hiệu quả của sự bổ sung thành phần hữu cơ vào giá thể thủy canh cây cà tím (solanum melongena)

57 644 1
hiệu quả của sự bổ sung thành phần hữu cơ vào giá thể thủy canh cây cà tím (solanum melongena)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN MINH TRUNG HIỆU QUẢ CỦA SỰ BỔ SUNG THÀNH PHẦN HỮU CƠ VÀO GIÁ THỂ THỦY CANH CÂY CÀ TÍM (Solanum melongena) Luận văn tốt nghiệp Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN Cần Thơ - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ------ Luận văn tốt nghiệp Ngành: Công nghệ rau hoa quả và Cảnh quan Tên đề tài: HIỆU QUẢ CỦA SỰ BỔ SUNG THÀNH PHẦN HỮU CƠ VÀO GIÁ THỂ THỦY CANH CÂY CÀ TÍM (Solanum melongena) Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS. TS. Nguyễn Bảo Toàn Nguyễn Minh Trung MSSV: 3118324 Lớp: CNRHQ & CQ K37 Cần Thơ - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN SINH LÍ-SINH HÓA -------- Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ rau hoa quả và Cảnh quan với đề tài: HIỆU QUẢ CỦA SỰ BỔ SUNG THÀNH PHẦN HỮU CƠ VÀO GIÁ THỂ THỦY CANH CÂY CÀ TÍM (Solanum melongena) Do sinh viên Nguyễn Minh Trung thực hiện Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Cán bộ hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Bảo Toàn i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN SINH LÍ-SINH HÓA Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ rau hoa quả và Cảnh quan với đề tài: HIỆU QUẢ CỦA SỰ BỔ SUNG THÀNH PHẦN HỮU CƠ VÀO GIÁ THỂ THỦY CANH CÂY CÀ TÍM (Solanum melongena) Do sinh viên Nguyễn Minh Trung thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ............................................................... …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….... Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ………………………………....... …………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông nghiệp và SHƯD Chủ tịch hội đồng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Minh Trung iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN --------  Sơ lược lí lịch: Họ và tên: Nguyễn Minh Trung Giới tính: Nam Năm sinh: 1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh Họ tên cha: Nguyễn Văn Nam Sinh năm: 1970 Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Sữa Sinh năm: 1970 Quê quán: Xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh  Quá trình học tập: 1998-2003: Trường Tiểu học Hiệp Mỹ C (nay là Tiểu học Hiệp Mỹ Tây B) 2003-2007: Trường THCS Hiệp Mỹ Tây 2007-2010: Trường THPT Cầu Ngang B 2011-2014: Trường Đại học Cần Thơ, nghành Công nghệ rau hoa quả và Cảnh quan, khóa 37, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng Ngày…tháng…năm 2014 Người khai ký tên Nguyễn Minh Trung iv LỜI CẢM TẠ Trong suốt 3 năm học tại trường Đại học Cần Thơ, em đã rất vinh dự khi nhận được sự quan tâm sâu sắc, sự giúp đỡ, dạy bảo tận tình của quý thầy cô ở trường. Nhờ đó mà em hoàn thành được luận văn này như mong muốn. Không có lời nào hơn em xin được: Thành kính ghi nhớ công ơn Thầy Nguyễn Bảo Toàn, người trực tiếp hướng dẫn đề tài. Trong quá trình làm luận văn Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho em cũng như giúp em tháo gỡ, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong lúc làm luận văn. Cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Ây và Thầy Phạm Phước Nhẫn, cố vấn học tập quan tâm, dìu dắt động viên và giúp đỡ em. Cảm ơn Chú Toàn và chị Hạnh ở Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp đã hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều. Cảm ơn tất cả quý Thầy Cô Bộ môn Sinh lí - Sinh hóa, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng nói riêng và trường Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em phát triển thêm vốn hiểu biết của mình và đó là hành trang cho em trong con đường tương lai sắp tới. Thành kính dâng lên Cha Mẹ đã không quản nhọc nhằn, cực khổ làm lụng vất vã sớm hôm để nuôi con ăn học, và cũng là người dạy dỗ và nuôi dưỡng con khôn lớn, thành người. Công ơn ấy con không bao giờ dám quên. Thân gửi về các bạn Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan K37, cảm ơn các bạn Thanh Tú, Hữu Trường, Tấn Phát, Cẩm Thư, Nguyễn Trường Giang đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Cuối cùng, kính gởi đến cha mẹ, quý thầy cô và các bạn lời chúc sức khỏe, nhiều niềm vui và hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Minh Trung v Nguyễn Minh Trung, 2014. “Hiệu quả của sự bổ sung thành phần hữu cơ vào giá thể thủy canh cây cà tím (solanum melongena)”. Luận văn tốt nghiệp ngành Công nghệ rau hoa quả và Cảnh quan, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Bảo Toàn. TÓM LƯỢC Đề tài “Hiệu quả của sự bổ sung thành phần hữu cơ vào giá thể thủy canh cây cà tím (solanum melongena)” được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của các thành phần chất hữu cơ bổ sung vào giá thể thủy canh thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà tím. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 cây gồm 4 nghiệm thức: 1/ Đối chứng (16,2 dm3 mụn xơ dừa) và tưới dinh dưỡng 2/ Bổ sung phân dơi (300 g/16,2 dm3 mụn xơ dừa) và tưới dinh dưỡng 3/ Bổ sung phân cá (20 ml đậm đặc/16,2 dm3 mụn xơ dừa) và tưới dinh dưỡng 4/ Bổ sung phân dơi (150 g/16,2 dm3 mụn xơ dừa) và tưới dinh dưỡng. Công thức dinh dưỡng được sử dụng là thành phần đa lượng theo Jensen (1979) và thành phần vi lượng theo MS (1962). Qua kết quả nghiên cứu ở các nghiệm thức cho thấy sự bổ sung phân dơi (300 g) cho hiệu quả tốt nhất, cao hơn các nghiệm thức khác về tất cả các chỉ tiêu như chiều cao, số hoa, kích thước trái và trọng lượng trái,…Bên cạnh đó, việc bổ sung phân cá hay bổ sung phân dơi giảm lượng đi một nửa (150 g) cũng làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng kém hơn bổ sung phân dơi (300 g). Tuy nhiên, so với đối chứng thì cả ba nghiệm thức bổ sung chất hữu cơ đều tốt hơn. Điều đó chứng tỏ chất hữu cơ góp phần không nhỏ vào sự sinh trưởng, phát triển của cây và làm tăng năng suất. Từ khóa: Thủy canh, cà tím (solanum melongena), phân dơi, phân cá, dinh dưỡng Jensen, dinh dưỡng MS. vi MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG LỜI CAM ĐOAN iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN iv LỜI CẢM TẠ v TÓM LƯỢC vi MỤC LỤC vii DANH SÁCH BẢNG x DANH SÁCH HÌNH xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 1.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁICỦA CÂY CÀ TÍM 2 1.1.1. Nguồn gốc 2 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 2 1.1.2.1. Thân 2 1.1.2.2. Lá 2 1.1.2.3. Rễ 2 1.1.2.4. Hoa 2 1.1.2.5. Trái 3 1.1.2.6. Hạt 3 1.2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 3 1.2.1. Khí hậu 3 1.2.2. Đất và dinh dưỡng 3 1.3. THỦY CANH 3 1.3.1. Định nghĩa thủy canh 3 1.3.2. Sơ lược lịch sử phát triển thủy canh 4 vii 1.3.3. Yêu cầu cơ bản của thủy canh 4 1.3.4. Ưu điểm và hạn chế của thủy canh 5 1.3.3.1. Ưu điểm 5 1.3.3.2. Hạn chế 5 1.3.5. Dung dịch dinh dưỡng 5 1.3.5.1. Pha chế dung dịch stock 6 1.3.5.2. Cách pha dung dịch dinh dưỡng, thành phần của dinh dưỡng 6 1.3.5.3. Sự tương tác của các nguyên tố trong dung dịch dinh dưỡng 6 1.3.5.4. Quản lí dinh dưỡng 7 1.3.6. Giá thể 7 1.3.7. Phân hữu cơ 8 1.3.8. Hệ thống tưới nhỏ giọt 9 1.3.9. Sản xuất trong nhà lưới, nhà kính 10 1.3.10. Lý do để thay thế đất bằng môi trường nhân tạo 12 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13 2.1. PHƯƠNG TIỆN 13 2.1.1. Địa điểm và thời gian 13 2.1.2. Phương tiện thí nghiệm 13 2.2. PHƯƠNG PHÁP 15 2.2.1. Mô tả thí nghiệm 15 2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 16 2.2.3. Xử lí số liệu 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18 3.1. GHI NHẬN TỔNG QUÁT 18 3.2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG CANH TÁC 18 3.2.1. pH và EC 18 3.2.2. NHIỆT ĐỘ GIÁ THỂ 19 3.2.3. Cường độ ánh sáng 20 viii 3.2.4. Nhiệt độ 20 3.3. CHIỀU CAO CÂY CÀ TÍM 21 3.4. SỐ LÁ VÀ KÍCH THƯỚC LÁ CÀ TÍM 22 3.4.1. Số lá 22 3.4.2. Chiều dài lá 24 3.4.3. Chiều rộng lá 25 3.5. SỐ CHỒI MỚI ĐƯỢC HÌNH THÀNH 25 3.6. SỐ HOA 26 3.7. THỜI GIAN RA HOA 27 3.8. CHỈ TIÊU VỀ TRÁI 27 3.8.1. Kích thước trái 28 3.8.2. Trọng lượng trái 29 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30 4.1. KẾT LUẬN 30 4.2. ĐỀ NGHỊ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC ix DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 3.1 3.2 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 Tên Bảng Mức độ hòa tan của các loại dưỡng chất trong thủy canh Thành phần chủ yếu của mụn xơ dừa (%) (Tandon và Roy, 2004) Thành phần phân dơi (Sridhar và ctv., 2006) Thành phần chất khoáng đa lượng trong môi trường dinh dưỡng Jensen (1979) Thành phần chất khoáng vi lượng trong môi trường dinh dưỡng MS (Murashige and Skoog, 1962) pH và EC của dung dịch dinh dưỡng ban đầu trước khi tưới pH và EC của giá thể trồng ở cả 4 nghiệm thức Nhiệt độ giá thể thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Số chồi (chồi/cây) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Số hoa thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Thời gian (ngày) ra hoa của cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau Kích thước trái thủy canh cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau Trọng lượng tươi của trái (g/cây) ở các nghiệm thức khác nhau x Trang 7 8 9 14 15 19 19 19 21 23 24 25 26 26 27 28 29 DANH SÁCH HÌNH HÌNH NỘI DUNG TRANG 2.1 Phân cá Fish Emulsion đóng chai 1 lít 14 2.2 Cà tím được trồng trong thùng xốp sau 2 tuần thí nghiệm 16 3.1 Cà tím bị thiếu đạm vào tuần thứ 6 18 3.2 Diễn biến cường độ ánh sáng trong ngày trung bình của thí nghiệm thủy canh cà tím 3.3 Diễn biến nhiệt độ trong ngày trung bình của thí nghiệm thủy canh cà tím 3.4 21 Chiều cao của cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau sau 6 tuần thí nghiệm 3.5 22 Cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau sau 6 tuần thí nghiệm 3.6 20 23 Kích thước lá của cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau sau 12 tuần thí nghiệm 24 3.7 Hoa của cây cà tím sau 7 tuần thí nghiệm 27 3.8 Kích thước trái của cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau 28 xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NT1 Nghiệm thức 1 NT2 Nghiệm thức 2 NT3 Nghiệm thức 3 NT4 Nghiệm thức 4 NXB Nhà xuất bản EC Độ dẫn điện ĐHCT Đại học Cần Thơ NL Nhà lưới xii MỞ ĐẦU Cà tím là một loại cây rau ăn quả, có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Bên cạnh đó, cà tím còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Vì được trồng ngoài đồng ruộng nên việc bón phân không kiểm soát được và sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép gây ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng, trường hợp nặng hơn là bị ngộ độc hoặc tử vong. Thủy canh là trồng cây trên giá thể trơ, không dùng đất nên có thể kiểm soát được toàn bộ hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây và các tác nhân gây bệnh từ đất. Ngoài ra còn được trồng trong nhà kính tránh được sự xâm nhập của côn trùng hạn chế tối đa việc phun thuốc bảo vệ thực vật. Trong thủy canh có 2 dạng: thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng và thủy canh trong giá thể trơ (mụn xơ dừa, chỉ xơ dừa, cát, sỏi,…). Do thủy canh sử dụng đơn thuần là khoáng vô cơ nên có một số quan điểm mới lo ngại vì sử dụng toàn là hóa chất. Cây đạt năng suất cao nhưng phẩm chất còn giới hạn do thiếu sự bổ sung các thành phần hữu cơ. Trong thực tế sản xuất, nông dân thường sử dụng nhiều loại phân hữu cơ (như phân cá, phân trâu bò, phân dơi,…) ủ để bón cho cây trồng. Trong đó phân cá, phân dơi có thành phần khoáng phong phú và thường được sử dụng nhiều. Việc sử dụng kết hợp phân cá, phân dơi bổ sung vào giá thể thủy canh cho cây cà tím chưa có trong báo cáo khoa học nào công bố. Chính vì vậy, đề tài “Hiệu quả của sự bổ sung thành phần hữu cơ vào giá thể thủy canh cây cà tím (solanum melongena)” được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của các thành phần chất hữu cơ bổ sung thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà tím. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY CÀ TÍM 1.1.1 Nguồn gốc Cà tím hay cà dái dê (Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà (Solanaceae) với quả cùng tên gọi. Nói chung, cà tím được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo; cà tím có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka, từ đây cây cà tím phát triển sang các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á sau đó tiến đến Tây Á và Châu Âu (Nguyễn Ngọc Thắng và Trần Khắc Thi, 1999). 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 1.1.2.1. Thân Cà tím là loại thân thảo sống hàng năm hoặc nhiều năm, có thân hóa gỗ. Thân cà tím phân cành mạnh, chiều cao từ 0,8 – 1,2 m. Các chồi bên phát triển mạnh (đặc biệt là chồi ở dưới chùm hoa thứ nhất và chùm hoa thứ hai) và cho năng suất tương đương thân chính. Vì thế trong canh tác cà tím cần chú ý khoảng cách trồng cho phù hợp để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên liếp trồng 2 hàng với khoảng cách hàng cách hàng là 60 – 80 cm và cây cách cây là 50 – 60 cm (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). 1.1.2.2. Lá Lá cà tím to, đơn giản, chia thùy và mặt dưới nhiều gai. Lá mọc so le nhau, mỗi nách lá thường có một chồi. Tùy thuộc vào vị trí mà chồi có khả năng sinh trưởng và phát triển khác nhau. Chức năng chính của lá là quang hợp, tổng hợp carbohydrate cần thiết cho các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Vì vậy để cây phát triển tốt cần chăm sóc bộ lá khỏe mạnh (Mai Thị Phương Anh, 1999). 1.1.2.3. Rễ Rễ cà tím thuộc rễ cọc, nhưng do phương thức cấy chuyền (ươm cây con trong khay sau đó đem ra trồng, trong quá trình nhổ cây con từ khay đem trồng làm cho hệ thống rễ của cà tím bị đứt một phần) nên rễ cọc biến đổi thành hệ rễ gần giống với rễ chùm, giống như rễ cà chua và ớt (Mai Thị Phương Anh, 1999). Bộ rễ cà tím rất khỏe, ăn sâu vào đất do đó trong canh tác nên chọn đất tốt, tơi xốp để thuận lợi cho sự phát triển của bộ rễ (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005). 1.1.2.4. Hoa Hoa cà to có màu tím sặc sỡ, hoa thuộc loại lưỡng tính, bao phấn nở cùng một lúc với sự tiếp nhận của nhụy do vậy đảm bảo khả năng tự thụ, mặc dù có thể bị giao 2 phấn nhờ côn trùng. Hoa thường được nở từ 7-11 giờ sáng và sự thụ phấn thường xảy ra từ 9-10 giờ, việc nở hoa và tung phấn tùy thuộc vào độ chiếu sáng ngày dài, nhiệt độ và ẩm độ (Mai Thị Phương Anh, 1999). 1.1.2.5. Trái Trái cà tím thường có hình ovan, treo thòng xuống, khi còn non có màu tím, khi chín chuyển sang màu vàng (Mai Thị Phương Anh, 1999). 1.1.2.6. Hạt Hạt được sinh ra trong giá thể noãn của thịt quả. Trong quả có rất nhiều hạt, hạt nhỏ hình tròn, dẹp. Hạt cà tím thường có vỏ màu vàng nhạt, rất cứng và tương đối dày (Tạ Thu Cúc, 2005). 1.2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 1.2.1. Khí hậu Cây cà tím là cây ưa nhiệt độ cao, thích hợp trồng vụ hè. Nhiệt độ cho hạt nảy mầm tốt nhất là 25 – 300C. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở 20 – 300C (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Theo Mai Thị Phương Anh (1999), khi nhiệt độ ở mức 150C thì cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng ra hoa và đậu trái cà tím. Cà tím là loại cây ưa sáng mạnh, ít phản ứng với thời gian chiếu sáng nên có thể ra hoa và đậu trái quanh năm. Cà tím có bộ rễ khỏe, ăn sâu nhưng do bộ lá lớn, tiêu hao nước nhiều nên cần đủ độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt. Ẩm độ đất tốt nhất khoảng 80% thì cây sinh trưởng tốt đậu trái nhiều (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). 1.2.2. Đất và dinh dưỡng Theo Mai Thị Phương Anh (1999), cây cà tím rất dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên đất thịt nặng đến cát pha. Nhưng do thời gian sinh trưởng tương đối dài nên cần đất tốt giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, độ pH thích hợp trồng cà tím là 5,5 – 6,0. Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv. (2005), cây cà tím cần nhiều chất dinh dưỡng, nhất là đạm, lân và kali. Đạm và lân giúp cây phát triển về thân lá và hình thành mầm hoa, tăng kích thước quả, kali giúp quá trình hình thành trái thuận lợi, tăng chất lượng trái và khả năng chống bệnh. Ngoài các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố trung lượng và vi lượng cũng rất cần thiết cho hoạt động sống của cây như: Ca, Mg, Bo,… Biểu hiện thiếu dinh dưỡng thường ít thấy trên cây cà tím. Vậy dinh dưỡng khoáng rất cần cho cây, góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất cho cây (Mai Thị Phương Anh, 1999). 3 1.3. THỦY CANH 1.3.1. Định nghĩa thủy canh Thủy canh (Hyroponic culture) hay canh tác cây trồng không cần đất (soilless culture) là một công nghệ trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ những nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây ở mức độ tối hảo. Thủy canh đầu tiên là cây được trồng trong dung dịch dinh dưỡng, nhưng sau này người ta cần thêm các giá thể trơ như sỏi, than bùn, mùn cưa, chỉ xơ dừa,…Cũng cải thiện cách trồng này rất nhiều. Các chất trơ này có tác dụng hỗ trợ về mặt cơ học cho hệ thống rễ cây trồng (Nguyễn Bảo Toàn, 2010). 1.3.2. Sơ lược lịch sử phát triển thủy canh Thủy canh (Hydroponic, soiless culture) là kĩ thuật canh tác cây trồng trong dung dịch dinh dưỡng (nước chứa các khoáng cần thiết cho cây trồng) có hoặc không có giá thể nâng đỡ bộ rễ. Các dinh dưỡng được cung cấp tối hảo cho cây trồng. Các giá thể thường dùng trong thủy canh là cát, đá, sỏi, than bùn, xơ dừa, mùn cưa, sợi tự nhiên hay tổng hợp (Dickson, 2004; Quinn, 2004). Trong lịch sử, loài người đã biết trồng cây bằng kĩ thuật thủy canh từ rất sớm. Vườn treo Babylon, vườn nổi Azectecs (Mêxicô) là những điển hình đầu tiên của trồng cây trong dung dịch. Thủy canh được sử dụng đầu tiên cho mục đích thí nghiệm, để nghiên cứu hiệu quả của các loại dinh dưỡng dùng cho cây trồng. Năm 1937, thuật ngữ “Hydroponic” được sử dụng lần đầu tiên bởi William Frederick Gericke (trường Đại học California), nghĩa là trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng. Năm 1938, hai nhà dinh dưỡng cây trồng là Dennis R. Hoagland và Deniel I. Arnon đã viết bản tin về phương pháp trồng thủy canh và sau đó phát triển nhiều công thức cho dung dịch dinh dưỡng khoáng. Năm 1950, các mô tả hệ thống về các dung dịch dinh dưỡng được hai ông trình bày một cách hệ thống (Sonneveld and Voogt, 2009). Năm 1860, Julius lập được công thức pha chế dinh dưỡng trong nước giúp cây hấp thụ dễ dàng, đây được xem là gốc của kĩ thuật trồng trong dung dịch dinh dưỡng. Trong thời gian này, hai nhà khoa học người Đức là Sachs (1860) và Knop (1861) cũng đề xuất trồng cây trong dung dịch nước có chứa chất khoáng mà cây cần. Ở Việt Nam, Lê Đình Lương phối hợp với tổ chức Nghiên cứu và Triển khai Hồng Kông đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khía cạnh Khoa học Xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh năm 1993. Năm 1999, I Mai và Midmore (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á) đã chuyển giao kĩ thuật trồng thủy canh cho nước ta (Võ Thị Bạch Mai, 2003). 1.3.3. Yêu cầu cơ bản của thủy canh Đất tự nhiên duy trì chế độ nhiệt độ và độ thoáng khí thích hợp cho sự sinh trưởng của rễ. Khi đất trở nên nghèo, sự sinh trưởng cây trồng và năng suất suy giảm 4 do độ thoáng khí và nhiệt độ không thích hợp. Cây trồng không thể phát triển tốt khi điều kiện thoát nước kém. Vì vậy trong tự nhiên, đất tự điều chỉnh để cung cấp những điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng. Các điều kiện như thế đó được gọi là hoạt động đệm của đất. Trong môi trường tự nhiên, sự duy trì độ acid hoặc kiềm (pH) và độ dẫn điện (EC) trong phạm vi thích hợp cho hệ thống rễ của cây trồng được đất tự điều chỉnh gọi là hoạt động đệm để giúp cây sinh trưởng bình thường. Vì vậy trong hệ thống thủy canh, yêu cầu này phải được duy trì một cách nhân tạo. Dung dịch dinh dưỡng sử dụng phải chứa tất cả những nguyên tố vi lượng và đa lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hoạt động đệm của dung dịch dinh dưỡng phải nằm trong phạm vi thích hợp để hệ thống rễ cây hay giá thể không bị ảnh hưởng đến. Nhiệt độ và độ thoáng khí của dung dịch dinh dưỡng phải thích hợp cho hệ thống rễ cây trồng (Nguyễn Bảo Toàn, 2010). 1.3.4. Ưu điểm và hạn chế của thủy canh Kỹ thuật thủy canh tuy không phải là phương pháp hoàn hảo nhưng các thuận lợi mà thủy canh mang lại về lao động, môi trường, sử dụng nước, năng suất và quản lý bệnh và côn trùng nhiều hơn so với bất lợi (Quinn, 2004). Theo Võ Thị Bạch Mai (2003), Crearser (2006) và Trần Thị Ba và ctv. (2008), kỹ thuật thủy canh có các ưu điểm và hạn chế sau: 1.3.4.1. Ưu điểm -Sản xuất được rau sạch ở những nơi thiếu đất canh tác hoặc đất nhiễm độc, nhiễm mặn cũng như tại gia đình. -Tiết kiệm công lao động. -Kiểm soát được môi trường canh tác nên ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. -Năng suất cao, có thể trồng trái vụ và nhiều vụ trong năm. 1.3.4.2. Hạn Chế -Nguồn nước pha dung dịch dinh dưỡng phải sạch, thỏa mãn các yêu cầu về độ phèn, độ mặn. -Mầm bệnh sẽ lây lan nhanh chóng trong hệ thống khi xuất hiện. -Đầu tư ban đầu lớn, giá thành cao và yêu cầu phải có kĩ thuật. 1.3.5. Dung dịch dinh dưỡng Dung dịch dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay thất bại của hệ thống thủy canh (Trần Thị Ba và ctv., 2008). Trong thủy canh, các chất cung cấp cho cây phải ở dạng hòa tan trong môi trường nước và không tương tác 5 với nhau tạo ra các chất tủa hạn chế khả năng hấp thụ của cây. Công thức phối chế các chất thích hợp sẽ góp phần quan trọng quyết định sự thành công của kĩ thuật thủy canh (Võ Thị Bạch Mai, 2003). 1.3.5.1. Pha chế dung dịch Stock Theo Nguyễn Thị Diễm Chi (2009), trong hệ thống thủy canh, dinh dưỡng được cung cấp một cách liên tục thông qua máy bơm, hệ thống nhỏ giọt,…Do đó, thông thường các chất dinh dưỡng được pha dưới dạng dung dịch mẹ (stock). Tuy nhiên, khi pha dung dịch stock thì khả năng kết tủa của các chất là rất cao. Để hạn chế sự kết tủa, các chất có tương tác với nhau được pha riêng trong các dung dịch riêng biệt. Thông thường người ta pha ba dung dịch stock: -Stock 1: Toàn bộ muối canxi, ½ lượng muối phosphate và sắt chelate. -Stock 2: Các muối đa lượng và trung lượng còn lại, ½ lượng muối phosphate còn lại. -Stock 3: Các nguyên tố vi lượng còn lại (không có sắt). 1.3.5.2. Cách pha dung dịch dinh dưỡng, thành phần của dinh dưỡng Theo Phan Thị Bé Thơ (2012), phương pháp pha trộn dung dịch thủy canh tùy thuộc vào số lượng và loại phân được dùng. Thường có ba cách pha như sau: -Nồng độ đơn: 1 lít dung dịch chứa nồng độ tối ưu các chất cho sự sinh trưởng của cây. -Nồng độ đôi: 1 lít dung dịch với gấp đôi hóa chất ở nồng độ đơn. -Một nửa nồng độ: 1 lít dung dịch với ½ khối lượng các chất ở nồng độ đơn. Vào mùa đông, ngày ít nắng lượng nước bốc hơi tương đối nhỏ nên nồng độ đôi được sử dụng để tưới cho cây. Vào mùa hè, ngày nhiều nắng lượng nước bốc hơi và hấp thu tương đối lớn nên ½ hoặc ⅓ nồng độ được sử dụng tưới cho cây. Nồng độ và thành phần dinh dưỡng trong dung dịch còn tùy thuộc rất lớn vào giai đoạn sinh trưởng khác nhau của từng loại cây trồng nhất định. Ngoài ra, khi tính toán nồng độ dung dịch thủy canh cũng cần xem xét một số khía cạnh sau đây: -Khả năng tương tác (kết tủa) của các chất khi pha trộn chung. -pH của dung dịch sau khi pha. 1.3.5.3 Sự tương tác của các nguyên tố trong dung dịch dinh dưỡng Sự tương tác giữa các nguyên tố dinh dưỡng xảy ra khi cung cấp một nguyên tố dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ, hỗ trợ, hoặc chức năng của một số nguyên tố khác. Sự tương tác giữa các nguyên tố có thể dẫn đến thiếu hoặc gây độc và có thể thay đổi sự sinh trưởng của cây trồng (Bảng 1.1). Do sự tương tác này tạo ra các hợp chất 6 kết tủa hoặc những phức chất mà cây trồng không hấp thụ được (Nguyễn Thị Diễm Chi, 2009). Bảng 1.1. Mức độ hòa tan của các loại dưỡng chất trong thủy canh Các chất hòa tan Ammonium nitrate (AN) Ammonium sulphate (AS) Calcium nitrate (CAN) Mono ammonium phosphate (MAP) Potassium sulphate (SOP) Potassium chloride (MOP) Gypsum (G) Kiesrite (KS) Potassium nitrate (PN) AN C C C C C X C C AS C L C C C X C L CAN C L X L X X C C MAP C C X C C X X C SOP C C C C C C C - MOP C C C C C C C C C: Tương hợp tốt, có thể phối trộn trong dung dịch, L: Sự tương hợp giới hạn, X: Không tương hợp Nguồn: http://www.agridept.gov.lk/techinformtions/hponics/H_Eng.pdf 1.3.5.4. Quản lí dinh dưỡng Hai yếu tố quan trọng trong việc quản lí dung dịch dinh dưỡng là pH và EC. pH là thước đo tính acid hay kiềm trong phạm vi 1 - 14 đơn vị. Theo Quinn (2004), pH dung dịch nằm trong khoảng acid nhẹ 5,8 - 6,5 sẽ thích hợp cho các loại cây. Ngoài ra tỉ lệ của NO3- và NH4+ cũng ảnh hưởng đến độ pH của dung dịch, việc hấp thu ion NO3- của tế bào thực vật dẫn đến sự đẩy ion vào chất nền, làm tăng độ pH. Mặt khác, NH4+ được hấp thu thì sẽ có sự bày tiết ion H+ từ rễ, làm giảm pH trong dung dịch. Hơn nữa, nếu thấy pH tăng khi đó cây sẽ thải ra các muối acid vào môi trường, đó là nguyên nhân làm cho chất độc trong môi trường tăng lên và làm hạn chế sự dẫn nước, nếu pH giảm xuống thì cây sẽ thải ra các thành phần ion bazơ, có thể làm giới hạn việc hấp thụ các muối gốc acid. Sự hấp thu các anion và cation khác cũng ảnh hưởng đến độ pH của môi trường (Dương Tấn Nhựt, 2010). Khi pH dung dịch tăng cao hơn cần phải hiệu chỉnh bằng cách thêm acid citric hay acid phosphoric để pH càng gần mức tối hảo càng tốt (Nguyễn Bảo Toàn, 2010). EC (độ dẫn điện): Độ dẫn điện biểu thị nồng độ của các ion hòa tan của dung dịch. Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010), chỉ số EC lý tưởng cho thủy canh là 1,5 - 2,5 dS/m. Nếu EC cao hơn ngưỡng thích hợp, cần thêm nước vào để trung hòa, nếu thấp hơn thì cần thêm dinh dưỡng để tăng EC. Dung dịch nên thay 2 tuần một lần để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây. 7 1.3.6. Giá thể Theo Kauffmam (2005), để nâng đỡ cây trong hệ thống thủy canh phải có các chất trơ như xơ thực vật, sợi thủy tinh, sỏi được dùng làm giá thể cho cây bám vào. Kết cấu của giá thể nên có lỗ hỏng để đảm bảo hảm lượng oxi cần thiết cho bộ rễ. Các giá thể thường dùng gồm có: khoáng thạch anh (Perlite, Rockwool), khoáng – Sawdust, cỏ khô – hay rơm – Straw, cát sông (hạt mịn) và cát biển (hạt to) cũng được dùng phối trộn với vải vụn. Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Tiền Giang (2006), cho biết trường Đại học Nông lâm Huế đã trồng thử nghiệm rau sạch trên giá thể hữu cơ (mụn xơ dừa) thành công, nhưng chi phí khá cao 3 triệu đồng/vụ (250 m2). Đặc biệt, mụn xơ dừa được dùng làm giá thể và chất độn rất phổ biến ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Bảng 1.2 cho thấy thành phần và tỉ lệ một số chất có trong mụn xơ dừa: Bảng 1.2. Thành phần chủ yếu của mụn xơ dừa (%) (Tandon and Roy, 2004) Thành phần C hữu cơ Lignin Cellulose N P2O5 K2O S Ca % 26 30 22 0,2 0,18 0,96 0,2 0,9 1.3.7. Phân hữu cơ Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như: các dư thừa thực vật, phân chuồng, phân rác, phân xanh (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Mặc dù nền công nghiệp hóa học trên thế giới ngày càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân quý, không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, vì trong quá trình phân giải hữu cơ có thể làm tăng khả năng hòa tan của các chất khó tan, việc hình thành các phức hữu cơ – vô cơ cũng có thể làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng làm hạn chế khả năng đồng hóa kim loại nặng của cây và ngăn chặn được sự rửa trôi. Phân hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất, làm cho nước ngấm vào thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của đất cao hơn, việc bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy tiết kiệm được nước tưới (Vũ Hữu Yêm và ctv., 2001). 8 Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), nước phân chuồng chứa rất nhiều urea, acid uric, acid hippune, acid benzoic, rất nhiều loại muppis acetate, cacbonat, oxalate, phosphate, sulfat và một số chất kích thích sự phát triển của bộ rễ. Trong phân chuồng đôi khi cũng có vài thể kháng sinh như: penixilin, aureomyxin và nhiều loại vi sinh vật, trong đó vi sinh vật thủy phân xenlulo như: cytophaga, cellvibrio, thermophiles chiếm đa số. Bảng 1.3. Thành phần phân dơi (Sridhar and ctv., 2006) Đơn vị (%) 5,3 ± 0,3 2,8 ± 0,8 6,5 ± 0,2 45,6 ± 19,7 26,4 ± 11,4 5,7 ± 1,5 4,6 ± 1,6 2,2 ± 1,1 0,9 ± 0,3 1,5 ± 0,4 3,1 ± 0,6 Thành phần Trọng lượng ướt (kg/m3) Trọng lượng khô (kg/m3) pH Vật chất khô C N C/N P K Ca Mg 1.3.8. Hệ thống tưới nhỏ giọt Đây là hệ thống phức tạp và quan trọng nhất trong nhà lưới, kính. Hệ thống này phải tỉ mỉ và chính xác để đảm bảo điều kiện dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng. Nếu hệ thống này bị lỗi trong việc đo lường và điều hành thì có thể gây nguy hiểm cho cây trồng. Hệ thống tưới bao gồm máy bơm trung tâm, ống dẫn và lỗ tưới nhỏ giọt cách nhau 10 - 40 cm (Papadopoulos, 1991). Theo Smith (1999), tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới hiệu quả được ứng dụng nhiều nơi, cung cấp dòng chảy chậm. Những lỗ hổng rất nhỏ được gắn với hệ thống, cho phép một lượng nước nhỏ chảy thành dòng nước nhỏ (nhỏ giọt) chảy chậm trong thời gian dài. Lợi ích: - - Tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm lượng nước tối đa, nhưng vẫn có thể đảm bảo độ ẩm. Giúp cây phát triển tốt hơn: Tưới nhỏ giọt sẽ kéo dài thời gian cung cấp nước đều đặn cho cây trồng, ngăn cản sự xói mòn đất và sự chảy tràn dinh dưỡng. Ngoài ra, dòng chảy liên tục sẽ thấm sâu vào đất và tới rễ dễ dàng hơn. Hạn chế phát triển cỏ dại. Kiểm soát được dịch bệnh. Tiết kiệm thời gian lao động. Có thể kết hợp cung cấp dinh dưỡng dạng dung dịch. 9 Hạn chế: Theo Shock (1999), tưới nhỏ giọt có những hạn chế sau: - Chi phí đầu tư cao. Ống nhựa có thể bị rò rĩ hay bị bịt kín bởi rong rêu. 1.3.9. Sản xuất trong nhà lưới, nhà kính  Tình hình sản xuất và một số kết quả nghiên cứu Việc trồng rau trong nhà lưới đã được thực hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới để đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa to, gió lớn, tuyết lạnh, sương giá, dịch hại. Hiện nay các nước có công nghệ sản xuất rau sạch như Singapore, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Hồng Kông sản xuất rau sạch trong môi trường sạch kết hợp cách ly bằng nhà lưới đã cho phép giảm lượng nông dược, phân bón hóa học đến mức thấp và cho sản phẩm khá sạch. Tuy nhiên trong quy trình công nghệ này với đầu tư khá lớn chủ yếu phục vụ cho bộ phận có thu nhập cao trong xã hội (Trần Khắc Thi, 1999).  Hiện trạng trồng rau trong nhà lưới ở nước ta Hiện nay mô hình nhà lưới của công nghệ trồng rau không cần đất đang được nghiên cứu và xây dựng. Công nghệ này mở ra hướng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn và có thể thay thế các loại rau vẫn nhập khẩu cung cấp cho các siệu thị, khách sạn, nhà hàng. Tại Đà Lạt, hiện nay có 8 hợp tác xã chủ yếu hoạt động nghề rau. Ngoài ra còn có hàng chục hộ gia đình đầu tư nhà kính, nhà lưới sản xuất rau theo quy trình mới, ít sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học. Trong 9 tháng đầu năm 2004, các hợp tác xã này đã xuất khẩu 2000 tấn rau các loại. Tuy nhiên, các hợp tác xã này mới thành lập trong vòng 2 năm qua, còn trong quá trình định hình sản xuất. Hiện này có hợp tác xã Phước Thành được cấp chứng nhận an toàn rau sạch (Phạm Bá Phong và Nguyễn Bá Hùng, 2004). Mô hình trồng rau bằng công nghệ nhà lưới, nhà kính ở Bình Bảng là công nghệ hiện đại lần đầu tiên được ứng dụng tại miền Bắc. Toàn bộ khu vực được xây bằng các khung nhà lưới và được chăm sóc đặc biệt theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, áp dụng phương pháp tưới tự động với từng loại cây. Đặc biệt,nhà lưới được thiết kế bằng khung sắt cấu tạo bởi hai lớp. Lớp trên dùng màng biến quang IZOZAI có tác dụng tránh mưa, hạn chế tia tử ngoại và lớp chồng diêm tránh hiệu ứng của lồng kính. Lớp dưới là lớp đen phản quang có thể dùng để kéo vào hoặc ra giúp điều chỉnh cường độ ánh sáng phù hợp với từng thời kì sinh trưởng của cây. Với Thị Xã Tam Kỳ, một số mô hình trồng rau của huyện Cần Giuộc (Long An) đã biết tự tạo nhà lưới cây che đơn giản để trồng xà lách xoong từ năm 1992 và nay đã lan rộng ra, nhà lưới được đầu tư chắc chắn, cột bê tông, xà sắt và ngoài xà lách xoong, còn trồng nhiều loại rau ăn lá khác vào vụ nghịch. Đến nay, toàn huyện đã có 250 nhà lưới, với diện tích mỗi nhà từ 1000-2500 m2. Cần Giuộc đang trở thành vùng rau chuyên canh rộng lớn cung cấp cho TP. HCM. 10  Các mô hình nhà lưới Ở nước ta, với điều kiện khí hậu ôn hòa, không có bão lớn, một số mô hình nhà lưới thích hợp đã được thiết kế với phương châm đơn giản, giá thành thấp mà hiệu quả không thấp hơn các kiểu khác. Hiện nay có hai loại nhà lưới: loại kính có lưới ngăn hoàn toàn cả phái trên mái và xung quanh; loại hở lưới không che hoàn toàn mà hở toàn phần hay bán phần xung quanh. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể mà lựa chọn phù hợp. Về chi phí đầu tư 1000 m2 nhà lưới hiện nay vào khoảng 7 - 8 triệu đồng, nếu thêm hệ thống tưới phun mưa vào khoảng 10 – 11 triệu.  Ưu điểm của nhà lưới Việc trồng rau trong nhà lưới có một số lợi điểm là do hệ thống tưới bao quanh nên cản trở được côn trùng xâm nhập, phá hoại dẫn đến việc giảm tối đa sử dụng thuốc trừ sâu. Việc trồng rau ăn lá rất thích hợp với điều kiện nhà lưới do thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số quay vòng nhanh, chăm sóc bón phân đầy đủ nên năng suất cao. Về mùa mưa do có lưới che nên khi mưa xuống, lưới sẽ cản trở tốc độ rơi của mưa, rau ít bị rách lá, nổ lá (Dương Hoa Xô, 2004). Nhờ các loại thiết kế khác nhau nên cây trồng trong nhà lưới được bảo vệ chống lại mọi thời tiết bất lợi như nắng, mưa, gió, bão, sương, lạnh. Vì vậy có thể tổ chức quanh năm, trái vụ, theo kế hoạch và nhu cầu thị trường. Trong nhà lưới cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thu hoạch sớm hơn bên ngoài từ 15 – 20% và nhờ cải tiến kỹ thuật, kỹ xảo canh tác, làm cho năng suất tăng từ 20 – 30% so với bên ngoài (Charless, 1997). Đặc biệt, trong không gian được khống chết và kiểm soát có điều kiện thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật khác nhau làm cho rau trở nên sạch – an toàn, đạt dưới ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn quốc tế về dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrate, hàm lượng kim loại nặng và không có vi sinh vật gây bệnh, rau quả tăng phẩm chất mẩu mã đẹp, không có vết sâu hại màu sắc tươi thắm, phẩm chất ngon và ổn định, nên giá sản phẩm trồng trong nhà lưới luôn cao hơn so với bên ngoài .  Những hạn chế của nhà lưới Do muốn giảm giá thành nhà lưới, từ năm 2003, hơn 30 nhà lưới được đầu tư đã bộc lộ nhược điểm…nhà lưới mau hư hỏng, khung sắt mau rỉ sét, lưới mau hỏng (rách, thủng), kể cả khi chưa tới thời hạn bảo hành. Một số nhà lưới không có khả năng ngăn chặn các loại côn trùng có kích thước nhỏ như bù lạch, rầy mềm, nhện đỏ,… (Dương Hoa Xô, 2004). Một số loại rau ăn quả cần có sự thụ phấn của côn trùng nếu trồng trong nhà lưới sẽ giảm cơ hội tiếp xúc của côn trùng với cây trồng làm giảm khả năng thụ phấn của rau quả. Các chủng loại rau khác nhau đòi hỏi thiết kế nhà lưới khác nhau và phù hợp cho nên rất khó áp dụng cho nhiều đối tượng với một kiểu thiết kế. Vào buổi trưa nhiệt độ nhà lưới thường tăng cao hơn so với bên ngoài. Do đó cần có biện pháp tưới phun sương để làm giảm sức nóng trong nhà (Lê Văn Thắng, 2001). 11 1.3.10. Lý do để thay thế đất bằng môi trường nhân tạo Đất có độ mặn cao, đất kém không khí, mầm bệnh trong đất (đặc biệt là tuyến trùng), thiếu đất canh tác, kiểm soát được phân bón và nước tưới. Sản phẩm đạt được năng suất cao và phẩm chất ngon (Dickson, 2004). Dinh dưỡng được cung cấp thường xuyên, giảm đi việc mất dinh dưỡng và dinh dưỡng đầy đủ hơn cho cây, hiệu quả trồng trọt có thể tăng gấp 10 lần, hệ thống tự động cung cấp nước và dinh dưỡng nên hiệu quả sử dụng nước tăng gấp đôi so với trồng trong đất. Nhưng giá tiền đầu tư cao, phải nâng cao trình độ kỹ thuật quản lý, cần có dụng cụ đo phân tích (Papadopoulos, 1991). 12 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN 2.1.1 Địa điểm và thời gian - Thời gian: từ tháng 12/2013 đến tháng 04/2014 - Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới có mái che nylon và xung quanh có lưới che chống côn trùng tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT). 2.1.2 Phương tiện thí nghiệm - Vật liệu: Giống Cà tím (Cà Tím cao sản F1 Nông Trường) được gieo tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp trái có màu tím, sau 15 ngày kể từ khi gieo hạt thì cây có số lá trung bình từ 4 - 5 lá, chiều cao trung bình từ 3,7 - 4,2 cm, chiều dài phiến lá trung bình từ 3,3 - 3,59 cm, chiều ngang phiến lá trung bình từ 2,27 - 2,44 cm. - Giá thể: mụn xơ dừa. - Phân hữu cơ: Phân dơi và phân cá (Fish Emulsion, 1 lít).  Phân cá: Fish Emulsion là loại phân bón lá được sản xuất tại công ty UAS of the America - Mỹ, độc quyền nhập khẩu đóng chai và phân phối bởi Công ty TNHH Thương mại và DL Phú Hảo. Thể tích: 1 lít Thành phần:  Total Nitrogen (N): 5% (gồm 0,3% Amoniacal Nitrogen; 3,7% Water soluble organic nitrogen; 1% water insoluble nitrogen)  Avaible phosphate (P2O5): 1%  Soluble Potassium (K2O): 2% Super fish là chế phẩm tinh khiết đậm đặc, được chế xuất từ cá mòi nguyên con bằng con đường thủy phân lấy từ vùng biển lạnh Menhaden của Hoa Kỳ. 13 Hình 2.1. Phân cá Fish Emulsion đóng chai 1 lít - Thiết bị: máy đo pH, EC, máy đo cường độ ánh sáng, nhiệt kế,… - Dụng cụ: Ống nhựa dẽo PVC Ø13, thùng nhựa thể tích 180 lít, thùng mốp (36x30x20 cm), máy bơm, đầu tưới nhỏ giọt và các dụng cụ cần thiết khác. - Hóa chất: các loại hóa chất đa lượng và vi lượng dùng để pha môi trường dinh dưỡng: môi trường dinh dưỡng Jensen (1979) và môi trường dinh dưỡng MS (1962), (Bảng 2.1 và Bảng 2.2). Các khoáng đa lượng ở môi trường dinh dưỡng gồm MgSO4, KNO3, KH2PO4 được pha chung chứa trong các can nhựa (stock x 100, pH 5,5). Các khoáng vi lượng ở môi trường dinh dưỡng gồm toàn bộ khoáng vi lượng Bảng 2.2 và Ca(NO3)2, FeNa EDTA được pha chung (stock x 1000, pH 5,63). Nước máy dùng pha môi trường có độ pH 7,4 ± 0,2 ; Hóa chất dùng để điều chỉnh độ pH gồm HCl 0,1 N và NaOH 0,1N; Vôi (CaNO3) dùng để xử lí giá thể. Bảng 2.1. Thành phần chất khoáng đa lượng trong môi trường dinh dưỡng Jensen (1979) Đa lượng Calcium nitrat Potassium nitrat Monopotassium phosphate Magnesium sulphate Công thức Ca(NO3)2 KNO3 KH2PO4 g/l 0,499 0,2 0,272 Stock x 100 lít(g/l) 49,9 20 27,2 MgSO4 0,494 49,4 Nguồn: Jensen (1979) trích trong Witmer and Honma (1979) 14 Bảng 2.2. Thành phần chất khoáng vi lượng trong môi trường dinh dưỡng MS (Murashige and Skoog, 1962) Vi lượng Acid Boric Cobalt chloride Cupric sulphate Manganese sulphate Potassium iodide Sodium molybdate Zinc sulphate Iron sulphate NaEDTA Công thức H3BO3 CoCl2 · 6H2O CuSO4 · 5H2O MnSO4 · 4H2O KI Na2MoO4 · 2H2O ZnSO4·7H2O FeSO4·7H2O NaEDTA mg/l 6,2 0,025 0,025 16,9 0,83 0,25 8,6 27,8 37,3 Stock x 1000(g/l) 6,2 0,025 0,025 16,9 0,83 0,25 8,6 27,8 37,3 Nguồn: MS (1962) trích trong Nguyễn Thiện Tịch và ctv. (2006) 2.2. PHƯƠNG PHÁP 2.2.1. Mô tả thí nghiệm Trước tiên, chọn những thùng xốp có kích cỡ gần bằng nhau sau đó đem rửa sạch, phơi khô; giá thể mụn xơ dừa được xả với nước vôi trong 30 ngày, mỗi ngày xả 2 lần để loại bỏ chất chát (tannin), sau đó phơi khô. Sau đó, giá thể đã xử lí được cho trực tiếp vào thùng cao 15 cm, đều nhau cho tất cả các thùng (thể tích mụn xơ dừa khoảng 16,2 dm3/thùng). Hạt cà tím (Cà Tím cao sản F1 Nông Trường) được gieo trong các khay nhựa, tưới nước mỗi ngày 2 lần, khoảng 3 tuần thì cây con cao từ 3,7 4,2 cm thì chuyển sang trồng trong tất cả các thùng, mỗi thùng 2 cây. Hệ thống tưới nhỏ giọt: chuẩn bị 1 máy bơm chìm (loại nhỏ), 20 mét ống nhựa dẽo PVC Ø13, và các đầu nhỏ giọt. Sau đó tiến hành gắn ống dẫn vào máy bơm và để máy bơm vào thùng chứa nước, ống dẫn được chia làm 2 đường và cố định trên các thùng xốp bằng dây kẽm. Tiếp theo, ta dùng mũi dùi điện đâm các lỗ nhỏ trên ống dẫn và lắp các đầu tưới nhỏ giọt lên đó sao cho khoảng cách các đầu tưới giữa các thùng tương đối đều nhau. Hệ thống cấp điện qua đồng hồ hẹn giờ nên việc tưới cây hoàn toàn tự động (bơm 2 lần/ngày) vào lúc 7 giờ sáng và 4 giờ chiều. Dinh dưỡng: Công thức dinh dưỡng dùng cho ở tất cả các nghiệm thức theo đa lượng của Jensen (1979) và vi lượng của MS (1962) theo Bảng 2.1 và Bảng 2.2. Phân hữu cơ: Phân hữu cơ được dùng là phân dơi và phân cá đóng chai. Phân dơi khi mua về được bón vào ngay, chia làm 5 lần bón là khi cây trồng vào tuần thứ 2, 5, 7, 9 và tuần thứ 11. Phân cá đóng chai(1 lít), lấy 20 ml pha với 7,5 lít nước và chia ra tưới đều cho tất cả các thùng, định kì 15 ngày 1 lần. Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống tưới nhỏ giọt là thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, 5 lần lặp lại (mỗi lần lặp lại là một thùng, mỗi thùng có 2 cây), (Hình 2.2).  Nghiệm thức 1 (NT1): Đối chứng (16,2 dm3 giá thể mụn xơ dừa). 15  Nghiệm thức 2 (NT2): Bổ sung phân dơi (300 g/16,2dm3 giá thể mụn xơ dừa).  Nghiệm thức 3 (NT3): Bổ sung phân cá (20 ml đậm đặc/16,2dm3 giá thể mụn xơ dừa).  Nghiệm thức 4 (NT4): Bổ sung phân dơi (150 g/16,2dm3 giá thể mụn xơ dừa). Dinh dưỡng được pha sẵn cho vào thùng nhựa 180 lít, trong thùng nhựa được bố trí máy bơm chìm và dinh dưỡng được bơm lên hệ thống ống, sau đó sẽ đến các đầu tưới nhỏ giọt. Dinh dưỡng được cho vào thùng vào sáng thứ 2 mỗi tuần, pH được điều chỉnh xuống 5,8. Hình 2.2. Cà tím được trồng trong thùng xốp sau 2 tuần thí nghiệm 2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi Lấy định kì 4 tuần / 1 lần  Cường độ ánh sáng bên trong và bên ngoài nhà lưới (đo bằng FUYI Lux Meter LX-1010B)  Nhiệt độ bên trong và bên ngoài nhà lưới (đo bằng Anymetre TH600B).  pH và EC của giá thể (pH đo bằng máy Horiba pH Meter F51 và EC đo bằng máy Hana instruments Woonsocket RI02895). Lấy định kì 2 tuần / 1 lần. 16  Chiều cao thân: Dùng thước đo từ mặt giá thể đến đỉnh lá cao nhất.  Số lá trên thân (lá/cây): đếm tất cả các lá có chiều ngang lớn hơn 2 cm.  Số chồi con (chồi/cây): đếm tất cả các chồi.  Kích thước lá (cm): đo chiều dài và chiều rộng lá có kích thước lớn nhất.  Số hoa (hoa/cây): đếm tất cả các hoa trên cây (từ tuần 7 – tuần 11)  Thời gian xuất hiện nụ (ngày): tính từ lúc trồng đến khi xuất hiện nụ hoa đầu tiên.  Thời gian hoa nở đầu tiên (ngày): tính từ lúc trồng đến khi xuất hiện hoa nở đầu tiên.  Thời gian 50% hoa nở: Tính từ lúc trồng đến khi có 50% hoa nở của nghiệm thức.  Trọng lượng trái (g/trái): trọng lương trung bình của tất cả trái trên cây (tính đến 12 tuần sau khi trồng).  Chiều dài trái (cm): đo chiều dài tất cả các trái trên cây (tính đến tuần 12 sau khi trồng).  Đường kính trái (cm): đo chu vi tất cả trái sau đó tính ra đường kính trái trên cây (đo chu vi ở chính giữa trái) tính đến tuần 12 sau khi trồng. 2.2.3. Xử lí số liệu Sử dụng phần mềm Excel để phân tích và tổng hợp các số liệu thô thu thập được từ các thí nghiệm. So sánh các giá trị trung bình bằng kiểm định LSD của phần mềm SPSS. 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. GHI NHẬN TỔNG QUÁT Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới, mái che nylon và xung quanh có lưới che chống côn trùng. Cường độ ánh sáng trung bình khoảng 38.000 lux, nhiệt độ trung bình trong quá trình làm thí nghiệm là 350C, ẩm độ tương đối trung bình là 60%. Trong suốt thời gian thì cây có bị rầy trắng và bọ trĩ tấn công. Ở tuần thứ 5 cây có triệu chứng biểu hiện thiếu đạm và được bổ sung phân urea 1 g/thùng cho tất cả nghiệm thức (hình 3.1). Ở giai đoạn cho trái, cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng nên tăng dinh dưỡng lên gấp đôi và cho dinh dưỡng vào thùng 2 lần / tuần. Hình 3.1. Cà tím bị thiếu đạm vào tuần thứ 6 3.2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG CANH TÁC 3.2.1. pH và EC pH của giá thể mụn xơ dừa biến thiên từ 6,7 - 7,13 (Bảng 3.2). Theo Johnson (1984), khoảng pH tối hảo cho dung dịch thủy canh là từ 5,8 - 6,5 và pH dung dịch dinh dưỡng càng gần mức tối hảo thì càng thành công. Theo Bảng 3.2 pH như vậy là cao hơn so với yêu cầu thủy canh. Tuy nhiên, pH dinh dưỡng ban đầu là 5,8 (bảng 3.1) và đều tăng lên ở các nghiệm thức sau khi tưới dinh dưỡng điều đó chứng tỏ cây hấp thu tốt các khoáng trong dung dịch. Để cân bằng điện thế trong tế bào, khi cây hấp thu các anion thì rễ cây sẽ phóng thích các anion tương ứng. Sự hấp thu anion nhiều làm gia tăng pH bên ngoài (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Ở tất cả các 18 nghiệm thức pH đều tăng sau khi tưới dinh dưỡng 7 ngày chứng tỏ cây hấp thu nhiều dinh dưỡng ở dạng anion. Theo Bảng 3.1 và 3.2 ta thấy, dinh dưỡng pha trong thùng có EC là 410 µS, sau khi tưới cho cây 7 ngày thì tiến hành đo, giá trị EC ở tất cả các nghiệm thức đều giảm, dao động từ 171 – 210 µS. EC giảm có hai nguyên nhân: do các khoáng chất bị giá thể giữ lại một phần hoặc do cây hấp thu. Nhìn chung, các nghiệm thức có bổ sung thành phần hữu cơ đều có chỉ số EC nhỏ hơn so với đối chứng không được bổ sung, có thể do thành phần hữu cơ kích thích cây hấp thu khoáng tốt hơn nên EC thấp (dao động từ 164-179 µS), còn đối chứng do cây ít hấp thu nên EC vẫn còn cao (210 µS). Bảng 3.1. pH và EC của dung dịch dinh dưỡng ban đầu trước khi tưới Chỉ số pH EC (µS) Dung dịch dinh dưỡng trước khi tưới 5,8 410 Bảng 3.2. pH và EC của giá thể trồng ở cả 4 nghiệm thức sau khi tưới dinh dưỡng 7 ngày Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 pH 7,13 6,7 6,89 6,8 EC ( µS) 210 164 179 171 NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g). 3.2.2. Nhiệt độ giá thể Qua Bảng 3.3 cho thấy, nhiệt độ giá thể ở tất cả các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Nhìn chung, NT2 có nhiệt độ giá thể thấp nhất (27,94oC) và NT1 có nhiệt độ giá thể cao nhất (28,120C), tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giá thể giữa các nghiệm thức rất nhỏ. Bảng 3.3. Nhiệt độ giá thể thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nhiệt độ giá thể (oC) 28,12 27,94 28,06 28,08 Ns 1,5 Nghiệm thức Đối chứng (NT1) Bổ sung phân dơi (300 g) (NT2) Bổ sung phân cá (NT3) Bổ sung phân dơi (150 g) (NT4) F CV (%) ns: khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê 19 Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), cây sinh trưởng và phát triển tốt ở 20 – 300C, vì thế nhiệt độ giá thể ở các nghiệm thức phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. 3.2.3. Cường độ ánh sáng Hình 3.1. Diễn biến cường độ ánh sáng trong ngày trung bình của thí nghiệm thủy canh cà tím Nhìn chung, cường độ ánh sáng bên trong và bên ngoài nhà lưới có sự chênh lệch rất lớn ở các thởi điểm khác nhau trong ngày, lúc 7 giờ (22.000 lux và 30.000 lux, tương ứng), sau đó tăng dần và đạt cao nhất ở 13 giờ (70.500 lux và 115.000 lux, tương ứng), sau 13 giờ cường độ ánh sáng bắt đầu giảm và thấp nhất lúc 17 giờ (Hình 3.1). Hình 3.1 cũng cho thấy cường độ ánh sáng bên trong nhà lưới luôn thấp hơn bên ngoài nhà lưới trong suốt ngày nắng tốt, sự chênh lệch ít nhất vào lúc 17 giờ ( 7.200 lux và 12000 lux, tương ứng) và cao nhất vào lúc 13 giờ (70.500 lux và 115.000 lux, tương ứng). Như vậy, bất cứ thời gian nào trong ngày nắng tốt thì lưới nylon trắng lợp trên nóc nhà lưới đã làm giảm đáng kể cường độ ánh sáng mặt trời (Hình 3.1), giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 3.2.4. Nhiệt độ môi trường Kết quả Hình 3.2 ta thấy, nhiệt độ bên trong và bên ngoài nhà lưới lúc 7 giờ là thấp nhất (30 và 31oC, tương ứng), sau đó nhiệt độ tiếp tục tăng lên đến 13 giờ là cao nhất (40 và 37oC, tương ứng), và sau đó giảm dần đến chiều tối. Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), cây sinh trưởng và phát triển tốt ở 20 – 300C. Như vậy nhiệt độ bên trong nhà lưới tại thời điểm trồng cà chua lớn hơn nhiều so với nhiệt độ tối thích của cây, điều này có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cà 20 tím. Theo Trần Văn Lài và Lê Thị Hà (2002), ở nhiệt độ trên 300C, khí khổng đóng lại, nên ngăn ngừa hiệu quả khí cacbonic đi vào và khí oxy đi ra dẫn đến quang hợp giảm, làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây. Nhiệt độ cao hô hấp yếm khí sinh ra các chất độc. Hình 3.2. Diễn biến nhiệt độ trong ngày trung bình của thí nghiệm thủy canh cà tím 3.3. CHIỀU CAO CÂY CÀ TÍM Qua Bảng 3.4 cho thấy, chiều cao cây cà tím ở 4 nghiệm thức đều gia tăng theo thời gian và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nhìn chung, NT1 có sự gia tăng chiều cao thân kém nhất (35 cm), NT2 là cao nhất (81,3 cm), NT3 (73,4 cm) và NT4 (66,1 cm) nhưng về mặt thống kê thì NT3 và NT4 khác biệt không ý nghĩa. Bảng 3.4. Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 F CV (%) 1 4,81 c 7,4 a 6,64 b 5,17 c ** 8,95 2 5,26 c 7,44 b 9,8 a 5,67 c ** 8,18 Thời gian (tuần) 4 6 8 7,2 b 9,9 c 9,9 c 18,65 a 43,4 a 62,2 a 20,9 a 41 a 57,3 a 9,7b 24,15 b 50 b ** ** ** 23,5 18 10,9 10 28,4 c 74,4 a 62,2 b 62,7 b ** 7,8 12 35 c 81,3 a 73,4 b 66,1 b ** 8,9 Trong cùng một cột, những số có kí tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%; NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150g). NT2 bổ sung phân dơi (300 g) chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây nên cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó việc bổ sung phân cá cũng cung cấp khá nhiều chất nên cây cũng phát triển tương đối tốt nhưng kém hơn so với bổ sung phân dơi (300 g). Còn NT4 do giảm đi một nữa lượng phân dơi so với NT2 nên chiều 21 cao so với NT2 có giảm và NT1 do không được bổ sung thành phân hữu cơ nên chiều cao thấp nhất. NT1 NT2 NT3 NT4 Hình 3.3. Chiều cao của cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau sau 6 tuần thí nghiệm (NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g)) 3.4. SỐ LÁ VÀ KÍCH THƯỚC LÁ CÀ TÍM 3.4.1. Số lá Kết quả Bảng 3.5 cho thấy, số lá tăng dần theo thời gian và khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, dao động từ 6,1 - 48,9 lá. Nhìn chung, trong 6 tuần đầu, số lá ở tất cả các nghiệm thức đều tăng nhưng không đáng kể, từ tuần thứ 7 trở đi thì số lá tăng nhanh ở 3 nghiệm thức có bổ sung thành phần hữu cơ. Từ tuần thứ 6 đến tuần 12, số lá ở các nghiệm thức tăng nhanh, trừ NT1 có giảm do bị rầy trắng tấn công ở tuần thứ 8. Đến tuần 12, số lá ở NT4 cũng có xu hướng giảm. NT2 có số lá 22 nhiều nhất (48,9 lá) nhưng không khác biệt thống kê so với NT3 (46 lá) và NT1 có số lá ít nhất (18,9 lá). Bảng 3.5. Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 F CV (%) 1 6,1 a 7,6 b 9,0 a 7,1 b ** 7,6 2 6,8 c 8,3 b 10,5 a 7,1 c ** 7,7 4 8,6 b 11,4 a 11,9 a 9,8 b ** 8,8 Thời gian (tuần) 6 8 9,8 b 8,5 c 15,4 a 39,22 a 15,1 a 36,1 ab 11,2 b 36,3 b ** ** 9,9 10,6 10 12,6 c 43,6 a 43,1 a 39,6 b ** 11,2 12 18,9 c 48,9 a 46,0 a 31,2 b ** 15,5 Trong cùng một cột, những số có kí tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%; NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g). Hình 3.5. Cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau sau 6 tuần thí nghiệm Điều này cho thấy là dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự vươn dài của lóng thân mà còn làm tăng số lóng. Từ đó cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và tăng trưởng của lá (hình 3.5). Khi phân hữu cơ không được bổ sung ở NT1 thì sự gia tăng số lá thấp, NT2 và NT3 được bổ sung chất hữu cơ tương đối nhiều nên sự gia tăng số lá lớn. NT4 bổ sung chất hữa cơ (150 g) bằng ½ NT2 thì sự gia tăng số lá giảm. 23 3.4.2. Chiều dài lá Bảng 3.6. Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 F CV (%) 1 4,25c 6,63b 8,33a 4,08c ** 4,48 2 5,0c 9,48b 14,24a 4,97c ** 15,4 Thời gian (tuần) 4 6 8 9,87c 12,3c 14,95c 22,15a 27,7a 29,3a 20,65a 23b 24,7b 14,85b 21,55b 25b ** ** ** 12,1 7,1 6,6 10 16,65c 29,35a 24,6b 24,4b ** 6,1 12 18,7c 24,6a 23,8ab 22,9b ** 5,3 Trong cùng một cột, những số có kí tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%; NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g). Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, ở tất cả các nghiệm thức chiều dài lá cà tím khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê 1%. Ở giai đoạn tuần 1 đến tuần 8, chiều dài lá cà tím tăng nhanh ở tất cả các nghiệm thức, NT2 có chiều dài lá lớn nhất (29,3 cm), NT3 (24,7 cm) và NT4 (25 cm) không khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, thấp nhất là NT1 (14,95 cm). Ở giai đoạn tuần 8 đến tuần 10, chiều dài lá ở các nghiệm thức tăng chậm, NT2 tăng từ 29,3 cm lên 29,35 cm, NT1 tăng từ 14,95 cm lên 18,7 cm; hoặc giảm, NT3 giảm từ 24,7 cm xuống 23,8 cm, NT4 giảm từ 25 cm xuống 22,9 cm. Vì ở giai đoạn này cây đã cho trái nên chất dinh dưỡng hầu như tập trung nuôi trái, lá ít phát triển hơn, ngoài ra, các chất hữu cơ bổ sung cho cây gần như cây đã sử dụng gần hết nên cây phát triển chậm hơn. a. NT1 b.NT2 c. NT3 d. NT4 Hình 3.6. Kích thước lá của cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau sau 12 tuần thí nghiệm (NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g)) 24 3.4.3. Chiều rộng lá Qua Bảng 3.7 cho thấy ở tất cả các nghiệm thức chiều rộng lá cà tím đều gia tăng, riêng giai đoạn từ tuần 10 đến tuần 12 có xu hướng giảm và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Giai đoạn tuần 1 đến tuần 2, NT3 có chiều rộng lá lớn nhất (11,17 cm) và NT4 có chiều rộng lá thấp nhất (2,28 cm). Giai đoạn tuần 4 đến tuần 10, NT2 có chiều rộng lá lớn nhất (21,5 cm), kế tiếp là NT3 (18,9 cm) và NT4 (18,4 cm) nhưng khác biệt không ý nghĩa thống kê, thấp nhất là NT1 (14,8 cm). Bảng 3.7. Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 F CV (%) 1 2,98 c 3,82 b 5,22 a 3,11 c ** 6,0 2 3,46 c 7,28 b 11,17 a 3,58 c ** 16,1 Thời gian (tuần) 4 6 8 7,88 d 10,45 c 12,3 c 19,0 a 23,45 a 24,75 a 15,95 b 18,35 b 20,9 b 12,85 c 18,2 b 20,7 b ** ** ** 14,8 7,6 8,0 10 13,25 c 24,1 a 20,25 b 19,8 b ** 4,7 12 14,8 c 21,5 a 18,9 b 18,4 b ** 8,2 Trong cùng một cột, những số có kí tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%; NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g). Sự khác biệt về số lá và kích thước lá có thể do hàm lượng dinh dưỡng. Khi thiếu N các tế bào lá cũng nhỏ hơn làm giảm khả năng dẫn nước gây thiếu nước và ảnh hưởng đến sự giãn nở của phiến lá (Radin và Parker, 1979). Khi hàm lượng dinh dưỡng thấp cây sinh trưởng kém, diệp lục tố khó thành lập nên cây còi cọc, lùn, lá hẹp, số lá ít, kích thước nhỏ (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Nếu thiếu lân, kích thước lá nhỏ (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Hàm lượng N và P có trong phân dơi và phân cá nên NT2 và NT3 cho số lá và kích thước lá vượt trội hơn. 3.5. SỐ CHỒI MỚI ĐƯỢC HÌNH THÀNH Qua Bảng 3.8 cho thấy, số chồi cà tím có xu hương tăng dần theo thời gian và khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% ở tất cả các nghiệm thức. Nhìn chung, ở tuần 5 sau khi trồng, NT3 có số chồi lớn nhất (12,3 chồi) và NT2 có 12,2 chồi nhưng NT2 và NT3 khác biệt không ý nghĩa thống kê và NT1 có số chồi thấp nhất (6,5 chồi). Giai đoạn tuần 9-11, NT3 có số chồi lớn nhất (36,6 chồi), NT2 (33,8 chồi), NT4 (32,4 chồi) nhưng cả 3 nghiệm thức đều khác biệt không ý nghĩa thống kê, NT1 có số chồi thấp nhất (17,5 chồi). Cả 3 nghiệm thức có bổ sung chất hữa cơ đều có số chồi mới tương đối nhiều và chồi phát triển mạnh mẽ. 25 Bảng 3.8. Số chồi (chồi/cây) cây cà tím thủy canh ở thành phần hữu cơ khác nhau Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 F CV (%) 3 2,8 c 6,2 b 7,7 a 3,2 c ** 19,6 5 6,5 c 12,2 a 12,3 a 10,3 b ** 8,2 Thời gian (tuần) 7 9 9,5 c 12,2 b 20,3 a 25,5 a 19,1 ab 28,0 a 17,6 b 26,4 a ** ** 7,9 15,1 11 17,5 b 33,8 a 36,6 a 32,4 a ** 14,1 13 18,7 c 36,7 b 39,7 ab 43,3 a ** 11,7 Trong cùng một cột, những số có kí tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%; NT1: Đối chứng NT2: Bổ sung phân dơi (300g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150g). 3.6. SỐ HOA Kết quả Bảng 3.9 cho thấy, số hoa cà tím ở tất cả các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nhìn chung, NT2 có số hoa nhiều nhất (53 hoa) và thấp nhất là NT1 (14,8 hoa). Số lượng hoa ở các nghiệm thức được quyết định bởi sự sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng vượt trội ở NT2 do hoạt động trao đổi chất mạnh nên số lượng hoa nhiều. Ngoài ra, Lân là nhân tố kích thích sự ra hoa của cây, NT2 do được bổ sung 300g phân dơi chứa 2,2% P và NT3 do tưới phân cá chứa 1% P nên hoa nhiều hơn các nghiệm thức còn lại. NT4 do bổ sung phân dơi (150g) nhưng lượng giảm đi một nữa so với NT2 nên số hoa ít và NT1 không được bổ sung thành phần hữu cơ nên có số hoa thấp nhất. Điều đó chứng tỏ, việc bổ sung thành phần hữu cơ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành hoa, nếu thay đổi lượng và thành phần hữu cơ khác nhau cũng làm tăng hoặc giảm số hoa (Hình 3.7). Bảng 3.9. Số hoa cây cà tím thủy canh ở thành phần hữu cơ khác nhau từ tuần 7 - tuần 11 sau khi trồng Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 F CV (%) Số hoa (hoa/cây) 14,8 c 53 a 41,6 b 37,8 b ** 19,1 Trong cùng một cột, những số có kí tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%; NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g). 26 Hình 3.7. Hoa của cây cà tím sau 7 tuần thí nghiệm 3.7. THỜI GIAN RA HOA Kết quả Bảng 3.10 cho thấy, thời gian xuất hiện nụ, thời gian hoa nở đầu tiên và thời gian 50% hoa nở của các nghiệm thức là đều khác nhau. Nhìn chung, NT2 có thời gian xuất hiện nụ sớm nhất (42 ngày) và tính từ thời gian xuất hiện nụ đến khi hoa nở đầu tiên là 6 ngày, thời gian 50% hoa nở cũng sớm hơn các nghiệm thức còn lại (56 ngày sau khi trồng). NT1 có thời gian xuất hiện nụ muộn nhất (64 ngày) và thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hoa nở dài nhất (11 ngày), thời gian 50% hoa nở muộn nhất (84 ngày sau trồng). Có thể do NT2 được bổ sung 300 g phân dơi với lượng đủ và phân dơi chứa đầy đủ khoáng chất nên cây sinh trưởng và phát triển mạnh nên cho hoa sớm và thời gian hoa nở cũng nhanh hơn các nghiệm thức còn lại, NT1 do không được bổ sung thành phần hữu cơ nên thời gian xuất hiện nụ, hoa nở đầu tiên và 50% hoa nở chậm nhất. Từ đó cho thấy, việc bổ sung thành phần hữu cơ không chỉ ảnh hưởng đến số hoa mà còn ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện nụ, thời gian hoa nở đầu tiên và thời gian 50% hoa nở. Bảng 3.10. Thời gian (ngày) ra hoa của cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau sau khi trồng Nghiệm thức Thời gian hoa nở đầu tiên (ngày) 75 Thời gian 50% hoa nở (ngày) NT1 Thời gian xuất hiện nụ (ngày) 64 NT2 42 48 55 NT3 44 50 57 NT4 47 53 62 84 NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g). 27 3.8. CHỈ TIÊU VỀ TRÁI 3.8.1. Kích thước trái Kết quả Bảng 3.11 cho thấy, chiều dài trái cà tím khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Nhìn chung, NT2 có chiều dài trái lớn nhất (23,8 cm) và NT3 là 23,7 cm nhưng khác biệt không ý nghĩa thống kê và NT1 là thấp nhất (20,8 cm). Bảng 3.11. Kích thước trái thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 F CV (%) Chiều dài trái (cm) 20,8 23,8 23,7 21,4 ns 6,5 Đường kính trái (cm) 4,6d 6,9a 6,2b 5,5c ** 8,7 Trong cùng một cột, những số có kí tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%; ns: khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê; NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g). Đường kính trái cà tím ở tất cả các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nhìn chung, NT2 có đường kính trái lớn nhất (6,9 cm), NT3 có đường kính trái là 6,2 cm và NT4 là 5,5 cm và thấp nhất là NT1 (4,6 cm). Bổ sung phân dơi với liều lượng 300 g làm tăng kích thước trái và cho trái có kích thước lớn nhất, thấp nhất là NT1 do không được bổ sung chất hữu cơ nên kích thước trái nhỏ nhất (Hình 3.8). Hình 3.8. Kích thước trái của cây cà tím ở các thành phần hữu cơ khác nhau NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300 g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150 g) 28 3.8.2. Trọng lượng trái Kết quả Bảng 3.12 cho thấy, ở tất cả các nghiệm thức trọng lượng trái khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nhìn chung, NT2 có trọng lượng trái lớn nhất (344 g) và NT3 (319,8 g) nhưng khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê. NT1 có trọng lượng trái nhỏ nhất (178 g). Do bổ sung phân dơi (300 g) chứa nhiều khoáng chất cần thiết nên NT2 cho trái có trọng lượng cao nhất, NT4 cũng cho trọng lượng trái tương đối cao (319,8 g) nhưng không bằng NT2, NT4 cũng là phân dơi (150 g) nhưng lượng phân dơi giảm đi một nửa so NT2 nên trọng lượng trái đã giảm (còn 259,2 g). Bảng 3.12. Trọng lượng tươi của trái (g/trái) ở các nghiệm thức khác nhau (12 tuần) Trọng lượng trái (g/trái) 178,0 c 344,0 a 319,8 a 259,2 b ** 9,7 Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 F CV (%) Trong cùng một cột, những số có kí tự theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%; NT1: Đối chứng; NT2: Bổ sung phân dơi (300g); NT3: Bổ sung phân cá; NT4: Bổ sung phân dơi (150g). Tóm lại, cây cà tím thủy canh có bổ sung phân dơi (300 g) thì cây tăng trưởng và phát triển vượt trội hơn các nghiệm thức còn lại. Qua đánh giá các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi, số lá, kích thước lá, số hoa, thời gian ra hoa, kích thước trái và trọng lượng trái NT2 đều cao so với tất cả các nghiệm thức. Từ đó cho thấy, phân dơi có tác dụng kích thích cây sinh trưởng và phát triển do chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cây. Qua đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của phân hữu cơ đối với cây trồng. 29 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu ở các nghiệm thức cho thấy sự bổ sung phân dơi (300 g) ở NT2 cho hiệu quả tốt nhất, cao hơn tất cả các nghiệm thức khác về tất cả các chỉ tiêu như chiều cao, số hoa, kích thước trái và trọng lượng trái,…Bên cạnh đó, nghiệm thức bổ sung phân cá hay bổ sung phân dơi giảm lượng đi một nửa (150 g) cũng làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng kém hơn so với bổ sung phân dơi (300 g). Tuy nhiên, so với đối chứng thì cả ba nghiệm thức bổ sung chất hữu cơ đều tốt hơn. 4.2. ĐỀ NGHỊ Sử dụng dinh dưỡng đa lượng Jensen (1979) + vi lượng MS (1962) và giá thể thủy canh mụn xơ dừa có bổ sung phân dơi (300g/16,2 dm3). 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu Tiếng Việt Dương Hoa Xô (2004). Báo Nông nghiệp số 231. Ra ngày 18/11/2004. Dương Tấn Nhựt (2010). Một số phương pháp hệ thống mới trong nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật. Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Đỗ Thị Thanh Ren (1999). Giáo trình Phì nhiêu đất. Trường Đại học Cần Thơ. trang 105. Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004). Giáo trình Sinh lý thực vật. Khoa NN & SHƯD. Trường ĐHCT. Lê Văn Thắng (2001). Hội thảo và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở phía Nam. Tập 1. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Mai Thị Phương Anh (1999). Rau và trồng rau. Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Trang 17-18 Nguyễn Bảo Toàn (2010). Giáo trình Phương pháp Thủy Canh. Tủ sách ĐHCT. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004). Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Tủ sách ĐHCT. Nguyễn Đăng Nghĩa, Mai Xuân Quyền và Nguyễn Mạnh Chinh (2005). Phân bón với cây trồng. Quyển 4. Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007). Phòng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rau ăn quả. Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Thắng và Trần Khắc Thi (1999). Sổ tay người trồng rau. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Diệu Hiền (2012). Hiệu quả của các loại giá thể lên sự sinh trưởng và phát triển của cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) trên hệ thống thủy canh hoàn lưu. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa viên & Cây cảnh. Khoa NN & SHƯD. Trường ĐHCT. Nguyễn Thị Diễm Chi (2009). Khảo sát sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa huệ (Polianthaes tuberose Linn.) trong hệ thồng thủy canh có bổ sung phân hữu cơ. Luận văn tốt nghiệp ngành Hoa Viên & Cây Cảnh, Khoa NN & SHƯD, trường ĐHCT. Nguyễn Thiện Tịch, Đoàn Thị Hoa, Trần Sĩ Dũng và Huỳnh Ngọc Nhân (2006). Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan. Nxb Đồng Nai. Phạm Bá Phong, Nguyễn Bá Hùng (2004). Báo cáo kết quả dự án sản xuất thử nghiệm rau sạch tại Đà Lạt. Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường Lâm Đồng. 31 Phan Thị Bé Thơ (2012). Hiệu quả của môi trường dinh dưỡng và giá thể trên cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii) trong hộp đất (Earthbox). Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa viên & Cây cảnh. Khoa NN & SHƯD. Trường ĐHCT. Tạ Thu Cúc (2005). Kỹ thuật trồng cà chua. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Trần Khắc Thi (1999). Kỹ thuật trồng rau sạch. Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005). Kỹ thuật trồng rau - sạch an toàn và chế biến rau xuất khẩu. Nxb Thanh Hóa. Trần Thị Ba, Trần Văn Hai và Võ Thị Bích Thủy (2008). Giáo trình Kỹ thuật sản xuất rau sạch. Khoa NN & SHƯD. Trường ĐHCT. Trần Văn Lài và Lê Thị Hà (2002). Cẩm nang trồng rau. Nxb Mũi Cà Mau. Võ Hoài Chân (2008). Hiệu quả của phân hữu cơ từ mụn dừa trên năng suất bắp trồng trên đất nghèo dinh dưỡng. Luận văn Thạc sĩ ngành Trồng trọt. Khoa NN & SHƯD. Trường ĐHCT. Võ Thị Bạch Mai (2003). Thủy canh cây trồng. Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Vũ Hữu Yêm, Ngô Thị Đào Phùng và Quốc Tuấn (2001). Giáo trình trồng trọt. Nxb Giáo dục Hà Nội. Trang 116-118.  Tài liệu Tiếng Anh Charless W. Marr. (1997). Greenhouse tomato. Kanasas State University. Agricultural Eperiment Station and Cooperative Extension Service. Creaser G. (2006). The hydroponic home (made) Unit – HydroFarm. Horticultureal products. Dickson D. (2004). The project vertital farm food production of future. Deparment of Environment Health Science. Columbia University. Kauffmam M. S. (2005). Hydroponics gardening Helping young minds grow. Exploring classroom hydroponics. (Ngày truy cập 21/10/2008). Papadopoulos. A. P. (1991). Growing greenhouse tomato in soil and insoiless media. Agriculture Canada Ottawa. Ont. KIA 0C7. Quinn N. (2004). An ethical analysis of Hydroponics. ENGR 19 Ethics in Technology. Radin. J. W and L. L. Parker (1979). Water relations of cotton plants under nitrogen deficiency. Plant physciol 64: 495-498. Shock C. C. (1999). An Introduction to Drip Irrigation. Clemson University. Smith W. B. and B. Polomski (1999). Irrigation/ Water Quality. Clemson University. Sonneveld C. and W. Voogt (2009). Greenhouse Tech. Springer. 32 Sridhar k. R., K. M. Ashwini. S. Seena and K.S. Sreepada (2006). Manure qualities of guano of inseetivorous cave bat hipposioeros speoris. Tropical and subtropical. Agroecosystem. Anxol/vol. 6, nuxmero 002. Universidad Autonoma Yucatan. Yucatan. Meshico. pp 103-11. Tandon, H. L. S and R. N. Roy (2004), Intergrated nutrient managarment. A glossaarry of Term, joinly published by the FAO Rome and Fertiliser Development and Consultion Organization, New Dehli. Witmer. S. H. and Honma (1979). Greenhouse tomato, lettuce and cucumbers. East Lansing: Machigan State niv. Press. 33 PHỤ CHƯƠNG BẢNG ANOVA Phụ bảng 3.3. Nhiệt độ giá thể (oC) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 1,5% Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 0,09 1,26 1,35 Trung bình bình phương 0,03 0,079 Giá trị F 0,381 Phụ bảng 3.4. Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 1 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 8,95 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 22,937 4,644 27,581 Trung bình bình phương 7,646 0,290 Giá trị F 26,341 Phụ bảng 3.4. Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 2 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 8,18 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 63,961 5,295 69,256 Trung bình bình phương 21,320 0,331 Giá trị F 64,424 Phụ bảng 3.4. Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 4 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 23,5 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 669,559 175,750 845,309 Trung bình bình phương 223,186 10,984 Giá trị F 20,319 Phụ bảng 3.4. Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 6 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 18 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 3690,959 455,475 4146,434 Trung bình bình phương 1230,320 28,467 Giá trị F 43,219 Phụ bảng 3.4. Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 8 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 10,9 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 6929,050 405,400 7334,450 Trung bình bình phương 2309,683 25,338 Giá trị F 91,157 Phụ bảng 3.4. Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 10 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 7,8 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 5789,138 313,000 6102,138 Trung bình bình phương 1929,713 19,562 Giá trị F 98,643 Phụ bảng 3.4. Chiều cao (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 12 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 8,9 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 6165,250 519,700 6684,950 Trung bình bình phương 2055,083 32,481 Giá trị F 63,270 Phụ bảng 3.5. Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 1 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 7,6 % Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương Giá trị F 3 16 19 21,850 5,100 26,950 7,283 0,319 22,850 Phụ bảng 3.5. Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 2 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 7,7 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 42,338 6,300 48,638 Trung bình bình phương 14,113 0,394 Giá trị F 35,841 Phụ bảng 3.5. Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 4 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 8,8 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 34,238 13,400 47,638 Trung bình bình phương 11,413 0,837 Giá trị F 13,627 Phụ bảng 3.5. Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 6 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 9,9 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 117,938 26,000 143,938 Trung bình bình phương 39,313 1,625 Giá trị F 24,192 Phụ bảng 3.5. Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 8 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 10,6 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 2929,974 151,368 3081,342 Trung bình bình phương 976,658 9,460 Giá trị F 103,235 Phụ bảng 3.5. Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 10 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 11,2 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 3206,650 232,300 3438,950 Trung bình bình phương 1068,883 14,519 Giá trị F 73,621 Phụ bảng 3.5. Số lá (lá) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 12 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 15,5 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 2908,050 507,200 3415,250 Trung bình bình phương 969,350 31,700 Giá trị F 30,579 Phụ bảng 3.6. Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 1 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 4,48 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 62,243 1,089 63,332 Trung bình bình phương 20,748 0,068 Giá trị F 304,834 Phụ bảng 3.6. Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 2 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 15,4 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 292,974 26,788 319,762 Trung bình bình phương 97,658 1,674 Giá trị F 58,329 Phụ bảng 3.6. Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 4 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 12,1 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 476,234 66,913 543,147 Trung bình bình phương 158,745 4,182 Giá trị F 37,958 Phụ bảng 3.6. Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 6 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 7,1 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 624,034 36,025 660,059 Trung bình bình phương 208,011 2,252 Giá trị F 92,385 Phụ bảng 3.6. Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 8 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 6,6 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 552,159 40,900 593,059 Trung bình bình phương 184,053 2,556 Giá trị F 72,001 Phụ bảng 3.6. Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 10 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 6,1 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 414,575 33,800 448,375 Trung bình bình phương 138,192 2,113 Giá trị F 65,416 Phụ bảng 3.6. Chiều dài lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 12 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 5,3 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 103,500 23,000 126,500 Trung bình bình phương 34,500 1,438 Giá trị F 24,0 Phụ bảng 3.7. Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 1 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 6 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 15,820 0,836 16,656 Trung bình bình phương 5,273 0,052 Giá trị F 100,927 Phụ bảng 3.7. Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 2 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 16,1 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 200,601 16,896 217,497 Trung bình bình phương 66,867 1,056 Giá trị F 63,321 Phụ bảng 3.7. Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 4 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 14,8 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 337,769 68,188 405,957 Trung bình bình phương 112,590 4,262 Giá trị F 26,419 Phụ bảng 3.7. Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 6 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 7,6 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 431,334 28,350 459,684 Trung bình bình phương 143,778 1,772 Giá trị F 81,145 Phụ bảng 3.7. Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 8 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 8 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 413,484 39,800 453,284 Trung bình bình phương 137,828 2,487 Giá trị F 55,408 Phụ bảng 3.7. Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 10 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 4,7 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 303,925 13,125 317,050 Trung bình bình phương 101,308 0,820 Giá trị F 123,500 Phụ bảng 3.7. Chiều rộng lá (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 12 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 8,2 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 114,100 36,700 150,800 Trung bình bình phương 38,033 2,294 Giá trị F 16,581 Phụ bảng 3.8. Số chồi (chồi/cây) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 3 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 19,6 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 84,038 15,200 99,238 Trung bình bình phương 28,013 0,950 Giá trị F 29,487 Phụ bảng 3.8. Số chồi (chồi/cây) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 5 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 8,2 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 110,238 11,400 121,637 Trung bình bình phương 36,746 0,712 Giá trị F 51,573 Phụ bảng 3.8. Số chồi (chồi/cây) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 7 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 7,9 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 356,738 27,700 384,438 Trung bình bình phương 118,913 1,731 Giá trị F 68,686 Phụ bảng 3.8. Số chồi (chồi/cây) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 9 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 15,1 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 797,238 194,000 991,238 Trung bình bình phương 265,746 12,125 Giá trị F 21,917 Phụ bảng 3.8. Số chồi (chồi/cây) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 11 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 14,1 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 1099,938 289,200 1389,138 Trung bình bình phương 366,646 18,075 Giá trị F 20,285 Phụ bảng 3.8. Số chồi (chồi/cây) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau tuần 13 Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 11,7 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 1794,600 263,700 2058,300 Trung bình bình phương 598,200 16,481 Giá trị F 36,296 Phụ bảng 3.9. Số hoa (hoa/cây) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 19,1 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 3852,400 788,800 4641,200 Trung bình bình phương 1284,133 49,300 Giá trị F 26,047 Phụ bảng 3.11. Chiều dài trái (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 6,5 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 36,038 61,600 97,638 Trung bình bình phương 12,013 3,850 Giá trị F 3,120 Phụ bảng 3.11. Đường kính trái (cm) thủy canh cây cà tím ở thành phần hữu cơ khác nhau Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 8,7 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 14,251 2,260 16,512 Trung bình bình phương 4,750 0,141 Giá trị F 33,627 Phụ bảng 3.12. Trọng lượng tươi của trái (g/cây) ở các nghiệm thức khác nhau Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV= 9,7 % Độ tự do 3 16 19 Tổng bình phương 82132,150 11329,600 93461,750 Trung bình bình phương 27377,383 708,100 Giá trị F 38,663 [...]... NT2: B sung phõn di (300g); NT3: B sung phõn cỏ; NT4: B sung phõn di (150g) NT2 b sung phõn di (300 g) cha nhiu cht dinh dng cn thit cho cõy nờn cõy sinh trng v phỏt trin tt nht Bờn cnh ú vic b sung phõn cỏ cng cung cp khỏ nhiu cht nờn cõy cng phỏt trin tng i tt nhng kộm hn so vi b sung phõn di (300 g) Cũn NT4 do gim i mt na lng phõn di so vi NT2 nờn chiu 21 cao so vi NT2 cú gim v NT1 do khụng c b sung. .. canh cõy c tớm thnh phn hu c khỏc nhau Chiu cao (cm) thy canh cõy c tớm thnh phn hu c khỏc nhau S lỏ (lỏ) thy canh cõy c tớm thnh phn hu c khỏc nhau Chiu di lỏ (cm) thy canh cõy c tớm thnh phn hu c khỏc nhau Chiu rng lỏ (cm) thy canh cõy c tớm thnh phn hu c khỏc nhau S chi (chi/cõy) thy canh cõy c tớm thnh phn hu c khỏc nhau S hoa thy canh cõy c tớm thnh phn hu c khỏc nhau Thi gian (ngy) ra... thiu s b sung cỏc thnh phn hu c Trong thc t sn xut, nụng dõn thng s dng nhiu loi phõn hu c (nh phõn cỏ, phõn trõu bũ, phõn di,) bún cho cõy trng Trong ú phõn cỏ, phõn di cú thnh phn khoỏng phong phỳ v thng c s dng nhiu Vic s dng kt hp phõn cỏ, phõn di b sung vo giỏ th thy canh cho cõy c tớm cha cú trong bỏo cỏo khoa hc no cụng b Chớnh vỡ vy, ti Hiu qu ca s b sung thnh phn hu c vo giỏ th thy canh cõy... b Chớnh vỡ vy, ti Hiu qu ca s b sung thnh phn hu c vo giỏ th thy canh cõy c tớm (solanum melongena) c thc hin nhm xỏc nh hiu qu ca cỏc thnh phn cht hu c b sung thớch hp nht cho s sinh trng v phỏt trin ca cõy c tớm 1 CHNG 1 LC KHO TI LIU 1.1 NGUN GC V C IM HèNH THI CA CY C TM 1.1.1 Ngun gc C tớm hay c dỏi dờ (Solanum melongena) l mt loi cõy thuc h C (Solanaceae) vi qu cựng tờn gi Núi chung, c tớm c... cho cõy, gúp phn lm tng nng sut v phm cht cho cõy (Mai Th Phng Anh, 1999) 3 1.3 THY CANH 1.3.1 nh ngha thy canh Thy canh (Hyroponic culture) hay canh tỏc cõy trng khụng cn t (soilless culture) l mt cụng ngh trng cõy trong dung dch dinh dng c cung cp y nhng nguyờn t dinh dng cn thit cho s sinh trng ca cõy mc ti ho Thy canh u tiờn l cõy c trng trong dung dch dinh dng, nhng sau ny ngi ta cn thờm cỏc giỏ... trin thy canh Thy canh (Hydroponic, soiless culture) l k thut canh tỏc cõy trng trong dung dch dinh dng (nc cha cỏc khoỏng cn thit cho cõy trng) cú hoc khụng cú giỏ th nõng b r Cỏc dinh dng c cung cp ti ho cho cõy trng Cỏc giỏ th thng dựng trong thy canh l cỏt, ỏ, si, than bựn, x da, mựn ca, si t nhiờn hay tng hp (Dickson, 2004; Quinn, 2004) Trong lch s, loi ngi ó bit trng cõy bng k thut thy canh t... l b ng c hoc t vong Thy canh l trng cõy trờn giỏ th tr, khụng dựng t nờn cú th kim soỏt c ton b hm lng dinh dng cung cp cho cõy v cỏc tỏc nhõn gõy bnh t t Ngoi ra cũn c trng trong nh kớnh trỏnh c s xõm nhp ca cụn trựng hn ch ti a vic phun thuc bo v thc vt Trong thy canh cú 2 dng: thy canh trong dung dch dinh dng v thy canh trong giỏ th tr (mn x da, ch x da, cỏt, si,) Do thy canh s dng n thun l khoỏng... tht bi ca h thng thy canh (Trn Th Ba v ctv., 2008) Trong thy canh, cỏc cht cung cp cho cõy phi dng hũa tan trong mụi trng nc v khụng tng tỏc 5 vi nhau to ra cỏc cht ta hn ch kh nng hp th ca cõy Cụng thc phi ch cỏc cht thớch hp s gúp phn quan trng quyt nh s thnh cụng ca k thut thy canh (Vừ Th Bch Mai, 2003) 1.3.5.1 Pha ch dung dch Stock Theo Nguyn Th Dim Chi (2009), trong h thng thy canh, dinh dng c cung... NT1: i chng; NT2: B sung phõn di (300 g); NT3: B sung phõn cỏ; NT4: B sung phõn di (150 g) 3.2.2 Nhit giỏ th Qua Bng 3.3 cho thy, nhit giỏ th tt c cỏc nghim thc khỏc bit khụng cú ý ngha qua phõn tớch thng kờ Nhỡn chung, NT2 cú nhit giỏ th thp nht (27,94oC) v NT1 cú nhit giỏ th cao nht (28,120C), tuy nhiờn s chờnh lch nhit giỏ th gia cỏc nghim thc rt nh Bng 3.3 Nhit giỏ th thy canh cõy c tớm thnh... (NT1) B sung phõn di (300 g) (NT2) B sung phõn cỏ (NT3) B sung phõn di (150 g) (NT4) F CV (%) ns: khỏc bit khụng cú ý ngha qua phõn tớch thng kờ 19 Theo Nguyn Mnh Chinh v Phm Anh Cng (2007), cõy sinh trng v phỏt trin tt 20 300C, vỡ th nhit giỏ th cỏc nghim thc phự hp cho cõy sinh trng v phỏt trin tt 3.2.3 Cng ỏnh sỏng Hỡnh 3.1 Din bin cng ỏnh sỏng trong ngy trung bỡnh ca thớ nghim thy canh c tớm

Ngày đăng: 13/10/2015, 22:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan