Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh

70 307 0
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện càng long –trà vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH  SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI NHẬT QUANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN THÁI VĂN ĐẠI 12/2013 LỜI CẢM TẠ -------------------Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập, truyền đạt những kiến thức quý báo trong những năm học vừa qua để từ đó em vận dụng đƣợc vào thực tế và thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của thầy Thái Văn Đại đã giúp em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng quý cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Càng Long, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị công tác tại phòng tín dụng đã tạo điều kiện, hƣớng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong thời gian thực tập tại đơn vị. Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp không tránh đƣợc những sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu thầy,cô và Ban lãnh đạo ngân hàng giúp em khắc phục những thiếu sót và khuyết điểm để hoàn chỉnh bài luận văn hơn. Kính chúc quý Thầy, Cô cùng quý cơ quan dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Cần Thơ, Ngày …. tháng…. năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Nhật Quang ii TRANG CAM KẾT -------------------- Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Nhật Quang iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP -------------------......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Trà Vinh, ngày ….. tháng ….. năm 2013. Thủ trƣởng đơn vị iv MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian ........................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian............................................................................... 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 3 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 3 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng ...................................................... 3 2.1.2 Một số vấn đề về hộ sản xuất ............................................................ 3 2.1.3 Điều kiện và nguyên tắc cho vay hộ sản xuất ................................... 4 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng ......................................... 5 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ..................................... 6 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 8 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 8 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................... 8 CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG ................................................................................................. 10 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ................................. 10 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT huyện Càng Long .................................................................................................................. 10 3.1.2 Các lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Càng Long ..................................................................................... 10 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC .............................................................................. 11 3.2.1 Sơ đồ tổ chức ................................................................................... 11 3.2.2 Chức năng của các phòng ban ......................................................... 11 3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG .............................................................................................. 13 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG ..................... 16 3.4.1 Thuận lợi ......................................................................................... 16 3.4.2 Khó khăn ......................................................................................... 17 3.4.3 Phƣơng hƣớng phát triển trong 6 tháng cuối năm 2013 .................. 17 v CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG ....................................................... 19 4.1 KHÁI QUÁT HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG ........................................................................................................... 19 4.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ....... 21 4.2.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ................................................... 21 4.2.2 Tình hình huy động vốn của Agribank huyện Càng Long .............. 23 4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK HUYỆN CÀNG LONG ......................................................... 26 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG....................................................... 30 4.4.1 Doanh số cho vay ............................................................................ 30 4.4.2 Doanh số thu nợ............................................................................... 35 4.4.3 Dƣ nợ ............................................................................................... 39 4.4.4 Nợ xấu ............................................................................................. 44 4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG .......................................................................................................... 48 4.5.1 Tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn ..................................................... 49 4.5.2 Tổng dƣ nợ trên vốn huy động ........................................................ 50 4.5.3 Hệ số thu nợ..................................................................................... 50 4.5.4 Vòng quay vốn tín dụng .................................................................. 50 4.5.5 Tỷ lệ nợ xấu ..................................................................................... 51 4.5.6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro ....................................................................... 51 4.5.7 Khả năng bù đắp rủi ro .................................................................... 51 4.5.8 Tỷ lệ thu nợ đến hạn ........................................................................ 52 4.5.9 Dƣ nợ trên Số hộ sản xuất vay ........................................................ 52 4.4.10 Nợ xấu trên số hộ có nợ xấu .......................................................... 52 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG ....................................................... 54 5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ......................................................... 54 5.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ......................................... 54 5.2.1 Hạn chế ............................................................................................ 54 5.2.2 Nguyên nhân .................................................................................... 55 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG ................................................ 56 5.3.1 Giải pháp về huy động vốn.............................................................. 56 5.3.2 Giải pháp về sử dụng vốn và nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng ......................................................................................................... .56 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 59 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 59 vi 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 61 vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Càng Long qua 3 năm 2010 - 2012 .................................................................................... 13 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Càng Long 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 .......................................................................... 15 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2010 – 2012 ........... 22 Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012–2013..... 23 Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ........... 24 Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng ............................... 25 Bảng 4.5: Khái quát hoạt động tín dụng qua 3 năm 2010-2012 ...................... 26 Bảng 4.6: Khái quát hoạt động tín dụng của Agribank Càng Long ................ 29 Bảng 4.7: Doanh số cho vay hộ sản xuất qua 3 năm 2010-2012 ..................... 31 Bảng 4.8: Doanh số cho vay hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2012-2013 ........... 32 Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo ngành nghề năm 2010-2012 ...................... 32 Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013 34 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ hộ sản xuất qua 3 năm 2010-2012 ..................... 35 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013……..36 Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2010-2012 ........... 37 Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013 ... 39 Bảng 4.15: Dƣ nợ theo kỳ hạn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ............. 40 Bảng 4.16: Dƣ nợ theo kỳ hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 ... 41 Bảng 4.17: Dƣ nợ theo ngành nghề của ngân hàng qua ba năm 2010-2012 ... 42 Bảng 4.18: Dƣ nợ theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................... 43 Bảng 4.19: Nợ xấu theo kỳ hạn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ........... 45 Bảng 4.20: Nợ xấu theo kỳ hạn của 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................... 46 Bảng 4.21: Nợ xấu theo ngành nghề của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ... 46 Bảng 4.22: Nợ xấu theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013.................. 48 Bảng 4.23: Đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ... 49 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Agribank huyện Càng Long ..................................... 11 Hình 4.1: Số hộ vay vốn ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 ............................ 20 Hình 4.2: Số hộ vay vốn tại ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013.............. 21 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DSCV DSTN NHNN NHNo&PTNT Hộ SX HĐDV HĐTD GTCG TGTK TGTT : : : : : : : : : : Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Ngân hàng Nhà Nƣớc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hộ sản xuất Hoạt động dịch vụ Hoạt động tín dụng Giấy tờ có giá Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi thanh toán x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam vốn xuất phát từ một nƣớc hơn 70% dân số sản xuất nông nghiệp, nên bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các công nghiệp, dịch vụ,… thì việc đẩy mạnh nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế phát triển ổn định. Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, xã hội càng tiến bộ, đất nƣớc từng bƣớc theo kịp sự phát triển kinh tế của toàn cầu. Huyện Càng Long, là một vùng đất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt ngành nông nghiệp với diện tích nông nghiệp chiếm 82,7%, trong đó đối tƣợng hộ sản xuất là chủ yếu. Để phát triển nền kinh tế nông nghiệp ổn định cần phải có vốn. Tuy nhiên vấn đề về vốn là một trong những trở ngại rất lớn đối với các hộ sản xuất, khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ cũng gặp khó khăn, thực tế thì hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân tại địa phƣơng. Cho nên việc hỗ trợ kịp thời vốn cho các hộ sản xuất để thúc đẩy hoạt động sản xuất, giúp nền kinh tế huyện nhà tăng trƣởng là vô cùng quan trọng. Ngân hàng hỗ trợ cho các hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn để duy trì, đẩy mạnh cho việc sản xuất kinh doanh để nâng cao đời sống ngƣời dân, cải thiện bộ mặt nông thôn. Vì vậy, NHNo&PTNT huyện Càng Long đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động của mình, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân để tăng nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất và ƣu tiên cho hộ sản xuất, đa số các hộ không thể tự đáp ứng đƣợc nguồn vốn mà mình cần đầu tƣ. Vì vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với hộ sản xuất là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực. Nhờ có sự hỗ trợ về vốn từ ngân hàng nên các hộ đã sản suất kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao nên đã góp phần quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó giải quyết một số khó khăn về trang thiết bị, máy móc cũ, công nghệ lạc hậu. Do đó, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các hộ sản xuất là vốn vì họ cần phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, mua máy móc mới, áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ mới. Do đó, việc nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất, để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất là vấn đề cấp thiết trong thời gian tới. Nhận thức đƣợc điều này nên em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long” để làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long (Agribank huyện Càng Long), tỉnh Trà Vinh. Từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Càng Long để xem xét công tác huy động vốn, từ đó để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. - Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu,… - Đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh Agribank huyện Càng Long. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tín dụng hộ sản xuất tại Agribank chi nhánh huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đƣợc thu thập thông qua các báo cáo tài chính của ngân hàng qua ba năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHN o&PTNT huyện Càng Long. -2- CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Ngƣời đi vay chỉ đƣợc sử dụng tạm thời lƣợng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng ngƣời đi vay có nghĩa vụ trả cho ngƣời cho vay một lƣợng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Khoản vôi ra gọi là lợi tức tín dụng. Quan hệ tín dụng còn đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các ngân hàng theo đó ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc đi vay để cho vay. 2.1.2 Một số vấn đề về hộ sản xuất 2.1.2.1 Khái niệm hộ sản xuất Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, đƣợc Nhà nƣớc giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và đƣợc phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Hộ sản xuất mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp,… là các chủ thể trong quan hệ đó. Tín dụng hộ sản xuất là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất. 2.1.2.2 Đặc điểm của hộ sản xuất Hộ sản xuất đƣợc hình thành theo những đặc điểm tự nhiên rất đa dạng. Tùy thuộc vào tình hình ở mỗi địa phƣơng khác nhau mà hộ sản xuất đƣợc hình thành một kiểu cách sản xuất và tổ chức sản xuất riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong hộ sản xuất quan hệ với nhau hoàn toàn theo cấp vị, có cùng sở hữu kinh tế. Do trình độ sản xuất ở nƣớc ta nói chung và tại địa bàn chi nhánh nói riêng còn đang ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, giản đơn, tổ chức sản xuất còn mang nặng tính tự phát, quy mô nhỏ không đƣợc đào tạo bài bản. Hộ sản xuất hiện nay sản xuất chủ yếu mang tính chất truyền thống, thái độ lao động thƣờng bị chi phối bởi yếu tố gia đình. -3- Hộ sản xuất - một trong các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc của đất nƣớc ta hiện nay luôn có nhu cầu về vốn nhƣ tất cả các thành phần kinh tế khác nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hoặc để duy trì sự sống khi chƣa có thu hoạch. Hiện đang có nhiều nguồn cung ứng vốn cho hộ sản xuất bằng các loại hình rất đa dạng. Trong đó, tín dụng ngân hàng là một kênh vốn có nhiều ƣu thế và khả năng mở rộng. 2.1.2.3 Vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất Hộ sản xuất là thành phần kinh tế chính ở Việt Nam, do vậy, việc phát triển kinh tế đất nƣớc trƣớc hết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất . Điều này đòi hỏi phải có sự đầu tƣ một nguồn vốn lớn. Nhƣ vậy, tín dụng hộ sản xuất có các vai trò sau: - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất đƣợc liên tục, đồng thời góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế, xã hội. - Trong sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lƣu động và vốn cố định của các hộ sản xuất, các doanh nghiệp. Vì vậy, tín dụng đã góp phần động viên đầu tƣ sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất trong xã hội. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. - Cho vay đầu tƣ là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. - Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ƣu tiên cho các ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ: Xuất khẩu, dầu khí, doanh nghiệp nhỏ và vừa,… nhà nƣớc đã tập trung vốn đầu tƣ để tài trợ phát triển các ngành đó, tạo cơ sở thu hút các ngành khác. - Trong hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt trong đầu tƣ tín dụng cho hộ sản xuất mục tiêu chính là làm thế nào để nâng cao hiệu quả tín dụng, nâng cao cuộc sống của đại bộ phân dân số Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn nhằm nâng cao đời sống của đại đa số dân cƣ trên địa bàn nông thôn theo nghị quyết của Đảng. 2.1.3 Điều kiện và nguyên tắc cho vay hộ sản xuất 2.1.3.1 Điều kiện cho vay - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo các quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và ngân hàng. -4- - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với các quy định của pháp luật. 2.1.3.2 Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nếu ngƣời đi vay sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trƣớc thời hạn để tránh rủi ro do sự thất tín của ngƣời đi vay. - Tiền vay đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nếu đến hạn ngƣời đi vay không chủ động trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi cảu khách hàng (trƣờng hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trƣờng hợp không đƣợc cơ cấu lại thời hạn), hoặc ngân hàng có thể sử dụng biện pháp cứng rắn hơn nhƣ phát mải tài sản để thu hồi nợ. 2.1.3.3 Mức cho vay Mức cho vay đƣợc xác định dựa vào các căn cứ sau: - Nhu cầu vốn của khách hàng: căn cứ vào phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ của khách hàng (do ngân hàng thẩm định). - Tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đƣợc xác định và ghi trên hợp đồng thế chấp, cầm cố, trừ trƣờng hợp cầm cố là: giấy tờ xác định đƣợc giá trị bằng tiền đang còn thời hạn hiệu lực thanh toán (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do doanh nghiệp, ngân hàng hoặc Chính phủ phát hành và các giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền khác). - Khả năng trả nợ của khách hàng. - Khả năng nguồn vốn của ngân hàng. - Tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng không vƣợt quá 15% vố tự có của ngân hàng. 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng 2.1.4.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu thể hiện tất cả các khoản tín dụng của ngân hàng cho khách hàng vay mà không nói đến món vay đó đã đƣợc khách hàng trả hay chƣa trong một khoảng thời gian nhất định. 2.1.4.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng đã thu đƣợc khi các món vay đến hạn trong một khoảng thời gian nhất định. 2.1.4.3 Dư nợ Dƣ nợ đƣợc hiểu là các khoản tiền mà khách hàng còn thiếu ngân hàng. -5- Dƣ nợ bao gồm tất cả các khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại một thời điểm nhất định. Dƣ nợ luôn là tài sản sinh lời quan trọng nhất định đối với mỗi ngân hàng. 2.1.4.4 Nợ xấu Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ không hiệu quả. Theo TT 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu bao gồm các khoản nợ trong các nhóm nợ 3,4,5. Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của các khoản nợ, nợ xấu càng cao ngân hàng càng gặp nhiều rủi ro. 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.5.1 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, chỉ tiêu này cho ta biết đƣợc số tiền mà Ngân hàng thu đƣợc trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng tốt và ngƣợc lại. Công thức tính: Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay 2.1.5.2 Hệ số dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Ngƣợc lại, ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng. Công thức tính: Dƣ nợ Hệ số dƣ nợ/ tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn = 2.1.5.3 Hệ số dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, cho chúng ta biết đƣợc mỗi đồng vốn huy động đƣợc chúng ta sẽ cho vay đƣợc bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, quá lớn thì công tác huy động yếu, quá nhỏ thì việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Công thức tính: Hệ số dƣ nợ/ vốn huy động = = Dƣ nợ Vốn huy động -6- 2.1.5.4 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Công thức tính: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dƣ nợ Trong đó: Dƣ nợ bình quân đƣợc tính theo công thức sau: Dƣ nợ bình quân (So +S4)/2 + S1 + S2 + S3 = 4 So : Dƣ nợ quý cuối năm trƣớc S1, S2, S3, S4 : Dƣ nợ quý 1,2,3,4 kỳ này 2.1.5.5 Nợ xấu trên dư nợ Tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dƣ nợ hộ sản xuất là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng. Chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này cao. Công thức tính: Tỷ lệ Nợ xấu/dƣ nợ Nợ xấu = *100% Dƣ nợ 2.1.5.6 Tỷ lệ thu nợ đến hạn Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá việc thực hiện kế hoạch tín dụng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng. Doanh số thu nợ đến hạn x100% Tỷ lệ thu nợ đến hạn = Tổng dƣ nợ đến hạn 2.1.5.7 Dư nợ trên số hộ vay vốn ngân hàng Hệ số này cho biết đƣợc là số tiền bình quân mà mỗi hộ sản xuất đã vay vốn tại ngân hàng. Dƣ nợ Dƣ nợ trên số hộ vay = Số hộ vay vốn -7- 2.1.5.8 Nợ xấu trên số hộ có nợ xấu Nợ xấu Nợ xấu trên số hộ có nợ xấu = Số hộ có nợ xấu Hệ số này cho biết đƣợc là số tiền nợ xấu bình quân mà mỗi hộ sản xuất chƣa trả ngân hàng. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo hoạt động tín dụng, kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Càng Long qua ba năm 2010, 2011, 2012, và 6 tháng đầu năm 2013. - Quan sát những hoạt động thực tiễn diễn ra tại ngân hàng. - Tham khảo ý kiến của các cô, chú, anh, chị cán bộ tín dụng tại ngân hàng. - Thu thập thông tin từ sách báo và các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài phân tích tín dụng. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1 và 2: sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích số liệu để phân tích nguồn vốn và tình hình tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Càng Long. - Mục tiêu 3: sử dụng phƣơng pháp phân tích số liệu thông qua các chỉ tiêu đánh giá để đánh giá hoạt động tín dụng. - Mục tiêu 4: từ mô tả và phân tích trên sử dụng phƣơng pháp suy luận để đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Agribank huyện Càng Long. Bên cạnh đó, ta sử dụng kỹ thuật so sánh để phục vụ cho việc nghiên cứu.  So sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô hoặc khối lƣợng sự kiện, phản sự biến động về quy mô, khối lƣợng. So sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0: chỉ tiêu kỳ gốc y1: chỉ tiêu kỳ phân tích ∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu cần phân tích  So sánh bằng số tƣơng đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện kết cấu, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế nghiên cứu. -8- ∆y = (y1 / y0)*100% - 100% Trong đó: y0: chỉ tiêu kỳ gốc y1: chỉ tiêu kỳ phân tích ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu cần phân tích -9- CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHN o&PTNT huyện Càng Long Agribank huyện Càng Long đƣợc thành lập trên cơ sở chi nhánh Agribank huyện trực thuộc chi nhánh Agribank tỉnh Trà Vinh theo Quyết định số 340/QĐ–Agribank – 02 ngày 19/06/1998 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam. Agribank tỉnh Trà Vinh. Ngân hàng có hai phòng giao dịch là Bình Phú và phòng giao dịch Tân Bình.  Tên giao dịch: Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Càng Long.  Địa chỉ: Khóm 3, Thị Trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Hiện nay, Agribank huyện Càng Long đã trở thành ngƣời bạn đồng hành không thể thiếu của nông dân trên bƣớc đƣờng phát triển kinh tế tại huyện nhà, đặc biệt là trong lĩnh vực tam nông, dƣ nợ đầu tƣ cho nền kinh tế địa phƣơng chiếm hơn 75% trong tổng vốn Tín dụng tại huyện nhà..., tỷ trọng cho vay hỗ sản xuất chiếm hơn 98% dƣ nợ tại chi nhánh. Đồng thời, khẳng định vai trò của ngành Ngân hàng trong việc phát triển kinh tế huyện nói riêng và sự phát triển của đất nƣớc nói chung cũng nhƣ tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc trong tƣơng lai. 3.1.2 Các lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Càng Long  Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm Huy động vốn nội và ngoại với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,… với lãi suất hấp dẫn, nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mọi thành phần kinh tế. Tiền gửi của khác hàng đƣợc bảo hiểm theo qui định của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Các chứng chỉ gửi đƣợc thế chấp vay vốn với lãi suất ƣu đãi.  Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ với tất cả các ngành nghề các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận. Đặc biệt ƣu tiên các chƣơng trình, dự án sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn, cho vay tiêu dùng cán bộ - công nhân viên, cho - 10 - vay ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài, cho vay xây dựng mới,… Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,…  Dịch vụ thanh toán thẻ Thanh toán thẻ ATM với máy rút tiền bằng thẻ tại địa điểm giao dịch của ngân hàng. Thẻ Success cho phép thấu chi tài khoản tiền gửi. Thực hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của Agribank trên toàn quốc. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo. Đƣợc miễn phí khi thực hiện một số giao dịch với thẻ ATM.  Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với các cá nhân và doanh nghiệp, thực hiện nghiệp vụ giao ngay (Spot) về tiền tê, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (Swap)…chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh Western Union. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Sơ đồ tổ chức Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Càng Long đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tín dụng Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng giao dịch Tân Bình Phòng giao dịch Bình Phú Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Agribank huyện Càng Long 3.2.2 Chức năng của các phòng ban  Giám đốc - Giám đốc là ngƣời trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, Tổng giám đốc Agribank Việt Nam, giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định - 11 - của mình. Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lƣơng và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam bao gồm: + Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc và các trƣởng phòng chuyên môn nghiệp vụ. + Phƣơng án hoạt động kinh doanh của đơn vị. + Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh. - Đƣợc ký các hợp đồng: Tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo quy định. - Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, tiền thƣởng và tiển phạt áp dụng cho khách hàng theo quy định của Agribank Việt Nam. - Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối lƣơng, thƣởng và phúc lợi khác đến ngƣời lao động heo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của Agribank Việt Nam. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh cấp trên giao.  Phó giám đốc - Đƣợc thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt ( Theo văn bản ủy quyền của giám đốc). - Giúp giám đốc điều hành chỉ đạo một số công việc do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về các quyết định của mình. - Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh.  Phòng tín dụng - Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng. - Thẩm định và đề đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. - Thƣờng xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục. - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.  Phòng kế toán - ngân quỹ - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, Agribank Việt Nam. - 12 - - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu, chi tài chính. - Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc.  Phòng giao dịch Bình Phú và Phòng giao dịch Tân Bình Là bộ phận phụ thuộc chi nhánh Agribank huyện Càng Long, hạch toán báo cáo sổ, có con dấu riêng dùng trong giao dịch kinh doanh, thực hiện một số giao dịch với khách hàng. Chịu sự quản lý của giám đốc Agribank huyện Càng Long. 3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG Trong ba năm qua, mặc dù gặp khó khăn của nền kinh tế cũng nhƣ cạnh tranh về thị phần giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt, nhƣng với nỗ lực phấn đấu và quyết tâm của tập thể cán bộ NHNo&PTNT huyện Càng Long đã vƣợt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó và đạt đƣợc những kết quả khả quan góp phần làm cho nền kinh tế huyện nhà tăng trƣởng cao. Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Càng Long Qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011-2010 2012-2011 Chỉ tiêu tỷ lệ tỷ lệ 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 45.634 62.320 58.967 16.686 36,56 -3.353 -5,38 Thu từ HĐTD 40.097 54.432 53.335 14.335 35,75 -1.097 -2,02 Thu từ HĐDV 302 398 530 96 31,79 132 33,17 Thu nhập khác 5.235 7.490 5.102 2.255 43,08 -2.388 -31,88 Tổng chi phí 34.058 50.198 46.520 16.140 47,39 -3.678 -7,33 Chi từ HĐTD 27.652 38.402 38.044 10.750 38,88 -358 -0,93 Chi từ HĐDV 268 489 518 221 82,46 29 5,93 Chi phí khác 6.138 11.307 7.958 5.169 84,21 -3.349 -29,62 Lợi nhuận 11.576 12.122 12.447 546 4,72 325 2,68 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng năm 2010-2012) - Thu nhập: Qua bảng số liệu thì ta thấy thu nhập của ngân hàng qua các năm có sự biến động. Năm 2011 thì thu nhập tăng mạnh, tăng 36,56% so với năm 2010 nhƣng đến năm 2012 thì thu nhập lại giảm. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do ngân hàng đã có những biện pháp tích cực nhằm thu hút khách hàng. - 13 - Đồng thời, nền kinh tế huyện nhà đã có bƣớc phát triển, nhu cầu vay vốn sản xuất đƣợc nâng cao đã góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Trong tổng thu nhập của ngân hàng thì thu từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu, chiếm khoảng 88% tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2011 thu từ hoạt động kinh doanh 54.432 triệu đồng, tăng 35,75% so với năm 2010, thu nhập này tăng lên là do lãi suất của ngân hàng còn ở mức cao nên đã đem về một khoảng thu nhập lớn cho ngân hàng. Đến năm 2012 NHNN đã giảm lãi suất cơ bản xuống và thu nhập từ các hoạt động khác giảm nên đã làm cho tổng thu nhập trong năm 2012 giảm 5,38% so với năm 2011. Bên cạnh nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng thì ngân hàng còn kinh doanh một số dịch vụ khác nhƣ dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM,… Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn yếu nên thu nhập từ hoạt động này mang lại không đáng kể. Nguyên nhân do phƣơng thức sản xuất chủ yếu trên địa bàn còn nhỏ lẻ, ngƣời dân có thói quen giao dịch bằng tiền mặt hơn là thông qua giao dịch qua ngân hàng. - Chi phí: Cùng với sự biến động của tổng thu nhập thì tổng chi phí của ngân hàng cũng biến động tƣơng ứng. Năm 2011 tăng 16.140 triệu đồng (tăng 47,39%) so với năm 2010, nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động dịch vụ chuyển tiền nhanh, thẻ ATM,… nên đã làm cho chi phí hoạt động tăng lên. Bên cạnh đó thì công tác huy động vốn của ngân hàng hiệu quả nên lƣợng vốn huy động tăng cùng với lãi suất cao làm cho chi phí trả lãi cho khách hàng tăng lên. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn với mức chi phí cũng khá cao đó là vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên. Điều này ảnh hƣởng lớn đến tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Năm 2012 tổng chi phí giảm xuống, giảm 7,33% so với năm 2011 nguyên nhân do các khoản chi phí quản lý, điều hành và điều chỉnh lƣơng của nhân viên giảm. - Lợi nhuận: Khi kinh doanh mục tiêu của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận. Nhìn vào số liệu ở bảng 3.2, lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm nhìn chung đều tăng, chứng tỏ hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Năm 2011 tăng 546 triệu đồng với tốc độ tăng 4,72% so với năm 2010 do tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập nên làm cho lợi nhuận thu đƣợc tăng không cao, năm 2012 lợi nhuận tăng 325 triệu đồng, tốc độ tăng 2,68% so với năm trƣớc đó do thu nhập và chi phí trong năm đều giảm nhƣng thu nhập giảm chậm hơn. - 14 - Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Càng Long 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm 6 tháng 2012 - 6 tháng 2013 Chỉ tiêu 2012 2013 số tiền Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 30.874 24.707 -6.167 - 19,97 Thu từ HĐTD 27.890 22.754 -5.139 -18,42 Thu từ HĐDV 194 263 69 35,57 Thu nhập khác 2.790 1.690 -1.100 -39,43 Tổng chi phí 22.810 20.493 -2.317 -10,16 Chi từ HĐTD 19.686 15.253 -4.433 -22,52 Chi từ HĐDV 150 204 54 -36,00 Chi phí khác 2.974 5.036 2.062 -69,33 Lợi nhuận 8.064 4.214 -3.850 -47,74 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng 6 thánh đầu năm 2012-2013) - Thu nhập: Qua bảng 3.2, ta thấy tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 giảm 19,97% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do mức lãi suất của ngân hàng giảm xuống thấp nên đã làm cho thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm mạnh nên dẫn đến giảm tổng thu nhập của ngân hàng. - Chi phí: Chi phí hoạt động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 giảm, giảm 2.317 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân một phần do mức lãi suất giảm nên khoản chi phí trả lãi cũng giảm theo. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng cũng bị cạnh tranh bởi các dịch vụ mới, hiện đại của các đối thủ cạnh tranh là những ngân hàng mới thành lập trên địa bàn huyện, nên ngân hàng đã phải chi tiền để cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có của mình, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhƣng tăng không quá cao, nhƣng nhìn chung tổng chi phí hoạt động vẫn giảm. - Lợi nhuận: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh, giảm 47,74% so với năm 6 tháng năm 2012. Do mức tốc độ của chi phí hoạt động giảm chậm hơn tốc độ tăng trƣởng của thu nhập nên đã làm cho lợi nhuận giảm. Trong 6 tháng cuối năm thì ngân hàng cần tiếp tục đƣa ra những giải pháp để tăng thu nhập và giảm chi phí ở mức có thể để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Nhƣ vậy, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Càng Long qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm lợi nhuận ngân hàng có giảm nhƣng hoạt - 15 - động của ngân hàng đã đem lại nhiều thu nhập cũng nhƣ lợi nhuận. Điều này cho thấy Ngân hàng đã trong hoạt động nhƣng nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng đã đƣa hoạt động ngân hàng ngày một đi lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của nhân dân trong huyện, góp phần nâng cao thu nhập và chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân. Tuy nhiên, các khoản thu từ hoạt động dịch vụ cũng đƣợc ngân hàng quan tâm nhƣng khoản thu này tại ngân hàng có tăng nhƣng vẫn còn thấp. Nên ngân hàng cần chú trọng hơn nữa các hoạt động nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng mình, không ngừng quảng cáo cho mọi khách hàng biết thêm về các sản phẩm, dịch vụ tại chi nhánh để gia tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 3.4.1 Thuận lợi NHNo&PTNT huyện Càng Long đã hoạt động tại đại bàn nhiều năm, lƣợng khách hàng khá ổn định, qua đó độ tin cậy đối với lƣợng khách hàng này khá cao. Ngân hàng đƣợc đặt tại trung tâm thị trấn Càng Long- trung tâm của huyện và hai phòng giao dịch tại xã Tân Bình và Bình Phú tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng giao dịch thuận lợi. Qua nhiều năm đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động, đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đã có bƣớc chuyển biến tích cực về chất và lƣợng, trong công tác phục vụ và chăm sóc khách hàng. Làm việc thực tiển tại đơn vị nhiều năm, yêu ngành nghề, gắn bó lâu dài cùng đơn vị. Hoạt động của ngân hàng luôn đƣợc sự quan tâm giúp đỡ từ chính quyền địa phƣơng, các ban ngành giúp ngân hàng truyền tải vốn một cách đúng lúc và kịp thời. Tình hình kinh tế xã hội phát triển ổn định nên huyện Càng Long thu hút nhiều nhà đầu tƣ, cung cấp một lƣợng khách hàng vay vốn và gửi tiền vào ngân hàng. Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng luôn bền vững thể hiện qua tình hình kinh doanh của ngân hàng qua các năm luôn trong thế ổn định, bền vững. Ngƣời dân trong huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đây là khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Hệ thống công nghệ hoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tài chính phù hợp với các hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Công tác kiểm tra kiểm soát đƣợc tăng cƣờng chặt chẽ vì thế những sai soát đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời. 3.4.2 Khó khăn Song song với những thuận lợi trên chi nhánh còn gặp một số khó khăn. - 16 - Do ngân hàng mới chia tách ra hai phòng giao dịch nên đội ngũ cán bộ tín dụng còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của khách hàng. Địa bàn hoạt động ở vùng sâu nên khó khăn cho việc tiếp xúc thẩm định, thu nợ mà chủ yếu dựa vào vay tín chấp hoạt thông qua xác nhận của chính quyền địa phƣơng ấp, xã là chủ yếu. Hình thức huy động vốn chƣa đa dạng mà chủ yếu theo phƣơng thức truyền thống. Hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn ít, chủ yếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cho vay. Hoạt động của ngân hàng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ngân hàng cấp trên nên định giá lãi suất cũng nhƣ các kế hoạch của ngân hàng điều thông qua ngân hàng cấp trên. Nông sản của ngƣời dân chủ yếu tiêu thụ tại chỗ, giá cả phụ thuộc vào thƣơng lái, biến động theo mùa từ đó ảnh hƣởng đến việc thu nợ của ngân hàng cũng ảnh hƣởng theo. Đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng là nông dân nên lƣợng vốn vay chủ yếu là vừa và nhỏ, đối tƣợng vay trải rộng làm phát sinh chi phí cao gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý khách hàng. 3.4.3 Phƣơng hƣớng phát triển trong 6 tháng cuối năm 2013 “Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhất là tỷ lệ tiền gửi dân cƣ; Mở rộng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Tiếp tục giử vững thị phần và ƣu tiên vốn đầu tƣ cho Nông nghiệp – Nông thôn- Nông dân, Quyết định số 63CP và nghị định số 41; Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt chƣơng trình hành động Nghị Quyết 11 CP; chỉ thị 01 cà 06 của Thống đốc NHNN; Tập trung thu nợ đã xữ lý rủi ro; Nâng cao chất lƣợng tín dụng và năng lực tài chính, đảm bảo cạnh tranh và đời sống công nhân viên ...” Những chi tiết định hƣớng hoạt động năm 2013 nhƣ sau: Nguồn vốn huy động : 322.000 tr, tăng so đầu năm: 35.324 triệu, tỷ lệ tăng so năm 2012 là: 12,32% . Trong đó: Tiền gửi dân cƣ: 252.300 triệu, chiếm: 78,35 % trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng. Tổng dư nợ: 356.000 triệu, tăng so năm 2012 là: 8,09%, số tuyệt đối: 26.617 triệu. Dƣ nợ trung hạn chiếm: 45%/ Tổng dƣ nợ. Trong đó: Dƣ nợ thông thƣờng: 349.000 triệu, dƣ nợ trung hạn chiếm: 48% trong tổng dƣ nợ thông thƣờng. Dƣ nợ cho vay Nông nghiệp - Nông thôn > 90%/ Tổng dƣ nợ toàn chi nhánh. - Tỷ lệ nợ xấu : < 1 % / Tổng dƣ nợ - 17 - + Thu nợ đã XLRR: 3.720 triệu, (Ƣớc tỷ lệ thu vào khoản 40 % so số dƣ cuối năm 2012) + Thu dịch vụ: 560 triệu, tăng 10% so năm 2012, số tuyệt đối tăng: 50 triệu + Thu lãi : Đạt 98 % trở lên so lãi phải thu; + Thực hiện đủ lƣơng cho cán bộ nhân viên theo quy định. - 18 - CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 4.1 KHÁI QUÁT HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG Trong những năm gần đây, số vốn mà ngân hàng NHN o&PTNT huyện Càng Long cho các hộ sản xuất vay chiếm bình quân khoảng 93% tổng dƣ nợ đây là tỷ lệ cao. Theo thống kê của huyện thì đến năm 2012 toàn huyện có 32.216 hộ sản xuất và đƣợc phân bố ở các ngành sản xuất, đang tận dụng các nguồn lực có sẳn đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế huyện, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Huyện Càng Long có nhiều ngành nghề do vậy các hộ sản xuất trên địa bàn rất đa dạng và phong phú nhiều ngành nghề và hình thức sản xuất kinh doanh. Do diện tích trên địa bàn là đất nông nghiệp nên các hộ sản xuất trên địa bàn đều sản xuất nông nghiệp là hoạt động sản xuất chính nhƣ: canh tác lúa, trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản,… Ngoài ra, thì các hộ còn sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhƣ xay xát lƣơng thực, sản xuất gạch, tơ xơ dừa, sửa chữa gia công cơ khí,… Ngành thƣơng mại – dịch vụ cũng khá phát triển nhƣ các dịch vụ cầm đồ, dịch vụ vận tải, buôn bán nhỏ,… trong đó thì hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ của các hộ kinh doanh vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề địa điểm kinh doanh, hiện nay thì có khoảng 65% các hộ sử dụng nhà ở để làm địa điểm kinh doanh. Thu nhập các hộ trong huyện còn chƣa cao bình quân và bên cạnh đó thì có nhiều hộ thuộc dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn nên các hộ không có đủ vốn để tái sản xuất, mở rộng quy mô hay ứng dụng công nghệ mới, nên nhu cầu sử dụng vốn cho sản xuất chủ yếu là vay ngân hàng. Xét về số lƣợng hộ sản xuất đến giao dịch với ngân hàng trong những năm qua có sự biến động, giảm vào năm 2011 và chiều hƣớng tăng vào năm 2012. Tuy nhiên tỷ lệ hộ vay vốn ngân hàng trên tổng số hộ sản xuất trên địa bàn toàn huyện ở mức thấp, năm 2012 số hộ sản xuất quan hệ tín dụng với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long chiếm khoảng 33% tổng số hộ. Cụ thể số hộ sản xuất vay vốn đƣợc thể hiện qua hình 4.1 và 4.2 bên dƣới. - 19 - Hộ 11.000 10.800 10.600 10.400 10.200 10.000 9.800 9.600 9.400 9.200 10.738 10.269 9.735 2010 2011 2012 Năm số hộ vay vốn Hình 4.1: Số hộ vay vốn ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 (Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Càng Long, qua 3 năm 2010-2012) Hộ Nhìn chung qua ba năm thì năm 2011 số lƣợng hộ vay vốn tại ngân hàng có sự giảm xuống. Nền kinh tế có phần biến động, lạm phát ở mức cao nên đã đẩy lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao nên cũng đã tác động đến tình hình vay vốn ngân hàng. Nhiều hộ sản xuất có nguồn thu nhập ổn định, ít phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, chính vì vậy, khi lãi suất tăng cao để hạn chế rủi ro thì những hộ này tranh thủ trả nợ và tạm thời sẽ không vay vốn để sản xuất. Tuy nhiên, số hộ còn vay vốn tại ngân hàng còn khá nhiều, do đây là là các hộ nông dân hoạt động nông nghiệp là chính luôn cần vốn để sản xuất, vì vậy mặc dù chi phí vay vốn có phần tăng nhƣng để có vốn trồng trọt, chăn nuôi để tạo thu nhập cho gia đình, họ vẫn tiếp tục vay vốn tại ngân hàng. Và đến năm 2012, nền kinh tế dần ổn định, lãi suất cho vay của ngân hàng đã điều chỉnh giảm nên số lƣợng hộ sản xuất đến vay vốn tại ngân hàng có phần tăng lên, ngân hàng luôn chú trọng đầu tƣ cho các hộ sản xuất vì đây đóng góp cho sự phát triển kinh tế của huyện. 9.150 9.100 9.050 9.000 8.950 8.900 8.850 8.800 8.750 8.700 8.650 8.600 9.116 8.805 6th/2012 6th/2013 Năm số hộ vay vốn Hình 4.2: Số hộ vay vốn tại ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 (Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Càng Long,6 tháng đầu năm 2012-2013) - 20 - Số lƣợng hộ sản xuất vay vốn ở 6 tháng đầu năm đã tăng trở lại so với cùng kỳ năm trƣớc. Do hộ sản xuất cần vốn thêm để sản xuất khi vốn tự có của họ không đáp ứng đủ nên làm cho hộ có tăng vào 6 tháng đầu năm. Thuận lợi của các hộ sản xuất: - Đƣợc sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. - Các ngành nghề mà hộ sản xuất, kinh doanh hiện phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế ở địa phƣơng. Khó khăn của các hộ sản xuất: - Do các hộ sản xuất với quy mô nhỏ, vì vậy khi cần mở rộng quy mô sản xuất thì không đủ vốn. - Thu nhập chƣa cao, thiếu mặt bằng kinh doanh. - Trình độ công nghệ thấp, chất lƣợng chƣa cao. - Trình độ tay nghề, chuyên môn của hộ còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới. 4.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng Để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh tế của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng nhằm từng bƣớc xây dựng, đổi mới bộ mặt kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì nhu cầu vốn là rất quan trọng và cần thiết, do đó cần đến sự đóng góp của nhiều ngành, nhiều cấp, trong đó có Agribank huyện Càng Long. Thực tế Agribank huyện Càng Long không ngừng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đảm bảo cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất kinh doanh, ngƣời dân đi vay để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, cải tạo vƣờn,… Agribank huyện Càng Long đã không ngừng đổi mới, vận động mọi hình thức huy động nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ. Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của Agribank huyện Càng Long chủ yếu từ hai nguồn chính: vốn tự huy động tại địa phƣơng và vốn vay từ ngân hàng cấp trên (vốn điều chuyển). Từ số liệu hai bảng 4.1 và 4.2 ở trên, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012, và 6 tháng đầu năm 2013 có sự chuyển biến tích cực, quy mô nguồn vốn liên tục đƣợc mở rộng. Điều này chứng minh đƣợc rằng, hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua đạt hiệu quả tốt và đang có bƣớc tăng trƣởng ổn định. Xét về cơ cấu nguồn vốn thì ngân hàng đã sử dụng trên 70% nguồn vốn huy động tại địa phƣơng để phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển (gần 30%) để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng đã thực hiện khá tốt công tác huy động vốn, để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. - 21 - Bảng 4.1: Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011-2010 2012-2011 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 185.422 231.419 286.423 45.997 24,81 55.004 23,77 Vốn điều chuyển 118.179 94.419 126.374 -23.760 -20,11 31.955 33,84 Tổng 303.601 325.838 412.797 22.237 7,32 86.959 26,69 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012)  Nguồn vốn huy động: Trong vốn hoạt động của chi nhánh thì vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất. Chính vì thế, Ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng huy động và tình hình cạnh tranh tại địa bàn, đã đề ra những giải pháp huy động có hiệu quả. Vốn huy động tăng cho thấy đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao và chi nhánh hoạt động có hiệu quả, đƣa ra những biện pháp huy động vốn có hiệu quả và nắm bắt kịp thời các chƣơng trình, dự án đƣợc tiến hành trên địa bàn huyện và đã thu hút đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi trong ngƣời dân ngày một tăng. Ngoài ra, trƣớc tình hình lãi suất thay đổi liên tục, thị trƣờng bất ổn hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân đều không an tâm bỏ vốn ra để đầu tƣ kinh doanh mà tìm đến giải pháp an toàn là gửi tiền vào ngân hàng nên đã đẩy nhanh nguồn vốn huy động tại ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện cho ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu của những ngƣời thiếu vốn.  Nguồn vốn điều chuyển: Nguồn vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT tỉnh về cho chi nhánh vào năm 2011 giảm 20,11% so với năm 2010. Nguyên nhân do lãi suất điều chuyển và lãi suất cho vay chênh lệch không cao nên ngân hàng cố gắng giảm nguồn vốn này xuống, tận dụng nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên để giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Nhƣng đến năm 2012 nguồn vốn này tăng lên là do nhu cầu sử dụng vốn của các khách hàng cao nên ngân hàng đã điều chuyển nguồn vốn từ cấp trên về để đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động đƣợc nguồn vốn cho vay nhƣng còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Vì vậy, ngân hàng cần đƣa ra những chính sách huy động vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn là rất cần thiết. - 22 - Bảng 4.2: Nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 257.141 263.634 6.493 2,53 Vốn điều chuyển 107.885 181.961 74.076 68,66 Tổng 365.026 445.595 80.569 22,07 (Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long 6 tháng đầu năm 2012-2013)  Nguồn vốn huy động: Qua bảng 4.2, nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 tăng do với cơ sở hạ tầng đƣợc xây mới và lợi thế từ uy tín đã tạo cho khách hàng niềm tin khi đến gửi tiền. Ngoài ra, ngân hàng còn theo dõi sự biến động trần lãi suất huy động để kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp, có chính sách ƣu đãi với khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn,… và nhờ vào sự hƣớng dẫn tận tình của các nhân viên ngân hàng đối với khách hàng đã giúp ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích từ việc gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy mà ngân hàng huy động đƣợc nhiều vốn hơn. Sự tăng lên này chứng tỏ khả năng huy động vốn từ các tầng lớp dân cƣ ngày một tăng, thể hiện uy tín và vị thế của ngân hàng càng lớn. Bên cạnh đó, còn có sự thuận lợi về vị trí nhờ vậy mà khách hàng đến giao dịch và gửi tiền vao chi nhánh ngày càng nhiều.  Nguồn vốn điều chuyển: Đối với nguồn vốn điều chuyển mà ngân hàng điều chuyển từ ngân hàng cấp trên cũng tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cũng khá lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Do vào vụ mùa sản xuất, vào dịp Tết thì nhu cầu sử dụng vốn để mua nguyên vật liệu để sản xuất, mua cây giống, phân bón,… mà nhu cầu vốn lƣu động của 6 tháng đầu năm tăng chậm nên không đủ để cho vay. Tóm lại, trong ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn chung tại ngân hàng có sự tăng và đặc biệt vốn huy động tại địa phƣơng và nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên luôn đƣợc bổ sung kịp thời. 4.2.2 Tình hình huy động vốn của Agribank huyện Càng Long Ngân hàng hiện nay đang kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có đƣợc một nguồn vốn với khoản chi phí đầu vào khá thấp để cho vay và bên cạnh đó, giúp cho ngân hàng nắm bắt thông tin tài chính của các tổ chức kinh tế,cá nhân. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua ba năm 2010-2012 và 6 - 23 - tháng đầu năm 2013 đạt kết quả khá tốt qua sự tăng trƣởng của các loại tiền gửi và đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau: Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 TGTK 168.264 225.208 282.024 TGTT 1.250 1.134 1.356 GTCG 15.908 5.077 3.043 Tổng 185.422 231.419 286.423 2011-2010 2012-2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền (%) Số tiền (%) 56.944 33,84 56.816 25,23 - 116 - 9,28 222 19,58 - 10.831 - 68,09 - 2.034 - 40,06 45.997 24,81 55.004 23,77 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012) Các hình thức huy động vốn:  Tiền gửi thanh toán: Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào không cần báo trƣớc cho ngân hàng. Do vậy, loại tiền gửi này đƣợc ngân hàng trả lãi rất thấp cũng khó thu hút đƣợc khách hàng. Qua 3 năm thì lƣợng vốn huy động từ tiền gửi thanh toán nhìn chung là có xu hƣớng tăng. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi thanh toán giảm 9,28% nguyên nhân do thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho nhau hơn là thông qua ngân hàng. Nhƣng đến năm 2012 lƣợng tiền gửi thanh toán tăng lên là do ngƣời dân đã biết đến dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và bên cạnh đó, ngân hàng đã thực hiện vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, và việc trả lƣơng công nhân viên chức qua tài khoản thẻ ATM nên cũng đã góp phần làm tăng thêm vốn của ngân hàng.  Tiền gửi tiết kiệm: Huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm 2010-2012, và 6 tháng đầu năm 2013 luôn giữ vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Qua bảng số liệu 4.3, lƣợng tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm từ năm 2010-2012. Để đạt đƣợc kết quả đó ngân hàng đã tiến hành đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, có những chính sách ƣu đãi về lãi suất, đa dạng các hình thức huy động. Ngoài ra, do trong sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên ngƣời dân đã dùng nguồn tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm vào ngân hàng để đƣợc an toàn hơn và đƣợc sinh lời thay vì đầu tƣ vào các hoạt động khác với mức rủi ro cao mặc dù lợi tức mang về có thể thấp hơn khi mang đi đầu tƣ. - 24 -  Giấy tờ có giá: Phát hành giấy tờ có giá cũng là công cụ huy động vốn khá hiệu quả với mệnh giá, lãi suất cố định, phát hàng giấy tờ có giá nhằm mục đích huy động vốn bên cạnh các loại tiền gửi khác. Nhìn chung ngân hàng huy động từ giấy tờ có giá có xu hƣớng giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do ngân hàng huy động đƣợc từ nguồn vốn tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh qua các năm nên ngân hàng đã giảm đi lƣợng phát hành giấy tờ có giá. Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 số tiền tỷ lệ (%) TGTK 252.630 258.141 5.511 2,18 TGTT 1.356 1.988 632 46,61 GTCG 3.155 3.505 350 11,09 Tổng 257.141 263.634 6.493 2,53 ((Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long 6 tháng đầu năm 2012-2013)  Tiền gửi thanh toán: Xét riêng về 6 tháng đầu năm 2013, do trong 6 tháng 2013 ngƣời dân đã thấy đƣợc các tiện ích trong việc sử dụng các hình thức thanh toán mua, bán hàng hóa, dịch vụ thông qua thẻ ATM hay ngân hàng dễ dàng hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức và chi phí cho nên tiền gửi này đã tăng lên.  Tiền gửi tiết kiệm: Nguồn tiền gửi này trong 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do nền kinh tế dần trở lại ổn định, tình hình sản xuất, kinh doanh của ngƣời dân thuận lợi, nông dân đƣợc mùa nên thu nhập của ngƣời dân tăng thêm nên đã gửi vào ngân hàng nên nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng lên.  Giấy tờ có giá: Lƣợng tiền lƣu thông qua việc phát hành giấy tờ có giá của 6 tháng đầu năm 2013 ở bảng 4.4 đã tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Để đạt đƣợc kết quả này do đầu năm ngƣời dân đã không để đồng tiền của mình trở đồng tiền chết, mà nó phải đem lại lợi ích cho họ nên đã mua các giấy tờ có giá nhằm để sinh lời cho họ do lãi suất thƣờng cao hơn lãi suất tiền gửi. Ngoài ra ngân hàng đã khuyến khích các nhân viên của mình mua các loại giấy tờ có giá để làm tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nền tảng cho việc kinh doanh, phát huy các tiềm năng về vốn, mà vốn huy động là vấn đề phức tạp, - 25 - trong thời buổi kinh tế không ổn định để thu hút vốn là vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì vậy, Ngân hàng phải có sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng để đa dạng hóa các hình thức huy động, đề ra những chính sách, biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phƣơng có nhƣ thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả. 4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK HUYỆN CÀNG LONG Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long là một ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn. Với bề dày kinh nghiệm của mình ngân hàng đã tạo đƣợc uy tín lớn, chiếm vị thế cao trong mắt khách hàng. So với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn, ngân hàng Nông nghiệp Càng Long đƣợc khách hàng lựa chọn quan hệ tín dụng nhiều hơn. Nằm ở trung tâm của huyện, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là nguồn cung cấp vốn cho nhiều hoạt động của hộ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của ngƣời dân trong huyện. Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chính của ngân hàng. Bảng số liệu 4.5 và 4.6 bên dƣới sẽ cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.5: Khái quát hoạt động tín dụng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Doanh Hộ SX số cho Khác vay Tổng Doanh Hộ SX số thu Khác nợ Tổng Hộ SX Dƣ nợ Khác Tổng Hộ SX Nợ Khác xấu Tổng 2010 343.415 25.848 369.263 312.931 23.553 336.484 266.479 20.057 286.536 4.037 213 4.250 2011 383.289 29.850 413.139 384.686 32.987 417.673 265.082 16.920 282.002 1.240 310 1.550 2012 483.392 36.944 520.336 445.441 27.514 472.955 303.033 26.350 329.383 1.607 126 1.733 2011-2010 2012-2011 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ tiền (%) tiền (%) 39.874 11,61 100.103 26,12 4.002 15,48 7.094 23,77 43.876 11,88 107.197 25,95 71.755 22,93 60.755 15,79 9.434 40,05 -5.473 -16,59 81.189 24,13 55.282 13,24 -1.397 -0,52 37.951 14,32 -3.137 -15,64 9.430 55,73 -4.534 -1,58 47.381 16,8 -2.797 -69,28 367 29,6 97 45,54 -184 -59,35 -2.700 -63,53 183 11,81 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long qua năm 2010-2012) - 26 -  Doanh số cho vay: Tổng doanh số cho vay của ngân hàng bao gồm tài trợ vốn cho các hộ sản xuất và các doanh nghiệp, tiêu dùng các nhân đều tăng có sự tăng trƣởng qua ba năm. Tài trợ vốn cho hộ sản xuất tăng 11,61% vào năm 2011 và năm 2012 tăng nhanh hơn so với năm trƣớc, có sự tăng trƣởng nhƣ vậy do nhu cầu sử dụng vốn vào các ngành nghề trong địa bàn ngày càng tăng do ngƣời dân sử dụng vốn vào nông nghiệp ngày càng đa dạng, kết hợp nhiều ngành nghề (vừa trồng lúa vừa chăn nuôi, vừa kết hợp kinh doanh dịch vụ) phục vụ trên địa bàn với quy mô nhỏ. Mặt khác do nhu cầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện đi lại,… nên ngân hàng đã mở rộng cho vay vào các đối tƣợng này, mà cả hai bên cùng có lợi, vừa đáp ứng nhu cầu về vốn để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. Doanh số cho vay các doanh nghiệp và cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng khá thấp (nhỏ hơn 10%) trong tổng doanh số cho vay do ngân hàng chỉ chú trọng đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn nên đối tƣợng hộ sản xuất là then chốt nhƣng vẫn có sự tăng trƣởng, ngân hàng đã mở rộng cho vay với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, và kết hợp với các cơ quan nhà nƣớc trong việc cho vay thấu chi đối để phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân của các công nhân viên.  Doanh số thu nợ: Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu mà ngân hàng đặc biệt quan tâm. Hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt trong những năm 20102012, đối với hộ sản xuất, kinh doanh thì công tác thu nợ có hiệu quả hơn, có sự tăng trƣởng qua các năm, sản xuất đƣợc mùa, chuyển đổi cơ cấu tích cực tạo tiền đề cho ngân hàng đầu tƣ tín dụng đúng đối tƣợng, có hiệu quả và công tác thẩm định trƣớc khi cho vay khá tốt, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích, đồng thời tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Ngoài ra, còn do ý thức của khách hàng muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng nên họ chú trọng đến việc trả nợ cho ngân hàng. Đối với việc thu hồi nợ trong cho vay cá nhân thì công việc thu hồi nợ sẽ đƣợc thu hồi qua các tài khoản thẻ ATM, đối với doanh nghiệp thì các món vay thƣờng lớn nên công tác kiểm tra thu hồi nợ đƣợc quản lý tốt hơn, mặc dù vậy thì ngân hàng có khi gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ khi các doanh nghiệp khi chƣa thu hồi đƣợc nợ của mình trong kinh doanh nên dẫn đến doanh số thu nợ có phần giảm trong năm 2012.  Dƣ nợ: Với nguồn vốn ngày càng một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mô tín dụng góp phần làm dƣ nợ tăng. - 27 - Do nhu cầu tín dụng của ngƣời dân trên địa bàn huyện ngày càng tăng nên làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng nhƣng tùy theo những món vay ngắn hạn hay trung – dài hạn đƣợc phân kỳ trả nợ do đó dƣ nợ cho vay của ngân hàng có sự tăng trƣởng qua 3 năm là điều tất yếu. Điều này cho thấy, nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tiếp cận với nhiều ngƣời dân hơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trên địa bàn và ngân hàng cũng chú trọng đến công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng. Trong tổng dƣ nợ thì dƣ nợ từ việc cho vay hộ sản xuất có sự giảm nhẹ nhƣng chiếm tỷ trọng rất cao do đây là khách hàng truyền thống của ngân hàng, đối tƣợng vay chủ yếu là sản xuất lúa, chăn nuôi heo, bò, chuyển đổi mô hình cây trồng,… ngoài ra thì công tác thu nợ của ngân hàng đạt kết quả tốt nên doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay nên làm cho dƣ nợ có phần giảm. Đối với dƣ nợ từ cho vay doanh nghiệp và cá nhân thì ngân hàng tập trung thu nợ đối với các khoản vay đến hạn, quá hạn nên đã đẩy doanh số thu nợ tăng nhanh. Năm 2012 thì kinh tế dần ổn định nên đã làm cho các doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn hơn hơn nên đã làm tăng dƣ nợ trong năm này.  Nợ xấu: Trong quá trình hoạt động của ngân hàng thì nợ xấu là một vấn đề không thẻ tránh khỏi. Tình hình nợ xấu trong những năm qua có sự biến động và chủ yếu tập trung ở hộ sản xuất kinh doanh, nợ xấu giảm mạnh vào năm 2011 là do trong năm này ngân hàng đã tập trung thực hiện công tác xử lý nợ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng, kiềm chế phát sinh thêm nợ xấu, hạn chế mở rộng tín dụng đối với khách hàng có phát sinh nợ xấu. Năm 2012 công tác quản lý các món vay của ngân hàng chƣa tốt dẫn đến các món vay đã chuyển sang nợ xấu, một phần do yếu tố bên ngoài tác động nhƣ: giá cả bấp bênh, thời tiết diễn biến phức tạp,… dẫn đến các khoản nợ ngân hàng không trả đƣợc dẫn đến nợ xấu tăng. Đối với nợ xấu của doanh nghiệp và cá nhân có sự giảm với tốc độ nhanh vào năm 2012 do trong năm này thì các doanh nghiệp đã sản xuất trở lại tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho doanh nghiệp và đã trả các khoản nợ đã quá hạn và đã chuyển sang nợ xấu cho ngân hàng nên nợ xấu đối với các doanh nghiệp giảm. - 28 - Bảng 4.6: Khái quát hoạt động tín dụng của Agribank Càng Long 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh Hộ SX số cho Khác vay Tổng Doanh Hộ SX số thu Khác nợ Tổng Hộ SX Dƣ nợ Khác Tổng Hộ SX Nợ Khác xấu Tổng 6 tháng đầu năm 2012 2013 246.276 275.948 18.537 23.995 264.813 299.943 227.843 248.137 73.979 114.376 301.822 362.513 280.694 336.775 22.019 16.641 302.713 353.416 2.439 3.770 156 328 2.595 4.098 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 29.672 12,05 5.458 29,44 35.130 13,27 20.294 8,91 40.397 54,61 60.691 20,11 56.081 19,98 -5.378 -24,42 50.703 16,75 1.331 54,57 172 110,26 1.503 57,92 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013)  Doanh số cho vay: Trong khoảng 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng doanh số cho vay không ngừng tăng trƣởng, doanh số cho vay hộ sản xuất của ngân hàng có sự tăng trƣởng khá (12,05%) do đây là khách hàng truyền thống của ngân hàng trong những năm qua, doanh số cho vay doanh nghiệp và cá nhân ở 6 tháng đầu năm tăng với tốc độ khá nhanh. Đây là kết quả của việc nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên ngân hàng, và cho thấy quy mô của ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng.  Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ của ngân hàng cũng có sự tăng trƣởng khá mạnh ở 6 tháng đầu năm. Đối với thu nợ ở hộ sản xuất tăng cho thấy công tác thẩm định trƣớc khi cho vay tốt. Ngoài ra còn có ý thức của khách hàng muốn duy trì quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng. Công tác thu hồi đối tƣợng doanh nghiệp và cá nhân đạt hiệu quả cao hơn đối với hộ sản xuất. Nguyên nhân do các món vay lớn khi thu hồi nợ về thì sẽ mang về một khoản tiền khá lớn, công tác kiểm tra của ngân hàng đối với các món vay này tốt.  Dƣ nợ: Qua bảng số liệu trên, tổng dƣ nợ cho vay ở 6 tháng đầu năm tăng trƣởng khá, có sự tăng trƣởng nhƣ vậy là do dƣ nợ cho vay của hộ sản xuất tăng. Với phƣơng châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dƣ nợ cho vay nhằm thúc đẩy - 29 - nền kinh tế địa phƣơng phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho tổng dƣ nợ có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, tổng dƣ nợ cho vay tăng nhƣng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng cá nhân lại giảm xuống (giảm 24,42%) do doanh số thu nợ của đối tƣợng này có sự tăng trƣởng nhanh ở 6 tháng đầu năm nên ảnh hƣởng đến dƣ nợ ở đối tƣợng này.  Nợ xấu: Nợ xấu ở 6 tháng đầu năm 2013, chiếm phần lớn ở đối tƣợng cho vay hộ sản xuất, nợ xấu ở đối tƣợng này tăng là do giá cả các mặt hàng lát có phần sụt giảm mạnh, các thƣơng lái không mua nên hàng hóa ứ động nên các khoản nợ vay ngân hàng của ngƣời dân không thể trả đƣợc dẫn đến nợ xấu có sự gia tăng mạnh. 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG Do cho vay hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu nên chúng ta tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay hộ sản xuất nhằm tìm ra nguyên nhân để từ đó đƣa ra các giải pháp để hoạt động tín dụng phát triển tốt hơn và hoàn thiện mục tiêu kế hoạch của ngân hàng. Để phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Agribank huyện Càng Long ta phải xét đến yếu tố thời hạn và ngành nghề của các hộ trên địa bàn. Do việc sản xuất kinh doanh của các hộ trên địa bàn chủ yếu là dựa vào nền nông nghiệp truyền thống nên số hộ san xuất kinh doanh với quy mô lớn chƣa nhiều, vì vậy các khoản tín dụng trung – dài hạn chiếm phần nhỏ nên về thời hạn ta sẽ phân tích tình hình ngắn hạn kết hợp với phân tích tình hình tình hình trung – dài hạn. Về ngành nghề ta sẽ phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất theo nhóm ngành chủ yếu trên địa bàn huyện là: Nông nghiệp – Thủy sản, Công nghiệp – Xây dựng, Thƣơng mại – Dịch vụ và các ngành khác. 4.4.1 Doanh số cho vay Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những diễn biến tốt, doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Để đạt kết quả đó thì ngân hàng đã nỗ lực hết mình trong việc cải thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, thái độ của nhân viên, phục vụ của cán bộ tín dụng và mở rộng hoạt động tín dụng. 4.4.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn Cho vay các hộ sản xuất trên địa bàn có thời hạn ngắn luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Thời hạn cho vay hộ sản xuất qua các năm đƣợc phân tích đƣợc trình bày ở bảng 4.7 và 4.8 dƣới đây: - 30 - Bảng 4.7: Doanh số cho vay hộ sản xuất qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng DSCV 2011 - 2010 2012 – 2011 Tỷ lệ Tỷ lệ 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền (%) (%) 233.522 249.138 319.039 15.616 6,69 69.901 28,06 109.893 134.151 164.353 24.258 22,07 30.202 22,51 343.415 383.289 483.392 39.874 11,61 100.103 26,12 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012)  Doanh số cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất tăng trong 3 năm qua, và luôn chiếm tỷ trọng cao trên 60% trong tổng doanh số cho vay do đây là hình thức cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm mục đích tài trợ vốn thiếu hụt trong sản xuất. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn, tăng chậm so với năm 2010, nguyên nhân tăng chậm đƣợc giải thích rằng từ tác động của cuộc lạm phát tăng quá cao (18,58%) đẩy lãi suất cho vay tăng cao, làm cho các hộ sản xuất không còn mạnh dạn vay vốn do phải trả lãi cao. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng với tỷ lệ khá cao. Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất năm sau cao hơn năm trƣớc là do: - Do sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa, nông dân mở rộng sản xuất kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn hơn. - Đây là loại hình cho vay ngắn hạn tƣơng đối phù hợp với chu kỳ sản xuất tại địa phƣơng. - Do có thời gian thu hồi vốn nhanh giảm đƣợc rủi ro cho ngân hàng, bên cạnh đó thì ngƣời dân thì không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì tốn kém chi phí.  Doanh số cho vay trung và dài hạn: Cho vay trung – dài hạn có đặc điểm là thời gian thu hồi vốn dài và tốc độ luân chuyển lâu nên ngân hàng rất thận trọng xem xét cho vay, yếu tố lãi suất cho vay cũng ảnh hƣởng đến doanh số cho vay, lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, thời gian kéo dài hơn và chia ra nhiều phân kỳ trả nợ, 4-6 tháng trả lãi một lần nên doanh số cho vay trung và dài hạn tăng qua 3 năm, nhƣng tăng chậm hơn doanh số cho vay ngắn hạn nên chiếm tỷ trọng không cao trong doanh số cho vay. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây thì khách hàng có nhu cầu vay vốn để xây dựng chuồng trại, cải tạo vƣờn, mua sắm trang thiết bị, mua máy nông nghiệp,… phục vụ sản xuất và ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay để mở rộng sản xuất. - 31 - Bảng 4.8: Doanh số cho vay hộ sản xuất 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2012 165.005 81.271 246.276 Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng DSCV 2013 189.024 86.924 275.948 Chênh lệch Số tiền tỷ lệ (%) 24.019 14,56 5.653 6,96 29.672 12,05 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Nhìn vào bảng số liệu trên doanh số cho vay theo kỳ hạn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng 14,56% do trên địa bàn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi hay mở rộng nhiều mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn thì khả năng xoay vốn cao và an toàn ít rủi ro hơn. Trong thời gian này, ngƣời dân có nhu cầu sử dụng vốn trong một chu kì sản xuất dài hơn nhƣ chăn nuôi bò, lợn sinh sản, vốn để mua vật tƣ sản xuất nông nghiệp,… nên đã làm cho doanh số hộ vay trung và dài hạn tăng, nhƣng tăng ở mức chậm. 4.4.1.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo ngành nghề năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Nông nghiệp - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Ngành khác Tổng 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền tiền (%) (%) 142.861 164.814 193.357 21.954 15,37 7.212 9.582 11.118 2.371 32,87 28.543 17,32 1.536 16,03 116.761 126.485 159.519 9.724 8,33 33.034 26,12 76.582 74.741 119.398 - 1.840 - 2,40 44.656 59,75 343.415 383.289 483.392 39.874 11,61 100.103 26,12 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012) - 32 -  Nông nghiệp – Thủy sản: Trong cơ cấu ngành mà ngân hàng cho vay, Nông nghiệp – Thủy sản là ngành luôn có doanh số cho vay cao nhất. Qua 3 năm doanh số cho vay theo ngành này tăng liên tục do trong năm 2011 lạm phát ở mức cao đã đẩy giá cả các loại hàng hóa tăng lên nên ngƣời dân phải vay vốn để mua cây trồng, con giống, thức ăn, máy móc phục vụ nông nghiệp,… kịp sản xuất. Trong những năm qua, ngƣời dân cũng đã đƣợc chính quyền mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và thêm vào đó thì dịch bệnh trên địa bàn có chiều hƣớng giảm nên ngƣời dân đã đẩy mạnh cải tạo vƣờn tạp, chuyển dịch cơ cấu trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mở rộng quy mô nuôi gia súc. Ngành thủy sản là ngành kinh tế quan trọng chỉ sau trồng trọt, chăn nuôi, đã góp phần tăng trƣởng kinh tế huyện nhà. Trong những năm gần đây diện tích, năng suất, sản lƣợng ngành thủy sản luôn tăng. Về hệ thống thủy lợi của huyện khá hoàn chỉnh, sông ngòi chằng chịt, kênh mƣơng tƣơng đối nhiều, không ảnh hƣởng của lũ thƣợng nguồn nên ngành nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt ngày càng phát triển hơn trƣớc. Từ đó làm cho nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất trong ngành này nên đã đƣợc ngân hàng đẩy mạnh đầu tƣ vốn cho việc chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng nuôi cá nƣớc ngọt và nuôi tôm trên địa bàn huyện.  Công nghiệp – Xây dựng: Qua bảng số liệu, doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp – xây dựng có sự tăng trƣởng qua các năm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng doanh số cho vay trên 2%. Nguyên nhân doanh số cho vay theo ngành này tăng là do chính quyền địa phƣơng đã thực hiện dự án thay đổi bộ mặt nông thôn, xóa nhà ở tạm bợ nên ngân hàng đã hỗ trợ cho vay để sửa chữa nhà hay xây dựng nhà mới nên đã làm tăng doanh số cho vay. Ngoài ra, trên địa bàn huyện thì có các ngành xay xát lúa gạo, chế biến xơ dừa nhƣng chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ, do đó các hộ sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn lớn từ ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn trong thời gian tới nên đã làm cho doanh số cho vay ngành này có chiều hƣớng tăng trong những năm qua.  Thƣơng mại – Dịch vụ: Thƣơng mại - Dịch vụ là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, là ngành có tiềm năng lớn chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong doanh số cho hộ sản xuất của ngân hàng. Bởi vì do đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng cao. Bên cạnh đó ngành này lại có nhiều hộ tham gia và đa dạng về chủng loại, quy mô, hàng hóa - dịch vụ nên đƣợc ngân hàng cho vay vốn để đầu tƣ vào lĩnh vực này. Trong năm 2011 doanh số cho vay ngành thƣơng mại – dịch vụ chiếm 35% trong tổng doanh số cho vay, năm 2012 thì chiếm 32% trong doanh số cho vay. - 33 -  Ngành khác: Bao gồm cho vay tiêu dùng, mua sắm, tiểu thủ công nghiệp,… Các ngành nghề thủ công nhƣ dệt chiếu, se sợi lát đƣợc tận dùng nguồn lao động nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập đây là ngành có tiềm năng đƣợc ngân hàng chú trọng đầu tƣ về vốn. Bên cạnh đó, xu hƣớng tiêu dùng, mua sắm xe cộ ngày càng cao của các hộ là cơ sở để vay vốn ngân hàng nên đã làm cho doanh số cho vay có sự biến động, giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng mạnh, tăng 59,75% vào năm 2012. Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp - Thủy sản 102.451 118.658 16.207 15,82 Công nghiệp – Xây dựng 5.787 8.361 2.574 44,47 Thƣơng mại – Dịch vụ 83.463 91.063 7.600 9,11 Ngành khác 54.575 57.866 3.292 6,03 Tổng 246.276 275.948 29.672 12,05 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Do bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi vay để cho vay, vì thế nguồn vốn huy động đƣợc mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu ích để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả để nhằm tránh tình trạng ứ động vốn. Nhìn chung, ta thấy doanh số cho vay của các ngành ở 6 tháng đầu năm đều tăng. Trong đó, ngành Công nghiệp – Xây dựng và Nông nghiệp – Thủy sản có tốc độ tăng khá cao do nền kinh tế nƣớc ta đang hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế đã từng bƣớc khôi phục nên từ đó đã thúc đẩy các hộ san xuất, kinh doanh phát triển, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng và nguồn vốn vay ngân hàng đã đáp ứng không nhỏ, nên ngày càng phát triển và đƣợc chú ý phát triển hơn. Do đó, ngân hàng không ngừng mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này nhằm để đa dạng hóa các sản phẩm ở địa phƣơng. Nhƣ vậy, doanh số cho vay của chi nhánh qua ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trƣởng rất khả quan về cả doanh số cho vay ngắn hạn và cả trung – dài hạn. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao do thời gian quay vốn nhanh, ít rủi ro cho ngân hàng, nhƣng doanh số cho vay trung – dài hạn cũng có bƣớc đột phá, vì thế, ngân hàng cần phải đầu tƣ mở rộng việc cho vay trung – dài hạn, tuy có rủi ro nhƣng lợi nhuận đem về lớn. Để giảm rủi ro thì đối tƣợng mà ngân hàng cần - 34 - hƣớng tới là các khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vòng quay vốn nhanh nhằm đƣa ngân hàng càng phát triển hơn. Còn trong cơ cấu ngành nghề, ngành Nông nghiệp – Thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay chứng tỏ ngân hàng thực hiện tốt vai trò của mình trong việc phục vụ phát triển nông thôn, nâng cao đời sống nông thôn. 4.4.2 Doanh số thu nợ Doanh số cho vay phản ánh số lƣợng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ chƣa phản ánh đƣợc hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn đƣợc thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, có thể luân chuyển đƣợc nguồn vốn một cách dễ dàng. Nói một cách khác thì doanh số cho vay và doanh số thu nợ là điều kiện cần và đủ để ngân hàng duy trì và phát triển. Nhƣ vậy, doanh số thu nợ cũng chỉ đánh giá công tác tín dụng trong từng thời kỳ. Sau đây chúng ta xem xét tình hình thu nợ của ngân hàng qua qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 4.4.2.1 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn Theo kỳ hạn ngắn hạn hay trung – dài hạn thì doanh số thu nợ tại ngân hàng đều cho thấy dấu hiệu tích cực trong ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 4.11: Doanh số thu nợ hộ sản xuất qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung – dài hạn Tổng DSTN 2011 -2010 2012-2011 Tỷ lệ Tỷ lệ 2010 2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) 204.280 238.676 303.094 34.395 16,84 64.419 26,99 108.651 146.010 142.347 37.360 34,39 - 3.664 - 2,51 312.931 384.686 445.441 71.755 22,93 60.755 15,79 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012) Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu đặc biệt quan tâm. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân và việc thu hồi đƣợc xem là khá quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tƣ và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lƣu thông. Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã phân công trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ do mình quản lý, thƣờng xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời ngăn chặn khách hàng sử dụng vốn sai mục đích - 35 - nên đã đạt đƣợc kết quả khá tốt trong công tác thu nợ theo từng thời hạn qua các năm.  Doanh số thu nợ ngắn hạn: Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy đối với doanh số thu nợ ngắn hạn qua ba năm đều tăng và chiếm tỷ trọng khá cao (trên 60%) trong tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 16,84%, 26,99% qua các năm là do ngân hàng chủ yếu là cung ứng các nguồn vốn ngắn hạn cho các hộ sản xuất để bổ sung thiếu hụt vốn lƣu động tạm thời, món vay tƣơng đối nhỏ,… nên công tác thu hồi nợ khá thuận lợi. Bên cạnh đó, do ngƣời dân vay từ những năm trƣớc chƣa trả hết nợ hay đến hạn chƣa trả nhƣng đến khi sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt và thu đƣợc lợi nhuận nên họ đã đem tiền đến trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác, công tác thu hồi nợ đối với các khoản vay ngắn hạn có nhiều thuận lợi hơn các khoản vay trung và dài hạn do thời gian ngắn ít rủi ro hơn.  Doanh số thu nợ trung và dài hạn Đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Những món vay trung và dài hạn thì luôn đƣợc cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định thẩm định kỹ lƣỡng trƣớc khi quyết định cho vay và khách hàng vay vốn cũng đƣợc chọn lọc kỹ nên công tác quản lý và thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn nên đã làm cho doanh số thu nợ theo kỳ hạn này trong năm 2011 tăng. Đến năm 2012, doanh số thu nợ theo kỳ hạn này lại giảm, nguyên nhân là do đa số các khoản cho vay trung và dài hạn là để xây dựng, sửa chữa nhà, đây là khoản đầu tƣ không có khả năng sinh lời việc trả nợ cũng phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngƣời vay, khó kiểm soát và rủi ro cao nên việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn nên đã làm giảm doanh số thu nợ. Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 Số tiền tỷ lệ (%) Ngắn hạn 161.788 175.378 13.590 8,40 Trung – dài hạn 66.055 72.759 6.704 10,15 Tổng DSTN 227.843 248.137 20.294 8,91 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Qua bảng số liệu thì tổng doanh số thu nợ đều tăng qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả và công tác thu hồi nợ tốt. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn và trung và - 36 - dài hạn của ngân hàng có chiều hƣớng gia tăng. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 8,4% và chiếm tỷ trọng cao chiếm 70% trong tổng doanh số thu nợ và doanh số thu nợ trung và dài hạn trong 6 tháng đầu năm tăng 10,15% nguyên nhân do công tác thẩm định của ngân hàng tốt, đã theo dõi các khoản vay, đôn thúc khách hàng trả nợ khi đến hạn giúp cho đồng vốn của ngân hàng không bị chiếm dụng, vòng quay vốn ổn định, đảm bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả và an toàn hơn. Ngoài ra, khách hàng có thiện chí trả nợ tốt sẽ giữ đƣợc mối quan hệ với ngân hàng, tạo uy tín với ngân hàng để làm ăn lâu dài, khi có nhu cầu vay vốn thì họ có thể vay tiếp nên công tác thu nợ của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn. 4.4.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề Doanh số thu nợ theo ngành nghề phản ánh hiệu quả cấp tín dụng của từng ngành nghề đó. Phân theo ngành nghề kinh tế, doanh số thu nợ gồm bốn ngành nghề nhƣ doanh số cho vay, đó là doanh số thu nợ ngành Nông nghiệp – Thủy sản, doanh số thu nợ ngành Công nghiệp – Xây dựng, doanh số thu nợ ngành Thƣơng mại – Dịch vụ, doanh số thu nợ ngành khác. Doanh số thu nợ theo ngành nghề đƣợc thể hiện cụ thể qua các bảng sau: Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo ngành nghề qua ba năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Nông nghiệp - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Ngành khác Tổng 2010 2011 150.166 170.884 9.158 9.511 107.626 132.476 45.982 71.815 312.931 384.686 2012 2011-2010 Số Tỷ lệ tiền (%) 183.849 20.718 11.866 354 151.416 24.850 98.310 25.833 445.441 71.755 2012-2011 Số Tỷ lệ tiền (%) 13,80 12.965 3,86 7,59 2.354 24,75 23,09 18.940 56,18 26.496 22,93 60.755 14,30 36,89 15,79 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 3 năm 2010-2012)  Nông nghiệp - thủy sản: Nông nghiệp – Thủy sản là ngành kinh tế chủ đạo của huyện và đƣợc huyện chú trọng đầu tƣ cho vay nhiều nhất nên doanh số thu nợ ngành này cũng chiếm tỷ trọng cao (trên 40%) trong tất cả các ngành. Qua ba năm 20102012, doanh số thu nợ có chiều hƣớng tăng liên tục. Do trong những năm này các hộ sản xuất, kinh doanh đạt đƣợc hiệu quả tốt trong việc mở rộng sản xuất - 37 - và kinh doanh, thời tiết thuận lợi nông dân đƣợc mùa trong việc trồng lúa chất lƣợng cao, tranh thủ sự hỗ trợ của các Viện, trƣờng, các ban ngành, chính quyền địa phƣơng về giống, kỹ thuật và vốn đầu tƣ vào ngành nông nghiệp nhằm từng bƣớc công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó, các món vay của các hộ vay quá hạn đã trả đƣợc nợ.  Công nghiệp – Xây dựng Ngành Công nghiệp – Xây dựng là lĩnh vực kinh tế còn khá mới đối với huyện Càng Long, chiếm tỷ trọng thấp so với các ngành nhƣng doanh số thu nợ ngành này có bƣớc tiến triển khả quan, vẫn tăng qua các năm, năm 2012 thì doanh số thu nợ trong ngành này tăng với tốc độ nhanh hơn. Doanh số thu nợ còn tùy thuộc vào doanh số cho vay, ta thấy doanh số cho vay ngành Công nghiệp – Xây dựng tăng nhƣng đa phần có thời hạn trung và dài hạn nên chƣa thu hồi ngay trong năm đó. Doanh số thu nợ từ lĩnh vực này là thu từ các khoản cho vay đầu tƣ xây dựng, mở rộng sản xuất các lĩnh vực xay xát lúa gạo vào những năm trƣớc nhƣng đến năm 2012 các dự án đã đem về nguồn thu nhập nên việc thu nợ của ngân hàng trong ngành này tăng lên.  Thƣơng mại – Dịch vụ: Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao sau ngành Nông nghiệp – Thủy sản, ngành Thƣơng mại – Dịch vụ đóng góp đáng kể vào thành công trong công tác thu nợ. Doanh số thu nợ tăng qua 3 năm, tăng 23,09% vào năm 2011, 14,30% vao năm 2012 là do việc các ngành dịch vụ phát triển và khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên doanh số thu nợ năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Bên cạnh đó, đây là một trong những ngành trọng điểm và có vai trò hết sức to lớn đối với kinh tế huyện, vì vậy, ý thức đƣợc tầm quan trọng đó ngân hàng đã tập trung cho vay nhƣng trong việc đầu tƣ, phát triển ngành này thì thƣờng xuyên nghiên cứu, xem xét biến động của thị trƣờng có ảnh hƣởng đến hoạt động của ngành để từ đó, có hƣớng đầu tƣ phát triển thích hợp, đảm bảo vốn vay của ngân hàng đƣợc an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, do đƣợc sự quan tâm đầu tƣ các cơ sở hạ tầng chung của huyện đƣợc nâng cao nhƣ xây mới, nâng cấp các tuyến đƣờng, đặc biệt là nâng cấp chợ Càng Long làm cho thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa của các hộ đƣợc mở rộng.  Ngành khác: Doanh số thu nợ ngành khác đã đóng góp một phần lớn vào doanh số thu nợ của ngân hàng trong đó doanh số cho vay tiêu dùng có doanh số tăng do đối tƣợng khách hàng là các hộ có thu nhập khá đƣợc cán bộ thẩm định kỹ. Ngoài ra, ngân hàng đã không ngừng đầu tƣ các ngành tiểu thủ công nghiệp nên hiệu quả đầu tƣ cao nên làm cho doanh số thu nợ ngành khác tăng nhanh. - 38 - Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp – Thủy sản 109.319 115.384 6.065 5,55 Công nghiệp - Xây dựng 6.721 8.685 1.963 29,21 Thƣơng mại – Dịch vụ 78.036 83.126 5.090 6,52 Ngành khác 33.766 40.943 7.176 21,25 Tổng 227.843 248.137 20.294 8,91 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2013 là khá tốt tăng 8,91%. Do ở 6 tháng đầu năm có nhiều món vay đến hạn thu nợ nên làm cho doanh số thu nợ tăng lên. Doanh số thu nợ của tất cả các ngành đều tăng qua ba năm. Trong đó ngành Nông nghiệp – Thủy sản vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng. Doanh số thu nợ tăng nhƣ vậy là cho thấy khách hàng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, đồng thời chi nhánh luôn có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tốt hơn. Nhƣ vậy, doanh số thu nợ của chi nhánh có sự tăng trƣởng tƣơng tự nhƣ doanh số cho vay. Ngân hàng luôn làm tốt công tác thu nợ qua ba năm và 6 tháng năm 2013 thể hiện ở việc doanh số thu nợ luôn tăng. Trong đó, doanh số thu nợ theo kỳ hạn thì ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhƣng tốc độ tăng trƣởng của trung – dài hạn nhanh hơn, còn doanh số thu nợ theo ngành nghề thì vẫn là ngành Nông nghiệp – Thủy sản có doanh số cao nhất, các ngành khác cũng có dấu hiệu tốt. Ngân hàng cần phải phát huy tốt công tác đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn để làm tăng doanh số thu nợ hơn nữa trong thời gian tới. 4.4.3 Dƣ nợ Dƣ nợ đƣợc xem là một chỉ tiêu không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dƣ nợ là kết quả của việc cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhƣng chƣa thu hồi đƣợc tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu dƣ nợ phản ánh quy mô hoạt động, tốc độ tăng trƣởng tín dụng qua từng qua giai đoạn. ngoài ra, dƣ nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và cho biết số dƣ còn lại mà ngân hàng phải thu của khách hàng là bao nhiêu. 4.4.3.1 Dư nợ theo kỳ hạn Dƣ nợ theo kỳ hạn phản ánh số nợ mà ngân hàng cần thu hồi theo từng kỳ hạn. - 39 - Nhìn vào hai bảng 4.14 và 4.15 ta thấy dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ vì doanh số cho vay và doanh số thu nợ của đối tƣợng này luôn lớn hơn trong số tổng của ngân hàng. Sự biến động của dƣ nợ qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 còn phụ thuộc nhiều vào tình hình cho vay và thu nợ của ngân hàng, cụ thể tình hình dƣ nợ qua các năm đƣợc trình bày nhƣ sau: Bảng 4.15: Dƣ nợ theo kỳ hạn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung – dài hạn Tổng Dƣ nợ 2011 -2010 Tỷ lệ 2010 2011 2012 Số tiền (%) 133.080 143.542 159.486 10.462 7,86 133.399 121.540 143.547 - 11.859 - 8,89 266.479 265.082 303.033 - 1.397 - 0,52 2012-2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 15.944 11,11 22.007 18,11 37.951 14,32 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 3 năm 2010-2012)  Dƣ nợ ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu, các khoản dƣ nợ ngắn hạn thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn hơn các khoản dƣ nợ trung và dài hạn, nhìn chung tỷ trọng có sự biến động nhƣng chiếm trên 50% tổng dƣ nợ và dƣ nợ ngắn hạn không ngừng tăng qua các năm. Sở dĩ, dƣ nợ ngắn hạn tăng lên là do ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh, cho vay mua tạm trữ lúa gạo, cho vay để phát triển nông nghiệp nông thôn,… Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng ít hơn doanh số thu nợ ngắn hạn nên dƣ nợ ngắn hạn trong năm tăng chậm so với năm 2010 (tăng 7,86%). Đến năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng chậm trong khi đó doanh số cho vay ngắn hạn lại tăng nhanh nên đã làm cho dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng.  Dƣ nợ trung và dài hạn: Dƣ nợ trung và dài hạn có sự biến động qua các năm từ 2010 đến 2012. Vào năm 2011, dƣ nợ này giảm 8,89% so với cùng kỳ năm trƣớc do nợ trung và dài hạn đƣợc phân kỳ trả nợ hàng năm đến hạn nhƣng có hộ đã quá hạn nên ngân hàng tập trung xử lý và thu hồi nợ nên làm ảnh hƣởng đến dƣ nợ, ngoài ra thì do tâm lý ngƣời dân bị ảnh hƣởng bởi lãi suất cho vay cao nên tranh thủ trả nợ trƣớc hạn cho ngân hàng, vì vậy, doanh số thu nợ tăng nên làm cho dƣ nợ theo kỳ hạn trung – dài hạn giảm. Đến năm 2012, dƣ nợ này đã tăng lên là do nhƣ đã nói, do nợ đƣợc phân kỳ trả nợ nên các khoản vay trung và dài hạn không thể thu hồi vốn hết trong năm mà chỉ thu một phần nên doanh số thu nợ giảm nên làm cho dƣ nợ kỳ hạn này tăng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt - 40 - từ các chi nhánh của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn với những chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn nên cũng đã gây khó khăn trong việc tăng dƣ nợ. Bảng 4.16: Dƣ nợ theo kỳ hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 154.382 179.547 25.165 16,30 Trung – dài hạn 126.312 157.228 30.916 24,48 Tổng Dƣ nợ 280.694 336.775 56.081 19,98 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình dƣ nợ cho vay 6 tháng 2013 cũng có sự tăng trƣởng khá (19,98%) áp dụng nhiều giải pháp để thu hút khách hàng và khuyến khích khách hàng trả nợ. Do nhu cầu vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngân hàng, ngân hàng đã tập trung phần lớn nguồn vốn vào cho vay ngắn hạn thể hiện ở chổ chỉ tiêu dƣ nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dƣ nợ, và qua bảng số liệu cũng cho ta thấy dƣ nợ cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhƣng có tốc độ tăng trƣởng cao hơn dƣ nợ cho vay ngắn hạn (tăng 16,30%) nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này có thêm các hợp đồng trung – dài hạn đƣợc giải ngân và ngân hàng đã khuyến khích ngƣời dân sử dụng nguồn vốn trung – dài hạn trong khi nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng đã hết hoặc đáp ứng không đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng tại một thời điểm nào đó. 4.4.3.2 Dư nợ theo ngành nghề Khi xem xét dƣ nợ của từng ngành nghề cho chúng ta thấy mức độ sử dụng vốn của từng ngành hay việc chú trọng vốn cho vay của ngân hàng vào ngành đó. Mặt khác nó phản ánh quy mô thế mạnh của từng ngành trên địa bàn huyện. Trong đó, dƣ nợ theo ngành nghề trong ba năm 2010-2012 thì có sự biến động nhẹ vào năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 thì dƣ nợ theo ngành nghề có chiều hƣớng gia tăng. Cụ thể, dƣ nợ theo ngành nghề của ngân hàng đƣợc thể hiện qua hai bảng số liệu 4.17 và 4.18 ở bên dƣới: - 41 - Bảng 4.17: Dƣ nợ theo ngành nghề của ngân hàng qua ba năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Nông nghiệp - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Ngành khác Tổng 2010 146.563 37.041 29.313 53.562 266.479 2011 2012 2011-2010 Số Tỷ lệ tiền (%) 140.493 150.001 - 6.070 37.112 36.364 71 30.988 39.091 1.675 56.489 77.576 2.927 265.082 303.033 - 1.397 2012-2011 Số Tỷ lệ tiền (%) - 4,14 9.508 6,77 0,19 - 748 - 2,01 5,72 8.103 5,46 21.087 - 0,52 37.951 26,15 37,33 14,32 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 3 năm 2010-2012)  Nông nghiệp – Thủy sản: Số liệu tính toán từ bảng trên cho ta thấy dƣ nợ ngành Nông nghiệp – Thủy sản có sự tăng, giảm không ổn định trong ba năm. Cụ thể, năm 2011 dƣ nợ đối với ngành này giảm xuống nguyên nhân là do doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm này cao nên cũng đã ảnh hƣởng đến dƣ nợ, nên dƣ nợ ngành này giảm xuống, nhƣng đến năm 2012 thì dƣ nợ ngành này tăng lên là do các hộ nông dân vay vốn mở rộng thêm quy mô sản xuất, tái đầu tƣ vào mùa sau và ngành nông nghiệp lâu nay vẫn là khách hàng truyền thống cho vay của Ngân hàng, vì vậy mà ngân hàng luôn giữ cho tổng dƣ nợ trong ngành này tăng lên hàng năm, tuy nhiên tốc độ tăng của dƣ nợ vẫn chƣa cao nên ngân hàng cần phấn đấu tăng nhiều hơn nữa để phục vụ tốt cho nhu cầu của các nông dân tại địa phƣơng.  Công nghiệp – Xây dựng: Cũng nhƣ dƣ nợ ngành Nông nghiệp – Thủy sản thì dƣ nợ ngành Công nghiệp – Xây dựng cũng có sự biến động, không ổn định qua ba năm 2010 – 2012. Năm 2011 dƣ nợ ngành này tăng, nhƣng tăng không đáng kể. Nhƣng đến năm 2012 thì dƣ nợ của ngành này lại giảm đi, trong năm 2012 ngân hàng đã đầu tƣ vào nhiều dự án phát triển công nghiệp và xây dựng ở địa phƣơng làm cho doanh số cho vay tăng cao nhƣng dƣ nợ lại giảm xuống, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ ở ngành Công nghiệp – Xây dựng của ngân hàng đạt đƣợc kết quả rất tốt. Thêm vào đó là một phần do sự đầu tƣ vào các phƣơng án, dự án sản xuất, kinh doanh chƣa đem lại hiệu quả kinh tế cao gây tâm lý lo ngại trong đầu tƣ nên cũng gây ảnh hƣởng đến dƣ nợ của ngân hàng. - 42 -  Thƣơng mại – Dịch vụ: Trong ba năm 2010-2012, với chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển vào ngành Thƣơng mại – Dịch vụ của huyện cũng với việc phát triển cơ sở hạ tầng nên đã làm cho ngành này có bƣớc phát triển tốt nên nhu cầu vay vốn ngành này ngày càng tăng dẫn đến cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ đều tăng, dƣ nợ cho vay ngành Thƣơng mại – Dịch vụ đã tăng qua ba năm, nhƣng tăng với tốc độ nhanh (26,15%) vào năm 2012. Sự gia tăng mạnh mẽ này do chính sách khuyến khích đầu tƣ vào ngành Thƣơng mại – Dịch vụ nên các hộ kinh doanh trong ngành mở rộng quy mô, làm cho dƣ nợ ngành tăng lên. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay kinh doanh buôn bán nhỏ có phần nào đó giảm nên họ tái lại các khoản vay, cũng nhƣ dịch vụ giao thông vận tải của các hộ sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định nên họ mở rộng sản xuất kinh doanh  Ngành khác: Dƣ nợ của các ngành khác cũng thay đổi từ năm 2010-2012. Cụ thể, năm 2011 giảm, nhƣng giảm không đáng kể so với năm 2010 do giá cả hàng hóa biến động nên nhu cầu tiêu dùng có phần giảm nên khoản cho vay này tăng chậm và tình hình thu nợ tốt nên cũng ảnh hƣởng đến dƣ nợ giảm so với năm 2010. Năm 2012, thì dƣ nợ ngành khác lại tăng trở lại so với 2011 do nền kinh tế dần ổn định nên công tác cho vay mua sắm các phƣơng tiện đi lại, đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt,… phục vụ cuộc sống của ngân hàng đƣợc đẩy mạnh nên dƣ nợ cũng tăng theo. Bảng 4.18: Dƣ nợ theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp - Thủy sản 132.021 181.580 49.559 37,54 Công nghiệp - Xây dựng 35.087 45.937 10.850 30,92 Thƣơng mại - Dịch vụ 37.894 38.552 658 1,74 Ngành khác 75.692 70.706 - 4.986 - 6,59 Tổng 280.694 336.775 56.081 19,98 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy dƣ nợ cho vay theo ngành 6 tháng đầu năm 2013 tại ngân hàng có xu hƣớng tăng so với 6 tháng 2012. Điều này cho thấy ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô đối với các ngành. Chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành Nông nghiệp – Thủy sản có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhất, do ngành nông nghiệp là ngành lâu đời gắn bó với ngƣời dân, khi lúa, nông sản trúng mùa nên họ có khả năng thu nhập tăng giúp họ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để thuận lợi hơn trong việc vay những món vay mới để tái sản - 43 - xuất hay mở rộng sản xuất. Dƣ nợ ngành khác lại giảm, nguyên nhân do cho vay các ngành có độ rủi ro cao, doanh số cho vay tăng 6,03% trong khi đó công tác thu hồi của ngân hàng tốt nên doanh số thu nợ tăng nhanh hơn, tăng 21,25% nên dƣ nợ ngành khác lại giảm so với 6 tháng 2012. Nhƣ vậy, dƣ nợ cho vay hộ sản xuất qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng năm 2013 có sự tăng trƣởng, trong năm 2011 công tác huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn do việc thắt chặt tài chính, tiền tệ, giá vàng diễn biến phức tạp lãi suất ở mức cao. Song tại chi nhánh dƣ nợ cho vay vẫn đạt khá tốt nhƣng lại giảm nhẹ so với 2010. Do đó, trong quá trình hội nhập thì ngân hàng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoàn thiện những chiến lƣợc nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ. 4.4.4 Nợ xấu Nợ xấu là một vấn đề mà hầu nhƣ ngân hàng thƣơng mại nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng. Nếu nợ xấu lớn, rủi ro cho ngân hàng lớn, kinh doanh không hiệu quả có thể dẫn đến phá sản. Bởi vì, khi nợ xấu tăng cao, ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ dẫn đến mất khả năng thanh toán tiền gửi cho khách hàng khi đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro về thanh khoản và ảnh hƣởng đến kinh doanh của ngân hàng. 4.4.4.1 Nợ xấu theo kỳ hạn Các món nợ xấu của hộ sản xuất có thời hạn ngắn cũng nhƣ các món nợ trung – dài hạn có cùng xu hƣớng biến động trong khoảng thời gian 3 năm 2010-2012 và có xu hƣớng tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Do các món vay ở chi nhánh chiếm phần lớn là các món vay ngắn hạn nên nợ xấu của chi nhánh cùng đa phần từ các món vay này. Bảng 4.19: Nợ xấu theo kỳ hạn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung – dài hạn Tổng Nợ xấu 2010 2.180 1.857 4.037 2011 719 521 1.240 2012 1.045 562 1.607 2011 -2010 2012-2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền (%) Số tiền (%) - 1.461 - 67,02 326 31,20 - 1.336 - 71,94 41 7,30 - 2.797 - 69,28 367 22,84 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 3 năm 2010-2012)  Nợ xấu ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của ngân hàng và biến động qua ba năm. Ngân hàng cho vay nhiều ở các khoản nợ có thời gian ngắn nên - 44 - nợ xấu của ngân hàng cũng chiếm đa số ở các khoản vay ngắn hạn. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn giảm 67,02% ta thấy đƣợc là doanh số cho vay ngắn hạn lại tăng nhƣng nợ xấu ngắn hạn thì giảm dần, đây là một kết quả đáng ghi nhận trong công tác thu nợ và xử lý nợ xấu của cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2012 nợ xấu xét theo hạn ngắn hạn lại tăng lên thêm, do trong năm 2012 tình hình kinh tế đã phần nào đã ổn định nhƣng vẫn còn gặp khó khăn, một số hộ sản xuất, kinh doanh làm ăn còn thua lỗ dẫn đến việc chậm trả nợ nên các khoản nợ chậm thu hồi nên làm cho nợ xấu trong năm 2012 tăng trở lại.  Nợ xấu trung – dài hạn: Nợ xấu vay trung – dài hạn cũng có sự biến động mạnh trong ba năm. Nợ xấu trung – dài hạn giảm khá mạnh vào năm 2011, cho thấy công việc sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất đạt kết quả khá tốt, các hộ thu đƣợc lợi nhuận và trả nợ cho ngân hàng, ngoài ra, cán bộ tín dụng thận trọng xem xét, thƣờng xuyên kiểm tra về việc sử dụng vốn của khách hàng và bên cạnh đó, thì ngân hàng đã đẩy mạnh xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi đƣợc nợ, qua đây cho thấy đƣợc chất lƣợng tín dụng của ngân hàng phần nào đƣợc cải thiện. Vào năm 2012 nợ xấu cho vay trung – dài hạn lại tăng 34,17% nguyên nhân do tính chất các món vay trung – dài hạn chịu rủi ro cao hơn đối với cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn đƣợc trả nợ trong thời gian dài với lãi suất cao nên khó quản lý đƣợc tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và trong năm này, có những khoản vay đến hạn nhƣng các hộ không có khả trả nợ nên đến ngân hàng xin gia hạn nợ thêm một thời gian nên các khoản nợ sẽ đƣợc cơ cấu lại sẽ đƣợc phân loại xuống nhóm nợ xấu. Bảng 4.20: Nợ xấu theo kỳ hạn của 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2012 1.390 1.049 2.439 2013 2.052 1.718 3.770 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) 662 47,63 669 63,78 1.331 54,57 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013) Qua bảng số liệu 4.20, ta thấy đƣợc tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó cả nợ xấu ngắn hạn và trung – dài hạn đồng loạt tăng. Đây là dấu hiệu không tốt của hoạt động tín dụng của ngân hàng vì nợ xấu ngày càng một tăng lên báo hiệu khả năng mất vốn của ngân hàng. Nhƣng đây là một điều tất yếu vì ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay của mình, doanh số cho vay tăng, dƣ nợ cho vay tăng nên nợ xấu - 45 - cũng tăng theo. Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu trung – hạn. Nợ xấu của ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng là do khách hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, thanh toán hợp đồng chậm, giá cả biến động ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến khả năng trả nợ của ngƣời dân chậm. 4.4.4.2 Nợ xấu theo ngành nghề Nợ xấu theo ngành nghề phản ánh ngành nào đang tồn đọng nợ chƣa trả đã chuyển sang nhóm nợ xấu. Qua bảng 4.21 và 4.22 ta thấy đƣợc nợ xấu của hộ sản xuất ở các ngành đều giảm vào năm 2011 và tăng lên vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, nợ xấu theo ngành nghề kinh tế trong những năm qua nhƣ sau: Bảng 4.21: Nợ xấu theo ngành nghề của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Nông nghiệp - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Ngành khác Tổng 2011 2012 2011-2010 Số Tỷ lệ tiền (%) 2012-2011 Số Tỷ lệ tiền (%) 1.615 542 772 - 1.073 - 66,44 230 42,44 493 160 183 - 333 - 67,51 23 14,38 1.413 416 4.037 409 129 1.240 382 - 1.004 270 - 287 1.607 - 2.797 - 71,05 - 68,99 - 69,28 - 27 - 6,60 141 109,30 367 29,60 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 3 năm 2010-2012)  Nông nghiệp – Thủy sản: Doanh số cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nên mức nợ xấu ngành này cũng không nhỏ trong cơ cấu ngành. Trong năm 2011 thì nợ xấu đã giảm khá mạnh, là do nghề nông là nghề đã gắn bó với ngƣời dân từ xƣa đến nay nên họ có nhiều kinh nghiệm hơn sau những lần thất bại để ngày càng sản xuất có hiệu quả nên khả năng trả nợ tốt hơn và bên cạnh đó, công tác thẩm định kỹ lƣỡng của cán bộ tín dụng trƣớc khi cho vay đối với ngành này là do ngành này thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng các yếu tố bên ngoài nhƣ: thời tiết, biến động giá cả,… và công tác thu hồi nợ của ngân hàng tích cực nên làm cho nợ xấu của ngành này giảm đi, góp phần làm tổng nợ xấu của ngân hàng sụt giảm nhanh trong năm này. Sang 2012 nợ xấu lại tăng 42,44% là do vật tƣ nông nghiệp tăng cao nên làm cho giá thành sản xuất của ngƣời - 46 - dân tăng nhƣng giá cả của các sản phẩm nông nghiệp lại giảm nên ngƣời dân gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng nên dẫn đến nợ xấu tăng trở lại.  Công nghiệp – Xây dựng: Chiếm một phần nhỏ trong tổng nợ xấu của ngân hàng nhƣng nhìn chung tình hình nợ xấu của ngành này biến đổi không ổn định, có lúc tăng, lúc giảm nhƣng việc tăng thì không cao. Nợ xấu ngành Công nghiệp – Xây dựng thì chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nợ xấu. Tình hình kinh tế dần ổn định, chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất biến động mạnh nên buộc ngân hàng đã kiểm tra thẩm định, lựa chọn khách hàng có quan hệ làm ăn tốt với ngân hàng nên mức nợ xấu trong năm này giảm, đến năm 2012 nợ xấu tăng lại nhƣng tăng chậm 23 triệu đồng.  Thƣơng mại – Dịch vụ: Nợ xấu Thƣơng mại – Dịch vụ giảm liên tục qua ba năm 2010-2012. Năm 2011 nợ xấu ngành này giảm mạnh và đến năm 2012 giảm nhƣng giảm chậm lại. Nguyên nhân do nền kinh tế dần phát triển hơn, có sự ham học hỏi của các hộ sản xuất và có sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng trong công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng nên đạt đƣợc kết quả khả quan hơn và cũng chứng minh ngành Thƣơng mại – Dịch vụ ngày càng phát triển và làm ăn có hiệu quả hơn nên nợ xấu của ngành này giảm qua các năm.  Ngành khác: Năm 2011, tình hình kinh tế không ổn định nên công tác thẩm định, thu hồi nợ của ngân hàng đƣợc triển khai hiệu quả hơn nên nợ xấu đã giảm 68,99% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì nợ xấu lại tăng lên nguyên nhân là do một số ngƣời dân đã chây ỳ và không muốn trả nợ nên họ đã kéo dài thời gian trả nợ của các món vay ra nên dẫn đến nợ quá hạn và phải chuyển sang nhóm nợ xấu nên dẫn đến nợ xấu tăng lên trong năm này. Bảng 4.22: Nợ xấu theo ngành nghề 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp – Thủy sản 1.006 1.508 502 49,90 Công nghiệp – Xây dựng 323 528 205 63,47 Thƣơng mại - Dịch vụ 850 1.357 507 59,65 Ngành khác 260 377 117 45 Tổng 2.439 3.770 1.331 54,57 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 6 tháng đầu năm 2012-2013) - 47 - Qua bảng số liệu 4.21, nợ xấu theo ngành nghề 6 tháng 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nợ xấu các ngành đều tăng khá mạnh. Nguyên nhân nợ xấu các ngành tăng lên là do khách hàng vay vốn mở rộng quy mô hoạt động nhƣng kết quả sản xuất, kinh doanh không đạt hiệu quả tốt, và một số khách hàng đã sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, do điều kiện đi lại đến những ấp, xã còn gặp nhiều khó khăn và nhân viên ngân hàng còn thiếu, mỗi cán bộ phụ trách nhiều địa bàn xã, thị trấn cũng đã gây ảnh hƣởng đến công tác thẩm định, kiểm tra cho vay còn gặp khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nợ xấu của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lại. Nhƣ vậy, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu là nợ xấu ngắn hạn (theo kỳ hạn) và nợ xấu theo ngành Nông nghiệp – Thủy sản (theo ngành nghề). Tình hình nợ xấu theo các kỳ hạn và nợ xấu theo các ngành nghề, diễn biến theo chiều hƣớng tăng trở lại vào năm 2012 và ở 6 tháng đầu năm 2013, vì vậy, để hạn chế rủi ro thì ngân hàng cần phải kiểm tra tiến độ thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất sau khi giải ngân nhằm để hạn chế gia tăng nợ quá hạn và nợ xấu. 4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của Agribank huyện Càng Long ngoài việc phân tích các chỉ số doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu nhƣ đã phân tích ở phần trên, còn có thể thấy đƣợc tình hình hoạt động của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính, cụ thể là vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, dƣ nợ trên số hộ vay vốn,… Thông qua các chỉ số này ngân hàng có thể thấy đƣợc tình hình hoạt động tín dụng, những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt để đƣa ra các giải pháp thích hợp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Để phản ánh mức độ hoạt động và quy mô của ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính qua bảng số liệu sau: - 48 - Bảng 4.23: Đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Tổng nguồn vốn 2. Vốn huy động 3. Doanh số cho vay 4. Doanh số thu nợ 5. Doanh số thu nợ đến hạn 6. Dƣ nợ 7. Dƣ nợ bình quân 8. Dƣ nợ đến hạn 9. Nợ xấu 10. Số hộ sản xuất vay vốn 11. Số hộ sản xuất có nợ xấu 12. Dƣ nợ/ Tổng nguồn vốn (%) 13. Dƣ nợ/ Vốn huy động (%) 14. Hệ số thu nợ (lần) 15. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 16. Tỷ lệ nợ xấu (%) 17. Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%) 18. Dƣ nợ/ Số hộ sản xuất vay 19. Nợ xấu/ Số hộ có nợ xấu 2010 303.601 185.422 343.415 312.931 250.341 266.479 268.914 257.852 4.037 10.269 93 87,77 143,71 0,91 2011 325.838 231.419 383.289 384.686 248.406 265.082 271.007 260.821 1.240 9.735 58 81,35 114,55 1,00 2012 6T/2012 6T/2013 412.797 365.026 445.595 286.423 257.141 263.634 483.392 246.276 275.948 445.441 227.843 248.137 284.854 186.831 206.574 303.033 280.694 336.775 297.920 286.783 324.140 298.692 190.567 213.987 1.607 2.439 3.770 10.738 8.805 9.116 46 87 108 73,41 76,90 75,58 105,80 109,16 127,74 0,92 0,93 0,90 1,16 1,42 1,50 0,79 0,77 1,51 97,09 25,95 43,41 0,47 95,24 27,23 21,38 0,53 95,37 28,22 34,33 0,87 98,04 31,88 28,03 1,12 96,54 36,94 34,91 (Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long, 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013) 4.5.1 Tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình cho vay. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này luôn giảm có nghĩa là trong đó tổng nguồn vốn có phần giảm xuống, tổng dƣ nợ tăng chậm. Kết quả này cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để cho vay trƣớc sự biến động liên tục của nền kinh tế. Ngân hàng chú trọng trong việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ với khách hàng, và còn chú trọng đến công tác thẩm định kỹ càng trong quá trình xét duyệt cho vay để đảm bảo tín dụng và nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng. - 49 - 4.5.2 Tổng dƣ nợ trên vốn huy động Tổng dƣ nợ trên vốn huy động tham gia vào việc đầu tƣ tín dụng và khả năng huy động vốn tại địa phƣơng. Tỷ lệ này có sự giảm trong ba năm cho thấy nguồn vốn huy động đƣợc từ dân cƣ trên địa bàn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dƣ nợ cho vay tăng cao qua các năm trong khi vốn huy động có tăng nhƣng tăng với tốc độ thấp hơn tốc dộ tăng của dƣ nợ cho nên phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển với mức lãi suất cao nên cũng ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Mặt khác thì có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng lãi suất huy động cao hơn để thu hút khách hàng gửi tiền, và do công tác huy động vốn và chăm sóc khách hàng của ngân hàng còn yếu kém. Từ đó cho thấy ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức để thu hút vốn từ những nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn và cũng góp phần làm giảm chi phí để tăng lợi nhuận của ngân hàng. 4.5.3 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này có sự tăng sau đó lại giảm. Tuy hệ số thu nợ có sự biến động qua các năm nhƣng đây cũng là kết quả khá tốt. Vì vậy, ngân hàng cần phải tiếp tục phát huy những điều đã đạt đƣợc, kết hợp công tác cho vay và công tác thu hồi nợ giúp cho đồng vốn của ngân hàng luân chuyển liên tục, góp phần làm giảm rủi ro xảy ra có ảnh hƣởng đến ngân hàng. Từ hệ số này cho ta thấy đƣợc công tác cho vay nhƣ thẩm định, xét duyệt cho vay đến công tác thu nợ luôn đƣợc ngân hàng chú trọng, thực hiện một cách hiệu quả nhất. 4.5.4 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng trong một kỳ nhất định. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2013 ở mức khá. Vòng quay trong những năm qua có chiều hƣớng tăng và có sự giảm nhẹ ở 6 tháng đầu năm. Điều này cho thấy đồng vốn của ngân hàng quay vốn để kịp đầu tƣ cho các mùa sau. Đồng thời cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang phát huy khá tốt, khách hàng làm ăn có hiệu quả, ngân hàng đầu tƣ đúng hƣớng giúp khách hàng vay thu đƣợc gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng. 4.5.5 Tỷ lệ nợ xấu Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, đặc biệt là khả năng thẩm định, quyết định cho vay của các cán bộ tín dụng. Đối với các ngân hàng thƣơng mại tỷ lệ này không vƣợt quá 3% là tốt. - 50 - Nhìn chung qua bảng số liệu, tỷ lệ nợ xấu từ năm 2010 đến 6 tháng 2013 ở mức thấp, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay và nhỏ hơn tỷ lệ chung của hệ thống là 3%. Điều này cho thấy khả năng và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên chi nhánh tốt và ngày càng hoàn thiện, và hoạt động tín dụng của ngân hàng khá tốt. Ngân hàng cần phải tiếp tục nâng cao công tác thu nợ, tăng kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, đánh giá khách hàng một cách đúng đắn, thận trọng trong công tác thẩm định phƣơng án vay vốn, tài sản đảm bảo của khách hàng,… nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp để nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng hơn nữa. 4.5.6 Tỷ lệ thu nợ đến hạn Tỷ lệ thu nợ đến hạn cho biết là trong 100 đồng doanh số thu nợ đến hạn thì thu về đƣợc bao nhiêu đồng nợ về. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt. Qua bảng số liệu trên, nhìn chung thì tỷ lệ thu nợ đến hạn của ngân hàng qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hƣớng giảm. Tỷ lệ này qua các năm đều lớn hơn 90% cho thấy công tác thu hồi nợ đến hạn của ngân hàng đạt hiệu quả khá cao nhƣng tỷ lệ này có xu hƣớng giảm, vì vậy, ngân hàng cần phải đôn đốc, nhắc nhở thƣờng xuyên các khách hàng khi các khoản nợ đến hạn thu hồi nhằm tăng doanh số thu nợ đến hạn và gián tiếp làm tăng tỷ lệ thu nợ đến hạn trong thời gian tới. 4.5.7 Dƣ nợ trên số hộ sản xuất vay Qua bảng đánh giá trên cho ta thấy đƣợc số tiền bình quân mà mỗi hộ sản xuất đã vay ngân hàng, qua ba năm 2010-2012 thì dƣ nợ trên số hộ vay có chiều hƣớng tăng. Qua chỉ tiêu này cho ta thấy nhu cầu sử dụng vốn của các hộ để sản xuất kinh doanh ngày càng tăng do các hộ muốn mở rộng quy mô, đầu tƣ mới vào các ngành nghề khác nên nhu cầu vay với các món lớn hơn hay hạn mức cao hơn. Bên cạnh đó, thì số lƣợng hộ có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn ít, có chiều hƣớng tăng chậm, vì vậy, ngân hàng cần phải tăng cƣờng công tác cho vay thu hút các hộ sản xuất đến vay vốn ngân hàng. 4.4.8 Nợ xấu trên số hộ có nợ xấu Chỉ số này cho ta thấy số nợ xấu bình quân của hộ sản xuất. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy qua ba năm thì nợ xấu trên số hộ có nợ xấu này có sự biến động không ổn định giảm vào năm 2011 (21,38 triệu đồng/hộ) và có tăng vào năm 2012 (34,33 triệu đồng/hộ). Qua hệ số này cho thấy đƣợc rằng trong công tác cho vay thì ngân hàng có sự lựa chọn và thẩm định khách hàng kỹ lƣỡng nên số hộ có nợ xấu tại ngân hàng có giảm nhƣng các khoản nợ xấu không thể thu hồi từ các hộ này lại tăng là do các hộ chây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần phải có biện pháp để giảm nợ xấu để nâng cao chất lƣợng tín dụng hơn nữa. - 51 - Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hƣớng ngày càng đạt kết quả tốt nhƣ vòng quay vốn tín dụng (lớn hơn 1), hệ số thu nợ cao (xấp xỉ bằng 1), hiệu suất sử dụng vốn ở mức cao,… Mặc dù thị trƣờng kinh tế có sự biến đổi, nhƣng nhờ những chính sách phù hợp của ban lãnh đạo ngân hàng giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. Nhờ đó, uy tín ngân hàng luôn đƣợc nâng cao, thu hút nhiều khách hàng. Mặc dù tình hình nợ xấu của ngân hàng luôn nằm trong tầm kiểm soát nhƣng nền kinh tế ngày nay vẫn không ngừng biến đổi khó lƣờng, chính vì thế, NHNo&PTNT huyện Càng Long phải luôn không ngừng nỗ lực, kiểm soát rủi ro tối đa, ứng biến với sự thay đổi của thị trƣờng. Có nhƣ vậy ngân hàng mới ngày càng phát triển bền vững hơn nữa. - 52 - CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC - Đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành, chính quyền địa phƣơng và ngân hàng cấp trên luôn có những chỉ đạo kịp thời đối với chi nhánh đó là một thuận lợi rất lớn. - Do ngân hàng phục vụ cho chính sách nông nghiệp là chủ yếu, cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất, tái sản xuất nông nghiệp tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, góp phần phát triển nền kinh tế nói chung và kinh tế huyện nhà nói riêng. - Công tác quản lý hồ sơ khách hàng đã đƣợc ngân hàng chú trọng. Điều này phần nào cung cấp đƣợc nhu cầu thông tin về khách hàng khi thẩm định và xét duyệt cho vay, giảm thời gian chờ đợi nâng cao hiệu quả công việc. - Qua nhiều năm đổi mới và nâng cao hoạt động, đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng đã có chuyển biến tích cực về chất lƣợng, trong công tác phục vụ, cho vay và chăm sóc khách hàng. - Nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng tăng qua mỗi năm là điều kiện tiền đề cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh. - Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ của ngân hàng tăng qua mỗi năm cho thấy công tác cho vay của ngân hàng ngày càng thực hiện tốt, ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, công tác quản lý các món vay, thu hồi nợ của cán bộ tín dụng tích cực. - Tình hình nợ xấu của ngân hàng có biến động nhƣng đƣợc ngân hàng kiểm soát trong mức cho phép. 5.2 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 5.2.1 Hạn chế Qua các phân tích ở trên ta có thấy NHNo&PTNT huyện Càng Long cũng có những thành tích khá tốt trong công tác huy động vốn, cho vay, thu nợ, tăng trƣởng tín dụng,… Tuy đạt đƣợc những thàng tựu đáng kể nhƣng vẫn vƣớng mắc một số hạn chế. Do đó ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ nhân viên nới riêng cần phải có nhiều cố gắng hơn để giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn trong thời gian tới. Sau đây là những mặt hạn chế còn tồn tại mà ngân hàng cần phải quan tâm khắc phục: - Nguồn vốn ngân hàng huy động tại địa phƣơng có sự tăng trƣởng nhƣng vẫn còn thấp không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các khách hàng nên phải - 53 - dùng đến nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, làm cho chi phí của ngân hàng cao nên ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. - Sản phẩm chƣa đa dạng phong phú, chủ yếu là các sản phẩm ngân hàng truyền thống nhƣ huy động vốn và cho vay, các sản phẩm khác nhƣ sản phẩm danh riêng cho từng đối tƣợng khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, cho vay du học,… chƣa đƣợc chú trọng phát triển. - Nền kinh tế huyện xuất phát là nền kinh tế thuần nông, phần lớn khách hàng là nông dân trình độ học vấn còn thấp gặp phải thủ tục vay vốn còn rƣờm rà gây phiền hà cho khách hàng. - Trong công tác thẩm định thì nhân viên, cán bộ tín dụng chƣa thẩm định sát với thực tế chỉ dựa vào hồ sơ thông tin khách hàng cung cấp và cán bộ không tuân thủ nguyên tắc là thẩm định độc lập giữa cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định nên dẫn đến việc chƣa đánh giá khách quan đƣợc khách hàng . - Chƣa có sự sắp xếp cán bộ và phân chia địa bàn ở các phòng giao dịch, chi nhánh chƣa hợp lý, một số cán bộ phụ trách nhiều xã, còn một số thì quản lý địa bàn với những món vay nhỏ nên gây áp lực cho các cán bộ phụ trách nhiều địa bàn với khối lƣợng công việc nhiều nên dẫn đến hiệu quả công việc chƣa cao. - Do mới áp dụng hệ thống IPCAS, tốc độ truyền tải thông tin còn chậm gây ảnh hƣởng đến tác nghiệp của nhân viên gây ùng tắc công việc. - Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ lãi những khoản thu ngoài lãi của ngân hàng rất ít – hoạt động dịch vụ còn hạn chế. - Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng còn chƣa cao cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng chƣa tối ƣu. 5.2.2 Nguyên nhân - Trong những năm qua nền kinh tế thế giới và trong khu vực có sự biến động nên cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế nƣớc ta, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng, gây khó khăn trong công tác cho vay và thu nợ làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Do trình độ ngƣời dân trên địa bàn còn thấp nên gây khó khăn trong quá trình làm hồ sơ vay vốn. - Hiện nay có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, xét về mặt bằng lãi suất huy động vốn thì có sự chênh lệch và thêm vào đó thì công tác chăm sóc khách hàng chƣa tốt nên khách hàng có sự so bì dẫn đến gây khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới. - Do trong thời gian trƣớc vấn đề giải quyết nợ đã xảy ra nhiều bất cập nên ngân hàng đã thay đổi thủ tục làm hồ sơ vay vốn đối với khách hàng nên làm cho khách hàng cảm thấy phiền hà và rƣờm rà trong công tác xin vay vốn. - 54 - - Trong công tác thẩm định thì cán bộ tín dụng kiêm luôn phần thẩm định các món vay của khách hàng nên dẫn đến khối lƣợng công việc lớn và có sự sai sót trong công tác cho vay. 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 5.3.1 Giải pháp về huy động vốn Qua phân tích ở trên cho ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy có sự tăng trƣởng qua các năm nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của ngƣời dân nên ngân hàng đã sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển khá lớn. Do vậy, ngân hàng cần phải có những chính sách hay những biện pháp để tăng nguồn vốn huy động để đảm bảo đáp ứng đủ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, hạn chế phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, để giảm chi phí cho ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp để tăng cƣờng nguồn vốn huy động: - Tăng cƣờng vận động mọi đối tƣợng khách hàng mở tài khoản thực hiện các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng từng bƣớc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt nhằm huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cƣ. - Bên cạnh việc huy động vốn từ những khách hàng truyền thống thì ngân hàng cần phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới. - Trƣớc tình hình trần lãi suất biến động liên tục ngân hàng thƣờng xuyên nghiên cứu và tính toán chi phí tín dụng hợp lý để đƣa ra mức lãi suất huy động thích hợp và không có sự chênh lệch lớn đối với các ngân hàng trên cùng địa bàn để tránh có sự so sánh của khách hàng. - Ngân hàng cần phải có nhiều chính sách đa dạng hình thức huy động và ƣu đãi về lãi suất đối với khách hàng có giao dịch lâu năm với ngân hàng, cộng với việc khuyến mãi đến khách hàng bằng cách tặng quà hay tặng phiếu ƣu đãi vào các dịp lễ, Tết,… 5.3.2 Giải pháp về sử dụng vốn và nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng  Công tác cho vay: - Trong doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên, ngày nay xã hội càng phát triển thì nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, chuyển đổi mô hình cây trồng, mua máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày càng tăng, chính vì thế mà khách hàng ngày càng có nhu cầu vay vốn với thời gian dài hơn. Vì vậy, ngân hàng cần phải điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ nâng tỷ trọng cho vay trung – dài hạn nhƣng đồng thời tăng doanh số cho vay ngắn hạn một cách hợp lý. - 55 - - Các thủ tục rƣờm rà, phức tạp thực tế đã làm hạn chế rất nhiều khả năng vay vốn của các hộ sản xuất. Để giải quyết vấn đề này thì ngân hàng cần phải tiếp tục đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn không thật sự cần thiết, hoặc ngân hàng cần giúp đỡ, hỗ trợ cho các hộ trong quá trình làm hồ sơ vay vốn. - Cán bộ tín dụng phải nắm đƣợc các thông tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất, kinh doanh, uy tín của khách hàng,… để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm giúp cho ngân hàng nắm đƣợc thực trạng sản xuất kinh doanh cũng nhƣ khả năng thanh toán của khách hàng.  Giải pháp về thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu Trong những năm qua thì doanh số thu nợ của ngân hàng ở mức cao nhƣng bên cạnh đó, vẫn có những khách hàng không thể trả nợ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần phải có những biện pháp để nâng cao khả năng thu hồi nợ để hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu để công tác thu hồi nợ có hiệu quả hơn. - Cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng quy trình, nghiệp vụ cho vay, nâng cao chất lƣợng thẩm định cho vay và phải phân tích thông tin, kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay, phát hiện kịp thời các sai sót trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý. - Cán bộ thƣờng xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ để kịp thời phát hiện ra rủi ro để nhanh chóng thu hồi nợ để tránh rủi ro cho ngân hàng. - Ngân hàng cần phải đẩy mạnh rà soát các khoản nợ ở nhóm 2 để có giải pháp xử lý kịp thời để tránh chuyển sang nhóm nợ xấu. - Ngân hàng theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng để có thể nhắc nhở khách hàng trả nợ hay phát hiện những vấn đề nhƣ khách hàng không muốn trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ để từ đó có giải pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp để gia hạn nợ, cho khách hàng, tạo điều kiện khuyến khích cho các khách hàng có thiện chí trả nợ nhƣng tạm thời gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. - Mặc dù Ngân hàng chủ yếu cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn cho nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay (khoảng 40%) và đây là ngành rất dễ gặp nhiều rủi ro với tỷ trọng nợ xấu cao (40% - 50%). Vì vậy, ngân hàng cần phải đẩy mạnh đầu tƣ cho vay đối với các ngành khác hơn nữa để nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. - Ngân hàng cần phải củng cố và tăng cƣờng mối quan hệ với chính quyền địa phƣơng, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn đối với các hộ chây ỳ, không muốn trả nợ và kéo dài thời gian trả nợ. - 56 - - Cần bố trí và tăng cƣờng thêm cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn cho phù hợp. Hiện nay, ở ngân hàng còn có trƣờng hợp một cán bộ phụ trách hai địa bàn nên việc quản lý các món vay khó khăn đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn. - 57 - CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long là một trong những ngân hàng hoạt động có hiệu quả trên địa bàn. Ngân hàng luôn xác định đúng đối tƣợng phục vụ là hƣớng về nông nghiệp, nông thôn mà khách hàng chủ yếu là các hộ, các nông dân thiếu vốn trong hoạt động sản xuất, hoạt động tín dụng hộ sản xuất luôn là hoạt động chính của ngân hàng nguồn thu từ hoạt đông này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng. Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của Agribank huyện Càng Long đối với hộ sản xuất trong ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt kết quả khá tốt đan xen những khó khăn. Trong công tác huy động vốn thì nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển nên ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhƣng đạt kết quả nhƣ vậy cũng là một thành công lớn của ngân hàng. Công tác sử dụng vốn: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ của ngân hàng cũng đƣợc tăng theo từng năm cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng sản xuất cho các đối tƣợng là nông nghiệp, từ đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên tạo đƣợc lòng tin với khách hàng. Doanh số thu nợ tăng cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Tình hình nợ xấu nói chung của ngân hàng tuy có sự biến động trong ba năm và 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng vẫn nhỏ hơn 3%. Đạt đƣợc nhƣ vậy là do ngân hàng đã thực hiện tốt các biện pháp để khống chế đƣợc tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, công tác xử lý và thu hồi nợ xấu của ngân hàng cũng đƣợc cải thiện. Với các chỉ tiêu phân tích nhƣ tỷ lệ nợ xấu, hệ số thu nợ, hiệu suất sử dụng vốn,… càng thể hiện rõ hoạt động tín dụng của ngân hàng khá tốt. Nguồn vốn mà chi nhánh đã tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất đƣợc tiến hành thuận lợi và đạt đƣợc một số kết quả nhƣ mong muốn. Tất cả thành quả trên là nhờ công tác thẩm định, thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra sử dụng vốn của các cán bộ tín dụng, và ban lãnh đạo luôn có định hƣớng chỉ đạo đúng đắn trong công cuộc tìm kiếm thị trƣờng, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự giúp đỡ của đoàn thể, chính quyền địa phƣơng đã tạo điều kiện cho ngân hàng cung cấp nguồn vốn, góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện nhà. - 58 - Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt đƣợc, hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế. Vì thế, ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót nhằm giữ uy tín nâng cao hoạt đồng tín dụng: - Nguồn vốn tự huy động tại địa phƣơng còn khá hạn chế, chƣa thực sự chủ động trong việc đầu tƣ. - Sản phẩm tín dụng cho hộ sản xuất chƣa phong phú, chƣa chú trọng vào hoạt động dịch vụ,… Trong những năm qua, Agribank huyện Càng Long đã góp phần giúp các hộ dân vay vốn sản xuất, đầu tƣ và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả, giúp cho cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện và nâng cao. Thế nhƣng, trƣớc sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn thì ngân hàng cần phải hoàn thiện mọi mặt, từ công nghệ, nguồn nhân lực đến tranh thủ nguồn vốn cũng nhƣ việc sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng để hoàn thiện và nâng cao hoạt động tín dụng trong thời gian tới 6.2 KIẾN NGHỊ Từ việc nhận thấy những tồn tại và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Càng Long, từ đó, tôi đƣa ra một số kiến nghị đến các cấp, các ban ngành có liên quan nhằm góp phần nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng.  Đối với Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam - Cần cải tiến, giảm bớt thủ tục, hồ sơ vay vốn để giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sơ vay vốn và cũng giảm bớt công việc của cán bộ tín dụng. - Cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chi nhánh, rà soát lại các văn bản hiện hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế hơn. - Triển khai kịp thời, hƣớng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nƣớc. - Xem xét về tình hình nhân sự tại các chi nhánh để phân bổ thêm cán bộ tín dụng để tránh gây khối lƣợng lớn công việc cho các cán bộ tín dụng.  Đối với Chính quyền địa phƣơng - Tích cực giúp đỡ, cung cấp thông tin khách hàng khi cán bộ tín dụng liên hệ với chính quyền địa phƣơng trong công tác thẩm định. Cần phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ ở các xã, ấp. - 59 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NHNo&PTNT huyện Càng Long. Phòng Tín dụng, 2013. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm. 2. NHNo&PTNT huyện Càng Long. Phòng Tín dụng, 2013. Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm. 3. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh ngân doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại. Đại Học Cần Thơ. 5. Website: www.agribank.com.vn 6. Website: www.Travinh.gov.vn - 60 - [...]... 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 4.1 KHÁI QUÁT HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG Trong những năm gần đây, số vốn mà ngân hàng NHN o&PTNT huyện Càng Long cho các hộ sản xuất vay chi m bình quân khoảng 93% tổng dƣ nợ đây là tỷ lệ cao Theo thống kê của huyện thì đến năm 2012 toàn huyện có 32.216 hộ sản xuất và đƣợc phân bố ở các ngành sản xuất, đang tận dụng. .. của ngân hàng - Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu,… - Đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh Agribank huyện Càng Long 1.3 PHẠM... quan đến đề tài phân tích tín dụng 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1 và 2: sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích số liệu để phân tích nguồn vốn và tình hình tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Càng Long - Mục tiêu 3: sử dụng phƣơng pháp phân tích số liệu thông qua các chỉ tiêu đánh giá để đánh giá hoạt động tín dụng - Mục tiêu 4: từ mô tả và phân tích trên sử dụng phƣơng pháp... TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long (Agribank huyện Càng Long) , tỉnh Trà Vinh Từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Càng Long để xem xét công tác huy động vốn, từ đó để đánh giá khả năng... mua máy móc mới, áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ mới Do đó, việc nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất, để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất là vấn đề cấp thiết trong thời gian tới Nhận thức đƣợc điều này nên em chọn đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long để làm đề tài... và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và đƣợc phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do theo quy định của pháp luật Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Hộ sản xuất mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp,… là các chủ thể trong quan hệ đó Tín dụng hộ sản xuất là việc tổ chức tín dụng sử dụng. .. QUÁT NGÂN HÀNG NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHN o&PTNT huyện Càng Long Agribank huyện Càng Long đƣợc thành lập trên cơ sở chi nhánh Agribank huyện trực thuộc chi nhánh Agribank tỉnh Trà Vinh theo Quyết định số 340/QĐ Agribank – 02 ngày 19/06/1998 của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam Agribank tỉnh Trà Vinh Ngân hàng có hai phòng... dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất 2.1.2.2 Đặc điểm của hộ sản xuất Hộ sản xuất đƣợc hình thành theo những đặc điểm tự nhiên rất đa dạng Tùy thuộc vào tình hình ở mỗi địa phƣơng khác nhau mà hộ sản xuất đƣợc hình thành một kiểu cách sản xuất và tổ chức sản xuất riêng trong phạm vi gia đình Các thành viên trong hộ sản xuất quan hệ với nhau hoàn toàn theo cấp... sử dụng vốn cho sản xuất chủ yếu là vay ngân hàng Xét về số lƣợng hộ sản xuất đến giao dịch với ngân hàng trong những năm qua có sự biến động, giảm vào năm 2011 và chi u hƣớng tăng vào năm 2012 Tuy nhiên tỷ lệ hộ vay vốn ngân hàng trên tổng số hộ sản xuất trên địa bàn toàn huyện ở mức thấp, năm 2012 số hộ sản xuất quan hệ tín dụng với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Càng Long chi m... nhiều ngành, nhiều cấp, trong đó có Agribank huyện Càng Long Thực tế Agribank huyện Càng Long không ngừng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đảm bảo cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất kinh doanh, ngƣời dân đi vay để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, cải tạo vƣờn,… Agribank huyện Càng Long đã không ngừng đổi mới, vận động mọi hình thức huy động nhằm khai thác triệt để nguồn ... CHƢƠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG LONG 4.1 KHÁI QUÁT HỘ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG Trong năm gần đây, số vốn mà ngân hàng NHN o&PTNT huyện Càng Long. .. xấu,… - Đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất ngân hàng thông qua số tài - Đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng hộ sản xuất chi nhánh Agribank huyện Càng Long 1.3 PHẠM VI NGHIÊN... huy động vốn Agribank huyện Càng Long 23 4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK HUYỆN CÀNG LONG 26 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN CÀNG

Ngày đăng: 12/10/2015, 13:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan