SKKN TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH

8 692 2
SKKN  TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP  CHO HỌC SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách sống cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Theo điều 30 chương IV điều lệ Tr¬ường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 512007QĐBGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo , qui định : Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, vì thế công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải làm sao xây dựng việc học giúp các em trên nền tảng “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Từ đó tạo cho các em một tâm lí ham học và thích học để mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui. Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Đề tài: TAÏO HÖÙNG THUÙ HOÏC TAÄP CHO HỌC SINH LỚP MỘT ÑEÅ MOÃI NGAØY ÑEÁN TRÖÔØNG LAØ MOÄT NGAØY VUI TRONG COÂNG TAÙC CHUÛ NHIEÄM ---ooOoo--I/ .Đặt vấn đề: Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách sống cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo , qui định : Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, vì thế công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải làm sao xây dựng việc học giúp các em trên nền tảng “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Từ đó tạo cho các em một tâm lí ham học và thích học để mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui. Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Và “ Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh để mỗi ngày đến trường là một ngày vui trong công tác chủ nhiệm” cũng là lí do tôi chọn đề tài này khi đề ra phương hướng, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học với HS lớp 1/1Trường Tiểu học An Lạc 2 – Năm học 2013-2014. II/.Giải quyết vấn đề: 1)Thực trạng vấn đề: * Thuận lợi: Là giáo viên đứng lớp Một nhiều năm, được sự quan tâm, giúp đỡ sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình một cách tốt nhất. Với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ , phục vụ tốt cho công tác dạy học, đã phần nào tạo tâm lý tốt cho học sinh khi đến lớp. * Khó khăn: - Số học sinh yếu và cận yếu ( qua khảo sát sơ bộ đầu năm) cần phụ đạo tương đối nhiều. - Một số Cha Mẹ học sinh không quan tâm hoặc không hợp tác với Giáo viên chủ nhiệm. - Sự yếu kém của học sinh thuộc nhiều nhóm khác nhau. b).Một số biện pháp đã tiến hànhđể giải quyết vấn đề: *Biện pháp chung: Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả.Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh, không phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương và tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên phải thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. *Các biện pháp cụ thể: Giai đoạn1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp: Qua nhiểu năm tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm như sau: - Tạo bầu không khí gần gũi, thân thiện để giúp các em lớp Một quen dần với môi trường học tập mới, để từ đó các em mạnh dạn tự tin buông tay ba mẹ để bước vào lớp một cách vui vẻ. - Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ, lý lịch, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh. - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm. - Phân loại thành phần gia đình để biết cách ứng xử phù hợp khi tiếp xúc; nắm rõ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp giúp đỡ. - Nắm rõ sở thích , cá tính để có biện pháp giáo dục cho phù hợp đối tượng. - Nắm rõ trình độ tiếp thu bài của học sinh để soạn giảng phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Nắm nguyên nhân học sinh chưa ngoan, chưa học tốt để đề ra biện pháp giáo dục và hướng khắc phục - Nắm rõ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp giúp đỡ. Sau đó tôi tiếp tục tiến hành các biện pháp sau: + Tuần lễ đầu : Ổn định tổ chức , hướng dẫn học sinh học nội quy, nề nếp, giúp các em xây dựng và thực hiện thời gian biểu hàng ngày. + Tuần lễ thứ hai: Học sinh đã có ý thức thực hiện nội quy như: đi học đúng giờ, trật tự trong giờ học, xếp hàng ra vào lớp… thì tiếp tục hướng dẫn nề nếp học tập: cách ngồi học, cầm bút, để vở, trật tự , hoàn thành bài vở hàng ngày…. Giáo dục , nhắc nhở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng các đôi bạn cùng tiến để giúp nhau trong học tập. Xây dựng môi trường thân thiện, tạo mối quan hệ thầy - trò gần gũi, cho các em thấy được sự công bằng trong môi trường học tập. Quan hệ giữa trò – trò ngày càng thân hơn, biết chia sẻ giúp đỡ nhau. Quan hệ giữa Gíao viên – Phụ huynh kết hợp chặt chẽ với nhau hơn. Từ đó, tạo cho các em một tâm lí tốt về học tập và thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. - Giáo viên cùng các em trang trí lớp học theo sự hội ý của giáo vên và học sinh ; tạo môi trường xanh, sạch, ngăn nắp, đẹp; xây dựng môi trường thông thóang; giáo dục các em thực hiện “ Bỏ rác đúng chỗ - Trường lớp sạch đẹp” nhằm tạo cho các em xem trường học là ngôi nhà thứ hai của mình. - Thực hiện chương trình theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp Một theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo . - Thực hiện theo Hướng dẫn tạm thời việc đánh giá không cho điểm đối với học sinh lớp 1 – Năm học 2013- 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. - Các nhận xét , đánh giá vào các bài vở hằng ngày của các em là những trao đổi cùng Cha Mẹ học sinh , vừa là những lời động viện, khuyến khích giúp các em cố gắng hơn trong học tập. - Thực hiện giao nhiều dạng bài tập theo từng nhóm đối tượng học sinh để các em không cảm thấy việc học là nặng nề. - Động viên , khuyến khích các em tích cực phát biểu xây dựng bài hàng ngày bằng những viên kẹo, cái bánh, đồ dùng học tập… giúp các em hứng thú học tốt hơn. - Tập trung phụ đạo cho các em HS yếu ở các tiết ôn tập và tự học. - Hướng dẫn các em bước đầu làm quen với việc tự học ở các tiết ôn tập và tự học. - Thay các hoạt động học tập ở các tiết học bằng các trò chơi để tăng hứng thú học tập và giúp các em chủ động phát huy tính tích cực - chủ động trong học tập; hình thành các kỹ năng sống cần thiết cho các em như: tự ra quyết định, chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, hình thành tinh thần đồng đội…. - Giáo dục thực hiện An toàn giao thông , bảo vệ môi trường. Giai đoạn 2: Nâng chất lượng giáo dục: Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy để thi đua với các lớp trong khối. - Kết hợp giáo dục kỹ năng sống trong các tiết dạy, nhất là trong giảng dạy Tiếng Việt, Đạo đức và Tự nhiên - Xã hội để giáo dục học sinh và qua đó hình thành hành vi , thói quen , kĩ năng sống cho các em sau này. Thông qua các môn Thủ công, Mĩ thuật giáo dục đức tính kiên nhẫn, cẩn thận khi thực hành, biết thưởng thức cái đẹp…ngoài ra còn giáo dục học sinh ý thức quý trọng thành quả lao động và sản phẩm do mình làm ra, biết tôn trọng thành quả lao động của người khác và biết yêu quý người lao động. Giáo dục học sinh thói quen, hành vi đạo đức trong ứng xử với Ông bà, Cha Mẹ, Thầy Cô, người lớn tuổi, bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện cho học sinh tham gia tất cả các phong trào do nhà trường đề ra như: kế hoạch nhỏ; ủng hộ giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt , thiên tai; giúp bạn vượt khó; tham gia giải Lê Quý Đôn trên Báo Nhi đồng; các phong trào nhân đạo xã hội do Hội Chữ thập đỏ tổ chức; các sân chơi theo chủ đề, chủ điểm năm học… Khen thưởng, động viên kịp thời các học sinh có tiến bộ. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong giáo dục đạo đức và giúp các em tiến bộ trong học tập. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra. Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử tốt với bạn bè.... Đối với học sinh cá biệt về đạo đức thì tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình , dùng biện pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen thưởng kịp thời; giao cho các em thuộc diện này một chức vụ trong lớp nhằm gắn các em với trách nhiệm để từng bước giúp các em tự điều chỉnh mình. Đối với học sinh học yếu: tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu? Học yếu những môn nào?( có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản hoặc phụ huynh không hỗ trợ giáo viên kiểm tra bài hàng ngày cho con em mình…)để từ đó lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng này bằng những việc cụ thể như sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp. Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên theo dõi việc học tập và kiểm tra các em học sinh này trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. Thực hiện phụ đạo học sinh yếu tại trường vào hai buổi chiều Thứ hai và Thứ tư từ 16 giờ 20 đến 16 giờ 50 để giúp học sinh yếu củng cố lại kiến thức và theo kịp các bạn trong lớp. + Gặp gỡ phụ huynh có học sinh yếu kém để trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. - Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nản chí, xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân tôi phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. * Đối vói Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học, tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau: - Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn ñònh. - Có tâm huyết, nhiệt tình, tất cả vì học sinh thân yêu. .- Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục, có con em học khá giỏi. * * Ban đại diện Chi hội lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký. Nhiệm vụ ban đại diện Chi hội lớp: - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh, đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp. - Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời liên lạc và thăm hỏi, hỗ trợ giáo viên kịp thời. - Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh của lớp có tiến bộ theo từng tuần, tháng và theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường. * Đối với từng phụ huynh học sinh: Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm rèn nề nếp học sinh như sau: - Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình. - Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu của lớp. - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. - Sinh hoạt , vui chơi điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi. - Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh thực hiện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức: từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, hội thao.... (điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…) - Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên; bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi,tổ chức các sân chơi ở lớp. nêu gương và khen thưởng . (Nắm được tâm lý của học sinh Tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp theo dõi thi đua của từng học sinh.) - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác như sau: Sau đợt Kiểm tra định kì giữa kì I tặng 2 cây bút chì cho mỗi HS đạt số nhận xét Hoàn thành tốt cao nhất Mỗi đợt kiểm tra định kỳ Cuối Học kì I và Giữa Học kì II tặng 2 cây bút mực lông kim/ HS đạt nhận xét Hoàn thành Tốt hai môn Tiếng Việt và Toán . - Tặng một phần quà cho học sinh đạt phong trào nhà trường đề ra. Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua các hoạt động học tập tại lớp, sau đó bầu chọn một học sinh tuyên dương trước lớp và nhận thưởng. Đặc biệt chú ý đến học sinh chậm trong học tập nhưng có tiến bộ thì vẫn được đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. Sau khi có kết quả thi đua các phong trào , nếu lớp được thưởng thì phần thưởng đó sẽ được chia đều cho cả lớp. 3. Kết quả đạt được: Qua thực hiện trong 3 năm học, kết quả được thể hiện rất rõ như sau: * Chất lượng 2 mặt giáo dục khá cao: Kết quả Năm học 2011-2012: Hạnh kiểm : 100% học sinh “Thực hiện đầy đủ” Học lực + HS Giỏi: 37/ 42 em (88, 1%) + HS Tiên tiến: 03/ 42 em ( 7, 1%) - Kết quả các phong trào: 100% học sinh lớp tham gia tốt và đạt một số thành tích sau : + Có 1 học sinh đạt giải Nhất và 1 HS đạt giải Ba (cấp trường) Hội thi vẽ tranh về Ngày 20/11. + Giải Nhất cấp trường “ Xé dán tranh “ Chú bộ đội của em”. + Là một trong năm lớp của trường đóng góp tích cực nhất trong phong trào Kế hoạch nhỏ cả năm học. + Là một trong năm lớp của trường tham gia tích cực nhất phong trào Lê Quý Đôn trên Báo Nhi đồng trong năm học. Kết quả Năm học 2012 - 2013: - Hạnh kiểm : 100% học sinh “Thực hiện đầy đủ” Học lực + HS Giỏi: 29 / 36 em (80,6, 1 %) + HS Tiên tiến: 04 / 36 em ( 11,0 %) - Kết quả các phong trào: 100% học sinh lớp tham gia tốt và đạt một số thành tích sau : + Lớp đạt giải Nhất khối một làm báo tường nhân Ngày 20/11. + Lớp đạt hạng Nhất khối Một thi “ Ném bóng vào rổ” trong Hội thao chào mừng 20/11 + Lớp đứng hạng Nhì là một trong năm lớp của trường đóng góp tích cực nhất trong phong trào Kế hoạch nhỏ cà năm học. + Là một trong năm lớp của trường tham gia tích cực nhất phong trào Giải Lê Quý Đôn trên Báo Nhi đồng trong năm học. Kết quả Năm học 2013 - 2014: - Hạnh kiểm : 100% học sinh “Thực hiện đầy đủ” Học lực + HS Giỏi: 31 / 38 em ( 81,6%) + HS Tiên tiến: 05 / 38 em ( 13,2%) - Kết quả các phong trào: 100% học sinh lớp tham gia tốt và đạt một số thành tích sau : + Lớp đứng hạng Nhất, là một trong năm lớp của trường đóng góp tích cực nhất trong phong trào Kế hoạch nhỏ cà năm học. + Là một trong năm lớp của trường tham gia tích cực nhất phong trào Giải Lê Quý Đôn trên Báo Nhi đồng trong năm học. - Học sinh thực hiện chuyên cần rất tốt. - Học sinh tham gia các phong trào nhân đạo xã hội rất tích cực. - Học sinh từng bước được rèn luyện, giáo dục về mọi mặt, các em ngoan dần và học tập có tiến bộ hơn. - Thi đua thực hiện tốt nội quy hàng tuần ngày càng có hiệu quả. - Trong các lần Kiểm tra định kì, lớp đều đạt kết quả cao, tỷ lệ học sinh yếu được kéo giảm dần. III/. Kết luận - Kiến nghị : Qua các biện pháp đã áp dụng nêu trên, tôi thấy hiệu quả đạt được khá cao trong các năm tôi làm công tác chủ nhiệm. Học sinh thấy được lợi ích của việc biết cố gắng, tự vươn lên trong học tập, sinh hoạt, rèn luyện. Cần có sự hỗ trợ , hợp tác của Cha Mẹ học sinh. Việc tuyên dương người tốt - việc tốt trong học sinh là rất cần thiết. Giáo viên tự đúc rút kinh nghiệm bản thân đồng thời học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Giáo viên cần tạo hình tượng tốt trong lòng học sinh và Cha Mẹ các em. Công tác chủ nhiệm lớp quả thật nặng nề và phức tạp. Người giáo viên phải vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi và là trọng tài phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng; là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Muốn đạt được điều đó, giáo viên chủ nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em. Các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy bảo của thầy cô. - Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần gũi với các em nhất. Tôi nghĩ rằng bất cứ giáo viên nào cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ; luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt). Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh, ban Chấp hành Hội Cha Mẹ học sinh của trường, của lớp; vận động cha mẹ có những hành động thiết thực hỗ trợ học tập của các em ….sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả hơn. - Cùng với hoạt động khác, hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của mình cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức . - Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, thủ công…) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh. - Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay phải” của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định hướng của giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh. Cùng với sự nỗ lực của thầy và trò trong quá trình dạy – học đã tạo cho các em có được tình cảm tốt về người Thầy. Từ đó các em mến thầy, yêu bạn, mến trường lớp hơn và đặc biệt là thích học hơn. Sự thành công trong việc các em thích học là do cá nhân các em ý thức được việc học là quan trọng, là cần thiết, là do ngôi trường thân thiện tạo tâm lí thoải mái cho các em khi đến trường; là do sự dạy ân cần của thầy cô và sự hỗ trợ của phụ huynh, nhất là sự quan tâm của Ban giám hiệu. Để giúp cho các em hoạt động có hiệu quả, tích cực, chính xác, người giáo viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có cách điều chỉnh thích hợp. Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ , tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả tốt, Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững tâm lý lứa tuổi để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác.Đặc biệt phải có cái tâm của người làm cha, làm mẹ, và là người bạn lớn của học sinh; góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả… Qua các biện pháp mà tôi áp dụng ở trên tôi thấy đạt hiệu quả rất cao trong các năm tôi làm công tác chủ nhiệm. Đây chỉ là vài biện pháp nhỏ mà bản thân được học tập qua các đồng nghiệp , qua việc đúc kết nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Bản thân tôi sẽ tiếp tục học tập, trao đổi cùng đồng ngiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Người viết Liêu Thị Hạnh

Ngày đăng: 12/10/2015, 14:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan