Phân tích tình huống truyện mang tính nghịch lí và nêu ý nghĩa của tình huống truyện đó trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

2 1.2K 6
Phân tích tình huống truyện mang tính nghịch lí và nêu ý nghĩa của tình huống truyện đó trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 1: 1. Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới sau 1975. Ở thời kỳ đổi mới “Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong” và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết 1983, sau đó in trong tập truyện cùng tên 1987, là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới. Truyện xoáy sâu vào bức tranh hiện thực của đời sống người lao động thuyền chài ở một vùng ven biển miền trung. Cái tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm là nhà văn đã tạo ra được tình huống truyện mang tính nghịch lí, nghịch lí giữa nghệ thuật với đời sống thực, nghịch lí giữa luật pháp với nhân tình thế thái ngoài đời. Từ những nghịch lí đó đã toát lên nhiều ý nghĩ nhân văn sâu sắc. 2.a. Một truyện ngắn thành công người ta nghĩ ngay đến cốt truyện đến tình huống truyện. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thành công là nhờ tác giả xây dựng được tình huống truyện mang tính nghịch lí gây sự bất ngờ cho người đọc. Trước hết đó là tình huống truyện nghịch lí giữa bức ảnh nghệ thuật về chiếc thuyền ngoài xa với đời sống thực khi chiếc thuyền ở gần. Nhân vật tôi trong tác phẩm chính là nhà nghệ sĩ có tên là Phùng. Anh được trưởng phòng đề nghị đi chụp một bức ảnh về thuyền và biển. Phùng đã đến vùng đầm phá ở miền trung nơi có người bạn chiến đấu năm xưa đang làm chánh án của một toà án huyện và cơ may đã đến với Phùng. Một buổi sáng anh đang lúi húi tránh mưa khi vừa ngẩn lên thì đã thấy một chuyện là một chiếc thuyền vó từ ngoài xa chạy thẳng vào. Phùng như chớp được một khoảnh khắc đắt giá “Trước mặt tôi là một bức tranh màu mực của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên mui khum khum đang hướng vào bờ”. Phùng đã chụp được những bức ảnh nghệ thuật về chiếc thuyền ngoài xa với “một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích” anh “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện”. Phùng coi đó là cái “khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” Phùng đã thoả mãn về chuyến đi thành công của mình. Nhưng cũng ngay lúc đó chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ Phùng và Phùng đã tận mắt chứng kiến một sự lạ lùng trái ngược với vẻ đẹp trong bức ảnh. Rời thuyền là một người đàn bà “thô kịch”, “mặt rỗ”, “mệt mỏi”, “tái ngắt” và một người đàn ông “lưng rộng”, “tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc giữ”. Khi lên tới bờ người đàn ông rút chiếc thắt lưng “quật tới tốc vào lưng người đàn bà”. Lão vừa đánh vừa rên rỉ đau đớn “mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Trong khi đó “người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”. Chứng kiến cảnh lạ đời đó Phùng kinh ngạc “cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”. Cho đến khi thắng Phúc và Phùng chạy tới vật lộn can ngăn thì người đàn ông “lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền” và người đàn bà cũng đuổi theo lão “cả hai người lại trở về chiếc thuyền”. Đó là một nghịch cảnh giữa một bức ảnh nghệ thuật đầy tính lãng mạn với cảnh sống đời thực đau đớn của người dân chài. Nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng như bừng tỉnh nhận ra chân lí nghệ thuật và đời sống. Từ nghịch lí trên đã dẫn đến một nghịch lí tiếp theo là giữa pháp luật và nhân tình thế thái có sự trái ngược nhau. Chuyện người đàn ông hành hạ người đàn bà đến mức cần có sự can thiệp của pháp luật. Người đàn bà bị chồng hành hạ được chánh án Đẩu bạn của Phùng gọi lên công đường. Đẩu đã dùng lí lẽ của nhà pháp luật khuyên giải người đàn bà “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội hắn mà tôi muốn bảo ngay với chị, chị không sống nỗi với người chồng vũ phu ấy đâu”. Nhưng quan toà Đẩu “và cả nghệ sĩ Phùng” đã hết sức ngạc nhiên khi người đàn bà thưa lại “con lạy quý toà, quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được đừng bắt con bỏ nó”. Quan toà có lí của quan toà nhưng người đàn bà lại có cái lí của người đàn bà. Cái lí của người đàn bà đó là người đàn ông ấy xưa kia “hiền lành lắm” nhưng do con đông thuyền chật, nhiều khi đói phải ăn cả cây xương rồng luộc chấm muối nên khổ quá mà sinh ra bức xúc trút nỗi khổ lên người đàn bà “bất kể lúc nào khổ quá là xách tôi ra đánh”. Như vậy người đàn ông đánh người đàn bà không phải do bản chất độc ác mà do khổ quá nên có thể tha thứ được. Hơn nữa theo người đàn bà thì “đám đàn hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”. Và hơn thế nữa trong sự đau khổ đó người đàn bà vẫn tìm thấy niềm vui “vui nhất là khi nhìn đàn con chúng tôi nó được ăn no”. Nghịch lí này đã làm cho quan toà Đẩu “vỡ ra trong đầu” nhiều điều mới mẻ về nhân tình thế thái mà trái với lí lẽ của pháp luật. b. Những tình huống truyện mang tính nghịch lí nói trên đã làm vỡ ra nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Về nghịch lí thứ nhất cho ta thấy giữa nghệ thuật và hiện thực đời sống không phải lúc nào cũng gần gũi đồng nhất mà có khi là cả một khoảng cách. Người nghệ sĩ phản ánh cuộc sống không phải chỉ đứng ở xa chớp lấy những khoảnh khắc lãng mạn mà phải đến gần, đứng trong hiện thực nóng hổi của cuộc sống mới mong phản ánh đúng. Về nghịch lí thứ hai cũng cho ta thấy những nguyên tắc của pháp luật và nhân tình thế thái ở đời là cả một khoảng cách. Những người làm pháp luật phải hiểu thấu được nhân tình thế thái mới mong làm đúng chức trách của mình. Cả hai nghịch lí trên toát lên một ý nghĩa chung đó là nhà nghệ sĩ, nhà làm pháp luật và tất cả mọi người chúng ta khi nhìn đời không nên nhìn từ xa, nhìn đơn giản, dễ dãi mà phải nhìn một cách đúng đắn sâu sắc chiều sâu của cuộc sống và nắm bắt được con người đích thực trong mỗi con người. 3. Thành công nhất của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là xây dựng được tình huống truyện đặc sắc độc đáo. Người đọc cứ ngộ ra vỡ ra sau những tình huống truyện về nghệ thuật về lẽ đời. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đưa đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ về con người về đời sống. Tham khảo thêm bài 2 chi tiết ý: 1. Giới thiệu chung: Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân - Từ cảm hứng sử thi lãng mạn, huyền ảo đã từng tạo nên vẻ đẹp rực rỡ trong các tác phẩm thời kì chiến tranh, cảm hứng của ông dần dần chuyển sang tính chất triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá ý nghĩa bản chất con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983) và “Bến quê” (1985) đã đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí “Người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) của văn học nước ta từ sau năm 1975. - Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được in lần đầu tiên trong tập “ Bến quê “, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tuyển tập truyện ngắn của mình, in năm 1987. Trong thiên truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được một tình hưống truyện vô cùng đặc sắc. 2. Phân tích tình huống truyện a -Định nghĩa tình huống truyện: Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. b- Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài bãi biển và ở toà án huyện - Ở ngoài bãi biển + Nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời cho trên một vẻ đẹp mờ sương, mặt biển mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: hình ảnh chiếc thuyền lướt vó nhạt nhoà trong làn sương mù màu trắng buổi bình minh… Phát hiện ấy khiến người nghệ sĩ cảm thấy sung sướng hạnh phúc, tưởng tâm hồn mình được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi, bắt gặp các tận Thiện, tận Mĩ. + Nhưng ngay sau đó, người nghệ sĩ lại phát hiện ra một sự thực trớ trêu và đầy nghịch lí như trò đùa quái ác của cuộc sống. Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch dữ dằn độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách giải toả những ấm ức khổ đau. Phùng cay đắng nhận thấy: hoá ra đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của “chiếc thuyền ngoài xa” trên biển sớm mờ sương lại là một sự thực tàn nhẫn của bi kịch gia đình. Đằng sau cái vẻ đẹp ấy mới là sự thực của cuộc đời. Cái vẻ đẹp bên ngoài ấy nhiều khi thường đánh lừa ta như vậy. - Trong toà án huyện là nghịch lí: người đàn bà hang chài van xin để toà cho chị được sống cùng người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời chị đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra được những chân lí sâu sắc, éo le của cuộc đời. c-Ý nghĩa tình huống truyện: - Giúp nhà văn gửi gắm những thông điệp tư tưởng và nghệ thuật: cái bên ngoài chưa hẳn là bản chất thật bên trong, nhiều khi còn đối lập với phẩm chất bên trong, không phải bao giờ cái Đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, vì thế, cần phải có cái nhìn đa chiều sâu sắc, cảm thông với cuộc sống và con người. Thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật về trách nhiệm người nghệ sĩ: Không nên tách rời nghệ thuật với cuộc đời, cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật; nghệ sĩ không được nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, và biết trăn trở về con người. - Thể hiện một cách rõ nét nhất khả năng ứng xử, phẩm chất, tính cách của các nhân vật: * Người đàn bà: + Chịu nhiều thua thiệt, éo le của số phận, cuộc đời chất chồng những cay đắng khổ đau: vất vả trong công cuộc mưu sinh, thường xuyên bị hành hạ về thân xác, đau khổ dằn vặt về tinh thần + Nhưng ở chị vẫn ngời lên chất ngọc lấm láp từ cuộc sống còn nhiều vất vả đắng cay: nhẫn nhịn, chịu đựng hi sinh vì con, là người đàn bà từng trải sâu sắc, thấu hiểu các lẽ đời, vị tha, nhân hậu, bao dung, biết chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ để làm nên ý nghĩa cuộc đời. * Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu + Là những người chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu vì sự sống của dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường, vẫn say mê khám phá cái đẹp, đấu tranh với cái ác. + Hiện thực trớ trêu, đầy nghịch lí của cuộc đời đã giúp cho họ nhận thức được những chân lí, những lẽ đời sâu sắc. - Tình huống truyện góp phần làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm + Giá trị hiện thực: Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên nhân dẫn tới nạn bạo hành gia đình. Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả dân tộc trải qua bao hi sinh gian khổ nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con người còn đầy cam go, lâu dài, cần có sự quan tâm của cách mạng, của cộng đồng + Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của những người lao động vô danh đông đảo trong xã hội. Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong từng gia đình. Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Nhóm giáo viên môn Văn trường THPT Chu Văn An - Hà Nội

Bài 1: 1. Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới sau 1975. Ở thời kỳ đổi mới “Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong” và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết 1983, sau đó in trong tập truyện cùng tên 1987, là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới. Truyện xoáy sâu vào bức tranh hiện thực của đời sống người lao động thuyền chài ở một vùng ven biển miền trung. Cái tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm là nhà văn đã tạo ra được tình huống truyện mang tính nghịch lí, nghịch lí giữa nghệ thuật với đời sống thực, nghịch lí giữa luật pháp với nhân tình thế thái ngoài đời. Từ những nghịch lí đó đã toát lên nhiều ý nghĩ nhân văn sâu sắc. 2.a. Một truyện ngắn thành công người ta nghĩ ngay đến cốt truyện đến tình huống truyện. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thành công là nhờ tác giả xây dựng được tình huống truyện mang tính nghịch lí gây sự bất ngờ cho người đọc. Trước hết đó là tình huống truyện nghịch lí giữa bức ảnh nghệ thuật về chiếc thuyền ngoài xa với đời sống thực khi chiếc thuyền ở gần. Nhân vật tôi trong tác phẩm chính là nhà nghệ sĩ có tên là Phùng. Anh được trưởng phòng đề nghị đi chụp một bức ảnh về thuyền và biển. Phùng đã đến vùng đầm phá ở miền trung nơi có người bạn chiến đấu năm xưa đang làm chánh án của một toà án huyện và cơ may đã đến với Phùng. Một buổi sáng anh đang lúi húi tránh mưa khi vừa ngẩn lên thì đã thấy một chuyện là một chiếc thuyền vó từ ngoài xa chạy thẳng vào. Phùng như chớp được một khoảnh khắc đắt giá “Trước mặt tôi là một bức tranh màu mực của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên mui khum khum đang hướng vào bờ”. Phùng đã chụp được những bức ảnh nghệ thuật về chiếc thuyền ngoài xa với “một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích” anh “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện”. Phùng coi đó là cái “khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” Phùng đã thoả mãn về chuyến đi thành công của mình. Nhưng cũng ngay lúc đó chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ Phùng và Phùng đã tận mắt chứng kiến một sự lạ lùng trái ngược với vẻ đẹp trong bức ảnh. Rời thuyền là một người đàn bà “thô kịch”, “mặt rỗ”, “mệt mỏi”, “tái ngắt” và một người đàn ông “lưng rộng”, “tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc giữ”. Khi lên tới bờ người đàn ông rút chiếc thắt lưng “quật tới tốc vào lưng người đàn bà”. Lão vừa đánh vừa rên rỉ đau đớn “mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Trong khi đó “người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”. Chứng kiến cảnh lạ đời đó Phùng kinh ngạc “cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”. Cho đến khi thắng Phúc và Phùng chạy tới vật lộn can ngăn thì người đàn ông “lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền” và người đàn bà cũng đuổi theo lão “cả hai người lại trở về chiếc thuyền”. Đó là một nghịch cảnh giữa một bức ảnh nghệ thuật đầy tính lãng mạn với cảnh sống đời thực đau đớn của người dân chài. Nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng như bừng tỉnh nhận ra chân lí nghệ thuật và đời sống. Từ nghịch lí trên đã dẫn đến một nghịch lí tiếp theo là giữa pháp luật và nhân tình thế thái có sự trái ngược nhau. Chuyện người đàn ông hành hạ người đàn bà đến mức cần có sự can thiệp của pháp luật. Người đàn bà bị chồng hành hạ được chánh án Đẩu bạn của Phùng gọi lên công đường. Đẩu đã dùng lí lẽ của nhà pháp luật khuyên giải người đàn bà “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội hắn mà tôi muốn bảo ngay với chị, chị không sống nỗi với người chồng vũ phu ấy đâu”. Nhưng quan toà Đẩu “và cả nghệ sĩ Phùng” đã hết sức ngạc nhiên khi người đàn bà thưa lại “con lạy quý toà, quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được đừng bắt con bỏ nó”. Quan toà có lí của quan toà nhưng người đàn bà lại có cái lí của người đàn bà. Cái lí của người đàn bà đó là người đàn ông ấy xưa kia “hiền lành lắm” nhưng do con đông thuyền chật, nhiều khi đói phải ăn cả cây xương rồng luộc chấm muối nên khổ quá mà sinh ra bức xúc trút nỗi khổ lên người đàn bà “bất kể lúc nào khổ quá là xách tôi ra đánh”. Như vậy người đàn ông đánh người đàn bà không phải do bản chất độc ác mà do khổ quá nên có thể tha thứ được. Hơn nữa theo người đàn bà thì “đám đàn hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”. Và hơn thế nữa trong sự đau khổ đó người đàn bà vẫn tìm thấy niềm vui “vui nhất là khi nhìn đàn con chúng tôi nó được ăn no”. Nghịch lí này đã làm cho quan toà Đẩu “vỡ ra trong đầu” nhiều điều mới mẻ về nhân tình thế thái mà trái với lí lẽ của pháp luật. b. Những tình huống truyện mang tính nghịch lí nói trên đã làm vỡ ra nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Về nghịch lí thứ nhất cho ta thấy giữa nghệ thuật và hiện thực đời sống không phải lúc nào cũng gần gũi đồng nhất mà có khi là cả một khoảng cách. Người nghệ sĩ phản ánh cuộc sống không phải chỉ đứng ở xa chớp lấy những khoảnh khắc lãng mạn mà phải đến gần, đứng trong hiện thực nóng hổi của cuộc sống mới mong phản ánh đúng. Về nghịch lí thứ hai cũng cho ta thấy những nguyên tắc của pháp luật và nhân tình thế thái ở đời là cả một khoảng cách. Những người làm pháp luật phải hiểu thấu được nhân tình thế thái mới mong làm đúng chức trách của mình. Cả hai nghịch lí trên toát lên một ý nghĩa chung đó là nhà nghệ sĩ, nhà làm pháp luật và tất cả mọi người chúng ta khi nhìn đời không nên nhìn từ xa, nhìn đơn giản, dễ dãi mà phải nhìn một cách đúng đắn sâu sắc chiều sâu của cuộc sống và nắm bắt được con người đích thực trong mỗi con người. 3. Thành công nhất của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là xây dựng được tình huống truyện đặc sắc độc đáo. Người đọc cứ ngộ ra vỡ ra sau những tình huống truyện về nghệ thuật về lẽ đời. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đưa đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ về con người về đời sống. Tham khảo thêm bài 2 chi tiết ý: 1. Giới thiệu chung: Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân - Từ cảm hứng sử thi lãng mạn, huyền ảo đã từng tạo nên vẻ đẹp rực rỡ trong các tác phẩm thời kì chiến tranh, cảm hứng của ông dần dần chuyển sang tính chất triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá ý nghĩa bản chất con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983) và “Bến quê” (1985) đã đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí “Người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) của văn học nước ta từ sau năm 1975. - Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được in lần đầu tiên trong tập “ Bến quê “, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tuyển tập truyện ngắn của mình, in năm 1987. Trong thiên truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được một tình hưống truyện vô cùng đặc sắc. 2. Phân tích tình huống truyện a -Định nghĩa tình huống truyện: Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. b- Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài bãi biển và ở toà án huyện - Ở ngoài bãi biển + Nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời cho trên một vẻ đẹp mờ sương, mặt biển mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: hình ảnh chiếc thuyền lướt vó nhạt nhoà trong làn sương mù màu trắng buổi bình minh… Phát hiện ấy khiến người nghệ sĩ cảm thấy sung sướng hạnh phúc, tưởng tâm hồn mình được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi, bắt gặp các tận Thiện, tận Mĩ. + Nhưng ngay sau đó, người nghệ sĩ lại phát hiện ra một sự thực trớ trêu và đầy nghịch lí như trò đùa quái ác của cuộc sống. Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch dữ dằn độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách giải toả những ấm ức khổ đau. Phùng cay đắng nhận thấy: hoá ra đằng sau cái vẻ đẹp thơ mộng của “chiếc thuyền ngoài xa” trên biển sớm mờ sương lại là một sự thực tàn nhẫn của bi kịch gia đình. Đằng sau cái vẻ đẹp ấy mới là sự thực của cuộc đời. Cái vẻ đẹp bên ngoài ấy nhiều khi thường đánh lừa ta như vậy. - Trong toà án huyện là nghịch lí: người đàn bà hang chài van xin để toà cho chị được sống cùng người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời chị đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra được những chân lí sâu sắc, éo le của cuộc đời. c-Ý nghĩa tình huống truyện: - Giúp nhà văn gửi gắm những thông điệp tư tưởng và nghệ thuật: cái bên ngoài chưa hẳn là bản chất thật bên trong, nhiều khi còn đối lập với phẩm chất bên trong, không phải bao giờ cái Đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, vì thế, cần phải có cái nhìn đa chiều sâu sắc, cảm thông với cuộc sống và con người. Thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật về trách nhiệm người nghệ sĩ: Không nên tách rời nghệ thuật với cuộc đời, cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật; nghệ sĩ không được nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, và biết trăn trở về con người. - Thể hiện một cách rõ nét nhất khả năng ứng xử, phẩm chất, tính cách của các nhân vật: * Người đàn bà: + Chịu nhiều thua thiệt, éo le của số phận, cuộc đời chất chồng những cay đắng khổ đau: vất vả trong công cuộc mưu sinh, thường xuyên bị hành hạ về thân xác, đau khổ dằn vặt về tinh thần + Nhưng ở chị vẫn ngời lên chất ngọc lấm láp từ cuộc sống còn nhiều vất vả đắng cay: nhẫn nhịn, chịu đựng hi sinh vì con, là người đàn bà từng trải sâu sắc, thấu hiểu các lẽ đời, vị tha, nhân hậu, bao dung, biết chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ để làm nên ý nghĩa cuộc đời. * Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu + Là những người chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu vì sự sống của dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường, vẫn say mê khám phá cái đẹp, đấu tranh với cái ác. + Hiện thực trớ trêu, đầy nghịch lí của cuộc đời đã giúp cho họ nhận thức được những chân lí, những lẽ đời sâu sắc. - Tình huống truyện góp phần làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm + Giá trị hiện thực: Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên nhân dẫn tới nạn bạo hành gia đình. Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả dân tộc trải qua bao hi sinh gian khổ nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con người còn đầy cam go, lâu dài, cần có sự quan tâm của cách mạng, của cộng đồng + Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của những người lao động vô danh đông đảo trong xã hội. Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong từng gia đình. Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Nhóm giáo viên môn Văn trường THPT Chu Văn An - Hà Nội ... chung cho tuyển tập truyện ngắn mình, in năm 1987 Trong thiên truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu tạo dựng tình hưống truyện vô đặc sắc Phân tích tình truyện a -Định nghĩa tình truyện: Là hoàn cảnh... riêng tạo nên kiện đặc biệt khiến cho đó, sống lên đậm đặc ý đồ tư tưởng tác giả bộc lộ sắc nét b- Tình truyện Chiếc thuyền xa xây dựng qua việc phát nghịch lí Phùng, nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm... (1983) “Bến quê” (1985) đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí “Người mở đường tinh anh tài năng” (Nguyên Ngọc) văn học nước ta từ sau năm 1975 - Truyện ngắn Chiếc thuyền xa in lần tập “ Bến quê “,

Ngày đăng: 14/10/2015, 18:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan