ứng dụng gis trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long

85 765 0
ứng dụng gis trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI NẤM LỚN TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG Sinh viên thực hiện LÊ QUỐC NAM 3103752 Cán bộ hƣớng dẫn ThS TRẦN THỊ KIM HỒNG Cần Thơ, 11/2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI NẤM LỚN TẠI HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG Sinh viên thực hiện LÊ QUỐC NAM 3103752 Cán bộ hƣớng dẫn ThS TRẦN THỊ KIM HỒNG Cần Thơ, 11/2013 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô Trần Thị Kim Hồng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Môi trƣờng & Tài nguyên thiên nhiên, Trƣờng Đại học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Xin cảm ơn sự hỗ trợ của Cô Phùng Thị Hằng, anh Lý Hoàng Phi đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Cảm ơn tập thể lớp Quản lý môi trƣờng K36 đã chia sẽ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngƣời thân đã ở bên động viên và quan tâm em. Lê Quốc Nam Lời cảm ơn i MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i MỤC LỤC ...................................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... iv DANH MỤC BIỂU BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC KÝ HIỆU............................................................................................. vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................ 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 2 CHƢƠNG 2: 2.1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ......................... 3 2.1.1. Khái niệm............................................................................................... 3 2.1.2. Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) ........................................ 4 2.2. SƠ LƢỢC VỀ NẤM VÀ SINH HỌC NẤM LỚN......................................... 5 2.2.1. Định nghĩa về nấm lớn. .......................................................................... 5 2.2.2. Một số đặc điểm sinh học ....................................................................... 6 2.2.3. Định danh các nấm lớn (Identification of Mushrooms) ........................... 8 2.3. SƠ LƢỢC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC, NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VỀ GIS VÀ NẤM LỚN .............................................................................. 8 2.3.1. Đa dạng sinh học .................................................................................... 8 2.3.2. Những nghiên cứu trong nƣớc về GIS và loài nấm lớn ........................... 9 2.4. SƠ LƢỢC VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 10 2.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 10 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 11 CHƢƠNG 3: 3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 13 PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ................................................................. 13 3.1.1. Phƣơng tiện .......................................................................................... 13 3.1.2. Công cụ phần mềm............................................................................... 13 3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .............................................. 13 3.2.1. Mục lục Thời gian nghiên cứu............................................................................ 13 ii 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 13 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 13 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13 3.4.1. Thu thập bản đồ và số liệu thứ cấp ....................................................... 13 3.4.2. Khảo sát thực địa .................................................................................. 14 3.4.3. Phƣơng pháp xữ lý số liệu .................................................................... 14 3.4.4. Địa điểm khảo sát ................................................................................. 14 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 16 4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHỎNG VẤN TRONG 3 Ô MẪU Ở HUYỆN TRÀ ÔN ................................................................................................................ 16 4.1.1. Kết quả thu thập thông tin về công dụng, sự phân bố của nấm lớn........ 16 4.1.2. Kết quả khảo sát thực tế 3 ô mẫu trên địa bàn huyện Trà Ôn ................ 22 4.1.3. Kết quả phỏng vấn nấm lớn .................................................................. 22 4.1.4. So sánh giữa số liệu phân bố nấm lớn phỏng vấn và khảo sát ............... 23 4.2. ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI NẤM LỚN 24 4.2.1. CHƢƠNG 5: Kết quả ứng dụng quản lý đa dạng sinh học nấm lớn bằng MapInfo 10.5 24 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 44 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 44 5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 45 PHỤ LỤC Mục lục iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành GIS ............................................................................. 4 Hình 2.2: Các dang quả thể của nấm lớn ...................................................................... 6 Hinh 2.3: Bản đồ địa giới hành chánh huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ........................ 10 Hình 3.1: Các ô mẫu khảo sát, phỏng vấn đƣợc tải lên từ Google earth ...................... 15 Hình 4.1: Một số loài nấm ăn đƣợc ............................................................................ 16 Hình 4.2: Một số loài nấm dƣợc liệu .......................................................................... 17 Hình 4.3: Một số loài nấm ăn đƣợc và dƣợc liệu ........................................................ 17 Hình 4.4: Loài nấm quý có trong trong Sách Đỏ Việt Nam ........................................ 17 Hình 4.5: Một số loài nấm lớn xuất hiện ở hầu hết các sinh cảnh tự nhiên ................. 19 Hình 4.6: Một số loài nấm lớn chỉ xuất hiện ở 1 hoặc 2 sinh cảnh .............................. 19 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện số lƣợng loài nấm lớn trên các sinh cảnh tại huyện Trà Ôn .................................................................................................................................. 20 Hình 4.8: Số lƣợng loài nấm lớn ở các ô mẫu tại huyện Trà Ôn ................................. 22 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện số lƣợng loài nấm lớn trên các điểm phỏng vấn ............... 23 Hình 4.10: Cơ sở dữ liệu nấm lớn đƣợc nhập sẵn trên file Excel ................................ 24 Hình 4.11: Giao điện phần mềm MapInfo 10.5 .......................................................... 25 Hình 4.12: Cơ sở dữ liệu nấm lớn về sinh cảnh, mùa, công dụng của nấm lớn huyện Trà Ôn ....................................................................................................................... 28 Hình 4.13: Bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn đƣợc mở bằng phần mềm AutoCAD 2007. ......................................................................................................... 28 Hình 4.14: Lớp ranh giới hành chính huyện Trà Ôn đƣợc mở bằng Mapinfo 10.5 ...... 30 Hình 4.15: Cơ sở dữ liệu phân bố nấm lớn (khảo sát) đƣợc nhập sẵn trên file Excel .. 31 Hình 4.16: Lớp dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn (khảo sát) của MapInfo đƣợc nhập từ file cơ sở dữ liệu Excel .......................................................................................... 32 Hình 4.17: Lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn (khảo sát) đƣợc tạo từ lớp dữ liệu thuộc tính (Hình 4.16)................................................................................................ 33 Hình 4.18: Cơ sở dữ liệu phân bố nấm lớn (phỏng vấn) đƣợc nhập sẵn trên file Excel .................................................................................................................................. 34 Hình 4.19: Lớp dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn (phỏng vấn) của MapInfo đã đƣợc nhập từ file cơ sở dữ liệu Excel .................................................................................. 35 Hình 4.20: Lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn (phỏng vấn) đƣợc tạo từ lớp dữ liệu thuộc tính (Hình 4.19) ......................................................................................... 35 Danh mục hình iv Hình 4.21: Mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian về phân bố nấm lớn khảo sát ............................................................................................................... 37 Hình 4.22: Mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian về phân bố nấm lớn phỏng vấn ............................................................................................................ 37 Danh mục hình v DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 3.1: Các vị trí, tọa độ 3 ô mẫu (1km2/ô) khảo sát và phỏng vấn ......................... 15 Bảng 4.1: Số lƣợng loài theo công dụng của các loại nấm .......................................... 18 Bảng 4.2: Các dạng sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu ................................................. 18 Bảng 4.3: Số loài nấm lớn phân bố trên các sinh cảnh ................................................ 20 Bảng 4.4: Số loài nấm lớn phân bố theo mùa ............................................................. 21 Danh mục biểu bảng vi DANH MỤC KÝ HIỆU CSDL Cơ sở dữ liệu ĐDSH Đa dạng sinh học GIS Geographic Information System GPS Global Positioning System VQG Vƣờn quốc gia Danh mục ký hiệu vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con ngƣời, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lƣợng trong tự nhiên. Nấm đƣợc ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài đƣợc sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men, sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc, chế biến các sản phẩm sinh học: bia, rƣợu, tƣơng, chất kháng sinh. Có khoảng hơn 200 loài nấm ăn trong đó khoảng 50 loài là nấm ăn quý, các loài nấm có thể dùng làm dƣợc liệu có khoảng hơn 200 loài (Trịnh Tam Kiệt, 2008), những nghiên cứu bƣớc đầu về các chất có hoạt tính sinh học của một số nấm lớn Việt Nam cho thấy chúng có tác dụng chống viêm, tăng cƣờng đáp ứng miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh hiểm nghèo nhƣ ung thƣ, suy giảm miễn dịch, tiết niệu, tim mạch. Ngoài tác lợi của loài nấm lớn bên cạnh đó các loài nấm độc ở Việt Nam cũng khá phong phú, những nghiên cứu bƣớc đầu đã chỉ ra danh lục của hơn 30 loài (Trịnh Tam Kiệt, 2008). Đặc biệt là khoảng 50 loài nấm có khả năng sinh enzyme và một số hoạt chất quý có thể đƣợc ứng dụng trong công nghệ sinh học và bảo vệ môi trƣờng. Nếu ƣớc tính số loài nấm có thể có trên lãnh thổ Việt Nam gấp 6 lần số loài thực vật bậc cao (Hawksworth 1991, 2001) thì số loài có thể lên tới 72000 loài. Điều đó có nghĩa là hơn 90% số loài nấm có thể có của Việt Nam còn chƣa đƣợc định loài và nêu tên trong danh lục. Đến thời điểm 2010, chỉ có khoảng 2500 loài nấm đã đƣợc ghi nhận cho lãnh thổ Việt Nam. Từ thực tế trên có thể thấy khu hệ nấm lớn Việt Nam chỉ đƣợc nghiên cứu bƣớc đầu. Để khắc phục tình trạng tụt hậu so với việc nghiên cứu thực vật bậc cao và động vật có xƣơng sống, bảo tồn nguồn gen nấm lớn và phát huy những giá trị tài nguyên quý, chúng ta cần có những phƣơng thức, công cụ quản lí tiến bộ và mang lại hiệu quả cao góp phần làm cơ sở cho việc bảo tồn và nghiên cứu loài nấm lớn. Trong thời đại công nghệ thông tin đang trong giai doạn phát triển bùng nổ thì việc sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học loài nấm lớn là rất thuận lợi và hệ thống thông tin địa lý GIS là hệ thống có rất nhiều ứng dụng để quản lý và tích hợp các dữ liệu dạng bản đồ với các dạng dữ liệu khác, hỗ trợ đắc lực giúp phân tích các cơ sở dữ liệu nhằm lựa chọn các giải pháp quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả tài nguyên. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Ứng dụng GIS trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” để làm luận văn tốt nghiệp. Chương 1 – Giới thiệu chung 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Khảo sát sự phân bố loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về sự phân bố loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Những kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để quản lý đa dạng sinh học và có thể tiếp tục bổ sung cập nhật thông tin để việc quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn đƣợc thuận lợi hơn. Chương 1 – Giới thiệu chung 2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) 2.1.1. Khái niệm Từ các cách tiếp cận khác nhau, nhiều nhà khoa học đã cho những khái niệm về GIS khác nhau: - GIS là một hộp công cụ "Một bộ công cụ mạnh mẽ để thu thập, lƣu trữ, tổng hợp, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho một tập hợp các mục đích" (Burrough và McDonnell, năm 1998). - GIS là một hệ thống thông tin "Hệ thống thông tin đƣợc thiết kế để làm việc với dữ liệu đƣợc tham chiếu bởi không gian địa lý tọa độ. Nói cách khác, GIS là một hệ thống cơ sở dữ liệu với khả năng cụ thể cho không gian tham chiếu dữ liệu, cũng nhƣ thiết lập một hoạt động để làm việc phân tích với các dữ liệu" (Star và Estes, năm 1990). - GIS đóng một vai trò trong xã hội "Tổ chức hoạt động mà ngƣời ta đo lƣờng và đại diện cho các hiện tƣợng địa lý, và sau đó biến đổi các đại diện vào các hình thức khác trong khi tƣơng tác với cấu trúc xã hội" (Chrisman, năm 1999). - GIS nhƣ một công cụ, mỗi công cụ có một số vai trò và khả năng khác nhau, trong khi những ngƣời khác xem GIS là một hệ thống hỗ trợ quyết định cho hoạch định chính sách, quy hoạch và quản lý (Apan, năm 1999; Maguire et al, năm 1991). Các định nghĩa trên đây đƣợc phát triển bởi hơn 30 chuyên gia GIS từ các ngành khác nhau (Durker và Kjerne 1989, đƣợc trích dẫn trong Chrisman 2002). - GIS đƣợc viết tắt từ: + G: Geographic – Dữ liệu không gian thể hiện vị trí, hình dạng (điểm, tuyến, vùng). + I: Information – Thuộc tính, không thể hiện vị trí (nhƣ mô tả bằng văn bản, số, tên,…). + S: System – Sự liên kết bên trong giữa các thành các thành phần khác nhau (phần cứng, phần mềm). Tóm lại: Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) là một hệ thống phần mềm máy tính đƣợc sử dụng trong việc vẽ bản đồ, phân tích các vật thể, hiện tƣợng tồn tại trên trái đất. Công nghệ GIS tổng hợp các chức năng chung về quản lý dữ liệu nhƣ hỏi đáp (query) và phân tích thống kê (statistical analysis) với sự thể hiện trực quan (visualization) và phân tích các vật thể hiện tƣợng không gian. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 3 Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành GIS 2.1.2. Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) Sử dụng GIS để tạo và lƣu trữ dữ liệu địa lý tạo cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu địa lý đƣợc tạo và quản lý bằng GIS cho phép các ứng dụng đa ngành có thể đƣợc thực hiện trên cùng một nền dữ liệu thống nhất: Tính toán theo các mô hình để tạo ra thông tin mới: Bản đồ thích nghi cây trồng đƣợc tính toán dựa trên việc chồng xếp có trọng số các thông tin: bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ độ dốc. Bản đồ hiện trạng rừng hai thời kỳ đƣợc chồng xếp để có bản đồ về biến động rừng giữa hai thời kỳ. Các bài toán mô phỏng: Theo các mô hình lý thuyết (mang tính giả định), GIS còn có ứng dụng trong các bài toán mô phỏng nhƣ các ví dụ sau: Với một chiều cao đập cho trƣớc, GIS có thể mô phỏng đƣợc mức, lƣợng, diện tích nƣớc ngập. Với các chiều rộng mở đƣờng khác nhau trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, GIS cho phép mô phỏng các phƣơng án mở đƣờng và tiền đền bù. Các ứng dụng có liên quan đến mô hình số độ cao: Nhƣ tính toán phạm vi quan sát từ điểm phục vụ cho các yêu cầu quân sự hoặc đặt trạm ăng ten viễn thông (điện thoại di động). Các thông số của địa hình đƣợc xác định nhƣ độ cao, độ dốc còn phục vụ cho công tác qui hoạch (ví dụ phân cấp phòng hộ đầu nguồn) và các khoa học trái đất (địa mạo, địa lý). Các phân tích mạng, khoảng cách: Để giải quyết các bài toán tìm đƣờng ngắn nhất hay thời gian thích hợp để bật tắt đèn xanh đèn đỏ trong giao thông đô thị; Có thể ứng dụng tìm đặt vị trí (allocation) nhƣ trạm xe buýt, trạm xăng, siêu thị hay trƣờng học một cách hiệu quả nhất. Các ứng dụng trên có thể coi là “cổ điển” và đã đƣợc áp dụng thành công. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 4 Quản lý tài nguyên sinh vật: Phân tích quần thể động vật hoang dã: Dùng GIS để hiển thị và phân tích dữ liệu thuộc tính và kết hợp với công nghệ định vị cho những thông tin chi tiết về các loài; Phân tích phân bố loài: Xây dựng bản đồ phân bố loài; Kiểm soát khu bảo tồn: Công cụ GIS giúp xây dựng bản đồ các loài thực vật với các màu sắc khác nhau và các khu bảo tồn bằng các kí hiệu dễ dàng xác định đƣợc các vùng cần bảo vệ hoặc các vùng đang bảo vệ mà có khả năng bị xâm hại. Bảo tồn các loài bị de dọa: GIS đƣợc sử dụng để hiển thị phân tích thông tin về điều kiện sống của loài từ đó tìm nơi sống phù hợp cho các loài; Bảo tồn đa dạng sinh học: GIS giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có khả năng hiện diện trong vùng quản lý hay không. Những loài này đƣợc dùng làm chỉ thị cho đa dạng sinh học hoặc cho sự vắng mặt, đối với một vùng cụ thể. Quản lý tài nguyên khoáng sản: Thăm dò những khu vực nhạy cảm; Những vấn đề liên quan về quản lý & khai thác khoáng sản; Quản lý an toàn khai thác. Quản lý tài nguyên nước: Kiểm soát nƣớc ngầm; Kiểm soát các nguồn nƣớc; Phân tích hệ thống sông ngòi; Quản lý các lƣu vực sông; Kiểm soát các nguồn nƣớc. Quản lý tài nguyên đất: Quản lý phân vùng các dạng đất; Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất; Phân tích xu hƣớng xây dựng; Kiểm soát tài nguyên đất. Quản lý tài nguyên rừng: Kiểm kê trạng thái rừng hiện tại; Hỗ trợ phát triển chiến lƣợc quản lý; Mô hình hóa hệ sinh thái rừng. 2.2. SƠ LƯỢC VỀ NẤM VÀ SINH HỌC NẤM LỚN 2.2.1. Định nghĩa về nấm lớn. Theo Chang (2011) có nhiều khái niệm khác nhau về nấm (mushroom). Thông thƣờng thuật ngữ mushroom đƣợc sử dụng chung cho tất cả các loài nấm lớn trong giới nấm (fungi), hay nấm có cuống và mũ, nấm có nạc, hay nấm lớn có thể ăn đƣợc hoặc có giá trị dƣợc liệu. Hiện nay, định nghĩa theo Chang và Miles là phổ biến: “Nấm (mushroom) là những nấm lớn (macrofungi) với quả thể phân biệt rõ, mà nó có thể mọc cả trên hoặc dƣới mặt đất (epigeous or hypogeous), nó đủ lớn để nhìn thấy bằng mắt thƣờng và có thể thu hái đƣợc bằng tay”. Nhƣ vậy, theo nhƣ định nghĩa trên thì nấm không nhất thiết chỉ thuộc ngành Basidiomycota, có nạc, trên mặt đất, có thể ăn đƣợc. Nấm có thể thuộc ngành Ascomycota, phát triển dƣới mặt đất, không có cấu trúc nạc và không nhất thiết là có thể ăn đƣợc”. Ở Việt Nam, Trịnh Tam Kiệt cho rằng “Nấm lớn (Macrofungi) bao gồm những nấm có thể sinh bào tử (thƣờng đƣợc gọi là quả thể) đạt kích thƣớc 4 mm trở lên, dù chúng thuộc bất kì taxon phân loại nào trong giới Nấm. Nấm lớn không phải là những “nấm bậc cao” hay “nấm thƣợng đẳng” nhƣ một số tác giả quan niệm. Vì có nhiều loại nấm ở những bậc phân loại thấp lại có quả thể lớn đến vài centimet, ngƣợc lại có nhiều loại nấm bậc cao có quả thể rất bé hoặc không hình thành quả thể. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 5 2.2.2. Một số đặc điểm sinh học Hình thái: Nấm ăn có cấu tạo căn bản gồm hai phần: hệ sợi tơ nấm và quả thể. Phần nhiều quả thể các nấm lớn rất đa dạng: hình dù với mũ nấm và cuống nấm, có bao ngoài, giống vỏ sò nhƣ nấm sò, hình cúp uốn nhăn, dạng cầu, dùi cui nhỏ, dạng giống lỗ tai nhƣ nấm tai mèo. Trên thực tế, khó mà kể hết các hình dạng của các nấm lớn. Hình 2.2: Các dang quả thể của nấm lớn Màu sắc của nấm lớn cũng rất khác nhau: trắng, xám, vàng, nâu đỏ, đen, tím,… Cấu trúc mà ngƣời bình thƣờng gọi nấm, thực chất là quả thể hay tai nấm của loài nấm. Phần sinh dƣỡng (vegetative part) của loài nấm, đƣợc gọi là hệ sợi tơ nấm (mycelium), bao gồm một hệ các sợi mãnh nhỏ dài nhƣ các sợi chỉ mọc lan ra đất, compost, khúc gỗ hay cơ chất trồng nấm. Sau một thời gian tăng trƣởng và dƣới những điều kiện thuận lợi, hệ sợi tơ nấm trƣởng thành có thể sản sinh ra quả thể là tai nấm. Sinh lý, sinh hóa: Nhóm nấm lớn đặc biệt này đòi hỏi các nguồn dinh dƣỡng dồi dào hơn và các điều kiện môi trƣờng (nhiệt độ, ẩm độ, thông khí, pH, ánh sáng,..) phức tạp hơn để hình thành quả thể, so với việc tạo các bào tử vô tính ở vi nấm. Nguồn dinh dƣỡng chủ yếu cho nấm lớn là các chất xơ lignocellulose của thực vật. Điều đặc biệt là các nấm lớn, giống các loài nấm khác nói chung, có thể tiết ra các enzyme mạnh (nhƣ Chương 2 – Lược khảo tài liệu 6 cellulase, ligninase, ...) phân rã các vật liệu lignocellulosic thành các chất dinh dƣỡng dễ hấp thu. Nguồn Carbon và Nitrogen trong nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng thƣờng đƣợc đánh giá qua tỷ lệ C/N. Sinh thái: Các loài nấm đƣợc tìm thấy ở mọi nơi. Sự xuất hiện của nấm lớn là một điều lạ đối với ngƣời thƣờng: hoàn toàn khác thực vật xanh, chúng tăng trƣởng không hạt, không lá và chồi; quả thể của chúng có thể thình lình xuất hiện sau cơn mƣa. Do vậy, đƣợc coi là “mọc nhanh nhƣ nấm”. Hơn nữa, ở các chỗ ẩm ƣớt, nhƣ các lớp lá cây mục và các vùng rừng mƣa, độ ẩm cao làm nấm lớn mọc ra và có thể thu hái chúng quanh năm. Nhƣng ở các vùng khô các nấm lớn chỉ có thể xuất hiện sau cơn mƣa. Sự hình thành các quả thể nấm phụ thuộc rất nhiều vào kiểu mƣa và trong một số năm có thể mất hẳn sự tạo thành tai nấm. Trong trồng nấm, nhiều khi thất bại do không thu đƣợc quả thể. Phân nhóm nấm theo giá trị sử dụng: Căn cứ theo giá trị sử dụng, có thể chia nấm lớn thành 4 loại: (1) Nấm ăn (ví dụ, nấm hƣơng L. edodes, nấm rơm V. volvacea, ; (2) Nấm y dược (nhƣ nấm linh chi Ganoderma lucidum); (3) Nấm độc (nhƣ nấm Amanita phalloides); (4) Nhóm nấm hỗn hợp hay“các nấm khác” số lƣợng lớn các nấm còn lại chƣa xác định rõ đƣợc giá trị sử dụng. Dĩ nhiên, kiểu phân loại này chỉ có giá trị tƣơng đối. Nhiều loại nấm lớn tuy không ăn đƣợc, nhƣng chúng có giá trị tăng lực và y học. Phân nhóm nấm theo môi sinh: Nấm là những sinh vật không thể thiếu cho sự sống trên trái đất, chúng phân huỷ những chất bã hữu cơ, và là một mắt xích quan trọng trong lƣới thức ăn tự nhiên, tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất. Phân nhóm nấm theo môi sinh thì có thể chia thành 3 loại: (1) Hoại sinh: thu nhận dinh dƣỡng từ vật liệu hữu cơ chết. (2) Ký sinh: sinh vật ký sinh lấy chất dinh dƣỡng từ thực vật và động vật sống, gây bất lợi cho vật chủ. Chỉ có vài nấm trồng là ký sinh. Tuy nhiên, một số nấm trồng nhƣ nấm mèo hay mộc nhĩ Auricularia auricular/ polytricha , nấm linh chi Ganoderma lucidum có thể mọc trên cây còn tƣơi sống hay đã khô mục. Chúng có thể gọi là bán ký sinh. (3) Nấm cộng sinh thƣờng gọi là rễ-nấm hay khuẩn căn: rễ-nấm có quan hệ sinh lý chặt chẽ hai bên đều có lợi với rễ thực vật sống chủ: nấm thu nhận dinh dƣỡng từ thực vật đồng thời làm cây tăng trƣởng tốt hơn. Một số nấm ăn nổi tiếng thuộc loại này nhƣ: Amanita ceseareus là nấm mang tên hoàng đế Cesear do ông thích ăn loại nấm này; nấm truffle đen (Tuber melanosporum) ra quả thể dƣới mặt đất, mà việc dò tìm phải nhờ heo hoặc chó đã đƣợc huấn luyện quen mùi; nấm Cep Bordeaux (gọi theo tiếng Pháp) Boletus, thƣờng cộng sinh với rễ cây sồi Quercus; nấm matsutake (tiếng Nhật) Tricholoma matsutake. T. Matsutake lúc đầu xuất hiện nhƣ nấm cộng sinh với rễ non, sau đó thành ký sinh và cuối cùng là hoại sinh. Các nấm cộng sinh này thƣờng mọc quanh gốc cây to. Rất khó hoặc chƣa nuôi đƣợc các loài nấm giá rất cao và rất ngon này, vì nhiều yếu tố cho tăng trƣởng và ra quả thể nấm chƣa biết. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 7 2.2.3. Định danh các nấm lớn (Identification of Mushrooms) Để định danh nấm lớn, cần dựa vào các khóa phân loại. Tuy nhiên không phải loài nấm hoang nào cũng có trong khóa phân loại. Mẫu nấm tƣơi vừa thu hái là tốt nhất cho định danh và dựa vào khóa phân loại mà xác định theo các đặc tính chủ yếu sau: (1) kích thƣớc, màu sắc và độ chắc của mũ và cuống nấm; (2) cách gắn các phiến vào cuống; (3) màu bào tử có số lƣợng lớn; và (4) các thử nghiệm hóa học. Mặc dù màu của phiến là một chỉ thị tốt về màu bào tử, nhƣng những nhà nấm học thƣờng dùng “dấu in” của các bào tử rơi xuống bề mặt vật hứng (mãnh giấy, miếng cellophane hay nylon,…) từ mũ nấm để xác định màu bào tử. Các bào tử này còn đƣợc dùng cho quan sát hiển vi và đo kích thƣớc. Cách gắn phiến vào cuống là chỉ thị về chi phân loại (genus) của nấm lớn và cần đƣợc ghi chép cẩn thận. Để xác định điều này, tai nấm đƣợc cắt theo chiều dọc mũ nấm làm phô bày các điểm gắn của phiến vào cuống. Cảnh quan môi trƣờng cũng cần ghi chép để biết: nấm mọc trên mặt đất, trên gỗ mục, trên thân cây tƣơi, hay chất mùn hoai. Một số nấm dễ định danh, nhƣng nhiều nấm lớn khó xác định, đặc biệt một số lớn trƣờng hợp giống nhau. Để tránh những hậu quả đáng tiếc do ăn phải nấm độc thu hái từ thiên nhiên, cần rất thận trọng và nhờ các chuyên gia. Một số nấm lớn có hƣơng vị thơm ngon, nhƣng số khác rất độc. Tuy nhiên chƣa có sách hƣớng dẫn nào giúp phân biệt rõ nấm ăn và nấm độc, và nếu có nghi vấn thì đừng đụng đến. 2.3. SƠ LƯỢC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC, NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ GIS VÀ NẤM LỚN 2.3.1. Đa dạng sinh học 2.3.1.1. Khái niệm Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dƣơng và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng nhƣ các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên đƣợc Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lƣợng các loài trong một quần xã sinh vật). Tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể đƣợc phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991). Đề xuất một cấp thứ tƣ - đa dạng chức năng - sự đa dạng của những phản ứng khác nhau đối với những thay đổi của môi trƣờng, nhất là sự đa dạng về quy mô không Chương 2 – Lược khảo tài liệu 8 gian và thời gian mà các sinh vật phản ứng với nhau và với môi trƣờng (J. Steele, 1991). 2.3.2. Những nghiên cứu trong nước về GIS và loài nấm lớn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật từ năm 2008 đến 2009 đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân bố các loài thú lớn ở Việt Nam bằng công nghệ hệ thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS)” nhằm xây dựng bản đồ phân bố và cơ sở dữ liệu của một số loài thú lớn tại Việt Nam với kết quả đạt đƣợc là thành lập cơ sở dữ liệu của 10 loài thú, bản đồ phân bố cấp tỉnh của 10 loài, bản đồ phân bố cấp điểm của 5 loài, bản đồ dự báo khả năng phân bố của 2 loài góp phần làm nguồn tài liệu cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch bảo tồn 10 loài thú và có thể đƣợc ứng dụng cho nghiên cứu địa động vật các loài khác và trong điều kiện biến đổi khí hậu. Trong đề tài “Sử dụng Hệ thông tin địa lý (GIS) để xây dựng mô hình phân bố loài, loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) ở Việt Nam” của các tác giả Lê Xuân Cảnh, Hà Quý Quỳnh, Lê Minh Hạnh, Trần Thanh Tùng năm 2009 cũng đã ứng dụng GIS đễ xây dựng đƣợc mô hình phân bố loài tích hợp với các công cụ GIS, các vùng phân bố và dự báo phân bố của Sao la đƣợc thể hiện một cách trực quan, giúp các nhà quản lý bảo tồn đƣa ra quyết định phù hợp. Năm 2008, Ngô Anh và cộng sự với đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế và công nghệ nuôi trồng nấm dƣợc liệu” đã xác định đƣợc 404 loài thuộc 137 chi, 55 họ, 28 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. Trong Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò-Xa Mát” của Vũ Ngọc Long, 2006. Có tổng số 55 loài đƣợc ghi nhận thuộc 40 giống khác nhau. Trong đó, có 13 loài đƣợc định danh đến tên loài, 36 loài định danh đến tên giống và 1 loài chƣa xác định rõ. Gần đây nhất là đề tài “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học vƣờn quốc gia Bùi Gia Mập” ở tỉnh Bình Phƣớc do Vƣơng Đức Hòa (2012) thực hiện đã xác định đƣợc 71 loài nấm lớn. Nói chung những nghiên cứu ứng dụng GIS cho thấy sự thuận lợi trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng cung cấp các thông tin cần thiết dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và với những chức năng nhƣ truy cập, trích xuất dữ liệu... nhà quản lý sẽ dễ dàng truy cập thông tin cũng nhƣ xuất bản đồ khi cần thiết. Ngoài ra các nghiên cứu về nấm lớn cũng ngày càng rộng rãi nên nhu cầu trong quản lý cũng rất cần đƣợc quan tâm đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý ứng dụng GIS. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 9 2.4. SƠ LƯỢC VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Hinh 2.3: Bản đồ địa giới hành chánh huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (Nguồn: www.hto.vinhlong.gov.vn) Huyện Trà Ôn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, bên bờ sông Hậu, cách Thành phố Vĩnh Long 48 km theo đƣờng bộ, đƣợc giới hạn từ 9052’40’’ đến 10005’30’’ độ vĩ Bắc và từ 105050’30’’ đến 106006’00’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên 259,05 km2, chiếm 17,31% diện tích toàn tỉnh Vĩnh Long, đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, sau trên huyện Long Hồ và Tam Bình. Toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2010 có 134.856 ngƣời, chiếm 14,36% dân số toàn tỉnh và đứng thứ 5 sau các huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ. Phía Bắc giáp huyện các Tam Bình và Vũng Liêm. Phía Nam giáp huyện Châu Thành (Hậu Giang) và huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Phía Đông giáp các huyện Vũng Liêm, Cầu Kè (Trà Vinh). Phía Tây giáp huyện Bình Minh và Thành phố Cần Thơ. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 10 Huyện Trà Ôn có 1 thị trấn và 13 xã, đó là các xã: Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Vĩnh Xuân, Tích Thiện, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hòa, Trà Côn, Hòa Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp và 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành, Phú Thành. Trà Ôn có hệ thống giao đƣờng bộ và đƣờng thủy khá thuận lợi, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 901, 904, 906 và 907 đi ngang qua huyện, đƣờng ô tô về đến trung tâm hầu hết các xã. Mạng lƣới đƣờng bộ khi đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh sẽ tạo cho Trà Ôn trở thành một huyện có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, giao lƣu dễ dàng với các huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc để tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và dịch vụ tiên tiến. Giao thông đƣờng thủy đóng vai trò không nhỏ trong đời sống kinh tế và xã hội ở huyện trong quá khứ và cả trong tƣơng lai. - Sông Hậu nằm cặp bờ Tây của huyện, giàu tiềm năng thủy sản và là con đƣờng huyết mạch nối Thành phố Cần Thơ, các tỉnh miền Tây ra biển Đông. - Sông Trà Ôn - Mang Thít nằm ở bờ Tây Bắc của huyện, là thủy lộ quốc gia nối các tỉnh miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh. - Sông Trà Ngoa dẫn nƣớc ngọt và phù sa từ sông Trà Ôn - Mang Thít xuyên ngang qua giữa huyện đến tỉnh Trà Vinh. 2.4.1.2. Khí hậu Huyện Trà Ôn nằm trong vùng khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.450mm, nhƣng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Trong mùa mƣa lƣợng mƣa chiếm trên 95,0 % tổng lƣợng mƣa cả năm. Trong mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm dƣới 5,0% tổng lƣợng mƣa cả năm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26 - 27oC, trong tháng 4 nhiệt độ trung bình lên tới 29,30 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 24,90 C. Độ ẩm không khí trung bình 83%. Chế độ gió thay đổi theo mùa: gió mùa Tây Nam trùng với mùa mƣa và gió mùa Đông Bắc trùng với mùa khô. 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong những năm qua, kinh tế huyện Trà Ôn tiếp tục ổn định và phát triển, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt mức tăng bình quân hàng năm tƣơng đƣơng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ Huyện lần thứ IX đã đề ra. Những công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang thực hiện đầu tƣ xây dựng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 11 Tổng giá trị gia tăng (VA) của Huyện tăng từ 519,4 tỷ đồng năm 2005 lên 829 tỷ đồng năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006- 2010 đạt 9,8%. Tổng giá trị gia tăng chia theo các nhóm ngành nhƣ sau: - Nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng từ 351 tỷ đồng năm 2005 lên 485 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 6,7%. - Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 45,3 tỷ đồng năm 2005 lên 97 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 16,4%. - Nhóm ngành dịch vụ tăng từ 123,1 tỷ đồng năm 2005 lên 247 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,0%. Tổng giá trị gia tăng của Huyện (theo giá thực tế) tăng từ 875 tỷ đồng năm 2005 lên 1.989 tỷ đồng năm 2010. Giá trị gia tăng bình quân đầu ngƣời tăng từ 6.278.000 đồng năm 2005 lên 14.643.000 đồng năm 2010 (theo giá thực tế). Thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2010 đạt 65 tỷ đồng (chiếm 3,27% so tổng giá trị gia tăng năm 2010). Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm khá cao, nhƣng tỷ lệ so với tổng giá trị gia tăng còn thấp. Trong những năm trƣớc mắt, kinh tế huyện Trà Ôn chủ yếu là nông nghiệp nên tỷ lệ thu ngân sách so tổng giá trị gia tăng vẫn ở mức thấp. - Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn năm 2010 đạt 690 tỷ đồng, chiếm 34,7% so tổng giá trị gia tăng (theo giá thực tế). - Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,91% năm 2005 xuống còn 6,97% năm 2010 (theo chuẩn cũ). Kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới là 400.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống đối với nông thôn và 500.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống đối với thành thị, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trà Ôn là 16,2% (số hộ nghèo là 5.880 hộ/36.317 hộ điều tra). Số hộ cận nghèo là 2.314 hộ, chiếm 6,37%. - Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm từ 21,8% năm 2005 xuống còn 17,24% năm 2010. - Tỷ lệ hộ sử dụng điện lƣới Quốc gia tăng từ 89% năm 2005 lên 99,27% năm 2010. - Đến năm 2010, tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ các nhà máy cấp nƣớc tập trung và nƣớc hợp vệ sinh từ các phƣơng tiện cấp nƣớc khác là 71,3%. Trong đó, tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc tập trung là 23%. Chương 2 – Lược khảo tài liệu 12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phƣơng tiện - Máy GPS Map 76CS - Phiếu phỏng vấn nấm lớn - Danh mục hình mẫu nấm lớn 3.1.2. Công cụ phần mềm - Phần mềm MapInfo 10.5 - Phần mềm Auto CAD 2007 - Phần mềm MapSource - Phần mềm Google Earth - Phần mềm GPS Utility 3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013. 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu - Đề tài đƣợc thực hiện tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Thu thập bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ các cơ quan, ban ngành liên quan. - Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban ngành liên quan. - Khảo sát sự phân bố loài nấm lớn trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong các ô mẫu. - Phỏng vấn các hộ dân trong huyện. 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Thu thập bản đồ và số liệu thứ cấp - Xin bản đồ ranh giới hành chánh đã đƣợc số hóa, số liệu thứ cấp trực tiếp từ các cơ quan, ban ngành liên quan. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu 13 3.4.2. Khảo sát thực địa - Các ô mẫu và tuyến khảo sát, phỏng vấn đƣợc chọn dựa theo phƣơng pháp nghiên cứu thực vật của Hoàng Chung và Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). Từ bản đồ đơn vị tiềm năng ĐDSH đã đƣợc chia theo mạng lƣới các ô vuông, xác định các sinh cảnh phù hợp để tiến hành khảo sát, phỏng vấn. Chọn đơn vị khảo sát, phỏng vấn của các sinh cảnh là các các ô vuông trên bản đồ, mỗi ô có diện tích 1km x 1km = 1km2. Các ô đƣợc kí hiệu theo từng xã, huyện. Chọn ra 3 ô vuông trên mạng lƣới. Từ tọa độ trên bản đồ xác định địa điểm của ô mẫu vừa chọn. Dùng GPS định vị 4 góc của các ô đƣợc chọn. Các ô mẫu và các tuyến đƣợc chọn sẽ cắt ngang các kiểu thảm thực vật hoặc các sinh cảnh khác nhau. Các ô lƣới này đƣợc đƣa vào Google Earth để tiến hành khảo sát và thu thập. - Khảo sát sự phân bố loài nấm lớn trong 3 ô mẫu, diện tích mỗi ô là 1km2. - Phỏng vấn ngƣời dân trong vùng nghiên cứu: tổng số phiếu phỏng vấn là 30. - Sử dụng GPS để định vị các địa điểm phỏng vấn và các ô mẫu. 3.4.3. Phƣơng pháp xữ lý số liệu - Tổng hợp, xử lí số liệu loài nấm lớn thu thập đƣợc từ kết quả khảo sát và phỏng vấn bằng phần mềm Excel. - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về sự phân bố loài nấm lớn bằng phần mềm Mapinfo 10.5 3.4.4. Địa điểm khảo sát Khảo sát và phỏng vấn trên 3 ô mẫu với các sinh cảnh khác nhau: Ruộng rẫy, vƣờn tạp, vƣờn cây lâu năm, mảng xanh ven đƣờng (kể cả nhà ở), các cồn, các bãi gỗ, làng mạc, ven bờ sông. Địa điểm tiến hành khảo sát và phỏng vấn đƣợc thể hiện rõ ở Bảng 3.1 Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu 14 Bảng 3.1: Các vị trí, tọa độ 3 ô mẫu (1km2/ô) khảo sát và phỏng vấn Ô mẫu Ô mẫu số 1 Ô mẫu số 2 Ô mẫu số 3 Xã/Huyện Xã Lục Sỹ Thành - huyện Trà Ôn Xã Vĩnh Xuân, xã Trà Côn huyện Trà Ôn Xã Hòa Bình – huyện Trà Ôn Tọa độ 4 gốc (hệ quy chiếu WGS84 UTM, Zone 48 North, Meter) X Y 599455 1101627 598750 1100918 598045 1101628 598750 1102336 611448 1103755 610739 1104462 610037 1103753 610742 1103045 618499 1109433 619206 1110143 618499 1110850 617787 1110143 (Nguồn: dự án “Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học Tỉnh Vĩnh Long và xác định các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học”) Hình 3.1: Các ô mẫu khảo sát, phỏng vấn đƣợc tải lên từ Google earth Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu 15 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHỎNG VẤN TRONG 3 Ô MẪU Ở HUYỆN TRÀ ÔN 4.1.1. Kết quả thu thập thông tin về công dụng, sự phân bố của nấm lớn 4.1.1.1. Công dụng của nấm lớn Sau quá trình khảo sát và phỏng vấn (30 phiếu) trong cả 3 ô mẫu đã xác định đƣợc tổng số 94 loài nấm lớn (Phụ lục 1) thuộc 31 họ, 17 bộ, 2 lớp trong ngành Basidiomycota (nấm đảm). Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy nguồn tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở huyện Trà Ôn khá đa dạng về giá trị sử dụng (Phụ lục 2), gồm các nhóm nấm có ích: nấm ăn nhƣ Tremell mesenterica (ngân nhĩ), Macrolepiota procera (nấm ô lớn), Agaricus bisporus (nấm mở); nấm dƣợc liệu nhƣ Auricularia tenuis (mộc nhĩ lông mịn giòn), Ganoderma sinense (linh chi tím, tử chi) và một số loài nấm vừa ăn đƣợc mà lại có tác dụng làm dƣợc liệu nhƣ Pleurotus pulmonarius (nấm sò trắng), Lentinus sajo-caju (nấm phểu có vòng), Termitomyces clypeatus (nấm mối gan gà). Ngoài ra còn có các nhóm nấm có hại nhƣ nấm độc; nấm phá hoại gỗ. Trong khu hệ còn có một loài nấm ăn quý Fistulina hepalica (nấm lƣỡi bò, nấm gan) là loài quý hiếm (R) có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Hình 4.1: Một số loài nấm ăn đƣợc Chương 4 – Kết quả và thảo luận 16 Hình 4.2: Một số loài nấm dƣợc liệu Hình 4.3: Một số loài nấm ăn đƣợc và dƣợc liệu Hình 4.4: Loài nấm quý có trong trong Sách Đỏ Việt Nam Chương 4 – Kết quả và thảo luận 17 Bảng 4.1: Số lƣợng loài theo công dụng của các loại nấm Stt Công dụng Số loài Tỉ lệ 1 Ăn đƣợc 18 19,15 % 2 Dƣợc liệu 13 13,83 % 3 Ăn đƣợc và dƣợc liệu 16 17,02 % 4 Độc 6 6,38 % 5 Phá hoại gỗ 7 7,45 % 6 Khác 34 36,17 % Ghi chú: Khác là các loài chưa xác định được công dụng Sự phân bố nấm lớn theo sinh cảnh và mùa 4.1.1.2. Ở mỗi ô mẫu phỏng vấn nấm lớn có thể bao gồm một hoặc nhiều sinh cảnh khác nhau. Các loài nấm lớn phân bố theo 5 dạng sinh cảnh (Phụ lục 3) đƣợc chia theo bảng sau đây: Bảng 4.2: Các dạng sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu Sinh cảnh STT Kí hiệu 1 Nhà ở, ven đƣờng SC1 2 Vƣờn Tạp, vƣờn cây lâu năm, bãi gỗ SC2 3 Ruộng lúa, rẫy SC3 4 Cập kênh, ven sông, rạch. SC4 5 Cơ sở trồng nấm SC5 Nấm lớn phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau trong các ô mẫu ở huyện Trà Ôn vào mùa mƣa và khô. Phần lớn nấm lớn xuất hiện vào mùa mƣa. Một số loài xuất hiện ở hầu hết các sinh cảnh tự nhiên nhƣ Lentinus tigrinus (nấm phiểu da báo, nấm dai), Laetiporus sulphureus (nấm vàng lƣu huỳnh, nấm mƣa), Lentinus sajo-caju (nấm phểu có vòng)…, một số loài chỉ xuất hiện ở 1 hoặc 2 sinh cảnh nhƣ Guepiniopsis spathularia (nấm thùy keo vàng), Agaricus subrufescens (nấm vàng), Amanita vaginata (nấm bao góc mép nhẵn)… Chương 4 – Kết quả và thảo luận 18 Hình 4.5: Một số loài nấm lớn xuất hiện ở hầu hết các sinh cảnh tự nhiên Hình 4.6: Một số loài nấm lớn chỉ xuất hiện ở 1 hoặc 2 sinh cảnh Chương 4 – Kết quả và thảo luận 19 Bảng 4.3: Số loài nấm lớn phân bố trên các sinh cảnh Số loài nấm Số loài nấm phỏng vấn khảo sát SC1 22 13 35 2 SC2 43 22 65 3 SC3 11 3 14 4 SC4 18 7 25 5 SC5 6 1 7 STT Sinh cảnh 1 Tổng cộng Quá trình phỏng vấn nấm lớn chỉ thu nhận những thông tin của các loài nấm lớn chƣa đƣợc nghi nhận trong quá trình khảo sát nấm lớn. Trong đó số loài nấm lớn khảo sát đƣợc với 27 loài khác nhau và 67 loài khác nhau đối với phỏng vấn. Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện số lƣợng loài nấm lớn trên các sinh cảnh tại huyện Trà Ôn Chú thích: Các dạng sinh cảnh: SC1: Nhà ở, ven đường; SC2: Vườn Tạp, vườn cây lâu năm, bãi gỗ; SC3: Ruộng lúa, rẫy; SC4: Cập kênh, ven sông, rạch, bờ đê; SC5: Cơ sở sản xuất nấm; Số loài nấm lớn phân bố nhiều nhất ở SC2 (vƣờn tạp, vƣờn cây lâu năm, bãi gỗ) chiếm 69,15% tổng số loài thu đƣợc, kế đến là SC1 (nhà ở, ven đƣờng) chiếm 37,23%, SC4 (cập kênh, ven sông, rạch, bờ đê) chiếm 26,6%, SC3 (ruộng lúa, rẫy) chiếm 14,9% và thấp nhất là SC5 (cơ sở sản xuất nấm) chỉ có 7 loài chiếm 7,45% tổng số loài nấm lớn đƣợc xác định ở huyện Trà Ôn. Ở SC1 và SC2 bao gồm các yếu tố sinh thái nhƣ: đất đai, thảm thực vật, độ ẩm rất phù hợp cho nhiều loài nấm sinh trƣởng và phát triển. Độ ẩm ở những sinh cảnh này thƣờng ổn định hơn các sinh cảnh còn lại trong khu vực. Ngoài ra độ che phủ bề mặt đất của các loài cây ăn quả ở sinh cảnh vƣờn tạp, vƣờn cây lâu năm là rất lớn. Chương 4 – Kết quả và thảo luận 20 Sinh cảnh nhà ở cũng là nơi thuận lợi cho sự phát triển của nấm, xung quanh nhà ở nông thôn đất thƣờng ẩm, có bóng che của các loài cây cảnh, cây ăn quả, ao nuôi quanh nhà... Ở sinh cảnh ruộng, rẫy có số loài xuất hiện ít nhất, ở sinh cảnh này có độ che phủ thấp nên chỉ thích hợp với một số loài nấm lớn có khả năng chống chịu cao và chỉ xuất hiện vào mùa mƣa. Trong quá trình khảo sát, phỏng vấn nấm lớn tại huyện Trà Ôn đối với các loài nấm đƣợc trồng chủ động thì cũng còn rất ít, thông qua thông tin thu thập đƣợc từ ngƣời dân trong vùng nghiên cứu cho biết các loài nấm này thƣờng xuất hiện ở các cơ sở trồng nấm, các cửa hàng, siêu thị địa bàn huyện Trà Ôn. Sự phân bố nấm lớn ở huyện Trà Ôn cũng chịu ảnh hƣởng theo 2 mùa mƣa và khô. Vào mùa mƣa số loài nấm lớn xuất hiện nhiều hơn mùa nắng. Tuy nhiên vẫn có một số loài sinh trƣởng và phát triển đƣợc ở cả 2 mùa. Bảng 4.4: Số loài nấm lớn phân bố theo mùa Số lƣợng nấm Số lƣợng nấm phỏng vấn khảo sát Mƣa 30 4 Khô 18 10 Mƣa và khô 19 13 Tổng cộng 67 27 Mùa Phần lớn các loài nấm lớn sẽ phát triển tốt vào mùa mƣa khi ở khu vực nấm sống có độ ẩm cao (vào mùa mƣa) thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của nấm lớn. Từ Bảng 4.4 trên theo số lƣợng nấm lớn phỏng vấn thì các loài phân bố vào mùa mƣa là 30 loài chiếm 45% tổng số loài nấm lớn phỏng vấn, các loài nấm phân bố vào mùa khô ít hơn với 18 loài chiếm 27%, còn lại là các loài nấm lớn phân bố ở cả hai mùa mƣa và khô là 19 loài chiếm 28%. Vào mùa khô nấm lớn xuất hiện hạn chế do đất có độ ẩm thấp không thuận lợi cho nấm lớn phát triển và chỉ phân bố chủ yếu ở các khu vực đất ẩm quanh nhà, hay ven sông, rạch, gỗ mục. Giai đoạn khảo sát nấm lớn là từ tháng 4 đến tháng 5, đây là giai đoạn giao mùa giữa mùa mƣa và mùa khô nên các loài nấm lớn xuất hiện và phát triển ở cả hai mùa là rất lớn, từ số liệu nấm lớn khảo sát có thể thấy vào giai đoạn này các loài nấm phân bố ở cả hai mùa mƣa và khô là 13 loài chiếm 48% tổng số loài nấm lớn khảo sát, các loài nấm lớn phân bố ở mùa khô là 10 loài chiếm 37% cao hơn số loài phân bố vào mùa mƣa chỉ có 4 loài chiếm 15%. Trong giai đoạn khảo sát phần lớn thời gian vẫn còn là mùa khô nhƣng các loài nấm lớn vẫn phát triển đƣợc với những nơi có độ ẩm thích Chương 4 – Kết quả và thảo luận 21 hợp (bãi gỗ, ven sông, chuồng trại chăn nuôi,...), những loài nấm lớn phân bố vào mùa mƣa xuất hiện rất ít chủ yếu chúng mọc lên sau các cơn mƣa. 4.1.2. Kết quả khảo sát thực tế 3 ô mẫu trên địa bàn huyện Trà Ôn Sau quá trình khảo sát thu đƣợc số liệu khảo sát nấm lớn (Phụ lục 4) bao gồm: điểm thu mẫu, số loài nấm lớn/ô mẫu, tọa độ điểm thu mẫu, tên loài trong các ô mẫu. Hình 4.8: Số lƣợng loài nấm lớn ở các ô mẫu tại huyện Trà Ôn Từ Hình 4.8 cho thấy số loài nấm lớn thu đƣợc nhiều nhất ở ô mẫu số 1 là 15 loài, kế đến là ô mẫu số 2 với 10 loài và thấp nhất ở ô mẫu số 3 chỉ có 7 loài. Sự phân bố của nấm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: địa hình, đất đai, khí hậu, loại thảm thực vật, loài cây chủ... Ở ô mẫu số 1 thuộc xã cù lao Lục Sỹ Thành chủ yếu là đất phù sa ven sông đƣợc hình thành do sự bồi đắp hằng năm của sông Hậu, đất rất phì nhiêu, nhiều chất hữu cơ, thành phần cơ giới tốt nên phù hợp với nhiều loại thực vật thích hợp cho sự phát triển của các loài nấm. Tuy nhiên ở ô mẫu số 3 thuộc xã Hòa Bình chủ yếu là đất lúa nên số lƣợng loài nấm lớn không nhiều so với các ô mẫu khác. 4.1.3. Kết quả phỏng vấn nấm lớn Sau khi phỏng vấn 30 hộ dân của 3 ô mẫu trong vùng nghiên cứu thông qua phiếu phỏng vấn (Phụ lục 9) và dùng máy GPS định vị, bấm lại tọa độ điểm phỏng vấn. Kết quả thu đƣợc (Phụ lục 5 và 6) gồm: điểm phỏng vấn, tọa độ điểm phỏng vấn, số loài nấm lớn/điểm phỏng vấn; Sự phân bố nấm lớn trên các điểm phỏng vấn. Chương 4 – Kết quả và thảo luận 22 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện số lƣợng loài nấm lớn trên các điểm phỏng vấn Từ Hình 4.9 cho thấy số loài nấm lớn có khả năng xuất hiện nhiều nhất ở các điểm phỏng vấn 7, 9, 3 lần lƣợt là 20, 18 và 14 loài, các điểm này đều thuộc ô mẫu số 1, kế đến là các điểm thuộc ô mẫu số 2 nhƣ điểm 18, 15 với 11, 10 loài. Các điểm phỏng vấn có ít khả năng xuất hiện loài nấm lớn nhất là điểm phỏng vấn 28, 21 đều chỉ có 4 loài và thuộc ô mẫu số 3. Ở ô mẫu số 1 nhờ các hoạt động canh tác của con ngƣời và sự bồi lắng của phù sa sông nên thành phần đất màu mỡ. Vì vậy, thảm thực vật ở đây rất đa dạng, ngoài các loài phát tán tự nhiên còn có nhiều cây trồng nông nghiệp, cây lƣơng thực - thực phẩm, đất trồng trọt giàu chất hữu cơ, phân gia súc, gia cầm đã tạo điều kiện cho nấm sinh trƣởng và phát triển. Ngƣợc lại ở ô mẫu số 3 chủ yếu canh tác ruộng lúa, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc cỏ khai hoang dẫn tới sự suy giảm số loài nấm lớn. 4.1.4. So sánh giữa số liệu phân bố nấm lớn phỏng vấn và khảo sát So sánh số liệu phân bố nấm lớn phỏng vấn với số liệu phân bố nấm lớn khảo sát với 27 loài đã đƣợc xác định thì số lƣợng loài nấm lớn phỏng vấn nhiều hơn 67 loài, điều này cho thấy số liệu phân bố nấm lớn thu đƣợc từ phỏng vấn sẽ đầy đủ hơn. Hơn nữa các loài nấm lớn thƣờng phân bố theo các sinh cảnh, mùa khác nhau, trong khi đó hoạt động khảo sát nấm lớn chỉ đƣợc thực hiện trên các tuyến đƣờng nhất định và trong một thời gian ngắn, chính vì điều này làm cho số liệu thu thập đƣợc từ khảo sát chƣa đƣợc đầy đủ, thông qua phỏng vấn có thể thu thập đƣợc thông tin nấm lớn từ kinh nghiệm (lao động làm vƣờn, ruộng rẫy,...) của ngƣời dân sống quanh năm tại vùng nghiên cứu làm cho số liệu phân bố nấm lớn phỏng vấn có độ đa dạng thành phần loài hơn số liệu phân bố nấm lớn khảo sát. Chương 4 – Kết quả và thảo luận 23 4.2. ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI NẤM LỚN 4.2.1. Kết quả ứng dụng quản lý đa dạng sinh học nấm lớn bằng MapInfo 10.5 4.2.1.1. Nhập CSDL loài nấm lớn của huyện Trà Ôn vào CSDL phần mềm MapInfo Từ các thông tin thu thập đƣợc của loài nấm lớn ở phần 4.1.1 nhập số liệu về tên loài (tên khoa học, tên địa phƣơng), họ, sinh cảnh, mùa, công dụng vào file Excel (*xls) và lƣu file cơ sở dữ liệu tên là “So lieu nam” với phần mở rộng là “.xls”. Hình 4.10: Cơ sở dữ liệu nấm lớn đƣợc nhập sẵn trên file Excel - Nhập cơ sở dữ liệu nấm lớn (So lieu nam.xls) vào MapInfo để quản lý. Các bƣớc thực hiện nhƣ sau: + Kích hoạt phần mềm Mapinfo: Double click vào biểu tƣợng diện nhƣ sau: Chương 4 – Kết quả và thảo luận , giao 24 Hình 4.11: Giao điện phần mềm MapInfo 10.5 + Trên Menu chính chọn File  chọn Open…(Ctr + O) Giao diện xuất hiện nhƣ sau: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 25 + Từ cửa sổ Open chọn dạng dữ liệu cho file cơ sở dữ liệu cần nhập vào MapInfo tại mục File of type. + Nhập hay chọn file cơ sở dữ liệu cần nhập trong thƣ mục tƣơng ứng, click Open xuất hiện cửa sổ Excel Information: + Đánh dấu vào mục Use Row Above Selected Range For Column Titles để xác định hàng đầu tiên là tên các cột, rồi click OK. Xuất hiện cửa sổ Set Field Propreties: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 26 + Chọn Name và Type thích hợp. Click OK hai lần (cửa sổ Set Field Propreties và MapInfo) cửa sổ Browser xuất hiện với dữ liệu theo dạng hàng và cột của file *.xls mới đƣợc đƣa vào. Mapinfo đã tạo ra file dạng *.tab cùng tên với tập tin *.xls (một lớp dữ liệu của Mapinfo). Chương 4 – Kết quả và thảo luận 27 Hình 4.12: Cơ sở dữ liệu nấm lớn về sinh cảnh, mùa, công dụng của nấm lớn huyện Trà Ôn Nhƣ vậy, CSDL về tên loài (tên khoa học, tên địa phƣơng), họ, sinh cảnh, mùa, công dụng của các loài nấm lớn của huyện Trà Ôn đã đƣợc đƣa vào CSDL phần mềm MapInfo. Từ đó biết đƣợc sinh cảnh, mùa phân bố và công dụng của các loài nấm lớn làm cơ sở tạo điều kiện cho việc nghiên cứu nấm lớn, phát huy đƣợc hiệu quả trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học loài nấm lớn. 4.2.1.2. Thu thập bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn Bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn ban đầu đƣợc số hóa và lƣu trữ ở dạng AutoCad (*.dxf) Hình 4.13: Bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn đƣợc mở bằng phần mềm AutoCAD 2007. Chương 4 – Kết quả và thảo luận 28 - Chuyển bản đồ ở Hình 4.13 từ dạng AutoCAD (*.dxf) sang dạng (*.TAB) của MapInfo: + Mở giao diện nhƣ Hình 4.11. + Trên Menu chính chọn Tools  chọn Universal Translator  chọn Universal Translator… Giao diện xuất hiện nhƣ sau: + Chọn dạng dữ liệu cho file cần chuyển tại mục Format. + Click vào nút chọn thƣ mục chứa file cần chuyển tại mục File(s) + Chọn nút Projecttion… để khai báo hệ quy chiếu. Chương 4 – Kết quả và thảo luận 29 + Chọn dạng dữ liệu muốn chuyễn đổi tại mục Format + Click vào nút chọn thƣ mục chứa dữ liệu cần lƣu lại tại mục Directory + Chọn nút OK. - Cuối cùng lớp ranh giới huyện Trà Ôn đƣợc chuyển đổi với hệ quy chiếu WGS84 UTM, Zone 48 North và lƣu trữ dƣới dạng MapInfo (*.TAB): Hình 4.14: Lớp ranh giới hành chính huyện Trà Ôn đƣợc mở bằng Mapinfo 10.5 Chương 4 – Kết quả và thảo luận 30 4.2.1.3. Nhập lớp dữ liệu thuộc tính và không gian về sự phân bố nấm lớn (khảo sát) của phần mềm MapInfo từ CSDL phân bố nấm lớn được nhập sẵn từ phần mềm Excel Từ các số liệu khảo sát sự phân bố loài nấm lớn ở phần 4.1.2 nhập số liệu về tọa độ điểm phân bố nấm lớn (vĩ độ, kinh độ theo hệ quy chiếu WGS84 UTM, Zone 48 North), tên loài (tên khoa học, tên địa phƣơng), họ vào file Excel (*xls) và lƣu file cơ sở dữ liệu tên là “Phan bo nam ks” với phần mở rộng là “.xls”. Hình 4.15: Cơ sở dữ liệu phân bố nấm lớn (khảo sát) đƣợc nhập sẵn trên file Excel Nhập cơ sở dữ liệu phân bố nấm lớn (Phan bo nam ks.xls) vào MapInfo để tạo lớp cơ sở dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn đƣợc thực hiện nhƣ các bƣớc ở phần 4.2.1.1 ta đƣợc kết quả nhƣ sau: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 31 Hình 4.16: Lớp dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn (khảo sát) của MapInfo đƣợc nhập từ file cơ sở dữ liệu Excel - Từ lớp dữ liệu thuộc tính của Hình 4.16 tiếp tục tạo lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn (khảo sát): + Trên Menu chính của giao diện MapInfo chọn Table  chọn Create Points... Giao diện xuất hiện nhƣ sau: + Chọn bảng dữ liệu thuộc tính muốn tạo điểm trong mục Create Points for Table + Click vào nút để chọn dạng, màu, kích cỡ của các đối tƣợng điểm sẽ đƣợc tạo trong mục using Symbol Chương 4 – Kết quả và thảo luận 32 + Chọn nút Projection... để khai báo hệ quy chiếu + Chọn cột chứa tọa độ X, Y trong mục Get X Coordinates from Column và Get Y Coordinates from Column. Sau đó click OK kết thúc quá trình tạo các đối tƣợng điểm. - Để hiển thị các điểm này (lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn khảo sát) trên bản đồ: + Trên Menu chính chọn Window  chọn New Map Window (F3) Hình 4.17: Lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn (khảo sát) đƣợc tạo từ lớp dữ liệu thuộc tính (Hình 4.16) - Xác định đơn vị cho bản đồ chứa các điểm đã tạo: + Trên Menu chính chọn Map  chọn Options..., xuất hiện giao diện nhƣ sau: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 33 + Chọn đơn vị khoảng cách cho bản đồ trong mục Distance Units + Chọn đơn vị diện tích cho bản đồ trong mục Area Units, click OK 4.2.1.4. Nhập lớp dữ liệu thuộc tính và không gian về sự phân bố nấm lớn (phỏng vấn) của phần mềm MapInfo từ CSDL phân bố nấm lớn được nhập sẵn từ phần mềm Excel Từ kết quả phỏng vấn về sự phân bố loài nấm lớn ở phần 4.1.3 nhập số liệu về tọa độ điểm phân bố loài nấm lớn (vĩ độ, kinh độ theo hệ quy chiếu WGS84 UTM, Zone 48 North), số lƣợng loài, tên loài (tên khoa học và tên địa phƣơng) vào file Excel (*xls) và lƣu file cơ sở dữ liệu tên là “Phan bo nam pv” với phần mở rộng là “.xls”. Hình 4.18: Cơ sở dữ liệu phân bố nấm lớn (phỏng vấn) đƣợc nhập sẵn trên file Excel Chương 4 – Kết quả và thảo luận 34 Nhập cơ sở dữ liệu phân bố nấm lớn (Phan bo nam pv.xls) vào MapInfo để tạo lớp cơ sở dữ liệu thuộc tính và không gian phân bố nấm lớn (phỏng vấn) đƣợc thực hiện nhƣ các bƣớc ở phần 4.2.1.3 đƣợc kết quả nhƣ sau: Hình 4.19: Lớp dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn (phỏng vấn) của MapInfo đã đƣợc nhập từ file cơ sở dữ liệu Excel Hình 4.20: Lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn (phỏng vấn) đƣợc tạo từ lớp dữ liệu thuộc tính (Hình 4.19) Chương 4 – Kết quả và thảo luận 35 4.2.1.5. Chồng lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn khảo sát và phỏng vấn lên lớp bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn. Sau khi mở hai lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn khảo sát và lớp bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn (Hình 4.14) đƣợc kết quả: Tƣơng tự nhƣ trên đối với lớp dữ liệu không gian phân bố nấm lớn phỏng vấn: Giữa các lớp dữ liệu thuộc tính và không gian về phân bố nấm lớn (khảo sát, phỏng vấn) có mối liên kết với nhau: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 36 Hình 4.21: Mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian về phân bố nấm lớn khảo sát Hình 4.22: Mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian về phân bố nấm lớn phỏng vấn Từ Hình 4.21 và 4.22 cho thấy mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian về phân bố loài nấm lớn (khảo sát, phỏng vấn) giúp các nhà quản lý đa dạng sinh học xác định dễ dàng các vị trí phân bố và có khả năng phân bố các loài nấm lớn ở huyện Trà Ôn thông qua các thông tin có liên quan đến loài nấm lớn nhƣ số lƣợng loài, tên loài (tên khoa học và tên địa phƣơng). Chương 4 – Kết quả và thảo luận 37 * Sử dụng liên kết HotLink để hiển thị hình ảnh các loài nấm lớn trên các đối tƣợng (điểm) của bản đồ phân bố nấm lớn (khảo sát và phỏng vấn) - MapInfo có thể cho phép gán đối tƣợng theo một địa chỉ cụ thể nào đó trong máy tính hay mạng Internet. Ví dụ để có thể gán hình ảnh các loài nấm lớn lên các đối tƣợng dạng điểm (các vị trí có khả năng hiện diện các loài nấm lớn). Sau khi mở các lớp bản đồ (lớp “Phan bo nam pv” và “Ranh gioi Tra On” chứa các đối tƣợng điểm cần gán), tiếp tục chọn trƣờng thuộc tính liên kết với các bƣớc sau: + Từ cửa sổ Layer Control click chọn lớp “Phan_bo_nam_pv” và nút (Hotlink Options) Giao diện xuất hiện nhƣ sau: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 38 + Click nút Add để đƣa vào trƣờng thuộc tính chứa các link liên kết + Chọn trƣờng thuộc tính cần liên kết trong mục Filename Expression + Đánh dấu vào mục File locations are relative to table location để đặt vị trí file liên kết đến các đối tƣợng trên bản đồ + Trong phần Activate HotLink on có thể đặt điều kiện liên kết với đối tƣợng gồm: nhãn của đối tƣợng (Labels), đối tƣợng (Objects) hoặc liên kết với các đối tƣợng và nhãn của nó (Labels & Objects). + Click vào mục Save options to table metadata và OK để hoàn tất quá trình chọn trƣờng thuộc tính liên kết + Sau đó chọn nút (HotLink) trên thanh Main, và chỉ vào đối tƣợng cần liên kết trên bản đồ cuối cùng đƣợc kết quả sau: Đối với lớp bản đồ phân bố nấm lớn khảo sát cũng đƣợc sử dụng liên kết HotLink và thực hiện nhƣ các bƣớc trên cho ra kết quả nhƣ sau: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 39 Từ việc sử dụng chức năng liên HotLink của Mapinfo để hiển thị hình ảnh các loài nấm lớn thực tế nhƣ trên có thể giúp các nhà quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn có cái nhìn về các loài nấm lớn thực tế hơn, góp phần nhận dạng các loài nấm lớn phân bố và có khả năng hiện diện trong vùng nghiên cứu. * Thống kê dữ liệu bằng phần mềm MapInfo - Trong MapInfo ta có thể sử dụng chức năng thống kê theo các trƣờng thuộc tính, ví dụ nhƣ thống kê trƣờng thuộc tính “So_luong_loai” của bảng dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn (phỏng vấn) thì thao tác với các bƣớc sau: + Trên thanh Menu chính, ta chọn Query  chọn Calculate statistics, xuất hiện hộp thoại Calculate Column Statistics + Chọn bảng thuộc tính cần thống kê trong mục Table và cột trƣờng thuộc tính trong mục Column . Click Ok xuất hiện hộp thoại Column Statistics: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 40 Từ kết quả đƣợc thể hiện trong hộp thoại Column Statistics, trƣờng thuộc tính “So_luong_loai” của bảng dữ liệu thuộc tính phân bố nấm lớn (phỏng vấn) đã đƣợc thống kê với các thông tin nhƣ: Table: tên bảng cần thống kê (Phan_bo_nam_pv); Column: trƣờng thuộc tính cần thống kê (So_luong_loai); Count: số đối tƣợng trong bản (30); Minimum: giá trị nhỏ nhất trong cột chọn (4); Maximum giá trị lớn nhất trong cột chọn (20);… * Cập nhật và bổ sung dữ liệu - Có thể nhập dữ liệu trực tiếp cho MapInfo hay Excel, để cập nhật đƣợc dữ liệu thì trƣớc tiên phải thực hiện lƣu dữ liệu dƣới dạng dBASE DBF (*.tab) với một tên khác: + Trên Menu chính vào File  chọn Save Copy As… + Chọn lớp dữ liệu cần lƣu trong mục Save Table sau đó click Save As…, xuất hiện cửa sổ Save Copy of Table As: Chương 4 – Kết quả và thảo luận 41 + Trong cửa sổ Save Copy of Table As. Chọn save Save as type là dBASE DBF (*.tab), đổi tên trong File name là “Phan bo nam pv cap nhat” và click Save ta sẽ có một tập tin của lớp dữ liệu tƣơng ứng có phần mở rộng là .dbf. Vào MapInfo hay Excel mở tập tin này để cập nhật - Ví dụ: Cập nhật tên các loài nấm lớn mới phát hiện bằng Excel ta làm nhƣ sau: + Mở file dữ liệu “Phan bo nam pv cap nhat” vừa đƣợc chuyển đổi bằng Excel Chương 4 – Kết quả và thảo luận 42 + Sau khi thêm tên các loài trong cột “TEN_LOAI_MOI 2014” ở mỗi điểm đƣợc kết quả: + Khi thêm các loài nấm mới vào thì tổng số loài nấm tại các điểm cũng tăng theo nên cần phải cập nhật số liệu trong cột “SO_ LUONG_LOAI”. Số lƣợng loài trƣớc và sau khi cập nhật: Dữ liệu phân bố nấm lớn (phỏng vấn) cần cập nhật đƣợc thể hiện trên giao diện Excel có thể tùy ý chỉnh sửa thêm tên, số lƣợng các loài nấm mới phát hiện hay bỏ những loài không còn tồn tại trong thời điểm nghi nhận mà vẫn giữ đƣợc liên kết với các dữ liệu không gian trong MapInfo với điều kiện không làm thay đổi thứ tự các hàng trong bảng dữ liệu khi cập nhật dữ liệu bằng Excel. Tƣơng tự đối với dữ liệu phân bố nấm (khảo sát) cũng đƣợc chuyển đổi và lƣu trữ sang dạng dBASE DBF (*.tab) để cập nhật dữ liệu phân bố nấm lớn. Chương 4 – Kết quả và thảo luận 43 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Số loài nấm lớn đƣợc xác định tại huyện Trà Ôn là 94 loài thuộc 31 họ, 17 bộ, 2 lớp trong ngành nấm đảm (Basidiomycota). Nấm lớn ở huyện Trà Ôn rất đa dạng và phong phú với các nhóm nấm khác nhau nhƣ nấm ăn, nấm đƣợc liệu, nấm ăn và dƣợc liệu, nấm độc và nấm phá hoại gỗ. Xét về sự phân bố nấm lớn thì các sinh cảnh có nhiều loài nhất là sinh cảnh vƣờn tạp, vƣờn cây lâu năm, nhà ở, ven đƣờng. Các loài nấm lớn phân bố chủ yếu vào mùa mƣa. Ở các ô mẫu khảo sát, phỏng vấn thì ô mẫu số 1 là ô có số lƣợng loài nấm lớn nhiều nhất. CSDL nấm lớn ở huyện Trà Ôn trong MapInfo có thể cho biết các thông tin về công dụng, sự phân bố theo sinh cảnh và mùa của các loài nấm lớn. Mối liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian của bản đồ phân bố nấm lớn khảo sát, phỏng vấn trong MapInfo cho phép xác định vị trí phân bố hay khả năng hiện diện của các loài nấm lớn trên địa bàn huyện Trà Ôn. Bên cạnh đó CSDL phân bố nấm lớn khảo sát, phỏng vấn còn có thể cập nhật thông tin mới phục vụ cho công tác quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn đƣợc lâu dài và thuận lợi hơn. 5.2. KIẾN NGHỊ Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra trong 3 ô mẫu thuộc huyện Trà Ôn, do đó cần tiếp tục điều tra mở rộng trên toàn bộ huyện Trà Ôn để có đƣợc bộ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh tại khu vực nghiên cứu, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, phục vụ quản lý tốt đa dạng sinh học nấm lớn huyện Trà Ôn. Có kế hoạch đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và năng lực sử dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý đa dạng sinh học nhằm cập nhật cơ sở dữ liệu thƣờng xuyên. Tăng cƣờng năng lực về bảo vệ đa dạng sinh học, tăng cƣờng điều tra toàn diện, điều tra, nghiên cứu cơ bản và xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng các loài nấm lớn bằng cách ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) bằng phần mềm Google Earth theo xu hƣớng phát triển toàn cầu hiện nay để chia sẻ thông tin với các ban ngành có liên quan đến quản lý và bảo tồn đa dạng sinh hoc loài nấm lớn trên địa bàn huyện Trà Ôn. Chương 5 – Kết luận và kiến nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Trịnh Tam Kiệt và Trịnh Thị Tam Bảo (2011). Đa dạng sinh học nấm lớn Việt Nam và giá trị tài nguyên của chúng. Báo cáo Khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ nhất hệ thống bảo toàn thiên nhiên Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội. [2] Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Đa dạng sinh học Hoà An (2012 – 2013). Dự án: điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học Tỉnh Vĩnh Long và xác định các vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. [3] Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn (2010). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020. [4] Dƣơng Thị Huỳnh (2013). Điều tra thành phần loài nấm lớn tại thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành sinh thái học. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. [5] Đỗ Phƣơng Diệu (2012). Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên rừng tràm ở vườn quốc gia U Minh Hạ. Luận văn tốt nghiệp đai học ngành Quản lý Môi trƣờng. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. Website: [6] Cổng thông tin điện tử huyện Trà Ôn, http://hto.vinhlong.gov.vn [7] Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, http://botanyvn.com [8] Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dƣơng, http://udkhcnbinhduong.vn/ Tài liệu tham khảo 45 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh mục các loài nấm lớn đƣợc xác định ở huyện Trà Ôn Stt Tên khoa học Tên thƣờng Họ 1 Amanita pantherina Nấm độc nâu Amanitaceae. 2 Auricularia auricular Mọc nhĩ long mịn Aucicularia 3 Auricularia tenuis Mọc nhĩ long mịn giòn Auriculariacea 4 Auricularia cornea Mọc nhĩ sừng Auriculariacea 5 Amanita vaginata Nấm bao góc mép nhẵn Amanitaceae. 6 Agaricus bisporus Nấm mở Agaricaceae 7 Agaricus bisporus Nấm mở chịu nhiệt Agaricaceae 8 Agaricus xanthodermus 9 Agaricus subrufescens Nấm vàng Agaricaceae 10 Auricularia fuscosuccinea Mọc nhĩ hồng Auriculariacea 11 Auricularia polytricha Mọc nhĩ long thô Auriculariacea 12 Amanita verna Nấm độc táng trắng Amanitaceae. 13 Agaricus campestris Agaricaceae 14 Bolbitius vitellinus Bolbitiaceae 15 Bjerkandera adusta 16 Cantharellus friesii 17 Clitocybe maxima 18 Craterellus cornucopioides 19 Crucibulum leave, 20 Collybia acervata 21 Coprinus atramentarius 22 Cortinarius aff. Gentilis 23 Coprinus comatus Nấm mực vảy lớn Coprinaceae 24 Fistulina hepalica Nấm lƣỡi bò, nấm gan Fistulinaceae 25 Flammulina velutipes Nấm mùa đông, nấm kim châm Tricholomataceae 26 Filoboletus manipularis Nấm lỗ keo phát quang Trichotomataceae 27 Fomitopsis pinicola Phụ lục Agaricaceae Nấm lỗ xám khói Coriolaceae Cantharellales Nấm cốc lớn, nấm chân dài Tricholomataceae Craterellaceae Nấm chim yến Nidulariaceae Tricholomataceae Nấm mực Coprinaceae Cortinariaceae 28 Ganoderma autrale Linh chi nhiều năm vỏ cứng Ganodermataceae. 29 Ganoderma applanatum Nấm lim ống nhiều tầng Ganodermataceae. 30 Ganoderma lucidum Nấm lim Ganodermataceae. 31 Guepiniopsis spathularia Nấm thùy keo vàng Dacryomycetaceae 32 Ganoderma sinense Linh chi tím, tử chi Ganodermataceae. 33 Grifola frondosa 34 Hexagonia apiaria Nấm tổ ong lông thô Coriolaceae 35 Hymenochaete rubiginosa Nấm da lông cứng Hymenochaetaceae 36 Hygrophorus eburneus Hygrophoraceae 37 Hymenochaete cruenta Hymenochaetaceae 38 Hexagonia hydnoides Coriolaceae 39 Inocybe rimosa 40 Inonotus tamaricis Hymenochaetaceae 41 Ischnoderma resinosum Corolaceae 42 Irpex lacteus Nấm lỗ dạng rang màu trắng vàng Steccherinaceae 43 Lentinus tigrinus Nấm phiểu da báo, nấm dai Lentinaceae 44 Lenzites acuta Nấm gỗ phiến xám chuột Coriolaceae 45 Lactarius vietus 46 Laetiporus sulphureus Nấm vàng lƣu huỳnh, nấm mƣa Coriolaceae 47 Lentinus sajo-caju Nấm phiểu có vòng Pleurotaceae. 48 Lentinellus cochleatus 49 Leucocoprinus birnbaumii Nấm ô vàng Agaricaceae 50 Lycoperdon pyriforme Nấm trứng hình trái lê Lycoperdaceae 51 Laetiponus sulphureus Nấm mƣa Coriolaceae 52 Laccaria amethystine Nấm tím anh Tricholomataceae 53 Latarius camphoratus Nấm sữa hƣơng Russulaceae 54 Lentinula edodes Nấm hƣơng Tricholomataceae 55 Microporus flabelliformis 56 Macrolepiota procera Phụ lục Coriolaceae Nấm mũ khía Cortinariaceae Russulaceae. lentinellaceae Polyporaceae Nấm ô lớn Agaricaceae Nấm ống nhỏ hình quạt 57 Microporus affinis 58 Microporus vernicipes Polyporaceae 59 Merulius tremellosus Merulaceae 60 Phellinus linteus Hymenochaetaceae 61 Polyporus ciliates Polyporaceae 62 Phellinus pomaceus Hymenochaetaceae 63 Polyporus brumalis Nấm nhiều lỗ mùa đông Polyporaceae 64 Polyporus arcularius Nấm nhiều lỗ Polyporaceae 65 Phallus ravenelii 66 Phallus aurantiaus 67 Phellinus lamensis Hymenochaetaceae 68 Panellus mitis Trichotomataceae 69 Pisolithus tinctorius Nấm hạt lựu Scleriodermataceae 70 Panaeolus papilionaceus Nấm phiến đốm bƣớm Strophariaceae 71 Phellinus igniarius 72 Panus rudis Nấm phểu nong tím xanh Lutinaceae 73 Pleurotus pulmonarius Nấm sò trắng Lentinaceae 74 Panus conchatus Lentinaceae 75 Polyporus badius Polyporaceae 76 Psilocybe cubensis Strophariaceae 77 Polypoeus squamosus Polyporaceae 78 Pseudohydnum gelatinosum Pseudohyonum 79 Russula foetens 80 Rigidoporus laetus 81 Stereum lobatum Nấm da thùy Stereaceae 82 Sparassis crispa Nấm súp lơ Sparassidaceae 83 Scleroderma citrinum Nấm trứng vỏ cứng Scleriodermataceae 84 Sphaerobolus stellatus Nấm trứng bắn Sphaerobolaceae 85 Tremell mesenterica Ngân nhĩ Tremellaceae 86 Trametes hirsute Nấm lỗ da cứng long thô Coriolaceae Phụ lục Polyporaceae. Phallaceae Nấm lõ chó Phallaceae Hymenochaetaceae Nấm xốp thối Russulaceae. Coriolaceae 87 Tremella foliacea Tremellaceae 88 Termitomyces aff albuminosus Nấm mối trắng xám Amanitaceae. Tuyết nhĩ Tremellaceae 89 Tremella fuciformis 90 Trametes pubescens 91 Termitomyces clypeatus 92 Tricholoma flavovirens 93 Trametes versicolor Nấm vân chi Coriolaceae 94 Trametes orientalis Nấm xám Coriolaceae Coriolaceae Nấm mối gan gà Amanitaceae. Tricholomataceae Phụ lục 2: Phân nhóm nấm lớn theo giá trị sử dụng ở huyện Trà Ôn Công dụng Tên loài Stt Tên khoa học Tên địa phƣơng 1 Amanita pantherina Nấm độc nâu 2 Auricularia auricular Ăn đƣợc Phá Ăn Dƣợc và dƣợc Độc hoại Khác đƣợc liệu liệu gỗ + Mọc nhĩ long mịn + 3 Auricularia tenuis Mọc nhĩ long mịn giòn 4 Auricularia cornea Mọc nhĩ sừng 5 Amanita vaginata Nấm bao góc mép nhẵn + 6 Agaricus bisporus Nấm mở + 7 Agaricus bisporus Nấm mở chịu nhiệt 8 Agaricus xanthodermus 9 Agaricus subrufescens 10 Auricularia fuscosuccinea 11 Auricularia polytricha 12 Amanita verna 13 Agaricus campestris Phụ lục + + + + Nấm vàng + Mọc nhĩ hồng + Mọc nhĩ lông thô + Nấm độc táng trắng + + 14 Bolbitius vitellinus 15 Bjerkandera adusta + Nấm lỗ xám khói + 16 Cantharellus friesii 17 Clitocybe maxima 18 Craterellus cornucopioides 19 Crucibulum laeve, 20 Collybia acervata 21 Coprinus atramentarius 22 Cortinarius aff. Gentilis 23 Coprinus comatus Nấm mực vảy lớn + 24 Fistulina hepalica Nấm lƣỡi bò, nấm gan + 25 Flammulina velutipes Filoboletus manipularis 26 + Nấm cốc lớn, nấm chân dài + + Nấm chim yến + + Nấm mực + + Nấm mùa đông, nấm kim châm + Nấm lỗ keo phát quang + 27 Fomitopsis pinicola 28 Ganoderma autrale Ganoderma applanatum 29 30 Ganoderma lucidum Guepiniopsis spathularia 31 32 Ganoderma sinense + Linh chi nhiều năm vỏ cứng + Nấm lim ống nhiều tầng + Nấm lim + Nấm thùy keo vàng Linh chi tím, tử chi + + 33 Grifola frondosa 34 Hexagonia apiaria Nấm tổ ong long thô + 35 Hymenochaete rubiginosa Nấm da long cứng + Phụ lục + 36 Hygrophorus eburneus + 37 Hymenochaete cruenta + 38 Hexagonia hydnoides + Nấm mũ khía 39 Inocybe rimosa 40 Inonotus tamaricis + 41 Ischnoderma resinosum + 42 Irpex lacteus Nấm lỗ dạng rang màu trắng vàng 43 Lentinus tigrinus Nấm phiểu da báo, nấm dai 44 Lenzites acuta Nấm gỗ phiến xám chuột 45 Lactarius vietus 46 Laetiporus sulphureus 47 Lentinus sajo-caju + + + + + Nấm vàng lƣu huỳnh, nấm mƣa + Nấm phiểu có vòng + 48 Lentinellus cochleatus Leucocoprinus birnbaumii 49 + Nấm ô vàng 50 Lycoperdon pyriforme Nấm trứng hình trái lê + + 51 Laetiponus sulphureus Nấm mƣa 52 Laccaria amethystine Nấm tím xanh 53 Latarius camphoratus Nấm sữa hƣơng + Nấm hƣơng + 54 Lentinula edodes 55 Microporus flabelliformis 56 Macrolepiota procera 57 Microporus affinis 58 Microporus vernicipes Phụ lục + + + Nấm ô lớn Nấm ống nhỏ hình quạt + + + 59 Merulius tremellosus + 60 Phellinus linteus + 61 Polyporus ciliates + 62 Phellinus pomaceus + 63 Polyporus brumalis Nấm nhiều lỗ mùa đông + 64 Polyporus arcularius Nấm nhiều lỗ + 65 Phallus ravenelii 66 Phallus aurantiaus 67 Phellinus lamensis 68 Panellus mitis 69 Pisolithus tinctorius + Nấm lõ chó + + + Nấm hạt lựu 70 Panaeolus papilionaceus 71 Phellinus igniarius 72 Panus rudis Nấm phểu nong tím xanh 73 Pleurotus pulmonarius Nấm sò trắng 74 Panus conchatus 75 Polyporus badius 76 Psilocybe cubensis + Nấm phiến đốm bƣớm + + + + + + + 77 Polypoeus squamosus + 78 Pseudohydnum gelatinosum 79 Russula foetens 80 Rigidoporus laetus 81 Stereum lobatum Nấm da thùy 82 Sparassis crispa Nấm súp lơ + Nấm trứng vỏ cứng + 83 Scleroderma citrinum Phụ lục + Nấm xốp thối + + + 84 Sphaerobolus stellatus Nấm trứng bắn 85 Tremell mesenterica Ngân nhĩ 86 Trametes hirsuta 87 Tremella foliacea 88 Termitomyces aff albuminosus + + Nấm lỗ da cứng long thô + + Nấm mối trắng xám Tuyết nhĩ 89 Tremella fuciformis + + 90 Trametes pubescens 91 Termitomyces clypeatus 92 Tricholoma flavovirens + Nấm mối gan gà + Nấm vân chi 93 Trametes versicolor 94 + + Nấm xám Trametes orientalis + Ghi chú: Khác là các loài chưa xác định được công dụng Phụ lục 3: Sự phân bố nấm lớn theo sinh cảnh và mùa ở huyện Trà Ôn Sinh cảnh Tên loài Tên khoa học Stt Tên thƣờng gọi Mùa SC1 SC2 SC3 SC4 SC5 Mƣa 1 Amanita pantherina Nấm độc nâu + 2 Auricularia auricular Mọc nhĩ long mịn + + Khô + + + + 3 Auricularia tenuis Mọc nhĩ long mịn giòn + + + 4 Auricularia cornea Mọc nhĩ sừng + + + 5 Amanita vaginata Nấm bao góc mép nhẵn + 6 Agaricus bisporus Nấm mở + + 7 Agaricus bisporus Nấm mở chịu nhiệt + + 8 Agaricus xanthodermus 9 Agaricus subrufescens Phụ lục + Nấm vàng + + + + 10 Auricularia fuscosuccinea Mọc nhĩ hồng + 11 Auricularia polytricha Mọc nhĩ lông thô + 12 Amanita verna Nấm độc táng trắng + 13 Agaricus campestris + 14 Bolbitius vitellinus 15 Bjerkandera adusta Nấm lỗ xám khói 18 Craterellus cornucopioides 19 Crucibulum laeve, 20 Collybia acervata 21 Coprinus atramentarius 22 Cortinarius aff. Gentilis 23 Coprinus comatus Nấm mực vảy lớn 24 Fistulina hepalica Nấm lƣỡi bò, nấm gan Filoboletus manipularis 29 Ganoderma applanatum 30 Ganoderma lucidum 31 Phụ lục Guepiniopsis spathularia + + + + + + + + + + + + + + + + Nấm mực + + + + + + + + + + + + + Nấm mùa đông, nấm kim châm + Nấm lỗ keo phát quang + + + + + + + + + + + + + 27 Fomitopsis pinicola 28 Ganoderma autrale + + Nấm chim yến + + + Nấm cốc lớn, nấm chân dài Clitocybe maxima + + + 17 26 + + 16 Cantharellus friesii 25 Flammulina velutipes + Linh chi nhiều năm vỏ cứng Nấm lim ống nhiều tầng + + Nấm lim + + Nấm thùy keo vàng + + + + + 32 Ganoderma sinense 33 Linh chi tím, tử chi Grifola frondosa 34 Hexagonia apiaria 35 Hymenochaete rubiginosa 36 Hygrophorus eburneus 37 Hymenochaete cruenta Inocybe rimosa + + Nấm tổ ong long thô + + + Nấm da long cứng + + + + + + Nấm mũ khía + + + + 41 Ischnoderma resinosum 42 Irpex lacteus Nấm lỗ dạng rang màu trắng vàng + 43 Lentinus tigrinus Nấm phiểu da báo, nấm dai + 44 Lenzites acuta Nấm gỗ phiến xám chuột 45 Lactarius vietus 46 Laetiporus sulphureus Nấm vàng lƣu huỳnh, nấm mƣa + + 47 Lentinus sajo-caju Nấm phiểu có vòng + + 48 Lentinellus cochleatus 49 Leucocoprinus birnbaumii Nấm ô vàng + 50 Lycoperdon pyriforme Nấm trứng hình trái lê + 51 Laetiponus sulphureus Nấm mƣa Phụ lục + + + 40 Inonotus tamaricis 52 Laccaria amethystine + + 38 Hexagonia hydnoides 39 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Nấm tím xanh + + + + + + + + + + + + + + + + + 53 Latarius camphoratus 54 Lentinula edodes 55 Microporus flabelliformis 56 Macrolepiota procera 57 Microporus affinis 58 Microporus vernicipes Nấm sữa hƣơng + Nấm hƣơng + + + + + + + + + Nấm ô lớn + + Nấm ống nhỏ hình quạt + + + + + 59 Merulius tremellosus + 60 Phellinus linteus + 61 Polyporus ciliates + + + 63 Polyporus brumalis Nấm nhiều lỗ mùa đông + + + + 65 + Phallus ravenelii 66 Phallus aurantiaus + + 67 Phellinus lamensis + + 68 + + Panellus mitis 69 Pisolithus tinctorius Nấm hạt lựu 70 Panaeolus papilionaceus 71 Phellinus igniarius 72 Panus rudis Nấm phểu nong tím xanh 73 Pleurotus pulmonarius Nấm sò trắng 74 Panus conchatus 75 Polyporus badius + Nấm phiến đốm bƣớm + Phụ lục + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 76 Psilocybe cubensis 77 Polypoeus squamosus + + Nấm lõ chó + + + Nấm nhiều lỗ + + 62 Phellinus pomaceus 64 Polyporus arcularius + + + + + + + 78 Pseudohydnum gelatinosum 79 Russula foetens + Nấm xốp thối 80 Rigidoporus laetus + + + + + + + 81 Stereum lobatum Nấm da thùy 82 Sparassis crispa Nấm súp lơ + + + Nấm trứng vỏ cứng + + + Nấm trứng bắn + + + Ngân nhĩ + 83 Scleroderma citrinum Sphaerobolus stellatus 84 85 Tremell mesenterica 86 Trametes hirsute 87 Tremella foliacea 88 Termitomyces aff albuminosus 89 Tremella fuciformis + Nấm lỗ da cứng long thô Termitomyces clypeatus 92 Tricholoma flavovirens + + + + + + + Nấm mối trắng xám + + Tuyết nhĩ + 90 Trametes pubescens 91 + Nấm mối gan gà 93 Trametes versicolor Nấm vân chi + 94 Trametes orientalis Nấm xám + + + + + + + + + + + + + + + + + Chú thích: các dạng sinh cảnh: SC1: Nhà ở, ven đường; SC2: Vườn Tạp, vườn cây lâu năm, bãi gỗ; SC3: Ruộng lúa, Rẫy; SC4: Cập kênh, ven sông, rạch.; SC5: Cơ sở trồng nấm; - : không xác định Phụ lục 4: Số liệu thứ cấp khảo sát (thu mẫu) nấm lớn huyện Trà Ôn Phụ lục Ô mẫu Tọa độ điểm thu mẫu Số loài (hệ quy chiếu Điểm nấm WGS84 UTM, Zone thu lớn/Ô 48 North, Meter) mẫu mẫu X Y Tên loài Tên khoa học Tên địa phƣơng Agaricus subrufescens Nấm vàng N1 599097 1101773 N2 599068 1101758 Leucocoprinus birnbaumii N3 599005 1101720 Pseudohydnum gelatinosum N4 598956 1101633 Ganoderma lucidum Nấm lim N5 598921 1101570 Crucibulum laeve Nấm chim yến N6 598914 1101556 Termitomyces clypeatus Nấm mối gan gà N7 598905 1101484 Polyporus ciliates N8 599011 1101414 Phallus aurantiaus Nấm lõ chó N9 599035 1101396 Ganoderma applanatum Nấm lim ống nhiều tầng (Ngày thu N10 mẫu: N11 26/4/2013) N12 599025 1101324 Polypoeus squamosus 599000 1101271 Auricularia polytricha 598980 1101222 N13 598949 1101152 Hexagonia apiaria Nấm tổ ong long thô N14 598926 1101169 Auricularia auricular Mọc nhĩ long mịn N15 598846 1101267 Leucocoprinus birnbaumii N16 598595 1101434 Microporus affinis N17 598606 1101470 Polyporus ciliates N18 611111 1103968 Ganoderma sinense Linh chi tím, tử chi N19 611057 1103956 Auricularia auricular Mọc nhĩ long mịn Ô mẫu số 2 N20 611005 1103932 Inocybe rimosa Nấm mũ khía 610992 1103895 Ganoderma autrale Linh chi nhiều năm vỏ cứng 610992 1103791 Macrolepiota procera Nấm ô lớn 610976 1103734 Bolbitius vitellinus 15 Ô mẫu số 1 (Ngày thu N21 mẫu: 19/4/2013) N22 N23 Phụ lục Nấm ô vàng Mọc nhĩ lông thô Guepiniopsis spathularia Nấm thùy keo vàng 10 Nấm ô vàng Nấm ống nhỏ hình quạt Linh chi tím, tử chi N24 610997 1103618 Ganoderma sinense N25 610961 1103599 Lactarius vietus N26 610895 1103593 Termitomyces aff albuminosus Nấm mối trắng xám N27 610578 1103578 Phallus aurantiaus Nấm lõ chó N28 610899 1103717 Lentinus tigrinus Nấm phiểu da báo, nấm dai N29 618411 1109849 Cantharellus friesii N30 618700 1109979 Laetiporus sulphureus Nấm vàng lƣu huỳnh, nấm mƣa 618715 1109930 Clitocybe maxima Nấm cốc lớn, nấm chân dài 618648 1109876 Lentinus sajo-caju Nấm phiểu có vòng 618446 1109822 Phallus aurantiaus Nấm lõ chó N34 618492 1109777 Lentinus tigrinus Nấm phiểu da báo, nấm dai N35 618385 1109708 Bolbitius vitellinus Ô mẫu số 3 N31 (Ngày thu mẫu: N32 5/5/2013) N33 7 Phụ lục 5: Số loài nấm lớn trên các điểm phỏng vấn Ô mẫu Ô mẫu số 1 Phụ lục Điểm phỏng vấn Tọa độ điểm phỏng vấn (hệ quy chiếu WGS84 Số loài nấm lớn/ điểm UTM, Zone 48 North, Meter) phỏng vấn X Y 1 599323 1101610 12 2 599139 1101775 10 3 598844 1102021 14 4 598638 1102175 13 5 598115 1101590 8 6 598323 1101557 12 7 598524 1101609 20 8 598743 1101466 13 Ô mẫu số 2 Ô mẫu số 3 Phụ lục 9 598953 1101377 18 10 599107 1101344 11 11 610758 1104371 8 12 610892 1104289 6 13 610949 1104156 9 14 610953 1103955 6 15 610968 1103784 10 16 610994 1103633 5 17 610994 1103488 9 18 611047 1103396 11 19 611177 1103507 8 20 611150 1103657 7 21 619057 1110232 4 22 618894 1110139 5 23 618754 1110122 7 24 618593 1109971 5 25 618365 1109774 8 26 618143 1109831 6 27 618444 1109522 8 28 618503 1109702 4 29 618756 1109784 6 30 618866 1109944 5 Phụ lục 6: Sự phân bố nấm lớn trên các điểm phỏng vấn Tên loài Điểm phỏng vấn Stt Tên khoa học Tên thƣờng gọi 1 Amanita pantherina Nấm độc nâu 8, 9, 14, 19, 21 2 Auricularia tenuis Mọc nhĩ lông mịn giòn 2, 3, 4, 5, 8, 10, 16, 18, 23, 25, 26, 27, 29 3 Auricularia cornea Mọc nhĩ sừng 1, 2, 3, 4, 7, 8, 10, 18, 20, 23, 25, 27, 28 4 Amanita vaginata Nấm bao góc mép nhẵn 6, 8, 12, 20, 25 5 Agaricus bisporus Nấm mở 9, 12, 15 6 Agaricus bisporus Nấm mở chịu nhiệt 6, 10, 15 7 Agaricus xanthodermus 8 Auricularia fuscosuccinea Mọc nhĩ hồng 3, 7, 18, 27 9 Amanita verna Nấm độc táng trắng 7, 9 10 Agaricus campestris 11 Bjerkandera adusta 9, 12, 15, 24 7, 13, 14 , 15, 20 Nấm lỗ xám khói 1, 6 12 Craterellus cornucopioides 6, 28 13 Collybia acervata 6, 13 14 Coprinus atramentarius 15 Cortinarius aff. Gentilis 16 Coprinus comatus Nấm mực vảy lớn 29 17 Fistulina hepalica Nấm lƣỡi bò, nấm gan 2, 3 18 Flammulina velutipes Nấm mùa đông, nấm kim châm 4, 12, 16, 21, 25, 29 19 Filoboletus manipularis Nấm lỗ keo phát quang 3, 12 20 Fomitopsis pinicola 16 21 Grifola frondosa 5 22 Hymenochaete rubiginosa Phụ lục Nấm mực 7, 26 8, 14, 20 Nấm da lông cứng 2, 3, 4, 5, 11, 18, 25, 30 23 Hygrophorus eburneus 24, 26 24 Hymenochaete cruenta 2 25 Hexagonia hydnoides 7, 8, 17 26 Inonotus tamaricis 1 27 Ischnoderma resinosum 2, 8, 13, 14, 19 28 Irpex lacteus Nấm lỗ dạng rang màu trắng vàng 2, 8, 13, 14, 19 29 Lenzites acuta Nấm gỗ phiến xám chuột 1, 2, 4, 5, 7, 17,22, 23, 26 30 Lentinellus cochleatus 31 Lycoperdon pyriforme Nấm trứng hình trái lê 6, 8, 10, 12, 15, 24 32 Laetiponus sulphureus Nấm mƣa 4 33 Laccaria amethystine Nấm tím anh 5 34 Latarius camphoratus Nấm sữa hƣơng 7, 26 35 Lentinula edodes Nấm hƣơng 7, 9, 18 36 Microporus flabelliformis 1, 7, 10, 17 37 Microporus vernicipes 6, 29 38 Merulius tremellosus 9 39 Phellinus linteus 4, 22, 27 40 Phellinus pomaceus 3, 11, 18 41 Polyporus brumalis Nấm nhiều lỗ mùa đông 1, 3, 4, 7, 10, 11, 17, 30 42 Polyporus arcularius Nấm nhiều lỗ 4, 11, 30 43 Phallus ravenelii 1, 4, 6, 7, 9, 10, 11, 14, 18 44 Phellinus lamensis 1, 4, 7, 9 45 Panellus mitis 3, 4, 12, 30 46 Pisolithus tinctorius Nấm hạt lựu 2, 9, 16 47 Panaeolus papilionaceus Nấm phiến đốm bƣớm 3, 30 48 Phellinus igniarius 49 Panus rudis Nấm phểu nong tím xanh 5, 27 50 Pleurotus pulmonarius Nấm sò trắng 5, 9, 18 51 Panus conchatus 6, 10, 26 52 Polyporus badius 7, 13, 17 Phụ lục 1 2 53 Psilocybe cubensis 54 Russula foetens 55 Rigidoporus laetus 56 Stereum lobatum Nấm da thùy 1, 5, 6, 8 57 Sparassis crispa Nấm súp lơ 3 58 Scleroderma citrinum Nấm trứng vỏ cứng 4, 5, 8, 16, 18, 19 59 Sphaerobolus stellatus Nấm trứng bắn 10 60 Tremell mesenterica Ngân nhĩ 7, 10, 16, 21 61 Trametes hirsuta Nấm lỗ da cứng long thô 5, 8, 13, 14, 15, 17, 20, 21 62 Tremella foliacea 63 Tremella fuciformis 64 Trametes pubescens 1, 2, 29 65 Tricholoma flavovirens 6, 24 66 Trametes versicolor Nấm vân chi 3, 18 67 Trametes orientalis Nấm xám 7 Phụ lục 7 Nấm xốp thối 9, 13, 19, 22 2 1, 3, 7, 8, 9, 11, 13, 16, 18, 19, 20, 22, 28, 29 Tuyết nhĩ 15, 23, 25, 27 Phụ lục 7: Danh mục hình các loài nấm lớn đƣợc xác định ở huyện Trà Ôn Phụ lục Phụ lục Phụ lục Phụ lục Phụ lục Phụ lục 8: Danh sách các hộ phỏng vấn tại huyện Trà Ôn Họ tên đáp viên Tuổi Địa chỉ (ấp, xã, huyện, tỉnh) Hồ Văn Kỉnh 82 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Văn Sân 83 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Lê Văn Ruộng 50 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Văn Sáu 83 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Hồ Thanh Vân 50 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Thị Dung 68 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Phạm Văn Bi 86 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Huỳnh Văn Hiền 37 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Cao Vũ Phƣơng 40 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Phạm Văn Lễ 45 Tân Thạnh, Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Văn Mƣời 75 Xẻo Tràm, Trà Côn, Trà Ôn, Vĩnh Long Đặng Văn Hậu 44 Xẻo Tràm, Trà Côn, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Kim Long 45 Xẻo Tràm, Trà Côn, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Văn Ai 43 Xẻo Tràm, Trà Côn, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Văn Chung 52 Vĩnh Lợi, Vĩnh Xuân, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Văn Iêm 39 Vĩnh Lợi, Vĩnh Xuân, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Văn Lƣơng 73 Vĩnh Tắc, Vĩnh Xuân, Trà Ôn, Vĩnh Long Phụ lục Nguyễn Văn Viết 52 Vĩnh Lợi, Vĩnh Xuân, Trà Ôn, Vĩnh Long Đinh Văn Sen 54 Vĩnh Lợi, Vĩnh Xuân, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyên Văn Tròn 46 Vĩnh Lợi, Vĩnh Xuân, Trà Ôn, Vĩnh Long Nguyễn Công Nhã 49 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Nguyễn Văn Triệu 47 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Nguyễn Văn Lƣơng 84 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Nguyễn Văn Ngọc 54 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Nguyễn Văn Tân 52 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Cao Vũ Đông 38 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Phạm Văn Hƣng 40 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Trần Văn Tùng 58 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Nguyễn Văn Tƣ 51 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Nguyễn Thanh Tuấn 41 Hiệp Lợi, Hòa Bình, Trà Ôn, Vinh Long Phụ lục Phụ lục 9: PHIẾU PHỎNG VẤN NẤM LỚN HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG Số phiếu:.............. GPS: N: ................................ E: ........................................ Ngày: ........................... Địa điểm: .................... .................................................. Họ tên ngƣời đƣợc phỏng vấn: .......................... .................................. Tuổi ........ Địa chỉ: ................................................................................................................. Những loài nấm thƣờng gập STT Tên loài Tên địa phƣơng 1 Tremell mesenterica Ngân nhĩ 2 Trametes hirsuta Nấm lỗ da cứng lông thô 3 Lentinus tigrinus Nấm phiễu da báo, nấm dai 4 Tapinella atrotomentosa 5 Stropharia aeruginosa 6 Bolbitius vitellinus 7 Flammulina velutipes Nấm mùa đông, nấm kim châm 8 Amanita Pantherina Nấm độc nâu 9 Tremella foliacea 10 Auricularia auricular 11 Hydnum repandum 12 Cantharellus friesii 13 Phellinus linteus 14 Ganoderma autrle Nấm linh chi nhiều năm vỏ cứng 15 Hexagonia apiaria Nấm tổ ông lông thô 16 Lenzites acuta Nấm lie phiến rộng 17 Russula foetens Nấm xốp thối Phụ lục Nấm phiến tím mũ xanh Sinh cảnh Mùa Công dụng 18 Agrocybe cylindracea Nấm trân châu 19 Termitomyces aff albuminosus Nấm mối trắng xám 20 Tremella fuciformis Nấm tuyết, tuyết nhĩ 21 Polyporus ciliates 22 Auricularia tenuis 23 Ganoderma applanatum 24 Lactarius vietus 25 Inocybe rimosa 26 Auricularia auricula-judae 27 Hymenochaete rubiginosa 28 Phellinus pomaceus 29 Ganoderma lucidum 30 Polyporus brumalis Nấm nhiều lỗ mùa đông 31 Polyporus arcularius Nấm nhiều lỗ 32 Phallus ravenelii 33 Dictyophora indusiata Nấm lƣới trắng 34 Phallus aurantiaus Nấm hoa bán hạ nấm lõ chó 35 Auriscalpium vulgare 36 Russsulaemctica 37 Phellorinia herculeana 38 Echinodontium tinctorium 39 Claustula fischeri KM Curtis 1926 40 Auricularia cornea 41 Phellinus lamensis 42 Inonotus tamaricis 43 Laetiporus sulphureus 44 Bjerkandera adusta 45 Lentinus sajo-caju Phụ lục Mộc nhĩ lông mịn giòn Nấm mũ khía Nấm xốp nôn đỏ Mộc nhĩ sừng Nấm vàng lƣu huỳnh, nấm mƣa Nấm phễu có vòng 46 Microporus flabelliformis 47 Trametes pubescens 48 Amanita vaginata 49 Clavaria fragilis 50 Paxillus curtisii 51 Lentinellus cochleatus 52 Stereum lobatum Nấm da thùy 53 Agaricus bisporus Nấm mỡ 54 Parasola sp 55 Agaricus bisporus 56 Agaricus xanthodermus 57 Macrolepiota procera Nấm ô lớn 58 Leucocoprinus birnbaumii Nấm ô vàng 59 Lycoperdon pyriforme Nấm trứng hình trái lê 60 Panellus mitis 61 Filoboletus manipularis Nấm lỗ keo phát quang 62 Hypsizigus marmoreus Nấm ngọc châm 63 Clitocybe maxima Nấm cốc lớn, nấm chân dài 64 Termitomyces clypeatus Nấm mối gan gà 65 Tricholoma flavovirens, gần Wellfleet, Nấm phiến chẽ không cuống Nấm mỡ chịu nhiệt Massachusetts, Hoa Kỳ 66 Catathelasma imperiale 67 Schizophyllum commune 68 Hygrophorus eburneus 69 Phanerochaete velutina 70 Hymenochaete cruenta 71 Ischnoderma resinosum 72 Fomes officialis Phụ lục Nấm hình móng ngựa 73 Rigidoporus laetus 74 Fistulina hepalica Nấm lƣỡi bò, nấm gan 75 Hypholoma fasciculare Nấm vàng phiến tím xanh 76 Agaricus subrufescens Nấm vàng 77 Pisolithus tinctorius Nấm hạt lựu 78 Guepiniopsis spathularia Nấm thùy keo vàng 79 Auricularia fuscosuccinea Mộc nhĩ hồng 80 Auricularia polytricha Mộc nhĩ lông thô 81 Sparassis crispa Nấm súp lơ 82 Ganoderma australe 83 Trametes versicolor Nấm vân chi 84 Microporus affinis Nấm ống nhỏ hình quạt 85 Tyromyces chioneus 86 Simocybe sumptuosa 87 Psathyrella gracilis 88 Mycenella bryophila 89 Panaeolus papilionaceus 90 Laetiponus sulphureus 91 Stereum hirsutum 92 Amanita verna Nấm độc tán trắng 93 Scleroderma citrinum Nấm trứng vỏ cứng 94 Ganoderma sinense Linh chi tím, tử chi 95 Pynoporus sanguineus Nấm lie da cam mỏng 96 Panus rudis Nấm phễu nông tím trắng 97 Grifola frondosa 98 Phallogaster saccatus 99 Laccaria amethystine 100 Cyphella spp 101 Pleurotus pulmonarius Nấm sò trắng 102 Suillus luteus Nấm thông có vòng Phụ lục Nấm phiến đốm bƣớm Nấm tím xanh 103 Craterellus cornucopioides 104 Panus conchatus 105 Microporus vernicipes 106 Trametes gibbosa 107 Lycoperdon pyriforme 108 Crucibulum leave 109 Collybia acervata 110 E. sinuatum 111 Mycena pura 112 Hydnellum aurantiacum 113 Polyozellus multiplex 114 Irpex lacteus Nấm lỗ dạng rang màu trắng vàng 115 Trametes orientalis Nấm lie xám 116 Polyporus badius 117 Hexagonia hydnoides 118 Hysterangium stoloniferum 119 Albatrellus ovinus 120 Latarius camphoratus 121 Psilocybe cubensis 122 Agaricus campestris 123 Coprinus atramentarius 124 Merulius tremellosus 125 Dictyophora multicolor Nấm lƣới vàng 126 Sphaerobolus stellatus Nấm trứng bắn 127 Polypoeus squamosus 128 Pseudohydnum gelatinosum 129 Lentinula edodes 130 Protubera sabulonensis 131 Conocybe tenera 132 Cladoderris elegans Phụ lục Nấm chim yến Nấm trắng tím hồng Nấm sữa hƣơng Nấm mực Nấm hƣơng 133 Thelephora anthocephala 134 Thelephora terrestris 135 Fomitopsis pinicola 136 Geasstrum saccatum 137 Chlopophyllum molybdites 138 Lentinellus ursinus 139 Phanerochaete velutina 140 Cortinarius aff. Gentilis 141 Coprinus comatus Nấm mực vảy lớn 142 Auricularia mesenterica Mộc nhĩ vảy 143 Gomphus clavatus Albin Schmalfup, 1897 144 False chanterelle, Albin Schmalfup, 1897 Phụ lục [...]... Mục tiêu tổng quát Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Khảo sát sự phân bố loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về sự phân bố loài nấm lớn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Những kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để quản lý đa dạng sinh học và có thể tiếp... ) của ngƣời dân sống quanh năm tại vùng nghiên cứu làm cho số liệu phân bố nấm lớn phỏng vấn có độ đa dạng thành phần loài hơn số liệu phân bố nấm lớn khảo sát Chương 4 – Kết quả và thảo luận 23 4.2 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI NẤM LỚN 4.2.1 Kết quả ứng dụng quản lý đa dạng sinh học nấm lớn bằng MapInfo 10.5 4.2.1.1 Nhập CSDL loài nấm lớn của huyện Trà Ôn vào CSDL phần mềm MapInfo... cứu - Đề tài đƣợc thực hiện tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Thu thập bản đồ ranh giới hành chánh huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ các cơ quan, ban ngành liên quan - Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban ngành liên quan - Khảo sát sự phân bố loài nấm lớn trên địa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong các ô mẫu - Phỏng vấn các hộ dân trong huyện 3.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN... 7 25 5 SC5 6 1 7 STT Sinh cảnh 1 Tổng cộng Quá trình phỏng vấn nấm lớn chỉ thu nhận những thông tin của các loài nấm lớn chƣa đƣợc nghi nhận trong quá trình khảo sát nấm lớn Trong đó số loài nấm lớn khảo sát đƣợc với 27 loài khác nhau và 67 loài khác nhau đối với phỏng vấn Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện số lƣợng loài nấm lớn trên các sinh cảnh tại huyện Trà Ôn Chú thích: Các dạng sinh cảnh: SC1: Nhà ở,... nghiên cứu về nấm lớn cũng ngày càng rộng rãi nên nhu cầu trong quản lý cũng rất cần đƣợc quan tâm đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý ứng dụng GIS Chương 2 – Lược khảo tài liệu 9 2.4 SƠ LƯỢC VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 2.4.1 Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1 Vị trí địa lý Hinh 2.3: Bản đồ địa giới hành chánh huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (Nguồn: www.hto.vinhlong.gov.vn) Huyện Trà Ôn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, bên... nguyên đất Quản lý tài nguyên rừng: Kiểm kê trạng thái rừng hiện tại; Hỗ trợ phát triển chiến lƣợc quản lý; Mô hình hóa hệ sinh thái rừng 2.2 SƠ LƯỢC VỀ NẤM VÀ SINH HỌC NẤM LỚN 2.2.1 Định nghĩa về nấm lớn Theo Chang (2011) có nhiều khái niệm khác nhau về nấm (mushroom) Thông thƣờng thuật ngữ mushroom đƣợc sử dụng chung cho tất cả các loài nấm lớn trong giới nấm (fungi), hay nấm có cuống và mũ, nấm có nạc,... phải nấm độc thu hái từ thiên nhiên, cần rất thận trọng và nhờ các chuyên gia Một số nấm lớn có hƣơng vị thơm ngon, nhƣng số khác rất độc Tuy nhiên chƣa có sách hƣớng dẫn nào giúp phân biệt rõ nấm ăn và nấm độc, và nếu có nghi vấn thì đừng đụng đến 2.3 SƠ LƯỢC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC, NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ GIS VÀ NẤM LỚN 2.3.1 Đa dạng sinh học 2.3.1.1 Khái niệm Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học, ... sở trồng nấm SC5 Nấm lớn phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau trong các ô mẫu ở huyện Trà Ôn vào mùa mƣa và khô Phần lớn nấm lớn xuất hiện vào mùa mƣa Một số loài xuất hiện ở hầu hết các sinh cảnh tự nhiên nhƣ Lentinus tigrinus (nấm phiểu da báo, nấm dai), Laetiporus sulphureus (nấm vàng lƣu huỳnh, nấm mƣa), Lentinus sajo-caju (nấm phểu có vòng)…, một số loài chỉ xuất hiện ở 1 hoặc 2 sinh cảnh... bảo vệ hoặc các vùng đang bảo vệ mà có khả năng bị xâm hại Bảo tồn các loài bị de dọa: GIS đƣợc sử dụng để hiển thị phân tích thông tin về điều kiện sống của loài từ đó tìm nơi sống phù hợp cho các loài; Bảo tồn đa dạng sinh học: GIS giúp các nhà nghiên cứu xác định các loài có khả năng hiện diện trong vùng quản lý hay không Những loài này đƣợc dùng làm chỉ thị cho đa dạng sinh học hoặc cho sự vắng... triển ở cả hai mùa là rất lớn, từ số liệu nấm lớn khảo sát có thể thấy vào giai đoạn này các loài nấm phân bố ở cả hai mùa mƣa và khô là 13 loài chiếm 48% tổng số loài nấm lớn khảo sát, các loài nấm lớn phân bố ở mùa khô là 10 loài chiếm 37% cao hơn số loài phân bố vào mùa mƣa chỉ có 4 loài chiếm 15% Trong giai đoạn khảo sát phần lớn thời gian vẫn còn là mùa khô nhƣng các loài nấm lớn vẫn phát triển đƣợc ... quát Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Khảo sát phân bố loài nấm lớn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. .. bố nấm lớn vấn có độ đa dạng thành phần loài số liệu phân bố nấm lớn khảo sát Chương – Kết thảo luận 23 4.2 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC LOÀI NẤM LỚN 4.2.1 Kết ứng dụng quản lý đa. .. liệu GIS phân bố loài nấm lớn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Những kết nghiên cứu đề tài làm sở để quản lý đa dạng sinh học tiếp tục bổ sung cập nhật thông tin để việc quản lý đa dạng sinh học loài

Ngày đăng: 13/10/2015, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan