Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5

71 967 1
Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ====== ĐỖ THỊ NGUYỆT SỬA LỖI VỀ DẤU CÂU TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt HÀ NỘI - 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ====== ĐỖ THỊ NGUYỆT SỬA LỖI VỀ DẤU CÂU TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THU HƢƠNG HÀ NỘI - 2015 Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng túng và bỡ ngỡ. Nhưng dưới dự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Thu Hương, tôi đã từng bước tiền hành và hoàn thành khóa luận với đề tài “Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5” Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Mặc dù có những cố gắng tìm tòi nhất định, song khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả khóa luận rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các thầy cô và các bạn sinh viên. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Nguyệt §ç ThÞ NguyÖt K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Thu Hương. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực - Kết quả nghiên cứu này không thể trùng với bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Nguyệt §ç ThÞ NguyÖt K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT NXB : Nhà xuất bản THTTA : Trường Tiểu học Thị Trấn A THNQ : Trường Tiểu học Ngô Quyền §ç ThÞ NguyÖt K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 6 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6 7. Cấu trúc khóa luận . ……………………………………………………. 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẤU CÂU TIẾNG VIỆT ........................... 7 1.1. Khái niệm dấu câu .................................................................................. 7 1.2. Phân loại dấu câu tiếng Việt .................................................................. 7 1.3. Cơ sở, chức năng của dấu câu tiếng Việt ............................................... 8 1.4. Việc dạy dấu câu tiếng Việt ở trường Tiểu học ................................... 14 1.4.1. Phân bố thời lượng ....................................................................... 14 1.4.2. Nội dung dạy.................................................................................14 1.4.3. Hình thức làm bài tập rèn luyện ................................................... 16 1.4.4. Nhận xét chung .............................................................................. 16 1.5. Sơ lược kiến thức về dấu câu ............................................................... 17 1.5.1. Những dấu câu tiếng Việt được tìm hiểu ở Tiểu học .................... 17 1.5.2. Bảng tóm tắt cách dùng các dấu câu............................................18 1.5.3. Cách đặt dấu đúng khoảng cách giữa các chữ trong câu ............ 24 Chương 2. THỰC TRẠNG CÁC LỖI VỀ DẤU CÂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT LỚP 5 .............................. 25 §ç ThÞ NguyÖt K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 2.1. Khảo sát thực trạng lỗi về dấu câu của học sinh tiểu học qua các bài Tập làm văn viết lớp 5................................................................................. 25 2.1.1. Địa điểm tiến hành điều tra .......................................................... 25 2.1.2. Phương pháp tiến hành điều tra ................................................... 25 2.1.3. Cách thức điều tra ......................................................................... 25 2.1.4. Kết quả điều tra ............................................................................. 25 2.2. Phân loại lỗi về dấu câu ....................................................................... 32 2.2.1. Lỗi không dùng dấu câu ................................................................ 32 2.1.2. Lỗi dùng sai dấu câu ..................................................................... 35 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI VỀ DẤU CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 .................................................................................................... 41 3.1. Nguyên nhân chung.............................................................................. 41 3.2. Một số biện pháp chữa lỗi về dấu câu.................................................. 42 3.2.1. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu trong các giờ Tiếng Việt ở tiểu học ................................................................................................................. 42 3.2.2. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu thông qua hệ thống các dạng bài tập luyện kĩ năng sử dụng dấu câu................................................................ 56 3.2.3. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loại dấu câu..................................................................... 59 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63 §ç ThÞ NguyÖt K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học bậc Tiểu học với mục tiêu giáo dục toàn diện, các em học sinh được học 9 môn học trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt, với kĩ năng viết giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu mà mình vừa viết, các em có thể nắm được kho tàng tri thức của loài người. Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người giáo viên phải dạy tốt các phân môn như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập đọc và Tập làm văn, trong đó Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng. Nó thực hiện mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Ngoài ra việc dạy học Tập làm văn còn có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy, khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của học sinh. Hơn nữa, Tập làm văn còn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Không những thế nó còn khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp và khả năng phát triển ngôn ngữ. Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài văn hay của học sinh thể hiện khả năng tái hiện đời sống, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của các em. Tuy nhiên những lỗi mà các em mắc phải khi làm một bài tập làm văn cũng không ít, trong đó các lỗi mà học sinh thường gặp nhiều nhất chính là lỗi về dấu câu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng diễn đạt trong sáng, chính xác tư tưởng tình cảm.Tôi nhận thấy rằng, dạy và học phân môn Tập làm văn của học sinh là công việc cần thiết, nó giúp cho giáo §ç ThÞ NguyÖt 1 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 viên cũng như bậc phụ huynh có thể phát hiện ra những hạn chế của học sinh khi làm bài tập làm văn, từ đó có phương pháp dạy học tập làm văn cho các em phù hợp và hiệu quả hơn. Ở Tiểu học, học sinh đã được làm quen với môn Tập làm văn qua các bài tập nhỏ về trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, phải đến lớp 5 các em mới chính thức được học tập làm văn thông qua việc phát triển các câu trả lời thành đoạn, thành bài văn. Thêm vào đó, giai đoạn này các em đã bắt đầu tiếp thu khái niệm về một bài tập làm văn viết, đồng thời được học tương đối có hệ thống về kĩ năng xây dựng một bài tập làm văn viết hoàn chỉnh. Có thể nói đây chính là giai đoạn nền tảng để các em có thể học tốt môn tập làm văn viết ở các cấp học tiếp theo. Chính vì những lí do trên, tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “ Sửa lỗi về dấu câu trong các bài Tập làm văn viết cho học sinh lớp 5” nhằm giúp các em có điều kiện luyện tập để dùng đúng, dùng hay dấu câu trong các bài văn viết của mình. Hơn nữa tôi cũng mong muốn rằng thông qua tìm hiểu thực trạng về lỗi dấu câu và tìm ra giải pháp khắc phục những lỗi ấy sẽ đem lại cho tôi những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Gần nửa thế kỉ qua, điểm lại tình hình nghiên cứu dấu câu tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy loại tín hiệu văn tự này ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm tới. Trước tiên phải kể đến tác giả Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước với cuốn “Sách mẹo tiếng Việt Nam” (1935); tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm viết cuốn “Việt Nam văn phạm” (1947),… Đó là những cuốn sách bước đầu đề cập đến dấu câu tiếng Việt. Những năm 60 đã có một số công trình nghiên cứu sâu hơn về dấu câu. Chúng tôi xin kể đến cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1964), tập 2, của tác giả Nguyễn Kim Thản. Phần trình bày về dấu câu tiếng Việt của ông đã có cái §ç ThÞ NguyÖt 2 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 nhìn rộng hơn và cụ thể hơn. Trong 14 trang viết, ông dành 5 trang để giới thiệu chung về lịch sử dấu câu của nhân loại, tác dụng dấu câu và căn cứ chung của việc dùng dấu câu. Hơn nữa, trong phần phụ lục cuốn sách, Nguyễn Kim Thản đã giới thiệu một số trường hợp dùng dấu câu tiếng Việt một cách rõ ràng. Ngoài ra, chúng tôi còn phải điểm qua cuốn “Đi tới sự thống nhất một số quy tắc dùng dấu câu” (Đào Thản), “Nói và viết đúng tiếng Việt” (Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Lê Xuân Thại, Hồng Dân),… Sau đó còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều có bàn đến dấu câu, có thể kể đến cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam), “99 biện pháp tu từ tiếng Việt” (Đinh Trọng Lạc), “Dấu câu tiếng Việt nhìn từ góc độ văn bản” (Nguyễn Thị La), Bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt (Lý Toàn Thắng), Phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông (Nguyễn Xuân Khoa), Tiếng Việt thực hành (Lê A, Đinh Thanh Huệ), Tiếng Việt thực hành (Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp), Dạy học ngữ pháp ở tiểu học (Lê Phương Nga), 1000 bài tập luyện cách dùng dấu câu tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học (Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban), Một số bài tập luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong các bài văn cho học sinh lớp 5 (Nguyễn Thị Minh Thu),… Nhìn về góc độ ngữ pháp tiếng Việt, dấu câu được bàn đến ở Bài 10 với tiêu đề “Các dấu câu” trong Tài liệu giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt, (1973), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho rằng dấu câu có tác dụng phân cách các câu, phân cách những thành phần cấu tạo của câu về ngữ pháp cũng như về ý nghĩa. Cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983), Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, đã dành phần III - chương IV để giới thiệu về các dấu câu, các tác giả giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983) chủ yếu nhấn mạnh chức năng ngữ pháp của mười dấu câu. Nguyễn Hữu Quỳnh §ç ThÞ NguyÖt 3 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 trong cuốn Tiếng Việt hiện đại (1996) cũng chủ yếu xoay quanh chức năng ngữ pháp của loại phương tiện văn tự này. Khóa luận tốt nghiệp đại học cũng có một số tác giả đề cập đến vấn đề về dấu câu. Tiêu biểu như cuốn “Thực trạng việc dùng dấu câu của học sinh tiểu học qua các bài Tập làm văn viết lớp 4, lớp 5 - nguyên nhân và những biện pháp khắc phục” (2007) của tác giả Đinh Thị Thu Hằng, “Các biện pháp dạy học sinh tiểu học sử dụng dấu câu” (2003) của tác giả Hoàng Thu Hiền, “ Chữa lỗi chính tả thông qua các bài Tập làm văn viết cho học sinh Tiểu học” (2012) của Nguyễn Thị Loan… Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu nói trên đã đề cập đến các vấn đề: chức năng, công dụng của dấu câu, cơ sở sử dụng dấu câu, các lỗi về dấu câu, nội dung và phương pháp dạy học dấu câu trong nhà trường. Về chức năng của dấu câu, mặc dù có nhiều quan điểm chưa hoàn toàn thống nhất nhưng nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu đều đã nhằm góp phần làm ổn định hơn những quy tắc sử dụng dấu câu, hướng đến sự thống nhất và chuẩn hóa các chức năng của dấu câu tiếng Việt. Đối với đề tài khóa luận, việc tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về chức năng của dấu câu tiếng Việt giúp chúng tôi có những căn cứ khoa học để đánh giá tính chính xác, độ tin cậy của nội dung dạy học dấu câu đưa vào nhà trường và đánh giá kết quả học tập dấu câu của học sinh. Bên cạnh việc nghiên cứu về chức năng, công dụng của dấu câu, một số tài liệu còn bàn về “cơ sở của dấu câu” hay “cơ sở công dụng của dấu câu”, nó được hiểu là việc đặt dấu câu, sự diễn đạt các quy tắc dấu câu dựa trên cái gì và căn cứ vào đâu để sử dụng dấu câu cho chuẩn, cho hay. Các tài liệu nghiên cứu cơ sở của việc dùng dấu câu là những gợi ý đối với việc xác định con đường, cách thức thuận tiện nhất để hướng dẫn học sinh nhận biết các chức năng, công dụng của dấu câu, cách tiếp nhận và cách dùng dấu câu khi §ç ThÞ NguyÖt 4 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 tạo lập văn bản. Bàn về việc sử dụng dấu câu, một số tài liệu đã chỉ ra các lỗi sử dụng dấu câu, nguyên nhân và cách chữa. Những tài liệu này chính là căn cứ để chúng ta suy nghĩ về phương pháp dạy học dấu câu cho học sinh phổ thông sao cho khắc phục được các lỗi dùng dấu câu. Những tài liệu nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến phương pháp dạy học dấu câu ở nhà trường phổ thông theo chúng tôi còn quá ít và chưa thiết thực đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Việc nghiên cứu về dấu câu không phải là một vấn đề hoàn toàn mới, bởi vì dấu câu tiếng Việt là loại phương tiện văn tự đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy việc nghiên cứu dấu câu tiếng Việt đã có những bước tiến triển nhưng những kết quả nghiên cứu về dấu câu vẫn chưa đạt được tính “toàn diện và tỉ mỉ” như nhiều người mong muốn. Kế thừa những nghiên cứu đó và xuất phát từ thực tế những bài tập làm văn viết của học sinh tiểu học, chúng tôi thực hiện đề tài “Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5” với mong muốn nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh, đồng thời trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho mình sau này. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5, tôi đã thống kê, khảo sát, phân tích, từ đó tìm ra các lỗi sử dụng dấu câu mà học sinh mắc phải, nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung ở Tiểu học. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ khóa luận này, tôi chủ yếu nghiên cứu những lỗi về dấu câu thường gặp trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5. Nguyên nhân và biện pháp chữa lỗi đó. §ç ThÞ NguyÖt 5 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng kĩ năng sử dụng dấu câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 Trường tiểu học Thị trấn A Đông Anh - Hà Nội và Trường tiểu học Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Những vấn đề lí luận về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5. - Thực trạng lỗi sử dụng dấu câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 của hai Trường Tiểu học Thị Trấn A và Trường tiểu học Ngô Quyền. - Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi về dấu câu cho học sinh lớp 5 trong các bài tập làm văn viết. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:  Phương pháp điều tra, khảo sát  Phương pháp thống kê  Phương pháp nghiên cứu tài liệu  Phương pháp phân tích ngôn ngữ  Phương pháp tổng hợp 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về dấu câu tiếng Việt Chương 2. Thực trạng các lỗi về dấu câu của học sinh Tiểu học trong các bài Tập làm văn viết lớp 5 Chương 3. Một số biện pháp chữa lỗi về dấu câu cho học sinh lớp 5 §ç ThÞ NguyÖt 6 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẤU CÂU TIẾNG VIỆT 1.1. Khái niệm dấu câu Bàn về dấu câu, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt (1997), Viện Ngôn ngữ học định nghĩa: “Dấu câu là tên gọi chung những dấu đặt giữa các câu hoặc các thành phần của câu nhằm làm cho câu văn viết được rõ ràng, mạch lạc”. [20, tr. 238] Tuy nhiên, trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1973), Nguyễn Như Ý (chủ biên) đã đưa ra khái niệm về dấu câu một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện: “Dấu câu là khái niệm dùng trong văn viết. Dấu câu là phương tiện dùng để phân biệt các ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn. Chúng được dùng để chỉ ranh giới giữa các câu, các thành phần trong câu, giữa các thành tố trong cụm từ, trong các liên hợp cụm từ”. [18, tr 104] Và trong khóa luận này, chúng tôi chọn và theo khái niệm về dấu câu của Nguyễn Như Ý, 1973, Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia. 1.2. Phân loại dấu câu tiếng Việt Dựa vào vị trí và chức năng của các dấu câu trong văn bản viết, người ta chia mười dấu câu tiếng Việt thành hai nhóm chính sau: - Nhóm các dấu đặt cuối câu (còn gọi là các dấu chấm câu). Nhóm này gồm bốn dấu: chấm, hỏi chấm, chấm than, chấm lửng. Các dấu này thường đứng ở vị trí cuối câu tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến. Riêng dấu chấm lửng còn có thể đứng ở vị trí đầu hoặc cuối trong câu. §ç ThÞ NguyÖt 7 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 - Nhóm các dấu đặt trong câu. Nhóm này gồm các dấu sau: phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép (đánh dấu ranh giới giữa các thành phần ngoài nòng cốt với nhau và với bộ phận nòng cốt của câu; đánh dấu ranh giới giữa các thành phần đồng chức với nhau; các vế của câu ghép; các bộ phận đặc biệt trong câu…) Ngoài ra tiếng Việt còn có dấu ngang nối (dấu gạch nối). Dấu này được dùng để nối các âm tiết trong một tên gọi có nhiều âm tiết (thường là tiếng nước ngoài, chẳng hạn: Pau – u – tốp – xki, Mai – a – cốp – xki…). Dấu ngang nối khác hẳn với dấu ngang cách (gạch ngang), và trên mặt chữ viết, dấu ngang nối được thể hiện bằng dấu gạch ngắn hơn dấu ngang cách. 1.3. Cơ sở, chức năng của dấu câu tiếng Việt Hệ thống quy tắc dấu câu cũng như phương pháp giảng dạy dấu câu phần lớn phụ thuộc vào quan niệm về công dụng, cơ sở, chức năng của dấu câu. Cách đây không lâu, ở Liên Xô cũ đã xuất hiện những quan điểm về công dụng và cơ sở của dấu câu tiếng Nga: quan điểm ý nghĩa, quan điểm ngữ pháp và quan điểm ngữ điệu. Đại biểu quan điểm thứ nhất cho rằng dấu câu được dùng làm phương thức biểu đạt nội dung ý nghĩa trong ngôn ngữ viết. Đại biểu quan điểm thứ hai, không chú ý đến mặt ý nghĩa của lời nói, cho rằng dấu câu làm cho cấu tạo cú pháp của lời nói trở nên rõ ràng bằng cách tách ra các câu riêng biệt và các thành phần của câu. Đại biểu của quan điểm thứ ba cũng nghiên cứu dấu câu tách rời khỏi mặt ý nghĩa của lời nói, cho rằng dấu câu dùng để biểu thị ngữ điệu của lời nói. Quan điểm này trong những năm 20 của thế kỉ XX đã có tiếng vang lớn trong ngôn ngữ học cũng như trong phương pháp giảng dạy tiếng Nga. Nó đã có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tìm hiểu chức năng và công dụng của dấu câu. Nó không cung cấp một khái niệm chính xác về cơ sở của dấu câu và làm cho §ç ThÞ NguyÖt 8 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 công dụng của dấu câu trở nên nghèo nàn. Điều này đã kìm hãm sự hoàn thiện về phương pháp giảng dạy dấu câu. Do đó, các quan điểm này mang tính chất phiến diện, không bao quát được đầy đủ các chức năng, công dụng và cơ sở của dấu câu. Đặc biệt là vấn đề về mối quan hệ qua lại giữa dấu câu và ngữ điệu đã gây ra sự rối rắm, sự sai lầm, sự mâu thuẫn trong những phát triển của các nhà nghiên cứu về công dụng và cơ sở của dấu câu. Sự không rõ ràng và mâu thuẫn trong những phát biểu này ở một mức độ nhất định còn do sự lẫn lộn khái niệm công dụng và cơ sở của dấu câu. Trong những năm gần đây, vấn đề rắc rối và phức tạp này trong ngôn ngữ học Xô Viết đã ít nhiều được soi sáng. Giáo sư X.U.Abakumov cho rằng công dụng cơ bản của dấu câu là ở chỗ chỉ ra sự phân chia lời nói thành các bộ phận có ý nghĩa để biểu đạt tư tưởng trong chữ viết. Ngoài công dụng cơ bản này, ông còn chỉ ra vai trò phụ của dấu câu là đôi khi còn có thể chỉ ra một sắc thái ý nghĩa nào đó của một bộ phận của lời nói có một dấu nào đặt ở sau, có thể chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận của câu có dấu câu đặt ở giữa. Do công dụng cơ bản của dấu câu là chỉ ra sự phân chia lời nói thành các bộ phận có ý nghĩa để biểu đạt tư tưởng trong chữ viết, cho nên sự vắng mặt của dấu câu trong một bài văn không những gây khó khăn rất lớn cho sự hiểu nghĩa của bài văn mà còn có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc hiểu bài văn theo nhiều nghĩa. Như vậy, cùng với các yếu tố khác của ngôn ngữ (từ, cấu trúc cú pháp), dấu câu dùng để biểu thị tư tưởng và tình cảm trong lời nói bằng chữ viết. Nhưng bởi vì người viết bao giờ cũng dựa vào lời nói bên ngoài hoặc bên trong và bởi vì không thể có được những tư tưởng, tình cảm thực ở ngoài câu, nghĩa là ngoài vật liệu từ vựng, ngữ pháp và do đó, ngoài cấu tạo ngữ điệu, §ç ThÞ NguyÖt 9 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 cho nên, dấu câu trong khi biểu đạt những tư tưởng, tình cảm nhất định trong ngôn ngữ viết, đồng thời cũng báo hiệu về ngữ điệu tương ứng với những tư tưởng, tình cảm này. Quan niệm đúng đắn về công dụng của dấu câu cung cấp khả năng xác định cơ sở của nó. Cơ sở của dấu câu là quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp trong lời nói. Nghiên cứu dấu câu có liên quan hữu cơ đến nghiên cứu cú pháp. Nghiên cứu cú pháp lại không thể bỏ qua được ngữ điệu vì ngữ điệu là một trong những phương thức cú pháp quan trọng dùng để biểu đạt ý nghĩa của lời nói. Bởi vậy, ngữ điệu là một bộ phận tạo thành cơ sở của dấu câu. Thông thường, quy tắc dấu câu được giải thích bằng đồng thời cả tiêu chí ý nghĩa, ngữ pháp và ngữ điệu. Khi chú ý đến sự cùng tồn tại của các tiêu chí khác nhau, cần phải nhấn mạnh rằng dấu câu biểu thị những ý nghĩa khái quát được biểu thị trong cấu trúc cú pháp. Thông thường, trong thực hành, nói dấu câu được dùng thế nào trong những cấu trúc cú pháp thì thuận tiện hơn là xác định công dụng của nó về ý nghĩa. Thí dụ, nói dấu phẩy dùng để ngăn cách đoạn câu phụ với đoạn câu chính thì thuận tiện hơn là tìm công thức về sự ngăn cách các tư tưởng bằng dấy phẩy, trong đó tư tưởng này phụ thuộc vào tư tưởng kia. Tuy chúng ta nói mặt ý nghĩa không tồn tại độc lập (nội dung không thể tồn tại nếu không có hình thức) nếu không có mặt hình thức biểu đạt nó, nhưng chúng ta phải chú ý rằng ý nghĩa của câu nói mà các phương thức biểu đạt nó, phụ thuộc vào nó, là điểm xuất phát, là chủ yếu. Ngữ điệu là phương thức cú pháp quan trọng để biểu đạt tư tưởng, là nhân tố bắt buộc phải có của câu, nên dĩ nhiên cũng là cơ sở của dấu câu. Nhưng không nên tách nó khỏi cú pháp và quan hệ ý nghĩa trong lời nói, không được thổi phồng vai trò của nó, không được quy cho nó là cái cơ sở duy nhất của dấu câu. §ç ThÞ NguyÖt 10 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Trên cơ sở xác định đúng đắn về công dụng và cơ sở của dấu câu, có thể xác định chức năng của dấu câu, tìm hiểu mục đích dùng dấu câu trong từng trường hợp riêng biệt. Về chức năng, có thể chia các dấu thành hai nhóm: nhóm dấu dùng để phân cách và nhóm dấu dùng để tách biệt. Nhóm dấu thứ nhất dùng để phân cách câu này với câu khác, phân cách các thành phần câu và các bộ phận của câu có quan hệ đẳng lập và cả các bộ phận của câu phức hợp không có liên từ nối. Đặc điểm của nhóm dấu này là các thành phần câu, các bộ phận câu và các câu được dấu phân cách không thể nằm bên trong các thành phần câu, các bộ phận câu hoặc các câu khác được phân cách. Những dấu này có thể lặp lại, nhưng không phải là dấu kép. Nhóm dấu thứ hai dùng để biểu thị những cấu trúc cú pháp đặt vào trong câu với mục đích xác minh, giải thích, mở rộng nội dung của một hoặc một số thành phần của câu hoặc toàn bộ câu nói chung; và cả những cấu trúc cú pháp gọi tên nhân vật hoặc đối tượng mà lời nói hướng tới, hoặc biểu đạt thái độ chủ quan của người viết với nội dung của câu nói của mình. Nhóm dấu này dùng để tách biệt các bộ phận phụ của câu, các thành phần thứ yếu tách biệt, hô ngữ, các từ và câu chêm. Chúng là dấu kép và không lặp lại. Nếu căn cứ về mặt số lượng: một dấu thực hiện một hoặc một số chức năng, một chức năng có thể được thực hiện bằng một hay một số dấu, thì có thể chia ra 4 nhóm: 1- Dấu chỉ thực hiện một chức năng Thí dụ: dấu chấm phẩy chỉ thực hiện chức năng phân cách (các bộ phận trong câu phức không liên từ, câu phức liên hợp, các đoạn câu phụ đẳng lập, các thành phần đẳng lập). Dấu ngoặc đơn chỉ thực hiện chức năng tách biệt. Nó tách biệt từ, nhóm từ, câu thêm vào trong câu như những nhận xét bổ sung hoặc những nhận xét giải thích thuộc những loại khác nhau. §ç ThÞ NguyÖt 11 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 2- Cùng một dấu có thể đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Thí dụ: Dấu phẩy có thể dùng để phân cách và tách biệt. Dấu phẩy phân cách các định ngữ đẳng lập và tách biệt thành phần trạng ngữ của câu. 3- Cùng một dấu - trong cùng một cấu tạo có thể đồng thời mang một số chức năng. Thí dụ: Dấu hỏi là dấu kết thúc câu và chỉ ra câu hỏi. Dấu hai chấm trong câu phức không có liên từ chỉ ra: - Quan hệ nhân - quả giữa các bộ phận của câu phức - Sự vắng mặt của liên từ, bởi vì nếu có liên từ thì dùng dấu khác. 4- Cùng một chức năng có thể dùng nhiều dấu khác nhau. Thí dụ: Dấu phẩy, dấu chấm phẩy cùng thực hiện chức năng phân cách. Dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn đều thực hiện chức năng tách biệt. Trong trường hợp này, phải có sự tinh tế và sự phân tích phức tạp khi chọn dùng một dấu: chức năng thì là một, nhưng mức độ phân cách hoặc tách biệt thì lại khác nhau. Khi chọn dấu, khó nhất là chọn những dấu “ở gần nhau”, đặc biệt là dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn. Có thể cung cấp cho học sinh những hiểu biết về chức năng của dấu bằng nhiều cách: 1. Khái quát hóa những kiến thức về chức năng của dấu để cung cấp khái niệm bước đầu về bản chất của dấu và công dụng của chúng. Chức năng của dấu có thể làm sáng tỏ khi phân tích chính sự kiện ngữ pháp (thành phần chêm không liên hệ với câu hoặc thành phần của câu bằng một dạng thức nào của mối liên hệ phụ thuộc, nó được phát âm một cách đặc biệt: hạ giọng và nhịp điệu nhanh hơn một chút. Trên chữ viết, nó được tách biệt bằng dấu: tách biệt). Để ngăn ngừa sự nhầm lẫn các sự kiện ngữ pháp, có thể thay thế dấu này bằng dấu khác. Thí dụ: dấu gạch ngang được thay thế §ç ThÞ NguyÖt 12 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 cho dấu phẩy để tách biệt đồng vị ngữ với từ được xác định nằm trong một loạt những thành phần đẳng lập. Nếu dùng dấu phẩy thay cho dấu gạch ngang thì câu có thể hiểu khác. 2. So sánh các dấu về mặt chức năng, đặc biệt là những dấu đồng âm. Dấu phẩy có nhiều giá trị, thường giữ hai chức năng phân cách và tách biệt. Có thể so sánh dấu phẩy bên cạnh những thành phần đẳng lập và thành phần chêm. Dấu phẩy phân cách và dấu phẩy tách biệt là những dấu khác nhau. 3. Phân tích khả năng tu từ của dấu. Việc dùng dấu ở những vị trí mà về nguyên tắc không cần có dấu câu, những khả năng khác nhau trong việc dùng dấu, thường là dấu hiệu tách biệt một đơn vị ngữ pháp cho nó một giá trị đặc biệt. Việc dùng dấu có tính chất cá nhân là ở chỗ này. Người viết có thể đặt dấu phẩy sau từ nối liên kết các vế câu để biểu thị quãng ngắt giọng, gây tâm lí chờ đợi ở người đọc, nhằm tăng thêm sức hấp dẫn cho cái ý được trình bày tiếp theo. Việc nắm vững dấu câu phần lớn là do nắm được chức năng của dấu, sự tương ứng giữa chức năng và dấu: dấu có một chức năng và dấu nhiều chức năng, những dấu khác nhau dùng trong cùng một chức năng. Bởi vậy, cần chú ý đặc biệt tới sự phân biệt dấu về mặt chức năng. Sự tương ứng phức tạp giữa dấu và chức năng của nó đòi hỏi sự khái quát hóa và hệ thống hóa thường xuyên bài giảng. Học sinh phải hiểu quan niệm cơ bản của nguyên tắc logic - ngữ pháp của dấu câu là các bộ phận và thành phần của câu gắn bó chặt chẽ với nhau thì không dùng dấu để ngăn cách. Học sinh phải hiểu cái gì được phân cách, cái gì được tách biệt, tại sao phải tách biệt và tách biệt bằng dấu gì, khi nào dấu hoặc sự vắng mặt của nó chỉ ra tính chất đặc biệt của mối liên hệ, những dấu nào có thể được dùng trong cùng một chức năng… §ç ThÞ NguyÖt 13 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Sự hiểu biết chức năng của dấu có thể giúp học sinh nâng cao trình độ hiểu biết về dấu câu, áp dụng chúng một cách mềm dẻo để biểu đạt chính xác tư tưởng của mình. 1.4. Việc dạy dấu câu tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học Dấu câu là một nội dung trọng tâm của bộ môn Tiếng Việt trong trường phổ thong. Nội dung này gắn liền với các kiến thức ngữ pháp cơ bản về câu và được dạy kĩ ngay từ bậc Tiểu học. Ở bậc Trung học cơ sở, các nội dung này lại được nhắc lại một lần nữa để học sinh nắm vững hơn và vận dụng trong thực tế để làm bài tập làm văn. 1.4.1. Phân bố thời lượng Ở bậc Tiểu học, học sinh đã được học kiến thức về dấu câu theo trình tự: - Lớp 2 dành 12 tuần để học các dấu: + Dấu chấm hỏi (?) : 2 tiết (tuần 2, 10) + Dấu phẩy (,) : 8 tiết (tuần 8, 12, 22, 24, 26, 28, 31, 32) + Dấu chấm (.) : 8 tiết (tuần 10, 14, 20, 22, 24, 28, 31, 32) + Dấu chấm than (!) : 1 tiết (tuần 20) - Lớp 3 dành 12 tuần để học các dấu: + Dấu chấm (.) : 5 tiết (tuần 3, 10, 22, 32, 34) + Dấu phẩy (,) : 6 tiết (tuần 6, 16, 17, 22, 24, 34) + Dấu chấm hỏi (?) : 3 tiết (tuần 13, 22, 28) + Dấu chấm than (!) : 2 tiết (tuần 13, 28) + Dấu hai chấm (:) : 2 tiết (tuần 30, 32) - Lớp 4 từ tiết 10 đến tiết 14, ôn lại các dấu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm trong mối quan hệ với: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm. Ngoài ra các em được học thêm hai dấu câu mới chỉ trong một tiết: + Dấu gạch ngang (-) + Dấu ngoặc kép (“…”) (trong quan hệ với câu hội thoại). §ç ThÞ NguyÖt 14 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 - Lớp 5 từ tiết 22 đến tiết 23 học các dấu câu mới: + Dấu chấm phẩy (;) và dấu hai chấm (:) : 1 tiết + Dấu ngoặc đơn ( ): 1 tiết Từ tiết 24 đến tiết 25, ôn lại tất cả 9 dấu câu đã học: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn. 1.4.2. Nội dung dạy Mỗi dấu câu được cấu trúc gồm 3 phần; - Trước tiên đưa ra thí dụ về loại dấu câu đó; - Sau đó nêu công dụng (hay chức năng) và cách đọc khi gặp loại dấu câu đó. - Cuối cùng có phần ghi nhớ (để trong khung) cho học sinh dễ nhớ. Qua tìm hiểu nội dung dạy học dấu câu trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy dấu câu được dạy qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu (các lớp 1, 2, 3), dấu câu được dạy học thông qua các bài tập thực hành. Giai đoạn sau (các lớp 4, 5), dấu câu có bài học riêng với yêu cầu cao hơn, học sinh phải biết khái quát hóa về chức năng, công dụng của các dấu câu từ các ví dụ và bài tập cụ thể. Trong giai đoạn đầu, dấu câu được dạy học chủ yếu dựa vào trực cảm ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Các bài tập dù không nêu ra công dụng, chức năng của dấu câu, dù không yêu cầu học sinh phải phân biệt các thành phần ngữ pháp của câu nhưng các em đã có thể biết đặt dấu câu đúng chỗ. Ví dụ, đối với dấu phẩy, sách lớp 2, 3 đã yêu cầu các em điền dấu phẩy vào câu văn, đoạn văn đã lược bỏ dấu phẩy tách trạng ngữ, tách các vế câu ghép, tách hô ngữ, tách các thành phần cùng loại, tách bộ phận chuyển tiếp… Giai đoạn sau, dấu câu có bài học riêng ở phân môn Luyện từ và câu. Lúc này, các chức năng, công dụng của dấu câu mới được phát biểu thành lời. Ví dụ, dấu phẩy được nêu với ba chức năng như sau: §ç ThÞ NguyÖt 15 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. - Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. - Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Cách trình bày bài học dấu câu trong sách Tiếng Việt mới đã có sự đổi mới, tạo điều kiện để học sinh chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Cụ thể là, trước khi nêu các chức năng, công dụng của dấu câu ở phần ghi nhớ, học sinh được quan sát các ví dụ về các trường hợp sử dụng dấu câu cụ thể. Bên cạnh các nội dung dạy học dấu câu kể trên, trong giờ Chính tả, ở phần chép chính tả, sách giáo khoa còn nêu các câu hỏi về dấu câu (đặc biệt đối với các dấu câu học sinh chưa được học) nhằm nhắc học sinh nhận diện dấu câu và lưu ý cách ghi cho đúng các dấu câu đó trong bài chính tả. 1.4.3. Hình thức làm bài tập rèn luyện Có 2 hình thức làm bài tập được sử dụng thường xuyên: - Cho bài hoặc đoạn bài không có dấu câu. Yêu cầu học sinh điền dấu (câu) thích hợp vào chỗ gạch chéo (hoặc ô vuông) để diễn đạt đúng ý và ngữ pháp. - Cho bài hoặc đoạn bài đã có dấu câu. Yêu cầu học sinh nhận ra dấu câu sai và chữa lại dấu câu cho đúng. Đây là hình thức bài tập thiết thực, có tính thực hành cao. Sách Tiếng Việt cũng có những bài tập vui, hấp dẫn…tạo không khí học tập hứng thú, đồng thời cũng giúp học sinh nhận rõ vai trò quan trọng của dấu câu đối với việc tạo lập và tiếp nhận văn bản. 1.4.4. Nhận xét chung Về mặt số lượng, ở bậc Tiểu học đề cập đến mười loại dấu câu. Tuy nhiên, dấu chấm xuống hàng (.) cũng chỉ là một hình thái của dấu chấm. Do vậy, thực chất học sinh được học kiến thức của chín loại dấu câu. Riêng dấu §ç ThÞ NguyÖt 16 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 chấm lửng (…) ở bậc Tiểu học chưa được dạy (dấu chấm lửng được dạy trong chương trình lớp 7 Trung học cơ sở - bài 29). Việc dạy tất cả các dấu câu cho học sinh ngay từ bậc tiểu học giúp các em có điều kiện vận dụng linh hoạt trong quá trình viết văn. Chính điều này đã hạn chế trường hợp viết câu sai và hiểu sai nghĩa của câu đối với học sinh. Không những thế, việc dạy tất cả các dấu câu cho học sinh ngay từ bậc tiểu học còn giúp các em biết sử dụng dấu câu với mục đích tu từ ngay trong các bài tập làm văn của mình. Về mặt thời lượng, dấu câu được dạy và luyện tập nhiều và kĩ ở tiểu học (21 tiết). Ở tiểu học còn có ba tiết ôn lại toàn bộ dấu câu đã học (tiết 26, 27 và 33). Chính vì thế, học sinh có điều kiện luyện tập và thực hành nhiều hơn. Và do đó, công dụng (chức năng) của từng loại dấu được học sinh vận dụng thuần thục và linh hoạt. 1.5. Sơ lƣợc kiến thức về dấu câu 1.5.1. Những dấu câu tiếng Việt được tìm hiểu ở tiểu học Dấu câu tiếng Việt Dấu câu thường Dấu câu thường Dấu câu thường dùng ở dùng ở cuối câu dùng ở giữa câu nhiều vị trí khác nhau Dấu Dấu Dấu chấm Dấu Dấu Dấu Dấu Dấu Dấu Dấu chấm chấm cảm (chấm phẩy chấm hai ngoặc ngoặc gạch chấm hỏi than) phẩy chấm đơn kép ngang lửng ? ! ; : () “ ” _ … . , , , §ç ThÞ NguyÖt 17 , , , K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 1.5.2. Bảng tóm tắt cách dùng các dấu câu Cách gọi tên 1. Dấu chấm Cách ghi . Cách dùng Đặt cuối câu kể? 1. Giới thiệu về người, vật, việc Ví dụ: Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng. (Theo Toan Ánh) 2. Miêu tả đặc điểm Ví dụ: Mưa xuống sầm sập, giọt giã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. (Tô Hoài) 3. Nêu ý kiến, nhận xét Ví dụ: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. (Theo Toan Ánh) 2. Dấu chấm hỏi ? Dấu chấm hỏi thường được dùng: 1. Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời Ví dụ: Mấy ngày nữa thì mẹ về hả chị? (Hồ Thu Hồng) 2. Đặt cuối câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định Ví dụ: Trong nỗi đau, có ai hơn ai? (Báo Văn nghệ) 3. Đặt cuối câu kể nhưng lại được dùng với §ç ThÞ NguyÖt 18 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 mục đích nghi vấn Ví dụ: Sáng nay, bạn Lan đi học? 3. Dấu chấm cảm ! Đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm: 1. Bộc lộ trạng thái cảm xúc Ví dụ: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (Nguyễn Thế Hội) 2. Biểu thị lời hô, lời gọi Ví dụ: Hùng ơi! Ngủ chưa, Hùng? 3. Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo Ví dụ: Dế choắt, hãy giương mắt ra xem tao true con mụ cốc đây này! (Theo Tô Hoài) 4. Dấu phẩy , Đặt ở giữa câu để: 1. Ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập Ví dụ: Mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song mai Đông Mĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi. (SGK Tiếng Việt 3) 2. Tách biệt phần trạng ngữ với nòng cốt câu Ví dụ: Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều. (Theo Thanh Tịnh) 3. Tách biệt phần chú thích Ví dụ: Đan-tê, một nhà thơ lớn của nước Italia, là người rất ham đọc sách §ç ThÞ NguyÖt 19 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 (SGK Tiếng Việt 3) 4. Tách biệt phần chuyển tiếp Ví dụ: Cứ thế, rêu phủ đầy màu xanh trên tường. 5. Tách biệt phần hô ngữ Ví dụ: Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. (Theo Tô Hoài) 5. Dấu chấm phẩy ; Dấu chấm phẩy được đặt giữa câu để: 1. Phân cách các bộ phận ngữ pháp đẳng lập (khi trong câu đã có bộ phận nào đó dùng dấu phẩy) Ví dụ: Tiếng đàn bầu khi thì như mưa đêm rả rích, gieo một nỗi buồn vô hạn mênh mông; khi thì như chớp biển mưa nguồn, đêm dài lóe sáng, kích động lòng người. (Lưu Quý Kỳ) 2. Phân cách từng vế câu trong sự liệt kê nối tiếp nhau, hoặc khi vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa Ví dụ: Con đường dốc dần lên; ánh sáng đã hửng mờ mờ; rồi ánh sáng lóe lên. (Theo Xuân Khánh) 6. Dấu hai chấm : Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau: 1. Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật §ç ThÞ NguyÖt 20 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 (thường được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang) Ví dụ: Chị Cốc liền quát lớn: - Mày nói gì? (Theo Tô Hoài) 2. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước Ví dụ: Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống mặt biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc… (Vũ Tú Nam) 3. Là phần liệt kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết Ví dụ: Truyện dân gian gồm có: - Truyện cổ tích - Truyện thơ - Truyện thần thoại 7. Dấu ngoặc đơn () Dấu ngoặc đơn có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tách biệt phần chú thích (đặt trong ngoặc đơn) với phần được chú thích. Phần chú thích này có tác dụng nêu rõ thêm cho phần được chú thích về tình cảm, thái độ, hành động, nơi chốn,… Ví dụ: Tôi quê ở Hưng Yên (vùng có rất nhiều nhãn ngon). (Luyện Tiếng Việt 5) 8. Dấu ngoặc kép §ç ThÞ NguyÖt “ ” Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác 21 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 nhau trong câu và dùng để tách biệt: 1. Lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước) Ví dụ: Hồ Chủ Tịch nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. (Lê Duẩn) 2. Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này không cần đặt dấu hai chấm đứng trước) Ví dụ: Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng, những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non… (Hoài Thanh – Thanh Tịnh) 3. Những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai,…) Ví dụ: Một thế kỉ “văn minh” “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. (Thép Mới) 9. Dấu gạch ngang - Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tách biệt: 1. Lời nói trực tiếp của nhân vật Ví dụ: §ç ThÞ NguyÖt 22 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Một hôm, Bác Hồ hỏi Bác Lê: - Anh Lê có yêu nước không? Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời: - Có chứ! (Trần Dân Tiên) 2. Tách biệt phần chú thích Ví dụ: - Thế rồi bỗng một hôm - chắc rằng hai cậu bàn nhau mãi - hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường. (Nam Cao) 3. Tách biệt từng nội dung liệt kê trong mối quan hệ với nhau Ví dụ: Hãy viết đúng các tên riêng dưới đây: - Buôn ma Thuột - Đắc Lắc - Điện Biên Phủ (SGK Tiếng Việt 3) 10. Dấu chấm lửng … Dấu chấm lửng có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để: 1. Thay cho những lời không tiện nói ra, hoặc không tiện trích dẫn Ví dụ: - U nó cứ yên lòng. Thế nào sang mai tôi cũng về. Nếu tôi không có ra tay, rồi quân cướp cứ nhũng nhiễu mãi, vùng này còn ai §ç ThÞ NguyÖt 23 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 làm ăn gì được! - Đành vậy, nhưng nhỡ ra… (Nguyễn Công Hoan) 2. Biểu thị sự im lặng, sự kéo dài hay nghẹn ngào, xúc động không nói thành lời Ví dụ: - Mẹ ơi, con đau…đau…quá…! 1.5.3. Cách đặt dấu đúng khoảng cách giữa các chữ trong câu - Trong câu, các dấu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm cảm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm được đặt gần chữ bên trái, không đặt gần chữ bên phải hoặc lơ lửng giữa hai chữ. - Trong câu, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép là những dấu kép, vì thế phần đứng trước (dấu mở) được đặt gần chữ bên trái; còn phần đứng sau (dấu đóng) được đặt gần chữ bên phải. Việc đưa ra cơ sở lí luận về dấu câu giúp học sinh có cái nhìn cụ thể về dấu câu tiếng Việt, từ việc phân loại dấu câu cho tới những cơ sở, chức năng của từng loại dấu. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các em nắm chắc và chuẩn kiến thức về dấu câu, có thể vận dụng linh hoạt và chính xác trong quá trình tập làm văn. §ç ThÞ NguyÖt 24 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÁC LỖI VỀ DẤU CÂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT LỚP 5 2.1. Khảo sát thực trạng lỗi về dấu câu của học sinh tiểu học 2.1.1. Địa điểm tiến hành điều tra Để nắm được tình hình cụ thể của các lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra tại hai trường tiểu học: - Trường Tiểu học Thị Trấn A (Xuân Nộn - Đông Anh - Hà Nội) - Trường Tiểu học Ngô Quyền (Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc) 2.1.2. Phương pháp tiến hành điều tra Chúng tôi đã phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi thu thập tài liệu và số liệu. Các phương pháp chủ yếu: - Đọc, chấm các bài tập làm văn và vở tập làm văn của học sinh. - Thống kê các lỗi. - Trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh. 2.1.3. Cách thức điều tra Chúng tôi thu các bài tập làm văn và vở tập làm văn của học sinh chấm và thống kê lỗi về dấu câu theo các chỉ số sau: - Số câu học sinh không dùng dấu câu - Số câu học sinh dùng sai dấu 2.1.4. Kết quả điều tra a) Kết quả thống kê và phân loại Chúng tôi thực hiện điều tra ở hai trường tiểu học với 400 bài tập làm văn của học sinh (lấy ngẫu nhiên ở mỗi trường 200 bài) và thống kê lỗi về dấu §ç ThÞ NguyÖt 25 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 câu được kết quả như sau: Bảng 1: Bảng thống kê các lỗi sử dụng dấu câu của học sinh ở hai trƣờng Tiểu học Trƣờng Trƣờng tiểu học tiểu học Thị Ngô Trấn A Quyền (lỗi) (lỗi) 1.1. Dấu chấm 157 144 301 1.2. Dấu chấm than 198 182 380 1.3. Dấu chấm hỏi 255 245 500 1. 1.4. Dấu phẩy 199 176 375 Không 1.5. Dấu chấm phẩy 151 111 262 153 141 294 1.7. Dấu ngoặc đơn 58 43 101 1.8. Dấu ngoặc kép 180 178 358 1.9. Dấu gạch ngang 31 29 60 1.10. Dấu chấm lửng 58 44 102 1440 1293 2733 84 78 Lỗi dùng dấu 1.6. Dấu hai chấm câu Tổng các lỗi không dùng dấu câu 2. 2.1. Dấu 2.1.1. Chỗ phải dùng chấm dấu chấm nhưng lại Dùng sai dấu câu không dùng dấu Tổng (lỗi) 162 chấm 348 2.1.2. Chỗ không được dùng dấu chấm 95 91 186 nhưng lại dùng §ç ThÞ NguyÖt 26 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp 2.2. Dấu Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 2.2.1. Chỗ phải dùng chấm than dấu chấm than nhưng lại không 97 88 185 101 96 197 152 148 300 382 dùng 2.2.2. Chỗ không được dùng dấu chấm than nhưng lại dùng dấu chấm than 2.3. Dấu 2.3.1. Chỗ phải dùng chấm hỏi dấu chấm hỏi nhưng lại không dùng dấu chấm hỏi 518 2.3.2. Chỗ không được dùng dấu chấm hỏi nhưng lại dùng 111 107 218 139 122 261 dấu chấm hỏi 2.4. Dấu 2.4.1. Chỗ phải dùng phẩy dấu phẩy nhưng lại không dùng dấu phẩy 439 2.4.2. Chỗ không được dùng dấu phẩy nhưng lại dùng dấu 92 86 178 87 74 161 phẩy 2.5. Dấu 2.5.1. Chỗ phải dùng chấm dấu chấm phẩy phẩy nhưng lại không §ç ThÞ NguyÖt 27 275 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 dùng dấu chấm phẩy 2.5.2. Chỗ không được dùng dấu chấm phẩy nhưng lại dùng 61 53 114 82 79 161 dấu chấm phẩy 2.6. Dấu 2.6.1. Chỗ phải dùng hai chấm dấu hai chấm nhưng lại không dùng dấu hai chấm 287 2.6.2. Chỗ không được dùng dấu hai chấm nhưng lại dùng 66 60 126 35 32 67 dấu hai chấm 2.7. Dấu 2.7.1. Chỗ phải dùng ngoặc dấu ngoặc đơn đơn nhưng lại không dùng dấu ngoặc đơn 121 2.7.2. Chỗ không được dùng dấu ngoặc đơn nhưng lại 29 25 54 88 79 167 dùng dấu ngoặc đơn 2.8. Dấu 2.8.1. Chỗ phải dùng ngoặc kép dấu ngoặc kép nhưng lại không 293 dùng dấu ngoặc kép 2.8.2. Chỗ không được dùng dấu §ç ThÞ NguyÖt 28 67 59 126 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 ngoặc kép nhưng lại dùng dấu ngoặc kép 2.9. Dấu 2.9.1. Chỗ phải dùng gạch dấu gạch ngang ngang nhưng lại không 32 30 62 dùng dấu gạch ngang 107 2.9.2. Chỗ không được dùng dấu gạch ngang nhưng lại 24 21 45 44 42 86 dùng dấu gạch ngang 2.10. Dấu 2.10.1. Chỗ phải chấm dùng dấu chấm lửng lửng nhưng lại không dùng dấu chấm lửng 144 2.10.2. Chỗ không được dùng dấu chấm lửng nhưng lại dùng 30 28 58 1516 1398 2914 2940 2752 5692 dấu chấm lửng Tổng các lỗi dùng sai dấu câu Tổng §ç ThÞ NguyÖt 29 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Bảng 2: Bảng thống kê tổng số lỗi sử dụng dấu câu của học sinh ở hai trƣờng Tiểu học STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Các loại dấu câu Trƣờng tiểu Trƣờng học Thị tiểu học Trấn A Ngô Quyền 336 313 649 (51,8%) (48,2%) (11,4%) 380 382 762 (49,9%) (50,1%) (13,4%) 518 500 1018 (50,9%) (49,1%) (17,9%) 430 384 814 (52,8%) (47,2%) (14,3%) 299 283 582 (51,4%) (48,6%) (10,2%) 301 280 581 (51,8%) (48,2%) (10,2%) 122 100 222 (55%) (45%) (3,9%) 335 316 651 (51,5%) (48,5%) (11,4%) 87 80 167 (52,1%) (47,9%) (2,9%) 132 114 246 (53,7%) (46,3%) (4,3%) 2940 2752 5692 Dấu chấm Dấu chấm than Dấu chấm hỏi Dấu phẩy Dấu chấm phẩy Dấu hai chấm Dấu ngoặc đơn Dấu ngoặc kép Dấu gạch ngang Dấu chấm lửng Tổng §ç ThÞ NguyÖt 30 Tổng K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 (51,7%) (48,3%) (100%) b) Miêu tả, nhận xét kết quả thống kê và phân loại Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi đưa ra các nhận xét cụ thể sau: Lỗi về sử dụng dấu câu của học sinh tiểu học qua các bài tập làm văn viết chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các loại lỗi về câu. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn các em mắc phải hai loại lỗi lớn, đó là: - Lỗi không dùng dấu câu (2733 lỗi, chiếm 50,7%) - Lỗi dùng sai dấu câu (2914 lỗi, chiếm 51,2%) Trong đó, các loại dấu mà các em còn nhầm lẫn và dùng sai nhiều nhất là: dấu chấm hỏi (1018 lỗi, chiếm 17,9%), dấu phẩy (814 lỗi, chiếm 14,3%), dấu chấm than (762 lỗi, chiếm 13,4%), dấu chấm (649 lỗi, chiếm 11,4%), dấu ngoặc kép (651 lỗi, chiếm 11,4%), dấu chấm phẩy (582 lỗi, chiếm 10,2%), dấu hai chấm (581 lỗi, chiếm 10,2%). Các loại dấu còn lại các em sử dụng rất ít trong các bài tập làm văn nên tỉ lệ mắc lỗi không nhiều: dấu chấm lửng (246 lỗi, chiếm 4,3%), dấu ngoặc đơn (222 lỗi, chiếm 3,9%), dấu gạch ngang (167 lỗi, chiếm 2,9%). Trong hai trường tiểu học mà chúng tôi chọn khảo sát, các em mắc tất cả 5692 lỗi về dấu câu, trong đó mắc nhiều lỗi dấu câu nhất là Trường tiểu học Thị Trấn A (Đông Anh - Hà Nội) với 2940 lỗi (chiếm 51,7 tổng số lỗi) và ít câu nhất là Trường tiểu học Ngô Quyền (Vĩnh Yên) với 2752 lỗi (chiếm 48,3% tổng số lỗi). Những con số này đã phản ánh chân thực năng lực sử dụng dấu câu của các em. Do vậy, để có thể đánh giá toàn diện và sâu sắc năng lực sử dụng dấu câu của học sinh Tiểu học, giáo viên phải khảo sát các bài tập làm văn viết của các em một cách kỹ lưỡng. Và cũng từ thực trạng sử dụng dấu câu của học sinh tiểu học, chúng tôi muốn đề cập tới những nguyên nhân dẫn đến tình §ç ThÞ NguyÖt 31 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 trạng này để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. Chúng tôi ủng hộ các biện pháp sửa lỗi về dấu câu trong các giờ học môn Tiếng Việt. Hệ thống bài tập rèn luyện về dấu câu và các hình thức ôn luyện ở cuối bậc học có tác dụng rất tốt cho việc nắm chắc kiến thức cơ bản và vận dụng thực tiễn bởi nó xuất phát từ kết quả điều tra thực tế sử dụng dấu câu của học sinh tiểu học hiện nay với nguyện vọng các em nắm chắc công dụng của các dấu câu và vận dụng chúng thành thạo trong các bài tập làm văn. 2.2.Phân loại lỗi về dấu câu 2.2.1. Lỗi không dùng dấu câu Lỗi không dùng dấu câu là những lỗi câu sai do không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Trong các bài văn của học sinh, có không ít bài, có những đoạn, người viết không biết dùng dấu ngắt câu. Thường học sinh mắc lỗi do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần câu. Có những bài viết không hề có một dấu câu nào. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu: khi đã kết thúc một câu phải sử dụng dấu chấm câu. Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho giao tiếp. Người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt, thậm chí có những trường hợp không xác định được ý muốn diễn đạt. Ví dụ 1: Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi thân cây to đến mấy người ôm không xuể dưới gốc phượng hàng chục cái rễ to nhỏ khác nhau cái thì trồi lên mặt đất vài mét mới chịu chui xuống dưới cái thì nửa trên mặt đất nửa nằm sâu dưới đất cái thì ngoằn ngoèo cái thì thẳng đuột. (Trần Thị Hiền – 5A1 – THNQ) Ví dụ 2: Tuần trước bố em cho em lên nhà ông nội em chạy luôn ra vườn em ngạc nhiên khi thấy rất nhiều loài hoa rực rỡ nhưng rực rỡ nhất là §ç ThÞ NguyÖt 32 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 cây hoa hướng dương. (Phùng Nhật Linh – 5A – THTTA) Cách chữa các lỗi này là tách đoạn ra thành câu và điền dấu chấm, viết hoa cho đúng. Học sinh thường bỏ không sử dụng dấu phẩy ngăn cách các trạng ngữ và nòng cốt câu, ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập, ngăn cách hô ngữ, ngăn cách các bộ phận đồng chức. Khi chữa ta cũng phải thêm các dấu phẩy vào các vị trí cần thiết. Ở hai ví dụ trên, ta có thể chữa lại: Ví dụ 1: Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng, hàng chục cái rễ to nhỏ khác nhau, cái thì trồi lên mặt đất vài mét mới chịu chui xuống dưới, cái thì nửa trên mặt đất, nửa nằm sâu dưới đất, cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Ví dụ 2: Tuần trước, bố em cho em lên nhà ông nội. Em chạy luôn ra vườn. Em ngạc nhiên khi thấy rất nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng rực rỡ nhất là cây hoa hướng dương. Lỗi không sử dụng dấu câu của học sinh tiểu học chủ yếu là các dạng sau: a) Lỗi không dùng dấu câu khi kết thúc câu Ví dụ: Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả nào là mít bòng chuối hồng xiêm. Nhưng em thích nhất là cây ổi (Dương Văn Tiến – 5A – THTTA) Lỗi này tuy không nhiều nhưng nó cho thấy sự thiếu hụt kiến thức về dùng dấu câu ở học sinh tiểu học. Những câu như thế này làm cho người đọc không hiểu hết ý nghĩa của nó, không thấy được tình cảm của người viết. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh chưa nắm được quy tắc sử dụng dấu câu. Loại lỗi này được chữa bằng cách thêm dấu câu cho phù hợp với từng loại câu. Ở ví dụ trên ta sửa như sau: §ç ThÞ NguyÖt 33 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả. Nào là mít, bòng, chuối, hồng xiêm nhưng em thích nhất là cây ổi. b) Lỗi không dùng dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận đồng chức trong câu Ví dụ 1: Bà em rất vui em cũng rất vui (Nguyễn Ngọc Huy – 5A1 – THNQ) Ví dụ 2: Chiếc cặp của em màu xanh da trời ở giữa có một cái móc bên trái cặp là một hình con chuột Mícky rất đẹp. (Phạm Thị Hồng Nhung – 5A – THTTA) Những câu như trên trong khi giao tiếp sẽ làm giảm tính mạch lạc của câu. Nguyên nhân gây ra loại lỗi này là do học sinh chưa có ý thức sử dụng dấu câu, không linh hoạt trong viết câu. Mặt khác, nguyên nhân của loại lỗi này còn là do học sinh chỉ chú ý đến nội dung của câu mà chưa chú ý đến hình thức của câu và do thói quen không dùng dấu câu. Những câu như trên được chữa lại bằng cách thêm dấu phẩy cho phù hợp (có thể dùng quan hệ từ thay thế dấu phẩy). Ở những ví dụ trên ta sửa như sau: Ví dụ 1: Bà em rất vui, em cũng rất vui. Ví dụ 2: Chiếc cặp của em màu xanh da trời, ở giữa có một cái móc, ở giữa có một cái móc, bên trái cặp là một hình con chuột Mícky rất đẹp. c) Lỗi không dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần trạng ngữ với nòng cốt của câu Ví dụ 1: Một lần rơi vào ổ phục kích ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp. (Lê Minh An - 5A - THTTA) Ví dụ 2: Cứ đến mùa đông mẹ em lại trổ tài đan lát của mình. (Nguyễn Thị Thanh Hà - 5A1 - THNQ) §ç ThÞ NguyÖt 34 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Loại lỗi này làm cho người đọc khó hiểu, bởi những câu như thế này đã giảm đi tính mạch lạc, khi đọc lên người đọc sẽ cảm thấy nội dung thông báo của nó không rõ ràng. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh chưa có ý thức phân biệt thành phần trạng ngữ với các thành phần khác trong câu. Loại lỗi này được chữa bằng cách thêm dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt của câu để đảm bảo tính rõ ràng, mạch lạc của câu. Những ví dụ trên ta sửa như sau: Ví dụ 1: Một lần, rơi vào ổ phục kích, ông bị địch bắt. Địch dụ dỗ, tra tấn thế nào cũng không khuất phục được ông, bèn đưa ông về giam ở Pháp. Ví dụ 2: Cứ đến mùa đông, mẹ em lại trổ tài đan lát của mình. Lỗi không dùng dấu câu ở học sinh tiểu học là một trong những loại lỗi phổ biến. Đặc biệt, học sinh lớp 5 còn mắc rất nhiều lỗi không dùng dấu phẩy ngăn cách các bộ phận đồng chức trong một câu. 2.2.2. Lỗi dùng sai dấu câu Lỗi sử dụng dấu câu sai là lỗi của những câu đã sử dụng dấu câu khi không cần thiết hoặc đáng lẽ phải dùng dấu câu này lại dùng dấu câu khác. Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh sử dụng dấu câu không hợp lí, không đúng quy tắc; dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa đủ ý; dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần chủ - vị, ngăn cách động từ với bổ ngữ, dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia. Phổ biến nhất trong loại lỗi này là các câu được dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa hết ý, cắt đôi một câu ra một cách vô lý. Ví dụ: Vào những đêm hè có trăng, trên con đường làng thân thuộc, chúng em rủ nhau chơi trốn tìm, đánh trận giả hay tụ tập nhau ngồi hát thật thỏa thích. Những buổi tối như thế thật là vui vẻ. a) Lỗi do đánh dấu ngăn cách bộ phận chủ ngữ với bộ phận vị ngữ của câu §ç ThÞ NguyÖt 35 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Ví dụ 1: Cái đồng hồ ấy, còn mới lắm. (Nguyễn Viết Thịnh - 5A - THTTA) Ví dụ 2:Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn, nặng và đặc sịt, lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra, từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam, thổi giật mãi. (Lê Phương Anh - 5A1 - THNQ) Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không biết cách sử dụng dấu câu, không hiểu được sự liên kết giữa chủ ngữ và vị ngữ trong một câu và sự liên kết ấy không thể dùng dấu câu ngăn cách được. Trong các loại lỗi này, chúng ta cần chỉ ra cho học sinh biết lỗi câu trên là vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu của tiếng Việt. Cách chữa các loại lỗi câu này là bỏ dấu câu ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ 1: Cái đồng hồ ấy còn mới lắm. Ví dụ 2: Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn, nặng và đặc sịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. b) Lỗi do dùng dấu chấm ngăn cách thành phần trạng ngữ với nòng cốt câu Ví dụ 1: Hàng năm cứ khi nào mưa lớt phớt. Cây bông giấy nhà em lại trổ bông màu hồng phấn. (Nguyễn Hữu Minh - 5A1 - THNQ) Ví dụ 2: Trong những ngày về quê ngoại. Tôi thường dậy sớm cùng mấy đứa hàng xóm đi thả diều, chăn trâu. (Nguyễn Thị Thanh Thảo - 5A - THTTA) Nguyên nhân của loại lỗi này là do thành phần trạng ngữ kéo dài làm học sinh dễ lầm tưởng trạng ngữ là một câu nên đã dùng dấu chấm kết thúc câu. Mặt khác, loại lỗi này xuất hiện còn do học sinh hạn chế kiến thức về dấu §ç ThÞ NguyÖt 36 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 câu nên đã dùng dấu câu tách các ý một cách tùy tiện làm câu sai. Cách chữa loại lỗi này là bỏ dấu chấm ngăn cách giữa các thành phần trạng ngữ và nòng cốt của câu, thay vào đó là dấu phẩy. Ở những ví dụ trên ta sửa như sau: Ví dụ 1: Hàng năm cứ khi nào mưa lớt phớt, cây bông giấy nhà em lại trổ bông màu hồng phấn. Ví dụ 2: Trong những ngày về quê ngoại, buổi sáng, tôi thường dậy sớm cùng mấy đứa hàng xóm đi thả diều, chăn trâu. c) Lỗi nhầm lẫn chức năng của các loại dấu câu c1) Dấu chấm hỏi Trong các lỗi về dấu chấm câu, thường gặp nhất là dấu chấm hỏi. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, tất cả những trường hợp phạm phải loại lỗi này đều rơi vào câu có xuất hiện từ phủ định. Chẳng hạn: Tớ được sáu con mười rồi? (Thái Sơn Hà - 5A - THTTA) Phạm phải loại lỗi này do người viết đã nhầm tưởng từ phủ định là từ để hỏi. Ngoài ra , cũng có một số trường hợp phạm lỗi ở những từ ngữ nghi vấn được dẫn gián tiếp (trong câu tường thuật), như: Tớ đã nhận ra bạn là người như thế nào? (Nguyễn Hoàng Anh - 5A1 - THNQ) Do không nắm được quy tắc sử dụng dấu câu và do không phân biệt được kiểu câu nên các em nhầm tưởng: hễ xuất hiện từ ngữ nghi vấn thì dùng dấu chấm hỏi. c2) Dấu chấm cảm Dấu chấm cảm cũng có khi được học sinh dùng không đúng với chức năng của nó. Trong câu không có nội dung cầu khiến, cảm thán hoặc hô gọi nhưng người viết vẫn “tặng” cho nó một dấu chấm cảm, chẳng hạn: Hôm nay, cháu rất vui vì được tặng danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Cháu §ç ThÞ NguyÖt 37 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 cầm cây bút viết thư cho bà để hỏi thăm sức khỏe của bà và kể cho bà nghe về ước mơ của cháu! (Bùi Thị Ánh Huệ - 5A - THTTA) c3) Lỗi về sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngang nối. Tuy hai loại dấu này không phổ biến như dấu phẩy, nhưng tỉ lệ lỗi cũng khá cao. Phạm phải lỗi này thường do hai loại dấu này khá giống nhau nên người viết thường dùng lẫn lộn. Trong đó, thường gặp hơn cả là dấu ngang nối ( - ) trong khi lẽ ra phải dùng dấu gạch ngang ( – ) và ngược lại. Ví dụ 1: Ngày 10 tháng 11 năm 2005 - ngày tôi cất tiếng khóc chào đời - cả nhà tôi đều háo hức chờ đón tôi. (Nguyễn Văn Linh - 5A - THTTA) Ví dụ 2: I – ta – li – a là đất nước có hình chiếc giày. (Nguyễn Khắc Thắng - 5A1 - THNQ) c4) Dấu ngoặc kép Dấu ngoặc kép cũng là loại dấu câu thường bị dùng sai. Chức năng của loại dấu này khá đa dạng. Đây có lẽ là một nguyên nhân khiến học sinh không nắm đúng và đủ quy tắc sử dụng nó. Thường gặp nhất là lỗi không dùng dấu ngoặc kép để đóng khung tên tác phẩm, thậm chí có những trường hợp, người viết lại dùng dấu ngoặc kép để đóng khung tên tác giả. Ví dụ 1: Ngắm trăng là một bài thơ rất hay của chủ tịch Hồ Chí Minh. (Võ Ái Ly – 5A1 – THNQ) Ví dụ 2: Mẹ ốm và Hạt hạo làng ta là hai bài thơ của nhà thơ “Trần Đăng Khoa” (Đoàn Thị Chinh – 5A – THTTA) Ta cũng có thể không ngoại trừ nguyên do: do thiếu cẩn trọng mà người viết đã quên dùng dấu ngoặc kép cho những câu, những đoạn có trích dẫn nguyên văn. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người viết không nắm đúng và đủ nguyên tắc dùng loại dấu câu này nên viết sai. §ç ThÞ NguyÖt 38 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Ví dụ: Nhà bạn Hoa có một “cái bàn”. (Nguyễn Quang Bình – 5A – THTTA) Nguyên nhân gây ra những lỗi sai này là do học sinh chưa phân biệt được các loại dấu câu đi kèm với các loại câu tương ứng với nó. Loại lỗi này được chữa bằng cách thay dấu câu cho phù hợp với mục đích của câu. d) Lỗi dùng thừa dấu câu Lỗi dùng thừa dấu câu mà các em dễ mắc phải đó là dùng dấu phẩy trước quan hệ từ. Ví dụ: Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa,* mà chúng là những cái giếng không đáy,* và ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. (Vũ Chí Công – 5A – THTTA) Lỗi dùng thừa dấu câu thường làm cho bài viết của các em vụn vặt, tủn mủn; câu văn không liền mạch. Để chữa loại lỗi này, chúng ta cần củng cố cho các em kiến thức về sử dụng dấu câu: quan hệ từ và dấu phẩy có chức năng giống nhau nên chỉ có thể sử dụng một trong hai loại đó. Ở ví dụ trên, ta phải bỏ dấu phẩy có đánh dấu *, hoặc vẫn giữ nguyên những dấu phẩy có đánh dấu *, nhưng bỏ quan hệ từ “mà” và quan hệ từ “và”. e) Lỗi dùng dấu câu vô ý thức Ví dụ: Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc, nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu, vang lên những âm thanh xao động đồng quê. (Đinh Thị Huế - 5A1 – THNQ) Loại lỗi này tuy ít nhưng nó cho thấy sự thiếu hụt kiến thức về dấu câu của học sinh. Loại lỗi này được chữa bằng cách bỏ các dấu đó đi. Ví dụ: Mùa thu. Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú §ç ThÞ NguyÖt 39 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê. Việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu câu nhiều chứng tỏ các em chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và chưa nắm được cách sử dụng. Nói chung, nhiều học sinh tiểu học còn ngại sử dụng dấu câu, chưa có ý thức sử dụng dấu câu. Chính vì thế, trong công tác giảng dạy, chúng ta cần chú ý chỉ ra những lỗi sai do học sinh biết để các em rút kinh nghiệm và thường xuyên ôn tập củng cố kiến thức về dấu câu cho các em. §ç ThÞ NguyÖt 40 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Chƣơng 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI VỀ DẤU CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 3.1. Nguyên nhân chung Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu viết một bài văn là đơn giản, nhưng phải đảm bảo yêu cầu đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu,…thì không phải là rễ. Số lỗi về dấu câu mà học sinh mắc trong các bài tập làm văn là rất lớn. Đây là tình trạng đáng báo động đối với quá trình dạy học làm văn nói chung và quá trình dạy học ngữ pháp nói riêng. Chắc chắn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tồn tại tình trạng tồn tại lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn của học sinh. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục là điều kiện cần thiết và quan trọng. Đầu tiên có thể kể đến là do trong các tiết học về lập dàn ý, tìm ý, làm văn miệng,… học sinh chưa được luyện tập kĩ càng về cách đặt câu, dùng dấu câu hợp lí. Hơn nữa, lỗi về dấu câu của học sinh Tiểu học được thể hiện chủ yếu trên các văn bản viết, nên nếu học sinh chưa chuẩn bị kĩ càng và đầy đủ thì giáo viên không đủ thời gian để chỉnh sửa cho toàn bộ học sinh mắc lỗi. Ngoài ra, học sinh lớp 5 đang ở lứa tuổi có nhiều biến đổi tâm lí (về tri giác, khả năng chú ý, khả năng tưởng tượng, trí nhớ, tư duy). Thêm nữa, trong tổ chức các hoạt động học tập còn nhiều điểm chưa hợp lí. Việc sửa lỗi về dấu câu không được tiến hành một cách bài bản. Ví dụ trong giờ trả bài tập làm văn viết, phần sửa lỗi diễn đạt trong bài văn thường diễn ra nhanh chóng và mang tính chất hình thức. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy nội dung kiến thức về dấu câu, học sinh ít được tham gia vào việc học tập một cách chủ động. Việc trả lời câu hỏi để tìm hiểu, phân tích ngữ liệu hình thức kiến thức về dấu §ç ThÞ NguyÖt 41 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 câu hay các bài tập ứng dụng chủ yếu được thực hiện ở một số học sinh khá giỏi trong lớp. Cần xác định thứ tự của các dấu câu dạy học ở tiểu học, song với đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này (các em dễ nhớ nhưng chóng quên) chúng ta cần có sự nhắc lại hợp lí để thường xuyên củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu cho các em. Do vậy, việc dạy dấu câu không thể chỉ được thực hiện ở các giờ học về dấu câu như đã ghi trong chương trình môn học mà còn củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu cho các em trong các giờ học khác. Vấn đề đặt ra với tất cả những ai quan tâm đến việc hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học là phải đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao chất lượng và rèn kĩ năng này. 3.2. Một số biện pháp chữa lỗi về dấu câu Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, nghiên cứu phương pháp các nội dung dạy dấu câu ở tiểu học và thực trạng tình hình sử dụng dấu câu của học sinh, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng viết câu của học sinh tiểu học. 3.2.1. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu trong các giờ Tiếng Việt ở tiểu học Học sinh tiểu học có khả năng ghi nhớ kiến thức rất nhanh nhưng lại rất chóng quên nên có sự lặp lại hoặc củng cố thường xuyên. Mỗi giờ học giáo viên cần tìm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh. Điều này cũng phù hợp quan điểm dạy học tích hợp trong nhà trường hiện nay, đặc biệt là ở tiểu học. 3.2.1.1. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu qua tiết học Luyện từ và câu a) Trong các tiết học nhận biết chức năng của dấu câu Đối với bài học giúp học sinh nhận biết chức năng của dấu câu, cần xác định rõ những yêu cầu riêng, cụ thể, phù hợp với mỗi loại dấu câu để lựa §ç ThÞ NguyÖt 42 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 chọn phương pháp dạy học. Qua đó các em sẽ dần nhận ra chức năng của dấu câu và quy tắc sử dụng. Theo chúng tôi, để hạn chế lỗi về dấu câu trong các bài học nhận biết chức năng dấu câu, việc hướng học sinh nhận biết chức năng của dấu câu và cách dùng dấu câu nên tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Quan sát câu mẫu Để các em có thể được quan sát ngữ điệu lời nói ứng với dấu câu khi viết lại lời nói đó thì ở bước này, giáo viên nên sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp đóng vai để tạo các tình huống giao tiếp. Học sinh quan sát trên chữ viết để nhận diện vị trí dấu câu ở trong câu; đọc thành tiếng câu mẫu để bước đầu nhận diện dấu câu từ phương diện ngữ điệu. Quan sát ngữ điệu trong khi sửa lỗi về dấu câu khá quan trọng bởi trong rất nhiều trường hợp, dấu câu và ngữ điệu có sự tương hợp với nhau. Khi đọc câu mẫu biểu thị ngữ điệu mà dấu câu quy định, giáo viên có thể đọc mẫu, sau đó yêu cầu học sinh tự tìm cách đọc và biết cách lí giải về cách đọc của mình. Đó cũng là cách giúp học sinh học tập và ghi nhớ chức năng, công dụng của dấu câu rất hữu hiệu, tạo cơ hội để học sinh vận dụng vốn hiểu biết về văn bản viết và kinh nghiệm giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của mình vào việc chiếm lĩnh nội dung bài học. Ví dụ: Cùng một câu văn nhưng nếu điền các dấu khác nhau sẽ đọc với ngữ điệu khác nhau và mang nội dung thông báo hoặc nội dung biểu cảm khác nhau: - Anh ốm sao lại đi làm. - Anh ốm, sao lại đi làm? - Anh ? Ốm sao lại đi làm? Bước 2: Phân tích câu mẫu Sau khi quan sát và chỉ ra đặc điểm ngữ điệu của câu và vị trí dấu câu, giáo viên cho học sinh phân tích câu mẫu trên các phương diện: mục đích nói, §ç ThÞ NguyÖt 43 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 nội dung, ngữ điệu, ngữ pháp… của câu để nhận ra tác dụng của câu được học. Đó chính là cơ sở để các em có thể khái quát hóa thành quy tắc sử dụng loại dấu câu được học. Bên cạnh đó, cũng cần có những câu hỏi hoặc bài tập giúp học sinh biết loại trừ những hiện tượng dễ nhầm lẫn. Ví dụ: Khi học về dấu chấm hỏi, giáo viên nên đưa thêm bài tập giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau của hai câu dưới đây về mục đích nói: Hãy so sánh sự khác nhau về nội dung của hai câu dưới đây và cách sử dụng của mỗi câu: - Chú ơi, chú có biết bây giờ là mấy giờ không ạ? - Chú làm ơn xem giúp cháu bây giờ là mấy giờ được không ạ. Bước 3: Tổng hợp và khái quát hóa Đây là bước giáo viên giúp học sinh tổng kết và khái quát thành định nghĩa, quy tắc sử dụng dấu câu. Trước tiên, giáo viên cần dành cho học sinh một khoảng thời gian nhìn lại các ví dụ đã phân tích trước đó để đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, rút ra nhận xét hoặc kết luận về cách sử dụng dấu câu và nêu thành quy tắc sử dụng. Để thực hiện tốt bước này, giáo viên cần có câu hỏi dẫn dắt, gợi mở để học sinh tự phát hiện và tự khái quát. Học sinh chỉ có thể thực hiện tốt bước này khi đã nắm rõ tính quy luật của việc sử dụng dấu câu trên cơ sở nhận biết được sự lặp lại nào đó từ các trường hợp sử dụng dấu câu cụ thể. Giáo viên cần giúp học sinh từ một số ít ví dụ cụ thể, các em có thể hình dung, liên tưởng được nhiều tình huống tương tự để từ đó khái quát hóa cách sử dụng dấu câu mà bài học yêu cầu. Ví dụ: Khi học về dấu phẩy tách trạng ngữ chỉ thời gian với nòng cốt câu, giáo viên nên giới thiệu với học sinh các trạng ngữ được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó: trạng ngữ chỉ thời gian là một từ, một ngữ, một cụm chủ - vị, hơn một cụm chủ - vị. Bước 4: Luyện tập, thực hành §ç ThÞ NguyÖt 44 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng mới lĩnh hội được vào việc giải quyết các bài tập thực hành. Với mỗi bài tập, giáo viên cần giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, so sánh với những trường hợp sử dụng dấu câu đã biết, đã học để nhận xét và đi đến lựa chọn hướng giải quyết bài tập. Nhờ vậy, từ một số ít kiến thức và kinh nghiệm ban đầu, học sinh sẽ tự mở rộng kiến thức và tạo được những cơ hội rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho mình. Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, cần thiết kế riêng hệ thống bài tập bổ trợ cho viêc dạy và học từng loại dấu câu có thể sử dụng trong phần luyện tập, thực hành cuối giờ học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bài tập phải được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, ứng với từng lớp để học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu một cách có hệ thống. Bốn bước cơ bản nêu trên là những gợi ý cơ bản sửa lỗi về dấu câu trong tiết nhận biết cách dùng dấu câu. Tùy từng dấu câu, từng giai đoạn học tập, đối tượng học sinh cụ thể…mà giáo viên có thể vận dụng quy trình dạy học theo các bước nói trên một cách chủ động, linh hoạt, sang tạo nhằm thực hiện tốt nhất mục đích, yêu cầu của từng bài học cụ thể. Ví dụ: Giáo viên phân tích và giúp học sinh nhận rõ vai trò quan trọng của dấu câu trong bài tập sau đây: Bài tập 1: Trong truyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào? Để người bán hàng khỏi hiểu nhầm, bức thư của ông khách cần thêm dấu gì, vào đâu? Chỉ vì quên một dấu câu Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tang: “Kính viếng bác X”. Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng §ç ThÞ NguyÖt 45 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 một bức thư, lời lẽ như sau: “Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”. Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một tấm băng đen với những dòng chữ thật là nắn nót: “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”. (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 144) Bài tập 2: Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các câu văn dưới đây: 1) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin “Bay đi, diều ơi ! Bay đi !” 2) Từ đèo ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp. (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 143) b) Trong tiết học thực hành sử dụng dấu câu Đối với các tiết học có nội dung thực hành sử dụng dấu câu, người giáo viên vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều khiển quá trình tư duy của học sinh thông qua việc làm mẫu, nêu câu hỏi, gợi ý…Bài luyện tập, thực hành dấu câu là cơ hội để học sinh rèn luyện một cách chủ động kĩ năng sử dụng dấu câu. Để giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả giờ sửa lỗi về dâu câu trong tiết học thực hành về dấu câu, theo chúng tôi, cần xây dựng quy trình chung đối với giờ dạy luyện tập dấu câu theo các bước: Bước 1: Nhận biết yêu cầu của bài tập Đây là bước giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập. Để hướng dẫn học sinh giải bài tập, giáo viên cần có biện pháp xác định xem các em có hiểu đúng yếu cầu của bài tập hay không bằng cách nêu ra câu hỏi để §ç ThÞ NguyÖt 46 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 học sinh suy nghĩ, trả lời (Bài tập này có gì đặc biệt?). Bước nhận biết yêu cầu của bài tập chính là bước học sinh phải xác định được nhiệm vụ của bài tập yêu cầu. Làm tốt bước này, các bước tiếp theo mới đúng hướng. Ví dụ: Tìm các cách đặt dấu câu cho câu dưới đây để tạo ra các thông tin khác nhau: Càng nghĩ đến công lao các anh chị em càng cảm phục Với bài tập này, học sinh có thể có các cách chấm câu như sau: - Càng nghĩ đến công lao, các anh chị em càng cảm phục. - Càng nghĩ đến công lao các anh, chị em càng cảm phục. - Càng nghĩ đến công lao các anh chị, em càng cảm phục. - Càng nghĩ đến công lao các anh chị em, càng cảm phục. Bước 2: Xác định phương hướng làm bài tập Ở bước này, thông thường giáo viên yêu cầu học sinh tự suy nghĩ làm bài. Cách dạy này theo chúng tôi khó đưa lại kết quả như mong muốn, đặc biệt đối với học sinh đại trà. Bởi các em sẽ lúng túng không biết suy nghĩ cái gì hoặc phải làm “mò”, nặng về cảm tính và kinh nghiệm chủ quan, khả năng khái quát không được rèn luyện. Để khắc phục điều này, giáo viên nên nêu ra các câu hỏi nhỏ để gợi ý, định hướng cách tư duy cho học sinh. Chẳng hạn: - Em hãy tìm những cách đọc (cách ngắt hơi, ngữ điệu) khác nhau sao cho câu văn vẫn có nghĩa? - Theo em, nên đặt dấu câu như thế nào để làm rõ nghĩa và rõ mỗi cách đọc em tìm ra? - Em hãy đặt dấu câu nào, vị trí nào để câu văn có những nội dung thông báo khác nhau? Với yêu cầu của bước này, những câu hỏi, những lời gợi ý, dẫn dắt như vậy, giáo viên có thể định hướng cách suy nghĩ, cách giải quyết bài tập sử dụng dấu câu trong các trường hợp cụ thể cho học sinh. §ç ThÞ NguyÖt 47 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Bước 3: Làm bài tập Ở bước này đòi hỏi học sinh phải huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh cách giải bằng cách đặt ra những giả thiết, những phương án sử dụng dấu câu khác nhau cho cùng một câu văn. Trên cơ sở đối chiếu cách sử dụng dấu câu khác nhau, các em biết lựa chọn các cách sử dụng dấu câu chính xác và linh hoạt. Bước 4: Nêu tác dụng của bài tập trong việc củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu Đây là bước quan trọng giúp học sinh tích lũy vốn kinh nghiệm, khắc sâu phương pháp tư duy thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của từng bài tập. Do vậy, ở bước này, giáo viên nên giúp học sinh nhìn lại toàn bộ quá trình giải bài tập của mình để rút ra những bài học cần thiết về phương pháp giải bài tập, kiến thức về công dụng, chức năng của dấu câu, về khả năng sử dụng dấu câu linh hoạt, sang tạo…. Có như vậy, các em mới có thể sử dụng khi gặp lại những trường hợp sử dụng dấu câu đa dạng trọng mọi loại hình văn bản mà các em gặp. Sửa lỗi về dấu câu trong tiết học thực hành dấu câu theo các bước nêu trên sẽ giúp học sinh thực sự tham gia vào hoạt động học tập tích cực. Các kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu được hình thành ở học sinh một cách chắc chắn, hợp quy luật nhận thức và khả năng nhận thức của học sinh tiểu học. Ví dụ: Hãy đưa ra các cách đặt dấu câu cho câu dưới đây để tạo ra các thông tin khác nhau: Bò cày không được thịt Với bài tập trên, học sinh có thể có các cách chấm câu như sau: + Bò cày, không được thịt! (Câu mệnh lệnh) + Bò cày không được, thịt! (Câu mệnh lệnh) §ç ThÞ NguyÖt 48 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 + Bò cày không được thịt. (Câu kể) Để hướng dẫn học sinh giải bài tập, giáo viên cần có biện pháp xác định xem các em có hiểu đúng yêu cầu của bài tập hay không bằng cách nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời. Ví dụ như: “Bài tập này có gì đặc biệt?” 3.2.1.2. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu qua tiết học Tập làm văn Đối với phân môn Tập làm văn, trước khi yêu cầu học sinh tập viết bài văn bao giờ cũng có giờ lí thuyết hướng dẫn cách viết bài văn theo yêu cầu về kiểu bài và nội dung thông qua những đoạn văn, bài văn mẫu. Như vậy, phân môn này có ba nội dung để học sinh sửa lỗi về dấu câu: hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản mẫu, luyện tập tạo lập văn bản theo mẫu, chữa lỗi văn bản do các em tạo lập (giờ trả bài). Với mỗi nội dung dạy học này, giáo viên đều có thể rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh. Đối với giờ tiếp nhận văn bản mẫu, giáo viên nên yêu cầu các em vừa cảm nhận về ý tứ, nội dung của văn bản mẫu, vừa quan sát, học tập cách sử dụng dấu câu của tác giả. Ví dụ, trước khi yêu cầu học sinh luyện viết bài văn tả cảnh sông nước (Tiếng Việt 5, tập 1), học sinh được nhận xét cách quan sát cảnh, cách chọn lọc chi tiết để tả cảnh, cách xây dựng đoạn, bài của các văn bản mẫu. Khi dạy học, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh nhận xét về nội dung, về cách xây dựng, triển khai ý… mà còn giúp các em biết đánh giá cách viết câu, cách sử dụng dấu câu trong bài văn. Như vậy, học sinh sẽ dần có ý thức về cách sử dụng dấu câu sao cho có thể biểu đạt được chính xác nhất, tinh tế nhất điều muốn nói, muốn diễn tả. Từ ý thức đó, các em sẽ biết học tập, vận dụng khi viết bài. Khi hướng dẫn học sinh viết bài theo mẫu, giáo viên cần giúp các em hiểu rõ: bản thân dấu câu không có khả năng tự thân, không thể tồn tại độc lập mà phải gắn với nội dung, ý tưởng, gắn với cách dùng từ, đặt câu để diễn đạt ý tưởng, nội dung. Cụ thể, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra mối §ç ThÞ NguyÖt 49 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 quan hệ của dấu câu với việc hình thành ý tưởng, diễn đạt ý tưởng bằng ngôn từ, chữ viết. Ý càng phong phú thì việc viết câu càng đòi hỏi sự hiểu biết chắc chắn về ngữ pháp, về các chức năng, công dụng của dấu câu. Ví dụ: Từ một câu văn đơn giản: “Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc”, học sinh có thể mở rộng ý cho câu bằng cách thêm vào các trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ…cho câu, chẳng hạn như: - Mùa xuân, mùa đầu tiên của một năm, dưới ánh nắng dịu nhẹ, cây cối đâm chồi nảy lộc. Tất cả như đều trở nên tươi mới. Trong giờ trả bài tập làm văn, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra việc dùng đúng, dùng hay hoặc dùng sai dấu câu của các em trong bài viết của mình, của bạn. Giáo viên nên đưa dẫn chứng từ chính bài làm của học sinh để giúp các em nhận biết vai trò của dấu câu trong việc làm tăng khả năng biểu đạt của câu văn để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai, dùng thiếu, dùng thừa dấu câu. Đây là công việc rất thiết thực để rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng dấu câu khi tạo lập văn bản. Bằng cách cho các em đọc lại những bài văn hay của mình, của bạn. Giáo viên có thể đánh giá kĩ năng sử dụng dấu câu của các em. Khi cho học sinh đọc to bài viết của bạn, các em sẽ phát hiện sự giống và khác giữa mình và bạn trong cách dùng từ, viết câu, cách sử dụng dấu câu…Từ đó các em biết rút ra những bài học cần thiết cho bản thân trong việc sử dụng dấu câu, các em sẽ nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa dấu câu và ngữ điệu trong việc thể hiện nội dung thông tin. Như vậy, giờ Tập làm văn có rất nhiều cơ hội để học sinh thực hành và củng cố kĩ năng sử dụng dấu câu một cách rất thiết thực. Tuy nhiên, để điều này thực sự mang lại hiệu quả, giáo viên còn cần chú ý đến khâu nhận xét, đánh giá, cho điểm về những ưu khuyết của việc sử dụng dấu câu trong bài tập làm văn của các em. §ç ThÞ NguyÖt 50 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Ví dụ: Trong giờ trả bài Tập làm văn với đề bài “Miêu tả con đường mà em gắn bó”, giáo viên lấy một bài của học sinh mắc nhiều lỗi về dấu câu, tiến hành đọc hoặc ghi những lỗi điển hình: “Đường từ nhà bà ngoại em đến trường không xa lắm nếu đi bộ chỉ mười lăm phút là tới trường. Đường này rộng 5 mét tráng nhựa chắc chắn chia làm hai làn xe ngược chiều nhau giữa đường có rào chắn được sơn màu trắng. Hai bên đường hàng cây xanh được tỉa gọn gần ngã tư nơi đường Trần Quốc Tuấn có cột đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ điều khiển xe cộ lưu thông an toàn.” (Trần Thu Hoài – 5A1 THNQ) Giáo viên phân tích, giúp học sinh thấy rõ được tác hại của việc không dùng dấu câu và yêu cầu sửa lại cho đúng: “Đường từ nhà bà ngoại em đến trường không xa lắm. Nếu đi bộ, chỉ mười lăm phút là tới trường. Đường này rộng 5 mét, tráng nhựa chắc chắn, chia làm hai làn xe ngược chiều nhau. Giữa đường có rào chắn được sơn màu trắng. Hai bên đường, hàng cây xanh được tỉa gọn. Gần ngã tư, nơi đường Trần Quốc Tuấn có cột đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ điều khiển xe cộ lưu thông an toàn.” 3.2.1.3. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu qua tiết học Tập đọc Giờ Tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Đây là cơ hội thuận tiện cho việc kết hợp dạy học dấu câu cho học sinh qua việc chuyển ngôn ngữ viết sang hình thức âm thanh. Khi học sinh đọc văn bản, thông qua việc hướng dẫn các em cách ngừng, ngắt hơi, cách lên giọng, nhấn giọng, kéo dài giọng, đặc biệt là cách đọc diễn cảm, giáo viên có thể giúp các em nhận biết chức năng thể hiện ngữ điệu của dấu câu. Đối với từng bài tập đọc cụ thể, giáo viên có thể yêu cầu §ç ThÞ NguyÖt 51 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 học sinh dựa vào bài đọc để trả lời các câu hỏi: + Đọc câu có dấu chấm than (câu cảm thán, câu cầu khiến, câu hô gọi) như thế nào? Giọng đọc buồn hay vui? + Đọc câu có dấu hỏi chấm (câu nghi vấn) như thế nào? Giọng đọc thể hiện điều nghi vấn với thái độ hi vọng, lo lắng hay băn khoăn… + Đọc câu có dấu chấm (câu kể, tả, nhận xét…) như thế nào? + Đọc câu là lời nói trực tiếp như thế nào để phân biệt lời tác giả (lời dẫn chuyện) với lời nói trực tiếp? + Đọc câu có dấu phẩy đặt giữa các thành phần đẳng lập, các thành phần đồng chức như thế nào? Trong giờ Tập đọc, khi học sinh nghe cô giáo hoặc bạn đọc bài, các em có cơ hội nhận biết dấu câu bằng thính giác. Học sinh được nghe ngữ điệu của mỗi kiểu câu qua giọng đọc của người khác, sau đó thể hiện lại bằng giọng đọc của mình. Trong giờ Tập đọc, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi, xây dựng những bài tập luyện đọc, luyện nghe để sử dụng khi kiểm tra bài cũ đầu giờ học, khi củng cố cách đọc ở cuối giờ, khi kiểm tra cách hiểu của học sinh về dấu câu đan xen trong giờ học. Cho học sinh đọc to bài tập đọc trong sách là một cách kiểm tra mức độ hiểu nội dung văn bản và dấu câu của các em. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc, giáo viên có thể củng cố, bổ sung, nâng cao những hiểu biết của học sinh về chức năng, công dụng của dấu câu trong văn bản và nhận biết rõ mối quan hệ giữa dấu câu với ngữ điệu, ngữ nghĩa của câu. Những điều chúng tôi trình bày ở trên không có nghĩa giờ Tập đọc nào cũng phải đề cập đến dấu câu, song đối với những bài tập đọc mà ở đó dấu câu đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa, ngữ điệu, cảm xúc, tâm trạng,…giáo viên cần đặc biệt chú ý hướng dẫn học sinh khai §ç ThÞ NguyÖt 52 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 thác, phát hiện, phân tích…để hiểu rõ chức năng, công dụng của dấu câu trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Trăng ơi…từ đâu đến” (Tiếng Việt 4, tập 2), giáo viên có thể hỏi: “Hãy nhận xét về cách viết của các câu “Trăng ơi…từ đâu đến” trong đoạn văn. Theo em nên đọc đoạn văn với giọng đọc và cách ngắt nghỉ hơi như thế nào?” Câu hỏi này sẽ buộc học sinh phải biết quan sát và nhận ra đặc điểm của câu văn và đưa ra nhận xét: đọc với giọng chậm rãi, sâu lắng, tha thiết. Bài tập nhằm giúp học sinh nhận biết mối quan hệ giữa dấu câu với nội dung câu. Những việc làm và phương pháp dạy học dấu câu trong giờ Tập đọc nêu trên sẽ phát huy được hiệu quả khi nó trở thành yêu cầu, quy định của chương trình và giáo viên có ý thức khai thác triệt để các cơ hội dạy học dấu câu trong giờ Tập đọc theo sự hướng dẫn của các tác giả biên soạn sách. Ví dụ: Giải thích về cách dùng dấu chấm hỏi của tác giả trong đoạn thơ sau: Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn trăng, hỡi đèn ? Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Có sao trăng phải chịu luồn đám mây ? 3.2.1.4. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu qua tiết học Kể chuyện Trong giờ Kể chuyện, các câu chuyện hầu như được lấy từ các văn bản truyện. Khác với giờ Tập đọc, ở giờ Kể chuyện, học sinh được thoát li văn bản, thực hành nói các kiểu câu kể, câu miêu tả, câu nhận xét, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Do vậy, lời kể của giáo viên và học sinh thực chất là khôi phục lại bằng giọng nói, ngữ điệu, vẻ mặt…các phương diện diễn đạt của ngôn ngữ viết. Thông qua đó các em được luyện cách thể hiện ngữ điệu khi chuyển câu văn sang viết văn nói và cũng hiểu rõ hơn vai trò của dấu câu §ç ThÞ NguyÖt 53 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 trong việc thể hiện ngữ điệu của lời văn. Giờ Kể chuyện ở cấp tiểu học có sự khác biệt so với trường mẫu giáo. Học sinh tiểu học có cơ hội đối chiếu, so sánh ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết. Tức là trẻ biết vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ viết để nói tốt hơn và ngược lại. Khi hướng dẫn học sinh kể chuyện, giáo viên cần giúp các em hình dung ra câu nói ấy nếu được thể hiện trên chữ viết sẽ như thế nào, cách chấm câu ra sao. Trong quá trình dạy kể chuyện, giáo viên có thể đưa ra các chỉ dẫn, các yêu cầu hoặc câu hỏi để củng cố kiến thức về dấu câu. Chẳng hạn có thể yêu cầu học sinh: - So sánh sự khác biệt về ngữ điệu lời kể chuyện Ví dụ: Hãy so sánh sự khác biệt về ngữ điệu của 3 câu nói sau: - Bố về! - Bố về? - Bố về. - Kể chuyện và thể hiện rõ ngữ điệu của những lời thoại, những hô ngữ, những câu kể, câu cảm, câu khiến… có trong chuyện. Trong quá trình học sinh kể chuyện, giáo viên cùng cả lớp nhận xét về ngữ điệu, giọng kể chuyện của người kể đã đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu. Việc làm này nhằm giúp học sinh nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa dấu câu và ngữ điệu. Trong giờ Kể chuyện, học sinh còn được phát triển khả năng cảm nhận thông tin lời nói bằng thính giác. Thông qua đó cũng rèn cho các em kĩ năng sử dụng dấu câu: khi muốn thể hiện câu nói với ngữ điệu nào thì phải điền dấu câu có chức năng tương ứng. Học sinh được luyện tập kể chuyện theo vai, kể chuyện được tham gia, được chứng kiến. Giáo viên cần tạo điều kiện về thời gian để học sinh ghi chép lại lời kể của mình, thông qua đó các em được củng cố và rèn kĩ năng sử dụng dấu câu. §ç ThÞ NguyÖt 54 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Ví dụ: - Hãy kể lại chuyện “Lớp trưởng của tôi” (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 112) - Em đã làm gì để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại chuyện đó. (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 58) Như vậy, giờ Kể chuyện có thể kết hợp sửa lỗi về dấu câu cho học sinh, đặc biệt là giúp học sinh thực hành việc nhận biết chức năng của dấu câu trong việc thể hiện ngữ điệu của lời nói trong văn bản. 3.2.1.5. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu qua tiết học Chính tả Các giờ Chính tả ở tiểu học, ngoài các bài tập chính tả, bao giờ cũng có yêu cầu viết chính tả (chép một đoạn văn, đoạn thơ). Mỗi loại bài chính tả (nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết) đều có thể giúp học sinh ghi nhớ cách viết dấu câu, cách sử dụng dấu câu trong đoạn văn, bài văn. Đối với bài chính tả nghe - viết: Khi đọc chính tả cho các em chép, giáo viên cần thể hiện đúng, rõ ngữ điệu, cách ngắt nghỉ hơi tương ứng với loại dấu câu để theo đó học sinh có thể chép đúng dấu câu. Ở bài chính tả nghe viết này, học sinh được luyện tập kĩ năng sử dụng dấu câu dựa vào ngữ điệu (qua giọng đọc của giáo viên) và dựa vào nội dung bài học các em đã được làm quen trước đó. Trong bộ sách Tiếng Việt 1, rất nhiều giờ Chính tả yêu cầu học sinh tìm các dấu câu, chỉ ra tác dụng của dấu câu, cách viết dấu câu…trước khi đặt bút chép bài. Đây chính là một cách giới thiệu giúp học sinh nhận diện một số dấu câu chưa được học và nhắc nhở, củng cố kiến thức, cách sử dụng đối với những dấu câu đã được học. Đối với bài chính tả nhớ - viết, đây chính là cơ hội rất tốt để học sinh rèn kĩ năng sử dụng dấu câu theo mẫu (nhờ học thuộc lòng, học sinh có thể ghi nhớ từ ngữ, kiểu câu, nội dung, ý nghĩa cho đến cả cách đặt dấu câu trong văn bản). Đối với học sinh tiểu học, việc luyện theo mẫu là cần thiết, giúp các em ghi nhớ được những chuẩn mực của lời nói, từ đó sẽ chủ động, tự tin hơn khi gặp các tình huống học tập và giao tiếp tương tự. Điều này sẽ thực sự phát §ç ThÞ NguyÖt 55 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 huy hiệu quả khi giáo viên cho học sinh chép chính tả theo trí nhớ những đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng nhiều loại dấu câu. Để giờ Chính tả thực sự góp phần giúp học sinh sử dụng dấu câu tốt hơn thì bản thân các em cần phải tự bộc lộ năng lực, trình độ của mình một cách độc lập, chủ động trong việc vận dụng những kiến thức đã được học về dấu câu vào những tình huống sử dụng cụ thể mà bài chính tả yêu cầu. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh nhìn sách đọc lại bài chính tả nghe - viết “Việt Nam thân yêu” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 6) và nhận xét bài chính tả có mấy dấu câu, là những dấu nào, vị trí của chúng trong câu ra sao?Sau đó yêu cầu học sinh gấp sách lại và tiến hành viết chính tả. Cách làm này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn về dấu câu đã được điểm qua Như vậy, việc kết hợp sửa lỗi về dấu câu trong các giờ học của bộ môn Tiếng Việt là điều cần thiết, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh tiểu học, giúp các em có cơ hội ôn luyện thường xuyên. Song điều đó không có nghĩa nhất thiết giờ học nào cũng phải đề cập đến dấu câu. Giáo viên cần chủ động lựa chọn những bài học, những thời điểm thích hợp để sửa lỗi dấu câu sao cho vừa có thể củng cố kiến thức, kĩ năng sử dụng dấu câu, vừa góp phần giúp học sinh học tập môn đó, bài học đó tốt hơn, nhận ra mối quan hệ đa dạng của dấu câu với các yếu tố ngôn ngữ. Mặt khác, kết hợp sửa lỗi về dấu câu trong các phân môn Tiếng Việt đã đảm bảo nguyên tắc: học đi đôi với hành, chú trọng yêu cầu thực hành, ứng dụng trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học dấu câu nói riêng. 3.2.2. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu thông qua hệ thống các dạng bài tập luyện kĩ năng sử dụng dấu câu Như ta đã biết, thông qua luyện tập thực hành, học sinh lĩnh hội kiến thức là quan điểm dạy học coi trọng khả năng thực hành. Vì thế , đối với nội dung sửa lỗi về dấu, tôi cũng chú trọng đến việc đưa ra những bài tập để giúp học sinh luyện kĩ năng sử dụng dấu câu thành thạo. Các dạng bài tập có thể sử §ç ThÞ NguyÖt 56 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 dụng là: a. Điền dấu (có thể là dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi....) vào câu văn hay đoạn văn cho đúng (dấu điền có yêu cầu cụ thể ) Ví dụ: * Điền dấu phẩy vào câu sau cho đúng: Mùa xuân hoa đào hoa mai thi nhau nở rộ. (Bài tập dành cho lớp 2) * Điền dấu phẩy , dấu chấm , dấu chấm cảm , dấu chấm hỏi vào đoạn văn sau đây cho thích hợp và trình bày lại đoạn văn cho đúng chính tả: Thấy bà Thần Chết ngạc nhiên hỏi: - Làm sao ngươi có thể tìm tới tận nơi đây Bà mẹ trả lời: - Vì tôi là mẹ hãy trả lại con cho tôi (Bài tập dành cho lớp 3) b. Điền dấu vào ô trống (dấu điền có yêu cầu cụ thể ) Ví dụ: Điền dấu phẩy , dấu chấm vào dấu * cho đúng: Tôi tròn xoe mắt * nhưng rồi vui vẻ nhận lời * vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn * (Bài tập dành cho lớp 2) Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào ô trống cho đúng (dấu không đƣợc yêu cầu cụ thể): b1/ Sẻ Non rất yêu bằng lăng và bé Thơ * Nó muốn giúp bông hoa * Nó chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai * Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống * Cành hoa chao qua chao lại * Sẻ Non cố đứng vững * Thế là bông hoa chúc hẳn xuống lọt vào khuôn của sổ * Lập tức sẻ nghe tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng* §ç ThÞ NguyÖt 57 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 b2/ Ôi * đẹp quá * Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia* (Bài tập dành cho lớp 4) c. Điền dấu vào đoạn văn và trình bày lại cho đúng chính tả: Ví dụ: Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng mênh mông hồ nước với những Suối Hai đồng Mô Ao Vua .... nổi tiếng vẫy gọi mướt mát rừng keo những đảo Hồ đảo Sếu xanh ngắt bạch đàn những đồi Măng đồi Hòn rừng ấu thơ rừng thanh xuân... (Bài tập dành cho lớp 5) d. Đoạn văn đã sử dụng sai dấu câu, hãy sửa và trình bày lại cho đúng: Ví dụ: Sông nằm uốn khúc giữa làng. Rồi chạy dài bất tận, những hàng tre xanh chạy dọc theo bờ sông chiều chiều. Khi ánh hoàng hôn buông xuống. Em lại ra sông hóng mát, trong sự yên tĩnh của dòng sông . Em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng. (Bài tập dành cho lớp 4) Ví dụ: Trình bày đoạn văn sau dƣới dạng hội thoại và sử dụng dấu câu cho phù hợp: Thấy rùa tập chạy Thỏ mỉa mai mày mà cũng đòi tập chạy à anh đừng vội coi thường tôi anh với tôi cùng chạy thi xem ai hơn ai được được thi thì thi sợ gì... (Bài tập dành cho học sinh lớp 5) e. Dùng bài viết sai của học sinh để sửa chung cho cả lớp. Khi chấm bài tập làm văn, giáo viên cần chú ý lỗi dùng dấu câu sai của học sinh và khi trả bài, khi dạy các tiết tăng cường, phải lấy đó làm bài tập để hướng dẫn cả lớp sửa chữa. Có như thế , các em mới thấy được lỗi của mình, biết tự sửa để sau đó có ý thức sử dụng dấu câu tốt hơn. f. Tự viết một đoạn văn có sử dụng tất cả các dấu câu đã học. Bài tập này, dành cho đối tượng học sinh giỏi. Trong các đề thi học sinh giỏi của các năm học trước đây, ta cũng bắt gặp dạng đề nâng cao như thế. §ç ThÞ NguyÖt 58 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy tham gia giao thông, trong đó có sử dụng các dấu câu đã học. (Bài tập dành cho học sinh lớp 5) g. Điền dấu phẩy vào đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng của mỗi trƣờng hợp sử dụng. Ví dụ: Hôm qua mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút mực cặp vở sách giáo khoa . Sách Tiếng Việt rất dày sách đạo đức thì mỏng vở mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá! (Bài tập dành cho học sinh lớp 5) Ở bài tập này, yêu cầu học sinh phải giải thích cách sử dụng dấu. Cách trình bày bài làm có thể như sau: Hôm qua, ( 1 ) mẹ mua cho tôi thật nhiều đồ dùng học tập. Nào bút, ( 2) mực, ( 3) cặp, ( 4 ) vở, ( 5 ) sách giáo khoa. Sách Tiếng Việt rất dày, ( 6 ) sách đạo đức thì mỏng, ( 7 ) vở mỹ thuật lại có nhiều hình vẽ đẹp mắt. Thích quá! (1): Dấu phẩy ngăn cách bộ phận chính với trạng ngữ. (2,3,4, 5): Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ có ý liệt kê. ( 7,8 ): Dấu phẩy ngăn cách các vế của câu ghép. Hệ thống bài tập dấu câu trên đây nên được chuyển thành các phiếu bài tập sử dụng sau mỗi giờ học, mỗi giai đoạn về dấu câu. Chúng tôi tin rằng nếu hệ thống bài tập này được áp dụng, chúng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học dấu câu trong nhà trường. 3.2.3. Biện pháp sửa lỗi về dấu câu thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loại dấu câu. Ngoài việc sử dụng hệ thống bài tập phù hợp, trong quá trình sửa lỗi về dấu câu, giáo viên cần phải giúp học sinh ghi nhớ cách sử dụng các loại dấu câu thông thường. Khi có kiến thức chắc chắn về vấn đề này, các em sẽ có thói quen sử dụng, sử dụng đúng chỗ, như một kĩ xảo khi viết. §ç ThÞ NguyÖt 59 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Dấu chấm: Đặt cuối câu kể. Khi kết thúc đoạn văn thì dấu chấm được gọi là dấu chấm xuống dòng. Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu hỏi. Dấu chấm cảm: Đặt cuối câu cảm và câu khiến. Dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép. Dấu chấm phẩy: Đặt giữa các vế câu trong câu ghép. Dấu hai chấm: Báo hiệu dùng kèm dấu dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang để dẫn lời nói trực tiếp hoặc lời giải thích thuyết minh. Dấu ngoặc đơn: Chỉ ra nguồn gốc trích dẫn, chỉ ra lời giải thích. Dấu ngoặc kép: Báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp, đánh dấu tên gọi một tác phẩm, báo hiệu từ ở trong ngoặc được dùng theo nghĩ khác. Dấu gạch ngang: Đặt trước câu hội thoại, trước bộ phận liệt kê, tách rời phần giải thích với các bộ phận khác của câu, đặt giữa các tên riêng hoặc các con số để chỉ sự liên kết. Dấu chấm lửng: Biểu thị lời nói bị đứt quãng, ghi chỗ kéo dài của âm thanh, chỉ ra người nói chưa nói hết... Giáo viên không cần phải yêu cầu học sinh học thuộc cách sử dụng mà chỉ thông qua bài tập, vừa thực hành vừa buộc học sinh giải thích vì sao lại sử dụng dấu câu này ở đó? Như vậy, nghĩa là giáo viên đã giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng lại nắm được bản chất sử dụng của từng dấu câu Tiếng Việt. Với tư cách là giáo viên tiểu học tương lai, chúng ta cần nắm chắc nội dung và phương pháp dạy học, các kiến thức và kĩ năng ngữ pháp cần trang bị cho học sinh. Hơn nữa, chúng ta cần nắm được ý đồ của sách giáo khoa, thấy được ưu, nhược điểm của chương trình để phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, cần xác định được một thái độ nhận thức đúng đắn. Có như vậy thì chất lượng học tập của học sinh ngày càng tiến triển tốt hơn. §ç ThÞ NguyÖt 60 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 KẾT LUẬN Sửa lỗi về dấu câu cho học sinh trường tiểu học đã và đang là vấn đề cần được rà soát lại một cách có hệ thống để từng bước nâng cao chất lượng dạy học dấu câu ở trường tiểu học nói riêng, ở nhà trường phổ thông nói chung và góp phần vào công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của toàn dân tộc ta. Muốn làm được điều đó, chúng tôi thiết nghĩ, việc nghiên cứu các lỗi về dấu câu của học sinh, xác định được các khó khăn mà học sinh gặp phải trong các bài tập làm văn là điều vô cùng cần thiết. Bởi chỉ có như vậy mới giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm ra cách hạn chế các lỗi về dấu câu của học sinh, đồng thời có hướng dạy ngữ pháp, dạy dấu câu cho các em phù hợp và hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, phân tích, tìm hiểu, tổng hợp thực trạng các lỗi về dấu câu cho học sinh tiểu học tại hai trường: Trường Tiểu học Thị Trấn A (Hà Nội) và Trường Tiểu học Ngô Quyền (Vĩnh Phúc). Trong đó, Trường Tiểu học Thị Trấn A mắc nhiều lỗi nhất về dấu câu (2940 lỗi, chiếm 51,7% tổng số lỗi), Trường Tiểu học Ngô Quyền mắc ít lỗi hơn về dấu câu (2752 lỗi, chiếm 48,3% tổng số lỗi). Kết quả thống kê chưa thể đánh giá chất lượng sử dụng dấu câu của học sinh tiểu học nói chung. Tuy nghiên, đứng trước những số liệu này, chúng tôi cũng đưa ra được một số biện pháp chữa lỗi về dấu câu như: biện pháp sửa lỗi về dấu câu trong các giờ Tiếng Việt ở Tiểu học, biện pháp sửa lỗi về dấu câu thông qua hệ thống các dạng bài tập luyện kĩ năng sử dụng dấu câu và sửa lỗi về dấu câu thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loại dấu câu. Với những ưu thế riêng của từng biện pháp đó, đặc biệt là cái hay ở biện pháp sửa lỗi về dấu câu trong các phân môn tiếng Việt, chúng tôi hi vọng các giáo viên Tiểu học có thể sử dụng đề tài này như một tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy §ç ThÞ NguyÖt 61 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 Tiếng Việt, đặc biệt là trong phân môn Tập làm văn. Bước vào nghiên cứu đề tài “Sửa lỗi về dấu câu trong các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5”, chúng tôi mong muốn rằng đề tài đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng sử dụng dấu câu cho học sinh không chỉ ở hai trường Tiểu học Thị Trấn A và Trường Tiểu học Ngô Quyền mà còn được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học trên toàn quốc. Nếu có cơ hội tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển đề tài này cụ thể và rộng rãi hơn nữa để góp phần cho việc dạy học ở trường tiểu học được nâng cao hơn nữa để có một kết quả tốt nhất. §ç ThÞ NguyÖt 62 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Ân - Trương Thị Thu Vân (2002), Lỗi về sử dụng dấu câu, Ngôn ngữ và đời sống, số 4. 2. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục. 3. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục. 4. Thanh Đức (2000), Vị trí của dấu câu với các chữ trong văn bản, Ngôn ngữ và đời sống, số 7. 5. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. 6. Đinh Thị Thu Hằng (2007), Thực trạng việc dùng dấu câu của học sinh Tiểu học qua các bài Tập làm văn viết lớp 4, lớp 5 - Nguyên nhân và những biện pháp khắc phục, Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 7. Hoàng Thu Hiền (2013), Các biện pháp dạy học sinh Tiểu học sử dụng dấu câu, Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 8. Nguyễn Xuân Khoa (1996, 1997), Phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Xuân Khoa (2000), Dấu câu tiếng Việt và cách dạy ở trường phổ thông, NXB ĐHQG. 10. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Tiếng Việt (Giáo trình đào tạo giáo viên Mầm non), tập 1, NXB Đại học Sư Phạm 11. Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia. 12. Nguyễn Thị Loan (2012), Chữa lỗi chính tả thông qua các bài tập làm §ç ThÞ NguyÖt 63 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc Khãa luËn tèt nghiÖp Tr-êng §HSP Hµ Néi 2 văn viết cho học sinh Tiểu học, Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 13. Lê Đức Ngưỡng (1997), Lại chuyện dấu chấm, dấu phẩy, Ngôn ngữ và đời sống, số 5. 14. Lê Phương Nga (2002), Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, NXB Giáo dục. 15. Nguyễn Hữu Quỳnh (1996), Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam. 16. Nguyễn Hữu Quỳnh (1966), Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam. 17. Phan Thị Thạch (1998), Về việc nghiên cứu dấu câu tiếng Việt, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ Việt Nam. 18. Hồ Sỹ Thoại (1997), Dấu chấm, dấu phẩy, Ngôn ngữ và đời sống, số 4. 19. Nhiều tác giả (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Biên soạn dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Khoa học và Xã hội Việt Nam, NXB Khoa học và Xã hội. 20. Nhiều tác giả (2000), Bộ Sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, NXB Giáo dục. 21. Bùi Đức Tịnh (1954, 1966, 1995), Văn phạm Việt Nam, NXB Sài Gòn. 22. Lý Toàn Thắng (1971), Bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 3. §ç ThÞ NguyÖt 64 K37C - Gi¸o dôc TiÓu häc [...]... Trng tiu hc Ngụ Quyn - Vnh Yờn - Vnh Phỳc 5 Nhim v nghiờn cu - Nhng vn lớ lun v du cõu trong cỏc bi tp lm vn vit cho hc sinh lp 5 - Thc trng li s dng du cõu trong cỏc bi tp lm vn vit ca hc sinh lp 5 ca hai Trng Tiu hc Th Trn A v Trng tiu hc Ngụ Quyn - Nguyờn nhõn v bin phỏp khc phc li v du cõu cho hc sinh lp 5 trong cỏc bi tp lm vn vit 6 Phng phỏp nghiờn cu Trong quỏ trỡnh nghiờn cu ti, khúa lun ó... Bng 1: Bng thng kờ cỏc li s dng du cõu ca hc sinh hai trng Tiu hc Trng Trng tiu hc tiu hc Th Ngụ Trn A Quyn (li) (li) 1.1 Du chm 157 144 301 1.2 Du chm than 198 182 380 1.3 Du chm hi 255 2 45 500 1 1.4 Du phy 199 176 3 75 Khụng 1 .5 Du chm phy 151 111 262 153 141 294 1.7 Du ngoc n 58 43 101 1.8 Du ngoc kộp 180 178 358 1.9 Du gch ngang 31 29 60 1.10 Du chm lng 58 44 102 1440 1293 2733 84 78 Li dựng du 1.6... t nhng bi tp lm vn vit ca hc sinh tiu hc, chỳng tụi thc hin ti Sa li v du cõu trong cỏc bi tp lm vn vit cho hc sinh lp 5 vi mong mun nõng cao cht lng lm vn cho hc sinh, ng thi trau di chuyờn mụn nghip v cho mỡnh sau ny 3 Mc ớch nghiờn cu Trờn c s tỡm hiu thc trng cỏc bi tp lm vn vit ca hc sinh lp 5, tụi ó thng kờ, kho sỏt, phõn tớch, t ú tỡm ra cỏc li s dng du cõu m hc sinh mc phi, nguyờn nhõn v cỏch... nghiờn cu 4.1 i tng nghiờn cu Trong khuụn kh khúa lun ny, tụi ch yu nghiờn cu nhng li v du cõu thng gp trong cỏc bi tp lm vn vit ca hc sinh lp 5 Nguyờn nhõn v bin phỏp cha li ú Đỗ Thị Nguyệt 5 K37C - Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2 4.2 Phm vi nghiờn cu Tụi ó tin hnh iu tra, kho sỏt thc trng k nng s dng du cõu trong cỏc bi tp lm vn vit ca hc sinh lp 5 Trng tiu hc Th trn A ụng... Đỗ Thị Nguyệt 15 K37C - Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2 - Ngn cỏch cỏc b phn cựng chc v trong cõu - Ngn cỏch trng ng vi ch ng v v ng - Ngn cỏch cỏc v cõu trong cõu ghộp Cỏch trỡnh by bi hc du cõu trong sỏch Ting Vit mi ó cú s i mi, to iu kin hc sinh ch ng, tớch cc trong vic chim lnh kin thc C th l, trc khi nờu cỏc chc nng, cụng dng ca du cõu phn ghi nh, hc sinh c quan sỏt... vic phõn loi du cõu cho ti nhng c s, chc nng ca tng loi du Chớnh iu ny ó to iu kin cho cỏc em nm chc v chun kin thc v du cõu, cú th vn dng linh hot v chớnh xỏc trong quỏ trỡnh tp lm vn Đỗ Thị Nguyệt 24 K37C - Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2 Chng 2 THC TRNG CC LI V DU CU CA HC SINH TIU HC TRONG CC BI TP LM VN VIT LP 5 2.1 Kho sỏt thc trng li v du cõu ca hc sinh tiu hc 2.1.1... ting Vit Chng 2 Thc trng cỏc li v du cõu ca hc sinh Tiu hc trong cỏc bi Tp lm vn vit lp 5 Chng 3 Mt s bin phỏp cha li v du cõu cho hc sinh lp 5 Đỗ Thị Nguyệt 6 K37C - Giáo dục Tiểu học Khóa luận tốt nghiệp Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2 NI DUNG Chng 1 C S L LUN V DU CU TING VIT 1.1 Khỏi nim du cõu Bn v du cõu, cỏc nh nghiờn cu ngụn ng ó a ra nhiu khỏi nim khỏc nhau Trong cun T in Ting Vit (1997), Vin Ngụn ng hc... cnh cỏc ni dung dy hc du cõu k trờn, trong gi Chớnh t, phn chộp chớnh t, sỏch giỏo khoa cũn nờu cỏc cõu hi v du cõu (c bit i vi cỏc du cõu hc sinh cha c hc) nhm nhc hc sinh nhn din du cõu v lu ý cỏch ghi cho ỳng cỏc du cõu ú trong bi chớnh t 1.4.3 Hỡnh thc lm bi tp rốn luyn Cú 2 hỡnh thc lm bi tp c s dng thng xuyờn: - Cho bi hoc on bi khụng cú du cõu Yờu cu hc sinh in du (cõu) thớch hp vo ch gch chộo... cú phn ghi nh ( trong khung) cho hc sinh d nh Qua tỡm hiu ni dung dy hc du cõu trong b sỏch giỏo khoa Ting Vit, chỳng tụi nhn thy du cõu c dy qua hai giai on Giai on u (cỏc lp 1, 2, 3), du cõu c dy hc thụng qua cỏc bi tp thc hnh Giai on sau (cỏc lp 4, 5) , du cõu cú bi hc riờng vi yờu cu cao hn, hc sinh phi bit khỏi quỏt húa v chc nng, cụng dng ca cỏc du cõu t cỏc vớ d v bi tp c th Trong giai on u,... hc sinh 2.1.3 Cỏch thc iu tra Chỳng tụi thu cỏc bi tp lm vn v v tp lm vn ca hc sinh chm v thng kờ li v du cõu theo cỏc ch s sau: - S cõu hc sinh khụng dựng du cõu - S cõu hc sinh dựng sai du 2.1.4 Kt qu iu tra a) Kt qu thng kờ v phõn loi Chỳng tụi thc hin iu tra hai trng tiu hc vi 400 bi tp lm vn ca hc sinh (ly ngu nhiờn mi trng 200 bi) v thng kờ li v du Đỗ Thị Nguyệt 25 K37C - Giáo dục Tiểu học ... (49,9%) (50 ,1%) (13,4%) 51 8 50 0 1018 (50 ,9%) (49,1%) (17,9%) 430 384 814 (52 ,8%) (47,2%) (14,3%) 299 283 58 2 (51 ,4%) (48,6%) (10,2%) 301 280 58 1 (51 ,8%) (48,2%) (10,2%) 122 100 222 (55 %) ( 45% ) (3,9%)... chm 157 144 301 1.2 Du chm than 198 182 380 1.3 Du chm hi 255 2 45 500 1.4 Du phy 199 176 3 75 Khụng 1 .5 Du chm phy 151 111 262 153 141 294 1.7 Du ngoc n 58 43 101 1.8 Du ngoc kộp 180 178 358 1.9... (10,2%) 122 100 222 (55 %) ( 45% ) (3,9%) 3 35 316 651 (51 ,5% ) (48 ,5% ) (11,4%) 87 80 167 (52 ,1%) (47,9%) (2,9%) 132 114 246 (53 ,7%) (46,3%) (4,3%) 2940 2 752 56 92 Du chm Du chm than Du chm hi Du phy

Ngày đăng: 12/10/2015, 13:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan