Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo bình ba thành phố cam ranh

129 1K 2
Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo bình ba   thành phố cam ranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA – TP. CAM RANH Giảng viên hướng dẫn : ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ KIM LY Mã số sinh viên : 53130905 Khánh Hòa, 06/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ BỘ MÔN QUẢN DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA – TP. CAM RANH Giảng viên hướng dẫn : ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ KIM LY Mã số sinh viên : 53130905 Khánh Hòa, 06/2015 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Nha Trang, ngày …. tháng … năm 2015 Giáo viên hướng dẫn i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và rèn luyện 4 năm tại trường Đại học Nha Trang, em đã hoàn thành khóa học của mình, gắn liền với những nổ lực bản thân, em rất tự hào khi được gắn liền với kết quả 4 năm là việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành qua đề tài nghiên cứu: “Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba”. Để hoàn thành khóa luận này và đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến toàn thể quý Thầy/Cô giảng viên trường Đại học Nha Trang nói chung và quý Thầy/Cô Khoa Kinh tế nói riêng, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em trưởng thành hơn và chuẩn bị hành trang bước vào đời. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô Đoàn Nguyễn Khánh Trân – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, quan tâm và động viên em rất nhiều trong việc tiếp cận, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND xã Cam Bình và những Anh/Chị - người dân địa phương đảo Bình Ba đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như sự hợp tác rất nhiệt tình đã giúp em thực hiện công tác điều tra, thu thập số liệu, giải đáp những thắc mắc và cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn thành kính và yêu thương về sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cũng như trong suốt quá trình học tập vừa qua. Xin kính chúc quý Thầy/Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Em cũng xin gửi lời chúc sức khỏe và sự thành công nhiều hơn nữa đến xã Cam Bình – tương lai là xã đảo phát triển và vững mạnh nhất nhì của Thành phố Cam Ranh. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 06 năm 2015 Sinh viên thực tập Phạm Thị Kim Ly ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7 1.1 Du lịch ...............................................................................................................7 1.1.1 Khái niệm du lịch .....................................................................................7 1.1.2 Các loại hình du lịch .................................................................................9 1.1.3 Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội ..................................................11 1.1.3.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế ...............................11 1.1.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội .....................................................14 1.2 Du lịch homestay .............................................................................................16 1.2.1 Khái niệm du lịch homestay ...................................................................16 1.2.2 Đặc điểm của du lịch homestay..............................................................18 1.2.2.1 Đặc điểm khách homestay ................................................................18 1.2.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch Homestay ........................................19 1.2.3 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch homestay ................................21 1.2.4 Các tiêu chuẩn căn bản phổ biến của dịch vụ homestay ........................22 1.2.4.1 Cơ sở lưu trú .....................................................................................22 1.2.4.2 Thực phẩm và dinh dưỡng ................................................................22 1.2.4.3 An toàn ..............................................................................................22 1.2.5 Mục tiêu phát triển du lịch homestay .....................................................22 1.2.6 Những giá trị của việc phát triển du lịch homestay................................23 1.2.6.1 Đối với du lịch ..................................................................................23 1.2.6.2 Đối với cộng đồng địa phương .........................................................23 1.2.6.3 Đối với các công ty du lịch ...............................................................24 1.2.7 Lịch sử phát triển loại hình du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam ....25 iii 1.2.7.1 Quá trình phát triển du lịch homestay trên thế giới ..........................25 1.2.7.2 Sự phát triển của du lịch homestay tại Việt Nam .............................26 1.2.8 Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới .............................26 1.2.8.1 Dãy Himalayas ..................................................................................26 1.2.8.2 Nam Phi ............................................................................................27 1.2.8.3 Thái Lan ............................................................................................27 1.2.8.4 Grenada Grenada – Vùng Caribe ......................................................27 1.2.8.5 Việt Nam ...........................................................................................28 1.2.8.6 Guatemala – thành phố Antigua .......................................................28 1.2.8.7 Úc ......................................................................................................28 1.2.8.8 Miền Nam Ấn Độ .............................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA ........................................................................30 2.1 Khái quát về Đảo Bình Ba – TP. Cam Ranh ...................................................30 2.1.1 Khái quát về đảo Bình Ba.......................................................................30 2.1.2 Vị trí địa lý .............................................................................................31 2.1.2.1 Thuận lợi ...........................................................................................31 2.1.2.2 Hạn chế .............................................................................................32 2.2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh ...........32 2.2.1 Tài nguyên du lịch ..................................................................................32 2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên ..........................................................................32 2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn .........................................................................34 2.2.2 Cộng đồng địa phương ...........................................................................38 2.2.3 Khách du lịch ..........................................................................................40 2.2.3.1 Số lượng khách .................................................................................41 2.2.3.2 Thời điểm khách đi du lịch ...............................................................41 2.2.3.3 Số lần khách du lịch ..........................................................................42 2.2.3.4 Hình thức lưu trú ...............................................................................43 2.2.3.5 Lý do lựa chọn du lịch Bình Ba ........................................................44 2.2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ....................................44 iv 2.2.5 Cơ chế chính sách ...................................................................................46 2.2.5.1 Công tác quản lý ...............................................................................46 2.2.5.2 Công tác đào tạo ...............................................................................46 2.3 Đánh giá của chính quyền địa phương về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba ......................................................................................................47 2.4 Đánh giá của cộng đồng địa phương về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba ......................................................................................................49 2.4.1 Dịch vụ cung cấp cho khách...................................................................49 2.4.2 Lợi ích từ du lịch ....................................................................................50 2.5 Đánh giá của khách du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba ..................................................................................................................51 2.5.1 Lý do khách du lịch sử dụng loại hình du lịch homestay .......................51 2.5.2 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại đảo Bình Ba ......52 2.5.2.1 Cơ sở vật chất du lịch .......................................................................52 2.5.2.2 Dịch vụ ẩm thực ................................................................................53 2.5.2.3 Phục vụ của người dân ......................................................................55 2.5.2.4 Tài nguyên du lịch ............................................................................56 2.6 Đánh giá của các công ty du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba ...........................................................................................................57 2.6.1 Loại hình du lịch .....................................................................................57 2.6.2 Hình thức xúc tiến quảng bá ...................................................................66 2.7 Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – TP.Cam Ranh ........................................................................................................67 2.7.1 Thuận lợi.................................................................................................67 2.7.2 Khó khăn ................................................................................................69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA CAM RANH- KHÁNH HÒA ...............71 3.1 Cơ sở đề ra giải pháp .......................................................................................71 3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch homestay của nước ta trong thời gian tới ...............................................................................................................71 v 3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch homestay tại thành phố Cam Ranh............. 73 3.2 Một số đề xuất .................................................................................................76 3.2.1 Cải cách các thủ tục hành chính, cơ chế và các chính sách ...................76 3.2.2 Nâng cao công tác về tổ chức, quản lý ..................................................78 3.2.3 Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương ......................79 3.2.4 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhận thức của người dân địa phương ..................................................................................................80 3.2.4.1 Đối với cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý du lịch tại xã ...................81 3.2.4.2 Đối với cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch homestay ........................................................................................................81 3.2.5 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng điểm đến và dịch vụ hỗ trợ cho du lịch homestay tại đảo ....................................................................................83 3.2.6 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch ...........................................84 3.2.6.1 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên tự nhiên ...................................84 3.2.6.2 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn ..................................86 3.2.7 Giải pháp về vấn đề quy hoạch không gian xây dựng ...........................86 3.2.8 Hợp tác và liên kết gắn bó giữa các bộ phận quốc phòng an ninh, chính quyền địa phương, các công ty du lịch và dân cư sinh sống tại đảo........87 3.2.9 Phát triển các dịch vụ kèm theo..............................................................91 3.2.10 Xúc tiến công tác quảng bá du lịch homestay tại đảo Bình Ba ..............92 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................................95 3.3.1 Kiến nghị với chính quyền xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh ...........95 3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân thành phố Cam Ranh ..........................96 KẾT LUẬN ...............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................99 PHỤ LỤC ................................................................................................................102 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5 tháng/2015 ................................................................................................................. 12 Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch tại đảo Bình Ba từ 2013 – 6 tháng /2015 ........... 41 Bảng 2.2: Cơ sở vật chất hạ tầng tại đảo Bình Ba .................................................... 44 Bảng 2.3: Đánh giá của chính quyền địa phương xã Cam Bình ............................... 47 Bảng 2.4: Các dịch vụ thường xuyên cung cấp cho khách du lịch ........................... 49 Bảng 2.5: Lợi ích từ việc phối hợp với công ty du lịch và chính quyền địa phương phát triển du lịch homestay .......................................................................... 50 Bảng 2.6: Lý do khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba ...................................................................................................................... 51 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất du lịch homestay tại đảo Bình Ba .................................................................................. 52 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ ăn uống du lịch homestay tại đảo Bình Ba ............................................................................. 53 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ của người dân địa phương của du lịch homestay tại đảo Bình Ba ............................................. 55 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng tài nguyên du lịch homestay tại đảo Bình Ba .................................................................................. 56 Bảng 3.1: Hoạt động dịch vụ du lịch thu hút du khách nhất khi tham gia loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba ..................................................................... 91 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1 Thời gian tham gia phát triển du lịch homestay của các hộ dân ............ 39 Biểu đồ 2.2 Thu nhập bình quân của cộng đồng địa phương về tham gia du lịch homestay ..................................................................................................................... 40 Biểu đồ 2.3 Thời điểm đi du lịch homestay tại đảo Bình Ba ....................................... 41 Biểu đồ 2.4 Số lần du lịch tại đảo Bình Ba .................................................................... 42 Biểu đồ 2.5 Hình thức lưu trú .......................................................................................... 43 Biểu đồ 2.6 Lý do khách du lịch đi du lịch đảo Bình Ba ............................................. 44 Biểu đồ 2.7 Loại hình du lịch các công ty du lịch đang khai thác tại đảo Bình Ba ........... 57 Biểu đồ 3.1 Kênh thông tin về đảo Bình Ba .................................................................. 93 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế dịch vụ phát triển, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời. Và nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và những tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên đã được quan tâm thì các giá trị văn hóa xã hội cũng với những tác động mà du lịch đem lại cho tài nguyên văn hóa và dân cư bản địa, đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng bắt đầu nhận được sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, du lịch là một trong những ngành kinh tế “hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa”. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe dọa môi trường sinh thái và nền văn hóa thuộc địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vây đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch đã được ra đời bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch homestay, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá… trong đó du lịch homestay đã góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Du lịch homestay ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới. Tuy rằng trong thời gian gần đây cụm từ này đã được nhắc đến khá nhiều. Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giới, nhận thức về 2 một phương thức du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương đã xuất hiện tại Việt Nam. Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo cơ hội tham gia của người dân địa phương. Trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước: homestay ở Sa Pa – là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhất hiện nay, du lịch homestay ở Hội An – du lịch homestay mang đến sự thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, trong nếp sống dân dã của người dân phố Hội, hay Bàn Lác - Mai Châu (Hòa Bình) – du khách được sống trong các ngôi nhà sàn của người Thái, cùng họ dệt vải, đi rừng, đêm xuống cùng người dân uống rượu cần, say mê với tiếng khèn, điệu múa bên ánh lửa bập bùng, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm lam, rượu Mai Hạ, cá suối, rau rừng, ngoài ra, còn có homestay Hàm Tân – TP.Phan Rang – tỉnh Ninh Thuận, du lịch homestay Miền Tây, đảo Cát Bà (TP.Hải Phòng)… Tuy nhiên việc phát triển một số mô hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực. Do đó, công tác triển khai vẫn còn chậm và chưa di vào nề nếp, chưa hoạt động hiệu quả theo đúng quy tắc của du lịch homestay, du lịch bền vững. Không chỉ thành phố Nha Trang mạnh về phát triển du lịch mà thành phố Cam Ranh ngày nay cũng được đầu tư và khai thác rất nhiều địa điểm du lịch và rất thu hút khách du lịch. Hiện nay, một hòn đảo rất nhiều du khách địa phương cũng như khách trong và ngoài nước đều biết là đảo Bình Ba – một hòn đảo còn rất hoang sơ và còn đầy vẻ đẹp trinh nguyên, mang lại nhiều sự mới mẻ cũng như rất hấp dẫn với khách du lịch. Đảo Bình Ba rất nổi tiếng là đảo tôm hùm và nhiều điều thú vị, khi còn mới phát triển rất nhiều du khách lựa chọn loại hình du lịch homestay ở lại nhà dân và cùng sinh hoạt cùng ăn cùng ở với cư dân trên đảo, và chính loại hình này đã mang đến du khách nhiều sự trải nghiệm mới lạ và mang nhiều nét đơn giản đến ấn tượng. Từ đó, du lịch tại đảo Bình Ba ngày càng phát 3 triển và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà còn qua đó giáo dục ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống địa phương cũng như bảo tồn vẻ đẹp và tài nguyên du lịch tại đảo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển cũng có nhiều khó khăn, một hạn chế đáng quan tâm là không có khách du lịch nước ngoài được du lịch qua đảo vì đó là quy định của bộ quốc phòng căn cứ quân sự Cam Ranh. Đặc biệt, hiện nay tại đảo nhiều nhà nghỉ, khách sạn mọc lên rất nhiều và du lịch homestay chưa được phát triển và còn gặp nhiều hạn chế. Xuất phát từ tình hình thực tiễn về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Cam Ranh như vậy và với lòng yêu thích khám phá biển đảo cũng như cảnh đẹp thiên nhiên, sự trải nghiệm, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Ths. Đoàn Nguyễn Khánh Trân em đã chọn đề tài “Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em hy vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của em sẽ góp phần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh, hướng đến sự phát triển bền vững cho biển đảo tỉnh Khánh Hòa. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: - Đúc kết cơ sở lý luận về du lịch homestay, đặc điểm loại hình du lịch homestay và đặc điểm khách đi du lịch homestay. - Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn đảo Bình Ba, TP. Cam Ranh nơi phát triển loại hình du lịch homestay - Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 03 tháng - Đối tượng nghiên cứu: du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thống kê mô tả Mô tả dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, số lần lựa chọn, giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn là những số liệu mang tính định lượng. Từ việc thu thập dữ liệu từ các đối tượng khách thể nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba (chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, khách du lịch và các công ty du lịch), sau đó các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất lượng thực tiễn cao. 4.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng 2 phương pháp thu thập dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp. - Trong đó, phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp như là bảng câu hỏi điều tra từ 4 đối tượng (cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, khách du lịch và các công ty du lịch) giúp tác giả thu thập trực tiếp các nguồn dữ liệu và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp là số lượng khách du lịch, số lượng hộ dân, doanh thu, thu nhập bình quân, thời gian hoạt động… giúp tác giả phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba, cũng như thể hiện thực trạng hiện nay tại đảo và với các số liệu thống kê một cách khoa học. Từ đó, giúp vấn đề nghiên cứu mang tính cụ thể, chính xác, tính thời sự và tính khoa học hơn. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. 4.3 Phương pháp thực địa Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm:  Quan sát  Mô tả 5  Điều tra  Ghi chép  Chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu  Gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan hải quan quốc phòng, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại. Trong quá trình nghiên cứu người viết đã đi thực địa tại đảo Bình Ba – Cam Ranh và đã thu được nhiều thông tin bổ ích. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu lý luận đi trước, đề tài tổng hợp và hệ thống lại cơ sở lý luận về loại hình du lịch homestay, từ khái niệm, đặc điểm, điều kiện ra đời và phát triển đến tình hình phát triển loại hình du lịch homestay hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng làm rõ bản chất, nội dung và đặc điểm, điều kiện phát triển, chỉ tiêu đánh giá du lịch homestay. Đây chính là những đóng góp về mặt lý thuyết của đề tài. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba - Cam Ranh. Người viết mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên môn ngành du lịch để đánh giá thực trạng phát triển từ đó nhằm khai thác được các thế mạnh về du lịch đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch vào phát triển kinh tế địa phương. Cũng như nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tại đảo Bình Ba nói chung và du lịch homestay tại đảo Bình Ba nói riêng để thu hút nhiều khách du lịch hơn, giúp khách hiểu biết rõ hơn về loại hình du lịch homestay và những nét thú vị từ loại hình du lịch này. 6. Đóng góp của khóa luận - Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch homestay và thực tiễn phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh nhằm đưa ra những giải pháp cho việc phát triển mô hình du lịch này. 6 - Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo giúp các bạn hiểu thêm về loại hình du lịch homestay và là nguồn tham khảo cho các đề tài sau cũng như là giúp cho các công ty, đơn vị kinh doanh lữ hành phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo. - Bên cạnh đó, những thông tin khóa luận cung cấp có thể sử dụng làm tài liệu cho các cơ quan, Ban quản lý các cấp của mô hình để có thể có những giải pháp khắc phục những hạn chế và phát triển hơn nữa hiệu quả của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh. 7. Nội dung kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Du lịch 1.1.1 Khái niệm du lịch Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Khái niệm chung về Du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khu du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch” [17, tr.1] Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch: Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau về hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác. Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc 8 hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương. Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở,... [17, tr.1] Dưới con mắt của Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Năm 1987, Pirogiomic đưa ra khái niệm “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu trú tại bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ nhận thức giá trị về tự nhiên, kinh tế văn hóa”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên 9 gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “Một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Từ những quan điểm trên, có thể thấy rằng định nghĩa về du lịch rất đa dạng và phong phú nhưng nhìn chung các khái niệm đều cho rằng du lịch là một hoạt động di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định với nhiều mục đích khác nhau như nghỉ ngơi, tham quan, giải trí, tìm hiểu văn hóa địa phương hay kinh doanh… Kèm theo đó sẽ phát sinh những nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ liên quan khác. Do vậy cũng có thể hiểu du lịch như là một ngành kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh của du khách trong quá trình di chuyển và lưu trú. 1.1.2 Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại 10 hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:  Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: -Du lịch quốc tế - Du lịch nội địa  Căn cứ vào môi trường tài nguyên: - Du lịch thiên nhiên - Du lịch nhân văn  Căn cứ vào loại hình lưu trú - Du lịch ở trong khách sạn - Du lịch ở trong motel - Du lịch ở trong nhà trọ - Du lịch ở trong Làng du lịch - Du lịch ở camping  Căn cứ vào thời gian chuyến đi - Du lịch dài ngày - Du lịch ngắn ngày  Căn cứ vào mục đích chuyến đi - Du lịch tham quan - Du lịch giải trí - Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch khám phá - Du lịch thể thao - Du lịch lễ hội - Du lịch tôn giáo - Du lịch nghiên cứu (học tập) - Du lịch hội nghị - Du lịch thể thao kết hợp - Du lịch chữa bệnh - Du lịch thăm thân 11 - Du lịch kinh doanh - Du lịch mạo hiểm  Căn cứ vào đối tượng đi du lịch - Du lịch thanh thiếu niên - Du lịch dành cho những người cao tuổi - Du lịch phụ nữ, gia đình...  Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách du lịch - Du lịch bằng máy bay - Du lịch bằng ô tô, xe máy - Du lịch bằng tàu hoả - Du lịch tàu biển - Du lịch bằng thuyền, ghe…  Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi: - Du lịch tập thể - Du lịch cá nhân - Du lịch gia đình  Căn cứ theo phương thức hợp đồng - Du lịch trọn gói - Du lịch từng phần  Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến du lịch: - Du lịch nghỉ núi - Du lịch nghỉ biển, sông hồ - Du lịch đồng quê - Du lịch thành phố… Trong các chuyến đi du lịch người ta thường kết hợp một số loại hình du lịch với nhau [17, tr.2] 1.1.3 Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội 1.1.3.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và 12 do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn. - Du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua ngoại tệ, đóng góp vai trò lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế: Nổi bật nhất là tình hình du lịch qua các năm 2011- đến nay. Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5 tháng/2015 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 5 tháng/2015 Số lượt khách 5.049.855 6.014.032 6.847.678 7.572.352 7.874.312 3.275.191 du lịch quốc tế (lượt khách) Tổng thu từ 96.000 130.000 160.000 200.000 230.000 161.701 khách du lịch (tỷ đồng) (Nguồn: Số liệu thống kê từ Tổng Cục Du Lịch Việt Nam) Qua bảng thống kê cho thấy, số lượng khách du lịch quốc tế và tổng doanh thu từ khách du lịch ngày càng tăng. Từ 5.049.855 lượt khách năm 2010 cùng tổng thu là 96.000 tỷ đồng đã tăng lên 7.874.312 năm 2014 và tăng tổng doanh thu lên 230.000 sau 4 năm. Điều đó đã mang lại một thành tích ấn tượng cho ngành du lịch Việt Nam. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như nhiều biến cố tác động tiêu cực nhưng ngành du lịch vẫn duy trì sự tăng trưởng vượt bậc, tạo nên bước phát triển đột phá trong tương lai, giúp tăng thu nhập quốc dân qua ngoại tệ và đẩy mạnh cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Hiện nay, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng năm 2015 ước đạt 3.275.191 lượt, giảm 12.6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo sẽ tăng nhanh vào các tháng cao điểm du lịch sắp tới. Bên cạnh đó, theo Tổng Cục Du Lịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vào năm 2015 chủ yếu như: Hàn Quốc tăng 40.1%, Mỹ tăng 29%, Canada tăng 25%, Italia tăng 67.3%, Thụy Điển 13 tăng 46.9%, Đan Mạch tăng 67.6%, Phần Lan tăng 73.9% ... Điều này cho thấy, có một số lượng lớn khách du lịch Bắc Âu và các nước khu vực Đông Á thích đi du lịch Việt Nam, tạo nên sự đa dạng về đối tượng khách quốc tế và đó là một bước chuyển mình cho du lịch để thu hút nhiều đối tượng khách quốc tế giúp tăng thu nhập cho quốc dân. Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất: tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn do người bán sẽ không tốn kém nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán. - Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: ngành du lịch Việt Nam ước tính đã thu được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là 4.64 tỷ USD. [6, tr.3] - Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới: chính du lịch giúp đưa các quốc gia gần gũi, mật thiết với nhau hơn và thực hiện nhiều dự án đầu tư và hợp tác với nước ngoài. - Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế: để phát triển du lịch thuận lợi và phục vụ số lượng lớn khách du lịch từ nhiều nước nên hệ thống giao thông ngày càng được xây dựng mang tầm quốc tế cũng giúp hỗ trợ các ngành khác thuận lợi trong việc vận chuyển. - Ngành du lịch đã mang lại cho Việt Nam cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ: với nhiều cảnh đẹp, nhiều tài nguyên thiên nhiên vô giá và con người đã biết khai thác tại mỗi địa điểm vùng miền tạo nên nhiều điểm du lịch thú vị và hấp dẫn. - Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng: ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng 14 thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu. - Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo: nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính… Như vậy, có thể khái quát các vấn đề về chính sách du lịch bao trùm một chuỗi lớn các lĩnh vực và lợi ích. Giá trị gia tăng của ngành dịch vụ tăng cao hơn mức tăng GDP, đã góp phần nâng mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (Theo công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới) - Tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác: hoạt động du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của một số ngành sản xuất, do đó phát triển du lịch sẽ mở mang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó còn tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết nhưng chưa được đáp ứng của ngành. Ở những vùng phát triển du lịch, do nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi, thông tin liên lạc, vận chuyển nên mạng lưới giao thông, cầu cống, điện nước được hoàn thiện phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng. 1.1.3.2 - Vai trò của du lịch đối với xã hội Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Theo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, hằng năm ngành du lịch tạo ra thêm 15.000 – 20.000 cho làm việc trực tiếp trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến các thành phố vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập cao ngay trên quê hương của họ. - Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả. Không chỉ quảng 15 cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, các thành tựu kinh tế, chính trị, con người, truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam giới thiệu bạn bè năm châu. - Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa – xã hội. Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm. - Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau giúp tăng cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tại hội nghị du lịch thế giới được tổ chức tại Manila (Philipin) vào năm 1980 đã khẳng định: du lịch là nhân tố tạo thuận lợi cho việc ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. - Ngoài ra, du lịch có vai trò phục hồi sức khỏe và tăng cường năng lực cho người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người.  Bên cạnh những vai trò hay lợi ích mà du lịch mang lại cho nền kinh tế quốc gia và văn hóa – xã hội thì chúng ta cũng thật sự cần quan tâm đến những tác động tiêu cực do du lịch gây ra như: - Về mặt kinh tế: sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, bảo trì hệ thống đường giao thông và các dịch vụ công khác. Sự phát triển các loại hình du lịch như giải trí, sân golf, khu cắm trại… cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác. Do vậy, sự phát triển du lịch không hợp lý có thể dẫn tới kết quả là quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác bị cắt giảm và thu hẹp. Khi nhu cầu du lịch gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống 16 dân cư. Theo như công trình nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả tăng 8%. Du lịch phát triển có thể gây ra sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai. Sự phát triển du lịch thiếu qui hoạch hoặc qui hoạch không đồng bộ có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở địa phương. Ngoài ra, các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Về mặt văn hóa – xã hội: Sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng và tập trung gây sự quá tải dân số, giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… Bên cạnh đó, còn có thể phát sinh một số tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm… Hoặc khi du lịch được phát triển rộng rãi thì sự hội nhập về văn hóa là điều tất yếu, nếu không biết tiếp thu một cách có chọn lọc thì có thể một bộ phận dân cư sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi lối sống tự do phóng khoáng từ văn hóa phương Tây, đặc biệt là giới trẻ, điều đó sẽ làm mất dần đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việc phát triển du lịch thiếu qui hoạch hoặc không có sự giám sát chặt chẽ gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên như làm hỏng bờ biển xanh, phá vỡ hệ sinh thái, làm cho nguồn tài nguyên nghèo đi hoặc thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh cảnh quan điểm đến du lịch. Như vậy, du lịch vừa có vai trò và lợi ích vô cùng quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia nhưng không thể không nhắc đến những mặt trái. Do vậy, cần lựa chọn cách phát triển sao cho hợp lý để phát huy những lợi ích mà du lịch mang lại, đồng thời giảm thiểu những mặt trái để ngành du lịch có thể phát triển thành một ngành bền vững. 1.2 Du lịch homestay 1.2.1 Khái niệm du lịch homestay Khái niệm du lịch homestay là một khái niệm mới. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thống nhất vì nó đã và đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau như “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”. Trong 17 lĩnh vực du lịch, homestay không chỉ là một phương thức lưu trú mà đã phát triển thành một loại hình du lịch. Loại hình du lịch homestay nghĩa là mục đích chính trong chuyến đi của khách du lịch là được ở nhà dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương. Nhà dân không chỉ là cơ sở lưu trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo. Theo Frogsleap Foundation (quỹ hoạt động xã hội và triển khai dự án cộng đồng) đưa ra khái niệm về: “Homestay là một loại hình “du lịch xanh” lý tưởng đối với các bạn trẻ quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa. Khi đi du lịch Home Stay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên. Khách cũng được yêu cầu phải “nhập gia tùy tục” và biết cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ.” Theo Oxford, “homestay” chỉ người từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà dân nơi mình đến, học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Haji Sahariman Hamdan (Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia) đã phát biểu: “Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó” Ở một số nước mà loại hình du lịch homestay tương đối phát triển như Ailen hay Thái Lan, du lịch homestay được hiểu: “Là một loại hình du lịch cộng đồng, dành cho các đối tượng khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ, nhằm tìm hiểu về cộng đồng.” Theo nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch (Bộ 18 văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng đưa ra khái niệm: “Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà” Từ nhiều khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách “bình dân” thì “homestay” là hình thức du lịch nghỉ ngơi và sinh hoạt với những cư dân bản địa ngay chính trong nhà của họ. Hiểu rộng hơn, homestay là cách mà nhiều du khách lựa chọn để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa của từng vùng, từng miền một cách cặn kẽ nhất. Từ cách hiểu của nhiều người, nhất là “dân Tây” thì Homestay chính là việc “xâm nhập” vào đời sống gia đình của người dân bản xứ thông qua con đường học tập, lịch, tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán… Đặc biệt, theo hình thức này du khách sẽ được “cùng ăn, cùng ở và cùng làm” với chủ nhà cũng như được xem là người nhà. Có thể nói, đây thật sự là một sự hòa nhập hấp dẫn và thú vị trong những chuyến lữ hành sang một vùng đất mới. 1.2.2 Đặc điểm của du lịch homestay 1.2.2.1 - Đặc điểm khách homestay Là những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương. - Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về du lịch, cho thấy du khách yêu thích loại hình du lịch homestay hầu hết là người trẻ, hoặc khách đến Việt Nam nhiều lần và họ thường tự túc đi, ít khi đặt dịch vụ qua các công ty du lịch. - Với tiềm năng phát triển của du lịch homestay hiện nay và nó đang là xu thế mới của Việt Nam và các tour của loại hình du lịch này không chỉ thu hút khách nội địa mà còn thu hút khách nước ngoài, đa số khách đến với các điểm du lịch homestay hiện nay đều do tự phát và không thường xuyên. Trong đó, hầu hết khách du lịch quốc tế là những bạn trẻ đến từ các nước phương Tây, với mong muốn khám phá văn hóa Việt Nam và đời sống thực của người dân. Và phần lớn là các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Châu Á học, tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp, 19 Hà Lan… việc kết hợp du lịch và học tập này đã được các bạn tận dụng tối đa. Trong bối cảnh các loại hình du lịch giành cho giới trẻ hiện nay, còn nghèo nàn và đơn điệu thì loại hình du lịch homestay đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn, vừa kết hợp thăm gia đình vừa khám phá văn hóa và cảnh đẹp nơi đến. Các bạn còn nghiên cứu học tập được nhiều điều từ các cuộc đi du lịch homestay và được giao lưu bạn bè các vùng miền trên thế giới và giao tiếp văn hóa, học ngôn ngữ… - Ngoài ra, du lịch homestay còn thu hút khá mạnh với khách đến từ Châu Âu, ở lứa tuổi trung niên và có mức sống khá giả, muốn thử sức mình ở môi trường du lịch mang tính khám phá. Họ đặc biệt thích thú khi tham dự những bữa cơm thân mật với gia đình người Việt, thưởng thức các món ăn 3 miền, theo những người trong gia đình đi gặt lúa, giăng câu, bắt cá hoặc thu hoạch trái cây trong vườn, làm bánh, đi chợ… - Bên cạnh đó, loại hình này cũng rất thu hút những vị khách thành phố muốn tìm một không gian yên ả để xả stress hoặc những người khách muốn tìm môi trường sống mới để muốn được thích nghi. [8, tr.72] 1.2.2.2 - Đặc điểm của loại hình du lịch Homestay Phương thức tổ chức loại hình du lịch homestay là “3 cùng”: Cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt. Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch này. Khách du lịch theo dạng homestay sẽ được bố trí đến ở một nhà dân tại địa phương, được ăn, nghỉ và tham gia các công việc trong gia đình cũng như các lễ hội của địa phương. Với homestay, khách du lịch sẽ được tự khám phá những nét đẹp còn giữ nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa, cùng sống cùng sinh hoạt với người dân bản địa, tham gia các hoạt động của chính gia đình đó, được dạy cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh… mỗi người sẽ phải vận động như những thành viên trong cùng một gia đình. Hoạt động du lịch homestay thường diễn ra tại các khu vực tài nguyên hoang dã, các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người, các khu vực không đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn. - Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phương theo hình thức du lịch 20 homestay giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm, sâu sắc hơn về cuộc sống. Lựa chọn hình thức ‘"homestay", chắc chắn khách du lịch sẽ không thể nào có được cảm giác thoải mái tuyệt đối như khi nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort… Nhưng bù lại, họ được mang đến những trải nghiệm đời thường, thực tế và thú vị khi trực tiếp tham gia vào từng hoạt động của người dân địa phương. - Là một phương thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồng dân cư là người cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Đó chính là dịch vụ “Ăn bản, ngủ bản”, người dân bản địa cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống cho khách, không những thế người dân địa phương còn giữ vai trò là hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn du khách tìm hiểu đời sống văn hóa cũng như tinh thần, các danh lam thắng cảnh, vẻ đẹp hoang sơ nơi du khách đến thăm. - Các điểm tổ chức du lịch homestay là các khu vực có tài nguyên hoang dã đang được hủy hoại cần bảo tồn, các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người, các khu vực không đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn. - Phát triển du lịch homestay tại điểm đang có sức hút khách du lịch tham quan. Cộng đồng dân cư là người dân địa phương sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên. Homestay là hình thức du lịch mà khách du lịch ăn, ở, sinh hoạt cùng với người dân bản địa để tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của họ. Chính vì thế cộng đồng dân cư phải là người dân địa phương, sinh sống làm ăn hoặc liền kề các điểm tài nguyên. - Du lịch homestay là loại hình du lịch có mức giá rẻ. Thay bằng phải tốn nhiều tiền ở các khách sạn, nhà hàng sang trọng khi đi du lịch, đặc biệt trong những ngày cháy phòng khách sạn, nhà hàng, du khách được ăn, ở cùng người dân bản địa với mức giá rất rẻ. - Du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương đảm bảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những nổ lực bảo tồn các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng. 21 - Homestay được bắt nguồn từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận gần gũi, được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày và con người hay ẩm thực tại nơi đến du lịch. Với homestay, qua cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phương giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống. - Du lịch homestay không đòi hỏi yêu cầu quá cao đối với chất lượng dịch vụ. Bởi, khách du lịch cần hơn một không gian thật gần thiên nhiên để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những cảm xúc tự thân với những lợi thế về thiên nhiên của điểm du lịch. [10, tr.15 – 16] 1.2.3 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch homestay - Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng của từng loại, được đánh giá về quý hiếm, độc đáo. Điều kiện tài nguyên cũng nói lên mức độ hấp dẫn du khách du lịch đến tham quan hiện tại và tương lai. - Điều kiện về yếu tố cộng đồng địa phương, cư dân bản địa được xem xét đánh giá trên yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Xác định phạm vi cộng đồng dân cư sinh sống và lao động cố định, lâu dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên. - Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu, điều kiện về khách du lịch cũng nói lên bản chất của vấn đề phát triển du lịch là vấn đề công ăn việc làm cho dân cư bản địa. - Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch homestay, sự tham gia của cư dân bản địa. - Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính, và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan. [10, tr.47] 22 1.2.4 Các tiêu chuẩn căn bản phổ biến của dịch vụ homestay 1.2.4.1 Cơ sở lưu trú - Nơi lưu trú sạch sẽ và an toàn - Thông gió và không bị ẩm mốc, không có mùi - Có đủ ánh sáng tự nhiên vào phòng - Mái che chắc chắn và không thấm nước - Giường ngủ đạt tiêu chuẩn, có nệm, bọc nệm, chăn, mền, gối và khăn phủ giường sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới. - Có phòng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh - Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi - Tiêu chuẩn nhà ở thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009 1.2.4.2 Thực phẩm và dinh dưỡng - Thực phẩm được chuẩn bị tốt - Dụng cụ nhà bếp sạch sẽ và vệ sinh - Bếp sạch sẽ và không có mùi ẩm mốc, hôi thối - Có nước uống sạch - Cộng đồng có một nhà hàng phục vụ ăn uống 1.2.4.3 An toàn - Cộng đồng có người trực để đảm bảo an toàn, an ninh - Có phương tiện thông tin để báo động các nguy hiểm sắp xảy ra. Nếu khách bị ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu. - Dự án hoặc người thực hiện homestay phải khuyến cáo khách du lịch bảo vệ tài sản của mình và nhắc nhở họ mang theo người các loại thuốc họ có thể cần dùng. - Các ổ khóa trong nhà được duy trì thường xuyên [13, tr.4 – tr.5] 1.2.5 Mục tiêu phát triển du lịch homestay - Là công cụ cho hoạt động bảo tồn - Là công cụ cho sự phát triển chất lượng cuộc sống - Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến trúc, và sự hiểu biết của mọi người 23 bên ngoài cộng đồng về những vấn đề bên trong cuộc sống của người dân nơi họ sống cùng. Anh Gary Melone, người Ireland, chuyên gia tin học làm việc tại Australia, đã từng du lịch homestay ở Việt Nam. Anh đã nhận xét rằng: “Homestay là cách tốt nhất để tôi có những hiểu biết sâu về đất nước Việt Nam. Nếu ở khách sạn tôi sẽ không thể hiểu rõ về cuộc sống của người dân các bạn…” - Mở cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng cư dân bản địa nơi họ cùng sinh sống.Cung cấp một khoản thu nhập cho cư dân bản địa Trong đó, một số mục tiêu chính của du lịch homestay gồm: - Du lịch homestay phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa… - Du lịch homestay phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho dân cư bản địa. 1.2.6 Những giá trị của việc phát triển du lịch homestay 1.2.6.1 Đối với du lịch - Tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch của một vùng, quốc gia. Bên cạnh các dịch vụ phổ biến thường thấy trong du lịch như: dịch vụ lứu trú, ăn uống tại các khách sạn, nhà hàng, vui chơi tại các điểm vui chơi giải trí sầm uất thì du lịch homestay mang đến cho khách du lịch một sự mới mẻ, tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ du lịch. Du lịch không còn đơn thuần là vui chơi, là những cuộc “cưỡi ngựa xem hoa” mà thực sự là một trải nghiệm trong cuộc sống. Khách du lịch được ăn cùng dân, ngủ cùng dân, lao động cùng dân. Chính vì thế, du lịch homestay ngày càng thu hút được nhiều đối tượng khách. - Góp phần thu hút khách du lịch. Nhờ việc tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch mà khách du lịch có nhiều lựa chọn hơn, phục vụ được mọi nhu cầu của khách hàng. Từ đó góp phần thu hút khách du lịch. - Góp phần bảo tồn, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa bản địa. 1.2.6.2 Đối với cộng đồng địa phương - Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng được lợi từ 24 sự đóng góp của du lịch. Theo Diễn đàn của Đồng bào các dân tộc Việt Nam về phát triển du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa (24/12/2009) cho biết: ở miền Bắc, đến thời điểm hiện tại, du lịch cộng đồng Bản Lác phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 3 - 4 vạn lượt khách đến tham quan, nghỉ lại. Tính riêng từ đầu năm đến nay, ngành du lịch huyện Mai Châu đã thu hút được gần 14.000 lượt du khách, thu gần 6 tỷ đồng từ du lịch. Huyện Sa Pa (Lào Cai) cũng là một trong những địa phương phát triển mạnh du lịch homestay với các điểm du lịch bản làng được du khách tham quan nhiều như bản Cát Cát, Sín Chải, Lao Chải, Tả Van… Riêng năm 2008, đã có gần 80.000 lượt khách đến làng bản này. Sự phát triển của du lịch cộng homestay ở Sa Pa đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các làng bản. Điển hình như bản Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo, đến nay chỉ còn 26%. Các bản khác tỷ lệ đói nghèo cũng giảm khá nhanh nhờ phát triển du lịch. Số người dân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch khá cao. Bản Cát Cát có 360 người Mông thì có tới 120 người tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch như bán hàng rong, chở xe ôm, bán thổ cẩm, hướng dẫn khách du lịch, biểu diễn văn nghệ… Không chỉ ở Hòa Bình, Lào Cai, mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước, loại hình du lịch gắn liền với đời sống của đồng bào cũng đã phát triển” - Du lịch homestay mang lại cơ hội cho cư dân bản địa trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa. Những thành viên trẻ trong cộng đồng sẽ được học hỏi và trong quá trình đào tạo và tham gia có điều kiện hoạt động và đóng góp cho sự phát triển. Cư dân bản địa sẽ phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Dân cư địa phương sẽ học hỏi tay nghề chuyên môn từ các khách du lịch, công ty du lịch và các nhà quản lý. - Phát triển du lịch homestay giúp cư dân bản địa được hưởng lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương. 1.2.6.3 Đối với các công ty du lịch Phát triển du lịch homestay giúp các công ty du lịch tổ chức được nhiều tour, đa dạng hóa loại hình kinh doanh, mang lại doanh thu cao. Ở Việt Nam, tuy loại hình du lịch này còn khá mới mẻ nhưng cũng đã có rất nhiều công ty du lịch tham 25 gia khai thác như: Tại miền Bắc: Sinh Café – sinhcafetourist.com.vn Trekking Travel – trekkingtravel.com.vn Tại miền Nam: Benthanh Tourist - www.benthanhtourist.com.vn Sai Gon Tourist - www.saigontourist.hochiminhcity.gov.vn LuaVietTour - www.luaviettours.com Viet Travel - www.vietravel.com.vn Trang trại Vinh Sang - www.vinhsang.com.vn 1.2.7 Lịch sử phát triển loại hình du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.7.1 Quá trình phát triển du lịch homestay trên thế giới Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng bản xuất hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách du lịch muốn tham quan hệ sinh thái, núi non mà thường gọi là du lịch sinh thái. Thường thường các chuyến du lịch này được tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính tự nhiên, hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan, những lúc như vậy khách du lịch cần có sự giúp đỡ như cần có người dẫn đường để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… đã được người bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ. Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay. Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tượng như: “Open your home to the world and the world become your home” - (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn.) Hoặc “Become part of my family” - (Hãy là thành viên của gia đình chúng tôi nhé). Trên thực tế, phát triển du lịch homestay có sự tham gia của cộng đồng địa phương đã có một quá trình hình thành và phát triển ở các nước du lịch phát triển 26 như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… Sau đó dần được hình thành và lan rộng không chỉ với một khu, một vùng du lịch, nó đã tạo ra sự phong phú, đa dạng các loại sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Từ đó, du lịch homestay ở tại nhà dân phát triển mạnh ở nhiều nước phát triển như Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ La Tinh vào năm 80 – 90 của thế kỷ trước. Du lịch homestay ở tại nhà dân bắt đầu phát triển mạnh ở các nước Châu Á, trong đó có các nước khu vực Asean như: Indonesia, Philippin, Thái Lan. 1.2.7.2 Sự phát triển của du lịch homestay tại Việt Nam Năm 1995 du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều người chú ý kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở TP. HCM. Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, trải qua hơn một thập kỷ phát triển du lịch homestay đã dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành du lịch nước nhà cũng như du lịch quốc tế. Năm 2002, Việt Nam đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ du khách từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á, và các ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM là nơi được chọn là nơi đón khách du lịch. Và du khách lúc đấy đã có những cảm nhận rất khác biệt về đất nước, con người Việt Nam. Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình được đông đảo lượng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho ngành du lịch nước nhà. 1.2.8 Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới 1.2.8.1 Dãy Himalayas Nằm chênh vênh trên cao gần biên giới Tây Tạng, thung lũng Spiti của Ấn Độ lô nhô với những tu viện bên sườn núi. Nhà trọ ở đây là những phòng đơn nằm trong những ngôi nhà hai tầng bằng bùn và gạch. Du khách có thể được thưởng thức một thực đơn độc đáo với bánh mì, chapatis (bánh mì dẹt) và momos - bánh bột mì hình cầu có thịt dê hoặc thịt cừu băm nhỏ. Thức ăn được phục vụ cùng với trà. Du khách có thể tham gia một tour đi bộ thú vị, được học nấu ăn và đi săn bò Tây Tạng. Cơ sở Mahindra Homestays có phòng cho thuê, một hướng dẫn viên người địa phương và phục vụ tất cả các bữa ăn. 27 1.2.8.2 Nam Phi Cơ sở lưu trú Hazel’s Homestays ở thị trấn Oudtshoorn, trên Garden Route (bờ biển phía nam) giữa thành phố Cape Town và thành phố Port Elizabeth, do Hazel và 11 phụ nữ dám nghĩ dám làm khác quản lý. Có lẽ phòng ốc ở đây không được bóng bẩy như hầu hết các cơ sở lưu trú khác dọc bờ biển phía nam, nhưng đến đây du khách sẽ được chào đón nồng nhiệt. Oudtshoorn là thủ đô chim đà điểu châu Phi của Nam Phi, vì thế du khách đừng ngạc nhiên nếu bất ngờ thấy một con chim khổng lồ xuất hiện. Chuyến tham quan có thể bao gồm hang động Cango và một trại nuôi gia súc hoang dã có báo gêpa và chó rừng. 1.2.8.3 Thái Lan Điểm du lịch homestay nổi tiếng ở Thái Lan nằm ở Koh Pet, một ngôi làng nhỏ thuộc vùng nông thôn Isaan (miền đông bắc Thái Lan). Chủ nhà Lamai và Jimmy có ba phòng cho thuê, ngoài ra còn có thêm một khu vườn lớn trồng chuối và xoài. Du khách sẽ được ăn trong một khu vực nấu ăn ngoài trời có bóng râm. Món ăn thông thường là gạo nếp với thịt lợn, rau và ớt. Hai vị chủ nhà này đã được khen ngợi hết lời trong các giải thưởng của tổ chức du lịch Responsible Tourism gần đây. Họ sẽ cho bạn làm quen với cuộc sống ở Isaan, từ việc đi mua sắm ở chợ đến ăn bữa trưa tại cánh đồng lúa. 1.2.8.4 Grenada Grenada – Vùng Caribe Grenada là một quốc gia ở vùng Caribe, nơi đây không chỉ có các bãi biển xinh đẹp mà còn có những con đường đi bộ dài trong những rừng mưa nhiệt đới, nhà máy sản xuất rượu rum và những bữa tiệc trên đường phố. Ở đây có hàng chục cơ sở homestay cho du khách lựa chọn, từ các căn hộ ở thủ đô St George’s đến phòng trọ ở gần bãi biển Grand Anse. Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn nấu theo phương pháp bản địa, có thể bao gồm dầu, món hầm với dừa, mì và thịt lợn hoặc cá chó nhồi với vôi và các gia vị địa phương. Đặc biệt là tất cả các món, thậm chí cả cocktail đều có hạt nhục đậu khấu và quế, chính vì vậy mà nơi đây được gọi là “hòn đảo gia vị”. 28 1.2.8.5 Việt Nam Khí hậu bốn mùa không phải là tất cả, nhưng để có một trải nghiệm thực tế trọn vẹn về đời sống của người dân tộc, du khách hãy đến ở một vài ngày cùng đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang, một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Nhà khách ở làng Mè (xã Phương Độ, thị xã Hà Giang) có ba phòng được ngăn bằng màn cửa và đệm là những tấm thảm mỏng được trải trên sàn nhà, nhưng phòng tắm ở đây lại mang phong cách châu Âu và có nước nóng. Những người chủ nhà dễ mến sẽ lôi cuốn bạn hòa mình vào cuộc sống bản làng, như đi bộ và đạp xe qua những nương lúa bậc thang và vườn chè và có lẽ nghỉ chân ở những bản dân tộc gần đó như Dao đỏ… 1.2.8.6 Guatemala – thành phố Antigua Điểm di sản văn hóa thế giới UNESCO có các con đường rải sỏi, các quán cà phê vỉa hè và quán bar salsa, đằng sau là những núi lửa đang âm ỉ. Có rất nhiều lựa chọn homestay, hầu hết đều là cơ sở của các gia đình đa thế hệ trong những ngôi nhà kiểu thuộc địa. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động trong nhà, từ việc đi mua sắm đến giặt giũ và trong thực đơn bạn sẽ thấy món frijoles (đậu đen rán), buñue-los (món rán từ bột nhão) và picado de rabano, một loại salad củ cải nhiều gia vị. Ngoài ra, còn có chuyến thăm di sản thế giới - thành phố đổ nát Tikal của người Maya và thăm hồ Atitlan. Một tuần lưu trú du khách được phục vụ đầy đủ các dịch vụ, bao gồm năm ngày học tiếng Tây Ban Nha (bốn tiếng/ngày). 1.2.8.7 Úc Không phải tất cả các cơ sở homestay đều nằm trong những điểm đến phát triển. Angorichina Station, một trang trại cừu xa xôi hẻo lánh do người chủ trại đời thứ tư Ian and Di Farghers ở hữu, nằm ở trung tâm hoang dã của dãy núi Flinders, cách thành phố Adelaide 300 dặm về phía tây bắc. Đó là một ngôi nhà được lợp mái bằng thiếc nổi bật, với một hàng hiên rộng và một ốc đảo hoa hồng và những bờ giậu hoa oải hương. Du khách sẽ ăn với gia đình Farghers, họ làm món càri Thái Lan cũng như món nướng rất tuyệt hảo. Du khách thậm chí có thể đi máy bay cùng Ian để kiểm tra vật nuôi, hoặc dồn đàn gia súc bằng xe ôtô 4WD. Du khách cũng có 29 thể đi các tour tới những khu vực thổ dân gần đó. Fargher sẽ là hướng dẫn viên riêng của bạn. 1.2.8.8 Miền Nam Ấn Độ Dịch vụ lưu trú gia đình thường được bao gồm trong một hành trình du lịch xuyên tỉnh Kerala, nơi đi tiên phong trong loại hình du lịch homestay ở Ấn Độ, với những bãi biển nguyên sơ và những con đường thủy đẹp một cách bí hiểm. Có rất nhiều lựa chọn, chẳng hạn như du khách có thể lưu trú ở Olavipe Homestay (gần thành phố Cochin), một trang trại do gia đình Thar-akan làm chủ từ 13 đời nay và gần đây mới được mở cho khách du lịch. Du khách cũng có thể đi săn ở công viên quốc gia Periyar, đi thăm các đồn điền trồng nghệ, vani và cao su. Các hoạt động có thể bao gồm như đi thăm di sản Varikatt, một biệt thự mang phong cách phương Đông ở thành phố Trivan-drum, và hai đồn điền gia vị Kanjirapally Estate và Vanilla County. Sau cùng, du khách được học về nghệ thuật nấu ăn. Các món ăn ở khắp mọi nơi đều đặc biệt, du khách sẽ được nếm món cá và tôm từ sông lạch ở cơ sở Olavipe rồi ăn cà ri dứa, dhal (một món đậu) và gạo mịn ở đồn điền Vanilla County. 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA 2.1 Khái quát về Đảo Bình Ba – TP. Cam Ranh 2.1.1 Khái quát về đảo Bình Ba Thành phố Cam Ranh có tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã là 690km2, dân số là 202.224 người, mật độ bình quân 293 người/km2. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, lâm nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ cảng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đóng tàu, sản xuất xi măng và chế biến nông lâm - thủy sản. Ngoài ra, TP. Cam Ranh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như có sân bay quốc tế Cam Ranh – là sân bay đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền trung và là sân bay lớn thứ tư cả nước. Có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi với các tuyến nội tỉnh và liên tỉnh với đường xe lửa xuyên Việt đi qua thành phố. Và đặc biệt, đường thủy là điểm mạnh của Cam Ranh, là đầu mối giao thông quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận, giúp hỗ trợ và đẩy mạnh các ngành kinh tế chủ yếu của thành phố phát triển. Cam Ranh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Hòn Rồng, Hòn Qui, núi Cam Linh, hồ Cam Ranh, Bãi Dài và cũng có nhiều di tích quan trọng như đền thờ ông Tướng không đầu, nhà tù Cam Ranh, đồng Bà Thìn, di tích lịch sử đồn VIGIE (Cam Bình), Ao Hồ... Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về du lịch của tỉnh và tại thành phố Cam Ranh, thì đảo Bình Ba là một trong những điểm du lịch bừng sáng nhất của Thành phố. Và loại hình du lịch rất thú vị và thu hút nhiều du khách đó là loại hình du lịch ở cùng người dân bản địa kết hợp tìm hiểu những nét văn hóa riêng có người dân bản địa tại điểm du lịch đó hay chính là loại hình du lịch homestay. Đảo Bình Ba có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh về du lịch, đặc biệt là du lịch homestay. 31 2.1.2 Vị trí địa lý 2.1.2.1 Thuận lợi Tọa độ địa lý: Đảo Bình Ba ở khoảng vĩ độ 11.8376780 Bắc, kinh độ 109.2401930 Đông. Bình Ba là một hòn đảo nhỏ thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía nam, cách cảng Ba Ngòi (Cam Ranh) 15 km về phía đông, cách trung tâm thành phố Cam Ranh 7 hải lý, nằm cách đất liền khoảng 20km (12 hải lý), cách sân bay 17 km đường bộ và 20km đường biển, phía Bắc giáp cửa nhỏ vịnh Cam Ranh, phía Nam giáp cửa lớn vịnh Cam Ranh, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp vịnh Cam Ranh. Một trong những nơi đón Bình Minh sớm nhất tại Việt Nam. Cái tên gọi Bình Ba đã trở nên quen thuộc và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước biết tới bởi vị trí độc đáo của nó. Nằm án ngữ nơi cửa biển, Bình Ba như người mẹ hiền hòa chở che sóng gió cho ngư dân vùng đảo này (Bình: Bức Bình Phong, Ba: phong ba bảo tố; Bình Ba: bức bình phong chen chắn gió). Là đảo nhỏ nằm ngay cửa vịnh Cam Ranh có diện tích trên 3 km² và độ cao từ 0,5m đến 204m so với mặt nước biển, ít bị chia cắt và tương đối bằng phẳng, cao nhất là điểm Hòn Dự (Mao Du): 204m, xung quanh xã tiếp giáp với biển. Bình Ba có 3 thôn: Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An nằm yên ả ở phía Nam, dưới chân ba ngọn núi Ma Du, Hòn Cò và Mũi Nam chụm lại. Đây là những dãy núi che chắn phong ba, bão táp cho vịnh Cam Ranh. Dân số khoảng hơn 5.000 người. Dân cư sống tập trung tại cầu cảng kéo dài sang bãi Nồm. Với điều kiện giao thông và hình thức đi lại tạo thành một tuyến du lịch rất phong phú và đa dạng giữa đường biển kết hợp với đường bộ và đường sắt. Khách du lịch sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị với nhiều loại phương tiện khi đến Bình Ba du lịch. Và nếu loại hình du lịch cộng đồng tại đảo Bình Ba được quan tâm phát triển hơn nữa sẽ đem lại cho khách du lịch ấn tượng không chỉ về cảnh đẹp đất nước mà còn cả sự thân thiện, lòng mến khách của con người Việt Nam. 32 2.1.2.2 Hạn chế Để tới đảo Bình Ba khách du lịch đi nhiều loại phương tiện: từ đường bộ đến đường thủy. Điều đó góp phần làm phong phú thêm cho chuyến đi nhưng lại khiến du khách không tiện lợi cho sức khỏe trong chuyến đi. Thêm vào đó thời gian để khách ra đến đảo cũng mất hàng giờ nên lịch trình thăm đảo cho những du khách sẽ hạn chế về số ngày của chuyến đi, đặc biệt du khách sẽ có ít thời gian để được khám phá hết đảo trong chuyến du lịch ngắn ngày như 1 hoặc 2 ngày. Vì là điểm đến du lịch còn hoang sơ và chính quyền xã khuyến khích địa phương phát triển du lịch chứ chưa đi vào quy hoạch du lịch tại đảo cụ thể nên còn nhiều bất cập ở đây như: chưa có các khu vệ sinh công cộng cho khách du lịch, du lịch tại đảo chỉ là đáp ứng nhu cầu về ăn uống và tắm biển, còn về khám phá di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh chưa được quan tâm… Vì vậy, việc phát triển các loại hình du lịch giữ chân du khách và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như quảng bá nhiều chương trình du lịch hấp dẫn tại đảo là rất cần thiết, đặc biệt là loại hình du lịch homestay. 2.2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh 2.2.1 Tài nguyên du lịch 2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên a) Địa hình Có 2 dạng địa hình chính là: Địa hình núi: Là những đỉnh núi gồm Hòn Dự, Hòn Cò, núi Bãi Vè… với diện tích 487.77 ha chiếm 83.7% diện tích tự nhiên toàn xã. Địa hình đồng bằng: Với diện tích là 94.78 ha, chiếm 16.3% diện tích tự nhiên toàn xã. Có nhiều bãi biển hoang sơ như Bồ Đề, Nhà Cũ, Cây Me, Hòn Cò, Bãi Chướng… có nơi còn nằm khuất giữa những eo núi và biển mà con người khó đặt chân tới. Ngoài ra các bãi biển Bình Ba còn hoang sơ, quyến rũ, chỉ cần lội ra xa vài chục mét người ta thấy những san hô tuyệt đẹp ngay dưới chân. Đặc biệt thường có trên các bãi biển là những tảng đá vôi vô vàn hình thù, kiểu dáng, màu sắc hết sức sinh động. 33 b) Khí hậu Có khí hậu ôn hòa và 2 mùa mưa nắng rõ rệt, thời tiết khí hậu ở Bình Ba khá dễ chịu. Thời gian từ khoảng giữa tháng 9 đến tháng 12, vào mùa mưa nên việc đi du lịch đến Cam Ranh, Nha Trang hay Bình Ba đều được du khách cân nhắc. Tuy là vùng biển ít gió bão, song mưa nhiều sẽ ảnh hưởng nhiều đến kỳ nghỉ của du khách. Thời gian từ sau tháng 2 đến tháng 9, khí hậu tuy khô và hơi nóng nhưng trên đảo lại khá mát mẻ và biển rất tuyệt vời. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để thưởng ngoạn cảnh đẹp của đảo Bình Ba là vào khoảng tháng 3 đến tháng 7, từ khoảng sau tháng 7 đến đầu tháng 9 cũng là lựa chọn thích hợp nếu như bạn không thực hiện chuyến đi du lịch trong khoảng thời gian trước đó. Vì vậy, thời điểm thích hợp để đến với Bình Ba là từ tháng 2 đến tháng 8, nhưng đẹp nhất vẫn là những tháng mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 4. c) Tài nguyên nước Tài nguyên nước đóng một vai trò rất quan trọng trong nhu cầu sinh hoạt của cư dân trên đảo và khách du lịch. - Nước biển: Bao bọc xung quanh đảo Bình Ba là biển. Nước biển trong xanh và có nguồn tài nguyên hải sản rất phong phú như: tôm, ốc, ghẹ, và nhiều loại cá, san hô… Nơi đây có mực nước chỉ hơn 50cm và nước biển cực kì trong lành, có sự tồn tại của hai dòng nước nóng lạnh song song. Ở Bình Ba có nhiều bãi biển cho du khách tham quan và lặn ngắm san hô như bãi Chướng, bãi Nồm, bãi Nhà Cũ… Trong đó, bãi Nhà Cũ được coi là điểm ngắm san hô tuyệt nhất bởi tập trung những rạn san hô kỳ lạ cùng mực nước biển thấp và màu nước trong xanh. - Nước ngọt: Khan hiếm nước sinh hoạt là một vấn đề tồn tại của Bình Ba hiện nay, làm ảnh hưởng đến không nhỏ hoạt động du lịch. Và nước ngọt tại đảo bị nhiễm mặn d) Tài nguyên động thực vật Ở đảo Bình Ba có nhiều tài nguyên biển, bao gồm các nguồn rong, tảo thực 34 vật, trữ lượng hải sản lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hải sản; các điều kiện thuận lợi để khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản. Với diện tích toàn đảo hơn 300ha và trên 700 hộ dân sinh sống, những bãi cát trắng trải dài và làn nước luôn trong xanh, thơ mộng, Bình Ba là hòn đảo tập trung chủ yếu vào ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản đa dạng như: Sò điệp, trai, ốc hương, cua, ghẹ và các loại cá... đặc biệt là tôm hùm. Có thể nói nghề này là nguồn thu nhập chính của những ngư dân nơi đây. 2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn a) Các di tích lịch sử - cách mạng Hòn Cò: Hòn Cò nằm ở phía đông, bên cạnh là Bãi Chướng, với độ cao 200m so với mặt nước biển, từ đây có thể quan sát toàn bộ tàu thuyền ra vào vịnh từ biển đông vào đảo và từ cảng Cam Ranh ra đảo. Bởi tính chất và vị trí độc đáo này giữa năm 1939, Pháp thực hiện một số chủ trương nhằm xây dựng Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch “phòng thủ chung” ở Đông Dương. Và Hòn Cò được chúng chọn là nơi để thực hiện ý đồ ấy. Năm 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương và gửi tối hậu thư cho Pháp đòi kiểm soát các căn cứ hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Đến năm 1942, Nhật thực sự đã độc chiếm cảng và vịnh Cam Ranh. Chúng xây dựng nơi đây thành căn cứ và trở thành một trong những bàn đạp để Nhật đánh chiếm các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương. Năm 1944, cùng với việc đưa quân chiếm đóng các tỉnh miền Nam nước ta, đảo Bình Ba ở Cam Ranh trở thành trụ sở Bộ tư lệnh miền Nam Đông Dương của Nhật. Một lần nữa Hòn Cò đã trở thành khu căn cứ quân sự quan trọng để chúng kiểm soát toàn bộ tàu thuyền ra vào cảng. Từ dưới chân núi, mất khoảng 30 phút đi bộ để lên tới đỉnh Hòn Cò. Ngày nay, công trình đường bộ xuyên đảo đã hoàn thành vì vậy chúng ta có thể đi bằng xe máy lên tới đỉnh chỉ mất khoảng 10 phút. Đường hầm xuyên núi: là một công trình quân sự được Pháp bố trí bằng một trận địa liên hoàn nằm rãi rác từ lưng chừng núi tới đỉnh. Đó là những đường 35 hầm xuyên đảo nối thông 4 hướng Đông Tây Nam Bắc và đầu ra là đỉnh các hướng của ngọn núi, từ đây chúng có thể quan sát toàn bộ vùng lãnh hải quan trọng này. Càng đi vào sâu bên trong, không khí trở nên mát lạnh. Thông qua đường hầm du khách có thể qua được mặt bên kia đảo do vậy đường hầm cũng chính là sợi dây huyết mạch dẫn đến các trận địa pháo gồm 5 ụ súng khổng lồ quay các hướng, chứng minh sức mạnh và tội ác của địch trong chiến tranh. Tháp lô cốt của người Pháp: ngoài hệ thống đường hầm xuyên đảo được đúc kiên cố bằng pê tông là hệ thống các phòng, đồn, bốt đã phủ rêu xanh nhưng hầu như còn nguyên vẹn, được xây dựng thế kỉ 19. Bệ đỡ súng thần công: Trên đỉnh hòn cò là trận địa pháo với khẩu súng thần công có bán kính 20mm quay được các hướng để bắn. Theo lời kể lại của các cụ bô lảo khẩu thần công này có thể bắn xa đến tận Phan Rang. b) Các di tích lịch sử văn hóa - lễ hội Đình Bình Ba xã Cam Bình: Đình làng Bình Ba có từ thế kỉ 19, ban đầu đặt tại bãi Vè (phía Tây Bắc đảo) sau đó được dời vào vị trí trung tâm đảo như hiện nay. Đình làng hiện nay được xây dựng trên 200 năm, thờ chư vị tiền hiền, có công lập làng đầu tiên là cụ Nguyễn Phụng cùng hậu hiền là cụ Phan Bạc.Theo dòng lịch sử, Đình làng Bình Ba thuộc thôn Bình Ba, Huyện Vĩnh Xương đã được 4 lần sắc phong ấn vua. Đình Bình Ba đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là vào năm 2009. Kiến trúc của đình, cũng như kiến trúc các đình khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đình Bình Ba bao gồm: Nghi môn, Án phong, Võ ca, sân đình, tiền tế Hậu tế, Miếu Thanh minh. Qua đó, có thể thấy Đình làng Bình Ba đã có bề dày lịch sử, ngày 14 tháng 10 năm 2011 UBND Tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định xếp hạng Đình Bình Ba là di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh. Lăng Nam Hải Bình: Lăng được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, là cơ sở tính ngưỡng của ngư dân đảo với tục thờ Cá Ông (còn gọi là Cá Voi). Lúc bấy giờ người dân trên đảo sống bằng nghề chài lưới nên sùng bái loài cá voi gọi là “Ông Nam Hải”. Vào khoảng năm 1825, xác một cá voi lớn (Ông Nam Hải) trôi dạt vào 36 bờ, ngay trước miếu lăng, ngư dân làm lễ rước ông vào miếu và lập lăng để thờ cúng cho đến ngày nay. Năm 1851 nhân dân Bình Ba, cùng với lăng ông Nam Hải được vua Tự Đức sắc phong “Nam Hải cự tộc tướng quân”. Lăng Nam Hải nay đã trùng tu khang trang, miếu Nam Hải vẫn lưu giữ đầy đủ các hiện vật được người dân thờ cúng từ xưa như gươm, đao, mão, nón và 17 chiếc rương lớn, nhỏ bên trong đựng hài cốt cá voi, ngư dân làm lễ rước ông vào miếu và người dân đã chọn vị trí đất tương đối bằng phẳng ngay trong khu vực dân cư, mặt chính quay ra biển, để thờ “Ông” như thể hiện sự quan sát của vị thần này để bảo hộ dân làng mỗi khi có tàu thuyền ra khơi. Lăng Ông Nam Hải Bình Ba lễ vía Ông vào ngày 20/7 hàng năm. Hiện tại lăng Ông Nam Hải còn lưu giử 05 sắc phong thời Nguyễn ban tặng. Với những giá trị văn hóa mà ngư dân xã đảo Bình Ba còn lưu giữ, năm 2005 lăng Ông Nam Hải được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận di tích là di tích cấp tỉnh, loại hình di tích lịch sử văn hóa. Chùa Bình Tịnh là ngôi chùa lâu đời nhất trên đảo Bình Ba, cùng với Tịnh Thất Ngọc Gia Hương (thường xuyên khóa cửa), Điện Quan Âm, Điện Địa Tạng là nơi linh thiêng của người dân trên đảo và thu hút nhiều khách du lịch đến đây. Lễ hội cầu ngư trên đảo Bình Ba (hay còn gọi Lể hội Nginh Ông): là hình thức tín ngưỡng sùng bái, thờ cúng cá Ông rất phổ biến và là hoạt động tín ngưỡng dân gian không thể thiếu của ngư dân sống ven biển. Theo bà con ngư dân, cá Ông là một vị thần biển thường xuất hiện cứu vớt kịp thời những người bị nạn trên biển. Tại đây “lễ hội cầu ngư” được diễn ra tại Bình Ba với các nghi lễ: hò Bá trạo, cúng mở cửa lăng, cúng Ông nhỏ, cúng Cô nhập... Lễ hội tổ chức trong không khí trang nghiêm, đậm đà bản sắc văn hóa vùng, miền. Đặc biệt hơn, cứ 3 năm lại đáo lễ Hát Bội một lần để phục vụ bà con nhân dân thưởng thức sau những ngày lao động vất vả. Đây cũng là dịp để dân làng gặp gỡ những người con xa quê hương trở về tụ họp, chung vui trong ngày hội làng và để mọi người thắp nén nhang tỏ lòng thành kính "Uống nước nhớ nguồn" đối với Thần Nam Hải, Thành hoàng, Tiền hiền và Hậu hiền - những vị thần hay người có công trạng bảo vệ dân làng, phù hộ ngư 37 dân làm ăn sinh sống. Đó là nét lưu truyền đã thấu vào máu thịt của con cháu đất này, họ xem “Lễ hội cầu ngư” chính là dịp để cầu cho “Quốc thái dân an”, mưa thuận gió hòa, ra khơi bám biển. Theo năm theo mùa thường là lễ hội diễn ra ngày 12.7 âm lịch (của năm chẵn). Lễ tế thường diễn ra trong 02 ngày. Ngày đầu, người ta tổ chức bày trí trần thiết trong lăng, đến tối thì tiến hành cúng lễ túc (lễ cáo yết hay lễ tiên thường). Ngày thứ hai, tổ chức lễ nghinh thần (Nghinh Ông). Sau lễ cầu ngư, ngư dân thường tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí như đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co,…Mục đích chính của lễ hội cầu ngư và hát bá trạo là nhân lúc trước khi ra khơi, người ta tổ chức cúng ông Nam Hải và chư thần để cầu mong làng xóm bình yên, những người ra khơi được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều hải sản. Lễ hội Xuân Kỳ: Hàng năm mỗi độ xuân về, ngư dân trên đảo tổ chức lễ hội Xuân kỳ vào ngày 23/3 âm lịch với những hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ bà con sau những ngày lao động vất vả. Trong đó hát Bội là một trong những nội dung của phần hội được bà con xã đảo yêu thích và mong đợi. Qua đó, có thể thấy Đảo Bình Ba hiện nay có nhiều công trình kiến trúc được xếp vào loại hình di tích nghệ thuật, đặc biệt kể đến là lăng Nam Hải Bình Ba và đình Bình Ba. Đây là những di tích có lối kiến trúc phong nhã, mang đậm nét văn hóa thuần Việt, có những họa tiết hoa văn sinh động với "Lưỡng Long", "Rồng chầu - Phượng múa"... Đặc biệt, trên các bờ nóc, bờ dải có những hoa văn đặc thù của lăng Ông - nơi thờ cúng Cá Voi của ngư dân ven biển Miền Trung. Bên cạnh đó, là những lễ hội và các phong tục mang đậm chất nét riêng độc đáo của người dân vùng biển đảo và thu hút đông đảo quần chúng và khách du lịch tích cực tham gia đó là sẽ là những điểm nổi bật và đặc sắc cho sự phát triển của du lịch homestay tại đảo. c) Các di tích khảo cổ Theo các nhà khảo cổ học thì hòn đảo này có người ở từ đời Chiêm Thành (di chỉ khảo cổ được phát hiện năm 1990 tại Cam Bình), tùy táng sơ đồ bằng đất nung, di chỉ có niên đại thuộc văn hóa khảo cổ học Sa huỳnh. Và cũng ảnh hưởng 38 và có liên quan đến Di chỉ khảo cổ học Hòa Diêm (xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh) - cách di chỉ Xóm Cồn khoảng 5km về phía Nam - được khai quật lần đầu tiên vào tháng 4 - 1998, và sau đó lần thứ hai vào tháng 4 - 2002. Hàng chục mộ chum, hàng ngàn tiêu bản gốm cùng nhiều di vật bằng đá, đồng, sắt, thủy tinh, mã não… có niên đại từ 2000 - 2500 năm cách ngày nay đã được tìm thấy. Kết quả thu được tại Hòa Diêm cho thấy đây là một di chỉ cư trú xen lẫn mộ táng. Những đặc điểm về di vật ở đây phản ánh sự tiếp nối văn hóa với một số truyền thống từ Xóm Cồn trong sự phát triển lên giai đoạn Sa Huỳnh sau này ở Khánh Hòa. Nơi đây có rất nhiều di tích khảo cổ khác và di tích khảo cổ Hòa Diêm được công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia có giá trị đặc biệt về mặt khoa học. Nó chứa đựng những nét đặc trưng về khu cư trú của cư dân thời tiền sơ sử, cũng như hình thức mộ táng của những cư dân này và có nhiều vết tích cũng như những di tích mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu trên hòn đảo này (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). 2.2.2 Cộng đồng địa phương Xã Cam Bình có hơn 1.200 hộ dân với hơn 5.200 nghìn người sinh sống tập trung ở 4 thôn trên đảo Bình Ba và Bình Hưng. Đến nay, toàn xã có khoảng 1.000/1.200 người dân trên đảo Bình Ba sinh sống chủ yếu bằng nghề biển và nuôi tôm hùm. Ngày nay, nhờ những điều kiện thuận lợi về tài nguyên du lịch, đảo Bình Ba đã rất phát triển về du lịch, đặc biệt loại hình du lịch homestay tại đảo cũng rất nổi bật. Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn mang tính chất tự phát và số lượng nhà dân làm homestay cũng tăng dần và ngày càng được mở rộng khắp đảo. Trong số 80% người dân nuôi tôm hùm họ cũng chuyển sang kinh doanh thêm du lịch, đặc biệt xây dựng nhà nghỉ homestay cho khách, hằng năm có trên 40 hộ dân làm du lịch homestay. Năm 2012, du lịch Bình Ba tại đảo bắt đầu phát triển. Trong đó, loại hình du lịch homestay trở nên phổ biến bởi tính chất đơn giản của loại hình này. Hiện nay, tại đảo Bình Ba có hơn 20 hộ dân làm dịch vụ lưu trú theo hình thức homestay, hơn 30 nhà nghỉ và nhiều nhà dân bán hàng giải khát và ăn uống, gần 10 hộ dân làm nghề cho thuê xe máy, xe điện chở khách du lịch tham quan trên đảo. Đây là dấu 39 hiệu đáng mừng cho sự phát triển du lịch tại Bình Ba. Tuy nhiên, cũng cần đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch homestay vì đây là điều kiện để phát huy những bản sắc văn hóa cũng như giúp cộng đồng địa phương ý thức và tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên du lịch tại đảo. 5.71% 14.29% Dưới 1 năm Từ 1 – 2 năm 51.43% 28.57% Từ 3 – 5 năm Trên 5 năm Biểu đồ 2.1 Thời gian tham gia phát triển du lịch homestay của các hộ dân (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua biểu đồ, có thể thấy phần lớn các hộ gia đình tại đảo Bình Ba tham gia phát triển du lịch homestay từ 3 - 5 năm chiếm 51.43%, và trên 5 năm chiếm 5.71%. Điều này chứng tỏ, các hộ gia đình tại đảo tham gia hoạt động du lịch homestay khá lâu và có nhiều kinh nghiệm cũng như có nhiều dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Bên cạnh đó, cũng có đến 42.86% số hộ dân tham gia hoạt động du lịch homestay mới đây từ 1 đến 2 năm. Qua đó, cho thấy rằng, sự phát triển du lịch homestay vẫn có sức hút với cộng đồng địa phương. Vì vậy, để du lịch homestay tại đảo trở thành loại hình du lịch nổi bật thì chính quyền xã, cùng cộng đồng địa phương và các công ty du lịch cần quan tâm và có định hướng. 40 68.57% 25 20 15 28.57% 10 5 2.86% 0.00% 0 1 -3 triệu/tháng 5 triệu/tháng 10 triệu/tháng Trên 10 triệu/tháng Biểu đồ 2.2 Thu nhập bình quân của cộng đồng địa phương về tham gia du lịch homestay (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Từ biểu đồ 2.2, cho thấy các hộ dân thu nhập từ loại hình du lịch homestay phần lớn từ 1 đến 3 triệu/tháng chiếm đến 68.57%, từ 5 triệu/tháng chiếm 28.57%, 10 triệu/tháng chiếm 2.86%. Mặc dù thu nhập chính người dân là nghề tôm hùm nhưng với thu nhập nhờ kinh doanh du lịch homestay đã góp phần tăng doanh thu cho mỗi hộ gia đình và còn giúp tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân tại xã. Qua đó cho thấy, thu nhập của các hộ dân khi tham gia du lịch homestay tại đảo là thu nhập bổ sung. Trong tương lai, du lịch homestay tại đảo Bình Ba sẽ ngày càng được chú trọng phát triển có định hướng và giúp người dân kiếm thêm thu nhập, nâng cao cuộc sống và thúc đẩy cho xã Cam Bình thêm vững mạnh. 2.2.3 Khách du lịch Qua các cuộc khảo sát trực tiếp với cán bộ chính quyền xã, các hộ gia đình làm homestay và một vài công ty du lịch, đặc biệt là từ khách du lịch đã cho thấy tình hình chung về khách du lịch hiện nay tại đảo. Riêng đảo Bình Ba, xã Cam Bình thuộc quyền đặc khu quân sự của Cam Ranh nên nói về khách du lịch đến đảo chỉ là khách nội địa. 41 2.2.3.1 Số lượng khách Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch tại đảo Bình Ba từ 2012 – 6 tháng /2015 Chỉ tiêu 2013 2014 6tháng/2015 Số lượng khách du lịch (lượt khách) 8.486 27.832 20.230 (Nguồn: Thống kê của chính quyền xã Cam Bình) Thông qua số liệu thống kê cho thấy, số lượng du khách đến với đảo Bình Ba qua các năm tăng đột biến. Trong đó, số lượng khách năm 2013 là 8.486 lượt, năm 2014 tăng vượt trội hơn so với năm 2013 gấp 3.3 lần và lên tới 19.346 lượt để đạt số khách du lịch là 27.832 lượt. Đặc biệt, số lượng khách trong 6 tháng 2015 đạt 20.230 lượt khách, chỉ với 6 tháng nhưng số lượng khách năm 2015 đã gần xắp xỉ bằng với cùng kì năm 2014. Qua thực tế cũng thấy rõ: số lượng khách du lịch vào các mùa cao điểm từ 1.000 – 1.500 khách các ngày cuối tuần ( thứ 6, thứ 7 và chủ nhật), vào ngày thường cũng lên đến 100 - 200 lượt khách. Đặc biệt, vào ngày lễ thì lên đến 3.000 khách/ ngày. Điều đó chứng tỏ, Bình Ba là điểm du lịch thu hút và lý tưởng cho nhiều du khách. Do đó, chính quyền địa phương cần có những giải pháp để đáp ứng hơn nữa cũng như nhu cầu của khách du lịch. 2.2.3.2 Thời điểm khách đi du lịch 60 51.96% 50 40 31.37% 30 20 9.80% 6.86% 10 0.00% 0 Đầu năm Dịp lễ Cuối tuần, cuối tháng Cuối năm Dịp khác Biểu đồ 2.3 Thời điểm đi du lịch homestay tại đảo Bình Ba (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 42 Về thời điểm đi du lịch đến đảo Bình Ba, đa phần khách du lịch thích đi cuối tuần, cuối tháng chiếm 51.96% hoặc vào các dịp lễ chiếm 31.37%. Bởi lẽ, ở những thời điểm này khách du lịch có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn. Bên cạnh đó, vào dịp cuối năm, số lượng khách du lịch đến đảo Bình Ba khá ít chiếm 6.86%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì vào thời điểm này thời tiết tại Khánh Hòa là mùa mưa, do đó không thuận lợi cho việc di chuyển ra đảo. Vì vậy, cần chú trọng phát triển du lịch homestay vào các ngày, các dịp trọng điểm cũng như tạo thêm nhiều chương trình hấp dẫn và các dịch vụ mới lạ để thu hút khách vào các dịp khác. 2.2.3.3 Số lần khách du lịch 80 70.59% 70 60 50 40 25.49% 30 20 10 3.92% 0 1 lần 2 - 3 lần > 3 lần Biểu đồ 2.4 Số lần du lịch tại đảo Bình Ba (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Từ biểu đồ 2.4 cho thấy, khách du lịch đến Bình Ba lần đầu tiên chiếm 70.59%, từ 2 – 3 lần chiếm 25.49% và trên 3 lần chiếm 3.92%. Điều này cho thấy, Bình Ba vẫn chưa có nhiều dịch vụ thu hút khách quay trở lại ngoại trừ sự ưu đãi của thiên nhiên. Do đó, chính quyền, cộng đồng địa phương và công ty du lịch cần có sự hợp tác với nhau để tạo nên nhiều chương trình du lịch thu hút khách quay trở lại. 43 2.2.3.4 Hình thức lưu trú 40 34.31% 35 28.43% 30 22.55% 25 20 14.71% 15 10 5 0 Khách sạn Nhà nghỉ Homestay Ý kiến khác Biểu đồ 2.5 Hình thức lưu trú (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Từ kết quả điều tra của tác giả cho thấy, khách du lịch đến Bình Ba sử dụng nhiều hình thức lưu trú như: nhà nghỉ, khách sạn, homestay, cắm trại… trong đó hình thức ở nhà nghỉ và khách sạn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 49.02%; hình thức du lịch homestay chiếm 22.55%. Điều này cho thấy, mặc dù nhà nghỉ, khách sạn có trang thiết bị tiện nghi, hiện đại, nhanh chóng và thoải mái nhưng hình thức du lịch homestay vẫn còn được du khách lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Do đó, cần có nhiều giải pháp để phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba. 44 2.2.3.5 Lý do lựa chọn du lịch Bình Ba 60 53.92% 50 40 31.37% 30 20 14.71% 10 0.00% 0 Tài nguyên du lịch Giá rẻ Bạn bè, người thân giới thiệu Ý kiến khác Biểu đồ 2.6 Lý do khách du lịch đi du lịch đảo Bình Ba (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Có nhiều lý do khách lựa chọn du lịch Bình Ba, trong đó, lý do được du khách lựa chọn nhiều nhất là bạn bè, người thân giới thiệu (53.92%), tiếp đến là giá rẻ (31.37%) và tài nguyên du lịch (14.71%). Đây là một lợi thế để phát triển du lịch tại Bình Ba. Do đó, cần phát huy hơn nữa để có nhiều du khách đến Bình Ba trong thời gian tới. 2.2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch là điều kiện, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển du lịch. Hiện nay, về cơ bản hệ thống cơ sở vật chất trên đảo đã ngày càng hoàn thiện và hoạt động khá tốt. Bảng 2.2: Cơ sở vật chất hạ tầng tại đảo Bình Ba Loại hình Thuyền chở khách Ca nô Số lượng (chiếc) 20 21 Xe điện 10 Xe máy 30 Giá (nghìn đồng/ Thời gian khách) 25 - 30 1 giờ - 1 giờ 20 phút 100 -120 15 – 20 phút 40 – 50 (đủ số lượng trên 5 - 6 người xe điện 2 – 3 giờ mới chở khách) 150 -170 1 ngày (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 45 Hiện nay, để đến được đảo Bình Ba, khách du lịch có nhiều sự lựa chọn như: thuyền chở khách, ca nô… với số lượng hơn 20 chiếc thuyền chở khách, 21 ca nô. Điều này phần nào đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của khách. Ngoài ra, khi đến đảo có khoảng hơn 10 xe điện và 30 xe gắn máy cho thuê rất tiện nghi và giá rẻ, có thể giúp du khách dễ dàng di chuyển và tham quan trên đảo. Bên cạnh đó, xã Cam Bình đã hoàn thành tiêu chí về giao thông nông thôn; 100% đường trục thôn đã được bê tông hóa; đường ngõ xóm sạch và không lầy lội, bê tông hóa đạt 99%, phục vụ việc đi lại, sinh hoạt cho nhân dân trên đảo. Tại 2 bến cảng mới cũng được xây dựng trên 2 đảo Bình Ba và Bình Hưng, kinh phí đầu tư 23 tỷ đồng, phục vụ cho tàu thuyền đánh bắt của ngư dân ra vào. Về địa điểm lưu trú tại đảo ngày càng mọc lên nhiều nhà nghỉ và khách sạn, đặc biệt là hình thức ở nhà dân (hình thức du lịch homestay) với chất lượng phòng đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, có hướng nhìn ra biển và giá cả rất rẻ. Bên cạnh đó, các nhà nghỉ, khách sạn, đặc biệt nhà dân (homestay) ngày càng được xây dựng rất nhiều với đầy đủ trang thiết bị như: máy lạnh, nhà tắm, phòng vệ sinh, phòng ngủ riêng, wifi… cùng với các dịch vụ khác tại đảo ngày càng tiện nghi và hiện đại như: hệ thống internet, truyền hình cáp, mạng di động phủ sóng cả đảo, hệ thống phương tiện đi lại (tàu bè, xe máy, xe điện…), có bưu điện và trạm y tế cũng như các khu vui chơi giải trí, thể thao… Về nguồn nước, vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt, tắm giặt của người dân trên đảo. Tuy nhiên, đảo Bình Ba vẫn thiếu nguồn nước nghiêm trọng do lượng khách du lịch “đổ” về đảo tham quan, nghỉ mát ngày càng đông. Hiện nay, chương trình nước sạch cho đảo Bình Ba đã được các cấp trình trung ương nhưng hiện đang gặp một số vướng mắc nên chưa triển khai thực hiện. Phương án cấp nước cho Bình Ba trong tương lai là kéo đường ống từ Vùng 4 hải quân (nơi gần đảo) ra đảo. Về nguồn điện, ngày 14/02/2015 tại đảo Bình Ba, xã Cam Bình, Điện lực Cam Ranh – Khánh Sơn đã chính thức đóng điện công trình nâng cao năng lực cấp điện cho đảo Bình Ba. Công trình này đã nâng cao được năng lực cấp điện phục vụ nhau cầu cho sinh hoạt và sản xuất của gần 800 hộ dân trên đảo Bình Ba. 46 Qua đó, cho thấy về lâu dài, cơ sở vật chất sẽ ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ quốc phòng – an ninh tại địa phương, trước mắt là nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ngay trong mùa nắng nóng 2015. Và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nói chúng và du lịch homestay cho người dân tại đảo. 2.2.5 Cơ chế chính sách 2.2.5.1 Công tác quản lý Theo ông Nguyễn Hữu Thông - Phó Chủ tịch UBND xã Cam Bình, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các lực lượng chức năng như: Bộ đội Biên phòng, Công an... quản lý chặt phương tiện chở hành khách ra đảo nên nhiều năm qua, tuyến đường thủy này chưa xảy ra sự cố đáng tiếc nào. Cụ thể, lực lượng chức năng luôn có mặt tại các cầu cảng (Cảng cá Đá Bạc và cầu cảng trên đảo Bình Ba) để kiểm tra số lượng khách lên xuống tàu, ca-nô; nhắc nhở du khách mặc áo phao... Ngoài ra, các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa cho các doanh nghiệp vận tải khách từ bờ ra đảo; kiểm tra việc thực hiện đăng ký, đăng kiểm, lắp đặt trang thiết bị an toàn của phương tiện, bằng, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện và các quy định về hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách... Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho du khách, chính quyền địa phương yêu cầu các chủ bè cá phục vụ du lịch trên đảo không được đón khách khi trời tối, nhằm phòng ngừa những vụ việc đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh các nhóm dịch vụ, ban chỉ đạo và tổ chức xây dựng mô hình du lịch homestay, các xã còn lập thành các tổ chức như: ban bảo vệ an toàn cho khách, ban bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, ban dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho khách khi cần thiết. 2.2.5.2 Công tác đào tạo Để có thể phát triển du lịch tại đảo ngày càng tốt hơn thi vấn đề đào tạo nguồn nhân lực rất cần thiết. Riêng về mảng du lịch homestay thì vấn đề đầu tiên cần làm đó là tổ chức đào tạo nguồn nhân lực thực sự chuyên sâu, có tay nghề và kỹ 47 năng nghiệp vụ. Tuy nhiên, do người dân đã quen với lối sống giản dị về nghề biển và du lịch mới phát triển nên việc đào tạo họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn cho các cơ quan quản lý. Thêm vào đó, trình độ nhận thức và học vấn của dân tại đảo còn hạn chế, nên vấn đề đào tạo cần sự nổ lực thực sự từ cả hai phía cả nhà quản lý chính quyền xã và cả phía người dân tại đảo. Ngoài ra, việc đào tạo cần sự thâm nhập thực tế nhiều hơn để người dân có thể hiểu rõ những việc cần làm trong quá trình phục vụ khách 2.3 Đánh giá của chính quyền địa phương về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Ngày nay, với sự phát triển du lịch tại đảo Bình Ba, chính quyền xã Cam Bình cũng đã quan tâm và có những bước đẩy mạnh, khuyến khích người dân phát triển du lịch. Qua cuộc điều tra khảo sát thực tế với Anh Đỗ Anh Nhật, Cán bộ Văn hóa - Xã hội - Thể thao và Du lịch tại xã Cam Bình, tác giả đã được cung cấp và thu thập một số thông tin cần thiết từ ý kiến của chính quyền xã Cam Bình về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba (Phụ lục 1): Bảng 2.3: Đánh giá của chính quyền địa phương xã Cam Bình Tiêu chí Đánh giá của Chính quyền địa phương (CQĐP) Loại hình du lịch Du lịch biển đảo Hình thức quảng bá du lịch Chính quyền xã không có tổ chức các hình thức quảng bá mà chỉ quản lý các hoạt động của các công ty du lịch, các tour phượt và sự tham gia làm du lịch của người dân tại xã đảo. Các hoạt động công tác quản Hướng dẫn và theo dõi, khuyến khích người dân làm lý và đào tạo du lịch để kiếm thu nhập. Lợi ích mang lại Chính quyền không có thu lợi nhuận cho xã, chỉ quản lý và động viên người dân phát triển du lịch. (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Từ kết quả điều tra, có thể thấy: xã Cam Bình đang chú trọng vào phát triển du lịch biển đảo, bởi lẽ đây là lợi thế của Bình Ba so với các điểm du lịch khác. 48 Đến với đảo Bình Ba, những nhóm khách du lịch rất thích thú với những bãi biển đẹp hoang sơ, trong lành và mát mẻ, với các món hải sản tươi sống, đặc biệt không thể không nói đến đó là sự hiếu khách và nhiệt tình, tấm lòng chan hoàn, nhân hậu của người dân trên đảo Bình Ba... Từ đó, có thể thấy việc chú trọng phát triển du lịch biển đảo tại xã cũng là cơ hội để du lịch homestay phát triển. Mặc dù đảo Bình Ba hiện nay được nhiều du khách biết đến nhưng theo chính quyền địa phương cho biết, xã Cam Bình không tổ chức các hình thức quảng bá mà chỉ quản lý các hoạt động của các công ty du lịch, các tour phượt và sự tham gia làm du lịch của người dân tại xã đảo. Do đó, chính quyền địa phương cần cân nhắc các giải pháp để đẩy mạnh việc quảng bá du lịch homestay tại đảo đến được nhiều đối tượng hơn. Bên cạnh số lượng lao động tham gia du lịch ngày một đông đảo thì chất lượng là vấn đề quan trọng. Một thực tế cho thấy là chất lượng du lịch tại đảo đối với du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng vẫn còn rất thấp. Hầu hết, người dân tại đảo quen với cuộc sống làm thủy sản và sống bao nhiêu năm bằng nghề nuôi tôm hùm và du lịch mới phát triển trong vòng 4 năm nên họ chưa có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch. Mặc dù được chính quyền xã khuyến khích phát triển và cũng được chỉ dạy những điều cơ bản về nghiệp vụ du lịch nhưng do đặc điểm là dân sinh hoạt đời thường đã quen nên chưa có sự chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách. Điều đó dẫn đến chất lượng phục vụ khách không được tốt và với những khách khó tính họ không hài lòng, nhưng có một số khách họ thông cảm được vì bản chất người dân trên đảo họ còn chân chất và chỉ quen với làm biển chứ không thành thạo về kinh doanh, đặc biệt là một ngành rất khó trong việc làm hài lòng khách như ngành du lịch. Nhân lực phục vụ lại chủ yếu là những người tuổi đã cao nên chất lượng phục vụ vẫn chưa được quan tâm và cũng chính vì điều đó mà du khách cũng dễ chấp nhận, thông cảm hơn cho gia đình, nhưng lâu dần sẽ tạo nên tâm lý thoải mái với khách. Đây cũng là một hạn chế đối với hoạt động du lịch cộng đồng tại đảo. Đồng thời, cũng do trình độ của cư dân nơi đây về du lịch chưa cao nên chưa thể 49 hiện được sự phục vụ chuyên nghiệp và làm hài lòng khách du lịch cũng như phụ thuộc rất nhiều vào các công ty du lịch thông qua hướng dẫn viên. 2.4 Đánh giá của cộng đồng địa phương về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Thông qua khảo sát thực tế và điều tra các nhà dân tại đảo Bình Ba, tác giả cũng thu thập được nhiều ý kiến của người dân làm du lịch homestay. Thống kê sơ bộ, tổng số phiếu điều tra cộng đồng địa phương là 55 phiếu khảo sát, có 35 phiếu đạt yêu cầu. Phiếu khảo sát được thiêt kế dưới dạng trưng cầu ý kiến của cư dân địa phương, bao gồm 11 câu hỏi dưới dạng vừa định tính vừa định lượng (Phụ lục 2). 2.4.1 Dịch vụ cung cấp cho khách Bảng 2.4: Các dịch vụ thường xuyên cung cấp cho khách du lịch STT 1 Số lần Tiêu chí lựa chọn Hướng dẫn khách tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng tại đảo Tỉ lệ % 13 12.38 2 Giới thiệu các món ăn ngon và hấp dẫn khi đến Bình Ba 20 19.05 3 Giới thiệu và hướng dẫn cho khách nhập gia 33 31.43 35 33.33 4 Chuẩn bị phòng ngủ, các tiện nghi và phục vụ bữa ăn cho khách 5 Trực tiếp tổ chức các buổi hướng dẫn tham quan cho khách 2 1.90 6 Ý kiến khác 2 1.90 7 Tổng 105 100.00 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua bảng khảo sát về các dịch vụ mà cộng đồng địa phương cung cấp cho khách, đa số dịch vụ chủ yếu là chuẩn bị phòng ngủ, các tiện nghi và phục vụ bữa ăn cho khách chiếm 33.33% và giới thiệu, hướng dẫn cho khách nhập gia chiếm 31.43%. Qua đó, cho thấy du lịch homestay tại đảo Bình Ba vẫn còn mang tính chất đơn giản là cho khách cùng ở và cư dân tại đảo phục vụ bữa ăn cho khách khi khách có nhu cầu. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phương còn cung cấp các dịch vụ về hướng dẫn khách tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng tại đảo, giới thiệu các món ăn 50 ngon và hấp dẫn khi đến Bình Ba và cũng tham gia trực tiếp tổ chức các buổi hướng dẫn tham quan cho khách khi khách có nhu cầu. Điều này chứng tỏ, du lịch homestay đảo Bình Ba đang có hướng đi đúng và thể hiện được đặc điểm của loại hình du lịch này. 2.4.2 Lợi ích từ du lịch Bảng 2.5: Lợi ích từ việc phối hợp với công ty du lịch và chính quyền địa phương phát triển du lịch homestay STT Số lần Tiêu chí lựa chọn Tỉ lệ % 1 Nâng cao thu nhập 35 33.33 2 Nâng cao kiến thức chuyên ngành du lịch 25 23.81 3 Nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng kinh doanh du lịch 19 18.10 16 15.24 10 9.52 0 0.00 4 5 6 7 Nâng cao ý thức bản thân và mọi người trong gia đình về bảo vệ tài nguyên du lịch Tạo môi trường sống thân thiện, lành mạnh, văn minh và hòa hợp với thiên nhiên Ý kiến khác Tổng 105 100.00 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua bảng số liệu thống kê 2.3, cộng đồng địa phương nhận thấy làm du lịch homestay mang lại rất nhiều lợi ích. Trong đó, lợi ích chính là nâng cao thu nhập chiếm 33.33%. Ngoài ra, nâng cao kiến thức về chuyên ngành du lịch chiếm 23.81%, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng kinh doanh chiếm 18.1%, nâng cao ý thức bản thân và mọi người trong gia đình về bảo vệ tài nguyên du lịch chiếm 15.24%, một số rất ít lại thấy chính du lịch homestay giúp họ tạo môi trường sống thân thiện, lành mạnh, văn minh và hòa hợp với thiên nhiên chiếm 9.52%. Ngoài ra, tất cả phiếu điều tra đều được đánh giá là mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Trong đó, trên 80% hộ dân tham gia du lịch homestay đều đồng ý sẽ tiếp tục phát triển loại hình này, 15% hộ dân là sẽ chuyển sang hoạt động nhà nghỉ và 5% ý kiến khác là hoạt động dịch vụ tổng hợp. Từ đó cho thấy, du lịch 51 homestay vẫn đang phát triển tại đảo Bình Ba và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. 2.5Đánh giá của khách du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Qua quá trình thu thập ý kiến cũng như sự đánh giá của khách du lịch, theo thống kê sơ bộ có tổng số phiếu điều tra khách du lịch là 115 phiếu khảo sát và 102 phiếu đạt yêu cầu. Phiếu khảo sát được thiêt kế dưới dạng trưng cầu ý kiến và đánh giá của khách du lịch, bao gồm 23 câu hỏi dưới dạng vừa định tính vừa định lượng (Phụ lục 3). 2.5.1 Lý do khách du lịch sử dụng loại hình du lịch homestay Bảng 2.6: Lý do khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba STT Số lần Tiêu chí lựa chọn Tỉ lệ % 1 Du lịch homestay là loại hình du lịch có mức giá rẻ. 92 30.07 2 Du lịch homestay là loại hình du lịch khá mới lạ. 65 21.24 102 33.33 3 Thích khám phá thiên nhiên hoang sơ và trong lành cũng như được hòa mình vào cuộc sống tại đảo 4 Thích trải nghiệm cuộc sống thú vị cùng người dân. 32 10.46 5 Lý do khác 15 4.90 6 Tổng 306 100.00 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Thông qua kết quả khảo sát, có rất nhiều lý do khách du lịch đến đảo Bình Ba. Trong đó, lý do lớn nhất khách lựa chọn du lịch homestay vì họ thích khám phá thiên nhiên hoang sơ, trong lành cũng như được hòa mình vào cuộc sống tại đảo, và du lịch homestay là loại hình du lịch có mức giá rẻ (33.33% và 30.07%). Bên cạnh đó, du lịch homestay tại đảo còn là loại hình du lịch khá mới lạ đối với du khách chiếm 21.24%, khách du lịch thích trải nghiệm cuộc sống thú vị cùng cư dân chiếm 10.46%. Đây là những điều kiện mà chính quyền xã cũng như cộng đồng địa phương nên khai thác và tôn tạo tài nguyên du lịch tại đảo làm điểm mạnh để thu hút khách ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ du lịch homestay, và phát triển du lịch homestay tại đảo không những góp phần tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình, mà còn đẩy mạnh 52 kinh tế cho toàn xã, vừa bảo tồn và giữ gìn tài nguyên du lịch theo cách tự nhiên. 2.5.2 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại đảo Bình Ba Khi tiến hành phân tích thống kê mô tả, chúng ta sử dụng tiêu chí đánh giá trung bình Mean và độ lệch chuẩn Std. Deviation – SD Với thang đo Likert 5 điểm, có một số quy ước để thuận tiện cho việc nhận xét: - Biến quan sát có giá trị trung bình càng lớn và độ lệch chuẩn càng nhỏ sẽ là những biến trội mà tác giả quan tâm giải thích ở mức độ thống kê mô tả. - Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0.8 Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 – 1.80 Hoàn toàn không đồng ý (Chất lượng du lịch homestay rất kém) 1.81 – 2.60 Không đồng ý (Chất lượng du lịch homestay không tốt) 2.61 – 3.40 Bình thường (Chất lượng du lịch homestay trung bình) 3.41 – 4.20 Đồng ý (Chất lượng dịch vụ homestay tốt) 4.21 – 5.00 Hoàn toàn đồng ý (Chất lượng dịch vụ homestay tuyệt vời) 2.5.2.1 Cơ sở vật chất du lịch Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất du lịch homestay tại đảo Bình Ba Giá trị Giá trị Giá trị STT C1 C2 C3 C4 Tiêu chí Cơ sở vật chất hiện đại tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và yên tĩnh cho du khách Hệ thống nhà nghỉ homestay, trang thiết bị, dụng cụ hiện đại, đầy đủ và tiện nghi Các dịch vụ lưu trú và trang thiết bị luôn sạch sẽ và mới mẻ Cơ sở vật chất tại đảo rất hấp dẫn, lôi cuốn du khách Độ thấp cao trung lệch nhất nhất bình chuẩn 2 5 3.71 .623 1 5 3.59 .635 2 5 3.50 .656 1 5 3.40 .700 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 53 Nhìn chung, các tiêu chí được đều được đánh giá ở mức độ khá tốt, tiêu chí được đánh giá cao là cơ sở vật chất hiện đại tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và yên tĩnh cho du khách với mức đạt 3.71. Chứng tỏ, ngày nay tại đảo đã ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất. Đó là một điều đáng mừng và đẩy mạnh sự phát triển du lịch homestay tại đảo. Bên cạnh đó, yếu tố về cơ sở vật chất tại đảo rất hấp dẫn, lôi cuốn du khách không được du khách đánh giá cao với điểm đánh giá trung bình là 3.40. Điều đó cho thấy, mặc dù được du khách đánh giá cao về sự phát triển cơ sở hạ tầng tại đảo ngày càng hoàn thiện về tiêu chí cơ sở vật chất hiện đại tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và yên tĩnh cho du khách, nhưng cơ sở vật chất ở đây chưa thu hút và hấp dẫn du khách. Bởi lẽ, Bình Ba mới phát triển du lịch, nên cơ sở hạ tầng đang trên đà hoàn thiện và xã cũng đang nổ lực để phấn đấu đưa đảo Bình Ba đạt tiêu chuẩn Nông Thôn Mới. Và hầu như du khách đi du lịch tại đảo không mấy quan tâm đến vấn đề cơ sở vật chất tại đảo thế nào, họ chỉ quan tâm đến mục đích thích trải nghiệm những điều mới lạ và mục đích chính cho chuyến du lịch là ăn uống và vui chơi, nghỉ ngơi. 2.5.2.2 Dịch vụ ẩm thực Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ ăn uống du lịch homestay tại đảo Bình Ba Giá trị Giá trị Giá trị STT Tiêu chí Độ thấp cao trung lệch nhất nhất bình chuẩn B1 Chất lượng món ăn, đồ uống hấp dẫn 3 5 3.88 .602 B2 Chất lượng dịch vụ ăn uống tốt 2 5 3.74 .579 2 5 3.61 .600 B3 Đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe du khách (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Từ bảng 2.8, cho thấy tiêu chí về chất lượng món ăn, đồ uống hấp dẫn có mức độ đánh giá khá tốt, đối với tiêu chí này có điểm đánh giá thấp nhất là 3, cao 54 nhất là 5, điểm đánh giá trung bình là 3.88. Điều đó cho thấy, tại đảo có nhiều món ăn rất hấp dẫn du khách và đó là một trong những lý do chính cho mục đích đi du lịch của du khách đến đảo Bình Ba. Tại đảo rất phong phú về nguồn hải sản tươi sống, du khách có thể ăn cùng chủ nhà với những món đặc sản tại đảo Bình Ba như: tôm hùm, cá, mực, ốc, sò, ghẹ… Đặc biệt là thưởng thức các món đặc sản từ tôm hùm Bình Ba như: Tôm hùm nướng, cháo Tôm hùm, huyết tôm hùm, tôm hùm luộc… Với tiêu chí chất lượng dịch vụ ăn uống tốt được đánh giá đạt 3.74, thì ngoài việc thưởng thức nhiều món ăn ngon và hấp dẫn của vùng đất biển thì chất lượng dịch vụ ăn uống ở đây cũng khá tốt và ngày càng hoàn thiện, văn minh cũng như đáp ứng được nhiều nhu cầu của du khách như có nhiều khu nghỉ ngơi dưới bãi biển và phục vụ ăn uống tại chỗ, có các quán ăn cũng như quán nước đầy đủ dụng cụ và hệ thống tiện nghi: máy quạt, bàn ghế, ti vi, âm nhạc, wifi… ở mọi nơi khách đến. Bên cạnh đó, cũng cấn chú trọng nhiều đến tiêu chí về đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe du khách. Đó luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu khi khách đánh giá về chất lượng món ăn. Vì điều kiện các cơ sở quán ăn chưa được quy hoạch thành cụm cụ thể cũng như cư dân thường kinh doanh theo kiểu tự do nên về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm du khách rất chú ý và chính mỹ quan của các quán ăn tại đảo đã làm khách không đánh giá cao. Vì vậy, hiện nay chính quyền xã đã lên kế hoạch quy hoạch các quán ăn tự do vào thành địa điểm du lịch hấp dẫn đó là các quán ăn nhà bè đầu cầu cảng tại đảo, điều đó sẽ làm tôn vinh được thế mạnh về nguồn hải sản phong phú và hấp dẫn du khách rất nhiều. 55 2.5.2.3 Phục vụ của người dân Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ của người dân địa phương của du lịch homestay tại đảo Bình Ba Giá trị Giá trị Giá trị STT C1 C2 C3 C4 Tiêu chí Thái độ phục vụ người dân thân thiện, vui vẻ Kiến thức chuyên môn người dân tham gia vào dịch vụ homestay ngày càng nâng cao Cộng đồng địa phương luôn nhiệt tình với du khách Tạo nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho du khách Độ thấp cao trung lệch nhất nhất bình chuẩn 2 5 4.23 .612 1 5 3.38 .886 3 5 4.19 .625 1 5 3.59 .848 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua khảo sát khách du lịch cho thấy về nhân tố quan sát “chất lượng phục vụ của cư dân địa phương tại đảo” được du khách đánh giá khá cao. Yếu tố thái độ phục vụ người dân thân thiện, vui vẻ và cộng đồng địa phương luôn nhiệt tình với du khách được đánh giá cao nhất với mức 4.23 và 4.19. Điều đó, có thể dễ hiểu vì người dân trên đảo sốn rất chân chất và giản dị. Đây là một lợi thế mà du lịch Bình Ba cần phát huy hơn nữa. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn người dân tham gia vào dịch vụ homestay ngày càng nâng cao chiếm 3.38%. Đây là tiêu chí được đánh giá thấp nhất, điều đó cũng dễ hiểu vì thứ nhất, phần lớn đối tượng làm du lịch tại đảo là chính người dân chân chất, quanh năm chỉ biết làm nghề biển và sống nhờ biển, thứ hai, đa số là những người lớn tuổi làm du lịch homestay, con người tại đảo thì ít điều kiện thuận lợi để học hành. Bên cạnh đó, cư dân địa phương không có chuyên môn nghiệp vụ hay kiến thức về du lịch. Do đó, để phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba thì cần quan tâm về việc đào tạo nguồn nhân lực cũng như công tác quản lý hoạt động du lịch homestay cho cộng đồng địa phương tại đảo. 56 2.5.2.4 Tài nguyên du lịch Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng tài nguyên du lịch homestay tại đảo Bình Ba STT Tiêu chí Giá trị Giá trị thấp nhất cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Ở đảo có nguồn tài nguyên thiên D1 nhiên phong phú và thu hút du 2 5 3.97 .696 2 5 3.92 .608 2 5 3.76 .663 3 5 3.99 .572 khách D2 D3 D4 Không gian thiên nhiên thích hợp để du khách sử dụng homestay Tài nguyên nhân văn ở đảo rất hấp dẫn du khách tìm hiểu Tài nguyên du lịch tại đảo mới lạ và nhiều đặc sắc về giá trị văn hóa (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua bảng số liệu thống kê, cho thấy yếu tố tiếp theo được đánh giá cao là các yếu tố về có nhiều sự mới lạ và thú vị về vẻ đẹp tài nguyên du lịch tại đảo đạt 3.99, ở đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thu hút du khách đạt 3.97 và không gian thiên nhiên thích hợp để du khách sử dụng homestay đạt 3.92. Điều này cho thấy các yếu tố về tài nguyên du lịch tại đảo rất thu hút khách và được khách đánh giá cao. Vì vậy, cần có chính sách cũng như những định hướng để vừa giữ gìn, bảo tồn và vừa phát huy vẻ đẹp thiên nhiên ở đây để thu hút khách hơn nữa. Về yếu tố tài nguyên nhân văn ở đảo rất hấp dẫn du khách tìm hiểu đạt mức 3.76, chất lượng dịch vụ ăn uống tốt đạt 3.74, cơ sở vật chất hiện đại tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và yên tĩnh cho du khách đạt mức 3.71. Đây là các tiêu chí được đánh giá cũng khá tốt. Với yếu tố tài nguyên nhân văn ở đảo rất hấp dẫn du khách tìm hiểu, cho thấy được bên cạnh nhu cầu tìm hiểu và khám phá nét đẹp tài nguyên du lịch, du khách còn muốn khám phá và tìm hiểu về phong tục tập quán, các nét văn hóa cũng như những giá trị nhân văn – xã hội tại đảo, đó cũng là một trong 57 những yếu tố cấu thành nên đặc điểm của du lịch homestay. 2.6 Đánh giá của các công ty du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba 2.6.1 Loại hình du lịch Qua các cuộc khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cũng như liên hệ với các công ty du lịch có hoạt động du lịch tại đảo Bình Ba, tác giả cũng thu thập được một số ý kiến của các công ty du lịch về làm du lịch homestay. Thống kê sơ bộ, tổng số phiếu điều tra các công ty du lịch là 55 phiếu khảo sát. Trong đó, tác giả chỉ thu thập được 10 phiếu vì điều kiện liên hệ các công ty du lịch gặp nhiều khó khăn hơn các đối tượng khách du lịch hay cộng đồng địa phương (đa phần là các công ty du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh) và thời gian, khả năng bản thân có hạn, nên không có điều kiện để điều tra các công ty du lịch. (Phụ lục 4) 12 33.33% 10 8 6 23.33% 16.67% 16.67% 4 10.00% 2 0.00% 0.00% 0.00% 0 Du lịch biển Du lịch Du lịch Du lịch sinh Du lịch lễ Du lịch giải đảo homestay khám phá thái hội trí Du lịch Ý kiến khác nghĩ dưỡng Biểu đồ 2.7 Loại hình du lịch các công ty du lịch đang khai thác tại đảo Bình Ba (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả ) Thông qua biểu đồ 2.7, cho thấy các công ty du lịch khai thác khá nhiều loại hình du lịch như: du lịch biển đảo, du lịch homestay, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng. Trong đó, du lịch biển đảo 58 chiếm 33.33% , điều đó cho thấy các doanh nghiệp lữ hành tập trung chủ yếu khai thác về loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, du lịch homestay và du lịch khám phá cũng được các doanh nghiệp tập trung khai thác và được kết hợp trong các chương trình tour du lịch tại đảo. Với du lịch homestay chiếm 16.67% , mặc dù hiện tại chưa phát triển nhưng trong tương lai không xa loại hình du lịch này sẽ được chú trọng hơn nữa vì với những lợi thế của đảo Bình Ba là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình này. Để có thể biết rõ nội dung các chương trình du lịch homestay của các công ty du lịch thì sau đây là một vài tour du lịch nổi bật tại đảo Bình Ba:  Tour Đảo Bình Ba – Công ty du lịch Phong Cách Việt Travel (3 ngày 2 đêm) NGÀY 1: TP.HCM – VỊNH CAM RANH 06h00: Xe và HDV Phong Cách Việt travel đón khách tại điểm hẹn và khởi hành đi tour đảo Bình Ba - Cam Ranh. Đoàn ghé dùng điểm tâm tại nhà hàng nghe HDV thuyết minh về những địa danh trên đường đi, hoặc tham gia các trò chơi vui nhộn và thú vị như: Trổ tài làm ca sỹ - Đố vui địa danh – Xổ số vui – Đi tìm ẩn số ... với những phần quà xinh xắn thú vị. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN ĐÓN ĐỂ QUÝ KHÁCH CÓ THỞI GIAN CHUẨN BỊ: 4h30: Đón khách tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 5h45: Đón khách tại Cây xăng Comeco, Ngã 4 Hàng Xanh, Quận Bình Thạnh 5h15: Đón khách tại Ngã 4 Thủ Đức, Quận 9 5h30: Đón khách tại Siêu thị Lotte Mart, Ngã 4 Amata, Biên Hòa, Đồng Nai Buổi trưa: Đoàn dừng chân nghỉ ngơi thư giãn và dùng cơm trưa tại Cà Ná. Buổi chiều: Đoàn tiếp tục khởi hành đi Cam Ranh. Tới Cam Ranh, HDV sẽ hướng dẫn khách lên tàu khởi hành từ cảng Ba Ngòi ra Đảo Bình Ba. Sau hơn 1 giờ lênh đênh ngắm cảnh đẹp của Vịnh Cam Ranh, nghe thuyết minh về một trong những địa điểm hoàn toàn mới với du khách về Đảo Tôm Hùm. Đến Đảo Bình Ba , Quý khách sẽ được sắp xếp chỗ lưu trú tại Nhà dân (homestay) hoặc Nhà Nghỉ. Sau đó HDV sẽ dân Quý khách tham quan về cảnh sinh hoạt đời thường của dân đảo, 59 sau đó Đoàn dùng bữa tối thân mật với ngư dân trên đảo để tìm hiểu thêm về cuộc sống của những người ngư dân biển tại đây. Cũng như thưởng thức các món đặc sản như: Tôm hùm nướng, cháo Tôm hùm, Ốc các loại, cá hấp, Mực nướng... Hải sản tại đây được người dân để trong những thau chậu nhỏ có bình oxi, quý khách có thể xem và trả giá, họ sẽ bắt những hải sản này để chế biến (chi phí ăn hải sản khách tự túc). Nghỉ đêm tại Bình Ba. NGÀY 2: VỊNH CAM RANH – Đảo Bình Ba (ăn sáng, trưa, chiều) Buổi sáng: Quý khách dùng điểm tâm sáng với món bánh canh cá, đặc sản của dân đảo Bình Ba. Sau đó Đoàn khởi hành lên tàu để du ngoạn cảnh tại Vịnh Cam Ranh, tàu sẽ đưa du khách đến những bãi tám hoang sơ nhất chưa có tên trên bản đồ du lịch khu vực miền Trung: Như Bãi Bồ Đề, bãi Nhà Cũ, bãi Me: tại đây Quý khách có thể ngâm mình trong làn nước trong xanh tuyệt đẹp, ngắm những rặng san hô tuyệt đẹp với những đàn các bơi lội tung tăng, Quý khách cũng có thể bắt những con ốc với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, hay Quý khách có thể thả câu để bắt được những chú cá tươi ngon để chế biến bữa trưa. Buổi trưa: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà dân với những món ăn đậm chất miền biển, nghỉ ngơi thư giãn Buổi chiều: Quý khách sẽ đi lên đỉnh núi ngắm toàn bộ cảnh biển tuyệt đẹp tại Vịnh Cam Ranh. Phía xa xa là tháp lô cốt của người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 mà người dân nơi đây quen gọi là Lầu Ông Hoàng 2. Tham quan các bệ đỡ súng thần công và là nơi tiếp giáp duy nhất giữa biển và đất liền. Sau đó Quý khách có thể tham qua những ngôi chùa đọc đáo trên đảo như: Tịnh Thất Ngọc Gia Hương hay Điện Đạ Tạng, đây là những di tích lịch sử trên đảo bằng xe máy hoặc xe điện. (Chi phí tự túc) Kết thúc chương trình, Quý khách về nhà dân nghỉ ngơi thư giãn, dùng bữa tối thân mật với người dân địa phương. Nghỉ đêm tại Bình Ba. Ngày 3: TOUR ĐẢO BÌNH BA– CAM RANH – TP. HỒ CHÍ MINH Buổi sáng: Quý khách được ngắm bình minh trên Đảo và những cảnh đẹp 60 trên Vịnh Cam Ranh cũng như của Đảo Bình Ba. Quý khách cũng có thể ra chợ để mua những hải sản tươi sống làm quà cho người thân và gia đình sau 1 chuyến đi đến một vùng đất mới đầy thú vị. 8h00: Đoàn lên tàu khởi hành về lại đất liền Tạm biệt Bình Ba xinh đẹp 9h00: Tàu sẽ đưa Quý khách khởi hành về lại cảng Ba Ngòi. 12h00: Đoàn dùng cơm trưa tại KDL Cà Ná. Nghỉ ngơi thư giãn Đoàn khởi hành về lại Tp. Hồ Chí Minh. HDV sẽ thay mặt Công ty Du lịch Phong Cách Việt nói lời cảm ơn và tạm biệt, hẹn gặp lại tới Quý khách. Kết thúc chương trình tour đảo Bình Ba. GIÁ VÉ BAO GỒM: 1. Xe đời mới có máy lạnh, đưa đón khách đi theo chương trình tour. 2. Lưu trú: ở tại nhà dân (homestay) từ 4 - 6 người 1 phòng 3. Ăn uống gồm 3 bữa trong ngày. + Ăn sáng: dùng điểm tâm theo ẩm thực địa phương. + Ăn chính: theo ẩm thực địa phương 1. Hướng dẫn viên thuyết minh và phục vụ cho đoàn suốt tuyến. 2. Vé tham quan vào cửa các thắng cảnh. 3. Khăn lạnh, nước uống trên đường (1 khăn, 1 chai/ ngày). 4. Quà tặng, xổ số vui có thưởng. 5. Bảo hiểm du lịch 10.000.000 VND  Tour Nha Trang – Bình Ba (2 ngày 1 đêm) - CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ & DU LỊCH THUẬN PHÁT TRAVEL Đến Đảo Bình Ba, bạn sẽ được tham quan bãi tắm hoang sơ nhất chưa có tên trên bản đồ du lịch khu vực miền Trung như: Bãi Bồ Đề, Bãi Nhà Cũ, Bãi Me, thỏa thích ngâm mình trong làng nước trong xanh tuyệt đẹp, lặn ngắm san hô và những đàn cá đầy màu sắc. Ngoài ra, bạn còn được tham quan Tịnh Thất Ngọc Gia Hương, Điện Địa Tạng… Du khách cũng có thể leo lên tận lô cốt từ thời Pháp ngắm trọn vẹn cảnh đẹp bình minh và ráng chiều hoàng hôn, rặng san hô, cát trắng đẹp như tranh vẽ của Vịnh Cam Ranh. 61 Thời gian: 2 ngày 1 đêm Phương tiện: ô tô, tàu du lịch NGÀY 1: CAM RANH – ĐẢO BÌNH BA (ăn sáng, trưa, tối) Buổi sáng: 06h00: Đón khách tại Cam Ranh, đưa quý khách dùng điểm tâm sáng tại Cam Ranh. Sau đó, xe đưa quý kháchđến cảng cá Ba Ngòi, HDV sẽ hướng dẫn khách lên tàu khởi hành từ cảng Ba Ngòi ra đảo Bình Ba. Sau hơn 1 giờ lênh đênh ngắm cảnh đẹp của Vịnh Cam Ranh, nghe thuyết minh về một trong những địa điểm hoàn toàn mới với du khách về Đảo Tôm Hùm. Đến Bình Ba, Quý khách sẽ được sắp xếp chỗ lưu trú tại nhà dân (homestay) hoặc lều, võng. Sau đó HDV sẽ dẫn Quý khách tham quan về cảnh sinh hoạt đời thường của dân đảo, sau đó Đoàn dùng bữa cơm trưa thân mật với ngư dân trên đảo để tìm hiểu thêm về cuộc sống của những người ngư dân biển. Menu trưa: 1. Canh chua cá bóp 2. Cá kho tọ 3. Cá biển chiên giònMực lá xào chua ngọt 4. Rau sống 5. Cơm trắng Buổi chiều: Thuyền đưa Quý khách đi thăm quan đến những bãi tắm hoang sơ nhất chưa có tên trên bản đồ du lịch khu vực miền Trung, các bãi tắm với cát trắng mịn và nước trong xanh tuyệt đẹp quanh đảo như: Bãi Bồ Đề, Bãi Nhà Củ. Quý khách sẽ được thưởng thức khung cảnh ghành đá, núi biển hoang sơ trên đường đi. Thuyền tiếp tục đến bãi biển Sa Huỳnh hoặc Bãi Nhà Củ khám phá đáy biển và những rặng san hô. Tại đây, Quý khách có thể ngâm mình trong làn nước trong xanh tuyệt đẹp, ngắm những rặng san hô tuyệt đẹp với những đàn các bơi lội tung tăng, Quý khách cũng có thể bắt những con ốc với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Đặc biệt quý khách có thể tận tay bắt được những chú cá đầy màu sắc để dùng bữa tối đêm BBQ kết hợp karaoke “hát với nhau nghe” cây nhà lá vườn. Buổi tối: 19h00: HDV hướng dẫn quý khách tập trung tại Bãi Nồm. Tham 62 gia chương trình tiệc nướng ngoài trời BBQ, những món hải sản tươi ngon do chính tay du khách bắt – thành quả sau một buổi chiều lặn biển, và thưởng thức món mực khô nơi đây được nướng trên những bếp lò đỏ rực. Không gian thoáng đãng cùng với không khí trong lành mát dịu tại bãi Nồm những câu chuyện vui sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời cho du khách. Nghỉ đêm tại Bình Ba. Menu tối: - Tôm hùm nướng - Mực nướng - Cá nướng - ốc nón hấp - Cháo hải sản - Cơm chiên muối ớt - Trái cây + trà đá NGÀY 2: CITY BÌNH BA – VỊNH CAM RANH (Ăn sáng, trưa, chiều) Buổi sáng: Quý khách dùng điểm tâm sáng với món bánh canh cá, đặc sản của dân đảo Bình Ba. Sau đó quý khách tự do city Bình Ba bằng xe máy. Quý khách sẽ đi lên đỉnh núi ngắm toàn bộ cảnh biển tuyệt đẹp tại Vịnh Cam Ranh. Phía xa xa là tháp lô cốt của người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19 mà người dân nơi đây quen gọi là Lầu Ông Hoàng 2. Tham quan các bệ đỡ súng thần công và là nơi tiếp giáp duy nhất giữa biển và đất liền. Sau đó Quý khách có thể tham quan những ngôi chùa đọc đáo trên đảo như: Tịnh Thất Ngọc Gia Hương hay Điện Đạ Tạng, đây là những di tích lịch sử trên đảo. Chi phí thuê xe máy tự túc hoặc quý khách có thể tự do tắm biển ở Bãi Nồm. Buổi trưa: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà dân hoặc trên nhà hàng nỗi với những món ăn đậm chất miền biển, nghỉ ngơi thư giãn. Menu trưa: 1 Cá bóp tẩm bíp lù 2 Mực lá hấp cuốn bánh tráng 3 Cá chiên bằm xoài 63 4 Bún 5 Gỏi cá 6 Cơm trắng Buổi chiều: Thuyền đưa quý khách về lại nhà nghĩ hoặc nhà hometay nghĩ ngơi, chuẩn bị hành trang trả phòng. HDV hướng dẫn quý khách ra cảng Cầu Mới (Bình Ba) để về lại Cam Ranh. Thuyền đưa quý khách về lại TP.Cam Ranh. Đến Cam Ranh, xe đưa quý khách đến khu nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng Spa Cam Ranh. Tại đây quý khách có thể lưa chọn cho mình một dịch vụ như: ngâm mình trong khoáng nóng, tắm thảo dược, tắm bùn (chi phí tự túc). Quý khách dùng cơm chiều với các món ăn đặc sản Cam Ranh như: Gà chỉ Cam Ranh hoặc Nem Ninh Hòa HDV sẽ thay mặt Công ty Thuận Phát Travel nói lời cảm ơn và tạm biệt, hẹn gặp lại tới Quý khách vào một ngày gần nhất! GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 1.490.000 vnđ GIÁ TOUR BAO GỒM: Xe đưa đón khách tại Cam Ranh Tàu CR – BB, BB –CR, tàu tham quan quanh đảo Khách sạn, nhà nghỉ hoặc nhà homestay tại đảo Bình Ba, bố trí 3, 4 người/phòng. Ăn uống: 02 bữa sáng, 02 bữa trưa, 01 bữa tối ăn hải sản, . Hướng dẫn viên nhiệt tình suốt tuyến, nhân viên lặn biển cứu hộ, cứu nạn tại địa phương. Dịch vụ hướng dẫn lặn biển và khám phá đáy biển. Nước uống 02 chai/người/ ngày. Khăn lạnh. Bảo hiểm mức bồi thường tối đa 20.000.000đ/vụ. 64  LỊCH TRÌNH TOUR DU LỊCH BÌNH BA 2 NGÀY 1 ĐÊM – Tú Ngọc Homestay (là tour điển hình do người dân tại đảo tổ chức tour cho khách du lịch) KHỞI HÀNH THỨ 6 HÀNG TUẦN NHÉ. GIÁ TOUR 1.100.000 VNĐ Ngày 1: Vịnh Cam Ranh – Bình Ba 08h30: Sau hơn 1 giờ lênh đênh ngắm cảnh đẹp của Vịnh Cam Ranh, chúng tôi sẽ đón Quý khách và sắp xếp chỗ lưu trú tại homestay có máy lạnh trên đảo. Đón khách tại đảo Bình ba. Buổi sáng: Quý khách sẽ lên tàu đi vòng quanh đảo, Ghé bãi tắm cho Quý khách tự do tắm biển, tắm lặn ngắm san hô, sau đó tham quan bè nuôi tôm hùm của ngư dân, ăn trưa tại bè nổi trên biển. Thực đơn: Tả pín lù Ghẹ hấp sả Sò hấp hành, kèm nước ngọt hoặc bia. 13h30, Tàu đưa quý khách về lại nhà nghỉ để tắm rửa và nghỉ ngơi Buổi chiều: Quý khách sẽ được đưa đi ngắm hoàng hôn tại núi Hòn Rùa, sau đó đi tham quan những con đường đèo quanh đảo, tham quan di tích lịch sử thời Pháp thuộc, tham quan con đường bí mật vận chuyển vũ khí trong chiến tranh, tự do chụp hình. Phương tiện: Xe máy hoặc xe tuk tuk theo nhu cầu Buổi tối : Chúng tôi sẽ tổ chức tiệc BBQ tại Bãi Nồm Thực đơn : • Tôm hùm xanh ( loại còn sống bắt lên từ bè nuôi) 2 người 1 con 400gr • Mực nướng muối ớt xanh • Ốc biển xào sả ớt • Cháo hải sản • Cá biển nướng mọi • Sò sell nướng • Nước ngọt hoặc bia mỗi người 1 lon. 65 Ngày 2: 5h00: Ngắm bình minh buổi sáng 7h30: Quý khách ăn sáng tại chợ Bình Ba món bánh canh hoặc bún chả cá. Sau khi dùng điểm tâm sáng, Quý khách sẽ được đưa đi tham quan Bãi Nồm, tự do vui chơi tắm biển, mua sắm, đồ lưu niệm, hải sản… 11h30: Đoàn dùng cơm trưa tại Homestay Tú Ngọc và sau đó nghỉ ngơi và lên tàu về lại Cam Ranh ( chuyến tàu 14h30 hoặc 16h30) Thực đơn bữa trưa : Canh chua cá rạng (cá sơn la, cá kẽm, cá bớp) Mực xào Cá chiên mắm xoài Rau muống xào tỏi Mắm ruột ba rọi + rau sống. GIÁ VÉ BAO GỒM: • Lưu trú: ở tại Homestay (phòng ngủ máy lạnh) • Tất cả các bữa ăn theo lịch trình ( Ăn sáng 1 buổi, Ăn trưa +Tiệc nướng) • Phí xe tham quan vòng quanh đảo. Phí tham quan di tích lịch sử. • Chi phí tàu đi lặn ngắm san san hô, phí ăn trưa tại bè, phí tham quan bè nổi tôm hùm. • Nước suối, trái cây. • Chi phí tàu đi qua đảo và về đất liền Quý khách tự túc. GIÁ VÉ KHÔNG BAO GỒM: • Vui chơi giải trí cá nhân, và các chi phí ăn uống ngoài chương trình. GIÁ VÉ DÀNH CHO TRẺ EM: • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên mua 1 vé • Trẻ em từ 5 – 9 tuổi mua 1/2 vé GHI CHÚ : NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT KIỀU KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LÊN ĐẢO Và rất nhiều tour du lịch kết hợp du lịch homestay tại đảo Bình Ba như: Cam 66 Ranh Travel, Đất Việt Tour, An Châu Tour, Kiều Hảo Tour, Letgo Travel, Hải Đăng travel…. Các tour đều hướng du khách đến sử dụng dịch vụ homestay tại đảo, nhưng để mang đúng bản chất loại hình du lịch homestay thì cần nhiều tour du lịch như Tú Ngọc Homestay vì đây là tour do người dân trên đảo tổ chức, với những kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên ngành Tú Ngọc Homestay đã tự mình tổ chức các tour mang đậm chất du lịch homestay và thu hút rất nhiều du khách, góp phần thúc đẩy phát triển đúng chất của loại hình du lịch homestay tại đảo, đó là hướng đi cần được xã Cam Bình quan tâm và khuyến khích, thúc đẩy phát triển. Qua đây, ta thấy rằng, khách đến du lịch Bình Ba chỉ sử dụng du lịch biển đảo là chính, chưa có đa dạng về các chương trình du lịch cho khách lựa chọn điều đó cũng sẽ làm khách ít hứng thú và thu hút nhiều khách quay trở lại đảo nên cần có nhiều chương trình du lịch ấn tượng hơn. Vì thế, du lịch homestay tại đảo có thể phát triển độc lập thành một loại hình du lịch nổi bật riêng biệt, với các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch homestay tại đảo, thì trong tương lai, xã cũng như cộng đồng địa phương cùng các công ty tour du lịch cần phát triển để du lịch homestay sẽ tạo nên nhiều bước chuyển mới hơn cho đảo Bình Ba và cũng tạo nên nhiều lợi ích cho các đối tượng phát triển loại hình du lịch này. 2.6.2 Hình thức xúc tiến quảng bá 12 33.33% 33.33% 10 8 6 4 16.67% 10.00% 6.67% 2 0 Tờ gấp/sách Trên các website Trên truyền hình Trên báo chí internet mỏng Khác Biểu đồ 2.8 Hình thức xúc tiến quảng bá cho du lịch tại đảo Bình Ba (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 67 Thực tế cho thấy, đa phần khách du lịch biết đến nhiều đảo Bình Ba thông qua các trang web facebook và bạn bè, người thân giới thiệu. Vì vậy, mà các công ty du lịch cũng đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh du lịch đảo Bình Ba đến với khách du lịch chủ yếu qua tờ rơi, tập gấp, sách mỏng và trên các trang website internet (33.33%; 33.33%). Chính vì đảo Bình Ba ngày càng nổi tiếng khắp cả nước mà kênh truyền hình, báo chí cũng được các công ty chú ý đầu tư lần lượt chiếm 16.67% ; 10.00% ; 6.67%. Nhưng nhìn chung, với việc tiết kiệm chi phí, cũng như thời gian và công sức nhưng vẫn thu lại kết quả nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả, các công ty du lịch rất chú trọng đến xúc tiến hình ảnh du lịch Bình Ba qua internet và tập gấp. 2.7 Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – TP.Cam Ranh 2.7.1 Thuận lợi Từ việc phân tích thực trạng và thông qua đánh giá của 4 đối tượng, du lịch homestay tại đảo Bình Ba có những điều kiện thuận lợi như sau: - Hệ thống quốc phòng, an ninh trật tự được đảm bảo - Cộng đồng địa phương hiếu khách, hiền hòa, nhiệt tình và sống giản dị - Tài nguyên thiên nhiên ở đảo rất phong phú và đa dạng - Cơ sở vật chất tại đảo ngày càng hoàn thiện và phát triển Yếu tố được đánh giá cao hàng đầu là có hệ thống quốc phòng, an ninh trật tự được đảm bảo với đánh giá của cộng đồng địa phương 26.67% và công ty du lịch là 23.33%, khách du lịch là 22.55% từ kết quả điều tra của tác giả. Đảo Bình Ba ngày xưa nằm trong khu quân sự liên hợp bán đảo Cam Ranh – đảo Bình Ba của các đế quốc Pháp – Nhật – Mỹ. Những cường quốc này coi Bình Ba đúng là tấm bình phong lớn của cửa vịnh, cụ thể Pháp đã đặt những trung tâm pin súng có một số 8inch và 6-inch với một loạt 8 dặm đường hầm ngầm kết nối các pin súng và tháp Lookout. Bên trong đường hầm đường sắt được sử dụng để thực hiện các quả đạn pháo binh nặng ven biển như một cơ chế phòng thủ quân sự. Trên đảo lại còn có một đồn biên phòng và một căn cứ hải quân. Những điều 68 đó đủ thấy được đây là khu quân sự nhạy cảm. Rất đơn giản: khu quân sự càng bí mật càng tốt và khu du lịch càng nổi tiếng càng tốt. Do đó cơ hội phát triển dự án du lịch theo hướng hoạch định rõ ràng, có kinh phí đầu tư khai thác du lịch ở đảo Bình Ba là một điều đang được cấp thành phố, chính quyền xã quan tâm tới. Nhưng cũng là cái khó cho chính quyền do vậy những quy định mới ra đời cần có sự thẩm định cho phép của Bộ Quốc phòng mới có thể hài hòa 2 vấn đề phát triển kinh tế du lịch và an ninh quốc phòng tại những nơi trọng yếu. Về điều kiện cộng đồng địa phương hiếu khách, hiền hòa, nhiệt tình và sống giản dị đó là một nét nổi bật được du khách luôn cảm thấy hài lòng và luôn được nhận tình cảm yêu mến từ khách du lịch. Và đây cũng là trong những lý do chính cho mục đích chuyến du lịch của những du khách lần đầu đến đảo hay các du khách có ý định quay trở lại. Bên cạnh đó, đảo Bình Ba có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. Bình Ba đang thu hút nhiều khách du lịch và ngày càng có nhiều khách qua đảo bởi vẻ đẹp tự nhiên, tách biệt và hoang sơ, trong lành và hấp dẫn, chưa bị ảnh hưởng bởi tác hại của các ngành sản xuất độc hại, khí thải của khu công nghiệp, không bị ô nhiễm bởi khói bụi giao thông và rác thải. Nguồn tài nguyên du lịch vô giá, không chỉ là cảnh đẹp mà những món đặc sản nơi đây vừa ngon và hấp dẫn. Và chính yếu tố này tại đảo chưa được khai thác nhiều cũng như chưa tạo nhiều sự chú ý cho khách du lịch. Đây cũng là một ý kiến đánh giá quan trọng cần được quan tâm và đẩy mạnh phát triển để du lịch homestay tại đảo có nền móng phát triển. Ngoài ra, một điều kiện thuận lợi mà xã Cam Bình đang cho thấy du lịch homestay tại đảo sẽ được chú trọng phát triển hơn nữa là điều kiện cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện và phát triển. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện và tăng số lượng phương tiện vận chuyển, những khó khăn về nguồn nước cũng như nguồn điện đang được xã phối hợp với tỉnh ủy, bộ phận quốc phòng và các nhà hỗ trợ từ đất liền cùng xây dựng hệ thống nguồn nước và điện ra tới đảo với kinh phí rất cao. Các dịch vụ viễn thông, y tế, 69 dịch vụ giải trí cũng đã được xây dựng tại đảo không chỉ phục nhu cầu của cư dân mà còn của du khách. Qua đó, cho thấy cơ sở vật chất đang ngày càng được đẩy mạnh, quan tâm và tạo điều kiện cho du lịch homestay tại đảo có hướng phát triển. Qua các kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng loại hình homestay ở đảo Bình Ba – xã Cam Bình đã phát triển khá lâu và định hình được tại đảo từ năm 2012, nhưng hiện nay, du lich homestay tại đảo đang có khuynh hướng chuyển dần sang du lịch biển đảo và du lịch khác. Nhưng thực chất về loại hình du lịch homestay tại đảo vẫn nhận được sự tham gia tích cực của người dân cùng với sự quan tâm, khuyến khích của chính quyền xã Cam Bình, cũng đã thu hút được nhiều đối tượng khách khác nhau về lựa chọn loại hình du lịch này. Đó là một thuận lợi sẽ giúp du lịch homestay có bước đi tiếp tục trong lĩnh vực du lịch tại đảo. 2.7.2 Khó khăn Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì du lịch homestay tại đảo Bình Ba gặp phải rất nhiều khó khăn như sau: - Kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ - Hợp tác và liên kết hiệu quả với giữa cộng đồng địa phương, các công ty du lịch và chính quyền địa phương - Chất lượng dịch vụ sản phẩm homestay mang đến cho du khách Thứ nhất, vì phần lớn người dân kinh doanh du lịch tại đảo là người cao tuổi và trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch còn thấp, cùng với đặc điểm là người dân chân chất với sinh hoạt đời thường và chủ yếu làm nghề biển nên chưa có kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách du lịch, và còn thiếu tính chuyên nghiệp, không có kiến thức nghiệp vụ. Mặc dù được chính quyền xã khuyến khích nhưng chưa theo đúng quy trình và thời gian đào tạo ngắn chỉ là nhắc nhở và chỉ bảo người dân. Vì thế, người dân phục vụ khách chủ yếu xuất phát từ trách nhiệm và tình cảm với khách chứ chưa theo các quy tắc phục vụ theo đúng nghiệp vụ du lịch. Thứ hai, vấn đề khó khăn cấp bách cho chính quyền xã hiện nay là hợp tác, liên kết với các công ty du lịch về dẫn khách qua đảo. Thực tế, các đoàn tour chỉ đưa khách du lịch Bình Ba với các chương trình chính là ăn uống, nghỉ ngơi, tắm 70 biển mà không chú trọng về khám phá tìm hiểu các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại đảo. Về chỗ nghỉ ngơi, các đoàn tour liên kết nhà dân làm homestay chỉ cần chỗ nghỉ cho khách giá rẻ, mà không có các hoạt động chương trình như liên hoan, văn nghệ tại nhà dân, cho khách cùng sinh hoạt, cùng ăn, cùng làm với nhà dân, nên du lịch homestay tại đảo Bình Ba vẫn chưa thể hiện đúng bản chất của du lịch homestay. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch còn tình trạng tự mày mò kinh doanh du lịch tại đảo nên cơ quan chức năng chính quyền xã gặp khó khăn trong việc quản lý, giám sát. Thứ ba, chất lượng dịch vụ sản phẩm homestay mang đến cho du khách. Du lịch homestay tại đảo chỉ đơn thuần là dịch vụ cung cấp chỗ ở và ăn uống cho du khách. Các sản phẩm dịch vụ du lịch homestay chưa nổi bật, còn khá nghèo nàn, đơn điệu, không có sản phẩm cụ thể. Do đó, du lịch homestay tại đảo chưa thể hiện được đặc điểm và tính chất của loại hình du lịch homestay. Qua quá trình khảo sát thực tế, tác giả còn thấy một vài khó khăn khác như: Du lịch nói chung và du lịch homestay tại đảo nói riêng vẫn chưa đi vào quy hoạch cụ thể và cũng như chưa có các chính sách, định hướng rõ ràng. Vì vậy, về mô hình quản lý các hoạt động du lịch homestay tại đảo vẫn chưa được định hình, vai trò của chính quyền cơ sở và các đoàn thể trong việc phát triển du lịch chưa thực sự rõ nét. Thực tế cho thấy, lợi nhuận thu được từ khách quốc tế du lịch homestay rất lớn và các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư luôn hướng đến đối tượng này. Điều đặc biệt, theo các chuyên gia kinh tế du lịch cho biết, khách nước ngoài rất thích sử dụng hình thức du lịch homestay tại Việt Nam – và đây là đối tượng mang lại nhiều doanh thu nhất. Nhưng, đảo Bình Ba chỉ phục vụ khách nội địa, điều đó làm tổn thất một nguồn doanh thu rất lớn từ khách nước ngoài. Vì đảo Bình Ba nằm trong căn cứ quân sự nên còn nhiều vấn đề rất nhạy cảm. Điều đó cũng vừa là thuận lợi nhưng cũng mang lại khó khăn xoay quanh vấn đề này. 71 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA CAM RANH- KHÁNH HÒA 3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch homestay của nước ta trong thời gian tới Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua và sau 10 năm thực hiện. Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Luật Du lịch năm 2005, khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý. Chiến lược quy hoạch phát triển du lịch, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương không ngừng đổi mới và hoàn thiện cùng với sự hình thành phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch. Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của hệ thống doanh nghiệp du lịch; cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu giải trí, các tuyến du lịch, loại hình du lịch đa dạng tạo diện mạo mới và tiền đề quan trọng tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển. Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy ngành Du lịch còn nhiều hạn chế và bất cập, nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ và yếu tố thiếu bền vững. Trước bối cảnh và xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu hiện nay. 72 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo “Quyết định số 201/QĐ – TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là văn kiện hoạch định hướng đi căn bản của ngành Du lịch với tầm nhìn dài hạn theo quan điểm, mục tiêu và giải pháp. Quy hoạch này hứa hẹn sẽ đáp ứng yêu cầu bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa ngành Du lịch hướng tới phát triển theo chiến lược chiều sâu chất lượng, hiệu quả, bền vững và cạnh tranh. Theo Tổng Cục Du lịch dự tính vào năm 2015, trong chiến lược này, Việt Nam đón 7 – 7.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 – 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 -11 tỷ USD, đóng góp 5.5 – 6% vào GDP cả nước. Năm 2020, sẽ đón được 10 – 10.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6.5 – 7% GDP cả nước. Dự báo đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Và du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030. Trong đó, du lịch Homestay cũng trở thành một trong những hướng khai thác sản phẩm đặc trưng của du lịch nước ta trong thời gian tới. Theo chiến lược này về nội dung “ Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã nêu rõ: Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; Bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước: đây là cơ hội và hướng phát triển du lịch có trách nhiệm với xã hội, ý thức về bảo tồn tài nguyên du lịch, tôn trọng văn hóa bản địa, tăng cường giao lưu và làm giàu văn hóa giữa các cộng đồng, vùng miền. Phát triển du lịch địa phương, vùng miền gắn liền xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng cường an sinh xã hội góp phần phát triển du lịch bền vững. Đặc 73 biệt, giúp cải thiện hạ tầng, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và làm tăng vẻ đẹp cho đất nước và là cầu nối hòa bình, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Với đặc điểm loại hình homestay là du lịch giúp bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch, phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền cũng như nâng cao kiến thức, hiểu biết và ý thức người dân địa phương, khách du lịch…và tạo ra nhiều công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cấp cơ sở hạ tầng – vật chất tại mỗi vùng, miền. Điều đó, không chỉ giúp phát triển du lịch mà còn giúp phát triển kinh tế đất nước. Và theo định hướng phát triển du lịch của Tổng Cục Du lịch đây là cơ hội để phát triển loại hình du lịch homestay. Ngoài ra, nhu cầu du lịch hiện nay không chỉ là tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng mà còn là tìm kiếm đối tác phù hợp phát triển loại hình như du lịch MICE, đặc biệt là kết hợp nhu cầu vừa khám phá, nghỉ dưỡng và vừa học hỏi điều mới lạ tại mỗi vùng miền, mỗi điểm đến theo nhiều mục đích khác nhau đó là điều kiện để phát triển du lịch h. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến mới mẻ, an toàn và thân thiện, điểm đầu tư hấp dẫn, có thể cho thấy rằng, du lịch Homestay thật sự là một nguồn lợi vô giá và mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của ngành du lịch cũng như kinh tế của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đó là lý do mà những năm gần đây, du lịch Homestay đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ và vượt bậc ở Việt Nam, cùng các loại hình du lịch khác đóng góp rất nhiều doanh thu vào nền kinh tế quốc gia. 3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch homestay tại thành phố Cam Ranh Thời gian qua, tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Theo Thư viện Tỉnh Khánh Hòa, đến nay, đã có 52 dự án đầu tư nước ngoài vào Khánh Hoà với tổng vốn đăng ký là 396,8 triệu USD. Riêng khu công nghiệp Suối Dầu, đã có 22 dự án đầu tư (13 dự án đầu tư nước ngoài và 09 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 55,477 triệu USD. Hiện nay Khánh Hoà, đang khẩn trương xây dựng các khu công nghiệp Ninh Thuỷ, Nam Cam Ranh, Bắc Cam Ranh, Vạn Ninh và các khu công nghiệp vừa và nhỏ Hòn Nghe, Đắc Lộc 74 thuộc thành phố Nha Trang, Diên Phú thuộc huyện Diên Khánh. Sau khi quy hoạch xong và xây dựng các cơ sở hạ tầng như điện, nước…sẽ xây dựng các dự án để kêu gọi đầu tư vào các khu vực này. Đồng thời tỉnh đã đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực. Khánh Hoà luôn mong muốn và mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các chính sách ưu đãi và các điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. UBND tỉnh Khánh Hoà sẽ đồng hành cùng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư thành công tại Khánh Hoà. Nhận thức được những thế mạnh, tiềm năng của khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh, ngày 16-1-2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã ban hành Quyết định số 177/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch chung Khu du lịch Cam Ranh (Quy hoạch chung và mở rộng quy hoạch chung Khu du lịch Bãi Dài), thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Theo đó, Khu du lịch Cam Ranh sẽ trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, bao gồm: các khu du lịch sinh thái đa dạng, khu du lịch nghỉ mát chất lượng cao, trung tâm dịch vụ văn hoá, thương mại, hội thảo, du lịch vùng, quốc gia và quốc tế. Trong khi chờ đợi Chính phủ phê duyệt các đề án và quy hoạch cụ thể, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã chủ động giao cho các ngành: giao thông - vận tải, kế hoạch - đầu tư cùng các ngành chức năng của Trung ương triển khai các dự án ngay sau khi Chính phủ định hướng xây dựng khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh thành khu du lịch trọng điểm. Ngày 28-10-2002, dự án đầu tiên: "Đường Nam sông Lô - Cam Hải Đông" do Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải phía Nam (thuộc Bộ Giao thông - Vận tải) thực hiện, được Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua. Tuyến đường này được chia thành 3 đoạn: 1) Đoạn từ Nam Khu du lịch Sông Lô đến miếu Cậu dài 7km, nền đường rộng 40m, dải phân cách 4m, mặt đường 8mx2 bên, lề đường mỗi bên rộng 10m; 2) Đoạn cắt qua núi Yên Ngựa Cù Hin dài khoảng 1,5km, nền đường 17,5m, dải phân cách 0,5m, mặt đường mỗi bên rộng 7m, lề đường phía núi 1m, phía biển 2m; 75 3) Đoạn Bãi Dài từ km8+500 đến cổng sân bay km 21. Hướng tuyến phân chia Bãi Dài thành hai phần Đông - Tây tương đương. Đường rộng 60m, dải phân cách 31m, ở giữa có rãnh thoát nước 3m, hai bên trồng hoa và cây cảnh. Mặt đường mỗi bên rộng 8,5m. Trên tuyến, tại km12+500 sẽ có một nhánh rẽ qua cầu Cam Hải ra quốc lộ 1A. Hệ thống chiếu sáng sẽ được lắp đặt hai bên đường, trừ đoạn qua Yên Ngựa Cù Hin được lắp về phía mép biển. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, vịnh Cam Ranh được xác định là một trong những vị trí trọng điểm. Quyết định số 201 ngày 22-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ đã công nhận khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là khu du lịch quốc gia. Phát triển du lịch tại khu vực vịnh Cam Ranh được lãnh đạo tỉnh xác định theo hướng: Khu du lịch sinh thái biển gồm các khu du lịch, nghỉ mát có quy mô và hình thức là những tổ hợp khách sạn cao tầng, nhà nghỉ biệt thự thấp tầng, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm dịch vụ với mật độ thấp tại khu vực bán đảo Cam Ranh; khu du lịch sinh thái đầm nhằm khai thác hệ thống đồi cát, mặt nước tự nhiên của đầm Thủy Triều, hình thành các tổ hợp nhà nghỉ biệt thự, khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí đặc trưng đầm, trên cát; khu du lịch sinh thái núi được bố trí tại khu vực núi Cù Hin (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm), mũi Hời (xã Cam Lập, TP. Cam Ranh), ở những khu vực này sẽ xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng, sân golf, các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp. Ngoài ra, với việc nâng cấp lên thành sân bay quốc tế, Cam Ranh sẽ được khai thác cho các tuyến bay liên vùng tới các đô thị trung tâm trong nước, đồng thời tiến tới khai thác cho các tuyến bay tới khu vực ASEAN, Nga, Đông Bắc Á. Đến năm 2020, Cảng hàng không Cam Ranh sử dụng đường cất hạ cánh hiện có và xây thêm đường cất hạ cánh số 2 kích thước 3.048 m x 45 m có thể tiếp nhận 27 máy bay từ ATR 72 tới A320, Boeing 767.777.747F và tương đương trong giờ cao điểm. Cảng có thể tiếp nhận lượng khách thông qua đạt 5,5 triệu khách/năm, lượng hàng hóa đạt 100.000 tấn/năm. Theo quy hoạch, đến năm 2030, các chỉ tiêu tương đương là 37 máy bay, 8 triệu khách/năm và 200.000 tấn hàng hóa/năm. Nhu cầu 76 vốn đầu tư cho Cảng hàng không này từ nay tới năm 2030 là 10.523 tỷ đồng. Về phía tỉnh cũng rất quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Qua đó, đã góp phần thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thay đổi diện mạo đô thị, từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần ổn định trật tự xã hội. Ngoài ra, tỉnh đang có chủ trương hỗ trợ các làng nghề, tổ chức sản xuất phát triển tiểu thủ công nghiệp như: sản xuất ốc mỹ nghệ, làm nón, đan chiếu... Với mục đích chính là đưa các làng nghề phát triển song hành với ngành Du lịch, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm cho ngành Du lịch. 3.2 Một số đề xuất 3.2.1 Cải cách các thủ tục hành chính, cơ chế và các chính sách Cơ chế chính sách cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm chế sự phát triển của một điểm du lịch. Hiện nay, du lịch homestay tại đảo còn gặp khó khăn về vấn đề này. Vì vậy, cần có những chính sách và cơ chế rõ ràng, cụ thể như sau: - Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền xã, các hộ dân làm du lịch homestay và các công ty du lịch. Đưa ra các chính sách về ưu tiên cho người dân tại đảo tự tổ chức và làm du lịch homestay, phục vụ mọi nhu cầu của khách như một công ty tour: hướng dẫn khách tham quan, giới thiệu điểm đến du lịch, các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh và tổ chức ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi cho khách… - UBND thành phố Cam Ranh cũng như chính quyền xã Cam Bình cần có nhiều chính sách thông thoáng hơn nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch này tại các xã trong dự án. Cụ thể, xã cần có cơ chế thoáng về vấn đề vay vốn ưu đãi cho các hộ gia đình tại các xã có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho mô hình du lịch homestay, nhằm tạo ra sự kích cầu cho nhân dân phấn khởi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. 77 - Cần có các chính sách hỗ trợ người dân về cơ sở vật chất phục vụ và có chính sách phát triển đồng đều giữa các hộ gia đình trong xã để tất cả người dân đều có thể tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên cũng như vốn văn hóa truyền thống của nhân dân địa phương. - Đưa ra các chính sách phù hợp về thu phí, kiểm soát số lượng khách du lịch qua đảo hằng ngày để góp vào ngân sách địa phương nhằm chỉ đạo công tác giữ gìn an ninh trật tự chính trị, an toàn xã hội và công tác giữ gìn cảnh quan môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên của địa phương, đồng thời giúp đầu tư vào các cơ sở vật chất, bảo tồn các tài nguyên du lịch tại đảo. - Chính quyền xã cần có những phương án và tìm ra đâu là những giá trị nét riêng mà đảo cần giữ gìn và phát triển nét riêng đó để thu hút khách du lịch về homestay hơn nữa. Có thể khẳng định, du lịch homestay sẽ mang lại nguồn thu đáng kể, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và làm giàu. Nhưng nếu địa phương không vào cuộc, có định hướng sản phẩm rõ ràng, không quan tâm đầu tư nguồn vốn đúng mức thì hiệu quả sẽ không cao. Sản phẩm giống nhau dẫn đến tình trạng bản sắc văn hóa của địa phương bị lai tạp, những nét hay, nét riêng biệt đặc sắc của văn hóa, ẩm thực các địa phương bị mai một dần. Và quan trọng hơn là không có điểm nhấn để thu hút du khách. - Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa của đảo Bình Ba và tăng cường phát triển các khu du lịch, các điểm đến du lịch điểm mạnh của đảo như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa… - Chính quyền xã cần hợp tác với nhiều nhà đầu tư du lịch để khai thác những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba. Với chức năng là cơ quan tham mưu về lĩnh vực phát triển du lịch, cam kết sẽ tham mưu tỉnh tiếp tục ban hành những cơ chế, chính sách ưu đãi và luôn đồng hành cùng nhà đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn để mở rộng và phát triển du lịch tại đảo. 78 3.2.2 Nâng cao công tác về tổ chức, quản lý Đối với bất cứ một hoạt động nào thì công tác tổ chức luôn đóng một vai trò quan trọng, bởi chỉ có sự quản lý khoa học, chặt chẽ mới đem lại một kết quả tốt, nhất là đối với hoạt động du lịch cộng đồng lại rất cần có một bộ máy tổ chức chặt chẽ, tập trung của chính quyền địa phương. Thông qua khảo sát với chính quyền xã Cam Bình, cán bộ xã cho biết những phương hướng cần làm cho công tác quản lý, tổ chức đó là: - Chính quyền tạo điều kiện cho bà con phát triển tất cả các loại hình dịch vụ để tăng thu nhập dưới sự quản lý chung và định hướng của xã - Liên kết và có sự hợp tác với các công ty du lịch và cộng đồng địa phương theo những định hướng rõ ràng và tích cực - Quan tâm đến công tác đào tạo để phát triển du lịch cho người dân tại đảo - Tổ chức các hội thảo và cuộc họp ban ngành cùng chính quyền và các cấp để đưa ra những định hướng và quy hoạch du lịch tại đảo Qua đó, để nâng cao công tác về tổ chức, quản lý thì cần: - Cần phải kiện toàn và hoàn thiện Ban quản lý, đẩy mạnh hoạt động của Ban quản lý, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên. Để tạo nên sự vững mạnh về cấp ban quản lý, khi đó mới có thể dễ dàng quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch homestay với cộng đồng địa phương và các đối tượng khác. - Cần có các công tác thẩm tra lại hiện trạng trang thiết bị và các điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh cảnh quan…của các hộ gia đình làm dịch vụ đón và phục vụ khách, tổ chức giúp đỡ các hộ thiếu trang thiết bị, hỗ trợ và dạy cho các hộ để họ có thể chuyển sang cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp các nguồn đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ từ các động, thực vật biển… - Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia thực hiện ký cam kết giữ gìn an ninh trật tự và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa. - Hàng tháng cần duy trì thường xuyên hội nghị ban giữa lực lượng an ninh trật tự quốc phòng với UBND xã, trạm kiểm soát và ban quản lý du lịch và các cuộc 79 hội thảo với các cấp để có biện pháp mới, giải quyết kịp thời các tình huống đã và đang, sẽ xảy ra, đồng thời cũng rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo và đặt ra những phương hướng, nhiệm vụ cho công tác xây dựng và phát triển mô hình du lịch homestay tại đảo. - Ban quản lý du lịch tại đảo cần lập một hòm thư góp ý tại mỗi trạm điều hành ở các UBND để kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của cư dân địa phương, du khách và những người tham gia dịch vụ. Từ đó, có những biện pháp giải quyết kịp thời, góp phần giữ vững ổn định trật tự ở khu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan. - Các cơ quan chuyên môn tư vấn cho chính quyền cơ sở để sớm hình thành được mô hình quản lý của bản du lịch cộng đồng như việc thành lập ban quản lý, quy chế hoạt động, quy định về thu phí và sử dụng nguồn thu… Đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực cho cộng đồng địa phương. - Các cấp có thẩm quyền cần sớm ban hành quy chế quản lý khách du lịch trên địa bàn để quản lý khách du lịch một cách chặt chẽ, đảm bảo mục tiêu về an ninh chính trị quốc phòng nhưng cũng không gây phiền hà cho khách bởi các thủ tục hành chính rườm rà. Có các chế tài xử lý nghiêm để ngăn ngừa đối với các hành vi sách nhiễu, xâm phạm tới quyền tự do cá nhân khi đi du lịch của khách để xây dựng hình ảnh du lịch homestay tại đảo Bình Ba là điểm đến an toàn thân thiện đối với du khách. 3.2.3 Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương Đối với loại dịch vụ này cơ sở vật chất không phải vấn đề quá lớn bởi du khách chọn dịch vụ homestay tức là chấp nhận điều kiện vật chất tối thiểu. Quan trọng nhất chính là chủ nhà – cư dân địa phương làm du lịch homestay. Chính cư dân địa phương, các hộ gia đình sẽ là người làm nên du lịch homestay tại đảo. Do vậy cần huy động cộng đồng cư dân bản địa tham gia vào hoạt động du lịch và bảo tồn các gái trị văn hóa của địa phương. Khi có được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch thì sẽ hạn chế được phần nào những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch mang lại cho đời sống văn hóa – xã hội của cư dân địa phương và đồng thời giúp bảo tồn và tạo nên ý thức giữ gìn những vẻ đẹp tự nhiên, không bị 80 mai một và thoái hóa. Việc lựa chọn hộ gia đình làm dịch vụ homestay dựa trên tinh thần tự nguyện nhưng cũng phải chọn lọc. Dịch vụ homestay có sự tác động rất mạnh đến hình ảnh tổng thể của một điểm đến nên người làm dịch vụ này không chỉ có kiến thức về du lịch mà còn phải có phẩm chất tốt, tầm nhìn xa và phải biết vì lợi ích của cả cộng đồng. Họ phải có kỹ năng giao tiếp với khách, có khả năng nắm bắt tâm lý của khách, tạo sự thoải mái cho khách, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa bản địa để giới thiệu cho khách… Do vậy, việc đào tạo bồi dưỡng kỹ năng làm dịch vụ homestay cho các hộ gia đình phải thường xuyên, liên lục kể cả khi dịch vụ đã đi vào hoạt động. 3.2.4 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhận thức của người dân địa phương Hiện nay, nguồn nhân lực của ngành du lịch được dự báo trong thời gian tới sẽ thiếu một số lượng không nhỏ, bên cạnh đó nguồn nhân lực trong ngành còn bị đánh giá là còn thiếu và yếu, thiếu về số lượng, yếu về trình độ và kỹ năng nghiệp vụ. Do đó cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo để đáp ứng tốt hơn nữa cả về chất và lượng. Với tầm quan trọng, con người là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Việc đào tạo và nâng cao nhận thức được xem là một yếu tố then chốt để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động kinh doanh của loại hình du lịch cộng đồng. Đối với từng đối tượng cần phải xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp thông qua việc điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo tại địa phương. Thông qua khảo sát từ chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương, khách du lịch cùng các công ty du lịch, cho thấy thực trạng phổ biến hiện nay tại đảo Bình Ba là trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ văn hóa còn thấp. Cùng với tình hình phát triển du lịch homestay tại đảo cần được đẩy mạnh và để trở thành loại hình du lịch nổi bật tại đảo Bình Ba nên vấn đề này cần được tỉnh, thành 81 phố và chính quyền xã quan tâm. Trong đó, việc đầu tiên cần phải làm là cần đẩy mạnh các công tác, các hoạt động đào tạo cho nhiều đối tượng như: 3.2.4.1 Đối với cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý du lịch tại xã Cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý du lịch tại xã sẽ là những người trực tiếp nhất tham gia vào công tác quản lý hoạt động và sự phát triển du lịch tại xã nói chung và du lịch homestay nói riêng. Do đó, cần triển khai và vận động các kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho cán bộ xã để quản lý tốt du lịch tại địa phương như: - Tập trung vào các hình thức đào tạo ngắn hạn và tham quan nghiên cứu mô hình hoạt động du lịch homestay trong cả nước cũng như nước ngoài, phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế để tổ chức các khóa đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn và chuyên môn cao. - Ban quản lý có thể liên hệ với một số trường đào tạo về du lịch như: Bộ môn du lịch, dịch vụ và lữ hành, khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang, trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Nha Trang, Cao đẳng nghề du lịch… để phối hợp với họ mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Ngân sách đào tạo có thể lấy từ ngân sách thành phố, huyện, địa phương và từ quỹ du lịch. - Tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi những kinh nghiệm trong công tác quản lý giữa các xã hội với cán bộ quản lý của huyện và thành phố. 3.2.4.2 Đối với cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch homestay Mặc dù vậy, hiện nay du lịch tại đảo cũng phát triển được hơn 5 năm, và cũng có nhiều sự thay đổi hơn trước kia. Chính vì vậy, thành phố và chính quyền xã cũng đã khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân phát triển, nhưng để phát triển du lịch thực sự cần: - Tập trung mở các lớp đào tạo nghề cho các hộ dân trực tiếp tham gia phục vụ khách. Hình thức chủ yếu là đào tạo các khóa ngắn hạn, phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp nghiệp vụ và các trung tâm dạy nghề để tổ chức các khóa học cho những người tham gia trực tiếp vào đón và phục vụ khách, mỗi hộ có thể cử người 82 đi học và mỗi hộ làm du lịch homestay cần có một người quản lý hoạt động du lịch của hộ gia đình mình. - Các cán bộ xã hoặc cán bộ Ban quản lý du lịch homestay tại đảo cần thường xuyên theo dõi và hướng dẫn, tổ chức cách kinh doanh, cách hoạt động nghề du lịch cho mỗi hộ dân thường xuyên và đặc biệt, tạo nhiều điều kiện cho các hộ gia đình nghèo, khó khăn cần kiếm thêm thu nhập cho gia đình. - Ngoài ra, cũng cần tập trung chủ yếu vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan tới hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức có liên quan đến pháp luật, mục đích của du lịch homestay, du lịch bền vững… hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ về buồng phòng, bếp và hướng dẫn viên du lịch, không chỉ có tác dụng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch đem lại lợi ích kinh tế mà còn đáp ứng nhu cầu của khách muốn được tiếp xúc nhiều hơn với người dân và đời sống bản xứ, nâng cao chất lượng các tour du lịch homestay và bảo tồn được giá trị cũng như vẻ đẹp nguyên thủy về tài nguyên du lịch tại đảo. - Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên là người bản địa tinh thông về nghiệp vụ du lịch, am hiểu về văn hóa dân tộc, đặc biệt là hiểu rõ về du lịch Bình Ba, cũng có thể mở rộng khả năng ngoại ngữ để có thể phục vụ khách nước ngoài (nếu quy định về đối tượng khách du lịch đảo Bình Ba sẽ được thay đổi trong tương lai), để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách du lịch và làm bừng sáng các điểm đến du lịch cho đảo Bình Ba mà không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các công ty tour du lịch. - Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho người dân, xã cũng nên khuyến khích các hộ dân tuwh học tập lẫn nhau, những hộ mới nên tham khảo kinh nghiệm của các hộ chuyên phục vụ khách, hoặc phục vụ khách lâu năm, có thể tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ. Đây sẽ là hình thức đào tạo nhanh nhất và có hiệu quả nhất đối với đội ngũ phục vụ du lịch homestay vì mang tính cộng đồng cao. 83 3.2.5 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng điểm đến và dịch vụ hỗ trợ cho du lịch homestay tại đảo Có thể nói, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động du lịch tại một điểm du lịch và làm bộ mặt đời sống cư dân ở đảo Bình Ba được cải thiện nhiều hơn. Nếu không có những cơ sở này thì sẽ không có hoạt động du lịch diễn ra. Và các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch homestay như: hệ thống đường sá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện, nước, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển…Đây là các yếu tố đặc trưng trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, là yếu tố trực tiếp đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch homestay được tạo ra và cung ứng cho du khách. Vì vậy, ý thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nhận thấy được sự khó khăn về điều kiện địa lý nên đảo Bình Ba cần thực hiện những giải pháp như sau: - Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, cũng như giao thông đi lại và phương tiện di chuyển. - Xây dựng và phủ sóng toàn xã hệ thống mạng internet hoặc wifi để tạo sự thuận tiện cho việc tra cứu thông tin, cập nhật thông tin liên tục cho khách du lịch và cư dân địa phương. Cũng như hệ thống mạng di động ngày càng mạnh và hiện đại để phục vụ tốt hơn cho khách du lịch. - Hiện tại, hệ thống đường bộ tạo đảo khá ổn định nhưng có nhiều đoạn ngoằn ngoèo và hơi khó đi, cần chính quyền xã xem xét và ngày càng hoàn chỉnh những đoạn đường này giúp khách an tâm và có thể đi tham quan nhiều điểm du lịch tại đảo hơn. - Cần xem xét về phương tiện di chuyển qua đảo và tại đảo, không chỉ là cần nhiều thuyền bè, ca nô để chở đón khách mà cần đảm bảo vệ sinh và an toàn cho khách. Cần xây dựng xe chở khách riêng không nên vừa chở khách vừa chở hàng qua đảo, đặc biệt các loại hàng có mùi nặng và làm du khách khó chịu. Và cần có quy định về số lượng khách cho mỗi chiếc thuyền, bè hoặc ca nô. 84 Vì thế, cần có nhiều kế hoạch khẩn trương đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp, khắc phục những tồn tại về phương tiện phục vụ chở du khách để ngày càng an toàn, thuận tiện và hợp lý hơn cho nhu cầu đi lại của du khách qua đảo và tại đảo để góp phần thúc đẩy du lịch Bình Ba phát triển. Bên cạnh đó, cần: - Xây dựng đồng bộ các công trình vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các điểm du lịch và các hộ gia đình trong dự án. Vì đây là vấn đề tại đảo chưa được thực hiện cũng như chưa thật sự làm hài lòng khách du lịch. - Cần tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ gia đình vào quá trình phục vụ khách. - Ngoài việc đầu tư và xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, công trình văn hóa, đảo Bình Ba cần nâng cao chất lượng các cơ sở y tế sao cho có đủ năng lực làm tốt việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa phương và du khách. - Cần có cơ chế thoáng về vấn đề vay vốn ưu đãi cho các hộ gia đình tại xã Cam Bình có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho mô hình du lịch homestay nhằm tạo ra sự kích cầu cho nhân dân phấn khởi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho dịch vụ du lịch. 3.2.6 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch Du lịch là một ngành phát triển dựa vào tài nguyên là chính, trong đó bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, do vậy để phát triển du lịch homestay thì vấn đề quan trọng được đặt ra là phải có biện pháp để vừa khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái và duy trì được bản sắc văn hóa vốn có của địa phương. Trong các mô hình du lịch homestay trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu. Để phát triển hơn nữa hiệu quả của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba - xã Cam Bình cần có những giải pháp cụ thể cho vấn đề tài nguyên và môi trường như sau: 3.2.6.1 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên tự nhiên Đầu tiên, cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường thông qua chương trình giáo dục, chương trình 85 đào tạo nguồn nhân lực tại xã. Phối hợp với các ngành giáo dục đưa giáo dục môi trường vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của giáo dục phổ thông đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng. Về nội dung giáo dục phải phù hợp với phong tục tập quán và lối sống văn hóa của người dân địa phương, sử dụng phương pháp đơn giản hóa ngôn ngữ và chuyển thể thành dạng ngôn ngữ mà người bình thường cũng có thể hiểu được. Cụ thể là: - Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, kho dự trữ thiên nhiên quý hiếm, bảo tồn những cảnh quan độc đáo, các loài đặc hữu của địa phương. - Giáo dục một số kỹ năng bảo vệ môi trường như: phòng chống cháy cây cối tự nhiên, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, giữ gìn môi trường cảnh quan không ô nhiễm nguồn nước biển, và những công việc cần làm khi có tình huống xấu xảy ra… - Giáo dục về đạo đức môi trường và cách ứng xử thân thiện với môi trường cho cả người dân và khách du lịch. Về phương pháp thực hiện, tùy theo trình độ hiểu biết của mỗi đối tượng khác nhau để có cách giáo dục cho phù hợp nhất. Ví dụ, đối với học sinh, có thể lồng ghép chương trình học với các hoạt động ngoại khóa về môi trường và các điểm du lịch; đối với người dân địa phương thì phải chọn các phương pháp giáo dục truyền thống, hướng vào cộng đồng hay với khách du lịch, chúng ta có thể vừa giới thiệu cho khách vừa diễn giải về môi trường bằng ngôn ngữ của khách. Ngoài ra, một biện pháp cần thực hiện ngay đó là: - Xây dựng các thùng rác và nội quy bảo vệ môi trường và tôn trọng nền văn hóa bản địa trên các tuyến du lịch thuộc xã với nguyên tắc thân thiện với môi trường, cần có những giải pháp kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu nguồn rác thải và xử lý ô nhiễm môi trường. - Quán triệt sâu sắc chỉ thị số 07 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường giữ trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, đồng thời bổ sung vào các chương trình du lịch homestay các hoạt động cụ thể như tạo điều kiện 86 cho khách du lịch cùng nhân dân tham gia trồng cây lưu niệm, tham quan các khu vực có hệ động thực vật quý hiếm, thu gom rác và vệ sinh làng xã, sửa sang trường học và các công trình công cộng khác. Để làm được điều đó cần xây dựng một chương trình du lịch độc đáo, hướng đến du lịch xanh và con người thân thiện. 3.2.6.2 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn Giá trị văn hóa địa phương là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một điểm du lịch. Chính vì vậy, đảo cần có các biện pháp cụ thể hơn trong việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của đảo đó là: - Xây dựng và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc địa phương. Qua đó cũng là dịp để giới thiệu đến khách du lịch, đồng thời đây cũng là các sự kiện thu hút sự chú ý của du khách và người dân địa phương. - Nghiên cứu, khôi phục lại nét văn hóa truyền thống của cư dân trên đảo: lễ hội, các điệu múa, bài hát, thơ văn, lễ hội về đảo. Xây dựng các đội văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của tất cả các hộ gia đình trong các xã, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Đây là đội văn nghệ nòng cốt cho phong trào văn hóa, văn nghệ của xã và sẽ là đội văn nghệ tham gia biễu diễn phục vụ khách. - Tìm hiểu về các nghề truyền thống của địa phương, đồng thời có biện pháp khôi phục lại các nghề này vừa bảo tồn, tôn tạo những ngành nghề truyền thống của địa phương vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế cho nhân dân. - Đồng thời cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp dân cư về trách nhiệm bảo tồn các di sản cũng như để người dân thấy được tầm quan trọng của công tác bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc mình, cũng như họ sẽ biết cách để giữ gìn truyền thống ấy. 3.2.7 Giải pháp về vấn đề quy hoạch không gian xây dựng Theo cán bộ quản lý du lịch xã Cam Bình cho biết: “Việc phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba chưa đi vào quy hoạch cụ thể và kể cả du lịch tại đảo nói 87 chung. Thường thì chỉ có các công ty du lịch tự dẫn khách qua đảo và đưa khách đi tham quan nhiều nơi, họ chỉ cần có giấy xin phép và thế là họ dẫn khách qua đảo hàng loạt, ít và rất hiếm người dân trên đảo tự tổ chức tour cho khách du lịch. Và dường như, các điểm du lịch nổi tiếng trên đảo cùng các di tích lịch sử cần được khám phá và tôn vin vẻ đẹp, nổi bật cho đảo thì chỉ được các công ty tour nhắc đến chỉ là hải sản và bãi tắm, còn các di tích lịch sử và văn hóa địa phương, các công trình kiến trúc không được nói tới”. Và đây là vấn đề cần được xã và người dân địa phương quan tâm và chủ động đưa du lịch homestay cũng như du lịch nói chung vào quy hoạch cụ thể. Quy hoạch cụ thể ở đây đó là việc làm tôn vinh thêm vẻ đẹp các di tích lịch sử như: bệ đỡ sung thần công, tháp lô cốt của người Pháp, Tịnh Thất Ngọc Gia Hương hay Điện Đạ Tạng, chùa Bình Ba, đình Bình Ba… cùng các lễ hội của ngư dân, văn hóa đảo Bình Ba, các tài nguyên biển đảo… và cần giữ riêng giá trị vốn có của các tài nguyên đó vì đã là du lịch thì cần có những nét đẹp và giá trị riêng, điều đó mới làm hấp dẫn và thu hút nhiều du khách đến đây. Vì thế, cần có các chính sách tôn tạo, giữ gìn cũng như tạo ra điểm đến cụ thể, có sự hướng dẫn về lịch sử, đặc điểm và những giá trị truyền thống riêng biệt cho mỗi di tích lịch sử cũng như các điểm đến khác, đầu tư vào các hộ dân tại đảo xây dựng du lịch homestay nhiều hơn để vừa mang đậm bản chất người dân đảo Bình Ba giới thiệu đến du khách cũng vừa giữ gìn những giá trị cốt lõi tự nhiên tại đảo. 3.2.8 Hợp tác và liên kết gắn bó giữa các bộ phận quốc phòng an ninh, chính quyền địa phương, các công ty du lịch và dân cư sinh sống tại đảo Trong việc phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa “3 nhà” bao gồm nhà dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân địa phương - “nhân tố cốt lõi”, các công ty lữ hành - “cầu nối” và các cấp chính quyền - “đòn bẩy”. Trong đó, nhà nước như là chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động phát triển du lịch của cư dân địa phương và các tour dẫn khách qua đảo của các công ty du lịch và cả tour phượt. Cũng như là giữ 88 vai trò trung gian kết nối giữa các hộ gia đình cung ứng dịch vụ homestay với các công ty du lịch. Xét ở tầm vĩ mô, các cấp chính quyền cần chú trọng: - Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá các homestay đến với du khách du lịch nhiều hơn nữa. Ưu tiên cho hoạt động quảng bá là xây dựng được trang web để giới thiệu về chất lượng, hình ảnh và các hoạt động của các homestay. In ấn các brochure để giới thiệu tại các trung tâm du lịch ở sân bay, nhà ga, khách sạn hay trong các hội chợ, hội thảo về du lịch. - Tổ chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. - Tăng cường quảng bá homestay đảo Bình Ba trên các báo, tạp chí, truyền hình trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước. Ngoài ra, có thể giới thiệu các homestay qua các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Google Plus hoặc Youtube… Xét ở tầm vi mô, các cấp có thẩm quyền cần: - Phối hợp khảo sát và đánh giá đúng năng lực của các hộ dân nhằm phân cấp và dán nhãn chất lượng cho các gia đình đăng ký kinh doanh loại hình du lịch homestay. Công tác này cần được tiến hành một cách thường xuyên. Để đảm bảo tính công bằng khi triển khai cần có một bộ tiêu chí phù hợp. Cho nên việc xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá và dán nhãn chất lượng cần được xúc tiến một cách nghiêm túc trên cơ sở tham khảo các mô hình thực hiện du lịch cộng đồng thông qua hình thức homestay trên thế giới và tại Việt Nam. - Cần chú trọng đến việc hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các gia đình đủ năng lực triển khai loại hình homestay có nhu cầu vay vốn để hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Tuy nhiên cần đánh giá tính khả thi của việc hỗ trợ vốn vay một cách kỹ lưỡng. - Song song với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lữ hành khi đưa khách đến địa phương, chính quyền địa phương cần quản lý một cách cặn kẽ các hoạt động và sản phẩm du lịch được triển khai nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực và 89 chất chứa các nguy cơ gây tổn thương về mặt kinh tế văn hóa xã hội tại địa phương. - Chính quyền xã cần thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa 3 bên để tăng cường mối liên kết hỗ trợ, tạo sự đồng thuận giữa hộ cung ứng dịch vụ du lịch với công ty du lịch. - Cần phối hợp chặt chẽ với công ty du lịch nhằm tăng cường sự hỗ trợ cho hoạt động tổ chức du lịch của hộ gia đình nói riêng và ngành du lịch địa phương nói chung. Các đơn vị kinh doanh lữ hành là “cầu nối” tạo cơ hội kép cho du khách và cộng đồng địa phương. Cơ hội kép được nhắc đến ở đây trước tiên là cơ hội mà các đơn vị kinh doanh lữ hành dành cho du khách. Thông qua các đơn vị kinh doanh lữ hành các hoạt động và sản phẩm du lịch gắn liền với loại hình du lịch homestay được xuất hiện trên thị trường như một kênh cung ứng nhằm đa dạng hóa sản phẩm để du lịch vừa giúp đối tượng du khách đại trà biết thêm về loại hình du lịch homestay, trên cơ sở đó có thể sẽ thực hiện hành vi tiêu dùng trong tương lai hoặc từ thông tin mà các đơn vị lữ hành cung cấp sẽ đáp ứng các nhu cầu sẵn có của một bộ phận du khách đã và đang quan tâm đến việc thụ hưởng loại hình du lịch homestay. - Phối hợp chặt chẽ với các hộ tham gia tổ chức du lịch homestay để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời cần nghiên cứu, rà soát quy hoạch để xây dựng chiến lược phát triển loại hình du lịch homestay trong dài hạn. - Các thông tin quảng bá cần được đẩy mạnh từ các đơn vị kinh doanh du lịch để hình thành thị trường gửi khách thường xuyên. Tuy nhiên, các thông tin quảng bá cần rõ ràng, chuẩn xác tránh lạm dụng kĩ xảo marketing quá mức để khiến du khách hụt hẫng khi tiếp cận các sản phẩm không diễn ra đúng với những gì được giới thiệu lúc ban đầu. - Cơ hội cho cộng đồng địa phương tận dụng các điều kiện sẵn có của gia đình để nâng cao thu nhập thông qua việc đón tiếp du khách từ việc liên kết với các đơn vị kinh doanh lữ hành. Để sản phẩm được chuyển tải một cách hoàn hảo nhất, các đơn vị kinh doanh lữ hành nên thường xuyên cung cấp các thông tin của du khách: tâm lý, nhu cầu tìm hiểu, mong đợi khi tiếp cận các sản phẩm du lịch để cộng đồng 90 địa phương hình thành các hoạt động và sản phẩm du lịch phù hợp. - Việc liên kết này cần được chú ý vận hành theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích một cách rõ ràng ngay từ ban đầu với những cam kết rõ ràng nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ cho du khách. Cộng đồng địa phương là “nhân tố cốt lõi” xâu chuỗi và chuyển tải các giá trị của sản phẩm du lịch đến du khách. Sự hỗ trợ và liên kết với chính quyền địa phương cũng như các công ty du lịch giúp cộng đồng địa phương, đặc biệt là các hộ dân tham gia trực tiếp tự ý thức một cách nghiêm túc trong quá trình xây dựng, đảm bảo và duy trì chất lượng sản phẩm du lịch homestay phục vụ cho du khách, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình, mang lại lợi nhuận cho các công ty du lịch và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế chung cho toàn xã Cam Bình. Đặc biệt, cần có sự hợp tác và liên kết với bộ phận quốc phòng an ninh về các quy định, cũng như các chính sách được nới lỏng hơn để tạo điều kiện cho cư dân địa phương cũng như các công ty du lịch có điều kiện phát triển du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của quy định quốc phòng. Là điều kiện tối ưu và giúp thúc đẩy du lịch Bình Ba phát triển dưới một sự bao bọc và an toàn từ phía an ninh, trật tự xã hội – quốc phòng biển đảo. 91 3.2.9 Phát triển các dịch vụ kèm theo Bảng 3.1: Hoạt động dịch vụ du lịch thu hút du khách nhất khi tham gia loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba Khách du lịch STT Số lần Tiêu chí lựa chọn Tỉ lệ % 1 Dịch vụ ăn uống tại nhà dân 86 28.48 2 Dịch vụ nghỉ dưỡng 100 33.11 3 Dịch vụ vui chơi giải trí 77 25.50 23 7.62 Khám phá và học hỏi văn hóa, phong tục tập quán của 4 cư dân bản địa 5 Tìm hiểu lối sống và con người tại đảo Bình Ba 16 5.30 6 Ý kiến khác 0 0.00 Tổng 302 100.00 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Thông qua bảng 3.1 cho thấy, khách du lịch rất thích sử dụng các dịch vụ homestay tại đảo như: dịch vụ nghủ dưỡng chiếm 28.57%, dịch vụ vui chơi giải trí chiếm 26.67% và dịch vụ ăn uống tại nhà dân chiếm 21.90%. Ngoài ra dịch vụ khám phá và học hỏi văn hóa, phong tục tập quán của cư dân địa phương cũng như tìm hiểu lối sống và con người tại đảo Bình Ba thu hút khách với 18.10% và 4.76%. Qua số đó thấy rằng, nhu cầu của du khách rất đa dạng. Do đó, cần thực hiện các giải pháp sau: - Có quy hoạch cụ thể và rõ ràng về du lịch. Vì theo các chuyên gia du lịch, muốn hạn chế tình trạng phát triển tự phát về du lịch cộng đồng như hiện nay thì nhất thiết phải xây dựng du lịch theo một định hướng, quy hoạch đúng đắn và có chính sách. - Các nhà khoa học cần phối hợp nghiên cứu rồi hướng dẫn người dân bản địa hiểu sâu hơn về bản sắc riêng của văn hóa tộc người, vẻ đẹp tài nguyên du lịch tự nhiên… để từ đó xây dựng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, không trùng lặp. Khảo sát thực tế cho thấy, để thu hút được du khách tham gia du lịch cộng đồng thì 92 người dân địa phương phải giữ nếp sinh hoạt truyền thống của địa phương, ví như truyền thống làm nghề biển như nuôi tôm hùm, phát triển nghề thủ công, các lễ hội cầu ngư, hát lăng... - Cần tạo ra nhiều sản phẩm mới riêng biệt để thu hút khách hơn, cũng tạo nên được dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách với những sản phẩm đặc trưng của đảo Bình Ba như: việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ như hàng lưu niệm, mỹ nghệ đồ động thực vật biển như vỏ tôm hùm làm quà lưu niệm dưới nhiều loại vỏ tôm khác nhau, trang trí thêm để trở thành món quà lưu niệm đặc biệt để du khách nhớ đến đảo Bình Ba – đảo tôm hùm, hoặc từ các vỏ ốc, vỏ sò… Chính quyền cơ sở đứng ra thành lập các tổ, đội sản xuất hàng lưu niệm. - Đảo Bình Ba không chỉ nổi tiếng về tôm hùm còn phong phú về san hô và tảo biển, các loại động vật khác quý hiếm tại đảo có thể mở một khu dịch vụ tham quan môi trường biển của đảo Bình Ba như một bảo tàng sinh vật học để giúp du khách vừa hình dung được sự phong phú nơi lòng biển và giúp mọi người ý thức để bảo tồn vẻ đẹp của tự nhiên. - Đảo Bình Ba còn đặc sắc với các buổi biểu diễn văn nghệ, lễ hội ngư ông… điều này có thể được tái hiện và tổ chức các buổi diễn cho các đoàn khách và các du khách có yêu cầu vừa để giới thiệu, vừa tôn vinh, vừa giữ gìn bản sắc phong tục tập quán của đảo Bình Ba. Chính quyền xã đứng ra thành lập các tổ, các đội văn nghệ để phục vụ khách du lịch. - Đầu tư vào phát triển các dịch vụ khác như: lặn ngắm san hô, hoặc được đi dù lượn, đi ca nô để ngắm nhìn toàn cảnh đẹp của đảo. - Đặc biệt, chủ nhà ngoài việc giới thiệu hướng dẫn khách tham quan, tổ chức ăn uống, nghỉ ngơi…có thể tổ chức các buổi cho khách cùng người dân làm việc như cũng nuôi tôm hùm, cho tôm ăn, bắt tôm hoặc tổ chức các buổi liên hoan, vui chơi trên thuyền bè… 3.2.10 Xúc tiến công tác quảng bá du lịch homestay tại đảo Bình Ba Trong hoạt động du lịch, công tác quảng bá và xúc tiến có mục tiêu là cung cấp những thông tin về tiềm năng du lịch giúp khách du lịch có được những thông 93 tin chính xác, kịp thời để có sự lựa chọn và thực hiện chuyến đi của mình được thuận tiện và có hiệu quả nhất, không chỉ khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử và các giá trị văn hóa dân tộc mà còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cộng đồng cư dân và của khách tham quan đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Thông qua khảo sát thực tế và điều tra khách du lịch, kênh thông tin thu hút du khách được thể hiện qua biểu đồ sau: 64.71% 70 60 50 40 33.33% 30 Series1 20 10 1.96% 0.00% 0.00% 0 Tivi Internet Báo chí Bạn bè, Ý kiến khác người thân Biểu đồ 3.1 Kênh thông tin về đảo Bình Ba (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Qua biểu đồ 3.1 cho thấy, khách du lịch biết đến Bình Ba và số lượng khách du lịch mỗi năm tăng lên nhanh chóng vì phần lớn được bạn bè, người thân giới thiệu chiếm 64.71% cũng như qua internet chiếm 33.33%. Ngoài ra, với sự phát triển nổi bật của du lịch tại đảo thì cũng có nhiều kênh truyền thông khác đã giới thiệu điểm đến Bình Ba khắp cả nước. Qua đây, cho thấy, sự hiệu quả trong việc sử dụng kênh thông tin bạn bè, người thân và internet đã mang lại số lượng khách rất đông tại đảo vừa ít tốn kém thời gian, công sức cũng như chi phí nên chính quyền xã cùng cộng đồng địa phương và các công ty du lịch nên thúc đẩy loại hình quảng bá này hơn nữa để mang lại nhiều lợi ích cho cư dân cũng như các doanh nghiệp lữ hành và để nhiều du khách biết đến đảo Bình Ba. 94 Để đạt được hiệu quả cao trong quảng bá du lịch đòi hỏi cần có một chiến lược marketing chuyên nghiệp mà trước mắt, thành phố, xã cần xác định rõ những nội dung cần quảng bá đến khách và xác định rõ những lợi thế cũng như tiềm năng cũa xã để có kế hoạch marketing phù hợp nhất. Cùng với đó là phải xác định các nguồn khách du lịch tiềm năng của loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba. Việc xác định được các thị trường khách tiềm năng là cơ sở đưa ra các chương trình du lịch cụ thể và hấp dẫn, chào bán ra thị trường. Để góp phần xây dựng đảo Bình Ba ngày càng phát triển mạnh về du lịch thì việc quảng bá du lịch và con người cũng như đời sống cư dân đảo, cần thực hiện bằng nhiều biện pháp, nhiều hướng khác nhau như: - Quảng bá theo phương thức truyền thống qua các phương tiện in ấn như tập gấp, tờ rơi, các loại đĩa CD, VCD, báo in… để giới thiệu về du lịch homestay tại đảo. - Quảng bá nhanh chóng và giúp khách du lịch cập nhật thông tin rõ ràng có thể qua các phương tiện thông tin đại chúng như: radio, truyền hình, báo mạng điện tử…để giới thiệu về du lịch homestay. - Thực tế hiện nay, việc quảng ba du lịch homestay tại đảo vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, để quảng bá xã nên chủ động ký hợp đồng quảng cáo trên các báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Pháp luật, tạp chí Doanh nghiệp… Bên cạnh các phương thức truyền thống là đăng quảng cáo trên các phương tiện này cần có các phương thức mới sang tạo hơn sẽ giúp thu hút nhiều sự quan tâm cũng như sự tò mò cho khách du lịch về đảo Bình Ba thú vị và mới mẻ này. - Ngành du lịch thành phố cũng cần chủ động giới thiệu về du lịch đảo Bình Ba và đặc biệt là du lịch homestay tại đảo tới các báo đài trong và ngoài nước làm phim tư liệu giới thiệu về thắng cảnh và đời sống con người trên đảo, miễn phí ăn ở đi lại, tạo điều kiện thuận lợi tối đa và có thù lao cho họ. - Ngoài ra, quảng bá du lịch qua internet đang là giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Hiện tại nội dung thông tin du lịch về đảo Bình Ba chỉ thông qua một vài trang facebook cá nhân và facebook của các địa địa điểm kinh doanh du lịch tại Bình Ba như: du lịch bụi Bình Ba, TúNgọc Homestay, du lịch Bình Ba…mà chưa có một 95 trang web riêng cho du lịch homestay của Bình Ba. Vì vậy, ban quản lý du lịch xã Cam Bình có thể tạo ra một trang website riêng cho du lịch homestay tại xã đảo để có thể liên kết với các website của du lịch Việt Nam và là trang web chính để du khách tìm kiếm và cập nhật thông tin, để có thể liên hệ với du lịch homestay tại đảo Bình Ba. - Thông qua các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch của xã, của thành phố để có điều kiện tuyên truyền, tiếp thị về du lịch homestay ở đảo Bình Ba đến khách du lịch. - Vấn đề khó khăn nhất đối với các hộ gia đình là nguồn khách, bởi đặc thù của dịch vụ homestay là các hộ gia đều là đồng bào các dân tộc, họ chưa thể tiếp cận được với các hoạt động marketing hay chủ động tìm kiếm nguồn khách. Do vậy, việc cung cấp nguồn khách hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các công ty lữ hành. Còn việc xúc tiến quảng bá, kết nối các hộ gia đình với các công ty lữ hành hiện nay đang phục thuộc chủ yếu vào các cơ quan chuyên môn của địa phương .Trong thời gian tới, xã cần liên kết và cần tập trung ưu tiên cho việc quảng bá về du lịch cộng đồng và dịch vụ homestay, giới thiệu quảng bá chi tiết cho từng hộ gia đình. 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1 Kiến nghị với chính quyền xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh - Tổ chức các hội thảo kiến nghị với cấp chính quyền thành phố và tỉnh ủy về việc phát triển du lịch tại đảo nói chung và du lịch homestay nói riêng. Để có những định hướng cũng như quy hoạch du lịch rõ ràng tạo điều kiện pháp lý rõ ràng để phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba. - Xây dựng các mô hình tổ chức cũng như công tác quản lý chặt chẽ cho sự phát triển du lịch homestay tại đảo. - Tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp lữ hành và chính quyền xã để có sự liên kết và hợp tác hiệu quả vừa giúp phát triển ổn định du lịch homestay tại đảo vừa nằm dưới sự kiểm soát và quản lý các hoạt động phát triển du lịch từ chính quyền. - Chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và lợi ích từ sự phát triển du lịch tại đảo Bình Ba. 96 - Nghiên cứu và đưa ra những chính sách về vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch tại đảo. 3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân thành phố Cam Ranh - Xây dựng các cơ chế và chính sách, cũng như đưa ra các định hướng cụ thể và rõ ràng để phát triển du lịch homestay tại đảo. - Tăng ngân sách hỗ trợ cho việc nghiên cứu thị trường tại đảo Bình Ba, nhất là chiến dịch quảng bá, tiếp thị hình ảnh điểm đến du lịch nói chúng và du lịch homestay nói riêng. Vì du lịch homestay tại đảo Bình Ba chưa được nhiều du khách biết đến nên cần nhiều sự hỗ trợ từ phía cấp thành phố cùng với chính quyền xã, các doanh nghiệp lữ hành để tăng cường thực hiện chiến lược quảng bá. - Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư của của các thành phần kinh tế để nâng cấp, xây dựng du lịch homestay tại đảo vững mạnh. - Xây dựng lực lượng đội ngũ lao động tham gia phát triển du lịch homestay chuyên nghiệp, và tạo nhiều cơ hội học hỏi, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ cho đội ngũ cộng đồng địa phương đảo Bình Ba. - Tăng cường ý thức của người dân và hợp tác, liên kết chặt chẽ với chính quyền xã cũng như các đối tượng tham gia phát triển du lịch tại đảo. - Quảng bá du lịch homestay tại đảo Bình Ba qua nhiều kênh thông tin truyền thông. 97 KẾT LUẬN Trong xu thế phát triển đa dạng về các loại hình du lịch như hiện nay, loại hình nào cũng hướng đến khai thác nguồn tài nguyên du lịch và tôn vinh, làm đẹp các điểm đến du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nhưng đến lúc khai thác triệt để cũng là lúc làm phá hoại đi cảnh quan tự nhiên cũng như môi trường sinh thái tại điểm du lịch đó. Và có thể thấy rằng, các điểm du lịch mới khai thác đều thu hút khách nhưng về lâu về dài nguồn tài nguyên cạn kiệt và kéo theo các hệ lụy dần dần làm mất đi cảnh quan tự nhiên và vẻ đẹp, du khách sẽ không còn đến du lịch nữa , đó như là lời cảnh tỉnh cho du lịch Việt Nam trong những giai đoạn đầu rất thu hút khách , nhưng sẽ là muôn vài câu hỏi cho vấn đề về sau này. Chính vì vậy mà Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cũng như các chuyên gia nghiên cứu du lịch, các cấp các ngành du lịch cùng với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đang hướng du lịch Việt Nam theo hình thức du lịch bền vững. Ngày nay, du lịch homestay một hình thức du lịch bền vững đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương, vừa thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển vừa tôn tạọ, bảo tồn di sản, tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái một cách nguyên thủy và giữ gìn nét đẹp hoang sơ, tự nhiên của đất trời. Bên cạnh đó, du lịch homestay giúp quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam theo những nét riêng và truyền thống đặc sắc một cách gần gũi và chân thật nhất, giúp nâng cao lòng tự hào và tình yêu quê hương của mỗi vùng miền, mở rộng giao lưu về ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa, kiến thức về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Đó là lý do, loại hình du lịch homestay đang được khuyến khích, đẩy mạnh phát triển và đảo Bình Ba là một nơi rất có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch homestay. Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba”, có thể thấy được thực trạng về du lịch homestay tại đảo Bình Ba chưa được phát triển và còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên với những khó khăn, thách thức trước mắt, công việc này cần có 98 sự chung tay giải quyết của cơ quan chuyên môn, chính quyền xã, các cấp, các ngành, bộ phận quốc phòng căn cứ quân sự Cam Ranh cùng các công ty lữ hành và của cả cộng đồng tổ chức dịch vụ du lịch nhằm đưa loại hình dịch vụ du lịch này ngày càng phát triển trở thành loại hình du lịch nổi bật tại đảo góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên đối với tất cả mọi người. Hy vọng thông qua đề tài này, em có thể đóng góp một phần công sức nhỏ giúp du lịch homestay tại đảo Bình Ba thật sự phát triển hơn nữa ở hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh những mặt đã đạt được của đề tài, nội dung của bài khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế: Thứ nhất, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu nhiều trong việc thiết kế bảng câu hỏi và dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn đã tương đối hoàn chỉnh các bảng khảo sát. Nhưng do số lượng đối tượng cũng như số phiếu điều tra khá nhiều gây khó khăn trong quá trình điều tra và hợp tác tốt với các đối tượng điều tra nên không tránh khỏi sự khảo sát không đầy đủ và đạt chất lượng như mong muốn. Thứ hai, do hạn chế về thời gian, điều kiện và năng lực bản thân nên nghiên cứu còn mang nhiều yếu tố mang tầm vi mô. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý cơ quan chính quyền UBND xã Cam Bình, cư dân địa phương đảo Bình Ba, các thầy cô trong Bộ môn Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành của trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình và vui vẻ của cô Đoàn Nguyễn Khánh Trân đã giúp em trong quá trình thực hiện đề tài này. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Mai & cộng sự (2008). Giáo trình Tổng quan du lịch. Nhà xuất bản Lao Động. 2. Võ Quế (2006). Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng- tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 3. Lê Thị Thuận Ánh (2010), “Tìm hiểu loại hình du lịch homestay dành cho học sinh, sinh viên tại Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa văn hóa du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Công (2008), “Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Văn Chuyến & cộng sự (2013), “Các tác động chủ yếu của du lịch”, Khoa Môi trường & Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, “Giáo trình Kinh tế Du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008. 7. Phạm Thị Thu Hoài (2013), “Các loại hình du lịch ở Việt Nam (du lịch homestay, du lịch Mice và du lịch biển)”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Kinh tế du lịch. 8. Bùi Thị Lê (2013), “Tìm hiểu điều kiện phát triển loại hình du lịch homestay tại huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Du lịch. 9. Phạm Thành Thái (2012), “Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Lý thuyết và vận dụng”, Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang. 10. Lê Thị Hiền Thanh (2008), “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)”, Luận văn thạc sĩ du lịch học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 11. Phạm Thị Thắm (2013), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Kinh Tế, Đại học Nha Trang. 100 12. Lê Thị Nhã Trúc (2009), “Du lịch sinh thái homestay tại Vĩnh Long”, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Du lịch, trường Đại học Hùng Vương TP.HCM. 13. Đỗ Thị Thanh Vinh, Ninh Thị Kim Anh & Đoàn Nguyễn Khánh Trân, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp Bộ môn, “Du lịch Homestay”, Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang, 12/12/2013. 14. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam, “Xây dựng năng lực phục vụ các sang kiến về du lịch bền vững”, Đề cương dự án, 1997. 15. Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (2013), “Tài liệu hướng dẫn vận hành Dịch vụ lưu trú tại nhà dân”, TP. Hà Nội. 16. Quyết định phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, Số: 201/QĐTTg, http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-45-CP-doi-moiquan-ly-va-phat-trien-nganh-du-lich-vb38598t13.aspx 17. Tổng quan du lịch, Đại học Đông Á http://donga.edu.vn/LinkClick.aspx?fileticket=gzBAWgEQVJU%3D&tabid=1318 18. Tài liệu tham khảo website: Kinh tế Sài gòn Online. http://www.thesaigontimes.vn/42330/Chia-se-kinh-nghiem-phat-trien-dulich-homestay.html 19. Tài liệu tham khảo website: http://luanvan.net.vn/default.aspx 20. Báo Hà Nội Mới, Phát triển du lịch cộng đồng cần có chính sách đặc thù http://m.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Du-lich/705147/phat-trien-du-lich-congdong-can-co-chinh-sach-dac-thu 21. Tài liệu tham khảo website: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch -Tổng Cục Du Lịch http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/tags/homestay 22. 8 điểm du lịch homestay tốt nhất thế giới, http://123doc.org/document/2030789-8-diem-du-lich-homestay-tot-nhat-thegioi-pps.htm 101 23. Nhà nghỉ & Homestay trên đảo Bình Ba, http://www.vamvo.com/NhaNghiTrenDaoBinhBa.aspx 24. Du lịch Homestay không thể làm đại trà, http://dantri.com.vn/du-lich-kham-pha/du-lich-homestay-khong-the-lam-daitra-801760.htm 25. Trải nghiệm homestay trên đảo Bình Ba, Khánh Hòa, http://vtv.vn/du-lich/trai-nghiem-homestay-tren-dao-binh-ba-khanh-hoa109462.htm 26. Hướng dẫn du lịch Bình Ba, http://khampha.thethaovanhoa.vn/huong-dan-du-lich-dao-binh-bac1023n20140317111245412p0.htm 27. Đảo Bình Ba – Cam Ranh, http://www.vietnamteambuilding.net/dao-binh-ba-cam-ranh 28. Khám phá đảo Bình Ba, http://vietnamcharm.vn/kham-pha-dao-binh-ba-2/ 29. Khái quát về một số di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố, http://camranh.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=252bd23b-f25b-48f9-ae45743a9d624d18 30. Vịnh Cam Ranh và tầm nhìn phát triển du lịch, http://www.baokhanhhoa.com.vn/du-lich/201308/vinh-cam-ranh-va-tamnhin-phat-trien-du-lich-2259369/ 102 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI CHO CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN XÃ CAM BÌNH Kính chào quý chính quyền địa phương xã Cam Bình! Tôi là sinh viên ngành quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành thuộc khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về đề tài : “ Phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa”. Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu sự phát triển loại hình du lịch homestay và tìm ra các giải pháp để ngày càng thúc đẩy phát triển loại hình này tại đảo Bình Ba, cũng như để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch homestay đến khách du lịch. Vì vậy, kính mong quý chính quyền vui lòng bớt chút thời gian trả lời một số câu hỏi. Sự hợp tác của quý chính quyền địa phương là sự đóng góp vô cùng lớn đối với nghiên cứu cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý chính quyền địa phương. Xin chân thành cảm ơn! Câu 1: Xin quý cơ quan chính quyền cho biết loại hình du lịch homestay tại xã phát triển khi nào? ………………………………………………… (tháng/năm) Câu 2: Loại hình du lịch nào mà cơ quan chính quyền đang chú trọng phát triển hiện nay? (lựa chọn 3 đáp án quan trọng nhất)  Du lịch biển đảo  Du lịch homestay  Du lịch khám quá  Du lịch sinh thái  Du lịch lễ hội  Du lịch giải trí  Du lịch nghĩ dưỡng  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ: …) 103 Câu 3: Xin quý cơ quan chính quyền cho biết, số lượng hộ gia đình tham gia loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba? Số lượng hộ gia đình: ……………………………………….. Câu 4: Những hình thức quảng bá nào mà cơ quan chính quyền đã thực hiện để phát triển du lịch tại đảo Bình Ba?  Tờ gấp/sách mỏng  Trên các website internet  Trên truyền hình  Trên báo chí  Khác (xin vui lòng ghi rõ): ………………………………… Câu 5: Theo quý cơ quan chính quyền, tại đảo Bình Ba có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch homestay? (lựa chọn 3 yếu tố quan trọng nhất)  Tài nguyên thiên nhiên ở đảo rất phong phú và đa dạng  Tài nguyên nhân văn đặc sắc và có nhiều giá trị lớn  Hệ thống quốc phòng, an ninh trật tự được đảm bảo  Các chương trinh du lịch tại đảo rất được chú trọng phát triển và có chất lượng  Cộng đồng địa phương hiếu khách, hiền hòa, tận tình và sống giản dị.  Cơ sở vật chất tại đảo ngày càng hoàn thiện và phát triển  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ) :………………………………………… Câu 6: Theo quý cơ quan chính quyền, đảo Bình Ba cần chú trọng những yếu tố nào để phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo?  Cơ sở vật chất- hạ tầng tại đảo  Chất lượng dịch vụ của du lịch homestay tại đảo  Đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông  Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ  Nâng cao chất lượng và kiến thức chuyên môn cho người dân địa phương về lĩnh vực du lịch 104  Hệ thống hóa các chương trình du lịch homestay mới lạ, hấp dẫn  Phát triển đa dạng hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đảo  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ) :…………………………………………. Câu 7: Những khó khăn trong việc phát triển du lịch homestay tại đảo?  Kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ cho các bộ phận tham gia vào phát triển du lịch homestay  Tổ chức đầy đủ các hoạt động dịch vụ du lịch homestay cho du khách  Hợp tác và liên kết hiệu quả với giữa cộng đồng địa phương, các công ty du lịch và chính quyền địa phương  Đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của du khách  Chất lượng dịch vụ sản phẩm mang đến cho du khách  Chất lượng phục vụ  ý kiến khác ( xin vui lòng ghi rõ):…………………………. Câu 8: Chính quyền địa phương đã có các hoạt động gì trong công tác quản lý và đào tạo cộng đồng địa phương phụ trách tham gia phát triển du lịch homestay tại đảo? (Xin vui lòng cho biết ý kiến: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………….……………………………………………………… ……………………………………) Câu 9: Lợi ích mà chính quyền thu được từ việc phát triển du lịch tại đảo Bình Ba? (Xin vui lòng cho biết ý kiến: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………) 105 Câu 10: Chính quyền địa phương có những dự định nào để phát triển du lịch homestay tại đảo của xã trong thời gian tới? (Xin vui lòng cho biết ý kiến: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………) XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ NHIỆT TÌNH GIÚP ĐỠ CỦA QUÝ CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN! 106 PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Kính chào quý Anh, Chị! Tôi là sinh viên ngành quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành thuộc khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về đề tài : “ Phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa”. Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu sự phát triển loại hình du lịch homestay và tìm ra các giải pháp để ngày càng thúc đẩy phát triển loại hình này tại đảo Bình Ba, cũng như để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch homestay đến khách du lịch. Vì vậy, kính mong quý Anh, Chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời một số câu hỏi. Sự hợp tác của quý Anh, Chị là sự đóng góp vô cùng lớn đối với nghiên cứu cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Anh, Chị. Xin chân thành cảm ơn! Câu 1: Xin hỏi Anh (Chị) đã tham gia loại hình du lịch homestay tại xã trong thời gian bao lâu?  Dưới 1 năm  Từ 1 – 2 năm  3 -5 năm  Trên 5 năm Câu 2: Các hoạt động dịch vụ nào anh (chị) thường xuyên cung cấp cho khách?  Hướng dẫn khách tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng tại đảo  Giới thiệu các món ăn ngon và hấp dẫn khi đến Bình Ba  Giới thiệu và hướng dẫn cho khách nhập gia  Chuẩn bị phòng ngủ, các tiện nghi và phục vụ bữa ăn cho khách  Tổ chức các buổi hướng dẫn tham quan cho khách  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ) :…………………………………………. 107 Câu 3: Theo Anh (Chị) loại hình du lịch homestay có mang lại lợi ích không?  Có  Không  Ý kiến khác: ………………………………………………………. Câu 4: Thu nhập bình quân anh (chị) nhận được từ loại hình du lịch homestay?  1 - 3 triệu/tháng  3 - 5 triệu/tháng  5 - 10 triệu/tháng  Trên 10 triệu/tháng Câu 5: Anh (chị) gặp phải những khó khăn gì trong việc thực hiện dịch vụ du lịch homestay tại xã không? (lựa chọn 3 đáp án cho là quan trọng nhất)  Kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ  Tổ chức đầy đủ các hoạt động dịch vụ du lịch homestay cho du khách  Hợp tác và liên kết hiệu quả với cơ quan chính quyền, các công ty du lịch  Đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của du khách  Chất lượng dịch vụ sản phẩm mang đến cho du khách  Chất lượng phục vụ  ý kiến khác ( xin vui lòng ghi rõ):………………………………………… Câu 6: Theo Anh (Chị), đảo Bình Ba có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch homestay? (lựa chọn 3 yếu tố quan trọng nhất)  Nằm trong vùng biển Khánh Hòa – là một trong nơi có những nhiều vịnh, đảo đẹp nhất của quốc gia.  Tài nguyên thiên nhiên ở đảo rất phong phú và đa dạng  Tài nguyên nhân văn đặc sắc và có nhiều giá trị lớn  Hệ thống quốc phòng, an ninh trật tự được đảm bảo  Các chương trinh du lịch tại đảo rất được chú trọng phát triển và có chất lượng  Cộng đồng địa phương hiếu khách, hiền hòa, tận tình và sống giản dị.  Cơ sở vật chất tại đảo ngày càng hoàn thiện và phát triển  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ………………………………………… 108 Câu 7: Theo Anh (Chị), đảo Bình Ba cần chú trọng những yếu tố nào để phát triển loại hình du lịch homestay? (lựa chọn 3 đáp án quan trọng nhất)  Cơ sở vật chất- hạ tầng tại đảo  Chất lượng dịch vụ của du lịch homestay tại đảo  Đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông  Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ  Nâng cao chất lượng và kiến thức chuyên môn cho người dân địa phương về lĩnh vực du lịch  Hệ thống hóa các chương trình du lịch homestay mới lạ, hấp dẫn  Phát triển đa dạng hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đảo  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ……………………………………….. Câu 8: Lợi ích mà Anh (chị) nhận được từ việc phối hợp với công ty du lịch và chính quyền địa phương phát triển du lịch homestay như thế nào? (lựa chọn 3 đáp án)  Nâng cao thu nhập  Nâng cao kiến thức chuyên ngành du lịch  Nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng kinh doanh du lịch  Nâng cao ý thức bản thân và mọi người trong gia đình về bảo vệ tài nguyên du lịch  Tạo môi trường sống thân thiện, lành mạnh, văn minh và hòa hợp với thiên nhiên  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ………………………………………… Câu 9: Qúy Anh (chị) có góp ý gì cho sự phát triển của du lịch homestay tại đảo Bình Ba trong thời gian tới không? (Xin vui lòng cho biết ý kiến của Anh, Chị: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….) 109 Câu 10: Xin hỏi Anh (Chị): Anh (Chị) có muốn tiếp tục phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba trong thời gian tới không?  Có Lý do: ……………………………………………  Không Lý do: …………………………………………….  Ý kiến khác: ………………………………………………… Xin quý Anh (Chị) cho biết một số thông tin cá nhân: Tên Hộ gia đình:………………………………………………………………… Địa chỉ:…………………………………………………………………………… Điện thoại:………………………………………………………………………. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC VÀ GIÚP ĐỠ CỦA ANH, CHỊ! 110 PHỤ LỤC 3 BẢNG CÂU HỎI CHO KHÁCH DU LỊCH Kính chào quý Anh, Chị! Tôi là sinh viên ngành quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành thuộc khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về đề tài : “ Phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa”. Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu sự phát triển loại hình du lịch homestay và tìm ra các giải pháp để ngày càng thúc đẩy phát triển loại hình này tại đảo Bình Ba, cũng như để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch homestay đến khách du lịch. Vì vậy, kính mong quý Anh, Chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời một số câu hỏi. Sự hợp tác của quý Anh, Chị là sự đóng góp vô cùng lớn đối với nghiên cứu cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Anh, Chị. Xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1: THÔNG TIN DU LỊCH ĐẢO BÌNH BA Câu 1: Anh (Chị) đến đảo Bình Ba bao nhiêu lần?  1 lần  2 - 3 lần  > 3 lần Câu 2: Anh (Chị) thường sử dụng hình thức lưu trú nào khi đến đảo Bình Ba?  Khách sạn  Homestay  Ý kiến khác (Xin vui lòng nêu rõ): ………..……………………………… Câu 3: Lý do nào Anh (Chị) lựa chọn đảo Bình Ba cho chuyến du lịch của mình?  Tài nguyên du lịch  Giá rẻ  Bạn bè, người thân giới thiệu  Ý kiến khác (Xin vui lòng ghi rõ): ………………………………………. 111 Câu 4: Anh (Chị) biết đến đảo Bình Ba qua các kênh thông tin nào?  Tivi  Internet  Báo chí  Bạn bè, người thân  Ý kiến khác (Xin vui lòng ghi rõ): ………………………………………. Câu 5: Anh (Chị) đi du lịch đến đảo Bình Ba vào thời điểm nào?  Đầu năm  Dịp lễ  Cuối tuần, cuối tháng  Cuối năm  Dịp khác (Xin vui lòng ghi rõ): ………………………………….. PHẦN 2: DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA Câu 1: Lý do nào Anh (Chị) chọn loại hình du lịch homestay khi đến đảo Bình Ba? (lựa chọn 3 lý do)  Du lịch homestay là loại hình du lịch có mức giá rẻ.  Du lịch homestay là loại hình du lịch khá mới lạ.  Thích khám phá thiên nhiên, và được hòa mình vào cuộc sống nơi đảo Bình Ba  Thích trải nghiệm cuộc sống thú vị cùng người dân.  Lý do khác (Xin anh, chị vui lòng ghi rõ):…………………………………. Câu 2: Theo Anh (Chị) để phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba cần có những điều kiện gì? (lựa chọn 3 đáp án quan trọng nhất)  Tài nguyên thiên nhiên ở đảo rất phong phú và đa dạng  Tài nguyên nhân văn đặc sắc và có nhiều giá trị lớn  Hệ thống quốc phòng, an ninh trật tự được đảm bảo  Các chương trinh du lịch tại đảo rất được chú trọng phát triển và có chất lượng  Cộng đồng địa phương hiếu khách, hiền hòa, tận tình và sống giản dị. 112  Cơ sở vật chất tại đảo ngày càng hoàn thiện và phát triển  Ý kiến khác (Xin vui lòng ghi rõ):…………………………………………. Câu 3: Theo Anh (Chị) đảo Bình Ba cần chú trọng những yếu tố nào để phát triển loại hình du lịch homestay trong thời gian tới? (lựa chọn 3 đáp án quan trọng nhất)  Cơ sở vật chất- hạ tầng tại đảo  Chất lượng dịch vụ của du lịch homestay tại đảo  Đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông  Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ  Nâng cao chất lượng và kiến thức chuyên môn cho người dân địa phương về lĩnh vực du lịch  Hệ thống hóa các chương trình du lịch homestay mới lạ, hấp dẫn  Phát triển đa dạng hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đảo  Ý kiến khác (Xin vui lòng ghi rõ): ……………………………………….. Câu 4: Theo Anh (Chị), hoạt động dịch vụ du lịch nào thu hút du khách nhất khi tham gia loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba? (lựa chọn 3 yếu tố mà doanh nghiệp nhận thấy rõ nhất)  Dịch vụ ăn uống tại nhà dân  Dịch vụ nghỉ dưỡng  Dịch vụ vui chơi giải trí  Khám phá và học hỏi văn hóa, phong tục tập quán của cư dân bản địa  Tìm hiểu lối sống và con người tại đảo Bình Ba  Ý kiến khác ( xin vui lòng ghi rõ): ………………………………………… Câu 5: Xin hãy cho biết đánh giá về chất lượng dịch vụ du lịch homestay tại đảo Bình Ba mà anh (chị) đã từng trải nghiệm: 113 Xin vui lòng khoanh tròn vào các ô số thích hợp với quy ước: Rất không đồng ý 1 Không đồng ý Không ý kiến 2 Đồng ý Rất đồng ý 4 5 3 Xin anh/ chị cho biết mức độ đồng ý của mình về các phát biểu sau: Rất NỘI DUNG CÁC PHÁT BIỂU không đồng ý Không Không Đồng đồng ý ý kiến ý Rất đồng ý Cơ sở vật chất A1 Cơ sở vật chất hiện đại tạo cảm giác dễ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 B1 Chất lượng món ăn, đồ uống hấp dẫn 1 2 3 4 5 B2 Chất lượng dịch vụ ăn uống tốt 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 A2 A3 A4 chịu, thoải mái và yên tĩnh cho du khách Hệ thống nhà nghỉ homestay, trang thiết bị, dụng cụ hiện đại, đầy đủ và tiện nghi Các dịch vụ lưu trú và trang thiết bị luôn sạch sẽ và mới mẻ cơ sở vật chất tại đảo rất hấp dẫn, lôi cuốn du khách Dịch vụ ăn uống tại đảo Bình Ba B3 Đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe du khách Chất lượng phục vụ của người dân địa phương C1 Thái độ phục vụ người dân thân thiện, vui vẻ Kiến thức chuyên môn người dân tham C2 gia vào dịch vụ homestay ngày càng nâng cao C3 C4 Cộng đồng địa phương luôn nhiệt tình với du khách Tạo nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho du khách 114 Tài nguyên du lịch tại đảo Bình Ba D1 D2 Ở đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thu hút du khách Không gian thiên nhiên thích hợp để du khách sử dụng homestay 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Đặc trưng văn hóa địa phương về tài D3 nguyên nhân văn rất hấp dẫn du khách tìm hiểu D4 Tài nguyên du lịch tại đảo mới lạ và nhiều đặc sắc về giá trị văn hóa PHẦN 3: THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Giới tính :  Nam  Nữ 2. Độ tuổi:  Dưới 18 tuổi  Từ 18 – 25 tuổi  Từ 26 – 40 tuổi  Từ 40 – 55 tuổi  Trên 55 tuổi 3. Trình độ học vấn:  Phổ thông  Trung cấp/Cao đẳng  Đại học  Sau đại học 4. Nghề nghiệp:  Học sinh, sinh viên  Công chức nhà nước 115  Thương nhân buôn bán  Khác (xin vui lòng ghi rõ): ……………………………………… 5. Thu nhập trung bình hàng tháng:  Dưới 1 triệu  Từ 1 – 3 triệu  Từ 3 – 7 triệu  Từ 7 – 10 triệu  Trên 10 triệu XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA QUÝ ANH, CHỊ ! 116 PHỤ LỤC 4 BẢNG CÂU HỎI CHO CÁC CÔNG TY DU LỊCH Kính chào quý Doanh nghiệp! Tôi là sinh viên ngành quản trị dịch vụ, du lịch và lữ hành thuộc khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về đề tài: “Phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa”. Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu sự phát triển loại hình du lịch homestay và tìm ra các giải pháp để ngày càng thúc đẩy phát triển loại hình này tại đảo Bình Ba, cũng như để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch homestay đến khách du lịch. Vì vậy, kính mong quý doanh nghiệp vui lòng bớt chút thời gian trả lời một số câu hỏi. Sự hợp tác của quý doanh nghiệp là sự đóng góp vô cùng lớn đối với nghiên cứu cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý doanh nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Câu 1: Xin quý doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp đã khai thác điểm du lịch đảo Bình Ba từ thời gian nào: ……………………………………… (tháng/năm) Câu 2: Loại hình du lịch nào mà doanh nghiệp đang khai thác tại đảo Bình Ba? (lựa chọn 3 đáp án quan trọng nhất)  Du lịch biển đảo  Du lịch homestay  Du lịch khám quá  Du lịch sinh thái  Du lịch lễ hội  Du lịch giải trí  Du lịch nghĩ dưỡng  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ……………………………………. 117 Câu 3: Số khách trung bình tham gia loại hình du lịch homestay được phục vụ từ quý doanh nghiệp? (số khách/tháng) hoặc (… %/tháng)  Vào mùa cao điểm: Xin quý doanh nghiệp ghi rõ: ……………………………………………  Vào mùa thấp điểm: Xin quý doanh nghiệp ghi rõ: …………………………………………… Câu 4: Doanh nghiệp đã tiến hành những hình thức xúc tiến quảng bá gì cho điểm du lịch đảo Bình Ba?  Tờ gấp/sách mỏng  Trên các website internet  Trên truyền hình  Trên báo chí  Khác (xin ghi rõ): ………………………………………………………… Câu 5: Theo quý doanh nghiệp, đảo Bình Ba có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển loại hình du lịch homestay?  Nằm trong vùng biển Khánh Hòa – là một trong nơi có những nhiều vịnh, đảo đẹp nhất của quốc gia.  Tài nguyên thiên nhiên ở đảo rất phong phú và đa dạng  Tài nguyên nhân văn đặc sắc và có nhiều giá trị lớn  Hệ thống quốc phòng, an ninh trật tự được đảm bảo  Các chương trinh du lịch tại đảo rất được chú trọng phát triển và có chất lượng  Cộng đồng địa phương hiếu khách, hiền hòa, tận tình và sống giản dị.  Cơ sở vật chất tại đảo ngày càng hoàn thiện và phát triển  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ………………………………………… Câu 6: Theo quý doanh nghiệp, đảo Bình Ba cần chú trọng những yếu tố nào để phát triển loại hình du lịch homestay?  Cơ sở vật chất- hạ tầng tại đảo 118  Chất lượng dịch vụ của du lịch homestay tại đảo  Đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, an toàn giao thông  Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ  Nâng cao chất lượng và kiến thức chuyên môn cho người dân địa phương về lĩnh vực du lịch  Hệ thống hóa các chương trình du lịch homestay mới lạ, hấp dẫn  Phát triển đa dạng hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đảo  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ……………………………………….. Câu 7: Xin quý doanh nghiệp hãy cho biết, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba?  Kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ cho các bộ phận tham gia vào phát triển du lịch homestay  Tổ chức đầy đủ các hoạt động dịch vụ du lịch homestay cho du khách  Hợp tác và liên kết hiệu quả với giữa cộng đồng địa phương, các công ty du lịch và chính quyền địa phương  Đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của du khách  Chất lượng dịch vụ sản phẩm mang đến cho du khách  Chất lượng phục vụ  Ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ): ……………………………………….. Câu 8: Doanh nghiệp đã có các hoạt động gì trong việc liên kết và phụ trách với chính quyền, cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch homestay tại đảo? (Xin vui lòng cho biết ý kiến: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………….) 119 Câu 9: Doanh nghiệp có những dự định nào để phát triển du lịch homestay tại đảo trong thời gian tới? (Xin vui lòng cho biết ý kiến: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………..) Câu 10: Theo doanh nghiệp, đảo Bình Ba nên làm gì để phát triển loại hình du lịch homestay trong thời gian tới? (Xin vui lòng cho biết ý kiến: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………….….) Xin quý doanh nghiệp vui lòng cho biết thông tin sau: - Tên doanh nghiệp: …………………………………………………. - Địa chỉ: …………………………………………………………….. - Email: ……………………………………………………………… XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ NHIỆT TÌNH GIÚP ĐỠ CỦA QUÝ DOANH NGHIỆP! [...]... và du lịch homestay tại đảo Bình Ba nói riêng để thu hút nhiều khách du lịch hơn, giúp khách hiểu biết rõ hơn về loại hình du lịch homestay và những nét thú vị từ loại hình du lịch này 6 Đóng góp của khóa luận - Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch homestay và thực tiễn phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh nhằm đưa ra những giải pháp cho việc phát triển mô hình du lịch này 6 - Đề tài... trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba - Cam Ranh Người viết mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên môn ngành du lịch để đánh giá thực trạng phát triển từ đó nhằm khai thác được các thế mạnh về du lịch đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch vào phát triển kinh tế địa phương Cũng như nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tại đảo Bình Ba nói chung và du lịch homestay. .. sự phát triển của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh, hướng đến sự phát triển bền vững cho biển đảo tỉnh Khánh Hòa 2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: - Đúc kết cơ sở lý luận về du lịch homestay, đặc điểm loại hình du lịch homestay và đặc điểm khách đi du lịch homestay - Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch homestay ở đảo. .. - Du lịch giải trí - Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch khám phá - Du lịch thể thao - Du lịch lễ hội - Du lịch tôn giáo - Du lịch nghiên cứu (học tập) - Du lịch hội nghị - Du lịch thể thao kết hợp - Du lịch chữa bệnh - Du lịch thăm thân 11 - Du lịch kinh doanh - Du lịch mạo hiểm  Căn cứ vào đối tượng đi du lịch - Du lịch thanh thiếu niên - Du lịch dành cho những người cao tuổi - Du lịch phụ nữ, gia đình... lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh 7 Nội dung kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Du lịch. .. -Du lịch quốc tế - Du lịch nội địa  Căn cứ vào môi trường tài nguyên: - Du lịch thiên nhiên - Du lịch nhân văn  Căn cứ vào loại hình lưu trú - Du lịch ở trong khách sạn - Du lịch ở trong motel - Du lịch ở trong nhà trọ - Du lịch ở trong Làng du lịch - Du lịch ở camping  Căn cứ vào thời gian chuyến đi - Du lịch dài ngày - Du lịch ngắn ngày  Căn cứ vào mục đích chuyến đi - Du lịch tham quan - Du lịch. .. đảo Bình Ba – Cam Ranh - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn đảo Bình Ba, TP Cam Ranh nơi phát triển loại hình du lịch homestay - Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 03 tháng - Đối tượng nghiên cứu: du lịch homestay. .. khách du lịch - Du lịch bằng máy bay - Du lịch bằng ô tô, xe máy - Du lịch bằng tàu hoả - Du lịch tàu biển - Du lịch bằng thuyền, ghe…  Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi: - Du lịch tập thể - Du lịch cá nhân - Du lịch gia đình  Căn cứ theo phương thức hợp đồng - Du lịch trọn gói - Du lịch từng phần  Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến du lịch: - Du lịch nghỉ núi - Du lịch nghỉ biển, sông hồ - Du lịch. .. bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch homestay, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá… trong đó du lịch homestay đã góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Du lịch homestay ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới Tuy rằng trong... thực tế, phát triển du lịch homestay có sự tham gia của cộng đồng địa phương đã có một quá trình hình thành và phát triển ở các nước du lịch phát triển 26 như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… Sau đó dần được hình thành và lan rộng không chỉ với một khu, một vùng du lịch, nó đã tạo ra sự phong phú, đa dạng các loại sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch Từ đó, du lịch homestay ở tại nhà dân phát triển mạnh ... VIGIE (Cam Bình) , Ao Hồ Đặc biệt, năm gần đây, với phát triển mạnh mẽ du lịch tỉnh thành phố Cam Ranh, đảo Bình Ba điểm du lịch bừng sáng Thành phố Và loại hình du lịch thú vị thu hút nhiều du khách... sở lý luận du lịch homestay, đặc điểm loại hình du lịch homestay đặc điểm khách du lịch homestay - Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch homestay đảo Bình Ba – Cam Ranh - Đề xuất... rõ loại hình du lịch homestay nét thú vị từ loại hình du lịch Đóng góp khóa luận - Tổng quan sở lý luận du lịch homestay thực tiễn phát triển du lịch homestay đảo Bình Ba – Cam Ranh nhằm đưa

Ngày đăng: 13/10/2015, 15:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan