phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ

81 212 0
phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ –QUẢN TRỊ KINH DOANH ------ VĂN PHẠM HUYỀN TRÂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 51340201 12- 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ –QUẢN TRỊ KINH DOANH ------ VĂN PHẠM HUYỀN TRÂN MSSV: 4104482 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HIẾU 12- 2013 LỜI CẢM TẠ ---oOo--Được sự phân công của Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại học Cần Thơ, sau gần ba tháng thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ”. Để hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô và các Quý Cô Bác Anh Chị trong ngân hàng. Đạt được kết quả này, em vô cùng biết ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại học Cần Thơ, đã nhiệt tình dạy bảo em trong những năm học vừa qua. Ngoài việc truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành kinh tế, Thầy Cô còn tạo điều kiện để em tiếp cận những kiến thức thực tế ngoài xã hội, mà em tin chắc rằng những kiến thức đó sẽ giúp em trở nên vững vàng và tự tin hơn khi bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Hiếu đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và tận tình giúp đỡ em để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị trong Sacombank Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em thật chi tiết, giúp em hoàn thiện đề tài này. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, em xin kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo thêm của Quý Thầy Cô để đề tài này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến Quý Thầy Cô, Quý Cô Bác Anh Chị trong Sacombank Cần Thơ lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Trân trọng! Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Văn Phạm Huyền Trân i LỜI CAM ĐOAN ---oOo--Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Văn Phạm Huyền Trân ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP -----oOo----................................................................................................................ .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang Chương1 GIỚI THIỆU .......................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................1 1.2 Mục tiêu ngiên cứu ...................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................3 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3 1.3.1 Phạm vi không gian ...............................................................................3 1.3.2 Phạm vi thời gian...................................................................................3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................3 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 4 2.1 Phương pháp luận .....................................................................................4 2.1.1 Những vấn đề về thanh khoản ................................................................4 2.1.2 Những vấn đề về rủi ro thanh khoản ......................................................5 2.1.3 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản ...................................................5 2.1.4 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản .............................................8 2.1.5 Chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh ................................................. 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: .............................................................. 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................ 11 Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................................... 13 3.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ ............................................................................................. 13 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 13 3.1.2 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 16 3.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – quí 2/ 2013......................................................................................... 20 3.2.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh............................................ 20 iv 3.2.2 Các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh ............................ 24 3.2.3 Thuận lợi & Khó khăn ......................................................................... 26 Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO THANH KHOẢN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ .................................................................. 29 4.1 Tình hình nguồn vốn và tài sản tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 – quí 2/ 2013 .......................................................................................................... 29 4.1.1 Tình hình nguồn vốn............................................................................ 29 4.1.2 Tình hình tài sản ................................................................................... 32 4.2 Phân tích cung cầu thanh khoản & đánh giá rủi ro thanh khoản tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 – quí 2/2013 ......................................................... 36 4.2.1 Phân tích cung cầu thanh khoản ........................................................... 36 4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản .................................................... 39 4.3 Dự báo cung cầu thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ 6 tháng cuối năm 2013 .............................................................................................................. 44 4.3.1 Tình hình kinh tế nữa đầu 2013 ........................................................... 44 4.3.2 Dự báo cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản vào 6 tháng cuối năm 2013 cho Sacombank – chi nhánh Cần Thơ ....................................45 Chương 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA & HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN .......................................................... 49 5.1 Đánh gái chung tình hình rủi ro thanh khaonr của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – quí 2/2013 ................................................................................. 49 5.1.1 Mặt được ............................................................................................. 49 4.3.2. Hạn chế ............................................................................................... 50 5.2 Một số biện pháp nhằm phòng ngừa & hạn chế rủi ro thanh khoản .......... 51 5.2.1 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô ...................... 51 5.2.2 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ .............................. 52 5.2.3 Đẩy mạnh công tác huy động vốn và đa dạng hóa nguồn vốn huy động 52 5.2.4 Không cho phép rút tiền trước kỳ hạn .................................................. 53 5.2.5 Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và công tác kiểm toán .....53 5.2.6 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp ........................................................................................................... 54 v Chương 6 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................ 55 6.1 Kết luận ..................................................................................................55 6.2 Kiến nghị................................................................................................ 56 6.2.1 Đối với Sacombank Cần Thơ ............................................................... 56 6.2.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước............................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 58 PHỤ LỤC............................................................................................. 59 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 ............................................................................ 22 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank - Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – quí 2/ 2013 ........................... 25 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 ............................................................................................. 31 Bảng 4.2: Tình hình tài sản của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 .................................................................................................... 34 Bảng 4.3: Cung cầu thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2 2013 .............................................................................................. 38 Bảng 4.4: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 ............................................................ 41 Bảng 4.5: Bảng dự báo cung cầu thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ vào 6 tháng cuối năm 2013 .................................................................................... 46 Bảng 1: Dự báo vốn điều chuyển (YVĐC) ................................................... 59 Bảng 2: Dự báo tín dụng thu về ( TDTV) ..................................................... 61 Bảng 3 : Dự báo tiền gửi và nguồn khác ....................................................... 63 Bảng 4 : Dự báo chi trả tiền gửi ( CTTG) ..................................................... 65 Bảng 5 : Dự báo cấp tín dụng (CTD) ............................................................ 67 Bảng 6 : Dự báo lượng nguồn cầu khác ........................................................ 69 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sacombank Cần Thơ ............................................. 18 Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – quí 2/2013......................................................................................... 23 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 ............................................................................................. 32 Hình 4.2: Cơ cấu tài sản của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 .................................................................................................... 35 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT -----oOo---Sacombank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín. MB BIDV : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội. : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam. SHB : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn-Hà Nội. ACB : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu. Vietinbank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam. Vietcombank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam. NHTM : Ngân hàng thương mại. NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần. NHNN : Ngân hàng nhà nước. NHTW : Ngân hàng nhà nước. TCTD : Tổ chức tín dụng. DTBB : Dự trữ bắt buộc. VN : Việt Nam. NH : Ngân hàng. NN : Nhà Nước. TP : Thành phố . ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong gần mười năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua nhiều đợt thăng trầm có lúc hưng thịnh có lúc bập bềnh do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế. Điển hình, đánh dấu cho thời kỳ khó khăn bắt đầu cho hệ thống ngân hàng nước ta là vào năm 2008, với sự lan rộng cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ ra khắp thế giới. Trước tình hình kinh tế suy thoái, nhiều rủi ro tiềm ẩn đã phát sinh song song đó hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện nhiều cuộc cải cách nâng cao hiệu quả hoạt động giảm rủi ro; phối hợp với nhiều ngân hàng thương mại khác tạo ra bước phát triễn mới cả về lượng và về chất. Tuy nhiên thanh khoản vẫn là vấn đề nan giải đối với toàn hệ thống ngân hàng thương mại, do viễn cảnh của thị trường tài chính và môi trường kinh doanh vẫn chứa đựng nhiều bất trắc cùng những thông số không dự báo được. Nếu hệ thống ngân hàng không khắc phục được thanh khoản; với bối cảnh hiện nay, lãi suất không hạ được thì thị trường chứng khoán và bất động sản không phục hồi. Như vậy sẽ không xử lý được nợ xấu. Nhưng vấn đề khó khăn lúc này là, khi lãi suất hạ xuống thì người dân sẽ không gửi tiền thậm chí họ có thể rút tiền hàng loạt để đầu tư vào một lĩnh vực có khả năng sinh lời cao hơn điều này làm các ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản sẽ rất cao. Mặc dù, tình hình kinh tế không tốt, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) vẫn tăng trưởng tín dụng đều và ổn định trong khi lãi suất đầu 2013 vẫn tiếp tục suy giảm. Trên thị trường, người ta biết đến Sacombank là một ngân hàng bán lẻ và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành mạnh nhất . Không những thế vào 2012, ngân hàng còn được hội đồng Asian Banker đánh giá và bình chọn là “ ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”. Được đề cử danh dự như vậy cũng là thành quả nổ lực không ngừng của ngân hàng và tất cả chi nhánh. Bán lẻ mạnh đồng nghĩa cho vay ngắn hạn nhiều, vì thế các khoản phải chi đến hạn của ngân hàng lớn nếu cho vay quá nhiều để tăng trưởng tín dụng thì ngân hàng đồng thời phải huy động vốn mạnh để giảm rủi ro thanh khoản. Với lãi suất mền hiện nay, không thu hút được người dân do đó việc chạy đua lãi suất huy động là điều không tránh khỏi, các ngân hàng thi nhau đẩy lãi suất huy động ngắn hạn lên cao liên tục; Sacombank – Cần Thơ cũng rơi vào tình trạng đó. Mặc khác, có nhiều nguyên nhân để giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối 1 với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn. Ngoài ra, muốn cung cầu thanh khoản của ngân hàng cân bằng đâu phải là điều dễ thực hiện.Vậy, với tình hình diễn biến phức tạp hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng là điều cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên nên em chọn đề tài “ phân tích tình hình rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánhCần Thơ”. 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình rủi ro thanh khoản Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Cần thơ . Qua đó giúp ta thấy được những thuận lợi, khó khăn và đưa ra một số giải pháp để hạn chế rủi ro thanh khoản của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung đề tài cần tập trung vào những nội dụng sau: - Phân tích tình nguồn vốn và tài sản tại Sacombnak Cần Thơ trong giai đoạn 2010- quí 2/2013. - Phân tích cung cầu thanh khoản, đánh giá rủi ro thanh khoản tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 – quí 2/1013. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế & ngăn ngừa rủi ro thanh khoản tại ngân hàng trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại Sacombank Cần Thơ. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ đưa ra những nhận xét chung dựa trên sự đánh giá của cá nhân về những yếu tố phân tích, trên cơ sở hiểu biết về ngân hàng trong quá trình thực tập. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 tháng thực tập từ 12/08/2013 đến 18/11/ 2013. Thông tin, số liệu của đề tài được thu thập từ năm 2010 – Qúi 2/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Phân tích tình hình rủi ro thanh khoản tại Sacombank – Chi nhánh Cần Thơ. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những vấn đề về thanh khoản 2.1.1.1 Khái niệm Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn,… Xét về góc độ tài sản : Thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền. Tiêu chí đo lường tính thanh khoản của tài sản thông qua: thị trường giao dịch, chi phí giao dịch, thời gian giao dịch,… Xét về góc độ ngân hàng: Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình. Khả năng và yêu cầu về thanh khoản thể hiện trong nguồn cung và nhu cầu thanh khoản. 2.1.1.2 Nguồn cung về thanh khoản Nguồn cung về thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: - Các khoản tiền sẽ nhận được trong kỳ. (S1) - Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng. (S2) - Các khoản tín dụng thu về trong kỳ. (S3) - Bán các tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ. (S4) - Vay mượn nhanh chóng từ thị trường tiền tệ. (S5) 2.1.1.3 Nhu cầu về thanh khoản Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng bắt nguồn từ: - Việc khách hàng rút các khoản tiền gửi. (D1) - Những khoản vay vốn đột xuất của khách hàng. (D2) - Thực hiện thanh toán các khoản phải trả khác. (D3) - Chi phí cho việc tạo ra sản phẩm các dịch vụ ngân hàng. (D4) - Thực hiện chia cổ tức cổ đông. (D5) 2.1.1.4 Khả năng cân bằng thanh khoản Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo ra thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính: NLP = Net Liquidity Position ( trạng thái thanh khoản ròng ) NLP = ΣSi - ΣDi ( i từ 1 đến 5 )  Nếu : 4 NLP > 0 : Ngân hàng ở trong tình trạng thừa khả năng thanh toán, thặng dư trong thanh khoản ( Liquidity surplus ). NLP < 0 : Ngân hàng ở trong tình trạng thiếu hụt khả năng thanh khoản ( Liquidity deficit ). NLP = 0 : Ngân hàng có khả năng cân bằng thanh khoản. 2.1.2 Những vấn đề về rủi ro thanh khoản 2.1.2.1 Khái niệm Rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi và người vay. Hiểu theo cách khác, rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không dự trữ đủ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. 2.1.2.2 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản Do mất cân đối về thời hạn giữa nuồn vốn xảy ra đối với ngân hàng. Điều này có ý nghĩa là ngân nhàng tận dụng quá ngiều nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào việc cho vay hay các khoản đầu tư khác có thời hạn dài. Do đó, luồng tiền đem đầu tư chưa thu hồi về để hoàn trả lại cho người gửi tiền hay các tổ chức tín dụng cho vay tiền. Do sự thay đổi về lãi suất thị trường, nhất là đối với các khoản tiền gửi. Khi lãi suất tiền gửi giảm, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực có khả năng sinh lời cao hơn. Như vậy, nhu cầu thanh khoản lúc đó sẽ tăng nhanh buộc ngân hàng phải tăng nguồn ngân quỹ để đáp ứng kịp thời. Hơn nữa, những thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường các tài sản, đặc biệt là các giấy nợ mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, các ngân hàng phải quan tâm hơn đối với việc đáp ứng các nhu cầu thanh khoản mất cảnh giác đối với vấn đề thanh khoản có thể làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin công chúng vào ngân hàng. Một trong những nhiệm vụ của các nhà quản trị thanh khoản là duy trì mối quan hệ gần gũi với những khách hàng gửi tiền lớn và khách hàng đang nắm giữ hạn mức lớn để biết được nhu cầu, thời gian rút vốn của họ. 2.1.3 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản 2.1.3.1 Những nguyên tắc về quản trị rủi ro thanh khoản Một số nguyên tắc mang tính chất chỉ đạo được đưa ra cho nhà quản trị ngân hàng về tính thanh khoản của ngân hàng như sau: - Nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận về nguồn vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau. 5 - Nhà quản trị thanh khoản cần phải đánh giá, xác định được các khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ ngân hàng. Từ đó người quản trị có thể hoạch định được chiến lược thanh khoản cho ngân hàng. - Khả năng thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhà quản trị ngân hàng cần tránh tình trạng kéo dài các trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Thừa thanh khoản hay thiếu thanh khoản đều có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. 2.1.3.2 Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản a Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên trong (tài sản) Cách tiếp cận truyền thống này thường được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách chủ động. Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng bán các tài sản dự trữ để lấy tiền cho đến khi tất cả các nhu cầu thanh khoản được đáp ứng đầy đủ. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này được gọi là sự chuyển dịch tài sản bởi vì ngân hàng tăng nguồn cung cấp thanh khoản bằng cách bán các tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt. Một tài sản có tính thanh khoản cao có những đặc điểm sau: - Có thể tiếp cận thị trường tiêu thụ để có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. - Không bị thiệt hại về giá cả khi bán tài sản. - Khi cần có thể mua lại dễ dàng với chi phí hợp lý. Những tài sản có tính thanh khoản cao nhất là những giấy nợ ngắn hạn hoặc do những chủ thể uy tín phát hành như tín phiếu kho bạc, các khoản vay ngân hàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác … Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản, một ngân hàng được coi là quản trị tốt nếu có thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản ở chi phí hợp lý, số lượng tiền vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào lúc nó được cần đến. Tuy nhiên, sự chuyển dịch tài sản có những nhược điểm như sau: - Khi bán tài sản cũng có nghĩa là ngân hàng mất nguồn thu nhập mà các tài sản này tạo ra. Như vậy, chi phí cơ hội đối với ngân hàng để dự trữ khả năng thanh khoản bằng tài sản khá cao. 6 - Đối với ngân hàng phải chi trả cho các chi phí giao dịch chuyển tài sản, chẳng hạn như chi phí giao dịch chuyển cho người môi giới chứng khoán. - Ngân hàng sẽ bị tổn thất vốn đáng kể nếu các tài sản cần bán có sự giảm giá trên thị trường. - Những tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lãi thường thấp. Nếu ngân hàng đầu tư nhiều vào tài sản có tính thanh khoản cao thì ngân hàng buộc phải bỏ đi lợi nhuận cao hơn tạo ra từ những tài sản khác. b Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên ngoài (nguồn vốn) Chiến lược này là dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài ngân hàng thông qua vay mượn trên thị trường tiền tệ. Trong chiến lược này, ngân hàng phải vay mượn tức thời nguồn vốn khả dụng để đáp ứng tất cả nhu cầu thanh khoản khi cần. Tuy nhiên việc vay mượn thường chỉ được triển khai khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện để tránh dự trữ quá mức cần thiết. Nguồn vay mượn thanh khoản chủ yếu đối với một ngân hàng bao gồm: tiền vay Ngân hàng trung ương, các hợp đồng mua lại, chiết khấu tại NHTW … Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nguồn vốn được hầu hết các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi. Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận nhiều rủi ro để một ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản, nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất do bởi dao động lãi suất trên thị trường tiền tệ và khả năng thay đổi về sự sẵn có của các khoản tín dụng. Đối với chiến lược này, ngân hàng có thể gặp các khó khăn: chi phí và sự sẵn có nguồn vốn. Một khi nguồn vốn từ thị trường khan hiếm thì ngân hàng phải trả chi phí ở mức cao để có thể vay được vốn. c Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng Với những rủi ro phát sinh khi phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài – thanh khoản vay mượn và những chi phí cho dự trữ thanh khoản bên trong bằng tài sản, phần lớn ngân hàng đã dung hòa trong việc chọn chiến lược quản trị thanh khoản của họ, nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược để tạo ra chiến lược quản trị cân bằng. Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải xác định được nhu cầu thanh khoản dự kiến. Trong khi đó, các nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước (theo thời vụ, chu kỳ và xu hướng) được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản đột xuất ngoài dự kiến được đáp ứng bằng việc vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. các nhu cầu thanh khoản dài hạn 7 cần được hoạch định. Nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản này là các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chứng khoán, sẽ chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản phát sinh. 2.1.4 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản 2.1.4.1 Phương phấp dựa vào nguồn vốn và sử dụng vốn Phương pháp bắt đầu với 2 thực tế đơn giản: - Thanh khoản ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và tiền vay giảm. - Thanhh khoản ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và tiền vay tăng. Bất cứ khi nào mà nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có sự chênh lệch thanh khoản (liquidity gap) có thể xác định như sau: TRẠNG THÁI THANH KHOẢN = CUNG THANH KHOẢN(1) – CẦU THANH KHOẢN(2) Khi (1) > (2), ngân hàng có một trạng thái thanh khoản dương và phần thanh khoản dư nhanh chóng phải được đầu tư vào những tài sản sinh lợi cho tới khi chúng cần được sử dụng để trang trải nhu cầu tiền trong tương lai. Khi (1) < (2), ngân hàng có một trạng thái thanh khoản âm, trong trường hợp này, ngân hàng cần phải gia tăng thanh khoản từ nhiều nguồn cung cấp sẵn có khác nhau một cách kịp thời và với chi phí rẻ nhất. Tiến hành thực hiện các bước cơ bản trong phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn như là: + Tiền vay và tiền gửi phải được dự báo trong một khoảng thời gian hoạch định thanh khoản đã cho. + Những thay đổi về tiền vay và tiền gửi phải được tính toán cho cùng khoản thời gian xác định. + Người quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng, hoặc thặng dư hoặc thâm hụt. Để dự báo các khoản tiền vay và tiền gửi của khách hàng cho một khoảng thời gian trong tương lai (tháng hoặc quý), ngân hàng có thể dùng các biến cố thống kê kinh tế và xác định mối quan hệ giữa chúng với xu hướng vận động của tiền vay và tiền gửi. (A) Thay đổi của tổng tiền vay trong khoảng thời gian dự báo tùy thuộc vào các yếu tố sau: - Tăng trưởng GDP dự kiến. 8 - Lợi nhuận dự kiến của các doanh nghiệp. - Tỷ lệ tăng trưởng về cung ứng tiền của NHTW. - Tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng. - Tỷ lệ lạm phát ước tính trong tương lai. (B) Thay đổi của tổng số tiền gửi và các khoản nợ phi tiền gửi trong khoảng dự báo tùy thuộc vào: - Tăng trưởng về thu nhập cá nhân dự kiến. - Mức tăng bán lẻ ước tính. - Tỷ lệ tăng trưởng của NHTW. - Lợi suất dự kiến cho tiền gửi trên thị trường tiền tệ. - Tỷ lệ lạm phát dự kiến trong tương lai. Sau khi dùng những biến số thống kê kinh tế dự đoán này, tiếp đó ngân hàng có thể ước lượng nhu cầu thanh khoản bằng cách tính: Tăng/giảm nhu cầu thanh khoản = Tăng/giảm khả năng cho vay + Tăng/giảm dự trữ bắt buộc - Tăng/giảm huy động vốn 2.1.4.2 Phương pháp dựa vào các chỉ số đánh giá thanh khoản a Chỉ số trạng thái tiền mặt Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất. Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt nhưng cũng làm tăng chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tiền mặt + số dư tiền gửi tại các TCTD Chỉ số Trạng thái tiền mặt = Tổng tài sản b Chỉ số tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản Trái với chỉ số trạng thái tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tỷ lệ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Tỷ trọng này càng cao ảnh hưởng khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ trọng tín dụng trên Tổng tài sản Dư nợ cho vay + tài trợ thuê mua = Tổng tài sản 9 c Chỉ số cấu trúc tiền gửi Chỉ số này phản ánh tính ổn định nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Chỉ số Cấu trúc tiền gửi Tiền gửi thanh toán = Tổng số tiền gửi d Tỷ trọng dư nợ trên tổng tiền gửi Chỉ số phản ánh năng lực cho vay tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng cho sử dụng nguồn vốn tốt nhưng đồng thời cũng làm khả năng thanh khoản kém khi cho vay nhiều. Tỷ trọng dư nợ trên tổng tiền gửi Dư nợ = Tổng tiền gửi e Tiền mặt + số dư tiền gửi tại các TCTD trên tổng tiền gửi Chỉ số này phản ánh khoản dự trữ cho thanh khoản của ngân hàng , tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tiền mặt + số dư tiền gửi Tiền mặt + số dư tiền gửi tại các TCTD trên tổng tiền gửi tại các TCTD = 2.1.5 Chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh Tổng tiền gửi 2.1.5.1 Hệ số doanh lợi Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của NH. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ NH có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng lợi nhuận của NH. Hệ số doanh lợi Lợi nhuận ròng = Thu nhập 2.1.5.2 Hệ số sử dụng tài sản Hệ số sử dụng tài sản có nghĩa là với một đồng tài sản đem vào hoạt động kinh doanh thì thu về bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của NH, chỉ số này cao chứng tỏ NH đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của NHTM. Tổng thu nhập Hệ số sử dụng tài sản = Tổng tài sản 10 2.1.5.3 Hệ số lợi nhuận ( ROA) ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản, hay khả năng sinh lời của tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của NH tốt, NH có sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản một cách hiệu quả, có sự điều động linh hoạt giữa các hạn mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song song với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh giữa các kỳ hoạch toán có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của NH. ROA Lợi nhuận ròng Tổng tài sản = 2.1.5.4 Thu nhập trên chi phí Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá hiệu quả hoạt đông kinh doanh, mức độ phù hợp của phương thức hoạt động. Tức là khi bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập Thu nhập trên chi phí = Chi phí 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua việc thực tập và xin số liệu tại phòng kế toán - hành chánh tại chi nhánh Cần Thơ của Sacombank. Ngoài ra đề tài còn sử dụng số liệu thu thập từ báo chí, internet,... 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu  Mục tiêu 1: Phân tích tình hình nguồn vốn & tài sản của Sacombank Cần Thơ lựa chọn phương pháp so sánh: gồm 2 phương pháp: - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Phương pháp này, xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Phương pháp dùng để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích 11 với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.  Mục tiêu 2: Phân tích cung cầu thanh khoản & đánh giá rủi ro thanh khoản, lựa chọn phương pháp các chỉ số tài chính: Phương pháp này,dùng để đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng hoạt động tín dụng, và những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng . Từ đó, tiến hành đề ra những giải pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.  Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để quản lý và hạn chế rủi ro thanh khoản : Sử dụng phương pháp đánh giá chung, dựa trên cơ sở phân tích ở mục tiêu 1, 2 . Từ đó đưa ra giải pháp giảm rủi ro thanh khoản .  Phương pháp bình phương bé nhất Phương pháp này sử dụng để dự báo cung cầu thanh khoản, có dạng phương trình là Y= aX + b Trong đó : a  x. y  n xy x x 2 2 b  y  ax y y n ; x x n Với : x: Số thứ tự các thời kỳ (thời gian) n: Số thời kỳ tính toán (dự báo) y: Số thực tế nếu là thời kỳ quá khứ, số dự báo nếu là thời kỳ tương lai. Phương pháp bình phương nhỏ nhất còn được gọi là phương pháp ước lượng không trực tuyến. Phương pháp này sử dụng phương pháp phân tích thống kê áp dụng tính toán cho tất cả các điểm hoạt động nên thường được lựa chọn cho phân tích và hổ trợ tính toán. Hiện nay, với sự hổ trợ của công nghệ thì sử dụng phương pháp không còn khó khăn mà đã trở nên dễ dàng; điều đó cũng nhầm để phục vụ cho nghiên cứu và học tập. 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH CÂN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1 Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank), là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có tên giao dịch quốc tế là Sai Gon Commercial Joint Stock Bank - được thành lập ngày 21/12/1991 theo giấy phép hoạt động số 0006/NHGP ngày 15/12/1991 do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 05/GPUB ngày 03/01/1992 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp trên cơ sở sát nhập bốn tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ngân hàng Phát triển kinh tế quận Gò Vấp, Trung tâm Tín dụng Tân Bình, Hợp tác xã Tín dụng Lữ Gia, Hợp tác xã tín dụng Thành Công với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng với khoảng 100 nhân viên và hoạt động chủ yếu tại vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21 tháng 12 năm 1991. Trụ sở chính đặt tại 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. - Điện thoại: (84-8) 39 320 420 - Fax: (84-8) 39 320 424 - Webside: www.Sacombank.com.vn Vào năm 1993, Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Cho đến năm 1996, ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.Ngày 12/7/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), đây là sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị 13 trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêm yết cố phiếu của các Ngân hàng TMCP khác. Sacombank đã chính thức ra mắt Tập đoàn Sacombank vào ngày 16/5/2008, trong đó Sacombank đóng vai trò hạt nhân. Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập mang tính chiến lược của Sacombank và nhóm các công ty thành viên.  Thành viên trực thuộc bao gồm: - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (SBA); - Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL); - Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS); - Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBR); - Công ty Vàng bạc, đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBJ). Một công ty liên kết (công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam - VFM) và một công ty liên doanh (công ty TNHH Đầu tư SBS toàn cầu). Việc khai trương Chi nhánh Lào vào năm 2008, Chi nhánh Campuchia năm 2009, Sacombank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặc trong quá trình mở rộng mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu mối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dương. Với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, vốn điều lệ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã tăng lên 5.116 tỷ đồng (năm 2008) và trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam. Sacombank đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với số vốn điều lệ lên tới 12.425,5 tỷ đồng, Tổng tài sản đạt 154.660 tỷ đồng với hơn 424 điểm giao dịch 48/63 tỉnh thành trên cả nước và khu vực Đông Dương, trong đó có một ngân hàng con và ba chi nhánh tại Campuchia, một chi nhánh tại Lào. Đội ngũ nhân viên hơn 10.000 cán bộ, đa số nhân viên tuổi đời trẻ, hầu hết năng động, sáng tạo, được đào tạo chuyên môn và đầy nhiệt huyết, rất nhiệt tình với công việc và luôn nổ lực không ngừng mang đến cho khách hàng các dịch vụ Ngân hàng với chất lượng tốt nhất. Tất cả những điều đó đã tạo nên tiềm lực vững chắc góp phần quan trọng đưa Sacombank nhận giải 14 thưởng danh dự mà không một ngân hàng bán lẻ nào không mong muốn: “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” do The Asian Banker bình chọn. Không những thế, Ngày 02/9/2013, Sacombank vinh dự nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2013 với vị trí thuộc Top 100 Thương hiệu Việt Nam tại Lễ trao giải “Sao Vàng Đất Việt” năm 2013 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Đây là năm thứ 3 Sacombank nhận được giải thưởng này. Sau 10 năm triển khai, giải thưởng Sao Vàng đất Việt đã tôn vinh 1.727 thương hiệu, sản phẩm có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước. 3.1.1.2 Sacombank Cần Thơ Sacombank Cần Thơ là chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 31/10/2001, là đơn vị mang sứ mệnh tiên phong khai thác thị trường giàu tiềm năng tại khu vực Tây Nam bộ, làm tiền đề cho chiến lược phát triển mạng lưới của Sacombank tại khu vực này trên cơ sở sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông Thôn Thạnh Thắng. Sacombank Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động theo các văn bản sau: - Công văn số 2583/VB ngày 13/9/2001 về việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được mở Chi nhánh cấp một tại Cần Thơ. - Quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 24/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y sát nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. - Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập Chi nhánh cấp một tại Cần Thơ theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ. Ngày 11/11/2011, Sacombank Cần Thơ dời trụ sở chính về địa chỉ số 95-97-99 Võ Văn Tần, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ; SDT: 07103843295, Fax: 843294.  Hiện tại Sacom; ank Cần Thơ có 8 phòng Giao dịch & 1 chi nhánh trực thuộc như sau: - Phòng giao dịch Cái Răng: số 415-418 Quốc lộ 1A, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ - Phòng giao dịch 3 tháng 2: số 174B đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. 15 - Phòng giao dịch An Phú Cần Thơ: số 228/1C-228/1Đ đường Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. - Phòng giao dịch Cái Khế: số 81-83 đường Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. - Phòng giao dịch Trà Nóc: số 34A2 KCN Trà Nóc 1, phường Trà Nóc quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. - Phòng giao dịch Ô môn: số 956/6 đường 26/3, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ. - Phòng giao dịch Thốt Nốt (tiềm năng): số 314 Quốc lộ 91, ấp Long Thạnh A, Quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ. - Phòng giao dịch Vĩnh Thạnh: số 1315B-1315C ấp Vĩnh Quới, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ. Với địa bàn hoạt động có nhiều cơ sở kinh doanh và ngành nghề truyền thống, Chi nhánh phát triển mạnh đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các khu công nghiệp, các tổ chức kinh tế, Cá nhân, bên cạnh các sản phẩm truyền thống là cho vay công nghiệp. Sacombank được khách hàng biết đến với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, am hiểu nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác phục vụ khách hàng. Sacombank được xem là Ngân hàng TMCP rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ cá nhân, định hướng Sacombank sẽ trở thành một trong những Ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam với phương châm: “Nhanh chóng - An toàn - Hiệu quả”. Sacombank Cần Thơ không ngừng phát triển trên các mặt với lượng khách hàng ổn định và các chỉ tiêu tăng trưởng đạt mức an toàn, hiệu quả điều này là minh chứng rõ nhất cho niềm tin của người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long dành cho Sacombank. Với phương châm “Vì cộng đồng – phát triển địa phương” và tầm nhìn trở thành Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương xuyên suốt tiến trình phát triển, Sacombank Cần Thơ nói riêng và thương hiệu Sacombank nói chung đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trên từng nẻo đường, đặc biệt với vai trò của một định chế tài chính, Sacombank đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức 3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 16 GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Phó Giám đốc (Phụ trách nội nghiệp) (Phụ trách các PGD) Phòng Phòng Phòng Bộ phận Phòng Cá Doanh Nghiệp Hỗ Trợ Kinh Doanh Kế Toán - Hành Kinh Doanh Tiền Tệ Chánh Nhân Bộ phận Bộ Phận Quản Lý Tín Dụng Kế Toán Bộ phận Bộ Phận Thanh Toán Hành Chánh Bộ Phận Giao Dịch và Ngân Quỹ Quốc Tế Phòng Giao Dịch PGD PGD Cái Răng 3 Tháng 2 PGD An Phú Cần PGD PGD Cái Khế Trà Nóc Thơ PGD PGD PGD Ô Môn Thốt Nốt Vĩnh Thạnh (Tiềm Năng ) (Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh Sacombank Cần Thơ) Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Sacombank Cần Thơ 17 3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban  Tổng Giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Sacombank theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Sacombank, đồng thời là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu chính sách.  Giám đốc Chi nhánh: Có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc khu vực, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị. Giám đốc Chi nhánh khi thực hiện chế độ phân quyền, ủy quyền cho các bộ trực thuộc phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát các nội dung phân quyền.  Phó Giám đốc Chi nhánh: Có chức năng giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc.  Phó Giám đốc nội nghiệp: phụ trách hoạt động của Chi nhánh, kiểm soát hoạt động của Chi nhánh, thưa ủy quyền của Giám đốc chỉ đạo trong trường hợp Giám đốc đi công tác.  Phó Giám đốc phụ trách các PGD: theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các PGD, đảm bảo hoạt động của PGD đúng với phương hướng hoạt động của Chi nhánh.  Chức năng hoạt động của các phòng ban  Phòng Doanh Nghiệp - Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng và chăm sóc khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bão lãnh. - Nghiên cứu hồ sơ, phân tích, thẩm định và đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay - Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay - Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo. - Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. - Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn - Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm quy định của Ngân hàng. 18  Phòng Cá Nhân - Chức năng nhiệm vụ giống như phòng doanh nghiệp nhưng đối tượng là khách hàng cá nhân - Ngoại trừ chức năng thứ 3 bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân dân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,…cảu khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng, tham gai việc thực hiện giải ngân,thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và góp nợ theo quy định cảu ngân hàng.  Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh: Gồm 3 bộ phận chính.  Bộ phận quản lý tín dụng: - Kiểm soát hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân; - Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng; - Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.  Bộ phận thanh toán quốc tế - Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế; - Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác. - Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.  Bộ phận giao dịch và Ngân quỹ - Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng; - Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của Chi nhánh. - Bộ phận kinh doanh tiền tệ: xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, chuyển tiền quốc tế, cập nhật thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngoại hối, nhằm mục đích sinh lời cho Ngân hàng theo kế hoạch. 19  Phòng Kế Toán - Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán đối với các đơn vị trực thuộc chi nhánh. - Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác. - Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh, đồng thời quản lí chi phí điều hành, quản lí thanh khoản kho quỹ bảo quản và sử dụng khuôn mẫu của chi nhánh.  Phòng Hành Chánh - Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư; - Đảm nhận công tác tiếp tân, hậu cần của Chi nhánh; - Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối các loại tài sản trong Chi nhánh; - Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi công tác kiễm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh…  Phòng giao dịch: là đơn vị trực thuộc Chi nhánh, có con dấu, được phép thực hiện một phần hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh. 3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – QUÍ 2/2013 3.2.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích bảng này cũng giúp chúng ta thấy được những khoản chi phí bất hợp lý hoặc phát hiện ra được những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao hoặc tiềm năng phát triển trong tương lai. Bắt đầu từ năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động kéo dài cho đến nay làm ảnh hưởng đến hoạt động của hầu hết ngân hang trên cả nước. Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay liên tục thay đổi, thêm vào đó là nền kinh tế còn có nhiều mối lo tiềm ẩn. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng của Sacombank Cần Thơ nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Nhưng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng; đặc biệt là nhân viên phòng tín dụng cá nhân và doanh nghiệp đã giúp cho tình hình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng vẫn đạt được hiệu quả tốt. 20 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011/2010 2010 2011 2012 I. Tổng thu nhập 167.492 185.102 187.953 Quí 2-2012 83.519 1. Thu nhập từ lãi 156.442 168.535 166.695 73.527 Thu từ hoạt động tín dụng 151.633 163.633 165.633 4.809 4.902 11.050 Thu dịch vụ thanh toán và quỹ Hoạt động khác Thu lãi tiền gửi tại các TCTD 2. Thu nhập ngoài lãi Thu nhập bất thường II. Tổng chi phí 1. Chi trả lãi Lãi điều hòa vốn Lãi huy động 2. Chi phí ngoài lãi Dịch vụ thanh toán và quỹ Chi phí hoạt động khác 3. Chi điều hành III. Lãi trước thuế Quí 2-2013 84.068 So sánh 2012/2011 Số tiền % 17.610 10,51 2.851 1,54 549 0,66 69.369 12.093 7,73 (1.840) (1,09) (4.158) (5,66) 72,734 69.237 12.000 7,91 2.000 1,22 (3.497) (4,81) 1.062 793 132 93 1,93 (3.840) (78,33) (661) (83,35) 16.567 21.258 9.991 14.699 5.517 49,92 4.691 28,32 4.708 47,12 6.932 10.839 15.572 7.318 6.602 3.907 56,36 4.733 43,66 (716) (9,78) 2.897 4.036 4.546 2.137 6.474 1.139 39,31 510 12,64 4.337 202,95 1.221 136.268 117.400 60.500 56.900 1.392 1.091 301 1.692 146.933 123.850 66.150 57.700 1.607 1.397 210 1.140 148.896 118.872 59.952 58,920 1.892 1,571 321 536 66.905 49.851 25.281 24.670 922 762 160 1.623 67.999 48.473 24.066 24.407 2.694 2,237 457 471 10.665 6.450 5.650 800 215 306 (91) 38,57 7,82 5,49 9,33 1,40 15,44 28,05 (30,23) (552) 1.963 (4.978) (6.198) 1,220 285 174 111 (32,62) 1,34 (4,02) (9,37) 2,11 17,73 12,45 52,85 1.087 1.094 (1.378) (1.215) (163) 1.772 1.475 297 202,79 1,63 (2.76) (4,81) (0,66) 192,19 193,57 185,63 17.476 31.224 21.476 38.169 28.132 39.057 16.131 16.614 16.832 16.069 4.000 6.945 22,89 22,24 6.656 888 30,99 2,33 700 (545) 4,34 (3,28) (Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh tại Sacombank Cần Thơ) 21 Số tiền % Quí 2-2013/quí 2- 2012 Số tiền % Nhìn qua hơn 3 năm gần đây, cụ thể là 2010 – quí 2/2013, tình hình kinh tế vô cùng khó khăn hàng loạt các doanh nghiệp phá sản do đầu tư quá nhiều vào thị trường bất động sản; dẫn đến nợ xấu cho các ngân hàng tăng lên và làm cho lợi nhuận đặt ra đầu năm 2012 của các ngân hàng đều khó có thể đạt được, thậm chí còn có ngân hàng thua lổ. Trước tình hình kinh tế xấu như thế, các ngân hàng không chỉ gặp khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng ở mức thấp mà còn phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng nhanh và mất thanh khoản ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong bối cảnh đó Sacombank Cần Thơ đã có những bước đi đúng đắn, có những điều chỉnh thích hợp với thị trường. Kết quả là hơn 3 năm qua (2010-quí2/2013) lợi nhuận của ngân hàng năm sau đều tăng trưởng hơn năm trước, riêng vào quí 2-2013 có sự giảm nhẹ. 200.000 180.000 160.000 140.000 Tổng thu nhập 120.000 Tổ ng chi phí 100.000 80.000 Lãi trước thuế 60.000 40.000 20.000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quí 2-2012 Quí 2-2013 Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – quí 2/2013 Qua biểu đồ ta thấy, lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng. Cụ thể năm 2011, lợi nhuận tăng 6.94 triệu đồng, tương đương tăng 22,42% so với năm 2010 và vào 2012 tăng 2,33% so với 2011. Song song với điều đó, trên biểu đồ cũng thể hiện rỏ phần lợi nhuận bị giảm của quí 2/1013, giảm 545 triệu đồng so với quí 2/2012 tương đương với 3,28% đây là một con số đáng lo ngại cho thời điểm này. Nguyên nhân chủ yếu do Sacombank Cần Thơ đã tận dụng tốt những cơ hội do những tác động của cuộc khủng hoảng đem lại thông qua việc dự báo xu hướng đúng đắn, bám sát diễn biến của thị trường và tình hình kinh tế chung, cơ cấu lại danh mục cho vay và đầu tư. Đặc biệt năm 2012, trước tình hình tín dụng chung của toàn ngành gặp nhiều khó khăn, Sacombank Cần Thơ đã đẩy mạnh các mảng hoạt động dịch vụ, các hoạt động có hàm lượng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ trọn gói, 22 giúp khách hàng giảm chi phí và thời gian đưa mảng dịch vụ này phát triển mạnh, làm cho lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng lên trong khi tỷ trọng lợi nhuận từ tín dụng giảm xuống. Còn phải kể đến khoản hoàn nhập dự phòng từ việc thu hồi nợ xấu. Sacombank Cần Thơ đã rà soát lại các khoản nợ cũ và thực hiện giảm lãi suất bằng mức hiện hành đối với khách hàng tốt đồng thời cũng tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn huy động, …tuy những hoạt động này đã làm cho biên lợi nhuận giảm xuống đáng kể nhưng kết quả lợi nhuận của ngân hàng vẫn đạt mức khả quan. Nhưng cho đến thời điểm này, đầu năm 2013, nền kinh tế Việt Nam vẫn diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới và tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; mặc dù, một số cân đối vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Vì lí do đó các ngân hàng trong nước nói chung và Sacombank Cần Thơ nói riêng phải chật vật trong kinh doanh với lợi nhuận ít ỏi. Đó cũng là lí do làm cho lợi nhuận quí 2/ 2013 của ngân hàng giảm đột ngột so với những năm trước đó. Cùng với việc lợi nhuận đạt mức khả quan vào 2011 thì chi phí tại Sacombank Cần Thơ hơn 3 năm qua (2010-quí 2/2013) cũng liên tục tăng rất nhanh mặc dù ngân hàng đã cố gắng cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết. Cụ thể, năm 2011 chi phí của ngân hàng tăng 10.665 triệu đồng tức tăng 7,83% so với năm 2010 và 2012 tiếp tục tăng lên thêm 1,34% so với 2011 . Đến quí 2/2013 thì chi phí tăng 1. 094 triệu đồng tương ứng với 1,63% . Đây mới chỉ là con số tại một chi nhánh của Sacombank thì chi phí cho toàn một hệ thống ngân hàng là không hề nhỏ một chút nào khi chúng ta biết đến Sacombank là một ngân hàng có hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam. Nguyên nhân khiến chi phí của ngân hàng tăng nhanh hơn 3 năm qua là do ngân hàng xây dựng trụ sở chi nhánh mới với vi mô lớn và trang thiết bị hiện đại nhầm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên làm việc và khách hàng đến giao dịch, đồng thời chi nhánh mới này cũng chính thức khánh thành vào 11/11/2011 và đi vào hoạt động. Thêm vào đó, việc chạy đua lãi suất huy động và các dịch vụ đổi mới thu hút khách hàng để cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác trên địa bàn Cần Thơ cũng góp phần làm tăng chi phí. Ngoài ra, vào 2011 ngân hàng còn mở rộng mạng lưới thêm một phòng giao dịch tại Vĩnh Thạnh. Khi nền kinh tế hiện nay không tốt, việc tăng chi phí thêm cho ngân hàng là đều nên tránh.Trong khi nhiều ngân hàng cắt giảm mạnh nhân sự, vẫn có một số đơn vị tuyển người với số lượng lớn. Đáng chú ý là Sacombank, khi tuyển tới 883 nhân viên trong 6 tháng đầu năm 2013. Một nguồn tin tại Sacombank cho biết, không chỉ tăng số lượng nhân viên, ngân hàng này còn dự kiến sẽ tăng lương do doanh số 6 tháng đầu năm đã vượt chỉ tiêu 23 (vietpress.vn/2013). Không những thế tại các hầu hết chi nhánh của Sacombank hàng năm còn tuyển dụng cho “ sinh viên thực tập tiềm năng” và thông tin mới nhất được công bố là vào đầu 2014 tuyển 1000 sinh viên thực tập tiềm năng trên toàn hệ thống. 3.2.2 Các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh Đối với doanh nghiệp hay ngân hàng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế thị trường mở rộng nhưng lại ẩn hiện nhiều rủi ro như hiện nay, muốn tồn tại và phát triễn thì đòi hỏi ngân hàng kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao thì ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng kinh doanh; đối với những ngân hàng đạt hiệu quả kinh tế là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở rộng kinh doanh, tăng uy tín và thế lực trên thị trường cạnh tranh… Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ: Bảng 3.2: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank trong giai đoạn 2010 – quí 2/ 2013 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quí 2-2012 Quí 2-2013 Tổng thu nhập Triệu đồng 167.492 185,.02 187.953 83.519 84.068 Tổng chi phí Triệu đồng 136.268 146.933 148.896 66.905 67.999 Lãi trước thuế Triệu đồng 31.224 38.169 39.057 16.614 16.096 Tổng tài sản Triệu đồng 1.501.273 1.370.478 1.040.646 1.163.033 1.097.790 Hệ số doanh lợi % 18,64 20,62 20,78 19,89 19,15 Hệ số sử dụng tài sản % 11,16 13,51 18,06 7,18 7,66 Thu nhập trên chi phí % 122,91 125,98 126,23 124,83 123,63 ROA % 2,08 2,78 3,75 1,43 1,46 (Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh tại Sacombank Cần Thơ) - ROA: Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số ROA có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể là trong năm 2010 là 2,08%, nghĩa là 100 đồng tài sản thì thu về được 2,08 đồng lợi nhuận, đến năm 2011 thì tăng lên 2,78 tức là tăng 0,71% và con số tiếp tục tăng lên 3,75% vào 2012 tức tăng 0,97% so với năm 2011. Nguyên nhân chỉ số này tăng một phần là do lợi nhuận các năm này tăng và ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có hiệu quả tốt, hàng loạt các dịch vụ mới của ngân hàng đưa ra đều thu hút đựơc nhiều khách hàng. Tuy nhiên, vào quí 2/ 2013 lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng ROA vẫn duy trì ở mức tăng, tăng thêm 0,037% so với cùng kỳ do sự suy giảm của tài sản. 24 - Hệ số doanh lợi : Chỉ số này giúp ta đánh giá tình hình lợi nhuận của NH có được từ thu nhập. Chỉ số này tăng dần qua các năm trong quá trình hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ. Năm 2010, chỉ số này còn khá cao 18,64%, có nghĩa là 100 đồng doanh thu thì thu được 18,64 đồng lợi nhuận. Vào 2011, con số tăng lên 20,62% tức tăng 1,98% và vẫn tiếp tục tăng lên trong 2012 thêm 0,159% so với 2011. Chỉ số này tăng liên tục trong 3 năm qua là do tốc độ tăng của lợi nhuận tăng mạnh hơn so vơi thu nhập, cụ thể, tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong năm 2011 là 10,51% so với 2010, còn của lợi nhuận là 22,24% so với 2010. Nhưng cho đến quí 2/2013, hệ số doanh lợi là 19,15% giảm 0,75% so với cùng kỳ. Tỷ suất này giảm, do đầu năm 2013 tình hình kinh tế còn chưa khởi sắc; mặc dù, ngân hàng vẫn duy trì được mức thu nhập tăng nhưng đầu năm có nhiều chi phí phát sinh nên cũng đồng thời kéo lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống. Lúc này cũng mới là đầu năm, nếu ngân hàng có những bước đi đúng đắn hơn thì lợi nhuận sẽ có khả quan vào cuối năm. - Hệ số sử dụng tài sản: Hoạt động của một NHTM là đem nguồn vốn có được đầu tư vào những loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời. Và hệ số sử dụng tài sản sẽ cho ta biết hiệu quả của việc đầu tư này. Chỉ số này của Sacombank Cần Thơ tăng dần qua các năm, năm 2010 là 11,16% đến năm 2011 là 13,51%, giữa 2 năm này có tốc độ tăng chậm, nhưng đến năm 2012 thì có tốc độ tăng rất nhanh lên đến 18,06%. Chứng tỏ NH đã sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả làm tăng thu nhập của NH và đã tạo nên nền tản của việc tăng lợi nhuận của NH. Điều này cho thấy khả năng sinh lời tài sản của NH là rất tốt. Giữ vững phong độ hiện có đến quí 2/ 2013 con số vẫn tăng so với cùng kỳ tăng thêm 0,48%. - Thu nhập và chi phí: ta thấy chỉ tiêu này của NH tăng đều qua 3 năm nhưng với tốc độ khác nhau. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ này đạt 122,91%, sang năm 2011thì tỷ số này tăng mạnh lên 125,97%. Đến năm 2012 tỷ lệ thu nhập trên chi phí tiếp tục tăng 126,23%, so với năm 2011 thì tỷ lệ này chỉ tăng 0,25%. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của chi phí luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập nên có biểu hiện tốt đến hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh. Ngoài ra, do lãi suất biến động liên tục trong năm 2012 và do đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên đã làm tăng chi phí. Nhưng song song với chi phí tăng thì thu nhập cũng tăng lên. Tỷ lệ này vẫn tăng qua các năm chứng tỏ NH đã có những biện pháp tích cực trong việc làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên kết quả cho việc thực thi các biền pháp giảm chi phí là quí 2/2013 hệ số này có xu hướng giảm trong khi thu nhập không tăng bao nhiêu; chỉ số này giảm 1,2% so với quí 2/2012. Cho thấy chi phí vẫn tiếp tục tăng không có 25 xu hướng thuyên giảm nếu cứ duy trì tình hình này ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận trong tương lai . 3.2.3 Thuận lợi & Khó khăn 3.2.3.1 Thuận lợi - Sacombank Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố nên tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác huy động vốn, thu hút được nhiều vốn nhàn rỗi trong khu vực đông đúc dân cư. - Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm với nhiều năm công tác tại ngân hàng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Ngân hàng hoạt động được lâu và có hiệu quả, cùng với những danh hiệu danh dự được trao tặng bởi những tổ chức lớn trong ngành như : vào 2012, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam; đầu 2013 Sao vàng đất Việt đều này góp phần làm tăng uy tín của hệ thống ngân hàng nói chung và tại chi nhánh Cần Thơ nói riêng đồng thời tạo niềm tin đối với khách hàng nhiều hơn. - Do ngân hàng nằm tại trung tâm thành phố Cần Thơ, đây cũng không phải là một thành phố nhỏ phần lớn người dân tại đây sống bằng vệc kinh doanh; có rất nhiều nhà kinh doanh nhỏ, lẻ, chợ ngay cả doanh nghiệp cũng nhiều… Một thị trường lớn như thế đa dạng khách hàng nhu cầu sử dụng vốn của họ cũng lớn điều này giúp cho ngân hàng có thẻ nâng cao phần kinh doanh tín dụng của ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận và đồng thời giúp phát triễn kinh tế tại địa bàn này. - Tại thành phố thì giao thông thuận tiện góp phần giúp người dân vùng ngoại ô hay nông thôn tại huyện và ngân hàng dễ dàng tiếp cận nhau mà không quá khó khăn về chuyện đi lại, thẩm định hay thu hồi nợ. 3.2.3.2 Khó khăn - Tại chi nhánh cán bộ tín dụng còn ít, một lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống. - Công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, cần phải có sự kết hợp phòng ban mặc dù đã giảm bớt thủ tục nhưng để tránh rủi ro việc thẩm định cho vay ngân hàng vẫn còn phải cân nhắc nhiều. Vì sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không thì là việc rất khó . Vì vậy, cần có sự kiểm tra thường xuyên. - Nhu cầu khách hàng thì nhiều nhưng việc đáp ứng nhu cầu đó thì có hạn, cũng do một phần kinh tế vẫn chưa có gì khởi sắc mới để tránh rủi ro, 26 ngân hàng cũng ngại cho vay các khoản dài hạn vì vậy thường xảy ra khó khăn cho cán bộ xuống địa bàn thẩm định cho vay. - Địa bàn Cần Thơ tuy lớn nhưng lại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, hầu hết các ngân hàng đều đặt chi nhánh để khai thác thị trường tiềm năng này. Để đứng vững trên thị trường này cũng không phải là việc khá là dễ dàng đối với hầu hết các ngân hàng. Vì thế Sacombank Cần Thơ luôn luôn phải đổi mới dịch vụ, sản phẩm thu hút khách hàng với mọi hình thức từ huy động cho đến cho vay. 3.2.4 Định hướng hoạt động cho năm 2014 Qua 21 năm hình thành và phát triển, Sacombank hôm nay có thể khẳng định là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.Thực hiện chủ trương của Chính phủ, từ năm 2012 Sacombank đã thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện và sâu sắc từ danh mục tài chính đến mô hình kinh doanh. Năm 2012 mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng Sacombank vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu trọng yếu như huy động từ tổ chức tín dụng và dân cư tăng hơn 24%, cho vay khách hàng tăng trưởng hơn 20%, nợ xấu được kiểm soát ở ngưỡng an toàn theo quy định của NHNN. Riêng về lợi nhuận, với phương châm đồng hành và chia sẻ với khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thông qua các gói sản phẩm có lãi suất, phí dịch vụ ưu đãi và các gói tín dụng lãi suất thấp dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ tiểu thương thời gian gần đây, đồng thời nhằm tạo tiền đề phát triển an toàn, bền vững trong những năm tiếp theo. Sacombank đã trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro trên mức thận trọng. Với phương châm “lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh cửu”, Sacombank luôn chú trọng việc mở rộng và phát huy mạng lưới để cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng đến mọi đối tượng khách hàng. Sacombank đang là ngân hàng TMCP có ưu thế về mạng lưới hoạt động với gần 420 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh thành Việt Nam và 2 nước láng giềng Lào, Campuchia; dự kiến con số này sẽ đạt 500 điểm vào năm 2015. Tất cả các trụ sở của Sacombank được đầu tư xây dựng khang trang, thể hiện cam kết gắn bó lâu dài và đồng hành cùng sự phát triển của mỗi địa phương. Năm 2013, Sacombank chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng, phù hợp với định hướng của ngành; từng bước nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi để tạo cơ cấu thu nhập bền vững; đầu tư mở rộng mạng lưới giao dịch có trọng điểm và tăng cường đầu tư chiều sâu; cải tiến tổ chức bộ máy tinh gọn theo hướng tăng nhân sự cho hoạt động bán hàng. Nhầm để hướng đến trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực. Góp phần 27 thực hiện lý tưởng trên ngân hàng tiếp tục lên kế hoạch cho năm 2014, tăng cường cho lực lượng nhân viên trẻ cho tương lai ngân hàng thông báo tuyển 1000 sinh viên tiềm năng cho toàn hệ thống sacombank trên cả nước. Không những thế từ nay đến 31/12/2013, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai gói 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương kinh doanh hàng Tết Giáp Ngọ 2014 trên toàn quốc. Các ban lãnh đạo Sacombank luôn có sự chuẩn bị cho một năm mới, chấp nhận đối mặt với những khó khăn của kinh kế mang lại; song song không ngừng đưa ra những đợt ưu đãi dịch vụ thu hút khách hàng nhầm để giữ vững phong độ hiện có và nâng cao nó vào trong tương lai. Hoạt động tín dụng luôn được thực hiện mạnh mẻ và liên tục không lúc ngừng nghĩ để tránh không rơi vào tình trạng dậm chân tai chổ hay giảm mạnh về lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng hay rơi vào rủi ro như rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng. 28 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO THANH KHOẢN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – QUÍ 2/2013 4.1.1 Tình hình nguồn vốn: Nhìn hơn 3 năm qua, tình hình huy động vốn của Sacombank nói riêng và cả hệ thống nói chung là vô cùng khó khăn. Lãi suất liên tục biến động, các ngân hàng muốn thu hút khách hàng gửi tiết kiệm thì việc chạy đua lãi suất với những đối thủ là không thể tránh khỏi. Trong khi đó, NHNN đang thực thi chính sách giảm lãi xuất huy động vào năm 2010 cho đến nay; điều này tác động xấu đến cầu tiền gửi của người dân đối với hầu hết các ngân hàng. Kết quả cho việc giảm lãi suất này là xuất hiện hàng loạt khách hàng rút tiền tiết kiệm đầu tư vào những lĩnh vực khác có khả năng sinh lời cao hơn. Đây là mối nguy mà các NHTM hiện nay họ đang lo sợ sẽ xảy ra rủi ro thanh khoản tại ngân hàng của mình. Tuy nhiên, để tồn tại trên thị trường mạnh như địa bàn Cần Thơ thì Saconbank cũng không thể khoanh tay chờ xem diễn biến thị trường phức tạp mà họ chấp nhận đối mặt với nó thực hiện nhiều cách khác nhau để lôi kéo khách hàng nhưng con số huy động lại biến động mạnh có lúc suy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn thể hiện rỏ ở các hình 4.1. Vào năm 2010 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 1.501.273 triệu đồng và đến năm 2012 là 1.097.790 triệu đồng. Con số có sự suy giảm mạnh giảm đến 26,87%, ngân hàng đã có sự nổ lực không ngừng trong việc tìm kiếm nguồn vốn tại địa phương nhưng việc cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng đến gửi tiền là việc hết sức khó khăn. Điều này được cụ thể qua, số vốn huy động không ngừng biến động hơn 3 năm qua. Năm 2010, số vốn huy động của ngân hàng là 1.054.451 triệu đồng nhưng 2011 giảm còn 994.269 triệu đồng tức giảm 5,07%. Nguyên nhân chính do sự suy giảm này là việc thông báo rộng rãi của NHNN giảm lãi suất huy động trên tất cả các NHTM trong nước; đưa lãi suất tiết kiệm về mức trần quy định 14%/năm đang khiến không ít ngân hàng quy mô nhỏ đối mặt nguy cơ vốn huy động có thể giảm điều này cũng ảnh hưởng phần nào đối với những ngân hàng lớn như Sacombank. Và tại Sacombank trên địa bàn Cần Thơ nhiều khách hàng e ngại lãi suất giảm đã thi nhau rút tiền nên vào 2011 nguồn vốn huy động giảm mạnh. 29 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 Đơn vị: Triệu đồng Năm Khoản mục 2010 2011 2012 2011/2010 Quí 2-2012 Quí 2-2013 % Số tiền % Số tiền % (60.182) (5,71) 131.538 13,23 (17.740) (1,47) 990.468 263.054 197.008 (277.598) 1.548 (45.638) 45,78 (64,56) (91,54) 86.780 45.673 (915) 10,36 29,97 (21,68) 17.427 (34.299) (868) 1,79 (14,83) (35,93) (16,17) (469.246) (134,19) (60.168) 79,52 7.876 29,71 12.665 39,66 (8,71) (329.832) (24,07) (65.243) (5,61) 1.054.451 - TG tiết kiệm - TG của TCKT - TG của TCTD 574.621 429.972 49.858 837.675 152.374 4.220 924.455 198.047 3.305 973.041 231.307 2.416 2.Vốn điều chuyển 417.192 349.699 (119.547) (75.668) (135.836) (67.493) 3.Nguồn vốn khác 29.630 31.937 44.602 (3.120) Tổng cộng 994.269 1.125.807 1.206.764 1.189.024 34.386 Quí 2-2013/quí 2- 2012 Số tiền 1.Tổng vốn huy động 26.510 So sánh 2012/2011 1.501.273 1.370.478 1.040.646 1.163.033 1.097.790 (130.795) (10,53) (Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh tại Sacombank Cần Thơ) 30 2% 9% 2% 28% 70% 72% Năm 2010 10% 3% 26% Năm 2011 3% 6% 2% Năm 2012 Chú giải 92% 87% Quí 2-2013 88% 1.Tổng vốn huy độ ng 2.Vốn điều chuyể n 3.Nguồn vốn khác Quí 2-2012 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 Tuy nhiên, Sacombank Cần Thơ không vì con số hiện tại mà dậm chân tại chổ vào năm 2012 con số tăng trở lại đạt 1.125.807 triệu đồng. Chứng tỏ tất cả các thành viên của ngân hàng đang thực sự cố gắng không ngừng cho hoạt động kinh doanh của NH. Nguyên nhân lớn nhất cho sự tăng trưởng trở lại cho nguồn vốn này là do cuối 2011 chi nhánh mới của Sacombank tại TP Cần Thơ được khánh thành và bắt đầu đi vào hoạt động vào 11/11/2011. Xây dựng với tụ sở mới hiện đại hơn và hoành tráng hơn trước; điều này tác động mạnh mẻ đến tư tưởng của khách hàng tại khu vực nên có một nguồn tiền lớn từ người dân gửi vào ngân hàng làm cho con số tăng lên 13,23% cao hơn cả 2011. Đạt kết quả tốt vào 2012, nhưng dường như Sacombank đang ngủ quên trong chiến thắng nhỏ này nên vào quí 2/2013 vốn huy động đã có hiện tượng giảm 1,47% so với cùng kỳ mặt dù con số không đáng kể nhưng toàn hệ thống ngân hàng cả nước đang có xu hướng gia tăng; điều này cho thấy ngân hàng cần cố gắng thu hút khách hàng để cuối năm đạt được những con số đẹp hơn. Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ hội sở hay các chi nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn điều chuyển không thuộc bộ phận nguồn vốn của ngân hàng thương mại mà nó chỉ tồn tại ở các chi nhánh ngân hàng. Tại Sacombank Cần Thơ nguồn vốn này vào năm 2011 giảm 16,18% so với 2010. Nhưng nhìn chung, xu hướng duy trì tỷ lệ vốn điều chuyển dưới 30% vẫn là dấu hiệu tốt đối với chi nhánh. Thêm vào đó, việc huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả tốt vào 2012 và được duy trì cho đến quí 2 - 2013, tại ngân hàng hiện nay nguồn vốn thặng dư; ngân hàng đang 31 vượt mức quy định nên con số dư có thể cho các chi nhánh khác vay mượn hoặc gửi lại vào trụ sở chính tìm thêm thu nhập khác cho ngân hàng nên con số này mang dấu âm trong bảng 4.1 . Nhưng trong quí 2/2012 có sự suy giảm ; nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng có nhiều biến động vào đầu năm thế nên nguồn cung tín dụng cũng thay đổi theo. Vốn khác: Năm 2011, vốn khác của ngân hàng đã giảm 3.120 triệu đồng tương ứng 10,53% so với năm 2010. Tuy nhiên, nguồn vốn này của ngân hàng năm 2012 đã tăng thêm 7.876 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 29,71%. Cho đến quí 2/2013 nguồn vốn này vẫn tiếp tục tăng thêm 39,66% so với cùng kì. Vì trong nguồn vốn này có một số nguồn vốn như : vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ngân hàng tạm giữ trong thanh toán, khoản phải trả, chênh lệch thu nhập và chi phí trong năm,… Những nguồn vốn này có lãi suất tương đối thấp, ngân hàng có thể sử dụng một phần cho vay để mang lại lợi nhuận hay một số thanh toán khác khi ngân hàng thiếu thanh khoản. 4.1.2 Tình hình tài sản Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản có thể hiện trên bảng cân đối kế toán của nó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu tại ngân hàng của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau có mức sinh lời khác nhau cũng như có mức rủi ro khác nhau. Ngoài ra, phân tích tình hình tài sản của ngân hàng giúp các nhà quản trị có được những quyết định chính xác những chiến lược đầu tư trong từng thời kỳ nhất định. Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng. Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, tiền mặt số dư tại NHNN,… Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản dư nợ cho vay. 32 Bảng 4.2: Tình hình tài sản của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 Đơn vị: Triệu đồng Năm Khoản mục 2010 2011 2012 So sánh 2012/2011 2011/2010 Quí 2-2012 1.Tiền mặt và số dư tại NHNN 49.858 37.980 36.351 36.479 2.Dư nợ cho vay 1.417.293 1.290.528 925.310 1.036.512 3.Tài sản khác 34.122 41.970 78.985 90.042 Tổng cộng 1.501.273 1.370.478 1.040.646 1.163.033 Quí 2-2013 26.448 Số tiền % (11.878) (23,82) 961.914 (126.765) 109.428 7.848 1.097.790 (130.795) Số tiền % Số tiền % (1.629) (4,29) (10.031) (27,49) (8,94) (365.218) (28,3) (74.598) (7,19) 37.015 88,19 19.386 21,53 (8,71) (329.832) (24,07) (65.243) (5,61) 23 (Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh tại Sacombank Cần Thơ) 33 Quí 2-2013/quí 2- 2012 Qua bảng số liệu, nhìn chung tổng tài sản tại Sacombank Cần Thơ có nhiều biến động con số có xu hướng giảm trong hơn 3 năm qua và giảm mạnh vào 2012. Nguyên nhân, nhiều năm qua, hệ thống liên ngân hàng là một kênh giao dịch vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua ủy thác đầu tư, tạo nên những vòng quay thúc đẩy quy mô tổng tài sản. Nay, cấu phần này đã hạn chế nên tổng tài sản tại các NH giảm đặc biệt là ở các NHTMCP. Vì vậy để hiểu rõ thêm phần cơ cấu tài sản tại Sacombank Cần Thơ thì chúng ta xem xét biểu đồ sau: 2% 3% 3% 3% 95% 94% Năm 2010 8% 3% Năm 2011 10% 3% 89% Năm 2012 2% 89% Quí 2-2012 8% 88% Chú giải 1.Tiền mặt và số dư tại NHNN 2.Dư nợ cho vay 3.Tài sản khác Quí 2-2013 Hình 4.2: Cơ cấu tài sản của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 Trong hơn 3 năm (2010- quí 2/2013), cơ cấu tài sản của Sacombank chi nhánh Cần Thơ có nhiều biến động nhưng dư nợ cho vay vẫn chiếm phần lớn trong bảng cơ cấu tài sản. Vì đây là khoản mục tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là khoản mục rủi ro lớn nhất vì đây là nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh tế xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, ... Xét về quy mô chúng ta thấy con số cho vay tại chi nhánh có chiều hướng giảm đều qua các năm. Năm 2011 giảm 8,71% so với 2010 và con số giảm mạnh hơn vào 2012 giảm 24,07% so với 2011. Mặc dù vào năm 2012, tại chi nhánh đã mở rất nhiều gói ưu đãi và hình thức vay phong phú: cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần theo món vay và kèm theo lãi suất thấp cho nhiều đối tượng từ cá nhân cho đến doanh nghiệp; ngoài ra còn mở rộng cho những đối tượng để cho vay mới như tiểu thương chợ… Những cách thu hút này chỉ có thể thu hút các khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạng nên vào quí 2/2012 tăng mạnh mẻ hơn cả năm 2011. Nhưng đến cuối 2012 , lãi 34 suất không còn là vấn đề tác động lớn đến nhu cầu người dân, vì thực tế lãi suất đã giảm khá nhiều trong thời gian đó. Hiện tại, lãi suất cho vay áp dụng với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên đã dưới mức 9%. Trong khi đó, những vấn đề khó khăn của đối tượng khách hàng của ngân hàng như tiêu thụ hàng hóa khó, dẫn đến tồn kho chưa giải quyết được, khiến cho họ không vay thêm nhiều. Thực tế trong thời gian qua, doanh nghiệp đi vay tại chi nhánh chủ yếu là vay vốn lưu động, không có mấy doanh nghiệp vay để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế chứng tỏ việc cạnh tranh tìm kiếm khách hàng giữa các ngân hàng rất căng thẳng, khách hàng mới rất ít. Rất nhiều doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng khác, hoặc cũng đã có nợ xấu nên ngân hàng không dám cho vay. Các nhân viên tại chi nhánh cũng phải lùng sục khắp nơi trên địa bàn từ thị xã cho đến nông thôn để tìm doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân để cho vay vốn. Nhưng với mức lãi suất mền hiện nay có khi chỉ dưới 9% mà vẫn không tìm được người vay. Điều này cho thấy nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ được sử dụng khá là tốt thôi nguyên nhân cũng do e ngại rủi ro thanh khoản. Tình hình có chiều hướng khả quan hơn vào quí 2/ 2013 dư nợ đã tăng trở lại tuy con số không lớn lắm thậm chí nếu so với quí 2/2012 thì còn kém xa nhưng với nền kinh tế còn chưa có điều gì lạc quan hơn như hiện nay thì đây cũng là điều đáng mừng giành cho ngân hàng tại thời điểm này. Tiền mặt và số dư tại NHNN: Đây là phần tài sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán hằng ngày. Số lượng tiền dự trữ này thay đổi theo từng thời kỳ và theo chiến lược đầu tư của mỗi ngân hàng. Tiền mặt và số dư tại ngân hàng nhà nước là khoản mục tốn nhiều chi phí nhưng khả năng sinh lợi gần bằng không. Nhưng ngược lại, nếu dự trữ khoản mục này nhỏ thì không đảm bảo nhu cầu thanh toán hằng ngày thì vấn đề về rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra khi có nhu cầu rút tiền hàng loạt hay những sự cố bất thường. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi ngân hàng là nên duy trì số tiền hay tỷ trọng khoản mục này lớn hay nhỏ? Hơn 3 năm qua, số dư này liên tục giảm, cụ thể trong năm 2011, số tiền này giảm mạnh xuống 23,82% triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với giảm 11.878 triệu đồng và tiếp tục giảm nhẹ thêm 4,29% vào 2012. Nguyên nhân chính là do dư nợ cho vay của ngân hàng mỗi năm mỗi giảm mà tình hình huy động vốn giảm nhưng ít hơn vì thế nhu cầu dự trữ này cũng đồng thời giảm theo nhầm mục đích để tăng lợi nhuận; mặc dù ngân hàng đã thực thi theo qui định của NHNN giữ cho dự trữ bắt buộc tại NHNN 3% tiền gửi kì hạn 1% đối với tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng. Đồng thời trong giai đoạn 2010- quí 2/ 2013 có những biến động về lãi suất, lãi suất huy động vốn được điều chỉnh liên tục. Do vậy nhu cầu rút tiền cũng thay đổi liên 35 tục nên NH trong thời gian tới cần dự trữ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng hơn. Tài sản khác: Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, bao gồm cả tài sản cố định như: thiết bị, máy móc, trang thiết bị… phục vụ cho nhu cầu hoạt động thường xuyên của ngân hàng. Trong giai đoạn 2010 – quí 2/2013, khoản mục này tăng đều qua mỗi năm và tăng mạnh vào 2012 cụ thể 2011 tăng 23% so với 2010 nhưng 2012 lại tăng gần gấp đôi so với 2011 do cuối năm 2011 chi nhánh mới của Sacombank Cần Thơ được xây dựng với quy mô lớn hiện đại hơn và đi vào hoạt động vào cuối 2011 nên đầu 2012 cần nhiều tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của chi nhánh mới này trong thời gian tới. Con số trong khoản mục này tới quí 2/2013 vẫn tiếp tục tăng do đầu 2013 tình hình kinh tế vẫn chưa có chuyển biến gì mới đồng thời còn có những mối lo về rủi ro thanh khoản đang rình rập nên ngân hàng bổ sung tài sản để phòng ngừa nếu rủi ro phát sinh trong thời gian tới. 4.2 PHÂN TÍCH CUNG CẦU THANH KHOẢN & ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - QUÍ 2/2013: 4.2.1 Phân tích cung cầu thanh khoản Qua số liệu thống kê từ năm 2010 đến 2012, nguồn cung thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ không ngừng giảm qua các năm. Các nguồn cung thanh khoản bao gồm: vốn điều chuyển từ Hội sở, các khoản tín dụng thu về trong năm, tiền gửi của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng, khả năng vay mượn trên thị trường liên ngân hàng,… Nhìn chung qua 3 năm phân tích, nguồn cung thanh khoản được hình thành chủ yếu từ các khoản tín dụng thu về và tiền gửi khách hàng. Trong khi đó vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khoảng từ 6% đến 7% đặc biệt vào 2012 thặng dư và gửi ngược lại hội sở chính. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả, công tác thu nợ được thực hiện tốt. Song song đó, công tác huy động vốn cũng được nâng cao, tránh sự phụ thuộc quá nhiều từ nguồn cung của Hội Sở. Cho đến quí 2- 2013, cung thanh khoản có bước tăng trở lại nhưng không cao chỉ hơn 7% so với cùng kì phần tăng mạnh vào các khoản tiền gửi và nguồn khác do cầu thanh khoản của người dân có sự biến động nhiều nên ngân hàng cần bổ sung lượng tiền này để dùng khi cần thiết. Ngoài ra, đi kèm với sự giảm xuống trong cung thanh khoản là nhu cầu thanh khoản cũng giảm hơn 3 năm qua. 36 Bảng 4.3: Cung cầu thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2 2013 Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục 1. Cung thanh khoản - Vốn điều chuyển - Các khoản tín dụng thu về - Các khoản TG và nguồn khác 2. Nhu cầu thanh khoản - Chi trả TG - Cấp tín dụng - Khác 3. Trạng thái thanh khoản So Sánh 2012/2011 Số tiền % (353.541) (6,47) (469.246) (134,19) (671.130) (14,75) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quí 2-2012 Quí 2- 2013 5.861.420 417.192 4.192.655 5.461.887 349.699 4.550.877 5.108.346 (119.547) 3.879.747 3.237.159 (75.757) 2.458.596 3.459.287 (135.836) 2.277.428 2011/2010 Số tiền % (399.533) (6,82) (67.493) (16,18) 358.222 8,54 1.251.573 561.311 1.348.146 854.320 1.317.695 (690.262) (55,15) 786.835 140,18 463.375 54,24 5.724.251 1.063.837 4.524.146 136.268 137.169 4.963.963 392.918 4.424.112 146.933 497.924 4.972.345 943.702 3.879.747 148.896 136.001 2.959.571 585.237 2.281.996 92.338 277.588 3.051.613 790.617 2.193.077 67.919 407.674 (760.288) (670.919) (100.034) 10.665 360.755 (13,28) (63,07) (2,21) 7,83 263 8.383 550.785 (544.365) 1.963 (361.924) 0,17 140,18 (12,31) 1,34 (72,69) 92.042 205.380 (88.919) (24.419) 130.086 3,11 35,09 (3,89) (26,45) 46,86 (Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh tại Sacombank Cần Thơ) 37 Quí 2-2013/Quí 2-2012 Số tiền % 222.128 6,86 (60.079) 79,31 (181.168) (7,37) Năm 2010, nhu cầu thanh khoản là 5.724.251 triệu đồng, đến năm 2012 là 4.972.345 triệu đồng, với tốc độ giảm không ổn định. Nhu cầu thanh khoản giảm phần lớn là do cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tiêu dùng … đều giảm. Nhìn chung qua 3 năm gần đây, tình hình kinh tế nước ta chưa có bước chuyển biến mới vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 5,02% vào 2012. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất tại nước ta trong vòng 13 năm qua kể từ 1999. Từ những khó khăn kinh tế vĩ mô đến khó khăn của doanh nghiệp và các hộ gia đình nên cầu tín dụng của người dân cũng giảm vì họ e ngại việc kinh doanh không lợi nhuận mà còn phải bị thu lỗ. Và tình hình này cũng tiếp tục diễn biến vào những tháng đầu 2013. Với tốc độ suy giảm của cung – cầu thanh khoản của năm 2010 so với năm 2012 thì cung thanh khoản có xu hướng giảm nhẹ hơn so với cầu thanh khoản. Đây được xem là cách quản lí uyển chuyển tại ngân hàng nhưng theo dự tính ngân hàng luôn chạy đua tín dụng và cần được NHNN cho phép nới rộng mức tăng trửơng tín dụng; vì thế trong tương lai tại ngân hàng cung – cầu thanh khoản có thể hoán đổi vi trí cho nhau. Nếu như vậy thì trong tương lai, khả năng nguồn cung thanh khoản thấp hơn nhu cầu thanh khoản và rủi ro thanh khoản sẽ có thể xảy ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn mà về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Vấn đề mà Sacombank Cần Thơ cần quan tâm hiện nay là giảm sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng, quản lý khách hàng tín dụng tốt hơn và thu hút được lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn tại địa bàn hoạt động. Nhìn chung hơn 3 năm qua, xét về qui mô thì nguồn cung thanh khoản luôn lớn hơn nhu cầu thanh khoản. Điều này đã tạo ra trạng thái thặng dư trong thanh khoản cho NH. Năm 2011, thặng dư thanh khoản giảm 497.924 triệu đồng so với năm 2010 đây có thể được xem là con số lớn cho một chi nhánh. Điều này cho thấy ngân hàng sau nhiều năm hoạt động đã biết cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn trong thanh khoản. Nhưng bước sang năm 2012, với tình hình trên thị trường tiền tệ có nhiều biến động liên tục, có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng. Sacombank Cần Thơ có trạng thái thanh khoản giảm mạnh giảm 263% con số rất cao nhưng tại ngân hàng vẫn thặng dư. Tuy nhiên điều này làm ngân hàng lo ngại nhiều hơn nên vào đầu 2013 ngân hàng đã quyết định tăng nguồn cung thanh khoản và giảm cho vay để giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Quí 2- 2013, thặng dư thanh khoản đã tăng 293 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 46,8 % so với cùng kì. 38 Việc để cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí, thay vì khoản tiền đó đem đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Từ năm 2010 đến năm 2012, nguồn cung thanh khoản mang tính ổn định hơn. Lượng tiền thanh toán trong tổng cung thanh khoản giảm đi, thay vào đó là nguồn cung ổn định như: tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tín dụng thu về, lợi nhuận kinh doanh,… Từ đó đảm bảo cho tình hình thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ luôn trong tình trạng đảm bảo. Có một thực tế tại Sacombank Cần Thơ, nguồn cung tiền dồi dào nhưng ngân hàng chưa tận dụng tối đa các khoản cung này để mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát huy tốt hơn công tác thu nợ. Bởi trong năm 2012, tốc độ sụt giảm của cấp tín dụng nhỏ hơn so với tốc độ sụt giảm của các khoản tín dụng thu về. Về lâu dài, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng, cũng như không đảm bảo tình hình thặng dư thanh khoản tại ngân hàng. 4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản - Chỉ số trạng thái tiền mặt: Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nhưng trái lại, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Qua hơn 3 năm, tình hình huy động vốn của ngân hàng thường xuyên biến động, lượng tiền gửi vào tăng giảm không ổn định nhưng con số không cao. Điều này đã ảnh hưởng đến ngân hàng trong việc phải làm gia tăng tính thanh khoản và đáp ứng nhu cầu thanh khoản tốt hơn. Hiện nay, tại Sacombank Cần Thơ chỉ có số tiền mặt và tiền gửi tại NHNN còn tại các TCTD thì không có nhưng con số này khá là cao đối với một chi nhánh vì toàn hệ thống Sacombank năm 2012 chỉ số này là 4%. Nhìn chung, chỉ số trạng thái tiền mặt cao vào năm 2010 và sau đó liên tục giảm cho đến quí 2/2013. Vào năm 2010, số tiền mặt – tiền gửi tại NHNN là 49.858 triệu đồng đến hết quí 2/2013 là 26.448 triệu đồng giảm gần phân nữa trong dòng hơn 3 năm . Do đó, chỉ số trạng thái tiền mặt cũng có sự biến động mạnh và có lúc tăng lúc giảm. Cụ thể là: năm 2011 giảm so 0,55% với năm 2010, nhưng năm 2012 lại tăng lên 0,72% so với 2011; Không những thế, ngược lại 2012 trong vòng 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ số này giảm 0,73% so với cùng kỳ. Tăng thì con số cũng chẳn là bao. Điều này là do các nguyên nhân như sau: 39 Bảng 4.4: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010 đến quí 2-2013 Khoản mục Tiền mặt + tiền gửi tại NHNN Đơn vị Năm 2010 Năm2011 Năm2012 Quí 2/2012 Quí 2/2013 Triệu đồng 49.858 37.980 36.351 36.479 26.448 Dư nợ cho vay Triệu đồng 1.417.293 1.290.528 925.310 1.036.512 961.914 Tổng tài sản Triệu đồng 1.501.273 1.370.478 1.040.646 1.163.033 1.097.790 Tiền gửi thanh toán Tổng số tiền gửi Vay ngắn hạn 1. Chỉ số trạng thái tiền mặt 2. Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản 3. Chỉ số cấu trúc tiền gửi 4. Tỷ trọng dư nợ trên tổng số tiền gửi 5. Tỷ trọng tiền mặt + tiền gửi tại NHNN trên tổng số tiền gửi Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % % 391.361 1.054.451 2.558.544 3,32 94,41 37,12 134,41 133.120 994.269 2.603.112 2,77 94,17 13,39 129,80 173.017 1.125.807 2.107.071 3,49 88,92 15,37 82,19 189.579 1.206.764 1.049.134 3,14 89,12 15,71 85,89 169.476 1.189.024 1.275.621 2,41 87,62 14,25 80,90 4,73 3,82 3,23 3,02 2,22 % (Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh tại Sacombank Cần Thơ) 40  Năm 2011, khi thông báo giảm lãi suất huy động của NHNN được ban hành điều này tác động mạnh đến cầu tiền gửi của hầu hết dân chúng trên cả nước đặc biệt tại các thành phố nhỏ hay tỉnh thành họ e ngại về tiền và lợi nhuận của họ. Đa số người dân liên tục rút tiền gửi tại ngân hàng ra đầu tư cho một số lĩnh vực khác có nhiều lợi nhuận hơn. Vì thế, ngân hàng phải đáp ứng hầu hết những nhu cầu rút tiền của người dân tránh mất uy tín nên vào 2011 lượng tiền dự trữ ít đi.  Bước sang năm 2012, sau khi chi nhánh mới đi vào hoạt động có nhiều tài sản cần bổ sung cho nhu cầu hoạt động tại chi nhánh nên tài sản cố định tăng mạnh trong năm này; song song đó với cơ ngơi mới, quy mô lớn điều này tác động nhiều đến tư tưởng người dân trên TP Cần Thơ nên trong năm này có một nguồn vốn huy động lớn được gửi vào ngân hàng. Do 2012 có nguồn vốn dồi dào nên chỉ số này cũng tăng lên nhầm để phục vụ cho nhu cầu thanh khoản trong thời gian tới. Thêm vào đó, trong năm 2012 chi nhánh ngân hàng chi tiêu nhiều mà để tránh mất thanh khoản trong thời gian ngắn ảnh hưởng uy tín của ngân hàng do đó ngân hàng cũng duy trì mức dự trữ cho cuối 2012 nên chỉ số trạng thái tiền mặt tăng nhẹ vào 2012.  Đến năm quí 2/2013, trước tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn chưa có sự chuyển biến mới nào về hầu hết tất cả mọi mặt đi vay cũng ít mà huy động vốn cũng giảm. Vì thế để đạt hiệu quả kinh doanh tốt mà còn giữ các chỉ tiêu cho ổn định các chi nhánh đều phải chật vật kinh doanh trong lợi nhuận ít ỏi mà còn phải phòng ngừa rủi ro khi cho vay nhưng nguồn cung thì vẫn được giữ ổn định nên lượng tiền dự trữ cũng ít đi để thêm phần lợi nhuận chi NH. Vì thế chỉ số trạng thái tiền mặt giảm đi. - Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản: Chỉ số này cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Sacombank Cần Thơ không có tài trợ cho thuê đối với các đối tượng khách hàng nên số dư cho thuê bằng 0 qua các năm. Vì vậy, chỉ số tài sản có tính thanh khoản thấp này là tỷ trọng giữa tài trợ tín dụng thông qua các phương thức vay với tổng tài sản. Nhìn chung, tỷ số này chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản từ khoảng 87% đến 94%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng chính là nguồn thu lợi chủ yếu cho ngân hàng nên ngân hàng phân bổ tài sản vào nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu này. Tỷ số này cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và bất ngờ. Vấn 41 đề thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng…Vì vậy, tình hình kinh tế biến động không có khởi sắc cho đến quí 2/2013 như hiện nay thì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, trong giai đoạn 2010- quí 2/ 2013 ngân hàng đã quyết định giảm tỷ lệ này vào 2010 94,41% đến quí 2/2013 hệ số này giảm chỉ còn 87,62% và hạn chế đối tượng vay vốn và hạn mức cho vay trong các lĩnh vực trên. Tỷ lệ này là thấp nhất trong hơn 3 năm hoạt động của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng chuyển phần tài sản còn lại đầu tư vào các lĩnh vực khác để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước, chỉ số này bình quân ngành này chỉ vào khoảng 50 – 60%, vì vậy cho thấy chỉ tiêu này quá cao cho một chi nhánh điều này đồng nghĩa với việc tiềm ẩn rủi ro nguồn cung thanh khoản tại chi nhánh là rất lớn, nó sẽ gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề giải quyết thanh khoản. Trong năm 2013 này, ngân hàng cần có chính sách hợp lý trong việc dự báo nhu cầu thanh khoản để đáp ứng tốt hơn. - Chỉ số cấu trúc tiền gửi: Tỷ số này phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng cung thanh khoản càng cao. Nhìn chung tổng tiền gửi thanh toán giảm dần trong giai đoạn 2010- quí 2/2013 và giảm mạnh vào 2011. Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng, đồng nghĩa với nhu cầu thanh toán tiền mặt đột xuất của khách hàng giảm. Đặc biệt là trong năm 2010, do lãi suất tiền gửi giảm nên đầu 2011 cầu rút tiền người dân tăng mạnh, đồng thời tỷ lệ lạm phát cũng tăng. Do đó khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có xu hướng giảm gửi tiền mà đem chúng đầu tư vào những lĩnh vực khác có tính khả thi hơn. Chỉ số này 2012 tăng nhẹ thêm 1,98% nhưng đến quí 2/2013 giảm lại xuống 1,46% so với cùng kỳ, chứng tỏ nguồn cung thanh khoản đã được cải thiện tốt hơn và ổn định hơn. Để giảm được tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng xây dựng thương hiệu và biểu lãi suất huy động phù hợp, cạnh tranh được với các ngân hàng trên địa bàn, thời gian huy động và loại hình huy động tiền gửi hấp dẫn hơn. Đặc biệt là đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Sacombank Cần Thơ luôn đưa ra các mức lãi suất cao và các giải thưởng hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, điều này giúp khách hàng có thể yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng. 42 Chính những yếu tố này đã giúp ngân hàng gia tăng được nguồn cung thanh khoản trong những năm qua và tính thanh khoản cũng tốt hơn. - Tỷ trọng dư nợ trên tổng số tiền gửi: Chỉ tiêu này đánh giá năng lực cho vay của ngân hàng. Nhìn chung chỉ số này đạt ở mức cao trong hơn 3 năm qua, cao nhất vào 2010 vượt trên 130% nhưng lại giảm dần đến quí 2- 2013. Nguyên nhân, 2010 -2011 việc cho vay tại ngân hàng chưa được điều chỉnh lượng cho vay cao hơn nhiều đối với lượng huy động và điều thiếu khoa học này dễ làm xảy ra rủ ro thanh khoản cho ngân hàng khi không dự phòng cho những nhu cầu rút tiền bất chợt của người dân. Tuy nhiên, việc này cũng được chú trọng hơn vào 2012, ngân hàng hạn chế cho vay đối với những đối tượng hay ngành nghề có rủi ro cao để đảm bảo an toàn cho ngân hàng đồng thời nhầm tránh việc tăng nợ xấu và không đủ khả năng thanh khoản tức thời. Ngoài ra, nền kinh tế vào 2012 cũng còn nhiều khó khăn nên việc tìm kiếm đối tượng để cho vay cũng có nhiều bất cập. - Tỷ trọng tiền mặt + tiền gửi tại NHNN trên tổng số tiền gửi: Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự trữ bảo đảm cho cầu thanh khoản. Chỉ số được tính như chỉ số trạng thái tiền mặt nên qua số liệu chúng ta cũng thấy được lượng dữ trữ vẫn không được cao dưới 5% ; đây là những con số thời điểm, vào thời gian cuối năm cần chi tiêu lượng tiền lớn do cầu rút tiền của người dân nên con số dữ trữ cũng không thể cao được . Tuy nhiên việc dữ trữ khoản mục này trong mấy năm gần đây hầu hết các ngân hàng đều có xu hướng giảm mạnh không riêng gì Sacombank Cần Thơ. Tóm lại: Với phương pháp dùng chỉ số tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ cho thấy tình hình thanh khoản tại ngân hàng chỉ đạt ở mức an toàn có một số chỉ tiêu luôn giảm qua các năm nhưng điều này lại đem lại lợi nhuận nhiều hơn khi không cần phải dự trữ cho rủi ro quá nhiều. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, để tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn ở tình trạng thanh khoản ổn định hơn thì ngân hàng cần phát huy tốt hơn nhiều về công tác gia tăng nguồn cung thanh khoản từ các khoản tín dụng thu về, vì tại chi nhánh ngân hàng có nhiều khoản mục khá là quan trọng thì lại không có như chứng khoán thanh khoản; một phần do chi nhánh mới nên ngân hàng cần có thời gian để bổ sung cho nguồn này vì đây là các nguồn cung chủ yếu cho ngân hàng. Đồng thời cũng hạn chế những rủi ro tín dụng bằng cách tránh cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, thẩm định khách hàng kỹ trước khi cho vay. Ngoài để đảm bảo nguồn cung thanh khoản, ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn tiền gửi có kỳ hạn dài để tạo sự ổn định trong nhu cầu thanh khoản. Vì trong mấy năm nay ngân 43 hàng cho vay dài hạn khá hạn chế. Thêm vào đó, ngân hàng cần dự báo tốt các nhu cầu thanh khoản trong tuần, trong tháng, trong quý. 4.3 DỰ BÁO CUNG CẦU THANH KHOẢN TẠI SACOMBANK CẦN THƠ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013 4.3.1 Tình hình kinh tế nữa đầu 2013 Trong bối cảnh kinh tế thế giới đã có những chuyển biến thuận lợi, các chỉ báo kinh tế trái chiều cho thấy kinh tế Việt Nam dường như đang có những dấu hiệu hồi phục đầu tiên nhưng với tốc độ chậm và viễn cảnh còn khá mong manh. Tăng trưởng kinh tế quý II/2013 đạt 5% so với cùng kỳ. Như vậy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 đã đạt 4,9%, được dẫn dắt bởi sự phục hồi nhẹ của ngành dịch vụ. Trong khi đó, ngành nông nghiệp và công nghiệp xây dựng lại có mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, báo trước sự suy giảm về năng suất trong tương lai. Ngoài ra, lạm phát tháng 6/2013 tăng nhẹ 0,05% so với mức giảm của tháng 5. Về tổng thể, CPI so với đầu năm tăng 2,4%, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 6,69%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhẹ khi dấu hiệu tích cực được ghi nhận ở cả 3 chỉ số sản xuất, tồn kho và tiêu thụ. Tuy nhiên, chỉ số PMI lại ghi nhận mức giảm tháng thứ 2 liên tiếp, ở cả sản lượng, đơn hàng và việc làm, cho thấy nền kinh tế vẫn đang trong khuynh hướng thu hẹp, mà nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố nội địa. Bằng chứng là doanh số bán lẻ giảm 1,5% trong tháng 6/2013, đánh dấu sự ngắt quãng tạm thời của xu hướng tăng chậm dần từ đầu năm (tapchitaichinh.vn,2013). Thu nhập thực tế không được cải thiện có thể là nguyên nhân chính níu giữ tốc độ tăng trưởng bán lẻ 6 tháng đầu năm, bất chấp thực tế là lạm phát tương đối thấp trong nhiều năm gần đây. Trước tình hình kinh tế chưa có chuyển biến lớn thì các ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu tăng mạnh vào đầu 2013. Tuy nhiên nợ xấu của các ngân hàng đang duy trì ở mức dưới 3%, mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng ẩn sau nó là những mối nguy hại khó lường. 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của các ngân hàng là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, số liệu từ 3 ngân hàng lớn nhất đã công bố số liệu là BIDV, Vietcombank và Vietinbank thì đã chiếm tới hơn 23.100 tỷ đồng nợ xấu, gần bằng mức tổng lợi nhuận là 24.000 tỷ đồng của toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, nợ xấu của BIDV gần 9.400 tỷ đồng, của Vietcombank 6.687 tỷ đồng và Vietinbank là 7.027 tỷ 44 đồng. Số nợ xấu của 3 ngân hàng này cũng cao hơn rất nhiều so với tổng nợ xấu của các ngân hàng top sau, bao gồm SHB, MB, ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank cộng lại (tapchitaichinh.vn,2013). Tình hình thanh khoản của các TCTD vẫn còn chưa thực sự bền vững. Ở đâu đó một vài TCTD vẫn còn gặp khó khăn về thanh khoản, dẫn đến tình trạng chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định trần lãi suất huy động của NHNN. Tuy tỷ lệ sử dụng vốn cho vay/huy động giảm từ trên 100% xuống 94% – 96%, nhưng vẫn là mức cao (kinhte24h.com,2013). Như vậy, rủi ro thanh khoản vẫn rình rập. Bởi vậy, ổn định thanh khoản tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống ngân hàng đặt ra trong năm 2013. Tuy nhiên, tính đến 18/9/2013, huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng tăng 11,74% so với cuối năm 2012 (tinnhanhchungkhoan.vn,2013), gần gấp đôi mức tăng dư nợ. Thêm vào đó NHNN đang sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất bằng cách cho phép TCTD thỏa thuận lãi suất huy động với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, bơm hút tiền khá linh hoạt qua thị trường mở, giúp các TCTD cân đối nguồn vốn; vì vậy có thể không xảy ra việc mất thanh khoản những tháng cuối năm 2013. Mặc dù, 2013 kinh tế sẽ tiếp tục khó khăn, nhưng có cơ hội phục hồi nếu Chính phủ quyết liệt với những biện pháp tái cấu trúc và lấy lại niềm tin của doanh nghiệp, theo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu. Hiện tại, NHNN nhiều khả năng sẽ duy trì chính sách tiền tệ mở rộng (nhưng không gian chính sách không còn nhiều) và các nghiệp vụ kỹ thuật sẽ phát huy tác dụng tốt hơn là công cụ lãi suất điều hành. Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 1 năm có thể giảm thêm 0,5 điểm phần trăm, còn các lãi suất điều hành có thể giữ nguyên tới cuối năm, trong sự cẩn trọng duy trì cân đối trên thị trường tiền tệ. Tốc độ gia tăng tín dụng trong 2013 có thể cao hơn năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với huy động. Thanh khoản dồi dào tại các ngân hàng khoẻ mạnh kéo các tổ chức này sang thị trường trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp, gia tăng dòng vốn vào thị trường chứng khoán và tích trữ USD. 4.3.2 Dự báo cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản vào 6 tháng cuối năm 2013 cho Sacombank Cần Thơ Hiện nay, các NHTM tại Việt Nam đều đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng mình hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và quí để xem xét tính rủi ro trong thanh khoản và đề ra hướng phòng ngừa nó. Vì nếu một ngân hàng ở trạng thái thanh khoản bị thâm hụt thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và uy tín của ngân hang nói riêng và cả hệ thống ngân hàng toàn nước nói chung. 45 Bảng 4.5: Bảng dự báo cung cầu thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ vào 6 tháng cuối năm 2013 Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục 1. Cung thanh khoản - Vốn điều chuyển - Các khoản tín dụng thu về - Các khoản TG và nguồn khác 2. Nhu cầu thanh khoản - Chi trả TG - Cấp tín dụng - Khác 3. Trạng thái thanh khoản Tháng 7 Tháng 8 444.777,79 (23.521,65) 321.405,12 146.894,31 323.788,93 80.537,36 235.138,27 8.113,29 120.988,85 444.429,72 (25.230,08) 320.582,18 149.077,63 322.523,63 81.249,33 233.172,75 8.101,54 121.906,08 Tháng 9 444.081,65 (26.938,52) 319.759,23 151.260,95 321.258,33 81.961,31 231.207,23 8.089,79 122.823,32 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 443.733,59 (28.646,96) 318.936,28 153.444,26 319.993,04 82.673,28 229.241,71 8.078,04 123.740,55 443.385,52 (30.355,39) 318.113,34 155.627,58 318.727,74 83.385,25 227.276,19 8.066,29 124.657,78 443.037,45 (32.063,83) 317.290,39 157.810,89 317.462,43 84.097,23 225.310,67 8.054,53 125.575,02 (Nguồn: Phòng Kế toán - Hành chánh tại Sacombank Cần Thơ) 46 Tuy nhiên, nếu nguồn cung thanh khoản luôn lớn hơn nhu cầu thanh khoản hay ngân hàng luôn trong trạnh thái thặng dư về thanh khoản thì cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vì lượng tiền nhàn rỗi sẽ không sinh lời. Với thực trạng thị trường như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ là mối quan tâm hàng đầu, là bài toán khó đặt ra không chỉ với một ngân hàng riêng lẻ mà đối với toàn hệ thống từ Ngân hàng Nhà nước cho tới các ngân hàng thương mại. Do vậy, việc dự báo đúng nhu cầu thanh khoản cũng như nguồn cung thanh khoản sẽ giúp cho ngân hàng có thể cân đối được lợi nhuận và rủi ro. Do có hạn chế về số liệu nên đề tài chỉ đánh giá và dự báo tình hình thanh khoản tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Cần Thơ theo tháng với phương pháp bình phương bé nhất. 4.3.2.1 Cung thanh khoản Với tình hình thu nợ và công tác quản lý khách hàng của cán bộ tín dụng tại Sacombank Cần Thơ vẫn chưa linh hoạt thì lượng tín dụng thu về sẽ giảm trong các tháng cuối của năm 2013. Ngoài ra, lượng tín dụng thu về giảm cũng là do khả năng tiếp cận nguồn vốn của khách hàng thấp vì kinh doanh khó khăn nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm mặc dù lãi suất cho vay đã giảm mạnh, cho nên hoạt động kinh doanh tại ngân hàng muốn có hiệu quả hơn, thì khả năng trả nợ của người dân phải có chiều hướng giai tăng vào trong tương lai cao hơn. Theo dự báo chung của Sacobank Cần Thơ, tình hình cấp tín dụng có xu hướng giảm, vì thế ngân hàng luôn có phương hướng sẵn sàng điều một phần nguồn vốn thặng tại chi nhánh về lại hội sở để đem đâu tư vào lĩnh vực khác để tăng thu nhập hay lợi nhuận cho toàn hệ thống Sacombank. Ngoài ra, một lượng cung thanh khoản không thể thiếu là lượng tiền gửi của khách hàng. Trong năm 2013, công tác huy động vốn được dự báo là gặp nhiều khó khăn do mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh nhưng mức tăng trưởng vẫn giữ vững trạng thái ổn định. Vì vậy nguồn tiền gửi tại ngân hàng có chiều hướng tăng nhưng vào thời điểm cuối năm nhu cầu sử dụng vốn người dân tăng mạnh nên cung thanh khoản đồng thời sẽ giảm vào những tháng cuối 2013 vì vậy ngân hàng cần có những chính sách huy động hợp lý, và thu hút được lượng tiền nhàn rỗi tránh việc bối rối vào những tháng chuẩn bị chào đón năm mới. 4.3.2.2 Cầu thanh khoản Trong thời gian gần đây, với quyết định hỗ trợ lãi suất của ngân hàng nhà nước cho các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực ngành trọng yếu. Thêm 47 vào đó từ đầu năm 2013 lãi suất cho vay đã hạ nhiệt, khoảng 03-5%/năm cho đến nay. Điều này đã thúc đầy các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn. Nhưng do tác động kinh tế nên kinh doanh cũng không sinh lời nhiều nên cầu tín dụng của người dân cũng giảm và dự báo nhu cầu cấp tín dụng vào các tháng cuối năm sẽ giảm. Vì thế cầu thanh khoản cuối năm có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa đó là trong thực tế nhu cầu về vốn của người dân tăng cao vào những tháng cuối năm họ cần phải chi tiêu nhiều trong dịp năm mới sắp đến nên khoản chi trả tiền gửi cũng tăng lên, trước tình hình có thể dự báo trước này NH có thể hạn chế những món vay không cần thiết nhầm đảm bảo thanh khoản cuối năm ăn toàn; do đó ta thấy cung thanh khoản và cầu thanh khoản đồng thời giảm như nhau nhưng cầu thanh khoản giảm rất nhẹ. Với tình hình này ngân hàng nên có bước dự phòng nếu có rủi ro xảy ra. 4.3.2.3 Trạng thái thanh khoản Xét về trạng thái thanh khoản, do cung cầu cấp tín dụng đều có xu hướng giảm nhưng hầu hết các trạng thái thanh khoản tại ngân hàng trong những tháng cuối năm đều thặng dư. Do sự quản lí linh hoạt và uyển chuyển của các bộ làm việc trong ngân hàng biết cân bằng giữa cho vay và huy động vốn. Ngoài ra vào cuối 2012 trạng thái thanh khoản có sự giảm mạnh nên đầu năm 2013, ngân hàng sẽ có giải pháp tăng nhanh nguồn cung thanh khoản bằng việc sự dụng vốn điều chuyển và làm tốt công tác thu hồi nợ; đồng thời ổn định nhu cầu về thanh khoản qua các chính sách nâng cao lãi suất huy động tiền gửi có thời hạn và hạn chế các món vay lớn vào cuối năm để tránh rủi ro . Từ đó tiến tới ổn định trạng thái thanh khoản. Có thể thấy trong 6 tháng còn lại của năm 2013, dự báo tình thành thanh khoản sẽ ở trạng thái dương nhưng con số này được xem là cao so với một chi nhánh. Vì vậy cần có các chính sách tín dụng thích hợp lí để cân bằng cung cầu thanh khoản dùng nguồn tiền nhàn rỗi này để giảm chi phí cơ hội, làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 48 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA & HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-QÚI 2/2013 5.1.1 Thành tựu đạt được Trong bối cảnh nền kinh tế đang còn những khó khăn như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và các TCTD đang phải đối đầu với những khó khăn thách thức như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng … nợ xấu của các ngân hàng không ngừng tăng cao; tăng trưởng tín dụng rất thấp thậm chí ở mức âm đối với một số ngân hàng, nhưng Sacombank nói chung và cả chi nhánh tại Cần Thơ nói riêng vẫn giữ được mức tăng trưởng tín dụng tương đối ổn định. Ngoài ra, dư nợ cho vay tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro thanh khoản tốt chưa có năm nào chi nhánh rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời tuy thặng dư không cao nhưng vẫn giữ cho các hệ số đo lường rủi ro thanh khoản và trạng thái thanh khoản ở mức an toàn. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng NH vẫn duy trì con số cả về huy động vốn và cấp tín dụng tốt. NH đã tận dụng hệ thống giao dịch NH trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường tại các vùng kinh tế phát triển. Do hiệu quả hoạt động tại hầu hết các chi nhánh đều đạt kết quả tốt nên Sacombank vừa được NHNN chính thức chấp nhận đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 ở mức tối đa 20% để tạo điều kiện cho ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất dành cho các ngân hàng thuộc nhóm 1 trong 4 nhóm tổ chức tín dụng được NHNN đánh giá trên cơ sở tình hình hoạt động và khả năng tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Song song, việc kinh doanh tốt là biết điều tiết hợp lí về huy động vốn và cho vay là nhờ vào việc bám sát các định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ và NHNN, đồng thời triển khai các hoạt động trên tinh thần đồng hành, chia sẻ nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển tài chính bền vững. Ngoài ra, Sacombank Cần thơ đã cải thiện được việc không còn trong cậy nhiều vào vốn điều chuyển. Vào 2012- quí 2/ 2013 ngân hàng còn thặng dư để chuyển tiền ngược lại cho hôi sở. Vì từ đầu năm 2012 ngân hàng đã tiến hành giới hạn các khoản vay lại khi lãi suất huy động đang giảm mà người dân liên tục rút tiền gửi để phòng ngừa cho các cầu thanh khoản tăng lên bất chợt. 49 Ngoài ra, NH thực hiện hạ lãi suất xuống bằng mức hiện hành đối với các khách hàng tốt, liên tục áp dụng nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho các nhóm khách hàng theo đặc thù kinh doanh riêng. Đầu năm 2013 toàn hệ thống Sacombank đã có tới 26 gói nguồn vốn cho vay ưu đãi tổng trị giá 30.400 tỉ đồng và 105 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp và hệ khách hàng cá nhân kinh doanh trên cả nước. Nhầm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường năm 2013 và Tết Giáp Ngọ 2014, ngân hàng này cũng đã dành nguồn vốn 200 tỉ đồng cho vay các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi tối thiểu 6%/năm. Nhờ đó, Sacombank nói chung và tại chi nhánh Cần Thơ nói riêng duy trì quan hệ bền vững với khách hàng cũ và tăng trưởng có chọn lọc với khách hàng mới, đảm bảo duy trì tăng trưởng tín dụng. Cùng với phát triển tín dụng, Sacombank Cần Thơ thường xuyên chú trọng đến vấn đề quản trị rủi ro, thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro của các khoản nợ vay, tuân thủ nghiêm kỷ luật trong hoạt động tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng chặt chẽ vì vậy mà ngân hàng vẫn luôn duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp và đạt mức an toàn tối thiểu cho rủi ro thanh khoản. Từ đó NH đã gặt hái được kết quả kinh doanh khả quan trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế. Sacombank đã giữ vững được vị thế tài chính của mình, là một trong những ngân hàng TMCP bán lẻ tốt nhất. 5.1.2. Hạn chế Bên cạnh những mặt đã làm tốt ở trên, Sacombank Cần Thơ cũng còn tồn tại một số hạn chế và những khó khăn. Trước tiên, cơ cấu dư nợ tín dụng và cả huy đông vốn theo thời hạn chưa cân bằng; tỷ trọng ngắn hạn ngày càng tăng và trung và dài hạn mỗi ngày mỗi giảm mạnh, trong khi các doanh nghiệp hiện nay cần có vốn đầu tư vào các dự án dài hạn nhưng bản thân người đi vay và cả ngân hàng cũng e ngại việc không thể hoàn trả nợ còn lợi nhuận trong kinh doanh thì đã không còn hiện hữu. Ngoài ra, nguy cơ mất cân đối trong việc huy động dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng là rất cao. Khi tiền gửi theo kì hạn tăng nhưng đa số lại tập trung nhiều vào tiền gửi ngắn hạn do đó cầu thanh khoản trong thời gian ngắn sẽ tăng cao, ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời điều này ảnh hửơng nhiều đến uy tín ngân hàng; khi không dự trữ tiền mặt nhiều mà cứ trong chờ vào sự tiếp sức của trụ sở. Cần phải có một hướng kế hoạch tốt hơn cho cả tín dụng và huy động vốn trung và dài hạn trong tương lai để đảm bảo cân bằng trạng thái thanh khoản theo thời gian cũng như đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Thêm vào đó, tuy trạng thái thanh khoản luôn được giữ ở mức an toàn nhưng tài sản thanh khoản tại ngân hàng không cao ngay cả chứng khoán thanh khoản tạm thời vẫn chưa có trong khi đó ngân hàng đã hoạt động trên hơn 10 năm qua thì 50 phần tài sản thanh khoản cần được cũng cố cao hơn vì khi hội sở không viện trợ kịp thời thì bản thân chi nhánh cũng có thể cứu nguy cho mình được. Cho vay nhiều thì lợi nhuận nhiều, đương nhiên NH tìm mọi cách cho vay bằng hết vốn huy động vào 2010 - 2011. Việc không giữ lại tỷ lệ dự trữ lại phải đối mặt với việc rút vốn do trần lãi suất huy động bị siết chặt như nói trên dễ làm NH rơi vào rủi ro mà chính bản thân mình đem lại. Một số NH trong nước vì chạy đua tín dụng phải chấp nhận vay vốn trên thị trường liên NH với bất cứ giá nào để đảm bảo thanh khoản vì thế nếu hiện tại Sacombank Cần Thơ chưa phải đi bước vay thị trường liên ngân hàng thì cần phải biết cân bằng giữ cho vay và huy động. Trong năm 2012 các doanh nghiệp và cá nhân vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến tình hình huy động và cho vay của ngân hàng cụ thể rủi ro thanh khoản có xu hướng tăng trong thời gian tới. Để giảm bớt sức ép về mặt lãi suất cho vay tại ngân hàng nhà nước đầu năm 2013, đã thi hành giảm lãi suất mạnh và sẽ giảm tiếp vào tương lai nhầm giúp đỡ một phần cho các doanh nghiệp đi vay và tạo thị trường tín dụng cho các ngân hàng hoạt động. Đồng thời cũng giảm lãi suất huy động xuống vì thế hầu hết các ngân hàng cắn răng chịu chi phí nặng để chạy đua lãi suất. Mà để duy trì được rủi ro thanh khoản ở mức thấp, đòi hỏi ngân hàng cần phải triển khai đồng bộ các chính sách tín dụng và huy động vốn linh hoạt, hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, chủ động cùng khách hàng xây dựng cơ cấu nợ hợp lý, đúng quy định với mục tiêu hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trước mắt; tăng cường công tác tư vấn, đồng hành với khách hàng, phát triển mà đông thời đảm bào an toàn cho ngân hàng. Để đáp ứng hết những điều này là một việc rất khó khăn đối vói một chi nhánh ngân hàng. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA & HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN Những năm vừa qua, tình hình rủi ro thanh khoản tại Sacombank Cần Thơ tương đối khả quan, luôn ở mức an toàn và ổn định trong toàn ngành. Song trước tình hình kinh tế đầu 2013 diễn biến khá phức tạp, nguy cơ rủi ro tăng nhanh lạm phát cao, nên ngân hàng cần có những biện pháp hạn chế rủi ro thanh khoản và nâng cao khả năng thanh khoản cho các NHTM. Đặt biệt khi rủi ro thật sự xảy ra, ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó áp dụng những giải pháp phù hợp. 5.2.1 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và cả chi nhánh tại các ngân hàng 51 đó nói riêng. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt các giải pháp như: tăng tỷ lệ DTBB, tăng lãi suất cơ bản, áp trần lãi suất huy động,… thì khả năng thanh khoản tại các ngân hàng trên cả nước đều gặp khó khăn. Bởi trước đó tại chi nhánh có thể có trạng thái dư thừa vốn khả dụng và có xu hướng đầu tư thêm nếu phải thực hiện những biến đổi do NHNN đưa ra một số ngân hàng sẽ trở nên lúng túng khi vòng xoay vốn của họ không thể đám ứng được. Vì thế ngân hàng cần phải tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo nền kinh tế vĩ mô hiện tại để tốt cho cả tương lai. 5.2.2 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ Thực tế việc áp dụng chiến lược cân đối tài sản có và tài sản nợ hay là quản trị thanh khoản cân bằng. Bất kỳ một sự mất cân đối nào giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến những rủi ro về thanh khoản. Thực tế các NHTM dường như dựa vào việc đi vay từ thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất khủng có thể lên đến 20%; còn phần của hầu hết các chi nhánh còn dựa vào vốn điều chuyển từ hội sở để cứu nguy. Tuy nhiên không có một chi nhánh nào mà tránh khỏi việc đi vay tại thị trường liên ngân hàng ngay cả Sacombank Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Mặc dù theo phân tích trên phần tài sản thì khoản mục đi vay tại TCTD hay NHNN bằng không nhưng cũng tồn tại phần nào trong tài sản khác. Do vậy nếu đi vay để bù đắp cho thiếu hụt tập thời quá nhiều khi hội sở không kịp tiếp ứng thì không những ngân hàng đánh mất khả năng thanh khoản mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ngoài ra, khi cho vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng để kiếm lợi thì cũng chẳn phải là điều tốt đẹp gì mà còn làm mất an toàn cho hệ thống và cả chính các ngân hàng. Vì thế, để duy trì được trạng thái cân bằng mà an toàn đâu phải là điều dễ thực hiện đối với một chi nhánh; từ phân tích đánh giá nêu trên tỷ lệ 50% cho tài sản có và tài sản nợ là hợp lý nhưng hiện nay và trong thời gian tới Sacombank Cần Thơ luôn ở mức thặng dư cao điều này làm lợi nhuận NH giảm khi phải tốn nhiều chi phí cho dự trữ . 5.2.3 Đẩy mạnh công tác đa dạng hóa nguồn vốn huy động Nhìn vào tất cả các hoạt động dich vụ tại Sacombank Cần Thơ thì công tác đẩy mạnh huy động vốn rất được xem trọng. Ngân hàng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng và các gói gửi tiền tiết kiệm giảm chi phí mà còn tăng thu nhập cho khách hàng trong khi tình hình kinh tế khá là chật vật và người dân không muốn gửi tiền do lãi suất giảm mà muốn đầu tư vào lĩnh vực có khả thi hơn. Tuy nhiên trong phần đa dạng hóa nguồn vốn thì chưa hoàn thiện vì tại chi nhánh đa số là nguồn huy động vốn ngắn hạn, làm 52 cho ngân hàng dể rơi vào tình trạng chi cho cầu thanh khoản tại thời điểm lớn. Ngân hàng cần tính toán hợp lí giữa lãi suất và kỳ hạn đồng thời duy trì mức dự trữ thanh khoản hợp lí. Ngoài ra, ngân hàng cũng cho vay mạnh vào ngắn hạn tăng thu nhập giải quyết được một phần thanh khoản nhưng cũng nên đơn giản hóa các thủ tục vay vốn cắt bỏ những quy định rườm rà và thừa thông tin. 5.2.4 Hạn chế cho phép rút tiền trước kỳ hạn Thời gian hiện nay các ngân hàng gặp phải khó khăn do vấn đề thanh khoản là một phần do tình hình rút tiền trước hạn của khách hàng bắt đầu diễn ra phổ biến nguyên nhân chính là do lãi suất hạ dần và lạm phát tăng cao. Người dân e ngại cho quyền lợi của họ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, các khoản tiền huy động được của các NHTM thường là ngắn hạn và tạo ra sự lệch pha kì hạn giữa các khoản tiền gửi và cho vay. Kết cục là các NHTM thường phải tham gia vào các cuộc đua lãi suất huy động hoặc đẩy lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, nhiều lúc vượt 20%, như trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng thanh khoản tạm thời. Vì Thế một trong những đề xuất quản trị rủi ro thanh khoản là không cho phép rút trước hạn tiền gửi có kì hạn. Tuy nhiên người gửi tiền luôn có sức mạnh đàm phán đòi hỏi áp dụng điều khoản rút trước kì hạn với NHTM để giữ quyền lợi của họ. Các NHTM khi thiếu hụt thanh khoản chắc chắn cũng không bỏ lỡ cơ hội thỏa thuận với khách hàng, và rất có thể họ lại “chạy đua” với nhau để thỏa thuận với khách hàng của mình trong tương lai không xa này. 5.2.5 Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và công tác kiểm toán Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song song cũng có rủi ro cao nhất cho NHTM. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân gây ra tổn thất làm giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi vốn khi cho vay thì hồ sơ vay của khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của ngân hàng. Do vậy thẩm định tín dụng là một vấn đề phức tạp và cẩn thiết trước khi ngân hàng muốn cấp vốn cho khách hàng có nhu cầu đi vay. Hiện nay do tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao; nợ xấu trong ngành trên toàn nước được ước tính là sẽ tăng từ 180.000 lên đến 300.000 tỷ (tienphong, 2013). Điều này ảnh thưởng đến thu nhập của ngân hàng khi phải trích quá nhiều dự phòng cho nợ xấu để đảm bảo mức an toàn tối thiểu cho ngân hàng. Chính vì thế công tác thẩm định là hết sức quan trọng. NHTM không chỉ nên chú trộng công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay mà còn nên chú trọng đến công tác thẩm định cả sau khi cho vay để nếu có dấu hiệu gì không thể thu hồi nợ từ khách hàng thì bản thân NH cũng có thể chủ động trong công tác tài trợ cho rủi ro thanh khoản nếu có rủi ro xảy ra. 53 5.2.6 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp Phát triễn nguồn nhân lực bao giờ cũng là nhiệm vụ hàng đầu của phòng dân sự tại Sacombank Cần Thơ nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và phòng ngừa rủi ro nếu có xảy ra thì nhân viên có thể tùy cơ ứng biến. Công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp, bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và kiểm tra khách hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những phẩm chất, đặc điểm nhất định như trung thực, liêm khiết và có trách nhiệm. Ngân hàng cần phải tạo điều kiện để các cán bộ tín dụng này có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ những chi nhánh khác, những cán bộ tín dụng khác. Đồng thời Ngân hàng cũng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo, định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kịp thời những kiến thức còn hạn chế. Cần khen thưởng đúng lúc, kịp thời nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc tốt hơn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong từng thành viên của Ngân hàng. Có như vậy công việc mới được hoàn thành một cách tốt nhất. Thực hiện tốt biện pháp này, ngân hàng sẽ chủ động phòng ngừa rủi ro thanh khoản từ bước thẩm định, theo dỏi khách hàng từ đó hạn chế tối đa rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng cũng như ngân hàng. 54 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích đã giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình thanh khoản của Sacombank Cần Thơ trong giai đoạn 2010- quí 2/2013 cũng như tầm quan trọng của việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh khoản tại ngân hàng này. Theo những nhà kinh tế, vào nữa đầu 2013 nền kinh tế vẫn chưa có bước chuyển biến nào cho thấy sự thay đổi rỏ rệt theo chiều hướng tốt. Mặc khác, trong bối cảnh khó khăn thì mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại càng trở nên gây gắt, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro; với một áp lực ngày càng cao từ những đối thủ có tiềm lực về tài chính, một vấn đề đặt lên hàng đầu đối với NHTMCP là hiệu quả kinh tế đạt được trong hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy, ngân hàng phải làm việc chật vật để hoạt động của ngân hàng vừa đảm bảo sự an toàn, vừa đạt tỷ lệ sinh lời ở mức cao. Vì thế đây luôn là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản trị trong ngân hàng. Trong giai đoạn trên, ngân hàng có hệ thống lớn nhất nước ta như Sacombank đạt được nhiều thành tựu đáng nói và còn được đề cử những danh hiệu danh giá do những tổ chức kinh tế lớn trao tặng. Để đạt được nhiều thành tựu cũng là nhờ sự nổ lực không ngừng của hầu hết các chi nhánh nói chung và tại chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Tuy nhiên, khi ngân hàng hoạt động cạnh tranh với những ngân hàng khác để đảm bảo thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro trong thanh khoản thì là điều hi hữu khi luôn muốn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào thời điểm ngân hàng cần. Điều này hàm ý rằng nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng khả năng chi trả, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tài chính. Mặc khác, nếu ngân hàng luôn có lượng vốn dự trữ lớn thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời và lãng phí nguồn vốn kinh doanh. Do đó, việc cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro luôn rất đựơc xem trọng tại chi nhánh Sacombank này. Hiện tại, vấn đề thanh khoản có nhiều mặt tốt nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều hạn chế tại Sacombank Cần Thơ . Cụ thể, là trong 2 năm nay ngân hàng điều chỉnh cho vay và huy động vốn hợp lý để tránh phát sinh những khoản chi đến hạn bất chợt mà tại chi nhánh không thể xử lí kịp thời. Nhưng, không dự trữ nguồn tài sản thanh khoản cao làm cho các hệ số đánh giá an toàn thanh khoản chỉ ở mức an toàn. Vì thế cho thấy lúc này ngân hàng có cơ cấu dự trữ chưa hợp lý, phương pháp xác định nhu cầu thanh khoản vẫn chưa khoa học, tổ chức quản 55 lý thanh khoản trong ngân hàng còn nhiều vấn đề bất cập mặc dù trong mấy năm nay ngân hàng luôn thặng dư. Đặc biệt là trong năm 2011 đến nay, vấn đề thanh khoản đang trở nên đáng lo ngại và là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy trên thị trường NH. Khi ngân hàng trung ương tiến hành hàng loạt nghiệp vụ để giảm lạm phát như thắt chặt tiền tệ, tăng dự trữ bắt buộc…thì vấn đề về rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh về huy động vốn và thiếu vốn đẩy các ngân hàng nhỏ vào tình trạng hết sức nguy hiểm. Chính vì vậy mà ngân hàng cần có những chính sách hợp lý hơn trong thời gian tới để đảm bảo vấn đề lợi nhuận và tính thanh khoản trong ngân hàng. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Sacombank Cần Thơ Với tình hình rủi ro thanh khoản đang ở mức báo động như hiện nay việc điều tiết cho vay và huy động vốn cho hợp lí là điều cần thiết. Lựa chon phương pháp này là hợp lí để giảm chi phí, khi không cần phải trích lập qúa nhiều cho dự phòng cũng làm cho ngân hàng tăng lợi nhuận, tạo nhiều mặt lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên, để lợi nhuận tăng nhiều mà phần dự phòng lại quá eo hẹp như mấy năm gần đây thì cần phải xem xét. Đến khi có rủi ro thanh khoản xảy ra, tại chi nhánh không nhận được nguồn cứu nguy kịp thời của hội sở thì ngân hàng sẽ dể dàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản; chỉ cần một chi nhánh mất thanh khoản một ngày thôi cũng làm giảm mạnh uy tín của cả một hệ thống tạo lập trong nhiều năm hoạt động. Mặc dù biết rằng, dự trữ nhiều cho rủi ro sẽ làm giảm mạnh phần lợi nhuận nhưng điều gì cũng sẽ có ngoại lệ khi không ai có thể khẳng định điều tiết tốt huy động cho vay thì sẽ không có rủi ro thanh khoản. Vì thế ngân hàng cần phải thực hiện tốt cả hai phương pháp trích dự phòng ổn định và điều tiết tốt đặc biệt là nên bổ sung khoản mục chứng khoán thanh khoản trong phần tài sản đây là nguồn quan trọng khi ngân hàng thiếu thanh khoản có thể đem ra sử dụng với nhiều hình thức như cầm cố, chiết khấu,… Để làm được điều này ngân hàng cũng cần trụ sở Sacombank tạo điều kiện bổ sung phần tài sản trên. Đầu năm 2013 không chỉ riêng Sacombank Cần thơ mà có nhiều ngân hàng lợi nhuận giảm mạnh; mặc khác lợi nhuận không đạt chỉ tiêu chi phí thì lúc nào cũng tăng và Sacombank là những ngân hàng có chi phí tăng mạnh nhất do phải thực hiện nhiều chương trình ưu đãi liên tục nhầm thu hút khách hàng vì thế ngân hàng nên giảm những chi phí không cần thiết điều đó cũng góp phần giảm chi phí cho ngân hàng và nhà nước như điện, nước … 56 6.2.2 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước Ngân hàng Nhà nước nên làm đầu mối phối hợp với các ban, ngành tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng, tạo ra môi trường thông thoáng cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời để các ngân hàng thương mại Việt Nam làm quen dần với môi trường cạnh tranh quốc tế cũng như tạo con đường mới cho ngành. Đặc biệt là một số ngân hàng trong nước phát triễn mạnh như hiện nay. Theo như chúng ta biết, rủi ro thanh khoản cũng bắt nguồn từ nhiều rủi ro khác như tín dụng hay lãi suất. Trường hợp nan giải xảy ra đó là, nếu lãi suất không hạ được thì thị trường chứng khoán và bất động sản không phục hồi. Như vậy sẽ không xử lý được nợ xấu. Nhưng vấn đề khó khăn lúc này là, khi lãi suất hạ xuống thì người dân sẽ không gửi tiền lại ảnh hưởng thanh khoản. Thực tế, lãi suất đã giảm rồi mà điều này lại khiến các ngân hàng phải chạy đua mà nâng lãi suất quá cao laị rơi vào tình trạng thua lỗ nếu NH chấp nhận lỗ cao thì mau phá sản đó là con đường mòn không lối ra mà ngân hàng nào cũng sợ. Thêm vào đó, nợ xấu tăng mạnh ngân hàng nhà nước xóa nợ xấu cho ngân hàng dưới quyền hay bơm tiền cứu nguy cho hệ thống như đầu 2013. Thay vì đi vào con đường lẫn quẫn mà NHNN hãy đưa ra cách giải quyết là các ngân hàng trên toàn nước hãy ngồi lại bàn và đưa ra kế sách mới không thể làm cho nợ xấu ngừng tăng thì cũng góp phần cho nợ xấu tăng chậm lại nhằm giảm rủi ro cho ngành tại vì nguồn vốn của chính phủ cũng không phải là vô hạn và phương pháp lãi suất nhiều lúc cũng cần phải linh hoạt hơn. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ngân hàng nhà nước, 2013. Thông tư 13 /2013/TT-BXD. 2 Ngân hàng nhà nước, 2011. Văn bản số 1925/2011/QD-NHNN. 3 Nguyễn Hữu Tâm, 2008. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 4 Thái Văn Đại & Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Đại học Cần Thơ. 5 Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ ngân hàng. NXB Đại học Cần Thơ. 58 PHỤ LỤC Bảng 1: Dự báo vốn điều chuyển (YVĐC) Khoản mục Tháng 1 – 2010 Tháng 2 – 2010 Tháng 3 – 2010 Tháng 4 – 2010 Tháng 5 – 2010 Tháng 6 – 2010 Tháng 7 – 2010 Tháng 8 – 2010 Tháng 9 – 2010 Tháng 10 – 2010 Tháng 11 – 2010 Tháng 12 – 2010 Tháng 1 – 2011 Tháng 2 – 2011 Tháng 3 – 2011 Tháng 4 – 2011 Tháng 5 – 2011 Tháng 6 – 2011 Tháng 7 – 2011 Tháng 8 – 2011 Tháng 9 – 2011 Tháng 10 – 2011 Tháng 11 – 2011 Tháng 12 – 2011 Tháng 1 – 2012 Tháng 2 – 2012 Tháng 3 – 2012 Tháng 4 – 2012 Tháng 5 – 2012 Tháng 6 – 2012 Tháng 7 – 2012 Tháng 8 – 2012 Tháng 9 – 2012 Tháng 10 – 2012 YVĐC X 22.946 20.860 32.458 33.834 35.461 38.590 32.332 37.339 41.302 40.676 39.007 42.387 15.736 17.485 26.682 31.753 30.144 29.200 27.451 31.298 32.067 34.131 34.410 39.341 (10.747) (10.305) (14.142) (13.461) (13.401) (13.700) (8.380) (7.280) (7.412) (6.097) (21) (20) (19) (18) (17) (16) (15) (14) (13) (12) (11) (10) (9) (8) (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 59 X* YVĐC (481.857) (417.200) (616.693) (609.017) (602.842) (617.444) (484.986) (522.742) (536.926) (488.115) (429.082) (423.867) (141.624) (139.880) (186.774) (190.518) (150.720) (116.800) (82.353) (62.596) (32.067) 0 34.410 78.682 (32.242) (41.220) (70.712) (80.766) (93.809) (109.601) (75.422) (83.802) (80.085) (88.943) X2 441 400 361 324 289 256 225 196 169 144 121 100 81 64 49 36 25 16 9 4 1 0 1 4 9 16 25 36 49 64 81 100 121 144 Khoản mục Tháng 11 – 2012 Tháng 12 – 2012 Tháng 1 – 2013 Tháng 2 – 2013 Tháng 3 – 2013 Tháng 4 – 2013 Tháng 5 – 2013 Tháng 6 – 2013 YVĐC X (7.197) (7.423,87) (16.300) (22.970) (25.306) (19.275) (26.651) (25.333) Tổng Tháng 7 – 2013 Tháng 8 – 2013 Tháng 9 – 2013 Tháng 10 – 2013 Tháng 11 - 2013 Tháng 12 - 2013 X* YVĐC 13 14 15 16 17 18 19 20 518.931 X2 (79.260) (100.754) (244.505) (367.518) (430.206) (346.952) (506.369) (506.668) 169 196 225 256 289 324 361 400 (10.559.844) 6.181 21 22 23 24 25 26  Phương trình dự báo Vốn điều chuyển : Y = aX + b. Trong đó: Y là nhu cầu vốn điều chuyển.  Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số : a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = - 10.559.844 : 6.181 = -1.708,436 triệu đồng. b = Σ Y : n = 518.931 : 42 = 12.355,506 triệu đồng.  Từ đó, ta có: Phương trình tuyến tính dự báo nhu cầu vốn điều chuyển như sau: Y = - 1.708,436 X + 12.355,506  Dự báo cho 6 tháng cuối năm 2013: Tháng 7-2013 : Y= - 1.708,436 x 21 + 12.355,506 = -23.521,650 triệu đồng. Tháng 8-2013: Y = - 1.708,436 x 22 + 12.355,506 = - 25.230,086 triệu đồng. Tháng 9-2013 : Y = - 1.708,436 x 23 + 12.355,506 = -26.938,522 triệu đồng. Tháng 10-2013 : Y = - 1.708,436 x 24 + 12.355,506 = - 28.646,958 triệu đồng. Tháng 11-2013 : Y = - 1.708,436 x 25 + 12.355,506 = -30.355,394 triệu đồng. Tháng 12-2013 : Y = - 1.708,436 x 26 + 12.355,506 = - 32.063,830 triệu đồng. 60 Bảng 2: Dự báo tín dụng thu về ( TDTV) Khoản mục Tháng 1 - 2010 Tháng 2 - 2010 Tháng 3 - 2010 Tháng 4 - 2010 Tháng 5 - 2010 Tháng 6 - 2010 Tháng 7 - 2010 Tháng 8 - 2010 Tháng 9 - 2010 Tháng 10 - 2010 Tháng 11 - 2010 Tháng 12 - 2010 Tháng 1 - 2011 Tháng 2 - 2011 Tháng 3 - 2011 Tháng 4 - 2011 Tháng 5 - 2011 Tháng 6 - 2011 Tháng 7 - 2011 Tháng 8 - 2011 Tháng 9 - 2011 Tháng 10 - 2011 Tháng 11 - 2011 Tháng 12 - 2011 Tháng 1 - 2012 Tháng 2 - 2012 Tháng 3 - 2012 Tháng 4 - 2012 Tháng 5 - 2012 Tháng 6 - 2012 Tháng 7 - 2012 Tháng 8 - 2012 Tháng 9 - 2012 Tháng 10 - 2012 Tháng 11 - 2012 Tháng 12 - 2012 YVĐC 230.596 209.633 326.189 340.024 356.376 387.821 324.931 375.243 415.073 408.784 392.013 425.974 204.789 227.544 347.232 413.220 392.286 379.998 357.244 407.303 417.315 444.166 447.806 511.974 348.789 334.434 458.974 436.860 434.919 444.619 271.970 236.277 240.544 197.867 233.561 240.932 61 X (21) (20) (19) (18) (17) (16) (15) (14) (13) (12) (11) (10) (9) (8) (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 X* YVĐC (4.842.517) (4.192.660) (6.197.583) (6.120.438) (6.058.387) (6.205.129) (4.873.961) (5.253.397) (5.395.947) (4.905.406) (4.312.146) (4.259.738) (1.843.101) (1.820.352) (2.430.624) (2.479.320) (1.961.430) (1.519.992) (1.071.732) (814.606) (417.315) 0 447.806 1.023.948 1.046.368 1.337.737 2.294.870 2.621.157 3.044.437 3.556.952 2.447.732 2.362.766 2.645.987 2.374.405 3.036.290 3.373.052 X2 441 400 361 324 289 256 225 196 169 144 121 100 81 64 49 36 25 16 9 4 1 0 1 4 9 16 25 36 49 64 81 100 121 144 169 196 Khoản mục Tháng 1 - 2013 Tháng 2 - 2013 Tháng 3 - 2013 Tháng 4 - 2013 Tháng 5 - 2013 Tháng 6 - 2013 Tổng YVĐC X 273.291 385.113 424.285 323.167 446.831 424.740 15 16 17 18 19 20 14.224.855 Tháng 7 - 2013 Tháng 8 - 2013 Tháng 9 - 2013 Tháng 10 - 2013 Tháng 11 - 2013 Tháng 12 - 2013 X* YVĐC X2 4.099.370 6.161.809 7.212.842 5.817.007 8.489.796 8.494.806 225 256 289 324 361 400 (5.086.640) 6.181 21 22 23 24 25 26  Phương trình dự báo lượng tín dụng thu về : Y = aX + b. Trong đó: Y là lượng tín dụng thu về.  Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số : a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = - 5.086.640 : 6.181 = -822,947 triệu đồng. b = Σ Y : n = 14.224.855 : 42 = 338.687,031 triệu đồng.  Từ đó, ta có: Phương trình tuyến tính dự báo lượng tín dụng thu về như sau: Y = -822,947 X + 338.687,031  Dự báo cho 6 tháng cuối năm 2013: Tháng 7-2013 : Y = -822,947 x 21 + 338.687,031 = 321.405,127 triệu đồng. Tháng 8-2013 : Y = -822,947 x 22 + 338.687,03 = 320.582,180 triệu đồng. Tháng 9-2013 : Y = -822,947 x 23 + 338.687,031 = 319.759,232 triệu đồng. Tháng 10-2013 : Y = -822,947 x 24 + 338.687,03 = 318.936,284 triệu đồng. Tháng 11-2013 : Y = -822,947 x 25 + 338.687,031 = 318.113,336 triệu đồng. Tháng 12-2013 : Y = -822,947 x 26 + 338.687,03 = 317.290,388 triệu đồng. 62 Bảng 3 : Dự báo tiền gửi và nguồn khác Khoản mục Tháng 1 - 2010 Tháng 2 - 2010 Tháng 3 - 2010 Tháng 4 - 2010 Tháng 5 - 2010 Tháng 6 - 2010 Tháng 7 - 2010 Tháng 8 - 2010 Tháng 9 - 2010 Tháng 10 - 2010 Tháng 11 - 2010 Tháng 12 - 2010 Tháng 1 - 2011 Tháng 2 - 2011 Tháng 3 - 2011 Tháng 4 - 2011 Tháng 5 - 2011 Tháng 6 - 2011 Tháng 7 - 2011 Tháng 8 - 2011 Tháng 9 - 2011 Tháng 10 - 2011 Tháng 11 - 2011 Tháng 12 - 2011 Tháng 1 - 2012 Tháng 2 - 2012 Tháng 3 - 2012 Tháng 4 - 2012 Tháng 5 - 2012 Tháng 6 - 2012 Tháng 7 - 2012 Tháng 8 - 2012 Tháng 9 - 2012 Tháng 10 - 2012 Tháng 11 - 2012 Tháng 12 - 2012 YVĐC X X* YVĐC 68.837 62.579 97.372 101.503 106.384 115.771 96.997 112.016 123.906 122.028 117.022 127.160 25.259 28.066 42.828 50.967 48.385 46.869 44.063 50.237 51.472 54.784 55.233 63.147 121.198 116.210 159.486 151.801 151.127 154.498 94.505 82.102 83.585 68.755 81.158 83.719 (21) (20) (19) (18) (17) (16) (15) (14) (13) (12) (11) (10) (9) (8) (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 (1.445.567) (1.251.580) (1.850.075) (1.827.046) (1.808.523) (1.852.328) (1.454.954) (1.568.221) (1.610.774) (1.464.340) (1.287.243) (1.271.598) (227.331) (224.528) (299.796) (305.802) (241.925) (187.476) (132.189) (100.474) (51.472) 0 55.233 126.294 363.595 464.841 797.428 910.807 1.057.890 1.235.980 850.545 821.021 919.436 825.065 1.055.059 1.172.078 63 X2 441 400 361 324 289 256 225 196 169 144 121 100 81 64 49 36 25 16 9 4 1 0 1 4 9 16 25 36 49 64 81 100 121 144 169 196 Khoản mục Tháng 1 - 2013 Tháng 2 - 2013 Tháng 3 - 2013 Tháng 4 - 2013 Tháng 5 - 2013 Tháng 6 - 2013 Tổng Tháng 7 - 2013 Tháng 8 - 2013 Tháng 9 - 2013 Tháng 10 - 2013 Tháng 11 - 2013 Tháng 12 - 2013 YVĐC X 158.123 222.822 245.487 186.981 258.532 245.750 15 16 17 18 19 20 4.243.877 X* YVĐC X2 2.371.851 3.565.156 4.173.272 3.365.657 4.912.103 4.915.002 225 256 289 324 361 400 13.495.071 6.181 21 22 23 24 25 26  Phương trình dự báo lượng tiền gửi và nguồn khác : Y = aX + b. Trong đó: Y là lượng tiền gửi và nguồn khác.  Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số : a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 13.495.071 : 6.181 = 2.183,315171 triệu đồng. b = Σ Y : n = 4.243.877 : 42 = 101.044,6986 triệu đồng.  Từ đó, ta có: Phương trình tuyến tính dự báo lượng tiền gửi và nguồn khác như sau: Y = 2183,315171X + 106.636,294  Dự báo cho 6 tháng cuối năm 2013: Tháng 7-2013 : Y = 2.183,315x 21 + 101.044,698 = 146.894,317 triệu đồng. Tháng 8-2013 : Y = 2.183,3151x 22 + 101.044,698 = 149.077,632 triệu đồng. Tháng 9-2013 : Y = 2.183,3151x 23 + 101.044,698 = 151.260,948 triệu đồng. Tháng 10-2013 : Y = 2.183,315x 24 + 101.044,698 = 153.444,263 triệu đồng. Tháng 11-2013 : Y = 2.183,315x 25 + 101.044,698 = 155.627,578 triệu đồng. Tháng 12-2013 : Y = 2.183,315x 26 + 101.044,698 = 157.810,893 triệu đồng. 64 Bảng 4 : Dự báo chi trả tiền gửi ( CTTG) Khoản mục Tháng 1 - 2010 Tháng 2 - 2010 Tháng 3 - 2010 Tháng 4 - 2010 Tháng 5 - 2010 Tháng 6 - 2010 Tháng 7 - 2010 Tháng 8 - 2010 Tháng 9 - 2010 Tháng 10 - 2010 Tháng 11 - 2010 Tháng 12 - 2010 Tháng 1 - 2011 Tháng 2 - 2011 Tháng 3 - 2011 Tháng 4 - 2011 Tháng 5 - 2011 Tháng 6 - 2011 Tháng 7 - 2011 Tháng 8 - 2011 Tháng 9 - 2011 Tháng 10 - 2011 Tháng 11 - 2011 Tháng 12 - 2011 Tháng 1 - 2012 Tháng 2 - 2012 Tháng 3 - 2012 Tháng 4 - 2012 Tháng 5 - 2012 Tháng 6 - 2012 Tháng 7 - 2012 Tháng 8 - 2012 Tháng 9 - 2012 Tháng 10 - 2012 Tháng 11 - 2012 Tháng 12 - 2012 YVĐC 45.532 54.362 84.575 88.192 92.554 97.235 84.362 97.447 107.767 105.639 95.639 110.533 15.009 20.667 32.180 32.848 35.009 35.480 31.276 34.380 27.622 39.763 40.353 48.329 81.724 80.309 114.094 109.092 97.201 102.816 67.947 58.887 60.019 50.016 60.019 61.529 65 X (21) (20) (19) (18) (17) (16) (15) (14) (13) (12) (11) (10) (9) (8) (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 X* YVĐC (956.177) (1.087.241) (1.606.926) (1.587.458) (1.573.415) (1.555.755) (1.265.434) (1.364.265) (1.400.967) (1.267.668) (1.052.028) (1.105.327) (135.081) (165.336) (225.260) (197.088) (175.045) (141.920) (93.828) (68.760) (27.622) 0 40.353 96.658 245.174 321.236 570.468 654.552 680.409 822.532 611.519 588.870 660.214 600.195 780.253 861.411 X2 441 400 361 324 289 256 225 196 169 144 121 100 81 64 49 36 25 16 9 4 1 0 1 4 9 16 25 36 49 64 81 100 121 144 169 196 Khoản mục YVĐC Tháng 1 - 2013 Tháng 2 - 2013 Tháng 3 - 2013 Tháng 4 - 2013 Tháng 5 - 2013 Tháng 6 - 2013 Tổng Tháng 7 - 2013 Tháng 8 - 2013 Tháng 9 - 2013 Tháng 10 - 2013 Tháng 11 - 2013 Tháng 12 - 2013 X 99.776 138.832 151.403 117.881 148.715 134.010 15 16 17 18 19 20 2.754.610 X* YVĐC X2 1.496.638 2.221.318 2.573.854 2.121.858 2.825.586 2.680.200 225 256 289 324 361 400 4.400.697 6.181 21 22 23 24 25 26  Phương trình dự báo nhu cầu chi trả tiền gửi : Y = aX + b. Trong đó: Y là nhu cầu chi trả tiền gửi.  Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số: a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 4.400.697 : 6.181 = 711,972 triệu đồng. b = Σ Y : n = 2.754.610 : 42 = 65.585,962 triệu đồng.  Từ đó, ta có: Phương trình tuyến tính dự báo nhu cầu chi trả tiền gửi như sau: Y = 711,972 X + 65.585,962  Dự báo cho 6 tháng cuối năm 2013: Tháng 7-2013 : Y = 711,972 x 21 + 65.585,962 = 80.537,368 triệu đồng. Tháng 8-2013 : Y = 711,972 x 22 + 65.585,962 = 81.249,339 triệu đồng. Tháng 9-2013 : Y = 711,972 x 23 + 65.585,962 = 81.961,311 triệu đồng. Tháng 10-2013 : Y = 711,972 x 24 + 65.585,962 = 82.673,283 triệu đồng. Tháng 11-2013 : Y = 711,972 x 25 + 65.585,962 = 83.385,254 triệu đồng. Tháng 12-2013 : Y = 711,972 x 26 + 65.585,962 = 84.097,226 triệu đồng. 66 Bảng 5 : Dự báo cấp tín dụng (CTD) Khoản mục YVĐC X X* YVĐC Tháng 1 - 2010 Tháng 2 - 2010 Tháng 3 - 2010 Tháng 4 - 2010 Tháng 5 - 2010 Tháng 6 - 2010 Tháng 7 - 2010 Tháng 8 - 2010 Tháng 9 - 2010 Tháng 10 - 2010 Tháng 11 - 2010 Tháng 12 - 2010 Tháng 1 - 2011 Tháng 2 - 2011 Tháng 3 - 2011 Tháng 4 - 2011 Tháng 5 - 2011 Tháng 6 - 2011 Tháng 7 - 2011 Tháng 8 - 2011 Tháng 9 - 2011 Tháng 10 - 2011 Tháng 11 - 2011 Tháng 12 - 2011 Tháng 1 - 2012 Tháng 2 - 2012 Tháng 3 - 2012 Tháng 4 - 2012 Tháng 5 - 2012 Tháng 6 - 2012 Tháng 7 - 2012 Tháng 8 - 2012 Tháng 9 - 2012 Tháng 10 - 2012 Tháng 11 - 2012 Tháng 12 - 2012 193.633 231.184 359.670 375.052 393.601 413.507 358.765 414.412 458.296 449.248 406.721 470.059 169.001 232.708 362.335 369.856 394.188 399.497 352.159 387.110 311.015 447.720 454.356 544.166 318.666 313.146 444.881 425.378 379.013 400.909 264.941 229.616 237.712 195.026 230.352 239.919 67 (21) (20) (19) (18) (17) (16) (15) (14) (13) (12) (11) (10) (9) (8) (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 (4.066.302) (4.623.677) (6.833.723) (6.750.931) (6.691.212) (6.616.111) (5.381.472) (5.801.765) (5.957.848) (5.390.972) (4.473.928) (4.700.588) (1.521.009) (1.861.664) (2.536.345) (2.219.136) (1.970.940) (1.597.988) (1.056.477) (774.220) (311.015) 0 454.356 1.088.332 955.998 1.252.586 2.224.407 2.552.273 2.653.098 3.207.272 2.384.476 2.296.162 2.614.828 2.340.319 2.994.578 3.358.873 X2 441 400 361 324 289 256 225 196 169 144 121 100 81 64 49 36 25 16 9 4 1 0 1 4 9 16 25 36 49 64 81 100 121 144 169 196 Khoản mục Tháng 1 - 2013 Tháng 2 - 2013 Tháng 3 - 2013 Tháng 4 - 2013 Tháng 5 - 2013 Tháng 6 - 2013 YVĐC 276.766 385.104 419.974 326.988 412.518 371.727 Tổng X 15 16 17 18 19 20 11.609.398 Tháng 7 - 2013 Tháng 8 - 2013 Tháng 9 - 2013 Tháng 10 - 2013 Tháng 11 - 2013 Tháng 12 - 2013 X* YVĐC 4.151.495 6.161.669 7.139.562 5.885.780 7.837.838 7.434.531 (12.148.889) X2 225 256 289 324 361 400 6.181 21 22 23 24 25 26  Phương trình dự báo nhu cầu cấp tín dụng : Y = aX + b. Trong đó: Y là nhu cầu cấp tín dụng.  Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số: a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = -12.148.889 : 6.181 = -1.965,522 triệu đồng. b = Σ Y : n = 11.609.398 : 42 = 276.414,234 triệu đồng.  Từ đó, ta có: Phương trình tuyến tính dự báo nhu cầu cấp tín dụng như sau: Y = -1.965,522 X + 276.414,234  Dự báo cho 6 tháng cuối năm 2013: Tháng 7-2013 : Y = -1.965,522 x 21 + 276.414,234 = 235.138,279 triệu đồng. Tháng 8-2013 : Y = -1.965,522 x 22 + 276.414,234 = 233.172,757 triệu đồng. Tháng 9-2013 : Y = -1.965,522 x 23 + 276.414,234 = 231.207,236 triệu đồng. Tháng 10-2013 : Y= -1.965,522 x 24 +276.414,234 = 229.241,714 triệu đồng. Tháng 11-2013 : Y = -1.965,522 x 25+276.414,234 = 227.276,192 triệu đồng. Tháng 12-2013 : Y = -1.965,522 x 26+276.414,234 = 225.310,671 triệu đồng. 68 Bảng 6 : Dự báo lượng nguồn cầu khác Khoản mục Tháng 1 - 2010 Tháng 2 - 2010 Tháng 3 - 2010 Tháng 4 - 2010 Tháng 5 - 2010 Tháng 6 - 2010 Tháng 7 - 2010 Tháng 8 - 2010 Tháng 9 - 2010 Tháng 10 - 2010 Tháng 11 - 2010 Tháng 12 - 2010 Tháng 1 - 2011 Tháng 2 - 2011 Tháng 3 - 2011 Tháng 4 - 2011 Tháng 5 - 2011 Tháng 6 - 2011 Tháng 7 - 2011 Tháng 8 - 2011 Tháng 9 - 2011 Tháng 10 - 2011 Tháng 11 - 2011 Tháng 12 - 2011 Tháng 1 - 2012 Tháng 2 - 2012 Tháng 3 - 2012 Tháng 4 - 2012 Tháng 5 - 2012 Tháng 6 - 2012 Tháng 7 - 2012 Tháng 8 - 2012 Tháng 9 - 2012 Tháng 10 - 2012 Tháng 11 - 2012 Tháng 12 - 2012 YVĐC 5.832 6.963 10.833 11.297 11.855 12.455 10.806 12.482 13.804 13.531 12.250 14.158 5.613 7.729 12.034 12.284 13.092 13.268 11.696 12.857 10.329 14.870 15.090 18.073 12.894 12.671 18.001 17.212 15.336 16.222 10.720 9.291 9.469 7.891 9.469 9.708 69 X (21) (20) (19) (18) (17) (16) (15) (14) (13) (12) (11) (10) (9) (8) (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 X* YVĐC (122.478) (139.266) (205.833) (203.339) (201.540) (199.278) (162.091) (174.750) (179.451) (162.377) (134.755) (141.583) (50.517) (61.832) (84.238) (73.704) (65.460) (53.072) (35.088) (25.714) (10.329) 0 15.090 36.146 38.683 50.684 90.008 103.274 107.354 129.778 96.485 92.911 104.168 94.698 123.107 135.912 X2 441 400 361 324 289 256 225 196 169 144 121 100 81 64 49 36 25 16 9 4 1 0 1 4 9 16 25 36 49 64 81 100 121 144 169 196 Khoản mục Tháng 1 - 2013 Tháng 2 - 2013 Tháng 3 - 2013 Tháng 4 - 2013 Tháng 5 - 2013 Tháng 6 - 2013 YVĐC 8.571 11.927 13.006 10.127 12.776 11.512 Tổng Tháng 7 - 2013 Tháng 8 - 2013 Tháng 9 - 2013 Tháng 10 - 2013 Tháng 11 - 2013 Tháng 12 - 2013 351.122 X 15 16 17 18 19 20 X* YVĐC 128.571 190.825 221.110 182.281 242.736 230.245 X2 (72.629) 225 256 289 324 361 400 6.181 21 22 23 24 25 26  Phương trình dự báo lượng nguồn cầu khác : Y = aX + b. Trong đó: Y là lượng nguồn cầu khác.  Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số: a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = -72.629 : 6.181 = -11,750 triệu đồng. b = Σ Y : n = 351.122 : 42 = 8.360,048 triệu đồng.  Từ đó, ta có: Phương trình tuyến tính dự báo lượng nguồn cầu khác như sau: Y = -11,750 X + 11.907,095  Dự báo cho 6 tháng cuối năm 2013: Tháng 7-2013 : Y = -11,750 x 21 + 8.360,048 = 8.113,290 triệu đồng. Tháng 8-2013 : Y = -11,750 x 22 + 8.360,048 = 8.101,540 triệu đồng. Tháng 9-2013 : Y = -11,750 x 23 + 8.360,048 = 8.089,790 triệu đồng. Tháng 10-2013 : Y = -11,750 x 24 + 8.360,048 = 8.078,039 triệu đồng. Tháng 11-2013 : Y = -11,750 x 25 + 8.360,048 = 8.066,289 triệu đồng. Tháng 12-2013 : Y = -11,750 x 26 + 8.360,048 = 8.054,539 triệu đồng. 70 [...]... việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được mở Chi nhánh cấp một tại Cần Thơ - Quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 24/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y sát nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập Chi nhánh cấp một tại Cần Thơ theo... nghiên cứu và học tập 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH CÂN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1 Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank), là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có tên giao... -Sacombank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín MB BIDV : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam SHB : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn- Hà Nội ACB : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Vietinbank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Vietcombank : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam NHTM : Ngân hàng thương. .. luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn Ngoài ra, muốn cung cầu thanh khoản của ngân hàng cân bằng đâu phải là điều dễ thực hiện.Vậy, với tình hình diễn biến phức tạp hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng là điều cấp thiết Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên nên em chọn đề tài “ phân tích tình hình rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánhCần Thơ 2 1.2 MỤC TIÊU... chung Phân tích tình hình rủi ro thanh khoản Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Cần thơ Qua đó giúp ta thấy được những thuận lợi, khó khăn và đưa ra một số giải pháp để hạn chế rủi ro thanh khoản của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung đề tài cần tập trung vào những nội dụng sau: - Phân tích tình nguồn vốn và tài sản tại Sacombnak Cần Thơ trong... thuê Tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL); - Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS); - Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBR); - Công ty Vàng bạc, đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBJ) Một công ty liên kết (công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam - VFM) và một công ty liên doanh (công ty TNHH Đầu tư SBS toàn cầu) Việc khai trương Chi nhánh Lào vào... thái thanh khoản của ngân hàng Thừa thanh khoản hay thiếu thanh khoản đều có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng 2.1.3.2 Chi n lược quản trị rủi ro thanh khoản a Chi n lược quản trị thanh khoản từ bên trong (tài sản) Cách tiếp cận truyền thống này thường được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách chủ động Chi n lược này đòi hỏi ngân hàng dự trữ thanh khoản. .. vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau 5 - Nhà quản trị thanh khoản cần phải đánh giá, xác định được các khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ ngân hàng Từ đó người quản trị có thể hoạch định được chi n lược thanh khoản cho ngân hàng - Khả năng thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhà quản trị ngân hàng cần tránh tình trạng kéo dài... dịch,… Xét về góc độ ngân hàng: Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình Khả năng và yêu cầu về thanh khoản thể hiện trong nguồn cung và nhu cầu thanh khoản 2.1.1.2 Nguồn cung về thanh khoản Nguồn cung về thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: - Các khoản tiền sẽ nhận được trong kỳ (S1) - Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng (S2) - Các khoản tín dụng thu về trong... mà nguồn tạo ra thanh khoản và nhu cầu sử dụng thanh khoản không cân bằng với nhau, ngân hàng có sự chênh lệch thanh khoản (liquidity gap) có thể xác định như sau: TRẠNG THÁI THANH KHOẢN = CUNG THANH KHOẢN(1) – CẦU THANH KHOẢN(2) Khi (1) > (2), ngân hàng có một trạng thái thanh khoản dương và phần thanh khoản dư nhanh chóng phải được đầu tư vào những tài sản sinh lợi cho tới khi chúng cần được sử dụng

Ngày đăng: 11/10/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan