phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang

80 1K 1
phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện vị thủy, tỉnh hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỤY VÂN ANH PHÂN TÍCH NGUỒN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NÔNG HỘ NGHÈO Ở HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 Tháng 12 – 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỤY VÂN ANH MSSV: 4104199 PHÂN TÍCH NGUỒN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NÔNG HỘ NGHÈO Ở HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: D340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. TRẦN QUỐC DŨNG Tháng 12 – 2013 LỜI CẢM TẠ Để thực hiện hoàn chỉnh đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh nói chung và quý thầy cô trực tiếp giảng dạy nói riêng đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức để hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Trần Quốc Dũng và Thầy Lê Tín đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, góp ý trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Những ý kiến và hướng dẫn của Thầy làm cho đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong tỉnh Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị đã cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài trong cuộc phỏng vấn thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Nguyễn Thụy Vân Anh i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân trong khuôn khổ luận án “Tác động của tài chính vi mô đến sinh kế nông hộ trong các dự án tài trợ nước ngoài ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Luận án trên có thể sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho luận án. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện Nguyễn Thụy Vân Anh ii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................... 2 1.3.1 Kiểm định giả thuyết ................................................................................ 2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 1.4.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4.2 Không gian nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 5 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nông hộ ........................................................ 5 2.1.2 Nguồn sinh kế của nông hộ ..................................................................... 6 2.1.3 Các chỉ số chung giảm nghèo, tăng cường ứng phó và giảm tổn thương .. ............................................................................................................................ 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 14 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 14 2.2.2 Phương pháp phân tích .......................................................................... 15 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 17 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA BÀN ............................................................. 17 3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................... 17 3.1.1 Tỉnh Hậu Giang ..................................................................................... 17 3.1.2 Huyện Vị Thủy ...................................................................................... 21 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................... 22 3.2.1 Tình hình nguồn vốn ODA .................................................................... 22 3.2.2 Tình hình nguồn vốn các dự án phi chính phủ....................................... 24 iii 3.3 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HEIFER .................................................... 27 3.3.1 Giới thiệu tổ chức Heifer Việt Nam ....................................................... 27 3.3.2 Giới thiệu dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang ................................................................................................. 31 CHƯƠNG 4...................................................................................................... 34 PHÂN TÍCH NGUỒN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ.......................................... 34 TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 34 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ .................................................................... 34 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ ................. 35 4.2.1 Nguồn vốn con người ............................................................................... 35 4.2.2 Nguồn vốn vật chất ................................................................................. 40 4.2.3 Nguồn vốn xã hội .................................................................................... 42 4.2.4 Nguồn vốn tài chính ............................................................................... 44 4.2.5 Nguồn vốn tự nhiên ................................................................................ 45 4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ SAU KHI THAM GIA DỰ ÁN..................................................................................................... 46 4.3.1 Đánh giá hiệu quả sử quả sử dụng vốn của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án .................................................................................................. 47 4.3.2 Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng ........................................................ 48 4.3.3 Cải thiện đời sống .................................................................................. 50 4.3.4 Giảm khả năng tổn thương .................................................................... 51 4.3.5 Đảm bảo an ninh lương thực ................................................................. 52 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 54 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN ....................................... 54 5.1 GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ........................ 54 5.1.1 Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục .................................................... 54 5.1.2 Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ............................................... 54 5.1.3 Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng .............................................................. 54 5.1.4 Tăng cường công tác hỗ trợ các hoạt động của dự án ........................... 55 5.2 GIẢI PHÁP VỀ PHÍA BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN ...................................... 55 5.3 GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CÁC HỘ THAM GIA DỰ ÁN ............................ 55 CHƯƠNG 6...................................................................................................... 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 56 6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 56 6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 56 iv 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương và các ngành liên quan .......................... 56 6.2.2 Đối với Ban quản lý dự án ....................................................................... 57 6.2.3 Đối với nông hộ tham gia dự án ............................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 58 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 59 v DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 4.1 Bảng 4.2 Bảng 4.3 Bảng 4.4 Bảng 4.5 Bảng 4.6 Bảng 4.7 Bảng 4.8 Bảng 4.9 Bảng 4.10 Bảng 4.11 Bảng 4.12 Bảng 4.13 Bảng 4.14 Bảng 4.15 Bảng 4.16 Bảng 4.17 Bảng 4.18 Trang Cơ cấu dự án ODA theo quy mô…………………………..... 23 Cơ cấu dự án ODA theo thời gian thực hiện……………….. 24 Cơ cấu dự án phi chính phủ nước ngoài theo quy mô……… 26 Cơ cấu dự án phi chính phủ nước ngoài theo thời gian thực hiện………………………………………………………….. 27 Thông tin tổng quan về nông hộ…………………………….. 34 Số lượng thành viên tham gia lao động……………………... 36 Độ tuổi lao động trung bình của hộ…………………………. 36 Trình độ học vấn trung bình của các thành viên tham gia lao động…………………………………………………………. 36 Tình trạng đến trường của các thành viên trong tuổi đi học 38 Khó khăn tiếp cận giáodục………………………………….. 38 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ…………………………. 39 Khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế……………………………… 40 Nguồn nước sinh hoạt của nông hộ ………………………… 41 Tình trạng sở hữu phương tiện sinh hoạt và sản xuất ……… 42 Tình hình tham gia các tổ chức xã hội………………………. 43 Tình hình tham gia các lớp tập huấn………………………... 44 Mục đích sử dụng vốn vay của nônghộ……………………... 45 Đánh giá việc tiếp cận nguồn vốn vay của dự án…………… 45 Tâm lý sản xuất của nông khi tiếp cận vốn vay từ dự án…… 45 Kết quả kiểm định Wilcoxon sự khác biệt thu nhập – chi phí – tích lũy trước và sau khi tham gia dự án…………………... 47 So sánh thu nhập – chi phí bình quân của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án………………………………………. 48 Quan hệ gia đình và cộng đồng……………………………... 51 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Hình 4.1 Hình 4.2 Hình 4.3 Hình 4.4 Khung lý thuyết các hợp phần đánh giá sinh kế dự án FLITCH…………………………………………………….. Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo…………….... Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang………………………… Bản đồ phân bố các điểm của dự án……………………….. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của dự án……………….. Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng………………………… Đời sống vật chất của nông hộ sau khi tham gia dự án……. Tình trạng giảm khả năng tổn thương…………………….... Tình hình đảm bảo an ninh lương thực……………………. vii 9 12 17 29 32 50 51 51 52 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển châu Á CLB : Câu lạc bộ DFID : Bộ Phát triển Quốc tế Anh ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long EU : Liên minh châu Âu FLITCH : Dự Án Phát Triển Lâm Nghiệp Để Cải Thiện Đời Sống vùng Tây Nguyên JBIC : Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản NGO : Tổ chức phi chính phủ nước ngoài ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở nông thôn và 48% lấy nông nghiệp làm sinh kế. Vì thế, nông nghiệp đóng vai trò quyết định trong sinh kế hộ gia đình, nhất là các hộ nghèo. Tuy nhiên, nông hộ ở nước ta đang phải đối mặt với vòng lẫn quẫn của sự nghèo khó. Thu nhập thấp, bấp bênh, phần lớn người dân không đủ vốn trang bị kĩ thuật sản xuất mới dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm đầu ra thấp nên khó có khả năng vươn lên thoát nghèo. Trên thực tế, vốn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ vốn tự có (vốn tích lũy của nông hộ), vốn vay (vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hoặc phi chính thức), vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước,… Do nông hộ thường sản xuất nhỏ lẻ nên vốn tích lũy thường không đáng kể, nguồn vốn cho hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn từ ngân sách nhà nước cũng giới hạn nên phần lớn vốn đầu tư của nông hộ xuất phát từ vốn vay. Nắm bắt được thực trạng này, các dự án tài trợ chính phủ và dự án tài trợ nước ngoài cho lĩnh vực nông nghiệp đang rất được quan tâm cả về cơ chế cũng như công tác triển khai để từng bước cải thiện cuộc sống của nông dân, giúp họ xóa đói giảm nghèo. Hậu Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, số lượng hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 70% hộ dân toàn tỉnh. Năm 2013, ước thu nhập trên địa bàn tỉnh đạt 21,5 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2 lần so với 2008. Trong đó, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt từ 8,9 triệu đồng/người (năm 2008) lên 19,48 triệu đồng/người (năm 2013), tăng 2,2 lần. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 14,51%. Sau gần 9 năm thành lập, đến nay Hậu Giang đã bắt nhịp cùng sự phát triển chung của các tỉnh, thành trong khu vực, trong đó, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Sản xuất nông nghiệp mang lại cho nông dân nguồn thu nhập, giải quyết nạn thất nghiệp, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh các hộ dân sản xuất hiệu quả, có thu nhập cao và ổn định vẫn còn tồn tại nhiều hộ nông dân phải đối mặt với những khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật, tìm kiếm thị trường tiêu thụ… Đặc biệt quan trọng là tình trạng thiếu vốn sản xuất. Để giải quyết sự thiếu hụt này, Hậu Giang đã và đang triển khai những dự án tài trợ nước ngoài nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các hộ nghèo, cung cấp kiến thức về chăn nuôi và trồng trọt, hình thành các hội nhóm cùng phát triển để bà con nông 1 dân trao đổi kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm… hướng đến một mô hình sinh kế bền vững. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế nhằm đảm bảo nông hộ sử dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có cũng như khắc phục được mặt hạn chế để họ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, thoát nghèo bền vững. Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực sinh kế để giảm nghèo bền vững, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ tham gia dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang”. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài đi vào các mục tiêu cụ thể sau: - Tìm hiểu thực trạng nguồn sinh kế của nông hộ tại xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. - Phân tích các nguồn vốn sinh kế của nông hộ trong dự án. - Đề xuất các giải pháp cải thiện nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án. 1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Kiểm định giả thuyết Không có sự khác nhau về sinh kế của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang”. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 1) Việc tham gia dự án có ảnh hưởng đến sinh kế (hệ thống sản xuất, thu nhập, đời sống văn hóa tinh thần) của người dân trong vùng nghiên cứu không? 2) Nông hộ bị hạn chế trong việc tiếp cận sinh kế như thế nào? Các nguồn lực chủ yếu của hộ là gì? 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Thời gian nghiên cứu - Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 80 nông hộ đang tham gia dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” trên địa bàn nghiên cứu vào tháng 11 năm 2013. - Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài thuộc giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013. 1.4.2 Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực sinh kế của các nông hộ đang tham dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” tại địa bàn xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các nông hộ trực tiếp tham gia dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang”. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Các nghiên cứu thực hiện về phân tích sinh kế của nông hộ đã được thực hiện khá nhiều ở Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế nông nghiệp và các nước đang phát triển. 1. Trong bài nghiên cứu “Vai trò của tổ hợp tác trong việc nâng cao nguồn lực sinh kế cho nông hộ: nghiên cứu trường hợp tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”, số liệu được thu thập từ 65 nông hộ là thành viên của tổ hợp tác và 47 nông hộ không tham gia tổ hợp tác, các tác giả Trần Quốc Nhân, Hứa Thị Huỳnh và Đỗ Văn Hoàng (2012) đã sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững và phần mềm Excel, SPSS để cho ra kết quả như sau: nhóm hộ tham gia tổ hợp tác sử dụng các nguồn vốn sinh kế có hiệu quả hơn so với nhóm hộ không tham gia tổ hợp tác. Kết quả phân tích cho thấy, tổ hợp tác có vai trò quan trọng trong việc giúp cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ về nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính, chẳng hạn như nông hộ tham gia tổ hợp tác dễ tiếp xúc với cán bộ địa phương, được tham gia nhiều lớp tập huấn khoa học kĩ thuật, dễ tiếp cận các nguồn tín dụng, hiệu quả sử dụng đồng vốn và tích lũy thu nhập cũng cao hơn so với nông hộ không tham gia tổ hợp tác. 2. Nghiên cứu “Phân tích sinh kế nông hộ trong vùng nhiễm mặn tỉnh Sóc Trăng” được tác giả Nguyễn Việt Hậu (2010) thực hiện thông qua phương 3 pháp phỏng vấn chuyên gia và điều tra nông hộ trên địa bàn hai huyện: Vĩnh Châu và Ngã Năm. Qua kết quả phân tích, xâm nhập mặn có nhiều tác động đến nguồn vốn sinh kế và chiến lược sinh kế của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn của nông hộ gồm: tuổi chủ hộ, diện tích đất đai và tập huấn kỹ thuật canh tác và lao động. Bên cạnh những kết quả đạt được từ chiến lược sinh kế, nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng vốn sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn diễn ra. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nông hộ 2.1.1.1 Khái niệm Frank Ellis (1998) phát biểu, nông hộ là hộ nông dân có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Nói chung, đó là các gia đình sống bằng thu nhập từ nghề nông. Ngoài ra, hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của hộ. Nông hộ thường tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Nguồn gốc lâu đời đã có quá trình hình thành và phát triển lâu đời trong lịch sử. Do đó, nông hộ mang đặc điểm và có những nét đặc trưng riêng. 2.1.1.2 Đặc điểm a) Nông hộ sản xuất ra nông, lâm, thủy sản với mục đích phục vụ cho chính bản thân và gia đình họ. Nông hộ thường có xu hướng sản xuất ra cái gì họ cần, khi sản xuất thừa họ có thể đem chúng ra trao đổi trên thị trường. b) Sản xuất của nông hộ chủ yếu dựa vào ruộng đất, còn mang tính thủ công, khai thác tự nhiên chưa triệt để và khả năng canh tác còn lạc hậu. c) Chủ hộ thường là cha hoặc mẹ hay ông bà nên họ vừa là chủ gia đình vừa là người tổ chức sản xuất. Do đó, việc tổ chức sản xuất của nông hộ có nhiều ưu điểm và mang tính đặc thù cao. d) Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và đây cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Lao động trong gia đình nông hộ bao gồm trong độ tuổi và cả ngoài độ tuổi lao động. Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của hộ gia đình. Lao động này cũng góp phần làm tăng thu nhập cho hộ. Ngoài ra, một số hộ sản xuất lớn còn thuê mướn lao động thường xuyên hoặc thời vụ, điều này cũng tạo ra số lượng việc làm lớn ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. 5 2.1.2 Nguồn sinh kế của nông hộ 2.1.2.1 Các khái niệm về sinh kế Ý tưởng sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của R.Chamber từ những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward,… Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự thống nhất rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về cơ bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ quyết định dựa vào khả năng và năng lực của họ, đồng thời chịu tác động của các thể chế, chính sách và các quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng (Can, Nguyên, Yến, Sa, Liên, 2010). Trong nhiều nghiên cứu của mình, F.Ellis (2000) cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ. Sinh kế được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực hiện để kiếm sống và đạt được các mục tiêu và nguyện vọng của họ (DFID, 1999). Một trong những con đường để hiểu một hệ thống sinh kế là phân tích chiến lược sử dụng sinh kế cũng như cách thức chống đỡ và thích ứng của cá nhân cũng như cộng đồng đó đối với các tác động bất thường từ bên ngoài (Dự án FLITCH, 2012). Sinh kế cũng được Trần Sáng Tạo (2012) miêu tả như là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực nhằm duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). a) Hoạt động sinh kế: Là tất cả các hoạt động kiếm ra tiền mặt hoặc các sản phẩm tự tiêu dùng (một cách hợp pháp) phục vụ mục tiêu kiếm sống của cộng đồng, hộ gia đình hoặc cá nhân (FLITCH, 2012). b) Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình 6 hoặc cá nhân để kiếm sống cũng như đạt được ước vọng của họ (FLITCH, 2012). c) Đánh giá sinh kế: Đánh giá sinh kế là việc xem xét các thành tố trong khung phân tích sinh kế bền vững đối với các hoạt sản xuất của các hộ gia đình trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó (Springate – Baginski, 2010), (FLITCH, 2012). d) Khái niệm về sự bền vững: Sự bền vững được Trần Sáng Tạo (2012) miêu tả như sau: Một yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và cú sốc mà không làm huỷ hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực có thể thuộc về nguồn lực tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế. Điều này giải thích tại sao tính bền vững thường được phân tích theo 4 khía cạnh: bền vững về kinh tế, về môi trường, về thể chế và xã hội. Bền vững không có nghĩa là sẽ không có gì thay đổi, mà là có khả năng thích nghi theo thời gian. Tính bền vững là một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp sinh kế bền vững. Khái niệm về sinh kế bền vững: Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai (Dự án chia sẻ, 2010). Theo R.Chamber (1989); R.Reardon, and J.E.Taylor (1996), một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục được trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (Dự án chia sẻ, 2010). Các chính sách để xác định sinh kế cho người dân theo hướng bền vững được xác định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là F.Ellis (2005); Barrett, Beznneh, Clay and T.Reardon (2000). Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách 7 cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không. * Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra. * Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Các nghiên cứu về sinh kế hiện nay về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững trên cơ sở các nguồn lực của hộ gia đình bao gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài chính, xã hội và nhân lực (Dự án chia sẻ, 2010). e) Khung phân tích sinh kế bền vững Khung phân tích sinh kế bền vững là một công cụ trực quan hoá được Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích của nó là giúp người sử dụng nắm được những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề khó khăn hay những yếu tố tạo cơ hội. Khung sinh kế có thể chia làm năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thương; Các nguồn lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lược, Hoạt động sinh kế và Kết quả sinh kế. Việc phân tích các loại hình sinh kế cho ta thấy đâu là hoạt động phát triển có hiệu quả nhất. Áp dụng phương pháp tiếp cận này có nghĩa là sử dụng một cách nhìn rộng đa chiều, đa yếu tố và đa cấp độ. Khung đánh giá sinh kế này có thể phân chia vấn đề thành 2 nhóm: (1) Nhóm thứ nhất: liên quan đến cấp hộ bao gồm nguồn lực sinh kế, chiến lược và hoạt động sinh kế, và kết quả sinh kế. (2) Nhóm thứ hai là các yếu tố bên ngoài hộ bao gồm thể chế, chính sách và các cú sốc, rủi ro. Các thành tố này không chỉ giữ các vai trò độc lập mà còn tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, 8 công việc đánh giá sinh kế không chỉ mô tả các thành tố nêu trên mà còn xem xét quá trình tương tác giữa các yếu tố đó. Nguồn lực sinh kế - Tài nguyên thiên nhiên - Tài chính - Vật chất - Lao động - Nguồn lực xã hội Phục vụ cho Chiến lược và hoạt động sinh kế Nhằm đạt Kết quả sinh kế - Cải thiện thu nhập - Gia tăng phúc lợi - Tăng cường vị thế - Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững - Giảm thiểu rủi ro Rủi ro Chính sách Tái đầu tư Nguồn: Dự án FLITCH, 2012 Hình 2.1 Khung lý thuyết các hợp phần đánh giá sinh kế dự án FLITCH 2.1.2.2 Nguồn vốn sinh kế (hay nguồn lực sinh kế) Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFID – Anh, 1999) và FLITCH (2012), nguồn vốn sinh kế bao gồm 5 loại: Nguồn vốn nhân lực (Human Capital, viết tắt là H); Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital, viết tắt là N); Nguồn vốn tài chính (Financial Capital, viết tắt là F); Nguồn vốn xã hội (Social Capital, viết tắt là S) và Nguồn vốn vật chất (Physical Capital, viết tắt là P). a) Nguồn vốn nhân lực: là nguồn vốn đại diện cho các nhận thức, khả năng làm việc và kiến thức nhằm phục vụ cho việc theo đuổi và đạt được các mục tiêu sinh kế của mình. Nguồn vốn nhân lực là lực lượng lao động bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng (như kỹ năng, tay nghề, sự am hiểu kỹ thuật canh tác, kiến thức bản địa, sức khỏe, tập quán lao động, siêng năng hay lười biếng). Các thông tin liên quan đến cách thức sử dụng nguồn lực này cần được thu thập bao gồm phân bổ và sử dụng quỹ thời gian, tình hình phân công công việc giữa nam và nữ trong gia đình. Những vấn đề này cần được khám phá và mô tả một cách rõ ràng, đặc biệt là những đặc tính về chất lượng cần được xem xét kỹ để kết hợp với các nguồn lực khác một cách phù hợp, hiệu 9 quả. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn lực con người được xem là nguồn lực có tính chi phối mạnh mẽ đối với việc sử dụng các nguồn lực khác cũng như các chiến lược và hoạt động sinh kế. Ngoài ra, khi đánh giá nhóm nguồn lực này cần chú ý tới xu hướng di chuyển nguồn lực trong tương lai, trong đó chú trọng tới hai xu thế chính đó là di chuyển theo vị trí địa lí – thường là các xu hướng di dân để tìm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, di cư lao động từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và xu hướng di chuyển tại chỗ, tức là di chuyển từ lĩnh vực hoạt động này sang lĩnh vực hoạt động khác. Các thông tin này rất quan trọng và hữu ích đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực sau này. b) Nguồn vốn xã hội: là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế như quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm. Nguồn vốn xã hội bao gồm các mối quan hệ về tình làng nghĩa xóm, sự hợp tác trong sản xuất, vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ xã hội, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra các quyết định liên quan đến phát triển sinh kế. Những yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh cho phát triển sản xuất cũng như đạt được các mục tiêu mong muốn của người dân, cộng đồng. c) Nguồn vốn tự nhiên: là các nguồn lực, nguyên liệu, nhiên liệu tự nhiên để tạo dựng các sinh kế. Nguồn vốn tự nhiên liên quan tới việc nắm giữ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, tài nguyên rừng, khí hậu, … d) Nguồn vốn tài chính: là các nguồn tài chính mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế. Nguồn vốn tài chính bao gồm các khoản tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh; nguồn lực này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như tích lũy từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, từ đi vay, tiền lương, ... Khi xem xét nguồn lực tài chính ngoài việc xem xét số lượng và nguồn gốc, một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm đó là khả năng tiếp cận nguồn lực này của người dân và cách thức họ sử dụng nguồn lực. e) Nguồn vốn vật chất: bao gồm trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt và có thể được chia thành hai cấp độ khác nhau: cấp hộ và cấp cộng đồng. Ở cấp hộ bao gồm công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và các phương tiện phục vụ cuộc sống. Ở cấp độ cộng đồng chủ yếu đề cập tới cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, điện, nước. Tất cả các nguồn vốn đều rất quan trọng đối với cải thiện sinh kế, tuy nhiên tình trạng và vai trò mỗi loại phụ thuộc vào mỗi thời điểm, mỗi cộng 10 đồng dân cư. Để có cơ sở xác định các mũi nhọn ưu tiên phát triển nguồn vốn nhằm đạt được những kết quả hiệu quả cao cần đánh giá hai khía cạnh. Thứ nhất: tầm quan trọng của các nguồn vốn. Thứ hai: mức độ thiếu hụt nguồn vốn, các cản trở trong việc tiếp cận, sử dụng và phát triển các nguồn vốn. 11 Bối cảnh dễ tổn thương - Xu hướng - Thời vụ - Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị, chiến tranh Con người Tự nhiên Xã hội Vật chất Tài chính Chính sách, tiến trình và cơ cấu Các chiến sinh kế - Ở các cấp khác nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các quy tắc. - Chính sách mới và thái độ đối với khu vực tư nhân. - Các thiết chế công dân, chính trị, kinh trế (thị trường và văn hóa. - Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng…) - Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên - Cơ sở thị trường - Đa dạng - Sinh tồn hoặc tính bền vững Nguồn: DFID, 2003 – Dự án Chia Sẻ, 2010 Hình 2.2 Phân tích khung sinh kế của nông dân nghèo 12 lược Các kết quả sinh kế - Thu nhập nhiều hơn. - Cuộc sống đầy đủ hơn. - Giảm khả năng tồn thương - An ninh lương thực được cải thiện - Công bằng xã hội được cải thiện - Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên - Giá trị không sử dụng của tài nguyên được bảo vệ Hiện nay, “Phương pháp sinh kế” đã được một số cơ quan phát triển áp dụng trong các hoạt động phát triển. Như chúng ta thấy ở các phần sau, khó có thể nói là có một phương pháp thống nhất khi mà các cơ quan áp dụng một cách khác nhau, từ các hoạt động sơ khai như xây dựng các công cụ hay khung phân tích cho việc lập kế họach hoặc đánh giá ban đầu đến một số loại hoạt động cụ thể của chương trình. Ba yếu tố dẫn đường giải thích lý do của việc áp dụng “Phương pháp sinh kế bền vững” trong công tác giảm nghèo là: Thứ nhất, thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế là cần thiết cho việc giảm nghèo nhưng không có một liên hệ trực tiếp giữa hai tác nhân này từ khi nó hoàn toàn phụ thuộc và khả năng của người nghèo tự tìm kiếm các cơ hội để phát triển kinh tế. Vì vậy, điều quan trọng là tìm ra chính xác cái gì đã ngăn cản hoặc thách thức người nghèo cải thiện sinh kế của họ trong điều kiện cụ thể để thiết kế các họat động hỗ trợ cho dự án. Thứ hai, về nhận biết đói nghèo – như chính cảm nhận của những người nghèo – không chỉ là vấn đề thu nhập thấp mà còn bao gồm cả các yếu tố như chăm sóc y tế kém, giáo dục kém, thiếu các dịch vụ xã hội, v.v…, như là tình trạng dễ bị tổn thương và cảm giác của sự bất lực. Hơn nữa, đói nghèo hiện nay được xem là có sự liên kết giữa các yếu tố gây ra nghèo đói và cải thiện một yếu tố có thể có tác động tích cực đối với yếu tố khác. Cải thiện giáo dục có thể mang lại tác động tích cực cho việc chăm sóc y tế, có thể tăng khả năng sản xuất. Giảm tình trạng dễ bị tổn thương cho người nghèo bằng cách nêu rõ các rủi ro cho họ có thể gia tăng xu hướng để rơi vào các hoạt động rủi ro chưa được kiểm chứng trước đó nhưng mà có hiệu quả kinh tế hơn, và cứ tiếp tục như thế v.v…. Thứ ba, ngày nay chúng ta nhận ra rằng chính người nghèo thường hiểu về họ và nhu cầu của họ tốt nhất và vì vậy phải lôi kéo họ tham gia trong việc thiết kế các chính sách và dự án để cải thiện số phận của họ. Khi thiết kế, chúng thường được cam kết nhiều hơn để thực hiện. Vì vậy, sự tham gia của người nghèo sẽ cải thiện kết quả của dự án. Có ba điểm cơ bản hầu hết các phương pháp thường có. Thứ nhất là phương pháp chú trọng vào sinh kế của người nghèo, mà trong đó giảm nghèo phải là mấu chốt. Thứ hai là loại bỏ cách tiếp cận theo bộ phận đầu vào (nông nghiệp, nước sạch, hay y tế) và thay vào đó là bắt đầu bằng việc phân tích các sinh kế hiện tại để xác định các tác động phù hợp. Điểm cuối cùng là chú trọng sự tham gia của người nghèo trong việc xác định các họat động phù hợp để triển khai (Lasse, 2001). 13 Bên cạnh đó, sự tác động cải thiện nâng cao sinh kế của hộ được bằng các họat động nông nghiệp cho thấy rằng nông nghiệp chính là họat động sinh kế chính của người dân nông thôn. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, có đến 86% dân số nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp (WB, 2008). 2.1.3 Các chỉ số chung giảm nghèo, tăng cường ứng phó và giảm tổn thương 2.1.3.1 Chỉ số chung giảm nghèo - Cải thiện mức thu nhập; - Thay đổi về an ninh lương thực; - Cải thiện nhu cầu cơ bản (nhà ở, y tế, dinh dưỡng); - Thay đổi trong phân phối thu nhập và giảm bất bình đẳng; - Đa dạng hóa nguồn thu nhập; - Cải thiện nhân quyền; - Tăng cường tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ công cộng; - Tăng sản lượng; - Thay đổi trong tiêu dùng và chế độ ăn uống; - Cải thiện chất lượng cuộc sống; 2.1.3.2 Chỉ số tăng ứng phó và giảm tổn thương/biến động - Giảm tần số/mức độ nghiêm trọng của những cú sốc; - Tăng trong việc chuẩn bị rủi ro; - Tăng khả năng đối phó/thích nghi với những cú sốc tự nhiên và kinh tế; - Tăng khả năng đối phó/thích nghi với những thay đổi bất thường của mùa vụ; 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo đánh giá của Ban quản lý dự án, Phòng ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, nơi đề tài chọn làm địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu trong niên giám thống kê, báo đài, các bài nghiên cứu khác trong và ngoài nước… liên quan đến nội dung nghiên cứu. 14 - Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ thực tế trên địa bàn đã triển khai dự án thuộc xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện như sau: + Bước 1: Liên hệ với các cơ quan chuyên trách (Ban quản lý dự án; Phòng ngoại vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; Sở Kế Hoạch và Đầu Tư) xác định các dự án tài trợ nước ngoài có hợp phần tín dụng đã kết thúc trong giai đoạn 2010 – 2013, đối tượng thụ hưởng là các nông hộ trên địa bàn. Dựa vào các dự án đã được chọn lọc, tiến hành chọn mẫu theo phương pháp có chủ định. + Bước 2: Điều tra, thu thập số liệu sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.  Phỏng vấn cán bộ và hộ gia đình: Thông qua hệ thống bảng câu hỏi, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 80 hộ gia đình đang tham gia dự án, cũng như các cán bộ phụ trách quản lý dự án và các tổ trưởng tổ tín dụng có liên quan để thu thập các thông tin chuyên sâu về tình hình sinh kế của hộ cũng như các nội dung khác có liên quan của dự án để phục vụ cho nội dung nghiên cứu. 2.2.2 Phương pháp phân tích - Đối với mục tiêu 1: Mục đích đánh giá thực trạng nguồn sinh kế của nông hộ trên địa bàn xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Các số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình được sử dụng để mô tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu, thực trạng đời sống và sinh kế của nông hộ. - Đối với mục tiêu 2: + Sử dụng phương pháp phân tích khung sinh kế và phương pháp thống kê mô tả để phân tích khả năng sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ. + Sử dụng kiểm định phi tham số Wilcoxon (kiểm định T) Kiểm định Wilcoxon được áp dụng trong trường hợp kiểm định về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể đối với mẫu phối hợp từng cặp. Chọn ngẫu nhiên n cặp quan sát (xi; yi) từ hai tổng thể X, Y. Với mức ý nghĩa α , có các bước kiểm định sau: Đặt giả thuyết: { HH :: µµ -- µµ =0 ≠0 0 x y 1 x y 15 Kiểm định có sự khác biệt về thu nhập, chi phí, tích lũy thu nhập trước và sau khi tham gia dự án. Phương pháp kiểm định được mô tả như sau: H0: không có sự khác biệt thu nhập trung bình, chi phí trung bình, tổng tiết kiệm của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án. H1: Có sự khác biệt về thu nhập trung bình, chi phí trung bình, tổng tiết kiệm của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án - Đối với mục tiêu 3: Qua kết quả phân tích từ mục tiêu 1 và 2, tiến hành đề xuất giải pháp cải thiện sinh kế nông hộ và giúp dự án hoạt động hiệu quả hơn. 16 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA BÀN 3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Tỉnh Hậu Giang Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 3.1.1.1 Tổng quan Vị trí địa lý: Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. Địa hình: Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông 17 Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 m, độ cao thấp dần về phía Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5 m so với mực nước biển. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Việc đào kênh vừa tăng cường khả năng thoát nước và lưu thông, vừa tạo ra các vùng có địa hình cao tương đối hàng mét. Sự chênh lệch về độ cao giữa các nơi trong tỉnh tuy không lớn lắm nhưng đã tạo ra sự tương phản rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thủy văn: Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km. Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh. Khí hậu: Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Độ ẩm trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Địa chất: Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào. Dân số: Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người (Tổng cục Thống kê, 2011), gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Ê Đê, Mường. Hơn 77% dân số sống ở khu vực nông thôn (Tổng cục Thống kê, 2011). Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê Tỉnh Hậu Giang có tổng số xã/phường/thị trấn tại thời điểm 31/12/2011 : 105; xã: 54, 18 phường: 8, thị trấn: 12. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người, tăng 17,5% so cùng kỳ năm 2011. 3.1.1.2 Các khu vực kinh tế * Nông - Lâm - Ngư nghiệp Đây là khu vực kinh tế chủ lực của nền kinh tế tỉnh Hậu Giang. Sau 5 năm tập trung khai thác lợi thế về lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái, giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp năm 2012 của tỉnh đạt gần 4.000 tỷ đồng (tăng 18,66% so với năm 2008), ước năm 2013 tăng 23,9% so với năm 2008. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2012, năng suất vụ lúa Đông xuân đạt 7,1 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 554.182 tấn, giảm 2.156 tấn so cùng kỳ, xuống giống vụ lúa Hè Thu 77.381 ha, năng suất ước đạt 5,3 tấn/ha. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về mua tạm trữ gạo năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu mua tạm trữ 15.000 tấn gạo, đạt 100% kế hoạch. Hậu Giang đang xây dựng cho mình một thế riêng với các vùng chuyên canh nông nghiệp, thủy sản công nghệ cao. Mục tiêu hàng đầu của Hậu Giang hiện nay là hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Trước tiên, để giảm thất thoát trong sản xuất, thu hoạch bởi theo đánh giá thì tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch lúa đến 12%, nếu xử lý sau thu hoạch không tốt sẽ mất giá trị sản phẩm thêm 15% nữa, vì thế, tỉnh tập trung kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các ngành bảo quản sau thu hoạch. Để khai thác triệt để các sản phẩm chính, sản phẩm phụ, nâng giá trị sản phẩm, giảm xuất khẩu thô, Hậu Giang chú trọng đầu tư vào máy móc chế biến lương thực thực phẩm, khai thác các sản phẩm sau lúa gạo như trấu, cám… * Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10-2012 thực hiện được 544,3 tỷ đồng, tăng 12,6% so với tháng trước, tăng 6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong tháng 10-2012 ước thực hiện được 912,1 tỷ đồng, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản được phân bổ 2.753,8 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư ở các khu, cụm công nghiệp tập trung để sớm đưa các dự án đi vào hoạt động... Tỉnh Hậu Giang chủ trương tích cực mời gọi đầu tư, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư, nhất là thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thủ tục giao đất, chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khá linh hoạt trong việc miễn giảm tiền thuê đất, thuế suất, thuế nhập khẩu đối với các dự án thuộc diện ưu 19 đãi đầu tư... cho nên đã trực tiếp thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là những tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Công ty TNHH Giấy và bột giấy Lee & Man (Ðài Loan). * Dịch vụ Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh, ngành Thương mại - Dịch vụ cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần kích thích sản xuất phát triển, phân công lại lao động xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội. Thị trường và hoạt động thương mại phát triển sôi động, khối lượng hàng hoá lưu thông tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư. Đánh giá tình hình kinh tế xã hội trong tháng 10 năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện được 2.090 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước, tăng 45,3% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 26,3 triệu USD, tăng so với tháng trước, tăng 29,3% so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhưng tỉ lệ thấp hơn tháng trước và thấp hơn bình quân chung cả nướchttp. Tính đến ngày 24 tháng 10 năm 2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện được 4.796,8 tỷ đồng, Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện 3.535,7 tỷ đồng. Tỉnh đã thực hiện tốt các cơ chế chính sách đầu tư phát triển thương mại du lịch, phát triển chợ, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh đầu tư vào địa bàn, nhất là 02 trung tâm đô thị thị xã Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy. Siêu thị Co.opmart Vị Thanh đi vào hoạt động, hệ thống chợ được hình thành góp phần không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của Khu vực III. Năm 2008, Ngân hàng Liên Việt được thành lập với số vốn hơn 3 nghìn tỷ đồng, đặt trụ sở chính tại thị xã Vị Thanh, chẳng những góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, mà còn mở rộng các hoạt động tín dụng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 20 3.1.2 Huyện Vị Thủy Huyện Vị Thủy nằm ở phía Tây tỉnh Hậu Giang, bắc giáp huyện Châu Thành A, Nam giáp huyện Long Mỹ, Tây giáp tỉnh Kiên Giang và thị xã Vị Thanh, Đông giáp huyện Phụng Hiệp. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Nàng Mau và 9 xã: Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vĩnh Trường, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây và Vĩnh Thắng. Huyện Vị Thủy là huyện cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, Vị Thủy lại là một huyện thuần nông, đa số người dân sống bằng nghề trồng lúa, với cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp – thương mại, dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Diện tích tự nhiên: 23.022,57 ha chiếm 7,71% diện tích tự nhiên của tỉnh Hậu Giang. Dân số năm 2010 là 101.121 người chiếm 12,38% dân số toàn tỉnh,mật độ dân số 439 người/km2. Huyện Vị Thủy có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp với những vùng lúa chất lượng cao. Diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 80% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó phát triển cây lúa là chủ lực. Huyện Vị Thủy thuộc vùng lúa nguyên liệu của tỉnh Hậu Giang. Năm 2013, sản lượng lúa làm ra ở huyện Vị Thủy ước đạt trên 270 ngàn tấn, đánh dấu năm thứ 13 liên tiếp Vị Thủy có sản lượng lúa trên 200 ngàn tấn/năm. Có được kết quả trên là do huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng nạo vét kênh thủy lợi nội đồng, đến nay cơ bản khép kín gần 90% diện tích canh tác lúa. Bên cạnh đó, việc chuyển giao ứng dụng khoa học kĩ thuật vào đồng ruộng được đẩy mạnh như chương trình 3 giảm 3 tăng, ứng dụng công nghệ sinh thái vào đồng ruộng, mang đến kiến thức và tư duy mới cho bà con nông dân. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2013 của huyện Vị Thủy đạt một số kết quả nổi bật: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu/người/năm đạt 64,2% kế hoạch; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 54,83%KH; thu nội địa đạt gần 57% kế hoạch,... Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện còn số hạn chế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với bình quân chung của tỉnh (huyện tăng trưởng 8,02%, tỉnh tăng 11,98%); tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt thấp; diện tích thủy sản giảm so với cùng kỳ; tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ; công tác tiếp, đối thoại, giải quyết khiếu nại của 21 công dân chưa thường xuyên; công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm… 3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.2.1 Tình hình nguồn vốn ODA 3.2.1.1 Khái quát Tỉnh Hậu Giang bắt đầu mối quan hệ hợp tác phát triển với các nhà tài trợ từ năm 2004 và có tiếp cận các Chương trình/dự án sử dụng nguồn vốn ODA từ tỉnh Cần Thơ bàn giao. Qua 20 năm hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, việc hình thành và phát triển quan hệ hợp tác chia hai giai đoạn theo đặc thù của tỉnh Hậu Giang là giai đoạn 1993-2003 và giai đoạn 2003-2013. Đề tài sẽ cập nhật tình hình nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2003-2013, tức giai đoạn gần nhất. Trong giai đoạn này hợp tác và phát triển với các nhà tài trợ của tỉnh Hậu Giang có bước phát triển cao hơn về cả số lượng và quy mô dự án. Tính đến thời điểm báo cáo có 21 dự án với tổng mức đầu tư 1.777.533 triệu đồng, trong đó nguồn ODA là 1.339.835 triệu đồng. Giai đoạn này có 11 nhà tài trợ là WB, ADB, Luxembourg, JICA, Chính phủ Anh, Chính phủ Nhật, Vương quốc Bỉ, EU, DFID, ORIO (Hà Lan), SP-RCC, trong đó có 03 nhà tài trợ truyền thống: WB, ADB, JBIC nay là JICA. Hoạt động chính của các dự án này là đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững qua sử dụng béo lục bình, đường giao thông khu vực nông thôn, lưới điện phục vụ nông thôn, cấp nước đô thị và nước sạch nông thôn, cải cách hành chính, bảo đảm chất lượng trường học, nước phục vụ khu công nghiệp và Chương trình ứng phí với biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn này có nhiều tiến bộ hơn giai đoạn trước nhưng so với nhu cầu phát triển thì việc hợp tác với các nhà tài trợ của tỉnh Hậu Giang còn nhiều vấn đề bất cập, cụ thể như sau: - Về mặt ưu điểm: Hậu Giang là một tỉnh mới và là một tỉnh nghèo, nên việc vận động thu hút các nguồn lực bên ngoài là ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhã ý viện trợ hoặc cho vay ưu đãi đối với các chương trình, dự án phát triển cộng đồng, y tế, văn hóa, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; Cán bộ cơ sở trẻ, năng động, có mặt bằng kiến thức đạt khá và tương đối đồng đều, đây chính là thế mạnh về nguồn nhân lực của Hậu Giang. Khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các nguồn 22 viện trợ này; Tiến độ giải ngân các công trình được đẩy nhanh do thủ tục được đơn giản hơn và hài hòa hơn,... - Về mặt thiếu sót: Hậu Giang là một tỉnh mới, lực lượng cán bộ trẻ năng động là một thuận lợi nhưng đây cũng là một yếu điểm của tỉnh. Do kinh nghiệm còn ít nên việc vận động thu hút thật sự chưa chủ động, phần lớn chỉ mới dừng ở mức độ đưa ra danh mục công trình ưu tiên vận động, chưa chủ động tìm đến các nhà tài trợ; Về tiến độ thực hiện các chương trình, dự án chậm là do khâu thủ tục ban đầu còn nhiều phức tạp; Về khâu giải phóng mặt bằng còn rất chậm, đây chính là một yếu điểm của tỉnh. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do giá đền bù giải tỏa và vấn đề tái định cư chưa thật sự hợp lý. Ngoài ra chưa kể đến việc chưa thuyết phục cho người dân hiểu được mục tiêu của việc thực hiện dự án là phục vụ cho lợi ích cộng đồng; Giải ngân cũng là một nguyên nhân làm chậm tiến độ của các công trình. Thủ tục tuy được đơn giản, hài hào nhưng cán bộ chuyên trách chưa thật sự nắm bắt một cách triệt để các quy định về công tác giải ngân; Chưa có sự thống nhất giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để Ban quản lý các dự án ODA dễ dàng trong thủ tục giải ngân và triển khai dự án. 3.2.1.2 Phân tích cơ cấu dự án Theo quy mô: Bảng 3.1 Cơ cấu dự án ODA theo quy mô Quy mô Số lượng Tỉ Trọng Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Nhỏ 16 76% 642.933 Vừa 5 24% 1.134.600 Lớn 0 0% 0 Tổng 21 100% 1.777.533 Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình nguồn vốn ODA tỉnh Hậu Giang 2003 – 2013 Tương tự giai đoạn 1993 – 2003, trên địa bàn tỉnh triển khai dự án quy mô nhỏ và vừa, không có dự án quy mô lớn. + Quy mô nhỏ: 16 dự án, chiếm 76%, với tổng mức đầu tư là 642.933 triệu đồng. + Quy mô vừa: 5 dự án, chiếm 24%, với tổng mức đầu tư là 1.134.600 triệu đồng. 23 Theo thời gian thực hiện dự án Bảng 3.2 Cơ cấu dự án ODA theo thời gian thực hiện Số lượng Tỉ trọng (%) Ngắn hạn 12 57 1.089.009 Trung hạn 2 10 206.518 Dài hạn 7 33 482.006 Tổng 21 100 1.777.233 Thời gian Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình nguồn vốn ODA Hậu Giang 2003 – 2013 Trong giai đoạn này, tỉnh triển khai cả dự án ngắn hạn, dài hạn và trung hạn. Trong đó dự án ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất - Ngắn hạn: có 12 dự án, chiếm 57%, với tổng mức đầu tư 1.089.009 triệu đồng. - Trung hạn: có 2 dự án, chiếm 10%, với tổng mức đầu tư là 205.518 triệu đồng. - Dài hạn: có 7 dự án, chiếm 33%, với tổng mức đầu tư là 482.066 triệu đồng. 3.2.2 Tình hình nguồn vốn các dự án phi chính phủ 3.2.1.1 Khái quát Từ năm sau khi chia tách năm 2004 với tỉnh Cần Thơ, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang một số chương trình/dự án được các tổ chức Phi chính phủ hỗ trợ ngày một nhiều cùng với một số chương trình tiếp nhận khi còn thuộc tỉnh Cần Thơ chuyển tiếp qua. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (kể cả các chương trình, dự án được chuyển từ tỉnh Cần Thơ về): có 99 Chương trình/dự án, trong đó có 18 chương trình, dự án chưa có số liệu về giá trị cam kết còn lại 81 chương trình, dự án với tổng mức viện trợ là 106,7 tỷ đồng. - Có 87 tổ chức và cá nhân đến từ 16 quốc gia tham gia viện trợ cho tỉnh Hậu Giang: Mỹ, Úc, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Nhật, Hà Lan, CH Czech, Tây Ban Nha, Anh, Đài Loan, Thụy Điển, Canada, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Luxempourg và Liên Hiệp Quốc. - Các tổ chức phi chính phủ hiện đang hoạt động, tài trợ cho tỉnh 32 chương trình, dự án. Trong đó chương trình, dự án chuyển tiếp là 26, tiếp nhận mới trong năm 2013 là 06. Tổng kinh phí tài trợ là 67,51 tỷ đồng. 24 - Nguồn viện trợ nhân đạo tài trợ và phát triển từ các nước không chỉ gắn kết mối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước trên thế giới mà còn đóng góp thiết thực vào công tác xóa đói-giảm nghèo, nâng cao đời sống, bình đẳng giới, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe,…. Tỉnh Hậu Giang chia tách từ tỉnh Cần Thơ năm 2004, nên đa số các dự án hổ trợ bắt đầu từ năm này, tuy nhiên cũng có một số dự án hoạt động với thời gian dài kéo dài cho đến ngày nay. Cụ thể các chương trình/dự án có thể khái quát qua 2 giai đoạn từ 1992-2003 và từ 2004-nay. Nhận xét tình hình nguồn vốn phi chính phủ giai đoạn 2004-nay - Từ năm 2004, tỉnh thu hút thêm 93 chương trình, dự án hổ trợ nguồn vốn trải đều khắp 7 huyện của Hậu Giang, tập trung hổ trợ các vùng nghèo, nông thôn, vùng sâu, vùng xa với tổng nguồn vốn là 87,9 tỷ từ nhiều tổ chức tài trợ thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới. - Nhiều chương trình, dự án hoạt động trong giai đoạn này với nguồn vốn hổ trợ lớn, xét theo quy mô thì các dự án lớn, vừa, nhỏ đều được triển khai hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên nhìn nhận về thời gian các dự án hoạt động chủ yếu trong ngắn hạn. - Hiệu quả thực hiên các dự án:  Hầu hết các dự án phi chính phủ trên địa bàn tỉnh đều được thực hiện tại các xã vùng sâu, vùng xa, phục vụ cho các hộ gia đình nghèo đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực như các dự án về lĩnh vực nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội, nông nghiệp, y tế của người dân, các dự án cải thiện đời sống, sức khỏe đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.  Các dự án đang hoạt động chủ yếu về các lĩnh vực như : nâng cao năng lực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức, phòng chống dịch bệnh, quyền bình đẳng giới, y tế, giáo dục, phát triển cộng đồng… đã có một số kết quả, tác động nhất định, góp phần cải thiện điều kiện sống của một bộ phận dân cư ở vùng nông thôn của tỉnh nhất là nâng cao năng lực cho người nghèo.  Qua hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, năng lực của các cơ quan đối tác và người dân vùng dự án không ngừng được tăng cường. Đặc biệt, với nội dung và phương pháp hướng vào cộng đồng, các chương trình, dự án này đã trực tiếp giúp đỡ người dân, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tăng cường kiến thức, khả năng tự quản lý, biết cách làm ăn trong bối cảnh hội nhập của Đất nước, nâng cao mức thu nhập của bản thân và cải thiện điều kiện sống của gia đình, cộng đồng. 25  Về mặt đối ngoại, thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ góp phần tăng cường hiểu biết và mở rộng quan hệ hữu nghị của nhân dân và đối tác các nước với tỉnh, tăng cường tình hữu nghị của nhân dân tỉnh Hâu Giang với các nước đối tác và với cộng đồng quốc tế.  Nhìn chung các hoạt động chương trình, dự án triển khai thực hiện đạt hiệu quả, nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao nhận thức của người dân. Các khoản viện trợ theo chương trình, dự án hoặc phi dự án đều phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 3.2.2.2 Phân tích cơ cấu dự án Theo quy mô Bảng 3.3 Cơ cấu dự án phi chính phủ nước ngoài theo quy mô Quy mô Số chương trình/dự án Tỉ trọng (%) Lớn 18 22 Vừa 42 52 Nhỏ 21 26 Tổng cộng 81 100 Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận, viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 1992 – 6/2013 tỉnh Hậu Giang Tổng quan cho thấy quy mô các dự án trải đều ở cả 3 mức độ lớn, vừa, nhỏ. Trong đó: - Quy mô lớn có 18 dự án chiếm 22% trong tổng số dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh tức chiếm tổng số nguồn vốn tài trợ là 90.031.600.445 đồng - Quy mô vừa có nguồn vốn là 15.811.408.301 đồng chiếm 52% trong tổng số dự án phi chính phủ nước ngoài tại Hậu Giang. - Quy mô nhỏ có 21 dự án chiếm 26% tổng số dự án được tài trợ với nguồn vốn 860.534.000 đồng. Từ kết quả nhận xét trên cho thấy trong số các dự án phi chính phủ nước ngoài hổ trợ phát triển, dự án có quy mô lớn chiếm tỷ trọng thấp về số lượng, tuy nhiên số tiền tài trợ cao gấp rất nhiều lần so với hai quy mô vừa và nhỏ. Điều này cho thấy với nguồn vốn lớn thì việc tiếp cận nâng cao chất lương các chương trình, dự án tới đối tượng thụ hưởng sẽ càng nhiều hơn. Bên cạnh ta có thể dễ dàng đánh giá được rằng số các dự án có quy mô vừa có tỷ trọng cao 26 gần gấp 2 lần quy mô lớn, nhỏ. Thế nên khái quát các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chủ yếu là từ các nguồn tài trợ có quy mô trên 100 triệu đến dưới 1 tỷ đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế bền vững, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn của Tỉnh nhà. Theo thời gian thực hiện dự án Bảng 3.4 Cơ cấu dự án phi chính phủ nước ngoài theo thời gian thực hiện Thời gian Số dự án Tỷ trọng (%) Dài hạn 19 20 Trung hạn 13 14 Ngắn hạn 64 66 Tổng cộng 96 100 Nguồn: Báo cáo tình hình tiếp nhận, viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 1992 – 6/2013 tỉnh Hậu Giang Qua bảng tổng hợp, có thể thấy các dự án ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng số dự án phi chính phủ hoạt động trên địa bàn tỉnh. Các dự án dài hạn có 19 dự án, chiếm 20% trong tổng số dự án của tỉnh. Dự án hoạt động trung hạn gồm 13 dự án chiếm 14% tổng số dự án hổ trợ cho Tỉnh. Còn lại các dự án ngắn hạn chiếm cao tới 66% tổng số dự án tại Hậu Giang. Cho thấy hầu hết các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài chủ yếu viện trợ cho các huyện, xã tập trung vào các hoạt động trong thời gian ngắn từ 1 đến 3 năm. Các chương trình, dự án ngắn hạn viện trợ cho các lĩnh vực như: xóa đói giảm nghèo, giáo dục, giao thông, y tế, thể thao, chăm sóc sức khoe, hổ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, các chương trình về quyền phụ nữ và bình đẳng giới, các chương trình khuyến nông, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, khắc phục thiên tai. Các dự án này đã tác động tích cực cho một bộ phận người dân được viện trợ, nâng cao năng lực cho lực lượng lao động. 3.3 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HEIFER 3.3.1 Giới thiệu tổ chức Heifer Việt Nam Heifer Việt Nam trực thuộc tổ chức Heifer Quốc tế, được thành lập vào năm 1987. Lúc đầu, Heifer hợp tác với Khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Cần Thơ để tăng cường, cải tiến công tác chăn nuôi ở địa phương. Từ năm 1992 đến 2003, Heifer đã triển khai các dự án nuôi heo, gia cầm, dê và bò ở 24 tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Hồng, miền trung, Đông Nam Bộ và Đồng 27 bằng sông Cửu Long. Năm 2007 Heifer Việt Nam áp dụng mô hình phát triển cộng đồng toàn diện và 12 Điều cơ bản vào dự án. Đối tượng cần sự giúp đỡ của Heifer là người nghèo, thanh niên, nạn nhân chất độc da cam, bệnh nhân HIV/AIDS, dân tộc thiểu số và những người mắc các tệ nạn xã hội như rượu, ma túy, cờ bạc…. Các đối tượng trên được Heifer giúp đỡ, hỗ trợ để phát triển nguồn lực bền vững và lâu dài thông qua sản xuất chăn nuôi, trồng trọt để đạt được thu nhập bền vững và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Cộng đồng Heifer đã nhận thức và quan tâm đến vấn đề môi trường. Cộng đồng còn được học và tăng cường năng lực để cùng nhau xây dựng một cuộc sống công bằng, kinh tế bền vững và ổn định. Heifer Việt Nam thực hiện các dự án phát triển cộng đồng hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Nhà nước Việt Nam và các chương trình xóa đói giảm nghèo. Phương pháp và mô hình của Heifer đã được sự ủng hộ và áp dụng tích cực của chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Heifer có dự án rộng khắp 27 tỉnh thành trên cả nước, giúp đỡ, cung cấp các nguồn lực và huấn luyện cho khoảng 9,460 hộ gia đình. Văn phòng dự án Heifer Việt Nam đặt tại TP. Cần Thơ và có đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên trẻ gồm 21 người có trình độ, chuyên môn và nhiệt huyết. Văn phòng được trang bị đủ các phương tiện phục vụ cho liên hệ công việc cả trong và ngoài nước . Chính sách và thủ tục hành chính chặt chẽ đảm bảo quản lý dự án có hiệu quả và minh bạch. Heifer Việt Nam tăng cường quan hệ đối tác với các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hợp tác xã và các Câu lạc bộ khuyến nông. Các tổ chức, đoàn thể này thực hiện, triển khai các hoạt động của dự án với tinh thần trách nhiệm cao. Heifer Việt Nam tập trung mở rộng mạng lưới với các nhà tài trợ bên ngoài. Heifer Việt Nam cũng tập trung nâng cao năng lực đối tác thông qua các khóa huấn luyện về Mô hình phát triển cộng đồng toàn diện, 12 Điều cơ bản, đánh giá và lập kế hoạch có sự tham gia và kỹ năng quản lý dự án. Nhờ đó, khi dự án kết thúc, Ban quản lý dự án sẽ có đủ năng lực để quản lý dự án, đảm bảo việc chuyển giao tặng phẩm và hoạt động của dự án vẫn hiệu quả. 28 Nguồn: Tổ chức Heifer Việt Nam Hình 3.2 Bản đồ phân bố các điểm của dự án Kinh phí của dự án được đầu tư năm tài chính 2012 và 2013 - Năm FY 12 : 44 tỉ dành cho 5 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và Kiên Giang , số hộ ban đầu 1480 hộ. - Năm FY 13: 18,2 tỉ cho Tiền Giang, số hộ ban đầu là 600 và 56,8 tỉ cho 4 tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Kiên Giang, số hộ nhận ban đầu là 1650. Nguồn tài trợ: Nguồn vốn tài trợ cho Heifer được nhận từ những cá nhân, nhà thờ, tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ khác… 3.3.1.1 Cơ chế hoạt động - Bước 1: Hình thành nhóm tương trợ + Nhóm tương trợ là nhóm gồm các thành viên tự nguyện tham gia vào nhóm, tự nguyện giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn và cùng nhau giải quyết các vấn đề của nhóm để đạt được những kết quả tích cực về mọi mặt của cuộc 29 sống. + Đặc điểm nhóm tương trợ  Sống gần nhau trong cộng đồng;  Có cùng hoàn cảnh, điều kiện hay nhu cầu của cuộc sống;  Số lượng thành viên là 25 người/ nhóm;  Hoạt động vì lợi ích chung của nhóm;  Tự nguyện và tự lực; + Nhóm tương trợ giúp các thành viên trong nhóm tiếp cận đầy đủ các hoạt động và nguồn trợ giúp của dự án, tạo sự gắn kết giữa các thành viên thông qua hoạt động của nhóm để đạt được mục tiêu chung mà nhóm đã đặt ra. - Bước 2: Tăng cường huấn luyện và áp dụng 12 Điều cơ bản Sử dụng 12 Điều Cơ Bản để huấn luyện cho nhóm, giúp nhóm áp dụng những Điều Cơ Bản và thấy được những giá trị cá nhân. Sử dụng các giá trị này giúp nhóm có thể xác định các mục tiêu của nhóm trong tương lai và lập kế hoạch cho các mục tiêu đó. Nhóm tương trợ sẽ lập kế hoạch theo 3 loại hoạt động: + Các hoạt động xuất phát từ nhu cầu của nhóm + Các hoạt động do dự án Heifer thiết kế và hỗ trợ + Các hoạt động từ các tổ chức khác thực hiện - Bước 3: Cung cấp đầu vào Về vật chất như: gia súc, cây con giống và vốn vay sản xuất nhỏ v.v.. Hoặc các khóa huấn luyện kỹ thuật, phi kỹ thuật mà nhóm có nhu cầu. Các hoạt động khác của dự án nhằm tăng cường năng lực cho nhóm. - Bước 4: Tăng cường năng lực Giai đoạn này giúp cho nhóm tương trợ mở rộng tầm nhìn, thúc đẩy nhóm lập kế hoạch cho các hoạt động, nắm bắt và sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương và thảo luận về những nhu cầu lớn hơn của cộng đồng. Nhóm tương trợ có thể đạt được những lợi ích (dễ nhận ra từ bên ngoài) như là dinh dưỡng, thu nhập, cải thiện môi trường hay lợi ích bên trong (khó nhận ra) như tinh thần, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, hạnh phúc trong gia đình, chí thú làm ăn, thay đổi thói quen, hành vi, thái độ. 30 Các thành viên nhóm còn là những người tài trợ cho cộng đồng bởi vì họ đã thực hiện quá trình chuyển giao sản phẩm như gia súc, kỹ năng, kiến thức, các nguồn lực cho cộng đồng khác. 3.3.2 Giới thiệu dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 3.3.2.1 Mô tả dự án - Nhà tài trợ: Tổ chức Heifer International - Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Hậu Giang - Chủ dự án: Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang - Địa điểm thực hiện dự án: huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc dự án: 2012 – 2014 - Số kinh phí dự án: 5.400.000.000 đồng, trong đó: + Vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài: 3.765.000.000 đồng + Vốn đối ứng: 1.635.000.000 đồng - Đối tượng được chọn tham gia là hộ nghèo, hộ cận nghèo, gặp khó khăn nhưng chí thú làm ăn và có tinh thần cầu tiến. 3.3.2.2 Mục tiêu a) Đến năm 2014, thông qua mô hình phát triển cộng đồng bền vững của Heif nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực của các thành viên trong nhóm cộng đồng, xây dựng mối đoàn kết gắn bó trong nhóm cộng đồng. b) Đến năm 2014, tất cả các hộ tham gia dự án tăng tối thiểu 30% thu nhập thông qua chăn nuôi bò và các hoạt động tạo thu nhập sử dụng vốn tín dụng nhỏ. c) Môi trường của cộng đồng nơi thực hiện dự án được bảo vệ và cải thiện thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng dụng biện pháp canh tác thân thiện với môi trường. 3.3.2.3 Các hoạt động chính 1. Thành lập nhóm tương trợ 2. Cung cấp các lớp tập huấn về thành lập và quản lý nhóm 3. Thúc đẩy các cuộc họp nhóm tương trợ, và giúp nhóm áp dụng mô hình phát triển cộng đồng toàn diện của Heifer 4. Cung cấp lớp tập huấn về 12 Điều cơ bản tới tất cả các nhóm tương trợ 31 5. Cung cấp bò, vốn vay sản xuất nhỏ tới 230 hộ tham gia 6. Cung cấp các lớp huấn luyện về chăn nuôi, nông nghiệp, quản lý tài chính. 7. Tổ chức Lễ Chuyển giao tặng phẩm 8. Cung cấp các lớp tập huấn về tiết kiệm, huy động vốn 9. Hoạt động nhóm về bảo vệ môi trường 3.3.2.4 Tổ chức bộ máy hoạt động Trưởng Nhóm Thủ quỹ Kiêm thư ký Nhóm phó Kiêm kế toán Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Nguồn: Tổ chức Heifer Việt Nam Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của dự án 3.3.2.5 Kết quả đạt được năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Dự án được bắt đầu từ năm 2012, khi đó huyện Vị Thủy đã thực hiện dự án tại xã Vị Bình. Dự án thực hiện việc hỗ trợ cho hộ nông dân nghèo không có vốn kinh doanh. Huyện tiến hành chọn ra 230 hộ đầu tiên để tiến hành trao bò giống. Các hộ này sẽ tiến hành lập thành các nhóm tương trợ. 10 nhóm tương trợ được thành lập với điều kiện gần nhau để có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình nuôi giống. Khi dự án bắt đầu từ tháng 5 năm 2012 số hộ dân nhận được hỗ trợ là 230 hộ với 230 con bò đẻ và 5 con bò đực để phối giống. Mỗi con bò trị giá khoảng 11triệu đồng. Ngoài ra, những hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ kinh phí xây chuồng và trồng cỏ cũng như kĩ thuật chăm sóc trong suốt quá trình nuôi. Mỗi hộ còn được vay thêm 2 triệu đồng để chăn nuôi nhỏ và tham gia quỹ tiết kiệm nhóm nhằm xoay vòng vốn. Sau 3 năm, các hộ nhận nuôi bò phải trả lại cho dự án 1 con bò có trọng lượng bằng với con bò được cho mượn ban đầu để dự án tiếp tục chuyển giao cho hộ khác nuôi theo hình thức trên. Trong quá trình thực hiện chương trình Trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang cử các nhân viên chuyên trách về kỹ thuật chăn nuôi xuống địa bàn hỗ trợ 32 các nhóm tương trợ. Các lớp tập huấn được tổ chức thường xuyên để hướng dẫn cũng như giải đáp các thắc mắc từ phía nông hộ. Sau hơn 1 năm triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các hộ dân tham gia dự án đã từng bước tiếp cận các kiến thức về chăn nuôi, giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong cộng đồng dân cư, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng, gắn kết quan hệ thân thiết xóm làng giúp đỡ nhau khi hữu sự, bản thân cùng với gia đình vươn lên thoát nghèo. 33 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH NGUỒN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ Bảng 4.1 Thông tin tổng quan về nông hộ Số lượng STT Chỉ tiêu 1 Giới tính chủ hộ Nam Nữ Tuổi Dưới 22 tuổi Từ 22 đến dưới 40 tuổi Từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi Trên 60 tuổi Dân tộc Kinh Khơme Hoa Khác Học vấn chủ hộ Không biết chữ Tiểu học Phổ thông cơ sở Phổ thông trung học Trên PTTH Nghề nghiệp chủ hộ Trồng trọt Chăn nuôi Buôn bán Làm thuê Khác 2 3 4 5 Tỷ lệ % 54 26 67,50 32,50 0 18 47 15 0,00 22,50 49,50 18,75 80 0 0 0 100,00 0,00 0,0 0,0 10 32 34 4 0 12,50 40,00 42,50 5,00 0,00 54 73 7 39 9 - Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 - Giới tính: Theo kết quả điều tra, đối tượng tham gia dự án là nam chiếm tỉ trọng cao hơn. Cụ thể là, trong 80 hộ tham gia dự án, tổng số lượng nam là 54 người (67,5%), tổng số lượng nữ là 26 người (32,5%). Mặc dù, dự án không phân biệt người tham gia dự án là nam hay nữ nhưng đặc thù chăn nuôi gia súc lớn, nhất là nuôi bò, phù hợp hơn với trường hợp nông hộ là nam nên số lượng nam tham gia nhiều hơn là hợp lí. - Tuổi: Theo kết quả điều tra, tuổi của người tham gia dự án chủ yếu vào 34 khoảng từ 40 đến 60 tuổi, chiếm 58,75%. Đây vừa yếu tố vừa thuận lợi vừa khó khăn cho việc theo đuổi chiến lược sinh kế của nông hộ .Vì ở độ tuổi này, nông hộ đã được tích lũy kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm, tuy nhiên tuổi cao cũng khiến cho việc tiếp thu thêm những kĩ thuật, phương pháp mới gặp nhiều hạn chế hơn so với lớp lao động trẻ. - Dân tộc: Theo kết quả thu được, 100% nông hộ được phỏng vấn là dân tộc Kinh vì tại địa bàn khảo sát, xã Vị Bình, cộng đồng người Kinh chiếm đa số. - Trình độ học vấn: Theo kết quả điều tra, đa số người tham gia dự án có trình độ học vấn tiểu học (cấp 1) và trung học cơ sở (cấp 2) với tỷ lệ lần lượt là 40% và 42,5%. Chỉ có 4 người đạt trình độ trung học phổ thông (cấp 3), chiếm 5%. Điều này cũng là yếu tố gây bất lợi cho nông hộ trong việc tiếp thu những kiến thức mới về khoa học kĩ thuật, cũng như áp dụng vào trong sản xuất. Nhìn chung, trình độ học vấn của người tham gia dự án ở mức trung bình. Tuy nhiên 87,5% người biết chữ đã cho thấy được nổ lực của chính quyền địa phương trong công tác xóa mù chữ và ý thức tự giác vươn lên của nông dân trong xã. Bên cạnh đó, vẫn còn 12,5% người tham gia chưa biết chữ, công tác khắc phục hạn chế này khá khó khăn vì họ chủ yếu là người lớn tuổi. - Nghề nghiệp: Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của nông hộ. Theo kết quả khảo sát, chăn nuôi và trồng trọt là 2 nghề chủ yếu được nông hộ chọn để phục vụ cho chiến lược sinh kế của hộ. Các hộ được khảo sát phần lớn kết hợp nhiều nghề trong cùng một lúc hoặc tùy theo mùa vụ. Ngoài kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, đến vụ lúa họ còn tham gia đi dặm lúa, gặt lúa, phơi lúa mướn,... để kiếm thêm thu nhập. Buôn bán và các nghề khác như chạy xe ôm, mở tiệm may,... không phải nghề chủ yếu của địa phương. Đây là những người ít hoặc không có ruộng đất. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ 4.2.1 Nguồn vốn con người Nguồn vốn con người được thể hiện thông qua các yếu tố: số lượng lao động, độ tuổi lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất (số năm kinh nghiệm), tình hình tiếp cận giáo dục và y tế của hộ. 4.2.1.1 Nhân khẩu và lao động Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến chiến lược sinh kế của nông hộ. Nguồn nhân lực được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động chính trong nông hộ. - Lực lượng lao động tương đối đông: Qua kết quả khảo sát cho thấy, số nhân khẩu trung bình của nông hộ là 4,2 người, trong đó tối đa là 9 người và ít 35 nhất là 1 người, . Số người phụ thuộc (bao gồm trẻ nhỏ và người già không có khả năng lao động) trung bình 1,64 người/hộ. Số người tham gia lao động trung bình là 2,56 người/hộ, cao nhất là 9 người/hộ, thấp nhất là 1 người/hộ. Bảng 4.2 Số lượng thành viên tham gia lao động Đơn vị tính: người/hộ Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Số nhân khẩu 1 9 4,2 Số người lao động 1 5 2,56 Số người phụ thuộc 0 5 1,64 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 Thời gian làm việc trung bình 1 lao động khoảng 8,73 tháng/năm, tuy nhiên thời gian làm việc trong 1 tháng không cao, chỉ có những hộ trồng lúa và chăn nuôi mới có nhiều ngày làm việc trong tháng. Các hộ làm thuê có số ngày làm việc trong tháng không ổn định, chủ yếu tập trung vào mùa vụ. Qua đó có thể khẳng định, ngoài thời điểm mùa vụ, các hộ vẫn còn dư thừa lao động. Việc dự án hỗ trợ bò và vốn đã góp phần tạo thêm việc làm cho nông hộ trong thời gian nhàn rỗi. - Lao động trong độ tuổi trung bình Độ tuổi lao động trung bình của hộ từ 40 đến 60 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất 55%, tuy nhiên từ 22 đến dưới 40 tuổi chiếm tỷ trọng 41,25%. Không có sự chênh lệch nhiều về độ tuổi lao động giữa các hộ. Chính điều này đã giúp nông hộ rất nhiều trong việc canh tác trồng trọt, chăn nuôi vì họ có thể vận dụng những kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống sinh kế cho gia đình mình. Hộ có độ tuổi lao động trên 60 tuổi chiếm tỷ trọng rất thấp, đây là những hộ sống neo đơn nên gặp khó khăn hơn các nông hộ khác trong sản xuất. Bảng 4.3 Độ tuổi lao động trung bình của hộ Độ tuổi Tần số Tỷ lệ% Từ 22 đến dưới 40 33 41,25 Từ 40 đến dưới 60 44 55,00 3 3,75 80 100,00 Từ 60 trở lên Tổng Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 36 - Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội nói chung và nông hộ nói riêng. Nguồn nhân lực có chất lượng cao được thể hiện ở trình độ và chuyên môn cao của người lao động, giúp cho việc nắm bắt và áp dụng thông tin khoa học kĩ thuật vào sản xuất dễ dàng, qua đó giúp sản xuất có hiệu quả hơn và góp phần nâng cao thu nhập cho hộ. Qua điều tra cho thấy, chủ hộ là người quyết định các hoạt động sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, trình độ học vấn của các thành viên tham gia lao động trong gia đình mới ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập của hộ. Trình độ học vấn trung bình của của người lao động mỗi hộ chưa cao, số thành viên học đến cấp 2 chiếm tỉ trọng cao nhất (48,45%) và học đến cấp 3 chỉ có 5 hộ (chiếm 6,25%), trong khi đó có đến 39% hộ có thành viên tham gia lao động chỉ học đến cấp 1. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học hỏi và tiếp thu kĩ thuật sản xuất của hộ. Bảng 4.4 Trình độ học vấn trung bình của các thành viên tham gia lao động Trình độ học vấn Tần số Không đi học Tỷ lệ % 2 2,50 Tiểu học 34 42,50 Trung học cơ sở 39 48,75 5 6,25 80 100,00 Trung học phổ thông Tổng Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 4.2.1.2 Tiếp cận giáo dục Số người trong độ tuổi đi học được đến trường chiếm 80,9%. Còn lại số người trong độ tuổi đi học nhưng chưa được đi học hoặc nghỉ học giữa chừng chiếm 19,1% bởi các nguyên nhân về điều kiện kinh tế gia đình, lao động chủ yếu là chân tay nên người dân chưa thấy rõ được lợi ích của việc đi học nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Kết quả điều tra cho thấy, hộ có điều kiện kinh tế càng thấp thì tỷ lệ trẻ em không được đến trường hoặc nghỉ học giữa chừng càng cao. Điều này cho phép khẳng định điều kiện về kinh tế có ảnh hưởng đến việc đến trường của con em. 37 Bảng 4.5 Tình trạng đến trường của các thành viên trong tuổi đi học Đơn vị tính: người Số người Chỉ tiêu Tỉ lệ % Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trong tuổi đi học 89 100 1,11 0 4 Được đi học 72 80,9 0,9 0 4 Không được đi học 17 19,1 0,21 0 2 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 Việc đến trường của trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn, có thể thông kê một số nguyên nhân qua bảng sau: Bảng 4.6 Khó khăn tiếp cận giáo dục Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ % Không có khó khăn 59 73,75 Không đủ tiền đóng học phí 14 17,50 Đường nông thôn chưa cải thiện 3 3,75 Khác 4 5,00 Tổng 80 100,00 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 Bảng tổng hợp cho biết, số hộ có điều kiện cho con em học tập chiếm tỷ trọng khá cao 73,75%. Tuy nhiên vẫn còn 17,5% số hộ gặp khó khăn trong việc đóng học phí, chi phí trực tiếp mà phụ huynh phải trả cho giáo dục vượt quá khả năng tài chính của những gia đình nghèo và gây cản trở cho việc đi học. Bên cạnh đó 3,37% số hộ cho biết đường giao thông nông thôn vẫn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho con em trong việc đến lớp; và 5% số hộ gặp các khó khăn khác như: học sinh trung học là lao động chính nên phải thường xuyên nghỉ học để đi làm thuê nuôi sống gia đình. 4.2.1.2 Kinh nghiệm sản xuất Phần lớn nông hộ được phỏng vấn đều là những người định cư lâu năm nên họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất. Nhóm hộ có số năm kinh nghiệm trên 20 năm chiếm tỷ trọng cao nhất 43,75%, tiếp theo là từ 10 năm đến 20 năm chiếm 35%, còn lại là những hộ có số năm kinh nghiệm dưới 10 năm chiếm tỉ lệ tương đối thấp 21,25%. 38 Bảng 4.7 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ % Dưới 10 năm 17 21,25 Từ 10 năm đến 20 năm 28 35,00 Trên 20 năm 35 43,75 Tổng 80 100 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 4.2.1.3 Tiếp cận dịch vụ y tế Tình trạng sức khỏe của nông hộ được đánh giá dựa trên chi phí y tế, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Theo thống kê, chi phí y tế bình quân/năm của nông hộ là 2,28 triệu đồng/năm (bao gồm chi phí thuốc men và chi phi đi lại), trong đó cao nhất là 18,6 triệu đồng/năm và thấp nhất là 0,85 triệu đồng/năm. Có 85% số người được phỏng vấn sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh nên chi phí phải trả được giảm đáng kể, 15% còn lại không có bảo hiểm y tế dẫn đến chi phí phải trả rất cao . Phần lớn các chi phí này liên quan đến các loại bệnh về tim mạch, đái tháo đường,... nên phải đi tái khám thường xuyên. Kết quả điều tra cho thấy có 38,75% số hộ được khảo sát gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, cụ thể: - Có 22,5% ý kiến cho rằng chi phí phải trả quá cao so với khả năng tài chính của nông hộ. Họ phải vay mượn từ người thân, hàng xóm xung quanh để chi trả cho khoảng chi phí này. Điều này tạo ra tâm lí “bệnh nhưng không dám đi khám” vì sợ khi phát hiện bệnh thì không có tiền để điều trị. - Có 11,25% ý kiến cho biết khoảng cách từ nhà đến nơi khám bệnh quá xa, gây mất thời gian và tốn kém chi phí đi lại. - Có 3,75% ý kiến cho biết bác sĩ không trình bày rõ ràng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chỉ khám qua loa, khiến cho nông hộ không biết mình thực sự bị bệnh gì và phải điều trị như thế nào. - Có 1 ý kiến cho biết đường nông thôn chưa được cải thiện, nâng cấp, gây khó khăn trong việc vận chuyển người bệnh khi có trường hợp bệnh khẩn cấp. 39 Bảng 4.8 Khó khăn tiếp cận dịch vụ y tế Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ % Không gặp khó khăn 49 61,25 Khoảng cách quá xa 9 11,25 18 22,50 Đường giao thông nông thôn chưa được cải thiện 1 1,25 Không được cung cấp đầy đủ thông tin về điều trị 3 3,75 80 100,00 Chi phí phải trả quá cao Tổng Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 4.2.2 Nguồn vốn vật chất Nguồn vốn vật chất được chia làm 2 loại: tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng trong đề tài này xem xét các cơ sở vất chất cơ bản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân như: điện, nước sinh hoạt, cầu, đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, công trình thủy lợi, nhà văn hóa, điện và nước sinh hoạt. Tài sản của hộ được đề cập trong đề tài này bao gồm: tài sản phục vụ sản xuất và tài sản phục vụ sinh hoạt của hộ. 4.2.2.1 Tài sản của cộng đồng - Sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng: Theo khảo sát, 100% nông hộ sẵn sàng tham gia, đóng góp tích cực trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng với phương châm nhà nước nhân dân cùng làm. - Về chợ nông thôn, xã 2 chợ nhỏ, họp hằng ngày, đây là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân. Khoảng cách trung bình từ nhà dân đến chợ là khoảng 1,5 km. Tuy nhiên, chợ xã chỉ cung cấp chủ yếu nông sản, do người dân tại địa phương trồng nên để tìm mua những vật dụng gia đình hay máy móc sản xuất thì người dân phải ra chợ huyện hoặc tỉnh. - Về cơ sở chế biến nông sản: Theo điều tra, địa phương không có cơ sở chế biến nông sản lớn, đa số nông sản được bán cho tư thương để đem đi chế biến, tiêu thụ ở nơi khác. Chỉ có một vài hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp như xay xát,... để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong xã. Đây thực sự là cản trở đối với việc mở rộng quy mô sản xuất và tăng thu nhập trên một đơn vị sản phẩm. - Khu công nghiệp: Trên địa bàn điều tra không có khu công nghiệp nào, đây là một cản trở trong việc tiêu thụ nông sản cũng như tìm kiếm việc làm 40 của lực lượng lao động tại địa phương. - Giao thông nông thôn: Theo số liệu thống kê của UBND xã Vị Bình, hiện có 76,5% tuyến đường trên toàn xã được bê tông hóa. Các tuyến đường còn lại đang được lên kế hoạch nâng cấp và sẽ triển khai vào đầu năm 2014. - Công trình thủy lợi: Yếu tố thủy lợi đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã nên rất được chính quyền địa phương và người dân quan tâm. Tháng 7/2013, công trình bê tông hóa hệ thống kênh nội đồng được đưa vào sử dụng. Cùng với đó, các tuyến bờ bao ngăn lũ được xây dựng kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của người dân trong mùa lũ lớn. - Điện sinh hoạt: Theo số liệu khảo sát 97,5% số hộ được phỏng vấn có điện sử dụng. Càng nhiều hộ có điện sử dụng càng chứng tỏ sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương đến cuộc sống của nông hộ. Chính quyền địa phương đang nổ lực trong việc kéo rộng mạng lưới điện sinh hoạt, đảm bảo 100% hộ dân trong xã có điện sử dụng, giúp họ an tâm hơn trong đời sống và sản xuất. - Nước sinh hoạt: Theo thống kê, người dân tại địa bàn sử dụng nước sinh hoạt từ nhiều nguồn khác nhau: nước máy (18,75%), cây nước (65%) và nước sông, ao, hồ (16,25%). Nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa phương còn rất lớn. Nhiều hộ nông dân vẫn chưa được dùng nước hợp vệ sinh và hằng ngày vẫn phải lấy nước giếng bơm (cây nước) hoặc nước từ sông, ao hồ để sử dụng, không đảm bảo đến sức khỏe. Bảng 4.9 Nguồn nước sinh hoạt của nông hộ Nguồn nước sử dụng Tần số Tỷ lệ % Nước máy 15 18,75 Cây nước 52 65,00 Nước từ sông, ao, hồ 13 16,25 Tổng 80 100,00 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 - Cơ sở y tế: Hệ thống y tế được mở rộng đến cấp xã tạo điều kiện trong việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. - Nhà văn hóa: Xã Vị Bình có tổng cộng 4 ấp thông tin. Đây là nơi để bà con hội họp khi địa phương có những vấn đề cần triển khai hoặc khi người dân cần đề xuất ý kiến đóng góp. Mỗi ấp được trang bị thiết bị truyền thanh để địa phương 41 phổ biến thông tin và tạo kênh giải trí cho người dân trong ấp. - Trường học: Theo số liệu của UBND xã Vị Bình cung cấp, năm học 2013 – 2014 xã có 1 trường mầm non được xây mới, các trường tiểu học và trung học được sửa sang, lớp học được nâng cấp, mua mới bàn ghế, trang bị đầy đủ thiết bị giảng dạy để đảm bảo trẻ em có điều kiện học tập tốt nhất. 4.2.2.4 Tài sản của hộ Phương tiện sinh hoạt bao gồm phương tiện giải trí (tivi, radio,…), phương tiện đi lại (xe, xuồng, ghe,…), … Theo thống kê có 93,75% số hộ được phỏng vấn có sở hữu các phương tiện giải trí, có 76,25% số hộ có phương tiện đi lại. Các phương tiện này giúp cho nông hộ thuận tiện hơn trong việc vận chuyển nông sản sau thu hoạch, mua nguyện liệu đầu vào, …nắm bắt kịp thờ các thông tin có liên quan đến sản xuất, đồng thời giúp họ giải trí làm nâng cao đời sống tinh thần. Phương tiện sản xuất bao gồm máy bơm nước, máy cày, máy xới, phương tiện đánh bắt… Theo thống kê có khoảng 35% số người được phỏng vấn có sở hữu máy móc dùng cho sản xuất, còn lại là thuê mướn từ bên ngoài,… giúp cho việc sản xuất và thu hoạch đúng khung thời vụ, đồng thời giảm tổn thất sau khi thu thu hoạch. Bảng 4.10 Tình trạng sở hữu phương tiện sinh hoạt và sản xuất Loại phương tiện Tần số Tỷ lệ % Phương tiện giải trí 75 93,75 Phương tiện đi lại 61 76,25 Phương tiện sản xuất 28 35,00 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 4.2.3 Nguồn vốn xã hội Trong đề tài này, nguồn vốn xã hội được xem xét trên các khía cạnh như: vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cũng như sự tham gia của người dân vào các họat động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống. 4.2.3.1 Tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương Nguồn vốn xã hội của nông hộ được đánh giá qua sự tham gia của người dân vào các tổ chức ở địa phương cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức này đối với nông hộ. Và ngược lại, nông hộ cũng có cơ hội để trao đổi và góp ý về kinh nghiệm, khó khăn, thuận lợi của họ trong quá trình sản xuất. 42 Số liệu điều tra cho thấy có 68,75% nông hộ trong địa bàn được khảo sát tham gia các hội như: hội nông dân, hội phụ nữ, CLB khuyến nông và hội cựu chiến binh. Trong các hội kể trên, số lượng nông hộ tham gia hội nông dân chiếm đa số (46,25%), CLB khuyến nông (26,25%), hội phụ nữ (20%) và hội cựu chiến binh (17,5%). Tỷ lệ người dân tham gia vào các tổ chức xã hội khác tại địa phương chưa nhiều (68,75%) trong tổng số hộ điều tra. Tuy nhiên, việc tham gia các tổ chức này giúp người dân trao đổi thông tin, kỹ thuật sản xuất và hỗ trợ vốn vay làm cho hoạt động sản xuất được phát triển hơn. Ngoài ra, thông qua các tổ chức này, đời sống của người dân cũng được cải thiện. Bảng 4.11 Tình hình tham gia các tổ chức xã hội Tần số Tỷ lệ % Hội nông dân 37 46,25 Hội phụ nữ 16 20,00 CLB khuyến nông 21 26,25 Hội cựu chiến binh 14 17,50 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 4.2.3.2 Tham gia tập huấn nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật Trình độ sản xuất hay khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng để giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất của mình. Trong thời gian dự án được triển khai tại địa bàn, người dân được tham gia nhiều lớp tập huấn do các cán bộ dự án phối hợp với hội nông dân tổ chức. Chủ đề của các lớp tập huấn thường có liên quan đến kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi (bò, heo, gà, vịt,...), giới thiệu cho người dân các kỹ thuật canh tác mới, ví dụ: trồng xen canh cây lúa và cây bắp rau để tận dụng quỹ đất, tăng thêm thu nhập...Theo số liệu thống kê, có đến 90% số người được phỏng vấn có tham gia các lớp tập huấn do dự án tổ chức, số còn lại vì những lí do cá nhân nên không tham gia được. Việc tham gia các lớp tập huấn đã giúp bà con tiếp cận được các kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi mới, làm giảm chi phí và tăng chất lượng đầu ra cho nông sản. Tuy nhiên, số lần tham dự các lớp tập huấn của người dân còn thấp, trung bình khoảng 3,4 lần/năm. 43 Bảng 4.14 Tình hình tham gia các lớp tập huấn Tần số Tỷ lệ % 72 90,00 8 10,00 80 100,00 Có tham gia Không tham gia Tổng Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 4.2.4 Nguồn vốn tài chính Vốn là một yếu tố quan trọng, giúp nông hộ đầu tư tái sản xuất, nông hộ nào có vốn sản xuất nhiều hay tiếp cận được với các nguồn vốn vay tín dụng sẽ có nhiều thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất của mình. - Lượng vốn được dự án hỗ trợ: Mỗi thành viên tham gia dự án đều được hỗ trợ 1 con bò (trị giá khoảng 11 triệu đồng) và 1 triệu đồng để xây dựng chuồng trại. Đồng thời, để thành viên có điều kiện mở rộng sản xuất, dự án còn cho vay thêm từ 2 -5 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô sản xuất và vốn đối ứng sẵn có của hộ. Theo số liệu khảo sát, số vốn vay trung bình là 16,11 triệu ( trong đó đã bao gồm 1 con bò), cao nhất là 19 triệu và thấp nhất là 14 triệu. - Mục đích sử dụng vốn vay: có 80% số nông hộ được phỏng vấn sử dụng vốn vay đúng mục đích, mở rộng quy mô sản xuất: mua con giống (heo, gà, vịt,...), thức ăn chăn nuôi, phân bón, ... Tuy nhiên có 20% nông hộ vẫn chưa sử dụng đúng với mục đích vay đã cam kết ban đầu: trả nợ, mua sắm vật dụng gia đình, cho con đi học,... Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Bảng 4.13 Mục đích sử dụng vốn của nông hộ Tần số Tỷ lệ % Đúng mục đích 64 80,00 Không đúng mục đích 16 20,00 Tổng 80 100,00 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 - Điều kiện vay: Việc tiếp cận nguồn vốn vay rất quan trọng đối với nông hộ trong việc theo đuổi chiến lược sinh kế. Theo khảo sát, có đến 98,75% ý kiến đánh giá điều kiện vay rất dễ, chỉ cần đáp ứng đủ những yêu cầu cơ bản của dự án. Dự án tinh giảm tối đa các thủ tục vay vốn rườm rà, 44 phức tạp và nông hộ luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình của các cán bộ quản lý dự án. Tuy nhiên có 1 ý kiến (1,25%) cho rằng điều kiện vay khó vì họ không hài lòng với quy trình hoàn trả lại vốn vay. Bảng 4.14 Đánh giá việc tiếp cận nguồn vốn vay của dự án Tần số Tỷ lệ % Dễ 79 98,75 Khó 1 1,25 Tổng 80 100,00 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 - Tâm lý của nông hộ khi tiếp cận vốn vay từ dự án: Theo thông kê có 81,25% số ý kiến cho rằng họ cảm thấy thoải mái hơn trong sản xuất khi được vay vốn vì họ có thêm vốn để mở rộng sản xuất, không bị hạn chế trong việc mua thêm con giống, cây giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,... Tuy nhiên, có 6,25% ý kiến cho rằng việc phải làm nhiều để tích góp đủ tiền trả tiền lãi hàng tháng và tiền gốc khiến họ cảm thấy áp lực hơn khi vay vốn. Bảng 4.15 Tâm lý sản xuất của nông khi tiếp cận vốn vay từ dự án Tần số Tỷ lệ % 65 81,25 5 6,25 Không thay đổi 10 12,50 Tổng 80 100,00 Thoải mái hơn Áp lực hơn Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 4.2.5 Nguồn vốn tự nhiên 4.2.5.1 Thuận lợi - Khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước và cây lương thực. - Địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đường thủy và đường bộ. Nguồn nước được lấy từ sông Mê Kông với lượng phù sa màu mỡ. 45 4.2.5.2 Khó khăn - Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng. - Thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào. Tỉnh phải xây dựng các hệ thống đê và cống đập để điều phối nước. - Theo thống kê, đất nông nghiệp ở Hậu Giang chiếm 86,9% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó chủ yếu là đất thấp, điều này cho thấy, nếu mực nước biển dâng, sẽ ảnh hưởng lớn đến diện tích sản xuất của Hậu Giang. Ngoài ra, vốn đất sử dụng cho ngành nông nghiệp cũng sẽ bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sạt lở,… Do Hậu Giang là địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp với các loại cây nước ngọt và độ ẩm cao như lúa, hoa màu và cây ăn trái, nên hiện tượng hạn hán kéo dài cùng với việc xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền làm cho công tác tưới tiêu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và có thể dẫn đến nguy cơ mất trắng mùa vụ. - Bên cạnh đó, mực nước dâng cao cộng thêm lượng mưa lớn sẽ làm cho dòng chảy sông tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê bao và bờ bao dọc sông gây ra hiện tượng ngập úng trên diện rộng. Song song đó, hệ thống đê bao, bờ bao cũng làm cản trở quá trình tiêu thoát nước sau khi nước rút làm thời gian ngập úng lâu hơn bình thường và thời gian gieo trồng tiến hành chậm hơn, làm giảm khả năng quay vòng sử dụng đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ. Tác động của biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh, do môi trường sống thay đổi, từ nhiệt độ, độ mặn gia tăng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống thủy sinh theo hướng thu hẹp, giảm sản lượng làm cho nguồn sống của người dân nghèo bị suy giảm. Theo tính toán của các nhà khoa học, tỉnh Hậu Giang sẽ bị thiệt hại khoảng 61,5% sản lượng lương thực khi nước biển dâng cao khoảng 75 cm. 4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ SAU KHI THAM GIA DỰ ÁN Kết quả sinh kế của nông hộ có thể hiểu là bao gồm những gì họ đạt được sau khi sử dụng các nguồn vốn sinh kế, xây dựng những cách thức và thực hiện các hoạt động sinh kế. Nông hộ vận dụng các nguồn vốn dưới sự tác động của bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình. Kết quả sinh kế trong đề tài này bao gồm: 46 cải thiện thu nhập, chất lượng cuộc sống, an ninh lương thực, khả năng chống chọi với những tác động từ điều kiện khách quan bên ngoài và đảm bảo tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên. 4.3.1 Đánh giá hiệu quả sử quả sử dụng vốn của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án Hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án được đánh giá dựa trên thu nhập bình quân, chi phí bình quân và tích lũy thu nhập trong một năm. Đề tài sử dụng kiểm định Wilcoxon để kiểm định sự thay đổi thu nhập, chi phí và tích lũy thu nhập sau khi tham gia dự án. Kết quả kiểm định trong bảng 4.16 cho thấy thu nhập bình quân/người/năm và chi phí bình quân/người/năm có giá trị P lần lượt là 0,0000 và 0,0008 đều nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1: có sự khác biệt về thu nhập và chi phí bình quân giữa trước và sau khi tham gia dự án. Tuy nhiên, chỉ tiêu tích lũy thu nhập có giá trị P = 0,522 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0: không có sự khác biệt tích lũy thu nhập trước và sau khi tham gia dự án. Bảng 4.16 Kết quả kiểm định Wilcoxon sự khác biệt thu nhập – chi phí – tích lũy trước và sau khi tham gia dự án Chỉ tiêu Số quan sát Giá trị P Giá trị thống kê z Thu nhập bình quân 80 0,0008 3,367 Chi phí bình quân 80 0,0000 6,372 Tích lũy thu nhập 80 0,5220 -0,640 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 Dựa vào bảng so sánh, sau khi tham gia dự án, thu nhập bình quân đầu người tăng 3,588 triều đồng/năm (tăng 20,67%). Do được dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi bò và sản xuất nhỏ, được tiếp cận kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến thông qua việc tham gia các lớp tập huấn, nông hộ đã mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các kiến thức sản xuất đã học hỏi được, cùng với kinh nghiệm sẵn có, từ đó đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi, đem lại nguồn thu nhập cao hơn trước khi tham gia dự án. Khả năng chi tiêu phần nào ảnh hưởng đến năng lực tài chính của nông hộ. Theo kết quả phân tích, chi phí bình quân/người của hộ tăng 2,496 triệu/năm (tăng 33,4%) so với thời điểm trước dự án. Nông hộ có thu nhập càng cao thì có xu hướng chi tiêu càng nhiều và ngược lại. Đồng thời, do yếu tố lạm phát, các chi phí cho sản xuất, sinh hoạt và tiêu dùng đều tăng. Tốc độ 47 tăng thu nhập thấp hơn tốc độ tăng chi phí nên khả năng tích lũy thu nhập không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Bảng 4.17 So sánh thu nhập – chi phí bình quân của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Trước dự án Sau dự án Chênh lệch 17,364 20,952 3,588 7,476 9,972 2,496 Thu nhập bình quân Chi phí bình quân Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 4.3.2 Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng Xấu hơn 53.5 83.75 Không thay đổi 42.5 Tốt hơn 45 75 50 81.25 46.25 53.75 52.5 17.5 18.75 15 7.5 3.75 2.5 1.25 1.25 0 Trường Giao thông Cơ sở y tế Công trình Nước sinh Điện sinh học hoạt nông thôn thủy lợi hoạt 31.25 18.75 Nhà văn hóa Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 Hình 4.1 Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng - Trường học: 83,75% người được khảo sát cho rằng trường học tại địa phương có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại 1,25% số người được khảo sát không hài lòng với chất lượng trường học. - Giao thông nông thôn: 75% số người được khảo sát đánh giá giao thông nông thôn có sự biến đổi tốt. Cách đây 2 năm, hệ thống giao thông của xã Vị Bình sình lầy, có trên 10 km đường liên ấp, liên xóm là đường đất. Vì vậy, xã đã triển khai kế hoạch vận động nhân dân toàn xã đóng góp phí làm đường giao thông nông thôn một cách tự nguyện, tùy theo khả năng của mỗi hộ. Ngoài ra, người dân trực tiếp thi công với phương châm kéo giảm chi phí, kéo dài tuyến đường. Các tuyến đường này không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mà còn giúp bà con giải quyết khó khăn trong việc vận chuyển nông sản sau mùa thu 48 hoạch, không còn cảnh thương lái ép giá như trước đây, nhờ vậy đời sống ngày càng khấm khá hơn. Tuy nhiên có 7,5% tổng số ý kiến cho rằng có vài tuyến lộ đan bị sụt lún, gây khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa, cần có kế hoạch nâng cấp. - Cơ sở y tế: Số ý kiến đánh giá cơ sở y tế tại địa phương có sự thay đổi tích cực chiếm tỷ trọng khá cao 53,5%. Khoảng cách từ nhà dân đến trạm y tế xã không quá xa. Tuy nhiên, trạm y tế chưa có bác sĩ chuyên khoa, các loại thiết bị y tế còn thiếu so với nhu cầu nên chỉ có thể khám chữa các loại bệnh thông thường. Do vậy, khi bị bệnh nặng , người dân phải chuyển lên tuyến huyện, tỉnh hoặc trung ương. - Công trình thủy lợi: Yếu tố thủy lợi đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của xã nên rất người dân được quan tâm. Theo kết quả điều tra có 3,75% số ý kiến cho rằng hệ thống kênh mương đang có sự thay đổi theo chiều hướng xấu; 53,75% nhận thấy không có sự thay đổi và 42,5% đánh giá thay đổi tốt hơn. Tháng 7/2013, công trình bê tông hóa hệ thống kênh nội đồng được đưa vào sử dụng. Trước khi hệ thống kênh nội đồng được bê tông hóa, người dân canh tác phải xuống lúa giống sớm để tránh mùa khô hạn, không đủ nước tưới. Đến nay, nhờ có hệ thống dẫn nước kiên cố, người dân có điều kiện thuận lợi hơn trong việc cải tạo đất, chăm sóc, phòng tránh sâu bệnh và tăng năng suất lúa. + Nhà văn hóa: Theo thống kê có 50% ý kiến đánh giá tốt; không thay đổi chiếm 31,25% và đến 18,75% đánh giá xấu hơn. Theo ý kiến của người được khảo sát, ấp thông tin chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất: bàn ghế không đủ cho mỗi lần họp ấp, thiết bị truyền thanh thường xuyên gặp trục trặc, gây khó khăn trong việc truyền tải thông tin đến người dân. + Nước sinh hoạt: có 2,5% số ý kiến đánh giá nước sinh hoạt có thay đổi xấu; 52,5% cho rằng không thay đổi và 45% cho rằng thay đổi tốt hơn. + Điện: Theo số liệu khảo sát có 97,5% số hộ được phỏng vấn có điện sử dụng. Số ý kiến hài lòng với dịch vụ cung cấp điện chiếm tỷ trọng cao 81,25%. Qua quá trình khảo sát và đánh giá cho thấy, không có sự phân biệt theo giới tính, trình độ, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Tất cả các hộ nếu có nhu cầu chữa bệnh, nhu cầu cho con cái đi học hành đều được đáp ứng như nhau. Tất cả các loại hộ đều được sử dụng các công trình công cộng như điện, nước, ấp thông tin… và không có sự phân biệt nào. 49 4.3.3 Cải thiện đời sống 4.3.3.1 Đời sống vật chất Nhìn chung, chất lượng cuộc sống của nông hộ sau khi tham gia dự án đang từng bước được cải thiện và nâng cao. Việc dự án hỗ trợ bò và vốn đã tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, từ đó nông hộ có điều kiện hơn trong đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, thay đổi mức sống. Thay đổi xấu hơn Không thay đổi Thay đổi tốt hơn 0.00% 22.50% 43.75% 71.25% 51.25% 100.00% 77.50% 56.25% 0.00% Đất đai 0.00% Máy móc, thiết bị 28.75% 0.00% Nhà cửa 48.75% 0.00% 0.00% Vật dụng gia Phương tiện đi đình lại Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 Hình 4.2 Đời sống vật chất của nông hộ sau khi tham gia dự án Theo thống kê, tình hình đất đai không có sự thay đổi do nông hộ chỉ mới tham gia dự án hơn 1 năm, khả năng tích góp, tiết kiệm chưa đủ để đầu tư mua đất. Về máy móc, thiết bị: có 43,75% nông hộ đã đầu tư mua mới máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy bơm nước, bình xịt thuốc,...Về nhà cửa: có 71,25% nông hộ sử dụng số tiền làm ăn hiệu quả để sửa sang lại nhà cửa. Về vật dụng gia đình: 51,25% nông hộ mua sắm mới vật dụng gia đình như: tủ lạnh, bếp gas, tivi,... để phục vụ cho sinh hoạt. Về phương tiện đi lại: có 22,5% nông hộ mua xe máy, xe đạp, xuồng máy,... để phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển vật tư nguyên liệu. Qua đó, những hỗ trợ của dự án đã mang lại lợi ích thiết thực đến đời sống của nông hộ, tài sản liên tục tăng. Nhận thức của nông hộ ngày càng được nâng lên, không còn cảm giác tự ti vì thua sút so với người khác. 4.3.3.2 Đời sống tinh thần Qua kết quả thống kê cho thấy, sau khi tham gia dự án, quan hệ gia đình và cộng đồng ngày càng được cải thiện. Có đến 96,25% số người được khảo sát cho rằng từ khi tham gia dự án và trở thành thành viên của các nhóm tương trợ, tình làng nghĩa xóm ngày càng khăng khít. Qua những lần họp nhóm hằng tháng, các thành viên thường trao đổi kinh nghiệm trong quá trình nuôi bò, 50 cũng như hỗ trợ, giúp đỡ những hộ đang gặp khó khăn nhờ vậy, quan hệ giữa những người tham gia ngày càng thắt chặt hơn. Ngoài ra, từ lúc tham gia dự án, người dân được giới thiệu tham gia các buổi tuyên truyền về bình đẳng giới, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Qua đó, các thành viên trong gia đình thường san sẻ công việc cho nhau, vợ chồng bình đẳng trong việc ra quyết định,... Theo thống kê có 90% ý kiến cho rằng việc tham gia nhóm tương trợ do dự án triển khai đã giúp gia đình họ cải thiện vấn đề bình đẳng giới, đây là một kết quả khả quan, cần giữ gìn và phát huy. Bảng 4.13 Quan hệ gia đình và cộng đồng Tăng quan hệ xóm làng Tần số Có Không Tổng Tỷ lệ % Tăng bình đẳng giới Tần số Tỷ lệ % 77 96,25 72 90,00 3 3,75 8 10,00 80 100,00 80 100,00 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu sơ cấp của nghiên cứu 4.3.4 Giảm khả năng tổn thương Thay đổi xấu hơn Không thay đổi 48.75% 76.25% Thay đổi tốt hơn 62.50% 35.00% 16.25% Hạn chế bị ép giá 31.25% 21.25% 6.25% 2.50% Khả năng phòng chống Đa dạng hóa cây trồng, vật dịch bệnh, thiên tai nuôi Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 Hình 4. Biểu đồ thể hiện tình trạng giảm khả năng tổn thương Trong đề tài này, tình trạng dễ bị tổn thương được xem là các rủi ro mà nông hộ gặp phải trong sản xuất và đời sống, bao gồm: tình trạng bị ép giá, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và khả năng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. 51 Theo khảo sát có 35% nông hộ cho biết vẫn còn bị ép giá khi bán nông sản cho thương lái hoặc mua nguyên liệu đầu vào; khoảng 16,25% nông hộ bị ép giá hơn so với trước và 48,75% không còn bị ép giá nữa. Điều này chứng tỏ hiệu quả của công tác phổ biến kiến thức thị trường của dự án đến với nông hộ. Bên cạnh đó, sau khi tham gia các buổi tập huấn, có 76,25% người dân cho biết họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chủ động phòng chống và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra, theo khảo sát có 62,5% nông hộ cho biết khả năng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi của họ ngày càng được nâng cao thông qua các chương trình tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức của dự án. Các chương trình này nhằm mục đích đảm bảo khả năng tiếp cận của nông dân với đa dạng các giống cây trồng, vật nuôi để khắc phục rủi ro, bao gồm rủi ro do thời tiết khắc nghiệt, sâu bênh hại cây trồng – tất cả những điều này có thể trở nên bình thường khi biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện canh tác. 4.3.5 Đảm bảo an ninh lương thực Thay đổi xấu hơn Không thay đổi Thay đổi tốt hơn 42.50% 45.00% 61.25% 40.00% 45.00% 30.00% 15.00% Chế độ dinh dưỡng 8.75% 12.50% Tạo lương thực bằng Khả năng đáp ứng lương hình thức bất lợi thực hiện tại Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp của nghiên cứu, 2013 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình đảm bảo an ninh lương thực Đảm bảo an ninh lương thực có nghĩa là đảm bảo cho mọi người đều được tiếp cận với lương thực, có đủ lương thực để duy trì cuộc sống và duy trì công việc. - Qua khảo sát, số ý kiến cho rằng chế độ dinh dưỡng của bữa ăn được cải thiện tốt hơn chiếm 45%. Đây là kết quả tương đối, được dự án hỗ trợ làm ăn có hiệu quả, thu nhập tăng, người dân đã chú ý hơn hơn đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, có 40% ý kiến cho rằng chế độ dinh dưỡng trước và sau khi 52 tham gia dự án là không có sự thay đổi, nguyên nhân là do phần lớn các hộ này luôn giữ mức chi tiêu cố định để có thể kiểm soát tốt tình hình chi tiêu hằng tháng. Còn lại 15% nông hộ có chế độ dưỡng bị hạn chế hơn trước, nhóm này chủ yếu rơi vào các hộ có hoàn cảnh khó khăn. - Tạo lương thực bằng hình thức bất lợi: 61,25% nông hộ không còn phải vay mượn tiền để mua gạo và thực phẩm, cũng như đánh bắt cá trái phép như trước đây. Đây là dấu hiệu khả quan, chứng tỏ nông hộ đã cải thiện được những hạn chế của việc tiếp cận lương thực. - Khả năng đáp ứng lương thực hiện tại: 42,5% nông hộ có khả năng đáp ứng lương thực tốt hơn trước, cụ thể là thay vì mua gạo theo ngày hoặc tuần như trước đây, nông hộ chuyển sang mua theo tháng. 45% nông hộ không có thay đổi so với trước khi tham gia dự án. Tuy nhiên có 12,5% nông hộ gặp khó khăn trong việc đáp ứng lương thực. 53 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN 5.1 GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 5.1.1 Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích do giáo dục mang lại cho người nghèo nhằm thay đổi nhận thức về vai trò giáo dục đối với trẻ em nghèo để người dân tạo điều kiện cho con em đến trường, trong đó có cả việc hạn chế cho trẻ em nghỉ học sớm để cải thiện thu nhập cho hộ gia đình nghèo. - Tăng cường số lượng và chất lượng của các khoá tập huấn kỹ thuật sản xuất và đời sống, gắn nội dung tập huấn với nhu cầu thực tế của nông dân, thực hiện khảo sát nhu cầu trước khi tổ chức lớp tập huấn, nâng cao khả năng áp dụng kỹ thuật của hộ nông dân từ các khoá tập huấn bằng các mô hình trình diễn, thực hiện cầm tay chỉ việc đối với hộ nông dân có năng lực hạn chế. - Vận động sự tài trợ của các cá nhân, doanh nghiệp tại địa phương để gây quỹ hỗ trợ con em các gia đình nghèo gặp khó khăn: sách vở, dụng cụ học tập, học bổng khuyến khích,... giúp các em có điều kiện đến trường. 5.1.2 Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế - Đảm bảo 100% hộ nghèo được cấp bảo hiểm y tế. - Nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh: bổ sung đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầu tư trang bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại phục vụ nhu cầu của người dân. - Tổ chức các buổi khám bệnh lưu động. 5.1.3 Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng - Đường giao thông nông thôn: nâng cấp các tuyến đường bê tông đang bị sút lún, mở rộng đường giao thông phục vụ sản xuất và dân sinh. - Hệ thống thủy lợi: hoàn thiện hệ thống kênh nội đồng đảm bảo tưới tiêu; đầu tư, củng cố đê bao để đảm bảo hệ thống tưới tiêu để chống úng và chống mặn nhặm giảm chi phí thủy lợi. - Nhà văn hóa: thường xuyên kiểm tra, khắc phục lỗi kỹ thuật các thiết bị truyện thánh để truyền đạt thông tin đến người dân một cách hiệu quả nhất; mua sắm thêm bàn ghế để phục vụ người dân mỗi lần có buổi sinh hoạt chung. 54 - Nước sinh hoạt: xây dựng trạm cung cấp nước, nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng hệ thống nước sạch,... 5.1.4 Tăng cường công tác hỗ trợ các hoạt động của dự án - Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục hành chính để các hoạt động của dự án được triển khai dễ dàng, nhanh chóng, đúng tiến độ thời gian. - Có biện pháp quản lí, đánh giá các hoạt động của dự án, kịp thời tham mưu cho các cấp lãnh đạo để có các ý kiến chỉ đạo kịp thời, hướng các hoạt động của dự án theo đúng cam kết, lộ trình. 5.2 GIẢI PHÁP VỀ PHÍA BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN - Tăng số lượng và số lần tham gia các lớp tập huấn giúp nông hộ được trang bị đầy đủ kiến thức trồng trọt và chăn nuôi để sản xuất hiệu quả hơn. - Mở lớp học nghề cho nông hộ là nữ như: đan lục bình, đan lát, … góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. - Tăng số tiền vay để nông hộ có nhiều vốn mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời thường xuyên nhắc nhỡ, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng theo mục đích sản xuất và tạo đà tăng thu nhập cho nông hộ. 5.3 GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CÁC HỘ THAM GIA DỰ ÁN - Mạnh dạn phát biểu trong các buổi tập huấn để các cán bộ tập huấn dự án kịp thời giải tích các ý kiến thắc mắc, vấn đề chưa hiểu,… - Phản hồi thông tin lại cho Ban quản lí dự án những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện để có biện pháp khắc phục kịp thời. 55 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn vốn sinh kế của nông hộ và khả năng sử dụng các nguồn vốn đó để giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu thu thập từ 80 hộ dân tại địa bàn xã Vị Bình đang tham gia dự án “Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang”, thời gian thu thập số liệu từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2013. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích khung sinh kế để phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ, đồng thời sử dụng kiểm định Wilcoxon để kiểm định sự khác biệt trong thu nhập, chi phí và tích lũy thu nhập của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án. Kết quả phân tích cho thấy, nông hộ đã sử dụng tốt các nguồn vốn sinh kế nhờ sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của dự án: mức độ đa dạng hóa thu nhập ngày càng cao, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập mới từ việc chăn nuôi bò và hỗ trợ vốn của dự án cung cấp; tiếp thu, học hỏi khoa học kỹ thuật tiến tiến thông qua việc tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và trao đỏi kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên kết quả kiểm định Wilcoxon cho thấy chỉ có thu nhập và chi phí có sự khác biệt sau khi tham gia dự án, riêng tích lũy thu nhập không có ý nghĩa thông kê với độ tin cậy 95%. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương và các ngành liên quan - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, lộ giao thông nông thôn, xây dựng các khu kinh tế vùng...góp phần đẩy mạnh tiến độ công nghiệp hóa nông thôn giúp nông dân đi lại dễ dàng, phát triển sản xuất. - Đào tạo nguồn lực lao động cho nông hộ và địa phương vừa đào tạo nghề vừa giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tăng thêm thu nhập cho người dân góp phần giáo dục dân trí, nâng cao trình độ các chủ hộ cũng như nhất là lực lượng lao động trẻ, lực lượng kế thừa của nông hộ. - Can thiệp về giá sản phẩm nông nghiệp, nhất là trong trường hợp giá sản phẩm giảm hoặc các trường hợp nông dân bị ép giá. Đồng thời có chính sách quản lí giá vật tư nông nghiệp tránh tình trạng giá lên quá cao làm ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ, phát sinh thêm chi phí và làm giảm đi một phần thu nhập. 56 6.2.2 Đối với Ban quản lý dự án - Dự án cần ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân, duy trì và phát huy những mặt tích cực trong công tác quản lý, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn động, từ đó góp phần cải thiện sinh kế bền vững cho nông hộ nghèo tại địa phương. - Tập trung vào một số hộ có kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi để thuận tiện cho việc quản lý và trợ giúp, khi mô hình phát triển thành công sẽ áp dụng và nhân rộng cho các hộ khác học tập và làm theo. Như vậy sẽ tránh được tình trạng hộ nghèo được chọn ngay từ đầu để chăn nuôi và nếu không thành công (do các yếu tố chủ quan mang lại) sẽ lại hoàn nghèo và không còn tính hấp dẫn đối với các hộ khác. 6.2.3 Đối với nông hộ tham gia dự án - Các hộ tham gia dự án cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư sản xuất nhằm nâng cao đời sống. Đối với các khoản thu từ sự hỗ trợ của dự án, người dân nên chủ động tiết kiệm để tái đầu tư cho giai đoạn sau. - Có quyết tâm để phát triển kinh tế, tránh trường hợp chỉ nhiệt tình ban đầu, sau đó không quan tâm đúng mức dẫn đến không đem lại hiệu quả. - Giới thiệu các hộ khác học tập, làm theo để góp phần phát triển kinh tế vùng. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Dự án Chia sẻ Việt Nam – Thụy Điển, (2010), Báo cáo tóm tắt Các Nhân Tố Hỗ Trợ và Cản Trở Hộ Nghèo Tiếp Cận các Nguồn Vốn Sinh Kế để Giảm Nghèo Bền Vững, địa chỉ: http://chiase.mpi.gov.vn/index.php 2. Dự Án Phát Triển Lâm Nghiệp Để Cải Thiện Đời Sống Vùng Tây Nguyên (FLITCH), Hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án FLITCH (2012), địa chỉ: flitch.mard.gov.vn/Download.ashx?url...doc 3. Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012), Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học kinh tế TPHCM, mã số CS – 2012 – 02.địa chỉ: http://www.ou.edu.vn/ncktxh/Documents/Seminars....pdf 4. Thông tư số 21/2012/TT – BLĐTBXH ngày 05/09/2012 hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. 5. Quyết định số 09/2011/QĐ–TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011–2015. 6. Trung tâm nghiên cứu và quản lý tài nguyên, Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD, địa chỉ: http://corenarm.org.vn/?pid=92&id=571 Tài liệu tiếng Anh 1. FAO Corporate Document Repository, Do subtainable livelihoods approaches have a positive inpart http://www.fao.org/docrep/008/j5129e/j5129e01.htm 58 on the rural poor? PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả kiểm định Wilcoxon Kiểm định thu nhập: . signrank thunhaptbsau= thunhaptbtruoc Wilcoxon signed-rank test sign obs sum ranks expected positive negative zero 53 26 1 2321.5 917.5 1 1619.5 1619.5 1 all 80 3240 3240 unadjusted variance adjustment for ties adjustment for zeros 43470.00 -1.00 -0.25 adjusted variance 43468.75 Ho: thunhaptbsau = thunhaptbtruoc z = 3.367 Prob > |z| = 0.0008 Kiểm định chi phí . signrank chiphitbsau= chiphitbtruoc Wilcoxon signed-rank test sign obs sum ranks expected positive negative zero 73 7 0 2948.5 291.5 0 1620 1620 0 all 80 3240 3240 unadjusted variance adjustment for ties adjustment for zeros 43470.00 -0.25 0.00 adjusted variance 43469.75 Ho: chiphitbsau = chiphitbtruoc z = 6.372 Prob > |z| = 0.0000 59 Kiểm định tích lũy thu nhập . signrank tietkiemsau= tietkiemtruoc Wilcoxon signed-rank test sign obs sum ranks expected positive negative zero 37 42 1 1486 1753 1 1619.5 1619.5 1 all 80 3240 3240 unadjusted variance adjustment for ties adjustment for zeros 43470.00 0.00 -0.25 adjusted variance 43469.75 Ho: tietkiemsau = tietkiemtruoc z = -0.640 Prob > |z| = 0.5220 60 Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ BẢNG CÂU HỎI Dành cho các thành viên có tiếp cận với nguồn tín dụng của Dự án .................tỉnh: . Ấp: ………………….. Xã: ………………………Huyện: …………..………… Ngày phỏng vấn: ………………………………………………………………… Tên người phỏng vấn: …………………………………………………………… Câu 1: Thông tin chung của chủ hộ: - Họ và tên: ……………………….. - Số điện thoại liên lạc:………………………………………………… - Giới tính: 1 (Nữ) 0 (Nam) - Dân tộc: 1. Kinh 2. Khmer 3. Hoa 4. Khác - Tôn giáo: ………… - Tuổi: ………………………………………………………… - Trình độ học vấn: ……………………………………………… - Số nhân khẩu sống chung trong gia đình: …………………………… - Số thành viên tham gia lao động trong gia đình:…………………… Độ tuổi lao động của những người tham gia lao động: …….……… Trình độ của những người tham gia lao động chính:…………….… - Số thành viên không tham gia lao động trong gia đình:……………… Câu 2: Ở địa phương anh/ chị - Có khu công nghiệp không?.............. nếu có thì bao nhiêu .....................khu công nghiệp. - Có nhà máy chế biến nông sản, thủy sản không? ......... nếu có thì bao nhiêu...….nhà máy. Trong GĐ có ai làm trong KCN, Nhà máy CBNS, TS không? 1. Có 2. Không Câu 3: Anh/Chị tham gia dự án lúc nào? Tháng………..Năm……… Câu 4: Gia đình Anh/Chị làm nghề gì trước và sau khi tham gia dự án? Số năm kinh nghiệm? 61 Trước dự án Sau dự án (1) Trồng trọt (2) Chăn nuôi (3) Buôn bán (4) Làm thuê (5) Khác Câu 5: Anh/Chị được vay bao nhiêu từ dự án?……………….triệu đồng. Câu 6: Trước đây Anh/Chị từng được vay từ DA nào khác chưa?… triệu đồng. Câu 7: Mục đích sử dụng số tiền vay ban đầu của Anh/Chị? 1. Sản xuất, kinh doanh 2. Để tiêu xài hàng ngày 3. Để cho con ăn học 4. Để mua sắm vật dụng gia đình 5. Khác Câu 8: Mục đích sản xuất kinh doanh của anh chị là gì? 1. Đủ trang trải cuộc sống gia đình 2. Phát triển sản xuất để làm giàu Câu 9: Thu nhập của gia đình Anh/Chị chủ yếu từ những nghề nào? Bao nhiêu? (Ghi rõ hàng tháng, hàng năm, hàng vụ, ….) Trước dự án DT Sau dự án Lãi(lỗ) DT CP CP Lãi(lỗ) (1) Trồng trọt (2) Chăn nuôi (3) Buôn bán (4) Làm thuê (5) Khác Câu 10: Quy mô sản xuất của hộ Anh/chị? 1. Trồng trọt: Cây gì?........................Bao nhiêu công đất?............... 2. Chăn nuôi: Con gì?........................Bao nhiêu con?................... 3. Buôn bán: Hàng hóa gì?..........................Vốn bao nhiêu?. 4. Làm thuê: Có thường xuyên làm thuê không?.............................. 5. Khác: Cụ thể ngành gì?...........................Vốn đầu tư bao nhiêu?...... Câu 11: Anh/chị có thường bị ép giá khi bán nông sản không? 1. Có 2. Không 62 Câu 12: Gia đình Anh/chị có sử dụng máy móc vào sản xuất không? ( máy bơm nước, máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay thức ăn, máy xịt thuốc, máy xới) 1. Có 2. Không Câu 13: Anh/ Chị đánh giá như thế nào về hệ thống kênh mương thủy lợi có phục vụ cho việc sản xuất trồng trọt và chăn nuôi ? 1. Tốt 2. Không Câu 14: Từ khi tham gia dự án đến nay, anh chị đã mua sắm thêm (hay bán đi) được tài sản gì, trị giá khoảng bao nhiêu tiền?............................................. Câu 15: Gia đình bạn Anh/Chị có ai làm việc trong chính quyền địa phương/ban quản lý dự án không? 1. Có 2. Không Câu 16: Điều kiện vay có dễ không? 1 (có) 2 (không) Câu 17: Nếu không, thì tại sao?...................................................................... Câu 18: Số thành viên trong tuổi đi học (6 tuổi đến 22 tuổi)?...................người. Trong đó, đi học được…………….người. Câu 19: Trước đây, con em của Anh/Chị có gặp khó khăn gì trong việc đến trường hay không? 0. Không gặp khó khăn 1. Khó khăn trong vấn đề tiền bạc 2. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại 3. Khác (ghi rõ)………………………………… Câu 20: Khi đã tham gia dự án việc học tập của con em Anh/Chị được cải thiện như thế nào? 0. Không cải thiện 1. Được vay vốn để trang trải học phí 2. Có giao thông nông thôn thuận tiện cho việc đi lại 3. Khác (ghi rõ)…………………………………… Câu 21: Trong 12 tháng vừa qua, có thành viên nào trong gia đình Anh/Chị đã sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không? 1. Có 2. Không Câu 22: Gia đình Ông/Bà đã phải trả những chi phí điều trị gì trong 12 tháng vừa qua? ( Chi trả cho các dịch vụ theo yêu cầu của BS, phương tiện vận chuyển, mua công, dụng cụ và các dịch vụ chăm sóc có liên quan) Hoạt động Số tiên (1.000 VND) 63 Câu 23: Gia đình Anh/Chị có gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay không? 0. Không có khó khăn 1. Khoảng cách đến các điểm chăm sóc sức khỏe 2. Không đủ tiền để có được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 3. Chưa có đường nông thôn để phục vụ việc đi lại 4. Không đủ kiến thức về điều trị bệnh 5. Bệnh viện không đủ Đk (cơ sở vật chất, đôi ngũ bác sĩ, y tá,…..) 6. Khác ( Ghi rõ)................................................. Câu 24: Anh/Chị tham gia dự án là do địa phương lựa chọn hay do quen biết người khác giới thiệu và phải có điều kiện gì thì mới được chọn vào dự án? (0) Không có điều kiện (1) Địa phương lựa chọn; (2) Quen biết người khác giới thiệu; (3) Điều kiện phải là người nghèo; (4) Phải là người dân tộc; (5) Phải có ruộng, vườn hoặc các tài sản khác thế chấp; (6) Không có ruộng, vườn hoặc các tài sản khác thế chấp; (7) Không có công ăn, việc làm ổn định; (8) Khác (Ghi rõ) Câu 25: Khi tham gia dự án Anh/Chị mong đợi gì? (1) Được tạo việc làm; (2) Được tăng thu nhập; (3) Được tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; (4) Được nâng cao kiến thức sản xuất; (5) Được có tiền để cho con cái học hành; (6) Khác; Câu 26: Gia đình anh chị có điện để sử dụng không? 1. Có 2. Không Câu 27: Nguồn nước sinh hoạt của gia đình là: 1. Nước máy ( nước sạch) 2. Cây nước 3 Nước sông, ao, hồ Câu 28: Gần chỗ GĐ Anh/ chị sinh sống có chợ xã, ấp không?........................nếu có thì có bao nhiêu…………..chợ Câu 29: Vui lòng cho biết chi tiêu hàng tháng của gia đình trước và sau khi được vay vốn Hạng mục Trước khi vay Tổng chi phí Chi phí thực phẩm (lý do tăng/giảm? số 64 Sau khi vay lượng, chất lượng bữa ăn hay lạm phát?). Chi phí y tế (tăng/giảm: tại sao?) Chi phí phục vụ sinh hoạt (kem đánh răng, xà bông, dầu gội, điện, nước,…) Chi phí giải trí (phí tivi, internet, Dl,…) Chi phí giáo dục (học phí, tiền đi học,…) Chi phí đi lại (xe, tàu, đò, xăng,….) Chi phí khác (đám tiệc, …) Câu 30: Mức độ hài lòng của Anh/Chị khi tham gia dự án? (Đánh dấu X vào ô lựa chọn theo mức độ hài lòng tăng dần từ 1 đến 5) Mức độ Rất không Không Tương đối hài lòng hài lòng hài lòng hài lòng □ □ Hài lòng Rất hài lòng □ □ □ Câu 31: Tâm lý sản xuất khi được tiếp cận tín dụng có sự thay đổi : 1. Thoải mái hơn 2. Áp lực hơn 3. Không 4. Khác....... Câu 32: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi tiếp cận được nguồn vốn từ dự án? 1. Thu nhập cải thiện hơn 2. Chi tiêu thoải mái hơn 3. Có điều kiện sản xuất, kinh doanh hơn 4. Con em có điều kiện đi học hơn 5. Sức khỏe được chăm tốt hơn 6. Khác Câu 33: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc tiếp cận nguồn tín dụng của dự án? 1. Số tiền vay không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất 2. Số tiền trả hàng tháng quá cao 3. Thủ tục vay quá rườm rà 4. Xét duyệt cho vay không công bằng 5. Khác Câu 34: Anh/Chị có được dự án hỗ trợ trong việc (0) Không được hỗ trợ gì về điều kiện vật chất cho sản xuất kinh doanh. 65 (1) Thuê đất đai để sản xuất (nông nghiệp và thuỷ sản)? (2) Đánh bắt thuỷ sản? (3) Sản xuất, kinh doanh rừng? (4) Khai hoang hoặc cải tạo đất đai? Câu 35: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 26? ………………………………………………………………………… Câu 36: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 26? ………………………………………………………………………… Câu 37: Ở địa phương có nhà văn hóa không 1. Có 2. Không 10.1: Nếu có, thì nhà văn hóa sử dụng cho tất cả người dân hay chỉ một số đối tượng 1. Tất cả 2. Chỉ một số đối tượng (ghi rỏ đối tượng) Câu 38: Các thông tin thời sự các anh chị nhận được thông qua những kênh nào? 1. Tivi 2. Đài truyền thanh của xã, ấp 3. Radio 4. Internet? Câu 39: Anh/Chị đánh giá gì về các nội dung sau đây sau khi tham gia dự án Nội dung Thay đổi xấu Không thay đổi hơn Thay đổi tốt hơn 66 1.Trường học ………….......... ……………… ……………….. 2.Cầu ……………….. ………………. ………………. 3.Đường giao ………………. ………………. ………………. thông ………………. ………………. ……………… 4.Cơ sở y tế ………………. ………………. ………………. 5.Công trình thuỷ ………………. ……… ………… lợi 6.Công trình năng lượng (điện) 7.Nước sinh hoạt 8.Nhà văn hóa Câu 40: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 39? ………………………………………………………………………… Câu 41: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 39?................................................ Câu 42: Anh/Chị có được dự án hỗ trợ trong việc (0) Không được hỗ trợ tập huấn (1) Học nghề (2) Tập huấn kỹ thuật (3) Tập huấn kiến thức thị trường (4) Tìm việc làm (5) Tập huấn sử dụng vốn (6) Khác:………………………………………………………………… Câu 43: Anh/Chị có tham gia các lớp mà dự án hỗ trợ ở câu 42 không? 1. Có (tiếp theo câu 34, 35) 2. Không (không trả lời câu 34, 35) Nếu có, một năm được tập huấn bao nhiêu lần: ………………… Câu 44: Anh/Chị vui lòng cho biết những lợi ích lớn nhất đối với đời sống gia đình của Anh/Chị khi được dự án hỗ trợ các hoạt động nêu trong câu 42? .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 67 Câu 45: Anh/Chị vui lòng cho biết những vấn đề còn chưa hài lòng từ việc hỗ trợ của dự án được nêu trong câu 42? …………………………………………………………………………… Câu 46: Ở xóm anh chị có xảy ra xung đột ( đánh nhau, cãi nhau) không? 1. Có 2. Không Câu 47: Theo anh chị trưởng ấp và trưởng nhóm có tích cực hay không? 1. Có 2. Không Câu 48: Khi tham gia dự án Anh/Chị có Tham gia vào tổ chức xã hội nào không? Tăng được tình làng nghĩa xóm không? 1 (có) 2 (không) 1 (có) 2 (không) Được tham gia trong việc lập kế hoạch phát triển địa phương không? 1 (có) Tăng bình đẳng giới trong gia đình không? 2 (không) 1 (có) 2 (không) Câu 49: Anh chị có sẵn sàng tham gia xây dựng trạm xá trường học cùng với chính quyền địa phương hay không? 1. Có 2. Không Câu 50: Gia đình anh chị có còn tồn tại các phong tục như đi “Thầy” chữa bệnh, trọng nam khinh nữ hay không? Câu 51: Anh/Chị có vay từ các nguồn vốn khác trong thời gian tham gia dự án? (1) Không (2) Có Nếu có, vay bao nhiêu?...................................Vay ở đâu?....……….. Câu 52: Cuộc sống gia đình Anh/Chị sau khi tham gia dự án có thay đổi so với trước khi tham gia dự án không? (1) Thay đổi xấu (2) Không thay (3) Thay đổi tốt hơn đổi hơn Cuộcsống + Tài sản ……. ……. ……. + Đất đai …… …… …… + Công cụ dụng cụ, máy …… …… …… móc thiết bị ……… ……… ……… + Nhà cửa ……. ……. ……. + Vật dụng gia đình ……… ……… ……… + Phương tiện đi lại -Giảm khả năng tổn thương + Khả năng hạn chế hiện ……… ……… ……… 68 tượng ép giá (có còn bị ép giá không?) + Đa dạng cây trồng vật nuôi + Khả năng chống chọi với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh. -An ninh lương thực được cải thiện + Tình trạng thiếu ăn + Tạo lương thực bằng các hình thức bất lợi (vay nặng lãi, bán lúa non, khai thác lâm sản trái phép,…) + Khả năng đáp ứng lương thực hiện tại (Vd: mua gạo hàng ngày, hay mua sẵn cả tuần, tháng, quý,...) -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên + Hệ thống kênh mương, tưới tiêu, ... + Giếng nước sinh hoạt + Ý thức vệ sinh môi trường - Giá trị tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn (VD: rừng, đông vạt hoang dã,…) + Tình trạng phá rừng, đốt rừng + Hoạt động trồng mới rừng + Đánh bắt động vật hoang dã (rùa, chim trời, …) + Hoạt động tận diệt động vật (xiệc điện, đánh bắt cá con,….) ……… ……… ……… ………. ………. ………. …… ……….. …… ……….. …… ……….. ……….. ……….. ……….. ……. ……. ……. ………. ………. ………. ……….. ……… 69 70 [...]... nguồn sinh kế của nông hộ tại xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - Phân tích các nguồn vốn sinh kế của nông hộ trong dự án - Đề xuất các giải pháp cải thiện nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án 1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Kiểm định giả thuyết Không có sự khác nhau về sinh kế của nông hộ trước và sau khi tham gia dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện Vị. .. 80 nông hộ đang tham gia dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trên địa bàn nghiên cứu vào tháng 11 năm 2013 - Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài thuộc giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 1.4.2 Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực sinh kế của các nông hộ đang tham dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu. .. huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang tại địa bàn xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các nông hộ trực tiếp tham gia dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Các nghiên cứu thực hiện về phân tích sinh kế của nông hộ đã được thực hiện khá nhiều ở Việt Nam và các nước trên... nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực sinh kế để giảm nghèo bền vững, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ tham gia dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung,... tiếp cận các nguồn vốn sinh kế nhằm đảm bảo nông hộ sử dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có cũng như khắc phục được mặt hạn chế để họ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, thoát nghèo bền vững Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài Phân tích nguồn sinh kế của nông hộ trong dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang làm đề tài luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC... khung phân tích sinh kế bền vững và phần mềm Excel, SPSS để cho ra kết quả như sau: nhóm hộ tham gia tổ hợp tác sử dụng các nguồn vốn sinh kế có hiệu quả hơn so với nhóm hộ không tham gia tổ hợp tác Kết quả phân tích cho thấy, tổ hợp tác có vai trò quan trọng trong việc giúp cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế của nông hộ về nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính, chẳng hạn như nông hộ tham... giải pháp cải thiện sinh kế nông hộ và giúp dự án hoạt động hiệu quả hơn 16 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ DỰ ÁN ĐƯỢC TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA BÀN 3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Tỉnh Hậu Giang Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 3.1.1.1 Tổng quan Vị trí địa lý: Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng... hai huyện: Vĩnh Châu và Ngã Năm Qua kết quả phân tích, xâm nhập mặn có nhiều tác động đến nguồn vốn sinh kế và chiến lược sinh kế của nông hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn của nông hộ gồm: tuổi chủ hộ, diện tích đất đai và tập huấn kỹ thuật canh tác và lao động Bên cạnh những kết quả đạt được từ chiến lược sinh kế, nông hộ gặp nhiều khó khăn trong. .. Lao động - Nguồn lực xã hội Phục vụ cho Chiến lược và hoạt động sinh kế Nhằm đạt Kết quả sinh kế - Cải thiện thu nhập - Gia tăng phúc lợi - Tăng cường vị thế - Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững - Giảm thiểu rủi ro Rủi ro Chính sách Tái đầu tư Nguồn: Dự án FLITCH, 2012 Hình 2.1 Khung lý thuyết các hợp phần đánh giá sinh kế dự án FLITCH 2.1.2.2 Nguồn vốn sinh kế (hay nguồn lực sinh kế) Theo Ủy... Mục đích đánh giá thực trạng nguồn sinh kế của nông hộ trên địa bàn xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả Các số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình được sử dụng để mô tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu, thực trạng đời sống và sinh kế của nông hộ - Đối với mục tiêu 2: + Sử dụng phương pháp phân tích khung sinh kế và phương pháp thống kê mô tả để phân tích khả ... PHÂN TÍCH NGUỒN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG DỰ ÁN CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NÔNG HỘ NGHÈO Ở HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: D340301 CÁN... tập trung nghiên cứu nguồn lực sinh kế nông hộ tham dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang địa bàn xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang 1.4.3 Đối tượng... trở hộ nghèo tiếp cận nguồn lực sinh kế để giảm nghèo bền vững, từ đề giải pháp nâng cao hiệu sử dụng nguồn vốn sinh kế nông hộ tham gia dự án Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo huyện Vị Thủy,

Ngày đăng: 10/10/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan