phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ

77 420 0
phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ QUỐC THÔNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ QUỐC THÔNG MSSV: 4104716 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG Năm 2013 LỜI CẢM TẠ  Sau khoảng thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ, nhờ sự nỗ lực học hỏi của bản thân cùng sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các anh chị ở Ngân hàng, tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ”. Tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành năm học cuối. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại Ngân hàng. Tôi cũng xin cảm ơn các cô chú, các anh chị, đặc biệt là các anh chị phòng Khách hàng đã cung cấp số liệu và nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt thời gian thực tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các quý thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ vì đã truyền đạt những kiến thức nền tảng quý báu và cần thiết trong những năm học vừa qua. Tôi xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Lương, giảng viên trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin kính chúc quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, ban lãnh đạo Ngân hàng cùng các anh chị trong Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ, gia đình và bạn bè được dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc. Trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Người thực hiện i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Người thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2 1.3.1 Không gian ...............................................................................................2 1.3.2 Thời gian ..................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..3 2.1 Phương pháp luận .......................................................................................3 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng............................................................3 2.1.2 Tổng quan về rủi ro tín dụng ...................................................................6 2.1.3 Các chỉ tiêu đo lương và đánh giá .........................................................10 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................12 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT (LIENVIETPOSTBANK) – CHI NHÁNH CẦN THƠ .................................14 3.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của LienVietPostBank – Chi nhánh Cần Thơ ................................................................................................14 3.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng ...................................15 3.2.1 Huy động vốn.........................................................................................15 3.2.2 Cho vay ..................................................................................................15 3.2.3 Các hoạt động dịch vụ ...........................................................................15 3.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban ............................................16 3.3.1 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................16 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ......................................................16 3.4 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.........................................................................................................18 3.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 ..................18 3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm 2013 .......................21 3.5 Định hướng hoạt động trong sáu tháng cuối năm 2013 ............................22 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ ..............23 iv 4.1 Tổng quan về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn tại LienVietPostBank – Chi nhánh Cần Thơ ......................................................................................23 4.1.1 Khái quát về nguồn vốn của ngân hàng .................................................23 4.1.2 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng .................................26 4.2 Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank – Chi nhánh Cần Thơ ......................................................................................30 4.2.1 Thực trạng hoạt động tín của ngân hàng ...............................................30 4.2.2 Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng..........................................45 4.3 Thực trạng và đánh giá rủi ro tín dụng của NHTMCP Bưu điện Liên ViệtChi nhánh Cần Thơ .........................................................................................49 4.3.1 Thực trạng rủi ro tín dụng ......................................................................49 4.3.2 Đánh giả rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu tài chính ......................55 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ ...............................................................................59 5.1 Những mặt kết quả và hạn chế trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng ...................................................................................................59 5.1.1 Những kết quả ........................................................................................59 5.1.2 Những hạn chế .......................................................................................59 5.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng .............................................................60 5.2.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ....................................................60 5.2.2 Công tác trích lập dự phòng rủi ro .........................................................61 5.2.3 Đối với nguồn thông tin tín dụng...........................................................61 5.2.4 Công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ trước và trong quá trình cho vay ..61 5.2.5 Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng .....................................62 5.2.6 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ...............................................................63 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................64 6.1 Kết luận .....................................................................................................64 6.2 Kiến nghị...................................................................................................65 6.2.1 Đối với Nhà nước, các bộ, các ngành chức năng ..................................65 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương ...........................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................66 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 .............................................................................. 20 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ......................................................................... 22 Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2013...................................................................................................... 23 Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013.......................................................................................... 26 Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ...................................................................................... 27 Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ................................................................................... 29 Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ......................................................................................... 31 Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2012 – 2013.......................................................................................... 32 Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 .................................................................. 33 Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ........................................................... 35 Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo thời hạn của LienVietPostBank từ năm 2010 đến năm 2012 ............................................................................................... 36 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo thời hạn của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2012 – 2013.......................................................................................... 37 Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 .................................................................. 38 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ........................................................... 39 Bảng 4.13 Dư nợ cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank từ năm 2010 đến năm 2012 ............................................................................................... 40 Bảng 4.14 Dư nợ cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2012 – 2013.......................................................................................... 41 Bảng 4.15 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012.......................................................................... 43 Bảng 4.16 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 .................................................................. 44 vi Bảng 4.17 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank Cần Thơ ............................................................................................................... 45 Bảng 4.18 Nợ xấu phân theo nhóm nợ của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 ......................................................................................... 49 Bảng 4.19 Nợ xấu theo nhóm của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013...................................................................................................... 50 Bảng 4.20 Nợ xấu theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ......................................................................................... 52 Bảng 4.21 Nợ xấu theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ......................................................................... 53 Bảng 4.22 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank Cần Thơ ............................................................................................................... 55 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................. 7 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của LienVietPostBank Cần Thơ................. 16 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................................. 24 Hình 4.2 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ...................................................................................... 27 Hình 4.3 Doanh số cho vay theo ngành của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ......................................................................................... 34 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước TMCP : Thương mại cổ phần LienVietPostBank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt VNĐ : Việt Nam Đồng TGTKKKH : Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn TGTKCKH : Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn TCKT : Tổ chức kinh tế GTCG : Giấy tờ có giá DSCV : Doanh số cho vay TNHH : Trách nhiệm hữu hạn DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DSTN : Doanh số thu nợ DNCV : Dư nợ cho vay CBTD : Cán bộ tín dụng ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân ngày càng nâng cao, trong đó nhu cầu về vốn sản xuất chiếm chủ yếu. Trong các năm gần đây, trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam - nơi cung cấp vốn dài hạn cho doanh nghiệp phát triển còn chậm & còn nhiều bất ổn thì hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam thể hiện mình vẫn là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM thu hút và phân phối lại nguồn vốn trong xã hội, tạo đòn bẩy tài chính cho doanh nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro mà trong đó rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra nhất và gây ra nhiều tổn thất cho ngân hàng. Bên cạnh đó, đặc thù của ngành Ngân hàng Việt Nam là thu nhập từ hoạt động tín dụng còn chiếm tỉ trọng cao khoảng từ 60 – 70%, các NHTM ở Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ cao từ rủi ro tín dụng, tùy theo mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chịu tổn thất lớn hay nhỏ, đặc biệt có thể làm cho ngân hàng phá sản trong thời kì nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu phát triển chậm lại, giá cả tăng làm giảm sức mua của người dân, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp, làm tăng tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng (ước tính vào khoảng 4,65% tính đến hết tháng 5/2013) thì vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng lại càng cấp thiết hơn. Vì vậy có một chính sách quản lí tốt hoạt động tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thành lập vào tháng 3 năm 2008, là một ngân hàng trẻ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống phải giải quyết bài toán giữa phát triển (tăng trưởng tín dụng) và bền vững (quản lí rủi ro tín dụng) sao cho hợp lí. Chính vì các lí do trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) – Chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung - Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 1 năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, từ đó đề ra các biện pháp để hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Để làm rõ hơn mục tiêu trên, ta sẽ tập trung phân tích các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong mối tương quan với kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình huy động vốn qua ba năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng và đánh giá rủi ro tín dụng qua ba năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian - Các số liệu của đề tài được thu thập từ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian - Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập trong ba năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. - Thời gian thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tín dụng và cụ thể là rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh Cần Thơ. 2 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1. Khái niệm - Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. - Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian xác định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: + Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu cho người sử dụng; + Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời; + Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Do hạn chế về khả năng và thời gian, đề tài chỉ đi vào nghiên cứu tín dụng dưới hình thức cho vay của các NHTM. 2.1.1.2. Phân loại tín dụng Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau: a) Căn cứ theo thời gian sử dụng vốn vay Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất. b) Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh. 3 Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. c) Căn cứ theo tính chất đảm bảo của các khoản cho vay Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh. Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ... Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng. 2.1.1.3. Vai trò của tín dụng - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Thừa, thiếu vốn tạm thời là tình trạng thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân phối tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. - Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế các doanh nghiệp. Khi sử dụng vốn của ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng cách tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4 - Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế. 2.1.1.4. Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng của NHTM a) Nguyên tắc tín dụng Cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên ngân hàng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Hiện nay, các ngân hàng ở Việt Nam đặt ra các nguyên tắc sau [Thái Văn Đại, (2012), tr 36]: Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Trường hợp ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước thời hạn để tránh tình trạng rủi ro do sự thất tín của người đi vay. Nguyên tắc này có tác dụng thúc đẩy khách hàng vay vốn chú trọng hơn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Giúp ngân hàng thực hiện được sứ mệnh của mình là góp phần phát triển sản xuất đồng thời tạo ra lợi nhuận cho chính mình. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTM tồn tại và hoạt động một cách bình thường. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số này là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Nếu đến hạn khách hàng đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng (trường hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trường hợp không được cơ cấu lại thời hạn), hoặc ngân hàng có thể sử dụng biện pháp cứng rắn hơn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ. b) Điều kiện vay vốn Theo quy chế cho vay khách hàng do NHNN ban hành, các điều kiện vay vốn của khách hàng cần có, bao gồm [Nguyễn Minh Kiều, (2009), tr 201]: 5 - Có năng lực pháp lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; - Có mục đích vay vốn hợp pháp; - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. c) Đảm bảo tín dụng Đảm bảo tín dụng được xem như một phương tiện tạo cho chủ ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác (từ phát mãi đảm bảo tín dụng) để hoàn trả nợ vay khi người đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng. Trong thực tế có hai hình thức đảm bảo tín dụng: - Đảm bảo đối nhân (bảo lãnh vay vốn ngân hàng): là một hợp đồng, qua đó bên thứ ba – người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Đảm bảo đối vật: là hình thức dùng tài sản có giá trị để đảm bảo trong việc vay vốn của khách hàng với ngân hàng. Nếu tới hạn mà khách hàng đi vay mất khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản này để thu hồi vốn. Gồm hai hình thức: + Thế chấp tài sản: là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. + Cầm cố tài sản: là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 2.1.2. Tổng quan về rủi ro tín dụng 2.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo Điều 2 “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. 6 2.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh đều chứa đựng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, khi bàn đến rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng người ta thường xem rủi ro tín dụng phát sinh khi cho vay là ví dụ điển hình (Nguyễn Minh Kiều, 2009, trang 610). Chính vì vậy rủi ro tín dụng được phân thành hai loại cơ bản như sau: - Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng. Nguyên nhân phát sinh là do sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt cho vay, thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc do sơ hở ở khâu bảo đảm và những ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. - Rủi ro danh mục là rủi ro liên quan đến nhiều khoản tín dụng trong mục tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân phát sinh là do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng hoặc do thiếu đa dạng hóa danh mục tín dụng. Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch (Rủi ro liên quan đến một khoản cho vay) Rủi ro xét duyệt (liên quan đến việc đánh giá một khoản cho vay) Rủi ro danh mục (Rủi ro liên quan đến danh mục các khoản cho vay) Rủi ro kiểm soát (liên quan đến việc theo dõi khoản cho vay) Rủi ro cá biệt (liên quan đến từng loại cho vay) Rủi ro bảo đảm (liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay) Hình 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng 7 Rủi ro tập trung cho vay (liên quan đến kém đa dạng hóa cho vay) 2.1.2.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng - Nguyên nhân về phía khách hàng: + Quản lý yếu kém, thiếu trình độ chuyên môn. + Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả. + Chạy theo lợi nhuận. + Do kinh doanh thua lỗ liên tục, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ. + Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản. + Mở rộng sản xuất kinh doanh quá mức kiểm soát. + Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, Ban điều hành. - Nguyên nhân khách quan: + Tình hình an ninh trong nước, trong khu vực bất ổn. + Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường. + Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. + Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,… - Nguyên nhân do ngân hàng: + Không nắm vững tình hình doanh nghiệp, quá tin vào doanh nghiệp và người điều hành, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó. + Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý. + Do tính chất cạnh tranh nên các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàng khác. + Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng yếu kém về nghiệp vụ, vi phạm đạo đức kinh doanh. + Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản là: dễ định giá, dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ. 2.1.2.4. Biểu hiện của rủi ro tín dụng Biểu hiện chính của rủi ro tín dụng là nợ xấu, theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; 8 - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. 9 Nợ xấu của ngân hàng gồm các nhóm nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. 2.1.2.5. Hậu quả từ rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.  Đối với ngân hàng bị rủi ro: Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.  Đối với hệ thống ngân hàng: Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngân hàng, các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác.  Đối với nền kinh tế: ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn.  Trong quan hệ kinh tế đối ngoại: Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia, cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta bị giảm xuống. 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá 2.1.3.1. Đánh giá về tín dụng Phân tích tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Ngoài việc đánh giá hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng thông qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo những tiêu chí về thời hạn, ngành kinh tế,… các nhà phân tích còn dùng các chỉ số sau để phân tích (Thái Văn Đại, 2012, trang 138): a) Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (lần) Dư nợ Dư nợ trên vốn huy động = Vốn huy động (2.1) Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ 10 tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. b) Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = (2.2) Doanh số cho vay Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. c) Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ (2.3) Như vậy dư nợ cho vay cuối kỳ phụ thuộc vào ba yếu tố: + Thứ nhất là dư nợ cho vay đầu kỳ. Đây là chỉ tiêu từ năm trước chuyển sang, là số không thay đổi trong năm nay. + Thứ hai là doanh số cho vay trong kỳ: Doanh số cho vay trong kỳ tăng thì dư nợ cho vay trong kỳ cũng tăng và ngược lại. + Thứ ba là doanh số thu nợ trong kỳ: Doanh số thu nợ trong kỳ tỷ lệ nghịch với dư nợ cho vay cuối kỳ. Nếu doanh số thu nợ tăng thì dư nợ cho vay cuối kỳ giảm và ngược lại. d) Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân (2.4) e) Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác chỉ số này còn giúp nhà đầu tư xác định quy mô tín dụng của ngân hàng Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên tổng tài sản = Tổng tài sản 11 (2.5) 2.1.3.2. Đánh giá về rủi ro tín dụng a) Hệ số rủi ro tín dụng (%) Đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại. Nợ xấu Hệ số rủi ro tín dụng = (2.6) Tổng dư nợ b) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%) là khả năng của ngân hàng trong việc trích lập DPRRTD nhằm phòng ngừa rủi ro xảy ra. DPRRTD được trích lập Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ (2.7) c) Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (%) Chỉ tiêu này phản ánh sự chủ động hay bị động của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro tín dụng xảy ra khi mà các khoản nợ xấu có xu hướng tăng lên. Tỷ số này càng lớn thì cho thấy ngân hàng càng chủ động trong trường hợp khách hàng không hoàn trả nợ vay và lãi đúng thời hạn. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn trong hoạt động của NHTM. DPRRTD được trích lập Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = Nợ xấu (2.8) 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu từ Phòng Khách hàng, phòng Quản lí Tín dụng, phòng Kế toán – Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ. - Thu thập các thông tin từ các tạp chí, Internet, các giáo trình đại học và các sách báo có liên quan để có thêm kiến thức và các thông tin mới giúp ích cho quá trình phân tích. - Tiếp nhận thông tin truyền đạt từ cán bộ ngân hàng nơi thực tập. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Các mục tiêu nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích sau: - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: 12 Phương pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. y = y1 – y0 (2.10) Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Phương pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 - y0 y = (2.11) y0 Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Phương pháp mô tả thông qua biểu bảng thống kê: kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để làm nổi rõ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tỷ lệ: đây là phương pháp biểu hiện mối quan hệ thương số giữa một đại lượng này và một đại lượng khác. Nếu các yếu tố cấu thành tỷ lệ thể hiện một quan hệ có nghĩa thì số tỷ lệ của nó có một lợi ích trong sự đánh giá. Phân tích số tỷ lệ có thể cho thấy được các mối quan hệ làm bộc lộ ra các điều kiện và xu thế mà xu thế này thường không thể được ghi lại bằng sự kiểm tra các bộ phận cấu thành riêng rẽ của tỷ số. 13 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/08/2009 tại số 26-28 Nguyễn An Ninh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Là một chi nhánh trực thuộc LienVietPostBank, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cần Thơ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn được điều hòa từ Hội sở. Nhiệm vụ của chi nhánh là đầu mối quản lí, duy trì mối quan hệ với các Bưu điện thuộc địa bàn TP Cần Thơ; chịu trách nhiệm quản lí, tổ chức triển khai việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên hệ thống 14 Từ khi thành lập đến nay, LienVietPostBank chi nhánh Cần Thơ luôn hoạt động tốt, vốn huy động tăng trưởng ở mức cao. Những sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu đã nhận được sự tham gia, hưởng ứng rộng rãi của các khách hàng. Hiện tại, ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động tại Cần Thơ, khai trương nhiều phòng giao dịch mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng khách hàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, giúp khách hàng có được những giải pháp tài chính hiệu quả nhất. Hiện trên địa bàn TP Cần Thơ, LienVietPostbank có 1 Trụ sở chi nhánh và 2 Phòng giao dịch trực thuộc như sau: - Chi nhánh LienVietPostbank Cần Thơ – 28, Nguyễn An Ninh, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. - PGD Thốt Nốt – 72, Nguyễn Thái Học, P Thốt Nốt, Thốt Nốt, Cần Thơ. - PGD Trà Nóc – Lô 30, Khu công Nghiệp Trà Nóc, P Trà Nóc, Bình Thủy, Cần Thơ 3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG 3.2.1. Huy động vốn - Nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú: Tiết kiệm không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm thả nổi… - Nhận/gửi tiền nội địa và quốc tế - Dịch vụ thẻ ATM; - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. 3.2.2. Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; - Tài trợ nhập khẩu, xuất khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; - Thấu chi, cho vay tiêu dùng; - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian dài; - Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán 3.2.3. Các hoạt động dịch vụ - Dịch vụ giữ hộ tài sản - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản, séc, thẻ...). - Dịch vụ thanh toán quốc tế. 15 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 3.3.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh bao gồm: a) Ban giám đốc chi nhánh b) Phòng Khách hàng c) Phòng Quản lí Tín dụng d) Phòng Kế toán – Ngân quỹ e) Phòng Tổng hợp f) Phòng quản lí các phòng giao dịch bưu điện g) Ban Tín dụng Ban Giám đốc chi nhánh Phòng Quản lí Tín dụng Phòng Khách hàng Ban Tín dụng Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Tổng hợp Phát triển kinh doanh Thẩm định tài sản Quản lí nghiệp vụ Kế hoạch tổng hợp Khách hàng doanh nghiệp Quản lí tín dụng Đối soát Hành chính nhân sự Khách hàng cá nhân Phòng quản lí các phòng giao dịch bưu điện Tỏng hợp số liệu Tài trợ thương mại Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của LienVietPostBank Cần Thơ 3.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban  Ban giám đốc Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình. Gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc. • Giám đốc 16 Giám đốc Chi nhánh là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và pháp luật về các công việc được giao. • Phó Giám đốc Phó Giám đốc có chức năng giúp Giám đốc điều hành tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, phụ trách bộ phận kế toán - ngân quỹ của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc. • Phòng khách hàng - Tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. - Phát triển thị trường trên địa bàn được giao - Thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và các nghiệp vụ Ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng và pháp luật. - Thực hiện chăm sóc khách hàng tại Chi nhánh và khách hàng chiến lược. - Các chức năng, nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. • Phòng quản lý tín dụng - Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh, cấp tín dụng theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,... - Theo dõi và báo cáo cho lãnh đạo, thông báo cho phòng khách hàng về tình hình thu vốn, lãi vay. - Kiểm soát chặt chẽ tình hình gia hạn nợ, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm nợ quá hạn, nợ không thu được lãi. - Tiếp nhận và đề xuất các biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khoản nợ xấu do phòng khách hàng chuyển sang theo quy định của Ngân hàng. - Thực hiện giải ngân, thu nợ theo hợp đồng tín dụng - Kiểm soát hồ sơ tín dụng đã được Giám đốc phê duyệt - Kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn, bảo lãnh và các thủ tục để giải ngân. - Lưu trữ và bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, bảo lãnh, khế ước nhận nợ, giấy gia hạn nợ. - Đôn đốc khách hàng trả vốn, lãi đúng hạn. - Các chức năng, nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. • Phòng Kế toán – Ngân quỹ - Thực hiện quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kế toán tại chi nhánh. - Thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng, công tác thanh toán, huy động thu, chi tiền mặt, quản lý kho quỹ,… 17 - Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm. Theo dõi đánh giá tình hình thực hiện. - Các chức năng, nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. • Phòng hành chính Tổng hợp - Tổ chức thực hiện công tác kế toán tổng hợp và quản lý hành chính – nhân sự. - Tham mưu cho Giám đốc để đề xuât với các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng chính sách, chế độ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng. Các chức năng, nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. • Phòng quản lý các phòng giao dịch Bưu điện - Giúp giám đốc chi nhánh trong việc quản lý và điều hành hoạt động Ngân hàng trên hệ thống các phòng giao dịch Bưu điện bao gồm quản lý mối quan hệ với bưu điện tỉnh, huyện trên địa bàn, thực hiện công tác tra soát, đối soát dữ liệu tại các phòng giao dịch Bưu điện, hỗ trợ phát triển mạng lưới, quản lý, đào tạo nhân sự tại các phòng giao dịch Bưu điện.  Ban Tín dụng - BTD do Giám đốc Chi nhánh quyết định thành lập trên cơ sở các thành phần quy định tại Quy chế ổ chúc và hoạt động của ủy ban Nhân sự, Tín dụng và Quản lí chi phí. - BTD hoạt động theo quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Nhân sự Tín dụng và Quản lí chi phí do HĐQT ban hành. 3.4. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 3.4.1.1. Tổng thu nhập Nhìn chung thu nhập của Ngân hàng tăng dần qua các năm từ 2010 đến 2012. Cụ thể năm 2010 đạt 65.687 triệu đồng, đến năm 2011 tăng vọt lên 154.039 triệu đồng và năm 2012 là 180.378 triệu đồng, tương ứng với các mức tăng 134.50% và 17.10%. Thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh qua các năm ( trên 98%), điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là cấp tín dụng. Năm 2010, thu nhập từ lãi đạt 64.438 triệu đồng, đây là năm thứ 2 sau khi Chính phủ thực hiện việc giảm lãi suất cơ bản còn 7% vào năm 2009 và tung ra các gói kích thích nhằm ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, kình doanh và tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế. Trong năm 2010, Chính phủ đưa ra nghị quyết 03/NQ18 CP với các giải pháp phục hổi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng, Cần Thơ là thành phố trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng không nằm ngoài đà phục hồi ấy. Nắm bắt được tình hình, LienVietPostBank Cần Thơ cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay của mình để các khách hàng cá nhân & doanh nghiệp đến vạy vốn tiếp tục sản xuất, tiêu dùng. Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản 2010 cũng tăng nhẹ lên 8-9% kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng theo dẫn đến thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng rất cao. Thu nhập ngoài lãi chiếm khoảng 2% tổng thu nhập năm 2010, chủ yếu từ các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và kinh doanh ngoại tệ. Năm 2011, tổng thu nhập đạt 154.039 triệu đồng, tăng vọt so với năm 2010 với mức chênh lệch 88.352 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 134,50%. Chủ yếu vẫn là thu nhập từ lãi, tăng 85.438 triệu đồng tương ứng với mức tăng 132,59%.Theo ông Tô Ngọc Hưng - Giám đốc Học viện Ngân hàng thì năm 2011, ngành ngân hàng đạt mức sinh lời cao, mặc dù NHNN đã áp trần lãi suất huy động ở mức 14% nhưng chênh lệch giữa lãi suất cho vay/lãi suất huy động vẫn ở mức hơn 5% so với năm 2010 là khoảng 2,50% đã khiến cho thu nhập của các ngân hàng tăng cao. Bên cạnh đó bản thân LienVietPostBank cũng có nhiều chương trình nhằm khuyến khích tăng trưởng tín dụng nhắm vào nhóm khách hàng chủ lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ; đó là các chương trình như Phú Tam Nông, cho vay thu mua lúa gạo với hơn 4000 tỷ đồng năm 2011 dành cho khu vực nông nghiệp, chiếm hơn 40% dư nợ tín dụng; giảm 1% lãi suất với khách hàng vay vốn luu động có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và thuộc các lĩnh vực trên. Điều này làm này góp phần mang ngân hàng đến gần với khách hàng của mình hơn, thu hút người gửi tiền và vay vốn. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi cũng tăng 233,50% so với năm 2010, đạt 4.163 triệu đồng là do sau 1 thời gian hoạt động thì LienVietPostBank Cần Thơ đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, các dịch vụ vụ ngân hàng điện tử, thanh toán với sự hỗ trợ của các phòng giao dịch Bưu điện được người dân biết đến và sử dụng, mang đến thu nhập cho Ngân hàng. Sang năm 2012, tổng thu nhập của ngân hàng tiếp tục tăng, đạt 180.378 triệu đồng, tương ứng tăng 17,10% so với năm 2011. 2012 được đánh giá là một năm khó khăn với hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt mức thấp kỉ lục 7%, bên cạnh đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã yêu cầu từ sau ngày 15/7/2012 các TCTD phải hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm và áp dụng Thông tư 12/2012/TT-NHNN quy định chênh lệch tối đa 3% giữa lãi suất huy động & lãi suất cho vay đối với các khoản vay mới. Điều này khiến cho tăng trưởng thu nhập của các Ngân hàng giảm mạnh, thậm chí có ngân hàng giảm so với năm trước. Tuy nhiên ưu tiên của NHNN trong năm 19 2012 là ưu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đây vốn là nhóm khách hàng truyền thống của LienVietPostBank với tiêu chí cho vay theo kiểu cho nông dân vay, thu nợ doanh nghiệp. Điều này giúp cho chi nhánh Cần Thơ vẫn đạt mức tăng trưởng khá, đồng thời phát triển thêm các dịch vụ thanh toán phục vụ người làm nông và doanh nghiệp, góp phần cho thu nhập ngoài lãi tăng 264,26% so với năm 2011 lên mức 15.164 triệu đồng. Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 65.687 154.039 180.378 88.352 134,50 26.339 17,10 1. Thu nhập từ lãi 64.438 149.876 165.214 85.438 132,59 15.338 10,23 2. Thu nhập ngoài lãi 1.249 4.163 15.164 2.914 233,31 11.001 264,26 Tổng chi phí 64.646 138.994 146.196 74.348 115,01 7.202 5,18 1. Chi phí từ lãi 48.734 111.609 130.257 62.875 129,02 18.648 16,71 2. Chi phí ngoài lãi 15.912 27.385 15.939 11.473 72,10 -11.446 -41,80 Lợi nhuận 1.041 15.045 34.182 14.004 1345,24 19.137 127,20 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 3.4.1.2. Tổng chi phí Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng theo đáp ứng cho hoạt động của Ngân hàng. Chi phí năm 2011 là 138.994 triệu đồng, tăng 115,01% so với năm 2010 là 64.646 triệu đồng. Có sự tăng mạnh như vậy là do sau 2 năm thành lập, LienVietPostBank chi nhánh Cần Thơ đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định nên cần nguồn vốn huy động lớn để đáp ứng nhu cầu cho vay khách hàng, đồng thời mở rộng dịch vụ tín dụng đến các khách hàng tiềm năng khác, bên cạnh đó việc áp trần lãi suất huy động khiến việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi người dân chuyển sang các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán, ngoại tệ. Chi phí ở đây chủ yếu là chi từ lãi chiếm 80,29%, chi phí ngoài lãi cũng tăng 72,10% so với năm 2010 lên 27.385 triệu đồng năm 2011 là do chi phí về tài sản cố định tăng và lương khen thưởng nhân viên trong năm 2011. Năm 2012, Tổng chi phí của chi nhánh Cần Thơ tiếp tục tăng nhẹ 5,18% lên 146.196 triệu đồng chủ yếu từ sự tăng của chi phí ngoài lãi, nhưng không nhiều ( tăng 16,71% so với năm 2011). 2012 là năm mà sự cạnh tranh lãi suất 20 ở các ngân hàng đã hạ nhiệt, NHNN đã có sự can thiệp để giữ trần lãi suất huy động ở mức thấp, vì vậy để khuyến khách các khách hàng tiếp tục gửi tiền ngân hàng phải có các dịch vụ ưu đãi & tăng cường quảng bá khiến chi phí tăng hơn trước. Chi phí ngoài lãi giai đoạn này cũng giảm xuống còn 15.939 triệu đồng do ngân hàng không mở rộng quy mô trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng còn yếu. 3.4.1.3. Lợi nhuận Qua ba năm 2010 đến 2012, lợi nhuận của LienVietPostBank Cần Thơ luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Thành lập năm 2009, đến năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng chỉ ở mức khiêm tốn với 1.041 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011, lợi nhuận đã tăng 1.345,24% lên 15.045 triệu đồng do thu nhập của ngân hàng đã tăng nhanh hơn chi phí về số tuyệt đối. Có được kết quả trên là do sau 2 năm hoạt động ở Cần Thơ, ngân hàng đã tạo được uy tín nhất định cho mình cũng như thu hút thêm khách hàng đến giao dịch, cộng với nhiều chính sách hợp lí trong năm 2011, là năm thuận lợi với ngành tài chính nói chung, tạo sức bật trong lợi nhuận của ngân hàng. Tiếp tục phát huy những gì đã đạt, lợi nhuận của LienVietPostBank năm 2012 tiếp tục tăng lên 34.182 triệu đồng (tương ứng 127,20% so với năm 2011) với thu nhập vẫn tăng nhanh hơn chi phí mà trong đó thu nhập tử lãi chiếm tỉ trọng lớn, từ đó ta thấy hoạt động chính sinh lời cho ngân hàng là các hoạt động tín dụng. Kết quả 3 năm cho thấy sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên trong việc đưa chi nhánh Cần Thơ từ chỗ còn non trẻ sang cạnh tranh & hoạt động tốt trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. 3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm 2013 Tổng thu nhập sáu tháng đầu năm 2013 đạt 71.780 triệu đồng, giảm 18,17% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó thu nhập từ lãi là 64.235 triệu đồng, giảm 21,80% so với cùng kì mà nguyên nhân là do lãi suất cho vay giảm mạnh theo các quy định về trần LS cho vay trong các thông tư 09/2013/TTNHNN, thông tư 14/2012/TT-NHNN, 33/2012/TT-NHNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thể là lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam giảm xuống còn 8%/năm áp dụng từ ngày 24/12/2012 và tiếp tục giảm theo các thông tư tiếp theo trong sáu tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng 35,53% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó chưa đủ so với sự giảm của thu nhập từ lãi, đã làm giảm tốc độ giảm của tổng thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng cần có những kế hoạch cho vay hấp dẫn hơn để cải thiện thu nhập trong thời gian tới. Về chi phí sáu tháng đầu năm 2013 cũng giảm 11,59% so với năm 2012, đạt 63.271 triệu đồng. Đây là điều dễ hiểu do mặt bằng lãi suất huy động do NHNN quy định đã giảm như 21 đã trình bày ở trên nên chi phí từ lãi (chủ yếu là từ chi phí huy động vốn) đã giảm 17,75% so với cùng kỳ. Song có thể thấy tốc độ giảm của tổng chi phí thấp hơn tốc độ giảm của tổng thu nhập (tổng chi phí giảm 11,59% trong khi tổng thu nhập giảm 18,17%) do đó lợi nhuận của ngân hàng sáu tháng đầu năm giảm 47,32% so với cùng kỳ, đạt 7.643 triệu đồng. Sự sụt giảm khá mạnh này là tình trạng chung của các NHTM do thực trạng lãi suất đang giảm liên tục, tỷ lệ lạm phát tăng cao và chỉ mới được kiểm soát tốc độ tăng trong năm 2012. LienVietPostBank nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng cần đề ra hướng chiến lược kinh doanh trong thời gian tới để duy trì mức lợi nhuận hiện tại và tăng thêm lợi nhuận nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm So sánh 6T-2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Tổng thu nhập 87.714 71.780 -15.934 -18,17 1. Thu nhập từ lãi 82.147 64.235 -17.912 -21,80 2. Thu nhập ngoài lãi 5.567 7.545 1.978 35,53 Tổng chi phí 71.562 63.271 -8.291 -11,59 1. Chi phí từ lãi 60.999 50.170 -10.829 -17,75 2. Chi phí ngoài lãi 10.563 13.101 2.538 24,03 Lợi nhuận 16.152 8.509 -7.643 -47,32 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013 3.5. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG SÁU THÁNG CUỐI NĂM 2013 - Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2013 cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh, phân công giao việc cụ thể cho từng cán bộ, phòng ban để cùng nhau thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. - Khai thác tốt các khách hàng tiềm năng, quan tâm chăm sóc khách hàng cũ trước khi nghĩ đến việc mở rộng khách hàng mới. Giữ nguồn vốn ổn định, tăng trưởng tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế, chủ động trong cho vay. - Đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, tăng trưởng dư nợ an toàn hiệu quả. Đẩy mạnh công tác thu lãi, thu hồi nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro để tăng nguồn thu. Bên cạnh đó, chi nhánh tích cực phát triển sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng phát hành thẻ, các dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối nhanh, chính xác. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ. 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1.1. Khái quát cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 4.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn từ năm 2010 đến năm 2012 Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là nguồn lực để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và tồn tại. Đặc biệt đối với ngân hàng – là một tổ chức chuyên cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, nên nguồn vốn phải đủ lớn để thực hiện chức năng của nó. Nguồn vốn của một chi nhánh ngân hàng bao gồm vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn huy động tại chỗ. Với mục tiêu cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh đã có nhiều biện pháp linh hoạt điều chỉnh lãi suất đầu vào, triển khai đa dạng các hình thức huy động vốn. Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, tổng nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ có sự gia tăng liên tục qua ba năm với quy mô đủ lớn để có thể gần như đáp ứng được hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 643.765 796.422 1.612.839 152.657 23,71 816.417 102,51 Vốn điều chuyển 160.746 398.538 341.843 237.792 147,93 -56.695 -14,23 Tổng nguồn vốn 804.511 1.194.960 1.954.682 390.449 48,53 759.722 63,58 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 Xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tổng nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ tăng liên tục qua ba năm với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 804.511 triệu đồng; năm 2011, tổng nguồn vốn tăng lên đến 1.194.960 triệu đồng, tăng 48,53% so với năm 2010; sang năm 2012 thì tổng nguồn vốn của ngân hàng gia tăng mạnh, tăng đến 63,58% so với năm 2011, đạt 1.954.682 triệu đồng. Nhìn chung, đối với một ngân hàng mới thành lập thì việc tổng nguồn vốn gia tăng nhanh để tạo lòng tin cho khách hàng và củng cố thêm hệ thống phòng giao 23 dịch trên địa bàn là điều khá dễ thấy. Mặt khác, với tình hình kinh tế năm 2011 có tỷ lệ lạm phát tăng cao do tác động trễ của các chính sách năm 2009, hơn nữa, ngân hàng với sự cạnh tranh huy động vốn trên địa bàn hoạt động, đã đưa ra nhiều chính sách huy động vốn hấp dẫn để thu hút khách hàng; vì vậy, đa phần dân cư chọn cách gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư vào các lĩnh vực khác. Mặt khác, trong năm 2011, tổng nguồn vốn gia tăng còn do sự gia tăng rất mạnh của vốn điều chuyển từ Hội sở của ngân hàng, nguyên nhân là do sự tiếp vốn phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh Cần Thơ do chỉ mới hoạt động từ năm 2009 và sự gia tăng vốn huy động vẫn còn thấp hơn kế hoạch đề ra. Năm 2010 Năm 2011 19,98% 33,35% 66,64% 80,01% Năm 2012 17,48% Vốn huy động Vốn điều chuyển 82,51% Nguồn: Bảng 4.1 – LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Năm 2012, trên nền lãi suất huy động vốn biến động khá nhiều do một loạt các thông tư điều chỉnh lãi suất của NHNN, cùng với việc đầu tư nhiều hơn vào công tác huy động vốn với việc giao chỉ tiêu thực tế cho từng cán bộ tín dụng thì nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đã tăng khá mạnh, bù đắp cho sự sụt giảm nhẹ của vốn điều chuyển; do vậy, tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn gia tăng, thậm chí với tốc độ cao hơn so với năm 2011. Về mặt cơ cấu, tổng nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn điều chuyển từ Hội sở và vốn huy động tại chỗ. Vốn điều chuyển là nguồn vốn được chuyển từ Hội sở nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của Chi nhánh. Trong ba 24 năm 2010 – 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng chiếm tỷ trọng khoảng từ 15-35% trong tổng nguồn vốn. Trong hai năm 2010 và 2012, vốn điều chuyển của ngân hàng chiếm dưới 20% tổng nguồn vốn, đây là tỷ trọng phù hợp đối với một NHTM. Nhưng trong năm 2011, tỷ trọng này lên tới 33,35% đi kèm với sự gia tăng rất mạnh, tăng đến 147,93% so với năm 2010, đạt giá trị là 398.538 triệu đồng. Điều này cho thấy trong năm do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, vốn huy động tuy có tăng nhưng không đủ cung ứng vốn cho hoạt động của ngân hàng, Hội sở ngân hàng Liên Việt đã điều chuyển một khoản vốn khá lớn để hỗ trợ, tuy nhiên, vốn điều chuyển cao không phải là xu hướng khả quan vì chi phí dành cho loại vốn này cao hơn nhiều so với chi phí từ nguồn vốn huy động. Do đó, trong năm 2012, LienVietPostBank Cần Thơ đã tích cực hơn trong công tác huy động vốn nhằm hạ giá trị cũng như tỷ trọng của vốn điều chuyển xuống mức hợp lý hơn. Thành phần nguồn vốn còn lại của ngân hàng cũng là thành phần chủ yếu trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, đó chính là vốn huy động. Nhìn chung qua ba năm, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục, đặc biệt tăng cao vào năm 2012 với tốc độ tăng là 102,51% so với năm 2011. Về mặt tỷ trọng, vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng rất cao, trung bình chiếm 76,39% trong giai đoạn này. Điều này cho thấy tuy Chi nhánh vừa mới thành lập và hoạt động từ năm 2009, nhưng công tác huy động vốn cũng đạt kết quả rất tốt trong tình hình chung trên địa bàn đã có rất nhiều NHTM đã và đang hoạt động, do ngân hàng đã ưu tiên đầu tư gia tăng nguồn vốn này bằng nhiều chương trình hấp dẫn, chiến lược marketing để thu hút và giữ chân khách hàng. Trong năm 2011, với sự gia tăng của vốn điều chuyển, có thể thấy nguyên nhân do nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của ngân hàng, nhưng vẫn đảm bảo được doanh số luôn ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời điểm này chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng, lạm phát luôn ở mức 2 con số, giá trị của đồng tiền gửi ngân hàng không được sinh lời cao. Do đó tốc độ tăng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của vốn huy động giảm xuống. Tuy nhiên sang năm 2012, do nhận thấy được tình hình huy động vốn năm trước không đạt hiệu quả cao nên Chi nhánh đầu tư tích cực vào lĩnh vực này, đẩy tốc độ gia tăng của vốn huy động lên rất cao nhằm làm giảm chi phí sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở của ngân hàng. 4.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013 Tổng nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013 tăng 10,27% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 1.672.195 triệu đồng. Trong đó sự gia tăng chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng khi bước sang năm 2013, và ngân hàng vẫn đang tích cực giảm giá trị 25 cũng như tỷ trọng vốn điều chuyển trong giai đoạn này. Có thể thấy, sang năm 2013, NHNN tiếp tục đưa ra các thông tư và nghị định quy định chặt chẽ hơn về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam (mới nhất với Thông tư 08/2013/TT-NHNN). Theo thông tư này, lãi suất huy động tiếp tục giảm xuống 7,5%/năm và 8%/năm tuy kỳ hạn. Tuy nhiên, vốn huy động của ngân hàng vẫn gia tăng, nhưng với tốc độ thấp hơn giai đoạn trước, đạt 1.467.237 triệu đồng, tăng 14,69% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy mặc dù thực trạng lãi suất huy động khá thấp nhưng khả năng huy động vốn của ngân hàng vẫn được đánh giá là rất tốt trong bình diện chung của các NHTM trên địa bàn. Về vốn điều chuyển, ngân hàng đã và đang tích cực đầu tư bên huy động vốn để giảm tỷ trọng và giá trị của thành phần nguồn vốn này, điều này tiếp tục được thể hiện trong sáu tháng đầu năm 2013 khi vốn điều chuyển đạt 204.958 triệu đồng, giảm 13,59% so với cùng kỳ năm 2012, tiếp tục ổn định tỷ trọng hợp lý hơn trong tổng nguồn vốn của thành phần nguồn vốn này. Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm So sánh 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Vốn huy động 1.279.279 1.467.237 187.958 14,69 Vốn điều chuyển 237.197 204.958 -32.239 -13,59 Tổng nguồn vốn 1.516.476 1.672.195 155.719 10,27 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013 4.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng 4.1.2.1. Tình hình huy động vốn từ năm 2010 đến năm 2012 Ngân hàng muốn hoạt động thì huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn tiền cung cấp cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời cũng là thước đo sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Nhìn chung nguồn vốn huy động của LienVietPostBank chi nhánh Cần Thơ liên tục tăng qua 3 năm 2010-20112012 trong đó chiếm tỉ trọng lớn là nhóm Tiền gửi của tổ chức kinh tế. Nhóm này chiếm hơn 90% trong tổng vốn huy động. 26 Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi tiết kiệm dân cư 40.637 94.101 128.632 53.464 131,56 34.531 36,70 1. Không kì hạn 18.502 44.547 63.506 26.045 140,77 18.958 42,56 2. Có kì hạn 22.135 49.554 65.126 27.419 123,87 15.573 31,43 Tiền gửi của TCKT 603.128 702.321 1.484.207 99.193 16,45 781.886 111,34 1. Tiền gửi thanh toán 139.323 169.611 387.823 30.288 21,74 218.212 128,66 2. Có kì hạn 463.805 532.710 1.096.384 68.905 14,86 563.674 105,81 Tổng 643.765 796.422 1.612.839 152.657 23,71 816.417 102,52 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 Tiền gửi tiết kiệm: Là khoảng tiền của cá nhân và hộ gia đình gửi vào tài khoản tiền gửi và hưởngl ãi suất định kì. Tiền gửi tiết kiệm cá nhân chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của LienViet: năm 2010 là 6,31%, tăng lên chiếm 11,81% vào năm 2011 và giảm còn 7,97% năm 2012. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do ảnh hưởng của trần lãi suất huy động do NHNN quy định. Mức trần lãi suất đạt cao nhất vào năm 2011 khuyến khích người dân gửi tiền vào NH, đến năm 2012 mặt bằng lãi suất giảm xuống nên người dân 1 phần chuyển sang kênh đầu tư khác kéo tỉ trọng vốn Tiền gửi tiết kiệm giảm so với Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. đvt: triệu đồng Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của TCKT 1.484.207 702.321 603.128 40.637 2010 94.101 1011 128.632 1012 Nguồn: Bảng 4.3 – LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 Hình 4.2 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 27 Tiền gửi của tổ chức kinh tế Đây là khoảng tiền chiếm vị trí quan trọng nhất của ngân hàng, chiếm tỉ trọng rất cao qua các năm. Qua bảng số liệu ta thấy khoảng mục Tiền gửi của TCKT tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2010 Tiền gửi của TCKT chiếm 93,86% tổng vốn huy động, đến năm 2011 chiếm 88,18% và năm 2012 tăng trở lại chiếm 92,02% tổng nguồn vốn. Đặc biệt năm 2012 ghi nhận tiền gửi của TCKT tăng gấp đôi so với năm 2011 lên 1.484.207 triệu đồng. Điều này cho thấy đối tượng khách hàng LienVietpostBank hướng đến là nhóm khách hàng doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt mà điển hình nhất là dịch vụ trả lương cho nhân viên Bưu điện, thu tiền bảo hiểm liên kết với PTI, các dịch vụ thu tiền điện-nước… mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tiền gửi thanh toán là khoảng mục tiền gửi do các TCKT lập nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thanh toán trong sản xuất kinh doanh. Nguồn tiền này được khách hàng sử dụng liên tục và có số dư không ổn định, tuy vậy ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn. Mặc dù mới thành lập trong thời gian ngắn nhưng với chất lượng và uy tín của mình, LienVietPostBank đã trở thành nơi tin cậy để thanh toán trong các giao dịch của khách hàng, tiền gửi thanh toán không kì hạn luôn đạt năm sau cao hơn năm trước: 2010 đạt 139.323 triệu đông, đến năm 2011 là 169.611 triệu đồng, tăng 21,74% và năm 2012 tăng 128,66% lên 387.823 triệu đồng. Bên cạnh đó, lượng tiền gửi có kì hạn cũng tăng đều qua các năm. Năm 2010, tiền gửi có kì hạn của TCKT là 463.805 triệu đồng, năm 2011 tăng 14,86% lên 532.710 triệu và năm 2012 tăng gấp đôi lên con số 1.096.384 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng triển khai nhiều gói sản phẩm huy động ưu đãi như:” “Tiền gửi chọn kì lĩnh lãi”, các gói tiền gửi “Rút gốc linh hoạt” để khi khách hàng cần rút vốn ra vẫn có thể hưởng lãi suất hấp dẫn. Do vậy trong tình hình kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm, các kênh đầu tư chứng khoáng còn bất ổn hay bất động sản đóng băng như hiện nay, doanh nghiệp vẫn có thể tận dụng nguồn vốn huy động của mình để sinh lời nhờ vào lãi suất ngân hàng , đồng thời vẫn giữ được lính linh hoạt của nguồn tiền để có thể sử dụng ngay lúc cần thiết. 28 4.1.2.2. Tình hình huy động vốn 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Tiền gửi tiết kiệm 87.428 89.158 1.730 1,98 1. Không kì hạn 27.234 27.158 -76 -0,28 2. Có kì hạn 60.194 62.000 1.806 3,00 Tiền gửi của TCKT 1.191.851 1.378.079 186.228 15,63 1. Không kì hạn 372.453 553.437 180.983 48,59 2. Có kì hạn 819.398 824.642 5.245 0,64 Tổng 1.279.279 1.467.237 187.958 14,69 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013 Bước sang năm 2013, tuy vẫn còn ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn nhưng vốn huy động của LienVietPostBank Cần Thơ vẫn tăng, đảm bảo cung cấp vốn tại chỗ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì khoảng mục Tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 có tăng nhưng tăng không nhiều, chỉ 1,98%, trong đó tiền gửi tiết kiệm không kì hạn sụt giảm nhẹ 0,28% cho thấy bằng các quy định nhằm hạ lãi suất của NHNN trong suốt giai đoạn 20122013 đã làm lãi suất huy động trên thị trường chỉ ở mức 1 con số khiến người dân không mặn mà lắm với việc gửi tiền ở ngân hàng để hưởng lãi. Điều này cũng tương tự với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, tuy vậy lãi suất ở dịch vụ này hấp dẫn hơn so với tiền gửi không kì hạn nên thu hút được nhiều khách hàng hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, khoảng mục tiền gửi có kì hạn tăng 3% lên 62.000 triệu đồng so với cùng kì năm ngoái. Ngược lại với tình hình ở khu vực tiền gửi tiết kiệm dân cư, khu vực tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng 15,63% lên 1.378.079 triệu so với năm 2012. Trong đó mạnh nhất là tiền gửi không kì hạn của TCKT, tăng 48,59%; bên cạnh đó khoảng mục tiền gửi có kì hạn gần như không đổi khi chỉ tăng 0,64% so với cùng kì. Nguyên nhân là do LienVietPostBank vẫn đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán cho doanh nghiệp, tiếp tục là trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa doanh nghiệp và bà con nông dân tren địa bàn. Bên cạnh đó tình hình kinh tế sáu tháng đầu năm 2013 cũng có nhiều khả quan, NHNN quy định lãi suất thấp một mặt tác động tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng khiến việc 29 huy động vốn khó khăn hơn nhưng mặt khác giúp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc vay vốn làm ăn và thanh toán trung gian giữa ngân hàng và doanh nghiệp, qua đó khoản mục tiền gửi thanh toán không kì hạn của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt. 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng 4.2.1.1. Phân tích Doanh số cho vay Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế vừa mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Doanh số cho vay (DSCV) được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau để ngân hàng có thể nắm bắt rõ các xu hướng, quy mô, tỷ trọng của từng tiêu chí nhỏ hơn một cách cụ thể, từ đó có nhận xét chính xác và đề ra giải pháp phù hợp nâng cao DSCV. a) Doanh số cho vay theo thời hạn  Giai đoạn 2010 – 2012 Nhìn chung, DSCV của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể DSCV năm 2011 đạt 3.646.442 triệu đồng, tăng 54,10% so với năm 2010; năm 2012 DSCV tăng đến 4.733.211 triệu đồng, tăng 29,80% so với năm 2011. Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh vào năm 2011 là do trong năm, Chính phủ đã cho áp dụng Nghị quyết 03/NQ-CP và Nghị quyết 18/NQ-CP với các giải pháp kích thích kinh tế theo hướng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng đã làm nhu cầu vốn của người dân tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, trong năm ngân hàng cũng tiếp tục đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi ưu đãi cho vay hỗ trợ khách hàng và các chương trình vay vốn hiện tại đã khuyến khích người dân đi vay để đầu tư. Sang năm 2012, DSCV của ngân hàng cũng có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm lại đáng kể so với năm 2011do NHNN đã ban hàng Chỉ thị 01/CT-NHNN và Công văn 674/NHNN-CSTT nhằm thắt chặt tiền tệ, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Chính phủ, LienVietPostBank đã rà soát lại khách hàng cũ và thẩm định kỹ lưỡng các khoản vay mới nhằm hạn chế cấp vốn tràn lan ra nền kinh tế, do đó DSCV trong năm tăng chậm lại. Tuy nhiên, đối với ngân hàng trẻ như LienVietPostBank và nhiều chương trình ưu đãi lãi suất, DSCV vẫn gia tăng với tốc độ hợp lý so với tình hình chung của các NHTM trên địa bàn. 30 Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.359.338 3.640.382 4.137.089 1.281.044 54,30 496.707 13,64 Trung và dài hạn 6.900 6.060 596.122 (840) (12,17) 590.062 9737,00 Tổng 2.366.238 3.646.442 4.733.211 1.280.204 54,10 1.086.769 29,80 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 Doanh số cho vay ngắn hạn: Có cùng xu hướng thay đổi với tổng DSCV của ngân hàng – tăng liên tục qua các năm (tăng 54,30% vào năm 2011 và tăng 13,64% vào năm 2012). Về mặt cơ cấu, DSCV ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm trên 85% tổng DSCV. Điều này cho thấy về mặt thời hạn, LienVietPostBank cũng tập trung vốn vào việc cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro và dễ dàng kiểm soát các khoản vay của khách hàng. Nguyên nhân DSCV ngắn hạn tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn là do trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh thường đi vay để phục vụ nhu cầu vốn lưu động, chu kỳ vốn thường chỉ là 1 năm; hơn nữa, cho vay ngắn hạn sẽ hạn chế phần nào rủi ro về kỳ hạn cho ngân hàng với tình hình kinh tế giai đoạn vừa qua có nhiều biến động bất ổn. Bên cạnh đó, do Chính phủ đã ban hành các chính sách tài chính và thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và địa bàn TP. Cần Thơ nói riêng như Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg hay Nghị quyết 22/NQ-CP. Doanh số cho vay trung và dài hạn: DSCV trung và dài hạn của ngân hàng có sự biến động tăng giảm khác nhau theo từng năm. Cụ thể năm 2011, DSCV trung và dài hạn đạt 6.060 triệu đồng, giảm 12,17% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay và tỷ lệ lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản ảm đạm, cắt giảm đầu tư công và đặc biệt là sức mua từ thị trường trong nước và nước ngoài đều sụt giảm đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng vay vốn. Sang năm 2012, DSCV trung và dài hạn lại tăng mạnh 9.737% so với năm 2011. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, LienVietPostBank đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi với các ưu đãi về lãi suất dành riêng cho mảng tín dụng trung và dài hạn như “SEMFP III – nguồn tín dụng lãi suất thấp”, hay “Gói sản phẩm SEM 6 ưu đãi” dành cho hầu hết các ngành nghề trên địa bàn khu vực được tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất thấp nhằm cân đối hơn tỷ trọng DSCV theo thời hạn của ngân hàng. Tuy trong tình hình nền kinh tế còn nhiều khó 31 khăn, nhưng ngân hàng vẫn mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực trung và dài hạn với chiến lược cho vay đúng đắn vẫn có thể đem lại lợi nhuận và kiểm soát được rủi ro.  Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 Doanh số cho vay của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2013 tăng 38,65% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 2.822.586 triệu đồng. Trong đó, cả DSCV ngắn hạn và DSCV trung, dài hạn đều tăng. Về mặt cơ cấu, ngân hàng đã từng bước điều chỉnh hợp lý cơ cấu DSCV khi tỷ trọng DSCV ngắn hạn giảm xuống còn 85,83% và tỷ trọng DSCV trung, dài hạn tăng lên (so với cùng kỳ năm 2012). Giai đoạn này, DSCV tăng khá nhanh là do doanh nghiệp vay thêm vốn ngân hàng để sản xuất hàng hóa, cung ứng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người dân trong dịp đầu năm. Bên cạnh đó, trong năm 2013, NHNN tiếp tục điều chỉnh trần lãi suất giảm xuống dẫn đến lãi suất cho vay của các NHTM cũng giảm theo, vì vậy DSCV tăng lên. Hơn nữa, DSCV trung và dài hạn có sự gia tăng rất mạnh (tăng 2.154,38% so với cùng kỳ năm trước), tương tự xu hướng năm 2012 so với năm 2011. Nguyên nhân là do các gói khuyến mãi ưu đãi vẫn tiếp tục được ngân hàng triển khai từ năm 2012, hơn nữa, các Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg vẫn tiếp tục còn hiệu lực nên thành phần doanh nghiệp nông thôn, nông dân vẫn tiếp tục đến vay vốn. Mặc dù mặt bằng lãi suất cạnh tranh vẫn khá khó khăn cho việc cấp tín dụng, tuy nhiên đối với những ngân hàng trẻ có nhiều chương trình khuyến mãi vẫn là điểm cấp vốn lý tưởng cho các đối tượng chưa hài lòng lãi suất cho vay tại các ngân hàng lớn khác. Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 2.018.069 2.422.501 404.432 20,04 Trung hạn 17.747 400.085 382.338 2154,38 Dài hạn 2.035.816 2.822.586 786.770 38,65 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013 a) Doanh số cho vay theo ngành kinh tế  Giai đoạn 2010 – 2012 Cần Thơ là thành phố nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vào ngày 28/09/2009, Cần Thơ được công nhận là đô thị loại I trực 32 thuộc Trung ương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố: tăng cường đầu tư các ngành Xây dựng, Thương mại dịch vụ, phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến thực phẩm, du lịch & các ngành công nghiệp phụ trợ, mở rộng mạng lưới địa điểm tập kết mua bán trao đổi giữa Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Nắm bắt được tình hình, LienVietPostBank đã triển khai nhiều khoản cho vay đối với hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu của TP Cần Thơ. Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 57.736 92.984 173.922 35.248 61,05 80.938 87,04 Nông nghiệp 1.588.456 2.375.414 3.134.806 786.958 49,54 759.392 31,97 Thương mại - Sản 465.202 736.460 848.892 271.258 58,31 112.432 15,27 xuất - Chế biến Ngành nghề khác 254.844 441.584 575.591 186.740 73,28 134.007 30,35 Tổng 2.366.238 3.646.442 4.733.211 1.280.204 54,10 1.086.769 29,80 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010-2012 Cho vay xây dựng: Doanh số cho vay Xây dựng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay theo ngành của LienVietPostBank Cần Thơ. Năm 2010, doanh số cho vay Xây dựng là 57.736 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 2,44% tổng doanh số cho vay. Năm 2011 tăng 61,05% lên 92.984 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 2,55%. Đến năm 2012, doanh số cho vay Xây dựng là 173.922 triệu đồng, tăng 87,04% so với năm 2011, tương ứng với tỉ trọng 3,67%. Nhìn chung doanh số cho vay nhằm mục đích xây dựng tăng đều qua các năm, tuy vậy tỉ trọng ngành xây dựng vẫn rất thấp là do các nguyên nhân sau: TP Cần Thơ là trọng điểm kinh tế của vùng nên có nhiều công trình được đầu tư xây dựng, tuy nhiên đây chủ yếu là các công trình công cộng cần vốn đầu tư rất lớn từ các khoản vay trung dài hạn hoặc được ngân sách nhà nước cấp. Các khoản vay trung dài hạn này có khả năng thu hồi vốn chậm. Bên cạnh, tình hình bất động sản các năm gần đây vẫn còn trầm lắng, tỉ suất sinh lời của các Doanh nghiệp ngành xây dựng thấp và rủi ro cao khiến cho ngân hàng đều xem xét rất cẩn thận các dự án xây dựng trước khi cho vay dẫn đến doanh số cho vay thấp. Thay vào đó, các khoản vay xây dựng chủ yếu được ngân hàng giải ngân cho đối tượng là Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả 33 có nhu cầu mở rộng cơ sở, xây dựng nhà xưởng, Cá nhân có nhu cầu sửa chữa, xây mới hoặc tu bổ nhà cửa. Đây là nhóm khách hàng có thu nhập tương đối ổn định được LienVietPostBank Cần Thơ chủ yếu cho vay. Cho vay ngành Nông nghiệp: là đối tượng cho vay chủ yếu của LienVietPostBank, Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của ngân hàng: trung bình chiếm hơn 65% tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2010, doanh số cho vay lĩnh vực Nông nhiệp chiếm tỉ trọng 67,13%, đến năm 2011 tăng 49,54%, và năm 2012 tăng thêm 31,97%. Nguyên nhân là do trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, lĩnh vực tín dụng phi sản xuất gặp khó khăn thì nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, kèm theo đó NHNN cũng có nhiều thông điệp khuyến khích cho vay nông nghiệp. Theo đó, LienVietpostBank định hướng tập trung vào cho vay nhóm ngành nông nghiệp. Cụ thể, ngân hàng Liên Việt vẫn duy trì lãi suất cho vay ở mức ổn định. Đặc biệt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Liên Việt vẫn giữ mức lãi suất hỗ trợ giảm 1%/năm so với lãi suất thị trường theo Đề án Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn nhằm giúp người dân vùng ĐBSCL sản xuất kinh doanh. Do đó doanh số cho vay lĩnh vực nông nghiệp của Liên Việt Cần Thơ có sự gia tăng liên tục. 5.000.000 4.500.000 4.000.000 3.500.000 3.000.000 2.500.000 2.000.000 1.500.000 1.000.000 500.000 0 2010 2011 2012 Xây dựng Nông nghiệp Thương mại Ngành nghề - Sản xuất khác Chế biến Tổng Nguồn: Bảng 4.7 – LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 Hình 4.3 Doanh số cho vay theo ngành của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Cho vay ngành Thương mại: là ngành không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa nhưng có chức năng luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng, không có hoạt động thương mại thì sản xuất hàng hóa cũng khó phát triển được. Trong 3 năm gần đây, tỉ trọng hoạt động cho vay ngành 34 thương mại chỉ đứng sau khối ngành nông nghiệp. Năm 2010 doanh số cho vay ngành Thương mại đạt 465.202 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 58,31% và năm 2012 tăng 15,27%. Nhìn chung doanh số tăng qua các năm, trung bình chiếm tỉ trọng dưới 20% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Đối tượng chủ yếu của ngành này là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu vay vốn mua hàng hóa kinh doanh, các doanh nghiệp đầu tư vốn lưu động hoặc mua sắm thiết bị, ô tô tải cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa của đơn vị. Đây là các khoảng vay với số tiền không quá lớn, rủi ro thấp góp phần nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Cho vay các ngành khác: ngoài những ngành nghề chính như trên thì để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, LienVietPostBank Cần Thơ đã cho vay nhiều đối tượng khác như cho vay xây dựng nhà ở, khu nhà trọ, cho vay mua ô tô, cho vay du học…Đây là các lĩnh vực cho vay có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu DSCV của ngân hàng. Năm 2010, DSCV các ngành khác là 254.844 triệu đồng, năm 2011 tăng 73.28%, đến năm 2012 tăng 30,35% lên 575.591 triệu đồng. Nhìn chung tăng liên tục qua 3 năm, nguyên nhân là do nền kinh tế đang trên đà hồi phục, bên cạnh đó là nhiều gói kích cầu của chính phủ, cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt, mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy luu thông hàng hóa nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng trở lại. Đây là nhóm khách hàng tuy vay vốn nhỏ lẻ nhưng có thu nhập ổn định tránh rủi ro xấu cho ngân hàng.  Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Xây dựng 64.128 103.307 39.178 61,09 Nông nghiệp 1.393.312 1.978.915 585.603 42,03 Thương mại - Sản xuất 312.701 344.073 31.372 10,03 Chế biến Ngành nghề khác 265.674 396.291 130.617 49,16 Tổng 2.035.816 2.822.586 786.770 38,65 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013 Doanh số cho vay của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tăng trưởng rất tốt so với cùng kì năm 2012, đạt mức tăng trưởng 38,65% tương ứng với DSCV 6 tháng đầu năm 2013 là 2.822.586 triệu đồng. 35 Nhìn chung mặc dù kinh tế đầu năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tình hình đã diễn biến khả quan hơn năm 2012, giá cả được giữ ổn định, lãi suất giảm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như người dân vay vốn đầu tư cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm hàng hóa tiêu dùng nên DSCV tất cả các ngành đều tăng trưởng trong thời kì này. 4.2.1.2. Phân tích Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ (DSTN) sẽ cho thấy lượng tiền thu về của chi nhánh trong một kỳ xác định. Quá trình này giúp ngân hàng thu lại khoản gốc và lãi mà khách hàng đã cam kết trả đầy đủ khi đến hạn. Đây là chỉ tiêu được ngân hàng quan tâm vì lượng tiền thu về sẽ là nguồn vốn được sử dụng tái đầu tư tín dụng, đảm bảo nguồn vốn hiện tại và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. a) Doanh số thu nợ theo thời hạn  Giai đoạn 2010 – 2012 Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy DSTN của ngân hàng tăng liên tục qua ba năm. Cụ thể, DSTN tăng mạnh vào năm 2011 (tăng 72,96% so với năm 2010) và tăng nhẹ hơn vào năm 2012. Đặc biệt vào năm 2011, DSTN của ngân hàng có giá trị cao hơn DSCV tương ứng, cho thấy trong năm không những ngân hàng thu về các khoản nợ mới mà còn thu hồi được các khoản vay cũ của những năm trước. Bên cạnh đó, sự gia tăng liên tục của DSTN còn thể hiện nỗ lực và hiệu quả hoạt động của các cán bộ tín dụng tại ngân hàng trong công tác thu nợ. Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo thời hạn của LienVietPostBank từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.921.428 3.322.106 3.442.411 1.400.678 72,90 120.305 3,62 Trung hạn 5.308 10.283 566.031 4.975 93,73 555.748 5404,53 Dài hạn 1.926.736 3.332.389 4.008.442 1.405.653 72,96 676.053 20,29 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 - Doanh số thu nợ ngắn hạn: DSTN ngắn hạn của ngân hàng cũng có xu hướng tăng liên tục qua ba năm, tăng 72,90% vào năm 2011 và 3,62% vào năm 2012 với tỷ trọng trên tổng DSTN luôn chiếm trên 85%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, 36 giúp chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động cho vay, đảm bảo tính thanh khoản. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng qua các năm là do các khoản vay ngắn hạn có vòng quay nhanh với thời hạn ngắn nên dễ dàng thu hồi vốn dàng. Và do khách hàng vay của ngân hàng là khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng lâu dài, hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo thu hồi nợ. Hơn thế nữa là nhờ sự chỉ đạo, quản lý sát sao của ban lãnh đạo và sự nổ lực của cán bộ nhân viên trong công tác quản lý, thu hồi nợ. - Doanh số thu nợ trung và dài hạn: DSTN trung và dài hạn của ngân hàng cũng có xu hướng tăng liên tục qua các năm và đặc biệt tốc độ tăng ngày càng cao. Tuy nhiên tỷ trọng của DSTN trung, dài hạn chỉ chiếm rất thấp trong tổng DSTN (chưa đến 1% vào các năm 2010, 2011 và chưa đến 15% vào năm 2012). DSTN trung, dài hạn tăng liên tục do đặc tính của món vay này là thời hạn dài, thường là từ 1 năm trở lên; bên cạnh đó, thời gian thu hồi vốn dài trên một năm và được chia ra thành nhiều kỳ để trả nên doanh số thu hồi nợ của nó phụ thuộc vào kế hoạch trả nợ của từng món vay mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Năm 2011 và 2012 là năm mà những khoản vay các năm trước đã đến hạn thu hồi. Bên cạnh đó, chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh thu hồi nợ trung, dài hạn từ những năm trước, giám sát chặt chẽ hơn quá trình thu hồi các khoản vay trung, dài hạn để tập trung nguồn vốn để đa dạng các loại hình kinh doanh và dịch vụ khác của ngân hàng trong tương lai.  Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo thời hạn của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 1.717.389 2.647.647 930.258 54,17 Trung và dài hạn 4.842 351.977 347.135 7169,25 Tổng 1.722.231 2.999.624 1.277.393 74,17 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013 Tiếp tục xu hướng tăng của giai đoạn 2010 – 2012, DSTN của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 cũng tăng 74,17% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó đặc biệt gia tăng ở thành phần DSTN trung, dài hạn (tăng với tốc độ rất cao). Đây là xu hướng về tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này khi các món vay trung, dài hạn những năm trước đồng loạt tới hạn, cùng với dự đoán được tình hình khó khăn của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua, ngân hàng đã và đang tập trung thu nợ ở những khoản vay này. Tuy nhiên có thể thấy DSCV trung, dài hạn vẫn tăng là do khi kết thúc những khoản vay cũ, nhóm 37 khách hàng tiềm năng với những món vay lớn lại tiếp tục đi vay để phục vụ quá trình cải tiến kỹ thuật để mở rộng sản xuất trở lại. b) Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Lĩnh vực Xây dựng: DSTN chiếm tỉ trọng nhỏ trong lĩnh vực này (Trung bình dưới 4%), nguyên nhân là do Doanh số cho vay ngành xây dựng luôn thấp hơn các ngành khác. Tuy vậy cũng như sự gia tăng liên tục của DSCV, DSTN Xây dựng cũng gia tăng qua 3 năm, năm 2011 DSTN lĩnh vực này đạt 91.307 triệu đồng, tăng 85,84% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngành Xây dựng - Bất động sản trong nước vẫn đang trong thời kì khó khăn, mặt khác lãi suất năm 2011 cũng tăng cao hơn so với năm 2010 nên đa số các doanh nghiệp trong ngành vay vốn ngắn hạn hoàn trả trong năm. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chú trọng quản lí việc sử dụng vốn, thu hồi nợ đúng hạn để tránh phát sinh rủi ro. Sang năm 2012, DSTN tiếp tục tăng 74,95% so với năm 2011, đạt 159.742 triệu đồng, song song với đà tăng của DSCV ngành Xây dựng. Điều này cho thấy ngân hàng đã rất cẩn trọng trong việc xem xét cho vay và quản lí các món vay đối với ngành này. Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 49.132 91.307 159.742 42.176 85,84 68.434 74,95 Nông nghiệp 1.314.805 2.303.681 2.613.136 988.876 75,21 309.455 13,43 TM – SX - CB 381.686 659.480 913.682 277.793 72,78 254.203 38,55 Ngành nghề khác 181.113 277.921 321.882 96.808 53,45 43.961 15,82 Tổng 1.926.736 3.332.389 4.008.442 1.405.653 72,96 676.053 20,29 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 Lĩnh vực Nông nghiệp: là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay, năm 2010, DSTN ngành này đạt 1.314.805 triệu đồng, năm 2011 đạt 2.303.681 triệu tương ứng với mức tăng 75,21%. Năm 2012 DSTN vẫn tăng nhưng chậm hơn với mức tăng 13,43%, tương ứng 2.613.136 triệu đồng. Nguyên nhân DSTN tăng liên tục qua 3 năm là do tình hình nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp các năm gần đây ổn định, người nông dân đã áp dụng các biện pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu quả gieo trồng, tăng năng suất, lại được hưởng các mức lãi suất ưu đãi cho lĩnh vực này do đó các khách hàng 38 hoạt động có hiệu quả, khả năng trả nợ đúng hạn tăng. Mặt khác, DSTN năm 2011 cao hơn 2012 một phần cũng là do tác động của lãi suất năm 2011 cao hơn. Lĩnh vực Thương mại – Sản xuất – Chế biến: DSTN cũng như DSCV nhóm ngành này chiếm tỉ trọng lớn thứ nhì trong tỉ trọng của LienVietPostBank Cần Thơ (Trung bình quanh mức 20% tổng DSTN & DSCV). DSTN nhóm ngành TM-CB-SX tăng liên tục qua 3 năm, năm 2010 là 381.686 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 72,78% và năm 2012 tăng 38,55% so với năm 2011. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh hàng hóa & chế biến nông sản xuất khẩu đạt kết quả tốt. Khách hàng của nhóm ngành này đa số là các DNTN vừa và nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ có nhu cầu về vốn lưu động nên thời hạn đi vay ngắn, đầu tư hoàn vốn nhanh. Cộng với các hỗ trợ kích cầu tiêu dùng của chính phủ đã giúp cho việc kinh doanh của nhóm đối tượng này thuận lợi, hoàn thành việc thanh toán tiền vay đúng hạn với ngân hàng. Các Lĩnh vực khác: DSTN nhóm ngành này chiếm tỉ trọng thấp trong ngân hàng, tuy vậy trong 3 năm qua, cả DSCV và DSTN của nhóm ngành này đều tăng. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội của TP Cần Thơ ngày càng phát triển, dân số tăng kéo theo nhiều loại hình kinh doanh mua bán mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu người dân. Trong đó phổ biến là dịch vụ kinh doanh quán ăn, cà phê, sân bóng mini, nhà trọ cho sinh viên…các nhóm này tuy nhu cầu vốn không quá cao nhưng thu nhập mang lại đều dặn. Bên cạnh là cho vay tiêu dùng cá nhân với hầu hết các khách hàng đến vay là những người có thu nhập ổn định. Vì vậy đây là nhóm khách hàng có tỉ lệ rủi ro thấp, góp phần làm tăng thu nhập của ngân hàng được ngân hàng chú trọng phát triển các dịch vụ nhắm đến. Năm 2011, DSTN tăng 53,45% so với mức 181.113 triệu đồng của năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng 15,82%, đạt 321.822 triệu đồng.  Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Xây dựng 71.817 124.784 52.967 73,75 Nông nghiệp 1.191.784 2.133.633 941.849 79,03 TM – SX – CB 278.829 405.249 126.420 45,34 Ngành nghề khác 179.801 335.958 156.157 86,85 Tổng 1.722.231 2.999.624 1.277.393 74,17 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng 2012-2013 39 Tiếp nối đà tăng của những năm trước, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 của LienVietPostBank Cần Thơ tiếp tục tăng 74,17% so với cùng kì năm ngoái, đạt 2.999.624 triệu đồng. DSTN của tất cả các ngành đều tăng, trong đó nhóm Ngành nghề khác dẫn đầu với mức tăng 86,85% chứng tỏ tình hình phát triển tốt của nhóm ngành này. Nông nghiệp vẫn là nhóm ngành cho vay chủ lực của ngân hàng với mức tăng DSTN 79,03%, đạt 941,849 triệu đồng. DSTN với nhóm các ngành Xây dựng và Thương mại – Sản xuất – Chế biến tăng lần lượt là 73,75% và 79,03%, đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng. 4.2.1.3. Phân tích Dư nợ tín dụng Dư nợ cho vay (DNCV) là kết quả của quá trình cho vay và thu nợ của ngân hàng. Dư nợ thể hiện số vốn mà ngân hàng vẫn còn đang cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo. Thay đổi của trị số DNCV phụ thuộc hoàn toàn vào thay đổi của trị số DSCV và DSTN của ngân hàng. a) Dư nợ cho vay theo thời hạn  Giai đoạn 2010 – 2012 Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy DNCV của ngân hàng có cùng xu hướng thay đổi với DSCV và DSTN, tăng liên tục qua các năm, đặc biệt với tốc độ tăng nhanh dần. Cụ thể, năm 2011, DNCV tăng 46,47% so với năm 2010 và tăng mạnh 73,22% vào năm 2012 so với năm 2011. Mặc dù trong giai đoạn này, tốc độ gia tăng của DSCV và DSTN không cao bằng DNCV, tuy nhiên do phần dư nợ từ năm trước chuyển sang khá lớn, do đó làm tăng dư nợ giai đoạn sau. Điều này cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên muốn xác định rõ ràng mức độ rủi ro cũng như chất lượng của tín dụng thì cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính có liên quan. Bảng 4.13 Dư nợ cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 652.470 970.746 1.665.424 318.276 48,78 694.678 71,56 Trung và dài hạn 23.368 19.145 49.236 -4.223 -18,07 30.091 157,17 Tổng 675.838 989.891 1.714.660 314.053 46,47 724.769 73,22 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 40 - Dư nợ cho vay ngắn hạn: Có tốc độ tăng tương đương với tổng dư nợ và đặc biệt chiếm tỷ trọng rất cao, luôn trên 96% tổng DNCV của ngân hàng. Đây là điều dễ hiểu trong tình hình chung của nền kinh tế giai đoạn này, các ngân hàng trên địa bàn đều đầu tư vào lĩnh vực cho vay ngắn hạn để dễ dàng kiểm soát rủi ro và quản lý các khoản vay. Hơn nữa, nguyên nhân chủ yếu chính là nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp gia tăng mạnh, đồng thời với các chương trình cho vay ưu đãi của ngân hàng trong các lĩnh vực hỗ trợ lãi suất, cho vay doanh nghiệp lúa gạo hay cho vay ưu đãi mua nhà ở,… với sự phù hợp và kịp thời với nhu cầu của người đi vay. Dư nợ ngắn hạn gia tăng là do tốc độ tăng của DSCV ngắn hạn không cao bằng DSTN ngắn hạn trong cả hai năm 2011 và 2012, có thể thấy, tuy nhu cầu vốn cao nhưng khả năng trả hết nợ đối với thời hạn ngắn của các khách hàng tại ngân hàng vẫn chưa đảm bảo tuyệt đối. Tuy nhiên, DSCV ngắn hạn gia tăng cũng đã thể hiện tình hình cho vay tại ngân hàng cũng rất khả quan. - Dư nợ cho vay trung – dài hạn: DNCV trung – dài hạn của ngân hàng có sự sụt giảm vào năm 2011 (giảm 18,07%) và gia tăng trở lại vào năm 2012 (tăng mạnh 157,17%). Điều này thể hiện đúng tình hình của nền kinh tế thành phố trong năm 2011 khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, hoạt động tín dụng nói chung tại các ngân hàng đều gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới và thu các khoản nợ cũ đến hạn. Sang năm 2012, DNCV trung – dài hạn có sự gia tăng đột biến, nguyên nhân đến từ DSCV trung – dài hạn có tốc độ tăng rất cao so với DSTN, điều này xuất phát từ phía ngân hàng khi áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trung – dài hạn để hỗ trợ sản xuất – kinh doanh lâu dài theo tình hình đang khởi sắc dần của nền kinh tế. DNCV trong năm tăng rất cao, điều này chưa hẳn tốt do công tác quản lý rủi ro và kiểm soát dư nợ, giải ngân tại ngân hàng sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí hơn, tuy nhiên cũng hứa hẹn mang lại lợi nhuận nhiều hơn các khoản vay ngắn hạn.  Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 Bảng 4.14 Dư nợ cho vay theo thời hạn của LienVietPostBank sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 1.271.426 1.440.278 168.852 13,28 Trung và dài hạn 32.050 97.344 65.294 203,73 Tổng 1.303.476 1.537.622 234.146 17,96 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 41 Tuy giai đoạn này ngân hàng đang tập trung thu nợ tất cả các khoản vay đến hạn, nhưng nhìn chung DNCV sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tăng ở mức 17,96% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng đối với DNCV giai đoạn này được xem là khá hợp lý khi so sánh tình hình kinh tế nửa đầu năm 2013 và sự khó khăn của nền kinh tế khi vừa bước sang năm 2012. Giai đoạn này, DNCV ngắn hạn có tốc độ tăng tương đương tổng dư nợ do mức độ khách hàng vay vốn tại ngân hàng và DSTN vẫn được duy trì ổn định; cùng với sự gia tăng theo xu hướng của DSCV và DSTN trung – dài hạn mà DNCV trung – dài hạn cũng tăng lên với tốc độ 203,73% so với cùng kỳ. Sự thay đổi của DNCV có thể được giải thích theo sự thay đổi của DSCN và DSTN cùng thời kỳ. Hơn nữa, theo thông tin từ phía ngân hàng, DNCV trung – dài hạn xuất phát từ các khách hàng truyền thống có uy tín của ngân hàng và sự tiếp tục thực hiện các chương trình khuyến mãi, do đó ngân hàng mới mạnh dạn cho vay đồng thời cũng kiểm soát chặt chẽ những khoản vay này, đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng. b) Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế  Giai đoạn 2010 – 2012 Xây dựng Qua bảng số liệu ta thấy Dư nợ cho vay (DNCV) ngành Xây dựng tăng qua các năm. Tuy vậy, đây là ngành có tỉ trọng cho vay nhỏ nhất trong số các ngành ngân hàng cho vậy vốn. Mặt khác, tỉ trọng cho vay nhóm ngành giảm dần qua các năm, cụ thể nhóm ngành xây dựng chiếm tỉ trọng 3,44%, 2,52% và 2,28% lần lượt qua năm 2010, 2011, 2012. Từ đó cho thấy ngân hàng không quá chú trọng vào việc cho vay nhóm ngành này vì tình hình hoạt động của thị trường nhà đất, xây dựng các năm gần đây không có nhiều chuyển biến tích cực, việc đẩy mạnh cho vay tăng tỉ trọng nhóm ngành xây dựng có thể gây rủi ro cho ngân hàng. Tuy vậy ngân hàng cũng có biện pháp đảm bảo an toàn cho mình bằng cách xem xét kĩ lưỡng phương án kinh doanh của khách hàng trước khi có quyết định giải ngân, đồng thời chú trọng cho vay ngắn hạn để đảm bảo xoay vòng nguồn vốn. Nhờ các biện pháp quản lí tốt nên mặc dù thị trường còn chưa thuận lợi, dư nợ cho vay đối với ngành xây dựng vẫn tăng qua 3 năm, năm 2011 DNCV tăng nhẹ 7,21% so với năm 2010, sang năm 2012 tăng 56,89% lên 39.106 triệu đồng. Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành có tỉ trọng lớn nhất và có Dư nợ tăng dần qua các năm. Như đã định hướng trong các năm gần đây, nông nghiệp là nhóm đối tượng khách hàng chính của LienVietPostBank trong bối cảnh các lĩnh vực từng rất sôi động như bất động sản, chứng khoáng, thậm chí cả sản xuất kinh 42 doanh giờ vẫn nguội lạnh, nhiều món vay trở thành nợ khó đòi thì tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vẫn tăng trưởng tốt. Phù hợp với nhu cầu thị trường, LienVietPostBank đã triển khai nhiều sản phẩm cho vay phù hợp với điều kiện và thực tế làm ăn của người nông dân. Năm 2009, ngân hàng đã bắt đầu dề án “Cho vay ưu đãi Nông nghiệp Nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong năm 2010 và định hướng đến năm 2013” nhằm thực hiện chính sách gắn doanh nghiệp với nông dân, cho vay khép kín đảm bảo liên kết các nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà xuất khẩu với nông dân giúp cho người nông dân sản xuất lương thực có lãi tối thiểu 30%. Riêng về Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL, là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp của ngân hàng luôn chiếm tỉ trọng hơn 60% qua 3 năm 2010, 2011, 2012. Năm 2010, dư nợ cho vay của nhóm ngành này là 473.830 triệu đồng, năm 2011 tăng 15,14% và năm 2012 tăng 95,62% lên 1.067.233 triệu đồng. Bảng 4.15 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 23.249 24.926 39.106 1.677 7,21 14.181 56,89 Nông nghiệp 473.830 545.563 1.067.233 71.733 15,14 521.670 95,62 TM – SX - CB 102.187 179.167 114.377 76.980 75,33 -64.790 -36,16 Ngành nghề khác 76.572 240.235 493.944 163.663 213,74 253.708 105,61 Tổng 675.838 989.891 1.714.660 314.053 46,47 724.769 73,22 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 Thương mại – Sản xuất - Chế biến Là nhóm ngành có tỉ trọng cho vay lớn thứ nhì trong cơ cấu cho vay của ngân hàng nhưng tỉ trọng cũng như giá trị tuyệt đối của DNCV lại thay đổi tăng giảm khác nhau qua ba năm. Năm 2011, DNCV của nhóm ngành này tăng mạnh 75,33% so với năm 2010 lên 179.167 triệu đồng nguyên nhân là do trong năm DSCV lĩnh vực này tăng mạnh và lớn hơn nhiều so với năm 2010, cộng với dư nợ từ năm trước chuyển sang làm tăng DNCV của năm. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đẩy mạnh đầu tư và nhận được hỗ trợ từ các chính sách của chính phủ làm tăng nhu cầu vốn. Sang năm 2012, DNCV lĩnh vực này đạt 114.377 triệu đồng, giảm 36,16% so với năm trước. Nguyên nhân là do trong năm DSCV thấp hơn so với DSTN của ngân hàng; cụ thể thị 43 trường hàng sản xuất tiêu dùng sau năm 2011 không có nhiều bước đột phá, cá doanh nghiệp vay vốn đầu tư trên địa bàn TP cũng đã dần đi vào hoạt động ổn định, làm giảm nhu cầu vay vốn ngân hàng. Ngành nghề khác Dư nợ cho vay các ngành nghề khác tăng trưởng tốt qua ba năm với tỉ lệ tăng khá cao. Cụ thể, năm 2011, DNCV đạt 240.235 triệu đồng, tăng 213,74% so với năm 2010. Sang năm 2012. DNCV tiếp tục tăng 105,61% lên 493.944. Nguyên nhân là do DSCV nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, sữa chữa nhà cửa, du học…của người dân tăng cao làm dư nợ tăng. Nhìn chung sự tăng trưởng này cho thấy tuy mới thành lập nhưng ngân hàng đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm cho vay đáp ứng nhiều đối tượng khác nhau nhằm mở rộng thị phần, thu hút thêm nhiều khách hàng mới nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.  Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 Bảng 4.16 Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Xây dựng 17.237 17.629 392 2,27 Nông nghiệp 747.092 912.516 165.424 22,14 TM – SX – CB 213.039 53.201 -159.838 -75,03 Ngành nghề khác 326.108 554.277 228.168 69,97 Tổng 1.303.476 1.537.622 234.146 17,96 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 Nhìn vào số liệu có thể thấy Dư nợ sáu tháng đàu năm 2013 tăng so với cùng kì năm trước, trong đó xu hướng khá giống tình hình dư nợ cả năm 2012. DNCV lĩnh vực Thương mại Sản xuất Dịch vụ tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, từ 213.039 triệu giảm còn 53.201 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 75,03%, mặc dù DSCV có tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 nhưng giá trị tăng của DSTN lớn hơn dẫn đến DNCV giảm. Về các ngành khác, DNCV vẫn tăng trưởng so với cùng kì năm 2012, ngành xây dựng tăng nhẹ 2,27% so với cùng kì, tuy nhiên DSCV lại tăng thấp hơn DSTN vì ngân hàng có xu hướng giảm dư nợ ngành này. Nông nghiệp và các ngành nghề khác tăng trưởng tốt với mức tăng tương ứng là 22,14% và 69,97% so với 6 tháng đầu năm 2011. 44 4.2.2. Đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng Bảng 4.17 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại LienVietPostBank Cần Thơ Chỉ tiêu Đơn vị tính 1. Tổng nguồn vốn 2. Vốn huy động 3. Doanh số cho vay 4. Doanh số thu nợ 5. Tổng dư nợ 6. Dư nợ bình quân 7. Vòng quay vốn tín dụng = (4)/(6) 8. Hệ số thu nợ = (4)/(3) 9. Tổng dư nợ / Vốn huy động = (5)/(2) 10. Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn = (5)/(1) Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 1.954.682 1.516.476 1.672.195 1.612.839 1.279.279 1.467.237 4.733.211 2.035.816 2.822.586 4.008.442 1.722.231 2.999.624 1.714.660 1.303.476 1.537.622 1.352.276 1.146.684 1.626.141 2010 804.511 643.765 2.366.238 1.926.736 675.838 456.087 2011 1.194.960 796.422 3.646.442 3.332.389 989.891 832.865 Vòng 4,22 4,00 2,96 1,50 1,84 % 81,43 91,39 84,69 84,60 106,27 Lần 1,05 1,24 1,06 1,02 1,05 % 84,01 82,84 87,72 85,95 91,95 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 45 4.2.2.1. Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng trong một năm của ngân hàng, thể hiện tốc độ thu hồi nợ nhanh hay chậm. Tuy nhiên không giống tài chính doanh nghiệp, trong kinh doanh ngân hàng, vòng quay vốn tín dụng càng cao thể hiện chính sách của ngân hàng thiên về tín dụng ngắn hạn, còn vòng quay thấp thể hiện ngân hàng thiên về tín dụng trung dài hạn. Tuy nhiên nếu vòng quay vốn tín dụng quá cao đồng nghĩa với ngân hàng phải kí nhiều hợp đồng tín dụng trong một thời kì, điều này có thể làm tăng chi phí ngân hàng.  Giai đoạn 2010 - 2012 Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng hai năm 2010 và 2011 luôn ở mức cao, trung bình mỗi năm gần 4 vòng; tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng lại giảm mạnh vào năm 2012 (đạt 2,96 vòng). Cụ thể vào năm 2010, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là 4,22 vòng. Điều này có nghĩa trong năm ngân hàng đã thu nợ và phát vay mới cho khách hàng được 4,22 lần. Cho thấy tốc độ quay vòng vốn tín dụng của ngân hàng giảm dần qua ba năm và DSTN có tốc độ tăng thấp hơn so với DNCV và dư nợ bình quân của ngân hàng. Với mức vòng quay giai đoạn vừa qua của ngân hàng được đánh giá là khá cao so với toàn hệ thống, thể hiện khả năng quay vòng vốn của các khoản vay tại ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên vào năm 2012, vòng quay giảm xuống thể hiện tốc độ quay vòng vốn chậm lại trong tình hình kinh tế vừa mới hồi phục, các doanh nghiệp vay vốn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu ổn định sản xuất và kinh doanh. Nếu tốc độ này quá lớn sẽ không tốt cho ngân hàng khi mức thu hồi nợ quá nhanh, khách hàng trả nợ trước thời hạn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng. Đồng thời lãi phạt trả nợ trước hạn ảnh hưởng đến mong muốn đi vay của khách hàng sau này. Vì vậy ngân hàng cần kiềm chế tốc độ tăng của vòng quay vốn tín dụng bằng cách tăng cường thẩm định mục đích và thời hạn vay của khách hàng có hợp lí không, đồng thời vẫn phải duy trì mức DSCV ổn định và không làm phát sinh nợ quá hạn hay nợ xấu cho ngân hàng.  Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012 và 2013 Trong giai đoạn này, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng ở mức thấp, đạt 1,84 vòng trong sáu tháng đầu năm 2013. Tình hình quay vòng vốn vào đầu năm nói chung là khá chậm, thời điểm đầu năm là lúc các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được triển khai nên việc trả nợ chậm hơn các thời điểm khác tỏng năm. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng giai đoạn này cũng ở mức chấp nhận được, ngân hàng vẫn nên tăng cường công tác thu nợ để đạt mức giá trị cao hơn. 46 4.2.2.2. Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng, phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng thực hiện tốt. Tuy nhiên tỉ lệ này cao không phải lúc nào cũng có lợi.  Giai đoạn 2010 - 2012 Hệ số thu nợ của ngân hàng luôn đạt mức cao tren 80% trong suốt giai đoạn 3 năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010, hệ số thu nợ đạt 81,43%, điều này có nghĩa trong năm ngân hàng cho vay 100 đồng thì thu về được 81,43 đồng. Đến năm 2011, hệ sô thu nợ tiếp tục tăng lên 91,39% và sang năm 2012 hệ số thu nợ đạt 84,69%. Điều này cho thấy ngân hàng đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ và chăm sóc khách hàng , tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Tuy nhiên trong năm 2012 tốc độ tăng của DSCV cao hơn DSTN đồng thời tình hình kinh tế có khó khăn hơn so với năm 2011 nên việc thu hồi nợ của ngân hàng giảm sút.  Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 Hệ số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt rất cao 106,27% so với 84,60% cùng kì năm trước. Như đã thấy do có khó khăn phía khách hàng nên thu nợ của năm 2012 giảm so với năm trước. Đến năm 2013 tình hình có thuận lợi hơn nên nguồn tiền được thu hồi các khách hàng có nợ tồn đọng từ năm trước, dẫn đến hệ số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao. Trong suốt thời gian hoạt động LienVietPostBank Cần Thơ đã làm tốt công tác thu nợ, cử cán bộ đến thăm hỏi, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng tạo động lực cho khách hàng trả nợ. 4.2.2.3. Tổng dư nợ/Vốn huy động Chỉ số Dư nợ/Vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì nếu quá lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng không tốt, còn quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng tận dụng nguồn vốn để cho vay chưa hiệu quả. Cụ thể nếu chỉ số này lớn hơn 1 cho thấy ngân hàng đã sử dụng hết nguồn vốn huy động và phải sử dụng thêm các nguồn khác như vốn điều chuyển. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì vốn huy động của ngân hàng vẫn còn thừa sau các hoạt động cho vay, làm tăng chi phí.  Giai đoạn 2010 - 2012 Trong suốt 3 năm 2010, 2011, 2012 nhìn chung chỉ số Tổng dư nợ/Vốn huy động luôn lớn hơn 1. Cụ thể năm 2010 chỉ số này là 1,05 điều này có nghĩa trong 105 đồng cho vay thì trong đó 100 đồng là vốn huy động của chi nhánh, còn lại 5 đồng là điều chuyển từ hội sở. Sang năm 2011 tăng lên 1,24% 47 và năm 2012 là 1,06%. Qua 3 năm, DNCV của ngân hàng tăng trưởng cao trong khi là một ngân hàng còn mới trên địa bàn Cần Thơ nên công tác huy động vốn vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng, dẫn đến chi nhánh phải sử dụng một số vốn điều chuyển từ hội sở (đặc biệt năm 2011 có tỉ lệ Dư nợ/Vốn huy động cao nhất). Tuy vậy đến năm 2012 tình hình huy động vốn của ngân hàng đã phát triển tốt, tăng 103% so với năm trước, nên đã phần nào giảm bớt lệ thuộc vào vốn điều chuyển. Việc cải thiện hiểu quả huy động vốn giúp chi nhánh chủ động hơn trong sử dụng nguồn vốn của mình, giảm bớt chi phí và nâng cao lợi nhuận.  Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 So với 6 tháng đầu năm 2012, việc huy động vốn của chi nhánh vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vay. Tỉ lệ dư nợ/vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 là 1,05 tăng nhẹ so với 1,02 của cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Nhìn chung qua các năm tình hình huy đọng vốn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng, dẫn đến ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, đây là điều cần lưu ý về các chương trình thu hút nguồn vốn tiền gửi trong các năm tiếp theo để việc kinh doanh của ngân hàng hiệu quả hơn. 4.2.2.4. Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn. Chỉ số Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn cho biết mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác chỉ số này giúp các nhà phân tích biết được quy mô tín dụng của ngân hàng.  Giai đoạn 2010 - 2012 Nhìn chung chỉ số này biến động tăng giảm khác nhau qua từng năm nhưng bình quân đều cao hơn 80% cho thấy nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh Cần Thơ là cho vay. Cụ thể năm 2010 tỉ số Dư nợ/Tổng nguồn vốn đạt 84,01%, sang năm 2011 giảm còn 82,84% nguyên nhân là do trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng của dư nợ thấp hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn. Trong năm 2011, ngân hàng đã đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho chi nhánh dẫn đến tăng chi phí ngoài lãi, số tiền trên không sử dụng vào việc cho vay nên phần tăng của nguồn vốn không tương ứng với dư nợ. Năm 2012, tỉ lệ tăng lên 87,72% mặc dù đây là năm tương đối khó khăn với ngành ngân hàng bởi lãi suất huy động và cho vay đều thấp, NHNN có thông tư giới hạn chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay. Tuy vậy LienVietPostBank vẫn đẩy mạnh công tác cho vay vào các đối tượng ngành nghề chủ đạo của ngân hàng như nông nghiệp và các ngành nghề khác, đây là các nhóm khách hàng ít bị 48 ảnh hưởng trong điều kiện doanh nghiệp các ngành khác gặp khó khăn vì kinh tế bất ổn.  Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Tỉ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn thời kì 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng mạnh 6,98% với cùng kì năm trước, đạt mức rất cao là 91,95% so với năm trước là 85,95%. Điều này cho thấy hoạt động chủ yếu của LienViet Cần Thơ trong giai đoạn đầu năm 2013 chủ yếu là cho vay, khi mà DNCV có giá trị gần bằng Tổng nguồn vốn. Trong đó tập trong phần lớn ở dư nợ cho vay ngắn hạn, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu cũng do tình hình kinh tế năm 2013 vẫn đang phục hồi nhờ hàng loạt các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhưng tốc độ phục hồi không nhanh và mạnh. Vì vậy đối với ngân hàng các khoản vay ngắn hạn sẽ đem lại ít rủi ro hơn. Tuy nhiên việc quá chú trọng vào hoạt động tín dụng sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng so với việc đẩy mạnh các dịch vụ hoặc thanh toán các dịch vụ phi tín dụng khác. 4.3. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng Tình hình nợ xấu a) Nợ xấu phân theo nhóm  Giai đoạn 2010 đến 2012 Bảng 4.18 Nợ xấu phân theo nhóm nợ của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 8.854 9.124 7.234 270 3,05 (1.890) (20,71) Nhóm 4 0 0 2.999 2.999 Nhóm 5 0 0 0 0 0 Tổng 8.854 9.124 10.233 270 3,05 1.109 12,15 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012 Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, thành phần nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 tập trung chủ yếu vào nợ nhóm 3 (toàn bộ nợ xấu năm 2010 và 2011 của ngân hàng đều là nợ nhóm 3) và nợ nhóm 4 (nợ xấu năm 2012 của ngân hàng chủ yếu là nợ nhóm 3, và có 29,31% trong tổng nợ xấu là nợ nhóm 4). Điều này thể hiện tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn ở mức khá tốt do tuy vẫn có nợ xấu là tình hình chung của các NHTM trên địa bàn 49 giai đoạn này, nhưng nợ xấu của ngân hàng được kiểm soát tốt ở các nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp. Cụ thể, nợ nhóm 3 năm 2011 của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 3,05% so với năm 2011, và đặc biệt sụt giảm vào năm 2012 (giảm 20,71% so với năm 2011). Nhận định đầu tiên với xu hướng thay đổi của giá trị nợ nhóm 3 (nhóm nợ chủ yếu trong thành phần nợ xấu của ngân hàng) thể hiện khả năng kiểm soát nợ xấu của ngân hàng khá tốt, công tác thẩm định và kiểm soát các khoản vay của các CBTD được đào tạo và thực hiện hiệu quả, cho thấy trước tình hình lạm phát tăng cao trong năm 2011, công tác thu nợ của ngân hàng cũng đã thể hiện rất tốt với DSTN tăng liên tục qua ba năm, do vậy nợ nhóm 3 trong năm cũng tăng nhẹ. Sang năm 2012, nợ nhóm 3 của ngân hàng lại sụt giảm khá nhiều, trong khi đó lại xuất hiện nợ nhóm 4 (nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn). Dựa vào bảng số liệu có thể thấy, tổng nợ xấu của ngân hàng năm 2012 tăng 12,15% so với năm 2011, từ đó có thể kết luận, nguyên nhân nợ nhóm 3 giảm đi và xuất hiện nợ nhóm 4 tại ngân hàng là do các khoản nợ từ nhóm 3 chuyển sang. Hơn nữa, hoạt động của các doanh nghiệp trong năm 2012 vẫn chưa thật sự hiệu quả khi lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều do cầu nội địa thấp, hơn nữa một số doanh nghiệp lại bị giải thể. Do đó làm tăng mức độ rủi ro cho các khoản vay của ngân hàng, dẫn đến nhiều khoản vay bị chuyển nhóm nợ.  Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Bảng 4.19 Nợ xấu theo nhóm của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Nhóm 3 4.688 10.067 5.379 114,74 Nhóm 4 2.134 2.633 499 23,38 Nhóm 5 0 344 344 Tổng 6.822 13.044 5.809 85,15 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, sáu tháng đầu năm 2013 Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy, tổng nợ xấu của ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể tăng 85,15% tương ứng 5.809 triệu đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất (77,18%), kế đến là nợ nhóm 4 (20,19%) và cuối cùng là sự xuất hiện của nợ nhóm 5 với tỷ trọng 2,64% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Vào sáu tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng chuyển biến không tốt do tổng nợ tăng quá cao và xuất hiện thêm nợ nhóm 5 (là nhóm nợ có khả năng mất vốn, mang mức độ rủi ro cao nhất về khả năng không thu hồi được cả gốc lẫn 50 lãi của các khoản vay) so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy tình hình kinh tế vẫn chưa ổn định hơn năm 2012 với các nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu tương tự những năm trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2012, sự xuất hiện của nợ nhóm 5 và sự gia tăng đột biến các khoản nợ nhóm 3 cho thấy vào nửa cuối năm 2012, khả năng thẩm định và kiểm soát các khoản vay của ngân hàng suy giảm. Hơn nữa, với sự xuất hiện thành phần nợ nhóm 3 thuộc các khoản vay trung và dài hạn làm tổng nợ tăng nhanh. Có thể thấy, các khoản vay trung và dài hạn vẫn chưa là sở trường của một ngân hàng trẻ như LienVietPostBank Cần Thơ khi làm gia tăng nhanh chóng nợ nhóm 3. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngoài còn gặp nhiều khó khăn, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn do một phần vì ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo Công văn số 2056/NHNN-CSTT và thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 780/QĐNHNN. b) Nợ xấu theo ngành kinh tế  Giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 Xây dựng Nhìn chung, nợ xấu nhóm ngành Xây dựng có xu hướng giảm liên tục qua ba năm với tốc độ giảm ngày càng gia tăng. Hơn nữa, tỷ trọng nợ xấu nhóm ngành này tại ngân hàng là thấp nhất trong các ngành kinh tế được xét. Điều này được giải thích bởi sự sụt giảm của DSCV và tỷ trọng dư nợ của nhóm ngành này cũng thấp nhất trong tổng DNCV của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012. Nguyên nhân chủ yếu do lĩnh vực này giai đoạn nhiều năm gần đây đang trong tình trạng đóng băng, đặc biệt về nhóm ngành nhỏ là Bất động sản. Do đó các doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc vay vốn để tiếp tục phát triển trong lĩnh vực này mà chuyển một phần sang các lĩnh vực đầu tư khác. Mặt khác, do đây là nhóm ngành đang hoạt động không hiệu quả của nền kinh tế nên ngân hàng đã thận trọng hơn trong công tác thẩm định và thu nợ, từ đó làm giảm giá trị nợ xấu trong ba năm.  Nông nghiệp Trái ngược với nhóm ngành Xây dựng, nợ xấu thuộc nhóm ngành Nông nghiệp lại gia tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012 và tốc độ tăng ngày càng cao. Trong tình hình chung lĩnh vực Nông nghiệp là lĩnh vực cho vay chủ yếu và đầy tiềm năng của LienVietPostBank Cần Thơ nói riêng, các NHTM khác trên địa bàn nói chung mà còn của cả khu vực ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước. Tuy vậy, nhóm ngành này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thiên tai như lũ lụt, hạn hán, các loại dịch bệnh liên tục trong quá trình thâm canh tăng vụ. Những nhân tố này nằm ngoài sự kiểm soát của CBTD cũng như khách 51 hàng đi vay tại ngân hàng (chủ yếu là nông dân). Mặt khác, tình hình các doanh nghiệp tiêu thụ trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, từ đó cản trở nguồn thu nhập khi các hộ nông dân cung cấp lúa gạo để bán ra thị trường, do vậy làm phát sinh nợ xấu nhiều hơn tại ngân hàng. Bảng 4.20 Nợ xấu theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 1.075 1.016 761 (59) (5,52) (254) (25,03) Nông nghiệp 3.043 3.297 3.800 254 8,36 502 15,23 TM – SX - CB 3.113 3.388 3.901 275 8,82 513 15,15 Ngành nghề khác 1.623 1.423 1.771 (200) (12,30) 348 24,45 Tổng 8.854 9.124 10.233 270 3,05 1.109 12,15 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, giai đoạn 2010 – 2012  TM – SX – CB Có cùng xu hướng thay đổi với nhóm ngành Nông nghiệp, nợ xấu của nhóm ngành Thương mại – Sản xuất – Chế biến cũng tăng liên tục qua ba năm. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cả ba nhóm ngành này. Về ngành Chế biến làm phát sinh nợ xấu khá cao trong tổng nợ xấu của nhóm ngành là do lĩnh vực Chế biến thủy sản là lĩnh vực đầu tư kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp tại TP. Cần Thơ; mặt khác, nhóm ngành này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng do các loại dịch bệnh trên thủy sản như cá, tôm, các chính sách từ các quốc gia nhập khẩu thủy sản Việt Nam gây khó khăn trong việc nhập khẩu vào nước bạn, các loại thuế và tình trạng ép giá do chưa được xác nhận đăng ký thương hiệu rõ ràng đã làm cho doanh số nuôi trồng thủy sản tuy tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng doanh thu của các doanh nghiệp lại không cao. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đủ và đúng hạn, làm phát sinh nợ xấu tại ngân hàng. Bên cạnh đó, do lạm phát tăng cao và chỉ vừa được kiềm chế vào giữa năm 2012, người dân địa phương thắt chặt chi tiêu, do đó làm cầu tiêu dùng yếu, gây ảnh hưởng đến nhóm ngành Thương mại và Sản xuất trên địa bàn, từ đó cũng làm phát sinh thêm nợ xấu cho ngân hàng trong giai đoạn này.  Ngành nghề khác Nợ xấu thuộc các ngành nghề còn lại tại ngân hàng lại có xu hướng thay đổi khác nhau qua ba năm và đặc biệt có tốc độ tăng cao nhất vào năm 2012 52 (tăng đến 24,45% so với năm 2011) so với tốc độ tăng của các ngành nghề đã nêu ở phần trên. Trước tình hình dư nợ và DSCV của ngân hàng thuộc nhóm ngành còn lại này tăng liên tục qua các năm, thể hiện sự đa dạng hóa hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng nhưng lại thể hiện một sự lơi lỏng trong công tác thẩm định các khoản vay thuộc nhóm này, đặc biệt thuộc lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tuy tình hình kinh tế năm 2012 có phần biến đổi tích cực hơn so với năm 2011, nhưng thiện chí trả nợ của khách hàng thuộc nhóm này lại không cao. Mặt khác, các khoản vay này chủ yếu dựa trên uy tín của khách hàng tại ngân hàng, hơn nữa có thể phát sinh các tiêu cực về thông tin khách hàng cung cấp do đó làm tốc độ tăng của nợ xấu cao nhất trong các ngành nghề. Ngân hàng cần kiểm tra rà soát lại nhóm khách hàng này để có biện pháp xử lý nhằm quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng trong tương lai.  Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Bảng 4.21 Nợ xấu theo ngành kinh tế của LienVietPostBank Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Xây dựng 499 1.031 532 106,74 Nông nghiệp 2.397 5.864 3.466 144,60 TM – SX – CB 2.516 4.118 1.602 63,69 Ngành nghề khác 1.410 2.031 621 44,04 Tổng 6.822 13.044 6.222 91,20 Nguồn: LienVietPostBank Cần Thơ, sáu tháng đầu năm 2013 Sang năm 2013, tình hình nợ xấu của ngân hàng có chuyển biến tiêu cực khi các khoản nợ xấu không còn nằm chủ yếu ở khoản vay ngắn hạn mà các khoản vay trung và dài hạn cũng đã làm phát sinh thêm nợ xấu tại ngân hàng. Khi xét theo ngành kinh tế, có thể thấy tất cả các ngành kinh tế vay vốn tại ngân hàng đều có mức nợ xấu tăng cao trong sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt là các lĩnh vực Xây dựng, Nông nghiệp và Chế biến thủy sản. Thị trường bất động sản tuy có sự chuyển mình nhưng vẫn đang trong tình trạng đóng băng với nhiều nhà ở chưa được tiêu thụ tại các khu dân cư, chung cư xây sẵn. Các khoản vốn vay của doanh nghiệp thuộc ngành này đến hạn từ lâu và làm phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng. Về lĩnh vực Chế biến thủy sản cũng gặp rủi ro tương tự về doanh số nuôi trồng và chế biến thủy sản sáu tháng đầu năm chỉ tăng trung bình 1,8% trong khi cùng kỳ năm trước lại tăng đến 7,2%. Các khó khăn trong vấn đề xuất khẩu ra thị trường nước ngoài vẫn chưa được giải quyết triệt để gây nên thất thoát ngày càng nhiều 53 trong doanh thu của nhóm doanh nghiệp này, tạo khó khăn trong vấn đề sản xuất tiếp theo của họ. Nhìn chung, tình hình nợ xấu của ngân hàng sáu tháng đầu năm tăng rất cao, với tốc độ gia tăng cao nhất trong các giai đoạn trước đó. Điều này làm phát sinh rủi ro tín dụng rất nhiều cho ngân hàng, đặc biệt là các vụ bê bối của các Chi nhánh khác trong vấn đề thẩm định tín dụng đã ảnh hưởng phần nào đến khả năng kiểm soát thông tin do khách hàng cung cấp dẫn đến nguyên nhân mặt khác là từ đánh giá sai khách hàng. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ để chỉnh đốn lượng nợ xấu tăng cao đột biến trong giai đoạn này. 54 4.3.2. Đánh giá rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu tài chính Bảng 4.22 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank Cần Thơ Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1. Nợ xấu 2. Tổng dư nợ 3. Dự phòng rủi ro tín dụng 4. Hệ số rủi ro tín dụng = (1)/(2) 5. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = (3)/(2) 6. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = (3)/(1) Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % 8.854 675.838 2.936 1,31 9.124 989.891 5.436 0,92 10.233 1.714.660 13.990 0,60 6 tháng đầu 2012 6.822 1.303.476 5.721 0,52 % 0,43 0,55 0,82 0,44 0,48 % 33,16 59,58 136,71 83,87 56,31 2010 2011 55 2012 6 tháng đầu 2013 13.044 1.537.622 7.345 0,85 4.3.2.1. Hệ số rủi ro tín dụng (Nợ xấu/ Tổng dư nợ) Chỉ tiêu này dùng để dánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, trong quá trình hoạt động của bất kì ngân hàng nào thì nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Mục tiêu của ngân hàng là làm sao quản lí tốt các khoảng cho vay của mình để giữ tỉ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ ở mức thấp (dưới 3%), tỉ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng sẽ càng cao và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Nợ xấu là các khoản nợ xếp vào nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493/2005/NHNN. Chỉ số Nợ xấu/Tổng dư nợ phản ánh rõ nét nhất rủi ro tín dụng nên nó có vai trò quan trọng, quyết định tổng thể chất lượng tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu, LienVietPostbank Cần Thơ luôn chú ý giữ hệ số này ở mức thấp. Cụ thể năm 2010, hệ số rủi ro tín dụng là 1,31% và giảm xuống 0,92% vào năm 2011. Sang năm 2012 tiếp tục giảm còn 0,60%, nguyên nhân là qua 3 năm tình hình kinh doanh của ngân hàng có nhiều khả quan, dư nợ các năm tăng liên tục với tốc độ cao, bên cạnh đó nhóm đối tượng khách hàng chính của ngân hàng là các cá nhân công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gặp thuận lợi có khả năng trả nợ đúng hạn. Nợ xấu có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với dư nợ cho vay. Qua đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện khá tốt những yêu cầu về quản lí rủi ro tín dụng mà NHNN đưa ra đồng thời cho thấy công tác quản lí nợ xấu của chi nhánh trong ba năm 2010 - 2012 đạt hiệu quả tốt. Sang đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu có tăng nhanh so với cùng kì năm 2012, hệ số Nợ xấu/Dư nợ 6 tháng 2013 là 0,85%, cao hơn 62,08% so với con số 0,52% cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do nợ xấu tăng mạnh 91,20% so với cùng kì trong bối cảnh tình hình kinh tế năm 2013 chuyển biến không thuận lợi cho doanh nghiệp khiến nhiều khách hàng không có điều kiện trả nợ. Tốc độ gia tăng của dư nợ chậm hơn so với nợ xấu làm chỉ số này tăng đáng kể. Với tình hình trên nếu không chủ động hơn với các khoản nợ quá hạn thì dự đoán mức rủi ro của ngân hàng sẽ tiếp tục tăng, tuy vậy với tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây vẫn chưa ổn định cho doanh nghiệp làm ăn thì việc giữ nợ xấu dưới mức 3% là một lực của ngân hàng, đây là điều rất cần thiết nhất là với những ngân hàng mới thành lập như LienVietPostBank Cần Thơ. 4.3.2.2. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Dự phòng/Tổng dư nợ) Để xử lí nợ xấu có nhiều biện pháp như khoanh nợ, xóa nợ, phát mãi tài sản đảm bảo,...nhưng trích lập dự phòng là một giải pháp nhanh và tiết kiệm thời gian, đồng thời cũng là bắt buộc đới với mỗi ngân hàng thương mại. Đây là cách xử lí lâu dài và ổn định được cụ thể hóa bằng các quy định. Tỷ lệ trích lập dự phòng tùy thuộc vào tình hình kinh tế cũng như hoạt động của hệ thống 56 ngân hàng được NHNN xem xét ban hành. Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh khả năng trích lập dự phòng của ngân hàng đối với các khoản vay phòng ngừa rủi ro xảy ra. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ trích lập DPRRTD của ngân hàng càng tốt, tuy nhiên hiện nay NHNN quy định trích lập cụ thể cho từng nhóm nợ, vì vậy LienVietPostBank vừa xem xét tình hình thực tế, vừa phải trích lập theo đúng quy định. Suốt giai đoạn 2010 đến 2012, tỉ lệ trích DPRRTD của LienVietPostBank Cần Thơ tăng liên tục, cụ thể năm 2010 là 0,43%, năm 2011 tăng 26,41% lên 0,55% và năm 2012 là 0,82%, tăng 48,57% so với năm trước. Cho thấy chi nhánh rất chú trọng an toàn trong hoạt động của mình, tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định của NHNN. Ngoài ra sự gia tăng này còn bởi cho vay tăng qua các năm dẫn đến cần nhiều khoảng trích lập dự phòng hơn. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, DPRRTD tiếp tục tăng nhẹ so với cùng kì năm 2012, từ 0,44% lên 0,48%. Nhìn chung mức trích lập của chi nhánh ổn định theo thời gian và tăng theo sự gia tăng của dư nợ và cũng phù hợp với tình hình tăng dần của nợ xấu, ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng tín dụng, đẩy mạnh việc thu hồi nợ quá hạn và khống chế nợ xấu ở mức hợp lí. 4.3.2.3. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (Dự phòng/Nợ xấu) Chỉ tiêu khả năng bù đắp rủi ro tín dụng là tỉ số giữa DPRRTD được trích lập và nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tài chính linh hoạt của ngân hàng trong việc dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.  Giai đoạn 2010 – 2012 Dựa vào bảng số liệu, nhận xét đầu tiên đối với chỉ tiêu này là qua ba năm giá trị hệ số này tăng liên tục. Điều này thể hiện khả năng bù đắp rủi ro tín dụng thông qua DPRRTD của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Cụ thể, năm 2010, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại ngân hàng là 33,16%, có nghĩa cứ 100 đồng nợ xấu thì có 33,16 đồng dự phòng bù đắp. Sang năm 2011, chỉ tiêu này tăng lên đến 59,58% và tiếp tục tăng đến 136,71% vào năm 2012. Từ chỉ tiêu này đã cho thấy khả năng bù đắp của ngân hàng khi rủi ro đối với các khoản tín dụng ngắn hạn xảy ra gia tăng dần và là gần như tuyệt đối vào năm 2012 khi mà mức trích lập DPRRTD của ngân hàng đã cao hơn thực tế nợ xấu đã phát sinh. Có thể thấy là do DPRRTD không chỉ phụ thuộc vào thực tế nợ xấu phát sinh mà còn phụ thuộc vào các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 và dự phòng chung được trích lập trên các khoản nợ nhóm 1, 2, 3, và 4 của ngân hàng. Với xu hướng gia tăng của hệ số này cùng với mức DPRRTD được trích lập được xem là khá hợp lý khi bảo đảm được khả năng bù đắp rủi ro 57 trong tình hình kinh tế vẫn còn đang biến động, đối với ngân hàng trẻ như LienVietPostBank Cần Thơ làm một dấu hiệu rất khả quan, phản ánh khả năng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.  Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012 và 2013 Khả năng bù đắp rủi ro đối với tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013 giảm xuống còn 56,31% thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ xấu giai đoạn này tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt ở nợ các nhóm có mức độ rủi ro cao do đó làm cho mức trích lập DPRRTD cũng tăng nhưng tốc độ tăng không cao do phụ thuộc vào tốc độ tăng của tổng dư nợ. Nhìn chung có thể thấy tuy chỉ tiêu này lại giảm xuống nhưng đối với tình hình nợ xấu vẫn khá thấp và lượng nợ nhóm 5 gần như không có, điều này vẫn được xem là chưa gây mức độ nguy hiểm cao khi rủi ro mất vốn xảy ra đối với ngân hàng. Tuy nhiên xét về góc độ xu hướng sụt giảm, lại giảm khá nhiều so với cục diện chung của các NHTM trên địa bàn thì ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề xử lý và hạn chế nợ xấu phát sinh. 58 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. NHỮNG MẶT KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 5.1.1. Những kết quả Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ương, hiện tại LienVietPostBank Cần Thơ đang hoạt động trong môi trường kinh tế địa phương phát triển bền vững, ổn định, đặc biệt được sự quan tâm của Nhà nước, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội còn rất lớn. Có trụ sở đặt tại vị trí thuận tiện với việc giao dịch, đặc biệt vào cuối năm 2013, chi nhánh Cần Thơ sẽ dời về trụ sở mới với diện tích rộng hơn và cơ sở vật chất tốt hơn thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng, đồng thời cũng tạo diện mạo mới khang trang hơn trong mắt khách hàng. Trong thời gian hoạt động, chi nhánh đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm của mình, từ các hình thức huy động vốn tiền gửi phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, đa dạng các dịch vụ thanh toán cho đến các sản phẩm cho vay phù hợp với đặc thù kinh tế cũng như điều kiện của bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần mạng ngân hàng đến gần khách hàng của mình hơn. Liên kết tốt với các công ty con như công ty bảo hiểm Bưu Điện PTI nhằm tăng thu nhập, được lợi ích từ các điểm giao dịch Bưu Điện có mạng lưới rộng khắp, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng từ đó cung cấp nhiều dịch vụ thanh toán thuận lợi đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư tài sản cố định. Đội ngũ nhân viên với sức trẻ, năng động nhiệt tình trong công tác, hỗ trợ lẫn nhau tạo sự liên kết trong công việc. Tác phong làm việc nghiêm túc, chấp hành đúng quy trình và nghiệp vụ theo quy định. Cán bộ cấp cao đầy đủ chuyên môn, quản lí chặt chẽ phòng ban, luôn quan tâm khích lệ cũng như gần gũi nhân viên cấp dưới, tạo động lực làm việc cho tập thể chi nhánh. 5.1.2. Những hạn chế Do mới thành lập vào năm 2009, LienVietPostBank Cần Thơ cũng gặp không ít khó khăn trong việc hoạt động của mình, thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu để mọi người biết đến đồng thời phải cạnh tranh với các ngân hàng lớn đã có từ lâu đời trên địa bàn thành phố nói riêng và vùng ĐB sông Cửu Long nói chung. 59 Tình hình kinh tế giai đoạn này có nhiều chuyển biến bất thường chưa thật sự thuận lợi cho các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng. Việc gia nhập WTO buộc Việt Nam phải thực hiện cam kết mở cửa cho các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài hoạt động, gây áp lực cho các ngân hàng trong nước. Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có rất nhiều NHTM hoạt động và sẽ còn gia tăng trong thời gian sắp tới, vì vậy sự cạnh tranh sẽ càng gay gắt. Công tác quảng cáo, giới thiệu của ngân hàng còn chưa thật sự nổi bật, ngân hàng chưa có bộ phận marketing riêng định hướng công việc quảng bá thương hiệu của mình trong tương lai một cách hiệu quả. Đội ngũ cán bộ ngân hàng vẫn còn khá trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế trong công tác đào tạo, vẫn chưa thực sự ràng buộc hoặc tận tâm với công việc. Việc luận chuyển cán bộ trẻ thường xuyên dẫn đên snhieeuf cán bộ chưa thích ứng được với tình hình công việc của chi nhánh dẫn đến khó khăn tỏng công tác quản lí nợ xấu cũng như duy trì quan hệ với khách hàng. 5.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 5.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, để giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng, phải không ngừng nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng, làm sao để chất lượng cán bộ tín dụng trở thành là công cụ hỗ trợ thật tốt, tăng tính bền vững và an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. + Đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng nhằm ngăn chặn những khoản nợ xấu có nguyên nhân xuất phát từ khâu thẩm định của cán bộ tín dụng. + Thường xuyên mở các khóa đào tạo, cũng như các lớp củng cố - đào tạo lại, có thể sử dụng hình thức đào tạo tập trung kết hợp tập huấn tại chỗ, như: tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, các buổi thảo luận về công tác tín dụng, quy trình nghiệp vụ, huấn luyện các kỹ năng thuyết phục – đàm phán, xử lý tình huống,… để có thể tác động vào tâm lý khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. + Đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng: Song song với những việc tăng cường đội ngũ nhân viên về chất lượng cũng như số lượng thì ngân hàng cũng cần tăng cường hơn việc kiểm tra, đôn đốc công tác của cán bộ tín dụng để đảm bảo tính nhất quán, triệt để trong quản lý rủi ro; hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen thưởng đúng lúc, kịp thời; nếu chính sách đãi ngộ (lương, thưởng,…) hợp lí thì đội ngũ cán bộ tín dụng sẽ càng phát huy khả 60 năng làm việc tốt, tạo ra bầu không khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tư vốn sao cho an toàn hiệu quả nhất. 5.2.2. Công tác trích lập dự phòng rủi ro + Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN và hạch toán vào chi phí, đây là bước bảo vệ quan trọng hàng đầu cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, góp phần bù đắp rủi ro kịp thời đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng an toàn và hiệu quả. + Trích lập dự phòng cụ thể phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo của ngân hàng, và giá trị này có thể thay đổi trong quá trình vay vốn của khách hàng tại ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo, hơn nữa còn cần tìm những nguồn thông tin đáng tin cậy góp phần bảo đảm việc định giá tài sản đảm bảo được chính xác hơn. 5.2.3. Đối với nguồn thông tin tín dụng Ngân hàng cần nắm bắt chính xác và đầy đủ những thông tin cần thiết về khách hàng, như về uy tín, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, tính khả thi của dự án,… nhằm đạt được một quan hệ tín dụng an toàn, lành mạnh và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, thông tin tín dụng là một yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định có hay không, tiếp tục hay chấm dứt một mối quan hệ tín dụng. - Ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng và các phòng ban chuyên trách cần tự tìm hiểu thêm về khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng qua các kênh thông tin khác như: báo chí, truyền hình, internet, CIC, … - Ngân hàng cần có sự liên thông với các cơ quan khác trong khu vực như cơ quan thuế, cục hải quan,… để có thể kiểm tra những thông tin về tài chính do khách hàng cung cấp trong quá trình thẩm định. - Cán bộ tín dụng còn cần phải quan tâm đến một số chỉ số dự báo kinh tế và xu hướng kinh tế trong thời gian tới: tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, xu hướng tiêu dùng, những chủ trương chính sách của Chính phủ và NHNN, những sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, tình hình kinh tế thế giới,… để có thể đánh giá được tình hình kinh tế và khả năng thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế của khách hàng để có quyết định phù hợp. 5.2.4. Công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ trước và trong quá trình cho vay Giai đoạn kiểm tra thẩm định hồ sơ là giai đoạn vô cùng quan trọng nó quyết định chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Vì thế ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn và tăng cường thêm những nhân viên giàu kinh 61 nghiệm cho công tác này. Ngân hàng cần thực hiện đúng và đủ quy trình cho vay; phân tích khách hàng thận trọng, kỹ lưỡng, xét yếu tố năng lực tài chính của khách hàng lên hàng đầu trước khi đưa ra kết luận tín dụng. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, các phương án và dự án vay vốn, từ đó giúp ngân hàng đánh giá, kiểm soát được phần nào khả năng trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi khoản vay từ kết quả kinh doanh của người vay. Phân tích báo cáo tài chính một cách chính xác và phân loại khách hàng từ đó xác định mức cho vay hợp lý, hạn chế rủi ro: công việc này giúp cho ngân hàng nắm bắt được thực trạng, năng lực hoạt động của doanh nghiệp, hiểu rõ được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở vững chắc để đưa ra những quyết định đúng đắn trong quan hệ tín dụng với khách hàng. Công tác kiểm tra, giám sát các món vay nếu được thực hiện đầy đủ, xuyên suốt và chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao DSTN của ngân hàng qua từng giai đoạn, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua việc cử cán bộ phụ trách kiểm tra thường kỳ hay đột xuất để đảm bảo việc sử dụng vốn của khách hàng là đúng mục đích và không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến dư nợ, có kế hoạch cụ thể thu hồi các khoản nợ gốc, lãi đến hạn. Cán bộ tín dụng phải theo dõi sát sao thời hạn trả nợ của từng món vay để báo cho khách hàng biết khoảng một tuần trước ngày món vay đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi để khách hàng có thể thu xếp và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng; đồng thời CBTD cũng phải luôn đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển nhóm nợ cao hơn. Bên cạnh đó, CBTD cần thường xuyên gửi giấy báo trả nợ ngân hàng cho khách hàng khi sắp đến hạn trả nợ hay đóng lãi để nhắc nhở khách hàng, hạn chế tình trạng nợ quá hạn là do khách hàng quên thời gian trả nợ. 5.2.5. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng Về phía ngân hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là một cách để ngân hàng thu thập thông tin về những ngƣời vay tiền. Để hoạt động tín dụng được ổn định và mở rộng thì phải giữ được khách hàng cũ đồng thời khai thác khách hàng mới. Ngân hàng cần phải có sự quan tâm đúng mức với từng khách hàng, tạo tình cảm thân quen để khách hàng luôn cảm thấy ngân hàng là người bạn đồng hành của mình trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu một khách hàng đã có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng trong hoạt động gửi hoặc vay tiền, thì thông qua các giao dịch phát sinh trên các tài 62 khoản tiền gửi, tiền vay, cán bộ tín dụng có thể biết được nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, biết khi nào khách hàng cần vay tiền và lịch sử tín dụng của khách hàng. Qua đó giúp cho ngân hàng giảm thiểu các chi phí có liên quan đến việc thu thập thông tin, đánh giá tiềm năng và rủi ro tín dụng của khách hàng. Ngân hàng có thể chú trọng cho vay theo hình thức đưa ra một hạn mức tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đổi lại khách hàng phải cung cấp định kỳ cho ngân hàng các thông tin về tình hình thu nhập, về hoạt động kinh doanh,… Cam kết này sẽ có lợi cho cả hai phía: khách hàng yên tâm về khoản tín dụng sẽ có khi cần đến, còn ngân hàng có thể giảm chi phí thu thập thông tin đánh giá khách hàng. Đồng thời việc quản lý rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn. 5.2.6. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ Tâm lí khách hàng muốn chiếm dụng vốn, chần chừ không trả nợ là một nguyên nhân khiến phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần thông tin từ nhiều phía như những người lân cận khách hàng, chính quyền địa phương, khách hàng của đối tượng vay vốn… để có thể nắm bắt nguy cơ chuyển sang nợ xấu cao cũng như khả năng thu hồi nợ của khách hàng, từ đó có những biện pháp kịp thời, hiệu quả. Ngân hàng cần nhanh chóng thông báo đến khách hàng khi nợ đến hạn, tránh tâm lí từ từ trả nợ của khách hàng, về lâu dài sẽ tạo được cho khách hàng thói quen, ý thức trả nợ đúng hạn. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng, qua đó kịp thời phát hiện ra những khó khăn và vướng mắc của khách hàng để có hướng giải quyết thích hợp, giúp ngân hàng nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng hiện tại. Ngân hàng nên cử cán bộ tín dụng đến để tìm hiểu và cùng tháo gỡ khó khăn với khách hàng, như vậy không những có thể thu hồi được nợ mà còn tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng. 63 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Đề tài phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cần Thơ nhằm mục tiêu phân tích tình hình hoạt động cũng như tình hình rủi ro tín dụng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Mặc dù mới thành lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ vào cuối năm 2009 nhưng đến nay LienVietPostBank chi nhánh Cần Thơ đã đóng góp tích cực vào doanh thu của hệ thống tại ĐB sông Cửu Long, mặt khác đã góp phần đưa LienViet đến gần với khách hàng vùng này hơn, tạo đà để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tại thành phố trung tâm của vùng đồng bằng. Những kết quả đạt được cho thấy sự phấn đấu của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh Cần Thơ. Từ đó cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng của NHTM là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Hoạt động của ngân hàng luôn ẩn chưa rủi ro, nhất là trong giai đoạn kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay thì việc phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng là một trong những công việc quan trọng nhất của tất cả các ngân hàng không riêng gì Liên Việt nói riêng. Với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định sẵn là phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng thông qua các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng; từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại LienVietPostBank – Chi nhánh Cần Thơ, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản như sau: -Về nguồn vốn: nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua các năm theo sự tăng trưởng doanh số cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên một phần vốn còn phụ thuộc vào hội sở cho thấy công tác huy động vốn trong những năm vừa qua vẫn còn khó khăn, nhất là trên địa bàn thành phố có nhiều tên tuổi ngân hàng lớn hoạt động. -Về hoạt động tín dụng: Doanh số cho vay cũng như Dư nợ các năm liên tục tăng cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng rất khả quan. Việc ngân hàng chú trọng mảng cho vay nông nghiệp cũng cho thấy sự chuyên môn hóa về đối tượng khách hàng của mình. Đồng thời chú trọng vào mảng cho vay ngắn hạn cũng giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro trong bối cảnh hiện nay, hoàn vốn nhanh và mở rộng được quy mô cho vay trong năm. -Về rủi ro tín dụng: công tác quản lí nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm tương đối tốt, chiếm tỉ trọng thấp trong dư nợ, tuy nhiên việc nợ xấu tăng nhanh 64 trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng là điều cần lưu ý trong tương lai dài hạn để đảm bảo hoạt động ổn định của ngân hàng. Nhìn chung hoạt động tín dụng và việc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cần Thơ các năm vừa qua đạt kết quả tốt. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong địa bàn thành phố như hiện nay thì ngân hàng cần nâng cao năng lực quản lí rủi ro tín dụng của mình để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu cho tương lai. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Nhà nước, các bộ, các ngành chức năng Có biện pháp hiệu quả quản lí kinh tế vĩ mô, tạo môi trường pháp lí thông thoáng và ổn định nhằm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, từ đó ngân hàng có điều kiện hoạt động thuận lợi. Thường xuyên thanh tra, kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng đảm bảo việc tuân thủ các quy định của NHNN, phát hiện những hành vi tiêu cực trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng 6.2.2. Đối với chính quyền địa phương. Phối hợp giữa ngân hàng với chính quyền địa phương trong việc thu đòi nợ đối với những khách hàng không có ý định trả nợ ngân hàng. Nếu khách hàng thật sự không có ý định trả nợ thì ngân hàng phải nhờ đến chính quyền địa phương trong việc phát mãi tài sản. Đối với các đối tượng vượt khả năng xử lý của cán bộ ngân hàng cần có sự can thiệp của các cơ quan pháp luật ở địa phương nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngân hàng. Tăng cường cung cấp thông tin về khách hàng, giúp ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của những hộ gia đình để xác định hạn mức tín dụng thích hợp. Xây dựng đường xá thuận tiện, lưu thông tốt , tạo sự đi lại dễ dàng giữa các quận, huyện nhằm tạo điều kiện cho CBTD thực hiện tốt nhiệm vụ. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2003. Tín dụng – Ngân hàng (Tiền tệ Ngân hàng II). TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 4. Trần Ái Kết và cộng sự, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ. Cần Thơ: Nhà xuất bản giáo dục.  Danh mục tài liệu PDF Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2012. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 và khuyến nghị chính sách năm 2013. [pdf] < http://nfsc.gov.vn/bao-cao-giam-sat/tinh-hinh-kinh-te-viet-nam-nam-2012-vakhuyen-nghi-chinh-sach-nam-2013>.  Các thông tin khác đăng tải trên Internet 1. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) tại Cần Thơ – Phần 1. 2. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ – Phần 1. 3. Cục Xúc Tiến Thương Mại, 2012. Tình hình phát triển kinh tế tại Cần Thơ – Phần 2. 4. Website Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, 2011. Khơi nguồn tín dụng nông nghiệp – nông thôn. 5. Thùy Trang, 2013. Doanh nghiệp Việt ngại đổi mới sáng tạo. 6. Tiến Phương, 2013. Năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91%.  Văn bản do Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ ban hành 1. Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. 2. Ngân hàng Nhà nước, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. 3. Ngân hàng Nhà nước, 2012. Thông tư 14/2012/TT-NHNN. 4. Ngân hàng Nhà nước, 2012. Thông tư 33/2012/TT-NHNN. 5. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư 09/2013/TT-NHNN. 6. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư 10/2013/TT-NHNN. 66 [...]... vì các lí do trên, em xin chọn đề tài: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) – Chi nhánh Cần Thơ làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung - Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 1 năm 2012 và sáu tháng... VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng. .. buộc trong hợp đồng tín dụng - Rủi ro danh mục là rủi ro liên quan đến nhiều khoản tín dụng trong mục tín dụng của ngân hàng Nguyên nhân phát sinh là do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng hoặc do thiếu đa dạng hóa danh mục tín dụng Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch (Rủi ro liên quan đến một khoản cho vay) Rủi ro xét duyệt (liên quan đến việc đánh giá một khoản cho vay) Rủi ro danh mục (Rủi ro liên. .. 2.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay, cho thuê tài chính, chi t khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh đều chứa đựng rủi ro tín dụng Tuy nhiên, khi bàn đến rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng người ta thường xem rủi ro tín dụng. .. phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là rủi ro ) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện... mô tín dụng của ngân hàng Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên tổng tài sản = Tổng tài sản 11 (2.5) 2.1.3.2 Đánh giá về rủi ro tín dụng a) Hệ số rủi ro tín dụng (%) Đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại Nợ xấu Hệ số rủi ro tín dụng = (2.6) Tổng dư nợ b) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%) là khả năng của ngân hàng. .. của đề tài là thực trạng tín dụng và cụ thể là rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – chi nhánh Cần Thơ 2 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm - Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả - Tín dụng ngân hàng là quan... ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung Thành lập vào tháng 3 năm 2008, là một ngân hàng trẻ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống phải giải quyết bài toán giữa phát triển (tăng trưởng tín dụng) và bền vững (quản lí rủi ro tín dụng) sao cho hợp... nước Việt Nam Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ. .. Bên cạnh đó, chi nhánh tích cực phát triển sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng phát hành thẻ, các dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối nhanh, chính xác Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực cho cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 TỔNG QUAN

Ngày đăng: 12/10/2015, 13:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan