phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long

78 383 0
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- TRẦN NGUYÊN BÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI ĐỊA BÀN XÃ HÒA NINH HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 12 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- TRẦN NGUYÊN BÌNH MSSV: 4104580 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI HẠN TÍN DỤNG CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI ĐỊA BÀN XÃ HÒA NINH HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHAN ĐÌNH KHÔI 12 - 2013 LỜI CẢM TẠ Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Phan Đình Khôi, Trưởng bộ môn Tài chính – Ngân hàng, Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Cần Thơ đã cho tác giả những lời khuyên xác đáng và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu. Đồng thời, tác giả muốn thể hiện sự cám ơn chân thành đến Ban Lãnh Đạo PGD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xã Hòa Ninh huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, và tất cả cô chú, anh chị đang công tác tại đây đã hỗ trợ số liệu cũng như giúp đỡ tận tình cho tác giả trong thời gian thực tập, hoàn thành đề tài của mình. Bên cạnh đó, tác giả xin cảm ơn đến các thầy cô giảng dạy tại Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh, Đại Học Cần Thơ đã cung cấp những kiến thức cần thiết trong suốt những năm học tập. Cuối cùng, tác giả thể hiện tình cảm trân trọng đến bố mẹ, bạn bè những người đã động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cần thơ, ngày … tháng … năm 2013 Người thực hiện i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………..………………………………………………..……………… ……………...…..……………………………………………………………… ………………..……...………………………………………………………… ……………..………………...………………………………………………… …………..…………………………...………………………………………… …………..…………………………………...………………………………… …………..…………………………………………...………………………… ………..……………………………………………………...………………… ………..……………………………………………………………...………… ………..……………………………………………………………………...… …….....………………………………………………………………………… ……….………………………………………………………………………… ……..………...………………………………………………………………… ……..………………...………………………………………………………… ……..………………………...………………………………………………… ……..………………………………...………………………………………… ……..………………………………………...………………………………… ……..………………………………………………...………………………… ……...………………………………………………………...………………… ……...………………………………………………………………...………… ……...………………………………………………………………………...… Hòa Ninh, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu riêng ........................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4 Kết cấu luận văn ...................................................................................... 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 4 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4 2.1.1 Cơ bản về hộ sản xuất và cho vay hộ sản xuất ........................................ 4 2.1.2 Giới hạn tín dụng .................................................................................... 5 2.1.3 Giới hạn tín dụng cho hộ sản xuất......................................................... 10 2.1.4 Các loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng............................................ 11 2.1.5 Rủi ro tín dụng Ngân hàng .................................................................... 12 2.1.6 Các khái niệm cơ bản ........................................................................... 14 2.1.7 Các chỉ số và ý nghĩa ............................................................................ 15 2.2 Những nghiên cứu tham khảo............................................................... 16 2.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 18 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 18 Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ PGD AGRIBANK HÒA NINH .................. 25 3.1 Tổng quan về PGD Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hòa Ninh ...................................................................................................... 25 3.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam .. 25 iv 3.1.2 Khái quát về PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long ........................ 26 3.2 Tình hình hoạt động của PGD Agribank Hòa Ninh giai đoạn 20112012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................... 29 3.2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội ......................................................................... 29 3.2.2 Sơ lược về hoạt động tín dụng .............................................................. 30 3.2.3 Định hướng hoạt động của PGD Agribank Hòa Ninh đến năm 2020 .... 34 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG CHO HỘ SẢN XUẤT TẠI ĐỊA BÀN XÃ HÒA NINH TỈNH VĨNH LONG .................................................................................... 36 4.1 Tình hình chung của hộ sản xuất trên địa bàn tính đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................... 36 4.1.1 Tổng quan về hộ sản xuất thông qua số liệu điều tra ............................. 36 4.1.2 Tổng quan về giới hạn tín dụng của hộ sản xuất ................................... 38 4.1.3 Mục đích vay vốn, thời hạn vay vốn và thời gian chờ nhận món vay .... 39 4.1.4 Khó khăn trong thủ tục vay vốn ............................................................ 41 4.1.5 Nguồn thông tin vay vốn ...................................................................... 43 4.2 Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất tại địa bàn nghiên cứu .................................................................. 45 4.2.1 Kết quả khảo sát ................................................................................... 45 4.2.2 Đánh giá mô hình khảo sát ................................................................... 46 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG CHO HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA NINH TỈNH VĨNH LONG. 52 5.1 Nhóm giải pháp liên quan đến hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã Hòa Ninh ...................................................................................................... 52 5.1.1 Nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn của hộ sản xuất, kinh doanh ... 52 5.1.2 Hoàn thiện phương thức sản xuất, kinh doanh ...................................... 53 5.1.3 Đào tạo nguồn lao động trẻ có tri thức cao ............................................ 53 5.1.4 Tổng quan về các giải pháp .................................................................. 54 5.2 Nhóm giải pháp liên quan đến nội bộ PGD Agribank Hòa Ninh, các tổ chức liên quan.............................................................................................. 55 v 5.2.1 Hoàn thiện hệ thống xếp loại khách hàng, cẩn trọng khi xem xét hạn mức tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh............................................................. 55 5.2.2 Nâng cao hơn nữa sự quan tâm của chính quyền địa phương ................ 55 Chương 6: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................ 57 6.1 Kết luận .................................................................................................. 57 6.2 Kiến nghị ................................................................................................ 57 6.2.1 Kiến nghị với chính phủ , các ban ngành địa phương ............................ 58 6.2.2 Đối với tổ chức tài chính ...................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 61 PHỤ LỤC .................................................................................................... 62 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1: Mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tính dụng ............. 24 Bảng 3.1: Doanh số cho vay phân theo ngành ............................................... 30 Bảng 3.2: Dư nợ theo thành phần kinh tế....................................................... 32 Bảng 3.3: Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.......................................... 32 Bảng 4.1: Tổng quan về hộ sản xuất trên địa bàn điều tra .............................. 36 Bảng 4.2: Tổng quan giới hạn tín dụng trên địa bàn nghiên cứu .................... 38 Bảng 4.3: Mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay và thời hạn chờ vốn vay . 39 Bảng 4.4: Những khó khăn đối với hộ vay vốn .............................................. 42 Bảng 4.5: Thông tin vay vốn ......................................................................... 43 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng những nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng cho hộ sản xuất.............................................................................................. 45 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2: Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại NHNN & PTNT huyện Long Hồ – PGD Agribank Hòa Ninh .............................................................................. 27 Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng các ngành kinh tế qua các năm ............................ 31 Hình 3.2: Cơ cấu dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế .............................. 33 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước PGD : Phòng giao dịch Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNN & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn LC : Thư tín dụng (Letter of Credit) RRTD : Rủi ro tín dụng DPRRTD : Dự phòng rủi ro tín dụng NHTM : Ngân hàng thương mại ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo sự suy giảm kinh tế toàn cầu, bong bóng bất động sản tan vỡ, hàng loạt doanh nghiệp phá sản đã làm cho nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tăng nhanh chóng và thực sự trở thành một thách thức lớn của nền kinh tế. Ngoài việc phải đối mặt với tính thanh khoản kém, huy động vốn khó khăn, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng trong nước và ngoài nước các Ngân hàng còn phải đối mặt với sức ép tăng trưởng tín dụng và cả sự kiềm chế mức tăng trưởng tín dụng. Chính vì những lý do đó mà hầu hết các Ngân hàng thương mại đã hạn chế lại mức tăng trưởng tín dụng của mình, điều đó đồng nghĩa với việc siết chặt hơn nghiệp vụ cấp tín dụng cho nền kinh tế. Trong sáu tháng đầu năm 2013 mức tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống Ngân hàng chỉ đạt gần 4,95%, với một nền kinh tế đang dần hồi phục như hiện nay thì điều này mang lại nỗi lo lắng cho tất cả các thành phần kinh tế đang cần vốn để tiếp tục tồn tại và nỗi lo cho cả Ngân hàng Nhà nước. Với nỗi lo đó, NHNN kêu gọi các Ngân hàng mở rộng tín dụng để đạt con số tăng trưởng tín dụng 12% vào cuối năm thông qua chỉ thị 03/CTNHNH. Vì thế để đạt được con số tăng trưởng đó các Ngân hàng phải mở rộng hơn nghiệp vụ cấp tín dụng của mình và điều này đồng nghĩa với việc mở rộng hơn nữa những nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Xét về phương diện khác, không phải muốn mở rộng tín dụng thì sẽ làm được một cách dễ dàng, bởi vấn đề không chỉ nằm ở phía Ngân hàng mà còn nằm ở các thành phần kinh tế. Và một trong những vấn đề đó chính là giới hạn cấp tín dụng mà các thành phần kinh tế có thể thuyết thục được tổ chức tín dụng giải ngân. Trên cơ sở những hoạch định cần thiết cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh thì các thành phần kinh tế cũng đã hoạch định nhu cầu vốn cho cả quá trình, ngoài nguồn vốn tự có thì phần vốn còn thiếu sẽ được đi vay từ các tổ chức tín dụng. Sẽ không có vấn đề gì để bàn nếu các tổ chức tín dụng không giới hạn lại hạn mức cấp tín dụng, bởi với các thành phần kinh tế khác nhau, các phương thức sản xuất, kinh doanh khác nhau,… được đánh giá là khác nhau về mức độ tin cậy và tính khả thi lẫn rủi ro mang lại. Vì vậy nếu giới hạn tín dụng nhỏ hơn nhu cầu cần vốn sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho chính các thành phần kinh tế. Cùng với sự phát triển và cạnh tranh gay gắt không ngừng của các tổ chức tài chính trong nền kinh tế hiện nay, PGD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long( PGD Agribank 1 Hòa Ninh) đã không ngừng đổi mới để có thể đứng vững và ngày càng phát triển. Nắm bắt được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của những hộ sản xuất trên địa bàn, đồng thời với vị thế là Ngân hàng duy nhất tại đây, PGD Agribank Hòa Ninh có cơ hội rất lớn để mở rộng tín dụng của Ngân hàng, đồng thời giúp hộ sản xuất tiếp cận được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho những hộ sản xuất này, sẽ giúp Ngân hàng đưa ra những hạn mức phù hợp cho từng hợp đồng tín dụng phát sinh cũng như từ đó giúp nâng cao hơn chất lượng tín dụng. Về phía những hộ sản xuất sẽ có cơ sở để đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp nằm trong giới hạn vay cho phép của Ngân hàng từ đó nâng cao khả năng được cấp tín dụng, cũng như sắp xếp chi phí cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh thật hợp lý. Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại đại bàn xã Hòa Ninh huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long” được chọn để phân tích nhằm tìm hiểu và hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến giới hạn cấp tín dụng. Đồng thời với nổ lực tìm hiểu, đề tài mong muốn đóng góp một số kiến nghị giúp nâng cao hơn chất lượng của công tác cấp tín dụng tại Ngân hàng và giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số vốn mà hộ sản xuất có thể vay được tại PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long, từ đó có thể giúp đề xuất một giải phát giúp hộ sản xuất có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng như nhận được hạn mức tín dụng tốt nhất và cũng giúp PGD Agribank Hòa Ninh nâng cao hơn chất lượng của nghiệp vụ cấp tín dụng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động của PGD Agribank Hòa Ninh từ năm 2011 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.Trình bày khái quát về tình hình tín dụng tại địa bàn, cũng như nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại đại bàn xã Hòa Ninh. - Đề xuất các giải pháp, phương hướng để nâng cao chất lượng cấp tín dụng, khả năng tiếp cập vốn của hộ sản xuất dễ dàng hơn cũng như nhận được hạn mức giải ngân tốt hơn. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại PGD Agribank Hòa Ninh và địa bàn xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12/08/2013 đến tháng 18/11/2013. Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian nghiên cứu và số liệu thứ cấp được PGD Agribank Hòa Ninh cung cấp trong giai đoạn từ 2011 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng mà hộ sản xuất nhận được tại PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long thông qua số liệu thu thập cũng như đã được cung cấp và phỏng vấn thu thập. 1.4 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mục lục, danh mục biểu bảng, danh mục hình, danh mục từ viết tắt cùng tài liệu tham khao và phụ lục đề tài có cấu trúc gồm 6 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu đồng thời đề cập đến mục tiêu cũng như phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Chương 3: Giới thiệu khái quát về PGD Agribank Hòa Ninh. Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất tại địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long. Chương 5: Giải pháp nâng cao giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất tại địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long. Chương 6: Kết luận và kiến nghị về vấn đề nghiên cứu. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Cơ bản về hộ sản xuất và cho vay hộ sản xuất Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Phụ lục số 1 kèm theo Quyết định 499A (1993), trình bày cơ bản về hộ sản xuất và cho vay hộ sản xuất như sau: a) Khái niệm hộ sản xuất Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định. b) Đặc điểm hộ sản xuất Thứ nhất, trình độ sản xuất còn thấp trên nhiều mặt: Trình độ hiểu biết, kỹ năng sản xuất, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, hoạch toán…. Việc phân công lao động dựa trên cơ sở tình cảm, bổn phận, phong tục tập quán địa phương, dân tộc, dòng họ và thường gắn liền với ngành nghề truyền thống của quê hương. Thứ hai, địa điểm sản xuất - kinh doanh thường phân tán trên địa bàn rộng, quy mô thường nhỏ cho nên không có được sự gắn kết. Đó có thể là mặt trái của chính sách khoán trong nông nghiệp dẫn đến hiện tượng ruộng đất bị phân chia xé lẻ, mỗi hộ có vài mảnh ở cách xa nhau. Điều đó rất khó khăn cho việc hình thành các khu vực chuyên canh sản xuất các nông sản thực phẩm có tính hàng hoá cao, cũng như nó cản trở việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Thứ ba, hộ sản xuất Việt Nam hiện nay chủ yếu là hộ thuần nông. Vì vậy, nó có những mặt khó khăn, hạn chế của kinh tế nông nghiệp: Sản xuất không ổn định, vốn luân chuyển chậm, khả năng xảy ra rủi ro cao, hiệu quả thấp, hoạt động mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc vào chu kỳ sinh trưởng của từng loại cây, con theo từng điều kiện tự nhiên của từng vùng lãnh thổ. Thứ tư, hoạt động sản xuất - kinh doanh của hộ sản xuất chủ yếu là sản xuất, kinh doanh đa dạng vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, chế biến và làm các dịch vụ khác. Đây vừa là ưu điểm lại vừa là nhược điểm của kinh tế hộ sản xuất. Nhược điểm là khó khăn trong việc sản xuất chuyên canh, tăng quy mô sản xuất,… Ưu điểm là linh hoạt, dễ thích ứng với yêu cầu của thị trường, khai thác tiềm năng tài nguyên, sức lao động ở nông thôn, đa dạng hoá các nguồn trả nợ, phân tán bớt rủi ro, giảm bớt tính thời vụ của các khoản vay. Thứ năm, hộ sản xuất thường nghèo, khả năng tài chính yếu, tài sản thế chấp không có giá trị hoặc thiếu giấy tờ pháp lý, tính thanh khoản lại không cao, tài sản thường không làm giấy tờ sở hữu mà chuyển dịch theo phong tục, 4 tập quán tại địa phương, có rất ít ngành nghề có đăng ký kinh doanh,… Việc đáp ứng các điều kiện vay vốn như thông lệ trong tín dụng hộ sản xuất là rất khó. Thứ sáu, hộ sản xuất thường là một hộ gia đình - một thành viên của xã hội, chỗ ở thường ít thay đổi, vì vậy hộ sản xuất mang trên mình nhiều chức năng, vai trò mà các thành phần khác không có. c) Vai trò của hộ sản xuất trong phát triển kinh tế - Hộ sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn và sử dụng tài nguyên ở nông thôn. - Hộ sản xuất còn hoạt động theo cơ chế thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. - Hộ sản xuất hoạt động với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý ngọn nhẹ, năng động nên có thể dễ dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ tốn kém về mặt chi phí. d) Đặc điểm cho vay hộ sản xuất - Cho vay hộ sản xuất có tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật. - Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. - Chi phí tổ chức cho vay cao. - Do đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. e) Vai trò cho vay hộ sản xuất trong Ngân hàng thương mại - Cho vay Hộ sản xuất góp phần hình thành thị trường tài chính ở nông thôn. - Nguồn vốn vay từ ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vốn cho hộ sản xuất duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Cho Hộ sản xuất vay vốn sẽ tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động. 2.1.2 Giới hạn tín dụng1 Theo Sổ tay tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2004), đã đề cập đến giới hạn tín dụng như sau: a) Khái niệm Giới hạn tín dụng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà Ngân hàng có thể chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (1 năm). Tuy 1 Sổ tay tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2004 5 nhiên tùy diễn biến thị trường và biến động của khách hàng, giới hạn tín dụng có thể được điều chỉnh trước thời kỳ 1 năm. Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong giới hạn tín dụng gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và L/C miễn ký quỹ. Cho vay chiếc khấu. Cho vay thấu chi. b) Ý nghĩa Việc áp dụng giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng, nói chung có hai loại cấp độ rủi ro chính: (i) rủi ro tổng thể của khách hàng, (ii) và rủi ro của bản thân các giao dịch cụ thể. Rủi ro tổng thể được hiểu là khách hàng thua lỗ, mất khả năng trả nợ. Rủi ro giao dịch được hiểu là giao dịch đó không hiệu quả. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh khách hàng thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro hệ thống; nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro. Phạm vi khống chế của giới hạn tín dụng là rủi ro tổng thể, chứ chưa đề cập đến các rủi ro giao dịch. Do vậy, mỗi lần cấp một khoản tín dụng cụ thể nào đó, cán bộ tín dụng vẫn phải đánh giá những rủi ro đặc thù của lần giao dịch đó. Tuy nhiên, giới hạn tín dụng sẽ giúp cán bộ tín dụng không phải lặp lại việc đánh giá rủi ro tổng thể của khách hàng. c) Qui trình xác định giới hạn tín dụng Mục tiêu trong xác định giới hạn tín dụng là đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng (rủi ro tổng thể) trên cơ sở phân tích toàn diện các khía cạnh kinh doanh, tài chính. Khi xác định giới hạn tín dụng, cần phải sử dụng các kỷ thuật phân tích và đánh giá rủi ro doanh nghiệp. Mục này chủ yếu được sử dụng cho cán bộ tín dụng. Mức độ rủi ro được hiểu là khả năng khách hàng xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Khi xác định giới hạn tín dụng, mức độ rủi ro đước đánh giá trong thời gian 1 năm tiếp theo. Cụ thể hơn là xác định khả năng khách hàng bị rủi ro trong vòng 1 năm tiếp theo. Giá trị giới hạn tín dụng áp dụng cho khách hàng sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro: khả năng xảy ra rủi ro thấp thì áp dụng giới hạn tín dụng lớn; ngược lại khả năng xảy ra rủi ro cao thì áp dụng giới hạn tín dụng thấp, thậm chí bằng 0. Việc xác định giới hạn tín dụng được tiến hành thông qua 2 bước cơ bản: (i) đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng trong vòng 1 năm tới; (ii) đưa ra mức giới hạn tín dụng cụ thể đối với khách hàng. Thứ nhất, đánh giá rủi ro của khách hàng. Việc đánh giá rủi ro là một phần trong quy trình quản trị rủi ro. Để đánh giá rủi ro, cần phải thông qua 2 6 bước: (i) xác định các nguy cơ rủi ro; (ii) đánh giá mức độ các nguy cơ đó nhằm đi đến nhận định mức độ rủi ro chung của khách hàng. - Xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng: Có rất nhiều yếu tố có thể gây hra rủi ro đối với một khách hàng. Tuy nhiên, một khách hàng thường không gặp tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Vấn đề quan trọng là phải xác định được các nguy cơ rủi ro chính đó là gì. Để xác định các nguy cơ rủi ro, cán bộ tín dụng phải áp dụng kỹ thuật phân tích tổng hợp tình hình khách hàng: phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích dòng tiền,… Đến đây phải trả lời được một số câu hỏi chính: Khách hàng sản xuất, kinh doanh hiệu quả hay không? So với kỳ trước, hiệu quả của khách hàng tăng, giảm đi, hay ổn định? (Đối với các trường hợp xác định giới hạn tín dụng từ lần 2 trở đi). Những yếu tố/nguy cơ nào có thể gây ra rủi ro cho khách hàng trong vòng 1 năm tiếp theo (liệt kê các yếu tố đó)? - Đánh giá mức độ rủi ro: Nhiệm vụ của bước này là đánh giá mức độ (cao hay thấp) tất cả các nguy cơ liệt kê. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại để đi đến nhận định về mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trong vòng 1 năm tiếp theo. Để đi đến đánh giá mức độ rủi ro tổng thể, cần phải kết hợp với kết quả xếp hạng khách hàng. Đến đây phải đi đến được kết luận: Trong vòng 1 năm tới, khả năng khách hàng bị rủi ro (hiểu theo nghĩa mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng, gây ra nợ quá hạn) là không đáng kể, thấp hay cao? Mức độ rủi ro này so với năm trước biến động ra sao: tăng lên, giữ nguyên, hay giảm? (áp dụng cho xác định giới hạn tín dụng từ lần thứ 2). Thứ hai, xác định mức giới hạn tín dụng. Sau khi đã xác định được mức độ rủi ro, vấn đề tiếp theo là áp giới hạn tín dụng vào mức độ rủi ro của từng khách hàng. Phương pháp thực hiện được trình bày qua 2 bước: (i) ước tính nhu cầu tín dụng của khách hàng; (ii) xuất phát từ nhu cầu ước tính được , tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với đánh giá về mức độ rủi ro. - Ước tính nhu cầu tín dụng: Nhu cầu tín dụng bao gồm: vay, mở L/C hoặc bảo lãnh miễn ký quý, chiếc khấu, thấu chi. Có nhiều phương pháp ước tính nhu cầu tín dụng như: dựa vào mức trung bình giao dịch trong quá khứ (hoặc giới hạn tín dụng trong quá khứ), có tính đến xu hướng trong tương lai hoặc sử dụng mô hình dòng tiền để ước tính nhu cầu tín dụng. - Tiến hành điều chỉnh: Nhu cầu tín dụng của khách hàng không phải là căn cứ quyết định, mà chỉ là cơ sở định lượng ban đầu để xác định giới hạn tín dụng. Giới hạn tín 7 dụng có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng nhu cầu tín dụng; tùy thuộc vào đánh giá của Ngân hàng về mức độ rủi ro của khách hàng. Những căn cứ chính khi đề xuất giới hạn tín dụng:  Mức độ rủi ro của khách hàng.  Quy mô sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Các chỉ số phản ánh qui mô của khách hàng (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu) đã được đề cập khi đánh giá mức độ rủi ro. Tuy nhiên, khi áp dụng giới hạn tín dụng, căn cứ vào các yếu tố này để đảm bảo giới hạn tín dụng tương ứng với quy mô hoạt động của khách hàng. Với cùng mức độ rủi ro, khách hàng có quy mô lớn hơn thì giới hạn tín dụng lớn hơn. d) Sử dụng giới hạn tín dụng trong cấp tín dụng cụ thể cho khách hàng - Các nguyên tắc khi sử dụng giới hạn tín dụng: Đối với các khách hàng có giới hạn tín dụng (do hợp đồng tín dụng cơ sở hoặc hợp đồng tín dụng Trung ương duyệt), tổng mức dư nợ các nghiệp vụ tín dụng thực tế (cho vay; giá trị cam kết bảo lãnh, mở LC miễn ký quỹ; dư nợ chiếc khấu) trong mọi thời điểm không được vượt quá giá trị giới hạn tín dụng. Để quản lý vấn đề này, Ngân hàng phân bổ mức giới hạn tín dụng chung thành các mức giới hạn bộ phận (giới hạn cho vay; giới hạn cam kết bảo lãnh; mở LC miễn ký quỹ; giới hạn dư nợ chiếc khấu) để các bộ phận phần hành có cơ sở quản lý. Cán bộ tín dụng, bảo lãnh chịu trách nhiệm theo dõi bảo đảm không vượt quá giới hạn bộ phận được phân bổ. Việc điều chuyển giữa các giới hạn bộ phận được phân bổ. Việc điều chuyển giữa các giới hạn bộ phận thuộc thẩm quyền của giám đốc, nhưng phải đảm bảo sự phân định rõ ràng các hạn mức này để các bộ phận thực hiện có cơ sở theo dõi, giám sát. Về nguyên tắc, đối với những khách hàng mới chưa có giới hạn tín dụng, hoặc những khách hàng mà chi nhánh Ngân hàng chưa xác định giới hạn tín dụng (gọi chung là khách hàng chưa có giới hạn tín dụng), việc cấp tín dụng phải được kiểm soát chặt chẽ hơn, mức cấp tín dụng thấp hơn. - Sử dụng giới hạn tín dụng trong cấp tín dụng cụ thể: Thứ nhất, tiếp cận khách hàng. Khi đã có giới hạn tín dụng, các bộ phận thực hiện như tín dụng, bảo lãnh và đặc biệt là bộ phận khách hàng sẽ nắm được quan điểm đánh giá của Ngân hàng. Quan điểm này được lượng hóa cụ thể bằng một mức giá trị cụ thể, đó là giới hạn tín dụng. Từ đó, các bộ phận sẽ tiến hành đối chiếu giới hạn tín dụng với mức dư nợ thực tế của khách hàng. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra:  Giới hạn tín dụng lớn hơn mức giao dịch hiện tại của khách hàng. Đối với khách hàng loại này, chiến lược đặt ra là phải tăng dư nợ và chi nhánh Ngân hàng sẽ tập trung các biện pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu. 8  Giới hạn tín dụng bằng mức giao dịch hiện tại. Trường hợp này, chi nhánh Ngân hàng duy trì mối quan hệ với khách hàng và chủ động chuẩn bị xử lý các nhu cầu phát sinh làm dư nợ có thể vượt giới hạn tín dụng theo các hướng: (i) chỉ cho vay mới khi đã trả nợ cũ, (ii) dừng tham gia vào các phương án ít hiệu quả và chuyển sang tập trung các phương án có hiệu quả hơn.  Giới hạn tín dụng nhỏ hơn mức giao dịch hiện tại. Đối với khách hàng loại này, chi nhánh tuyệt đối không cho vay mới mà tập trung các biện pháp giảm dư nợ xuống mức giới hạn tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng phải chuẩn bị phương án từ chối khách hàng trong giai đoạn này, sao cho vừa đảm bảo mục tiêu giảm dư nợ, nhưng không gây ấn tượng xấu cho khách hàng. Thứ hai, lập báo cáo thẩm định. Nói chung, báo cáo thẩm định gồm 2 phần chính: đánh giá tình hình chung của khách hàng (tư cách pháp lý và tình hình tài chính); và bản thân phương án, dự án (tính hợp pháp và hiệu quả). Đối với khách hàng đã có giới hạn tín dụng, báo cáo thẩm định chỉ tập trung vào đánh giá bản thân phương án, dự án. Phần đánh giá chung cho dianh nghiệp đã được thực hiện khi xác định giới hạn tín dụng nên không cần thiết phải lặp lại toàn bộ trong báo cáo thẩm định. Chỉ cần nêu lên những thay đổi lớn so với khi xác định giới hạn tín dụng. Việc đánh giá mức độ rủi ro của một giao dịch cụ thể được thực hiện thông qua các khía cạnh: tính hợp pháp của giao dịch; phương thức thanh toán và vận chuyển; tình hình thị trường. Thứ ba, quyết định cấp tín dụng. Khi đã có giới hạn tín dụng, các cá nhân có quyền quyết định (Tổng giám đốc, phó giám đốc) có thể sử dụng quyền cá nhân để quyết định các khoản cấp tín dụng cụ thể, không bắt buộc phải thông qua ý kiến Hội đồng tín dụng (trừ các dự án trung dài hạn thuộc diện xem xét của Hội đồng tín dụng), trên cơ sở đảm bảo tổng dư nợ của khách hàng không vượt các giới hạn do pháp luật quy định. Thứ tư, quản lý danh mục khách hàng. Trên cơ sở phân tích mức độ rủi ro khi xác định giới hạn tín dụng, chi nhánh Ngân hàng sẽ nắm được các khách hàng có mức độ rủi ro cao. Chủ yếu là các khách hàng có giới hạn tín dụng nhỏ hơn nhiều so với mức giao dịch hiện tại (do phải điều chỉnh giảm giới hạn tín dụng so với kỳ trước). Chi nhánh Ngân hàng phải có biện pháp theo dõi thường xuyên các khách hàng loại này, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, tránh thất thoát. Để quản lý danh mục khách hàng, chi nhánh Ngân hàng phải lập bẳng kê danh sách khách hàng cùng giới hạn tín dụng theo từng năm. Danh sách này cho phép theo dõi sự biến động giới hạn tín dụng của khách hàng, qua đó đánh giá được chất lượng khách hàng tại chi nhánh. Nếu số khách hàng có giới hạn tín dụng tăng nhiều hơn số khách hàng có giới hạn tín dụng giảm thì nói chung chất lượng khách hàng của chi nhánh tăng lên và ngược lại. 9 2.1.3 Giới hạn tín dụng cho hộ sản xuất Theo phần trình bày về giới hạn tín dụng, có thể hiểu giới hạn tín dụng là hạn mức tín dụng tối đa mà Ngân hàng có thể đồng ý giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Từ điều này, có thể nói rằng giới hạn tín dụng cho hộ sản xuất chính là hạn mức tín dụng tối đa mà hộ sản xuất có thể nhận được khi vay vốn. Hạn mức này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau sẽ có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng với nhu cầu vốn của hộ sản xuất. 2.13.1 Hạn mức tín dụng cao hơn hoặc bằng với nhu cầu vốn Việc hộ vay vốn có thể vay đúng với nhu cầu vốn là điều mà hộ vay vốn nào cũng mong muốn. Khi Ngân hàng đồng ý một hạn mức tốt cho hộ vay vốn, ở đây có thể hiểu một hạn mức tốt là hạn mức bằng hoặc cao hơn so với nhu cầu thực tế, thì sẽ không có vấn đề gì để bàn đến vì khi ấy hộ vay đúng với nguyện vọng của mình, điều này giúp hộ sản xuất có được đủ lượng vốn cần thiết để phục vụ cho công tác sản xuất, kinh doanh của mình. Vấn đề còn lại chính là việc các bên có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Đối với bản thân Ngân hàng chính là việc phải theo sát món vay để có thể giúp hộ sản xuất sử dụng vốn vay đúng mục đích, còn hộ sản xuất là sử dụng vốn vay sao thật hiệu quả đồng thời từ đó tạo ra được nguồn thu nhập để hoàn trả được gốc lẫn lãi cho Ngân hàng. 2.1.3.2 Hạn mức tín dụng thấp hơn so với nhu cầu vốn Một khi hạn mức tín dụng được Ngân hàng cấp lại thấp hơn so với nhu cầu thực tế sẽ mang lại cho hộ sản xuất những khó khăn. Trước tiên, điều dễ nhận ra chính là việc hộ sản xuất sẽ không có đủ được số vốn cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Bởi đơn giản, hộ sản xuất cần vay vốn khi họ thiếu hụt nguồn vốn, nhưng một khi đã vay vốn mà vẫn không đúng bằng được số vốn còn thiếu sẽ mang lại nỗi thất vọng cho họ. Tiếp đến, việc không vay được đủ số vốn cần sẽ tạo áp lực lên chính hộ sản xuất, kinh doanh. Áp lực từ việc phải làm sao thực hiện được kế hoạch với số vốn thiếu hụt này, việc chi tiêu như thế nào là hợp lý, cần có kết hoạch đầu tư ra sao và rất nhiều vấn đề khác, một khi không được đầu tư đến nơi đến chốn thì cơ hội đạt được thu nhập như mong muốn là điều rất khó thực hiện. Hạn mức tín dụng được định giá thấp hơn so với nhu cầu thực tế có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể thật sự do hộ sản xuất chưa tạo được niền tin với Ngân hàng thông qua kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình hoặc một lịch sử vay vốn không được tốt. Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do quá trình thẩm định, đánh giá xuất phát từ Ngân hàng chưa thật sự chuẩn xác nên dẫn đến việc cán bộ tín dụng đưa ra một hạn mức tín dụng chưa thật sự thỏa đáng. Và còn rất 10 nhiều nguyên nhân khác nữa. Vì vậy để hiểu rõ hơn cần có những nghiên cứu, phân tích cụ thể để biết được nguyên nhân của vấn đề. 2.1.3.3 Ý nghĩa vấn đề Xem xét hạn mức tín dụng mà hộ sản xuất được cấp có đáp ứng được nhu cầu thực tế hay không cho thấy được hạn mức cấp tín dụng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào. Đối với hộ sản xuất vay đúng bằng với số vốn thực tế cần thì sẽ không có gì để bàn nhưng với những hộ sản xuất vay không đúng với số vốn thực tế sẽ có rất nhiều khó khăn. Bằng việc xem xét vấn đề chịu ảnh hưởng từ những nhân tố nào có thể đưa ra được những góp ý giúp những hộ này có thể nâng cao được hạn mức tín dụng của mình từ đó đáp ứng được nhu cầu thực tế giúp nâng cao hơn kết quả hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của hộ. 2.1.4 Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng Việc Ngân hàng phải giới hạn lại hạn mức cho vay nhằm mục đích chính là để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong thời gian hợp đồng tín dụng có hiệu lực. Tùy vào mỗi hợp đồng cũng như các yếu tố khách quan khác mà hợp đồng tín dụng sẽ được quyết định giới hạn hạn mức giải ngân ra sao. Về cơ bản sẽ có nhiều loại rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt. Theo Thái Văn Đại (2012), Ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro sau: - Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả hoặc không thể chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền theo yêu cầu của các hợp đồng thanh toán hoặc chuyển đổi kịp thời nhưng với chi phí cao. Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở mức độ lớn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng và gây ra rủi ro cho toàn hệ thống. - Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất trên thị trường gây nên. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của các tổ chức tín dụng. Theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến cho thu nhập lãi của ngân hàng giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn qua phát hành trái phiếu hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường. - Rủi ro tỉ giá: là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỉ giá làm ảnh hưởng đến giá kì vọng trong tương lai. Rủi ro tỉ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt 11 động nào mà ngân lưu thu phát sinh bằng một đồng tiền trong khi ngân lưu chi phát sinh bằng một đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỉ giá. - Rủi ro tín dụng: Rủi ro này được các ngân hàng thương mại quan tâm nhiều nhất và sẽ được trình bày rõ hơn trong những phần tiếp theo. 2.1.5 Rủi ro tín dụng ngân hàng Để hiểu rõ hơn bản chất của các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng, trước tiên ta cần hiểu rõ hơn về khái niệm thế nào là rủi ro. Vì thế trong phần này trước khi trình bày về rủi ro tín dụng đề tài sẽ tìm hiểu xem như thế nào là rủi ro. a) Khái niệm về rủi ro Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn không tốt. Tuy nhiên không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro, chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải rủi ro. Từ khái niệm về rủi ro như trên có thể hiểu rằng rủi ro trong hoạt động bao gồm các biến cố ngẫu nhiên xảy ra ngoài sự mong đợi có thể tác động không tốt đến hoạt động của một tổ chức. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro là vấn đề tất yếu không thể loại trừ, nó gắn liền với hoạt động kinh doanh bất kể mọi biện pháp phòng chống, ngăn ngừa từ luật pháp, các quy định, hệ thống thanh tra, kiểm tra, bảo hiểm… Xác định được rủi ro và nắm bắt được bản chất của nó trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa ra những biện pháp hoặc đề xuất hướng giải quyết nhằm ngăn chặn, hạn chế các tổn thất trong hoạt động cho ngân hàng. b) Khái niệm về rủi ro tín dụng “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. (QĐ493/2005/QĐ-NHNN, 2005) Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng xuất hiện khi ngân hàng không thu được hoặc thu không đủ và đúng kì hạn của các khoản nợ gốc và/hoặc lãi. Rủi ro tín dụng không chỉ xuất hiện ở lĩnh vực hoạt động cho vay của ngân hàng mà còn xuất phát ở các hoạt động khác như bảo lãnh, cam kết vay vốn, chấp thuận tài trợ thương mại… Rủi ro tín dụng có tính khách quan, nó luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Đặc điểm này xuất phát từ bản chất 12 của tiền tệ trong hoạt động ngân hàng và sự bất cân xứng về thông tin giữa ngân hàng thương mại và khách hàng đi vay. Rủi ro tín dụng có tính đa dạng và phức tạp biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản vay cả gốc và lãi. Thế nhưng, khi thực hiện giao dịch tín dụng thì ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có thể hoàn thành hoặc cũng có khả năng không thể hoàn thành. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó. Rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Loại rủi ro này có thể đẩy ngân hàng vào nguy cơ phá sản, mất uy tín, gây ra tâm lí hoang mang cho người gửi tiền và từ đó có thể gián tiếp gây ra sự sụp đổ dây chuyền đến hệ thống ngân hàng vốn là kênh phân phối vốn huyết mạch cho nền kinh tế. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước liên quan do sự hội nhập đã gắn chặt mối liên hệ về tiền tệ và đầu tư của các quốc gia. Tùy thuộc vào góc độ xem xét, phân tích mà rủi ro tín dụng có nguồn gốc phát sinh khác nhau. Nếu xét dưới góc độ phát sinh từ phía khách hàng và ngân hàng thì rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: - Về phía khách hàng: Nguyên nhân chủ quan có thể do trình độ quản lí của khách hàng yếu kém. - Về phía ngân hàng: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kĩ lưỡng dẫn đến những sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (2005) và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN (2007), đưa ra những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng : - Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 / Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Nó cho biết tỷ lệ nợ mà ngân hàng không thu hồi được đúng hạn. - Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng so với tổng dư nợ. 13 - Tỷ lệ trích lập dự phòng / Tổng dư nợ: khả năng bù đắp rủi ro cho các khoản cho vay. - Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = DPRRTD được trích lập / Nợ xấu: Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng có khả năng bù đắp cho các khoản nợ xấu càng lớn. Dù là nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với hầu hết các ngân hàng hoạt động tín dụng rất quan trọng khi mà dư nợ tín dụng chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục tài sản và thu nhập từ hoạt động tín dụng là thu nhập chính trong tổng thu nhập của ngân hàng. Mặt khác, hầu hết rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục tín dụng. Vì vậy, việc tìm ra biện pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt to lớn, liên quan đến sự tồn vong, hưng thịnh của một ngân hàng. 2.1.6 Các khái niệm cơ bản Theo Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (2004), đề cập đến hiệu quả tín dụng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ như sau: - Hiệu quả tín dụng: Hiệu quả tín dụng được định nghĩa là họat động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng đạt kết quả tốt về gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ được duy trì ở mức tăng trưởng và ổn định, trong đó nợ quá hạn và nợ xấu chiếm một tỷ lệ chấp nhận được, đảm bảo thu nhập, lợi nhuận, giữ thế đứng vững vàng trong cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. - Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định. - Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời kỳ nhất định nào đó. - Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. - Nợ quá hạn: (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, 2005) 14 Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng chuyển từ tài khoản nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn được tính từ nhóm 2 đến nhóm 5. Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chí định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro cho các khoản vay, các cam kết ngoại bảng. Trên cơ sở đó, phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Trích lập DPRRTD là biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách lập một khoản tiền cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng bao gồm 2 loại: + Dự phòng cụ thể: là các khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN. + Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Hiện nay, việc phân loại nợ và trích lập DPRRTD của các NHTM Việt Nam được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chứ tín dụng và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 493/2005. 2.1.7 Các chỉ số và ý nghĩa - Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, cho biết Ngân hàng cho vay được bao nhiêu trong tổng vốn huy động. Chỉ tiêu này còn cho biết vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng không.(Thái Văn Đại, 2012) Tỷ số này 1: Vốn huy động ít không đủ cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằng nguồn vốn khác. Tỷ số này = 1: Vốn huy động được đủ cho hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng dư nợ Dư nợ/ Tổng vốn huy động = (2.1) Tổng vốn huy động 15 - Hệ số thu nợ Đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng, nó phản ánh trong một thời kì nào đó với một đồng doanh số cho vay ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Cách tính chỉ tiêu: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = (2.2) Doanh số cho vay - Vòng vay vốn tín dụng: Công thức: Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ (2.3) Dư nợ bình quân Chỉ tiêu trên có ý nghĩa đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hoặc chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, đạt hiệu quả cao. - Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng công thức: Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% (2.4) Tổng dư nợ Theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ( 2005), nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). 2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU THAM KHẢO Tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường tài chính, các Ngân hàng thương mại đều muốn mở rộng tín dụng để tăng sức cạnh tranh của mình. Trong thời gian qua đã có rất nhiều tác giả có các nghiên cứu về đề tài liên quang đến những nhân tố ảnh hưởng đến mãng tín dụng nói chung và mãng cấp tín dụng nói riêng cho các thành phần kinh tế cũng như khả năng tiếp cận vốn vay. Văn Phạm Đan Tuyến (2007), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ, đề tài đã đề cập đến sự khó khăn cũng như những rào cản trong vấn đề cung tín dụng cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Qua nghiên cứu tác giả nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng cũng như phân tích tác động của các nhân tố này đến việc cung ứng 16 tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại tại Thành phố Cần Thơ trước nhu cầu vay vốn hiện nay. Nhưng với đề tài này, tác giả Văn Phạm Đan Tuyến hướng đến chủ yếu là cung tín dụng đối với đối tượng doanh nghiệp tư nhân nên chưa đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng của Ngân hàng nói chung cho nền kinh tế. Nguyễn Cẩm Nhung (2008), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương và các Ngân hàng thương mại khác tại tỉnh Bạc Liêu. Đề tài đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng Sài Gòn Công Thương nói riêng và các Ngân hàng Thương mại khác nói chung một cách tổng quát hơn. Đồng thời, thông qua nghiên cứu tác giả còn đưa ra một số các nhân tố cơ bản ảnh hưởng để kiểm định bằng mô hình hồi qui như: Tình hình tài chính của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh, uy tính khách hàng, năng lực sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo. Từ những kết quả đó tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá và hướng đi chung cho vấn đề nghiên cứu của mình. Trên phương diện khác, khả năng tiếp cận tín dụng của các thành phần kinh tế ngày càng tốt hơn, nhưng nhìn chung chưa thực sự hiệu quả, đó là chưa nói đến khả năng sử dụng vốn vay sau khi đã được giải ngân. Võ Thị Thanh Kim Huệ (2012), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất tại huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Theo đề tài thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ sản xuất từ đó làm cho khả năng được tiếp cận vốn của nông hộ gặp nhiều bất cập. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn vay hợp lý cũng còn nhiều vướn mắc cần phải tháo gỡ. Việc mở rộng tín dụng sẽ luôn gắn liền với các rủi ro, đây là điều mà mọi Ngân hàng thương mại đều quan tâm đến. Nếu chỉ đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng mà không kèm theo những rủi ro do các nhân tố này mang lại thì sẽ là sự thiếu sót. Bên cạnh đó, Trần Ngọc Thừa (2012), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang cũng có cùng quan điểm như trên. Võ Thị Hồng Nhung (2012), phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đề tài đưa ra các nhân tố ảnh hưởng và dùng mô hình hồi qui để đi đến các nhân nào nào thực sự có ảnh hưởng. Đồng thời, đề tài nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố định tính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thông qua phỏng vấn các chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Qua việc lược khảo những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã giúp cũng cố thêm kiến thức và hình thành ý tưởng cơ bản để tiến hành phân tích, nghiên cứu hoàn thành đề tài. 17 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp có được dưới sự hỗ trợ của Phòng Tín dụng PGD Agribank Hòa Ninh, tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ số liệu hoạt động kinh doanh của Agribank Hòa Ninh. Dữ liệu thu thập bao gồm các số liệu liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cho hộ sản xuất để phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá. Số liệu được thu thập có thời gian từ 2011 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập ngẫu nhiên bằng cách phỏng vấn những hộ sản xuất trên địa bàn mà PGD Agribank đã cấp tín dụng. 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê - phân tích, phương pháp tổng hợp,… đồng thời, đề tài sử dụng thêm cả kỷ thuật so sánh nhằm phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu. Với kỷ thuật so sánh, tác giả sử dụng: - So sánh số tuyệt đối: Là lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước để thấy sự chênh lệch. Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có sự biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế nhằm đưa ra biện pháp khắc phục. Công thức : ∆y = y1 – y0 (2.5) Trong đó: ∆y : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1: Là chỉ tiêu của năm sau y0 : Là chỉ tiêu của năm trước - So sánh số tương đối: Là lấy giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị tương đối của năm trước. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Công thức : y1 (2.6) x 100% – 100% ∆y = y0 Trong đó: ∆y : Là tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu y1: Là chỉ tiêu của năm sau y0 : Là chỉ tiêu của năm trước 18 Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số các kiến thức về hồi quy để kiểm định mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong mô hình xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất trên địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long. Từ đó phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng để đề ra các biện pháp, phương hướng cải thiện các yếu tố khiếm khuyết còn vướn mắc. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất tại 6 ấp, ấp Hòa Lợi; ấp Hòa Thuận; ấp Hòa Quí; ấp Hòa Phú; ấp Bình Thuận 1; ấp Bình Thuận 2, của địa bàn xã Hòa Ninh, tỉnh Vĩnh Long dựa trên bảng câu hỏi đã có sẵn. Trong đề tài, tác giả có sử dụng mô hình hồi qui có dạng: Y * = β0 + β1X1 + β2X2 + ….+ βnXn + u (2.7) Trong đó: Y *: biến phụ thuộc, và là biến nhị phân mang giá trị 1 hoặc 0, với: Y=1 : Hộ sản xuất được vay đúng số vốn cần thiết Y=0 : Hộ sản xuất được vay thấp hơn số vốn cần thiết Xi: ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu là biến độc lập β0: hệ số chặn βi: hệ số góc u: yếu tố ngẫu nhiên Mô hình được sử dụng trong đề tài thuộc dạng mô hình probit. Với mô hình sẽ giúp xác định những nhân tố nào ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu. Cơ sở để đưa các biến nghiên cứu vào mô hình là dựa vào những nghiên cứu trước đây đã được đề cập đến ở phần lượt khảo tài liệu, cùng với sự góp ý của phòng tín dụng PGD Agribank Hòa Ninh. Cụ thể mô hình nghiên cứu có dạng cụ thể như sau: Y*= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + u Trong đó, các biến mang một ý nghĩa cụ thể và được diễn giải chi tiết như sau: Y* là biến phụ thuộc và là biến nhị phân mang giá trị bằng 1 nếu như hộ sản xuất vay đúng bằng nhu cầu, bằng 0 nếu hộ sản xuất được vay thấp hơn số nhu cầu. X1 là biến chỉ số tiền, số vốn cần vay của hộ sản xuất. Theo Võ Thị Hồng Nhung (2012), số tiền cần vay là số vốn cần thiết mà hộ vay cần đạt được để có thể bổ xung đủ vốn cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, dù là khách hàng cũ hoặc mới thì số tiền cần vay mà hộ vay trình bày với cán bộ tín dụng được xem như thước đo để phát vay sau khi các công tác thẩm định cần thiết được hoàn tất. Thông thường với những món vay càng lớn thì cơ hội vay 19 đúng bằng nhu cầu là không cao, vì món vay lớn cơ hội gặp rủi ro cũng sẽ lớn nên Ngân hàng phải dè chừng và làm giảm rủi ro đến mức thấp nhất có thể khi trường hợp xấu nhất xảy ra, với món vay càng lớn thì khả năng bị giới hạn lại mức giải ngân phát vay cũng lớn theo. Các món vay nhỏ thông thường dưới 100 triệu đồng hầu như sẽ ít khi bị giới hạn lại mức cấp tín dụng, vì đơn giản với món vay nhỏ thì việc nguy cơ rủi ro cũng ít lại, đồng thời với món vay nhỏ luôn có giá trị tài sản thế chấp lớn hơn rất nhiều so với giá trị món vay, điều này tạo áp lức đến việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng. Vấn đề cần làm là dựa vào mô hình xem xét biến số tiền cần vay có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho món vay của hộ vay hay không. X2 là giới tính của chủ hộ. Theo Trần Ngọc Thừa (2012), biến giới tính chủ hộ X2 là biến giả và được mã hóa bằng 1 nếu là nữ và bằng 0 nếu là nam. Trong thực tế, chủ hộ là nam chiếm một con số lớn hơn rất nhiều, chưa kể đến việc mối quan hệ của chủ hộ là nam thường rộng hơn chủ hộ là nữ, vì thế có thể nói khi vay vốn đối với chủ hộ nam sẽ có phần dễ dàng hơn, cũng đồng nghĩa với việc sẽ ít bị giới hạn lại số tiền được vay hơn so với chủ hộ nữ. Nhưng cũng không thể khẳng định với chủ hộ nữ chắc hẳn sẽ bị giới hạn lại món vay. Cho nên, mô hình sẽ xem xét giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ vay hay không. Vì theo khảo sát cho thấy những món vay thường được sự đồng ý từ cả vợ lẫn chồng cũng như các thành viên trong gia đình khi đủ tuổi. X3 là địa vị xã hội của chủ hộ. Theo Võ Thị Thanh Kim Huệ (2012), với biến chỉ địa vị xã hội của chủ hộ thì đây là biến giả và được mã hóa bằng 1 nếu có quen biết, thân thiết với Ngân hàng, bằng 0 nếu không có mối quan hệ quen biết nào với Ngân hàng. Trên thực tế với sự quen biết thì các công tác sẽ dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Với Ngân hàng cũng vậy, nều chủ hộ vay có người thân, hay có quan hệ quen biết với người là nhân viên hoặc công tác tại Ngân hàng thì việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn so với những hộ vay không có mối quen biết. Đồng thời, với mối quen biết thì những hộ vay này sẽ ít khi bị giới hạn lại mức vốn vay mà họ đề xuất. Mô hình sẽ xem xét nếu hộ vay có sự quen biết, cũng như xem xét hộ vay nếu không có mối quen biết thì có bị giới hạn lại mức giải ngân hay không. Đề tài mong muốn biến này sẽ không ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu. X4 là số lần trễ hẹn của hộ sản xuất. Theo như lý thuyết cũng như góp ý từ PGD Agribank Hòa Ninh thì việc trễ hẹn món vay là điều thường xảy ra và Ngân hàng không thể đoán biết được chuyện này, nguyên nhân có thể do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan nhưng dù thế nào thì nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối nguồn vốn của Ngân hàng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Với những khách hàng thường xuyên trễ hẹn, cũng 20 như trễ hẹn nhiều lần thì khi có nhu cầu vay mới lại Ngân hàng sẽ dè chừng hơn để giảm bớt những rủi ro hơn nữa. Trong các hình thức áp dụng thì việc giới hạn lại số vốn khách hàng thực tế được vay là không thể tránh khỏi. Bằng các hình thức thẩm định kỹ càng hơn, cũng như buộc khách hàng cam kết không để trễ hẹn chỉ làm giảm rủi ro trễ hẹn của khách hàng trên lý thuyết. Sở dĩ nói như vậy là vì, dù có thẩm định kỹ đến mức nào, buộc khách hàng cam kết ra sao thì khi có một vài yếu tố khách quan hoặc chủ quan không mong muốn xảy ra có thể dẫn đến việc Ngân hàng lại mất cân đối nguồn vốn, vấn đề trở lại như cũ không có khác biệt gì nhiều. Nhưng khi giới hạn lại món vay dù rủi ro xảy ra thì mức ảnh hưởng cũng đã bị giới hạn lại, nếu xem xét với những món vay lớn thì đây là hình thức hiệu quả để áp dụng. Vì vậy mà đề tài đưa biến diễn tả số lần trễ hẹn của khách hàng vào mô hình để xem xét biến có thực sự ảnh hưởng đến giới hạng cấp tín dụng cho hộ sản xuất trên địa bàn hay không. X5 là biến diễn tả kỳ vọng kết quả của kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Cũng theo góp ý của PGD Agribank Hòa Ninh thì với những kế hoạch sản xuất, kinh doanh có tính khả thi càng cao và thu lợi càng lớn thì Ngân hàng càng thích cho vay hơn. Biến X5 thuộc dạng biến phụ thuộc và được phân loại bằng 0 nếu có tính khả thi không cao, bằng 1 nếu tính khả thi cao hoặc rất cao. Theo lý thuyết, nếu như kế hoạch hứa hẹn đem lại một kết quả cực kỳ tốt thì việc kỳ vọng của Ngân hàng sẽ sao hơn rất nhiều. Mức kỳ vọng được đo bằng kết quả thẩm định kết hoạch sản xuất, kinh doanh của Ngân hàng đối với kế hoạch đó. Với mức kỳ vọng càng cao thì việc bị giới hạn lại số tiền thực tế hộ vay được sẽ thấp đi, và thấp hơn so với những hộ vay có mức kỳ vọng vào kết hoạch sản xuất, kinh doanh là không cao, và đương nhiên đối với những kế hoạch này để giảm đi tính rủi ro của món vay thì Ngân hàng sẽ giảm bớt lại số tiền thực tế mà hộ vay vốn nhận được, điều này đồng nghĩa với việc hộ vay đã chịu sự giới hạn tín dụng từ Ngân hàng. Bằng cách đưa vào mô hình biến kỳ vọng kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ vay để xem thực tế biến có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ vay hay không. X6 là biến chỉ trình độ học vấn của chủ hộ, và được đo bằng đơn vị lớp. Theo Trần Ngọc Thừa (2012), với những khách hàng là chủ hộ có trình độ càng cao thì khả năng kế hoạch sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao sẽ cao hơn những khách hàng là chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn hoặc mù chữ. Bởi nếu trình độ càng cao thì khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học lẫn tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trường sẽ tốt hơn, từ đó giúp cho công tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn rất nhiều. Mặt khác với những khách hàng là chủ hộ có trình độ cao thường có mối quan hệ quen biết rộng rãi hơn, hoặc là cán bộ nhà nước công tác trên địa bàn. Với những ưu thế đó, nhóm khách 21 hàng có trình độ học vấn càng cao có khả năng được vay vốn một cách ưu tiên hơn, cũng như sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn trong công tác thẩm định từ đó nguồn vốn được giải ngân có thể đúng bằng nhu cầu cần vay. Đối với nhóm khách hàng có trình độ trung bình hoặc mù chữ thì xác suất để không bị giới hạn lại món vay ắc hẳn sẽ cao hơn. Điều này cũng dễ hiểu, vì với trình độ không cao thì việc tính toán, áp dụng kiến thức, kinh nghiệm cần thiết sẽ hạn chế hơn, từ đó dẫn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh không thể đạt kết quả cao nhất. Tuy vậy, cũng chưa thể chắc rằng chủ hộ có trình độ cao hơn sẽ có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn so với chủ hộ có trình độ trung bình, mù chữ vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Với những lý thuyết được trình bày, đề tài đưa biến trình độ học vấn của chủ hộ vào mô hình để kiểm định một cách chính xác hơn rằng có thật chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ không bị giới hạn lại số lượng cấp tín dụng, còn chủ hộ có trình độ thấp hơn, ở mức trung bình, hoặc mù chữ sẽ bị hạn chế lại mức vốn vay so với nhu cầu thực tế. X7 là biến mô tả thời hạn tín dụng, biến được đo lường bằng đơn vị năm. Theo Võ Thị Hồng Nhung (2012), thông thường thì món vay có thời hạn càng ngắn thì lãi suất càng cao, món vay có thời hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng ngắn. Vì điều này nên khách hàng vay vốn luôn xem xét, tính toán xem thời hạn như thế nào là hợp lý và có lợi nhất cho món vay. Nhưng đó là trên phương diện của khách hàng vay vốn, với Ngân hàng khi khách hàng quyết định thời hạn vay vốn bao lâu thì công việc trước tiên là xem xét với thời hạn như vậy có hợp lý hay không, và có cần thiết hay không, thời hạn vay như vậy có đủ để kế hoạch sản xuất thu được hiệu quả cao nhất hay với thời hạn này món vay có mang lại rủi ro cho Ngân hàng. Từ những xác minh cũng như kết quả thẩm định đó Ngân hàng xem xét có nên giới hạn lại số vốn giải ngân cho khách hàng hay không, qua đó giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng. Với món vay có thời hạn ngắn thì cơ hội hứng chịu rủi ro là không cao so với những món vay có thời hạn trung và dài. Xét về PGD Agribank Hòa Ninh nói riêng và hệ thống Agribank Việt Nam nói chung thì trong những năm gần đây với chính sách thận trọng hơn trong công tác tín dụng để hạn chế rủi ro trên thị trường tài chính chưa được khởi sắc, việc ưu tiên cho những món phát vay thời hạn ngắn là dễ hiểu, bên cạnh đó sẽ là việc giới hạn lại khoản cấp tín dụng cho món phát vay này cũng giảm đi so với những món phát vay có thời hạn trung và dài hạn. Để biết chính xác rằng thời hạn vay vốn có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ vay hay không, đề tài đưa biến thời hạn tín dụng vào mô hình để kiểm định chi tiết hơn. X8 là biến thu nhập của hộ vay, biến được đo lường bằng đơn vị triệu đồng/tháng. Theo Trần Ngọc Thừa (2012), Ngân hàng thường thích cho những hộ vay có thu nhập cao vay vốn, bởi những hộ này có khả năng trả nợ những 22 món vay cao hơn, Ngân hàng ít chịu rủi ro hơn. Trong khi cho vay những hộ có thu nhập thấp thì cơ hội thu hồi vốn cũng sẽ không cao bằng, chưa kể Ngân hàng phải hứng chịu mức rủi ro cao hơn. Dù là hộ vay đã vay nhiều lần hay ít vay hoặc chưa khi nào vay vốn thì cũng đều được Ngân hàng thẩm định về mức thu nhập. Thu nhập ở đây được hiểu là mức thu nhập bình quân trên tháng của hộ dựa trên thu nhập từ sản xuất, kinh doanh cộng với những thu nhập không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Với những hộ có mức thu nhập bình quân hàng tháng cao sẽ tạo được sự an tâm nhất định cho Ngân hàng nếu phát vay, vì vậy sẽ ít trường hợp bị giới hạn khoản cấp tín dụng cho những hộ vay vốn này. Với những hộ vay vốn có thu nhập thấp, thì điều này không tạo được cho Ngân hàng sự an tâm cần thiết về món phát vay chính vì thế Ngân hàng có thể giảm bớt lại giới hạn cấp tín dụng cho họ, cũng như để giảm bớt những rủi ro nhất định cho chính Ngân hàng. Bằng cách đưa vào mô hình khảo sát biến thu nhập của hộ vay sẽ xem xét được biến có thật sự ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ vay hay không. X9 là biến diễn tả mục đích vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh. Theo Võ Thị Thanh Kim Huệ (2012), biến X9 là một biến giả được mã hóa bằng 1 nếu nguồn vốn vay được dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh như nông nghiệp, buôn bán, kinh doanh các loại hình dịch vụ,… và biến được mã hóa bằng 0 nếu nguồn vốn vay được sử dụng vào mục đích khác như vay dùng cho chi tiêu, giáo dục, y tế,… Trên thực tế không riêng gì Ngân hàng Agribank mà hầu hết các Ngân hàng đều thích cho vay với mục đích sản xuất, kinh doanh hơn là nhằm những mục đích khác. Bởi nếu khách hàng vay vốn dùng cho sản xuất, kinh doanh thì nguồn vốn vay sẽ được sử dụng để đầu tư, từ đó có cơ hội thu được lợi nhuận và sẽ có thể trả lại vốn cùng lãi cho Ngân hàng. Với những mục đích vay vốn không phục vụ cho công tác sản xuất, kinh doanh như vay chi cho tiêu dùng, giáo dục, y tế,… thì khả năng sinh lời là thấp hơn rất nhiều, chưa kể đến những trường hợp thời gian sinh lời là khá dài, điều này tạo ra những rủi ro nhất định cho món phát vay của Ngân hàng. Vì vậy mà với những khách hàng vay vốn để sản xuất, kinh doanh được Ngân hàng rất ưa thích, nên trên phương diện nào đó việc giới hạn lại khoản cấp tín dụng cho nhóm những khách hàng này cũng sẽ giảm đi. Với nhóm những khách hàng vay vốn nhằm những mục đích không có khả sinh lời ngay sẽ vấp phải sự thận trọng của Ngân hàng, và để tránh cũng như giảm một cách tối đa những rủi ro thì việc giới hạn lại khoản cấp tín dụng là công tác dễ làm và hiệu quả nhất. Để biết được một cách chính xác hơn rằng mục đích vay vốn có tác động đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ vay hay không, đề tài đưa biến mục đích vay vốn vào mô hình để kiểm định từ kết quả mô hình hồi qui sẽ cho đề tài một kết quả chính xác nhất. 23 Giả định Y có quy luật phân phối xác suất, các biến độc lập Xi không phải biến ngẫu nhiên, giá trị của chúng được cho trước. Bảng 1: Mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng Kí hiệu Mô tả Kỳ vọng Số tiền cần vay + X1 Giới tín của chủ hộ +,X2 Địa vị xã hội của khách hàng X3 Số lần trễ hẹn + X4 Kỳ vọng kết quả của kế hoạch sản xuất, kinh doanh + X5 Trình độ của chủ hộ X6 Thời hạn tín dụng +,X7 Thu nhập của hộ vay X8 Mục đích vay vốn +,X9 Phân tích hồi quy sẽ giải quyết các vấn đề về việc ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của các biến độc lập và kiểm định bản chất của sự phụ thuộc này. Sau cùng sẽ đưa ra dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị của các biến độc lập. 24 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH AGRIBANK HÒA NINH 3.1 TỔNG QUAN VỀ PGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÒA NINH (PGD AGRIBANK HÒA NINH) 3.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(Agribank Việt Nam)2 Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Tên giao dịch nước ngoài của Ngân hàng: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, được thành lập ngày 26/3/1988. Được thành lập theo quyết định số 400 - CP. Điều 1 của quyết định này chỉ rỏ Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 33 – HĐBT ngày 26/3/1988. Với số vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Lúc mới thành lập Ngân hàng này mang tên Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam. Mỗi tỉnh, thành phố có một chi nhánh trực thuộc hay Ngân hàng khu vực. Đến cuối năm 1990, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Và đến cuối năm 1996, Ngân hàng được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Năm 2003, chủ tịch nước đã trao tặng Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007 vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện. Agribank có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí trên khắp toàn quốc với hơn 40.000 cán bộ nhân viên, Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại Số 2, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: Top 10 giải Sao Vàng Đất Việt, Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công thương công nhận, Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng 2 Thông tin từ website Agribank Việt Nam năm 2013 25 thương mại, đồng thời HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ. Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cũng trong năm 2011, Agribank được bình chọn là “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất”, được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ”, ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần. Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam. 3.1.2 Khái quát về PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long 3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long Do nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều ở các xã: Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Hòa Ninh nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đi lại vay vốn ở NHNN & PTNT huyện Long Hồ gặp nhiều khó khăn do giao thông đi lại không được thuận lợi vì đây là vùng đất phù sa nằm giữa sông Tiền. Chính vì vậy, Ban giám đốc NHNN & PTNT huyện Long Hồ đã quyết định thành lập Phòng giao dịch Hòa 26 Ninh (Chi nhánh cấp 3) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho khách hàng. Tháng 10 năm 1994, NHNN & PTNT huyện Long Hồ - Phòng giao dịch Hòa Ninh được thành lập và chính thức đưa vào hoạt động. Phòng giao dịch có trụ sở đặt tại Ấp Bình Thuận 1 – Xã Hòa Ninh – Huyện Long Hồ Tỉnh Vĩnh Long, là một Phòng giao dịch trực thuộc NHNN & PTNT huyện Long Hồ, đi vào hoạt động trên cơ sở đội ngũ cán bộ công nhân viên và số dư tiền vay, tiền gửi nhận bàn giao của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Long Hồ. Từ khi thành lập đến nay, NHNN & PTNT huyện Long Hố - Phòng giao dịch Hòa Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tình hình huy động vốn và hoạt động cho vay ngày càng tăng. Ngân hàng đã kịp thời đầu tư và từng bước đa dạng hóa các hình thức dịch vụ mới, hình thức kinh doanh mới, đầu tư các loại máy móc thiết bị hiện đại và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên để từng bước đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn. Từ đó góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã. Qua gần 20 năm hoạt động, Phòng giao dịch Agribank Hòa Ninh đã khẳng định được vai trò và vị trí quang trọng của mình tại nơi đây. 3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức tại PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức Giám Đốc Phó Giám Đốc Tổ tín dụng Tổ kế toán – Ngân quỹ Bảo vệ Hình 2: Cơ cấu tổ chức của các phòng ban NHNN & PTNT huyện Long Hồ PGD Hòa Ninh b) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc: Giám đốc NHNN & PTNT chi nhánh Hòa Ninh do Giám đốc NHNN & PTNT tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng và là người quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau: 27 - Xem xét nội dung thẩm định tín dụng do tổ tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm pháp lý về quyết định của mình. - Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, các hồ sơ giấy tờ có liên quan do Ngân hàng và khách hàng cùng lập. - Chỉ đạo điều hành và quyết định các biện pháp về việc xử lý thu nợ, cho gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn, chuyển nợ quá hạn và thực hiện các chế tài tín dụng khác đối với khách hàng khi vi phạm hợp đồng tín dụng. - Có trách nhiệm trong những vấn đề về công tác tổ chức cán bộ như: khen thưởng, kỷ luật,… - Tổ chức thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Phó Giám đốc: Phó Giám đốc NHNN & PTNT chi nhánh Hòa Ninh do Giám đốc NHNN & PTNT tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm, là người trực tiếp điều hành quản lý, hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thực hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh mà Giám đốc đã giao phó. Tổ tín dụng: - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Thẩm định, đề xuất cho vay và hoàn thiện bộ hồ sơ cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Kiểm tra vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn. Đề nghị xử lý nợ như: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, dãn nợ,… Bộ phận kế toán: - Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tài khoản khác. - Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao các chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán các khoản tiền lương đối với cán bộ Ngân hàng. 28 - Hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhằm phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh đó. Bộ phận ngân quỹ: - Trực tiếp thu và giải ngân khi có phát sinh trong ngày, kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày. - Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn. Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và trật tự cho Ngân hàng. 3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PGD AGRIBANK HÒA NINH GIAI ĐOẠN 2011 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội Hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Việt Nam cũng như PGD Agribank Hòa Ninh nói riêng từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thách thức, các bất ổn vĩ mô ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức to lớn đó vẫn tồn tại những mặt thuận lợi nhất định giúp các ngân hàng đủ sức vượt qua khó khăn, hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững. Những thuận lợi. Giai đoạn 2011 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, kinh tế thế giới và khu vực vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế có xu hướng chựng lại. Vòng xoáy bất ổn vĩ mô gia tăng nhưng nhìn chung khả năng một cuộc khủng hoảng trên diện rộng ít có thể xảy ra, các quốc gia dần thoát ra khỏi khủng hoảng và có xu hướng tăng trưởng mới. Hợp tác, phát triển, mở rộng đầu tư vẫn là xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Do ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Việt Nam được xem như một điểm sáng sau khủng hoảng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Kinh tế cả nước nói chung và kinh tế khu vực nói riêng có nhiều khởi sắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiền tệ trên địa bàn. Bên cạnh đó, với việc địa bàn có diện tích rộng, là nơi có đầy đủ những điều kiện để phát triển về cả nông nghiệp, dịch vụ; đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn; có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng nhiều góp phần cùng với hộ sản xuất đóng vai trò là những nhân tố chủ đạo thúc đẩy sự phát triển của khu vực ngân hàng. Hệ thống cơ chế, chính sách của Chính phủ nói chung và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long cũng như lãnh đạo địa bàn nói riêng ngày càng được bổ sung, hoàn 29 thiện, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên địa bàn. Những khó khăn. Song song với những thuận lợi nêu trên, kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long cũng như địa bàn nghiên cứu nói riêng tồn tại không nhỏ những thách thức, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngành ngân hàng. Có thể kể đến như sau: Bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng, lạm phát tăng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của những đối tượng vay vốn. Tình trạng ứ đọng vốn của ngân hàng gia tăng do huy động vốn nhưng không thể cho vay bởi khách hàng không đáp ứng được yêu cầu lãi suất từ phía ngân hàng. Số lượng các doanh nghiệp phá sản, hộ sản xuất, kinh doanh làm ăn thua lỗ nhiều dẫn đến mất khả năng chi trả cho ngân hàng. Nợ xấu tăng cao, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm. Chính sách tín dụng của ngân hàng trở nên khắt khe hơn, xu thế tập trung vào các khách hàng tốt làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn. Mặc dù có nhiều cải thiện về hành lang pháp lý nhưng thủ tục hành chính phức tạp vẫn là rào cản ảnh hưởng tới khách hàng vay vốn. Từ đó làm cản trở đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tất cả thuận lợi cũng như khó khăn trên đan xen vào nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa nảy sinh nhiều thách thức ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Agribank Vĩnh Long nói chung và PGD Agribank Hòa Ninh nói riêng. 3.2.2 Sơ lược về hoạt động tín dụng 3.2.2.1 Hoạt động tín dụng Bảng 3.1: Doanh số cho vay phân theo ngành Năm 6 tháng đầu 2013 2011 Dư nợ Tỷ Ngành kinh tế (triệu trọng đồng) (%) Nông nghiệp 91.742 92,50% Thương nghiệp – Dịch vụ 6.750 6,81% Khác 689 0,69% Tổng 99.181 100% 2012 Dư nợ Tỷ Dư nợ Tỷ (triệu trọng (triệu trọng đồng) (%) đồng) (%) 115.374 96,33% 127.198 95,66% 3.495 2,92% 4.275 3,22% 900 0,75% 1.503 1,13% 119.769 100% 132.976 100% Nguồn: Số liệu cung cấp bởi PGD Agribank Hòa Ninh Đặc thù trong hoạt động của Agribank là tập trung phục vụ cho phát triển nông nghiệp – nông thôn, tín dụng vì mục tiêu “tam nông” – một lĩnh vực chịu tác động lớn của yếu tố tự nhiên nên rất dễ phát sinh các khoản tín dụng 30 có chất lượng thấp. Trong những năm qua, PGD Agribank Hòa Ninh đã quan tâm rất nhiều đến việc kiểm soát tỉ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động tín dụng, thực hiện các chính sách an toàn trong cho vay. Song song đó, cơ cấu tín dụng từng bước dịch chuyển theo hướng tích cực, đa dạng hóa. Bên cạnh đó, do đặc thù của vùng kinh tế nên hầu như không xuất hiện đối tượng vay vốn thuộc thành phần công nghiệp. Đây là một đặc trưng riêng của địa bàn nghiên cứu. Với địa hình là một vùng đất nổi lên giữa sông thì đây không phải là nơi thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, nhưng đó lại là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái cũng như những dịch vụ kèm theo khác. Bảng 3.1 cho thấy, hoạt động tín dụng của PGD Agribank Hòa Ninh tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp là chính, khi tỷ trọng doanh số cho vay đối với khu vực nông nghiệp luôn chiến trên 90% tổng doanh số qua các năm. Bởi lẽ PGD Agribank Hòa Ninh tọa lạc tại địa bàn với nguồn thu kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, với đa phần diện tích được tập trung vào sản xuất nông nghiệp và kinh doanh các loại hình liên quan đến nông nghiệp. Vì vậy cho vay nông nghiệp tất yếu trở thành hoạt động tín dụng ưu tiên. Cho vay đối với khu vực sản xuất phi nông nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ và biến động là không đáng kể, điều này cho thấy được tính ổn định trong hoạt động ở địa bàn cũng như chính sách tín dụng nhất quán của PGD Agribank Hòa Ninh. Và với việc PGD Agribank Hòa Ninh hướng đến định hướng “tam nông” trong chính sách tín dụng thì trong thời gian tới thì hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế nông nghiệp sẽ tiếp tục được chú trọng. Ghi chú: 6.2013 mô tả 6 tháng đầu năm 2013 Nguồn: Số liệu cung cấp bởi PGD Agribank Hòa Ninh Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng doanh số cho vay các ngành kinh tế 31 3.2.2.2 Thực trạng quản lý tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 a) Tình hình dư nợ Bảng 3.2: Dư nợ theo ngành kinh tế Năm Ngành kinh tế Nông nghiệp Thương nghiệp – Dịch vụ Khác Tổng 2011 Dư nợ Tỷ (triệu trọng đồng) (%) 61.161 92,50% 4.500 6,81% 459 0,69% 66.120 100% 2012 Dư nợ Tỷ (triệu trọng đồng) (%) 76.915 96,33% 2.330 2,92% 600 0,75% 79.845 100% 6 tháng đầu 2013 Dư nợ Tỷ (triệu trọng đồng) (%) 84.807 95,66% 2.850 3,22% 1.002 1,13% 88.659 100% Nguồn: Số liệu cung cấp bởi PGD Agribank Hòa Ninh Vì tính đặc thù của địa bàn nên cơ cấu dự nợ cũng tập trung vào thành phần kinh tế nông nghiệp. Bảng 3.2 cho thấy, có đến hơn 90% dư nợ được tập trung vào nông nghiêp qua các năm trong khi đối với các thành phần kinh tế khác dư nợ tập trung là rất nhỏ. Điều này cho thấy tỷ trọng dư nợ được tập trung vào thành phần kinh tế nông nghiệp là hợp lý vì doanh số cho vay cũng được tập trung vào thành phần kinh tế này. Do đó, càng thấy rõ được định hướng tương lại của PGD Agribank Hòa Ninh là tập trung phát triển vào nhóm hộ sản xuất, kinh doanh liên quan đến nông nghiệp sao cho phù hợp với tính chất của địa bàn cũng như phương hướng đã được đề ra cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Theo đó, ắc hẳn trong thời gian tới với phương hướng hiện tại công tác tín dụng đối với hình thức kinh tế nông nghiệp sẽ trở nên khắc khe hơn, việc hộ vay vốn bị giới hạn hạn mức cấp tín dụng có thể cũng sẽ ngày càng gia tăng. b) Tình hình dư nợ quá hạn Bảng 3.3: Dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế Năm Ngành kinh tế Nông nghiệp Thương nghiệp – Dịch vụ Khác Tổng 6 tháng đầu 2013 2011 2012 Dư nợ Tỷ Dư nợ Tỷ Dư nợ Tỷ trọng (triệu trọng (triệu trọng (triệu (%) đồng) (%) đồng) (%) đồng) 225 65,22% 360 62,07% 240 63,16% 120 34,78% 180 31,03% 140 36,84% 0 0% 40 6,90% 0 0% 345 100% 580 100% 380 100% Nguồn: Số liệu cung cấp bởi PGD Agribank Hòa Ninh 32 Ghi chú: 6.2013 mô tả 6 tháng đầu năm 2013 Nguồn: Số liệu cung cấp bởi PGD Agribank Hòa Ninh Hình 3.2: Cơ cấu dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế Dư nợ quá hạn của PGD Agribank Hòa Ninh luôn được duy trì ở một tỷ trọng nhất định, tuy con số này là không cao và vẫn nằm trong ngưỡng cho phép nhưng việc vẫn còn tồn tại dư nợ quá hạn chứng tỏ rằng công tác tín dụng thật sự là chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, việc dư nợ quá hạn tập trung nhiều vào thành phần kinh tế nông nghiệp cũng là điều dễ hiểu, bởi trên 90% doanh số cho vay tập trung vào nông nghiệp. Với tình trạng hiện tại thì trong tương lai, hộ sản xuất, kinh doanh có liên quan đến nông nghiệp sẽ phải chịu một áp lực rất lớn từ phía Ngân hàng để gia tăng chất lượng của món phát vay. Khi ấy, việc giới hạn lại khoản cấp tín dụng sẽ gia tăng hơn đối với nhu cầu tín dụng cuả hộ sản xuất, kinh doanh. 3.2.2.3 Một số hạn chế trong hoạt động tín dụng và quản lí tín dụng của PGD Agribank Hòa Ninh Không thể phủ nhận PGD Agribank Hòa Ninh đã có những bước tiến quan trọng về quy mô và trình độ phát triển, song hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, có thể chỉ ra như sau: Thứ nhất, công tác thẩm định tín dụng chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng sau khi cho vay chưa được tuân thủ tốt theo quy trình làm phát sinh nhiều vấn đề từ phía khách hàng mà cán bộ tín dụng bị động khi có tình huống xấu phát sinh. 33 Thứ hai, việc tính toán nhu cầu vốn vay chưa hợp lí, hầu như chỉ tính toán một tỉ lệ phần trăm trên hóa đơn của khách hàng, chưa quan tâm đến nguồn vốn khách hàng có thể tự tài trợ cho hoạt động của mình. Thứ ba, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu trong khi hoạt động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, kết quả mang lại từ hoạt động tín dụng chưa tương xứng với rủi ro ngân hàng phải đối mặt. Thứ tư, công tác quản trị rủi ro chưa thật sự hoàn thiện, việc đánh giá, kiểm soát rủi ro vẫn còn dấu hiệu lúng túng; coi trọng tài sản đảm bảo trong việc hạn chế rủi ro. Khi có sự cố phát sinh từ phía khách hàng thì hầu như biện pháp xử lí tài sản thế chấp, tố tụng pháp luật là cách hành xử chủ yếu của cán bộ tín dụng. 3.2.3 Định hướng hoạt động của PGD Agribank Hòa Ninh đến năm 3 2020 Để góp phần thực hiện mục tiêu và định hướng phát triển Agribank Việt Nam, PGD Agribank Hòa Ninh phấn đấu trở thành một trong những phòng giao dịch mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho chi nhánh Agribank huyện Long Hồ cũng như tỉnh Vĩnh Long. Những mục tiêu đó là: Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần, giữ vững uy tín và thương hiệu của PGD Agribank Hòa Ninh, Agribank chi nhánh huyện Long Hồ, chi nhánh tỉnh Vĩnh Long. Để làm được điều này, PGD Agribank Hòa Ninh đặt ra những mục tiêu cụ thể: Đó là, duy trì tổng nguồn vốn huy động của năm sau cao hơn năm trước từ 20% đến 25%. Đồng thời đưa tổng dư nợ của năm sau tăng từ 15-17% so với năm trước và đảm bảo tăng trưởng theo đúng cơ chế, kế hoạch quy định. Bên cạnh đó là việc duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép, luôn dưới 3%. Lợi nhuận đến năm 2020 sẽ tăng lũy tiến hàng năm. Với những mục tiêu trước mắt và lâu dài nêu trên cùng với những giải pháp, lộ trình thực hiện đã được vạch sẵn cho thấy quyết tâm của Ban Lãnh đạo PGD Agribank Hòa Ninh trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu Agribank, tăng cường sức mạnh tài chính để đủ sức cạnh tranh với các định chế tài chính khác trên địa bàn. Để thực hiện định hướng phát triển nêu trên, ngoài các chương trình kế hoạch mang tính tổng quát mà PGD Agribank Hòa Ninh đã và đang triển khai thực hiện; PGD Agribank Hòa Ninh cũng cần có những chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả công tác quản lí rủi ro tín dụng. Một trong những hành động đó là kiện toàn công tác tín dụng – công cụ quan trọng trong việc xây dựng chính sách tín dụng và quản lí rủi ro tín dụng phục vụ cho chiến lược hoạt động của ngân hàng. 3 Định hướng hoạt động đến năm 2020 PGD Agribank Hòa Ninh 34 Tuy họat động tín dụng tập trung chủ yếu vào nông nghiệp mang lại cho Ngân hàng một số những rủi ro nhất định vì phải phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, nhưng trên phương diện khách quan nhìn nhận thì không phải không có những điểm thuận lợi. Việc tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế nông nghiệp sẽ làm cho hoạt động tín dụng của PGD Agribank Hòa Ninh trở nên chuyên hơn. Bên cạch đó, với phương hướng hoạt động của Agribank là tập trung cho nông nghiệp thì đây được xem là điều kiện thuận lợi cho chính Ngân hàng. Nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn hiện diện đó bản thân Agribank Hòa Ninh cũng đã đưa ra cho mình những phương hướng phát triển cụ thể để có thể phát triển phù hợp nhất với điều kiện chung của địa bàn nơi đây. 35 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG CHO HỘ SẢN XUẤT TẠI ĐỊA BÀN XÃ HÒA NINH TỈNH VĨNH LONG 4.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TÍNH ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Tổng quan về hộ sản xuất thông qua số liệu điều tra Dựa vào số liệu điều tra về hộ sản xuất vay vốn tại Agribank Hòa Ninh, tỉnh Vĩnh Long có được những thông tin tổng quan liên quan đến những hộ sản xuất. Để từ đó có một cách nhìn tổng quát hơn về hộ sản xuất trên địa bàn xã Hòa Ninh, tỉnh Vĩnh Long. Bảng 4.1: Tổng quan về hộ sản xuất trên địa bàn điều tra Chỉ tiêu Tuổi trung bình của chủ hộ (tuổi) Tỉ lệ chủ hộ là nữ (%) Học vấn trung bình của chủ hộ (lớp) Tỉ lệ chủ hộ có mối quan hệ quen biết với ngân hàng (%) Số thành viên trung bình của hộ (người) Số thành viên trong độ tuổi lao động trung bình (người) Thu nhập bình quân trên tháng của hộ (triệu đồng) 49 28,79 6 31,82 5 3 10,93 Nguồn: Theo thống kê từ số liệu điều tra đến 6 tháng đầu năm 2013 Kết quả điều tra tổng quan về hộ sản xuất được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 49 đến 50 tuổi, trong đó hơn 2/3 chủ hộ là nam. Điều này mang lại nhiều thuận lợi cho hộ sản xuất nơi đây. Thứ nhất, với độ tuổi này có thể nói đây là độ tuổi chín của kinh nghiệm sản xuất. Hộ sản xuất tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm sản xuất, kinh doanh và đến thời điểm này họ có thể tận dụng những kinh nghiệm đó vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Thứ hai, tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm hơn 2/3 số thống kê cũng mang lại nhiều thuận lợi, vì đa phần người nam sẽ mạnh dạng hơn trong sản xuất, kinh doanh xét về cả thể lực và tư duy; bên cạnh đó các cuộc tập huấn, hội thảo hướng dẫn, chuyển giao kỷ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh đa phần là nam tham gia, số nữ tham gia là không nhiều nếu như không nói là rất hạn chế hoặc không có tham gia. Với mặt bằng chung thì đây là điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất trên địa bàn có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, theo thống kê thì trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là khoảng lớp 6, tuy chưa thể nói đây là một trình độ có chuyên môn cao nhưng 36 trên phương diện khả quan có thể nhận định với trình độ này thì việc tiếp thu, nắm bắt thông tin, khoa học kỷ thuật, giá cả thị trường của hộ sản xuất là khá dễ dàng. Ở phương diện còn lại, tuy vẫn còn những chủ hộ mù chữ và trình độ thấp hơn là điều đáng quan ngại đối với việc tiếp cận những thông tin cũng như tiến bộ khoa học, nhưng với độ tuổi chín của kinh nghiệm như đã đề cập thì những hộ này cũng sẽ biết cách khắc phục nhược điểm này để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, trong tổng số hộ sản xuất được phỏng vấn có khoảng 31,82% số hộ trả lời có sự quen biết với ngân hàng. Và theo mẫu phỏng vấn thì hầu hết những hộ sản xuất này trả lời là có dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, vay vốn, cũng như có thể đạt được số vốn cần thiết đối với nhu cầu của hộ. Điều này cho thấy nếu có sự quen biết thì việc vay vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cũng theo số liệu điền tra, số thành viên trong hộ sản suất trung bình là 5 người. Với con số này cho thấy lực lượng lao động tại địa bàn là khá lớn, từ đó tạo điều kiện cho việc sản xuất, kinh doanh dễ dàng hơn với nguồn lực lượng lao động có sẵn. Và với trung bình là 3 thành viên trong độ tuổi lao động ở mỗi hộ lại càng cho thấy khả năng cung ứng lao động tại chỗ là khá lớn. Trên thực tế con số lao động ở mỗi hộ còn lớn hơn số liệu điều tra đề cập, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, như việc lao động làm việc tại nơi khác, hay lao động đang được đào tạo tại các cơ quan, trường lớp trên khắp cả nước không được liệt kê, nên số lao động trung bình của mỗi hộ chỉ dừng lại ở con số là 3 lao động. Còn lại 2 thành viên mỗi hộ không trong độ tuổi lao động, nhưng đa phần trong số này là chưa đến tuổi lao động số thành viên lớn hơn độ tuổi lao động rất thấp, điều này cho thấy nguồn cung lao động trong thời gian tới là khá lớn. Xét về tổng quan nguồn lao động thì những gì điều tra là phù hợp với mặt bằng chung về nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Tương xứng với những số liệu trên là thu nhập bình quân của hộ sản xuất đạt khoảng 10,93 triệu đồng/tháng. Thu nhập chính của hộ sản xuất ở đây chính là nhờ vào việc bán hoa màu tại địa phương, bên cạnh đó cũng có một số ít hộ có nguồn thu nhập từ việc kinh doanh buôn bán và đặc biệt là kinh doanh du lịch có thu nhập vượt trội. Trong ba năm gần đây với việc hoa màu liên tục trúng mùa, được giá đã giúp cho hộ sản xuất gia tăng được thu nhập của mình, đồng thời từ đó việc kinh doanh buôn bán cũng tăng trưởng theo. Cùng đặc thù sông nước với hệ thống sông ngồi chằng chịt là điều kiện cho việc kinh doanh du lịch sinh thái sông nước phát triển, cùng lượng khách tăng liên tục qua các năm kinh doanh đã giúp cho những hộ kinh doanh loại hình này thu được lợi nhuận rất cao. Từ những thuận lợi đó đã làm cho thu nhập của những hộ sản xuất tại đây tăng lên đáng kể giúp đảm bảo hơn cho cuộc 37 sống cũng như tạo điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh trong những năm tới. 4.1.2 Tổng quan về giới hạn tín dụng của hộ sản xuất Thông tin về tình hình giới hạn tín dụng của hộ sản xuất trên địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long được trình bày ở bảng 4.2: Bảng 4.2 Tổng quan giới hạn tín dụng trên địa bàn nghiên cứu Tiêu chí Số quan sát Không bị giới hạn tín dụng 52 Chịu giới hạn tín dụng 14 Tổng 66 Mức độ giới hạn 1 52 0,9 2 0,8 9 0,7 2 0,6 1 Tổng 66 Tỷ trọng 78,79% 21,21% 100% 78,79% 3,03% 13,64% 3,03% 1,51% 100% Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra đến 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.2 cho thấy được gần ¼ số mẫu được điều tra vay được nguồn vốn thấp hơn so với nhu cầu thực tế của hộ. Cụ thể có đến 21,21% số hộ có giới hạn tín dụng thấp hơn so với nhu cầu vốn. Thực trạng này cho thấy còn nhiều hộ sản xuất chưa vay đúng bằng với nhu cầu thực tế, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho chính hộ vay vốn khi hộ không có đủ kinh phí để thực hiện được kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Từ đó, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như phát triển trước mắt. Biểu hiện cụ thể nhất là cá biệt có hộ vay vốn chỉ vay được 60% số vốn thực tế cần, tức chỉ vay được gần như ½ số vốn cần thiết. Với tình trạng như vậy hộ sản xuất, kinh doanh sẽ thật sự không thể tận dụng hết cơ hội trước mắt để có thể phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ một cách tốt nhất. Tuy mức độ của tần xuất giới hạn tập trung ở mức độ khá cao chủ yếu ở khoảng 80% đến 90% số vốn thực tế cần nhưng trên phương diện khách quan lẫn chủ quan thì nếu hộ vay vốn vẫn còn chưa vay được tối đa số vốn cần thì vẫn sẽ gây ra những áp lực cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sản xuất, kinh doanh của hộ vay vốn. Tuy vậy, đứng ở phương diện khách quan mà nhận xét thì có thể cho rằng, vấn đề giới hạn tín dụng thấp hơn so với nhu cầu thực tế của hộ sản xuất thì ở bất cứ tổ chức tài chính, Ngân hàng nào cũng đều hiện diện, điểm khác nhau chỉ là mức độ mà thôi. Với địa bàn nghiên cứu, hơn ¾ số hộ vay vốn 38 được điều tra trả lời không cho câu hỏi của đề tài, điều này cũng là biểu hiện đáng mừng. Chưa kể dù bị giới hạn lại hạn mức tín dụng thấp hơn sơ với nhu cầu thực tế nhưng mức độ giới hạn cũng tập trung đa phần ở những mức độ thấp hơn khoảng 80% đến hơn 90% so với nhu cầu thực tế. Điều này làm giảm đi mức độ ảnh hưởng của việc giới hạn tín dụng thấp hơn nhu cầu đến công tác sản xuất, kinh doanh. Nhưng dù thế nào đi nữa, một khi hộ sản xuất còn bị giới hạn số vốn vay thấp hơn với nhu cầu thì vẫn chưa thể tạo được điều kiện tốt nhất cho hộ sản xuất, kinh doanh đầu tư và phát triển tốt nhất được. 4.1.3 Mục đích sử dụng vốn và thời hạn vay vốn, thời gian chờ vốn vay trung bình Theo như kế hoạch vay vốn mà hộ sản xuất trình bày trong khâu trước khi vay vốn thì nguồn vốn vay được sẽ phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc sửa chửa, đầu tư trang thiết bị để kinh doanh. Nhưng trả lời mẫu phỏng vấn về vấn đề sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không thì vẫn còn những hộ sản xuất chưa sử dụng vốn đúng mục đích. Đa phần là nguồn vốn sử dụng không đúng mục đích đã được chi cho tiêu dùng riêng của hộ sản xuất mà không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, cùng với chi phí giáo dục cho con em trong hộ, và một phần nhỏ được dùng vào mục đích y tế,… Bảng 4.3: Mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay và thời gian chờ vốn Mục đích sử dụng vốn Sản xuất, kinh doanh Khác Sử dụng(%) 93,94 6,06 Tiêu chí thời gian Thời gian Nhỏ nhất Lớn nhất Thời hạn vay vốn(tháng) 19 12 60 Thời gian chờ vốn vay(ngày) 2,32 1 3 Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra đến 6 tháng đầu năm 2013 Thống kê từ số liệu mẫu phỏng vấn thấy được vốn vay được sử dụng đúng mục đích là khá cao. Theo hộ sản xuất, việc đi vay vốn xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân thiếu hụt vốn cho công việc sản xuất, kinh doanh vì vậy nên mới cần nguồn vốn vay để mở rộng, còn các chi tiêu khác mục đích này cũng đã được trích lập trong quá trình thiết lập phương án. Vì vậy mà nguồn vốn vay được chủ yếu phụ vụ nhu cầu vay vốn. Tuy vậy, khi vay vốn hộ sản xuất còn phải gánh chịu chi phí lãi, chi phí này được trích lập từ nguồn vốn vay vì hộ không đủ khả năng để dùng vốn tự có ban đầu để chi trả cho món tiền lãi này, trong khi đa phần hộ sản xuất nơi đây không có thu nhập hàng tháng, thay vào đó là việc họ phải chi trước và thu vào cuối vụ, vì thế nên chi phí lãi được lấy ra từ nguồn vốn vay là điều tất nhiên. Bên cạnh đó, như đã trình bày vì không có thu nhập hàng tháng nên những phát sinh cho tiêu dùng, giáo dục, y tế, quan hệ,… bất ngờ mà hộ không đoán trước được cũng cần được chi tiêu. 39 Có thể nói, vì những phát sinh như đã đề cập đã dẫn đến việc vốn vay bị sử dụng không đúng mục đích ban đầu. Việc này cũng gây ra những tác động tương đối đến mục đích vay vốn chính của hộ, trong đó phải kể đến là việc lại thiếu hụt nguồn vốn phục vụ cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, cũng không thể kết luận rằng món vay có vấn đề, vì việc xác định món vay có vấn đề hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đồng thời việc sử dụng vốn cho các phát sinh bất ngờ cũng được coi là hợp lý, cũng như con số này là rất nhỏ so với nguồn vốn vay. Một vấn đề quan trọng khác mà khi đề xuất kế hoạch chi tiết cho phương án sản xuất, kinh doanh cũng cần quan tâm đến đó chính là thời hạn vay vốn. Để sao cho vừa có thể sử dụng vốn với thời gian tối ưu, đồng thời vừa có thể trả được cả vốn và lãi cho món vay, hộ vay phải quyết định thời hạn vay vốn một cách chính xác thông qua kế hoach cũng như sự tư vấn của cán bộ tín dụng để có thời hạn vay có lợi nhất. Bên cạnh đó, thời gian chờ đợi vốn vay sau khi hồ sơ vay vốn được chấp nhận cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Bởi đa số hộ sản xuất, kinh doanh nơi đây chuyên về sản xuất hoặc kinh doanh liên quan đến nông nghiệp, vì vậy việc thực hiện công tác sản xuất, kinh doanh còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu và mùa vụ. Chưa kể đến việc thời hạn trung bình có nguồn vốn vay càng ngắn càng giúp hộ vay sớm thực hiện kế hoạch. Thời gian chờ đợi vốn càng ngắn càng có lợi cho hộ vay. Thời hạn vay vốn trung bình theo thống kê từ điều tra là 19 tháng, trong đó có 46 hộ vay thời hạn một năm, 5 hộ vay thời hạn hai năm, 13 hộ vay thời hạn ba năm và 2 hộ vay thời hạn năm năm4. Đa phần các hộ vay thời hạn 1 năm, vì đây là vùng mà các hộ chủ yếu dựa vào nông nghiệp hoặc kinh doanh liên quan đến nông nghiệp làm nguồn thu chính nên thu nhập mang tính thời vụ, họ có xu hướng sẽ trả tất cả chi phí còn thiếu lại trong quá trình sản xuất khi có thu nhập, đồng thời bị chi phối yếu tố thời vụ nên thời hạn vay vốn một năm được đa số hộ vay lựa chọn. Trong vòng một năm hộ sản xuất có thể sản xuất từ hai đến ba vụ màu, hay ít nhất cũng một vụ quả thu từ cây lâu năm. Theo xu hướng được đề cập, hộ sản xuất sẽ dùng một phần thu nhập để trả gốc vay và phần lãi còn lại cho ngân hàng. Sau đó lại lên kế hoạch sản xuất, nếu nguồn vốn tự có đáp ứng được nhu cầu họ sẽ không cần vay vốn nữa, nếu thiếu hụt họ lại tiếp tục vay. Với cách nay tuy tốn nhiều công sức nhưng với đặc điểm sản xuất cũng như thói quen, xu hướng hộ sản xuất chấp nhận thực hiện hình thức này. Bên cạnh đó có cá biệt có những hộ vay với thời hạn năm năm, đây là những hộ kinh doanh loại hình du lịch nên họ cần vốn nhiều và 4 Thống kê từ số liệu điều tra năm 2013 40 trong thời gian dài, vì vậy thời hạn vay năm năm là lý tưởng nhất. Một số hộ sản xuất, kinh doanh thông thường khác chọn thời hạn vay vốn trung hạn từ hai đến 3 năm, theo thông tin từ phòng tín dụng PGD Agribank Hòa Ninh, đa phần những hộ này đều trả trước hạn hoặc đúng hạn, rất ít trường hợp trễ hẹn. Nhóm hộ kinh doanh thông thường chọn thời hạn vay trung hạn bởi họ cần đầu tư và cũng cần thời gian thu hồi vốn, với lượng vốn vay tương đối cũng không cần quá nhiều thời gian để trả hết lãi lần gốc, nên thời hạn vay trung hạn khoảng hai hoặc ba năm là hợp lý nhất để họ có thể trả hết nợ ngân hàng. Thời gian chờ đợi khoản giải ngân trung bình tại đây là vào khoảng 2,32 ngày. Có thể xem đây là thời gian chờ lý tưởng đối với hộ vay vì nó không quá dài, đồng thời với lượng nhu cầu vay vốn khá cao tại đây thì tốc độ thẩm định, phát vay đến giải ngân thì thời gian trung bình như trên là có thể đảm bảo. Chưa thể nói với thời gian chờ như vậy có thể do cán bộ tín dụng sơ sài trong các khâu làm việc, vì còn rất nhiều yếu tố khác cần phải nhắc đến. Ở đây, theo thông tin từ phòng tín dụng PGD Agribank Hòa Ninh thì đa phần các hộ vay vốn đều là khách hàng quen thuộc, đã nhiều lần thực hiện vay vốn tại đây, vì thế khâu thẩm định cũng không tốn thời gian như làm cho một khách hàng mới. Đồng thời cũng theo thông tin từ hộ vay thì đa phần cán bộ tín dụng cũng thường xuyên tiếp xúc theo dõi và nhắc nhỡ việc đóng lãi đúng thời gian nên cán bộ tín dụng có thể nắm rõ tình hình của những hộ vay tại đây. Do nắm rất rỏ tình hình ở địa phương nên có những hộ chỉ cần thời gian trong một ngày có thể nhận được món phát vay mới, với những món vay đòi hỏi cần nhiều thủ tục hơn thời gian chờ có thể lên đến 3 ngày. Dù vậy nếu so với qui định thời hạn để hoàn thành thủ tục đến phát vay cho một bộ hồ sơ theo qui định của Agribank tối đa là 7 ngày thì đây vẫn được xem là thời gian chờ lý tưởng. Với thời gian chờ đợi như thống kê thì những hộ sản xuất, kinh doanh tại đây cũng ít lo ngại hơn về tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình sao cho phù hợp thời tiết, mùa vụ hoặc thời gian thỏa thuận trong hợp đồng. 4.1.4 Khó khăn trong thủ tục vay vốn Một vấn đề muôn thuở khi vay vốn tại hầu hết các ngân hàng là khó khăn trong quá trình vay vốn, và PGD Agribank Hòa Ninh cũng vậy sẽ có một vài khó khăn nhất định mà theo khách hàng sẽ làm chậm quá trình vay vốn của họ. Theo số liệu thống kê từ mẫu phỏng vấn dù PGD Agribank Hòa Ninh đã rất cố gắng để giảm bớt những thủ tục không cần thiết, nhưng vẫn có những thủ tục nhất thiết phải thực hiện nên dẫn đến việc khách hàng cho đó là những khó khăn mà họ phải gặp trong quá trình vay vốn. 41 Bảng 4.4: Những khó khăn đối với hộ vay vốn Số quan sát Khó khăn Không Có khó khó khăn khăn Thủ tục rườn rà 38 28 Không rõ thủ tục xin vay 52 14 Thời gian chờ đợi lâu 45 21 Lãi suất cao 47 19 Xác nhận của địa phương 42 24 Phần trăm (%) Không Có khó khó khăn khăn 57,58 42,42 78,79 21,21 68,18 31,82 71,21 28,79 63,64 36,36 Nguồn: Theo thống kê từ số liệu điều tra đến 6 tháng đầu năm 2013 Từ số liệu điều tra cho thấy được khó khăn lớn nhất ở đây chính là việc thủ tục để xin vay vốn còn quá nhiều công đoạn và phải có sự xác nhận của nhiều nơi. Dù đa phần là khách hàng đã nhiều lần vay vốn tại đây nhưng cũng không ít hộ vay cho rằng thủ tục còn quá rườm rà. Có đến 42,42% hộ vay cho rằng thủ tục rườm rà đã kéo dài thời gian vay vốn của họ. Bản thân PGD Agribank Hòa Ninh đã cố gắng lược bớt đi những thủ tục không cần thiết, nhưng theo qui định vẫn phải thực hiện những qui trình bắt buộc khi phát vay, điều này dẫn đến việc dù rằng cán bộ tín dụng đã biết rất rõ về đối tượng vay và khoảng vay là an toàn nhưng không thể phát vay ngay lập tức được. Liền kế với những kho khăn về thủ tục xin vay rườm rà là vấn đề phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Dù chính quyền địa phương đã rất dễ dàng và nhanh chóng xác nhận nhưng do dân cư tại địa bàn phân tán trên diện rộng làm việc đi lại khó khăn, trong khi đó số khách hàng là quá nhiều, phân tán ở rất nhiều nơi trong đó có cả những nơi giao thông thuận tiện chưa đến được gây ra không ít khó khăn cho hộ vay vốn. Một khó khăn khác cũng không ít hộ vay nhắc đến chính là không rõ về các bước cũng như thử tục xin vay vốn. Mặc dù, đa số hộ được hỏi cho biết hiểu rõ các bước để thực hiện vay vốn, nhưng bên cạnh có một số khách hàng ít hoặc chưa xin vay vốn cho rằng các bước thực hiện xin vay vốn còn nhiều phức tạp, phải qua nhiều công đoạn, phải có xác nhận của nhiều nơi, đó là chưa nói đến nếu món vay lớn cần có giấy đảm bảo thì hồ sơ khách hàng cần phải có xác nhận của phòng tài nguyên tại huyện nên dẫn đến việc họ chưa thể nắm bắt cũng như hiểu rõ được và cần sự hướng dẫn từ cán bộ tín dụng. Cùng với những thủ tục lớn đó còn rất nhiều thủ tục nhỏ khác cũng cần phải hoàn thành. Theo như phỏng vấn thì đa số những hộ được hỏi và trả lời có về không biết, không hiểu rõ các bước xin vay vốn cho hay họ khó chịu nhất là việc phải ký tên quá nhiều trong các chứng từ, hóa đơn. Đôi khi thiếu một vài chữ ký nơi quan trọng họ phải di chuyển đến những nơi chức năng để xin lại chữ ký đó. 42 Mặt khác, dù đa phần là những khách hàng vay vốn nhiều lần tại PDG Agribank Hòa Ninh dẫn đến thời gian hoàn thành hồ sơ đến phát vay, giải ngân rút ngắn đáng kể nhưng vẫn không ít khách hàng cho rằng thời gian chờ đợi nguồn vốn vay còn dài, việc này ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của họ. Số liệu thống kê trung bình về thời gian chờ đợi là 2,32 ngày nhưng trên thực tế con số này lên đến từ 3 ngày đến 5 ngày, tức cá biệt có hộ phải mất gần một tuần mới nhận được vốn vay. Nguyên nhân theo hộ vay là do công tác thẩm định kéo dài, phòng tín dụng yêu cầu hoàn thành các thủ tục cần thiết khi phải có xác nhận của sở địa chính huyện,… còn theo phòng tín dụng PGD Agrinbank Hòa Ninh nguyên nhân dẫn đến việc thời gian kéo dài là do món vay của khách hàng cần phải có xác nhận của huyện, đồng thời món vay vốn lớn dẫn đến công tác thẩm định phải kéo dài hơn, bên cạnh đó với địa bàn rộng cùng nhu cầu vay vốn là rất lớn tại đây thì công tác xử lý hồ sơ đôi khi phải mất rất nhiều thời gian vì phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên khách hàng đến trước, khách hàng hoàn thành hồ sơ trước. Một vấn đề khác mà hầu hết hộ vay vốn quan tâm và luôn là câu hỏi khi vay vốn chính là lãi suất vay. Cho dù lãi suất cho vay đối với hình thức kinh tế tổng hợp giảm đi nhiều trong thời gian gần đây và hiện tại chỉ còn 10,5% năm trong khi trước đó là 12.5% năm5, nhưng không ít hộ vay vốn vẫn cho rằng lãi suất như vậy còn cao. Nhìn nhận khách quan cho thấy trên phương diện chung thì với hệ thống ngân hàng phát triển mạnh trong những năm gần đây, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì mức lãi suất như trên là rất cạnh tranh. Xét về mặt thực tế, đối với những hộ sản xuất, kinh doanh tại đây thì việc có lời từ công việc của mình cũng rất gian nan bởi với nền kinh tế hội nhập và ngày càng phát triển hiện tại chính họ cũng chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Bên cạnh rất nhiều chi phí khác thì chi phí gốc và lãi vay cũng ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Vì vậy việc những hộ sản xuất, kinh doanh muốn lãi suất cho vay ngày một cạnh tranh hơn là chuyện hiển nhiên không thể tránh khỏi. 4.1.5 Nguồn thông tin vay vốn Bảng 4.5: Thông tin vay vốn Nguồn thông tin Tự tìm đến Ngân hàng Nhờ thông tin từ địa phương Nhờ người thân, quen giới thiệu Tổng Số quan sát 51 11 4 66 Tỷ lệ (%) 77,27 16,67 6,06 100 Nguồn: Theo thống kê từ số liệu điều tra đến 6 tháng đầu năm 2013 5 Số liệu cung cấp từ phòng tín dụng PGD Agribank Hòa Ninh 43 Với tình hình cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung, lẫn môi trường hệ thống các ngân hàng nói riêng thì mỗi một lần vay vốn nguồn thông tin ban đầu là điều cực kỳ quan trọng. Đối với những hộ đã là khách hàng quen thuộc hoặc những hộ chưa thực hiện nhiều công tác với ngân hàng cũng vậy, thông tin ban đầu là điều cần thiết để họ tính toán, lên kế hoạch và xác định tính khả thi của quyết định. Nhận thấy được tính quan trọng của vấn đề, vì vậy trong mẫu phỏng vấn đã đề xuất câu hỏi chủ hộ biết nguồn thông tin vay vốn ban đầu từ đâu. Bảng 4.5 cho thấy tình hình chung về nguồn thông tin vay vốn mà hộ sản xuất tiếp cận. Đa phần các hộ vay tự tìm đến Ngân hàng để xin vay vốn khi họ cần, và họ nhận những thông tin cần thiết từ Ngân hàng. Do không xa lạ gì với hình thức vay vốn Ngân hàng, nếu không nói là đã quen, vì những hộ vay ở đây là khách hàng quen thuộc, nên việc tìm hiểu thông tin ban đầu liên quan đến vấn đề vay vốn một cách chính xác nhất, nhanh nhất là liên hệ trực tiếp với nguồn cấp vốn. Nói một cách khác, những thông tin ban đầu liên quan đến món vay dự kiến sẽ được tư vấn bởi phòng tín dụng PDG Agribank Hòa Ninh, với những thông tin có được hộ vay sẽ quyết định có nên vay hay không. Vì những nguyên nhân vừa nêu nên cách tự tìm đến Ngân hàng để tìm hiểu thông tin cho món vay dự kiến được những hộ vay vốn nơi đây ưu tiên lựa chọn để tiến hành. Cũng theo số liệu thống kê từ mẫu phỏng vấn cho thấy, còn một số ít những hộ vay vốn chưa khi nào hoặc ít vay vốn từ nguồn vốn của Ngân hàng không lựa chọn hình thức tự tìm đến Ngân hàng để lấy thông tin. Trong đó có khoảng 16,67% hộ vay phải nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để lấy thông tin và khoảng 6,06% hộ vay biết thông tin từ những người quen, người thân có vay vốn hay làm việc tại Ngân hàng tư vấn. Nguyên nhân đươc các hộ này cho biết vì đường giao thông nôn thôn tại nơi họ ở chưa được hoàn thiện, dẫn đến việc đi lại còn khó khăn từ đó làm việc tiếp nhận thông tin trực tiếp từ nguồn cung cũng gặp nhiều trở ngại. Phải có những hội thảo hoặc tiếp xúc dân cư của chính quyền địa phương mới có những thông tin cụ thể về tình hình kinh tế, chính trị trên địa bàn. Bên cạnh, còn một số hộ vay ngại hoặc không quen với hình thức vay thế chấp nên họ cũng không tha thiết với hình thức vay vốn Ngân hàng. Đến khi cần vốn để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh họ lại chẳng biết phải làm sao, trong khi những món vay nóng thì lãi suất quá cao, những hình thức tài chính khác lại càng không hiểu rõ, vì thế họ tìm đến những hộ có vay vốn hoặc người thân từng vay, có quan hệ với Ngân hàng để lấy thông tin. Trả lời cho câu hỏi nếu tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng trong những lần tiếp theo hộ vay sẽ lấy thông tin từ đâu thì câu trả lời nhận được đa số là tìm đến nơi nguồn cho vay vốn, trong khi một số ít trả lời không biết được. 44 4.2 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG CHO HỘ SẢN XUẤT TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.2.1 Kết quả khảo sát Như được trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu ở chương 2, đề tài sử dụng mô hình probit để khảo sát sự ảnh hưởng của những nhân tố đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất tại địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long. Qua quá trình thu thập dữ liệu thực tế dưới sự giúp đỡ của phòng tín dụng PGD Agribank Hòa Ninh, đề tài đã có được số liệu cần cần thiết và tiến hành thực hiện hồi qui với sự giúp đỡ của phần mền về hồi qui Stata. Kết quả hồi qui được trình bày khái quát ở bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6: Kết quả ước lượng những nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng cho hộ sản xuất6 Hệ số ước lượng Biến X1: Số tiền cần vay X2: Giới tính của chủ hộ X3: Địa vị xã hội của chủ hộ X4: Số lần trễ hẹn X5: Kỳ vọng kế hoạch sản xuất, kinh doanh X6: Trình độ học vấn của chủ hộ X7: Thời hạn tín dụng X8: Thu nhập của chủ hộ X9: Mục đích vay vốn 0,1021399*** 0,9095487 2,614935* 1,125169** -0,9651306 -0,3005958** 0,0400552 -0,3805572** -1,441389 Chỉ tiêu Mức ý nghĩa P 0,002 0,267 0,062 0,011 0,204 0,014 0,944 0,013 0,151 Tác động biên7 0.000383 0.002501 0.013097 0.004218 -0.003618 -0.001127 0.000150 -0.001427 -0.001494 Kết quả Tổng số quan sát Phần trăm dự báo đúng của mô hình (%) Phần trăm giải thích biến phụ thuộc(%) Giá trị log của hàm gần đúng Giá trị kiểm định chi bình phương Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 66 87,88 48,87 -17,439453 33,33 0,0001 Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%, **: mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1% Nguồn: Theo thống kê số liệu điều tra đến 6 tháng đầu năm 2013 Giá trị P là 0,0001 điều này cho thấy mô hình tồn tại biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Phần trăm dự báo sự giải thích biến của mô hình là khoảng 48,87%. Tức các biến độc lập có thể giải thích được 48,87% biến phụ thuộc. Đồng thời qua kiểm định tự tương quan giữa các biến không có giá 6 Phụ lục 2.1 Probit regression 7 Phụ lục 2.2 kiểm định Probit regression, reporting marginal effects 45 trị nào lớn hơn 0,8 nên có thể khẳng định mô hình không có hiện tượng tự tương quan8. Bên cạnh đó, bằng việc kiểm định phần trăm dự báo đúng của mô hình9 đã thu được giá trị bằng 87,88%. Có thể hiểu, số phần trăm dự báo đúng của mô hình đạt 87,88%, đây là một mức ý nghĩa khá cao. Cụ thể, mô hình có 52 mẫu mang giá trị 1 trong đó có 49 mẫu được xác định có thể dự báo đúng cho mô hình. Đồng thời với 14 mẫu còn lại mang giá trị 0 thì có đến 9 mẫu được xác định dự báo đúng. Qua việc kiểm định trên cho thấy rằng mô hình đưa ra kết quả dự báo chính xác là khá cao, có thể đủ tin tưởng để sử dụng kết quả quả phân tích cho công tác thực tế. Kết quả phân tích mô hình cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất gồm: số tiền cần vay, số lần trễ hẹn, trình độ học vấn, thu nhập trung bình của hộ và địa vị xã hội của chủ hộ. Trong khi đó, các yếu tố khác như: giới tính của chủ hộ, kỳ vọng kết quả sản xuất kinh doanh, thời hạn tín dụng, mục đích vay vốn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Hay đúng hơn là các biến này không có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất. 4.2.2 Đánh giá mô hình khảo sát 4.2.2.1 Những nhân tố có ảnh hưởng đến mô hình Với những kết quả đã có có thể xác định được những nhân tố có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã Hòa Ninh, tỉnh Vĩnh Long. Sự ảnh hưởng của những nhân tố này cụ thể được diễn giải như sau: Thứ nhất, biến X1 số tiền cần vay. Biến có ý nghĩa ở mức 1% và cùng dấu với kỳ vọng, với số tiền cần vay càng cao cho thấy rằng kế hoạch sản xuất, kinh doanh càng qui mô cũng như hộ vay chấp nhận chịu những rủi ro rất cao. Nhưng với Ngân hàng thì không như vậy với những hợp đồng quá rủi ro sẽ có sự dè chừng nhất định. Trên phương diện khách quan thì việc hộ sản xuất, kinh doanh vay vốn càng lớn để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho thấy hộ có sự phát triển, muốn mở rộng để thu thêm lợi nhuận, phát triển thêm nữa. Cùng với sự giúp đỡ của khoa học, kỹ thuật ngày càng tiến bộ cùng rất nhiều điều kiện thuận lợi khác thì đây là tín hiệu rất khả quan. Nhưng đi cùng với đó là rủi ro, với món vay lớn, kế hoạch sản xuất kinh doanh lớn hơn, hộ vay phải chịu những rủi ro nhất định, và trong điều kiện này hộ vay chấp nhận với những rủi ro. Rủi ro đối với Ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, vì vậy việc phòng ngừa là điều cực kỳ quan trọng để giảm bớt sự ảnh hưởng 8 Xem phụ lục 2.3 9 Xem phụ lục 2.4 46 của những rủi ro mang lại. Món vay của khách hàng càng lớn thì rủi ro càng cao, vì vậy việc giới hạn lại khoản cấp tín dụng đối với những món vay lớn là việc Ngân hàng đang phòng ngừa rủi ro cho chính mình. Chính vì vậy, với những món vay của hộ sản xuất, kinh doanh càng lớn thì khả năng bị giới hạn lại khoản cấp tín dụng cũng tăng theo. Do đó, để tránh được tình trạng này hộ vay cần phải có một kế hoạch sản xuất, kinh doanh thật tốt kèm theo đó là một nhu cầu vốn chuẩn xác với kế hoạch của hộ sẽ làm tăng khả năng được vay đúng bằng nhu cầu. Thông qua kết quả ước lượng, một khi số tiền cần vay tăng lên một triệu đồng thì xác suất bị giới hạn lại hạn mức tín dụng thấp hơn với số vốn thực cần sẽ tăng 0,04%. Thứ hai, biến X3 địa vị xã hội của chủ hộ. Biến có ý nghĩa ở mức 10% và trái dấu với kỳ vọng. Theo kỳ vọng, giới hạn cấp tín dụng sẽ không phải chịu ảnh hưởng bởi địa vị xã hội của khách hàng. Tất cả khách hàng dù có địa vị xã hội hay không đều không bị giới hạn lại khoản cấp tín dụng. Nhưng theo kết quả mô hình cho thấy rằng, giới hạn cấp tín dụng chịu ảnh hưởng bởi nhân tố địa vị xã hội của hộ vay. Xét trên thực tiễn nhận thấy điều này cũng có sự hợp lý riêng của vấn đề, tín dụng Ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc giảm bớt, hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Vậy nên, những hộ vay có địa vị xã hội hoặc quen biết với Ngân hàng thường sẽ có độ tín nhiệm cao hơn những khách hàng không có địa vị cũng như sự quen biết. Đồng thời với những khách hàng có địa vị xã hội, họ thường có trình độ chuyên môn cao nên việc đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã được Ngân hàng thẩm định thực hiện đúng với kế hoạch từ đó làm tăng khả năng hoàn vốn gốc, lãi cho Ngân hàng và cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt được rủi ro. Với những hộ vay không có địa vị xã hội hoặc mối quen biết thì độ tín nhiệm thấp hơn, chưa kể đến một nhóm hộ vay sẽ có trình độ chuyên môn không cao, điều này dẫn đến một thực trạng thường hay gặp phải đó là việc kế hoạch sản xuất, kinh doanh rất khả thi nhưng lại được thực hiện không đúng với kế hoạch đã được thẩm định từ đó làm cho hộ vay thua lỗ, tất nhiên khi hộ vay thua lỗ sẽ không thể hoàn trả được vốn gốc cũng như lãi cho Ngân hàng, hay đúng hơn Ngân hàng đã phải hứng chịu rủi ro. Thực tế, Ngân hàng thích cho vay đối với những hộ sản xuất, kinh doanh có địa vị xã hội cũng như mối quan hệ hơn bởi với nhóm khách hàng này Ngân hàng sẽ ít chịu rủi ro hơn. Cụ thể khi hộ vay vốn có địa vị xã hội thì xác xuất để có thể vay đúng bằng nhu cầu thực tế sẽ tăng lên 1,31%. Thứ ba, biến X4 số lần trễ hẹn. Biến có ý nghĩa ở mức 5%, và cùng dấu với kỳ vọng. Số lần trễ hẹn cho biết số ngày thực tế mà khách hàng trễ hẹn trả lãi hoặc gốc khi đến hẹn. Theo kỳ vọng, với những hộ có số lần trễ hẹn càng nhiều cũng như số ngày càng nhiều thì trong những lần vay vốn kế tiếp có thể 47 hạn chế bị giới hạn lại khoản cấp tín dụng. Việc trễ hẹn đôi khi do khách hàng quên ngày tất toán hoặc do không đủ khả năng để tất toán cho Ngân hàng, nguyên nhân do điều kiện sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu hộ vay thường phải chi trả cho các khoản chi phí, đầu tư trước sau đó đến cuối kỳ mới thu về được lợi nhuận và có thu nhập, trong một vài trường hợp ngoài mong muốn hộ sản xuất, kinh doanh không đảm bảo được các khoản chi tiêu từ đó dẫn đến việc trễ hẹn với Ngân hàng. Tuy nhiên, với lý do gì, nguyên nhân gì dù đó là yếu tố chủ quan hay khách quan đi chăng nữa thì một khi trễ hẹn điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn vốn của Ngân hàng, gây nên những tác động xấu và cũng được xem là một dạng rủi ro. Vì vậy, với mỗi khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh trong những lần vay vốn mới thì số lần trễ hẹn là một trong những yếu tố để xem xét có nên giới hạn lại khoản cấp tín dụng hay không, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận giảm đi một phần thu nhập để giảm bớt rủi ro cho món phát vay. Với những hộ vay có lịch sử trả gốc cũng như lãi đến hẹn tốt, chưa bao giờ trễ hẹn hoặc hiếm khi trễ hẹn với mỗi lần trễ hẹn có số ngày tương đối ít, thì khả năng bị giới hạn khoản cấp tín dụng cũng sẽ thấp đi. Vì hộ vay mang lại cho Ngân hàng độ tín nhiệm cần thiết để tin rằng món phát vay không có rủi ro hoặc rủi ro là rất thất. Số lần trễ hẹn cũng là căn cứ để Ngân hàng động viên hộ vay thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để trong những lần vay vốn kế tiếp sẽ không bị thẩm định gắt gao, cũng như không bị giới hạn lại khoản vay dẫn đến việc vay vốn không đúng nhu cầu làm thiết hụt vốn đầu tư cho kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đối với những khách hàng có số lần trể hẹn hoặc số ngày trể hẹn nhiều có thể dựa vào nhiều điều kiện khác để xác định giới hạn tín dụng cho họ. Cụ thể khi hộ vay vốn có số ngày trễ hẹn tăng lên một ngày thì khả năng xác suất không bị xác định giới hạn tín dụng thấp hơn nhu cầu thực tế tăng lên 0,42%. Thứ tư, biến X6 trình độ học vấn của chủ hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ là nhân tố quan trọng trong việc xác định xem hộ vay có bị giới hạn cấp tín dụng hay không. Vì với hộ vay có học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận với thông tin, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, độ nhạy của thị trường, chuyển giao khoa học công nghệ, tiếp thu kiến thức từ những hội thảo trao đổi kinh nghiệm là cao hơn so với những chủ hộ vay có trình độ thấp hoặc mù chữ, nhưng đề tài mong muốn với trình độ học vấn không cao cũng không chịu sự ảnh hưởng của giới hạn tín dụng. Qua kết quả hồi qui cho thấy biến trình độ học vấn của chủ hộ có ý nghĩa ở mức 5% và cùng dấu với kỳ vọng. Với những thuận lợi có sẵn đó, những hộ có chủ hộ đạt trình độ học vấn cao có thể áp dụng những kiến thức cũng như đưa được tiến bộ của khoa học, kỹ thuật với những kinh nghiệm từ thực tế, kinh nghiệm từ những hội thảo vào công tác sản xuất, kinh doanh từ đó làm tăng thu nhập của hộ, giúp phát triển được kinh tế của gia 48 đình. Bên cạnh đó, những hộ có trình độ không cao với khả năng học hỏi vốn có sẽ giúp hộ sản xuất, kinh doanh biết cách quản lý tốt tài chính, chủ động trong công tác vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Với Ngân hàng thì đối tượng khách hàng này là khách hàng mục tiêu ưa thích vì khoản phát vay cho nhóm khách hàng này sẽ ít có rủi ro hơn, với những nhận định về ưu điểm của nhóm hộ vay có trình độ học vấn không cao như đã nêu ít nhiều cũng tạo nên được niềm tin cho chính Ngân hàng. Khi tạo được niềm tin cho Ngân hàng thì hộ vay có trình độ học vấn cao thì khoản vay vốn của hộ sẽ không bị giới hạn hoặc khả năng bị giới hạn khoản tín dụng được cấp là rất thấp. Trên phương diện còn lại, chưa hẳn nhóm hộ vay có trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ sẽ bị giới hạn khoản tín dụng được cấp, nhưng khả năng xảy ra trường hợp này là rất cao vì nhóm hộ vay này kém hơn về những ưu thế mà nhóm hộ vay có trình độ học vấn cao có được. Trong thực tế, khi được hỏi cán bộ tín dụng thường cẩn thận hơn với nhóm hộ vay có trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ vì với nhóm hộ vay Ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro trễ hẹn. Tuy vậy, nhóm hộ vay có trình độ học vấn thấp hoặc mù chữ có ưu điểm riêng, họ luôn thực hiện được trách nhiệm của mình đối với Ngân hàng nên đây cũng là điều mà Ngân hàng an tâm để phát vay cho nhóm hộ vay này. Theo kết quả ước lượng, một khi trình độ học vấn của chủ hộ giảm đi một lớp thì xác suất để hộ có thể bị giới hạn hạn mức cấp tín dụng sẽ giảm đi 0,11%. Thứ năm, X8 thu nhập bình quân của hộ. Việc xem xét đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh những lần liền lề trước có đạt được hiệu quả hay không, thu nhập bình quân của hộ ra sao? Và với thu nhập này có đủ để thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ với Ngân hàng được không? Điều này cho thấy biến thu nhập bình quân của hộ có vay trò quan trọng khi ấn định hạn mức cho vay, từ đó sẽ biết được hộ có vay đúng nhu cầu vốn hay không, đề tài cũng mong muốn với những hộ sản xuất, kinh doanh có thu nhập chưa cao vẫn có thể được vay vốn bằng đúng với nhu cầu. Với kết quả của mô hình hồi qui, biến thu nhập bình quân có ý nghĩa ở mức 5% và cùng dấu với kỳ vọng của mô hình hồi qui. Với những hộ có mức thu nhập bình quân càng cao càng chứng tỏ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư của hộ là rất hiệu quả và muốn mở rộng thêm qui mô nhưng còn thiếu nguồn vốn tất nhiên lựa chọn vay vốn thêm từ Ngân hàng vẫn là một lựa chọn an toàn vì lãi suất cạnh tranh. Điều này, tạo được niềm tin cho Ngân hàng rằng hộ hoàn toàn có khả năng thực hiện được trách nhiệm, nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng với khả năng thành công của kế hoạch là rất cao vì hộ vay đã có được những kinh nghiệm cần thiết. Chính vì vậy, với những hộ có thu nhập bình quân cao sẽ mang lại ít rủi ro hơn cho món vay của hộ. Từ đó, món vay của hộ sẽ giảm được khả năng bị giới hạn khoản tín dụng được cấp. Trong khi đó, với những hộ thu nhập không 49 cao hoàn toàn có khả năng hoàn thành những trách nhiệm, nghĩa vụ cam kết với Ngân hàng nhưng rủi ro mà những hộ này mang lại là cao hơn, chính vì rủi ro cao hơn nên khả năng bị giới hạn khoản tín dụng được cấp cũng tỷ lệ thuận với những rủi ro đó. Với cán bộ tín dụng, việc thẩm định thu nhập bình quân của hộ là bước đệm để đưa ra được quyết định nên phát vay bao nhiêu là hợp lý để tăng được lợi nhuận đồng thời giảm bớt, hạn chế tối đa những rủi ro cho Ngân hàng. Hay đúng hơn là quyết định giới hạn cấp tín dụng ra sao sẽ là phù hợp nhất. Tuy vậy việc xác định giới hạn tín dụng cho hộ vay còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác, thu nhập bình quan chỉ nên được xem như yếu tố cần chứ chưa phải là yếu tố đủ để đi đến quyết định cuối cùng. Cụ thể khi thu nhập của hộ vay vốn giảm thêm một triệu đồng/tháng thì xác suất mà hộ vay vốn có thể bị giới hạn lại giới hạn cấp tín dụng sẽ giảm đi 0,14%. 4.2.2.2 Những nhân tố không ảnh hưởng đến mô hình Bên cạnh những nhân tố có ảnh hưởng đến mô hình thì kết quả hồi qui cũng chỉ ra những nhân tố không ảnh hưởng đến mô hình hồi qui. Xét về mặt lý thuyết, kỳ vọng ban đầu đề tài cho rằng những nhân tố này có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu. Nhưng kết quả hồi qui lại cho kết quả ngược lại. Với kỳ vọng ban đầu về mức ý nghĩa của biến không vượt quá mức 10% nhưng những biến này không thỏa mãn được yêu cầu đó. Cụ thể, kết quả hồi qui chỉ ra các biến sau không có ý nghĩa đối với mô hình. Thứ nhất, biến X2 giới tính của chủ hộ. Về lý thuyết cũng như số liệu thực tế được khảo sát thì chủ hộ vay vốn là nam có ưu thế hơn nhiều so với khi chủ hộ vay vốn là nữ. Số liệu thực tế cho thấy rằng, số chủ hộ là nam chiếm hơn 2/3 số mẫu phỏng vấn, đồng thời chủ hộ nam có địa vị xã hội lẫn sự quen biết nhiều hơn, cùng những điều kiện thuận lợi khác đã được đưa ra trong những phần trước. Nhưng biến này không có ý nghĩa trong mô hình. Trên thực tế, nhu cầu vay vốn của hộ có chủ hộ là nam hay nữ là như nhau, việc xác định xem có giới hạn hạn mức cấp tín dụng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Cùng với đó là việc đáp ứng những yêu cầu cụ thể của Ngân hàng khi hộ tiến hành vay vốn giữa chủ hộ là nam và nữ cũng là như nhau, không có sự khác biệt gì. Vì vậy mà biến giới tính của chủ hộ theo kết quả hồi qui từ mô hình là không có ý nghĩa. Thứ hai, biến X5 kỳ vọng vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với kỳ vọng ban đầu những kế hoạch sản xuất, kinh doanh có kết quả kỳ vọng càng cao sẽ càng giảm đi nguy cơ bị giới hạn khoản tín dụng được cấp. Vì mô hình kỳ vọng rằng, những kế hoạch có kỳ vọng cao sẽ mang lại cho hộ sản xuất, kinh doanh kết quả thành công cao, Ngân hàng sẽ ít chịu rủi ro hơn cho 50 những món phát vay này. Nhưng thực tế cho thấy, với mặt bằng chung của tất cả những hộ sản xuất, kinh doanh nơi đây là gần như giống nhau hoặc có sự tương đồng tương đối cao, chưa kể đến việc gặp những nguy cơ và chịu thiệt hại cũng gần như là giống nhau. Nên ý nghĩa của việc kỳ vọng không còn quan trọng nữa, đó chỉ là nhân tố phụ để xem xét, đánh giá trong khâu thẩm định khách hàng nhằm đánh giá mức độ rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt trong tương lại. Với thực tế đó, kết quả hồi qui cho thấy biến kỳ vọng kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh không có ý nghĩa trong mô hình, đồng nghĩa với việc biến không có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu. Thứ ba, biến X7 thời hạn tín dụng của món vay. Biến không có ý nghĩa trong mô hình hồi qui. Kỳ vọng ban đầu khi tiến hành nghiên cứu cho rằng những món vay có thời gian ngắn sẽ có cơ hội hứng chịu rủi ro thấp hơn, đồng thời với thị trường tài chính chưa khởi sắc trong thời gian gần đây bản thân Agribank Việt Nam cũng thể hiện sự thận trọng khi chú trọng, tập trung vào nhóm khách hàng có thời hạn vay vốn ngắn hạn để đảm bảo an toàn tránh tình trạng nợ xấu sẽ lại gia tăng. Nghiên cứu thực tế cho thấy rằng, sự khởi sắc về kinh tế trên địa bàn là điều có thể nhận thấy rõ. Bằng chứng là thu nhập bình quân của hộ tăng cao đáng kể. Với điều kiện tương đối thuận lợi như vậy cũng tạo nên sự an tâm cho Ngân hàng về những khoản phát vay cho hộ sản xuất, kinh doanh cho bất kỳ kỳ hạn vay vốn nào. Mặc dù, thời hạn tín dụng của một món vay là điều quan trọng khi xem xét mọi mặt của món vay, nhất là nguy cơ có mang lại rủi ro hay không. Nhưng với mặt bằng chung của địa bàn thì thời hạn tín dụng của hộ sản xuất, kinh doanh không mang lại cho Ngân hàng nhiều nỗi lo nữa. Thứ tư, biến X9 mục đích vay vốn. Kỳ vọng ban đầu khi thực hiện đề tài cho rằng với những mục đích sản xuất, kinh doanh sẽ ít bị giới hạn lại khoản cấp tín dụng hơn là những mục đích vay vốn nhằm vào tiêu dùng, y tế, giáo dục. Vì với mục đích sản xuất, kinh doanh hộ vay sẽ có kế hoạch sản xuất, kinh doanh tốt hơn và kể cả kế hoạch trả lãi, gốc cho Ngân hàng tốt hơn. Nhưng thực tế, kết quả khảo sát cho thấy rằng hộ vay vốn nơi đây chủ yếu vay vốn với mục địch sản xuất, kinh doanh, rất ít những hộ vay vốn với mục đích khác bởi hộ vay cũng biết được sẽ gặp khó khăn trong vấn đề trả gốc và lãi cho Ngân hàng nếu được phát vay, thậm chí những nhu cầu vốn như thế sẽ không vượt qua được khâu thẩm định của Ngân hàng. Vì vậy, kết quả hồi qui cho thấy biến không có ý nghĩa trong mô hình hồi qui. Qua phân tích mô hình bằng hàm hồi qui probit có thể rút ra kết luận, giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh tại địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng của những nhân tố như: số tiền cần vay, địa vị xã 51 hội của chủ hộ, số lần trễ hẹn, trình độ học vấn và thu nhập bình quân. Tuy không thể nói rằng mô hình là hoàn toàn chính xác và không bỏ sót biến nhưng qua phân tích cũng nhận thấy được mô hình khá chính xác cũng như phản ánh được phần nào tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu, từ đó có thể góp phần tìm ra cách thức, giải pháp giúp hộ sản xuất, kinh doanh giảm bớt được nguy cơ bị giới hạn khoản tín dụng được cấp để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của bản thân. Đồng thời, giúp PGD Agribank Hòa Ninh giảm bớt được rủi ro có thể gặp phải khi phát vay. 52 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG CHO HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA NINH 5.1 NHÓM GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN HỘ SẢN XUẤT, KINH DOANH 5.1.1 Nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn của hộ sản xuất, kinh doanh Hộ sản xuất, kinh doanh cần phải nâng cao kỹ năng xác định nhu cầu vốn thực tế cũng như tính toán cho chi tiêu, quản lý tài chính trước, trong và sau khi vay vốn. Việc xác định một nhu cầu vốn quá cao so với mức cần thiết là yếu tố làm cho nhu cầu vốn bị Ngân hàng giới hạn lại thấp hơn. Để tránh tình trạng này đòi hỏi hộ phải nâng cao hơn kỹ năng xác định nhu cầu vốn thực tế của mình, tính toán một cách cụ thể, khoa học và phải mang tính thuyết phục cao. Điều này sẽ góp phần làm nâng cao cơ hôi được giải ngân đúng với số nhu cầu vốn của hộ. Công tác thẩm định trước khi phát vay của Ngân hàng luôn xem xét quá trình sử dụng vốn từ những lần vay vốn trước của những hộ từng vay là phù hợp hay không, hiệu quả hay không. Nếu chưa đạt được hiệu quả như mong muốn thì đây cũng là lý do để Ngân hàng có thể giới hạn lại hạn mức tín dụng cho hộ vay. Khắc phục vấn đề này hộ sản xuất, kinh doanh cũng cần phải nâng cao kỹ năng về quản lý chi tiêu, tài chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh để tiêu hao chi phí thấp nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Với một lịch sử sản xuất, kinh doanh tốt cũng như sử dụng, quản lý tốt nguồn vốn thì không có lý do gì để Ngân hàng có thể giới hạn hạn mức cấp tín dụng cho hộ vay trong điều kiện các yếu tố khác đều phù hợp yêu cầu của Ngân hàng. Song song với vấn đề trên, hộ sản xuất, kinh doanh cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vấn đề nâng cao trình độ học vấn với những chủ hộ ở đây là điều rất khó nếu không nói rằng là không thể. Vì vậy, để có thể sản xuất, kinh doanh tốt chủ động tạo ra một kết quả thẩm định hiệu quả nhằm hạn chế trường hợp phải chịu giới hạn lại khoản tín dụng được cấp thì hộ sản xuất, kinh doanh cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật một cách nhanh nhất. Bằng cách tích cực tham gia những lớp chuyên hỗ trợ kỹ thuật canh tác; những hội thảo về khuyến nông; tham gia những trường trình trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; tham gia các tổ chức khuyến nông, hội nông dân để trao dồi thêm kiến thức. Với việc kết hợp những kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh có được trong nhiều năm cùng với những kiến thức, kỷ năng được học hỏi thêm sẽ giúp hộ có được một kết quả sản xuất, kinh doanh tốt nhất. Đó là điều kiện tiên quyết để Ngân 53 hàng xem xét khoản giải ngân, nếu một kết quả tốt thì chắc hẳn việc bị giới hạn hạn mức cấp tín dụng sẽ giảm đi rất nhiều, hộ vay vốn đúng với nhu cầu, giúp sản xuất, kinh doanh càng hiệu quả hơn. Được xem như giải pháp lâu dài cho vấn đề này chính là việc hộ vay vốn cần quan tâm đúng mực đến vấn đề trao dồi văn hóa cho con em mình để có thể cải thiện được tình trạng mà hộ vay vốn nơi đây đang mắc phải. 5.1.2 Hoàn thiện phương thức sản xuất, kinh doanh Phương thức sản xuất, kinh doanh quá tập trung vào nông nghiệp và các ngành nghề liên quan, phụ thuộc vào sản phẩm từ nông nghiệp nhưng lại tự phát, chưa tập trung, chưa chuyên canh và không có sự hỗ trợ lẫn nhau làm cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh không cao, thậm chí có thể thua lỗ. Với điều kiện như vậy Ngân hàng không thể mạnh dạng phát vay, tức hộ vay sẽ phải chịu cảnh thiếu hụt nguồn vốn. Cũng phải bởi việc quá chú trọng mà không chuyên canh, không có sự giúp đỡ nhau sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như dịch bệnh, giá cả thấp khi bán hàng vì cung vượt cầu,… nên biết rằng rủi ro là thứ mà Ngân hàng lẫn các tổ chức tín dụng đều không mong muốn. Một trong những cách để giảm rủi ro hiệu quả nhất là giới hạn lại hạn mức cấp tín dụng. Vậy để tạo được niềm tin cho Ngân hàng và làm giúp nâng cao được hạn mức tín dụng thì những hộ sản xuất, kinh doanh cần phải sản xuất một cách chuyên canh hơn, có sự giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, hạn chế sự manh múng kết hợp với việc sử dụng những nguồn nguyên liệu tốt nhất, sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển giúp hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Khi đã thực hiện được những vấn đề trên thì cũng cần quan tâm đến đầu ra và giá cả, giúp đỡ nhau để không sản xuất, kinh doanh cùng một thời gian về một loại sản phẩm, mà cần sự đa dạng giữa các vùng với nhau. Một khi hiệu quả sản xuất, kinh doanh được cải thiện và đạt hiệu quả cao hơn, đây sẽ là yếu tố tạo được niềm tin cho Ngân hàng để mạnh dạng cung cấp vốn cho những hộ có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Từ đó giúp hạn chế được tình trạng hộ vay vốn bị giới hạn hạn mức cấp tín dụng. 5.1.3 Đào tạo nguồn lao động trẻ có tri thức cao Việc có được nguồn lao động trẻ để kế thừa, tiếp nối trong tương lai là một lợi thế nơi đây. Vì vậy, với lợi thế đó hộ sản xuất cần phải biết đầu tư, phát triển thêm cho chính lợi thế của mình. Bằng cách truyền đạt những kinh nghiệm quí báo trong công tác sản xuất, kinh doanh của mình cho lớp lao động trẻ đồng thời tạo điều kiện để có thể nâng cao kiến thức, trình độ học vấn của bản thân cho nhóm lao động trẻ này. Từ đó, sẽ tạo được chất lượng cho lớp lao động kế tiếp. Khi đó họ có thể có đủ khả năng để nắm bắt mọi thông tin, tiếp thu những tiến bộ khoa học, kỹ thuật một cách dễ dàng hơn, cùng với 54 những kinh nghiệm được truyền đạt vốn có sẽ giúp đạt được hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh tốt hơn. Với những thuận lợi như vậy sẽ tạo được niềm tin cho Ngân hàng cũng như tin tưởng vào khoản phát vay là ít rủi ro qua đó không còn giới hạn hạn mức cấp tín dụng như trước. 5.2 NHÓM GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN NỘI BỘ PGD AGRIBANK HÒA NINH, CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN 5.2.1 Hoàn thiện hệ thống xếp loại khách hàng, xem xét hạn mức tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh Để có thể đưa ra một hạn mức tín dụng tốt nhất cho cả Ngân hàng lẫn khách hàng thì vấn đề xếp loại khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đây là một trong những cơ sở để cấp hạn mức tín dụng. Việc hoàn thiện hệ thống xếp loại khách hàng theo hướng tinh gọn, ngày càng hiệu quả hơn trở thành yêu cầu cấp thiết. Với một hệ thống xếp loại khách hàng chuẩn xác sẽ góp phần đưa ra hạn mức cấp tín dụng thật phù hợp cho cả Ngân hàng, lẫn khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải thật cẩn trọng khi xem xét hồ sơ tín dụng của hộ vay vốn, tránh trường hợp thiếu cẩn trọng làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng cấp cho hộ vay, trong khi một kế hoạch sản xuất, kinh doanh rất khả thi lại thiếu nguồn vốn đầu tư đúng mức. Việc kết hợp cả hai yếu tố được đề cập đến bên trên sẽ giúp cho cả Ngân hàng lẫn khác hàng hài lòng với khoản cấp tín dụng. Ngân hàng được lợi cao nhất, với khả năng hứng chịu rủi ro thấp nhất. Hộ vay vốn được vay với số vốn đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Vấn đề còn lại chính là việc cả hai bên thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình thật tốt. Về phía Ngân hàng nên thường xuyên theo dõi món vay để có những tư vấn cần thiết, đúng lúc giúp hộ sản xuất, kinh doanh đi đúng hướng và thu được lợi cao nhất theo như kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Từ đó, có thể thực hiện trả gốc và lãi chi Ngân hàng đúng thời hạn. 5.2.2 Nâng cao hơn nữa sự quan tâm của chính quyền, địa phương Vấn đề bị giới hạn lại hạn mức tín dụng so với nhu cầu vốn thực tế của hộ sản xuất, kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng của sự quan tâm chưa đúng mực từ chính quyền, địa phương. Do đó, những hộ vay thuộc nhóm khách hàng này sẽ có nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn so với nhóm hộ vay có điều kiện nhận được sự quan tâm của chính quyền, địa phương nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này như giao thông chưa thật sự thuận tiện, địa bàn rộng lớn chưa thể quản lý tốt được,… Vì vậy, những hộ vay vốn này thiếu nguồn thông tin hơn, nắm bắt tin tức thị trường kém hơn, giá cả bán hàng cũng sẽ thấp hơn,… Từ đó mang lại rủi ro nhiều hơn cho Ngân hàng. Một khi rủi ro 55 tăng thì cơ hội nhóm hộ vay này bị giới hạn lại hạn mức cấp tín dụng cũng sẽ là cao hơn. Nhằm cải thiện tình hình này, đòi hỏi chính quyền, địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa đến những hộ vay vốn thuộc diện trên. Cần có nhiều hơn nữa những lớp tập huấn, những hội thảo hướng dẫn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, những hội thảo trao đổi kinh nghiệm cũng như cung cấp thông tin thị trường một cách thường xuyên hơn nữa. Nhưng để thực hiện được những điều đó trước hết chính quyền cần phải quan tâm hơn nữa đến sự thuận tiện của đường giao thông nông thôn tại đây, có như vậy thì các điều kiện khác mới có thể phát triển theo được. Một khi được quan tâm đúng mực thì điều kiện sản xuất, kinh doanh sẽ đươc cải thiện. Từ đó, giúp tăng được sự cạnh tranh cho những hộ này, đồng thời với Ngân hàng nhóm hộ vay vốn này sẽ có mức rủi ro giảm đi, và với những điều kiện mới hộ vay vốn tạo được niềm tin nơi Ngân hàng, điều này giúp nâng cao hơn hạn mức cấp tín dụng giúp hộ vay vốn đúng với nhu cầu của kế hoạch sản xuất kinh doanh. 56 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh mang một ý nghĩa rất lớn. Bởi điều này giúp hộ vay vốn có thể vay đúng hoặc gần với nhu cầu vốn thực tế để sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau đây: Đầu tiên, đề tài dựa vào mô hình nghiên cứu chỉ ra được những nhân tố như: số tiền cần vay, số lần trễ hẹn, trình độ học vấn, thu nhập trung bình của hộ và địa vị xã hội của chủ hộ ảnh hưởng đến việc hộ sản xuất, kinh doanh bị giới hạn hạn mức cấp tín dụng thông qua những số liệu thực tế thu thập được. Bằng kết quả hồi qui kết hợp tình hình thực tế và lý thuyết có thể giải thích cụ thể sự ảnh hưởng của những nhân tố, những mặt ưu điểm, cũng như nêu lên những mặt còn khuyến khuyết của các nhân tố để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể cho vấn đề nhằm giúp hộ vay vốn không còn phải chịu tình trạng giới hạn hạn mức cấp tín dụng khi vay vốn hoặc ít nhất là nâng cao được hạn mức cấp tín dụng trong tương lai. Bên cạnh những vấn đề liên quan trực tiếp đến hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh đề tài còn nêu lên sự ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp từ Ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan đến việc hộ sản xuất, kinh doanh có thể bị giới hạn hạn mức cấp tín dụng để nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan hơn. Tiếp đến, thông qua kết quả hồi qui, những phân tích từ số liệu thực tế thu thập được sẽ tìm ra thực trạng, tồn tại thực tế xuất phát từ hộ sản xuất, kinh doanh và Ngân hàng cùng các cơ quan ban ngành liên quan. Từ đó, đề tài mạnh dạng đưa ra các giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề xuất phát từ mỗi đối tượng phân tích. Đồng thời từ những gì thu được sẽ là nền tảng cho những kiến nghị giải quyết vấn đề theo sau. Trong khuôn khổ đề tài, luận văn còn vẫn còn mang hạn chế đó là chưa thể xem xét hết tất cả các nhân tố, vì vậy không thể chắc rằng mô hình của đề tài không bỏ xót biến. Do vậy, để giúp hộ sản xuất, kinh doanh không còn phải chịu sự giới hạn hạn mức cấp tín dụng, tiến tới được vay đúng bằng với nhu cầu khi vay vốn thì phải cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, chi tiết hơn nữa để giải quyết triệt để những thực trạng, tồn tại còn mắc phải mà đề tài chưa thể nghiên cứu đến. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua kết quả hồi qui, cùng với thu thập từ thực tế khảo sát cho thấy đối với hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh thì vốn là yếu vốn là rất quan trọng. Việc 57 vay không đúng với nguồn vốn cần thiết sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như mở rộng hơn nữa qui mô sản xuất, kinh doanh của hộ vay vốn. Với nhiều lý do, nhiều tác động khác nhau xuất phát từ cá thể hộ vay vốn, các tổ chức tín dụng nói chung và bản thân Ngân hàng nói riêng và cả những tổ chức, ban ngành liên quan làm cho số lượng vốn vay của hộ sản xuất, kinh doanh phải giới hạn lại thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Từ những thực tế đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau: 6.2.1 Kiến nghị chính phủ và các ban ngành địa phương 6.2.1.1 Đối với chính phủ Một trong những yếu tố làm cho hộ sản xuất, kinh doanh bị giới hạn hạn mức vay vốn chính là việc hộ không có được một kết quả sản xuất, kinh doanh thật sự tốt, điều này tác động lớn đên kết quả thẩm định phương án của hộ. Nguyên nhân do một vài nơi giao thông vần còn chưa thuận tiện, mặt bằng dân trí chưa cao chưa thể áp dụng tốt kiến thức mới, khoa học, kỹ thuật cũng như nắm bắt thông tin giá cả thị trường. Vì vậy, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị như sau để có thể giúp hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh một cách tốt nhất. Thứ nhất, cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để việc liên hệ, tiếp nhận cũng như nắm bắt thông tin, tiến bộ khoa học, kỹ thuật trở nên dễ dàng hơn. Giúp cho công tác sản xuất kinh doanh thật sự trở nên thuận lợi. Thứ hai, cần ổn định giá sản phẩm hoặc có chính sách trợ giá để hạn chế rủi ro trong việc các nông hộ bị ép giá khi thu hoạch. Tạo cho hộ vay vốn có thể đạt được doanh thu cao nhất. Ngoài ra, Chính phủ cần tập trung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng hình thức cho vay ưu đãi hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với hộ vay vốn, vì đa phần hộ sản xuất, kinh doanh nơi đây lẫn trên cả nước đều còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp. Thứ ba, chính phủ cần có những hướng dẫn cụ thể cũng như sự khuyến khích chính quyền, địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất quan tâm, chăm sóc đến đời sống của người dân, đến tình hình kinh tế, xã hội nói chung và đặc biệt là tình hình sản xuất, kinh doanh tại từng địa bàn để giúp hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. Điều này cũng chính là sự quan tâm của chính phủ đến đời sống kinh tế, xã hội của mọi tầng lớp người dân trên cả nước. 6.2.1.2 Đối với các cơ quan ban ngành địa phương Trong công tác giúp hộ sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả cao thì vay trò của chính phủ, nhà nước chỉ là nền tảng để có thể xây dựng mọi thứ tốt hơn mà thôi. Đóng vay trò trực tiếp trong vấn đề này chính là các cơ quan ban 58 ngành địa phương, vì các cơ quan ban ngành địa phương mới là người trực tiếp tiếp xúc và có thể quan tâm, giúp đỡ kịp thời, đầy đủ nhất cho hộ vay vốn sản xuất kinh doanh. Góp phần để giúp hộ vay vốn không còn phải chịu tình trạng giới hạn lại hạn mức tín dụng đòi hỏi cơ quan ban ngành địa phương cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề. Thứ nhất, để có thể giảm được tình trạng bị giới hạn hạn mức tín dụng thì điều đầu tiên cần nhắc đến là hộ vay vốn phải thật sự hiểu rõ qui trình cũng như thủ tục vay vốn để từ đó hoàn thành tốt mọi khâu chuẩn bị cho công tác thẩm định đạt được kết quả thật tốt. Và để làm được điều này cần có vay trò của những cơ quan ban ngành chính quyền đại phương cung cấp thông tin, qui trình thật cụ thể đến mọi hộ cá thể có nhu cầu vay vốn. Đây cũng xem như đã giúp đỡ được cho những hộ vay vốn từ những bước cơ bản đầu tiên. Thứ hai, chính quyền địa phương cần nhanh chóng thúc đẩy, tạo mọi điều kiện để cải thiện tình hình sản xuất, kinh doanh quá tập trung vào các loại hình có liên quan đến nông nghiêp nhưng còn đại trà, manh mún và chưa thật sự chuyên nơi đây. Có cải thiện được tình trạng này mới có thể tạo cho Ngân hàng niềm tin vào hộ sản xuất, kinh doanh rằng khoản phát vay là ít rủi ro, và hiệu quả sản xuất, kinh doanh là rất khả quan. Từ đó, giúp nâng cao hơn giới hạn giải ngân đúng bằng nhu cầu thực tế. Để làm được chuyện này, chính quyền địa phương cần khuyến khích những loại hình sản xuất như hợp tác xã, nhóm sản xuất, kinh doanh để công tác sản xuất, kinh doanh thật sự chuyên. Đồng thời, những cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương cũng dễ dàng quản lý, giúp đỡ, đưa thông tin đến những hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nơi đây. Thứ ba, những cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương cũng như những tổ chức đoàn thể nên hoạt động mạnh hơn trong công tác tuyên truyền những vấn đề thiết thực trong xã hội như tầm quan trọng của việc cho con em đến trường, kế hoạch hóa gia đình, cách thức tiết kiệm cũng như quản lý tài chính - chi tiêu, đầu tư,… tuy là những vấn đề rất nhỏ nhưng để xây dựng một giải pháp lâu dài cho vấn đề đang nghiên cứu thì đây là cách thức hiệu quả nhất, cần phải xây dựng được nền tảng vững chắc ngay từ ban đầu để có thể xây dựng những thứ khác cao hơn. 6.2.2 Đối với tổ chức tài chính Quyết định có giới hạn hạn mức cấp tín dụng hay không thuộc về Ngân hàng, không phải Ngân hàng đưa ra quyết định một cách tùy tiện để ấn định một hạn mức nào đó mà dựa trên rất nhiều yếu tố. Vì lẽ đó, quyết định của Ngân hàng mà ở đây là quyết định của cán bộ tín dụng về món vay đôi khi chưa thể xem xét một cách toàn diện hết tất cả các yếu tố từ đó đưa đến những 59 hạn mức thiếu tính chính xác. Công tác thẩm định, giám sát sau khi cho vay đôi khi chưa được quan tâm, chú trọng đúng mực dẫn đến hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh xuất hiện nhiều bất cập và không đạt hiệu quả. Đó cũng là yếu tố để xem xét những hạn mức tiếp theo nếu hộ sản xuất, kinh doanh tiếp tục xin vay. Từ những thực tế đó, làm phát sinh những đòi hỏi cụ thể đối với Ngân hàng. Thứ nhất, Ngân hàng hay đúng hơn là cán bộ tín dụng cần phải thật cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, chính xác từng nhân tố của hồ sơ tín dụng. Để từ đó giúp thẩm định phương án một cách chính xác nhất có thể. Đồng thời xem xét các nhân tố thực tế một cách tổng quan, đa chiều để có thể dựa trên phương diện khách quan nhận định về phương án sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp cán bộ tín dụng có thể ấn định hạn mức tín dụng một cách chích xác với nhu cầu vốn của khách hàng, từ đó tránh được những trường hợp do quá sơ xài dẫn đến việc giới hạn hạn mức tín dụng cho những phương có tính khả thi thực tế cao. Thứ hai, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Ngân hàng đối với món vay và với cả khách hàng thì sau khi giải ngân phải thực hiện thật nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát sau khi vay. Trách nhiệm nghĩa vụ đối với món vay chính là việc giúp Ngân hàng tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xay ra trong quá trình hộ sản xuất, kinh doang sử dụng món vay. Quan trọng hơn là trách nhiệm, nghĩa vụ đối với chính khách hàng của mình, khi có thể giúp đỡ khách hàng lúc cần thiết, giúp phương án sản xuất, kinh doanh đi đúng theo kế hoạch lẫn kỳ vọng ban đầu. Thực hiện tốt công tác này không những góp phần mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả cao nhất cho phương án sản xuất, kinh doanh của hộ van vốn. Đây là nền tảng tốt nhất để xem xét hạn mức cho những lần vay vốn kế tiếp nếu có xem phải giới hạn lại hay không. Tất nhiên với một lịch sử vay vốn tốt thì không có lý do gì để Ngân hàng có thể giới hạn lại hạn mức cấp tín dụng, nều trong điều kiện các yếu tố khác được đảm bảo. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin. 2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Quản trị rủi ro tài chính. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 3. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại Học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 5. Văn Phạm Đan Tuyến, 2007. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 6. Nguyễn Cẩm Nhung, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương và các Ngân hàng thương mại khác tại tỉnh Bạc Liêu. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 7. Võ Thị Thanh Kim Huệ, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất tại huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 8. Võ Thị Hồng Nhung, 2012. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ. 9. Trần Ngọc Thừa, 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 10. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam 2004. 11. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2004. 12. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2005. 13. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 495/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2007. 14. Thông tư 13TT-NHNH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. 15. Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2012. 16. Chỉ thị 03/2013/CT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013. 17. Quyết định 499A, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 1993. 61 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 1 BẢNG PHỎNG VẤN GIỚI HẠN TÍN DỤNG MÀ HỘ SẢN XUẤT NHẬN ĐƯỢC KHI CÓ NHU CẦU VỀ VAY VỐN TẠI PGD AGRIBANK HÒA NINH ----------------------- STT Kính thưa ông/bà ! Tôi hiện là sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh thuộc Trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng mà hộ sản xuất tiếp cận được tại PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long”. Xin ông/bà vui lòng cung cấp một số thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi sau (những thông tin ông/bà cung cấp chúng tôi chỉ sử dụng vì mục đích nghiên cứu). Xin chân thành cám ơn! 1 THÔNG TIN VỀ HỘ SẢN XUẤT 1.1 Thông tin chủ hộ - Họ tên chủ hộ (người vay):………………………………….Năm sinh:………… - Dân tộc:……………Giới tính:…………Trình độ học vấn (lớp) (*):…………….. - Nghề nghiệp chính (ghi rõ): ………………………………...................................... - Địa chỉ:…………………………………………………Xã/Phường:…………… Huyện/Quận:……………………………Tỉnh/TP:……………………………….. . 1.2 Số thành viên trong gia đình:……………….. người - Số thành viên trong tuổi lao động (và có khả năng lao động) là:…………….người 1.3 Thông tin về các thành viên hộ gia đình Tên Quan Năm Nam (1) Trình độ Nghề Thu nhập hệ với sinh Nữ (0) học vấn nghiệp (triệuđồng/tháng) chủ hộ (lớp)* 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ghi chú : (*) 13 - trung cấp chuyên nghiệp ; 14 - cao đẳng ; 15 - đại học ; 16 - sau đại học 62 1.4 Thu nhập của hộ gia đình Nguồn thu nhập Số tiền (triệu đồng/tháng) 1. Thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp theo lương 2. Thu nhập từ canh tác nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 3. Thu nhập từ sản xuất công nghiệp, tiểu thu công nghiệp,… 4. Thu nhập từ kinh doanh, buôn bán, làm dịch vụ đầu tư,… 5. Từ người thân trong nước và nước ngoài 6. Khác (Ghi rõ): Tổng 1.5 Chi tiêu của hộ gia đình Chi tiêu 1. Chi cho ăn uống 2. Chi phí phương tiện đi lại 3. Chi phí điện, nước, điện thoại 4. Chi phí giáo dục, đào tạo 5. Chi phí vui chơi, giải trí, đám tiệc 6. Đầu tư, tiết kiệm (gửi NH, chơi hụi, mua vàng,…) 7. Khác (Ghi rõ): Tổng 2 Thông tin về diện tích đất Loại đất đang sử dụng 1. Đất ruộng 2. Đất vườn 3. Đất thổ cư 4. Diện tích ao cá 5. Đất khác Tổng Số tiền (triệu đồng/tháng) Diện tích (m2) 3 Thông tin về món vay và sử dụng món vay 3.1 Thông tin về khoản vay a) Số tiền cần vay Nguồn vốn vay Số tiền cần vay (triệu đồng) Kỳ hạn vay (tháng) Lãi suất (%) Kỳ hạn vay (tháng) Lãi suất (%) PGD Agribank Hòa Ninh b) Số tiền thực vay Nguồn vốn vay Số tiền thực vay (triệu đồng) PGD Agribank Hòa Ninh 63 3.2 Ông/bà biết được thông tin cho vay từ nguồn nào? a. Từ chính quyền địa phương b. Từ cán bộ tổ chức cho vay c. Người thân giới thiệu d. Từ Tivi, báo, đài e. Tự tìm đến tổ chức cho vay f. Khác:……….... 3.3 Thông tin về mục đích vay và tình hình sử dụng vốn vay Mục đích vay Tình hình sử Số tiền vốn dụng vốn vay (1.000đ) 1. Tiêu dùng 2. Sản xuất 3. Kinh doanh 4. Khác Tổng Cụ thể sử dụng tiền vay Tỷ trọng (%) Trồng trọt ........................................... Chăn nuôi………………………………. Trả tiền……………… ........................ Cho con đi hoc ......... …………………... Trị bệnh ............................................. Khác ........................ …………………... 3.4 Trong thời gian sử dụng vốn vay, có cán bộ của tổ chức cho vay có đến kiểm tra việc sử dụng vốn theo mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng không? Có Không - Nếu không, xin chuyển sang câu 3.5 - Nếu có, họ đến bao nhiêu lần trong năm:…….lần - Ông/bà có tốn chi phí tiếp đón họ không:…………………………(1.000 đồng) 3.5 Nhu cầu tư vấn, hỗ trợ cách thức sử dụng vốn vay của ông/bà như thế nào? a. Rất cần b. Tương đối cần c. Không cần 3.6 Những khó khăn của ông/bà khi vay vốn ở ngân hàng (đánh dâu vào ô thích hợp) 1 Thủ tục rườm rà 5 Lãi suất cao 2 Không biết qui trình 6 Phải có xác nhận của địa phương 3 Thời gian chời đợi kéo dài 7 Vốn vay bị giới hạn 4 Không có TS thế chấp 8 Khác (Ghi rõ) 3.7 Số vốn thực vay có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không? a. Có b. Không Nếu không, ông/bà vui lòng cho biết lượng vốn vay chiếm bao nhiêu % trong nhu cầu vốn trong năm:……………………… Cảm ơn và chúc sức khỏe! 64 2 PHỤ LỤC 2 – KẾT QUẢ HỒI QUI MÔ HÌNH PROBIT 2.1 Probit regression probit y x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 x8 x9 Iteration 0: Iteration 1: Iteration 2: Iteration 3: Iteration 4: Iteration 5: Iteration 6: log likelihood = -34.105737 log likelihood = -23.92986 log likelihood = -18.91612 log likelihood = -17.466009 log likelihood = -17.439511 log likelihood = -17.439453 log likelihood = -17.439453 Probit regression Log likelihood = -17.439453 Number of obs = 66 LR chi2(9) = 33.33 Prob > chi2 = 0.0001 Pseudo R2 = 0.4887 --------------------------------------------------------------------------------------y| Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Int] -------------+-----------------------------------------------------------------------x1 | .1021399 .0334466 3.05 0.002 .0365857 .167694 x2 | .9095487 .8198137 1.11 0.267 -.6972566 2.516354 x3 | 2.614935 1.401195 1.87 0.062 -.131358 5.361227 x4 | 1.125169 .4413461 2.55 0.011 .2601467 1.990192 x5 | -.9651306 .7595628 -1.27 0.204 -2.453846 .5235852 x6 | -.3005958 .1228122 -2.45 0.014 -.5413034 -.0598882 x7 | .0400552 .5690573 0.07 0.944 -1.075277 1.155387 x8 | -.3805572 .1527625 -2.49 0.013 -.6799662 -.0811481 x9 | -1.441389 1.004075 -1.44 0.151 -3.40934 .5265632 _cons | 4.026693 1.950023 2.06 0.039 .2047178 7.848669 ---------------------------------------------------------------------------------------Note: 0 failures and 11 successes completely determined. 65 2.2 Probit regression, reporting marginal effects dprobit y x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 x8 x9 Iteration 0: Iteration 1: Iteration 2: Iteration 3: Iteration 4: Iteration 5: Iteration 6: Iteration 7: log likelihood = -34.105737 log likelihood = -24.890917 log likelihood = -21.886836 log likelihood = -19.177617 log likelihood = -17.597234 log likelihood = -17.440732 log likelihood = -17.439453 log likelihood = -17.439453 Probit regression, reporting marginal effects Log likelihood = -17.439453 Number of obs = 66 LR chi2(9) = 33.33 Prob > chi2 = 0.0001 Pseudo R2 = 0.4887 -----------------------------------------------------------------------------------------y | dF/dx Std. Err. z P>|z| x-bar [95% C.I.] ---------+------------------------------------------------------------------------------x1 | .0003829 .0008004 3.05 0.002 48.7879 -.001186 .001952 x2*| .0025007 .0061624 1.11 0.267 .287879 -.009577 .014579 x3*| .0130972 .0243677 1.87 0.062 .318182 -.034663 .060857 x4 | .0042175 .0095641 2.55 0.011 .757576 -.014528 .022963 x5*| -.0024214 .0054676 -1.27 0.204 .742424 -.013138 .008295 x6 | -.0011267 .0024451 -2.45 0.014 6.15152 -.005919 .003666 x7 | .0001501 .0021202 0.07 0.944 1.59091 -.004005 .004306 x8 | -.0014265 .0030626 -2.49 0.013 10.6288 -.007429 .004576 x9*| -.0014937 .003714 -1.44 0.151 .939394 -.008773 .005786 ---------+------------------------------------------------------------------------------obs. P | .7878788 pred. P | .9988759 (at x-bar) -----------------------------------------------------------------------------------------(*) dF/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 z and P>|z| correspond to the test of the underlying coefficient being 0 66 2.3 Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ước lượng corr x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 x8 x9 (obs=66) | x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 x8 x9 -------------+-------------------------------------------------------------------------------------x1 | 1.0000 x2 | 0.1753 1.0000 x3 | 0.3536 -0.0033 1.0000 x4 | -0.1971 -0.1027 -0.3717 1.0000 x5 | 0.3844 0.0846 0.2671 -0.0391 1.0000 x6 | 0.0199 -0.3014 0.1453 -0.1732 -0.0269 1.0000 x7 | 0.4780 0.1598 0.7026 -0.2633 0.3450 0.0278 1.0000 x8 | 0.4772 0.0691 0.6170 -0.2926 0.4292 0.0137 0.6677 1.0000 x9 | 0.1684 0.0212 -0.0992 0.1654 0.1496 -0.1224 -0.1675 0.1211 1.0000 2.4 Lstat classification lstat Probit model for y -------- True -------Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------+ | 49 5 | 54 - | 3 9 | 12 -----------+--------------------------+----------Total | 52 14 | 66 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as y != 0 -----------------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 94.23% Specificity Pr( -|~D) 64.29% Positive predictive value Pr( D| +) 90.74% Negative predictive value Pr(~D| -) 75.00% ------------------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr( +|~D) 35.71% False - rate for true D Pr( -| D) 5.77% False + rate for classified + Pr(~D| +) 9.26% False - rate for classified - Pr( D| -) 25.00% -------------------------------------------------------------Correctly classified 87.88% -------------------------------------------------------------- 67 [...]... hạn mức tín dụng phù hợp nằm trong giới hạn vay cho phép của Ngân hàng từ đó nâng cao khả năng được cấp tín dụng, cũng như sắp xếp chi phí cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh thật hợp lý Đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại đại bàn xã Hòa Ninh huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long được chọn để phân tích nhằm tìm hiểu và hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến. .. đề cập đến mục tiêu cũng như phạm vi nghiên cứu Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng Chương 3: Giới thiệu khái quát về PGD Agribank Hòa Ninh Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất tại địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long Chương 5: Giải pháp nâng cao giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất tại địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long Chương... hộ sản xuất - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại đại bàn xã Hòa Ninh - Đề xuất các giải pháp, phương hướng để nâng cao chất lượng cấp tín dụng, khả năng tiếp cập vốn của hộ sản xuất dễ dàng hơn cũng như nhận được hạn mức giải ngân tốt hơn 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại PGD Agribank Hòa Ninh và địa bàn xã Hòa Ninh, huyện. .. ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất trên địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long Từ đó phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng để đề ra các biện pháp, phương hướng cải thiện các yếu tố khiếm khuyết còn vướn mắc Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất tại 6 ấp, ấp Hòa Lợi; ấp Hòa Thuận; ấp Hòa Quí; ấp Hòa Phú; ấp Bình Thuận 1; ấp Bình Thuận 2, của địa bàn xã Hòa Ninh, ... nói đến khả năng sử dụng vốn vay sau khi đã được giải ngân Võ Thị Thanh Kim Huệ (2012), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất tại huyện Mộc Hóa tỉnh Long An Theo đề tài thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ sản xuất từ đó làm cho khả năng được tiếp cận vốn của nông hộ gặp nhiều bất cập Bên cạnh đó, việc sử dụng. .. quan điểm như trên Võ Thị Hồng Nhung (2012), phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ Đề tài đưa ra các nhân tố ảnh hưởng và dùng mô hình hồi qui để đi đến các nhân nào nào thực sự có ảnh hưởng Đồng thời, đề tài nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố định tính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thông qua phỏng vấn các chuyên gia đang làm việc... tố đến giới hạn cấp tín dụng Đồng thời với nổ lực tìm hiểu, đề tài mong muốn đóng góp một số kiến nghị giúp nâng cao hơn chất lượng của công tác cấp tín dụng tại Ngân hàng và giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số vốn mà hộ sản xuất có thể vay được tại PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long, từ đó có thể giúp đề xuất một... lớn để mở rộng tín dụng của Ngân hàng, đồng thời giúp hộ sản xuất tiếp cận được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Và với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho những hộ sản xuất này, sẽ giúp Ngân hàng đưa ra những hạn mức phù hợp cho từng hợp đồng tín dụng phát sinh cũng như từ đó giúp nâng cao hơn chất lượng tín dụng Về phía những hộ sản xuất sẽ có cơ... qua đó đánh giá được chất lượng khách hàng tại chi nhánh Nếu số khách hàng có giới hạn tín dụng tăng nhiều hơn số khách hàng có giới hạn tín dụng giảm thì nói chung chất lượng khách hàng của chi nhánh tăng lên và ngược lại 9 2.1.3 Giới hạn tín dụng cho hộ sản xuất Theo phần trình bày về giới hạn tín dụng, có thể hiểu giới hạn tín dụng là hạn mức tín dụng tối đa mà Ngân hàng có thể đồng ý giải ngân... luật phân phối xác suất, các biến độc lập Xi không phải biến ngẫu nhiên, giá trị của chúng được cho trước Bảng 1: Mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng Kí hiệu Mô tả Kỳ vọng Số tiền cần vay + X1 Giới tín của chủ hộ +,X2 Địa vị xã hội của khách hàng X3 Số lần trễ hẹn + X4 Kỳ vọng kết quả của kế hoạch sản xuất, kinh doanh + X5 Trình độ của chủ hộ X6 Thời hạn tín dụng +,X7 Thu nhập của hộ

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan