Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở việt nam hiện nay

107 442 0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ====================== NGUYỄN THỊ YẾN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ====================== NGUYỄN THỊ YẾN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣơng Thùy Liên Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc sỹ với đề tài “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay” đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lƣơng Thùy Liên là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Yến LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức trong những năm học qua, giúp tôi nắm vững những vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận để hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lƣơng Thùy Liên đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Yến MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG .............................................................................. 9 1.1. Khái quát chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ............... 9 1.1.1. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ............................ 9 1.1.2. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ......................... 11 1.1.3. Thành tựu và hạn chế của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ..... 18 1.2. Đạo đức truyền thống và những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam. .................................................................................................. 22 1.2.1. Khái niệm đạo đức truyền thống ................................................................ 22 1.2.2. Những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam.................... 26 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay ........................................ 39 CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ................................. 47 2.1. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. ....................................................................................................... 48 2.1.1. Tác động tích cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay ................................................................................... 48 2.1.2. Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay ................................................................................... 65 2.2. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp .................................. 76 2.2.1. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra ............................................................ 76 2.2.2. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số giải pháp cơ bản....................................................... 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 98 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (sau đây chúng tôi xin đƣợc viết tắt là: CNH, HĐH) là vấn đề chung mang tính toàn cầu, là một xu thế tất yếu hợp quy luật của thời đại mà mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển đều phải thực hiện. Nƣớc ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một điểm xuất phát thấp, đó là nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, kỹ thuật thủ công. Vì vậy, để xây dựng một nền sản xuất lớn với năng suất lao động cao, Đảng ta đã xác định phải xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta theo con đƣờng CNH, HĐH. Vì vậy, ngay từ Đại hội lần III năm 1960 Đảng ta đã coi, CNH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cho đến nay, Đảng và Nhà nƣớc xác định, đất nƣớc đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và góp phần nâng cao mức sống nhân dân. CNH, HĐH là điều kiện căn bản nhất để tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ xã hội, thay đổi cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ, tất cả vì mục tiêu: dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn quá trình CNH, HĐH đã mang lại nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế, tác động cả tích cực và tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đạo đức truyền thống của dân tộc là di sản vô cùng quý giá, đó là tinh hoa, cốt lõi và là linh hồn của dân tộc. Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời và đã trải qua biết bao sự kiện biến động lớn lao. Sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại luôn phải chống lại những kẻ ngoại xâm hung bạo và lớn mạnh, muốn tồn tại và phát triển, dân tộc ta không còn cách nào khác là phải khơi dậy và phát huy sức mạnh nội lực của chính mình. Trong những thử thách gay go, ác liệt của lịch sử, đạo đức truyền thống vừa là kết quả, vừa là động lực của quá 1 trình đấu tranh gian khổ, lâu dài và quật cƣờng của dân tộc ta chống lại thiên tai và địch họa, làm nên cốt cách, tinh thần, và sức mạnh Việt Nam. Do vậy, để xã hội phát triển lành mạnh, huy động sức mạnh của toàn dân phấn đấu thực hiện mục tiêu CNH, HĐH hiện nay, một mặt chúng ta phải quan tâm tới phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc sống vật chât đầy đủ cho nhân dân, mặt khác phải chăm lo xây dựng đạo đức xã hội lành mạnh, khắc phục sự suy đồi phẩm chất đạo đức của một bộ phận dân cƣ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trong quá trình CNH, HĐH chúng ta vừa thực hiện thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là vấn đề cần đặt ra cho Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Việt Nam, từ đó tìm ra con đƣờng đúng đắn và phù hợp nhất cho đất nƣớc. Chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu “CNH, HĐH và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn tốt nghiệp có thể chia làm 2 nhóm. * Nhóm những nghiên cứu về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. - Nghiên cứu về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam là một đề tài rộng lớn. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu là một số công trình: - Công trình của tác giả Trần Văn Giàu “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam”, Nxb khoa học xã hội, 1998. Công trình đã nêu lên cơ sở hình thành những nội dung, và biểu hiện những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam mà chủ yếu là giá trị đạo đức đƣợc tác giả quan tâm nhất. 2 - Đề tài Kx – 07 – 02 “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” do tác giả Phan Huy Lê và tác giả Vũ Minh Giang chủ trì. Đề tài đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, biến đổi của đạo đức truyền thống Việt Nam. Công trình đã nêu lên những truyền thống của con ngƣời Việt Nam, những mặt mạnh, mặt yếu từ đó đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế của truyền thống Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Cuốn sách “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị” của tác giả Huỳnh Khái Vinh do nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2001. Trong cuốn sách các vấn đề nhƣ vai trò của đạo đức, lối sống, và chuẩn giá trị xã hội đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng con ngƣời Việt Nam đã đƣợc nêu ra rõ ràng, cuốn sách cũng xem xét tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, đạo đức của con ngƣời Việt Nam. - Cuốn sách “Đạo đức phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Lan, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006. Đây là cuốn sách đã bàn về ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con ngƣời Việt Nam, trong cuốn sách này tác giả đã dành một chƣơng khảo sát ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con ngƣời Việt Nam. Tƣ tƣởng từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn của đạo đức Phật giáo đã hòa quện với tấm lòng yêu nƣớc, lòng nhân nghĩa trong đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam đã tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc Việt Nam để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lƣợc. - Cuốn sách “Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong quản lý cán bộ và lãnh đạo của Việt Nam hiện nay” do tác giả Nguyễn Thế Kiệt chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001. Cuốn sách này tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau nhƣ: + Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử đã tạo lên những nét đặc trƣng của đạo đức truyền thống Việt Nam nhƣ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân nghĩa. 3 + Phân tích sự khác nhau giữa đạo đức truyền thống Việt Nam với đạo đức Nho giáo, đạo đức phong kiến. + Phân tích những ảnh hƣởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo, đạo đức phong kiến đến đạo đức cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế. - Tạp chí triết học số 157 tháng 6 năm 2004 có các bài của các tác giả: Nguyễn Văn Lý “Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên ở nước ta hiện nay”. Trong bài viết tác giả nêu lên sự cần thiết, những biện pháp để nâng cao đạo đức cho cán bộ các cấp các ngành nhằm đáp ứng đƣợc những yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay. - Tạp chí triết học số 159 tháng 8 năm 2004 có bài của Minh Anh “Về học thuyết luân lý và đạo đức Nho giáo” tác giả đã phân tích quan niệm về ngũ luân và những yêu cầu của ngũ luân trong Nho giá - Tạp chí triết học số 163 tháng 12 năm 2004 có bài “Quan điểm mác xít về mối quan hệ giữa đạo đức - chính trị - pháp quyền, ba lĩnh vực này đều nhằm giữ cho xã hội trong vòng trật tự kỷ cƣơng, nhƣng chúng có vai trò, vị trí, cách thức khác nhau trong tác động tới việc hình thành con ngƣời theo mỗi chế độ xã hội. Chúng ta phải kết hợp chặt chẽ cả ba lĩnh vực trên. - Tạp chí triết học số 168 tháng 5 năm 2005 có bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị” của tác giả Phạm Văn Nhuận. Trong bài viết của mình tác giả đã làm rõ quan hệ giữa đạo đức và chính trị trong tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh. Ngƣời cho rằng đạo đức phải mang bản chất một giai cấp nhất định, gắn với lợi ích của một giai cấp. Ngƣợc lại, đạo đức phục vụ cho chính trị, muốn hoàn thành đƣợc sự nghiệp cách mạng, cần phải quan tâm giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. - Về đạo đức truyền thống Việt Nam có bài “Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu đăng trên tạp chí triết học số 172 tháng 9 năm 2005. Tác giả đã cho rằng Hồ 4 Chí Minh ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc trên cơ sở đạo đức truyền thống. Sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin đã chuyển lập trƣờng yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam sang chủ nghĩa yêu nƣớc trên lập trƣờng giai cấp công nhân kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tạp chí triết học số 182 tháng 7 năm 2006 có bài “Nhân ái – một giá trị văn hóa truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Võ Văn Thắng. Tác giả cho rằng nhân ái là một giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, cho nên chúng ta cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa ở Việt Nam hiện nay. * Nhóm những nghiên cứu về sự tác động của kinh tế, chính trị nói chung và CNH, HĐH nói riêng đến giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam Quá trình CNH, HĐH đã đặt ra thách thức đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức truyền thống. Cho nên, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này: - Công trình của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện triết học do tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và tác giả Nguyễn Văn Phúc chủ biên, với tựa đề “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2003, đã phân tích những tác động của kinh tế thị trƣờng đến đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Các tác giả khẳng định kinh tế thị trƣờng đang có những tác động tích cực và tiêu cực tới đời sống đạo đức xã hội Việt Nam. Tác động tích cực của kinh tế thị trƣờng là làm cho con ngƣời chủ động, tích cực, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân không ngừng đƣợc nâng lên. Trong đó cũng nêu ra những tác động tiêu cực của kinh tế thị trƣờng đến đời sống đạo đức xã hội Việt Nam nhƣ: lối sống chạy theo đồng tiền, thực dụng, tệ nạn xã hội có xu hƣớng gia tăng. - Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết: “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”. Bài viết đã nêu ra sự biến đổi các giá trị đạo đức khi nền kinh tế đang có những bƣớc phát triển mới. 5 - Tác giả Nguyễn Duy Quý: “Đạo đức xã hội dưới tác động và ảnh hưởng của kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay”, “thực trạng và nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội”, và trong cuốn sách “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay.vấn đề và giải pháp”, của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do tác giả Nguyễn Duy Quý và tác giả Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, đã nêu lên thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Với những tác động của kinh tế thị trƣờng và sự mở rộng giao lƣu quốc tế, đạo đức xã hội Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về sự bình đẳng trong xã hội, tự do dân chủ của con ngƣời. Bên cạnh đó công trình này đã nêu lên những hạn chế, những điều đáng lo ngại là đạo đức gia đình và xã hội, đạo đức trong các ngành, các lĩnh vực đang có sự xuống cấp nhƣ lối sống chạy theo đồng tiền, sự tha hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức Nhà nƣớc, tình trạng tội phạm gia tăng vv… Điều đó đang gây ra những bức xúc cho xã hội, những lo lắng cho ngƣời dân. Trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay, các tác giả đã nêu lên những giải pháp nhƣ tăng cƣờng nghiên cứu giảng dạy đạo đức trong xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình, để khắc phục những hạn chế thiếu sót nêu trên. - Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, tác giả Phạm Văn Đức, tác giả Hồ Sĩ Quý “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình CNH, HĐH” xuất phát từ quan điểm biện chứng của lịch sử và quan điểm triết học văn hóa đã làm rõ mối quan hệ giữa giá trị truyền thống với phát triển, nhấn mạnh vị thế chủ thể của văn hóa nội sinh trong hội nhập, khẳng định sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc nhất định thắng lợi khi khai thác và phát huy đƣợc vai trò của các giá trị truyền thống. - Cuốn sách “Chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay” của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2006 đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức truyền thống và những chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam hiện nay. Các tác giả cho rằng các 6 chuẩn mực đạo đức hiện nay là sự kế thừa những giá trị của những chuẩn mực đạo đức truyền thống, phát triển chúng lên cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. - Từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1999 tại Hà Nội, viện triết học tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Văn hóa truyền thống Việt – Trung và hiện đại”. Tham gia hội thảo có hơn 20 học giả Việt Nam và 9 học giả Trung Quốc. Hội thảo đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề nhƣ: Các giá trị truyền thống và sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa, so sánh đối chiếu hai hệ thống giá trị Việt – Trung và những nét đặc trƣng của chúng, giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại cũng nhƣ sự tác động của các giá trị truyền thống với công cuộc thực hiện quá trình CNH, HĐH. Như vậy, có thể nói giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong nền kinh tế thị trƣờng là vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua. Tuy nhiên nghiên cứu về CNH, HĐH và sự ảnh hƣởng của nó tới đạo đức truyền thống Việt Nam đến nay vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Trƣớc tình hình đó yêu cầu đặt ra là phải đẩy mạnh hơn nữa sự tập trung nghiên cứu vấn đề này trong giai đoạn hiện nay bởi đây là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc liên quan đến sự tồn tại và phát triển của dân tộc trong quá trình thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn: Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tác động của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay, từ đó xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. - Thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tác động của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiên nay. 7 Hai là, làm rõ thực trạng tác động của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử, logic, diễn dịch, quy nạp… 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: CNH, HĐH và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay. 6. Đóng góp của luận văn - Đóng góp về mặt lý luận của luận văn: Luận văn góp phần làm rõ quá trình CNH, HĐH và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất những giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. - Đóng góp về mặt thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu học tập, giảng dạy về đạo đức, về đạo đức truyền thống… luận văn có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác xây dựng đạo đức trong quá trình thực hiện CNH, HĐH trong điều kiện hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 2 chƣơng, 5 tiết. 8 CHƢƠNG 1 TÁC ĐỘNG CỦA CNH, HĐH TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái quát chung về CNH, HĐH ở Việt Nam 1.1.1. Mục tiêu của CNH, HĐH ở Việt Nam CNH, HĐH là con đƣờng tất yếu để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đối với các nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa. Trong Báo cáo ngày 5 – 7 – 1921 tại Đại hội III Quốc tế cộng sản, V.I.Lênin đã khẳng định: cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Nhƣng không thể đóng khung ở nguyên lý chung đó. Cần phải cụ thể hóa nguyên lý đó. Một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo nông nghiệp đó là điện khí hóa cả nƣớc. Có thể hiểu rằng, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất lớn hiện đại có cơ cấu kinh tế tiến bộ, trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là điều kiện quan trọng và quyết định nhất đối với thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội. Để có đƣợc cơ sở vật chất – kỹ thuật nhƣ vậy, đối với những nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa là phải CNH, HĐH. Đối với Việt Nam, một nƣớc có nền kinh tế kém phát triển thì CNH, HĐH là một con đƣờng tất yếu để tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại, cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Quá trình này đƣợc thực hiện một cách có kế hoạch trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. CNH, HĐH có ý nghĩa quan trọng. Đó là con đƣờng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nƣớc trên thế giới, giữ đƣợc ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền và định hƣớng phát triển xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, CNH, HĐH có ảnh hƣởng quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 9 Trên cơ sở phân tích trên, Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VII đƣa ra khái niệm CNH, HĐH: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [24, 4]. Quan điểm này đƣợc các Đại hội sau (VIII, IX, và X) kế thừa và quán triệt bằng các chủ trƣơng chính sách. Đại hội IX khẳng định CNH, HĐH vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. CNH, HĐH nhằm “Phát huy những lợi thế của đất nƣớc, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến… từng bƣớc phát triển nền kinh tế tri thức” [29, 25]. Đại hội X nhấn mạnh tới sự gắn kết quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức. “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của đất nƣớc, để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH” [28, 87]. Nhƣ vậy, qua các kỳ Đại hội mà đặc biệt là Đại hội X, Đảng ta đều khẳng định CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đồng thời qua mỗi lần Đại hội, lại có quá trình nhận thức và cụ thể hóa thêm nhiệm vụ này cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nƣớc trong từng thời kỳ và phù hợp với xu thế chung của thời đại, nhằm phát triển lực lƣợng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, từng bƣớc hiện đại hóa nền kinh tế. Xuất phát từ tình hình thực tế của đất nƣớc và căn cứ vào cƣơng lĩnh của Đảng, cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Mục tiêu CNH, HĐH là xây dựng nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất tinh 10 thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội từ 2001 tới 2010 nêu rõ: “Đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để tới năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nguồn lực con ngƣời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng; thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành về cơ bản; vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao” [29, 24]. Đại hội X nhấn mạnh: “Đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020” [28, 186]. 1.1.2. Nội dung của CNH, HĐH ở Việt Nam Những nội dung có tính định hướng chiến lược của CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thứ nhất, phát triển lực lượng sản xuất – cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại. Đặc thù của quá trình CNH, HĐH là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành những lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao động xã hội cao. Đó là bƣớc chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đi liền với cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất từng bƣớc và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, trong đó có ngành chế tạo tƣ liệu sản xuất. Sở dĩ nhƣ vậy là vì, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tái sản xuất mở rộng của khu vực sản xuất tƣ liệu sản xuất, đặc biệt là của ngành sản xuất tƣ liệu sản xuất quyết định quy mô tái sản xuất mở rộng (hay tốc độ tăng trƣởng) của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của các ngành chế tạo tƣ 11 liệu sản xuất là cơ sở để cải tạo, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển khu vực nông – lâm – ngƣ nghiệp. Do vậy đối tƣợng CNH, HĐH là tất cả các ngành kinh tế quốc dân nhƣng trƣớc hết và quan trọng nhất là ngành sản xuất ra tƣ liệu sản xuất. Đồng thời, mục tiêu của CNH, HĐH còn là sử dụng kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt năng suất lao động xã hội cao. Tất cả những điều đó chỉ có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở một nền khoa học công nghệ phát triển đến một trình độ nhất định. Khi nền khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển nhƣ vũ bão, khoa học đang trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, khi mà công nghệ đang trở thành nhân tố quyết định chất lƣợng sản phẩm, chi phí sản xuất… tức là đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh thì khoa học công nghệ phải là động lực của CNH, HĐH. Bởi vậy phát triển khoa hoc, công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH. Nắm vững ý nghĩa trên Đại hội X chú trọng tới sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học – công nghệ để tăng cƣờng thiết lập cơ sở vật chất – kỹ thuật cho Việt Nam thời gian tới. Cụ thể: Một là, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ tạo bƣớc đột phá trong phát triển lực lƣợng sản xuất của nền kinh tế. Tăng năng lực khoa học – công nghệ nội sinh và kết hợp với tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến nƣớc ngoài. Hai là, đổi mới tổ chức, xây dựng quy chế liên kết giữa khoa học – công nghệ với giáo dục và đào tạo, giữa nghiên cứu và giảng dạy với sản xuất. Phát triển mạng lƣới đổi mới. Ba là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào phát triển và áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào nền kinh tế Việt Nam [28, 210-212]. Trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện CNH, HĐH là quá trình sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và những giá trị vật chất, tinh thần đƣợc 12 nhân loại làm ra trong lịch sử để xây dựng nền văn hóa tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, với những đặc trƣng cơ bản là: dân tộc, hiện đại, nhân văn. Chỉ có nhƣ vậy, văn hóa mới trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Thực hiện CNH, HĐH trong lĩnh vực văn hóa, trƣớc hết chúng ta cần phải tạo ra những điều kiện hiện thực về vật chất, tinh thần, cơ chế…để phát triển cơ chế trí tuệ văn hóa, nghệ thuật, kích thích tự do sáng tạo của mọi ngƣời, của tập thể và của cả cộng đồng. Đồng thời cần tận dụng mọi thành quả văn hóa, nghệ thuật để xây dựng đất nƣớc. Nhanh chóng tạo ra môi trƣờng văn hóa mới để hình thành phát triển nhân cách của con ngƣời Việt Nam hiện đại, đồng thời mở rộng giao lƣu văn hóa với nƣớc ngoài, nhằm tiếp thu những thành tựu văn hóa nhân loại vào phục vụ cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Song cùng với nó, cũng cần phải tiến hành một cách thƣờng xuyên và kiên quyết cuộc đấu tranh chống các loại phản văn hóa, tránh khuynh hƣớng thƣơng mại hóa văn hóa. Vì chúng ta không chỉ xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn góp phần xây dựng con ngƣời Việt Nam hiện đại với những phẩm chất tích cực mang tính nhân văn và nhân văn cao cả. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đó là quá trình sử dụng chính những thành tựu của giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ để tiếp tục đổi mới triệt để và toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, sự nghiệp CNH, HĐH trƣớc hết đòi hỏi phải có con ngƣời hết mực trung thành, giàu lòng yêu nƣớc, có trình độ văn hóa cao, kiến thức khoa học hiện đại và kỹ năng thành thạo, có khả năng làm ra sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Thứ hai, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Cơ cấu kinh tế hợp lý là tổng thể hữu cơ các mối quan hệ về chất và lƣợng giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Nó phản ánh trình độ, trạng thái phân công lao động xã hội trong hệ thống quan hệ sản xuất nhất định. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của quá trình CNH, HĐH. Do vậy, Đại hội X đề ra định hƣớng 13 phát triển ngành, vùng và lĩnh vực trong giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó, nội dung liên quan tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể tóm tắt một số điểm chính sau: Một là, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân: CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hƣớng tới nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng bền vững, năng suất cao, khả năng cạnh tranh cao, giá trị gia tăng của nông nghiệp dự kiến đạt là 3 – 3,2%/năm. Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa. Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tƣ liệu sản xuất quan trọng. Giá trị gia tăng 10 -10,2%/năm. Ba là, tạo bƣớc phát triển vƣợt bậc của khu vực dịch vụ. Ƣu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng của khu vực này 7,7 – 8,2%/năm [28, 190-203]. Thứ ba, thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. CNH, HĐH nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Do đó, CNH, HĐH không chỉ là phát triển lực lƣợng sản xuất, mà còn là quá trình thiết lập, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất, bất cứ sự thay đổi nào của quan hệ sản xuất, nhất là quan hệ sở hữu về tƣ liệu sản xuất, cũng đều là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lƣợng sản xuất. CNH, HĐH không chỉ phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng kinh tế, mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tùy theo trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất mà quan hệ sản xuất sẽ từng bƣớc đƣợc cải biến cho phù hợp. Trình độ xã hội hóa cao của lực lƣợng sản xuất hiện đại tất yếu đòi hỏi phải xác lập chế độ công hữu về những tƣ liệu sản xuất tất yếu. Vì vậy, khi cơ sở 14 vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội đƣợc xây dƣng xong về cơ bản thì chế độ công hữu sẽ chiếm ƣu thế tuyệt đối. Nhƣng để đạt tới trình độ đó phải trải qua quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, trong đó quan hệ sản xuất đƣợc cải biến dần từ thấp đến cao theo trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Những nội dung cụ thể của CNH, HĐH ở nước ta trong những năm trước mắt Thứ nhất, đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Xuất phát từ vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp và đặc điểm của đất nƣớc, cần phải coi trọng CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp (gồm cả nông, lâm, ngƣ nghiệp) và xây dựng nông thôn, đẩy mạnh quá trình đƣa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn hiện đại. Đây là nhiệm vụ quan trọng cả trƣớc mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia trong mọi tình huống. Từng bƣớc cải thiện cơ cấu chất lƣợng bữa ăn, tiến tới đạt tiêu chuẩn về dinh dƣỡng. Bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội và đoàn kết mọi tầng lớp dân cƣ ở nông thôn. Đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn hiện đại phù hợp với thị trƣờng và đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mọi thành viên xã hội. Quan điểm của Đại hội X xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” [28, 88-90]. Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể phát triển nhanh khi chúng ta thúc đẩy nông thôn cùng phát triển với thành thị. Đây là một mục tiêu lớn và lâu dài và nay cũng là mục tiêu mà chúng ta dứt khoát phải thực hiện bởi chỉ có vậy chúng ta mới tạo ra đƣợc một đời sống giàu có cho mỗi ngƣời dân. Thứ hai, cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tế 15 Trong cơ chế thị trƣờng, kết cấu hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cƣ. Từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu hạ tầng nền kinh tế nƣớc ta hết sức thấp kém, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất kinh doanh và của đời sống dân cƣ. Do vậy trong những năm trƣớc mắt, việc xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế đƣợc coi là một nội dung của CNH, HĐH. Do hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc còn hạn chế, trong những năm trƣớc mắt việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải tập trung vào khâu cải tạo, mở rộng, nâng cấp. Việc xây dựng mới chỉ có mức độ và phải tập trung vào những khâu trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế hoặc vùng kinh tế. Có nhƣ vậy, mới tạo điều kiện cho mở rộng đầu tƣ phát triển, nhất là việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Thứ ba, phát triển nhanh các ngành dịch vụ Phát triển nhanh du lịch và các ngành dịch vụ nhƣ: hàng không, hàng hải, bƣu chính – viễn thông, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, pháp lý, thƣơng mại… Trƣớc hết nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của nhân dân. Mức thu nhập, mức sống càng cao, nhu cầu về các loại dịch vụ của dân cƣ càng lớn. Phát triển dịch vụ còn nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trƣờng, hiệu quả của các doanh nghiệp tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, do vậy sự phát triển các ngành ngân hàng, thông tin bƣu điện, thƣơng mại, giao thông vận tải… trực tiếp quyết định hiệu quả của các ngành sản xuất. Sự phát triển của ngành du lịch, một mặt cho phép các tiềm năng du lịch tăng thu nhập, tạo việc làm cho dân cƣ. Mặt khác sự phát triển của ngành du lịch còn góp phần mở rộng giao lƣu phát triển kinh tế đối ngoại, mở cứa nền kinh tế. Do đó phát triển nhanh ngành du lịch, dịch vụ đƣợc coi là một nội dung của CNH, HĐH ở nƣớc ta trong những năm trƣớc mắt. Thứ tư, phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ 16 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau, làm cho tất cả các vùng cùng nhau phát triển. Trong những năm trƣớc mắt phải tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm có điều kiện sớm đƣa lại hiệu quả cao, đồng thời phải hỗ trợ cho những nơi khó khăn, đẩy mạnh hợp tác phát triển, bảo đảm cho các vùng, các lãnh thổ và các thành phần dân cƣ đều có lợi và đều đƣợc hƣởng thành quả của sự tăng trƣởng kinh tế. Kết hợp phát triển và quản lý theo ngành với phát triển và quản lý theo lãnh thổ. Về phƣơng hƣớng phát triển vùng lãnh thổ ở nƣớc ta trong thời gian tới, Đảng cộng sản Việt Nam xác định, phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trƣởng cao, tích lũy lớn, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với trọng điểm tạo mức tăng trƣởng khá. Quan tâm phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cƣờng quốc phòng an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, trú trọng các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam. Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, đƣa các vùng này vƣợt qua tình trạng kém phát triển. Thứ năm, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế là cần thiết với tất cả các nƣớc. Do đó CNH, HĐH không thể thành công nếu không mở cửa nền kinh tế. Sau thời kỳ khá dài đóng cửa, hiện nay mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nƣớc ta, và là một nội dung của CNH, HĐH trong những năm trƣớc mắt. Nhƣng mở cửa và hội nhập nhƣ thế nào cũng cần đƣợc cân nhắc kỹ càng nhằm tranh thủ những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình này với tăng trƣởng phát triển của nền kinh tế. Trong việc mở cửa, hội nhập, phải đẩy mạnh xuất khẩu, có chính sách ƣu tiên cho xuất khẩu và coi xuất khẩu là trọng điểm. 17 1.1.3. Thành tựu và hạn chế của CNH, HĐH ở Việt Nam Những thành tựu đã đạt được của CNH, HĐH ở Việt Nam GDP bình quân đầu ngƣời năm 1988 đạt 86 USD, là một trong mấy nƣớc thấp nhất thế giới, nhƣng đã tăng gần nhƣ liên tục qua các năm sau đó và đến năm 2011 đã đạt 1.375 USD, đã ra khỏi nhóm nƣớc thu nhập thấp để trở thành nhóm nƣớc có thu nhập trung bình. Tăng trƣởng GDP của Việt Nam tính đến năm 2011 đã đạt 31 năm liên tục, chỉ thua kỷ lục 33 năm do Trung Quốc nắm giữ. Nếu tính bình quân thời kỳ 1977 – 1980, tăng trƣởng kinh tế chỉ đạt 0.4 % /năm, thấp xa so với tốc độ tăng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời bị sụt giảm mạnh. Nếu tính bình quân thời kỳ 1977 – 1985 cũng chỉ tăng 3,7 % /năm, cao hơn không bao nhiêu tốc độ tăng dân số. Nếu bình quân thời kỳ 1986 – 1990 chỉ đạt 4,4 % /năm, thì bình quân thời kỳ 1991 – 2011 đạt 7,34 % /năm, thuộc loại cao trong khu vực Châu Á, và trên Thế Giới. Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch quan trọng theo hƣớng CNH, HĐH: Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 38,1 % năm 1986 xuống mức 18,4 % năm 2013, trong khi tỷ trọng của khu vực công nghiệp đã tăng từ 28,9 % lên 38,3 %. Đặc biệt trong quá trình thực hiện chiến lƣợc phát triển đã hình thành một số vùng kinh tế trọng điểm giữ vai trò động lực tăng trƣởng. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã hình thành trong cả nƣớc thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, theo đó sản phẩm công nghiệp vừa nhiều gấp bội về số loại, vừa gấp nhiều lần về sản lƣợng. Nông nghiệp cũng có sự biến đổi thần kỳ, đã chuyển từ độc canh lúa, năng xuất thấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nƣớc còn xuất khẩu gạo với số lƣợng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lƣơng 18 thực trong nƣớc và quốc tế, xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối lƣợng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới. Thƣơng mại từ nhỏ bé, phân tán, ngày nay việc mua bán ở trong nƣớc đã đƣợc tự do hóa, nhiều hệ thống siêu thị, trung tâm thƣơng mại đƣợc hình thành. Số nƣớc và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ buôn bán nếu năm 1986 mới có 43 thì đến nay đã lên đến trên 200. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 vƣợt mốc 100 tỷ USD, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170 %, đứng thứ 5 trên thế giới. Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7 / 2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD. Kinh tế đối ngoại, tham gia hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á, có quan hệ ngoại giao với trên 170 nƣớc, có quan hệ buôn bán với trên 200 nƣớc và vùng lãnh thổ, tham gia hầu hết các tổ chức và định chế quốc tế, trở thành thành viên tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, thành viên không thƣờng trực của hội đồng bảo an Liên hợp quốc… vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng. Trên cơ sở tăng trƣởng kinh tế, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, mức sống của nhân dân tăng lên rõ rệt. Tình hình an ninh chính trị ổn định, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, và quản lý của nhà nƣớc ngày càng đƣợc củng cố. Mặt khác, sự thay đổi cơ chế kinh tế đánh dấu sự đổi mới tƣ duy lý luận của Đảng ta về con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đƣợc thực tiễn cuộc sống và kết quả nêu trên kiểm chứng là đúng đắn, công cuộc đổi mới là hợp lòng dân, là đúng xu thế phát triển khách quan của thời đại, và hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Những mặt còn hạn chế của CNH, HĐH ở Việt Nam Bên cạch những thành tựu và thắng lợi đạt đƣợc, sự nghiệp CNH, HĐH còn có những hạn chế. Điều này đƣợc thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: 19 Thứ nhất, CNH, HĐH chƣa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững và có hiệu quả. Sau khi vƣợt qua cơn suy thoái (1988 – 1990) từ năm 1991, 1992, 1993 nền kinh tế đi vào trạng thái phát triển với những thành tựu đáng ghi nhận nhƣng những thành tựu đó đƣợc tạo lên nhờ có tác động của cơ chế và chính sách mạnh hơn, lớn hơn, nhanh hơn, nhạy hơn so với tác động CNH, HĐH. Phát triển nhƣ vậy chƣa đạt đƣợc hiệu quả bền vững. Thứ hai, CNH, HĐH tác động rất yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ và có hiệu quả. Trải qua gần 30 năm tiến hành CNH, HĐH cơ cấu kinh tế chuyển dịch rất chậm và đến nay về cơ bản vẫn là cơ cấu lạc hậu, không năng động, hiệu quả kém, chứa đựng nhiều bất hợp lý và mất cân đối, chƣa tạo điều kiện cho phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp đã vƣơn lên chiếm ƣu thế, xong nông nghiệp vẫn có vị trí nhất định trong cơ cấu, chiếm đáng kể bộ phận lao động trong xã hội. Nông nghiệp chƣa thoát khỏi tình trạng độc canh, sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp, tỷ xuất hàng hóa thấp và ít hiệu quả, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, năng xuất thấp, công nghiệp chế biến chƣa phát triển đúng với tiềm năng, chƣa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất khẩu các sản phẩm thô (dầu thô, than, thiếc, gạo, thủy sản), vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong thời gian trên các nƣớc đang phát triển ở Đông Nam Á, khu vực và trên thế giới có sự chuyển dịch nhanh hơn… Công nghiệp tác động tới nông nghiệp chƣa đủ lực và chƣa đúng hƣớng, kết cấu hạ tầng còn thấp kém và xuống cấp; Công nghiệp hóa chƣa đẩy nhanh và có hiệu quả trong quá trình nâng cao trình độ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Trong nhận thức và chủ trƣơng Đảng và Nhà Nƣớc đã coi cách mạng kỹ thuật là thực chất của công nghiệp hóa, cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt, khoa học và công nghệ là động lực của đổi mới, nhƣng do thiếu cơ chế và 20 chính sách thích ứng về kinh tế và khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ nên trong nhiều năm việc đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ kỹ thuật diễn ra rất chậm và hiệu quả không cao. Chuyển sang cơ chế thị trƣờng tốc độ đổi mới có nhanh hơn, cách thức đổi mới tiến bộ hơn, hợp lý hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. Việc đổi mới công nghệ chủ yếu do doanh nghiệp tự lo liệu và đảm nhận; tự chọn mục tiêu, mức độ, cách thức đổi mới, tự cân đối tài chính cho đổi mới do vậy đổi mới sôi động hơn, thiết thực hơn, có địa chỉ cụ thể và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự đổi mới còn chƣa đồng bộ (lẻ tẻ) cục bộ, chƣa tạo ra sự thay đổi căn bản về bản chất. Trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ còn rất lạc hậu… Tình trạng kỹ thuật công nghệ nhƣ vậy, tất yếu dẫn đến chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao, ít có khả năng đổi mới sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém, cho nên gặp khó khăn về thị trƣờng, vốn và tăng trƣởng. Trong hai năm 2011 và 2012 một mặt Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng hợp lý. Mặt khác vừa phải thực hiện ba khâu đột phá chiến lƣợc là, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Đó là khó khăn kép và phải có giải pháp kép. Bên cạnh đó CNH, HĐH ở nƣớc ta trong những năm gần đây về mô hình đã bộc lộ những điểm không còn phù hợp cho phát triển bền vững. Chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH chững lại, hiệu quả sử dụng nguồn lực chƣa cao, chƣa đạt yêu cầu. Một số vấn đề xã hội phát sinh chậm đƣợc giải quyết, hơn nữa tình trạng suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút uy tín của Đảng và Nhà Nƣớc. Môi trƣờng ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm, tài nguyên đất đai chƣa đƣợc quản lý tốt. Các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc vẫn âm mƣu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân chủ, dân quyền, hòng làm thay đổi chế độ. Những vấn đề đó ảnh hƣởng không nhỏ tới 21 phát triển ổn định đất nƣớc, những biến động về kinh tế xã hội trên thế giới cũng tác động đa chiều tới CNH, HĐH. Nhất là khi nƣớc ta hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và trên thế giới. 1.2. Đạo đức truyền thống và những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam. 1.2.1. Khái niệm đạo đức truyền thống Quan niệm về đạo đức Theo quan điểm của Mác – xít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện các chức năng điều chỉnh hành vi con ngƣời. Đạo đức là những nguyên tắc sống, những quy phạm gắn liền và phù hợp với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, hình thành từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, những quy phạm, nguyên tắc, tiêu chuẩn, lý tƣởng này có tính chất nhất thời về lịch sử và mang tính giai cấp rõ rệt. Do đó, con ngƣời rút ra những quan niệm đạo đức từ chính những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế. Nhƣ vậy, theo quan niệm của triết học Mác, thì những nguyên tắc sống, những chuẩn mực và nguyên tắc cƣ xử và những tƣơng quan giữa các lợi ích làm thành ý thức đạo đức của con ngƣời. Chính ở chỗ này có thể tìm thấy đặc trƣng của đạo đức nhƣ là một hình thái ý thức xã hội [2, 46]. Theo chúng tôi: Đạo đức là những quy phạm, những nguyên tắc, tiêu chuẩn, lý tưởng nhằm điều chỉnh hành vi của con người được hình thành trên cơ sở tồn tại xã hội nhất định. Đạo đức đƣợc xem xét là một hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội quy định. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo, con ngƣời ngay từ khi sinh ra đã sống thành xã hội để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong xã hội, con ngƣời phải điều chỉnh hành vi của mình sao cho tạo lên sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội. Tham gia vào điều chỉnh hành vi của con ngƣời có nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: Kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức… Mỗi lĩnh vực có vai trò vị trí khác nhau 22 trong điều chỉnh hành vi của con ngƣời nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Kinh tế điều chỉnh hành vi của con ngƣời thông qua lợi ích kinh tế. Pháp luật điều chỉnh hành vi của con ngƣời thông qua hệ thống các quy chuẩn pháp luật buộc ngƣời ta phải tuân theo, mang tính chất cƣỡng bức. Đạo đức dùng một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực, tạo thành những khuôn mẫu để mọi ngƣời noi theo. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con ngƣời bằng niềm tin, lý tƣởng, bằng lƣơng tâm, trách nhiệm, bằng dƣ luận xã hội. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con ngƣời mang tính tự giác, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sắc. Quan niệm về truyền thống Truyền thống là “Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, đƣợc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác” [60, 1017]. Lịch sử cho thấy rằng, truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt. Thứ nhất, truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc, là cái góp phần tạo lên sức mạnh, là chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đƣờng đi tới tƣơng lai. Thứ hai, truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự dung dƣỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Theo nghĩa tổng quát nhất: “Truyền thống đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, thể hiện trong chuẩn mực, hành vi, tƣ tƣởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng ngƣời đƣợc hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác”[7, 9]. Như vậy, truyền thống không phải là một hiện tƣợng, một sự kiện tạm thời thoáng qua mà nó là những yếu tố truyền từ đời này sang đời khác trong một quốc gia, một dân tộc nào đó. Truyền thống cũng không phải là cái hoàn toàn khách quan do điều kiện kinh tế - xã hội quy định, mà là sự phản ánh những điều kiện khách quan thông qua hoạt động chủ quan của con ngƣời. 23 Truyền thống là cái mang lại lợi ích cho con ngƣời. Mỗi con ngƣời khác nhau có những lợi ích khác nhau, do vậy cũng có sự tiếp nhận truyền thống khác nhau. Trong một thời kỳ lịch sử nhất định truyền thống có sự ổn định và đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì truyền thống còn bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội, do đó khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi thì truyền thống cũng có sự thay đổi, hoặc là bị loại bỏ nếu không phù hợp, hoặc đƣợc bổ sung và phát triển. Truyền thống gắn với lợi ích của con ngƣời, nên có những cấp độ khác nhau nhƣ: truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ, truyền thống địa phƣơng, truyền thống dân tộc, truyền thống phƣơng Đông, truyền thống phƣơng Tây. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định có những truyền thống giai đoạn này có thể phát huy tác dụng nhƣng giai đoạn khác có thể trở thành vật cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi nói về điều này C.Mác khẳng định “truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng nhƣ quả núi lên đầu óc những ngƣời đang sống” [51, 145]. Truyền thống do lịch sử để lại, nhƣng sự tiếp thu truyền thống thế nào lại phụ thuộc vào các chủ thể nhận thức. Cùng một truyền thống nhƣng ngƣời này, giai cấp này có thể tiếp thu, nhƣng ngƣời khác, giai cấp khác có thể không. Sự tiếp thu truyền thống của một dân tộc lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu nhƣ quốc gia nào có ý thức, có những biện pháp giáo dục đúng đắn, có sự nghiên cứu thấu đáo thì những truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ đƣợc giữ gìn, phát huy phục vụ tốt cho quá trình phát triển đất nƣớc, đồng thời có biện pháp khắc phục những yếu tố tiêu cực của truyền thống. Mối tương quan giữa truyền thống và hiện đại. Tính thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, không có truyền thống thì không có hiện đại, cái hiện đại nảy sinh ra từ truyền thống, có hiểu biết sâu sắc cái truyền thống cái hiện đại mới đúng đắn, mới phát triển lành mạnh. Có thể hiểu biết cái hiện đại chúng ta mới bổ sung và phát triển cái truyền thống một cách đúng đắn. Do vậy giữa truyền thống và hiện đại vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau. 24 Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ, cái truyền thống thƣờng có tính bảo thủ, trì trệ vì nó níu kéo cản trở cái hiện đại, cái hiện đại mà vƣợt ra khỏi cái truyền thống có thể mất đi giá trị mang tính cốt cách, bản sắc dân tộc, do đó một mặt cần có cái nhìn biện chứng giữa truyền thống và hiện đại. Nếu hiện đại không đƣa ra đƣợc nội dung có ý nghĩa cho cuộc sống, nếu hiện đại làm nghèo nội dung nhân bản của con ngƣời, thì tất yếu hiện đại sẽ bị đào thải và loại bỏ ra ngoài tính liên tục, không thể trở thành truyền thống cho tƣơng lai. Thomas Morus (tác giả cuốn Utopia, 1478 – 1535): Truyền thống không có nghĩa gìn giữ đống tro, mà là chuyển tiếp ngọn lửa. Từ quan niệm đạo đức và truyền thống như trên, chúng ta đi đến quan niệm về đạo đức truyền thống và đạo đức truyền thống Việt Nam. Chúng tôi hiểu rằng: Đạo đức truyền thống là toàn bộ những quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực mà con người trong một nước, một dân tộc thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử khác nhau đều căn cứ vào để phân biệt phải trái, đúng - sai, tốt - xấu nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử giữa con người với nhau, con người với tự nhiên và con người với xã hội. Đạo đức truyền thống của một dân tộc đƣợc hình thành trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc đó. Mỗi dân tộc có những điều kiện tự nhiên khác nhau, có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, có tôn giáo khác nhau, do vậy có đạo đức truyền thống khác nhau. Đạo đức truyền thống Việt Nam đƣợc hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Tác giả Lê Qúy Đức cho rằng: “đạo đức truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc” [41, 136]. Tác giả Vũ Văn Thuấn lại khẳng định: “Đạo đức truyền thống Việt Nam là sự tổng hợp các giá trị đạo đức trên thế giới mà hạt nhân của hệ thống là các giá trị đạo đức nội sinh, đƣợc hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, cái quyết định sự tiếp thu hay loại 25 bỏ các giá trị đạo đức ngoại lai, cái quy định bản sắc Việt Nam – chất Việt Nam trong mối tƣơng quan với các truyền thống của các quốc gia dân tộc khác trên thế giới” [41, 113]. Trong cuốn sách “Đạo đức mới” do tác giả Vũ Khiêu chủ biên, tác giả cho rằng, trong những truyền thống quý báu của dân tộc, nổi bật lên nhất là truyền thống đạo đức và khẳng định truyền thống đạo đức của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lòng yêu thƣơng và quý trọng con ngƣời, trong đó yêu nƣớc là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc. Kế thừa những quan điểm trên của các tác giả, theo chúng tôi: Đạo đức truyền thống Việt Nam là những quan điểm những chuẩn mực đạo đức, lối ứng xử của mỗi con người Việt Nam được hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước trên cơ sở tiếp biến những giá trị đạo đức nhân loại phù hợp với hoàn cảnh và mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc. Mối tương quan giữa đạo đức truyền thống và văn hóa truyền thống Nói đến đạo đức truyền thống là nói đến quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực của con ngƣời trong một nƣớc, một dân tộc thuộc các thời đại các giai đoạn lịch sử khác nhau căn cứ vào để điều khiển đánh giá cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với tự nhiên và con ngƣời với xã hội. Nói đến văn hóa truyền thống là nói đến các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, lịch sử tiêu biểu cho trình độ đạt đƣợc trong lịch sử phát triển xã hội và đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác mang tính ổn định. 1.2.2. Những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam Dựa trên các quan điểm trên của các nhà khoa học, có thể hiểu đạo đức truyền thống có những nội dung cơ bản nhƣ sau: - Truyền thống yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc. - Truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng. 26 - Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. - Truyền thống nhân ái, yêu thƣơng ngƣời. - Truyền thống hiếu học. Truyền thống yêu nước, ý thức tự cường dân tộc Yêu nƣớc là chuẩn mực đạo đức chung trên thế giới. Bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này, dù dân tộc đó giàu hay nghèo, to hay nhỏ đều yêu quê hƣơng, nơi chôn nhau, cắt rốn của họ. V.I.Lênin cho rằng yêu nƣớc là „„một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã đƣợc củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập‟‟ [42, 226]. Bởi lẽ, con ngƣời không có tình yêu quê hƣơng đất nƣớc thì không thể có những tình cảm khác tốt đẹp. Song mỗi quốc gia dân tộc do những điều kiện lịch sử khác nhau, có nền văn hóa khác nhau, do vậy sự biểu hiện của lòng yêu nƣớc có những đặc điểm khác nhau. Đối với dân tộc Việt Nam truyền thống yêu nƣớc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, nó bắt nguồn từ tình yêu đối với quê hƣơng làng xóm, yêu cây đa, bến nƣớc, sân đình. Nơi đây có ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, bạn bè, bà con hàng xóm láng giềng, nơi có mồ mả tổ tiên, nơi con ngƣời hàng ngày vất vả chiến đấu với thiên nhiên để duy trì và xây dựng cuộc sống. Từ đó hình thành lên những tình cảm đơn sơ mộc mạc nhƣ: Tình cảm gia đình, dòng họ trên kính dƣới nhƣờng; yêu quê hƣơng bản quán; yêu thƣơng giúp đỡ lẫn nhau; khoan dung độ lƣợng; lòng tự tôn tự hào dân tộc; giữ gìn ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán; là lòng trung thành với tổ quốc, quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc. Truyền thống yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam còn là sản phẩm của lịch sử đƣợc hun đúc từ chính lịch sử đau thƣơng mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tự chủ từ tay bao kẻ thù xâm lƣợc. Chính vì vậy, mà tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tƣ tƣởng của mỗi ngƣời dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, 27 giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN đến năm 938, nƣớc ta nằm dƣới sự đô hộ của phong kiến Phƣơng bắc. Đây là thời kỳ đầy máu và nƣớc mắt, nhƣng cũng là thời kỳ biểu hiện rõ sức mạnh quật cƣờng, sự vƣơn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Đến thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc: Từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975, chúng ta đã đánh thắng cả hai tên đế quốc to, Pháp và Mỹ, với chiến dịch quyết định Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta đã giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nƣớc, giang sơn thu về một mối, nƣớc nhà hoàn toàn độc lập. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc, thì làm sao một dân tộc nhỏ yếu nhƣ chúng ta có thể làm lên những chiến thắng vang dội, đánh thắng đƣợc những kẻ thù đƣợc coi là mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Lòng yêu nƣớc ở mỗi ngƣời dân Việt Nam đã đƣợc thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nƣớc, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tƣ của bản thân mình, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nƣớc, giành lại độc lập tự do cho tổ quốc. Biết bao ngƣời con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nƣớc và đã mãi mãi không trở về… Đó là sự hy sinh xƣơng máu vô cùng to lớn đƣợc thúc đẩy bởi tinh thần yêu nƣớc nồng nàn của dân tộc ta. Do đó, có thể khẳng định truyền thống yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên giành thắng lợi. Ngày nay, truyền thống yêu nƣớc, của nhân dân Việt Nam thể hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo xây dựng đất nƣớc về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…Thể hiện sự nhất trí, tin tƣởng vào đƣờng lối của Đảng, sự lãnh đạo của Nhà nƣớc, vào khả năng, sức mạnh tự lực, tự cƣờng của 28 đất nƣớc trong sự nghiệp CNH, HĐH vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hình thành từ rất sớm, lại đƣợc thử thách, khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, đƣợc bổ sung và phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nƣớc đó trở thành chủ nghĩa yêu nƣớc, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Có thể khẳng định, tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một giá trị bền vững, là nhân tố quan trọng hàng đầu tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần và đã trở thành truyền thống, bản lĩnh Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, là cơ sở vững chắc gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng Truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng vốn là đặc điểm chung của nhân loại, nhƣng ở Việt Nam, truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng còn là sản phẩm đặc thù của hoàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, trở thành điều kiện sống còn và sức mạnh trƣờng tồn của dân tộc trƣớc mọi thử thách và là nhân tố tinh thần đƣợc bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước. Từ mấy nghìn năm nay, các dân tộc, các thành viên cùng chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải cố kết nhau lại để chống chọi với thiên tai và giặc ngoại xâm, trở thành một cộng đồng bền chặt, cùng nhau dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xƣa của dân tộc Việt Nam. Nhờ đó con ngƣời Việt Nam ý thức đƣợc mình thuộc về một dân tộc, quốc gia, ý thức về cách sống, cách dựng nƣớc, giữ nƣớc cũng nhƣ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trƣớc vận mệnh dân tộc, điều đó giúp cho dân tộc ta trở thành một khối thống nhất vững mạnh. Truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng, tƣơng thân, tƣơng ái là một giá trị, một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam. Giá trị, truyền thống này có cội rễ sâu xa từ trong phƣơng thức sinh tồn: Phƣơng 29 thức tổ chức xây dựng và quản lý điều hành các công trình thủy lợi, đây là yếu tố sống còn của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nƣớc nói riêng, và yêu cầu cố kết chống thiên tai nói chung. Trong phƣơng thức tổ chức xã hội truyền thống: Cộng đồng gia đình, dòng tộc, làng, liên làng. Trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng đã đƣợc hun đúc, trở thành một giá trị văn hóa chủ đạo và một truyền thống quý báu, là cội nguồn của sức sống và nội lực phát triển của dân tộc Việt Nam. Thứ nhất, truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng nảy sinh từ buổi sơ khai của những tộc ngƣời Việt. Ở vào một hoàn cảnh địa lý: Đất nƣớc trải dài trên bán đảo Đông Dƣơng, phía Bắc giáp Trung quốc, phía Đông giáp biển, phía tây núi non hiểm trở, con ngƣời Việt Nam từ khi mở nƣớc đến sau này đã tự ý thức phải dựa vào nhau và gắn bó với nhau trong một cộng đồng, tập thể để tồn tại và phát triển. Do vậy, ngƣời dân Việt Nam từ xƣa đến nay đã phải lao động trong những hoàn cảnh khó khăn, đồng cam cộng khổ, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau để vƣợt qua hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Lịch sử phát triển Việt Nam từ Bắc tới Nam cho thấy nếu con ngƣời không đùm bọc nhau, không yêu thƣơng nhau thì không thể tồn tại. Trong gian khổ con ngƣời càng phải lƣơng tựa vào nhau để sống, đấu tranh bảo vệ thành quả lao động của mình. Gắn bó với nhau trong lao động, nhƣ vậy con ngƣời càng thấy đƣợc thành quả lao động không phải chỉ là của riêng mình, mà đó còn là thành quả của những ngƣời lao động khác cùng với mình nữa. Chính vì vậy họ đã ý thức đƣợc mình là một thành viên của cộng đồng, ý thức đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng. Từ đó truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc dần hình thành và ngày càng trở lên bền chặt. Thứ hai, trong quá trình phát triển kinh tế, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng càng đƣợc khẳng định rõ nét. Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Đoàn kết đƣợc thực hiện từ trong gia đình tới ngoài xã hội. 30 Trong gia đình ngƣời Việt Nam luôn luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa cha mẹ với con cái, giữa con cái với cha mẹ, chồng với vợ, anh với em. Và nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn, tinh thần đoàn kết đó lại đƣợc thể hiện. Khi cha mẹ mất thì chú bác có trách nhiệm đối với các cháu, hoặc khi mẹ không nuôi đƣợc thì ngƣời em sẵn sàng nuôi giúp. Đoàn kết trong dòng họ cũng là một truyền thống của ngƣời Việt Nam, các dòng họ luôn có ý thức thƣơng yêu, đùm bọc bảo vệ lẫn nhau, khi một gia đình gặp khó khăn hoạn nạn sự giúp đỡ trƣớc tiên thuộc về anh em họ hàng. Đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng thể hiện đậm nét cơ cấu làng xã Việt Nam. Trong lao động với nền sản xuất lúa nƣớc, muốn chống hạn, chống úng thắng lợi ngƣời lao động phải đoàn kết chặt chẽ với nhau. Ông cha ta có câu „„nƣớc lụt thì tụt cả làng‟‟, Cho nên thủy lợi là một phƣơng tiện quan trọng củng cố tinh thần cộng đồng của làng xã Việt Nam. Mặt khác, mỗi một làng có một ngôi đình để thờ Thành hoàng làng, thờ những ngƣời có công với dân với nƣớc. Nơi đây cũng là nơi hội họp, là nơi bàn bạc việc dân, việc nƣớc, đình làng là nơi biểu trƣng cho tình đoàn kết của mỗi làng, mỗi xã. Tình đoàn kết trong làng, trong xã của ngƣời Việt con thể hiện ở việc thống nhất phong tục tập quán, thống nhất những công việc thông qua hƣơng ƣớc làng. Mỗi ngƣời trong làng đều phải có nghĩa vụ với làng, và đƣợc làng xóm che chở. Làng xóm đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự, giữ gìn của cải cho nhau, chia sẻ buồn vui trong làng, „„việc đảm bảo an ninh ở làng xã, theo quy định của tất cả hƣơng ƣớc là nghĩa vụ của tất cả các trai tráng trong làng‟‟ [71, 147]. Trên cơ sở ấy, tinh thần ấy, ý thức cố kết cộng đồng, cùng với thời gian dần dần đƣợc ăn sâu vào tiềm thức con ngƣời Việt Nam. Có thể nói trong cuộc sống cũng nhƣ trong lao động sản xuất, cái cộng đồng bao giờ cũng vƣợt lên trên cái cá thể. Từ đó nhiệm vụ, trách nhiệm, ý thức chung về làng xã, về cộng đồng ngày càng ăn sâu vào tiềm thức con ngƣời Việt Nam và phát huy mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh với thiên tai, trong phát 31 triển sản xuất và đây cũng là nhân tố quan trọng hình thành lên tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng ở cấp độ quốc gia. Thứ ba, trong lịch sử tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng cũng đã trở thành một truyền thống quý báu gắn liền với công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Do vị trí địa lý rất đặc biệt quan trọng nên Việt Nam thƣờng xuyên bị các thế lực ngoại xâm đe dọa thôn tính đất nƣớc. Một đất nƣớc không rộng, ngƣời không đông, muốn đánh thắng những đội quân xâm lƣợc hùng mạnh nhất thế giới thì trƣớc hết phải có tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc. Tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng ở Việt Nam đƣợc hình thành từ rất sớm, trong quá trình phát triển của lịch sử, nó ngày càng đƣợc phát triển, củng cố vững chắc, tạo nên truyền thống bền vững thấm sâu vào tình cảm, tâm hồn mỗi con ngƣời Việt Nam. Tinh thần ấy, ý thức ấy đã tạo lên sức mạnh vô địch của dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai địch họa. Điều này đã đƣợc đúc kết và thể hiện trong triết lý: „„Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao‟‟ Ở nƣớc ta, khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi tầng lớp, mọi giai cấp luôn luôn dâng cao ý thức chung vì dân tộc là phải đoàn kết thống nhất với nhau vì một mục tiêu chung là đánh đuổi quân xâm lƣợc, bảo vệ bờ cõi đất nƣớc. Các giai cấp, tầng lớp dù khác nhau, thậm chí dù có mâu thuẫn, nhƣng khi có giặc ngoại xâm thì họ lại cố kết với nhau lại, đặt lợi ích của cá nhân xuống sau lợi ích của Tổ quốc của dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử đã chứng minh khi nào chúng ta đoàn kết sẽ chiến thắng mọi khó khăn và mọi kẻ thù xâm lƣợc. Ngƣợc lại, khi nào thiếu sự đoàn kết chúng ta sẽ thất bại. Điều này đƣợc biểu hiện mạnh mẽ không chỉ trong 1000 năm Bắc thuộc, mà còn đến các triều đại phong kiến về sau, đặc biệt hơn 32 cả trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại nền độc lập dân tộc. Tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng cao là một yếu tố vô cùng quan trọng, cái đảm bảo chắc chắn, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhƣ trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử, trong bối cảnh hiện nay, đại đoàn kết dân tộc cần đƣợc thể hiện hơn bao giờ hết, đó là sự đồng thuận của Đảng, toàn dân và toàn quân phấn đấu vì lý tƣởng: Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động Cần cù là sự nhiệt tình với nghề nghiệp, lòng yêu lao động, yêu công việc, là tinh thần trách nhiệm đối với công việc, là đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong lao động. Cần cù, sáng tạo trong lao động là một trong những đức tính nổi bật của ngƣời Đông Á, trong đó có Việt Nam. Nó đƣợc hình thành từ rất sớm trong điều kiện hoàn cảnh tự nhiên, xã hội không ít những khó khăn khắc nghiệt ngay từ những buổi đầu dựng nƣớc và giữ nƣớc. Trong điều kiện công cụ lao động còn cực kỳ thô sơ và lạc hậu, nếu ngƣời Việt Nam không cần cù nhẫn lại chịu đựng quai đê, lấp biển, đắp đập ngăn bờ thì không thể tồn tại đƣợc và cũng không thể có những thành quả lao động nhƣ ngày hôm nay. Mặt khác, thiên nhiên tuy có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhƣng cũng mang lại không ít những khó khăn với nắng mƣa thất thƣờng, nói về điều này, ca dao Việt Nam có câu: „„Khó thay công việc nhà quê Quanh năm khó nhọc dám hề khoan thai‟‟ [59, 210] Cho nên ngƣời Việt Nam không cần cù, nhẫn lại chịu đựng và gắng sức thì không thể làm ra của cải vật chất để phục vụ cuộc sống. Và họ đã nhận thức đƣợc rằng không nên lƣời biếng, từ đó ngƣời xƣa cũng phê phán những kẻ lƣời biếng nhằm thức tỉnh họ: 33 „„Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác Đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hƣ‟‟ [59, 344] Điều kiện cần thiết là phải có nghề trong tay, tinh thông nghề mới có cơ sở làm ăn lâu dài. Do vậy, theo đó là các làng nghề nổi lên từ ngày xƣa nhƣ nghề đúc đồng, nghề làm đồ gỗ, nghề chạm khắc, nghề làm gốm, nghề làm bánh… Thông qua lao động sản xuất, con ngƣời Việt Nam đã đức rút đƣợc những kinh nghiệm, cần cù chịu khó sẽ có ngày no ấm: „„Ơn trời mƣa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu Công lên chẳng quản bao lâu Ngày nay nƣớc bạc ngày sau cơm vàng Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu‟‟ [59, 213] Quá trình đó đã rèn luyện cho ngƣời lao động đức tính cần cù, sáng tạo, một nắng hai sƣơng để duy trì và phát triển cuộc sống, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh „„ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng‟‟ đã trở lên quá đỗi quen thuộc với mỗi ngƣời dân Việt Nam. Đó không chỉ là những hình ảnh đẹp, mà còn thể hiện đức tính cần cù, sáng tạo, yêu lao động của con ngƣời Việt Nam. Trong 4000 năm lịch sử, nhân dân Việt Nam đã phải dành tới 2000 năm cho 13 cuộc chiến tranh giữ nƣớc và giành độc lập dân tộc. Cũng nhờ cần cù lao động, chịu khó suy nghĩ, nhân dân ta đã sáng tạo ra nhiều cách đánh giặc thông minh, do đó nhân dân ta đã chiến thắng những kẻ thù xâm lƣợc. Và cụ thể tinh thần ấy đƣợc nâng cao hơn từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. Cách mạng tháng tám thành công, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, đƣa nhân dân ta từ địa vị nô lệ lên làm chủ đất nƣớc, làm chủ cuộc sống. Chính tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân làm ra lƣơng thực thực phẩm phục vụ cuộc sống và thể hiện vai trò to lớn của hậu phƣơng phục vụ tiền tuyến đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tiếp theo sau 34 đó cũng gặt hái đƣợc nhiều thắng lợi quan trọng đánh dấu công lao to lớn và sức lực của ngƣời dân. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc thì tinh thần ấy càng tỏa sáng hơn nữa trong cả hai miền Nam Bắc. Có thể nói chƣa lúc nào hết truyền thống cần cù lao động, sáng tạo lại đƣợc thể hiện rõ nét và thấm nhuần nhƣ lúc này. Nhân dân đã lao động hết mình và đã làm lên thắng lợi giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nƣớc. Trong điều kiện hiện nay, khi đất nƣớc còn nghèo, hơn nữa còn phải vƣợt qua muôn vàn thách thức với điều kiện trong và ngoài nƣớc. Đặt ra cho chúng ta cần tiếp tục phát huy đức tính cần cù, sáng tạo của cha ông, nhằm tạo đà cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nƣớc. Truyền thống nhân ái, yêu thương người Truyền thống nhân ái, yêu thƣơng ngƣời là một chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam từ xƣa tới nay. Truyền thống ấy có nguồn gốc sâu xa từ trong sinh hoạt công xã nông thôn và đƣợc củng cố, phát triển qua quá trình chung lƣng đấu cật khai phá giang sơn, giữ gìn đất nƣớc. Tấm lòng nhân nghĩa, nhân ái đó chính là cơ sở cho cách xử thế ở đời của ngƣời Việt Nam, là triết lý sống của dân tộc Việt Nam. Không có lòng nhân ái, thƣơng ngƣời chúng ta không thể có lòng yêu nƣớc thiết tha. Lòng yêu nƣớc xuất phát từ lòng nhân ái mới bền vững và sâu sắc. Có thƣơng ngƣời, yêu quý những cái đúng, loại bỏ những cái sai, cái ác con ngƣời Việt Nam mới sẵn sàng ra đi, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc với tinh thần: Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nƣớc, không chịu làm nô lệ. Từ đó vƣơn lên chiến đấu kiên cƣờng chống lại quân xâm lƣợc bảo vệ sự bình yên, độc lập tự do cho đất nƣớc. Trƣớc hết, lòng nhân ái yêu thƣơng con ngƣời thể hiện từ sự gắn kết giữa những con ngƣời Việt Nam với nhau. Do vậy, ngƣời Việt Nam luôn xả thân vì nƣớc, con ngƣời yêu nƣớc và con ngƣời yêu dân, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau lao động, cùng nhau chiến đấu bảo vệ giang sơn. 35 Lòng nhân ái, yêu thƣơng ngƣời của ngƣời Việt Nam đã thấm sâu trong các quan hệ từ trong gia đình đến xóm làng, cộng đồng xã hội. Một trong những nội dung nhân ái, yêu thƣơng ngƣời của ngƣời Việt Nam là chữ tình, và đã trở thành nhân sinh quan chung trong cuộc sống ngƣời dân Việt. Trong đời sống vợ chồng ngƣời Việt quý trọng tình nghĩa hơn lễ nghĩa. Truyền thống nhân ái thƣơng ngƣời của con ngƣời Việt Nam đƣợc thể hiện trong tình thƣơng giữa những ngƣời thân trong gia đình: Cha mẹ lo cho con cái khi con cái còn nhỏ; con cái có trách nhiệm lo cho cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, điều này đƣợc thể hiện rõ: „„Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày‟‟[63, 19] „„Đói lòng ăn hột trà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng‟‟[59, 388] Đối với những con ngƣời trong xã hội lòng nhân ái thể hiện ở việc giúp ngƣời nghèo khó vƣợt qua cơn hoạn nạn, với tinh thần „„một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ‟‟ giúp đỡ nhau theo tinh thần „„lá lành dùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều‟‟. Trong quan hệ hàng xóm, láng giềng thể hiện ở „„chín bỏ làm mƣời‟‟. Ghét lối sống bạc tình, bạc nghĩa… Lòng nhân ái, tình thƣơng ngƣời của con ngƣời Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣợc nâng lên một tầm cao mới. Lòng nhân ái trƣớc hết thể hiện trong mục tiêu đấu tranh của Đảng, phải giành cho đƣợc độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, đƣa nhân dân ta từ địa vị nô lệ trở thành những ngƣời làm chủ đất nƣớc. Bởi lẽ, nƣớc mất độc lập thì nhân dân không có tự do, những quyền lợi cơ bản của con ngƣời không đƣợc đảm bảo. Cho nên mục tiêu đấu tranh đầu tiên của dân tộc Việt Nam là phải „„Làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn toàn độc lập‟‟[55, 1]. Sau đó là phải „„Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân mà trƣớc hết là nhân dân lao động‟‟ [59, 271]. Lòng nhân ái của ngƣời đã trở thành sức mạnh, nó đã thấm sâu vào chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta, có tác dụng cảm hóa 36 hành vạn con ngƣời lầm đƣờng lạc lối, theo kẻ thù mà quay lƣng lại với dân tộc. Vì tất cả đều là dòng dõi tổ tiên ta, đều là ngƣời Việt Nam, nên cần phải khoan dung độ lƣợng. Ngày nay, truyền thống đó ngày càng thể hiện rõ nét trong đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và của cả dân tộc, mang giá trị to lớn, tạo lên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Đúng nhƣ Đảng ta khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần V: Thương nước – thương nhà, thương người, thương mình là truyền thống đậm đà của Nhân Dân ta. Truyền thống này là nguồn gốc sâu xa nhất, bền chặt nhất của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Truyền thống hiếu học Việt Nam, đất nƣớc ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học lâu đời. Trong lịch sử phát triển giáo dục của nƣớc nhà, ta thấy xuất hiện nhiều những gia đình khoa bảng, gia đình có con cái thành đạt, gia đình nổi tiếng về lòng hiếu học. Hiếu học là một khái niệm có thể coi nhƣ làm thành một bộ phận, một chi tiết, một biểu hiện của khát khao tri thức rất tự nhiên của con ngƣời. Hiếu học xem sự học là trách nhiệm, là thiêng liêng, là tự nguyện, đó là đạo lý làm ngƣời, vì nhân bất học, bất tri lý, cũng nhƣ ngƣời không học nhƣ ngọc không mài. Ông cha ta từ xƣa dù có nghèo đến mấy, cũng luôn cố gắng để cho con đi học lấy cái chữ để thành ngƣời, và cũng có biết bao nhiêu tấm gƣơng vƣợt khó, vƣợt nghèo vƣơn lên trong học tập nhƣ: Mai Thúc Loan đầu đội mâm đồng nặng trĩu, nhƣng vì ham học đã học trộm đến tê cả gót chân mà vẫn không hay, về ssau trở thành vị vua nổi tiếng của nƣớc ta; Nguyễn Hiền, mồ côi cha, sống trong túp lều ở chùa, nghèo lên phải bắt đom đóm làm đèn để học, 13 tuổi đã đỗ trạng nguyên; Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha sớm, nhà nghèo phải đốt lá rừng để học và đã trở thành vị trạng nguyên tài giỏi của dân tộc… Và theo dòng lịch sử còn nhiều gƣơng hiếu học, vƣợt khó khác in dấu trong lịch sử, đó là những nhân tài đáng 37 trân trọng. Chúng ta thấy rằng mặc dù những gƣơng hiếu học đó có những điều kiện hoàn cảnh khác nhau nhƣng điểm chung của họ là, tuy sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thậm chí nghiệt ngã, nhƣng với tinh thần hiếu học kiên trì, vƣợt khó họ đã vƣơn lên thành những danh nhân đất Việt. Từ ngày có Đảng, nhất là khi cách mạng tháng tám thành công, phát triển giáo dục luôn là một quan điểm nhất quán và là một ƣu tiên trong đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Trong các cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân tộc Việt Nam tiếp tục đƣơng đầu với nhiều khó khăn thử thách, nhƣng truyền thống hiếu học vẫn luôn đƣợc nhân dân ta kế thừa và phát huy cao độ. Trong điều kiện khói đạn mƣa bom nhƣng mạch ngầm truyền thống hiếu học vẫn âm ỉ, thầm lặng và bình dị nhƣ những con ngƣời không ngại khó khăn, nguy hiểm vƣợt lên hoàn cảnh để học hành thành tài. Khi nƣớc nhà hoàn toàn thống nhất, cả nƣớc tập trung cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đã nhận thức đƣợc rằng, chúng ta không thể khắc phục nghèo đói, đƣa đất nƣớc phát triển nếu không có tri thức khoa học. Từ nhận thức này Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách nhằm khuyến khích nhân dân phát huy truyền thống hiếu học. Dành những điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục. Và đến nay, nối tiếp truyền thống đó và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiêt. Cùng với đó đƣợc Đảng và Nhà nƣớc cho phép và cổ vũ, ngày 2 tháng 10 năm 1996 Hội khuyến học Việt Nam đƣợc hình thành. Đây là một tổ chức xã hội đƣợc hoạt động trong phong trào quần chúng, hỗ trợ sự nghiệp chấn hƣng và phát triển giáo dục. Xây dựng gia đình hiếu học, về thực chất là phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, làm cho mỗi ngƣời dân thấy đƣợc tầm quan trọng của việc học hành đối với chủ trƣơng vận động nhân dân xóa đói giảm nghèo, phát triển ngành 38 nghề, đẩy mạnh sản xuất. Thực hiện lời dạy của Bác dân tộc Việt Nam phải trở thành một dân tộc thông thái. Có thể khẳng định hiếu học là một truyền thống tốt đẹp, nó đƣợc kế thừa và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ xã hội phong kiến cho đến sau này trải qua nhiều giai đoạn lịch, truyền thông đó luôn đƣợc nhân dân ta kế thƣa, phát huy và nâng lên thành lẽ sống. Và hơn lúc nào hết trong điều kiện hiện nay càng phải phát huy hơn nữa truyền thống đó, vì mục tiêu: Đào tạo và sử dụng con ngƣời mới, con ngƣời xã hội chủ nghĩa có đức và có tài, đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Tóm lại, đạo đức truyền thống Việt Nam đƣợc hình thành trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam với một nƣớc có điều kiện tự nhiên đa dạng, phức tạp, một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, có lối sống khép kín, đồng thời với sự tiếp thu những giá trị đạo đức của các nƣớc khác mà tiêu biểu là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo… Những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam là truyền thống yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết ý thức cố kết cộng đồng, truyền thống nhân ái yêu thƣơng con ngƣời, và truyền thống hiếu học. Những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống đó ngày càng đƣợc bổ sung, phát triển, cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tác động của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay Việc thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam là một tất yếu khách quan nhằm tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và nâng cao mức sống nhân dân. Nhƣng CNH, HĐH cũng đang tác động cả tích cực và tiêu cực tới đạo đức truyền thống, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới cho đạo đức xã hội. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tác động của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay là: Thứ nhất, chế độ chính trị, pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội 39 Tình hình chính trị, xã hội nước ta ổn định.Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức ASEAN 28/7/1975 và lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam đƣợc bãi bỏ ngày 3/2/1994 mở ra một hƣớng phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta có thêm điều kiện thuận lợi để hội nhập với khu vực và trên thế giới, tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động, hợp tác quốc tế. Hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là luật đầu tƣ đang từng bƣớc đƣợc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, tình hình kinh tế xã hội trong nƣớc ổn định cũng là những yếu tố góp phần tạo dựng một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thu hút nguồn đầu tƣ từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc vào Việt Nam. Chính sách kinh tế - xã hội đảm bảo, làm thay đổi lực lƣợng sản xuất, công nghệ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo ra tốc độ phát triển cao, đảm bảo cho việc xã hội hóa về mặt khoa học kỹ thuật, hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, mối quan hệ giữa các ngành là rất phức tạp và đa dạng đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc, tạo khả năng tích lũy vốn… từ đó, có thể quan tâm hơn nữa đến phát triển tự do, toàn diện của yếu tố con ngƣời, tạo khả năng mở rộng hợp tác quốc tế và củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia. Thứ hai, CNH, HĐH ở nƣớc ta đƣợc tiến hành trong điều kiện một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, bình quân ruộng đất thấp, dân số đông, gần 80% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, thu nhập thấp, sức mua hạn chế. CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của CNH, HĐH đất nƣớc. Do đó, CNH, HĐH khắc phục tác phong, thói quen của ngƣời sản xuất nhỏ, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật mới cho ngƣời lao động phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo, đoàn kết của ngƣời lao động trong hoạt động lao động sản xuất. 40 Có thể nói, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là quá trình xây dựng, phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật, chuyển từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động sử dụng máy móc, với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng hợp lý theo hƣớng tiên tiến hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ. Việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đƣợc coi nhƣ mặt trận hàng đầu có ý nghĩa mang tầm chiến lƣợc, then chốt và cấp bách. Bởi lẽ, nƣớc ta có tới 80% dân số và hơn 70 % lao động sống ở nông thôn. Song, ruộng đất bình quân theo đầu ngƣời còn thấp, lại cộng với quá trình đô thị hóa khiến cho đời sống của họ vẫn còn gặp phải khó khăn. Nếu thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn sẽ giải quyết việc làm cho lao động dƣ thừa, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Mặt khác, tình trạng kinh tế nông nghiệp nông thôn còn kém phát triển, trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp thấp dẫn đến sức cạnh tranh của nông sản trên thị trƣờng còn chƣa cao, năng xuất lao động còn thấp. Hơn nữa, số lƣợng nông sản chiếm 45% giá trị hàng hóa xuất khẩu, nếu chúng ta áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào việc nâng cao chất lƣợng mẫu mã sẽ tăng tích lũy vốn, nhất là nƣớc đang tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu. Trong khi đó, đây là thị trƣờng rộng lớn, muốn CNH, HĐH bền vững phải dựa vào thị trƣờng nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, nông nghiệp nông thôn cũng là nguồn cung cấp nhân lực quan trọng để thực hiện CNH, HĐH theo hƣớng lao động công nghiệp tăng và lao động nông nghiệp giảm. Đảng ta vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu “đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết động bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” [29, 88 – 90]. Nhƣ vậy, việc lấy CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng đầu thể hiện quan điểm sáng suốt của Đảng. 41 Thứ ba, CNH, HĐH diễn ra trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng. Những nƣớc có trình độ phát triển tiên tiến đã chuyển sang giai đoạn “hậu công nghệ” và không ngừng hiện đại hóa nền kinh tế. Trong bối cảnh này, quá trình CNH ở nƣớc ta phải gắn với HĐH và khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò là nền tảng của CNH, HĐH đất nƣớc, đồng thời đó sẽ là bƣớc đà phát huy tinh thần hiếu học của dân tộc. Trong xu thế phát triển khoa học và công nghệ nhƣ hiện nay, vấn đề trung tâm của CNH, HĐH là vấn đề công nghệ. Nƣớc nào làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, nƣớc đó sẽ là nƣớc công nghiệp hiện đại. Việt Nam là một nƣớc đang tiến hành CNH, HĐH do đó vấn đề công nghệ cũng là vấn đề trung tâm. Nếu chúng ta tiến hành CNH, HĐH chỉ dựa vào sự chuyển giao công nghệ thì vĩnh viễn vẫn chỉ là nƣớc lạc hậu đi sau và khả năng về vốn cũng có hạn. Nhƣng nếu chúng ta tự mình sáng tạo ra công nghệ mới thì trình độ cơ sở vật chất – kỹ thuật chƣa cho phép. Vì vậy, Đảng ta đã chỉ rõ: cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau trong đó có nguồn lực con ngƣời là quý báu nhất có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nƣớc ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp, nguồn lực đó là ngƣời lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp. Ngƣời lao động hiện nay ở nƣớc ta, vừa là ngƣời có trình độ trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, vừa có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, chính phẩm chất đạo đức tốt đẹp là động cơ thúc đẩy ngƣời lao động làm việc, cống hiến cho tổ quốc, đặt lợi ích của mình trong sự thống nhất với lợi ích của tổ quốc. Để khoa học – công nghệ phát triển thì giáo dục đào tạo giữ vai trò quan trọng. Trong các nhiệm vụ chiến lƣợc, Đảng ta đã khẳng định: “coi giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu” bởi “muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo” [16, 19]. Nhƣ vậy, việc nhận thức, đánh giá vai trò và vị trí của giáo dục, đào tạo của 42 Đảng đã thể hiện sự sáng suốt và khoa học trong sự nghiệp lãnh đạo và phát triển đất nƣớc. Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH chỉ có quan tâm đầu tƣ giáo dục – đào tạo, phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng ngƣời lao động mới là con đƣờng ngắn nhất giúp chúng ta thoát khỏi nghèo nàn, rút ngắn khoảng cách tụt hậu của đất nƣớc. Thứ tư, CNH, HĐH đƣợc thực hiện trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong khi nghiên nghiên cứu lịch sử xã hội loài ngƣời, C. Mác đã chỉ ra rằng: ở mỗi giai đọa lịch sử cụ thể, quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đây đƣợc coi nhƣ quy luật của sự phát triển xã hội. Ở nƣớc ta việc thực hiện CNH, HĐH chính là việc thực hiện thúc đẩy lực lƣợng sản phát triển. Song do tính chất không đồng đều giữa các vùng miền nên việc thiết lập các thành phần kinh tế vận động theo cơ chế thị trƣờng chính là tạo ra quan hệ sản xuất phù hợp tƣơng ứng với tình trạng đó. Kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng là mô hình kinh tế tiến bộ, là nấc thang cao hơn kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà nƣớc đây là mô hình kinh tế mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế đƣợc thực hiện trên thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Thực tế cho thấy, CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, nó có tác động kích thích mạnh sự quan tâm thƣờng xuyên đến việc đổi mới áp dụng khoa học – công nghệ, trình độ quản lý, tính nhu cầu và thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Nó bình tuyển các doanh nghiệp, cá nhân giỏi tiếp nhận những nhân tố tích cực tiến bộ, đào thải những nhân tố lạc hậu. Trên phƣơng diện này nó đẩy nhanh quá tình CNH, HĐH đất nƣớc. Về mặt tiêu cực, do chạy theo lợi nhuận các nhà sản xuất không tính đến mặt trái của các thành tựu khoa học công nghệ gây ra. 43 Quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời bị “dìm xuống dòng nƣớc lạnh” của sự tinh toán ích kỷ, tình trạng nhân phẩm đạo đức coi nhẹ, tôn thờ đồng tiền, tàn phá tự nhiên một cách không thƣơng tiếc. Như vậy, thƣc hiện quá trình CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ con rao hai lƣỡi, xong vấn đề ngƣời sử dụng nó là ai và nhằm mục đích gì? Ở đây, Nhà nƣớc có vai trò quyết định trực tiếp đến mục tiêu của CNH, HĐH. Thứ năm, CNH, HĐH đƣợc thực hiện trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan lôi cuốn các nƣớc, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế” [27, 157]. Quan điểm trên của Đảng đã khẳng định một sự thực là toàn cầu hóa đã trở thành một tất yếu khách quan phổ biến trong xu thế hiện nay. Các quốc gia trên thế giới dù muốn hay không đều bị lôi cuốn vào “dòng xoáy” chung đó. Mặt khác “toàn cầu hóa” không chỉ riêng ở lĩnh vực kinh tế mà nó còn diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Rõ ràng sự nghiệp CNH, HĐH nƣớc ta không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Muốn tồn tại để phát triển chúng ta không còn con đƣờng nào khác phải chủ động hội nhập để tranh thủ thời cơ vƣợt qua những thách thức. Do đó, “hội nhập” là con đƣờng đƣa sự nghiệp CNH, HĐH của chúng ta đến thành công. Ở nƣớc ta trƣớc thời kỳ đổi mới do chủ quan duy ý chí, sự nghiệp CNH cũng đƣợc thực hiện theo mô hình “hƣớng nội” mà chủ yếu là công nghiệp nặng trong phạm vi các nƣớc xã hội chủ nghĩa, cộng với mô hình kinh tế chỉ huy đã khiến cho sự nghiệp CNH khó phát huy tác dụng và phát triển chậm: các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, cơ sở công nghiệp trọng yếu ít đƣợc xây dựng có chăng chỉ có một số thành phố lớn. Đời sống của nhân dân khó khăn, kinh tế xã hội rơi vào khủng hoảng. Từ khi, thực hiện hội nhập CNH đƣợc thực hiện trong xu hƣởng mở cửa, đã phát huy tác dụng. Nhờ có hội nhập, vốn, khoa học – công nghệ và trình độ 44 quản lý của tiên tiến của thế giới mới đƣợc du nhập nâng cao hiệu quả kinh tế trong nƣớc. Đánh giá thành công của sự nghiệp CNH, HĐH trong xu thế hội nhập Đảng ta đã kết luận: từ chỗ bị bao vây, cấm vận nƣớc ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu hết các nƣớc, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực… Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp 3 nhịp độ GDP. Thu hút đƣợc một khối lƣợng khá lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Tuy nhiên, CNH, HĐH đƣợc thực hiện trong xu thế mở cửa, toàn cầu hóa, đòi hỏi chúng ta phải chủ động, nghĩa là nâng cao khả năng độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập. Bởi toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển vừa đấu tranh rất phức tạp giữa các nƣớc nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Nếu chúng ta không nâng cao khả năng độc lập, tự chủ sẽ bị lôi kéo vào con đƣờng của chủ nghĩa tƣ bản hoặc sẽ bị đánh chìm trở thành nƣớc lạc hậu đi sau. Một trong những yếu tố tạo nên nền kinh tế độc lập tự chủ theo quan điểm của Đảng phải: đẩy mạnh CNH, HĐH tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh. Như vậy, sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa đƣợc thực hiện theo xu hƣớng mở cửa, nhƣng phải nâng cao khả năng độc lập tự chủ, nhằm tranh thủ thời cơ để phát triển, đồng thời vẫn giữ vững đƣợc nguyên tắc bảo vệ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ quyền quốc gia và không ngừng phát huy đạo đức truyền thống dân tộc. Tóm lại: CNH, HĐH ở nƣớc ta đƣợc tiến hành trong điều kiện một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, trong điều kiện cách mạng khoa học – công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng và đƣợc thực hiện trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cùng với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá. Do đó, nói đến sự tác động của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay là nói đến sự tác động đƣợc diễn ra khi CNH, HĐH đƣợc tiến hành trong bối cảnh trên. 45 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Đất nƣớc tiến hành CNH, HĐH là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và góp phần nâng cao mức sống nhân dân. CNH, HĐH là điều kiện căn bản nhất để tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ xã hội, thay đổi cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ; trong lao động công nghiệp chuyển từ lĩnh vực có hàm lƣợng chất xám ít sang lĩnh vực lao động có hàm lƣợng chất xám nhiều. Theo đó thực tiễn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã gặt hái đƣợc nhiều thành công, tạo ra thế và lực đủ mạnh đảm bảo cho quá trình phát triển tiếp theo của đất nƣớc, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân. Hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế và quá trình thực thi đã có bƣớc tiến quan trọng và ngày càng hiệu quả trong quá trình điều hành đất nƣớc của Đảng vì mục tiêu: dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hòa nhập với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Đạo đức truyền thống Việt Nam đƣợc hình thành trên mảnh đất Việt Nam, có nhiều thuận lợi về điều kiện khí hậu, tự nhiên, xã hội, và cũng đầy những khó khăn phức tạp. Từ những điều đó đã hình thành những chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam nhƣ: truyền thống yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng dân tộc; truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng; truyền thống cần cù, sáng tạo; truyền thống nhân ái yêu thƣơng con ngƣời; truyền thống hiếu học. Quá trình CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cùng với sự hội nhập quốc tế đang tạo ra những điều kiện thuận lợi và cũng đang gây khó khăn cho việc giữ gìn phát huy những giá trị đạo đức truyền thông ở Việt Nam hiện nay. Vậy việc nhận thức sâu sắc và đầy đủ những tác động của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay và đề xuất những giải pháp cần thiết là rất quan trọng, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển đất nƣớc 46 CHƢƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA CNH, HĐH TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP Đạo đức xã hội là một hình thái ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quy định, do vậy khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn đạo đức xã hội cũng thay đổi theo. Khi nói về điều này trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh” Ph. Ăng – ghen đã viết: “xét cho cùng mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trƣớc tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ” [53, 137] Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nuớc. Quá trình đó đã rèn luyện, hun đúc lên những thế hệ ngƣời Việt Nam giàu lòng yêu nƣớc, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc, giàu lòng nhân ái, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn, đoàn kết, yêu thƣơng giúp đỡ nhau. Những đức tính đó đã trở thành truyền thống mà hàng nghìn đời này, những thế hệ con ngƣời Việt Nam đã nâng niu, giữ gìn, đó là những giá trị tinh thần. Những giá trị tốt đẹp đó có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã hội, tạo ra sức mạnh cho con ngƣời vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để hoàn thiện nhân cách và đóng góp cho xã hội. Hiện nay, trong sự nghiệp CNH, HĐH, đạo đức truyền thống Việt Nam chịu sự tác động tƣơng đối mạnh mẽ, có những giá trị phù hợp cần đuợc giữ gìn, phát huy, có những chuẩn mực phù hợp trong giai đoạn trƣớc đây, nhƣng nay không còn phù hợp cần đƣợc khắc phục. Cho nên, cần nghiên cứu chỉ ra đƣợc những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của quá trình CNH, HĐH đã ảnh hƣởng đến đạo đức truyền thống. Đồng thời, từ đó nhìn vào thực trạng cụ thể để đƣa ra đƣợc những giải pháp cần thiết để nƣớc ta một mặt thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, khẳng định vị thế của dân tộc. Mặt khác, vẫn đảm bảo việc giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức của dân tộc, để nó trở thành đòn bẩy thúc đẩy 47 kinh tế phát triển đất nƣớc nói chung và sự nghiệp CNH, HĐH nói riêng, đảm bảo phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững về kinh tế và tất cả các lĩnh vực khác. Đƣa đất nƣớc tiến lên, tiến xa, hội nhập cùng khu vực và thế giới. 2.1. Tác động của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Quá trình CNH, HĐH ở nƣớc ta hiện nay diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nó không những ảnh hƣởng trên mặt trận kinh tế, mà còn ảnh hƣởng đến mặt trận văn hoá – xã hội. Đây thật sự là một cuộc cách mạng lớn lao và nó cũng mang đến những tác động tích cực, cũng nhƣ những thách thức đối với đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. 2.1.1. Tác động tích cực của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay CNH, HĐH ở nƣớc ta hiện nay nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trang bị kỹ thuật – công nghệ theo hƣớng hiện đại và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong các ngành của nền kinh tế quốc dân nhằm mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, văn minh. Quá trình này thắng lợi hay thất bại là do nhân tố con ngƣời đóng vai trò quan trọng và quyết định. Từ đó, cũng hình thành lên sự gắn kết giữa nhân tố kinh tế với các mặt của đời sống xã hội trong đó có đạo đức truyền thống. Coi trọng đạo đức truyền thống là nhân tố góp phần đảm bảo sự thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc là một yêu cầu tất yếu của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân ta. Và theo chúng tôi CNH, HĐH có những tác động tích cực chủ yếu đến đạo đức truyền thống Việt Nam là: Thứ nhất, truyền thống yêu nước Quá trình CNH, HĐH tạo cơ hội để con người Việt Nam biểu lộ lòng yêu nước sâu sắc, đặc biệt là tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển con người. 48 CNH, HĐH không chỉ xuất phát từ yếu tố con ngƣời mà do con ngƣời tạo lên và chỉ khi nào có nguồn nhân lực mới thành công bởi con ngƣời là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất vật chất hiện đại, trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho ngành kinh tế quốc dân và chỉ có thể thực hiện trên cơ sở đội ngũ ngƣời lao động, các cán bộ đầu ngành, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nƣớc. Việc đẩy mạnh CNH, HĐH ngày nay là bƣớc đi tất yếu trong đó phát huy nguồn lực con ngƣời là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế đất nƣớc đồng thời gắn tăng trƣởng kinh tế với việc cải thiện đời sống nhân dân. Đánh giá đúng vai trò của con ngƣời nhƣ vậy, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, chính sách hợp lý, phát huy nguồn lực con nguời, góp phần tạo lên những thành tựu to lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay, để phục vụ và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của chính con ngƣời. CNH, HĐH tạo ra năng xuất lao động cao, vật chất trong xã hội ngày càng đầy đủ, giải phóng sức sản xuất thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và góp phần thoả mãn các nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của con ngƣời và con ngƣời trở thành cá thể thực hiện tiêu biểu các giá trị đạo đức. Trong điều kiện hiện nay, hiệu quả kinh tế và ý thức đem lại nhiều của cải làm giàu cho cá nhân và xã hội, đó không chỉ là tiêu chí kinh tế mà đã trở thành tiêu chí đánh giá giá trị con ngƣời, tiêu chí đánh giá đạo đức. Trƣớc tiên, là sự yêu thƣơng gắn kết các thành viên trong gia đình vì con ngƣời muốn sống có trách nhiệm với đất nƣớc thì trƣớc tiên phải sống có trách nhiệm với chính mình và các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nhiệm vụ trọng yếu hiện nay là “giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu cao vai trò gƣơng mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội” [6, 60]. Theo đó khơi dậy và phát triển truyền thống yêu nƣớc, ý thức tự cƣờng, yêu thƣơng giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội. 49 CNH, HĐH thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các vùng kinh tế chuyên canh, tạo ra sự chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trong nông nghiệp, chuyển dịch lao động năng suất thấp sang lao động năng suất cao, vì mục đích có một cuộc sống tƣơi đẹp, đƣợc sống trong xã hội bình yên, con nguời yêu thƣơng tôn trọng lẫn nhau hơn, con cái trong gia đình có điều kiện chăm sóc tốt bố mẹ, ngƣợc lại bố mẹ cũng có điều kiện chăm sóc con hơn. Hiện nay, bằng việc thể hiện rõ mức sống cũng nhƣ thu nhập bình quân của các gia đình Việt Nam đều đã tăng, với các dịch vụ chăm sóc và các phƣơng tiện chăm sóc hiện đại, từ đó tuổi thọ trung bình của con ngƣời cũng cao hơn, con ngƣời tôn trọng lẫn nhau, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau hơn. Với sự phát triển của những phƣơng tiện thông tin, con ngƣời có điều kiện nhận thông tin, mở rộng tầm mắt, có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật, tiếp thu những kinh nghiệm của ngƣời khác, của dân tộc khác. Thông qua sự giao lƣu tiếp xúc với bên ngoài giúp mỗi ngƣời tự nhận thức lại mình, thấy đƣợc những cái hay để tiếp tục phát huy, cái dở, cái hạn chế để khắc phục. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của phát triển CNH, HĐH. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời đƣợc nâng lên, tuổi thọ của con nguời càng cao, con ngƣời sống ngày càng hạnh phúc hơn. CNH, HĐH với việc tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, của cải xã hội, phƣơng tiện đi lại, hạ tầng giao thông tƣơng đối đảm bảo, dịch vụ và phƣơng tiện học hành đƣợc quan tâm. Từ đó nơi ăn chốn ở nhƣ: nhà cửa, phƣơng 50 tiện phục vụ nghỉ ngơi, ăn, ngủ, vệ sinh, bữa ăn đảm bảo hơn. Con ngƣời từ những cơ sở trên đã xây dựng tốt các quan hệ nhƣ: tình cảm gia đình, quan hệ vợ chồng con cái trở nên tốt hơn, sâu sắc hơn rất nhiều. Thể hiện ở mức độ tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, tôn trọng, yêu thƣơng nhau. Từ đó, xây dựng các quan hệ xã hội cũng tốt hơn, nhƣ quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gắn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Một trong những thành tựu lớn nhất trong phát triển con ngƣời ở nƣớc ta là thành quả của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Trong giai đoạn hiện nay, công tác xóa đói giảm nghèo đã đƣợc đẩy mạnh và đạt đƣợc thành quả ấn tƣợng. Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc gia, năm 1992, tỷ lệ hộ nghèo nƣớc ta là 30% dân số, đến năm 2005 ƣớc tính tỷ lệ hộ nghèo nƣớc ta chỉ còn 7% dân số. Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế (tính theo 1 đôla/ngày/ngƣời) thì tỷ lệ nghèo chung nƣớc ta giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002, nếu tính theo tiêu chuẩn mới (2 đôla/ngày/ngƣời) thì hộ nghèo năm 2004 còn 27,5% [3, 68-69]. Theo thống kê mới đây, “Tính chung năm 2012 cả nƣớc có 450,3 nghìn lƣợt hộ thiếu đói, giảm 27,6% so với năm 2011, tƣơng ứng với 1911,8 nghìn lƣợt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 26,9 %. Tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc năm 2012 ƣớc tính là 11,3 – 11,5%” [72]. Con ngƣời có điều kiện kinh tế ổn định, cuộc sống đảm bảo, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc đáp ứng. Do đó, con ngƣời tin vào đƣờng lối của Đảng của Nhà nƣớc và tin vào công cuộc đổi mới, vào quá trình CNH, HĐH. Đây là một nhân tố quan trọng để mỗi cá nhân con ngƣời khẳng định tầm quan trọng của mình với đất nƣớc. Ngày nay, dƣới sự tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trƣờng, Việt Nam tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện trong và ngoài nƣớc tuy có nhiều thuận lợi nhƣng cũng đứng trƣớc những khó khăn thử thách khắc nghiệt nhƣng mỗi ngƣời dân Việt Nam luôn luôn kiên định và tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. 51 Yêu nƣớc trong lao động sản xuất: CNH, HĐH tạo ra một công trƣờng thi đua lao động sản xuất, phấn đấu đạt mục tiêu kinh tế đề ra, mỗi ngƣời với tâm lực, trí lực và thể lực phục vụ hết mình cho đất nƣớc. Yêu nƣớc ngày nay, đặc biệt hơn khi chúng ta tiến hành CNH, HĐH, phát triển kinh tế, tăng cƣờng hữu nghị hợp tác nhƣng cũng phải đƣơng đầu với bao khó khăn thách thức: Ô nhiễm môi trƣờng, tham nhũng, diễn biến hoà bình, thiên tai, bệnh tật… Do vậy, mỗi con ngƣời Việt Nam phát triển nhƣ ngày hôm nay phải nhìn ra và nhận thức đúng đắn những khó khăn đó để có thể phát huy tinh thần yêu nƣớc của mình phục vụ cho quê hƣơng đất nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ khi mà những ngày nay tình hình chính trị xã hội trong khu vực và thế giới ảnh hƣởng rất rõ đến Việt Nam. Trong đó có vấn đề chủ quyền đất nƣớc. Đứng trƣớc những điều kiện nhƣ vậy, con ngƣời Việt Nam hiện đại hơn lúc nào hết thể hiện tình yêu quê hƣơng đất nƣớc mạnh mẽ và kiên quyết nhƣ lúc này. Trên khắp các nẻo đƣờng đất nƣớc, trong mọi diễn đàn ngôn luận, chƣa bao giờ hai tiếng “tổ quốc” lại thiêng liêng đến thế. Cũng chƣa bao giờ lòng yêu nƣớc trở thành tình cảm đƣợc bàn luận suy ngẫm và trăn trở đến nhƣ vậy. Có thể khẳng định rằng, CNH, HĐH mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế, ổn định và phát triển xã hội, đem lại những tri thức về mọi lĩnh vực cho con ngƣời, phục vụ cuộc sống và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời, từ đó xây dựng lên con ngƣời hiện đại có đủ năng lực và phẩm chất văn hoá mới, mà trong đó có những giá trị đạo đức truyền thống và tính tiếp thu biến hoá làm phong phú và khẳng định đạo đức truyền thống của dân tộc, đó là lòng yêu nƣớc yêu đồng bào, tính tự cƣờng của dân tộc Việt Nam. Thứ hai, truyền thống hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động Quá trình CNH, HĐH đòi hỏi con người không ngừng nâng cao tri thức, tinh thần ham học hỏi, thích ứng với môi trường làm việc hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao. 52 Căn cứ vào đặc điểm của quá trình CNH, HĐH gắn với nền kinh tế tri thức, chúng ta phát triển mạnh các ngành và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con ngƣời Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Mặt khác, thực tế yêu cầu của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con ngƣời Việt Nam phải ra sức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo ra một xã hội học tập. Học trong nhà trƣờng, học qua sách vở, báo chí, học trong cuộc sống. Xuất phát từ yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nói riêng và yêu cầu của xã hội nói chung, việc xây dựng chất xám của con ngƣời là tiền đề vô cùng quan trọng bởi vì trong CNH, HĐH phải “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nƣớc ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH. Phát triển các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con ngƣời Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại” [ 28, 87-88]. CNH, HĐH đòi hỏi con ngƣời phải nâng cao và tạo điều kiện cho con ngƣời nâng cao tri thức khoa học kỹ thuật. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của khoa học, kỹ thuật. Coi đó là một cuộc cách mạng, cách mạng khoa học kỹ thuật lấy nó làm then chốt của sự nghiệp phát triển đất nƣớc nói chung và sự nghiệp CNH, HĐH nói riêng. Mặc dù, tình hình kinh tế đất nƣớc còn nhiều khó khăn nhƣng trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã dành hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tƣ cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Có thể khẳng định rằng, thành công to lớn có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp CNH, HĐH mà nhân dân ta dành đƣợc là có sự đóng góp xứng đáng của lĩnh vực khoa học công nghệ. Hiện nay khoa học – công nghệ đã chiếm vị trí quan trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực. Kinh tế tài chính, thống kê, khí tƣợng thuỷ văn, 53 dịch vụ. Từ những phân tích trên và nhìn vào sự phát triển của khoa học công nghệ nhƣ hiện nay thì muốn phát triển khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu, chúng ta cần phải cần những con ngƣời am hiểu chúng và sử dụng chúng cho nên một đòi hỏi đƣợc đặt ra đó là: Cần phát triển giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhất là giáo dục trong lĩnh vực khoa học công nghệ để đào tạo ra những nhân lực có tay nghề cao. Cụ thể gần đây nhất, 20/10/2014 diễn ra chƣơng trình phối hợp công tác giai đoạn 2014-2020 giữa bộ giáo dục và đào tạo và liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã chính thức đƣợc ký kết tại Hà Nội. Theo đó hai bên sẽ kết hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học và quản lý giáo dục, giải pháp phát triển công nghệ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo các cấp học, ngành học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân từ phổ thông đến đại học và sau đại học. Hợp tác nghiên cứu, tƣ vấn, phản biện các chính sách chƣơng trình và đề án lớn về giáo dục và đào tạo do bộ giáo dục và đào tạo chủ trì – nghiên cứu các đề tài về đổi mới cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, giới thiệu các nhà khoa học của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên tham gia xây dựng, biên soạn thẩm định các chƣơng trình giáo dục, giáo trình, sách giáo khoa, nghiên cứu sản xuất và thẩm định thiết bị dạy học, đổi mới hình thức phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Phát hiện, bồi dƣỡng học sinh, sinh viên, tham gia các cuộc thi olympic quốc gia, quốc tế. Các cuộc thi các giải thƣởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ của học sinh, sinh viên, phát triển các quỹ của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên. Đồng thời, xây dựng lộ trình để 54 từng bƣớc xã hội hoá, việc tuyển chọn giới thiệu, tổ chức, tham gia phát triển quỹ này để trao giải thƣởng và hỗ trợ những học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi nghiên cứu khoá học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế. Đồng thời phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ của hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong việc thực hiện nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của hội nghị 7 Ban chấp hành trung uơng khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành giáo dục vì sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở nƣớc ta trong giai đoạn tới. Nhƣ vậy, chƣơng trình hợp tác đã thể hiện rõ quyết tâm đổi mới và hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung, khoa học và kỹ thuật nói riêng để nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Và cũng từ đây chúng ta thấy đƣợc tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật nói riêng tới quá trình phát triển kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đất nƣớc. Không những vậy ở mạng lƣới giáo dục từ các cấp cũng đầu tƣ phát triển giáo dục khoa học công nghệ, kỹ thuật. Và các chƣơng trình hợp tác, các quỹ hỗ trợ cũng đƣợc thành lập tất cả vì mục tiêu xây dựng con ngƣời Việt Nam mới, có trình độ cao để xây dựng đất nƣớc. Mặt khác, CNH, HĐH đòi hỏi con ngƣời phải có tri thức quản lý, vì nó diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, đòi hỏi mỗi lĩnh vực cần có một ngƣời am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Muốn vậy thì vai trò của giáo dục đối với vấn đề này hết sức quan trọng. Đôi khi quản lý lại là một loại công việc mà mọi nguời ai cũng là ngƣời quản lý. Vì có thể một ngƣời không quản lý nhân viên nhƣng họ lại quản lý thời gian, nội dung công việc và rất nhiều điều khác trong cuộc sống. Cho nên mỗi một ngƣời, trong sự nghiệp CNH, HĐH phải tự học tập và đào tạo mình, không những có tri thức về mọi lĩnh vực mà cần có tri 55 thức quản lý vì sự nghiệp CNH, HĐH, hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý Nhà nƣớc nói riêng là rất quan trọng. Do vậy, hiện nay ngoài hệ thống giáo dục nói trên Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm rất lớn cho đội ngũ lao động làm trong lĩnh vực quản lý, đƣợc thể hiện ở việc mở các lớp đào tạo về năng lực quản lý (kinh tế và xã hội), bồi dƣỡng các lớp lý luận chính trị cho ngƣời đi làm, hay cử các nhà quản lý sang nƣớc ngoài học hỏi kinh nghiệm. Mọi hoạt động trên đều nhằm tạo ra một đội ngũ lao động làm trong lĩnh vực quản lý, có đƣợc những tri thức tốt để phát huy vai trò và khả năng của mình cho đất nƣớc. CNH, HĐH đòi hỏi con ngƣời phải có tri thức về cuộc sống, cuộc sống hiện đại luôn đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình, để tồn tại và phát triển. Vai trò của mỗi con ngƣời đang đóng góp phần nào sức lực vào thành công chung của đất nƣớc. Do đó, con ngƣời cần phải học tập, bồi dƣỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao tri thức về cuộc sống. Sự nghiệp CNH, HĐH rất cần những con ngƣời nhƣ những nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học đầy trí tuệ, thông minh, năng động, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám xoá bỏ định kiến, vƣợt lên những hạn chế truyền thống. Đó là những ngƣời đầy tinh thần và ý chí tìm tòi, khám phá, sáng tạo, bản lĩnh, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đây cũng là cái đích để xây dựng con ngƣời mới, mà muốn vậy trƣớc tiên phải có tri thức am hiểu, vấn đề này con ngƣời có thể học trong nhà trƣờng, trong cuộc sống xã hội và trong chính quá trình phát triển kinh tế, học ở mọi lĩnh vực và học trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. CNH, HĐH đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con ngƣời nâng cao trình độ trí thức về mọi mặt, nhƣ tri thức khoa học, kỹ thuật, tri thức quản lý, tri thức về cuộc sống, từ đó đặt ra một đòi hỏi con ngƣời muốn có trình độ tri thức về khoa học kỹ thuật, tri thức quản lý, tri thức về cuộc sống thì con ngƣời phải học, nhận thức đƣợc quá trình biện chứng của hai nhân tố này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay nói 56 riêng. Đảng và nhà nuớc ta đã có những đƣờng lối chiến lƣợc mới cho sự phát triển giáo dục. Song song với phát triển kinh tế giáo dục đƣợc coi là quốc sách hàng đầu. Để đƣa ra đƣợc quan điểm với mục tiêu trên Đảng và Nhà nƣớc đã căn cứ vào thực tiễn nên giáo dục nƣớc nhà và đòi hỏi của quá trình phát triển - kinh tế xã hội trong đó có quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Đã kế thừa và phát triển những thành tựu của giáo dục đào tạo đổi mới giáo dục, thể hiện tính hiện đại của tinh thần hiếu học dân tộc. Quá trình CNH, HĐH giúp con người khắc phục tác phong thói quen của người sản xuất nhỏ, xây dựng ý thức, tổ chức, kỷ luật mới. Việt Nam vẫn còn nghèo, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, khoảng cách chênh lệch giữa nƣớc ta với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới về trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn lớn. Muốn khắc phục tình trạng đó đòi hỏi nhân dân Việt Nam phải phát huy mạnh mẽ tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, trong học tập và trong cuộc sống. CNH, HĐH với máy móc ngày càng hiện nay, trình độ khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến, do vậy nếu ngƣời sản xuất không cần cù, chịu khó, không đi sâu nghiên cứu nắm vững khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất sẽ không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất. CNH, HĐH diễn ra trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh quyết liệt. Trong sản xuất ai hạ đƣợc giá thành sản phẩm sẽ giành thắng lợi trong cạnh tranh. Trên phƣơng diện này các doanh nghiệp nƣớc ngoài có lợi thế hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc, vì công nghệ của họ tiên tiến hơn. Do vậy, các doanh nghiệp trong nƣớc muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi ngƣời lao động phải lao động phải cần cù, chịu khó và phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật, phải ra sức cải tiến máy móc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý. 57 Nông nghiệp Việt Nam còn rất lạc hậu. Chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp còn nhiều hạn chế, kém sức cạnh tranh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên một đơn vị diện tích trong sản xuất nông nghiệp còn rất thấp. Muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm có giá trị và chất luợng cao, có sức cạnh tranh, phát huy tốt vai trò của ngành nông ngiệp để thực hiện thành công chiến lƣợc kinh tế. Muốn vậy, chúng ta phải phát huy tinh thần cần cù lao động và sáng tạo trong sản xuất, thực hiện thâm canh tăng vụ. Hiện nay ngƣời nông dân không chỉ canh tác 2 vụ một năm nhƣ cha ông trƣớc đây, mà hiện nay nhiều nơi đã canh tác tới 3 – 4 vụ/năm, thậm chí có nơi làm tới 7 – 8 vụ rau củ quả. Trong chăn nuôi nông dân cũng tìm mọi cách tăng vòng quay trong năm, hiện nay nhiều nơi nuôi 3 – 4 tháng /1 lứa. Đồng thời từng bƣớc hình thành các vùng nông sản tập trung: lúa, cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè, hạt điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm, bông mía, lạc, thuốc lá… hình thành các vùng rau quả có giá trị cao gắn với cơ sở bảo quản chế biến. Áp dụng kỹ thuật hiện đại vào phát triển thuỷ sản, nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu thuỷ hải sản hàng hoá với chất lƣợng cao, xây dựng cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp hƣớng tới mục tiêu hiện đại, toàn diện và có hiệu quả cao, tìm cách thu hút nguồn đầu tƣ vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp và nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi, ngăn mặn giữ ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tƣới tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân; Thực hiện đồng bộ hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách về các thành phần kinh tế, chính sách đất đai, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách đầu tƣ, tín dụng, chính sách thị trƣờng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, phát huy các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH đất nƣớc; thực hiện đồng bộ các chƣơng trình, chính sách xã hội, chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, chính sách dân số, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, trình 58 độ khoa học kỹ thuật, tƣ tƣởng đạo đức, văn hoá lối sống, sức khoẻ của dân cƣ, phát triển nguồn nhân lực đƣợc đào tạo để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Trong công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác đức tính cần cù sáng tạo của nhân dân ta cũng đƣợc phát huy cao. CNH, HĐH buộc chủ thể kinh tế phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh gay gắt mà muốn thắng lợi trƣớc hết cần phải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, lao động với cƣờng độ cao. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, nhất là trong điều kiện kinh tế đất nƣớc còn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay. Do vậy, trƣớc hết phải tạo điều kiện để phát huy đức tính cần cù, yêu lao động của nhân dân. Mặt khác, trong công nghiệp luôn tạo ra đƣợc sự khẩn trƣơng, tích cực, năng động và tự giác của ngƣời lao động và cũng tạo điều kiện đảm bảo lợi ích của chính họ. CNH, HĐH cũng đem đến cho ngƣời lao động nhiều cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi ngƣời vì khi đã có việc làm và thu nhập ổn định, ngƣời lao động sẽ tích cực lao động nhiều hơn, hạn chế cảnh nhàn cư vi bất thiện vẫn thƣờng xảy ra khi họ không có hoặc thiếu việc làm. Thực tế hiện nay cho thấy một số ngƣời lao động còn chƣa thực hiện đƣợc hết giờ giấc do khâu tổ chức chƣa tốt, nhƣng do bản chất cần cù nên khi về nhà họ tổ chức làm thêm rất nhiều, chứ không phải họ lƣời lao động. Việt Nam bƣớc vào hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện phát triển của lực luợng sản xuất còn thấp kém, năng xuất lao động chƣa cao. Việt Nam đang đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc nhƣng về cơ bản vẫn là một nƣớc phát triển trung bình, lao động nông nghiệp chiếm ƣu thế, đời sống của đại đa số nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong khi đó một yêu cầu đặt ra là sự nghiệp CNH, HĐH 59 phải tạo đƣợc tính năng động và hiệu quả của các ngành, các thành phần và các lĩnh vực kinh tế, với sự tích cực, khẩn trƣơng trong lao động nhằm đạt năng suất và hiệu quả lao động cao.Vì vậy, phát huy phẩm chất cần cù, sáng tạo của ngƣời lao động Việt Nam là một yếu tố cần thiết để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH đất nƣớc. Thứ ba, truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, yêu thương con người Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc được phát huy. CNH, HĐH không phải là một quá trình riêng rẽ, phân chia và tách biệt ngƣợc lại nó một quá trình thống nhất, liên kết chặt chẽ và hỗ trợ nhau, là sự liên kết giữa các ngành, các thành phần “kinh tế Nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài” [28, 83], và các lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Không những vậy, nó còn là sự tổng hợp tất cả các yếu tố tác động qua lại, hỗ trợ, ảnh hƣởng và thúc đẩy nhau phát triển từ kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Nhằm tạo ra sự phát triển chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân cho nên muốn tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay thì không thể tách biệt sự phát triển của các vùng, các miền, và giữa mọi ngƣời trong xã hội, mà phải kết hợp các vùng, các miền, giữa mọi ngƣời để cùng nhau đoàn kết, yêu thƣơng giúp đỡ nhau cùng phát triển. Những năm vừa qua, nhờ những phƣơng tiện hiện đại, ở Việt Nam nhiều đƣờng giao thông đƣợc mở rộng nhƣ: đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Điện Biên – Lai Châu và mới đây nhất là những con đƣờng cao tốc Hà Nội – Lào Cai, TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây…, giao thông thuận lợi tạo ra những điều kiện phát triển kinh tế ở những vùng sâu, vùng xa, nối liền giữa các vùng các miền của đất nƣớc. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là một trong số những truyền thống quý báu của dân tộc ta, đƣợc hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Từ khi ra 60 đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dƣới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới CNH, HÐH đất nƣớc. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đƣờng lối chiến lƣợc, là bài học lớn của cách mạng nƣớc ta. Hơn nữa, để thực hiện thành công quá trình CHH, HĐH cần đến sự đoàn kết trên dƣới một lòng của toàn Đảng, toàn dân. Do đó, quá trình CHH, HĐH sẽ là nền tảng vững chắc để phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng. Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc đặt ra yêu cầu chúng ta cần chú ý tăng cƣờng khối đại đoàn kết các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Vì vậy, tinh thần đoàn kết và ý thức cố kết cộng đồng trong xã hội ngày càng đƣợc nâng cao. Là một nƣớc có nhiều dân tộc anh em cùng gắn bó, chung sống và phát triển, khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ở nƣớc ta từ trƣớc đến nay luôn luôn gắn bó khăng khít và chặt chẽ. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em đã có sự trƣởng thành vƣợt bậc. Sự bình đẳng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em trên đất nƣớc ta ngày càng đƣợc thực hiện tốt và thu đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Nhất là, trong thời kỳ đổi mới, khối đại đoàn kết các dân tộc anh em đƣợc nâng lên một tầm cao mới cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Trong hoàn cảnh đất nƣớc còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nƣớc vẫn kiên trì chính sách ƣu tiên, ƣu đãi đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa... Nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về kinh tế, văn hóa, xã hội... đã đƣa sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào lên một nhịp độ mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở miền núi đã có bƣớc phát triển tích cực, đời sống vật chất và tinh 61 thần của nhân dân đã có mặt đƣợc cải thiện đáng kể. Cụ thể là, trong kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc đã trợ giá, trợ cƣớc phí vận tải, giảm thuế; giao đất, giao rừng; giúp vốn, kỹ thuật, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh sản xuất hàng hóa... Trong văn hóa giáo dục, bằng nhiều phƣơng thức, chúng ta mở thêm trƣờng lớp, cung cấp dụng cụ giảng dạy, sách giáo khoa; vận động cán bộ vùng thấp bám trụ giúp đỡ vùng cao, vùng sâu vùng xa... Trong lĩnh vực phát triển y tế, văn hóa, chúng ta từng bƣớc hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, hƣớng dẫn nhân dân thực hiện lối sống mới ngày càng văn minh và tiến bộ. Có thể nói, Đảng, Nhà nƣớc ta đã làm tất cả những gì có thể làm đƣợc để mỗi ngƣời dân chủ động vƣợt lên, thực hiện sự bình đẳng và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, cùng cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội... Có lẽ chƣa bao giờ bức tranh hòa hợp dân tộc ở nƣớc ta lại có đƣợc những gam màu tƣơi sáng và rực rỡ nhƣ ngày nay. Đó là kết quả sinh động của các chính sách chăm lo lợi ích chính đáng các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng dân cƣ, các vùng, miền, thu hẹp dần sự cách biệt trong đời sống, làm cơ sở cho hòa hợp, đoàn kết toàn dân của Đảng và Nhà nƣớc. Những điều đó đã khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nƣớc trong việc thực hiện sự bình đẳng, hợp tác giúp đỡ các dân tộc anh em cùng tiến bộ và phát triển; khẳng định tình đoàn kết keo sơn, gắn bó giữa các dân tộc Việt Nam cùng nhau thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay thực hiện quá trình CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta đã làm cho tinh thần cố kết cộng đồng ngày càng bền chặt. Ví nhƣ trong nền kinh tế mở, đối với ngƣời nông dân, doanh nhân và các doanh nghiệp là ngƣời cung ứng đầu vào (vật tƣ và vốn) cho sản xuất, ngƣời mua gom, chế biến và tiêu thụ nông sản, giúp cho sản xuất nông nghiệp gắn với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Sự liên kết giữa nông dân, doanh nhân và doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng 62 hóa. Sự liên kết này đảm bảo lợi ích của các bên, khắc phục tình trạng sản xuất và thu nhập của nông dân không ổn định và chịu nhiều thua thiệt. Tiếp đó, trong quá trình CNH, HĐH để phát triển và hội nhập tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đoàn kết, liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau hơn, nhân lên sức mạnh, tăng sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trƣờng Việt Nam mà còn cả thị trƣờng quốc tế. Quá trình CNH, HĐH có kết quả hay không còn phụ thuộc vào quá trình giao lƣu hội nhập quốc tế. Do đó, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia, nó còn mang tầm vóc quốc tế. Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại, tạo môi trƣờng quốc tế thuận lợi và tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn, phát huy bản sắc và truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một trong những nội dung quan trọng của đạo đức truyền thống là lòng nhân ái yêu thương giữa con người với con người. Do luôn phải đƣơng đầu với những thử thách khắc nghiệt của tự nhiên cũng nhƣ kẻ thù xâm lƣợc nên một cách rất tự nhiên, những con ngƣời trong cùng một cộng đồng dân tộc Việt Nam đã hình thành lối sống nhân ái, vị tha, nƣơng tựa, đùm bọc lẫn nhau. Phƣơng châm xử thế của ngƣời Việt Nam là “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, “lá lành đùm lá rách”… tình yêu thƣơng ấy trƣớc hết dành cho những con ngƣời trong cùng một bọc trứng do mẹ Âu Cơ sinh ra, cùng chung một hoàn cảnh, nhƣ câu ca dao từng khuyên nhủ: “Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhƣng chung một giàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng. Ngƣời trong một nƣớc phải thƣơng nhau cùng”. Dƣới sự tác động của quá trình CHH, HĐH, lợi 63 ích cá nhân đƣợc coi trọng, bên cạnh đó lợi ích cộng đồng vẫn đƣợc đề cao. Do đó, tinh thần nhân ái đƣợc phát huy và luôn là nền tảng gắn kết giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội hiện nay. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại thì phát triển khoa học công nghệ là điều tất yếu. Khi khoa học công nghệ phát triển, sẽ là điều kiện để con ngƣời xích lại gần nhau hơn, thể hiện lòng nhân ái sâu sắc. Công nghệ tự động phát triển, Internet cùng với điện thoại di động và truyền hình vô cùng phổ biến đã tạo ra đời sống văn hóa mới. Cũng nhờ khoa học công nghệ mà khoảng cách thời gian và không gian dƣờng nhƣ nhỏ bé, con ngƣời gần gũi nhau hơn. Có rất nhiều hành vi đẹp thể hiện lòng nhân ái giữa con ngƣời với con ngƣời, điển hình gần đây, cƣ dân trên mạng internet đã kêu gọi nhau mua dƣa hấu ủng hộ ngƣời nông dân ở Quảng Nam. Bên cạnh tình yêu thƣơng nhân ái giữa con ngƣời với con ngƣời, thì tình cảm yêu thương tự nhiên, sống gắn bó và hài hòa với tự nhiên cũng là một trong những giá trị đạo đức truyền thống. CNH, HĐH với những tƣ duy tích cực, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ mới áp dụng vào sản xuất và đời sống, cùng với những cách thức sản xuất tiêu thụ tiên tiến của con ngƣời giúp cho việc ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, nhằm bảo vệ và cải thiện môi trƣờng tự nhiên một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, khoa học – công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nói chung, quá trình CNH, HĐH nói riêng. Trong đó, công nghệ môi trƣờng là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Công nghệ môi trƣờng là các sản phẩm hoặc quá trình có thể hạn chế, phòng ngừa, giảm thiểu hoặc sử lý các tác động có hại gây ra, do hoạt động của con ngƣời lên môi trƣờng. Công nghệ môi trƣờng còn bao gồm các quá trình sản xuất hiệu quả hơn, ít chất thải hơn hoặc tiêu thụ ít nguyên liệu 64 hơn. Công nghệ môi trƣờng còn bao gồm các phƣơng pháp làm sạch môi trƣờng ô nhiễm đang tồn tại hoặc tiêu hủy an toàn hoặc tái chế chất thải [69]. Bên cạnh đó, CNH, HĐH, giúp cho việc nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao nhận thức con ngƣời. Điều đó có lợi cho việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của con ngƣời đối với việc bảo vệ và cải thiện môi trƣờng tự nhiên. Bởi việc nâng cao nhân thức khiến con ngƣời trở nên hiểu biết. Từ đó, hình thành một hệ thống ý thức, sẽ tự giác và biết cách chăm lo bảo vệ môi trƣờng. CNH, HĐH khiến cho cách thức sản xuất và tiêu dùng của con ngƣời cũng thay đổi theo hƣớng hiện đại. Cách nghĩ, cách làm của con ngƣời khoa học, hiệu quả hơn, theo xu hƣớng có lợi cho môi trƣờng. Trong tiêu dùng con ngƣời sẽ có kiến thức tiêu dùng những mặt hàng nào có chất lƣợng, mà không gây ô nhiễm môi trƣờng. CNH, HĐH đƣợc đẩy mạnh, khiến cho quy hoạch về cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại hơn. Đƣờng giao thông đƣợc nâng cấp, cải tạo, hạn chế nồng độ bụi trong không khí. CNH, HĐH thúc đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế, trong khi đó tăng trƣởng kinh tế lại là tiền đề quan trọng để bảo vệ môi trƣờng, trên cơ sở cung ứng các nguồn lực nhƣ vốn, nguồn nhân lực, đầu tƣ khoa học công nghệ… cho việc thực hiện các nhiệm vụ để bảo vệ và cải thiện môi trƣờng tự nhiên. 2.1.2. Tác động tiêu cực của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay Trong những năm qua, thực tiễn đã chứng minh nƣớc ta tiến hành CNH, HĐH tƣơng đối thành công, nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng với tốc độ nhanh, đời sống của nhân dân từng bƣớc đi lên đƣợc cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đều đƣợc nâng cao, lý luận về CNH, HĐH ở Việt Nam ngày càng đƣợc sáng tỏ, nhân dân tin tƣởng vào quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, tin tƣởng vào đƣờng lối đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc. Phát huy tốt khả năng tiềm lực của mỗi ngƣời vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, 65 vì mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đất nƣớc khẳng định đƣợc khả năng hội nhập cùng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt đƣợc CNH, HĐH cũng đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm, trong đó có vấn đề xuống cấp của đạo đức. Đây là vấn đề đáng lo ngại và đƣợc thể hiện rõ ở một số mặt sau: Thứ nhất, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa là điều kiện xây dựng thành công quá trình CNH, HĐH, đồng thời, cũng có thể để kẻ xấu lợi dụng chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Cách mạng nƣớc ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, với mục tiêu sớm đƣa đất nƣớc ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, để thực hiện đƣợc mục tiêu trên thì hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế để thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nƣớc đã gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là các thế lực xấu lợi dụng để kích động tinh thần yêu nƣớc của dân tộc. Làm suy giảm giá trị đạo đức truyền thống. Thành tựu công cuộc đổi mới thực hiện quá trình CNH, HĐH gần 30 năm qua của nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc khẳng định trong thực tiễn. Thế nhƣng, trong lúc toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức lao động, học tập, đóng góp công sức, trí tuệ, mồ hôi, xƣơng máu cho công cuộc xây dựng đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc thì một số ngƣời lợi dụng tinh thần hợp tác, hội nhập quốc tế để làm biến dạng tinh thần yêu nƣớc dân tộc, vì lợi ích cá nhân hoặc bị các thế lực thù địch. Họ tự xƣng hoặc đƣợc các thế lực thù địch, phản động tung hô là các “nhà dân chủ - nhân quyền”, “nhà cải cách”, luôn “có trách nhiệm với dân tộc”, bằng cách đƣa ra nhận định, đánh giá, “lo toan” trƣớc tình hình thực tiễn đất nƣớc. Họ luôn ra vẻ là ngƣời yêu nƣớc, thƣơng dân, bảo vệ quyền lợi của dân tộc và nhân dân. Nhƣng bản chất của vấn đề lại không phải vậy. Mục đích chủ yếu của họ là lợi dụng những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội, tinh thần 66 yêu nƣớc của nhân dân để bôi đen, kích động, đánh tráo khái niệm, đánh giá sai bản chất về các vấn đề trong đời sống xã hội, nhƣ: tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… Để thể hiện “trách nhiệm” với đất nƣớc, các nhà mƣợn danh “dân chủ”, “nhân quyền”, “cải cách” tích cực vận động lập ra các “tổ chức”, “câu lạc bộ” và không ngừng lợi dụng diễn đàn dân chủ để tán phát, tuyên truyền tài liệu có nội dung phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng, kích động tƣ tƣởng chống đối Nhà nƣớc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Họ không ngừng tuyên truyền, cổ súy tƣ tƣởng “tự do, dân chủ” nhằm gây “nhiễu” xã hội, hƣớng lái quần chúng (nhất là giới trẻ) xa rời lý tƣởng, chạy theo lối sống tự do, dân chủ theo kiểu phƣơng Tây; “khởi xƣớng”, vận động, tuyên bố thành lập những hội nọ, nhóm kia để hô hào, lôi kéo, tập hợp lực lƣợng tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nƣớc. Chỉ trong thời gian ngắn, vô số các “hội”, “nhóm”, “câu lạc bộ” đại diện cho hầu hết các thành phần và giai tầng xã hội đã ra đời. Để thu hút lực lƣợng trong giới trẻ, họ đã cho ra đời ngay “Nhóm Tuổi trẻ yêu nước”; cần thu hút lực lƣợng trong phụ nữ, họ đã có ngay “Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam”; nhằm lôi kéo trong giới báo chí, văn nghệ sĩ, họ có ngay “Hội nhà báo độc lập”; thu hút lực lƣợng trong công nhân, nông dân, họ có ngay “Liên đoàn lao động Việt tự do”;“Hội bầu bí tương thân”; “Hội dân oan Việt Nam”. Họ cũng chẳng ngần ngại gì khi lôi kéo, vận động cả những lực lƣợng trong nhân sỹ, trí thức, những ngƣời đã từng cống hiến trong sự nghiệp cách mạng để cho ra đời cái gọi là “Nhóm kiến nghị 72”, “Nhóm kiến nghị 61”; tập hợp lực lƣợng trong các tôn giáo, dân tộc và các lực lƣợng khác theo danh xƣng “Ngôi sao 7 cánh”, “Hội đồng liên tôn”… Thực chất hoạt động các tổ chức, hội, nhóm này là lợi dụng vấn đề “tự do, dân chủ, nhân quyền”, những hiện tƣợng nhạy cảm trong xã hội, những hạn chế, thiếu sót trong quá trình quản lý, điều hành đất nƣớc của chính quyền các cấp để kích động, nói xấu, hà hơi tiếp sức cho các thế lực thù địch; lôi kéo các tầng lớp nhân dân và các thành phần trong xã hội tham gia hoạt động chống phá Đảng, chế độ. 67 Cũng phải nói thêm rằng, về cái gọi là “Nhóm Tuổi trẻ yêu nước”, là một tổ chức phản động lƣu vong tại Thái Lan do Nguyễn Thiện Thành khởi xƣớng thành lập. Mục đích của tổ chức này là lợi dụng lòng nhiệt huyết của thanh niên để mua chuộc, lôi kéo giới trẻ, học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động đấu tranh chống Đảng, Nhà nƣớc trên lĩnh vực nhân quyền. Hoặc đối tƣợng xƣớng xuất tổ chức cái gọi là “Cà phê Nhân Quyền lần 3” nhằm để “khuấy động” phong trào đấu tranh nhân quyền ở trong nƣớc và tạo “ấn tƣợng” với các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài chống Việt Nam Một sự kiện không thể không nói đến, đó là tháng 5-2014 vừa qua, khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dƣơng-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhân dân trong nƣớc và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đã mít tinh, tuần hành ôn hòa bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ, phản đối hành động xâm phạm chủ quyền và gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc. Trong khi đó, một số tổ chức với cái gọi là “Nhóm Công dân tự do”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Văn đoàn độc lập Việt Nam”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, “Hội anh em dân chủ”, “Hội cựu tù nhân lương tâm”, “Con Đường Việt Nam”, “Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo”, “Nhật Ký Yêu Nước”, “No-U Hà Nội”, “No-U Sài Gòn”, lợi dụng tình hình Biển Đông, nhân việc ngƣời dân tỏ rõ tinh thần yêu nƣớc, tổ chức mít tinh, tuần hành ôn hòa phản đối Trung Quốc, họ đã lợi dụng tình hình để xuyên tạc chủ trƣơng, biện pháp đấu tranh của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta; đồng thời, đƣa ra cái gọi là “lời kêu gọi biểu tình” để kích động những đối tƣợng xấu “đục nƣớc béo cò” phá hoại, gây rối, làm mất an ninh, trật tự ở trong nƣớc, làm xấu hình ảnh Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Nguy hiểm hơn, họ còn lồng ghép sự kiện này để kêu gọi “tranh đấu đòi tự do” cho những “công dân đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nƣớc, phản đối Trung Quốc xâm lƣợc”. Sự thật về các công dân đó và hậu quả của những hành vi phá hoại mà họ gây ra thì ai cũng biết. Sau các cuộc lợi dụng biểu tình để gây rối, phá hoại, nhiều cơ sở sản xuất ở một số khu 68 công nghiệp, khu chế xuất bị hƣ hại, Nhà nƣớc ta đã phải hỗ trợ và đền bù cho các doanh nghiệp bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng để ổn định sản xuất; hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình trong con mắt bạn bè quốc tế bị giảm sút trong khi chúng ta đang rất cần sự ủng hộ của quốc tế trong xây dựng, phát triển đất nƣớc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thực tế trên cho thấy, bản chất của gần 20 “tổ chức” trên không phải là vì lòng yêu nƣớc, trách nhiệm với đất nƣớc mà là lợi dụng điều thiêng liêng nhất của nhân dân ta - đó là lòng yêu nƣớc - để lôi kéo, kích động nhân dân tham gia thực hiện ý đồ xấu vì mục đích cá nhân của họ. Thứ hai, truyền thống hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động Quá trình CNH, HĐH cùng với sự phát triển bùng nổ công nghệ thông tin bên cạnh những tác động tích cực, còn có tác động tiêu cực như: tình trạng lười học của một bộ phận thanh thiếu niên, gây tâm lý ỷ lại, lợi dụng thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện hành vi tiêu cực trong thi cử, đặc biệt hơn là tình trạng nghiện game online ở giới trẻ…làm ảnh hưởng đến truyền thống hiếu học của dân tộc. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ CNH, HĐH, công nghệ thông tin sẽ là chìa khoá để đi vào kinh tế tri thức. Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại một số mặt hạn chế. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, mặt trái của những tiện ích do công nghệ thông tin đem lại là những tác dụng tiêu cực của nó đem đến trong xã hội cũng không nhỏ, trong đó phải kể đến tình trạng “nghiện game online” ở giới trẻ. Nghiện game online đang là vấn đề gây bức xúc xã hội bởi những hệ lụy ngày càng nghiêm trọng. Hệ lụy trực tiếp là trƣờng hợp một số thanh niên bỏ học, trốn học đi chơi game, điều này không chỉ ảnh hƣởng đến kết quả học tập, làm mai một đi truyền thống hiếu học của dân tộc, mà còn dẫn đến tệ nạn xã hội nhức nhối nhƣ: trộm cắp, lừa đảo… 69 Quá trình CNH, HĐH xét theo một nghĩa nhất định là quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp, mà nƣớc ta là nền kinh tế tiểu nông, lên nền kinh tế công nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH là xu hƣớng tất yếu. Có một thực tế trong vài năm trở lại đây, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển các ngành công nghiệp, từng bƣớc CNH, HĐH nông thôn đang có biến động mạnh. Khi các khu công nghiệp mọc lên càng nhiều thì cùng với sự phát triển đã có hàng trăm ngàn hecta đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Hệ lụy kéo theo chính là hàng nghìn người dân lâm vào tình cảnh mất đất, mất nghề. Nhiều người vì mất nghề đã nảy sinh tâm lý chán nản, ăn chơi, lười lao động, ỷ lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Theo khảo sát mới đây cho thấy cứ mỗi hecta đất bị lấy đi sẽ có 10 lao động bị ảnh hƣởng, dự tính, việc thu hồi đất nông nghiệp trong những năm năm tới sẽ ảnh hƣởng đến 2,5 triệu ngƣời. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình công cộng đƣợc hình thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, quá trình đó dẫn đến tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, nhất là các vùng nông thôn đã và đang có những dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp ảnh hƣởng đến việc làm của ngƣời dân nông thôn rất lớn. Đất đai các hộ nông dân Việt Nam rất manh mún, diện tích rất nhỏ. Kết quả điều tra của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại 16 tỉnh, thành phố trọng điểm cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 89% và diện tích đất thổ cƣ chiếm 11% trong tổng số đất bị thu hồi, đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là đất lúa cho 2 vụ. Các vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc bộ, miền Trung, Đông Nam Bộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn, chiếm 50% diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phần lớn là đất tốt, kết cấu hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, lại tập trung vào 70 những xã có dân số đông. Kết quả tổng hợp từ các địa phƣơng cho thấy, có khoảng 10 – 20% số hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất, còn lại 20% số hộ bị thu hồi 2/3 đất sản xuất, còn lại 60% số hộ bị thu hồi 1/2 diện tích (tính trong tổng số hộ bị thu hồi đất). Chỉ các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm phát triển kinh tế thì diện tích đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tƣơng đối nhỏ. Điều đáng lo ngại là diện tích đất lúa bị giảm chủ yếu ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, ở Bắc Trung Bộ chỉ bị giảm 800 ha. Chỉ tính riêng khu công nghiệp Bình Minh ở Vĩnh Long đã làm xóa sổ 130 ha đất trồng bƣởi năm roi vốn có giá trị kinh tế rất cao. Điều đáng bàn là diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi không phải ở đâu cũng đƣợc sử dụng hiệu quả. Có quá nhiều diện tích đất ở trong tình trạng thu hồi rồi lại để hoang. Trong khi ngƣời nông dân không có đất để sản xuất nông nghiệp, thì đất thu hồi do doanh nghiệp, chủ đầu tƣ chƣa đủ năng lực để san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng lại để hoang. Những dự án dang dở, bỏ hoang lại thƣờng dựng rào bao xung quanh, rồi đổ mấy xe đất nhƣ xí phần, giữ chỗ. Ngƣời nông dân chỉ còn biết đứng nhìn ruộng đất bỏ hoang, thậm chí có nơi bỏ hoang đến gần chục năm. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, nhiều khu công nghiệp đƣợc xây dựng nhƣng tỷ lệ lấp đầy rất thấp. Chẳng hạn khu công nghiệp Tân Hƣơng (Tiền Giang) rộng 197 ha, từ năm 2004 đến 2010 mới cho thuê đƣợc 1 ha, khu công nghiệp Nam Đông Hà (Quảng trị) rộng 99 ha từ năm 2004 - 2010 mới cho thuê đƣợc 3 ha. Việc sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng sân golf cho mục đích giải trí của một thiểu số ngƣời cũng gây nên tình trang mất đất sản xuất nông nghiệp. Điều chúng ta cần quan tâm là trong khi nhiều khu công nghiệp bị bỏ hoang hoặc làm sân golf thì ngƣời nông dân lại thiếu việc làm trầm trọng. Tình trạng này sẽ gây tâm lý ức chế, bất bình trong nông dân, cơ sở nảy sinh vấn đề chính trị khi có sự tác động khách quan hoặc chủ quan. 71 Hiện đại hóa nông thôn để đƣa nƣớc ta vƣợt qua đói nghèo, lạc hậu, nâng cao đời sống của ngƣời nông dân là điều cần thiết mà toàn Đảng, toàn dân phải làm. Tuy nhiên, nếu không có lộ trình, bƣớc đi phù hợp sẽ tạo ra những mặt trái với mức độ nghiêm trọng. Để chiều lòng các nhà đầu tƣ, thay vì dành những nơi đất bạc màu, không thuận lợi cho canh tác để quy hoạch các khu công nghiệp, nhằm tránh phải đi xa hơn một chút, ngƣời ta chào mời ngay những thửa ruộng trồng lúa bên vệ đƣờng. Đối với nhà đầu tƣ là tốt quá vì họ đỡ nhiều chi phí cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Thế nhƣng, ƣu đãi nhà đầu tƣ nhƣ vậy cũng chính là bạc đãi ngƣời nông dân. Đƣợc một khoản đền bù, nhƣng không phải ngƣời nông dân nào cũng biết cách làm cho số tiền ấy sinh sôi nảy nở. Không ít ngƣời sau một thời gian tiền đền bù cạn dần do tiêu dùng không hợp lý, đất đã mất, không ít gia đình nông dân điêu đứng, thất cơ lỡ vận. Những ngƣời thiếu việc làm ở nông thôn sẽ đến kiếm việc làm ở đô thị nảy sinh ra sự dịch chuyển cái nghèo từ nông thôn ra đô thị. Ở những vùng nông thôn bị thu hồi đất làm khu công nghiệp, trong trƣờng hợp có nhiều dự án đầu tƣ thì số lao động bị thất nghiệp do mất đất đƣợc nhận vào làm ở khu công nghiệp cũng rất ít. Lý do là trình độ lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tay nghề, thời gian đào tạo ngắn, năng lực lao động không cao nên một bộ phận lao động sau một thời gian đƣợc nhận vào khu công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp lại xin thôi việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp từng phần hoặc toàn phần. Nhận thức của ngƣời lao động còn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, vào tiền đền bù mà chƣa tự mình tìm kiếm việc làm. Sự quản lý Nhà nƣớc về chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân mất đất còn nhiều vấn đề bất cập. Thứ ba, truyền thống đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc. CNH, HĐH gắn liền với kinh tế tri thức do đó đã nảy sinh phân biệt đối xử giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Điển hình nhƣ thói ham lợi hƣ danh, trọng bằng cấp, hiện tƣợng bằng giả, học giả tồn tại khá phổ biến. 72 Mặc dù, chúng ta thực hiện quá trình CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhƣng mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng cũng ảnh hƣởng đến ý thức cố kết cộng đồng. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trƣờng lợi ích cá nhân đƣợc đặt lên hàng đầu. Do đó, một số trƣờng hợp bóc lột giữa chủ và thợ vẫn còn diễn ra. Phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng khi thực hiện quá trình CNH, HĐH cũng làm ảnh hưởng đến tinh thần cố kết cộng đồng. Quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội nƣớc ta đã và đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Dân số ở nông thôn chiếm gần 70% dân số cả nƣớc, nhƣng thu nhập chỉ bằng một nửa tổng thu nhập quốc dân của 20% dân số thành thị, thu nhập thấp làm cho một bộ phận nông dân không đủ tiền chi trả những dịch vụ y tế, giáo dục, không có điều kiện nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, xã hội, về đời sống văn hóa, tinh thần. Nếu nhƣ năm 1994, mức độ bất bình đẳng thu nhập trong khu vực nông thôn giữa nhóm dân cƣ có thu nhập cao nhất và nhóm dân cƣ có thu nhập thấp nhất là 5,4 lần, tăng lên 7,7 lần năm 2008, thì đến năm 2009 là 7,9 lần. Bất bình đẳng giữa các vùng trong quá trình thực hiện CNH, HĐH cũng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long gấp 5,86 lần so với mức trung bình cả nƣớc. Sau khi gia nhập WTO, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Sự gia tăng bất bình đẳng xã hội lại càng tăng lên vì sự chênh lệch trong đầu tƣ FDI giữa các vùng, bởi cơ hội việc làm và thu nhập là khác nhau giữa các vùng và các nhóm xã hội. Các nhóm nông dân thiếu đất hay bị mất đất canh tác, bị tổn thƣơng bởi thiên tai, dịch bệnh hay rủi ro cá nhân, đồng bào tộc ngƣời thiểu số các vùng sâu, vùng xa, ngƣời di dân tự do vào các đô thị, ngƣời nghèo và cận nghèo là nhóm ngƣời dễ rơi xuống đáy xã hội. Đây là hệ quả không tích cực nảy sinh do thực hiện CNH, HĐH. Sự phân hóa giàu nghèo trong quá trình CNH, HĐH cùng với điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng là điều không thể tránh khỏi. Sự phân hóa này có ý 73 nghĩa tích cực nhất định đối với phát triển kinh tế. Bởi vì, nó kích thích các cá nhân phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, làm việc chăm chỉ, cần mẫn và tìm cách vƣơn lên nhằm tăng thu nhập, nâng cao mức sống của mình để tránh rơi vào tình trạng nghèo khó. Do đó, trên một ý nghĩa nhất định, sự phân hóa giàu nghèo hợp lý là một biểu hiện của sự công bằng xã hội đƣợc thiết lập, là một động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Nó kích thích ngƣời lao động tự nâng cao địa vị xã hội, mức sống… bằng chính năng lực của bản thân họ. Điều này khác hẳn với sự cào bằng thu nhập trong thời kỳ bao cấp, dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, vì kẻ lƣời nhác và ngƣời chăm chỉ, kẻ bất tài và ngƣời có năng lực đều đƣợc hƣởng kết quả gần nhƣ ngang nhau. Tuy nhiên, sự phân hóa giàu nghèo quá lớn ở các vùng dân cƣ quá lớn đang tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những phân hóa xã hội sâu sắc hơn về lối sống và vị thế xã hội, về đẳng cấp và giai tầng, gia tăng các mâu thuẫn xã hội, làm xói mòn và suy giảm quan hệ gắn kết cộng đồng làng xã vốn rất bền vững; tiềm ẩn nguy cơ làm nảy sinh các vấn đề chính trị - xã hội. Quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không bền vững gây ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng. Những năm qua, hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, các làng nghề, khu đô thị đã gây ra ô nhiễm môi trƣờng rất lớn. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đang diễn biến hết sức phức tạp, thậm chí có ngƣời bị ung thƣ do tình trạng này gây ra. Mức độ ô nhiễm nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Mức độ ô nhiễm nƣớc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lƣơng, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn bởi lƣợng nƣớc thải ƣớc tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái Nguyên, các ơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than thải nƣớc bẩn rất lớn. Ƣớc tính về mùa cạn, tổng lƣợng nƣớc bẩn thải ở khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lƣu lƣợng sông Cầu. 74 Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt, nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lƣợng nƣớc thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực nghiêm trọng. Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nƣớc cũng đang tăng lên. Gần 70% dân số đang sinh sống ở nông thôn nhƣng phần lớn các chất thải của con ngƣời và gia súc không đƣợc xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nƣớc ở sông, hồ, kênh, mƣơng bị ô nhiễm, ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng và sức khỏe nhân dân. Nhiều xí nghiệp chăn nuôi, lò mổ, xí nghiệp chế biến thực phẩm nằm lẫn trong khu dân cƣ, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún thiếu các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát, thức ăn thừa không đƣợc xử lý, việc sử dụng kháng sinh tùy tiện cũng dẫn tới ô nhiễm môi trƣờng xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi. Các làng nghề cũng đang báo động về ô nhiễm môi trƣờng. Theo số liệu gần đây, cả nƣớc có khoảng 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh, thành phố cả nƣớc, riêng vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Trong đó, làng nghề chế biến nông sản có nhu cầu nƣớc rất lớn và do đó, lƣợng nƣớc thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cũng rất lớn. Kết quả khảo sát một số làng nghề cho thấy mức độ BOD vƣợt chỉ tiêu cho phép từ 12,8 đến 140 lần. Trong quá trình sản xuất, chế biến các doanh nghiệp có sử dụng nhiều nguyên liệu thủy sản, nƣớc, hóa chất tẩy rửa, khử trùng… dẫn đến lƣợng chất thải rắn, nƣớc thải, khí thải sinh ra nhiều. Điều này làm cho cộng đồng dân cƣ nơi có khu công nghiệp, làng nghề và vùng lân cận đối mặt với ô nhiễm môi trƣờng. Từ đó, dẫn đến những phản ứng và đấu tranh quyết liệt của nông dân. Có nơi, mâu thuẫn này bùng phát gay gắt, trở thành điểm nóng về an ninh trật tự. Nếu hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng không đƣợc ngăn chặn, khắc phục kịp thời thì sẽ tiềm ẩn nguy 75 cơ bùng nổ thành các xung đột chính trị gay gắt giữa cộng đồng dân cƣ ở nông thôn với doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội. 2.2. Tác động của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp 2.2.1. Tác động của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra CNH, HĐH là xu hƣớng phát triển của các nƣớc trên thế giới. Đó cũng là con đƣờng phát triển tất yếu của Việt Nam để đi lên mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. CNH, HĐH không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sấu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội. Làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Sự thành công của quá trình CNH, HĐH đòi hỏi ngoài môi trƣờng chính trị ổn định, phải có một nền tảng đạo đức vững chắc, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển… Các vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào quá trình CNH, HĐH. Trong đó xét ở lĩnh vực đạo đức thì đạo đức giữ vai trò quan trọng để mỗi bƣớc phát triển của quá trình này là một bƣớc phát triển thực sự tiến bộ, nhân văn và bền vững. Hịên nay CNH, HĐH đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến đạo đức truyền thống. Vậy vấn đề đặt ra là cần làm thế nào để phát huy những tác động tích cực để nó trở thành đòn bẩy cho quá trình phát triển kinh tế nói chung và sự nghiệp CNH, HĐH. Và hạn chế, đẩy lùi những tác động tiêu cực đối với đạo đức truyền thống Việt Nam. Chúng tôi hiểu phạm vi vấn đề đặt ra là hết sức rộng lớn. Trong giới hạn khả năng và sức lực của mình, chúng tôi chỉ có thể nhận thấy một số vấn đề cơ bản đặt ra dƣới sự tác động của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay là: 76 Thứ nhất, mâu thuẫn giữa đòi hỏi ngày càng cao của việc thực hiện yêu cầu nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống với xu hướng xa rời các chuẩn mực đạo đức bởi những tác động tiêu cực của CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa Kể từ Đại hội VI (1986) đất nƣớc ta đã thực hiện một bƣớc ngoặt lớn cho sự nghiệp CNH, HĐH và đến nay đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Đây không chỉ thể hiện là một bƣớc ngoặt trong tƣ duy của Đảng phù hợp với quy luật phát triển của thời đại mà nhờ đó đất nƣớc đã vƣợt qua khủng hoảng, khắc phục tình trạng trì trệ trƣớc đây. Từ một nƣớc nghèo nàn lạc hậu đất nƣớc đang vƣơn tới một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Các Đại hội Đảng gần đây đều nhận định, đánh giá tình trạng suy thoái về đạo đức đang diễn ra. Văn kiện Đại hội XI đã chỉ ra rằng: Môi trƣờng văn hóa bị xâm hại lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức…xu hƣớng thƣơng mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội… tình trạng suy thoái về chính trị tƣ tƣởng đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chƣa đƣợc ngăn chặn đẩy lùi, mà còn tiếp tục diễn biến phúc tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nƣớc. Mà nguyên nhân ở đây là sau 30 năm tiến hành bằng các lộ trình chúng ta vẫn chƣa hiểu thật đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tiễn nền kinh tế. Tình hình đó cơ bản dẫn đến những tiêu cực kể trên. Trong khi chúng ta chƣa phát huy hết mặt tích cực của CNH, HĐH đem lại, thì mặt tiêu cực của nó lại thao túng, ảnh hƣởng trên cả lĩnh vực sản xuất vật chất và sự sáng tạo, sàng lọc các giá trị tinh thần, đạo đức. Tình hình càng phức tạp hơn khi CNH, HĐH hiện nay đƣợc tiến hành cùng nền kinh tế thị trƣờng và 77 hội nhập kinh tế quốc tế, nó duy trì sự phân hóa giàu nghèo, tạo nên sự sa sút về đạo đức và sự tha hóa con ngƣời. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thế giới đang tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Nhƣng có một thực tế khác mà chúng ta phải đối mặt, đó là những tác động tiêu cực từ mặt trái kinh tế thị trƣờng, của quá trình toàn hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là về văn hóa, đạo đức. Những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đang có nguy cơ mai một. Chủ nghĩa yêu nƣớc là bậc thang cao nhất trong hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Trong giai đoạn hiện nay, yêu nƣớc trên lập trƣờng giai cấp vô sản, trên tinh thần quốc tế vô sản. Trong khi đó, quá trình toàn cầu hóa hiện nay đang chịu sự chi phối của chủ nghĩa tƣ bản, đây là một rào cản đòi hỏi chúng ta phải vƣợt qua. Vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, tiến hành CNH, HĐH Đảng và Nhà nƣớc cần phải nhận thức rõ về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn mặt trái của quá trình CNH, HĐH nêu trên để có đƣợc những chủ trƣơng đƣờng lối, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Hai là, mâu thuẫn giữa quá trình CNH, HĐH đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống và trên thực tế hệ thống pháp luật còn chưa thực sự chặt chẽ Biểu hiện của việc kết hợp chƣa chặt chẽ giữa phát huy đạo đức truyền thống và việc thực thi pháp luật là còn thiếu những quy định về pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy đạo đức truyền thống của dân tộc. Quá trình CNH, HĐH những năm gần đây đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng kể. Trong đó phải kể đến vai trò rất quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Nhà nƣớc là ngƣời hoạch định ra những chính sách chiến lƣợc phát triển kinh tế, phát 78 huy tối đa những mặt tích cực, hạn chế tối thiểu những mặt tiêu cực của quá trình CNH, HĐH. Quá trình CNH, HĐH trên cở sở điều tiết các lợi ích và các quan hệ lợi ích để hạn chế, ngăn chặn sự phân hóa quá mức dẫn đến tình trạng đối kháng xung đột lợi ích trong xã hội. Sự thống nhất trong tính đa dạng của lợi ích do sự điều tiết của Nhà nƣớc tạo nên sẽ là cở sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành đạo đức mới. Mặt khác, pháp luật của Nhà nƣớc là chỗ dựa của đạo đức trong việc điều chỉnh hành vi con ngƣời trong quan hệ với ngƣời khác, với cộng đồng, xã hội, và với thiên nhiên. Đạo đức có kết hợp đƣợc với pháp luật mới có thể giúp con ngƣời không chỉ phân biệt đƣợc mà còn đấu tranh cho cái thiện, cái tốt, cái đẹp thắng cái xấu, cái ác. Hoàn thiện và thực thi pháp luật của Nhà nƣớc là điều kiện quan trọng đảm bảo cho kinh tế và đạo đức vận động và phát triển theo định hƣớng đã đƣợc xác định. Thực tế trong những năm vừa qua, cho thấy, hệ thống pháp luật và việc thi hành luật pháp đã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội, pháp luật đã phục vụ cho việc thực thi các lợi ích cơ bản của con ngƣời, đặc biệt là lợi ích của ngƣời lao động. vì vậy các nguyên tắc định hƣớng cho việc xây dựng nội dung của hệ thống pháp luật, nhƣ công bằng, nhân đạo, vì sự phát triển tiến bộ của con ngƣời và xã hội cũng chính là các nguyên tắc đạo đức cơ bản mà nhân loại tiến bộ đã, đang, và sẽ hƣớng tới. Pháp luật sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành những quy phạm chung, giúp con ngƣời có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp với chiều hƣớng phát triển tiến bộ của thời đại. Trong hệ thống văn bản pháp luật của nƣớc ta kể cả hiến pháp, các bộ luật và văn bản dƣới luật thƣờng có nhiều quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị những chuẩn mực đạo đức. Đặc biệt, hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân, xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Ngoài ra các bộ luật, 79 nhƣ Bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ chăm sóc trẻ em… đều đƣợc xây dựng trên cở sở những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điều đó có thể khẳng định pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa góp phần bồi đắp nên những giá trị mới trong đó có ý thức đạo đức. Những năm gần đây với điều kiện và tiềm lực kinh tế trong nƣớc còn hạn chế, trong những điều kiện nhƣ vậy sự ít hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân cùng với những bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cƣơng xã hội, coi thƣờng pháp luật nạn tham nhũng và các hành vi làm ăn phi pháp, bất lƣơng, vƣợt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật đang ngày càng gia tăng. Những biểu hiện xuống cấp, suy thoái đạo đức đặc biệt là ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có cán bộ có chức có quyền đang là nỗi bất bình của toàn xã hội. Thực tế nhức nhối đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật chƣa đầy đủ hoặc thiếu chặt chẽ và việc thi hành pháp luật còn chƣa nghiêm, chƣa công bằng. Trong bối cảnh nhƣ vậy, pháp luật cần tỏ rõ sức mạnh của mình để lập lại trật tự, kỷ cƣơng. Vì nếu đạo lý không đủ mạnh để thuyết phục thì pháp lý phải ra tay, nếu dƣ luận xã hội chƣa đủ độ để lên án thì luật pháp phải kết án. Việc đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay trên cơ sở từng bƣớc xây dựng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Nhiều văn bản pháp luật, dƣới luật đƣợc ban hành và đang đi vào cuộc sống, đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nhân dân. Điều đó càng khẳng định một thực tế là nếu nhƣ pháp luật ngày một hoàn thiện hơn, hoạt động tuyên truyền pháp luật đƣợc phổ biến rộng rãi hơn và thực hiện ngày càng nghiêm minh hơn thì ý thức pháp luật sẽ đƣợc nâng cao hơn, sự định hƣớng hành vi cho mọi công dân cũng sẽ tốt hơn. 80 Pháp luật không loại trừ một ai và không phân biệt đối xử với bất kỳ ai, đừng trƣớc pháp luật thị mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi con ngƣời theo hƣớng ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác, khuyến khích, nâng đỡ, phát huy cái tốt, cái thiện vốn có trong mỗi con ngƣời. Việc thực thi pháp luật là nhằm xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cƣơng, văn minh, tiến bộ vì con ngƣời, và cho con ngƣời. Với quan niệm nhƣ vậy pháp luật và việc thực thi pháp luật là môi trƣờng nuôi dƣỡng và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức. Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phải tăng cƣờng hơn nữa vai trò của pháp luật. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật không chỉ nhằm lập lại trật tự, kỷ cƣơng xã hội mà còn tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới, để làm đƣợc điều đó đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ với nhiều biện pháp quan trọng. Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, để phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với thực tiễn hiện nay việc thực hiện giáo dục đạo đức chưa thực sự được coi trọng, trong quá trình CNH, HĐH Thực tế, tƣ tƣởng chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích vật chất của một bộ phận xã hội kể cả ngƣời lao động làm ra vật chất hay sản xuất ra sản phẩm tinh thần đã dẫn tới hiện tƣợng tha hóa trong lao động. Các sản phẩm lao động trong một số trƣờng hợp không thể hiện trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm và cả lƣơng tâm của ngƣời lao động. Trái lại nó bị chi phối trực tiếp bởi lợi ích, lợi nhuận tầm thƣờng trƣớc mắt. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều hàng hóa kém chất lƣợng, hàng giả thậm chí cả hành độc hại. Cũng vì lợi ích cá nhân, không ít cán bộ đã quên lãng trách nhiệm xã hội của mình, gây nhiều phiền hà cho ngƣời dân khi thực thi công vụ. Nạn vòi vĩnh, tham nhũng, đòi hối lộ tràn lan. 81 Khi hoạt động lao động không thể hiện đƣợc giá trị đạo đức, bị tha hóa, nó sẽ tác động xấu đến các mối quan hệ xã hội, từ quan hệ cung cầu trong sản suất hàng hóa, quan hệ phục vụ và đƣợc phục vụ trong các cơ quan hành chính công, trong trƣờng học, bệnh viện và cả quan hệ trong gia đình. Có nghĩa là giao tiếp xã hội cũng xuống cấp. Sự tăng lên của cải vật chất và dịch vụ không phải bao giờ cũng hỗ trợ cho sự phát triển và hoàn thiện đạo đức. Việc trang bị thêm của cải vật chất mà không đi đôi với việc trang bị ý thức đạo đức thì những của cải vật chất đƣợc trang bị thêm đó nhiều khi lại trở thành nguyên nhân của sự phá hoại cuộc sống tinh thần của con ngƣời làm tổn hại tƣ chất và đạo đức của nó. Không phải cứ giàu lên thì đạo đức thoái hóa, cũng không phải cứ nghèo đói là đạo đức trong sáng. Đạo đức có tính chủ động tƣơng đối trong những phạm vi nhất định. Trong cùng một môi trƣờng xã hội nhƣng có ngƣời, có gia đình thì giữ đƣợc nề nếp luân lý của mình, nhƣng có ngƣời, có gia đình lại không giữ đƣợc. Có những hiện tƣợng nhƣ vậy vì giữ đƣợc hay không điều đó tùy thuộc rất lớn vào giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Tính năng động sự khôn ngoan, những nỗ lực ý chí của con ngƣời đƣợc khơi dậy bởi CNH, HĐH, nếu không đƣợc sự soi sáng bởi lƣơng tâm và trách nhiệm đạo đức thì chúng không còn là biểu hiện của năng lực bản chất ngƣời nữa mà chỉ là những phƣơng tiện và tác nhân kích thích cho những thói xấu đạo đức nảy sinh lừa đảo, trộm cắp, tham nhũng. Giáo dục đạo đức góp phần trực tiếp vào việc đánh thức lƣơng tâm, tạo ra một hành lang trách nhiệm đạo đức cho hoạt động năng động của mỗi con ngƣời, biến ý chí nỗ lực, sự khôn ngoan của họ thành sức mạnh sáng tạo xã hội mới nhân đạo và nhân văn. Đạo đức là nét cơ bản của tính ngƣời, giáo dục đạo đức góp phần làm cho con ngƣời mang tính ngƣời nhiều hơn. Ở con ngƣời thì: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 82 Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chí Minh) Để đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì việc xây dựng phẩm chất đạo đức của con ngƣời xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta là vấn đề bức thiết cần thực hiện. Đạo đức đƣợc hình thành chủ yếu từ hai con đƣờng: tự giác và tự phát. Chính quá trình con ngƣời sống, hoạt động, giao tiếp, đòi hỏi phải có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để điều khiển hành vi của mình sao cho phù hợp với những yêu cầu xã hội đặt ra để không xâm hại đến lợi ích của ngƣời khác. Tất nhiên sự điều chỉnh này diễn ra ở cấp độ, trình độ thấp, do thói quen, tập quán đƣợc hình thành một cách tự phát từ chính đời sống hàng ngày của họ. Để nhận thức sâu sắc, đầy đủ, ý thức trách nhiệm về hành vi của mình, con ngƣời cần đƣợc giáo dục đạo đức. Để hình thành những giá trị, chuẩn mực tốt đẹp, đặc biệt là phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, thì công tác giáo dục đạo đức đang còn nhiều bất cập: từ nội dung chƣơng trình đến việc giảng dạy và học tập. Chƣơng trình giảng dạy môn đạo đức ở các cấp học còn nghèo nàn. Hơn nữa, đối với sinh viên việc giảng dạy môn đạo đức học chỉ đƣợc thực hiện ở một số trƣờng Đại học, cao đẳng thuộc ngành sƣ phạm và khoa học xã hội nhân văn. Do đó, môn đạo đức học vẫn chƣa đƣợc ngƣời dạy và học quan tâm đúng mức. Mặt khác, trong quá trình thực thiện CNH, HĐH, điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trƣờng đã làm thay đổi nhiều giá trị chuẩn mực đạo đức. Nhiều sinh viên đang bị ảnh hƣởng bởi chủ nghĩa thực dụng và lối sống hƣởng lạc lấy đồng tiền làm thƣớc đo. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc, để thực hiện chủ trƣơng “đi tắt đón đầu”, phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta trở thành một nƣớc CNH, theo hƣớng hiện đại, ngoài việc nâng cao trình độ nhận thức, tri thức khoa học, chuyên môn nghiệp vụ, một trong những đòi hỏi quan trọng là giáo đục đạo 83 đức nhân cách thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên những trụ cột của tƣơng lai phải rèn luyện ý chí, xây dựng bản lĩnh con ngƣời Việt Nam, sẵn sàng vƣợt qua khó khăn, thách thức để phát triển đất nƣớc trở thành cƣờng quốc vững mạnh. 2.2.2. Tác động của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay: Một số giải pháp cơ bản Thứ nhất, nhóm giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa trong khi thực hiện quá trình CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay Một là, để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trƣờng trong quá trình CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống hiện nay, cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể, phù hợp, trƣớc hết cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau: Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho mọi đối tượng, đặc biệt là những người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Công tác tƣ tƣởng, chính trị có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đến xây dựng, phát triển đạo đức, nhân cách ngƣời lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Khi cán bộ, đảng viên hiểu rõ những mặt tích cực, nhất là các mặt trái của kinh tế thị trƣờng sẽ tạo sự đồng thuận, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nhân cách của mỗi cán bộ, đảng viên. Để thực hiện tốt công tác giáo dục tƣ tƣởng, chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về kinh tế thị trƣờng, trƣớc hết từng cấp ủy, ngƣời đứng đầu phải thấm nhuần sâu sắc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta; xác định các biện pháp, hình thức phù hợp để tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên phát huy mặt tích cực, đấu tranh với các mặt tiêu cực không để ảnh hƣởng đến phát triển nhân cách của mình. Hệ thống chính trị phải “vào cuộc” góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tƣ tƣởng, chính trị đến phát triển nhân cách ngƣời cán bộ, đảng viên. 84 Thường xuyên tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên nhằm phát triển đạo đức, nhân cách của người lãnh đạo đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tự phê bình và phê bình đã đƣợc coi là quy luật phát triển của Đảng ta, nhất là trƣớc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và trƣớc thực trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tƣ tƣởng chính trị và đạo đức, lối sống nhƣ hiện nay trong cơ chế thị trƣờng. Vì vậy, ngƣời cán bộ, đảng viên muốn có nhân cách tốt, có uy tín trƣớc quần chúng, cần phải nêu cao tự phê bình và phê bình thƣờng xuyên “nhƣ rửa mặt hằng ngày”. Trƣớc hết, những cán bộ, đảng viên giữ cƣơng vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt phải làm gƣơng cho cấp dƣới noi theo. Phải nhìn thẳng vào sự thật, dũng cảm tự phê bình và phê bình, xem đó là cách tốt nhất để sửa mình, phát triển nhân cách, không để những tiêu cực của cơ chế thị trƣờng len lỏi, gặm nhấm đạo đức, lối sống của ngƣời cán bộ, đảng viên. Đồng thời, phải xử lý nghiêm và kịp thời những cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo: Một dân tộc, một đảng và mỗi con ngƣời, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn đƣợc mọi ngƣời yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, sự tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng diễn ra hằng ngày bằng những việc cụ thể, thiết thực trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Trong khi thực hiện quá trình CNH, HĐH khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trƣờng đến đạo đức truyền thống. Trong nền kinh tế thị trƣờng phải đề phòng chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền. Chống chủ nghĩa cá nhân, coi thƣờng lợi ích tập thể. Để khắc phục những hạn chế trên về sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa thực dụng, của lối sống thực dụng đến lối sống truyền thống, sống có nghĩa có tình, giàu lòng nhân ái của ngƣời Việt Nam hiện nay, Đảng ta đã chủ trƣơng xây dựng 85 nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển kinh tế thị trƣờng theo quy luật vận động tất yếu của phát triển kinh tế đồng thời thực hiện việc điều chỉnh nền kinh tế thị trƣờng đó phù hợp với mục tiêu và bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đảng ta cũng đã xác định rõ, mục đích phát triển kinh tế quốc dân là nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tất cả mọi ngƣời, cho toàn xã hội, lấy hiệu quả kinh tế phục vụ cho lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, Đảng ta đã khẳng định chủ trƣơng thực hiện tăng trƣởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc đi và trong chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hƣởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, và tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Hai là, phải nhận diện và khắc phục những mặt tiêu cực từ mặt trái toàn cầu hóa đến đời sống đạo đức của con ngƣời, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, những ngƣời làm chủ đất nƣớc trong tƣơng lai. Xây dựng ý thức tự giác giáo dục, tự rèn luyện tu dƣỡng đạo đức đƣợc hình thành dựa trên sự hiểu biết về cơ chế thị trƣờng (cả mặt tích cực và tiêu cực) và những biến đổi phức tạp của quá trình toàn cầu hóa. Đối với giới trẻ, sinh viên hiện nay cần tạo điều kiện cho họ có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, tự khẳng định mình trong cuộc sống. Để làm đƣợc điều này cần giáo dục cho lớp trẻ về tính khoa học chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, mặt khác, tiến hành giáo dục cho giới trẻ nhận thức đúng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, chính sách, pháp luật, hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới hình thành ở họ những ý thức đạo đức hoàn thiện, mới phát huy giá trị đạo đức truyền thống. Từ đó, sẽ giúp giới trẻ hiểu biết và thể hiện lòng yêu nƣớc đúng cách, ham học hỏi, thích nghi nhanh với điều kiện mới. Ba là, khẳng định những thành tựu của khoa học - công nghệ đóng vai trò là nền tảng, là động lực cho công cuộc CNH, HĐH. Do đó, khoa học công nghệ 86 cũng tác động mang tính hai mặt đối với sự phát triển đạo đức truyền thống nói riêng, sự phát triển con ngƣời và xã hội nói chung. Bởi vậy, chúng ta cần chủ động và tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm phát huy những phƣơng diện tích cực, khắc phục những phƣơng diện tiêu cực từ những tác động mang tính hai mặt đó để sao cho tiến bộ khoa học - công nghệ thực sự biểu trƣng cho sức mạnh bản chất của con ngƣời, thực sự là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Nhờ sự tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tuyên truyền và kêu gọi lòng yêu nƣớc chân chính. Làm lộ mặt thật của những kẻ xấu, lợi dụng lòng yêu nƣớc của nhân dân mà chống phá Đảng và Nhà nƣớc. Trên các trang mạng xã hội, kêu gọi tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, lá lành đùm lá rách, chung tay góp sức giúp đỡ những ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ nhƣ: công nghệ xanh, công nghệ sinh học… vào trong hoạt động sản xuất để bảo vệ và cải thiện môi trƣờng. Thứ hai, nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quá trình thực hiện CNH, HĐH làm nền tảng giữ gìn và phát huy đạo đức truyền thống của dân tộc Cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn nữa vai trò của pháp luật trong việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì đây là vấn đề không những góp phần tăng cƣờng cơ sở pháp lý để ngƣời dân thực hiện quyền làm chủ của mình, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và nuôi dƣỡng ý thức đạo đức mới. Một là, chúng ta cần phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, phƣơng châm chủ đạo của Đảng ta là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật, vấn đề này liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu các giá trị, đặc biệt là các giá trị truyền thống. Vì thông qua quá trình đó, chúng ta có thể lựa chọn các chuẩn mực, các giá trị 87 phù hợp để luật hóa chúng, biến thành những quy phạm chung của xã hội mà mỗi công dân đều có nghĩa vụ thực hiện, đầy đủ, nghiêm chỉnh. Có thể nói đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thực sự cấp bách trong quá trình xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh ở nƣớc ta. Hai là, để nâng cao vai trò và hiệu quả của hệ thống pháp luật, ngoài các biện pháp trên, cần phải quan tâm đến chất lƣợng của các cơ quan làm luật và đội ngủ công bố thực thi pháp luật, thực tế những năm vừa qua cho cho thấy đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi pháp luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thức trách nhiệm mà còn thiếu cả cái tâm của con ngƣời. Đã có không ít trƣờng hợp cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử lý không nghiêm những trƣờng hợp vi phạm, thậm chí bản thân họ cũng vi phạm pháp luật. Do vậy việc nâng cao chất lƣợng của các cơ quan này cũng nhƣ xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay. Trong thực thi pháp luật, về phía Nhà nƣớc, việc tổ chức thực hiện phải nghiêm minh, thƣởng phạt rõ ràng, về phía công dân, tất cả mọi ngƣời, không loại trừ ai đều có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện đúng pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật. Ba là, cần tổ chức việc đƣa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo dục pháp luật. Bởi vì, một hệ thống pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật hoàn chỉnh vẫn chƣa thể đem lại hiệu quả cao nếu những quy định của nó không đƣợc mọi ngƣời biến thành hành động trong thực tế. Trƣớc đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: “Việc công bố đạo luật chƣa phải đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện tốt” [58, 172]. Theo ngƣời việc giáo dục pháp luật là một trong những công đoạn hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân, mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới, đồng thời góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức, ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm 88 lợi ích chính đáng của ngƣời khác. Khuyến khích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, cho phù hợp với yêu cầu của đất nƣớc và bối cảnh quốc tế. Mặt khác cũng cần phải tăng cƣờng hơn nữa lực lƣợng, phƣơng tiện, kinh phí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững mạnh. Thứ ba, nhóm giải pháp xây dựng hệ thống giáo dục đạo đức đối với thế hệ trẻ, sinh viên nhằm giữ gìn và phát huy đạo đức truyền thống dân tộc Trong quá trình CNH, HĐH, nếu chúng ta chỉ quan tâm tới tăng trƣởng kinh tế mà không chú ý đến việc giữ gìn và phát huy các đạo đức truyền thống thì sự phát triển xã hội sẽ trở nên lệch lạc, không bền vững. Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, trƣớc hết chúng ta phải coi trọng và quan tâm một cách thực sự đến công tác tuyên truyền và giáo dục, đạo đức cho toàn xã hội, nhất là thế hệ trẻ, tiêu biểu là sinh viên. Hơn nữa, chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong gia đình, trong nhà trƣờng, mà còn phải làm tất cả nhiệm vụ giáo dục đạo đức ngoài xã hội. Một là, giáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trƣờng quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi ngƣời công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trƣởng thành. Thực tế đã chỉ ra rằng, gia đình hạnh phúc thì xã hội lành mạnh, gia đình càng giữ đƣợc "gia phong" thì kỷ cƣơng xã hội càng nghiêm minh. Kết hợp với giáo dục đạo đức trong gia đình, chúng ta cần phải tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong nhà trƣờng. Nhà trƣờng là nơi đào tạo con ngƣời không những về mặt kiến thức, mà còn giáo đục cả về mặt đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, cho nên nhà trƣờng cần phải giữ kỷ cƣơng, nền nếp học đƣờng, tạo môi trƣờng lý tƣởng cho học sinh, sinh viên hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng là làm cho học sinh, sinh viên nhận thức đƣợc những giá trị đạo đức nào là cần 89 thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân và xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, làm cho họ nhận thức đƣợc những giá trị truyền thống, nhƣ lòng nhân ái, tinh thần yêu nƣớc, đức tính cần cù, chịu khó, lạc quan, vị tha, trung thực... là những giá trị đích thực, cao đẹp của mỗi con ngƣời, hơn nữa, phải làm cho họ nhận thức đƣợc sự cần thiết phải thƣờng xuyên tự rèn luyện, tu dƣỡng, nâng cao năng lực và phẩm chất để không chỉ biết tiếp thu mà còn biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh mới. Giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng là làm cho học sinh, sinh viên biết trân trọng, yêu quý, cố gắng lĩnh hội và thực hiện các giá trị đạo đức đích thực, đồng thời không chấp nhận những phản giá trị, tích cực đấu tranh bảo vệ và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội trong việc giáo dục đạo đức truyền thống. Kết hợp giáo dục của gia đình, của nhà trƣờng và của xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh, sự kết hợp này, sẽ tạo ra một sự thống nhất trong tƣ tƣởng và hành động đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên, mà cụ thể là: Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, giữa gia đình và nhà trƣờng phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phƣơng pháp, tránh tình trạng phân tán, biệt lập. Gia đình, nhà trƣờng, xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên. Nhà trƣờng, trƣớc hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang nhân dân ở các địa phƣơng để tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí, thể dục thể thao rèn luyện thể chất, tham gia vào các hoạt động xã hội, mở các lớp học tình thƣơng... để sinh viên tham gia Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên là một giải pháp hết sức căn bản, là một nguyên tắc cơ bản của giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, tạo mọi thuận lợi cho việc giáo dục những 90 giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh chống lại những tƣ tƣởng bảo thủ, những phong tục tập quán lạc hậu ngăn cản sự phát triển của xã hội, góp phần mở rộng giao lƣu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại. Hai là, giáo dục đạo đức thông qua công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị Đây là nhiệm vụ hàng đầu trong Nhà trƣờng. Quá trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiên nay đang tạo ra cho chúng ta những thời cơ đáng kể. Song mặt trái của cơ chể thị trƣờng cũng đang tác động đến văn hóa, lối sống, hành vi đạo đức của nhiều tầng lớp xã hội, đặc biệt là học sinh, sinh viên đã khiến cho đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng. Tăng cƣờng công tác giáo dục tƣ tƣởng trong hoàn cảnh thế giới nhiều biến động về chính trị, về các thảm hoạ thiên nhiên, môi trƣờng. Tuyên truyền về tình hình Biển - Đảo của Việt Nam. Các đơn vị chức năng tăng cƣờng các hoạt động phổ biến, giáo dục và thi hành pháp luật trong Nhà trƣờng. Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện kế hoạch năm học đã đƣợc phê duyệt, triển khai các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao cấp khoa, cấp Trƣờng với nhiều hình thức phong phú. Phát huy tính tự giác và tính chủ động học tập, rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống. Cùng với quá trình đƣợc giáo dục đó thì tự giáo dục là một quá trình sinh viên tự hoàn thiện nhân cách của mình, sao cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội, của thị trƣờng sức lao động, đòi hỏi sinh viên phải phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong việc giữ gìn truyền thống. Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên là một trong những nội dung 91 hiện đại hóa phƣơng pháp giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là chủ đạo, là hoàn toàn phù hợp với nguyên lý "tự thân vận động" của triết học. Giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên thông qua các hình thức sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị - xã hội - thực tiễn. Thực hiện phƣơng châm: Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trƣờng gắn liền với gia đình và xã hội, trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên, ngoài những giờ lên lớp các bộ môn khoa học Mác - Lênin, nhà trƣờng, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên... cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động mang ý nghĩa chính trị - xã hội - thực tiễn nhằm giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên. Tăng cƣờng sự đoàn kết trong sinh viên, tạo ra sự thống nhất cao độ trong tƣ tƣởng và hành động - đặc biệt là vấn đề tƣ tƣởng phải thông suốt, mọi ngƣời tự giác, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn và Hội sinh viên phát động. Cần phải nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, sáng kiến hay trong phong trào sinh viên, điều này có tác dụng tích cực và ý nghĩa to lớn trong việc cổ vũ, động viên những sinh viên ƣu tú trong các phong trào hoạt động do Đoàn và Hội tổ chức. Việc tổ chức các hình thức hoạt động phải hợp lý cả về thời điểm và độ dài thời gian, tránh tổ chức quá nhiều các hình thức hoạt động ảnh hƣởng đến thời gian học tập và sinh hoạt của sinh viên. Phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên, không quá "nặng nề" "khô cứng", nhƣng cũng không nên quá "hời hợt" thiếu sâu sắc. Ba là, cùng với việc tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức, chúng ta phải đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên. Bởi lẽ pháp luật và đạo đức đều là những hình thái ý thức xã hội, giữa chúng có mối liên hệ với nhau và đều là những phƣơng thức nhằm điều chỉnh hành vi của con ngƣời trong xã hội. Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên, trƣớc hết là làm cho họ hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản về pháp luật để nhờ đó, tránh đƣợc 92 những hiện tƣợng phạm pháp và trở thành những ngƣời công dân biết sống và làm việc theo pháp luật. Vì vậy, cùng với các môn khoa học đạo đức, phải xem pháp luật là một nội đung bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo ở các bậc học. Phát huy vai trò tự học tập, tự du dƣỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là lớp ngƣời trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu dƣỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trƣởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trƣớc hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi ngƣời có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vƣơn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hƣớng phấn đấu cho học sinh, sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trƣờng, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trƣớc Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tƣởng, có hoài bão, khát khao vƣơn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi ngƣời tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vƣợt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại ngƣời. Học sinh, sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vƣợt qua mọi khó khăn gian khổ nhƣ Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho học sinh, sinh viên trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên vừa "hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tƣơng lai đƣa nƣớc nhà vững bƣớc tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ƣớc của Bác Hồ kính yêu. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thì việc giáo dục đạo đức học sinh chính là trang đầu của quốc sách ấy. Vai trò của giáo dục thật sự quan 93 trọng và có thể ảnh hƣởng đến sự tồn vong của một dân tộc. Giáo dục là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển các giá trị xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh đâu phải chỉ là nhiệm vụ của môn học đạo đức trong nhà trƣờng, hay chỉ là của ngành giáo dục. Đồng thời với việc tăng cƣờng công tác giáo đục đạo đức ở gia đình và trong nhà trƣờng, chúng ta còn phải tạo ra một môi trƣờng xã hội thuận lợi cho việc giữ gìn và phát huy đạo đức truyền thống. Bởi lẽ, các giá trị đạo đức truyền thống là của cả cộng đồng dân tộc, nhƣng chủ thể gắn liền với truyền thống đó lại là các cá nhân, các nhóm, các tập thể lớn, nhỏ trong cộng đồng dân tộc, nên khi các giá trị đạo đức truyền thống ấy biểu hiện ra một cách không đồng đều giữa các cá nhân, các nhóm hay tập thể thì chúng cũng đƣợc phát huy hay suy thoái một cách không đồng đều nhƣ vậy. Sự không đồng đều đó là do điều kiện sinh tồn, hoàn cảnh sống của các cá nhân, các nhóm hay tập thể trong cộng đồng không phải lúc nào cũng giống nhau. Chính vì vậy, chúng ta phải quan tâm đến điều kiện sinh tồn, hoàn cảnh sống của các cá nhân, các nhóm hay tập thể trong cộng đồng mới có thể phát huy đƣợc các giá trị đạo đức truyền thống hoặc "nuôi dƣỡng" các mầm mống đạo đức tốt đẹp mới xuất hiện. Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chính là làm phong phú nội dung của các giá trị đạo đức truyền thống ấy trong thời đại mới, đem sức mạnh của chúng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Khi nói rằng một giá trị đạo đức truyền thống nào đó của dân tộc đã đƣợc giữ gìn cho đến ngày nay thì trong sự duy trì này đã bao hàm sự biến đổi. Nhƣng sự biến đổi này là theo hƣớng làm phong phú thêm nội đung của giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện lịch sử mới của xã hội. Điều đó có nghĩa là, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đƣợc thẩm định, đánh giá lại và phát triển trong điều kiện mới. Chẳng hạn, ở nƣớc ta hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống nhƣ lòng yêu nƣớc vẫn tiếp tục phát triển nhƣng nó đã đƣợc bổ sung thêm và gắn liền với tinh thần yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản. Đây không phải chỉ là sự gắn bó có tính hình thức mà thực sự đã làm biến đổi nội đung của 94 tinh thần yêu nƣớc, khiến nó vƣợt qua những hạn chế của lòng yêu nƣớc truyền thống trƣớc đây. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống phải có sự gắn kết với việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của thời đại, của nhân loại. Coi sự kết hợp này nhƣ một giải pháp mang tính định hƣớng, chúng ta không chỉ phải chọn lọc, thẩm định các sản phẩm văn hoá nƣớc ngoài trƣớc khi du nhập vào Việt Nam, mà còn phải làm rõ ý nghĩa thời đại, giá trị trƣờng tồn của các giá trị đạo đức truyền thống. 95 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Quá trình CNH, HĐH tác động đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức truyền thống của dân tộc ta, có cả tích cực và tiêu cực, chúng ta có thể thấy rằng truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đƣợc hình thành và vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử. Dƣới tác động của CNH, HĐH truyền thống ấy càng phát huy vai trò của mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay, thể hiện rõ tính trƣờng tồn cùng dân tộc, có thể kể đến đó là tinh thần yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết, nhân ái, cần cù lao động, tinh thần lạc quan, yêu đời, thông minh sáng tạo. Đó là những truyền thống và nét đặc trƣng không bao giờ mất. Thực hiện CNH, HĐH phát triển đất nƣớc, hòa nhập với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới hiện nay, bên cạnh tác động tích cực của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống, không thể phủ nhận CNH, HĐH hàng ngày, hàng giờ vẫn còn có những tác động tiêu cực tới đạo đức truyền thống của dân tộc ta, đƣa đến tình trạng đạo đức bị xuống cấp và có khả năng mai một, mờ nhạt. Tuy nhiên, việc nhìn nhận ra đƣợc vấn đề này một cách thấu đáo trên cơ sở phân tích tình hình, Đảng và Nhà nƣớc và mỗi cá nhân con ngƣời Việt Nam phải hình thành nên những đƣờng lối chủ trƣơng chiến lƣợc để chúng ta thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH trên cơ sở phát huy những tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của nó đến đạo đức truyền thống Việt Nam, để đạo đức truyền thống Việt Nam trở thành đôi cánh cho sự phát triển đi lên theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. 96 KẾT LUẬN Đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là sức mạnh nội sinh, là tài sản quý giá của dân tộc, là tinh hoa, cốt lõi của dân tộc. Sự nghiệp CNH, HĐH của Đảng đã đem lại những thành tựu kinh tế xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong việc phát triển lực lƣợng sản xuất, tăng năng xuất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Tuy nhiên CNH, HĐH đã có những tác động tích cực và tiêu cực không nhỏ tới đạo đức truyền thống Việt Nam. CNH, HĐH diễn ra trong thời đại khoa học công nghệ phát triển và tiến bộ xã hội diễn ra liên tục, thông tin bùng nổ nhƣ vũ bão, đồng thời cuộc sống của nhân loại hàng ngày hàng giờ đều cải thiện nhanh làm nảy sinh nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề phức tạp về nhu cầu và lợi ích… Do đó trong lĩnh vực đời sống tinh thần của con ngƣời đặc biệt là đời sống đạo đức cần phải đƣợc giữ gìn, kế thừa và phát triển. Cho nên, trong quá trình CNH, HĐH chúng ta phải tuân thủ các chuẩn mực, các nguyên tắc đạo đức, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống. Đồng thời phải có sự tiếp biến các giá trị mới phù hợp với thời đại, với mục tiêu và định hƣớng phát triển đất nƣớc. CNH, HĐH coi trọng phát triển kinh tế nhƣng luôn luôn phải chú ý đến việc gìn giữ và phát huy những đạo đức truyền thống của dân tộc. Do đó, luận văn này trên cơ sở phân tích tác động của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam, từ đó đã đƣa ra đƣợc những giải pháp phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Nhƣng đây mới chỉ là kết quả bƣớc đầu chúng tôi nghiên cứu về một vấn đề mang tính thời sự và cần thiết hiện nay. Đó là vấn đề CNH, HĐH và tác động của nó đến đạo đức truyền thống Việt Nam. Chúng tôi rất hy vọng sẽ nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, các thầy cô, các đồng nghiệp để có một công trình đầy đủ và chuyên sâu hơn bản luận văn trên. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Ngọc Anh (2002) Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Tạp chí triết học (số 1). 2. E.A.Bale (1996), Tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa, Nxb khoa học (tài liệu thƣ viện trƣờng Đại học văn hóa Hà Nội) - Hoàng Vinh dịch, G.Banđzelaze, 1985, đạo đức học tập 1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận Trung ƣơng (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Hoàng Chí Bảo (1999), Quan niệm và đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí sinh hoạt lý luận, (số 1). 5. Hoàng Chí Bảo (1998), “Sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường”, những thay đổi về văn hóa, xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng ở một số nƣớc châu Á, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Hoàng Chí Bảo (2004), Văn hóa Hồ Chí Minh và sự rèn luyện nhân cách văn hóa cho thanh niên, Tạp chí lịch sử Đảng, (số 8). 7. Báo cáo về phát triển con ngƣời năm 1999 (2003), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Bài phát biểu của Đồng chí Đỗ Mƣời tại hội nghị khoa giáo toàn quốc (1997) Báo nhân dân ngày 15 – 2, Hà Nội. 9. Báo nhân dân (1995), Bài phát biểu của Đồng chí Đỗ Mƣời nhân dịp về dự giỗ tổ Hùng Vƣơng, ngày 7/4/1995. 10. Các giá trị truyền thống và con ngƣời Việt Nam. Đề tài Kx 07 - 02 (1994) Hà Nội. 11. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), Các giá trị truyền thống trƣớc sự thẩm định và thách thức của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hóa, báo cáo tại hội thảo quốc tế Giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa, Hà Nội. 98 12. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi các giá trị khi nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, Tạp chí triết học, (số 1). 13. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), Những biến động về giá trị trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo những biến động của giá trị trong thời kỳ đổi mới, Băng Kok Thái Lan. 14. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), Vấn đề khai thác những giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển. Tạp chí triết học (số 2). 15. Nguyễn Trọng Chuẩn (1999), Toàn cầu hóa: Những cơ hội và thách thức, Tạp chí triết học (số 3). 16. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nƣớc trong khu vực (1995), Nxb Thống kê, Hà Nội. 17. Võ Đình Cƣờng (1986), Mấy suy nghĩ về tính nhân bản của Phật giáo. Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Viện triết học. 18. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Vũ Trọng Dung (chủ biên) (2005), Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội. 20. Vũ Trọng Dung (2001), Quan niệm thiện ác trong lịch sử và trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng. Tạp chí triết học số 2, tr 38 - 42 21. Thành Duy (1996), Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 22. Giáo trình đạo đức học (2000), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 23. Quang Đạm (1999) Nho giáo xƣa và nay. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 24. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị trung ương lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ƣơng khóa (VII), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện hội nghị trung ương lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 99 27. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đại học Quốc gia Hà Nội, trƣờng Đại Học KHXH và NV (2003), Toàn cầu hóa và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 31. Võ Nguyên Giáp (1998), Văn hóa Việt Nam - truyền thống và cốt cách dân tộc, Tạp chí cộng sản, (số 15). 32. Trần Văn Giàu (1998) Hệ tƣ tƣởng yêu nƣớc Việt Nam, Tạp chí triết học (số 16). 33. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con ngƣời trong công cuộc đổi mới, Chƣơng trình khoa học công nghệ các cấp nhà nƣớc. KX,07, Hà Nội, 147 trang 34. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Nguyễn Hùng Hậu (2005), Chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống đến chủ nghĩa yêu nƣớc Hồ Chí Minh, Tạp chí triết học (số 9). 36. Nguyễn Đình Hòa, Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh thế thị trƣờng, Tạp chí triết học (số 6). 37. Mai Xuân Hợi (2001), Giá trị đạo đức và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội, Tạp chí triết học (số 3). 38. Trần Đình Hƣơu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb, văn hóa, Hà Nội. 39. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb, khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb, khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2001), Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong quản lý cán bộ và lãnh đạo của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. V.I Lênin (1978), Toàn tập, t.37, Nxb tiến bộ Matxơcơva. 100 43. V.I Lênin (1977), Toàn tập, t.38, Nxb tiến bộ Matxơcơva. 44. V.I Lênin (1977), Toàn tập, t. 41, Nxb tiến bộ Matxơcơva. 45. Thái Kim Lan (1994), Thử so sánh vài nét cơ bản giữa đạo đức phƣơng tây và đạo đức phƣơng đông, đặc biệt là đạo đức học Việt Nam. Tạp chí triết học (số 2). 46. Nguyễn Ngọc Long (1987), Quán triệt mối quan hệ giữa quan hệ giữa kinh tế với đạo đức. Tạp chí nghiên cứu lý luận. 47. C. Mac.Tƣ bản (1984) Q.1,P.1, Nxb Tiến bộ Matxơcơva, 664 trang 48. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980) Tuyển tập, gồm 6 tập, T.1, Nxb, sự thật, Hà Nội. 883 trang. 49. C.Mác - Ph.Ăngghen (1982) Tuyển tập, gồm 6 tập, T.3, Nxb sự thật, Hà Nội. 782 trang 50. C.Mác - Ph.Ăngghen (1983) Tuyển tập, gồm 6 tập, T.5, Nxb sự thật, Hà Nội. 755 trang. 51. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, t.8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 52. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, t.13 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 53. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, t.20, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Hồ Chí Minh (1993), Về đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 366 trang. 55. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 56. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T.5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 58. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, T.8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 59. Vũ Ngọc Phan (2002), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Văn học. 60. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng. 61. Phan Thanh Phố (1997), Khoa học công nghệ và kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam, Nxb Thống kê Hà Nội. 62. Nguyễn Văn Phúc (1996), Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện nay, Tạp chí triết học, (số 1). 63. Nhất Phƣơng (2006), Ca dao, tục ngữ Việt Nam, Nxb Đà Nẵng. 101 64. Nguyễn Văn Phúc (1997), Đạo đức học Mác - Lênin bài giảng dùng cho PNCS, và cao học ngành triết học, Hà Nội. 65. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2006) Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Nguyễn Duy Quý (2003), Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb, chính trị quốc gia Hà Nội. 67. Nguyễn Duy Quý (1996), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con người đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Bùi Văn Quyết (2005), (chủ biên) Giáo trình địa kinh tế, Nxb Tài chính, Hà Nội. 69. Phùng Chí Sĩ, Hiện trạng áp dụng khoa học công nghệ môi trƣờng và một số định hƣớng nhằm phát triển công nghệ môi trƣờng tại Việt Nam, www.urenco.com.vn 70. Nguyễn Tài Thƣ (1994), Bảo vệ giá trị truyền thống dân tộc, Tạp chí cộng sản (số 6). 71. Lê Đức Tiết (1998), Về hương ước lệ làng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 72. Tổng cục thống kê (24/12/2012), “Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế xã hội tháng mười hai và cả năm 2012”, www.gso.gov.vn. 73. Nguyễn Quang Uẩn – Mạc Văn Trang (1994), Giá trị, định hƣớng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc Kx07, 04, Hà Nội. 74. Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn mực xã hội, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội. 75. Nguyễn Hữu Vui (1997) Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 76. Kinh tế học chính trị Mác – Lênin (2001) Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (2000), Đại từ điển tiếng việt, Nxb văn hóa. 102 [...]... của luận văn là: Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tác động của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiên nay 7 Hai là, làm rõ thực trạng tác động của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện. .. động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay Đề xuất những giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay - Đóng góp về mặt thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu học tập, giảng dạy về đạo đức, về đạo đức truyền thống luận văn có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác xây... nƣớc 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn: Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tác động của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay, từ đó xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay - Thực hiện mục đích trên,... nhau, do vậy có đạo đức truyền thống khác nhau Đạo đức truyền thống Việt Nam đƣợc hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam Tác giả Lê Qúy Đức cho rằng: đạo đức truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc” [41, 136] Tác giả Vũ Văn Thuấn lại khẳng định: Đạo đức truyền thống Việt Nam là sự tổng... giữa truyền thống và hiện đại, không có truyền thống thì không có hiện đại, cái hiện đại nảy sinh ra từ truyền thống, có hiểu biết sâu sắc cái truyền thống cái hiện đại mới đúng đắn, mới phát triển lành mạnh Có thể hiểu biết cái hiện đại chúng ta mới bổ sung và phát triển cái truyền thống một cách đúng đắn Do vậy giữa truyền thống và hiện đại vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau 24 Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ,... và phát huy đƣợc vai trò của các giá trị truyền thống - Cuốn sách “Chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2006 đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức truyền thống và những chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam hiện nay Các tác giả cho rằng các 6 chuẩn mực đạo đức hiện nay là sự kế thừa những giá trị của. .. tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: CNH, HĐH và tác động của nó tới đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay 6 Đóng góp của luận văn - Đóng góp về mặt lý luận của luận văn: Luận văn góp phần làm rõ quá trình CNH, HĐH và tác động. .. nhƣ: Các giá trị truyền thống và sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa, so sánh đối chiếu hai hệ thống giá trị Việt – Trung và những nét đặc trƣng của chúng, giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại cũng nhƣ sự tác động của các giá trị truyền thống với công cuộc thực hiện quá trình CNH, HĐH Như vậy, có thể nói giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong...- Tác giả Nguyễn Duy Quý: Đạo đức xã hội dưới tác động và ảnh hưởng của kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay , “thực trạng và nguyên nhân suy thoái đạo đức trong xã hội”, và trong cuốn sách Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay. vấn đề và giải pháp”, của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do tác giả Nguyễn Duy Quý và tác giả Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nhà xuất bản... ảnh hƣởng không nhỏ tới 21 phát triển ổn định đất nƣớc, những biến động về kinh tế xã hội trên thế giới cũng tác động đa chiều tới CNH, HĐH Nhất là khi nƣớc ta hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và trên thế giới 1.2 Đạo đức truyền thống và những nội dung cơ bản của đạo đức truyền thống Việt Nam 1.2.1 Khái niệm đạo đức truyền thống Quan niệm về đạo đức Theo quan điểm của Mác – xít, đạo đức là ... tố ảnh hƣởng đến tác động công nghiệp hoá, đại hoá tới đạo đức truyền thống Việt Nam 39 CHƢƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỚI ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC... 76 2.2.1 Tác động công nghiệp hoá, đại hoá tới đạo đức truyền thống Việt Nam nay: Một số vấn đề đặt 76 2.2.2 Tác động công nghiệp hoá, đại hoá tới đạo đức truyền thống Việt Nam nay: Một... 48 2.1.2 Tác động tiêu cực công nghiệp hoá, đại hoá tới đạo đức truyền thống Việt Nam 65 2.2 Tác động công nghiệp hoá, đại hoá tới đạo đức truyền thống Việt Nam nay: Một số vấn

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan