trục 11 [...]...+ Các tác phẩm điêu khắc cổ thường được đánh giá rất cao về nội dung và nghệ thuật góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam HĐ3 Nhận xét - Đánh giá - Giáo viên nhận xétchung về tiết học - Khen ngợi tinh thần học tập tốt, tích cực tham gia phát biểu của học sinh Dặn dò Chuẩn bị bài 10 Trang trí đối xứng qua trục 11 ... màu - Học sinh nhắc lại cách vẽ mũ mũ phớt HĐ3 Thực hành - Giáo viên treo vẽ năm học trước lên bảng - Học sinh quan sát nhận xét vẽ năm học trước - Học sinh thực hành vẽ mũ lưỡi chai vào - Học. .. cổ thường đánh giá cao nội dung nghệ thuật góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam HĐ3 Nhận xét - Đánh giá - Giáo viên nhận xétchung tiết học - Khen ngợi tinh thần học tập tốt,... theo ý thích - Học sinh nhắc lại cách vẽ hoa, đơn giản HĐ3 Thực hành - Học sinh quan sát vẽ năm học trước - Học sinh làm cá nhân, vẽ đơn giản hoa, tập vẽ - Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh lúng

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan