Chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 1858)

256 1K 1
Chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 1858)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐINH THỊ HẢI ĐƯỜNG CHÍNH SÁCH AN NINH-PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX (1802 - 1858) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội-2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ĐINH THỊ HẢI ĐƯỜNG CHÍNH SÁCH AN NINH­PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX (1802 ­ 1858) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân Hà Nội-2012 2 Lời cảm ơn Bản luận văn được hoàn thành là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu lâu dài, nghiêm túc của học viên dưới sự chỉ bảo, dìu dắt tận tình của các Thầy Cô Khoa Lịch sử, nhất là các Thầy Cô thuộc Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ­Trung đại. Bên cạnh đó, sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện từ phía Ban lãnh đạo của Viện Sử học và của Phòng Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam Cổ­ Trung đại, cũng như của các nhà nghiên cứu bề trên và các bạn đồng nghiệp trong Tổ chuyên môn đã giúp tôi có thể hoàn toàn tập trung để hoàn thành luận văn. Luận văn được tham khảo nhiều nguồn tư liệu cũng là nhờ sự chỉ dẫn, giúp đỡ và sự nhiệt tình của cán bộ các thư viện, nhất là thư viện Viện Sử học và thư viện Khoa Lịch sử. Đặc biệt, gia đình, bạn bè là những người luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ và truyền cho tôi động lực trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhân đây, cho tôi xin được gửi lời tri ân tới tất cả những sự chỉ bảo, quan tâm, giúp đỡ đó! Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi xin được gửi đến Thầy, PGS.TS.Vũ Văn Quân, người Thầy đã dìu dắt tôi trên bước đường nghiên cứu khoa học và cũng là người Thầy hướng dẫn khoa học của bản luận văn này. Từ Thầy, tôi không chỉ học hỏi được những ý tưởng và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học lịch sử mà tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Thầy trong suốt quá trình hoàn thành luận văn! Học viên Đinh Thị Hải Đường 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn Chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Nguồn tài liệu trích dẫn đều được chú thích rõ ràng, đảm bảo tính khách quan của nguồn tư liệu và tôn trọng bản quyền tác giả. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2012 Tác giả luận văn Đinh Thị Hải Đường 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Nguồn tư liệu 9 5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận 11 văn 6. Bố cục của luận văn 11 Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH 13 SÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN 1.1. Biển Việt Nam và vấn đề an ninh-phòng thủ biển đối với 13 an ninh và chủ quyền quốc gia 1.2. Vấn đề an ninh - phòng thủ biển trong chính sách quản lý 15 đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn 1.3. Những thuận lợi và thách thức về an ninh - phòng thủ biển 23 đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1.3.1. Những thuận lợi 23 1.3.2. Những thách thức 24 1.4. Nhận thức của nhà Nguyễn về biển và yêu cầu đảm bảo an 27 ninh - phòng thủ biển 1.4.1. Nhận thức về biển 27 1.4.2. Nhận thức về yêu cầu đảm bảo an ninh - phòng thủ biển 29 1.5. Tiểu kết 34 5 Chương 2: THỦY QUÂN: LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH 36 AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN 2.1. Những điều kiện thuận lợi để nhà Nguyễn xây dựng lực 39 lượng thủy quân mạnh 2.2. Các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, chuyên 42 trách an ninh - phòng thủ biển 2.2.1. Lực lượng thủy quân chuyên trách an ninh - phòng thủ biển của 42 nhà Nguyễn 2.2.2. Xây dựng lực lượng thủy quân đông về số lượng 44 2.2.3. Xây dựng lực lượng thủy quân tinh nhuệ trong chiến đấu 51 2.3. Tiểu kết 77 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ 79 VÙNG DUYÊN HẢI 3.1. Vai trò của an ninh - phòng thủ vùng duyên hải đối với nền độc 79 lập và an ninh quốc gia 3.2. Xây dựng và tu sửa các công trình phòng thủ cửa biển 82 3.3. Xây dựng lực lượng bố phòng cửa biển 92 3.3.1. Quan chế và sự trang bị vũ khí của lực lượng bố phòng cửa 92 biển 3.3.2. Nhiệm vụ của các lực lượng bố phòng cửa biển 3.4. Tăng cường phòng bị đối với người Tây dương trước nguy cơ 95 115 xâm lược (1847-1858) 3.5. Tế lễ ở các cửa biển - biện pháp an ninh đường biển về mặt tâm 122 linh 3.6. Khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và 123 ghi chép hướng dẫn đường biển 3.6.1. Đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và ghi chép hướng dẫn đường 123 biển 3.6.2. Khơi thông cửa biển 126 3.6.3. Khai hoang vùng duyên hải 128 6 3.7. Tiểu kết 129 Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ 131 VÙNG BIỂN - ĐẢO 4.1. Hải cương dưới triều Nguyễn và vai trò của an ninh - phòng 131 thủ vùng biển - đảo đối với an ninh và nền độc lập quốc gia 4.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên các đảo và quần 135 đảo 4.2.1. Xây dựng các cơ sở bố phòng 135 4.2.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo 136 Hoàng Sa và Trường Sa 4.3. Xây dựng các lực lượng tuần tra, canh phòng biển đảo 139 4.3.1. Lực lượng Tấn thủ, binh đồn trên các đảo 139 4.3.2. Tăng cường lực lượng thủy quân tuần tra mặt biển 140 4.3.3. Sử dụng lực lượng khai thác nguồn lợi biển 144 4.4. Kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn lợi biển 146 4.4.1. Kiểm soát hoạt động thông thương, vận tải đường biển 146 4.4.2. Kiểm soát hoạt động khai thác nguồn lợi sinh vật biển 162 4.5. Tiêu diệt giặc biển 165 4.5.1. Địa bàn hoạt động chủ yếu của giặc biển 165 4.5.2. Thời gian hoạt động của giặc biển 169 4.5.3. Lực lượng tuần tra và các thủ tục tuần tra trên biển 170 4.5.4. Các biện pháp tiêu diệt giặc biển 174 4.6. Tiểu kết 177 KẾT LUẬN 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO 182 PHỤ LỤC 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, nằm trên trục giao lưu Bắc ­ Nam, Đông ­ Tây và là một điểm trung chuyển từ lục địa ra đại dương. Vị trí địa chiến lược đó đã tác động mạnh mẽ đến lịch sử dân tộc, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của quốc gia, nhất là thách thức về chủ quyền biển đảo. Trải suốt chiều dài lịch sử, mọi hoạt động của đời sống đất nước, về chính trị, an ninh ­ quốc phòng, kinh tế, văn hoá ­ xã hội, đều chịu sự chi phối của biển ở mức độ nhất định. Trong khi đó, chính sách của Nhà nước đối với biển là một yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển các mặt nói trên và là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bảo vệ, phát triển đất nước. Theo dòng chảy thời gian, quá khứ không trở lại nhưng sự phát triển của hiện tại và tương lai lại được nuôi mầm từ quá khứ, từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Chính sách đối với biển của Nhà nước Việt Nam đương đại đang cần những bài học kinh nghiệm đó. Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách đối với biển của Nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử đang là yêu cầu đặt ra cho thực tiễn phát triển đất nước. Trọng trách được đặt trên vai các nhà nghiên cứu và những nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ khi thực tiễn yêu cầu, khoa học mới thực hiện trọng trách của mình mà yêu cầu của thực tiễn chỉ giúp cho sự nghiên cứu được tập trung và có động lực hơn. Trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam và sở hữu một lãnh hải thống nhất, rộng lớn, nhất là dưới triều Minh Mạng. Đây cũng là triều đại mà sự thành lập của vương triều được gắn bó chặt chẽ với biển. Đặc điểm này chi phối lớn đến sự nhận thức cũng như việc ban hành chính sách của các vị vua đầu triều đối với các vấn đề về biển, trong đó an ninh ­ phòng thủ biển là một trọng điểm. Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi cũng là lúc lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một dải lãnh thổ rộng lớn như ngày nay được hoàn toàn thống nhất. Cùng với sự thống nhất về mặt lãnh thổ là sự khẳng định chủ quyền của triều Nguyễn trên một vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, năm 1835, khi vua Minh Mạng đặt Trấn Tây Thành trên đất Cao Miên thì quyền của nhà Nguyễn trên vùng lãnh hải càng được mở rộng. Là vương triều đầu tiên sở hữu vùng biển rộng lớn, thống nhất, các vị vua đầu triều 8 nhận thức ra sao về tầm mức quan trọng của việc bảo vệ biển đảo và đã có những chính sách như thế nào trong việc khẳng định chủ quyền cũng như trong vấn đề bảo đảm an ninh, phòng thủ biển. Hơn thế nữa, những chính sách của các vị vua đầu triều không chỉ có ý nghĩa khai mở mà nếu được thực hiện tốt sẽ là nền tảng vững chắc, tạo đà thuận lợi cho công cuộc bảo vệ an ninh, quốc phòng của các triều vua tiếp theo. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858) làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Đề tài là sự tiếp tục hướng nghiên cứu về biển mà tôi đã bước đầu thực hiện trong khóa luận tốt nghiệp đại học (niên khóa 2003 ­ 2007) và cũng là khởi điểm để mở rộng, phát triển trong định hướng nghiên cứu khoa học lâu dài của mình. Đề tài mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót! 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Do những yêu cầu khách quan về chính trị, quân sự và kinh tế của đất nước, trong thời gian gần đây, mảng đề tài về biển trên các lĩnh vực an ninh, chủ quyền và khai thác nguồn lợi đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu song vẫn còn là một khoảng trống khá lớn. An ninh ­ phòng thủ biển vốn là một vấn đề lịch sử quan trọng, liên quan chặt chẽ đến tình hình chiến sự nửa cuối những năm 50 của thế kỷ XIX và làm thay đổi cả lịch sử dân tộc, cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đặt thành chuyên khảo, chỉ mới dừng ở mức độ những nghiên cứu nằm trong tổng thể chung của chính sách quốc phòng triều Tự Đức. Do đó, chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX vẫn còn là khoảng trống cần được nghiên cứu. Tuy có những hạn chế đó, chính sách an ninh ­ phòng thủ biển dưới triều Nguyễn đã ít nhiều được nhắc đến trong những nghiên cứu trên các khía cạnh của chính sách mà chưa phải là những nghiên cứu tổng thể. Ở các nghiên cứu này, dày dặn nhất vẫn là những chuyên khảo về vấn đề khẳng định, thực thi và bảo vệ vững chắc chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn, trên các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển Đông. Giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, Tập san Sử - Địa (số 29, Sài Gòn, 1975) đã xuất bản số Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (352 trang) với nhiều bài nghiên cứu về sự khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai vùng quần đảo 9 Hoàng Sa và Trường Sa. Những nghiên cứu về mảng đề tài này tiếp tục được làm dày thêm trong những thập niên gần đây với sự đóng góp của rất nhiều học giả trong và ngoài nước, trên nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, pháp luật, chính trị, kinh tế,... Tiếp cận từ góc độ lịch sử, các tác giả như Hoàng Xuân Hãn, Lãng Hồ, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu,... đã giành nhiều tâm huyết cho mảng đề tài này. Bài viết của Hoàng Xuân Hãn về Quần đảo Hoàng Sa (1975), của Lãng Hồ về Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam (1975) đăng trên Tập san Sử - Địa số 29 cùng một số bài viết của các tác giả khác là những trang viết giá trị trong thập niên 70 của thế kỷ XX này về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông. Cũng trong mảng đề tài đó, tác giả Nguyễn Quang Ngọc với những nghiên cứu của mình, từ đề tài Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa1 đến các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, đã tập trung đi sâu khảo tả nhiều nguồn tư liệu về chủ quyền của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông qua các pho sách cổ (thư tịch cổ Việt Nam, thư tịch cổ Trung Quốc, tư liệu phương Tây) và qua nguồn tài liệu thực địa tại Lý Sơn ­ Quảng Ngãi, nhất là nguồn tư liệu từ thế kỷ XIX trở về trước (trước khi xảy ra tranh chấp, tranh biện về quần đảo Hoàng Sa). Qua những nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra những chứng cứ lịch sử khách quan và xác thực về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các bài viết đó, không chỉ các hoạt động khẳng định và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, nhất là triều vua Gia Long và Minh Mạng, được tác giả làm nổi bật mà việc bảo vệ chủ quyền của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn cũng được tác giả đi sâu khảo tả. Đó là những bài viết về Bảo vệ chủ quyền trên biển Đông - Một hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn (1999), Vua Lý Anh Tông chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng (2011) hay Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX2(2012),... Đó cũng là những nghiên cứu quý 1 Đề tài do GS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ nhiệm, được bắt đầu triển khai từ năm 1993. 2 Bài viết đã được in bằng tiếng Anh trong Tạp chí Khoa học Xã hội của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam: The Sovereignty of Vietnam over Paracel and Spratly Archipelagos in the 17th 1818 and 10 giá mà luận văn kế thừa khi tìm hiểu về các biện pháp khẳng định và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX trên các vùng quần đảo giữa biển Đông, cũng như khi tìm hiểu khái quát về vấn đề an ninh ­ phòng thủ biển trong chính sách quản lý đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn. Bên cạnh những đóng góp của các nhà nghiên cứu nói trên, các tác giả như Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu cũng đã đặt nhiều mối quan tâm của mình vào mảng đề tài này. Trong những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhã như luận án Tiến sĩ Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002), bài viết về Việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa dưới triều Nguyễn (2008), Sự thành lập và hoạt động của đội Hoàng Sa từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX (2008)1,... các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX được tác giả khảo tả từ nhiều nguồn tư liệu cũng là những trang tài liệu được luận văn tham khảo. Điều đáng chú ý là ở mảng đề tài này, bên cạnh những chuyên khảo lịch sử, những nghiên cứu về chủ quyền đối với hai vùng quần đảo này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác như địa lý, pháp luật, chính trị, kinh tế,... Trong đó có những bài viết dựa trên những cứ liệu lịch sử dưới góc nhìn của luật học để đưa ra những lập luận vững chắc về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác phẩm Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bản dịch xuất bản năm 1998) của Monique Chemillier ­ Gendreau, dựa trên phương diện luật pháp quốc tế đã phân tích những lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quá trình thực thi chủ quyền lâu dài của Nhà nước Việt Nam trong lịch sử trên hai vùng quần đảo này qua những dẫn chứng lịch sử xác thực. Đó còn là bài viết Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc của Từ Đặng Minh Thu, in trong tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (2008) hay như Nhà nước Việt Nam đã từ lâu và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (2012) của tác giả Nguyễn Bá Diễn,... Từ khía cạnh luật pháp, các tác giả 19th Centuries: Documentations and Historical Truth (2012) in Journal of Vietnam Social Sciences, No.1 (147), p.1­9. 1 Các bài viết này đều in trong tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (2008) [49]. 11 đã dựa trên những chứng cứ lịch sử để minh chứng cho quá trình thực hiện chủ quyền lâu dài và liên tục của Nhà nước Việt Nam đối với các vùng quần đảo giữa biển Đông. Chính vì vậy, những nghiên cứu trên các lĩnh vực đó đã đưa ra những cách tiếp cận và những góc nhìn mới, bên cạnh góc nhìn theo chiều cạnh nghiên cứu lịch sử, giúp cho việc tìm hiểu của luận văn về những hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn trên hai vùng quần đảo này được sâu sắc và đa diện hơn . Cũng trong thời gian gần đây, nhiều cuộc Hội thảo khoa học lớn về vương triều Nguyễn, về các vấn đề biển đảo được tổ chức nhằm đưa ra cái nhìn khách quan, khoa học và công bằng hơn đối với vương triều, giúp nhận thức đầy đủ hơn về các vấn đề biển đảo của Việt Nam như: Hội thảo về Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX tại Thanh Hóa (2008),... Từ những cuộc Hội thảo đó, nhiều tác phẩm sách được xuất bản và nhiều số chuyên đề của nhiều tạp chí được phát hành như Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta (2008) của Tạp chí Xưa & Nay; Số chuyên đề về biển, đảo Việt Nam (2009) của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế. Những công trình này giúp đề tài có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về triều Nguyễn cũng như về biển đảo để đưa ra những đánh giá khách quan và khoa học. Tiếp cận gần hơn với đề tài, một số bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Xưa & Nay như Khoa học quân sự triều Minh Mạng trước ảnh hưởng của phương Tây của tác giả Phạm Ái Phương (1988), Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia Long và Minh Mạng của Nguyễn Thị Phương Chi, Trần Thị Hữu Hạnh (2011), Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (2004) của tác giả Lưu Trang hay Lưu Thị Toán với Kinh đô Huế với tuyến phòng thủ từ xa (2007) và Phòng thủ cửa biển Thuận An dưới triều Nguyễn (2010),... đã khảo tả phần nào những khía cạnh nhỏ của vấn đề. Những chuyên khảo về triều Nguyễn như Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884) của Nguyễn Phan Quang (2002), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn của Đỗ Bang (2011) cũng là những tài liệu tham khảo chủ yếu của luận văn khi khảo tả về chính sách an ninh ­ phòng thủ biển thời kỳ này. Trong đó, hệ thống công trình phòng thủ biển miền Trung dưới triều Nguyễn, nhất là vùng biển kinh đô Huế đã được khảo tả khá công phu trong Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều 12 Nguyễn. Sự khảo cứu các nguồn thư tịch cổ triều Nguyễn kết hợp với những kết quả khảo sát thực địa cảng biển, một số đảo, bán đảo ven biển ở miền Trung đã giúp tác giả có cái nhìn logic và những đánh giá sát thực về hệ thống các công trình phòng thủ này. Đó cũng là những kết quả nghiên cứu được luận văn kế thừa. Các công trình phòng thủ biển cũng được đặt trong cái nhìn chung về hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, chính sách phòng thủ biển thế kỷ XIX mới chỉ được đặt trong cái nhìn tổng thể chung về hệ thống phòng thủ của nhà Nguyễn theo lát cắt một vùng địa lý (các tỉnh miền Trung). Một số tác phẩm như Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm của nhóm tác giả Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (1983); Biển với người Việt cổ do Trần Quốc Vượng và Cao Xuân Phổ chủ biên (1996) cũng được luận văn sử dụng như những tài liệu tham khảo chính. Đó là vì chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của triều Nguyễn dù chưa được nghiên cứu một cách trực tiếp nhưng các tác phẩm đã cung cấp nhiều tư liệu về tình hình an ninh, quốc phòng biển của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước triều Nguyễn, giúp luận văn có cái nhìn xuyên suốt và toàn diện khi đánh giá chính sách an ninh­phòng thủ biển của nhà Nguyễn trong lịch sử. Bên cạnh các học giả trong nước, nhiều học giả nước ngoài tuy chưa đặt hoàn toàn mối quan tâm vào việc đánh giá nền an ninh ­ quốc phòng biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX song một vài khía cạnh nhỏ lẻ được các tác giả đề cập cũng là những nguồn tư liệu giúp cho việc nhìn nhận vấn đề của luận văn được đa diện hơn. Đó là những bài nghiên cứu về tàu thuyền, phương tiện thực hiện chính sách an ninh ­ phòng thủ biển dưới triều Nguyễn, như Ships and Shipbuilding in the Mekong Delta, c.1750-1840 của tác giả Litana, in trong Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-1880, (2004), hay những bài viết về sự ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây trong hoạt động quân sự của nhà Nguyễn với The Transfers of Western Military Technology to Vietnam in the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The case of the Nguyễn (2003) của học giả Frédéric Mantienne đăng trên Journal of Southest Asia Studies. Như vậy, cho đến nay, tuy chưa có chuyên khảo về biển cũng như về chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX nhưng những công trình trên đã cung cấp nhiều tư liệu quý để luận văn có thể góp phần làm sáng 13 tỏ về Chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách an ninh­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802­1858). Sau khi tổng hợp tư liệu từ các nguồn thư tịch cổ dưới triều Nguyễn về vấn đề an ninh, phòng thủ biển thời kỳ này như trong Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Hoàng Việt luật lệ,... và có một cái nhìn tổng quát về chính sách của nhà Nguyễn cũng như các mục tiêu của chính sách trong việc đảm bảo an ninh, phòng thủ biển, luận văn đã đưa những nội dung cốt lõi nhất đó vào trong cách hiểu của luận văn về khái niệm “chính sách an ninh ­ phòng thủ biển” của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX như một sự định hướng và xác định phạm vi nghiên cứu cho luận văn khi triển khai các nội dung nghiên cứu theo một mạch thống nhất trong các chương của luận văn. Vì vậy, khái niệm “chính sách” của nhà Nguyễn ở đây được hiểu là những quy định, luật định thể hiện chủ trương, đường lối của triều đình Nguyễn trong vấn đề đảm bảo an ninh, phòng thủ biển cùng những hoạt động chỉ đạo cụ thể việc thực thi những chủ trương, đường lối đó trên thực tế. Những quy định, luật định này được thể hiện trong bộ luật, Chiếu, Chỉ, Sắc, Dụ do vua ban, trong tấu chương, biểu chương của quan lại đã được bút son của vua ngự duyệt. Về khái niệm “an ninh biển”, “phòng thủ biển”, hiểu một cách chung chung, chính sách “an ninh biển” là những chính sách nhằm đảm bảo và duy trì sự yên ổn, an toàn đường biển, giảm thiểu những thiệt hại về người và của do các vấn nạn tự nhiên và con người gây ra trên biển, đảo và duyên hải. Còn chính sách “phòng thủ biển” là những chính sách phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ đe dọa, xâm phạm bất hợp pháp của các thế lực trong và ngoài nước đối với an ninh, chủ quyền biển đảo, cũng là an ninh, chủ quyền quốc gia. Trên thực tế, “an ninh” và “phòng thủ” có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Đảm bảo tốt vấn đề an ninh sẽ là một biện pháp phòng thủ mạnh, ngược lại, phòng thủ hiệu quả đảm bảo sự yên ổn cho an ninh. Dưới triều Nguyễn, thật khó để phân biệt rạch ròi giữa “an ninh” và “phòng thủ” cả trong chính sách lẫn thực tế 14 thực hiện chính sách. Tính không rạch ròi đó càng rõ nét ở vùng biên giới và vùng biển đảo. Do đó, an ninh, phòng thủ biển phải được hiểu trong một chỉnh thể của khái niệm “an ninh ­ phòng thủ biển”. Vì vậy, tựu chung lại, có thể hiểu, chính sách “an ninh­phòng thủ biển” của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là những chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo sự yên ổn đường biển trước những nguy cơ đe dọa từ tự nhiên, như các biện pháp khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển, tế lễ tại các cửa biển, ghi chép hướng dẫn đường biển,... Đó còn là những biện pháp của nhà Nguyễn nhằm đảm bảo sự an toàn, yên ổn trên biển trước những vấn nạn do con người gây ra như chống cướp biển, chống buôn lậu,...; là biện pháp ngăn chặn và đối phó trước những nguy cơ và hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo, xâm lược chủ quyền quốc gia từ phía biển. Một cách khái quát, đó chính là những biện pháp của nhà Nguyễn nhằm duy trì, bảo vệ sự an toàn, yên ổn trên biển, khẳng định, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian Trong luật pháp quốc tế hiện hành, biển, đảo, không phận trên biển là những bộ phận quan trọng tạo thành không gian lãnh hải của một quốc gia. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học kỹ thuật của thế giới cũng như Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX, khả năng chinh phục không phận của con người còn hạn chế, những mối nguy hại về an ninh­quốc phòng biển chưa thực sự diễn ra từ không phận trên biển. Vùng duyên hải là vùng đệm chuyển tiếp giữa biển và đất liền, là bộ phận của đất liền song lại chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố biển như nước biển, gió biển, sóng biển. Chỉ những quốc gia có biển mới có duyên hải và duyên hải có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh­phòng thủ của đất liền từ phía biển. Vì vậy, phạm vi không gian tìm hiểu của chính sách an ninh­phòng thủ biển ở nửa đầu thế kỷ XIX là tìm hiểu chính sách an ninh­phòng thủ của nhà Nguyễn trên biển ­ đảo và vùng duyên hải; không phận trên biển không nằm trong phạm trù nghiên cứu. - Về thời gian Luận văn tìm hiểu chính sách an ninh ­ phòng thủ biển trong giai đoạn 1802­ 1858, từ thời điểm xác lập quyền thống trị của nhà Nguyễn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (1802) đến năm thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, cũng là mốc thời gian 15 các nhà sử học dùng để phân kỳ lịch sử trung đại và cận đại ở Việt Nam (1858). Đây là khoảng thời gian trị vì của 4 triều vua: Gia Long (1802 ­ 1819), Minh Mạng (1820 ­ 1840), Thiệu Trị (1841 ­ 1847), Tự Đức (1848 ­ 1858)1, cũng là thời gian nhà Nguyễn cai trị đất nước và quyết định các chính sách một cách độc lập, tự chủ. Trong phạm vi thời gian 1802­1858, tên gọi nước ta dưới triều Nguyễn có những sự thay đổi. Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802) đến năm 1804, Đại Việt là tên nước. Năm 1804, Gia Long chính thức đổi tên nước thành Việt Nam. Tên gọi này tồn tại đến năm 1838 khi Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Quốc hiệu Đại Nam kéo dài đến năm 1945, năm chính thức chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam. Như vậy, Đại Nam là quốc hiệu chính thức trong một khoảng thời gian dài dưới triều Nguyễn (1838­1945). Để tránh sự nhầm lẫn giữa quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802­1838) với Việt Nam của hiện tại2, luận văn xin sử dụng thuật ngữ Đại Nam như là tên gọi chung dưới triều Nguyễn khi nhìn nhận, đánh giá chính sách của triều đại này trong khoảng thời gian xuyên suốt từ năm 1802 đến năm 1858. 4. Nguồn tư liệu Nghiên cứu chính sách của một triều đại trước hết phải dựa trên nguồn chính sử ghi chép về triều đại đó. Đây chính là cứ liệu lịch sử quan trọng nhất. Dưới triều Nguyễn, một khối lượng tư liệu đồ sộ có giá trị đã được biên chép, lưu giữ và bảo tồn cho đến tận ngày nay như Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt luật lệ, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam liệt truyện... Trong đó, tư liệu quan trọng nhất phục vụ cho nội dung đề tài là Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt luật lệ. Đại Nam thực lục là bộ quốc sử lớn, ghi chép đầy đủ, hoàn chỉnh nhất về các triều vua Nguyễn theo thể biên niên. Trong Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên (ghi chép từ năm 1778 đến 1888), những nhận thức, những chính sách về biển 1 Thời kỳ trị vì của Tự Đức còn kéo dài đến năm 1883, tức là kết thúc sau khi Pháp xâm lược 25 năm, nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu đến năm 1858 vì những lý do đã trình bày. 2 Như trong tiểu mục 1.1 của chương 1, giới thiệu về biển Việt Nam, các nguồn từ liệu chúng tôi sử dụng chủ yếu là những tư liệu về biển Việt Nam trong hiện tại mà không phải là Việt Nam dưới triều Nguyễn. 16 của triều Nguyễn, nhất là những vị vua đầu triều được khắc họa khá rõ nét. Cũng giống như hạn chế của các bộ quốc sử khác biên soạn dưới thời phong kiến, Đại Nam thực lục viết theo nhãn quan của Nhà nước phong kiến, chưa vượt qua được hạn chế của thời đại. Những hạn chế trong cách biên chép này chỉ cho phép nghiên cứu các chính sách được ban hành và hiệu quả của việc thực hiện chính sách từ phía các cơ quan hành chính mà khó có thể đánh giá một cách đầy đủ, khách quan hiệu quả thực hiện trong dân gian. Tuy còn những hạn chế đó nhưng Đại Nam thực lục đã cung cấp cho đề tài một nguồn tư liệu phong phú và tin cậy. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cũng là một công trình lớn và giá trị, được Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể loại hội điển. Mục đích của thể loại này là ghi chép có hệ thống các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tính chất và hoạt động của một triều đại, cũng như những chính sách trọng yếu của Nhà nước đã được thi hành. Châu bản triều Nguyễn gồm các loại công văn do các bộ, nha, các địa phương,... gửi đến cho triều đình, do nhà vua trực tiếp xem và dùng bút son phê duyệt, trong các loại công văn được phê duyệt đó có những nội dung trở thành quy định, chính sách của Nhà nước. Đại Nam nhất thống chí được biên soạn dưới triều Tự Đức là bộ sách địa lý học Việt Nam đầy đủ nhất dưới thời phong kiến. Bộ sách không chỉ ghi chép những kiến thức về địa lý của đất nước từ Lạng Sơn đến Hà Tiên mà còn cung cấp những tư liệu quý về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật. Ngoài ra, những tác phẩm do cá nhân quan lại triều Nguyễn biên soạn, hay những ghi chép của các sứ thần được phái đi công cán bằng đường biển đến các nước cũng cung cấp nhiều thông tin lý thú. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765­1825) là bộ địa chí lần đầu tiên ghi chép về núi sông, con người, phong tục tập quán, thổ sản,... thuộc vùng đất Nam Bộ vào những năm đầu triều Minh Mạng. Trong đó chứa đựng một nguồn sử liệu phong phú, đa dạng và rất đáng quý về nhiều phương diện: từ diên cách địa lý, thành trì, khí hậu tới văn hóa dân gian, kinh tế­xã hội,... của miền Nam Việt Nam. Từ khi ra đời, Gia Định thành thông chí được người đương thời và đời sau đánh giá cao, cả về độ tin cậy của nguồn. Sử thần triều Nguyễn đã dựa vào bộ sách này để biên soạn các Đại Nam thực lục (Tiền biên), Đại Nam liệt truyện (Tiền biên), Đại Nam nhất thống chí (Phần Lục tỉnh Nam Bộ). Hải trình chí 17 lược của đoàn sứ thần Phan Huy Chú sang Hạ Châu năm 1830 ghi lại cuộc hành trình từ Đà Nẵng đến Batavia, trong đó có những trang viết về biển Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác phẩm nghiên cứu lịch sử của học giả Việt Nam như Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Biển với người Việt cổ, Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm, Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số tác phẩm địa lý như Thiên nhiên Việt Nam, Địa lý tự nhiên biển Đông, Địa mạo bờ biển Việt Nam là nguồn tài liệu tham khảo giá trị, giúp ích rất nhiều cho đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận văn Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích; đồng thời kết hợp một số phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để trình bày và đánh giá những vấn đề đặt ra. Mục đích, nhiệm vụ đặt ra trong luận văn là trên cơ sở sưu tầm, tập hợp, phân tích tư liệu, so sánh lịch đại để trình bày, phân tích, đánh giá về chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của triều Nguyễn và hiệu quả của chính sách đối với việc bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước trong khoảng thời gian 1802 ­ 1858. Để nghiên cứu chính sách của một triều đại về một vấn đề, yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải tìm hiểu được nhận thức của triều đại về vấn đề đó. Nhận thức về đặc điểm vùng biển, về nguồn tài nguyên biển, về những thách thức từ nguồn tài nguyên biển và thách thức từ hoạt động khai thác nguồn tài nguyên là yếu tố quan trọng giúp Nhà nước hoạch định chính sách. Tuy nhiên, từ nhận thức đến chính sách, rồi từ chính sách đến thực tiễn thực hiện còn là cả những khó khăn. Do chịu sự tác động của nhiều yếu tố (chủ quan, khách quan), chính sách đưa ra không phải lúc nào cũng phù hợp với nhận thức, cũng như kết quả của việc thực hiện chính sách không phải bao giờ cũng đạt được mục tiêu mà chính sách đề ra. Vì vậy, luận văn triển khai theo phương pháp nghiên cứu từ nhận thức của triều Nguyễn đối với biển, đối với những thuận lợi và thách thức của nguồn tài nguyên, của hoạt động khai thác nguồn tài nguyên biển đối với nền an ninh­quốc phòng của nhà Nguyễn, sau đó nghiên cứu chính sách an ninh­ phòng thủ của triều đình Huế, bước đầu đưa ra nhận xét về hiệu quả của chính sách. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 4 chương: 18 Chương 1 tìm hiểu về những yếu tố tác động đến chính sách an ninh­phòng thủ biển của nhà Nguyễn. Ở chương này, sau khi tìm hiểu khái quát về biển Việt Nam và vấn đề đặt ra của an ninh ­ phòng thủ biển đối với nền độc lập, an ninh quốc gia, luận văn tìm hiểu chính sách an ninh­phòng thủ biển của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn; những thuận lợi và thách thức về an ninh ­ phòng thủ biển đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX cũng như khả năng nhận thức của triều đình về những thuận lợi và thách thức này. Chương 2 tập trung tìm hiểu các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân chuyên trách an ninh­phòng thủ biển dưới triều Nguyễn. Đó là các biện pháp nhằm xây dựng một đội thủy quân mạnh về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu khái lược các cơ quan quản lý an ninh­phòng thủ biển ở trung ương và địa phương cũng được chương 2 quan tâm để giúp luận văn có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn khi đánh giá chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn. Đặc điểm tự nhiên của vùng duyên hải, vùng biển ­ đảo đều có những nét đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, vai trò đối với nền an ninh ­ phòng thủ biển và mức độ tác động lên đời sống dân cư miền biển của mỗi vùng lại mang những nét đặc thù khác nhau. Vì vậy, để hiểu chính sách an ninh­phòng thủ biển của nhà Nguyễn một cách sâu sắc, toàn diện, việc tìm hiểu chính sách an ninh­phòng thủ biển trên mỗi vùng cụ thể và tìm hiểu mối liên hệ của chính sách trên hai vùng đó là hướng tiếp cận hợp lý và cần thiết. Trên thực tế, để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc đảm bảo an ninh­phòng thủ biển, nhà Nguyễn đã có những chính sách, biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng vùng và vẫn đảm bảo sợi dây liên kết chặt chẽ trong chính sách của cả hai vùng. Do đó, nội dung chương 3 và chương 4 được triển khai theo hướng: chương 3 đi sâu tìm hiểu những chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở vùng duyên hải, chương 4 tập trung tìm hiểu những biện pháp an ninh ­ phòng thủ trên biển và hải đảo. 19 Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN Một yếu tố quan trọng định hình nên chính sách chính là tính mục đích. Khi ban hành chính sách, chủ thể ban hành sẽ đặt ra một mục đích nhất định của chính sách. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả của mục đích, thông thường các chính sách đều được xây dựng trên cơ sở những nhận thức và hiểu biết nhất định của chủ thể ban hành về các đối tượng của chính sách. Do đó, để hiểu và lý giải một cách sâu sắc chính sách an ninh­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802­ 1858) thì vấn đề quan trọng đầu tiên là tìm hiểu những cơ sở nền tảng, những yếu tố tác động đến sự hình thành của chính sách. 1.1. Biển và vấn đề an ninh-phòng thủ biển đối với an ninh và chủ quyền quốc gia Là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, chiều dài lớn gấp bốn lần chiều rộng nên không có nơi nào trên đất nước Việt Nam xa biển hơn 500 km theo đường chim bay. Trong tổng số chiều dài khoảng 7.760 km đường biên giới thì Việt Nam đã có đến 3.260 km đường biên trên biển cần bảo vệ, 2.773 đảo trên vùng biển rộng lớn, đó là chưa kể những đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [77, tr.4]. Một không gian rộng khoảng 1 triệu km2 với thềm lục địa rộng lớn bao gồm toàn bộ vịnh Bắc Bộ và một phần vịnh Thái Lan, vùng biển Đông (một biển phụ của Thái Bình Dương) được xếp vào hàng thứ ba về diện tích so với các biển kín khác, tương đương với 3/4 Địa Trung Hải. Đó là một biển nóng, nằm gần như hoàn toàn 20 trong vành đai nhiệt đới; là một biển tương đối kín vì có nhiều đảo và quần đảo rộng lớn bao quanh. Các đảo và quần đảo này tạo ra một loạt các eo biển làm cho sự giao thông giữa biển Đông với các biển và đại dương khác trở nên an toàn, thuận lợi. Vị trí giao thông của biển Đông không dừng lại ở ý nghĩa quốc gia, khu vực mà còn mang ý nghĩa quốc tế. Con đường thông thương ngắn và tiết kiệm mà tàu thuyền muốn vượt Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương là con đường qua biển Đông. Hơn thế, từ hơn 2.000 năm trở về trước, biển Đông đã là một tuyến hải thương quan trọng trong khu vực. Theo gió mùa, những thương thuyền Đông Nam Á đi xuôi ngược Bắc­Nam, giữa Đông Nam Á hải đảo (Malacca hay Gia va/Java) và Đông Bắc Á lục địa (Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và các đảo Nhật Bản), đều phải ghé qua Đại Việt và Chămpa, hai vương quốc thuộc duyên hải biển Đông [104, tr.60]. Ngày nay, biển Đông còn nằm ngay trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, nhất là lượng hàng hoá quan trọng như dầu hoả, khí đốt đến Nhật đều qua con đường này. Không chỉ vậy, vùng trời biển Đông còn là đường bay quốc tế từ Xinhgapo, Băng Cốc qua Hồng Kông, Manila, Tôkyô và nhiều đường bay khác. Biển Đông có hai hiện tượng đặc biệt: thuỷ triều và dòng biển. Thuỷ triều của biển Đông dâng lên khá cao, trung bình đến 1,5 m, ở các vũng biển hay các cửa sông có thể lên tới trên 4 m. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành địa hình ven biển, đến giao thông vận tải và cuộc sống dân cư vùng duyên hải. Biển Đông có hai dòng biển, một ở trong biển Đông và một ở vịnh Thái Lan. Hai dòng biển này đã tham gia bồi đắp thêm đất đai cho lãnh thổ Việt Nam, mang đến nhiều giống cá quý từ phương Bắc, phương Nam, tạo ra những bãi cá lớn, đặc biệt ở ngoài khơi Phan Thiết [79]. Thềm lục địa rất giàu sa khoáng sản biển như các kim loại hiếm, nhất là thiếc, titan, ziacôn, mônazit chứa uran và thôri, kể cả vônphram và vàng. Đặc biệt nguồn tài nguyên dầu mỏ rất triển vọng, cả phần thềm lục địa ở miền Bắc, miền Nam, và các đảo, quần đảo ngoài khơi (Trường Sa, Hoàng Sa) đều có những túi dầu trữ lượng đáng kể [11]. Ngày nay trong xu thế phát triển chung của thế giới thì ngành công nghiệp dầu khí được coi là ngành công nghiệp chiến lược. Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc điểm của khí hậu hải dương, cây cỏ xanh tốt quanh năm thuận lợi cho phát triển sản xuất nông ­ lâm nghiệp. Khi 21 mà các ngành công nghiệp dựa trên sức mạnh của biển cả được phát triển như giao thông đường biển, ngư nghiệp, công nghiệp khai khoáng, biển Đông sẽ phát huy hiệu quả hơn những tiềm năng của mình. Biển là một con đường quan trọng kết nối thế giới, giữa phương Đông và phương Tây, là cầu nối văn hoá các châu lục, các dân tộc. Bản thân nó cũng in đậm dấu nét trong đời sống tín ngưỡng, văn hoá của cư dân biển, tạo nên nét “văn hoá biển”, thậm chí còn hình thành cả một nền văn hoá, văn minh biển. Trong lịch sử dân tộc, cư dân Việt Nam cũng từng tạo nên những nền văn hoá, văn minh mang đậm yếu tố biển như thế, tiêu biểu là văn hóa Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo. Với vị trí địa lý trọng yếu, nguồn tài nguyên sinh vật, sa khoáng phong phú, biển Việt Nam có ý nghĩa to lớn, chi phối mọi mặt đời sống đất nước. Đó không chỉ là nguồn tài nguyên ven bờ mà còn cả ngoài khơi, các đảo, trên mặt nước và sâu trong thềm lục địa. Những nguồn lợi có ý nghĩa chiến lược đó cho phép chúng ta khai thác hiệu quả để phát triển đất nước nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn, nhất là vấn đề an ninh quốc gia, chủ quyền biển. Một vùng biển rộng lớn giàu tài nguyên như biển Đông sẽ là tấm đệm che chắn cho đất nước từ các quốc gia phía biển, là nguồn “biển bạc” để phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn đối với chủ quyền biển do vị trí địa lý chiến lược và nguồn lợi mà biển đem lại. Những đặc điểm này sẽ chi phối tầm nhìn của những người lãnh đạo đất nước, từ đó tác động đến toàn bộ chính sách cai trị, đặc biệt là chính sách an ninh, phòng thủ biển. 1.2. Vấn đề an ninh - phòng thủ biển trong chính sách quản lý đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn Trước khi Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập tự chủ được thành lập (năm 938) biển đã in đậm dấu ấn trong đời sống cư dân Việt Nam cổ xưa. Đó là hình ảnh của một “biển bạc” cất giữ huyền thoại cao đẹp và thiêng liêng về gốc tích “con rồng cháu tiên” với mẹ Tiên Âu trên núi sánh duyên cùng cha Rồng Lạc dưới biển, (huyền thoại của người Mường1, người Tày ­ Thái cổ2 (Tày Đăm, Tày Khao) cũng mang những nét tương đồng), hay truyền thuyết Mai An Tiêm sống trên một hòn 1 Huyền thoại Hươu Ngu kết duyên cùng chàng Cá 2 Huyền thoại về cặp đôi Chim ­ Rắn 22 đảo hoang vắng. Gần hơn truyền thuyết, những dấu vết khảo cổ học cho thấy lịch sử cư trú của cư dân Việt Nam cổ đã có sự gắn bó với biển thể hiện qua những nền văn hóa như Soi Nhụ ­ Cái Bèo, Hạ Long (ven biển Đông Bắc), Đa Bút, Quỳnh Văn (ven biển miền Trung), di chỉ Đồng Nai, Óc Eo (ven biển miền Nam),... Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của một vương quốc biển Chămpa ở miền Trung và một đế chế biển Phù Nam ở miền Nam trong lịch sử là những minh chứng tiêu biểu cho sự hướng biển và sức mạnh khai thác biển của cư dân Việt Nam từ ngàn xưa. * Triều Ngô (938 - 965) - Đinh (968 - 979) - Tiền Lê (980 - 1009) Chiến thắng ở cửa biển Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền chấm dứt thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ tự chủ lâu dài của các triều đại phong kiến Việt Nam. Chiến thắng đó đồng thời cũng đánh dấu những hiểu biết sâu của người Việt về đặc điểm thuỷ triều, về tầm chiến lược quan trọng của các cảng biển trong vịnh Bắc Bộ, “mở ra truyền thống Bạch Đằng, truyền thống thủy chiến, nghệ thuật tiêu diệt thật nhanh chóng và triệt để các đoàn quân xâm lược hùng mạnh ở địa đầu sông biển của Tổ quốc chỉ trong vòng một con nước triều” [45; tr.53]. Dưới triều vua Đinh (968 ­ 979), Đinh Tiên Hoàng được nhắc đến như người “khai sử” qua biển sang Quảng Châu kết hiếu với triều Tống (Trung Hoa) vào năm 970. Rồi sau đó con trai của Đinh Tiên Hoàng lại được phong làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ (vị quan lớn về quân sự làm yên miệt biển). Kế thừa bài học kinh nghiệm vua Ngô để lại, năm 981, một lần nữa, cửa biển Bạch Đằng lại chứng kiến chiến công oanh liệt của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc. Chiến thắng đã tiếp tục khẳng định khả năng thuỷ chiến và những hiểu biết sâu sắc của các triều đại Việt Nam về vùng cửa biển. Không những vậy, trong thời gian trị vì, Lê Hoàn còn nhiều lần chỉ huy thuỷ quân vượt biển vào Nam chinh phạt Chiêm Thành nên những hiểu biết về biển của Nhà nước thời kỳ này ngày càng được dày thêm. Cũng trong thời gian đó, hệ thống sông ngòi xuyên suốt từ Ninh Bình qua Thanh Hoá được khơi đào để tránh những trở ngại sóng gió đường biển và cũng là khơi thông con đường từ kinh đô Hoa Lư ra biển để vào Nam. Năm 990, sứ nhà Tống là Tông Cảo được cử sang sứ nước ta, Lê Hoàn liền sai 300 thuỷ quân và 9 chiếc thuyền lớn vượt biển, đến tận cảng Thái Bình (Liêm Châu, Quảng Đông) để đón sứ giả và sau đó tổ chức thao diễn thuỷ quân ở cửa biển Vân 23 Sàng (gần kinh đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) để “khuyếch trương quân thuỷ và tài đánh thuỷ” [93, tr.85]. * Triều Lý (1009 - 1225) Tiếp nối những thành tựu của các triều đại trước, vua Lý tiếp tục cho khơi đào sông ngòi, nạo vét thêm nhiều cửa cảng. Hệ thống cửa biển và hải đảo được Nhà nước chú ý xây dựng thành địa đồ hoàn chỉnh, phục vụ đắc lực cho các cuộc hành quân tiến đánh Chiêm Thành hay phá Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu sau đó. Đặc biệt, dưới triều vua Lý Anh Tông, một chiến lược “tương đối đầy đủ và hệ thống” của nhà Lý đối với các vùng biển đảo Đông Bắc đã được định hình. Đó là việc xây dựng các cơ sở quản lý trên vùng biển đảo mà “công việc quan trọng đầu tiên” của vương triều này là dựng hành dinh ở trại Yên Hưng (tháng 10 năm 1147, nay thuộc Quảng Ninh), “nơi đầu tiên vua Lý Anh Tông, Vương triều Lý và các nhà nước phong kiến Việt Nam đã triển khai và thực thi một chiến lược xây dựng và bảo vệ các vùng biển đảo, các kế hoạch chặn đứng và đánh tan các đạo quân xâm lược tại vùng cửa ngõ yết hầu của đất nước, dù chúng hùng hổ kéo quân từ biển vào đất liền hay đã bị đánh bại trong đất liền đang tìm đường tháo chạy ra biển. Bên cạnh đó, trang Vân Đồn (thuộc Quảng Ninh ngày nay) được lập nơi hải đảo (tháng 2 năm 1149) nhằm kiểm soát các hoạt động của tàu thuyền nước ngoài đến Đại Việt buôn bán, dâng tiến sản vật. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng liên tục cho đóng các hạng thuyền lớn, tổ chức các đội tàu thuyền kiểm tra, kiểm soát, khai thác và bảo vệ các vùng biển đảo, xác định ranh giới trên biển, bảo vệ dân chúng và mở rộng các quan hệ giao thương buôn bán với tầu thuyền ngoại quốc... Bản thân vua Lý Anh Tông đã nhiều lần đích thân tham gia vào hoạt động tuần phòng, vẽ bản đồ hải đảo, kể cả các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, như vào các năm 1171, 1172. * Triều Trần (1226 - 1400) Dưới triều Trần, cái nhìn về biển mang đậm dấu ấn của một triều đại gốc dân chài miệt biển ­ một cái nhìn khoáng đạt và cởi mở. Do đó, sự am hiểu biển trên tất cả các phương diện (phòng thủ, nguồn lợi) của nhà Trần cũng rất sâu sắc. Với sự nhận thức sâu sắc đó, nhà Trần đã rất chú trọng trong việc canh phòng miệt biển, luôn quan tâm, để mắt đến vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Vân Đồn được lập từ thời Lý Anh Tông, trong thời gian này được tiếp tục xây dựng để trở thành một căn cứ hải quân quan trọng và đã làm nên kỳ tích đại thắng Vân Đồn (tháng 2 ­ 24 1288), tạo tiền đề cho chiến thắng Bạch Đằng (tháng 4 ­ 1288) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba. Năm 1349, vua Trần đã nâng Vân Đồn từ vị trí trang (tức trang trại, ngang với làng xã) thời Lý thành một trấn (ngang cấp tỉnh, trực thuộc triều đình trung ương), đặt các chức quan: Trấn quan (võ tướng chỉ huy), Lộ quan (quan văn cai trị), Sát hải sứ (quan kiểm soát mặt biển). Nhà nước cũng tổ chức một đội quân Bình Hải ­ đơn vị hải quân độc lập đầu tiên ­ đóng giữ vùng biển, với lực lượng khoảng 30 thuyền trực chiến chưa kể số quân binh dịch. Với tầm nhìn chiến lược về biển, việc phòng bị giám sát vùng biển của triều Trần, nhất là vùng biển Đông Bắc, được thực hiện nghiêm ngặt đến nỗi ngay cả sự kiện vua Trần về tu tại Yên Tử (Quảng Ninh) cũng được các sử gia thời sau đánh giá: về tâm linh thì tu hành ở Yên Tử, về thực tế là luôn luôn để mắt tới vùng biển Đông Bắc của đất nước [94, tr.18]. * Triều Hồ (1400 - 1407) Triều Hồ (1400 ­1407) chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nên các hoạt động trên biển nhìn chung chưa có bước đột phá so với nhà Trần. Dưới triều Lý, Trần, Hồ trong quan niệm phân chia hành chính, ngoài Hải Đông gồm khu vực ven biển và hải đảo các vùng Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh ngày nay, đã xuất hiện thêm Hải Tây tức vùng biển Thanh, Nghệ Tĩnh [93, tr.165]. Như vậy, từ triều Ngô (938 ­ 965) đến triều Trần (1226 ­ 1400), trải qua nhiều triều đại phong kiến độc lập, ý thức về chủ quyền biển cũng như hoạt động bố phòng miền biển đã được đặt ra với những mức độ khác nhau. Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê việc phòng thủ đường biển đã được đặt ra nhưng mới chỉ mang tính nhất thời và phụ thuộc vào mức độ đe doạ từ thế lực xâm lược bên ngoài. Đến triều Lý, một chiến lược về biển đảo chính thức được đặt ra. Sang thời Trần ­ Hồ hệ thống phòng thủ có thêm những bước tiến mới. Những chính sách về an ninh ­ phòng thủ biển đó đã phản ánh một sự phát triển về ý thức chủ quyền biển của các Nhà nước phong kiến Việt Nam. * Triều Lê sơ (1428 - 1527) Dưới triều Lê, nhất là Lê Thánh Tông (1460 ­ 1497), biên giới phía Nam của Đại Việt được mở rộng đến tận Quảng Nam. Sự thâu giữ toàn bộ vùng biển đảo miền Trung (đến Quảng Nam) sau những cuộc chinh phạt Chămpa của vua Lê Thánh Tông cho thấy tầm nhìn đối với biển của vị vua tài giỏi triều Lê này. Tập bản đồ Hồng Đức 25 được biên soạn thời Lê sơ cũng ghi dấu khá rõ nét vùng biển Đông (Đông Hải) và Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa). Cùng với sự mở rộng lãnh thổ, lãnh hải đó, những hiểu biết của triều Lê sơ về cửa biển, vùng biển cũng được mở rộng và sâu sắc hơn. Sự hiểu biết sâu sắc này đã được tập hợp và hệ thống lại trong cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi ­ cuốn sách địa lý cổ nhất còn lưu giữ được đến ngày nay và được dùng để phổ biến kiến thức trong hoàng tộc và quần thần thời đó. Dưới triều Lê, vùng lãnh thổ, lãnh hải được mở rộng bằng những cuộc chinh phạt vùng đất và biển miền Trung nên bản thân vương triều cũng ý thức rõ được tầm quan trọng của việc phải phòng thủ miền hải cương. Cũng vì hiểu được vai trò trọng yếu của vùng biển nên nhà Lê đã có những chính sách kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho sự an toàn của quốc gia từ phía biển. Vì vậy, dưới triều Lê, một trong những biện pháp phòng thủ quan trọng miền biển là kiểm soát chặt các hoạt động thông thương đường biển, nhất là hoạt động buôn bán của tàu thuyền nước ngoài với những điều cấm nghiêm ngặt trong luật pháp. Điều đó đã thể hiện một sự phát triển mạnh mẽ của ý thức chủ quyền biển thời kỳ này1. * Nhà Mạc (1527 - 1592) Cũng giống như nhà Trần, nhà Mạc được dựng lên bởi Mạc Đăng Dung ­ một người gốc dân chài ở làng Cổ Trai (Kẻ Chài), huyện Nghi Dương (Kiến Thuỵ, gần Đồ Sơn, Hải Phòng ngày nay). Những hiểu biết, kinh nghiệm về biển đã giúp triều Mạc có cái nhìn phóng khoáng hơn về biển, trong đó có hoạt động thông thương đường biển. Sau khi lên ngôi, bên cạnh việc giữ nguyên vị trí Kinh đô như dưới triều Lê, nhà Mạc còn cho xây dựng thêm một Dương Kinh ngay sát bờ biển Kiến Thụy (Hải Phòng) và lấy thêm mấy huyện của Thái Bình làm ngoại thành. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp (trong đó có thương nghiệp đường biển) đều được nhà Mạc khuyến khích phát triển. Chiến thuyền và thương thuyền Mạc “tung hoành” từ vịnh Hạ Long đến Thuận Hoá (Huế), Quảng Nam [94, tr.27]. Mặt hàng gốm sứ Mạc được xuất khẩu ra nhiều nước Đông Nam Á. Chính vì vậy, ­ 1 Xin xem thêm bài viết của tác giả Vũ Văn Quân, Vài nét về chính sách an ninh quốc phòng đối với vùng Đông Bắc của nhà Lê sơ (1428 - 1527), in trong Thương cảng Vân Đồn: lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa [36, tr.118­127]. 26 Tomé Pires, một người Bồ Đào Nha du hành đến miền Đông Ấn vào đầu thế kỷ XVI, cho rằng gốm sứ và tơ lụa là những mặt hàng có giá trị của xứ Cochinchina1. Với những chính sách thoáng mở đó, văn hoá tín ngưỡng gắn với thương nghiệp nói chung và hải thương nói riêng thời kỳ này cũng rất phát triển. Ở các chùa, Đức Quan Âm Nam Hải, vị thần (Bồ tát) phù hộ cho thương nhân, được tạc thờ phổ biến. Chử Đồng Tử ­ Tiên Dung, những người theo truyền thuyết là đi buôn biển đầu tiên kể từ thời Hùng Vương và trở thành tổ sư nghề buôn, cũng bắt đầu được thờ dọc sông ­ biển. Đạo Thiên chúa cũng bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam mà địa điểm đặt chân đầu tiên của các giáo sĩ là vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình. Nhìn chung, đây là thời kỳ Nhà nước đã mở cửa cho ngoại thương Việt Nam phát triển. Khác với triều Lê sơ, nhà Mạc đã giải quyết được vấn đề khai thác nguồn lợi biển đặt trong mối quan hệ với chủ quyền biển. * Thời Lê trung hưng (1533 - 1789) Sau cuộc thoán quyền của họ Trịnh đối với họ Nguyễn trong việc phụng sự vua Lê, năm 1558, Nguyễn Hoàng phải xin vào Nam trấn thủ vùng đất Thuận ­ Quảng. Đến cuối thế kỷ XVI, dòng họ Nguyễn bắt đầu mưu đồ cát cứ thành một “vương quốc” riêng, ra sức xây dựng lực lượng, mở rộng phạm vi cai trị xuống phía Nam bằng những cuộc khai hoang. Đến cuối thế kỷ XVII, đầu XVIII, toàn bộ Nam Trung Bộ và Nam Bộ đã thuộc về dòng họ này, bắt đầu hình thành nên một “vương quốc Đàng Trong” rộng lớn. Trong cuộc phân tranh Trịnh ­ Nguyễn, cũng là cuộc đối đầu Đàng Trong ­ Đàng Ngoài (1627 ­ 1672), đường thuỷ (nhất là đường biển) trở thành con đường tiến quân quan trọng của cả 2 thế lực. Ở cuộc đối đầu này, cả hai phía đều phải ra sức phát triển công tác phòng thủ biển và khai thác nguồn lợi biển. Cuộc xung đột diễn ra đúng vào lúc “cơn sốt thương mại trên biển bắt đầu sôi sục phương Đông với sự 1 Tomé Pires gọi chung cả nước Đại Việt thế kỷ XVI (hay An Nam theo cách gọi của người Trung Hoa và những người phương Tây đầu tiên thám hiểm miền nam Trung Hoa) là Cauchy Chyna, tức Cochinchina, tức bao gồm cả khu vực Kinh thành Đông Kinh. Tên gọi này bắt nguồn từ hai chữ “Giao Chỉ”, được người Bồ Đào Nha đầu thế kỷ XVI phiên âm thành “Cochin” và để tránh nhầm lẫn với Cochin, một thương cảng ở Ấn Độ, người phương Tây gọi thành Cochinchina, có ý ám chỉ sự phụ thuộc vào đế chế Trung Hoa. Về sau Cochinchina mới được dùng theo nghĩa là Đàng Trong của chúa Nguyễn, phân biệt với Tonkin/Đàng Ngoài của chính quyền Lê ­ Trịnh [99, tr. 115]. 27 khuấy động ồ ạt của thương thuyền vũ trang thuộc các công ty Đông Ấn phương Tây đang mọc lên như nấm ở vùng này” [93, tr.271­272]. Các hoạt động trên biển như thương mại, cướp biển, can thiệp vũ trang, ngoại giao pháo hạm và xâm lược cũng ngày càng phát triển. Những biến chuyển này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước với những nguồn thu lớn từ mối lợi thương mại nhưng cũng đặt ra nguy cơ chủ quyền biển bị xâm phạm. Khi đó, Đàng Trong, Đàng Ngoài không chỉ tập trung đối phó lẫn nhau mà còn phải luôn cảnh giác trước những thế lực xâm phạm mạnh mẽ từ bên ngoài. Cả hai bên đều phải nỗ lực giải quyết mối quan hệ giữa khai thác nguồn lợi biển và chủ quyền biển. Trên thực tế, Đàng Trong và Đàng Ngoài đã xử lý khá tốt mối quan hệ đó. Tuy nhiên, Đàng Trong vẫn có những thành tựu vượt trội hơn. Chính sách của Đàng Trong và Đàng Ngoài đối với biển tập trung chủ yếu vào các vấn đề: tổ chức khai thác biển (khai thác nguồn lợi hải vật, thông thương với bên ngoài); tổ chức phòng thủ biển (tuần phòng trên biển, phòng thủ bờ biển). Tuy vậy, chính sách này đã được Đàng Trong thực hiện một cách hệ thống, mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Tại mảnh đất Đàng Trong, nhà Nguyễn đã lập ra những đội khai thác tổ yến bằng cách tập hợp dân ven biển, tổ chức họ thành những đội chuyên nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước như đội Thanh Châu chuyên khai thác trên các cù lao ở cửa biển Tân Quan, Thời Phù, Nước Ngọt, Nước Mặn; đội Hải Môn chuyên hoạt động ở đảo Côn Lôn vùng biển Bình Thuận. Đặc biệt, sự ra đời của đội Hoàng Sa dưới thời nắm quyền của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và hoạt động của đội này trong nhiều thế kỷ sau đó (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX) đã thể hiện một “phương thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông mà không có bất cứ một quốc gia nào trong khu vực có được” [39; tr.15­16]. Đội Hoàng Sa lúc ban đầu được các chúa Nguyễn tổ chức ra để thu lượm các hóa vật và hải vật trên các vùng quần đảo giữa biển Đông với phạm vi hoạt động bao gồm cả vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, việc lập ra đội Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở mục đích kinh tế. Hiệu quả kinh tế đạt được từ hoạt động này không nhiều mà tính chất của một đơn vị quân đội có kỷ luật chặt chẽ đã được thể hiện ngay trong cách thức tổ chức của đội khi mà những dân binh tham gia đội Hoàng Sa cũng là các “quân nhân” thực hiện các nghĩa vụ được các chúa Nguyễn giao phó [46; tr.9]. Thành phần của đội 28 gồm 70 dân đinh được tuyển chọn từ xã An Vĩnh1, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, cắt phiên “đi khai thác” trong vòng 6 tháng (tháng 2 đi, tháng 8 về) [23, tr.279]. Bên cạnh đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đã được các chúa Nguyễn lập ra nhưng muộn hơn với mục đích kiểm soát một vùng biển tương đương với khu vực quần đảo Trường Sa. Dù hoạt động độc lập nhưng về nguyên tắc, đội Bắc Hải vẫn do đội Hoàng Sa kiêm quản [46; tr.10]. Sự hiện diện và thực thi nhiệm vụ của các tổ chức này trên vùng biển Đông là sự khẳng định và thực thi chủ quyền của chính quyền chúa Nguyễn trên các vùng biển đảo này. Cũng với ý thức sâu sắc của các chúa Nguyễn trong việc khẳng định và thực thi chủ quyền biển đảo, các hoạt động ngoại thương phát triển thời kỳ này cũng luôn được đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa những nguy cơ về an ninh, chủ quyền từ phía biển. Theo quy định của chúa Nguyễn, thuyền buôn nước ngoài khi đến cửa biển Đàng Trong, phải bắn súng báo hiệu ở ngoài khơi để trong bờ ty Tàu cử thuyền ra xét hỏi và hộ dẫn qua cửa biển. Chỉ trừ tàu thuyền Bồ Đào Nha, Đàng Trong đặc biệt đề phòng các tàu buôn phương Tây, kiểm soát chặt, đánh thuế nặng và trừng phạt nặng đối với những vi phạm. Ngay cả trong những hoạt động nhân đạo như cứu tuất thuyền buôn ngoại quốc khi gặp sóng gió đường biển cũng luôn được đi kèm với những quy định có tính chất phòng ngừa về vấn đề an ninh, chủ quyền từ phía biển. Theo quy định của nhà chúa thì: “Thuyền đi buôn bán ở nước khác gặp gió tạt vào, làm đơn trình xin tạm đậu thì cho đậu ở cửa Hàn và cù lao Chiêm, thuyền sửa đã xong thì dân thủ lệ và dân tiếp cận áp đuổi ra khỏi cửa biển” [23, tr.256]. * Triều Tây Sơn (1778 - 1802) Dưới triều Tây Sơn, Nhà nước cũng đặt mối quan tâm đặc biệt của mình vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển và chăm lo xây dựng, phát triển lực lượng thuỷ quân. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải được thành lập từ thời các chúa Nguyễn được triều Tây Sơn tiếp tục tổ chức để tiến hành bảo vệ và khai thác nguồn lợi trên các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 1 Xã An Vĩnh ở vào thời điểm chúa Nguyễn tuyển chọn dân đinh tổ chức ra đội Hoàng Sa bao gồm hai khu vực cách xa nhau là làng (thôn) An Vĩnh ở cửa biển Sa Kỹ trong đất liền và xóm (phường) An Vĩnh ngoài Cù Lao Ré (nay là xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) [46; tr.7­8]. 29 Bên cạnh đó, với quyết tâm đưa hải quân lên hàng quân chủng, ở thời kỳ này, “mỗi cảng biển là một căn cứ hải quân lớn” [93, tr.333]. Chiến thuyền của Tây Sơn có những loại trọng tải lớn, lên đến 900 tấn, có thể chở được voi chiến hoặc 700 lính và 60 khẩu đại bác. Đặc biệt, bộ phận cướp biển người Thanh đã được nghĩa quân Tây Sơn quy thuận và sử dụng trong quân đội của mình, đưa họ tham gia vào công việc giữ gìn biển Đông. Chính sách này dưới triều Tây Sơn tỏ ra có hiệu quả và là một chính sách quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh vượt trội cho lực lượng hải quân, biến lực lượng này thành một đội quân “hùng mạnh và loại nhất Đông ­ Nam Á đương thời, là biểu hiện của một bước nhảy vọt thực sự trong lịch sử quân thuỷ nước ta” [93, tr.352]. Trên thực tế, hải quân Tây Sơn “đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các vùng đảo, quần đảo giữa biển Đông” [39; tr. 18]. Vai trò đặc biệt quan trọng của thủy quân Tây Sơn không chỉ thể hiện ở những đóng góp trong những thắng lợi cho sự thành lập của vương triều, trong thành tựu bảo vệ chủ quyền biển đảo mà ngay cả trong nguyên nhân bại vong của triều Tây Sơn cũng có sự có mặt của thủy quân khi sức mạnh của lực lượng này đã bị suy yếu và việc huấn luyện thủy quân không còn được Nhà nước quan tâm đúng mức. Điều này được thể hiện rất rõ trong nhận định của Minh Mạng sau này khi rút ra bài học kinh nghiệm xương máu về nguyên nhân thất bại của triều Lê và triều Tây Sơn: “Địa thế nước ta ở ven biển, vốn lấy thuỷ quân làm món sở trường. Nhà Lê xưa không phòng thuỷ chiến, đến nỗi bại vong. Tây Sơn sau khi được nước cũng coi khinh thường không chịu thao luyện cho tinh. Thuỷ quân của Hoàng khảo ta tiến một trận giặc liền tan vỡ, dư uy lừng lẫy, cũng vì cớ đó” [67, tr.136]. Như vậy, trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, yếu tố biển đã in nhiều dấu ấn đậm nét trong đời sống của đất nước, trong đó có những thời kỳ để lại dấu ấn đặc biệt mạnh mẽ như sự phát triển của các vương quốc biển Chămpa, Phù Nam,… là những ví dụ tiêu biểu. Khi các Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập được hình thành thì những chính sách đối với biển cũng từng bước được định hình và phát triển. Nhận thức cũng như chính sách về biển và về an ninh ­ phòng thủ biển có những thay đổi nhất định theo hướng ngày càng sâu sắc và có hệ thống. Các nhà nước độc lập Việt Nam từ Ngô, Đinh, Tiền Lê cho đến Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê­ Trịnh, (chúa) Nguyễn và Tây Sơn “luôn luôn ý thức một cách đầy đủ tầm quan 30 trọng của biển, hải đảo và hầu như triều đại nào cũng đều có chiến lược đối với các vùng biển đảo” [45; tr.52]. Những tiến bộ cũng như những hạn chế trong nhận thức và trong chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam trước Nguyễn, trực tiếp và sâu sắc nhất là thời các chúa Nguyễn và vương triều Tây Sơn, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các vị vua đầu triều Nguyễn trong việc định hình và hoàn thiện chính sách an ninh ­ phòng thủ biển ở nửa đầu thế kỷ XIX. Có thể nói, “những đóng góp quan trọng của triều Nguyễn thế kỷ XIX vào lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là sự tiếp nối chính sách của chúa Nguyễn cũng như hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn trước đó” [39; 18­19]. Sự kế thừa những công trình quân sự phòng thủ dọc các cửa biển và trên các đảo miền Trung, miền Nam, kế thừa những kinh nghiệm khai thác, quản lý cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo, tiếp nhận sức mạnh của một đội thủy quân hùng mạnh dưới thời các chúa Nguyễn, những bài học kinh nghiệm trong việc huấn luyện thủy quân cũng như kinh nghiệm tổ chức và kinh nghiệm hoạt động mạnh, hiệu quả của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải trong việc khai thác tài nguyên biển, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển đảo,… là những ví dụ. 1.3. Những thuận lợi và thách thức về an ninh - phòng thủ biển đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX Thế kỷ XIX là thế kỷ đầy biến động trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh những thuận lợi, trong giai đoạn nửa đầu của thế kỷ này (1802­1858), nhà Nguyễn phải đối mặt với nhiều thách thức đặt ra cho nền an ninh - phòng thủ biển. 1.3.1. Những thuận lợi Bước sang thế kỷ XVIII, thế giới được chứng kiến sự bùng nổ những thành tựu khoa học ­ kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu. Sự khởi đầu cho cuộc cách mạng đó được đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc máy hơi nước đầu tiên trên thế giới do James Watt (kỹ sư người Anh) sáng chế năm 1765. Cùng với thời gian, chiếc máy hơi nước được ứng dụng vào trong hoạt động của ngành hàng hải và nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, các phát minh sáng chế mới về khoa học ­ kỹ thuật trong lĩnh vực hàng hải thế kỷ XVIII­XIX đã đưa ngành hàng hải của châu Âu phát triển lên một bước tiến mới. Ví như những thành tựu trong việc sử dụng các loại súng đại bác trên thương thuyền, chiến hạm hay việc chế tạo ra nhiều loại tàu chiến bọc đồng, tàu vận tải vượt đại dương mới hiện đại, kính thiên lý đi biển,... 31 Cũng nhờ những bước tiến trong kỹ thuật hàng hải và quân sự ở các “quốc gia tư bản trẻ” mà ưu thế trong xâm chiếm thuộc địa đang nghiêng về các quốc gia như Anh, Pháp, Hà Lan, trong khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã dần trở nên “già cỗi”. Cuộc tiếp xúc Đông ­ Tây từ sau phát kiến địa lý (thế kỷ XV) đến thế kỷ XIX đã đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật hàng hải hiện đại của phương Tây những thế kỷ này đến với phương Đông, tạo ra cơ hội cho những quốc gia phương Đông biết nhạy bén học tập, cải tiến kỹ thuật để biến những vũ khí sắc bén đó thành sức mạnh chống lại chính phương Tây trong cuộc chiến chống xâm lược. Cơ hội này không thiên vị cho riêng quốc gia phương Đông nào, nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX cũng không là ngoại lệ. Điều quan trọng chỉ là nhà Nguyễn có đủ khả năng để nắm bắt thời cơ đó hay không? Bên cạnh thuận lợi đó, nhà Nguyễn còn được kế thừa kinh nghiệm và thành tựu trên lĩnh vực an ninh - phòng thủ biển của các triều đại trước Nguyễn mà trực tiếp nhất là của các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn. Sự lên ngôi của nhà Nguyễn cũng đồng thời với việc sở hữu một lãnh hải rộng lớn, thống nhất Bắc ­ Nam (sự thống nhất đó đã bước đầu được thực hiện dưới triều Tây Sơn). Cùng với đó một số lượng đông đảo cư dân thạo nghề sông nước, thông thạo đường biển sẽ là nguồn bổ sung nhân lực đông đảo cho lực lượng an ninh ­ phòng thủ biển dưới triều Nguyễn. 1.3.2. Những thách thức Khó khăn thường trực đối với vấn đề an ninh - phòng thủ biển dưới triều Nguyễn là những khó khăn do đặc điểm tự nhiên vùng biển Đại Nam gây ra như gió bão, sóng ngầm, đá ngầm, cát ngầm, triều cường. Bão biển là nguy cơ thường trực (theo mùa) đe dọa các đời sống và các hoạt động trên biển của cư dân vùng ven biển và hải đảo. Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, số lượng các cơn bão biển cũng như những thiệt hại mà chúng gây ra cho đối với các hoạt động trên biển và đối với cư dân vùng duyên hải, hải đảo là không nhỏ. Trong 56 năm đầu cai trị của nhà Nguyễn (1802­1858) đã có đến 47 năm xảy ra lũ bão [31, tr.39]. Hơn thế nữa, “trong một năm có thể xảy ra nhiều trận lũ bão, kéo dài từ tháng này sang tháng khác trong suốt chu kỳ mùa lũ (thường là từ tháng 5, 6 đến tháng 9, 10 hàng năm với khu vực Bắc Bộ; tháng 6, 7 đến tháng 11, 12 với khu vực Trung Bộ; tháng 7 đến tháng 11 với khu vực Nam Bộ)” [32, tr.39]. 32 Hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định là một trong những ví dụ điển hình cho những tổn thất về người và của do những cơn bão biển gây ra. Chỉ trong một trận bão lớn vào tháng 5 nhuận năm 1846, cả hai tỉnh đã có tới 24.821 nhà đổ, 820 đền chùa vỡ, 305 thuyền đắm, 154 người chết. Năm 1851, trong một trận bão lớn, theo sự ước tính của một giáo sĩ chứng kiến tại chỗ trận bão đó, Nam Định và Ninh Bình có tới 10.000 người chết bởi cơn bão [60, tr.119]. Không chỉ gió bão, hiện tượng triều cường mạnh cũng gây nhiều thiệt hại. Năm 1842, nước biển ở hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa dâng lên cao 14 ­ 15 thước đã làm đổ nhà tới 50.413 hộ, thuyền đắm làm 5.347 người chết, trong đó số thương vong và thiệt hại tại tỉnh Nghệ An cao hơn Hà Tĩnh gấp ba lần [60, tr.119]. Triều cường lên cao còn đẩy sâu sự xâm thực của nước mặn vào đất liền, gây hiện tượng đất bị nhiễm mặn ngày càng phổ biến ở các huyện, tỉnh ven biển, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều nơi ven biển ruộng đất bị bỏ hoang, cư dân xiêu tán, có nhiều khả năng trở thành nơi lẩn trốn thuận lợi của giặc biển. Bên cạnh đó, trong khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ, Đại Nam có tới hàng nghìn đảo chìm, chưa kể đến những dải đá ngầm không quá xa bờ, luôn tiềm ẩn những mối nguy hại cho sự lưu thông của thuyền bè, nhất là trong những ngày sương mù và mưa bão. Đó là chưa kể những con sóng lớn ngoài biển khơi hay ngay nơi cửa biển cũng cản trở hoạt động của tàu thuyền trên biển và gây không ít tổn thất cho thuyền bè. Chúng ta có thể kể tới những con sóng dữ cửa biển Thần Phù (Ninh Bình), nơi mà “khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”, hay chứng kiến những cảnh “sóng gió dữ tợn” tại cửa biển Tư Hiền nơi Kinh đô Huế. Sự rộng lớn của lãnh hải dưới triều Nguyễn cũng đặt ra không ít khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát toàn bộ vùng duyên hải và biển đảo, nhất là vùng biển đảo Đông Bắc. Các vua Nguyễn tuy đã kế thừa được những bài học kinh nghiệm trong cách thức quản lý vùng biển đảo của các triều đại trước Nguyễn song những bài học quản lý đối với cả vùng biển rộng lớn Bắc ­ Nam thì lại không có nhiều, có chăng chỉ là những kinh nghiệm để lại từ triều Tây Sơn ­ vương triều đã thống nhất được lãnh thổ, lãnh hải cả nước ở những bước đầu tiên khi sự thống nhất đó phần nào đã bị cản trở bởi sự phân quyền của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, các vua Nguyễn đã tiếp nối được những thành quả này một cách trọn vẹn. 33 Trong khi đó, phạm vi hoạt động và kiểm soát vùng biển đảo của các chúa Nguyễn mới chủ yếu giới hạn ở vùng biển đảo Đàng Trong, vùng biển đảo Đông Bắc không thuộc quyền kiểm soát của các chúa Nguyễn. Vùng lãnh hải rộng lớn đó, nhà Nguyễn cũng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn chặn vấn nạn do con người gây ra trên vùng biển Đại Nam rộng lớn, nhất là vấn nạn cướp biển. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý nằm trên nhiều tuyến hải thương khu vực và quốc tế, tự bản thân vị trí địa lý của biển Đại Nam cũng trở thành một nguồn lợi biển mà không phải bất kỳ quốc gia giáp biển nào cũng có được và cũng có nhiều lợi thế so với các quốc gia lục địa. Tuy nhiên, cái lợi thường song hành với thách thức, mối lợi càng lớn thì nguy cơ của những thách thức càng cao. Sự sôi động của hoạt động thương mại và giao thông vận tải biển sẽ thành điểm thu hút các lực lượng sống ngoài vòng pháp luật như buôn lậu, cướp biển. Đặc biệt, vấn nạn cướp biển là mối nguy hại lớn và thường trực cho hoạt động kiểm soát và quản lý toàn bộ vùng biển đảo rộng lớn của nhà Nguyễn. Hơn thế nữa, với số lượng lớn các đảo lớn nhỏ trong vùng biển cùng với vị trí tiếp giáp với lãnh hải nhiều quốc gia như nước Thanh (Trung Quốc), Phi Luật Tân (Philippin), Mã Lai (Malaixia), Nam Dương quần đảo/Hạ Châu (Inđônêxia), Tân Gia Ba (Xinhgapo), Xiêm La (Thái Lan), trong đó có những vùng biển nổi tiếng về hoạt động của cướp biển, nhất là vùng eo biển Malắcca (“nút thắt cổ chai” giữa Mã Lai (Malaixia), Hạ Châu (Inđônêxia) và Tân Gia Ba (Xinhgapo)), cướp biển Trung Hoa, cũng trở thành nguyên nhân khiến cho vùng biển Đại Nam là địa bàn hoạt động và ẩn nấp của nhiều nhóm cướp biển và cướp biển nhiều quốc tịch. Tham vọng xâm chiếm nguồn lợi biển (vị trí chiến lược và tài nguyên biển), xâm chiếm lãnh thổ Đại Nam từ phía biển của các thế lực bên ngoài chính là thách thức lớn nhất đe dọa nền an ninh - quốc phòng biển dưới triều Nguyễn. Ở thời kỳ này, vị trí địa lý chiến lược của vùng biển Đại Nam cùng với nguồn tài nguyên biển phong phú về hải sản cá tôm, ngọc trai, yến sào,... luôn kích thích sự nhòm ngó và tham vọng chiếm hữu của các quốc gia. Trong phạm vi nhỏ hẹp, nó kích thích những hoạt động khai thác nguồn lợi sinh vật biển một cách bất hợp pháp khi mà sự kiểm soát của Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý cả một vùng biển đảo mênh mông rộng lớn và tiếp giáp với lãnh hải nhiều quốc gia. Xa hơn 34 và ở cấp độ nguy hiểm hơn, tham vọng muốn xâm chiếm toàn bộ vùng lãnh thổ, lãnh hải Đại Nam của các thế lực bên ngoài sẽ dẫn tới nguy cơ và sự de dọa về vấn đề chủ quyền trên biển đảo cũng như vấn đề độc lập, chủ quyền của quốc gia. Trong khi đó, cho đến đầu thế kỷ XIX, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và châu Á đã bị xâm chiếm bởi các thế lực tư bản phương Tây như tư bản Anh chiếm đảo Pênang năm 1786 làm bàn đạp tấn công Giava và quần đảo Mã Lai. Năm 1811, Inđônêxia bị Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâu xé rồi phụ thuộc hoàn toàn vào Hà Lan. Thực dân Anh chiếm Xinhgapo năm 1824, sau đó tiếp tục thôn tính Miến Điện và Brunây. Là một quốc gia giáp biển trong khu vực, trước bối cảnh chung đó, Đại Nam khó có thể không lo ngại về nguy cơ bị xâm lược trước tham vọng bành trướng của tư bản phương Tây. Mối lo lắng càng được đẩy lên cao khi quốc gia láng giềng Trung Hoa, cùng chung đường biên giới trên biển và đất liền với Đại Nam, đã bị các nước phương Tây chia xẻ thị trường sau sự kiện chiến tranh thuốc phiện lần thứ 2 (năm 1842). Trong bối cảnh quốc tế phức tạp và đầy biến động đó, nước Đại Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX, cũng giống như các quốc gia trong khu vực, đang đứng trước những thách thức, cơ hội và sự lựa chọn. 1.4. Nhận thức của nhà Nguyễn về biển và yêu cầu đảm bảo an ninh phòng thủ biển 1.4.1. Nhận thức về biển Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh tan quân Tây Sơn, lên ngôi vua, thống nhất đất nước, đánh dấu sự mở đầu của một vương triều mới, triều Nguyễn, và tiếp nối sự nghiệp của các chúa Nguyễn thế kỷ XVII ­ XVIII. Trong những năm tháng gian lao trốn chạy sự truy quét của nghĩa quân Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh đã phải sống lẩn trốn trên các đảo ngoài khơi. Khi đó, biển ngẫu nhiên trở thành nhà, thành tấm bình phong che chắn bảo vệ tàn quân và thành không gian an toàn để phục hồi, củng cố lực lượng, chờ thời cơ trung hưng nghiệp nước. Vì vậy, khi lên ngôi, hơn ai hết, Gia Long cũng như các vị vua đầu triều Nguyễn sẽ có những hiểu biết và nhận thức sâu sắc về biển, tầm quan trọng của biển trên tất cả các phương diện, đặc biệt là phương diện an ninh ­ phòng thủ. Mối “duyên nợ” gắn bó đó đã quy định cách nhìn của vua quan nhà Nguyễn về vùng biển phía Đông, Nam và Tây Nam của Tổ quốc. 35 Nhận thức của triều Nguyễn về biển ở những hoàn cảnh cụ thể được các sử thần Quốc sử quán ghi chép khá tỉ mỉ trong Đại Nam thực lục. Qua đó chúng ta không chỉ hiểu được triều Nguyễn nhận thức vấn đề ra sao mà còn biết sâu sắc nguyên nhân, tình huống dẫn đến nhận thức đó. Một điểm đáng chú ý là nhận thức về biển không chỉ thể hiện qua lời nhận xét của vua, lời tâu của quan trong những buổi nghị sự hay những Chỉ, Dụ vua ban, những bản tấu trình; đó còn là những đánh giá rất xác thực của bản thân vua Nguyễn trong những tình huống quan sát trực tiếp, bất ngờ. Mặt khác, phần lớn nhận thức đều của vua Nguyễn với những lý giải sâu sắc, thể hiện sự am hiểu tường tận về biển, nhất là của vua Minh Mạng. Năm 1834, khi Minh Mạng đi thăm các công sở đóng thuyền cùng các hoàng tử, công tước, vua chỉ thuyền An Dương hỏi Phú Bình công “thuyền này sao lại làm đằng trước lớn, đằng sau nhỏ, ngươi có biết không?”. Phú Bình công không trả lời được, vua mới lý giải rằng: “Nước biển rất lớn, khác hẳn nước sông, cho nên cá biển phần nhiều đầu to đuôi bé mới vượt sóng được. Cách đóng thuyền đi biển có lẽ cũng làm theo hình cá. Người không quen đi biển thì chẳng biết được” [68, tr.219]. Hay như năm 1839, trước khi Kinh sư mưa lụt mấy ngày, Minh Mạng ra coi chầu, bảo Kinh doãn là Phạm Thế Trung rằng: “Ngạn ngữ nói: “Trời sắp mưa lụt, cứ nghiệm các giống chim trở về núi thì biết”. Xét ra, mưa lụt thì sóng biển nổi lên ỳ ầm, hơi nước bốc lên tanh hôi, các chim đều kiếm ăn ở bờ biển cho nên tránh về núi. Câu nói ấy cũng có lý. Trẫm đoán mùa thu này mưa lụt có thể vào trước sau ngày 24, 25, không biết lúa má ở Kinh đã thu hoạch xong chưa?” [69, tr.560]. Quả nhiên mấy hôm sau thì có mưa. Bên cạnh đó, kinh nghiệm chèo chống khi gặp bão gió biển khơi của Minh Mạng khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên, thán phục: “(…) đi đường biển, gặp bão phải nên chạy xa ra ở khơi, để thuyền cứ việc đi nhanh, trôi xa, mới khỏi lo ngại; nếu hấp tấp vội quay vào bờ hoặc khinh suất thả neo, thì phần nhiều bị sóng gió phá vỡ. Điều này, trẫm cũng đã nhiều phen huấn thị, thế mà gần đây bị đắm là vì thuyền bè vẫn giữ thói lệ ấy, thực đáng giận! Từ nay nên báo cho nhau biết. Răn đấy, nghiêm cẩn tuân theo đấy!” [68, tr.939]. Các triều vua Nguyễn nhận thức rõ sự xung yếu cũng như những nguồn lợi tài nguyên của đất nước một phần do vị trí địa lý giáp biển trọng yếu mang lại: “Địa lý nước ta, lấy biển làm dải áo, lấy núi làm vạt áo, địa thế trọng yếu và hiểm trở (…) 36 nếu kể vào hạng “xung yếu” thì phải là: “ven biển, ven núi”” và “đường biển dài suốt, lợi đánh cá không phải chỉ một nơi” [67, tr.204], [69, tr.35; 225]. Nhờ có những trải nghiệm mà nhận thức của các vị vua đầu triều về biển rất sâu sắc, nhất là triều vua Gia Long và Minh Mạng. Những sự am hiểu sâu sắc đó cùng những kinh nghiệm nhất định trong đảm bảo an ninh, phòng thủ biển của các triều đại trước Nguyễn đã giúp nhà Nguyễn có nền tảng để đưa ra những chính sách nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng biển một cách hiệu quả. Tuy nhiên, từ nhận thức đến hoạch định chính sách vẫn còn những khoảng cách mà việc lấp đầy không thật dễ! 1.4.2. Nhận thức về yêu cầu đảm bảo an ninh - phòng thủ biển Thứ nhất, nhận thức về những thách thức do tự nhiên gây ra trên biển Cùng với những nhận thức sâu sắc về đặc điểm vùng biển Đại Nam, nhà Nguyễn cũng nhận thức và lường trước được những thiệt hại do thiên nhiên gây ra như gió bão, cát bay, đá ngầm. Những yếu tố này không chỉ ngăn trở và làm gián đoạn các hoạt động khai thác nguồn lợi biển, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân vùng duyên hải và hải đảo mà còn là mối đe dọa, sự nguy hại cho thuyền bè hoạt động trên biển, trực tiếp gây ra những bất ổn và sự không an toàn về an ninh biển. Chẳng vậy mà Minh Mạng đã coi sự tàn phá của “nước” cũng giống như sự tàn phá của “giặc” và “phàm tránh nước như tránh giặc, nếu ta lùi một bước nó lại tiến một bước” [68, tr.197]. So với biển miền Bắc và miền Nam, biển miền Trung đầy gió và cát, vấn nạn cát bay luôn thường trực, gây hại cho đời sống cư dân. Nhận thức được điều này, các vua Nguyễn đã cho trồng những hàng dừa dọc bờ biển cửa Thuận An vừa làm nơi râm mát, tạo cảnh đẹp cho những cuộc ngự giá thị sát vùng cửa biển, vừa là một biện pháp chắn cát, chặn cát bay hiệu quả. Những ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí về thành Trấn Hải ở cửa biển Thuận An cho biết: “(…) trước mặt đài, nước biển ngày xói vào gần tới đường ngoài quách, bèn đóng cừ xây đá để ngăn sóng, lại trồng hơn 4000 cây dừa dọc ở bờ biển. Cát bờ thường bị sóng đánh lở (...). Năm thứ 15 [1834] đổi gọi là Trấn Hải thành. Trên đài dựng lầu Quan Hải (xem xét tình hình ngoài biển) bên hữu thành dựng hành cung kiểu lầu đôi. Động cát xung quanh trồng thêm hơn 9000 cây dừa; lại ở Bãi sò ở đối ngạn cũng trồng hơn 300 cây dừa, thành ra hai bên bờ Đông Tây lá cây dừa phủ rợp, trông rất xanh tươi [72, tr.197]. 37 Thứ hai, nhận thức về nguy cơ độc lập, chủ quyền từ âm mưu xâm lược của phương Tây Đến giữa thế kỷ XIX, những tiếp cận cho mục đích xâm lược Việt Nam của các quốc gia tư bản phương Tây trải suốt gần 4 thế kỷ (kể từ khi những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên vùng bờ biển Việt Nam thể kỷ XVI đến những năm giữa thập niên 50 của thế kỷ XIX) về cơ bản đã thu được nhiều kết quả. Bản thân chúa Nguyễn là những người trực tiếp tiếp xúc với thương nhân, giáo sĩ phương Tây thời kỳ thương mại biển Đông, vừa để buôn bán, vừa lợi dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của phương Tây nhằm phục vụ mục đích quân sự ­ chính trị trong cuộc chiến sinh tồn và giành quyền lực với các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Sau đó, sự thắng lợi và lên ngôi của Nguyễn Ánh có công sức đóng góp không nhỏ của các thế lực phương Tây, nhất là Pháp. Trong khi đó, sự giúp đỡ của các thế lực tư bản đang đi xâm chiếm thuộc địa có khi nào lại chỉ là sự giúp đỡ công tâm mà không cần quyền lợi? Chừng ấy thời gian và những tiếp xúc đủ để nhà Nguyễn có những dự cảm và nhận thức về âm mưu xâm lược của các nước phương Tây. Bên cạnh đó, nước Thanh (Trung Hoa) (quốc gia cận kề) và Miến Điện/Diến Điện (Mianma) (quốc gia từng có quan hệ giao hảo với Đại Nam), cũng từng bước bị xâm chiếm bằng con đường biển là những bài học nhãn tiền cho nhà Nguyễn về vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia từ phía biển. Cuộc hỏi chuyện của Minh Mạng với xứ thần Xiêm năm 1826 về cuộc gây chiến của Hồng Mao (Anh) với Miến Điện cho thấy sự nắm bắt sát sao của nhà Nguyễn trước những động tĩnh của phương Tây ở vùng biển Đông. Qua đó cũng thể hiện những suy tính, trăn trở của Minh Mạng trong việc tìm kế sách đối phó trước vấn nạn xâm thực. Tháng 7 năm 1826, khi sứ thần nước Xiêm là Sá A Nỗ Lạc Phu Thôn vào Kinh yết kiến, Minh Mạng “thung dung” hỏi sứ thần: “Nghe tin nước Hồng Mao gây sự với nước Diến Điện, nước ngươi muốn ai thắng?”. Sứ thưa: “Nước Hồng Mao nhiều cơ mưu dối trá, nước tôi muốn cho Diến Điện thắng”. Vua nói: “Cứ như trẫm xem, chi bằng hai nước cầm cự nhau, nước ngươi có thể do đó tự mưu cho mình được; nếu một nước thắng thì nước ngươi có thể giữ được vô sự không?” [66, tr.522]. 38 Những dự phòng của Minh Mạng cho Đại Nam khi sự “hiềm khích” giữa Hồng Mao (Anh) và Xiêm La diễn ra năm 1826 cũng là một minh chứng cho sự nhận thức của nhà Nguyễn về nguy cơ bị xâm lược này: “Trẫm nghe nước Xiêm La cùng nước Hồng Mao có hiềm khích, chợt có dùng binh thì Hà Tiên là chỗ hai nước xung đột nhau, ta nên tính toán ra sao để phòng việc không ngờ (…)” [66, tr.523]. Những buổi nghị bàn chính sự đó cũng chính là những buổi hội bàn thể hiện sự nhận thức và suy xét kỹ lưỡng về mối đe dọa chủ quyền Đại Nam từ phía các nước phương Tây của vua quan triều Nguyễn. Những dự cảm đó được dựa trên cơ sở Nhà nước nhận thức rõ bản chất của các nước phương Tây đang lùng kiếm thị trường: “Nước ấy [Anh Cát Lợi] vốn có tiếng là quỷ quyệt, gian trá trăm khoanh, đến đâu cũng hay sinh chuyện, nên khéo xử trí, chớ để cho [thuyền buôn] đi lại tự do” [66, tr.533]. Biểu hiện những lo lắng của người đứng đầu Nhà nước về nguy cơ xâm lược được bộc lộ rõ đến mức Bougainville (Nam tước và là đặc sứ của vua Pháp) trong bức thư gửi Bộ trưởng Hải quân viết từ Đà Nẵng vào ngày 12­2­1825 cũng phải thừa nhận: “tôi đã thất bại thảm hại trong nhiệm vụ đức hoàng đế giao phó, vì tôi không được vua Việt Nam tiếp kiến để trình thư và tặng vật phẩm của Hoàng đế. (…) theo tôi, lý do chính là vua Việt Nam đang lo lắng trước việc người Anh chinh phục Miến Điện” (dẫn theo [60, tr.33]). Là vị vua đầu triều, Gia Long cũng là người đầu tiên nhận thức được hệ quả nhất định về nguy cơ chủ quyền. Sau khi lên ngôi, để “trả ơn” đối với sự giúp đỡ của người Pháp, một mặt vị vua này vẫn phải giành những quyền lợi nhất định về chính trị, thương mại, truyền giáo cho các giáo sĩ, thương nhân Pháp, mặt khác đã từng bước tìm cách gạt dần ảnh hưởng cũng như phòng bị trước những nguy cơ đe dọa xâm phạm chủ quyền. Những nhận thức và chính sách dưới triều Gia Long đã tập trung nhiều vào việc phòng thủ, bảo vệ, củng cố quốc gia từ phía biển, khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của mình. Đây cũng là một ông vua được giới nghiên cứu đánh giá là người có một “sự nghiệp lẫy lừng trên biển”. Dưới triều Minh Mạng, chính sách của Nhà nước dù vẫn tập trung vào an ninh ­ phòng thủ biển song cán cân phòng thủ và kinh tế biển có nhiều điểm đã giữ được ở mức cân bằng hơn các triều vua khác (mặc dù có những lúc đã thực thi một chính sách ngoại thương khá khắt khe). Tâm niệm muốn cắt đứt những rằng buộc và phụ thuộc vào phương Tây của vua Gia 39 Long chưa được thực hiện một cách dứt khoát nhưng ông đã truyền lại tinh thần đó cho vị vua kế vị, Minh Mạng, qua những lời căn dặn về bài học cảnh giác. Thụ huấn những lời căn dặn đó, Minh Mạng, bản thân là một người tài giỏi, lại không bị ràng buộc tư tưởng về “món nợ” của Gia Long, đã có những quyết sách mạnh mẽ và cứng rắn trong việc loại bỏ các viên quan người Tây ra khỏi chính quyền Nguyễn cũng là loại bớt những mầm họa của nguy cơ bị xâm lược từ phía biển. Không chỉ nhận thức nguy cơ xâm lược từ việc trực tiếp tiếp xúc với những người phương Tây đến Đại Nam, vua quan nhà Nguyễn còn tiếp nhận, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác. Đó là thông tin nhận được từ những chuyến đi sứ của sứ thần các nước trong khu vực đến Đại Nam như Xiêm, Miến Điện. Đó là tin tức nhà Nguyễn thăm dò về các nước phương Đông, phương Tây từ những chuyến công cán đến nước Thanh, nước Xiêm hay những chuyến thuyền vượt trùng dương sang tiểu Tây dương (như Hạ Châu/Nam Dương quần đảo (Inđônêxia), Miến Điện (Mianma) và Tây dương (Pháp, Anh) của quan lại triều Nguyễn. Trong những chuyến công cán đó, quan lại nhà Nguyễn đã trực tiếp đặt chân đến nhiều quốc gia bị đế quốc xâm chiếm như Xinhgapo, Inđônêxia. Một nhiệm vụ trong chuyến đi của họ là “điều tra những cơ sở của người Tây phương trong vùng, cùng những mưu toan và mục tiêu của họ, làm triều Nguyễn rất lo ngại” [13, tr.129]. Những chuyến công cán đó đã được chính quan lại đảm nhận trọng trách về chuyến hải trình ghi chép lại như ghi chép của Lý Văn Phức trong chuyến đi tới Bengang1 (Hạ Châu/Nam Dương quần đảo) đầu năm 1830 qua ngả Xinhgapo, Malắcca2 và Penang3 (Mã Lai); ghi chép chuyến đi tới Hạ Châu năm 1830 của Hà Tông Quyền và Phan Thanh Giản; hải trình của Phan Huy Chú đến Xinhgapo và Batavia4 (Hạ Châu/Nam Dương quần đảo) năm 1832; chuyến đi của Cao Bá Quát tới Batavia năm 1844,... [13, tr.128]. 1 Bengang (Bengale): thuộc Bột Nê (Bô­nê­ô/Borneo) của Nam Dương quần đảo/Hạ Châu (Inđônêxia ngày nay). 2 MALắCCA (MALACCA): “NúT THắT Cổ CHAI” GIữA Mã LAI (MALAIXIA NGàY NAY), TâN GIA BA (XINHGAPO NGàY NAY) Và Hạ CHâU/NAM DươNG QUầN đảO (INđôNêXIA NGàY NAY). 3 PENANG (PINANG): MộT đảO CủA MALAIXIA. 4 BATAVIA/GIANG LưU BA: KINH đô CủA NAM DươNG QUầN đảO/ Hạ CHâU (INđôNêXIA NGàY NAY) 40 Thứ ba, nhận thức về vai trò của khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại phương Tây trong bảo vệ an ninh - quốc phòng và chinh phục biển Nếu như thế kỷ XXI được dự báo là “thế kỷ của đại dương” thì ngay từ thế kỷ XIX, thế kỷ đầu của thời kỳ “ngoại giao pháo hạm”1, công cuộc chinh phục biển, chinh phục các châu lục đã được áp chế bằng sức mạnh quân sự, sức mạnh của tàu chiến và vũ khí hiện đại. Với nhiều năm trải nghiệm chiến tranh để lập nên vương triều và sớm có những cuộc tiếp xúc Đông ­ Tây, các vua triều Nguyễn nhận thức rất rõ sức mạnh của vũ khí và thuyền chiến hiện đại trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh ­ quốc phòng và công cuộc chinh phục biển. Ngay từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII­XVIII), việc tiếp xúc giữa chúa Nguyễn và thương thuyền phương Tây đã diễn ra thường xuyên. Mục đích của những cuộc trao đổi, về phía chúa Nguyễn, là vũ khí, đạn dược, phương tiện quân sự, nhất là phương tiện hoạt động trên biển, để tăng cường sức mạnh quân sự và đối phó với chiến thuyền Lê ­ Trịnh ở Đàng Ngoài. Hoạt động trao đổi ấy vẫn diễn ra mạnh mẽ dưới thời chúa Nguyễn Ánh và nhà chúa đã tìm mọi cách để huy động sự giúp đỡ từ các thế lực Tây phương, trong đó có Pháp. Theo tác giả Nguyễn Phan Quang trong Việt Nam thế kỷ XIX (1802 1858) thì “được sự vận động tích cực của Bá Đa Lộc, từ mùa thu năm 1788, một số người Pháp và người Âu lần lượt đến Gia Định cùng với các loại súng tay, đại bác. Chúa Nguyễn Ánh còn nhờ thương nhân Bồ Đào Nha và Anh Cát Lợi mua về hàng vạn khẩu súng săn và hàng ngàn khẩu đại bác. Cùng với vũ khí, những người Pháp và người Âu đến giúp chúa Nguyễn Ánh đã có đóng góp quan trọng về mặt quân sự, sử dụng vĩ khí, xây thành lũy (...)” [60, tr.12]. Không những thế, Nguyễn Ánh còn “thành công trong việc dùng thợ bản xứ mà chế tạo được những tàu chiến kiểu châu Âu. Ông bắt đầu bằng việc cho tháo rời từng bộ phận của một chiếc tàu cũ vừa mua được, rồi dựa theo đó mà chế tạo một tàu đẹp hơn. Kết quả đầu tiên này khích lệ ông chế tạo một chiếc tàu mới và cũng thành công. Sau đó, Nguyễn Ánh lại cho làm thêm 2 tàu nữa. Việc chế tạo 4 chiếc tàu này được tiến hành rất nhanh chóng, mỗi chiếc chỉ mất 3 tháng, có khi ít hơn, hình dáng khá đẹp” [60, tr.24]. 1 “Ngoại giao pháo hạm” hiểu theo đúng nghĩa của từ là dùng sức mạnh quân sự, cụ thể là sức mạnh tàu chiến, để đạt các mục đích ngoại giao. 41 Thậm chí quân đội của Nguyễn Ánh còn có sự tham gia của “396 sĩ quan, thủy thủ, binh lính và thợ đã rời bỏ các tàu Pháp bấy giờ đang qua lại trên biển Đông vào những năm 1788­89, phần lớn trong số này đã tham gia thủy quân hoặc có mặt trong các binh chủng khác của Nguyễn Ánh (dẫn theo [60, tr.42]). Tuy số lượng ít nhưng “họ đóng vai trò hạt nhân, vai trò bộ tham mưu, vai trò những người truyền dạy khoa học kỹ thuật phương Tây; do vậy mỗi người đều có vai trò quyết định trong các cuộc hành quân” [60, tr.42]. Những điều này đã ảnh hưởng đến việc tổ chức và trang bị quân sự của quân đội nhà Nguyễn sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi mà vẫn theo đánh giá của Nguyễn Phan Quang “nhà Nguyễn đã biết tiếp thu kiến thức quân sự phương Tây trong tổ chức quân sự của mình” [60, tr.51]. Minh Mạng trong thời gian trị vì đã cử phái đoàn sang các nước mua vũ khí, kết hợp thăm dò tin tức, đồng thời chi rất nhiều tiền mua thuyền máy của phương Tây, loại thuyền được đánh giá là “thuyền máy xuất hiện ở thời Nguyễn (ngoài thuyền bọc đồng và thuyền gỗ) là loại thuyền tiến bộ nhất, có thể nói là chưa từng có mặt trong trang bị thủy quân Việt Nam từ xưa đến đầu thế kỷ XIX” [60, tr.90]. Những điều đó phần nào đã phản ánh được rõ sự nhận thức của các vua đầu triều Nguyễn về sức mạnh và tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại phương Tây trong việc tổ chức và hiện đại quân đội, nhất là thủy quân, để tăng hiệu lực sức mạnh của lực lượng này. Điều quan trọng là nhà Nguyễn đã không dừng lại ở nhận thức mà bước đầu đã đưa những nhận thức đó vào trong thực tiễn thủy quân và phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng biển. 1.5. Tiểu kết Như vậy, với những thách thức từ đặc điểm tự nhiên vùng biển Việt Nam cùng vai trò quan trọng và sự giàu có của nguồn tài nguyên biển, bên cạnh chính sách khai thác nguồn lợi, an ninh ­ quốc phòng biển, luôn là một nội dung quan trọng xuyên suốt chính sách an ninh ­ phòng thủ của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn (thế kỷ X ­ thế kỷ XVIII). Những bài học kinh nghiệm về quản lý và phòng thủ biển đảo có từ trước nhà Nguyễn sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc định hình chính sách của triều Nguyễn ­ triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. 42 Triều Nguyễn thành lập và duy trì nền thống trị trong bối cảnh đầy biến động và thách thức của thế kỷ XIX. Ở đó, khó khăn và nguy cơ luôn rình rập nhưng cũng không ít thuận lợi và cơ hội được mở ra. Ngay bản thân những thách thức chủ quyền cũng có thể trở thành động lực, thành “cú huých” để Đại Nam cũng như các quốc gia phương Đông có những bước đột khởi, mạnh dạn rũ bỏ sự trì trệ, lạc hậu của hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời mà giữ vững độc lập như nước Nhật hùng cường, nước Xiêm khôn khéo. Đối với Đại Nam, từ phía biển, nhà Nguyễn đã nhận thức được những thuận lợi và thách thức đặt ra cho nền an ninh ­ quốc phòng. Tuy nhiên, đó chỉ là điểm xuất phát để có thể làm nên thắng lợi. Điều quan trọng và mấu chốt lại là từ những nhận thức đó, liệu nhà Nguyễn có đề ra và thực hiện tốt những giải pháp an ninh ­ phòng thủ biển một cách hiệu quả hay không. 43 Chương 2: THỦY QUÂN: LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN Lực lượng trực tiếp thực hiện các hoạt động đảm bảo an ninh ­ phòng thủ biển dưới triều Nguyễn rất đa dạng, gồm cả lực lượng chính quy trong biên chế Nhà nước và lực lượng dân gian. Trong số đó, lực lượng chính quy là lực lượng chính yếu, chuyên trách, được Nhà nước tổ chức, huấn luyện một cách chuyên nghiệp. Lực lượng này bao gồm thủy quân trong quân chế và Tấn thủ, Thủ ngữ, Thủ úy, Thành thủ úy trong quan chế, trong đó thủy quân vẫn là lực lượng đông đảo nhất. Trong chương 2, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, chuyên trách an ninh ­ phòng thủ biển. Trên cơ sở đó giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách xây dựng lực lượng thủy quân dưới triều Nguyễn với vai trò là lực lượng đông đảo và đắc lực trong hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng biển. Nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng này sẽ được luận văn quan tâm sâu hơn ở chương 3 và chương 4 khi tìm hiểu cụ thể các hình thức triển khai biện pháp an ninh ­ phòng thủ biển ở vùng duyên hải và biển đảo. Các lực lượng Tấn thủ, Thủ ngữ, Thủ úy, Thành thủ úy cũng xin được tìm hiểu ở chương 3 và chương 4. Thủy quân trực tiếp thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh ­ phòng thủ biển dưới sự quản lý, giám sát của các cơ quan chuyên trách. Vì vậy, việc tìm hiểu khái lược các cơ quan quản lý an ninh ­ phòng thủ biển trước khi tìm hiểu cụ thể về thủy quân là việc làm cần thiết để giúp luận văn có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn khi đánh giá chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn. * Các cơ quan quản lý an ninh - phòng thủ biển Mang đặc trưng chung của cơ cấu tổ chức bộ máy quyền lực tập quyền phong kiến Việt Nam và phong kiến phương Đông, người kiểm soát tối cao và ban hành 44 các chính sách an ninh, phòng thủ biển dưới triều Nguyễn là các vị vua đương triều. Bên cạnh đó, Lục Bộ (nhất là bộ Binh, Hình, Hộ) và Viện cơ mật là lực lượng đắc lực giúp vua hội bàn để định ra chính sách. Ty Tào chính, ty Hành nhân, nha Thương bạc là những cơ quan được thành lập nhằm thực thi chính sách ở cấp trung ương. Các tấn, bảo, sở, pháo đài được đặt tại các cửa biển, trên các đảo làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý và thực thi an ninh, phòng thủ biển ở cấp địa phương. - Ty Tào chính Ty Tào chính dưới triều Gia Long gọi là Trưởng đà (hay Trường đà)1, được lập năm 1802, đến triều Minh Mạng mới đổi thành ty Tào chính (hay ty Thanh Cần Tào chính) (năm 1822) [68, tr.477] và tồn tại qua các triều vua Thiệu Trị, Tự Đức. So với thời Gia Long thì ty Tào chính dưới triều Minh Mạng được bổ sung một số cơ quan quan trọng và nhiều viên chánh phó sứ trông coi việc buôn bán với nước ngoài. Đứng đầu ty Tào chính là một chức quan từ Chánh Nhị phẩm trở lên, do vua chọn bổ, thay đổi hàng năm, thường do một đại thần trong triều kiêm quản. Dưới đó là 1 Tào chính sứ, hàm Tứ phẩm, do quan bộ khác kiêm nhiệm; 1 Tào phó sứ, hàm Chánh Ngũ phẩm, trông coi việc chở thóc thuế của từng đoàn thuyền vận tải của tào. Ngoài ra là các chức Chủ sự (Chánh Lục phẩm), Tư vụ (Chánh Thất phẩm), 2 viên Thư lại (Chánh Bát Cửu phẩm), 15 viên Thư lại vị nhập lưu được chia làm 2 ban. Ty Tào chính được đặt tại Kinh thành Huế. Trong cả nước, Ty Tào chính được chia thành 2 tào, Nam tào và Bắc tào, các tào đặt tại các tỉnh. Nam tào gồm các tỉnh từ Thừa Thiên trở vào Nam, Bắc tào gồm các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc. Mỗi tào có 1 viên Thư lại (Tòng Cửu phẩm) làm nhiệm vụ ghi chép và lưu giữ sổ sách của tào [55, tr.472]. Tuy nhiên, lệ định về các chức quan của tào được thay đổi nhiều lần qua các triều vua Nguyễn, thậm chí là ngay trong một triều vua. Theo ghi chép của Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Nhà nước quy định: “Mỗi tào đặt Quản lĩnh, Phó quản lĩnh đều 1 người, Đốc vận, Lãnh vận thiên tổng đều 9 người. Những năm đầu Gia Long, đặt Quản viên đại thuyền các hiệu, mỗi thuyền đặt Chánh tào, Phó tào, 1 Các tên gọi “Trường đà” hay “Trưởng đà” là hai cách phiên âm Hán Việt của cùng một từ, song do cách dịch khác nhau giữa Đại Nam thực lục (dịch là Trường đà) và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (dịch là Trưởng đà), để tôn trọng bản quyền, tác giả giữ nguyên phiên âm Hán Việt của các sách khi trích dẫn nguyên văn. 45 Cai tào đều 1 người” [53, tr.54]. Đến năm 1817, “đổi Chánh tào làm Chánh đội trưởng, Phó tào làm Phó đội trưởng, Cai tào làm Thứ đội trưởng”; năm 1826 đặt lại thành “Nam Bắc tào, mỗi tào đặt Chánh, Phó quản lĩnh đều 1 người. Tào chia làm 9 đoàn, mỗi đoàn đặt Đốc vận và Lãnh vận thiên tổng đều 1 người, còn các hàm trước bổ là Cai đội, Phó đội đều chiếu theo phẩm trật bổ đi nơi khác” [53, tr.54]. Ty Tào chính chuyên trách công việc về giao thông vận tải đường thuỷ của Nhà nước (nhất là công tác hải vận) và thương nghiệp đường thủy (đảm trách ngạch thuế thuyền bè). Khi thuyền buôn nước ngoài đến Kinh đô Thừa Thiên và Quảng Nam để buôn bán, các quan chức coi về tàu vụ phải đến khám xét và thu thuế. Còn ở các thành và dinh trấn khác, quan địa phương theo lệ thu thuế, cử người tuần sát tàu thuyền ra vào các tấn phận, đồn ven biển và các cửa quan. Những giấy tờ sổ sách ghi chép về công tác hải vận và thương nghiệp đường biển, cùng với tiền thuế cửa biển (thuế cảng/thuế cửa biển của các tàu thuyền ra vào, tiền các lễ dâng vua của tàu thuyền ngoại quốc) hàng năm đều được đưa về ty Tào chính để dâng lên vua phê chuẩn, đóng dấu. - Ty Hành nhân Ty Hành nhân do một viên quan đứng đầu, quản lãnh mọi việc, dưới đó là các Hành nhân hàm Bát Cửu phẩm chịu sự sai phái của viên Quản lãnh, trong số đó có nhiều viên Thông ngôn phiên dịch ngôn ngữ nước ngoài. Các Thông ngôn đều được học ngoại ngữ tại Công quán phủ Thừa Thiên. Năm 1835, Minh Mạng cho đổi Công quán thành bốn Dịch quán và cử người sang Hạ Châu để học tiếng nước này. Hàng năm một số người được triều đình phái ra nước ngoài mua bán hàng hoá và ngoại giao. Dưới triều Minh Mạng, những người học ngoại ngữ của từng nước sẽ được kiêm trách nhiệm vụ về nước đó [16, tr.31]. Đây là cơ quan làm nhiệm vụ ngoại giao và quản lý ngoại thương (xem xét giá cả, kiểm tra trọng lượng các hàng hoá xuất nhập cảng để tìm ra những tệ nạn, gian trá của thuyền buôn), được thành lập dưới triều Gia Long. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mới lập, ty Hành nhân có nhiệm vụ là trông coi việc phiên dịch ngôn ngữ nước ngoài. - Nha Thương bạc Nha Thương bạc kiểm soát hoạt động ngoại thương ở cửa biển Đà Nẵng. Dưới triều Nguyễn, cửa biển Đà Nẵng sâu và rộng, lại có vụng Trà Sơn là nơi lý tưởng để đỗ tàu thuyền nên rất phù hợp cho tàu thuyền lớn phương Tây đến buôn bán. Mặt 46 khác, dưới triều Minh Mạng, thuyền phương Tây chỉ được thông thương ở cửa biển này nên việc phòng bị càng phải nghiêm ngặt. Nha Thương bạc được đặt ra chủ yếu nhằm mục đích đó. Khi thuyền buôn phương Tây đến xin thông thương, nếu triều đình chấp nhận giao dịch, nha Thương bạc sẽ đảm trách thu thuế. Trường hợp không chấp nhận, nha Thương bạc thay vua làm văn bản trả lời. Chẳng hạn, năm 1832, phái viên của Quốc trưởng nước Nhã Di Lý (Hoa Kỳ) đem quốc thư xin thông thương, Minh Mạng không chấp nhận đã sai “quan Quyền lĩnh chức Thương bạc làm tờ trả lời” [67, tr.413]. Trong thời gian đầu, nha Thương bạc còn có nhiệm vụ cuối năm phái nhân viên đi các hạt Gia Định, Bắc Thành, Quảng Nam để cùng với quan địa phương bàn việc thu thuế buôn bán. Đến năm 1830, nhiệm vụ này được bãi miễn cho nha Thương bạc còn các quan địa phương sẽ theo lệ đã định đánh thuế thuyền buôn, sau đó làm thành sách nộp về nha Thương bạc để tâu lên vua [67, tr.117]. Năm 1832, nha Thương bạc được giao nhiệm vụ cấp “văn bằng” thông hành đường biển cho thuyền công cán nước ngoài của Nhà nước [63, tr.405]. Tuy nhiên, nha Thương bạc đã không duy trì được trọng trách này một cách lâu dài. Nhận thấy ở Kinh thành, thuyền buôn đến buôn bán hàng năm không nhiều, nha Thương bạc thường uỷ quyền tạm thời cho các quan đại thần nên làm việc còn nhiều tuỳ tiện, trong khi công việc ở các địa phương đã có các viên hữu ty đảm trách nên ngay trong năm 1832, Minh Mạng cho bãi bỏ nha Thương bạc. Từ đó trở đi, khi có thuyền nước ngoài tới Kinh đô buôn bán, việc tuần soát tàu thuyền ra vào và thu thuế cửa biển đều do phủ Thừa Thiên đảm nhận; còn ở các địa phương, trách nhiệm đó do quan địa phương theo lệ thi hành. Về mặt hình thức, việc bãi bỏ nhiệm vụ này của nha Thương bạc giúp giảm nhẹ bộ máy kiểm soát thuyền ngoại quốc nhưng trên thực tế, quyền hành lại được giao cho phủ Thừa Thiên và các quan địa phương với những quy định tăng cường kiểm soát chặt chẽ [17, tr.33]. - Tấn, bảo, sở, pháo đài tại các cửa biển và hải đảo Bên cạnh cơ quan quản lý ở tầm vĩ mô, Nhà nước cũng đặt ra các chức quan như Tấn thủ, Thủ ngự, Thủ úy, Thành thủ úy làm việc tại các tấn, bảo, sở, pháo đài nơi cửa biển và hải đảo để trực tiếp giám sát các hoạt động của thuyền bè ra vào cửa biển hay trong “hải phận” các tỉnh. Nhiệm vụ đó gồm hoạt động thu thuế, quản lý số 47 người trên thuyền, hộ dẫn thuyền ra vào cửa biển, cứu giúp thuyền gặp nạn trên biển, canh phòng cửa biển, tuần tiễu trên biển đảm bảo công tác phòng thủ miền biển. 2.1. Những điều kiện thuận lợi để nhà Nguyễn xây dựng lực lượng thủy quân mạnh Đặc điểm địa lý tự nhiên của nước ta, “bờ biển dài suốt”, mạng lưới sông ngòi chằng chịt, cùng với nhiều điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khác1 đã buộc người Việt Nam, trong điều kiện khả năng chinh phục tự nhiên còn hạn chế, muốn sinh tồn phải có một khả năng ứng biến để thích nghi. Như một hệ quả tất yếu, nhìn chung, đa phần người Việt Nam quen thuộc và thạo nghề sông nước, trong đó có những bộ phận cư dân hoạt động mạnh nơi sóng gió biển khơi, tiêu biểu nhất phải kể đến vương quốc Chămpa ở miền Trung và đế chế Phù Nam ở miền Nam. Những hoạt động thương mại biển mạnh mẽ đã đưa Chămpa thành một “vương quốc biển” với khả năng khai thác biển của họ vào loại mạnh nhất châu Á trong nhiều thế kỷ. Bên cạnh Chămpa, vương quốc Phù Nam mà sự hình thành và những phát triển đột khởi đế chế Phù Nam hùng mạnh này ở Đông Nam Á chính là nhờ các hoạt động khai thác biển một cách mạnh mẽ. Sự thông thạo nghề sông nước của những cư dân Nam Bộ đến thế kỷ XIX vẫn được Trịnh Hoài Đức ghi lại trong Gia Định thành thông chí với đặc trưng “trong 10 người đã có 9 người giỏi nghề lội bơi, chèo thuyền” [25, tr.185]. Dưới triều Nguyễn, với lãnh hải rộng lớn, thống nhất Bắc ­ Nam, các vua Nguyễn được khẳng định quyền cai trị và thực thi quyền làm chủ của mình trên một vùng biển đảo rộng khắp cả nước. Nhà nước lúc này có đầy đủ quyền năng trong việc tuyển dụng và điều động tất cả các bộ phận cư dân thạo nghề sông nước khắp ba miền Bắc, Trung, Nam vào việc đảm trách an ninh, phòng thủ biển, trong đó có lực lượng thủy quân. Bên cạnh đó, thủy quân triều Nguyễn là đội binh thuyền được kế thừa từ thời các chúa Nguyễn. Khi hoạt động thương mại biển Đông phát triển (thế kỷ XVI ­ XVIII), với chính sách “mở cửa” đón thương nhân phương Tây, các chúa Nguyễn đã thu được nguồn lợi kinh tế lớn, tạo nền tảng vững mạnh đủ sức đối chọi với 1 Ví như đặc điểm lãnh thổ hẹp theo chiều Đông ­ Tây của Đại Nam với nhiều dãy núi, đèo cao chạy suốt từ Tây sang Đông, ra đến tận biển, làm gián đoạn nhiều con đường giao thông nội thủy và gây không ít khó khăn cho giao thông đường bộ. Khi đó, đường biển sẽ là một giải pháp được quan tâm. 48 Đàng Ngoài. Tuy nhiên, những mặt trái của chính sách “mở cửa” cũng bộc lộ, trong đó không loại trừ khả năng bị xâm phạm chủ quyền từ phía các nước phương Tây. Những nguy cơ bị xâm phạm từ phía biển buộc chúa Nguyễn phải có biện pháp phát triển đội thuỷ quân hùng mạnh, nhất là khả năng hoạt động trên biển. Trong thời gian này lực lượng thuỷ quân cũng được học tập và trang bị kỹ thuật đi biển tiên tiến của phương Tây. Do đó, một quân thuỷ mạnh, thông thạo đường biển được hình thành. Khi Nguyễn Ánh tiếp quản quyền lực của chúa Nguyễn cũng là lúc tiếp quản cả lực lượng thuỷ quân với khả năng đi biển đó. Trong thời gian giao tranh với Tây Sơn, không ít lần, toàn bộ chính quyền nhà chúa Nguyễn Ánh đã phải trốn khỏi đất liền, nương náu trên các đảo ngoài khơi Đông Nam như đảo Phú Quốc, Thổ Chu. Khi đó, biển đảo đã trở thành nhà, gần gũi, quen thuộc, gắn bó với thủy quân Nguyễn Ánh. Cũng từ các đảo này, quân thủy Nguyễn Ánh lại nhiều lần vượt biển, tấn công vào đất liền, mong chiếm lại đất làm chỗ đứng chân và làm bàn đạp cho các đợt tiến công tiếp theo. Thậm chí, có những lúc thủy quân Nguyễn Ánh phải vất vả chống chọi lại những cuộc truy quét của thủy quân Tây Sơn trên các đảo và trên biển khơi mênh mông. Trong hoàn cảnh đó, để sinh tồn, mỗi người lính của quân đội Nguyễn Ánh hoàn toàn có đủ động lực và khả năng để trở thành một người lính hải quân giỏi, đảm nhận tốt chức năng, nhiệm vụ của cả bộ binh và hải binh. Mặt khác, hải quân Tây Sơn dưới thời Nguyễn Huệ được đánh giá là hùng mạnh vào loại nhất Đông Nam Á. Để sinh tồn và chiến thắng kẻ thù, không còn con đường nào khác, Nguyễn Ánh phải xây dựng cho mình một đội hải quân hùng mạnh không kém. Vì vậy, song song với sự “phát triển nhảy vọt” của quân thủy Tây Sơn, quân thủy Nguyễn Ánh cũng có những phát triển nhất định. Trên thực tế, Nguyễn Ánh đã có một lực lượng hải quân mạnh được trang bị kỹ thuật hiện đại của Tây phương, một đội quân được giáo sĩ Lơ La­bút­xơ phục vụ cho chính quyền Nguyễn Ánh nhận xét lạc quan và “có phần khoác lác” rằng: “nhất định hải quân ấy sẽ vô địch nếu như được đặt dưới quyền chỉ huy của các hạm trưởng Âu Tây” [93, tr.352]. Như vậy, thủy quân nhà Nguyễn có được tiền đề là lực lượng thủy quân mạnh từ thời chúa Nguyễn, nhất là chúa Nguyễn Ánh, và là lực lượng có nhiều “duyên nợ” gắn bó với biển đảo. Những kinh nghiệm từ thành tựu của thủy quân thời các 49 chúa Nguyễn, kinh nghiệm từ sự trải nghiệm trực tiếp của thủy quân Nguyễn Ánh trong cuộc đọ sức với Tây Sơn, nếu được kế thừa và phát huy tốt sẽ là những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh vượt trội cho thủy quân nhà Nguyễn, đặc biệt là hải quân. Thực tế chứng minh rằng, thủy quân nhà Nguyễn có sự gắn bó chặt chẽ với biển, thường xuyên sử dụng đường biển làm con đường giao thông thuận tiện trong các chuyến công cán ra Bắc, vào Nam hay đi sứ Trung Hoa, đến các quốc gia biển ở tiểu Tây dương, Tây dương. Những yêu cầu của việc bang giao đó cùng nhận thức của vua Nguyễn về tầm quan trọng của việc thu thập tin tức các nước phương Tây và kỹ thuật phương Tây qua những chuyến công cán vượt biển đến các nước vừa là thuận lợi vừa là thách thức để thủy quân nhà Nguyễn được rèn luyện, xây dựng thành một lực lượng thủy quân mạnh, quen thuộc sóng gió biển khơi. Bên cạnh đó, công tác vận tải vật hạng công đường biển diễn ra thường xuyên cũng góp phần làm tăng hiệu lực đi biển của thủy quân triều Nguyễn, nhất là dưới triều Gia Long, Minh Mạng: “Từ trước tới giờ, trong Kinh phái đi đường biển gặp có sai phái qua lại biển lớn, sóng gió, đều chở đúng phương pháp, chuyến đi chuyến về, hết thảy đều được thanh thỏa. Còn thuyền nào sai phái đi đường biển nơi gần, phần nhiều vì việc vận chở không quen, sơ suất bỡ ngỡ đi hay đậu hoang mang lầm lẫn, nhân đó mà thường thường hỏng việc. Xem thế thì việc đi đường biển, quan quân tập quen đường biển, thấy có thành hiệu, đem so với những người chưa từng am hiểu quen thạo, thì đằng nào hơn, đằng nào kém ư?” [69, tr.828]. Như vậy, sự thông thạo sông nước của cư dân Việt Nam (ngoại trừ một vài bộ phận như cư dân người Việt (người Kinh) ở vùng châu thổ sông Hồng), sự quen thuộc đường biển, gắn bó với biển khơi của thủy quân nhà Nguyễn, sự kế thừa những thành tựu của đội thủy quân mạnh dưới thời các chúa Nguyễn là những thuận lợi để các vua Nguyễn có thể xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, nhất là hải quân. Điều quan trọng chỉ là các vua Nguyễn có đủ tài năng và sáng suốt để khai phóng và phát huy tốt những tiềm năng đó hay không! 2.2. Các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, chuyên trách an ninh - phòng thủ biển 2.2.1. Lực lượng thủy quân chuyên trách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn 50 Điều kiện đặc điểm địa lý tự nhiên của nước ta, đường bờ biển dài suốt, hệ thống sông ngòi chằng chịt luôn yêu cầu tính cơ động và linh hoạt của thuyền bè từ sông ra biển và từ biển vào đất liền. Do đó, dưới triều Nguyễn, lực lượng hải quân và thủy quân nội thủy dù có những bước phát triển so với nhiều triều đại trước song vẫn chưa hoàn toàn tách biệt về chức năng, nhiệm vụ hoạt động trên sông và trên biển. Một đội thủy quân mạnh phải là lực lượng có khả năng tác chiến cả trên sông và trên biển. Đặc điểm này càng nổi bật và thể hiện rõ nét ở các tỉnh ven biển. Vì vậy, biện pháp huấn luyện thủy quân của nhà Nguyễn cũng đồng thời là biện pháp huấn luyện hải quân và ngược lại. Tuy chưa có sự tách biệt hoàn toàn giữa thủy quân nội thủy và hải quân trong nhiệm vụ và huấn luyện song chỉ có bộ phận thủy quân đóng tại Kinh thành và các tỉnh ven biển mới là lực lượng chủ chốt thực thi chính sách an ninh ­ phòng thủ biển. Bộ phận này sẽ phát huy được ưu thế của đặc điểm cư trú, sinh sống và hoạt động ven biển. Đó là sự quen thuộc những đặc trưng và biến đổi của khí hậu, sóng gió vùng biển, sự nhanh chóng, tiện lợi khi triển khai nhiệm vụ trong những tình huống bất ngờ. Do đó, đây là lực lượng chuyên trách an ninh ­ phòng thủ biển đắc lực nhất của nhà Nguyễn. Nhiệm vụ chính yếu là trực tiếp tuần tra, canh phòng trên biển, áp tải thuyền vận tải, thuyền công cán đường biển hay tham gia phòng thủ tại các tấn, bảo, sở, pháo đài nơi cửa biển, trên hải đảo cùng các lực lượng quan chế Tấn thủ, Thủ ngữ, Thủ úy, Thành thủ úy. Nằm trong quy chế chung của tổ chức quân đội và tổ chức thủy quân, lực lượng thủy quân chuyên trách an ninh ­ phòng thủ biển gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là lính vệ thủy quân đóng quân tại Kinh thành và các tỉnh ven biển, còn gọi là tuyển binh thủy quân. Đây là lực lượng nằm trong quân chế chính quy và tại ngũ. Bộ phận thứ hai là lính cơ thủy quân, còn gọi là biền binh thủy quân hay mộ binh thủy quân. Đó là lính mộ địa phương, không thường xuyên tại ngũ. Số lính này được chia thành các ban, luân phiên về quê làm ăn trong thời bình nhưng khi triều đình triệu tập thì sẵn sàng tại ngũ1. 1 Theo binh chế của quân đội triều Nguyễn, lính tòng quân được chia thành hai lực lượng: lính vệ và lính cơ. Lính vệ (còn gọi là tuyển binh) là đội quân chính quy, thường tại ngũ, đóng ở Kinh kỳ cùng các tỉnh thành. Lính cơ (biền binh hay mộ binh) là lính mộ địa phương, lúc thời bình được luân phiên về quê làm ruộng nhưng khi Nhà nước triệu tập thì đều tại ngũ, chủ yếu là lực lượng bổ 51 Đối với nhà Nguyễn, sự thành lập vương triều năm 1802 là thành quả của biết bao khó khăn, gian nguy. Bằng những kinh nghiệm thực tế từ cuộc chiến với Tây Sơn, các vị vua đầu triều (Gia Long, Minh Mạng) trực tiếp trải nghiệm chiến tranh đã hiểu rất rõ giá trị và vai trò của sức mạnh quân đội, sức mạnh thủy quân trong việc duy trì, bảo vệ nền thống trị của vương triều cũng như sự yên bình và chủ quyền quốc gia. Vì vậy mà, trong nhận thức của nhà Nguyễn, “binh là việc lớn của nước, không binh thì lấy gì giữ nước?”, “quân là nanh vuốt của nước, tướng là đầu mục của quân” [65, tr.916; tr.870­871]; trong đó, “thủy sư ở các thuyền rất liên quan đến việc quân chính” [53, tr.395]. Trên cơ sở những nhận thức này, sau khi lên ngôi, các vị vua đầu triều ra sức xây dựng, huấn luyện thủy quân. Mục đích chính là đảm bảo một đội thủy quân đông về số lượng, mạnh về chất lượng, sẵn sàng, tích cực thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng biển. Đó là mong muốn chung của nhà Nguyễn cũng như của tất cả các triều đại khi điều hành, quản lý đất nước. 2.2.2. Xây dựng lực lượng thủy quân đông về số lượng Phương châm của nhà Nguyễn là quân đội được xây dựng trên tinh thần “quân lính quý ở chỗ tinh thục, chứ không quý ở chỗ nhiều người” và “mọi việc bên phương Tây thì Anh Cát Lợi là rất mạnh, mà quân số không quá 5, 6 vạn” [63, tr.29]. Tuy nhiên, qua các biện pháp huấn luyện thực tế, ta thấy rằng Nhà nước đang ra sức xây dựng một lực lượng thủy quân không chỉ hiệu quả về chất lượng mà còn đông đảo về quân số. Đó cũng là mục tiêu chung đặt ra trong chiến lược xây dựng quân đội của nhà Nguyễn. Điều này phần nào được Minh Mạng nhận định khi đánh giá về quân số dưới triều đại mình: “quốc triều ta quân số rất nhiều” [63, tr.29]. * Nhà nước tăng số quân lính biết các phép thủy chiến bằng biện pháp huấn luyện bộ binh kỹ thuật chiến đấu của thủy binh Từ nhận thức nước ta “bờ biển dài suốt, nơi nào cũng có phần sông, hoặc khi bỏ thuyền mà đánh bộ cũng có hoặc khi phải dời khỏi doanh trại mà đánh úp mặt thuỷ cũng có” [69, tr.530­531], nhà Nguyễn đã ra quy định “bộ Binh không thể không biết thuỷ chiến, mà thuỷ binh không thể không biết bộ chiến để phòng dùng trong những lúc lâm cơ ứng phó vội vàng” [69, tr.530­531]. Bên cạnh đó, quan văn sung thêm cho quân chính quy. Phép luân phiên đó gọi là "biền binh định lệ", tổ chức các đơn vị thành ba phiên, trong đó hai phiên được cho về quê, chỉ giữ lại một phiên tại ngũ, khi hết hạn, các phiên lại thay nhau sung quân dịch [109]. 52 cũng được động viên tích cực luyện tập võ nghệ, học cách bắn súng cho tinh thạo để phòng khi hữu sự: “việc bắn là một nghề trong 6 nghề. Đó không chỉ là phận sự của quan võ, mà cả quan văn lúc rỗi việc cũng nên diễn tập” [54, tr.382] và “nước nhà dùng người, văn hay võ đều không coi khác nhau: quan văn cũng muốn cho biết nghề võ, quan võ cũng muốn cho biết việc văn; cho nên Tổng đốc các tỉnh, có viên là quan văn, viên là quan võ xen nhau. Các quan văn đừng cho việc súng nhỏ súng lớn là phận sự của nhà võ mà không chịu khó diễn tập” (tháng 8 năm 1839) [69, tr.557]. Do vậy, “quan ở Kinh, văn từ Khoa đạo, viên Ngoại lang trở lên, võ từ Quản vệ trở lên, diễn tập bắn súng điểu sang ở diễn trường trong khu đài Đông Ba” (tháng 8 năm 1839) [69, tr.557]. Những biện pháp đó nếu được thực hiện tốt, nhà Nguyễn dù có chủ trương “quân cốt tinh không cốt đa” nhưng tự bản thân các biện pháp sẽ vẫn tạo nên một đội ngũ thủy quân đông đảo và hiệu quả. * Nhà nước tăng số lượng thủy quân không thường trực qua chính sách “biền binh định lệ” 1 Cũng giống như các triều đại trước đó, trong tổ chức quân đội nói chung và thủy quân nói riêng, nhà Nguyễn sử dụng chính sách “biền binh định lệ”. Theo lệ định năm 1834, “những địa phương ven biển khi gặp việc khẩn cấp, duy dùng loại thuyền nhanh nhẹ là được việc nhất. Vậy ra lệnh cho các hạt sở tại, tùy theo công việc nhiều hay ít, lấy khoản chi của tiền công, đóng vài ba chiếc. Rồi mộ dân ven biển làm người lái và thủy thủ, mỗi thuyền có độ trên dưới 20 người, lập làm đội thủy binh của tỉnh. Khi vô sự, cho họ về làm ăn; khi có việc cần kíp, việc tuần tiễu, việc thông báo hoặc việc chuyên chở chút ít đồ vật thì dùng đến thuyền này”. Rồi may phát cho cờ hiệu (cờ dùng vải vàng đề mấy chữ: “Thuyền công tấn sở mỗ”) [68, tr.138]. Việc dự bị trước một lực lượng thủy quân không tại ngũ để huy động khi cần kíp sẽ giúp nhà Nguyễn chủ động đủ lực lượng ứng phó và thực thi nhiệm vụ. Chính sách này cũng làm tăng quân số thủy quân không thường trực. Nguồn gốc xuất thân của thủy quân không thường trực chủ yếu là những người làm nghề “sinh nhai trên mặt nước”. Đối với bộ phận này, vì “chẳng như dân hương thôn làm ruộng là nghề căn bản” nên chính sách của Nhà nước “cũng phải 1 Dưới triều Lý ­ Trần, biện pháp chia ban để quân lính luân phiên về quê sản xuất được gọi là chính sách “ngụ binh ư nông”. 53 liệu mà điều chỉnh cho hợp nghi” [68, tr.763]. Năm 1835, Minh Mạng xuống Dụ cho dân thủy cư Nghệ An, “hằng năm, cứ đến tháng 3 và tháng 8, là lúc việc làm ruộng đã vãn, đều được gọi đến tỉnh cấp cho tiền, gạo và khí giới, phái theo viên biền thuộc tỉnh coi quản nhận lĩnh cho theo thao diễn, khiến họ biết kỷ luật việc quân. Nếu có việc trưng dụng bất kỳ thì lập tức gọi ra sai phái, xong việc thì thôi. Nếu trong một năm, tổng số trưng dụng đến 6 phần trở lên, thì cho miễn hết thuế thân năm ấy; nếu từ 5 phần trở xuống, thì liệu tính theo phân số mà giảm bớt, hoặc người đi thì miễn, người ở nhà thì phải nộp cả, chuẩn cho đến kỳ sẽ tâu xin, cốt sao cho thoả thuận nhân tình, lúc làm, lúc nghỉ, cũng được yên vui, lâu dần tập quen, đều có thể sử dụng được”. Sau đó, lệ định được thay đổi, hằng năm cứ tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 11 “gọi một nửa đến luyện tập, để một nửa ở lại làm ăn” [68, tr.763]. * Nhà nước tăng cường tuyển quân, bổ sung lính thủy hàng năm Qua thống kê phụ lục Bảng 2.1 (Quân chế thủy quân nhà Nguyễn) ta thấy rằng số lượng thủy quân dưới triều Nguyễn không phải là một con số bất biến qua các năm mà luôn có sự thay đổi. Nhìn chung sự thay đổi đó theo hướng bổ sung quân số để ngày càng hoàn thiện về quân hiệu, từ thủy cơ đến thủy vệ. Bên cạnh đó còn là sự hoàn thiện về số đơn vị trong quân hiệu. Ví như ở một số tỉnh thành, quân số tăng nhanh, có thể tổ chức thành 2­3 cơ (hoặc vệ) thủy quân. Số lượng thủy quân dưới triều vua Gia Long, Minh Mạng có xu hướng tăng ổn định hơn các triều vua kế tiếp. Trong quân chế, thủy sư tại Kinh thành được tập trung tuyển bổ qua các năm với số lượng đông đảo nhất. Năm 1802, Gia Long đặt ra 5 doanh (Nội thủy, Tiền thủy, Tả thủy, Hữu thủy, Hậu thủy). Năm 1835, khi thấy “thủy quân ở Kinh chỉ có Thủy vệ Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu, và vệ Nội thủy, sai phái không đủ” nên Nhà nước đặt thêm 4 vệ, thành đủ 10 vệ. Năm 1836, cũng do “công việc thủy quân lớn và nhiều”, Minh Mạng đặt thêm 5 vệ, cùng với 10 vệ trước đã nâng tổng số vệ Thủy quân lên thành con số 15 [54, tr.135­136]. Bên cạnh Kinh thành, các tỉnh cũng thường xuyên được tuyển bổ để bổ sung quân số như tỉnh Hải Dương, Thanh Hóa những năm 1840, 1841. Tuy nhiên, có những thời điểm và ở những tỉnh, quân số thủy quân bị giảm sút, việc tuyển bổ thủy quân gặp nhiều khó khăn khi hiện tượng lính thủy trốn khỏi quân ngũ như trường hợp thủy quân ở Quảng Yên dưới triều Minh Mạng. Năm 54 1841, do lính mộ thủy quân lần lượt trốn thiếu nên số lính thủy từ 102 người năm 1839 (được chia thành đội Tuần hải 1 và đội Tuần hải 2), nay chỉ còn 44 người, đủ quân số cho 1 đội nên tất cả đều được dồn vào đội Tuần hải 1. Đến năm 1846, Quảng Yên mới mộ được thêm 33 dân ngoại tịch bổ sung làm đội Tuần hải 2. Bên cạnh đó, những “kẻ có vật lực” cũng tìm nhiều mánh khóe để trốn tránh quân dịch, gây không ít khó khăn cho tuyển bổ lính thủy. Trong tập thỉnh an của Bố chính tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Văn Điển được Minh Mạng phê chuẩn vào tháng 9 năm 1835 phần nào phản ánh rõ vấn nạn này: “Các xã thôn ở ven biển thuộc tỉnh hạt được lựa chấm làm 10 đội Thuỷ binh. Những kẻ có vật lực thường thường tìm cách bỏ chỗ này đến chỗ khác, len lỏi vào các hiệu ở các nha môn. Một khi có thiếu [về thuỷ binh] thì sự bắt lính rất khó! Vậy xin từ nay, không được tự tiện len lỏi vào các nhà khác để cho kẻ nghèo người giàu cùng giúp nhau, khó nhọc thong thả cùng san sẻ, ngạch lính mới mong được thường đủ số” [68, tr.759]. Các vua Nguyễn, nhất là Minh Mạng, trên thực tế đã nhìn nhận sự tăng giảm của quân số thủy quân như là một thực trạng khó tránh khỏi: “Tuyển lính là chính sự trọng đại, quý ở chỗ châm chước vừa phải, không hề làm nặng hay nhẹ một mảy nào, chứ không phải muốn tăng dân để thêm lính. Huống chi từ khi điểm đinh tuyển lính đến nay hơn 30 năm, số người há lại không tăng, giảm?” [68, tr.947]. Với các biện pháp đó, số lượng thủy quân dưới triều Nguyễn về cơ bản tăng qua các năm. Quân số tăng sẽ giúp hoàn thiện hơn về quân hiệu (thủy cơ và thủy vệ). Trong số 23 tỉnh được đặt hiệu thủy quân (gồm cả Thừa Thiên), hầu hết đều ven biển (phụ lục Bảng 2.1: Quân chế thủy quân nhà Nguyễn). Đến năm 1840, các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh do quân số ít nên quân chế chỉ có đội Thủy binh1, các tỉnh còn lại đều là Thủy vệ (vệ Thủy quân). Tại Kinh sư, quân hiệu thủy quân cao nhất là các doanh (Thủy doanh), dưới doanh là các cơ (cơ Thủy quân/Thủy cơ) hoặc vệ (vệ Thủy quân/Thủy vệ)2, dưới cơ 1 Đến năm 1840, Ninh Bình chỉ có 2 đội Thủy binh (đội Thủy binh 1 và đội Thủy binh 2), Hưng Yên chỉ 1 đội Thủy binh Hưng Yên và Quảng Yên có 2 đội Tuần hải (đội Tuần hải 1 và đội Tuần hải 2) 2 Triều Gia Long và nửa đầu triều Minh Mạng đặt Thủy cơ (cơ Thủy quân). Từ năm 1834, Minh Mạng bắt đầu thăng Thủy cơ của các tỉnh thành Thủy vệ. 55 (hoặc dưới vệ) là các đội (đội Thủy quân). Ngay sau khi lên ngôi năm 1802, Gia Long đã chia thủy quân Kinh sư thành 5 doanh (Nội thủy, Tiền thủy, Tả thủy, Hữu thủy, Hậu thủy). Các doanh gồm nhiều chi Thủy quân và vệ Thủy quân (3 chi Trung, Tiền, Hậu và 5 vệ Ngũ tiệp Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu đều thuộc 5 doanh). Đến năm 1836, Minh Mạng chia đặt lại thành 3 doanh, mỗi doanh gồm 5 vệ [54, tr.135­136]. Ở các tỉnh, quân hiệu thủy quân cao nhất là các vệ hoặc cơ, còn doanh chỉ được đặt tại Kinh sư; dưới vệ, cơ là đội (đội Thủy quân). Theo quy chế thống nhất trong cả nước năm 1836, mỗi vệ gồm 10 đội. Lực lượng thủy quân được tuyển chọn cũng chủ yếu là dân thủy cư ở các xã ven biển, ven sông, thạo sông nước với các nghề chở thuyền và chài lưới. Về số lượng thủy quân, theo thống kê năm 1836, quân số thủy quân Kinh sư Thừa Thiên có số lượng nhiều nhất, với 7.742 người, chiếm khoảng 1/3 thủy quân cả nước (tổng số lính thủy năm 1840 ước tính khoảng hơn 20.378 người)1 (phụ lục Bảng 2.1: Quân chế thủy quân nhà Nguyễn). Ở Bắc Thành, tỉnh có số lượng thủy quân đông nhất là Hải Dương (năm 1840 có 1.667 người với 3 vệ Thủy quân), Nam Định (năm 1831 có 1.512 người với 3 cơ Thủy quân, năm 1834 được đổi thành 3 vệ Thủy quân). Ở miền Trung, Thanh Hóa và Nghệ An là các tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất. Thanh Hóa, năm 1838, có 1.026 lính thủy trong quân chế 2 vệ. Nghệ An, năm 1835, có 517 người của Tả Thủy cơ, đó là chưa kể số lính thủy của Hữu Thủy cơ Nghệ An. Ở các tỉnh Miền Nam, Vĩnh Long có 1.079 lính thủy với 2 Thủy vệ Tả, Hữu vào năm 1836. Gia Định, năm 1836, có 1.040 lính thủy với 2 Thủy vệ. Định Tường, năm 1834, có 1.000 thủy quân với 2 Thủy cơ (năm 1836 đổi thành 2 Thủy vệ). Biên Hòa có hơn 800 lính thủy với 2 vệ Thủy quân năm 1836. Ngạch quan chế thủy quân cũng có sự phân biệt nơi Kinh thành và các tỉnh. Tại Kinh thành, Đô thống, Đề đốc là những người thống lĩnh Thủy sư, số lượng đều 1 người, hàm Chánh Nhị phẩm; dưới Đô thống, Đề đốc là Hiệp lý, 1 người, quan 1 Số liệu ghi chép trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chưa đủ để thống kê chính xác số lượng thủy quân của nhà Nguyễn ở Kinh thành và các tỉnh trong cùng 1 năm. Vì vậy, ở đây chúng tôi tạm so sánh quân số thủy quân Kinh sư năm 1836 với tổng số lính thủy năm 1840 vì từ năm 1836 đến năm 1840 không thấy ghi chép sự thay đổi quân số thủy quân trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. 56 Nhị phẩm bên văn. Vệ úy đứng đầu các vệ, số lượng 1 người, hàm Chánh Tam phẩm; dưới Vệ úy là Phó Vệ úy, 1 người, hàm Tòng Tam phẩm, tuy nhiên cũng có những tỉnh, vệ Thủy quân do Phó Vệ úy chỉ huy khi chưa có Vệ úy. Cai đội là người phụ trách đội Thủy quân, số lượng 1 người/1 đội, hàm Chánh ngũ phẩm. Ngoài cai đội, mỗi đội còn chịu sự quản lãnh của 2 đội trưởng hàm Chánh Thất1phẩm) và 2 Ngoại ủy đội trưởng [54, tr.18]. Trong khi đó, ở các tỉnh, chỉ những tỉnh lớn mới được đặt chức Đề đốc hoặc Lãnh binh hàm Chánh Tam phẩm, Phó lãnh binh hàm Tòng tam phẩm; số lượng đều 1 người. Các tỉnh nhỏ hơn được đặt 1 Lãnh binh hoặc 1 Phó lãnh binh. Các chức quan này sẽ đảm trách việc binh trong toàn tỉnh, trong đó có thủy binh, mà không phải đảm trách riêng thủy quân như nơi Kinh thành. Như vậy, trong cả nước, Kinh sư vẫn là nơi được tăng cường phòng bị nghiêm ngặt nhất. Điều này được lý giải bởi “Kinh sư là căn bản của nước nhà, ở chỗ trọng địa khống chế nơi khinh, phải thêm nhiều quân cứng mạnh mới đủ làm cho cuộc bảo vệ thái bình được hùng tráng” (tháng 5 năm 1836) [68, tr.946]. Đối với các tỉnh ven biển, Thanh Hóa, Bình Định được Nhà nước lựa chọn làm những “cửa biển trung độ” cho tàu thuyền dừng chân trên con đường giao thông, vận tải vật hạng công từ Bắc thành và từ các tỉnh miền Nam về Kinh đô. Cửa biển Nam Định là điểm xuất phát ra biển của các chuyến thuyền vận tải công ở Bắc thành; Hải Dương có miền duyên hải “phần nhiều là nơi đầm vực để cho giặc biển ẩn nấp, mà trong đó thì Đồ Sơn ở Hải Dương lại càng xung yếu” [66, tr.874­875]. Có lẽ do đều là những điểm quan trọng trên tuyến đường hải vận trong nước mà nhà Nguyễn đã tập trung một số lượng đông đảo thủy quân trấn giữ phận biển các tỉnh này. Thủy cơ Nghệ An được tuyển từ dân thủy cư tỉnh Nghệ An và dân chính cư của tỉnh Hà Tĩnh liền kề. Điều này phần nào lý giải Hà Tĩnh tuy là một tỉnh ven biển nhưng không có quân chế ngạch thủy quân. Các tỉnh còn lại hầu hết có số lượng thủy quân không nhiều, nhất là những tỉnh quan trọng ở địa đầu hải giới như Quảng Yên, Hà Tiên lại có số lượng thủy quân rất ít. Thủy quân Quảng Yên năm 1839 có 102 người, được tuyển từ châu Vạn Ninh. Với số quân ít ỏi đó, quân hiệu thủy quân Quảng Yên chỉ là hai đội Thủy binh 1 Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ bản dịch ghi là “Chánh Nhất phẩm”, có lẽ đã có sự sai sót [53, tr.18] 57 mang tên đội Tuần hải 1 và đội Tuần hải 2. Đến năm 1841, với sự bỏ trốn của nhiều lính thủy, quân số thủy quân của tỉnh còn 44 người, đủ quân chế vào đội Tuần hải 1. Năm 1846, tỉnh mộ thêm được 33 dân ngoại tịch, lập lại đội Tuần hải 2. Trong khi đó, năm 1834, Thủy cơ Hà Tiên có 214 người, đến năm 1836 tăng lên thành 328 người1. Tuy nhiên, đây chỉ là lực lượng thủy quân tại chỗ (thủy quân của các tỉnh). Nguyên nhân số lượng thủy quân của những tỉnh này không nhiều một phần là do sự khó khăn trong việc tuyển lính. Tổng số dân đinh của Quảng Yên và Hà Tiên là những con số nhỏ, trong khi số lính tuyển (trong đó có lính thủy) được lấy từ số dân đinh tính theo những tỉ lệ cụ thể mà Nhà nước quy định cho phép tuyển lính ở các tỉnh2. Theo thống kê của tác giả Nguyễn Thế Anh, dưới triều Tự Đức, Quảng Yên là tỉnh có số dân đinh thấp nhất với 3 639 dân đinh; Hà Tiên ở vị trí thứ hai với 5 728 dân đinh. Trong khi đó, 78 268 là tổng số dân đinh của Nam Định ­ một tỉnh ven biển có số dân đinh đông nhất trong các tỉnh thành được thống kê3 [2, tr.18­19]. Vì vậy, không riêng ngạch thủy quân, số binh lính trong các ngạch quân khác (như 1 Bên cạnh Thủy cơ Hà Tiên, trong lực lượng tuần phòng biển của tỉnh Hà Tiên còn có sự tham gia của 6 đội thuộc Tả cơ Hà Tiên trên đảo Phú Quốc. Thành phần đều là những “tráng đinh các xã thôn được toàn trừ, thuộc đảo Phú Quốc, từng trốn tránh [quân ngũ], sức cho chiêu dụ, hiện được 136 người, vẫn cho ở lại đảo Phú Quốc để tuần hành phòng bị mặt bể. Còn thiếu 257 người nữa, vẫn giữ nguyên ngạch, đợi sau chiêu dụ về cho đủ số” [54, tr.171]. 2 Ngay sau khi lên ngôi (1802), Gia Long đã “chuẩn định cho những nơi: Nghệ An, Thanh Hóa và Bắc Thành, chiếu sổ năm Giáp Dần cứ 7 suất đinh , lấy 1 lính. (...) Còn những trấn: Tuyên Quang, Hưng Hóa Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Quảng Yên, thời 10 người lấy 1” [53, tr.240­ 241]. Đến năm 1836, Minh Mạng ra lệ định: “Tỉnh Quảng Yên lại thi hành tuyển chọn lần nữa, chiếu lệ 7 đinh tuyển lấy 2. (...) Còn như các phường về đường thủy, xét phường nào chịu lính tuyển chỉ được 9 tên trở xuống, còn dôi ra 5, 6 tên cũng cho tuyển lấy một tên. Nếu đã được 10 tên trở lên thời miễn tuyển, còn số dôi ra 6 đinh và 5 đinh cho phủ huyện sở tại sung bổ vào lính lệ” [53, tr.248]. Đối với tỉnh Hà Tiên, “huyện Long Xuyên ở tỉnh Hà Tiên, chiểu xét đồn điền nộp riêng, cùng lính tuyển trước, và dân ở sổ, khấu trừ đi 1 phần rồi tuyển, cứ 5 đinh lấy 1 lính. Thôn xã nào không đủ 5 đinh mà hiện chỉ có 4 đinh, cũng cho tuyển 1, còn 3 đinh trở xuống xem xét cho miễn” (năm 1833) [54, tr.244]; “thời lính tuyển ở Nam kỳ, xin cho theo lệ 5 đinh lấy 1, như ở An Giang, Hà Tiên, mà làm” (năm 1834) [54, tr.244]. 3 Theo bảng thống kê Số dân đinh các tỉnh trong Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, tác giả Nguyễn Thế Anh đã thống kê số dân đinh của 31 tỉnh trong cả nước qua các năm 1829, 1836, 1840 và dưới triều vua Tự Đức. Tuy nhiên, chỉ dưới triều Tự Đức thì các con số mới được thống kê một cách đầy đủ nhất [2, tr.18­19]. 58 bộ binh) của hai tỉnh này cũng không nhiều và được bổ sung bằng số lính mộ ngoại tịch của các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam [54, tr.170­171; tr.192­193]. Riêng với ngạch thủy quân, số lính thủy của quân thủy Quảng Yên chỉ được tuyển trong phạm vi một châu Vạn Ninh hẻo lánh, giáp biển, giáp địa giới nước Thanh, trong khi lính thủy đã được tuyển bổ lại bỏ trốn nhiều. Con số 33 lính thủy được tuyển để bổ sung vào đội Tuần hải 2 (năm 1846) lại là dân ngoại tịch1. Đối với Hà Tiên, đến trước năm 1825, nơi đây vẫn là “một cõi trấn ấy ở xa mãi một góc ngoài biên, trước đây mới thoát khỏi cỏ sậy um tùm, ruộng đất chưa được mở mang, đời sống của nhân dân còn eo hẹp” [52, tr.251]. Thế nhưng, ngay cả khi dân cư đã “yên cư tụ họp” thì một bộ phận cư dân Hà Tiên lại đóng thuế cho Nhà nước để hành nghề và không phải tham gia vào việc tuyển lính. Năm 1834, Minh Mạng chuẩn định: “lấy 2 đội lính tuyển 1 và 2 ở cơ Hà Điện [của ngạch binh Hà Tiên] trước cùng dân các hạng thực nạp (nộp thóc, nộp tiền), biệt nạp (nộp hóa vật), đồn điền, hoàng lạp (sáp ong) tính toán trừ đi một phần, còn lựa được 214 tên, dồn bổ làm 4 đội 1, 2, 3 và 4 ở Thủy cơ Hà Tiên” [54, tr.170]. Trong khi đó, số người làm nghề lại không phải là con số nhỏ: “Người Kinh người Man ở lẫn nhau, quá nửa làm nghề buôn bán”, “người Trung Quốc, người Cao Mên, người Chà Và hay ở ven biển để sinh nhai; người ta không định cư một chỗ mà thiên di không thường” [25, tr.11]. Quân số thủy quân địa phương không nhiều không đồng nghĩa với việc Nhà nước ít tập trung đảm bảo an ninh ­ phòng thủ ở hai tỉnh Quảng Ninh, Hà Tiên. Lực lượng phòng thủ này được bổ sung bằng số lượng đông đảo thủy quân Kinh kỳ thường xuyên tuần tra, kiểm sát các hoạt động trên phận biển hai tỉnh (xin được trình bày cụ thể hơn ở chương 4). 2.2.3. Xây dựng lực lượng thủy quân tinh nhuệ trong chiến đấu Nằm trong phương châm chung về xây dựng quân đội của nhà Nguyễn và cũng là mong muốn của nhà cầm quyền các thời kỳ, mục tiêu xây dựng lực lượng 1 Quân lính bỏ trốn và Nhà nước không bổ sung được đủ quân số là tình trạng chung của các ngạch quân triều Nguyễn, trong đó có thủy quân nhiều tỉnh mà không phải chỉ riêng thủy quân Quảng Yên. Bên cạnh đó, nguồn bổ sung quân lực cho số quân ít ỏi của nhiều tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, miền Nam được chiêu nạp từ dân các tỉnh khác của miền Trung và miền Nam, nhất là từ Quảng Bình trở vào Nam, mà ít thấy trường hợp ngược lại (tức dân binh miền Bắc làm lực lượng bổ sung cho quân số miền Trung hoặc miền Nam) [54, tr.154­204]. 59 thủy quân mạnh được các vua Nguyễn chú trọng ở sự tinh nhuệ. Tiêu chí quan trọng đầu tiên của sự tinh nhuệ là tuyển chọn một đội quân khỏe mạnh về thể lực và Nhà nước có trách nhiệm nuôi dưỡng sức mạnh thể lực ấy. Chất lượng thể lực thủy quân được kiểm tra định kỳ để đảm bảo sự mạnh khỏe của quân lính. Theo lệ định năm 1837, Nhà nước cử phái viên Kinh thành đến quân doanh các tỉnh Bắc kỳ để đánh giá thực trạng, lấy lệ 3 năm 1 lần: “(…) cho biền binh các tỉnh ở Bắc kỳ, họp lại tất cả, rồi phái ra một viên Thống chế ở quân Vũ lâm cùng một viên khoa đạo đi đến Hà Nội, Bắc Ninh. Một viên Đề đốc thủy sư cùng 1 viên khoa đạo đến Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, đi trước vào ngày 19 tháng giêng để kịp tới kỳ kiểm duyệt xem biền binh lính thủy, bộ ở tỉnh có được mạnh khỏe tất cả hay không (…). Lại từ Lãnh binh đến các viên Suất đội, nếu như dò xét được đích xác ai là người tài giỏi có sức mạnh xuất sắc, hoặc là ốm yếu không kham nổi công việc cũng chuẩn cho trích ra thực trạng minh bạch đưa vào tờ tâu”, lấy lệ 3 năm 1 lần kiểm duyệt quân lính ở các tỉnh Nam, Bắc kỳ” [69, tr.408]. Năm 1809, khi quan Bắc Thành tâu xin cho dùng sức lính xây mỏ kè chống nạn nước xói mòn hai bên sông Nhĩ Hà (sông Hồng), Gia Long đã xuống Dụ: “Nhà nước nuôi quân cốt để phòng khi có việc, sao lại động việc gì cũng bắt làm mệt nhọc” [65, tr.743]. Do đó, thay vì bắt lính, triều đình cho chi 37.900 quan trong ngân khố để thuê dân làm và để dưỡng sức quân [65, tr.743]. Cũng trên tinh thần “binh lính để giữ nước, cốt phải tinh thực” [53, tr.359], việc “đặt ra ngạch luyện binh cốt để mạnh sức phòng thủ ở lúc vô sự, mà sẵn sàng cho sự động dụng ở lúc có việc” (tháng 6 năm 1834) [68, tr.256], thủy quân nhà Nguyễn được tăng cường huấn luyện một cách toàn diện theo phương châm luyện tập thường xuyên lúc vô sự để chủ động khi hữu sự1: “Nước nhà ở về phương Nam, đất nhiều phần biển, thuỷ quân rất là quan trọng. Chính nên huấn luyện khiến cho thông thuộc biết rõ đường biển thì lúc có việc mới mong đắc lực. Nay ở Kinh, thuỷ quân đã đặt thêm, mà các địa phương ven biển cũng đều có thuỷ quân. Vậy chuẩn cho những viên chưởng, lãnh, cai, quản ở Kinh, các Đốc, Phủ, Bố, Án và Lãnh binh ở các tỉnh đều chiếu theo thuỷ binh của mình, chẳng hạn như thuyền bè, buồm, chéo, cột buồm, dây neo, người lái thuyền, các thuỷ thủ, trước phải ra lệnh cho 1 Lúc chiến tranh, khi giặc cướp hay các cuộc nổi dậy. 60 luyện tập kỹ càng thành thục, lại phải tập tành cho biết rõ đường sông, đường biển, chỗ sâu chỗ nông, chỗ khó, chỗ dễ và đâu có cù lao, hòn đảo, đá ngầm, ghềnh thác, phải nên kiêng tránh. Rồi dạy tập bắn súng nhỏ, súng lớn, để phòng khi cần dùng. Và, những khi bình thường vô sự, phàm thuyền bè, nhà xưởng và những vật liệu phụ tùng vào thuyền, phải nên thường thường kiểm điểm sửa sang, cốt phải bền chặt vững vàng” (tháng 7 năm 1835) [68, tr.708­709]. Như vậy, một đội quân được huấn luyện toàn diện, trang bị sẵn sàng để chủ động, mạnh mẽ và tích cực chiến đấu khi hữu sự là tiêu chí quan trọng thứ hai của xây dựng đội thủy quân tinh nhuệ. Đây cũng là điểm quan trọng mấu chốt cho một phương kế phòng thủ lâu dài mà Minh Mạng đã sáng suốt nhìn nhận: "Xem ra việc binh có thể nghìn ngày không dùng đến nhưng không thể một ngày không giảng tập, nay Nhà nước nhàn rỗi, chính nên theo mùa luyện tập, cho được thành đội quân mạnh mẽ cả” (năm 1838) [69, tr.258­259]. Công tác chuẩn bị sẵn sàng khí giới, thuyền bè cũng được tiến hành nhằm đảm bảo tính tích cực cho đội thủy quân tinh nhuệ, cơ động đó. * Trong các biện pháp huấn luyện đội thủy quân hùng mạnh, chèo, lái thuyền là những biện pháp cơ bản. Trên hành trình đường biển, bên cạnh các yếu tố tự nhiên (gió, nước, đá ngầm,…), tay nghề của lái thuyền và chân sào (thủy thủ) góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các chuyến thuyền. Khả năng ứng phó, sự hiểu biết sâu về đường biển và kinh nghiệm từng trải sóng gió của họ là sự đảm bảo an toàn cho sinh mạng các thuyền viên. Thế nhưng, thực trạng thủy sư Kinh kỳ năm 1827 vẫn là “vệ Thủy quân trừ 3 đội đã chọn ở Nội thủy và bỏ ra ngồi cỡi thuyền lớn là đã thông thạo ra, còn binh đinh vệ ấy và vệ Ngũ thủy, đều là kỹ thuật sơ sài, không am kỷ luật, thậm chí có người không quen bơi lặn, xuống nước là chìm ngay, chèo chở thuyền mành, hình như bù nhìn bằng gỗ, đều do các viên Thống lĩnh, Quản suất không chịu hết lòng dạy bảo, nên đến nỗi thế” (năm 1827) [54, tr.395]. Thậm chí, đến năm 1838 Minh Mạng vẫn nhìn ra thực tế: “từ trước đến nay, thuyền mành phái đi việc công, người lái phần nhiều lấy lính ra làm, trong đó, người hơi am hiểu chỉ 1, 2 người, nên khi cần đến phần nhiều không được việc, đều do lúc bình thường, việc lựa chọn, huấn luyện chưa được chu đáo” [58, tr.429]. 61 Trước hiện thực đó, nhà Nguyễn nhận thức phải xây dựng một đội ngũ lái thuyền, chèo thuyền chuyên nghiệp, được thường xuyên thực hành các phép chèo, lái trên biển: “đất nước ta phần nhiều ven biển, thuyền mành của Thuỷ sư rất là việc quan trọng, các việc đi hay đậu cốt ở người lái và nước, mà hiểu biết đường biển hiểm hay dễ, gió, nước, thuận tiện hay không, thì người lái lại là người thầy ở thuyền, khi bình thường vô sự, nếu không chọn được người có huấn luyện sẵn, đến khi có việc bỗng đem sung phái, ví như đến lúc khát mới đào giếng, muốn cho thành công thì khó lắm” [69, tr.429]. Vì vậy, “từ nay về sau, [các viên Thống lĩnh, Quản suất] nên gia tâm dạy bảo, đốc sức, hàng ngày thay ban thao diễn, tất khiến cho lính không người nào là không khỏe, kỹ thuật không nghề gì là không biết, để xứng với chức phận đã giao cho” [54, tr.395]. - Các hình thức huấn luyện Về cách thức huấn luyện, nhà Nguyễn chú trọng ở hai hình thức: dạy lý thuyết và huấn luyện các phép thực hành. Về dạy lý thuyết, để huấn luyện đội ngũ chèo, lái thuyền một cách chuyên nghiệp, Nhà nước đã cho “sao lục bản đồ phận biển cửa biển các hạt và sách tập nghiệm đường biển chia giao cho các Thuỷ sư trong Kinh và tỉnh ngoài mỗi nơi một bản”, “cấp đồng hồ cát, địa bàn Tây dương, thước đo nước” [69, tr.430] làm công cụ, tài liệu hướng dẫn việc học, tuy nhiên số lượng chỉ có hạn. Bộ phận chuyên trách giám sát công tác giảng dạy là Đề đốc Hiệp lý thuỷ sư nơi Kinh thành và Phó lãnh binh thuỷ sư ở các tỉnh. Quản suất là người trực tiếp giảng dạy bằng việc “hướng dẫn biền binh trong sổ quân, bảo ban kỹ lưỡng, đem đồ bản phận biển, cửa biển, các hạt, chỉ bảo tình hình hiểm dễ, dạy cho cách xem núi, đo nước, đem sách tập nghiệm đường biển, giảng rõ ngày, giờ, tiết, hậu, dạy cho việc xem sắc gió đi, tránh, lấy can, chi ở địa bàn phân phối độ số địa cầu, dạy cho biết xem kim định hướng, để ngày càng quen biết” [69, tr.430]. Kết thúc khóa học, lái thuyền, chân sào phải tham dự kỳ thi sát hạch lý thuyết do Nhà nước tổ chức để kiểm tra chất lượng dạy và học. Bên cạnh việc truyền dạy về lý thuyết, nhà Nguyễn còn chú trọng huấn luyện các phép thực hành, luyện tập chèo chở hàng ngày. Trong huấn luyện các phép thực hành, sự tinh nhuệ, chất lượng cũng là nội dung được quan tâm. Theo lệ định năm 1839, việc luyện tập thủy sư ở Kinh kỳ, không lấy số lượng đông mà giới hạn mỗi 62 ngày chỉ diễn tập phép chèo chở ở 3 thuyền của 3 doanh Thủy sư, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các Suất đội (mỗi thuyền một Suất đội). Những người diễn tập đều thuộc cùng 1 vệ, không để người “linh tinh, ô hợp” của các vệ khác tham gia. Các nhóm luyện tập được thay đổi theo ngày, mỗi ngày là 1 nhóm khác nhau, lần lượt diễn tập thường xuyên, không chậm trễ, lười biếng. Ngay cả khi có mưa lụt ở Kinh kỳ thì thủy quân vẫn phải “đặt chỗ chèo ở trên bờ, chiểu theo lệ cưỡi thuyền diễn tập”, “nếu bỏ thiếu và không chịu làm hết sức, đều tùy nhẹ, nặng phân biệt trừng trị” [54, tr.397]. Ngoài hoạt động giám sát hàng ngày, việc luyện tập còn được quản lý sát sao bởi nhiều chức phận. Vẫn theo quy định năm 1839, “Quản vệ có trách nhiệm mỗi tháng 10 lần đến kiểm tra, đôn đốc luyện tập, Chưởng vệ mỗi tháng 5 lần, còn Đề đốc, Hiệp lý mỗi tháng 3 lần trực tiếp đi kiểm soát” [54, tr.397]. Không dừng lại ở huấn luyện các phép chèo chở tại chỗ, nhà Nguyễn chủ trương thực hành bằng những chuyến thực tế dài ngày trên biển, vừa là luyện tập quen thuộc đường biển vừa để thực hành các hoạt động tuần tra: “Bờ cõi đất nước ta dài suốt biển lớn từ trước đến nay vẫn coi thủy sư là giỏi nghề suốt biển. Nay gặp lúc ngoài biển gió thuận, sóng yên, phải nên thao diễn quân thuyền cho được tinh thạo thêm lên, nhân thể mà tuần tiễu mặt biển, cũng là làm một việc mà được 2 việc” (năm 1831) [54, tr.395]. Do đó, các thuyền thủy sư phải “nhân khi thuận gió chạy lên phía bắc đến các phận biển tỉnh Quảng Yên, đi lại diễn tập phóng chạy, đều hướng vào chỗ sâu và các đảo lớn, đảo nhỏ, đi tuần quanh khắp hết, cần khiến cho lúc tiến, lúc dừng đều được rèn kỹ, đường biển đều biết hết cả” [54, tr.395]. - Các hình thức sát hạch Để giám sát, đánh giá hiệu quả huấn luyện, chất lượng luyện tập, sau mỗi khóa lý thuyết và thực hành, Nhà nước đều tiến hành các hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng. Về sát hạch lý thuyết đối với lái thuyền, chân sào, theo lệ định tháng 12 năm 1838, nhà Nguyễn đưa ra 5 nội dung chính liên quan đến kiến thức địa lý và đặc điểm tự nhiên đường biển. Những tri thức đó giúp tàu thuyền định hướng trên biển. Nội dung 1: những am hiểu về đặc điểm địa lý tự nhiên vùng cửa biển. Trước hết là những câu hỏi về độ “hiểm”, “dễ” của các cửa biển và những cửa biển “hiểm” “dễ” trong cả nước: “cửa biển hiểm dễ, thế nào gọi là hiểm, dễ?”, “thế là cửa biển nào?” [69, tr.430]. Theo tiêu chí nhà Nguyễn đưa ra, cửa biển “hiểm” là những cửa 63 biển “hẹp hòi, hoặc vòng quanh khuất khúc, hoặc dưới có ghềnh đá, hoặc bên tả, hữu có bãi cát ngầm, hoặc nước thuỷ triều buổi sớm buổi chiều chảy gấp, hoặc cát dời không nhất định, hoặc không tiện cho mùa xuân mùa hạ, hoặc không tiện cho mùa thu mùa đông”. Những cửa biển “sâu rộng, hoặc thẳng tắp không vòng, hoặc bùn nhuyễn không có ghềnh đá, hoặc thuỷ triều bình thường” là cửa biển “dễ” [69, tr.430]. Khi đã hiểu rõ về các cửa biển, những giải pháp ứng phó sẽ được vận dụng phù hợp, giúp việc đi biển yên ổn: “Chỗ hiểm thì dùng phép nào giữ được khỏi lo, chỗ dễ cũng nên đề phòng việc gì để được vạn toàn” [69, tr.430­431­432]. Nội dung 2: những am hiểu về đặc điểm gió biển, khí trời qua nội dung “xem gió” và “trông khí trời” (quan sát sắc mặt trời). Về việc “xem gió”, người được sát hạch phải nắm rõ sự thay đổi của gió, bão, lốc biển về thời gian, đặc điểm, (phương) hướng, cấp độ: “Hằng năm có 24 tiết hậu, tiết nào phải có gió gì? Gió nào mạnh, gió nào nhỏ, gió nào thổi dài, gió nào thổi ngắn? Thế nào là gió thuận, thế nào là gió nghịch? Ngày nào là ngày sinh của thánh thần có gió bão, có lốc biển” [69, tr.430]. Đối với việc quan sát sắc mặt trời, người học phải nhận biết mối quan hệ giữa khí trời với gió, mưa trên biển. Ví như “trời đương tạnh sáng, khí nào hiện ở phương nào tất có gió lớn, mưa to” hay “khí nào tuy có gió mưa to, rồi cũng tạnh ngay, mà đường biển không ngại” [69, tr.430­431­432]. Nội dung 3: về phép “nghiệm xem núi” và “đo nước”. Yêu cầu của phép “nghiệm xem núi” là phải am tường sự phân bố cũng như đặc điểm của các ngọn núi ở phận biển các tỉnh bao gồm ngọn núi nơi cửa biển, các hòn đảo đóng vai trò như những hoa tiêu chỉ đường: “phận tỉnh nào, xứ sở nào có núi? Là núi mới mọc hay là núi đã lâu, trông xa trông gần là hình thế gì? Tuy là 1 quả núi, nhưng 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc trông thì thế nào? Và núi nào ở trên mặt đất, núi nào ở giữa biển gọi là hòn đảo gì?” [69, tr.430­431]. Bên cạnh đó, những kiến thức về vụng biển cũng được đưa vào nội dung sát hạch như một phần của phép “nghiệm xem núi”: “ (…) có vụng nào sâu có thể đậu thuyền được không?” [69, tr.431]. Phép “đo nước” dường như là nội dung khó vì việc thực hiện phụ thuộc vào những yếu tố động như sự thay đổi của dòng nước và hướng gió: “(…) như thuyền đi, gió thuận chạy thẳng gió tạt ngang chạy vát, buông dây ở mũi thuyền, rút dây ở 64 cuối thuyền bao nhiêu phân, đi được mấy dặm trượng? Phận biển xứ sở nào đo được sâu mấy thước thác1? Cửa biển nào sâu được bao nhiêu thước thác? Lại dùng cách gì trong khi sóng gió thuyền chỉ chòng chành, đo được bao nhiêu, thừa ra bao nhiêu sẽ được số thước thác chính xác không sai. Lại như thuyền đi giữa biển, không cứ ngày đêm, gặp ngay mây mù đen tối, không rõ nơi nào, mà đo nước được mấy thước thác, thì biết rõ là xứ sở nào?” [69, tr.431]. Nội dung 4: phép “xem kim định hướng”. Phép “xem kim” (xem la bàn) cũng là nội dung quan trọng vì “mặt biển mông mênh khó có thể chuẩn định, vả lại hoặc ngày mờ đêm tối, mây mù tràn ngập, thậm chí cùng thuyền, nghe tiếng mà không tỏ mặt mày”. Vì vậy phải “nhờ địa la bàn làm thần giúp, thì thuyền ở nơi nào, kim chỉ can, chi nào, ước được bao nhiêu ngày, giờ, khắc, phân lại phải chuyển, chỉ hướng nào mới được thích hợp” [69, tr.431]. Việc định hướng sẽ lấy “4 góc, 4 hướng đều phối hợp can chi”, “chia địa cầu ra 360 độ, cần phải chỉ ra tỏ tường tất cả” [69, tr.431]. Nội dung 5: “phân rõ địa cầu” để xác định phương hướng cho thuyền: “tất cả địa cầu có 360 độ, lấy nửa Tý đến nửa Mão có 90 độ, đến nửa Dậu có 90 độ; từ nửa Ngọ đến nửa Mão có 90 độ, đến nửa Dậu có 90 độ. Như thuyền đến nơi nào là phận biển tỉnh hạt nào, tức lấy chỗ ấy chia ra Nam cực Bắc cực, chiếu rõ phương hướng cho thuyền đi” [69, tr.431]. Kỳ sát hạch lý thuyết ở Kinh thành do bộ Công hội đồng với Thống quản thuỷ quân phụ trách, còn ở các tỉnh thì do Đốc phủ hội đồng với Lãnh binh. Kết quả sát hạch được chia thành 3 thứ hạng (hạng ưu, hạng bình, hạng thứ) và là căn cứ để thưởng phạt [69, tr.429]. Nhà Nguyễn chia mức độ am hiểu các nội dung sát hạch thành 10 phần. Những người am hiểu 10 phần được xếp vào hạng cao nhất, hạng ưu. Người hạng ưu nếu “nguyên là Chánh đội trưởng được cất bổ Cai đội, Đội trưởng cất bổ Chánh đội trưởng suất đội, Ngoại uỷ đội trưởng cất bổ Chánh đội trưởng; binh lính cất bổ Đội trưởng, gặp có khuyết đều được bổ trước” [69, tr.431]. Hạng bình là những người am hiểu 8­9 phần. Khi đó, nếu “nguyên là Chánh đội trưởng cất bổ Chánh đội trưởng suất đội; Đội trưởng cất bổ Chánh đội trưởng; 1 Thác: Thước đo của nước Anh, 2 mã 1 thác. 65 Ngoại uỷ đội trưởng cất bổ Đội trưởng; binh lính cho làm Đội trưởng cấp bằng, chiểu khuyết được bổ” [69, tr.431]. Hạng thứ là những người chỉ am hiểu 5­6 phần; “người dự hạng thứ thì nguyên là Chánh đội trưởng ghi tên, đợi khuyết được thí sai Chánh đội trưởng suất đội; Đội trưởng thưởng cho 4 tháng tiền lương; Ngoại uỷ đội trưởng thưởng 3 tháng tiền lương; binh lính thưởng 2 tháng tiền lương” [69, tr.431]. Cuối mỗi năm, kết quả sát hạch được Quản suất “làm dấu bầu cử” để Chưởng lãnh hội đồng “xét thực, chia từng hạng, tâu xin khen thưởng, khi có việc sẽ đem sung phái” [69, tr.430]. Sổ ghi chép xét công do bộ Binh tâu lên vua xin thưởng, phạt. Việc thưởng, phạt được xét cho cả người học, người dạy và người giám sát, trong đó Đề đốc, Lãnh binh, Quản suất được “chiểu số biền binh huấn luyện được ưu, bình nhiều hay ít” mà “phân biệt nghị xử” [69, tr.430]. Cũng theo lệ định năm 1838, hàng năm, lái thuyền, chân sào năm trước đã dự hạng ưu, bình, thứ mà không phải phái đi việc công thì do viên quan cai quản xét hạch lại để thưởng phạt: “việc học thấy có tiến ích, như trước hạng thứ, nay hạng bình, trước hạng bình nay hạng ưu, thì theo lệ trước mà làm, còn người y như cũ, không tiến, không lùi thì cũng cho vẫn ở nhận chức, nếu trước ưu mà nay bình, trước bình mà nay thứ, trước thứ mà nay không được thứ thì cũng do cai quản tâu rõ, đều đánh ngay 80 trượng, bắt phải cố gắng học tập, chờ sau lại xét nếu vẫn lười biếng không được như hạng đã dự trước thì lập tức cứ thực tâu lên hặc tội, viên biền thì giáng cách, binh lính thì đóng gông để răn” [69, tr.431­432]. Về sát hạch thực hành, chất lượng lái thuyền, chân sào được Nhà nước kiểm tra bằng thực tiễn những chuyến công cán đường biển. Theo quy định, những lái thuyền đã qua kỳ sát hạch lý thuyết năm trước, trong năm sau được sai phái đi đường biển nhiều lần đều thanh thoả, hoặc “tuy có 1 lần mà lại là phái đi ngoại quốc, cùng là không phải phái đi ngoại quốc mà xảy gặp gió sóng khác thường thuyền gặp nguy, biết chủ trì đi đứng thích hợp rút cục được thanh thoả thì đều là hạng ưu, trong 1 năm sung phái 2 lần, không kỳ xa gần, toàn được thanh thoả thì là hạng bình. Sung phái 1 lần được thanh thoả thì là hạng thứ; không được thanh thoả thì là hạng liệt” [69, tr.432]. Với lệ định này, thực tiễn và hiệu quả những chuyến công cán đường biển (trong đó có hoạt động tuần phòng) cũng trở thành một biện pháp đánh giá chất lượng lái thuyền, chân sào. 66 Trước năm 1840, việc sát hạch và lệ xét công cho lái thuyền được tiến hành thường xuyên hàng năm, vừa để tìm ra những người lái thuyền, chân sào mới, am hiểu đường biển lại vừa là biện pháp giúp những người đã tham gia các kỳ sát hạch trước tự ý thức trau dồi kiến thức để sát hạch vào các năm sau, nhờ vậy mà hiệu lực đường biển ngày càng tăng. Từ tháng 12 năm 1840, vì nhận thấy mỗi năm 1 khoá sát hạch thì “kỳ hẹn khí ngắn quá, sợ chưa rõ được tài nghệ của người ấy giỏi hay kém” nên Minh Mạng y theo lời tâu của bộ Công cho đổi thành 3 năm 1 khoá, lấy năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu làm kỳ khảo xét [69, tr.883]. Trong 3 năm của 1 khóa sát hạch, lệ thưởng phạt được quy định: những người “sai phái đi đường biển từ 5 lần trở lên, đều được thanh thoả; hoặc dẫu đi 2 lần, nhưng đều phái đi ngoại quốc? Cùng là không phái đi ngoại quốc, mà chợt gặp sóng gió khác thường, thuyền đã ngả nghiêng nguy cấp, mà một mình chống đỡ lại, khi đi khi dừng đúng phép, làm cho thuyền được yên ổn, đều là hạng ưu. Phái đi 3 lần, 4 lần, đều được thanh thoả, hoặc 1 lần phái đi ngoại quốc được thanh thoả là hạng thứ. Phái đi không được thanh thoả lần nào là hạng liệt. Ở Kinh thì bộ Công cùng Đề đốc, Hiệp lý Thuỷ sư; ở ngoài các tỉnh thì Đốc phủ, hoặc Bố án, Lãnh binh, hội đồng xét thực, thông tính trong 3 năm, những người hiện sung cầm lái thuyền, xét rõ công quá, chia ra từng hạng, làm danh sách đệ lên, do bộ Binh bàn định thưởng phạt” [69, tr.883]. Với nỗ lực xây dựng đội ngũ lái thuyền, chân sào chuyên nghiệp, được đào tạo, sát hạch nghiêm ngặt, bài bản, nhà Nguyễn đã đạt những kết quả nhất định về chất lượng chèo lái trong những chuyến đi biển. Chẳng vậy mà Minh Mạng đã từng tự hào về hiệu lực thủy quân khi thấy rằng: “kể ra, người Tây dương vẫn khoe khoang với các nước là họ khéo lái thuyền lớn vượt biển nọ sang biển kia như bay. Nay quân ta cũng biết lái chở thuyền vượt biển không kém sở trường của họ, thì đã làm cho họ chùn lòng” (năm 1840) [69, tr.829]. * Tăng cường huấn luyện các phép thủy chiến cũng là một trong những biện pháp căn bản để xây dựng đội thủy quân tinh nhuệ. Tri thức về phép thủy chiến của nhà Nguyễn là sự đúc kết những trải nghiệm thực tiễn chiến trận của các vị vua đầu triều Gia Long, Minh Mạng, là sự kế thừa kinh nghiệm quân sự từ thời các chúa Nguyễn và là những kiến thức gặt hái từ 67 những chuyến công cán ngoại quốc của triều thần. Do đó, phép thủy chiến có sự kết hợp của yếu tố quân sự truyền thống với kỹ thuật thủy chiến hiện đại phương Tây được nhà Nguyễn chủ động học tập và cải tiến: “Trong nước tuy yên, không nên quên việc đánh trận, binh chế triều ta, đánh trận bằng voi, đánh trận trên bộ, đều đã am hiểu, duy đánh trận ở dưới nước, vẫn chưa tập quen, Trẫm [Minh Mạng] thường hỏi phái viên đi công cán ở ngoại quốc về, đều nói các nước phương Tây, duy có nước Hồng Mao và Ma­li­côn là giỏi về thuỷ chiến, khi lái thuyền đi, hoặc phải ngược gió, hoặc được xuôi gió, không khi nào là không nhanh chóng, tuỳ cơ ứng biến, lanh lợi vô cùng, thực nên bắt chước” (tháng 3 năm 1838) [69, tr.318]. Trong số các vị vua đầu triều, Gia Long và Minh Mạng là những người dành nhiều thời gian, tâm lực tìm hiểu binh pháp thủy chiến Tây dương. Đặc biệt, Minh Mạng đã ý thức về việc binh soạn chúng thành tài liệu để truyền dạy một cách quy chuẩn. Ông không chỉ nhiều lần bàn luận mà còn trực tiếp chỉ dạy phép thủy chiến cho các quan đại thần đương triều, nhất là Trương Đăng Quế. Tháng 3 năm 1838, Trương Đăng Quế cùng các đại thần được vua truyền bảo những kiến thức và kinh nghiệm thủy chiến để chuẩn bị cho việc biên soạn sách: “Kìa như thi thư để dạy học trò, võ Kinh để dạy quân đội, từ trước đều thế, riêng đánh trận ở dưới nước, chưa có sách làm ra cho người học tập, trẫm [Minh Mạng] cũng biết qua một vài phương pháp phương Tây, muốn các ngươi tính nghĩ kỹ càng, làm thành quyển thành pho, cho binh lính ngày đêm học tập” [69, tr.318]. Tháng 9 năm 1839, Trương Đăng Quế lại được Minh Mạng cho xem bản đồ thủy chiến của Tây Dương và được chỉ bảo cặn kẽ những phép chiến trận trong đồ bản. Từ những kiến thức được chỉ dạy, Trương Đăng Quế tiếp nhận để huấn luyện lại cho thủy sư. Một điểm cần nhấn mạnh là ý tưởng biên soạn và những tri thức trong sách đều là của người đứng đầu đất nước, vua Minh Mạng. Điều đó khẳng định tài năng, vai trò lãnh đạo cũng như sự luôn ý thức về việc huấn luyện thủy chiến của vị vua tài giỏi này. Những tri thức về phép thủy chiến đó có thể khái quát trong 6 nội dung chính: Nội dung 1: thắt chặt tính kỷ luật thủy quân. Các vua Nguyễn, nhất là Minh Mạng, rất đề cao tính quân luật và coi đó là yếu tố làm nên sức mạnh cũng như hiệu quả của thủy chiến. Trong chiến trận, thủy quân khi “nghe tiếng trống thì tiến, không vì thế địch rất mạnh mà tạm tính rút lui, nghe tiếng chiêng thì lùi, dù thế địch tan vỡ, cũng không được tham lợi mà khinh tiến, và 68 khi đoàn thuyền tiến lui, hoặc nhanh như chim bay, hoặc chậm như cua bò, nhưng không khi nào không có phép để cho nghiêm chỉnh, kẻ làm binh lính chỉ biết sợ tướng, không sợ giặc, đi nhanh không dám quá, đi chậm cũng tự cố, khi tiến khi lùi, đều như nối liền nhau, mới là được việc” (tháng 3 năm 1838) [69, tr.318]. Nội dung 2: đề cao khả năng làm chủ tốc độ của người chèo lái trong chiến trận. Đó là vì tốc độ nhanh chậm của thuyền ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bắn súng. Khi thuyền giặc thua trận, thuyền thủy quân truy đuổi, theo lẽ thường thuyền giặc sẽ giương buồm để thuyền chạy nhanh, mong trốn thoát. Thế nhưng, trên thực tế, muốn tránh súng đạn, thuyền giặc có lúc bất ngờ hạ thấp buồm cho thuyền chậm lại, đạn bắn sẽ bị trượt qua. Trong tình huống này, thuyền thủy quân phải biết cách xử lý, nhanh chóng hạ buồm để cùng giảm tốc độ vì nếu “quân ta ứng biến không nhanh, thì thuyền ta nhân gió vượt qua, mà súng thành ra bắn hão” [69, tr.318]. Không những thế, với cách bố trí vũ khí trên thuyền, “súng đặt ở đầu thuyền thì ít, mà hai bên thì nhiều”1 càng đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng kiểm soát tốc độ của người lái thuyền khi thuyền đang giao tranh. Đó là vì, người lái thuyền “nếu không biết tuỳ cơ chạy vừa, thì thuyền gặp giặc mà đi2, sao giết được giặc, lúc đó chỉ cốt 8 người thợ lái lái thuyền có biết cách lái, mà người bắn bắn ra cho thích hợp, rồi sau mới được mà thôi” [69, tr.318]. Nội dung 3: đề cao khả năng ứng phó linh hoạt trong những tình huống thủy chiến. Trong giao chiến, thuyền thủy quân và thuyền giặc tuy gặp cùng một tình huống nhưng phải có những cách xử trí hoàn toàn khác nhau. Phép thuỷ chiến, “nếu giặc chiếm được đầu gió, tất nhiên thừa thế đuổi đánh ta, thì thuyền ta giả cách thua, nhân đó buông dây, trở buồm dần dần chạy gié ra, rồi sau súng ống của ta mới thừa sơ hở mà bắn đánh lại được. Nếu ta chiếm được đầu gió, thì nên đuổi theo từ từ, đừng bức bách chúng vội quá, thì chúng không đánh trả lại mình được. Những điều tương tự như vậy đều có thể suy ra” (tháng 9 năm 1839) [69, tr.565]. Đối với sự cố gãy cột buồm, vỡ mỏ neo, nếu “thuyền ta không may gãy cột buồm, vỡ mỏ neo, thì 1 Súng đặt ở đầu thuyền chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất trong tình huống thuyền thủy quân đánh trực diện hoặc truy đuổi phía sau thuyền giặc. Súng đặt ở hai bên thuyền thuận lợi trong thế trận hai thuyền song song. 2 Khi đuổi theo thuyền giặc, nếu người lái thuyền không làm chủ được tốc độ, theo đà chạy nhanh, thuyền thủy quân vượt qua thuyền giặc thì súng đạn bắn sẽ không hiệu quả. 69 nên chạy gấp đến ngay thuyền địch, bỏ thuyền ta mà nhảy sang cướp lấy [thuyền địch], làm [thành] thuyền của ta, nếu thuyền địch bị gãy cột buồm, vỡ mỏ neo thì thuyền ta dù đương gặp gió đánh mạnh, chỉ nên vòng quanh ở bên để bắn súng, không nên tới gần, phàm việc giống như thế rất nhiều, lúc ngày thường phải luyện tập sẵn thì khi việc đến mới đối phó được” (tháng 3 năm 1838) [69, tr.318]. Nội dung 4: xác định đúng những mục tiêu ngắm bắn quan trọng. Theo Minh Mạng, “phép thuỷ chiến trong khi lâm trận, bắn nhau với giặc có ba điều cốt yếu: một là bắn vào bánh lái thuyền; hai là bắn vào cột buồm; ba là bắn vào tướng trong thuyền”. Đó là vì “tay lái dùng để khiến thuyền, không có lái thì thuyền không đứng vững, không bị nghiêng chìm cũng ít lắm, cho nên bắn trúng tay lái thuyền là hơn nhất. Thuyền có cột buồm mới đi được, không có cột buồm thì thuyền không đi được. Nhưng thuyền có 3 cột buồm, không như tay lái chỉ có một cái mà thôi, cho nên bắn trúng cột buồm là thứ hai. Tướng là người hiệu lệnh trong một thuyền, mất tướng thì lính không có người thống thuộc, cho nên bắn trúng tướng là thứ ba. Nếu bắn trúng thân thuyền thì địch bị hại rất nhỏ, đó là hạng kém” (tháng 4 năm 1840) [69, tr.688]. Nội dung 5: sử dụng phép hỏa công và đặc công nước trong thủy chiến. Cũng là phương pháp đánh hỏa công nhưng với sự am hiểu sâu sắc và sự tự tin về tri thức thủy chiến của mình, Minh Mạng đã đưa ra cách đánh hiệu quả hơn hẳn phương pháp của triều thần trong buổi nghị bàn giữa vua và bộ Binh vào năm 1840. Theo Minh Mạng thì trong “15 vệ Thuỷ sư, nên chọn người tài lặn, ai lặn một hơi đi được một quãng đường vừa mặt tầm tên nỏ bắn tới (tức là hai dặm đường), trẫm sẽ thưởng hậu, để đợi khi có việc dùng đến. Nếu gặp thuyền giặc, cho nó lặn xuống nước đến tận thuyền giặc, lấy lửa mà đốt, cái chất nhựa trám xảm ở ngoài thuyền, hơi bắt lửa thuốc súng thế tất cháy lan, không thuyền nào không tan. Còn như bơi trên mặt nước mà muốn lấy lửa đốt thuyền giặc, như cách hỏa công ở tập “Trù hải”, há chẳng bị giặc bắn chết, đốt thế nào được thuyền giặc. Quan Thiên Bồi là một võ biền, mà lại lấy văn từ khoe khoang, tự cho là tài danh. Tự trẫm xem ra chỉ như trò chơi của trẻ con thôi” (tháng 2 năm 1840)1 [69, tr.659]. 1 Sử dụng những người có tài bơi lặn để phá hoại thuyền giặc là một phương pháp thủy chiến hiệu quả ở một đất nước có nhiều sông nước, mà như ngày nay chúng ta gọi là dùng đặc công nước. 70 Nội dung 6: thế trận đối thủy trong thủy chiến. Trận đồ thủy chiến phổ biến nhất dưới triều Nguyễn là phép đối thủy, được thường xuyên diễn tập trong các cuộc thao diễn thủy quân đầu xuân. Đối thủy vốn là hình thức tác chiến phổ biến của quân thủy các nước châu Âu. Đây là trận pháp thuyền chiến hai bên dàn trận trên mặt nước, thực hiện trận đánh chủ yếu bằng tài nghệ của thủy thủ và chiến binh trên thuyền. Việc dàn trận thuyền đối thuyền đòi hỏi phải có một không gian mặt nước rộng lớn, khi đó mặt biển hoặc những con sông lớn mới là địa bàn thích hợp. Dưới triều Nguyễn, hình thức này đã được áp dụng một cách phổ biến và đối thủy chủ yếu là đối hải với các trận pháp “Thế trận hình chữ nhật”, “Con rắn dài hình chữ nhật”, “Hai con rồng lấy nước”, “Tam tài”1 [54, tr.399­ 400]. Theo lệ định năm 1850, loại thuyền dùng trong thao diễn trận pháp đối thủy chủ yếu là thuyền Lê (lớn, nhỏ) và thuyền Hải đạo (lớn, nhỏ). So với thuyền Lê, thuyền Hải đạo có sức chèo chở lớn hơn, là loại thuyền đắc lực trên biển, không chỉ trong vận tải mà cả trong chiến đấu. Mỗi thuyền Hải đạo lớn tham gia thao diễn với sự có mặt của 1 Quản vệ và 1 Suất đội Vũ lâm, 1 Quản vệ và 1 Suất đội Thủy sư, 1 hộ vệ, 7 pháo thủ doanh Thần cơ, 1 lính Tư pháo, 20 lính Vũ lâm, 40 lính Long thuyền Thủy sư, đồng thời được trang bị 1 khẩu đại bác, 4 khẩu quá sơn, 1 bộ cờ ngũ hành, 1 cờ vệ, 2 cờ đội, 20 cây súng điểu sang, ống phun lửa, súng lăng tiêu. Thuyền Hải đạo nhỏ được trang bị 1 khẩu đại bác, 2 khẩu quá sơn, 16 cây súng điểu sang, súng phun lửa, súng lăng tiêu. Trong khi đó, mỗi thuyền Lê nhỏ chỉ gồm 1 Suất đội thủy binh, 1 Suất đội bộ binh, 5 Vũ lâm cấm binh, 30 lính Long thuyền Thủy sư và 1 bộ cờ ngũ hành. Thuyền Lê lớn được trang bị thêm 5 khẩu súng quá sơn hoặc ống phun lửa, súng lăng tiêu. Trong số các loại súng, súng quá sơn và Mục tiêu của cách đánh này là nhằm vào thuyền chiến của đối phương, đánh chìm hoặc bắt sống chúng không phải bằng tập kích hoặc đối thủy với lực lượng đông mà bằng tài năng và mưu mẹo của một số thủy thủ. Đây là cách đánh bắt nguồn từ truyền thống “lấy ít địch nhiều” (“dĩ đoản chế trường”), đồng thời dựa trên tài nghệ thạo sông nước của ông cha. Hiện tượng thường thấy trong cách đánh này là sử dụng những thủy thủ giỏi bơi lặn, có tinh thần dũng cảm, dùng dùi nhọn bí mật lặn đến đáy thuyền đối phương để đục thủng thuyền chúng. Trong lịch sử nước ta, Yết Kiêu của thế kỷ XIII là biểu tượng của cách đánh này [93, tr.437]. Đến thế kỷ XIX, cách đánh này một lần nữa được vua Minh Mạng chú trọng sử dụng. 1 “Tam tài”: theo quan niệm phương Đông gồm trời, đất và người. 71 súng điểu sang được đánh giá là “binh khí rất sắc bén. Dùng để bắn vào chỗ giặc tụ họp đông và bắn sang thuyền giặc khi thủy chiến thì tất có thể giết được nhiều giặc” (lệ định ban hành tháng 5 năm 1835) [68, tr.605]. * Huấn luyện thủy binh các kỹ thuật chiến đấu cơ bản của bộ binh Nhà Nguyễn dù mong muốn quan văn cũng phải biết nghề bắn súng của quan võ song lại đề cao tính chuyên nghiệp của từng nghề, ví như “phàm việc chuyên 1 nghề thì tinh tường, nhiều nghề thì lảm nhảm, cho nên từ xưa lập ra quân, đặt ra có thủy có bộ, nguyên muốn cho đều chuyên một nghề để cầu tinh [thạo]” (tháng 9 năm 1837) [69, tr.156]. Nhưng, khi đã đề cao tính “chuyên một nghề” của thủy binh, bộ binh, các vua Nguyễn lại không từ bỏ tham vọng “bộ binh không thể không biết thuỷ chiến, mà thuỷ binh không thể không biết bộ chiến” [69, tr.530­531]. Đó là vì triều đình nhận thức rằng Đại Nam “bờ biển dài suốt, nơi nào cũng có phần sông, hoặc khi bỏ thuyền mà đánh bộ cũng có hoặc khi phải dời khỏi doanh trại mà đánh úp mặt thuỷ cũng có. Thế thì bộ binh không thể không biết thuỷ chiến, mà thuỷ binh không thể không biết bộ chiến để phòng dùng trong những lúc lâm cơ ứng phó vội vàng” [69, tr.530­531]. Tham vọng thì nhiều nhưng năng lực hiện thực hóa thì có hạn, dẫn đến kết quả cuối cùng là thực trạng chất lượng thủy quân nhà Nguyễn không được như kỳ vọng. Dù thủy binh và bộ binh được luyện tập cả phép thủy chiến và cách đánh bộ song phương thức luyện tập phải đảm bảo nguyên tắc lấy chức năng chính của từng ngạch quân làm trọng tâm luyện tập. Điều này được phản ánh rõ qua lệ định năm 1839 khi “bộ binh thì lấy kỹ thuật bộ chiến làm chủ yếu nhưng cũng tập cho biết việc chèo chở thuyền của đường thuỷ, thuỷ binh thì lấy kỹ thuật thuỷ chiến làm cốt yếu nhưng cũng tập cho biết phép bắn súng nhỏ súng lớn, khi ngồi khi đứng, lúc đánh lúc đâm, cần cho hết thảy đều tinh thạo khi gặp việc sai phái, đều thành quân đội giỏi cả” (tháng 7 năm 1839)1 [69, tr.531]. Bên cạnh đó, “nếu biền binh thủy, bộ 1 Quan điểm này cũng được Minh Mạng thể hiện rõ trong lệ định năm 1837: “bộ binh thì chuyên tập hiệu lệnh, cử, chỉ, đứng, ngồi, bắn, đâm, súng điểu sang, giáo dài, côn, quyền, khiên, chắn, tất cả các phép trận đánh trên bộ; thủy binh thì chuyên tập buồm, cột buồm, tay sào, mái chèo, tiến, lui, chèo chở, kiêng tránh gió, sóng, tất cả các phư¬ng pháp đi thuyền cÇn được tinh thạo, rồi sau bộ binh có lúc tập cả thủy chiến, thủy binh có lúc tập cả bộ chiến, cho đều am tưêng thì tíi khi có việc 72 quả đã thông thạo nghề của mình rồi sau cùng nhau luyện cả, thực là rất tốt, nếu nghề của mình còn chưa tinh mà cho tập bừa bãi thì không khỏi lảm nhảm không tinh, khi dùng há có thể hẳn được việc ư?” (tháng 9 năm 1837) [69, tr.156]. Quan điểm huấn luyện quân đội của nhà Nguyễn tưởng như có nhiều mâu thuẫn khi Nhà nước vừa chú trọng huấn luyện tinh một nghề (hoặc thủy hoặc bộ), lại nhấn mạnh vai trò của việc thông thạo các phép chiến đấu của cả thủy và bộ. Trên thực tế các quan điểm này lại tạo thành một thể thống nhất, phản ánh mục đích cao nhất của các vua Nguyễn là xây dựng một đội thủy quân mạnh về số lượng, tinh nhuệ về chất lượng. Trong các phép chiến đấu của bộ binh, nhà Nguyễn chú trọng huấn luyện thủy binh phép bắn súng vì “súng là đồ cần thiết về việc quân. Trong lúc nước nhà nhàn rỗi, cũng cần huấn luyện cho được thông thạo” [54, tr.380]. Trên quan điểm đó, Nhà nước có những đầu tư nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả luyện tập. Tại Kinh thành, ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã cho xây dựng trường bia Hoằng Phúc với kích thước “cao hơn 30 thước, rộng hơn 130 thước”, “bề mặt trương một cái đích bắn để cho quân thủy đi lại nhằm bắn, lấy sự trúng vào đích hay không để định thưởng phạt” [54, tr.377]. Bên cạnh phép bắn súng trên cạn theo đúng quy thức của bắn súng bộ binh, thủy quân được huấn luyện cách bắn súng trong thế trận thủy chiến với đích bắn là những mục tiêu trên thuyền. Năm 1821, trường bia Thanh Phúc được dựng lên để biền binh Thủy sư “diễn tập các hạng súng lớn ở thuyền Hải Đạo, cùng bộ binh phối hợp ngồi để thao diễn phép bắn”1 [54, tr.378]. “Thuyền giả” (mô hình thuyền) được chế tạo để làm bia ngắm bắn, phân tài cao thấp: “Lệ làm thuyền giả ra lệnh cho các quân tập bắn. Phàm bắn trúng đầu thuyền, cột buồm, thuyền ở dưới nước mà bắn thì mỗi phát thưởng tiền 15 quan. Ở trên bộ mà bắn thì mỗi phát thưởng tiền 10 quan. Bắn trúng thân thuyền, ở dưới nước mà bắn thì mỗi phát thưởng tiền 10 quan, ở trên sai phái, hết thảy là quân đ· luyện s½n, lo gì không cïng làm được việc” (tháng 9 năm 1837) [69, tr.156]. 1 Tại trường bia Thanh Phúc, triều đình cho dựng biển báo hiệu (“tiêu đề”) hướng dẫn người đi đường không phạm vào khu vực trường bia, tạo ra một không gian riêng cho việc luyện tập và đảm bảo được an toàn cho người dân. 73 cạn mà bắn thì mỗi phát thưởng tiền 5 quan. Phàm tới khi thao diễn gặp mưa, bắn không đúng bia thì không ở lệ thưởng” (năm 1821) [54, tr.378]. Theo lệ định trên, nhà Nguyễn đã dựa vào độ khó dễ của vị trí ngắm bắn và điểm bắn trúng đích mà phân định mức thưởng để động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ. Khả năng giữ thăng bằng khi ngắm bắn thuyền từ vị trí cố định trên bờ thuận lợi hơn khi dưới nước (người đứng ngắm bắn cũng ở trên sông, trên biển) nên mức thưởng ngắm bắn trên bờ thấp hơn. Nếu đích bắn là các bộ phận quan trọng trong sự hoạt động của thuyền như đầu thuyền, cột buồm (chức năng điều khiển) thì mức thưởng cao hơn điểm trúng đích là thân thuyền (chức năng chứa đựng). Độ khó được nâng lên khi người ngắm bắn ở dưới nước và điểm trúng đích là đầu thuyền hoặc cột buồm. Căn cứ vào hai tiêu chí đó, người được thưởng cao nhất (15 quan tiền) là người bắn trúng đầu thuyền, cột buồm khi ngắm bắn ở dưới nước, còn mức thưởng thấp nhất (5 quan tiền) là bắn trúng thân thuyền khi điểm đứng bắn trên bờ. Thời gian luyện tập của thủy quân tại trường bia được quy định nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ. Theo lệ định năm 1821, thủy quân diễn tập bắn súng mỗi ngày 2 lần, “buổi sáng bắt đầu trước mặt trời mọc 1 khắc, đến lúc lậu xướng khắc1 thì thôi. Buổi chiều bắt đầu từ lúc lậu xuống 8 khắc đến khi mặt trời lặn thì thôi. Phàm tới khi thao diễn gặp mưa thì đình chỉ ngay” [54, tr.378]. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn còn cho thủy quân trực tiếp bắn súng trên biển với các loại súng xung tiêu bằng đồng, súng đại bác, súng quá sơn. Khi đó, bia ngắm bắn là một chiếc bè nổi kết thành hình dáng chiếc thuyền, phên tre được sử dụng làm hình dáng lá buồm. Bè thả nổi trên biển, bốn bên đều có neo, xích giữ cố định. Vị trí thả bè được suy tính và lựa chọn. Năm 1840, Minh Mạng lệnh cho “Quản vệ vệ Loan giá là Tôn Thất Tường; Lang trung bộ Binh là Hồ Công Thiện, đem theo thị vệ, hộ vệ cùng đi đường trạm, đem cái bè nổi ấy, để ở trước mặt đảo Diên Chuỷ, chỗ con đường tàu thuyền ngoài biển ra vào tất phải qua đấy, châm chước định liệu tầm súng, bắn thử 3 phát súng xung tiêu, 10 phát súng hồng; rồi lại đem cái bè nổi ấy, dời đến trong vụng chỗ tàu thuyền vẫn đậu đỗ, lại bắn thử như trước, để nghiệm xem bắn có trúng hay không, và sức súng bắn ra được mấy trượng thước, đăng ký rõ ràng trở về phúc tâu” [69, tr.832]. 1 Nguyên văn là lâu ngũ hạ. Có lẽ là “cái đồng hồ dùng nước (hoặc cát) tụt xuống đến vạch thứ 5” chưa rõ việc chia khắc đồng hồ lúc đó ra sao, xin để nguyên văn. 74 Sau mỗi kỳ luyện tập, nhà Nguyễn kiểm nghiệm hiệu quả bằng cuộc thi sát hạch bơi thuyền giữa bộ binh với thủy binh, tạo nên tính cạnh tranh, ganh đua giữa thủy và bộ trong cùng một nội dung luyện tập. Theo lệ định tháng 7 năm 1839, ở Kinh sư, “bộ binh mỗi dinh một chiếc thuyền chia ngồi đăng đối nhau, thuỷ binh mỗi vệ một chiếc thuyền chia ngồi đăng đối nhau và số người trên thuyền bằng nhau, đều thao diễn ở sông Hương. Mỗi ngày sớm chiều diễn 2 lần, mỗi lần chèo 3 vòng. Nếu 2 chiếc thuyền cùng đến một lúc là hoà; cái đến trước là được, cái đến sau là thua, hãy tạm ghi lấy, xong rồi lại sai bọn được, bọn thua đổi thuyền cho nhau thi lại, trước thua mà sau thắng thì miễn nghị, trước thua mà sau lại thua thì viên Suất đội trong thuyền bị xử đánh 30 roi; thuyền liên thắng 2 lần thì thưởng tiền 5 quan. Đến chiều lại thi như buổi sáng. Thuyền nào buổi sáng thua mà buổi chiều hoà hai lần thì miễn phạt; nếu một lần hoà, một lần thắng, thưởng tiền 3 quan; nếu 2 lần đều thắng, thưởng tiền 5 quan. Nếu 1 lần hoà, 1 lần thua, thì đem viên Suất đội thua phạt gia lên một bậc, tức là đánh 40 roi; các người cầm chèo mũi, chèo lái đều phạt đánh 10 roi. Nếu 2 lần cùng thua, Suất đội bị gia 2 bậc phạt đánh 50 roi; các người chèo mũi chèo lái đều đánh 20 roi; các người chèo quãng giữa đều đánh 10 roi. Thuyền thắng buổi sáng, nếu chiều lại thắng 2 lần, thưởng thêm 5 quan, cộng là 10 quan và thưởng cho Suất đội một đồng Phi long ngân tiền hạng nhỏ; nếu một lần hoà, một lần thắng, thì thưởng thêm 3 quan, cộng là 8 quan. Nếu 2 lần đều hoà hay một lần hoà, một lần thua thì miễn nghị. Nếu 2 lần cùng thua thì cuộc thắng buổi sáng không đủ bù lỗi, Suất đội bị xử phạt 20 roi. Về bộ binh thì do một viên Thị lang hoặc Biện lý bộ Binh, thuỷ binh thì do viên Đề đốc hoặc Hiệp lý, giữ việc kiểm duyệt. Một viên đại thần ban võ làm giám thị. Hằng ngày buổi sớm bắt đầu từ sau khi đốt ống lệnh cho đến giờ Thìn; buổi chiều, từ giờ Thân đến giờ Tuất làm hạn định)” [69, tr.530­531]. * Biện pháp thứ tư là tu sửa, đóng mới thuyền bè, sẵn sàng binh khí, đảm bảo tính tích cực, chủ động của một đội quân tinh nhuệ Cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, thuyền bè là phương tiện cơ động đắc lực và phổ biến không chỉ trong sinh hoạt, hoạt động kiếm sống hàng ngày của cư dân mà cả trong quân sự quốc phòng, là “vật cần dùng trong việc quân, việc nước” [68, tr.482]. Nhà nước cũng nhận thức được thực trạng: “Trong nước tuy đã yên ổn nhưng không thể quên được việc chiến tranh. Quân ta rất giỏi thủy chiến mà số thuyền ghe hiện không có mấy, nên đóng sẵn trước để phòng khi dùng đến” (tháng 75 7 năm 1806) [65, tr.690]. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường huấn luyện quân sĩ, để xây dựng một đội thủy quân mạnh phòng khi hữu sự nhà Nguyễn còn chú trọng tu sửa, đóng mới thuyền bè, sẵn sàng binh khí. Sự chuẩn bị đó giúp Nhà nước giữ thế chủ động trong những tình huống chiến sự bất ngờ. Sự linh hoạt di chuyển từ sông ra biển và ngược lại tạo nên tính cơ động cho thuyền bè. Tuy nhiên, sự tác động và mức ảnh hưởng đến thuyền của nước và gió trên sông, trên biển là khác nhau như độ ăn mòn thuyền của nước, sức đẩy thuyền của dòng chảy, của gió. Điều đó tạo nên những đặc trưng riêng trong vận hành đường sông và đường biển. Các vua Nguyễn, trên cơ sở am hiểu những đặc điểm vận hành này đã có nhiều ý tưởng và giải pháp độc đáo trong việc cải tiến kỹ thuật đóng tàu thuyền, giúp việc lưu hành đường sông, đường biển đạt hiệu quả cao. Kinh nghiệm đóng thuyền hai bánh lái của nhà Nguyễn là một ví dụ. Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí, thuyền 2 bánh lái, mỗi bánh lái mang một chức năng vận hành đường sông, đường biển (bánh lái dài để đi đường biển, bánh lái tròn để đi đường sông) đã được thủy quân Nguyễn Ánh sáng chế và sử dụng hiệu quả trước năm 1802. Sau khi lên ngôi, kỹ thuật này được tiếp tục áp dụng để đóng thuyền chiến bởi tính hiệu quả và độ linh hoạt của nó: “(…) Tháng 7 mùa thu năm Canh Tý (1780), Thế Tổ Cao hoàng đế năm thứ 3 sai quân đốn lấy gỗ để làm thuyền chiến (…). Từ đấy cây to chặt được rất nhiều, Thanh Nhơn mới sáng chế đóng thuyền chiến, làm bánh lái dài để đi đường biển yên ổn, nhưng vẫn để bánh lái tròn khi trước để dùng khi đi đường sông, gọi là thuyền 2 bánh lái, phía trên gác sàn chiến đấu, 2 bên treo phên tre để che cho thủy binh ở dưới chuyên lo chèo chống, trên thì bố trí bộ binh để xung kích, nhờ vậy mà kỹ xảo của thủy sư càng tinh nhuệ, đến nay cũng vẫn theo” [25, tr.203]. Bên cạnh đó, các thuyền sau một thời gian đưa vào hoạt động cũng liên tục được cải tiến kỹ thuật để khắc phục nhược điểm của lối đóng thuyền cũ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những cải tiến ở chừng mực nhất định. Quan điểm về kỹ thuật đóng thuyền của nhà Nguyễn chú trọng ở sự nhanh, nhẹ. Đối với thuyền “kiểu dáng thô vụng, đi lại chậm chạp” như Thanh Loan, Phòng 76 Dương1, nhà Nguyễn chuẩn cho “lập tức tháo ra lắp ván” (tháng 7 năm 1839) [69, tr.544]. Thuyền bọc đồng nhiều dây, “trục buồm và dây dợ đều to nặng, sử dụng không tiện”, vua Minh Mạng xuống Dụ cho Hiệp lý thuỷ sư Lê Văn Đức hội bàn cùng Đề đốc thủy sư và Chưởng quản thủy sư xem xét “những thuyền nhiều dây có 2 cột hay 3 cột buồm, những trục để giương và hạ buồm nên dùng bằng loại gỗ gì, cần nhỏ mà bền, dây buộc cần nhỏ mà săn, cốt sao được nhẹ nhàng mà thích dụng, thì hết lòng trù tính, định ra mẫu thức nhất định tâu lên chuẩn cho thi hành” (tháng 8 năm 1839) [69, tr.557]. Nhà nước cũng nhiều lần cho cải tiến kỹ thuật của các loại thuyền hiệu để đảm bảo chuyên chở và chiến đấu. Thuyền hiệu Ba (thuyền hiệu chữ “Bình”, chữ “An”) cùng với thuyền Điện Hải, từ tháng 6 năm 1835, phải bỏ cách đóng cũ vì “đầu và đuôi thuyền hơi thấp” [68, tr.689]. Đến tháng 7 năm 1839, thuyền Định Hải một lần nữa phải thay đổi cách đóng thuyền và khi đóng thuyền mới thì “không được làm theo lối cũ như hình cung” mà “lòng thuyền cần rộng, từ cái hộ long2 trở lên dần dần thu hẹp lại. Cái hộ long thì hơi bằng, đầu cao 5 tấc, đuôi cao 7 tấc” “cốt cho được khéo léo nhẹ nhanh” [69, tr.544]. Thuyền Điện Hải, trước năm 1829 dùng bánh lái nghiêng đến năm 1829 dùng bánh lái thẳng, đóng theo cách thức mới [69, tr.816]. Việc chế tạo thuyền hiệu chữ “Bình” kiểu mới cũng là một sáng chế đầy sáng tạo cho việc chuyên chở gỗ bằng đường biển. Theo lệ định tháng 6 năm 1831, thuyền hiệu chữ “Bình” số 2 được bỏ ván ngăn khoang thuyền cho thông suốt, chứa được nhiều tấm gỗ dài và “chỗ ván bưng đằng mũi thuyền mở hai cửa nhỏ vuông ngang dọc đều 1 thước 5 tấc, để tiện việc đem đặt tấm ván”, “việc xong thì bôi dầu buộc dây lại cho được vững bền” [67, tr.182]. Hiệu quả vận chuyển của loại thuyền này “nhanh chóng tiện lợi”, hơn hẳn cách vận chuyển bằng bè truyền thống [67, tr.182]. Về số lượng tàu thuyền, theo thống kê của P.Huard et M.Durand trong Connaissances du Viet Nam, đến năm 1821, tổng số tàu thuyền dưới triều Gia Long là 3.190 chiếc. Riêng thuyền chiến có: “200 thuyền mang 16, 18, 20, 22 đại bác; 1 Thuyền Thanh Dương trước là thuyền Thanh Loan, thuyền Tuần Hải lục hiệu trước là thuyền Phòng Dương. Tháng 7 năm 1839, Minh Mạng cho đổi tên thuyền Thanh Loan làm thuyền Thanh Dương, thuyền Phòng Dương làm thuyền Tuần Hải lục hiệu [69, tr.544]. 2 Chưa rõ nghĩa “hộ long” là gì nhưng có lẽ là cái xà ngang lòng thuyền để đặt ván sạp lên trên. 77 500 tiểu chiến thuyền có 40 đến 44 tay chèo, vũ trang bằng nhiều tiểu bác và 1 đại bác; 200 đại chiến thuyền với 50 đến 70 tay chèo, vũ trang bằng đại bác và tiểu bác; 3 tàu chiến kiểu Âu châu là Phụng Phi, Long Phi và Ưng Phi… mỗi thuyền có đến 30 đại bác. Xưởng đóng tàu Hà Mật có tới 4000 thợ và đóng những chiếc thuyền trọng tải đến 400 tấn bằng gỗ cứng, theo kiểu phương Tây” (P.Huard et M.Durand, Connaissances du Viet Nam, École Francaise d’Extrême ­ Orient, Ha Noi, 1954, tr.299, dẫn theo [12, tr.43]). Theo lệ định năm 1828 dưới triều Minh Mạng, tổng số thuyền của nhà Nguyễn là 1041 chiếc, trong đó thuyền nội ngạch là 931 chiếc, thuyền ngoại ngạch là 110 chiếc. Năm 1839 tổng số thuyền chỉ còn 820 chiếc (xin xem phụ lục Bảng 2.2: Số lượng thuyền theo ngạch định (lệ định năm 1828 và 1839)). Trong khi đó, thuyền Trường đà ngay từ năm 1808 đã là 3.460 thuyền1. Dưới triều Nguyễn, thuyền máy (thuyền bọc đồng và bọc gỗ) là loại thuyền “tiến bộ nhất, có thể nói là chưa từng có mặt trong trang bị thủy quân Việt Nam từ xưa đến đầu thế kỷ XIX” [82, tr.48]. Thuyền bọc đồng đắc lực trong các chuyến công cán đường biển, nhất là vượt biển đến các nước như thuyền Phấn Bằng, Linh Phượng, Thanh Loan,… Thuyền máy bọc gỗ (hay thuyền gỗ không bọc đồng) là loại thuyền phổ biến, được dùng nhiều trong công tác vận tải vật hạng công của Nhà nước, tuần biển và công cán nước ngoài như thuyền hiệu Ba (hiệu chữ Bình, An), thuyền hiệu Lãng (hiệu chữ Định, Tĩnh). Tàu máy hơi nước là thành tựu khoa học kỹ thuật hàng hải tiên tiến của phương Tây, xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX. Năm 1838, dưới triều Minh Mạng, lần đầu tiên một chiếc tàu máy hơi nước cũ của Pháp được Nhà nước mua về cho tháo ra để nghiên cứu lấy mẫu đóng thử. Theo đánh giá của Thiệu Trị, loại tàu này “máy móc tinh xảo tuyệt trần, không phải mượn sức gió đưa buồm, mà ngựa chạy cũng không bằng”, “người ngoại quốc chuyên dùng để tải hàng hóa buôn bán, thu lấy nhiều lợi; nước ta dùng để làm việc vũ bị được nghiêm” [70, tr.630]. Tuy nhiên, với 1 Năm 1808, Tham tri Lại bộ kiêm quản Trường đà là Phạm Đăng Hưng dâng sổ hội kê về các hạng thuyền ghe năm nay của các dinh trấn gồm: “Thuyền 3.460 chiếc, được ơn miễn thuế 78 chiếc, ứng việc vận tải 425 chiếc, được miễn vận tải 2.957 chiếc. Tiền nộp thay vận tải và tiền thuế bến hơn 17.700 quan. Từ nay lấy việc dâng sổ hội kê làm thường lệ” [65, tr.742]. 78 số lượng ít vì chi phí đóng tàu tốn kém, sự tham gia của tàu máy hơi nước vào công tác an ninh, phòng thủ không đáng kể1. Sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động đóng thuyền còn được thể hiện qua những bước lựa chọn kỹ lưỡng vật liệu đóng thuyền. Các bộ phận của thuyền được chế tạo từ những vật liệu tốt nhất để cho ra xưởng những chiếc thuyền chất lượng. Neo sắt, bánh lái, đinh thuyền, móc câu đều được rèn từ những loại sắt chất lượng nhất. Theo lệ định tháng 4 năm 1831 và tháng 3 năm 1838, những bộ phận này chỉ được chế tạo từ hạng sắt tốt nhất là sắt chín, sắt sống của Hà Sung, Bắc Ninh, Thái Nguyên và hạng tốt thứ nhì là sắt sống, sắt chín Bình Thuận, Quảng Nam, sắt chín Kiện Giang và sắt thanh, sắt cũ, sắt nát của Tây dương. Còn những hạng chất lượng xấu như sắt sống, sắt chín Nghệ An, Hà Tĩnh, Biên Hoà, sắt chín Thanh Hoa (hạng sắt xấu nhất), sắt sống và chín Bình Định (hạng sắt xấu thứ nhì) thì chỉ được chế tạo thành đinh dùng vào việc công mà không để đóng thuyền [68, tr.471­472], [69, tr.295­296]. Gỗ đóng thuyền được tuyển chọn từ những loại gỗ tốt của đất Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Yên: “Gỗ lim Nghệ An tốt hơn cả các hạt khác. Từ trước đến nay, các hộ làm gỗ tìm đẵn hạng tốt thì sung vào chính cung, hạng có tật, có vết và cành ngọn thẳng, Nhà nước cũng mua cả. Đến như những cây cong queo, có thể làm được tay co, cũng là vật liệu cần dùng cho thuyền” (tháng 6 năm 1835) [68, tr.686]; “gỗ thông, gỗ sam, chất nhẹ mà nổi, dùng để đóng thuyền, thực là nhẹ nhàng, tiện lợi mà đất Quảng Yên giáp nhà Thanh là chỗ thổ sản hai thứ gỗ đó, cũng cho trả giá hậu mà mua nhiều. Phàm gỗ dài từ 7, 8 thước, ngang từ 5, 6 tấc trở lên, cần được 500, 600 cây, do tỉnh Nam Định chở về Kinh. Từ nay về sau hằng năm cứ lấy đó làm lệ [68, tr.686]. Ván làm thân thuyền được mua từ tỉnh Quảng Nam và Quảng Bình [68, tr.996]. Dây thừng, dây chão dùng cho thuyền bè được làm từ vỏ cây gai thu trồng ở Thừa Thiên và các thành trấn: “Vỏ cây gai là một thứ cần dùng nhiều, thừng, chão dùng cho thuyền bè tất phải cần đến nó. (…) lệnh cho bộ Hộ tư sức cho phủ Thừa Thiên và các thành trấn đều phải chọn những ruộng đất công tư 1, 2, trăm mẫu, thuê dân trồng gai, mỗi năm hai lần lấy vỏ đem nộp. Sau lại sắc cho mỗi hạt chỉ chọn 1 Từ năm 1839 đến năm 1844, các xưởng đóng tàu của triều Nguyễn ở Huế chỉ đóng được 4 tàu hơi nước [112]. 79 trồng độ trên dưới 50 mẫu, để dễ làm, dân khỏi đau khổ” (tháng 4 năm 1831) [67, tr.165]. Để đảm bảo chất lượng, hoạt động đóng thuyền và tu sửa thuyền được triều đình giám sát sát sao. Theo lệ định tháng 11 năm 1840, Nhà nước quy định: “từ nay hễ ở Kinh có sửa chữa đóng mới các thuyền, thì về thuyền Sam bản, Ô, Lê và các hạng thuyền nhỏ, cho đến các việc sửa chữa tầm thường, thì do bộ Công phái thuộc viên đến xem xét. Nếu đóng thuyền vua ngự và thuyền bọc đồng, cùng các thuyền hiệu, với sửa chữa chiếc thuyền nào, cần đến sơn thếp, hoặc bọc đồng lá, thì viện Đô sát phái viên khoa đạo đến hội cùng với bộ thuộc đứng trông coi lính và thợ làm. Lại xem xét những người thợ ở đó, hoặc có tình tệ xén bớt thiếu hụt và bộ thần làm việc có chỗ không phải, đều cho chỉ tên tham hặc” [69, tr.863­864]. Sự giám sát được thực hiện nghiêm ngặt đối với tất cả các công đoạn chế tạo thuyền, nhất là chế tạo các bộ phận quan trọng, ví như việc chế tạo bánh lái thuyền được nhà Nguyễn tuyển chọn từ những thợ có tay nghề giỏi và kiểm định chất lượng một cách chặt chẽ. Trước tình trạng thuyền Tiên Ly phái đi Hạ Châu bị gãy bánh lái bằng đồng khi vừa ra đến cửa biển Thuận An, Minh Mạng đã ra Chỉ Dụ: “Thuyền này xoay chuyển quan hệ ở cái lái, trong lúc đường biển sóng gió, lợi hại không phải nhỏ. Từ nay phàm đúc các hạng lái đồng, lái sắt, đốc công phải chọn thợ tinh khéo chuyên làm, Thuỷ sư lại chọn biền binh thuộc quyền người nào am hiểu nghề đến đôn đốc xem xét. Khi đúc xong, do bộ cho phái viên đến hội đồng khám xét, quả được mười phần chắc chắn mới cho đem dùng. Nếu lạo thảo làm bừa để khi đi biển bị gãy, thì từ thợ cho chí người xét nghiệm đều phân biệt trị tội” (tháng 10 năm 1839) [69, tr.606]. Nhận thức tầm quan trọng của tàu thuyền trong công tác vận tải vật hạng công của Nhà nước, trong hoạt động quân sự, tuần tra, phòng thủ biển và để tăng ý thức, trách nhiệm bảo vệ tàu thuyền của binh lính, nhà Nguyễn đã ra lệ định xử phạt bằng hình thức bồi thường đối với những tổn thất trên đường biển, kể cả những tổn thất do sóng gió biển khơi gây ra. Ví như thể lệ đền bù khi những lá đồng, đanh đồng của thuyền bọc đồng bị bong rơi trên hành trình đường biển: “Phàm đi đường biển trong nước, đường không xa xôi gì, gián hoặc có để bong rơi mất hay rách sất mất (những lá đồng, đanh đồng), thì chiểu số chia ra 10 thành mà bắt đền: nếu là thuyền đóng mới hay mới sửa chữa trong hạn 3 năm, thì miễn cho 5 thành; nếu là ngoài hạn 80 thì miễn cho 6 thành. Nếu bỏ neo không phải nơi hoặc chạy sai trái đường đến nỗi mắc cạn va phải mỏm đá, làm tuột làm rơi mất thì phải đền toàn số. Nếu sai đi việc công về, đã khám xét tường tận, sửa chữa chắc chắn rồi, chỉ để yên ở bến, mà làm rơi tuột mất, thì cũng phải đền toàn phần. Ngoài ra, như phái đi ngoại quốc, bị sóng gió lay đập lâu ngày, hay gặp gió đánh bạt, vướng phải chỗ nông có đá ngầm, không phải sức người có thể chống đỡ được, mà có đủ nơi sở tại hoặc phái viên chứng nhận thì đều được miễn) (tháng 10 năm 1839) [69, tr.606]. Những lệ phạt đó sẽ góp phần làm tăng trách nhiệm và ý thức kiểm tra, trông coi, bảo vệ tàu thuyền của các thuyền viên trên chuyến hành trình đường biển. Tuy nhiên, Nhà nước cũng nhận thức rằng những tổn thất, mất mát đường biển khi đã xảy ra thì việc “bắt tội họ” cũng chỉ là “vô ích” [68, tr.482]. Do đó, quan điểm của nhà Nguyễn vẫn là chú trọng ở sự phòng bị, còn việc xử phạt chỉ để tăng ý thức, trách nhiệm của người đi biển. Cũng vì “sửa đóng thuyền mành thực là việc khó, nếu không có tay lành nghề, không khỏi hỏng việc” nên Nhà nước chú trọng việc thăng thưởng cho những thợ đóng thuyền giỏi để động viên, khích lệ tay nghề. Năm 1832, Minh Mạng xuống Dụ cho bộ Công rằng: “(…) các cơ đội Kiên chu, Thiên chu, từ trước đến nay chuyên làm công việc đóng thuyền, trong đó hoặc có người làm giỏi, mà danh phận còn thấp kém chưa tỏ mình ra được, bộ các ngươi nên hội với Thuỷ quân Nguyễn Tài Năng lựa chọn kỹ xem người làm nhanh giỏi, thông thạo việc đóng thuyền, thì không cứ là Suất đội, Đội trưởng hay binh đinh, đều trích ra từng hạng, lập thành danh sách tâu lên, ta sẽ ra ơn, để biết cố gắng” [67, tr.298]. Vì coi trọng tàu thuyền nên công tác xây dựng, tu sửa các xưởng đóng thuyền cũng được nhà Nguyễn quan tâm. Ví như việc khám xưởng thuyền quân để chia hạng đánh giá và định niên hạn sửa chữa xưởng thuyền vào năm 1827 với sự hội đồng của bộ Công, Văn thư phòng, viện Thượng trà và đội Tiểu sai. Đến tháng 7 năm 1827, Nhà nước ra lệ định về việc “đại tu”, “tiểu tu”1 các xưởng đóng thuyền ở Kinh thành: “Thuyền lớn thuyền nhỏ cần phải dựng xưởng là 256 sở, xin định làm bốn hạng, phân biệt cấp tiền theo giá (một sở hạng nhất tiền 250 quan, hạng nhì 200 quan, hạng ba 150 quan, hạng tư 70 quan). Nhưng công việc nhiều và nặng nề, chưa 1 Đại tu, tiểu tu: sửa nhiều là đại tu, sửa ít là tiểu tu 81 có thể một loạt làm xong, nên chia làm 3 năm mà làm. Lại lấy năm dựng xưởng mà bắt đầu khoa, cứ 3 năm một khoa tiểu tu, 6 năm một khoa đại tu; sau đại tu lại tiểu tu, sau tiểu tu lại đại tu, hết vòng lại bắt đầu; đều cứ ngày bắt đầu dựng mà ứng cấp số tiền, tiểu tu thì 3 phần 10, đại tu thì 5 phần 10. Ở trong ấy có thuyền hiệu Ba lãng và thuyền Hải đạo lớn, gặp khi sai phái thì phải dỡ xưởng mới hạ được thuyền xuống bến, đến khi thuyền về lại làm xưởng lại, nếu không phải năm đại tu, tiểu tu thì cấp cho 1 phần 10 tiền. Đến như các hiệu thuyền Đại trung bảo cùng thuyền bọc đồng làm xưởng ở dưới nước thì không thể nhất khái theo lệ ấy, xưởng to cấp tiền 70 quan, xưởng nhỏ 40 quan, hằng năm sửa chữa cấp cho 1 phần 10” [66, tr.650]. Đối với ngạch thuyền quân ở Kinh kỳ, để bảo vệ tàu thuyền trước những hư tổn do nắng mưa gây ra, giảm thiểu những thiệt hại có thể phòng ngừa và tăng cường công tác bảo vệ, nhà Nguyễn cho xây dựng các xưởng cất giữ tàu thuyền, đồng thời tăng cường lực lượng canh giữ: “Thuyền là vật cần dùng trong việc quân, việc nước, nếu chỉ giao cho thuỷ quân canh giữ, lỡ xảy việc gì sơ suất lại bắt tội họ thì cũng vô ích. Vậy bộ ngươi1 [bộ Binh] nên hội bàn với bộ Công, phàm các thuyền lớn nhỏ đều nên vát cả thuỷ binh lẫn bộ binh, một số độ bao nhiêu đó, để canh giữ; hoặc ở trong 6 huyện thuộc Thừa Thiên, chọn những nhà dân gần chỗ đỗ thuyền, dựng xưởng, cho trọng binh đóng giữ. Rồi Kinh doãn, Đề đốc hoặc Chánh phó vệ uý thay phiên nhau trông nom coi sóc, để làm cái kế lâu dài. Vả lại, Kinh đô nước ta đã nhiều sông, lại gần cửa biển, nếu đặt trọng binh canh giữ thuyền, một là để coi trọng của công, hai là để bảo vệ Kinh kỳ, chẳng cũng là hay ư?” (tháng 11 năm 1834) [68, tr.482]. Bên cạnh tàu thuyền, Nhà nước cũng quan tâm tới việc phòng bị về binh khí vì “binh khí là vật cần dùng về vũ bị” [53, tr.406]. Do đó, việc kiểm tra, tu sửa, chế tạo được tiến hành thường xuyên theo định kỳ 5 năm 1 lần và được giám sát chặt chẽ: “đến kỳ hạn mà vật dụng về hỏa khí và súng nhỏ, súng lớn vốn có, hỏng gãy là bao nhiêu phải tâu lên rõ ràng để tư giao cho quan Vũ khố sửa chữa. Nếu trong thời hạn mà hỏng gãy và ngoài thời hạn mà mất mát, vỡ tan đi, thì viên đại thần cai quản phải cứ thực kiểm duyệt tâu lên. Tức thì đem Chánh, Phó Vệ úy, Quản cơ chuyên trách cho đến binh đinh cầm giữ giao tất cả cho bộ phân biệt nhẹ, nặng, xét theo luật 1 Chỉ Dụ được Minh Mạng ban hành cho bộ Binh khi nhà vua xử tội những thủy quân được giao nhiệm vụ canh giữ tàu thuyền nhưng thuyền hiệu chữ “Bình” số 19 vẫn bị cháy vào tháng 11 năm 1834. 82 nghị xử. Nếu viên đại thần cai quản che đậy cho thuộc viên không tâu rõ lên, tới khi tra xét, tất đem viên đại thần ấy giao cho bộ nghị xử” [54, tr.406]. Ở các địa phương, “súng và khí giới thuộc tỉnh hạt đều phải thường xuyên mài gạt, sửa sang cho được sáng sủa. Viên đạn cần lựa cho hợp với nòng súng, thuốc đạn cũng phải khô ráo, mãnh liệt, khiến cho được thích dụng, để cho có sự phòng bị nghiêm ngặt. Đấy là việc cốt yếu quan hệ về binh chính. Cần nên lưu ý. Nếu coi là việc thừa, vô vị, bất thường, vô ích, trẫm phái người đến xem xét, hễ có việc gì không chu đáo, thì lỗi nặng khó chối” [54, tr.406]. Ngay cả “các phủ huyện và các đồn, bảo, đài ở biển, trạm xá nguyên đã đặt súng lớn và cấp phát binh khí, xét xem chỗ nào tiện gần tức thì đó phái viên ở tỉnh tuần tra, chỗ nào xa thì cho phép giao cho viên quan về bên văn ở huyện, châu cũng cứ mỗi tháng đi tuần tra 1 lần” [54, tr.407]. Địa bàn và đồng hồ cát của Tây dương cũng là những dụng cụ đi biển hiệu quả, được cấp phát cho thủy quân Kinh sư để tăng hiệu lực đường biển. Tháng 4 năm 1838 Minh Mạng xuống Dụ cho bộ Công: “Việc lớn của thuỷ sư thuyền bè là quan hệ, trong đó xem kim phân biệt hướng, đo nước, xem giờ rất là sự cần về đi thuyền, trước đã cấp cho 4 cái địa bàn, 6 cái đồng hồ cát, 50 cái thước đo nước của nước Tây để giúp cho việc học tập, thế mà gần đây các biền binh1 phái đi và người lái thuyền phần nhiều không rõ, toàn vì bọn thống quản ngày thường không để ý dạy bảo nên mới thế, nay phát thêm cho 6 chiếc địa bàn, 4 chiếc đồng hồ cát phương Tây” [69, 325­326]. Ngay sau đó, tháng 5 năm 1838, trong đợt cấp phát thêm đồng hồ cát định giờ cho Kinh và các tỉnh, thuỷ sư Kinh kỳ “trước cấp 10 chiếc” nay được cấp “thêm 10 chiếc” và Minh Mạng cũng “sắc cho thuỷ sư Kinh kỳ, phàm các hiệu thuyền lớn phái đi việc công và các hiệu thuyền tuần biển đều được mang theo cho biết thì giờ” [69, tr.336]. Sau tất cả những biện pháp huấn luyện và sự trang bị đó, năm 1837 Minh Mạng ban ChỉD: “Phàm phái thuyền binh ra khơi tuần phòng bắt giặc, các viên Thống quản ấy phải gia tâm kén chọn, quân lính cần được mạnh khỏe tất cả. Thủy binh cốt được những người biết cầm chèo nhanh chóng quen thạo buồm dây. Bộ binh pháo thủ cốt được thành thạo. Khi đi, bộ Binh phái người đi trước đến tấn Thuận An để làm việc 1 Quân lính được phái đi trong những chuyến công cán của Nhà nước, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho đoàn công cán. 83 kiểm soát các khoản về trang bị kể ở trên và súng lớn, thuốc đạn, khí giới, tiền lương gạo, phàm tất cả các đồ để đánh nhau ở dưới nước và đánh hỏa công, cùng đem theo kính thiên lý, phải đầy đủ. Lúc trở về cũng chiếu lệ kiểm tra lại” [54, tr.408]. * Thao diễn thủy quân cũng là một biện pháp hiệu quả để xây dựng đội thủy quân tinh nhuệ Khi việc huấn luyện và trang bị đã có sự chuẩn bị chu đáo, nhà Nguyễn tổ chức lễ thao diễn thủy quân vào đầu mùa xuân hàng năm. Lệ định này nằm trong lệ tổng duyệt quân đội (gồm tổng duyệt thủy binh, bộ binh, tượng binh) được đặt ra ngay sau khi Gia Long lên ngôi và được các triều vua nối tiếp thực hiện [54, tr.360]. Thao diễn thủy quân nói riêng, quân đội nói chung vào thời khắc đầu xuân là hoạt động quân sự quan trọng bởi đây là một cách để nhà Nguyễn thể hiện và khẳng định sức mạnh vương quyền, sức mạnh của đất nước. Hoạt động này cũng là sự tổng kiểm duyệt sức mạnh tinh nhuệ của quân đội sau một năm luyện tập. Với ý nghĩa đó, hoạt động thao diễn được Nhà nước chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng: “Hàng năm lấy ngày khai ấn, bói xem hướng bầy đàn xuất binh và các việc đẩy thuyền, đặt súng” (năm 1803) [54, tr.361]. Trong các cuộc đại duyệt thủy quân hàng năm, vua Nguyễn đều đích thân ngự giá, giám sát duyệt quân, ban bảo hiệu lệnh xuất binh: “Đến ngày xuất binh, rước vua thân ngự đeo bao ban bảo hiệu lệnh” [54, tr.361]. Thậm chí có những năm, Thái hậu cũng đích thân ngự tổng duyệt. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm và cũng là sự kiểm soát sát sao của triều đình đối với việc quân bị. Sự có mặt của vua và Thái hậu còn là sự động viên, khích lệ tinh thần quân sĩ, làm tăng sự tự ý thức về trách nhiệm luyện tập trong kỳ đại duyệt hàng năm và trong suốt quá trình luyện tập. Do đó, sự tổng duyệt này cũng là một biện pháp để huấn luyện thủy quân khá hữu hiệu dưới triều Nguyễn. Đối với thủy binh các tỉnh, việc luyện tập thường ngày do địa phương trực tiếp giám sát và thực hiện tại các tỉnh nhưng vào ngày đầu xuân, thủy quân được đưa về thao diễn tại Kinh thành hoặc triều đình phái chức trách đến trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát. Nhờ hoạt động thao diễn mà Nhà nước đã nhiều lần kịp thời đánh giá đúng thực trạng chất lượng thủy quân, tìm ra giải pháp khắc phục yếu kém. Ví như tình trạng thủy quân các tỉnh Nam Định, Hải Dương tuy “đều là vùng biển rất xung yếu” nhưng “thủy sư hai hạt ấy từ trước đến nay thao diễn chưa thành thạo” (năm 1837) [54, tr.397]. Đó là vì “Hải Dương, Đông Nam liền biển, đường sông chằng chịt dùng thuyền đi lại không thể ít được. Trước đã định ngạch thuyền là 15 84 cái, mà cơ binh tỉnh ấy, ngày thường lại không tập bơi chèo” [67, tr.93]. Biện pháp được nhà Nguyễn đặt ra để khắc phục thực trạng là “nên phái ra 2 suất đội, 10 biền binh ở trong các vệ Thủy sư tại Kinh kỳ đi thú ở Nam Định và 1 Suất đội, 50 biền binh đi thú ở Hải Dương (…). Tất cả đều do quan tỉnh sở tại tùy việc sai phái và chỉ bảo thủy sư thuộc hạt thường xuyên thao diễn để ngày càng thông thạo thêm. Gặp khi có phái đi tuần tiễu, vận chuyển tức thì sai bọn ấy sung làm người cầm lái, cho được quen tay, mỗi năm thay đổi 1 lần” (năm 1837) [54, tr.397]. Tuy là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng song nhà Nguyễn luôn cố gắng tìm giải pháp để hài hòa mối quan hệ giữa hoạt động thao diễn đầu xuân với việc ổn định sản xuất. Năm 1838, khi thấy “các tên cơ Thiện thủy mới dồn ở tỉnh Nghệ An, đều là dân chài. Nếu bắt họp hết để thao diễn, sợ chưa tiện cho việc làm ăn”, Minh Mạng đã đổi thành lệ định “hàng năm thao diễn chia theo kỳ 4 tháng giữa mùa, mỗi kỳ trích bắt 1 nửa về tỉnh, một nửa ở quê quán làm ăn, để được thay đổi thao diễn” [54, tr.372]. Số lượng binh lính tham gia thao diễn thủy quân tại Kinh thành khá lớn. Năm 1802, lực lượng tham gia thao diễn thủy binh gồm hơn 20.840 người với 304 thuyền chiến (xin xem phụ lục Bảng 2.3. Đại duyệt thủy quân năm 1802). Năm 1851, 38 thuyền chiến tham gia thao diễn cùng sự có mặt của 10 Quản vệ, 78 Suất đội, 2.443 biền binh ngồi thuyền thao diễn trên sông Hương [54, tr.373]. Nét đặc biệt trong lực lượng thao diễn Thủy sư dưới triều Minh Mạng là sự có mặt cả người Thanh và người Lữ tống (Phi Luật Tân ­ Phillippin) khi Nhà nước quy định: “chọn bổ vệ Thị nội, Thịnh vũ ở cơ Ngũ thủy, người Thanh, người Kinh, người Lữ tống thuộc Vũ khố Tuần hải đô doanh, kết hợp với dân thủy thủ theo 7 chiếc thuyền thao diễn, biền binh dân số cộng hơn 400 viên. Chuẩn cho cấp lương tháng, chuyên tâm thao diễn. Đến mồng 1 tháng 9 phân ban, mồng 1 tháng 12 họp kết nạp lại” (năm 1825) [54, tr.394]. Nhà nước tuy đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong việc huấn luyện thủy quân song chất lượng huấn luyện thường yếu kém hơn các binh chủng khác: “(…) binh chế triều ta, đánh trận bằng voi, đánh trận trên bộ, đều đã am hiểu, duy đánh trận ở dưới nước, vẫn chưa tập quen” (tháng 3 năm 1838) [65, tr.318]. Thậm chí, nguyên tắc cơ bản trong việc tuyển lính là chất lượng thể lực cũng không được đảm bảo và dường như nhà Nguyễn chưa thật thành công trong nhiệm vụ nuôi dưỡng sức mạnh thủy quân như đã đề ra: “gần đây sai các đại thần 85 thao diễn các hạng bộ binh, đều được khoẻ mạnh, am hiểu cả, duy có thuỷ binh vẫn chưa được tinh luyện mười phần, trong đó lại nhiều người gầy yếu” [69, tr.291­ 292]. Năm 1839, việc thao diễn thủy quân phải hoãn lại vì biền binh thủy sư diễn bắn súng điểu sang không hiệu quả và Minh Mạng phải cho “lập riêng trường bia do các viên Đề đốc, Hiệp lý chỉ bảo diễn tập, khiến được thông thạo, đợi đến năm sau cùng bộ Binh cùng thao diễn một thể” [54, tr.385]. Theo đánh giá của Minh Mạng thì nguyên nhân của tình trạng yếu kém và không đảm bảo về chất lượng là do sự tuyển chọn sơ suất mà việc huấn luyện cũng chưa tinh thạo: “nguyên do ấy cũng tại địa phương quen đem những người nghèo yếu thay thế vào, không những lỗi ở cai quản không biết huấn luyện nên thông dụ cho ở Kinh và các tỉnh ngoài, từ nay phàm các thuỷ binh, chèo lái thuyền trái phép, hàng ngũ không được chỉnh tề, thì là huấn luyện không đầy đủ, trách ở Quản suất, còn như không được khoẻ mạnh, phần nhiều là người gầy yếu, là chọn cấp không tinh, tức trách ở quan địa phương, đều xét bởi đâu, phân biệt trị tội" [69, tr.291­ 292]. Nếu xét căn nguyên gốc rễ thì tất cả là vì “hạng võ quan xấu xa và chức dịch sâu mọt” (năm 1835) [68, tr.710]. Trong khi Nhà nước “nuôi quân, chưa từng coi nhẹ mà dùng phí sức lực” [68, tr.711] thì “bọn Thống lãnh, cai quản ngày thường, ít biết thể theo ý Trẫm [Minh Mạng], vỗ về gây nuôi quân sĩ! Những Suất đội, Đội trưởng cho đến Tri bạ, Thư lại, gián hoặc có một vài kẻ hư hỏng, quen thói bắt chước nhau, thông đồng làm bậy: hoặc nhân việc công, bắt đóng góp, có ít bảo nhiều, hoặc lấy tư tình, đưa biếu xén riêng, nói là nhu phí. Phàm các món chi tiêu trong vệ, cơ, đội hết thảy đều lấy ở quân lính: bổ bán, đóng góp không đủ thì khấu trừ vào tiền và lương; khấu trừ không đủ thì bắt vay nợ! Những người có lưng sức, nhân đó bỏ của riêng ra bao biện, rồi bắt ép quân lính chịu nợ, tính ngày lấy lãi. (…) Những lính mới nhập ngũ tuy trước không từng dự việc vay mượn, nhưng chung quy cũng chẳng khỏi liên luỵ. Thậm chí có người được tiền thưởng cũng bị khấu trừ vì chuyện bày vẽ khoản nọ khoản kia, cuối cùng quân lính vẫn không bao giờ được hoàn toàn đội ơn huệ thực sự! Thế mà những kẻ mọt già tham nhũng hãy còn tìm nhiều cách bóp nặn, chỉ mong béo mình, chẳng nghĩ hại người! Lại có kẻ bắt lính theo hắn để sai khiến, tự cho nghỉ việc để lấy tiền riêng; gặp có công việc sai phái, thì sai người tại ngũ làm thay. Mối tệ không thể kể hết! Thế mà bọn Thống lãnh lơ mơ, dường chẳng nghe biết tí gì! Mặc cho bọn chúng bưng bít 86 lừa gạt. Phần nhiều quân lính lại đụt như tượng gỗ chẳng dám nói gì! Có người tại ngũ suốt cả năm mà không từng được lĩnh đồng tiền, đấu thóc nào để chi dùng, lại thêm cái luỵ đeo nợ và cái phiền phải làm việc tư (cho quan trên)! Người nào nhà hơi khá còn đến hao mòn sản nghiệp, thì người túng thiếu chịu sao nổi được? Dẫu muốn yên tâm ở trong hàng ngũ cũng có được đâu! Bởi thế, người đã luyện tập, chẳng khỏi trốn đi; người mới vào lính, không thể tập luyện cho tinh thục được. Vì những duyên do ấy, không thể không một phen sửa đổi lại để trừ bỏ thói xấu ấy đi” [68, tr.710­711]. Chất lượng thuyền bè, vũ khí không đảm bảo cũng một phần do sự tất trách của quan thi hành công vụ: “Nước ta, gỗ tốt biết nhường nào, vật liệu phong phú biết nhường nào! Thế mà, những thuyền đóng ra so với thuyền Tây dương tuy có dài, to hơn nhưng chất nhẹ nhàng và sức chở nặng thì còn chưa bằng! Tóm lại, chỉ bởi những người thừa hành cố ý phao phí, có nhiều điều chưa được thích hợp, thường thường cái nên nhỏ lại làm to, cái nên nhẹ lại làm nặng. Thí dụ như: dây thừng nên dùng tròn 1 tấc1, lại dùng đến 2 tấc; vật liệu bằng gỗ đáng dùng 1 thước, lại dùng đến 2 thước; đinh sắt nên dùng ít, lại dùng thêm nhiều, không những phí công tốn của, mà thân thuyền quá nặng, chở không được mấy, lại khó đi nhanh, thực là vô ích mà có hại! Buộc phải một phen dụ lại cho rõ” (Chỉ Dụ của vua Minh Mạng cho Nội các vào tháng 10 năm 1835) [68, tr.786­787]. 2.3. Tiểu kết Chính sách an ninh ­ phòng thủ biển là mối quan tâm thường trực và được trực tiếp ban hành bởi các vua Nguyễn. Các chính sách này cũng được đặt dưới sự hội bàn, định xét của các cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy tổ chức Nhà nước như bộ Binh, bộ Công, bộ Hộ. Một hệ thống cơ quan quản lý an ninh ­ phòng thủ biển được hình thành từ trung ương đến địa phương đã giúp cho sự vận hành chính sách được thống nhất, quy củ và chặt chẽ. Bên cạnh các cơ quan quản lý và lực lượng quan chế (các quan chức) chuyên trách, lực lượng quân chế (thủy quân) đảm trách an ninh ­ phòng thủ biển là lực lượng cốt cán và đắc lực thực thi chính sách. Để đảm bảo hiệu quả và tăng cường sức mạnh thủy quân, nhà Nguyễn đã kết hợp một cách sáng tạo và có tính thực tế giữa các 1 Ý nói đường kính 1 tấc ta. 87 phương pháp huấn luyện thủy quân truyền thống với những tiến bộ kỹ thuật quân sự phương Tây hiện đại. Nhờ có những biện pháp huấn luyện toàn diện mà thủy quân nhà Nguyễn đã trở thành một lực lượng vận tải đường biển và tuần biển đắc lực, đảm bảo sự an toàn cho những tuyến hải vận. Một cách khách quan, chính sách xây dựng thủy quân của nhà Nguyễn đã có những điểm tiến bộ so với nhiều triều đại trước đó, nhất là về sự quy củ, tính hệ thống, chính quy và yếu tố hiện đại trong tổ chức. Qua thực tế hoạt động, thủy quân nhà Nguyễn đã khẳng định được những bước trưởng thành và ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng nhà Nguyễn chưa thật sự xây dựng được lực lượng thủy quân mạnh mẽ, tinh nhuệ như chính mục tiêu mà nhà Nguyễn đặt ra. Hải quân nhà Nguyễn vẫn mang đặc điểm chung của hải quân phong kiến Việt Nam: hải quân đồng thời là thủy quân, vừa hoạt động trên biển, vừa hoạt động trên sông và thủy quân chưa tách hẳn thành một lực lượng chuyên biệt, vừa chiến đấu dưới nước vừa hoạt động trên cạn. Mặc dù đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho sự vận hành đường biển song so với hải quân phương Tây thì hải quân Nguyễn còn nhiều hạn chế, yếu kém về các mặt, từ thể lực đến phương pháp tác chiến và trang bị kỹ thuật. Những yếu kém đó càng làm tăng thêm thách thức khi hải quân Nguyễn phải đối đầu với những chiến hạm phương Tây hiện đại và cũng bộc lỗ những kẽ hở nguy hiểm trong tuyến phòng thủ biển. 88 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ VÙNG DUYÊN HẢI 3.1. Vai trò của an ninh - phòng thủ vùng duyên hải đối với nền độc lập và an ninh quốc gia Đối với các quốc gia ven biển và hải đảo, biển là một cánh cửa đưa đất nước hướng ra thế giới, song cũng đặt ra nhiều thách thức, nguy cơ, nhất là độc lập, chủ quyền. An ninh ­ phòng thủ biển không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong bình ổn xã hội mà còn quan hệ trực tiếp đến quốc phòng, chính trị và ngoại giao. Cán cân “an ninh” và “quốc phòng” biển trong chính sách không phải luôn ở mức cân bằng với mọi hoàn cảnh, thời bình và thời chiến. Khi nội chiến hoặc nguy cơ bị xâm lược đến gần, chính sách an ninh ­ phòng thủ biển được tập trung vào các hoạt động quân sự, quốc phòng. Lúc thời bình, các hoạt động làm yên miền biển1 lại là yêu cầu của an ninh ­ phòng thủ. Vùng duyên hải là vùng lãnh thổ tiếp giáp giữa biển và đất liền trong phạm vi chịu sự tác động của các yếu tố biển như nước biển, gió biển, bão biển. Vì là vùng đệm chuyển tiếp giữa biển và đất liền nên những tiếp xúc, xâm phạm đầu tiên từ phía biển vào đất liền cũng chính là những tiếp xúc, xâm phạm ở vùng duyên hải2. Dọc theo chiều dài duyên hải của cả nước, phòng thủ tại các cửa biển được coi là những trọng điểm vì đó là cửa ngõ để vào sâu đất liền bằng đường thuỷ. Bảo vệ cửa biển cũng chính là bảo vệ không cho sự xâm nhập của các lực lượng từ phía biển và kiểm soát những hoạt động ra biển từ đất liền. Có thể nói, phòng thủ cửa biển là yết hầu của tuyến phòng thủ ven biển. Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều yếu tố như đặc điểm địa mạo địa chất (độ nông sâu, rộng hẹp của các cửa biển), vị trí địa lý (gần Kinh đô, hoặc là cửa ngõ của các trung tâm kinh tế) và ý nghĩa lịch sử mà vai trò của mỗi cửa biển được nhà Nguyễn nhìn nhận theo những cách khác nhau. Dưới triều Nguyễn, dọc theo lãnh 1 NHư CáC HOạT độNG CHốNG BUôN LậU đườNG BIểN, DẹP YêN CướP BIểN, KIểM SOáT THUYềN Bè RA VàO CửA BIểN, đảM BảO Sự YêN ổN CủA THUYềN VậN TảI Và NHữNG HOạT độNG CHUẩN Bị SẵN SàNG PHòNG KHI CHIếN Sự (NộI CHIếN, NGOạI XâM). 2 Dấu ấn đầu tiên của cuộc tiếp xúc Đông ­ Tây ở Việt Nam thế kỷ XVI được đánh dấu bằng những bước chân đầu tiên của các giáo sĩ phương Tây ở vùng ven biển Nam Định, trên đất các xã Quần Anh, Trà Lũ, Nam Cường. 89 thổ quốc gia, những cửa biển trọng yếu đều được các vua Nguyễn đánh giá, lý giải hợp lý và sâu sắc. Theo sự định lượng của Minh Mạng, cửa biển quan trọng nhất đối với vương triều là cửa Tư Dung1 (Tư Hiền) và cửa Thuận An (cửa Eo) ở Thừa Thiên. Trước hết là vì, Tư Dung và Thuận An là hai cửa ngõ ra biển duy nhất của Kinh đô Huế, là cửa biển quan trọng trấn giữ Kinh thành. Ý nghĩa địa tự nhiên đã quy định vị thế về kinh tế, quốc phòng của các cửa biển. Bên cạnh đó, ý nghĩa lịch sử càng củng cố vững chắc vị thế của Tư Dung. Cùng với thời gian, ý nghĩa về kinh tế có thể mất đi theo những biến đổi của tự nhiên, của xã hội, song vai trò lịch sử dường như có sức trường tồn dai dẳng. Cửa biển Tư Dung ngay cả khi bị bồi lấp do sự thay đổi của dòng chảy, chức năng kinh tế không còn nhưng vẫn là cửa biển quan trọng. Cửa Tư Dung gắn với vận mệnh nhà Nguyễn trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời chúa Nguyễn gây dựng cơ nghiệp. Chẳng vậy mà trong các buổi nghị triều, vua Nguyễn không ngừng truyền dạy cho quan đại thần hiểu rõ vị thế quan yếu của Tư Dung. Ví như năm 1825, Minh Mạng nhận định: Tư Dung là “nơi quan yếu của Kinh thành”, “xưa đức Thái tổ Gia dụ hoàng đế ta bắt đầu khai thác miền Nam, do cảng này mà vào; đến khi giặc Tây Sơn làm loạn, cũng do cảng này mà vào; đến Duệ tông Hiếu định hoàng đế chạy vào Nam cũng do cảng này mà ra; khi đức Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta thu phục Kinh thành, lại do cảng này mà vào, cảng này thực có quan hệ đến sự thịnh suy của vận nước” (tháng 3 năm 1825) [66, tr.409]. Năm 1843, Thiệu Trị cũng tự hào rằng: “Cửa biển Tư Hiền là nơi trọng yếu ở bờ cõi ngoài biển. Khi mới trung hưng, Thế tổ Cao hoàng đế ta từ Gia Định kéo cờ về, do nơi đó thẳng tiến, lấy lại được cơ nghiệp cũ. Tuy uy trời đến đâu, không nơi nào không sợ hãi, nhưng dưới mũi tên hòn đạn, tướng sĩ hết sức xông pha không nghĩ đến thân, vùi xác chiến trường, vẫn còn khí oanh liệt” (tháng 7 năm 1843) [70, tr.517]. Cùng với Tư Dung, cửa biển Thuận An cũng là một nơi xung yếu: “Cửa biển ở Thừa Thiên, chỉ có chỗ này2 cùng cửa biển Tư Dung thôi. Nhưng cửa Tư Dung trước bị cát bồi nông, Trẫm [Minh Mạng] đã nhiều lần cho đào sâu xuống, mà đào rồi lại lấp không thành công được, ý giả trời muốn lấy chỗ ấy làm nơi xung yếu của 1 Tháng 2 năm 1841 cửa biển Tư Dung được đổi tên thành Tư Hiền [66, tr.88]. 2 Tức cửa biển Thuận An 90 đường thuỷ chăng? Đến như cửa biển này thì vài năm nay mỗi ngày một sâu thêm, độn cát hai bên tả hữu ôm lại, cửa biển khác không thể ví được. Ví như đột nhiên có việc gấp thì pháo đài bắn ra, dẫu có thuyền ghe trăm vạn cũng không làm gì ta được. Thực là cái thành vàng hào sôi của Kinh sư vậy” [67, tr.60]. Bên cạnh cửa biển nơi Kinh thành, một số cửa biển cũng được triều Nguyễn đánh giá cao do vị thế địa tự nhiên, nhất là về độ sâu, rộng và khả năng lưu thông thuyền bè. Ở miền Trung, cửa biển Đà Nẵng cùng vụng Trà Sơn, từ triều Minh Mạng trở đi, là cửa cảng và vụng biển duy nhất cho phép tàu buôn phương Tây đến Đại Nam thông thương. Vì vậy, nguồn lợi nhiều mà mối hại không ít. Đối với các tỉnh ven biển miền Nam, “cửa Cần Giờ đã sâu lại rộng, thuyền lớn đi lại dễ dàng, rất là quan yếu; cửa biển Tiểu ở Định Tường là quan yếu thứ nhì” (tháng 11 năm 1856) [67, tr.478]. Còn các tỉnh miền Bắc, cửa Liêu (Nam Định) là con đường thủy ngắn nhất nối kinh đô với Bắc Thành và cũng là cửa biển chính cho thuyền bè ra vào. Điểm tập kết để xuất phát của các tuyến hải vận vật hạng công từ Bắc thành về kinh [66, tr.889]. Tuy nhiên, nếu lấy mục tiêu vận tải vật hạng công của Nhà nước làm tiêu chí thì mức độ quan trọng phải là: “cửa biển Thuận An ở Kinh kỳ, thuyền công ra vào rất nhiều, cửa Cần Giờ ở Nam kỳ, cửa Liêu ở Bắc kỳ kém hơn, cửa Đà Nẵng ở tả trực1, sông Gianh ở hữu trực2, cửa Thi Nại ở tả kỳ3, cửa Biện Sơn ở hữu kỳ4, lại kém nữa” [65, tr.107]. Cũng vì thuyền bè ra vào nhiều nên những vùng cửa biển quan trọng này sẽ là những địa điểm lý tưởng để cướp biển rình rập cướp bóc thuyền buôn, thuyền vận tải. Do đó, việc bố phòng phải được kiểm soát nghiêm ngặt; công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy phải được quan tâm chu đáo để đảm bảo an ninh đường thủy. Với việc xác định chính xác vị trí quan yếu, thứ yếu của các cửa biển, vùng biển trong an ninh, phòng thủ, Nhà nước đã có những biện pháp tập trung bố phòng cho các cửa biển, vùng biển trọng yếu. Vì vậy, bằng cách tìm hiểu mức độ tập trung 1 Tả trực: gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. 2 Hữu trực: gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. 3 Tả kỳ: gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận. 4 Hữu kỳ: gồm các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. 91 phòng thủ của nhà Nguyễn tại các cửa biển ta có thể ước định được vai trò của các cửa biển trong cách nhìn nhận của vương triều. Các biện pháp an ninh ­ phòng thủ vùng duyên hải bao gồm xây dựng hệ thống phòng thủ ven bờ như tấn, bảo, pháo đài với toàn bộ kiến trúc, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ; các hoạt động khai thông cửa biển, vẽ bản đồ, tuần tra cửa biển, khai hoang vùng duyên hải. Trong đó, xây dựng các cơ sở bố phòng là hoạt động được Nhà nước thường xuyên quan tâm đầu tư. 3.2. Xây dựng và tu sửa các công trình phòng thủ cửa biển Một biện pháp quan trọng trong chính sách an ninh ­ phòng thủ cửa biển của nhà Nguyễn là xây dựng các công trình phòng thủ như tấn, bảo, pháo đài để canh phòng miền biển. Biện pháp này là sự kế thừa thành quả trong chính sách an ninh ­ phòng thủ biển khá hiệu quả dưới thời các chúa Nguyễn. Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã nhanh chóng cho xây dựng các tấn, bảo, pháo đài tại các cửa biển vừa để kiểm soát an ninh, trật tự, đảm bảo cuộc sống yên ổn cho cư dân, vừa để trấn áp, tiêu diệt các lực lượng chống đối về chính trị đang lẩn trốn trên biển như tàn dư của triều Tây Sơn, tàn dư của nhà Lê ­ Trịnh. Tiếp nối sự nghiệp của Gia Long, Minh Mạng tiếp tục cho xây dựng các tấn, bảo, pháo đài mới quy mô hơn và tu sửa lại các tấn, bảo đã có từ trước. Vì vậy, trong thời gian trị vì của hai vị vua đầu triều, các tấn, bảo liên tiếp được dựng lên dọc theo cửa biển cả nước và ngày càng được hoàn bị. Trên cơ sở nền tảng của hệ thống phòng thủ được xây dựng dưới triều Gia Long và Minh Mạng, các triều vua Thiệu Trị và Tự Đức kế thừa, tu bổ, xây dựng thêm một số tấn, bảo, pháo đài mới như “xây pháo đài ở Tiểu Hải thuộc tỉnh Định Tường” tháng 9 năm 1848 [71, tr.141] hay bắt đầu đặt tấn thủ Đại Giang (trước gọi là Cái Lớn, huyện Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên) và Hợp Phố (huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên, trước gọi Bãi Tháp) vào tháng 9 năm 1845 [70, tr.917]. Tuy nhiên, đó không phải là những tấn bảo quy mô và hiệu quả nhất. Các tấn, bảo, sở, pháo đài ở cửa biển cùng với các tấn, bảo, sở, pháo đài trên các đảo nếu thực hiện tốt chức năng sẽ là những tấm chắn hữu hiệu bảo vệ biển đảo và che chắn cho đất liền từ phía biển. * Quy mô, kiến trúc một số pháo đài tiêu biểu Khi xét về chức năng quân sự, pháo đài là những công trình quân sự quy mô, kiên cố (về kích thước, sự bố phòng) và nghiêng về nhiệm vụ quốc phòng, chiến sự 92 hơn là bảo đảm trị an thường ngày như tấn, bảo, sở. Đó là chưa kể không một pháo đài nào đảm nhận chức năng kinh tế thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá. Lực lượng canh giữ pháo đài ngoài các chức quan Tấn thủ, Thành thủ úy,… còn lại đều là những thủy quân chuyên nghiệp. Trong khi đó, thành phần canh giữ tấn, bảo, sở lại phức tạp hơn. Đó là Tấn thủ, Thủ ngữ,…, là thủy quân song cũng có thể là dân binh tự nguyện tham gia vào các hoạt động làm yên miền biển. Trong phạm vi của một luận văn cao học, đề tài chỉ giới hạn tìm hiểu bước đầu về một số pháo đài tiêu biểu dưới triều Nguyễn như là những đại diện cho công trình quân sự phòng thủ biển ở nửa đầu thế kỷ XIX. Dưới triều Nguyễn, miền Trung trong mối tương quan với Bắc Thành và thành Gia Định luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu và được các vua Nguyễn xây dựng thành một chiến lược quốc phòng bảo vệ an ninh biển đảo nơi đây (xin xem Sơ đồ vị trí hệ thống phòng thủ Kinh đô Huế [77 (số 2 (327)); tr.69] và sơ đồ Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng dưới triều Nguyễn [87, tr.43]). Kinh đô nhà Nguyễn được đặt tại Huế với vị trí “giáp biển dựa núi” [66, tr.759]. Sự đối diện thường xuyên với biển cũng như những cảm nhận trực tiếp mọi thay đổi, ảnh hưởng của biển đã tạo nên nhân tố hằng xuyên tác động đến ý thức của triều đình Huế, của những người ban hành chính sách. Biển trở thành nhân tố hiện hữu thường trực mà nhà Nguyễn luôn phải tìm cách ứng phó. Khi đó, vấn đề an ninh biển, an ninh vùng duyên hải, nhất là vùng biển và duyên hải miền Trung càng là yêu cầu quan trọng vì tác động trực tiếp đến sự an ninh, yên bình nơi Kinh đô. Vì vậy, phần lớn các pháo đài kiên cố vùng biển đều được đặt tại các tỉnh miền Trung và sự tuần phòng cửa biển ở các tỉnh miền Trung cũng chặt chẽ hơn. Vị trí định đô giáp biển phần nào đã tạo nên sự khác biệt trong cách nhìn và chính sách về biển của triều Nguyễn so với nhiều triều đại trước đó1. Chính sách của nhà Nguyễn với 1 Thời kỳ các chúa Nguyễn, bộ máy chính quyền chúa Nguyễn được đặt tại Phú Xuân, yếu tố biển cũng thường xuyên tác động. Tuy nhiên, thời kỳ này mối đe dọa thường trực và lớn nhất đối với sự tồn tại của vương triều là chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Những mối nguy hại từ yếu tố tự nhiên vùng biển có hiện hữu song có lẽ đã bị lấn át bởi những lo ngại lớn nhất về việc làm thế nào đối phó với quyền lực chúa Trịnh. Triều Mạc cũng từng có thời kỳ đóng đô tại vùng ven biển đất Hải Phòng song thời gian định đô tại đó không lâu và vẫn là thời kỳ nội chiến rối ren nên đối phó với các thế lực chính trị còn lại cũng là mối lo lớn nhất. 93 biển có tính hệ thống, quy mô, còn cái nhìn về biển cũng toàn diện hơn, cả về khai thác nguồn lợi và an ninh ­ phòng thủ. Bên cạnh đó, việc tập trung phòng bị vùng cửa biển miền Trung, nhất là nơi Kinh thành, không chỉ để đảm bảo an ninh Kinh kỳ mà triều đình còn muốn tỏ rõ sự khác biệt giữa Kinh đô với các vùng miền trong cả nước. Minh Mạng từng nhấn mạnh mục đích đề cao vai trò của Kinh đô qua sự tăng cường bố phòng trong Chỉ Dụ ban hành năm 1839: “Bộ [bộ Binh] bàn một tập về chương trình đồn ải, xét ra, những điều bàn ở ngoài các tỉnh thì sự ngăn cấm hơi rộng, mà ở Kinh kỳ thì kỹ lưỡng hơn để phòng kẻ gian tà và phân biệt nơi nặng, nơi nhẹ [54, tr.420]. Bên cạnh Kinh đô Huế, các tỉnh liền kề Kinh thành như Tả trực, Hữu trực nếu bảo đảm tốt an ninh ­ phòng thủ biển sẽ là hai mảnh giáp che chắn Kinh đô từ hai phía. Vai trò “hộ vệ” đó được thể hiện phần nào qua nhìn nhận vua Minh Mạng khi đánh giá về thành Quảng Bình, “một chỗ thiên hiểm, xung yếu của Nam, Bắc, hộ vệ cho Kinh sư” [70, tr.293]. Tả trực, Hữu trực cũng được các tác giả trong Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới các vua triều Nguyễn so sánh như “hai cánh của một con chim đại bàng luôn che giữ và bảo trợ cho Hoàng cung khi yên bình cũng như lúc gặp sóng gió” [8, tr.24]. - Pháo đài Trấn Hải Pháo đài Trấn Hải ở bên trái cửa biển Thuận An nơi Kinh thành, được xây dựng năm 1813, dưới triều vua Minh Mạng, với tên gọi trấn Hải Đài. Năm 1834 trấn Hải Đài được đổi tên thành Trấn Hải thành, sau này, người Pháp gọi là pháo đài Trong [8, tr.74­75]. Khi mới xây, thành hình tròn, chu vi 71 trượng 2 thước, cao 15 thước; đài chu vi 17 trượng, sâu 6 thước; 1 cửa; trên thành có 99 sở ụ súng. Cùng với thời gian, nước biển sói lở ngày càng gần chân thành nên Hải Đài được xây thêm cừ đá để ngăn sóng và được trồng hơn 4000 cây dừa ở bờ biển. Đây là một công trình quân sự quy mô lớn, kiên cố, được các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức luôn quan tâm tu bổ. Trong các năm 1820, 1830 Minh Mạng cho xây kè đá, đóng cừ ở bờ nước, kè gạch, đá xếp kiên cố hơn; năm 1830 xây lại cửa đài Trấn Hải. Trên thành dựng lầu Quan Hải để “xem xét tình hình ngoài biển”, bên phải dựng hành cung kiểu lầu đôi. Động cát xung quanh trồng 9000 cây dừa và 300 cây ở bãi Sò đối ngạn. Năm 1840 một đèn lồng lớn được chế có chu vi khoảng 3m, treo trên thành vào ban đêm, “sáng như mặt trời’ để cho thuyền đi biển xác định phương hướng [72, 94 tr.197]. Đến những năm 1839, 1840 thành Trấn Hải bị sụt lở và đều được trùng tu lại. Đặc biệt, công việc tu sửa năm 1840 không chỉ được giao cho các chức quan có trọng trách là Thống chế Nguyễn Tiến Lâm, Biện lý bộ Công Nguyễn Văn Điển giám sát với việc sử dụng vật liệu và kỹ thuật kiên cố hơn mà Minh Mạng còn trực tiếp căn dặn công việc: “Chỗ thành bị sụt lõm vào về phía trước thời xây lại như cũ, ngoài lớp cây thông đã cắm ở bên hào thời lấy nhiều đá để lấp lại. Ngoài lớp đá ấy lại cắm thêm gỗ lim nhọn đầu, sáu ­ bảy chiếc để ngăn làn sóng ngoài bể. Mặt trong phía tả, phía hữu và mặt sau của thành, nếu chỗ nào trụy hay nứt thời tu sửa cho được hoàn bị” [62, tr.264]. Trước những biến cố dồn dập tại vùng biển Đông và sự uy hiếp của tàu Pháp tại Đà Nẵng và Thuận An, đầu năm 1857, quan phủ Thừa Thiên xin đắp hai bờ lũy vòng câu ở bờ biển Thuận An, bên bãi cát, phía Nam và phía Bắc để giúp việc phòng giữ, vua Tự Đức nghe theo [64, tr.410]. Như vậy, sau khi xây dựng, với vai trò quan trọng bảo vệ cửa ngõ ra vào Kinh đô, các vua Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc tu sửa, gia cố làm mạnh thêm Trấn Hải thành. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự căn dặn của Minh Mạng với bộ Công về việc giám sát quá trình thực thi: “Sửa lại pháo đài này là công trình trọng đại phí tổn rất nhiều, bản bộ nên truyền Chỉ của Trẫm cho những người giám tu và chuyên biện đều nên thật lòng cố sức, cầu được chắc chắn bền chặt, để một lần vất vả mà để lại được lâu dài trấn lâu chỗ bờ bể. Nếu cẩu thả cho xong việc hay giả dối, nhũng lạm để trong 3 năm gạch, đá ở thành quách trụy lở thời giao cho bộ trị tội, mà cứ tên ấy phải bồi, quyết không khoan tha” [62, tr.241]. Về phía Bắc của thành Trấn Hải, sát gần biển là pháo đài Bắc1, là Hải Đài nằm trên bãi cát của làng Thai Dương Hạ (người Pháp gọi là pháo đài Ngoài). Pháo đài này bao gồm hai bộ phận cấu thành, phía trong là pháo đài bằng cát và đất và một lô cốt giữa bằng gạch. Bên ngoài có một lũy thành hình chữ nhật bằng cát đắp đất và một hào, cho đến đầu thế kỷ XX chỉ còn dấu tích hào thành ở phía Bắc mà thôi [8, tr.75]. - Pháo đài Hòa Duân Pháo đài Hòa Duân hình chữ nhật, chu vi 712m, hai mặt xây theo hướng Tây ­ Bắc và Đông ­ Nam dài 174m, hai mặt Đông Bắc ­ Tây Nam dài 132m. Mặt thành hướng về phía bờ biển và cửa sông được đắp cao và kiên cố hóa bằng đất sét để chống đỡ hỏa lực của đối phương từ bên ngoài bắn vào. Mặt thành phía trong kế cận 1 TRêN đẤT LàNG THAI DươNG Hạ. 95 phá Tam Giang chỉ đắp bằng cát và thấp hơn. Tại các góc thành đều có xây công sự chiến đấu [8, tr.77]. Pháo đài Hòa Duân được xây dựng vào tháng 4 năm 1847, tại làng Hòa Duân, đối diện với pháo đài phía Bắc của cửa Thuận An, người Pháp gọi là pháo đài Nam. Cùng là pháo đài quan trọng trấn giữ cửa biển Thuận An nơi Kinh đô song so với thành Trấn Hải, pháo đài Hòa Duân được xây dựng muộn hơn và trong tình thế bị động đối phó sau cuộc tấn công của hải quân Pháp tại Đà Nẵng năm 1847. - Pháo đài Điện Hải và pháo đài An Hải Năm 1813, Gia Long cho xây dựng hai pháo đài Điện Hải và An Hải án ngữ hai bên cửa biển Đà Nẵng. Pháo đài do Oliver Puymanel (kỹ sư người Pháp) thiết kế theo kiểu thành Vauban. Nguyễn Văn Thành được giao trông coi việc xây thành và 500 quân được lưu lại để phòng giữ [60, tr.110]. Năm 1834, Minh Mạng đổi hai pháo đài này làm thành Điện Hải và thành An Hải. Thành Điện Hải ở bên trái cửa Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, “cách huyện Hoà Vang 12 dặm về phía đông, “chu vi 139 trượng, cao 1 trượng 2 thước, hào sâu 7 thước, mở ba cửa, dựng một kì đài và 30 sở pháo đài. Năm Gia Long thứ 12 [1813] đắp đài ở tấn Đà Nẵng hơi gần bãi biển; năm Minh Mạng thứ 4 [1823] dời đến chỗ hiện nay và xây bằng gạch (…); năm Thiệu Trị thứ 7 [1827] xây lại” [73, tr.432]. Dưới triều Nguyễn, thành Trấn Hải cùng với pháo đài Điện Hải “đều là chỗ xung yếu” nơi cửa biển nên Minh Mạng ra Dụ cho bộ Binh “dù lúc vô sự, việc canh phòng cũng không thể bỏ qua. Bộ ấy nên truyền bảo quan binh trú phòng ở hai pháo đài ấy hết thảy súng đạn, khí giới quân nhu lúc nào cũng dự bị đầy đủ để phòng lúc bất ngờ” (năm 1829) [62, tr.237]. Bản thân vua Minh Mạng cũng nhiều lần thân hành khảo sát thành Điện Hải để tìm ra những giải pháp phòng thủ hiệu quả như chuyến khảo sát năm 1825 cùng với 26 quan chức hộ tòng. Thành An Hải ở bên phải cửa Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, “thuộc xã An Phúc huyện Diên Phước, chu vi 41 trượng 2 thước, cao 1 trượng 1 thước, hào sâu 1 trượng, mở hai cửa, dựng một kì đài và 22 sở pháo đài. Năm Gia Long thứ 12 [1813] đắp đất, gọi là bảo An Hải; năm Minh Mạng thứ 11 [1830] xây bằng gạch” [73, tr.432]. - Pháo đài Định Hải 96 Pháo đài Định Hải được xây dựng năm 1823, trên núi Định Hải (trước gọi là Hòn Hành), huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nằm về phía Tây ­ Bắc cửa biển Đà Nẵng. Pháo đài có chu vi 25 trượng 3 thước, cao 5 thước 8 tấc, mở một cửa, dựng một kỳ đài và 7 sở pháo đài [73, tr.432]. - Pháo đài Phòng Hải Năm 1840, Minh Mạng cho xây dựng pháo đài Phòng Hải tại mỏ Diều ­ “ngọn đỉnh giữa núi Diên Chủng” ­ xã Mân Quan, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Pháo đài rộng 9 thước, cao 6 thước 3 tấc, “mở một cửa, dựng một kỳ đài và 19 sở pháo đài”. Năm 1847, Thiệu Trị xuống chỉ tu sửa lại pháo đài [73, tr.433]. Pháo đài Trấn Hải được xây dựng nhằm mục đích “ngăn ngừa những thuyền đến ở ngoài biển, mà cùng với thuyền lớn đậu, chiếu ứng lẫn nhau; vậy phái 50 biền binh đến đóng giữ đài ấy” [54, tr.665]. Với số lượng và quy mô của các công trình phòng thủ lớn, kiên cố tại cửa biển Đà Nẵng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của triều đình trong việc bố phòng nơi đây. Đà Nẵng đã trở thành “quân cảng và thương cảng hàng đầu ở nước ta vào thế kỷ XIX” [8, tr.57­58]. Việc phòng thủ vững chắc cửa biển nơi đây cũng là để phòng thủ, bảo vệ cho kinh đô bởi đây là cửa biển thuận lợi nhất, đủ độ sâu rộng cho sự lưu thông của tàu thuyền phương Tây ­ mối đe dọa lớn đối với chủ quyền đất nước và ngôi vị vương triều. Cũng theo đánh giá của các học giả trong Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, “hệ thống phòng thủ các cửa biển của các tỉnh ở phía Bắc Kinh thành Huế ít được chú trọng hơn so với hệ thống phòng thủ các cửa biển ở các tỉnh về phía Nam Kinh thành được nhà Nguyễn đầu tư rất lớn, nhất là đối với cửa khẩu Đà Nẵng. Tác dụng của hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng là góp phần đánh bại quân Pháp trong hai trận tấn công với quy mô lớn vào các năm 1858 và 1859. Nhưng về lâu dài, so với Đà Nẵng, Thuận An chỉ là nơi phòng thủ thứ cấp, trong tương quan lực lượng cũng khá chênh lệch nên không đủ sức đương đầu với quân đội Pháp, với một cuộc chiến tranh mà chiến pháp và vũ khí của đối phương vượt trội và hoàn toàn mới” [8, tr.107]. Bên cạnh các pháo đài quân sự kiên cố tại các cửa biển quan trọng nơi Kinh đô và Đà Nẵng, nhà Nguyễn cũng cho xây dựng pháo đài tại một số cửa biển được triều đình đánh giá quan yếu; tuy nhiên, số lượng không nhiều. - Pháo đài Ninh Hải Pháo đài Ninh Hải được xây dựng dưới triều Minh Mạng (năm 1837), tại vịnh Nha Trang, huyện Phước Điền, tỉnh Khánh Hòa. Theo ghi chép trong Đại Nam thực 97 lục, tháng 12 năm 1836, với lý do “phần biển tỉnh Khánh Hoà rộng và xa, lại nhiều hòn và đảo. Quân cướp biển và bọn buôn lậu thường ẩn núp ở đó. Ở vùng Nha Trang có một quả núi, phía trước là đầm sâu, người và thuyền tụ tập đông đúc”, quan tỉnh Khánh Hòa tâu xin xây pháo đài Ninh Hải “ở đỉnh núi”, “đặt đại bác, phái lính đóng giữ” và được Minh Mạng phê chuẩn. Với vị trí đó, Ninh Hải “có thể khống chế cả 3 mặt Đông, Nam, Bắc” của phận biển Khánh Hòa. Trung tâm pháo đài rộng 10 trượng, thân dày 1 trượng 2 thước. Bên trong pháo đài cao 3 thước 2 tấc, trên rộng 1 thước 5 tấc, dưới rộng 1 thước 8 tấc; bên ngoài cao 6 thước 3 tấc, trên rộng 2 thước 1 tấc, dưới rộng 2 thước 7 tấc. Cửa pháo đài cao 8 thước 3 tấc, trung tâm cao 5 thước 4 tấc, rộng 4 thước 1 tấc [68, tr.1060]. - Pháo đài Hổ Ki Pháo đài Hổ Ki được xây dựng năm 1826, tại cửa biển Thi Nại, tỉnh Bình Định. Pháo đài có chu vi 27 trượng, được mở một cửa, có một kì đài và 12 lỗ súng. Phía sau pháo đài nhà Nguyễn cho đắp luỹ trên gò Vũng Tàu dài 3 trượng với 4 lỗ súng và đắp luỹ trên gò Kinh Đẻ, dài 3 trượng với 5 lỗ súng. Đến năm 1865, Tự Đức mới lần đầu tiên cho tu sửa lại pháo đài. Cửa biển là vị trí đắc địa để đặt các cơ sở bố phòng tấn, bảo, sở và pháo đài. Đó là bởi vị trí này thuận lợi cho việc bố phòng và nhanh chóng triển khai các hoạt động tuần tra, cứu trợ khi có sự cố bất ngờ trên biển. Đây cũng đồng thời là địa điểm lý tưởng để kiểm soát các hoạt động ra vào đất liền từ phía biển, thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá. Bên cạnh đó, do đặc điểm kiến tạo địa chất, dọc ven biển nước ta có nhiều dãy núi chạy thẳng ra biển như dãy Trường Sơn ở miền Trung, cánh cung Đông Triều ở phía đông của vùng Đông Bắc hay những ngọn núi cư ngụ trên các đảo, thậm chí nhiều đảo chỉ là những hòn nổi sừng sững gác giữa biển khơi. Đặt cơ sở bố phòng trên những địa thế cao của các ngọn núi này sẽ tạo nên tính hiệu quả trong khả năng quan sát và cấp báo tin tức1. Tuy nhiên điều đó không mấy hiệu quả cho hoạt động thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá trên biển. Dưới triều Nguyễn, Nhà nước đã biết nắm bắt cả 2 lợi thế địa hình cửa biển và núi cao nhằm phục vụ đắc 1 Bằng các tín hiệu cấp báo như đốt lửa báo hiệu trên các đỉnh núi, việc truyền tin tức sẽ nhanh hơn so với việc chạy ngựa trạm. Các đài phong hỏa được xây dựng dưới triều Nguyễn cũng không ngoài mục đích đó. Tuy nhiên, biện pháp này không loại trừ khả năng sai số do những sự cố đốt lửa không mang tính truyền tin như hỏa hoạn hay đốt củi. 98 lực công tác an ninh ­ phòng thủ biển. Tuy nhiên, các tấn, bảo, pháo đài quy mô, kiên cố phần lớn án ngữ tại các cửa biển bởi vai trò và những hữu ích của nó. Việc lợi dụng dãy núi cao trông ra biển để đặt cơ sở phòng thủ đã có bài học kinh nghiệm nhất định từ thời các vua Trần khi mà sự kiện vua Trần Nhân Tông tu ẩn trên núi Yên Tử (thuộc cánh cung Đông Triều) được đánh giá thực tế là để “để mắt” đến vùng biển Đông Bắc. Cửa Hải Vân (Hải Vân quan) được xây dựng trên đỉnh Hải Vân, phủ Thừa Thiên (thuộc dãy Trường Sơn) là một ví dụ tiêu biểu cho thành công của nhà Nguyễn trong biện pháp đặt cơ sở bố phòng biển trên vùng địa thế núi cao1. Cửa Hải Vân được xây dựng năm 1826, ở phía Đông ­ Nam huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên, là một điểm xung yếu để bảo vệ kinh đô Huế. Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, năm đầu tiên dưới triều Tự Đức, Nhà nước cho “đắp thêm pháo đài ở cửa ải Hải Vân” (tháng 3 năm 1848) [71, tr.93]. Cửa Hải Vân “phía trước và phía sau đều xây một cửa, trên cửa trước đề ba chữ “Hải Vân Quan”, trên cửa phía sau đề 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Cửa trước, chiều cao và chiều dài đều 15 thước, ngang 17 thước 5 tấc. Cửa sau cao 15 thước, dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc. Các cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Bên phải và trái cửa quan “xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau” [72, tr.198]. Khi mới xây dựng (năm 1826) Minh Mạng cho “đặt một viên phòng thủ uý đóng lâu, biền binh thì hàng tháng thay đổi”. Đến năm 1836, hai viên Phòng thủ uý “mỗi tháng thay đổi một lần”, biền binh thì “15 ngày đổi”; “lại cấp cho thiên lý kính để xem ngoài biển, phàm thuyền nước ngoài vào cửa biển Đà Nẵng thì phải báo trước cho cửa quan này” [72, tr.198]. Cũng trong năm 1836, cửa Hải Vân được khắc tượng vào Dụ đỉnh khi triều đình cho đúc cửu đỉnh đặt tại Kinh thành và là nơi định ranh giới giữa phủ Thừa Thiên với tỉnh Quảng Nam: “cửa quan trở về Bắc thuộc quản hạt phủ Thừa Thiên, ngoài cửa quan trở về phía Nam thuộc quản hạt tỉnh Quảng Nam” [72, tr.199]. Về vai trò phòng thủ, cửa Hải Vân là “tiền 1 Bên cạnh đó, một số b¶o trong TrÊn D­¬ng thÊt b¶o còng đ­îc bố trÝ trên nh÷ng ngän nói cao cña b¸n đ¶o S¬n Trµ (§µ N½ng). B¶O THø NHẤT TạI Má DIÒU CHU VI 23 TR­îNG, CAO 4 TH­íC; B¶O THø HAI ë HßN C« CHU VI 41 TR­îNG, CAO 4 TH­íC 3 TẤC; HAI B¶O THø BA Vµ THø T­ ë PHÝA T©Y CH©N NóI S¬N TRµ CHU VI 8 TR­îNG, CAO 2 TH­íC 7 TẤC. N¨m 1847, sau sù cố qu©n Ph¸p b¾n ch×m 5 thuyÒn chiÕn tại §µ N½ng, vua ThiÖu TrÞ cho x©y thêm tÊt c¶ lµ 7 b¶o đÒu có đÆt sóng đại b¸c đÓ phßng ngù, gäi lµ TrÊn D­¬ng thÊt b¶o [73, tr.433]. 99 đồn kiên cố về phía Nam của Kinh thành Huế; nơi ứng phó giữa Kinh đô Huế và chiến trường Đà Nẵng khi chiến cuộc xảy ra” [8, tr.68] Tuy ngự trên núi cao nhưng pháo đài Hải Vân không cô độc một mình trong nhiệm vụ an ninh ­ quốc phòng biển1. Dưới chân núi, tấn Hải Vân2 án ngữ cửa biển để “xét hỏi hành khách và tuần phòng ngoài biển” [72, tr.209]. Trên đỉnh núi, pháo đài Hải Vân sừng sững “nhìn ngắm” mặt biển để phòng thủ từ xa. Cùng với đó là sự yểm trợ của đồn Chân Sảng, pháo đài Định Hải, tấn Cu Đê, pháo đài Hỏa Phong3 tạo nên một thế phòng thủ liên hoàn của hệ thống phòng thủ Hải Vân, bảo vệ vững chắc phía Bắc biển Đà Nẵng và phía Nam kinh đô Huế. Trận thế bố phòng vững chắc đó được xây dựng trên cơ sở kết hợp và phát huy tối đa những lợi thế của tự nhiên. Tính hiệu quả nhất định của hệ thống phòng thủ này đã được minh chứng qua chiến tích “đánh cầm chân và làm vô hiệu hóa quân Pháp khi chúng mở cuộc tấn công nhằm phá thủng tuyến phòng thủ Đà Nẵng để ra chiếm kinh đô Huế trong các trận đánh do Thiếu tướng Le Page chỉ huy vào ngày 18­11­1859” (Lưu Trang, Phố cảng Đà Nẵng (từ 1802 đến 1860), Nxb.Đà Nẵng, 2005, tr.227; dẫn theo [8, tr.68]). Dưới triều Nguyễn, so với các tấn, bảo thì số lượng pháo đài chỉ giới hạn ở con số nhỏ. Địa điểm đặt các tấn, bảo, sở, pháo đài được suy tính kỹ lưỡng để đạt mục đích phát huy cao nhất hiệu quả canh phòng4 nhưng không vì thế mà bị cô lập. Phần lớn các tấn, bảo, pháo đài được bố trí sao cho có sự tương trợ lẫn nhau mà như lời tâu của các quan Bắc Thành thì đó là “cùng làm môi và răng giữ gìn nhau” [66, 1 Pháo đài Hải Vân không chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ miền biển mà cả canh phòng miền núi, kiểm soát người qua lại, trấn áp các hoạt động quấy nhiễu vùng rừng núi. 2 Đại Nam nhất thống chí cho biết: tấn Hải Vân ở phía Đông Nam huyện Phú Lộc (phủ Thừa Thiên), nơi “cửa biển rộng 27 trượng, thuỷ triều lên 6 thước 5 tấc, thuỷ triều xuống sâu 4 thước 5 tấc, phía Nam là chân núi Hải Vân, phía Bắc là bãi cát An Cư, có đặt thủ sở, xét hỏi hành khách và tuần phòng ngoài biển” [72, 209]. 3 Dưới chân núi Hải Vân về phía Nam, có đồn Chân Sảng, nối tiếp là pháo đài Định Hải; phía Nam pháo đài Định Hải là tấn Cu Đê “có đặt quan Thủ ngự và thủ dân để tuần phòng ngoài biển” [73, tr.435]. Từ HảI VâN đếN Đà NẵNG Có 7 TRạM THôNG TIN CẤP BáO. PHíA BắC Là PHáO đàI PHONG HỏA ở đảO SơN TRà CòN GọI Là đảO NGự HảI (THUộC THừA THIêN, đốI DIệN MũI CHâN MâY) đượC XâY DựNG NăM 1840 Có NHIệM Vụ đốT LửA KHI THẤY TàU CủA địCH XUẤT HIệN [8, TR.67]. 4 Đối với các tấn, bảo, bên cạnh mục đích canh phòng, mục đích kinh tế (thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá) cũng được cân nhắc. 100 tr.890]. Việc đặt pháo đài Phòng Hải theo như lời tâu của Hữu Tham tri Nguyễn Công Trứ là để cùng với pháo đài Định Hải hỗ trợ lẫn nhau: “Bãi Diên Chũy ở vũng Trà Sơn, 4 mặt đều rộng, đối với pháo đài Định Hải cũng là một địa thế hiểm yếu, nay xin lập pháo đài ở đấy để giúp đỡ lẫn nhau” [62, tr.275]. Bên cạnh đó, vị trí của một số pháo đài phòng thủ biển còn được đặt trong bài toán khoảng cách với các đồn trạm nơi rừng núi gần đó để tạo nên “thế ỷ giốc”1, hình thành hàng rào bảo vệ cho cả phía biển và đất liền. Việc xây đắp đồn Chiêm Khê tại thôn Thuận An (Hà Tiên) dưới triều Thiệu Trị cũng là để “phái quân đến đóng giữ, để chặn đường thổ phỉ qua lại và để làm thế ỷ giốc với pháo đài Kim Dữ” (tháng 7 năm 1841) [70, tr.200]. Ở Bắc thành, cửa Liêu (Nam Định) là cửa biển quan trọng cho thuyền buôn người Thanh qua lại buôn bán song lời tâu của Trịnh Quang Khanh (Tổng đốc Định An) xin đặt pháo đài canh đã không được Thiệu Trị phê chuẩn: “Các cửa biển Liêu, Lác và Ba Lạt cách tỉnh thành rất gần, xin đặt 5 pháo đài ở mạn Đông và mạn Tây sông Liêu, mạn Đông sông Lác và sông Lạt, mạn Tây sông Lạt, để vững mạnh bờ cõi nơi biên giới” (tháng 5 năm 1841). Nguyên nhân là vì: “Cương giới về hải phận của bản triều rộng, dài, những chỗ xung yếu ở nơi ven biển đều đặt pháo đài để nghiêm việc phòng giữ. Duy có khoảng giữ hai đồn canh Liêu và Lác, thì đã có bảo Bình Hải và tấn Ba Lạt cũng có biền binh đóng giữ, cũng đủ phòng bị, hà tất phải lo xa. Việc ấy hiện nay chưa cần, đợi sau phái khám, sẽ xuống Chỉ cho làm” [70, tr.170]. Cùng với quá trình biển lùi, đồn Bình Hải và Ba Lạt2 (tỉnh Nam Định) đến những năm đầu triều Thiệu Trị đã trở nên cách cửa biển “hơi xa”. Tuy nhiên, việc 1 “Thế ỷ giốc” là thuật ngữ quân sự thời cổ xưa, nói về một phép dùng binh của các vị tướng, trong đó 2 cánh quân hoặc hai cứ điểm quân sự được đóng tựa vào nhau để hỗ trợ lẫn nhau. 2 Đồn Bình Hải ở cửa Liêu, địa phận xã Quần Liêu, huyện Đại An, tỉnh Nam Định [74, tr.400]. Đồn “đối ngạn với đồn Liêu Lác” [66, tr.890]. Trước năm 1829 gọi là đồn Bồng Hải, được đặt từ thời Gia Long. NăM 1829, MINH MạNG CHO đặT TêN Là đồN BồNG HảI [66, TR.890]. ĐồN BA LạT ở CửA BIểN BA LạT, địA PHậN Xã YêN HồI, HUYệN GIAO THủY, TỉNH NAM ĐịNH [67, TR.401], đượC đặT DướI TRIềU GIA LONG (ĐạI NAM THựC LụC CHéP Về Sự KIệN THủ NGự CửA BIểN BA LạT Là Vũ ĐứC CáT đượC THưởNG Vì GóP CôNG TRONG VIệC BắT TướNG GIặC CủA “đảNG GIặC ở SơN NAM Hạ” VàO NăM 1808, DướI TRIềU GIA LONG [65, TR.721]. Điều này chứng tỏ đồn Ba Lạt đã được đặt dưới triều Gia Long). 101 xin di dời 2 đồn đến địa điểm mới gần cửa biển hơn để “tiện việc phòng thủ” như theo lời tâu của Tổng đốc Phan Bá Đạt cũng phải sau nhiều lần nghị bàn giữa bộ Binh và bộ Công mới được thực hiện: Tháng 7 năm 1843, “Tổng đốc Phan Bá Đạt tâu nói: “Hai đồn cách cửa biển hơi xa, xin dời đặt đến chỗ gần cho tiện việc phòng thủ”. Vua cho rằng việc khó tính cách bức được, nên lại sai khoa đạo đến khám lại, rồi giao hai bộ Binh, Công hội nghị. Hai bộ đều xin y như lời Đạt nói, bấy giờ mới sai dời đồn Bình Hải đến chỗ gần cửa sông thuộc xã Quần Liêu, bên đông bên tây đặt thêm 2 đồn nhỏ; đồn Ba Lạt dời đến thôn Thượng xã An Tứ. Phái quân ở tỉnh đến đóng giữ (đồn Bình Hải 200 biền binh; đồn Ba Lạt 300 biền binh), lại sức cho văn võ trong tỉnh hoặc viên quản đồn mộ lính sung vào” (tháng 7, năm 1843) [70, tr.626]. Điều này cho thấy, dưới triều Thiệu Trị, dựa trên thành tựu về cơ sở bố phòng của các triều vua trước đó, Thiệu Trị có sự tu sửa nhất định cho phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh mới. Đối với đài trấn hải ở các cửa biển quan trọng, Nhà nước đã ra những lệ định chặt chẽ và quy củ nhằm xây dựng pháo đài thành những phên dậu bảo vệ vững chắc nơi cửa biển. Với quy mô lớn và kiên cố hơn tấn, bảo, các pháo đài cũng có số lượng quân đóng giữ đông hơn. Ví như đài Trấn Hải trấn giữ cửa biển trọng yếu nơi Kinh kỳ, lực lượng quan quân đóng giữ phải được lựa chọn kỹ lưỡng và luân phiên thay đổi theo tháng (mỗi tháng 1 lần), giúp đảm bảo hiệu quả canh phòng, tránh tình trạng quân sĩ quá mệt mỏi vì phải làm việc liên tục trong thời gian dài. Số lượng Tấn thủ cũng thay đổi nhiều ít theo mức độ “bận rộn” của công việc. Theo lệ định tháng 7 năm 1813, từ ngày 1 tháng 4 đến cuối tháng 7, thuyền buôn, thuyền vận tải công của Nhà nước, thuyền cướp biển hoạt động mạnh nên số lượng quan quân đóng giữ được tăng cường. Mỗi tháng, tổng số quan quân đóng giữ là 310 người, bao gồm 250 quân Thị trung, Thị nội, Thần sách, 50 người các đội Trung hầu, Chấn uy, 10 người các đội Nội hầu, Tiểu sai. Từ ngày mồng 1 tháng 8 đến cuối tháng 3 năm sau, công việc ít hơn, mỗi tháng, tổng cộng cũng chỉ 105 người, bao gồm 80 quân Thị trung, Thị nội, Thần sách, 20 người các đội Trung hầu, Chấn uy, 5 người các đội Nội hầu, Tiểu sai, cộng 105 người [65, tr.870]. Bên cạnh đó, công việc tu bổ, sửa chữa di dời các pháo đài đến những nơi thích hợp hơn để đảm bảo sự vững chắc nơi cửa biển cũng được các triều vua Nguyễn hết sức quan tâm. 3.3. Xây dựng lực lượng bố phòng cửa biển 102 3.3.1. Quan chế và sự trang bị vũ khí của lực lượng bố phòng cửa biển Lực lượng quan chế bố phòng cửa biển chủ yếu là Tấn thủ, Thủ ngự, Thủ úy, Phòng thủ úy, Thành thủ úy, trong đó Tấn thủ là lực lượng phổ biến trong việc coi giữ tấn, bảo còn Thành thủ úy hiện diện nhiều hơn tại các pháo đài. Tấn thủ, Thủ ngự trước năm 1847 được “chiếu bổ” từ Cai đội, Suất đội với phẩm hàm quy định, trong đó Tấn thủ trật Tòng Tứ phẩm, Thủ ngự trật Chánh Lục phẩm. Đến năm 1847, Thiệu Trị “chuẩn cho đổi lại”, Phòng thủ úy trật Chánh Ngũ phẩm, Tấn thủ trật Tòng Ngũ phẩm và “phàm các tấn ở đầu nguồn, cửa biển, chuẩn cho đặt chức danh Phòng thủ úy hoặc Tấn thủ”, còn “chức danh Thủ ngự đặt trước kia (…) thì bỏ đi” [54, tr.79­ 80]. Theo quan điểm của Tự Đức, “Phòng thủ úy, Tấn thủ ở các đầu nguồn, cửa biển đều là quan chức nhỏ” (năm 1850) [54, tr.80]. Tuy nhiên, với những phẩm hàm bổ nhiệm này thì Phòng thủ úy, Tấn thủ không phải là những chức quan quá nhỏ. Ở những nơi xung yếu, các chức quan này sẽ do bộ Binh tuyển bổ, còn ở các tấn nhỏ sẽ do các Thượng ty địa phương tâu xin sung bổ (năm 1850) [54, tr.80]. Riêng chức Phòng thủ úy được Đại Nam thực lục nhắc đến như một chức quan thưởng thụ cho Tấn thủ tại tấn, bảo cửa biển khi lập công. Tấn thủ Trần Bá Mao dưới triều Tự Đức có công giết giặc biển, giữ được thuyền buôn ở cửa biển tỉnh Khánh Hòa nên được thưởng hàm Phòng thủ úy đồn cửa biển Cam Ranh: “Thuyền giặc biển ăn cướp thuyền buôn ở cửa biển Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Tấn thủ là Trần Bá Mao họp đem dân phục giết giặc giữ được thuyền buôn. Việc ấy đến tai vua, vua cho là đánh giặc có công, chuẩn cho thưởng thụ Phòng thủ uý đồn ấy” (năm 1857) [71, tr.486]. Một đặc điểm khá nổi bật trong chính sách tuyển chọn thủ ngự canh giữ cửa biển dưới các triều vua Nguyễn là chú trọng ở sự dạn dày kinh nghiệm. Theo lệ định năm 1815 dưới triều Gia Long, những nơi cửa biển còn khuyết chức Thủ ngự sẽ được Nhà nước bổ sung bằng Suất đội các vệ còn thừa ra mà đã 60 tuổi trở lên [54, tr.634]. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu quả canh giữ cửa biển của các Tấn thủ cũng là một vấn đề cần bàn luận. Ở vào độ tuổi 60, dẫu có trải qua nhiều năm kinh nghiệm nhưng với công việc vất vả của chức Thủ ngự khi phải làm việc nơi sóng gió biển khơi thì những Thủ ngự này liệu có đảm đương tốt trọng trách của một Tấn thủ? Vậy mà lệ định đã tồn tại một cách lâu dài, trải suốt từ triều Gia Long đến năm cuối cùng trong thời gian trị vì của vua Minh Mạng (năm 1840). Trong năm này Minh Mạng mới nhận thức được hạn chế của lệ định và quyết định sửa đổi: “Trước đây, 103 Thủ ngự các hạt, cứ chọn các Suất đội các vệ ra, người nào tuổi già sức yếu thì sung bổ. Đó là triều đình nghĩ thương bọn họ giúp việc đã lâu, có chút công lao nên mới liệu nơi cho đến giữ việc, không nỡ ruồng bỏ mà thôi. Nhưng Thủ ngự cũng có trách nhiệm tuần phòng, nếu già yếu quá làm sao làm được việc. Nay chuẩn cho các Thượng ty đến xét rõ các viên Thủ ngự thuộc hạt mình, ai tuổi già mà sức lực còn mạnh, vẫn để cho giữ chức; còn người nào già yếu không làm nổi việc, thì trích ra tâu xin cho về hưu, chớ để kẻ hèn kém vẫn làm mãi như ngựa mến tầu, có khi nhỡ việc” [69, tr.769]. Tuy nhiên, đến triều Thiệu Trị ta vẫn bắt gặp quan điểm: “Thủ ngự ở đầu nguồn cửa biển các hạt hiện để khuyết, cần người sung bổ. Nay xin ban sắc cho các thống quản đại viên đều phải chọn lấy Suất đội thuộc tiêu, người nào tuổi và sức già dặn mà hơi thông sự lý, có thể làm nổi chức Thủ ngự, thì tuyển mỗi vệ 1 người, đợi lệnh giao sát hạch, để chuẩn bị bổ đi các nơi ấy” (năm 1846) [54, tr.635]. Có lẽ chính tính cách duy tình, trọng tình cảm này của người Việt là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả của chính sách an ninh ­ phòng thủ biển dưới triều Nguyễn. Theo lệ định dưới triều Nguyễn, số lượng và phẩm hàm của Tấn thủ phụ thuộc vào mức độ trọng yếu của cửa biển đóng giữ và “mức độ bận rộn” của công việc nơi đây. Ví như năm 1832, Minh Mạng đã ra lệ định về “hai hạng khuyết nơi nhiều việc và nơi ít việc cho người đóng ở tấn và ở thủ thuộc các địa phương” [67, tr.423]. Theo quy định, “phàm nơi nào nhiều thuyền bè ra vào hoặc tuần phòng bắt giặc cướp là nơi công việc nhiều, nơi nào công việc đơn giản gọi là nơi ít việc”. Khi đó, “chỗ nhiều việc thì đổi đặt Bát cửu phẩm thư lại, mà bỏ chức Hiệp thủ; nơi ít việc thì do quan địa phương lựa chọn Lý trưởng sở tại, hay người mẫn cán trong làng, do tỉnh cấp cho văn bằng, lệ thuộc viên Thủ ngự làm việc” [67, tr.423]. Đối với những cửa biển có khối lượng công việc nhiều, “đặc biệt bận rộn” như cửa biển nơi Kinh thành, cửa biển Đà Nẵng thì lực lượng này sẽ được bổ sung đông hơn (xin xem phụ lục Bảng 3.1: Quản viên tấn, đồn, bảo, pháo đài). Trong công tác đầu tư cho bố phòng cửa biển, lực lượng phòng thủ được cấp binh khí để canh phòng. Tuy nhiên, vũ khí trang bị thì thô sơ và hạn chế về số lượng trong khi canh giữ cửa biển là công việc vất vả và nhiều hiểm nguy. Điều này đã 104 kéo theo những hạn chế về hiệu quả phòng thủ. Đó cũng là hạn chế chung của thực trạng quân bị dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, số lượng các cửa biển được cấp phát binh khí cũng bị giới hạn. Nhà Nguyễn dựa vào mức độ quan trọng của các cửa biển để định mức phân cấp do đó số lượng vũ khí cấp phát thay đổi theo tầm mức quan trọng của cửa biển. Những cửa biển nhà Nguyễn đánh giá không mấy quan trọng thì không nằm trong chế độ quân cấp, dù chỉ là những vũ khí thô sơ. Bên cạnh đó, các pháo đài vì đã có lính phòng thủ nên dù là nơi xung yếu cũng không thuộc vào lệ định. Tuy nhiên, ngay cả với những cửa biển trọng yếu, số lượng vũ khí cũng không nhiều. Theo lệ định năm 1836, Nhà nước chỉ cấp phát cho các tấn, bảo xung yếu 5 ­ 7 hoặc 10 cây súng điểu sang để giúp việc phòng bị [54, tr.340]. Năm 1839, số lượng vũ khí được bổ sung nhiều hơn song không đáng kể: “tấn nào nằm trên địa phận quan yếu ở cửa bể, nếu trước chỉ cấp 5, 7 cây điểu sang thì nên cấp thêm đủ 10 cây, hoặc 20 cây. Nơi nào tương đối trọng yếu trước đã cấp 5,7 cây, nên cấp đủ 10 cây, hoặc 8, 9 cây. Còn nơi không phải quan yếu, trước không chuẩn cấp, nay cấp cho mỗi tấn 5 cây” [54, tr.341] (xin xem phụ lục Bảng 3.2: Số lượng súng bắc cơ điểu sang cấp cho tấn, bảo cửa biển theo lệ định năm 1839). Đối với pháo đài, để việc quan sát các loại thuyền trên biển được chuẩn xác, giúp hiệu lệnh treo cờ, bắn súng truyền tin không bị nhầm lẫn, triều đình đã cấp phát cho các đài trấn hải kính thiên lý vì đây là loại kính có khả năng “nhìn ngắm” xa và rõ. Tuy nhiên, số lượng được phân cấp cũng rất hạn chế. Những địa điểm được cấp kính thiên lý bao gồm các tỉnh lớn và quan trọng (nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc và phía Nam) cùng những nơi trọng yếu miền biển như cửa biển Thuận An, cửa ải Hải Vân, cửa biển Đà Nẵng. Đó là vì cửa Thuận An là cửa ngõ bảo vệ Kinh kỳ, cửa ải Hải Vân là nơi “đặt đồn phòng thủ để trông các thuyền ở ngoài biển” còn cửa biển Đà Nẵng là nơi tàu thuyền phương Tây ra vào trong khi đường biển lại “mông mênh, sương mù mờ mịt, về màu thuyền, kiểu buồm đối với người nhìn ngắm, cũng có khi không khỏi sức mắt có thể thấy được” [54, tr.596­ 600]. Vì được đánh giá là vật “rất cần cho việc dùng binh” nên việc giữ gìn, bảo dưỡng và học tập các phép quan sát bằng kính thiên lý được Nhà nước quan tâm. Những người được lựa chọn để đảm trách công việc “nhìn ngắm” kính thiên lý, 105 quan sát miền hải cương phải là người “tinh anh thông thuộc”. Do đó, khi có sai sót trong nhiệm vụ thì trách nhiệm không chỉ thuộc về người “nhìn ngắm” mà viên Quản vệ cũng phải bị phạt: “Cửa ải Hải Vân có đặt đồn phòng thủ để trông các thuyền ở ngoài biển. Từ nay về sau người phái đến thay ban, cho do viên Cai quản chọn lấy người nhìn ngắm kính thiên lý thông thạo đi thay ban phòng thủ. Không được dùng những người hèn kém cũng phái đi, nếu có sai lầm, thì ngoài tên biền binh ấy lập tức phải trị tội nặng, mà viên cai Quản vệ đội ấy phải ủy không đúng người, cũng giao cho bộ (Binh) nghị xử, không tha” [54, tr.596­597]. 3.3.2. Nhiệm vụ của các lực lượng bố phòng cửa biển Nhiệm vụ của Tấn thủ bố phòng cửa biển hết sức nặng nề, nhất là trong hoàn cảnh vũ khí trang bị thô sơ mà trọng trách đảm bảo an ninh, trật tự nơi cửa biển và trên mặt biển đều đặt lên vai. Các Tấn thủ có trách nhiệm kiểm soát sự lưu thông của tàu thuyền nơi cửa biển; thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh bắt hải sản; hộ dẫn thuyền công và thuyền vận tải vật hạng công; cứu tuất thuyền bè gặp nạn trên biển; cùng với lực lượng thủy quân tuần tra cửa biển, mặt biển nhằm tiêu diệt cướp biển, kiểm soát các hoạt động trên biển để làm yên miền biển. 3.3.2.1. Kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển * Tấn thủ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ thông hành của tàu thuyền ra vào cửa biển. Đó là kiểm tra bài thuyền do quan tỉnh cấp đối với thuyền buôn [56, tr.511], thuyền đánh cá, thuyền vận tải vật hạng công của Nhà nước; kiểm tra “sắc thư”, “văn bằng” thông hành đường biển của thuyền công cán nước ngoài do nha Thương bạc cấp. Bên cạnh đó, Tấn thủ cũng phối hợp với quan địa phương trong việc “chiếu văn bằng” mà kiểm tra hàng cấm và kiểm kê số người đáp theo thuyền buôn vào cửa biển buôn bán. Lệ định đối với thuyền buôn Hà Tiên và Xiêm La vào tháng 7 năm 1809 là một trong số đó. Những thuyền buôn này khi ra biển lại được “kiểm đúng số, cấp văn bằng cho về”, nếu “có chở kèm người bản quốc, không kể trai gái già trẻ” đều bị bắt giữ trị tội” [65, tr.762]. Tất cả các loại thuyền bè muốn lưu thông buôn bán, đánh cá, vận tải vật hạng công hoặc công cán đường biển thì phải có bài thuyền; riêng thuyền công cán nước ngoài phải có “sắc thư”, “văn bằng” của nha Thương bạc. Khi đó, bài thuyền chính là giấy thông hành trong nước, xác định sự tồn tại hợp pháp của thuyền và quyền sở 106 hữu của chủ thuyền. Các đồn cửa biển có nhiệm vụ tra xét bài thuyền mỗi khi thuyền ra vào. Ngay từ năm 1807, Gia Long đã quy định: tất cả các thuyền của Tào, thuyền công, thuyền tư vượt biển và thuyền đánh cá từ 5 thước trở lên đều phải làm thẻ thuyền [56, tr.499]. Về thủ tục làm bài thuyền, hàng năm cứ đến tháng 10 mùa đông, các doanh trấn sai người đến Kinh lĩnh bài thuyền về phát cho chủ thuyền. Sau khi quan doanh trấn cử người đi đo kích thước thuyền1, chủ thuyền làm 2 bản đơn nộp lên quan. Trong đơn phải ghi rõ “quán chỉ”, chức tước (hoặc họ tên) chủ thuyền, lý do làm đơn, chức vụ, họ tên người đo thuyền, kích thước thuyền (chiều dài, chiều rộng, chiều cao). Sau đó, căn cứ vào đơn của chủ thuyền để ghi vào giấy bài thuyền (theo mẫu có sẵn) các nội dung còn để trống: chức tước quan dinh trấn, họ tên quán chỉ chủ thuyền, tên người đo thuyền, kích thước thuyền, khối lượng được phép chuyên chở, ghi niên hiệu rồi đóng ấn kiềm của quan dinh trấn. Năm 1832 và 1834, nhà Nguyễn bổ sung thêm việc đóng ấn quan phòng ở mặt sau của giấy bài thuyền trước khi đóng ấn của quan địa phương ở dưới niên hiệu. Những tỉnh có Tổng đốc, Tuần phủ thì đóng ấn tổng đốc quan phòng, ấn tuần phủ quan phòng. Tỉnh không đặt (hoặc khuyết) chức Tổng đốc, Tuần phủ thì bài thuyền do ty Phiên, ty Niết phát cho chủ thuyền. Việc thu thuế vẫn do ty Phiên đảm trách [56, tr.500]. Khi hoàn tất, một tờ bài thuyền được giao cho chủ thuyền. Hai bản đơn của chủ thuyền, một bản lưu tại trấn, một bản đến tháng 12 trong năm, quan dinh trấn sai người đưa đơn cùng với sổ thuyền vào Kinh nộp quan Trưởng đà chuyển tâu lên vua. Tháng 10 mùa đông năm sau, quan doanh trấn làm tờ tâu, kê khai rõ số bài thuyền năm trước nhận về trấn, số bài thuyền đã cấp cho các hạng thuyền, số bài thuyền còn lại, rồi cử người đến Kinh dâng nộp. Nếu bài thuyền năm trước lĩnh về còn ít thì làm đơn lĩnh thêm để cấp phát tiếp [56, tr.499­500]. Đối với thuyền mới đóng hoặc mua lại, hoặc thuyền cũ sửa chữa đều phải được đo thuyền để cấp bài thuyền mới. Thuyền bị mục nát hay đắm mất, chủ thuyền làm đơn trình bày với quan dinh trấn và nộp trả bài thuyền. Những thuyền bị đắm, mất bài thuyền, chủ thuyền được miễn, không phải nộp lại bài thuyền. Trường hợp chủ thuyền đến dinh trấn khác làm ăn mà chưa kịp lĩnh bài thuyền ở nguyên quán 1 Dùng thước đồng Nhà nước đo đúng theo cách thức quy định. 107 thì quan dinh trấn sở tại cho chủ thuyền làm đơn để tạm lĩnh, trong năm vẫn theo lệ đi vận tải hoặc nộp thuế miễn vận tải. Sau đó, quan dinh trấn làm sổ tâu kê khai số thuyền, số trọng tải của công, số chuyên tiền, số tiền thuế rồi nộp lên quan Trưởng đà; đến năm sau cho chủ thuyền về nguyên quán. Những chủ thuyền giao thuyền cho người khác trông coi, phải ghi rõ họ tên, tuổi, quê quán người coi giữ vào bài thuyền. Trong đó, nếu chủ thuyền là quan chức mà đổi cho người khác ngồi coi thì lấy giấy cho thay người, giữ để trình báo; còn chủ thuyền là quân dân mượn người coi thuyền thì làm đơn trình lên quan dinh trấn, cho phê chữ “trình chiểu” để thông hành (lệ định năm 1810) [56, tr.500]. Sau khi đã cấp phát bài thuyền, quan dinh trấn truyền cho người canh đồn các cửa biển khám xét bài thuyền của thuyền ra vào để phòng gian dối. Khi các Tấn thủ khám xét thấy người làm giả bài thuyền hoặc cho người khác mượn sẽ theo lệ định mà tâu lên. Những người gian dối này sẽ bị xử “tử tội” (tội chết), của cải trong thuyền bị tịch thu, một nửa sung công, một nửa thưởng cho người tố giác. Những người giả mạo tên để lĩnh bài thuyền cũng bị trị tội theo luật nhưng được “cải chính” bài thuyền (sửa chữa lại bài thuyền cho đúng). Theo quy định năm 1837, những thuyền đã ghi tên vào sổ sách (như thuyền đại dịch, thuyền chinh), quan địa phương phải yêu cầu chủ thuyền cùng các chức dịch tỉnh mình làm giấy cam kết. Nếu họ có tên trong sổ sách thì được lĩnh bài thuyền, nếu giả mạo, quan địa phương “chiểu luật trị tội, sức cho cải chính”. Khi người giả mạo là người từ tỉnh khác đến sẽ bị giao cho quan sở tại xét xử. Tuy nhiên, nếu họ đã tự thú (tại tỉnh mình hoặc tỉnh khác) thì đều được tha tội và được “cải chính” bài thuyền. Những thuyền trước đây do phụ nữ goá chồng đứng ra làm chủ để lĩnh bài thuyền thì nay cấp bài thuyền mới cho “gia trưởng chồng” hay con trai có xã dân bảo lãnh, bài thuyền cũ bị huỷ bỏ. Khi các công việc tra xét hoàn tất, quan địa phương làm thành sách nộp tại ty Tào chính để lưu chiểu, đến kỳ sửa ngạch thuyền thì đem ra tra xét trong dân. Khi tra xét phát hiện ra làm trái lệ định trên thì chủ thuyền phải phạt 100 trượng, đóng gông 1 tháng, thuyền bị sung công, lý dịch cũng bị phạt 100 trượng và bị “bài dịch” (mất chức (?)), chủ thuyền cùng lý dịch chia nhau nộp 30 quan tiền để thưởng cho người tố giác, phủ huyện hạt ấy cũng phải xử theo luật “không biết xét ra” [56, tr.501]. 108 Về lệ làm sổ thuyền, sau khi đã cấp phát bài thuyền, quan sở tại phải làm sổ để chuyển vào Kinh dâng vua. Năm 1807, Nhà nước qui định làm 2 bản sổ Giáp, Ất, nộp cho quan Trường đà chuyển tâu lên vua. Đến năm 1810, lệ định được sửa đổi, tháng 10 hàng năm, quan doanh trấn phải làm sổ tâu về các thuyền gồm 3 bản Giáp, Ất, Bính. Trong 3 bản ấy chỉ có bản Giáp, bản Ất là đóng ấn đồng của doanh trấn ở phía dưới niên hiệu và đóng kiềm vào chỗ 2 tờ giáp nhau. Sau đó cả 3 bản đều chuyển quan Trưởng đà để xin đóng ấn vàng của vua, bản Giáp sẽ được giao quan bộ Hộ giữ, bản Ất giao quan Trưởng đà, bản Bính chuyển về quan dinh trấn [56, tr.502]. Nội dung sổ thuyền ghi chép tất cả những thông tin về thuyền ở địa phương như số lượng thuyền, kích thước, chủ thuyền, số hiệu bài thuyền, số thuyền đi vận tải, số thuyền đóng thuế đi buôn cùng số tiền thuế [56, tr.502­503]. Theo lệ định năm 1839, dựa vào địa vị xã hội cũng như địa điểm sinh sống, cư trú của đối tượng được cấp giấy thông hành cửa biển, Nhà nước cũng quy định cụ thể mức thẩm quyền của các cơ quan và chức quan có quyền cấp giấy thông hành, những nhóm đối tượng được cấp giấy thông hành và cả chức phận của những cơ quan, chức quan thực thi nhiệm vụ tra xét giấy thông hành nơi cửa biển. Về việc cấp giấy thông hành, các quan trước khi cấp giấy thông hành đường biển đều phải tra xét kỹ lưỡng những thông tin khai báo của người xin cấp giấy và phải chịu trách nhiệm về giấy phép mình cấp (cấp đúng người, đúng việc theo quy định). Quyền hạn gắn chặt với trách nhiệm, để tránh việc lợi dụng quyền hạn mà làm việc bừa bãi, triều đình quy định rõ giấy thông hành phải đóng dấu riêng của quan cấp phép, không được đóng dấu ấn triện của Nhà nước; phải ghi rõ trong giấy thông hành số người được phép qua cửa biển. Quy định này chỉ kiểm soát số lượng người vào cửa biển bằng số lượng người đã ra cửa biển trước đó hoặc sẽ ra cửa biển sau đó của cùng 1 giấy thông hành, nhưng lại có thể là những chủ thể khác nhau. Đây là kẽ hở để những kẻ gian manh có thể lợi dụng ra vào cửa biển bất hợp pháp [56, tr.420]. Chủ thuyền muốn đóng thuyền mới hạng lớn phải theo lệ trình báo quan sở tại xét thực mới được đóng thuyền. Người đi buôn đến tỉnh khác muốn đóng thuyền hạng vừa, trước hết phải bẩm báo với quan tỉnh mình để xin được đến tỉnh khác đóng thuyền (chủ thuyền phải nêu rõ tên tỉnh muốn đến), sau khi được tổng lý nhận thực và quan tỉnh phê duyệt thì đến trình quan tỉnh nơi đóng thuyền. Khi thuyền đã 109 đóng xong, quan địa phương sai người khám đạc theo lệ, cấp tạm giấy phép để lưu thông và báo cho quan tỉnh nơi nguyên quán của chủ thuyền, đợi khi chủ thuyền đưa thuyền về mới cấp bài thuyền. Còn những thuyền buôn đến tỉnh khác chỉ sửa chữa ít nhiều thì không phải theo lệ trình báo [56, tr.499­501]. Nhà nước cũng quy định nghiêm ngặt trách nhiệm của người canh giữ cửa biển và trực tiếp kiểm xét giấy thông hành. Đó là nhiệm vụ phải “kiểm điểm cho kỹ lưỡng. Nếu thấy người nào không có văn bằng và trong bằng kê số người ít mà khi đi số người nhiều thì lập tức bắt giải đến quan Thượng ty ở nơi ấy để tra xét. Nếu đồng tình cố ý dung túng, đến nỗi kẻ gian đi thoát được, khi bị tố giác ra thì liền lấy tội của kẻ phạm pháp ấy mà trị tội. Nếu đòi hỏi hối lộ mà tìm ra tang vật nhiều thì theo mức nặng mà xử đoán. Còn như số người hiện tại so với văn bằng phù hợp, không có gì đáng nghi, thì viên dịch ở cửa ải đồn biển nên tự ghi lại để lưu trữ, rồi lập tức cho đi, không được bắt phải sao nộp. Nếu cố ý làm khó dễ, đòi hỏi tiền bạc, của cải, khi việc phát giác ra thì đều xét theo mức nặng, nhẹ mà trị tội. Từ nay có cửa ải, đồn biển nào xảy ra tình tệ gì, thì trừ viên dịch nơi ấy đều bị theo từng khoảng mà xét xử ra, mà quan Thượng ty sở tại không biết dạy bảo đe răn cũng bị giao cho bộ bàn xử” [56, tr.422]. Đối với thuyền vận tải vật hạng công và thuyền công cán của Nhà nước, trách nhiệm của các Tấn thủ càng nặng nề hơn. Theo quy định, để chuẩn bị cho kỳ vận tải hàng năm, công tác đôn đốc thuyền bè được chuẩn bị chu đáo. Các hạng thuyền phải đi vận tải trong năm của hai tào Nam, Bắc do ty Tào chính đem họ tên chủ thuyền cùng khối lượng lương công phải tải báo cho các địa phương. Quan địa phương lại báo cho viên quan trông coi cửa biển. Quan trông coi cửa biển có nhiệm vụ xét hỏi từng thuyền phải đi vận tải của địa phương mình, đồng thời xét hỏi cả những thuyền phải đi vận tải của các địa phương khác đang buôn bán ở cửa biển hạt mình. Mục đích của việc xét hỏi là để tìm ra những thuyền nào phải đi tải hiện còn ở địa phương, những thuyền phải đi tải nhưng đang đi làm ăn nơi khác để báo cho quan tỉnh tâu báo lên ty Tào chính. Thuyền phải vận tải ở các tỉnh miền Nam mà đi buôn ở miền Bắc hoặc thuyền phải vận tải ở miền Bắc mà đang đi buôn ở miền Nam thì báo cho về nguyên quán để kịp thời gian vận tải. Những thuyền trốn vận tải, ra ngoại quốc buôn lậu, hiện không có mặt tại cửa biển, quan địa phương nguyên quán phải tra xét để trừng trị. Nếu người 110 coi cửa biển tra xét không kỹ, không phát hiện ra thuyền còn đậu ở cửa biển hoặc biết mà không báo thì bị trị tội [56, tr.505­506]. Khi thuyền vận tải các tỉnh chở đến Kinh thành, bắt đầu vào cửa biển Thuận An, tấn thủ cửa biển phải làm 2 bản thân văn (tờ tâu) giao cho 2 ty Hộ vệ, Cảnh tất đưa về Kinh, một bản dâng lên vua, một bản lưu chiểu ở nha Tào chính. Người lãnh quản những thuyền đi hộ tải (thuyền hiệu 2 cột buồm, thuyền Ô, thuyền Lê) và thuyền Nam, Bắc tào thì mỗi chuyến làm 2 bản thân văn giao đến bộ Công, Tào chính phòng khi cần hỏi đến. Thuyền đại dịch, miễn dịch của Nam, Bắc tào hàng năm đi vận chở do nha môn Tào chính đề đạt nhưng bản thân văn chỉ lưu chiểu ở bộ Công. Trường hợp có thuyền công (thuyền ở Kinh) phái đi vận tải cùng các thuyền trên thì do bộ Công đề đạt, khi đó bản thân văn về tào thuyền, cùng thuyền đại dịch, miễn dịch lại do nha môn Tào chính lưu giữ (quy định năm 1835) [55, tr.484­485]. Năm 1849, Tự Đức quy định rõ hơn nội dung bản kê khai, gồm ghi chép về khối lượng vận tải, thuyền vận tải (loại thuyền, trọng tải từng thuyền) [56, tr.485]. Năm 1839, nhận thấy “của cải thường là việc quan trọng, mà tin tức đường biển cũng nên cho vua biết sớm” trong khi trước đó “ngày ra cửa vượt biển, hoặc do lệ đi thường tâu lên, hoặc chỉ tư bộ, thì phần nhiều chậm trễ” nên Minh Mạng đặt lại lệ định: “Những thuyền kinh phái, tỉnh phái đi chở vật hạng: thuyền lớn như thuyền nhiều dây bọc đồng, cùng các thuyền chữ “Bình” chữ “Định”, hiệu “An”, hiệu “Tĩnh”, từ 3 chiếc trở lên. Thuyền hạng nhì như các thuyền Hải Vân Điện Hải từ 5 chiếc trở lên. Thuyền nhỏ như thuyền Chu, thuyền Ô, thuyền Lê và các đoàn tào thuyền, dịch thuyền từ 10 chiếc trở lên, thì đều do các tỉnh ấy cùng các cửa biển Cần Giờ, Đà Nẵng nên tâu riêng, đều phải đem ngày giờ các thuyền ấy ra cửa biển, lập tức làm tờ tâu cho ngựa trạm phát đưa vào tâu cho tin tức được nhanh chóng. Còn số thuyền đi ít, không nhiều như số thuyền kê trên, thì cho làm việc như thường” [56, tr.485]. Thậm chí năm 1848, dưới triều Tự Đức, “các thuyền vận tải việc xong dời ra bến khác để đợi thuận gió, cùng ngày nào ra cửa biển vượt biên, đều phải tư bộ, do lệ tối khẩn phát đi, để phòng xét hỏi, bất tất phải làm tập tâu” [56, tr.485]. Như vậy, nhìn chung việc tâu báo nhằm kiểm soát hoạt động tàu thuyền đều xuất phát từ các cửa biển với chức phận của Tấn thủ bởi đây là địa điểm giám sát trực tiếp nhất. 111 Khi thuyền công ra vào cửa biển (thuyền vận tải vật hạng của Nhà nước, thuyền công cán ra nước ngoài, thuyền tuần tra mặt biển), người trông coi cửa biển đều phải phái người và thuyền đến hộ dẫn. Tháng 6 năm 1837, Minh Mạng xuống Dụ cho bộ Công về việc thưởng, phạt người hộ dẫn: “khi thuyền công ra vào cửa biển, người trông coi cửa biển đều có phái người và thuyền đi hộ dẫn, cũng có khó nhọc một chút, chính phải chước định lệ thưởng để khuyến khích. Nay chuẩn cho bắt đầu tự năm nay, cửa biển Thuận An thì do Kinh doãn, hằng năm cứ tháng 6 và tháng 12 làm danh sách tâu lên mỗi kỳ một lần, còn các cửa biển Cần Giờ, Cửa Liêu, Đà Nẵng, sông Gianh, Thi Nại, Biện Sơn thì do quan tỉnh đến cuối năm tâu lên một lần, cứ các người trông coi canh giữ cửa biển, ai là người xuất lực hộ dẫn thuyền công được ổn thỏa, có sự thực rõ ràng, đều nói rõ ở trong tờ tâu, đợi Chỉ khen thưởng. Còn người nào lười biếng chậm trễ, làm nhỡ việc thì không phải hạn đến cuối năm, cho lâm thời tùy việc, chỉ tên hặc tội để trừng trị” [69, tr.107] * Tấn thủ có trách nhiệm báo hiệu các hoạt động ra vào cửa biển của thuyền bè bằng các tín hiệu: hiệu cờ, hiệu súng, hiệu đề. Trong quân chế, ngay từ triều Gia Long, Nhà nước đã ra lệ định về hiệu cờ, hiệu súng, hiệu đề trên các đài đồn biển không chỉ nhằm mục đích hướng dẫn thuyền bè đi biển được yên ổn mà còn để trấn yên miền biển1, giúp các lực lượng bố phòng nhận biết hiện trạng vùng cửa biển và cũng tỏ rõ uy thế của triều đình2 [54, tr.587]. Những quy định về hiệu cờ, hiệu súng, hiệu đề tập trung chủ yếu ở các pháo đài trọng yếu như Trấn Hải, Phòng Hải, Điện Hải. Đối với hiệu cờ, Nhà nước ra lệ 1 VÝ nh­ “khi thuyÒn c«ng s¾p söa vµo cöa biÓn ThuËn An, nÕu gÆp sãng giã kh«ng tiÖn vµo bÕn, th× ®µi TrÊn H¶i dù tr­íc kÐo cê ®á vµ b¾n 2 ph¸t sóng, khiÕn cho thuyÒn Êy nghe biÕt, tïy tiÖn ®i th¼ng” (lÖ ®Þnh n¨m 1819) [54, tr.587] trong khi ®iÒu kiÖn sãng n­íc æn tháa th× b¾n 3 tiÕng sóng. §èi víi c¸c thuyÒn bu«n ngo¹i quèc, Minh M¹ng cho ph¸c ra “b¶n vÏ hiÖu cê c¸c n­íc ngoµi chia cho cöa biÓn ThuËn An, cöa biÓn §µ N½ng vµ cöa ¶i H¶i V©n mçi n¬i ®Òu 1 bøc”, giao cho viªn quan ë cöa biÓn vµ cöa ¶i nhËn gi÷ ®Ó “nÕu cã thuyÒn n­íc ngoµi ®Õn ®Ëu ë cöa biÓn, th× lËp tøc ®èi chiÕu hiÖu cê ë thuyÒn vµ hiÖu cê ë trong b¶n vÏ, xem lµ hiÖu cê cña n­íc nµo, råi kÓ râ vµo trong tê t©u, l¹i vÏ riªng h×nh cê cña thuyÒn Êy vµo mét miÕng giÊy nép lªn bé ®Ò phßng khi chiÕu nghiÖm” (n¨m 1836) [54, tr.591]. 2 Minh Mạng khẳng định rõ trong Chỉ Dụ năm 1823 về mục đích của việc treo cờ là để “trông vào cho oai” [54, tr.587]. 112 định chặt chẽ về ý nghĩa truyền tin dựa vào màu sắc của cờ như màu vàng mang tính lễ nghi, trang nghiêm, màu đỏ thể hiện sự vui mừng chào đón,... Về hiệu súng, căn cứ vào tiếng súng lớn, súng nhỏ và số tiếng súng phát ra mà phân biệt các loại thuyền (thuyền công do Nhà nước phái đi vận tải vật hạng, thuyền công cán phái ra nước ngoài, thuyền buôn ngoại quốc và thuyền của giặc biển)1. Nhà nước cũng đặt ra những quy định nghiêm ngặt đối với biền binh và các viên quan chuyên trách công việc treo cờ, bắn súng. Năm 1830, Minh Mạng ra lệ định: “Về viên quan coi giữ đài Trấn Hải từ nay, phàm trên đài có những khoản nên treo cờ bắn súng, thì viên quan coi giữ ấy phải lưu tâm trông nom. Nếu vẫn đặt mình ra ngoài công việc, đến nỗi khi gặp việc có sự nhầm lẫn, thì ngoài những biền binh chuyên làm việc ấy đều phải trị tội đích đáng không kể, mà viên quan coi giữ cũng bị xử tội” [54, tr.589]. Dù đã có những Chỉ Dụ răn đe, trừng phạt nghiêm khắc nhưng vẫn có những sai phạm từ những viên quan chuyên trách và những vi phạm đó đều bị xử phạt nghiêm khắc, nhất là đối với hiệu lệnh cờ chào và súng chào khi thuyền buôn phương Tây đến: “lần này thuyền buôn Tây Dương đến cửa biển Đà Nẵng, họ bắn súng chào mừng chỉ là súng Trường, thế mà 2 thành An Hải và Điện Hải lại không biết cân nhắc nên chăng, lại dùng súng áo đỏ bắn đáp lại, đến nỗi tiếng súng lớn nhỏ không ngang nhau, thực là không đúng. Vậy viên chuyên quản hai thành ấy cho phạt một tháng lương, từ nay về sau các thuyền nước ngoài tới hải phận ấy, nếu không bắn súng lớn2, chỉ dùng súng điểu thương bắn chào mừng, cũng không cần trách lắm, chỉ là ở trên thành không cần bắn súng đáp lại” (năm 1835) [54, tr.590]. 1 Theo lệ định năm 1830 đối với đài thành Trấn Hải, các loại thuyền nhỏ chở được số lượng ít như thuyền Ô, thuyền Lê (thường dùng để chở biền binh hộ dẫn các đoàn thuyền vận tải có số lượng lớn) thì trấn đài chỉ treo cờ vàng mà không cần bắn súng, còn các thuyền lớn như thuyền bọc đồng, thuyền lớn 2 cột buồm đi việc công như vận tải, tuần biển dù là đi với số lượng nhiều hay ít thì trên đài treo cờ vàng và cũng chỉ bắn 3 tiếng súng lớn thôi. Đối với thuyền lớn đi việc công ra nước ngoài trở về dù là đoàn thuyền nhiều hay ít, trên đài lập tức treo cờ đỏ chúc mừng lên trên cờ vàng và bắn 3 tiếng súng lớn. Các hạng thuyền đi việc công về việc tuần tra bắt giặc ở các địa phương, hoặc đi vận tải của kho ở Gia Định, Bắc Thành, về đến ngoài cửa biển, thì trên đài treo cờ đỏ chào mừng và bắn 3 tiếng súng lớn”. Đối với “các hạng thuyền sai đi việc công ở trong Kinh và ngoài các tỉnh sắp sửa đến ngoài cửa biển, nếu gặp sóng gió không tiện vào cửa biển, thì trên đài lập tức treo cờ vuông màu lam, khiến cho các thuyền ấy biết trước, tùy tiện đi thẳng, cho khỏi trở ngại, về lệ treo cờ đỏ, bắn 2 tiếng súng từ trước kia thì cho đình chỉ” [54, tr.588­589]. 2 Nguyên văn là “đại pháo” 113 Còn về ban đêm, lệ treo cờ, bắn súng có sự khác biệt. Việc bắn súng được đình chỉ để tránh sự huyên náo và giữ sự yên bình nơi miền biển. Hiệu cờ được thay bằng một chiếc đèn lồng lớn, chu vi trên dưới 7, 8 thước, trong bọc giấy trắng, ngoài bọc vải the như một tín hiệu đường biển, giúp lái thuyền định được phương hướng và không bị nhầm lẫn vì màu cờ ban đêm thật khó quan sát và phân biệt. Những quy định chặt chẽ trên chứng tỏ triều Nguyễn rất chú trọng đến hoạt động báo hiệu, lưu thông tin tức nơi cửa biển bằng các tín hiệu. Tuy nhiên, những lệ định này không nhất quán mà thay đổi rất nhiều, nhiều lệ định chỉ được đặt ra trong một thời gian ngắn rồi bị bãi bỏ. 3.3.2.2. Cứu tuất thuyền biển gặp nạn Dưới triều Nguyễn, khi gặp thuyền bị nạn trên biển (thuyền buôn, thuyền quân, thuyền công cán khác), Tấn thủ chiểu theo lệ định mà có những hành động cụ thể nhằm cứu tuất thuyền bè. Đối với thuyền buôn nước ngoài bị bão gió đường biển, Nhà nước có những biện pháp cứu giúp như cấp tiền, gạo, cử thuyền đưa về nước để “tỏ ý thương xót người buôn bị nạn” [52, tr.264]. Trên cơ sở nhận thức “thương người bị nạn để rõ chính sách nhân từ. Vả đường biển gian hiểm, sóng gió khó lường, gần đây quan quân dân chúng, hoặc đi việc công, hoặc đi buôn bán, lội hiểm lặn sâu, đều là bất đắc dĩ cả, gián hoặc bỗng gặp nạn gió, người sống thì không nơi nương tựa, người chết không ai liệm bọc, xét soi thấy thế, rất đáng xót thương” [66, tr.43], các vua Nguyễn đã ra lệ định cho các cửa biển dự trữ tiền gạo để cấp phát cho người bị nạn phương xa. Nhiệm vụ cấp tuất đường biển được giao cho các Tấn thủ. Năm 1820, Minh Mạng xuống Dụ, cửa biển các thành dinh trấn “đều dự trữ tiền 100 quan, gạo 100 phương ở thủ sở cửa biển, khi có người bị nạn thì xem việc công hay việc tư, tuỳ bậc mà cấp” [66, tr.43]. Mức độ chẩn cấp cũng được phân theo thứ bậc. Những người do Nhà nước phái đi đường biển làm việc công, nếu là "cai đội, phó đội trở lên, mỗi người cấp tiền 4 quan gạo 1 phương; chánh đội trưởng, đội trưởng thì tiền 2 quan gạo 1 phương; người chết thì số tiền cấp gấp đôi. Binh lính thì tiền 1 quan gạo 1 phương; người chết thì tiền 3 quan. Nhân dân thì cấp 5 tiền và 15 bát gạo; người chết thì 2 quan tiền” [66, tr.43]. Đối với những người gặp sóng gió đường biển khi đang không làm nhiệm vụ thì “Cai đội, Phó đội trở lên, tiền 2 quan gạo 15 114 bát; người chết thì 3 quan tiền. Chánh Đội trưởng trở xuống đến quân dân thì 3 tiền 10 bát gạo; người chết thì 1 quan tiền” (năm 1820) [66, tr.43]. Đối với thuyền các nước gặp nạn trên phận biển Đại Nam, bên cạnh hoạt động cứu trợ về lương thực, Nhà nước còn giúp sửa chữa tàu thuyền, hỗ trợ trong việc đưa nạn dân về nước, nhất là đối với thuyền nước Thanh và Xiêm. Mức cứu trợ phụ thuộc vào mức độ hòa hiếu trong quan hệ bang giao giữa các nước với Đại Nam và phụ thuộc vào tính chính thống của đoàn thuyền (thuyền dân hay thuyền Nhà nước phái đi). Ví như thuyền nước Thanh và Xiêm được ưu ái hơn thuyền các nước phương Tây trong hoạt động cứu trợ. Trong đó thuyền quân được đối đãi hơn so với thuyền dân gặp nạn. Dưới triều Nguyễn, mục đích “thương người bị nạn để rõ chính sách nhân từ” của hoạt động cứu tuất thuyền gặp nạn được Minh Mạng khẳng định trong Chỉ Dụ năm 1820. Do đó, đối với những quan chức lợi dụng chức phận để trục lợi từ những thuyền gặp nạn, trái với mục đích nhân đạo, đều bị xử phạt nghiêm. Ví như năm 1822, thuyền bị nạn của nước Xiêm đậu vào hải phận phường An Hải (Quảng Ngãi), sau khi cấp tiền gạo cho các thuyền, trấn thần Nguyễn Văn Soạn, Lê Đường Anh “vì trái lệ bắt dân lặn vớt của cho họ, bị phạt 6 tháng bổng” [66, tr.193]. Dù cấp tuất là hoạt động nhân đạo song Nhà nước luôn cảnh giác trước âm mưu của những nước muốn lợi dụng hoạt động này để thực hiện mưu đồ thăm dò, nhòm ngó Đại Nam. Năm 1815, thuyền của sứ thần nước Xiêm sang nước Thanh nộp thuế cống gặp bão vào đậu ở phận biển Bình Định, khẩn xin đến Kinh chầu thăm. Gia Long ban thưởng cho đoàn sứ thần mỗi người 3 tháng lương, hộ tống đến Kinh rồi lại cấp thêm cho mỗi người 5 tháng lương và cho về. Sau đó, vua Xiêm cho sứ thần đến tạ ơn. Khi sứ giả về, tâu xin đi qua Nam Vang để thăm vua Phiên, rồi theo đường Châu Đốc, Hậu Giang mà về nước. Vua cho rằng “đi như thế là có ý nhòm ngó, không cho” [65, tr.900­901]. Bên cạnh mục đích nhân đạo, hoạt động cứu tuất đường biển đối với nạn dân cũng là một giải pháp hòa bình để đảm bảo sự yên ổn từ phía biển. Qua hoạt động này, Nhà nước thể hiện được tinh thần hòa hiếu, giao hảo trong mối quan hệ bang giao với các nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể kiểm soát chặt các nạn dân, ngăn ngừa vấn nạn như gây rối, thậm chí trở thành cướp biển khi vì mục đích sinh tồn, không còn gì trong tay mà không được cứu giúp. Điều này cũng lý giải vì sao khi 115 mối quan hệ giữa Đại Nam và Xiêm trở nên căng thẳng, triều Nguyễn lại có thái độ “lạnh nhạt” trong việc cứu giúp thương thuyền nước Thanh buôn bán ở Xiêm gặp bão bị trôi giạt. Đại Nam thực lục có chép sự kiện tháng 2 năm 1834, hơn 100 người bị giạt vào hải phận Vĩnh Long, thái độ của Minh Mạng với những nạn dân này cũng chỉ là: “Nước Xiêm bỏ tình giao hiếu sinh việc thù hằn, vô cớ gây hấn. Những người trong thuyền ấy ở nước Xiêm đã lâu, cũng như người Xiêm vậy. Huống chi người nhà Thanh quen làm trinh thám cho giặc Xiêm, đáng nên trị tội. Nhưng nghĩ đối với lũ tiểu nhân ấy, chẳng thèm nghiêm trách. Vậy sai áp giải đến Nam Vang, do đường bộ, lùa ra ngoài cõi” [68, tr.56­57]. Cứu tuất đường biển bên cạnh việc thể hiện tấm lòng nhân nghĩa, thương người bị nạn còn là một biểu hiện mong muốn duy trì sự yên ổn, hòa bình của người Việt. Tuy nhiên, không chỉ riêng Đại Nam, chính quyền phong kiến các nước trong khu vực cũng tiến hành hoạt động cứu trợ đường biển đối với những thuyền bị nạn của Đại Nam. Đại Nam thực lục không ít lần chép sự kiện các đoàn thuyền công cán của Đại Nam gặp gió bão trên biển, được các nước cứu trợ và trở về an toàn. 3.3.2.3. Thu thuế thuyền buôn và kiểm soát các hoạt động của tàu thuyền nước ngoài Cửa biển là cửa ngõ duy nhất để vào sâu trong đất liền bằng đường thủy, vừa hiểm yếu trong phòng thủ lại lý tưởng để thu lợi. Do đó, đây là nơi kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động xâm phạm từ phía biển. Thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá là cách thức khai thác dễ dàng nguồn lợi vị trí cửa biển và kiểm soát hoạt động của các đối tượng này. Ngay từ khi mới thành lập (năm 1802), triều Nguyễn đã ấn định thuế cảng/thuế cửa biển trong cả nước để khẳng định sự kiểm soát của mình trên toàn lãnh thổ (biển và đất liền). Đó là thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá của dân gian và thuế thuyền buôn của tàu thuyền nước ngoài. Hoạt động thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá của dân gian thực chất là hoạt động kiểm soát việc khai thác nguồn lợi biển của cứ dân, nhằm ngăn ngừa tệ nạn và giữ yên miền biển. Khi đó, Tấn thủ là người được chiểu theo luật mà thu thuế thuyền buôn theo kích thước thuyền và theo hàng hóa vận chuyển, thu thuế thuyền đánh bắt hải sản của dân gian (xin được trình bày cụ thể hơn ở phần 4.4.1.3 và 4.4.2.2 của chương 4). 116 Đối với thuyền buôn nước ngoài, theo quy định của Nhà nước, các tàu thuyền này đến Đại Nam buôn bán đều phải nộp nhiều khoản thuế. Ngay từ năm 1803, lệ thuế đã trở nên rõ ràng và chặt chẽ. Khi đó, lệ thu được dựa trên 3 cơ sở: thứ nhất, đối tượng tàu thuyền (thuyền buôn từ quốc gia hay từ các địa phương trong quốc gia đến buôn bán); thứ hai, theo bến cảng mà tàu thuyền cập bến; thứ ba, theo kích thước thuyền (được tính theo bề ngang của thân tàu, thuyền). Chính sách thuế thuyền buôn ngoại quốc dưới triều Nguyễn khá phức tạp, đòi hỏi người đảm trách nhiệm vụ thu thuế phải có sự phân biệt chính xác để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài nhiệm vụ thu thuế, các Tấn thủ còn chiểu theo luật pháp, kiểm soát chặt thuyền buôn ngoại quốc qua thủ tục xuất, nhập cảng và giám sát việc thực hiện lệ cấm của thuyền buôn để phòng ngừa mối tệ và tránh thất thoát nguồn thu. Đối với những thuyền đến Kinh thành buôn bán, năm 1824, Nhà nước quy định thủ tục nhập cảng theo trình tự: Khi thuyền buôn đến cửa biển, ty Thương bạc cử nhân viên đến đo khám thuyền, sau đó trình bày vào “sớ sách” để tâu lên vua. Quan cai tàu làm nhiệm vụ thu tiền thuế cảng và thuế hàng hoá. Số tiền đó được kê vào sổ sách để đến tháng 10 quan cai tàu làm thành 2 bản sổ Giáp, Ất dâng lên vua để xin đóng dấu kim bảo. Sau khi đóng dấu kim bảo, bản Giáp được giao cho bộ Hộ, bản Ất do quan cai tàu giữ. Số tiền thuế quan cai tàu nộp vào kho và nhận đơn để làm bằng. Đối với các tỉnh, thuyền buôn khi ra vào cảng, quan địa phương phải cử người “đi nhanh” tới hộ dẫn và khám đo kích thước, tra xét bài thuyền để thu thuế. Người coi giữ cửa biển có trách nhiệm thu tiền thuế, gồm thuế vào cảng, thuế hàng hoá, sau đó nộp cho quan địa phương để làm 3 bản sổ Giáp, Ất, Bính. Theo quy định năm 1812, đến tháng 10, quan địa phương nộp tiền thuế về kho Kinh; 3 bản sổ được dâng lên vua để đóng dấu kim bảo. Sau đó bản Giáp được giao bộ Hộ, bản Ất giao quan cai tàu, bản Bính đưa về địa phương. Cũng trong năm 1812, Nhà nước cho chia tiền lễ quan cai tàu làm 10 phần, 1 phần cấp cho quan cai tàu, chín phần lại hợp làm 7, trong đó 2 phần ban cho tả hữu cung tần, 2 phần cho võ ban và mệnh phụ1, 1 phần cho văn ban và mệnh phụ [52, tr.254]. Riêng thuyền buôn Tây dương, quy định năm 1835 ghi rõ: thuyền đỗ ở cửa biển Đà Nẵng, “ngoại trừ là chiến thuyền hoặc có sự thể nào khác, còn thì cho đồn ấy lập tức một mặt trình tâu, một mặt sức rõ cho tỉnh, tỉnh ấy xét lời báo, lại tiếp tục tâu 117 lên để tỏ ý thận trọng; ngoài ra là thuyền buôn tới đỗ, cho đồn Đà Nẵng hỏi rõ trình bày tâu lên và đem hàng hoá thuyền ấy khai riêng vào đơn, xong rồi đưa nộp kèm vào, rồi một mặt tư báo tới tỉnh, tỉnh ấy xét lời báo ở đồn, tư vào bộ để lưu chiểu” [52, tr.257]. Về việc kiểm soát thuỷ thủ và hành khách trên thuyền, năm 1805, Nhà nước quy định chủ thuyền phải kê khai đủ tên, họ, quê quán trong sổ, nộp cho quan địa phương. Đến ngày về, số người muốn ở lại, số người đáp thuyền tăng thêm lại được kê khai vào sổ. Trên cơ sở đó, hàng năm quan cai tàu đóng thành sách dâng nộp. Dưới triều Nguyễn, việc “chở trộm” cư dân Đại Nam ra nước ngoài bị nghiêm cấm. Do đó, kiểm soát thủy thủ và hành khách cũng là một cách để Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hoạt động bất hợp pháp này. Theo lệ định năm 1809, “thuyền Hà Tiên, Xiêm La tới buôn bán, hôm vào cảng quan sở tại sức chiếu giấy thông hành điểm nhân khẩu trong thuyền, đến hôm về như có chở trộm dân nước ta không kể trai gái già trẻ từ 1 người trở lên, bị người tố cáo thì theo luật kết tội thuyền chủ phải 100 trượng đồ 3 năm. Nếu người trong thuyền có tên nào chở trộm, cũng xử như thế, thuyền chủ phải 600 trượng, những người trong thuyền đều bị 50 roi, của cải nộp vào quan hết. Như người trong thuyền tố cáo ra thời của riêng được miễn, còn người khác tố cáo ra bán hết của cải hàng hoá trong thuyền đủ 100 quan sung thưởng cho, như của cải trong thuyền không đủ số thưởng, quan sở tại cho tiền kho ra đủ số để sung thưởng” [52, tr.261]. Bên cạnh đó, khi thuyền ra vào cửa biển, quan coi giữ cửa biển phải nghiêm xét các loại hàng cấm mà thuyền buôn không được phép đưa vào Đại Nam hoặc mang về nước. Theo quy định, các mặt hàng thuyền buôn không được phép đưa ra khỏi cửa biển chủ yếu là các loại hàng hóa quý như trầm hương, kỳ nam, gạo, muối, vàng bạc, tiền. Các mặt hàng cấm đưa vào chủ yếu là thuốc phiện và sách Tây dương. Năm 1839, Minh Mạng quy định thuyền nước Thanh tới buôn bán phải cam kết nếu “ẩn giấu các tạp hoá tầm thường, hoặc các hạng quý giá châu ngọc gấm vóc cam chịu chiếu lệ tính tang vật kết tội và đưa hàng hoá giấu giếm sung công. Nếu lại dám kèm mang thuốc phiện là của cấm cùng người lạ mặt, sách lạ1 cam chịu tội chết và đem hết thảy hàng hoá trong thuyền sung công không còn hối hận” [52, 1 Tức người Tây dương và sách vở Tây dương (sách đạo Thiên chúa) 118 tr.262]. Sau khi đã có cam kết mà vẫn khám xét ra thì không những người cất chứa bị trị tội mà phái viên tra xét không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị răn bảo, quan địa phương cũng bị nghiêm xét. Nếu thuyền buôn không vi phạm lệ cấm mà viên quan tra xét cùng người giữ đồn cố tình gây khó dễ thì đều bị trị tội nặng [52, tr.262­ 263]. Đó không chỉ là quy định đối với thuyền nước Thanh, thuyền buôn các nước cũng theo lệ định tháng 10 năm 1839 mà thi hành. Theo lệ định tháng 10 năm 1839, ngay khi thuyền buôn ngoại quốc đến cửa biển, Tấn thủ có trách nhiệm “chiểu theo lệ cũ thân mang theo lại lệ, xuống thuyền kiểm tra. Nếu là thuyền mới lần đầu trước hết nên hiểu thị những điều lệ cấm, cho họ được rõ. Nếu họ chịu mang ngay thuốc phiện ra nộp thì chuẩn cho miễn tội; nếu họ không chịu thú nộp thì lập tức cho cùng với những thuyền vẫn đến buôn cũng cam đoan thực nặng”. Lời cam đoan đó mang nội dung: “Nếu trong thuyền dám có mang theo thuốc phiện hay chứa giấu thuốc phiện ở đâu, hoặc thuê mượn hạng thuyền nào mang giúp thì cam chịu tội chết” [69, tr.585]. Các thuyền sau khi đã làm bản cam kết mà vẫn khám xét ra thuốc phiện thì không chỉ chủ thuyền, các lực lượng liên đới đều bị xét xử. Mức phạt không dựa vào mức độ quen thuộc một lần hay nhiều lần đến Đại Nam buôn bán mà phụ thuộc vào khối lượng thuốc phiện thuyền cất giấu. Những chủ thuyền cất chứa thuốc phiện dưới 1 cân trở sẽ bị xử “giảo giam hậu”, từ 1 cân trở lên thì bị “giảo lập quyết”. Thuyền và hàng hoá của can phạm đều tịch thu sung công. Thuyền chài, thuyền buôn trong nước nhận thuê chuyển thuốc phiện lên bờ, “cửa hiệu trong phố” nhận tiền thuê đem đi cất giấu đều bị xử cùng một mức với chủ thuyền, gia sản đều bị tịch thu. Người cùng thuyền biết mà không báo bị “đánh 100 trượng, đồ 3 năm” (mức xử giảm hơn so với chính phạm 2 bậc). Nếu người cùng thuyền vì “ăn tiền” mà không tố cáo thì “tính tang vật khép vào tội “uổng pháp”1 theo mức nặng nhẹ. Những người cáo giác đúng sự thực thì “tang vật không tới 1 cân trở xuống, thưởng 150 quan; 1 cân trở lên, thưởng 200 quan” [69, tr.585]. Thuyền công phái đi ngoại quốc, bất kể quan lại hay quân lính trên thuyền nếu mua giấu “thuốc phiện sống chín” mang về, số lượng dưới 1 cân, quan lại, quân lính sẽ bị xử “trảm giam hậu”, 1 cân trở lên bị xử “trảm lập quyết”, tài sản của kẻ can 1 Làm queo pháp luật 119 phạm bị tịch thu. Thuyền buôn, thuyền chài nhận tiền thuê chuyển thuốc phiện lên bờ, cửa hiệu trong phố nhận thuê chuyển thuốc phiện đi giấu đều đồng tội với chính phạm và cũng bị tịch thu gia sản. Người cùng thuyền biết mà không báo sẽ bị đánh 100 trượng, phát lưu 3.000 dặm (mức phạt kém chính phạm một bậc), nếu vì “ăn tiền” mà không báo sẽ bị tính số tang vật khép vào tội “uổng pháp” để xét xử. Những người cáo giác đúng sự thật sẽ được mức thưởng cao hơn so với tố giác thuyền buôn. Tang vật dưới 1 cân, người cáo giác được thưởng tiền 200 quan, 1 cân trở lên được thưởng 250 quan. Những người giữ chức phận thi hành nhiệm vụ mà sai phạm cũng bị nghiêm xử. Quan lại, lệ, dịch đồn cửa biển và quan khám xét do Kinh thành hay các tỉnh phái đi cố ý dung túng thì dù nhận tiền hay không nhận tiền hối lộ cũng đều bị xử cùng tội với kẻ phạm. Những quan lại bị tội không đến mức xử tử nhưng tính tang vật đến mức bị xử tử thì cũng bị xử theo mức nặng này. Đối với những “người tri tình mà để cho làm thì xử kém tội kẻ can phạm một bậc” [69, tr.586]. Trong trường hợp không khám xét ra do “sơ suất”, người khám xét sẽ bị “đánh 100 trượng, cách bỏ chức, việc”. Những người tận tâm kiểm xét, phát hiện thuốc phiện ở thuyền buôn được thưởng theo mức giảm một nửa so với số tiền thưởng của người cáo giác1, còn nếu là quan lại thì được thưởng tăng 2 cấp [69, tr.585­586]. Đối với những người “vu cáo người khác hút vụng thuốc phiện nấu bán, mang theo hay tàng trữ thuốc phiện, đều chiểu luật “vu cáo” giảm kém một bậc mà xét nghĩ; duy có vu cho người ta đến tội chết mà đã chót xử quyết rồi, thì phải tội phản toạ xử tội chết, không chuẩn cho được giảm bậc. Kẻ nào mượn cớ những điều nghiêm cấm mà khua gõ, sinh sự quấy nhiễu làm khổ thường dân thì chiểu lệ những kẻ côn đồ hung ác sinh sự nhiễu dân mà nghĩ xử đem đi đày, nếu nhân thế mà doạ nạt lừa dối người lấy tiền, thì tính theo tang vật, khép vào tội làm queo pháp luật theo mức nặng mà nghĩ xử. Trong trường hợp một người mà phạm nhiều tội kể trên thì sẽ bị xử theo tội nặng nhất, nếu các mức tội cùng ngang nhau thì xử theo một tội [69, tr.586]. Không chỉ có sự khác biệt trong thu thuế thuyền buôn mà trong các hoạt động kiểm soát khác, thái độ và chính sách của nhà Nguyễn cũng có sự phân biệt khá lớn 1 Tức là một nửa của mức thưởng 150 quan cho tang vật thuốc phiện dưới 1 cân và 200 quan cho 1 cân trở lên. 120 đối với thương nhân phương Tây và thương nhân phương Đông, nhất là thương nhân người Thanh. Các nước phương Đông như nước Thanh, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương quần đảo/Tân Gia Ba, Xiêm La là đối tượng buôn bán và trao đổi chính của triều Nguyễn, trong đó đáng kể nhất là thuyền buôn người Thanh. Trong quan hệ bang giao với Trung Hoa rộng lớn và hùng mạnh, từ lâu mối quan hệ từ phía Đại Việt đã là ngoại giao thần phục. Điều này chi phối rất lớn đến thái độ và cách ứng xử của những người đứng đầu Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với thương nhân Trung Hoa. Dưới triều Nguyễn, chính sách ngoại thương của Nhà nước giành cho thương nhân Trung Hoa mềm mỏng, thông thoáng hơn so với thương nhân của hầu hết các nước khác trong khu vực. Dưới triều Nguyễn, chính sách này cũng không ngoại lệ. Nhà nước cho phép thuyền buôn nước Thanh được vào tất cả các cửa biển, được lên bờ, tự do đi lại thông thương và lập phố buôn người Hoa. Tuy nhiên để phòng ngừa tệ gian, Nhà nước quy định chặt chẽ về việc thương nhân người Hoa đã lập phố buôn thì không được phép ra biển thông thương. Quan điểm này được Minh Mạng nhiều lần khẳng định và lý giải nguyên nhân: “cấm người Thanh không được ra biển thông thương, thực là lệ đặt ra để ngăn tệ, phòng gian”. Trong quan hệ buôn bán giữa Đại Nam với các nước Đông Nam Á biển và hải đảo, tuy Nhà nước chưa đặt quan hệ bang giao như với Trung Quốc nhưng việc trao đổi mua bán vẫn diễn ra theo hướng ngày càng thường xuyên hơn. Trong đó, các vua Nguyễn nghiêm cấm việc bán gạo theo đường biển cho các nước khác nhưng lại khuyến khích thuyền buôn các nước chở gạo đến bán, nhất là thuyền buôn Hạ Châu. Thương nhân Hạ Châu được Nhà nước tha giảm thuế rất nhiều khi đến bán gạo ở Hà Tiên. Hầu như không thấy trường hợp thuyền buôn các nước này bị khước từ, nhưng việc trao đổi của triều Nguyễn với nước này chiếm tỉ lệ không lớn [17, tr.57]. Đối với thuyền buôn và người Tây dương, chính sách thông thương và kiểm soát các hoạt động được quy định ngày càng chặt chẽ. Dưới triều Gia Long, chính sách của Nhà nước đối với thương nhân phương Tây khá thoáng mở bởi chính sách “trả ơn” của vua Gia Long. Tuy nhiên, do nhiều năm tiếp xúc và gắn bó với người Pháp, hơn ai hết, Gia Long cũng nhận thức rõ 121 những nguy cơ độc lập, chủ quyền của đất nước từ phía người Âu. Không những thế, sự bành trướng của phương Tây ở phương Đông thời kỳ này, nhất là sau khi Hồng Mao (nước Anh) chiếm Tân Gia Ba vào năm 1819, và việc các giáo sĩ Pháp đẩy mạnh truyền giáo càng khiến Gia Long lo ngại. Về hình thức, Nhà nước tiến hành các chính sách mang tính ngoại giao mềm mỏng song trên thực tế vị vua này đã bắt đầu và từng bước tìm cách thoát dần ảnh hưởng của người Pháp, cũng như có những mưu tính lâu dài cho sự ngăn chặn nguy cơ từ người phương Tây. Đến triều Minh Mạng, sự bành trướng của các nước phương Tây ở phương Đông ngày càng trắng trợn. Trong bối cảnh đó, Minh Mạng thực hiện những chính sách hạn chế quyền lợi và hoạt động thông thương của người Tây dương. Đó là việc quy định thuyền Tây dương chỉ được vào buôn bán ở 1 cửa biển duy nhất, cửa biển Đà Nẵng1, với điều kiện tuân theo pháp luật của Đại Nam. Người Tây dương tuyệt đối không được rời thuyền lên bờ đi lại buôn bán, không được lập phố buôn. Nhà nước coi đó là những việc làm “chu đáo” để “ngăn lấp từ khi mới chớm ra, đề phòng từ khi còn nhỏ mọn” [69, tr.829]. Ngay cả những người Tây dương theo thuyền nước Thanh đến buôn bán cũng không được tự do lên bờ đi lại như người Thanh mà phải ở lại thuyền cho đến khi thuyền nhổ neo. Dưới triều Nguyễn, trong gần hết quãng thời gian cai trị của mình, ở khía cạnh nào đó, Minh Mạng là vị vua đầu tiên có những động thái và biện pháp công khai để 1 Đà NẵNG VốN Là CửA BIểN đượC TRIềU đìNH TâY SơN CHú TRọNG Về PHòNG THủ, NHưNG Bị THẤT BạI TRướC SứC TẤN CôNG CủA QUâN độI NGUYễN ÁNH DO CáC TướNG NGUYễN VăN KHIêM Và OLIVER CHỉ HUY VàO NăM 1797. BởI VậY TRONG NHữNG NăM đầU TRIềU NGUYễN, CửA BIểN Đà NẵNG đượC CáC VUA GIA LONG Và MINH MạNG TăNG CườNG đồN LũY Và LựC LượNG PHòNG THủ. SáCH ĐạI NAM NHẤT THốNG CHí CHO BIếT: “TẤN BIểN Đà NẵNG: ở địA GIớI HAI HUYệN DIêN PHướC Và HòA VANG, Là CHỗ HAI DòNG SôNG CẩM Lệ Và VĩNH ĐIệN, CửA LạCH RộNG 105 TRượNG THủY TRIềU LêN SâU 5 THướC 5 TẤC. ĐầU đờI GIA LONG đặT MộT VIêN THủ NGữ, MộT VIêN HIệP THủ Và 17 NGườI THủ BINH; NăM MINH MạNG THứ 9 [1828] CẤP CHO NGựA TRạM, NăM THứ 17 (1836) đặT VọNG LâU ở TẤN Sở, CẤP CHO KíNH THIêN Lí để XEM XéT NGOàI BIểN” [73, TR.435]. THEO Đỗ BANG THì “Đà NẵNG GIữ Vị TRí CHIếN LượC CủA đẤT NướC Mà TRựC TIếP Là KINH đô HUế NêN TRIềU NGUYễN Có Sự đầU Tư đặC BIệT Về PHòNG THủ TạI CửA BIểN NàY Từ SớM THàNH MộT Hệ THốNG PHòNG THủ LIêN HOàN, QUY Mô KIêN Cố Từ đỉNH đèO HảI VâN đếN PHíA NAM CHâN đèO, BáN đảO SơN TRà Và DọC THEO HAI BêN Bờ SôNG HàN đI SâU VàO NộI địA Và MộT Số đIểM XUNG YếU TRONG THàNH PHố Đà NẵNG HIệN NAY” [8, TR.54]. 122 khép dần cánh cửa thông thương đường biển của đất nước, nhất là đối với thuyền buôn Tây dương. Tuy nhiên, đến năm cuối đời, Minh Mạng đã có sự thay đổi trong tư duy và cách nhìn nhận về việc tìm giải pháp ứng phó với người Tây dương và nguy cơ xâm lược từ phía họ. Năm 1839, sau khi cho đóng nhiều tàu viễn dương, vua Minh Mạng cử 3 chiếc tàu đi sang các thuộc địa của Hà Lan, Anh, Pháp ở Đông Nam Á, Nam Á để mua bán và xem xét tình hình thực tế nơi đây. Triều đình cũng cử Trần Viết Xương và Tôn Thất Thường phụ trách đoàn sứ đi Tây cùng hai thông ngôn tiếng Pháp và Anh sang châu Âu để mua hàng [64, tr.304]. Mua hàng chỉ là danh nghĩa, thực chất của chuyến đi là để “xem xét tình hình phát triển công nghệ và chủ động đặt quan hệ hợp tác thương mại, ngoại giao với hai nước Pháp và Anh” [8, tr.40]. Nhận thức về quan hệ ngoại thương với phương Tây của Minh Mạng lúc này đã có những chuyển biến bất ngờ. Từ chỗ không chấp nhận quan hệ buôn bán chính thức1 và quyết tâm đóng dần cánh cửa trước thương nhân phương Tây thì nay với trải nghiệm của gần hết quãng đời trị vì, vị vua này đã chủ động tìm cách đặt quan hệ hợp tác thương mại và cũng nhận ra rằng “đóng cửa” không thể ngăn cấm được thuyền buôn phương Tây đến Đại Nam. Khi đã không thể ngăn cấm được thì giải pháp tốt hơn nên là chủ động cử các đoàn thuyền sang các nước phương Tây để giao thương và kết hợp với học hỏi những thành tựu phát triển của công nghệ2. Quan điểm này được Minh Mạng khẳng định khi phủ nhận lời tâu xin “đóng cửa” đối với thuyền buôn phương Tây của Kiêm quản viện đô sát Vũ Đức Khuê: “Nếu bảo là thuyền công bất tất phái đi, để cho dứt thuyền họ không đến nữa, thì ta dẫu không đi, chắc đâu là thuyền họ không đến ư? Đã không thể chắc là thuyền họ không đến, thì ta lại sợ gì mà không đi” (tháng 10 năm 1840) [69, tr.829]. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của chuyến công cán sang Pháp, Anh không đạt được như mong muốn3 và khi đoàn sứ thần trở về nước thì vua Minh Mạng đã qua đời. 1 TứC QUAN Hệ BUôN BÁN Từ PHíA HAI NHà NướC. 2 TRONG THờI GIAN TRị Vì CủA MINH MạNG, HOạT độNG Cử CÁC PHÁI đOàN VượT BIểN SANG CÁC NướC, TRONG đó Có HOạT độNG TRAO đổI, BUôN BÁN, đã TồN TạI Từ đầU TRIềU NHưNG địA đIểM đếN MớI CHủ YếU Là CÁC NướC PHươNG ĐôNG. 3 THÁNG 11 NăM 1840, Sứ đOàN đếN PHÁP NHưNG DO ÁP LựC CủA HộI TRUYềN GIÁO NêN VUA LOUIS PHILLIPE Từ CHốI CUộC đóN TIếP. KHI đó, Dư LUậN ở PHÁP PHảN đốI 123 Năm 1839, nước Hồng Mao1 lấy cớ từ chính sách ức thương của nhà Thanh, phát động cuộc chiến tranh thuốc phiện. Bằng “sức mạnh công nghiệp và các khẩu trọng pháo”, cuối cùng các nước phương Tây đã “mở toang cánh cửa” Trung Hoa giữa thế kỷ XIX. Dấu mốc chiến tranh thuốc phiện chấn động khu vực trên đất Trung Hoa (1839­1842) trở thành bài học đắt giá cho nhà Nguyễn mà vị vua Nguyễn chịu tác động trực tiếp đầu tiên chính là Minh Mạng. Với tư cách là một nền văn minh sớm và lớn, một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại, tự bản thân văn minh Trung Hoa có một sức lan toả, ảnh hưởng mạnh mẽ, liên tục và lâu dài ở châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất. Cuộc chiến tranh thuốc phiện 1839­1842 là kết quả của cuộc tiếp xúc Đông ­ Tây, của sự va chạm, đụng độ quyết liệt giữa các nền văn minh (văn minh phương Tây và văn minh phương Đông) ở nửa đầu thế kỷ XIX. Cùng với sự thất bại của phong trào cải cách ở Trung Quốc sau đó, chiến tranh thuốc phiện đã làm sụp đổ thế giới Trung Hoa về mô hình chính trị. Thế nhưng, ngay trong “giờ phút cáo chung”, Trung Hoa vẫn kịp để lại cho các nước bài KịCH LIệT đOàN Sứ VIệT NAM Vì CHO Là TRIềU đìNH HUế đANG GIếT đạO, CHÁNH Sứ CHưA PHảI Là QUAN HàM NHị PHẩM (TRầN VIếT XươNG CHỉ Là LụC PHẩM) LạI KHôNG Có QUốC THư, QUốC Kỳ... ĐOàN Sứ THầN ĐạI NAM CHỉ đượC QUAN THượNG THư TIếP, đượC đI THăM MộT Số Cơ XưởNG CôNG NGHệ Và BINH KHí. Vì E Sợ KHôNG đượC AN TOàN NêN đOàN Sứ THầN NHà NGUYễN XUốNG TàU SANG NướC ANH để TIếP TụC CHUYếN CôNG CÁN ở PHươNG TâY [8, TR.40]. 1 TứC NướC ANH CÁT LợI, HAY NướC ANH NGàY NAY. TUY NHIêN, TRONG Sự KIệN đượC ĐạI NAM THựC LụC CHéP VàO NăM 1803 THì NướC HồNG MAO TRONG TRườNG HợP NàY LạI Là NướC HOA Kỳ (Mỹ) Mà KHôNG PHảI NướC ANH: “HồNG MAO SAI Sứ đếN HIếN PHươNG VậT, DâNG BIểU XIN LậP PHố BUôN ở TRà SơN DINH QUảNG NAM. Vua nói rằng: “Hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được”. Không cho. Sai trả vật lại Mà bảo về” [65, tr.546]. Theo lý giải của Đỗ BANG TRONG Hệ THốNG PHòNG THủ MIềN TRUNG DướI TRIềU NGUYễN thì sự kiện này xảy ra vào tháng 5 Âm lịch, tương ứng với sự kiện TàU FAME CủA HOA Kỳ DO JEREMIAH BRIGGS CHỉ HUY đếN Đà NẵNG MUốN đặT QUAN Hệ CHíNH THứC VớI TRIềU đìNH HUế NHưNG KHôNG đượC VUA GIA LONG TIếP đóN. Sự KIệN TàU FAME đếN VIệT NAM từ ngày 21­5 đến 10­6­1803 đã được Robert Hopkins Miller công bố trong The United States and Vietnam 1787-1941 (Robert Hopkins Miller, The United States and Vietnam 1787-1941, National Defence Press. Washinton DC, 1990, tr.3­4). Trên cơ sở phân tích đó, Đỗ Bang đã chú giải Hồng Mao trong sự kiện năm 1803 là Hoa Kỳ mà không phải Anh và cho rằng “bấy lâu giới nghiên cứu Việt Nam cho rằng Hồng Mao là nước Anh là không chính xác” [8, tr.36]. 124 học lịch sử đắt giá về việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và áp lực của văn minh phương Tây, bài học về cách thức giải quyết những thách thức độc lập, chủ quyền từ phía biển, trong đó có bài học về “đóng cửa” đất nước trước phương Tây của nhà Thanh. Đây cũng là lúc sau bao năm nằm trong “thế giới Hoa hoá” mỗi nước có thời cơ để tự lựa chọn cho mình con đường đi riêng ngoài “thế giới Trung Hoa”. Sự thức tỉnh với cái nhìn hướng biển của Minh Mạng vào những năm cuối cuộc đời phải chăng cũng chính là sự thức tỉnh và sự khẳng định con đường đi riêng ngoài “con đường Trung Hoa”, nhất là về vấn đề “đóng cửa” đất nước từ phía biển, của vị vua tài giỏi và bản lĩnh này. Chỉ tiếc rằng ông đã qua đời khi ước vọng đó còn chưa thành hiện thực! Và cũng tiếc rằng, trong bối cảnh các nước phương Tây ngày càng có nhiều hành động quân sự tráo trợn trên vùng biển Đại Nam những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ XIX, triều vua kế vị đã không tiếp nối được những chuyển biến về mặt nhận thức cuối triều Minh Mạng mà quay trở lại chính sách “đóng cửa” trước phương Tây. Những năm đầu triều Thiệu Trị, Nhà nước có nhiều cố gắng trong việc thể hiện “thiện chí” với người phương Tây để giảm thiểu những xung đột. Năm 1843 nghe tin giáo sĩ Pháp bị giam tại Huế, thiếu tá Favin Lvêque chỉ huy tàu chiến Pháp Héroine dù không có quốc thư nhưng vẫn đến Đà Nẵng đề nghị xin tha cho các giáo sĩ. Kết quả cuối cùng là cả 5 giáo sĩ đều được thả [8, tr.40]. Đến năm 1845, Giám mục Lefèvre bị kết án tử hình đang bị giam tại Huế viết thư cho thuyền trưởng Percival của tàu Costitution (Hoa Kỳ). Percival chuyển lá thư đó đến tay vị chỉ huy trưởng của hạm đội Pháp là Cécille. Cécille viết thư đề nghị triều đình Huế xin tha cũng được Thiệu Trị chấp nhận. Dù đã có những cố gắng và nhân nhượng đó nhưng một loạt sự kiện gây hấn ngày càng tráo trợn của thuyền Tây phương vào những năm cuối triều Thiệu Trị đã khiến cho triều đình quyết tâm đóng hoàn toàn cánh cửa đất nước trước thương nhân phương Tây để bảo vệ nền độc lập và ngôi vị vương triều. Những sự kiện này đã được thể hiện rõ qua ghi chép của Đại Nam thực lục trong khoảng thời gian này. Trước hết là sự kiện tháng 1 năm 1847, một chiếc thuyền Tây dương gồm 16 người đến đậu tại phận biển tỉnh Khánh Hoà. Thự án sát Nguyễn Hàm Ninh mới đến nhận chức nơi đây đã tự ý gọi họ lên bờ và cho một thanh đoản kiếm. Sau đó, Nguyễn Hàm Ninh lại cùng Thự phó vệ uý Vũ Thành, Tri huyện huyện Vĩnh Xương 125 là Hoàng Minh dẫn hơn 20 biền binh xuống thuyền Tây dương. Tất cả đều bị người Tây dương trói lại, đòi tiền bạc và “làm khổ nhục”. Nguyễn Hàm Ninh nhảy xuống biển tự tử nhưng được người Tây dương cứu sống để yêu sách, sau hơn 10 ngày yêu sách không được mới thả cho về. Thuyền Tây dương lại “giương buồm mà đi” [70, tr.963]. Sự việc này đã khiến Thiệu Trị rất tức giận vì Nguyễn Hàm Ninh đã làm tổn hại quốc thể. Đến tháng 2 năm đó, hai chiếc thuyền quân của Phật Lan Tây (Pháp) đến đậu ở cửa biển Đà Nẵng, 6 đạo trưởng của thuyền “ngang nhiên” đeo chữ thập đi lại ở cửa biển. Quan tỉnh Quảng Nam xét thấy thái độ kiêu ngạo của họ đã “phi tấu” sự việc lên vua Thiệu Trị. Thế nhưng sau đó, “bọn Tây dương lại càng rông càn, ngày thường lên bờ, đi lại chỗ làng xóm. Những người nước ta vẫn theo tả đạo, phần nhiều đi lại nom dòm, thông tin tức kín. Những thuyền quân đi tuần biển bị chúng bắt giữ lại ở cửa biển. Có 5 chiếc thuyền bọc đồng ở Kinh phái đi Nam (Kim Ưng, Phấn Bằng, Linh Phượng, Thọ Hạc, Vân Bằng) chưa ra biển, còn đậu lại ở vụng Trà Sơn cùng đối diện với thuyền Tây dương, cũng bị chúng sấn đến cướp lấy buồm thuyền và dây buộc thuyền” [70, tr.975]. Đến tháng 3 năm 1847, thuyền Tây dương bắn vỡ đắm 5 chiếc thuyền đồng “ở Kinh chạy đến ngoài biển”1 gây thiệt hại rất nhiều về người, tàu thuyền và binh khí. Trước những hành động ngông cuồng đó, Thiệu Trị đã xuống Dụ cho các địa phương: “Nước Phật Lan Tây mọi rợ, ngông cuồng, tội không đáng khoan xá, nếu chúng lại đến không cứ là thuyền buôn hay thuyền quân, các phận cửa biển nơi sở tại lập tức phải đuổi đi, không được cho chúng bỏ neo” (tháng 4 năm 1847) [70, tr.1003]. Đó là sự khởi đầu cho một chính sách “bế quan toả cảng” đầy thủ cựu dưới triều Tự Đức. Tự Đức không chỉ đóng cửa với thuyền buôn phương Tây mà ngay cả hoạt động ngoại thương Nhà nước sôi động của triều Minh Mạng và Thiệu Trị trước đó cũng bị ngưng trệ. Qua đó cho thấy sự bành trướng của các nước phương Tây, tư tưởng Nho giáo thủ cựu của bộ phận vua quan nhà Nguyễn đã làm nên chính sách 1 TRONG LầN đÁNH BẤT NGờ NàY CủA PHÁP, LãNH BINH NGUYễN ĐứC CHUNG, HIệP QUảN Lí ĐIểN Bị CHếT TRậN, BIềN BINH CHếT HơN 40 NGườI, Bị THươNG HơN 90 NGườI,104 NGườI MẤT TíCH. SúNG Và KHí GIớI CHìM đắM RẤT NHIềU (10 Cỗ SúNG CHU Y BằNG GANG, 3 Cỗ SúNG CHẤN HảI BằNG GANG, 15 Cỗ SúNG QUÁ SơN BằNG đồNG, CÁC KHí GIớI CHìM MẤT RẤT NHIềU). NGàY HôM SAU THUYềN TâY DươNG GIươNG BUồM CHạY đI Mà “KHôNG Có MộT NGườI NàO đUổI THEO!” [70, TR.984]. 126 khép cửa từng bước và cuối cùng là đóng hẳn cánh cửa đất nước trước phương Tây như một biện pháp thu mình phòng thủ của vua quan nhà Nguyễn. 3.4. Tăng cường phòng bị đối với người Tây dương trước nguy cơ xâm lược (1847-1858) Khi thời bình, hoạt động đảm bảo an ninh ­ phòng thủ biển chủ yếu tập trung vào việc duy trì sự yên ổn, hòa bình và sự phòng bị cho những lúc hữu sự. Đến thời chiến, hoạt động quốc phòng được tập trung và đẩy lên vị trí hàng đầu với những hoạt động quân sự. Công tác chuẩn bị thời bình như xây dựng thủy quân, tấn bảo, pháo đài, thuyền bè, vũ khí,… nếu được thực hiện tốt sẽ là một bước chuẩn bị quan trọng, vững chắc cho thời chiến. Năm 1847 đánh dấu sự thay đổi trong thái độ và hành động của người Tây dương (nhất là người Pháp) và của triều đình Huế trong khoảng thời gian từ năm 1802 ­ 1858. Động thái quân sự của cả hai bên đều trở nên quyết liệt, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang được châm ngòi. Đến thời điểm này, người Pháp bộc lộ mưu đồ xâm chiếm Đại Nam bằng một loạt hành động quân sự quấy rối công khai trên vùng biển Đại Nam. Những hành động đó vừa là sự thăm dò phản ứng và thực lực nhà Nguyễn vừa là sự gây rối để tạo ra cái cớ hợp thức của chiến tranh. Về phía Đại Nam, chính sách an ninh ­ quốc phòng biển lúc này đã nghiêng hẳn về quốc phòng và chuyển từ thời bình sang thời kỳ báo động của nguy cơ chiến tranh. Pháp nổ súng vào cảng Đà Nẵng năm 1858 chính thức tuyên bố cuộc chiến tranh xâm lược Đại Nam là kết quả trực tiếp, kết quả bề nổi của một chuỗi những sự kiện căng thẳng mà Pháp chủ định gây hấn từ năm 1847 nhưng gặp phải chính sách phòng thủ biển “cứng rắn” của nhà Nguyễn. Chính vì vậy, sự kiện gây hấn của người Tây dương năm 1847 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự chuyển biến của chính sách an ninh ­ phòng thủ biển từ năm 1802 đến năm 1858. Với lý do đó, luận văn chọn dấu mốc 1847 như là dấu mốc đánh dấu sự tăng cường công tác phòng thủ quân sự trước nguy cơ chiến sự. Vào đầu năm 1847, trước động thái của các nước phương Tây, nhà Nguyễn tăng cường thắt chặt phòng thủ dọc cửa biển cả nước. Theo Thiệu Trị, việc tăng cường phòng thủ các cửa biển là vì “nếu bọn Nhung Địch1 quả sinh bụng dạ gì, thì 1 CÁC NướC PHươNG TâY. 127 tỉnh Gia Định và Hải Phòng cũng là chỗ quan yếu, không riêng Đà Nẵng mà thôi!” (tháng 3 năm 1847) [70, tr.985]. Tuy nhiên, trong số các cửa biển quan trọng, cửa biển Đà Nẵng vẫn là cứ điểm trọng yếu nhất. Thứ nhất, Nhà nước tăng cường lực lượng đảm trách phòng thủ vùng cửa biển bằng cách đặt thêm các chức quan quan trọng trấn thủ nơi cửa biển. Trước năm 1847, theo quan chế, hai tỉnh Quảng Nam ­ Quảng Ngãi chỉ được đặt một chức Tuần phủ kiêm lĩnh Bố chính. Đến tháng 2 năm 1847, bị động đối phó với tình huống gây hấn bất ngờ tại cửa biển Đà Nẵng của hai chiếc quân thuyền Pháp, Thiệu Trị phong Nguyễn Bá Nghi chức Quyền lĩnh Bố chính tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Nghĩa Thịnh Quyền lĩnh Phó lãnh binh tỉnh Quảng Nam, Mai Điền bổ thụ Phó vệ uý vệ Nhị Hữu bảo ở Hữu quân, Phạm Dũng thăng thụ Thành thủ uý và làm Hiệp quản vệ Nhị Hữu bảo ở Hữu quân. Tất cả cùng theo theo Mai Công Ngôn lập tức đến đóng ở cửa biển Đà Nẵng để phòng thủ. Vũ Khoa được thăng thụ Thành thủ uý sung Hiệp quản vệ Cẩm y, cùng với Phó vệ uý Ngô Khánh theo Nguyễn Bá Nghi lập tức đến tỉnh Quảng Nam để phòng thủ (tháng 2 năm 1847) [70, tr.975­976]. Đến tháng 3 năm 1847, cũng do tình thế phức tạp và căng thẳng sau sự kiện tàu Tây Dương bắn chìm 5 thuyền chiến của nhà Nguyễn, Thiệu Trị cho “[bỏ] bớt chức danh Tuần phủ, đổi đặt chức Tổng đốc Nam - Ngãi, chức Bố chính Quảng Nam đều một viên. Phàm những công việc về biên cương và mặt biển thì Tổng đốc hội đồng với Bố chính, Lãnh binh hết lòng trù tính mà làm; còn tập tấu thì chuyển dùng ấn quan phòng Tổng đốc, các viên Bố chính, Lãnh binh đều ký tên ở bên dưới Tổng đốc. Còn tất cả các việc trong tỉnh đều chiếu theo lễ cũ thi hành” [66, tr.989]. Theo Chỉ Dụ đó, Mai Công Ngôn được phong giữ chức Tổng đốc Nam - Ngãi, Đào Trí Phú phong Bố chính Quảng Nam, Mai Điền phong hàm Lãnh binh tỉnh Quảng Nam để “quản chiếu thành đài quân Thuỷ sư và công việc đồn cửa Đà Nẵng” [70, tr.989]. Dưới triều Tự Đức, chức quan Khâm phái trấn dương được giao cho Đào Trí Phú, Mai Công Ngôn quản trách, chuyên lo việc giao thiệp và phòng bị trước người Tây dương [71, tr.485]. Theo lệ cũ, tỉnh Quảng Nam chỉ được đặt một viên Lãnh binh và một viên Phó lãnh binh (Phó lãnh binh trú phòng ở tỉnh thành, Lãnh binh trú phòng ở cửa biển Đà Nẵng). Đến tháng 3 năm 1847, vì “việc ở cửa biển rất nhiều” nên nhà Nguyễn cho đặt thêm một Lãnh binh Thủy sư Quảng Nam “chuyên coi công việc ở thành An 128 Hải, và pháo đài Phòng Hải” [66, tr.998]. Chức Lãnh binh trước kia vẫn được giữ nguyên và có chức phận “chuyên coi công việc ở thành Điện Hải, pháo đài Định Hải và cửa biển Đà Nẵng” [70, tr.998]. Thứ hai, Nhà nước tăng cường lực lượng quân binh bố phòng cửa biển. Tháng 2 năm 1847, ngay khi nhận được tin cấp báo thuyền Pháp gây hấn ở cửa biển Đà Nẵng, Thiệu Trị đã xuống Dụ cho Đô thống Hữu quân Mai Công Ngôn, Tham tri bộ Hộ Đào Trí Phú đem biền binh 3 vệ Vũ Lâm, Hổ Oai, Hùng Nhuệ đến ngay cửa biển, “từ Tuần phủ trở xuống đều phải nghe lệnh điều khiển của Mai Công Ngôn” [70, tr. 975­976]. Dưới triều Tự Đức, ngay sau khi lên ngôi, Tự Đức đã cho thực hiện chính sách luân phiên thay đổi lực lượng canh giữ tấn phận Đà Nẵng theo định kỳ 6 tháng, giúp tránh tình trạng mệt mỏi, không đảm bảo được yêu cầu canh phòng vì công việc vất vả nơi cửa biển: “Tấn Đà Nẵng lệ trước phái lấy 50 lính pháo thủ ở vệ Hộ Vệ, Cảnh Tất và doanh Thần Cơ cùng 40 lính pháo thủ thuộc tỉnh; định làm 6 tháng 1 lần thay đổi và lấy tháng 5 và tháng 11 làm kỳ thay phiên” (năm 1848) [53, tr.666]. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng không ngừng bổ sung quân số cho cửa biển ở Thừa Thiên và Đà Nẵng. Ví như năm 1856, Tự Đức cho phái thêm “một viên Hiệp quản dinh Thần cơ và 50 tên biền binh, 10 tên pháo thủ đến ngay thành Trấn Hải, hiệp cùng quan quân phái đi trước để nghiêm thêm việc phòng bị” [71, tr.467]. Để động viên quân lính tập trung sức lực và tinh thần cho việc phòng thủ, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khích lệ tinh thần quân sĩ. Tháng 4 năm 1847, Thiệu Trị xuống Dụ cho lực lượng xây dựng 7 đồn Trấn Dương ở Quảng Nam: “từ Lãnh binh, Quản vệ, Quản cơ đến phủ huyện và biền binh, ai phải đóng lâu để làm việc, đều thưởng trước một tháng lương bằng tiền” [70, tr.1002]. Đến triều Tự Đức, Nhà nước “tha thuế thân, thuế đầu quan cho các phu lệ thuộc ở cửa biển Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam (vì ở ven biển không có ruộng đất, lại đài đệ bận nhiều, cũng như phu trạm không khác gì). Các cửa biển nào có những phu tương tự như thế, rồi cũng tha cho cả” (tháng 3, năm 1848) [71, tr.61]. Thứ ba, Nhà nước tăng cường trang bị vũ khí, xây dựng và củng cố các cơ sở bố phòng cửa biển. Tháng 2 năm 1847, cùng với việc đặt thêm các chức quan quan trọng trấn thủ cửa biển Đà Nẵng và phái thêm quân binh bố phòng cửa biển nơi đây, Thiệu Trị gấp 129 rút cho Chưởng vệ Thuỷ sư Phạm Xích, Lang trung bộ Binh Vũ Duy Ninh “quản lĩnh 4 chiếc thuyền đồng chạy đến ngay phận bể Trà Sơn, để xa làm thanh ứng” (tháng 2 năm 1847) [70, tr.975­976]. Đến tháng 4 năm 1847, Thiệu Trị xuống Dụ cho quan tỉnh Quảng Nam xem xét hình thế vụng Trà Sơn “chỗ nào nên dựng pháo đài, luỹ đài đặt cỗ súng, mà có thể chế ngự được bọn Tây dương thì nhất nhất vẽ thành bản đồ, nói cho minh bạch, dán kín lại” [70, tr.989­990] và “đặt thêm nữ tường ở đài thành”, “lại ở tả hữu nơi Diên Chuỷ và Trà Sơn, xây dựng 7 đồn (…). Đồn xây dựng xong từ đồn thứ 1 đến đồn thứ 7 kéo liền đặt tên là đồn Trấn Dương” [70, tr.1002]. Đối với tỉnh thành Gia Định, vì “là một trấn lớn ở Nam kỳ, xa tiếp với cương giới nước Mên, gần tới biển lớn; các cửa biển nơi ngã ba như Cần Giờ, Phú Mỹ, càng là quan yếu” nên “quan tỉnh phải nên xét rõ hình thế, đặt thêm đài thành, chia đặt các thứ súng lớn, để nghiên cứu dự bị” [66, tr.1003]. Bên cạnh đó, nhà Nguyễn cũng nhận thấy “nước nhà ta bờ cõi rất rộng, các hạt trở vào Nam, đất liền với biển lớn. Các cửa biển lớn như Đà Nẵng, Thi Nại, Cần Giờ đều là nơi trọng địa quan yếu”. Do đó, Nhà nước cho “đúc thêm thứ súng hạng lớn: 9 khẩu bằng đồng, 9 khẩu bằng gang. Lại sẽ đúc 3 khẩu súng đồng thượng hạng, chia ra để ở các đồn ở mặt biển, truyền để lâu dài, để vững vàng việc phòng thủ ở mặt biển mà nghiên cứu võ bị” [70, tr.1002­1003]. Dưới triều Tự Đức, tháng 3 năm 1848, nhà Nguyễn cho thí nghiệm 9 cỗ súng đồng lớn Thần oai phục viễn đại tướng quân được đúc vào năm 1847. Trong số đó có 6 cỗ súng bị phá vỡ, từ cỗ súng thứ 4 đến thứ 9. Vì vậy, tất cả các cỗ súng được “cưa bớt đi” và được sắc phong Trấn Hải đại tướng quân khắc vào thân súng. Cửa biển Đà Nẵng được giao giữ 3 cỗ súng đánh số từ 1 đến 3; thành Trấn Hải giữ cỗ súng thứ 4 và 5 để trấn yên miền biển; 4 cỗ súng còn lại lưu ở xưởng để coi giữ [71, tr. 56­57]. Mặc dù đẩy mạnh việc tăng cường kiểm soát và thắt chặt phòng bị đối với thuyền Tây dương song nhà Nguyễn vẫn giữ một chính sách ứng phó mềm dẻo, linh hoạt, “tuỳ cơ ứng biến, không nên tự gây hấn ra trước, cũng không nên một chiều co lùi” [71, tr.36]. Thứ tư, đình chỉ hoạt động giao thương với người Tây dương. Bên cạnh hoạt động trao đổi hàng hóa với thuyền buôn Tây dương đến Đại Nam buôn bán, dưới triều Nguyễn, nhất là triều Gia Long và Minh Mạng, Nhà nước 130 còn trực tiếp cử các đoàn sứ thần sang Tây dương mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức thông thương này chỉ là phụ và luôn gắn liền với các hoạt động công cán khác như ngoại giao, diễn tập đường biển, đi xem phong tục tập quán các nước, thăm dò tin tức. Hàng hoá Nhà nước mua về chủ yếu là các mặt hàng quân sự và những nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan, hoàng tộc. Ở một mức độ nhất định, một số mặt hàng Nhà nước trao đổi về cũng giúp bù lấp phần nào thiếu hụt cho Kho Nhà nước khi nguồn hàng trong nước không đủ, nhất là những mặt hàng như gang, sắt, kẽm, hay các loại vũ khí. Đó là chưa kể nguồn lợi thuế Nhà nước thu được từ thuyền buôn phương Tây. Điều này cũng phần nào lý giải cho việc trước những mối lợi ấy, bản thân các vua Nguyễn trong chốc lát thật khó mà dứt bỏ được. Vì vậy, sau những hoạt động gây hấn của người Tây dương vào đầu năm 1847, một số quan đại thần đã tâu xin "đình chỉ ngay đường ra biển” để phòng ngừa nguy cơ. Thế nhưng, lúc đầu, biện pháp này đã không được Thiệu Trị chấp thuận. Tháng 4, năm 1847, Tổng đốc Sơn ­ Hưng ­ Tuyên Nguyễn Đăng Giai dâng sớ tâu xin: “Người Tây dương phần nhiều gian giảo, đem tà giáo mê hoặc người ta. Nay việc Đà Nẵng đã như thế, xin từ nay, những thuyền công phái ra ngoài biển đều nên đình chỉ. Đạo trưởng Gia tô nếu bị bắt để xét xử thì nhất thiết theo pháp luật xử trí, không thể khoan túng cho chút nào”. Câu trả lời mà Nguyễn Đăng Giai nhận được chỉ là: “Nói như thế cũng có lý, chỉ có về việc Đà Nẵng mà vội đình chỉ ngay đường ra biển thì chưa khỏi tỏ ra là yếu thế. Huống chi Gia tô là tà đạo, làm mê hoặc [lòng người] đã sâu, cốt phải nhiều phương diện mở bảo, cứ từ từ để mặc kệ chúng, để cho làm điều lành, đổi điều lỗi. Nếu nhất khái vội gia ngay hình pháp, chẳng hầu như thêm việc ra ư?” [70, tr.1003]. Đối với thuyền buôn phương Tây, tháng 4 năm 1847, Thiệu Trị ra Chỉ Dụ thuyền Phật Lan Tây (Pháp) “không cứ là thuyền buôn hay thuyền quân, các phận cửa biển nơi sở tại lập tức phải đuổi đi, không được cho chúng bỏ neo” (tháng 4 năm 1847) [70, tr.1003]. Đến triều Tự Đức, khi các nước phương Tây lộ rõ mưu đồ chính trị, triều đình đã tiến hành nhiều biện pháp mạnh mẽ để “đóng cửa” ngoại thương với phương Tây. Thời mới lên ngôi, Tự Đức sai Đào Trí Phú gửi mua hàng hoá Tây dương, đặt hàng lái buôn người Tây phương tên là E Đoa. Đến tháng 7 năm 1848, thương nhân 131 này đúng hẹn chở hàng hoá đến, trị giá 166.267 thuẫn1. Các quan ở 6 bộ là Trương Đăng Quế, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Thiếp, Nguyễn Đăng Giai, Phan Thanh Giản dâng sớ khẩn thiết can ngăn, xin lấy việc thôi buôn bán với thuyền E Đoa là việc làm bắt đầu để “dứt sự nhòm ngó của nước khác” và cho “vững mạnh gốc nước mà yên nơi bờ biển”. Do đó, thuyền hàng của E Đoa bị trả lại và Tự Đức cũng “sai bộ Hộ lập tức tư phát đi và bảo khắp các đình thần cho biết sự lầm lỗi của mình” (tháng 8 năm 1848) [71, tr.87­88]. Việc cử phái viên sang mạn Đông (gồm cả việc phái đi biển sang các nước và đặt mua hàng) cũng được Tự Đức cho “đình chỉ mãi mãi” vào năm 1848 [71, tr. 64; tr.72]. Với những biện pháp tăng cường bố phòng cho các cửa biển (nhất là cửa biển Đà Nẵng) trước hoạt động gây hấn của quân thuyền Pháp, công tác phòng thủ cửa biển đạt được những kết quả nhất định. Ngay sau khi đến đảm trách công tác bố phòng tại cửa biển Đà Nẵng, Mai Công Ngôn “bố trí quân thuỷ, quân lục để làm cái thế dựa nhau. Quân dung rất lộng lẫy. Người Tây dương chực muốn lên bờ, bị biền binh ở thuyền Phấn Bằng ngăn lại; người Tây dương biết là không có thể xâm phạm được, lại về chỗ đỗ thuyền trước. Vua khen là biết làm cơ ứng biến, thưởng cho viên Quản đốc ở thuyền 1 đồng kim tiền Tam thọ, các Suất đội mỗi người 1 đồng ngân tiền Song long hạng lớn, biền binh 100 quan tiền” [71, tr.983]. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động bố phòng vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Theo Thiệu Trị thì sự thất bại của quan quân canh phòng cửa biển trong việc 5 tàu đồng bị người Tây dương bắn vỡ đắm là do: “bọn Công Ngôn không nghiêm quân luật để đến tiết lộ quân cơ2, là một tội; sau khi đã lỡ việc, không đốc thúc quan quân hết sức mà đánh, dùng các súng to ở thành đài, đánh dữ giết giặc để giãi lòng 1 THUẫN: Là đơN Vị TIềN Hà­LAN, MỗI THUẫN HơN MộT TIêN - LINH (SHILLING) 7 BIệN - Sĩ (PENNY) 2 THEO GHI CHéP TRONG ĐạI NAM THựC LụC THì “BọN CôNG NGôN MặT NGOàI THâN THIệN VớI NGườI TâY DươNG [NHưNG Bề TRONG] MậT LệNH CHO CÁC QUâN địNH NGàY HộI đÁNH. Có 1 tên tiểu biền Vũ Văn Điểm bị bọn Tây dương bắt được. Chúng tìm được bản ước thúc của quân cơ, vì thế hiểu ngầm tình trạng trong quân thứ. Gặp ngay thuyền ở Kinh chạy đến ngoài biển, người Tây dương đến ngay chỗ quân Đào Trí Phú, giả cách xin hoà, Trí Phú cũng tin, đóng quân không hành động gì. Đến ngày hôm sau, giờ Ngọ, bọn Tây dương tự nhiên nổ súng ầm ỹ, dồn bắn cả vào thuyền quan. Quan quân giở tay không kịp, 5 chiếc thuyền đồng chốc lát đều bị đắm mà vỡ cả” [70, tr.983­984]. 132 công phẫn, thế là hai tội; thuyền giặc trốn đi rồi mà hai pháo đài Phòng Hải, Định Hải lặng yên, không bắn một phát nào để chặn đường đi của giặc, thế là ba tội!” [70, tr.984]. Nguyên nhân của việc “pháo đài Phòng Hải, Định Hải lặng yên” là vì “bọn Mai Công Ngôn mật trát cho các pháo đài, chôn giấu thuốc súng, đến nỗi lâm thời không kịp bắn được một phát nào” [70, tr.989­990]. Không những thế, sự thô sơ trong vũ khí chiến đấu và dường như trong cả tư duy thủy chiến của triều đình Huế cũng là bài học thất bại của thời kỳ này. Tháng 8 năm 1858, khi những pháo đài “kiên cố” An Hải, Điện Hải mà triều đình đặt bao hy vọng đã bị tàu chiến Pháp chọc thủng thì biện pháp phòng thủ cửa biển cũng chỉ là chăng dây xích sắt hoặc lấp cửa biển1 để thuyền Tây dương không vào được. Dưới thời Tây Sơn, để chặn bước tiến của thủy quân Nguyễn Ánh, tướng Tây Sơn là Đô đốc Nguyễn Văn Tạ đã đặt 3 sợi thảo long (dây thừng bằng cỏ) chặn ngang cửa biển Thuận An. Tướng Nguyễn Văn Trương của chúa Nguyễn đốc thúc binh lính cắt đứt thảo long, mở đường đánh chiếm được Thuận An [72, tr.205]. Đến nay, trong cuộc đối đầu với tàu chiến Pháp, tháng 8 năm 1858, tướng nhà Nguyễn lại “lấy xúc xích sắt và dây sắt chắn ngang các cửa biển Thuận An, Tư Hiền” [71, tr.575]. Thời thế đã thay đổi, những tiến bộ của thành tựu kỹ thuật thủy chiến phương Tây, trong đó có tàu chiến đã được nhà Nguyễn tìm hiểu và học tập ở mức độ nhất định, việc mua và đóng tàu chạy bằng máy hơi nước dưới triều Nguyễn là những ví dụ. Triều Nguyễn dù biết những tiến bộ kỹ thuật thủy chiến hiện đại phương Tây nhưng vẫn áp dụng kinh nghiệm thủy chiến thất bại của triều Tây Sơn gần trăm năm về trước mà không ai khác, chính thủy quân các chúa Nguyễn đã làm thất bại biện pháp phòng thủ này, chỉ khác là thừng cỏ chăng cửa biển trước kia nay được thay bằng xích sắt. Với phương tiện tàu chiến và vũ khí hiện đại của phương Tây thì liệu những dây xích sắt có cản được bước tiến của quân giặc? Sự thật với thất bại của triều đình trước hoạt động xâm lược của thực dân Pháp sau đó đã minh chứng cho tính không hiệu quả của biện pháp này. 1 Tháng 8 năm 1858, “Quan tỉnh Quảng Nam tâu xin thuê bắt dân phu làm sọt tre, vật liệu gỗ, đổ đất lấp sông Vĩnh Điện, khiến cho thế nước dồn chảy về cửa biển Đại Chiêm, thì mạn hạ lưu nông cạn, thuyền sam bản của Tây dương không tiến vào được, quan quân có thể chuyển sức phòng bị một mặt trên bộ. Vua y cho” [71, tr.576]. 133 Như vậy, với những nỗ lực của mình, nhà Nguyễn ở thời điểm nào đó đã tạm làm chậm bước chân thăm dò của thuyền Tây phương, nhưng những yếu kém trong công tác phòng thủ không ngăn được khát vọng xâm chiếm Đại Nam. Một loạt sự kiện thuyền Tây dương đến bờ biển Đại Nam những năm sau đó1 mà điểm mấu chốt là năm 1858, khi Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng, là minh chứng cho tham vọng không từ bỏ của các nước phương Tây, nhất là nước Pháp. 3.5. Tế lễ ở các cửa biển - biện pháp an ninh đường biển về mặt tâm linh Bên cạnh đó, về mặt tâm linh, để giúp việc vận hành đường biển, nhất là các hoạt động công cán và vận tải biển của Nhà nước được xuôi buồm thuận gió, nhà Nguyễn đã ra lệ định cầu gió đầu mùa xuân tại cửa biển ở Kinh thành và các địa phương, đồng thời với việc lễ tạ sau mỗi chuyến vận tải an toàn. Năm 1805, Gia Long ra lệ định cửa biển các doanh trấn “có thuyền bè công tư đi lại, lập đàn tế: Nam hải Long vương, Ngũ phương Long vương, Hải nhược hà bá, phong di; phong bá, vân sư, lôi công, viện mẫu, các vị tôn thần ấy cùng với thần các cửa bể trong trấn, doanh và các thần trước có linh tích ở gần quanh đấy, điền vào trong văn tế; lễ phẩm bằng tam sinh và 3 mâm xôi, hôm tế, do quan ở doanh, trấn ấy làm lễ” [53, tr.329]. Theo quy định, đàn cầu thần gió đầu xuân được lập ở cửa biển các doanh, trấn bao gồm cửa biển Nhiên Hải (phủ Thừa Thiên), cửa biển Yên Việt (Quảng Trị), cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình), cửa biển Đại Chiêm (Quảng Nam), của biển lớn Cỗ Lũy (Quảng Ngãi), cửa biển Thị Nại (Bình Định), cửa biển Đà Diễn (Phú Yên), cửa biển Cù Huân (Bình Hòa), cửa biển Phan Rí (Bình Thuận), cửa biển Cần Tảo (Gia Định), cửa biển Hội Thống (Nghệ An), cửa biển Thu Vi (Thanh Hóa), cửa biển Hải Liên (Sơn Nam Hạ), cửa biển Nam Triệu (Hải Dương), cửa biển Đại Hải (Quảng Yên)2 [53, tr.329]. 1 Ví như sự kiện năm 1850, sứ nước Ma Ly Căn ở Tây dương là Ba Ly Chì chở 1 chiếc thuyền đến cửa biển Đà Nẵng (thuộc Quảng Nam) nói là mang thư của nước ấy đến tạ lỗi và xin thông thương. Vua không cho. Sau đó, Ba Ly Chì xin đi chơi núi Ngũ Hành, rồi chở thuyền đi [71, tr.154­155]. Tháng 11 năm 1851, “một chiếc thuyền lớn của nước Phật Lan [nước Pháp] ở Tây dương từ phía đông chạy đến đồn cửa biển Phúc Thắng, tỉnh Biên Hoà, bỏ neo đậu lại. Khi thì lên bờ mua thức ăn, khi thì đến dân thôn ven biển bắn chim, chốc lát lại về thuyền [71, tr.225]. Đến tháng 7 năm 1855, “một chiếc tàu thuỷ chạy bằng hơi nước của nước Anh Cát Lợi đậu ở vụng Trà Sơn, xem núi Ngũ Hành” [71, tr.387] 2 Hay Cửa bể lớn (Đại Hải môn). 134 Ở Kinh thành, năm 1803, Gia Long cho lập “đền Cửa bể Thuận An” ở địa phận bãi cát cửa Thuận An để “hàng năm đầu mùa xuân và trong năm mỗi khi có thuyền vận tải đường bể vào bến, được gia ân ngoại lệ đến tế một lần, lễ phẩm đều bằng tam sinh và xôi”. Từ năm 1822 trở đi, “phàm đoàn thuyền vận tải đường bể ở kinh và các thành, doanh, trấn đi về được yên ổn cả thì tại đền Cửa bể Thuận An thuộc doanh Quảng Đức, giao cho quan ở doanh ấy sửa soạn lễ phẩm tam sinh đến tế, hát xướng 1 tiệc, để đáp việc thần ban phúc, mỗi năm một lần định làm lệ mãi” [53, tr.327]. Cũng trong năm 1822, vì thấy rằng “thần Nam hải long vương chức giữ cõi nam, ơn khắp bờ bể, lẽ ra phải dựng miếu và phong tặng, để sáng tỏ phép tắc thờ tự” nên Minh Mạng cho đổi đền Thuận An hải môn làm miếu Nam hải Long vương, “lập bài vị bày ở chính giữa và sắc phong làm "chiêu minh huệ tế viên phương Nam hải Long vương tôn thần" còn các vị thần ở đền ấy thì bày ra hai bên, mỗi năm 4 tháng trọng1 sai quan thành kính đến tế. Thần ở đến đền Thuận An hải môn, cũng phong tặng làm "Thuận tế an lan Thuận An hải khẩu chi thần" để đền đáp công ơn của thần để tỏ rõ sự ban phúc thiêng” [53, tr.327]. Đến năm 1822, ngoài hai đền Thai Dương và Thuận An, đền thần Liêu Lác ở cửa biển tỉnh Nam Định cũng được bổ sung vào danh sách những nơi tổ chức lễ tế: “Từ nay bang thuyền hải vận ở Kinh hay ở ngoài, đi lại được bình yên thì quan sở tại mỗi năm một lần sửa lễ thái lao [trâu], và có đủ ca nhạc, để tế hai đền Thai Dương và Thuận An ở Quảng Đức và đền thần Liêu Lác ở Sơn Nam hạ. Ghi làm lệ mãi mãi” (tháng 4 năm 1822) [66, tr.206]. Năm 1824, Nhà nước một lần nữa quy định: “Từ nay trở đi, đoàn thuyền vận tải ở các thành, doanh, trấn, trên đường về kinh được yên ổn, thì nhân lệ lễ về tháng trọng hạ, sửa soạn lễ nghi lễ tạ ở miếu Nam hải Long vương, mở hội diễn các trò vui chơi, định làm thành lệ. (…) hàng năm các địa phương chuyên chở hóa vật về kinh được yên ổn tất cả, hoặc mất ít được nhiều, đều được làm lễ tế và diễn trò chơi 1 lần; nếu năm nào được ít, mất nhiều cũng được đến tế, nhưng cho giản bớt khoản diễn trò chơi” [53, tr .328­329]. 3.6. Khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và ghi chép hướng dẫn đường biển 1 Những tháng thứ 2 của bốn mùa. 135 3.6.1. Đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và những ghi chép hướng dẫn đường biển Công tác giao thông, vận tải đường biển vốn chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện tự nhiên như gió, bão, đá ngầm, thuỷ triều, cửa biển (nông, sâu), trong khi nước ta nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa phức tạp, địa lý phần nhiều giáp biển nên chịu tác động mạnh mẽ của các cơn bão và các mùa gió. Do đó, việc bảo đảm an ninh biển cũng đồng nghĩa với việc phải hạn chế được những thiệt hại do tự nhiên gây ra. Dọc theo bờ biển cả nước, bên cạnh cửa biển sâu, rộng, thuận lợi cho giao thông là những cửa biển hiểm trở với sóng dữ, đá ngầm và cửa biển nông cạn do sự bồi lấp hàng năm của phù sa sông. Tuy nhiên, những sự nông cạn hay sâu rộng cũng chỉ là nhất thời. Có những cửa biển, cùng với sự biến thiên của thời gian, sự vận động của dòng chảy, và sự tác động của yếu tố ngoại cảnh khác như bão lũ mà từng trải qua tất cả những thăng trầm đó. Cửa biển Tư Dung (Tư Hiền) ở phủ Thừa Thiên từng là cửa biển “rất rộng và sâu”, “núi vững mạnh hiểm, sóng gió dữ tợn” khi các vua Lý, Trần, Lê (sơ) đem quân tiến đánh Chiêm Thành, để rồi đến triều Nguyễn lại “nông cạn đến nỗi thuyền lớn không thể đi vào được” mà “hành khách có thể lội qua” [72, tr.207]. Từ khi cửa biển Tư Hiền bị bồi lấp và đổi dòng thì vị trí quan trọng của cửa ngõ Kinh đô đã chuyển sang vai trò của cửa Thuận An (Thừa Thiên) và “thuyền biển chỉ do cửa này ra vào”. Thế nhưng, ngay cả cửa biển này cũng “ngọn nước khuất khúc, bãi cát lô nhô, rất là hiểm trở, có lẽ ý trời xếp đặt để làm thành đồng hào nóng vững bền của quốc gia vậy” [72, tr.206]. Với những hiểm trở tự nhiên đó, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển, biên soạn sách hướng dẫn đường biển là những biện pháp giúp thuyền bè tránh được nhiều chướng ngại tại vùng cửa biển, nhất là chướng ngại đá ngầm, giúp xác định đúng phương hướng nhờ “tín hiệu tự nhiên” tại các cửa biển (xin xem thêm phụ lục Bảng 3.3: Những chướng ngại nơi cửa biển và dấu hiệu nhận biết các cửa biển và Bảng 3.4: Những “tín hiệu tự nhiên” đường biển được ghi chép bởi cá nhân quan lại nhà Nguyễn). Nhận thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn đường biển, các vua Nguyễn đã xuống Chỉ cho những viên coi đồn cửa bể “phàm những cửa biển sở tại, rộng, hẹp, nông sâu thế nào phải xem xét đo đạc cho tường tận hơn những cửa ven biển gần bờ, nếu có đống đá, ghềnh đá, bãi cát nông, bãi cát ngầm mà thuyền bè cần phải tránh, đều phải chua rõ là cách với bờ bao nhiêu trượng, thước; nếu cách bờ xa, 136 khó xem xét đo đạc, cũng phải ước lược xem xa gần mấy dặm, đi bộ mấy giờ mấy khắc thì vào đến bờ, và ở chỗ ấy trông lên núi trên bờ xem hình nó lớn hay nhỏ, hình giống cái gì, nhất nhất phải biên kê hết cả ra, để cho dễ nhận. Hằng năm cứ vào khoảng tháng 6 tháng 7 tiếp giáp nhau, sở tại gửi bản biên kê đó đến bộ Công để lục giao cho thuỷ quân và các thành trấn lưu chiểu. Việc đó cốt để cho sự đi biển được thuận lợi; nếu làm sai thì những viên đóng giữ các đồn cửa bể tức thì bị chiểu luật nặng trị tội. Rồi lại chuẩn cho bộ Công tư đi các địa phương chiếu theo hải phận trong hạt, vẽ thành bản đồ nộp bộ để căn cứ xét dùng” (năm 1831) [67, tr.165]. Việc đo đạc, vẽ bản đồ đường biển được tiến hành thường xuyên. Nhờ có những lệ định đó mà dưới triều Nguyễn đã hoàn thành được nhiều tập bản đồ giá trị trong đó có Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838 ­ 1875). Những bước làm tỉ mỉ được quy định rất cụ thể cho thấy sự quan tâm của Nhà nước cũng như mức độ quan trọng của việc nắm bắt địa hình nơi cửa biển và việc khơi thông cửa biển trong đảm bảo an ninh vùng duyên hải. Điều này cũng chứng tỏ triều đình nhận thức rõ tầm quan trọng của an ninh nơi cửa biển đối với công tác đảm bảo an ninh vùng duyên hải. Từ những kinh nghiệm đường biển, nhà Nguyễn biết khéo léo dựa vào đặc điểm tự nhiên vùng cửa biển, đúc kết thành những bài học kinh nghiệm trong các sách đi biển với những hướng dẫn đường biển cụ thể. Cùng với việc vẽ bản đồ, nhà Nguyễn đã biên soạn nhiều sách đi biển hữu ích, nổi bật là Duyên hải lục và Hải trình tập nghiệm. Duyên hải lục được biên soạn năm 1817, do các quan Hữu tham tri bộ Công Nguyễn Đức Huyên và Tả tham tri Đoàn Viết Nguyên đảm trách. Sách được biên chép thành hai tập từ kết quả khảo sát 143 cửa biển của 4 dinh 15 trấn dọc theo 5.902 dặm dọc bờ biển1, kéo dài từ Quảng Yên đến Hà Tiên. Duyên hải lục tập chung khảo cứu các cửa biển với nội dung đo mực nước khi thủy triều lên, thủy triều xuống để đo độ sâu nông và sự biến động mực nước của cửa biển, khoảng cách giữa các cửa biển, khoảng cách đường biển xa gần [65, tr. 951]. Đến tháng 12 năm 1838, Hải trình tập nghiệm được biên soạn dưới sự phụ trách của bộ Công. Sách được chia thành 4 mục với các nội dung: 1. phong vũ tổng chiêm (phép quan trắc khí tượng và thiên văn), 2. hành thuyền tỵ kỵ (những việc 1 540 trượng bằng 1 dặm. 137 kiêng kỵ và tránh né trong lúc đi thuyền), 3. tạo thuyền tỵ kỵ (những điều tránh kỵ trong lúc chế tạo thuyền), 4. vãng sự tập nghiệm (góp nhặt và chiêm nghiệm những việc trong khi đi đường). Nội dung biên soạn tập trung chủ yếu vào vấn đề kiểm xét chiều gió giúp cho việc đi biển nên tiến, nên dừng một cách hiệu quả. Điều quan trọng là Hải trình tập nghiệm đã lấy những ghi chép cụ thể, chi tiết đến ngày tháng năm của sự kiện thuyền công hỏng việc trong khoảng thời gian từ năm 1820 đến năm 1838 để làm chứng nghiệm cho những lý thuyết đó [69, tr.429­430]. Bản đồ phận biển, cửa biển các tỉnh và sách tập nghiệm đường biển, sau khi biên soạn được “sao lục” thành nhiều bản, giao cho Thuỷ sư ở Kinh thành và các tỉnh, mỗi nơi một bản làm tài liệu huấn luyện thủy quân: “Từ nay phàm ở Kinh, Đề đốc Hiệp lý thuỷ sư, ở ngoài Phó lãnh binh thuỷ sư, đốc sức bọn Quản suất, đều hướng dẫn biền binh trong sổ quân, bảo ban kỹ lưỡng, đem đồ bản phận biển, cửa biển, các hạt, chỉ bảo tình hình hiểm dễ, dạy cho cách xem núi, đo nước, đem sách tập nghiệm đường biển, giảng rõ ngày, giờ, tiết, hậu, dạy cho việc xem sắc gió đi, tránh, lấy can, chi ở địa bàn phân phối độ số địa cầu, dạy cho biết xem kim định hướng, để ngày càng quen biết, đến cuối năm bọn Quản suất đều làm dấu bầu cử” [65, tr.430]. Những cuộc sát hạch quân thủy trong đó có cuộc sát hạch quy mô vào tháng 12 năm 1838 cũng lấy kiến thức chủ yếu trong sách đi biển này. Tuy nhiên, đối tượng được phổ biến kiến thức từ những tập bản đồ, sách hướng dẫn đường biển chỉ giới hạn trong phạm vi lực lượng đảm trách an ninh ­ phòng thủ biển và lực lượng thực hiện công cán đường biển của Nhà nước, trong đó có thủy quân, Tấn thủ, lái thuyền, chân sào,... tham gia các hoạt động vận tải đường biển của Nhà nước. Đối với dân gian, những trải nghiệm thực tế của bản thân qua sóng gió đường biển là những kinh nghiệm hiệu quả nhất và nhiều khi là duy nhất. Bên cạnh sách hướng dẫn đường biển do Nhà nước tổ chức biên soạn, ghi chép của cá nhân quan lại trong chuyến công cán đường biển cũng là những hướng dẫn bổ ích. Qua kinh nghiệm đường biển của họ, nhiều chướng ngại tiềm ẩn nguy hiểm lại trở thành những “tín hiệu tự nhiên” đường biển chỉ dẫn thuyền lữ hành (xin xem phụ lục Bảng 3.4: Những “tín hiệu tự nhiên” đường biển được ghi chép bởi cá nhân quan lại nhà Nguyễn). Ví như những tín hiệu đường biển đó đã được Phan Huy Chú miêu tả khá tỉ mỉ trong Hải trình chí lược, một cuốn hải trình ghi chép về cuộc hành trình từ cửa biển Đà Nẵng đến Batavia của đoàn sứ thần. 138 3.6.2. Khơi thông cửa biển Trong cả nước, đặc điểm cấu tạo địa lý, địa chất ba miền Bắc, Trung, Nam mang những nét riêng biệt tạo nên những khác biệt nhất định trong đặc điểm các cửa biển ở ba miền. Bên cạnh đó, đặc điểm dòng chảy các con sông giữa ba miền cũng có sự khác nhau, ảnh hưởng nhất định đến đặc điểm cấu tạo cửa biển. Miền Bắc có nhiều dòng sông lớn, dài, bắt nguồn từ các dãy núi Tây Bắc của đất nước và chảy qua vùng đồng bằng trước khi đổ ra biển, tốc độ dòng chảy phần nào bị cản trở bởi những con đê bảo vệ mùa vụ hai bên sông. Sông miền Trung thì ngắn và dốc, núi đá nhiều nơi chạy ra tận biển. Miền Nam kênh rạch chằng chịt, chia lượng nước thành những chi lưu, đổ ra biển qua nhiều cửa, trong khi đó dòng chảy lại không chịu lực cản của các con đê. Không những vậy, ngay trong từng vùng, miền cũng có những sự sai khác giữa các “nhóm cửa biển”. Ví như ở miền Bắc, cửa biển Nam Định, Thái Bình, Hải Dương mang nhiều nét tương đồng hơn cửa biển Quảng Yên. Nam Định, Thái Bình, Hải Dương1 là cửa biển của những con sông lớn chảy qua vùng đồng bằng châu thổ rộng, hình thành lâu đời. Hàng năm, các dòng chảy mang theo trong mình lượng phù sa lớn để đưa ra biển. Trên đất Đại Nam, những con sông lớn này hầu hết đều bắt nguồn từ những dãy núi tây bắc nhưng trải qua một cuộc hành trình dài, vượt vùng đồng bằng châu thổ mới về với biển cả nên mang theo một lượng phù sa không nhỏ. Bên cạnh đó, tốc độ dòng chảy không nhanh và mạnh như các con sông ngắn dốc miền Đông Bắc nên không đủ lực để đưa tất cả lượng phù sa ra biển. Phù sa ứ đọng nơi đáy cửa biển và sự bồi đắp phù sa hai bên bờ khiến cho cửa biển ngày càng nông, hẹp là điều dễ hiểu. Trong khi đó, phần lớn các con sông ở Quảng Yên bắt nguồn từ vùng núi Đông Bắc, chảy ra biển với độ ngắn và dốc tương đối lớn, lại qua địa bàn chủ yếu là núi đồi ngay trước khi ra biển. Vì vậy, đặc điểm cửa biển vùng Quảng Yên lại là cửa biển có “núi đất chân đá” ở hai bên và sự phù sa thì càng hiếm. Khả năng lưu thông của thuyền bè ra vào cửa biển một phần được quyết định bởi tính chất nông ­ sâu, rộng ­ hẹp của cửa biển. Độ nông ­ sâu, rộng ­ hẹp lại phụ thuộc nhiều vào mức độ phù sa, bồi lấp của các con sông. Điều này đã được nhà Nguyễn nhận thức qua việc đánh giá các cửa biển ở Nam Định: “nhiều nơi có cồn cát, ngoài lạch lại có cát ngầm liền nhau, là vì hạ lưu của sông đều chảy về đấy, cho nên hằng năm đất cát bồi thêm là lẽ tất nhiên” (tháng 4 năm 1829) [66, tr.849]. Bên cạnh đó, sự sụt lở, bồi 1 Dưới thời Nguyễn, tỉnh Hải Dương bao gồm cả Hải Dương và Hải Phòng ngày nay. 139 lấp, sự đổi dòng của các con sông đã làm cho nhiều cửa biển mất hẳn vai trò lưu thông quan trọng của mình. Với lệ cấm ra biển thì việc cửa biển bị nông cạn, thuyền bè lưu thông không thuận lợi sẽ là một điểm có lợi góp phần làm nên hiệu quả của lệnh cấm. Thế nhưng, nhà Nguyễn đã nhận thức được điều quan trọng hơn, đối với các sông miền Bắc, sự ứ đọng dòng chảy nơi cửa biển sẽ làm tăng hiểm họa lũ lụt, khi đó, thiệt hại là không thể so sánh. Hơn thế nữa, triều đình cũng nhận thức rằng: nước ta phần nhiều ven biển, lại nhiều sông ngòi, sự lưu thông cửa biển không thể không quan trọng. Vì vậy Nhà nước rất quan tâm và đã có nhiều biện pháp nhằm khơi thông dòng chảy nơi cửa biển. Mục đích đặt ra của việc khơi thông cửa biển là giúp lưu thông dòng chảy, nạo vét để đảm bảo độ sâu, rộng của cửa biển trong khả năng thuyền bè có thể qua lại, tránh những sự cố về vận chuyển, đảm bảo an toàn cho thuyền bè. Bên cạnh đó còn phần nào giảm thiểu những thiệt hại về lũ lụt do sự ứ đọng dòng chảy nơi cửa biển gây ra. Việc khơi vét, lưu thông dòng chảy không chỉ được tập trung vào những cửa biển quan trọng về giá trị giao thông mà những cửa biển có ý nghĩa về mặt lịch sử như cửa biển Tư Dung cũng được nhà Nguyễn đặt nhiều quan tâm. Đó là vì đối với những cửa biển này dù có “phí tổn tạm thời” nhưng lại “được yên mãi” và “để lợi vô cùng cho nghìn muôn đời” [66, tr.203]. Bên cạnh những kết quả nhất định, công việc khơi thông cửa biển dưới triều Nguyễn không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Con người chỉ có thể cố gắng khắc phục, cải tạo tự nhiên trong những chừng mực. Vì vậy, có những cửa biển quan trọng bị bồi lấp mà không có khả năng khơi thông lại được. Ví như cửa biển Tư Dung, nhà Nguyễn dù đã nhiều lần nỗ lực nhưng cuối cùng hiện trạng cũng chỉ là: “cửa biển rộng 8 trượng, thuỷ triều lên sâu 3 thước, thuỷ triều xuống sâu 3 thước, nước nông, thuyền lớn không thể đi qua” [72, tr.206]. Trước sự bế tắc đó, triều Nguyễn lý giải bằng thuyết “thiên ý” (ý trời) thay vì tự nhận thức sự hạn chế trong năng lực của chính mình: “Sự lấp mở cửa sông biển là tự tay trời, không phải dựa vào sức người. Huống chi nguyên uỷ cửa biển này [cửa Tư Dung], có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, không ví với các biển khác được. Xét ngược lại, bản triều năm Giáp Ngọ, vận nước gian nan, quân Trịnh lấn vào, vua Duệ Tông ta do cửa này vào Nam; Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta mới 13 tuổi cũng cùng theo hầu; đến năm Tân Dậu, đại binh lấy lại thần kinh cũng 140 do cửa này tiến gào, lúc ấy trẫm mới 11 tuổi, cũng đi theo hầu. Thế là cái mệnh định sẵn. Nay vô cớ nông cạn, có lẽ ý trời giúp vững, không để cho người ngoài dòm ngó cho nên chuyển biến như thế chăng?” [72, tr.207­208]. 3.6.3. Khai hoang vùng duyên hải Vì duyên hải là vùng đệm chuyển tiếp giữa đất liền và biển nên vấn nạn cướp biển cũng thường xảy ra, nhất là ở địa điểm hoang vắng: “Phàm ở dải bờ biển thường khổ về trộm cướp, có của cải thì bị lấy, có súc sản thì bị cướp, ngày tháng hao mòn dần, thành ra cùng túng, vì thế mà có nhiều người xiêu tán” [65, tr.528]. Vì vậy, bên cạnh tuần tra, giám sát, một biện pháp mới được Nhà nước tìm ra nhằm triệt phá nơi ẩn nấp của giặc biển quanh vùng duyên hải là khai hoang, lập ra những thôn xóm mới. Nhờ có chính sách khai hoang lập ấp mà một loạt thôn làng được thành lập dọc theo bờ biển duyên hải của Đại Nam như “một dải Tiền Châu liên tiếp bãi biển. Trước kia cây cỏ rậm rạp, bọn cướp hay tụ họp ở đấy, không ai dám đến gần. Đã có câu nói "ai dám đến đùa quấy ổ giặc mà chơi". Lĩnh Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ đến nơi, chiêu tập phủ dụ lòng người mới yên. Bèn đem đất Tiền Châu cùng đất đối ngạn bên tả bên hữu đo đạc đất hoang chia cấp cho dân nghèo, thành 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, số đinh được hơn 2.350 người, số ruộng được hơn 18.960 mẫu (lý 600 mẫu, ấp 400 mẫu, trại 200 mẫu, giáp 120 mẫu. Cứ 100 mẫu trừ đình chùa thổ trạch đất mạ, đất già 30 mẫu, còn thành điền 70 mẫu. Trong số 15 mẫu thì định làm nhất đẳng một mẫu, nhị đẳng 2 mẫu, tam đẳng 12 mẫu)” [66, tr.778]. Theo kết quả khảo cứu của Nguyễn Phan Quang trong Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884) thì “trong vòng 2 năm (1828­1829), với biện pháp trên, Nguyễn Công Trứ chiêu mộ được nhiều dân lưu vong khai phá miền ven biển hoang rậm thuộc các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và lập thành huyện Tiền Hải (Thái Bình) gồm 40 làng, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, với 2.350 dân đinh và 18.970 mẫu ruộng. Tiếp đó, ông lại lập thêm huyện Kim Sơn (Ninh Bình) gồm 30 làng, 22 ấp, 24 trại, 4 giáp, với 1.260 dân đinh và 14.620 mẫu ruộng. Ngoài ra Nguyễn Công Trức còn lập được 1 tổng, 2 xã thuộc huyện Nam Trực và 1 tổng thuộc huyện Giao Thủy (đều thuộc Nam Định). Công cuộc khai hoang được tiến hành đồng thời với việc xây dựng các hệ thống thủy lợi. Năm 1832, ông lại cho khai khẩn thêm 3.500 mẫu ruộng tại 3 xã thuộc Quảng Yên” [60, tr.55]. 141 Biện pháp này được tiến hành chủ yếu bằng cách tập hợp dân siêu tán tiến hành khai hoang, lập ấp dưới sự chỉ đạo của quan lại triều đình, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó đã tập hợp và ổn định được một lực lượng nhất định dân siêu tán yên ổn làm ăn, trong khi đây là một lực lượng chính gây ra những bất ổn xã hội dưới thời Nguyễn. Vì vậy, có thể nói khai hoang vùng duyên hải không chỉ là biện pháp an ninh ­ phòng thủ biển mà còn là một chính sách kinh tế, một giải pháp xã hội khá hiệu quả của nhà Nguyễn. 3.7. Tiểu kết Từ sự nhận thức rất rõ vị trí địa lý giáp biển trọng yếu của đất nước: “Địa lý nước ta, lấy biển làm dải áo, lấy núi làm vạt áo, địa thế trọng yếu và hiểm trở (…) nếu kể vào hạng “xung yếu” thì phải là: “ven biển, ven núi”” [67, tr.204], các triều vua Nguyễn đã ban hành một hệ thống chính sách khá toàn diện nhằm đảm bảo an ninh, phòng thủ và kiểm soát vùng duyên hải. Đó là việc tăng cường xây dựng và tu sửa các công trình bố phòng cửa biển tấn, bảo, sở, pháo đài cùng các lực lượng quan chế đảm trách an ninh ­ phòng thủ với nhiệm vụ kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển, thu thuế thuyền buôn, thuyền đánh cá, cứu tuất thuyền biển gặp nạn,... Bên cạnh đó, biện pháp về mặt tâm linh (tế lễ ở các cửa biển) và những biện pháp mang tính thực tế như khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển, khai hoang vùng duyên hải, biên soạn sách hướng dẫn đường biển cũng được Nhà nước quan tâm. Các biện pháp này góp phần tăng cường hiệu lực và sự yên ổn đường biển. Đặc biệt, nguy cơ xâm lược từ phía người Tây dương vào cuối triều Thiệu Trị, đầu triều Tự Đức đã góp phần làm nên những thay đổi nhất định trong chính an ninh ­ phòng thủ biển của nhà Nguyễn, các biện pháp quân sự, quốc phòng được Nhà nước đẩy mạnh. Cùng với các biện pháp an ninh ­ phòng thủ biển đảo, chính sách an ninh ­ phòng thủ vùng duyên hải của nhà Nguyễn đã góp phần tăng khả năng phòng thủ đất nước từ phía biển nhằm mục đích củng cố và bảo vệ vững chắc “vạt áo” quốc gia. 142 143 Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN ĐẢO 4.1. Hải cương dưới triều Nguyễn và vai trò của an ninh - phòng thủ vùng biển đảo đối với an ninh và nền độc lập quốc gia Trong lịch sử dân tộc, biển luôn là tấm bình phong che chắn cho đất liền, mất chủ quyền biển không chỉ mất đi nguồn tài nguyên quý giá mà còn mất đi tấm bình phong vững chắc. Do đó, vấn đề quan trọng đầu tiên và cũng là thách thức lớn cho chính sách an ninh ­ phòng thủ vùng biển đảo của nhà Nguyễn là khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nếu phòng thủ cửa biển được ví như tuyến phòng thủ vòng trong thì phòng thủ trên biển và hải đảo là tuyến phòng thủ vòng ngoài cho đất liền từ phía biển. Vì vậy, để bảo đảm sự yên bình của đất liền, Nhà nước phải bảo đảm được sự vững mạnh của cả hai tuyến phòng thủ. Trên phạm vi thế giới, lãnh hải là vấn đề mang tính chất quốc tế và rất khó xác định ranh giới. Khi luật pháp quốc tế về phân chia hải giới chưa được đặt ra thì chính hoạt động “kiếm củi, đánh cá” của dân gian sẽ hoạch định ranh giới, còn Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, thực thi chủ quyền trong phạm vi đó. Dưới chế độ phong kiến Việt Nam, trong quan niệm của Nhà nước cũng như dân gian, Việt Nam bao giờ cũng có một vùng biển mà ranh giới của nó tuỳ thuộc vào khả năng vươn tới của nhân dân trong quá trình kiếm sống trên biển. Ngay từ thời Tiền Lê ­ Lý, cái tên “Nam Giới” đã được đặt ra để đánh mốc đất phía Nam và cả vạch chia đường biển. Còn về phía Bắc, dưới triều Tiền Lê, “hải giới Giao Chỉ” được mở rộng tới tận cửa Thái Bình (Liêm Châu, Trung Quốc ngày nay). Tông Cảo, sứ giả nhà Tống, trong chuyến đi sứ của mình đã phải dừng chân tại mốc ranh giới quốc gia này để chờ thuyền đón sứ của Lê Hoàn [93, tr.274]. Tuy nhiên, quan niệm về vùng biển và chủ quyền vùng biển thời phong kiến ở các nước phương Đông chưa rộng rãi và chặt chẽ như quan niệm hiện nay. Chủ quyền vùng biển thời đó chỉ mới đặt ra đối với những hòn đảo, quần đảo và dải bờ biển nơi nhân dân đang sinh sống hoặc khai thác; với vùng nước bao quanh nơi đó và đường giao thông nối các nơi này với nhau, hoặc nối với các quốc gia khác như một môi trường hoạt động trực tiếp và thường xuyên của cư dân nước đó. 144 Trước triều Nguyễn, ngay cả đường biên giới trên đất liền cũng thật khó để được xác định chính xác, nhất là khi càng lùi xa vào lịch sử, có chăng chỉ có thể xác định vùng biên giới mà thôi. Dưới triều Nguyễn, đường biên giới trên đất liền phía Bắc đã trở nên khá cụ thể, rõ nét [50, tr.155­156]. Tuy nhiên, không giống với đất liền, vấn đề biên giới biển là vấn đề phức tạp hơn nhiều.Việc nhận thức về vùng hải giới cũng nhiều khi mơ hồ bởi tính chất “mênh mông không định” của sóng nước và nhất là khi chưa có luật biển quốc tế phân chia. Cũng do tính chất phức tạp và thật khó để rõ ràng, chính xác nên ngay cả khi đã có luật biển quốc tế thì đường biên giới biển và vùng biên giới biển vẫn là vấn đề nhạy cảm và nhiều tranh cãi bởi những quan niệm của các bên liên quan trong việc dựa vào luật biển. Vì vậy, việc tìm hiểu vùng hải cương dưới triều Nguyễn trong luận văn cũng chỉ là sự tìm kiếm những ghi chép liên quan đến vấn đề hải giới thời kỳ này. Tuy nhiên, do chưa có điều kiện khảo cứu nhiều nguồn tư liệu nên đây cũng chỉ là tìm hiểu một vài ghi chép qua sử sách dưới triều Nguyễn. Đất nước Việt Nam dài rộng như ngày nay là kết quả của quá trình mở rộng lãnh thổ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Khi ý thức về chủ quyền biển được hình thành thì sự mở rộng lãnh thổ đất liền theo chiều dọc đến đâu sẽ kéo theo sự mở rộng chủ quyền biển đến đó. Dưới triều Nguyễn, tiếp nối ý thức về chủ quyền biển của các triều đại trước, cộng với những hiểu biết sâu sắc về biển, vấn đề lãnh hải đã được các vua đầu triều đặt ra và giải quyết một cách nghiêm túc, thấu đáo. Sau khi tiêu diệt triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, kế thừa, phát triển thành quả to lớn của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước và nắm trong tay một lãnh thổ rộng lớn với Đàng Ngoài và Đàng Trong đã được mở rộng đến mũi Cà Mau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc triều Nguyễn được thừa hưởng và xác lập chủ quyền biển trên một dải biển Đông dài rộng. Không dừng lại ở đó, nhà Nguyễn còn có những bước tiến xa hơn khi mở rộng phạm vi chủ quyền biển đảo của mình về phía Tây Nam đất nước. Dưới triều Minh Mạng, những cuộc xâm lấn đất Cao Miên và Ai Lao được đẩy mạnh. Tiểu quốc Chân Lạp trở thành “phiên thuộc” của “thiên triều” Nguyễn. Năm 1835, Minh Mạng đặt Trấn Tây Thành giám sát hoạt động của tiểu quốc, vùng biển Tây Nam Chân Lạp 145 (tức vùng biển rộng lớn nằm trong vịnh Thái Lan1) chịu sự kiểm soát của “thiên triều”2. Sự kiện năm 1837 đã khẳng định rất rõ ranh giới biển phía Tây Nam đất nước: “Lính tuần phủ Hải Tây bắt được gia thuộc Nặc Ong Giun là bọn tên Ấn 3 người, ở phận biển Sâm Tấn (giáp giới với phận biển Bắc Tầm Bôn)”3. Khi đó, quyền định đoạt trên biển của nhà Nguyễn thời kỳ này đã đến giáp ranh với biên giới nước Xiêm. Gia Định thành thông chí cũng có những ghi chép cụ thể: “Hà Tiên ở về phía Tây Gia Định. Thỏi đất Long Xuyên của đất ấy (đất Hà Tiên) phòi ra biển, tụ lại dần rồi chuyển qua hướng Nam, lại có hòn Tiểu Thự (hòn Khoai Nhỏ) đứng ngoài để chặn ngăn sóng to và bồi lấp cồn bãi; cùng những đảo lớn nhỏ khác dăng la liệt, thẳng lên phía Tây tiếp liền với cửa biển Bắc Nôm của nước Xiêm La” [25, tr.101]. Đối với biển Nam, Phan Huy Chú trong chuyến hải trình của mình tới Batavia những năm 1832­1833 chép về đảo Địa Bàn như là ranh giới nước (giáp thủy) phía Nam của Đại Nam với Đồ Bà (Jawa)4 (xem sơ đồ Lộ trình của phái bộ Phan Huy Chú [13]): “Cửa vịnh Thái Lan, đảo Địa Bàn: Giáp thủy là vùng phân chia biển giữa nước ta và Đồ Bà tục gọi là giáp nước. Từ đây mặt nước yên tĩnh, không có sóng lớn. Màu nước cũng hơi đen, không giống chỗ khác. Đường biển cũng có giới hạn, thiên nhiên khác nhau, không phải chỉ có núi non đường bộ mới như thế. Nơi này nước sâu tới 50 thác, so với nơi khác là sâu nhất”5 [13, tr.148]. 1 Dưới thời các chúa Nguyễn, vùng biÓn n»m trong vÞnh Thái Lan ®· ®ưîc các chúa Nguyễn khai phá vµ thùc thi chñ quyÒn. §Õn thÕ kû XIX, triÒu Nguyễn kÕ thõa vµ tiÕp tôc cai qu¶n vùng biÓn nµy. Nhưng khi Minh M¹ng ®Æt trÊn T©y Thµnh, quyÒn ®Þnh ®o¹t trªn biÓn cña triÒu Nguyễn cßn ®ưîc më réng h¬n vÒ phÝa T©y so với thời chúa Nguyễn. 2 XEM B¶N ®å VIÖT NAM, LµO Vµ CAMPUCHIA THêI MINH M¹NG [37]. 3 BiÓn B¾c TÇm B«n lµ h¶i phËn cña phñ B¾c TÇm B«n ë n-íc Xiªm La (Th¸i Lan ngµy nay) (?) [69, tr.196] 4 Jawa (JAWAKA)/§å Bµ/Chµ Vµ/Tr¶o Oa: THùC TÕ CHØ MéT VïNG RéNG BAO GåM SUMATRA, QUÇN ®¶O M· LAI Vµ JAVA [13, TR.130]. 5 Hay nh- ®¶O §ÞA BµN (TIUMAN/TAM NHA/TRö BµN S¬N (ZHUPAN SHAN)) “CAO NGẤT, VßNG QUANH -íC H¬N 10 DÆM, CHãT VãT TRªN MÆT BIÓN, TR«NG THẤY S¾C XANH NG¾T. QUA VïNG GIÁP N-íC 2 NGµY TH× TR«NG THẤY NóI ẤY HIÖN RA. L¹I ®I THUYÒN 1 NGµY, MíI ®ÕN C¹NH NóI. TRêI BIÓN MªNH M«NG, Mµ TR«NG THẤY NóI CH¼NG KHÁC NµO ë TRONG BÕN Mª Mµ GÆP ®-îC BÌ QUÝ (B¶O PHIÖT) VËY. NóI NµY Lµ TIªU CHÝ ®ÞNH H-íNG CHO THUYÒN BIÓN CHO NªN GäI Lµ NóI §ÞA BµN. §¶O Cã 3 ®ØNH NóI ®Á CAO CH¹M M©Y, TR«NG XA NH- H×NH NGµ VOI, NªN TôC GäI Lµ ®¶O TAM NHA 146 Còn về phía Bắc, vùng biển Quảng Yên (Quảng Ninh ngày nay) với các đảo thuộc châu Vân Đồn rộng lớn nằm dưới sự kiểm soát của triều đình: “tên châu Vân Đồn đặt từ đầu triều Lê, ở lánh ngoài hải đảo, giáp dương phận nước Thanh, chỉ có 2 xã. Năm Minh Mạng thứ 16 [1835] mới đặt thổ lại mục, do Tri châu Vạn Ninh kiêm quản. Năm Thiệu Trị thứ 3 [1843] mới bỏ tên châu Vân Đồn, chỉ để tổng Hải Vân, bỏ lại mục, đặt cai tổng, lệ vào huyện Nghiêu Phong” [75, tr.12]. Hay như “châu Vạn Ninh thuộc Quảng Yên có vạn Trà Cổ và vạn Mễ Sơn liền với nhà Thanh, bốn mặt đều là biển, địa thế xa cách với các tổng trong châu” [68, tr.656]. Như vậy, dưới triều Nguyễn, Đại Nam có cả một vùng biển rộng lớn trong phạm vi biển Đông với vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan cũng như hàng ngàn đảo, quần đảo thuộc vùng biển này. Đây chính là nguồn tài nguyên rộng lớn, là “biển bạc” của dân tộc. Trước nguồn tài nguyên ấy, triều Nguyễn ý thức rất rõ về chủ quyền của mình và nhiều lần khẳng định: “Hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được” (năm 1803) [61, tr.546]; hay như “hải phận nước ta, dẫu giáp liền với nhà Thanh, nhưng bờ cõi đã có ranh giới rõ ràng sao lại nói là không phân biệt được? Ví phỏng bắt giặc, thì đôi bên đều phái binh thuyền, hải phận mình mà chặn bắt, thì giặc còn trốn đi đâu? Há nên tính sẵn đến bước phải vượt bờ cõi của nhau ư?” (năm 1832) [67, tr.370]. Đặc biệt, năm 1838, Minh Mạng tiếp tục khẳng định một vùng lãnh hải rộng lớn: “Nay bản triều có cả phương Nam, bờ cõi ngày càng rộng, một dải phía đông đến tận biển Nam, vòng qua biển Tây1, phàm là người có tóc có răng, đều thuộc vào trong đồ bản, bãi biển xó rừng khắp nơi theo về cả, trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam” [69, tr.262]. Mặt khác, việc nhà Nguyễn cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838 ­ 1875) khẳng định ý thức chủ quyền và quyền định đoạt của triều Nguyễn trên một vùng lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển trước mọi xâm phạm, bản thân các vua Nguyễn cũng ý thức việc tôn trọng ranh giới biển đã phân chia. Khi chưa đặt trấn Tây Thành trên đất Cao Miên, Minh Mạng Chỉ Dụ cho quan quân chỉ được phép tuần phòng bắt giặc trên phạm vi phận biển nước mình mà không vượt qua hải phận (BA NGµY). Tõ ®ã TRë VÒ PHÝA NAM CÁC ®¶O SAN SÁT” [13, TR.148149]. 1 “BiÓn T©y” tøc vÞnh Th¸i Lan ngµy nay (xin xem b¶n ®å H×nh thÓ ViÖt Nam [79, tr.11]). 147 Hà Tiên: “quan binh Hà Tiên đi tuần biển, từ nay điều nên căn cứ theo hải phận mà Tuần phòng. Nếu gặp thuyền nước Tiêm lẻn qua hải giới, thì lập tức bắt giải. Không được vượt sang hải phận của nó, gây ra sự việc, thì ắt xét theo quân pháp mà trị tội” (năm 1834) [54, tr.426­427]. Nắm trong tay một số lượng lớn các đảo trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cùng với sự ý thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo, các vua Nguyễn, nhất là Gia Long và Minh Mạng, đã có những chính sách nhằm khẳng định vững chắc chủ quyền của mình bằng những biện pháp an ninh, phòng thủ khá chặt chẽ và quy củ. 4.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên các đảo và quần đảo 4.2.1. Xây dựng các cơ sở bố phòng Cũng giống như ở cửa biển, các vua đầu triều Nguyễn đã xây dựng các cơ sở bố phòng như tấn, bảo, đồn binh, pháo đài trên những hải đảo trọng yếu nhằm kiểm soát, canh giữ vững chắc chủ quyền nơi đây. Trên các đảo phía Nam tổ quốc như Phú Quốc1 (Hà Tiên), Thổ Chu/Thổ Châu2 (Hà Tiên), Côn Lôn3 (trấn Phiên An), nơi từng là địa bàn trú ngụ, sinh sống của chúa Nguyễn Ánh trước ngày lên ngôi, Nhà nước vừa cho xây dựng các binh đồn, tấn, bảo, pháo đài mới lại vừa duy trì các công trình phòng thủ đã được lập trước năm 1802. Bên cạnh đó, yêu cầu kiểm soát hoàn toàn và chặt chẽ vùng biển đảo Đông Bắc, nơi lần đầu tiên thuộc quyền sở hữu của nhà Nguyễn, cũng được đặt ra để đảm bảo sự ổn định lâu dài của nền thống trị vương triều4. Do đó, Nhà nước tăng cường xây dựng hệ thống tấn, bảo, pháo đài, đồn binh tại các đảo trọng yếu như Vân Đồn (Quảng Yên), Biện Sơn (Thanh Hóa). Pháo đài Biện Sơn được xây dựng năm 1829 là pháo đài tiêu biểu trong số các cơ sở bố phòng trên đảo và là một trong những pháo đài quan trọng trên tuyến hải trình Bắc Nam, phòng thủ một trong hai cửa biển “trung độ” dưới triều Nguyễn. Theo 1 Nay thuéc tØnh Kiªn Giang 2 Nay thuéc tØnh Kiªn Giang 3 Nay thuéc Bµ RÞa – Vòng Tµu 4 Tr-íc triÒu NguyÔn, vïng biÓn ®¶o §«ng B¾c thuéc quyÒn cai trÞ cña vua Lª, chóa TrÞnh ë §µng Ngoµi, råi sau ®ã lµ cña triÒu T©y S¬n mµ ch-a tõng lµ cña c¸c chóa NguyÔn. V× vËy, Nhµ n-íc muèn kiÓm so¸t ®-îc toµn bé ®Êt n-íc theo sù qu¶n lý cña m×nh th× ph¶i thu phôc vµ lµm chñ ®-îc hoµn toµn vïng l·nh thæ vµ l·nh h¶i §«ng B¾c nµy. 148 ghi chép trong Đại Nam thực lục, tháng 3 năm 1829, Minh Mạng cho đắp hai pháo đài ở đảo Biện Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trong đó “đài to gọi là pháo đài Biện Sơn (ở phường Tứ Chính), đài nhỏ gọi là pháo đài Tĩnh Hải (ở núi Lộc Dữ), đều dựng cột cờ và làm nhà quân. Ở pháo đài lớn, dựng thêm kho thuốc súng” [66, tr.841]. Pháo đài nhỏ Tĩnh Hải (ở tấn Biện Sơn) có chu vi 11 trượng 8 thước, cao 5 thước 5 tấc, “có một kì đài, một nhà quân và 4 khẩu đại bác, xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 9” [73, tr.320]. Minh Mạng cũng cho “chở ở Kinh ra 4 cỗ đại bác, 8 cỗ đồng bác quá sơn (mỗi cỗ 200 viên đạn) chia để ở đấy. Lấy Quản cơ Đặng Văn Thành lĩnh chức Thành thủ uý pháo đài Biện Sơn, kiêm quản pháo đài Tĩnh Hải và kiêm chức Tấn thủ Biện Sơn” [66, tr.841]. Các pháo đài, tấn, bảo dù ở cửa biển, trên núi cao ven biển hay ở các đảo gần bờ không cô lập, riêng rẽ mà luôn có sự phối hợp, yểm trợ lẫn nhau khi Nhà nước tính toán về vị trí xây dựng cũng như nhiệm vụ của các Tấn thủ. 4.2.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Những nơi xung yếu từ phía biển không chỉ là cửa biển mà còn là các đảo, quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Côn Lôn. Để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo, Nhà nước đã nhiều lần phái quân lính đi đo đạc, vẽ bản đồ hải đảo, tuần tra, thu lượm nguồn lợi tự nhiên trên biển, trong đó, việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa được triều Nguyễn đặc biệt quan tâm: “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thế nó xa rộng, mới chỉ được 1 nơi, cũng chưa rõ ràng. Hằng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Xin từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái biền binh thuỷ quân và vệ Giám thành đáp 1 chiếc thuyền Ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, bắt 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ” [68, tr. 867]. Hoạt động này một lần nữa càng khẳng định ý thức chủ quyền và các 149 hoạt động thực thi chủ quyền một cách mạnh mẽ của triều Nguyễn trên vùng biển đảo rộng lớn của đất nước. Hoạt động khẳng định và bảo vệ chủ quyền ấy, nhất là đối với các vùng quần đảo giữa biển Đông, được thực hiện một cách liên tục qua các triều vua Nguyễn. Những hoạt động mạnh mẽ nhất trong việc khẳng định và thực thi chủ quyền đã được khai mở ngay từ những vị vua đầu triều. Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông là hoạt động của đội Hoàng Sa đã được vua Gia Long sử dụng khi cho tái lập trở lại đội Hoàng Sa vào năm 1803. Năm 1803, Gia Long đã “lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa” (năm 1803) [65, tr.566]. Dưới triều Nguyễn, hoạt động thu lượm nguồn lợi trên các vùng quần đảo giữa biển Đông của đội Hoàng Sa cũng không mấy hiệu quả. Một nhiệm vụ chính của đội Hoàng Sa là tiến hành các hoạt động khảo sát, đo đạc, xác định hải trình, vẽ bản đồ vùng biển đảo1. Liên tục trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long sai đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa “thăm dò đường biển”2. Tuy nhiên, từ năm 1836, vua phê chuẩn lời tâu của bộ Công, hàng năm tiếp tục phái người đi đo đạc các đảo Hoàng Sa để vẽ bản đồ mà không nhắc đến nhiệm vụ thu lượm nguồn lợi tại đây [68, tr.867]. Công việc vãng thám, đo đạc thủy trình,... ở quần đảo Hoàng Sa đã được nhà Nguyễn thực hiện đều đặn hàng năm cho đến cuối thời vua Thiệu Trị. Bản tâu của bộ Công ngày 1 N¨m 1834, Minh M¹ng ph¸i Gi¸m thµnh ®éi tr-ëng Tr-¬ng Phóc SÜ cïng thñy qu©n h¬n 20 ng-êi ®Õn ®¶o Hoµng Sa (tØnh Qu¶ng Ng·i) ®Ó vÏ b¶n ®å. 2 Thêi gian tiÕn hµnh c¸c ho¹t ®éng h¶i tr×nh thùc thi chñ quyÒn t¹i quÇn ®¶o Hoµng Sa th-êng diÔn ra vµo 6 th¸ng ®Çu n¨m ©m lÞch ®Ó tr¸nh mïa m-a b·o t¹i c¸c tØnh miÒn Trung nh÷ng th¸ng sau ®ã. Yªu cÇu ®¶m b¶o sù an toµn tÝnh m¹ng cña thuyÒn nh©n còng ®-îc ®Æt ra khi ®iÒu kiÖn giã n-íc kh«ng thuËn lîi. Tuy nhiªn, ý thøc vÒ viÖc hoµn thµnh nhiÖm vô cña m×nh ®· lu«n ®-îc c¸c “qu©n nh©n” ®Ò cao. Vµo th¸ng 4 n¨m 1838, khi “giã §«ng thæi liªn håi, thuyÒn ch-a ra biÓn ®-îc”, tØnh thÇn Qu¶ng Nam ®· xin ®-îc lïi l¹i ngµy ra biÓn. ThÕ nh-ng, chØ h¬n ba th¸ng sau, triÒu ®×nh ®· nhËn ®-îc b¸o c¸o ®oµn “Bæn chinh thuyÒn” ®· hoµn thµnh c«ng vô Hoµng Sa “®o ®¹c gi¸p vßng tõ h¹ tuÇn th¸ng 3 tíi h¹ tuÇn th¸ng 6” vµ ®· trë vÒ an toµn (Môc lôc Ch©u b¶n triÒu NguyÔn, Minh M¹ng n¨m 19, tËp 64, b¶n th¶o viÕt tay, tr.146, dÉn theo [8, tr.133-134]). 150 28 tháng 12 năm 1847 cho thấy ngay cả trước tình thế căng thẳng và “bận rộn” đối phó với sự quấy rối, uy hiếp vũ trang của các chiến thuyền phương Tây, nhà Nguyễn vẫn không “bê trễ” trong việc đảm bảo sự liên tục của việc thực thi các nhiệm vụ ở Hoàng Sa: “hàng năm vào mùa xuân, theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại” (Mục lục Châu bản triều Nguyễn, Triều Thiệu Trị, năm thứ 7, tập 51, bản thảo viết tay, tr.235, dẫn theo [8, tr.134]). Trong suốt những năm trị vì của các vị vua đầu triều Nguyễn, năm 1816 dưới triều vua Gia Long (vị vua “có một sự nghiệp lẫy lừng trên biển”) được đánh giá là năm “có ý nghĩa hết sức đặc biệt” trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà vua đã thi hành các biện pháp rất quyết liệt để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của vương triều Nguyễn ở các quần đảo này. Đó là thời điểm mà Gia Long “đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc là sẽ không có một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta” (dẫn theo [46; tr.14]). Ông đã “chủ tâm đính thêm đóa hoa độc nhất vô nhị đó vào chiếc vương miện của ông, bởi vì ông đã xét thấy cần thiết phải đi tới việc đích thân chiếm giữ lấy quần đảo đó, và chính vì thế mà năm 1816 ông đã long trọng kéo lá cờ xứ Đàng Trong lên mảnh đất đó” (dẫn theo [46; tr.14­15]). Tiếp nối và phát huy trên một tầm cao mới truyền thống và kinh nghiệm khai thác và bảo vệ biển đảo của cha ông, Minh Mạng trong suốt thời gian trị vì của mình đã đẩy hoạt động chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ cả trước ông và sau ông. Điều đó phần nào được thể hiện qua mối quan tâm đặc biệt của ông đối với các vùng quần đảo này khi phái đi một lực lượng đông đảo làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa thời kỳ này như các đội Thủy quân, Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh và dân phu. Bản thân Minh Mạng đã nhiều lần trực tiếp chỉ đạo việc quyết định cho thuyền ra khơi để thi hành các nhiệm vụ trên các vùng quần đảo giữa biển Đông hay tạm dừng vì bão gió [46; tr.11]. Đội Hoàng Sa, về chức năng quân sự được tiếp tục nâng cao dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, ở thời kỳ này đã từng bước có sự thâm nhập của đội Thủy quân vào trong nội bộ đội Hoàng Sa, “hay ngược lại cũng đã có sự tham gia của người đội Hoàng Sa vào đội Thủy quân” [46; tr.10]. Cũng bắt đầu từ thời Minh Mạng trên các nguồn tư liệu chính thức của Nhà nước không còn thấy chép đến đội Hoàng sa 151 nữa, mà vai trò và chức năng của đội Hoàng Sa đã được chuyển hẳn sang cho đội Thủy quân. Tuy nhiên, “hình bóng của đội Hoàng Sa vẫn còn giữ lại trong cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các đội Thủy quân hoạt động ở Hoàng Sa, Trường Sa” [46; tr.11]. Bên cạnh đội Hoàng Sa, hoạt động của đội Bắc Hải cũng được duy trì và đảm nhận nhiệm vụ chủ yếu của mình trên khu vực quần đảo Trường Sa và vẫn trên nguyên tắc do đội Hoàng Sa kiêm quản. Đội Bắc Hải, Hoàng Sa đời Gia Long thuộc quân Trường Đà và người của đội Hoàng Sa đều được các nguồn tài liệu ghi chép thống nhất là “quân nhân” (tức là lính của Nhà nước). Bên cạnh hoạt động hải trình, đo đạc, vẽ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa, nhà Nguyễn còn cho cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa như một sự khẳng định vững chắc và thiêng liêng chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển đảo này. Tháng 8 năm 1833, Minh Mạng xuống Dụ cho bộ Công về việc: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một giải Hoàng Sa [tức quần đảo Hoàng Sa], xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường [mắc cạn] bị hại! Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời” [67, tr.743]. Chỉ hai năm sau đó, năm 1835, việc dựng miếu thờ, xây bình phong và lập bia chủ quyền trên Hoàng Sa đã được thực hiện: “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình” [muôn dặm sóng êm] (cồn Bạch Sa [cát trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ Đông, Tây, Nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía Bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai Cai đội Thuỷ quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách toà miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá ; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong, rồi về” [68, tr.674]. Tài liệu Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông (soạn năm 1877) cho biết, ngôi miếu cổ ấy lợp ngói và chung quanh ngôi miếu được quân đội nhà Nguyễn đem các 152 hạt giống từ đất liền ra vãi: “Có một cái miếu cổ, lợp ngói, biển ngạch khắc mấy chữ Vạn lý ba bình [muôn dặm sóng êm]. Không biết dựng từ thời nào. Các quân nhân đến đây thường đưa những quả Phương Nam mà vãi ở trong và ngoài miếu, mong cho mọc cây để làm dấu mà nhận. Từ khi quân đội Hoàng Sa bãi, gần đây không ai hỏi đến miếu ấy nữa” (Nguyễn Thông (1877) (Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang dịch), Việt sử cương giám khảo lược (Vạn ký trường sa), trích trong sách Nguyễn Thông - Con người và tác phẩm, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1984; dẫn theo [48, tr.45]). Mốc chủ quyền được triều đình giao cho Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật mang ra cắm ở Hoàng Sa vào năm 1836 làm bằng gỗ với kích thước theo như quy định: “Sai Suất đội Thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ “Minh Mạng thứ 17, năm Bính thân, Thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”” [68, tr.868]. 4.3. Xây dựng các lực lượng tuần tra, canh phòng biển đảo 4.3.1. Lực lượng Tấn thủ, binh đồn trên các đảo Cũng giống như cửa biển vùng duyên hải, trên các đảo, việc xây dựng tấn, bảo, sở, pháo đài không tách rời hoạt động của đội ngũ tấn thủ, binh đồn nơi đây. Tuy nhiên, so với Tấn thủ nơi cửa biển thì phạm vi nhiệm vụ của Tấn thủ trên đảo dường như thu hẹp hơn. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là tuần tra, canh phòng biển đảo, tiêu diệt cướp biển, bảo vệ thuyền bè, làm yên miền biển. Trong khi đó, nhiệm vụ của Tấn thủ nơi cửa biển ngoài canh phòng, tuần tra trên biển còn đảm trách nhiệm vụ thu thuế, kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển, tuần tiễu vùng cửa biển. Sự khác nhau đó là bởi ngay từ thời Gia Long, Nhà nước đã đặt lệnh “cấm xuống biển” buôn bán hoặc vượt biển sang các nước, đồng thời cũng quy định những mức phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm [14, tr.563­564]. Binh luật nhà Nguyễn quy định cụ thể mức phạt đối với việc “mang lậu hàng hóa ra ngoài cõi và vi phạm lệnh cấm mà ra biển”. Những người “đem ngựa, trâu, đồ sắt quân nhu (chưa thành vũ khí), tiền đồng, các loại đoạn tấm lụa mịn, tơ gấm mang lậu ra ngoài cõi buôn bán và đem ra biển thì bị xử phạt 100 trượng” và “hàng hóa, xe thuyền đều phải nhập quan”. Đó là bởi những loại hàng hóa này “đều là những thứ dùng ích lợi ở trong nước, không thể mang ra nước ngoài” [14, tr.563]. 153 Những đối tượng “mang người và quân khí ra ngoài cõi và ra biển, thì xử tội giảo giam hậu” vì “những việc mang lậu hàng hóa ra ngoài cõi và ra biển trên đây, chẳng qua là do không biết và tham lợi mà làm. Nếu mang theo cả người và vũ khí ra ngoài cõi và ra biển, thì ắt có tâm bụng giúp cho quân giặc, đảng giặc, không phải chỉ riêng vì tham lợi, vì vậy phải xử tội giảo. Nhân việc đó mà tiết lộ tình hình trong nước thì chẳng khác gì bọn gian tế, vì vậy phải xử tội chém” [14, tr.563­564]. Với những luật định đó, hoạt động thông thương theo pháp luật của Nhà nước lúc này chỉ còn được thực hiện trên đất liền và nhiệm vụ thu thuế thuyền buôn cũng trở thành độc quyền của tấn, bảo nơi cửa biển mà không phải trên các đảo. Trong khi đó dưới triều Lý, Trần, với chính sách ngăn cản thuyền buôn nước ngoài lên đất liền vì lo sợ sự dò xét tình hình trong nước hoặc làm gián điệp, Nhà nước cho phép các thuyền buôn chỉ được buôn bán ở trên thuyền hay trên các đảo. Khi đó, các Tấn thủ luôn phải tất bật với hoạt động thu thuế tại các đảo, nhất là Vân Đồn. Điều này tạo nên một nét khác biệt trong chính sách an ninh ­ quốc phòng biển dưới triều Nguyễn và triều Trần. 4.3.2. Tăng cường lực lượng thủy quân tuần tra mặt biển Bên cạnh đó, với một vùng lãnh hải rộng lớn và “việc tuần phòng ngoài biển rất quan trọng” [54, tr.430] trong khi số lượng Tấn thủ có hạn nên lực lượng thủy quân Kinh thành và các tỉnh ven biển được Nhà nước phái ra biển kết hợp tuần phòng cùng Tấn thủ: “tuần tháng 2 hàng năm, các tỉnh ven biển điều phái thuyền binh đi tuần ngoài biển để dò bắt giặc” [54, tr.430]. Chỉ Dụ năm 1832 của Minh Mạng đối với vùng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An đã phản ánh nhiệm vụ phối hợp của hai lực lượng này trong hoạt động bảo đảm an ninh ­ phòng thủ biển: “2 trấn Thanh Nghệ thường có giặc biển đón cướp thuyền buôn. Nay cho đình thần truyền Chỉ cho quan 2 trấn ấy, cần phải liệu phái biền binh chia đi tuần thám đánh dẹp, và chuyển sức cho các quan Thủ ngự ở các cửa biển thuộc hạt, đều phải hết lòng phòng thủ, cho yên giặc biển” [54, tr.425]. Trong số lực lượng thủy quân tuần phòng, thủy sư Kinh kỳ là lực lượng cốt cán bởi phạm vi tuần tra không chỉ trên vùng biển Thừa Thiên mà còn ở cả các tỉnh. Thủy quân các tỉnh ven biển chỉ đảm trách nhiệm vụ trong giới hạn hải phận tỉnh hạt Nhà nước quy định, chủ yếu là hải phận tỉnh hạt mình. 154 Do yêu cầu của hoạt động bắt giặc biển, thủy binh ở nhiều địa phương không được tuyển theo kỳ hạn thông thường mà được hình thành từ chính sách bị động đối phó của Nhà nước trước giặc biển. Ví như tháng 8 năm 1834, quan tỉnh Quảng Ngãi tâu xin được “chọn trong số dân thừa ở các xã ven biển cho đủ 40 người, lập làm thuỷ binh của tỉnh, hằng năm, cứ đến tháng xuân đi tuần biển, tới mùa thu thì thôi” [68, tr.462]. Mùa hoạt động của cướp biển cũng là mùa giao thông vận tải, thương nghiệp đường biển nhộn nhịp, việc tuần tra mặt biển và bố phòng cửa biển, hải đảo được tăng cường nhằm nâng cao sức mạnh và hiệu lực an ninh ­ phòng thủ biển đảo. Dưới triều Gia Long, khi có lệnh cấm ra biển, hoạt động ngoại thương đường biển của dân gian bị nghiêm cấm song thuyền ngoại quốc vẫn được đến buôn bán dưới sự kiểm soát chặt của Nhà nước, các đoàn thuyền của triều đình vẫn vượt biển sang các nước trao đổi hàng hóa kết hợp với các nhiệm vụ công cán khác. Khi đó, ngoại thương đường biển bị ngăn cấm dưới triều Nguyễn chỉ là ngoại thương của dân gian (đến cuối triều Thiệu Trị, đầu triều Tự Đức, Nhà nước mới đình chỉ toàn bộ hoạt động giao thương với phương Tây). Vì vậy, những chuyến hàng buôn bán bằng đường biển của Nhà nước và của thương nhân ngoại quốc sẽ trở thành đối tượng cướp bóc của giặc biển. Việc đảm bảo yên ổn cho những chuyến hàng hóa đó được đặt ra, tuy chỉ trong chừng mực nhất định. Mục đích chính của triều đình vẫn là tập trung đảm bảo an toàn cho các chuyến vận tải vật hạng công và thuyền công cán. Vì vậy, so với vận tải vật hạng công, thương mại biển gặp nhiều rủi ro hơn từ cướp biển bởi nhận được ít sự bảo trợ của Nhà nước. Vận tải vật hạng công đường biển vì được đánh giá là việc “quốc gia đại sự” nên trước mỗi mùa vận tải, Nhà nước đều chủ động phái binh thuyền ở Kinh thành và các tỉnh tăng cường tuần xét, truy quét cướp biển để mở đường an toàn. Không những thế, khi vận tải, các đoàn thuyền còn được trang bị vũ khí để tự phòng bị và đều có các thuyền binh hộ tống. Điều này được phản ánh rõ qua Chỉ Dụ của Gia Long năm 1806 khi huy động các lực lượng tuần phòng và hộ tống đoàn thuyền vận tải vật hạng từ Bắc thành về kinh: “(…) trấn Thanh Hóa: từ nay đoàn thuyền vận tải vượt biển, cần phải đề phòng ngăn chặn. Hiện đã truyền Chỉ cho Bắc thành chọn lấy thuyền Ô sai và binh đinh khí giới đầy đủ, và phái Cai đội đội Tiểu sai ngồi vào thuyền, để bảo vệ đoàn thuyền đến Biện Sơn. Lại truyền Chỉ cho trấn Nghệ An chọn 155 ra 10 chiếc thuyền Ô sai, và 100 chiếc thuyền sai ở Kinh, cùng đến Biện Sơn tuần tra mặt biển, để đợi bảo vệ tiếp nhận. Ở trấn nên phái ra 10 chiếc thuyền Ô sai, và phái viên Phó vệ úy của 2 vệ Tề võ, Thuận võ, đem binh đinh khỏe mạnh của 2 vệ chia ngồi vào thuyền, đến đóng ở cửa Bạng, cùng các thuyền sai ở Kinh và Nghệ An, tuần tra mặt biển Biện Sơn. Hễ thấy thuyền sai của Bắc thành, bảo vệ đưa đoàn thuyền đã đến Biện Sơn, thì lập tức báo cho Cai đội đội Tiểu sai ngồi thuyền Thanh Nghệ, tiếp tục bảo vệ đoàn thuyền về Kinh, cho thuyền binh của Bắc thành trở về, còn thuyền binh Thanh Nghệ đến cửa Úc thì trở về. Trên đường biển nếu gặp giặc biển, thì các thuyền binh đó bảo vệ, lập tức nên góp sức đề phòng đánh dẹp. Nếu ai thụt lùi thì đã có quân pháp” [54, tr.424]. Trong khi đó, đối với thuyền buôn, nếu là của ngoại quốc thì phải tự trang bị vũ khí và tự đối phó khi gặp cướp biển, mặc dù vẫn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước nếu gặp thuyền tuần tra. Riêng các thuyền trao đổi hàng hóa của Nhà nước được trang bị vũ khí và có quân lính cùng đi trên thuyền để tự bảo vệ. Về vũ khí trang bị cho lực lượng tuần phòng, theo lệ định tháng 8 năm 1839, Vũ khố được giao nhiệm vụ chế tạo 1.000 cây giáo dài, chiều dài định mức là 18 thước/1 cây. Số giáo dài đó được trang bị cho thuyền công của Kinh thành khi tuần biển hay áp tải hoá vật. Số lượng cấp phát cho mỗi thuyền được quy định có định mức theo kích thước thuyền. Tuy nhiên, kích thước đó cũng chỉ là sự ước định chung chung với ba loại “thuyền lớn”, “thuyền nhỡ”, “thuyền nhỏ” mà không có sự quy định cụ thể số đo kích thước từng loại. Vũ khí giao cho mỗi “thuyền lớn” là 40 cây giáo/1 thuyền, “thuyền nhỡ” 30 cây và 20 cây cho một “thuyền nhỏ”. Các tỉnh ven biển có “thuyền trong ngạch” (thuyền tham gia các hoạt động công như vận tải, tuần phòng theo yêu cầu của Nhà nước hoặc tự nguyện) cũng dựa theo số thuyền nhiều, ít để chế tạo giáo dài và được cấp phát khi sai phái việc công [69, tr.551]. Những người dân lệ thuộc vào các tấn, sở cùng tham gia tuần phòng không những được Nhà nước cấp phát binh khí mà còn được các viên quan coi giữ tấn, sở huấn luyện cho quen thuộc việc tuần phòng, tăng khả năng ứng phó khi gặp thuyền giặc. Năm 1834, những dân lệ thuộc tấn, sở canh phòng phận biển Quảng Ngãi được Minh Mạng phê duyệt: “(…) chiếu theo dân số, liệu cấp cho khí giới và uỷ cho viên giữ tấn sở huấn luyện, tuần phòng” [68, tr.462]. 156 Bên cạnh trang bị quân khí, để tăng cường hiệu lực tuần tra đường biển, nhà Nguyễn còn cấp cho thuyền tuần biển những công cụ đi biển hiệu quả như đồng hồ cát, kính thiên lý. Trong đó, mục đích của đồng hồ cát là dùng để “mang theo cho biết thì giờ” [69, tr.336] còn kính thiên lý thì “trông nhòm” trên biển [69, tr.323]. Tuy nhiên, giống như ở các cửa biển, đồng hồ cát và kính thiên lý cấp cho thuyền tuần phòng cũng bị giới hạn ở số lượng. Theo lệ định năm 1838, chỉ những hạng thuyền lớn được phái đi ngoại quốc, thuyền tuần biển và các tỉnh hạt quan yếu mới được cấp phát. Đối với đồng hồ cát, Nhà nước “chiểu theo thuộc hạt sở nào quan yếu, như Thừa Thiên, Thuận An, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hoa, Biện Sơn chẳng hạn thì chia cấp cho đủ dùng, hoặc thuyền công phái đi tuần biển và sai phái đi bắt giặc, cũng được mang theo, để bảo quân sĩ chia canh phòng giữ” [69, tr.336]. Đối với kính thiên lý, trước năm 1838, trong khoảng hơn 10 tỉnh và thủy sư Kinh kỳ được cấp phát thì chỉ có thủy sư Kinh kỳ được cấp với số lượng nhiều nhất, 3 ống kính. Đến năm 1838, con số này được tăng lên thành 7 ống kính [69, tr.323] (xem phụ lục Bảng 4.1: Số lượng kính thiên lý được cấp phát (theo lệ định tháng 4 năm 1838). Ở các tỉnh, việc cấp phát được thực hiện cho toàn tỉnh mà không phải riêng thủy quân, số lượng cũng chỉ 1 hoặc 2 ống kính. Điều này phần nào phản ánh sự quan tâm, ưu ái của Nhà nước đối với Thủy sư Kinh thành. Qua đó cũng làm nổi bật vai trò quan trọng của lực lượng thủy sư Kinh kỳ trong việc tuần tra mặt biển và thực hiện các nhiệm vụ công. Nhà Nguyễn dù có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, huấn luyện một lực lượng tuần biển mạnh song với sự thô sơ của vũ khí, sự hạn chế của các phương tiện và công cụ đường biển (trọng tải và độ nhanh nhẹ của thuyền bè, số lượng kính thiên lý quan sát mặt biển, số lượng la bàn định hướng đường biển, đồng hồ cát tính thời gian để ước định quãng đường, xác định vị trí hiện tại của thuyền, phòng tránh chướng ngại) đã hạn chế rất nhiều hiệu quả hoạt động của lực lượng tuần biển. 4.3.3. Sử dụng lực lượng khai thác nguồn lợi biển * Xây dựng đội dân binh trên đảo và vùng ven biển Bên cạnh Tấn thủ nơi cửa biển, Tấn thủ trên đảo và lực lượng thủy quân do Nhà nước phái đi tuần tiễu thì nhân dân sinh sống tại các đảo và vùng ven biển cũng được nhà Nguyễn giao nhiệm vụ phối hợp với quân binh để bảo đảm an ninh, ổn 157 định vùng biển đảo. Theo Binh luật (trong Hoàng Việt luật lệ) của nhà Nguyễn, dân sinh trên đảo, vùng ven biển bị nghiêm cấm bán hoặc tiếp tế lương thực cho giặc biển và thuyền buôn lậu, đồng thời phải có trách nhiệm tuần tra, canh phòng biển, đảo. Đổi lại cho sự hợp tác ấy là một số quyền lợi mà họ nhận được từ phía Nhà nước như miễn thuế thân, miễn việc binh đao, tạp dịch. Năm 1834, Minh Mạng ban Chỉ Dụ cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát các địa phương ven biển trong việc xem xét các đảo có dân cư sinh sống ở hải phận tỉnh mình để “sức cho dân ở đấy đem thuyền đánh cá nhanh chóng sửa chữa, cho được nhanh nhẹn. Nơi dân số nhiều thì làm 3 chiếc, dân số ít thì làm 2 chiếc. Mỗi chiếc có thể ngồi được trên, dưới 20 người. Về phí tổn sữa chữa hết bao nhiêu, thì Nhà nước cấp tiền. Lại liệu cấp cho giáo dài, súng trường, thuốc đạn, giao cho dân nơi ấy nhận lĩnh để dùng đi tuần thám. Khi gặp giặc biển thì một mặt cùng nhau chống đánh, một mặt chạy báo, cho khỏi bị chậm trễ, không kịp việc” [54, tr.426]. Với chính sách này, nhà Nguyễn đã bổ sung dân binh vào lực lượng canh phòng, góp phần tăng hiệu lực an ninh ­ phòng thủ biển đảo của đất nước. Đó là quy định của Nhà nước, còn về phía dân gian, cư dân trú ngụ trên đảo và vùng ven biển tự nhận thức về việc bảo vệ an ninh, trật tự biển đảo đối với họ không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là quyền lợi. Những hoạt động đó sẽ giúp họ tự bảo vệ lợi ích, bảo vệ sự yên ổn nơi mình sinh sống và làm ăn. Đó cũng là động lực để họ hoạt động một cách tự nguyện và tích cực. Chẳng vậy mà không ít ngư dân trên đảo đã chủ động xin triều đình cho phép “tự đóng lấy thuyền rồi lĩnh khí giới Nhà nước phát cho để đến kỳ thì đi tuần tiễu” như trường hợp của cư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) [68, tr.462]. * Sử dụng các hộ thuyền người Thanh đánh cá trên biển Nếu hoạt động khai thác biển của ngư dân Việt mạnh thì bản thân họ sẽ tự có trách nhiệm kiểm soát và giám sát nguồn lợi thay cho Nhà nước bởi đó cũng là để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Điều này sẽ góp phần ngăn cản sự nhòm ngó của các quốc gia láng giềng đối với những nguồn lợi biển của Đại Nam. Nhưng trên thực tế, dưới triều Nguyễn, nguồn lợi cá tôm rộng khắp mà hoạt động khai thác của dân gian lại hạn chế, tạo cơ hội khai thác cho ngư dân các nước lân cận như Trung Quốc, Xiêm. Năm 1829, hơn 300 thuyền đánh cá của nước Thanh đến “đậu lâu” ở phận biển Cát Bà (trấn Quảng Yên) [66, tr.824]. Trước nhu cầu của bộ phận ngư 158 dân nước Thanh, Nhà nước cho phép những người Thanh đến trình báo được đánh bắt cá tôm trên hải phận Đại Nam với điều kiện nộp thuế cho triều đình. Những hộ đánh cá chịu nộp thuế để đánh bắt chủ yếu là nhóm Thái Lợi Hợp và hai bang Khai Vĩ, Hà Cố (Hà Cổ). Địa điểm hoạt động chính của họ là phận biển Quảng Yên. Nhóm Thái Hợp Lợi là những thuyền hộ ở phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, làm nghề buôn cá kiếm ăn. Năm 1839, nhóm đến xin nộp thuế để được đánh bắt hải sản. Sau đó, do thấy chỗ họ ở có ruộng đất hoang vu bỏ không nên Minh Mạng cho khai khẩn trồng trọt, hạn 3 năm phải nộp thuế lệ. Thuế đánh bắt cá tôm của những thuyền hộ này được quy định: “chiếu theo thể lệ người Thanh ở các hạt, có vật lực, mỗi người cả năm nộp bạc 2 lạng, không vật lực mỗi người cả năm nộp bạc 1 lạng, rồi xét sổ thuyền hiện tại, xem dài, ngang, thước, tấc, tính rõ từng khoản kê khai” để nộp thuế [52, tr.207]. Như vậy, thuế biệt nạp mà nhà Nguyễn quy định đối với lực lượng này không tính trên số cá tôm đánh bắt được mà tính bằng thước tấc đo khoang thuyền. Lệ thuế thuyền đó được quy định: những thuyền xà ngang ở chính giữa lòng thuyền từ 5 thước đến 6 thước 9 tấc phải nộp thuế tiền 12 quan, từ 7 thước trở lên nộp 37 quan 2 tiền. Những thuyền này do tỉnh cấp thẻ bài để phòng khi xét hỏi [52, tr.207­208]. Như vậy, ngoài thuế khai hoang trồng trọt (trong trường hợp định cư khai hoang), để được đánh bắt hải sản, thuyền hộ Thái Hợp Lợi phải nộp cả hai loại thuế trên, thuế thân đóng theo năm và thuế thuyền theo kích thước (thuế biệt nạp). Năm 1841, hai bang Khai Vỹ, Hà Cố đến xin nộp thuế đánh bắt, Nhà nước cũng thu thuế theo lệ thuế này [52, tr.208]. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát và thu thuế của triều đình đối với thuyền hộ người Thanh gặp nhiều khó khăn bởi tính gian xảo của họ. Ví như từ 1841 đến 1847, việc thu thuế đối với hai bang Khai Vĩ, Hà Cố vẫn “chưa thấy kết quả”. Thiệu Trị buộc phải xuống Chỉ: “tỉnh Quảng Yên tiếp giáp nước Thanh năm trước thuyền đánh cá nước Thanh tới xin làm dân, lần lượt đã có lời bàn của bộ, thế mà từ trước tới nay đã 8, 9 năm chưa thấy có kết quả rõ rệt; về kinh lý bờ biển, là việc quan trọng, nay cho viên hộ đốc tỉnh Hải An là Nguyễn Văn Nhị, cho chờ phiên ty tỉnh Quảng Yên là Nguyễn Văn Chấn đi việc công trường về, tức thời cùng tới nơi khám xét, rồi chiếu hiện tại tình hình, thương lượng với Án sát Hồ Trọng Tuấn, xem kỹ rõ thêm tính toán định thế nào cho tới chỗ ổn thoả, rồi cứ thực viết vào tập tâu lên, đợi xuống Chỉ cho thi hành” [52, tr.208]. Nhưng, khi các quan vâng lời Chỉ, đến khám xét thì gặp 159 thực trạng nơi đánh bắt của hai bang Hà Cố, Khai Vỹ không cố định nên khó khăn cho việc quản lý, giám sát. Bên cạnh đó, khi được hỏi về thuế lệ, các hộ thuyền chống chế bằng câu trả lời “khó có thể thu nộp được”, bị gọi lên bờ trách cứ lại “cãi” rằng “có hại đến việc sinh lý”, “lời lẽ đều là đùn đẩy vớ vẩn”. Trước hành động xảo trá đó, Nhà nước không có giải pháp cứng rắn nào hơn việc kiên quyết “không bỏ đánh thuế” [52, tr.208]. Hơn thế nữa, sự ghi chép có phần không rõ ràng của các sử thần Quốc sử quán qua sự kiện năm 1829 cũng phần nào bộc lộ sự hạn chế trong kiểm soát và quản lý của Nhà nước đối với thành phần này. Triều Nguyễn chỉ biết rằng 300 thuyền đánh cá của nước Thanh đến “đậu lâu” ở phận biển Cát Bà mà không nói rõ mục đích của việc “đậu lâu” đó là gì. Đánh bắt hải sản hay là mục đích nào khác? Như vậy, việc cho phép thuyền hộ đánh cá người Thanh hoạt động trên phận biển Đại Nam dưới sự kiểm soát chặt của triều đình trên thực tế đã không mang lại hiệu quả. Sự tráo trở, gian xảo của họ đã khiến cho Nhà nước không những không thu được thuế đánh bắt, cư trú mà việc kiểm soát cũng gặp nhiều phiền phức, khó khăn. Điều đó phản ánh sự hạn chế của Nhà nước trong khả năng kiểm soát lực lượng phức tạp này, đồng thời đó cũng là bài học đắt giá cho các Nhà nước Việt Nam trong cách quản lý những bộ phận ngư dân người Thanh xảo trá. 4.4. Kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn lợi biển 4.4.1. Kiểm soát hoạt động thông thương, vận tải đường biển Mục đích của Nhà nước trong việc kiểm soát thông thương, vận tải đường biển là kiểm soát hoạt động thu lợi từ nguồn lợi không gian đường biển và để hạn chế, ngăn ngừa các mối nguy hại cho an ninh biển, đảo cũng như các nguy cơ đe dọa chủ quyền quốc gia từ phía biển. 4.4.1.1. Đối với hoạt động giao thông, vận tải đường biển của Nhà nước Trên lĩnh vực giao thông vận tải, biển đã trở thành con đường lưu thông quen thuộc của cả dân gian và triều đình. Nhiều cuộc công cán ra Bắc, vào Nam của triều đình Huế đã sử dụng biển làm con đường thuận tiện [64, tr.199]. Thậm chí, đường biển quen thuộc và tiện ích đến mức các quan lại tại chức, quân lính đi thú xa quê hương bị bệnh qua đời, có thân nhân xin chở xác về nguyên quán cũng được Nhà nước cho vận chuyển bằng đường biển [56, tr.512]. Bên cạnh đó, giao thông trên biển còn phục vụ đắc lực cho công tác ngoại giao và hoạt động ngoại thương của 160 đất nước. Mặc dù nước ta có chung đường biên giới trên bộ khá dài với Trung Quốc, trao đổi qua đường bộ không quá khó khăn nhưng đường biển vẫn là con đường được các đoàn đi sứ của triều đình Huế sử dụng hiệu quả, ví như cuộc đi sứ của Trịnh Hoài Đức vào mùa hạ năm 1804, của Hồ Văn Khuê, Lê Nguyên Đản và Hoàng Á Hắc năm 1822,… Đặc biệt, để đi đến các quốc đảo như Nam Dương quần đảo, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba hay các nước phương Tây xa xôi, đường biển là con đường giao thông duy nhất. Nhà Nguyễn đã nhiều lần cử các quan vượt đại dương đi làm việc công như ngoại giao, thăm dò tin tức, buôn bán, học hỏi, mở mang sự hiểu biết (học kỹ thuật đóng tàu Tây phương, hiểu biết hình thế, phong tục các nước), đôi khi chỉ để quen, thuộc đường biển (xin xem phụ lục Bảng 4.2: Các chuyến công cán ra nước ngoài qua đường biển (1802-1858)). Để giúp cho việc đi biển thuận lợi hơn, Nhà nước ra lệ định cấp sắc thư (trước năm 1832) sau đó đổi thành cấp văn bằng của nha Thương bạc (năm 1832, trước khi nha Thương bạc bị bãi bỏ) cho phái viên đi công cán. Tất cả những giấy tờ đó đều có ý nghĩa như giấy thông hành đường biển. Nhờ có những chuyến công cán ra nước ngoài mà hiệu lực đi biển của quan quân triều Nguyễn được tăng lên đáng kể [69, tr.828]. Chế độ phong kiến Việt Nam luôn đặt nghề nông lên hàng đầu, thóc gạo là nguồn lương thực quý của nước nhà. Trong khi, dưới triều Nguyễn, nước ta có hai vựa lúa lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, nhưng Kinh đô lại đặt tại Trung Bộ, nên việc cất chứa đầy đủ cho kho lương của Kinh đô đã trở thành việc làm cấp thiết. Trên thực tế, triều đình đã có cái nhìn chiến lược về việc tích trữ dự phòng để luân chuyển cân đối vật lực giữa các vùng trong cả nước: “Đặt hiểm để giữ vững, đó là việc trước tiên để trị nước; cất chứa đầy đủ, đó là việc cốt yếu để đề phòng. Vì là có sẵn thì tự nhiên không lo, mà lo xa thì mới có thể thường yên được” [68, tr.524]. Nhờ vậy, công tác vận chuyển được nâng lên tầm quan trọng của công việc quốc gia đại sự. Giao thông đường biển là con đường thuận lợi nhất cho việc vận chuyển khối lượng lớn lương công và vật hạng các miền về Kinh. Do đó, triều Nguyễn đã đưa ra một hệ thống chính sách hải vận nhằm tăng cường hiệu lực và sức mạnh của công tác vận tải đường biển. - Quy định về thuyền vận tải đường biển Phương tiện đi biển hiệu quả nhất lúc này là thuyền. Thuyền được Nhà nước sử dụng cho việc vận tải rất đa dạng, gồm cả loại thuyền thuộc sở hữu Nhà nước và 161 thuyền tư nhân. Thuyền Nhà nước là những thuyền công ở Kinh thành, có chức năng chuyên chở theo loại hàng hoá: thuyền lớn, khá lớn và kiên cố được giao nhiệm vụ vận chở các trang thiết bị quân sự, tiền bạc, vật hạng nặng (gỗ, đá); còn những thuyền nhanh nhẹ chuyên dùng để chở lương công (thóc, gạo). Thuyền tư nhân cũng bao gồm nhiều loại: thuyền ứng ban1, thuyền đại dịch2, thuyền miễn dịch3, thuyền đánh cá, thuyền đội nước mắm, thuyền nan đi buôn, thuyền ván đi buôn. Ngoài ra, thuyền các tào (thuyền của dân ở các tỉnh đặt dưới sự quản lý của Nhà nước) cũng vận chở khá đắc lực. Cũng cần phải khẳng định rằng, dưới triều Nguyễn, Nhà nước chưa có những đội vận tải chuyên nghiệp (vẫn là thuỷ quân), nhưng đã có một tổ chức vận chuyển bán chuyên nghiệp do Nhà nước quản lý. Tổ chức này bao gồm các đội thuyền của tào4 (gồm Nam tào và Bắc tào) với phiên chế toàn dân miền biển, do bộ Công quản lý [98, tr.95]. Thuyền tư nhân và thuyền các tào thay phiên nhau, một năm vận tải, một năm nộp tiền miễn vận tải để làm nghề (đi buôn, đánh cá,…). Tuy nhiên, vào những kỳ vận tải khối lượng lớn, tất cả các loại thuyền trên, không kể công tư, to nhỏ, nhanh chậm, đều được Nhà nước huy động. Những thuyền tư của dân, theo lệ, năm đó đã đóng tiền để miễn vận tải đều được Nhà nước trả công vận chuyển [56, tr.473]. Sự có mặt của các loại thuyền tư trong công tác vận chuyển để tích chứa của Nhà nước phản ánh thực tế là số lượng thuyền công chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu vận tải, Nhà nước vẫn phải dựa vào dân. Tuy nhiên, việc thay phiên nộp thuế miễn vận tải cho thấy khối lượng vật hạng cần vận tải là không ổn định. Khối lượng này không chỉ thay đổi theo năm mà còn theo các triều vua. Sức sản xuất, mức độ phát triển kinh tế nông nghiệp cũng không đồng đều giữa các năm và các 1 ThuyÒn øng ban; thuyÒn riªng cña c¸c nha viªn ®i vËn t¶i cña c«ng 2 ThuyÒn ®¹i dÞch: thuyÒn t- nh©n t×nh nguyÖn hµng n¨m nép thuÕ xuÊt nhËp c¶ng ®Ó kh«ng ph¶i vËn t¶i cña c«ng 3 ThuyÒn miÔn dÞch: thuyÒn ®-îc tha kh«ng ph¶i ®i lµm t¹p dÞch cho viÖc c«ng 4 TriÒu Gia Long, khi c¬ quan chuyªn tr¸ch c«ng t¸c vËn t¶i lµ Tr-ëng ®µ, thuyÒn h¶i vËn c¸c tØnh ®-îc chia ®Æt thµnh c¸c ®éi Tr-ëng ®µ Nam, B¾c, kiÓm so¸t, ®«n ®èc c«ng t¸c vËn t¶i. N¨m 1826, sau khi ®· ®æi gäi lµ ty Tµo chÝnh, thuyÒn vËn t¶i Nam, B¾c míi ®-îc chia lµm 2 tµo/®¹o: Nam tµo vµ B¾c tµo. 162 triều đại. Những lệ định của Nhà nước về thuế miễn vận tải đối với thuyền tư, dù ít hay nhiều cũng đã lấy đi một khoản thu nhập nhất định của các cư dân đi biển để đóng góp vào ngân sách thuế Nhà nước. Các hộ thuyền cũng mất đi một khoảng thời gian trong năm để đi vận tải, trong khi giá cước thuê vận tải thấp hơn mức thuế miễn vận tải. Do đó, có thể nói, đời sống của một bộ phận dân cư phần nào đã bị ảnh hưởng bởi chính sách hải vận của Nhà nước. Bên cạnh lệ định về loại thuyền vận tải, Nhà nước cũng ra những quy định chặt chẽ về việc đo kích thước thuyền, cấp bài thuyền, làm sổ thuyền hàng năm cho các thuyền để quản lý, kiểm soát thuyền bè, phục vụ công tác vận tải và thu thuế [56, tr.502­503]. - Quy định về khối lượng vận tải biển Vật hạng được vận chuyển bằng đường biển rất phong phú với thóc gạo, tiền, gỗ tấm, đá, vũ khí, tù phạm, sản vật địa phương. Trong đó, thóc gạo là chủ yếu và được đặt thành lệ vận tải hàng năm. Thóc gạo được vận chuyển từ Bắc kỳ và Nam kỳ (chủ yếu là Gia Định) về Kinh để đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày ở Kinh thành và khu vực miền Trung, cũng như cung cấp nguồn lương thực dự trữ cho các kho Kinh. Năm 1839, tổng khối lượng vận chuyển các miền về Kinh theo lệ định đã lên đến gần 40 triệu tấn, gồm thóc, gạo, gỗ tấm và các sản vật, đồ vật công khác [69, tr.580]. Con số này cho thấy quy mô to lớn của công tác hải vận. Không chỉ vận tải từ các tỉnh về Kinh hay ngược lại, Nhà nước còn tiến hành vận tải từ tỉnh này đến tỉnh khác giúp cho việc tích chứa được phân phối đồng đều trong cả nước, để tránh tình trạng nơi thì thiếu kho tích chứa, nơi thì kho trống không. Sự vận chuyển thông suốt, sự tích chứa ổn thoả đã giúp Nhà nước và các tỉnh chủ động được vấn đề gạo lương, những khi giáp hạt, mất mùa đói kém có sẵn thóc gạo dự trữ để phát chẩn cứu đói cho dân. Như vậy, công tác hải vận thực hiện tốt sẽ góp phần bình ổn xã hội, từ đó tình hình chính trị cũng được ổn định hơn. Bởi vì, thực tế cho thấy nạn đói là một nguyên nhân dẫn đến những cuộc nổi dậy của nông dân chống đối triều đình. Trong công tác vận tải, Nhà nước quy định cụ thể trọng tải của các thuyền tính theo kích thước để đảm bảo sự yên ổn trên đường biển. Ngay từ năm 1807, Gia Long đã đặt ra quy định chặt chẽ về khối lượng hàng hoá phải vận tải cho những thuyền từ 7 thước đến 20 thước. Đến năm 1849, Tự Đức sửa đổi lại điều lệ trọng tải 163 cho thuyền từ 7 thước đến 17 thước 9 tấc với khối lượng vận tải lớn gấp đôi quy định dưới triều Gia Long (xin xem phụ lục Bảng 4.3: Lệ trọng tải tính theo kích thước thuyền (lệ định năm 1807 và 1849)). Những quy định này giúp Nhà nước thuận lợi hơn trong việc kiểm soát những gian lận về khối lượng vận tải của mỗi thuyền như việc chủ thuyền khai gian để mong vận chở được nhẹ nhàng, và Nhà nước cũng dự tính được số lượng thuyền đi vận tải hàng năm. - Lệ định quan quân đi tải Có thuyền ghe tốt nhưng không có người chuyên chở thì công tác hải vận cũng không thể đắc lực. “Thuỷ sư và thuyền ghe quan hệ đến đại chính của Nhà nước” [63, tr.47] chính là bởi đó. Tuy nhiên, lực lượng vận chuyển chưa hoàn toàn tách ra thành một lực lượng chuyên biệt mà vẫn là đội quân đa chức năng, vừa là hải vận vừa là hải binh. Về chức vụ vận tải, dưới triều Minh Mạng, Nhà nước cho đặt chức quan kiểm soát thuyền vận tải Nam tào, Bắc tào mỗi đoàn thuyền một chức Chánh quản lĩnh và một Phó quản lĩnh, mỗi chức một người, 1 Thư lại (Tòng Cửu phẩm) để biên chép, 1 Đốc vận và 1 viên Lĩnh vận thiên tổng theo đoàn đôn đốc công việc. Còn ở các doanh trấn, cho chọn “uỷ ban văn” làm việc giữ sổ sách, ghi chép các vật hạng, của cải; chọn võ biền quen thuộc đường biển cai quản binh đinh hộ tống vận tải. Riêng các trấn ở thành Gia Định chọn quan văn hoặc quan võ để cùng phái viên của thành Gia Định đi điều khiển các thuyền, còn các quan doanh trấn không phải cắt lượt nhau đi áp giải. Ngoài ra, trên thuyền còn có các Suất đội, lái thuyền, chân sào (thuỷ thủ) và biền binh. Biền binh được cử đi với số lượng lớn nhằm mục đích bảo vệ hàng hoá trước những sự cố bất ngờ trên biển như che đậy hàng hoá khi gặp gió, bão, đặc biệt là để chiến đấu bảo vệ thuyền trên một vùng biển nhiều hải tặc như của nước ta (xin xem phụ lục Bảng 4.4: Lệ định quan quân đi tải theo loại thuyền (năm 1839)). Việc thưởng phạt trong vận chuyển cũng được đặt ra theo lệ định nghiêm ngặt, thể hiện sự giám sát sát sao của Nhà nước và lần nữa phản ánh tầm mức quan trọng của công tác hải vận [67, tr.47]. - Lệ định kỳ hạn vận tải (thời gian vận tải) 164 Việc đi biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên sẽ rất có lợi nếu như người lái thuyền biết lợi dụng sức gió, hướng gió để vận chuyển. Do đặc điểm phân theo mùa của gió biển nước ta nên việc khai thác nguồn lợi này không mấy khó khăn. Nắm chắc quy luật mùa gió thổi, các vua Nguyễn đã định ra kỳ hạn vận tải đường biển thống nhất qua các triều đại trong cùng một khoảng thời gian vận chở, với mục đích giúp cho công tác hải vận được kịp thời, ổn thoả. Tuy nhiên, đến triều Minh Mạng, những quy định chặt chẽ, cụ thể nhất mới được ban hành, rồi được các triều vua kế tiếp thi hành. Năm 1836, một quy định chặt chẽ về kỳ hạn vận tải được ban hành. Những thuyền công của Kinh phái, tỉnh phái, và thuyền của 2 tào Nam, Bắc đi vận tải, trong một năm chỉ chở 1 chuyến thì lấy ngày sau tiết tiểu mãn1 tháng 4 khởi hành, trước sau tiết hạ chí2 tháng 5 về nộp. Nếu một năm vận tải 2 chuyến, chuyến trước lấy ngày trước sau tiết cốc vũ3 tháng 3 khởi hành, trước sau tiết tiểu mãn tháng 4 về nộp; chuyến sau, ngày trước tiết hạ chí tháng 5 khởi hành, trước sau tiết đại thử4 tháng 6 về nộp; cả đi lẫn về giới hạn trong 42 ngày. Còn thời gian lĩnh nhận vật hạng chở đi, thu nộp vật hạng vào kho, mỗi lần là 10 ngày [56, tr.479­480]. Các quan ở Kinh và địa phương phải có trách nhiệm chỉ bảo, đôn đốc thuyền tải theo đúng mùa gió để đúng hẹn. Ở các tỉnh, trước kỳ vận tải, quan sở tại phải tâu để xin với triều đình về số chuyến cùng số vật hạng phải chở rồi giao cho các thuyền và đôn đốc để họ kịp hạn nộp. Khi các thuyền đến tỉnh nhận chở, quan địa phương phải bắt dân binh cùng góp sức khuân vác giúp cho công việc được nhanh chóng. Nếu người quản giải tự ý chậm trễ, quan địa phương và người quản giải sẽ tra xét lẫn nhau. Các nha môn ở Kinh có trách nhiệm giao nhận hàng, khi thấy đoàn thuyền về nộp phải “lập tức tư đưa cho các nha môn nhận thu”. Nha môn phải “lập 1 TiÓu m·n: kho¶ng thêi gian tõ ngµy 21-22, th¸ng 5 d-¬ng lÞch hµng n¨m. 2 H¹ chÝ: kho¶ng thêi gian tõ ngµy 21-22, th¸ng 6 d-¬ng lÞch hµng n¨m. 3 Cèc vò (m-a rµo): kho¶ng thêi gian tõ ngµy 20-21, th¸ng 4 d-¬ng lÞch hµng n¨m. 4 §¹i thö: kho¶ng thêi gian tõ ngµy 23-24, th¸ng 7 d-¬ng lÞch hµng n¨m. 165 tức đến nhận thu”, đem về chứa lại. Nếu có vật hạng giao cho các tỉnh thì phải “lập tức chiếu số phát giao”. Nếu để chậm sẽ bị các bộ bàn xử [56, tr.480]. Mặt khác, đối với các thuyền Bắc tào vận chở 2 chuyến, lần 1 về tới Kinh, thuyền vận chở về trước được nộp ngay để tải chuyến sau, không phải đợi đủ cả đoàn thuyền. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình phái đi vận tải ở nơi khác, ngày đi không phải đến Kinh trình báo, cũng không phải đi thành một đoàn thuyền [56, tr.479­480]. Những quy định này đã giúp giản lược những thủ tục mang tính hình thức, tiết kiệm được thời gian vận chuyển. Tất cả các điều lệ trên đều nhằm mục đích lớn nhất là để vận chuyển đúng mùa gió. Việc chậm trễ sẽ gây rất nhiều hậu quả: lỡ kỳ gió, công tác vận chuyển ngừng trệ, gặp mùa bão, tàu thuyền vận chở khó khăn, ngoài ra những rủi ro đắm tàu, mất của và thiệt hại sinh mạng là khó tránh khỏi. - Lệ định trình báo thuyền vận tải Các cửa biển cũng đồng thời là trạm trú chân cho các đoàn thuyền khi gặp gió bão, hoặc tiếp tế lương thực, thực phẩm cho chuyến đi đường dài, là nơi kiểm soát các hoạt động trên biển và ra vào cửa biển. Vì vậy, việc tâu báo ở cửa biển có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, cửa biển nước ta dày khắp nên để việc vận tải không bị chậm trễ vì phải trình báo nhiều, các vua Nguyễn đã đưa ra giải pháp ấn định những cửa biển “trung độ” từ hai miền Nam, Bắc về Kinh, vừa giúp giản tiện mà vẫn quy củ trong công tác lưu thông tin tức. Năm 1834, Nhà nước quy định cửa biển Thị Nại (Bình Định) là cửa biển trung độ từ Kinh thành đến Bình Thuận và đến Nam kỳ, cửa biển Biện Sơn (Thanh Hoá) là cửa biển trung độ từ Kinh thành đến Nam Định và đến Bắc kỳ. Các thuyền chỉ phải tâu báo ở cửa biển Thị Nại hoặc Biện Sơn, sau đó 2 tỉnh Bình Định, Thanh Hoá tâu báo lên vua và cơ quan chuyên trách cao hơn ở Kinh (ty Tào chính) để bớt việc chạy trạm. Nếu mưa bão hay các biến cố khác, thuyền phải đậu lại ở các tấn phận, quan địa phương cử viên tấn thủ khám thực để tâu lên. Ngày đi, ngày về của các thuyền trên mặt biển cũng báo cho nha môn Tào chính ghi vào hồ sơ lưu giữ (không phải làm tập tâu) [56, tr.484]. - Việc đầu tư cho hải vận Triều Nguyễn đã có nhiều biện pháp bảo vệ và tăng cường sức mạnh, hiệu lực vận tải như tiến hành đo đạc, khơi thông cửa biển, vẽ bản đồ cửa biển và đường biển, 166 lập các sách đi biển rất có ích như Duyên hải lục (dưới triều Gia Long); Hải trình tập nghiệm (dưới triều Minh Mạng). Về mặt tâm linh, để giúp cho việc vận tải biển được thuận gió xuôi buồm, nhà Nguyễn đã ra định lệ cầu gió đầu mùa xuân cho các cửa biển các địa phương và lễ tạ sau mỗi chuyến vận tải an toàn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đặt lệ định cụ thể về việc bắn súng hiệu ở cửa biển Kinh thành để đón mừng các đoàn thuyền vận tải cũng như những thuyền công cán ngoại quốc trở về, hay để “ra oai” khi thuyền buôn ngoại quốc đến buôn bán. Mặt khác, bắt nhịp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành giao thông vận tải không ngừng được trang bị các phương tiện đi biển hiệu quả khác như cấp đồng hồ cát, la bàn Tây dương, thước đo nước, kính thiên lý. Đây đều là những công cụ đi biển hiện đại của phương Tây rất hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng các phương tiện này còn ít và bản thân người sử dụng cũng chưa thật thành thạo. Để đối phó với vấn nạn cướp biển, Nhà nước ngoài việc phái quân tiêu diệt tận sào huyệt giặc, thường xuyên tuần tra biển thì ngay trước và trong mỗi kỳ vận tải, triều đình đều tăng cường biền binh đi tuần xét, dọn đường an toàn cho thuyền vận chở. Bản thân thuyền bè cũng được trang bị đầy đủ vũ khí và biền binh đảm bảo khả năng tự bảo vệ khi bất trắc. Trong nhiều trường hợp, nhất là những chuyến vận tải lớn triều Nguyễn còn phái những đội hải binh đi thuyền riêng hộ tống. Dẫu vậy, nhìn chung việc đầu tư vật chất cho công tác hải vận của Nhà nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Số lượng thuyền công vận tải của Nhà nước như Hải Vận trong mỗi lần đóng rất ít, năm nhiều nhất lên tới 100 ­ 150 chiếc, nhưng có đợt chỉ đóng rải rác một vài thuyền, các loại thuyền trọng tải lớn, kiên cố có số lượng không đáng kể và chủ yếu được dùng cho công tác tuần phòng chứ không phải là hải vận hay ngoại thương. Năm 1835, nhu cầu vận tải cần dùng tới 700 chiếc thuyền, thuyền tư khi đó chiếm số lượng đáng kể. Qua đó cho thấy, tuy việc đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải song đã phần nào thể hiện sự giàu có và sự phát triển của sức sản xuất dưới triều Minh Mạng. Tuy nhiên, ngay sau thời thịnh trị, đến thời Thiệu Trị, công tác vận tải có sự giảm sút không chỉ về khối lượng vận tải mà cả về số lượng và chất lượng thuyền. Như thuyền vận tải vào Nam khoảng năm Gia Long (1802­1819) có 300 chiếc, chia làm 2 ban, một ban vận tải việc công, một ban đi buôn. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) vẫn chia 2 ban như trước. Đến năm 1847, đoàn thuyền chỉ còn hơn 20 chiếc 167 nên Thiệu Trị quy định đến kỳ vận tải “thuyền Nam tào hiện có bao nhiêu, bắt đi vận tải hết cả, để cho đủ việc vận tải đường biển” [55, tr.359; tr.506]. Trong lĩnh vực này, Nhà nước tuy phải đầu tư không nhiều nhưng hoạt động vẫn có hiệu quả. Ngay cả dưới triều Thiệu Trị, dù tình trạng thuyền bè vận tải của Nhà nước xuống cấp nhiều nhưng việc tích chứa vẫn có phần “thừa thãi” [70, tr.885]. 4.4.1.2. Đối với hoạt động thông thương đường biển của dân gian Các vị vua triều Nguyễn luôn tự hào về nguồn của cải giàu có của đất nước, về tinh thần tự tôn dân tộc. Dù tỏ ra không màng cái lợi của cải bên ngoài nhưng với vốn hiểu biết sẵn có của mình về cái mới lạ của phương Tây, trí tò mò và lòng ham muốn được sở hữu vẫn luôn kích thích họ. Mặt khác, trong thời kỳ thương mại biển Đông thế kỷ XVI ­ XVIII, việc trao đổi hàng hoá qua đường biển của các nước với Đại Việt đã trở nên quen thuộc. Nguồn tài nguyên phong phú của nước ta cũng luôn thu hút sự chú ý của thương nhân các nước. Vì vậy, sang thế kỷ XIX, thuyền buôn nước ngoài vẫn tiếp tục đến thông thương là điều dễ hiểu. Thời kỳ này, nhu cầu trao đổi hàng hoá trên thế giới vẫn rất lớn, triều Nguyễn có thể dễ dàng có được những mặt hàng mong muốn hoặc bán một số mặt hàng chỉ bằng việc kết hợp mua bán trong các chuyến công cán đường biển ra nước ngoài, đánh thuế thuyền buôn ngoại quốc bằng hàng hoá. Phương thức buôn bán này giản tiện, Nhà nước lại có thể chủ động trao đổi hàng hoá mà vẫn kiểm soát được chặt chẽ thuyền buôn các nước. Do đó, triều đình khó có thể bỏ qua lợi thế ngoại thương mà biển đem lại. Nhìn chung, triều Nguyễn tiếp tục thực hiện hoạt động ngoại thương đường biển chủ yếu qua hai hình thức: thứ nhất, trực tiếp cử các đoàn sứ thần sang các nước mua bán hàng; thứ hai, đánh thuế hàng hoá theo yêu cầu của Nhà nước đối với thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán, nhất là thuyền buôn nước Thanh. Đặc biệt, dưới triều Tự Đức, khi hình thức ngoại thương thứ nhất bị đình lại thì các lái buôn người Thanh lại càng đắc lực. Một số thương nhân nước Thanh còn được triều Nguyễn phong hàm để chuyên mua hàng hoá cho Nhà nước như Lý Thái được trao hàm Lục phẩm thừa biện. Nhờ vậy, hàng hoá nước ngoài vẫn được tích trữ đầy kho, kể cả hàng hoá phương Tây [71, tr.452]. Khi đó, Nhà nước chỉ “đóng cửa” với thương nhân phương Tây, không “đóng cửa” hàng hoá Tây phương, thậm chí còn “mở rộng cửa” hơn với thương nhân người Thanh. Do vậy, đây không phải là chính sách “đóng cửa hoàn toàn” đất nước. 168 Nhà nước thông thương với bên ngoài dưới nhiều hình thức nhưng lại ức chế, ngăn cấm hoạt đông ngoại thương đường biển của dân gian. Ngay từ năm 1805, Gia Long đã ra lệ định: “Cấm dân Gia Định không được đóng riêng thuyền sai” [65, tr.632]. Thái độ của triều đình đối với vấn đề kinh tế nói chung và hoạt động thông thương đường biển nói riêng đều là “trọng nông, ức thương”. Việc Nhà nước ngăn cấm dân gian ra biển thông thương nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ từ phía các nước Tây dương. Thiệu Trị khẳng định đặt luật cấm ra biển “có ý sâu xa là phòng từ chỗ ẩn nhiệm, ngăn chặn dần dần” (tháng 7 năm 1847) [70, tr.1043], việc cấm kẻ buôn gian xuống biển cũng không ngoài mục đích đó. Vì nếu “cho gian dân được lén vượt biển, chở trộm ra khơi, hoặc đem thuốc phiện, hoặc dắt người Tây dương đến, không những thả cho nó theo người Tây dương, mà cái tệ còn đến gọi người Tây dương đến nữa, hại không phải là nhỏ” [70, tr.1043]. Tuy nhiên, với một bộ phận dân cư ven sông, ven biển, sống chủ yếu bằng nghề sông nước thì lệnh cấm này là một bài toán khó cho một lời giải đáp trọn vẹn. Ví như đối với “3 châu của Quảng Yên, từ trước đến nay, vẫn đem cá muối của xứ mình sản xuất đổi lấy thóc gạo xứ khác, cái sinh sống là ở đấy. Nay lo kẻ gian, mà cấm sự đi lại buôn bán thì nhân dân nơi bãi biển lấy gì mà sống được. Huống chi việc bán trộm thóc gạo đã có điều cấm, địa phương biết nghiêm ngặt kiểm soát, kẻ phạm tội thì trị tội, thì con buôn gian giảo biết sợ, mà mối tệ có thể trừ được. Vậy dân Quảng Yên xin cho cứ mua bán như trước, tự đong gạo mà ăn là tiện” [66, tr.876]. Bên cạnh đó, chính sách vận tải đường biển của Nhà nước giúp các thuyền hộ quen thuộc đường biển hơn, có điều kiện đi đến nhiều nơi, nắm bắt được nhiều nguồn lợi thương mại, nhu cầu thông thương lại càng tăng. Khi đó, Nhà nước đã vô tình tạo điều kiện cho hoạt động thương nghiệp dân gian phát triển. Việc cấm dân buôn ra biển phòng ngừa tệ nạn chỉ còn được thực hiện với những hoạt động buôn bán trao đổi cùng thương nhân nước ngoài, còn việc trao đổi hàng hoá giữa các miền ven biển trong nước thì không thể bỏ. Hoạt động chính của Nhà nước để kiểm soát thương nghiệp dân gian là thu thuế cửa biển, gồm cả thuế thuyền (thuế làm nghề như buôn bán, đánh cá), thuế miễn vận tải và thuế hàng hoá. Đây là một chính sách thuế khoá nặng nề. Dưới triều Nguyễn, để đảm bảo đủ phương tiện vận tải vật hạng công hàng năm, bên cạnh thuyền công ở Kinh phái đi vận tải, thuyền của hai tào Nam, Bắc 169 (thuyền bán vận tải), Nhà nước còn huy động cả thuyền tư nhân với các loại thuyền ứng ban, đại dịch, miễn dịch, thuyền đánh cá, thuyền đội nước mắm, thuyền nan đi buôn, thuyền ván đi buôn của quan viên và dân gian [56, tr.473]. Thuyền ứng ban là thuyền riêng của các nha viên đi vận tải của công (tên gọi “thuyền ứng ban” chỉ mới được đặt từ năm 1826). Theo lệ định, thuyền này một năm đi vận tải, một năm nộp chuyên tiền đi buôn. [56, tr.495]. Thuyền đại dịch, thuyền miễn dịch (các tên gọi này chỉ mới được đặt năm 1826) là thuyền riêng của dân, có kích thước1 từ 7 thước đến 17 thước 9 tấc2, hàng năm nộp tiền cho Nhà nước để không phải vận tải của công: “các thuyền riêng mà chịu nộp thuế cảng đổi gọi là thuyền đại dịch”, còn “thuyền riêng mà nộp chuyên tiền3, thì đổi gọi là thuyền miễn dịch” [56, tr.495; tr.496]. Sự có mặt của thuyền tư trong công tác tích chứa của Nhà nước phản ánh một thực tế là số lượng thuyền công chưa có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu vận tải, Nhà nước vẫn phải dựa vào dân. Lệ thuyền chia ban đi vận tải và lệ thu thuế miễn vận tải của thuyền tư dù ít hay nhiều cũng lấy đi một khoản thu nhập của bộ phận dân cư đi biển để đóng góp vào ngân sách thuế Nhà nước. Chính sách này đồng thời cũng lấy đi một khoảng thời gian làm ăn nhất định trong năm của hộ thuyền để phục vụ cho hoạt động vân tải công, trong khi giá cước thuê vận tải thấp hơn mức thuế miễn vận tải. Do đó, đời sống của một bộ phận dân cư phần nào bị ảnh hưởng bởi chính sách hải vận dưới triều Nguyễn. Lệ định thuế miễn vận tải đối với thuyền riêng được thay đổi và bổ sung qua nhiều triều vua nhưng quy củ nhất là năm 1816 (dưới triều vua Gia Long), năm 1826 (dưới triều vua Minh Mạng) và năm 1849 (dưới triều vua Tự Đức) [56, tr.495­ 497]. Năm 1816, Nhà nước quy định thuyền đại dịch nộp chuyên tiền theo kích thước, trong khi thuyền miễn dịch chiểu theo lương công thuyền chở được, cứ mỗi 1 Th-íc: 1 th-íc = 10 tÊc, nÕu tÝnh theo ®¬n vÞ ®é dµi lµ mÐt (m) th×, ®o b»ng th-íc méc, 1 th-íc = 0,425 m; ®o b»ng th-íc ®o ruéng, 1 th-íc = 0,470 m. 2 TÊc: 1 tÊc = 10 ph©n, nÕu tÝnh theo ®¬n vÞ ®é dµi lµ mÐt (m) th×, ®o b»ng th-íc méc, 1 tÊc = 0,0425 m; nÕu ®o b»ng th-íc ®o ruéng, 1 th-íc = 0,047 m. 3 Chuyªn tiÒn lµ lo¹i tiÒn chñ c¸c thuyÒn riªng ph¶i nép ®Ó kh«ng ph¶i ®i t¹p dÞch cho viÖc c«ng. 170 57 phương 9 thăng nộp 2 quan tiền. Như vậy, giá thuế của Nhà nước đối với hai loại thuyền đại dịch, miễn dịch dưới triều Gia Long khá cao và mức thu khác nhau. Đến triều Minh Mạng, thuyền miễn dịch được tính chuyên tiền theo kích thước, giá thu có giảm hơn thuyền đại dịch; thuyền đại dịch vẫn chịu mức thuế cũ. Tự Đức lên ngôi quy định mức thuế chung cho hai loại thuyền thấp hơn trước. Mặc dù đã có lệ định nhưng trong những thời điểm nhất định, ở một số địa phương, quy định lại được thực hiện một cách linh hoạt. Năm 1836, Minh Mạng chuẩn y lời nghị của bộ Hộ, cho thu thuế thuyền buôn phủ Thuận Khánh bằng thóc gạo vì “xét kho thóc tỉnh ấy chưa được thừa thãi và để tiện cho cả công tư” [56, tr.496]. Thuyền đại dịch và miễn dịch tham gia vận tải công có số lượng khá lớn, như năm 1848 có tới 300 chiếc với 271 thuyền đại dịch, 29 thuyền miễn dịch. Hai loại thuyền này khi tham gia vận tải cũng được chia đặt thành các đoàn theo khu vực tỉnh như quy định năm 1849 [56, tr.497]. Nhà nước cũng ra những lệ định cụ thể về việc vận tải cho các thuyền của dân có kích thước nhỏ hơn như thuyền ván đi buôn, thuyền nan đi buôn, thuyền đánh cá, thuyền đội nước mắm, Thuyền ván đi buôn là hạng thuyền của dân vượt biển đi buôn, kích thước xà ngang lòng thuyền phải dưới 7 thước. Năm 1826, Minh Mạng quy định “những thuyền ván làm riêng và thuyền nan không đầy 7 thước, chịu nộp tiền thuế, thì đều đổi gọi là chinh thuyền” [55, tr.498]. Đến năm 1839, Nhà nước mới đổi gọi là thuyền ván đi buôn. Về lệ thuế, theo quy định năm 1807, thuyền từ 5 thước trở lên thu thuế theo thước tấc, dưới 5 thước được miễn thuế. Thuyền nan đi buôn là loại thuyền buôn đan bằng tre, nứa, kích thước xà ngang lòng thuyền không được vượt quá 10 thước 9 tấc, dân gian dùng để đi buôn. Tên gọi “thuyền nan đi buôn” bắt đầu được đặt năm 1839. Theo qui định năm 1807, thuế thuyền miễn vận tải được quy định với thuyền từ 5 thước trở lên, dưới 5 thước không phải nộp thuế [56, tr.498]. Các hạng thuyền đánh cá của dân, theo quy định năm 1807, giới hạn kích thước chỉ từ 9 thước 9 tấc trở xuống; những thuyền từ 5 thước trở lên được miễn thẻ thuyền vận tải nhưng phải nộp thuế miễn vận tải. Đến năm 1815, Nhà nước quy định khắt khe hơn: thuyền xà ngang 7 thước trở xuống, nếu thực sự làm nghề đánh cá, có người bảo đảm mới được cấp thẻ thuyền đi đánh cá và được nộp tiền thuế miễn vận tải. Thuyền từ 5 thước đến 7 thước chủ thuyền không làm nghề đánh cá mà đi buôn, cùng với những thuyền từ 7 thước 1 tấc đến 9 thước 9 tấc phải nộp chuyên tiền, được cấp thẻ thuyền (giấy sở hữu thuyền) 171 nhưng không được làm nghề đánh cá. Như vậy, thuyền đánh cá của dân chỉ còn từ 7 thước trở xuống1 [56, tr.497­ 499]. Trong khi đó, kích thước bề ngang của thuyền buôn các nước đến Đại Nam buôn bán được ghi lại trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ vào năm 1831, khi Nhà nước định lệ thuế cảng ở cửa biển Gia Định, là con số lên đến 36 thước của thuyền buôn nước Thanh và Tây dương: “thuyền bề ngang từ 30 thước đến 36 thước như các thuyền Quảng Châu, Triều Châu, Hùng Châu, Huệ Châu, Thiệu Khánh, Phúc Kiến, Chiết Giang, Ma Cao [của nước Thanh], Tây dương thời mỗi thước thuế 180 quan” [52, tr.252]. Do kích thước thuyền dân gian nhỏ, lại là những phương tiện kiếm ăn hàng ngày của dân thường nên Nhà nước chỉ thu thuế ở mức thấp [56, tr.497­499] Với cùng một kích thước (như thuyền từ 7 thước đến 10 thước 9 tấc) mức thuế thuyền nan đi buôn và thuyền đánh cá thấp hơn của thuyền đại dịch, miễn dịch. Những thuyền làm trái các lệ định trên đều bị xử phạt nghiêm khắc. Năm 1816, Nhà nước quy định: thuyền đội Trưởng đà cùng các hạng thuyền công tư những năm đi tải phải đủ số. Nếu tự tiện trốn tránh, tính theo khối lượng thực tải của thuyền để nộp chuyên tiền, mỗi thùng2 3 quan tiền, chủ thuyền bị phạt 100 trượng vì tội “trốn tránh sai dịch” và phải lĩnh giấy phép vận tải bù vào năm sau. Năm sau nếu chủ thuyền lại trốn tải sẽ bị ghép vào tội “cố ý phạm tội”, bị phạt 60 trượng và “đồ”3 1 năm, thuyền bị tịch thu sung công và chủ thuyền vĩnh viễn bị cấm đóng thuyền khác. Những năm thuyền phải đi tải, các quan doanh trấn ở các hạt phủ cấp giấy phép cho chủ thuyền đi tải; những năm được đi buôn thì quan phê vào đơn thông hành 1 năm. Khi thuyền ra vào cửa biển, Tấn thủ cùng xã trưởng, trùm trưởng phải khám xét. Nếu thuyền không có dấu đơn đi buôn, các viên chức bắt giải chủ thuyền lên quan doanh trấn, định tội trốn tải. Nếu những viên chức này vẫn để thuyền trốn tải đỗ ở bến sông và cửa biển, viên chức đều bị phạt từ 100 trượng trở xuống. Trong trường hợp nhận hối lộ, cố ý dung túng thì sẽ bị ghép vào tội “làm sai pháp luật”, xử rất nặng. Quan doanh trấn cũng bị xử phạt 50 roi, được đổi thành 1 Ngay c¶ c¸c thuyÒn cña tµo (tham gia vËn t¶i nh-ng vÉn ®-îc chia ban ®i bu«n), kÝch th-íc xµ ngang còng chØ ®Õn 20 th-íc [51, tr.503]. 2 Thïng: mét ®¬n vÞ c©n ®ong cña triÒu NguyÔn. 3 Téi bÞ tï khæ sai tõ 1 ®Õn 3 n¨m. 172 phạt lương 6 tháng thay cho đánh roi (là mức phạt nhẹ 6 bậc so với kẻ phạm tội) [56, tr.504]. Ngoài mức thuế mà các thuyền phải đóng để miễn vận tải (thuế cảng, thuế chuyên tiền), những khi đi buôn, thuyền chở hàng hoá ra vào cửa biển sau khi nộp thuế mới được thông thương. Năm 1836, Minh Mạng ra lệ định: khi thuyền buôn các tỉnh Nam kỳ chở hàng hoá qua cửa biển, quan coi đồn khám đo, thu thuế những thuyền từ 4 thước trở lên, nộp vào kho. Thuyền dưới 4 thước được miễn. Nhà nước chỉ thu thuế ở sở tuần1 đầu, còn các tuần khác không phải nộp. Từ 4 đến 5 thước mỗi chuyến nộp 1 quan 5 tiền, 5 thước đến 5 thước 9 tấc thuế 3 quan, 6 thước trở lên thuế 5 quan. Đến năm 1839, Nhà nước bổ sung thêm ngạch định, cứ 7 thước trở lên mỗi thước thêm 2 quan như 7 thước thu thuế 7 quan, 8 thước trở lên thu 9 quan, 9 thước trở lên thì dựa vào đó tính tăng thêm. Nếu 1 năm đi buôn 2 chuyến thì cũng theo lệ đó mà thu thuế. Duy “vận tải thóc gạo, cùng nhân dân đi lại tầm thường có mang đồ vật cần dùng tý ti, thì dẫu khuôn khổ thuyền đáng phải đánh thuế cũng trình chỉ qua thôi, đều cho thông hành, không được ngăn giữ sách nhiễu” [56, tr.510]. Giấy tờ bắt buộc để thuyền buôn được ra vào cửa biển buôn bán là bài thuyền do tỉnh cấp. Còn những thuyền chỉ có một đạo văn bằng (ghi rõ họ, tên, tuổi, quê quán chủ thuyền, thân thuyền thước tấc dài rộng bao nhiêu) do huyện cấp thì chỉ được ở phận sông các huyện trong tỉnh tuỳ nghề kiếm sống [56, tr.511]. Đối với thuyền hộ người Thanh đã sang Đại Nam cư trú tại các doanh trấn, Nhà nước cũng chiểu theo lệ thuyền vượt biển của người Việt ở các doanh trấn để thu thuế cảng miễn nghĩa vụ vận tải. Năm 1816, Gia Long quy định những thuyền xà ngang từ 7 thước trở lên, 17 thước 9 tấc trở xuống nộp thuế cảng để làm nghề thì không phải đi tải của công. Tháng 2 hàng năm, chủ thuyền làm đơn nộp quan doanh trấn. Quan doanh trấn phái người đến đo thuyền, thu tiền thuế cảng theo lệ và nộp vào kho, cấp bài thuyền cho đi thông thương 1 năm ở trong nước. Đến tháng 6 trong năm, quan doanh trấn phải làm sổ tâu 3 bản Giáp, Ất, Bính, ghi rõ họ tên, tuổi, quán chỉ, tên hiệu của bài thuyền (là chữ gì), kích thước thuyền đến thước tấc, tiền đã nộp thuế cảng và có điểm chỉ của chủ thuyền. Sau đó, quan sai người đưa về Kinh, nộp tại quan Trưởng đà để gửi tâu lên, xin đóng ấn vàng của vua, rồi bản Giáp nộp quan 1 Së tuÇn: Nhµ n-íc tæ chøc nh÷ng së tuÇn ®Ó thu thuÕ thuyÒn bu«n. 173 bộ Hộ, bản Ất1 nộp quan Trưởng đà, bản Bính trả về doanh trấn [56, tr.502]. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ra lệ định nghiêm cấm người nước Thanh ra biển buôn bán: “người nước Thanh đến nước ta làm ăn, thì cấm chỉ không được ra bể đi buôn. Lại nghiêm sức cho các thủ ngự ở các tấn ở thuộc các tỉnh, nếu có ai tự tiện cho người nước Thanh mượn thuyền buôn ra bể đi buôn, một khi bị tố giác ra, trị tội theo mức nặng” (năm 1836) [54, tr.419]. Dưới triều Gia Long, chính sách đối với hoạt động thông thương đường biển của dân gian, nhất là hoạt động buôn bán với bên ngoài, thông thoáng hơn các triều vua kế tiếp. Nhà nước cho phép thuyền buôn được ra nước ngoài buôn bán song phải tuân theo những thủ tục kiểm soát chặt chẽ. Năm 1819, Gia Long đặt lệ định thuyền tình nguyện đi Hạ Châu buôn bán phải làm đầy đủ thủ tục gồm đơn xin đi buôn nộp lên quan tổng trấn thành Gia Định, đóng đủ trước tiền thuế. Chỉ sau khi nhận được giấy phép có đóng ấn Tổng trấn (của quan Tổng trấn thành Gia Định) thì các thuyền mới được đi buôn. Nếu chủ thuyền xin được mang theo quân khí bảo vệ thì tính số người trong thuyền để cho mang khí giới. Lệ thuế các thuyền buôn đến Hạ Châu cũng được thu theo kích thước thuyền (tính đến thước, tấc). Thuyền xà ngang 9 thước thì mỗi thước tiền thuế 20 quan, 10 thước trở lên mỗi thước 30 quan. Mức thuế này thấp hơn thuế cảng của thuyền buôn các nước có cùng kích thước đến Đại Nam buôn bán theo lệ định năm 1803. Lệ nộp thuế gồm nửa tiền nửa bạc. Chủ thuyền nếu buôn “vật quý” thì phải nộp thuế theo lệ “thuyền buôn thượng hạ mua của quý nộp thuế của quý”, giá mua hàng 10 quan phải nộp thuế 5 tiền, còn chỉ buôn muối và tạp hoá thì được miễn thuế. Vàng bạc, tiền đồng, khối đồng, phiến đồng, thóc gạo đều là vật cấm buôn bán. Thức ăn thuyền dùng khi đi ra biển chỉ tính số nhân khẩu mang theo gạo lương đủ 5 tháng [56, tr.509]. Thành Gia Định hàng năm cấp giấy phép cho thuyền đi buôn ở Hạ Châu, cuối năm làm sổ tâu 3 bản (số thuyền đi Hạ Châu, tiền thuế cảng thu được), nộp lên quan Trưởng đà để tâu lên vua đóng ấn vàng, sau đó 1 bản giao Trưởng đà, 1 bản giao bộ Hộ, 1 bản thành Gia Định lưu giữ [56, tr.502]. Tuy nhiên, năm 1828, Minh Mạng ra lệnh cấm: “từ nay thuyền buôn nước ta đi buôn ở Hạ Châu thì nhất thiết cấm chỉ. Những hạng thuyền ấy đều theo lệ nộp 1 Kh©m ®Þnh §¹i Nam héi ®iÓn sù lÖ chÐp nhÇm thµnh “b¶n Gi¸p”, nh-ng xÐt ®óng ra ph¶i lµ b¶n Êt. 174 thuế cảng, cho thông hành buôn bán ở trong nước cho sinh kế. Nếu thuyền nào cố ý phạm pháp đi buôn ra nước ngoài, hay là mượn tiếng đi buôn trong nước, mà ngầm đem gạo bán ra ngoài, một khi phát giác ra, chiếu điều luật kẻ buôn gian bán trộm thóc gạo mà xử tội” [56, tr.509]. Cũng kể từ đây, sự chủ động vượt biển giao thương với bên ngoài của dân gian bị ngăn cấm, Nhà nước đã độc quyền trong việc chủ động hướng ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, dù tồn tại lệnh cấm nhưng hiện tượng trốn ra biển buôn bán lén lút với bên ngoài vẫn tồn tại1. Khi chưa có lệnh cấm ra biển, không chỉ thành Gia Định mà thuyền buôn tất cả các tỉnh thành trong cả nước ra biển buôn bán đều được Nhà nước cấp vũ khí. Mục đích của việc cấp khí giới là để tăng khả năng tự vệ của thuyền buôn trước các vấn nạn trên biển, nhất là cướp biển. Lệ định năm 1835 quy định: “phàm các tỉnh có thuyền hộ thì cho quan tỉnh ấy chiểu theo số thuyền hộ trong hạt nhiều hay ít mà liệu làm súng trường, dự để ở tỉnh. Nếu thuyền hộ khi nào ra biển buôn bán thì cho thuyền hộ ấy làm đơn, lý trưởng làng ấy nhận thực, quan tỉnh ấy phê làm bằng, chiếu theo số mà cấp. Thuyền hạng lớn thì 10 cây súng trường, thuyền hạng vừa, hạng nhỏ thì trên dưới 5, 6 cây. Phàm đi qua các cửa bể mà có vào tấn để buôn bán, thì tới trình nghiệm với viên thủ ngự sở tại. Khi về đến quê, thì đem súng trường đã lĩnh ấy 1 Theo nh×n nhËn cña Choi Byung Wook trong Vïng ®Êt Nam Bé d-íi triÒu Minh M¹ng th× “khi mét ghe thuyÒn [cña t- nh©n, vËn chë g¹o tõ Gia §Þnh ra miÒn B¾c vµ miÒn Trung theo yªu cÇu ®Æt hµng cña Nhµ n-íc ®Ó c©n b»ng cung - cÇu d-íi chÝnh s¸ch ®iÒu tiÕt l-¬ng thùc gi÷a c¸c vïng miÒn] ®· rêi bÕn vµ tho¸t khái mäi sù gi¸m s¸t, chñ thuyÒn cã thÓ quyÕt ®Þnh nªn b¸n hµng ë ®©u ®Ó thu ®-îc nhiÒu lîi nhuËn nhÊt [v× “khã cã thÓ tin r»ng c¸c chñ thuyÒn lu«n b»ng lßng víi møc gi¸ triÒu ®×nh chi tr¶”]. VÝ dô, b¸n g¹o cho Hoa th-¬ng ngoµi biÓn kh¬i thu ®-îc lîi nhuËn cao h¬n nhiÒu. Trong nh÷ng n¨m tiÕp theo, ghe thuyÒn thËm chÝ cßn ®i xa h¬n. Khi mét viªn quan triÒu ®×nh nhËm chøc ë tØnh VÜnh Long sau n¨m 1832, «ng nhËn thÊy c¸c ghe thuyÒn chñ yÕu ®i tíi vïng §«ng Nam ¸ h¶i ®¶o, Qu¶ng §«ng vµ H¶i Nam. Theo quan s¸t cña John Crawfurd - ng-êi ®· gÆp 13 ghe thuyÒn mµnh lo¹i nhá khi ®ang trªn ®-êng tíi HuÕ - mçi thuyÒn cã träng t¶i kho¶ng “500 ®Õn 700 piculs” [1 picul = kho¶ng 60 kg]. Theo quan ®iÓm cña Lª V¨n DuyÖt thÓ hiÖn trong b¶n b¸o c¸o n¨m 1839, tÊt c¶ c¸c chñ ghe thuyÒn vËn chuyÓn thãc g¹o lµ ng-êi ViÖt vµ lµ nh÷ng nghi ph¹m bu«n lËu thãc g¹o” [29, tr.124-125]. 175 nộp lên tỉnh. Nếu có ai đem riêng súng trường đi ở đường sông, thì cho các viên Thủ ngự ở đấy xét hỏi, chuyển bẩm lên quan địa phương theo luật trị tội. Còn như các hạng dao găm bằng sắt, câu liên bằng sắt, quả đấm bằng đá và đùi bằng gỗ thì không thuộc lệ cấm, cho được tự làm, trong đấy nếu không muốn lĩnh súng trường của công thì cũng cho. Lại từ nay phàm các thuyền hộ không do quan tỉnh lý trưởng phê bằng, làm đơn lĩnh súng trường, mà đi tắt cửa riêng người quyền quý, cùng doanh vệ các quân, mà cấp lĩnh binh khí cho đi buôn, thì cho các viên Thủ ngự xét hỏi được sự thực, bẩm lên quan địa phương sở tại xét rõ, đem người cấp và người lĩnh trưng chiếu luật “trái luật lệ” mà trị tội” [54, tr.419]. Không chỉ có súng trường, trường hợp thuyền buôn tỉnh Phú Yên còn được Nhà nước cấp cho ống phun lửa như theo lời tâu xin của trấn thần: “thuyền buôn ở tỉnh Phú Yên vẫn lo bị nạn giặc biển. Thuyền không mang binh khí, không thể tự vệ được” nên “lượng cấp cho súng trường, ống phun lửa để giúp tiện lợi cho người buôn bán” (tháng 5 năm 1841) [70, tr.166]. Chính sách cấm dân gian vượt biển buôn bán cùng lệ thuế theo kích thước, cũng như giới hạn kích thước thuyền buôn, thuyền đánh cá đã hạn chế nhu cầu đóng thuyền lớn của nhân dân. Khi đó hiệu quả các hoạt động khai thác nguồn lợi biển như thông thương, đánh bắt hải sản cũng bị hạn chế vì khó có thể đạt được quy mô và hiệu quả lớn với những loại thuyền nhỏ. Điều này phần nào lý giải hoạt động khai thác hải sản của người Việt thời kỳ này chủ yếu là ven bờ mà chưa vươn ra khơi và thương nhân Việt chủ yếu trao đổi trong nước mà chưa có vị thế đáng kể trên trường thương mại quốc tế. Khả năng khai thác bị hạn chế, nhu cầu khai thác không được đặt ra cấp thiết đã khiến cho nguồn lợi biển trên lĩnh vực giao thông vận tải và thương nghiệp đường biển không được khai thác hết, trong khi các quốc gia có biển trong khu vực lại muốn tận dụng tiềm năng này của Đại Nam. Đó là về phương diện khai thác nguồn lợi biển, còn trên lĩnh vực an ninh ­ quốc phòng, chính sách này được coi như một “giải pháp an toàn” của nhà Nguyễn, kiểm soát và hạn chế để ngăn ngừa nguy cơ. 4.4.2. Kiểm soát hoạt động khai thác nguồn lợi sinh vật biển 4.4.2.1. Nhà nước độc quyền khai thác, sử dụng nguồn lợi tổ yến 176 Tổ yến là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chỉ có ở một số đảo trên biển miền Trung và miền Nam Việt Nam1, hoạt động khai thác rất khó khăn và nguy hiểm2. Trước nguồn tài nguyên quý giá đó, nhà Nguyễn đã tiến hành độc quyền sử dụng và khai thác nguồn lợi này thông qua luật cấm tự ý khai thác trong dân gian. Năm 1807, Gia Long đặt lệ định: “các đảo có yến ở ngoài biển, đều nghiêm cấm không được tự tiện lấy; năm nào có người làm đơn xin lĩnh trưng 1 năm, hoặc xin lĩnh trưng ở đảo nào mà chịu thuế, thì quan trấn thành ấy cấp bằng cho lấy, tới kỳ thuế, chiếu lệ trưng thu đúng số đem nộp, nếu người nào không có bằng mà tự tiện đi lấy thì bị trị tội nặng” [52, tr.210 ­ 211]. Mức phạt nặng nhẹ tuỳ thuộc vào tính chất phạm tội và số lượng tang vật. Theo mức nghị tội năm 1825 của bộ Hình thì số người trong nhóm phạm tội từ 40 người trở lên cộng với 50 lạng tang vật sẽ bị xử tội theo luật đào trộm nhân sâm của nhà Thanh có phân biệt thủ phạm, tòng phạm. Nếu chưa đến 40 người phạm luật và tang vật từ 50 lạng trở lên thì kẻ đứng đầu thuê người khai thác (tài chủ), đầu mục, nhà chứa bị tội “giảo giam hậu”3, tòng phạm bị sung quân ở cực biên lam chướng. Nếu là hơn 40 người nhưng chưa đến 50 lạng tang vật thì tài chủ, đầu mục, nhà chứa bị sung quân ở cực biên lam chướng, tòng phạm bị đánh 100 trượng và “đồ”4 3 năm. Nếu không có tài chủ thì tính theo tang vật định mức tội của người lấy trộm (xin xem phụ lục Bảng 4.5: Lệ định mức phạt về tội khai thác tổ yến trái phép). Những kẻ tòng phạm được giảm 1 1 VÝ nh- cÁC HßN ®¶O CñA PHIªN AN Cã Tæ YÕN GåM: HßN NGHª [NGHª D÷], HßN HOA CAU [HOA LANG D÷], HßN CAU (BINH LANG D÷], HßN §ÇM TRE [TRóC §µM D÷], HßN MUèI [DIªM D÷], HßN TRE CON [TIÓU TRóC D÷], HßN TRE TO [§¹I TRóC D÷], HßN HANG ÐN [YÕN CèC D÷]. CÁC HßN ®¶O CñA Hµ TIªN Cã Tæ YÕN GåM: HßN NGHÖ [NGHÖ D÷], HßN Cæ CHU [Cæ CHU D÷], HßN CHUèI [TIªU D÷], HßN TRANH [MAO D÷], HßN SON [THæ CH©U D÷], HßN RÁI [PHÁT D÷], HßN TRE [TRóC D÷]. 2 §¹I NAM THùC LôC M« T¶ Cô THÓ HO¹T ®éNG CñA NG-êI KHAI THÁC Tæ YÕN: “CHIM YÕN LµM Tæ ë HANG CïNG, HèC TH¼M NG-êI ®I LẤY TR-íC HÕT PH¶I DïNG D©Y TO BUéC VµO GèC C©Y HOÆC VµO VIªN ®Á TO V÷NG CH¾C, RåI SAU THEO D©Y DßNG VµO, 1 TAY CÇM D©Y, 1 TAY CÇM ®UèC, Sê T×M T¹T NGANG, THÕ RẤT KHã KH¨N, KH«NG PH¶I NG-êI QUEN BIÕT KH«NG DÁM VµO” [69, TR.422]. 3 “GI¶O GIAM HËU”: Lµ MøC TéI BÞ TH¾T Cæ NH-NG CßN GIAM L¹I ®îI XÐT Xö 4 “§å”: Tï KHæ SAI 177 bậc tội và tất cả đều bị thích chữ vào mặt. Nếu chưa bắt được tang vật thì tội cũng được giảm bậc và được miễn thích chữ [66, tr.416]. Như vậy, dù nhà Nguyễn độc quyền khai thác song hình thức khai thác chính lại vẫn dựa vào dân bằng cách chiêu mộ các hộ dân lập làm yến hộ; còn những nơi chưa mộ được người để lập hộ yến thì Nhà nước phái người đi lấy (như các đội Tân Hiệp, Thanh Châu của Nhà nước) hoặc lấy binh đồn đóng ở các đảo có yến để khai thác (đội binh đồn Thanh Hải ở đảo Côn Lôn, lập năm 1840). Những biện pháp an ninh đường biển khi đi khai thác1 chủ yếu do các hộ lấy yến tự chịu trách nhiệm, sự đầu tư của Nhà nước để đảm bảo an toàn trên biển không nhiều nên những thiệt hại do sóng gió đường biển là không tránh khỏi. Đối với hoạt động mua bán tổ yến, Nhà nước quy định: “tổ yến là vật phẩm quý, không phải của người ta thường dùng, ngoại trừ thường năm số thu nộp bao nhiêu, còn có biển thừa không cứ nhiều ít, tốt xấu đều không được mua bán tư túi bên ngoài, nếu dám trái lời cấm mà phát giác ra, thời tang vật xung vào quan, và bao nhiêu người tư túi mua bán với nhau đều bị tính theo tang vật mà trị tội” [52, tr.211 ­ 212]. Tuy nhiên, điểm xuất phát của chính sách độc quyền khai thác tổ yến không phải là an ninh ­ quốc phòng biển. Mục đích chính của Nhà nước khi đưa ra chính sách này muốn độc quyền chiếm hữu và sử dụng nguồn tài nguyên quý, giàu giá trị dinh dưỡng mà khó khai thác và số lượng có hạn này. Dù không đặt mục đích an ninh ­ quốc phòng lên hàng đầu song với những hình phạt nghiêm khắc cho hành vi vi phạm thì sự độc quyền khai thác đã ngẫu nhiên trở thành một trong những biện pháp đảm bảo an ninh trên biển đảo. Nhà nước cấm dân gian tự ý ra các đảo khai thác tổ yến sẽ hạn chế những rủi ro, tai nạn trên biển đảo do tự nhiên (bão gió, sóng nước, đá ngầm,…) và do con người (cướp biển, thậm chí là sự tranh đoạt giữa những người cùng nghề khai thác) gây ra. Tổ yến không chỉ được nhà Nguyễn đánh giá cao mà nhiều quốc gia trong khu vực cũng nhận thức được giá trị của nguồn thực phẩm này và nhiều lần cử đoàn 1 V× CHIM YÕN LµM Tæ VµO THÁNG GIªNG NªN THêI GIAN KHAI THÁC CHØ TËP TRUNG TRONG KHO¶NG NHẤT ®ÞNH: HµNG N¨M “THÁNG HAI LôC TôC ®I LẤY, ®ÕN H¹ TUÇN THÁNG T- Lµ HÕT, NÕU Cã GIã M-A BẤT Kú, KÐO DµI ®ÕN THÁNG 5, THÁNG 6” [69, TR.422]. 178 thuyền đến hải đảo Đại Nam để khai thác. Nhà Nguyễn dù đã tỏ rõ quan điểm về hải cương “đã có ranh giới” nhưng lại chưa có biện pháp xử lý nghiêm trước hoạt động khai thác tổ yến của một số nước bên ngoài. Ví như năm 1829, thuyền của A Sinh người nước Chà Và đậu ở đảo Côn Lôn, trấn Phiên An bị lính giữ đảo bắt được khai báo rằng: thuyền A Sinh là người ở “Ba La Sa (tên đất của nước Chà Và) được Quốc trưởng phái đến đảo Câu Mạch để nhặt lấy sào yến bị bão trôi dạt”. Thế nhưng thái độ của Minh Mạng chỉ là “sai cấp gạo rồi cho về” [66, tr.882]. Điều đó thể hiện tính chưa hoàn toàn nhất quán trong chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, việc bắt giữ những thuyền này cũng phần nào chứng tỏ ý thức của Nhà nước đối với chủ quyền biển đảo và đối với việc sở hữu, kiểm soát nguồn tài nguyên trên biển đảo của đất nước thời kỳ này. 4.4.2.2. Hạn chế hoạt động đánh bắt hải sản của dân gian Bên cạnh lệ cấm dân gian vượt biển đi buôn, để kiểm soát các hoạt động trên biển, tránh những mối tệ do ngư dân gây ra, một biện pháp được các triều vua Nguyễn đưa ra là giới hạn chặt chẽ kích thước thuyền đánh cá của dân gian. Theo lệ định năm 1807, kích thước giới hạn của thuyền đánh cá khá nhỏ, chỉ từ 9 thước 9 tấc trở xuống, nhỏ hơn nhiều so với thuyền đánh bắt hải sản của người Thanh và nhỏ hơn thuyền cướp biển. Đến năm 1815, Nhà nước quy định nghiêm ngặt hơn, thuyền đánh cá chỉ còn từ 7 thước trở xuống [55, tr.24; tr.497­ 499]. Lệ định này đã hạn chế rất lớn hiệu quả khai thác nguồn lợi hải sản của dân gian. Thuyền của dân gian chỉ có thể đánh bắt ven bờ hoặc xung quanh các đảo gần do thuyền nhỏ, không đủ sức chống chọi với sóng gió biển khơi và với các lực lượng cướp biển. Theo lẽ thường, những thuyền đánh cá muốn gian trá trên biển thì phải đủ nhanh nhẹn để lẩn trốn thuyền tuần tra của Nhà nước, hoặc phải đủ lớn để có sức mạnh chống trả khi gặp những lực lượng cản trở như thuyền cướp biển, thuyền tuần tra. Điều đó cũng có nghĩa là nguy cơ của những mối tệ gây ra trên biển từ phía ngư dân được hạn chế, Nhà nước có nhiều khả năng hơn trong việc kiểm soát lực lượng này. Bên cạnh đó, “đường biển dài suốt, lợi đánh cá không phải chỉ một nơi, từ trước người đánh cá chài lưới chung nhau từng có câu nói “ruộng là của riêng, cá là của công” nên để kiểm soát hoạt động khai thác của ngư dân miền biển, Nhà nước tiến hành thu thuế các đầm cá tôm với lệ thuế “11 phần lấy 1 phần” và ngư dân phải báo cho người lĩnh trưng trước khi đánh bắt [69, tr.35; 225]. Với quy định đó, 179 nguồn thu của Nhà nước từ hoạt động thu thuế không nhiều, mục đích chính vẫn là quản lý, kiểm soát hoạt động của ngư dân, phòng ngừa mối tệ khi ngăn chặn những kẻ “tiếng là chịu thuế đánh cá, nhưng kỳ thực mưu làm việc nghề khác” [69, tr.225]. Như vậy, với mục đích ngăn ngừa tệ nạn, đề phòng từ lúc chưa xảy ra, nhà Nguyễn đã tìm cách hạn chế hoạt động khai thác trên biển của dân gian như cấm thuyền buôn ra biển buôn bán và hạn chế hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân. Nhưng, các triều vua Nguyễn đã không lường tính được rằng hoạt động khai thác của ngư dân Việt mạnh thì bản thân họ sẽ có trách nhiệm kiểm soát và giám sát nguồn lợi thay cho Nhà nước bởi đó cũng chính là bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này sẽ góp phần ngăn cản sự nhòm ngó của các quốc gia láng giềng đối với nguồn lợi biển của Đại Nam và sẽ tự đảm bảo an ninh, trật tự biển. Do đó, từ ý tưởng tốt là hạn chế những tệ nạn trên biển, bảo đảm an ninh ­ phòng thủ biển, bảo vệ biển, các chính sách của Nhà nước về kiểm soát, hạn chế hoạt động khai thác và ra biển của dân gian lại quá khắt khe đã làm triệt tiêu đi một khả năng bảo vệ, phòng thủ biển vững chắc từ phía cư dân. Nếu khả năng bảo vệ đó được thực hiện tốt, Nhà nước có thể sẽ tốn ít công sức hơn trong việc phái quan quân đi tuần tra, bắt giặc khó nhọc mà không mấy hiệu quả, đồng thời vẫn có thể thu lợi nhuận lớn từ các hoạt động khai thác này. 4.5. Tiêu diệt giặc biển 4.5.1. Địa bàn hoạt động chủ yếu của giặc biển1 Đặc điểm vùng biển nước ta gồm nhiều đảo, quần đảo, đầm, vịnh hiểm trở đã trở thành địa bàn lý tưởng cho các lực lượng sống ngoài vòng pháp luật ẩn nấp. Đó là những nhóm cướp biển từng tung hoành sóng gió biển Đông, những thuyền buôn giảo hoạt trong nước và nước ngoài vụng trộm mua bán, những thuyền đánh cá người Thanh lén lút kiếm lợi. Trong đó, đặc biệt phận biển Quảng Yên, Hải Dương2 (ở miền Bắc), Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi (ở miền Trung), Hà Tiên (ở 1 §ÞA BµN HO¹T ®éNG CHñ YÕU CñA GIÆC BIÓN CòNG Lµ ®ÞA BµN TRIÒU NGUYÔN TËP TRUNG TUÇN TRA, TIªU DIÖT GIÆC BIÓN. 2 TØNH H¶I D-¬NG D-íI TRIÒU NGUYÔN BAO GåM C¶ TØNH H¶I PHßNG NGµY NAY. 180 miền Nam) là những nơi có nhiều đảo, quần đảo giặc biển ẩn nấp1 nên đây cũng là khu vực được tập trung bố phòng cẩn mật. Đặc điểm này đã được nhà Nguyễn nhận thức khi triều đình cho tập trung bố phòng và tiến hành các hoạt động tuần tra, truy quét giặc biển ở những hải phận hiểm yếu này. Ví như Minh Mạng nhiều lần ra Chỉ Dụ cho bộ Hộ và bộ Binh về việc tăng cường phòng thủ ở những vùng biển đảo trọng yếu này: “Miền đất duyên hải Hải Dương và Quảng Yên thuộc hạt Bắc Thành, phần nhiều là nơi đầm vực để cho giặc biển ẩn nấp, mà trong đó thì Đồ Sơn ở Hải Dương lại càng xung yếu, trẫm 1 THEO GHI CHÐP TRONG §¹I NAM NHẤT THèNG CHÝ, HÖ THèNG CÁC ®¶O ë QU¶NG YªN GåM 3 LíP: “CÁC ®¶O CHµNG S¬N, Lµ LíP NGOµI, CÁC ®¶O Hµ LIªN Vµ V©N §åN Lµ LíP GI÷A; CÁC ®¶O TUÇN CH©U HUYÖN YªN H-NG, SµI TIªN, THANH L·NH HUYÖN HOµNH Bå, §¹I §éC CH©U YªN TIªN, VÜNH L¹I CH©U V¹N NINH Lµ LíP TRONG” [75, TR.49]. §èi víi c¸c ®¶o trong h¶i phËn Hµ Tiªn, Gia §Þnh thµnh th«ng chÝ ®· kh¶o t¶ mét c¸ch râ nÐt: “(…) ®¶o §¹i Kim D÷ vµ TiÓu Kim D÷ lµm thµnh c¸c viªn ngäc biÓn ¸n phÝa tr-íc, nói Ngò Hæ nh- c¸i trÊn treo chËn ®»ng sau. PhÝa §«ng cã nói T« Ch©u cao ngÊt nghÓu lµm thµnh c¸i cöa ¶i lín lao b¶o vÖ vïng biÓn mªnh m«ng. PhÝa T©y cã nói Léc TrÜ nh- trô ®¸ ng¨n chÆn c¸c ®ît sãng d÷. PhÝa tr¸i Hµ Tiªn cã d·y B×nh S¬n chÇu vÒ. PhÝa ph¶i cã d·y ®¶o hé vÖ, tr«ng låi thôt nh- r¨ng chã, hoÆc nh- c¸i ®ai ngäc, c¸nh cung n»m ngang, hoÆc nh- c¸i ®µi vu«ng, c¸i ®µn n»m ngang võa cói xuèng võa bao trßn quanh trÊn. Cã ®¶o Phó Quèc chÇu ngoµi xa, võa nh« cao võa mü lÖ, nay cã thªm s«ng VÜnh TÕ míi th«ng th-¬ng, thuyÒn s«ng tµu bÓ tô tËp tÊp nËp, ®-êng thñy, ®-êng bé ®Òu tiÖn lîi, thËt lµ mét n¬i cã h×nh thÕ tèt ®Ñp vËy” [25, tr.175]. Hay nh- Hµ Tiªn “ë vÒ phÝa t©y Gia §Þnh (...) cã hßn TiÓu Thù (hßn Khoai Nhá) ®øng ngoµi ®Ó chÆn ng¨n sãng to vµ båi lÊp cån b·i; cïng nh÷ng ®¶o lín nhá kh¸c d¨ng la liÖt, th¼ng lªn phÝa t©y tiÕp liÒn víi cöa biÓn B¾c N«m cña n-íc Xiªm La (…). Giã Nam vµ giã B¾c ë ®©y lµ giã nghÞch. Ng-êi lµm chµi l-íi cø ®Õn th¸ng 3 hµnh nghÒ, thuyÒn bÌ ng-êi Qu¶ng §«ng, Quúnh Ch©u (H¶i Nam), th-êng ®Õn ®Ëu ë c¸c ®¶o Êy, dïng l-íi ®¸nh b¾t h¶i s©m, lµm c¸ kh«, cïng xen lÉn víi d©n ta, thuyÒn buåm nèi nhau. Bän c-íp biÓn Tr¶o Oa cã khi ®Õn nóp trong c¸c ®¶o chê c-íp cña b¾t ng-êi, cho nªn chç Êy ®Òu ®-îc trang bÞ ®ñ khÝ giíi ®Ó tù phßng bÞ, mçi khi giã Nam ®Õn, thuyÒn tuÇn th¸m cña trÊn binh ®i tuÇn tiÔu rÊt cÈn mËt, nÕu chØ mét lóc s¬ hë th× thÊy n¹n c-íp bãc x¶y ra ngay” [25, tr.101]. 181 từng hạ lệnh cho thành thần chọn đất đặt đồn, đó là muốn trừ tuyệt giặc giã để dân ở yên” [66, tr.874­875]; Quảng Yên: “đất ở bờ biển, giáp với nước Thanh, có nhiều hòn đảo, dễ làm thung lũng trộm cướp, gần đây giặc biển ngầm nổi, tả kỳ, hữu kỳ, đều lấy đó làm nơi ẩn nấp” [69, tr.337]; “Côn Lôn thủ1 và Hà Tiên Phú Quốc thủ đều là những nơi xung yếu, dân ở đông đúc, thế mà thường có giặc biển ẩn hiện liền truyền Dụ cho quan thành chọn đất 2 chỗ thủ ấy, xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ. Những cư dân cũng cấp cho khí giới để cùng phòng giữ. Lại chuyển sức cho 5 trấn trong thành hạt, ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt” [67, tr.384]. Đặc biệt, vùng biển đảo Quảng Yên và Hà Tiên là vùng biên giới giáp ranh với nhà Thanh và nước Xiêm, yêu cầu của việc bố phòng không chỉ để đảm bảo an ninh, trật tự vùng biển mà còn là khẳng định và bảo vệ chủ quyền, bảo vệ biên giới lãnh hải nơi đây2. Theo ghi chép của Đại Nam thực lục và cũng theo quan điểm của triều Nguyễn, những loại giặc biển hoạt động trên phận biển Đại Nam gồm cả giặc biển trong nước và giặc biển nước ngoài, “giặc biển chính trị” và giặc cướp đơn thuần. Giặc biển mang mục đích chính trị chủ yếu là “giặc biển” trong nước như tàn quân 1 Thñ: mét vÞ trÝ qu©n sù cã ®Æt qu©n ®éi ®Ó phßng thñ. Ngµy nay Nam Bé cßn cã tªn ®Êt Thñ DÇu Mét, chÝnh lµ nghÜa ch÷ thñ nµy. 2 Theo t¸c gi¶ Yoshiharu Tsuboi trong N-íc §¹i Nam ®èi diÖn víi Ph¸p vµ Trung Hoa (1847-1885) th× mét nguyªn nh©n khiÕn cho “bän h¶i tÆc ho¹t ®éng chñ yÕu ë ven biÓn cña hai n-íc” lµ do ®©y lµ khu vùc “c¸ch xa trung t©m quyÒn lùc quèc gia vµ biªn giíi, nh÷ng vïng nµy tho¸t khái ¶nh h-ëng triÒu ®×nh vµ nhµ cÇm quyÒn c¸c ®Þa ph-¬ng còng khã cai trÞ, nhÊt lµ v× bän giÆc lu«n lu«n cã thÓ tho¸t khái sù truy kÝch b»ng c¸ch v-ît qua biªn giíi” [97, tr.181182]. Trªn thùc tÕ, c¸c vïng biÓn gi¸p ranh “xa trung t©m quyÒn lùc quèc gia nµy” dï cã khã kh¨n cho Nhµ n-íc trong viÖc kiÓm so¸t nh-ng nhµ NguyÔn ®· hoµn toµn kh«ng ®Ó chóng “tho¸t khái ¶nh h-ëng cña triÒu ®×nh”. Ng-îc l¹i, dï cßn nhiÒu h¹n chÕ trong hiÖu qu¶ thùc hiÖn song víi biÖn ph¸p di d©n (trong ®ã cã lùc l-îng tï ph¹m), ®-a qu©n binh ra ®Þnh canh trªn c¸c ®¶o, tuÇn tra mÆt biÓn cña thñy qu©n Kinh s- (nh÷ng néi dung nµy sÏ ®-îc tr×nh bµy cô thÓ h¬n ë c¸c phÇn tiÕp theo), triÒu ®×nh ®· thÓ hiÖn tham väng v-¬n ra kh¼ng ®Þnh quyÒn kiÓm so¸t vµ quyÒn lµm chñ toµn bé vïng biÓn ®¶o mµ m×nh ®· th©u gi÷. 182 Tây Sơn hay các lực lượng muốn khôi phục quyền lực của vua Lê, chúa Trịnh. Còn các nhóm giặc biển người Việt khác chỉ là một vài nhóm lẻ tẻ, vặt vãnh nổi lên mặt biển, hoạt động cướp bóc cũng chỉ để kiếm chút mưu sinh. Trong loại “giặc biển chính trị”, đáng kể nhất là giặc biển Tề Ngôi với một số lượng khá lớn và hoạt động khá mạnh. Giặc biển Tề Ngôi vốn được quân Tây Sơn thu nạp và trở thành một bộ phận quan trọng trong lực lượng hải quân Tây Sơn, từng giao chiến quyết liệt với quân thủy Nguyễn Ánh và đã giúp thủy quân Tây Sơn trở nên hùng mạnh. Sau khi Tây Sơn sụp đổ, dưới con mắt của triều Nguyễn, Tề Ngôi trở về thân phận “giặc biển chính trị” chống đối triều đình để khôi phục nhà Tây Sơn. Vì vậy, đây là mối đe dọa lớn đối với ngôi vị vương triều và cần phải bị tập trung tiêu diệt. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, Nhà nước đã tốn rất nhiều công sức trong việc truy quét nhóm giặc biển này. Sau một thời gian dài, dù thu được những kết quả nhất định song triều đình vẫn không thể tiêu diệt hoàn toàn nhóm giặc biển này, Tề Ngôi vẫn hoạt động dai dẳng qua suốt 4 triều vua đầu nhà Nguyễn. Đó là giặc biển trong nước còn về giặc biển nước ngoài, quốc tịch cũng khá đa dạng như giặc biển người Thanh, giặc biển Chà Và (tức Malaixia), giặc biển Gia Va (Inđônêxia). Trong các nhóm đó, cướp biển người Thanh có quy mô, tổ chức lớn nhất và tìm được nơi cư trú ổn định, lâu dài trên vùng đảo Quảng Yên trước khi bị các vị vua đầu triều Nguyễn tiêu diệt. Còn giặc biển Chà Và và Gia Va chỉ đến mùa gió nước thuận tiện mới kéo đến phận biển Đại Nam, đi lại cướp bóc trên mặt biển hoặc lẩn trốn tạm trên các đảo phía Nam như Phú Quốc, Côn Lôn mà không dám trú ẩn lâu dài. Bên cạnh vùng biển tập trung nhiều cướp biển như Quảng Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam, Hà Tiên, các nhóm cướp biển quốc tịch khác nhau có những sự thích ứng và mức độ tập trung hoạt động trên những phận biển khác nhau. Giặc biển người Thanh có địa bàn hoạt động rộng nhất, tung hoành từ Bắc đến Nam Đại Nam, song vẫn tập trung nhiều hơn ở phận biển miền Bắc và miền Trung, nhất là phận biển Quảng Yên. Đến năm 1838, trong Chỉ Dụ của vua Minh Mạng về việc phân định mốc giới trên biển của lực lượng tuần phòng các tỉnh vẫn ghi rằng “hải phận Nam kỳ từ trước không có giặc người Thanh ở trên biển” [54, tr.431]. Giặc biển Gia Va và Chà Và tập trung hoạt động chủ yếu ở phận biển phía Nam, mà Hà Tiên là cái nôi hoạt động quan trọng: “Giặc biển Chà Và thường nương tựa các cù lao thuộc Hà 183 Tiên để đón cướp thuyền buôn. Trấn thần phát binh tuần xét, bắt được rất nhiều. Sai đóng gông tướng giặc đưa về Kinh để giết” (tháng 7 năm 1817) [67, tr.958]. Nguyên nhân của sự trú ẩn có tính phân vùng đó là do đặc điểm vị trí địa lý của các phận biển này quy định. Trấn Quảng Yên cùng chung đường biên giới biển với nước Thanh trong khi Hà Tiên lại gần Xiêm La, Gia Va và Chà Và hơn. Do sự gần gũi về vị trí địa lý, phận biển các nước gần nhau sẽ có những nét tương đồng về đặc điểm gió nước, địa hình biển đảo. Điều đó giúp cư dân quen thuộc với những phận biển ở gần nước mình và sẽ dễ dàng hoạt động trên biển, lẩn trốn trên đảo hoặc giương buồm vượt khỏi phạm vi lãnh hải Đại Nam về lẩn trốn trên hải phận nước mình khi bị quan binh triều Nguyễn truy đuổi. Bên cạnh đó, cư dân các nước sang phận biển, đảo Đại Nam định cư lâu dài như người Hoa, người Chà Và cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để giặc biển có cùng nguồn gốc dễ dàng trà trộn hoạt động bởi những nét tương đồng về nhân dạng, ngôn ngữ, văn hóa,… 4.5.2. Thời gian hoạt động của giặc biển1 Việc tuần phòng, bắt giặc phải được tiến hành đúng thời điểm giặc biển hoạt động thì mới có hiệu quả. Hoạt động của giặc biển cũng như các hoạt động của thuyền bè trên biển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên. Nếu điều kiện gió nước thuận lợi, người lái thuyền có thể lợi dụng xuôi theo hướng gió, thuận theo dòng nước để giảm hao phí về sức người. Nếu ngược gió nước, không những thuyền không thể đi nhanh mà việc chèo chống cũng khó khăn không như ý muốn. Dưới triều Nguyễn, thời gian tuần phòng được tuân thủ theo nguyên tắc gió nước này: “Nước ta bờ biển dài suốt, việc tuần biển rất là quan trọng” nhưng “đường biển hơi xa, sóng gió bất thường, phải nên theo tiết hậu về chiều gió dòng nước mới là ổn tiện” [69, tr.85­86; tr.779]. Bên cạnh yếu tố gió, các dòng chảy trong biển không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề nguồn lợi cá tôm, nguồn lợi hải vật mà cùng với gió sẽ ảnh hưởng đến khả năng đắc dụng của thuyền bè trên biển. Trong một năm, vùng biển Đại Nam hiện hữu hai mùa gió chính: gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (mạnh nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) và gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 (mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 8) (xin xem sơ đồ Hình 24a. Hải lưu tầng mặt tháng 1 ­ Theo Trung tâm khí tượng 1 Thêi gian ho¹t ®éng chñ yÕu cña c-íp biÓn còng lµ thêi gian Nhµ n-íc tËp trung tuÇn tra, canh phßng ®Ó diÖt giÆc biÓn 184 Hải văn và Hình 24b. Hải lưu tầng mặt tháng 7 - Theo Trung tâm khí tượng Hải văn [3, tr.144; tr.145]). Những mùa gió này sẽ tác động trực tiếp đến hướng của dòng chảy. Mùa gió Đông Bắc thuận lợi cho tàu thuyền từ phận biển phía Bắc xuôi dòng xuống phận biển phía Nam của Đại Nam hoặc tàu thuyền từ ngoài khơi phía đông theo hướng Tây Nam tiến vào đất liền. Ví như trong mùa gió này, tàu thuyền từ miền Bắc tiến về miền Trung rồi xuôi xuống miền Nam hoặc tàu thuyền từ phận biển nước Thanh xuôi xuống hải phận Đại Nam rất thuận lợi. Tuy nhiên, đó lại là lực cản cho tàu thuyền miền Nam muốn ra miền Bắc và từ các nước Đông Nam Á hải đảo vào phận biển Đại Nam. Tác động của gió mùa Tây Nam lại hoàn toàn ngược lại. Dựa vào đặc điểm mùa gió này, để việc tập trung bắt giặc biển được hiệu quả, nhà Nguyễn đã phân vùng phận biển Đại Nam thành hai khu vực với hai khoảng thời gian tập trung tuần phòng khác nhau. Đối với phận biển miền Bắc, nhất là Quảng Yên, hàng năm “từ tháng giêng đến tháng 7, ở tỉnh theo lệ có phái thuyền đi tuần biển, nhân đó thám báo một thể; từ tháng 8 đến tháng 12, thời hậu chiều gió đã muộn, binh thuyền theo lệ rút về, thì phái người đi thuyền riêng, mỗi tháng một lần tới xét tình hình hiện tại báo về cho tỉnh” (tháng 8 năm 1840) [69, tr.779]. Còn các tỉnh phía Nam, “khi đến tháng 5, mùa gió Nam, giặc biển Đồ Bà thường xâm phạm các tỉnh phía Nam, dòm lúc sơ hở đón cướp, tất phải phái thêm quân đi tuần cho yên giặc biển” [69, tr.85­86]. Đó là đối với từng vùng phận biển cụ thể, còn trên tổng thể chung, từ tháng 2 đến tháng 8 là khoảng thời gian trong năm Nhà nước cho tập trung tuần phòng mặt biển để mở đường vận tải và bảo vệ thuyền buôn. Trong khoảng thời gian này, Nhà nước cũng đẩy mạnh công tác vận tải vật hạng công đường biển để lợi dụng yếu tố gió nước. Bên cạnh đó, thuyền buôn các nước cũng tấp nập đến Đại Nam buôn bán vào thời điểm này. Công tác vận tải, tuần phòng vì phụ thuộc vào yếu tố gió nước nên trong những hoàn cảnh cụ thể, Nhà nước cũng linh hoạt khoảng thời gian tuần phòng, có thể sớm hoặc muộn hơn khi gió nước thuận tiện. Ví như năm 1838, lịch tuần tra được đẩy lên trước hạn lệ thông thường một tháng: “Trước đây trẫm [Minh Mạng] đã giáng lời Dụ hàng năm binh thuyền đi tuần ngoài bể cứ tháng 2 ra đi. Nay tháng giêng trời đã sáng tỏ mà đường đi thuận tiện, chính là thời kỳ thuyền buồm đi về, thời nên phái đi tuần tiễu ngay để yên vùng bể” [88, tr.206]. 185 Tuy nhiên, khoảng thời gian trên chỉ là khoảng thời gian tập trung tuần phòng dưới vai trò chủ chốt của thủy sư Kinh kỳ trên phận biển cả nước, những khoảng thời gian còn lại công việc tuần phòng được chuyển giao sang lực lượng tuần phòng của các tỉnh. Theo lệ định năm 1836, “hàng năm những tháng từ mùa xuân đến mùa thu, chính là khi thuyền công đi vận tải và thuyền buôn qua lại thì cho theo như lời bàn mà làm. Còn không phải những tháng ấy thì cho những viên đồn biển trích lấy 1, 2 chiếc thuyền của dân đánh cá, số phu trên dưới 5, 3 người đủ dùng để kéo buồm, bẻ lái cũng được. Trừ ngày nào nhân có gió mưa đi ra không tiện, còn mỗi ngày ra cửa đi lại tuần tra, cốt cho được đều đến những nơi giáp giới. Khi gặp việc quan trọng, khẩn cấp thì lập tức chạy báo để cho việc tuần phòng ngoài bể được nghiêm. Quan địa phương ấy cần phải được nhắc rõ, không được để lâu ngày sinh ra trễ nãi thì là phạm lỗi không nhỏ” [54, tr.428]. 4.5.3. Lực lượng tuần tra và các thủ tục tuần tra trên biển Để tăng cường hiệu lực phòng bị, đảm bảo an ninh vùng biển đồng thời để giám sát hoạt động tuần tra, nhà Nguyễn đã ra lệ định về các thủ tục bắt buộc đối với lực lượng tuần phòng trên biển. Lực lượng tham gia tuần biển khá đa dạng, gồm thủy quân do Kinh thành phái đi, lực lượng tuần phòng của các tỉnh (thủy quân các tỉnh; tấn thủ, binh đồn canh giữ cửa biển, hải đảo; dân binh ven biển, trên các đảo). Vì vậy, đề phòng các lực lượng tuần biển trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho nhau, nhà Nguyễn đưa ra quy định cụ thể về ranh giới hải phận các tỉnh với chức phận cụ thể của các lực lượng. Dưới triều Minh Mạng, theo đề nghị của bộ Binh, Minh Mạng cho dựng cột mốc trên biển có ghi rõ giáp giới tuần biển: “Bình Thuận trở ra Bắc đến các đồn biển ở ven biển Yên Quảng, phàm những nơi hai đồn biển tiếp giáp nhau thì đều dựng cột mốc trên bờ biển, ghi rõ phía Nam thì thuộc về đồn biển này, phía Bắc thì thuộc về đồn biển kia. Lại nơi hải phận hai tỉnh tiếp giáp nhau cũng nên hội đồng ra cột mốc rõ ràng, hàng năm cứ đến tháng giữa xuân đến tháng giữa thu, thuyền đi tuần của kinh phái, tỉnh phái đều nên trước kỳ chuẩn bị các hạng súng quá sơn, súng thần công, súng trường, cùng thuốc đạn, giáo dài, mác sắt, câu liêm, ống phun lửa, cầu đinh lửa, pháo thăng thiên cho đến quả đá, kim từ thạch, phàm tất cả dụng cụ thủy chiến. Lại đem theo một chiếc kính thiên lý để phòng khi đi thuyền nhìn ngắm” [54, tr.432]. 186 Khi hải phận các tỉnh đã được định rõ, lực lượng tuần phòng các tỉnh phải tuần phòng hết phạm vi hải phận tỉnh mình. Khi gặp đội tuần phòng của tỉnh giáp giới Nam, Bắc, hai bên phải ký nhận cho nhau để làm bằng và trao đổi tin tức: “Thuyền đi tuần của các đồn biển thì xét theo hải phận của đồn biển mà qua lại tuần thám. Mỗi khi đi tuần phải qua chỗ cột mốc giáp nhau mới được trở về. Thuyền đi tuần của tỉnh phái, thì xét theo hải phận của tỉnh mà tuần thám. Khi đi thuyền thì phía Nam cần phải đến chỗ cột mốc ghi địa giới tỉnh, phía Bắc cũng cần phải đến chỗ cây cột mốc ghi địa giới tỉnh, tổ chức qua lại, chắp nối những quãng thuyền đi tuần của các đồn biển mà đôn đốc họ” [54, tr.431­432]. Giấy ký nhận khi các thuyền tuần thám gặp nhau phải ghi rõ nội dung: “ngày, tháng, giờ nào, đến đâu, nơi giáp giới hoặc cuối nơi giáp giới gặp thuyền đi tuần của đồn biển nào? Đến cuối mỗi tháng, biên đồn biển ấy đem tất cả những giấy biên từng ngày đóng thành một tập là bao nhiêu tờ, bẩm lên, do quan địa phương trình nộp. Quan địa phương sẽ xét trong tháng, trừ ngày nào đúng là có gió mưa, không thể đi được, còn những ngày nào có đồn biển nào, ngày nào không biên ký, không liên tục với nhau thì lập tức tra xét. Còn nếu cứ theo mức bình thường, liên tục không gián đoạn, thì cứ mỗi tháng 3 kỳ, tư vào bộ để lưu trữ” [54, tr.428]. Lực lượng tuần phòng các tỉnh chỉ có chức trách tuần phòng trong hải giới tỉnh mình nhưng trách nhiệm và công việc của thuyền đi tuần do Kinh phái lại nặng nhọc và vất vả hơn rất nhiều. Các thuyền này có trách nhiệm tuần phòng và đôn đốc công việc tuần phòng của tất cả các tỉnh. Đến thời điểm tuần tra, thuyền Kinh thành được chia thành hai đoàn Nam, Bắc, xuất phát từ cửa biển Kinh đô và tỏa theo hai hướng Bắc, Nam. Đoàn thuyền Bắc phụ trách việc tuần phòng từ phận biển Thừa Thiên đến các tỉnh phía Bắc. Đoàn thuyền Nam quản trách từ phận biển Thừa Thiên trở vào Nam. Lệ định năm 1838 quy định: “Thuyền đi tuần do Kinh phái thì có 2 đoàn Nam và Bắc. Mỗi đoàn phái đi đến 4, 5 chiếc, chia làm 2 chuyến mỗi chuyến cách nhau 3, 5 ngày. Đại khái chuyến trước đến giữa hải phận thì chuyến sau mới từ đầu hải phận ra đi, chuyến sau đến giữa hải phận, thì chuyến trước mới từ cuối hải phận trở lại. Lần lượt qua lại trong khoảng thuyền đi tuần của hải phận tỉnh và hải phận các đồn biển mà đôn đốc tất cả. Đi qua tỉnh nào mà không thấy thuyền tuần tra của tỉnh thì lập tức báo cho tỉnh để tham hạch trừng phạt. Thuyền đi tuần của Kinh phái, tỉnh phái, ngày nào hiện đi qua hải phận của đồn biển nào, đều phải lấy chữ 187 biên ký của đồn biển ấy để phòng khi tra xét. Trừ những ngày sóng gió, thuyền không thể đi được, còn thì các thuyền ấy đều phải đi chóng về chóng, không được tự tiện chần chừ đỗ lại ở chỗ nào. Khiến cho trên mặt biển thuyền đi tuần của Kinh phái, tỉnh phái liên tục theo nhau” [54, tr.432]. Khi thuyền tuần tra gặp giặc biển, ngoài trách nhiệm “tức thì tiến đến đánh bắt”, các thuyền còn phải “ban ngày thì bắn 3 phát súng lớn, ban đêm thì đốt 5 quả pháo thăng thiên để làm hiệu, cho xa gần nghe thấy, đến ngay để cứu viện”. Trong trường hợp “thuyền giặc nhân gió để chạy thì đem thuyền kiểu mới để đuổi, nếu sóng lặng gió yên, thuyền kiểu mới sức gió không tiến được thì đem thuyền Ô, Lê hay thuyền nhanh nhẹ để đuổi, lại là đắc lực, thì các quân đi bắt giặc không được vin cớ nói là vì sóng gió và sức thuyền không tiện đuổi đến cùng” [69, tr.341]. Để loại trừ khả năng thuyền giặc giả dạng, trà trộn thuyền tuần phòng, Nhà nước quy định: khi đuổi đánh giặc biển, “nếu trong biển thấy có tàu thuyền từ xa, họ [người tuần phòng] lập tức treo cờ vàng lên, thuyền lớn thì treo ở cột cờ đuôi thuyền, thuyền nhỏ thì treo ở trên cây cột buồm để nhận rõ quốc hiệu của thủy quân. Nếu không có cờ, tức là thuyền của giặc, phải nhanh chóng đuổi, đánh, không được lầm lỡ” (1828) [54, tr.425]. Có những đợt tuần biển, Nhà nước đã phái “70 chiếc thuyền và 200 người thuỷ thủ ở Hoài Đức và Quảng Yên theo quan quân chia phái đi tuần phòng mặt biển” [62, tr.494]. Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc truy bắt giặc biển nhưng với một số lượng cướp biển khá đông, gồm cả cướp biển người Thanh, cướp biển Chà Và, Gia Va, giặc biển Tề Ngôi, và một lãnh hải rộng lớn trải suốt Bắc đến Nam thì lực lượng tuần phòng này không phải là một con số lớn. Để việc bắt giặc đạt hiệu quả tốt, năm 1838, nhà Nguyễn cho đóng một loại thuyền riêng, nhanh nhẹ chuyên dụng trong việc tuần tra trên biển: “Nay cho bộ Binh bàn bạc, đóng thuyền đi tuần, về kích cỡ không cần lớn quá như thuyền hiệu nhưng cũng không nhỏ quá như thuyền Ô, thuyền Lê. Cốt cho vừa phải giữa hai loại ấy, lại được nhanh nhẹn thuận lợi khiến cho sức thuyền có thể giúp cho sức binh. Nếu gặp giặc thì có thể ra biển đuổi cho đến cùng, kỳ bắt được mới thôi. Rồi đem kiểu mẫu trình vua xem để đợi Chỉ tuân làm” [54, tr.431]. Đó là vì, qua những lần bắt giặc biển không hiệu quả, nhà Nguyễn nghiệm ra rằng: “nếu thuyền công phái đi là loại thuyền bọc đồng nhiều dây thì bọn giặc trông thấy ắt trốn xa từ trước. Nếu 188 phái thuyền hiệu chữ Bình chữ Định, thì chất thuyền quá nặng, không thể chạy nhanh chóng bắt giặc được. Các thuyền Ô, Lê lại quá bé nhỏ, chỉ lợi đánh ở sông, đường biển sóng gió, gặp giặc không đuổi được đến cùng” [54, tr.431]. Vì vậy, loại thuyền đóng mới phải đảm bảo khắc phục được những hạn chế của các loại thuyền tuần biển trước đó. Kết quả cuối cùng của cuộc hội bàn năm 1838 là sự xuất xưởng của thuyền Tuần Dương bọc đồng “dài 4 trượng 4 thước 1 tấc, rộng 1 trượng 4 tấc, sâu 7 thước 2 tấc” và có sàn ngồi để chiến đấu. Các tỉnh dọc theo bờ biển được cấp phát mỗi tỉnh hai chiếc Tuần Dương, còn những nơi mặt biển “rộng mênh mông” thì được ba, bốn chiếc (dẫn theo [12, tr.49]. Lệ thưởng phạt cũng được quy định chặt chẽ trong việc tuần bắt giặc biển. Năm 1839 Minh Mạng ban Chỉ Dụ: “Nếu bắt được thuyền giặc hạng lớn thì mỗi chiếc thưởng 100 quan tiền, hạng nhỏ thì mỗi chiếc thưởng 500 quan tiền, bắt sống được 1 đứa thì thưởng 30 quan tiền, chém được 1 cái đầu thì thưởng 20 quan tiền” [54, tr.434]. Đối với lệ phạt, việc định mức được suy xét trên nhiều khía cạnh: “Hải phận nào giặc biển nổi lên một lần mà viên trấn thủ và bộ biền hoặc sơ suất không nghe biết, hoặc là xét bắt không nhanh để đến nỗi bọn giặc chạy thoát thì đem viên thủ ngự ở hải phận sở tại giáng 4 cấp; quản vệ, quản cơ do tỉnh phái đều giáng 2 cấp […]. Nếu lại có giặc biển nổi lên, chồng chất đến hai lần hoặc ba lần thì một lần đều theo như thế mà xử trí. Ai có cấp kỷ (có thành tích đã được cấp kỷ lục) thì cho được xét trừ. Nếu không có cấp kỷ để khả dĩ trừ được mà kê hết số cấp bị giáng quá nhiều thì ghi giáng lưu chức để xem công hiệu ngày sau. Đợi khi xong việc tuần thám, có thực trạng cố gắng hay không lại sẽ tâu rõ để làm việc” [54, tr.433]. 4.5.4. Các biện pháp tiêu diệt giặc biển Để đối phó với sự gian manh của cướp biển, các biện pháp tuần bắt giặc biển phải được tiến hành linh hoạt và mưu mẹo mới mong đắc dụng. Ngay cả trong chiến đấu trực diện, các chiến thuật bắt giặc biển cũng phải được đặt trong tính linh hoạt và tương thích với hoàn cảnh cụ thể. Năm 1835, khi xuống Dụ cho thuyền tuần biển tỉnh Quảng Nam, Minh Mạng đã nhận định: “thuyền của giặc ấy phần nhiều là nhanh nhẹn, chạy giỏi. Chiến đấu với nó, nếu là hơi xa, thì phải dùng đại bác, chỉ định vào mái chèo, bánh lái của thuyền giặc mà bắn tan, gần thì dùng câu liêm giật đứt dây buộc lái làm cho thuyền đổ nghiêng không chạy được thì tự khắc bị ta bắt được” [54, tr.427]. 189 Những sự linh hoạt và mưu mẹo này phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của những người trực tiếp lãnh đạo cuộc truy bắt. Dưới triều Nguyễn, các võ quan được cử đi đảm trách tuần phòng chủ yếu là những người quen thuộc, thông thạo và có tài về đường biển như Nguyễn Công Trứ, Đoàn Văn Trường, Nguyễn Đăng Giai,... Họ không phải lúc nào cũng tiến hành binh pháp dàn trận, đánh trực diện để tiêu diệt cướp biển. Các biện pháp đấu trí như giả dạng thuyền buôn, thuyền đánh cá nhằm tiếp cận và đánh bất ngờ thuyền giặc cũng là một biện pháp được đề cao. Giải pháp này từng được Minh Mạng nhấn mạnh khi đưa ra lệ định năm 1838: “Lại kỳ đi tuần biển hằng năm, các địa phương xưa nay giặc nước Thanh thường vẫn ngầm đậu, liệu cho thuyền quân đi đến để đóng, hoặc bắt thuyền đại dịch giả làm thuyền buôn, tuỳ chỗ đậu yên, thấy có thuyền giặc đem đến bỏ neo hoặc nhận nhầm mà đón cướp thì lập tức xông ra ập bắt, tự khắc bắt được” [69, tr.341]. Cũng vì đặc điểm địa hình nước ta, sông ngòi chằng chịt lại nhiều cửa biển nên tính cơ động bằng thuyền bè rất cao. Thổ phỉ khi bị truy quét trong đất liền có thể dùng thuyền trốn ra biển, trở thành cướp biển. Ngược lại, cướp biển cũng có thể lợi dụng sơ hở để lẻn vào cướp bóc vùng duyên hải hoặc vượt cửa biển vào sâu trong đất liền quấy phá. Bên cạnh đó, sự bắt tay hợp tác giữa cướp biển và thổ phỉ sẽ càng làm cho việc truy bắt khó khăn hơn. Vì vậy, muốn làm yên miền biển, biện pháp canh phòng nơi cửa biển và tuần tra mặt biển phải luôn được phối hợp chặt chẽ. Biện pháp dùng thổ dân trên đảo để tuần tra bảo vệ chính nơi họ sinh sống cũng là một giải pháp khá đắc dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhóm cướp biển lại trá hình dưới nhiều hình thức như ở lẫn với các nhà dân, giả dạng thuyền đánh cá, thuyền buôn. Thậm chí, có những nơi trên hải đảo đã được cướp biển khai canh, định cư lâu dài như trên núi Chàng Sơn của đảo Vân Đồn (Quảng Yên). Đại Nam thực lục còn chép lại sự kiện xảy ra vào tháng 7 năm 1838, khi Tổng đốc Hải - An Nguyễn Công Trứ đem đại đội binh thuyền truy quét giặc biển ở hải phận đảo Vân Đồn, giặc biển liền bỏ thuyền chạy lên bờ, quan quân khám xét thấy trên núi Chàng Sơn “nhà cửa có hơn 50 nhà, đều có tang vật cướp được, khoảng núi ấy, cấy lúa được hơn 500 mẫu” [65, tr.381]. Sự khai canh nông nghiệp trên một quy mô rộng lớn đó chứng tỏ Chàng Sơn là sào huyệt sinh sống ổn định và lâu dài của nhóm cướp biển này. 190 Đối với những địa bàn hiểm trở, hoang vắng, vốn là sào huyệt của giặc biển như Chàng Sơn, Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc tiêu diệt mà còn tìm giải pháp ngăn cản sự tái thiết trở lại của giặc biển, duy trì sự yên ổn lâu dài cho miền hải cương. Một trong những biện pháp đó là đặt đồn binh ngay trên các đảo mới truy quét giặc biển. Ví như ngay sau khi tiêu diệt cướp biển ở Chàng Sơn, năm 1838 triều đình cho quân lính đóng đồn và tiếp quản hơn 500 mẫu đất đã được giặc biển canh tác [65, tr.381]. Nhà nước cũng tiến hành các hoạt động di dân từ đất liền ra đảo, cho dân tiếp quản cơ sở vật chất của giặc biển, phát triển thành nơi định cư lâu dài, không để những vùng hải đảo đó bị tái hoang hóa cho giặc biển có cơ hội quay lại. Bên cạnh đó, lực lượng tù phạm được nhà Nguyễn đưa ra các đảo để tiến hành khai hoang, triệt phá nơi ẩn nấp của giặc biển. Ví như năm 1840, số tù phạm phát vãng trên đảo Côn Lôn lên đến 210 người cùng với binh dân trên đảo chỉ có 205 người khai khẩn đất đai để trồng trọt nơi đây1. Biện pháp di dân, khai hoang, lập ấp trên các đảo là một trong những cách thức để vua Nguyễn thực thi chủ quyền và kiểm soát chặt hơn vùng biển đảo. Trong một chừng mực nào đó, giải pháp này cũng góp phần ổn định trật tự xã hội nơi đất liền khi mà những bất ổn thời kỳ này đang diễn ra gay gắt. Vùng biển phía Bắc giáp ranh giới nước Thanh với nhiều vụng đảo có nguồn lợi cá tôm dồi dào là mảnh đất màu mỡ để thuyền đánh cá gian manh người Thanh nhòm ngó. Những thuyền hộ này đã nhiều lần tìm cách xin triều đình cho phép đi 1 §¹i Nam thùc lôc cã chÐp sù kiÖn tØnh thÇn VÜnh Long t©u xin vÒ viÖc d©n binh ë ®¶o C«n L«n: “binh d©n ë ®¶o C«n L«n thuéc h¹t Êy, sè ng-êi kh¸ nhiÒu (205 ng-êi), cïng víi sè tï ph¹m tiÕt thø ph¸t v·ng ®Õn (210 ng-êi), gi¸n hoÆc cã ng-êi ®· m·n h¹n, lÖ theo vµo sæ d©n. Xin cho trong sè binh d©n Êy lùa lÊy 50 ng-êi, ®Æt lµm 1 ®éi Thanh h¶i, sai ph¸i viÖc c«ng, vµ h»ng n¨m sai ®i lÊy tæ yÕn ®Ö nép ; cßn th× cho cïng víi tï ph¹m ®· lÖ thuéc vµo sæ, ®Æt lµm th«n An H¶i. Duy xÐt ra ®iÒn thæ ë ®¶o kh«ng cã mÊy (binh d©n tr-íc ®· khai khÈn thµnh ®iÒn lµ 150 mÉu, ®Êt v-ên, trång cau h¬n 8 mÉu, ®Êt trång khoai ®Ëu h¬n 21 mÉu. VÒ tï ph¹m, míi khÈn thµnh ®iÒn h¬n 23 mÉu, cßn th× bá hoang, rõng rËm cã thÓ cµy cÊy ®-îc lµ h¬n 180 mÉu), mµ n¬i d©n ë th× c¬ chØ [dùng nÒn x©y mãng] ch-a thµnh. VÒ ®inh ®iÒn theo lÖ nªn thu thuÕ thÕ nµo ch-a d¸m khinh suÊt nghÜ bµn” (th¸ng 10 n¨m 1840) [69, tr. 837]. 191 lại đánh bắt cá tôm. Họ chủ động đón bắt giặc biển, lấy công để xin quyền lợi, và cũng chủ động xin chịu thuế sản phẩm để được đánh bắt. Ví như đoàn thuyền Khai Vĩ, Hà Cố khi không được triều đình cho cư trú và đánh bắt hải sản đã chủ động bắt giặc để lập công (tháng 3 năm 1839). Sau đó, hai nhóm ngư dân này đều được nhà Nguyễn cho phép đánh bắt cá tôm trong phạm vi hải phận các đảo ở Quảng Yên và được định cư lâu dài trên đảo Trường Sơn (tức Chàng Sơn (Quảng Yên)) để rồi lập thành làng Hướng Hóa vào năm 1841. Đổi lại cho quyền lợi đó, họ phải đóng thuế cho Nhà nước, tâu báo tin tức về phận biển và giúp triều đình đuổi bắt giặc biển. Bằng biện pháp này, cùng một lúc Nhà nước có thể đạt được nhiều mục đích: kiểm soát hoạt động của chính các lực lượng đánh bắt, không để họ tự do “ẩn hiện”, dễ sinh mối tệ, lại để họ tự kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau. Bên cạnh đó cũng sử dụng họ vào mục đích tiêu diệt giặc biển, triệt phá nơi ẩn nấp của hải tặc và nắm bắt tin tức miền biển do họ tâu báo. Thế nhưng, trên thực tế, việc kiểm soát và lợi dụng hoạt động của những thuyền hộ này vào mục đích an ninh ­ quốc phòng biển lại gặp nhiều khó khăn bởi tính gian xảo của họ. Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, hai bang Khai Vĩ, Hà Cố, từ khi được triều đình cho phép trú ngụ (năm 1841) đến năm 1847, đã trải qua 7 năm mà việc thu thuế của Nhà nước đối với bộ phận này vẫn “chưa thấy kết quả”. Trước thực trạng đó, Thiệu Trị buộc phải xuống Chỉ: “tỉnh Quảng Yên tiếp giáp nước Thanh năm trước thuyền đánh cá nước Thanh tới xin làm dân, lần lượt đã có lời bàn của bộ, thế mà từ trước tới nay đã 8, 9 năm chưa thấy có kết quả rõ rệt; về kinh lý bờ biển, là việc quan trọng, nay cho viên hộ đốc tỉnh Hải An là Nguyễn Văn Nhị, cho chờ phiên ty tỉnh Quảng Yên là Nguyễn Văn Chấn đi việc công trường về, tức thời cùng tới nơi khám xét, rồi chiếu hiện tại tình hình, thương lượng với Án sát Hồ Trọng Tuấn, xem kỹ rõ thêm tính toán định thế nào cho tới chỗ ổn thoả, rồi cứ thực viết vào tập tâu lên, đợi xuống Chỉ cho thi hành” [52, tr.208]. Đến khi các quan vâng lệnh Chỉ khám xét thì gặp thực tế là nơi đánh bắt của hai bang Hà Cổ, Khai Vỹ không cố định nên rất khó giám sát. Mặt khác, khi quan hỏi đến thuế lệ thì họ trả lời “khó có thể thu nộp được”, bị gọi lên bờ trách cứ lại cãi rằng “có hại đến việc sinh lý”, “lời lẽ đều là đùn đẩy vớ vẩn” [52, tr.208]. Vì nước ta có chung đường biên giới trên biển với nước Thanh, lại là vùng biển nhiều vụng đảo thuận lợi cho giặc biển ẩn nấp nên bên cạnh biện pháp phái 192 binh thuyền tuần thám, hộ tống thuyền vận tải, đốc suất đồn binh, tấn bảo, dân binh tuần tra, phòng thủ miền biển, triều Nguyễn còn có chính sách phối hợp với nhà Thanh để cùng đuổi bắt giặc biển. Nhà Nguyễn đã nhiều lần gửi thư yêu cầu việc hợp tác khi giặc biển vượt hải phận trốn sang bờ cõi hai nước. Tuy chủ động gửi thư yêu cầu hợp tác song triều đình luôn thực hiện nguyên tắc nghiêm cấm các thuyền truy bắt giặc biển nước Thanh vượt bờ cõi sang hải phận Đại Nam. Qua đó thể hiện rất rõ ý thức của các triều vua Nguyễn chủ quyền về chủ quyền biển, đảo của đất nước. 4.6. Tiểu kết Sở hữu một vùng lãnh hải rộng lớn, thách thức về an ninh, quốc phòng và chủ quyền biển đặt nặng lên vai những người lãnh đạo đất nước mà đứng đầu là các vị vua đầu triều. Từ sự nhận thức rõ nét vai trò quan yếu của chủ quyền hải cương, nhà Nguyễn đã ban hành các chính sách nhằm khẳng định, thực thi, bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển đảo. Đó là biện pháp xây dựng cơ sở bố phòng trên các đảo và thiết lập lực lượng tuần tra, canh phòng. Lực lượng này bao gồm thủy quân; Tấn thủ, binh đồn trên đảo và vùng cửa biển; lực lượng khai thác nguồn lợi biển như dân binh trên đảo, thuyền hộ đánh cá của dân gian và thuyền hộ đánh cá người Thanh. Chính sách an ninh ­ phòng thủ biển đảo được tập trung vào các hoạt động tuần tra, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền hải đảo, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh đó là các chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn lợi biển như giao thông vận tải, thương nghiệp đường biển, khai thác sinh vật biển; chính sách làm yên miền biển như diệt giặc biển. Trong khi hải vận và ngoại thương đường biển của Nhà nước được đặc biệt quan tâm thì các hoạt động khai thác nguồn lợi biển của dân gian bị hạn chế để phòng ngừa mối tệ. KẾT LUẬN Trải suốt chiều dài lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, vị trí địa lý giáp biển đã đặt ra cho các Nhà nước phong kiến Việt Nam nhiều vấn đề cần giải quyết như việc đảm bảo an ninh, phòng thủ biển, khai thác nguồn lợi biển và mối quan hệ giữa khai thác nguồn lợi với đảm bảo quốc phòng. Những vấn đề trên nếu không được 193 thực hiện tốt, ngôi vị vương triều, thậm chí là nền độc lập của quốc gia sẽ luôn có thể là cái giá phải trả. Do đó, dù ở các cấp độ khác nhau song việc quản lý Nhà nước đối với các vấn đề về biển được đặt ra và tồn tại trong suốt thời gian cai trị của các Nhà nước phong kiến Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn. Sở hữu một vùng biển rộng lớn, một dải bờ biển dài suốt Bắc ­ Nam, những yêu cầu của việc quản lý vùng biển, đảo và duyên hải dưới triều Nguyễn trở nên khó khăn hơn các triều đại trước. Với mục đích bao quát, kiểm soát toàn bộ vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có vùng biển đảo Đông Bắc ­ nơi lần đầu tiên thuộc quyền sở hữu của nhà Nguyễn ­ các vị vua đầu triều đã ban hành một hệ thống chính sách khá chặt chẽ, quy củ và toàn diện, thể hiện sự quan tâm nghiêm túc, sự giám sát sát sao của triều đình đối với toàn bộ vùng biển đảo đất nước. Xuất phát điểm cho chính sách an ninh, phòng thủ biển dưới triều Nguyễn chính là sự nhận thức sâu sắc của Nhà nước về những nguồn lợi và thách thức mà vị trí địa lý giáp biển đem lại. Từ sự nhận thức đó, trải suốt các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, hệ thống chính sách an ninh, phòng thủ biển được hình thành và hoàn thiện, nhất là dưới triều Minh Mạng. Đó là những chính sách nhằm lập định các cơ quan quản lý, kiểm soát an ninh, phòng thủ biển; là biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân hùng mạnh, vừa thực hiện nhiệm vụ của thực tiễn, vừa để phòng khi hữu sự; là các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, trật tự vùng duyên hải, biển và hải đảo như xây dựng các công trình phòng thủ nơi cửa biển và trên các đảo (tấn, bảo, sở, đồn binh, pháo đài), các biện pháp khai thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng biển và duyên hải, khơi thông cửa biển cùng những ghi chép hướng dẫn đường biển. Các biện pháp này không chỉ giúp hoạt động đường biển đạt hiệu quả mà còn góp phần khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của nhà Nguyễn. Bên cạnh sức mạnh của Nhà nước, trong một chừng mực nhất định, sức mạnh của dân gian cũng đã được Nhà nước huy động vào hoạt động an ninh, phòng thủ biển, trong đó có các đội dân binh trên đảo và vùng ven biển. Hệ thống chính sách quy củ, chặt chẽ dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng, nhất là triều Minh Mạng, đã đặt nền tảng cho chính sách an ninh, phòng thủ biển của các triều vua kế tiếp. Tuy nhiên, dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức, khả năng kế thừa, tiếp nối và phát triển dường như không thật hiệu quả. Dù đã có nền tảng vững chắc mà các triều vua trước để lại, hiệu quả bố phòng thời kỳ này vẫn yếu kém hơn 194 rất nhiều. Đặc biệt, từ cuối triều Thiệu Trị, khi những hoạt động quân sự liên tiếp xảy ra giữa Đại Nam với người Tây dương và Xiêm La thì áp lực về quốc phòng lại càng tăng lên. Mặc dù vẫn biết đây là thời kỳ hoạt động mạnh và bành trướng xâm lược của các quốc gia phương Tây song không thể lấy đó để hoàn toàn biện minh và phủ nhận những yếu kém nhất định về an ninh, phòng thủ biển cũng như trách nhiệm của triều Thiệu Trị, Tự Đức, trách nhiệm của những người ban hành, quản lý và ở góc độ nào đó là thực thi chính sách. Mục tiêu đặt ra cho chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của các triều vua Nguyễn chủ yếu là đảm bảo sự yên ổn nơi biển đảo và vùng duyên hải; phòng ngừa, ngăn chặn những nguy cơ chủ quyền và nguy cơ vương vị có thể xảy ra từ phía biển. Do đó, xét một cách khách quan, chính sách an ninh ­ phòng thủ biển đã đạt được những kết quả nhất định dưới triều Nguyễn, đáp ứng trong những chừng mực mục tiêu mà triều đình đặt ra. Chính sách là tiếng nói khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo của đất nước; bước đầu kiểm soát và giữ ổn định vùng biển đảo rộng lớn; phòng ngừa nguy cơ vũ trang của các thế lực chính trị và cướp biển từ phía biển vào đất liền. Tuy nhiên, chính sách an ninh ­ phòng thủ biển để được đánh giá thực sự hiệu quả thì nhiệm vụ của an ninh ­ phòng thủ không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo yên ổn đơn thuần trên biển (yên ổn trong tĩnh tại) mà phải là sự yên ổn trong phát triển, như thế sự yên ổn mới đảm bảo được tính chiến lược lâu dài. Thế nhưng, chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của nhà Nguyễn mới chỉ thực hiện được ở cấp độ thứ nhất, tức là đảm bảo yên ổn trong bị động, tĩnh tại. Nhãn quan hạn hẹp, thiển cận đó đã hạn chế rất lớn hiệu quả khai thác nguồn lợi biển như ngăn cấm thuyền buôn của dân gian vượt biển thông thương, hạn chế khả năng và hiệu quả khai thác hải sản của ngư dân Việt. Triều đình đã không nhận thức được rằng phát triển kinh tế biển cũng chính là một biện pháp chiến lược lâu dài giúp ổn định an ninh, đảm bảo quốc phòng. Đó là vì, trên thực tế, nếu hoạt động khai thác nguồn lợi biển phát triển sẽ giúp cho sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế mạnh thì nhiều vấn đề của an ninh ­ quốc phòng, an ninh ­ xã hội được tự giải quyết. Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của chính sách an ninh, phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX và cũng là của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. 195 Nguyên nhân cốt lõi của hạn chế không phải do Nhà nước không nhận thức được những nguồn lợi mà biển đem lại, không nhận thức được tầm quan trọng của biển. Ngược lại, cũng vì nhận thức một cách sâu sắc nguồn lợi và vai trò của biển nên các vua triều Nguyễn muốn bảo vệ và kiểm soát chặt chẽ vùng biển, đảo, kiểm soát chặt hoạt động khai thác nguồn lợi để phòng ngừa tệ nạn. Triều đình luôn nhấn mạnh một mục đích bất biến trong các chính sách đối với biển (kể cả khai thác nguồn lợi) là an ninh, quốc phòng, bảo vệ biển đảo và đất liền. Triều đình đã lấy mục đích an ninh, phòng thủ để biện minh cho những hạn chế, yếu kém về khả năng quản lý, khả năng kiểm soát đất nước của mình. Dù vậy, xét đến cùng, những hạn chế đó cũng là kết quả của sự bảo vệ biển đảo, bảo vệ quốc gia đến mức cực đoan của các vua Nguyễn, bảo vệ nền thống trị của vương triều. Ở khía cạnh nào đó của mục đích thì xuất phát của chính sách là tốt nhưng những biện pháp cụ thể để đạt hiệu quả lại được Nhà nước nhiều khi thực hiện một cách lúng túng và chưa thật hợp lý. Bên cạnh đó, một lý giải cho những hạn chế của các vị vua đầu triều Nguyễn trong đảm bảo an ninh, phòng thủ biển chính là những hạn chế về trình độ khoa học, về phương tiện kỹ thuật, nhất là tàu thuyền vượt biển. Dù khẳng định rằng phương tiện đi biển và kỹ thuật hàng hải của nhà Nguyễn có nhiều bước tiến so với các triều đại trước và nhà Nguyễn cũng có nhiều cố gắng trong việc thu thập tin tức, học tập, tiếp nhận, cải tiến và sáng tạo những tiến bộ của thành tựu khoa học kỹ thuật hàng hải phương Tây song đó mới chỉ là những tiếp cận nhỏ bé, không liền mạch. Vì vậy, so với các pháo hạm phương Tây, thậm chí so với phương tiện và kỹ thuật hàng hải của một số quốc gia biển trong khu vực thì phương tiện và kỹ thuật đường biển của triều Nguyễn vẫn còn những hạn chế. Đã nhìn ra nguy cơ và bước đầu nhận ra thực tế nhưng vì không đủ phương tiện kỹ thuật đường biển hiện đại, triều Nguyễn buộc phải đảm bảo quốc phòng bằng những “giải pháp an toàn”, “thu mình” cố thủ trước biển. Điều này phản ánh một thực tế là Nhà nước không đủ khả năng cũng như không tự tin về khả năng có thể kiểm soát hết những mối nguy hại do vị trí giáp biển đặt ra và những mặt trái của hoạt động khai thác nguồn lợi biển. Khi đã không đủ sức mạnh, không đủ tự tin thì Nhà nước không thể mạo hiểm “thả nổi” cho các hoạt động khai thác nguồn lợi biển phát triển tự phát mà phải ngăn cấm để chặn tệ nạn, phòng ngừa an ninh. 196 Dù có những hạn chế nhưng xét một cách khách quan, một lần nữa chúng ta không thể hoàn toàn phủ nhận những hiệu quả và ý nghĩa nhất định mà nhà Nguyễn đã đạt được trong chính sách an ninh, phòng thủ biển của mình. Chính sách tuy có hạn chế sự phát triển của nền kinh tế biển, hạn chế hiệu quả của hoạt động khai thác nguồn lợi biển nhưng lại góp phần trong việc đảm bảo sự yên ổn cho đất liền phát triển. Còn thực tế đất liền có thực sự yên ổn và phát triển hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà sự yên ổn miền biển chỉ là một đóng góp và không phải quyết định duy nhất. So với các triều đại trước Nguyễn, chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của các vị vua đầu triều, nhất là triều Gia Long và Minh Mạng, có tính hệ thống và hoàn thiện hơn. Từ những hiệu quả và hạn chế của chính sách trong quá khứ đó, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra có thể giúp ích cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước trong hiện tại (nhất là bài học đắt giá về giải quyết mối quan hệ giữa an ninh ­ phòng thủ biển và khai thác kinh tế biển) để có một chiến lược lâu dài cho sự phát triển đất nước trong thế kỷ XXI, “thế kỷ của đại dương”. 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam (quyển thượng), Tập san Đại học sư phạm, Hà Nội. 2. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các đời vua Nguyễn, Nxb. Lửa thiêng, Sài Gòn. 3. Nguyễn Văn Âu (2008), Địa lý tự nhiên biển Đông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (1996), Sổ tay biển đảo Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội. 5. Đỗ Bang (1996), Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn - Thực trạng và hậu quả, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (289), tr. 47­52. 6. Đỗ Bang (chủ biên), Nguyễn Danh Phiệt, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 7. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới thời Nguyễn, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 8. Đỗ Bang (2011), Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn, Nxb. Văn hóa ­ Thông tin, Hà Nội. 9. Đỗ Bang (1­2012), Hệ thống công trình phòng thủ Đà Nẵng (1802-1885), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 217, tr. 39­44. 10. Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Nhã, Nguyên Ngọc, Phan Đăng Thanh, Nguyễn Q. Thắng, Hoàng Việt (2010), Biển Đông và hải đảo Việt Nam, Nxb. Tri thức. 11. Monique Chemillier ­ Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (sách tham khảo), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Phương Chi, Trần Thị Hữu Hạnh (2011), Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia Long và Minh Mạng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 9 (425). 13. Phan Huy Chú (1994), Hải trình chí lược, Phan Huy Lê, Claudine Salmon, Tạ Trọng Hiệp dịch và giới thiệu, Cahier d’Archipel 25. 198 14. Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, (2009), Viện Sử học dịch, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng. 15. Cơ mật viện, Nội các triều Nguyễn (2009), Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên, tập 1, Khâm định tiễu bình Bắc kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên (quyển 1, quyển 2), Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức phiên dịch, Nxb.Giáo dục Việt Nam. 16. Nguyễn Bá Diễn (2012), Nhà nước Việt Nam đã từ lâu và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, số 2 (143), tr.16­32. 17. Lê Thị Kim Dung (1998), Ngoại thương Việt Nam dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840), Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Hà Nội. 18. Lê Thị Kim Dung (2000), Thực chất của chính sách “bế quan toả cảng” dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840), in trong Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 ­ 2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Mạnh Dũng (2007), Quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Hà Nội. 20. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Việt Nam trong hệ thống thương mại châu á thế kỷ XVI-XVII, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 21. Huỳnh Ngọc Đáng (2005), Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa, Luận án Tiến sĩ, TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 22. Nguyễn Văn Đăng, Ngành đóng thuyền ở Huế thời Nguyễn (1802-1884), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6­2004, tr.22­35. 23. Lê Quý Đôn, Toàn tập, tập 1, Phủ biên tạp lục, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1964. 24. Vu Hướng Đông (11 ­ 2009), ý thức về biển của vua Minh Mệnh, Tạp chí Xưa & Nay, số 343, tr.3­5 và tr.36­38. 25. Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai. 26. Đinh Thị Hải Đường (2007), Chính sách khai thác nguồn lợi biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802-1858), Khóa luận cử nhân, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 199 27. Châu Hải (1994), Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 (275), tr. 32­37. 28. Choi Byung Wook (2008), Ngoại thương Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX từ tay người Hoa chuyển qua người Việt, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3 (383), tr. 47­52. 29. Choi Byung Wook (2011), Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, được dịch bởi nhóm dịch Lê Thùy Linh, Trần Thiện Thanh, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Văn Thủy, Nguyễn Mạnh Dũng, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 30. Hoàng Xuân Hãn (1975), Quần đảo Hoàng Sa, Tập san Sử Địa, số 29, Sài Gòn. 31. Đào Thị Hạnh (1999), Ngoại thương Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848 - 1883), Khoá luận tốt nghiệp Khoa lịch sử, Hà Nội. 32. Trần Thị Hạnh Hiên (2009), Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), Tình hình lãnh thổ, lãnh hải vùng biên Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 1802-1896, Luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 34. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa (2007), Địa mạo bờ biển Việt Nam, Nxb.Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 35. Bùi Gia Khánh (2010), Thủy quân triều Nguyễn thời kỳ 1802-1885, Luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, trường Đại học Huế. 36. Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (7 ­ 2008), Thương cảng Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa, Hội thảo, Quảng Ninh. 37. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, Nxb. GD, Hà Nội. 38. Lưu Văn Lợi (2007), Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, TP. Hồ Chí Minh. 39. Nguyễn Quang Ngọc (1999), Bảo vệ chủ quyền trên biển Đông - Một hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tr.15­18. 200 40. Nguyễn Quang Ngọc (2001), Giá trị của các trang sử liệu viết về Hoàng Sa, Trường Sa trong sách Phủ biên tạp lục, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 (318), tr. 30­38. 41. Nguyễn Quang Ngọc (2002), Bản đồ Bãi Cát Vàng của Đỗ Bá và những tư liệu đầu tiên chép về đội Hoàng Sa, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tr.4­8. 42. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2004), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 43. Nguyễn Quang Ngọc (chủ nhiệm đề tài) (2008), Hệ thống cảng bến duyên hải Bắc Bộ thế kỷ XI - đầu thế kỷ XX, Đề tài khoa học trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số: QGTĐ.04.06. 44. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Địa danh Trung Quốc các quần đảo giữa Biển Đông: Lịch sử một thế kỷ chuyển đổi, in trong Kỷ yếu Hội thảo lần thứ nhất: Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: Lịch sử, Địa chính trị và Luật pháp quốc tế, hội thảo thuộc Chương trình Nghiên cứu biển Đông do Học viện Ngoại giao tổ chức, tháng 3 ­ 2009, tr.68­76. 45. Nguyễn Quang Ngọc (2011), Vua Lý Anh Tông chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng, in trong Đô Thị Quảng Yên, Truyền thống và định hướng phát triển, Nxb.Thế giới, Hà Nội, tr.52­59. 46. Nguyễn Quang Ngọc (2012), Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, số 2, tr. 3­15. 47. Nguyễn Quang Ngọc (2012), Biển Đông Việt Nam: Quá trình nhận thức và khai chiếm trong bối cảnh chưa có tranh chấp chủ quyền, trong Chương trình Đối thoại giữa tri thức Việt Nam và Trung Quốc tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản ngày 1­2 tháng 6 năm 2012, tr.105­107. 48. Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ lịch sử, TP. Hồ Chí Minh. 49. Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt (2008), Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam (Sưu tập những báo 201 cáo khoa học, bài báo và tư liệu mới về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), Nxb. Trẻ. 50. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2010), Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 51. Đỗ Văn Ninh (1993), Quân đội nhà Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (271), tr. 45­53. 52. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 3, Nxb. Thuận Hoá. 53. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 4, Nxb. Thuận Hoá. 54. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 5, Nxb. Thuận Hoá. 55. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 7, Nxb. Thuận Hoá. 56. Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, Nxb. Thuận Hoá. 57. Nguyễn Văn Phòng (biên soạn) (2007), Bách khoa về biển Việt Nam, Nxb.Từ điển Bách khoa. 58. Nguyễn Trinh Phúc (2010), Ý thức biển đảo của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVI-XVIII, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 59. Phạm ái Phương (1998), Khoa học quân sự triều Minh Mạng trước ảnh hưởng của phương Tây, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5 (300), tr.40­48. 60. Nguyễn Phan Quang (2002), Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 61. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 62. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, tập III, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 63. Quốc sử quán triều Nguyễn (1974), Minh Mệnh chính yếu, tập IV, Nxb. Bộ giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn. 64. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Quốc triều chính biên toát yếu, Nxb.Thuận hóa. 65. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 66. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 67. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 202 68. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 4, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 69. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 5, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 70. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 6, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 71. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 7, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 72. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 1, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 73. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 2, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 74. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 3, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 75. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 76. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 5, Nxb. Thuận Hoá, Huế. 77. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế (2009), Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (ISSN 1859-0152), số 4 (75) (Số chuyên đề về biển, đảo). 78. Tạp chí Xưa & Nay (2008), Triều Nguyễn & lịch sử của chúng ta, Nxb.Văn hóa Sài Gòn. 79. Lê Bá Thảo (2004), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 80. Lê Thị Toán (2007), Kinh đô Huế với tuyến phòng thủ từ xa, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 (327), tr.64­71 và số 3 (171), tr.58­69. 81. Lê Thị Toán (2008), Kinh đô Huế với tuyến phòng thủ trung tâm, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 (131), tr.33­46. 82. Lê Thị Toán (2010), Vài nét về cơ cấu tổ chức quân đội triều Nguyễn, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tr.45­49. 83. Lê Thị Toán (2010), Phòng thủ cửa biển Thuận An dưới triều Nguyễn, Tạp chí Lịch sử quân sự, số tháng 7, tr.29­33. 84. Lê Đức Tố, Hoàng Trọng Lập, Trần Công Trục, Nguyễn Quang Vinh (2005), Quản lý biển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 85. Nguyễn Trãi (1976), Toàn tập, Dư địa chí, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 86. Lưu Trang (2003), Vài nét về hoạt động ngoại thương ở cảng biển Đà Nẵng nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3 (328), tr. 50­56. 87. Lưu Trang (2004), Hệ thống phòng thủ Đà Nẵng dưới triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 11, tr. 38­ 45. 203 88. Trung tâm nghiên cứu Quốc học (2005), Châu bản triều Tự Đức (1848-1883), Vũ Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ Quang Phát tuyển chọn và dịch, Nxb.Văn học, Hà Nội. 89. Hoàng Anh Tuấn (2001), Cù Lao Chàm và hoạt động thương mại biển của Chăm Pa thế kỷ VII - X, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 90. Trần Quốc Tuấn, Lê Thị Hoàng Ân (2011), Những trận thủy chiến trên đầm Thị Nại, Tạp chí Lịch sử quân sự, số tháng 10, tr. 55­59. 91. Nguyễn Minh Tường (1996), Cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 92. ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội khoa học lịch sử Việt Nam (ngày 18­19 tháng 10 ­ 2008), Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thanh Hóa,. 93. Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (1983), Quân thuỷ trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 94. Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ (chủ biên) (1996), Biển với người Việt cổ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 95. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 96. Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, Nxb. Sử học, Hà Nội. 97. Yoshiharu Tsuboi (2011), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, 1847-1885, Nguyễn Đình Đầu dịch, Nxb. Tri Thức, Hà Nội. 98. Trương Thị Yến (2004), Chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Viện sử học, Hà Nội. 204 Tài liệu tiếng nước ngoài 99. Armando Cortesão (trans., ed.) (1944), The Suma Oriental of Tomé Pires (An Account of the East, from the Red Sea to Japan, Written in Malacca and India in 1512-1515) and The Book of Francisco Rodrigues (Rutter of a Voyage in the Red Sea, Nautical Rules, Almanack and Maps, Written and Drawn in the East before 1515), Volume I, Printed for the Hakluyt Society, London. 100. Paul H. Kratoska, Remco Raben and Henk Schulte Nordholt (2005), Locating Southeast Asia: Geographies of Knowledge and Politics of Space, KITLV Press, Leiden. 101. Li Tana (2004), Ships and Shipbuilding in the Mekong Delta, c.1750-1840, pp.119­134, in Nola Cookle & Li Tana, Water Frontier: Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750-1880, Singapore and Roman & Littlefield Publishers, INC. 102. Li Tana (2006), A View from the Sea: Perspectives on the Northern and Central Vietnamese Coast, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 37, No. 1, Februar, pp.83­103. 103. Frédéric Mantienne (October 2003), The Transfers of Western Military Technology to Vietnam in the Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The case of the Nguyễn, Journal of Southest Asia Studies, 34 (3), pp.519-534. 104. Anthony Reid (1993), Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Volume Two: Expansion and Crisis, Yale University Press, New Haven. 105. Alexander Barton Woodside (1988), Vietnam and the Chinese Model (A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century), Harvard University Press, Cambridge (Massachusetts). Tài liệu Internet 106. Cao Chư, Hải tặc ở Quảng Ngãi dưới thời Nguyễn (Văn hóa Nghệ thuật, số 317 tháng11/2010), http://bttvhqn.blogspot.com/2011/02/hai­tac­o­quang­ngai­ duoi­thoi­nguyen.html 205 107. Nguyễn Quang Ngọc, Sự nghiệp lẫy lừng trên biển của vua Gia Long, http://thethaovanhoa.vn/133N20110721162944894T0/su­nghiep­lay­lung­tren­ bien­cua­vua­gia­long.htm 108. Dóy Trường Sơn, http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A3y_Tr%C6%B0% E1%BB%9Dng_S%C6%A1n 109. Lịch sử tàu thủy (P2): Tàu thủy dùng chân vịt, http://backup.lenduong.vn/ VietNam/ Home/Chuyen­dong360/Hanghai/2008/01/2FBE5C7A/ 110. Quân đội nhà Nguyễn, http://vi.wikipedia.org 111. Phạm Hoàng Quân (giới thiệu và trích dịch), Xiêm La quốc lộ trình tập lục, http://seasfoundation.org/research­documents/geopolitics/1611­xiem­la­quc­l­ trinh­tp­lc 112. Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời chúa 72.Nguyễn và thời Nguyễn, http://backup.lenduong.vn/VietNam/Home/Chuyen­ dong­360/Hang­hai/2008/01/2FBE5C7A 206 PHỤ LỤC Bảng 2.1: Quân chế thủy quân của nhà Nguyễn1 1 Môc ®Ých thèng kª chÝnh cña phô lôc B¶ng 2.1 (Qu©n chÕ thñy qu©n nhµ NguyÔn) lµ ph¶n ¸nh sè l-îng thñy qu©n cña nhµ NguyÔn, song do nh÷ng ghi chÐp kh«ng cô thÓ cña tµi liÖu (Kh©m ®Þnh §¹i Nam héi ®iÓn sù lÖ), h¬n n÷a, qu©n hiÖu thñy qu©n ë c¸c tØnh còng kh«ng ®-îc ®Æt ®ång nhÊt trong 1 n¨m nªn thßi gian cña nh÷ng sè liÖu thèng kª kh«ng thèng nhÊt. Tuy nhiªn, nh÷ng mèc thêi gian ®-îc liÖt kª kÓ trªn ®Òu lµ nh÷ng mèc thêi gian quan träng ®¸nh dÊu sù thµnh lËp thñy s- ë Kinh thµnh vµ c¸c tØnh ®-îc ghi chÐp mét c¸ch cô thÓ nhÊt vÒ sè l-îng qu©n chÕ thñy qu©n cña nhµ NguyÔn vµ phôc vô cho môc ®Ých chÝnh cña viÖc thµnh lËp b¶ng lµ tØm hiÓu sè l-îng thñy qu©n nhµ NguyÔn. 207 STT Kinh thành và các tỉnh 1. Kinh Kỳ (Thừa Thiên) Quân hiệu thủy quân Trung doanh thủy sư, Tả doanh thủy sư, Hữu doanh thủy sư Năm 1836 Quân chế thủy quân Số đơn vị thủy Số thủy quân quân/ 1Đội (đơn vị: người) Tổng số Cơ hoặc Vệ 15 Tổng quân số thủy quân (đơn vị: người) Những thay đổi về quân số và quân hiệu thủy quân Nguồn Tổng số Đội 150 7.742 ­ Năm 1802, Gia Long đặt ra 5 [49, doanh: Nội thủy, Tiền thủy, Tả 136] thủy, Hữu thủy, Hậu thủy. + Mỗi doanh đặt ra 3 chi Trung, Tiền, Hậu. + Đặt 5 vệ Ngũ tiệp Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu, đều thuộc 5 doanh. + Đặt doanh Phấn dực thuộc quân Thần sách, cộng 6 vệ: Phấn dực, Tiền dực, Tả dực, Hữu dực, Bổ dực và Phấn sai. 208 tr.135­ ­ Năm 1836, Minh Mạng chia đặt lại thành 3 doanh Trung, Tả, Hữu thủy sư, mỗi doanh 5 vệ, mỗi vệ đều 10 đội. 2. Quảng Nam Quảng Nam thủy vệ 1834 1 10 500 ­ Năm 1834, bắt đầu đặt Quảng [49, tr.156] Nam thủy cơ. ­ Sau đó, cũng năm 1834, trên cơ sở Quảng Nam thủy cơ đặt thành Quảng Nam thủy vệ. ­ Năm 1836, chia đặt Quảng Nam thủy vệ thành 2 vệ (Tả thủy vệ và Hữu thủy vệ Quảng Nam), mỗi vệ 10 đội trên cơ sở lính thủy có trước và lính mới tuyển. 3. Quảng Ngãi Thủy cơ Quảng Nghĩa 1832 1 10 510 ­ Năm 1832 bắt đầu đặt thủy cơ [49, tr.157] Quảng Nghĩa. ­ Năm 1834, thăng Thủy cơ Quảng Nghĩa làm Thủy vệ 209 Quảng Nghĩa. 4. Bình Định Thủy vệ Bình Định 5. Phú Yên Thủy vệ Phú Yên 1834 1 10 1834 1 10 50 500 ­ Năm 1834, bắt đầu đặt Thủy vệ [49, tr.158­ 159] Bình Định. 350+số ­ Năm 1832, bắt đầu đặt Thủy [49, tr.160] thủy quân cơ Phú Yên. của 3 đội ­ Năm 1834, bắt đầu đặt Thủy vệ thuộc Phú Yên. Thủy cơ Phú Yên 6. Khánh Hòa Thủy vệ Khánh Hòa 1834 1 9 244+ số ­ Năm 1832, bắt đầu đặt Khánh [49, tr.162] thủy quân Hòa thủy cơ gồm 4 đội: Nhất, của 4 đội Nhị, Tam, Tứ. Nhất, ­ Năm 1834 thăng lên làm thủy Nhị, vệ Khánh Hòa, gồm 9 đội mới Tam, Tứ (4 đội Thủy cơ cũ và 5 đội ­từ đội số 5 đến đội số 9). ­ Năm 1835, đặt đội thủy vệ thứ 10 gồm 24 dân ven bể. + Năm 1838 bổ sung thêm 13 210 lính coi kho ở các xã Thuận An, thuộc phủ Ninh Hòa vào làm thủy vệ của đội 10. 7. Bình Thuận Thủy vệ Bình Thuận 1834 1 10 ­ Năm 1831, bắt đầu đặt Thủy [49, tr.163­ 164] cơ Bình Thuận, gồm 5 đội (từ đội 1 đến đội 5), nguyên là 5 đội của cơ Thuận thủy. ­ Năm 1834, đổi Thủy cơ Bình Thuận làm Thủy vệ Bình Thuận, gồm 10 đội (5 đội Thủy cơ Bình Thuận và 5 đội mới lập từ 26 thôn ven biển). ­ Năm 1837, đổi Thủy vệ Bình Thuận thành Bình Thuận Tả thủy vệ và đặt thêm Bình Thuận Hữu thủy vệ. 8. Biên Hòa Tả Thủy vệ Biên Hòa, Hữu Thủy vệ Biên Hòa 1836 2 16 > 800 ­ Năm 1836, bắt đầu đặt Tả [49, tr.165] Thủy vệ Biên Hòa và Hữu Thủy vệ Biên Hòa, mỗi vệ 8 đội. 211 ­ Năm 1837, lập thêm mỗi vệ 2 đội (đội số 9 và 10), mỗi vệ lúc này có tất cả 10 đội. 9. Gia Định Tả Thủy 1836 cơ Gia Định, Hữu Thủy cơ Gia Định 2 1040 ­ Năm 1833, đặt Thủy cơ Gia [49, tr.165] Định (được đổi từ Thủy cơ Phiên An). ­ Năm 1836, tuyển thêm lính thủy mới và chia đặt Thủy cơ Gia Định thành 2 cơ Tả thủy cơ Gia Định, Hữu Thủy cơ Gia Định, gồm 1040 người. Sau đó thăng lên thành 2 vệ Tả Thủy vệ Gia Định và Hữu Thủy vệ Gia Định. 10. Định Tường Tả Thủy cơ Định Tường, Hữu Thủy cơ Định Tường 1834 2 1000 ­ Năm 1832, bắt đầu đặt Thủy [49, tr.167] cơ Định Tường gồm 395 người. ­ Năm 1834, đặt thành Tả Thủy cơ Định Tường và Hữu Thủy cơ Định Tường gồm 1.000 người. 212 ­ Năm 1836, đổi Tả Thủy cơ Định Tường và Hữu Thủy cơ Định Tường thành Tả Thủy vệ Định Tường và Hữu Thủy vệ Định Tường. 11. Vĩnh Long Tả Thủy cơ Vĩnh Long và Hữu Thủy cơ Vĩnh Long 1836 2 1.079 ­ Năm 1836, bắt đầu đặt Tả [49, tr.168] Thủy cơ Vĩnh Long và Hữu Thủy cơ Vĩnh Long gồm 1.079 người. Sau đó đổi thành Tả Thủy vệ Vĩnh Long và Hữu Thủy vệ Vĩnh Long. 12. An Giang Thủy cơ An Giang 1834 1 10 500 ­ Năm 1832, bắt đầu đặt Thủy [49, tr.169] cơ An Giang gồm 420 binh đinh của cơ Vĩnh bảo và vệ Bảo thành. ­ Năm 1834 lấy 500 lính tuyển lập thành 10 đội Thủy cơ An Giang, sau đó thăng làm Thủy 213 vệ An Giang. 13. Hà Tiên Thủy cơ Hà Tiên 1836 1 4 214 ­ Năm 1834, đặt Thủy cơ Hà [49, tr.171] Tiên gồm 214 người chia thuộc 4 đội 1, 2, 3, 4. ­ Năm 1836, đặt thêm 3 đội 5, 6 và 7 thuộc Thủy cơ Hà Tiên, gồm 114 người. ­ Năm 1836 đổi Thủy cơ Hà Tiên thành Thủy vệ Hà Tiên. 14. Quảng Trị Thủy vệ Quảng Trị 1836 1 10 490 ­ Năm 1836, đặt Thủy vệ Quảng [49, tr.173] Trị gồm 490 người chia thành 10 đội. 15. Quảng Bình Thủy vệ Quảng Bình 1836 1 508 ­ Năm 1834, đặt Thủy vệ Quảng [49, tr.174] Bình gồm 494 người ­ Năm 1836 Thủy vệ Quảng Bình gồm 508 người, năm 1841 tăng lên là 517 người. 16. Nghệ An Tả Thủy cơ Nghệ An, Hữu 1835 2 517+số lính thủy của Hữu 214 ­ Năm 1831, đổi Thủy quân [49, tr.177] Trung tiệp cơ (có từ trước đó) Thủy cơ Nghệ An Thủy cơ Nghệ An làm Nghệ An Trung thủy cơ. ­ Năm 1833, đặt thêm Tả cơ Thủy sư Nghệ An. ­ Năm 1835, đặt cơ Thiện thủy Nghệ An gồm 10 đội. + Đổi cơ Trung thủy Nghệ An thành cơ Hữu thủy Nghệ An để thành tên gọi 2 cơ Tả, Hữu Thủy Nghệ An. + Tả Thủy cơ Nghệ An tuyển được 517 người, chia thành 10 đội. ­ Năm 1838, thăng Tả Thủy cơ Nghệ An và Hữu Thủy cơ Nghệ An thành Tả Thủy vệ Nghệ An và Hữu Thủy vệ Nghệ An. 17. Thanh Hóa Tả Thủy vệ Thanh Hóa, Hữu Thủy vệ Thanh 1838 2 10 1026 ­ Năm 1802, đặt Thủy cơ Tả [49, tr.180] Thanh Hóa gồm 400 người. ­ Năm 1832, đặt Thủy cơ Hữu 215 Hóa Thanh Hóa gồm 10 đội, trích từ số quân 1 vệ của Thần sách quân ở tỉnh Thanh Hóa và dân ngoại tịch. Sau đó hạn trong 1 năm mộ sung cho đủ số ở cơ và rút 1 vệ ở quân Thần sách về đội ngũ của quân Thần sách. ­ Năm 1838, thăng 2 Thủy cơ Tả, Hữu làm 2 Thủy vệ Tả, Hữu, trong đó đặt Thủy vệ Tả gồm 512 người, Thủy vệ Hữu gồm 514 người. ­ Năm 1841 quy định bỏ chữ “Hóa” trong tên gọi Thủy vệ Tả, Hữu ở Thanh Hóa và gọi là Thủy vệ Tả, Hữu tỉnh Thanh. 18. Ninh Bình Đội Thủy 1836 binh 1, đội Thủy binh 2 100 ­ Năm 1836, lập 2 đội Thủy binh [49, tr.182] 1 và Thủy binh 2 gồm 100 người 216 19. Hà Nội 2 tỉnh Ninh Bình Thủy vệ Hà Nội lấy 2 cơ Ninh Bình Tiền và Hậu. 1831 1 10 521 ­ Năm 1831, đặt Thủy cơ Sơn [49, tr.184] Nam gồm 521 người ở huyện Nam Xương hạt Sơn, chia thành 10 đội. + Cũng trong năm đó, khi chia đặt tỉnh hạt, đổi Thủy cơ Sơn Nam thành Thủy cơ tỉnh Hà Nội. ­ Năm 1838, thăng Thủy cơ Hà Nội thành Thủy vệ Hà Nội. 20. Nam Định Trung Thủy cơ, Tả Thủy cơ, Hữu Thủy cơ Nam Định 1831 3 1.512 ­ Năm 1831, đặt 3 cơ Trung, Tả, [49, tr.187] Hữu Thủy sư Nam Định từ các cơ Tứ dực Thủy quân có từ trước đó, gồm tất cả 1.512 người (Trung cơ 506 người, Tả cơ 502 người, Hữu cơ 505 người). ­ Năm 1833, bổ sung thêm 33 người vào các cơ đội Thủy sư. ­ Năm 1834, thăng 3 Thủy cơ 217 Trung, Tả, Hữu thành 3 Thủy vệ Trung, Tả, Hữu. 21. Hưng Yên Đội Hưng 1839 1 50 thủy ­ Năm 1839, đặt đội Thủy sư [49, tr.189] thuộc tỉnh Hưng Yên lấy từ 50 dân ngoại tịch ở Nam. ­ Năm 1845, đổi đội Thủy sư Hưng yên thành đội Hưng thủy. 22. Hải Dương Tả Thủy 1840 vệ, 3 1.667 ­ Năm 1831, đặt Hữu thủy cơ và [49, tr.191] Hữu Tả Thủy cơ Hải Dương gồm vệ, 1.000 người lấy từ cơ Tứ Dực Thủy Trung Thủy Thủy quân Hải Dương và tuyển vệ thêm lính thủy, chia thành 10 Hải đội (Tả cơ lính tuyển 500 người, Dương Hữu cơ lính tuyển 500 người). ­ Năm 1838, đổi Hữu thủy cơ và Tả Thủy cơ Hải Dương thành Hữu thủy vệ và Tả Thủy vệ Hải Dương. ­ Năm 1840, bắt đầu đặt Trung 218 Thủy vệ Hải Dương gồm 553 người. + Thủy vệ Hải Dương gồm 1.667 người, đều là lính tuyển (Tả Thủy vệ Hải Dương gồm 551 người, Hữu Thủy vệ Hải Dương gồm 563 người, Trung Thủy vệ Hải Dương gồm 553 người). 23. Quảng Yên Đội Tuần 1839 2 102 ­ Năm 1839, đặt đội Tuần hải 1, [49, tr.193] hải 1, đội Tuần hải 2 gồm 102 người dân Tuần hải 2 châu Vạn Ninh. Quảng ­ Năm 1841, do lính mộ ở 2 đội Yên Tuần hải 1 và 2 lần lượt trốn thiếu, số lính hiện tại chỉ còn 44 người đều bổ vào Tuần hải 1. ­ Năm 1846 mộ dân ngoại tịch được 33 người đều dồn làm đội Tuần hải 2. 219 24. >20.378(*) Tổng Nguồn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ [49]. 220 Bảng 2.2: Số lượng thuyền theo ngạch định (lệ định năm 1828 và 1839) (Đơn vị: chiếc) STT Ngạch thuyền Năm 1828 Năm 1839 Thuyền nội ngạch Thuyền ngoại ngạch 35 1 Kinh sư 3481 2 Phủ Thừa Thiên 10 22 3 Quảng Nam 30 44 4 Quảng Ngãi 15 5 Bình Định 15 26 6 Phú Yên (Phú Yên) 15 23 7 Khánh Hoà (Bình Hoà) 20 25 8 Bình Thuận 25 26 10 1 1022 18 Tõ chu (thuyÒn cña Th¸i hËu) 1 chiÕc: Ngù chu (thuyÒn Vua) 1 chiÕc; thuyÒn Phóc an 1 chiÕc; H¶i thuyÒn ngù 1 chiÕc; LÇu thuyÒn 1 chiÕc; thuyÒn Long kha 1 chiÕc; thuyÒn Kim long tõ sè 1 ®Õn sè 6, 6 chiÕc; thuyÒn T-êng kha 1 chiÕc; thuyÒn Th¸i long 1 chiÕc; thuyÒn rång tõ sè 1 ®Õn sè 3, 3 chiÕc; thuyÒn Kim ®Ünh 2 chiÕc; §Ünh (xuång) 20 chiÕc; thuyÒn Kho¸i 5 chiÕc; thuyÒn TiÓu kho¸ 10 chiÕc; thuyÒn sai 10 chiÕc; thuyÒn Uy ph-îng, PhÊn b»ng, Thuþ long 3 chiÕc; thuyÒn Thanh d-¬ng, TÜnh d-¬ng, B×nh d-¬ng, An d-¬ng, §Þnh d-¬ng 5 chiÕc; thuyÒn Thanh h¶i, TÜnh h¶i, B×nh h¶i, An h¶i, §Þnh h¶i 5 chiÕc; thuyÒn Thanh l·ng, TÜnh l·ng, B×nh l·ng, An l·ng, §Þnh l·ng 20 chiÕc; thuyÒn Thanh ba, TÜnh ba, B×nh ba, An ba, §Þnh ba 20 chiÕc; thuyÒn TuÇn h¶i tõ sè 1 ®Õn sè 3, 3 chiÕc; thuyÒn H¶i ®¹o, 20 chiÕc; Sø thuyÒn 3 chiÕc; thuyÒn Cù h¶i ®¹o 30 chiÕc; thuyÒn TiÓu h¶i ®¹o 10 chiÕc; thuyÒn Lª, 100 chiÕc; thuyÒn ¤ 5 chiÕc; thuyÒn Sam b¶n 60 chiÕc 2 ThuyÒn ngù vµ thuyÒn nhá theo hÇu c¸c h¹ng thuyÒn m¸y ®Òu kh«ng tÝnh vµo trong sè nµy. 221 9 Biên Hoà 25 12 21 10 Gia Định 100 18 41 11 Vĩnh Long (Vĩnh Thanh) 35 (Vĩnh Thanh) 3 45 12 Định Tường 30 4 34 13 An Giang 14 Hà Tiên 20 15 Trấn Tây (Phiên An) 30 16 Quảng Trị 15 14 17 Quảng Bình 25 22 18 Hà Tĩnh 19 Nghệ An 30 3 37 20 Thanh Hoa (Thanh Ba) 20 5 32 21 Ninh Bình 8 22 Hà Nội 23 Nam Định 60 24 Hải Dương 10 43 25 Quảng Yên 10 11 26 Sơn Tây 8 27 Hưng Yên 6 42 30 (Phiên An) 8 60 6 7 12 2 222 48 28 Tuyên Quang 10 29 Hưng Hoá 5 30 31 Tổng (Bắc Thành) 35 (Bắc Thành) 10 931 110 1041 223 820 Nguồn: Đại Nam thực lục [62, tr. 797­799], [65, tr.527­528] . Bảng 2.3: Đại duyệt thủy quân năm 1802 STT Đơn vị duyệt binh Số thuyền, số đội thuyền Số lính thủy (đơn vị: người) 1 1 Cơ Trung hầu 10 thuyền 300 2 Nội bộ1 60 đội thuyền > 3.280 3 Cơ Tả trung 14 thuyền > 700 4 Cơ Hữu trung 14 thuyền > 700 5 Nội thủy 58 thuyền 6.410 6 Cơ Tả trung kiên 12 thuyền 600 7 Cơ Hữu trung kiên 10 thuyền 500 8 Cơ Tả trung bộ, 10 thuyền 450 9 Cơ Hữu trung bộ 10 thuyền 450 10 Cơ Tiền trung bộ 60 thuyền 2.700 Bé binh trong néi (tøc trong cung, trong thµnh hoÆc ë trung -¬ng) 224 (gồm 12 đội, mỗi đội 5 thuyền) 4 cơ Tả dực, Hữu dực, Tiền dực, Hậu dực 20 thuyền (mỗi cơ 5 thuyền) > 1.100 4 đội Tiền thủy, Hậu thủy, Tả thủy, Hữu thủy 20 thuyền (mỗi đội 5 thuyền) > 2.000 người (mỗi đội đều trên 500 người) Tám cơ Tả nội bộ, Hữu nội bộ, Hậu nội bộ, Tả 6 thuyền > 200 10 thuyền > 450 16 thuyền (mỗi đội 4 thuyền) > 800 súng, Hữu súng, Tiền súng, Hậu súng Doanh Tả bộ 4 đội Tiền bình, Hậu bình, Tả bình, Hữu bình (mỗi đội đều trên 200 người) Cơ Tả thủy 5 thuyền Tổng > 200 người > 20.840 người Nguồn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ [49, tr.360] 225 Bảng 3.1: Quản viên tấn, đồn, bảo, pháo đài STT Địa điểm Phủ/Tỉnh Tên các tấn, đồn, bảo, pháo đài 1. Phủ Thừa Tấn Tư Hiền Thiên Tấn Hải Vân Quan chế bố phòng Chánh Bát phẩm bách hộ Chánh Cửu phẩm bách hộ Phòng thủ úy Tấn thủ 3. (1-) (2) Phó Vệ úy Suất đội 1 1 Bảo Hưng Bình 1(1) Bảo Du Mọc 1(2) Đài Trấn Hải 2. Vệ úy Ghi chú 1 Tỉnh Quảng Trị Tấn Việt Yên 1 Tấn Tòng Tân 1 Bảo Ai Lao 1 Tỉnh Quảng Bình Tấn Linh Giang 1 Tấn Quảng Tuần 1 Tấn Nhật Lệ 1 SuÊt ®éi sung B¶o viªn: SuÊt ®éi sung lµm chøc Tr-ëng ®ån. SuÊt ®éi sung B¶o viªn: SuÊt ®éi sung lµm chøc Tr-ëng ®ån. 226 1 “Phàm các sở quan, tấn, đồn, bảo về thủy lục đặt ra có quản viên đóng giữ, hoặc có viên chức chuyên trách đóng ở đấy trường kỳ, hoặc cắt phiên thay đổi nhau đóng giữ hoặc 1 viên, hoặc 2, 3 viên, đều tùy công việc nhiều ít, nguyên không số ngạch nhất định” [49, tr.74]. Tấn Tấn Giang 4. 5. Tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Ngãi Tấn Câu Đê 1 1 Tấn Đà Nẵng 1 Tấn Đại Chiêm, 1 Tấn Đại áp 1 Tấn Thái Càn 1 Tấn Sa Kỳ 1 Tấn Mỹ ý 1 Tấn Sa Hoàng 1 Tấn Đại Cổ Lũy 1 Xứ Lý Sơn 1 21 7 lân: Trung Phấn, Trung Vũ, Trung (1 người/1 Tín, Trung Trí, lân) Trung Uy, Trung Hội, trung an thuộc cơ Tĩnh nam Nhất; 5 lân: tiền An, Tiền Sơn, Tiền Thái, Tiền Vân, Tiền Thuận thuộc cơ Tĩnh nam Nhị; 4 lân: Tả Thanh, Tả Sơn, tả 227 Dũng, tả Hùng thuộc cơ Tĩnh man Tam; 5 lân: Hậu Thọ, Hậu Tài; Hậu Định, Hậu Lộc, Hậu Phúc thuộc cơ Tĩnh man Ngũ Nguồn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ [65, tr.74­80]. 228 Bảng 3.2: Số lượng súng bắc cơ điểu sang cấp cho tấn, bảo cửa biển (lệ định năm 1839) (Đơn vị: cây súng) STT Các tấn, bảo Số vũ khí được cấp (lệ định trước năm 1839) Số vũ khí được cấp (lệ định năm 1839) 1. ­ Đà Nẵng, Đại Chiêm ở Quảng Nam. ­ Thi Nại ở Bình Định. ­ Cù Huân ở Khánh Hòa. ­ Cần Giờ ở Gia Định. 10 20 2. ­ Đại áp ở Quảng Nam. ­ Lý Sơn Quảng Ngãi. ­ Nhật Lệ, Linh Giang ở Quảng Bình. ­ Mỹ Thanh ở An Giang 10 15 3. ­ Đại Cổ Lũy ở Quảng Nam. ­ Trấn Di ở An Giang 7 15 4. ­ Sa Kỳ, Sa Huỳnh, Mỹ ý, Thái Cần ở Quảng Ngãi. ­ Sa Xuân Đài, Đà Nùng, Đà Diễn ở Phú Yên. ­ Vân Phong ở Khánh Hòa. ­ Đồng Linh, Lôi Lạp ở Gia Định. ­ Chính Đại ở Thanh Hóa 5 10 5. ­ Cam Linh (Cam Ranh) ở Khánh Hòa. 0 5 229 Ghi chú Cöa biÓn kh«ng ­ La Hàn, Vị Nên, Phan Lý (Phan úc) ở Bình Thuận. ­ Long Hưng ở Biên Hòa. ­ Cửa bể nhỏ ở Định Tường. ­ Việt An, Tùng Luật ở Quảng Trị. ­ Cửa Hội ở Nghệ An. ­ Ba Lạt ở Nam Định 6. quan yÕu. ­ Tấn Biện Sơn ở Thanh Hóa 20 Nguồn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ [49, tr.341]. 230 Tấn Biện Sơn ở Thanh Hóa tuy có đặt pháo đài phòng thủ, năm 1839 được cấp 20 cây thổ điểu sang vì được cho là quan yếu. Bảng 3.3: Những chướng ngại nơi cửa biển và dấu hiệu nhận biết các cửa biển STT Tên cửa biển Vị trí cửa biển Những chướng ngại nơi cửa biển và dấu hiệu nhận biết các cửa biển Nguồn 1. Tấn Việt An Phía Đông huyện Đăng Ngoài cửa có một dải cát ngầm dài hơn 20 dặm, lại có 7 Xương (phủ Thừa Thiên) ghềnh đá: 1.Ghềnh Xung, 2.Ghềnh Ngâm, 3.Ghềnh Miếu, 4. Ghềnh Cháu, 5. Ghềnh Ba Lăng, 6.Ghềnh Hà Bá, 7.Ghềnh Chỉ Huy. [68, tr.209] 2. Tấn Tùng Luật Phía Đông huyện Minh Ngoài cửa có một dải cát ngầm dài 70 trượng, có 3 Linh (phủ Thừa Thiên) ghềnh đá: 1.Ghềnh Trà, 2.Ghềnh Trị, 3.Ghềnh Vũng; bờ phía nam có cồn cát tục gọi Động Cát, bờ phía Bắc có đất đỏ, tục gọi là Động Đất. [68, tr.210] 3. Cửa Tán Cách châu Vạn Ninh 17 Bờ phía nam là núi đất chân đá, bờ phía bắc đều là bãi dặm về phía Tây Nam cát, bên cửa biển có núi đá, tục gọi Ngọc Sơn, trên núi (tỉnh Quảng Yên) có một ngôi miếu cổ. [71, tr. 48] 4. Cửa Dương Cách châu Vạn Ninh 19 Hai bên bờ đều là bãi cát, bờ phía tả là dân cư vạn Trà dặm về phía Đông (tỉnh Cổ, phía hữu là biển lớn, là một nơi “ác Thủy”, một địa Quảng Yên) điểm để từng lưu đày tù nhân phạm tội (năm Hưng Long thứ 17 tù nhân phạm tội nghị đến “châu ác Thủy” chính là nơi đây) và khi đã “bị lưu đến đây, không mong trở về được”. Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lý (Tử Tấn) chú “Yên Bang là nơi hiểm ác, gọi là viễn châu, các triều đại dời người đến ở đây”. ác thuỷ ký: “ác Thuỷ gồm 28 chỗ, Tĩnh Yên ở Yên Bang là một”. Lại xét: Các đảo ở Quảng Yên có 3 lớp: các đảo Chàng Sơn, là lớp ngoài; [71, tr.48­49] 231 các đảo Hà Liên và Vân Đồn là lớp giữa; các đảo Tuần Châu huyện Yên Hưng, Sài Tiên, Thanh Lãnh huyện Hoành Bồ, Đại Độc châu Yên Tiên, Vĩnh Lại châu Vạn Ninh là lớp trong; các đảo ở địa phận tổng Hà Liên huyện Nghiêu Phong đều là núi đá, ở địa phận tổng Vân Hải và địa phận Tiên Yên, Vạn Ninh đều là núi đất chân đá, thỉnh thoảng cũng có núi đá. Trong đó thì về tổng Vân Hải, cứ có một lớp núi lại có một lớp nước, chỗ 2 núi cách nhau gọi là cửa biển, các cửa Vân Đồn, Vạn Thôn, Chàng Ngọ, Nội, Đối đều thế cả; còn như các cửa biển ở Tiên Yên và Vạn Ninh lại là một dải núi đất ở hai xã Đại Lộc và Vĩnh Thực chắn ngang bờ biển, trong đó nước biển lưu thông khi lên khi xuống, nhân đấy mà địa phương gọi là cửa biển, không như các cửa biển khác là sông chảy ra biển”. 5. Tấn cửa Nhượng Xã Nhượng Bạn (đạo Hà Trong có đường nhỏ bằng đá quanh co, phía Nam gần Tĩnh) với chân động Tượng Tỵ, phía Bắc gần với chân núi Thiên Cầm, chỗ ẩn chỗ hiện, trông như đập đá; khoảng giữa có một cái động nhỏ, có thể chứa vài chục người, tục gọi là sập đá [69, tr.115] 6. Tấn cửa Hội Cách huyện Chân Lộc 27 Cách bờ biển mấy dặm có Song Ngư, ở ngoài có hòn dặm về phía Đông Nam Quỳnh Nhai; cửa biển có cát ngầm quanh co, thuyền là chỗ phân địa giới với buôn ra vào rất khó. huyện Nghi Xuân (tỉnh Nghệ An) [69, tr.206­207] 7. Tấn cửa Quèn cách huyện Quỳnh Lưu Có hòn rồng đứng sững ở giữa, lúc nước xuống, trong [69, tr.208] 232 10 dặm về phía Đông hố đá có tiếng kêu, tục gọi là “trống nước”. (tỉnh Nghệ An) 8. Tấn cửa Nhượng Cách huyện Cẩm Xuyên Ngoài cửa có một dải đá quanh co, quãng giữa có một 20 dặm về phía Đông động nhỏ có thể chứa được vài ba người, bằng phẳng Nam (tỉnh Nghệ An) như cái giường, tục gọi là “giường đá”. 9. Tấn Chính Đai Cách huyện Tống Sơn 18 Trước kia có người qua cửa biển Thần Phù đề thơ có (cửa Thần Phù dặm về phía Đông (tỉnh câu rằng: “Nhất thuỷ bạch tùng thiên thượng lạc; Quần Thanh Hoá) sơn thanh đáo, hải môn không”, nghĩa là: “Dòng nước trắng từ trời đổ xuống; Núi non xanh đến biển thành không” 10. Tấn Y Bích Cách huyện Hậu Lộc 20 Có mấy ngọn núi Linh Trường chắn ở cửa tấn, trước gọi dặm về phía Đông Bắc là cửa biển Linh Trường. (tỉnh Thanh Hoá) [69, tr.319] 11. Tấn Hội Triều Phía Đông là địa phận xã Hội Triều thuộc huyện Hoằng Hoá, phía Tây là địa phận xã Lương Niêm huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hoá) Cửa biển Hội Triều rất sâu, từ đời Lê về trước ở địa phận hai xã Xuân Vi và Thu Vi, từ đời Tây Sơn trở đi, cửa biển chuyển sang phía Tây Nam xã Hội Triều đối ngạn với địa phận xã Lương Niêm huyện Quảng Xương, cũng khá rộng, nhưng cát biển bồi ngầm ở dưới, chỗ ngắn chỗ dài, quanh co vòng lượn, thuyền tàu ra vào khó khăn, cần có tiêu chí mới khỏi nhầm lẫn. [69, tr.319] 12. Tấn Bang Cách huyện Ngọc Sơn Bờ bên tả có núi đứng như tường; bờ bên hữu là bãi cát. 10 dặm về phía Đông (tỉnh Thanh Hoá) [69, tr.320] 13. Tấn Thái Cần Cách huyện Bình Sơn 10 Có 2 ghềnh đá, một là ghềnh Ông, một là ghềnh Thạch dặm về phía Đông Bắc Bàn, về phía Bắc ghềnh Thạch Bàn, cửa lạch rộng nước [69, tr.503­504] 233 [69, tr.209] [69, tr.318­319] (tỉnh Quảng Ngãi ) sâu, tàu thuyền có thể đi lại; về phía Nam ghềnh, cửa lạch hẹp, nước cạn tàu thuyền không thể qua lại. Phía Nam có vụng gọi là vụng Quít. 14. Tấn Sa Kỳ Cách huyện Bình Sơn 37 Cửa biển nước sâu, ở giữa có ghềnh đá, đá nhô lên mặt dặm về phía Đông Nam nước, đứng xa trông như người đứng câu. Người sau tục (tỉnh Quảng Ngãi) vịnh bài “Thạch ki điếu tẩu” [Ông câu trên ghềnh đá], là cảnh thứ 12 ở Quảng Ngãi. Phía nam ghềnh cửa biển rộng, cửa biển rộng, tàu thuyền có thể đi lại, phía bắc ghềnh cửa biển hẹp tàu thuyền lớn không thể vào được. Phía nam có vụng An Vĩnh, bên ngoài có trấn sơn. Lại ấp An Hải giáp bãi biển, cát đá bồi lấp thành hình tròn như các mâm. Tập “Mười cảnh Quảng Ngãi” có một đề là: An Hải sa bàn” [Mâm cát ở An Hải], tức là chỗ này”. [69, tr.504] 15. Tấn Phú Sơn Thôn Thịnh Lễ, phía “Tên cũ là cửa biển Mái Nhà, trong biển có hòn mái đông huyện Đồng Xuân. nhà, nên gọi tên thế”. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), (đạo Phú Yên ) nước lụt vỡ thành lạch mới, rộng 24 trượng, sâu 1 trượng 1 thước. cách lạch cũ 1.010 trượng linh. [70, tr.88­89] 16. Tấn Nha Phu Cách huyện Phước Điền Phía tả là mỏm Điệp Thạch, phía hữu là mỏm Tiên Hạc. 41 dặm về phía Đông (tỉnh Khánh Hoà) [70, tr.127] 17. Tấn cửa lớn Cù Cách huyện Vĩnh Xương Phía Bắc lạch có một toà núi đá, phía Nam có bãi trường Huân 19 dặm về phía Đông sa, phía Đông có các đảo, gọi là hòn Đỏ và hòn Ô. (tỉnh Khánh Hoà) [70, tr.27] 18. Tấn cửa bé Cù Cách huyện Vĩnh Xương Ngoài cửa có hòn Lam Nguyên, hòn Tầm, hòn Ba La, Huân 29 dặm về phía Đông hòn Lớn, hòn Môn, các đảo bao quanh, tàu thuyền tụ [70, tr.127­128] 234 Bắc (tỉnh Khánh Hoà) tập, gió Bắc thì tàu thuyền đỗ ở phía Nam núi, gió Tây Nam thì đỗ ở phía Bắc núi, đều được yên ổn. Hòn Lam Nguyên có dân cư, phố xá liên tiếp nhau, gần đó là thôn Trường Tây, tục gọi là phố Đột, lưng dựa vào núi, mặt trông ra biển, mùa thu mùa đông gió to tung cát, không thể ở được, phải đợi đến hòn Lam Nguyên, đến mùa xuân mùa hạ lại trở về. 19. Tấn Cam Linh Cách huyện 88 dặm về Phía tả có hòn Lang, phía hữu có mỏm Dừa, có thủ sở phía Đông Nam (tỉnh đặt một viên thủ ngự và một viên hiệp thủ; phía ngoài có Khánh Hoà) hòn Tranh. [70, tr.128] 20. Tấn Vân Phong Cách huyện 25 dặm về Phía ngoài tấn lệch về phía đông có 4 viên đá hình như nhỏ phía Đông Bắc (tỉnh trâu nằm lềnh bềnh ở mặt nước. Khánh Hoà) [70, tr.128] 21. Tấn Phan Thiết Phía Nam huyện (tỉnh Ngoài biển hòn Lao [Cổ Dữ] Bình Thuận) [70, tr.169] 22. Tấn Ma Li Phía Tây huyện (tỉnh Phía Bắc cửa biển có cửa Cạn, lại có đầm tên là đầm Ma Bình Thuận) Li. ở ngoài cửa biển có ghềnh đá, gọi là mũi Ma Li. [70, tr.169] 23. Tấn La Di Phía Tây huyện (tỉnh Phía Đông cửa tấn cách bờ ba dặm có đảo Bà [đảo Bình Thuận) Thiên Y]”. [70, tr.169] 24. Cửa Liêu Địa phận các xã Quần “Là cửa biển trọng yếu ở Bắc­kì”, “đời Gia­Long, Liêu và Hải Lãng huyện thuyền công trở vật hạng tất do đường này, sau chỉ vì Đại An (tỉnh Nam Định) cát bồi lấp, thuyền ghe không thông”. [70, tr.400­401] 25. Thần Mẫu Sơn Trấn Biên Hòa Tục gọi là mũi Ba Kéc, làm ranh giới phía Bắc của trấn, cách trấn 249 dặm, có những đá đứng dọc theo bờ biển, dưới có nhiều rạn đá, trên có nhiều động cát, hay nổi gió 235 [24, tr.27­28] to sóng dữ bất thường, người đi thuyền đến đây luôn cẩn thận. 26. Hồ Lô Cốc (hòn Trấn Hà Tiên Hồ Lô Cốc) Núi cao chót vót, hang hố khô khan mà hiểm trở, chẳng có cây cỏ mọc, dưới có vực biển sâu, gành rạn lởm chởm, thuyền bè không ra vào được. Phía ngoài có nhiều đảo nhỏ, suốt ngày sóng dập, tiếng vỗ như sấm. [24, tr.98] 27. Tiên Ky Chủy Tục gọi là Gành Bà (…) ngó xuống biển, sóng vỗ ì ầm, gió xoáy cuồn cuộn, thuyền đi qua thường phải cẩn thận [24, tr.98] Trấn Hà Tiên Nguồn: Đại Nam Nhất Thống chí [68] [69] [70] [71], Gia Định thành thông chí [24]. 236 Bảng 3.4: Những “tín hiệu tự nhiên” đường biển được ghi chép bởi cá nhân quan lại nhà Nguyễn “Tín hiệu tự nhiên” đường biển Ghi chú Nguồn Quảng Nam Đảo Đại Chiêm (tục gọi là Cù lao Chàm) Là một đảo nằm ngoài cửa sông Thu Bồn, nay thuộc thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam ­ Đà Nẵng. Trước năm 1471, cửa sông Thu Bồn là một cảng thị lớn của Champa mà kinh đô một thời đóng ở Trà Kiệu. Vì vậy, cửa sông Thu Bồn có tên là cửa Đại Chiêm và hòn đảo ngoài cửa sông mang tên đảo Đại Chiêm hay Cù lao Chàm. Đảo này còn có tên Chiêm Bất lao, đảo Tiêm Bút, đảo Ngọa Long. Đảo Đại Chiêm là một ngọn núi tiêu chí thứ nhất của hải trình. Đảo cách cửa tấn ước hơn một canh đi bằng thuyền. Trên đảo có phường Tân Hợp, cư dân khá trù mật. Trên núi có nhiều yến sào. Triều trước đặt ra đội Hoàng Sa để lấy tổ yến. Từ Đà Nẵng vượt biển một ngày đêm mới tới đây. Trông xa chỉ thấy núi non xanh thẳm. [13, tr.141] Quảng Ngãi Cù lao Lý Gần cửa tấn Thái Cần của Quảng Ngãi có đảo tục gọi là Cù lao Lý, đó là tiêu chí ngoài biển của tỉnh thành này. Trên đảo, cây cỏ um tùm, đất cát bằng phẳng. “Thuyền đi qua đây, trời đã xế chiều, nhìn xa chỉ thấy khói mây và sóng cả nhấp nhô giữa đảo xanh biếc tưởng như bãi [13, tr.142] STT Tỉnh/trấn 1. 2. Cửa biển 237 biển. So với Đại Chiêm, cảnh trí ở đây đẹp hơn. Từ đây trở vào bốn cửa tấn Da Kỳ, Cổ Lũy, Mỹ á, Sa Huỳnh, không có cảnh sắc ấy” 3. Bình Định Cửa tấn Thời Phú Thường hay bị cát bồi lấp [13, tr.143] 4. Bình Định Cửa tấn Đề Di (Từ) ngoài biển (thấy) một ngọn núi truyền gọi là núi Vọng Phu. [13, tr.143] 5. Phú Yên Cửa tấn Vũng Lấm Bốn bên núi vây quanh, có một cảng cho thuyền đi qua. Trong cửa tấn rộng như cái đầm lớn. Cảnh sắc cũng đẹp nhưng ngoài cửa tấn, nhiều núi, mỗi khi gió nổi lên thì sóng to cuồn cuộn, làm người ta kinh sợ. Thuyền ghé vào đây một ngày, nửa đêm đi ra biển, gặp khi gió Bắc nổi mạnh. Tiếng sóng như muôn ngựa phi dồn, thuyền bị nghiêng ngửa tới ba bốn lần, rất là nguy hiểm,. Tóc tai rối bời, chỉ mong trời sáng. Nhân đó nghĩ tới câu thơ Đường vượt qua hồ Động Đình rằng: Kinh ba thường bất định Chung nhật mấn kham ban (Sóng to không lúc nào yên Qua một ngày tóc đã bạc). So với cảnh ở đây còn nguy hiểm gấp mười. May nhờ hồng phúc, sáng ra thì gió yên sóng lặng, mới được yên lòng. Thực ra đâu dám nói: Bình sinh trượng trung tín [13, tr.145] 238 Kim nhật nhậm phong ba. (Bình sinh giữ lòng tín, Ngày nay phó mặc phong ba). 6. Phú Yên 7. Bình Thuận 8. Bình Thuận Núi Thạch Bi Cửa Vị Nê Đảo Kê Khê Dựng đứng ở bờ biển, gần với Đèo Cả, là địa giới cuối cùng Phú Yên. Núi Thạch Bi hay núi Đá Bia là một núi cao trên Đèo Cả hay Đèo Đại Lãnh, ở phía Nam Phú Yên giáp Khánh Hòa. Crawfurd (1967, tr.229) có đoạn miêu tả như sau: “Sáng sớm tàu chúng tôi vượt qua Đèo Cả, điểm nổi bật nhất của hàng hải Đàng Trong. Ngọn núi đèo ấy cao ước chừng từ 1500 đến 2000 thước Anh (feet). Một trong những ngọn núi đá đáng chú ý nhất có hình dáng một cột trụ cao ngất bị gãy và đổ, có thể trông thấy từ khoảng cách xa 15 đến 18 hải lý, dù nhìn từ Nam hay từ Bắc. Truyền rằng núi có mỏ bạc và có suối nước nóng nhiệt độ cao ở lưng chứng núi” [13, tr.145] Bên cạnh cửa núi Vị Nê có một dãy núi đâm ngang tục gọi là Mũi Nê. Ngoài ra đều là các cồn cát, nhìn thấy sáng lấp lánh. [13, tr.147] Đảo Kê Khê là một hòn đảo nhỏ đối diện với mũi Kê Gà (Kê Chủy) ở phía Nam Phan Thiết. Đối chiếu với bản đồ 1/50 000 có thể xác định đảo Kê Khê là Hòn Bà (khác với Hòn Bà ở gần cửa La Di, còn gọi là đảo Thiên Y) ở trước mũi Kê Gà. Đảo Kê Khê cùng mũi Kê Gà [13, tr.147] 239 liền với khối núi cao 700m là một tiêu chí đường biển. Theo Thông quốc diên hải chử, Bình Thuận có 12 cửa biển, từ Bắc vào Nam, Ma Li là cửa thứ 10 và La Di là cửa thứ 11. Trên các bản đồ hiện nay, La Di viết là La Gi. 9. Bà RịaVũng Tàu Đảo Côn Lôn Đảo Côn Lôn và cửa Cần Hải đối nhau. Đảo ấy là nơi làm tiêu chí cho các thuyền đi lại ở biển Nam định hướng. Xưa nay đã đặt thủ ngự ở đó để tuần phòng mặt biển (Dân ở đảo đoàn kết làm binh sĩ gọi là Tiệp nhất đội, Tiệp nhị đội, Tiệp tam đội thuộc đảo Cần Giờ, đều có đủ khí giới để phòng bị quân cướp ở xứ Đồ Bà vì không thể kêu gọi đến chỗ khác được, quân lính ở đây thường lấy yến sào, đồi mồi, ba ba, quế, mắm ốc tai tượng, theo thời tiết dâng nộp. Chú ý là chỉ từ năm 1836, nhà Nguyễn cho xây đồn Thanh Hải, phái 1 Suất đội và 50 lính của tỉnh đến đóng giữ, mỗi năm thay phiên một lần (…). Gần đấy có thuyền bè đi lại. Đó là một nơi quan yếu. Côn Lôn còn có tên là Côn Sơn, là một quần đảo, nay thuộc huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa­Vũng Tàu. Địa danh Côn Lôn trong tiếng Việt cũng như Poulo Condore trong tiếng Pháp là phiên âm từ tiếng Mã Lai: Pulau Kundur có nghĩa là đảo Quả Bầu (Pulau: đảo, người Việt phiên âm là Cù lao, người Hoa phiên âm là Bất lao hay Bút lao; Kundur: quả bầu). [13, tr.147] 10. Trấn Biên Thát Ky Sơn Cách phía Đông trấn Biên Hòa 243 dặm rưỡi. Phía Bắc [24, tr.27] 240 1 2 Hòa (Tục gọi là núi Gành Rái) từ trong chằm lớn băng qua khe rạch, tụ họp cát đá, chạy về hướng Đông mà mọc ra, quanh vòng qua hướng Tây, uốn lượn dáng như con rồng xanh tăm biển, rồi nổi lên 3 ngọn núi đá sừng sững như chân đỉnh ở giữa biển; dựng làm bãi neo cột nêu giữa biển, để chỉ rõ bờ bến cho thuyền Nam Bắc qua lại và ngăn sóng lớn dậy cuộn suốt ngày. Đầu núi là cửa phải cho Tắc Ký1, đuôi núi làm bình phong che ngoài cho Cần Giờ, phía trong có vũng lớn làm chỗ cho ghe thuyền neo đậu nghỉ ngơi. 11. Trấn Hà Tiên Đại Kim Dữ (Hòn Kim Dữ Lớn) ở vùng bãi biển phía Nam trấn, chu vi 193 trượng 5 thước ta. Đảo này ngăn sóng dữ, ấy là hạt ngọc của trấn [24, tr.99] 12. Trấn Hà Tiên Tiểu Kim Dữ (Hòn Kim Dữ Nhỏ) ở ngoài cảng Hà Tiên, chu vi 74 trượng, như con cá Kim Ngao trấn nơi cửa biển, làm trụ tiêu cho thuyền bè ra vào. [24, tr.99] 13. Vịnh Thái Lan Đảo Địa Bàn2 Đảo Địa Bàn (Tiuman) cao ngất, vòng quanh ước hơn 10 dặm, chót vót trên mặt biển, trông thấy sắc xanh ngắt. Qua vùng giáp nước hai ngày thì trông thấy núi ấy hiện ra. Lại đi thuyền một ngày, mới đến cạnh núi. Trời biển mênh mông, mà trông thấy núi chẳng khác nào ở trong bến mê mà gặp được bè quí (bảo phiệt) vậy. Núi này là tiêu chí định hướng cho thuyền biển cho nên gọi là núi Địa Bàn. Đảo có ba đỉnh núi đá cao chạm mây, trông xa như hình ngà voi, nên tục gọi [13, tr.149] Theo Tr-¬ng VÜnh Ký, T¾c Ký cßn cã tªn n«m lµ Cöa LÊp hay GiÕng Béng Trªn h¶i tr×nh ®Õn Batavia cña ®oµn sø thÇn Phan Huy Chó. 241 là đảo Tam Nha (Ba Ngà). Từ đó trở về phía Nam các đảo san sát”1. Nguồn: Hải trình chí lược [13], Gia Định thành thông chí [24]. 1 THEO CHó THÝCH CñA CÁC TÁC GI¶ B¶N DÞCH H¶I TR×NH CHÝ L-îC, XUẤT B¶N N¨M 1994 TH× §¶O TAM NHA HAY ®¶O §ÞA BµN, TøC ®¶O TIUMAN. Tõ L©U, ®¶O NµY Lµ MéT TIªU CHÝ TRªN H¶I TR×NH GI÷A TRUNG QUèC VíI BIÓN NAM Vµ TRUNG §«NG. TRONG TH- TÞCH TRUNG QUèC, ®ÞA DANH NµY CßN ®-îC VIÕT Lµ TRö BµN S¬N (ZHUPAN SHAN). NH÷NG CUéC KHAI QUËT TRªN ®¶O NµY TRONG NH÷NG N¨M 1980 CHO THẤY VÞ TRÝ QUAN TRäNG CñA NG· T- HµNG H¶I NµY Tõ THÕ Kû XI (XEM A CERAMIC LEGACY OF ASIA’S MARITIME TRADE, 1985) [13, TR.149] 242 Bảng 4.1: Số lượng kính thiên lý được cấp phát (lệ định tháng 4 năm 1838) (Đơn vị: chiếc) STT Các tỉnh thành Số lượng kính thiên lý cho mỗi tỉnh Trước năm 1838 Sau năm 1838 1. Thuỷ sư Kinh kỳ 3 7 2. Nghệ An, Thanh Hoa (Thanh Hóa), Nam Định 1 2 3. Bình Định, Gia Định, An Giang, Hà Tiên, Hà Nội, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh 1 2 4. Vĩnh Long, Định Tường, Biên Hoà, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hưng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng 0 1 Nguồn: Đại Nam thực lục [65, tr.323]. 243 244 Bảng 4.2: Các chuyến công cán ra nước ngoài qua đường biển (1802-1858) STT Thời gian Viên quan đảm nhận việc công cán 1 1804 2 1820 3 1822 ­ Cai đội Hồ Văn Khuê, Điển bạ Lê Nguyên Đản, Phó kỵ uý Hoáng á Hắc 4 1823 5 6 Loại thuyền công cán ­ Trịnh Hoài Đức Địa điểm công cán Nội dung công cán ­ Trung Quốc ­ Đưa những sắc ấn nhà Thanh phong cho Tây Sơn (nhà Nguyễn bắt được), xin nghiêm phòng biên giới để chặn đường chạy của Tây Sơn ­ Trung Quốc ­ Mua hàng hoá ­ Đại trung bảo ­ Quảng Đông ­ Mua hàng hoá ­ Cai cơ Ngô Văn Trung và Tuần hải đô dinh Hoàng Trung Đông ­ Bình Ba Định Lãng ­ Hạ Châu ­ Tìm hiểu núi sông, phong tục nơi đến, thực hành phép xem la bàn để biết phương hướng 1824 ­ Cai cơ Hồ Văn Khuê ­ Bình Dương, Định Dương, Bình Ba, An Ba ­ Hạ Châu và Giang Lưu Ba ­ Đi việc công 1825 ­ Hồ Văn Khuê và một số viên chức khác Bình Dương, Định Dương, Bình Ba, An Ba ­Hạ Châu Tân Gia Ba ­ Hoàng Văn Diễn ­Xiêm 245 ­ Nguyễn Văn Uẩn, Hoàng Trung Đồng 7 8 1826 1830 ­ ­ Từ Diến Điện về ­ Bình Dương, Tĩnh Ba 1, Tĩnh Ba 3 ­ Hạ Châu ­ Nguyễn Đắc Suý, Đỗ Xuân Tri ­ Quảng Châu, Tô Châu và Hàng Châu ­ Trần Văn Lễ, Nguyễn Tri ­ Phấn Bằng Phương ­ ­ Bình Hải ­ Trung Quốc ­ Mua hàng hoá (thơ cổ, hoạ cổ, sách lạ) ­ ­ Trương Văn Uyển, Tôn Thất ­ Uy Phượng Bật ­ Đoàn Dũ, Đào Trí Phú 9 1831 ­ Mua hàng hoá ­ Đi việc công ­ Đoàn Khác ­Thanh Hải ­ Nguyễn Đại Cận, Trần Văn Tuân ­ Nguyễn Trọng Tính, Trần Chấn ­ ­ Bình Hải ­ Hạ Châu ­ Đi việc công ­ Định Dương ­ Phấn Bằng ­ Xứ Tiểu tây ­ Đi xứ Tiểu tây về 246 ­ Đi việc công 10 1832 ­ Thành thủ uý Nguyễn Đăng Huyên, Lê Văn Khánh ­ Sai bọn Trung thuỷ thự Phó vệ uý Đoàn Khác, Nội vụ phủ thự Lang trung Nguyễn Tri Phương ­ Sai bọn Thành thủ uý Nguyễn Đăng Huyên ­ Sai Tiền thuỷ Phó vệ uý là Phan Văn Mẫn, Hậu thuỷ Phó vệ uý là Nguyễn Tiến Khoan, Hữu thuỷ Phó vệ uý Nguyễn Văn Chất ­ Hiệu chữ “Bình” ­ Hạ Châu ­ Đi việc công ­ Định Dương ­ Lữ Tống ­ Đi công cán ­ Định Dương ­ Tân Gia Ba ­ Đi công cán ­Phấn Bằng, Thuỵ ­ Giang Lưu Ba Long, An Dưỡng 11 1834 ­ Phó Vệ uý Phạm Phú Quảng, Trần Công Chương, Cai đội Phạm Văn Phạt cùng Đỗ Tuấn Đại, Nguyễn Danh Giáp, Nguyễn Công Liêu ­ Linh Phượng, ­ Giang Lưu Ba, Thanh Loan, Phấn Lữ Tống, Hạ Bằng Châu 12 1835 ­ Phó Vệ uý Nguyễn Văn Pháp, Nhị đẳng Thị vệ Vũ Huy Dụng ­ Thông ngôn Trương Văn Mẫn và các nhân viên thuộc Tứ Dịch quán ­ Sai bọn Trưởng sử Trần Hưng Hoà và Hiệu uý Nguyễn Lương Huy ­ Linh Phượng ­Tiểu Tây dương ­ Đi công cán ­ ­ Học ngôn ngữ ­ Hạ Châu ­Phấn Bằng ­ Đi công cán ­ Hạ Châu 247 13 14 15 16 1836 1837 1838 1839 ­ Nguyễn Tri Phương ­ Vũ Văn Giai ­ Trần Danh Bưu ­ Hoàng Công Tài ­ Ngoại lang bộ Công Lý Văn Phúc, Chủ sự Lê Quang Quỳnh ­ Bọn Trưởng sử Trần Hưng Hoá ­ Thụy Long ­ Linh Phượng ­ Vân Bằng ­ Thanh Loan ­ Bình Dương ­ Giang Lưu Ba ­ Hạ Châu ­ Pé nang ­ ­ Quảng Đông ­ ­ ­ ­ ­ Tìm thuyền trôi dạt ­ Phấn Bằng ­ Hạ Châu về ­ ­ Sai Lê Bá Tú, thự Thị lang phủ Nội vụ; Nguyễn Tri Phương, Lang trung; Vũ Văn Trí, Hiệp lĩnh thị vệ ­ Thị vệ Lê Nguyên ­ Phấn Bằng, Thụy Long, Linh Phượng ­ Bột Nê, Giang Lưu Ba, Hạ Châu ­ Đi việc công ­ ­Giang Lưu Ba ­ Học tập máy móc ­ Tham tri Đào Trí Phú, Thị vệ trưởng Phạm Phú Quang ­ Thị lang Nguyễn Tri Phương, Viên ngoại lang Nguyễn Văn Tố, Lê Bá Tú ­Viên ngoại lang Lê Viết Trị; ­ Thị lang Lý Văn Phức, Viên ngoại lang Phan Tĩnh; ­ Vệ úy Lê Văn Phú, Lang trung Trần Đại Bản ­ Thuỵ Long ­ Giang Lưu Ba ­ Đi việc công ­ Phấn Bằng ­ Giang Lưu Ba ­ ­ An Dương ­ Linh Phượng ­ Hạ Châu ­ Hạ Châu ­ Đi việc công ­ ­ Tiên Ly ­ Hạ Châu ­ ­ Hữu thị lang bộ Binh Lê Bá Tú ­ An Dương ­ Hạ Châu về Đi việc công 248 ­ Tham tri Đào Trí Phú, Ngoại lang Trần Tú Dĩnh ­ Thự lang Trần Bưu Chánh, Ngoại lang Cao Hữu Tán ­ Phó vệ uý Nguyễn Đức Long, Ngoại lang Lê Bá Tú, Phan Tĩnh ­ Lang trung Trần Đại Bản, Ngoại lang Nguyễn Du ­ Lang trung Lê Văn Thu, Ngoại lang Đỗ Mậu Thưởng 17 18 1840 1841 ­ Thuỵ Long ­ ­ Phấn Bằng ­ Tam Ba Lăng ­ Linh Phượng ­ Tiên Ly ­ Tiểu Dương ­ Hạ Châu ­Tường Hạc ­ Hạ Châu Tây ­ Vệ uý hiệp lãnh Thị vệ Nguyễn ­ Thanh Dương Tiến Song và Viên ngoại lang Trần Tú Dĩnh ­ Tham tri Đào Trí Phú và Ngoại ­ Thanh Loan lang Phan Kiển Đạt ­ Lang trung Lê Văn Thu ­Thuỵ Long ­ Hạ Châu ­ Biện lý bộ Hộ Lê Văn Thu ­ Thự lang trung bộ Công Đỗ Mậu Thưởng ­ Lang trung ở Vũ khố Nguyễn Đăng Khiêm có công việc ­ Sai viên ngoại lang ở Nội ­ vụ phủ là Nguyễn Văn Công ­ Kim Loan ­ Linh Phượng ­ Giang Lưu Ba ­ Hạ Châu ­ Thuỵ Long ­ Hạ Châu ­ Phấn Bằng ­ Hạ Châu 249 ­ Giang Lưu Ba, Tăm Ba Lăng ­ Tân Gia Ba Đưa người Tây đi theo tàu thuỷ chạy máy hơi nước 19 1842 ­ Nhị đẳng thị vệ Vũ Văn Tri, ­ Kim Loan viên ngoại lang Nội vụ phủ Nguyễn Văn Công ­Thự viên ngoại lang bộ Hộ Tôn­ ­ Linh Phượng thất Thường; ­ Viên ngoại lang Nội vụ phủ ­ Vân Điêu Trần Tú Dĩnh ­ Phó sứ ty Tào chính Nguyễn Công Nghĩa, 20 21 1843 1844 ­ Đào Trí Phú, Trần Tú Dĩnh, Lê Bá Đinh, Nguyễn Văn Bân, Nguyễn Công Dao, Trần Văn Quý, Hà Văn Trung, Cao Bá Quát ­ Lê Mậu Hạnh, Nguyễn Văn Hựu, Nguyễn Hưng ­ Nguyễn Công Nghĩa, Hà Văn Hạnh, Phạm Văn Dư, Phan Đắc Ký, Tống Phước Tri, Cung Văn Nghị, Phan Nhạ ­ ­ ­Giang Lưu Ba ­ Thao diễn đường thuỷ, mua hàng hoá theo đơn kê của Nội vụ phủ ­ Tân Gia Ba ­ Thao diễn đường thuỷ, mua hàng hoá theo đơn kê của Nội vụ phủ ­ Thao diễn đường thuỷ, mua hàng hoá theo đơn kê của Nội vụ phủ ­Thao diễn đường thuỷ, mua hàng hoá theo đơn kê của Nội vụ phủ ­ Tân Gia Ba ­Tường Hạc ­ Tân Gia Ba ­ Phấn Bằng ­ Giang Lưu Ba ­ Linh Phượng ­ Thần Dao ­ Tân Gia Ba ­ Tân Gia Ba ­ Kim Ưng ­ Linh Phượng Vân Điêu ­ Sai tham trị bộ Hộ là Đào Trí ­ Phấn Bằng 250 ­ Giang Lưu Ba Hạ Châu ­ Hạ Châu ­ Giang Lưu Ba Thao diễn, tìm mua hàng hoá Phú; ­ Thự lang trung ở Mộc thương là ­ Linh Phượng, Nguyễn Văn Công ­ Viên ngoại lang bộ Lễ là Tôn­ ­ Thần Dao thất Cận 22 1846 ­ Đỗ Tuấn Đại ­ Linh Phượng ­ Sai bọn hữu thị lang bộ Hộ Tôn ­ Bảo Long Thất Thường, lang trung Nguyễn Công Nghĩa ­ Thự trung bộ Công Vũ Công ­Thái Loan Đình ý, viên ngoại lang Đỗ Tuấn Đại ­ Tân Gia Ba ­ Tân Gia Ba ­ Trung Quốc ­Công cán về, dâng tập ­ Giang Lưu Ba ­ ­Tân Gia Ba ­ Diễn tập, mua hàng hoá Nguồn: 1. Lê Thị Kim Dung, Ngoại thương Việt Nam dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840), [16; 113 ­ 116] 2. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67]. 3. Trương Thị Yến, Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX [98; 204­205] Chú thích: 1. Bột Nê: tức Bô­nê­ô/Borneo thuộc Nam Dương quần đảo (Inđônêxia ngày nay). 2. Diến Điện: tức Miến Điện (Mianma ngày nay). 3. Giang Lưu Ba (viết tắt là Lưu Ba): tức Kelapa/Batavia, Kinh đô của Nam Dương quần đảo (nay là Giacácta/Jakarta của Inđônêxia). 4. Hạ Châu: tức Nam Dương quần đảo (Inđônêxia ngày nay). 5. Lữ Tống (Lucon): đảo lớn nhất trong quần đảo Philippin, thủ phủ là Mani (Manille). 251 6. Pé nang (Penang/Pinang): là hòn đảo nằm bên bờ Tây Bắc của bán đảo Mã Lai (Malaixia ngày nay) bên eo biển Malacca. 7. Quảng Đông, Quảng Châu, Tô Châu, Hàng Châu: thuộc nước Thanh (Trung Quốc ngày nay). 8. Tam Ba Lăng: tức đảo Tambelan ở quần đảo Nam Dương (Inđônêxia). 9. Tân Gia Ba (viết tắt là Gia Ba): tức Xinhgapo ngày nay. 10. Tiểu Tây Dương: tức Calcutta (của Ấn Độ ngày nay), cũng có thể là danh từ chung để gọi các nước Đông Nam Á ở khu vực biển Tây như Mã Lai (Malaixia), Tân Gia Ba (Xinhgapo), Nam Dương quần đảo (Inđônêxia), Phi Luật Tân (Philippin) (?). 252 Bảng 4.3: Lệ trọng tải tính theo kích thước thuyền (lệ định năm 1807 và 1849) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Khối lượng Kích thước thuyền (theo xà ngang) 7 thước đến 7 thước 5 tấc 7 thước 6 tấc đến 7 thước 9 tấc 8 thước ­ 8 thước 5 tấc 8 thước 6 tấc ­ 8 thước 9 tấc 9 thước ­ 9 thước 5 tấc 9 thước 6 tấc ­ 9 thước 9 tấc 10 thước ­ 10 thước 5 tấc 10 thước 6 tấc ­ 10 thước 9 tấc 11 thước ­ 11 thước 5 tấc 11 thước 6 tấc ­ 11 thước 9 tấc 12 thước ­ 12 thước 5 tấc 12 thước 6 tấc ­ 12 thước 9 tấc 13 thước ­ 13 thước 5 tấc 13 thước 6 tấc ­ 13 thước 9 tấc 14 thước ­ 14 thước 5 tấc 14 thước 6 tấc ­ 14 thước 9 tấc 15 thước ­ 15 thước 5 tấc 15 thước 6 tấc ­ 15 thước 9 tấc 16 thước ­ 16 thước 5 tấc 16 thước 6 tấc ­ 16 thước 9 tấc 17 thước ­ 17 thước 5 tấc 17 thước 6 tấc ­ 17 thước 9 tấc Năm 1807 450 phương 550 phương 650 phương 750 phương 850 phương 1000 phương 1200 phương 1400 phương 1600 phương 1800 phương 2000 phương 2200 phương 2400 phương 2600 phương 2800 phương 3100 phương 3400 phương 3700 phương 4000 phương 4300 phương 4600 phương 4900 phương 253 Năm 1849 900 phương 1 100 phương 1 300 phương 1 500 phương 1 700 phương 2 000 phương 2 400 phương 2 800 phương 3 200 phương 3 600 phương 4 000 phương 4 400 phương 4 800 phương 5 200 phương 5 600 phương 6 200 phương 6 800 phương 7 400 phương 8 000 phương 8 600 phương 9 200 phương 9 800 phương 23 24 25 26 18 thước ­ 18 thước 5 tấc 18 thước 6 tấc ­ 18 thước 9 tấc 19 thước ­ 19 thước 5 tấc 19 thước 6 tấc ­ 20 thước 5200 phương 5500 phương 5800 phương 6100 phương Nguồn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ [51, tr. 503 ­ 504]. 254 Bảng 4.4: Lệ định quan quân đi tải theo loại thuyền (năm 1839) Loại thuyền Đoàn hải vận Bắc Kỳ Đoàn hải vận Nam Kỳ Hải Vận Hiệu An Tĩnh1 Bắc Tào Tổng số2 Hải Vận Hiệu chữ “An” Nam Tào Tổng số 60 x2 8x1 46 x2 114+106 9x1 90 x1 36x1 135 Quan quân đi tải Số thuyền chuyến “x” số Lĩnh tải/1 đoàn 1 1 Quản giải /1 đoàn (≥ 3 thuyền) 1 1 Suất đội 60 x 2 8 9 90 Tay lái 120 x 2 16 18 180 360 270 2700 Biền binh 1800 x2 Nguồn: Đại Nam thực lục [65, tr.580]. 1 §¹i Nam thùc lôc kh«ng ghi chÐp riªng sè l-îng mçi lo¹i thuyÒn ch÷ “An”, thuyÒn ch÷ “TÜnh” cña ®oµn h¶i vËn B¾c Kú nªn chóng t«i lÊy sè quan qu©n ®i t¶i lµ sè trung b×nh céng cña hai lo¹i thuyÒn nµy. 2 114 lµ tæng sè thuyÒn chë chuyÕn thø nhÊt, 106 lµ tæng sè thuyÒn chë chuyÕn thø hai 255 Bảng 4.5: Lệ định mức phạt về tội khai thác tổ yến trái phép Tang vật Mức phạt Tù khổ sai (“đồ”) Phạt đánh 1 lạng trở xuống 60 trượng 1 năm 1 lạng ­ 5 lạng 70 trượng 1 năm 10 lạng 80 trượng 2 năm 15 lạng 90 trượng 2 năm rưỡi 20 lạng 100 trượng 3 năm 20 lạng ­ 30 lạng 100 trượng Đi đày (“lưu”) 2000 ­ 3000 dặm Nguồn: Đại Nam thực lục [62, tr.416]. 256 [...]... về Chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802- 1858) 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 1858) Sau khi tổng hợp tư liệu từ các nguồn thư tịch cổ dưới triều Nguyễn về vấn đề an ninh, phòng thủ biển thời kỳ này như trong Châu bản triều Nguyễn, ... đến chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà Nguyễn Ở chương này, sau khi tìm hiểu khái quát về biển Việt Nam và vấn đề đặt ra của an ninh ­ phòng thủ biển đối với nền độc lập, an ninh quốc gia, luận văn tìm hiểu chính sách an ninh phòng thủ biển của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn; những thuận lợi và thách thức về an ninh ­ phòng thủ biển đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX. .. nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh phòng thủ của đất liền từ phía biển Vì vậy, phạm vi không gian tìm hiểu của chính sách an ninh phòng thủ biển ở nửa đầu thế kỷ XIX là tìm hiểu chính sách an ninh phòng thủ của nhà Nguyễn trên biển ­ đảo và vùng duyên hải; không phận trên biển không nằm trong phạm trù nghiên cứu - Về thời gian Luận văn tìm hiểu chính sách an ninh ­ phòng thủ biển trong... trong chính sách lẫn thực tế 14 thực hiện chính sách Tính không rạch ròi đó càng rõ nét ở vùng biên giới và vùng biển đảo Do đó, an ninh, phòng thủ biển phải được hiểu trong một chỉnh thể của khái niệm an ninh ­ phòng thủ biển Vì vậy, tựu chung lại, có thể hiểu, chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là những chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo sự yên ổn đường biển. .. những chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở vùng duyên hải, chương 4 tập trung tìm hiểu những biện pháp an ninh ­ phòng thủ trên biển và hải đảo 19 Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN Một yếu tố quan trọng định hình nên chính sách chính là tính mục đích Khi ban hành chính sách, chủ thể ban hành sẽ đặt ra một mục đích nhất định của chính sách. .. quả của mục đích, thông thường các chính sách đều được xây dựng trên cơ sở những nhận thức và hiểu biết nhất định của chủ thể ban hành về các đối tượng của chính sách Do đó, để hiểu và lý giải một cách sâu sắc chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 1858) thì vấn đề quan trọng đầu tiên là tìm hiểu những cơ sở nền tảng, những yếu tố tác động đến sự hình thành của chính. .. đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX Thế kỷ XIX là thế kỷ đầy biến động trong lịch sử dân tộc Bên cạnh những thuận lợi, trong giai đoạn nửa đầu của thế kỷ này (1802 1858), nhà Nguyễn phải đối mặt với nhiều thách thức đặt ra cho nền an ninh - phòng thủ biển 1.3.1 Những thuận lợi Bước sang thế kỷ XVIII, thế giới được chứng kiến sự bùng nổ những thành tựu khoa học ­ kỹ thuật của cuộc cách mạng... vua đầu triều Nguyễn trong việc định hình và hoàn thiện chính sách an ninh ­ phòng thủ biển ở nửa đầu thế kỷ XIX Có thể nói, “những đóng góp quan trọng của triều Nguyễn thế kỷ XIX vào lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là sự tiếp nối chính sách của chúa Nguyễn cũng như hoạt động nổi bật của vương triều Tây Sơn trước đó” [39; 18­19] Sự kế thừa những công trình quân sự phòng thủ dọc các cửa biển. .. điển sự lệ, Hoàng Việt luật lệ, và có một cái nhìn tổng quát về chính sách của nhà Nguyễn cũng như các mục tiêu của chính sách trong việc đảm bảo an ninh, phòng thủ biển, luận văn đã đưa những nội dung cốt lõi nhất đó vào trong cách hiểu của luận văn về khái niệm chính sách an ninh ­ phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX như một sự định hướng và xác định phạm vi nghiên cứu cho luận... toàn diện hơn khi đánh giá chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn Đặc điểm tự nhiên của vùng duyên hải, vùng biển ­ đảo đều có những nét đặc trưng riêng Bên cạnh đó, vai trò đối với nền an ninh ­ phòng thủ biển và mức độ tác động lên đời sống dân cư miền biển của mỗi vùng lại mang những nét đặc thù khác nhau Vì vậy, để hiểu chính sách an ninh phòng thủ biển của nhà Nguyễn một cách sâu sắc, ... TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH 13 SÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN 1.1 Biển Việt Nam vấn đề an ninh-phòng thủ biển 13 an ninh chủ quyền quốc gia 1.2 Vấn đề an ninh - phòng thủ biển sách quản lý... tỏ Chính sách an ninh - phòng thủ biển nhà Nguyễn nửa đầu kỷ XIX (1802-1858) Đối tượng phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận văn sách an ninh­phòng thủ biển nhà Nguyễn. .. thuận lợi thách thức an ninh - phòng thủ biển đặt nhà Nguyễn nửa đầu kỷ XIX Thế kỷ XIX kỷ đầy biến động lịch sử dân tộc Bên cạnh thuận lợi, giai đoạn nửa đầu kỷ (1802­1858), nhà Nguyễn phải đối mặt

Ngày đăng: 11/10/2015, 17:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Nguồn tư liệu

  • Nghiên cứu chính sách của một triều đại trước hết phải dựa trên nguồn chính sử ghi chép về triều đại đó. Đây chính là cứ liệu lịch sử quan trọng nhất. Dưới triều Nguyễn, một khối lượng tư liệu đồ sộ có giá trị đã được biên chép, lưu giữ và bảo tồn cho đến tận ngày nay như Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt luật lệ, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ phương lược chính biên, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam liệt truyện... Trong đó, tư liệu quan trọng nhất phục vụ cho nội dung đề tài là Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt luật lệ.

  • 5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận văn

  • 6. Bố cục của luận văn

  • 1.1. Biển và vấn đề an ninh-phòng thủ biển đối với an ninh và chủ quyền quốc gia

  • 1.2. Vấn đề an ninh - phòng thủ biển trong chính sách quản lý đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn

  • 1.3. Những thuận lợi và thách thức về an ninh - phòng thủ biển đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX

  • Thế kỷ XIX là thế kỷ đầy biến động trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh những thuận lợi, trong giai đoạn nửa đầu của thế kỷ này (1802-1858), nhà Nguyễn phải đối mặt với nhiều thách thức đặt ra cho nền an ninh - phòng thủ biển.

  • 1.3.1. Những thuận lợi

  • 1.4. Nhận thức của nhà Nguyễn về biển và yêu cầu đảm bảo an ninh - phòng thủ biển

  • 1.5. Tiểu kết

  • 2.1. Những điều kiện thuận lợi để nhà Nguyễn xây dựng lực lượng thủy quân mạnh

  • Dưới triều Nguyễn, với lãnh hải rộng lớn, thống nhất Bắc - Nam, các vua Nguyễn được khẳng định quyền cai trị và thực thi quyền làm chủ của mình trên một vùng biển đảo rộng khắp cả nước. Nhà nước lúc này có đầy đủ quyền năng trong việc tuyển dụng và điều động tất cả các bộ phận cư dân thạo nghề sông nước khắp ba miền Bắc, Trung, Nam vào việc đảm trách an ninh, phòng thủ biển, trong đó có lực lượng thủy quân.

  • 2.2. Các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, chuyên trách an ninh - phòng thủ biển

  • 2.2.2. Xây dựng lực lượng thủy quân đông về số lượng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan