Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst Young Việt Nam thực hiện

63 580 0
Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst  Young Việt Nam thực hiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển, cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các doanh nghiệp. Đây cũng chính là bài toán khó của các doanh nghiêp khi muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để tạo dựng được thương hiệu cũng như niềm tin và kỳ vọng của khách hàng, nhà đầu tư cũng như các bên có liên quan khác thông qua sự minh bạch của thông tin tài chính. Kiểm toán độc lập ra đời nhằm trợ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của kiểm toán ngày càng được khẳng định, góp phần giúp cho hệ thống thông tin trên thị trường tài chính minh bạch, trung thực, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Thông tin tài chính của doanh nghiệp được phản ánh thông qua các Báo cáo tài chính (BCTC). Các thông tin trên báo cáo tài chính thường khá đa dạng và phức tạp, tuy nhiên lại chủ yếu xoay quanh các chu trình kế toán. Trong đó, chu trình tiền lương và nhân viên đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưỏng đến các thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo tài chính. Do đó, đây là một chu trình quan trọng mà các kiểm toán viên luôn quan tâm trong mọi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Tiền lương là thu nhập của người lao động nhưng đồng thời là chi phí của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lương còn là đòn bẩy, là động lực khuyến khích nhân viên, người lao động hăng hái làm việc, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Do đó, sự thiếu chính xác của chi phí lương có ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp không trung thực và hợp lý, ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin tài chính và làm rủi ro kiểm toán bị đẩy lên mức cao. Nhận thức được vai trò của chu trình tiền lương và nhân viên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Ernst Young Việt Nam, em đã nghiên cứu sâu về quy trình kiểm toán chu trình này và chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Ernst Young Việt Nam thực hiện” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm chu trình tiền lương và nhân viên ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst Young Việt Nam thực hiện Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst Young Việt Nam thực hiện. Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst Young Việt Nam thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Minh Hải và các anh chị trong bộ phận kiểm toán của công ty Ernst Young Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện bài chuyên đề thực tập này.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành MỤC LỤC Chu trình:....................................................................................................................... 27 Nghiệp vụ được chọn để kiểm tra đầu cuối (kiểm tra chi tiết và độ tin cậy của thủ tục kiểm soát).................................................................................................................. 27 Người được phỏng vấn...................................................................................................27 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có sự chồng chéo của các chức năng có lien quan hay không?...................................28 Nếu có, kiểm tra công việc sau:.....................................................................................29 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................29 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................29 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........29 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................29 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................29 Thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được những thông tin đã thu thập được trong giai đoạn trước hay không?...........................................................................................29 Quy trình kiểm tra xuyên suốt có xác minh được những sai phạm có thể xảy ra được phát hiện trong giai đoạn trước có thể hiện những vấn đề thuộc các nghiệp vụ trọng yếu hay không?.....................................................................................................29 Những rủi ro trọng yếu, những nghiệp vụ trọng yếu và những thủ tục kiểm soát thông qua bút toán trên sổ nhật ký chung, thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được các thủ tục kiểm soát có được thiết kế và vận hành hợp lý hay không?....................29 Những nghiệp vụ quan trọng được thiết kế thủ tục kiểm soát, những thủ tục kiểm tra chi tiết có khẳng định được việc thiết kế và xây dựng những thủ tục kiểm soát là hợp lý hay không?..........................................................................................................30 Chu trình......................................................................................................................... 48 Nghiệp vụ chọn để kiểm tra (kiểm tra chi tiết và kiểm tra độ tin cậy của các thủ tục kiểm soát)........................................................................................................................ 48 Người được phỏng vấn:.................................................................................................48 Nguyễn Thị Thanh Nga Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có sự chồng chéo của các chức năng có liên quan hay không?...................................48 Nếu có, kiểm tra công việc sau:.....................................................................................48 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................48 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................48 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........48 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................48 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................48 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........48 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................48 Nguyễn Thị Thanh Nga Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Biến động chi phí lương và số lao động công ty ABC năm 2010...........Error: Reference source not found Sơ đồ 2.2: Biến động chi phí tiền lương theo bộ phận tại công ty ABC. Error: Reference source not found Chu trình:....................................................................................................................... 27 Nghiệp vụ được chọn để kiểm tra đầu cuối (kiểm tra chi tiết và độ tin cậy của thủ tục kiểm soát).................................................................................................................. 27 Người được phỏng vấn...................................................................................................27 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có sự chồng chéo của các chức năng có lien quan hay không?...................................28 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có sự chồng chéo của các chức năng có lien quan hay không?...................................28 Nếu có, kiểm tra công việc sau:.....................................................................................29 Nếu có, kiểm tra công việc sau:.....................................................................................29 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................29 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................29 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................29 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........29 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........29 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................29 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................29 Thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được những thông tin đã thu thập được trong giai đoạn trước hay không?...........................................................................................29 Thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được những thông tin đã thu thập được trong giai đoạn trước hay không?...........................................................................................29 Nguyễn Thị Thanh Nga Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Quy trình kiểm tra xuyên suốt có xác minh được những sai phạm có thể xảy ra được phát hiện trong giai đoạn trước có thể hiện những vấn đề thuộc các nghiệp vụ trọng yếu hay không?.....................................................................................................29 Quy trình kiểm tra xuyên suốt có xác minh được những sai phạm có thể xảy ra được phát hiện trong giai đoạn trước có thể hiện những vấn đề thuộc các nghiệp vụ trọng yếu hay không?.....................................................................................................29 Những rủi ro trọng yếu, những nghiệp vụ trọng yếu và những thủ tục kiểm soát thông qua bút toán trên sổ nhật ký chung, thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được các thủ tục kiểm soát có được thiết kế và vận hành hợp lý hay không?....................29 Những rủi ro trọng yếu, những nghiệp vụ trọng yếu và những thủ tục kiểm soát thông qua bút toán trên sổ nhật ký chung, thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được các thủ tục kiểm soát có được thiết kế và vận hành hợp lý hay không?....................29 Những nghiệp vụ quan trọng được thiết kế thủ tục kiểm soát, những thủ tục kiểm tra chi tiết có khẳng định được việc thiết kế và xây dựng những thủ tục kiểm soát là hợp lý hay không?..........................................................................................................30 Những nghiệp vụ quan trọng được thiết kế thủ tục kiểm soát, những thủ tục kiểm tra chi tiết có khẳng định được việc thiết kế và xây dựng những thủ tục kiểm soát là hợp lý hay không?..........................................................................................................30 Chu trình......................................................................................................................... 48 Nghiệp vụ chọn để kiểm tra (kiểm tra chi tiết và kiểm tra độ tin cậy của các thủ tục kiểm soát)........................................................................................................................ 48 Người được phỏng vấn:.................................................................................................48 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có sự chồng chéo của các chức năng có liên quan hay không?...................................48 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có sự chồng chéo của các chức năng có liên quan hay không?...................................48 Nếu có, kiểm tra công việc sau:.....................................................................................48 Nếu có, kiểm tra công việc sau:.....................................................................................48 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................48 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................48 Nguyễn Thị Thanh Nga Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................48 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........48 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........48 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................48 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................48 Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?..........................................................................................48 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........48 Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?..........48 Các thủ tục quan sát thêm.............................................................................................48 Nguyễn Thị Thanh Nga Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành DANH MỤC VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế HĐLĐ : Hợp đồng lao động HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KPCĐ : Kinh phí công đoàn. KTV : Kiểm toán viên NV : Nhân viên PGĐ : Phó giám đốc TNCN : Thuế thu nhập cá nhân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Thị Thanh Nga Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển, cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các doanh nghiệp. Đây cũng chính là bài toán khó của các doanh nghiêp khi muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để tạo dựng được thương hiệu cũng như niềm tin và kỳ vọng của khách hàng, nhà đầu tư cũng như các bên có liên quan khác thông qua sự minh bạch của thông tin tài chính. Kiểm toán độc lập ra đời nhằm trợ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của kiểm toán ngày càng được khẳng định, góp phần giúp cho hệ thống thông tin trên thị trường tài chính minh bạch, trung thực, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Thông tin tài chính của doanh nghiệp được phản ánh thông qua các Báo cáo tài chính (BCTC). Các thông tin trên báo cáo tài chính thường khá đa dạng và phức tạp, tuy nhiên lại chủ yếu xoay quanh các chu trình kế toán. Trong đó, chu trình tiền lương và nhân viên đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưỏng đến các thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo tài chính. Do đó, đây là một chu trình quan trọng mà các kiểm toán viên luôn quan tâm trong mọi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Tiền lương là thu nhập của người lao động nhưng đồng thời là chi phí của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lương còn là đòn bẩy, là động lực khuyến khích nhân viên, người lao động hăng hái làm việc, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Do đó, sự thiếu chính xác của chi phí lương có ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp không trung thực và hợp lý, ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin tài chính và làm rủi ro kiểm toán bị đẩy lên mức cao. Nhận thức được vai trò của chu trình tiền lương và nhân viên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, em đã nghiên cứu sâu về quy trình kiểm toán chu trình này và chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo Nguyễn Thị Thanh Nga 1 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành cáo tài chính do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương: Chương 1: Đặc điểm chu trình tiền lương và nhân viên ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện Chương 2: Thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện. Chương 3: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Minh Hải và các anh chị trong bộ phận kiểm toán của công ty Ernst & Young Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện bài chuyên đề thực tập này. Nguyễn Thị Thanh Nga 2 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG THỰC HIỆN 1.1. Đặc điểm chu trình tiền lương và nhân viên ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính. 1.1.1. Khái quát về chu trình tiền lương và nhân viên. Tiền lương luôn là một vấn đề khá nhạy cảm và là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi mà giá cả leo thang khiến cho đồng tiền trở nên mất giá thì tiền lương lại càng trở thành mối quan tâm của người lao động. Tiền lương là biểu hiện bằng tiển của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Đây chính là nguồn thu nhập chủ yếu của hầu hết người lao động, giúp cho người lao động trang trải cuộc sống thường nhật của mình. Các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Tiền lương chính là một khoản chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, giá vốn hàng bán…ảnh hưởng tới lợi nhuận - thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy chi phí tiền lương luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và KTV. Trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, tiền lương chủ yếu được trích lập căn cứ theo thời gian hoặc theo khối lượng sản phẩm hoàn thành hoặc theo các phương pháp khác được chấp nhận. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như các khoản tiền thưởng và các khoản khác theo quy định hiện hành. Các khoản này được tính dựa trên mức lương cơ bản của người lao động. Theo như quy định hiện nay, các khoản trích theo lương được tính như sau: bảo hiểm xã hội là 22% lương cơ bản, trong đó tính vào chi phí của doanh nghiệp là 16%, 6% trừ vào lương người lao động. Bảo hiểm y tế 4,5% trong đó 3% tính vào chi phí của doanh nghiệp; 1,5% trừ lương người lao động, kinh phí công đoàn 2% lương cơ bản tính toàn bộ vào chi phí của doanh nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp 1% tính Nguyễn Thị Thanh Nga 3 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành vào chi phí doanh nghiệp, 1% trừ vào lương người lao động. Hàng tháng, kế toán tổng hợp tiến hành kê khai và nộp các khoản trích theo lương cho cơ quan Thuế. Trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, tiền lương chủ yếu được tính căn cứ vào thời gian hoặc theo khối lượng sản phẩm hoàn thành hoặc theo các phương pháp khác được chấp nhận. Trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương theo thời gian có nghĩa tiền lương được trả căn cứ vào trình độ và thời gian làm việc và thang bậc của nhân viên. Có hình thức tính tiền lương đơn giản theo bậc lương cao hay thấp và thời gian làm dài hay ngắn quyết định; lại có hình thức tính tiền lương kết hợp giữa thời gian với tiền khen thưởng khi đạt hoặc vượt chỉ tiêu chất lượng và số lượng. Cách thức trả lương này thường được áp dụng đối với lao động trong khối văn phòng như nhân viên hành chính, nhân viên kế toán, nhân viên quản lý… Hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ và số lượng chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. Hình thức trả lương này thường được áp dụng đối với công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, hoặc cho những người gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm. Hình thức trả lương khoán: khác với hai hình thức trả lương theo thời gian và sản phẩm được đề cập ở trên, trả lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành. Hình thức trả lương này thích hợp với công việc có thời gian hoàn thành ngắn, khó kiểm tra và theo dõi chi tiết. Tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có thể chọn một trong ba cách thức trên để tính lương cho người lao động. Đối với việc làm thêm giờ, Luật lao động có quy định như sau: Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm ít nhất bằng 150% đối với ngày thường, 200% khi làm thêm vào ngày nghỉ trong tuần, 300% nếu làm thêm vào ngày lễ, hoặc ngày nghỉ có hưởng lương. Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương của Nguyễn Thị Thanh Nga 4 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành ngày làm việc bình thường. Người lao động làm việc vào ban đêm, được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. 1.1.2. Chức năng của chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương Mỗi chu trình trên báo cáo tài chính bao gồm nhiều chức năng khác nhau, mỗi chức năng có đặc điểm khác nhau. Chu trình tiền lương và nhân viên cũng vậy, chu trình này bắt đầu bằng chức năng thuê mướn và tuyển dụng nhân viên; tiếp theo là các chức năng: phê duyệt mức lương, bậc lương và sự thay đổi trong mức lương và bậc lương; theo dõi và tính toán thời gian lao động, khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành của nhân viên; tính toán tiền lương và lập bảng thanh toán tiền lương; ghi chép sổ sách tiền lương; và kết thúc bằng chức năng thanh toán tiền lương và đảm bảo số lương chưa thanh toán. Mỗi chức năng được quy định cụ thể về nội dung, cũng như ngưởi có thẩm quyền phê duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các công việc của chức năng đó. Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: tuyển dụng và thuê mướn nhân viên được thực hiện bởi bộ phận nhân sự. Việc tuyển dụng và thuê mướn được ghi chép vào báo cáo do Ban quản lý phê duyệt. Báo cáo chỉ rõ về phân công vị trí và trách nhiệm công việc, mức lương khởi điểm, các khoản thưởng, các khoản phúc lợi và các khoản khấu trừ. Bản báo cáo này sẽ được lập thành hai bản, một bản dùng để vào sổ nhân sự và hồ sơ nhân viên và lưu ở phòng nhân sự, bản còn lại được gửi xuống phòng kế toán để kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương. Chức năng nhân sự với các chức năng thanh toán tiền lương cần được phân chia tách bạch nhằm kiểm soát rủi ro trong việc thanh toán cho những nhân viên khống. Việc tách bạch trách nhiệm này sẽ hạn chế nhân viên của bộ phận nhân sự làm các hồ sơ nhân sự giả tạo, đồng thời các nhân viên của bộ phận tiền lương chỉ có thể thanh toán cho những ai có tên trong danh sách của sổ nhân sự với các mức lương đã được ấn định cụ thể. Sự kết hợp của hai chức năng này sẽ tạo điều kiện để gian lận và sai phạm nảy sinh. Phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúc lợi: Những thay đổi mức lương, bậc lương và các khoản liên quan thường xảy ra khi nhân viên được Nguyễn Thị Thanh Nga 5 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành thăng chức, thuyên chuyển công tác hoặc tăng bậc tay nghề … Khi đó người quản lý trực đề xuất với ban quản lý về sự thay đổi mức lương hoặc bậc lương cho cấp dưới của họ. Tất cả các sự thay đổi liên quan đến lương thưởng đều phải được phê chuẩn bởi Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc hoặc người có thẩm quyền. Việc kiểm soát đối với những thay đổi này nhằm đảm bảo tính chính xác về các khoản chi phí tiền lương. Bộ phận nhân sự cần phải công bố danh sách nhân viên mới cũng như những nhân viên đã hết hạn đồng hoặc bị đuổi việc hoặc thôi việc cho toàn bộ nhân viên trong công ty nhằm tránh tình trạng những nhân viên đã không còn làm việc công ty rồi nhưng vẫn được tính lương. Theo dõi và tính toán thời gian lao động và khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành: Việc ghi chép chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, số giờ, ngày nghỉ việc và số lượng công việc lao vụ hoàn thành của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong quản lý lao động tiền lương. Đây chính là căn cứ dùng để tính lương, thưởng và các khoản trích theo lương cho nhân viên cũng như để tính được hiệu quả sử dụng lao động. Điều này không chỉ giúp cho chi phí tiền lương của doanh nghiệp được phản ánh chính xác mà còn giúp cho chủ doanh nghiệp – người sử dụng lao động có căn cứ để ra các quyết định về nhân sự cũng như chính sách tiền lương của đơn vị mình. - Tính lương và lập bảng lương: Căn cứ vào các chứng từ theo dõi thời gian lao động và kết quả công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành cũng như các chứng từ liên quan gửi từ bộ phận hoạt động tới bộ phận kế toán tiền lương, kế toán tiền lương tiến hành tính tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khấu trừ cho từng nhân viên. Bảng tính lương sau khi được phê duyệt bởi Giám đốc Nhân sự và tổng giám đốc hoặc ngưởi được ủy quyền sẽ được chuyển đến kế toán thanh toán để tiến hành thanh toán lương cho nhân viên. Bảng lương được tính cho từng bộ phận nhằm giúp việc kiểm tra được thuận tiện cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ chi phí tiền lương cho từng bộ phận sử dụng lao động. Ghi chép sổ sách: Trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chứng từ gốc đính kèm, kế toán tiến hành vào Sổ nhật ký tiền lương. Định kỳ, Sổ nhật ký Nguyễn Thị Thanh Nga 6 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành tiền lương sẽ được kết chuyển sang Sổ Cái. Đồng thời, kế toán tiền lương viết các phiếu chi hoặc séc chi lương dựa vào bảng thanh toán lương và gửi các phiếu chi hoặc séc chi kèm theo bảng thanh toán tiền lương cho thủ quỹ, hoặc kế toán thanh toán để chuyển qua ngân hang, thanh toán lương cho nhân viên. Thanh toán tiền lương và đảm bảo những khoản lương chưa được thanh toán: phiếu chi hoặc séc thanh toán lương kèm theo bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng được gửi cho thủ quỹ thanh toán cho nhân viên hoặc chuyển cho kế toán thanh toán gửi qua ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thanh toán tiền lương cho nhân viên qua ngân hàng, vừa thuận tiện, vừa đảm bảo tính bảo mật của thông tin về tiền lương. Những phiếu chi hoặc séc chi lương chưa thanh toán phải được cất trữ cẩn thận và đảm bảo đồng thời phải được ghi chép đầy đủ chính xác trong sổ sách kế toán. Đối với các phiếu chi hoặc séc chi hỏng thì phải được cắt góc và lưu lại nhằm bảo đảm ngăn ngừa các phiếu chi hoặc séc chi giả mạo. 1.1.3. Tầm quan trọng của chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính. Một cuộc kiểm toán bao gồm rất nhiều các phần hành như: tiền, vốn, tài sản cố định, giá thành, bán hàng thu tiền, mua hàng và thanh toán, tiền lương và nhân viên… Trong đó, phần hành tiền lương và nhân viên luôn được KTV rất coi trọng. Vai trò của phần hành tiền lương và nhân viên được thể hiện ở tầm ảnh hưởng của nó tới sự trung thực và hợp lý của BCTC: Thứ nhất, trong doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một khoản chi phí lớn, chiếm tỷ trọng cao trong các thành phần chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Chính vì lý do đó một cách gián tiếp, chi phí lương sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Thứ hai, chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi xác định giá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất và xây dựng. Việc phân bổ chi phí tiền lương không chính xác cho các đối tượng dẫn tới sự thiếu chính xác về giá trị sản phẩm dở dang và trị giá hàng tồn kho. Do đó sẽ ảnh hưởng tình hình tài sản, giá thành, giá vốn hàng bán, lợi nhuận, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thanh Nga 7 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Thứ ba, tiền lương là một lĩnh vực có thể chứa đựng gian lận của nhân viên có thể làm cho một lượng tiền lớn của của doanh nghiệp bị sử dụng kém hiệu quả. Chính vì tiền lương có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên sự chính xác trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên có ảnh hưởng trọng yếu tới kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC. 1.2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện. Các sai phạm có thể có đối với chu trình tiền lương và nhân viên Chu trình tiền lương và nhân viên được đánh giá là chu trình quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính đối với bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Đối với chu trình này, các sai phạm có thể xảy ra như: các nhân viên có thể được trả tiền mà chưa được duyệt dẫn tới tăng chi phí nhân công, các khoản cộng dồn đối với các khoản tiền hưu trí, nghỉ phép, hoặc phúc lợi có thể bị tính sai. Điều chỉnh chưa được phê duyệt về việc tăng lương chưa được phê duyệt có thể dẫn tới khoản chi vô lý và tăng chi phí nhân công không đúng với thực tế, kéo theo đó là phản ánh không đúng các khoản nợ đối với người lao động. Bảng tính lương, bảng tổng hợp tiền lương và nhật ký tiền luowg có thể không khớp nhau dẫn tới việc phân bổ chi phí tiền lương không chính xác. Ngoài ra, đối với chu trình này, nếu không kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến khả năng nhân viên có thể viết phiếu chi cho những nhân viên đã thôi việc hoặc không có thực dẫn tới các khoản chi phí không hợp lý. Đối với các doanh nghiệp có sử dụng lao động dịch vụ thuê ngoài, khả năng sai phạm có thể xảy ra là doanh nghiệp giữ lại 10% thu nhập trừ vào thù lao cho người lao động, tuy nhiên vẫn hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp. Mục tiêu kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên Bất kỳ quy trình nào khi tiến hành kiểm toán cũng cần đạt được mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù phù hợp với bản chất của từng quy trình. Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên cũng vậy. Mục tiêu kiểm toán chung đối với chu trình này là kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về tiền lương và nhân viên, tất cả các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. Bởi lẽ Nguyễn Thị Thanh Nga 8 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp ghi chép tính toán sai chi phí lương cho nhân viên để tăng chi phí, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Đối với chu trình tiền lương và nhân viên, mục tiêu kiểm toán hướng tới tính hiện hữu, tính trọn vẹn, mục tiêu về quyền và nghĩa vụ, mục tiêu tính giá và mục tiêu phân loại và trình bày. Mục tiêu hiện hữu: Mục tiêu hiện hữu là các nghiệp vụ tiền lương và nhân viên đã được ghi chép thì thực sự đã xảy ra và số dư các tài khoản tiền lương các khoản trích theo lương là thực sự tồn tại. Doanh nghiệp có thể vô tình, hoặc cố ý ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương không thực sự phát sinh trong kỳ, điều này ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu trọn vẹn của nhà quản lý, do đó cũng ảnh hưởng đến mục tiêu hiện hữu của KTV. Mục tiêu trọn vẹn: Mục tiêu về sự trọn vẹn đối với các nghiệp tiền lương có ý nghĩa rằng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến chi phí tiền lương của nhân viên đã xảy ra phải được phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán: từ nghiệp vụ tính toán chi phí tiền lương đến khi thanh toán các khoản tiền lương cho nhân viên. Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ: Đối với chu trình tiền lương và nhân viên, mục tiêu này thường hướng tới nghĩa vụ thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên cũng như nghĩa vụ thanh toán các khoản trích theo lương cho Nhà nước theo quy định hiện hành về chế độ tiền lương. Mục tiêu tính giá: Đối với chu trình tiền lương và nhân viên, việc tính chính xác chi phí tiền lương là vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi tiến hành kiểm toán chu trình này, kiểm toán viên thường chú trọng đến mục tiêu tính giá, có nghĩa là kiểm toán viên quan tâm đến việc tính toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương có chính xác và có hợp lý hay không. Sai phạm trong việc tính toán chi phí lương có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập báo cáo về các khoản thuế phải nộp và các khoản phải nộp khác có liên quan cho Nhà nước. Nguyễn Thị Thanh Nga 9 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Mục tiêu phân loại và trình bày: Tiền lương có liên quan đến hầu hết các loại chi phí của doanh nghiệp. Do đó, khi phản ánh chi phí tiền lương lên sổ sách kế toán và trình bày chi phí tiền lương lên báo cáo tài chính cần đảm bảo chi phí tiền lương được phân loại chính xác, không có sự nhầm lẫn trong việc phân loại chi phí tiền lương vào các tài khoản chi phí như: chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.Việc phản ánh sai các loại chi phí này sẽ dẫn đến tính toán sai giá trị hàng tồn kho, do đó sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính. 1.3. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young thực hiện. 1.3.1. Khái quát quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam xây dựng quy trình kiểm toán chuẩn cho từng chu trình kế toán theo chuẩn chung của Ernst & Young toàn cầu. Việc áp dung các quy trình chung này trên thực tế được kiểm soát chặt chẽ và có sự vận dụng linh hoạt đối với đặc điểm đặc thù của từng khách hàng. Đối với bất kỳ chu trình nào trên báo cáo tài chính, quy trình kiểm toán cần đảm bảo thực hiện qua bốn giai đoạn: Lập kế hoạch và xác định rủi ro, Lập chiến lược và xác định rủi ro, Thực hiện kiểm toán và Kết luận và lập báo cáo kiểm toán. 1.3.2. Giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro. 1.3.3 Giai đoạn lập kế hoạch chiến lược và đánh giá rủi ro. 1.3.4. Giai đoạn thực hiện kiểm toán. 1.3.5. Giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Biểu 1.1 Quy trình kiểm toán được áp dụng tại của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Nga 10 Kiểm toán 49C Nguyễn Thị Thanh Nga Kiểm toán 49C Phương pháp kiểm toán được áp dụng chung cho Ernst & Young toàn cầu Nhu cầu và sự mong muốn của khách hàng/ trách nhiệm của KTV/ chuẩn mực chuyên nghiệp 1. Lập kế hoạch và xác định rủi ro Cân nhắc việc tiếp tục kiểm toán cho khách hàng cũ hay chuyển sang khách hàng mới (2) Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu về những yêu cầu của dịch vụ, xác định phạm vi kiểm toán và thành lập nhóm kiểm toán (1) (3) Tìm hiểu môi trường thông tin về độ phức tạp và xác định sự chuyên nghiệp của công nghệ thông tin (4) Thảo luận nhóm Xác định rủi ro gian kiểm lận và biện pháp xử toán lý của KH (7) (6) Xác định mức trọng yếu, mức sai phạm có thể chấp nhận được và tổng mức chênh lệch cần điều chỉnh (8) 2. Thiết lập chiến lược và đánh giá rủi ro Thực hiện thử nghiêm xuyên suốt (walkthrough) (4) Xác định tài khoản quan trọng và các cơ sở dẫn liệu có liên quan (9) Xác định những kiểm soát để kiểm tra (6) Chuẩn bị tổng hợp các chênh lệch kiểm toán (2) (2) Tìm hiểu và đánh giá về quá trình lập BCTC (5) Thực hiện thử nghiệm đối với sổ chi tiết và một số thủ tục bắt buộc khác (3) Họp nhóm kiểm toán (1) Đánh giá sơ bộ về HTKSNB (5) kiểm toán Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Xác định những nghiệp vụ kinh tế trọng yếu (2) Xác định sự luân chuyển chứng từ của các nghiệp vụ, những sai sót có thể xảy ra và những kiểm soát liên quan (3) 4. Kết luận và lập báo cáo 3.Thực hiện kiểm toán Tìm hiểu và đánh giá hệ thống thông tin của KH (7) Kết hợp các rủi ro kiểm toán (8) Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát (9) Thực hiện kết hợp lại các rủi ro kiểm toán Cập nhật Cập nhật các các thử TN kiểm nghiệm soát hệ kiểm soát thống thông (4) tin (5) Thực hiện các thử nghiệm cơ bản (7) Rà soát lại lần cuối cùng toàn bộ BCTC (3) Tổng hợp Sau kiểm toán giữa kì (1) (1) Chuẩn bị báo cáo tổng hợp những soát xét (4) Hoàn thành soát xét và thông qua báo cáo (5) (6) Thực hiện các thủ tục kiểm toán tổng quát (8) Thiết kế các thủ Thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ tục kiểm toán bản (10) tổng quát (11) Chuẩn bị bản ghi nhớ các chiến lược kiểm toán (12) Chuẩn bị và tiến hành đàm phán với khách hàng (6) Hoàn thành tài liệu liên quan và kết thúc hợp đồng kiểm toán (7) (Nguồn tài liệu đào tạo nội bộ) Nguyễn Thị Thanh Nga 11 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Quy trình kiểm toán chung của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty TNHH Ernst & Young thực hiện: Nhìn chung, quy trình chung được thiết kế bám sát theo quy trình chung cho mọi chu trình. Tuy nhiên, do đặc thù của chu trình tiền lương và nhân viên, khi tiến hành kiểm toán chu trình này Công ty cụ thể hóa quy trình như sau: 1.3.6. Giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ cuộc kiểm toán nào và được thực hiện bởi Giám đốc kiểm toán. Trong giai đoạn này, đối với chu trình tiền lương và nhân viên, kiểm toán viên cần đạt được các thông tin sau:  Tìm hiểu khách hàng, phạm vi kiểm toán và thiết lập nhóm kiểm toán: Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng những năm gần đây để nhận biết được ảnh hưởng của nó đến chu trình tiền lương nhân viên như thế nào, cụ thể căn cứ vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp xác định được khối lượng công việc cần thực hiện, qua đó ảnh hưởng tới số lượng nhân viên trong công ty cũng như nhu cầu về tăng ca, làm thêm giờ của doanh nghiệp. Đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến chế độ thanh toán tiền lương của doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức tính lương dựa theo sản phẩm hay theo thời gian làm việc cho phù hợp và mang lại hiệu quả nhất. Kiểm toán viên cần tìm hiểu cách thức thanh toán tiền lương của doanh nghiệp, thanh toán qua ngân hàng hay thanh toán bằng tiền mặt.  Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ: Trong giai đoạn này, kiểm toán viên đánh giá sơ bộ về việc thiết kế, vận dụng và giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu trình tiền lương và nhân viên, từ khâu tuyển dụng đến khâu giám sát việc thực hiện của nhân viên cho đến khi thanh toán tiền lương cho nhân viên. Xem xét việc thực hiện chấm công có được đảm bảo hay không, việc theo dõi thời gian làm thêm giờ… Qua đó, giúp KTV có hiểu biết nhất định về chu trình tiền lương và nhân viên tại khách hàng, làm cơ sở để đánh giá các rủi ro liên quan đến chu trình này có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.  Xác định các rủi ro gian lận và biện pháp xử lý của khách hàng: Trong giai đoạn này, KTV cần xác định rõ được các rủi ro có thể xảy ra các gian lận hoặc các sai sót trong việc tính toán chi phí lương; phỏng vấn khách hàng về nhận thức của họ về rủi ro đó cũng như cách thức để xử lý. Nguyễn Thị Thanh Nga 12 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành  Xác định mức trọng yếu, mức sai phạm có thể chấp nhận được và mức cần phải điều chỉnh Thông thường mức trong yếu PM được xác định cho toàn bộ bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào PM, giám đốc kiểm toán hoặc trưởng nhóm kiểm toán cấp cao sẽ đưa ra mức sai phạm có thể chấp nhận được (TE) đối với cấp độ tài khoản và tổng mức sai phạm phải điều chỉnh. Công việc này được thực hiện chung cho toàn bộ các chu trình.  Xác định các tài khoản quan trọng và các cơ sở dẫn liệu liên quan. Liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên có rất nhiều tài khoản. KTV cần xác định các tài khoản nào là tài khoản quan trọng đối với từng khách hàng cụ thể, tài khoản đó liên quan đến cơ sở dẫn liệu nào. Thông thường, chu trình tiền lương, các tài khoản đểu hướng đến cơ sở dẫn liệu là tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác và quyền, nghĩa vụ. Xác định được những cơ sở dẫn liệu này giúp KTV xác định được mục tiêu kiểm toán, từ đó xây dựng các bước tiến hành kiểm toán. 1.3.7. Giai đoạn lập kế hoạch chiến lược và đánh giá rủi ro  Thảo luận nhóm trước cuộc kiểm toán (TPE – Training Planning Event) Trưởng nhóm kiểm toán sẽ thông qua những nét đặc thù liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên cho các thành viên trong nhóm kiểm toán: nêu rõ cách thức tính lương, chế độ tiền lương của khách hàng cũng như những vấn đề có liên quan đến tiền lương phát hiện được ở những cuộc kiểm toán trước. Qua đó, giúp cho kiểm toán viên chịu trách nhiệm phần tiền lương có định hình về phương pháp kiểm toán cần thực hiện.  Thực hiện thử nghiệm xuyên suốt (Walkthrough) Công việc này do trợ lý kiểm toán chịu trách nhiệm phần tiền lương thực hiện. Trợ lý kiểm toán cần phỏng vấn khách hàng để thu thập toàn bộ thông tin liên quan đến tiền lương: đặc thù trong việc tính lương tại công ty khách hàng, phương pháp hạch toán tiền lương như thế nào, có sự phân cách trách nhiệm trong việc ghi chép, thanh toán tiền lương hay không. KTV xem xét việc phân công công việc của khách hàng đã hợp lý hay chưa, các chức năng liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên có sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau không. Nếu phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào, KTV ghi chép, phản ánh lại trong giấy tờ làm việc, xác định xem những vấn đề đó có dẫn tới gian lận hay sai sót trọng yếu nào không, đưa ra kết luận về tính hiệu quả của thủ thục kiểm soát của khách hàng đối với chu trình này.  Thiết kế các thử nghiệm kiểm toán Nguyễn Thị Thanh Nga 13 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Dựa vào những thông tin thu thập được do thực hiện thử nghiệm xuyên suốt, KTV thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, xác định số mẫu chọn để kiểm tra chi tiết. Kết quả của thử nghiệm xuyên suốt sẽ quyết định quy mô của mẫu chọn, nếu thử nghiệm xuyên suốt cho thấy rằng, HTKSNB của khách hàng là hiệu lực, KTV có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết và ngược lại. 1.3.8. Giai đoạn thực hiện kiếm toán Đây là giai đoạn mà được thực hiện bởi trợ lý kiểm toán. Chu trình tiền lương và nhân viên được đánh giá là chu trình khá quan trọng đối với bất kỳ cuộc kiểm toán nào, chính vì vậy phần hành này thường được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm. Cũng giống như các chu trình khác, thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trải qua các bước: thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, thử nghiệm cơ bản – kiểm tra chi tiết, kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ liên quan đến chi phí lương và các khoản trích theo lương; kiểm tra tính đúng kỳ của chi phí tiền lương  Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Đối với chu trình tiền lương và nhân viên, các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện bao gồm khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên, khảo sát tiền lương khống, đánh giá việc phân bổ chi phí về tiền lương và các đối tượng sử dụng lao động và khảo sát các khoản trích trên tiền lương. • Khảo sát tổng quan chu trình tiền lương và nhân viên Bảng tính lương của đơn vị được kiểm toán chính là cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chép vào sổ sách kế toán và phân bổ chi phí tiền lương do đó nó thường là xuất phát điểm trong các cuộc khảo sát của KTV về tiền lương và nhân viên. KTV chọn ra bảng tính lương của một kỳ nào đó (hoặc một số kỳ). Sau đó KTV kiểm tra lại độ chính xác số học của việc tính toán. Tiếp theo KTV chọn ra một bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và một bảng tổng hợp việc phân bổ chi phí nhân công rồi thẩm tra độ chính xác số học của các bảng này. Đồng thời con số tổng hợp này cũng được đối chiếu với sổ nhật ký tiền lương và Sổ Cái. Tính chính xác của tiền lương và việc phân bổ vào các tài khoản hợp lý là điểm rất quan trọng đối với KTV vì sự ảnh hưởng đáng kể của tiền lương tới rất nhiều khoản mục, chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như sản phẩm dở dang, thành phẩm, phải trả công nhân viên …Tiếp theo KTV chọn ra một mẫu ngẫu nhiên gồm một vài nhân viên từ bảng tính Nguyễn Thị Thanh Nga 14 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành lương và lấy ra các hồ sơ nhân sự của mỗi nhân viên đó. Sau đó KTV kiểm tra các hồ sơ và rà soát lại các báo cáo hoạt động nhân sự với các thông tin như vậy trên bảng tính lương để xác định xem công ty có thực hiện đúng với hợp đồng lao động hay không. • Các khảo sát tiền lương khống Có một số cách để nhân viên có thể gian lận trong tiền lương trong đó có hai hình thức phổ biến nhất là số nhân viên khống và số giờ khống. - Số nhân viên khống: đối với những nhân viên đã mãn hạn hợp đồng với công ty hoặc những nhân viên thực sự không làm việc cho công ty nhưng vẫn có tên trong bảng thanh toán lương. Hành động này rất dễ xảy ra với những đơn vị mà nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm không được tuân thủ. Ví dụ người quản đốc vừa lập bảng chấm cống vừa thực hiện việc chi lương thì gian lận xảy ra rất cao. Có một số thủ tục kiểm tra có thể được thực hiện cho các phiếu chi đã thanh toán để phát hiện ra các gian lận. KTV có thể so sánh tên trên các phiếu chi lương với bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và các giấy tờ khác về chữ ký phê chuẩn. Nếu có sự bất thường thì đó chính là dấu hiệu cần được kiểm tra. Một thủ tục khác nữa là KTV có thể đối chiếu các nghiệp vụ ghi sổ được chọn trên sổ nhật ký tiền lương với phòng nhân sự để xác định xem nhân viên đó có được thuê mướn trong kỳ hay không. Hoặc kiểm tra xem những nhân viên đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty còn có tên trong danh sách nhận lương hay không. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể yêu cầu một cuộc trả lương đột xuất. Đối với hình thức này thì KTV phải quan sát kỹ những nhân viên được chọn khi tiến hành các thủ tục nhận lương. Những phiếu chi mà không có người nhận sẽ là đối tượng để tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên đây là thủ tục rất tốn kém hơn nữa lại có thể gây ra mâu thuẫn với đơn vị khách hàng. - Số giờ khống: Đối với những đơn vị mà việc quản lý thời gian lao động của nhân viên thiếu hoặc có sự thông đồng giữa nhân viên với người quản đốc. Đây là hình thức gian lận rất khó phát hiện và thường được ngăn ngừa bằng các quá trình kiểm soát thích hợp hơn là kiểm toán viên phát hiện ra nó. • Các khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng sử dụng lao động Việc tính và phân bổ tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao động không chính xác sẽ dẫn tới sai lệch các tài sản trên bảng cân đối kế toán, sai lệch các chỉ tiêu trên báo Nguyễn Thị Thanh Nga 15 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành cáo kết quả kinh doanh sẽ làm sai lệch giá trị của các chỉ tiêu như giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp… Do vậy việc thực hiện khảo sát về các thủ tục kiểm soát nội bộ trong việc phân bổ chi phí tiền lương vào đối tượng sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng. Trong đó KTV cần chú ý tới tính nhất quán trong việc áp dụng thực hiện việc phân bổ vào từng loại chi phí giữa các kỳ kế toán ( bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp). Thêm vào đó, KTV cũng cần kiểm tra qui định hiện hành và các chính sách về hạch toán tiền lương được công ty đề ra. • Các khảo sát đối với các khoản trích theo lương Theo quy định của chính sách kế toán hiện hành, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn là các khoản trích theo lương. Đối với các khoản này thì kiểm toán viên cần lấy kết quả của việc kiểm toán tiền lương làm căn cứ tính ra quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Đồng thời đối chiếu với các biên bản xác nhận của cơ quan bảo hiểm xem đơn vị có hạch toán đúng hay không.  Thủ tục phân tích Thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều sự phán đoán của KTV. Khi kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, KTV thường tiến hành phân tích ngang và phân tích dọc, phân tích xu hướng.  Phân tích xu hướng - So sánh chi phí tiền lương năm nay so với các năm khác: KTV đối chiếu số dư của các tài khoản có liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên của năm nay so với năm ngoái để đánh giá một cách tổng quát nhất về sự biến động của chi phí tiền lương cũng như sự biến động của các khoản trích theo lương. Thông thường, khi tại Ernst & Young Việt Nam, khi thực hiện phân tích xu hướng thường phân tích biến động chi phí tiền lương theo các tháng trong năm. Kiểm toán viên thu thập thông tin về chi phí lương qua các tháng. Đối với những khách hàng mà Công ty đã tiến hành kiểm toán năm trước, ngoài thông tin của năm hiện hành, KTV còn có thể dựa vào số liệu chi phí tiền lương từng tháng của năm trước cùng với số liệu kiểm toán của năm hiện hành để phân tích xu hướng nhằm thấy rõ biến động của chi phí tiền lương Nguyễn Thị Thanh Nga 16 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành theo từng tháng có hợp lý hay không. Công việc này thường được thực hiện đối với các doanh nghiệp mà hoạt động sản xuất có ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ như các công ty sản xuất bánh kẹo. Sau khi phân tích xu hướng biến động của chi phí tiền lương, nếu kết quả cho thấy rằng biến động chi phí tiền lương giữa các tháng là không đáng kể, KTV sẽ chọn ra hai tháng bất kỳ, căn cứ vào đó để ước tính chi phí tiền lương cho cả năm (12 tháng). Kết quả ước tính của KTV được so sánh với tổng chi phí tiền lương trên sổ sách của khách hàng; nếu có chênh lệch lớn, KTV sẽ tiến hành thêm các thủ tục khác: phỏng vấn khách hàng, tiến hành kiểm tra chi tiết…để tìm hiểu nguyên nhân đến chênh lệch đó. Toàn bộ những dữ liệu thu thập được, KTV cần phải phản ánh lên giấy tờ làm việc để thuận tiện cho việc rà soát lại của các KTV cấp cao. Phân tích tỷ suất – so sánh biến động của chi phí tiền lương trong mối liên quan đến các chi phí khác Đối với chu trình tiền lương và nhân viên, thủ tục phân tích được thực hiện bằng cách so sánh chi phí tiền lương trong tương quan với chi phí thuế thu nhập cá nhân, số lượng nhân viên, đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm, tổng chi phí hay doanh số. Thông thường, biến động của chi phí tiền lương sẽ cùng chiều với biến động của đơn giá tiền lương, số lượng nhân viên, số lượng sản phẩm tạo ra, hay doanh số bán hàng. Chính vì vậy, nếu như sự biến động của chi phí lương ngược chiều với biến động của các yếu tố trên, KTV cần tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán khác nhằm xác minh tính hợp lý của chi phí lương. Các thủ tục kiểm toán khác thường được các KTV của Ernst & Young thực hiện là phỏng vấn khách hàng, kiểm tra chi tiết và kiểm tra tính chính xác, tính đúng kỳ của các chi phí lương. Ngoài ra, KTV còn có thể lấy kết quả của các trợ lý kiểm toán khác trong nhóm để xác minh tính chính xác của chi phí lương như: kết quả của các trợ lý kiểm toán thực hiện kiểm toán các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản phải trả…  Kiểm tra tính chính xác số học Khi tiến hành kiểm tra tính chính xác số học, KTV thường thực hiện các bước sau: - Chi tiết khoản phải trả người lao động theo các chỉ tiêu: số dư đầu kỳ đã được kiểm toán, phát sinh tăng trong kỳ, phát sinh giảm trong kỳ. Căn cứ vào các dữ liệu đó, Nguyễn Thị Thanh Nga 17 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành KTV tính toán số dư cuối kỳ, so sánh với số dư của khoản phải trả người lao động trên bảng cân đối kế toán của khách hàng. Đối với khách hàng mà Công ty đã tiến hành kiểm toán năm tài chính trước, số dư đầu kỳ là số dư đã được kiểm toán. Đối với khách hàng mà Công ty kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần kiểm tra lại tính hợp lý của số dư đầu kỳ đã được kiểm toán. Số phát sinh tăng, giảm khoản phải trả người lao động trong kỳ được lấy trên sổ chi tiết của TK 334. Sau khi tính toán số dư cuối kỳ, KTV so sánh với số dư TK 334 trên BCĐKT. Nếu có chênh lệch trọng yếu, KTV cần tìm rõ nguyên nhân chênh lệch. - Kiểm tra tính chính xác của phát sinh bên Nợ TK 334: đối với phát sinh giảm khoản phải trả người lao động, KTV kiểm tra việc thanh toán tiền lương của hai tháng bất kỳ. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành thanh toán tiền lương cho nhân viên qua thẻ ATM. Do đó, KTV cần kiểm tra việc thanh toán tiền lương với chi tiền qua ngân hàng để xác minh số tiền lương thanh toán cho cán bộ nhân viên là chính xác. Để xác minh số tiền PIT và các khoản trích theo lương là chính xác, KTV cần kiểm tra bảng kê khai thuế TNCN nộp cho cơ quan Thuế, đồng thời kiểm tra giấy xác nhận nộp thuế TNCN của cơ quan Thuế; giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước về các khoản trích nộp theo lương. - Đối với các nghiệp vụ phát sinh Có, KTV cần đối chiếu với chi phí lương, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tính vào chi phí của doanh nghiệp. đặc biệt là các khoản tiền thưởng, tiền lương tháng thứ mười ba của doanh nghiệp. Các khoản tiền thưởng này, KTV cần phải đối chiếu với các quyết định khen thưởng, kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc thanh toán cho các khoản thưởng đó.  Kiểm tra chi tiết Đối với chu trình tiền lương và nhân viên, KTV tiến hành kiếm tra chi tiết số dư của các tài khoản: tài khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phải trả cho công nhân viên (TK 334), tài khoản phải trả, phải nộp khác (TK 3383 (BHXH), 3384 (BHYT), 3382 (KPCĐ), TK 3389 – BHTN; TK 334- Thuế TNCN phải nộp và các tài khoản chi phí (TK 627, TK 641, TK 642) Tại Ernst & Young Việt Nam, thông thường đối với việc kiểm toán tiền lương, KTV thường chọn ra 5 mẫu bất kỳ, sau đó đối chiếu với hợp đồng lao động, tính toán lại tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân (PIT). Sau đó, KTV đối Nguyễn Thị Thanh Nga 18 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành chiếu với số liệu của khách hàng, kiểm tra xem các khoản lương đó được thanh toán như thế nào, có đúng với con số phản ánh trên sổ sách hay không. 1.3.9. Giai đoạn kết luận và lập báo cáo kiếm toán  Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Kiểm toán viên có trách nhiệm xem xét lại các nghiệp vụ và các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ để xác định liệu có sự kiện gì xảy ra mà có thể có ảnh hưởng đến ý kiến của KTV hay không, nếu có sự kiện nào đó ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán thì KTV sẽ yêu cầu kế toán đưa ra bút toán điều chỉnh điều chỉnh (đối với khoản mục tiền lương thì thường xảy ra việc kế toán phân bổ chi phí tiền lương không hợp lí). Việc chấp nhận điều chỉnh hay không của kế toán sẽ ảnh hưởng tới kết luận của KTV sau này.  Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán Giai đoạn này KTV phải hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán sau đó hợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung. KTV phải quyết định liệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đầy đủ để đảm bảo cho kết luận là các báo cáo tài chính đã được trình bày phù hợp với chuẩn mực và chính sách kế toán hiện hành hay chưa.  Lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là báo cáo bằng văn bản do KTV lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của khách hàng. Nguyễn Thị Thanh Nga 19 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty ABC do Công ty TNHH Ersnt & Young Việt Nam thực hiện. 2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro.  Tìm hiểu thông tin về khách hàng. ABC là công ty cổ phần được thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2006; đây là công ty con của Tập đoàn ABC. Hiện nay Công ty ABC có trụ sở chính tại Hà Nội và văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực hoạt động của Công ty ABC khá đa dạng, chủ yếu nhất là hoạt động trong lĩnh vực vui chơi giải trí, kinh doanh thương mại, cho thuê văn phòng. Tính đến tháng 1 năm 2010, số lượng nhân viên của công ty chỉ là 447 nhân viên, tuy nhiên đến cuối năm 2010, công ty có tổng cộng 815 nhân viên ở cả hai chi nhánh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng nhân viên trong công ty tăng khá nhiều trong năm vừa qua là do công ty mở rộng hoạt động ở cả hai chi nhánh, đặc biệt là công ty con của Công ty ABC đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2010. Do đó, công ty đã tuyển thêm một lượng khá lớn nhân viên, trong đó, phần lớn là nhân viên bảo vệ và nhân viên dịch vụ vệ sinh.  Chính sách lương của công ty: Thời gian làm việc bao gồm thời gian làm việc hành chính và thời gian làm thêm giờ. Thời gian làm thêm giờ được theo dõi tại mỗi bộ phận và được sự phê chuẩn bởi trưởng các bộ phận đó. Thời gian làm việc là 44 giờ (5,5 ngày/ tuần) đối với nhân viên văn phòng và 48 giờ/ tuần đối với các nhân viên khác. Lương của nhân viên văn phòng và nhân viên được tính toán dựa trên số giờ làm việc trên bảng chấm công. Thời gian làm thêm giờ chỉ được tính khi có sự yêu cầu làm thêm của trưởng phòng và yêu cầu tính thêm giờ cần có sự phê duyệt của trưởng phòng. Cuối tháng bảng chấm công đã có chữ kí của trưởng phòng được gửi cho phòng Nhân sự. Phòng Nhân sự sẽ tính lương cho từng người dựa trên HĐLĐ, tỷ lệ trả lương và Nguyễn Thị Thanh Nga 20 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành được đưa cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng xem xét lại sau đó trình Giám đốc phê duyệt trước khi vào Sổ Cái.  Thanh toán lương: Hàng tháng, lương của nhân viên được tính toán chi tiết trên excel: lương cơ bản, lương làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phụ cấp…. Lương của nhân viên chính thức và không chính thức đều được tính trên cơ sở thời gian làm việc trên bảng chấm công, lương của tất cả nhân viên đều được thanh toán qua ngân hàng. Lương được thanh toán một lần vào đầu tháng tiếp theo (thường thanh toán vào mồng 7 hàng tháng). Tăng lương: Hàng năm, Công ty ABC tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành công việc của toàn bộ nhân viên. Tỷ lệ tăng lương phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả làm việc của từng nhân viên; dựa vào kết quả của cuộc khảo sát lương; mức lương của đối thủ cạnh tranh, cũng như sự mất giá của đồng tiền. Trong năm 2010, ABC đã tăng lương cho toàn bộ nhân viên lên 10% từ 14 tháng 2. Thưởng: Căn cứ vào sự đánh giá mức độ thực hiện của nhân viên, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, công ty có quyết định mức thưởng cho từng nhân viên. Tiền thưởng được tính toán theo năm tài chính. Tại công ty ABC, không có cam kết chính thức về tháng lương thức 13 (trong HĐLĐ chỉ quy định về mức thưởng sẽ căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp và của từng nhân viên). Bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp việc làm: Theo thông tư số TT 127/2008/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, cả chủ doanh nghiệp và người lao động đều đóng góp 1% của số nhỏ hơn giữa lương theo hợp đồng hoặc mức lương bắt buộc tính BHTN được tính bằng 20 lần mức lương tối thiểu. Kinh phí công đoàn được tính trên lương theo hợp đồng. Phụ cấp: •Thời gian làm ngoài giờ: công ty thực hiện chính sách lương làm thêm giờ theo quy định của Luật lao động. Cụ thể như sau: Ngày trong tuần: Lương bằng 1.5 lần mức lương theo hợp đồng Cuối tuần: Lương bằng 2 lần mức lương theo hợp đồng Ngày lễ: Lương bằng 3 lần lần mức lương theo hợp đồng Nguyễn Thị Thanh Nga 21 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành •Phụ cấp tiền ăn trưa: 400,000 VNĐ/ 1 người/ tháng. •BHXH, BHYT: Được tính trên lương cơ bản và lương vị trí (tương đương với mức lương theo hợp đồng) nhưng không vượt quá mức 14 triệu đồng. •Thuế TNCN: Thuế TNCN được tính theo công thức: [ Lương hợp đồng + lương làm thêm giờ] + [ Phụ cấp + điều chỉnh lương (nếu có) + lương nghỉ phép hàng năm] – các khoản giảm trừ [do vắng mặt + 8,5% khoản trích trừ lương] •Các khoản lương bị trừ: Hàng tháng, bộ phận nhân sự căn cứ vào bảng chấm công lập danh sách trừ lương, và đưa cho kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp thực hiện trừ lương của những cá nhân vào bảng lương.  Đánh giá HTKSNB và Xác định mức độ rủi ro chung ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty ABC Công ty ABC là khách hàng thường niên của Ernst & Young Việt Nam nên việc đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được thực hiện khá cẩn thận ở các kỳ kiểm toán trước. Do đó, trong cuộc kiểm toán lần này, KTV dựa vào giấy tờ làm việc của những năm trước, phỏng vấn khách hàng xem có thay đổi gì trong các chính sách tiền lương cũng như trong việc kiểm soát các nghiệp vụ liên quan đến việc ghi chép và thanh toán lương hay không. KTV tìm hiểu, thu thập thông tin để hiểu được quy trình hạch toán chi phí lương: từ khi nghiệp vụ phát sinh, ghi chép, xử lý, cho đến khi nghiệp vụ được lên Sổ Cái. Thêm vào đó, KTV tìm hiểu về các chính sách và thủ tục được áp dụng để phát hiện ra những sai phạm có khả năng xảy ra. KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC dựa trên 3 tiêu chí: - Quản lý thời gian làm việc của nhân viên, cách thức chấm công. - Phương pháp tính lương và thanh toán lương cho người lao động. - Ghi chép phân bổ tiền lương vào chi phí. KTV chọn ra một số phòng ban, phỏng vấn trưởng các bộ phận, phòng ban đó về cách quản lý và phê chuẩn thời gian làm việc của nhân viên, xem xét bảng thời gian làm việc của nhân viên, bảng tính lương hàng tháng đã phê duyệt của Tổng giám đốc. Nguyễn Thị Thanh Nga 22 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.1 : Soát xét hệ thống KSNB tại công ty ABC Nghiệp vụ Chấm công, xác định thời gian làm việc Sai phạm có thể xảy ra - Thời gian lao động có thể ghi chép không đúng. - Trưởng các bộ phận phòng ban có thể không phê duyệt bảng chấm công hàng tuần cho các nhân viên. Tính lương cho người lao động - Lương có thể tính toán không chính xác. - Bảng lương hàng tháng có thể được thanh toán cho nhân viên khi không có sự xem xét phê duyệt của kế toán trưởng và tổng giám đốc Ghi chép và phân bổ chi phí tiền lương Chứng từ hàng ngày cũng như các khoản thu chi liên quan đến tiền lương có được xem xét phê duyệt không và ai là người thực hiện? Mô tả hệ thống kiểm soát Thời gian lao động lao động được cập nhật hàng ngày trên hệ thống do nhân viên tự làm. Bảng thời gian lao động được in ra và kiểm tra, phê duyệt bởi trưởng phòng của mỗi bộ phận để đảm bảo rằng thời gian làm việc của nhân viên được phản ánh chính xác. Cuối tháng, bảng thời gian lao động của nhân viên đã được phê duyệt của trưởng các phòng ban được chuyển đến phòng nhân sự để tổng hợp, sau đó bản tống hợp từng bộ phận được chuyển đến kế toán tiền lương tính lương. Bảng lương tổng hợp của được trưởng phòng kế toán xem xét và chuyển cho tổng giám đốc ký phê duyệt. Kế toán trưởng xem xét chứng từ và phê duyệt vào cuối tháng Để đảm bảo chi phí lương được phân bổ đúng tài khoản Tình hình thực hiện Thời gian lao động được ghi chép đầy đủ, được phê duyệt đúng thời gian. Lương của nhân viên được tính toán đúng theo qui định trong HĐLĐ, được tính riêng cho từng bộ phận, thuận tiện cho việc phân bổi chi phí tiền lương. Bảng lương hàng tháng đều được kế toán trưởng xem xét, ký phê duyệt, sau được trình nộp cho ban giám đốc xem xét và phê duyệt. Xem xét việc thực hiện các chức năng trong chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty ABC đã có sự phân cách trách nhiệm hay chưa bằng cách phỏng vấn kế toán tiền lương, giám đốc bộ phận nhân sự của công ty. KTV đã thu được thông tin sau: Nguyễn Thị Thanh Nga 23 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.2: Chức năng của chu trình tiền lương và nhân viên của công ty ABC STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Chức năng – Người phê chuẩn Yêu cầu tuyển dụng được phê chuẩn bởi Tổng Giám đốc và Giám đốc nhân sự Hợp đồng thử việc được ký bởi Tổng giám đốc Đánh giá sau thời gian thử việc – thực hiện bởi Trưởng phòng quản lý trực tiếp nhân viên HĐLĐ chính thức được ký bởi Tổng giám đốc Mức lương được cân nhắc và phê chuẩn bởi Phó Giám đốc Thẻ / báo cáo thời gian làm việc được chuyển đến phòng Nhân sự Nhân viên phòng Nhân lập bảng lương trên dữ liệu trong hồ sơ nhân viên, sau đó GĐ phòng nhân sự phê chuẩn Bảng lương được phê chuẩn, ký và đóng dấu bởi Tổng GĐ Phiếu lương của từng nhân viên được lập bởi phòng Nhân sự và phê chuẩn bởi phó tổng GĐ Kế toán tiền lương hạch toán chi phí lương vào Sổ nhật ký Kế toán tổng hợp tổng hợp và kết chuyển chi phí lương lên Sổ cái Thanh toán lương cho nhân viên Đối chiếu giữa bảng lương và Sổ cái được kế toán tổng hợp thực hiện hàng tháng Thực hiện thủ công/ Phần mềm? Thủ công Thủ công Thủ công Thủ công Thủ công Thủ công Thủ công Thủ công Thủ công Phần mềm kế toán Phần mềm kế toán E-banking Thủ công Dựa trên thông tin thu thập được từ việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương và nhân viên, KTV nhận thấy các thủ tục kiểm soát mà công ty thiết kế đều được thực hiện trên thực tế, việc xem xét phê chuẩn đối với các nghiệp vụ tiền lương và nhân viên đều được thực hiện đầy đủ theo đúng qui trình cụ thể của công ty. Chính vì vậy, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty ABC đối với chu trình tiền lương và nhân viên ở mức thấp. Công ty ABC là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chi phí lương được tính theo số giờ công lao động, việc theo dõi thời gian làm việc cũng như việc tính và trả lương cho người lao động tương đối rõ ràng. Thông tin thu thập được cho thấy các chi phí lương phát sinh được phê chuẩn đầy đủ, các nghiệp vụ đã ghi chép và phân bổ được xem xét, kí duyệt một cách đầy đủ của kế toán trưởng và giám đốc. Hơn nữa, ABC là khách hàng lâu năm của công ty, dựa vào hồ sơ kiểm toán những năm trước và xem xét Nguyễn Thị Thanh Nga 24 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành các nghiệp vụ bất thường phát sinh trong năm nay (không có nghiệp vụ bất thường), KTV kết luận rủi ro tiềm tàng trong chu trình tiền lương là thấp. Qua quá trình quan sát, phỏng vấn và xác định được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp, KTV xác định rủi ro kết hợp đối với chu trình tiền lương ở mức trung bình, do đó rủi ro phát hiện tương đối cao, KTV cần phải tập trung thu thập bằng chứng đầy đủ, hợp lý và sát thực nhằm giảm tối đa rủi ro kiểm toán có thể xảy ra. KTV xác định số lượng bằng chứng cần phải thu thập bằng cách sử dụng chương trình Micro Start và phần mềm Ernst & Young Random. Phần mềm này sẽ giúp cho KTV lựa chọn được những mẫu chọn ngẫu nhiên, tăng tính khách quan cho mẫu được chọn.  Xác định mức trọng yếu PM,TE, SAD Người lập kế hoạch kiểm toán (thường là Giám đốc kiểm toán hoặc Trưởng nhóm kiểm toán cấp cao) xác định mức độ trọng yếu cho toàn bộ BCTC của công ty ABC (PM - mức trọng yếu kế hoạch). Việc xác định mức trọng yếu này dựa trên cơ sở lợi nhuận sau thuế và phân bổ cho từng khoản mục trên BCTC, đối với công ty ABC, KTV của Ernst & Young xác định mức PM bằng 5% lợi nhuận kế toán sau thuế. Lợi nhuận sau thuế của công ty ABC năm 2010 đạt 565,373,785,460 VNĐ, theo đó KTV xác định mức trọng yếu đối với toàn bộ báo cáo tài chính của công ty ABC năm 2010 là 28,268,689,273 VNĐ. Mức sai sót có thể chấp nhận được cho từng khoản mục TE = 25% PM), những chênh lệch xuất hiện trong quá trình kiểm toán nếu nhỏ hơn TE sẽ được tập hợp để tính tổng mức chênh lệch kiểm toán phải điều chỉnh SAD để xác định mức độ trọng yếu của tổng những chênh lệch này liệu có ảnh hưởng trọng yếu đến chu trình được kiểm toán hay không. Đối với khách hàng ABC, Ernst & Young xác định SAD = 40% TE. Giá trị các ước tính mức độ trọng yếu đối với khách hàng ABC được KTV của Ernst && Young Việt Nam xác định như sau: Nguyễn Thị Thanh Nga 25 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.3: Mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương Mức độ trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính (PM = 5% Lợi nhuận sau thuế) Mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương (TE = 25% PM) Mức sai phạm cho tổng các chênh lệch (SAD = 40% TE) 28,268,689,273 7,067,172,318 2,826,868,927 Như vậy, những nghiệp vụ với số tiền lớn hơn 7,067,172,318 VNĐ được xem là những nghiệp vụ trọng yếu, KTV chú trọng đến những nghiệp vụ này khi tiến hành kiểm tra chi tiết. Với những nghiệp vụ có số tiền nhỏ hơn mức TE, KTV sử dụng phần mềm EY Random để chọn ra các mẫu kiểm tra. Nếu tổng mức sai phạm của các mẫu chọn lớn hơn mức SAD, KTV sẽ trao đổi với khách hàng để điều chỉnh.  Xác định các tài khoản quan trọng và các cơ sở dẫn liệu liên quan Các tài khoản chính liên quan đến chu trình và những rủi ro kinh doanh và rủi ro ảnh hưởng đến báo cáo tài chính liên quan đến những tài khoản này: • Các tài khoản chính: - Các khoản phải trả liên quan đến tiền lương: Phải trả nhân viên, phải trả cơ quan Nhà nước về các khoản BHXH, BHYT, BHTN - Chi phí tiền lương • Rủi ro có liên quan đến các tài khoản: - Phân loại sai giữa tài khoản chi phí tiền lương, BHYT, BHXH tính vào chi phí của Công ty dẫn đến phản ánh sai nghĩa vụ của công ty đối với cơ quan bảo hiểm xã hội. 2.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch chiến lược và đánh giá rủi ro  Thảo luận trước cuộc kiểm toán (TPE- Training Planning Event) Do đây là khách hàng lâu năm của doanh nghiệp, nên Công ty có những hiểu biết khá sâu về tình hình hoạt động của khách hàng cũng như những khả năng xảy ra sai phạm của khách hàng, xác định được những khu vực rủi ro cao để tiến hành kiểm tra. Trong cuộc thảo luận với các thành viên trong nhóm, Trưởng nhóm kiểm toán nhấn mạnh với các thành viên về khả năng công ty hạch toán giảm chi phí và tăng tài sản lên là khá cao (do đây là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nên áp lực về lợi nhuận là khá cao); từ đó định hướng cho các KTV có những phán đoán và thiết kế các phương pháp kiểm toán để phát hiện ra những sai phạm.  Thực hiện thử nghiệm xuyên suốt (Walkthrough) Nguyễn Thị Thanh Nga 26 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.4 :Thực hiện kiểm tra xuyên suốt Tên khách hàng Tập đoàn ABC Tham chiếu B4.201.E Chi nhánh, công ty con Công ty cổ phần ABC Thực hiện bởi NTĐ 16/02/11 Ngày kết thúc năm tài chính 31.12.2010 Kiểm tra bởi CMP 20/02/11 Chu trình: Tiền lương và nhân viên Phần 1: Thủ tục kiểm tra đầu cuối (thử nghiệm xuyên suốt) Mục tiêu: - Đảm bảo quy trình tuyển dụng và trả lương nhân viên được thực hiện đầy đủ - Đảm bảo đầy đủ hồ sơ và chứng từ lien quan đến tuyển dụng và trả lương nhân viên. Công việc thực hiện - Chúng tôi chọn ra bộ hồ sơ của một số nhân viên bất kỳ và tiến hành kiểm tra đầu cuối của việc tuyển dụng và thanh toán lương cho nhân viên này Nghiệp vụ được chọn để kiểm tra đầu cuối Ngày tháng: Tháng 4/2010 (kiểm tra chi tiết và độ tin cậy của thủ tục Tên nhân viên: Nguyễn Minh Yến kiểm soát) Tiền lương: VND 14,115,684 Người được phỏng vấn Nhân viên phòng nhân sự Kiểm tra việc thực hiện các chức năng của chu trình: Biểu 2.5: Thực hiện các chức năng tại trong chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty ABC Kiểm tra việc phân chia nhiệm vụ Hồ sơ nhân viên bao gồm hệ số lương và được lưu giữ bởi phòng nhân sự. Việc thuê mướn nhân sự và thanh toán do các phòng ban đề xuất, kiểm tra bởi phòng nhân sự, phê chuẩn bởi Tổng giám đốc. Bảng theo dõi thời gian làm việc được chuẩn bị bởi trưởng các phòng ban và kiểm tra bởi phòng nhân sự. Bảng tính lương được chuẩn bị bởi phòng kế toán và được Tổng giám đốc phê chuẩn. Việc thanh toán lương được thực hiện và ghi sổ bởi phòng kế toán. Nguyễn Thị Thanh Nga 27 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Do chúng tôi đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức thấp (dựa vào kết quả đánh giá HTKSNB đã thu thập được trong giai đoạn trước), việc kiểm tra đầu cuối của chúng tôi về các nghiệp vụ liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên bao gồm dòng luân chuyển chứng từ và áp dụng các thủ tục kiểm soát đối với các nghiệp vụ này. Chúng tôi đã lựa chọn để kiểm tra đầu cuối hệ thống tiền lương. Sự phát sinh của các loại nghiệp vụ chủ yếu của chu trình này liên quan đến vấn để tuyển dụng. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn một nhân viên để kiểm tra STT 1 2 3 Áp dụng hệ thống IT trong việc xử lý các NV Nội dung chính trong chu trình Đơn xin việc được đưa cho bộ phận Thủ công nhân sự Hợp đồng lao động thử việc được ký Thủ công bởi Giám đốc Trưởng phòng đánh giá thời gian thử GĐ việc giữ lại làm việc, đề xuất lên nhân viên chính thức B4.2 HĐLĐ chính thức được ký bởi Phó 01giám đốc E34 Mức lương được xem xét và phê chuẩn 5 bởi PGĐ Bảng chấm công được lập và thông tin 6 được nhập vào phần mềm. Bảng lương được tính dựa trên thông 7 tin trong hồ sơ nhân viên và được phê chuẩn bởi GĐ phòng nhân sự Lương có thể được thanh toán bẳng tiền 9 mặt hoặc qua ngân hàng 1 Tham chiếu B4.201-E1 B4.201-E2 Thủ công Thủ công B4.201-E4 Thủ công B4.201-E5 Thủ công B4.201-E6 Thủ công B4.201-E7 Thủ công B4.201-E8(1) B4.201-E8(2) Lương được thanh toán qua ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử B4.201-E9 Phần 2: Các vấn đề khác – phân tách nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan, sự ủy quyền, và quản lý các thủ tục kiểm soát. Phân tách nhiệm vụ Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử Có /không? nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có Không sự chồng chéo của các chức năng có lien quan hay không? Nguyễn Thị Thanh Nga 28 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Nếu có, kiểm tra công việc sau: Có /không? Các thủ tục quan sát thêm • Việc chồng chéo giữa các chức năng có liên Không áp Không áp dụng quan có dẫn đến việc thiếu hiệu lực của việc dụng thiết kế các thử nghiệm kiểm soát hay không? Sự phê chuẩn, ủy quyền Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử Có / không nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê Không chuẩn ủy quyền hay không? Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: Có /không Các thủ tục quan sát thêm vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy Không áp quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các dụng Không áp dụng thử nghiệm kiểm soát hay không? Phần 3: Kết luận Có /khôn Các thủ tục quan sát thêm g Thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được những thông tin đã thu thập được trong giai đoạn trước hay không? Quy trình kiểm tra xuyên suốt có xác minh được những sai phạm có thể xảy ra được phát hiện trong giai đoạn trước có thể hiện những vấn đề thuộc các nghiệp vụ trọng yếu hay không? Có Dựa vào việc kiểm tra đầu cuối dòng luân chuyển các nghiệp vụ, quá trình xử lý, hạch toán khoản phải trả cho người lao động và chi tiền qua ngân hàng được thực hiện như thiết kế Có Qua việc kiểm tra đầu cuối dòng luân chuyển các nghiệp vụ, chúng tôi phát hiện ra những điểm trong khoản phải trả nhân viên và thanh toán tiền qua ngân hàng có chứa đựng những sai phạm trọng yếu. Những rủi ro trọng yếu, những nghiệp Không Không áp dụng vụ trọng yếu và những thủ tục kiểm soát áp thông qua bút toán trên sổ nhật ký dụng chung, thử nghiệm xuyên suốt có xác Nguyễn Thị Thanh Nga 29 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành minh được các thủ tục kiểm soát có được thiết kế và vận hành hợp lý hay không? Những nghiệp vụ quan trọng được thiết kế thủ tục kiểm soát, những thủ tục kiểm tra chi tiết có khẳng định được việc thiết kế và xây dựng những thủ tục kiểm soát là hợp lý hay không? Có Qua việc kiểm tra đầu cuối dòng luân chuyển các nghiệp vụ, chúng tôi nhận thấy rằng khoản tiền lương phải trả và thanh toán lương qua ngân hàng được vận hành như thiết kế tuy nhiên không có dấu hiệu của các thủ tục kiểm soát. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết để hỗ trợ việc đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu ở mức thấp  Thiết kế chương trình kiểm toán Sau khi đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như những rủi ro có thể xảy ra, KTV thiết kế chương trình kiểm toán với các bước công việc cụ thể như sau: Biểu 2.6: Chương trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên đối với công ty ABC VB200 Khách hàng: Công ty ABC Kì kiểm toán: 31-12-10 Thực hiện Soát xét NTĐ CMP 16/02/11 20/02/11 Chương trình kiểm toán: Chu trình tiền lương Cơ sở dẫn liệu: Tồn tại (Ex) hoặc hiện hữu (Oc), đầy đủ (Co), quyền và nghĩa vụ (R&O), tính toán (Va) và đo lường (Me) phân loại và trình bày (P&D) Ex/ Tiền lương Oc Va/ R Co Me P Tham Thực &O &D chiếu hiện Bản chất, thời gian và phạm vi của qui trình kiểm toán cơ bản được xác định thông qua mức độ của rủi ro kiểm soát ( tham khảo trong GAM, qui trình 8.2) Thủ tục phân tích 1 Tiến hành so sánh tiền lương của X X VB101 NTĐ các nhân viên và số lượng nhân Nguyễn Thị Thanh Nga 30 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành viên qua 12 tháng trong năm, nếu có chênh lệch bất thường của chi phí lương và số lượng nhân viên Thủ tục kiểm tra chi tiết 2 3 4 5 Ước tính chi phí tiền lương của cả năm dựa vào chi phí tiền lương của 2 tháng bất kỳ Kiểm tra tính hợp lý của chi phí lương và sự thay đổi giữa chi phí lương với sự thay đổi về số lượng X lao động đồng thời kiểm tra tính chính xác của việc chuyển chi phí lương vào Sổ Cái. Chọn 5 NV trong công ty và đối chiếu tài khoản phải trả công nhân viên với hợp đồng lao động, bảng X chấm công, bảng thanh toán lương, ủy nhiệm chi và dịch vụ chuyển khoản qua ngân hàng. So sánh chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế giữa bảng theo dõi thời gian lao động với sổ chi tiết chi phí lương, đồng thời xem xét tính hợp lý trong việc phát sinh bảo x hiểm y tế và bảo hiểm xã hội theo sự biến động của số lượng nhân viên X X x X VB.B01 NTĐ X X X x x X VB.C01 NTĐ x x x x VB.D0 1 VB.101 NTĐ NTĐ Tính lại thuế TNCN của các nhân viên, so sánh với việc thanh toán 6 qua ngân hàng, với bảng kê khai x X x VB.C01 NTĐ thuế TNCN và giấy nộp thuế TNCN Tính lại quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên làm việc trước 31 tháng 12 năm 2008 (*) VB.D0 7 x X X x x NTĐ 1 hiện nay vẫn đang làm việc tại công ty đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2010 (*): Do theo quy định mới, từ ngày 01.1.09, các doanh nghiệp tính BHTN cho toàn bộ nhân viên thay vì trợ cấp thất nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tính trợ cấp thất nghiệp dựa trên số năm làm việc của từng nhân viên tính đến 31.12.08 theo công thức: Nguyễn Thị Thanh Nga 31 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trợ cấp thất nghiệp = (số năm làm việc tính đến 31.12.08 * lương 6 tháng cuối năm 2010) Do đó, chỉ những nhân viên bắt đầu làm việc cho công ty từ trước ngày 31.12.08 và hiện vẫn đang làm việc cho công ty tính đến thời điểm 31.12.10 mới được tính trợ cấp thất nghiệp theo công thức như trên. 2.1.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán  Thực hiện thủ tục kiểm soát Do ABC là khách hàng lâu năm của Công ty, nên thủ tục kiểm soát thực hiện trong cuộc kiểm toán lần này được giảm thiểu về công việc thực hiện. KTV tiến hành phỏng vấn khách hàng (kế toán tiền lương) về cách tính lương cũng như cách phân bổ chi phí lương cho từng bộ phận. Việc tính toán lại chi phí lương được thực hiện ở các thủ tục tiếp theo, trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập bảng lương của một bộ phận bất kỳ, đối chiếu với sổ nhật ký tiền lương và Sổ Cái. KTV nhận thấy việc ghi sổ khớp với số tiền trên bảng lương và chi phí lương được phân bổ hợp lý.  Thủ tục phân tích Việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này nhằm mục đích đảm bảo rằng chi phí tiền lương của doanh nghiệp phản ánh hợp lý. Để thực hiện thủ tục phân tích, KTV cần thực hiện các bước sau: - Thu thập thông tin chi tiết về chi phí lương theo từng tháng: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Thực hiện phân tích biến động từng loại chi phí tiền lương qua các tháng, so sánh tổng chi phí tiền lương với tổng số lao động của khách hàng. Đối với công ty ABC, KTV đã lựa chọn tháng - Ước tính các khoản trích theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Dưới đây là thông tin mà KTV đã thu thập được Nguyễn Thị Thanh Nga 32 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.7: Giấy tờ làm việc của KTV - Leadsheet công ty ABC Tham chiếu: VB101 Khách hàng: Công ty ABC Kiểm toán cho năm tài chính kết thúc 31/12/2010 Người thực hiện: NTĐ 6/1/2011 Người soát xét: CMP 12/1/2011 Lead Sheet Tài khoản Mã Nội dung 3341 315 3348 315 Phải trả công nhân viên – Lương Phải trả công nhân viên – Khác 3382 319 3383 Số liệu chưa kiểm toán Số liệu đã kiểm toán tại ngày 31.12.2010 tại ngày 31.12.2009 Biến động Tuyệt đối % 11,542,482,434 1,743,563,300 9,798,191,30 562% - 23,987,879 (23,987,879) -100% Kinh phí công đoàn 384,745,296 255,268,189 129,477,107 50,7% 319 Bảo hiểm xã hội 125,674,232 262,463,752 (136,789,520) -52,11% 3384 319 Bảo hiểm y tế 473,542,680 138,231,245 335,311,435 242,6% 3335 314 Thuế thu nhập cá nhân 523,784,415 183,267,431 340,516,984 185,8% 3511 336 2,198,586,450 1,687,821,854 510,764,596 30,3% 3512 336 11,350,865 26,317,468 (14,966,603) -56,9% Nguyễn Thị Thanh Nga Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm Quĩ dự phòng BH thất nghiệp 33 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.8 : Chi phí tiền lương theo bộ phận của công ty ABC Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng cộng Chi phí bán Chi phí quản lý Giá vốn hàng Tổng chi phí hàng doanh nghiệp bán lương 130,504,483 139,013,507 158,432,086 381,461,365 385,015,750 264,271,859 271,014,571 487,609,880 558,339,321 584,125,885 815,242,665 1,194,508,306 5,369,539,678 2,122,040,582 3,228,055,353 3,238,659,842 2,717,320,443 3,201,797,753 3,210,972,500 3,324,047,730 4,019,441,940 4,421,511,865 4,911,520,549 4,245,019,271 7,600,903,501 46,241,291,329 842,165,099 937,794,512 1,126,427,368 2,004,195,416 2,520,302,589 2,290,357,326 2,586,281,393 2,966,517,841 3,001,774,543 3,167,624,355 3,441,077,695 5,098,093,307 29,982,611,444 3,094,710,164 4,304,863,372 4,523,519,296 5,102,977,224 6,107,116,092 5,765,601,685 6,181,343,694 7,473,569,661 7,981,625,729 8,663,270,789 8,501,339,631 13,893,505,114 85,941,615,035 Số NV 445 431 519 631 749 720 739 781 780 813 813 813 6,708 Dựa vào số liệu thu thập được về tổng chi phí tiền lương và số lao động của từng tháng, KTV tiến hành phân tích biến động để xác minh xem biến động của chi phí tiền lương có hợp lý hay không. Sơ đồ 2.1: Biến động chi phí lương và số lao động công ty ABC năm 2010 Phân tích chi phí tiền lương theo tháng trong mối tương quan với số lượng nhân viên cùng với việc phỏng vấn kế toán tiền lương của khách hàng, KTV đã đưa ra được các kết luận: - Nhìn chung, sự biến động của chi phí tiền lương khá hợp lý với sự biến động của số lượng nhân viên. Chi phí lương trong năm 2010 có xu hướng tăng trong kỳ bởi lẽ, Nguyễn Thị Thanh Nga 34 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành trong năm 2010 công ty ABC đã tuyển dụng thêm khá nhiều nhân viên mới và thực hiện tăng lương cho toàn bộ đội ngũ nhân viên. - Tháng 2, số lượng nhân viên giảm đi, tuy nhiên chi phí lương lại tăng lên khá nhiều, khoảng 1.7 tỷ đồng. Điều này là do tháng này là tháng Tết, công ty ABC đã thanh toán tiền tháng lương thứ mười ba cho nhân viên, đồng thời, theo quyết định của Công ty, bắt đầu từ ngày 14/2/2010, công ty tăng 10% lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra, căn cứ vào kết quả hoạt động của công nhân viên, Ban giám đốc đã quyết định khen thưởng cho 5 cán bộ có thành tích xuất sắc nhất trong năm. Đó là lý do tháng hai, chi phí tiền lương tăng cao. Trong tháng Ba, chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động, công ty đã tuyển dụng thêm khoảng 100 nhân viên. Một phần lớn nhân viên mới thuộc bộ phận bảo vệ và dịch vụ quét dọn với mức lương khá thấp từ 2 – 3.5 triệu, đó là lý do số lượng nhân viên tăng nhanh hơn so với chi phí lương. Từ tháng Năm tiền lương của nhân viên thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh được tính toán tại văn phòng Hồ Chí Minh, nên số lượng nhân viên tăng lên trong khi chi phí lương phản ánh tại văn phòng Hà Nội khá ổn định. - Tháng 8, quyết định tăng lương đợt 2 trong công ty bắt đầu có hiệu lực, do đó, chi phí lương tăng lên. Thêm vào đó, tại trụ sở Hà Nội, số lượng nhân viên tăng lên nhưng chủ yếu là bộ phận bảo vệ và nhân viên làm sạch , chính vì vậy chi phí tiền lương tăng nhẹ. - Tháng 12, chi phí tiền lương tăng đột biến so với các tháng trước do trong tháng này, do kết quả hoạt động của công ty trong năm 2010 khá tốt, công ty quyết định thưởng tiền cho nhân viên trong tháng 12. Qua việc phân tích biến động chi phí tiền lương các tháng, cũng với việc phỏng vấn khách hàng, KTV đã có được cái nhìn tổng quan về tình hình biến động chi phí tiền lương giữa các tháng. Sau đó, kiểm toán viên tiếp tục phân tích biến động của chi phí tiền lương chi tiết theo từng loại chi phí qua các tháng. Sơ đồ 2.2: Biến động chi phí tiền lương theo bộ phận tại công ty ABC Nguyễn Thị Thanh Nga 35 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Kế toán dựa vào chi phí nhân công phát sinh ở bộ phận nào để phân loại chi phí tiền lương thành chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất. Dựa vào số liệu thu thập được, KTV phân tích sự biến động của chi phí tiền lương phát sinh ở từng bộ phận qua các tháng, phỏng vấn khách hàng và thu được kết quả như sau: - Chi phí nhân công chủ yếu phát sinh tại bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất. Chi phí nhân viên bán hàng và chi phí nhân viên sản xuất biến động khá ổn định trong năm 2010. Chi phí nhân viên quản lý biến động trong năm do ảnh hưởng của các khoản tiền thưởng cho nhân viên trong năm. Chi phí nhân viên quản lý tháng Hai tăng hơn so với tháng Một do tiền thưởng Tết cho nhân viên quản lý 827 triệu và công ty ABC tuyển dụng thêm nhân viên cho các vị trí như: giám đốc quản lý game, giám đốc nghiên cứu và phát triền…. Chi phí nhân viên quản lý tăng mạnh vào tháng 9 do hai nguyên nhân: + Khách hàng tính trợ cấp thất nghiệp làm tăng chi phí lương nhân viên quản lý lên hơn 817 triệu đồng dựa trên con số do kiểm toán viên đề xuất qua đợt kiểm toán giữa kỳ (tháng Sáu 2010) + Phí công đoàn được tính cho cả ba quý đầu năm làm tăng chi phí nhân viên quản lý lên 665,977,992 VNĐ - Chi phí nhân viên sản xuất: Từ tháng Tư, chi phí nhân viên sản xuất tăng mạnh, cao nhất là tháng Năm và giảm dần vào tháng Sáu do công ty trò chơi – công ty con của công ty ABC bắt đầu đi vào hoạt động. Đây là nguyên nhân chính làm cho chi phí nhân viên sản xuất tăng.  Kiểm tra chi tiết Nguyễn Thị Thanh Nga 36 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Do công ty ABC có hai chi nhánh tại Hà Nội và thành phố HCM, nên KTV lựa chọn 2 tháng bất kỳ từ bảng lương của mỗi chi nhánh để ước tính chi phí lương cho cả năm. Sau khi ước tính chi phí tiền lương dựa vào thông tin thu thập được từ 2 tháng, KTV so sánh chi phí lương ước tính đối với số liệu trên sổ sách của khách hàng, tính toán số chênh lệch, từ đó xác minh tính hợp lý của chi phí tiền lương được phản ánh trên sổ sách của khách hàng. Do chênh lệch giữa số ước tính chi phí tiền lương của KTV so với số trên sổ sách của khách hàng chênh lệch nhỏ hơn tổng mức chênh lệch cần điều chỉnh SAD. Do đó, tổng chi phí tiền lương phản ánh trên sổ sách của khách hàng được coi là hợp lý. Để xác minh tính chính xác của chi phí tiền lương, KTV tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán khác: chọn mẫu kiểm tra chi tiết, đối chiếu với giấy tờ làm việc của KTV chịu trách nhiệm kiểm tra chi tiền qua ngân hàng để xác minh nghiệp vụ thanh toán tiền lương thực tế xảy ra với số tiền ghi trên sổ sách và bảng lương. - Từ bảng lương của khách hàng, KTV chọn ra 5 nhân viên, sau đó tính lại lương, các khoản trích theo lương; so sánh kết quả tính được với số liệu trên bảng lương của khách hàng. Đối với các chu trình khác, khi số mẫu được chọn để kiểm tra lớn, KTV sẽ sử dụng phần mềm EY Random và MicroStar. Tuy nhiên, đối với chu trình này, số mẫu chọn không phức tạp, nên KTV lựa chọn ngẫu nhiên mẫu chọn từ bảng lương của KH. KTV tiến hành thu thập HĐLĐ của các nhân viên được chọn, tiến hành đối chiếu bảng lương của các nhân viên với HĐLĐ, với bảng chấm công, sau đó KTV tiến hành tính toán lại tiền lương, các khoản trích theo lương, tính toán lại tiền lương người lao động còn nhận được. Nguyễn Thị Thanh Nga 37 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.9: Giấy tờ làm việc của KTV – kiểm tra chi tiết chi phí lương công ty ABC VB.B01 Thực hiện bởi: NTĐ 6/01/11 Kiểm tra bởi: CMP 12/01/11 Công ty cổ phần ABC Kỳ kiểm toán kết thúc ngày 31.12.2010 CHI PHÍ LƯƠNG – KIỂM TRA CHI TIẾT Mức trọng yếu (VNĐ) Mục đích: Đảm bảo chi phí lương được phản ánh hợp lý Công việc thực hiện: - TE SAD 7,076,172,318 2,826,868,927 KTV lựa chọn hai tháng lương bất kỳ, dựa trên số liệu đó ước tính chi phí tiền lương cho cả năm, so sánh số tính toán được với số trên sổ cái của khách hàng. - Chọn từ bảng lương ra 5 nhân viên bất kỳ, đối chiếu với hợp đồng, bảng chấm công, phiếu thanh toán lương, tính toán lại bảng lương của 5 nhân viên này; so sánh với số liệu trên bảng lương của khách hàng. Phát hiện: 1. Lương Bảng lương HN Tháng 2 4,304,863,37 2 HCM 2 Tháng 6 1,925,601,291 Tháng 10 Trung bình tháng 5,936,319,46 5,120,591,420 7 2,326,951,322 2,126,276,307 Tổng cộng Theo KH Chênh lệch Ước tính cả năm 61,447,097,034 25,515,315,678 86,962,412,7 85,941,615,035 1,020,797,677 Không yếu --> 2. trọng Kiểm trabỏ qua hợp đồng, bảng chấm công Nguyễn Thị Thanh Nga 38 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tên bộ phận Công Mã NV chuẩn Họ & Tên Lương HĐLĐ Chức vụ Đối chiếu Công Công Công HĐLĐ thực nghỉ lễ (Y/N) tế NG thg NG nghỉ NG Giờ lễ đêm Khớp bảng Phép Ốm chấm công (Y/N) Tháng 1 NV văn thư, hành chính GĐ Trung tâm lưu trữ Ban Pháp chế 23.5 BPC.10 Phạm Ngọc Tuyền Văn phòng Chủ tịch TĐ 23.5 VCT.31 Đoàn Hoàng Lâm Phòng KD 23.5 KD.06 Phạm Minh Quy CV KD Trung tâm truyền thông 23.5 TTT.03 Võ Thị Minh Nguyệt Chuyên PR 26.0 VS.081 Đỗ Văn Hải NV DVVS Vệ sinh Y Y 23 13,263,000 Y 24 5,269,600 Y 24 2.45 7.75 10,217,000 Y 24 8 1,578,000 Y 25 1.00 1.00 26.0 PAN.050 Nguyễn Văn Bằng Trưởng ban AN 3,723,000 Y 24 3.00 26.0 HCM.179 Trần Thanh Bảo NV AN 1,850,000 Y 24 24.0 HCM Lê Đức Quyền 7,168,0 00 Y 6,492,000 Y 24 5,320,000 Y 24 viên 4,000,000 Y Y Y 8 189 Y Tháng 4 Ban An ninh Ban An ninh CN HCM Trung tâm truyền thông YPhòng Chăm sóc KH CN Vincom HCM1 059 24.0 BQL.021 Vũ Quỳnh Chi 24.0 HCM.008 Phạm Đức Bách CV chăm sóc KH Lái xe Thư ký văn phòng 2 80 8 57 Y 2 100 8 63 Y 24 0.5 Y Y Y: Đã khớp đúng số liệu Kết luận: Chi phí tiền lương được trình bày hợp lý Nguyễn Thị Thanh Nga 39 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tính toán lại chi phí thuế thu nhập cá nhân và các khoản trích theo lương Biểu 2.10: Giấy tờ làm việc của KTV – Tính toán lại thuế TNCN của công ty ABC VB.C01 Thực hiện bởi: NTĐ 6/01/11 Kiểm tra bởi: CMP 12/01/11 Công ty cổ phần ABC Kỳ kiểm toán kết thúc ngày 31.12.2010 CHI PHÍ LƯƠNG – TÍNH TOÁN LẠI THUẾ TNCN Mức trọng yếu Mục tiêu: - Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của chi phí lương - Đảm bảo tính chính xác của chi phí thuế TNCN TE SAD 7,076,172,318 2,826,868,927 Công việc thực hiện: - Thu thập bảng lương tháng 4 năm 2010 - Tính toán lại bảng lương tháng 4 năm 2010 trên cơ sở dữ liệu và phương pháp tính của khách hàng - Tính toán lại thuế TNCN và đối chiếu với số liệu của khách hàng Phát hiện: Khoản mục BHYT (9)BHXH BHTN Thuế TNCN Tổng chi phí lương Kết luận: Theo khách hàng 75,705,413 370,115,396 67,293,712 732,696,378 5,824,178,884 Theo E&Y 75,705, 370,115,398 33,646,854 727,099,352 5,513,516,431 Chênh lệch 22 (2) 33,646,858 5,597,026 310,662,453 Không trọng yếu --> bỏ qua Thuế TNCN, các khoản trích theo lương được phản ánh hợp lý Nguyễn Thị Thanh Nga 40 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tính toán lại trợ cấp thất nghiệp: Biểu 2.11: Giấy tờ làm việc của KTV Kiểm tra trích lập quỹ trợ cấp thất nghiệp công ty ABC VB.D01 Thực hiện bởi: NTĐ 6/01/11 Kiểm tra bởi: CMP 12/01/11 Công ty cổ phần ABC Kỳ kiểm toán kết thúc ngày 31.12.2010 Mức trọng yếu TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP TE SAD Mục đích: 7,076,172,318 2,826,868,927 Đảm bảo rằng tài khoản trợ cấp thất nghiệp được trình bày hợp lý. Công việc thực hiện: - Thu thập danh sách nhân viên tại ngày 31.12.08 và ngày bắt đầu làm việc. - Tính lại trợ cấp thất nghiệp cho những nhân viên làm việc trước ngày 31.12.08 và hiện đang làm việc cho công ty tính đến thời điểm 31.12.10 theo công thức: Trợ cấp thất nghiệp = (số năm làm việc tính đến 31.12.08 * lương 6 tháng cuối năm 2010) (Từ ngày 01.1.09, trợ cấp TN được thay bởi BHTN, công ty chỉ trích trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên làm việc tại công ty trước 31.12.08) - So sánh kết quả tính được với khách hàng, đưa ra bút toán điều chỉnh. Phát hiện: Ngày bắt STT Họ và tên đầu làm việc Lương bình Thời gian Mức lương quân 6 làm việc Mức trợ cấp HĐ-12/2008 tháng cuối đến thất nghiệp năm 2010 31.12.08 1 2 3 4 Nguyễn Hồng Anh Nguyễn Thế Anh Phạm Lan Anh Trần Xuân Bách 06/02/08 09/30/06 10/16/06 08/08/08 3,000,000 5,934,000 24,000,000 35,682,000 5,500,000 1,600,000 2,552,000 1.0 2.5 2.5 0.5 51,580, 5 Phan Văn Bắc 04/0 /07 20,000,000 80,0 Nguyễn Ngọc Chi 03/22/02 1,800,000 2,978,000 7.0 10,423,000 006 7 Nguyễn Hữu Cường 02/08/07 11,200,000 19,579,000 2.0 19,579,000 000 2,967,000 44,602,500 638,000 2.0 51,5 Nguyễn Thị Thanh Nga 41 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành … … ………. ………. ……. ……. …….. …….. ………. ………. …. …. 2,552,0 247 Đỗ Hồng Vân 02/26/05 1 700,000 Nguyễn HồngVân 09/22/08 4,000,000 - 0.5 - Phạm Đức Việt 11/22/05 Nguyễn Quang Vinh 08/06/07 Vương Quốc Vinh 03/16/07 2,000,000 1,600,000 1,600,000 3,723,000 2,660,000 2,660,00 3.5 1.5 6,515,250 1,995,000 2.0 - 1.5 - 00 ……… ……… 4.0 5,10 4,00 024 8 249 250 251 2,66 0,00 025 Nguyễn Hải Yến 12/03/07 7,500,000 Đinh Hồng Yến Vũ Thị Yến 12/27/04 04/21/08 2,500,000 8,500,000 2 253 254 4,590,000 4.5 1.0 Tổng cộng 10,327,500 2,798,108,150 Theo KH 2,198,586,450 Chênh lệch 599,521,700 Đề xuất bút toán điều chỉnh: Nợ TK 421 Có TK 351.1 599,521,700 (599,521,700) A5 Kết luận: - Bút toán điều chỉnh như trên (A5) - Đạt được mục tiêu kiểm toán 2.1.4. Kết thúc kiểm toán  Soát xét giấy tờ làm việc của KTV Đây là công việc rất cần thiết nhằm làm giảm hạn chế nghề nghiệp của KTV. Sau khi kết thúc công việc kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán sẽ xem xét lại tổng thể các phát hiện một lần nữa nhằm giảm rủi ro kiểm toán đến mức thấp nhất có thể. Công việc này thông thường là xem xét kết luận kiểm toán có thống nhất với quá trình kiểm toán hay không, giấy tờ làm việc của KTV có tính toán, đầy đủ và trình bày đúng hay không. Nguyễn Thị Thanh Nga 42 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành  Đánh giá các bằng chứng Nhóm trưởng sẽ đánh giá các bằng chứng thu được có sát thực, đầy đủ và hợp lý hay không.  Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày quyết toán KTV sau khi xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày quyết toán nhận định các sự kiện này không làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và không làm thay đổi ý kiến kiểm toán.  Lập báo cáo kiểm toán và phát hành thư quản lý Theo hợp đồng đã kí kết với công ty ABC, công ty kiểm toán Ernst & Young sẽ phát hành báo cáo kiểm toán bao gồm báo cáo của ban giám đốc, báo cáo kiểm toán và thư quản lý theo đúng thời hạn qui định trong hợp đồng. Như đã trình bày trong phần chu trình tiền lương và nhân viên nói riêng, ý kiến của KTV đưa ra là chấp nhận toàn phần. 2.2. Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty XYZ do Công ty TNHH Ersnt & Young Việt Nam thực hiện. 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro. 2.2.1.1. Tìm hiểu khách hàng.  Khái quát về khách hàng: XYZ là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, có mặt ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay, là thương hiệu hàng đầu của Hàn Quốc với các sản phẩm máy bơm và thiết bị xử lý nước. Tính đến thời điểm hiện nay, công ty có khoảng trên 40 nhân viên trong nước và 6 chuyên gia nước ngoài. Đội ngũ nhân viên trong nước bao gồm cả nhân viên thuộc bộ phận hành chính và nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật là các kỹ sư giàu kinh nghiệm. Do là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, nên Công ty sử dụng đô la Mỹ (USD) để hạch toán kế toán. Đây là một điểm đáng lưu ý khi tiến hành kiểm toán tại khách hàng này. Ngoài việc tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ USD tại thời điểm 31.12.2010, Ernst & Young còn ký hợp đồng lập báo cáo tài chính bằng đơn vị VNĐ cho công ty XYZ.  Đặc điểm về chế độ tiền lương tại công ty TNHH XYZ Tiền lương: Được quy định rõ trong HĐLĐ. Tiền lương trong HĐLĐ là lương cơ bản (đã bao gồm trợ cấp hàng tháng) trả cho nhân viên trong nước và kỹ sư nước ngoài. Nguyễn Thị Thanh Nga 43 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lương của nhân viên trong nước quy định trên HĐLĐ là lương gộp. Lương chỉ được thanh toán cho nhân viên sau khi trừ đi các khoản nghĩa vụ trừ vào lương của người lao động. Đối với lao động nước ngoài, tiền lương hàng tháng được quy định bởi Tổng giám đốc. Quyết định này được chuyển đến phòng kế toán để thanh toán lương. Đặc biệt, Lao động nước ngoài chỉ được nhận lương cơ bản mà không được nhận bất cứ tiền trợ cấp, phụ cấp nào khác. Thưởng, tăng lương: Mỗi năm, công ty tiến hành tăng lương một lần vào đầu năm tài chính. Thưởng Tết được công bố vào tháng Một hàng năm. Công ty không thanh toán tháng lương thứ 13 cho nhân viên, nhưng duy trì quỹ phúc lợi cho nhân viên để thanh toán tiền thưởng cho nhân viên theo quyết định hàng năm của ban giám đốc. Quỹ này bao gồm việc thanh toán thuế TNCN trên khoản tiền thưởng cho toàn bộ nhân viên. Trong năm, nhân viên không được nhận thêm bất kỳ khoản tiền thưởng nào khác. Tuyển dụng: Tính đến ngày 31.12.10, công ty có 40 nhân viên trong nước và 6 chuyên gia Nhật bản. Trong năm 2010, công ty tuyển 4 nhân viên mới vào tháng bảy. Nhân viên mới trải qua kỳ thử việc 3 tháng, đến tháng Mười, trở thành nhân viên chính thức. Nhìn chung, số lượng nhân viên và chuyên gia của công ty khá ổn định qua các năm. BHYT, BHXH, BHTN và KPCĐ: Tổng số tiền cho các loại bảo hiểm là 28,5% lương cơ bản; trong đó, 8,5% được trừ vào lương của người lao động, 20% được tính vào chi phí của doanh nghiệp. KPCĐ 1% được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Ngoài ra, hàng tháng mỗi nhân viên phải đóng 80,000 VND tiền KPCĐ. Thời gian làm việc: Thời gian làm việc là 40 giờ/ tuần ( 8 giờ/ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu). Chị Vân Nhân viên hành chính theo dõi thời gian làm việc của nhân viên: số ngày làm việc, số ngày nghỉ phép, nghỉ ốm… Làm thêm giờ: Do đặc thù công việc, nên yêu cầu làm thêm giờ tại công ty là khá nhiều. Có những tháng, tiền lương làm thêm giờ nhiều hơn nửa số tiền lương cơ bản. Lương làm thêm giờ được công ty áp dụng theo quy định của luật lao động. Quy trình tính lương: Chị Hiền dựa vào bảng chấm công do chị Vân cung cấp tính lương và lương làm thêm giờ cho từng nhân viên và cập nhật thông tin vào bảng tính lương. Bảng lương được phê duyệt bởi Tổng giám đốc. Lương được thanh toán cho nhân viên vào ngày 25 hàng tháng qua ngân hàng. Lương của nhân viên kỹ thuật được ghi vào chi phí sản xuất. Tuy Nguyễn Thị Thanh Nga 44 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành nhiên, nếu lương của nhân viên kỹ thuật nhưng không xác định được chính xác thời gian làm việc cho từng dự án sẽ được phản ánh vào chi phí quản lý. Thuế TNCN: Thuế thu nhập cá nhân được tính toán bằng phần mềm của phòng nhân sự và thực hiện theo luật lao động của Việt Nam. Thuế TNCN được trừ vào lương của nhân viên trước khi thanh toán cho nhân viên. Các chuyên gia được coi là dân cư trú và phải chịu thuế TNCN. Hàng tháng, công ty gửi thư tới ngân hàng yêu cầu chuyển tiền lương vào tài khoản cho các chuyên gia. Thuế TNCN do các chuyên gia thanh toán. Hàng tháng, công ty tính toán và trả trước thuế TNCN của các chuyên gia cho cơ quan thuế. Khoản thuế TNCN này công ty sẽ thu lại từ các chuyên gia. 2.2.1.2. Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ Biểu 2.12 : Đầu vào và đầu ra của chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty XYZ Đầu vào/đầu ra của các chức năng chính của Đầu vào/ đầu ra có sự hỗ trợ bởi IT chu trình Đầu vào: Đầu vào: • HĐLĐ • Hồ sơ nhân viên • Quyết định về điều chỉnh lương, thưởng • Thẻ theo dõi thời gian làm việc, nghỉ phép Đầu ra: Đầu ra: • Ghi chép kế toán (ghi chép thời gian làm • Chi phí lương, BHYT, BHXH, việc, bảng tính lương) Thuế TNCN và các khoản phải trả được cập nhật vào hệ thống kế • Thanh toán tiền lương qua ngân hàng toán. • Bảng tính BHXH, BHYT • Quyết định tăng lương, quyết định thôi việc 2.2.1.3. Xác định mức trọng yếu, mức sai phạm có thể chấp nhận được và mức cần phải điều chỉnh Cũng giống như công ty ABC, đối với công ty XYZ, trưởng nhóm kiểm toán xác định mức độ trọng yếu của toàn bộ BCTC – PM theo lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Mức sai phạm trọng yếu của từng khoản mục – TE được xác định bằng 25% PM, tổng mức chênh lệch kiểm toán phải được điều chỉnh bằng 40% TE. Dưới đây là bảng mức trọng yếu đối với công ty XYZ: Nguyễn Thị Thanh Nga 45 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.13 : Xác định mức độ trọng yếu đối với công ty XYZ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Mức độ trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính (PM = 5% LNSTCPP) Mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương (TE = 25% PM) Mức sai phạm cho tổng các chênh lệch (SAD = 40% TE) Mức xác định nghiệp vụ trọng yếu (Threshold = 50% TE) 708,000 USD 35,400 USD 8,750 USD 3,098 USD 4,375 USD Như vậy, những nghiệp vụ có số tiền lớn hơn Threshold 4,375 USD được xem là những nghiệp vụ quan trọng. Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, KTV chú trọng đến các nghiệp vụ này. Đối với những nghiệp vụ có số tiền phát sinh nhỏ hơn mức Threshold, KTV sẽ sử dụng phần mềm EY Random để chọn ra các mẫu để kiểm tra. Nếu tổng chênh lệch của các mẫu chọn lớn hơn SAD, KTV sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh. 2.2.1.4. Xác định các tài khoản quan trọng và các cơ sở dẫn liệu liên quan. Các nghiệp vụ chính liên quan đến chu trình tiền lương tại công ty XYZ: • Chi tiền (Qua ngân hàng) • Chi phí lương • Khoản phải trả: phải trả người lao động, phải trả phải nộp Nhà nước. Cơ sở dẫn liệu có liên quan: - Sự tồn tại, tính đầy đủ, tính chính xác của khoản phải trả - Sự hiện hữu của bảng lương - Tính đầy đủ của chi phí tiền lương • Ghi chép đúng kỳ - Tính chính xác Tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Ernst & Young đánh giá rủi ro của những tài khoản trên đến cơ sở dẫn liệu của ban quản lý ở mức thấp. Rủi ro kinh doanh và các rủi ro liên quan đến báo cáo tài chính được cập nhật trong phần kiểm tra chi tiết.  Đánh giá sơ bộ HTKSNB Qua việc tìm hiểu và đánh giá sơ bộ HTKSNB của khách hàng, KTV thu thập được các thông tin sau: Nguyễn Thị Thanh Nga 46 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khách hàng đã thiết kế các thủ tục kiểm soát đối với chu trình tiền lương và nhân viên. Việc phân công nhiệm vụ cho từng chức năng chính của chu trình như sau: Biểu 2.14: Phân tách nhiệm vụ giữa các chức năng trong chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty TNHH XYZ STT Nội dung 1 2 Ký hợp đồng lao động Theo dõi thời gian làm việc của nhân viên Lập bảng tổng hợp thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ Tính lương Kiểm tra bảng lương Ký bảng lương Thanh toán tiền lương qua ngân hàng. Cập nhật chi phí lương vào Sổ cái 3 4 5 6 7 8 Người thực hiện Mr Suzuki - Tổng giám đốc Chị Vân – nhân viên hành chính Chị Hiền - nhân viên kế toán Chị Hiền - nhân viên kế toán Chị Dung – nhân viên kế toán Mr Suzuki - Tổng giám đốc Chị Hiền - nhân viên kế toán Chị Dung - nhân viên kế toán 2.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch chiến lược và đánh giá rủi ro 2.2.2.1. Thảo luận nhóm trước cuộc kiểm toán Nhóm kiểm toán công ty XYZ bao gồm 5 thành viên, tiến hành kiểm toán trong 5 ngày từ 21/2 đến ngày 25/2. Nhóm kiểm toán gồm một trưởng nhóm cấp 2, hai trợ lý kiểm toán cấp 2 và hai trợ lý kiểm toán cấp 1. Trước khi tiến hành kiểm toán công ty XYZ, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành họp nhóm kiểm toán, trao đổi với các kiểm toán viên về đặc điểm kinh doanh của công ty và đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm 2010. Chu trình tiền lương và nhân viên đối với công ty XYZ được đánh giá là không chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng khá phức tạp do khoản chi phí tiền lương thanh toán cho các các chuyên gia nước ngoài. Chính vì vậy, trưởng nhóm kiểm toán giao cho trợ lý kiểm toán viên cấp 2 chịu trách nhiệm phần hành này. KTV này đã tham gia vào cuộc kiểm toán công ty XYZ năm trước, nên đã có những hiểu biết nhất định về tình hình hoạt động của công ty cũng như biết được các vấn đề phát sinh liên quan đến tiền lương tại công ty khách hàng. 2.2.2.2. Thực hiện thử nghiệm xuyên suốt (Walkthrough) Biểu 2.15: Giấy tờ làm việc của KTV – Thử nghiệm xuyên suốt chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty XYZ Nguyễn Thị Thanh Nga 47 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khách hàng Chi nhánh XYZ Tham chiếu Thực hiện bởi Hà Nội Kiểm toán năm tài chính kết thúc ngày 31.12.2010 Chu trình Phần 1: Thủ tục kiểm tra xuyên suốt B4.101E NTX – 22/2/11 Soát xét ĐNT - 24/2/11 Tiền lương và nhân viên Nghiệp vụ chọn để kiểm tra (kiểm tra chi tiết và kiểm tra độ tin cậy của các thủ tục kiểm soát) Thanh toán lương tháng 10 năm 2010 Người được phỏng vấn: Chị Hiền – Nhân viên kế toán Thủ tục kiểm soát: • Tính toán lương được thực hiện bởi Chị Hiền • Tổng Giám đốc phê duyệt và ký vào bảng lương • Nhân viên hành chính – Chị Vân lập bảng tổng hợp số ngày làm việc trong tháng Phần 2: Các vấn đề liên quan đến phân tách nhiệm vụ, ủy quyền Sự phân tách nhiệm vụ: Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử Có /không nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có Không sự chồng chéo của các chức năng có liên quan hay không? Nếu có, kiểm tra công việc sau: • Việc chồng chéo giữa các chức năng có liên quan có dẫn đến việc thiếu hiệu lực của việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát hay không? Có /không Các thủ tục quan sát thêm Không áp dụng Phê chuẩn ủy quyền: Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm Có / không xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy Không quyền hay không? Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề Có /không Các thủ tục quan sát thêm liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm Không áp soát hay không? dụng Không áp dụng Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử Có / không nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê Không chuẩn ủy quyền hay không? Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không? Nguyễn Thị Thanh Nga 48 Có /không Các thủ tục quan sát thêm Không áp dụng Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành 2.2.2.3 Thiết kế các thử nghiệm kiểm toán VB200 Khách hàng: Công ty XYZ Kì kiểm toán: 31-12-10 Chương trình kiểm toán: chu trình tiền lương Cơ sở dẫn liệu: Thực hiện NTX Soát xét ĐNT 22/2/11 25/2/11 Tồn tại (Ex) hoặc hiện hữu (Oc), đầy đủ (Co), quyền và nghĩa vụ (R&O), tính toán (Va) và đo lường (Me) phân loại và trình bày (P&D) Ex R Tham Va/ P Thực / Co & Me &D hiện Oc O chiếu Bản chất, thời gian và phạm vi của qui trình kiểm toán cơ bản được xác định thông qua mức độ của rủi ro kiểm soát ( tham khảo trong GAM, qui trình 8.2) Thủ tục phân tích Tiền lương 1 2 3 4 5 Tiến hành so sánh tiền lương trung bình của các nhân viên và số lượng nhân viên qua 12 tháng trong năm, nếu có chênh lệch bất thường của chi phí lương và số lượng nhân viên cần phải xác định lại thông qua KH x Thủ tục kiểm tra chi tiết Thu thập Bảng cân đối kế toán và đối chiếu với sổ chi tiết lương Kiểm tra tính hợp lý của chi phí lương và sự thay đổi giữa chi phí lương với sự thay đổi về số lượng lao động đồng thời kiểm x tra tính chính xác của việc chuyển chi phí lương vào Sổ Cái. Chọn một 5 NV trong công ty và đối chiếu tài khoản phải trả công nhân viên với hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng x thanh toán lương, ủy nhiệm chi và dịch vụ chuyển khoản qua ngân hàng. So sánh chi phí BHXH và BHYT giữa bảng theo dõi thời gian lao động với sổ chi tiết chi phí lương, đồng thời xem xét tính hợp lý trong việc phát sinh BHYT và x BHXH theo sự biến động của số lượng NV. Nguyễn Thị Thanh Nga 49 x VB.101 XTN x VA.101 XTN VB.A01 XTN x x x X x x x x x x VB.B01 XTN VB.B01 XTN Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành 6 7 Kiểm tra tính chính xác của chi phí thuế TNCN của nhân viên trong nước và chuyên x gia nước ngoài. Kiểm tra tính hợp lý của quỹ trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên bắt đầu làm việc trước ngày 31.12.2008 (*) và hiện vẫn x đang làm việc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 x x x x x x x x VB.C01 XTN VB.D01 XTN (*): Do theo quy định mới, từ ngày 01.1.09, các doanh nghiệp tính BHTN cho toàn bộ nhân viên thay vì trợ cấp thất nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tính trợ cấp thất nghiệp dựa trên số năm làm việc của từng nhân viên tính đến 31.12.08 theo công thức: Trợ cấp thất nghiệp = (số năm làm việc tính đến 31.12.08 * lương 6 tháng cuối năm 2010) Do đó, chỉ những nhân viên bắt đầu làm việc cho công ty từ trước ngày 31.12.08 và hiện vẫn đang làm việc cho công ty tính đến thời điểm 31.12.10 mới được tính trợ cấp thất nghiệp theo công thức như trên. 2.2.3. Giai đoạn thực hiện kiếm toán  Thủ tục phân tích Nguyễn Thị Thanh Nga 50 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tham chiếu: VB101 Khách hàng: Công ty XYZ Kiểm toán cho năm tài chính kết thúc 31/12/2010 Người thực hiện: XTN 22/2/2011 Người soát xét: ĐNT 24/2/2011 Lead Sheet Tài khoản Đơn vị USD Nội dung Số liệu chưa kiểm toán Số liệu đã kiểm toán tại tại ngày 31.12.2010 ngày 31.12.2009 Biến động Tuyệt đối % - - - - 35,094.71 43.35 36,155 0 1,060.29 -43.35 3% - Bảo hiểm y tế 3,176.63 1,689 2,462 2,400 -715 711 -29% 30% Thuế thu nhập cá nhân 1,106.82 1,276.25 169 13% 334 Phải trả công nhân viên 3351 Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 33381 Nhận xét: Nhìn chung, tổng chi phí tiền lương trong năm 2010 lớn hơn so với năm 2009. Lương trong năm 2010 tăng tương ứng với mức tăng của các khoản trích theo lương trong năm 2010. Do đó, các khoản BHYT, BHXH năm 2010 đều tăng hơn so với năm 2009. Biểu 2.16: Giấy tờ làm việc của KTV – Leadsheet của công ty XYZ Nguyễn Thị Thanh Nga 51 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu 2.17: Giấy tờ làm việc của KTV – Phân tích chi phí tiền lương công ty XYZ Tham chiếu: VB.A01 Khách hàng: Công ty XYZ Kiểm toán cho năm tài chính kết thúc 31/12/2010 Người thực hiện: XTN 22/2/2011 Người soát xét: VMC 24/2/2011 ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU Mục đích: Đảm bảo chi phí lương được phản ánh hợp lý Công việc thực hiện: - Thu thập bảng lương từng tháng năm 2010, đối chiếu với Sổ cái - Phân tích biến động của chi phí lương trong mối tương quan với số lượng nhân viên Phát hiện: 1. Bảng lương các tháng Tháng NVbiến trongđộng tiền lương Số NV Phân tích Chuyên Số NV Tổng nước gia nước cộng USD 11,930 (người) 6 USD 31,121 1 VND 354,628,982 USD 19,191 ngoài (người) 36 2 3 4 369,475,083 350,336,256 342,039,281 19,354 18,342 18,507 34 35 34 13,840 13,840 13,840 6 6 6 33,194 32,182 32,347 398,087,450 403,934,348 491,401,914 466,460,901 426,979,127 20,930 22,521 25,728 23,921 22,819 34 36 39 39 38 12,194 11,058 12,364 15,204 12,932 6 6 6 6 6 33,124 33,579 38,092 39,125 35,751 535,174,510 453,833,346 27,445 23,274 41 42 12,932 12,932 6 6 40,377 36,206 5 6 7 8 9 Nguyễn Thị Thanh Nga 10 11 52 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Nguyễn Thị Thanh Nga 53 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Nhìn chung, chi phí lương biến động phù hợp với sự biến động của số lượng nhân viên. Tháng 7, công ty tuyển thêm nhân viên, làm cho chi phí lương tăng hơn so với các tháng trước. Thêm vào đó, các tháng 4, 5, 6, 7, 10 tiền lương làm thêm giờ khá cao, làm cho chi phí tiền lương của những tháng này tăng cao. Phân tích chi phí lương của chuyên gia nước ngoài Nguyễn Thị Thanh Nga 54 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Số lượng chuyên gia nước ngoài không có biến động trong năm 2010. Tuy nhiên, chi phí tiền lương cho các chuyên gia lại có sự biến động giữa các tháng do chi phí lương của các chuyên gia nước ngoài phụ thuộc vào quyết định của Tổng giám đốc. Tháng 12, công ty thanh toán cho chuyên gia số tiền lương được tăng tử các tháng trước, do đó, làm chi phí lương tháng 12 tăng đột biến hơn so với các tháng trước. Kết luận: Chi phí tiền lương được phản ánh hợp lý. Nguyễn Thị Thanh Nga 55 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tham c Khách hàng: Công ty XYZ Kiểm toán cho năm tài chính kết thúc 31/12/2010 Người thực Người soát KIỂM TRA CHI TIẾT TE 8,750 USD SAD 3,098 USD đích: Đảm bảo chi phí lương được phản ánh hợp lý Công việc thực hiện: - KTV lựa chọn hai tháng lương bất kỳ, dựa trên số liệu đó ước tính chi phí tiền lương ch với số trên sổ cái của khách hàng. - Chọn từ bảng lương ra 5 nhân viên bất kỳ, đối chiếu với hợp đồng, bảng chấm công, p bảng lương của 5 nhân viên này; so sánh với số liệu trên bảng lương của khách hàng. Phát hiện: Tháng 2 Tháng 10 Trung bình tháng Ước tính cả năm 31,109 38,131 35,109 415,440 Chi phí lương theo KH 414,836 Chênh lệch 604 1. Lương Không trọng yếu --> bỏ qua 2. Kiểm tra chi tiết Tháng 2 Họ và tên Bộ phận Phạm Trung Bộ phận xử Tùng lý nước Lê Trung BP Hành Dũng chính Hoàng Anh Bộ phận Tuấn bơm Trần Mai BP Hành Ngân chính Cao Hoàng Kế toán Hà Lương cơ bản VND Ph Ngoài TN ụ giờ khác cấp Tổng lương VND VND VND VND Giảm trừ cá nhân Số Tổng người khoản phụ giảm trừ thuộc BHX H 6% BHYT 1.5% BHTN 1% Thuế TNCN 20,350,000 0 0 0 20,350,000 4,000,000 1 5,600,000 780,000 195,000 130,000 1,296,7 7,220,000 0 0 0 7,220,000 4,000,000 1 5,600,000 433,200 108,300 72,200 50,315 10,180,000 0 0 0 10,180,000 4,000,000 1 5,600,000 610,800 152,700 101,800 185,73 7,400,000 0 0 0 7,400,000 4,000,000 0 4,000,000 444,000 111,000 74,000 138,55 10,730,000 0 0 0 10,730,000 4,000,000 1 5,600,000 643,800 160,950 107,300 210,89 Nguyễn Thị Thanh Nga Kiểm toán 49C Thực hiện bởi: XTN 22/2/2011 Thực XTN 22/2/11 Thực hiện bởi:hiện XTNbởi: 22/2/2011 Kiểm tra bởi: VMC 24/2/2011 tra bởi: CMV 25/2/11 Kiểm traKiểm bởi: VMC 24/2/2011 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Nguyễn Thị Thanh Nga 60 Kiểm toán 49C [...]... 19 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty ABC do Công ty TNHH Ersnt & Young Việt Nam thực. .. lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.Việc phản ánh sai các loại chi phí này sẽ dẫn đến tính toán sai giá trị hàng tồn kho, do đó sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính 1.3 Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young thực hiện 1.3.1 Khái quát quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo. .. báo cáo tài chính do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam xây dựng quy trình kiểm toán chu n cho từng chu trình kế toán theo chu n chung của Ernst & Young toàn cầu Việc áp dung các quy trình chung này trên thực tế được kiểm soát chặt chẽ và có sự vận dụng linh hoạt đối với đặc điểm đặc thù của từng khách hàng Đối với bất kỳ chu trình nào trên báo cáo tài chính, ... quả Chính vì tiền lương có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên sự chính xác trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên có ảnh hưởng trọng yếu tới kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC 1.2 Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện Các sai phạm có thể có đối với chu trình tiền lương và nhân. .. các kết quả vào một kết luận chung KTV phải quy t định liệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đầy đủ để đảm bảo cho kết luận là các báo cáo tài chính đã được trình bày phù hợp với chu n mực và chính sách kế toán hiện hành hay chưa  Lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là báo cáo bằng văn bản do KTV lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của... kiểm toán bản (10) tổng quát (11) Chu n bị bản ghi nhớ các chiến lược kiểm toán (12) Chu n bị và tiến hành đàm phán với khách hàng (6) Hoàn thành tài liệu liên quan và kết thúc hợp đồng kiểm toán (7) (Nguồn tài liệu đào tạo nội bộ) Nguyễn Thị Thanh Nga 11 Kiểm toán 49C Chuyên đề thực tập chuyên ngành Quy trình kiểm toán chung của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty TNHH Ernst & Young. .. thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương và nhân viên, KTV nhận thấy các thủ tục kiểm soát mà công ty thiết kế đều được thực hiện trên thực tế, việc xem xét phê chu n đối với các nghiệp vụ tiền lương và nhân viên đều được thực hiện đầy đủ theo đúng qui trình cụ thể của công ty Chính vì vậy, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty ABC đối với chu trình tiền lương và nhân viên ở mức thấp Công. .. và ngược lại 1.3.8 Giai đoạn thực hiện kiếm toán Đây là giai đoạn mà được thực hiện bởi trợ lý kiểm toán Chu trình tiền lương và nhân viên được đánh giá là chu trình khá quan trọng đối với bất kỳ cuộc kiểm toán nào, chính vì vậy phần hành này thường được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm Cũng giống như các chu trình khác, thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trải qua các bước: thực. .. Young thực hiện: Nhìn chung, quy trình chung được thiết kế bám sát theo quy trình chung cho mọi chu trình Tuy nhiên, do đặc thù của chu trình tiền lương và nhân viên, khi tiến hành kiểm toán chu trình này Công ty cụ thể hóa quy trình như sau: 1.3.6 Giai đoạn lập kế hoạch và xác định rủi ro Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ cuộc kiểm toán nào và được thực hiện bởi Giám đốc kiểm toán Trong. .. Tên nhân viên: Nguyễn Minh Yến kiểm soát) Tiền lương: VND 14,115,684 Người được phỏng vấn Nhân viên phòng nhân sự Kiểm tra việc thực hiện các chức năng của chu trình: Biểu 2.5: Thực hiện các chức năng tại trong chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty ABC Kiểm tra việc phân chia nhiệm vụ Hồ sơ nhân viên bao gồm hệ số lương và được lưu giữ bởi phòng nhân sự Việc thuê mướn nhân sự và thanh toán do ... nhân viên kiểm toán báo cáo tài Công ty TNHH Ernst & Young thực 1.3.1 Khái quát quy trình kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên kiểm toán báo cáo tài Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực Công. .. TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên kiểm toán báo cáo tài công ty ABC Công ty TNHH Ersnt & Young Việt Nam thực. .. kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực Các sai phạm có chu trình tiền lương nhân viên Chu trình tiền lương nhân viên đánh giá chu trình quan trọng kiểm

Ngày đăng: 13/10/2015, 14:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chu trình

  • Chu trình:

  • Nghiệp vụ được chọn để kiểm tra đầu cuối (kiểm tra chi tiết và độ tin cậy của thủ tục kiểm soát)

  • Người được phỏng vấn

    • Kiểm tra việc phân chia nhiệm vụ

    • Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có sự chồng chéo của các chức năng có lien quan hay không?

    • Nếu có, kiểm tra công việc sau:

    • Các thủ tục quan sát thêm

    • Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt liên quan đến việc phê chuẩn ủy quyền hay không?

    • Nếu có, thực hiện tiếp bước công việc: vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn, ủy quyền có ảnh hưởng đến hiệu lực của các thử nghiệm kiểm soát hay không?

    • Các thủ tục quan sát thêm

    • Các thủ tục quan sát thêm

    • Thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được những thông tin đã thu thập được trong giai đoạn trước hay không?

    • Quy trình kiểm tra xuyên suốt có xác minh được những sai phạm có thể xảy ra được phát hiện trong giai đoạn trước có thể hiện những vấn đề thuộc các nghiệp vụ trọng yếu hay không?

    • Những rủi ro trọng yếu, những nghiệp vụ trọng yếu và những thủ tục kiểm soát thông qua bút toán trên sổ nhật ký chung, thử nghiệm xuyên suốt có xác minh được các thủ tục kiểm soát có được thiết kế và vận hành hợp lý hay không?

    • Những nghiệp vụ quan trọng được thiết kế thủ tục kiểm soát, những thủ tục kiểm tra chi tiết có khẳng định được việc thiết kế và xây dựng những thủ tục kiểm soát là hợp lý hay không?

      • Đầu vào/ đầu ra có sự hỗ trợ bởi IT

      • Như vậy, những nghiệp vụ có số tiền lớn hơn Threshold 4,375 USD được xem là những nghiệp vụ quan trọng. Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, KTV chú trọng đến các nghiệp vụ này. Đối với những nghiệp vụ có số tiền phát sinh nhỏ hơn mức Threshold, KTV sẽ sử dụng phần mềm EY Random để chọn ra các mẫu để kiểm tra. Nếu tổng chênh lệch của các mẫu chọn lớn hơn SAD, KTV sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh.

      • Các nghiệp vụ chính liên quan đến chu trình tiền lương tại công ty XYZ:

      • Nghiệp vụ chọn để kiểm tra (kiểm tra chi tiết và kiểm tra độ tin cậy của các thủ tục kiểm soát)

      • Người được phỏng vấn:

      • Có lưu ý gì trong quá trình thực hiện thử nghiệm xuyên suốt nhằm phát hiện ra việc có sự chồng chéo của các chức năng có liên quan hay không?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan