phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh kiên giang

83 203 0
phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh kiên giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  NGUYỄN HỮU TOÀN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ-2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỮU TOÀN MSSV: 4108646 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Cần Thơ - 2013 LỜI CẢM TẠ  -------------Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ và tất cả thầy, cô đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy để truyền đạt những kiến thức và kinh kiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Gia đình đã động viên, tạo điều kiện để em hoàn thành tốt luận văn của mình. Thầy PGS.TS Trương Đông Lộc đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành luận văn. Ban lãnh đạo Ngân hàng An Bình chi nhánh Kiên Giang, đặc biệt là các anh, chị ở Phòng Quản Lý Tín Dụng, phòng QHKH đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết, giải đáp những thắc mắc và truyền đạt những kiến thức thực tế giúp cho em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian thực tập còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin kính chúc thầy, cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Ban giám đốc, các cô chú, anh chị em trong công ty cùng gia đình dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hữu Toàn LỜI CAM ĐOAN  -----------Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hữu Toàn NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… Rạch Giá, ngày tháng năm 2013 GIÁM ĐỐC MỤC LỤC  Trang Lời cảm tạ............................................................................................................i Lời cam đoan...................................................................................................... ii Nhận xét của cơ quan thực tập........................................................................... iii Mục lục..............................................................................................................iv Danh mục bảng.................................................................................................. vi Danh mục hình................................................................................................. vii Danh mục từ viết tắt........................................................................................ viii Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu..................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2 1.3.1 Không gian.............................................................................................2 1.3.2 Thời gian................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 3 2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................ 3 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng..........................3 2.1.2 Quy trình tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng........................................... 9 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.............................................. 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................10 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 10 Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG..........................................................................12 3.1 Lịch sử hình thành......................................................................................12 3.2 Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 13 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức........................................................................... 13 3.2.2 Chức năng các phòng ban.....................................................................13 3.2.3 Quy chế cho vay...................................................................................14 3.2.4 Quy trình tín dụng tại Ngân hàng......................................................... 17 3.3 Khái quát hoạt động kinh doanh................................................................. 18 3.3.1 Doanh thu.............................................................................................20 3.3.2 Chi phí................................................................................................. 20 3.3.3 Lợi nhuận............................................................................................. 21 3.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển................................... 21 3.4.1 Thuận lợi.............................................................................................. 21 3.4.2 Khó khăn..............................................................................................21 3.4.3 Định hướng phát triển.......................................................................... 22 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH KIÊN GIANG (2010 – 6/2013)...................... 24 4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn.................................................................... 24 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn................................................................................ 24 4.1.2 Tình hình nguồn vốn huy động............................................................. 26 4.2 Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng (2010 – 6/2013).................... 27 4.2.1 Phân tích tình hình cho vay.................................................................. 29 4.2.2 Phân tích tình hình thu nợ.....................................................................37 4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ......................................................................45 4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu và rủi ro tín dụng........................................ 49 4.2.5 Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu gây ra rủi ro tín dụng....... 52 4.3 Đánh giá hoạt động tín dụng........................................................................53 4.4 Những tồn tại và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng............... 56 4.4.1 Những mặt tồn tại.................................................................................56 4.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng...................................56 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 61 5.1 Kết luận.......................................................................................................61 5.2 Kiến nghị.................................................................................................... 62 5.2.1 Đối với UBND tỉnh Kiên Giang........................................................... 62 5.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP An Bình Kiên Giang...................................62 5.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP An Bình..................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 64 DANH MỤC BẢNG  STT Tên bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012) Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Kiên Giang (6 tháng đầu năm 2012 và 2013) Cơ cấu nguồn vốn của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Doanh số cho vay theo kỳ hạn của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Doanh số cho vay theo ngành của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Doanh số thu nợ theo thời hạn của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Doanh số thu nợ theo ngành của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Dư nợ theo thời hạn và thành phần kinh tế của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Dư nợ theo ngành của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Phân loại các nhóm nợ của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng (2010 – 2012) Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng (6 tháng đầu năm) 3.2 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 Trang 18 18 26 32 34 37 40 42 45 48 50 53 55 56 DANH MỤC HÌNH  STT Tên hình 2.1 3.1 3.2 Quy trình tín dụng của ABBANK Kiên Giang Sơ đồ bộ máy tổ chức ABBANK Kiên Giang Kết quả hoạt động kinh doanh tại ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012) Kết quả hoạt động kinh doanh tại ABBANK Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Tình hình huy động vốn theo thời hạn (2010 – 2012) Tình hình huy động vốn theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Tình hình hoạt động tín dụng (2010 – 2013) Tình hình hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Cơ cấu thu nợ theo thành phần kinh tế Tình hình thu nợ theo ngành của ABBANK (2010 – 6/2013) 3.3 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 Trang 9 14 19 20 27 28 29 30 41 42 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  TMCP: Thương mại cổ phần NHTM: Ngân hàng thương mại NH: Ngân hàng PGD: Phòng giao dịch NHNN: Ngân hàng Nhà nước HĐTD: Hợp đồng tín dụng TCTD: Tổ chức tín dụng CV Chuyên viên Quan hệ khách hàng QHKH: CV QLTD: Chuyên viên Quản lý tín dụng CBCNV: Cán bộ công nhân viên TG: Tiền gửi TCKT: Tổ chức kinh tế UBND: Ủy ban nhân dân CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để tạo lập một doanh nghiệp, công ty, để sản xuất kinh doanh, mua sắm đồ dùng cá nhân, mua sắm trang thiết bị… hay trong bất kỳ một lĩnh vực kinh tế nào cũng cần phải có vốn, có nguồn tài chính. Chính vì thế nhu cầu về vốn là nhu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, ở nước ta thị trường vốn chưa thực sự trở thành kênh phân phối vốn một cách hiệu quả cho nền kinh tế. Do đó, nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng. Tín dụng không chỉ là một trong những hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng mà con góp phần quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, là đòn bẩy giúp cho nền kinh tế vận hành liên tục và hiệu quả. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nước ta không ngừng phát triển, bắt cùng nhịp độ đó các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình(ABBANK) nói riêng không ngừng hoàn thiện, đổi mới để tồn tại và phát triển nhất là trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Với phương châm kinh doanh “Trao giải pháp – Nhận nụ cười”, ABBANK luôn mong muốn trở thành địa chỉ tin cậy, mang đến những giải pháp tài chính hiệu quả và nhận được nụ cười, sự hài lòng của khách hàng sau mỗi lần giao dịch. Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch, nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy sản với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Là thành phố trực thuộc tỉnh, Rạch giá luôn là đầu tàu tiên phong, thu hút đầu tư, tập trung mọi nguồn lực thế mạnh của tỉnh. Chính vì vậy rất nhiều ngân hàng đã mở chi nhánh đặt tại đây, như ngân hàng ACB, VietinBank, Agribank, Vietcombank, Đông Á Bank…và nhiều quỹ tín dụng khác. Với sự hiện diện của nhiều ngân hàng như vậy, vấn đề đặt ra cho ABBANK Kiên Giang là hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng nhằm cạnh tranh và đứng vững, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút vốn và cung cấp vốn cho toàn tỉnh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Kiên Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ABBANK chi nhánh Kiên Giang, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng; - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng An Bình chi nhánh Kiên Giang. Địa chỉ: số 40, đường Trần Phú, Phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang. 1.3.2 Thời gian Thông tin về số liệu được sử dụng trong luận văn là từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng như: tình hình huy động vốn và cho vay; tình hình thu nợ, dư nợ; rủi ro tín dụng… của ABBANK chi nhánh Kiên Giang thông qua các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số tài liệu liên quan được Ngân hàng cung cấp. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Một số khái niệm Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…) giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà Ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong HĐTD. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký kết giữa ngân hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tư hay sử dụng vốn cho mục đích hợp pháp nào đó Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Nợ là các khoản cho vay, ứng trước, cho thuê tài chính, các khoản chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, các khoản bao thanh toán và các hình thức tín dụng khác. Gồm có các nhóm nợ sau: ►Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả lãi và gốc đúng hạn; - Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đúng hạn; - Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều 10. ►Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; - Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 khoản 3 điều 10. ►Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu; - Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Nợ của khách hàng mà ngân hàng không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; - Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD hoặc tiền vay dùng để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở TCTD cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp; - Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; - Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; - Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn; - Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro; - Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra; - Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 khoản 3 điều 10. ►Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; - Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 khoản 3 điều 10. ►Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - Nợ quá hạn trên 360 ngày; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị hoặc đã bị quá hạn; - Nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; - Nợ của khách hàng là TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; - Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều 10. Việc phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN và thông tư 02/2013/TT-NHNN. Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, và 5. Là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang các nhóm nợ xấu. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. 2.1.1.2 Phân loại tín dụng ►Dựa vào mục đích sử dụng - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. - Tín dụng học tập: Là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên. Ngoài ra, căn cứ vào mục đích sử dụng còn có thể có nhiều hình thức tín dụng khác. ► Dựa vào thời hạn tín dụng Theo phương thức này thì tín dụng được chia thành 2 loại: ngắn hạn, trung và dài hạn. - Ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng, chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định. - Dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng, thường được sử dụng cho việc đáp ứng nhu cầu đầu tư. ► Dựa vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả…thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba. Loại cho vay này áp dụng cho các khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng. 2.1.1.3 Chức năng của tín dụng ►Chức năng phân phối lại tài nguyên Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các ngân hàng chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt ngân hàng tập trung vốn tiền tệ của các xí nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác ngân hàng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần kho bạc Nhà Nước. ►Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Ngày nay ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ lưu thông. Nhờ vào các công cụ ngân hàng tạo ra mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn và do vậy, hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. 2.1.1.4 Đảm bảo tín dụng Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thể chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. * Các đặc trưng của đảm bảo tín dụng: - Giá trị của bảo đảm tín dụng phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. - Tài sản đảm bảo phải có sẵn thị trường tiêu thụ - Tài sản đảm bảo có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản. * Các hình thức của đảm bảo tín dụng: ►Cầm cố tài sản: Là việc bên đi vay giao tài sản là động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho Ngân hàng để đảm bảo chắc chắn nguồn thu nợ thứ hai. Tài sản cầm cố thường là động sản dễ di chuyển nên ngoài việc Ngân hàng nắm giữ chủ quyền, còn phải nắm giữ luôn tài sản đó. Khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, Ngân hàng được quyền bán tài sản cầm cố để thu hồi nợ. ►Thế chấp tài sản: Là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trường hợp thế chấp toàn bộ động sản, BĐS có vật phụ thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. ►Bảo lãnh: - Bảo lãnh bằng tài sản: Người bảo lãnh cho người đi vay dùng tài sản của mình thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. - Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo: Thường dùng cho các doanh nghiệp hay các cá nhân có khả năng tài chính vững mạnh và có uy tín trên thương trường hay đối với ngân hàng. Ngân hàng cho vay biết rằng vì uy tín, họ không từ chối thi hành nghĩa vụ bảo lãnh khi khách hàng không trả được nợ. 2.1.1.5 Rủi ro tín dụng ►Rủi ro tín dụng là gì? Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. ►Biểu hiện của rủi ro tín dụng Nợ xấu ngày càng cao đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. ►Hậu quả của rủi ro tín dụng - Về phía ngân hàng: thiệt hại về uy tín và vật chất của ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là người đi vay và cho vay. Làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền, vì ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Mất cân đối trong việc thanh toán dần làm cho ngân hàng lỗ và có nguy cơ bị phá sản. - Kinh tế - xã hội: Kinh doanh của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế xã hội, tất cả các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra làm ngân hàng có thể bị phá sản, lây lan sang các ngân hàng khác, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tác động đến tâm lý của dân chúng. 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng - Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = (Vòng) (2.1) Dư nợ bình quân Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Trong đó: Dư nợ bình quân = 2 (2.2) - Dư nợ trên tổng nguồn vốn: đánh giá khả năng cho vay cũng như mức độ tập trung vốn của ngân hàng cho hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao. Tổng dư nợ Dư nợ trên tổng nguồn vốn = x 100% (2.3) Tổng nguồn vốn - Tổng dư nợ trên vốn huy động: Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn chưa tốt. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên vốn huy động = (2.4) Vốn huy động - Hệ số thu nợ: Chỉ số này phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng so với hoạt động cho vay. Nó cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng có đạt hiệu quả hay không. Hệ số thu nợ càng cao càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng thực hiện tốt. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% (2.5) Doanh số cho vay - Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ: Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay. Nếu tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% (2.6) Dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu: Đây là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng hoạt động tín dụng càng cao và ngược lại. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng là bình thường. Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% (2.7) Dư nợ 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong luận văn là số liệu thứ cấp thu thập từ: - Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Bảng cân đối kế toán của ngân hàng. - Một số thông tin liên quan do ngân hàng cung cấp. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu – chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Trong đó: ∆F = F F 1 − (2.14) ∆F : chỉ số chênh lệch giữa 2 kỳ. F 1: chỉ số kỳ phân tích. F0 : chỉ số kỳ gốc. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. − Y0 Y1 %∆Y = Trong đó: x 100 (2.15) Y0 %Y : là % gia tăng của các chỉ tiêu. Y1 : chỉ số kỳ phân tích. Y0 : chỉ số kỳ gốc. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng của 1 bộ phận trong tổng thể. Trị số của từng bộ phận Tỷ trọng của từng bộ phận so sánh = x 100% (2.16) Tổng thể Bên cạnh đó sử dụng biểu đồ thể hiện số liệu để dễ dàng quan sát và nhận xét số liệu. CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH KIÊN GIANG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ABBANK chi nhánh Kiên giang với tiền thân là Phòng giao dịch Rạch Giá được thành lập vào tháng 11 năm 2007, trực thuộc Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ. Sau gần 4 năm hoạt động, đứng trước nhu cầu tài chính của cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng, vào ngày 27/01/2011 PGD Rạch Giá đã chính thức được nâng cấp lên thành chi nhánh Kiên Giang theo quyết định 09/QĐ-HĐQT.11 của Hội Đồng Quản Trị, tách khỏi chi nhánh Cần Thơ và hoạt động độc lập. Định hướng kinh doanh theo quan điểm thận trọng, ngân hàng luôn quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu đảm bảo an toàn được giữ vững. Ngân hàng có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo những thông lệ quốc tế, phát triển theo hướng một ngân hàng bán lẻ đa năng, với phương châm kinh doanh là “Trao giải pháp – Nhận nụ cười” ngân hàng luôn mong muốn trở thành địa chỉ đáng tin cậy, mang đến những giải pháp tài chính hiệu quả và nụ cười hài lòng của khách hàng sau mỗi lần giao dịch. ►Thông tin liên lạc: - Địa chỉ: 40 Trần Phú, phường Vĩnh Thanh, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang - Điện thoại: 0773 942 828 - Fax: 0773 942 827 ►Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng: - Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng… - Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng… - Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union. - Thu đổi ngoại tệ. - Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa. - Các dịch vụ ngân hàng khác… 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH KHO QUỸ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PHÒNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ABBANK Kiên Giang 3.2.2 Chức năng các phòng ban ♦ Giám đốc - Là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và trước pháp luật trong việc điều hành chi nhánh. Mọi hoạt động của chi nhánh đều do Giám đốc chỉ đạo và điều hành. Giám đốc trực tiếp phụ trách công tác kinh doanh và công tác tổ chức cán bộ. - Xem xét nội dung tín dụng do phòng kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. - Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, trả hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, quyết định các biện pháp xử lý đối với việc sai phạm của khách hàng. ♦ Phòng giao dịch kho quỹ Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ và vàng. Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Đây là bộ phận thực hiện việc chi trả và thanh toán bằng tiền cho khách hàng. Thực hiện việc quản lý và sử dụng quỹ tiền mặt cho toàn bộ hoạt động thường ngày của chi nhánh. ♦ Phòng tổ chức hành chính Là phòng tổ chức nghiệp vụ, thực hiện công tác tổ chức cán bộ và nhân sự tại chi nhánh theo đúng quy định. Thực hiện công tác quản trị văn phòng và phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn tại chi nhánh. ♦ Phòng kế toán Là phòng dịch vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các công việc, các công cụ có liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định. Thực hiện nhiệm vụ báo cáo và cung cấp các số liệu cần thiết về hoạt động tiền tệ của chi nhánh về Hội sở và Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn. ♦ Phòng quan hệ khách hàng Đây là phòng tập trung những hoạt động chính của ngân hàng, quyết định phần lớn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phòng quan hệ khách hàng được giao các nhiệm vụ sau đây: - Lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hoạt động của Phòng định kỳ tháng, quý… - Tìm kiếm nguồn, huy động vốn, cho vay các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. - Xếp hạng tín dụng nội bộ và theo dõi tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, thu nợ, dư nợ của khách hàng và có các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở và xử lý nợ… - Phối hợp với phòng Quản lý tín dụng quản lý, giám sát các khoản cho vay và rủi ro tín dụng có thể xảy ra. ♦ Phòng quản lý tín dụng - Lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh được giao. - Quản lý, kiểm soát việc trình duyệt, giải ngân các khoản cấp tín dụng tại chi nhánh theo quy định. - Kiểm soát việc quản lý Tài sản đảm bảo, hồ sơ Tài sản đảm bảo của các hợp đồng tín dụng. - Phối hợp với phòng Quan hệ khách hàng quản lý, thực hiện công tác phân loại nợ để đôn đốc trả vốn và lãi đúng hạn. 3.2.3 Quy chế cho vay của Ngân hàng ►Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn phải đảm bảo: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. ►Điều kiện vay vốn Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của ABBANK. ►Thời hạn cho vay ABBANK và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ABBANK để thỏa thuận thời hạn cho vay. ►Lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay do ABBANK và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ►Mức cho vay - Căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay. - Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, trừ trường hợp đối với khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân. - Tổng dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng hạn chế cho vay không vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng. ►Phương thức cho vay - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ABBANK thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký HĐTD. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: ABBANK và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: ABBANK cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng có ABBANK cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ABBANK và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ABBANK cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. ABBANK và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng: ABBANK chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong pham vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ABBANK. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ABBANK thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam. ►Trả nợ gốc và lãi vốn vay - Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ gốc, kỳ hạn trả lãi và đồng tiền trả nợ phù hợp, theo quy định của pháp luật. - Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi bằng ngoại tệ đó, phù hợp với quy định Quản lý ngoại hối của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3.2.4 Quy trình tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Hình 2.1: Quy trình tín dụng của ABBANK - Bước 1: CV QHKH/ Hỗ trợ tiếp cận khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ bao gồm: ♦ Hồ sơ pháp lý: CMND, Hộ khẩu, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký kết hôn… ♦ Phương án vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, hồ sô chứng minh mục đích vốn vay (hợp đồng mua bán nhà/xe…) ♦ Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh…kỳ gần nhất, hợp đồng lao động còn thời hạn, xác nhận lương của cơ quan, hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập khác… ♦ Hồ sơ tài sản đảm bảo/ bảo lãnh. - Bước 2: CV QHKH thẩm định các hồ sơ vay vốn, lập tờ trình và xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng. Trường hợp đồng ý cấp tín dụng, trình lên trưởng phòng, trường hợp từ chối, lập văn bản từ chối cấp tín dụng nêu rõ lý do gửi khách hàng. - Bước 3: Trưởng phòng QHKH xem xét gửi hồ sơ cho Phòng quản lý tín dụng, CV tín dụng tái thẩm định, phân tích và lập báo cáo thẩm định rủi ro, đề xuất cho vay/ không cho vay trình trưởng phòng tín dụng phê duyệt, sau đó trình lên giám đốc ra quyết định cuối cùng. - Bước 4: Hoàn tất thủ tục, yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ đầy đủ, CV tín dụng hỗ trợ khách hàng liên hệ ngân quỹ giải ngân. - Bước 5: Sau khi giải ngân, CV QHKH thường xuyên theo dõi khoản cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đôn đốc nhắc nợ khách hàng, yêu cầu khách hàng thực hiện các điều kiện sau giải ngân đã phê duyệt (nếu có). Định kỳ thực hiện đánh giá khoản cấp tín dụng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu dẫn đến rủi ro trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý kip thời. CV QLTD phối hợp với CV QHKH trong việc theo dõi thực hiện các điều kiện phê duyệt, bổ sung chứng từ/ hồ sơ, nhắc nợ khách hàng. 3.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Trong những năm qua, với môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp, điều kiện bất lợi của thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cộng với sự cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác trên cùng địa bàn, ABBANK Kiên Giang đã gặp không ít khó khăn, trở ngại. Song, với sự quản lý tốt, chiến lược kinh doanh hiệu quả của cán bộ lãnh đạo cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên mà kết quả kinh doanh của ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012) Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Doanh thu 6.402 11.641 12.523 5.239 81,8 882 7,6 Chi phí 5.365 9.748 10.804 4.383 81,7 1.056 10,8 Lợi nhuận 1.037 1.893 1.719 856 82,6 (174) (9,2) Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Kiên Giang (6 tháng đầu năm 2012 và 2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch 2013 Số tiền % Doanh thu 5.127 7.441 2.314 45,1 Chi phí 4.226 5.801 1.575 37,3 901 1.640 739 82,0 Lợi nhuận Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Dựa vào bảng số liệu và đồ thị ta có thể thấy, doanh thu, chi phí lợi nhuận của NH tăng qua các năm. Đáng kể nhất là giai đoạn từ năm 2010 sang năm 2011, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của NH tăng vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng khá cao. Nguyên nhân sự tăng đột biến này là do từ năm 2011 NH chính thức được nâng cấp thành chi nhánh, quy mô hoạt động được mở rộng, tăng cường, cũng trong năm này chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các NH, có thể coi năm 2011 là năm vàng của ABBANK Kiên Giang nói riêng và các NHTM nói chung. Tuy nhiên, đến năm 2012 kết quả hoạt động kinh doanh lại tăng trưởng chậm. Năm 2012 là một năm nền kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp, tình hình dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi; giá cả, nhất là giá xăng dầu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, chính sách đầu tư công thắt chặt, đã tác động và làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung và ABBANK Kiên Giang nói riêng. Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012) Bước sang năm 2013, kết quả hoạt động kinh doanh của NH tiến triển rất tốt, chỉ trong 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu đã cao hơn so với kết quả kinh doanh cùng kì năm trước và của cả năm 2010. Năm 2013 hứa hẹn sẽ là một năm thành công của NH. Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của ABBANK Kiên Giang 3.3.1 Doanh thu Tổng doanh thu tăng dần qua các năm, cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng đi lên, NH đang trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu so với những NH khác trên địa bàn, doanh thu của NH vẫn còn tương đối thấp. Từ tổng chi phí 6.402 triệu đồng năm 2010 đã tăng lên 11.641 triệu đồng vào năm 2011, tăng 5.239 triệu đồng, tương đương 81,83%, sang năm 2012 tiếp tục tăng trưởng lên mức 12.523 triệu đồng, tăng 7,58%. Sáu tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu cũng vượt mức so với cùng kì năm 2012 là 45,13%. Doanh thu của NH chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Ngoài ra, còn có doanh thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nội địa và quốc tế; thu đổi ngoại tệ, vàng; dịch vụ thẻ và doanh thu từ các hoạt động khác. 3.3.2 Chi phí Để có được lợi nhuận như mong muốn, ngoài việc nâng cao nguồn thu nhập thì việc quản lý chi phí sao cho hiệu quả nhất cũng là vấn đề quan trọng của NH. Tổng chi phí của NH bao gồm chi phí trả lãi cho nguồn vốn điều hòa, chi phí trả lãi vốn huy động và chi phí ngoài lãi cho các hoạt động thanh toán và quỹ, hoạt động điều hành và các hoạt động khác. Từ tổng chi phí 5.365 triệu đồng năm 2010 đã tăng lên 9.748 triệu đồng vào năm 2011, tương đương 81,70%, sang năm 2012 tiếp tục tăng lên mức 10.804 triệu đồng, tăng 10,83%. Sáu tháng đầu năm 2013 tổng chi phí cũng cao hơn so với cùng kì năm 2012 là 37,27%. Tổng chi phí của NH tăng qua các năm do hoạt động kinh doanh của NH ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, đây cũng là điều đáng lưu ý vì chi phí tăng lợi nhuận sẽ giảm, NH cần thắt chặt chi tiêu, giảm chi phí ở mức thấp nhất để tăng lợi nhuận. 3.3.3 Lợi nhuận Lợi nhuận của NH có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 – 6/2013. Năm 2011 lợi nhuận là 1.893 triệu đồng, tăng 82,55% so với năm 2010. Tuy nhiên, năm 2012 lợi nhuận lại giảm xuống 1.719 triệu đồng, giảm 9,19%. Bước sang năm 2013, kết quả hoạt động kinh doanh của NH tiến triển rất tốt, lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 1.640 triệu đồng cao hơn nhiều so với cùng kì năm ngoái. 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.4.1 Thuận lợi Ngân hàng được thành lập và hoạt động đã lâu, tạo được uy tín trên địa bàn nên được nhiều người biết đến. Ngân hàng được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại, xây dựng trụ sở làm việc mới khang trang và được đặt ngay vị trí trung tâm của thành phố thuận lợi cho việc giao dịch và thu hút khách hàng. Có đội ngũ nhân viên đoàn kết, trình độ chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc. Nằm trong mạng lưới Ngân hàng An Bình, chi nhánh Kiên Giang nhận được rất nhiều sự đầu tư, giúp đỡ nhiệt tình của cả hệ thống. Bên cạnh đó, phải kể đến sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. 3.4.2 Khó khăn Với việc xuất hiện nhiều ngân hàng hoạt động, cạnh tranh trên địa bàn cũng đã tạo ra cho Ngân hàng An Bình một số khó khăn nhất định. Việc chạy đua lãi suất với các ngân hàng đã làm chi phí gia tăng, huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thủy sản nên dễ bị biến động do thời tiết, dịch bệnh, giá cả… Số lượng phòng giao dịch, máy ATM, máy POS… chưa nhiều. Điều này làm cho quy mô phủ sóng của ngân hàng trên địa bàn còn hạn chế. Ngân hàng chưa liên kết được nhiều công ty, tổ chức kinh tế để trả lương qua thẻ nên doanh thu về thẻ chưa cao. 3.4.3 Định hướng phát triển ♦ Mục tiêu kinh doanh Bám sát mục tiêu chung trở thành một Ngân hàng bán lẻ − đa năng – hiện đại hàng đầu Việt Nam; Xây dựng kế hoạch ABBANK − Chi nhánh Kiên Giang kinh doanh theo hướng tiên tiến trên cơ sở đánh giá, phân tích quá trình hoạt động và thực tiễn kinh tế địa phương phù hợp với yêu cầu chung của Ngân hàng. Gắn liền hoạt động của Ngân hàng với các thế mạnh kinh tế của tỉnh, có các biện pháp để ABBANK Kiên giang phục vụ khách hàng tốt nhất trên địa bàn và trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp. Xây dựng đề xuất triển khai đề án bán hàng và cải tiến quy trình phục vụ khách hàng theo hướng tập trung vào giá trị gia tăng cho khách hàng mạng lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Ngân hàng. Về huy động vốn, giữ vững hệ khách hàng hiện hữu. Khai thác nguồn vốn lãi suất thấp của các doanh nghiệp, công ty, cá nhân, hộ kinh doanh chiếm khoảng 25% tổng huy động. Hoạt động này gắn liền với hoạt động thanh toán, các tiện ích gia tăng từ hệ thống core (Internet Banking, ATM, POS, Thẻ, Mobile Banking…). Tập trung khai thác đa dạng các kỳ hạn tiền gửi, chú trọng phát triển kỳ hạn dài hạn nhằm ổn định về nguồn vốn. Dự kiến công tác huy động vốn tập trung vào những khách hàng sau: Nhóm khách hàng cá nhân: gồm hộ kinh doanh cá thể, các gia đình thuộc diện đền bù giải tỏa, các cơ sở sản xuất công nghiệp − tiểu thủ công nghiệp. Nhóm khách hàng doanh nghiệp: tập trung ở lĩnh vực thương mại dịch vụ, vật tư nông nghiệp, xăng dầu, vàng. Tiếp cận các nguồn vốn từ tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị − xã hội (Công ty xổ số, Ban quản lý dự án đền bù giải tỏa, khu công nghiệp, các ban ngành khác…). Nhóm khách hàng tập trung tại cửa khẩu quốc tế: nguồn vốn bằng VND/Ngoại tệ/Vàng. Về hoạt động tín dụng: tiếp tục ổn định khách hàng hiện hữu và phát triển mở rộng sang các địa bàn liền kề, các doanh nghiệp, hộ dân cư khá lớn. Đẩy mạnh cho vay lãi suất cao, cho vay có trọng điểm. Xác định hệ khách hàng chủ lực gồm: Cho vay sản xuất kinh doanh: cung cấp tín dụng đi kèm với bán chéo các sản phẩm (bảo lãnh, thẻ, thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế…). Đối với địa bàn tại các huyện cụ thể phát triển cho vay theo ngành nghề chủ lực trên địa bàn (lúa gạo, vật tư nông nghiệp, xăng dầu…) Cho vay tiêu dùng: các sản phẩm tập trung phát triển cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng − sửa chữa nhà, mua sắm ôtô cá nhân. Nhóm khách hàng cá nhân: gồm cá nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp có thu nhập khá trở lên; CBCNV; hộ kinh doanh cá thể; hộ nông dân. Nhóm khách hàng doanh nghiệp: tập trung ở lĩnh vực thương mại − dịch vụ, xăng dầu, vàng; Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả có hoạt động thanh toán quốc tế; Các doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư hoặc đang đầu tư trên địa bàn nhưng đã có thương hiệu trên thị trường. Nhóm khách hàng tập trung tại cửa khẩu quốc tế: thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu. Về cung cấp dịch vụ: phát triển dịch vụ chuyển tiền nội địa, thẻ ATM, kiều hối, chi hộ lương…tạo nguồn cung ứng tiền mặt ổn định cho chi nhánh đáp ứng các nhu cầu chi trả. Khai thác triệt để các tính năng ưu việt của Ngân hàng điện tử nhằm mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Công tác phát triển hoạt động kinh doanh phải đi với hiệu quả an toàn. ♦ Mục tiêu quản trị – điều hành - Quản trị nhân sự: Tạo môi trường làm việc thân thiện và đoàn kết cùng với điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, thăng tiến nhằm giúp nhân viên phát huy tối đa hiệu suất làm việc, từ đó có thể giữ chân và thu hút nhân tài. Có chương trình đào tạo theo cấp bậc nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên và bồi dưỡng đội ngũ kế thừa. - Điều hành các bộ phận Back-Office hỗ trợ tối đa hiệu quả kinh doanh, phục vụ khách hàng. - Phát triển thương hiệu thông qua phong cách phục vụ chuyên nghiệp – tận tình, hình ảnh trụ sở, quầy giao dịch, vật phẩm, ấn phẩm, quy trình xử lý nghiệp vụ… - Quản lý rủi ro về Con người, Tín dụng, Thanh toán, Kế toán, Kho quỹ, tỷ giá, hệ thống. - Tuân thủ các quy định của pháp luật, NHNN và Ngân hàng ABBANK. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH KIÊN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng – một tổ chức huy động nguồn vốn nhàn rỗi và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Bởi vậy, vốn đối với ngân hàng có ý nghĩa to lớn và rất quan trọng. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích của bản thân các NHTM mà con vì sự phát triển chung của nền kinh tế. Một NH muốn đứng vững trên thương trường thì nguồn vốn của NH phải đủ mạnh mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng thuận lợi. Nguồn vốn của ABBANK Kiên Giang gồm hai bộ phận chủ yếu là vốn huy động và vốn điều hòa từ cấp trên. Trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn của NH có sự tăng đều và ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 95.408 triệu đồng, đến năm 2011, NH có bước chuyển mình mạnh mẽ, tổng nguồn vốn là 143.936, tăng 48.528 triệu đồng với tốc độ tăng 50,86% so với năm 2010. Sang năm 2012 với tốc độ tăng nhẹ 11.26% thì tổng nguồn vốn đạt 160.094 triệu đồng. Đến tháng 6 năm 2013, tổng nguồn vốn là 85.626 triệu đồng, tăng 15.098 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 21,72% so với cùng kỳ năm 2012. Nhìn chung nguồn vốn của NH có xu hướng tăng phù hợp với sự phát triển kinh doanh của NH qua các năm. Vốn huy động của NH năm sau luôn cao hơn năm trước, từ mức 24.575 triệu đồng năm 2010, rồi 52.305 triệu đồng năm 2011, đến năm 2012 đã là 85.266 triệu đồng, với tốc độ tăng tương đối cao (112,84% năm 2011 và 63,02% năm 2012). Chỉ tiêu huy động vốn 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng vượt kế hoạch, tăng 28,74% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn điều hòa từ cấp trên thì có xu hướng giảm (giảm 18,34% năm 2012), duy chỉ có năm 2011 cao là do từ năm 2011 NH đã chính thức nâng cấp thành chi nhánh, doanh số cho vay năm 2011 của NH tăng vượt bậc. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của NH khá tốt, tuy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh nhưng cho thấy NH đã dần không còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa. Tóm lại, về mặt huy động vốn, NH đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý kể từ năm 2010 cho đến nay, với việc ấn định lãi suất tiền gửi linh hoạt, NH ngày càng thu hút được người gửi tiền. Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền 6-2013/6-2012 % Số tiền % Vốn huy động 24.575 52.305 85.266 43.879 56.490 27.730 112,8 32.961 63,0 12.611 28,7 Vốn điều hòa 70.833 91.631 74.828 27.053 29.136 20.798 115,5 (16.803) (18,3) 2.083 7,7 Tổng cộng 95.408 143.936 160.094 70.932 85.626 48.528 11,3 15.098 21,7 50,9 Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang 16.158 4.1.2 Tình hình nguồn vốn huy động Ngân hàng huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của khách hàng là chủ yếu, ở chi nhánh Kiên Giang không huy động bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá. Tiền gửi chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ và ngoại tệ. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn theo thời hạn qua các năm. Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Hình 4.1: Tình hình huy động vốn theo thời hạn (2010 – 2012) Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn và trung − dài hạn nhìn chung đều tăng dần qua các năm, thấp nhất là năm 2010, cao nhất là năm 2012. Cụ thể, năm 2010 TG không kỳ hạn là 1.342 triệu đồng, TG ngắn hạn là 18.270 triệu đồng, TG trung – dài hạn là 4.963 triệu đồng, do năm này NH vẫn còn là phong giao dịch, quy mô hoạt động còn nhỏ hẹp, chưa thu hút được cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền vào. Sang năm 2011, trước tình hình chạy đua lãi suất huy động của các NHTM, lãi suất huy động trên thị trường ở 3 quý đầu của năm là rất cao trên 20%/năm, tuy những tháng cuối năm lãi suất đã “hạ nhiệt” xuống còn khoảng 14%/năm, nhưng cộng với sự nâng cấp của NH lên thành chi nhánh, NH đã thu hút được lượng lớn người dân gửi tiền vào. Vì thế, TG không kỳ hạn năm 2011 tăng lên 3.590 triệu đồng, tăng 167,51% so với năm ngoái, TG ngắn hạn tăng 39.595 triệu đồng với tốc độ 116,72%, trung – dài hạn là 9.120 triệu đồng, tăng 4.157 triệu đồng. Năm 2012, tuy NHNN đã nhiều lần giảm lãi suất huy động, nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến NH, vốn huy động của NH vẫn tăng do trên đà phát triển, NH đã có 1 lượng khách hàng thân thuộc và cũng thu hút được nhiều khách hàng mới do sự nỗ lực của tập thể nhân viên trong NH, không ngừng tìm kiếm, quảng bá thương hiệu, “kéo” khách hàng về. Từ năm 2011 NH chính thức trở thành điểm thu tiền điện, thu hút được nhiều người dân và nhân viên thu tiền điện đến gửi tiền vào. Với tiền gửi không kỳ hạn đạt 5.621 triệu đồng, tiền gửi ngắn hạn đạt 65.485 triệu đồng và trung - dài hạn là 14.160 triệu đồng. Bên cạnh đó, chỉ qua 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi ngắn hạn đã vượt tổng số tiền gửi ngắn hạn năm 2011, điều này cho thấy tình hình huy động vốn của NH năm 2013 là rất khả quan. Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Hình 4.2: Huy động vốn theo thời hạn (6 tháng đầu năm 2012 và 2013) Qua hình trên ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm 1 phần nhỏ so với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này thường thấy ở các NH TMCP. Nguyên nhân là do lãi suất huy động của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn nhiều so với không kỳ hạn, do tâm lý của khách hàng thích gửi tiền ngắn hạn hơn, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh, vòng quay vốn của các doanh nghiệp. 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Năm 2013 và các năm tiếp theo dự báo còn nhiều khó khăn đối với nền kinh tế cũng như ngành tài chính-ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động ổn định trong suốt những năm qua và kết quả 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy ABBANK đã chứng tỏ là một ngân hàng lành mạnh, có tiềm lực, biết tận dụng tốt các cơ hội hiếm hoi trong giai đoạn khó khăn, chấp nhận thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường và xứng đáng với niềm tin của quý khách hàng, cổ đông và xã hội. Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang Hình 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng (2010 – 2012) Tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Qua biểu đồ trên nhìn chung ta có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của ABBANK Kiên Giang trong những năm qua là khá thấp nhưng đã đạt kết quả khá khả quan và có xu hướng tăng. Doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, tuy tốc độ tăng còn khá thấp và tổng doanh số cho vay chưa phải là nhiều nhưng điều này cho thấy khả năng sử dụng nguồn vốn của ngân hàng và phương cách triển khai nguồn vốn của ngân hàng đến khách hàng là rất hiệu quả. Song song với việc cho vay, thu nợ cũng tăng theo doanh số cho vay nhưng nhìn chung khả năng thu nợ lại giảm qua từng năm. Dư nợ của NH cũng tăng qua từng năm chứng tỏ khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của NH là khá tốt, đang từng bước chiếm được thị phần khách hàng của riêng mình. Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang Hình 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng (6 tháng đầu năm 2012 và 2013) 4.2.1 Phân tích tình hình cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay phản ánh quy mô tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Trong những năm qua chi nhánh ABBANK Kiên Giang luôn cố gắng đa dạng hóa các hình thức cho vay cho phù hợp với điều kiện, định hướng phát triển của kinh tế địa phương và nguồn vốn của chi nhánh. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, NH đã đạt được sự tăng trưởng về doanh số cho vay tuy tốc độ tăng còn khá thấp và tổng doanh số cho vay chưa phải là nhiều. Cụ thể, nhìn vào bảng 4.2, ta thấy doanh số cho vay năm 2011 là 142.788 triệu đồng, tăng 49.497 triệu đồng với tốc độ tăng 53,06% so với năm 2010. Sau khi trở thành chi nhánh năm 2011, doanh số cho vay của NH đã tăng đáng kể. Sang năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng trưởng nhẹ, thêm 14.022 triệu động, tốc độ tăng 9,82%. Đồng thời, doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã vượt hơn so với cùng kỳ năm 2012 với mức tăng 15.098 triệu đồng, tương đương 21,72%. Hiện nay nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NH do đó việc phân tích doanh số cho vay qua các năm là việc làm cần thiết để ta thấy được cơ cấu cho vay của NH qua các năm như thế nào và từ đó có hướng điều chỉnh cho hợp lý. Cụ thể, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng, theo thành phần kinh tế và theo ngành để có cái nhìn rõ hơn về sự biến động này. 4.2.1.1 Cho vay theo thời hạn Theo thời hạn, tình hình cho vay của ABBANK Kiên Giang bao gồm cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn. Tùy vào dự án vay và mục đích mà NH cho vay theo thời hạn nhất định. ♦ Cho vay ngắn hạn: Trong cơ cấu cho vay theo thời hạn, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%). Nguyên nhân là do đặc thù kinh tế vùng là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến đánh bắt thủy sản và mua bán nhỏ nên vòng quay vốn ngắn. Mặt khác, lãi suất cho vay ngắn hạn thường nhỏ hơn lãi suất cho vay dài hạn vì thế NH cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Khi cho vay ngắn hạn tính thanh khoản của NH sẽ cao hơn, giảm thiểu rủi ro trước sự biến động bất thường của nền kinh tế hiện nay. Tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm có biến động rõ rệt. Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn là 74.126 triệu đồng, tăng 34.603 triệu đồng, tương đương 46,68%, doanh số tăng do NH tăng cho vay. Sang năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhẹ còn 107.264 triệu đồng, giảm 1,37%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, với tốc độ tăng trưởng 21,57% doanh số đạt 59.397 triệu đồng, tăng 12.313 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái. ♦ Cho vay trung - dài hạn: doanh số cho vay trung – dài hạn dao động trong khoản từ 20% - 30% trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của NH và có xu hướng tăng dần qua từng năm. Sự tăng doanh số cho vay trung – dài hạn này cũng là lẽ tất yếu vì định hướng tập trung hơn vào khách hàng doanh nghiệp của ABBANK và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn. Với tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2010 doanh số cho vay trung – dài hạn của NH là 18.165 triệu đồng, năm 2011 con số này đã là 34.059 triệu đồng, tăng 15.894 triệu đồng tương đương 87,50%. Không dừng lại ở đó, năm 2012 doanh số cho vay trung – dài hạn tăng lên 49.546 triệu đồng, tăng 15.487 triệu đồng và 45,47% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo kỳ hạn của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Doanh số cho vay 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % 6-2013/6-2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 74.126 108.729 107.264 47.084 59.397 34.603 46,7 (1.465) (1,4) 12.313 21,6 Trung – Dài hạn 18.165 34.059 49.546 22.440 25.225 15.894 87,5 15.487 45,5 2.785 12,4 Tổng cộng 93.291 142.788 156.810 69.524 84.622 49.497 53,1 14.022 9,8 15.098 21,7 Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang số cho vay trung – dài hạn tăng nhẹ 2.785 triệu đồng so với con số 22.440 triệu đồng năm ngoái. Cho vay trung – dài hạn thường có rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện, hồ sơ pháp lý, có phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính tốt và nguồn trả nợ được bảo đảm. Bên cạnh đó, NH phải luôn thẩm định chặt chẽ và quản lý tốt món cho vay. 4.2.1.2 Cho vay theo thành phần kinh tế Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của ABBANK Kiên Giang chủ yếu gồm 2 đối tượng chính là: Cá nhân và tổ chức kinh tế. Trong đó TCKT bao gồm công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước. ♦ Cá nhân Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế, doanh số cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay TCKT (từ 70% trở lên) và tăng qua từng năm theo doanh số cho vay tổng thể. Cụ thể năm 2010 doanh số này là 72.767 triệu đồng chiếm 78% trên tổng doanh số cho vay, đến năm 2011 tăng lên đến 107.106 triệu đồng, tăng 34.339 triệu đồng tương đương với mức tăng 47,19%. Sang năm 2012, cho vay cá nhân vẫn tăng nhưng tăng rất ít, 109.423 triệu đồng, chỉ tăng 2.317 triệu đồng, tương đương 2,16%. Sáu tháng đầu năm 2013 cũng vượt mức 6 tháng đầu năm 2012, vượt 14.108 triệu đồng tương đương 34,60%. Sở dĩ doanh số cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao là do truyền thống người dân nơi đây chủ yếu sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình nhỏ lẻ, đồng thời các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chưa nhiều. ♦ Tổ chức kinh tế Doanh số cho vay TCKT chiếm 20% - 30% trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010 doanh số này là 20.524 triệu đồng chiếm 22% trên tổng doanh số cho vay, đến năm 2011 tăng lên đến 35.682 triệu đồng, tăng 15.158 triệu đồng tương đương với mức tăng 73,85%. Sang năm 2012, cho vay cá nhân vẫn tăng, 47.387 triệu đồng, tăng 11.705 triệu đồng, tương đương 32,80%. Sáu tháng đầu năm 2013 cũng vượt mức 6 tháng đầu năm 2012, vượt 990 triệu đồng tương đương 3,44%. Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Doanh số cho vay 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền 6-2013/ 6-2012 % Số tiền % Cá nhân 72.767 107.106 109.423 40.774 54.882 34.339 47,2 2.317 2,2 14.108 34,6 Tổ chức kinh tế 20.524 35.682 47.387 28.750 29.740 15.158 73,9 11.705 32,8 990 3,4 Tổng cộng 93.291 142.788 156.810 69.524 84.622 49.497 53,1 14.022 9,8 15.098 21,7 Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang Tuy địa bàn tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, nhưng những năm gần đây vùng đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các công ty, doanh nghiệp ngày càng xuất hiện nhiều, đồng thời chủ trương của NH từ năm 2011 là hướng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn vì thế thành phần này có xu hướng tăng dần. 4.2.1.3 Cho vay theo ngành ABBANK Kiên Giang đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung – dài hạn cho tất cả các ngành kinh tế. Mặc dù NH mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi ngành kinh tế, nhưng nhìn vào bảng 4.4 và hình 4.3 ta thấy chủ yếu có các ngành: nông nghiệp, thủy sản, thương mại dịch vụ và tiêu dùng đời sống. Nhìn chung, tính trung bình qua các năm lĩnh vực cho vay đời sống tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là ngành thương mại, dịch vụ, theo sau là ngành nông nghiệp, cuối cùng là ngành thủy sản. ♦ Ngành nông nghiệp Có thể nói Kiên Giang là vùng có thế mạnh nông nghiệp, là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa. Nhìn chung, doanh số cho vay ngành nông nghiệp có nhiều biến động. Năm 2010, cho vay ngành nông nghiệp đạt 33.751 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất 36,18%. Tuy nhiên, qua những năm tiếp theo ngành này có xu hướng giảm tỷ trọng, cụ thể năm 2011 tuy doanh số có tăng lên 42.804 triệu đồng, tăng 26,82% nhưng tỷ trọng trong cơ cấu ngành lại giảm xuống 29,98%. Năm 2012, doanh số cho vay giảm còn 30.506 triệu đồng, giảm 12.298 triệu đồng, tốc độ giảm 28,73%, tỷ trọng tiếp tục giảm xuống ở mức 19,45%. Sáu tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng 1.025 triệu đồng tương đương 5,00%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành nông nghiệp giảm là do ngành nông nghiệp là ngành có rủi ro tín dụng cao nhất trong các ngành NH cho vay, ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, giá cả và dịch bệnh. ♦ Ngành thủy sản Thủy sản cũng là một trong những thế mạnh của vùng do vị trị địa lý giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, trong vùng có rất nhiều tàu cá đánh bắt quanh năm. Ngoài ra, vùng còn nuôi trồng nhiều loại cá nước ngọt, nước mặn và tôm, là ngành có tiềm năng rất lớn và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho người dân. Doanh số cho vay ngành thủy sản nhìn chung tăng qua các năm những vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2010 doanh số này là 11.985 triệu đồng chiếm 12,85% trên tổng doanh số cho vay, đến năm 2011 tăng lên đến 12.582 triệu đồng, tăng 597 triệu đồng tương đương với mức tăng 4,98%. Sang năm 2012, cho vay ngành thủy sản vẫn tăng, 17.868 triệu đồng, tăng 5.286 triệu đồng, tương đương 42,01%. Sáu tháng đầu năm 2013 cũng vượt mức 6 tháng đầu năm 2012, vượt 714 triệu đồng tương đương 13,39%. ♦ Ngành thương mại, dịch vụ Bao gồm cho doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ gia đình vay bổ sung vốn kinh doanh, thành lập mới, nâng cấp, mở rộng quy mô… Trong những năm gần đây, việc thành lập công ty, doanh nghiệp, cá thể tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn rất nhiều, nhu cầu vốn để tái sản xuất, mua sắm máy múc thiết bị ngày càng tăng. Chính vì thế doanh số cho vay ngành này tăng đều qua từng năm. Các gói sản phẩm tín dụng cá nhân và doanh nghiệp của NH thuộc ngành thương mại, dịch vụ như là cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho vay tài trợ dự án đầu tư, tài trợ xuất nhập khẩu…Ngoài ra còn có cho vay mua xe ôtô, xe tải, xây dựng kho bãi phục vụ sản xuất kinh doanh cũng được xếp vào ngành này. Với tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2010 doanh số này là 24.352 triệu đồng chiếm 26,1% trên tổng doanh số cho vay, đến năm 2011 tăng lên đến 43,310 triệu đồng, tăng 18.958 triệu đồng tương đương với mức tăng 77,85%. Sang năm 2012, cho vay ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng đáng kể, tăng lên 56.076 triệu đồng, với tốc độ là 29,48%. Sáu tháng đầu năm 2013 tăng 1.451 triệu đồng tương đương 5,81%. ♦ Cho vay tiêu dùng, đời sống Cùng với chỉ tiêu ngành thương mại, dịch vụ, cho vay tiêu dùng, đời sống cũng có xu hướng tăng qua từng năm và chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ cấu ngành, dao động từ 25% - 33%. Cho vay phục vụ đời sống mang nhiều ý nghĩa, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Đối tượng vay đời sống chủ yếu là người dân vay tiêu dùng, cán bộ công nhân viên, cán bộ hưu trí, giáo viên… Các gói sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng phục vụ đời sống như là cho vay mua nhà, sửa nhà, cho vay mua xe ôtô tiêu dùng, cho vay tiêu dùng có thế chấp và không thế chấp, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay du học… Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo ngành của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Doanh số cho vay 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền Nông nghiệp 33.751 42.804 30.506 20.478 21.503 9.053 26,8 (12.298) Thủy sản 11.985 12.582 17.868 5.332 6.046 597 5,0 Thương mại, dịch vụ 24.352 43.310 56.076 24.972 26.423 18.958 Tiêu dùng, đời sống 23.203 44.092 52.360 18.742 30.650 Tổng cộng 93.291 142.788 156.810 69.524 84.622 6-2013/6-2012 % Số tiền % (28,7) 1.025 5,0 5.286 42,0 714 13,4 77,9 12.766 29,5 1.451 5,8 20.889 90,0 8.268 18,8 11.908 63,5 49.497 53,1 14.022 9,8 15.098 21,7 Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang Trong giai đoạn năm 2010 – 6/2013, cho vay phục vụ đời sống tăng cao, đáng kể nhất là năm 2011, doanh số cho vay là 44.092 triệu đồng, tăng 20.889 triệu đồng với tốc độ tăng 90,03% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 52.360 triệu đồng, tăng 8.268 triệu đồng, tương đương 18,75%. Đồng thời, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này là 30.650 triệu đồng tăng đến 63,54% so với cùng kì năm ngoái. Kể từ năm 2009 khi Nhà nước có chủ trương kích cầu tiêu dùng và NHNN cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận cho vay tiêu dùng đến nay đã thực sự tạo được sự tăng trưởng tín dụng cao. Về phía NH TMCP An Bình Kiên Giang trong thời gian qua cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho vay tiêu dùng, như: gói cho vay tiêu dùng lực lượng vũ trang – cho vay tín chấp với cam kết trả nợ qua lương của các cơ quan Công an trên toàn tỉnh với lãi suất hấp dẫn và thời hạn trả nợ được kéo dài; gói cho vay mua xe kết hợp cùng thương hiệu ôtô Ford Sài Gòn với thủ tục đơn giản, điều kiện vay dễ dàng, lãi suất hấp dẫn… những chương trình đó đã tạo nên sự tăng trưởng doanh số cho vay vượt bậc. 4.2.2 Phân tích tình hình thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng của NH. Vì vậy, bên cạnh việc cho vay thì công tác thu nợ đúng hạn và đầy đủ là việc làm rất quan trọng, luôn được NH chú trọng và đặt lên hàng đầu, bởi một NH muốn hoạt động tốt không những nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Việc thu nợ ở ABBANK Kiên Giang do các chuyên viên phòng QHKH cùng phòng Quản lý Tín dụng phối hợp triển khai. Các chuyên viên sẽ thường xuyên theo dõi khoản vay, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi khi đến hạn, có những biện pháp đề phòng rủi ro tín dụng, thu nợ và xử lý nợ kịp thời. Việc thu nợ là yếu tố thể hiện khả năng phân tích, đánh giá tính chính xác khi thẩm định khách hàng của các cán bộ. Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ với sự nỗ lực của bản thân NH và sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng nhất là ý thức trả nợ và lãi khi đến hạn của khách hàng. ♦ Tình hình thu nợ theo thời hạn Qua bảng số liệu doanh số thu nợ theo thời hạn của ABBANK Kiên Giang, ta có nhận xét như sau: ♦ Doanh số thu nợ ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong tổng cơ cấu, một phần nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn của NH chiếm đa số trong cơ cấu cho vay. Cụ thể, năm 2010 doanh số này là 73.417 triệu đồng chiếm 83,43% trên tổng doanh số thu nợ, đến năm 2011 tăng lên đến 106.743 triệu đồng, tăng 33.326 triệu đồng tương đương với mức tăng 45,39%. Sang năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm, 105.658 triệu đồng, giảm 1.085 triệu đồng, tương đương 1,02%. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ cao hơn 6 tháng đầu năm 2012, cao hơn 12.309 triệu đồng tương đương 30,66%. ♦ Doanh số thu nợ trung-dài hạn Doanh số thu nợ trung-dài hạn ngày càng tăng (từ tỷ lệ 16,57% năm 2010 tăng lên 19,40%, tỷ lệ này 6 tháng đầu năm 2013 là 22,41%). Năm 2011, doanh số thu nợ là 17.422 triệu đồng, tăng 2.842 triệu đồng với tốc độ tăng 19,49% so với năm 2010. Cũng trong năm 2011, NH đã thực hiện theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về cho vay phát triển nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ. Đến năm 2012, doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 25.435 triệu đồng, tăng 8.013 triệu đồng, tương đương 46,00%. Đồng thời, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này là 14.366 triệu đồng tăng 23,92% so với cùng kì năm ngoái. Tuy doanh số thu nợ có tăng nhưng khi ta so sánh với doanh số cho vay thì vẫn còn nợ tồn đọng, quá hạn. Nguyên nhân những khách hàng này không trả được nợ đúng hạn là do họ gặp phải khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu đầu vào thì liên tục tăng trở thành gánh nặng trả nợ cho khách hàng. ♦ Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế Từ bảng số liệu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NH TMCP An Bình Kiên Giang giai đoạn 2010 – 6/2013, ta có một vài nhận xét như sau: Theo thành phần kinh tế doanh số thu nợ của cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng khá cao tương đương với doanh số cho vay, chiếm tỷ trọng từ 77% trở lên trong tổng cơ cấu. Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Doanh số thu nợ 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền 6-2013/ 6-2012 % Số tiền % Ngắn hạn 73.417 106.743 105.658 40.148 52.457 33.326 45,4 1.085 1,0 12.309 30,7 Trung – Dài hạn 14.580 17.422 25.435 11.593 14.366 2.842 19,5 8.013 46,0 2.773 23,9 Tổng cộng 87.997 124.165 131.093 51.741 66.823 36.168 41,1 6.928 5,6 15.082 29,2 Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang Cụ thể, năm 2010 doanh số này là 72.669 triệu đồng chiếm 82,58% trên tổng doanh số thu nợ, đến năm 2011 tăng lên đến 103.782 triệu đồng, tăng 31.113 triệu đồng tương đương với mức tăng 42,81%. Sang năm 2012, doanh số thu nợ cá nhân giảm nhẹ, 101.857 triệu đồng, giảm 1.925 triệu đồng, tương đương 1,85%. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ cá nhân cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012, cao hơn 11.921 triệu đồng tương đương 82,49%. Đối với tổ chức kinh tế, tuy chiếm tỷ trọng ít hơn, nhưng doanh số thu nợ vẫn tăng đều qua từng năm. Biểu hiện là năm 2010 doanh số đạt 15.328 triệu đồng, tăng dần lên 20.383 triệu đồng vào năm 2011. Năm 2012 doanh số đạt 29.236 triệu đồng, tăng 8.853 triệu đồng với tốc độ 43,43% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này đạt 26.372 triệu đồng, tăng vượt bậc với tốc độ 82,49% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân là do các tổ chức kinh tế hoạt động có hiệu quả, nguồn tài chính trả nợ vì thế được bảo đảm, một số doanh nghiệp hợp tác cùng NH đã nhiều năm nên cũng có uy tín trả nợ. Bên cạnh đó là sự tích cực giám sát, theo dõi, thu hồi nợ của đội ngũ nhân viên NH. Hình 4.5: Cơ cấu thu nợ theo thành phần kinh tế Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Doanh số thu nợ 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % 6-2013/6-2012 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 72.669 103.782 101.857 37.290 40.451 31.113 42,8 (1.925) (1,9) 3.161 8,5 Tổ chức kinh tế 15.328 20.383 29.236 14.451 26.372 5.055 33,0 8.853 43,4 11.921 82,5 Tổng cộng 87.997 124.165 131.093 51.741 66.823 36.168 41,1 6.928 5,6 15.082 29,2 Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang ♦ Tình hình thu nợ theo ngành Đối với tình hình thu nợ theo ngành, doanh số thu nợ của các ngành biến động qua từng năm. Năm 2010 doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành nông nghiệp 35,61%. Năm 2012 doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất lại là ngành thương mại, dịch vụ 39,91%. Ngành thủy sản có tỷ trọng thấp nhất. Hình 4.6: Tình hình thu nợ theo ngành của ABBANK (2010 – 6/2013) Ngành nông nghiệp: Doanh số thu nợ ngành này tăng giảm không ổn định. Năm 2010 NH thu được 31.340 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 33.986 triệu đồng, tăng 2.646 triệu đồng tương đương 8,44%. Năm 2011, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tuy chịu ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh và lũ lụt nhưng nhờ thuận lợi về thị trường, giá cả, nhất là giá lúa tăng cao, nhân dân phấn khởi mở rộng sản xuất, thâm canh tăng vụ, đã đưa tổng diện tích lúa thu hoạch trong năm đạt 685.747 ha, sản lượng đạt 3.921.149 tấn. So với cùng kỳ năm 2010, sản lượng lúa tăng 424.096 tấn, diện tích thu hoạch tăng 32.488 ha, năng suất bình quân tăng 3,6 tạ/ha và là năm lương thực đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Đến năm 2012 giảm còn 21.766 triệu đồng, giảm 35,96%. Năm 2012, tình hình chăn nuôi có nhiều khó khăn, nhất là nuôi heo, do dịch bệnh và giá cả liên tục giảm, trong khi chi phí đầu vào cao, bị thua lỗ và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi. Năm 2013 nợ cũ tồn đọng , đa số là nợ quá hạn và nợ xấu, đây là vấn đề cần giải quyết dứt điểm tránh tình trạng day dưa kéo dài gây thiệt hại cho NH. Sáu tháng đầu năm 2013, thu nợ tăng nhẹ so với cùng kì năm 2012, tăng 1.190 triệu đồng, khoảng 6,6%. Năm 2013 thu nợ ngành này có bước tiến triển nhưng khả năng thu nợ ngành này được dự báo sẽ vẫn còn khó khăn. Ngành thủy sản: chiếm tỷ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm qua các năm, từ 10.738 triệu đồng năm 2010 giảm còn 8.875 triệu đồng vào năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 xuất hiện dịch bệnh ở nuôi tôm trên toàn tỉnh, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Sáu tháng đầu năm 2013 thu nợ cũng ít hơn so với cùng kì năm 2012. Nuôi trồng thủy sản tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cẩn thận, trong khi một số người dân chưa có kinh nghiệm. Đánh bắt thủy hải sản lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên ngành thủy sản thường có rủi ro tín dụng cao, khó thu hồi nợ đúng hạn. Ngành thương mại, dịch vụ: có doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, từ 23.315 triệu đồng năm 2010, tăng lên 38.395 triệu đồng vào năm 2011, tăng 15.080 triệu đồng với tốc độ 64,7%. Năm 2012 NH thu được nợ nhiều nhất là từ ngành này, thu được 52.324 triệu đồng, chiếm gần 40% trong tổng doanh số. Sáu tháng đầu năm 2013 thu nợ cũng cao hơn so với cùng kì năm ngoái, đạt 25.086 triệu đồng. Từ năm 2011 đến nay, ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh tăng trưởng khá và ổn định. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực đời sống, tiêu dùng: doanh số thu nợ có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 22604 triệu đồng năm 2010, tăng lên 41.642 triệu đồng vào năm 2011, tăng 19.038 triệu đồng với tốc độ 84,2%. Năm 2012 thu được 48.516 triệu đồng, chiếm 37% trong tổng doanh số. Sáu tháng đầu năm 2013 thu nợ cũng cao hơn so với cùng kì năm ngoái, đạt 19.258 triệu đồng Khách hàng vay ngành này chủ yếu là công an, cán bộ, viên chức có uy tín, tiền nợ vay và lãi khấu trừ qua lương nên công tác thu hồi nợ được đảm bảo. Ngoài ra cũng có trường hợp gặp sự cố khách quan không trả được nợ. Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo ngành của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Doanh số thu nợ 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền Nông nghiệp 31.340 33.986 21.766 18.110 19.300 2.646 8,4 (12.220) Thủy sản 10.738 10.142 8.875 4.361 3.179 (596) (5,6) Thương mại, dịch vụ 23.315 38.395 52.324 18.053 25.086 15.080 Tiêu dùng, đời sống 22.604 41.642 48.516 11.217 19.258 Tổng cộng 87.997 124.165 131.093 51.741 66.823 6-2013/6-2012 % Số tiền % (36,0) 1.190 6,6 (1.267) (12,5) (1.182) (27,1) 64,7 13.929 36,3 7.033 39,0 19.038 84,2 6.874 16,5 8.041 71,7 36.168 41,1 6.928 5,6 15.082 29,2 Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang 4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng, do đó ABBANK chi nhánh Kiên Giang luôn phấn đấu tăng dư nợ qua các năm. ♦ Dư nợ theo thời hạn - Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng từ 60% - 78% trong tổng dư nợ. Trong giai đoạn năm 2010 – 6/2013, dư nợ ngắn hạn tăng dần, năm 2011, dư nợ là 56.556 triệu đồng, tăng 4.621 triệu đồng với tốc độ tăng 8,9% so với năm 2010. Đến năm 2012, dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên 65.561 triệu đồng, tăng 9.005 triệu đồng, tương đương 15,9%. Đồng thời, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số này là 85.808 triệu đồng tăng đến 21,0% so với cùng kì năm ngoái. - Dư nợ trung - dài hạn: Dư nợ trung - dài hạn chiếm tỷ trọng từ 22% - 40% trong tổng dư nợ. Dư nợ trung và dài hạn tăng dần qua các năm, từ 14.569 triệu đồng năm 2010, tăng lên 28.571 triệu đồng vào năm 2011, tăng 14.002 triệu đồng, tương đương 96,11%. Năm 2012 dư nợ của NH đạt 45.283 triệu đồng, chiếm gần 31% trong tổng dư nợ. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ cũng cao hơn so với cùng kì năm ngoái, đạt 42.835 triệu đồng, cao hơn 10.846 triệu đồng. ♦ Dư nợ theo thành phần kinh tế - Dư nợ cá nhân: Theo thành phần kinh tế dư nợ của cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng khá cao tương đương với doanh số cho vay, chiếm tỷ trọng từ 68% đến 80% trong tổng cơ cấu. Cụ thể, năm 2010 dư nợ này là 52.911 triệu đồng chiếm 80% trên tổng doanh số thu nợ, đến năm 2011 tăng lên đến 60.389 triệu đồng, tăng 7.478 triệu đồng tương đương với mức tăng 14,1%. Sang năm 2012, dư nợ cá nhân tăng thêm 9.328 triệu đồng, tương đương 15,5%. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ cá nhân cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, cao hơn 15.336 triệu đồng tương đương 21,0%. - Dư nợ tổ chức kinh tế: Dư nợ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng từ 20% - 32% trong tổng dư nợ. Dư nợ tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm, từ 13.593 triệu đồng năm 2010, tăng lên 24.738 triệu đồng vào năm 2011, tăng 11.145 triệu đồng, tương đương 82%. Năm 2012 dư nợ của NH đạt 41.127 triệu đồng, chiếm gần 28% trong tổng dư nợ. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ cũng cao hơn so với cùng kì năm ngoái, đạt 40.251 triệu đồng, cao hơn 10.397 triệu đồng. Bảng 4.8: Dư nợ theo thời hạn và thành phần kinh tế của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Dư nợ 2010 2011 2012 6 tháng 2012 110.844 102.910 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 Số tiền % 6-2013/ 6-2012 Số tiền % Số tiền % 128.643 18.623 28,0 25.717 30,2 25.733 25,0 A – Theo thời hạn 66.504 85.127 Ngắn hạn 51.935 56.556 65.561 70.921 85.808 4.621 8,9 9.005 15,9 14.887 21,0 Trung – Dài hạn 14.569 28.571 45.283 31.989 42.835 14.002 96,1 16.712 58,5 10.846 33,9 B – Theo thành phần kinh tế 66.504 85.127 110.844 102.910 128.643 64.759 97,4 17.093 13,0 25.733 25,0 Cá nhân 52.911 60.389 69.717 73.056 88.392 7.478 14,1 9.328 15,5 15.336 21,0 TCKT 13.593 24.738 41.127 29.854 40.251 11.145 82,0 16.389 66,3 10.397 34,8 Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang ♦ Dư nợ theo ngành - Ngành nông nghiệp: Nhìn chung, dư nợ ngành nông nghiệp tăng qua từng năm. Năm 2010, dư nợ ngành nông nghiệp đạt 19.130 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,77%. Sang năm 2011 dư nợ tăng lên 29.223 triệu đồng, tăng 10.093 triệu đồng, tương đương 52,8% so với năm 2010. Sang năm 2012 dư nợ ngành này tiếp tục tăng 5.019 triệu đồng, tăng 17,2%. Dư nợ tăng trong khi doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngành này lại giảm, điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của NH đối với ngành này có nhiều khó khăn. Sáu tháng đầu năm 2013 cao hơn so với cùng kì năm 2012 là 4.764 triệu đồng, khoảng 17,3% . - Ngành thủy sản: Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ của ngành thủy sản tăng qua các năm. Năm 2010, dư nợ ngành thủy sản đạt 8.200 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,33% thấp nhất trong cơ cấu. Sang năm 2011 dư nợ tăng lên 10.720 triệu đồng, tăng 2.520 triệu đồng, tương đương 30,7% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ ngành này tiếp tục tăng lên 14.437 triệu đồng, tăng 3.717 triệu đồng, tăng 34,7%. Dư nợ 6 tháng đầu năm đạt 17.231 triệu đồng cao hơn so với cùng kì năm 2012 là 34,3%. - Ngành thương mại, dịch vụ: dư nợ của ngành thương mại, dịch vụ tăng qua các năm. Năm 2010, dư nợ ngành thương mại, dịch vụ đạt 18.645 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,04% trong cơ cấu. Sang năm 2011 dư nợ tăng lên 38.544 triệu đồng, tăng 4.899 triệu đồng, tương đương 26,3%. Đến năm 2012 dư nợ ngành này tiếp tục tăng lên 31.849 triệu đồng, tăng 8.305 triệu đồng, tăng 35,3%. Dư nợ 6 tháng đầu năm đạt 34.655 triệu đồng cao hơn so với cùng kì năm 2012 là 17,8%. - Tiêu dùng đời sống: dư nợ của tiêu dùng đời sống tăng qua các năm. Năm 2010, dư nợ đạt 20.529 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 30,9% cao nhất trong cơ cấu. Sang năm 2011 dư nợ tăng lên 21.640 triệu đồng, tăng 1.111 triệu đồng, tương đương 5,4% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ ngành này tiếp tục tăng lên 30.316 triệu đồng, tăng 8.676 triệu đồng, tăng 40,1%. Dư nợ 6 tháng đầu năm đạt 44.483 triệu đồng cao hơn so với cùng kì năm 2012 34,2%. Bảng 4.9: Dư nợ theo ngành của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Dư nợ 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền Nông nghiệp 2012/2011 % Số tiền 6-2013/ 6-2012 % Số tiền % 19.130 29.223 34.242 27.510 32.274 10.093 52,8 5.019 17,2 4.764 17,3 8.200 10.720 14.437 12.835 17.231 2.520 30,7 3.717 34,7 4.396 34,3 Thương mại, dịch vụ 18.645 23.544 31.849 29.428 34.655 4.899 26,3 8.305 35,3 5.227 17,8 Tiêu dùng, đời sống 20.529 21.640 30.316 33.137 44.483 1.111 5,4 8.676 40,1 11.346 34,2 Tổng cộng 66.504 85.127 110.844 102.910 128.643 18.623 28,0 25.717 30,2 25.733 25,0 Thủy sản Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang 4.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu và rủi ro tín dụng Chất lượng hoạt động tín dụng luôn được được chi nhánh ABBANK Kiên Giang đặt lên hàng đầu. Cấp tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên hiệu quả tín dụng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sự xuất hiện của nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tạo ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Ngân hàng không thể loại bỏ rủi ro tín dụng, chỉ có thể phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát sao cho rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. Trong cơ cấu nhóm nợ của ABBANK Kiên Giang nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn) luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 96%) trong tổng cơ cấu. Giai đoạn 2010 – 6/2013, nợ nhóm 1 của NH luôn tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao. Biểu hiện là năm 2010 dư nợ nhóm 1 là 64.055 triệu đồng, năm 2011 là 127.513 triệu đồng tăng vượt bậc 63.458 triệu đồng với tốc độ 99,07%. Sang năm 2012 dư nợ nhóm 1 đạt 143.482 triệu đồng, tăng 15.969 triệu đồng với tốc độ 12,52% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ nhóm 1 đạt 97.060 triệu đồng, tăng 20.135 triệu đồng tương đương 26,17% so với cùng kì năm 2012. Nợ nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn mà NH đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Dư nợ nhóm 1 càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng của NH càng tốt. Vì vậy, sự tăng trưởng của chỉ tiêu này cho thấy hoạt động tín dụng của NH đang dần mở rộng quy mô và nâng cao về chất lượng. Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động tín dụng không thể bỏ qua là nợ quá hạn. Nợ quá hạn bao gồm nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Nợ quá hạn của ABBANK Kiên Giang giai đoạn 2010 – 6/2013 đều tăng qua các năm, nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 4%) trong cơ cấu nhóm nợ. Năm 2010 tổng nợ quá hạn là 2.449 triệu đồng, năm 2011 là 3.750 triệu đồng tăng 1.301 triệu đồng với tốc độ 53,12%. Sang năm 2012 tổng nợ quá hạn đạt 4.874 triệu đồng, tăng 1.124 triệu đồng với tốc độ 29,97% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tổng nợ quá hạn đạt 3.624 triệu đồng, tăng 561 triệu đồng tương đương 15,48% so với cùng kì năm 2012. Đối tượng nợ quá hạn chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản và các khoản vay ngắn hạn. Sự tăng của nợ quá hạn cho thấy NH đang gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ, các khoản vay những năm trước chưa thu hồi tốt. Đồng thời cuối năm 2010 dịch bệnh trên lúa và vật nuôi hoành hành khiến nhiều nông dân gặp khó khăn, mất mùa, lỗ nặng nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ làm nợ quá hạn tăng đột biến vào năm 2011. Ngoài ra, do tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát, giá cả tăng cao làm chi phí đầu vào của các hộ sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Vì vậy một số hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn, thu nhập không ổn định nên khả năng trả nợ cho NH cũng giảm sút. Giai đoạn 2010 – 6/2013 nợ xấu của chi nhánh tăng đều, tuy vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng việc nợ xấu tăng là một điều đáng lo ngại. Cụ thể năm 2010 nợ xấu của NH là 1.543 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 2.704 triệu đồng, tăng 1.161 triệu đồng với tốc độ 75,24%. Sang năm 2012 nợ xấu 3.229 triệu đồng, tăng 1.525 triệu đồng với tốc độ 56,40% so với năm 2011. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu 2.932 triệu đồng, tăng 745 triệu đồng tương đương 34,06% so với cùng kì năm 2012. Bảng 4.10: Phân loại các nhóm nợ của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Nhóm nợ 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 Số tiền Nhóm 1 2012/2011 % Số tiền 6-2013/6-2012 % Số tiền % 64.055 127.513 143.482 76.925 98.060 63.458 99,1 15.969 12,5 20.135 26,2 2.449 3.750 4.874 3.624 4.185 1.301 53,1 1.124 30,0 561 15,5 906 1.046 1.645 1.437 1.253 140 15,5 (401) (38,3) (184) (42,1) 1.543 2.704 3.229 2.187 2.932 1.161 75,2 1.525 56,4 745 34,1 Nhóm 3 986 1.820 2.122 1.200 1.593 834 84,6 1.302 71,5 393 32,8 Nhóm 4 453 629 794 702 905 176 38,9 165 26,2 203 28,9 Nhóm 5 94 255 313 285 434 161 171,3 58 22,8 149 52,3 66.504 131.263 148.356 80.549 102.245 64.759 97,4 17.093 13,0 21.696 26,9 Nợ quá hạn Nhóm 2 Nợ xấu Tổng Nguồn: Phòng Tín dụng, ABBANK Kiên Giang 4.2.5 Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu gây ra rủi ro tín dụng Nợ xấu là một trong những vấn đề được dư luận và cả nền kinh tế quan tâm nhất hiện nay. Trên các phương tiện thông tin truyền thông, chủ đề về nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng xuất hiện dày đặc. Và cả trong các phát biểu của các quan chức và tại Quốc hội, nợ xấu cũng thường xuyên được nhắc đến trong suốt một thời gian dài. Nợ xấu chủ yếu từ những nguyên nhân sau đây: ►Nguyên nhân khách quan Đây là nguyên nhân mà NH khó phòng ngừa và kiểm soát nhất. Vừa qua do tác động của dịch bệnh heo tai xanh, cúm H5N1 và một số bệnh trên cây lúa, cây ăn quả, bệnh gây chết hàng loạt ở tôm bùng phát, mùa khô hạn kéo dài, mùa mưa gây ngập lụt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang… đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế đất nước thay đổi, suy thoái, lạm phát kéo dài, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí làm giảm thu nhập, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân, gây ra nợ quá hạn, nợ xấu. ►Nguyên nhân từ phía khách hàng Một số khách hàng lợi dụng sơ hở, bất cập của luật hiện hành về xử lý tài sản đảm bảo, hay việc thẩm định thiếu chính xác gây thiệt hại về tài sản, doanh thu của NH. Việc sử dụng vốn sai mục đích, dùng vốn sản xuất kinh doanh để mua sắm, tiêu dùng, thiếu thiện chí trong việc trả nợ cũng gây phương hại đến NH. Bên cạnh đó, khách hàng thiếu kinh nghiệm quản lý, làm ăn thua lỗ, thất bại trong kinh doanh hay thất nghiệp không có nguồn tài chính chi trả các khoản nợ. ►Nguyên nhân từ phía ngân hàng Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số vấn đề nhỏ xuất phát từ Ngân hàng như Chưa nắm bắt được thông tin kịp thời để điều chỉnh khi thị trường thay đổi Mỗi cán bộ quản lý rất nhiều hồ sơ tín dụng của các khách hàng nên họ gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, vẫn còn thiểu số nhân viên mới thiếu kinh nghiệm, phân tích, đánh giá, thẩm định không chính xác gây nợ xấu cho NH. 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Để có thể đánh giá kết quả hoạt động của một ngân hàng không chỉ phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ…mà còn phải phân tích các chỉ tiêu tài chính, bởi các chỉ số này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ABBANK (2010 – 2012) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn huy động Triệu đồng 24.575 52.305 85.266 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 95.408 143.936 160.094 Doanh số cho vay Triệu đồng 93.291 142.788 156.810 Doanh số thu nợ Triệu đồng 87.997 124.165 131.093 Tổng dư nợ Triệu đồng 66.504 85.127 110.844 Dư nợ bình quân Triệu đồng 62.806 75.816 97.986 Nợ quá hạn Triệu đồng 2.449 3.750 4.874 Nợ xấu Triệu đồng 1.543 2.704 3.229 vòng 1,4 1,6 1,3 % 94,3 87,0 83,6 Lần 2,71 2,51 1,74 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 69,7 91,2 92,7 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 3,7 4,4 4,4 Nợ xấu/Tổng dư nợ % 2,3 3,2 2,9 Vòng quay vốn tín dụng Hệ số thu nợ Dư nợ/Vốn huy động ●Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng cho biết tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm. Chỉ số này càng lớn thì ngân hàng sẽ càng nhanh chóng thu hồi được vốn, càng có lợi cho ngân hàng. Qua bảng số liệu trên, ta thấy vòng quay vốn tín dụng trong 3 năm qua của ngân hàng có xu hướng giảm. Năm 2010 là 1,4 vòng. Sang năm 2011 tăng lên 1,6 vòng, tăng 0,2 vòng so với năm 2010. Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng giảm còn 1,3 vòng, giảm 0,3 vòng so với năm 2011. Năm 2013 có xu hướng giảm, biểu hiện là vòng quay vốn tín dụng thấp hơn so với cùng kì năm 2012. Sở dĩ giảm là vì doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng giảm, thời gian thu hồi vốn sẽ chậm, thêm vào đó doanh số thu nợ tăng trưởng chậm hơn dư nợ cũng là một nguyên nhân chính. Vòng quay vốn tín dụng giảm qua từng năm cho thấy tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng ngày càng chậm. Vì thế NH cần nâng cao hiệu quả thu nợ để tăng vòng quay vốn tín dụng mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của NH. Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ABBANK (6 tháng đầu năm 2012 và 2013) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Vốn huy động Triệu đồng 43.879 46.490 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 70.932 85.626 Doanh số cho vay Triệu đồng 69.524 84.622 Doanh số thu nợ Triệu đồng 51.741 66.823 Tổng dư nợ Triệu đồng 102.910 128.643 Dư nợ bình quân Triệu đồng 85.028 115.777 Nợ quá hạn Triệu đồng 3.624 4.185 Nợ xấu Triệu đồng 2.187 2.932 vòng 0,61 0,57 % 74,4 79,0 Lần 1,84 3,45 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 113,6 187,2 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ % 3,5 3,3 Nợ xấu/Tổng dư nợ % 2,1 2,3 Vòng quay vốn tín dụng Hệ số thu nợ Dư nợ/Vốn huy động ●Hệ số thu nợ Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Hệ số thu nợ càng cao cho thấ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt, ngược lại hệ số thu nợ thấp, chứng tỏ ngân hàng có nhiều khoản nợ quá hạn, chưa được thu hồi gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Nhìn chung hệ số thu nợ của NH giảm qua các năm, từ 94,33% năm 2010 giảm còn 86,96% năm 2011 và năm 2012 tiếp tục giảm còn 83,60%. Sang năm 2013 tình hình vẫn không khả quan, biểu hiện là 6 tháng đầu năm hệ số thu nợ chỉ 78,97%, chỉ tăng 4,55% so với cùng kì năm 2012. Nguyên nhân hệ số thu nợ có xu hướng giảm là do doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ, NH cho vay nhiều nhưng số nợ thu về chưa tương xứng. ●Dư nợ trên vốn huy động Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn chưa tốt. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. Qua bảng phân tích trên, ta thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của NH giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2010 chỉ số này là 2,71 lần, bình quân 2,71 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia, sang năm 2011 giảm còn 2,51 lần, đến năm 2012 tiếp tục giảm còn 1,74 lần. Điều này cho thấy vốn huy động tham gia vào cho vay còn ít, NH còn lệ thuộc vào vốn điều hòa từ cấp trên để cho vay, đây cũng là điều thường thấy ở các NH chi nhánh. Tuy nhiên, chỉ số này có xu hướng giảm, đây là những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận của NH trong nỗ lực nâng cao công tác huy động vốn, thu hút đồng tiền nhàn rỗi trong xã hội về cho vay. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này là 3,45 lần cao hơn so với cùng kì năm 2012 là 1,86 lần, cho thấy công tác huy động vốn trong 6 tháng đầu năm còn khó khăn trong khi doanh số cho vay vẫn tăng trưởng. ●Dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cho vay cũng như mức độ tập trung vốn của ngân hàng cho hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao. Dư nợ trên tổng nguồn vốn của NH tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010 tỷ lệ này là 69,70%, sang năm 2011 tăng lên 91,20%, đến năm 2012 tiếp tục tăng lên đến 92,67%. Sáu tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này là 187,15% cao hơn nhiều so với 113,56% cùng kì năm 2012. Từ đó, ta thấy nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NH, khả năng sử dụng vốn của NH là tương đối cao. ●Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho thấy tình hình nợ quá hạn, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay. Nếu tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn của NH tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là 3,7%, sang năm 2011 tăng lên 4,4%, đến năm 2012 vẫn giữ mức 4,4%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này là 3,3% thấp hơn so với 3,5% cùng kì năm 2012. Bên cạnh những món nợ đủ tiêu chuẩn, vẫn còn tồn đọng những món nợ quá hạn mà NH cần xử lý. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng hoạt động tín dụng càng cao và ngược lại. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng là bình thường. Không giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của NH tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là 2,3%, sang năm 2011 tăng lên 3,2%, đến năm 2012 lại giảm xuống 2,9%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này là 2,3% cao hơn so với 2,1% cùng kì năm 2012. 4.4 NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 4.4.1 Những mặt tồn tại Hiện nay, trên địa bàn thành phố Rạch Giá nói riêng và địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung, có sự hiện diện của rất nhiều ngân hàng. Vì thế, cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh như thế đã gây cho NH không ít khó khăn và đòi hỏi Ngân hàng An Bình Kiên Giang phải nỗ lực hết mình để giành lấy thị phần cho mình. Tình hình huy động vốn của NH có tiến triển tốt, nhưng nhìn chung con số nguồn vốn huy động được vẫn còn khá thấp so với các NH trên địa bàn. Vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng nên phải sử dụng đến vốn điều hòa từ cấp trên khá lớn. Hiện nay NH chưa có PGD đặt tại các huyện, thị xã và chỉ có duy nhất 1 máy ATM. Về hoạt động tín dụng, doanh số cho vay tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên hoạt động tín dụng chỉ tập trung mạnh vào tín dụng ngắn hạn, các khoản vay trung dài hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay. Nhìn chung doanh số cho vay và dư nợ vẫn còn thấp, NH cần đẩy mạnh cho vay hơn nữa. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn và có xu hướng tăng. Số lượng nhân viên quan hệ khách hàng còn ít (6 người) vì thế không tránh khỏi tình trạng quá tải công việc từ đó làm cho hiệu quả công việc giảm xuống không thể quản lý hết tất cả các món vay trên địa bàn rộng. 4.4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đối với hoạt động tín dụng, nhiệm vụ hàng đầu là quản lý rủi ro đến mức thấp nhất. Ngân hàng cần quán triệt nguyên tắc: chất lượng, hiệu quả, không chạy theo doanh số. Đồng thời phân loại khách hàng, xác định khả năng tăng trưởng phù hợp, kiểm soát được chất lượng tín dụng. Có chiến lược cho vay linh hoạt, áp dụng các phương thức cho vay phù hợp từng loại hình kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng nhằm nâng cao doanh thu tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Thực hiện nghiêm túc thủ tục cho vay cũng như chú trọng chất lượng quy trình thẩm định, đánh giá tính khả thi dự án sản xuất của khách hàng nhằm ra quyết định đúng đắn cho các khoản đầu tư, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Có phương pháp và quy trình cụ thể để quản lý các khoản vay có vấn đề như: kiểm tra cẩn thận trước, trong và sau khi cho vay; thu thập và khai thác các loại thông tin thường xuyên liên quan đến khách hàng, kết hợp với chính quyền địa phương để có hướng xử lý kịp thời các khoản nợ có vấn đề; kiểm tra mức độ trung thực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với công việc. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình địa phương, người dân để giúp họ sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả nhằm làm tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cần làm tốt các công tác doanh, quản trị điều hành, đào tạo cán bộ, cụ thể như sau: ● Công tác kinh doanh: Cụ thể chỉ tiêu và giao kế hoạch kinh doanh đến từng phòng – bộ phận – nhân viên, chia sẻ quan điểm và kế hoạch đến từng cấp bậc nhằm tạo sức mạnh tổng hợp toàn đơn vị. Phân bổ kế hoạch và phải đánh giá theo định kỳ tuần – tháng – năm nhằm khen thưởng động viên đối với nhân viên kinh doanh giỏi và hỗ trợ kèm cặp đối với nhân viên còn yếu; Xây dựng, đề xuất, triển khai kế hoạch bán hàng thông qua đó thay đổi quan điểm bán hàng theo hướng hiện đại mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng; Tiếp thị khách hàng theo phương pháp “vết dầu loang”: mỗi nhân viên là một chuyên gia tiếp thị, người thân nhân viên cũng là những người tiếp thị gián tiếp, khách hàng hiện hữu sẽ giới thiệu thêm nhiều khách hàng khác; Tranh thủ tiếp cận các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội thông qua các mối quan hệ cùng với chính sách hoa hồng hợp lý; Chuyên nghiệp trong tác phong và phong cách phục vụ, phải tạo sự khác biệt và dùng kỹ năng “chăm sóc khách hàng” làm lợi thế cạnh tranh; Có kế hoạch chăm sóc khách hàng thường xuyên nhằm duy trì thị phần, kết hợp với kế hoạch tiếp thị có tập trung theo đối tượng, thành phần kinh tế để thị phần theo thứ tự ưu tiên: huy động, dịch vụ, cho vay. Tổ chức đánh giá thường xuyên hiệu quả tiếp thị trên cơ sở lượng giao dịch, khách hàng, số dư để tìm ra biện pháp chiếm lĩnh thị trường hiệu quả nhất. Đánh giá – đề xuất cải tiến quy trình theo hướng giản đơn – nhanh chóng – hiệu quả cho khách hàng nhưng vẫn bảo đảm tính tuân thủ; Phát huy các phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch, cải tiến quy trình nghiệp vụ, sáng kiến; Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo theo từng chức danh, ngoài đào tạo nghiệp vụ cần tập trung bổ sung các kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng chăm sóc khách hàng…cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và giá trị gia tăng cho nhân viên. Có kế hoạch đào tạo cho lực lượng kế thừa, luôn đảm bảo các vị trí có nhân sự thay thế giúp cho quá trình hoạt động diễn ra bình thường và tốt nhất; Tổ chức sự kiện kết hợp với ngày khai trương – sinh nhật của chi nhánh, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc thu hút khách hàng. Phát huy hiệu quả công tác PR và nâng cao uy tín cho thương hiệu ABBank; Đầu tư chăm sóc trụ sở các điểm giao dịch khang trang, khẳng định việc đầu tư lâu dài và bền vững trên địa bàn đối với chính quyền và dân cư địa phương. Đồng thời khẳng định năng lực tài chính của ngân hàng đối với dân cư, tổ chức kinh tế và các nhà đầu tư trên địa bàn. Đây cũng chính là hình ảnh quảng bá tốt trong công tác tiếp cận thị trường. Thực hiện triển khai chương trình khuyến mãi gửi tiền tiết kiệm kèm tặng phẩm nhằm thu hút khách hàng và tạo số dư ban đầu. Đẩy mạnh tiếp thị thu hút tiền gửi trong dân cư trên cơ sở lãi suất và khẳng định thế mạnh về mạng lưới và năng lực tài chính của ngân hàng. Tìm hiểu các phương thức thanh toán tiền trong dân cư, đề xuất biểu phí linh hoạt cho chi nhánh nhằm thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán; ngoài ra còn giải quyết được vấn đề thanh khoản. Khảo sát nơi tập trung dân cư đông đúc, sầm uất để đặt máy ATM, máy POS. Xây dựng kế hoạch theo chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững. Định vị thị trường, khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể. Tích cực bán chéo sản phẩm cho khách hàng vay vốn, tạo thêm nguồn thu nhập và mở rộng thị phần. Tổ chức tiếp thị triển khai ngay các sản phẩm cho vay phân tán lãi suất cao như cho vay phục vụ đời sống (tiêu dùng, bất động sản, ôtô) cán bộ công nhân viên nhằm tạo lợi nhuận ban đầu ổn định và tạo cơ sở phát triển tín dụng sau này. Phát triển cho vay sản xuất kinh doanh đối với ngành nghề hoạt động thương mại và dịch vụ, vật tư nông nghiệp, xăng dầu, cơ sở chế biến thủy hải sản, hộ nông dân. Tiếp thị, thu hút các nhà đầu tư thực hiện các sản phẩm: cấp tín dụng, bảo lãnh thanh toán…trên cơ sở danh sách các nhà đầu tư đã, đang và chuẩn bị đầu tư trên địa bàn do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Kiên Giang cung cấp. Xác định đây là đối tượng khách hàng chiến lược sử dụng dịch vụ, sản phẩm nhiều nhất; mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Thông qua công ty thực hiện chương trình bán chéo sản phẩm về tài khoản, thẻ ATM, thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng đi kèm với chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp. Đây cũng là kênh quảng bá thương hiệu tốt. Tạo công cụ làm việc hiện đại – đơn giản cho nhân viên nhằm tinh giảm thời gian xử lý giao dịch cho nhân viên, phát huy tối đa hiệu suất làm việc từng người – bộ phận – phòng nghiệp vụ. Xây dựng hệ thống báo cáo chính xác và nhanh chóng phục vụ cho công tác kinh doanh. ● Công tác quản trị - điều hành: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện – công bằng – dân chủ văn minh – tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng tổ chức để từ đó khơi dậy, tập hợp và phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của trí tuệ tập thể. Phát huy tinh thần đoàn kết tập thể, tạo cơ hội cho tính sáng tạo, năng lực sở trường của từng cá nhân được thể hiện, đóng góp vào sự nghiệp chung của Ngân hàng. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong từng cử chỉ hành động, ngôn ngữ, văn phong…làm giàu truyền thống văn hóa tốt đẹp của Ngân hàng. ● Công tác nhân sự - đào tạo: Thu thập ý kiến của khách hàng về việc chất lượng phục vụ nhằm đánh giá kịp thời, đúc kết kinh nghiệm, nhận định và cải tiến cũng như đào tạo lại kỹ năng chăm sóc khách hàng của từng nhân viên. Ưu tiên công tác đào tạo tại chỗ, tổ chức sinh hoạt định kỳ và phối hợp đào tạo nghiệp vụ cụ thể. Triển khai các chính sách, quy định, quy trình tác nghiệp, hướng dẫn thực hiện, công tác kế toán kịp thời đến từng nhân viên nhằm đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong hoạt động ngân hàng, tránh sai sót ở mức tối thiểu. Thường xuyên gửi nhân viên, cán bộ quản lý trung gian đi đào tạo theo các chương trình do Ngân hàng tổ chức và có đánh giá sau đào tạo. Thực hiện chủ trương địa phương hóa nguồn nhân sự. Đề xuất chính sách ưu đãi cho nhân viên tích cực tại chi nhánh và có kế hoạch đào tạo kế thừa phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới. Lập kế hoạch đánh giá đội ngũ nhân viên, lãnh đạo cấp trung gian về năng lực làm việc, đạo đức nghề nghiệp để có cơ sở điều chỉnh, bố trí nhân sự phù hợp. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua hơn 5 năm đi vào hoạt động cho đến nay, tuy có không ít những khó khăn và tồn tại cần phải giải quyết nhưng với chiến lược kinh doanh hợp lý, mục tiêu rõ ràng cùng đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm mà kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng, không những góp phần nâng cao đời sống, phục vụ nhu cầu của người dân mà còn đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế của vùng. Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, du lịch, nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy sản với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, với phương châm “Trao giải pháp – Nhận nụ cười” ABBANK Kiên Giang đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy, là nơi đáp ứng tốt nhu cầu về vốn, dịch vụ ngân hàng của khách hàng và là nơi an toàn hiệu quả để trao niềm tin gửi tiền. Về hoạt động huy động vốn, vốn huy động của NH năm sau luôn cao hơn năm trước, NH đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý kể từ năm 2010 cho đến nay, với việc ấn định lãi suất tiền gửi linh hoạt, NH ngày càng thu hút được người gửi tiền. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của NH vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng nên phải sử dụng đến lượng vốn điều hóa khá lớn. Do đó, trong thời gian tới NH cần phải tăng cường công tác huy động vốn hơn nữa để hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa từ cấp trên. Đối với hoạt động tín dụng, doanh số cho vay và dư nợ của ngân hàng tăng trưởng không ngừng, công tác thu nợ tương đối tốt biểu hiện là doanh số thu nợ tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của thu nợ chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của cho vay biểu hiện là hệ số thu nợ có xu hướng giảm. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu diễn biến bất thường nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng tương đối tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên xem xét những biện pháp nâng cao chất lượng nêu trên hoặc đề ra những giải pháp mới để khắc phục những tồn tại, mở rộng quy mô. Đồng thời, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng trong những năm tiếp theo. 5.2 KIẾN NGHỊ 5.2.1 Đối với UBND tỉnh Kiên Giang UBND tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác mở rộng, quy hoạch, mời gọi các nhà đầu tư, xây dựng các khu kinh tế tập trung, những dự án khả thi và nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi giúp cho ABBANK nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung đầu tư đúng hướng có trọng tâm, trọng điểm, từ đó hiệu quả kinh tế đầu tư tốt hơn. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành đặc biệt là tòa án, kiểm soát cơ quan thi hành án giúp đỡ Ngân hàng xử lý nợ quá hạn giải quyết nhanh các tài sản, đảm bảo tiền vay là bất động sản, thực hiện nghiêm việc thi hành án đối với các bản án có hiệu lực phát mãi và chuyển đổi sở hữu được tài sản thế chấp giúp cho Ngân hàng thu hồi được vốn. Bên cạnh đó, đề nghị phòng tài nguyên và phòng công chứng xử lý nhanh hơn các thủ tục cho người dân nhằm rút ngắn quy trình vay vốn giảm áp lực thời gian cho người đi vay. 5.2.2 Đối với ABBANK Kiên Giang Hệ thống ABBANK trên toàn tỉnh Kiên Giang chỉ có một chi nhánh đặt tại Thành phố Rạch Giá, ngoài ra không có Phòng Giao dịch nào. Nhiều người dân ở các huyện phải đi xa và đi lại nhiều lần tới Ngân hàng mới có thể vay vốn được. Do đó, đề nghị Ngân hàng xem xét mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vay vốn của người dân. Lực lượng nhân viên ngân hàng còn ít không thể quán xuyến hết công việc mà mình phụ trách. Vì vậy ngân hàng bổ sung thêm nhân viên cho chi nhánh, đặc biệt là phòng Quan hệ khách hàng. Ngân hàng cần chủ động liên kết với các Sở, Ban ngành địa phương như bưu điện, điện lực, trường học, bệnh viện…để thực hiện thanh toán qua tài khoản cá nhân hoặc làm trung gian thu hộ. Sau đó triển khai xuống các huyện nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán. Làm tốt công tác thẩm định, giám sát chặt chẽ các khoản vay cũng như làm tốt công tác thu nợ. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng để bắt kịp với xu hướng phát triển chung. 5.2.3 Đối với ABBANK Hỗ trợ thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại thay thế các máy móc cũ nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả công việc cho nhân viên. Các văn bản, quy định ban hành phải rõ ràng, sát thực, kịp thời tránh tình trạng hiểu nhầm, thiếu sót. Phát động và duy trì phong trào thi đua, khen thưởng, tập thể cá nhân đạt thành tích tốt nhằm tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, cần ban hành các tiêu chuẩn về cán bộ trong hệ thống ABBANK và nhất là cán bộ điều hành, cán bộ tín dụng. Đội ngũ cán bộ vừng vàng về nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp sẽ là điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Tạo mối quan hệ, thường xuyên tiếp xúc với các cấp ban ngành địa phương nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động thuận lợi hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO  ♦ Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 2. Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ. 3. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 6 năm 2010. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 02 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội. 5. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Quy chế cho vay của ABBANK đối với khách hàng. Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, 2012. Quy trình cấp tín dụng tại ABBANK. Thành phố Hồ Chí Minh. [...]... Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Kiên Giang làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ABBANK chi nhánh Kiên Giang, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. .. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng; - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng An Bình chi nhánh Kiên Giang Địa chỉ: số 40, đường Trần Phú, Phường Vĩnh Thanh, Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang 1.3.2 Thời gian... dụng biểu đồ thể hiện số liệu để dễ dàng quan sát và nhận xét số liệu CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH KIÊN GIANG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ABBANK chi nhánh Kiên giang với tiền thân là Phòng giao dịch Rạch Giá được thành lập vào tháng 11 năm 2007, trực thuộc Ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ Sau gần 4 năm hoạt động, đứng trước nhu cầu tài chính của cá nhân và doanh... doanh nghiệp và tầng lớp dân cư Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra làm ngân hàng có thể bị phá sản, lây lan sang các ngân hàng khác, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tác động đến tâm lý của dân chúng 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng - Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh... từ hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng Tín dụng không chỉ là một trong những hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng mà con góp phần quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, là đòn bẩy giúp cho nền kinh tế vận hành liên tục và hiệu quả Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nước ta không ngừng phát triển, bắt cùng nhịp độ đó các Ngân hàng thương. .. thiết về hoạt động tiền tệ của chi nhánh về Hội sở và Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn ♦ Phòng quan hệ khách hàng Đây là phòng tập trung những hoạt động chính của ngân hàng, quyết định phần lớn hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phòng quan hệ khách hàng được giao các nhiệm vụ sau đây: - Lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hoạt động của Phòng định kỳ tháng, quý… - Tìm kiếm nguồn, huy động. .. toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Kiên Giang (2010 – 2012) Bước sang năm 2013, kết quả hoạt động kinh doanh của NH tiến triển rất tốt, chỉ trong 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu đã cao hơn so với kết quả kinh doanh cùng kì năm trước và của cả năm 2010 Năm 2013 hứa hẹn sẽ là một năm thành công của NH Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Hình... tại đây, như ngân hàng ACB, VietinBank, Agribank, Vietcombank, Đông Á Bank…và nhiều quỹ tín dụng khác Với sự hiện diện của nhiều ngân hàng như vậy, vấn đề đặt ra cho ABBANK Kiên Giang là hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng nhằm cạnh tranh và đứng vững, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu hút vốn và cung cấp vốn cho toàn tỉnh Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài Phân. .. Về phía ngân hàng: thiệt hại về uy tín và vật chất của ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là người đi vay và cho vay Làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền, vì ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động Mất cân đối trong việc thanh toán dần làm cho ngân hàng lỗ và có nguy cơ bị phá sản - Kinh tế - xã hội: Kinh doanh của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn... ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Kiên Giang (6 tháng đầu năm 2012 và 2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch 2013 Số tiền % Doanh thu 5.127 7.441 2.314 45,1 Chi phí 4.226 5.801 1.575 37,3 901 1.640 739 82,0 Lợi nhuận Nguồn: Phòng Kế toán, ABBANK Chi nhánh Kiên Giang Dựa vào bảng số liệu và đồ thị ta có thể thấy, doanh thu, chi phí

Ngày đăng: 11/10/2015, 09:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan