Giáo dục công dân CẠNH TRANH TRONG sản XUẤT và lưu THÔNG HÀNG hóa

4 1.5K 1
Giáo dục công dân CẠNH TRANH TRONG sản XUẤT và lưu THÔNG HÀNG hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo dục công dân: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA (1 tiết) I. Mục tiêu bài học Học xong bài này, học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất, lưu thông hàng hóa và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Hiểu được mục đích cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các loại cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh. 2. Về kỹ năng - Phân biệt mặt tích cực và mặt hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Nhận xét được vài nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương. 3. Về thái độ Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. II. Tài liệu và phương tiện 1. Tài liệu - Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11. - Tài liệu tham khảo khác: + Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007. + Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008. 2. Phương tiện - Máy vi tính, đèn chiếu (projector). - Các đoạn video clip minh họa cho khái niệm cạnh tranh, mục đích của cạnh tranh và tính hai mặt của cạnh tranh. III. Phương pháp: diễn giảng kết hợp với đàm thoại, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm... IV. Trọng tâm Giáo viên tập trung làm rõ: - Khái niệm và nguyên nhân của cạnh tranh. - Mục đích của cạnh tranh. - Các loại cạnh tranh và tác động của chúng. - Tính hai mặt của cạnh tranh. V. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (6 phút) - Hãy nêu những tác động của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Nội dung và tác động của quy luật giá trị được Nhà nước và công dân vận dụng như thế nào ở nước ta? 2. Giới thiệu bài mới (2 phút) Quan sát trên thị trường chúng ta thường bắt gặp những hiện tượng ganh đua, giành giật hay cạnh tranh giữa những người bán với nhau ; giữa những người mua với nhau ; giữa xí nghiệp hoặc cửa hàng này với xí nghiệp hoặc cửa hàng kia ...... Những hiện tượng đó tốt hay xấu, có cần thiết hay không và được giải thích như thế nào ? 3. Dạy bài mới (30 phút) Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung chính của bài học HĐ1: Tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân dẫn đến 1. Cạnh tranh và nguyên nhân cạnh tranh. dẫn đến cạnh tranh * Mục tiêu: làm cho học sinh nêu được khái niệm cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. * Phương pháp: trực quan, diễn giảng, nêu và giải quyết vấn đề. - Cho học sinh xem đoạn video minh họa cho khái niệm cạnh tranh. a. Khái niệm cạnh tranh - Cạnh tranh là gì? Là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. - Nguyên nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh giữa các chủ b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa? - Nhận xét, chốt lại. - Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh. - Do điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau. - Để giành lấy các điều kiện - Cho học sinh xem đoạn video clip minh họa về công ty thuận lợi, tránh được những rủi sữa vinamilk đã tìm ra các biện pháp để sản xuất và cạnh ro, bất lợi trong sản xuất và lưu tranh hiệu quả trên thị trường. thông hàng hóa, dịch vụ. - Mục đích của cạnh tranh là gì? 2. Mục đích và các loại cạnh tranh a. Mục đích của cạnh tranh Nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận: - Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. - Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. - Giới thiệu cho học sinh xem các ảnh minh họa cho các loại cạnh tranh và chốt lại nội dung bài học. - Cho học sinh xem video minh họa nói về hoạt động sản xuất, cạnh tranh của công ty giấy Vĩnh Tiến và công ty SamSung. - Cạnh tranh đưa đến những ý nghĩa tích cực gì? - Cho học sinh xem phim minh họa về cảnh một doanh nghiệp sản xuất không xử lý tốt nước thải công nghiệp, tình trạng buôn lậu, trốn thuế. - Cạnh tranh không lành mạnh đưa đến những mặt hạn chế gì? - Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng. - Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán. b. Các loại cạnh tranh - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành. - Cạnh tranh giữa các ngành. - Cạnh tranh trong nước với nước ngoài. 3. Tính hai mặt của cạnh tranh a. Mặt tích cực - Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học - kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên. - Khai thác tối đa mọi nguồn lực. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. b. Mặt hạn chế của cạnh tranh - Làm cho môi trường, môi sinh mất cân bằng nghiêm trọng. - Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. 4. Luyện tập củng cố (5 phút) - GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 3, SGK, tr.42. - HS: Theo hướng “gay gắt, quyết liệt”, vì trình độ phát triển của cạnh tranh không đều và lợi ích kinh tế khác nhau giữa nhóm nước công nghiệp phát triển với nhóm nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). - GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 5, SGK, tr.42. - HS: Điều đó sai. Vì cạnh tranh bản thân nó mang tính hai mặt, do đó, nếu chỉ có giải pháp khắc phục mặt hạn chế mà không có giải pháp phát huy mặt tích cực thì cũng không giảm mặt hạn chế một cách cơ bản. 5. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút) Học sinh về nhà học bài 4, xem trước bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (1 tiết). Xem trước bài tập 1, 2, 3, 4, 5, SGK, tr. 47 – 48. ... pháp để sản xuất cạnh ro, bất lợi sản xuất lưu tranh hiệu thị trường thông hàng hóa, dịch vụ - Mục đích cạnh tranh gì? Mục đích loại cạnh tranh a Mục đích cạnh tranh Nhằm giành điều kiện thuận... người bán với - Cạnh tranh người mua với - Cạnh tranh nội ngành - Cạnh tranh ngành - Cạnh tranh nước với nước Tính hai mặt cạnh tranh a Mặt tích cực - Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học -... xem đoạn video minh họa cho khái niệm cạnh tranh a Khái niệm cạnh tranh - Cạnh tranh gì? Là ganh đua, đấu tranh chủ thể kinh tế sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành điều kiện thuận lợi để

Ngày đăng: 13/10/2015, 17:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan