phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long

70 155 1
phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH SINH VIÊN THỰC HIỆN TRẦN THỊ NGỌC HÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính Ngân Hàng Tháng 11 - Năm 2013 i LỜI CẢM TẠ ……….……….. Trƣớc tiên, em kính gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và cần thiết để em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Huỳnh Thị Tuyết Sƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, sửa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Càng Long đã tạo điều kiện cho em thực tập, tiếp cận thực tế tại ngân hàng. Cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong phòng tín dụng đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy, cung cấp tài liệu, số liệu để em hoàn thành đề tài. Cần Thơ, ngày.........tháng........năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Ngọc Hà i LỜI CAM KẾT ……….……….. Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc sử dụng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Ngƣời thực hiện Trần Thị Ngọc Hà ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ……….……….. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ………………………………………………… …………………, ngày….tháng….năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị iii MỤC LỤC ……….……….. Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian ......................................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ............................................................................................. 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 2 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 3 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................................ 3 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ...................................................................................... 3 2.1.2 Phân loại tín dụng ............................................................................................ 5 2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng ........................................................ 7 2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .................................................... 7 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 8 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................................... 9 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ......................................................................... 9 CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG ....................................... 10 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ............................................................................. 10 3.1.1 Vị thế và vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam .............................................. 10 3.1.2 Khái quát về NHNo&PTNT huyện Càng Long ............................................. 12 3.2 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÀNG LONG ............................................................................................................................. 12 3.3 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ............................................... 14 3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (20102012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ......................................................................... 15 3.5 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ........... 19 iv 3.5.1 Thuận lợi ........................................................................................................ 19 3.5.2 Khó khăn ........................................................................................................ 20 3.5.3 Định hƣớng phát triển .................................................................................... 21 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG.................................................................................................. 22 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG .................................................... 22 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ....... 27 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay tại ngân hàng ..................................................... 27 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ tại ngân hàng........................................................ 34 4.2.3 Phân tích tình hình dƣ nợ tại ngân hàng ........................................................ 39 4.2.4 Tình hình nợ xấu ............................................................................................ 44 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG ............................................................................................................................. 51 4.3.1 Dƣ nợ trên vốn huy động ............................................................................... 51 4.3.2 Hệ số thu nợ ................................................................................................... 52 4.3.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng .................................................................... 52 4.3.3 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ .................................................................................. 52 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYÊN CÀNG LONG ........................................................................ 54 5.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG .................................................................................................. 54 5.1.1 Về nguồn nhân lực……………………………………………………54 5.1.2 Về công tác huy động vốn ............................................................................. 54 5.1.3 Về công tác thu nợ ......................................................................................... 55 5.1.4 Về sử dụng vốn vay ....................................................................................... 55 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG .................................................................................................. 55 5.2.1 Tăng cƣờng nguồn nhân lực .......................................................................... 55 5.2.2 Nâng cao nguồn vốn huy động ...................................................................... 56 5.2.3 Nâng cao chất lƣợng tín dụng ........................................................................ 56 5.2.4 Hạn chế sử dụng vốn sai mục đích ................................................................ 57 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 58 v 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 58 6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 59 6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng.................................................................... 59 6.2.2 Đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam......... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 60 vi DANH MỤC BẢNG ……….……….. Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT huyện Càng Long ........... ..15 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Càng Long ............................ 22 Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Càng Long..27 Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long .......... …30 Bảng 4.4 Doanh số thu nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Càng Long ......... …34 Bảng 4.5 Doanh số thu nợ theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long ......... ……36 Bảng 4.6 Dƣ nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Càng Long .............................. 39 Bảng 4.7 Dƣ nợ theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long ................................. 42 Bảng 4.8 Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Càng Long ............................ 45 Bảng 4.9 Nợ xấu theo ngành của NHNO&PTNT huyện Càng Long ............................... 48 Bảng 4.10 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng .................................... 51 vii DANH SÁCH HÌNH ……….……….. Trang Hình 3.1 Bộ máy tổ chức tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Càng Long ........... ..12 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn Long.......…………….26 vốn viii của NHNo&PTNT huyện Càng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……….……….. DN : Dƣ nợ DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ GTCG : Giấy tờ có giá HĐTD : Hoạt động tín dụng HDDV : Hoạt động dịch vụ NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NHNN : Ngân hàng Nhà Nƣớc NHTM : Ngân hàng Thƣơng Mại TG CKH : Tiền gửi có kỳ hạn TG KKH : Tiền gửi không kỳ hạn ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, có thể nói lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực có tác động rất mạnh mẽ đến đời sống của con ngƣời và xã hội, nó đƣợc xem nhƣ là một trong những nền tảng, động lực cho sự phát triển kinh tế của nƣớc ta. Với vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, trong nhiều năm qua, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã trở thành công cụ hữu hiệu của Nhà Nƣớc, của Đảng trong vấn đề điều hành nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân…qua đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta trên con đƣờng hội nhập với thế giới. Ngân hàng có chức năng chính là huy động nguồn vốn nhàn rỗi và các nguồn lực khan hiếm trong xã hội để cung ứng một cách tốt nhất cho các nhu cầu sản xuất, trao đổi, thanh toán góp phần thúc đẩy quá trình lƣu thông hàng hóa nhanh chóng, điều tiết và kiểm soát thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn. Trong nhiều hoạt động của ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động giữ vai trò quan trọng nhất đối với một ngân hàng, vì đây là hoạt động đem lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lợi nhuận cao thì hoạt động này vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với nhiều nguyên nhân khác nhau. Để việc kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao, thì việc phân tích hoạt động tín dụng là việc làm không thể thiếu đối với các ngân hàng hiện nay. Huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh là một huyện có nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, vì thế, bên cạnh nhiệm vụ đẩy mạnh các ngành nghề kinh tế trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, thì phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để ổn định nền kinh tế. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, thì trong nhiều năm qua, thông qua hoạt động chủ yếu là tín dụng, NHNo&PTNT huyện Càng Long là một trong số những cơ quan đã luôn gắn bó với ngƣời dân ở đây, góp phần phát triển kinh tế cũng nhƣ nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn vai trò của hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Càng Long trong thời gian qua, em quyết định thực hiện đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long” nhằm đánh giá và đƣa ra giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt hơn. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Càng Long qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, để thấy rõ thực trạng tín dụng, từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Càng Long qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để đánh giá khả năng thu hút vốn của ngân hàng. - Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Càng Long qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu,… theo thời hạn, và theo ngành kinh tế. - Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm. - Đề ra giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng góp phần giúp NHNo&PTNT huyện Càng Long phát triển vững mạnh hơn. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Càng Long” đƣợc thực hiện tại NHNo&PTNT huyện Càng Long. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013, số liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động tín dụng tại NHN o&PTNT huyện Càng Long. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về tín dụng  Khái niệm Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.  Chức năng Tín dụng có 3 chức năng: - Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội đƣợc điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng nhằm phát triển kinh tế. - Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lƣu thông xã hội. - Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng trên.  Vai trò - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, lƣu thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống và ổn định xã hội. Tuy nhiên, tín dụng cũng có mặt hạn chế, đó là, khi tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống kinh tế. 2.1.2 Phân loại tín dụng  Theo thời hạn cho vay Theo căn cứ này, tín dụng đƣợc chia làm 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 12 tháng, thƣờng đƣợc sử dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời của các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình. - Tín dụng trung hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, thƣờng dùng để đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định. Tín dụng trung hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lƣu động thƣờng xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. 3 - Tín dụng dài hạn: là loại có thời hạn trên 60 tháng nhƣng không quá thời hạn còn lại của giấy phép kinh doanh.  Theo bảo đảm tín dụng Theo căn cứ này, tín dụng đƣợc chia làm 2 loại: - Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc có ngƣời bảo lãnh. Tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của ngƣời thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính của ngƣời vay bị thiếu hụt, qua đó tạo áp lực buộc ngƣời vay trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. - Tín dụng không có bảo đảm: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Loại này thƣờng áp dụng cho những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao.  Theo phƣơng thức hoàn trả - Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả vốn gốc và lãi vay một lần khi đến hạn. Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay nhỏ và có thời hạn ngắn. - Tín dụng trả góp (hay còn gọi là tín dụng cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ): là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi vay định kỳ thành những khoản bằng nhau. Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay lớn và có thời hạn dài. - Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn trả nợ vay bất kỳ lúc nào. Loại tín dụng này thƣờng áp dụng cho những khoản vay thấu chi, thẻ tín dụng.  Theo mục đích sử dụng Bao gồm các loại tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay học tập…  Theo đối tƣợng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động dùng vốn ngắn hạn để đầu tƣ vào tài sản lƣu động. - Tín dụng vốn cố định dùng để cho vay nhằm đầu tƣ vào tài sản cố định, thƣờng là cho vay trung và dài hạn. 4  Theo chủ thể tín dụng Bao gồm tín dụng ngân hàng, tín dụng thƣơng mại, tín dụng nhà nƣớc, tín dụng quốc tế,…  Theo xuất xứ tín dụng - Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng, trong đó, ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng phải hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng. - Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian nhƣ: tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể. 2.1.3 Khái niệm nợ và phân loại nợ  Khái niệm nợ Nợ là các khoản cho vay, ứng trƣớc, cho thuê tài chính, các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thƣơng phiếu, giấy tờ có giá, các khoản bao thanh toán, hình thức tín dụng khác.  Phân loại nợ Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN việc phân loại nợ và nợ xấu đƣợc xác định nhƣ sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)  Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.  Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.  Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)  Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.  Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu).  Các khoản nợ đƣợc miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.  Các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn)  Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. 5  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo quy định.  Các khoản nợ đƣợc miễn giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.  Các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều 6 Quyết định 18/2007QĐ-NHNN). Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)  Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.  Các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)  Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.  Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý  Các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 5 theo quy định ( khoản 2 điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng 2.1.4.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay, không nói đến việc món vay đó thu đƣợc hay không thu đƣợc trong một thời gian nhất định. 2.1.4.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. 2.1.4.3 Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc vào một thời điểm nhất định. Để xác định đƣợc dƣ nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. 6 2.1.4.4 Nợ xấu Nợ xấu là nợ đƣợc tính từ nhóm 3 đến nhóm 5. Đây là những khoản nợ có thể gây rủi ro cho ngân hàng. 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.5.1 Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Nếu chỉ tiêu này càng lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng càng thấp, nếu quá nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng không tốt. Dƣ nợ Dƣ nợ/ vốn huy động (lần) = 2.1.5.2 Hệ số thu nợ Vốn huy động (2.1) Hệ số này phản ánh hiệu quả thu hồi vốn của ngân hàng trong một thời kỳ kinh doanh nhất định. Hệ số này càng lớn thì càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Doanh số thu nợ * 100% Hệ số thu nợ (%) = Doanh số cho vay (2.2) 2.1.5.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay này lớn thì đồng vốn của ngân hàng quay nhanh, luân chuyển liên tục và đạt hiệu quả cao. Công thức tính: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) (2.3) Dƣ nợ bình quân = Trong đó: Dƣ nợ bình quân đƣợc tính theo công thức sau: Dƣ nợ bình bình quân quân (triệu đồng) Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ = 2 (2.4) 2.1.5.4 Nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu đo lƣờng chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Nếu ngân hàng nào có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này cao. 7 Tỷ lệ Nợ xấu/dƣ nợ (%)= Nợ xấu Dƣ nợ *100% _ (2.5) 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo hoạt động tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Càng Long qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Thu thập thông tin từ sách báo và các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài phân tích tín dụng. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu  Phương pháp so sánh: là phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc sử dụng khá phổ biến trong nhiều đề tài, để phân tích tình hình nguồn vốn, hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm. Phƣơng pháp so sánh bao gồm: so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tƣơng đối. - Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến biến động, đề ra biện pháp khắc phục. Y = Y1 – Y0 (2.6) Trong đó: Y0 : là chỉ tiêu năm trƣớc Y1 : là chỉ tiêu năm sau Y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu - Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Đây là phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó nhìn ra nguyên nhân phát sinh và đƣa ra biện pháp khắc phục kịp thời. %Y Trong đó: = Y Y0 * 100% (2.7) Y0 : là chỉ tiêu năm trƣớc Y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu %Y: là tốc độ tăng trƣởng 8  Sử dụng các chỉ tiêu tài chính: Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. 9 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 3.1.1 Vị thế và vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng Thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/10/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện: - Tổng tài sản: trên 560.000 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: trên 513.000 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dƣ nợ: trên 469.000 tỷ đồng. - Mạng lƣới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia. - Nhân sự: gần 42.000 cán bộ. Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.033 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn nhƣ: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông 10 nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002... Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn đƣợc các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 117 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v... Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mƣờng Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho ngƣời nghèo vào 2009, tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống cấp nƣớc, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trƣờng học trên địa bàn hai huyện này. Bên cạnh đó, Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bƣớu khu vực miền Trung; tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lƣơng ủng hộ Qu đền ơn đáp nghĩa, Qu Ngày vì ngƣời nghèo, Qu Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Qu tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng. Với những thành tựu đạt đƣợc, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009), Agribank vinh dự đƣợc đón Tổng Bí thƣ tới thăm và làm việc. Tổng Bí thƣ biểu dƣơng những đóng góp quan trọng của Agribank và nhấn mạnh nhiệm vụ của Agribank đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt nhất Nghị quyết 26-NQ/TW theo hƣớng “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”. Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng 11 khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc. 3.1.2 Khái quát về NHNo&PTNT huyện Càng Long Agribank huyện Càng Long đƣợc thành lập trên cơ sở chi nhánh Agribank huyện trực thuộc chi nhánh Agribank tỉnh Trà Vinh theo Quyết định số 340/QĐ–Agribank – 02 ngày 19/06/1998 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam. NHNo&PTNT huyện Càng Long hiện có hai phòng giao dịch là Bình Phú và phòng giao dịch Tân Bình.  Tên giao dịch: Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Càng Long.  Địa chỉ: Khóm 3, Thị Trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Hiện nay, Agribank huyện Càng Long đã trở thành ngƣời bạn đồng hành không thể thiếu của nông dân trên bƣớc đƣờng phát triển kinh tế tại huyện nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực tam nông, dƣ nợ đầu tƣ cho nền kinh tế địa phƣơng chiếm hơn 75% trong tổng vốn tín dụng tại huyện nhà….., tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất chiếm hơn 98% dƣ nợ tại chi nhánh. Đồng thời, khẳng định vai trò của ngành Ngân hàng trong việc phát triển kinh tế huyện nói riêng và sự phát triển của đất nƣớc nói chung cũng nhƣ tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc trong tƣơng lai. 3.2 CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN CÀNG LONG Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tín dụng Phòng Kế toán Ngân qu Phòng giao dịch Tân Bình Phòng giao dịch Bình Phú (Nguồn: Phòng Tín Dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long) Hình 3.1. Bộ máy tổ chức tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Càng Long 12 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy tổ chức:  Giám đốc  Giám đốc là ngƣời trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị.  Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, Tổng giám đốc Agribank Việt Nam, giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình. Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lƣơng và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên, xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam bao gồm:  Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc và các trƣởng phòng chuyên môn nghiệp vụ.  Phƣơng án hoạt động kinh doanh của đơn vị.  Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh.  Đƣợc ký các hợp đồng: Tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo quy định.  Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, tiền thƣởng và tiền phạt áp dụng cho khách hàng theo quy định của Agribank Việt Nam.  Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối lƣơng, thƣởng và phúc lợi khác đến ngƣời lao động heo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của Agribank Việt Nam.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Chi nhánh cấp trên giao.  Phó giám đốc  Đƣợc thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt (Theo văn bản ủy quyền của giám đốc).  Giúp giám đốc điều hành chỉ đạo một số công việc do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về các quyết định của mình.  Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh.  Phòng tín dụng  Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng.  Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.  Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. 13  Thƣờng xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.  Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.  Phòng kế toán - ngân quỹ  Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.  Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu, chi tài chính.  Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.  Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc.  Phòng giao dịch Bình Phú và Phòng giao dịch Tân Bình Là bộ phận phụ thuộc chi nhánh Agribank huyện Càng Long, hạch toán báo cáo sổ, có con dấu riêng dùng trong giao dịch kinh doanh, thực hiện một số giao dịch với khách hàng. Chịu sự quản lý của giám đốc Agribank huyện Càng Long. 3.3 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH  Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm: Huy động vốn nội và ngoại với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,…với lãi suất hấp dẫn, nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mọi thành phần kinh tế. Tiền gửi của khách hàng đƣợc bảo hiểm theo quy định của NHNN.  Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn: - Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ với tất cả các ngành nghề của các thành phần kinh tế theo lãi suất thõa thuận. - Đặc biệt ƣu tiên các chƣơng trình, dự án sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay tiêu dùng cán bộ-công nhân viên, cho vay xây dựng mới… - Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,…  Dịch vụ thanh toán thẻ - Thanh toán thẻ ATM với máy rút tiền bằng thẻ tại địa điểm giao dịch của ngân hàng. - Thực hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của Agribank trên toàn quốc. 14 3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Nó cho thấy đƣợc hoạt động của ngân hàng đó đã đạt đƣợc mục tiêu của mình hay không và việc đạt mục tiêu đó có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào, để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh, góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Trong thời gian qua, trƣớc những thử thách và cơ hội, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Càng Long đã không ngừng nỗ lực vƣợt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Cụ thể nhƣ sau:  Thu nhập Dựa vào số liệu từ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, ta có thể thấy thu nhập của ngân hàng qua các năm có sự tăng trƣởng không ổn định. Năm 2011, mặt dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhƣng tổng thu nhập của chi nhánh trong năm này đã tăng 16.686 triệu đồng (tăng 36,56%) so với 2010, tuy nhiên, sang năm 2012, tổng thu nhập của ngân hàng lại có sự giảm nhẹ so với năm 2011- giảm 3.353 triệu đồng (giảm 5,38%). Sang năm 2013, nếu chỉ tính 6 tháng đầu năm, con số này đã tiếp tục giảm 6.167 triệu đồng (giảm 19,97%) so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự tăng giảm của các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ và các khoản khác.  Thu từ HĐTD Nhìn chung, nguồn thu từ HĐTD luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 87%) trong tổng thu nhập của ngân hàng, đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là nhờ ngân hàng luôn áp dụng chính sách thu lãi đúng định kỳ. Ngoài ra, ngân hàng còn hạn chế cho vay đối với những doanh nghiệp, hộ sản xuất không đáp ứng đủ điều kiện trong vay vốn vì ngân hàng luôn muốn nâng cao chất lƣợng tín dụng. Vì thế mà sự tăng hay giảm từ nguồn thu HĐTD luôn có vai trò quyết định đến tổng thu nhập của ngân hàng qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trƣởng không ổn định của nguồn thu từ HĐTD ngân hàng trong thời gian qua là do sự ảnh hƣởng của việc tăng giảm lãi suất ngân hàng: 15 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO &PTNT huyện Càng Long ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng thu nhập Thu từ HĐTD Thu từ HĐDV Thu nhập khác Tổng chi phí Chi từ HĐTD Chi từ HĐDV Chi phí khác Lợi nhuận 2010 45.634 40.097 302 5.235 34.058 27.652 268 6.138 11.576 Năm 2011 62.320 54.432 398 7.490 50.198 38.402 489 11.307 12.122 2012 58.967 53.335 530 5.102 46.520 38.044 518 7.958 12.447 6 tháng 2011-2010 số tiền (%) 2012 2013 30.874 24.707 16.686 36,56 27.890 22.754 14.335 35,75 194 263 96 31,79 2.790 1.690 2.255 43,08 22.810 20.493 16.140 47,39 19.686 15.253 10.750 38,88 150 204 221 82,46 2.974 5.036 5.169 84,21 8.064 4.214 546 4,72 2012-2011 6T 2012/ 6 T 2013 số tiền (%) số tiền (%) (3.353) (5,38) (6.167) (19,97) (1.097) (2,02) (5.136) (18,42) 132 33,17 69 35,57 (2.388) (31,88) (1.100) (39,43) (3.678) (7,33) (2.317) (10,16) (358) (0,93) (4.433) (22,52) 29 5,93 54 36,00 (3.349) (29,62) 2.062 69,33 325 2,68 (3.850) (47,74) (Nguồn: Phòng Tín Dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013) 16 - Trong năm 2011, nền kinh tế phải đối mặt với lạm phát cao, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ đã gây không ít khó khăn cho các ngân hàng. Từ đó bắt buộc ngân hàng phải tăng lãi suất để tăng khả năng huy động vốn cũng nhƣ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, điều này cũng đã góp phần dẫn đến thu nhập từ lãi tăng mạnh trong năm 2011. - Từ năm 2012 và tính đến 6 tháng đầu năm 2013, khi tình hình lạm phát đã đƣợc khống chế và giảm xuống, thì lãi suất ngân hàng cũng dần giảm theo để phù hợp với nền kinh tế, đặc biệt là lãi cho vay, do đó đã kéo theo nguồn thu từ hoạt động tín dụng trong năm 2012 giảm 1.097 triệu đồng (tƣơng đƣơng với 2,02%) so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, khoản thu này cũng đã giảm 5.136 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 18,42%) so với cùng kỳ năm trƣớc.  Thu từ HĐDV Bên cạnh việc thực hiện tốt hoạt động tín dụng, thì trong thời gian qua, ngân hàng cũng không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhƣ: phát hành thẻ ATM, dịch vụ thanh toán tiền hàng hóa qua chuyển khoản, chuyển tiền nhanh,…, và đó cũng là nguyên nhân các khoản thu từ HĐDV của ngân hàng tăng trƣởng liên tục qua các năm (từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013). Song, do tỷ trọng đối với khoản thu này còn tƣơng đối thấp, nên để tăng thêm thu nhập thì ngân hàng cần nỗ lực khai thác thêm các loại hình dịch vụ mới phù hợp với đặc điểm đời sống, kinh tế tại địa phƣơng để tăng năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.  Thu nhập khác Tƣơng tự với sự biến động của nguồn thu từ HĐTD, các khoản thu nhập khác của ngân hàng nhƣ: thu từ ngoại hối và các khoản thu khác…cũng có sự biến động tăng giảm tƣơng tự, năm 2011, các khoản thu khác tăng 2.255 triệu đồng (tăng 43,08%) so với 2010, sang năm 2012 tốc độ tăng trƣởng đã giảm xuống 31,88% so với 2011 (tƣơng đƣơng với giảm 2.388 triệu đồng). Riêng 6 tháng đầu 2013, thu nhập khác của ngân hàng tiếp tục giảm 1.100 triệu đồng (giảm 39,43%) so với cùng kỳ năm trƣớc.  Tổng chi phí Cùng với sự tăng giảm nguồn thu của ngân hàng thì tổng chi phí của ngân hàng cũng có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011, tổng chi phí của ngân hàng tăng 16.140 triệu đồng (tăng 47,39%) so với 2010, sang năm 2012 cùng với việc thu nhập của ngân hàng giảm thì tổng chi phí của ngân hàng trong năm này cũng đã giảm 3.678 triệu đồng (giảm 7,33%) so với 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013, chi phí của ngân hàng tiếp tục giảm 2.317 triệu đồng 17 (giảm 10,16%) so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do:  Chi phí từ HĐTD Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí của ngân hàng trong năm 2011 là do tác động của việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn đã dẫn đến việc tăng lãi suất huy động lên cao để thu hút vốn, nhằm phục vụ cho các hình thức tín dụng ngày càng phát triển đa dạng, linh hoạt và quy mô tín dụng ngày càng tăng do nhu cầu vay vốn của nông dân vẫn còn lớn. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu vay vốn còn khá cao của khách hàng, ngân hàng cũng đã sử dụng đến nguồn vốn có lãi suất khá cao từ Hội sở chính, đó là vốn điều chuyển. Tuy nhiên, bƣớc sang năm 2012 và tính đến 6 tháng đầu năm 2013, theo đà giảm dần của lãi suất, các chủ thể kinh tế có xu hƣớng chuyển sang đầu tƣ vào các ngành khác, dẫn đến nguồn vốn huy động giảm, chi phí phải trả cho tiền lãi huy động vốn của ngân hàng cũng giảm theo.  Chi phí từ HĐDV Do những năm gần đây, ngân hàng đã chú trọng hơn trong công tác phát triển các loại hình dịch vụ để tăng thu nhập của ngân hàng, hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ HĐTD, chính vì vậy mà bên cạnh mặt tích cực, thì ngân hàng cũng phải tăng khoản chi phí phục vụ cho hoạt động dịch vụ trong các hoạt động nhƣ: phát hành thẻ ATM, chuyển tiền, thanh toán quốc tế…tuy nhiên, do khoản chi này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu chi phí, nên nhìn chung là ít có sự ảnh hƣởng đến việc biến động của tổng chi phí trong thời gian qua.  Chi phí khác Bên cạnh 2 khoản chi phí trên, ngân hàng còn phải chi trả cho các khoản chi phí khác nhƣ: trả lƣơng cho các bộ công nhân viên, khấu hao tài sản cố định, mua thêm các thiết bị máy móc nhằm phục vụ tốt cho hoạt động của ngân hàng,…chính vì lẽ đó mà năm 2010 từ 6.138 triệu đồng đã tăng lên 11.307 triệu đồng (tƣơng đƣơng với tăng 84,21%) trong năm 2011. Sang năm 2012, do khoản chi phí từ việc trả lƣơng cho nhân viên đã giảm so với trƣớc, cùng với việc trong năm này, ngân hàng đã tiết kiệm đƣợc khoản chi phí do mua thêm các thiết bị máy móc mới so với năm 2011, nên chi phí khác của ngân hàng đã giảm xuống còn 7.958 triệu đồng, giảm 3.349 triệu đồng (giảm 29,62%). Sang nửa đầu 2013, do ngân hàng đã tiến hành xây dựng mới lại cơ sở vật chất khang trang hơn, nên cũng đã phần nào tác động làm tăng khoản chi phí này lên 2.062 triệu đồng (tăng 69,33% so với cùng kỳ 2013). 18  Lợi nhuận Qua số liệu từ bảng báo cáo, có thể thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, lợi nhuận qua các năm đều đạt số dƣơng. Mặc dù năm 2011, là một năm có nhiều khó khăn, nhƣng với tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận trong năm 2011 là 546 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 4,72%) so với năm 2010, tuy tốc độ tăng trƣởng còn thấp, nhƣng cũng cho thấy ngân hàng đã biết vận dụng thời cơ, điều kiện thuận lợi để vƣợt qua những khó khăn, từng bƣớc khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế địa phƣơng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà. Bƣớc sang năm 2012, do thu nhập, chi phí đều giảm, tuy không làm lợi nhuận trong năm giảm so với năm trƣớc, nhƣng phần nào cũng đã tác động làm giảm tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận xuống còn 2,68% so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013, do tốc độ giảm về thu nhập của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 lớn hơn so với việc giảm tổng chi phí, nên đã làm cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm 3.850 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc, tƣơng đƣơng giảm 47,74%, qua đó, cho thấy ngân hàng cần phải phấn đấu không ngừng để nâng cao lợi nhuận của ngân hàng trong thời gian tới. 3.5 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1 Thuận lợi - NHNo&PTNT huyện Càng Long đã hoạt động tại địa bàn này đƣợc nhiều năm, lƣợng khách hàng khá ổn định, qua đó độ tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng cao. Ngân hàng đƣợc đặt tại trung tâm thị trấn Càng Long và hai phòng giao dịch đặt tại 2 xã Tân Bình và Bình Phú đã tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng giao dịch thuận lợi. - Qua nhiều năm đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động, đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đã có bƣớc chuyển biến tích cực về chất và lƣợng, trong công tác phục vụ và chăm sóc khách hàng, với nhiều năm làm việc thực tiễn tại đơn vị, đa số các cán bộ đều yêu ngành nghề, và có tình cảm gắn bó lâu dài cùng đơn vị. - Hoạt động của ngân hàng luôn đƣợc sự quan tâm giúp đỡ từ chính quyền địa phƣơng, các ban ngành, từ đó giúp ngân hàng truyền tải vốn một cách đúng lúc và kịp thời. - Tình hình kinh tế xã hội phát triển ổn định nên huyện Càng Long thu hút nhiều nhà đầu tƣ, cung cấp một lƣợng khách hàng vay vốn và gửi tiền vào ngân hàng. 19 - Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng luôn bền vững thể hiện qua tình hình kinh doanh của ngân hàng qua các năm luôn trong thế ổn định, bền vững. - Ngƣời dân trong huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đây là khách hàng mục tiêu của ngân hàng. - Hệ thống công nghệ hoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tài chính phù hợp với các hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. 3.5.2 Khó khăn Song song với những thuận lợi cơ bản trên, thì Chi nhánh còn có những khó khăn chung không thể tránh khỏi: - Do ngân hàng đã chia tách ra hai phòng giao dịch nên đội ngũ cán bộ tín dụng còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của khách hàng. Địa bàn hoạt động ở vùng sâu nên khó khăn cho việc tiếp xúc thẩm định, thu nợ mà chủ yếu dựa vào vay tín chấp hoặc thông qua xác nhận của chính quyền địa phƣơng ấp, xã là chủ yếu. - Hình thức huy động vốn chƣa đa dạng mà chủ yếu theo phƣơng thức truyền thống. - Hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn ít, chủ yếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cho vay. - Hoạt động của ngân hàng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ngân hàng cấp trên nên định giá lãi suất cũng nhƣ các kế hoạch của ngân hàng điều thông qua ngân hàng cấp trên. - Nông sản của ngƣời dân chủ yếu tiêu thụ tại chỗ, giá cả phụ thuộc vào thƣơng lái, biến động theo mùa từ đó ảnh hƣởng đến việc thu nợ của ngân hàng cũng ảnh hƣởng theo. - Đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng là nông dân nên lƣợng vốn vay chủ yếu là vừa và nhỏ, đối tƣợng vay trải rộng làm phát sinh chi phí cao gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý khách hàng. 3.5.3 Định hƣớng phát triển - Giữ vững và phát huy vai trò là ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ nông thôn. - Thực hiện tích cực các giải pháp theo chỉ đạo của chính phủ, NHNN góp phần ngăn chặn lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội. - Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng ở mức độ hợp lý, bảo đảm cân đối, an toàn và hiệu quả, bảo đảm khả năng sinh lời. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thƣơng hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và thực hiện văn hóa doanh nghiệp. 20 - Đáp ứng vốn cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo chủ trƣơng “Tam nông”. - Mở rộng và nâng cao dịch vụ ngân hàng, tăng trƣởng nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng. - Tập trung đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.  Những chi tiết định hƣớng hoạt động năm 2013 nhƣ sau: Nguồn vốn huy động : 322.000 triệu, tăng so với năm 2012 là: 35.577 triệu, tỷ lệ tăng so năm 2012 là: 12,42%. Trong đó: Tiền gửi dân cƣ: 252.300 triệu, chiếm: 78,35% trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng. Tổng dƣ nợ: 356.000 triệu, tăng so năm 2012 là: 8,08%, số tuyệt đối: 26.617 triệu. Dƣ nợ trung hạn chiếm: 45%/ Tổng dƣ nợ. Trong đó: Dƣ nợ thông thƣờng: 349.000 triệu, dƣ nợ trung hạn chiếm: 48% trong tổng dƣ nợ thông thƣờng. Dƣ nợ cho vay Nông nghiệp - Nông thôn > 90%/ Tổng dƣ nợ toàn chi nhánh. - Tỷ lệ nợ xấu : < 1 % / Tổng dƣ nợ + Thu nợ đã XLRR: 3.720 triệu (Ƣớc tỷ lệ thu vào khoản 40% so số dƣ cuối năm 2012) + Thu dịch vụ: 560 triệu, tăng 8,11% so năm 2012, số tuyệt đối tăng: 42 triệu + Thu lãi : Đạt 98% trở lên so lãi phải thu; + Thực hiện đủ lƣơng cho cán bộ nhân viên theo quy định . 21 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt vì nó kinh doanh một loại hàng hóa rất là đặc biệt, đó là tiền tệ. Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất và lƣu thông hàng hóa nhƣng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ tài chính. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, cụ thể là NHNo&PTNT chi nhánh huyện Càng Long.  Tổng nguồn vốn Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng có sự biến chuyển tích cực theo hƣớng tăng dần từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, với tốc độ tăng trƣởng khá tốt, nếu tổng nguồn vốn trong năm 2011 chỉ đạt 325.838 triệu đồng, tăng 7,32% so với năm 2010, thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên 412.797 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 26,69%) so với 2011, riêng 6 tháng đầu năm 2013, con số này đã vƣợt qua cả tổng nguồn vốn của cả năm 2012, với 445.595 triệu đồng (tăng 22,07%) so với cùng kỳ năm trƣớc. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do NHNo&PTNT huyện Càng Long trong thời gian qua đã sử dụng linh hoạt nhiều chính sách huy động vốn phù hợp với diễn biến của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng còn sử dụng nhiều chƣơng trình khuyến mãi để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cƣ.  Xét về mặt cơ cấu Nhìn chung, tỷ trọng của vốn huy động và vốn điều chuyển đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian qua. Cụ thể: năm 2010, tổng nguồn vốn huy động chiếm 61,07%, sang năm 2011, do ảnh hƣởng từ việc tăng lãi suất huy động nên đã làm cho tỷ trọng nguồn vốn này tăng lên 71,02% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012, khi lạm phát đã giảm xuống, kéo theo lãi suất huy động giảm, nên tỷ trọng vốn huy động trong năm này cũng đã tụt giảm so với 2011 còn 69,39%, riêng 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng vốn huy động tiếp tục giảm chỉ còn chiếm 59,16% (giảm 11,28% so với cùng kỳ năm trƣớc). Song song với việc giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động, thì vốn điều chuyển từ Hội sở lại có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng. Nếu năm 2011, ngân hàng đã bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, khi giảm đƣợc tỷ trọng 22 nguồn vốn này từ 38,93% năm 2010 xuống còn 28,98%, thì sang năm 2012 con số này đã bắt đầu tăng trở lại với 30,61%, riêng 6 tháng đầu 2013, thì tỷ trọng vốn điều chuyển đã tăng đến con số 40,84% (tăng 11,28%) so với cùng kỳ 2012. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng trong thời gian này ngày càng tăng, vốn huy động không đủ đáp ứng nên ngân hàng đã tăng việc vay vốn từ Hội sở để bổ sung nguồn vốn. 38,93 % 28,98 % 61,07 % 30,61 % 69,39 % 71,02 % Năm 2010 Năm 2011 29,56 % Năm 2012 Vốn huy động 40,84% 70,44 % 6 tháng đầu 2012 59,16% Vốn điều chuyển 6 tháng đầu 2013 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Càng Long  Vốn huy động Các NHTM nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Càng Long nói riêng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, do nó thể hiện đƣợc tính chủ động và uy tín của ngân hàng. Việc huy động vốn từ khách hàng một mặt mang lại cho ngân hàng nguồn vốn với chi phí thấp hơn so với vốn vay từ Hội sở chính để kinh doanh, mặt khác, giúp cho ngân hàng nắm bắt thông tin về tình hình tài chính của khách hàng để tạo điều kiện cho ngân hàng lấy đó làm căn cứ để quy định mức vốn đầu tƣ cho vay đối với khách hàng đó. Bởi vì ngân hàng hoạt động theo tiêu chí: “Đi vay để cho vay”, nên nếu nguồn vốn đầu vào kém sẽ dẫn đến nguồn vốn cho vay bị hạn chế và lợi nhuận sẽ giảm. Vì vậy, nghiên cứu về tình hình huy động vốn của ngân hàng là việc làm quan trọng và cần thiết đối với hoạt động tín dụng của mọi ngân hàng. 23 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Càng Long ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 2011-2010 Số tiền % 2012-2011 Số tiền % 6T 2013-6T 2012 Số tiền % 1. Vốn huy động 185.422 231.419 286.423 257.141 263.634 45.997 24,81 55.004 23,77 6.493 2,53 - TG CKH 128.603 202.813 251.583 216.832 236.738 74.210 57,70 48.770 24,05 19.906 9,18 - TG KKH 40.911 23.529 31.797 37.266 22.801 (17.382) (42,49) 8.268 - GTCG 15.908 5.077 3.043 3.043 94.419 126.374 107.885 181.961 (23.760) (20,11) 31.955 325.838 412.797 365.026 445.595 86.959 2. Vốn điều chuyển 118.179 Tổng 303.601 35,14 (14.465) (38,82) 4.095 (10.831) (68,09) (2.034) (40,06) 22.237 7,32 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013) 24 1.052 34,57 33,84 74.076 68,66 26,69 80.569 22,07 Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn huy động không ngừng tăng trƣởng mạnh qua các năm, đáng kể là năm 2011, ngân hàng đã huy động đƣợc 231.419 triệu đồng, đạt mức tăng trƣởng 24,81%, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Số tiền tăng liên tục qua các năm là do đời sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện dần đƣợc cải thiện, mặt khác, ngân hàng luôn coi trọng chất lƣợng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống và mở rộng thu hút vốn từ khách hàng mới, thực hiện hoạt động tri ân khách hàng, tổ chức các chƣơng trình rút thâm trúng thƣởng đối với những khách hàng lớn. Bên cạnh đó, sau khi cơ sở hạ tầng của ngân hàng đƣợc xây dựng lại khang trang cũng đã tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng thƣờng xuyên theo dõi tình hình lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.  Tiền gửi có kỳ hạn: Với lịch sử lâu đời và đƣợc xem là ngƣời bạn thân thiết, gắn bó, đáng tin cậy của ngƣời dân địa phƣơng, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Càng Long là một trong số những ngân hàng đƣợc khách hàng lựa chọn để gửi tiền, các khoản tiền này thƣờng có mục đích sinh lời từ lãi nên hầu hết là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Riêng trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Càng Long, tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm. Trong năm 2011 vốn huy động từ loại tiền này đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu với tốc độ tăng tƣởng 57,70% (tƣơng đƣơng tăng 74.210 triệu đồng) so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 là một năm bất ổn và tràn đầy khó khăn đối với các dự án sản xuất kinh doanh, nó không chỉ có tác động đến các doanh nghiệp kinh doanh trên quy mô lớn mà kể cả các hộ sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn huyện. Cho nên, việc bỏ tiền ra để đầu tƣ kinh doanh trong giai đoạn này là một điều khá mạo hiểm, nên hầu hết những ngƣời có vốn nhàn rỗi, nhƣng vẫn còn e dè đối với các kế hoạch sản xuất kinh doanh đều có xu hƣớng đem tiền gửi vào ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn của mình có thể sinh lời mà không phải chịu nhiều áp lực rủi ro trƣớc biến động của nền kinh tế thị trƣờng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ loại tiền này thƣờng có tính ổn định, nên việc tăng loại tiền gửi này trong năm 2011, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng để mở rộng hoạt động cho vay, từ đó góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng nói riêng và góp phần hỗ trợ nguồn vốn cho ngƣời dân địa phƣơng sản xuất kinh doanh, cải thiện kinh tế, đời sống ở đây nói chung. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù tiền gửi có kỳ hạn trong ngân hàng tiếp tục tăng, nhƣng tốc độ tăng trƣởng đã chậm lại so với 2011, với năm 2012 ngân hàng chỉ huy động đƣợc thêm 48.770 triệu đồng (tăng 24,05%), riêng 6 tháng đầu năm 2013, con số này là 19.906 triệu đồng 25 (tăng 9,18%) so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, từ đó làm cho một số khách hàng có xu hƣớng không muốn gửi tiền vào ngân hàng chờ nhận lãi nữa, mà họ đã mạnh dạn chuyển sang hoạt động đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, với hy vọng có thể kiếm đƣợc nhiều tiền hơn so với việc gửi tiền tiết kiệm.  Tiền gửi không kỳ hạn: Ngƣợc lại với tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn thƣờng là tiền gửi thanh toán và chỉ mang tính chất tạm thời gửi lại, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, nên đây là loại tiền gửi không thể đem toàn bộ để đầu tƣ và cho vay vì phải giữ lại một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định cao để đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng… chính vì vậy mà tiền gửi không kỳ hạn thƣờng chiếm tỷ trọng thấp hơn và lãi suất của loại tiền gửi này luôn thấp hơn so với với tiền gửi có kỳ hạn. Qua các năm, loại tiền gửi này có sự tăng giảm không ổn định, nguyên nhân là do khi nhu cầu sản xuất của ngƣời dân trong năm 2011 giảm, thì nhu cầu thanh toán qua chuyển khoản cũng giảm dần, đó là lý do vì sao khoản tiền này giảm 17.382 triệu đồng (giảm 42,49%) so với năm 2010, đến khi nền kinh tế dần ổn định trong năm 2012 thì ngƣời dân lại bắt đầu quay trở lại với nhu cầu sản xuất, đồng thời trong thời gian này, ngân hàng cũng đã không ngừng tìm kiếm thêm các khách hàng là các doanh nghiệp, chính vì vậy, tiền gửi không kỳ hạn trong năm này bắt đầu có sự tăng trƣởng trở lại, mặc dù vẫn còn thấp so với 2010, nhƣng qua đây phần nào phản ánh đƣợc tình trạng kinh tế của địa phƣơng đang từng bƣớc mở rộng phát triển.  Giấy tờ có giá: Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ GTCG chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 3 loại nguồn vốn huy động, vì hình thức huy động này thƣờng tốn nhiều chi phí hơn là huy động từ tiền gửi. Qua 3 năm nguồn vốn này có xu hƣớng giảm nhanh, cụ thể: Năm 2011 giảm 10.831 triệu đồng (giảm 68% so với 2010), năm 2012 con số này tiếp tục giảm xuống 2.034 triệu đồng (giảm 40% so với 2011), tuy nhiên, việc huy động vốn từ GTCG giảm không đồng nghĩa với việc đời sống của ngƣời dân địa phƣơng giảm sút hoặc bị mất lòng tin đối với ngân hàng, mà chủ yếu là do ngƣời dân tập trung vào làm ăn, sản xuất nên không còn nhiều vốn để mua các loại giấy tờ có giá. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, do nhu cầu vốn của ngƣời dân tăng vọt, nên ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với mọi hình thức, dẫn đến tiền huy động từ GTCG trong nửa năm đầu 2013 có sự tăng trƣởng khả quan tăng 34.57% so với cùng kỳ năm trƣớc. 26  Vốn điều chuyển Trƣờng hợp vốn huy động không đủ, Chi nhánh sẽ nhận đƣợc vốn điều chuyển từ Hội sở chính, do đó, Chi nhánh sẽ phải trả chi phí cao hơn là huy động vốn tại chỗ. Vì thế, một khi công tác huy động vốn tốt, chi nhánh sẽ giảm vốn điều chuyển để tiết kiệm chi phí hoạt động. Qua bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn điều chuyển có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011, vốn điều chuyển giảm 20,11% so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011, với việc tăng lãi suất huy động, công tác huy động vốn của ngân hàng khá tốt, đồng nghĩa với việc ngân hàng ít phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay từ Hội sở. Từ năm 2012 đến nay, mặc dù nguồn vốn huy động có tăng cao, tuy nhiên, do lãi suất ngân hàng trong thời gian này bắt đầu giảm, kéo theo vốn huy động đƣợc không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của ngƣời dân, vì lẽ đó, ngân hàng đã phải vay một khoản vốn lớn từ Hội sở, số vốn vay là 126.374 triệu đồng (tăng 33,84% so với 2011), trong 6 tháng đầu 2013, con số vay từ Hội sở chính là 181.961 triệu đồng, đạt mức tăng trƣởng 68,66% so với cùng kỳ 2012 và đạt giá trị lớn nhất so với tổng nguồn vốn vay trong 3 năm trƣớc. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả lợi nhuận, thì cần phải giảm chi phí từ việc vay vốn từ Hội sở, NHNo&PTNT huyện Càng Long cần phải tiếp tục đẩy mạnh thêm hoạt động huy động vốn, để nâng cao tính chủ động, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, có vậy mới đảm bảo đƣợc nguồn vốn của ngân hàng ngày càng phát triển cả về chất và lƣợng. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng của các NHTM. Sự chuyển hóa từ nguồn vốn huy động sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn đối với bản thân ngân hàng. Nhờ cho vay mà ngân hàng tạo ra thu nhập chủ yếu để trả tiền lãi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động mang tín rủi ro cao, vì vậy cần phải quản lý hoạt động này một cách chặt chẽ nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro. 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay tại ngân hàng Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa trực tiếp phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thƣờng xuyên cho ngân hàng. Thời gian gần đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển theo chiều hƣớng tốt. Sau đây là bảng tổng kết hoạt động cho vay của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013: 27 Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Càng Long Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 T 2012 6 T 2013 2011-2010 Số tiền Ngắn hạn % Số tiền 292.695 311.291 178.981 220.149 41.143 16,36 18.596 Trung và dài hạn 117.711 120.444 209.045 85.832 79.794 2.733 2,32 88.601 Tổng DSCV 413.139 520.336 264.813 299.943 43.876 11,88 107.197 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013) 28 6,35 41.168 23,00 73,56 (6.038) (7,03) 25,95 13,27 2012-2011 251.552 369.263 % ĐVT: Triệu đồng 6T 2013-6T 2012 Số tiền % 35.130 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay của Chi nhánh tăng liên tục từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó, doanh số cho vay tăng trƣởng khá mạnh vào năm 2012, với tốc độ tăng trƣởng là 25,95% (tƣơng đƣơng với tăng 107.197 triệu đồng) so với 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, sau khi lạm phát đƣợc kiềm chế và giảm so với 2011, từ đó lãi suất cho vay của ngân hàng cũng đã đƣợc điều chỉnh lại giảm dần so với 2011 để phù hợp với tình hình kinh tế, chính vì vậy, số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn trong năm 2012 tăng cao so với 2011, làm cho doanh số cho vay tăng trƣởng mạnh. Mặt khác, ngân hàng cũng không ngừng đa dạng các sản phẩm cho vay đối với khách hàng, thƣờng xuyên phân tích, đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, chủ động tìm kiếm các phƣơng án, dự án, các khách hàng tốt. Qua sự tăng trƣởng của doanh số cho vay có thể thấy đƣợc quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (từ 60% trở lên) trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.  Doanh số cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cho vay có thời hạn đến 12 tháng, nhằm mục đích tài trợ vốn huy động thiếu hụt trong sản xuất. Trong 3 năm thì doanh số cho vay ngắn hạn tăng trƣởng mạnh nhất trong năm 2011, tăng 41.143 triệu đồng (tăng 16,36% so với 2010). Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của lạm phát xảy ra trong năm 2011, lãi suất đầu vào tăng cao, kéo theo lãi suất đầu ra cũng tăng mạnh, mặt khác, do chi phí lãi phải trả cho vốn vay trung và dài hạn luôn cao hơn chi phí phải trả đối với vốn vay ngắn hạn, chính vì thế mà để vừa có vốn sản xuất kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí vay vốn nên đa số khách hàng đã chủ động lựa chọn vay vốn ngắn hạn. Đây cũng là nguồn đầu ra chính góp phần đẩy tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng trong năm 2011. Kể từ năm 2012, lãi suất của ngân hàng có chiều hƣớng giảm xuống so với 2011, bên cạnh đó, trong vấn đề sản xuất đã bắt đầu có sự chuyển đổi phƣơng hƣớng sản xuất với thời gian dài hơn, vì vậy nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn với thời gian dài hơn để đầu tƣ sản xuất. Do đó, doanh số cho vay đối với ngắn hạn không còn tăng trƣởng mạnh nhƣ trong thời gian trƣớc mà chỉ tăng ở mức trung bình là 18.596 triệu đồng (tƣơng đƣơng 6,35%) so với 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, song song đó, để thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Agribank Càng Long đã mở rộng cho vay đối với các hộ sản xuất, đồng thời, trong thời gian này, huyện Càng Long cũng đã triển khai thực hiện mô hình 29 cánh đồng lúa cao sản và cánh đồng mẫu lớn, làm chuyển đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung với quy trình thống nhất, vì thế mà các hộ nông dân rất cần thêm vốn để đầu tƣ sản xuất, nên đã đẩy doanh số cho vay ngắn hạn trong nửa đầu 2013 tiếp tục tăng lên: 41.168 triệu đồng so với cùng kỳ 2012.  Doanh số cho vay trung - dài hạn: Mục đích cho vay trung dài hạn là cung cấp một lƣợng vốn lớn để khách hàng phát triển quy mô sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị mới; hình thức cho vay này luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn: năm 2011, loại hình này chỉ chiếm tỷ trọng 29,15% trong tổng doanh số cho vay (giảm 2,73%), riêng về tốc độ tăng trƣởng cũng khá thấp chỉ tăng 2,32% so với 2010. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng doanh số cho vay trung - dài hạn giảm trong năm 2011, là do lĩnh vực cho vay này vốn đã tồn tại khá nhiều rủi ro nhƣ: vốn vay lớn, thời gian hoàn vốn dài nên nguy cơ mất vốn sẽ cao hơn trong tình trạng nền kinh tế có nhiều thay đổi; mặt khác, do lãi suất cho vay trong năm 2011 khá cao, nên khách hàng cũng có sự e dè đối với khoản vay này khi phải chi trả chi phí khá cao cho việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó, về phía ngân hàng, cũng có sự cẩn trọng hơn trong việc cho vay vốn, vì với nền kinh tế có nhiều biến động, để giảm thiểu rủi ro mất vốn và tăng khả năng kiểm soát chặt chẽ hơn, ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay trung-dài hạn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là những năm gần đây, doanh số cho vay trung-dài hạn không ngừng có sự tăng trƣởng, đặc biệt trong năm 2012, doanh số cho vay trung dài hạn đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong 3 năm 2010-2012, tăng 73,56% so với 2011; đồng thời, cũng trong năm 2012, hình thức này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay với 40,17%. Nguyên nhân là do nền kinh tế địa phƣơng từng bƣớc phát triển, ngƣời dân làm ăn có hiệu quả hơn, nhu cầu mua sắm trang thiết bị, vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhu cầu xây dựng nhà ở cũng tăng cao; bên cạnh đó, do mức lãi suất cho vay đã giảm xuống, nên khách hàng cũng đã mạnh dạng vay vốn sản xuất với thời gian dài hơn, để vừa có thể phát triển sản xuất lâu dài, vừa có thêm thời gian để trả nợ, từ đó dẫn đến nhu cầu vay vốn trung-dài hạn cũng tăng trƣởng tốt hơn. Sang 6 tháng đầu năm 2013, do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, bên cạnh đó, giá cả hàng hóa nông sản trên thị trƣờng cũng khó nắm bắt, nên để tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro, nên một phần khách hàng đã quyết định vay vốn ngắn hạn thay vì trung hay dài hạn, từ đó mà công tác cho vay trung-dài hạn cũng giảm xuống, song song đó thì doanh số cho vay ngắn hạn trong thời gian này lại tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. 30 Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 2011-2010 Số tiền Nông nghiệp - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Thƣơng mại - dịch vụ Khác Tổng DSCV 152.996 168.094 198.630 124.462 131.975 15.098 8.785 6.267 10.801 3.972 4.499 126.361 139.821 177.417 82.092 107.979 13.460 81.121 98.957 133.488 54.287 55.489 369.263 413.139 520.336 264.813 299.943 % 2012-2011 Số tiền 9,87 30.536 18,17 7.513 6,04 (2.518) (28,66) 4.534 72,35 527 13,27 10,65 37.596 26,89 25.887 31,53 17.836 21,99 34.531 34,89 1.202 2,21 43.876 11,88 107.197 25,95 35.130 13,27 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013) 31 % 6T2013-6T 2012 Số tiền % 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành Việc phân tích doanh số cho vay theo ngành là điều cần thiết, qua đó, ta có thể nắm bắt đƣợc cơ cấu cho vay đối với các ngành nghề của ngân hàng nhƣ thế nào và tùy theo tình hình kinh tế địa phƣơng mà có sự chuyển dịch cho phù hợp, có nhƣ thế hoạt động tín dụng của ngân hàng mới có thể tốt hơn.  Ngành nông nghiệp-thủy sản: Nông nghiệp-thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành (luôn lớn hơn 38%) trong tổng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay đối với ngành này tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng (ở đây chủ yếu là hộ sản xuất) ngày càng tăng. Khách hàng vay vốn chủ yếu là để sử dụng cho mục đích chăn nuôi heo, bò, mua bán lúa, mua bán lát, trồng cây ăn quả, nuôi cá da trơn…bên cạnh đó, do các hộ sản xuất chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập của họ thƣờng chỉ mang tính thời vụ, nên muốn mở rộng quy mô sản xuất, tu sửa chuồng trại, cải tạo vƣờn, ao, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất thì họ thƣờng nhờ đến các khoản vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh xảy ra đối với cây trồng, vật nuôi nên ngƣời dân có phần hạn chế đầu từ trong lĩnh vực nông nghiệp-thủy sản; về phía ngân hàng cũng có sự cân nhắc k hơn khi cho vay trong lĩnh vực này, kết quả dẫn đến doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp-thủy sản có tăng nhƣng với tỷ lệ không cao trong năm 2011. Sang năm 2012, tỷ trọng doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp-thủy sản có sự tăng trƣởng cao hơn năm 2011, với tốc độ tăng trƣởng là 18,17% so với 2011. Nguyên nhân là do trong thời gian này ngƣời dân sản xuất đƣợc mùa với sản lƣợng cao, thu nhập tăng, cùng với mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm xuống, nên ngƣời dân có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm, cải tạo vƣờn…bên cạnh đó, với các chƣơng trình khuyến ngƣ, tƣ vấn cho ngƣời dân các biện pháp nuôi trồng thủy sản với các mô hình hiệu quả, chính vì thế mà ngành thủy sản cũng đã đƣợc ngƣời dân chú ý, mạnh dạn đầu tƣ, phát triển, chuyển đổi cơ cấu và quy mô sản xuất, nhƣ đầu tƣ vào nuôi tôm, với nguồn tôm giống từ xã Đức M , huyện Càng Long. Kế thừa nền tảng phát triển từ năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngành nông nghiệp-thủy sản tiếp tục tăng trƣởng, đã có không ít hộ nông dân chuyển từ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung với mô hình cánh đồng mẫu lớn, do đó, để có thêm vốn sản xuất, đa số ngƣời dân đã lựa chọn đến vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Càng Long (vốn gắn bó lâu đời với hoạt động sản xuất nông nghiệp), từ đó mà ngân hàng đã mở rộng phạm vi cho vay đến con số 131.975 triệu đồng (tăng 6,04% so với cùng kỳ 2012). 32  Ngành công nghiệp-xây dựng: Đây không phải là thế mạnh sản xuất tại địa phƣơng, do vậy mà doanh số cho vay ngành công nghiệp - xây dựng luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay. Trong năm 2011, doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm 2.518 triệu đồng (giảm 28,66%) so với 2010. Nguyên nhân là đặc điểm kinh tế địa phƣơng chủ yếu là ngành nông nghiệp - thủy sản, còn ngành công nghiệp xây dựng lại còn khá non trẻ, chủ yếu là xay xát gạo và chế biến dừa, chƣa có sự phong phú về ngành nghề nên ít ngƣời có nhu cầu sử dụng vốn để đầu từ vào lĩnh vực này. Sang năm 2012, khi tình hình kinh tế bắt đầu có biến chuyển tốt, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có thu nhập tốt hơn, nên họ có nhu cầu vay thêm vốn để phát triển các ngành nghề công nghiệp, chính vì thế làm cho doanh số cho vay trong thời gian này có sự dao động nhẹ với chiều hƣớng tích cực so với 2011 với con số là 10.801 triệu đồng (tăng 72,35% so với 2011), và trong 6 tháng đầu năm 2013, cho vay đối với ngành công nghiệp xây dựng đã tăng nhẹ với 527 triệu đồng (tăng 13,2% so với 6 tháng đầu 2012).  Ngành thƣơng mại - dịch vụ: Đây là khoản tín dụng đƣợc sử dụng trong lĩnh vực buôn bán lẻ, vận tải kho bãi,…từ bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2010, doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá cao với 34,22%. Riêng nửa đầu 2013, ngân hàng đã tiến hành cho vay đối tƣợng này đƣợc 107.979 triệu đồng (tăng 25.887 triệu đồng so với nửa đầu 2012). Điều này cho thấy ngành thƣơng - mại dịch vụ ngày càng phát triển mạnh, nên có nhu cầu vay vốn cao để mua bán trao đổi hàng hóa, cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy còn là nhờ ảnh hƣởng tích cực của bộ mặt kinh tế huyện: cơ sở hạ tầng, giao thông của địa phƣơng ngày càng hoàn chỉnh, thông suốt, tạo cơ hội để thu hút đầu tƣ nên đã góp phần giúp cho ngành thƣơng mại - dịch vụ đẩy mạnh về thành phần tham gia, quy mô lẫn chủng loại hàng hóa, từ đó, kéo theo doanh số cho vay trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực khá nhạy với diễn biến của nền kinh tế, nên ngân hàng cần thƣờng xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế, để có chính sách phù hợp với ngành có nhiều tiềm năng này.  Ngành khác: Ngoài các ngành chủ yếu trên thì ngân hàng còn cho vay tiêu dùng nhằm cải thiện đời sống của ngƣời dân, nhƣ: cho vay mua sắm đồ dùng trong gia đình, mua sắm thiết bị, bên cạnh đó còn cho vay xuất khẩu lao động…dựa vào bảng số liệu, ta thấy doanh số này tăng liên tục qua các năm trong tổng doanh số cho vay: năm 2011 tăng 17.836 triệu đồng(tăng 21,99% so với 2010), năm 2012, tiếp tục tăng lên 34.531 triệu đồng(tăng 34,89% so với 2011), riêng 6 tháng đầu 2013, con số này chỉ tăng nhẹ 1.202 triệu 33 đồng(tăng 2,21% so với cùng kỳ năm trƣớc). Nguyên nhân là do đời sống vật chất cũng nhƣ đời sống tinh thần thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, cùng với việc ngân hàng ngày càng mở rộng liên kết với các cơ quan tại địa phƣơng trong việc tiến hành chi trả lƣơng qua thẻ, nên ngày càng có nhiều khách hàng là công nhân viên chức có nhu cầu vay vốn từ qu lƣơng đã chủ động tìm đến với NHNo&PTNT huyện Càng Long để vay vốn, do đối tƣợng này có thu nhập ổn định, có mức độ rủi ro thấp, nên ngày càng đƣợc ngân hàng đẩy mạnh cho vay. Từ đó mà doanh số cho vay đối với lĩnh vực này luôn tăng đều qua mỗi năm. 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ tại ngân hàng Doanh số thu nợ phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng thu về từ doanh số cho vay. Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, vì chỉ khi thu đƣợc nợ thì vốn mới đƣợc bảo toàn và thu đƣợc lãi, đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận. 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn Nhìn chung doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Càng Long tăng qua các năm. Cụ thể:  Doanh số thu nợ ngắn hạn: Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) trong cơ cấu tổng doanh số thu nợ, đồng thời có doanh thu tăng qua các năm. Nguyên nhân là do năm 2011, tuyến đƣờng giao thông tại địa phƣơng đã đƣợc nâng cấp, sửa chữa tạo thuận lợi cho cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc đôn đốc, nhắc nhở khách hàng về các món nợ đến hạn đƣợc thuận tiện hơn. Song song đó, do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2011 cũng tăng khá cao, cùng với những cố gắng, nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hồi nợ nên doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm này có sự tăng trƣởng tốt với 28,78% (tƣơng đƣơng tăng 63.401 triệu đồng) so với 2010. Bƣớc sang năm 2012, do giá cả nông sản trên thị trƣờng còn nhiều bấp bênh, mặc dù nhiều ngƣời vay sản xuất có hiệu quả, song, do giá cả đầu ra giảm, trong khi chi phí sản xuất lại vẫn ở mức cao, từ đó đã ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời vay (chủ yếu là nông dân), cùng với doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2012 cũng có sự tăng trƣởng chậm hơn so với 2011. Kết quả, mặc dù ngân hàng đã nỗ lực hết mình trong công tác thu hồi nợ nhƣng doanh số chỉ tăng ở mức thấp với 2,32% (tƣơng đƣơng 6.584 triệu đồng). Nửa đầu năm 2013, do thời tiết có phần thuận lợi, nhiều hộ dân trồng lúa đã trúng mùa, đƣợc giá nên đã chủ động trả nợ cho ngân hàng sau khi có tiền, nên doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng, tăng 17.768 triệu đồng (tăng 11,28%) so với cùng kỳ năm trƣớc. 34 Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Càng Long ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 T 2012 6 T 2013 2011-2010 Số tiền % % 6T 2013-6T 2012 Số tiền % 2012-2011 Số tiền Ngắn hạn 220.321 283.722 290.306 157.508 175.276 63.401 28,78 6.584 2,32 17.768 11,28 Trung và dài hạn 116.163 133.951 182.649 87.425 91.538 17.788 15,31 48.698 36,36 4.113 4,70 Tổng DSTN 336.484 417.673 472.955 244.933 266.814 81.189 24,13 55.282 13,24 21.881 8,93 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013) 35  Doanh số thu nợ trung – dài hạn: Tƣơng ứng với doanh số cho vay trung - dài hạn, doanh số thu nợ trung - dài hạn cũng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với doanh số thu nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh số thu nợ này phụ thuộc vào kế hoạch trả nợ của từng món vay mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng, thông thƣờng, tùy theo thời hạn vay mà tính kỳ trả nợ, nhƣng ít nhất là 6 tháng trả 1 kỳ. Năm 2011, doanh số thu nợ là 133.951 triệu đồng (đạt mức tăng trƣởng 15,31% so với 2010). Năm 2012, tỷ trọng doanh số thu nợ trung dài hạn đã tăng lên 38,62% trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng đã tăng lên 43,38% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do có những món vay trung-dài hạn từ những năm trƣớc, đến cuối năm 2012, đầu năm 2013 thì đã đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng không ngừng đôn đốc, nhắc nhở để khách hàng chú ý đến thời hạn trả nợ mà cố gắng sản xuất, kinh doanh,…để có thể trả nợ cho ngân hàng, mặt khác, những khách hàng có ý thức tốt cũng hiểu rõ sự quan trọng của việc có trả nợ đúng hạn thì mới có thể giữ đƣợc uy tín tốt để có thể hợp tác lâu dài với ngân hàng, chính vì vậy mà doanh số thu nợ tiếp tục tăng qua các năm. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành  Nông nghiệp – Thủy sản: Doanh số thu nợ đối với ngành Nông nghiệp – Thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành (luôn lớn hơn 40%) và có doanh số thu nợ tăng đều qua mỗi năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh số thu nợ của ngành này qua các năm lại ở mức không cao, cụ thể: năm 2011 tăng 14.533 triệu đồng (tăng 8,9%) so với 2010, năm 2012 tăng 16.504 triệu đồng (tăng 9,28%) so với 2011, riêng 6 tháng đầu năm 2013, đạt doanh số thu nợ là 106.725 triệu đồng tăng 6.033 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 5,99%) so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ ngành nông nghiệp-thủy sản tăng trƣởng với tốc độ chậm qua các năm là do tác động từ doanh số cho vay đối với ngành này cũng có sự tăng trƣởng chậm, bên cạnh đó, đây là ngành nghề thƣờng chịu nhiều tác động, không chỉ bởi tình hình thời tiết, dịch bệnh, mà còn chịu sự tác động to lớn từ sự biến động giá cả trên thị trƣờng. Chính vì những nguyên nhân đó đã làm cho đời sống của các hộ dân trong thời gian qua gặp nhiều bấp bênh, ảnh hƣởng đến thu nhập, do đó, mặc dù các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thực hiện tích cực các biện pháp nhằm thu hồi nợ, tuy nhiên, doanh số thu nợ năm sau cũng khó đạt tốc độ tăng trƣởng cao so với năm trƣớc đó. 36 Bảng 4.5 Doanh số thu nợ theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 2011-2010 Số tiền Nông nghiệp-thủy sản Công nghiệp - xây dựng Thƣơng mại - dịch vụ Khác Tổng DSTN 163.372 177.905 194.409 % 16.504 9,28 106.725 5.030 2.449 2.934 112.532 160.319 186.206 96.453 104.057 48.047 42,47 25.887 16,15 7.604 87.310 45.399 53.098 16.815 33,94 20.948 31,57 7.699 16,96 336.484 417.673 472.955 244.933 266.814 81.089 24,13 55.282 13,24 49.547 13.087 66.362 8,9 Số tiền 6T 2013-6T 2012 Số tiền % 100.692 11.033 14.533 % 2012-2011 2.054 18,62 (8,057) (61,56) (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013) 37 6.033 5,99 485 19,80 21.881 7,88 8,93  Công nghiệp – Xây dựng: Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số thu nợ theo ngành qua các năm (luôn < 3%) trong tổng doanh số thu nợ từng năm. Thông thƣờng, các khoản thu này thƣờng bắt nguồn từ các khoản vay trung - dài hạn. Năm 2010, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này là 8.785 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm 2010-2012, các khoản vay này chủ yếu đƣợc sử dụng để đầu tƣ vào xay xát lƣơng thực, sản xuất gạch, chiếu lát xuất khẩu, tơ xơ dừa, các sản phẩm từ cây lát - cây dừa,... Vì vậy, thời gian đầu đi vào hoạt động, các cơ sở này chỉ là đang bắt đầu xây dựng và hoạt động, chính vì vậy mà thu nhập chƣa cao, hiểu đƣợc lý do đó, nên ngân hàng thƣờng cho khách hàng vay trung-dài hạn trả nợ kỳ đầu thấp hơn so với các kỳ sau. Chính vì thế mà doanh số thu nợ trong năm 2010 tƣơng đối thấp hơn năm 2011. Phải đợi đến năm 2011, khi các dự án về công nghiệp-xây dựng này đã bƣớc vào hoạt động ổn định hơn, thu nhập tăng thì khả năng trả nợ cho các món vay trƣớc đó mới bắt đầu có tính hiệu khả quan, biểu hiện qua doanh số thu nợ năm 2011 đạt 13.087 triệu đồng (tăng 18,62%) so với 2010. Ảnh hƣởng từ doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp-xây dựng trong năm 2011 giảm, cùng với hoạt động chế biến dừa, mua bán lúa gạo có nhiều biến động trong năm 2012 đã gây không ít tổn thất đối với khách hàng, điều này đã làm ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong năm 2012 có chiều hƣớng giảm so với 2011, cụ thể đã giảm xuống 8.057 triệu đồng (giảm 61,56%). So với 6 tháng đầu 2012, thì 6 tháng đầu 2013, do những nỗ lực của các cơ sở sản xuất hàng hóa tại địa phƣơng, đã góp phần làm cho tình hình kinh tế trong thời gian này có bƣớc tiến triển tốt hơn, khách hàng làm ăn có hiệu quả, nên doanh số thu nợ trong nửa đầu 2013 tƣơng đối tốt.  Thƣơng mại – Dịch vụ: Luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng doanh số thu nợ theo ngành, chỉ đứng sau ngành nông nghiệp-thủy sản, đồng thời, cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay qua các năm thì doanh số thu nợ đối với nhóm ngành này cũng có sự tăng trƣởng tƣơng ứng. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 48.047 triệu đồng (tăng 42,47%) so với 2010, năm 2012 tăng 25.887 triệu đồng (tăng 16,15%) so với 2011, riêng 6 tháng 2013 chỉ tăng chậm ở con số 7.604 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ ngày càng chậm qua các năm là do lạm phát cao cùng với những tác động từ giá cả hàng hóa tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm xuống nên đã ảnh hƣởng đến thu nhập của phần lớn các hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ tại địa phƣơng.  Ngành khác: Đóng góp một tỷ trọng vừa phải trong tổng doanh số thu nợ của Chi nhánh qua các năm. Đối với hình thức cho vay này, khách hàng thƣờng nhằm mục đích tiêu dùng, phục vụ đời sống, không tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, do ngân hàng cho vay chủ yếu là cán bộ công nhân viên - đối 38 tƣợng có thu nhập ổn định từ tiền lƣơng, hoặc các đối tƣợng vay khác cũng có thu nhập tƣơng đối ổn định, do đó, doanh số thu nợ đối với khoản tiền vay này tăng ổn định qua các năm: năm 2011 tăng 33,94%, năm 2012 tăng 31,57%, 6 tháng đầu 2013 tăng 16,96% so với cùng kỳ 2012. 4.2.3 Phân tích tình hình dƣ nợ tại ngân hàng Dƣ nợ là số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc vào một thời điểm nhất định do chƣa đến thời hạn thanh toán hoặc đã đến hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Dƣ nợ bao gồm nợ chƣa đến hạn, nợ quá hạn, nợ đƣợc gia hạn, điều chỉnh thời gian trả nợ và nợ khó đòi. Dƣ nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. 4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn Năm 2011, nền kinh tế đã đối diện với nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó mà tình hình dƣ nợ trong năm 2011 có giá trị thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ đạt tổng giá trị dƣ nợ là 282.002 triệu đồng. Tuy nhiên, với nỗ lực phấn đấu, từ năm 2012 tình hình dƣ nợ của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Càng Long đã bắt đầu có bƣớc biến chuyển tốt, với sự tăng trở lại của tổng dƣ nợ năm 2012 là 329.383 triệu đồng (tăng 47.381 triệu đồng so với 2011). Riêng 6 tháng đầu 2013, con số này đã đạt tổng giá trị là 362.513 triệu đồng (tăng 20,11% so với cùng kỳ 2012).  Dƣ nợ ngắn hạn: Nhìn chung, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn không chênh lệch nhiều so với dƣ nợ trung - dài hạn giống nhƣ doanh số cho vay hay doanh số thu nợ (mức độ chênh lệch là [...]... ngành kinh tế - Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm - Đề ra giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng góp phần giúp NHNo&PTNT huyện Càng Long phát triển vững mạnh hơn 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Càng Long đƣợc thực hiện tại NHNo&PTNT huyện Càng Long 1.3.2 Phạm vi thời... Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng 9 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 3.1.1 Vị thế và vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân. .. đối tƣợng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động dùng vốn ngắn hạn để đầu tƣ vào tài sản lƣu động - Tín dụng vốn cố định dùng để cho vay nhằm đầu tƣ vào tài sản cố định, thƣờng là cho vay trung và dài hạn 4  Theo chủ thể tín dụng Bao gồm tín dụng ngân hàng, tín dụng thƣơng mại, tín dụng nhà nƣớc, tín dụng quốc tế,…  Theo xuất xứ tín dụng - Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng, trong đó, ngân hàng cấp... nông thôn huyện Càng Long nhằm đánh giá và đƣa ra giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt hơn 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Càng Long qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, để thấy rõ thực trạng tín dụng, từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân. .. là tín dụng, NHNo&PTNT huyện Càng Long là một trong số những cơ quan đã luôn gắn bó với ngƣời dân ở đây, góp phần phát triển kinh tế cũng nhƣ nâng cao đời sống vật chất tinh thần Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn vai trò của hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Càng Long trong thời gian qua, em quyết định thực hiện đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông. .. nhiều hoạt động của ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động giữ vai trò quan trọng nhất đối với một ngân hàng, vì đây là hoạt động đem lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận cao nhất Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lợi nhuận cao thì hoạt động này vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với nhiều nguyên nhân khác nhau Để việc kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao, thì việc phân tích hoạt động tín dụng. .. CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt vì nó kinh doanh một loại hàng hóa rất là đặc biệt, đó là tiền tệ Tuy không trực tiếp tham gia sản xuất và lƣu thông hàng hóa nhƣng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch... NHNo&PTNT huyện Càng Long đã hoạt động tại địa bàn này đƣợc nhiều năm, lƣợng khách hàng khá ổn định, qua đó độ tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng cao Ngân hàng đƣợc đặt tại trung tâm thị trấn Càng Long và hai phòng giao dịch đặt tại 2 xã Tân Bình và Bình Phú đã tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng giao dịch thuận lợi - Qua nhiều năm đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động, đội ngũ cán... 1.033 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn nhƣ: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông. .. kinh tế xã hội phát triển ổn định nên huyện Càng Long thu hút nhiều nhà đầu tƣ, cung cấp một lƣợng khách hàng vay vốn và gửi tiền vào ngân hàng 19 - Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng luôn bền vững thể hiện qua tình hình kinh doanh của ngân hàng qua các năm luôn trong thế ổn định, bền vững - Ngƣời dân trong huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đây là khách hàng mục tiêu của ngân hàng - Hệ thống

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan