phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh ninh kiều, thành phố cần thơ

80 654 2
phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh ninh kiều, thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------*****---------- ` LÂM PHƢỚC TRỌNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành : Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 8 – Năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------*****---------- LÂM PHƢỚC TRỌNG MSSV: 4104566 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành : Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Th.s KHƢU THỊ PHƢƠNG ĐÔNG Tháng 8 – Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Sau hơn 2 tháng thực tập tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”.với sự giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trƣờng Đại Học Cần Thơ, các anh chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều cùng những thế hệ đi trƣớc để vun đắp kiến thức, kĩ năng cho em. Những kiến thức này thực sự bổ ích và vô cùng quan trọng để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trƣờng Đại Học Cần Thơ. Đặc biệt là giáo viên hƣớng dẫn đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều đã tạo điều kiện thật tốt trong quá trình thực tập tại ngân hàng. Cảm ơn các anh chị nhân viên của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều giúp đỡ chỉ dẫn em những kinh nghiệm quý báo và đặc biệt là các anh chị phòng kinh doanh của Ngân hàng đã cung cấp những thông tin cần thiết và nhiệt tình giải đáp những thắc mắc để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Sau cùng em xin chúc các thầy cô trƣờng Đại Học Cần Thơ, toàn thể anh chị nhân viên và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều đƣợc nhiều sức khỏe và công tác tốt. Chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lâm Phƣớc Trọng i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lâm Phƣớc Trọng ii NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …. tháng .... năm...... Thủ trƣởng đơn vị (Ký và ghi rõ họ tên) iii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 2.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 3 2.1.2 Các phƣơng thức cho vay ......................................................................... 6 2.1.3 Cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế ........................................................... 7 2.1.4 Rủi ro cho vay và ảnh hƣởng của rủi ro cho vay đến hoạt động của ngân hàng………………… ........................................................................................ 9 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế ...... 11 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 12 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 12 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH KIỀU ................... 14 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .......................................................................... 14 3.2SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÕNG BAN 15 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................... 15 3.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban .................................................................. 15 3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ....................................................................... 18 iv 3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CỦA NHNO&PTNT, CHI NHÁNH NINH KIỀU ..................................................................................... 19 3.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010 đến 2012 của NHNO&PTNT, chi nhánh Ninh Kiều .............................................................. 20 3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 của NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều ........................................ 22 3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .... 24 3.5.1 Nguồn vốn giai đoạn 2010 -2012 ........................................................... 24 3.5.2 Nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ............................................ 25 3.6KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG 26 3.6.1 Tình hình tính dụng của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 ........... 26 3.6.2 Tình hình tính dụng của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.......................................................................................................... 27 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU TP CẦN THƠ ......................................... 29 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010-2012............................................................................................ 29 4.1.1 Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế ......................................... 29 4.1.2 Doanh số thu nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế .............................. 37 4.1.3 Dƣ nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế .............................................. 45 4.1.4 Tình hình nợ xấu của ngân hàng ............................................................. 51 4.1.5 Đánh giá hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế Ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ......................................................................... 54 4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NINH KIỀU VÀO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ........................................................................... 58 4.2.1 Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế ......................................... 58 4.2.2 Doanh số thu nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế .............................. 59 v 4.2.3 Dƣ nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế .............................................. 60 4.2.4 Tình hình nợ xấu của ngân hàng ............................................................. 61 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH KIỀU . 63 5.1 TỔNG QUÁT VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG .............................................................................................................. 63 5.1.1 Thuận lợi ................................................................................................. 63 5.1.2 Khó khăn ................................................................................................. 63 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ..................................................... 64 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 65 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 65 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 66 6.2.1 Đối với Ngân hàng cấp trên .................................................................... 66 6.2.2 Đối với Chính Quyền địa phƣơng .......................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010- 2012 .......................................................................................................................... 20 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và năm 2013 ..................................................................................................... 23 Bảng 3.3: Nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012........................... 24 Bảng 3.4: Nguồn vốn của 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 .......................................................................................................................... 25 Bảng 3.5: Tình hình tín dụng của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 ...... 26 Bảng 3.6: Tình hình tín dụng của ngân hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................... 28 Bảng 4.1: Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 ................ 29 Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 ........................................................................................ 31 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD giai đoạn 2010-2012 ........................................................................................ 33 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành dịch vụ giai đoạn 2010 2012 ......................................................................................... 35 Bảng 4.5 Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 ................... 37 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010- 2012 ....................................................................................... 39 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD giai đoạn 2010- 2012 .............................................................................................. 41 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của ngành dịch vụ giai đoạn 2010- 2012 .............................................................................................. 43 Bảng 4.9: Dƣ nợ cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 ..................... 45 Bảng 4.10: Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2012. ....................................................................................... 47 Bảng 4.11: Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD giai đoạn 2010-2012 ............................................................................................... 48 Bảng 4.12: Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2012. .............................................................................................. 49 Bảng 4.13: Nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 ............................... 51 Bảng 4.14: Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 ............................................................................................... 52 Bảng 4.15: Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD giai đoạn 2010-2012 ........................................................................................................ 53 Bảng 4.16: Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2012 ........................................................................................................ 54 Bảng 4.17: Hệ số thu nợ của các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 ........... 55 Bảng 4.18: Dƣ nợ trên vốn huy động của các ngành kinh tế giai đoạn 20102012 ................................................................................................................. 55 Bảng 4.19: Tỷ lệ nợ xấu của các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 ............. 56 vii Bảng 4.20: Vòng quay vốn tín dụng của các ngành kinh tế giai đoạn 20102012 ................................................................................................................. 57 Bảng 4.21: Doanh số cho vay của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................... 58 Bảng 4.22: Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 ................ 59 Bảng 4.23: Dƣ nợ cho vay của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................... 60 Bảng 4.24: Nợ xấu của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................................. 61 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều ... 15 Hình 4.1: Tỷ trọng doanh số cho vay của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT, chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................................... 32 Hình 4.2 Tỷ trọng doanh số cho vay của ngành CN-XD trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT quận Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 ................. 34 Hình 4.3 Tỷ trọng doanh số cho vay của ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 ......... 36 Hình 4.4 Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 ......... 40 Hình 4.5 Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành CN-XD trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 ................. 42 Hình 4.6 Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 ................. 44 ix DANH MỤC VIẾT TẮT KBNN : Kho bạc nhà nƣớc GTCG : Giấy tờ có giá CN-XD : Công nghiệp và xây dựng NHN0&PTNT : Ngân hang Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn TNHH KH CNH-HĐH : : : Trách nhiệm hữu hạn Khách hàng Công nghiệp hóa hiện đại hóa x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Khi cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý phù hợp thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và ngƣợc lại. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế là thành phần giữ vai trò quan trọng. Có thể nói thành công hay thất bại của một quốc gia phụ thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Ngày nay, quá trình CNH-HĐH và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đứng trƣớc xu hƣớng chung này, bên cạnh những cơ hội Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn cũng nhƣ thách thức đối với sự tăng trƣởng kinh tế của mình. Khi đó, một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là sự phù hợp trong chuyển dịch cơ cấu ngành để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế. Với mục tiêu phấn đấu nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020, chúng ta cần phải nghiên cứu một cách toàn diện mọi tác động của xu thế mới để đƣa ra các quyết định về lựa chọn bƣớc đi thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở phạm vi quốc gia, từng ngành và từng địa phƣơng. Hòa mình cùng với nhịp độ phát triển chung của cả nƣớc, Cần Thơ cũng đang tìm hƣớng chuyển dịch cơ cấu phù hợp cho riêng mình. Cần Thơ đƣợc biết đến là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có thế mạnh về nông nghiệp. Vào tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tƣ của cả nƣớc [quyết định số 889/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ] . Đây đƣợc xem là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Cần Thơ. Trong đó, quận Ninh kiều là khu vực trung tâm nên sẽ chịu sự ảnh hƣởng nhiều nhất của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế này. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều, đặt tại trung tâm quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là một trong những ngân hàng có lịch sử phát triển lâu dài, gắn bó mật thiết với tình hình kinh tế của khu vực và toàn thành phố. Hiện tại cơ cấu ngành kinh tế của quận Ninh Kiều đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ nên việc cho vay của ngân hàng cũng có nhiều thay đổi. Những thay đổi đó sẽ đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho việc cho vay của ngân hàng? Để trả lời câu hỏi trên, việc tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế là điều rất cần thiết để từ đó tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lƣợng cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế. 1 Xuất pháp từ những lí do trên, em chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đánh giá tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Đề tài chỉ phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ dựa trên số liệu trong năm từ 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài phân tích về tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lƣợng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trƣng của các nƣớc đang phát triển [Một số khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế]. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia, ngƣời ta thƣờng phân tích theo 3 nhóm ngành chính: Ngành nông nghiệp trong nông nghiệp bao gồm 3 ngành nhỏ nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp Ngành công nghiệp, bao gồm ngành công nghiệp và xây dựng. Ngành dịch vụ bao gồm ngành thƣơng mại, bƣu điện và du lịch. 2.1.1.2 Khái niệm về cho vay Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi. Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tìn dụng đối với khách hàng, cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây là thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay là thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó thực hiện việc điều hòa tạm thời nhu cầu về vốn trong xã hội qua đó thúc đẩy lƣu thông hàng hóa và phát triển sản xuất. 3 Dựa vào thời hạn nợ, ta có các khoản cho vay  Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.  Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng.  Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Dựa vào cơ cấu ngành kinh tế, cho vay có thể chia thành  Cho vay trong nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản)  Cho vay trong công nghiệp  Cho vay trong thƣơng mại dịch vụ  Cho vay ngành khác. Căn cứ mục đích tín dụng + Tín dụng bất động sản: đây là các khoản tín dụng đƣợc bảo đảm bằng bất động sản, bao gồm: + Tín dụng ngắn hạn: cho xây dựng và mở rộng đất đai. + Tín dụng dài hạn: để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại và bất động sản ở nƣớc ngoài. + Tín dụng công thƣơng nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí nhƣ mua nguyên vật liệu, trả thuế, và chi trả lƣơng. + Tín dụng nông nghiệp: các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc. + Tín dụng cá nhân: đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua sắm hàng hoá đắt tiền nhƣ xe hơi, nhà, di động, trang thiết bị trong nhà. + Tín dụng cho các tổ chức tài chính: đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. + Cho thuê tài chính: là việc Ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc và cho thuê lại chúng. + Tín dụng khác: bao gồm các khoản tín dụng khác chƣa đƣợc phân loại ở trên (ví dụ: tín dụng kinh doanh chứng khoán). 4 2.1.1.3 Nguyên tắc cho vay Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra hai nguyên tắc sau [Thái Văn Đại, 2012, tr.36]: Nguyên tắc 1: Tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.1.1.4 Điều kiện vay vốn Điều kiện cấp tín dụng là những yêu cầu của ngân hàng đối với ngƣời vay để làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay. Các khách hàng muốn đƣợc ngân hàng cho vay vốn ngân hàng phải có điều kiện cơ bản sau đây [Thái Văn Đại, 2012, tr.40]: - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam + Pháp nhân phải có pháp luật dân sự. + Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật hành vi dân sự. + Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. + Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật Dân Sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản luật của Việt Nam quy định hoặc điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia quy định. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:  Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. 5  Kết quả kinh doanh có hiệu quả, có lãi; Trƣờng hợp lỗ (do mới thành lập và đi vào hoạt động hoặc lỗ luỹ kế) thì phải có tài liệu chứng minh đƣợc phƣơng án khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ.  Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại NHNo Việt Nam (trừ các khoản nợ đƣợc khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các tổ chức tín dụng khác ở thời điểm xem xét, quyết định cho vay. Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay xem xét, quyết định có thể không khai thác, thu thập thông tin về tình hình nợ nhóm 4, nhóm 5 tại các tổ chức tín dụng khác. - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể đƣợc từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc vào môi trƣờng kinh doanh … Đối với Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để đầu tƣ ra nƣớc ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam, các điều kiện vay vốn theo Quy định này và hƣớng dẫn của NHNo Việt Nam. 2.1.2 Các phƣơng thức cho vay 2.1.2.1 Cho vay từng lần Đây là phƣơng thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải viết giấy đề nghị, lập hồ sơ và ký kết hợp đồng cho vay mới. 2.1.2.2 Cho vay theo hạn mức cho vay Hạn mức cho vay là giới hạn tối đa cấp vốn vay cho một khách hàng. Cho vay theo hạn mức cho vay là hình thức ứng trƣớc cho vay vào tài khoản cho phép khách hàng đƣợc sử dụng số dƣ nợ trong một thời hạn và thời gian nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn lƣu động thiếu hụt. 2.1.2.3 Cho vay hạn mức thấu chi Phƣơng thức cho vay này cho phép chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng 6 Nhà nƣớc Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.1.2.4 Phương thức cho vay thông qua nguồn vốn phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức cho vay để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt tại đại lý của ngân hàng. 2.1.2.5 Cho vay trả góp Là phƣơng thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc đƣợc chia ra để trả nợ theo kỳ hạn trong thời gian cho vay. 2.1.2.6 Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ) Đây là phƣơng thức cho vay mà ngân hàng cùng cho vay với một tổ chức tín dụng đối với một dự án hoặc phƣơng án vay vốn của khách hàng. Trong đó, ngân hàng hay một tổ chức tín dụng khác đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phân phối với các tổ chức tín dụng còn lại. 2.1.2.7 Cho vay theo dự án đầu tư Áp dụng đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay bổ sung vốn để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. 2.1.2.8 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Phƣơng thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu dự phòng nguồn vốn cho vay trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ động về tài chính khi thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Hạn mức cho vay dự phòng thƣờng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp khách hàng muốn đảm bảo đầy đủ số vốn đầu tƣ cho dự án do mức vốn đầu tƣ cho dự án có khả năng tăng lên hoặc mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án không đủ so với dự kiến ban đầu hoặc khách hàng phải thanh toán các nghĩa vụ tài chính trong thời gian tới mà không dự kiến chính xác đƣợc. 2.1.3 Cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế Cho vay theo ngành kinh tế là việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và ngân hàng dựa vào mục đích tín dụng và cơ cấu ngành kinh tế mà chia theo ngành kinh tế. 7 Việc chia theo cơ cấu thành phần kinh tế sẽ giúp ngân hàng có chính sách phù hợp với từng khách hàng theo từng hợp đồng tín dụng khác nhau. Bên cạnh đó còn giúp cho ngân hàng áp dụng đúng phƣơng thức cho vay theo từng khách hàng cụ thể trong từng ngành kinh tế để có thể giảm chi phí cho vay đồng thời làm hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ nên việc cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế giúp cho ngân hàng dự đoán đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng mà đề ra các chính sách vừa phù hợp với các quy định của ngân hàng nhà nƣớc, vừa thu hút đƣợc khách hàng để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn và làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với khách hàng thì việc cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế sẽ giúp cho khách hàng tiếp cận và đƣợc hƣớng các chính sách ƣu đãi khi ngành nghề hoạt động của khách hàng đƣợc chính phủ khuyến khích hoặc thuộc các ngành nghề đƣợc ƣu tiên phát triển. Ngành nông nghiệp trƣớc kia là lĩnh vực bị nhiều ngân hàng ngó lơ nhƣng thời gian gần đây thì đƣợc chào mời để vay vốn đặc biệt là khi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần làm cho tín dụng trong ngành nông nghiệp tăng trƣởng vƣợt bật. Nhƣng với đặc điểm cơ bản là tính thời vụ, môi trƣờng tự nhiện có ảnh hƣởng đến thu nhập cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng và chi phí tổ chức cho vay cao (Chi phí tổ chức cho vay liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ chi phí tổ chức mạng lƣới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng/ món vay, chi phí phòng ngừa rủi ro). Vì thế ngân hàng cần có chính sách và phƣơng thức cho vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng thuộc các ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lƣợng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tƣ liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. Vì thế mà chỉnh phủ đã ban hành các chính sách để ƣu tiên đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp. Riêng ở Cần Thơ Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ đã ra quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng Danh mục các ngành công nghiệp ƣu tiên, công nghiệp mũi nhọn của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020 để hỗ trợ các ngành mũi nhọn phát triển lâu dài. Đây cũng là cơ hội tốt để các khách hàng đầu tƣ phát triển đồng thời cũng làm cho nhu cầu vay vốn tăng. Do đó ngân hàng cần có những chính sách hợp lí và phù 8 hợp để thu hút lƣợng khách hàng này và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, tài chính, thƣơng mại, dịch vụ, thanh toán xuất nhập khẩu ở khu vực ĐBSCL. Do đó, ngành dịch vụ rất đa dạng và rất phát triển mạnh nhất là quận Ninh Kiều trung tâm của thành phố. Bên cạnh đó ngành dịch vụ có đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế và luôn chiếm tỷ trọng cao cơ cấu ngành kinh tế của Cần Thơ nói chung và của quận Ninh Kiều nói riêng. Ngành dịch vụ có tầm quan trọng rất lớn nhƣ thế đồng thời đâu cũng là nguyên nhân làm tăng nhu cầu vay vốn của khách hàng vì thế ngân hàng cần chú trọng và quan tâm đến ngàng dịch vụ nhiều hơn. Và cũng cần có chính sách tốt để thu hút khách hàng và phòng ngừa rủi ro. 2.1.4 Rủi ro cho vay và ảnh hƣởng của rủi ro cho vay đến hoạt động của ngân hàng. Rủi ro cho vay là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro cho vay là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lƣờng trƣớc đƣợc do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động, và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Biểu hiện của rủi ro cho vay là tình trạng nợ xấu ngày càng tăng. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Theo Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu đƣợc xác định nhƣ sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của QĐ 18/2007/QĐ-NHNN b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; 9 - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của QĐ 18/2007/QĐ-NHNN. c) Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định. - Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của QĐ 18/2007/QĐ-NHNN d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của QĐ 18/2007/QĐ-NHNN đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của QĐ 18/2007/QĐ-NHNN. 10 Rủi ro cho vay cũng nhƣ rủi ro tín dụng gây ảnh hƣởng về mặt uy tín lẫn vật chất của ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra tức là ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ cả gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng không đảm bảo, thiếu tiền chi trả cho ngƣời gửi tiền. Rủi ro sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng lỗ và có nguy cơ phá sản. 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu hồi đƣợc hay chƣa trong một thời gian nhất định. - Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu hồi đƣợc vào một thời điểm nhất định. Để xác định dƣ nợ, ngân hàng sẽ so sanh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. - Vốn huy động: Cho biết nguồn tiền ngân hàng huy động đƣợc trong nền kinh tế, là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng. - Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Tỷ số này càng cao thì đƣợc đánh giá càng tốt. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Hệ số thu nợ theo cơ cấu = x 100 ngành kinh tế Doanh số cho vay theo ngành kinh tế - Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu tiền gửi ít hơn tiền vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, nếu tiền gửi nhiều hơn tiền vay, ngân hàng sẽ thừa vốn, số vốn thừa coi nhƣ bị lỗ. Dƣ nợ theo ngành kinh tế Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động = x 100 Vốn huy động - Tỷ lệ nợ xấu: là chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ số này cao có nghĩa là chất lƣợng tín dụng kém hiệu quả, và nếu ngân 11 hàng không có biện pháp để xử lý khoản nợ này thì sẽ có thể phải gánh chịu các tổn thất. Nợ xấu theo ngành kinh tế Tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế = x 100 Dƣ nợ theo ngành kinh tế - Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này thể hiện khả năng tổ chức, quản lý vốn tín dụng, đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Vòng quay vốn tín dụng = theo ngành kinh tế Dƣ nợ bình quân theo ngành kinh tế Trong đó dƣ nợ bình quân đƣợc tính bằng công thức: Dƣ nợ bình quân = Dƣ nợ đầu kì + Dƣ nợ cuối kì 2 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp đƣợc ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cung cấp bao gồm các báo cáo thƣờng niên, các báo cáo tài chính của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ninh Kiều qua các năm 2010;2011;2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Sử dụng kỹ thuật so sánh tuyệt đối và tƣơng đối để thấy đƣợc sự biến động của số liệu có liên quan.Cụ thể với từng mục tiêu: Mục tiêu 1: Bằng 3 phƣơng pháp phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối, phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối, phƣơng pháp phân tích tỷ lệ. Phƣơng pháp so sách tuyệt đối là phƣơng pháp sử dụng số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem sự biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. ∆Y= X1-X0 Trong đó: ∆Y: Phần chênh lệch X1 : Số liệu tuyệt đối của năm trƣớc X2 : Số liệu tuyệt đối của năm sau. Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành. 12 ∆Y (%) = X1 – X0 x 100% X0 Trong đó: ∆Y : Phần trăm thay đổi X1 : Số liệu tuyệt đối của năm trƣớc X2 : Số liệu tuyệt đối của năm sau. Mục tiêu 2: Sử dụng các chỉ tiêu nhƣ hệ số thu nợ theo cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế, vòng quay vốn tín dụng theo ngành kinh tế để đánh giá hoạt động tín dụng, so sánh các chỉ tiêu qua các năm tài chính, phƣơng pháp phân tích tỷ lệ, phƣơng pháp đồ thị và biểu đồ thể hiện rõ nét về rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Mục tiêu 3: Tổng hợp các vấn đề đã phân tích để đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế. 13 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH KIỀU 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ (nay là NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ) là chi nhánh của NHNO&PTNT Việt Nam đƣợc ban hành theo Quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc NHNN Việt Nam ký. NHNO&PTNT tỉnh Cần Thơ lúc đầu thành lập gồm có các chi nhánh đặt tại: Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Vị Thanh và Long Mỹ. Do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Cần Thơ nói riêng, để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng của khách hàng và để phù hợp với việc quản lý theo địa bàn hành chính của tỉnh Cần Thơ. Kể từ ngày 02/05/1997 chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ đƣợc tách riêng và hoạt động độc lập theo Quyết định số 57/QĐ-NHNN 02 ngày 03/02/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ lúc này bao gồm: 1 trụ sở, 1 chi nhánh ở Bình Thủy và 1 Phòng giao dịch An Bình. Tháng 9/2004 NHNO&PTNT Quận Ninh Kiều đƣợc tách ra hoạt động độc lập với NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ. Đến tháng 09/2007 NHNO&PTNT Quận Ninh kiều đƣợc nâng cấp thành chi nhánh cấp I chịu sự điều hành của NHNO&PTNT Việt Nam và đổi tên là NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều theo Quyết định 956/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNO&PTNT Việt Nam. NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều có trụ sở đặt tại Số 08 –10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Ninh Kiều,Thành phố Cần Thơ. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trên lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thực hiện các dự án uỷ thác đầu tƣ trung ƣơng và địa phƣơng, thực hiện các dịch vụ nhƣ: mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nƣớc mang ý nghĩa chính trị xã hội. Từ khi tách ra hoạt động độc lập với xuất phát điểm còn thấp nhƣ cơ sở vật chất, mạng lƣới tổ chức, nhƣng với sự cố gắng vƣơn lên của tập thể công nhân viên chi nhánh đã huy động đƣợc nhiều nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân, mở rộng hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ truyền thống đi đôi với phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại góp phần vào sự phát triển 14 ổn định của toàn hệ thống cũng nhƣ khẳng định vị trí, uy tín của mình trên địa bàn. 3.2 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÕNG BAN 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của NHNo&PTNT Việt Nam. Cùng với các đơn vị trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Điều hành hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch là Giám đốc. Giúp việc Giám đốc là Phó giám đốc. Điều hành hoạt động nghiệp vụ của các phòng chuyên môn nghiệp vụ là Trƣởng phòng. Giúp việc Trƣởng phòng là Phó trƣởng phòng. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Ngân hàng gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 5 phòng ban và 2 phòng giao dịch. Giám đốc P.GD An Hòa P.GD An Bình Phó giám đốc Phòng Kế họach Kinh doanh Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Dịch vụ khách hàng và Marketing Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) 3.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc - Là ngƣời trực tiếp chỉ đạo, điều hành quyết định các hoạt động của đơn vị. - Tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm Ngân hàng cấp trên về mọi quyết định của mình. 15 - Ký kết tất cả các hợp đồng với đối tác, khách hàng... - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, tiếp nhận thông tin và xem xét nội dung do các phòng trình lên. - Giám đốc có quyền đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị. Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn ngân hàng. Hoặc là, thay mặt Giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của ngân hàng theo sự ủy quyền của Giám đốc. Phòng giao dịch An Bình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều mở phòng giao dịch tại phƣờng An Bình nhằm đƣa tín dụng về phục vụ bà con nông dân nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, cũng nhằm để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và tạo điều kiện cho bà con nông dân các xã vùng ven tiếp cận đƣợc với các tiện ích, công nghệ của Ngân hàng. Phòng giao dịch An Hòa Đƣợc thành lập năm 2009, phòng giao dịch An Hòa tọa lạc trên Đƣờng Trần Việt Châu, Phƣờng An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Đây là nơi tập trung phần lớn các tiểu thƣơng buôn bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Với phƣơng trâm đi trƣớc đón đầu sự phát triển của Thành Phố Cần Thơ về phía Tây Bắc trong những năm tới, chắc chắn phòng giao dịch An Hòa sẽ thu hút khách hàng đến giao dịch một cách nhanh chóng. Phòng Kế hoạch Kinh doanh - Đầu mối, tham mƣu cho Giám Đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hƣớng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp. - Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh và điều hành kế hoạch kinh doanh. - Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chƣơng trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài. 16 - Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các đơn vị trực thuộc trên địa bàn. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Là bộ phận trực tiếp tổ chức hạch toán kế toán - thống kê theo đúng chế độ quy định và thực hiện công tác thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, xây dựng các báo cáo tài chính theo quy định. - Quản lý và sử dụng quỹ, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tổ chức thu - chi tiền mặt tại Hội sở và điều hoà vốn trong toàn khu vực. - Chuẩn bị số liệu, tình hình mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa trình Hội đồng tài chính phê duyệt theo quy định của Trung ƣơng. - Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và các báo cáo theo quy định. Phòng Hành chính - Nhân sự - Lƣu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. - Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh, xây dựng quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn. - Thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lễ tân, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. - Đầu mối trong việc tham gia chăm lo đời sống vật chất, văn hoá – tinh thần và chăm lo thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cho cán bộ, nhân viên. - Xây dựng chính sách đào tạo, phát triển nhân sự. - Thực hiện công tác đề cử cán bộ, nhân viên đi công tác. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghĩ hƣu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nƣớc. 17 - Đề xuất, hoàn thiện, lƣu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nƣớc, Đảng, Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên. - Thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng của chi nhánh. Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ - Xây dựng chƣơng trình công tác quý, năm phù hợp với chƣơng trình kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. - Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mƣu cho giám đốc giải quyết đơn thƣ thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thƣờng trực ban chống tham nhũng, tham ô, lãng phái và thực hành kiết kiệm tại đơn vị mình. - Tổng hợp và báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của các phòng gửi Ban Giám đốc và Ban Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. - Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn kỹ cƣơng, kỹ luật nội bộ nhằm đảm bảo tín trung thực của các số liệu hoạch toán, các báo cáo tài chính. Phòng Dịch vụ khách hàng và Marketing - Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng từ khâu tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hƣớng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền… - Đề xuất tham mƣu cho Giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến qui trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin, tuyên truyền quản bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trƣờng. - Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo qui định của NHNo&PTNT. - Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đề xuất cải tiến dịch vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 18 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hiện đang có nghiệp vụ sau: - Tổ chức huy động vốn, khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng Việt Nam đồng. - Tổ chức cho vay: Ngắn hạn và trung hạn. - Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại gồm: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán trao đổi ngoại tệ. - Cất giữ, mua bán, chuyển nhƣợng, quản lý các chứng từ, giấy tờ có giá. - Phát hành các loại thẻ tín dụng. - Làm tƣ vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý các dự án đầu tƣ, quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng. 3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CỦA NHNO&PTNT, CHI NHÁNH NINH KIỀU Cũng nhƣ bất kì một tổ chức kinh tế nào khác, ngân hàng thƣơng mại chủ yếu kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Kết quả hoạt động kinh doanh là căn cứ để đánh giá chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Hay nói chính xác thì lợi nhuận của một doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Đối với ngân hàng - một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt, với sản phẩm chủ yếu là tiền tệ và các dịch vụ liên quan đến tiền tệ thì lợi nhuận chính là yếu tố giúp ngân hàng phát triển, nâng cao uy tín, vị thế trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đƣợc quan tâm xem xét hàng đầu khi muốn đánh giá về chất lƣợng hoạt động của ngân hàng đó. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động có chất lƣợng, đạt đƣợc mục tiêu, định hƣớng đƣợc các bƣớc đi trong tƣơng lai và có khả năng đứng vững trong một môi trƣờng kinh doanh đầy cạnh tranh nhƣ hiện nay. Trong bối cảnh của nền kinh tế với những khó khăn nhất định trong thời gian qua, kinh tế biến động, lãi suất thay đổi liên tục, thiên tại, dịch bệnh và nhiều yếu tố khó khăn khác là là áp lực và thách thức lớn đối với từng doanh nghiệp, từng ngân hàng. Đóng giữ một vai trò chủ lực trong việc cung ứng và tạo điều kiện cho ngƣời dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, ổn định và thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ninh Kiều đã không ngừng nổ lực vƣơn lên để giữ vững vị trí trong ngành và trong nền kinh tế và đạt đƣợc một số kết quả nhất định. 19 3.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010 đến 2012 của NHNO&PTNT, chi nhánh Ninh Kiều Do sự biến động của kinh tế đã ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Các ngân hàng ở Cần Thơ cũng không ngoại lệ cũng chịu sự ảnh hƣởng không nhỏ từ nền kinh tế. Tuy vậy với những cố gắng của độ ngũ nhân viên, Ngân hàng Agribank chi nhánh Ninh Kiều vẫn duy trì hoạt động tốt cho ngân hàng. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2011 thì việc kinh doanh của ngân hàng đạt đƣợc hiểu quả cao. Đến giai đoạn từ năm 2011 đến 2012, mặc dù tổng thu nhập bị sụt giảm so với năm 2011 đồng thời chi phí cũng tăng nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm nhƣng vẫn còn cao hơn so với năm 2010. Cụ thể hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Ninh Kiều qua 3 năm nhƣ sau: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010- 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Số tiền Tổng thu nhập 105.919 +Từ HĐTD 94.861 +Thu nhập khác 11.058 Tổng chi phí 81.813 +Chi HĐTD 60.222 +Chi phí khác 21.591 Lợi nhuận 24.106 Chênh lệch 2011 2012 Số tiền Số tiền 166.303 164.830 145.410 141.587 20.893 23.243 130.995 137.554 100.465 98.822 30.530 38.732 35.308 27.276 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 60.384 57,01 -1.473 -0,89 50.549 53,29 -3.823 -2,63 9.835 88,94 2.350 11,25 49.182 60,12 6.559 5,01 40.243 66,82 -1.643 -1,64 8.939 41,40 8.202 26,87 11.202 46,47 -8.032 -22,75 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - HĐTD: Hoạt động tín dụng Nhìn chung từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều qua 3 năm 2010-2012 tƣơng đối hiệu quả mặc dù có nhiều biến động. Tổng thu nhập tăng mạnh vào giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2011 và giảm nhẹ vào giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012bên cạnh đó thì tổng chi phí lại tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012 do đó làm cho lợi nhuận tăng mạnh vào giai đoạn năm 2010 đến năm 2011 nhƣng lại giảm vào giai đoạn năm 2011 đến năm 2012. Cụ thể nhƣ sau: 20 Thu nhập Qua bảng số liệu ta thấy, từ năm 2010 đến năm 2011 NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều có tổng thu nhập tăng nhanh, nhƣng lại giảm vào giai đoạn từ năm 2011 đến 2012, trong đó thu nhập từ hoạt tín dụng là chủ yếu. Trong đó: + Thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm các khoản thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi là chủ yếu. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập và luôn tăng qua các năm. + Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là chủ yếu. Các khoản thu nhập này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập và tăng nhẹ qua các năm nghiên cứu. Nguyên nhân làm tổng thu nhập tăng qua các năm là do các đối tƣợng vay vốn của ngân hàng nhƣ các Doanh nghiệp tƣ nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn bị ảnh hƣởng nặng từ khủng hoảng kinh tế nên có nhu cầu về vốn rất lớn để khắc phục hậu quả trì trệ hoạt động kinh doanh và đầu tƣ mới. Bên cạnh đó, Chính phủ mở gói kích cầu đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn nhiều hơn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng. Do hoạt động cho vay tăng làm cho các khoản thu từ lãi cho vay tăng theo, đồng thời các khoản thu từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng cũng tăng theo. Mặt khác, ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng vào hoạt động đầu tƣ chứng khoán nên khoản lãi thu từ đầu tƣ chứng khoán cũng góp phần làm tổng thu nhập tăng lên. Sang giai đoạn từ năm 2011 đến 2012 thì nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng trên đã giảm đi, do đó thu nhập từ hoạt động cho vay bị giảm nhẹ nhƣng vẫn cao hơn sao với năm 2010. Tóm lại, tổng thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 tuy có sự biến động nhẹ nhƣng nó đã thể hiện sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến sự nổ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Chi phí Cũng nhƣ thu nhập chi phí của ngân hàng cũng tăng mạnh vào giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2011và tăng nhẹ vào giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012. Trong đó: + Chi phí từ hoạt động tín dụng bao gồm các khoản chi từ trả lãi tiền vay, chi từ trả lãi tiền gửi, chi từ trả lãi phát hành giấy tờ có giá là chủ yếu. Từ bảng số liệu cho biết chi cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí và cụ thể qua các năm. 21 + Chi phí khác bao gồm các khoản chi từ các hoạt động dịch vụ, chi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công vụ là chủ yếu. Các khoản chi khác chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, tăng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012. Nhìn chung, tổng chi phí của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, trong đó chi cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất. Có thể lý giải nguyên nhân làm gia tăng chi phí trong năm 2010 là vì bắt nguồn từ tình trạng bất ổn kinh tế gây ra tình trạng lạm phát kéo dài để huy động đƣợc những khoản tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân thì ngân hàng phải tăng lãi suất cao. Do đó chi phí trả lãi tiền gửi cho các tổ chức tín dụng và cá nhân tăng lên, chi cho công tác phí và lễ tân của ngân hàng cũng tăng theo. Mặt khác các khoản chi phí cho nhân viên tăng lên nhƣ chi trả lƣơng và phụ cấp lƣơng, nộp bảo hiểm cũng tăng lên. Sang năm 2011 tình hình kinh tế có phần ổn định hơn nhƣng các khoản chi phí nêu trên vẫn tiếp tục tăng lên cộng với cuộc cạnh tranh về lãi suất vẫn tiếp tục từ đó mà ngân hàng phải đƣa ra ngày càng nhiều chƣơng trình tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi để giữ chân khách hàng đồng thời tìm kiếm khách hàng mới. Còn năm 2012 do hoạt động tín dụng có phần bị sụt giảm nên chi phí cho hoạt động này cũng giảm theo. Lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lƣợng kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại. Lợi nhuận là kết quả phấn đấu mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn hƣớng tới trong kinh doanh, là phần chênh lệch khi chi phí thấp hơn doanh thu. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố quan trọng đảm bảo duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là nguồn lực quan trọng để phát triển ngân hàng về mọi mặt. Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, mặc dù bị biến động nhƣng lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đều khả quan tốc độ tăng trƣởng của tổng thu nhập cao hơn tốc độ tăng trƣởng tổng chi phí. Tóm lại, ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách tăng cƣờng doanh thu, giảm thiểu chi phí đến mức có thể nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng bằng cách tăng cƣờng đầu tƣ vào hoạt động tín dụng. 3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 của NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sang năm 2013 vẫn chƣa có chuyển biến tốt lắm vẫn còn giảm so với cùng kì năm 2012. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau: 22 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và năm 2013 Năm Chỉ tiêu Tổng thu nhập +Từ HĐTD +Thu nhập khác Tổng chi phí +Chi HĐTD +Chi phí khác Lợi nhuận 2012 Số tiền 97.699 76.198 21.501 80.073 55.595 24.478 17.626 2013 Số tiền 81.120 60.978 20.142 66.737 31.971 34.766 14.383 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) -16.579 -16,97 -15.220 -19,97 -1.359 -6,32 -13.336 -16,65 -23.624 -42,49 10.288 42,03 -3.243 -18,40 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - HĐTD: Hoạt động tín dụng Tình hình hoạt động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 tuy đạt lợi nhuận tƣơng đối nhƣ lại có xu hƣớng giảm đi so với cùng kì năm 2012 cụ thể nhƣ sau: Về thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm đi so với cùng kì năm 2012 nguyên nhân chủ yếu là do các khoản tạo ra thu nhập đều giảm trong đó hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao và lại giảm mạnh (giảm 19,97% so với 6 tháng đầu năm 2012). Bên cạnh đó thu nhập khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng cũng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do thu nhập từ các hoạt động bị giảm ví dụ nhƣ hoạt động kinh doanh ngoại hối, và các khoản thu nhập khác của ngân hàng. Về tình hình chi phí của 6 tháng đầu năm 2013 thì cũng tƣợng tự nhƣ thu nhập của ngân hàng cũng có xu hƣớng giảm so với 6 tháng năm 2012. Trong đó chi phí từ hoạt động giảm mạnh (giảm 23,624 triệu đồng) nhƣng chi phí cho các hoạt động khác lại tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự biến động trên là do vào giai đoạn đầu năm 2013 hoạt động tín dụng không đƣợc khả quan cho lắm do đó làm cho chi phí từ hoạt động này giảm. Nhƣng các khoản chi phí khác lại tăng cụ thể là do chi phí hoạt động dich vụ, các khoản chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí chi phí cho các hoạt động kinh doanh khác đều tăng. Vì thế, mặc dù chi phí có giảm nhƣng chỉ giảm nhẹ. Do các nguyên nhân trên, làm cho lợi nhuận của ngân hàng vào 6 tháng đầu năm 2013 giảm đi so với cùng kì năm 2012. Dù lợi nhuận có giảm đi nhƣng ngân hàng vẫn giữ cho tổng thu nhập luôn lớn hơn tổng chi phí. 23 3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.5.1 Nguồn vốn giai đoạn 2010 -2012 Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lƣợng vốn đủ lớn để đảm bảo. Các ngân hàng thƣơng mại hoạt động theo hệ thống nên việc cân đối giữa vốn huy động và cho vay cũng đƣợc thực hiện khá dễ dàng. Nếu ngân hàng chi nhánh huy động đƣợc nguồn vốn nhiều hơn nhu cầu cho vay thì số vốn đó đƣợc chuyển lên trên trụ sở. Và khi nhu cầu cho vay lớn hơn nguồn vốn huy động thì sẽ đƣợc hỗ trợ vốn từ trụ sở. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng nhƣ thế nào, biến động ra sao, ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 3.3: Nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nguồn vốn huy động +Tiền gửi KBNN +Tiền gửi của KH + Phát hành GTCG Vốn điều chuyển Nguồn vốn khác Tổng nguồn vốn 2010 Số tiền 637.922 33.861 539.958 64.103 100 638.022 Năm 2011 2012 Số tiền Số tiền 877.182 1.107.190 17.905 32.637 810.225 1.017.103 49.052 57.450 0 877.182 1.107.190 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 239.260 37,51 230.008 26,22 -15.956 -47,12 14.732 82,28 270.267 50,05 206.878 25,53 -15.051 -23,48 8.398 17,12 -100 -100,00 239.160 37,48 230.008 26,22 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - KBNN: Kho bạc nhà nước -KH: Khách hàng -GTCG: Giấy tờ có giá Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng gồm 3 phần là nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển và nguồn vốn khác tuy nhiên nguồn vốn của ngân hàng trong ba năm qua thì nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng rất cao.Tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua 3 năm nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự gia tăng từ vốn huy động. Đây là nguồn vốn hoạt động chính chủ yếu của ngân hàng, tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhƣng vốn huy động là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận. Nhận thức đƣợc tằm quan trọng của vốn huy động trong quá trình kinh doanh nên trong những năm qua Agribank Ninh Kiều đã nổ lực không ngừng trong công tác huy động vốn nhàn rổi từ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình 24 và cá nhân, đảm bảo vốn huy động luôn chiếm cao trong tổng nguồn vốn và nguồn vốn huy động này luôn tăng qua 3 năm. Ngân hàng trong ba năm qua đã huy động vốn rất tốt nên thừa vốn do đó không nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Nguồn vốn khác chủ yếu là do vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay. Nhƣng nguồn vốn này chỉ tồn tại vào năm 2010 là do số dƣ của năm 2009, năm 2011 hoạt động của nguồn vốn này đều có phát sinh nợ và có và làm cho số dƣ cuối năm bằng 0 nên năm 2011 không có nguồn vốn khác. Và sang năm 2012 không có phát sinh do đó nguồn vốn này không có. 3.5.2 Nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là tín dụng, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tự có của ngân hàng thì không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiềm năng trong dân cƣ tăng. Sự tăng trƣởng của nguồn vốn huy động qua các năm có thể lý giải là do ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức tiền gửi: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ. Chính vì thế đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Điều đó thể hiện đƣợc vai trò quan trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, phù hợp với phƣơng châm “ đi vay để cho vay” của ngân hàng. Sang đầu năm 2013 thì cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng cũng không có thay đổi gì so với dầu năm 2012. Nguồn vốn huy động của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu phát vay của ngân hàng và chỉ tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012. Ngoài ra, vốn điều chuyển và nguồn vốn khác cũng không xuất hiện trong thời gian này. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.4: Nguồn vốn của 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Năm Chỉ tiêu Nguồn vốn huy động +Tiền gửi KBNN +Tiền gửi của KH + Phát hành GTCG Vốn điều chuyển Nguồn vốn khác Tổng nguồn vốn 6T/2012 Số tiền 6T/2013 Số tiền 1.042.757 1.094.413 47.079 65.651 900.695 978.203 94.983 50.559 1.042.757 1.094.413 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6T/2013/6T/2012 Số tiền (%) 51.656 18.572 77.508 -44.424 51.656 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - KBNN: Kho bạc nhà nước -GTCG: Giấy tờ có giá 25 4,95 39,45 8,61 -46,77 4,95 Qua bảng số liệu trên ta thấy sang 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 và nguồn vốn huy động chiếm 100% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động bao gồm 3 khoản tiền gửi kho bạc nhà nƣớc, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá trong đó tiền gửi KBNN và tiền gửi của khách hàng tăng nhẹ, bên cạnh đó phát hành GTCG lại giảm. 3.6 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG 3.6.1 Tình hình tính dụng của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 Hoạt động tín dụng luôn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, NHNNo&PTNH chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ luôn thƣờng xuyên giữ mối quan hệ tín dụng với các khách hàng thân thiết, và tìm kiếm thêm các khách hàng có uy tín trên địa bàn nhằm mở rộng hoạt động tín dụng nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Từ khi thành lập đến nay ngân hàng luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tuy có nhiều khó khăn trong hoạt động nhƣ sự biến động của nên kinh tế nhƣng các cán bộ ngân hàng đã cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Để thấy rõ điều đó ta đi sơ lƣợc phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012. Bảng 3.5: Tình hình tín dụng của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu Doanh số cho vay + Ngắn hạn + TH-DH Doanh số thu nợ + Ngắn hạn + TH-DH Dƣ nợ + Ngắn hạn + TH-DH Nợ xấu 2010 Số tiền 1.375.103 1.212.018 163.085 1.241.580 1.126.328 115.252 721.651 466.257 255.394 6.418 2011 Số tiền 1.380.236 1.315.280 64.956 1.270.328 1.149.326 121.002 831.559 632.211 199.348 5.477 2012 Số tiền 1.272.301 1.171.792 100.509 1.291.359 1.183.806 107.553 812.501 620.197 192.304 13.301 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 5.133 0,37 -107.935 -7,82 103.262 8,52 -143.488 -10,91 -98.129 -60,17 35.553 54,73 28.748 2,32 21.031 1,66 22.998 2,04 34.480 3,00 5.750 4,99 -13.449 -11,11 109.908 15,23 -19.058 -2,29 165.954 35,59 -12.014 -1,90 -56.046 -21,94 -7.044 -3,53 -941 -14,66 7.824 142,85 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) TH-DH: Trung và dài hạn Tình hình tín dụng của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 có sự biến động theo xu hƣớng không đƣợc khả quan lắm. 26 Về doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ từ năm 2010 đến 2011 và sang năm 2012 lại giảm. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao và tăng ở năm 2011 so với năm 2010 nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng. Nhƣng sang năm 2012 lại giảm so với 2011 là do nhu cầu vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp tƣ nhân, hộ gia đình và công ty cổ phần giảm. Bên cạnh đó doanh số cho vay trung và dài hạn lại ngƣợc với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm mạnh vào năm 2011 so với năm 2010 chủ yếu là do nhu cầu vay vốn của các cá nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tƣ nhân. Trong đó đáng chú ý nhất là sự giảm mạnh của doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhƣng lại tăng vào năm 2012 so với năm 2011, chủ yếu là do nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, đặc biệt là có sự tham gia của hộ gia đình. Về doanh số thu nợ của giai đoạn năm 2010 – 2012 tuy chỉ tăng nhẹ nhƣng tăng đều qua các năm, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao và cũng tăng nhẹ và đều qua các năm. Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng nhẹ vào năm 2011 so với năm 2010 là do tình hình trả của các thành phần kinh tế đều giảm nhẹ nhƣng thành phần công ty cổ phần lại tặng mạnh và đủ để bù đắp cho phần bị giảm của các thành phần kinh tế khác. Sang năm 2012 thì lại có xua hƣớng giảm so với năm 2011 nguyên nhân do gần nhƣ ngƣợc lại với năm 2011 các thành phần kinh tế đều tăng nhe nhƣng thành phần cá nhân và công ty cổ phần đều giảm dặc biệt là công ty cổ phần lại giảm mạnh. Về dƣ nợ thì do sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ đã tác động đến sự biến động của dƣ nợ qua các năm 2010 – 2012. Cụ thể tăng mạnh vào giai đoạn 2010 – 2011 và giảm nhẹ vào giai đoạn 2011 – 2012. Trong đó dự nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Về tình hình nợ xấu của ngân hàng không có khả quan lắm mà là điều đáng ngại cho ngân hàng, nợ xấu của ngân hàng có giảm nhẹ ở giai đoạn năm 2010–2011 nhƣng lại tăng mạnh vào giai đoạn 2011 – 2012. 3.6.2 Tình hình tính dụng của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hoạt động tín dụng là hoạt động không thể thiếu của các ngân hàng nó chiếm tỷ trọng cao về doanh thu cũng nhƣ chi phí. Tuy vậy tình hình hoạt động tín dụng của 6 tháng đầu năm 2013 cũng không khả quan cho ngân hàng lắm. Đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau: 27 Bảng 3.6: Tình hình tín dụng của ngân hàng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền (%) Doanh số cho vay 762.043 479.233 -282.810 -37,11 + Ngắn hạn 706.083 426.250 -279.833 -39,63 + Trung và dài hạn 55.960 52.983 -2.977 -5,32 Doanh số thu nợ 783.563 502.040 -281.523 -35,93 + Ngắn hạn 706.471 462.372 -244.099 -34,55 + Trung và dài hạn 77.092 39.668 -37.424 -48,54 Dƣ nợ 803.989 781.182 -22.807 -2,84 + Ngắn hạn 625.287 589.165 -36.122 -5,78 + Trung và dài hạn 178.702 192.017 13.315 7,45 Nợ xấu 9.286 10.828 1.542 16,61 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Qua bảng số liệu trên thì tình hình tín dụng của ngân hàng có xu hƣớng không đƣợc tốt lắm cụ thể nhƣ sau: Doanh số cho vay của 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm mạnh so với cùng kì năm 2012. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao và giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012 mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn có tăng nhƣ chỉ tăng nhẹ và chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay nên không làm thay đổi đƣợc sự giảm của doanh số cho vay của ngân hàng. Tình hình của doanh số thu nợ cũng gần giống nhƣ của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng giảm mạnh. Trong đócả doanh số thu nợ ngắn hạn và doanh số thu nợ trung và dài hạn đều giảm, nhƣng đáng chú ý vẫn là doanh số thu nợ ngắn hạn giảm khá mạnh (giảm 34,55%) so với 6 tháng đầu năm 2012.Nguyên nhân là do sự tác động của nền kinh tế nên hầu hết khả năng thanh toán của các thành phần kinh tế đều giảm. Do tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ nhƣ trên nên đã tác động đến số dƣ nợ của ngân hàng. Tuy vậy nhƣng dƣ nợ đã giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012. Dƣ nợ trung và dài hạn tăng so với cùng kì còn dƣ nợ ngắn hạn lại giảm nhƣng dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên đã làm cho dƣ nợ của ngân hàng giảm. Tình hình nợ xấu của ngân hàng cũng chƣa đƣợc cải thiện, nợ xấu của ngân hàng vẫn còn tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. 28 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU TP CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NINH KIỀU GIAI ĐOẠN 2010-2012 4.1.1 Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế 4.1.1.1 Thực trạng doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 có nhiều biến động trong đó ngành nông nghiệp và ngành CN-XD thì tăng vào năm 2011 và lại giảm vào năm 2012 còn ngành dịch vụ lại giảm mạnh vào năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012 so với năm trƣớc đó. Cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.1: Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 Số tiền 98.120 96.965 1.155 Chỉ tiêu Nông nghiệp Ngắn hạn Trung và dài hạn 2010 Số tiền 47.651 47.201 450 2012 Số tiền 65.460 63.549 1.911 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 50.469 105,91 -32.660 -33,29 49.764 105,43 -33.416 -34,46 705 156,67 756 65,45 CN-XD Ngắn hạn Trung và dài hạn 320.319 411.743 329.235 246.609 405.809 305.153 73.710 5.934 24.082 91.424 28,54 -82.508 -20,04 159.200 64,56 -100.656 -24,80 -67.776 -91,95 18.148 305,83 Dịch vụ Ngắn hạn Trung và dài hạn 1.007.133 870.372 877.277 918.208 812.504 803.362 88.925 57.868 73.915 -136.761 -13,58 6.905 -105.704 -11,51 -9.142 -31.057 -34,92 16.047 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh số cho vay của cơ cấu ngành kinh tế có nhiều biến động cụ thể nhƣ sau: Ngành nông nghiệp doanh số cho vay trung và dài hạn luôn tăng qua 3 năm nhƣng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hƣởng nhiều đến sự biến động của ngành nông nghiệp. Ngƣợc lại doanh số cho vay ngắn hạn của ngành nông nghiệp lại biến động nhiều làm ảnh hƣởng đến doanh số cho vay của ngành nông nghiệp. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn của ngành nông nghiệp 29 0,79 -1,13 27,73 tăng mạnh so với năm 2010 và năm 2012 lại giảm so với 2011 do đó doanh số cho vay ngành nông nghiệp cũng biến động nhƣ thế. Tƣơng tụ với ngành nông nghiệp thì ngành CN-XD cũng nhƣ ngành dịch vụ đều bị biến động và chịu ảnh hƣởng mạnh của doanh số cho vay ngắn hạn theo từng ngành. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngành CN-XD vào năm 2011 tăng mạnh so với năm 2012 nhƣng lại giảm vào năm 2012. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn của ngàng CN-XD thì ngƣợc lại hoàn toàn vào năm 2011 lại giảm mạnh và tăng trở lại vào năm 2012 nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó, doanh số cho vay của ngành CN-XD tăng vào năm 2011 so với 2010 và giảm vào năm 2012 so với 2011. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngành dịch vụ giảm liên tục từ năm 2010 đến năm 2012 trong đó giảm mạnh vào năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2012. Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngành dich vụ cũng giảm vào năm 2011 nhƣng đã tăng trở lại vào năm 2012. Vì thế, doanh số cho vay của ngành dịch vụ đã giảm mạnh vào năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do:  Cuộc khủng khoảng kinh tế vào năm 2008 tuy đã qua nhƣng đã để lại hệ lụy cho nền kinh và đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn đã làm cho tăng trƣởng của nền kinh tế bị giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hƣởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính – tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản & dịch vụ tƣ vấn. Đồng thời ngân hàng dã tuân thủ chặt chẻ nghị quyết số 11/NQ-CP nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát trong nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tập trung ƣu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán [nghị quyết số 11/NQCP]. Do đó vào năm 2011 doanh số cho vay ngành nông nghiệp và ngành CNXD tăng trƣởng còn ngành dịch vụ lại giảm.  Sang năm 2012, Ngân hàng Nhà Nƣớc (NHNN) đã liên tục hạ lãi suất cho vay. Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc vừa quyết định đƣa trần lãi suất huy động - cho vay lần lƣợt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành đã thúc đẩy nhu cầu vay vốn của các ngành kinh tế. Nhƣng nên kinh tế Việt Nam bị ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, những bất lợi từ sụt giảm của nên kinh tế thế giới ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cƣ trong nƣớc. Nên doanh số cho vay của các ngành nông nghiệp và ngành CN-XD bị sụt giảm chỉ có ngành dịch vụ có tăng trƣởng nhƣng chỉ tăng nhẹ. 30 4.1.1.2 Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành nông nghiệp Quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố Cần Thơ nên chủ yếu phát triển về ngành CN-XD và ngành dịch vụ đặc biệt là ngành dich vụ. Còn ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành kinh tế của quận. Tuy vậy doanh số cho vay của ngành nông nghiệp cũng có biến động và ảnh hƣởng đến sự biến động của doanh số cho vay của ngân hàng. Sự biến động của doanh số cho vay của ngành nông nghiệp đƣợc thể hiện cụ thể qua tƣờng đối tƣợng cho vay trong bảng sau: Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 Cá nhân Nông nghiệp Thuỷ sản Doanh nghiệp tƣ nhân 2010 Trung Ngắn và dài hạn hạn 31.001 450 1.621 450 29.380 0 16.200 0 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 2012 Trung Trung Ngắn Ngắn và dài và dài hạn hạn hạn hạn 58.750 1.155 49.614 1.891 5.470 1.155 9.892 836 53.280 0 39.722 1.055 37.720 0 13.935 0 Thuỷ sản Hộ gia đình Nông nghiệp 16.200 0 0 0 0 0 37.720 0 0 0 0 0 13.935 0 0 0 20 20 Công ty TNHH Nông nghiệp Tổng Cộng 0 0 47.201 0 0 450 495 495 96.965 0 0 1.155 0 0 63.549 0 0 1.911 Chỉ Tiêu (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Qua bảng số liệu trên, nhu cầu vay vốn của ngành nông nghiệp chủ yếu là 2 ngành nông nghiệp và thủy sản. Nguyên nhân sự biến động của doanh số cho vay là do vào năm 2011 doanh số cho vay của các thành phần kinh tế đều tăng mạnh. Cụ thể là doanh số cho vay cá nhân, doanh nghiệp tƣ nhân tăng mạnh so với năm 2010, trong đó doanh số cho vay cá nhân của năm 2011 về ngắn hạn tăng chủ yếu do nhu cầu vay vốn để mua vật tƣ nông nghiệp, về dài hạn tăng do nhu cầu vay vốn để mua sắm thiết bị máy móc phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp. Doanh số cho vay doanh nghiệp tƣ nhân tăng. Bên cạnh đó có phát sinh thêm nhu cầu vay vốn của công ty TNHH. Do đó doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng mạnh so với năm 2010. Sang năm 2012, do ảnh hƣởng từ sự bất ổn kinh tế nên nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế đều giảm so với năm 2011. Cụ thể doanh số cho vay cá nhân về ngắn hạn giảm tƣơng đối còn 31 trung và dài hạn chỉ tăng nhẹ. Doanh số cho vay của doanh nghiệp tƣ nhân cũng giảm. Ngoài ra vào năm 2012 có phát sinh nhu cầu vay vốn hộ gia đình nhƣng chỉ là con số nhỏ nên việc phát sinh thành phần kinh tế này hầu nhƣ không ảnh hƣởng tình hình doanh số cho vay của ngành nông nghiệp. Vì vậy doanh số cho vay của ngành nông nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011. Vì vậy, tỷ trọng doanh số cho vay của ngành nông nghiệp cũng có nhiều biến động. Tăng mạnh vào năm 2011 và giảm trở lại vào năm 2012. Nhƣng tỷ trong doanh số cho vay của ngành vẫn còn ở mức rất thấp chiếm chƣa đến 10% tổng doanh số cho vay của các ngành kinh tế. Đƣợc thể hiện rõ trong biểu đồ sau: 8,92% 3,47% 96,53% 91,08% Năm 2010 Năm 2011 6,06% 93,94% Nông nghiệp Các ngành khác Năm 2012 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Hình 4.1 Tỷ trọng doanh số cho vay của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT, chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 20102012 Qua biểu đồ trên thì doanh số cho vay của ngành nông nghiệp khá biến động. Vào năm 2011 do chính sách của chính phủ kích ƣu tiên phát triển ngành nông nghiệp nên tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tăng mạnh. Nhƣng sang năm 2012 thì nhu cầu vay vốn của ngành nông nghiệp lại giảm làm cho doanh số cho vay của ngành này giảm nhẹ. 4.1.1.3 Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, ngành CNXD cũng tăng trƣởng mạnh nhƣng do sự bất ổn của nên kinh tế đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến ngành CN-XD trong giai đoạn 2010-2012. Doanh số cho vay của ngành CN-XD tăng trƣởng vào năm 2011 nhƣng lại có xu hƣớng giảm vào năm 2012. Cụ thể doanh số cho vay ngành CN-XD vào năm 2011 là 411.743 triệu 32 đồng tăng 91.424 triệu đồng sang năm 2012 con số đó chỉ còn 329.235 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự biến động của nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng trong ngành. Cụ thể đƣợc thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành CNXD giai đoạn 2010-2012 Chỉ Tiêu Cá nhân Doanh nghiệp tƣ nhân Hộ gia đình Công ty cổ phần Công ty TNHH Tổng cộng 2010 Trung và Ngắn hạn dài hạn 63.102 11.820 300 2.800 168.587 246.609 5.160 5.500 0 2.000 61.050 73.710 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 2012 Trung và Trung và Ngắn hạn Ngắn hạn dài hạn dài hạn 26.820 28.903 299 57.127 292.660 405.809 4.450 494 0 0 990 5.934 13.045 28.948 299 28.802 234.059 305.153 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn của các thành phần kinh tế thuộc ngành CN-XD có nhiều biến động. Cụ thể nhƣ sau: Doanh số cho vay cá nhân giảm liên tục qua các năm trong giai đoạn 2010-2012 trong đó giảm mạnh vào năm 2011 giảm tƣơng đối so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2011. Doanh số cho vay doanh nghiệp tƣ nhân thì tăng liên tục qua 3 năm 20102012 trong đó tăng mạnh cũng vào năm 2011 so với năm 2010 và tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2012 so với 2011. Khác với 2 thành phần trên doanh số cho vay Công ty cổ phần tăng mạnh vào năm 2011 so với 2010 nhƣng lại giảm tƣơng đối vào năm 2012 so với năm 2011. Tƣơng tự với công ty cổ phần, doanh số cho vay công ty TNHH cũng tăng vào năm 2011 so với năm 2010 và giảm nhẹ vào năm 2012 so với năm 2011. Do doanh số cho vay ngắn hạn của ngành nông nghiệp có nhiều biến động nhƣng tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngành tăng mạnh vào năm 2011, tăng 159.200 triệu đồng so với 2010 và năm 2012 giảm 100.656 triệu đồng so với năm 2011. Tình hình doanh số cho vay trung và dài hạn của các thành phần kinh tế thuộc ngành CN-XD cũng có sự biến động không kém hơn ngắn hạn. 33 3.881 796 299 0 19.706 24.682 Cũng nhƣ ngắn hạn, doanh số cho vay cá nhân giảm nhẹ liên tục qua các năm trong giai đoạn 2010-2012 trong đó, vào năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2011. Doanh số cho vay doanh nghiệp tƣ nhân giảm mạnh cũng vào năm 2011 so với năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2012 so với 2011. Doanh số cho vay Công ty cổ phần giảm vào năm 2011so với 2010 và năm 2012 không phát sinh nhu cầu vay vốn của thành phần này. Doanh số cho vay công ty TNHH giảm tƣơng đối vào năm 2011 so với năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2012 so với năm 2011. Tuy doanh số cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành CN-DV nhƣng sự biến động của doanh số cho vay dài hạn cũng ảnh hƣởng 1 phần đến sự biến động của doanh số cho vay toàn ngành. Vào năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 và tăng trƣởng trở lại vào năm 2012. Do sự biến động của các đối tƣợng của ngành, nên ảnh hƣởng không nhỏ đến tỷ trọng của ngành trong cơ cấu ngành kinh tế đƣợc thể hiện rõ qua biểu đồ sau: 29,83% 23,29% 76,71% 70,17% Năm 2010 Năm 2011 25,88% Các ngành khác Công nghiệp 74,12% Năm 2012 (Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Hình 4.2 Tỷ trọng doanh số cho vay của ngành CN-XD trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT quận Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 Qua biểu bồ hình 4.1 cho ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay của ngành CNXD có biến động nhƣng biến động không nhiều. Cũng nhƣ các đối tƣợng khách hàng của ngành, tỷ trọng của ngành CN-XD cũng tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012. 34 4.1.1.4 Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành dịch vụ Cũng nhƣ các tỉnh, thành phố khác ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế. Tuy vậy trong giai đoạn 2010-2012 nhu cầu vay vốn của ngành nay bị sụt giảm qua các năm làm cho doanh số cho vay của ngành dịch vụ bị giảm trong giai đoạn này. Trong đó, tổng doanh số cho vay ngắn hạn giảm liên tục qua 3 năm trong giai đoạn 2010-2012Tuy vậy doanh số cho vay của ngành cũng có nhiều biến động. Chủ yếu là do sự biến động của nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng khách hàng. Cụ thể đc thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành dịch vụ giai đoạn 2010 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 2012 2010 Chỉ Tiêu Cá nhân Doanh nghiệp tƣ nhân Hộ gia đình Công ty cổ phần Công ty TNHH Tổng cộng Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn 587.519 208.964 60 22.000 99.665 828.508 69.925 0 0 0 19.000 88.925 571.190 121.533 75 16.790 102.916 812.504 54.607 0 0 495 2.766 57.868 648.421 56.027 0 6.473 92.441 803.362 70.356 0 0 0 3.559 73.915 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Tuy là ngành chiếm tỷ trọng cao về doanh số cho vay nhƣng cũng có nhiều biến động. Doanh số cho vay cá nhân là thành phần chiếm tỷ trọng cao, doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần này cũng nhiều biến động giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng trƣởng mạnh vào năm 2012 so với năm trƣớc đó. Tƣơng tự, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng giảm vào năm 2011 và tăng trƣởng trở lại vào năm 2012. Các thành phần kinh tế khác nhƣ doanh nghiệp tƣ nhân, hộ gia đình và công ty cổ phần thì doanh số cho vay ngắn hạn giảm liên tục qua 3 năm. Trong đó thành phần doanh nghiệp tƣ nhân và công ty cổ phần giảm mạnh vào giai đoạn 2010-2012. Thành phần hộ gia đình không phát sinh nhu cầu vay vốn từ năm 2012. Doanh số cho vay dài hạn của các thành phần này thì không có phát sinh. Riêng chỉ có công tỷ cổ phần vào năm 2011 đã phát sinh nhu cầu vay vốn 495 triệu đồng. 35 Thành phần công ty TNHH cũng có nhiều biến động doanh số cho vay ngắn hạn tăng vào năm 2011. Doanh số cho vay dài hạn thì không khả thi cho lắm giảm liên tục qua các năm . Do sự biến động của các thành phần kinh tế của ngành nên tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngành giảm liên tục qua các năm. Doanh số cho vay dài hạn của ngành cũng có xu hƣớng giảm, riêng năm 2012 thì tổng doanh số cho vay dài hạn có tăng trƣởng. Trong giai 2010-2012, tuy nền kinh tế có nhiều bất ổn nhƣng ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao luôn trên 70%, và tăng iên tục qua các năm. Trong đó tăng mạnh nhất là vào năm 2011 tăng 5,92% so với năm 2010 và vào năm 2012 tăng nhẹ so với 2011. Đƣợc thể hiện trong biểu đồ sau: 20,84% 26,76% 79,16% 73,24% Năm 2010 Năm 2011 Các ngành khác Dịch vụ 18,79% 81,21% Năm 2012 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Hình 4.3 Tỷ trọng doanh số cho vay của ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 Qua biểu đồ hình 4.3 cho ta thấy nhu cầu vay vốn của ngành dịch vụ tăng trƣởng khá ổn định. Do đó doanh số cho vay của ngành cũng tăng đều qua 3 năm 2010- 2012. Đây cũng là nhóm ngành nghề mà ngân hàng nên chú trọng đến để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. 36 4.1.2 Doanh số thu nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế 4.1.2.1 Thực trạng doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành kinh tế Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Việc cho vay dù có đạt doanh số cao mà quá trình thu nợ không đạt hiệu quả thì tình hình hoạt động tính dụng cũng không tốt. Nếu doanh số cho vay phản ánh quy mô tín dụng thì doanh số thu nợ thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra khách hàng trong công tác tín dụng của cán bộ tín dụng. Vì vậy, vấn đề thu nợ vô cùng quan trọng, cán bộ tín dụng cần tích cực đôn đốc để thu hồi nợ khi đáo hạn. Có thu nợ mới có khả năng xoay chuyển đồng vốn nhanh chóng, từ đó thu đƣợc lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng. Doanh số thu nợ ngoài việc phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng nhƣ thế nào mà nó còn phản ánh đối tƣợng khách hàng nào đang sử dụng tốt nguồn vốn vay của ngân hàng và sự chuyển dịch nguồn vốn vay của Ngân hàng. Việc xác định các ngành nghề đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn là vô cùng cần thiết để ngân hàng tập trung cho vay nhằm đạt lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro. Bảng 4.5 Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nông nghiệp Ngắn hạn Trung và dài hạn CN-XD Ngắn hạn Trung và dài hạn Dịch vụ Ngắn hạn Trung và dài hạn 2010 Số tiền 21.480 20.435 1.045 269.054 228.278 40.776 951.045 877.616 73.429 Năm 2011 Số tiền 66.661 65.991 670 340.469 280.428 60.041 863.198 802.907 60.291 2012 Số tiền 48.076 47.423 653 343.307 297.071 46.236 899.976 839.312 60.664 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 45.181 210,34 -18.585 -27,88 45.556 222,93 -18.568 -28,14 -375 -35,89 -17 -2,54 71.415 26,54 2.838 0,83 52.150 22,84 16.643 5,93 19.265 47,25 -13.805 -22,99 -87.847 -9,24 36.778 4,26 -74.709 -8,51 36.405 4,53 -13.138 -17,89 373 0,62 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng cũng khá vất vả cũng có nhiều biến động của các ngành kinh tế. Mặc dù nhƣ thế, nhƣng nhìn chung tình hình thu nợ của ngân hàng cũng tƣơng đối khả quan. Cụ thể nhƣ sau: 37 Tình hình thu nợ của ngành nông nghiệp tăng mạnh vào năm 2011 nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa của quận tiếp tục diễn ra mạnh mẽ mở rộng ra các vùng nông thôn nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ngành này tăng cao và việc đền bù giải tỏa tạo điều kiện cho khả năng trả nợ tăng lên. Sang năm 2012 thì do sự bất ổn của nên kinh tế đã ảnh hƣởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp nên việc trả nợ của khách hàng thuộc nhóm ngành này bị giảm sút. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2011 và giảm vào năm 2012. Doanh số thu nợ dài hạn của ngành lại giảm liên tục qua 3 năm, giảm mạnh nhất là vào năm 2011, sau đó giảm nhẹ vào năm 2012. Tình hình thu nợ của ngành CN-XD có khả quan hơn các ngành khác luôn tăng trƣởng qua 3 năm 2010-2012. Doanh số thu nợ của ngành tăng mạnh vào năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng có những biện pháp chặt chẽ trong việc thu hồi nợ và thành phần này giải ngân đƣợc các khoản đầu tƣ nên có thể trả nợ cho ngân hàng đúng kì hạn mặc dù nên kinh tế chịu nhiều tác động xấu. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành tăng liên tục qua 3 năm và cũng tăng mạnh vào năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012. Bên cạnh đó doanh số thu nợ dài hạn cũng tăng mạnh vào năm 2011 nhƣng lại giảm vào năm 2012. Vì doanh số thu nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hƣởng không lớn tới doanh thu nợ của toàn ngành. Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành khác nên việc thu nợ của ngành này rất quan trọng. Tuy nhiên, do sự biến động của nên kinh tế nên việc thu nợ của ngành này cũng có trở ngại. Doanh số thu nợ của ngành dịch vụ giảm vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Nguyên nhân là do sự bất ổn của nên kinh tế làm cho nhu cầu vay vốn giảm nên thu nợ cũng giảm vào năm 2011 và chỉ tăng nhẹ trở lại vào năm 2012. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tuy trọng lớn trong doanh số thu nợ toàn ngành cũng giảm vào năm 2011 và tăng vào năm 2012. Doanh số thu nợ trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng cũng biến động nhƣ doanh số thu nợ ngắn hạn giảm vào năm 2011 và tăng vào năm 2012. 4.1.2.2 Doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành nông nghiệp Tuy ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nhƣng tình hình thu nợ của ngành này cũng có nhiều biến động. Vào năm 2011, tình hình thu nợ ngắn hạn của ngành nông nghiệp tăng trƣởng mạnh so với năm 2010 và giảm nhẹ vào năm 2012 so với 2011. Bên cạnh đó doanh số thu nợ dài hạn của ngành nông nghiệp lại giảm liên tục qua 3 năm. Trong đó giảm mạnh vào năm 2011 so với năm 2010. Sang năm 2012 tiếp tục giảm nhƣng chỉ giảm 38 nhẹ so với năm 2011. Trong đó khả năng trả nợ của các đối tƣợng thuộc ngành nông nghiệp cũng có nhiều biến động. Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010- 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 2012 2010 Chỉ Tiêu Ngắn hạn Cá nhân 20.435 Nông nghiệp 2.101 Thủy sản 18.334 Doanh nghiệp tƣ nhân 0 Thủy sản 0 Hộ gia đình 0 Nông nghiệp 0 Công ty TNHH 0 Nông nghiệp 0 Tổng cộng 20.435 Trung và dài hạn 1.045 842 203 0 0 0 0 0 0 1.045 Ngắn hạn 46.791 1.629 45.162 19.200 19.200 0 0 0 0 65.991 Ngắn Trung và hạn dài hạn Trung và dài hạn 670 508 162 0 0 0 0 0 0 670 47.423 10.664 36.759 0 0 0 0 0 0 47.423 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Tình hình thu nợ của ngành có nhiều khó khăn, số nợ thu đƣợc chủ yếu là do thành phần cá nhân trả. Doanh số thu nợ ngắn hạn cá nhân tăng qua các năm. Trong đó tăng mạnh vào năm 2011 và chỉ tăng nhẹ vào năm 2012. Doanh số thu nợ dài hạn lại giảm mạnh qua các năm từ 2010 – 2012. Nguyên nhân là do khả năng trả nợ của các nghành nghề thuộc ngành bị biến động vì sự bất ổn của nền kinh tế. Cụ thể doanh số thu nợ của ngành nghề nông nghiệp giảm vào năm 2011 và tăng mạnh vào năm 2012. Doanh số thu nợ của ngành nghề thủy sản tăng mạnh và giảm nhẹ vào năm 2012. Doanh số thu nợ dài hạn của ngành nghề nông nghiệp giảm liên tục qua 3 năm 2010 – 2012, của ngành nghề thủy sản giảm vào năm 2011, và tăng mạnh trở lại vào năm 2012. Trong giai đoạn năm 2010-2012, ngoài các khoản trả nợ cá nhân ra, ngân hàng chỉ thu hồi đƣợc khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp tƣ nhân vào năm 2011 là 19.200 triệu đồng và khoản vay dài hạn của hộ gia đình vào năm 2012 là 20 triệu đồng. Riêng đối với thành phần công ty TNHH thì ngân hàng vẫn chƣa thu hồi đƣợc khoản nợ nào cả ngắn trung và dài hạn. Với tình hình nhƣ thế tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng rất cao. Do sự biến động về khả năng trả nợ của các đối tƣợng khách hàng trong ngành nên đã tác động mạnh đến tỷ trọng thu nợ ngành trong cơ cấu ngành kinh tế. Vào năm 2011, tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỷ 39 633 183 450 0 20 20 0 0 653 trọng cao nhất và sang năm 2012 thì tỷ trọng này bị giảm xuống. Cụ thể đƣợc thể hiện trong biểu đồ sau: 1,73% 5,25% 98,27% 94,75% Năm 2010 Năm 2011 3,72% 96,28% Các ngành khác Nông nghiệp Năm 2012 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Hình 4.4 Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 20102012 Việc trả nợ của các đối tƣợng khách hàng trong ngành nông nghiệp đã tác động mạnh đến tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành trong tổng thu nợ. Vào năm 2011 các đối tƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn cao nhƣng khả năng trả nợ cũng cao. Sang năm 2012 do tác động từ nên kinh tế bất ổn nên khả năng trả nợ của khách hàng vào năm này có sụt giảm. 4.1.2.3 Doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng Doanh số thu nợ của ngành CN-XD tuy chiếm tỷ trọng cao hơn ngành nông nghiệp nhƣng vẫn còn rất thấp so với toàn ngành. Doanh số thu nợ dài hạn của ngành CN-XD tăng qua 3 năm 2010-2012. Trong đó tăng mạnh vào năm 2011 so với năm 2010 và tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2012 so với năm 2011. Cũng nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Doanh số thu nợ trung và dài hạn, tuy chiếm tỷ trọng thấp nhƣng cũng tác động đến doanh số thu nợ của toàn ngành. Doanh số thu nợ trung và dài hạn có nhiều biến động trong giai đoạn 2010-2012. Trong đó tăng mạnh vào năm 2011 so với năm 2010 và lại giảm vào năm 2012 so với năm 2011. 40 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD giai đoạn 2010- 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Chỉ Tiêu Ngắn hạn Cá Nhân 56.385 Doanh nghiệp tƣ nhân 6.249 Hộ gia đình 200 Công ty cổ phần 5.800 Công ty TNHH 159.644 Tổng cộng 228.278 Trung và dài hạn 9.490 2.200 96 1.000 27.990 40.776 Ngắn hạn 43.093 20.120 300 4.000 212.915 280.428 Trung và dài hạn 6.469 300 24 41.400 11.848 60.041 Ngắn hạn Trung và dài hạn 15.978 29.341 300 31.206 220.246 297.071 3.545 775 174 1.600 40.142 46.236 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Tình hình biến động của nền kinh tế trong thời gian qua có tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác thu hồi nợ ở các ngân hàng. Cụ thể, tại địa bàn quận Ninh Kiều. Cũng nhƣ tình hình thu nợ nhóm ngành nông nghiệp, thu nợ của ngành CN-XD tập trung vào đối tƣợng khách hàng cá nhân với một tỷ trọng khá lớn. Doanh số thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn nhóm khách hàng này đều giảm dần qua ba năm. Đặc biệt, giảm mạnh từ năm 2012 so với năm 2011, nguyên nhân của việc sụt giảm này là do năm 2012, tình hình kinh tế gặp phải nhiều khó khăn, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng cũng không nằm ngoài khuôn khổ đó. Vì vậy, tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn, nên doanh số thu nợ cũng giảm dần qua các năm. Tiếp theo, trái ngƣợc với khách hàng cá nhân, doanh số thu nợ ngắn hạn nhóm khách hàng doanh nghiệp tƣ nhân tăng liên tục qua 3 năm trong giai đoạn 2010- 2012. Trong khi kinh tế đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều thì cán bộ tín dụng vẫn nỗ lực thu hồi các khoản nợ để đảm bảo đủ chỉ tiêu đề ra của ngân hàng. Trong khi đó, doanh số thu nợ trung và dài hạn nhóm khách hàng này có xu hƣớng giảm liên tục trong cả 3 năm 2010- 2012. Về nhóm khách hàng là hộ gia đình thì doanh số thu nợ cũng có nhiều biến động. Đầu tiên là doanh số thu nợ ngắn hạn nhóm này có xu hƣớng tăng qua ba năm giai đoạn 2010-2012. Doanh số thu nợ trung và dài hạn có nhiều biến động so với doanh số thu nợ ngắn hạn. Doanh số thu nợ nhóm khách hàng công ty Cổ Phần, giai đoạn 2010 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn nhóm khách hàng này có nhiều biến động giảm 41 nhẹ vào năm 2011, tăng mạnh vào năm 2013. Doanh số thu nợ trung và dài hạn nhóm khách hàng này cũng có nhiều biến động đáng kể trong giai đoạn qua, tăng mạnh vào năm 2011 và cũng giảm mạnh vào năm 2012, tình hình kinh tế có nhiều biến động ảnh hƣởng đến việc thành lập, phá sản hay tái cấu trúc các doanh nghiệp trên địa bàn quận đã tác động đến doanh số thu nợ của ngân hàng. Sau cũng là đối tƣợng công ty TNHH, cũng là nhóm đối tƣợng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ theo ngành công nghiệp – xây dựng. Doanh số thu nợ ngắn hạn nhóm khách hàng này tăng liên tục trong giai đoạn 2010 -2012 trong khi doanh số thu nợ trung và dài hạn lại trải qua nhiều biến động tăng giảm bất thƣờng, giảm vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành CN-XD cũng có nhiều biến động qua 3 năm. Cụ thể đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau: Năm 2011 Năm 2010 22% 27% 73% 78% Năm 2012 27% Các ngành khác Công nghiệp và xây dựng 73% (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Hình 4.5 Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành CN-XD trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 Tỷ trọng doanh số cho vay của ngành tăng vào năm 2011 so với năm 2010 và giảm nhẹ vào năm 2012 so với năm 2011. Vào năm 2011 không chỉ ngành nông nghiệp tăng trƣởng, ngành CN-XD cũng tăng trƣởng, nên khả năng trả nợ của các đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD tăng lên. Đặc biệt là khả năng trả nợ của các khoản nợ ngắn hạn. 42 4.1.2.4 Doanh số thu nợ theo cơ cấu ngành dịch vụ Trong cơ cấu thu nợ theo ngành kinh tế, doanh số thu nợ của ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh số thu nợ của ngành dịch vụ cũng nhƣ các ngành khác có nhiều biến động. Doanh số thu nợ ngắn trung và dài hạn giảm vào năm 2011 so với năm 2010 và tăng trở lại vào năm 2012 so với năm 2011. Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của ngành dịch vụ giai đoạn 2010- 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ Tiêu Ngắn hạn Cá nhân 573.716 Doanh nghiệp tƣ nhân 187.115 Hộ gia đình 60 Hợp tác xã 0 Công ty cổ phần 19.000 Công ty TNHH 97.725 Tổng cộng 877.616 Năm 2011 Trung và dài hạn 70.816 540 11 504 1.100 458 73.429 Năm 2012 Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn 567.561 132.147 75 0 21.000 82.124 802.907 55.339 540 53 278 0 4.081 60.291 661.362 70.910 0 0 21.500 85.540 839.312 54.831 540 17 0 500 4.776 60.664 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Trong cơ cấu thu nợ theo ngành kinh tế, doanh số thu nợ của ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ trọng của ngành này cũng tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, tỷ trọng này giảm mạnh vào năm 2011 và đến năm 2012 chuyển hƣớng tăng nhẹ. Tƣơng tự tình hình thu nợ của nhóm ngành nông nghiệp và CN - XD, ngân hàng luôn chú trọng công tác thu nợ đối với từng đối tƣợng, trong đó của yếu là khách hàng cá nhân. Doanh số thu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đối tƣợng này đều giảm dần qua ba năm. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là ảnh hƣởng trực tiếp từ diễn biến khó khăn chung của nền kinh tế, làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Xét nhóm khách hàng doanh nghiệp, sự biến động của doanh số thu nợ ngắn hạn và trung – dài hạn không ổn định. Doanh số thu nợ ngắn hạn của đối tƣợng này giảm dần qua các năm, đặc biệt vào cuối năm 2012. Trong khi đó, công tác thu nợ trung và dài hạn hầu nhƣ ổn định suốt 3 năm 2010 – 2012. Trong khi kinh tế đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải thu hẹp quy mô kinh doanh thậm chí phá sản gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ, đặc biệt nợ trung và dài hạn. Về nhóm khách hàng là hộ gia đình thì doanh số thu nợ cũng có nhiều biến động. Cụ thể, doanh số thu nợ ngắn hạn nhóm này có xu hƣớng tăng nhẹ vào năm 2011 nhƣng bất ngờ bằng 0 ở năm 2012. Doanh số thu nợ trung và dài 43 hạn lại có những diễn biến phức tạp hơn. Con số này tăng nhẹ vào năm 2011, tiếp theo giảm dần ở cuối năm 2012. Doanh số thu nợ nhóm khách hàng công ty cổ phần giai đoạn 2010 -2012 có sự biến động khác biệt giữa ngắn hạn với trung và dài hạn. Nếu nhƣ công tác thu hôi nợ diễn biến tốt tăng vào năm 2011 thì sang năm 2012 lại giảm nhẹ . Trong khi đó, doanh số thu hồi nợ lại giảm mạnh vào năm 2011, tiếp theo tăng nhẹ ở năm 2012. Cuối cùng là đối tƣợng công ty TNHH, doanh số thu nợ của nhóm này chiếm tỷ trọng khá cao với những thay đổi đáng kể do ảnh hƣởng từ diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế. Về doanh số thu nợ ngắn hạn, so với năm 2010 con số này giảm khá mạnh vào cuối năm 2011 nhƣng sang 2012 lại tăng nhẹ. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ trung và dài hạn lại diễn biến theo hƣớng khác, tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011. 23,40% 32,05% 76,60% 67,95% Năm 2010 Năm 2011 30,31% Các ngành khác Dịch vụ 69,69% Năm 2012 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Hình 4.6 Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 Ngành dịch vụ là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế. Doanh số thu nợ của ngành dịch vụ cũng không ngoại lệ, luôn chiếm tỷ trọng cao trên 65%. Tuy vậy tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành dịch vụ cũng có nhiều biến động. Vào năm 2011, doanh số thu nợ của ngành này giảm so với 44 năm 2010. Sang năm 2012, doanh số thu nợ của ngành tăng trở lại so với năm 2011. 4.1.3 Dƣ nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế 4.1.3.1 Thực trạng dự nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế Dƣ nợ có một ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Dƣ nợ cho biết số nợ mà Ngân hàng cần phải thu từ khách hàng vay vốn bao gồm nợ quá hạn, nợ chƣa đến hạn, nợ đƣợc điều chỉnh và nợ khó đòi. Số dƣ nợ càng lớn càng chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng đạt hiệu quả tốt, nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào và đƣợc sử dụng tốt đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất - kinh doanh của khách hàng. Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế sẽ phản ánh tỷ trọng từng ngành kinh tế trong cơ cấu dƣ nợ để Ngân hàng có cái nhìn khái quát về dƣ nợ của từng ngành và có đề ra chiến lƣợc sử dụng nguồn vốn vay cho thật sự hiệu quả đem lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, ta sẽ biết đƣợc quy mô hoạt động và nhu cầu sử dụng vốn của các ngành kinh tế trong địa bàn để có những chính sách hợp lý để sử dụng tốt nguồn vốn của Ngân hàng. Bảng 4.9: Dƣ nợ cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Nông nghiệp Ngắn hạn Trung và dài hạn CN-XD Ngắn hạn Trung và dài hạn Dịch vụ Ngắn hạn Trung và dài hạn 2010 Số tiền 41.676 40.970 706 260.270 125.558 134.712 420.605 300.329 120.276 Năm 2011 Số tiền 73.120 71.944 1.176 331.544 250.939 80.605 414.303 309.945 104.358 2012 Số tiền 90.504 88.070 2.434 318.205 259.134 59.071 407.500 275.521 131.979 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 31.444 75,45 17.384 23,77 30.974 75,6 16.126 22,41 470 66,57 1.258 106,97 71.274 27,38 -13.339 -4,02 125.381 99,86 8.195 3,27 -54.107 -40,16 -21.534 -26,72 -6.302 -1,5 -6.803 -1,64 9.616 3,2 -34.424 -11,11 -15.918 -13,23 27.621 26,47 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Qua bảng số liệu trên cho ta thấy dƣ nợ cho vay của ngân hàng tƣơng đối khả thi. Dƣ nợ cho vay của ngành nông nghiệp tăng qua 3 năm 2010 – 2012, trong đó dƣ nợ ngắn trung và dài hạn đều tăng trong giai đoạn này, tăng mạnh nhất vào năm 2011. Nguyên nhân là do những chính sách của Chính Phủ về việc tăng cƣờng cho vay nông nghiêp làm cho dƣ nợ của ngành nông nghiệp tăng liên tục. Bên cạnh đó, mặc dù, doanh số thu nợ của ngành có tăng vào năm 45 2011 nhƣng doanh số cho vay cũng tăng mạnh vào năm này nên dƣ nợ cũng tăng. Sang năm 2012, doanh số cho vay có giảm nhƣng doanh số thu nợ lại giảm mạnh nên dự nợ tăng vào năm 2012.Đồng thời, dƣ nợ cho vay của ngành tăng qua các năm chứng tỏ sự tăng trƣởng tín dụng của ngành nông nghiệp tƣơng đối bền vững. Dự nợ của ngành CN-XD trong giai đoạn 2010 – 2012, tƣơng đối biến động tăng mạnh vào năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2012. Trong đó, dự nợ ngắn hạn tăng liên tục qua 3 năm 2010 – 2012, còn dƣ nợ dài hạn của ngành thì lại giảm liên tục qua 3 năm 2010 – 2012. Năm 2011, tuy dƣ nợ dài hạn giảm nhƣng dƣ nợ ngắn hạn tăng mạnh nên dƣ nợ của ngành tăng. Sang năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn chỉ tăng nhẹ nhƣng dƣ nợ dài hạn lại giảm mạnh nên dƣ nợ ngành đã giảm nhẹ. Nguyên nhân là do sự bất ổn của nền kinh tế đã tác động mạnh đến khả năng trả nợ của khách hàng. Năm 2011 mặc dù, thu nợ của ngành có tăng nhƣng bên cạnh đó doanh số cho vay của ngành cũng tăng kèm theo là số dƣ nợ của năm trƣớc nên dƣ nợ của ngành tăng mạnh. Sang năm 2012 doanh số vay của ngành giảm nhƣng thu đƣợc nhiều nợ nên làm cho dƣ nợ của ngành giảm. Dƣ nợ của ngành dịch vụ trong giai đoạn 2010 – 2012 cũng có nhiều biến động. Nhìn chung dƣ nợ cho vay của ngành giảm nhẹ liên tục qua 3 năm 2010 2012. Nguyên nhân là do sự biến động của dƣ nợ cho vay ngắn trung và dài hạn. Trong đó, dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong dƣ nợ của ngành. Vào năm 2011, Dƣ nợ ngắn hạn tăng nhẹ, dƣ nợ trung và dài hạn lại giảm tƣơng đối nhiều, sự chênh lệch này đã làm cho dƣ nợ của ngành giảm nhẹ so với năm 2010. Sang năm 2012, Dƣ nợ trung và dài hạn tăng trở lại thậm chí tăng nhiều hơn phần đã giảm ở năm 2011, nhƣng dƣ nợ cho vay ngắn hạn lại giảm mạnh và giảm nhiều hơn phần tăng của dƣ nợ trung và dài hạn nên đã làm cho dƣ nợ của ngành tiếp tục giảm vào năm này. Nguyên nhân chủ yếu cũng do sự biến độngcủa việc phát vay và thu nợ của ngân hàng .Năm 2011 doanh số cho vay của ngành có giảm nhƣng doanh số thu nợ của ngành cũng giảm nên dƣ nợ của ngành có giảm nhẹ. Sang năm 2012 doanh số cho vay của ngành có chuyển biến tốt nhƣng chỉ tăng nhẹ, bên cạnh đó doanh số thu nợ của ngành lại tăng nên dƣ nợ tiếp tục giảm trong năm 2012. Tuy dƣ nợ theo cơ cấu ngành có nhiều biến nhƣ thế, nhƣng nhìn chung dƣ nợ của ngân hang tƣơng đối khả thi. Dƣ nợ của ngân hang tang mạnh vào năm 2011 và chỉ giảm nhẹ vào năm 2012 điều nàychứng tỏ sự tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng tƣơng đối bền vững. 46 4.1.3.2 Dư nợ cho vay theo cơ cấu ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu ngành cả cho vay thu nợ và dƣ nợ. Trong đó dƣ nợ ngắn hạn lại tăng liên tục qua 3 năm giai đoạn 2010- 2012. Tăng mạnh vào năm 2011 và chỉ tăng nhẹ vào năm 2012. Dƣ nợ cho vay dài hạn của ngành nông nghiệp tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012. Đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng sau: Bảng 4.10: Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2012. Đơn vị tính: Triệu đồng Cá nhân Năm 2010 Ngắn Trung và hạn dài hạn 24.770 706 Năm 2011 Ngắn Trung và hạn dài hạn 36.729 1.176 Năm 2012 Ngắn Trung và hạn dài hạn 38.920 2.434 Nông nghiệp Thuỷ sản Doanh nghiệp tƣ nhân Thuỷ sản Công ty TNHH Nông nghiệp Hộ gia đình Nông nghiệp Tổng cộng 2.011 22.759 16.200 16.200 0 0 0 0 40.970 5.852 30.877 34.720 34.720 495 495 0 0 71.944 5.080 33.840 48.655 48.655 495 495 0 0 88.070 Chỉ Tiêu 544 162 0 0 0 0 0 0 706 1.176 0 0 0 0 0 0 0 1.176 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Nguyên nhân của sự tăng trƣởng bền vững đó là do dƣ nợ của các thành phần kinh tế thuộc ngành nông nghiệp luôn tăng qua 3 năm 2010-2012. Cụ thể nhƣ sau: Đối tƣợng khách hàng là cá nhân thì dƣ nợ cho vay của thành phần này tăng liên tục qua 3 năm 2010-2012 cả ngắn hạn và trung dài hạn. Trong đó ngành nghề thủy sản chiếm tỷ trọng cao. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn của ngành nghề này thì tăng liên tục qua 3 năm. Trong khi đó dƣ nợ cho vay trung và dài hạn lại có biến động, giảm mạnh vào năm 2011. Dƣ nợ của năm 2011 là 0 triệu đồng nguyên nhân là do năm 2011 ngân hàng không phát vay cho nhóm khách hàng này. Đồng thời khoản nợ của nhóm khách hang nàyđã đến kỳ thanh toán nên khách hàngđã thanh toán cho ngân hàng nên dƣ nợ năm 2011 không còn. Sang năm 2012 thì ngân hàng tiếp tục phát vay cho nhóm khách hàng này nên dƣ nợ của năm 2012 tăng trở lại. 47 1.829 605 0 0 0 0 0 0 2.434 Đối tƣợng khách hàng là doanh nghiệp tƣ nhân, dƣ nợ cho vay cũng tăng đều qua các năm 2010-2012. Trong đó dƣ nợ ngắn hạn chiếm 100% còn dƣ nợ trung và dài hạn không có phát sinh. Đối tƣợng khách hàng là Công ty TNHH, vào năm 2010 không có dƣ nơ. Sang năm 2011 ngân hàng mới giải ngân cho nhóm đối tƣợng này nên đến năm 2011 mới có dƣ nợ. Đồng thời khoản vay chƣa đƣợc khách hàng thanh toán nên số dƣ nợđƣợc duy trì vào đến năm 2012. Dự nợ trung và dài hạn của nhóm đối tƣợng này không có phát sinh. Tƣơng tự nhƣ nhóm đối tƣợng Công ty TNHH, không có phát sinh dƣ nợ . Năm 2012 ngân hàng có giải ngân cho nhóm khách hàng này và khách hàng cũngđã thanh toán cho ngân hàng vào cuối năm nên nhóm này không còn dƣ nợ. 4.1.3.3 Dư nợ cho vay theo cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng So với ngành nông nghiệp thì ngành CN-XD luôn chiếm tỷ trọng cao hơn về doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ cũng vậy. Tỷ trọng của ngành CN-XD có nhiều biến động tăng mạnh vào năm 2011 và giảm nhẹ từ năm 2012. Bảng 4.11: Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 2012 2010 Chỉ Tiêu Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Cá nhân Doanh nghiệp tƣ nhân Hộ gia đình Công ty cổ phần Công ty TNHH Tổng cộng 40.103 8.420 300 2.000 74.735 125.558 13.114 3.700 188 43.000 74.710 134.712 23.830 17.203 299 55.127 154.480 250.939 11.095 3.894 164 1.600 63.852 80.605 20.897 16.810 298 52.836 168.293 259.134 11.431 3.915 289 0 43.416 59.051 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Dƣ nợ ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu dƣ nợ và có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 – 2012. Về khách hàng cá nhân, đây là một trong những đối tƣợng chiếm tỷ trọng dƣ nợ chủ yếu. So với dƣ nợ trung và dài hạn, dƣ nợ ngắn hạn tƣơng đối ổn định, giảm dần trong qua 3 năm 2010 – 2012, đặc biệt giảm mạnh ở năm 2011. Dƣ nợ trung và dài hạn thay đổi không ổn định, giảm vào năm 2011, sau đó tăng nhẹ ở cuối năm 2012 . 48 Đối với doanh nghiệp tƣ nhân cũng có sự khác biệt về biến động giữa dƣ nợ ngắn hạn với dƣ nợ trung và dài hạn. Dƣ nợ ngắn hạn có xu hƣớng tăng dần trong giai đoạn này, trong đó đáng kể là năm 2011 khi dƣ nợ tăng đột biến. Dƣ nợ trung và dài hạn tăng liên tục trong 3 năm 2010 – 2012. Hộ gia đình là đối tƣợng có tỷ trọng dƣ nợ ít nhất trong cơ cấu dƣ nợ của ngành CN – XD. Nếu nhƣ dƣ nợ ngắn hạn ổn định gần nhƣ không thay đổi trong gian đoạn 2010 – 2012, thì dƣ nợ trung dài hạn lại có sự tăng giảm không ổn định. Dƣ nợ này giảm vào năm 2011 rồi tăng mạnh ở năm 2012. Dƣ nợ của công ty cổ phần có những thay đổi rõ rệt. Dƣ nợ ngắn hạn của đối tƣợng này tăng đột biến vào năm 2011, sang năm 2012 lại giảm. Ngƣợc lại, dƣ nợ trung và dài hạn giảm đáng kể vào năm 2011 và chỉ còn 0 đồngvào năm 2012. Cuối cùng là công ty TNHH, đối tƣợng chiếm tỷ trọng dƣ nợ cao nhất trong tổng cơ cấu với nhiều biến động. Dƣ nợ ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2011 và tiếp tục tăng nhẹ ở cuối năm 2012. Trong khi đó, dƣ nợ trung và dài hạn lại ổn định hơn, giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 . 4.1.3.4 Dư nợ cho vay theo cơ cấu ngành dịch vụ Cũng giống nhƣ doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay của cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành. Tỷ trọng dự nợ của ngành dịch vụ giảm liên tục qua 3 năm 2010-2012, giảm mạnh vào năm 2011 và tiếp tục giảm nhẹ vào năm 2012. Dƣ nợ cho vay của ngành cũng có nhiều biến động. Trong đó, Dƣ nợ cho vay ngắn hạn ngành tăng nhẹ vào năm 2011 so với năm 2010, và giảm tƣơng đối vào năm 2012 so với năm 2011. Ngƣợc lại với dƣ nợ ngắn hạn, dƣ nợ cho vay dài hạn lại giảm vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Bảng 4.12: Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2012. Đơn vị tính: Triệu đồng 2010 2011 2012 Chỉ Tiêu Ngắn Trung và Ngắn Trung và Ngắn Trung và hạn dài hạn hạn dài hạn hạn dài hạn Cá Nhân 200.690 97.029 204.319 96.297 191.227 112.692 Doanh nghiệp tƣ nhân 28.099 2.160 17.504 1.620 4.111 1.080 Hộ gia đình 0 70 0 17 0 0 Hợp tác xã 0 278 0 0 0 0 Công ty cổ phần 21.000 0 16.790 495 1.950 0 Công ty TNHH 50.540 20.739 71.332 5.924 78.233 18.207 Tổng cộng 300.329 120.276 309.945 104.353 275.521 131.979 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) 49 Tình hình biến động của nền kinh tế trong thời gian qua có tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác cho vay và thu hồi nợ ở các ngân hàng do đó đã ảnh hƣởng đến sự biến động của dƣ nợ của ngành dịch vụ. Cụ thể,tình hình dự nợ của ngành dich vụ trong giai đoạn 2010- 2012: Cũng nhƣ tình hình cho vay và thu nợ của ngành, dƣ nợ của đối tƣợng khách hàng cá nhân với một tỷ trọng lớn. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn nhóm khách hàng này tƣơng đối biến động tăng nhẹ vào năm 2011 và giảm năm 2012. Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2011 tình hình thu nợ của nhóm này bị sụt giảm làm dƣ nợ tăng. Năm 2012, tình hình thu nợ của nhóm này có tăng nhẹ nhƣng bên cạnh đó nhu cầu vay của đối tƣợng nay cũng tăng nên dự nợ vào năm này tăng trở lại. Dự nợ trung và dài hạn tăng liên tục qua 3 năm. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân là do 1 số khoản nợ chƣa tới hạn thu nên làm dƣ nợ tăng. Tiếp theo, dƣ nợ ngắn trung và dài hạn nhóm khách hàng doanh nghiệp tƣ nhân giảm liên tục qua 3 năm trong giai đoạn 2010- 2012. Trong khi kinh tế đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều thì cán bộ tín dụng vẫn nỗ lực thu hồi các khoản nợ để đảm bảo đủ chỉ tiêu đề ra của ngân hang nên làm dƣ nợ của đối tƣợng này giảm. Về nhóm khách hàng là hộ gia đình thì dƣ nợ ngắn hạn nhóm này không phát sinh trong ba năm giai đoạn 2010-2012. Còn dƣ nợ trung và dài hạn có phát sinh vào năm 2010 và giảm liên tục đến năm 2012 thì không còn dƣ nợ. Tƣơng tự nhƣ nhóm đối tƣợng hộ gia đình, nhóm đối tƣợng hợp tác xã cũng không có phát sinh dƣ nợ ngắn hạn. Còn dƣ nợ trung và dài hạn thì đến năm 2011 đã trả hết nợ. Và cũng không có phát sinh dƣ nợ vào năm 2012. Dƣ nợ ngắn hạn nhóm khách hàng công ty Cổ Phần, giảm liên tục trong giai đoạn 2010 -2012. Trong đó, năm 2011 giảm tƣơng đối nhiều, năm 2012 lại giảm rất mạnh. Dƣ nợ trung và dài hạn không có phát sinh vào năm 2010, năm 2011 có phát sinh nhƣng đến cuối năm 2012 số nợ trên đãđƣợc khách hàng thanh toán cho ngân hàng. Vì thế năm 2012 dƣ nợ trung và dài hạn của ngành trở lại con số 0. Nguyên nhân là do tình hình thu nợ của nhóm đối tƣợng này khá tốt. Sau cũng là đối tƣợng công ty TNHH, cũng là nhóm đối tƣợng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ theo ngành dịch vụ chỉ sau nhóm đối tƣợng cá nhân. Dƣ nợ ngắn hạn nhóm khách hàng này tăng liên tục trong giai đoạn 2010 -2012 trong khi dƣ nợ trung và dài hạn lại trải qua nhiều biến động tăng giảm bất thƣờng, giảm mạnh vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. 50 Do dƣ nợ của các thành phần ngành dịch vụ có nhiều biến động. Nên làm cho dƣ nợ chung của ngành cũng biến động theo. Dƣ nợ ngắn hạn tăng nhẹ vào năm 2011 và giảm mạnh vào năm 2012. 4.1.4 Tình hình nợ xấu của ngân hàng 4.1.4.1 Thực trạng nợ xấu của ngân hàng theo cơ cấu ngành kinh tế Bất cứ một Ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn, khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu đƣợc nợ và lãi đúng hạn. Khi đó, nghiệp vụ cấp tín dụng mới đƣợc xem la hoàn tất và Ngân hàng mới đạt đƣợc mục đich của mình là tạo ra lợi nhuận. Nợ xấu là những biểu hiện rõ nét của chất lƣợng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản vay của Ngân hàng đã bị rủi ro. Nợ xấu và các vấn đề liên quan tới nợ xấu luôn là tâm điểm chú ý trong thời gian qua đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế nhƣ hiện nay, chƣa thể ngay lập tức khắc phục và giải quyết triệt để, tận gốc nợ xấu mà các ngân hàng chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế nợ xấu. Tình hình nợ xấuở ngân hàng Agribank chi nhánh Ninh Kiều thành phố Cần Thơđƣợc thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.13: Nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nông nghiệp CN-XD Dịch vụ Tổng cộng 2010 Số tiền 75 107 6.235 6.417 Năm 2011 Số tiền 0 0 5.477 5.477 2012 Số tiền 1.520 2.440 9.342 13.302 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) -75 -100 1.520 -107 -100 2.440 -758 -12,16 3.865 70,57 -940 -212 7.825 71 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Nhìn chung tình hình nợ xấu của ngân hàng chƣa đƣợc khả quan cho lắm. Vào năm 2011 tình hình nợ xấu có giảm nhƣng chỉ giảm nhẹ so với năm 2010. Bên cạnhđó sang năm 2012 thì nợ xấu tăng rất nhiều so với năm 2011. Trong đó ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng số nợ xấu cảu ngân hàng. Số nợ xấu cảu ngành này vào năm 2011 đƣợc khắc phục triệt để đƣa con số nợ xấu về con số không. Nhƣng sang năm 2012 thì nợ xấu của ngành lại tăng mạnh trở lại. Ngành CN-XD là ngành có nợ xấu đứng thứ 2 sau ngành dịch vụ. Tình hình nợ xấu của ngành này cũng đƣợc khắc phục có hiệu quả cao vào năm 2011, con số nợ xấu của ngành cũng là 0 đồng. Sang năm 51 2012, con vấn đề nợ xấu lại tiếp tục tái diễn với ngành. Tình hình cũng nhƣ của ngành nông nghiệp nợ xấu tăng cao. Ngành dịch vụ là ngành đƣợc chú ý nhiều nhất, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cho vay, thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu của ngành cũng chiếm tỷ trọng cao nhất. Vào năm 2011 tình hình nợ xấu của ngành dịch vụ có sụt giảm nhƣng chỉ giảm nhẹ so với năm 2010. Sang năm 2012, cũng giống nhƣ ngành nông nghiệp và ngành CN-XD, tình hình nợ xấu của ngành dịch vụ tăng mạnh. Nguyên nhân là do năm 2011 việc làm ăn của các ngành tƣơng đối thuận lợi nên việc đi vay và trả nợ đƣợc thực hiện đúng thời hạn. Sang năm 2012 do sự bất ổn của nền kinh tế, làm cho công việc trả nợ của các ngành đều gặp khó khăn, làm cho tình hình nợ xấu tăng cao. Với tình hình nợ xấu tăng liên tục nhƣ vậy, đó là nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Do đó ngân hang cần có biện pháp để giải quyết phần nợ xấu trên. Đồng thời kiểm tra chặc lại việc thẩm định trƣớc khi phát vay. Bằng các nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm xử lý của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng hi vọng sẽ giải quyết ổn thỏa vấn đề nợ xấu trong tƣơng lại. 4.1.4.2 Nợ xấu của ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp là ngành luôn chếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành, những cũng tồn tại tình hình nợ xấu. Tuy nợ xấu của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất nhƣng cũng góp phần tạo rủi ro cho ngân hàng. Bảng 4.14: Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân Nông nghiệp Thuỷ sản Doanh nghiệp tƣ nhân Công ty TNHH Hộ gia đình Tổng cộng Năm 2010 75 53 22 0 0 0 75 Năm 2011 Năm 2012 0 0 0 0 0 0 0 1.520 670 850 0 0 0 1.520 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Tình hình nợ xấu của ngành nông nghiệp là do phát sinh từ nhóm đối tƣợng cá nhân chiếm 100% nợ xấu của ngành. Trong đó ngành tập trung ở 2 ngành nghề nông nghiệp và thủy sản. Vào năm 2011 cả 2 ngành nghề này đều giảm, đƣa nợ xấu của ngành về con số 0 đồng. Sang năm 2012, tình hình nợ xấu của 2 ngành nghề này đều tăng đột biến. 52 4.1.4.3 Nợ xấu của ngành công nghiệp và xây dựng Cũng nhƣ ngành nông nghiệp, ngành CN-XD cũng tồn tại tình hình nợ xấu và biến động qua các năm. Tuy nợ xấu của ngành chiếm nhỏ nhƣng vẫn cao hơn ngành nông nghiệp. Và cũng góp phần làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Cụ thể hơn, tình hình nợ xấu của ngành CN-XD đƣợc thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.15: Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân Doanh nghiệp tƣ nhân Công ty TNHH Hộ gia đình Tổng cộng Năm 2010 107 0 0 0 107 Năm 2011 0 0 0 0 0 Năm 2012 2.440 0 0 0 2.440 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Tình hình nợ xấu của ngành CN-XD cũng giống nhƣ của ngành nông nghiệp. Nợ xấu của thành phần cá nhân chiếm 100% nợ xấu của ngành. Vào năm 2011 tình hình nợ xấu của thành phần cá nhân cũng nhƣ của ngànhđƣợc giải quyết rất tốt, đã đƣa nợ xấu về con số 0. Sang năm 2012, nợ xấu của cá nhân tăng mạnh trở lại. Trong đó, nợ xấu phát sinh chủ yếu là do ngành nghề Công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành nghề xây dựng. Nhƣng bắt đầu năm 2011, ngành nghề xây dựng có chuyển biến tốt và không còn vấn đề nợ xấu nữa. Ngành nghề công nghiệp chế biến chế tạo có chuyển biến tốt vào năm 2011, nợ xấu vào năm nay cũng không còn nhƣng lại tăng mạnh vào năm 2012. 4.1.4.4 Nợ xấu của ngành dịch vụ Tƣơng tự nhƣ các ngành khác, ngành dịch vụ cũng không tránh khỏi tình trạng tồn tại của nợ xấu . Không chỉ thế, nợ xấu của ngành dịch vụ lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành. Tình hình nợ xấu của ngành dịch vụ cũng biến động qua các năm trong giai đoạn 2010-2012. Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm để có chính sách khắc phụ tình trạng nợ xấu của ngành. Tình hình nợ xấu của ngành dịch vụ đƣợc thể hiện rõ hơn trong bảng sau: 53 Bảng 4.16: Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân Doanh nghiệp tƣ nhân Công ty TNHH Hộ gia đình Tổng cộng Năm 2010 6.235 0 0 0 6.235 Năm 2011 5.460 0 0 17 5.477 Năm 2012 9.324 0 0 0 9.324 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Không riêng gì ngành nông nghiệp và ngành CN-XD, nợ xấu của ngành dịch vụ cũng chủ yếu là của nhóm đối tƣợng cá nhân. Năm 2011 nợ xấu của nhóm khách hàng này giảm nhẹ. Sang năm 2012 thì lại tăng mạnh. Tình hình nợ xấu của nhóm khách hang cá nhân chủ yếu phát sinh từ các ngành nghề nhƣ: Bán buôn và bán lẻ, hoạt động tiêu dung và chi tiêu cá nhân bằng thẻ, dịch vụ lƣu trú và ăn uống và vận tải kho bãi. Sang năm 2011 các hoạt động trên có giảm nhƣng lại phát sinh thêm nợ xấu của hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Chủ yếu nợ xấu chỉ phát sinh từ các ngành nghề đó, ngoài ra các ngành nghề khác tƣơng đối ổn định. Riêng năm 2011 nợ xấu của ngành dịch vụ còn do nhóm khách hàng là hộ gia đình. 4.1.5 Đánh giá hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế Ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều Để đánh giá chính xác bất cứ một điều gì đều không phải là vấn đề đơn giản. Đối với các hoạt động kinh tế, các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng theo cơ cấu ngành kinh tế của ngân hàng chủ yếu là vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, nợ xấu trên tổng dƣ nợ, dƣ phòng rủi ro tín dụng. Theo các nguồn tài liệu khác, phân tích các hệ số trên sẽ góp phần hiểu rõ hơn chất lƣợng hoạt động tín dụng tại một ngân hàng. Tuy nhiên chỉ là ở một khía cạnh nào đó, các chỉ số này chỉ có thể phản ánh đƣợc tình hình hoạt động tín dụng cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động này tại chính ngân hàng của mình. 4.1.5.1 Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay chính là hệ số thu nợ. Hệ số này phản ánh khả năng thu hồi nợ tại ngân hàng. Hệ số thu nợ càng cao thể hiện đồng vốn cho vay của Ngân hàng đƣợc sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng nói lên khả năng thu nợ của cán bộ tín dụng Ngân hàng. 54 Bảng 4.17: Hệ số thu nợ của các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Triệu đồng 47.651 98.120 65.460 Doanh Nông nghiệp số cho CN-XD Triệu đồng 320.319 411.743 329.235 vay Dịch Vụ Triệu đồng 1.007.133 870.372 877.277 Triệu đồng 21.480 66.661 48.076 Doanh Nông nghiệp số thu CN-XD Triệu đồng 269.054 340.469 343.307 nợ Dịch Vụ Triệu đồng 951.045 863.198 899.976 Nông nghiệp % 45,08 67,94 73,44 Hệ số CN-XD % 84,00 82,69 104,27 thu nợ Dịch Vụ % 94,43 99,18 102,59 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Trong giai đoạn 2010-2012, hệ số thu nợ theo cơ cấu ngành kinh tế của ngân hàng tăng trƣởng không ổn định và có nhiều biến động trong thời gian này. Cụ thể, hệ số thu nợ của ngành nông nghiệp tăng liên tục qua 3 năm. Hệ số thu nợ của ngành CN-XD, cũng có biến động, giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng mạnh vào năm2012. Đặc biệt năm 2012 số nợ thu đƣợc vƣợt mức cho vay. Tức là thu đƣợc nợ phần cho vay trong thời gian đó và cả dƣ nợ mà khách hàng chƣa thanh toán. Hệ số thu nợ của ngành dịch vụ tăng trƣởng tƣơng đối ổn định và ở mức khá cao. Năm 2012 thu đƣợc nợ các khoản mà ngân hàng phát vay trong thời gian đó và các khoản dƣ nợ bị tồn. Nguyên nhân là do sự nổ lực hết mình của nhân viên ngân hàng nhất là bộ phận tín dụng. 4.1.5.2 Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng. Bảng 4.18: Dƣ nợ trên vốn huy động của các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn huy động Nông nghiệp Dƣ nợ cho vay CN-XD Dịch Vụ Dƣ nợ/ Nông nghiệp vốn huy CN-XD động Dịch Vụ Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % 637.922 41.676 260.270 420.605 6,53 40,8 65,93 877.182 73.120 331.544 414.303 11,46 51,97 64,95 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng 55 1.107.190 90.504 318.205 407.500 14,19 49,88 63,88 Nếu chỉ tiêu dƣ nợ trên vốn huy động quá lớn thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp; ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thi tức là Ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả nghĩa là Ngân hàng đã cho vay đƣợc ít hơn vốn huy động vào, Ngân hàng chịu lỗ phần lãi huy động dƣ do phải trả lãi tiền gửi cho phần vốn thừa không cho vay đƣợc. Do đo phần vốn thừa cần đƣợc điều chuyển đến nơi thiếu để cân bằng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động của ngân hang trong giai đoạn 2010- 2012 có nhiều biến động. Cụ thể, tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động của ngành nông nghiệp khá biến động. Tỷ lệ này tăng mạnh vào năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2012. Tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động của ngành CN-XD và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhƣng đều giảm liên tục trong giai đoạn 2010-2012. 4.1.5.3 Tỷ lệ nợ xấu Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rỏ rệt, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Bảng 4.19: Tỷ lệ nợ xấu của các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dƣ nợ cho vay Nợ xấu Nợ xấu / dƣ nợ Nông nghiệp CN-XD Dịch Vụ Nông nghiệp CN-XD Dịch Vụ Nông nghiệp CN-XD Dịch Vụ Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % 41.676 260.270 420.605 75 107 6.235 0,18 0,04 1,48 73.120 331.544 414.303 0 0 5.477 0 0 1,32 90.504 318.205 407.500 1.520 2.440 9.342 1,68 0,77 2,29 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của các ngành có xu hƣớng giảm nhƣng tình hình nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dƣ nợ. Và tỷ lệ nợ xấu của các ngành kinh tế đều thấp hơn rất nhiều so với quy định 5% của NHNN. Riêng năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ngành nông nghiệp và ngành CN-XD đạt mức 0%. Có đƣợc kết quả nay là do công tác thẩm định cho vay tốt, Ngân hàng đã có biện pháp thu hồi nợ tốt, cán bộ tín dụng đã theo dõi xác các khoản vay cũng nhƣ trong công tác thu hồi nợ. 4.1.5.4 Vòng quay vốn tín dụng Là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. 56 Bảng 4.20: Vòng quay vốn tín dụng của các ngành kinh tế giai đoạn 20102012 Chỉ tiêu Doanh số thu nợ Dƣ nợ cho vay Dƣ nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng ĐVT Nông nghiệp CN-XD Dịch Vụ Nông nghiệp CN-XD Dịch Vụ Nông nghiệp CN-XD Dịch Vụ Nông nghiệp CN-XD Dịch Vụ Năm 2010 Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Vòng Vòng Vòng 21.480 269.054 951.045 41.676 260.270 420.605 20.838 235.287 419.030 1,03 1,14 2,27 Năm 2011 Năm 2012 66.661 340.469 863.198 73.120 331.544 414.303 57.398 295.907 417.454 1,16 1,15 2,07 48.076 343.307 899.976 90.504 318.205 407.500 81.812 324.875 410.902 0,59 1,06 2,19 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Từ bảng số liệu ta có thể thấy là vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có nhiều biến động. Vòng quay vốn tín dụng của ngành nông nghiệp tăng mạnh vào năm 2011 và có xu hƣớng giảm vào năm 2012. Vòng quay vốn tín dụng của ngành CN-XD thì giảm liên tục trong giai đoạn năm 2010 – 2012. Còn ngành dịch vụ thì giảm mạnh vào năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012. Tóm lại, tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế có nhiều biến động. Trong đó, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dự nợ cho vay của các ngành kinh tế thay đổi không ổn định. Cụ thể, vào năm 2011, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ của ngành nông nghiệp và ngành CN-XD tăng, ngành dịch vụ lại giảm. Sang năm 2012, doanh số cho vay và doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp giảm, đồng thời dƣ nợ cho vay của ngành này lại tăng. Nhu cầu vay vốn của ngành CN-XD và ngành dịch vụ giảm và việc trả nợ của của các đối tƣợng thuộc 2 ngành này tăng là cho dự nợ cho vay của ngành CN-XD và ngành dịch vụ giảm. Bên cạnh đó tình hình nợ xấu của các ngành kinh tế có giảm vào năm 2011 nhƣng lại tăng mạnh vào năm 2012. Ngoài ra, thông qua các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay thì hệ số thu nợ của các ngành kinh tế tƣơng đối ổn định và luôn tăng qua các năm. Dự nợ trên vốn huy động của các ngành kinh tế có nhiều biến động nhƣng việc sử dụng vốn của ngân hàng tƣơng đối hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu của các ngành còn rất thấp so với mức quy định của ngân hàng nhà nƣớc. Còn việc luân chuyển vốn của các ngành kinh tế cũng ổn định. 57 4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NINH KIỀU VÀO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Doanh số cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế Sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình cho vay của ngân hàng có nhiều biến động. Vào đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao và đồng thời việc phát vay của ngân hàng vào thời gian này có sút giảm so với cùng kì năm 2012. Trong đó việc cho vay theo ngành nông nghiệp tăng nhẹ bên cạnh đó ngành công nghiệp và xây dựng và ngành dịch vụ thì lại giảm đặc biệt là ngành dịch vụ lại giảm mạnh. Đƣợc trình bày trong bảng sau: Bảng 4.21: Doanh số cho vay của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Nông nghiệp Ngắn hạn Trung và dài hạn CN-XD Ngắn hạn Trung và dài hạn Dịch vụ Ngắn hạn Trung và dài hạn 6T/2012 Số tiền 22.860 21.610 1.250 223.686 200.866 22.820 515.517 483.607 31.910 6T/2013 Số tiền 25.169 24.819 350 132.215 114.145 18.070 318.807 284.587 34.220 Chênh lệch 6T/2013/6T/2012 Số tiền (%) 2.309 10,1 3.209 14,85 -900 -72 -91.471 -40,89 -86.721 -43,17 -4.750 -20,82 -196.710 -38,16 -199.020 -41,15 2.310 7,24 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay của các ngành kinh tế cũng chƣa khả quan cho lắm, tuy ngành nông nghiệp có tăng trƣởng nhƣng ngành CN-XD và dịch vụ thì lại giảm. Chủ yếu là do sự ảnh hƣởng của doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn của ngành nông nghiệp tăng còn doanh số cho vay dài hạn lại giảm nhƣng chênh lệch tăng giảm lớn giữa 2 thành phần này nên doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng nhẹ. Doanh số cho vay của ngành CN-XD giảm mạnh là do doanh số cho vay ngắn trung và dài hạn của ngành đều giảm đáng nói nhất là sự sụt giảm của ngắn hạn. Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngành dịch vụ tăng nhẹ nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ còn doanh số cho vay ngắn hạn của ngành lại giảm mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nên là cho doanh số cho vay của ngành dịch vụ giảm đi so với cùng kì năm 2012. Dù ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để thu hút khách hàng vay vốn nhƣng để nguồn vốn đến với khách hàng vẫn gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hƣởng của lạm phát khiến chi phí đầu vào tăng cao trong khi sức mua trong 58 nền kinh tế lại khá suy yếu, khách hàng không dám đi vay vì sợ không trả nổi tiền vay. Ngân hàng cũng không dám tùy tiện cho khách hàng vay vốn nhƣ trƣớc vì sợ rủi ro. Hơn nữa nhiều khách hàng trƣớc kia vẫn chƣa trả đƣợc nợ, không còn tài sản để thế chấp để vay vốn. Để thấy rõ hơn tình hình doanh số cho vay, đi vào phân tích doanh số cho vay theo từng ngành kinh tế. Ngành nông nhiệp, doanh số cho vay ngắn hạn tăng và chủ yếu phát vay cho đối tƣợng là cá nhân. Doanh số cho vay trung và dài hạn thì lại giảm. Nguyên nhân là do sự biến động của nhu cầu vay vốn của thành phần cá nhân và doanh nghiệp tƣ nhân. Tình hình cho vay cá nhân trong 2 quý đầu năm 2013 giảm 1.171 triệu đồng so với 2 quý đầu năm 2012. Tình hình cho vay doanh nghiệp tƣ nhân tăng 3.500 triệu đồng so với cùng kì năm 2012. Ngành CN-XD, doanh số cho vay ngắn trung và dài hạn của ngành lại giảm so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng khách hàng của ngành CN-XD đều giảm. Ngành dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao. Doanh số cho vay ngắn hạn giảm mạnh còn doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.2.2 Doanh số thu nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế Sang đầu năm 2013 tình hình thu nợ của ngân hàng không đƣợc khả khi cho lắm. Nhìn chung tình hình thu nợ của các ngành đều giảm. Nguy cơ tiềm ẩn nợ khó đòi có thể dẫn tới nợ xấu của ngân hàng khá cao. Bảng 4.22: Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 6T/2012 Số tiền 25.627 25.097 530 214.423 171.564 42.859 543.530 509.808 33.722 Chỉ tiêu Nông nghiệp Ngắn hạn Trung và dài hạn CN-XD Ngắn hạn Trung và dài hạn Dịch vụ Ngắn hạn Trung và dài hạn Chênh lệch 6T/2013 Số tiền 23.661 22.718 943 154.966 150.267 4.699 323.413 289.387 34.026 6T/2013/6T/2012 Số tiền (%) -1.966 -7,67 -2.379 -9,48 413 77,92 -59.457 -27,73 -21.297 -12,41 -38.160 -89,04 -220.117 -40,5 -220.421 -43,24 304 0,9 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng Vào 6 tháng đầu năm 2013 tình hình thu nợ của các ngành giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể, doanh số thu nợ ngành nông nghiệp giảm 59 tƣơng đối trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao thì giảm còn doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và chỉ tăng nhẹ. Còn ngành CN-XD và ngành dịch vụ giảm mạnh. Đáng chú ý nhất là doanh số thu nợ ngắn hạn của 2 ngành này đều chiếm tỷ trọng cao và đều giảm. Bên cạnh đó doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngành CN-XD cũng giảm mạnh còn doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngành dịch vụ có tăng trƣởng. Dù có tăng trƣởng nhƣng do chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hƣởng không lớn đến doanh số thu nợ của ngành dịch vụ. Nguyên nhân là do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhƣng ảnh hƣởng của lạm phát và nợ xấu vẫn còn, ngân hàng đã đôn đốc thu nợ các khoản nợ cũ và cẩn trọng trong việc cho vay, giám sát chặt chẽ việc cho vay cũng nhƣ trả nợ của khách hàng. Nhƣng thực tế vẫn còn nhiều khoản nợ không thu hồi đƣợc và có khả năng trở thành nợ xấu. Đồng thời cũng việc cho vay vào 6 tháng đầu năm 2013 bị sụt giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nên việc thu nợ vào thời gian nay cũng giảm so với cùng kì năm 2012. 4.2.3 Dƣ nợ cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế Sang đầu năm 2013, tình hình dƣ nợ cho vay của các ngành có xu hƣớng tăng trƣởng tốt. Tuy vậy dƣ nợ của ngân hàng vào 6 tháng đầu năm 2013 bị giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Mặc dù, dƣ nợ của ngành nông nghiệp và đặc biệt ngành dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, nhƣng chỉ tăng nhẹ. Còn dƣ nợ của ngành CN-XD lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, nhƣng lại giảm mạnh, nên làm dƣ nọ của ngân hàng giảm nhẹ. Bảng 4.23: Dƣ nợ cho vay của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Nông nghiệp Ngắn hạn Trung và dài hạn CN-XD Ngắn hạn Trung và dài hạn Dịch vụ Ngắn hạn Trung và dài hạn 6T/2012 Số tiền 68.962 67.066 1.896 335.603 275.235 60.368 399.910 283.287 116.623 Chênh lệch 6T/2013 Số tiền 91.532 89.082 2.450 291.202 219.041 72.161 406.954 274.423 132.531 6T/2013/6T/2012 Số tiền (%) 22.570 32,73 22.016 32,83 554 29,22 -44.401 -13,23 -56.194 -20,42 11.793 19,54 7.044 1,76 -8.864 -3,13 15.908 13,64 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng 60 Cụ thể tình hình dƣ nợ của các ngành trong cơ cấu nền kinh tế nhƣ sau: Dƣ nợ ngành nông nghiệp tiếp tục tăng vào đầu năm 2013. Trong đó dƣ nợ ngắn trung và dài hạn của ngành đều tăng. Dự nợ cho vay ngắn hạnchiếm tỷ trọng cao vàtăng mạnhso với 6 tháng đầu năm 2012. Do nhu cầu vốn của ngành nông nghiệp cuối năm mới lên cao và Ngân hàng cũng không còn mặn mà trong việc cho vay ngành nông nghiệp nên dƣ nợ của ngành nông nghiệp đầu năm chỉ có sự tăng trƣởng nhẹ. Dƣ nợ ngành CN-XD có xu hƣớng giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó dƣ nợ cho vay ngắn hạn của ngành giảm mạnh và chiếm tỷ trọng cao. Còn dƣ nợ dài hạn của ngành có tăng nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó dƣ nợ cho vay của toàn ngành giảm mạnh. Ngành dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong trong cơ cấu ngành. Dự nợ cho vay của ngành sang 6 tháng đầu năm 2013 có tăng nhẹ so với cùng kì năm 2012 và cũng có nhiều biến động. Dự nợ ngắn hạn của ngành thì giảm nhẹ và dƣ nợ trung và dài hạn tăng mạnh nên làm cho dƣ nợ của ngành dịch vụ tăng nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu, là do sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ của các ngành trong 6 tháng đầu năm 2013, bên cạnh đó ngân hàng cũngđang thắt chặc việc phát vay và thu nợ, việc đó cũng ảnh hƣởng đến sự biến động của dƣ nợ. 4.2.4 Tình hình nợ xấu của ngân hàng Sang 6 tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Nợ xấu của ngân hàng tiếp tục tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Bảng 4.24: Nợ xấu của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Nông nghiệp CN-XD Dịch vụ Tổng cộng 6T/2012 Số tiền 670 2442 6174 9286 6T/2013 Số tiền 920 2440 7468 10828 Chênh lệch 6T/2013/6T/2012 Số tiền (%) 250 37,31 -2 -0,08 1294 20,96 1542 16,61 (Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều) Ghi chú: - CN-XD: Công nghiệp và xây dựng 61 Tình hình nợ xấu của các ngành vẫn không khả quan cho lắm. Ngành nông nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng mạnh còn ngành CN-XD có giảm nhƣng chỉ giảm nhẹ. Mặc dù cán bộ tín dụng đã thắt chặt việc phát vay cho các khách hàng, để cố gắng kiềm chế nợ xấu nhƣng tình trạng nợ xấu của ngân hàng vẫn chƣa chuyển biến tốt. Tình hình nợ xấu không phải mới diễn ra trong những năm gầnđây, nhƣng muốn giải quyết tốt vấn đề nợ xấu không phải là chuyện dễ đối với các ngân hàng. Do lƣợng nợ xấu còn tồn đọng ở năm trƣớc chƣa giải quyết đã tác động đến tình hình nợ xấu . Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nợ xấu ngân hang tiếp tục tăng trƣởng ở 6 tháng đầu năm 2013 dù tình hình kinh tế - xã hội ở địa phƣơng có diễn biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hang gặp nhiều biến động nên tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy vậy, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn trong tầm kiểm soát không ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động tín dụng nên cũng không có gì đáng lo ngại. Tóm lại, tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế vào 6 tháng đầu năm 2013 vần còn nhiều biến động. Doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng nhẹ, còn ngành CN-XD và ngành dịch vụ lại giảm mạnh. Doanh số thu nợ của các ngành đều giảm so với cùng kì năm 2012. Trong đó giảm mạnh nhất là ngành dịch vụ. Do sự biến động của doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên dự nợ của các ngành cũng biến động theo. Dƣ nợ cho vay của ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ tăng còn ngành CN-XD giảm. Tình hình nợ xấu của các ngành kinh tế chƣa đƣợc khắc phục. Nợ xấu của các ngành tiếp tục tăng so với cùng kì năm 2012. Tuy vậy, nhƣng tình hình nợ xấu vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. 62 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH KIỀU 5.1 TỔNG QUÁT VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Thuận lợi Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều nằm tại Quận Ninh kiều là trung tâm của Thành phố Cần Thơ. Nơi đây có mật độ dân cƣ đông đúc, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, khu dân cƣ nên có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để ngân hàng huy động vốn. Đồng thời nơi đây là trung tâm của thành phố nên nhu cầu vay vốn của ngành CN-XD và ngành dịch vụ là rất cao. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện tốt công tác phát vay và đi vay. Đƣợc sự ƣu tiên, tín nhiệm của các cấp, ban ngành thành phố Cần Thơ trong các dự án lớn Chính phủ, các chính sách phát triển các ngành kinh tế nhƣ nông nghiệp, các ngành CN-XD mũi nhọn. Đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, chỉ đạo thƣờng xuyên của NHNo&PTNT Việt Nam và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan từ đó mà NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều có thể thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, bám sát các mục tiêu, định hƣớng kinh doanh của NHNo-PTNT Việt Nam, thực hiện điều hành lãi suất huy động vốn, cho vay một cách linh hoạt theo kịp với diễn biến của thị trƣờng nhất là trong thời kì chuyển dịch giữa các ngành kinh tế với nhau. Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm quản lý, nguyên tắc và kỷ cƣơng cao. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, và tinh thần trách nhiệm cao, năng động và sáng tạo. 5.1.2 Khó khăn Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều nằm ở trung tâm của thành phố nên nhu cầu vay vốn của ngành nông nghiệp bị hạn chế. Nhu cầu vay vốn của ngành CN-XD và ngành dịch vụ cao nhƣng ngân hàng phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam(BIDV), ngoài ra còn có nhiều Ngân hàng khác nhƣ: Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Á Châu(ACB), Ngân hàng Đông Á (DongAbank), Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Sài gòn thƣơng tín (Sacombank)…Các ngân hàng nêu trên đều có tiềm lực tài chính mạnh, có 63 các sản phẩm cho vay, huy động vốn và các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng hơn Agribank - chi nhánh Ninh Kiều. Hơn nữa, các ngân hàng này đều đẩy mạnh công tác quảng bá và chiêu thị để thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi đó Agribank - chi nhánh Ninh Kiều vẫn còn yếu về mặt này. Các chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc luôn thay đổi làm cho chi nhánh luôn gặp khó khăn trong hoạt động của mình. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Phân loại nhóm khách hàng thuộc các ngành nghề kinh tế khác nhau để ngân hàng có phƣơng thức cho vay và theo dõi các khoản vay cho hợp lí. Tâm trung vào các nhóm ngành nghề đƣợc chính phủ ƣu tiên phát triển. Tuy ngành nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành, nhƣng đây cũng là có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Vì vậy ngân hàng cần có những chính sách thật phù hợp với ngành nông nghiệp để thu hút đƣợc khách hàng thuộc ngành này. . Đặc biệt ngành nghề thủy sản là ngành nghề có nhu cầu vay vốn cao nhất trong ngành nông nghiệp do đó ngân hàng cần chú ý đến ngành nghề này. Đồng thời để tránh rủi ro khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng. Vì ngân hàng nằm ở trung tập của thành phố, nên việc chuyển dịch cơ cấu ngành có tác động mạnh mẽ đến cho vay của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có tầm nhìn chiến lƣợc để đón đầu sự thay đổi của nên kinh tế cũng nhƣ sự thay đổi nhu cầu vay vốn của khách hàng. Kết cấu hạ tầng ngày càng đƣợc cải thiện nên ngành CN-XD đóng vai trò không nhỏ. Vì vậy, đây cũng là nguồn có nhu cầu vay vốn khá cao. Cần có chính sách tốt hơn đối với ngành này. Ngoài ra, ngành dịch vụ đang chiếm tỷ trọng cao, nhu cầu về dịch vụ của ngƣời dân ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu đó ngân hàng cần mở rộng các dịch vụ của mình để thu hút khách hàng Bên cạnh đó ngân hàng cần phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng cán bộ nhân viên, hiểu biết khách hàng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nên tạo môi trƣờng làm việc tốt cho nhân viên, làm giảm áp lực cho cán bộ nhân viên. Nâng cao chất lƣợng công tác phòng ngừa rủi ro, thẩm định và theo dõi chặc chẽ các khoản cho vay của ngân hàng. 64 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Tín dụng là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy nâng cao chất lƣợng tín dụng trở thành một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM.Trong suốt thời gian qua, NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều luôn là ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, đứng vững trên thị trƣờng. Biểu hiện của nó là việc tăng trƣởng tín dụng bền vững qua các năm và lợi nhuận cũng tăng trƣởng từng năm. Tình hình doanh số cho vay của các ngành kinh tế luôn tăng trƣởng trong giai đoạn 20102012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đặc biệt là ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao. Tình hình thu nợ theo cơ cấu ngành kinh tế khá tốt. Doanh số thu nợ tuy có nhiều biến động nhƣ vẫn tăng trƣởng qua các năm. Bên cạnh đó, tình hình nợ xấu của ngân hàng tuy nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng nhƣng lại tăng. Đặc biệt, nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh từ năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra, thông qua các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay thì hệ số thu nợ của các ngành kinh tế tƣơng đối ổn định và luôn tăng qua các năm. Dự nợ trên vốn huy động của các ngành kinh tế có nhiều biến động nhƣng việc sử dụng vốn của ngân hàng tƣơng đối hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu của các ngành còn rất thấp so với mức quy định của ngân hàng nhà nƣớc. Còn việc luân chuyển vốn của các ngành kinh tế cũng ổn định. Sau quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá về hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng NHNNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều. Ta có thể đƣa ra một số nhận xét chung là tình hình hoạt động cho vay tại ngân hàng khá tốt. Tăng trƣởng tín dụng bền vững., đảm bảo mức dƣ nợ năm sau cao hơn năm trƣớc, kỳ sau cao hơn kỳ trƣớc. Ngoài ra, tình hình nợ xấu cũngđƣợc kiểm soát trong tình trạng khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc và khu vực. Những năm gần đây, kinh tế gặp nhiều khó khăn,Ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều vẫn luôn thực hiện tốt vai trò của mình trong việc, hỗ trợ vay vốn tại địa phƣơng. Có đƣợc kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng và sự hợp tác cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm với tình hình kinh tế xã hội nhƣ hiện nay, ngân hàng không tránh khỏi các rủi ro liên quan đến ngành. Chính vì thế, toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng nói riêng và toàn thể ngƣời dân, chính quyền địa phƣơng cần nỗ lực phấn đấu, hỗ trợ điều kiện tốt nhất giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro và tổn thất có thể 65 xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Ngân hàng cấp trên Ngân hàng cấp trên phải thƣờng xuyên quan tâm đến các ngân hàng chi nhánh thông qua nhiều biện pháp khác nhau: - Hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết các quy định, văn bản theo tinh thần chỉ đạo của NHNN giúp cho NH dễ dàng nắm bắt thông tin và thực hiện đúng, tránh lệch lạc so với quy định . - Thƣờng xuyên tổ chức họp mặt, trao đổi kinh nghiệm và giao lƣu giữa các ngân hàng với nhau để tạo mối quan hệ tốt đẹp và phát triển - Lấy ý kiến thăm dò từ khách hàng thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa phƣơng hƣớng hoạt động theo yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của khách hàng. 6.2.2 Đối với Chính Quyền địa phƣơng Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả đó là việc hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, chính quyền địa phƣơng cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng nhƣ công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng đƣợc thuận lợi hơn. Hỗ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu. Đối với những khách hàng cố tình không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, Chính Quyền địa phƣơng có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Thắng. Cơ cấu ngành kinh tế. . [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2013]. 2. Tài liệu các quy định liên quan đến công tác tín dụng đang áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam. 3. Thái Văn Đại, (2012), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trƣờng Đại Học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại,Nguyễn Thanh Nguyệt, (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Đại Học Cần Thơ. 5. Sổ tay tín dụng (2004), NHNo & PTNT Việt Nam. 6. Trên trang Web: www.AGRIBANK.com.vn. 7. Tài liệu các quy định liên quan đến công tác tín dụng đang áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam. 67 [...]... ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Đề tài chỉ phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh. .. tích thực trạng cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đánh giá tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại. .. nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế của ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân. .. gì cho việc cho vay của ngân hàng? Để trả lời câu hỏi trên, việc tìm hiểu thực trạng hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế là điều rất cần thiết để từ đó tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lƣợng cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế 1 Xuất pháp từ những lí do trên, em chọn đề tài Phân tích tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn Việt Nam chi. .. nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ dựa trên số liệu trong năm từ 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài phân tích về tình hình cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về cơ cấu. .. theo ngành kinh tế là việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và ngân hàng dựa vào mục đích tín dụng và cơ cấu ngành kinh tế mà chia theo ngành kinh tế 7 Việc chia theo cơ cấu thành phần kinh tế sẽ giúp ngân hàng có chính sách phù hợp với từng khách hàng theo từng hợp đồng tín dụng khác nhau Bên cạnh đó còn giúp cho ngân hàng áp dụng đúng phƣơng thức cho vay theo từng khách hàng cụ thể trong từng ngành. .. pháp phân tích tỷ lệ, phƣơng pháp đồ thị và biểu đồ thể hiện rõ nét về rủi ro tín dụng tại ngân hàng Mục tiêu 3: Tổng hợp các vấn đề đã phân tích để đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành kinh tế 13 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH KIỀU 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. .. niệm về cơ cấu ngành kinh tế] Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia, ngƣời ta thƣờng phân tích theo 3 nhóm ngành chính: Ngành nông nghiệp trong nông nghiệp bao gồm 3 ngành nhỏ nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp Ngành công nghiệp, bao gồm ngành công nghiệp và xây dựng Ngành dịch vụ bao gồm ngành thƣơng mại, bƣu điện và du lịch 2.1.1.2 Khái niệm về cho vay Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo. .. thông hàng hóa và phát triển sản xuất 3 Dựa vào thời hạn nợ, ta có các khoản cho vay  Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng  Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng  Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên Dựa vào cơ cấu ngành kinh tế, cho vay có thể chia thành  Cho vay trong nông. .. cho vay của ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 36 Hình 4.4 Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 40 Hình 4.5 Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành CN-XD trong cơ cấu ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều giai đoạn 2010- 2012 42 Hình ... TÌNH HÌNH CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU TP CẦN THƠ 29 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI... động cho vay theo cấu ngành kinh tế ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng cho vay theo cấu ngành kinh. .. THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU TP CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH

Ngày đăng: 12/10/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan