Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông ngoài công lập hà nội trong giai đoạn phát triển hiện nay luận văn ths giáo dục học

123 1.2K 0
Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông ngoài công lập hà nội trong giai đoạn phát triển hiện nay  luận văn ths  giáo dục học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Khoa Sư phạm Ngô Trường Đức Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội trong giai đoạn phát triển hiện nay LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số: 60 14 05 HÀ NỘI – 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đánh giá: “Giáo dục đào tạo nước ta còn yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng và hiệu quả”. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, giáo dục nước ta tuy đã đạt được nhiều tiến bộ nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Một trong những vấn đề bức xúc nhất của giáo dục nước ta hiện nay là vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do công tác QLGD chưa đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Việc QL nhằm đảm bảo chất lượng các hoạt động dạy học trong các nhà trường phổ thông còn nhiều yếu kém. Tìm kiếm giải pháp để khắc phục những yếu kém cho QL giáo dục đang trở nên cấp thiết cho công tác nghiên cứu và áp dụng khoa học vào thực tiễn giáo dục nước ta. Hiện nay, theo định hướng của Đảng, giáo dục nước ta đang được đổi mới sâu sắc và toàn diện. Để đảm bảo sự thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục, vấn đề đổi mới công tác quản lý giáo dục được coi là khâu đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục nước ta trong giai đoạn mới. Trong bối cảnh giáo dục phổ thông đang được đổi mới toàn diện từ mục tiêu, chương trình đến nội dung, phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, vấn đề đổi mới QL để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường phổ thông càng trở thành những yêu cầu, đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Ngày nay, xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đã và đang đặt ra cho giáo dục Việt Nam những cơ hội phát triển mới, cũng như phải đối mặt với những thách thức mới phải vượt qua. Chúng ta cần phải mạnh mẽ đổi mới cơ chế quản lý giáo dục nói chung và cơ chế quản lý nhà trường nói riêng, bằng cách tăng cường cơ chế tự chủ, năng động sáng tạo trong quản lý mỗi nhà trường. Thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường đang bộc 1 lộ những bất cập với lề lối quản lý mang nặng tính hành chính quan liêu bao cấp, hành chính sự vụ đang là khá phổ biến. Những bất cập đó đã trở thành lực cản cho tiến trình thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý nhà trường. Hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay đang tồn tại 2 loại hình nhà trường: trường công lập và trường ngoài công lập (bao gồm dân lập và tư thục). Những trường công lập được nhà nước đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất và quản lý theo cơ chế kế hoạch tập trung, phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong thời gian qua, nhiều trường ngoài công lập nhờ vận hành theo quy luật của thị trường đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, đáp ứng nhu cầu đa dạng của phụ huynh và học sinh và tạo được niềm tin trong xã hội. Các trường THPT NCL ra đời có những thuận lợi do chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, do nhu cầu thực tế của nhân dân. Nhưng loại hình trường NCL cũng gặp khó khăn vì cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên thường xuyên không ổn định và chất lượng đầu vào của học sinh thường yếu kém về trình độ văn hóa và đạo đức. Chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý hoạt động dạy học trong các trường THPT NCL. Trong thực tế, các nhà quản lý giáo dục chưa quan tâm đúng mức tới việc quản lý hoạt động dạy học tại các trường THPT NCL. Nhiều nơi, nhiều trường THPT NCL, việc quản lý hoạt động dạy học hầu như bị thả nổi, không được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc quản lý hoạt động dạy học tại các trường THPT NCL nhằm đáp ứng tốt các nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu phát triển nhà trường là việc làm rất quan trọng, đây là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với cán bộ quản lý nhà trường THPT NCL, các nhà quản lý giáo dục ở các cấp, mà còn đối với các tổ chức xã hội quan tâm đến loại hình nhà trường này. Trường THPT NCL có những thế mạnh riêng của mình trong việc lựa chọn giáo viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, nhiệt tình với 2 việc giáo dục học sinh. Học sinh có điều kiện được tự do chọn trường phù hợp với hoàn cảnh học tập của mình. Trường THPT NCL có những trường chất lượng cao khi tuyển học sinh đầu vào và cũng có những trường tiếp nhận tất cả học sinh không đủ tiêu chuẩn vào học trường quốc lập. Chính vì vậy, xã hội chúng ta ngày nay thừa nhận sự đóng góp to lớn của các trường THPT NCL trong sự nghiệp giáo dục của cả nước. Trong thực tế, chất lượng giáo dục của các trường THPT NCL không đồng đều vì công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL chưa được quan tâm và coi trọng. Do đó, nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL là việc làm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn để tìm một cách làm hợp lý và áp dụng được những tiến bộ khoa học quản lý giáo dục và điều chỉnh sao cho phù hợp nhu cầu đặc thù phát triển của các trường THPT NCL. Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL còn có ý nghĩa đóng góp cho sự phát triển của cả một loại hình nhà trường, nhằm góp phần tìm ra các giải pháp thỏa đáng, tháo gỡ các vướng mắc đã nêu trên. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài: “Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT ngoài công lập Hà Nội trong giai đoạn phát triển hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập, đề tài sẽ góp phần đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập nhằm phát huy thế mạnh và hạn chế những mặt còn yếu kém của các trường THPT NCL ở Hà Nội, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giúp cho hệ thống các trường THPT NCL ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của toàn xã hội, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý ở các trường THPT NCL. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT NCL. 3.3. Đối tượng khảo sát 03 trường THPT NCL ở Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xác lập được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT NCL phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng bậc THPT và thích ứng với mô hình phát triển của từng trường NCL thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT NCL. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT NCL tại địa bàn thành phố Hà Nội 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT NCL tại địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn a) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; b) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; c) Phương pháp đàm thoại phỏng vấn; d) Phương pháp so sánh. 6.3. Phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu được 7. Phạm vi nghiên cứu 4 7.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL sau đây: - Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng; - Trường THPT Dân lập Hà Nội; - Trường THPT Dân lập Lômônôxôp. 7.2. Giới hạn của đề tài Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu khảo sát công tác quản lý hoạt động dạy học ở 3 trường THPT NCL Hà Nội nêu trên trong năm học 2006 – 2007 và đề xuất các biện pháp chủ yếu phù hợp yêu cầu phát triển của các trường THPT NCL Hà Nội hiện nay. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết quả nghiên cứu của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT, trường THPT NCL Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT NCL tại địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3: Những biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội hiện nay 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan của đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm của các nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng. Dạy học là một hoạt động đặc thù của công tác giáo dục, nó giữ vị trí trung tâm và chi phối mọi hoạt động khác. Hoạt động dạy học quyết định chất lượng GD. Nhiều nhà khoa học và quản lý trong nước và ngoài nước đã chỉ ra công tác quản lý giáo dục là nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng GD. Ở Việt Nam, nghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học được nhiều tác giả quan tâm như: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hồ Ngọc Đại, Thái Duy Tuyên, Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Hồ Văn Liên, Nguyễn Tùng Lâm, ... Ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau nhưng điểm chung trong các công trình nghiên cứu của họ đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác QL trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học, bậc học. Đây cũng chính là tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển QLGD của Đảng: ''Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và đổi mới cơ chế QLGD " [4, tr 18]. Trong bối cảnh đổi mới GD bậc THPT, quản lý hoạt động dạy học thực sự là vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong nhà trường. Đề tài về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu trong nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sỹ giáo dục học và Tạp chí nghiên cứu giáo dục, trong nhiều năm qua đã công bố nhiều đề tài của nhiều tác giả như: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Tùng Lâm, ... 6 Từ những vấn đề cụ thể nêu trên, chúng ta có thể thấy thực trạng quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT ngoài công lập và việc cần thiết phải xác lập các biện pháp QLGD phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THPT, đã được đề cập, nghiên cứu trong nhiều năm nay ở Việt Nam. Tuy vậy, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về sự phối hợp các phương pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT ngoài công lập cho phù hợp với thực tiễn phát triển của các trường THPT ngoài công lập, chuẩn bị tích cực cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Việt Nam thế kỷ XXI. Việc phối hợp các phương pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT ngoài công lập đang là những vấn đề thời sự cấp bách cần có đề tài nghiên cứu khoa học để giải quyết về cơ sở lý luận lẫn cơ sở thực tiễn. Ở luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội và xác lập các biện pháp QLGD phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THPT, đặc biệt là các trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài Quản lý; Quản lý giáo dục; Quản lý nhà trường; Quản lý hoạt động dạy học. l.2.1. Quản lý Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Theo từ điển Tiếng Việt [28, tr 789]: “Quản lý nghĩa là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.” Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô (1977): “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người, thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt đến mục đích dự kiến” [18, tr 9]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: ''Bản chất của hoạt động quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình ''quản'' gồm sự coi sóc giữ gìn 7 để duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định, quá trình ''lý'' gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển” [5, tr 3l]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: ''Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức'' [23, tr l]. Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa gắn với loại hình quản lý hoặc ở lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu cụ thể song đều thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý. Đó là sự tác động một cách có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu mong muốn bằng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. 1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục và quản lý nhà trường Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là một chức năng của xã hội nên giáo dục phải được quản lý. Có thể khẳng định GD và QLGD tồn tại song hành. Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 có nêu: "QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất" [2, tr 19]. Các nhà nghiên cứu khoa học GD Việt Nam quan niệm về QLGD như sau: "QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội" [3, tr 31]. “QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học ­ giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [24, tr 35]. 8 Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm thì: “Chính yếu tố quản lý giáo dục sẽ giúp cho việc điều chỉnh, cân đối, cải tiến quá trình giáo dục, thúc đẩy quá trình giáo dục đạt mục tiêu, với một trình độ chất lượng cao, phí tốn ít. Và kết quả giáo dục cũng không đứng ngoài quá trình giáo dục, mà đó là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục. Kết quả giáo dục đã qua sẽ là tiêu đề để tổ chức các hoạt động giáo dục sắp tới; là sự khích lệ những nỗ lực và sáng tạo của người được giáo dục (học sinh) và người giáo dục (nhà sư phạm)” [20, tr 33]. Qua các định nghĩa ở trên, có thể nêu khái niệm về QLGD như sau: QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra một cách có chất lượng và hiệu quả nhất. Quản lý giáo dục được xem xét dưới hai cấp độ: cấp độ vĩ mô (nền giáo dục, hệ thống giáo dục của một quốc gia hay của một địa phương) và cấp độ vi mô (một nhà trường). Ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục) chúng ta có thể hiểu QLGD “là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [17, tr 37]. Ở cấp độ vi mô (quản lý nhà trường) chúng ta có thể hiểu trường học là tế bào của hệ thống giáo dục quốc dân, là những tổ chức xã hội sư phạm trực tiếp tiến hành các hoạt động giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước. Do đó, quản lý nhà trường được coi là hoạt động cơ bản, chủ yếu của công tác quản lý giáo dục. 1.3. Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông 1.3.1. Quan niệm dạy học ở trường trung học phổ thông Các nhà khoa học quản lý giáo dục quan niệm rằng: “Dạy học – một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn – là quá trình tác động qua lại giữa các giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ 9 năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất của nhân cách người học” [25, tr 22]. Trong dạy học, hoạt động dạy của người dạy hướng vào hoạt động học của người học. “Hoạt động dạy là truyền thụ với nghĩa là tổ chức hoạt động học, mà kết quả là học sinh lĩnh hội được nội dung giáo dưỡng và giáo dục” [14, tr 192]. Khái niệm dạy học cũng còn được xem xét dưới góc độ điều khiển học chính là quá trình cộng tác giữa thầy với trò nhằm điều khiển – truyền đạt và tự điều khiển – lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Lý luận dạy học đã khẳng định hoạt động dạy học là hình thái vận động theo quy luật của các hoạt động dạy và hoạt động học trong mối quan hệ tương tác với nhau và với môi trường. Hoạt động dạy học là một quá trình, theo đó, mỗi hoạt động là những giai đoạn cấu thành. Như vậy, hoạt động dạy và hoạt động học có cấu trúc hệ thống chặt chẽ (bao gồm động cơ ­ mục đích – phương tiện – kết quả), với quan hệ tương tác giữa chủ thể và đối tượng của từng loại hoạt động, với sự kế tiếp nhau theo lôgic của nội dung học vấn và lôgic của chủ thể nhận thức nhằm thực hiện chức năng của hoạt động dạy học. 1.3.2. Bản chất của hoạt động dạy học Bản chất của hoạt động dạy học thể hiện ở các thành tố cơ bản tạo thành hoạt động dạy học. Đó là: khái niệm khoa học + hoạt động dạy + hoạt động học. Hoạt động dạy học về bản chất là quá trình nhận thức của học sinh. Theo tác giả Đặng Thành Hưng: “Bản chất của dạy học là gây ảnh hưởng có chủ đích đến hành vi học tập và quá trình học tập của người khác, tạo ra môi trường và những điều kiện để người học duy trì việc học tập, cải thiện hiệu quả, chất lượng học tập, kiểm soát quá trình và kết quả học tập của mình. Dạy học chính là cơ cấu và quy trình tác động đến người học và quá trình học” [16, tr 20]. Như vậy, bản chất của hoạt động dạy học chính là tổ chức và điều 10 khiển hoạt động nhận thức của học sinh cho phù hợp lôgic của khái niệm khoa học và quy luật nhận thức, nhằm phát triển người học. Để người học lĩnh hội tri thức ở mức độ cao đòi hỏi người dạy phải có những phương pháp dạy học tích cực, khơi dậy và phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của người học, để người học cùng tham gia tích cực vào hoạt động dạy học. Vậy vai trò của người quản lý hoạt động dạy học ở đây là gì? Đó là người quản lý hoạt động dạy học phải tạo ra được động lực, hứng thú cho cả người dạy và người học bằng những biện pháp quản lý tiên tiến, phù hợp. Người quản lý hoạt động dạy học phải có biện pháp quản lý để kết hợp hài hòa hai hoạt động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh và làm cho hai hoạt động này đưa lại kết quả như mong muốn . Mô hình 1.1: Mối quan hệ của hoạt động quản lý dạy học NGƯỜI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (HIỆU TRƯỞNG) NGƯỜI DẠY (GIÁO VIÊN) NGƯỜI HỌC (HỌC SINH) 1.3.3. Cấu trúc của hoạt động dạy học Cấu trúc của hoạt động dạy học bao gồm cấu trúc về nội dung, cấu trúc về quá trình và cấu trúc về thời gian không gian. Cấu trúc về nội dung: hoạt động dạy học được tạo thành từ các yếu tố: mục đích dạy học, nội dung dạy học, hoạt động của thày (phương pháp, nội dung, hình thức), hoạt động học của trò (phương pháp và hình thức); phương tiện và kết quả dạy học. Đây là hướng tiếp cận hệ thống – cấu trúc được thừa nhận rộng rãi. Hoạt động dạy học là một hệ thống cấu trúc chặt chẽ; có các yếu tố; 11 có các mối liên hệ nội tại biện chứng giữa các yếu tố đó, đồng thời lại có quan hệ hướng ngoại giữa hệ thống đó với môi trường kinh tế bên ngoài. Cấu trúc về quá trình: Hoạt động dạy học bao gồm các bước diễn biến cơ bản sau đây: - Bước khởi động: kích thích động cơ thái độ học tập của học sinh; - Bước thực hiện nội dung: tổ chức điều khiển cho học sinh thực hiện hoạt động học để nắm tri thức mới, củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng; - Bước kết thúc: kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh. Các bước trên có mối quan hệ tương tác và hợp thành một chỉnh thể hệ thống và làm nên các khâu của hoạt động dạy học. Cấu trúc về thời gian, không gian: hoạt động dạy học diễn ra trong một tiết học, trong một buổi học trong quá trình của một học kỳ, một năm học hoặc một cấp học. Hoạt động dạy học diễn ra ở những địa điểm khác nhau với những hình thức khác nhau: giờ lên lớp, giờ ngoại khóa, giờ tự học ở nhà … Hoạt động dạy học diễn ra trong nhà trường THPT thường được thực hiện ở hai cấp độ: Cấp độ vĩ mô là quá trình tổng thể (hệ thống lớn) bao gồm nhiều quá trình vi mô tương ứng với hoạt động dạy học của từng bài học, môn học, lớp học, cấp học diễn ra trong thời gian quy định. Hoạt động dạy học cấp độ vĩ mô do các nhà quản lý nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Cấp độ vi mô là các hoạt động dạy của thầy và các hoạt động học của trò, theo nhiều bộ môn, trên cơ sở phối hợp sử dụng các nguồn lực (tài liệu học tập, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất lớp học …) nhằm dẫn dắt học sinh từ chỗ chưa biết đến chỗ hình thành tri thức, kỹ năng thái độ, hành vi, … tương ứng với từng đơn vị tiết học, bài học. Các hoạt động dạy của thầy và các hoạt động học của trò là cấp độ vi mô, là hệ thống con, mang tính hạt nhân do người giáo viên tổ chức. 1.3.4. Định hướng đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT 12 Luật Giáo dục 2005, điều 27 đã quy định: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. 1.3.4.1. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải gắn với đặc trưng của cấp học THPT Cấp THPT gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, nối tiếp cấp THCS và có trách nhiệm hoàn thành việc đào tạo tiếp thế hệ trẻ học sinh đã qua các cấp học, bậc học trước đó của nhà trường phổ thông. Đây là cấp học vừa trực tiếp tạo nguồn cho bậc cao đẳng, đại học nói riêng, vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Cấp THPT chuẩn bị cho học sinh những tri thức kỹ năng về khoa học, xã hội nhân văn, toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật để họ có thể tiếp tục đào tạo ở bậc học tiếp theo. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải chú trọng tới sự phân hóa trong giáo dục, do đặc điểm phát triển tâm, sinh lý của học sinh với nguyện vọng đa dạng song vẫn phải đảm bảo tính phổ thông với nội dung giáo dục mang tính chất nền tảng, làm cơ sở cho sự phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải đảm bảo tính hướng nghiệp để giúp học sinh học xong có khả năng tìm và thích ứng nhanh với những nghề thích hợp. 1.3.4.2. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPTphải quán triệt mục tiêu giáo dục Chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải thể hiện cụ thể mục tiêu giáo dục quy định trong Luật Giáo dục cho từng cấp, bậc học. 13 Các phẩm chất năng lực nêu trong mục tiêu phải được cụ thể hóa thành hệ thống các giá trị, bao gồm các giá trị truyền thống cần kế thừa và phát huy để giữ gìn bản sắc dân tộc, các giá trị mới được hình thành trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 1.3.4.3. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải đảm bảo tính khoa học và sư phạm Chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải là công trình khoa học sư phạm, trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ thông, cập nhật với những tiến bộ của khoa học, công nghệ, của kinh tế ­ xã hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của đất nước, tích hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng đơn vị nội dung, nâng cao chất lượng thực hành vận dụng theo năng lực của từng đối tượng học sinh. 1.3.4.4. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức hướng dẫn đúng mức của giáo viên, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, nâng cao hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui cho học sinh trong học tập. 1.3.4.5. Đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường THPT phải đảm bảo tính thống nhất Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính chỉnh thể qua việc xác định mục tiêu, nội dung, định hướng phương pháp, … từ bậc tiểu học qua trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Chương trình và sách giáo khoa phải áp dụng thống nhất trong cả nước, đảm bảo sự bình đẳng trung thực trong giáo dục, đặc biệt ở giai đoạn học tập cơ bản của các cấp, bậc học phổ cập giáo dục. Tính thống nhất của chương trình và sách giáo khoa thể hiện ở: mục tiêu giáo dục; quan điểm khoa học và sư phạm xuyên suốt các môn học, 14 các cấp, bậc học; trình độ chuẩn của chương trình trong dạy học và kiểm tra đánh giá. 1.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Quản lý các hoạt động dạy học diễn ra trong nhà trường chính là quản lý nội dung, phương pháp giáo dục nhằm thực hiện bằng được mục tiêu giáo dục, và thực chất đó là quản lý các hoạt động của giáo viên, học sinh, quản lý cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập. Quản lý các hoạt động dạy học trong nhà trường THPT chính là quản lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm quản lý việc thực hiện chương trình, quản lý kế hoạch dạy học bộ môn của giáo viên, quản lý việc soạn bài lên lớp, quản lý giờ lên lớp, quản lý hoạt động dự giờ, quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy và khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động học tập. Quản lý các hoạt động dạy học trong nhà trường THPT chính là quản lý hoạt động học của học sinh thông qua công tác giảng dạy của thầy qua các giờ học trên lớp, giờ học ở nhà và ngoài nhà trường. Do đó hoạt động dạy học là quá trình tích hợp của các mối tương tác của giáo viên với học sinh và các tri thức, kinh nghiệm tự nhiên, xã hội của con người được tích luỹ, truyền đạt qua các thế hệ. Chúng ta có thể tóm tắt công tác quản lý các hoạt động dạy học trong nhà trường THPT bằng lược đồ sau: Lược đồ 1.2 Công tác quản lý các hoạt động dạy học trong nhà trường THPT 1 2 3 7 15 4 5 6 1. Mục tiêu đào tạo, yêu cầu người học, xã hội; 2. Người dạy, người tham gia vào hoạt động dạy học; 3. Người học, người hưởng lợi và đánh giá kết quả của hoạt động dạy học; 4. Các nội dung của hoạt động dạy học; 5. Các phương pháp thực hiện hoạt động dạy học; 6. Các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học; 7. Hệ thống quản lý và điều khiển hoạt động dạy học (toàn bộ mối liên kết các hoạt động dạy học). Từ sơ đồ giản lược trên đây, chúng ta có thể thấy quá trình của hoạt động dạy học là có thể kiểm soát, đánh giá được ở những mặt cơ bản. Vì vậy, tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý HĐDH trong trường trung học phổ thông chính là tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý và điều khiển hoạt động dạy học nói trên. Quá trình công tác quản lý HĐDH trong nhà trường, các nhà QL và giáo viên phải chủ động tìm phương pháp tác động để giúp cho học sinh tự phấn đấu đạt được những điều tốt đẹp mà học sinh mong muốn; đồng thời đây cũng chính là mong muốn của các nhà quản lý trường và của giáo viên. Như vậy phải chuyển hóa được những mong muốn của nhà quản lý trường thành cái giáo viên và học sinh cũng mong muốn. Đó chính là nhu cầu và hứng thú cá nhân của mỗi thành viên tham gia vào hoạt động dạy học trong nhà trường. Mô hình 1.3: Mô hình tạo nhu cầu hứng thú cá nhân: NHU CẦU HỨNG THÚ CÁ NHÂN ĐƯỢC TÁC ĐỘNG TRỞ THÀNH NHÂN TỐ NỘI SINH, TÍCH CỰC (1) 16 Mong muốn của giáo viên Mong muốn của hs (4) Như vậy, 3 vòng tròn mong muốn học tập tốt này chỉ có một điểm chung, nói một cách chính xác, miền giao còn rất nhỏ. Chỉ khi có một môi trường dạy học đủ để tác động vào các nhà quản lý trường, giáo viên và học sinh, tạo cho nó chuyển động phù hợp các qui luật, tạo ra một miền giao càng lớn, hiệu quả hoạt động dạy học càng cao. Khi đó miền giao này sẽ là nhân tố làm nảy sinh nội lực, tính tích cực trong mỗi chính các nhà quản lý trường, giáo viên và học sinh.Như vậy miền giao của vòng tròn 1, 2, 3 ở trạng thái phối hợp càng lớn lên bao nhiêu, hoạt động dạy học càng dễ thành công và hiệu quả bấy nhiêu. 1.5. Các phương pháp quản lý hoạt động dạy học đang được vận dụng ở trường trung học phổ thông ngoài công lập hiện nay Trong thực tế, hoạt động dạy học là một trong những hoạt động trọng tâm, cơ bản của mỗi trường trung học phổ thông, nhất là các trường trung học phổ thông NCL luôn lấy hoạt động dạy học là hoạt động chủ đạo của mình. Các nhà quản lý giáo dục đã vận dụng nhiều phương pháp quản lý để quản lý hoạt động dạy học này một cách đa dạng, phong phú nhằm nâng cao chất lượng dạy học của mỗi nhà trường. Đề tài của chúng tôi chỉ nêu lên những phương pháp quản lý chủ yếu đã được các các nhà trường vận dụng thường xuyên lâu nay thành truyền thống và những phương pháp mới được vận dụng trong quá ttrình đổi mới phương pháp quản lý trong các trường trung học phổ thông NCL. 1.5.1. Quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của hoạt động dạy học 17 Quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của hoạt động dạy học ở trường THPT theo quy chế trường THPT NCL; Điều lệ nhà trường THPT do Bộ GD&ĐT đã quy định và nhiệm vụ năm học đã được Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT xác định. Đây là phương pháp quản lý mang tính chất hành chính đã được các trường THPT NCL thực hiện nhiều năm nay. Nhưng làm thế nào để phát huy được hết mặt mạnh và hạn chế các mặt yếu kém của phương pháp quản lý này, mà các mặt yếu kém là nguyên nhân cản trở đến chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường THPT NCL lại là một vấn đề mà đề tài có hướng nghiên cứu những giải pháp đổi mới sẽ được đề cập ở chương 3. 1.5.2. Quản lý theo mục tiêu của hoạt động dạy học Trường trung học phổ thông NCL là loại hình nhà trường phải tiếp cận và sống chung với nền kinh tế thị trường. Mỗi trường trung học phổ thông NCL muốn tồn tại và phát triển thì phải xây dựng được “thương hiệu” của mình, một mục tiêu đặc thù để đủ sức tồn tại, cạnh tranh với các trường quốc lập và các trường trung học phổ thông NCL khác. Mỗi trường trung học phổ thông NCL phải tạo ra những cách quản lý, sao cho đạt mục tiêu như trường trung học phổ thông DL Lương Thế Vinh, Merie Quirie, Đào Duy Từ, ... phấn đấu để có nhiều học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Trường trung học phổ thông DL Đinh Tiên Hoàng lại đảm bảo hỗ trợ những học sinh yếu kém văn hóa và đạo đức. Có nhiều trường lại hướng theo chuẩn quốc tế như trường trung học phổ thông DL Lômônôxôp, Hoàng Diệu, ... Mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện cũng là mục tiêu mà nhiều trường trung học phổ thông DL phấn đấu vươn tới. 1.5.3. Quản lý theo các phương pháp quản lý tiên tiến, theo chuẩn quốc tế Áp dụng những phương pháp quản lý tổng hợp theo phương pháp quản lý tiên tiến, mang tính chất quốc tế cho hoạt động dạy học cũng được nhiều trường trung học phổ thông DL quan tâm thử nghiệm áp dụng. Đó là phương 18 pháp quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000; quản lý chất lượng tổng thể theo TQM. Đây là những phương pháp quản lý tiên tiến, đã được những trường phổ thông DL có yếu tố nước ngoài và một số trường phổ thông DL thử nghiệm áp dụng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là những cách làm mới rất đáng khích lệ. Với những phương pháp quản lý mới này, chắc chỉ có các trường phổ thông DL mới có đủ nguồn lực để thực hiện. Làm thế nào để các trường phổ thông DL có thể áp dụng được những phương pháp quản lý mới này cho hoạt động dạy học cũng là một vấn đề không dễ giải quyết ngay được. Đây cũng là hướng mà luận văn nghiên cứu tổng kết để xây dựng những giải pháp quản lý mới cho hoạt động dạy học của các trường phổ thông NCL. Đi tìm những biện pháp quản lý cho hoạt động dạy học của các trường phổ thông NCL sao cho vừa phát huy thế mạnh truyền thống của các nhà trường THPT, vừa phù hợp mục tiêu “thương hiệu” của mỗi nhà trường lại vừa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của hệ thống giáo dục nước ta nói chung, hệ thống giáo dục ngoài công lập nói riêng trong nền kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập đang là một thách thức lớn mà đề tài đã đề cập đến. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của một số tác giả về quản lý hoạt động dạy học ở các trường ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay để khẳng định sự cần thiết của đề tài lựa chọn. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập đối với các trường THPT ngoài công lập ở khu vực Hà Nội khi vận dụng vào quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Để vận dụng thành công các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập, chương 1 của luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản của đề tài: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT và các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông, nêu ra những đặc 19 điểm chủ yếu của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học cũng như các nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học của trường trung học phổ thông. Luận văn cũng nêu ra tầm quan trọng trong việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh và biện pháp quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học. Chương 1 của luận văn cũng là cơ sở lý luận để xây dựng những nhiệm vụ cơ bản trong chương Hai và chương Ba của đề tài. 20 Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP HÀ NỘI 2.1. Hệ thống trường và phương pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội 2.1.1. Hệ thống các trường trung học phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hà Nội Hệ thống các trường trung học phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hà Nội trong những năm gần đây, số lượng các trường đã tăng lên nhanh chóng, một phần do nhu cầu của xã hội, mặt khác do sự khẳng định vị trí của loại hình nhà trường ngoài công lập hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục và phát triển kinh tế ­ xã hội. Các trường trung học phổ thông ngoài công lập thu hút hơn 30% số học sinh ở độ tuổi vào học, có những trường số học sinh đăng ký vào học rất đông và tiêu chuẩn tuyển sinh cao hơn ở các trường công lập. Bảng 2.1: Số lượng các trường và học sinh THPT NCL từ năm 2002 đến 2007: Năm học Số trường Số lớp Số HS % so với tổng HSTH 02 ­ 03 65 643 27.508 27,36 03 ­ 04 60 596 26.199 26,14 04 ­ 05 58 639 26.309 26,15 05 ­ 06 55 686 28.148 27,5 06 ­ 07 56 752 33.847 31,19 (nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội – 2007) Phân bổ mạng lưới và quy mô của hệ thống các trường THPT NCL trên địa bàn Thành phố Hà Nội chưa đồng đều. Trong 3 năm gần đây số trường giảm xuống, song tổng số HS lại tăng lên. Một số trường với quy mô quá nhỏ, không đủ số lớp vì vậy đã phần nào ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của nhà trường. Các trường THPT NCL trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới sẽ tiếp tục phát triển toàn diện và đa dạng vì sự mất cân đối giữa nhu cầu học tập của người dân và sự hạn chế cung ứng của các trường công lập. 21 Hơn nữa, các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về học tập của người dân. Nhiều trường THPT NCL có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển trong quá trình hội nhập dẫn đến sự phân hóa về chất lượng giáo dục ngày càng rõ nét. 2.1.2. Lý do lựa chọn các trường khảo sát công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập ở Hà Nội Ba trường mà luận văn lựa chọn để khảo sát bao gồm: trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, trường THPT DL Hà Nội và trường THPT DL Lômônôxôp. Với quy mô khác nhau, mỗi trường mà luận văn lựa chọn để khảo sát đều tiêu biểu cho một loại mô hình phát triển trường trung học phổ thông ngoài công lập tại thành phố Hà Nội với những đặc thù riêng biệt, tùy thuộc vào khả năng đầu tư vào cơ sở vật chất của các nhà quản lý trường, khả năng điều hành chiến lược và khả năng thu hút học sinh cũng như giáo viên của mỗi hiệu trưởng và bộ máy quản lý của từng trường. Là một giáo viên đã có nhiều năm tham gia giảng dạy tại các trường THPH DL tại Hà Nội, chúng tôi nhận thấy những mặt tích cực, tiên tiến, cần được phát huy và những đóng góp to lớn của các trường NCL tại Hà Nội trong sự nghiệp giáo dục của Thủ đô. 2.2. Giới thiệu mô hình của 03 trường khảo sát 2.2.1. Quy mô, quá trình phát triển của trường THPT DL Hà Nội Sơ đồ 2.2: Mạng lưới tổ chức quản lý của trường THPT DL Hà Nội: HĐ QUẢN TRỊ HIỆU TRƯỞNG TRỢ LÝ HT GVCN LỚP TỔ CM TT Hướng nghiệp VĂN PHÒNG HỘI CHA MẸ HS ĐOÀN TNCSHCM (Nguồn: văn phòng THPT DL Hà Nội) 22 Trường THPT DL Hà Nội đặt tại số 418, Đê La Thành, Hà Nội. Trường thuê lại địa điểm trong khuôn viên các phòng học của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trường do nhà giáo Nguyễn Hà Động, nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Đức làm hiệu trưởng. Trường THPT DL Hà Nội là mô hình phổ biến của các trường trung học phổ thông ngoài công lập tại thành phố Hà Nội. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu trưởng là cán bộ quản lý của một trường quốc lập đã nghỉ hưu cùng với những người thân trong gia đình quản lý chủ yếu mọi hoạt động trong nhà trường. Đối tượng học sinh không thi đỗ vào các trường quốc lập xin vào học. Đầu vào tuyển sinh, học sinh không phải thi tuyển, mà chủ yếu xét tuyển qua học bạ THCS. Giáo viên của trường THPT Việt Đức và các trường khác tại Hà Nội tham gia giảng dạy. Năm học 2006 ­ 2007 trường THPT DL Hà Nội có 14 phòng học cho 16 lớp và gồm 50 giáo viên tham gia giảng dạy với tổng số 659 học sinh. Bảng 2.3: Quy mô của trường THPT DL Hà Nội năm học 2006 – 2007 TT Tên trường Địa chỉ THPT DL Hµ Néi Sè 418, §ª La Thµnh, Hµ Néi Phòng học 14 Số lớp 16 Số gv Số hs 50 659 2.2.1.1. C«ng t¸c qu¶n lý hå s¬, quy chÕ gi¶ng d¹y Tr­êng THPT DL Hµ Néi lµ mét trong sè Ýt c¸c tr­êng DL ë Hµ Néi duy tr× chÕ ®é qu¶n lý nhµ tr­êng víi 01 hiÖu tr­ëng, tr­êng kh«ng bè trÝ phã hiÖu tr­ëng mµ chØ cö c¸c gi¸o viªn kh¸c lµm trî lý cho hiÖu tr­ëng cïng víi c¸c tæ tr­ëng chuyªn m«n, ban chÊp hµnh §oµn tr­êng, ®iÒu hµnh qu¶n lý c¸c ho¹t ®éng d¹y häc cña nhµ tr­êng. Theo ®¸nh gi¸ chung, tr­êng THPT DL Hµ Néi lµ mét trong sè c¸c tr­êng DL víi quy m« trung b×nh vÒ sè l­îng häc sinh còng nh­ vÒ chÊt l­îng ®µo t¹o. C«ng t¸c qu¶n lý hå s¬, quy chÕ gi¶ng d¹y ®­îc thùc hiÖn theo quy ®Þnh cña Bé GD&§T vµ Së GD&§T. Tr­êng tæ chøc c©u l¹c bé, trung t©m t­ vÊn h­íng nghiÖp cho häc sinh. GVCN lµ nh÷ng GV bé m«n d¹y nh÷ng m«n nhiÒu giê, cã uy tÝn. 23 GVCN qu¶n lý líp theo h×nh thøc kho¸n c«ng viÖc, cã hiÖu qu¶. GVCN ph¶i cã mÆt ë tr­êng 4 buæi tuÇn, l­¬ng GVCN lµ 450.000 ®Õn 600.000 ®ång/th¸ng. §éi ngò GVBM gåm GV c¬ h÷u vµ thØnh gi¶ng. C¸ch tÝnh l­¬ng GVBM tïy theo n¨ng lùc chuyªn m«n vµ th©m niªn c«ng t¸c. Riªng GV dạy khối 12 có thêm phụ cấp 10%. Tiền lương 1 tiết dạy cao nhất là 45.000 đồng; 1 tiết dạy thấp nhất là 30.000 đồng. Hàng năm trường có phúc lợi xã hội qua các ngày lễ, tết và nghỉ hè (400.000đ/người). Nguồn phúc lợi này chủ yếu dùng để tổ chức cho cán bộ giáo viên đi tham quan du lịch, quà biếu vào dịp ngày lễ, tết. 2.2.1.2. Công tác quản lý học tập của học sinh. Công tác quản lý học tập của học sinh được nhà trường chú trọng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học của nhà trường theo hình thức: kiểm tra đánh giá thông qua tổ chuyên môn, HS và trực tiếp hiệu trưởng kiểm tra dự giờ. Kiểm tra đánh giá qua phiếu tự đánh giá của GV 01 lần/1 học kỳ. Báo cáo kết quả đánh giá các hoạt động dạy học của nhà trường theo hệ thống của các tổ chuyên môn, các GVCN, GVBM và các bộ phận công tác 01 lần/tháng. Quản lý đầu điểm theo quy chế. Tháng họp hội đồng sư phạm 1 lần. Bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường theo lịch của Sở GD&ĐT. Bảng 2.4: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của trường THPH DL Hà Nội năm học 2006 – 2007. T T Tên trường Số HS Tốt Xếp loại hạnh kiểm % Khá TB Yếu kém Giỏi Xếp loại học lực % Khá TB Yếu Kém 9 1,4 181 27,5 Tỷ lệ % Thpt dl hà 01 nội 659 274 41,9 269 40,8 87 13,2 29 4,1 356 54,0 109 16,4 4 0,7 2.2.1.3. Đánh giá tổng quát các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Kết quả trên đã chứng tỏ trường THPT DL Hà Nội vẫn duy trì quản lý theo phương pháp truyền thống là chủ yếu, chưa có sự thay đổi lớn về các 24 khâu kiểm tra đánh giá cũng như việc xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập chưa được hiệu trưởng chú ý thực hiện và xem đó là cơ sở để nâng cao chất lượng GD. Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa được cán bộ quản lý của trường chỉ đạo đúng mức và thực hiện nghiêm túc. Chủ yếu vẫn là cách dạy truyền thống: thầy giảng, trò ghi, ít chú trọng đến việc phát triển tư duy độc lập của HS. Việc xây dựng kế hoạch mới chỉ tập trung vào đầu năm, đầu kỳ, chủ yếu mới nêu các đầu việc sẽ làm với các biện pháp chung chung, chưa cụ thể cho từng năm học. Việc quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn chưa có hiệu quả. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn mang tính hình thức hành chính. Tổ chuyên môn chưa đi sâu vào giải quyết những vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Khâu KTĐG còn theo kinh nghiệm truyền thống, mang tính chủ quan, chưa căn cứ vào những thông tin xác thực và cơ sở thực tiễn, tạo nên những số lượng ảo. 2.2.2. Quy mô, quá trình phát triển của trường THPT DL Lômônôxôp Sơ đồ 2.5: Mạng lưới tổ chức quản lý của trường THPT DL Lômônôxôp HĐ QUẢN TRỊ BAN GIÁM HIỆU CHỦ NHIỆM LỚP TỔ CM CÔNG ĐOÀN VĂN PHÒNG HỘI CHA MẸ HS GIÁM THỊ ĐOÀN TNCSH CM (Nguồn: văn phòng THPT DL Lômônôxôp) 25 Nhằm tạo nguồn học sinh khá giỏi cho các lớp chuyên của Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường chất lượng cao của thành phố Hà Nội, đồng thời tạo nguồn học sinh có năng khiếu ngoại ngữ, từ năm 1988, theo đề nghị của trường Đại học sư phạm ngoại ngữ (nay là Đại học ngoại ngữ ­ ĐHQGHN), Bộ GD&ĐT cho phép mở các lớp ngoài công lập đặt tại trường THPT chuyên ngoại ngữ ­ Đại học sư phạm ngoại ngữ, tiền thân của trường THPT DL Lômônôxôp ngày nay. Địa điểm của trường tại khu đô thị mới Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trường có 05 khu nhà, 2 khu nhà cao tầng dành cho học tập và các phòng học bộ môn, thư viện. 01 khu nhà dành cho khu Hiệu bộ và hội trường. 01 nhà tập đa năng. 01 khu nhà 28 phòng thực hiện liên kết đào tạo và khu dịch vụ. Hàng năm, số học sinh thi tuyển vào trường rất đông và chất lượng học tập của trường khá cao, có uy tín và “thương hiệu” ở Hà Nội. Trường THPT DL Lômônôxôp tập hợp được đội ngũ giáo viên có năng lực và trình độ cao, một số giảng viên của các trường đại học cũng tham gia giảng dạy tại trường. Vì vậy trường THPT DL Lômônôxôp là một trường THPT DL chất lượng cao ở Hà Nội, thu hút được nhiều học sinh khá giỏi của Hà Nội. Bảng 2.6: Quy mô của trường THPT DL Lômônôxôp năm học 2006 – 2007. TT Tên trường THPT DL 01 L«m«n«xèp Địa chỉ Phòng học 32 Số lớp 26 Số gv Số hs §­êng Lª §øc 93 909 Thä, Mü §×nh, Tõ Liªm, Hµ Néi. (Nguån: v¨n phßng THPT DL Lômônôxôp) Trong 12 năm qua, nhà trường đã đào tạo được 2100 học sinh có bằng Tú tài và 3100 học sinh tốt nghiệp THCS. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông thường là 99 ­100%, trong đó ở THPT có 60% đỗ cao đẳng và đại học, ở THCS có 40% học sinh vượt qua các kỳ thi rất khó để vào các lớp chuyên. 26 Bảng 2.7: Thành tích năm học 2005-2006: Tổng số học sinh: 2644 THCS: 1581 Xếp loại học lực THPT: 793 Xếp loại hạnh kiểm T Yếu Yếu Kém Tốt Khá B GXS Giỏi Khá TB THCS 191 790 712 153 4 1 1659 180 11 THPT 16 140 482 152 3 0 596 175 22 0 Cả trường 207 930 1194 305 7 1 2255 355 33 1 (nguồn: văn phòng THPT DL Lômônôxôp) Nhà trường đã duy trì và phát huy các kết quả đã đạt được về đào tạo và hoạt động ngoài giờ như nhiều năm trước. Trường không có học sinh nghiện hút, cổ vũ đua xe. Học sinh cá biệt giảm. Đã có nhiều hoạt động của Đoàn TN và Đội TN đạt kết quả (01 giải nhất thi nghi thức Đội huyện Từ Liêm). Bảng 2.8: Thành tích năm học 2006-2007 TT Tên trường Số HS Xếp loại hạnh kiểm % Tốt Khá TB 629 70 240 26 40 4,0 Yếu Xếp loại học lực % kém Giỏi Khá TB Yếu 96 10,5 534 59 273 30 6 0,5 Kém Tỷ lệ % THPT DL LÔMÔNÔ XỐP 909 (Nguån: v¨n phßng THPT DL Lômônôxôp) 2.2.2.1. Công tác quản lý hồ sơ, quy chế giảng dạy. Năm học 2006 ­ 2007 trường THPT DL Lômônôxôp có 32 phòng học, số lớp là 26, số GV là 93 người, số học sinh là 909 em (tính riêng khối THPT). Bộ máy quản lý của trường bố trí gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả. Trường thực hiện chế độ giao ban giữa BGH và các bộ phận khác của trường vào thứ Sáu hàng tuần để các tổ chuyên môn, các giáo viên chủ nhiệm lớp, giám thị, cán bộ phụ trách Đoàn TNCS HCM báo cáo tình hình hoạt động của 27 các lớp, các bộ phận trong tuần. Qua hoạt động giao ban hàng tuần, BGH trường đã có những biện pháp tích cực giải quyết những vụ việc phát sinh, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch giảng dạy và thực hiện quy chế chuyên môn, nhắc nhở, chấn chỉnh những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, nền nếp học tập của học sinh, kỷ luật lao động của giáo viên, cán bộ, nhân viên luôn được kiểm tra, đánh giá cụ thể và chất lượng giảng dạy học tập cũng như các hoạt động giáo dục của nhà trường luôn được nâng cao. 2.2.2.2. Công tác quản lý việc học tập của học sinh. Bên cạnh việc thống nhất nội dung, lịch trình giảng dạy bộ môn trong từng khối lớp thông qua các hoạt động chuyên môn như họp tổ, nhóm rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, từng tổ, nhóm đã tiến hành thống nhất ra đề kiểm tra chung cho mỗi khối lớp nhằm đánh giá đúng và khách quan trình độ của học sinh cũng như theo dõi và đánh giá kịp thời việc giảng dạy, học tập ở trường, ở lớp. Bộ bài tập nâng cao thống nhất cho từng khối cũng mang lại hiệu quả đáng kế trong việc nâng cao trình độ học sinh, đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và có khả năng tự bồi dưỡng chuẩn bị cho các kì thi vào khối chuyên hay thi đại học. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi đều đặn hàng năm do các giáo viên có kinh nghiệm đảm nhận. Hầu hết các em đi thi Quận và Thành phố đều đạt giải, trong đó có rất nhiều em đạt giải cao đem lại vinh dự cho quận, nhà trường và là niềm tự hào của toàn thể học sinh trong trường. 2.2.2.3. Đánh giá tổng quát các biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Kết quả trên đã chứng tỏ trường THPT DL Lômônôxôp duy trì quản lý theo phương pháp truyền thống và có sự thay đổi lớn về các khâu kiểm tra đánh giá cũng như việc xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập đã được hiệu trưởng chú ý thực hiện và xem đó là cơ sở để nâng cao chất lượng GD. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được cán bộ quản lý của trường chỉ đạo đúng mức và thực hiện nghiêm túc, chú trọng đến việc phát triển tư duy độc lập của HS. Khâu KTĐG có những cố gắng cải tiến để đưa ra kết quả chính xác, phản ánh đúng thực trạng của công tác quản lý các hoạt động dạy học của nhà trường. Trường THPT DL Lômônôxôp đã xây dựng một trang web riêng của trường, cập nhật đầy đủ các thông tin về các mặt hoạt động của nhà trường. 28 Kết quả trên đã chứng minh cán bộ quản lý trường THPT DL Lômônôxôp đã có nhận thức đầy đủ về chất lượng dạy học. GVBM trường THPT DL Lômônôxôp đều được tuyển chọn nên có trình độ chuyên môn vững vàng và coi trọng trách nhiệm QL chuyên môn, chú trọng về kiến thức và kỹ năng QL chất lượng của các HĐDH do mình phụ trách, chú trọng đến việc hướng dẫn tổ chức cho HS làm việc trên lớp, tham gia tích cực vào quá trình học tập, luôn đổi mới phương pháp dạy học. Khâu kiểm tra đánh giá kết qủa của HS mang tính toàn diện, tập trung chú trọng kiểm tra kỹ năng học tập của HS. 2.2.3. Quy mô, quá trình phát triển của trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng M« h×nh 2.9: MÔ HÌNH TIẾP NHẬN VÀ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG THPT DL ĐINH TIÊN HOÀNG KHỐI 10 KHỐI 10 KHỐI 11 KHỐI 11 KHỐI 12 KHỐI 12 TỐT NGHIỆP PTTH THI ­ TUYỂN TỐT NGHIỆP PTCS CÁC TRƯỜNG PTTH ĐH - THCN Dạy nghề Tự tìm việc làm TRƯỜNG PTTH DÂN LẬP ĐINH TIÊN HOÀNG Bỏ học lang thang - Tệ nạn xã hội - Vi phạm, phạm pháp Học sinh đã tốt nghiệp THCS không phải thi đầu vào khi đăng ký vào học lớp 10 trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng. Trường cũng tiếp nhận các học sinh lớp 11 và 12 ở các trường khác chuyển về. Là một trường sẵn sàng tiếp nhận các học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học lực và hạnh kiểm trong thành phố về học tại trường và qua quá trình học tập, các học sinh đó đã được tiếp nhận một môi trường giáo dục đầy sự nhân ái của các thầy cô và sau khi tốt nghiệp, các học sinh đó có đủ khả năng thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc vững vàng bước vào cuộc sống với những nghề các em yêu thích. 29 Sơ đồ 2.10: Mạng lưới tổ chức quản lý của trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC Chi Bộ Đảng Bí thư chi bộ ­ Cố vấn Đoàn ­ Chủ tịch Công Đoàn HỌC SINH Văn phòng Tư vấn Giáo dục và Hướng nghiệp Công Đoàn ĐINH TIÊN HOÀNG 4 Tổ chủ nhiệm HIỆU TRƯỞNG P. Hiệu trưởng Các Giám thị của các ca học của từng cơ sở Các Thanh tra viên các bộ môn 10 Tổ Giáo viên bộ môn Văn phòng Thư ký Giáo vụ Quản lý học nghề Quản lý học sinh Quản lý tài chính Quản lý cơ sở vật Phòng dạy tin Văn thư chất Thủ quỹ Bảo Phòng học liệu ... vệ Lao công Lái xe (nguồn: văn phòng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng) Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng được UBND Thành phố Hà Nội cho phép thành lập từ năm học 1989 – 1990. Hơn mười lăm năm qua trường Đinh 30 Tiên Hoàng đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho học sinh và cha mẹ học sinh về chất lượng học tập văn hoá và rèn luyện đạo đức. Giáo viên trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng được tuyển chọn từ các trường THPT trong thành phố và các tỉnh, có trình độ học vấn, tài năng sư phạm, tâm huyết với nghề, tận tâm giúp đỡ học sinh, tôn trọng nhân cách học sinh. Học sinh ở trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng không chỉ được trang bị những kiến thức văn hoá tối thiểu để hoàn thành bậc THPT và học lên đại học như tất cả các học sinh trường THPT công lập, mà còn được chú ý rèn luyện nhân cách theo phương châm: “Nhân cách không chỉ được hình thành bởi những gì được nghe và nói mà chủ yếu phải được hình thành bằng sự nỗ lực hành động thực sự của mỗi cá nhân. Trường Đinh Tiên Hoàng phấn đấu để đào tạo những học sinh có nhân cách phát triển điều hoà”. Cha mẹ học sinh trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng được giúp đỡ, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để đạt mục tiêu “Dạy con nên người” bằng chính sự cần cù, nỗ lực học tập rèn luyện của mỗi học sinh. Công đoàn trường được thành lập từ năm học 1995 – 1996 đến nay liên tục được Công đoàn giáo dục Hà Nội công nhận Công đoàn cơ sở vững mạnh.. Chi bộ Đảng thành lập từ 1997 có 19 đảng viên. Từ năm 1999 đến nay chi bộ liên tục được Quận ủy Ba Đình công nhận cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập năm 1989. Từ năm 2002 đến nay 3 năm liền được Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Liên tục nhiều năm được Sở Thể dục thể thao Hà Nội tặng bằng khen là đơn vị tiên tiến xuất sắc giải chạy báo Hà Nội mới. Trường Đinh Tiên Hoàng đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Được tổ chức GIC UKAS cấp chứng chỉ tháng 12 năm 2005. Bảng 2.11: Quy mô của trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng năm học 2006-2007 TT Tên trường 01 Thpt dl Đinh Tiên Hoàng Địa chỉ Số 67, phố Phó Đức Chính, Hà 31 Phòng học 29 Số lớp 29 Số gv Số HS 76 1279 Nội. Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng gồm có 02 cơ sở đào tạo đều phải thuê mượn. Mỗi cơ sở có 09 phòng học cho 2 ca học buổi sáng và buổi chiều. Các cơ sở đều đảm bảo đầy đủ phòng làm việc cho Ban giám hiệu, phòng giáo viên và phòng học chuyên môn. 2.2.3.1. Công tác quản lý hồ sơ, quy chế giảng dạy Đội ngũ cán bộ quản lý của trường từ Ban giám hiệu đến giáo viên chủ nhiệm luôn luôn sát sao trong việc bám lớp và nắm chắc tình hình học sinh, tận tình trong việc giáo dục học sinh. Hiệu trưởng nhà trường, TS. Nguyễn Tùng Lâm luôn coi trọng việc yêu cầu đội ngũ giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh yếu kém vươn lên với cả tấm lòng của người thầy giáo. Từng học kỳ, trường đều tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về chuyên môn, về đổi mới phương pháp giảng dạy. Hàng năm, giáo viên của trường đều hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, tổng kết kinh nghiệm giáo dục tiên tiến và tổ chức “Hội thảo dạy con nên người” tại trường. Hội thảo này đã cuốn hút được nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh tham gia. Hội thảo đã đúc kết được nhiều bài học giáo dục học sinh quý báu và bổ ích cho sự nghiệp giáo dục Thủ đô. Vì thế, uy tín của trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng ngày càng được phụ huynh và học sinh Hà Nội biết đến như một địa chỉ tin cậy trong các trường nổi tiếng ở Hà Nội. 2.2.3.2. Công tác quản lý học tập của học sinh Là một trường sẵn sàng tiếp nhận các học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học lực và hạnh kiểm trong thành phố về học tại trường, nên đội ngũ cán bộ quản lý của trường từ Ban giám hiệu đến giáo viên chủ nhiệm luôn luôn sát sao trong việc quản lý học tập của học sinh và nắm chắc tình hình học sinh, tận tình trong việc giáo dục học sinh, hướng dẫn cho học sinh biết cách tự học, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, giúp học sinh yếu kém vươn lên trong rèn luyện và học tập. 32 Trường Đinh Tiên Hoàng luôn thực hiện tổ chức kiểm tra đánh giá với phương châm: đánh giá phải có tác dụng đào tạo. Đó là thực hiện chuyển từ việc đánh giá kết quả học tập theo điểm số đơn thuần sang việc đánh giá có tác dụng đào tạo thực sự, tức là cách đánh giá phải trở thành một thành tố của việc học và học sinh phải được tham gia vào việc đánh giá. Giáo viên không được dùng điểm để phạt học sinh. Đánh giá về mặt đạo đức cũng phải để học sinh tự đánh giá, tập thể, tổ lớp tham gia đánh giá chứ không phải chỉ có giáo viên chủ nhiêm áp đặt sự đánh giá chủ quan của mình. Vì vậy, tỷ lệ học sinh trường Đinh Tiên Hoàng tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt tỷ lệ cao. Tỷ lệ học sinh yếu kém về đạo đức, hàng năm chỉ còn 1 đến 2%. Nhiều học sinh vào thẳng đại học. Điều tra học sinh ra trường trong nhiều năm, trường Đinh Tiên Hoàng có khoảng 40% học sinh học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 20% học sinh tự tìm việc làm; 40% học sinh tiếp tục học thêm để thi đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong những năm học sau. Bảng 2.12: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của trường THPH DL Đinh Tiên Hoàng năm học 2006 – 2007. T T Tên trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng Số HS Tỷ lệ % 1279 Tốt Xếp loại hạnh kiểm % Khá TB Yếu kém Giỏi Xếp loại học lực % Khá TB Yếu Kém 679 460 108 32 0 21 374 701 173 10 53.1 36.0 8.4 2.5 0 1.6 29.2 54.8 13.5 0.8 Tõ thùc tÕ mét nhµ tr­êng mµ ®Çu vµo lµ nh÷ng häc sinh kh«ng ®­îc chän läc, ®iÒu kiÖn c¬ së vËt chÊt tr­êng líp cßn khã kh¨n, nh­ng kÕt qu¶ ®µo t¹o l¹i ph¶i ®¶m b¶o chÊt l­îng toµn diÖn, c¶ kiÕn thøc v¨n hãa lÉn hoµn thiÖn phÈm chÊt, nh©n c¸ch ng­êi häc, tr­êng THPT DL §inh Tiªn Hoµng ®· rót ra mét sè bµi häc h÷u Ých vÒ n©ng cao chÊt l­îng c¸c biÖn ph¸p qu¶n lý ho¹t ®éng d¹y häc ë mçi nhµ tr­êng THPT NCL. 2.2.3.3. §¸nh gi¸ tæng qu¸t c¸c biÖn ph¸p qu¶n lý ho¹t ®éng d¹y häc KÕt qu¶ trªn ®· minh chøng tr­êng THPT DL §inh Tiªn Hoµng duy tr× qu¶n lý theo nh÷ng ph­¬ng ph¸p kÕt hîp gi÷a truyÒn thèng vµ vËn dông nh÷ng biÖn ph¸p qu¶n lý tiªn tiÕn theo ISO 9000 : 2000. C¸c kh©u kiÓm tra ®¸nh gi¸ 33 còng nh­ viÖc x©y dùng nÒ nÕp gi¶ng d¹y vµ häc tËp ®· ®­îc hiÖu tr­ëng ®Æc biÖt chó ý thùc hiÖn vµ xem ®ã lµ c¬ së ®Ó n©ng cao chÊt l­îng GD cña nhµ tr­êng. ViÖc ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc ®· ®­îc c¸n bé qu¶n lý cña tr­êng chØ ®¹o ®óng møc vµ thùc hiÖn nghiªm tóc, chó träng ®Õn viÖc ph¸t triÓn t­ duy ®éc lËp cña HS. ViÖc qu¶n lý chØ ®¹o tæ chuyªn m«n rÊt cã hiÖu qu¶. Tæ chuyªn m«n ®· ®i s©u vµo gi¶i quyÕt nh÷ng vÊn ®Ò nh»m n©ng cao chÊt l­îng d¹y vµ häc b»ng c¸ch lu«n trao ®æi kinh nghiÖm gi¶ng d¹y trong tæ, nhãm chuyªn m«n vµ ®æi míi c¸c ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y cho phï hîp víi ®èi t­îng häc sinh. Kh©u KTĐG có những cố gắng cải tiến để đưa ra kết quả chính xác bằng hệ thống các biểu bảng theo dõi hàng tháng của từng tổ chuyên môn, từng bộ phận công tác, phản ánh đúng thực trạng của công tác quản lý các hoạt động dạy học của nhà trường. Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng đã xây dựng một trang web riêng của trường, cập nhật đầy đủ các thông tin về các mặt hoạt động của nhà trường. Kết quả trên đã chứng minh cán bộ quản lý trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng đã có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy học đối với học sinh. GVBM trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng đều được tuyển chọn nên có trình độ chuyên môn và có những biện pháp sư phạm phù hợp với đối tượng học sinh qua những lần tập huấn. GVBM trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng chú trọng về kiến thức và kỹ năng QL chất lượng của các HĐDH do mình phụ trách, chú trọng đến việc hướng dẫn tổ chức cho HS phương pháp học tập trên lớp, tự học ở nhà, phương pháp tiếp thu bài giảng có hiệu quả, chủ động tham gia tích cực vào quá trình học tập. Hiệu trưởng, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm luôn tìm mọi cơ hội liên kết với các cơ sở giáo dục tiên tiến trong và ngoài nước nhằm huy động tối đa nguồn lực để phát triển nhà trường. Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng là trường đầu tiên ở Hà Nội đã áp dụng quản lý hoạt động dạy học theo phương pháp quản lý ISO 9000: 2000 và TQM. 34 2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập đã khảo sát 2.3.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý Đồng thời với việc trao đổi với CBQL, GV và dự giờ GV, dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, xem xét các phương tiện phục vụ dạy học như thư viện, phòng thực hành bộ môn, phòng máy, phòng lab, ... của một số trường THPT NCL tại Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi bao gồm phiếu hỏi cho CBQL (Ban giám hiệu) về những mặt sau: (xem Phụ lục 1) Câu hỏi 01: Thầy, Cô đánh giá như thế nào về chất lượng HĐDH và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đang tiến hành hiện nay ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập? Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ đánh giá về chất lượng HĐDH và PP quản lý HĐDH 80 70 60 50 40 30 ND 1 ND 2 20 10 0 Rất tốt Tốt T.Bình Còn yếu Kết quả minh chứng chất lượng hiện nay ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập ở mức trung bình phản ánh đúng thực trạng chất lượng HĐDH của nhà trường chưa cao. Nhìn chung các cán bộ quản lý trường đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường theo những biện pháp quản lý truyền thống. Câu hỏi 02: Thầy, Cô đã sử dụng những biện pháp nào để quản lý hoạt động học tập của học sinh?Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ đánh giá biện pháp QL hoạt động 35 học tập của học sinh sinh 80 60 Biện pháp 1 Biện pháp 2 40 Biện pháp 3 20 Biện pháp 4 0 Rất tốt Tốt T.Bình Còn yếu Cán bộ quản lý các trường NCL đã sử dụng những biện pháp cơ bản theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT để quản lý hoạt động học tập của học sinh bằng những nội quy học tập, quy chế thi đua khen thưởng, quản lý điểm và thi, kiểm tra nhằm đánh giá toàn diện học sinh trong học tập và rèn luyện. Câu hỏi 03: Thầy, Cô đã sử dụng những biện pháp nào để quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý việc giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn? Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ đánh giá biện pháp QL đổi mới PP DH của giáo viên 100 80 Rất tốt 60 Tốt T.Bình 40 Còn yếu 20 Chưa thực hiện 0 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 BP 7 BP 8 BP 9 9 nội dung cơ bản mà đề tài đưa ra qua phiếu hỏi điều tra, phần lớn các cán bộ quản lý của các trường khảo sát đều thực hiện ở mức độ tốt, có 2 biện pháp thực hiện ở mức độ trung bình ở khâu quản lý tiến độ chương trình và tiến độ thực hiện đầu điểm của giáo viên. Đây là những nội dung mà hầu hết các trường đều chưa có giải pháp quản lý triệt để và cần phải cải tiến mạnh mẽ hơn nữa. Câu hỏi 04: Nếu được hỗ trợ về phương pháp quản lý hoạt động dạy học tiên tiến, Thầy, Cô có mong muốn áp dụng ở trường mình không? 36 Biểu đồ 2.16: Tỷ lệ đánh mong muốn áp dụng phương pháp QL HĐDH tiên tiến 100 80 BP 1 60 BP 2 40 BP 3 20 BP 4 0 Đồng ý Sẽ xem xét Ko đồng ý Ko có ý kiến Biểu đồ đã chứng tỏ hầu hết cán bộ quản lý của các trường NCL rất mong muốn áp dụng ở trường mình những phương pháp quản lý hoạt động dạy học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng HĐDH và thu hút học sinh đến trường. Cán bộ quản lý của các trường NCL đều nhận thức được rằng, chỉ bằng cách đổi mới biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mục tiêu chất lượng thì nhà trường mới phát triển một cách bền vững. Kết quả khảo sát trên đã chứng tỏ rằng, với các trường ngoài công lập, việc xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập được hiệu trưởng các trường rất chú ý thực hiện, xem đó là cơ sở để nâng cao chất lượng GD. Kết hợp thi đua với khen thưởng xứng đáng để thúc đẩy GV phấn đấu trong công tác. Ngoài ra, công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập ở Hà Nội đã tạo nên một đội ngũ GV có chất lượng ngày càng cao phục vụ cho sự nghiệp GD Thủ đô. Các trường THPT ngoài công lập đã rất năng động, sáng tạo trong công tác, đề ra nhiều biện pháp nhằm thu hút HS đến trường và nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Qua đó, đã rút được nhiều kinh nghiệm về công tác QLGD. 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên Đối với giáo viên, chúng tôi đã đưa ra nội dung hỏi để khảo sát việc thực hiện các biện pháp của BGH trường với các nội dung sau: (xem Phụ lục 2) Câu hỏi 01: GV đánh giá khách quan mức độ thực hiện các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trong nhà trường 37 Biểu đồ 2.17: Tỷ lệ đánh giá mức độ thực hiện các biện phápQL HĐDH của HT 70 60 ND 1 50 ND 2 40 ND 3 30 ND 4 20 ND 5 10 ND 6 0 Rất tốt Tốt Khá T.Bình Ko có ý kiến Với 6 nội dung khảo sát, GV đều đánh giá hiệu trưởng các trường đều quan tâm quản lý GV thực hiện đầy đủ hệ thống sổ sách và thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định, quan tâm đến việc giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập, cố gắng dự giờ thăm lớp, đánh giá giáo viên và bồi dưỡng giáo viên cũng như xây dựng các phong trào thi đua học tập của học sinh trong nhà trường. Câu hỏi 02. Xin Thầy, Cô vui lòng tự dánh giá về chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy của mình Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ đánh giá về chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy của GV 70 60 50 Rất tốt 40 Tốt 30 Khá 20 T.Bình 10 Chưa thực hiện 0 ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 ND 6 ND 7 ND 8 GV đã khách quan tự đánh giá các nội dung mà đề tài đưa ra khảo sát về việc GV hạn chế diễn giảng theo sách giáo khoa, cấu trúc lại bài giảng theo 38 hướng tinh giản, làm rõ trọng tâm của bài học khi lên lớp; GV quan tâm sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học trên lớp để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu bài; hướng dẫn và giúp học sinh có phương pháp tự học, tự đọc trước sách giáo khoa, biết cách tóm tắt bài giảng, gắn việc học với hành, nỗ lực hoàn thành các yêu cầu của giáo viên; chú ý kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh ngay trên lớp; giảm áp lực, gây hứng thú và khích lệ cho học sinh học bộ môn; thường xuyên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn ... Mức độ thực hiện Khá và Trung bình vẫn còn phổ biến trên biểu đồ. Câu hỏi 03. Thầy, Cô có chấp nhận những đổi mới của hiệu trưởng về các biện pháp quản lý hiện đại Biểu đồ 2.19: Tỷ lệ đánh giá mức độ chấp nhận những đổi mới của hiệu trưởng về các biện pháp quản lý hiện đại 60 50 40 Rất đồng ý 30 Đồng ý Ko có ý kiến 20 Ko nên thực hiện 10 0 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 Hầu hết giáo viên được hỏi chấp nhận những đổi mới của hiệu trưởng về các biện pháp quản lý hiện đại. Bởi vì chỉ có đổi mới và áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại thì nhà trường mới phát triển bền vững, công việc nghề nghiệp của GV mới được phát triển và thu nhập mới ổn định. Như vậy, các nhà quản lý của các trường THPT NCL nên nắm bắt được nguyện vọng trên của GV để mạnh dạn thực hiện đổi mới các phương pháp HĐDH nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Kết quả nội dung phiếu hỏi dành cho GV để khảo sát việc thực hiện các biện pháp của BGH trường về việc thực hiện đầy đủ hệ thống sổ sách và quy chế chuyên môn, BGH trường quan tâm đến việc yêu cầu giáo viên hướng 39 dẫn học sinh thực hiện phương pháp tự học, thể hiện thực trạng quản lý của các trường đều ở mức độ khá, chưa có hiệu quả cao. Hiệu trưởng các trường có thường xuyên dự giờ kiểm tra, đánh giá việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Đặc biệt, một số hiệu trưởng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên (trường Đinh Tiên Hoàng). Hầu hết các hiệu trưởng đều quan tâm đến việc xây dựng phong trào thi đua học tập của học sinh. Các trường đều quan tâm sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học trên lớp để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu bài. Riêng trường Đinh Tiên Hoàng rất chú trọng đến việc hướng dẫn và giúp học sinh có phương pháp tự học, tự đọc trước sách giáo khoa trước khi đến lớp, biết cách tóm tắt bài giảng, gắn việc học với hành, nỗ lực hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và coi trọng việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh ngay trên lớp sau mỗi bài dạy. GV các trường đã thường xuyên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cố gắng đi dự giờ của đồng nghiệp và đã dành thời gian thích hợp để tự học, tự nghiên cứu. Nhiều GV chấp nhận những đổi mới của hiệu trưởng về các biện pháp quản lý hiện đại: quản lý theo mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường; quản lý quá trình tự học và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập; quản lý quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy của chính bản thân giáo viên và biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo phương pháp quản lý ISO 9000 : 2000 và TQM trong nhà trường phổ thông. 2.3.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh Mặc dù đã rất cố gắng nhằm nâng cao chất lượng GD nhưng do lực học của HS ở đầu vào còn yếu nên kết quả dạy và học của các trường THPT ngoài công lập Hà Nội vẫn còn nhiều cách biệt so với các trường công lập. Việc HS được quyền lựa chọn trường ngoài công lập để đăng ký học đã buộc các trường phải tìm cách thu hút HS đến học. Điều này đòi hỏi các trường ngoài công lập phải vận động tích cực để tự hoàn thiện nhằm xây dựng uy tín của 40 nhà trường. Từ đó đã tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường ngoài công lập về chất lượng GD của nhà trường. Chất lượng học tập của HS chưa cao, nặng về ghi nhớ kiến thức, khả năng hiểu và vận dụng kiến thức còn hạn chế, nặng về học theo kiểu nhồi nhét kiến thức nên coi nhẹ kỹ năng phương pháp học tập. Chưa có thói quen tích cực, chủ động trong học tập, thái độ học tập thụ động, phụ thuộc vào thầy cô, nặng về ghi chép là phổ biến. Ngoài những trường THPT ngoài công lập chất lượng cao có số học sinh khá giỏi đông, hầu hết các trường THPT ngoài công lập còn lại, số lượng học sinh đạt trung bình và yếu kém là phổ biến. Do vì sự quan tâm của các nhà quản lý trường, của giáo viên đến số học sinh này chưa thật đầy đủ. GV chưa tìm ra được các phương pháp dạy phù hợp, chưa động viên khuyến khích số học sinh này phấn đấu vươn lên; dẫn đến tình trạng “thầy chán trò, trò chán thầy” và dẫn đến thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh chỉ đạt ở mức trung bình yếu ở các trường THPT ngoài công lập hiện nay. 2.3.4. Những mặt mạnh của công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT ngoài công lập Các trường được nghiên cứu đều có số giáo viên tương đối đủ, đạt tỷ lệ giáo viên trên số lớp do Bộ GD&ĐT quy định. Hiệu trưởng các trường đều khẳng định đội ngũ giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng được tuyển chọn đủ trong nguồn là sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp loại khá trở lên chưa có nơi giảng dạy chính thức, hoặc các giáo viên trung học phổ thông có kinh nghiệm giảng dạy phù hợp đối tượng, đã cộng tác giảng dạy với các nhà trường ngoài công lập nhiều năm, ngay từ những ngày đầu mới thành lập trường. Có trường còn mời cả những giảng viên các trường cao đẳng, đại học tham gia công tác giảng dạy của nhà trường. 41 Về trình độ đào tạo: 100% giáo viên tham gia giảng dạy và công tác tại các trường nghiên cứu đạt chuẩn theo quy định; được đào tạo từ đại học trở lên, có khoảng 5 ­ 6 % giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (thạc sĩ trở lên). Hầu hết học sinh đều thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Nhiều năm gần đây tỷ lệ tuyển sinh lớp 10 của các nhà trường đều tăng, năm sau tuyển được nhiều hơn năm trước, vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tương đối cao so với tỷ lệ chung trên toàn thành phố. Có nhiều học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cá biệt có học sinh đỗ cả 2 trường ở cả 2 khối thi khác nhau, số học sinh học trung học chuyên nghiệp, học nghề chiếm hơn 50%, còn lại các em đều tham gia vào lực lượng lao động có trình độ văn hoá của thành phố. Bảng 2.20: Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của 03 trường THPH DL tại Hà Nội năm học 2006 – 2007 T T Tên trường 1 THPT DL HÀ NỘI 2 THPT DL LÔMONÔXOP THPT DL ĐINH TIÊN HOÀNG 3 Số HS Tỷ lệ % 659 909 1279 Tốt Xếp loại hạnh kiểm % Khá TB Yếu KÐm 11 2,9 Giái Xếp loại học lực % Kh¸ TB YÕu KÐm 9 1,3 181 27,5 356 54,0 109 16,3 96 10,5 534 59 273 30 6 0,5 274 41, 9 629 70 269 40,8 47 16,1 240 26 40 4,0 679 460 108 32 0 21 374 701 173 10 53. 1 36.0 8.4 2.5 0 1.6 29.2 54.8 13.5 0.8 C¸c tr­êng THPT ngoµi c«ng lËp ®· rÊt n¨ng ®éng, s¸ng t¹o trong c«ng t¸c, ®Ò ra nhiÒu biÖn ph¸p nh»m thu hót HS ®Õn tr­êng vµ n©ng cao chÊt l­îng GD cña nhµ tr­êng. Qua ®ã, ®· rót ®­îc nhiÒu kinh nghiÖm vÒ c«ng t¸c QLGD. ViÖc x©y dùng ®éi ngò GVCN vµ GVBM rÊt ®­îc hiÖu tr­ëng c¸c tr­êng ngoµi c«ng lËp quan t©m. Th«ng qua qu¸ tr×nh lµm viÖc, hiÖu tr­ëng lùa chän nh÷ng GV n¨ng næ, t©m huyÕt mêi tham gia vµo ®éi ngò GV c¬ h÷u cña nhµ 42 4 0,6 tr­êng. Do vËy, ®éi ngò GV c¬ h÷u cña c¸c tr­êng lµm viÖc rÊt hiÖu qu¶. Víi c¸c tr­êng ngoµi c«ng lËp, viÖc x©y dùng nÒ nÕp gi¶ng d¹y vµ häc tËp ®­îc hiÖu tr­ëng c¸c tr­êng rÊt chó ý thùc hiÖn, xem ®ã lµ c¬ së ®Ó n©ng cao chÊt l­îng GD. X©y dùng m«i tr­êng GD víi tËp thÓ s­ ph¹m g­¬ng mÉu, ®oµn kÕt trong c«ng t¸c cïng víi viÖc phèi hîp tèt víi héi cha mÑ häc sinh, víi c¸c lùc l­îng x· héi bªn ngoµi nhµ tr­êng t¹o nªn søc m¹nh tæng hîp cho ho¹t ®éng GD cña nhµ tr­êng. 2.3.5. Nh÷ng h¹n chÕ chñ yÕu cña c«ng t¸c qu¶n lý ho¹t ®éng d¹y häc ë c¸c tr­êng THPT ngoµi c«ng lËp NhiÒu c¸n bé qu¶n lý tr­êng ngoµi c«ng lËp ch­a cã nghiÖp vô QLGD, nhËn thøc vÒ tÇm quan träng cña c«ng t¸c qu¶n lý cßn h¹n chÕ. C«ng t¸c qu¶n lý chñ yÕu lµm theo kinh nghiÖm, thiÕu sù lý luËn vÒ khoa häc QLGD. §æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc ch­a ®­îc c¸n bé qu¶n lý cña c¸c tr­êng chØ ®¹o ®óng møc vµ thùc hiÖn nghiªm tóc. C¬ së vËt chÊt cña phÇn lín c¸c tr­êng ngoµi c«ng lËp ë Hµ Néi cßn chËt hÑp vµ ®· xuèng cÊp nhiÒu; thiÕt bÞ d¹y häc th« s¬; thiÕu phßng bé m«n, phßng thÝ nghiÖm, s©n ch¬i, b·i tËp ... Đó là những nguyên nhân làm giảm chất lượng GD của nhà trường. Chế độ, chính sách, quyền lợi của GV, cán bộ QL công tác tại các trường ngoài công lập chưa được quy định rõ ràng và nhất quán, tạo nên tâm lý không an tâm cho người làm việc ở loại hình trường này, một số GV đã xin chuyển công tác khi có điều kiện, gây nên sự bất ổn về đội ngũ GV của trường. Nguồn tài chính của các trường ngoài công lập chủ yếu thu từ học phí do học sinh đóng góp. Mức thu hiện nay của địa phương quy định cho các trường ngoài công lập chưa phù hợp với chi phí của các hoạt động nhà trường, nên việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra. Tiểu kết chương 2 43 Từ các kết quả khảo sát đã trình bày ở trên, chúng tôi có thể rút ra những nhận định chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của các trường trung học phổ thông ngoài công lập ở thành phố Hà Nội như sau: Những đóng góp của các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội đã khẳng định bằng thực tiễn sự đúng đắn của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề xã hội hóa GD, phù hợp với điều kiện Hà Nội, cũng như phù hợp với xu thế mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay của nước ta. Những đóng góp của các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội cũng đã góp phần tích cực vào việc bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa GD trong cả nước. Các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội cũng đã tạo cơ hội học tập đa dạng cho rất nhiều người, góp phần tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô, tạo thêm nhiều việc làm cho nhiều người, làm giảm đi các tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Hơn nữa, các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội cũng đã huy động được các nguồn lực lớn xã hội vào việc phát triển sự nghiệp GD trong khi nguồn tài chính của Nhà nước còn hạn hẹp. Thông qua các trường có chất lượng giáo dục tốt cho thấy, nếu có phương pháp tổ chức, quản lý tốt thì chi phí cho hoạt động GD có thể tiết kiệm được nhiều mà vẫn nâng cao chất lượng GD. Hơn nữa, các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội cũng đã tạo nên sự đa dạng, phong phú, xuất hiện các mô hình tốt về tổ chức bộ máy quản lý, về nội dung và phương thức hoạt động, về công tác xã hội hóa các mặt hoạt động GD và ngày càng nâng cao chất lượng GD của Thủ đô. Những khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị là những khó khăn lớn nhất của các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội. Nguyên nhân của hạn chế này là do chưa có quy hoạch phát triển hệ thống GD NCL. Đa số các trường đều chỉ mới ở giai đoạn đầu phát triển mang tính tự phát. Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn hóa, năng lực nghiệp vụ 44 còn hạn chế, một số tuổi cao, sức khỏe kém, không ổn định trong giảng dạy. Nguyên nhân là do một số trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội chưa ổn định về địa điểm và số lượng học sinh tuyển sinh hàng năm. Mặt khác, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ và tự bồi dưỡng ở một số trường còn chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, nội dung, phương thức hoạt động điều hành các hoạt động dạy học ở các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội chưa có sự đầu tư nghiên cứu sáng tạo mà phần lớn đều áp dụng các phương pháp điều hành theo kiểu truyền thống của các trường công lập. Vì vậy, năng lực của bộ máy quản lý của các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội còn hạn chế, thiếu nhạy bén nên hiệu quả của công tác quản lý các hoạt động dạy học chưa cao. Một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý các hoạt động dạy học của các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội hiện nay là các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với hệ thống GD NCL chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa có hiệu lực cao và chưa đáp ứng được các yêu cầu hiện nay. Cho nên chất lượng công tác quản lý các hoạt động dạy và học của các trường THPT NCL ở thành phố Hà Nội còn chưa cao, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp hơn mà chúng tôi sẽ đề cập trong Chương 3 của luận văn này. 45 Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Biện pháp 1: Đổi mới các phương pháp quản lý hoạt động dạy học truyền thống đang được áp dụng ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội 3.1.1. Mục đích lựa chọn biện pháp Biện pháp quản lý truyền thống ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập Hà Nội tập trung chỉ đạo hoạt động dạy học của mỗi trường lâu nay thực chất là phương pháp quản lý hành chính. Căn cứ chức năng nhiệm vụ mà điều lệ trường THPT, quy chế hoạt động của trường trung học phổ thông ngoài công lập do Bộ GD&ĐT ban hành; căn cứ nhiệm vụ năm học do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT chỉ đạo thực hiện hàng năm, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ngoài công lập xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc để cuối học kỳ, cuối năm học tổng kết đánh giá báo cáo trước hội đồng sư phạm và gửi báo cáo cho các cơ quan quản lý cấp trên. Đây là biện pháp quản lý mang tính pháp lý chặt chẽ bắt buộc các trường trung học phổ thông công lập và ngoài công lập phải thực hiện đầy đủ hàng năm. Do đó không có trường nào, không có hiệu trưởng nào không chăm lo đến việc thực hiện phương pháp quản lý hành chính này. 46 Ưu điểm của phương pháp quản lý hành chính là mọi yêu cầu chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT chỉ đạo chặt chẽ từ đầu năm học. Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông căn cứ vào biên chế năm học, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Cách chỉ đạo nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính quy phạm trong mỗi nhà trường để đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu nâng cao chất lượng GD ở mỗi địa phương. Hạn chế của phương pháp quản lý hành chính là phương pháp quản lý hành chính còn nặng nề tính chất quan liêu bao cấp, chấp hành mệnh lệnh, kế hoạch của cấp trên một cách cứng nhắc. Từ đó dẫn đến bệnh thành tích, báo cáo cấp trên với những số liệu ảo, theo hình thức đối phó. Tình trạng “làm láo, báo cáo hay” khiến ngành giáo dục đang phải vật lộn với trận chiến “Hai không” hiện nay. Đây là phương pháp quản lý mang nặng tính kinh nghiệm, chưa tác động mạnh đến yếu tố con người, những chủ thể chính của hoạt động dạy học là thầy và trò trong toàn bộ quá trình hoạt động, chưa tác động mạnh mẽ vào bản chất của hoạt động dạy học. Khẩu hiệu của trường học nào cũng nêu “thi đua dạy tốt, học tốt” nhưng thầy giáo không đổi mới cách dạy, trò không đổi mới cách học thì làm sao chúng ta có được một chất lượng giáo dục tốt. Đặc biệt phương pháp này không cho phép các trường trung học phổ thông ngoài công lập phát hiện sớm những bất cập để điều chỉnh theo mục tiêu chất lượng. Kết quả là học sinh tốt nghiệp THPT sau khi ra trường thiếu năng lực tự tìm việc làm. Bộ máy quản lý nhà trường chưa năng động và tự chủ, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, giáo viên chưa chịu đổi mới phương pháp dạy học, các cơ quan quản lý cấp trên không kịp thời thay đổi dẫn đến chất lượng dạy và học ở các nhà trường chưa cao. 3.1.2. Nội dung đổi mới cần áp dụng cho phương pháp quản lý hành chính của hoạt động dạy học trong các trường trung học phổ thông ngoài công lập 3.1.2.1. Đổi mới cách xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học theo hướng bám sát mục tiêu chất lượng và làm rõ biện pháp huy động các nguồn lực cho mục tiêu chất lượng 47 Đổi mới cách xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học theo hướng bám sát mục tiêu chất lượng cần thực hiện theo các bước sau đây: - Giai đoạn chuẩn bị xây dựng kế hoạch Xác định các thủ tục xây dựng kế hoạch; thành lập ban xây dựng kế hoạch; thu thập, phân tích và xử lý các loại văn bản chỉ thị, nghị quyết của các cấp quản lý, thành tích của nhà trường, kết quả thực hiện các chỉ tiêu của năm trước; dự báo, chẩn đoán qua phân tích đánh giá thực trạng của nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, các nguồn lực). - Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được; xây dựng các điều kiện cần thiết (nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính) cho kế hoạch; dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch. - Giai đoạn xây dựng kế hoạch chính thức Thành lập ban xây dựng kế hoạch; thu thập, phân tích và xử lý các loại văn bản chỉ thị, nghị quyết của các cấp quản lý, thành tích của nhà trường, kết quả thực hiện các chỉ tiêu của năm trước; xác định các hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được; phổ biến cách thức tiến hành xây dựng kế hoạch tới các bộ phận công tác trong trường. - Giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch Giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch là giai đoạn thực hiện hóa những ý tưởng đã được nêu trong kế hoạch. Đây chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý để mỗi người đều thấy hài lòng và hào hứng thực hiện. Giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm những công việc: truyền đạt, giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận công tác tổ chức thực hiện kế hoạch; phân công thực hiện, bố trí sắp xếp các bộ phận công tác và các cá nhân cho đúng người, đúng việc; phân bổ kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch; xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận công tác; ra các quyết định thực hiện kế hoạch. - Giai đoạn chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá 48 Giai đoạn chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá bằng cách chỉ huy và ra các quyết định để các hoạt động dạy và học của nhà trường diễn ra theo đúng chương trình và đạt được các chỉ tiêu như mong muốn; theo dõi, giám sát, điều chỉnh, bổ sung khắc phục để các bộ phận công tác và các cá nhân thực hiện đúng chương trình và đạt được các chỉ tiêu như mong muốn. 3.1.2.2. Xây dựng hệ thống quản lý hoạt động dạy học bằng hệ thống công nghệ thông tin trong các nhà trường Xây dựng hệ thống quản lý hoạt động dạy học bằng hệ thống công nghệ thông tin trong các nhà trường là tổ hợp các thông tin và dữ liệu được thu nhập và liên kết thành cơ sở dữ liệu thống nhất có các chức năng cơ bản là lưu trữ, xử lý (chẩn đoán, dự báo) nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các cấp quản lý giáo dục, hỗ trợ cho công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá cũng như việc ra quyết định quản lý. Mục tiêu của hệ thống quản lý hoạt động dạy học bằng hệ thống công nghệ thông tin là cung cấp các dữ liệu thông tin cần thiết đáng tin cậy và kịp thời để làm báo cáo, lập kế hoạch và ra quyết định quản lý. Thiết lập ngân hàng dữ liệu ở từng cơ sở nhà trường để làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về dữ liệu thông tin cho công tác chỉ đạo quản lý. Chức năng của hệ thống quản lý hoạt động dạy học bằng hệ thống công nghệ thông tin là chức năng lưu trữ; chức năng xử lý, chẩn đoán, dự báo hiệu quả hoạt động của hệ thống từng cơ sở nhà trường. Nội dung của hệ thống quản lý hoạt động dạy học bằng hệ thống công nghệ thông tin bao gồm các nội dung công việc sau: dữ liệu thông tin về học sinh của nhà trường; dữ liệu thông tin về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; dữ liệu thông tin về cán bộ, giáo viên của nhà trường; dữ liệu thông tin về tài chính của nhà trường; dữ liệu thông tin về chuyên môn của nhà trường; dữ liệu thông tin về hành chính, văn thư, lưu trữ của nhà trường; dữ liệu thông tin về xã hội và cộng đồng xung quanh nhà trường; dữ liệu thông tin về nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm của nhà trường; 49 Nhà trường cần phải tiếp tục làm tốt việc theo dõi quản lý bằng hệ thống sổ sách do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT quy định sử dụng trong nhà trường. 3.1.2.3. Đổi mới cách tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trong các trường trung học phổ thông ngoài công lập Đổi mới cách tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trong các trường trung học phổ thông ngoài công lập nhằm đến những mục tiêu cơ bản: đánh giá toàn diện cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh; tăng cường hình thức, cách thức và phương pháp đánh giá kết hợp chặt chẽ giữa định lượng và định tính; đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng trong đánh giá; đánh giá thực sự là động lực thúc đẩy quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Vì vậy cần giúp giáo viên làm quen với những phương hướng đổi mới trong đánh giá kết quả dạy học, các hình thức, phương pháp đánh giá. Đánh giá phải căn cứ và nhằm tới mục tiêu đào tạo. Cách thức tổ chức, nội dung, yêu cầu kiểm tra đánh giá, thi cử cần buộc người học phải từ bỏ lối học vẹt, học tủ, lối học thụ động, đòi hỏi học sinh biết vận dụng, ứng dụng kiến thức vào đời sống vào thực tiễn, bồi dưỡng kỹ năng cơ bản, khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo. Cần đổi mới tư duy để đánh giá, thi cử trở thành động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp học tập của trò và phương pháp giảng dạy của thầy. Cần đưa ra những tiêu chí, chuẩn mực giúp học sinh tự đánh giá, định hướng quá trình học tập của bản thân. Cần đưa ra những công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại tích cực. Thực hiện được đổi mới cách tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trong các trường trung học phổ thông hiện nay là một việc làm tích cực nhằm xóa bỏ cách kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học mang nặng tính hình thức, không nghiêm túc đang tồn tại hiện nay để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học trong các trường trung học phổ thông. 50 3.2. Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 và TQM vào quản lý hoạt động dạy học trong các trường trung học phổ thông ngoài công lập 3.2.1. Ý nghĩa của vấn đề QLCL và triết lý quản lý chất lượng ISO 9000 QLCL sản phẩm là một vấn đề rất có ý nghĩa, bởi vì phương thức quản lý, quá trình làm ra một sản phẩm (vật chất hoặc tinh thần) sẽ đóng vai trò quyết định tới chất lượng của sản phẩm ấy. Phương thức QLCL hiện đại hình thành và phát triển trên cơ sở những đòi hỏi bức bách của thực tiễn, khi vấn đề chất lượng là yêu cầu khắc nghiệt, là sự sống còn của một doanh nghiệp, một tổ chức; đồng thời cũng là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã hội. Trong thời đại ngày nay, thời đại phát triển của khoa học ­ công nghệ và cạnh tranh quyết liệt trong môi trường toàn cầu hoá, việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học QLCL nhằm nâng cao không ngừng chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên có ý nghĩa. QLCL đã trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ đối với riêng một quốc gia, đối với riêng khu vực sản xuất vật chất thuộc lĩnh vực kinh tế mà đã và đang được áp dụng và trở thành công cụ quản lý hữu hiệu cho các cơ quan dịch vụ, hành chính, các ngành giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, ... 3.2.1.1. ISO 9000 là gì? ISO 9000 là tên viết tắt của bộ Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng do Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization ­ ISO) ban hành. Bộ tiêu chuẩn quốc tế này được xây dựng trên cơ sở kế thừa điểm ưu việt của một số bộ tiêu chuẩn hoá về quản lý chất lượng của các quốc gia công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ (tiêu biểu là nước Anh) và khối Nato. Từ tiền thân của ISO 9000 là bộ Tiêu chuẩn Anh (BS 5750) ISO chính thức được ban hành năm 1987 (ISO 9000: 1987). Sau chu kỳ 5 năm ISO 9000 được soát xét, bổ sung, từ đó đến nay đã có 2 phiên bản ISO 9000: 1994 và ISO 9000: 2000). 51 Mục tiêu của hệ thống QLCL ISO 9000 : 2000 là “Đảm bảo chất lượng” và “Cải tiến chất lượng”. Đó “là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng” [10, tr 33 và 11, tr 58]. 3.2.1.2. Triết lý quản lý chất lượng của ISO 9000 ISO 9000 ­ TQM là những hệ thống quản lý đều có điểm tương đồng ở chỗ chúng dựa trên nền tảng 4 triết lý quản lý sau : ­ Hệ thống quản lý tập trung vào chất lượng, hướng tới khách hàng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng. ­ Làm đúng ngay từ đầu, từ khâu thiết kế, tiết kiệm nhất và sẽ cho chất lượng tốt nhất; triết lý này đòi hỏi “lập phương án chậm để thực hiện nhanh”. ­ Cách quản lý cơ bản, hiệu quả là quản lý theo quá trình MBP (Management By Process), dựa trên cơ sở chu trình quản lý chất lượng PDCA và đưa ra quyết định dựa trên sự kiện, dự liệu thực tế (bằng các công cụ thống kê khoa học). Phòng ngừa những điều không phù hợp với mục tiêu thiết kế và với nhu cầu khách hàng là phương châm chính để thoả mãn nhu cầu của khách hàng (nội bộ và bên ngoài). Theo đó, làm đúng ngay từ đầu (khâu thiết kế và lập phương án là cách phòng ngừa hiệu quả nhất). 3.2.2. Phương pháp quản lý chất lượng của ISO 9000 3.2.2.1. Thiết lập hệ thống QLCL Theo ISO, để lãnh đạo và vận hành thành công một tổ chức đòi hỏi phải quản lý tổ chức đó một cách hệ thống và rõ ràng. Quản lý một tổ chức bao gồm cả quản lý chất lượng. “Sự thành công tuỳ thuộc vào việc áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý được thiết kế để cải tiến thường xuyên hiệu lực 52 và hiệu quả hoạt động của tổ chức bằng cách xem xét nhu cầu của các bên quan tâm” [27, tr 33]. Một hệ thống quản lý chất lượng, theo Dennis F.Kehoe định nghĩa, là: “Cơ cấu, tổ chức, trách nhiệm, thủ tục, quá trình và các nguồn lực để triển khai quản lý chất lượng” [7, tr 9]. Hệ thống QLCL bao gồm: ­ Các hệ thống và quá trình có thể hiểu được rõ ràng, được quản lý và cải tiến để không ngừng tăng tính hiệu lực và hiệu quả. ­ Đảm bảo việc vận hành và kiểm soát có hiệu quả và hiệu lực các quá trình cũng như được sử dụng các biện pháp đo lường và dữ liệu để chứng minh thoả đáng cho hoạt động quản lý chất lượng của tổ chức. Mô hình 3.1: Mô hình hệ thống QLCL ISO 9000 CẢI TIẾN LIÊN TỤC Hệ thống quản lý chất lượng - QMS KHÁCH HÀNG NHỮNG YÊU CẦU (và các bên quan tâm) Ghi chú: KHÁCH HÀNG Trách nhiệm của lãnh đao Quản lý các nguồn lực Đầu vào SỰ THỎA MÃN Đo lường, phân tích, cải tiến (ĐK8) Thực hiện / tạo sản phẩm Sản phẩm Đầu ra (và các bên quan tâm) Những loại hoạt động đưa lại giá trị gia tăng Luồng thông tin. 3.2.2.2. Cách tiếp cận quá trình trong QLCL theo ISO 9000 53 Việc xác định một hệ thống các quá trình trong tổ chức, cùng với việc xác định các mối tương tác và việc quản lý quá trình này được coi là cách tiếp cận quá trình. Để vận hành một cách có hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng tổ chức phải xác định và quản lý nhiều hoạt động có liên quan mật thiết với nhau. Một hoạt động sử dụng các nguồn lực và được quản lý nhằm tạo ra sự chuyển đổi đầu vào thành đầu ra được coi là một quá trình. Thông thường, đầu ra của quá trình này sẽ là đầu vào của quá trình tiếp theo. Lợi thế của cách tiếp cận quá trình là việc kiểm soát công việc xảy ra. Nó tạo sự liên kết giữa các quá trình riêng lẻ trong hệ thống quá trình, cũng như sự kết hợp và tương tác giữa chúng. Phương pháp quản lý theo quá trình ­ nét đặc thù của ISO 9000 và cũng là của TQM, coi trọng việc triệt để vận dụng “vòng tròn quản lý chất lượng Deming” PDCA (Plan: hoạch định; Do: thực hiện; Check: kiểm tra; Action: tác động cải tiến). Muốn quản lý chất lượng có hiệu quả, đối với mỗi quá trình, hoạt động, bộ phận, nhà quản lý và các thành viên trong tổ chức cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý chất lượng mà chu trình quản lý Deming đã khái quát hoá. Như vậy, tư tưởng Deming về quản lý theo quá trình chất lượng với việc thực hiện các chức năng P­D­C­A như một công cụ quản lý hiệu quả đã trở thành nền tảng triết lý và kỹ thuật chung cho cả hệ thống quản lý chất lượng tổng thể TQM và hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000. 3.2.2.3. ISO 9000 là mô hình QLCL dựa trên sự tiêu chuẩn hoá và văn bản hoá ISO 9000 lấy công việc và sự quản lý công việc làm trung tâm. Theo ISO 9000, quản lý chất lượng bao gồm 2 hoạt động chính: xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn và duy trì, kiểm soát hệ thống này cho phù 54 hợp với tiêu chuẩn đã đề ra. Người quản lý có trách nhiệm lập quy trình và theo dõi, đánh giá kết quả vận hành hệ thống chất lượng của người lao động, còn người lao động không cần trình độ cao có trách nhiệm thừa hành. Việc tiêu chuẩn hoá, văn bản hoá các nhiệm vụ và quy trình thực hiện các công việc tạo điều kiện để điều hành thống nhất các hoạt động đa dạng với sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ phận. Trách nhiệm cá nhân, bộ phận được xác định bằng văn bản, giúp hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả cao và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, khiến cho cả tổ chức là một “cơ thể” thống nhất. Cách QL được hoạch định theo tiêu chuẩn và bằng hệ thống văn bản của ISO 9000 làm cho hệ thống quản lý trở nên hữu hình, có thể nhìn thấy được. Bởi vì mỗi hoạt động đều được xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, quá trình đạt được và kết quả phải đạt được. Người QL sẽ có căn cứ để kiểm tra và đánh giá xem hệ thống đó có hiệu quả hay không. Tóm lại, mô hình ISO 9000 mang tính khoa học, tính pháp lý và duy lý cao. 3.2.3. Đặc điểm của hệ thống quản lý chất lượng TQM 3.2.3.1. M : (Management - Quản lý) M là thực hiện 4 chức năng, 4 loại nhiệm vụ POLC trong quản trị: P : Planning ­ Hoạch định, thiết kế; O: Oganizing ­ Cơ cấu, tổ chức; L: Leading ­ Lãnh đạo, điều phối; C: Controlling ­ Kiểm tra các công việc thông tin, thông đạt; ngoài ra, QL rất cần thông tin, thông đạt: C : (Communication.) 3.2.3.2. Q : (Quality - Chất lượng) Chất lượng tổ chức quản lý quyết định chất lượng sản phẩm; chất lượng quản lý phụ thuộc chất lượng tổ chức từng công việc trong quá trình sản xuất dịch vụ; chất lượng sản phẩm ­ dịch vụ là sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng; chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm thể hiện dưới 3 khía cạnh khác nhau (quy tắc 3P): P1. (Performance - hiệu năng) : hiệu năng công việc, hiệu năng quản lý, hiệu năng sản phẩm; P2. (Price - giá): trong TQM, P2 thể hiện 55 “giá” thoả mãn nhu cầu, bao gồm giá mua và giá chi phí khai thác, sử dụng; P3. (Punctuality - đúng lúc): biểu thị sự bố trí hiệu quả thời gian, kịp thời, khi cần có ngay. 3.2.3.3. T : Total (đồng bộ) Khi chuyển ngữ sang Tiếng Việt, Total được định danh bằng nhiều từ: Đồng bộ ­ Toàn diện ­ Tổng hợp ­ Tổng thể. Như vậy, chúng ta có thể hiểu Total có nghĩa là: Thực hiện mọi nhiệm vụ quản lý (POLC), đối với mọi công việc từ nhỏ đến lớn; chất lượng là công việc của mọi người; mọi người đều là tác nhân của chất lượng; hướng tới loại bỏ mọi khiếm khuyết, sai lỗi chất lượng; định hướng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng; sử dụng mọi phương tiện để cải tiến chất lượng theo (PDCA) mọi giai đoạn của POLC; triệt để phòng ngừa, làm đúng từ khâu thiết kế ở mọi công việc. Mọi giai đoạn của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm đều được quản lý; mọi bộ phận trong tổ chức chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng. Những đặc điểm của mô hình TQM (QLCL tổng thể) có thể được khái quát hoá và trình bày dưới dạng tổng hợp gồm 4 yếu tố cốt lõi:  Sự cam kết của lãnh đạo và chính sách chất lượng;  Sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức;  Các công cụ và biện pháp QLCL;  Hệ thống QLCL theo ISO 9000. Trong 4 yếu tố trên, phần trung tâm và cốt lõi nhất là hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, phản ánh “cách thức” quản lý của TQM. Yếu tố cốt lõi này được lặp lại và khẳng định trong tất cả các định nghĩa về TQM. Ở đây, TQM đã tiếp cận, kế thừa mô thức quản lý chất lượng của ISO 9000, với một triết lý quản lý rõ ràng, một phương pháp, kỹ thuật và công cụ quản lý 56 khoa học và hiệu quả. TQM dung hợp những ưu điểm của cách thức quản lý phương Tây: chú trọng quản lý chất lượng công việc và với cách thức quản lý phương Đông: chú trọng quản lý chất lượng con người. Hai mô hình có nhiều điểm khác biệt, nhưng cùng bản chất và cách thức. Quan hệ giữa chúng là quan hệ tương tác, dung nạp nhau theo một mô hình mở. Luận văn khái quát 4 điểm cốt yếu biểu thị nhận thức về mô hình quản lý chất lượng tổng thể như sau: ­ TQM là cách quản lý tập trung vào chất lượng, thông qua việc thiết lập một hệ thống, một chu trình quản lý chất lượng, bao gồm các chức năng quản lý chất lượng như: hoạch định chất lượng (Quality ­ Plan), thực hiện chất lượng (Quality ­ Do) và kiểm soát chất lượng (Quality ­ Control), duy trì và cải tiến chất lượng (Quality ­ Improvement). ­ TQM là phương pháp quản lý theo quá trình (Management by Process), chú trọng tới tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất ­ dịch vụ (đầu vào ­ quá trình ­ đầu ra), thông qua việc tiêu chuẩn hóa chất lượng và quy trình hoá các hoạt động thực hiện chất lượng. ­ TQM là cách quản lý coi trọng sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức. Trong TQM, sự cam kết và kết hợp chặt chẽ giữa quyết tâm và kiên trì của lãnh đạo cao nhất và sự đồng thuận tham gia của mọi thành viên trong tổ chức là yếu tố mang tính quyết định sự thành công của TQM. ­ TQM là phương pháp coi trọng kiến thức và kỹ năng sử dụng các công cụ và biện pháp quản lý chất lượng của tất cả mọi thành viên, thực hiện thường xuyên việc cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của quá trình sản xuất ­ dịch vụ. Tiếp cận TQM vào công tác quản lý nhà trường phổ thông, có thể quan niệm: quản lý chất lượng tổng thể trong trường phổ thông là cách thức quản lý tập trung vào quá trình và sản phẩm chất lượng giáo dục, hướng tới khách 57 hàng trong và ngoài nhà trường, thông qua việc thực hiện các chức năng định hướng chất lượng, thực hiện chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng cùng sự trợ giúp của hệ thống, biện pháp kỹ thuật và công cụ quản lý chất lượng, với sự tham gia của toàn bộ cán bộ giáo viên nhà trường. 3.2.4. Nội dung biện pháp QLCL theo ISO 9000 và TQM vào quản lý hoạt động dạy học trong các trường trung học phổ thông ngoài công lập 3.2.4.1. Đặc trưng của biện pháp QLCL theo ISO 9000 và TQM vào quản lý hoạt động dạy học trong các trường trung học phổ thông ngoài công lập ­ Mọi chủ thể quản lý trong nhà trường đều đồng thuận cam kết (quyết tâm ­ kiên trì) tập trung vào nâng cao chất lượng dạy học và hướng vào khách hàng của mình (trong đó học sinh là khách hàng số một) là yếu tố nền tảng về tư tưởng và nhận thức của quản lý chất lượng tổng thể. ­ Mọi thành viên, mọi bộ phận trong nhà trường cùng tham gia quản lý chất lượng hoạt động dạy học theo cơ chế phù hợp với sự phân cấp quản lý, thông qua cơ cấu nhóm chất lượng (trong giáo viên và học sinh), là yếu tố tạo sức mạnh lực lượng có tính quyết định trong quản lý chất lượng tổng thể. ­ Mọi quá trình, hoạt động, mọi công việc, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động dạy học đều được quản lý theo hệ thống các giai đoạn của quá trình (đầu vào ­ quá trình ­ đầu ra) bằng các chức năng quản lý chất lượng PDCA (hoạch định ­ thực hiện ­ kiểm tra ­ tác động cải tiến) là yếu tố phương pháp quyết định hiệu quả của quản lý chất lượng tổng thể. ­ Mọi thành viên trong nhà trường đều cần và phải được đào tạo, huấn luyện để nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các biện pháp kỹ thuật và công cụ quản lý chất lượng dạy học để tham gia hiệu quả vào các hoạt động quản lý, cải tiến liên tục chất lượng dạy học ở trường mình là yếu tố công nghệ kỹ thuật hỗ trợ quan trọng của quản lý chất lượng tổng thể. 3.2.4.2. Mô hình 3.2: Mô hình quản lý chất lượng các HĐDH trong trường THPT. 58 (LẬP KẾ HOẠCH – PLAN) LÃNH ĐẠO CAM KẾT CHẤT L­ ƯỢNG CỦA NHÀ (THỰC HIỆN­DO) QUẢN LÝ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA NHÀ TRƯỜNG QL chính sách mục tiêu và chuẩn chất lượng của Nhà trường Ql kÕ ho¹ch vµ c¸c nguån lùc kh¸c cña nhµ tr­êng TRƯ­ ỜNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT (KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ­ CHECK) KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA NHÀ TRƯỜNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GVNV KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH KẾT QUẢ Quy trình khắc phục, cải tiến quản lý HĐDH Trong mô hình trên, nhìn tổng quát có thể thấy, quản lý chất lượng hoạt trong nhà trường động dạy học được phân giải thành: - Hoạch định, thiết kế phương án (Plan) cho các yếu tố đầu vào của hoạt động dạy học (trạng thái ban đầu). ­ Thực hiện (Do): hiện thực hoá các nội dung chức năng hoạch định, lập kế hoạch, thông qua logic vận động hợp quy luật dạy học của các hoạt động dạy và học, tạo ra sự biến đổi tổng thể. ­ Kiểm tra, đánh giá (Check) các yếu tố đầu ra: kết quả của quá trình hoạt động (kiến thức ­ kỹ năng ­ thái độ) cùng với sự hài lòng của khách hàng (học sinh) và các bên liên quan (đồng nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước …). ­ Tác động, cải tiến (Action) ngược trở lại đối với các hoạt động trong giai đoạn: hoạch định, thực hiện và đo lường, kiểm tra, đánh giá kết quả. 59 Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn, mỗi trạng thái của hoạt động dạy học không phải chỉ thực hiện một chức năng của quá trình quản lý chất lượng. Về bản chất, mỗi giai đoạn ­ trạng thái ấy là một chỉnh thể có tính chất như một hệ thống nhỏ, như một quá trình con, bao gồm nhiều hoạt động diễn ra có mở đầu (trạng thái đầu vào), diễn biến (trạng thái quá trình) và kết thúc (trạng thái kết quả đầu ra). Từng “quá trình con” như vậy đều cần và phải được quản lý bằng các chức năng quản lý chất lượng PDCA. Như vậy ta có: ­ Quản lý chất lượng giai đoạn hoạch định (đầu vào) bằng PDCA; ­ Quản lý chất lượng giai đoạn thực hiện (quá trình) bằng PDCA; ­ Quản lý chất lượng giai đoạn kết thúc (đầu ra) bằng PDCA; ­ Quản lý chất lượng các hoạt động cải tiến chất lượng bằng PDCA. Từ sự phân giải chi tiết như vậy ta thấy rõ hơn sự vận động của chu trình quản lý chất lượng PDCA (vòng tròn Deming) qua các giai đoạn, trạng thái của hoạt động dạy học. Thực hiện quản lý chất lượng theo nguyên lý ISO 9000 là vận hành có hiệu quả các chức năng quản lý PDCA trong từng giai đoạn, từng bước đi của quá trình. Ở mỗi giai đoạn của quá trình, chủ thể quản lý đều cần phải thực hiện đầy đủ chu trình: hoạch định - thực hiện - kiểm tra - cải tiến. Với cách thức quản lý như vậy, khâu kiểm tra (Check) không còn thụ động nằm ở cuối quá trình mà chủ động “len lỏi” vào từng giai đoạn của quá trình để kiểm soát, phát hiện kịp thời sai hỏng, từ đó kịp thời có các tác động cải tiến. Theo đó, chức năng cải tiến (Action) trở nên năng động và hiệu quả hơn vì liên tục bám sát và điều chỉnh cho từng bước đi của quá trình đúng định hướng và do đó nâng cao được chất lượng quá trình và sản phẩm giáo dục. 3.2.4.3. Công việc của hiệu trưởng trong việc quản lý HĐDH theo mô hình quản lý chất lượng của ISO 9000 và TQM Hiệu trưởng là người quản lý cao nhất trong nhà trường. Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm mang tính đặc thù của nhà trường. Vì vậy, quản lý hoạt 60 động dạy học là nội dung và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng có tầm vĩ mô, có tính bao quát, tổng thể ở mức độ cao nhất. Do vậy, công việc của hiệu trưởng trong việc quản lý HĐDH theo mô hình quản lý chất lượng của ISO 9000 và TQM phải thực hiện là:  Hoạch định chất lượng dạy học: sự cam kết và quyết tâm về chất lượng dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng phải xác định tầm nhìn chiến lược, về phát triển chất lượng các hoạt động dạy học của nhà trường. Hiệu trưởng phải xác định hệ thống mục tiêu hoạt động dạy học của các môn học, các khối lớp. Hiệu trưởng phải xác định các quá trình, các hoạt động chính để thực hiện và phát triển chất lượng dạy học. Hiệu trưởng phải xây dựng hệ thống yêu cầu, chuẩn mực chất lượng cho các hoạt động dạy học. Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tổng thể để thực hiện từng quá trình của hoạt động dạy học.  Thực hiện chất lượng dạy học: hiệu trưởng tổ chức thực hiện theo kế hoạch, quy trình các hoạt động dạy học. Tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ dạy học và quản lý chất lượng cho đội ngũ giáo viên. Tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng và cung ứng kịp thời các nguồn lực phục vụ các hoạt động dạy học. Chỉ đạo thực hiện theo dõi, đo lường để kiểm soát, điều chỉnh chất lượng các hoạt động dạy học. Tổ chức kết hợp và phát huy ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.  Kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường: hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động dạy học của nhà trường. Kiểm tra đánh giá kết quả quá trình dạy học của nhà trường. Kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý của các bộ phận công tác của nhà trường. Kiểm tra đánh giá môi trường hoạt động dạy học trong và ngoài nhà trường.  Cải tiến chất lượng các hoạt động dạy học của nhà trường: hiệu trưởng tổ chức phân tích kết quả kiểm tra, đo lường để điều chỉnh, cải tiến trong các 61 hoạt động dạy học của nhà trường. Cải tiến các hoạt động tự đánh giá, hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy trên lớp, rút kinh nghiệm từng học kỳ, từng năm học. 3.2.4.4. Công việc của giáo viên trong việc quản lý HĐDH theo mô hình quản lý chất lượng của ISO 9000 và TQM Chủ thể trực tiếp điều khiển các hoạt động dạy học của nhà trường là giáo viên. Giáo viên trực tiếp điều khiển các hoạt động học tập của học sinh trong lớp học. Giáo viên là chủ thể quản lý các hoạt động dạy học của nhà trường và những công việc chính của mình với các nội dung công việc: soạn bài, lên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động dạy học. Do vậy, công việc của giáo viên trong việc quản lý HĐDH theo mô hình quản lý chất lượng phải thực hiện là:  Hoạch định chất lượng dạy học: giáo viên phải xác định hệ thống mục tiêu bài học; xác định các yêu cầu, chuẩn mực cho quá trình dạy học; xác định logic các hoạt động dạy học; xác định quy trình tiến hành từng hoạt động dạy học; xác định kế hoạch sử dụng nguồn lực thực hiện từng hoạt động dạy học; xác định cách thức kiểm tra ­ đánh giá kết quả hoạt động dạy học; thiết kế phương án cho từng giờ học; xây dựng hệ thống yêu cầu, chuẩn mực cho quá trình dạy học; xây dựng quy trình tiến hành thực hiện từng hoạt động dạy học; xây dựng kế hoạch tổng thể để thực hiện từng quá trình của hoạt động dạy học.  Thực hiện chất lượng dạy học: giáo viên phải tổ chức thực hiện theo quy trình tiến hành từng hoạt động dạy học trong giờ lên lớp; hướng dẫn rèn luyện kỹ năng thực hiện các phương pháp, biện pháp học tập cho học sinh; kích thích, động viên, cổ vũ mọi học sinh tham gia hoạt động học tập; theo dõi, quan sát lớp, tổ chức điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp dạy – học.  Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động dạy học: giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả nắm nội dung bài học của học sinh (kiến thức, kỹ năng, thái độ). Đo lường đánh giá sự hài lòng của học sinh về kết quả giảng dạy qua ý kiến 62 phản hồi của học sinh, qua ý kiến tự đánh giá của giáo viên, qua ý kiến đánh giá của tổ chuyên môn, giáo viên dự giờ.  Cải tiến chất lượng các hoạt động dạy học: cá nhân giáo viên phải tự đánh giá để rút kinh nghiệm; tranh thủ ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bàn phương án tiến hành mới; sưu tầm bổ sung tài liệu, dự giờ đồng nghiệp để cải tiến phương pháp giảng dạy. 3.2.4.5. Chỉ đạo học sinh tham gia quản lý HĐDH theo mô hình quản lý chất lượng của ISO 9000 và TQM Trong các hoạt động dạy học ở nhà trường, học sinh vừa là đối tượng quản lý trực tiếp của giáo viên, vừa là chủ thể chính của các hoạt động dạy học. Bởi vì lý luận dạy học coi bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh, dạy học là dạy cho người khác làm chủ hoạt động học của mình. Vai trò của học sinh trong hoạt động tự quản lý việc học là nội lực quyết định kết quả của việc học tập, cũng là nội lực của các hoạt động dạy học. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học, giáo viên là người có tác động quan trọng tới việc học tập của học sinh ở trường, ở trên lớp và ở nhà. Công việc của học sinh trong việc tham gia quản lý HĐDH theo mô hình quản lý chất lượng cụ thể là:  Lập kế hoạch học tập cho cá nhân học sinh: học sinh tự nâng cao nhận thức, động cơ học tập; tự xác định hướng mục tiêu, kế hoạch, nội dung chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động học của chính mình; tự tổ chức hoạt động học ở trên lớp và ở nhà trên cơ sở xây dựng các kỹ năng và thói quen học tập; tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của chính mình, trên cơ sở đó, học sinh có thể tự mình rút kinh nghiệm nhằm cải tiến phương pháp học tập để có kết quả và chất lượng học tập cao hơn. 63  Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh phải tổ chức thực hiện nhiệm vụ học tập theo quá trình, kế hoạch, nắm chắc hướng dẫn của giáo viên và vận dụng vào từng công việc học tập cụ thể, tự phấn đấu và kiên trì thực hiện.  Kiểm tra đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập: học sinh phải tự kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua tổ chức trường, lớp, tổ, nhóm học sinh. Học sinh tự kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập ở trên lớp và nhiệm vụ học tập ở nhà.  Cải tiến chất lượng các hoạt động học tập: học sinh tự xác định những việc cần điều chỉnh cải tiến, tự trao đổi kinh nghiệm học tập trong nhóm học sinh ở trường, lớp và áp dụng cải tiến học tập theo từng môn học, bài học. 3.3. Biện pháp 3: Tập trung chỉ đạo khâu đột phá hoạt động dạy học trong trường trung học phổ thông ngoài công lập bằng cách giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, học sinh biết cách tự học 3.3.1. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học 3.3.1.1. Mục đích đổi mới phương pháp dạy học Trọng tâm hàng đầu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường theo các định hướng: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [24, tr 8]. Một trong những điều mong muốn của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường THPT là đổi mới cách học của học sinh, cố gắng làm cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn và bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn. 3.3.1.2. Các nội dung cần tiến hành chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 64 ­ Đổi mới phương pháp dạy học không phủ nhận phương pháp dạy học truyền thống, không bác bỏ phương pháp cụ thể nào, mà là sự kế thừa, nâng cao, là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế. Cơ bản là làm cho học sinh chủ động trong học tập, trong các hoạt động giáo dục, chủ động trong suy nghĩ, làm việc mạnh dạn bày tỏ ý kiến, hợp tác giúp đỡ nhau, từ đó đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em. ­ Đổi mới phương pháp dạy học phải biết khai thác sử dụng hợp lý thiết bị dạy học. Cần làm thay đổi nhận thức của cán bộ giáo viên về công tác thiết bị. Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị do Bộ GD&ĐT ban hành. Hiệu trưởng nhà trường cần có biện pháp quản lý để khai thác, sử dụng triệt để những thiết bị giáo dục có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá trên cơ sở pháp lý, hành chính trong công tác sử dụng thiết bị. Xây dựng phòng học bộ môn và khuyến khích phong trào tự làm đồ dùng dạy học. 3.3.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh và thực hiện quá trình đổi mới đánh giá kết quả giáo dục. Chỉ đạo đánh giá toàn diện cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Chỉ đạo đánh giá kết quả các môn học căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng từng môn học ở từng lớp, yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng thái độ của học sinh sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn, mỗi cấp học. 3.3.1.4. Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với lao động sáng tạo của giáo viên Tổ chức hoạt động nghiên cứu, học tập, ứng dụng những lý luận, học hỏi về phương pháp dạy học tích cực thông qua học tập chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm. Quy định và quản lý nền nếp và chất lượng của tổ chuyên môn, chú trọng đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ 65 chức hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm với những đơn vị thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có kết quả. Đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả bài học, chuyển từ chú ý đến nghệ thuật truyền thụ của giáo viên sang chú ý đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động khám phá sáng tạo cho học sinh. 3.3.1.5. Các bước chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học Nội dung cơ bản của quy trình chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT thực hiện theo các bước sau: Bước1: Chuẩn bị Tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới phương pháp dạy học. Nghiên cứu và phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên và đặc điểm đối tượng học sinh có quan hệ mật thiết với việc đổi mới phương pháp dạy học. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học. Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động. Bước 2: Tổ chức chỉ đạo điểm Tổ chức trao đổi về kiểu giáo án mẫu theo tinh thần đổi mới. Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy theo tinh thần đổi mới. Chọn người dạy, tiết dạy, môn dạy, lớp dạy. Chuẩn bị cho giáo viên thực nghiệm chuẩn bị tiết dạy. Tổ chức dự giờ đánh giá các tiết dạy. Tổ chức rút kinh nghiệm riêng và chung cho các tiết thực nghiệm. Bước 3: Tổ chức chỉ đạo phát triển đại trà Tổ chức thực hiện các tiết dạy thực nghiệm ở tất cả các tổ chuyên môn và với tất cả giáo viên. Mỗi cá nhân đăng ký dạy ít nhất một tiết và mở rộng đến ba tiết. Tổ chức dự giờ, đánh giá xếp loại các tiết dạy và rút kinh nghiệm. Cần tiến hành từng bước vững chắc, liên tục và có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả, rút ra các bài học kinh nghiệm 66 Tổ chức sơ kết thi đua, khen thưởng, trách phạt qua việc thực hiện các tiết dạy thực nghiệm. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và trao đổi kinh nghiệm. Tổng kết, nêu bài học kinh nghiệm quản lý để tiếp tục thực hiện chu kỳ mới. 3.3.2. Chỉ đạo học sinh biết cách tự học Nếu nhà quản lý trường không biết quản lý và động viên giáo viên của mình thay đổi phương pháp giảng dạy, giáo viên không biết chắt lọc kiến thức, có phương pháp giảng dạy cho phù hợp học sinh yếu kém, không biết đánh thức dậy những tiềm năng vốn có của học sinh và trao cho học sinh phương pháp học đúng để nắm chắc kiến thức thì chất lượng của hoạt động dạy học không thể đạt được như chúng ta mong muốn. Để có hiệu quả hoạt động dạy học, người thầy giáo không thể ngồi chờ học sinh hứng thú mới thực hiện hoạt động dạy học. Điều quan trọng người thầy giáo phải tìm được cách tạo ra hứng thú cho mỗi học sinh. Muốn đạt được điều đó, người thầy giáo phải mất nhiều công sức, mỗi việc làm đều phải tạo được sự chú ý của học sinh, giúp học sinh đạt được kết quả trong từng bước đi nhất định. Cách nào đây để tự học sinh hướng chú ý của mình vào học tập, rèn luyện? Đề tài của luận văn cho rằng điều chủ yếu là giáo viên phải hướng dẫn bồi dưỡng các phương pháp tự học cho học sinh. Tạo cho học sinh nhận thức đúng đắn về ý nghĩa việc học tập và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên phải giúp học sinh nhận thức được quy luật nhận thức – học tập có hiệu quả nhất. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách học tập như thế nào để có hiệu quả. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phải biết cách học tập bằng thị giác, học tập bằng thính giác và học tập bằng xúc cảm vận động. Sơ đồ 3.3: Sơ đồ các cơ quan cảm giác 67 Kết quả cuối cùng của hoạt động dạy học là người học có lĩnh hội được tri thức do người dạy truyền thụ hay không và lĩnh hội được ở mức độ nào ? Điều đó phụ thuộc vào sự tác động qua lại giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò dựa theo biểu đồ Hoạt động ghi nhớ của cá nhân sau đây: Biểu đồ 3.4: Biểu đồ hoạt động ghi nhớ của cá nhân 68 Qua biểu đồ trên, để người học lĩnh hội tri thức ở mức độ cao đòi hỏi người dạy phải có những phương pháp dạy học tích cực, khơi dậy và phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của người học, để người học cùng tham gia tích cực, chủ động vào hoạt động dạy học. Đề tài đã chọn biện pháp giúp cho học sinh cách tự học theo các bước sau: 69 3.3.2.1. Chuẩn bị + Hoàn thành đủ bài tập về nhà; + Xem qua vở ghi chép từ buổi học trước và xem trước bài học hôm nay; + Khi đọc bài mới thì nên suy nghĩ, tạo ý kiến riêng của bản thân; + Phương pháp chuẩn bị học bài mới: đọc trước SGK; tóm tắt những ý chính; đánh dấu những chỗ không hiểu, hoặc khoanh tròn lại; Đến khi nghe giảng bài mới thì chú ý kĩ phần mình đã đánh dấu. 3.3.2.2. Học trên lớp + Kỹ năng lắng nghe: tập trung: tránh sự phân tán; không chỉ đơn thuần nghe nội dung của bài giảng mà còn “nghe” tâm tư, tình cảm, cảm xúc của người nói; biểu lộ sự quan tâm, sử dụng các động tác như gật đầu, ngả người về phía trước để khích lệ và ra dấu sự chú ý của bạn với người nói; chủ động trước các câu hỏi thể hiện kỹ năng phản hồi, gợi mở trong giao tiếp. + Kỹ năng ghi chép: nghe: lắng nghe; lược: xem đâu là ý chính lọc lấy ý cơ bản; ghi nhớ: ghi nhớ hoặc viết ra ngoài lề những từ ngữ quan trọng; suy nghĩ: nội dung kiến thức này liên quan như thế nào đến những gì bạn biết; ôn tập: xem lại các ghi chép và ghi tóm tắt hay thêm bớt, làm rõ những gì chưa hiểu. + Kỹ năng hỏi và trao đổi bài với thầy cô giáo: không than phiền về việc dạy học của thầy cô mà hãy tập trung vào nội dung kiến thức mà bạn chưa hiểu; tránh tranh cãi; nếu sai thì nên nhận lỗi ngay; để thầy cô biết là mình luôn muốn học tốt; luôn làm bài, nộp bài đúng hẹn. 3.3.2.3. Tự học ở nhà như thế nào? + Kỹ năng quản lý thời gian: tự tạo khoảng thời gian học cho bản thân; học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán; trong khi học nên có thời gian nghỉ ngơi; sắp xếp thời gian cho những ngày quan trọng (bài kiểm tra, bài thi…); có tổng kết những việc mình đã làm được sau một tuần. 70 + Tự học: tự có trách nhiệm với bản thân; việc hôm nay chớ để ngày mai; phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm; liên tục thử thách chính mình. + Học với người khác: thu lượm thông tin từ người khác; biết tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc; kiểm tra kết quả học. Hướng dẫn người khác học chính là giúp mình hiểu bài 100%. 3.3.2.4. Ôn tập, làm bài kiểm tra, bài thi như thế nào? Hệ thống lại bài học: vạch ra dàn ý, nắm chắc ý tổng thể rồi phát triển ra ý nhỏ, đưa ví dụ liên hệ; xem lại phần tóm tắt sau mỗi bài học; chú trọng đến những điểm được nhấn mạnh trên lớp, những vấn đề thầy cô khuyên học; tự giải thích những gì đã học: cách này giúp bạn học từ khái quát đến chi tiết, vì thế bạn sẽ dễ nhớ hơn. 3.3.2.5. Những bí quyết để học tập hiệu quả. * Kỹ năng xác định mục tiêu trong học tập: đầu tiên bạn phải hiểu rõ sức mình và mục đích của mình; mục tiêu phải hết sức cụ thể; phải có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. * Tạo thói quen học tập: tạo thói quen thường xuyên, ngày nào cũng học vào một thời gian nhất định, chọn một chỗ học thích hợp nhất: bàn, ghế, ánh sáng, môi trường xung quanh; luôn giữ danh sách các việc cần làm trong cặp; giữ các bài, tài liệu cần hỏi ở một ngăn của cặp sách; trước khi đến trường kiểm tra sách vở, dụng cụ theo cùng một cách giống nhau qua các ngày. Nhờ ai đó giúp bạn tạo thói quen hoặc nhắc nhở những ngày đầu; cùng bố mẹ, bạn cũng lớp hoặc gia sư xem qua các bài tập bạn đã làm. * Khắc phục sự mất tập trung: nên tìm một chỗ yên tĩnh ở nhà, tránh tiếng ồn của các thành viên khác trong gia đình, hoặc chó mèo, TV, điện thoại, nhạc; tạo thói quen thường xuyên và thời gian học cố định; nếu nhà chật, bố mẹ hoặc gia sư có thể tìm cho bạn một chỗ trong thư viện, nhà hàng xóm, chùa, hoặc nhà thờ (những nơi yên tĩnh); headphones có thể giúp tránh tiếng ồn và 71 giúp bạn tập trung; khi bạn chuẩn bị vào ngồi học, hãy dành chút thời gian nghĩ xem bạn cần chuẩn bị những gì rồi soạn chúng ra trước để không phải đứng dậy đi lấy trong khi đang tập trung; để cho đỡ nhàm chán, bạn nên thay đổi môn học sau một đến hai tiếng đồng hồ. 3.4. Tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT NCL với các biện pháp đổi mới công tác quản lý các hoạt động dạy học Hầu hết các cán bộ quản lý, giáo viên ở các tổ chuyên môn dạy thử nghiệm của các trường THPT NCL đều thống nhất đánh giá: nếu thực hiện đúng như tinh thần của nội dung thực hiện lên lớp và quản lý các hoạt động dạy học theo hướng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên trên lớp, người giáo viên sẽ có định hướng và kế hoạch rất rõ ràng và vững chắc về bài mình dạy. Mặt khác, việc kiểm soát chất lượng khâu chuẩn bị giáo án đòi hỏi phải có sự kết hợp, cùng làm việc nghiêm túc giữa giáo viên bộ môn và các đồng nghiệp trong tổ nhóm chuyên môn cũng như người phụ trách. Qua theo dõi số liệu của các tổ chuyên môn dạy thử nghiệm, chúng ta dễ nhận ra sự thay đổi có chiều hướng nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên trên lớp một cách rõ rệt. Đây cũng là cơ sở để đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn có chất lượng cao hơn trong các nhà trường hiện nay. Qua các giờ dạy, chất lượng các hoạt động dạy và học được đảm bảo tốt. Các bước tổ chức hoạt động dạy và học được thực hiện rõ ràng, trôi chảy, khoa học. Giáo viên chủ động trong việc thực hiện kế hoạch các bước lên lớp, đặc biệt tất cả các giáo viên đều rất chú trọng việc hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ của mình trong giờ học một cách tự chủ, sáng tạo. Do đó đã lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia xây dựng phát triển bài học. Vì vậy, các em nắm vững kiến thức bài học tốt hơn. Kết quả trên đã chứng minh cách làm đúng đắn và khoa học về công tác quản lý của nhà trường THPT DL. Hầu hết GVBM khi được hỏi đều đồng ý và ủng hộ các biện pháp đổi mới công tác quản lý của nhà trường với nội 72 dung đổi mới công tác quản lý các hoạt động dạy và học. Việc đổi mới công tác quản lý các hoạt động dạy và học của nhà trường đã giúp GV phát triển tốt hơn về: năng lực sư phạm, kiến thức chuyên môn, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề và sự hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp. Giáo viên của các trường đã đánh giá cao về những biện pháp đổi mới công tác quản lý các hoạt động dạy và học vì các giáo viên đã trưởng thành và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sư phạm cho bản thân mình và nâng cao kỹ năng lao động sư phạm. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên các trường THPT DL cũng dựa trên những biện pháp đổi mới công tác quản lý các hoạt động dạy và học và được đánh giá cao. Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. (xem Phụ lục 4) Biểu đồ trên đã cho thấy sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên về việc đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mục tiêu chất lượng của ISO 9000 : 2000 trong nhà trường THPT NCL là phù hợp với nguyện vọng của giáo viên. Bởi vì bất kỳ GV nào cũng muốn học sinh học giỏi và chăm ngoan. Vì thế, tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng đổi mới được chấp thuận và ủng hộ cao, đều trên 70%. Giáo viên ở các trường NCL, hơn ai hết rất mong muốn cơ sở trường nơi họ tham gia giảng dạy ngày càng phát triển và thu hút 73 được nhiều học sinh. Nếu nhà trường phát triển bền vững, trước mắt thu nhập của giáo viên ổn định để đảm bảo cuộc sống. Sau nữa là trình độ chuyên môn, tay nghề của GV cũng được phát triển. Có như vậy, chất lượng GD của mỗi nhà trường sẽ được nâng cao dẫn đến chất lượng GD của chúng ta mới được phát triển, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy, các nhà quản lý nhà trường và GV không thể không chấp nhận đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo mục tiêu chất lượng của ISO 9000 : 2000 trong nhà trường THPT NCL hiện nay. 3.4.2. Hệ thống quản lý hoạt động dạy học theo ISO 9000 và hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin ở trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng 3.4.2.1. Hệ thống quản lý hoạt động dạy học theo ISO 9000 ở trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng là trường THPT DL đầu tiên ở Hà Nội áp dụng hệ thống quản lý hoạt động dạy học theo ISO 9000 Và TQM. Được tổ chức GIC UKAS cấp chứng chỉ tháng 12 năm 2005. Là một trường THPT DL có khó khăn về địa điểm do phải thuê mượn, nhưng với quyết tâm đổi mới, hiệu trưởng nhà trường đã cùng với toàn thể GV xây dựng quyết tâm thực hiện việc đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của nhà trường theo mô hình quản lý chất lượng. Chính vì quyết tâm đổi mới nên trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng đã thu hút được nhiều giáo viên có tâm huyết với nghề tham gia giảng dạy, thu hút được nhiều học sinh đến trường. Chất lượng giáo dục và đào tạo của trường ngày càng phát triển qua số liệu thi tốt nghiệp THPT hàng năm. Học sinh và phụ huynh Hà Nội đã biết đến trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng như một địa chỉ tin cậy để học tập và rèn luyện. Quá trình quản lý chất lượng các HĐDH của trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng được thực hiên theo quy trình sau : 74  Kiểm soát quản lý hoạt động dạy học Mọi hoạt động dạy học đều được lập kế hoạch và thực hiện trong các điều kiện được kiểm soát. Trường thực hiện việc điều hành và quản lý hoạt động dạy học thông qua việc qui định trình tự và trách nhiệm trong việc triển khai tuyển sinh, lập kế hoạch phân môn và kế hoạch giảng dạy, kiểm soát hoạt động dạy học, tiến hành đánh giá và kiểm tra chất lượng hoạt động dạy học nhằm đạt được kết quả mong muốn.  Xác nhận, phê duyệt các hoạt động dạy học Trường thực hiện việc kiểm soát chất lượng hoạt động dạy học thông qua qui định về trình độ nhất định đối với cán bộ, giáo viên tham gia công tác giảng dạy: qui định về trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm. Việc đánh giá chất lượng hoạt động dạy học được tiến hành định kỳ thường xuyên thông qua giám sát thực tế, trao đổi, lấy ý kiến từ phía học sinh, phụ huynh, nhận xét trong quá trình làm việc, kiểm tra chất lượng giảng dạy.  Nhận biết trạng thái và nguồn gốc các tài liệu Để quản lý một cách khoa học các tài liệu giảng dạy, các hồ sơ liên quan đến các khóa đào tạo, các hồ sơ cá nhân của từng học sinh, trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng qui định sử dụng ký hiệu, tên của các năm, các khóa đào tạo một cách thích hợp dùng cho việc sắp xếp bảo quản, theo dõi quản lý tại các phòng, tổ bộ môn để dễ dàng nhận biết cũng như xác định nguồn gốc khi cần thiết. Việc truy tìm, nhận dạng và xác định để xử lý thông qua sổ theo dõi, tiếp nhận và bàn giao tài liệu cũng như hồ sơ.  Bảo quản vật tư, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học Việc quản lý vật tư thiết bị của nhà trường do mỗi cán bộ giáo viên trường Đinh Tiên Hoàng có trách nhiệm thực hiện. Cán bộ văn phòng được phân công có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở dạy học, tổ bộ môn thực hiện mọi biện pháp cần thiết, thực hiện đúng mọi quy định về việc mua, bảo quản 75 và cấp phát mọi vật tư, trang thiết bị cho sử dụng nhằm tránh mất mát, hư hỏng, phục vụ tốt công tác giảng dạy của nhà trường.  Kiểm soát phương tiện và theo dõi đo lường hoạt động dạy học Các thiết bị đo lường mà các tổ bộ môn sử dụng trong giảng dạy và thực tập là những thiết bị không cần có độ chính xác cao, không có ảnh hưởng đến chất lượng của phép đo, do đó không cần kiểm định. Việc lưu trữ và bảo quản các thiết bị này được thực hiện theo qui trình quản lý và sử dụng thiết bị phòng học liệu. (xem phụ lục 12) 3.4.2.2. Hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin ở trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng Sơ đồ 3.6: Mô hình Hệ thống quản lý các hoạt động dạy học của nhà trường bằng công nghệ thông tin. Đánh giá tháng Xếp lớp Đầu vào KQ cuối HK,NH Chuyển lớp Cá nhân Biến động GVCN Thôi học, chuyển Kết quả CN KT đầu vào Cập nhật Điểm Học sinh Xếp loại Giữa kỳ Thi HK Cuối kỳ Cuối năm Đầu vào Xếp loại Đạo đức KQ giảng dạy (các lớp) Chuyên cần Thanh tra Khen, KL Xếp loại Thi đua Giáo viên Nghỉ,muộn,thực hiện quy chế HS cá biệt Đổi mới PP 76 GV BM Lớp Đổi mới PP Ý kiến HS Tổ CM Xếp loại Ý kiến HS Điểm TB thi HK HS kém TB Tổ CM HÖ thèng qu¶n lý b»ng tin häc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc cña nhµ tr­êng ®­îc x©y dùng nh»m phôc vô n©ng cao hiÖu qu¶ qu¶n lý c¸c ho¹t ®éng d¹y vµ häc cña c¸c bé phËn trong tr­êng. Víi ho¹t ®éng d¹y häc cña tr­êng bao gåm 2 bé phËn qu¶n lý chÝnh: gi¸o viªn vµ häc sinh. Gi¸o viªn bao gåm gi¸o viªn bé m«n vµ gi¸o viªn chñ nhiÖm líp. GVCN qu¶n lý c¸c ho¹t ®éng häc tËp vµ rÌn luyÖn cña líp häc sinh do m×nh phô tr¸ch vµ GVBM d­íi sù qu¶n lý trùc tiÕp cña Tæ chuyªn m«n, phô tr¸ch c¸c m«n häc ®­îc ph©n c«ng gi¶ng d¹y trªn líp. Víi ho¹t ®éng häc cña häc sinh, mçi c¸ nh©n häc sinh ®­îc qu¶n lý qua hå s¬ nhËp tr­êng vµ ®­îc qu¶n lý trùc tiÕp cña GVCN t¹i líp häc. TÊt c¶ kÕt qu¶ häc tËp vµ rÌn luyÖn cña häc sinh trªn líp ®­îc cËp nhËt th­êng xuyªn hµng tuÇn, hµng th¸ng qua b¸o c¸o th¸ng cña GVCN vµ GVBM víi c¸c mÆt rÌn luyÖn, chuyªn cÇn, khen th­ëng, kû luËt vµ kÕt qu¶ häc tËp. Tõ kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh, GVCN vµ GVBM sÏ ®­îc Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng ®¸nh gi¸ vµ xÕp lo¹i hµng th¸ng, ®¸nh gi¸ vµ xÕp lo¹i cuèi häc kú vµ cuèi n¨m häc trªn nh÷ng sè liÖu theo dâi ®· ®­îc cËp nhËt hµng th¸ng trªn HÖ thèng qu¶n lý b»ng tin häc. GVCN sÏ ®­îc ®¸nh gi¸ qua c¸c mÆt sau: kÕt qu¶ thi ®ua cña líp m×nh phô tr¸ch, ®¸nh gi¸ hµng th¸ng cña Ban gi¸m hiÖu, kÕt qu¶ häc tËp vµ rÌn luyÖn cña häc sinh cuèi häc kú vµ cuèi n¨m häc, kÕt qu¶ c«ng t¸c chñ nhiÖm vµ tõ ®ã lµm c¨n cø xÕp lo¹i GVCN. GVBM sÏ ®­îc ®¸nh gi¸ qua c¸c mÆt sau: tõ chÊt l­îng ®Çu vµo cña häc sinh cña c¸c líp d¹y ®Çu n¨m häc dÉn ®Õn kÕt qu¶ gi¶ng d¹y ë c¸c líp ®­îc thÓ hiÖn qua ®iÓm sè hµng th¸ng vµ kÕt qu¶ cuèi häc kú vµ cuèi n¨m häc cña häc sinh, kÕt qu¶ ®¸nh gi¸ 77 cña thanh tra chuyªn m«n, kÕt qu¶ cña viÖc thùc hiÖn quy chÕ chuyªn m«n vµ kû luËt lao ®éng qua viÖc ®i muén hoÆc nghØ d¹y, kÕt qu¶ ®æi míi ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y. Häc sinh ®­îc ®¸nh gi¸ qua c¸c thµnh tÝch häc tËp theo tõng tuÇn, tõng th¸ng, häc kú vµ n¨m häc. Häc sinh, phô huynh häc sinh, c¸c gi¸o viªn cã thÓ kiÓm tra th«ng tin vÒ kÕt qu¶ häc tËp trªn m¹ng víi sè ®iÖn tho¹i tù ®éng trong hÖ thèng c«ng nghÖ th«ng tin néi bé cña nhµ tr­êng. C¸n bé qu¶n lý nhµ tr­êng lu«n theo dâi vµ cËp nhËt ®­îc c¸c th«ng tin vÒ c¸c ho¹t ®éng d¹y häc trong nhµ tr­êng, tõ ®ã n¾m biÕt ®­îc nh÷ng ®iÒu ch­a phï hîp ®Ó cã nh÷ng biÖn ph¸p kh¾c phôc kÞp thêi. 3.4.3. KÕt qu¶ kh¶o nghiÖm. 3.4.3.1. KÕt qu¶ kh¶o nghiÖm ®èi víi gi¸o viªn. Trong n¨m häc 2006 – 2007, t¸c gi¶ luËn v¨n ®· cïng víi c¸c gi¸o viªn cña c¸c tæ chuyªn m«n t¹i tr­êng THPT D©n lËp §inh Tiªn Hoµng tæ chøc ®­îc 2 ®ît thao gi¶ng thö nghiÖm øng dông biÖn ph¸p “Những biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông ngoài công lập” tại trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, tập trung vào 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh). Đã có 20 giáo án soạn theo biện pháp “Những biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông ngoài công lập” trong đó các giáo viên đã thể hiện đúng tinh thần các nội dung xây dựng kế hoạch chất lượng cho bài giảng. Đây cũng là hướng đổi mới việc soạn giáo án trước giờ lên lớp. Giáo viên của các tổ chuyên môn toàn trường đã thống nhất biểu mẫu “Phiếu dự giờ” của giáo viên trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng và đã tiến hành dạy ở 3 lớp (1 lớp khối 10 và 2 lớp khối 11). Biểu đồ 3.7: Kết quả giờ dạy theo phương pháp mới của tổ Toán, Văn và Ngoại ngữ 78 96 94 92 90 88 86 84 82 80 78 76 Tổ Toán Tổ Văn Tổ NN Nội dung BG Phương pháp GD Tổ chức GD Hiệu quả BG (xem phụ lục 6) Kết quả trên đã chứng minh rằng nếu GV chuẩn bị kỹ các khâu chuẩn bị lên lớp và tiến hành các hoạt động dạy học trên lớp theo đúng các yêu cầu đổi mới đã đặt ra thì chất lượng giờ dạy trên lớp được nâng lên rõ rệt. Hàng tháng giáo viên của các tổ chuyên môn toàn trường đều nộp bản tự đánh giá kết quả thực hiện các phần việc của các khâu thực hiện lên lớp và quản lý các hoạt động dạy học theo hướng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên trên lớp. “Báo cáo kết quả giảng dạy tháng .....năm học…” (xem Phụ lục 09) bao gồm những nội dung thiết thực trong các hoạt động dạy học của giáo viên. Sau mỗi tháng, mỗi học kỳ, GV sau khi nộp báo cáo tự đánh giá về việc thực hiện các công việc chuyên môn, sẽ được tổ chuyên môn, BGH đánh giá nhận xét và xếp loại. Tất cả những quy trình này đều được thực hiện trên máy vi tính trong hệ thống quản lý của trường (xem Phụ lục 14- 15). Sau đây là kết quả giảng dạy và thực hiện quy chế giáo viên bộ môn, học kỳ II năm học 2006 ­ 2007 của giáo viên Nguyễn Tố Tâm, bộ môn Ngoại ngữ : 1. Kết quả giảng dạy Lớp 12C2 Điểm thi học kỳ II Lớp 12G2 Lớp 10E2 8 5 [...]... DL Hà Nội Số 418, Đê La Thành, Hà Nội Phũng hc 14 S lp 16 S gv S hs 50 659 2.2.1.1 Công tác quản lý hồ sơ, quy chế giảng dạy Trường THPT DL Hà Nội là một trong số ít các trường DL ở Hà Nội duy trì chế độ quản lý nhà trường với 01 hiệu trưởng, trường không bố trí phó hiệu trưởng mà chỉ cử các giáo viên khác làm trợ lý cho hiệu trưởng cùng với các tổ trưởng chuyên môn, ban chấp hành Đoàn trường, điều hành... điều hành quản lý các hoạt động dạy học của nhà trường Theo đánh giá chung, trường THPT DL Hà Nội là một trong số các trường DL với quy mô trung bình về số lượng học sinh cũng như về chất lượng đào tạo Công tác quản lý hồ sơ, quy chế giảng dạy được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Trường tổ chức câu lạc bộ, trung tâm tư vấn hướng nghiệp cho học sinh GVCN là những GV bộ môn dạy những môn... giá tổng quát các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Kết quả trên đã minh chứng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng duy trì quản lý theo những phương pháp kết hợp giữa truyền thống và vận dụng những biện pháp quản lý tiên tiến theo ISO 9000 : 2000 Các khâu kiểm tra đánh giá 33 cũng như việc xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập đã được hiệu trưởng đặc biệt chú ý thực hiện và xem đó là cơ sở để nâng cao chất... thực tế một nhà trường mà đầu vào là những học sinh không được chọn lọc, điều kiện cơ sở vật chất trường lớp còn khó khăn, nhưng kết quả đào tạo lại phải đảm bảo chất lượng toàn diện, cả kiến thức văn hóa lẫn hoàn thiện phẩm chất, nhân cách người học, trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng đã rút ra một số bài học hữu ích về nâng cao chất lượng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở mỗi nhà trường THPT NCL... cao chất lượng GD của nhà trường Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được cán bộ quản lý của trường chỉ đạo đúng mức và thực hiện nghiêm túc, chú trọng đến việc phát triển tư duy độc lập của HS Việc quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn rất có hiệu quả Tổ chuyên môn đã đi sâu vào giải quyết những vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách luôn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong tổ, nhóm chuyên môn... ti: qun lý, qun lý giỏo dc, qun lý nh trng, qun lý hot ng dy hc trng THPT v cỏc c s lý lun v qun lý hot ng dy hc trng trung hc ph thụng, nờu ra nhng c 19 im ch yu ca hot ng dy hc v qun lý hot ng dy hc cng nh cỏc ni dung cụng tỏc qun lý hot ng dy hc ca trng trung hc ph thụng Lun vn cng nờu ra tm quan trng trong vic thc hin ng b cỏc bin phỏp qun lý hot ng ging dy ca giỏo viờn, cỏc bin phỏp qun lý hot... trng trung hc ph thụng Qun lý cỏc hot ng dy hc din ra trong nh trng chớnh l qun lý ni dung, phng phỏp giỏo dc nhm thc hin bng c mc tiờu giỏo dc, v thc cht ú l qun lý cỏc hot ng ca giỏo viờn, hc sinh, qun lý c s vt cht v cỏc phng tin, trang thit b phc v cho hot ng ging dy v hc tp Qun lý cỏc hot ng dy hc trong nh trng THPT chớnh l qun lý hot ng dy ca giỏo viờn bao gm qun lý vic thc hin chng trỡnh, qun lý. .. by nhiờu 1.5 Cỏc phng phỏp qun lý hot ng dy hc ang c vn dng trng trung hc ph thụng ngoi cụng lp hin nay Trong thc t, hot ng dy hc l mt trong nhng hot ng trng tõm, c bn ca mi trng trung hc ph thụng, nht l cỏc trng trung hc ph thụng NCL luụn ly hot ng dy hc l hot ng ch o ca mỡnh Cỏc nh qun lý giỏo dc ó vn dng nhiu phng phỏp qun lý qun lý hot ng dy hc ny mt cỏch a dng, phong phỳ nhm nõng cao cht lng... hp kt qu nghiờn cu ca mt s tỏc gi v qun lý hot ng dy hc cỏc trng ngoi cụng lp trong giai on hin nay khng nh s cn thit ca ti la chn ti ó lm sỏng t c s lý lun ca vic xỏc lp cỏc bin phỏp qun lý hot ng dy hc cỏc trng THPT ngoi cụng lp i vi cỏc trng THPT ngoi cụng lp khu vc H Ni khi vn dng vo qun lý hot ng dy hc trong nh trng vn dng thnh cụng cỏc bin phỏp qun lý hot ng dy hc cỏc trng THPT ngoi cụng... nõng cao cht lng dy hc ca mi nh trng ti ca chỳng tụi ch nờu lờn nhng phng phỏp qun lý ch yu ó c cỏc cỏc nh trng vn dng thng xuyờn lõu nay thnh truyn thng v nhng phng phỏp mi c vn dng trong quỏ ttrỡnh i mi phng phỏp qun lý trong cỏc trng trung hc ph thụng NCL 1.5.1 Qun lý theo chc nng, nhim v ca hot ng dy hc 17 Qun lý theo chc nng, nhim v ca hot ng dy hc trng THPT theo quy ch trng THPT NCL; iu l nh ... học, trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng rút số học hữu ích nâng cao chất lượng biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhà trường THPT NCL 2.2.3.3 Đánh giá tổng quát biện pháp quản lý hoạt động dạy học. .. DL Hà Nội Số 418, Đê La Thành, Hà Nội Phũng hc 14 S lp 16 S gv S hs 50 659 2.2.1.1 Công tác quản lý hồ sơ, quy chế giảng dạy Trường THPT DL Hà Nội số trường DL Hà Nội trì chế độ quản lý nhà trường. .. hiệu trưởng, trường không bố trí phó hiệu trưởng mà cử giáo viên khác làm trợ lý cho hiệu trưởng với tổ trưởng chuyên môn, ban chấp hành Đoàn trường, điều hành quản lý hoạt động dạy học nhà trường

Ngày đăng: 13/10/2015, 11:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • M U

  • Chng 1: C S Lí LUN CA VIC XC LP CC BIN PHPQUN Lí HOT NG DY HC TRNG TRUNG HC PHTHễNG NGOI CễNG LP

  • 1.1. Tng quan ca ti

  • 1.2. Cỏc khỏi nim c bn ca ti

  • l.2.1. Qun lý

  • 1.2.2. Khỏi nim qun lý giỏo dc v qun lý nh trng

  • 1.3. Hot ng dy hc trng trung hc ph thụng

  • 1.3.1. Quan nim dy hc trng trung hc ph thụng

  • 1.3.2. Bn cht ca hot ng dy hc

  • 1.3.3. Cu trỳc ca hot ng dy hc

  • 1.3.4. nh hng i mi hot ng dy hc trong nh trng THPT

  • 1.4. Qun lý hot ng dy hc trng trung hc ph thụng

  • 1.5. Cỏc phng phỏp qun lý hot ng dy hc ang c vn dng trng trung hc ph thụng ngoi cụng lp hin nay

  • 1.5.1. Qun lý theo chc nng, nhim v ca hot ng dy hc

  • 1.5.2. Qun lý theo mc tiờu ca hot ng dy hc

  • 1.5.3. Qun lý theo cỏc phng phỏp qun lý tiờn tin, theo chun quc t

  • Tiu kt chng 1

  • Chng 2: KHO ST THC TRNG CễNG TC QUN Lí HOTNG DY HC TRNG TRUNG HC PH THễNG NGOICễNG LP H NI

  • 2.1. H thng trng v phng phỏp qun lý hot ng dy hc cỏc trng trung hc ph thụng ngoi cụng lp thnh ph H Ni

  • 2.1.1. H thng cỏc trng trung hc ph thụng ngoi cụng lp thnh ph H Ni

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan