phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh an giang

75 1.3K 8
phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh an giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ THANH TIỀN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CHI NHÁNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 10 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ THANH TIỀN MSSV: 4104640 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CHI NHÁNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. LƯU TIẾN THUẬN 10 - 2013 LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Cần Thơ, kết hợp với thời gian thực tập tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang, em đã tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho bản thân. Sau thời gian thực tập em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh An Giang”. Luận văn này là thành quả của sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và ghi nhận thực tiễn trong quá trình thực tập tại ngân hàng. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Quý Thầy Cô và các Anh Chị trong ngân hàng. Em vô cùng biết ơn các thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức thật bổ ích trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là thầy Lưu Tiến Thuận, thầy đã rất tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành bài luận văn cuối khóa này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể các Anh, Chị đang công tác tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang, đặc biệt là các Anh, Chị phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tế, cung cấp số liệu chính xác, cần thiết cho em thực hiện đề tài. Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn của em còn hạn chế và còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý Thầy Cô và các Anh Chị để giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Kính chúc quý Thầy Cô sức khỏe và công tác tốt! Kính chúc Ban lãnh đạo cùng toàn thể các Anh, Chị trong Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang nhiều sức khỏe và luôn thành công! Trân trọng! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Sinh viên thực hiện LÊ THỊ THANH TIỀN i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện LÊ THỊ THANH TIỀN ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Long Xuyên, ngày…. tháng…. năm 2013 iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu............................................................................. 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2 1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan.................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 5 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm tín dụng ................................................................................... 5 2.1.2 Phân loại tín dụng..................................................................................... 5 2.1.3 Quy chế cho vay ....................................................................................... 6 2.1.3.1 Nguyên tắc vay vốn ............................................................................... 6 2.1.3.2 Ðiều kiện vay vốn.................................................................................. 6 2.1.4 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng..................................................... 9 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 10 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 11 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG .......................................................... 12 3.1 Khái quát về NHCSXH Việt Nam ............................................................. 12 3.1.1 Mục tiêu hoạt động................................................................................. 12 3.1.2 Các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.................................... 13 3.2 Khái quát về NHCSXH chi nhánh An Giang ............................................. 13 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách Xã Hội iv Việt Nam Chi nhánh An Giang........................................................................ 13 3.2.2 Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Chi nhánh An Giang........................................................................................ 14 3.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ....................... 16 3.3.1 Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 16 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban............................................. 16 3.4 Quy trình cho vay của ngân hàng............................................................... 18 3.4.1 Xử lý nợ đến hạn .................................................................................... 18 ............................................................................................................................. 3.4.2 Xử lý nợ bị rủi ro.................................................................................... 20 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH chi nhánh An Giang giai đoạn 2010-6/2013.................................................................................... 22 3.6 Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm ................ 25 3.6.1 Phương hướng nhiệm vụ......................................................................... 25 3.6.2 Các giải pháp thực hiện .......................................................................... 26 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH AN GIANG ........................................................................................................... 28 4.1 Phân tích hiện trạng nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh An Giang .............................................................................................. 28 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh An Giang ...................... 28 4.1.2 Tình hình thu lãi của NHCSXH Chi nhánh An Giang............................. 32 4.2 Phân tích các doanh số liên quan chương trình cho vay hộ nghèo .............. 33 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay..................................................................... 33 4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay từ năm 2010-6/2013 ................................. 33 4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn vay từ năm 2010 – 6/2013... 35 4.2.1.3 Phân tích doanh số cho vay theo địa bàn từ năm 2010 – 6/2013........... 36 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ....................................................................... 39 4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ từ năm 2010-6/2013................................... 39 4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo địa bàn từ năm 2010 – 6/2013 ............. 41 v 4.3 Đánh giá doanh số nợ quá hạn ................................................................... 44 4.4 Đánh giá dư nợ .......................................................................................... 46 4.5 Đánh giá tình hình cho vay hộ nghèo thông qua các chỉ số ........................ 47 4.5.1 Tổng VHĐ/Tổng nguồn vốn .................................................................. 48 4.5.2 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn .................................................................. 49 4.5.3 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ .......................................................................... 49 4.5.4 Hệ số thu nợ ........................................................................................... 50 4.5.5 Vòng vay vốn tín dụng ........................................................................... 50 4.7 Phân tích tình hình rủi ro của tín dụng hộ nghèo ........................................ 51 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH AN GIANG ..................................................................................................... 55 5.1 Ưu điểm và những mặt tồn tại của NHCSXH chi nhánh An Giang ........... 55 5.1.1 Ưu điểm ................................................................................................. 55 5.1.2 Những mặt tồn tại ................................................................................... 56 5.2 Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh An Giang ............................................................. 57 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 60 6.1 Kết luận..................................................................................................... 60 6.2 Kiến nghị................................................................................................... 61 6.2.1 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang.............................. 61 6.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan........................... 62 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương............................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Đối tượng phục vụ và lãi suất cho từng đối tượng............................. 8 Bảng 2.2 Mức chuẩn thu nhập người nghèo..................................................... 9 Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH – Chi nhánh An Giang từ năm 2010 – 6/2013................................................................... 23 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh tỉnh An Giang từ năm 2010 – 2012...................................................................................... 29 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh tỉnh An Giang từ năm 6/2012 – 6/2013................................................................................. 31 Bảng 4.3 Tình hình thu lãi của NHCSXH chi nhánh An Giang từ năm 2010 – 2012 .................................................................................................. 32 Bảng 4.4 Tình hình thu lãi của NHCSXH chi nhánh An Giang 6/2012 6/2013 .......................................................................................................... 33 Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2010-2012..................... 35 Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thời hạn 6/2012 - 6/2013 ........................... 35 Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo địa bàn từ 2010-2012 .................................36 Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo địa bàn 6/2012-6/2013 ............................... 38 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo địa bàn từ năm 2010 – 2012 ......................... 41 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo địa bàn 6/2012- 6/2013............................... 43 Bảng 4.11 Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo 2010 – 3/2013................... 48 Bảng 4.12 Tình hình nợ quá hạn và nợ khoanh của NHCSXH....................... 52 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của NHCSXH chi nhánh An Giang .......................... 16 Hình 3.2 Quy trình cho vay chương trình hộ nghèo của NHCSXH chi nhánh An Giang....................................................................................................... 18 Hình 4.1 Doanh số cho vay từ năm 2010 – 2012 ........................................... 33 Hình 4.2 Doanh số cho vay 6/2012 - 6/2013.................................................. 34 Hình 4.3 Doanh số thu nợ từ năm 2010 – 2012.............................................. 39 Hình 4.4 Doanh số thu nợ từ năm 6/2010 – 6/2013........................................ 40 Hình 4.5 Tình hình nợ quá hạn từ năm 2010 – 2012 ...................................... 44 Hình 4.6 Tình hình nợ quá hạn 6/2012 – 6/2013............................................ 45 Hình 4.7 Tình hình dư nợ từ năm 2010 – 2012 .............................................. 46 Hình 4.8 Tình hình dư nợ 6/2012 – 6/2013.................................................. 47 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT t: Tháng QĐ: Quyết định TW: Trung ương NH: Ngân hàng NV: Nguồn vốn DN: Dư nợ NQH: Nợ quá hạn BĐD: Ban đại diện PGD: Phòng giao dịch NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại HĐQT: Hội đồng quản trị XĐGN: Xóa đói giảm nghèo NHNg: Ngân hàng phục vụ người nghèo UBND: Uỷ ban nhân dân DTTS: Dân tộc thiểu số HSSV: Học sinh – Sinh viên ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long TK&VV: Tiết kiệm và vay vốn NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt vào việc xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu này đang thực hiện bởi chương trình lớn của Chính phủ, trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, quan hệ ngoại giao mở rộng tạo được tiền đề cơ bản để đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Song, cùng với quá trình phát triển đó, bên cạnh sự tăng thu nhập của số đông dân cư vẫn còn tồn tại một bộ phận người nghèo khổ. Mặt khác, do tác động của cơ chế thị trường, sự tăng trưởng kinh tế thường đi đôi với sự phân hóa giàu nghèo, khoảng cách giàu nghèo càng rõ rệt và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trước thực trạng đó đã đặt ra nhiều nhiệm vụ đối với Đảng và Nhà nước bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước còn phải quan tâm tới công cuộc xóa đói, giảm nghèo (XĐGN). Giải quyết vấn đề nghèo đói là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Tại hội nghị đánh giá Chương trình Mục tiêu quốc gia về XĐGN tháng 10 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài của Đảng, Nhà nước và toàn dân, là trách nhiệm xã hội của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức; nó thể hiện bản chất tốt đẹp có ý nghĩa kinh tế xã hội, chính trị và nhân văn sâu sắc”. Nhằm cụ thể hóa chương trình này của Đảng và Nhà nước, thời gian qua các Bộ, Ngành đã trình Chính phủ ban hành một hệ thống cơ chế, chính sách và giải pháp để giúp người nghèo tiếp cận tốt các dịch vụ sản xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản, để tạo cho họ có cơ hội thuận lợi tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo và trở nên khá giả, giàu có. Một trong những chính sách và giải pháp quan trọng đó chính là chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với mục đích khắc phục những tồn tại về mô hình tổ chức và các cơ chế hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây, tách tín dụng chính sách ra khỏi 1 tín dụng thương mại, thúc đẩy quá trình hiện đại và lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời nhằm tập trung và quản lý thống nhất những chương trình tín dụng ưu đãi, phối hợp lồng ghép có hiệu quả những dự án hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển thị trường lao động. Xuất phát từ tình hình trên, em đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh An Giang” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang giai đoạn 2010-6/2013 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích chung về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang giai đoạn 2010-6/2013 - Phân tích hoạt động tín dụng cụ thể là hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang giai đoạn 2010-6/2013 - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Số liệu được trình bày trong luận văn được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6/2013 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN - Đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang” của Lê Thị Hồng Loan (2012). Tác giả dùng kỹ thuật so sánh, sử dụng các chỉ số và hệ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó tìm ra điểm mạnh, phát hiện và khắc 2 phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đề tài phân tích cụ thể các chỉ tiêu nhưng phân tích chưa sâu. - Đề tài tốt nghiệp: “Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh An Giang” của Thái Thị Mỹ Nga (2010). Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối. Đề tài đã đánh giá sơ lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho ta cái nhìn sơ lược về tình hình chung của ngân hàng. Đồng thời, đề tài cũng phân tích những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Để từ đó có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khắc phục, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra để ngân hàng hoạt động tốt hơn. - Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh An Giang” tác giả Đặng Thị Kim Huyền (2012). Tác giả đã phân tích chi tiết vào chỉ số tài chính. Đề tài đi sâu phân tích các chỉ số và đã đánh giá kết quả hoạt động từ đó đưa ra được nhận định về tình hình tín dụng của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp. Tuy nhiên, các giải pháp tác giả nói chung chung chưa cụ thể. - Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank chi nhánh Hậu Giang” của Mai Hoàng Phú (2010) trường Đại học Cần Thơ. Tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: + Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang từ năm 2007 – 2009 bao gồm: khái quát tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh thông qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu theo thành phần kinh tế, theo ngành nghề và theo hình thức vay vốn. + Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua các chỉ số tài chính. + Từ việc phân tích đó, tác giả đã chỉ ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Qua quá trình lược khảo tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã giúp em có được những cơ sở kiến thức trước khi tiến hành thực hiện và hoàn thiện đề tài của mình. Việc tham khảo các phương pháp nghiên cứu, cách phân tích số liệu, cách đánh giá các chỉ số,... đã giúp em phát huy những điểm mạnh mà các đề tài đã đạt được cũng như hạn chế những mặt chưa làm được. Đề tài của em sẽ tập trung phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo thông qua việc đi sâu phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ, nợ quá hạn bên cạnh cũng phân tích thêm về rủi ro tín dụng tại chi nhánh đưa ra nhận định về tình hình tín dụng của ngân hàng. Từ việc phân tích đó tìm ra được các 3 nguyên nhân chủ chốt của vấn đề, biện pháp xử lý rủi ro tín dụng, đồng thời đề xuất giải pháp có tính chất thuyết phục và khả thi hơn. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm tín dụng Theo Bùi Văn Trịnh (1996, trang 28) Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Một hoạt động gọi là tín dụng thì có các điều kiện sau: - Thứ nhất: Sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn) - Thứ hai: Một lượng giá trị dưới dạng hàng hóa hoặc tiền tệ - Thứ ba: Có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu 2.1.2 Phân loại tín dụng Theo Bùi Văn Trịnh (1996, trang 32-34) “ Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để phân loại. Cụ thể: Thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là những khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. Căn cứ vào đối tượng tín dụng: - Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định: Là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố định cho các doanh nghiệp. 5 Căn cứ vào mục đích sử dụng: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. - Tín dụng học tập: Là hình thức cấp tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên. Căn cứ chủ thể tham gia: - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. - Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng Nhà nước: Là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi vay. Căn cứ vào đối tượng trả nợ: - Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. - Tín dụng gián tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau.” 2.1.3 Quy chế cho vay 2.1.3.1 Nguyên tắc vay vốn Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay - Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận 2.1.3.2 Ðiều kiện vay vốn * Những hộ nghèo được vay vốn tại NHCSXH tỉnh An Giang: - Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được UBND xã xác nhận. - Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động Thương binh xã hội công bố từng thời kỳ. 6 - Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ TK&VV, được bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã. - Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch phải chịu trách nhiệm trong mối quan hệ với NHCSXH là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ cho NHCSXH. * Những hộ nghèo không được vay vốn tại NHCSXH tỉnh An Giang: - Những hộ không còn sức lao động; những hộ độc thân trong thời gian thi hành án. - Những hộ nghèo được chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động. - Những hộ nghèo thuộc diện chính sách như già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do Ngân sách Nhà nước trợ cấp. * Mức cho vay được phân loại theo quy định như sau: - Cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/ hộ - Cho vay sửa chữa nhà ở: Mức cho vay tối đa 3 triệu đồng/hộ - Cho vay điện thắp sáng: Mức vay tối đa 1,5 triệu đồng/hộ - Cho vay chi phí học tập tại các trường phổ thông: Mức cho vay 1 triệu đồng/1 tháng/1 học sinh. * Quyền và nghĩa vụ của các bên: - Đối với hộ nghèo vay vốn: + Có quyền trả nợ trước hạn và từ chối các yêu cầu của NHCSXH trái với quy định. + Có nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, kịp thời, phải kê khai đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp; thực hiện đầy đủ các cam kết ghi trong hồ sơ vay vốn. - Đối với NHCSXH: + Có quyền từ chối yêu cầu vay vốn của hộ nghèo trái với quy định Quyết định số 16/2003/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu hộ vay trả nợ trước hạn nếu phát hiện hộ sử dụng vốn vay sai mục đích. 7 + Có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ tín dụng theo quy định. * Lãi suất cho vay: Bảng 2.1 Đối tượng phục vụ và lãi suất cho từng đối tượng Đơn vị tính: %/năm Đối tượng cho vay Lãi suất 1. Hộ nghèo: - Cho vay hộ nghèo 7,8 2. Học sinh, sinh viên: - Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 7,8 7,8 3. Cho vay xuất khẩu lao động 4. Các đối tượng khác theo quyết định của chính phủ: - Cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long 3 - Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 10,8 - Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 10,8 - Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn - Cho vay hộ dân tộc thiểu số di dân định canh, định cư - Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 0 7,8 hoặc 0 3 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng Do Thủ Tướng Chính Phủ quyết định cho từng thời kỳ, hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,65%/tháng; Cận nghèo là 0,845%/tháng; Lãi nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay. * Thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: Đến 12 tháng - Cho vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng - Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng (đối với trường hợp cho vay để trang trải chi phí cho con em học phổ thông) 8 * Mức chuẩn thu nhập người nghèo: Bảng 2.2 Mức chuẩn thu nhập người nghèo Đơn vị tính: Đồng/người/tháng Thuộc Diện Hộ nghèo Cận nghèo Nông Thôn Đến 400.000 401.000 – 520.000 Thành Thị Đến 500.000 501.000 – 650.000 Nguồn: Internet - Cổng thông tin bộ tư pháp, 2013 2.1.4 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng * Tổng vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của một ngân hàng. Nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn. Tổng vốn huy động/ Tổng vốn huy động = Tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn X 100 * Tỷ lệ nợ quá hạn Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là bình thường). Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn = X 100 Tổng dư nợ * Hệ số thu nợ Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu chỉ số này càng tiến gần 1 thì càng tốt. Hệ số Doanh số thu nợ 9 = Doanh số cho vay * Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này cho biết số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong một năm, nếu vòng quay vốn tín dụng cao thì Ngân hàng đạt hiệu quả cao trong việc cho vay, thu hồi nợ và đầu tư an toàn. Nếu vòng quay vốn tín dụng thấp thì Ngân hàng sẽ gặp trở ngại trong cho vay và thu hồi nợ. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn = tín dụng Dư nợ bình quân * Dư nợ bình quân trong kỳ Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2 * Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thu được lợi nhuận càng cao, đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro. Tổng dư nợ Tổng dư = X 100 nợ/TổngNV Tổng nguồn vốn 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Tham khảo các tài liệu giới thiệu về các nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tham khảo các quy chế, chính sách cho vay, chính sách quản lý nợ, dự phòng và xử lý rủi ro,... của Ngân hàng. Tìm hiểu và trao đổi với các anh chị đang công tác tại Ngân hàng. Thu thập số liệu thứ cấp từ bảng cân đối kế toán, từ các báo cáo của Ngân hàng. Ngoài ra thông tin, số liệu còn được thu thập từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài; tổng hợp các thông tin từ tạp chí, sách báo, mạng Internet… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10 Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kỹ thuật so sánh, phương pháp tự luận để phân tích. - Đối với mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng kỹ thuật so sánh đối với kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để từ đó thấy hiệu quả cho vay của Ngân hàng trong chương trình cho vay hộ nghèo. - Đối với mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng kỹ thuật so sánh nhằm phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ của Ngân hàng trong các năm nghiên cứu, từ đó thấy được thực trạng và hạn chế còn tồn tại của Ngân hàng. Đồng thời sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Đối với mục tiêu cụ thể 3: Đề ra một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng và hạn chế những rủi ro do hoạt động tín dụng gây ra cho ngân hàng, dựa vào những phân tích ở trên, tổng hợp các kết quả, các tồn tại và những khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp. Sử dụng phương pháp so sánh có 2 hình thức : - Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện; là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. - Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: Là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%), phản ánh tình hình sự kiện khi số tuyệt đối không thể phản ánh lên được. 11 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH VIỆT NAM Ngân hàng Chính sách xã hội (viết tắt là NHCSXH) là một Tổ chức tín dụng Nhà nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại NHNN, kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo. NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm, không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bộ máy quản lý NHCSXH bao gồm: Hội đồng quản trị Trung ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện. Đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu,vùng xa. 3.1.1 Mục tiêu hoạt động - Tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước vào một đầu mối thống nhất, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, nâng cao nguồn nhân lực và bảo đảm an sinh xã hội. - Tăng hiệu quả đầu tư vốn tín dụng chính sách của Nhà nước thông qua việc nâng cao chất lượng tín dụng, rèn luyện ý thức tiết kiệm, tổ chức sản xuất kinh doanh để trả nợ đến hạn của người nghèo. - Tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thương mại hoạt động theo đúng cơ chế thị trường. - Huy động được lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đó giảm nghèo. - Góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn. 3.1.2 Các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội 12 Ngân hàng Chính sách thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay theo điều lệ của ngân hàng. Song, do đặc thù nên Ngân hàng không được góp vốn liên doanh, liên kết vào các mục đích khác hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài, không được kinh doanh ngoại hối, cũng như không được cho các đối tượng khác vay trái với quy định trong điều lệ của ngân hàng. 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHCSXH CHI NHÁNH AN GIANG 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách Xã Hội Việt Nam chi nhánh An Giang NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIETNAM BANK FOR SOCIAL + Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh An Giang. + Tên tiếng Anh: VietNam Bank For Social Policies An Giang. + Tên viết tắt: VBSP An Giang. + Địa chỉ: Số 07 – 09 Nguyễn Trãi – TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang. Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nên Ngân hàng Chính sách xã hội đã được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Hình thành một định chế tài chính tín dụng đặc thù của Nhà nước, nhằm tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại. NHCSXH Việt Nam ra đời với mục đích hoạt động không vì lợi nhuận, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước; giúp họ vươn lên thoát nghèo. Nằm trong mạng lưới hoạt động của Ngành, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh An Giang đã được thành lập theo Quyết định số 76/QĐ-HĐQT và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/05/2003 dựa trên cơ sở tổ chức lại NHNg. Sự ra đời của NHCSXH chi nhánh An Giang có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH chi nhánh An Giang nhận được sự đồng tình của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động, nhất là hộ nghèo, vì NHCSXH chi nhánh An Giang là một tổ chức tín dụng Nhà nước luôn đồng hành với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong quá trình 13 vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống. Đến nay nhờ sự nổ lực của tập thể cán bộ ngân hàng nên NHCSXH chi nhánh An Giang đã không ngừng phát triển về chất lượng và quy mô. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với tất cả các huyện, xã trong tỉnh, đã hỗ trợ vốn cho rất nhiều hộ nghèo trong tỉnh, nguồn vốn của ngân hàng được cấp đã đạt tới con số 1.785 tỷ đồng. Đây là đánh dấu một bước phát triển mới cho tăng trưởng tín dụng. 3.2.2 Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam chi nhánh An Giang Thời gian đầu khi mới thành lập NHCSXH chi nhánh An Giang được hình thành trên cơ sở bộ khung của NHNg nên chương trình cho vay chưa được đa dạng, ngân hàng chỉ thực hiện 5 chương trình cho vay hỗ trợ đối tượng chính sách. Trong quá trình hoạt động, các thành viên đã không ngừng phấn đấu, nâng cao nghiệp vụ giúp cho hoạt động của NHCSXH chi nhánh An Giang ngày càng phát triển. Đến nay, NHCSXH chi nhánh An Giang đã đạt được nhiều thành tựu, cũng từ đó lĩnh vực hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng và các chương trình cho vay hỗ trợ đối tượng chính sách ngày càng phong phú hơn. Hiện nay, NHCSXH chi nhánh An Giang có các nghiệp vụ sau: - Huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không có hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài. - Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, góp phần phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. NHCSXH chi nhánh An Giang đang thực hiện các chương trình cho vay ngắn hạn và trung hạn sau: 1. Cho vay hộ nghèo 2. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 3. Cho vay giải quyết việc làm 4. Cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 5. Cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 6. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 14 7. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài 8. Cho vay trả chậm nhà ở vùng ĐBSCL 9. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số 10. Cho vay hộ nghèo về nhà ở 11. Cho vay lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế 12. Cho vay thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn - Ngoài ra, NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ: + Cung ứng các phương tiện thanh toán + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt + Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 15 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.3.1 Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Kế toán và ngân quỹ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng PHÓ GIÁM ĐỐC Hành chính tổ chức Kiểm tra và kiểm soát nội bộ Công nghệ thông tin Các phòng giao dịch ở huyện Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của NHCSXH chi nhánh An Giang Bộ máy tổ chức của NHCSXH Chi nhánh An Giang khi mới thành lập chỉ có 06 người từ ngân hàng người nghèo chuyển qua và một số cán bộ từ nhiều ngành được điều chuyển sang nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức của ngân hàng. Chính vì thế, thời gian đầu NHCSXH chi nhánh An Giang gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức nhân sự, sắp xếp phòng ban. Sau nhiều năm hoạt động, NHCSXH chi nhánh An Giang đã từng bước trưởng thành về quy mô cũng như bộ máy tổ chức. 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban - Giám đốc: Có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của NH + Hướng dẫn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động mà cấp trên giao + Thực hiện ký duyệt các hoạt động tín dụng + Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỹ luật cán bộ - công nhân viên trong đơn vị 16 - Các phó Giám Đốc: Có 2 Phó giám đốc Một phụ trách về mặt tín dụng, một phụ trách về kế toán, kho quỹ. Có vai trò hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của ngân hàng, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà Giám đốc giao phó và thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng dưới sự ủy quyền của Giám đốc. - Kế Toán và Ngân Quỹ: Có trách nhiệm thực hiện các hạch toán nghiệp vụ cho vay, thu chi tiền mặt, thực hiện các quá trình thanh toán trong ngày. Cuối ngày kiểm tra đối chiếu sổ sách. - Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: Điều hành các kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn cùng với thực hiện các chương trình cho vay. - Hành chính tổ chức: Tổ chức điều hành, quản lý nhân sự, sắp xếp và bố trí việc làm cho nhân viên, quan tâm đến sức khỏe cũng như đời sống của nhân viên và hỗ trợ cho các phòng ban khác trong ngân hàng. - Kiểm tra và kiểm soát nội bộ: Có chức năng kiểm tra mọi hoạt động của ngân hàng bao gồm các hoạt động của tín dụng và điều hành ngân hàng, cải tiến Ngân hàng theo Quyết định của pháp luật. - Công nghệ thông tin: Đảm bảo nhiệm vụ có liên quan đến công nghệ thông tin trong toàn chi nhánh. - Các phòng giao dịch huyện, thị, xã: Là kênh phân phối vốn vay đến các hộ vay ở các huyện, thị, xã trực thuộc chi nhánh tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh có 156 điểm giao dịch. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội An Giang quản lý các điểm sau: Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Quý, Mỹ Bình, Mỹ Khánh, Mỹ Hòa, Mỹ Hòa Hưng, Bình Khánh, Bình Đức, Đông Xuyên. 17 3.4 QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG (1) (6) Tổ TK&VV Hộ nghèo (7) (8) (2) (3) NHCSXH (4) Ban xoá đói giảm nghèo xã, UBND cấp xã Tổ chức chính trị-xã hội cấp xã (5) Hình 3.2 Quy trình cho vay chương trình hộ nghèo của NHCSXH chi nhánh An Giang - Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho Tổ TK&VV - Bước 2: Tổ TK&VV bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban xóa đói giảm nghèo, UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã - Bước 3: Ban xóa đói giảm nghèo xã, UBND xã gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tại ngân hàng - Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã - Bước 5: UBND cấp xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội cấp xã - Bước 6: Tổ chức chíh trị - xã hội cấp xã thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV. - Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân. - Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay. 3.4.1 Xử lý nợ đến hạn Đến hạn, người vay vẫn không trả được nợ thì tùy trường hợp mà xử lý theo các cách sau: 18 * Cho vay lưu vụ a) Trường hợp áp dụng Áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. b) Điều kiện cho vay lưu vụ - Khoản vay đã đến hạn trả nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn cho chu kỳ sản xuất, kinh doanh liền kề. - Phương án đang vay có hiệu quả. - Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát nghèo. c) Mức cho vay lưu vụ Tối đa không quá dư nợ còn lại trên sổ vay vốn đến ngày cho vay lưu vụ. d) Thời hạn cho vay lưu vụ Thời hạn của chu kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo nhưng tối đa không quá thời hạn cho vay đã vay trong sổ vay vốn . e) Lãi suất cho vay - Áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho vay lưu vụ. Khi có nhu cầu vay lưu vụ, trước 5 ngày đến hạn trả cuối cùng hộ nghèo làm giấy đề nghị vay lưu vụ gửi bên cho vay, các thủ tục khác không phải lập lại. Bên cho vay không thực hiện việc hoạch toán giả cho vay, giả thu nợ. - Mọi trường hợp cho vay lưu vụ, bên cho vay phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định vào cả sổ vay vốn lưu tại bên cho vay và sổ của hộ vay giữ. * Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Đối với khoản vay trung và dài hạn: Trường hợp người vay có khó khăn, chưa trả đúng kỳ hạn trả nợ theo phân kỳ trả nợ đã thỏa thuận, thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người vay không phải làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn nợ) * Gia hạn trả nợ a) Trường hợp áp dụng Hộ vay không trả đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan khác, đã được bên cho vay kiểm tra xác nhận và có giấy đề nghị gia hạn nợ thì bên cho vay xem xét cho gia hạn nợ. 19 b) Thời gian cho vay gia hạn nợ Bên cho vay có thể thực hiện gia hạn một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay ghi trên sổ vay vốn đối với cho vay trung hạn. c) Trường hợp khác Hộ vay có nhu cầu gia hạn vượt thời gian gia hạn nợ tối đa kể trên do nguyên nhân khách quan thì Thủ trưởng bên cho vay phải báo cáo Tổng giám đốc NHCSXH để xem xét, quyết định. * Chuyển nợ quá hạn a) Trường hợp chuyển nợ quá hạn - Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích. - Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng hộ vay không gia hạn nợ thì bên cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. b) Sau khi chuyển nợ quá hạn Bên cho vay phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ. * Thủ tục gia hạn nợ Trường hợp người vay có nhu cầu gia hạn nợ đối với khoản nợ đến hạn trả nợ cuối cùng, thì viết giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH. Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của thủ tục xin gia hạn nợ và ghi vào giấy đề nghị gia hạn nợ trình Giám đốc xem xét, quyết định cho gia hạn nợ theo chế độ quy định. Các trường hợp gia hạn nợ đều phải ghi bổ sung vào giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất và kế ước nhận nợ hoặc sổ TK&VV lưu tại NHCSXH và liên của người vay giữ. 3.4.2 Xử lý nợ bị rủi ro Các trường hợp hộ vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được xử lý rủi ro theo Quyết định số 55/NHCS-HĐQT ngày 24/02/2006 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH. Biện pháp xử lý nợ rủi ro gồm có 3 biện pháp: 20 1. Miễn lãi tiền vay a) Điều kiện miễn lãi tiền vay - Khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, khó khăn về tài chính nên chưa trả được nợ cho NHCSXH nhưng vẫn còn khả năng trả nợ. - Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng trên 80% so với tổng số vốn của khách hàng. b) Số tiền miễn lãi - Được miễn toàn bộ số tiền lãi còn nợ NHCSXH trong trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ). - Được miễn số nợ lãi tương đương với số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn trong trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý lớn hơn số tiền tương đương với số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ). 2. Giảm lãi tiền vay a) Điều kiện giảm lãi tiền vay - Khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, gặp khó khăn về tài chính nên chưa trả được nợ cho NHCSXH nhưng vẫn còn khả năng trả nợ. - Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn của khách hàng. b) Số tiền giảm lãi tiền vay - Trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại ngân hàng đến ngày xử lý thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ) thì được giảm số tiền lãi còn nợ NHCSXH. - Trường hợp khách hàng có số nợ lãi tại ngân hàng đến ngày xử lý lớn hơn số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn (không kể thời gian gia hạn nợ) thì chỉ được giảm số nợ lãi tối đa tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn. 3. Xóa nợ (gốc, lãi) 21 3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCSXH CHI NHÁNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 6/2013 Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho về việc cấp tín dụng cho đối tượng chính sách. NHCSXH chi nhánh An Giang đã không ngừng nổ lực tăng trưởng tín dụng, để nguồn vốn chảy đều đến các hộ nghèo thiếu vốn làm ăn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách hỗ trợ đồng vốn việc sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống của người nghèo, giúp họ thoát nghèo, bên cạnh đó NHCSXH chi nhánh An Giang cũng không ngừng phấn đấu vừa tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo chất lượng tín dụng. Cụ thể qua 3 năm gần đây chi nhánh đã đạt được một số thành tựu sau: 22 Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH – Chi nhánh An Giang từ năm 2010 –6/ 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng thu 2010 53.403 2011 71.822 2012 2011/2010 2012/2011 79.802 34,49% 11,11% 2012 36.501 2013 45.450 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 24,5% Tổng chi 36.326 48.821 37.890 34,40% (22,39)% 19.423 17.231 (11,3)% Chênh lệch thu chi 17.077 23.001 41.912 34,69% (82,22)% 17.078 28.219 65,24% Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 6 tháng đầu năm Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng từ năm 2010 – 6/2013 23 NHCSXH Chi nhánh An Giang là ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Các khoản thu chi của Ngân hàng đều được Trung ương khoán. Nhưng ngân hàng luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hạn chế không để chi phí tăng vượt kế hoạch, và luôn cố gắng tăng thu nhập vượt hơn chỉ tiêu Trung ương giao. Qua bảng số liệu 3.1 có thể thấy rõ sự cố gắng đó, chênh lệch thu chi của NHCSXH chi nhánh An Giang trong năm 2011 có chuyển biến tốt. Năm 2011 tăng 34,69% so với năm 2010, năm 2012 tăng 82,22% so với năm 2011. Trong khoảng 6 tháng đầu năm 2013 tổng thu nhập cũng đã có sự vượt bậc so với cùng kỳ 2012 tăng 65,24%. Điều này chứng tỏ NHCSXH chi nhánh An Giang đang có những bước phát triển mới. Cụ thể như sau: a) Về thu nhập Tổng thu nhập của NHCSXH chi nhánh An Giang cũng không ngừng tăng qua từng năm. Tổng thu nhập của năm 2012 tăng so với năm 2011 là 11,11%. NHCSXH là ngân hàng hoạt động phục vụ các đối tượng chính sách, nên nghiệp vụ của ngân hàng không đa dạng như các ngân hàng thương mại khác. Vì vậy, các khoản thu nhập từ dịch vụ ngân quỹ cũng như thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập. Thay vào đó, khoản thu nhập chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng là thu nhập từ lãi vay. Chính vì thế mà tình hình thu lãi đã tác động rất lớn đến tổng thu nhập. Những tháng đầu năm 2013 tình hình thu lãi thuận lợi dẫn đến thu nhập 6 tháng 2013 khả quan hơn đạt 45.450 triệu đồng tăng 24,5% so với 6 tháng đầu năm 2012, đó là nhờ vào sự cố gắng của cán bộ tín dụng cũng như hội đoàn thể trong công tác vận động người vay tích cực trả lãi. b) Về chi phí Qua bảng 3.1 cho thấy chi phí giảm xuống đáng kể. Để thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, NHCSXH chi nhánh An Giang phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng hoàn thành tốt kế hoạch được giao nên trong năm 2012 chi phí giảm mạnh so với năm 2011. Doanh số cho vay tăng sẽ kéo theo chi phí sử dụng vốn đều tăng qua các năm. Doanh số cho vay tăng sẽ kéo theo chi phí hoạt động tăng lên vì toàn bộ các khoản phí hồ sơ, thủ tục vay vốn ngân hàng đều hỗ trợ cho hộ vay. Trước đây, NHCSXH chi nhánh An Giang quản lý hồ sơ vay của khách hàng bằng tờ giấy khế ước, nhưng đến năm 2009 NHCSXH tiến hành đổi sổ không sử dụng khế ước, chuyển sang quản lý thông qua sổ vay vốn. Mà khoản phí cho việc đổi sổ này 24 là do ngân hàng hỗ trợ cho hộ vay. Đến nay công tác đổi sổ gần như hoàn thành, chính vì điều này đã góp phần giảm chi phí hoạt động ở các năm sau này. Đặc biệt, trong năm 2012 công tác đổi sổ được thực hiện gần xong nên chi phí trong năm 2012 giảm còn 22,39% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 hầu như việc đổi sổ đã hoàn tất chính vì thế chi phí tiếp tục giảm và tỷ lệ giảm là 11,3% so với cùng kỳ năm 2012. Mặt khác, đầu năm 2013 Trung ương giao đơn giá tiền lương cho NHCSXH chi nhánh An Giang thấp hơn đầu năm 2012 vì vậy chi nhánh luôn cố gắng tiết kiệm, giảm chi phí, để tăng chênh lệch thu chi nhằm tăng quỹ lương, tăng thu nhập cho người lao động. 3.6 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2013 3.6.1 Phương hướng nhiệm vụ 1. Trong tháng 01/2012 triển khai tổng kết hoạt động năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 và triển khai Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2012 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 852/QĐ-TTg, và tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH tại cấp huyện, cấp tỉnh trong tháng 2/2013. 2. Tập trung rà soát hồ sơ xử lý rủi ro và kiểm tra điểm một số đối tượng được xử lý rủi ro đợt 2/2012 theo công văn 03/NHCS-QLN của Tổng giám đốc, tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, đặc biệt chú trọng các đối tượng đi làm ăn xa nay về nghỉ tết nguyên đán để thu hồi nợ quá hạn, hoặc yêu cầu cam kết trả nợ dần, tiếp tục rà soát các nguyên nhân nợ quá hạn theo văn bản 1669 của Tổng giám đốc để đôn đốc thu hồi nợ. 3. Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu thực hiện Đề án theo kế hoạch đã được phê duyệt đến cuối năm 2013, thực hiện tăng trưởng tín dụng năm 2013 theo chỉ tiêu kế hoạch tín dụng trung ương giao cho Chi nhánh. 4. Tiếp tục chuẩn hoá dữ liệu trên chương trình KTGD, chương trình DMS; tổ chức tập huấn Quy trình vận hành hệ thống phần mềm Intellect đến cán bộ toàn chi nhánh. 5.Tích cực phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh trình UBND tỉnh trước khi thông qua Hội đồng nhân tỉnh ban hành nghị quyết về quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác (bao gồm cả việc xử lý nợ rủi ro) theo thông báo số 2077/VPUBND-TH ngày 04/10/2012 của Văn phòng UBND tỉnh. 25 6. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BĐD HĐQT, Ban Chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp 7. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ trong chi nhánh; phát động phong trào thi đua khen thưởng để tạo động lực thi đua, chủ động, sáng tạo trong công việc của người lao động. 3.6.2 Các giải pháp thực hiện 1. Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, trong đó quan tâm và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo thu hồi nợ cấp tỉnh, huyện và Tổ đôn đốc thu hồi nợ cấp xã để đôn đốc và thực hiện thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng, nợ chiếm dụng. 2. Các PGD nghiêm túc chấp hành chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao trong năm; Phối hợp với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể cấp xã, Tổ trưởng tổ TK&VV tập trung giải ngân các chương trình tín dụng theo kế hoạch được giao đến cuối quý 3/2012 hoàn thành, nhằm hạn chế áp lực giải ngân vào thời điểm cuối năm. 3. Tham mưu BĐD tỉnh giao chỉ tiêu thực hiện đề án năm 2013 cho các huyện, thị xã; chỉ đạo tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, lãi đọng trong toàn tỉnh và đưa vào chỉ tiêu thi đua cuối năm của các huyện, thị, thành nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Đảng ủy, chính quyền điạ phương trong việc sử dụng vốn tín dụng chính sách ưu đãi. 4. Đôn đốc BĐD, Ban Chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng các cấp các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát đạt 100% kế hoạch năm 2013. 5. Chủ động lập kế hoạch phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể tỉnh tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát Hội cấp huyện ít nhất một lần/năm; ban hành văn chỉ đạo Hội cấp dưới thực hiện tốt 06 công đoạn trong công tác nhận ủy thác cho vay, cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với những huyện còn yếu trong công tác tín dụng, thực hiện kiểm tra, giám sát theo hợp đồng ủy thác đã ký kết với NHCSXH, đưa chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ khoanh vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các cấp Hội. 6. PGD NHCSXH huyện, thị xã tham mưu Ban Đại diện HĐQT NHCSXH cùng cấp chỉ đạo UBND xã: - Tăng cường công tác thu hồi và xử lý nợ theo văn bản chỉ đạo cấp trên; - Thường xuyên tham gia họp giao ban hàng tháng tại xã để có chỉ đạo các Hội đoàn thể xã làm tốt công tác nhận ủy thác; giải quyết kịp thời những khó khăn 26 vướng mắc trong công tác cho vay, thu nợ, thu lãi, công tác xử lý nợ với ngân hàng. 7. Chỉ đạo, theo dõi các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã: - Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện đề án năm 2013 trên địa bàn huyện; trong đó có phân công nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ trên từng địa bàn xã, từng Tổ TK&VV của từng tổ chức Hội đoàn thể theo từng tháng. - Bám sát Tổ đôn đốc thu nợ khó đòi cấp xã để xử lý nợ theo kế hoạch; lập hồ sơ khởi kiện ra pháp luật đối với hộ chây ỳ để tránh lây lan xấu đến hộ khác. - Tập trung thu lãi đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch tài chính, phát huy hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ để hạn chế nợ quá hạn ngay từ đầu năm. - Phối hợp, đôn đốc 04 tổ chức Hội đoàn thể các cấp tăng cường các mặt công tác sau: + Củng cố lại hoạt động của Tổ TK&VV yếu kém để nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo 100% số Tổ TK&VV hoạt động đạt theo yêu cầu quy định + Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát, đối chiếu nợ vay đảm bảo hộ vay sử dụng vốn vay mục đích, phát huy hiệu quả kinh tế, hoàn trả vốn vay đúng hạn + Lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro kịp thời đối với những trường hợp đủ điều kiện xử lý theo quy định. + Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội cấp cơ sở và Ban quản lý Tổ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác. 8. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng làm việc, đào tạo lại cán bộ có năng lực còn yếu, khuyến khích cán bộ học văn bằng 2 đúng chuyên ngành. Bên cạnh đó, cũng tăng cường tập huấn cho cán bộ Hội đoàn thể, Tổ TK&VV, cán bộ giảm nghèo xã có sự hiểu biết thống nhất về mô hình tín dụng chính sách và cơ chế nghiệp vụ của ngành. 27 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG NGHIỆP VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH CHI NHÁNH AN GIANG 4.1.1 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh An Giang Trong lĩnh vực ngân hàng nguồn vốn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng họat động của ngân hàng. Khi nguồn vốn đủ lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghiệp vụ tín dụng mạnh mẽ hơn. Bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng hoạt động tín dụng nhằm hỗ trợ vốn cho các đối tượng chính sách ổn định kinh tế gia đình, phát triển kinh doanh, chi nhánh cần phải quan tâm đến tình hình tăng trưởng của nguồn vốn ngân hàng. Trong ba năm gần đây tình hình nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh An Giang đều có sự tăng trưởng và ngày càng lớn mạnh. Được sự quan tâm giúp đỡ của hệ thống các Ngân hàng Thương Mại Quốc doanh và NHCSXH Việt Nam, nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tầng lớp dân nghèo. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH chi nhánh An Giang ngoài nguồn nhận bàn giao từ NHNo&PTNT Việt Nam tỉnh, thì còn có các nguồn vốn khác là: nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH Việt Nam, vốn ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, huyện), nguồn vốn huy động của dân cư. Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của TW đóng vai trò chủ đạo. Nguồn vốn cụ thể qua các năm như sau: 28 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang từ năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Vốn cân đối từ TW 1.046.765 1.311.350 1.538.703 264.585 Vốn huy động TW 3.468 4.346 5.232 878 cấp bù lãi suất Vốn ủy thác tại địa 68.644 88.568 89.121 19.924 phương Tổng nguồn vốn 1.118.877 1.404.264 1.633.056 285.387 Tỷ lệ (%) 2012/2011 Số tiền (%) 25,28 227.353 17,34 25,32 886 20,38 29,03 553 0,62 25,01 228.792 16,29 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 2010 - 2012 Qua bảng 4.1 ta thấy rõ tổng nguồn vốn qua các năm có mức tăng đáng kể năm 2011 tăng 285.387 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỉ lệ là 25,01%, năm 2012 tăng 228.792 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tỉ lệ là 16,29%. Trong đó nguồn vốn TW chiếm tỉ trọng lớn năm 2011 tăng 264.585 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 227.353 triệu đồng năm 2012 so với năm 2011, tương ứng với tỉ lệ 25,28% và 17,34%. - Nguồn vốn cân đối từ trung ương: Là nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Vì đây là nguồn vốn được Trung ương cấp để dùng vào việc giải ngân cho chương trình Trung ương giao chỉ tiêu thực hiện. Riêng năm 2011 nguồn vốn đã tăng 25,28% so với năm 2010. Để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế của năm 2010 chủ yếu là tạo điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, nên NHCSXH Việt Nam đã tạo điều kiện về vốn với mục tiêu tăng doanh số cho vay các chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở, dân tộc thiểu số theo QĐ 74, thương nhân QĐ 92. Đến năm 2012 thì nguồn vốn này tăng 17,34% so với năm 2011. Do trong năm này doanh số cho vay các chương trình như: cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay dân tộc thiểu số theo QĐ 74 tăng cao nên Trung ương đã xét duyệt cấp thêm vốn cho NH giải ngân, đáp ứng nhu cầu vốn của đối tượng thụ hưởng. - Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất: Qua bảng 4.1 có thể thấy nguồn vốn huy động tại địa phương luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm hàng tháng của người nghèo thông qua Tổ TK&VV và các hộ vay vốn. Sở dĩ có đặc 29 Tỷ lệ điểm này là do nghiệp vụ chính của NHCSXH chi nhánh An Giang là cho vay theo các chương trình mà Trung ương và địa phương giao hỗ trợ cho đối tượng chính sách nên các hình thức huy động vốn của NH chưa đa dạng như các NHTM khác. Để giúp cho người dân thoát nghèo cải thiện đời sống, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, NH đã luôn sát cánh hỗ trợ cho các hộ vay thuộc diện khó khăn thông qua việc tín dụng với lãi xuất cho vay thấp. Vì thế, các chính sách ưu đãi đối với khách hàng đến gửi tiền. Để có nguồn vốn duy trì phục vụ cho việc cấp tín dụng, NH phải tìm và vận động lòng hảo tâm của các tổ kinh tế khác, khuyến khích các NHTM Nhà nước duy trì số dư gửi tại NH. Trong 2011 bối cảnh kinh tế lạc quan, tình hình huy động vốn của chi nhánh trong năm 2011 đạt 4.346 triệu đồng tăng 25,32% so với năm 2010. Bên cạnh đó để tìm nguồn huy động từ các cá nhân, tổ chức kinh tế các NHTM chạy đua về lãi suất huy động và không ngừng đưa ra chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Do mục tiêu hoạt động nên NH không thể chạy đua lãi suất tranh giành vốn nhàn rỗi. Vì thế tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh thấp. Trong những năm trước đây NHCSXH Việt Nam có giao chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm từ người vay, nhưng chi nhánh chưa hoàn thành chỉ tiêu được giao. Đến năm 2012, chi nhánh tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hộ vay gửi tiền tiết kiệm, nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính; đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần giảm nghèo tại địa phương. Vì vậy, tình hình huy động vốn có được cải thiện hơn, nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương bù cấp lãi suất cho chi nhánh năm 2012 tăng 886 triệu đồng so với 2011. - Nguồn vốn ủy thác từ địa phương: Là nguồn vốn do ủy ban tỉnh cấp cho NH dùng vào việc giải ngân các chương trình như: cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay theo chương 2589, cho vay giải quyết việc làm. Nguồn vốn ủy thác tại địa phương của năm 2011 có sự biến động khá lớn tăng 29,03% so với năm 2010. Nhằm tạo điều kiện cho hộ gia đình khó khăn trong cuộc sống do bị di dời, giải tỏa chỗ ở để thực hiện các dự án phúc lợi, công cộng ở địa phương có thể vươn lên từ bằng hoặc cao hơn mức sống trước khi bị di dời, giải tỏa nên UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ chính sách xã hội cho các hộ bị di dời, giải tỏa trên địa bàn thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú. Vì thế, NHCSXH chi nhánh An Giang đã giúp đỡ thông qua hình thức cấp tín dụng đối với các hộ thuộc đối tượng theo QĐ 2589. Để thực hiện tốt công tác này, tỉnh đã chuyển tạm ứng 16.134 triệu đồng để cho vay các hộ di dời giải tỏa theo quyết định 2589/QĐ-UBND 30 tại địa bàn thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú. Năm 2012 vốn ủy thác tại địa phương tiếp tục có tiến độ đi lên tăng 0,62% so với năm trước. Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang từ năm 6/2012 – 6/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6t 2013/ 6t Chỉ tiêu 2012 2012 2013 Vốn cân đối từ TW 794.342 835.319 40.977 5,16% Vốn huy động TW cấp bù 2.798 2.994 196 7,01% lãi suất Vốn ủy thác tại địa phương 57.247 67.126 9.879 17,26% Tổng nguồn vốn 854.387 905.439 51.052 5,98% Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013 Qua bảng 4.2 cho ta thấy nguồn vốn của NH không ngừng tăng trưởng. Nguồn vốn của 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 51.052 triệu đồng đạt 5,98% so với cùng kỳ năm 2012. Nguồn vốn tăng như thế sẽ tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng tín dụng, đó là điều đáng mừng cho các hộ nghèo. - Nguồn vốn cân đối từ trung ương: Luôn là nguồn vốn quan trọng nhất. Ngay từ đầu năm 2013 NHCSXH Việt Nam đã giao kế hoạch tín dụng cho chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn tiền mặt trong triển khai các chương trình tín dụng chính sách. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn đã tăng 40.977 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Phần nào hỗ trợ kịp thời các hoàn cảnh khó khăn đang cần vốn để vươn lên thoát nghèo. - Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất: Sau năm 2012 tình hình vận động người vay gửi tiết kiệm hiệu quả thì bước sang 6 tháng của năm 2013 trên đà ấy nguồn vốn này có hướng tiến triển tốt hơn. Tuy chưa cao nhưng phần nào cho thấy được người vay vốn đã có ý thức hơn trong việc gửi tiền tiết kiệm và cũng phần nào đánh giá được trách nhiệm của NH trong việc phấn đấu tăng nguồn vốn mở rộng cho vay trên địa bàn. - Nguồn vốn ủy thác từ địa phương: UBND tỉnh luôn quan tâm đến đời sống hộ nghèo luôn cấp nguồn vốn kịp thời cho NH để giải ngân hỗ trợ cho người đi xuất khẩu lao động cũng như các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa giúp đời sống người nghèo ổn định công việc, nơi ở từ đó an tâm cố gắng kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn đã đạt 67.126 triệu đồng tăng 17,26% so với cùng kỳ năm 2012. * Tóm lại: Ba năm gần đây cũng như 6 tháng đầu năm 2013, tuy nguồn vốn của chi nhánh ngày càng lớn mạnh nhưng nguồn vốn huy động tại địa phương 31 luôn chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Vì vậy, nguồn vốn cho vay không ổn định, ngân hàng không thể tạo lập được nguồn vốn cho vay tại chi nhánh. Để hỗ trợ hoạt động của NHCSXH chi nhánh An Giang, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và vốn ủy thác tại địa phương là kênh cung cấp vốn chủ đạo cho chi nhánh thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng chính sách cũng như đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của NHCSXH chi nhánh An Giang. Tuy nhiên, nguồn vốn mà Ngân sách Nhà nước cấp vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn kế hoạch của các chương trình an sinh xã hội do Nhà nước giao cho NHCSXH chi nhánh An Giang thực hiện. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, vấn đề an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng nên việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. 4.1.2 Tình hình thu lãi của NHCSXH Chi nhánh An Giang Bảng 4.3 Tình hình thu lãi của NHCSXH chi nhánh An Giang từ năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Kế hoạch thu lãi Số tiền lãi thu được Tỷ lệ thu lãi so với kế hoạch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 41.083 51.344 57.961 24,98% 12,89% 47.207 68.747 77.842 45,63% 13,23% 114,91% 133,89% 134,30% 18,98% 0,41% Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 2010-2012 Nhìn chung tình hình thu lãi qua các năm đều tăng cao, năm 2010 sau khi thực hiện các chỉ đạo của các cấp, mọi người đã thực hiện tốt công tác ngăn ngừa dịch bệnh và phòng chống lũ năm 2009, từ đó làm cho việc thu lãi năm 2010 đạt tỷ lệ là 114,91% so với kế hoạch được giao. Với sự cố gắng của các cán bộ tín dụng, hội đoàn thể và tổ trưởng Tổ TK&VV trong công tác thu lãi, nên số tiền lãi thu được 2 năm kế tiếp đều tăng và tỷ lệ tăng lần lượt 133,89% và 134,30%. Cho thấy đời sống của nhân dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo có những bước phát triển, cuộc sống ổn định, an cư lạc nghiệp nên hộ vay dần dần đóng lãi đều cho ngân hàng. 32 Bảng 4.4 Tình hình thu lãi của NHCSXH chi nhánh An Giang 6/2012 6/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 29.325 41.453 Chênh lệch 6t 2013/ 6t 2012 41,36 % 38.421 55.764 45,14 % 131% 135% 3,51 % 6/2012 Kế hoạch thu lãi Số tiền lãi thu được Tỷ lệ thu lãi so với kế hoạch 6/2013 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013 Dù kế hoạch thu lãi năm sau cao hơn năm trước nhưng điều đáng ghi nhận là số tiền lãi thu được luôn cao hơn kế hoạch đề ra. Nhờ sự cố gắng của cán bộ tín dụng, hội đoàn thể và tổ trưởng Tổ TK&VV trong công tác thu lãi, bên cạnh đó các món vay của chương trình học sinh - sinh viên trong thời gian đến hạn người vay tự nguyện trả lãi trước thời hạn vì thế tình hình thu lãi vào 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012 là 3,51%, tuy tăng không cao nhưng phần nào cho thấy được ý thức trả nợ của người dân cũng như công tác vận động có hiệu quả, phần nào hạn chế được nợ quá hạn. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC DOANH SỐ LIÊN QUAN CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay 4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay từ năm 2010-6/2013 72.263 80.000 70.000 65.696 53.044 60.000 50.000 Doanh số cho vay (Triệu đồng) 40.000 30.000 20.000 10.000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 2010 - 2012 Hình 4.1 Doanh số cho vay từ năm 2010 – 2012 33 Qua hình 4.1 cho ta thấy doanh số cho vay hộ nghèo qua các năm tăng giảm không đều. Cụ thể doanh số cho vay năm 2010 là 65.696 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số cho vay chương trình hộ nghèo được chú trọng, ngân hàng đã tích cực bổ sung vốn vay để giúp đỡ vốn làm ăn cho các hộ vay vì thế doanh số cho vay tăng đạt 72.263 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9,99% so với năm 2010 và năm 2012 giảm còn 53.044 triệu đồng với tỷ lệ giảm so với năm 2011 là 26,60% nguyên nhân sụt giảm là vì hiện nay ngân hàng tập trung vốn vào các chương trình mà chủ trương của Chính Phủ giao cho, hiện nay nguồn vốn cho vay hộ nghèo chỉ quay vòng vốn chứ không bổ sung hay tăng vốn như cho vay hộ nghèo về nhà ở, HSSV, hộ DTTS đặc biệt khó khăn. 34.237 35.000 34.000 33.000 32.000 Doanh số cho vay (Triệu đồng) 30.652 31.000 30.000 29.000 28.000 Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ tín dụng 6/2010, 6/2013 Hình 4.2 Doanh số cho vay 6/2012 - 6/2013 Trong 6 tháng đầu năm 2013 từ nguồn vốn quay vòng trong chương trình hộ nghèo tăng, ngân hàng chủ trương chuyển nguồn vốn vay đến hộ nghèo giúp hộ vay có vốn để kinh doanh sản xuất chính vì thế doanh số cho vay có hướng tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 34.237 triệu đồng trong khi 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 30.652 triệu đồng. 34 4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn vay từ năm 2010 – 6/2013 Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Doanh số cho vay Chênh lệch 2011/2010 Thời hạn 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 13.729 10.078 25.213 (3.651) (26,59) 15.135 150,17 Trung và dài hạn 58.531 42.963 72.104 (15.568) (26,60) 29.141 67,93 72.260 53.041 97.317 (19.219) (26,60) 44.276 83,47 Tổng Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 2010-2012 Dựa vào bảng 4.5 ta có thể thấy được sự tăng giảm của doanh số cho vay, tình hình cho vay theo thời hạn của món vay trung và dài hạn chiếm cao hơn cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay. Vì mục đích của ngân hàng là xóa đói, giảm nghèo nên thời gian vay đến khi trả nợ dài hơn so với các ngân hàng khác. Năm 2011, doanh số cho vay giảm với số tiền giảm 19.219 triệu đồng so với năm 2010. Trong năm 2011, tình hình kinh tế của các hộ vay tiến triển tốt. Phần lớn các hộ vay sử dụng vốn để mở rộng mô hình kinh doanh hiện có, một số hộ lại lựa chọn mô hình kinh doanh mới, hoặc trong chăn nuôi có hộ đã thử nghiệm đổi mới con giống và đạt hiệu quả khả quan, có hộ đã vươn lên thoát nghèo. Năm 2012, các hộ nghèo rơi vào tình trạng thiên tai, chăn nuôi bị dịch bệnh làm cho đời sống hộ nghèo khó khăn lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, năm 2012 NH đã tăng cường vốn vay nhằm giúp hộ vay khắc phục khó khăn cũng như giúp hộ vay yên tâm sản xuất, làm ăn, ổn định cuộc sống. Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thời hạn 6/2012 - 6/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng Doanh số cho vay 6/2012 6/2013 12.784 14.534 40.271 45.781 53.055 57.315 Chênh lệch 6t 2013/6t 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 1.750 13,69 5.510 13,68 4.260 8,03 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013 Qua bảng 4.6 tổng doanh số cho vay tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 và phần tăng này ảnh hưởng bởi cho vay trung và dài hạn. Trong đó, cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.750 triệu đồng, cho vay trung và dài 35 hạn tăng 5.510 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 và tỷ lệ tăng tương đương nhau 13,69% và 13,68 % nhưng do mục đích cho vay của NH là tạo điều kiện vốn để hộ vay sản xuất vì thế cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm ưu thế và có sức ảnh hưởng quan trọng đến tổng doanh số cho vay. 4.2.1.3 Phân tích doanh số cho vay theo địa bàn từ năm 2010 – 6/2013 Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo địa bàn từ 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Doanh số cho vay Huyện, Thị, Thành Khu vực đồng bằng Long Xuyên Châu Thành Châu Phú Thoại Sơn Khu vực cù lao Chợ Mới Phú Tân Tân Châu An Phú Khu vực vùng núi Tịnh Biên Tri Tôn Châu Đốc Tổng 2010 2011 2012 27.024 22.621 32.817 7.175 2.474 7.056 7.474 12.205 4.689 2.152 8.104 10.557 5.518 7.631 7.463 21.873 14.804 35.532 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền (%) (%) (4.403) (16,29) 10.196 45,07 (4.701) (65,52) 3.044 123,04 4.731 63.30 418 5,92 (2.537) (54,11) 5.479 254,60 2.453 30,27 (3.094) (29,31) (7.069) (32,32) 20.728 140,02 6.360 18.249 2.726 6.488 4.929 7.155 789 3.640 1.450 29,53 (5.481) (66,78) 191 4,03 (3.229) (80,36) 11.889 3.762 2.226 2.851 186,93 138 45,16 361,34 23.363 15.616 28.968 (7.747) (33,16) 13.352 85,50 10.675 5.718 11.934 5.834 7.527 10.844 6.854 2.371 6.190 72.260 53.041 97.317 (4.957) (46,44) 1.693 29,02 (4.483) (65,41) (19.219) (26,60) 6.216 3.317 3.819 44.276 108,71 44,0 161,07 83,48 4.910 8.207 4.738 4.018 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 2010 - 2012 Qua bảng 4.7 cho thấy doanh số cho vay ở các huyện qua các năm tăng giảm không đều nhau, nhìn chung ở nhiều huyện doanh số cho vay giảm từ năm 2010 đến năm 2011, nhưng lại tăng từ năm 2011 đến năm 2012. Trong đó các huyện có doanh số cho vay cao trong năm 2012 là Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, Châu Thành. Các huyện có doanh số cho vay thấp trong năm 2012 là Long Xuyên, An Phú, Châu Đốc, Châu Phú, Thoại Sơn, Phú Tân, Tân Châu. Và trong năm 2012 huyện có doanh số cho vay cao nhất là Chợ Mới với doanh số cho vay là 18.249 triệu đồng và huyện có doanh số cho vay thấp nhất là An Phú với doanh số cho vay là 3.640 triệu đồng. Năm 2011 doanh số cho 36 vay giảm so với các năm 2010, 2012. Vì năm 2011 ngân hàng tập trung thu hồi nợ, năm 2010 cho vay vượt chỉ tiêu được giao và đến năm 2011 thì số hộ vay vốn nhiều hơn số hộ nghèo thực tế nên ngân hàng phải giữ dư nợ cân bằng với năm trước vì vậy doanh số cho vay giảm trong năm 2011. Đến năm 2012 thì doanh số cho vay đạt khá cao so với năm 2010 và năm 2011 cho thấy sự hỗ trợ về vốn đối với các hộ vay trong năm 2012 là rất tốt, hỗ trợ kịp thời về vốn phục vụ cho hộ vay sản xuất kinh doanh cải thiện kinh tế gia đình. * Khu vực đồng bằng: Khu vực đồng bằng gồm các huyện Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn. Đa số người dân sản xuất kinh doanh, mua bán nhỏ lẻ, trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu nên cần những nguồn vốn vay để cải thiện kinh tế gia đình. Đặc biệt doanh số cho vay trong năm 2012 của các huyện trong khu vực có xu hướng tăng lên thì huyện Thoại Sơn lại giảm về doanh số cho vay, năm 2011 là 10.557 triệu đồng giảm còn năm 2012 là 7.463 triệu đồng. Vì trong năm 2011 được chính quyền quan tâm đến vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo được chú trọng người dân của huyện Thoại Sơn phát triển kinh tế. Cũng vì Thoại Sơn là một trong các huyện có số hộ nghèo khá cao, là vùng hay gặp phải thiên tai dịch bệnh, người dân phải làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày không có việc làm ổn định nên ngân hàng đã mở rộng tăng trưởng tín dụng tại Thoại Sơn để giải quyết vấn đề trên. Thoại Sơn đã phát triển được các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi. Đời sống của nhân dân huyện Thoại Sơn được cải thiện từ đó doanh số cho vay năm 2012 giảm so với năm 2011. * Khu vực cù lao: Từ bảng số liệu 4.7 cho thấy doanh số cho vay các huyện ở khu vực cù lao như Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân, An Phú có xu hướng tăng manh trong 2012. Huyện Chợ Mới có doanh số cho vay trong năm 2012 tăng trưởng mạnh và cao nhất trong khu vực, do đa số người dân nơi đây sống bằng ngành nghề khác nhau như làm ruộng, làm mộc, trồng rẫy nhưng nổi bật nhất là nghề làm mộc, nhiều hộ dân có tay nghề nhưng không có vốn và đa số là hộ nghèo đi làm thuê, làm mướn kiếm sống, không thể mở các cơ sở sản xuất mà chỉ làm gia công tại nhà, thiếu công cụ lao động để hỗ trợ phát triển làng nghề, cải thiện cuộc sống. Vì vậy trong năm 2012 doanh số cho vay của huyện Chợ Mới tăng cao 18.249 triệu đồng, tăng 186,93% so với năm 2011. * Khu vực miền núi: Khu vực miền núi là khu vực có hộ nghèo khá cao, đa số là người dân tộc thiểu số và tập trung đông ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, đặc biệt huyện Tri Tôn tăng trưởng mạnh về doanh số cho vay trong 3 năm liền từ năm 2010 đến 2012, nguyên nhân là cuối năm 2010 thì tình hình kinh tế của huyện chịu ảnh hưởng của đợt dịch bệnh, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm rơi vào tình trạng mất vốn sản xuất nên cần nguồn vốn ưu đãi của 37 ngân hàng để khôi phục lại kinh tế gia đình, phát triển sản xuất, vì vậy 3 năm liền doanh số cho vay của huyện Tri Tôn đều tăng cao và năm 2012 đạt doanh số là 10.844 triệu đồng đứng thứ hai sau huyện Tịnh Biên là 11.934 triệu đồng, do huyện Tịnh Biên có số hộ nghèo và dân tộc thiểu số khá cao nên chính phủ tập trung vốn vào các đối tượng chính sách là dân tộc thiểu số nghèo hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ nhà ở, để yên tâm phát triển sản xuất nên doanh số cho vay của huyện cao, đạt tỷ lệ tăng 108,71% so với năm 2011. Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo địa bàn 6/2012 - 6/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Huyện, Thị, Thành Doanh số cho vay 6/2012 Khu vực đồng bằng Long Xuyên Châu Thành Châu Phú Thoại Sơn Khu vực cù lao Chợ Mới Phú Tân Tân Châu An Phú Khu vực miền núi 6/2013 Chênh lệch 6t 2013/6t 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 15.612 2.864 5.432 3.732 3.584 17.254 8.436 3.257 3.654 1.907 12.223 2.725 2.531 3.489 3.478 18.479 9.841 3.142 3.642 1.854 (3.389) (139) (2.901) (243) (106) 1.225 1.405 (115) (12) (53) (21,71) (4,85) (53,41) (6,51) (2,96) 7,10 16,65 (3,53) (0,33) (2,78) 14.020 9.921 (4.099) (77) Tịnh Biên 5.794 4.034 (1.760) (30,38) Tri Tôn 5.321 3.184 (2.137) (40,16) Châu Đốc 2.905 2.703 (202) (6,95) 46.886 40.623 (2.874) (70) Tổng Nguồn: Phòng kế hoạch – Ngiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013 Chương trình cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình trọng tâm thực hiện xoá đói giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Trong những năm gần đây, nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi này mà nhiều hộ vay vốn trên địa bàn đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Vì thế chi nhánh không ngừng mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con trong tỉnh. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay chương trình hộ nghèo có xu hướng giảm lại, chỉ có một số huyện có mức tăng trưởng tín dụng chương trình này. Điều đó cho thấy, quy mô của chương trình không được mở rộng.Cụ thể: 38 * Khu vực đồng bằng: Đầu năm 2013, tình hình kinh tế của các huyện trong khu vực có bước tiến triển mới, các ngành chức năng rà soát lại thu nhập của người dân trong huyện thì nhận thấy số hộ thuộc đối tượng vay vốn không nhiều như năm trước. Qua bảng 4.10 hầu hết doanh số cho vay của các huyện đều giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 trong đó Châu Thành là huyện có doanh số cho vay giảm nhiều nhất giảm 2.901 triệu đồng. * Khu vực cù lao: Để tạo sự chuyển biến nhanh về phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện, tiến tới phát triển hài hòa giữa các vùng nông thôn trong tỉnh thì tín dụng ưu đãi hộ nghèo là chương trình hỗ trợ đem lại kết quả khả quan... Nhận thấy tầm quan trọng đó, NHCSXH An Giang đã hỗ trợ đồng vốn cho bà con có điều kiện chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ cải thiện kinh tế gia đình... Qua bảng 4.8 ta thấy Chợ Mới là huyện có doanh số cho vay cao nhất năm 2012 đạt 9.841 triệu đồng. Bên cạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội, việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công cũng đang được huyện quan tâm. * Khu vực vùng núi: Các huyện vùng núi thường đông các đồng bào dân tộc thiểu số nên năm 2013 các huyện tập trung cho vay theo QĐ 74 của Chính phủ, đề án 25 của UBND tỉnh An Giang về một số chính sách giải quyết nhà ở và chuyển đổi ngành nghề cho đồng bào dân tộc Khơ-me nghèo đặc biệt khó khăn. Vì thế, trong năm 2013 các huyện không có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho chương trình hộ nghèo. Với nguyên nhân kể trên đã góp phần làm cho doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 9.921 triệu đồng giảm 4.099 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ từ năm 2010-6/2013 60.000 53.394 50.000 40.000 42.245 35.429 Doanh số thu nợ (Triệu đồng) 30.000 20.000 10.000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 2010-2012 Hình 4.3 Doanh số thu nợ từ năm 2010 – 2012 39 Trong hoạt động cho vay thì doanh số thu nợ là rất quan trọng nó cho ta biết được chất lượng tín dụng của ngân hàng và nhìn vào hình 4.3 ta thấy tình hình thu nợ có những bước phát triển tốt, do tình hình kinh tế hiện nay nên nhiều hộ vay đã phát triển được kinh tế hộ gia đình và có trách nhiệm trả nợ đối với ngân hàng. Vì thế, doanh số thu nợ cũng từng bước tăng lên qua các năm. Đó là điều mà ngân hàng luôn mong muốn để có thêm vốn quay vòng cho các hộ cần vốn khác để phát triển kinh tế. Cụ thể trong năm 2010 thì doanh số thu nợ đạt 35.429 triệu đồng sang năm 2011 thì doanh số thu nợ đạt 42.245 triệu đồng tăng với tỷ lệ là 19,24% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì doanh số thu nợ đạt 53.394 triệu đồng với tỷ lệ tăng so với 2011 là 26,39%. Nhìn lại thành quả đạt được, ngoài thực hiện tốt các nghiệp vụ tín dụng được giao, thì sự nổ lực chung của toàn thể cán bộ ngân hàng, các hội đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương, cấp xã... cũng đã góp phần nâng cao nguồn vốn cho vay, chính vì thế mà chất lượng tín dụng tại ngân hàng ngày một tăng cao. 30.875 31.000 30.000 29.000 28.000 Doanh số thu nợ (Triệu đồng) 27.453 27.000 26.000 25.000 6/2012 6/2013 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013 Hình 4.4 Doanh số thu nợ từ năm 6/2010 – 6/2013 Doanh số thu nợ 6 tháng năm 2013 có phần khởi sắc với con số đạt được là 30.875 triệu đồng, trong khi 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 27.453 triệu đồng đã tăng 3.422 triệu đồng điều này giúp cho việc quay vòng vốn của NH diễn ra tốt hơn làm cho cơ hội được vay vốn của các hộ nghèo khác cao hơn. 40 4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo địa bàn từ năm 2010 – 6/2013 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo địa bàn từ năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Doanh số thu nợ Huyện, Thị, Thành Khu vực đồng bằng Long Xuyên Châu Thành Châu Phú Thoại Sơn Khu vực cù lao Chợ Mới Phú Tân Tân Châu An Phú Khu vực miền núi Tịnh Biên Tri Tôn Châu Đốc Tổng 2010 2011 2012 14.994 23.532 27.876 4.731 3.922 1.485 4.856 11.658 2.342 5.632 2.171 1.513 15.592 7.940 3.027 4.625 42.244 3.515 7.550 2.155 10.314 14.432 6.359 2.506 4.793 774 15.429 5.387 7.666 2.376 53.395 5.668 11.261 6.545 4.402 28.928 16.174 4.412 6.197 2.145 25.032 10.461 9.886 4.685 81.836 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền (%) (%) 8.538 56,94 4.344 (1.216) 3.628 670 5.458 2.774 4.017 (3.126) 2.622 (739) (163) (2.553) 4.639 (2.249) 11.151 (25,70) 92,50 45,12 112,40 23,79 171,52 (55,50) 120,77 (48,84) (1,05) (32,15) 153,25 (48,63) 26,40 2.153 3.711 4.390 (5.912) 14.496 9.815 1.906 1.404 1.371 9.603 5.074 2.220 2.309 28.441 18,46 61,25 49,15 203,7 (57,32) 100,4 154,35 76,06 29,29 177,13 62,24 94,18 28,96 97,18 53,26 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng từ 2010-2012 Tình hình thu nợ qua các năm tại các địa bàn từ bảng 4.9 cho thấy doanh số thu nợ tăng giảm không đều ở các huyện, thị, thành. Cụ thể doanh số thu nợ tăng trong năm 2011, nguyên nhân tăng là do chi nhánh không được giao vốn tăng trưởng mà phải tập trung thu hồi nợ để cho vay quay vòng. Nhìn chung thì ở một số huyện như Tịnh Biên, Châu Thành, Chợ Mới có doanh số thu nợ cao trong năm 2012 do doanh số cho vay cao. Có một số huyện có doanh số thu nợ khá thấp như Thoại Sơn, An Phú, Phú Tân, Châu Đốc. Doanh số thu nợ ở một số nơi tăng và một số nơi giảm cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng có những bước phát triển nhưng cần nâng cao hơn nữa công tác thu nợ vay, đảm bảo nguồn vốn vay luôn đủ để luân chuyển vốn một cách tốt nhất tới các huyện để phân đều nguồn vốn vay cho các hộ nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì chủ yếu các hộ vay phân bố trên các địa bàn thường làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp nên cần phải tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, hòa nhập xã hội, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời ý thức trả nợ của các hộ vay cũng được nâng cao công tác tín dụng vốn quay vòng hàng năm tăng để giúp 41 cho nhiều hộ nghèo mới được tiếp cận vốn vay để sản xuất, kinh doanh ổn định đời sống kinh tế hộ gia đình và tích lũy vốn để trả nợ ngân hàng sau này. * Khu vực đồng bằng: Qua bảng số liệu 4.9 nhìn chung các huyện đều tăng doanh số thu nợ, nhưng năm 2012 doanh số thu nợ của huyện Thoại Sơn lại giảm nhanh so với năm 2011 với tỷ lệ giảm là 57,32%. Huyện Châu Thành có doanh số cho vay cao nhất năm 2012 với doanh số là 11.261 triệu đồng với tỷ lệ tăng so với năm 2011 là 49,15%, cho thấy điều kiện kinh tế của huyện từng bước được cải thiện các hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, các làng nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi phát triển mạnh, các hộ dân ổn định cuộc sống và nhận thức trả nợ của hộ vay ngày một tốt hơn. Vì vậy doanh số cho vay trong khu vực đồng bằng có xu hướng tăng qua các năm. * Khu vực cù lao: Doanh số thu nợ khu vực cù lao trong năm 2012 qua bảng 4.9 có thể thấy doanh số thu nợ của Chợ Mới tăng cao so với các huyện cùng khu vực cũng như toàn chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2012 thì doanh số thu nợ của huyện Chợ Mới tăng trưởng đáng kể, các hộ dân nơi đây đã có gia đình vượt lên thoát nghèo và nhờ sự đôn đốc của các tổ trưởng Tổ TK&VV cũng như các hội đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương đã vận động nâng cao nhận thức trả nợ ngân hàng của các hộ vay, cho thấy rằng công tác vận động tuyên truyền nhận thức trả nợ của Chợ Mới là rất tốt. * Khu vực miền núi: Khu vực vùng núi là khu vực khó thu hồi nợ nhất, đa số các hộ dân đều là dân tộc thiểu số nghèo, ta có thể thấy trong năm 2011 thì hai huyện Tịnh Biên, Châu Đốc có doanh số cho vay giảm so với năm 2010, với tỷ lệ giảm là 32,15% đối với Tịnh Biên và 48,63% đối với huyện Châu Đốc, điều đó cho thấy trong năm 2011 đời sống nhân dân chưa được cải thiện và chưa nâng cao nhận thức việc trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2012 việc thu hồi nợ trong khu vực đều tăng. Và năm 2012 huyện có doanh số thu hồi nợ cao nhất trong khu vực là huyện Tịnh Biên với doanh số là 10.461 triệu đồng, tỷ lệ tăng so với năm 2011 là 94,18%. Do điều kiện kinh tế phát triển nhiều hộ dân nghèo của huyện đã áp dụng mô hình nuôi gà sinh thái trên các sườn đồi, triền núi, dưới tán rừng,... tạo cho nguồn thu nhập của các hộ dân được ổn định, cải thiện được kinh tế gia đình. 42 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo địa bàn 6/2012- 6/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Huyện, Thị, Thành Khu vực đồng bằng Long Xuyên Châu Thành Châu Phú Thoại Sơn Khu vực cù lao Chợ Mới Phú Tân Tân Châu An Phú Khu vực miền núi Tịnh Biên Tri Tôn Châu Đốc Tổng Doanh số thu nợ 6/2012 6/2013 Chênh lệch 6t 2013/6t 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 13.847 15.298 1.451 10,48 2.901 5.534 3.125 2.287 3.678 5.685 3.567 2.368 777 151 442 81 26,78 2,73 14,14 3,54 14.876 15.949 1.073 7,2 8.054 2.156 3.412 1.254 8.512 2.276 3.723 1.438 458 120 311 184 5,69 5,57 9,11 14,67 12.779 13.734 955 7,47 5.312 5.091 2.376 41.502 5.857 5.321 2.556 44.981 545 230 180 3.479 10,26 4,52 7,58 8,38 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013 Trong 6 tháng đầu năm 2013 công tác cho vay ủy thác qua hội đoàn thể ngày càng gia tăng, về mặt chất lượng của các món vay có phần được nâng lên so với 6 tháng đầu năm 2012. Vì vậy, doanh số thu nợ của 6 tháng đầu năm 2013 đạt 44.981 triệu đồng tăng 8,38 % so với cùng kỳ năm 2012. * Khu vực đồng bằng: Qua bảng 4.10 doanh số thu nợ đạt 13.847 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này tăng 1.451 triệu đồng. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy đồng vốn cho vay hộ nghèo được bà con sử dụng hiệu quả nên doanh số thu nợ tăng, giảm thiểu được rủi ro, tránh phát sinh nợ quá hạn. Trong đó, Long Xuyên chiếm tỷ lệ cao so với các huyện khác tỷ lệ tăng là 26,78%. Nguyên nhân là do trước đây huyện đã vay trung hạn để phát triển làng nghề thủ công. Đến nay nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi một số hộ làng nghề đã không ngừng phát triển cải thiện thu nhập các hộ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo khá nhiều, đời sống người dân được cải thiện. Bên cạnh những thành công của làng nghề tiểu thủ công thì không ít bà con nông dân nuôi lươn đầu năm 2013 trúng giá. Vì thế tình hình kinh tế của bà con trong huyện được cải thiện rất nhiều, không ít hộ vay nhờ vào nguồn 43 vốn tín dụng ưu đãi của NH đã vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, công tác thu nợ ở huyện có diễn biến tốt hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. * Khu vực cù lao: Nhờ vào nguồn vốn của NH nhiều hộ nghèo đã mạnh dạn mở rộng mô hình kinh doanh hiện có, từ đó tạo được thu nhập nhiều hơn trước, cuộc sống dần ổn định. Hộ vay chủ động trả nợ đúng hạn giúp cho doanh số thu nợ của khu vực tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ 2012 là 1.073 triệu đồng. * Khu vực miền núi: Doanh số của khu vực này có xu hướng tăng. Trong đó, Tịnh Biên nằm trong nhóm huyện nghèo nhất tỉnh An Giang nên doanh số cho vay chương trình hộ nghèo luôn đạt ở mức cao.Với mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân vùng biên, công tác xóa đói giảm nghèo đã mang lại nhiều kết quả nổi bật, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm của Tịnh Biên đạt 5.857 triệu đồng tăng 10,26% đứng đầu các huyện trong khu vực. 4.3 ĐÁNH GIÁ DOANH SỐ NỢ QUÁ HẠN 30.000 25.764 25.000 20.000 15.944 14.337 Nợ quá hạn (Triệu đồng) 15.000 10.000 5.000 0 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 2010-2012 Hình 4.5 Tình hình nợ quá hạn từ năm 2010 – 2012 Qua hình 4.5 cho thấy tình hình thu nợ quá hạn tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể trong năm 2010 thì nợ quá hạn là 15.994 triệu đồng, sang năm 2011 thì nợ quá hạn giảm 1.657 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 10,36%. Đến năm 2012 thì tình hình thu nợ quá hạn càng trở nên xấu đi, nợ quá hạn tăng lên 25.764 triệu đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác cho vay và thu hồi nợ. Cho dù cán bộ tín dụng có kinh nghiệm chuyên môn nhưng cũng không thể giải bài toán khó về nợ quá hạn được, tình hình hiện nay là cố gắng 44 giảm thiểu nợ quá hạn gia tăng. Nguyên nhân khách quan như gặp thiên tai lũ lụt, sản xuất kinh doanh khó khăn, trồng trọt, chăn nuôi bị mất giá sản phẩm đã dẫn đến thu nhập của các hộ vay giảm sút không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân chủ quan từ người vay thiếu ý thức trả nợ, làm cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nên các năm qua nợ quá hạn có xu hưóng tăng lên. 15.749 16.000 15.500 15.000 14.500 14.000 Nợ quá hạn (Triệu đồng) 13.763 13.500 13.000 12.500 06/2012 06/2013 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 6/2012 – 6/2013 Hình 4.6 Tình hình nợ quá hạn 6/2012 – 6/2013 Nợ quá hạn luôn là vấn đề nan giải cho NH, ngoài những hộ luôn luôn chấp hành quy định của NH trả nợ đúng hạn thì bên cạnh đó vẫn có một bộ phận không ý thức được phần nợ đang thiếu mà ỷ lại xem đó là tiền của Nhà nước mà không lo trả nợ. Họ không nhận thức được đây là vốn NH hỗ trợ để người nghèo có vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi chứ không phải là tiền cứu trợ chỉ nhận mà không hoàn lại. Ngoài ra còn do những nguyên nhân khách quan khác là người dân làm ăn thô lỗ, dịch bệnh, lũ lụt làm thiệt hại tài sản nên không có khả năng trả nợ làm cho nợ quá hạn lại tiếp tục tăng, tỷ lệ tăng 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ 2012 là 14,43%. 45 4.4 ĐÁNH GIÁ DƯ NỢ 410.000 405.000 400.000 395.000 390.000 385.000 380.000 375.000 370.000 365.000 360.000 406.763 406.612 Dư nợ (Triệu đồng) 376.745 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ tín dụng 2010-2012 Hình 4.7 Tình hình dư nợ từ năm 2010 – 2012 Từ hình 4.7 cho thấy dư nợ của hoạt động cho vay hộ nghèo tăng giảm không đều cụ thể trong năm 2010 thì tổng dư nợ của chương trình là 376.745 triệu đồng. Sang năm 2011 thì tổng dư nợ tăng 406.763 triệu đồng, với mức tăng là 30.018 triệu đồng so với năm 2010. Trong năm 2012 thì tổng dư nợ giảm còn 406.612 triệu đồng, với mức giảm là 151 triệu đồng. Cho thấy các vấn đề mà người dân phải chịu trong năm 2011 đã được khắc phục bằng nổ lực của các cán bộ tín dụng cũng như các hội đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương, đã nắm rõ nguyện vọng vay vốn của từng hộ bằng cách huy động vốn từ Trung ương, địa phương, để từ đó mà thu nợ và quay vòng nguồn vốn hiện có để tiếp tục quay vòng vốn cho vay hộ nghèo khác. 46 236.000 234.000 232.000 230.000 228.000 226.000 224.000 222.000 220.000 218.000 216.000 214.000 234.568 221.591 06/2012 Dư nợ (Triệu đồng) 06/2013 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 6/2012, 6/2013 Hình 4.8 Tình hình dư nợ 6/2012 – 6/2013 NH quan tâm nhiều đến công tác thu hồi nợ đến hạn nên doanh số thu nợ vượt hơn doanh số cho vay. Vì thế, dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 có giảm so với cùng kỳ 2012 mức giảm là 12.977 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 5,53%. Chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng cao nên doanh số thu nợ đã bắt kịp tốc độ cho vay, được như thế mới có thể hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, do khi tín dụng tăng trưởng càng nhiều rủi ro tín dụng càng cao. 4.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ Bên cạnh mở rộng tín dụng thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng là vấn đề cần quan tâm. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động mang nhiều rủi ro, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá được hiệu quả tín dụng ngoài việc phân tích sự tăng trưởng về quy mô tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng sẽ giúp cho chúng ta đánh giá hoạt động quan trọng này dược chính xác hơn, sau đây là các bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: 47 Bảng 4.11 Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo 2010 – 6/2013 Khoản mục Tổng vốn huy động Tổng nguồn vốn Tổng dư nợ Nợ quá hạn Doanh số thu nợ Doanh số cho vay Dư nợ bình quân Tổng VHĐ/ Tổng NV Tổng DN/Tổng NV NQH/ Tổng DN Hệ số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị tính Năm 2011 2010 2012 Triệu đồng 4.360 4.346 5.782 Triệu đồng 1.118.877 1.404.264 1.633.056 Triệu đồng 376.745 406.763 406.413 Triệu đồng 15.944 14.337 25.764 Triệu đồng 35.429 42.245 53.394 Triệu đồng 65.696 72.263 53.044 Triệu đồng 361.611 391.754 406.588 % 0,39 0,31 0,35 % 33,67 28,97 24,89 % 4,23 3,52 6,34 lần 0,54 0,58 1,01 vòng 0,09 0,11 0,13 6 tháng đầu năm 2012 2013 2.765 854.387 234.568 13.763 27.453 30.652 208.643 0,32 27,45 5,87 0,89 2.964 905.439 221.591 15.749 30.875 34.237 217.659 0,33 24,47 7.11 0,90 0,13 0,14 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 2010 - 6/2013 4.5.1 Tổng VHĐ/Tổng nguồn vốn Qua bảng số liệu 4.11 cho thấy chỉ tiêu tổng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của chi nhánh không cao và diễn biến tăng giảm không ổn định qua từng năm. Chỉ số này cho thấy chi nhánh chưa chủ động nguồn vốn và công tác huy động tiền gửi từ thị trường chưa đạt hiệu quả. Do phương châm hoạt động của chi nhánh không vì mục đích lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu vốn cho đối tượng chính sách. Vì thế, lãi suất cho vay rất thấp nên hình thức huy động vốn cũng như chính sách lãi suất áp dụng cho tiền gửi không hấp dẫn và đa dạng như các ngân hàng thương mại. Đặc biệt, trong những năm gần đây hầu hết các ngân hàng đều cần nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế nên họ luôn đưa ra nhiều chính sách thu hút vốn. Vì vậy, chi nhánh luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi. Tuy nhiên, trong năm 2012 chỉ tiêu này tăng trở lại, cũng như 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với cùng kỳ 2012 cho thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh có chuyển biến tốt hơn nhưng nguồn vốn chi nhánh huy động được chủ yếu là tiền gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn nên mức ổn định trong vốn huy động còn bấp bênh. Vì thế, để có nguồn vốn ổn định trong thời gian sắp tới, chi nhánh cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác huy động vốn, đa dạng hóa hình thức huy động để thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, cho vay trung hạn luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay nên chi nhánh cần gia tăng huy động nguồn vốn trung hạn, để có thể chủ động hơn trong việc cấp tín dụng trung hạn. 48 4.5.2 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của chi nhánh, nó thể hiện chi nhánh có tập trung nguồn vốn vào chương trình cho vay hộ nghèo hay không. Nếu chỉ tiêu này càng cao cho thấy chi nhánh tập trung vào chương trình cho vay hộ nghèo càng nhiều. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này có xu hướng ngày càng giảm chứng tỏ chi nhánh ít tập trung nguồn vốn vào chương trình cho vay này. Nhìn vào bảng chỉ tiêu cho thấy trong 3 năm gần đây, chỉ tiêu này càng giảm dần và 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm so với cùng kỳ 2012. Điều đó chứng tỏ quy mô cho vay chương trình hộ nghèo không được mở rộng. Trong những năm qua, để thực hiện tốt nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống của đối tượng chính sách nên nhiều chương trình cho vay ưu đãi đối tượng chính sách lần lượt ra đời, nhưng nguồn vốn của chi nhánh còn hạn chế so với nhu cầu vốn của bà con. Vì vậy, để giải quyết những khó khăn của hộ nghèo, phù hợp với tình hình kinh tế của từng năm Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang phải tập trung cho vay các chương trình trọng điểm mà tỉnh và hội sở giao chỉ tiêu tăng trưởng nên nguồn vốn để giải ngân cho chương cho vay hộ nghèo giảm lại so với những năm trước đây. 4.5.3 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh gía chất lượng tín dụng và đo lường rủi ro. Theo quy định của NHNN Việt Nam thì tỷ lệ này không được vượt quá 5%. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh trong ba năm 2010, 2011, 2012 đang tăng dần, cho thấy chất lượng tín dụng đang có xu hướng giảm xuống. Đặc biệt trong năm 2012 đạt 6,34 % chỉ tiêu này vượt mức cho phép của NHNH Việt Nam. Trong 6 tháng 2012 tình hình vượt chỉ tiêu này đã diễn ra đạt 5,87% và tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 7,11% nguyên nhân là do các món nợ bàn giao trước đây khó thu hồi, nhưng NHCSXH Việt Nam vẫn chưa đưa ra hướng xử lý cho chi nhánh nên tình hình nợ quá hạn tăng dần qua các năm. Các món vay đều là vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo nên người dân mang tâm trạng ỷ lại, không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó, đối tượng khách hàng của chi nhánh lại là hộ nghèo nên khi xảy ra biến động trong làm ăn, sản xuất kinh doanh họ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đặc biệt trong hai năm gần đây ngành chăn nuôi luôn gặp khó khăn, đã làm không ít hộ vay mất vốn. Những nguyên nhân trên đã tác động nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần gia tăng nợ quá hạn qua các năm.Để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, đòi hỏi cán bộ tín dụng quan tâm nhiều đến các hộ vay 49 có nợ quá hạn và phối hợp cùng hội đoàn thể có biện pháp xử lý nợ đối với các hộ vay không có thiện chí trả nợ. 4.5.4 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay.Qua bảng đánh giá trên ta thấy chỉ tiêu này ngày càng tăng dần.Cụ thể năm 2010 đạt 0,54 lần, bước sang năm 2011 đạt 0,58 lần, đến năm 2012 tỷ số này có sự gia tăng vượt bậc đạt 1,01 lần. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh từng bước được cải thiện và có sự phát triển trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nợ.Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì chỉ số này lại tương đương nhau. 4.5.5 Vòng vay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của chi nhánh. Nó phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng vay vốn tín dụng nhanh cho thấy việc vay vốn vào sản xuất kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao. Qua bảng số liệu 4.11 vòng vay vốn tín dụng của chi nhánh không cao. Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển xoay vòng vốn của chi nhánh chậm. Sở dĩ có đặc điểm như thế là do chi nhánh cho vay chủ yếu là món vay trung hạn nên thời gian hoàn trả nợ gốc phải mất vài năm. Bên cạnh đó, cho vay trung hạn liên tục tăng trưởng nên làm cho dư nợ ngày càng tăng mạnh. Mặt khác, đối với món vay trung hạn này được khách hàng trả dần theo từng kỳ nên doanh số thu nợ thì trải đều qua các năm. Vì thế khoảng cách giữa tăng trưởng tín dụng và doanh số thu nợ khá xa cho nên vòng vay vốn tín dụng của chi nhánh chậm so với ngân hàng khác. Xét về góc độ tăng trưởng cho thấy vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng. Với kết quả này cho thấy sự cố gắng của tập thể cán bộ ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Để đảm bảo đồng vốn lưu chuyển nhanh hơn, thì ngoài việc phấn đấu công tác thu hồi nợ được hiệu quả hơn, chi nhánh cần phối hợp với hội đoàn thể cùng các cấp có thẩm quyền có các chính sách liên quan đến giảm nghèo, giải quyết việc làm và định hướng phát triển kinh tế cho người nghèo để họ sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho vốn tín dụng. * Tóm lại: Qua quá trình phân tích chương trình tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được một số thành quả nhất định, doanh số thu nợ tăng trưởng tốt, chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngày được cải thiện hơn. Tuy nhiên, tổng nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng lên. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải xem xét chặt chẽ hơn công tác xét duyệt cho vay, cũng như việc sử dụng vốn vay của 50 khách hàng để đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn phù hợp với chỉ tiêu của chi nhánh: ngày càng giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, trong thời gian tới chi nhánh cần tiếp tục phấn đấu hơn nữa phát triển hoạt động huy động vốn, xây dựng nguồn vốn tại chi nhánh ngày càng vững mạnh hơn, để ngân hàng có thể mở rộng quy mô cho vay, đáp ứng tốt nhu cầu vốn của bà con trên địa bàn. 4.7 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO CỦA TÍN DỤNG HỘ NGHÈO 51 Bảng 4.12 Tình hình nợ quá hạn và nợ khoanh của NHCSXH Khoản mục Năm Chênh lệch 2011/2010 Tỷ lệ Số tiền (%) Chênh lệch 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền (%) Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu Chênh lệch 6t năm 2013/6t 2012 Tỷ lệ 2012 2013 Số tiền (%) 2010 2011 2012 Nợ khoanh 16.084 15.983 20.674 (101) (0,63) 4.691 29,35 15.95 14.65 (1.300) (8,13) Nợ quá hạn 15.994 14.337 25.764 (1.657) (10,36) 11.427 79,70 13.73 15.79 1.986 14,43 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng 2010 - 6/2013 52 - Nợ khoanh: Khi rủi ro xảy ra thì không ai kiểm soát được, rủi ro xảy ra làm thiệt hại cho hộ nghèo vay vốn, ảnh hưởng đến vốn vay của họ và việc trả nợ cũng gặp không ít khó khăn, ngân hàng xem xét khoanh nợ cho hộ nghèo để giảm bớt gánh nặng tiền lãi. Vì thế, tình hình nợ khoanh biến động thất thường là điều tất yếu, cụ thể năm 2011 nợ khoanh giảm so với năm 2010, nhưng giảm rất ít chỉ giảm 101 triệu đồng, ứng với con tỷ lệ chỉ có 0,63%. Năm 2012 rủi ro xảy ra làm nợ khoanh tăng đột biến, nợ khoanh là 20.674 triệu đồng, tăng 4.676 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2012 đã xảy ra tình trạng dịch bệnh trên vật nuôi, lũ lụt làm thiệt hại nhiều tài sản, làm cho không ít hộ dân gặp khó khăn, đồng vốn vay từ ngân hàng dùng để chăn nuôi hay sắm sửa vật liệu để sản xuất đã bị thiệt hại, vật nuôi chết không có tiền trả cho ngân hàng, vật liệu bị hư không sản xuất được, không có đồng lời không trả được nợ,... dịch bệnh và lũ lụt đã làm hộ vay tạm thời chưa trả được nợ nên xin khoanh nợ để giảm bớt phát sinh lãi, đây là nguyên nhân chủ yếu làm dư nợ khoanh tăng mà ngân hàng khó kiểm soát. 6 tháng đầu năm 2013 tình hình khó khăn của năm trước phần nào được khắc phục nợ khoanh đã giảm xuống còn 14.685 triệu đồng, giảm 1.300 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. - Nợ quá hạn: Nợ quá hạn có xu hướng tăng nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều năm bị thua lỗ dẫn đến hộ vay không có khả năng trả nợ, dùng vốn không đúng mục đích, kém hiệu quả và một phần do việc hộ vay cứ thay đổi chỗ ở làm cho cán bộ phụ trách không nắm rõ địa chỉ dẫn đến không kịp thu hồi nợ. Bên cạnh đó, phần lớn người dân chưa hiểu rõ quy tắc cho vay và trả nợ cho ngân hàng nên không biết khoản nợ của mình đã quá hạn. Ngoài ra, còn do ý thức của hộ vay, không chịu trả nợ. Đây là vấn đề đáng báo động trong công tác tín dụng của ngân hàng. Năm 2011, ngân hàng đã chú trọng thực hiện công tác xử lý nợ quá hạn (xem xét kiện ra tòa để thu hồi nợ), cố gắng thu hồi các khoản nợ đã quá hạn nên nợ quá hạn đã giảm 1.657 triệu đồng chỉ còn có 14.337 triệu đồng, giảm đến 10,36%. Tình hình nợ quá hạn vẫn chưa khả quan lắm khi nợ quá hạn chiếm con số cao trên tổng dư nợ. Năm 2012, nợ quá hạn đã tăng vọt lên 25.764 triệu đồng tăng 11.427 triệu đồng so với năm 2011 con số này cũng khá cao so với mục tiêu giảm tối đa nợ quá hạn mà ngân hàng đã đặt ra. Trong công tác xử lý nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn khi nhiều hộ vay không có ý thức trả nợ, làm cho số nợ quá hạn cứ tăng dần đến 6 tháng đầu năm 2013 con số tăng lên đến 13.763 triệu đồng, đã tăng 1.986 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, ngân hàng cần có biện pháp mạnh hơn trong việc xử lý nợ để nợ quá hạn góp phần cải thiện tình hình cho vay hộ nghèo. 53 * Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại NHCSXH chi nhánh An Giang - Nguyên nhân từ phía NH: Do số lượng nợ nhận bàn giao tồn động chưa được xử lý. - Nguyên nhân từ phía khách hàng: phần lớn khách hàng các hộ nghèo, nông dân, đa số có trình độ dân trí không cao do đó khi vay được vốn một số hộ đã không sản xuất hay kinh doanh không có hiệu quả, một số hộ khác lại sử dụng số vốn không đúng mục đích, họ không dùng số tiền vay được đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện đời sống gia đình mà họ lại sử dụng vốn vay để sắm sửa vật dụng trong nhà và tiêu xài nên khi đến hạn trả nợ cho NH thì những hộ này lại không có khả năng trả nợ. 54 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH AN GIANG 5.1 ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG MẶT TỒN TẠI CỦA NHCSXH CHI NHÁNH AN GIANG 5.1.1 Ưu điểm * Công tác ủy thác qua hội đoàn thể và Tổ TK & VV NHCSXH chi nhánh An Giang đã thực hiện tốt phương thức quản lý thông qua hình thức ủy thác từng phần do các tổ chức chính trị - xã hội, các Tổ TK&VV và tổ chức giao dịch (giải ngân, thu nợ và lãi) hoàn thành vào ngày cố định trực tiếp tại xã, phường. Nhằm chuyển tải vốn tín dụng chính sách đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo khi vay vốn. Trong thời gian qua công tác này đã đạt những mặt tích cực như sau: - Công tác ủy thác ngày càng tăng về mặt số lượng và chất lượng dư nợ ủy thác có chuyển biến nhờ vào kết quả đổi sổ, sắp xếp và củng cố Tổ TK&VV. Các hội đoàn thể và Tổ TK&VV đã thực hiện tốt công tác bình xét các hộ đủ điều kiện vay vốn, hướng dẫn quy trình vay vốn ưu đãi, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi thuận lợi hơn. - Trong thời gian qua, các hội đoàn và Tổ TK&VV luôn sát cánh cùng cán bộ tín dụng NHCSXH chi nhánh An Giang thực hiện tốt công tác thu lãi và thu hồi nợ đến hạn. - Các quy trình, thủ tục vay vốn, danh sách hộ vay, kết quả giao dịch hàng tháng của NHCSXH chi nhánh An Giang được dán công khai tại các điểm giao dịch. Mặt khác, hàng tháng vào ngày cố định, người vay có thể giao dịch trực tiếp với các tổ giao dịch lưu động của NHCSXH chi nhánh An Giang tại điểm giao dịch để gửi tiền tiết kiệm, vay vốn và trả nợ trước sự chứng kiến của hội đoàn thể, tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quền xã. Vì vậy, đã hạn chế được tình trạng thất thoát, xâm tiêu tiền vốn; từ đó, tạo được niềm tin cho hộ vay. 55 * Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với hộ nghèo vay - Quy trình xét duyệt hồ sơ vay vốn nhanh, gọn, giúp hộ nghèo sớm biết được kết quả có được xét cho vay hay không. Nếu đúng đối tượng thụ hưởng chi nhánh sẽ cho vay. Điều đó cho thấy rằng NHCSXH chi nhánh An Giang luôn cố gắng tối đa trong việc hỗ trợ, giải ngân vốn vay cho các hộ nghèo để họ có vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. - Quy trình vay vốn của NHCSXH chi nhánh An Giang đơn giản, phù hợp với trình độ của hộ nghèo. - Mức lãi suất của chương trình cho vay hộ nghèo thấp hơn lãi suất của ngân hàng thương mại, phù hợp với khả năng trả nợ hộ vay. - Để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo bền vững nên hình thức cấp tín dụng chủ yếu của chi nhánh là tín dụng trung hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn cho việc sản xuất kinh doanh của hộ vay. Đối với các món vay trung hạn, ngân hàng đưa ra phương thức trả nợ theo từng kì để người vay bớt áp lực về món vay, yên tâm làm ăn. Bởi vậy, bên cạnh sự tăng trưởng về tín dụng là sự gia tăng doanh số thu hồi nợ qua các năm. * Nhân sự - Đội ngũ nhân viên đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Bên cạnh những kĩ năng chuyên nghiệp, thì sự nhiệt tình và cung cách phục vụ tận tình đã xây dựng được niềm tin cho vay. - Chi nhánh cũng thường xuyên cho nhân viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ tạo điều kiện để nhân viên phát huy được khả năng sáng tạo, năng động trong công việc. 5.1.2 Những mặt tồn tại Bên cạnh những thành tựu đạt được chi nhánh còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục: * Về nguồn vốn - Tuy nguồn vốn của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm nhưng trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng thấp nên nguồn vốn tại chi nhánh khó có thể tạo lập được. Vì thế, nguồn vốn cho vay của chi nhánh phải lệ thuộc vào nguồn vốn cân đối từ Trung ương và ủy thác tại địa phương. - Chính sách tín dụng của chi nhánh là cho vay trung hạn. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay hiện nay chủ yếu là vốn ngắn hạn, vốn tạm vay, tạm ứng của 56 Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước. Các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp NHCSXH chi nhánh An Giang gần như chưa tiếp cận. - Mặt khác, nguồn vốn từ ngân sách cấp vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn của bà con trong tỉnh. Đặc biệt trong 2012 vừa qua, người dân trên địa bàn rất cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh. Do thiếu vốn nên chi nhánh phải thu hẹp qui mô của chương trình cho vay hộ nghèo, chia sẻ vốn cho các chương trình trọng điểm khác. * Về hoạt động động tín dụng - Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn là sự gia tăng của nợ quá hạn. Đặc biệt, trong năm 2012 nợ quá hạn của chi nhánh tăng rất cao so với cùng kỳ. - Chính sách tín dụng của chi nhánh quá tập trung vào cho vay trung hạn nên vòng vay vốn tín dụng chậm dễ rủi ro tín dụng. - Đội ngũ nhân viên tín dụng của chi nhánh vẫn còn ít, công việc ở phòng thì nhiều nên nhân viên tín dụng không thường xuyên tiếp cận hộ vay và theo dõi tình hình sử dụng vốn của họ. - Một bộ phận hội đoàn và tổ trưởng Tổ TK&VV không tận tình trong công việc, thiếu sự quan tâm đối với các hộ vay và chưa thực hiện tốt công tác thu nợ và lãi. Vì thế, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn có xu hướng tăng. - Ý thức trách nhiệm đối công việc một số tổ trưởng chưa cao. Hàng tháng, đến ngày giao dịch các tổ trưởng ít tham gia hợp giao ban cùng cán bộ tín dụng, nên không nắm bắt được công việc mà chi nhánh sẽ triển khai trong tháng tới. Bên cạnh đó, một số tổ trưởng sau khi thu lãi của hộ vay, không nộp đúng hạn cho ngân hàng, giữ lại để dùng việc kinh doanh cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín giữa ngân hàng và hộ vay. - Phần mềm hỗ trợ kế toán giao dịch xã vẫn chưa hoàn thiện, thường xuyên bị lỗi, nên gây khó khăn trong việc công tác thu lãi và thu nợ của chi nhánh. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH AN GIANG - NH cần tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn cao bổ sung cho phòng kiểm soát nhằm tăng cường việc kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ nhất là về nghiệp vụ tín dụng - Để phòng ngừa nợ có vấn đề cán bộ tín dụng cần phải: + Kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng. 57 + Phân tích chất lượng tín dụng, phân loại khoản vay theo đúng nguyên tắc để đưa ra kế hoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý. + Thu nhập và khai thác các loại thông tin một cách thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề. Các nguồn thông tin bao gồm thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, cơ quan nội chính (công an, thanh tra…), cơ quan thuế, các phương tiện thông tin đại chúng - Cán bộ tín dụng phải thực hiện đúng quy trình cho vay theo quy định của NH trong quá trình xét duyệt cho vay nhằm đảm bảo không để xảy ra sai sót hay tiêu cực. - Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông, lâm, ngư và dạy nghề cho người nghèo: Một trong những rủi ro khi cho vay là do trình độ hiểu biết của người nghèo có hạn nên đồng vốn vay thường được sử dụng kém hiệu quả. Người nghèo không chỉ thiếu vốn mà thiếu cả kiến thức sản xuất. Chính vì thế cùng với sự cung ứng vốn cho hộ nghèo cần sự giúp đỡ họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể trả nợ và thoát cảnh nghèo. Việc kết hợp cho vay vốn với những chương trình khuyến nông, lâm, ngư sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tư, giúp người nghèo sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ đúng hạn. - Quan tâm chỉ đạo xử lý nợ đến hạn của hộ vay. - Mở các khóa tập huấn cho cán bộ tín dụng ở vùng sâu, vùng xa để có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ được giao. - Khi cho vay cần quan tâm đến các vấn đề sử dụng vốn vay của hộ vay để có thể nắm bắt kịp thời các vi phạm để xử lý. - Đẩy mạnh việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng những tấm gương điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, có ý thức vươn lên thoát nghèo và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, trả lãi cho ngân hàng để cộng đồng người nghèo thấy và học tập. - NH nên thực hiện kiểm tra chéo đột xuất giữa các cán bộ tín dụng phụ trách các khoản vay nhằm tránh tình trạng phân bố mang tính bình quân như hiện nay. - Tham mưu cho chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ đối với hộ vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan để họ khắc phục được một phần về tài chính khi có rủi ro xảy ra. - Thành lập tổ xử lý nợ quá hạn, trong đó có thành phần là cơ quan có thẩm quyền để thu hồi các món nợ quá hạn mà hộ vay thiếu ý thức trả nợ. 58 - Thường xuyên tổ chức thi đua, khen thưởng giữa các hội đoàn thể, các tổ trưởng Tổ TK&VV để họ hăng hái hơn trong công việc. - Phát triển, hoàn thiện phần mềm kế toán giao dịch xã để hỗ trợ tổ giao dịch trong công tác thu nợ và lãi. 59 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Chương trình cho vay hộ nghèo đã đạt những thành công nhất định trong việc góp phần giảm nghèo tại địa bàn. Vốn vay đã được chuyển đến các hộ nghèo khắp các huyện trong tỉnh An Giang. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, cải thiện hoạt động kinh doanh hộ nghèo. Trong suốt thời gian triển khai, chương trình cho vay hộ nghèo đã dần lớn mạnh, doanh số cho vay trong năm 2012 đã đạt 53.044 triệu đồng. Để đạt được kết quả đó, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của ban Giám đốc có những chính sách chỉ đạo kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn để đảm bảo nguồn vốn cho vay cho các phòng giao dịch huyện. Đặc biệt đội ngũ cán bộ tín dụng năng động, nhiệt tình, đoàn kết cùng với các hội đoàn viên, tổ trưởng tổ TK&VV cố gắng để không ngừng nâng cao doanh số thu nợ, trong 2012 đạt 53.394 triệu đồng tăng 26,39 % so 2011, đặc biệt hệ số thu hồi nợ của chương trình trong năm này đã đạt 101% đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh các thành quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo chi nhánh còn gặp những vấn đề khó khăn trong việc triển khai nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Trong bối cảnh kinh tế địa phương hiện nay, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dịch bệnh bùng phát đã làm cho đời sống của người dân nghèo trên địa bàn ngày càng khó khăn. Vì thế, nhu cầu vốn đáp ứng cho phương thức kinh doanh mới, chuyển đổi giống vật nuôi của người dân ngày càng cao nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi vẫn còn khó khăn. Tuy nguồn vốn của chi nhánh không ngừng lớn mạnh qua từng năm nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu vốn đó. Do thiếu vốn nên phần nào qui mô của chương trình đang giảm dần qua các năm, trong năm 2011 dư nợ của chương trình hộ nghèo là 406.763 triệu đồng, bước sang năm 2012 dư nợ của chương trình hộ chỉ còn 406.612 triệu đồng giảm 0,04% so với năm 2011. Một bộ phận đoàn thể và tổ trưởng tổ TK&VV chưa hăng hái trong công việc, ít tham gia họp giao ban, chờ đến ngày giao dịch tại phường, xã mới đến hộ vay thu nợ gốc và lãi, nên hiệu quả trong việc thu nợ và lãi đạt hiệu suất cao, dẫn đến tình trạng tiền lãi tồn đọng ngày càng tăng, góp phần gia tăng nợ quá hạn. Trong khi tình hình nợ quá hạn của các hộ vay đang tăng dần nhưng các tổ trưởng Tổ TK&VV vẫn thời ơ không tích cực trong công tác thu nợ, đã làm ảnh hưởng nhiều vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh đó, hiệu quả quản lý vốn vay của chi nhánh còn chưa tốt, chất lượng chi nhánh đang 60 giảm dần; thể hiện qua tình trạng xâm tiêu của tổ trưởng vẫn còn, tình hình nợ quá hạn tăng mạnh. Trong năm 2012 nợ quá hạn của chương trình là 25.764 triệu đồng tăng 79,70 % so với năm 2011, nâng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chương trình lên 6,34% vượt mức 5% quy định của NHNN. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang - Chỉ đạo các Phòng giao dịch NHCSXH các huyện tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo; phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện, các đơn vị nhận uỷ thác cho vay, để tham mưu cấp uỷ, chính quyền cơ sở có giải pháp xử lý nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng, theo đúng các quy định của Nhà nước. - Chỉ đạo và hướng dẫn UBND cấp xã (phường) thành lập Ban thu hồi nợ quá hạn của xã, để thực hiện công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, chây ỳ..., làm lành mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi tại địa bàn cơ sở; thành phần do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện, công an, xã đội, tư pháp, trưởng các khóm, ấp và các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác cho vay làm thành viên. Nhiệm vụ của Ban thu hồi nợ quá hạn cấp xã bàn bạc và thống nhất quan điểm trong công tác thu hồi nợ đọng. Trưởng ban thu hồi nợ quá hạn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, lập các tổ công tác xuống từng hộ dân đang còn nợ quá hạn, xâm tiêu… để tuyên truyền vận động hộ vay trả nợ, để có các giải pháp xử lý như sau: + Nợ quá hạn do hộ vay gặp khó khăn bất khả kháng, Chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và NHCSXH huyện lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh, NHCSXH cấp trên xử lý theo đúng quy định hiện hành. + Nợ quá hạn do hộ vay tạm thời khó khăn chưa trả được nợ, hoặc có kế hoạch trả dần, Ban thu hồi nợ quá hạn của xã xem xét từng trường hợp cụ thể, nếu được thì cho hộ vay cam kết trả nợ dần (phân theo từng lần trả nợ). + Nợ quá hạn của hộ vay có điều kiện trả nợ nhưng không trả nợ (nợ chây ỳ). Ban thu hồi nợ quá hạn của xã vận động hộ vay làm cam kết trả nợ, nếu hộ vay không thực hiện theo đúng cam kết thì có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật (khởi kiện ra toà theo luật định, cưỡng chế để thu hồi nợ….) kiên quyết không để bất cứ người nào, tổ chức nào xâm tiêu vốn của NHCSXH theo nội dung Chỉ thị số 09/2004/CT- TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ. 61 6.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan - Đối với Ngân hàng Nhà nước: Cần có chính sách hỗ trợ NHCSXH tỉnh An Giang sớm hoàn thiện hệ thống thanh toán hiện đại, cho phép thực hiện thêm một số dịch vụ ngân hàng, nhằm giúp NH trong tương lai có thể cung cấp cho khách hàng có những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. - Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Sở tài chính căn cứ vào phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ về XĐGN đến năm 2013 xác định rõ nhu cầu về vốn tín dụng và khả năng tài chính của tỉnh phục vụ mục tiêu này; đồng thời có giải pháp cụ thể huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp (vốn ODA, vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế, tiền gửi của các quỹ tài chính trong và ngoài nước....) để tạo điều kiện cho NHCSXH tỉnh ổn định, bền vững. - Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Cần xây dựng một chương trình khuyến nông, khuyến lâm,…dành riêng cho hộ nghèo, có cán bộ chuyên trách hướng dẫn cụ thể đối với người nghèo cách làm ăn, có những mô hình trình diễn thí điểm, làm mẫu ở những vùng nghèo, xã nghèo để hộ nghèo học tập. Phối hợp chặt chẽ các chương trình này với chương trình tín dụng hộ nghèo, có như vậy hộ nghèo vay vốn mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, ổn định và cải thiện cuộc sống xoá đói giảm nghèo. 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cần phối hợp với NHCSXH tỉnh An Giang trong việc đào tạo nghề, hướng dẫn sử dụng vốn và tư vấn kinh doanh gắn liền với việc cho vay vốn. Cụ thể như sau: - Các chương trình đào tạo nghề của thành phố cần thiết thực, phù hợp với độ tuổi, khả năng và môi trường sống của người nghèo. Sau khi được đào tạo nghề, những lao động này sẽ tiến hành sản xuất, kinh doanh tại nhà với vốn đầu tư ban đầu được tài trợ từ chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Sự kết hợp này vừa góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề đối với những đối tượng lao động trên 35 tuổi hoặc những đối tượng lao động có trình độ văn hóa thấp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Hơn nữa, sự kết hợp này còn góp phần kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của các hộ, tránh trường hợp các hộ sử dụng vốn sai mục đích. - Đề nghị chính quyền quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tỉnh An Giang giám sát quá trình sử dụng vốn vay; củng cố và nâng cao vai trò của của Ban XĐGN và các tổ chức tương hỗ, hình thành các tổ vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ NHCSXH tỉnh An Giang tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi NHCSXH tỉnh An Giang là ngân hàng của chính tổ 62 chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH tỉnh An Giang hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được giao. - Đối với cán bộ công tác giảm nghèo ở phường xã cần điều tra thống kê lại số hộ nghèo hiện có trong địa bàn quản lý để biết được số lượng theo chu kỳ thời gian nhất định, cập nhật kịp thời tình hình hộ nghèo để đảm bảo cho vay đúng đối tượng. - Với UBND xã (phường), cần triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bùi Văn Trịnh, 1996. Tiền tệ ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. - Đặng Thị Kim Huyền, 2012.Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh An Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. - Lê Thị Hồng Loan, 2012. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang. Luận văn đại học. Đại học An Giang. - Mai Hoàng Phú, 2010. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank chi nhánh Hậu Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. - Thái Thị Mỹ Nga, 2010. Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh An Giang. Luận văn đại học. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. - NHCSXH chi nhánh An Giang, 2103. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH chi nhánh An Giang. Long Xuyên ngày 20 tháng 9 năm 2013. - NHCSXH chi nhánh An Giang, 2103. Báo cáo tổng kết 2010-2012 của NHCSXH chi nhánh An Giang. Long Xuyên ngày 20 tháng 9 năm 2013. - NHCSXH chi nhánh An Giang, 2103. Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013. Long Xuyên ngày 20 tháng 9 năm 2013. - Bộ thông tin và truyền thông, 2013. Chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013] - Cổng thông tin bộ tư pháp, 2013. Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ. [Ngày truy cập: 10 tháng 9 năm 2013] - Thư viện pháp luật, 2013.Quyết định 16/2003/QG- TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng chính phủ, tổng giám đốc ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo năm 2003. [Ngày truy cập: 30 tháng 8 năm 2013] 64 [...]... cao hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích chung về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang giai đoạn 2010-6/2013 - Phân tích hoạt động tín dụng cụ thể là hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang giai đoạn 2010-6/2013 - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay hộ nghèo. .. sách Xã Hội Việt Nam chi nhánh An Giang NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIETNAM BANK FOR SOCIAL + Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh An Giang + Tên tiếng Anh: VietNam Bank For Social Policies An Giang + Tên viết tắt: VBSP An Giang + Địa chỉ: Số 07 – 09 Nguyễn Trãi – TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo. .. giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển thị trường lao động Xuất phát từ tình hình trên, em đã chọn đề tài: Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh An Giang làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang. .. hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam chi nhánh An Giang Thời gian đầu khi mới thành lập NHCSXH chi nhánh An Giang được hình thành trên cơ sở bộ khung của NHNg nên chương trình cho vay chưa được đa dạng, ngân hàng chỉ thực hiện 5 chương trình cho vay hỗ trợ đối tượng chính sách Trong quá trình hoạt động, các thành viên đã không ngừng phấn đấu, nâng cao nghiệp vụ giúp cho hoạt động của NHCSXH chi nhánh An Giang. .. nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank chi nhánh Hậu Giang của Mai Hoàng Phú (2010) trường Đại học Cần Thơ Tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: + Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang từ năm 2007 – 2009 bao gồm: khái quát tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh thông qua việc phân tích. .. chi nhánh An Giang của Lê Thị Hồng Loan (2012) Tác giả dùng kỹ thuật so sánh, sử dụng các chỉ số và hệ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Từ đó tìm ra điểm mạnh, phát hiện và khắc 2 phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đề tài phân tích cụ thể các chỉ tiêu nhưng phân tích chưa sâu - Đề tài tốt nghiệp: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội chi. .. NHCSXH chi nhánh An Giang Bộ máy tổ chức của NHCSXH Chi nhánh An Giang khi mới thành lập chỉ có 06 người từ ngân hàng người nghèo chuyển qua và một số cán bộ từ nhiều ngành được điều chuyển sang nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức của ngân hàng Chính vì thế, thời gian đầu NHCSXH chi nhánh An Giang gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức nhân sự, sắp xếp phòng ban Sau nhiều năm hoạt động, NHCSXH chi nhánh An Giang. .. NHCSXH chi nhánh An Giang - Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho Tổ TK&VV - Bước 2: Tổ TK&VV bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban xóa đói giảm nghèo, UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã - Bước 3: Ban xóa đói giảm nghèo xã, UBND xã gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tại ngân hàng -... đời sống NHCSXH chi nhánh An Giang đang thực hiện các chương trình cho vay ngắn hạn và trung hạn sau: 1 Cho vay hộ nghèo 2 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 3 Cho vay giải quyết việc làm 4 Cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 5 Cho vay đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 6 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 14 7 Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời... Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội An Giang quản lý các điểm sau: Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Phước, Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Quý, Mỹ Bình, Mỹ Khánh, Mỹ Hòa, Mỹ Hòa Hưng, Bình Khánh, Bình Đức, Đông Xuyên 17 3.4 QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG (1) (6) Tổ TK&VV Hộ nghèo (7) (8) (2) (3) NHCSXH (4) Ban xoá đói giảm nghèo xã, UBND cấp xã Tổ chức chính trị -xã hội cấp xã (5) Hình 3.2 Quy trình cho vay chương trình hộ nghèo ... PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH AN GIANG 28 4.1 Phân tích trạng nghiệp vụ cho vay hộ nghèo NHCSXH chi nhánh An Giang ... tích hoạt động tín dụng cụ thể hoạt động cho vay hộ nghèo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang giai đoạn 2010-6/2013 - Đề số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay hộ nghèo ngân hàng. .. cao hoạt động cho vay hộ nghèo ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích chung tình hình kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang giai đoạn 2010-6/2013 - Phân tích

Ngày đăng: 12/10/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan