phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh cà mau

84 554 0
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN MINH TRƢỜNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NUÔI TÔM TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 5-2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN MINH TRƢỜNG MSSV: 4114476 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NUÔI TÔM TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN VƢƠNG QUỐC DUY 5-2014 LỜI CẢM TẠ  Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu đƣợc rất nhiều kiến thức bổ ích, thiết thực để thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tâm của Thầy Vƣơng Quốc Duy. Thầy đã chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng gửi lời cám ơn các bạn cùng nhóm trong việc thu thập số liệu và trao đổi kinh nghiệm. Sau cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình đã khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bạn Lớp Tài Chính Ngân Hàng 2 khóa 37 trong học tập cũng nhƣ lúc em thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Cuối lời, em xin chúc tất cả các Thầy Cô của Trƣờng Đại Học Cần Thơ và các bạn đƣợc dồi dào sức khoẻ và ngày càng thành công hơn trong công việc của mình. Cần Thơ, ngày 01 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện TRẦN MINH TRƢỜNG i LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 01 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Minh Trƣờng ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Giáo viên hƣớng dẫn: Vƣơng Quốc Duy Học vị: Tiến sĩ Chuyên ngành:……………………………………………………………….. Cơ quan công tác: Đại học Cần Thơ Họ và tên sinh viên: Trần Minh Trƣờng Mã số sinh viên: 4114476 Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tỉnh Cà Mau NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo: ............................................................................................................................ 2. Về hình thức: ............................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................................... ………….. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính đại diện của luận văn: ............................................................................................................................ 5. Nội dung kết quả đạt đƣợc: ............................................................................................................................ 6. Nhận xét khác: ............................................................................................................................ 7. Kết luận: ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày......tháng.......năm 2014 Giáo viên hƣớng dẫn Vƣơng Quốc Duy iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... Cần Thơ, ngày......tháng.......năm 2014 Giáo viên phản biện iv MỤC LỤC Trang Chƣơng 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3.1 Không gian ..................................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian ........................................................................................................ 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4 Lƣợc khảo tài liệu ............................................................................................. 3 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 5 2.1 Tổng quan về bảo hiểm nông nghiệp ................................................................ 5 2.1.1 Khái niệm nông hộ ......................................................................................... 5 2.1.2 Khái niệm mô hình nuôi tôm công nghiệp .................................................... 5 2.1.3 Khái quát về bảo hiểm ................................................................................... 5 2.1.4 Khái quát về bảo hiểm nông nghiệp .............................................................. 9 2.2 Giới thiệu về chƣơng trình thí điểm bảo hiểm trên đối tƣợng là tôm giai đoạn 2011-2013 ............................................................................................................. 10 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 17 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu....................................................................... 17 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................... 18 Chƣơng 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................... 24 3.1 Tổng quan về địa bàn tỉnh Cà Mau ................................................................. 24 3.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 24 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 27 v 3.2 Tổng quan về tình hình thủy sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013 ............. 29 3.2.1 Sản lƣợng khai thác thủy sản ....................................................................... 30 3.2.2 Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản ..................................................................... 31 3.2.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản....................................................................... 33 3.3 Tổng kết tình hình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013 .................................................................................................... 34 3.3.1 Bộ máy chỉ đạo ............................................................................................ 34 3.3.2 Triển khai thực hiện ..................................................................................... 35 3.3.3 Kết quả thực hiện ......................................................................................... 35 Chƣơng 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH CÀ MAU ..................................................................................................................... 37 4.1 Thông tin của chủ hộ ...................................................................................... 37 4.2 Một số số liệu thu thập về chƣơng trình bảo hiểm ......................................... 41 4.2.1 Lý do không tham gia bảo hiểm .................................................................. 42 4.2.2 Nguồn thông tin về bảo hiểm....................................................................... 43 4.2.3 Thời hạn bảo hiểm ....................................................................................... 43 4.2.4 Đề nghị giải quyết bồi thƣờng ..................................................................... 44 4.2.5 Giải quyết bồi thƣờng .................................................................................. 45 4.2.6 Ý kiến về chính sách .................................................................................... 46 4.3 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm của nông hộ tỉnh Cà Mau ...................................................................... 47 Chƣơng 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG HỘ .................................................. 52 5.1 Khó khăn ......................................................................................................... 52 5.2 Hƣớng giải quyết ............................................................................................ 52 Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 54 6.1 Kết luận ........................................................................................................... 54 vi 6.2 Kiến nghị......................................................................................................... 55 6.2.1 Về phía nhà nƣớc ......................................................................................... 55 6.2.2 Về phía công ty bảo hiểm ............................................................................ 56 6.2.3 Về phía chính quyền địa phƣơng ................................................................. 57 6.2.4 Về phía hội Đoàn thể ................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 58 Phụ lục 1 BẢNG SẢN LƢỢNG ........................................................................... 59 Phụ lục 2 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH .............................................................. 60 Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ......................................................... 64 vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm cho tôm chân trắng ..... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm cho tôm sú ........... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: Sửa đổi tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng ...... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Số liệu mẫu ........................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Mô tả các biến đƣa vào mô hình .......... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1: Sản lƣợng khai thác thủy sản giai đoạn 2011-2013 ............................. 30 Bảng 3.2: Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng phân theo loại nƣớc nuôi 2011-2013 .. 31 Bảng 3.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2012-2013 ... Error! Bookmark not defined.3 Bảng 4.1: Thông tin về tuổi, kinh nghiệm, diện tích và số lao động ............. Error! Bookmark not defined.7 Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ ............ Error! Bookmark not defined.9 Bảng 4.3: Khả năng thành công của nông hộ ....................................................... 40 Bảng 4.4: Lý do không tham gia bảo hiểm của nông hộ ...................................... 42 Bảng 4.5: Nguồn thông tin về bảo hiểm ............................................................... 43 Bảng 4.6: Ý kiến của nông hộ về thời hạn bảo hiểm ........... Error! Bookmark not defined.4 Bảng 4.7: Vấn đề đề nghị bồi thƣờng ................................................................... 45 Bảng 4.8: Vấn đề giải quyết bồi thƣờng ............. Error! Bookmark not defined.5 Bảng 4.9: Ý kiến của nông hộ về chính sách bảo hiểm ....... Error! Bookmark not defined.6 Bảng 4.10: Kết quả hồi qui ................................. Error! Bookmark not defined.8 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng của tỉnh giai đoạn 2011-2013...........29 Hình 4.1 Tỉ lệ ngƣời tham gia và không tham gia bảo hiểm .................................... 41 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH: Bảo hiểm BHNN: Bảo Hiểm Nông Nghiệp CTBH: Công ty Bảo Hiểm DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm TĐBH: Thí điểm bảo hiểm x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thủy sản là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 6,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2012. Tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị hàng đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD và chiếm gần 46% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Về mặt cơ cấu, xuất khẩu tôm sú chiếm 42,28% tổng giá trị, tôm chân trắng chiếm 50,71%, còn lại các mặt hàng tôm khác. Đặc biệt là sự tăng vƣợt trội của tôm chân trắng với gần 1,6 tỷ USD, tăng 113% so với năm 2012. Đóng góp không nhỏ vào ngành thủy sản nƣớc nhà, Cà Mau đang tiếp tục giữ vững phong độ là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nƣớc, với 295.789 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến là 288.881 ha, công nghiệp gần 6.607 ha, diện tích còn lại nuôi tôm bán thâm canh. Nhờ có điều kiện khí hậu thuận lợi với mạng lƣới sông ngòi dày đặc, diện tích nuôi trồng ngày càng đƣợc đầu tƣ mở rộng. Sau khi trừ chi phí thứ ăn, tôm giống, thuốc trị bệnh… mỗi hộ có thể lời từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Lợi nhuận kinh tế cao làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất-tinh thần cho đại bộ phận nông dân. Tuy vậy bên cạnh những thành quả đã đạt đƣợc, nông dân cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trắng tay sau mỗi vụ tôm. Đứng về góc độ chất lƣợng môi trƣờng, tình hình dịch bệnh bùng phát cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nhiều hộ nông dân điêu đứng trƣớc tình trạng tôm chậm lớn, biếng ăn hay chết hàng loạt. Về phía bản thân ngƣời nông dân, việc lựa chọn tôm giống có đạt tiêu chuẩn chất lƣợng hay không cũng quyết định không nhỏ đến thành bại của mỗi vụ tôm; cộng với thiếu kiến thức về kỹ thuật và kỹ năng nuôi tôm đã làm giảm đi hiệu quả trong công tác nuôi. Một vấn đề cũng làm nhiều hộ nông dân lắc đầu ngán ngẫm là việc đƣợc mùa thì mất giá. Sản xuất, nuôi trồng thủy sản mặc dù mang lại giá trị kinh tế cao nhƣng cũng phải đƣơng đầu với nhiều rủi ro, thách thức. Để hỗ trợ một phần gánh nặng cho ngƣời nông dân khi có thiệt hại xảy ra, theo quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2011 của Thủ tƣớng 1 Chính phủ về việc triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với nhiều đối tƣợng bảo hiểm khác nhau tại tại 20 tỉnh trong cả nƣớc, tỉnh Cà Mau đƣợc chọn để thực hiện thí điểm bảo hiểm đối với thủy sản. Nhằm nắm đƣợc bƣớc đầu của tình hình thực hiện bảo hiểm trong ngƣời dân, đặc biệt đối với những hộ nuôi tôm, xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cũng nhƣ hƣớng giải quyết các vấn đề có liên quan, tôi xin lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau” để thực hiện bài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm của nông hộ tại tỉnh Cà Mau trong giai đoạn thí điểm 2011-2013. Đồng thời, đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ trong giai đoạn thực hiện tiếp theo. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011-2013. - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm của nông hộ tại tỉnh Cà Mau trong giai đoạn thí điểm 2011-2013 - Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ tại địa bàn tỉnh trong giai đoạn thực hiện tiếp theo. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài đƣợc thực hiện trên phạm vi các huyện Cái Nƣớc, Đầm Dơi và Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau. 1.3.2 Thời gian - Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 03/03/2014 đến ngày 11/03/2014. - Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 01 tháng 05 năm 2014 . 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau trong giai đoạn thí điểm. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Quốc Nghi (2012) thực hiện đề tài “ Nhu cầu tham gia bảo hiểm cho tôm của nông hộ tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ” nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm. Nguồn số liệu chính là từ mẫu phỏng vấn trực tiếp 133 hộ nuôi ở huyện Đông Hải, Bạc Liêu bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với các quan sát đƣợc phân thành hộ công nghiệp – bán công nghiệp và quảng canh cải tiến tại các xã Điền Hải, Long Điền và Long Điền Đông. Theo đề tài, tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm tra xem yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm của hộ nông dân. Kết quả cho thấy các biến có ý nghĩa gồm: trình độ học vấn, diện tích nuôi trồng, tập huấn kỹ thuật, chi phí và tổng rủi ro. Các biến này có tác động cùng chiều với quyết định tham gia bảo hiểm. Qua kết quả phân tích, tác giả có những kết luận sau: Trình độ học vấn và chi phí càng cao, và diện tích nuôi trồng càng lớn thì nhu cầu tham gia bảo hiểm càng lớn. Khi hộ nông dân càng gặp nhiều rủi ro thì càng cần đến bảo hiểm. Đồng thời, nếu đƣợc tham gia càng nhiều lớp tập huấn thì nông hộ càng có nhận thức bảo hiểm đúng đắn hơn, ý thức tham gia bảo hiểm hơn. Thông tin bảo hiểm tới nông hộ chủ yếu là ngƣời quen, ngƣời thân. Phần lớn nông hộ ( 70% ) không đƣợc đào tạo kỹ thuật nuôi trồng bài bản mà chỉ đƣợc biết thông qua kinh nghiệm truyền tai. Có 65% nông hộ nhận biết đƣợc rủi ro sản xuất nhƣng họ không sẵn sàng tham gia bảo hiểm. Tác giả cũng sử dụng một số kết luận của những nghiên cứu trƣớc: M. Njavro et al (2007) and Gudbrand Lien et al (2003) chỉ ra cách tốt nhất để phòng tránh rủi ro là tham gia bảo hiểm nông nghiệp, số lƣợng bảo hiểm tham gia. Makki et al (2001) chứng minh đƣợc rằng diện tích nuôi trồng càng lớn thì nông dân càng gặp nhiều rủi ro và đòi hỏi nhu cầu bảo hiểm nhiều hơn. Kết quả phân tích đề tài này đƣợc sử dụng nhƣ là một nền tảng khoa học cho việc triển khai dự án nhằm cải thiện hiệu quả của chƣơng trình bảo hiểm nông nghiệp trên tôm sú nói riêng và nông nghiệp nói chung. Tạ Thị Mai Trang (2012) thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế với đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để nhằm xác định xem nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm của ngƣời dân từ đó đƣa ra giải 3 pháp để làm gia tăng khả năng tham gia của ngƣời dân. Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp, ngẫu nhiên 237 khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tác giả sử dụng mô hình Probit để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng và kết quả cho thấy có 12 trong tổng số 15 biến đƣợc đƣa vào mô hình là có ý nghĩa. Bao gồm: tuổi, lao động chính, thu nhập gia đình, biết bảo hiểm thông qua ngƣời quen, đại học, đầu tƣ đất đai, trung học phổ thông có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc; các biến tuổi bình phƣơng, số trẻ, nhóm nghề tài chính, nhóm nghề y tế, nhóm nghề thông thƣờng có quan hệ ngƣợc chiều với biến phụ thuộc. Đề tài cũng đã đƣa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả khai thác nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ và tăng mệnh giá hợp đồng bảo hiểm của khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP 2.1.1 Khái niệm nông hộ - Nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông nghiệp và nông thôn, đã tồn tại từ lâu ở các nƣớc nông nghiệp. Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật…). Trong quá trình tái sản xuất, nông hộ có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác tất cả các khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần tăng trƣởng kinh tế quốc dân. - Kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp tự túc. Đặc trƣng của nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một các tự chủ vì lợi ích của bản thân và gia đình ( Lâm Quang Huyên, 2004). 2.1.2 Khái niệm mô hình nuôi tôm công nghiệp - Nuôi thâm canh ( mô hình nuôi tôm công nghiệp): Là loại hình cần đầu tƣ lớn, trình độ kỹ thuật của ngƣ dân cao, nhiều kinh nghiệm thực tế. Là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp là chủ yếu (hệ thống ao, thủy lợi, giao thông, điện, nƣớc, trang thiết bị,...) đƣợc đầu tƣ đầy đủ, có thể chủ động với các yếu tố môi trƣờng nƣớc ao nuôi. Quy mô ao nuôi thƣờng từ 0,51 ha, tốt nhất là 1 ha/ao. Mật độ thả giống vào khoảng 25-40 con/m2 và năng suất đạt từ 3-5 tấn/ha/vụ trở lên (Lê Khánh Linh, 2013). 2.1.3 Khái quát về bảo hiểm + Định nghĩa Theo các nhà kinh tế bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro, và thêm nữa, phải bao gồm sự kết hợp số đông các đơn vị đối tƣợng riêng lẻ và độc lập, chịu cùng một rủi ro nhƣ nhau thành một nhóm tƣơng tác. Tuy nhiên, bảo hiểm, do đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn của con ngƣời vốn dĩ rất phong phú và biến động nên cũng rất đa dạng. Rất khó tìm kiếm một 5 định nghĩa về bảo hiểm tổng quát cho nhiều góc nhìn khác nhau, tƣơng ứng với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. Dƣới góc độ tài chính: “Bảo hiểm là quá trình lập quỹ dự phòng bằng tiền nhằm phân phối lại những chi phí, mất mát không mong đợi”. Dƣới góc độ pháp lý: “Bảo hiểm là sự cam kết bồi thƣờng hoặc chi trả về mặt kinh tế, trong đó ngƣời tham gia bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã quy định. Ngƣợc lại, ngƣời bảo hiểm có trách nhiệm bồi thƣờng hoặc chi trả tiền bảo hiểm cho đối tƣợng bảo hiểm gặp rủi ro, sự cố bảo hiểm”( La Thùy Diễm, 2012). Theo Nguyễn Tiến Hùng (2007, trang 24) có các định nghĩa: Định nghĩa 1: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”. Định nghĩa 2: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là ngƣời đƣợc bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho ngƣời thứ ba trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận đƣợc một khoản đền bù các tổn thất đƣợc trả bởi một bên khác: đó là ngƣời bảo hiểm. Ngƣời bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo phƣơng pháp thống kê”. Định nghĩa 3: “Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phƣơng sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lƣợng đầy đủ các đơn vị đối tƣợng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính đƣợc”. Các định nghĩa trên đây thƣờng thiên về một góc độ nhất định, hoặc thiên quá về kinh tế, hoặc thiên quá về xã hội hay kỹ thuật mà không thể nêu lên định nghĩa một cách đầy đủ theo nhƣ các nhận định của các nhà kinh tế bảo hiểm. Để xét một cách toàn diện, “Bảo hiểm là một hoạt động đƣợc tổ chức hợp lý bởi những ngƣời có cùng chung rủi ro có thể xảy ra hoặc các sự kiện bảo hiểm, các khoản đóng góp về tài chính của họ cho phép bồi thƣờng hoặc chi trả theo quy luật thống kê những thiệt hại mà một số ngƣời trong tập hợp hoặc ngƣời thứ ba phải gánh chịu khi tổn thất hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra” ( Nguyễn Viết Vƣơng, 2006). + Bản chất của bảo hiểm Nguyễn Viết Vƣơng (2006, trang 13) cho rằng: “Khi xem xét bảo hiểm một cách toàn diện thì có thể chỉ ra bản chất của bảo hiểm là quá trình phân phối 6 lại tổng sản phẩm trong nƣớc giữa những ngƣời tham gia bảo hiểm, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi rủi ro, sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến ngƣời tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn. Tính bồi hoàn thể hiện ở chỗ bảo hiểm chỉ bồi thƣờng cho những ai tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm. Nếu rủi ro hay tổn thất không xảy ra thì số tiền bảo hiểm sẽ không đƣợc phân phối lại từ quỹ bảo hiểm, đây là tính không bồi hoàn”. Cơ chế hoạt động của bảo hiểm là “số đông bù số ít” trên cơ sở tập hợp nhiều ngƣời có nhu cầu phòng ngừa rủi ro đóng góp thành một quỹ tiền tệ để từ đó có thể sử dụng và phân phối quỹ nhằm gánh vác một phần tổn thất cho những ngƣời không may gặp phải rủi ro. Khi xảy ra tổn thất, việc chi trả bảo hiểm cho một hoặc một số ngƣời lấy từ quỹ bảo hiểm đồng nghĩa với việc những ngƣời không bị tổn thất còn lại cũng phải san sẻ một phần tổn thất với những ngƣời kia. Nhƣ vậy, thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không phải là mối quan hệ song phƣơng giữa ngƣời tham gia bảo hiểm và ngƣời cấp bảo hiểm, mà là mối quan hệ đa phƣơng giữa những ngƣời tham gia bảo hiểm đóng góp phí bảo hiểm vào một tổ chức bảo hiểm nhất định. Tóm lại, thực chất của bảo hiểm là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung với mục đích cốt yếu là bù đắp những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn cho bên đƣợc bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội đƣợc diễn ra bình thƣờng, liên tục. + Nguyên tắc hoạt động Có hai quá trình hình thành và gắn liền xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của các tổ chức bảo hiểm. Đó là tạo lập và phân phối quỹ bảo hiểm. Đầu tiên, việc tạo lập quỹ đƣợc hình thành từ việc đóng góp phí bảo hiểm của các đơn vị tham gia bảo hiểm. Trong đó, phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phƣơng thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quỹ này do doanh nghiệp bảo hiểm nắm giữa và có quyền quyết định. Quy mô quỹ càng lớn khi số lƣợng ngƣời tham gia bảo hiểm càng lớn. Thứ hai, quỹ bảo hiểm đƣợc ƣu tiên sử dụng cho việc bù đắp các thiệt hại, tổn thất đã xảy ra cho ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xuất hiện sự kiện bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy 7 định, là căn cứ để xác định quyết định bồi thƣờng. Ngoài ra, quỹ bảo hiểm còn đƣợc sử dụng để trang trải chi phí trong quá trình hoạt động của Ngƣời bảo hiểm, tham gia vào các mối quan hệ phân phối mang tính pháp định nhƣ thuế, phí… đồng thời tạo lãi cho Ngƣời bảo hiểm kinh doanh. Hoạt động bảo hiểm tạo ra một sự hoán chuyển rủi ro từ những ngƣời đƣợc bảo hiểm qua ngƣời bảo hiểm trên cơ sở một văn bản pháp lý, đó là Hợp đồng bảo hiểm. Đầu tiên, ngƣời tham gia bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm trƣớc, gọi là “Nguyên tắc ứng trƣớc”. Từ nguyên tắc này, hai khía cạnh trái chiều đặt ra ở đây là liệu Ngƣời bảo hiểm có thực hiện đúng nghĩa vụ bồi thƣờng theo đúng cam kết đã thỏa thuận trong Hợp đồng bảo hiểm khi mà phí bảo hiểm đã nằm trong tay mình? Và liệu có sự trục lợi từ những giao kèo đã đƣợc cân đong đo đếm trong điều khoản bảo hiểm? Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa hai bên phải dựa trên sự tin tƣởng lẫn nhau, thể hiện trên nguyên tắc ngầm: “trung thực tối đa”, mặc dù không đƣợc thể hiện trên hợp đồng bảo hiểm. + Sự cần thiết của bảo hiểm Trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, các chủ thể tham gia luôn phải đối mặt với các rủi ro, có thể từ nguồn gốc tự nhiên nhƣ thiên tai, dịch bệnh… hay nguồn gốc kinh tế xã hội nhƣ giá cả, cung-cầu, sự kiện cháy nổ, trộm cắp, đình công…, nhƣng tổng hợp lại thì chúng đều gây hại cho con ngƣời. Tổn thất phát sinh làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của cá nhân, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, hoạt động sản xuất không thu đƣợc kết quả nhƣ đã định trƣớc, làm giảm thu nhập. Đây chính là tiền đề khách quan cho sự ra đời của bảo hiểm. + Vai trò của bảo hiểm Bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của con ngƣời, nhƣng nhìn chung, tác dụng của bảo hiểm đƣợc xem xét trên các khía cạnh cơ bản sau: - Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm và cũng xuất phát chính từ nhu cầu này mà bảo hiểm đã ra đời. Nói đến bảo hiểm là nói đến khả năng bồi thƣờng khi có tổn thất xảy ra. Và vai trò của các CTBH là cung cấp các loại dịch vụ đặc biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính nhƣ trƣớc khi xảy ra rủi ro, hoặc bồi thƣờng một phần cho ngƣời thụ hƣởng nhƣ trong hợp đồng bảo hiểm. - Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào lĩnh vực khác. Việc trích lập các quỹ dự phòng để xử lí rủi ro làm ứ 8 đọng vốn cho các chủ thể kinh doanh. Thay vì phải duy trì một lƣợng tiền nhất định tại quỹ thì có thể sử dụng nó cho quá trình sản xuất, kinh doanh sinh lời. Chính vì lẽ đó, bảo hiểm sẽ gián tiếp góp vốn cho các chủ thể kinh tế mà vẫn có quỹ dự phòng xử lí rủi ro. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có nhả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tƣ. - Tăng thu ngân sách nhà nước. Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nƣớc. Bên cạnh đó, bảo hiểm đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc tốt khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp nhà nƣớc giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp những tổn thất. Ngoài ra, một thị trƣờng bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nƣớc, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nƣớc. - Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống. Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng đƣợc nâng cao thì ngƣời ta càng mở rộng qui mô hoạt động kéo theo giá trị các khoản đầu tƣ ngày càng lớn. Đi song song đó là sự gia tăng về rủi ro và tổn thất cũng tăng theo. Chính vì vậy, bảo hiểm góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống cho con ngƣời. 2.1.4 Khái quát về bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thuộc mảng bảo hiểm thƣơng mại có đối tƣợng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn, bao gồm các rủi ro gắn liền với cây trồng, vật nuôi, vật tƣ, hàng hóa, nguyên vật liệu, nhà xƣởng. Bảo hiểm nông nghiệp mang tính xã hội rất cao. Phần lớn các doanh nghiệp chấp nhận cấp bảo hiểm nông nghiệp đều có sự hỗ trợ đằng sau của nhà nƣớc. Với thị trƣờng nông sản nƣớc ta hiện nay còn nhiều bấp bênh, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ thua lỗ cao thì không có một doanh nghiệp bảo hiểm nào mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp. Nếu có triển khai bảo hiểm nông nghiệp thì thực hiện một cách dè chừng nhƣ là chọn đối tƣợng bảo hiểm ít rủi ro hơn, hay giới hạn lại về số lƣợng, qui mô của từng hợp đồng bảo hiểm. Thêm vào đó, đối tƣợng bảo hiểm cũng rất phong phú, đa dạng, phân bố trên diện rộng nên khó quản lí, kiểm tra. Do đó, yếu tố cung trên thị trƣờng còn nhiều hạn chế. Mặc khác, 9 nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp nên nhu cầu về bảo hiểm nông nghiệp là rất lớn. Nhu cầu của nông dân thì có, nhƣng về khía cạnh tài chính thì lại là một vấn đề. Thiết nghĩ, phí bảo hiểm là rất thấp so với số tiền sẽ đƣợc bồi thƣờng nhƣng vì qui mô sản xuất nhỏ lẻ nên việc tham gia bảo hiểm luôn đƣợc nông dân cân nhắc, tính toán kĩ càng. Các loại rủi ro thƣờng gặp trong nông nghiệp: - Thời tiết: không đƣợc dự đoán, hoặc không thể dự đoán nên không chủ động phòng tránh kịp thời. - Sản xuất nông nghiệp: sâu bệnh, dịch bệnh ở cây trồng và vật nuôi, và ảnh hƣởng của dây chuyền chế biến trong sản xuất nông nghiệp. - Kinh tế: Biến động của giá nông sản và giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. - Tài chính và hoạt động thƣơng mại: thiếu hụt vốn; sự tác động của các lĩnh vực sản xuất khác tới sản xuất. Ví dụ nhƣ khó khăn cho việc sản xuất tôm giống làm tôm kém chất lƣợng dẫn đến chất lƣợng vụ nuôi giảm đi rất nhiều. - Thể chế: Nông dân không nắm bắt kịp thời những chủ trƣơng, chính sách phát triển nông nghiệp của nhà nƣớc. 2.2 GIỚI THIỆU VỀ CHƢƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM TRÊN ĐỐI TƢỢNG LÀ TÔM GIAI ĐOẠN 2011-2013 Theo quyết định số 315/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 03 năm 2011 của Thủ tƣớng chính phủ chỉ rõ mục đích việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 là nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Các thuật ngữ sử dụng: - Chủ hợp đồng bảo hiểm: Là ngƣời đƣợc bảo hiểm và/hoặc đại diện do ngƣời đƣợc bảo hiểm ủy quyền, đƣợc sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã. Đại diện cho ngƣời đƣợc bảo hiểm có thể là cán bộ chính quyền xã, ngƣời đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong xã. - Người được bảo hiểm: Là hộ nông dân hoặc tổ chức nuôi thƣơng phẩm tôm sú, tôm chân trắng. 10 - Doanh nghiệp bảo hiểm: Là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc phép triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. - Đối tượng được bảo hiểm: Là tôm sú, tôm chân trắng (tôm) đƣợc nuôi trồng thƣơng phẩm tại các cơ sở nuôi trồng. - Mức hỗ trợ của Nhà nƣớc và đối tƣợng đƣợc hỗ trợ nhƣ sau: a) Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. b) Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên, mức hỗ trợ đã đƣợc thay đổi thành 90% theo Quyết định 358/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2013 c) Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. d) Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp - Điều kiện đƣợc hỗ trợ Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp đƣợc hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Có đối tƣợng đƣợc bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau. b) Có quyền lợi đƣợc bảo hiểm. c) Tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và đóng phí bảo hiểm thuộc phần trách nhiệm của mình. d) Thực hiện sản xuất, canh tác, nuôi trồng, phòng dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bên cạnh đó, quyết định còn phân loại Nguồn kinh phí ra ba nhánh nhƣ sau: Nguồn kinh phí từ Ngân sách trung ƣơng hỗ trợ 100% cho các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ƣơng; Nguồn kinh phí từ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ƣơng dƣới 50%, ngân sách địa phƣơng đảm bảo 50% còn lại; Ngân sách địa phƣơng tự đảm bảo đối với các địa phƣơng còn lại. 11 - Mỗi tỉnh, thành phố có thể triển khai thí điểm toàn bộ địa bàn hoặc trên một số huyện, xã tiêu biểu, theo nguyên tắc lựa chọn sau: a) Các địa phƣơng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, mang tính đại diện trên địa bàn tỉnh, thành phố. b) Đảm bảo cân đối giữa các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm giai đoạn thực hiện thí điểm. c) Đảm bảo nguyên tắc số đông bù số ít. d) Phù hợp với chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nƣớc. Nguyên tắc triển khai thí điểm: Thông tƣ số 121/2011/TT-BTC, ngày 17 tháng 8 năm 2011, hƣớng dẫn một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 có quy định Doanh nghiệp bảo hiểm, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận (Điều 13). Theo quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 ban hành nguyên tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp nhƣ sau: Quy định phạm vi bảo hiểm - Ngƣời đƣợc bảo hiểm sẽ đƣợc bồi thƣờng theo tỷ lệ bồi thƣờng quy định tại khoản 4 Điều 9 của Quy tắc này đối với các tổn thất do các nguyên nhân trực tiếp sau: Tôm sú bị mắc bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử gan tụy; tôm chân trắng bị mắc bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy. Các dịch bệnh tôm trên đƣợc xác nhận và công bố bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. + Quyết định ngày 24 tháng 8 năm 2012, số 2114/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC bao gồm:  Thay thế thuật ngữ “tôm chân trắng” bằng thuật ngữ “tôm thẻ chân trắng”.  Tôm sú: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV); hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Tôm thẻ chân trắng: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), bệnh hoại tử cơ hay bệnh đục cơ 12 do vi rút (IMNV); hội chứng Taura, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).  Tôm chết hàng loạt và/hoặc mất trắng do thiên tai đƣợc công bố thiên tai bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. Quy định về thời hạn bảo hiểm 1. Đối với tôm chân trắng, thời hạn bảo hiểm có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00 ngày nuôi thứ 80 và đƣợc ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. 2. Đối với tôm sú, thời hạn bảo hiểm có hiệu lực kể từ 00h00 ngày nuôi thứ nhất (ngày thả con giống) đến 24h00 ngày nuôi thứ 120 và đƣợc ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. - Số tiền bảo hiểm được xác định theo công thức sau: STBH = (DT x MĐ x HS x GT) + CG (2.1) Trong đó: STBH: Số tiền bảo hiểm (đồng) DT: Diện tích nuôi trồng (m2) MĐ: Mật độ nuôi trồng (con/m2) HS: Khối lƣợng thức ăn trung bình của tôm. Trong đó tôm sú là 0,03 kg/con, tôm chân trắng là 0,02 kg/con GT: Giá thức ăn trung bình (đồng/kg). CG: Giá mua con giống (đồng). - Thời hạn giải quyết bồi thường Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền bồi thƣờng trong vòng 30 (ba mƣơi) ngày (không tính ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật) kể từ ngày nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ bồi thƣờng hợp lệ. 13 - Thanh toán bồi thường Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho ngƣời đƣợc bảo hiểm số tiền bồi thƣờng đƣợc tính theo công thức sau: Số tiền bồi thƣờng = (Tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm) x (100% - Mức khấu trừ) (2.2) Mức khấu trừ là 30%, do ngƣời dân tự gánh chịu thiệt hại Bảng 2.1: Tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm cho tôm chân trắng Tỷ lệ thiệt hại Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm Dịch bệnh Ngày đƣợc bảo hiểm Ngày nuôi Dịch bệnh Thiên tai % Ngày Thiên tai % 1 - 10 0 15 50 - 54 55 55 11 - 19 17 17 55 - 59 64 64 20 - 29 21 21 60 - 64 54 73 30 - 34 26 26 65 - 69 44 82 35 - 39 32 32 70 - 74 28 91 40 - 44 39 39 75 - 80 16 100 45 - 49 46 46 Nguồn: Quyết định 3035 của BTC, năm 2011 14 Bảng 2.2: Tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm cho tôm sú Tỷ lệ thiệt hại Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm Dịch bệnh Ngày đƣợc bảo hiểm Ngày nuôi Dịch bệnh Thiên tai % Ngày Thiên tai % 1 - 10 0 14 70 - 74 33 39 11 - 19 15 15 75 - 79 28 44 20 - 29 16 16 80 - 84 23 49 30 - 34 17 17 85 - 89 17 54 35 - 39 18 18 90 - 94 15 60 40 - 44 20 20 95 - 99 13 66 45 - 49 22 22 100 - 104 10 73 50 - 54 24 24 105 - 109 7 79 55 - 59 27 27 110 - 114 6 86 60 - 64 31 31 115 - 119 3 93 65 - 69 35 35 120 2 100 Nguồn: Quyết định 3035 của BTC, năm 2011 15 Theo quyết định số 1042 /QĐ-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2013 có những thay đổi về tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng nhƣ sau: Bảng 2.3: Sửa đổi tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm cho tôm thẻ chân trắng Tỷ lệ thiệt hại Ngày nuôi Tỷ lệ thiệt hại đƣợc bảo hiểm Dịch bệnh Ngày Ngày nuôi đƣợc bảo hiểm Dịch bệnh Thiên tai % Ngày Thiên tai % 1 – 10 0 10 47 – 49 38 38 11 – 13 17 17 50 – 52 25 44 14 – 16 18 18 53 – 55 20 50 17 – 19 19 19 56 – 58 15 56 20 – 22 21 21 59 – 61 0 62 23 – 25 22 22 62 – 64 0 68 26 – 28 24 24 65 – 67 0 74 29 – 31 25 25 68 – 70 0 80 32 – 34 26 26 71 – 73 0 86 35 – 37 29 29 74 – 76 0 92 38 – 40 32 32 77 – 79 0 98 41 – 43 34 34 80 0 100 44 – 46 36 36 Nguồn: Quyết định số 1024 của BTC, năm 2013 - Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm đƣợc tính bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm và đƣợc thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm. Đối với từng loại hình nuôi khác nhau sẽ có từng mức phí bảo hiểm cụ thể. Tỷ lệ phí bảo hiểm đối với Thâm canh, Bán thâm canh, và Quảng canh cải tiến lần lƣợt là 7.42%, 8.02%, 9.72%. 16  Thay đổi tỷ lệ phí bảo hiểm ở quyết định số 1024/QĐ-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2013 áp dụng cho tất cả hình thức nuôi tôm Thâm canh, Bán thâm canh, và Quảng canh cải tiến là 9,72 %.  Quyết định số 1725/QĐ-BTC ngày 23 tháng 07 năm 2013, tỷ lệ phí BH lại nâng lên thành 13.73% đối với tất cả các loại hình nuôi. 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập và tổng hợp từ niên giám thống kê Tỉnh Cà Mau, các bài nghiên cứu trên các báo cáo, tạp chí Tài Chính, mạng Internet, tài liệu chuyên ngành. - Số liệu sơ cấp: đƣợc thu thập dựa trên bảng câu hỏi và tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh. + Phương pháp xác định số mẫu cần thiết Cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức: n  p(1  p)(Z  / 2 / E ) 2 (2.3) Trong đó:  p(1-p): độ biến động dữ liệu. + p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng nhƣ mục tiêu chọn mẫu (0  p  1). + (1-p): tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu trái ngƣợc với mục tiêu chọn mẫu. + Phƣơng pháp tìm p và (1-p): Chọn phƣơng án cẩn trọng nhất là làm cho quy mô mẫu trở nên lớn nhất để sai số do chọn mẫu trở nên nhỏ nhất. Vì công thức tính quy mô mẫu phụ thuộc vào tích số p(1-p) nên p(1-p) max khi đạo hàm của chúng bằng 0. Khi đó ta có 1-2p=0 => p=0,5.  Z: giá trị tra bảng ứng với độ tin cậy. Bài nghiên cứu sử dụng độ tin cậy 95% (   5% ). Z / 2  1,96 .  E: Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10%. Ta tính đƣợc cỡ mẫu là n = 96 quan sát. 17 Do hạn chế về mặt thời gian và chi phí tài chính nên tác giả chỉ thu thập thông tin của 180 quan sát làm đại diện cho tổng thể để thực hiện ƣớc lƣợng kết quả nghiên cứu. + Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: tỉnh Cà Mau đƣợc chọn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên con tôm tại các huyện Cái Nƣớc, Đầm Dơi và Thành phố Cà Mau. + Phương pháp chọn đối tượng phỏng vấn: Chính sách bảo hiểm của tỉnh Cà Mau chủ yếu cho đối tƣợng là tôm Công nghiệp nên đề tài chủ yếu phỏng vấn hộ nuôi tôm Công Nghiệp. + Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng thuận tiện ( chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 3 ấp). Để thuận tiện cho việc thu thập và phân tích tác giả thực hiện 60 mẫu phỏng vấn cho từng huyện. Bảng 2.4: Số liệu mẫu Đơn vị Số Mẫu Tỉ lệ Hộ % Tp Cà Mau 60 33,33 Huyện Cái Nƣớc 60 33,33 Huyện Đầm Dơi 60 33,33 180 100 Tổng cộng Nguồn: Điều tra trực tiếp, năm 2013 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Đối với mục tiêu 1: sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả dựa vào số liệu thứ cấp với các tiêu chí nhƣ số trung bình, tỷ trọng để so sánh, phân tích, đánh giá thực trạng nuôi tôm của nông hộ tại tỉnh Cà Mau. Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Y= Y1–Y0 (2.4) 18 Trong đó Y0: chỉ tiêu của năm trƣớc. Y1: chỉ tiêu của năm sau. Y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để so sánh số liệu của năm đang xét với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu để xem xét sự biến động của chúng. + Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Y= y y 1 *100-100% (2.5) 0 Trong đó Y0: chỉ tiêu của năm trƣớc. Y1: chỉ tiêu của năm sau. Y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó, so sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu. + Phƣơng pháp tỷ trọng: Y = y y i *100 (2.6) Trong đó Yi: từng chỉ tiêu trong năm. Y: tổng chỉ tiêu trong năm. Y: thể hiện phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét trong năm. Phƣơng pháp này dùng để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét để thấy đƣợc mối quan hệ, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu, thấy đƣợc tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể. - Đối với mục tiêu 2: sử dụng phƣơng pháp hồi qui đa biến với mô hình probit để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm của hộ nuôi tôm tại Cà Mau. 19 * Mô hình probit Dạng mô hình : Y Trong đó, y * i  y * i 0  j 1  x j ij  ei (2.7) chƣa biết, thƣờng đƣợc gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả đƣợc khai báo nhƣ sau: i yi = y  k 1 nếu yi* > 0 0 trƣờng hợp khác : biến phụ thuộc, đây là biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu nông hộ có tham gia i bảo hiểm, là 0 nếu nông hộ không có tham gia bảo hiểm x ij : là các biến độc lập, đây là các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm.  j : hệ số góc, cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc sẽ thay đổi (tăng hoặc giảm) bao nhiêu đơn vị khi giá trị của biến độc lập tăng 1 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.  0 : hệ số tự do hay hệ số chặn cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc sẽ thay đổi nhƣ thế nào khi biến độc lập nhận giá trị 0. e : sai số. i Đây là yếu tố đại diện cho các biến không đƣợc đƣa vào mô hình (biến không rõ, không có số liệu, ảnh hƣởng quá nhỏ, mô hình tiết kiệm, dùng dạng sai… ). Các biến được đưa vào mô hình và giải thích các biến - Mua bảo hiểm (bh) là biến phụ thuộc, mang giá trị là 1 khi ngƣời nông dân tham gia bảo hiểm tôm, mang giá trị là 0 khi ngƣời nông dân không tham gia bảo hiểm tôm. - Các biến độc lập đƣa vào trong mô hình hồi quy đƣợc trình bày ở bảng sau: 20 Bảng 2.5: Mô tả các biến đƣa vào mô hình Biến Mô Tả Dấu kì vọng Tuổi t Tuổi đƣợc tính từ năm chủ hộ sinh ra đến năm thực hiện phỏng vấn (tuổi). - Giới tính gt Biến giới tính mang giá trị là 1 khi chủ hộ là nam, là 0 khi chủ hộ là nữ. + Kinh nghiệm kn Biến này cho biết số năm kinh nghiệm chủ hộ đã tham gia nuôi tôm (năm). - Diện tích nuôi dt Biến này cho biết diện tích thả nuôi của hộ là bao nhiêu ngàn m2. + Chi phí tính bảo hiểm cp Biến chi phí tính bảo hiểm này bao gồm chi phí tôm giống và chi phí thức ăn (triệu đồng). + Giá bán gb Giá bán cho mỗi kilogram tôm là bao nhiêu ngàn đồng. - th Nếu chủ hộ có đƣợc tập huấn kỹ thuật thì biến này mang giá trị là 1, còn không thì mang giá trị là 0. + hv Biến này cho biết trình độ học vấn của chủ hộ. Biến này có giá trị là 0 nếu chủ hộ không đi học, giá trị từ 1 đến 12 tƣơng ứng từ lớp 1 đến lớp 12, giá trị 13 là trình độ đại học. - vv Nếu chủ hộ có vay vốn thì biến này có giá trị là 1, không vay thì mang giá trị là 0. + kk Biến này cho biết việc kí kết nhƣ thế nào. Nếu thuận lợi thì mang giá trị là 1, khó khăn mang giá trị là 2, rất khó khăn mang giá trị là 3. - Biến số Tập huấn Học vấn Vay vốn Việc kí kết 21 Giải thích dấu kì vọng: Dấu kì vọng là “+” cho biết, nếu biến độc lập thay đổi theo chiều hƣớng tăng thì biến phụ thuộc biến đổi cùng chiều với biến độc lập, theo chiều hƣớng tăng. Còn dấu kì vọng là “-” thì biến phụ thuộc biến đổi ngƣợc chiều với biến độc lập. Nghĩa là khi biến độc lập tăng thì biến phụ thuộc biến đổi theo chiều hƣớng ngƣợc lại với biến độc lập, theo chiều hƣớng giảm. Các biến đƣợc giải thích với các ý nghĩa nhƣ sau: - Tuổi có dấu kì vọng âm. Nghĩa là khi càng lớn tuổi nông hộ càng ít tham gia bảo hiểm. Càng lớn tuổi thì càng có nhiều kinh nghiệm sống, có thể khắc phục và xử lí kịp thời đối với các rủi ro. Do đó sẽ không tham gia bảo hiểm. - Giới tính mang dấu kì vọng dƣơng. Từ xƣa đến nay, nam giới giữ vai trò trụ cột và có vị trí quan trọng nhất trong nhà, đƣợc toàn quyền quyết định trong việc sản xuất, nuôi trồng. Thêm vào đó là khả năng giao thiệp và nắm bắt thông tin nhanh hơn phái nữ. Do đó, chủ hộ là nam thì khả năng tham gia bảo hiểm càng cao. - Kinh nghiệm có dấu kì vọng là âm. Ngƣời đã nuôi tôm với thời gian dài, đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau và đã biết cách xoay sở, đối phó với nhiều rủi ro, biết cách giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất nên sẽ không muốn tham gia bảo hiểm. - Diện tích nuôi có dấu kì vọng âm. Khi diện tích nuôi càng lớn thì đồng nghĩa với việc tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí hơn. Do đó giá trị của vụ nuôi cũng cao hơn. Nếu không may bị thất sẽ ảnh hƣởng rất nhiều cho việc gầy nuôi mới ở vụ sau. Do đó, hộ sẽ muốn tham gia bảo hiểm hơn. - Chi phí tính bảo hiểm mang dấu kì vọng dƣơng, bao gồm chi phí tôm giống và chi phí thức ăn. Đây là khoản mục chi phí chính của mỗi vụ tôm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí. Ngoài ra, khoản mục này cũng là yếu tố xác định thành bại của mỗi vụ tôm. Khi tham gia bảo hiểm, khoản mục chi phí này sẽ là căn cứ xác định bồi thƣờng. Do đó, khi chi phí tính bảo hiểm càng cao thì nông hộ càng muốn tham gia bảo hiểm. - Giá bán mang dấu kì vọng âm. Nghĩa là khi giá bán cao, ngƣời nuôi đã có lời và đủ điều kiện bù đắp những tổn thất có thể xảy ra ở vụ sau. Do đó, họ sẽ không muốn tham gia bảo hiểm. - Tập huấn mang dấu kì vọng dƣơng. Nghĩa là khi tham gia các lớp tập huấn, nông hộ đƣợc giới thiệu các phƣơng pháp, kỹ thuật nuôi trồng một cách 22 bài bản và hiệu quả , đƣợc chia sẻ kinh nghiệm thực tế cũng nhƣ nhận biết đƣợc nhiều rủi ro phát sinh mà khoa học hiện tại không thể nào khắc phục đƣợc. Từ đó, mỗi hộ sẽ có ý thức tham gia bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại từ rủi ro không thể tránh khỏi. - Trình độ học vấn mang giá trị âm. Biến phụ thuộc sẽ biến đổi ngƣợc chiều với biến độc lập này. Nông hộ đƣợc hiểu biến nhiều, có trình độ học vấn càng cao, có khả năng nhận biết và phân tích sự việc chính xác, sẽ biết cách quản lí đƣợc rủi ro, do đó họ sẽ không muốn tham gia bảo hiểm. -Vay vốn mang dấu kì vọng dƣơng. Vay vốn cho thấy khả năng tài chính của hộ nông dân. Ngƣời vay vốn là ngƣời có năng lực tài chính tƣơng đối thấp, phải xoay sở để trả khoản tiền là nợ gốc và lãi vay. Do đó, họ sẽ chú trọng đến sự thành công của vụ nuôi nhiều hơn. Khi thiệt hại xảy ra, họ phải đối mặt với gánh nặng tài chính là rất lớn. Tham gia bảo hiểm sẽ là công cụ giúp nông hộ giảm nhẹ gánh nặng cũng nhƣ gầy dựng lại vụ nuôi sau. - Việc kí kết có dấu kì vọng âm. Nghĩa là khi thủ tục kí kết phiền hà, ngƣời dân khó có thể đáp ứng nhiều điều kiện, thì họ sẽ không sẵn sàng tham gia bảo hiểm. - Đối với mục tiêu 3: dựa trên các kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2, sử dụng phƣơng pháp tự luận để đề ra giải pháp giúp nâng cao quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ tại tỉnh Cà Mau.  Công cụ phân tích và xử lí: đề tài sử dụng phần mềm Stata và chƣơng trình Excel để hỗ trợ cho việc thống kê và phân tích số liệu thu đƣợc. 23 CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU 3.1.1 Điều kiện tự nhiên + Vị trí đại lí Tỉnh Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, đƣợc tái lập từ cuối năm 1996, lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Tổng diện tích đất liền của tỉnh là 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nƣớc. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha. Nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đƣờng chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc. + Đặc điểm địa hình Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông ngòi, kênh rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thƣờng xuyên bị ngập nƣớc. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nƣớc biển. Hƣớng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau nối với Phƣớc Long, Hồng Dân, Giá Rai (Bạc Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm Bán đảo Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa đƣợc giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông Ông Đốc, Cái Tàu, sông Trẹm và gờ đất cao ven biển Tây. Vùng trũng treo này quanh năm đọng nƣớc và trở thành đầm lầy. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ… Hiện nay đang có hiện tƣợng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến vùng cửa sông Rạch Gốc 24 (huyện Ngọc Hiển) bị xói lở, có nơi mỗi năm bị xói lở trên 20 mét. Ngƣợc lại, vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp từ 50 đến 80 mét. + Cà Mau có các nhóm đất chính: Nhóm đất mặn có diện tích 211.794,8 ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên. Đất mặn phân bố chủ yếu ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nƣớc, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau. Nhóm đất mặn đƣợc hình thành trên các vùng trầm tích biển và trầm tích sông biển. Đây là vùng đất trẻ, chịu ngập triều thƣờng xuyên hoặc định kỳ. Nhóm đất phèn có diện tích 271.926 ha, chiếm 52,18% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện tích đất phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mƣa, trồng các cây công nghiệp chịu phèn nhƣ: mía, khóm, chuối, tràm… Đối với diện tích phèn bị ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi thuỷ sản. Ngoài ra , còn có nhóm đất than bùn, với diện tích khoảng 8.000 ha, phân bố ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và nhóm đất bãi bồi với diện tích 15.488 ha, phân bố ở các huyện Ngọc Hiển và Cái Nƣớc. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 351.355 ha, chiếm 66,36%; đất lâm nghiệp có rừng là 104.805 ha, chiếm 19,79%; đất chuyên dùng có 17.072 ha, chiếm 3,22%; đất ở có 5.502 ha, chiếm 1,04%; đất chƣa sử dụng và sông suối có 40.773 ha, chiếm 7,70%. + Nguồn nước: Cà Mau có mạng lƣới sông ngòi dày đặc với nhiều kênh rạch lớn nhỏ, đan xen nhau, và có cà rạch, đầm… chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều sông lớn, mực nƣớc sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền nhƣ các sông: Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Đầm Dơi, Cái Tàu, Trèm Trẹm,…Tổng chiều dài sông ngòi khoảng 7.000 km, rất thuận tiện cho vận tải, giao thông đƣờng thủy. Nguồn nƣớc mặt (bao gồm nƣớc mặt sông, kênh, rạch, kênh đào, đồng ruộng, nƣớc ven biển) của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nƣớc mƣa và nƣớc từ biển vào theo các nhánh sông. Nguồn nƣớc mặt là nƣớc ngọt chủ yếu tập trung ở khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình. Đây là nguồn nƣớc mƣa đƣợc giữ tại chỗ, do đó thích hợp cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi cá đồng. 25 Nguồn nƣớc mặt là nƣớc lợ, nƣớc mặn (đây là nguồn nƣớc đƣợc đƣa vào từ biển, hoặc pha trộn với nguồn nƣớc mƣa) chiếm phần lớn nguồn nƣớc mặt của tỉnh và thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nguồn nƣớc ngầm (dƣới lòng đất) của tỉnh Cà Mau có trữ lƣợng rất lớn, dễ khai thác. Trữ lƣợng nƣớc ngầm trong toàn tỉnh Cà Mau khoảng 5,8.106m3/ngày. Trong đó, nƣớc có thể sử dụng đƣợc cho sinh hoạt đến tầng 2 khoảng 5,2 triệu m3/ngày. Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. + Khí hậu Tỉnh Cà Mau mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C. Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình từ 170 đến 200 ngày/năm. Lƣợng mƣa trung bình giữa các tháng vào mùa mƣa chênh lệch nhau không nhiều và nằm trong khoảng từ 200mm đến 400mm/ tháng. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm dao động từ 26,60C đến 27,70C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4 và tháng 5, khoảng 28,60C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 25,60C. Nhƣ vậy, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,00C. Giờ nắng trung bình cả năm 2.269 giờ. Lƣợng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khô có lƣợng bốc hơi lớn nhất gần 130mm/tháng. Độ ẩm trung bình năm là 83%, mùa khô độ ẩm thấp; đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thƣờng đạt khoảng 50%. Chế độ gió vừa chịu ảnh hƣởng của đặc trƣng cho vùng nhiệt đới lại vừa chịu ảnh hƣởng của các cơ chế gió mùa khu vực Đông Nam Á. Hàng năm, có 2 mùa gió chủ yếu: gió mùa đông (gió mùa đông bắc) từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau và gió mùa hạ (gió mùa tây nam), bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô hƣớng gió thịnh hành theo hƣớng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s. Mùa mƣa gió thịnh hành theo hƣớng Tây – Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 1,8 - 4,5 m/s. Vào mùa mƣa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8. 26 Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tƣơng đối lớn, khoảng 300 - 350 cm vào các ngày triều cƣờng, và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém. Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hƣởng trực tiếp của thủy triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngoài cửa sông, ảnh hƣởng của thuỷ triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch tƣơng đối nhỏ. + Tài nguyên biển Cà Mau có chiều dài bờ biển trên 254km, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển vùng ĐBSCL, bằng 7,8% chiều dài bờ biển của cả nƣớc và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển nhƣ: Gành Hào, Bồ Ðề, Ông Ðốc, Ông Trang, Bảy Háp, Khánh Hội...Trên biển có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc, rất thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão, phát triển kinh tế biển. Biển Cà Mau có diện tích thăm dò khai thác rộng khoảng 71.000 km2, đƣợc đánh giá là một trong 4 ngƣ trƣờng trọng điểm của cả nƣớc, có trữ lƣợng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Trữ lƣợng cá nổi ƣớc khoảng 320 ngàn tấn, cá đáy 530 ngàn tấn, với 661 loài, 319 giống, thuộc 138 họ. Nhiều loại tôm cá có giá trị và sản lƣợng lớn nhƣ tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú, cá bốp… Vùng mặt nƣớc ven biển có khả năng nuôi các loại thủy sản nhƣ nghêu, sò huyết, hàu, tôm nƣớc mặn…có giá trị kinh tế cao. Sản lƣợng khai thác, đánh bắt thuỷ sản khoảng 300 ngàn tấn/năm. Biển Cà Mau tiếp giáp với các nƣớc Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, gần tuyến hàng hải quốc tế nên có nhiều thuận lợi giao lƣu, hợp tác kinh tế bằng đƣờng biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển. 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Tính đến ngày 31 tháng 12, năm 2011, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có 9 thị trấn, 10 phƣờng và 82 xã. + Dân số - Lao động - Đến 31/12/2012 dân số tỉnh Cà Mau có 1.219.128 ngƣời, xếp vị trí thứ 8 và bằng 7,01% dân số vùng ĐBSCL, bằng 1,37% dân số cả nƣớc; mật độ dân số 27 230 ngƣời/km2, mật độ dân số tỉnh Cà Mau thấp nhất trong các tỉnh ĐBSCL, bằng 53,34% mật độ dân số vùng ĐBSCL và bằng 86,92% mật độ dân số cả nƣớc. + Dân số thành thị Cà Mau 263.124 ngƣời, chiếm 21,58% dân số của tỉnh, xếp vị trí thứ 7 và chiếm 6,29% dân số thành thị vùng ĐBSCL. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của Cà Mau thấp hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số sống ở thành thị 22,84%). + Dân số nông thôn Cà Mau 956.004 ngƣời, chiếm 78,42% dân số của tỉnh, xếp vị trí thứ 8 và chiếm 7,22% dân số nông thôn vùng ĐBSCL. Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn của Cà Mau cao hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số sống ở nông thôn 77,16%). - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Cà Mau giai đoạn 2009-2012 có xu hƣớng tăng. Năm 2009 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 10,40%, đến năm 2012 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 12,50%. - Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh thời điểm 01/7/2012 là 670.448 ngƣời. Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo, đạt mức trung bình của vùng. Tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động nghề nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, trồng lúa. + Tăng trƣởng kinh tế Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2013 (theo giá cố định 1994): ƣớc đạt 19.150 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9% so cùng kỳ. Trong đó: Khu vực ngƣ, nông, lâm nghiệp ƣớc đạt 5.851 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ. Khu vực công nghiệp, xây dựng ƣớc đạt 7.495 tỷ đồng, tăng 8,7% so cùng kỳ. Khu vực thƣơng mại, dịch vụ ƣớc đạt 5.804 tỷ đồng, tăng 14,1% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2013 (theo giá hiện hành) ƣớc đạt 34.595 tỷ đồng. Trong đó: khu vực ngƣ, nông, lâm nghiệp đạt 12.917 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,3%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 12.288 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,5%; khu vực thƣơng mại, dịch vụ đạt 9.390 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng khu vực ngƣ, nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực thƣơng mại, dịch vụ. 28 Chỉ số giá chung hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tỉnh Cà Mau tháng 12/2013 tăng 0,87% so tháng trƣớc, tăng 5,99% so cùng kỳ. Bình quân năm 2013 tăng 6,44% so cùng kỳ. 3.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỦY SẢN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011-2013 Thủy sản là một thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung phát triển ngành thủy sản trên cả 2 lĩnh vực là nuôi trồng và khai thác. Với sự quan tâm và đầu tƣ đúng mức, hiện nay, sản lƣợng thủy sản toàn tỉnh ngày một gia tăng. Nguồn: Niên giám thủy sản tỉnh Cà Mau, năm 2013 Hình 3.1 Sản lƣợng khai thác và nuôi trồng của tỉnh giai đoạn 2011-2013 Dựa vào hình 3.1 ta thấy, sản lƣợng thủy sản tăng liên tục qua 3 năm, tăng từ 408.530 tấn năm 2011 lên 452.810 tấn năm 2013. Năm 2013 thủy sản khai thác chiếm chỉ có 35,7% tổng sản lƣợng thủy sản, còn lại là sản lƣợng do nuôi trồng. Khai thác thủy sản vẫn đang đƣợc đánh giá là một thế mạnh của tỉnh trong nhiều năm, tuy nhiên, sản lƣợng nuôi trồng đem lại là cao hơn hẳn. Ta thấy, năm 2013, tốc độ tăng trƣởng cho việc khai thác thủy sản là 4,45%, thấp hơn tốc độ tăng của việc nuôi trồng thủy sản (7,17%). Theo đó có sự chuyển dịch trong cơ cấu nuôi trồng và khai thác, tăng tỷ trọng nuôi trồng và giảm tỷ trọng khai thác (Xem phụ lục 1). Việc chuyển dịch này theo hƣớng tích cực. Một mặt, việc nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, ổn định và góp phần to lớn trong ngành xuất khẩu thủy sản, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc. 29 Mặt khác, nguồn lợi thủy sản thiên nhiên dồi dào nhƣng không có nghĩa là vô tận. Hạn chế khai thác làm giảm việc đánh bắt thủy sản trong mùa sinh sản, bảo tồn nguồn lợi thủy sản tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học. 3.2.1 Sản lƣợng khai thác thủy sản Khai thác thủy sản là một trong những thế mạnh của Cà Mau. Đây cũng là một trong những lợi thế mà ngƣ dân vùng biển này đƣợc thiên nhiên ƣu đãi. Từ đầu năm 2013, thời tiết tƣơng đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản Bảng 3.1: Sản lƣợng khai thác thủy sản giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính Tổng số Khác Khai Thác Cá Biển Tôm Khai thác nội địa 2012/2011 Tuyệt đối Tỷ lệ 2013/2012 Tuyệt đối Tỉ lệ 2011 2012 2013 Tấn 152.953 34.760 104.032 14.161 Tấn 154.780 35.478 102.989 14.585 Tấn 161.670 32.700 112.477 13.998 Tấn 1.827 718 -1.043 424 % 1,19 2.07 -1 2,99 Tấn 6.890 -2778 9.488 -587 % 4,45 -7.83 9,21 -4,02 - 1.728 2.495 - - 767 44,39 Nguồn: Niên giám thủy sản tỉnh Cà Mau,năm 2013 Tổng sản lƣợng khai thác năm 2013 đạt 161.670 tấn đạt 108,50% kế hoạch, tăng 4,45% so với cùng kỳ. Sản lƣợng khai thác biển đạt 159.175 tấn, trong đó: sản lƣợng khai thác gần bờ: 55.445 tấn; khai thác xa bờ: 103.730 tấn, chiếm 65,17% tổng sản lƣợng khai thác biển. Trong đó: tôm biển khai thác đạt 13.998 tấn, giảm 4,02% so với năm 2012; sản lƣợng 30 cá biển khai thác là 112.477 tấn, tăng 9,21% so với năm 2012. Tuy nhiên năm 2012 so với năm 2011 hai chi chỉ tiêu này lại biến động ngƣợc lại, tăng sản lƣợng khai thác tôm 2,99% và giảm sản lƣợng khai thác cá biển 1%. Qua đây ta thấy, sản lƣợng đánh bắt từng loại thủy sản là không ổn định, phụ thuộc vào lƣợng thủy sản trong tự nhiên biến động mà ngƣ dân không thể nào kiểm soát đƣợc. - Sản lƣợng khai thác nội địa gồm đánh bắt trên sông, rạch nhƣ lƣới, câu, đáy,… chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số sản lƣợng khai thác với sản lƣợng 2.495 tấn. Ngƣ dân đã có những cải tiến để nâng cao sản lƣợng khai thác, cụ thể: bƣớc tiến lớn là ngƣ dân đầu tƣ phƣơng tiện, thiết bị dò tìm cá, tập hợp thành đội cùng khai thác để hạn chế rủi ro,… tăng hiệu quả đánh bắt. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, ngƣời dân vùng ven biển vẫn chƣa khai thác hợp lý, khai thác quá mức, còn mang tính hủy diệt cao dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày một cạn kiệt. Do cuộc sống khó khăn nên một số ngƣ dân không đủ điều kiện để ra khơi, cứ quanh quẩn đánh bắt thủy sản ven bờ, các loài thủy sản thƣờng vào đất liền để sinh sản. Do đó, ngƣ dân cũng đã vô tình sát hại giống nòi thủy sản tự nhiên. Ngoài ra, do giá nhiên liệu và các dụng cụ phục vụ cho nghề đánh bắt tăng làm cho các loại tàu khai thác biển phải gánh thêm chi phí mỗi chuyến ra khơi, ảnh hƣởng trực tiếp đến khai thác của tỉnh trong thời gian tới. 3.2.2 Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau. Sản lƣợng nuôi trồng hằng năm luôn ở mức cao. Chúng ta quan sát bảng số liệu sau: Bảng 3.2: Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng phân theo loại nƣớc nuôi 2011-2013 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Đvt Tấn Tấn Tấn Ngọt 22.605 23.842 23.944 1.237 5,47 102 0,43 Lợ 46.301 49.113 51.354 2.812 6,07 2.241 4,56 Mặn 186.671 198.695 215.842 12.024 6,44 17.147 8,63 Tổng 255.577 271.650 291.140 16.073 6,29 19.490 7,17 Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ Tấn % Tấn % Nguồn: Niên giám thủy sản tỉnh Cà Mau, năm 2013 31 Nhìn chung qua 3 năm, sản lƣợng nuôi trồng đều tăng, kể về tổng sản lƣợng và đối với sản lƣợng từng loại nƣớc nuôi. Tuy nhiên tốc độ tăng sản lƣợng lại khác nhau cho từng loại cụ thể. Theo đó, thủy sản nƣớc mặn, chủ yếu là tôm nƣớc mặn có tốc độ tăng nhanh nhất, từ 6,44% lên 8,63%. Kế đến là thủy sản nƣớc lợ và sau cùng là thủy sản nƣớc ngọt. Năm 2013 sản lƣợng nuôi trồng đạt 291.140 tấn, chiếm 64,30% tổng sản lƣợng thủy sản, đạt 102,15% kế hoạch, tăng 7,17% so với năm 2012. Năng suất nuôi thủy sản bình quân 984 kg/ha, riêng năng suất tôm nuôi đạt 520 kg/ha. - Sản lƣợng thủy sản nƣớc mặn đạt 215.842 tấn, tăng 8,63% so với năm trƣớc và có tốc độ tăng cao nhất so với các loại nƣớc nuôi khác. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển biến trong nhận thức áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất và sản lƣợng nuôi trồng cho nhiều hộ nông dân. Ngoài ra, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng ít bệnh, thời gian nuôi ngắn, năng suất cao hơn tôm sú cũng đã góp phần vào việc tăng sản lƣợng. - Sản lƣợng thủy sản nƣớc lợ đạt 51.354 tấn, tăng 2.241 tấn (tăng 4,56%) so cùng kỳ năm trƣớc. Cá nƣớc lợ vẫn chiếm ƣu thế hơn các loại thủy sản khác với hơn 29.372 tấn sản lƣợng. Tôm nƣớc lợ đạt 20.856 tấn, còn lại là thủy sản khác. - Sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt đạt 23.944 tấn, tăng 102 tấn (tăng 0,43%) so năm trƣớc. Trong đó cá: 23.763 tấn, thủy sản khác (cá sấu) 181 tấn. Phong trào nuôi cá gần đây phát triển khá mạnh, cá nƣớc ngọt trƣớc đây thƣờng đƣợc nuôi tại các Lâm ngƣ trƣờng và một phần cá tự nhiên trong các ao, đầm. Hiện nay, một số huyện còn tiến hành thả trong ruộng lúa và kết hợp thả nuôi ở các đầm tôm, cho năng suất khá cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây giá thƣơng phẩm giảm mạnh, ngƣời nuôi đang đứng trƣớc nguy cơ không có lãi, giá giảm nhƣng chi phí thức ăn, giá giống đang ở mức cao khiến ngƣời nuôi gặp khó khăn. 32 3.2.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản Mặc dù sản lƣợng nuôi trồng hằng năm đều tăng nhƣng diện tích lại có sự thay đổi. Bảng sau đây cho ta thấy rõ điều này. Bảng 3.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2012-2013 2011 2012 2012/2011 2013 Tuyệt đối Đơn vị tính Tôm Cá Thủy sản khác Ƣơm, nuôi giống thủy sản Tổng số ha ha ha ha 2013/2012 Tƣơng đối % Tƣơng đối Tuyệt đối ha % 266.241 266.735 266.228 494 0,19 -507 -0,19 29.280 29.413 29.451 133 0,45 38 0,13 650 531 102 -119 -18,31 -429 -80,79 9 8 8 -1 -11,11 0 0 296.180 296.687 295.789 507 0,17 -898 -0,3 Nguồn : Niêm giám thủy sản tỉnh Cà Mau, năm 2013 Diện tích nuôi trồng thủy sản qua 3 năm nhìn chung biến động. Năm 2012 diện tích tăng nhẹ so với 2011 với gần 507 ha, tƣơng đƣơng 0,17%, chủ yếu là do tăng diện tích Tôm và Cá, với hơn 494 ha với Tôm và 133 ha với Cá. Tuy nhiên sang năm 2013, tổng diện tích nuôi trồng thủy giảm gần 0,3%, với gần 900 ha bị thu hẹp. Trong đó, nguyên nhân giảm 33 chính là do hai chỉ tiêu Tôm và Thủy sản khác bị thu hẹp đáng kể lần lƣợt là 507 ha và 429 ha. Trong giai đoạn này, ta thấy diện tích Tôm biến động khá mạnh, từ việc tăng 0,19% năm 2012 đến việc giảm 0,19% năm 2013 cho thấy sự khá rõ nét về rủi ro trong sản xuất và nuôi trồng loại thủy sản này. Tôm giữ vai trò chủ lực trong ngành thủy sản tỉnh Cà Mau, với tỷ trọng diện tích duy trì ở mức 90% so với tổng diện tích nuôi trồng. Nhờ có diện tích đất mặn chiếm hơn 40% tổng diện tích mà đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất tôm phát triển. Giá trị sản phẩm cao, điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho đối tƣợng nuôi này, vì thế, Cà Mau luôn chú trọng đẩy mạnh những chủ trƣơng chính sách thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng tôm. 3.3 TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THÍ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011-2013 3.3.1 Bộ máy chỉ đạo - Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 16/9/2011 về việc thành lập Ban Chỉ đạo về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1419). - Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo 1419. - Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo 1419. Sau khi đƣợc thành lập, Ban Chỉ đạo 1419 xây dựng Kế hoạch số 01/KHBCĐ ngày 10/01/2012 và Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 10/4/2012 để triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đồng thời, ban hành Quyết định số 123/QĐ-BCĐ ngày 18/5/2012 về phân công nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo 1419. Đối với 3 huyện: Đầm Dơi, Cái Nƣớc và thành phố Cà Mau và 9 xã thuộc 3 huyện: Hòa Mỹ, Hƣng Mỹ, Lƣơng Thế Trân; Tân Duyệt, Trần Phán, Tạ An Khƣơng Nam; Hòa Tân, Hòa Thành, Định Bình đã thành lập Tổ chỉ đạo thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013. 34 3.3.2 Triển khai thực hiện - Ban Chỉ đạo 1419 phối hợp với UBND huyện Cái Nƣớc, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đến 9 xã tham gia thí điểm bảo hiểm đƣợc 10 cuộc và 1.009 ngƣời tham dự; trong đó, cán bộ 91 ngƣời và dân là 918 ngƣời. Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ về những vấn đề liên quan đến Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ cho 64 cán bộ làm công tác triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; thành phần gồm: Công ty Bảo Minh Cà Mau, Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngƣ; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Cái Nƣớc, Đầm Dơi và Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau; cán bộ phụ trách thủy sản và cán bộ khuyến ngƣ cơ sở 9 xã tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. - UBND huyện Cái Nƣớc, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau đƣợc chọn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã tiến hành rà soát lại số hộ, diện tích của từng đối tƣợng thuộc diện tham gia bảo hiểm nhƣ: hộ nghèo, cận nghèo, hộ nuôi tôm không thuộc diện nghèo và cận nghèo, các tổ chức nuôi tôm trên địa bàn 9 xã đƣợc chọn thí điểm bảo hiểm với diện tích là 24.130,31 ha và 20.074 hộ; trong đó, hộ nghèo: 471 hộ, hộ cận nghèo: 2.950 hộ với 1.771,2 ha; hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo: 15.066 hộ với 19.862,24 ha; tổ chức, doanh nghiệp: 1.587 cơ sở, với 2.496,87 ha. - Các xã tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phối hợp với cán bộ của Công ty Bảo Minh Cà Mau, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ, Chi cục Thú y hƣớng dẫn cho các hộ nuôi tôm công nghiệp có tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo 1419 thƣờng xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố đề ra những biện pháp cụ thể để xử lý những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện. 3.3.3 Kết quả thực hiện - Tổng số hộ tham gia bảo hiểm: 1.866 hộ. - Tổng giá trị bảo hiểm: 410.627 triệu đồng. - Tổng số phí bảo hiểm: 30.440 triệu đồng. Ngân sách hỗ trợ: 18.529 triệu đồng. Ngƣời dân tham gia: 11.922 triệu đồng. 35 - Số hồ sơ phát sinh thiệt hại: 1.940 vụ. - Đã bồi thƣờng cho dân: 1.761 vụ. - Diện tích bồi thƣờng là 552,66 ha với tổng giá trị bồi thƣờng 91.651 triệu đồng - Số hồ sơ phát sinh thiệt hại còn chƣa đƣợc xử lí là 179 vụ với tổng giá trị bồi thƣờng ƣớc tính 13.438 triệu đồng. Qua đây ta thấy, chỉ có chƣa gần 9,3% hộ nuôi tôm trong phạm vi thí điểm tham gia bảo hiểm. Đây là con số quá thấp so với tổng số hộ nuôi tôm. Trong đó, nhà nƣớc hỗ trợ gần 60,66% phí bảo hiểm cho ngƣời dân. Đa phần các hộ tham gia thuộc đối tƣợng không phải hộ nghèo cận nghèo nên đƣợc hỗ trợ mức phí tham gia là 60%. Còn tồn tại 179 vụ chƣa đƣợc bồi thƣờng. Hai lý do chính là do giá trị bồi thƣờng khá lớn so với mặt bằng chung, vƣợt quá khả năng chi trả kịp thời của công ty bảo hiểm, và do không có sự thống nhất ý kiến trong quyết định thỏa thuận giữa công ty Bảo hiểm Bảo Minh và hộ nông dân. Ngoài ra còn có một số quy định phát sinh từ phía công ty Bảo hiểm Bảo Minh gây bức xúc cho đại bộ phận ngƣời dân, đó là: - Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã áp dụng trừ 30% tổng số tiền bồi thƣờng thiệt hại đối với hồ sơ có giá trị bồi thƣờng từ 200 triệu đồng trở lên - Tổng Công ty Bảo Minh đã ban hành Công văn số 0653/2013BM/BHNN chỉ đạo Công ty Bảo Minh Cà Mau không ký thêm hợp đồng, nên các trƣờng hợp đã thu tiền phí của dân và chƣa phát sinh bồi thƣờng phải hoàn trả tiền lại. - Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh chỉ đạo Bảo Minh Cà Mau huỷ hợp đồng đã ký. Cụ thể, Tổng Công ty đã đề nghị huỷ 726 hợp đồng đã ký trƣớc ngày 8/5/2013. Trong đó, có 608 trƣờng hợp ngƣời dân không chấp nhận, nên Tổng Công ty chỉ đạo Bảo Minh Cà Mau đơn phƣơng huỷ hợp đồng. - Công ty Bảo Minh đã ban hành quy tắc một số nội dung chƣa phù hợp thực tế, nên lúng túng, xử lý chƣa phù hợp quy định, gây bức xúc cho ngƣời tham gia bảo hiểm. Cụ thể có những trƣờng hợp bị thiệt hại trên 6 tháng, có hộ đến 1 năm nhƣng CTBH vẫn chƣa bồi thƣờng mặc dù thời hạn giải quyết trong vòng 30 ngày. Công ty còn đƣa ra điều kiện nếu muốn đƣợc bồi thƣờng sớm trong vòng vài ngày thì phải chấp nhận giảm tỷ lệ bồi thƣờng xuống còn 60% đến khoảng 70% . Nhƣ vậy, ngƣời dân đã phải chịu thiệt gần 40% so với tỷ lệ lúc kí kết. 36 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH CÀ MAU 4.1 THÔNG TIN CỦA CHỦ HỘ Nắm đƣợc thông tin chủ hộ là điều khá quan trọng, vì từ những thông tin này sẽ là cơ sở khách quan cho việc lập luận và phân tích về sau. Tổng hợp từ bảng câu hỏi phỏng vấn, tác giả đƣa ra kết quả nhƣ sau: Bảng 4.1: Thông tin về tuổi, kinh nghiệm, diện tích và số lao động. Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ Nhất Lớn nhất Trung bình Tuổi Tuổi 21 73 45,55 Kinh nghiệm Năm 1 13 4,99 Diện tích 1000m2 1 60 7,81 Số lao động Ngƣời 1 10 2,19 Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013 + Tuổi Qua kết quả điều tra các hộ nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau cho thấy tuổi trung bình của các hộ tham gia phỏng vấn là 46 tuổi. Trong đó tuổi cao nhất là 73 tuổi, tuổi thấp nhất là 21 tuổi. Qua điều tra, các hộ nông dân tại đây có thời gian sinh sống khá dài, sinh ra và lớn lên tại đây nên có những hiểu biết nhất định về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của địa phƣơng, tập quán sống và tập quán lao động. + Kinh nghiệm Nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân số sống và sản xuất ở nông thôn. Vì thế kinh nghiệm sản xuất của nông hộ đƣợc hình thành từ rất lâu và đƣợc truyền lại qua nhiều thế hệ. Qua khảo sát ta thấy kinh nghiệm nuôi tôm trung bình là 5 năm, cao nhất là 13 năm và thấp nhất là 1 năm. Kinh nghiệm nuôi tôm quyết định không nhỏ đến thành bại của mỗi vụ tôm. Nghề nuôi tôm là một nghề phải đối mặt với rủi ro cao, khả năng thành công còn phụ thuộc vào yếu tố không thể chủ động đƣợc đó là thời tiết. Do đó, đánh đổi ban đầu là những vụ mùa thất bát, có hộ phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Để sống đƣợc với nghề, hộ phải theo 37 đuổi cho đến cùng. Từ những thất bại của bản thân sẽ là kinh nghiệm dẫn đến thành công sau này. Không ai dám chắc là sẽ thành công ở mỗi vụ thả nuôi nhƣng kinh nghiệm nuôi dày dặn sẽ giúp một phần không nhỏ trong việc đối phó với những rủi ro, hạn chế tổn thất một cách thấp nhất. + Diện tích nuôi Diện tích nuôi cho thấy năng lực quản lí và khả năng tài chính của chủ hộ ở mỗi vụ nuôi. Diện tích càng lớn sẽ dẫn đến chi phí càng nhiều và rủi ro cũng cao hơn. Theo khảo sát thì diện tích nuôi tôm trung bình là 7,81 ngàn m2, trong đó diện tích thả nuôi cao nhất là 60 ngàn m2 và thấp nhất là 1 ngàn m2. Trên thực tế, diện tích thả nuôi có thể là ao nhà, cũng có thể là ao thuê. Đa số là sử dụng đất nhà, canh tác từ nhiều đời và chuyên sử dụng cho nuôi tôm. Để tạo ao nuôi phải trải qua quá trình đào ao, đắp bờ theo mô hình nuôi công nghiệp. Cứ mỗi 1000 m2 ao nuôi tốn chi phí từ 6 đến 8 triệu đồng tùy nơi. + Số lao động Lao động sử dụng cho mỗi vụ tôm là cần thiết vì việc theo dõi tình trạng sức khỏe tôm, cho ăn, xử lí nƣớc, tạo môi trƣờng khỏe mạnh cho tôm phát triển cần phải đƣợc theo dõi sát sao. Theo khảo sát, nông hộ thƣờng sử dụng lao động trung bình là 2 ngƣời, thấp nhất là 1 ngƣời và nhiều nhất là 10 ngƣời. Số lao động còn tùy thuộc vào năng lực quản lí và diện tích thả nuôi của nông hộ. Diện tích rộng thì cần có nhiều lao động tham gia chăm sóc hơn. Lao động có thể là lao động nhà và lao động thuê. Tùy vào điều kiện gia cảnh khác nhau của từng hộ sẽ có số lao động nhà khác nhau. Đây là nguồn lao động quan trọng vì chủ hộ thƣờng hoạt động chính, năng suất lao động cao và tiết kiệm đƣợc chi phí trả nhân công. Lao động thuê là nguồn lao động ngoài đƣợc trả tiền công cho việc tham gia nuôi trồng với chủ hộ. Ngoài tiền lƣơng cố định hàng tháng, một số hộ còn chi thêm khoản tiền ăn cho lao động thuê. Lao động thuê là lao động ngoài nhƣng cũng góp phần vào kết quả của mỗi vụ tôm. + Học vấn Nhƣ chúng ta đã biết, học vấn đem lại nhiều lợi thế hơn cho chủ hộ. Theo nhiều phân tích trƣớc đây, học vấn sẽ làm nâng cao nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất của chủ hộ. Để xem xét thông tin học vấn của các hộ phỏng vấn ở những cấp độ nào, ta quan sát bảng sau: 38 Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ Trình độ học vấn Tần số Mù chữ Tỷ Trọng 2 1,11 Cấp 1 43 23,89 Cấp 2 88 48,89 Cấp 3 44 24,44 3 1,67 180 100 Đại học Tổng Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013 Hoạt động nuôi tôm là một trong những ngành nghề lâu đời tại nơi đây. Chủ yếu ngƣời dân tham gia sản xuất dựa vào kinh nghiệm truyền tai nhau. Về mặt hiểu biết kỹ thuật và khả năng nắm bắt thông tin cũng chỉ ở mức tƣơng đối. Trong số 180 hộ tham gia phỏng vấn thì đa số có trình độ học vấn ở mức tốt nghiệp cấp 2 với tỷ lệ 48,89% chƣa vƣợt qua số nửa. Tiếp theo, trình độ cấp 1 và cấp 3 chiếm tỷ lệ tƣơng đƣơng lần lƣợt là 23,89% và 24,44%. Một phần nhỏ có trình độ đại học tham gia sản xuất với chỉ khoảng 1,67%. Những hộ này đa phần là kỹ sƣ thủy sản đã tốt nghiệp đại học về tự sản xuất. Do đƣợc trang bị kiến thức và có nền tảng học thức, hiểu biết sâu rộng nên đã đạt hiệu quả sản xuất cao. Nhƣ vậy hầu nhƣ các hộ nông dân đều có khả năng biết đọc biết viết, nhờ phƣơng tiện này mà tiếp cận thông tin đƣợc dễ dàng và chủ động hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một lƣợng nhỏ nông hộ mù chữ với tỉ lệ 1,11%. Với những hộ này thì việc tiếp cận với các thông tin và chủ động tìm hiểu phƣơng pháp, kỹ thuật nuôi trồng mới có phần khó khăn hơn. Đa phần là nhờ đến cán bộ địa phƣơng trực tiếp hƣớng dẫn và từ sự hỗ trợ, chỉ dẫn của các hộ nuôi khác, do đó hiệu quả sản xuất không cao. + Khả năng thành công Khả năng thành công ở mỗi vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến một số yếu tố điển hình nhƣ chất lƣợng tôm giống, thời tiết, vốn, kinh nghiệm, kỹ thuật … Nguồn lực là hữu hạn, do đó làm thế nào để cân đối đƣợc các yếu tố này một cách hài hòa để có thể mang đến thành công sau mỗi vụ là câu hỏi mà từng hộ phải tự đi tìm câu trả lời cho bản thân mình. Điều kiện của mỗi hộ phỏng vấn là khác nhau nên kết quả sản xuất là khác nhau ở mỗi hộ và đƣợc trình bày ở bảng sau. 39 Bảng 4.3 Khả năng thành công của nông hộ Phần trăm thành công Tần số Tỷ Trọng |z| [95% Conf. Interval] -----------+-------------------------------------------------------------------------------t | -.0198366 .0114536 -1.73 0.083 -.0422853 .0026121 gt | 1.525813 .524961 2.91 0.004 .4969085 2.554718 kn | -.0345274 .0418933 -0.82 0.410 -.1166368 .0475819 dt | .0377625 .0301614 1.25 0.211 -.0213527 .0968777 cp | .0014424 .0007644 1.89 0.059 -.0000558 .0029405 gb | -.0046571 .0018872 -2.47 0.014 -.008356 -.0009582 th | .5887674 .2993371 1.97 0.049 .0020774 1.175457 hv | -.0627192 .0411907 -1.52 0.128 -.1434515 .0180131 vv | .2902804 .2398465 1.21 0.226 -.1798101 .7603708 kk | -.8570984 .1584656 -5.41 0.000 -1.167685 -.5465116 .7800518 1.04 -.7140325 _cons | .814841 0.296 2.343714 ----------------------------------------------------------------------------------------------- 61 c. Mức độ dự báo chính xác của mô hình . lstat Probit model for bh -------- True -------Classified | D ~D | Total ------------+--------------------------+----------+ | 104 24 | 128 - | 11 41 | 52 ------------+--------------------------+----------Total | 115 65 | 180 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as bh != 0 ----------------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 90.43% Specificity Pr( -|~D) 63.08% Positive predictive value Pr( D| +) 81.25% Negative predictive value Pr(~D| -) 78.85% -----------------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr( +|~D) 36.92% False - rate for true D Pr( -| D) 9.57% False + rate for classified + Pr(~D| +) 18.75% False - rate for classified - Pr( D| -) 21.15% ------------------------------------------------------------Correctly classified 80.56% ------------------------------------------------------------- 62 d. Kiểm định sự sai lệnh trong việc lựa chọn mô hình . linktest Iteration 0: log likelihood = -117.72987 Iteration 1: log likelihood = -84.426461 Iteration 2: log likelihood = -84.327144 Iteration 3: log likelihood = -84.322247 Iteration 4: log likelihood = -84.322237 Iteration 5: log likelihood = -84.322237 Probit regression Number of obs = Log likelihood = -84.322237 180 LR chi2(2) = 66.82 Prob > chi2 = 0.0000 Pseudo R2 = 0.2838 ----------------------------------------------------------------------------------------bh | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+--------------------------------------------------------------------------_hat | 1.119132 .1708955 6.55 0.000 .7841828 _hatsq | -.1893165 .0884645 -2.14 0.032 -.3627037 -.0159294 _cons | .0909823 .1285773 0.71 0.479 -.1610246 1.454081 .3429892 ------------------------------------------------------------------------------------------ 63 PHỤ LỤC 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN NUÔI TÔM Ngày phỏng vấn:………./………. /2014 Tên phỏng vấn viên:……………………………………………………………….……………. Xin chào Ông/Bà (Anh /Chị), tôi là sinh viên đang học tại Đại học Cần Thơ. Nhóm chúng tôi đang nghiên cứu về Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau nhằm tìm hiểu về các vấn đề nuôi, bán tôm và việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp của Ông/Bà để có giải pháp nâng cao thu nhập và hạn chế rủi ro trong nuôi tôm. Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin liên quan. Tôi đảm bảo sẽ giữ bí mật những thông tin mà Ông/Bà cung cấp. Câu hỏi chọn lực đúng đối tƣợng điều tra: Xin vui lòng cho biết trong năm qua Ông/Bà có nuôi tôm và có mua bảo hiểm không? (Nếu trả lời C thì tiếp tục bảng câu hỏi, nếu KHÔNG thì chọn hộ khác). I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ tên đáp viên:…………………………………………………………………..... 2. Địa chỉ: Ấp:………………………………………... Xã:……………………………………… Huyện:……………………………………. Tỉnh: Cà Mau 3. Thông tin cá nhân: 3.1. Tuổi:………………………………………………………………………….. 3.2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 3.3. Dân tộc: 1. Kinh 2. Khmer 3. Hoa 3.4 Kinh nghiệm nuôi tôm:……………… (năm) 3.5. Điện thoại: Bàn:………………………………DĐ:………………............ 4. Trình độ học vấn: ……………………………………………..……..……………… 5. Số nhân khẩu trong hộ tham gia nuôi tôm:……… ngƣời Trong đó nữ: ………….. ngƣời. 64 6. Số lao động thƣờng xuyên tham gia nuôi tôm với Ông/Bà: ………. Ngƣời Chỉ số ĐVT 1. Số lao động Ngƣời 2. Trình độ văn hóa Lớp 3. Đào tạo nghề Ngƣời 4. Chức danh (kỹ sƣ, kỹ thuật viên…) Ngƣời 5. Số năm kinh nghiệm Năm 6. Tiền lƣơng ngày (nếu trả theo ngày) Đồng/ngày 7. Số ngày trung bình làm việc trong tháng Ngày 8. Tiền lƣơng tháng (nếu trả theo tháng) Đồng/tháng 9. Số tháng làm việc trong năm Tháng 10. Có đƣợc chế độ bảo hiểm Ngƣời 11.Có vào công đoàn không Ngƣời Nam Nữ 7. Ông/Bà thuộc hộ? 1. Nghèo 2. Cận nghèo 3. Không thuộc nghèo, cận nghèo 4. Tổ chức sản xuất nông nghiệp 8. Thu nhập chính thức của hộ từ: 1. Nuôi tôm 2. Trồng lúa 3. Nghề khác II. KHÂU NUÔI TÔM NĂM 2013 9. Diện tích nuôi tôm năm 2013:……………………(m2) 1. Kiểu nuôi hiện tại: 1. Thâm canh (công nghiệp) 2. Bán thâm canh 3. Quảng canh 2. Giống tôm nuôi: 1. Tôm sú 2. Tôm chân trắng (thẻ) 3. Cả 2 3. Thời gian nuôi tôm trung bình 1 VỤ là………… (tháng) 10. Ông/Bà mua tôm giống ở đâu? 1. Cơ sở giống địa phƣơng 2. Của nông dân khác 3. Nơi khác (xin chỉ rõ …………………………………………...……………)  Tôm giống có đƣợc kiểm tra chất lƣợng không? 1. Có 65 2. Không  Ai là ngƣời kiểm tra chất lƣợng? 1. Trạm kiểm dịch động vật. 2. Cơ quan quản lý thủy sản. 3. Khác (ghi rõ….………………………………………………………..) 11. Ông/Bà mua thức ăn cho tôm ở đâu? 1. Công ty 2. Đại lý cấp 1 3. Đại lý cấp 2 4. Nơi khác (ghi rõ….……………….………..…………) 12. Trong quá trình nuôi Ông/Bà có đƣợc hỗ trợ tập huấn kĩ thuật không? 1. Có 2. Không 1. Nếu có, hình thức hỗ trợ là gì? 1. Hƣớng dẫn sử dụng giống. 3. Hƣớng dẫn sử dụng thức ăn. 2. Hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi. 4. Khác (ghi rõ………..……………….) 2. Ai là ngƣời hỗ trợ? 1. Cán bộ khuyến nông. 2. Cán bộ địa phƣơng. 3. Tổ chức hay dự án đầu tƣ khác (xin chỉ rõ...…………………..………) 13. Trong quá trình nuôi tôm Ông/Bà có đƣợc hỗ trợ về: 1. Tài chánh. 2. Tiêu thụ sản phẩm. 3. Hỗ rợ khác:…………………………………………………………………… - Nếu có hình thức hỗ trợ là gi?............................................................................. - Và ai/tổ chức nào thực hiện?............................................................................... 14. Ông/Bà có vay, mƣợn tiền nuôi tôm không? 1. Có 2. Không 1. Nếu có, vay bao nhiêu…………... triệu đồng Năm nào?................................. 2. Vay để làm gì? 1. Mua tôm giống. 2. Mua thức ăn cho tôm. 3. Xử lý ao nuôi. 4. Làm việc khác (xin chỉ rõ………………………………..…………..) 66 3. Ông/Bà vay, mƣợn ở đâu? Lãi suất ( %/tháng) Thời hạn vay ( tháng) 1. Ngân hàng NN PTNN. 2. Ngân hàng chính sách xã hội. 3. Vay tƣ nhân 4. Mƣợn ngƣời thân 5. Nguồn khác (xin chỉ rõ………………………………...……………...) 4. Thời gian vay vốn có phù hợp không? 1. Phù hợp 2. Không phù hợp Tại sao?........................................................................................................ 15. Ông bà có dự định tăng diện tích nuôi tôm trong những năm 2014 không? 1. Có 2. Không 1. Nếu có, tăng bao nhiêu ha?....………(m2) 2. Nếu không tăng, lý do tại sao?........................................................................... 3. Có dự định đầu tƣ khác ngoài việc mở rộng diện tích không? 1. Có 2. Không - Nếu có là gì?............................................................................................. - Đầu tƣ bao nhiêu?................... triệu đồng 16. Thuận lợi và khó khăn trong khâu nuôi tôm? Thuận lợi Khó khăn 1. Lợi nhuận cao 1. Chi phí thức ăn tăng cao 2. Điều kiện tự nhiên phù hợp 2. Chi phí tôm giống tăng cao 3. Dễ bán 3. Chất lƣợng tôm giống kém hoặc không ổn định 4. Có sẵn kinh nghiệm 5. Khác……………………...................... 4. Sự bùng phát của dịch bệnh ………………………………………….. 5. Điều kiện thời tiết bất lợi ………………………………………….. 6. Khác…………………….…………… ………………………………………….. …………………………………………… ………………………………………….. …………………………………… 67 17. Ông/Bà sử dụng thuốc trị bệnh tôm theo hƣớng dẫn hay theo kinh nghiệm? 1. Theo hƣớng dẫn 2. Theo kinh nghiệm Nếu theo hƣớng dẫn thì: - Ai hƣớng dẫn:………………………………………………………….………. - Hình thức hƣớng dẫn: 1. Văn bản 2. Tập huấn 3. Khác 18. Các khoản mục chi phí trên toàn bộ diện tích nuôi (ĐVT: 1000 VND/VỤ) STT Khoản chi 1 Thuê ao 2 Xử lý ao 3 Tôm giống 4 Thuốc thú y 5 Thƣc ăn Cnghiệp 6 Thức ăn tự chế 7 Thức ăn khác 8 Lao động nhà 9 Lao động thuê 10 Chuyên chở 11 Lãi suất 12 Giao dịch 13 Cphí kiểm giống tôm 14 Tổng chi phí 15 SẢN LƢỢNG/VỤ (kg) Mô tả khoản chi Tổng chi vụ 1 68 Tổng chi vụ 2 Mã hóa III HOẠT ĐỘNG BÁN TÔM NĂM 2013 19. Thu nhập từ bán tôm 1. Sản lƣợng tôm bán trong năm 2013?.............................(kg) 2. Ai là ngƣời mua tôm? 1. Thu gom 2. Nông dân khác 3. Đại lý 4. Công ty CB 3. Lý do bán cho đối tƣợng trên?........................................................................... 4. Địa chỉ ngƣời mua? …………………………………………………………... 5. Nếu bán cho (1) (2), tại sao không bán trực tiếp đƣợc cho (3) hoặc (4):…... ………………………………………………………………………………………….. 20. Hình thức thanh toán tiền bán tôm: 1. Tiền mặt 1 lần 2. Trả 2 lần sau…….. ngày 3. Theo hợp đồng 4. Hình thức khác:………………………………… Sản lƣợng bán năm 2013 (2 vụ) (kg) - Loại 1 - Loại 2 - Loại 3 - Không phân loại Giá đơn vị (1000VND kg) Tổng thu (Triệu đồng) 21. Những tiêu chuẩn, yêu cầu lựa chọn của ngƣời mua đƣa ra là gì? 1. Tiêu chuẩn thứ nhất: ……………………………………………..... 2. Tiêu chuẩn thứ hai: ………………………………………………..……… 3. Tiêu chuẩn thứ ba: ………………………………………………..……… 22. Khả năng đáp ứng yêu cầu ngƣời mua của Ông/Bà? 1.Tốt 2. Tƣơng đối tốt 3. Chƣa tốt Nếu chƣa tốt, lý do:………….…………..…………………………………… 23. Ngƣời mua quyết định chất lƣợng hoàn toàn? 1. Đúng 2. Sai 24. Giá cả bán do ai quyết định? 1. Ngƣời mua 2. Ông/Bà 3. Thỏa thuận 69 25. Trong quá trình mua, bán Ông/bà có nhận đƣợc sự hỗ trợ nào không từ ngƣời mua? 1. Có 2. Không Nếu có, là gì?......................................................................................................... 26. Tiên đoán của Ông/Bà về việc phát triển chăn nuôi tôm? Có thể là: 1. Phát triển bền vững. 2. Diện tích nuôi và sản lƣợng sẽ tăng lên ở mức độ phù hợp do nhu cầu thị trƣờng nhƣng có sự khuyến cáo của các ngành chức năng. 3. Giá bán tôm phù hợp có lợi cho ngƣời nuôi. 4. Tôm nuôi ở Cà Mau sẽ có thƣơng hiệu tốt (có uy tín trên thị trƣờng). IV. TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM TÔM NUÔI 27. Ông/Bà có mua bảo hiểm tôm nuôi không? 1. Có (tiếp tục câu 28) 2. Không (tiếp tục câu 27) 28. Lý do Ông/Bà không tham gia bảo hiểm nông nghiệp? 1. Không biết thông tin về chƣơng trình bảo hiểm nông nghiệp. 2. Phí tham gia bảo hiểm cao. 3. Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi thƣờng). 4. Sản xuất nhỏ lẻ . 5. Không muốn bị áp đặt thực hiện theo một quy trình (sản xuất) nhất định. 6. Tự khắc phục đƣợc rủi ro. 7. Khác (ghi rõ………………………………………………………….……….) 29. Lý do Ông/Bà tham gia bảo hiểm nông nghiệp? 1. Đáp ứng điều kiện vay vốn sản xuất của ngân hàng. 2. Khuyến cáo của địa phƣơng. 3. Giảm thiểu thiệt hại, có hỗ trợ vốn sản xuất khi có thiệt hại xảy ra. 4. Đƣợc hỗ trợ mức phí tham gia 5. Giảm đƣợc chi phí đầu vào (giá giống, thức ăn cho thủy sản,…). 6. Đƣợc tập huấn kỹ thuật sản xuất. 7. Khác (ghi rõ………………………………………………………………….). 30. Nguồn thông tin mà Ông/Bà biết đƣợc về bảo hiểm tôm nuôi? 1. Chính quyền địa phƣơng. 2. Báo, đài, Internet. 3. Ngƣời thân, bạn bè. 4. Công ty Bảo hiểm. 5. Khác (ghi rõ………………………………………………………………..). 31. Ông/Bà có đƣợc tập huấn về bảo hiểm tôm nuôi không? 1. Có 2. Không 70 32. Qua thông tin và tập huấn Ông/Bà đã có hiểu biết đƣợc các từ ngữ dùng trong chính sách bảo hiểm nông nghiệp nhƣ là: Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, tỷ lệ thiệt hại, số tiền bồi thƣờng, thời hạn bảo hiểm…? 1. Có 2. Không 33. Ông/Bà đƣợc hỗ trợ bao nhiêu (%) phí bảo hiểm? 1. 100% 2. 90% 3. 80% 4. 60% 5. 20% 34. Việc kí kết hợp đồng với Công ty Bảo hiểm có đƣợc thuận lợi không? 1. Thuận lợi 2. Khó khăn 3. Rất khó khăn 35. Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử gan tụy (đối với tôm sú); bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy (đối với tôm chân trắng) để xác định thiệt hại bồi thƣờng có phải là bệnh phổ biến ở tôm nuôi hay không? 1. Có 2. Không 36. Thời hạn bảo hiểm đối với tôm chân trắng là ngày nuôi thứ 80. Đối với tôm sú là ngày nuôi thứ theo Ông/Bà có phù hợp hay không? Nếu ngắn hơn nữa thì mức nào? 1. Đối với tôm chân trắng là ngày nuôi thứ 60, Đối với tôm sú là ngày nuôi thứ 90. 2. Khác:………………………………………………………………………….. 37. Khai báo hàng tháng: Là báo cáo hàng tháng theo mẫu quy định của doanh nghiệp bảo hiểm về mật độ tôm (con/m2), kích thƣớc tôm và trọng lƣợng tôm theo Ông/Bà có dễ dàng thực hiện không? 1. Dễ dàng 2. Khó khăn 3. Rất khó khăn 38. Việc tuân thủ theo đúng các quy trình nuôi trồng tôm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và/hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phƣơng quy định theo Ông/Bà có gây khó khăn cho ngƣời nuôi tôm hay không? 1. Có 2. Không 39. Khi phát hiện ra bệnh hoặc dịch bệnh đối với tôm, ngƣời đƣợc bảo hiểm phải chủ động thực hiện mọi biện pháp để hạn chế tổn thất, phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các cơ quan chính quyền địa phƣơng trong vòng 48 giờ theo Ông/Bà quy tắc này có phù hợp hay không? 1. Có 2. Không 71 30. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thƣờng cho ngƣời đƣợc bảo hiểm các tổn thất xảy ra do các nguyên nhân hoặc hệ quả từ: 1. Hành động cố ý và hành vi sai trái: Cố ý gây độc hại hoặc gây thƣơng tích cho tôm. 2. Tổn thất xảy ra do nguyên nhân dịch bệnh trong vòng 10 ngày kể từ ngày thả con giống. Theo Ông/Bà quy tắc này có phù hợp hay không? 1. Có 2. Không 41. Ông/Bà nuôi tôm có bị thiệt hại phải đề nghị bồi thƣờng hay chƣa? 1. Chƣa bị thiệt hại 2. Bị thiệt hại đã có bồi thƣờng 3. Có bị thiệt hại chƣa đƣợc bồi thƣờng 42. Việc giải quyết bồi thƣờng khi thiệt hại xảy ra: 1. Đƣợc kịp thời 2. Chậm trễ 3. Rất chậm trễ 43. Chính sách bảo hiểm hiện nay theo Ông/Bà là: 1. Phù hợp 2. Chƣa phù hợp cần điều chỉnh 44. Ông/Bà cho biết mua bảo hiểm tôm có cần thiết hay không? 1. Rất cần thiết. 2. Cần thiết. 3. Không cần thiết. ảng câu h i ết th c xin cảm ơn rất nhi u s hợp tác của Ông/Bà! 72 [...]... Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau để thực hiện bài luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm của nông hộ tại tỉnh Cà Mau trong giai đoạn thí điểm 2011-2013 Đồng thời, đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tham gia bảo. .. về các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau trong giai đoạn thí điểm 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Quốc Nghi (2012) thực hiện đề tài “ Nhu cầu tham gia bảo hiểm cho tôm của nông hộ tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ” nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm Nguồn số liệu chính là từ mẫu phỏng vấn trực tiếp 133 hộ nuôi. .. bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ trong giai đoạn thực hiện tiếp theo 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2011-2013 - Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm của nông hộ tại tỉnh Cà Mau trong giai đoạn thí điểm 2011-2013 - Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tham gia bảo. .. chiều với quyết định tham gia bảo hiểm Qua kết quả phân tích, tác giả có những kết luận sau: Trình độ học vấn và chi phí càng cao, và diện tích nuôi trồng càng lớn thì nhu cầu tham gia bảo hiểm càng lớn Khi hộ nông dân càng gặp nhiều rủi ro thì càng cần đến bảo hiểm Đồng thời, nếu đƣợc tham gia càng nhiều lớp tập huấn thì nông hộ càng có nhận thức bảo hiểm đúng đắn hơn, ý thức tham gia bảo hiểm hơn... trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp b) Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Tuy nhiên, mức hỗ trợ đã đƣợc thay đổi thành 90% theo Quyết định 358/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2013 c) Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc... giá trị là 1 nếu nông hộ có tham gia i bảo hiểm, là 0 nếu nông hộ không có tham gia bảo hiểm x ij : là các biến độc lập, đây là các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm  j : hệ số góc, cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc sẽ thay đổi (tăng hoặc giảm) bao nhiêu đơn vị khi giá trị của biến độc lập tăng 1 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi... thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với nhiều đối tƣợng bảo hiểm khác nhau tại tại 20 tỉnh trong cả nƣớc, tỉnh Cà Mau đƣợc chọn để thực hiện thí điểm bảo hiểm đối với thủy sản Nhằm nắm đƣợc bƣớc đầu của tình hình thực hiện bảo hiểm trong ngƣời dân, đặc biệt đối với những hộ nuôi tôm, xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cũng nhƣ hƣớng giải quyết các vấn đề có liên quan,... chung Tạ Thị Mai Trang (2012) thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế với đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để nhằm xác định xem nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo hiểm của ngƣời dân từ đó đƣa ra giải 3 pháp để làm gia tăng khả năng tham gia của ngƣời dân Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp,... xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp d) Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp - Điều kiện đƣợc hỗ trợ Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp đƣợc hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Có đối tƣợng đƣợc bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau b) Có quyền lợi đƣợc bảo. .. ngƣời đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong xã - Người được bảo hiểm: Là hộ nông dân hoặc tổ chức nuôi thƣơng phẩm tôm sú, tôm chân trắng 10 - Doanh nghiệp bảo hiểm: Là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc phép triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp - Đối tượng được bảo hiểm: Là tôm sú, tôm chân trắng (tôm) đƣợc nuôi trồng thƣơng phẩm tại các cơ sở nuôi trồng - Mức hỗ trợ của Nhà nƣớc và

Ngày đăng: 13/10/2015, 23:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan